5
Thạc sĩ – Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường – Đại học Luật Tp.HCM Bài 6: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bài gồm các phần: 1. Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam và những đặc trưng cơ bản. 2. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1. Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam và những đặc trưng cơ bản. 1.1 Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam: “...Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” (Điều 2, Hiến pháp 1992) - Nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó là sự thống trị: + Của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị lật đổ nhưng luôn âm mưu phản kháng. + Nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi người lao động. + Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng đảm bảo cho lợi ích căn bản và lâu dài của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. 1.2.Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 1.2.1 Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. - Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều ghi nhận Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. - Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. - Các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa. 1.2.2 Nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ sở xã hội rộng lớn, thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Trang 1 – Môn Pháp luật Việt nam đại cương

Bai 6 Nha Nuoc Chxhcnvn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai 6 Nha Nuoc Chxhcnvn

Thạc sĩ – Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường – Đại học Luật Tp.HCM

Bài 6: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài gồm các phần: 1. Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam và những đặc trưng cơ bản. 2. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

1. Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam và những đặc trưng cơ bản. 1.1 Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam:

“...Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”(Điều 2, Hiến pháp 1992) - Nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đó là sự thống trị:+ Của đa số đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị lật đổ nhưng luôn âm mưu phản kháng.+ Nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi người lao động.+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng đảm bảo cho lợi ích căn bản và lâu dài của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.

1.2.Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.1.2.1 Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc

cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. - Hiến pháp và các đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều

ghi nhận Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

- Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

- Các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa.

1.2.2 Nhà nước CHXHCN Việt Nam có cơ sở xã hội rộng lớn, thực hiện đại đoàn kết dân tộc.

- Nhà nước ta dựa trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo.

- Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

1.2.3 Đường lối đối ngoại của nhà nước ta là, độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Trang 1 – Môn Pháp luật Việt nam đại cương

Page 2: Bai 6 Nha Nuoc Chxhcnvn

Thạc sĩ – Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường – Đại học Luật Tp.HCM

2. Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

Khái niệm Bộ máy nhà nước CHXHCNVN.o Bộ máy nhà nước CHXHCNVN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ

trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ cấu đồng bộ để thực hiện các chức năng của Nhà nước.

Đặc điểm của bộ máy nhà nước CHXHCNVN.o Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân lao động. Nhân dân sử

dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra.

o Bộ máy nhà nước ta vừa là tổ chức hành chính cưỡng chế vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội.

o Đội ngũ công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước ta đại diện và bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chịu sự giám sát của nhân dân.

o Bộ máy nhà nước gồm nhiều cơ quan có mối liên kết chặt chẽ với nhau, thống nhất về quyền lực nhà nước. Nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

3. Các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước ta3.1 Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (Cơ quan đại diện).3.2 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước (hay còn gọi là hệ thống cơ quan chấp

hành điều hành, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước).

Trang 2 – Môn Pháp luật Việt nam đại cương

Quốc hội

UBTVQH

Thủ tướng chính phủ

UBNDCấp tỉnh

UBND Cấp huyện

UBNDCấp xã

HĐNDCấp tỉnh

HĐNDCấp Huyện

HĐND Cấp xã

Chủ tịch nước

Chánh ánTANDTC

Viện trưởngVKSNDTC

TAND cấp tỉnh

VKSNDcấp tỉnh

TANDhuyện

VKSNDhuyện

Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Bầu cử, bổ nhiệmPhê chuẩn

Page 3: Bai 6 Nha Nuoc Chxhcnvn

Thạc sĩ – Giảng viên chính Vũ Thị Bích Hường – Đại học Luật Tp.HCM

- Hệ thống cơ quan này bao gồm: Chính phủ, các Bộ, các Cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, phòng, ban thuộc ủy ban.

3.3 Hệ thống cơ quan xét xử bao gồm: Toà án nhân dân tối cao, toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự các cấp.

3.4 Hệ thống cơ quan Kiểm sát gồm VKSND tối cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, VKSND cấp huyện, VKSND quân sự các cấp.4. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta.

4.1 nguyên tắc Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.o Đảng đề ra đường lối chính trị, những chủ trương và định hướng lớn về

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.o Đảng giới thiệu cán bộ ưu tú để nhà nước lựa chọn giữ những cương vị

trong bộ máy nhà nước.o Đảng lãnh đạo bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên.

4.2 Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào quản lý Nhà nước.

o Nhân dân tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện.o Nhân dân tham gia thảo luận đóng góp ý kiến vào các dự án luật.o Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà

nước.4.3 Nguyên tắc tập trung dân chủ.

o Cơ quan cấp dưới phục tùng cơ quan cấp trên.o Cơ quan địa phương phục tùng cơ quan trung ươngo Cơ quan quản lý nhà nước phục tùng cơ quan quyền lực nhà nước.o Nhân viên phục tùng thủ trưởng.Nhưng đồng thời phải phát huy vai trò sáng tạo, dân chủ bàn bạc của các chủ thể chấp hành trước khi quyết định.

4.4 Nguyên tắc pháp chế XHCN.o Các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh

tuân theo pháp luật khi thi hành nhiệm vụ.o Nhà nước phải ban hành pháp luật đồng bộ, kịp thời, phù hợp với thực

tiễn.o Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành

vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi ôn tâp: 1/ Trình bày những đặc trưng của nhà nước CHXHCN

Việt Nam. 2/ Trình bày các hệ thống cơ quan nhà nước trong bộ máy

nhà nuớc CHXHCN Việt Nam. 3/ Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ

máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Trang 3 – Môn Pháp luật Việt nam đại cương