37
Đ N NH 1 PHẦN BÀI ĐỌC Đ Ti :NHAØ BIEÄT THÖÏ Bieân soaïn : Ths.Kts LEÂ TRAN XUAÂN TRANG MỤC LỤC I. Khái niệm về nhà biệt thự............................2 II. Các loại hình kiến trúc biệt thự.....................3 III...............Yeâu caàu veà thieát keá nhaø bieät thöï: 5 IV. Giải pháp tổng mặt bằng:.............................6 V. Caûnh quan vaø taàm nhìn.............................8 VI. Giải pháp tổ chức không gian mặt bằng kiến trúc nhà chính....................................................9 VII.Các thành phần phòng ốc trong biệt thự..............11 VIII. Tổ chức thiết kế sân vườn, cổng, hàng rào trong biệt thự 15 IX. Các thủ pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng..............17 X. Phân tích một số công trình tiêu biểu:..............19 Tài liệu tham khảo:.....................................29 1

Bai Doc 2 (Biet Thu)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai Doc 2 (Biet Thu)

ĐÔ AN NHA Ơ 1

PHẦN BÀI ĐỌC

Đê Tai :NHAØ BIEÄT THÖÏBieân soaïn : Ths.Kts LEÂ TRAÀN XUAÂN TRANG

M C L CỤ Ụ

I. Khái niệm về nhà biệt thự...................................................................................2

II. Các loại hình kiến trúc biệt thự...........................................................................3

III. Yeâu caàu veà thieát keá nhaø bieät thöï:.............................................5

IV. Giải pháp tổng mặt bằng:....................................................................................6

V. Caûnh quan vaø taàm nhìn..........................................................................8

VI. Giải pháp tổ chức không gian mặt bằng kiến trúc nhà chính........................9

VII. Các thành phần phòng ốc trong biệt thự.......................................................11

VIII. Tổ chức thiết kế sân vườn, cổng, hàng rào trong biệt thự........................15

IX. Các thủ pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng........................................................17

X. Phân tích một số công trình tiêu biểu:.............................................................19

Tài liệu tham khảo:.....................................................................................................29

1

Page 2: Bai Doc 2 (Biet Thu)

I. Khái niệm về nhà biệt thự

Đây là loại nhà ở tiêu chuẩn cao, mỗi căn nhà cũng có một khuôn viên độc lập, cho mỗi gia đình độc lập. Nhà ở có sân vườn bao bọc quanh và tiếp cận với thiên nhiên ở nhiều hướng, có phòng khách lớn, nhiều phòng ngủ, có phòng nghe và chơi nhạc, thư viện, có nhà ăn lớn tụ tập hàng trăm khách, ngoài ra còn các phòng phụ để ô tô (gara), kho, phòng giặt ủi,… có chỗ thư giãn hoạt động hay nghỉ ngơi ngoài trời.

Nhà biệt thự dành cho những gia đình có điều kiện thu nhập kinh tế cao, những người có điều kiện sống cao như các quan chức cao cấp, các thương nhân giàu hay các trí thức lớn, có tiềm năng trang bị những tiện dụng gia đình không hạn chế. Vì vậy từ nội dung không gian, diện tích sử dụng cũng như điều kiện, tiêu chuẩn trang trí thẩm mỹ đến chất lượng các hình thức bên ngoài của ngôi nhà đều rất cao. Lô đất của biệt thự thường từ 300-800m² nhưng chỉ được phép xây dựng với mất độ nhỏ hơn hoặc bằng 35%.

Ngôi nhà có nhiều khả năng đóng góp vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị, cho đường phố. Thường được xây dựng ở những khu vực đẹp của thành phố và cũng có thể ở ngoại vi các đô thị hoặc xen kẽ lẫn trong các khu nhà lớn ở xa trung tâm, ở những nơi có phong cảnh đẹp có điều kiện khí hậu thích hợp cho việc nghỉ ngơi yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên.Nhiều quốc gia hiện nay đã coi nhà ở biệt thự không còn là loại nhà chính của khu trung tâm thành phố nữa, mà chúng chỉ được xây dựng ở ngoại thành hoặc những khu nghỉ mát.

Biệt thự còn là sự kết tinh của khoa học về xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Dựa vào số lượng và chất lượng biệt thự có thể đánh giá đời sống con người trong các mặt tinh thần, vật chất và văn hoá. Nhà ở biệt thự hơn bất cứ loại hình nhà ở nào khác là nó có thể thể hiện được thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhân nhiều nhất. Nó vẫn luôn tồn tại, là mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới. Thường mỗi biệt thự có một tên riêng và luôn được nhắc tới trong lịch sử. ở Việt Nam các không gian ở, quần thể ở có từ các triều đại thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chúng ta có thêm các loại hình biệt thự Châu Âu cận đại.

2

Page 3: Bai Doc 2 (Biet Thu)

II. Các loại hình kiến trúc biệt thự

- Loại hình xếp theo quy mô gồm có Biệt thự lớn (Diệt tích khu đất >= 700m2)Biệt thự trung bình (Diện tích khu đất từ 400-700m2)Biệt thự nhỏ (Diện tích khu đất từ 250-400m2)Lịch sử đã để lại các biệt thự ở Châu âu, châu Á, châu Phi nay có thể dùng làm câu lạc bộ, toà

đại sứ, nhà làm việc. Đó là các biệt thự lớn, các biệt thự thường có gian phòng lớn như sảnh, phòng khách, phòng ăn, thu viện, tiếp đó là các phòng ở và phòng làm việc.

Với phong cách kiến trúc cổ điển + sảnh + cầu thang + G1, G2 (là không gian để tạo dáng nội thất quan trọng). Nó nói lên phong cách thị hiếu của chủ hộ. G1 và G2 là hành lang, tên cổ latinh gọi là galgrie. Ngày nay Gallery có hàm nghĩa là Phòng tranh, gian trưng bày. Trong kiến trúc biệt thự xưa nay đều tận dụng sảnh và G1, G2 để trưng bày. Để hiệu quả trưng bày được tốt người ta đã dùng thức cột, phân vị tường, trang trí trần, nền nhà tổ hợp thành một bố cục kiến trúc có chủ đề, phong vị được thiết kế tỉ mỉ, chu đáo. Cầu thang góp phần cùng với sảnh và Gallery tăng thêm giá trị cho phong cách kiến trúc nội thất.

Nội thất các phòng khách, phòng ăn, thư viện, phòng ngủ có kiến trúc thống nhất, hài hoà từ tổng thể đến chi tiết. Ngoài ra mỗi gian phòng thường có một màu sắc, một bố cục nội thất riêng, tăng vẻ đa dạng cho nhà ở.

Có biệt thự loại siêu cấp là Hoàng cung, Hoàng cung là nhà ở của Vua chúa, công tước... tuỳ theo cách gọi trong lịch sử. Đây là biệt thự, là kiến trúc ở cực lớn, mở rộng thành quần thể kiến trúc hoàng cung cùng với biệt thự đã khai thác đến tối đa các thành tựu nghệ thuật của quá khứ và tương lai. - Loại hình biệt thự theo địa điểm xây dựng + Biệt thự ngoại ô có điều kiện vương rộng, lấy vị trí có phong cảnh đẹp. Nghệ thuật vườn của nhân loại được gìn giữ, kế tục chủ yếu qua kiến trúc vườn của biệt thự. + Biệt thự nội đô có sân vườn vừa đủ cho yêu cầu yên tĩnh, cách lí, bố cục nội thất đầy đủ số phòng cần cho chủ hộ. Đó là xu thế của kiến trúc biệt thự trên thế giới từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. + Trước đó các biệt thự nội đô thời phục Hưng của ITalia, Tây Ban Nha, Anh Cát Lợi, tuy không có vườn nhưng có sân trong, có đại sảnh, các phòng khách, thu viện rất lớn với trang trí nội thất nổi tiếng được nhắc đến nhiều trong lịch sử kiến trúc thế giới. + Nhìn chung với tầm nhìn lịch sử và quy mô quốc tế, ở nước ta có biệt thự nội đô cỡ nhỏ. - Biệt thự cỡ nhỏ có đặc điểm chung + Không gian các phòng ở, sảnh nhỏ hơn. + Trang trí nội thất không ở mức đòi hỏi có phong cách thị hiếu nghệ thuật cao. + Vườn xung quanh biệt thự góp phần tăng hiệu quả cảnh quan, vi khí hậu, ít chú trọng nghệ thuật vườn.

- Loại hình xếp theo số tầng gồm có biệt thự một tầng, hai tầng, ba tầng.

- Loại hình xếp theo cách lắp ghép gồm có

3

Page 4: Bai Doc 2 (Biet Thu)

+ Biệt thự một căn (một hộ gia đình) - đơn lập

+ Biệt thự hai căn (hai hộ gia đình) - song lập

+ Ngoài ra còn có cụm biệt thự từ 4-8 căn nhà, nhưng ở nước ta không phát triển bởi vì một số gia đình sẽ không có hướng gió tốt.

4

Page 5: Bai Doc 2 (Biet Thu)

III. Yeâu caàu veà thieát keá nhaø bieät thöï:

- Yêu cầu với nhà ở từ thế kỷ thứ I trước công nguyên, KTS la mã Virtuvi trong “10 cuối sách về kiến trúc” đã đề ra yêu cầu “bền vững, thích dụng và đẹp” với một ngôi nhà. Ngày nay, do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học và của kỹ thuật nói chung và do xây dựng nói riêng, do sự phát triển của quan điểm mới và nhu cầu thực tế mà yêu cầu với nhà ở nói chung và biệt thự nói riêng được nâng cao. Ngoài những yêu cầu chung với nhà ở như giải quyết được mối quan hệ giữa điều kiện sống với khí hậu bên ngoài, đảm bảo chế độ vệ sinh, chống nóng, thông thoáng, chiếu sáng, cách âm, chống ẩm,... thì nhà ở kiểu biệt thự phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Đáp ứng yêu cầu tiện nghi, phù hợp với điều kiện sống, đảm bảo việc nghỉ ngơi, học tập, tái sản xuất sức lao động,... + Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tiện nghi ở mức độ cao. Đảm bảo cách ly, yên tĩnh, tiếp xúc tốt với thiên nhiên, không khí trong sạch, có vườn rộng rãi. Đối với nhà biệt thự cho phép một hoặc hai lối vào. + Bảo đảm sự độc lập cần thiết giữa các phòng trong không gian cá thể nhưng vẫn có sự liên hệ với không gian sinh hoạt chung công cộng. + Do diện tích chiếm đất lớn, nhiều đường ống kỹ thuật và thiết bị cục bộ như máy bơm, xử lý nước nên cần có một số không gian phụ như kho, tầng hầm, hàng hiên... trong trường hợp có thể. + Có sự tổ hợp hợp lý nhằm thoả mãn sự liên hệ giữa các không gian chính như không gian sinh hoạt chung, không gian cá thể, không gian phụ trợ. + Không gian sảnh, hiên trong biệt thự đóng vai trò là nút giao thông toàn nhà. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu VN không nên ngăn cách một cách khiên cưỡng loại hình không gian này mà chỉ tạo không gian một cách ướt lệ đảm bảo thông thoáng và tạo cảm giác rộng rãi về cảm thụ không gian.

5

Page 6: Bai Doc 2 (Biet Thu)

IV. Giải pháp tổng mặt bằng:

Biệt thự là loại nhà ở dùng để ở và hưởng thụ những tiện nghi sống gia đình với chất lượng cao. Mặt tiền tối thiểu lô đất là 12m còn bề sâu tối thiểu là 15-20m. Trên đó người ta bố trí

+Ngôi nhà ở chính phải đặt lùi vào hàng rào ít nhất là 5-6m, bảo đảm để bộ mặt kiến trúc đóng góp được với đường phố và tạo cho sinh hoạt gia đình được kín đáo và tránh được ồn ào, bụi bặm từ đường phố.

+ Trong các ngôi nhà phụ thường từ 1-2 tầng được bố trí gara tức chỗ đễ xe ôtô (18÷20m2), kho để chứa những dụng cụ làm vườn, những dụng cụ thể thao và căn hộ nghỉ của các người giúp việc. Vị trí thích hợp của nó nên ở phía hướng xấu.

Các nhà phụ được đặt theo hai giải pháp - Đặt ở phía sau có gara, đường vào thông thường ở mặt bên ngôi nhà chính, có thể ghép sát

nhà chính. Nếu đặt lùi sâu vào bên trong và phải tạo đường vào thuận tiện, con đường này phải rộng tối thiểu 3m.

- Đặt ở phía trước hay lệch bên để nhà xe giáp với đường phố, đóng góp cho vẻ đẹp cho đường phố.

6

Page 7: Bai Doc 2 (Biet Thu)

+ Ngôi nhà chính thường 1-4 tầng dành cho chủ nhân. Trong trường hợp đất chật hẹp thì người ta có thể tổ chức khu phụ nằm ở tầng trệt, tạo thành một tầng bệ nhà cao khoảng 2,4-2,7m và chủ nhân sẽ ở từ lầu một trở lên. Khi ấy thông thường từ phía cổng và vườn trước của nhà có một cầu thang ngoài trời dẫn lên sảnh chính của nhà ở lầu một.

+ Gara có thể tổ chức theo cách sau Đặt trong nhà phụ ở phía sau tách rời khỏi nhà chính (có hoặc không có hành lang) Đặt trong nhà phụ gắn liền với nhà chính ở phía trước và lệch về bên sườn. Đặt trong khối kiến trúc chính (tầng trệt hay tầng bệ nhà) Đặt ngoài vườn có mái che, hoặc giàn hoa bên trên...

7

Page 8: Bai Doc 2 (Biet Thu)

+ Để có thể lấy ánh sáng và thông gió tốt cho các buồng phòng thì mặt bên của nhà phải cách tường rào ít nhất là 2m. Nếu chỉ cách dưới 2m thì nhà chính chỉ có thể mở được cửa sổ phụ (lỗ cửa nhỏ, trên cao).

+ Phía sau nhà thường là các sân nội trợ, chỗ phơi và vườn cây bóng mát (nơi nghỉ ngơi tích cực của gia đình: các bể bơi, đường nhảy, sân khiêu vũ (đường piste), sân quần vợt...)

+ Phía không gian trước nhà và hai bên hông nhà chính thường bố trí các không gian trang trí hoặc các bụi cây thấp, bồn hoa màu sắc, những bể cảnh hay những cây cảnh có tán lá thưa nhằm làm không gian thoáng mát. Không che chắn nhiều mặt đứng, hình khối cũng như đường phố. - Vò trí saân vöôøn toát nhaát thöôøng laø höôùng Nam, Ñoâng Nam hoaëc höôùng

Taây.

V. Caûnh quan vaø taàm nhìn

- Caûnh quan vaø taàm nhìn coù giaù trò raát quan troïng khi ñaùnh giaù chaát löôïng cuûa moät caên nhaø, ñaëc bieäc laø nhaø bieät thöï. Caûnh quan vaø taàm nhìn xung quanh coâng trình seõ thoûa maõn nhu caàu thò giaùc cuûa chuû nhaø, quyeát ñònh caûm giaùc thö giaõn hay khoâng cho ngöôøi söû duïng.

- Do ñoù, vôùi cuøng moät thieát keá kieán truùc vaø noäi thaát, nhöng nhöõng caên nhaø coù caûnh quan vaø taàm nhìn toát hôn seõ ñöôïc öa thích hôn, vaø ñöông nhieân seõ coù giaù trò kinh teá cao hôn.

- Ví duï nhö trong caùc khu nhaø bieät thöï thì nhöõng caên coù taàm nhìn ñeïp ra soâng,ra bieån, ra coâng vieân,….hay treân nhöõng khu ñaát coù ñòa hình seõ coù giaù trò cao hôn.Trong caùc chung cö cao taàng thì nhöõng caên hoä ôû treân cao, ñaëc bieät caên hoä penthouse ôû taàng treân cuøng laïi coù giaù trò cao nhaát vì 1 phaàn lyù do laø coù taàm nhìn ñeïp bao quaùt ra moïi höôùng.

8

Page 9: Bai Doc 2 (Biet Thu)

VI. Giải pháp tổ chức không gian mặt bằng kiến trúc nhà chính.

+ Kiến trúc nhà biệt thự nhằm phục vụ sinh hoạt ở là chính và dành cho các gia đình có điều kiện sống cao. Vì vậy số buồng phòng cụ thể trong từng gia đình rất khác nhau và không phụ thuộc vào số nhân khẩu mà chủ yếu theo yêu cầu của từng gia đình. Vì vậy ta có thể thấy đầy đủ mọi loại hình phòng ở trong một căn nhà hiện đại. Việc tổ chức không gian, diện tích nội thất của biệt thự tuỳ thuộc trước tiên vào ngôi nhà chính được thiết kế theo một tầng hay nhiều tầng. + Giải pháp kiến trúc Đối với nhà một tầng, việc phân khu ngày - đêm được thể hiện rất rõ

Khu ngày (có gara, bếp ăn, tiếp khách...) ---->

Dễ tiếp cận với đường phố. Sử dụng mang tính tập thể, ồn ào...

Khu đêm (Phòng ngủ, WC, kho, chỗ nghiên cứu, làm việc)

---->Yêu cầu yên tĩnh, riêng tư, gắn với sân vườn, ban công, lôgia…

Đối với nhà nhiều tầng thì thông thường thì tầng trệt và lầu một dành cho khu sinh hoạt ngày và đòi hỏi sự tổ chức không gian gắn bó với sân vườn. Các khu vực sinh hoạt đêm cần yên tĩnh, kín đáo,bố trí ở tầng cao với sự kết hợp ban công, sân trời và lôgia để tạo điều kiện tiếp cận với thiên nhiên.

+ Giải pháp kiến trúc nội thất có hai giải pháp chính

Dùng sảnh thang làm đầu mút giao thông là vị trí trung tâm, là nhân bố cục của nhà Dùng phòng khách làm trung tâm (có thể có thêm thang phụ phía sau).

9

Page 10: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nha ở 2-3 tầng (lấy sảnh, thang lam trung tâm)

Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nha ở 2-3 tầng (lấy phòng khách, sảnh lam trung tâm)

Dùng tiền phòng, tiền sảnh làm đầunút giao thông đặt giữa hai khu vực hay còn gọi là kiểu Phương Tây. Kiểu này có các ưu khuyết điểm như riêng tư, kín đáo; không khí cách biệt, lạnh lung; yên tĩnh, theo lối sống thiên về đề cao tự do cá nhân.

Dùng phòng khách làm trung tâm và đầu nút giao thông còn được gọi là kiểu Phương Đông, Kiểu này có các ưu khuyết điểm như ấm cúng, gần gũi lối sống truyền thống Á Đông; Hoạt động ảnh hưởng lẫn nhau; Thiếu yên tĩnh, kín đáo; Đề cao lối sống chan hoà, thân thương, gia trưởng.

+ Khi bố trí các phòng chính, phụ cần phải chú ý đến hướng gió và hướng nắng. Ở miền Bắc thì các phòng phụ như gara, cầu thang, bếp, khối vệ sinh, hành lang, lôgia... nên đặt về phía tây hay Tây - Bắc của ngôi nhà nhằm tạo nên một khu vực đệm để tránh ảnh hưởng của nắng tây khó chịu, dành hẳn phía Nam và Đông - Nam để tổ chức khu vực ở (phòng chính). Đặc biệt là các phòng ngủ cần phải có khả năng thông gió xuyên phòng trực tiếp và phải có điều kiện tránh được các luồng gió lạnh của mùa đông.

10

Page 11: Bai Doc 2 (Biet Thu)

VII. Các thành phần phòng ốc trong biệt thự

- Phòng khách

Trong biệt thự phòng khách thường có diện tích lớn được dùng cho các công việc ban ngày chủ yếu tập trung vào các sinh hoạt xã hội của gia đình quanh bàn trà, bàn cà phê, uống rượu, hút thuốc và cho các hoạt động giải trí vào buổi tối: nghe nhạc, khiêu vũ... cho nên đòi hỏi phòng phải có không gian rộng lớn để có thể sử dụng linh hoạt. Kề bên phòng khách thường thông với khu vườn lớn, cảnh sắc thay đổi bốn mùa kết hợp với màu sắc nội thất làm tăng giá trị và ý nghĩa của phòng khách. Các phòng liền kề với phòng khách là các phòng đọc, thư viện, phòng làm việc, phòng nghe nhạc,..... - Phòng ăn

Diện tích phòng ăn cần tương đối lớn, có thể chứa được từ 2 đến 24 người. Nó thường được thông với phòng khách và khi đó có thể chứa được hàng trăm người. Phòng ăn có thể có chỗ ăn ngoài trời, nơi có mái che hoặc sân ngoài. - Bếp

Trong biệt thự phòng bếp là một khu riêng và thông với phòng ăn. Phòng bếp tốt nhất nên đặt về hướng đông hay tây - bắc, nối liền với mặt ngang của cửa trước hoặc dùng lối đi riêng. Phòng bếp thường nối với khu rửa bát, giặt giũ, kho chứa đồ, khu vệ sinh.

11

Page 12: Bai Doc 2 (Biet Thu)

- Phòng ngủ Phòng ngủ thường rộng từ 25 - 36m2, có thể bố trí giường đơn hay giường đôi. Nó là nơi

trưng bày đồ đạc, có tủ ruợu, tủ đựng quần áo, bệt, chậu rửa, kho chứa đồ. Trong một số trường hợp khu tắm và xí đặt riêng. Tổng diện tích khoảng từ 4 - 123m2.

- Khu vực cầu thang Cầu thang là sự lưu thông theo chiều đứng của ngôi nhà. Cầu thang và vị trí cầu thang có tác

động quan trọng trong ngôi nhà. Nó có tác động trực tiếp đến hệ thống không gian sử dụng, là điểm nhấn vừa mang tính mỹ thuật, tính kỹ thuật hợp lý tuỳ theo từng kiểu bố cục mà sắp xếp cầu thang. Các vế kết hợp với nhau tạo nên giếng lấy sáng. Diện tích sử dụng của cầu thang khoảng 6 - 12m2, có thể dùng thang tro`n, thang vuông, thang một vế, hai vế hay ba vế. Trong một biệt thự có thể dùng từ 1 – 3 cầu thang.

+ Cầu thang có thể đặt trong những buồng thang, có thể gắn liền không gian sảnh, có thể đặt ngay ở trong phòng khách là nơi sinh hoạt trung tâm cho cả gia đình hay đặt ở góc thích hợp dưới hình thức một bộ phận trang trí

Các cầu thang này thường có kích thước như sau Bậc rộng 28-30cm Bậc thang cao 16-17cm (tương ứng với tốc độ 30-350)

12

Page 13: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Chiều rộng của từng vế cầu thang trong biệt thự từ 1,2m - 1,5m.Số bậc liên tục trong một vế thang không quá 14 bậc.

- Phòng đa năng:o Phòng thờ:

Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, nên bàn thờ trong nhà ở gia đình truyền thống thường được lập ở chính giữa gian giữa của ngôi nhà - là vị trí trang trọng nhất.

Một góc thờ cúng đơn giản nhưng trang trọng trong ngôi nhà hiện đại - Ảnh: CTV

Tuy nhiên, với những căn nhà có kiến trúc hiện đại, nhà lô phố hiện nay thì cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng.

o Phòng nghe nhạc

Bố trí gần phòng khách, kích thước tuỳ thuộc vào số khán giả, loại cũng như số nhạc cụ. Phòng nghe nhạc thường thiết kế hình vuông với các tấm vách bằng gỗ hoặc các vật liệu cách âm hiệu

13

Page 14: Bai Doc 2 (Biet Thu)

quả. Trong các căn phòng lớn người ta đặt các mặt phản âm ở xung quanh nhạc công và các mặt phản âm ở phía sau khán giả.

o Thư viện

Diện tích thư viện gia đình chỉ cần 16 - 24m2. Mặt người đọc quay về hướng bắc. Diện tích chỗ người đọc 3-5m2, vị trí đặt bàn làm việc và bàn tiếp khách. Kệ để sách tính theo diện tích tường 120 - 150 cuốn trên 1m2, độ cao của kệ 1700mm

. o Phòng thể thao

14

Page 15: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Phòng thể dục thể thao cần có diện tích rộng đặt chỗ cao ráo của tầng một hay tầng mái nơi thoáng gió và có tầm nhìn, có mái hoặc không có mái che để sử dụng các phương tiện thể dục vào buổi sáng hay tối. Diện tích trung bình 36m2, bể bơi, buồng tắm, thay quần áo.

o Phòng học con cái

Nơi học tập có thể đặt ngay trong phòng ngủ, diện tích 4-8m2, bàn học và giá sách bố trí nơi cửa sổ có khu vực chơi riêng. Phòng học tập và chơi thiết kế gần phòng ngủ hay thông với phòng ngủ bằng giá sách, ngăn vách. Mỗi phòng trung bình rộng 18m2, bố trí ở nơi yên tỉnh, quay về hướng bắc. - Phòng để mũ áo va áo choang

Cần có khoảng trống ở trong hoặc ngoài lối đi vào tiền sảnh để treo mũ và áo choàng và để các loại giày dép đi lại ngoài trời. - Kho

Hình dạng phòng kho quan trọng không kém kích thước của nó. Nhà kho phải thuận tiện cho mọi hoạt động có liên quan. Trong một nhà cần có nhiều kho như kho bếp, kho chứa nguyên liệu, kho để rượu, kho chứa đồ thải. Trung bình mỗi kho phải từ 2 - 9m2. Kho có thể đặt ở các vị trí tầng hầm, các tầng hoặc ở trên tầng thượng. - Ga ra ôtô

Khi thiết kế gara ôtô kích thước không đủ, khoảng cách tối thiểu giữa xe và tường là 1,2m, phía trước mũi xe tối thiểu 0,5m. Nhà xe nên để gần lối vào nhà, dễ vào. Độ dốc của gara không quá 20%, đường xe không quá 6% đường xe chạy, tường nên làm bằng các chất liệu không bị phân huỷ do dầu mỡ và dễ rửa, phải có rãnh thoát nước khi rửa xe.

VIII. Tổ chức thiết kế sân vườn, hồ bơi, cổng, hàng rào trong biệt thự

- Sân vườn:Sân riêng, vườn bể cảnh, đài phun nước đóng vai trò quan trọng trong biệt thự Tạo ra những

cảnh quan thiên nhiên như vườn, cây cối; làm thành một vách ngăn tự nhiên đối với tiếng ồn, bụi, nắng và gió; thiết kế những vị trí trồng cây trong nhà làm cho cảm giác rộng ra và không khí tươi mát; nên tạo những bể cảnh hoặc hồ nhỏ, non bộ kết hợp với bố cục vườn và công trình làm tăng mỹ quan, gây cảm giác hưng phấn, mát mẻ, nhẹ nhàng công trình.

15

Page 16: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Các yếu tố bố cục vườn biệt thự gồm có - Mặt nước - Địa hình (cao, thấp) - Cây - Cỏ, hoa - Sân - Lối đi - Một số tiểu phẩm như điêu khắc, non bộ, đài phun nước - Các nhân tố tạo nên các khung cảnh khác nhau xung quanh biệt thự

Với truyền thống nguyên tắc vườn Châu âu người ta cần tạo ra vườn để tôn vị trí của kiến trúc nhà ở; làm vui cảnh vật quanh nhà, nhất là về mùa đông cần có nhà kính trồng hoa ngoài vườn. Nguyên tắc bố cục vườn Châu á cốt để tôn hiệu quả cảnh quan của nhà ở là tạo ra bức tranh mô phỏng, liên hoàn để hưởng ngoạn bốn mùa ở ngoài nhà. Cảnh vật luôn được bố trí lúc ẩn, lúc hiện, không để tạo nhân một lúc nhìn thấu mọi nơi. - Hồ bơi:

16

Page 17: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Một hồ bơi, dù to hay nhỏ, dù được đặt ở đâu trên tầng thượng, tầng lửng hay tầng trêt cũng tạo ra cho ngôi nhà một nét chấm phá trong kiến trúc cảnh quan. Tốt nhất hãy thiết kế hồ bơi gần nhà để tiện cho việc chăm sóc, quản lý. Không nên thiết kế hồ bơi sau nhà vì như vậy sẽ trái với thuật phong thủy. Cũng nên hạn chế đặt hồ bơi thẳng trước nhà vì sẽ tạo tầm nhìn quá thoáng, gây cảm giác không tự nhiên, yên tâm khi bơi. Vì vậy, chỉ nên bố trí hồ bơi ở bên hông nhà, liền với khu vực tắm và vệ sinh để thuận tiện cho việc thay đồ.- Cổng va hang rao:

+ Cổng và hàng rào của nhà biệt thự là một bộ phận rất quan trọng trong nhà biệt thự để tạo nên vẻ đẹp cũng như tính độc đáo của ngôi nhà. Hàng rào của nhà không được cao quá 2,2m, Phía quay ra đường phố phải bắt buộc thoáng mát và trang trí kiến trúc nhẹ nhàng. Hàng rào này thường có phía dưới đặc (cao 40-60cm), có thể trang trí bằng đá tự nhiên hay ốp các vật liệu quý; phía trên là những song hoa sắt hay những tường hoa bêtông gạch rỗng hay những rặng cây xén.

+ Kiến trúc cổng vào của biệt thự rất đa dạng, thông thường có cổng lớn cho xe con ra vào với bề rộng trên 2,5m và cổng nhổ cho khách bộ hành với về rộng 1,2-1,4m. Cổng có thể là những trụ kết hợp với những đèn bảo vệ hay cũng có thể kết hợp với những bộ phận có mái che hoặc những giàn cây trên trụ.

IX. Các thủ pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng.

Biệt thự là một khối kiến trúc không lớn, tuy nhiên loại hình đó lại có thể tạo nên vẻ đẹp phong phú của tổng thể một đường phố góp phần vào vẻ đẹp chung của đô thị, vì mỗi biệt thự đều có phong cách riêng của nó, gắn liền với thị hiếu độc đáo của từng chủ nhân.

Mặt khác, chủ nhân của các ngôi biệt thự vốn có điều kiện kinh tế dồi dào nên có thể phần nào góp phần xây dựng tạo ra những vẻ đẹp sang trọng cầu kỳ đầy hấp dẫn.

Có thể nói trước tiên kiến trúc biệt thự đẹp cần phải hoà nhập nhiều nhất vào thế giới thiên nhiên. Do đó khi thiết kế biệt thự thì người kiến trúc sư phải cố gắng tạo nên vẻ đẹp kiến trúc không chỉ ở trong nội thất mà cần chú ý cả những hình khối bên ngoài, các không gian kế cận với nó cũng như mặt đứng của công trình.

17

Page 18: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Lôgic công năng và lôgic kết cấu có tác động quan trọng đối với hình tượng kiến trúc của biệt thự cũng như với bất kỳ công trình nào.

Hình tượng kiến trúc chịu sự chi phối của hai yếu tố trên nhưng đồng thời cũng có những quy luật riêng của nó để tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật. Chính vì vậy, một số kiến trúc sư có thể có nhiều công trình biệt thự khá hợp lý nhưng có thể không hề có tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đích thực.

+ Một số giải pháp thông dụng khi tổ hợp kiến trúc hình khối và mặt đứng biệt thự Tạo nên sự gắng bó hài hoà giữa khối kiến trúc và thiên nhiên (cây xanh bồn hoa...) Chú ý đến sự phong phú mái dốc mái bằng trên hình khối xinh xắn.

Tạo nên sự phong phú về chất liệu trên mặt đứng (ốp đá tự nhiên, nhân tạo, gỗ, kính, kêramich, nhôm, gạch trần...), màu sắc phong phú kết hợp với thiên nhiên tạo nên sự hài hoà giữa mặt đứng và phong cảnh thiên nhiên, bối cảnh kiến trúc.

18

Page 19: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Sử dụng các hình thức cửa, ban công, lôgia, lan can... và cả ôvăng được nghiên cứu kỹ lưỡng với hình thức lạ để kết hợp cùng với kiểu mái tạo ra vừa một thể thống nhất hài hoà với khung cảnh xung quanh, vừa có nét riêng.

Các hình thức cửa sổ góc, cửa sổ sinh đôi, bồn hoa bậu cửa, cầu thang ngoài trời là các thủ pháp hay được khai thác

Chú ý tạo ra sự độc đáo của mái hiên, của lối đi vào sảnh, tại đó cần kết hợp với bồn cây xanh, giàn hoa pergola, các bức tượng nhỏ, bể cảnh cùng với đài phun nước; dưới lối đi cần phải sạch sẽ hai bên lối đi có thể trồng những hàng cỏ xén, bồn hoa để khi thâm nhập gợi cho con người như lạc vào một thế giới bất ngờ và đầy ấn tượng.

Hình thức cổng, hàng rào cũng được dùng để tách biệt ngôi nhà này với các nhà khác. cổng và hàng rào không chỉ bảo vệ ngôi nhà mà còn tránh cho ngôi nhà không bị những ánh mắt tò mò của người qua đường. Hàng rào phải bảo đảm sự thông thoáng với bên ngoài, an toàn cho bên trong. Chiều cao của hàng rào phải từ 2m trở xuống và hình thức hàng rào tuỳ theo mặt đứng của ngôi nhà mà thiết kế cho phù hợp, độc đáo.

X. Phân tích một số công trình tiêu biểu: Villa Savoye (Poissy - Pháp) 1928 – 1930 Kts. Le

Corbusier

Ý đồ vẽ Villa Savoye được Le Corbusier coi là rút ra từ đền Parthenon ở Acropolis Athens.

19

Page 20: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Khu đất xây dựng nhìn ra sông Seine, ngày xưa rất quang đãng nhưng ngày nay cây cối dày đặc đã che đậy công trình. Ông nói là ý đồ sinh ra từ đền Parthenon nhưng là công trình tiêu biểu cho "máy để ở" và 5 nguyên tắc thiết kế của ông. (Le Corbusier coi trọng: lối đi kiến trúc Architecture promenade)

Khu đất xây dựng hình vuông giống như thời phục hưng KTS Palladio đã yêu cầu khu đất cho toà nhà Rotunda (Villa Capra) quay mặt về phía 4 chân trời.

Le corbusier, hội họa Lập thể và kiến trúc Hiện đại

Biệt thự Savoie tại Poissy thể hiện rõ 5 quan điểm thiết kê’ do Le corbusier đề ra

Lối đi: chạy vòng quanh đốc thoải từ đó không gian dần mở ra (thực ra là vướng một cái cột).

20

Page 21: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Mặt bằng : bờ tường + bức tường cong theo bán kính xe chạy (ông thân chủ Savoye rất ưa xe ôtô). Dốc thoải kéo lên tận sân thượng có vách ngăn giống một cái đàn Guitar trong tranh lập the, sân thượng có vẻ như trên sàn một tàu thủy.

Khẩu hiệu "Anh sáng - Cây xanh - Không gian" thể hiện ở đây theo bố cục rất kinh điển nhưng tầm nhìn không hạn chế. Kể cả phòng tắm cũng có cửa nhìn lên trời. Trước vẻ nhẹ nhàng và phẳng phiu của ngôi nhà này sau này F.L. Wright cho rằng Villa Savoye là kiến trúc hộp bìa các tông “Carton box Architecture”. Tuy nhiên biệt thự Savoie tại Poissy, Pháp vẫn là kiệt tác của nền Kiến Trúc Hiện Đại.

Falling water (BEAR RUN Pennsylvania) 1935 KTS F.L.Wright

Biệt thự này có tính tiêu biểu cho phong cách Mỹ như Opera house đối với Sydney.Trước đó nhiều biệt thự của Mỹ đà có đặc tính tiêu biểu theo phong cách “Giấc mơ

kiểu Mỹ “ đang lên có nguồn ý từ thời khai phá, xây nơi xa xôi hoang dã. Chan hòa thiên nhiên. Để thiên nhiên trang trí cho công trình. Quan niệm nhà biệt thự theo “giấc mơ của người My” : Người ta cho rằng một số biệt thự nổi tiếng của Mỹ là biệt thự nông thôn chứ không phải là thành thị. Điều này có cơ sở từ thời khai phá khi người thực dân Anh tới lục địa này. Lúc đó người ta đi xa càng xa càng tốt để chiếm quyền sở hữu đất mới. Phong cách hiện đại ở đây thể hiện là :

- Không gian liên tục

- Vật liệu trung thực (mặc dầu trong Robie House, Ô. Wright đã giấu dàn thép để đỡ vì kèo gỗ đỡ mái ngói).

Wright cho rằng cần đi xa "10 lần hơn mình tưởng tượng" ngôi nhà phải mọc lên từ khu đất xây dựng: ngôi nhà không nằm trên đồi mà một bộ phận của ngọn đồi.

Công trình sử dụng nhiều đá thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm mẫu và loại trừ tất cả các dấu vết của phong cách truyền thống thời xưa, nhà là một bộ phận của thiên nhiên: gắn chặt trong đất đá, vách là đá thật luôn kể cả trong nhiều công trình khác như Talesin East và Talesin West… Nguyên là chủ nhân: ông bà Edgar + Liliane Kaufmann muốn có một nhà nghỉ cuối tuần trong rừng. KTS Wright ngay trong hôm thực địa đã nảy sinh ý tưởng ngôi nhà như âm nhạc của dòng suối : "Music of the Stream". Ông suy nghĩ 4 tháng nhưng phác thảo chỉ 2 giờ khi khách hàng điện thoại tới hối đến để xem bản thiết kế. Ngôi nhà có nhiều tấm sàn kiểu mâm bằng BTCT, đối tượng bằng các tấm tường, cột. Consol vươn dài hơn 5m.

Ông Wright dùng đá địa phương. Xếp theo phương ngang như vách đá hơn là tường

Mặt bằng: bao bọc xung quanh một căn phòng lớn, gần như hướng tâm lệch một phía. Mảng tường bằng kính kéo dài suốt. Các căn phòng không những mở ra xung quanh mà có cả lỗ cửa nhìn lên trên.

21

Page 22: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Cầu thang mở xuống phía dưới tiếp xúc với mặt nước. Wright cho là công trình vươn ra như kéo dài bờ vực và neo lại ngôi nhà vào bức tường sau. Có cả một đà cong bao bọc như níu vào một cổ thụ.

Đà BTCT màu kem trái lê. Sử dụng sơn trộn các miếng đá thạch anh (mica??) Wright thường nghĩ BTCT có thể chảy trôi. Điển hình sau này là việc áp dụng là bảo tàng Gugenhein. Sau này khi thiết kê Taliesin West Ông còn ảnh hưởng triết lý phương đông, ông xem phương hướng rất kỹ, rất tôn trọng tự nhiên, công trình như neo chặt vào đất, trước sân có kim chỉ lối vào cho khách: lấy ý tưởng của Lão Tử. Sự hiện thực của kiến trúc là không gian bên trong.

Biệt thự Libeskind - viên pha lê vươn lên từ đá

22

Page 23: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Theo e-architect.co.uk, diaoc.tuoitre.com.vnThường Nga (dịch)

Giống như một viên pha lê vươn lên từ đá, một cấu trúc ấn tượng nổi lên trên mặt đất: biệt thự Libeskind do kiến trúc sư lừng danh Daniel Libeskind thiết kế là một công trình nghệ thuật thật sự.

Biệt thự Libeskind như một viên pha lê vươn lên từ đá

Được xây dựng từ các nguyên liệu chọn lọc, công trình này có các không gian sống đạt được những tiêu chuẩn cao nhất trong thiết kế, sự khéo léo và tính bền vững. Biệt thự Libeskind độc đáo ở từng góc cạnh, mang đến sự tách biệt và tuổi thọ tối đa, những công nghệ tiên tiến và sự thỏa mãn một số tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng khắt khe nhất thế giới.

Biệt thự đánh thức các giác quan: ánh sáng chảy tràn qua những phần nhô ra bằng kính, những đường nét đẹp và cân đối mang lại cảm giác yên bình, những phòng lớn trang nhã và cầu thang bộ đưa đến một sự chuyển tiếp liền mạch. Mang tính biểu tượng và phù hợp với quy luật tự nhiên, sự gắn kết của biệt thự với thiên nhiên không bị đứt quãng khiến cho nơi đây luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên và những không gian mở.

Cận cảnh mặt tiền

Bộ ba những dải kiến trúc liên kết với nhau bao bọc biệt thự trong những góc nổi bật, tạo nên một không gian xoắn ốc không đối xứng độc đáo, những đỉnh hai tầng và những lối dẫn mềm mại ra hàng hiên vắng. Sảnh vào ấn tượng dẫn đến một phòng lớn được thiết kế công

23

Page 24: Bai Doc 2 (Biet Thu)

phu làm nổi bật lên không gian hình học của biệt thự.

Những chi tiết thiết kế thể hiện phong cách và chức năng: một ban công ngay cạnh phòng ngủ chính được trang trí bằng đồ kim loại tinh vi, những tủ quần áo gắn chìm và những giếng trời hướng ánh sáng ban ngày vào một phòng tắm hơi.

Mặt tiền biệt thự Libeskind

Học theo Bảo tàng Do Thái ở TP Berlin và những kiệt tác kiến trúc khác do kiến trúc sư Daniel Libeskind thiết kế, phía ngoài của biệt thự Libeskind được bao quanh bởi một mặt tiền bằng kẽm trang nhã, cho phép sử dụng những công nghệ của thế kỷ 21 như hệ thống nhiệt mặt trời và hệ thống thu nước mưa. Lớp kẽm phủ có hai màu gần giống kẽm xỉn màu: kẽm màu xám xanh trước phong hóa và kẽm màu xám than chì, đều là sản phẩm của nhà sản xuất kẽm hàng đầu của Đức Rheinzink.

24

Page 25: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Những cửa sổ lớn từ sàn đến trần nhà tạo ra những không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời và độ thông thoáng bên trong ngôi nhà. Mặt tiền bằng nhôm bao quanh bởi nhiều song cửa sổ và thiết bị ẩn tạo nên sự cách nhiệt tối đa, giảm tiếng ồn và tăng khả năng chống chịu với thời tiết.

Kỷ nguyên mới của sự sang trọng

Diện mạo ấn tượng của mặt ngoài biệt thự Libeskind hoàn toàn tương xứng với phần bên trong sang trọng. Trong số những tiện nghi nội thất trang nhã là gian bếp đẹp, nằm ở phòng lớn với một tủ bếp do Daniel Libeskind thiết kế. Tủ bếp là một điểm trung tâm hấp dẫn dành cho việc nấu nướng, ăn uống và giải trí.

Hấp dẫn tương đương là phòng tắm nước mưa làm từ đá nguyên khối ở khu phòng tắm Master Suite ở tầng một. Phòng tắm trang nhã cao 4m này tạo ra sự kết hợp được kiểm soát tuyệt vời giữa nước, độ ẩm, ánh sáng và hương thơm để làm dịu các giác quan và thư thái tâm hồn.

Sàn gỗ màu khói trang nhã và cầu thang bằng thép không gỉ thon mảnh

Phần nội thất biệt thự mang hai phong cách được Daniel Libeskind sắp xếp một cách cẩn thận: “phong cách Libeskind” điêu khắc và “phong cách Casual” tự nhiên, ấm cúng.

Phong cách Casual

Sàn gỗ màu khói trang nhã, cầu thang bằng thép không gỉ thon mảnh, những viên đá chế tác sáng và mềm trong các phòng tắm là đặc trưng của phong cách Casual, gợi lên một cảm giác ấm cúng và thoải mái. Những chiếc ghế bọc vải nhung, hệ thống đèn chiếu gợi cảm giác thân mật và những gam màu ấm tạo nên một sự tương phản ấn tượng với kiến trúc bên ngoài và những thành phần kiểu cách khác của biệt thự.

Phong cách Libeskind

Nổi bật bởi sàn bóng và trắng sáng, kiểu trang trí phòng tắm mang tính điêu khắc, những hình thể sắc cạnh và chắc chắn, phong cách Libeskind mang đến cảm giác ấn tượng về không gian bên trong biệt thự. Phong cách khỏe khoắn và không giới hạn này làm nổi bật

25

Page 26: Bai Doc 2 (Biet Thu)

những đỉnh hai tầng dạng xoắn ốc và hàng hiên vắng mang vẻ duyên dáng đầy tính nghệ thuật.

Chứng cứ khoa học cho thấy con người không sử dụng bền vững những nguồn tài nguyên tự nhiên. Rõ ràng là những nỗ lực phải được tiến hành để hạn chế việc sử dụng nguồn của cải quý giá này. Biệt thự đã được "thai nghén" và thiết kế với nỗ lực đó và nó chứng minh rằng kiến trúc đặc biệt có thể phát huy việc sử dụng hiệu quả những nguồn tài nguyên tự nhiên.

Thiết kế và nguyên vật liệu

Những vật liệu bền vững là điểm trọng tâm trong thiết kế của Libeskind. Biệt thự được xây dựng chủ yếu bằng gỗ - một nguồn vật liệu có thể phục hồi, đang tạo nên một cuộc trở lại mạnh mẽ như là một vật liệu xây dựng cơ bản cho thế kỷ 21 do khả năng trữ carbon ấn tượng. Lõi gỗ có khả năng cách nhiệt tối đa và nhờ vậy mang lại sự hoạt động hiệu quả cho cả tòa nhà.

Phòng khách

Năng lượng phục hồi tại chỗ

Biệt thự tận dụng những nguồn năng lượng có thể phục hồi tại chỗ cho việc sưởi ấm và  tạo ra điện, nước nhờ một hệ thống nhiệt mặt trời được tích hợp vào mặt tiền kẽm và hệ thống địa nhiệt với bơm nhiệt hiệu quả cao.

Ngoài ra, điện có thể tích tụ từ màng mỏng quang điện thế, còn nước mưa được thu từ mái nhà để dùng cho hệ thống tưới vườn.

Những tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng

Như là một kết quả của khả năng cách nhiệt cao và nguồn năng lượng có thể phục hồi, biệt thự Libeskind được xếp vào hàng những cấu trúc tốn ít năng lượng. Nó tuân theo những tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng khắt khe nhất thế giới như mã KfW40 của Đức cho phép tiêu thụ năng lượng nhiệt không quá 40 kWh/m²a.

Biệt thự được thiết kế để mang đến cho người chủ mức độ cao nhất của sự sang trọng và thoải mái. Từng chi tiết đều được chú ý tỉ mỉ, từ những đồ đạc đặc biệt nhất đến hệ thống sưởi hiệu

26

Page 27: Bai Doc 2 (Biet Thu)

quả nhất, sự truyền thông tinh vi nhất và hệ thống điều khiển trong nhà.

Bởi vì biệt thự được xây dựng dựa trên những công nghệ xây dựng tiên tiến, tiêu chuẩn sống cao này được thể hiện trong một cách thức bền vững, thân thiện với môi trường. Chẳng hạn như hệ thống sưởi và làm mát hoạt động bằng những năng lượng có thể phục hồi, còn hệ thống thông gió hầu như thu lại toàn bộ nhiệt trong quá trình trao đổi không khí.

Phòng ngủ

Hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió

Để tối đa hóa sự thoải mái, biệt thự được trang bị hệ thống sưởi, thông gió và làm mát đa năng. Hệ thống sưởi dưới sàn cung cấp nhiệt bức xạ nhẹ cho khắp các tầng và thậm chí có thể chuyển nước mát tới các không gian sống trong những ngày hè nóng nực. Hệ thống thông gió cung cấp không khí trong lành, không có phấn hoa ở một nhiệt độ dễ chịu. Hệ thống đa năng này hoạt động nhờ năng lượng mặt trời và địa nhiệt.

Hệ thống điện và an ninh

Tất cả các công nghệ xây dựng của tòa nhà được giám sát và kiểm soát dễ dàng qua hệ thống goòng máy bằng điện. Nó cho phép chủ nhà lập chương trình chiếu sáng, giám sát ánh nắng mặt trời, điều chỉnh nhiệt độ phòng, các thiết bị thông gió và đồ gia dụng, đồng thời giám sát hệ thống an ninh. Các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận khắp nơi trong tòa nhà như Internet, điện thoại, radio, tivi.

Các màn hình tivi được lắp đặt sau tấm gương nhà tắm giúp những người chủ nhà bận rộn kết nối với cả thế giới chỉ bằng một cú bấm nút.

Thiết bị tốt cho sức khỏe

Các thiết bị cao cấp và phụ kiện mang đến sự sang trọng và tính độc nhất. Trong số đó có chuỗi nhà tắm kiểu mới nhất của Dornbracht mô phỏng các yếu tố kiểu cách của kiến trúc biệt thự hoặc một bể sục Jacuzzi thủ công và một vòi tắm hoa sen lớn cao 4m, cung cấp một hỗn hợp được kiểm soát hoàn hảo bao gồm nước, độ ẩm, ánh sáng, hương thơm. Nhà tắm xông hơi được chiếu sáng ấn tượng cũng là một tiện nghi sang trọng của ốc đảo này.

27

Page 28: Bai Doc 2 (Biet Thu)

Tài liệu tham khảo:

- Nguyeân ly ù thieát keá kieán truùc nhaø ôû – Tg.Nguyeãn Ñöùc Thieàm

- Nguyeân ly ù thieát keá kieán truùc nhaø ôû ít tầng – Ths.Leâ Hoàng Quang

- Nguyeân ly ù thieát keá kieán truùc nhaø ôû – Ths.Trần Đình Hiếu

- Döõ lieäu Kieán truùc – Neufert.

- Tieâu chuaån XDVN taäp IV, VI

- Housing Design

- The Potential House

- Details of Frank Loyd Wright.

- 100 of the world’s best houses.

- Tham khảo trong các tạp chí chuyên ngành như : Kiến trúc VN, Kiến trúc - Hội KTS VN, Xây dựng, Kiến trúc và Đời sống, Nhà đẹp…v.v..

Website tham khảo

www.kientrucviet.com.vn, www.diendanxaydung.vn, www.ashui.com, http://kientruc102.com/tu-van/the-loai/vat-lieu-xay-dung/....

28