19
BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Phạm Thị Anh Lê – Trần Đăng Hưng Khoa Công nghệ Thông Tin - ĐHSPHN 1

Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Phạm Thị Anh Lê – Trần Đăng Hưng Khoa Công nghệ Thông Tin - ĐHSPHN. Nội Dung. Một số khái niệm cơ bản Phương pháp nghiên cứu khoa học Qui trình nghiên cứu khoa học Xây dựng tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết Xây dựng đề cương nghiên cứu - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÀI GIẢNG

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phạm Thị Anh Lê – Trần Đăng Hưng

Khoa Công nghệ Thông Tin - ĐHSPHN

1

Page 2: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nội Dung

Một số khái niệm cơ bản Phương pháp nghiên cứu khoa học Qui trình nghiên cứu khoa học Xây dựng tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết Xây dựng đề cương nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu Cách viết và trình bày một báo cáo khoa học Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học Một số vấn đề xã hội trong nghiên cứu khoa học Bài tập lớn môn học

2

Page 3: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CÁCH VIẾT MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC

(Nội dung chính được lấy từ website cá nhân của GS Nguyễn Văn Tuấn, GS Hồ Tú Bảo và tham khảo thêm một số nguồn tài liệu khác)

3

Page 4: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tại sao phải công bố báo cáo khoa học?

Các bài báo khoa học đóng một vai trò rất quan trọng Đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại Là con đường để trao đổi, chia sẻ và học hỏi giữa các nhà khoa học Góp phần làm cho Khoa học ngày càng tiến bộ

Một CTNC thường được tài trợ từ các cơ quan nhà nước, và số tiền này là do dân chúng đóng góp, nếu một NC đã hoàn tất mà không công bố thì sẽ gây lãng phí về tiền bạc, thời gian, và còn là vấn đề đạo đức

Bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế là một tiêu chí sống còn để đánh giá một nhà khoa học. Đây cũng là tiêu chí để cân nhắc đề bạt lên chức. "publish or perish" (xuất bản hay là tiêu tan)

4

Page 5: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bài báo khoa học: “Khổ Hạnh”

Mỗi bài báo KH là một công trình khổ hạnh Đau khổ trong quá trình chuẩn bị và viết thành bài báo Hạnh phúc khi bài báo được nhận đăng và đến tay đồng nghiệp

Để viết được một bài báo tốt Cần rèn luyện kỹ năng viết: văn phong ngắn gọn, súc tích, tập trung vào

nội dung chính Cần thời gian chỉnh sửa nhiều lần trước khi đưa ra bản cuối cùng Cần sự góp ý của đồng nghiệp cùng lĩnh vực và không cùng lĩnh vực

Cần ít nhất một đồng nghiệp cùng chuyên ngành đọc kỹ và góp ý Càng nhiều người đọc và góp ý càng tốt, kể cả những người không cùng chuyên

ngành Có thái độ tiếp thu ý kiến

5

Page 6: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Quy trình gửi bài báo cho tạp chí/hội nghị

Bản thảo được tác giả gửi cho tạp chí/hội nghị Ban biên tập sẽ gửi bản thảo cho 2-4 chuyên gia trong cùng

lĩnh vực đọc và nhận xét (reviewers) Ban biên tập gửi kết quả nhận xét cho tác giả (yêu cầu chỉnh

sửa để chấp nhận đăng , hoặc chia buồn vì bài báo chưa thể đăng )

Tác giả cũng có thể được trả lời các ý kiến phản biện của reviewers Thái độ nhã nhặn, khiêm tốn dù không đồng ý với nhận xét của

phản biện Thời gian phản biện có thể từ 3-6 tháng đối với tạp chí, và từ

1-2 tháng đối với hội nghị, tùy đẳng cấp của tạp chí/hội nghị

6

Page 7: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Cấu trúc của một bài báo khoa học

Tiêu đề (Title) Nội dung

Tóm tắt (Abstract) Dẫn nhập / Giới thiệu (Introduction) Phương pháp (Methods) Kết quả (Results/Evaluation) Thảo luận (Discussion) Kết luận (Conclusion) Tài liệu tham khảo (References)

7

Page 8: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tiêu đề bài báo

Tiêu đề bài báo được viết trên trang đầu của một bài báo, thường ở vị trí trung tâm. Không nên gạch chân hay viết nghiêng tựa đề, cỡ chữ to hơn các phần

khác Phía dưới tiêu đề là tên tác giả và nơi làm việc của từng tác giả, email

liên hệ. Thứ tự tác giả thường nói lên mức độ đóng góp trong bài báo Tác giả đầu là người đóng góp chính, những tác giả đứng sau mức độ đóng

góp giảm dần Tuy nhiên: Tác giả cuối thường là thầy hướng dẫn Một bài báo thường có 1 tác giả chính, một đồng nghiệp, thầy hướng dẫn

8

Page 9: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tiêu đề bài báo

Một số khía cạnh cần xem xét khi đặt tiêu đề bài báo Không được sử dụng từ viết tắt Không nên đặt tiêu đề mơ hồ (dễ gây cảm giác không rõ

ràng về kết quả của bài báo) Không nên đặt tiêu đề quá dài (thường không quá 15 từ) Tiêu đề nên có yếu tố mới (như: Một thuật toán mới, Một

cách tiếp cận hiệu quả,…) Không nên đặt tiêu đề như là 1 phát biểu

9

Page 10: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tóm tắt

Mỗi bài báo đều có phần tóm tắt, phần này được viết ngắn gọn trong vòng 5-15 câu. Nêu bật được các ý sau Câu hỏi và mục đích của nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu, nhấn mạnh điểm mới, khác biệt với

các nghiên cứu trước đó Kết quả đạt được Kết luận / ý nghĩa của nghiên cứu

Có hai cách viết tóm tắt Viết theo tiêu đề: Tức gồm một số đoạn văn, mỗi đoạn có 1 tiêu

đề (như: mục đích, phương pháp, kết quả,…) Viết thành 1 đoạn văn không có tiêu đề Dù viết theo cách nào đi nữa, thì cũng phải đảm bảo được các ý

đã nêu trên

10

Page 11: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

11

Page 12: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Dẫn nhập (Introduction)

Phần này bao gồm một số đoạn văn không có tiêu đề, nhằm dẫn dắt người đọc vào CTNC, phần này là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao phải làm nghiên cứu này? ”

Đây là phần quan trọng nhất trong bài báo, đọc xong phần này sẽ quyết định được 90% “số phận” của bài báo

Một phần dẫn nhập tốt phải cung cấp được các thông tin

Định nghĩa bài tóan/vấn đề NC, tầm quan trọng của nó Những NC trước đây đã làm, hạn chế của chúng (các

NC liên quan) Mục đích của NC này là gì

12

Page 13: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Dẫn nhập (Introduction)

Cách viết Hình dung gồm mấy đoạn văn, mỗi đoạn định nói gì. Câu đầu tiên của

mỗi đoạn là câu chủ đề, các câu sau phải phục vụ cho câu chủ đề Không nên viết quá dài, lan man, làm mất tập trung của người đọc Không nên “khoe” kiến thức. Nghĩa là không bê những gì mình biết

vào phần này, nhất là những kiến thức mà ai ở trong ngành cũng phải biết

13

Phải chọn lọc được những NC liên quan điển hình, được đăng trên các tạp chí / hội nghị uy tín, trong thời gian gần

Văn phong đơn giản, sử dụng thì hiện tại thường, hoặc thì quá khứ thường

Page 14: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phương pháp (Methods)

Đây là phần cốt lõi của bài báo, nếu phương pháp đưa ra sơ sài, hoặc không rõ ràng thì những gì bạn khẳng định trong phần kết quả không có ý nghĩa

Phần này đi trả lời câu hỏi “Đã làm gì? Và làm như thế nào?” Phần này tác giả phải cân nhắc những gì cần phải đưa vào,

không thể viết hết mọi thứ đã làm ra, nhưng cũng không được quá cô đọng

Đối với nghiên cứu lý thuyết: Cần đưa ra khái niệm, các định lý và chứng minh đầy đủ, hoặc có dẫn chứng đầy đủ

Đối với các nghiên cứu thực nghiệm: cần mô tả đầy đủ mọi khía cạnh của thí nghiệm. Như cách thu thập và xử lý số liệu, lựa chọn tham số, chạy trên máy gì,…

14

Page 15: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phương pháp (Methods)

Cách viết Có thể sử dụng biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ để thể hiện các nội dung

thay cho text Thiết kế các đối tượng này theo một thứ tự để tạo thành 1 câu chuyện,

chứ không sắp xếp lộn xộn, các đối tượng này cũng cần được giải thích rõ ràng

Nếu một hình vẽ, biểu bảng được lấy từ 1 NC khác, thì cần ghi rõ Viết càng sớm càng tốt, ngay khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu là có thể

phác thảo rồi làm mịn dần Nên viết theo kiểu top-down

15

Page 16: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Kết quả (Results)

Phần này trình bày kết quả nghiên cứu, tức đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “đã phát hiện ra cái gì?”

Trong số các kết quả đạt được, tác giả cần xác định kết quả nào là kết quả chính, kết quả phụ, rồi sắp xếp và trình bày chúng một cách logic

Kết quả phải trả lời/đáp ứng được câu hỏi NC đặt ra ở phần dẫn nhập, những kết quả không liên quan không nên đưa vào

Phần kết quả chỉ viết “sự thật” và “sự thật” những gì đã phát hiện ra, kể cả những phát hiện nằm ngoài dự đoán của tác giả

Cần sử dụng các loại biểu đồ, bảng biểu, đồ thị để minh họa kết quả, làm cho người đọc dễ theo dõi và dễ hình dung

Sử dụng các phương pháp đánh giá chung trong ngành

16

Page 17: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Thảo luận (Discussion)

Đây là phần khó viết nhất, không theo khuôn mẫu nào. Phần này tập trung trả lời câu hỏi “những phát hiện có ý nghĩa gì?”

Phần này bàn luận về kết quả đưa ra trong phần trước, nhìn nhận mọi khía cạnh của kết quả đạt được: tốt, xấu, những gì đạt được và chưa đạt được

Giải thích những kết quả thu được Cần so sánh kết quả NC với các NC cùng loại trước đó. Đánh

giá một cách vô tư. Một số ngành thì có thể kết hợp phần Kết quả và Thảo luận

thành một phần

17

Page 18: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Kết luận (Conclusion)

Phần này tóm tắt lại các kết quả đạt được của nghiên cứu và ý nghĩa của chúng, đồng thời cũng đưa ra nhận định/kế hoạch về những nghiên cứu tiếp theo

18

Page 19: Bài giảng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tài liệu tham khảo

Chuẩn bị tài liệu tham khảo Trước khi bắt tay vào NC, phải lựa chọn và sắp xếp danh mục các tài

liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo phải được viết thống nhất theo một khuôn

mẫu Ví dụ

Chỉ đưa vào những tài liệu được trích dẫn ít nhất 1 lần trong bài báo.

19