8
ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM ********************* Bài tập giữa kỳ Võ Tấn Đây MSSV: 33101022332 Lớp VB13QT005 Giảng đường B507 2012

Bai Tap Nop 5.4.12

Embed Size (px)

DESCRIPTION

123

Citation preview

Page 1: Bai Tap Nop 5.4.12

ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM

*********************

Bài tập giữa kỳ

Võ Tấn ĐâyMSSV: 33101022332Lớp VB13QT005Giảng đường B507

2012

Câu 1: Bài tập tình huống với các tình huống đầu tư trực tiếp.

Page 2: Bai Tap Nop 5.4.12

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư

Các hình thức đầu tư trực tiếp:1. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT.4. Đầu tư phát triển kinh doanh.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

Tình huống 1: Tập đoàn Intel đầu tư vào nhà máy lắp ráp và kiểm định chip(ATM) tại khu công nghệ cao Tp. HCM với tổng vốn đầu tư là 1tỷ usd.

Phân tích: Intel muốn thành lập 1 tổ chức kinh tế(mà ở đây là nhà máy lắp rápATM) với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy ở đây nhà đầu tư bỏ ra 100% vốn và quản lý hoạt động của nhà máy. Việc Intel không muốn liên doanh với các doanh nghiệp trong nước cũng như không muốn đầu tư theo các hình thức BCC, BOT...v..v là muốn toàn quyền quản lý hoạt động kinh doanh sản xuất của nhà máy theo luật doanh nghiệp nhà nước việt nam mà không bị bất cứ ảnh hưởng chi phối nào.

Tình huống 2: Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP (CII) triển khai dự án cầu đường Bình Triệu 2 giai đoạn 2 theo bình thức BOT. Dự án có tổng mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng và UBND TP đã giao cho CII làm chủ đầu tư dự án. Trong giai đoạn 2, CII sẽ xây dựng hai nút giao thông có cầu vượt và mở rộng quốc lộ 13 đoạn từ ga Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước. Việc xây dựng theo hình thức BOT nếu khi hoàn thành dự án sẽ không có khả năng thu hồi vốn nhanh. Vì vậy, vừa qua CII đã kiến nghị với TP về việc kết hợp hình thức đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và BT (xây dựng – chuyển giao) để nhanh chóng thu hồi vốn và đã được TP chấp thuận. Đồng thời, UBND TP sẽ giao cho CII khai thác quỹ đất trên khu vực dự án thi công nhằm giảm áp lực về vốn thi công lẫn thu hồi. Và việc xây dựng sửa chữa giai đoạn 2 sẽ do nhà thầu trong nước đảm nhận (khác với cầu Bình Triệu 1 do nhà thầu nước ngoài thi công).

Câu 2: Bài tập tình huống với tổ chức lại doanh nghiệp:

Võ Tấn Đây: 33101022332 trang /5 VB13 QT0051

Page 3: Bai Tap Nop 5.4.12

Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp. Tình huống 1

SHB và HBB thống nhất sáp nhập

Phương thức sáp nhập theo biên bản ghi nhớ vừa ký kết sẽ được SHB và Habubank thực hiện theo hướng dẫn của NHNN tại thông tư 04/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại TCTD.

Biên bản ghi nhớ về giao dịch sáp nhập đã được hai bên chính thức ký từ ngày 8.3.2012 vừa qua. Trong đó, điều khoản đầu tiên của bản ghi nhớ này chỉ rõ hai bên thống nhất thực hiện phương án sáp nhập theo thông tư số 04 được NHNN ban hành ngày 11.2.2010. Và kể từ ngày sáp nhập, Habubank sẽ chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lao động và lợi ích hợp pháp của mình sang SHB, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của Habubank. SHB sẽ kế thừa toàn bộ các quyền, lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ tài sản, công nợ, lao động và các nghĩa vụ khác của Habubank.

Ngay từ thời điểm ký biên bản nói trên, SHB và Habubank cũng thống nhất và xác định tỉ lệ hoán đổi cổ phần theo mức 1 cổ phần SHB được hoán đổi ngang với 1,34 cổ phần Habubank. Trường hợp phát sinh các sự kiện hoặc số liệu tài chính gây ảnh hưởng đến giá trị DN của mỗi bên làm thay đổi lớn tỉ lệ hoán đổi, các bên sẽ cùng nhau thống nhất lại. Theo đó, bản ghi nhớ chỉ rõ, căn cứ tỉ lệ hoán đổi và danh sách cổ đông hiện hữu của Habubank (ngoại trừ cổ đông bên SHB) tại ngày chốt danh sách cổ đông, SHB sẽ phát hành cho cổ đông Habubank một lượng cổ phiếu của SHB tương ứng với số lượng cổ phiếu các cổ đông bên Habubank đang nắm giữ, các cổ đông Habubank sau đó sẽ trở thành cổ đông SHB. Một trong những điều khoản quan trọng khác là phương án sử dụng lao động sau sáp nhập cũng được tính đến. Cụ thể, tất cả cán bộ, nhân viên hai bên đều hoạt động bình thường. Kể từ ngày sáp nhập, toàn bộ lao động Habubank sẽ trở thành lao động của SHB và SHB có trách nhiệm trả lương, quyền lợi khác cho lao động của Habubank

Ghi rõ ngày sáp nhập chính thức phụ thuộc vào sự chấp thuận cuối cùng của NHNN, song biên bản ghi nhớ cũng chỉ rõ, Habubank sẽ tiến hành ĐHCĐ để thông qua giao dịch sáp nhập không muộn hơn ngày 15.4.2012 và SHB cũng sẽ tiến hành ĐHCĐ thông qua giao dịch này không muộn hơn ngày 30.4.2012. Cũng theo biên bản này, Habubank và SHB thống nhất chọn Cty TNHH chứng khoán Vietcombank (VCBS) làm đơn vị tư vấn cho việc thực hiện giao dịch sáp nhập. Các bên cam kết thực hiện lộ trình sáp nhập do hai bên thống nhất trên cơ sở đề xuất của đơn vị tư vấn.

Tình huống 2 Đ H Đ C Đ thường niên năm 1020 của CTCP công nghệ Viễn thông Sài Gòn- Saigontel(SGT) thông qua tờ trình của H Đ Q T về việc sát nhập SGT vào Tổng CTCP phát triển đo thị Kinh Bắc (KBC). Theo kế hoạch KBC sẽ mua lại toàn bộ vốn của SGT qua đó cả hai công ty đều có thể tận dụng các thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn thị trường của nhau để cùng nhau phát triển hơn nữa. KBC và SGT là hai đơn vị thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn ( SGT). Việc sát nhập SGT vào

Võ Tấn Đây: 33101022332 trang /5 VB13 QT0052

Page 4: Bai Tap Nop 5.4.12

KBC sẽ làm tăng cường sức mạnh trên lĩnh vực bất động sản mà KBC đang nắm giữ lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh cung cấp các dịch vụ phụ trợ về công nghệ thông tin tại các khu đô thị , khu công nghiệp đặc biệt là tại các khu công nghệ cao. Đồng thời qua đó giúp KBC mở rộng phạm vi hoạt động tại thị trường khu vực miền trung và miền Nam. Hình thức tổ chức lại trong tình huống trên là hình thức sát nhập doanh nghiệp. Theo đó KBC sẽ mua toàn bộ cổ phần của SGT qua đó nắm toàn bộ quyền điều hành quản lý công ty này.

Tình huống 3 Trước ngày 1/5/2005 cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài-N(một đơn vị hạch toán phụ thuộc của TCT Hàng không việt Nam gồm các phòng ban trong đó có phòng Phục vụ hàng hóa.Ngày 1/5/2005, TCT Hàng không VN góp vốn (68%) thành lập CTCP dịch vụ hàng hóa(DVHH). Toàn bộ số lao động tại phòng Phục vụ hàng hóa của N được chuyển sang làm việc tại DVHH; N không còn phòng Phục vụ Hàng hóa và không còn thực hiện chức năng phục vụ hàng hóa. công ty DVHH không được xem là công ty tách ra từ N vì công ty DVHH nay đã là một pháp nhân mới, do TCT góp vốn thành lập, việc công ty DVHH sử dụng nhân lực của phòng dịch vụ hàng hóa của N chỉ là giải pháp về nhân sự chứ không mang tính pháp lý trong việc tổ chức lại doanh nghiệp.

Câu 3: Bài tập tình huống về Giao dịch tư lợi trong các công ty niêm yết và các qui định pháp lí bất cập

Tình huống 1: giao dịch tư lợi Tháng 12/2011 Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (mã chứng khoán THV) công bố quyết định mua 6,1 triệu cổ phần của công ty (giấu tên) là X, ngay sau đó vào 4/1/2012 cũng chính Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (mã chứng khoán THV) đột ngột công bố dừng kế hoạch mua 6,1 triệu cổ phiếu đã từng công bố trước đó chưa lâu. Cổ phiếu này sau khi tăng trần, đến nay cũng đã giảm sâu, mất đi 50% giá trị.Theo nhà đầu tư Trần Hồng Thái, chuyện doanh nghiệp không thực hiện đúng như thông tin công bố xảy ra rất nhiều trên thị trường. Nếu doanh nghiệp cứ tiếp tục như vậy sẽ khiến nhà đầu tư bị thiệt thòi khi tin vào doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm những doanh nghiệp này.Lợi ích trong sự “nhầm lẫn” này đem lại hẳn nhiên được chia sẻ bởi nhóm ít người nắm được bản chất thông tin “nhầm”. “Quả đắng” còn lại là phần lớn cổ đông đã trót giải ngân khi phán đoán về nội dung tích cực hàm chứa trong thông tin mà doanh nghiệp đã công bố.

Như vậy vấn đề ở đây đã có sự thông đồng ngầm giữa các bên nắm được “bản chất thông tin nhầm này”. Lợi ích được chia cho thiểu số người này còn hậu quả thì nhà đầu tư chịu, như vậy đã có sự giao dịch tư lợi giữa thiểu số người có quyền lực tập đoàn THV và công ty X. Sự giao dịch tư lợi này chỉ làm giảm hình ảnh và độ tin cậy về tài chính của công ty mà tuyệt nhiên không mang lại lợi ích gì.

Võ Tấn Đây: 33101022332 trang /5 VB13 QT0053

Page 5: Bai Tap Nop 5.4.12

Các quy định pháp lí bất cập

Những bất cập của các quy định chuyển đổi Công ty CP thành Công ty TNHH một thành viên

Chuyển đổi hình thức công ty là một trong những phương thức để tổ chức lại công ty bảo đảm cho sự phát triển của công ty đáp ứng được các mục tiêu của nhà đầu tư, yêu cầu của thị trường, cũng như yêu cầu của pháp luật. Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành, công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Vấn đề này đã được đề cập đến một cách khá cụ thể bởi Nghị định số 139/2007/NĐ-CP và Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hiện hành. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn của các Nghị định này không những không tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi hình thức công ty từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mà còn làm cho việc chuyển đổi như vậy khó khăn hơn rất nhiều. Bài viết này sẽ phân tích các khiếm khuyết như vậy.

1. Khiếm khuyết của quy định pháp luật Việt Nam về chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên

 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại. Thủ tục chuyển đổi được quy định như sau: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi”.

Xét một cách đơn thuần, các quy định này đã thể hiện sự thông thoáng đảm bảo quyền tự do chuyển đổi hình thức công ty. Chỉ cần một quyết định của đại hội đồng cổ đông là có thể chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có các khiếm khuyết như sau:

Thứ nhất, pháp luật không đề cập nhiều đến điều kiện chuyển đổi, dẫn đến không ít các khó khăn khi thực hiện. Có thể nhìn thấy chúng qua ví dụ sau. Khi thành lập công ty cổ phần, các cổ đông thống nhất đăng ký vốn điều lệ là 100 tỷ. Bốn cổ đông sáng lập của công ty cam kết góp 20% bằng 20 tỷ và đã góp đủ. Khi thực hiện việc chuyển đổi thành công ty TNHH nhiều thành viên, giá trị công ty được xác định là 15 tỷ. Trong quyết định chuyển đổi xác định tổng số vốn góp của 4 thành viên là 15 tỷ, theo đó điều lệ công ty chuyển đổi cũng thể hiện vốn điều lệ là 15 tỷ. Và, vấn đề khúc mắc xảy ra khi nộp hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu giải trình việc giảm vốn điều lệ từ 100

Võ Tấn Đây: 33101022332 trang /5 VB13 QT0054

Page 6: Bai Tap Nop 5.4.12

tỷ xuống 15 tỷ (trước khi Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực vốn điều lệ của công ty cổ phần bao gồm cả cổ phần chào bán). Các nghi vấn đặt ra là công ty đã tìm cách làm giảm trách nhiệm, dẫn đến việc chuyển đổi khó có thể được thực hiện.

Võ Tấn Đây: 33101022332 trang /5 VB13 QT0055