15
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI MỤC LỤC THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3-6 Thị trường nông, lâm, thủy sản trong kỳ từ ngày 1/4/2019 đến 12/4/2019 Xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn là xu hướng tất yếu THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 7-18 Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực dự kiến sẽ thuận lợi hơn trong quý II/2019 Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc giảm 11,2% trong quý I/2019 Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2019 XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 19-23 Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản trong thời kỳ mới Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Khe Mây của Hà Tĩnh Ra mắt sàn giao dịch tôm đầu tiên ở Việt Nam Mời Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Đoàn giao dịch thương mại tại Trung Quốc CHÍNH SÁCH - ĐẦU TƯ 24 Mỹ công bố thuế chống bán phá giá 0% cho 31 doanh nghiệp Việt Nam Hà Nội chọn địa điểm xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Gia Lâm THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI 25-27 Tiêu thụ thủy sản của Chile sẽ tăng mạnh thời gian tới TIN VẮN 28 Số 7 năm 2019 Kỳ 1 tháng 4 năm 2019 Mọi phản hồi xin liên hệ: Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Địa chỉ: Tầng 6 - 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm – Hà Nội Tel: (024) 37152585 Fax: (024) 37152574 Giấy phép xuất bản số 55/GP- XBBT Đơn vị thực hiện: Cục Công Thương địa phương Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại Bản tin

BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG

CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

MỤC LỤCTHỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3-6Thị trường nông, lâm, thủy sản trong kỳ từ ngày 1/4/2019 đến 12/4/2019Xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn là xu hướng tất yếu

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 7-18Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực dự kiến sẽ thuận lợi hơn trong quý II/2019Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc giảm 11,2% trong quý I/2019Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2019

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 19-23Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản trong thời kỳ mớiXây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Khe Mây của Hà TĩnhRa mắt sàn giao dịch tôm đầu tiên ở Việt NamMời Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Đoàn giao dịch thương mại tại Trung Quốc

CHÍNH SÁCH - ĐẦU TƯ 24Mỹ công bố thuế chống bán phá giá 0% cho 31 doanh nghiệp Việt NamHà Nội chọn địa điểm xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Gia Lâm

THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI 25-27Tiêu thụ thủy sản của Chile sẽ tăng mạnh thời gian tới

TIN VẮN 28

Số 7 năm 2019 Kỳ 1 tháng 4 năm 2019

Mọi phản hồi xin liên hệ:

Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Địa chỉ: Tầng 6 - 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Tel: (024) 37152585 Fax: (024) 37152574

Giấy phép xuất bản số 55/GP- XBBT

Đơn vị thực hiện:Cục Công Thương địa phương Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Bản tin

Page 2: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 2 Số 7 năm 20193

TỔNG QUAN

Một số thông tin đáng chú ý:

Trong nửa đầu tháng 4/2019, giá nhiều mặt hàng nông, thủy sản tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng giảm. Đáng chú ý, giá cá tra tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2017.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 3/2019 nhìn chung khả quan hơn so với dự báo, đạt 3,13 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng 3/2018, cao hơn so với mức ước tính đạt 2,96 tỷ USD trước đó. Tính chung trong quý I/2019, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,05 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2019, mặc dù Trung Quốc vẫn duy trì vị trí số một về thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam với tỷ trọng 22,1%, nhưng con số này đã thu hẹp đáng kể so với mức 24,4% của quý I/2018. Do chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam nên sự biến động của thị trường Trung Quốc đang ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu chung của toàn ngành nông nghiệp.

Ngày 9/4, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13), với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.

Ngày 5/4/2019, Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS - Hội Nghề cá Việt Nam) đã tổ chức ra mắt Sàn giao dịch tôm đầu tiên của Việt Nam.

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Quý I/2019, toàn ngành nông nghiệp phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát, xâm nhiễm mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, sạt lở tại ven biển miền Trung, hạn hán một số nơi ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, trong khi giá cả nhiều loại nông sản bấp bênh, có xu hướng giảm giá và xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, cà phê, rau quả, gạo… đồng loạt giảm, tác động đến kết quả tăng trưởng chung của toàn ngành.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP toàn ngành nông nghiệp trong quý I/2019 ước đạt mức tăng trưởng 2,68%, trong đó nông nghiệp tăng 1,84%, lâm nghiệp tăng 4,2%, thủy sản tăng 5,1%.

Mặc dù so với mức tăng 4,05% trong quý 1/2018, mức tăng GDP của quý 1/2019 thấp hơn, tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng khá của ngành nông nghiệp trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Trong thời gian tới, dự kiến ngành nông nghiệp sẽ đạt kết quả tích cực hơn nhờ những tín hiệu thuận lợi tại thị trường trong và ngoài nước. Theo đó, dịch tả lợn châu Phi đang từng bước được khống chế hiệu quả và đã có một số tỉnh công bố hết dịch; hoạt động xuất khẩu sẽ tăng tốc trở lại nhờ yếu tố mùa vụ và được hỗ trợ bởi triển vọng khả quan đến từ các mặt hàng chủ chốt như gạo, rau quả, thủy sản hay gỗ và sản phẩm gỗ.

Thị trường nông, lâm, thủy sản trong kỳ từ ngày 1/4/2019 đến 12/4/2019

Trong kỳ từ ngày 1/4 đến 12/4/2019, giá các mặt hàng nông, thủy sản tiếp tục giảm so với nửa cuối tháng 3/2019.

+ Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá tấm gạo giảm 2,3% xuống còn 6.450 đ/kg, tuy nhiên giá gạo nguyên liệu OM 5451 và cám gạo tăng 2,7% - 5,2%, đạt lần lượt là 7.700 đ/kg và 5.050 đ/kg. Trong khi đó, giá lúa tươi IR 504, gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm IR 504 vẫn ổn định so với nửa cuối tháng 3/2019.

Tương tự, giá gạo 5% tấm xuất khẩu tiếp tục ổn định trong gần 1 tháng qua, duy trì ở mức 360 USD/tấn.

Với nhu cầu gia tăng, một số thương nhân gặp khó khăn trong việc mua đủ gạo từ nông dân để thực hiện các đơn đặt hàng xuất khẩu. Do đó, giá gạo có thể sẽ tăng lên trong những tuần tới khi vụ thu hoạch Đông Xuân kết thúc.

+ Áp lực dư cung khiến giá cà phê toàn cầu liên tục giảm, và thị trường cà phê Việt Nam cũng chịu tác động mạnh. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua, đạt 31.900 đ/kg, giảm 1.200 đ/kg so với nửa cuối tháng 3/2019.

+ Giá hạt tiêu trong nước ổn định trong kỳ từ ngày 1/4 đến 12/4/2019, hiện giá tiêu đang được thu mua quanh mức 43.000 - 46.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá hiện nay so với hồi đầu năm 2019 đã sụt giảm trên 13%, so với cùng kỳ năm 2018 giảm tới 20,7%.

+ So với cuối tháng 3/2019, giá một số mặt hàng nông sản khác cũng có xu hướng giảm như: Ngô hạt giảm hơn 3%, dao động từ 4.600 – 4.700 đ/kg; sắn lát trữ độ bột 30% tại miền Bắc giảm 4,8%, xuống còn 2.000 đ/kg…

+ Trong khi đó, giá cao su có sự phục hồi trở lại với mức tăng từ 6% - 7% so với nửa cuối tháng 3/2019, dao động từ 26.500 – 27.000 đ/kg đối với mủ cao su nước và 7.300 – 10.500 đ/kg đối với mủ cao su chén và mủ cao su đông. Giá cao su tăng theo xu hướng chung của thị trường thế giới khi những yếu tố cơ bản thị trường là tương đối thuận lợi và sự tăng giá của dầu thô đã hỗ trợ thêm cho sự phục hồi của giá cao su. Bên cạnh đó, những tín hiệu tích cực về tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng hỗ trợ tích cực cho thị trường hàng hóa nói chung và thị trường cao su nói riêng.

Page 3: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 4 Số 7 năm 20195

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊATheo Hiệp hội các nước sản xuất cao su

thiên nhiên thế giới (ANRPC), sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong tháng 1/2019 đã giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,08 triệu tấn. Sản lượng giảm do cơn bão nhiệt đới tại phía Nam của Thái Lan, nơi sản xuất cao su lớn ở nước này. Ở chiều ngược lại, nhu cầu của cao su thiên nhiên toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng 1,3% lên 1,151 triệu tấn trong tháng 1/2019. Nhu cầu cao hơn so với sản lượng cũng là yếu tố hỗ trợ giá cao su tự nhiên trên thị trường thế giới.

+ Tại Đồng Tháp, giá cá tra thịt trắng loại 1 tiếp tục giảm thêm 1.500 đ/kg so nửa cuối tháng 3/2019, xuống còn 24.500 đ/kg, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2017.

Sau thành công lớn xuất khẩu cá tra năm 2018, giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm 2019 đến nay có xu hướng giảm bởi xuất khẩu cá tra chậm lại và sản lượng cá tra cao nên doanh nghiệp không sẵn sàng thu mua tiếp nguyên liệu. Trong bối cảnh dó, nông dân nuôi cá tra nên thận trọng trong mở rộng diện tích nuôi và tránh nuôi ồ ạt, có thể dẫn tới dư cung, đẩy giá cá tra nguyên liệu giảm thêm trong thời gian tới.

Tham khảo giá nông, lâm, thủy sản tại thị trường trong nước ngày 12/4/2019

Tên hàngNgày

12/4/2019 (đ/kg)

So với ngày 29/3/2019

(%)

So với cuối năm 2018

(%)

So với cùng kỳ năm 2018

(%)Lúa tươi IR 504 4.800 0,0 -5,9 -15,8Gạo nguyên liệu IR 504 6.750 0,0 -6,9 -17,7Gạo thành phẩm IR 504 7.600 0,0 -6,7 -20,0Gạo nguyên liệu OM 5451 7.700 2,7 2,0 -14,4Tấm gạo IR 504 6.450 -2,3 -18,4 -17,3Cám gạo 5.050 5,2 -8,2 3,1Cà phê nhân xô tại Tây Nguyên 31.900 -3,6 -4,5 -12,8Giá nhân điều khô tại Bình Phước 37.000 -5,1 2,8 -19,6Giá điều chẻ thu hồi nhân dưới 30% tại Đắk Lắk 44.000 0,0 0,0Giá điều chẻ thu hồi nhân trên 30% tại Đắk Lắk 48.000 0,0 0,0Tiêu đen Tây Nguyên và Nam Bộ 46.000 0,0 -13,2 -20,7Ngô hạt khô miền trung Tây Nguyên 4.700 -3,1 -3,1Ngô hạt khô miền Bắc 4.600 -3,2 -3,2Sắn lát trữ độ bột 30% tại Tây Nguyên 2.500 0,0 -10,7Sắn lát trữ độ bột 30% tại miền Bắc 2.000 -4,8 -21,6Sắn lát khô Quy Nhơn 5.380 0,6 -8,0Mủ chén, dây khô 10.500 7,1 22,1Mủ chén ướt 7.300 7,4 21,7Mủ đông khô 9.500 6,7 21,8Mủ đông ướt 7.600 5,6 20,6Mủ cao su nước tại vườn 26.500 6,9 12,8Mủ cao su nước tại nhà máy 27.000 6,7 12,5SVR CV 53.680 4,7 48,7 28,7SVR 10 35.289 8,9 24,5 14,3SVR 20 35.177 8,9 24,6 14,3Cá tra thịt trắng loại 1 tại Đồng Tháp 24.500 -5,8 -23,4 -25,8Tôm càng xanh (100 con/kg) Đồng Tháp 220.000 0,0 -15,4 -26,7

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại tổng hợp)

Xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn là xu hướng tất yếu

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc kiểm tra, chứng nhận sản phẩm nông sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và nhận diện, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp, trong đó điểm mấu chốt là quản lí theo chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản an toàn nhằm thay đổi tập quán canh tác, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng. Việc áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra khối lượng, chất lượng sản phẩm nông sản tốt hơn, tuy nhiên để tạo ra giá trị cao và bền vững thì việc xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn được xem là giải pháp căn cơ. Để có chuỗi liên kết sản phẩm nông sản hoàn thiện, các đối tượng tham gia chuỗi phải có sự phối hợp đồng đều và chặt chẽ. Mỗi thành phần, công đoạn thuộc chuỗi giá trị đều là những mắt xích quan trọng.

Chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại được hiểu là mạng lưới toàn cầu sử dụng để chuyển sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền. Người dân muốn tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản phải

tham gia chuỗi giá trị để tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, người tiêu dùng yêu cầu nhiều hơn về sản phẩm an toàn với thông tin minh bạch trong toàn chuỗi cung ứng, nhưng đây chính là trở ngại khi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu trong việc xây dựng các chuỗi cung ứng này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện đã có 63 tỉnh, thành phố xây dựng thành công gần 1.250 chuỗi, với 1.450 sản phẩm và gần 3.200 địa điểm bán nông sản đã kiểm soát theo chuỗi. Riêng trong năm 2018, ngành nông nghiệp đã loại bỏ 1.774 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật, 1.052 sản phẩm thuốc thú y, 3.621 sản phẩm phân bón kém chất lượng, không an toàn ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay, cả nước đã có hơn 1.800 cơ sở trồng trọt với diện tích hơn 80.000 ha; 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích hơn 2.600 ha, hơn 2.800 trang trại và hộ chăn nuôi được cấp chứng nhận VietGAP

và tương đương. Để bảo đảm an toàn nông sản thực phẩm, ngành nông nghiệp đang tiếp tục tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời, giảm ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn

thực phẩm cho tiêu dùng và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nhiều địa phương đã thực hiện tốt các chương trình phối hợp, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, giám sát bảo đảm thực phẩm, trọng điểm là các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Cùng với việc đẩy mạnh xây

Page 4: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 6 Số 7 năm 20197

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊAdựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đã quảng bá sản phẩm thông qua bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử. Tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng thời gian qua đã đẩy mạnh xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, nhất là cho siêu thị lớn. Đồng thời, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung an toàn thực phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng; tăng cường sử dụng vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Bên cạnh việc phát triển chuỗi, các đơn vị cũng nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra thường xuyên, đột xuất cơ sở sản xuất; kiểm soát tốt việc sử dụng chất cấm, chất độc hại trong sản xuất, chế biến. Qua đó, đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm.

Trong thực tế, các chuỗi bước đầu đã hình thành được mối liên kết từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh để sản phẩm sản xuất ra đảm bảo an toàn, hình thành được một số điểm giới thiệu, quảng bá, cung cấp sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn có nhãn hàng hóa nhận biết nguồn gốc, xuất xứ theo quy định. Tuy đạt được những kết quả bước đầu nhưng nhìn chung, vẫn tồn tại một số khó khăn như sau:

- Việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất còn chậm, quy mô triển khai nhỏ nên chưa tạo được chuỗi giá trị kinh tế của sản phẩm bền vững;

- Chưa nhân rộng được các mô hình kiểm soát chất lượng theo chuỗi nên sản lượng thực phẩm an toàn tiêu thụ qua các hệ thống phân phối và kinh doanh còn hạn chế;

- Thực trạng sơ chế, bảo quản nông sản, thực phẩm của các cơ sở và nông dân vẫn mang tính thủ công, đa số người sản xuất vẫn tự tìm nơi tiêu thụ;

- Nhiều mô hình sản xuất sản phẩm nông sản theo chuỗi an toàn thực phẩm còn đơn lẻ, chưa được nhân rộng do lợi ích về sản xuất sản phẩm an toàn chưa rõ ràng, chưa tạo động lực cho các cơ sở sản xuất;

- Việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp sạch cần có chi phí lớn, quay vòng vốn chậm. Đặc biệt là tình trạng các hộ sản xuất nông sản còn nhỏ lẻ, áp dụng tiến bộ kĩ thuật còn hạn chế; thiếu liên kết hoặc liên kết chưa bền vững giữa các nhà sản xuất với phân phối và tiêu thụ. Cùng với đó là sự khác biệt giữa các dấu hiệu giúp người tiêu dùng nhận biết giữa sản phẩm đã được kiểm soát và sản phẩm chưa được kiểm soát còn chưa nhiều.

Trước những đòi hỏi về chất lượng nông sản an toàn thực phẩm, cùng với ý thức của người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh và những khó khăn, vướng mắc trong việc đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung cấp thực phẩm nông sản an toàn, những quy định của pháp luật về lĩnh vực này đang ngày càng được hoàn thiện. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Các quy định sửa đổi, bổ sung này đã có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019. Theo đó, sẽ xây dựng chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm; ban hành chính sách phát triển chợ, siêu thị; quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các bộ, ngành và các địa phương.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước những bức xúc đặt ra về an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, tạo hành lang pháp lý bình đẳng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, hệ thống pháp luật đã và đang ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Đây chính là chỗ dựa quan trọng cho người tiêu dùng, các nhà doanh nghiệp và cơ quan thực thi công vụ, nâng cao trách nhiệm trong công tác an toàn thực phẩm nói chung và nông sản thực phẩm nói riêng. Mặt khác, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm để các quy định được thực thi hiệu quả.

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực dự kiến sẽ thuận lợi hơn trong quý II/2019

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 3/2019 nhìn chung khả quan hơn so với dự báo, với kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực trong nhóm (bao gồm thủy sản, rau quả, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè, gạo, cao su, sắn, gỗ và sản phẩm gỗ) đạt 3,13 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng 3/2018, cao hơn so với mức ước tính đạt 2,96 tỷ USD trước đó. Trong đó, ghi nhận diễn biến tích cực

hơn so với kỳ vọng của các mặt hàng thủy sản, rau quả và gạo. Tính chung trong quý I/2019, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt 8,05 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thời gian tới, dự kiến xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản sẽ tăng tốc trở lại nhờ được hỗ trợ bởi triển vọng khả quan đến từ các mặt hàng chủ chốt như gạo, rau quả hay gỗ và sản phẩm gỗ.

Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng 3 và quý I/2019(ĐVT: Lượng: nghìn Tấn; Trị giá: Triệu USD)

Mặt hàngTháng 3 năm 2019 So với tháng

3/2018 (%) Quý I năm 2019 So với quý I/2018 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giáTổng KNXK 22.780 7,2 58.860 5,3Nhóm NLTS 3.133 0,5 8.054 -1,9Gỗ và sản phẩm gỗ 882 21,1 2.270 16,2- Sản phẩm gỗ 617 20,7 1.616 17,6Hàng thủy sản 684 -1,9 1.792 1,6Hàng rau quả 365 13,7 949 -2,1Cà phê 172 299 -18,3 -26,3 489 850 -13,3 -21,9Hạt điều 32 250 12,4 -12,3 80 641 7,3 -15,1Gạo 694 298 6,1 -11,2 1.405 610 -5,2 -17,9Cao su 103 144 35,0 25,9 341 450 29,6 15,8Sắn và các sp từ sắn 271 105 -15,4 -5,3 679 256 -24 -10,4- Sắn 62 13 -57,8 -59,7 155 29 -63,1 -66Hạt tiêu 35 89 17,5 -15,6 71 190 18,3 -14,4Chè 9 17 3,8 23,4 27 47 5,2 19,6

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Page 5: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 8 Số 7 năm 20199

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUMặt hàng gạo:Quý I/2019, tổng lượng gạo xuất khẩu

đạt 1,4 triệu tấn, trị giá gần 610 triệu USD, giảm 5,2% về lượng và giảm 17,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Philippin đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 35,4% thị phần, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 172,5% so với cùng kỳ năm 2018 lên 215,8 triệu USD. Các thị trường có kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh là Bờ Biển Ngà (tăng 63,2%); Hồng Kông (tăng 112,8%), Nam Phi (tăng 87%) và Australia (tăng 102%).

Giá gạo xuất khẩu bình quân trong quý I/2019 đạt 434 USD/tấn, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2018 và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính kéo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về nguồn cung từ các nước Thái Lan, Campuchia, Myanmar và thị trường nhập khẩu quan trọng là Trung Quốc cũng đang áp dụng chính sách xả tồn kho, đưa nguồn dự trữ mới, với nhiều quy định nghiêm ngặt hơn cũng là những trở ngại không nhỏ trong hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn nhất trong năm 2018, trong 3 tháng đầu năm 2019 đã giảm tới 89,5% về lượng và 90,4% về trị giá xuống 43,3 nghìn tấn và 20,8 triệu

USD. Khó khăn trong hoạt động xuất khẩu đã kéo theo sự bấp bênh về giá cả và đầu ra sản phẩm lúa của người nông dân.

Tuy nhiên, nhiều khả năng trong quý II/2019, hoạt động xuất khẩu gạo sẽ diễn biến tích cực hơn do giá gạo của Việt Nam đang ở mức giá cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác nên sẽ thu hút được nhiều hợp đồng mới. Vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có báo cáo đánh giá năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gửi cho cơ quan Hải quan Trung Quốc cũng như xem xét lại việc giám sát với 3 doanh nghiệp bị

cấm xuất khẩu gạo sang Trung Quốc do hạt cỏ. Sau khi cơ quan Hải quan Trung Quốc thông qua các doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu gạo sang thị trường này khả năng sẽ tăng trưởng và ổn định hơn trong thời gian tới. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ đàm phán hạn ngạch xuất khẩu gạo vào Hàn Quốc. Indonesia cũng vừa công bố lượng gạo dự trữ sẽ hết vào tháng 6/2019, nên thị trường này được cho là sẽ tăng nhập khẩu gạo trong quý III và quý IV năm 2019. Trong khi đó, thị trường Philippin bắt đầu mở các vòng đàm phán nhập khẩu gạo và Ai Cập mở thông báo mời thầu gạo trắng hạt ngắn/hạt trung bình mở cho tất cả nhà thầu quan tâm cả trong nước và nước ngoài, hạn nộp hồ sơ thầu là 30/4/2019.

Tham khảo 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất trong quý I/2019 (ĐVT: Lượng – Tấn; Trị giá: Nghìn USD)

Thị trườngTháng 3/2019 So với tháng

3/2018 (%) Quý I/2019 So với quý I/2018 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giáPhilippin 234.582 90.503 6.413 6.146 549.433 215.839 210,3 172,5Irắc 120000 59.160 100 71,5 120000 59.160 33,3 13,2Bờ Biển Ngà 59.004 25.238 20,6 -13,8 124.226 56.044 116,6 63,2Malaysia 64.646 24.522 -24,6 -35,9 102.598 42.124 -34,7 -38,8Gana 30.326 14.793 71,2 48,2 62.223 31.058 32,1 8,8Hồng Kông 8.780 4.678 53,2 38,8 43.793 21.751 148,2 112,8Trung Quốc 33.724 16.309 -84,4 -86,1 43.258 20.811 -89,5 -90,4Singapore 8.228 4.168 23,2 9,7 20.993 11.260 8,4 4,2UAE 4.843 2.548 -10,2 -14 12.535 6.727 10,6 8,2Moodămbích 5.797 2.504 11.144 5.172

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)Mặt hàng rau quả:Tương tự mặt hàng gạo, chính sách

nhập khẩu nông sản của Trung Quốc thay đổi ngay lập tức đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu rau quả, là ngành có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2019, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 948,9 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 680,1 triệu USD, mặc dù vẫn chiếm tới 72% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả nhưng so với cùng kỳ năm trước đã giảm 6,3%. Hiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn khi yêu cầu kiểm dịch hoa quả xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng khắt khe, bao gồm phải có giấy chứng nhận

kiểm dịch thực vật hoa quả, hàng hóa có phải có nguồn gốc từ các nhà vườn hay cơ sở đóng gói đã đăng kí với các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như đã được cơ quan Hải quan Trung Quốc công nhận.

Dự kiến trong thời gian tới, xuất khẩu rau quả sẽ thuận lợi hơn trong bối cảnh các cơ quan quản lý đang nỗ lực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đáp ứng các quy định và giải quyết những vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc, cộng với nhiều nhà máy chế biến rau quả lớn, hiện đại đã đi vào hoạt động. Trong đó đáng chú ý nhất là nhà máy chế biến rau củ quả Tanifood tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Đây là nhà máy chế biến nông sản lớn hàng đầu Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng.

Tham khảo 10 thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất trong quý I/2019

Thị trường Tháng 3/2019 (nghìn USD)

So với tháng

2/2019 (%)

So với tháng

3/2018 (%)

Quý I/2019 (nghìn USD)

So với quý I/năm 2018 (%)

Tỷ trọngQuý

I/2019Quý

I/20+18 Tổng 364.599 57,4 13,4 948.871 -2,1 100 100Trung Quốc 253.145 47,8 12,8 680.047 -6,3 71,7 74,8Hàn Quốc 12.614 77,8 17,5 31.270 30,9 3,3 2,5Mỹ 12.281 77 16,5 31.745 10 3,3 3Nhật Bản 11.386 71,5 2,1 28.241 -0,4 3 2,9Hà Lan 5.375 28,7 0,6 16.677 25,9 1,8 1,4Thái Lan 4.795 119,1 -14,7 12.359 -31,8 1,3 1,9UAE 4.051 2245,8 4,4 10.496 3,4 1,1 1Đài Loan 3.519 101,5 47,9 7.753 16,6 0,8 0,7Ai Cập 3.199 927,3 5.475 0,6 0Australia 3.122 51 60,3 9.534 54,4 1 0,6

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Page 6: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 10 Số 7 năm 201911

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUTrong những quý tiếp theo, nhiều mặt

hàng khác trong nhóm nông, lâm, thủy sản dự kiến cũng sẽ đạt triển vọng tích cực hơn. Với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, các hiệp định đã ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ quan trọng để các sản phẩm gỗ từ Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để thâm nhập vào thị trường EU và thế giới. Hiện Hiệp định VPA đã được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thuận thông qua, dự kiến Hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 này. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho trên 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tiếp cận thị trường EU.

Đối với hạt tiêu, mặc dù giá hạt tiêu trong quý I tiếp tục giảm sâu tới 28% so với cùng kỳ năm trước xuống 2.672 USD/tấn và nguồn cung trên thị trường thế giới vẫn đang vượt so với cầu, tuy nhiên với lượng xuất khẩu tăng 18,3% lên 71 nghìn tấn cho thấy doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội thị trường rất tốt. Trong bối cảnh tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hạt tiêu không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới vẫn chưa chấm dứt thì cần cố gắng duy trì và tiếp tục mở rộng thị trường khi giá hạt tiêu đang xuống thấp và các nước xuất khẩu khác cũng đang gặp khó khăn về giá. Trong điều kiện giá xuống và hạt tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh, phải cố gắng giữ được thị phần, đến khi thị trường tăng giá trở lại đó sẽ là cơ hội của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc giảm 11,2% trong quý I/2019

672,8

408,56

708,01

100

300

500

700

900

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, sau khi giảm 4,8% trong năm 2018, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong quý I/2019 khi kim ngạch sụt giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 1,78 tỷ USD.

Mặc dù Trung Quốc vẫn duy trì vị trí số một về thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong quý I/2019 với tỷ trọng 22,1%, nhưng con số này đã giảm so với mức 24,4% của quý I/2018.

Trong đó, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng như: Hàng rau quả chiếm tới 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao su chiếm tỷ trọng 63,8%, đặc biệt sắn và các sản phẩm từ sắn chiếm 88,7%... Do chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu một số ngành hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam nên sự thay đổi của thị trường Trung Quốc đang ảnh hưởng đáng kể tới kết quả xuất khẩu chung của toàn ngành nông nghiệp trong quý I/2019.

Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2018-2019 (ĐVT: triệu USD)

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Trong quý I/2019, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, hàng rau quả là mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất với 680,05 triệu USD, so với quý I/2018 giảm 6,3%.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 5,1%, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 9,5%, hàng thủy sản

giảm 2,2%. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm rất mạnh so với quý I/2018, giảm tới 89,5% về lượng và 90,4% về trị giá.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh 32,4%. Hạt điều và cà phê có khối lượng tăng lần lượt là 3,4% và 13% nhưng kim ngạch giảm 14,7% và 2% do giá xuất khẩu giảm.

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong quý I/2019

(ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Tên hàng Quý I/2019 So với quý I/2018 (%)Tỷ trọng trong tổng

KNXK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Quý I/2019 Quý I/2018Tổng kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản 1.781.451 -11,2 22,1 24,4

Hàng rau quả 680.047 -6,3 71,7 74,9Cao su 219.029 286.975 47,6 32,4 63,8 55,8Gỗ và sản phẩm gỗ 253.256 -5,1 11,2 13,7Sắn và các sản phẩm từ sắn 603.542 227.443 -24,5 -9,5 88,7 87,8Hàng thủy sản 196.590 -2,2 11,0 11,4Hạt điều 10.700 86.577 3,4 -14,7 13,5 13,5Cà phê 10.768 24.096 13,0 -2,0 2,8 2,3Gạo 43.258 20.811 -89,5 -90,4 3,4 29,1Chè 1.401 5.655 -20,2 134,5 12,1 6,2

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Page 7: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 12 Số 7 năm 201913

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUĐánh giá tình hình xuất khẩu nông,

lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua:

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực sang thị trường Trung Quốc giảm trong thời gian qua, nhất là mặt hàng gạo và rau quả được nhận định là do có sự biến động về nhu cầu và những thay đổi về chính sách nhập khẩu của thị trường này.

Theo số liệu của cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu trái cây của nước này tăng 0,6% về lượng nhưng giảm 17,1% về trị giá trong 2 tháng đầu năm 2019. Tương tự, nhập khẩu lúa gạo giảm 0,8% về lượng nhưng tăng 1% về trị giá; Nhập khẩu sắn giảm 50,4% về lượng và 51,4% về trị giá.

Hiện nay, yêu cầu về chất lượng hàng hoá của Trung Quốc ngày càng nâng lên – đây cũng là xu hướng chung trên thị trường thế giới. Trung Quốc đã bắt đầu khắt khe hơn trong việc sử dụng các mặt hàng nông sản và ngày càng đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc nông sản. Theo đó, Trung Quốc tăng cường quản lý khu vực biên giới, thắt chặt kiểm dịch và quản lý chất lượng hàng nhập khẩu, truyền thông nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ ngày 01/10/2019, Trung Quốc cũng sẽ áp dụng việc yêu cầu các lô hàng thực phẩm nhập khẩu đều phải có chứng thư xuất khẩu đi kèm.

Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Trung Quốc trong 2 tháng năm 2019

Tên hàng2 tháng năm 2019 So với 2 tháng 2018 (%)

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD) Lượng Trị giá

Sản phẩm nông nghiệp 23.463.881 2,1Thủy sản 570 2.364.644 19,2 23,9 Trong đó: Cá đông lạnh 350 670.371 7,3 37,5Trái cây tươi hoặc khô 1.180 2.187.310 0,6 -17,1 Trong đó: Chuối tươi và chế biến 0,285 174.280 61,1 61,5 Long nhãn tươi 0,180 157.171 -41,1 -36,5Ngũ cốc 16.080 6.568.506 -25,5 -17,2Trong đó: Sắn 670 148.969 -50,4 -51,4 Lúa gạo 410 241.338 -0,8 1,0Nguyên liệu thôCao su tự nhiên 280 346.119 -3,5 -19,3Cao su tổng hợp 710 1.110.600 -1,1 -11,5Gỗ thô 1.512.712 -19,9Gỗ xẻ, bóc vỏ 1.245.895 2,4Ván ép, tấm phủ veneer & gỗ dán 14.130 -22,3

(Nguồn: Trung tâm thông tin CCS (Thống kê Hải quan Trung Quốc))Cùng với Việt Nam, hiện nay Thái Lan

đang là một trong những thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm hàng này của Thái Lan sang Trung Quốc cũng có sự sụt giảm khá mạnh trong 2 tháng đầu năm 2019.

Cụ thể, lượng rau quả xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc giảm 41,6% so

với cùng kỳ năm 2018, sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 51,9%, gạo giảm 29,4%. Trong khi đó, mặt hàng thủy sản lại tăng mạnh 64,1%.

Như vậy, qua số liệu của cơ quan Hải quan Thái Lan có thể thấy xuất khẩu của các thị trường khác vào Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn trong những tháng đầu năm nay.

Tham khảo một số mặt hàng nông sản của Thái Lan xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2019

Tên hàng2 tháng năm 2019 So với 2 tháng năm 2018 (%)

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn bath) Lượng Trị giá

Rau quả 735.201 9.817.883 -41,6 -8,7 Rau củ (HS 07) 566.506 3.952.354 -51,6 -50,4 Trái cây (HS 08) 168.695 5.865.529 87,4 110,4Sắn và các sản phẩm từ sắn 560.768 3.822.707 -51,9 -51,3 Sắn (HS: 071410) 559.663 3.792.618 -52,0 -51,6 Tinh bột sắn (HS: 1903) 1.105 30.089 180,0 186,3Cao su 463.675 11.508.848 0,0 -45,6 Cao su thiên nhiên (HS 4001) 199.912 199.912 -16,3 -98,0 Cao su tổng hợp (HS 4002) 263.763 11.308.936 17,3 2,9Thủy sản 9.403 1.730.281 64,1 54,3 HS 03 8.289 1.550.420 84,1 64,5 HS 1604 1.061 156.116 0,0 8,9 HS 1605 52 23.745 -68,6 -33,2Gạo (1006) 87.922 1.579.226 -29,4 -34,0

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của cơ quan Hải quan Thái Lan)Triển vọng xuất khẩu sang thị trường

Trung Quốc trong thời gian tớiTrong thời gian tới, xuất khẩu một số

mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc như: Gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, hàng rau quả vẫn còn nhiều khó khăn do nhu cầu giảm cũng như việc tăng cường truy xuất nguồn gốc từ thị trường này.

Tuy nhiên, xuất khẩu cao su, thủy sản, cà phê, hạt điều sang thị trường Trung Quốc có triển vọng tăng do nhu cầu đối với các mặt hàng này của Việt Nam vẫn ở mức cao.

Đối với mặt hàng gạo:Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo

Trung Quốc sẽ tăng lượng gạo xuất khẩu trong năm 2019 nhằm giải phóng tồn kho trong nước, hiện tại, con số tồn kho của nước này đang chiếm hơn một nửa lượng tồn kho gạo xay xát của thế giới. Trong khi đó, lượng gạo tiêu dùng trong nước cũng đang duy trì ở mức cao tương tự. Tồn kho cuối kỳ của Trung Quốc niên vụ 2018/19 dự báo trong khoảng 109,6 triệu tấn.

Do tồn kho ở mức cao, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục siết chặt nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng Đông Nam Á bằng các biện pháp triển khai kiểm dịch và kiểm tra chặt chẽ hơn, đặc biệt xét đến các tiêu chuẩn chất lượng và phân loại mới sửa đổi của nước này.

Page 8: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 14 Số 7 năm 201915

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Hàng rau quả:Việt Nam đang có cơ hội để đẩy mạnh

xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc trong năm 2019 do sản lượng vải thiểu ở tỉnh Hải Nam – Trung Quốc năm nay dự báo sẽ thấp do thời tiết khắc nghiệt ở nhiều vùng thuộc khu vực này. Theo thông tin từ Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Sinh thái Hải Nam Wushen (Hainan Wushen Ecological Agricultural Development Co., Ltd.), sản lượng loại vải thiều (Concubine Smile) năm nay dự kiến được bán trên thị trường từ 10/5/2019 sẽ giảm 50-60%. Trong khi đó sản lượng loại vải Lychee King, dự kiến sẽ bắt đầu bán từ 20/5/2019 – có thể sẽ giảm 60-70%. Như vậy, tổng sản lượng vải thiều Hải Nam năm nay sẽ giảm và giá cả dự báo sẽ cạnh tranh hơn.

Bên cạnh yếu tố thuận lợi, ngành hàng rau quả Việt Nam cũng cần chú ý, từ 1/5/2019, cơ quan Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện thêm một số quy định mới đối với một số loại trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Cụ thể, đối với dưa hấu: Không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan; Yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái. Đối với mít: yêu cầu dùng giấy dai Kraft để bọc hoặc dùng bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc. Đối với chuối: Yêu cầu bao bì

là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc (đều phải in mã và thông tin truy xuất nguồn gốc).

Sắn và các sản phẩm từ sắn:Từ năm 2018 đến nay, Trung Quốc

vẫn tiếp tục áp dụng chính sách duy trì sản lượng dự trữ ngô ở mức thấp thông qua đấu giá định kỳ.

Cơ quan dự trữ ngũ cốc quốc gia của Trung Quốc thông báo rằng đã giảm được 100 triệu tấn ngô trong năm 2018, khiến giá ngô trở nên cạnh tranh hơn và dẫn tới sụt giảm các sản phẩm thay thế ngô, đặc biệt là sắn lát.

Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường này cũng đang chịu ảnh hưởng bởi việc kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam nhập khẩu qua các cửa khẩu.

Hàng thủy sản:Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu

Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc khoảng hơn 3 triệu tấn/năm chưa kể nguồn nuôi trồng khai thác rất lớn ở trong nước. Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi tôm nhưng cũng chỉ chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Hiện nay, xu hướng của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang tăng nhu cầu đối với thuỷ sản nhập khẩu do lo ngại về an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng sản phẩm nước ngoài và khai thác tự nhiên. Đặc biệt là các sản phẩm đã được thị trường Mỹ và châu Âu chấp nhận.

Do nhu cầu tôm vẫn ổn định và vị trí địa lý thuận lợi, VASEP khuyến nghị doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng được thương hiệu, chú trọng xây dựng bao bì phù hợp với thị trường Trung Quốc để duy trì xuất khẩu sang thị trường quan trọng này.

Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu, tập trung nhập khẩu chính ngạch. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp tôm lớn của Việt Nam muốn phát triển xuất khẩu bền vững vào thị trường Trung Quốc yên tâm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

VASEP dự kiến năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 700 triệu USD, tăng 42% so với năm 2018.

Đối với mặt hàng cao su:Nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc

trong năm 2019 có thể sẽ tiếp tục chững lại trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này có xu hướng giảm tốc bởi những tác động tiêu cực từ căng thẳng thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này lại đang có lợi thế cạnh tranh so với các nhà cung cấp cao su khác vào thị trường Trung Quốc. Trong những tháng đầu năm 2019, mặc dù nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc có xu hướng giảm nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh.

Theo số liệu của cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu cao su của nước này giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 990 nghìn tấn. Trong đó, lượng cao su tổng hợp đạt 710 nghìn tấn, giảm 1,1%; cao su thiên nhiên đạt 280 nghìn tấn, giảm 3,5%.

Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ tiếp tục tăng mạnh trong quý I/2019

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong tháng 3/2019 đạt 34,76 triệu USD, tăng 56,5% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính từ đầu năm 2019 đến hết quý I/2019, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường này đạt 95,31 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2018.

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ năm 2018- 2019 (ĐVT: triệu USD)

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

44,939,6

34,6731,53 32,7533,1

28,3

43,3

23,94

42,5

31,8 3034,8

38,5

22,2

5

15

25

35

45

55

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2018 Năm 2019

Page 9: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 16 Số 7 năm 201917

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUKim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy

sản sang thị trường Ấn Độ giảm trong quý I/2019 đến từ các mặt hàng như: Cà phê giảm 41,9%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 37,1%, hàng thủy sản giảm 13%, hạt điều giảm 31,8%. Ngoài ra, mặt hàng hạt tiêu dù tăng 5,3% về lượng nhưng do giá giảm nên kim ngạch giảm mạnh 24,8%.

Trong khi đó, cao su tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ với khối lượng đạt 29,68 nghìn tấn, trị giá 40,48 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2018 tăng mạnh 52,6% về lượng và 33,6% về trị giá.

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong quý I/2019 (ĐVT: Lượng: tấn; Trị giá: nghìn USD)

Tên hàng Tháng 3/2019 So với tháng 3/2018 (%) Quý I/2019 So với quý I/2018

(%)Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng kim ngạch 34.760 -18,2 95.312 -14,1Cao su 8.581 12.215 86,3 65,0 29.676 40.484 52,6 33,6Hạt tiêu 3.448 8.413 11,2 -19,8 7.508 18.841 5,3 -24,8Cà phê 3.504 6.601 -56,1 -52,0 9.651 15.209 -33,7 -41,9Gỗ và sản phẩm gỗ 3.564 -34,4 8.509 -37,1Hàng thủy sản 2.171 -20,1 6.459 -13,0Hạt điều 267 1.680 -8,6 -34,5 944 5.584 -11,4 -31,8Chè 84 116 -46,2 -9,4 154 226 -35,8 1,2

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)- Nhận định và dự báo

Xuất khẩu tới thị trường Ấn Độ cũng còn những khó khăn như khoảng cách địa lý xa, giao thông không thuận tiện, thông tin thị trường còn thiếu, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa phát triển cân xứng giữ các vùng miền, sự khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ… Tuy nhiên, theo đánh giá, với sức mua lớn của thị trường 1 tỷ dân cũng như những nỗ lực của Ấn Độ trong việc phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, chính sách thu hút đầu tư, sẽ là các cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới thị trường đầy tiềm năng này. Trong đó, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có nhiều tiềm năng và dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức đoàn xúc tiến thương mại, đàm phán thúc đấy xuất khẩu sản phẩm nông sản vào thị trường Ấn Độ.

Theo đó, Việt Nam và Ấn Độ đã thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nông sản hai nước tiếp cận được thị trường của nhau nhằm góp phần đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỉ USD vào năm 2020.

Trong đó có việc đẩy nhanh quy trình kỹ thuật để mở cửa thị trường đối với 03 sản phẩm nông nghiệp của Ấn Độ là nho, lựu và hạt kê. Chiều ngược lại, Ấn Độ cũng sẽ mở cửa cho 5 loại trái cây của Việt Nam là thanh long, nhãn, bưởi, chôm chôm và sầu riêng.

Hiện nay, ngành điều Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu hụt điều nguyên liệu trong khi giá điều thế giới tăng cao. Chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế nhập khẩu đối với hạt điều nguyên liệu từ 5% xuống 2,5% (trong khi thuế nhập khẩu điều chế biến vẫn ở mức cao 18-30%), đồng thời đang xem xét áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu điều nhân và hạn chế xuất khẩu điều thô để khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu điều nguyên liệu vào Ấn Độ chế biến, tạo công ăn việc làm và nâng cao giá trị gia tăng.

Trong khi đó, Việt Nam đề nghị Ấn Độ xem xét cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nông sản Việt Nam hiện đang ở mức rất cao như hồ tiêu (51%), cà phê (50%), thủy sản đông lạnh (30%), thanh long, nhãn (30%), điều chế biến (18-30%) để góp phần

cân bằng cán cân thương mại nông sản hai chiều và phản ánh đúng thực tế mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đề xuất hai nước đàm phán và ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kiểm tra và chứng nhận an toàn thực phẩm đối với hàng nông thủy sản nhằm tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại song phương. Hai bên thống nhất cử đầu mối để duy trì kênh thông tin liên lạc và tăng cường đối thoại về chính sách thương mại liên quan đến hàng nông thủy sản.

Triển vọng xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ

Xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhu cầu tăng, cao su Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu Ấn Độ ưa dùng. Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường này khó có thể duy trì được đà tăng trưởng cao như năm 2018 do nguồn cung cao su nội địa Ấn Độ dự kiến phục hồi trong năm tài khóa 2018/2019 trong khi nước này cũng đang tính tới việc điều tiết nhập khẩu cao su.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC), tiêu thụ cao su

tự nhiên của Ấn Độ dự báo tăng khoảng 4% trong năm 2019.

Chính phủ nước này đang triển khai hàng loạt biện pháp để hỗ trợ nông dân trồng cao su, bao gồm cả việc điều tiết nhập khẩu cao su tự nhiên và tăng thuế nhập khẩu mủ cao su khô. Ấn Độ cũng có các chính sách khuyến khích sản xuất cao su tự nhiên tại các bang sản xuất cao su lớn như Kerala

Theo số liệu từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, trong 10 tháng của năm tài khóa 2018/2019 (tháng 4/2018 đến tháng 1/2019) nhập khẩu cao su của Ấn Độ (Mã HS 40) đạt 508,27 nghìn tấn, tăng 33,98% so với cùng kỳ năm tài khóa 2017/2018. Trong đó, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan là 3 nhà cung cấp cao su lớn nhất cho thị trường này. Đáng chú ý, trong khi lượng cao su của Indonesia và Thái Lan xuất khẩu vào Ấn Độ giảm lần lượt là 1,79% và 22,38% thì lượng cao su của Việt Nam lại tăng mạnh 80,64%. Theo đó, Việt Nam đứng thứ hai về cung cấp cao su cho thị trường Ấn Độ với khối lượng đạt 93,94 nghìn tấn, chiếm 18,5% tổng khối lượng cao su nhập khẩu vào Ấn Độ, tăng so với mức 13,7% của cùng kỳ năm tài khóa 2017/2018.

Page 10: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 18 Số 7 năm 201919

Thị trường cung cấp cao su và sản phẩm cao su (Mã HS: 40) cho Ấn Độ từ tháng 4/2018 đến tháng 1/2019

Thị trường T4/2018 đến T1/2019 (tấn)

T4/2017 đến T1/2018 (tấn) So sánh (%)

Tỷ trọng T4/2018 đến T1/2019 (%)

Tỷ trọng T4/2018 đến T1/2019 (%)

Tổng 508.277 379.363 33,98 100,0 100,0Indonesia 225.069 229.182 -1,79 44,3 60,4Việt Nam 93.938 52.003 80,64 18,5 13,7Thái Lan 49.639 63.950 -22,38 9,8 16,9Malaysia 49.568 4.141 1,097,07 9,8 1,1Singapore 47.573 19 251.983 9,4 0,0Bờ Biển Ngà 29.797 14.717 102,47 5,9 3,9Myanmar 3.248 785 313,92 0,6 0,2Philippin 1.109 2.016 -45 0,2 0,5Sri Lanka 1.083 1.171 -7,56 0,2 0,3

(Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ)Triển vọng xuất khẩu cà phê sang thị

trường Ấn Độ Do nguồn cung cà phê nội địa Ấn Độ

lạc quan hơn dự kiến nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này có thể giảm trong thời gian tới.

Sản lượng cà phê của Ấn Độ trong vụ mùa hiện tại (2018-2019) dự báo tăng hơn 1% lên 319.000 tấn so với mức 316.000 tấn trong vụ mùa 2017/2018. Sự gia tăng này là được cho là nhờ sản lượng cà phê Robusta

tăng cao, mặc dù mưa lớn ảnh hưởng đến vụ mùa ở Karnataka, tỉnh sản xuất cà phê chính của Ấn Độ.

Sản lượng cà phê Arabica dự kiến đạt 95.000 tấn, tương đương với sản lượng năm ngoái, trong khi sản lượng cà phê Robusta tăng nhẹ từ 221.000 tấn lên 224.000 tấn. Vụ thu hoạch cà phê Arabica gần như đã kết thúc, trong khi thu hoạch cà phê Robusta vẫn đang diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau.

Thanh Hóa đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và tiêu thụ nông sản trong thời kỳ mới

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều sản phẩm đặc sản giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn liền với các vùng địa lý. Thanh Hóa có 3 tiểu vùng sinh thái chính là trung du miền núi, đồng bằng và vùng ven biển. Vùng ven biển bao gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và thành phố Sầm Sơn.

Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa xác định phát triển 19 sản phẩm nông nghiệp chủ lực; trong đó, trồng trọt có 7 sản phẩm, gồm: Lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao; ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao; rau an toàn, hoa, cây cảnh; mía thâm canh, cây ăn quả và cây thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi có 5 sản phẩm: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu, con nuôi đặc sản. Thủy sản có 3 sản phẩm: Tôm he chân trắng, ngao Bến Tre, sản phẩm hải sản khai thác xa bờ. Lâm nghiệp có 4 sản phẩm: Gỗ lớn, luồng thâm canh, quế, dược liệu dưới tán rừng.

Trên cơ sở xác định các sản phẩm chủ lực tỉnh Thanh Hóa định hướng đến năm 2020, xây dựng 6 thương hiệu hàng hóa nông sản xứ Thanh, gồm: Lúa gạo, mía, cây ăn quả, ngao Hậu Lộc, quế ngọc Thường Xuân và đào cảnh Xuân Du (Như Thanh). Giai đoạn 2021-2030, tiếp tục xây dựng thêm 41 thương hiệu nông sản còn lại như: Thịt bò chất lượng cao, các con nuôi đặc sản, tôm chân trắng,... Các sản phẩm lâm nghiệp được định hướng gồm: Gỗ xẻ nan thanh, ván MDF, các sản phẩm mộc và gỗ chế biến từ gỗ rừng trồng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất chế, biến từ tre, nứa, vầu, tinh dầu quế, sa nhân, ba kích, thảo quả, chè vằng, thiên niên kiện, nấm lim xanh...

Đây là những sản phẩm có số lượng lớn, có thế mạnh và sức cạnh tranh cao, có khả năng mở rộng sản xuất, phát triển ứng dụng công nghệ cao, có khả năng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Việc xác định danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực cũng là hướng đi đúng trong lộ trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo chiều sâu, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thực hiện tích tụ đất đai, hướng đến sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến theo chiều sâu đối với các sản phẩm như: Ván ghép thanh, ván MDF, các sản phẩm chế biến từ luồng,... Khuyến khích doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Trong lâm nghiệp, thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC cho mô hình lâm nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất cây giống, trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm đối với 2 sản phẩm là cây luồng và rừng gỗ lớn tại Thạch Thành và Quan Hóa.

Đi đôi với các giải pháp về sản xuất, ngành nông nghiệp và các địa phương còn tập trung thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, như: Duy trì và phát triển các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh đã và đang tham gia xuất khẩu đến nhiều thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông, Lào, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Nga, Pháp, Bêlarút, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Mỹ,...

Xây dựng phần mềm kết nối cung, cầu nông sản, thực phẩm an toàn:

Thanh Hóa hiện có 73 vùng sản xuất

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠITHÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Page 11: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 20 Số 7 năm 201921

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

chuyên canh rau, quả an toàn tập trung với diện tích hơn 440 ha đủ điều kiện an toàn thực phẩm và nhiều sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản như: bưởi Luận Văn, vịt Cổ Lũng, nem chua Thanh Hóa, nước mắm Thanh Hương, nước mắm Ba Làng, bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng…

Nhằm tạo môi trường mạng tin cậy giúp cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng gặp gỡ, kết nối giao thương, giúp cơ quan chức năng phát huy được vai trò quản lý, giám sát trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Tập đoàn VNPT và UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chính thức khai trương Trang thông tin kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trang thông tin này hoạt động như một Sàn giao dịch điện tử,

góp phần hiện thực hóa mục tiêu thúc đẩy kết nối tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn, nâng cao giá trị nông sản, thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Chỉ cần một số thao tác đơn giản trên máy tính để bàn, máy tính xách tay hay điện thoại thông minh… người tiêu dùng đã có đầy đủ thông tin về nông sản, thực phẩm an toàn trên khắp các vùng, miền của tỉnh Thanh Hóa tại địa chỉ: https://www.nongsanantoanthanhhoa.vn

Những mặt hàng này sẽ được giao đến tận tay người tiêu dùng thông qua các giao dịch thương mại điện tử... Trang thông tin này được Trung tâm Công nghệ thông tin - Viễn thông Thanh Hóa (VNPT Thanh Hóa) triển khai xây dựng từ tháng 7/2018 và hiện đang hoạt động thử nghiệm.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Khe Mây của Hà TĩnhDự án tạo lập nhãn hiệu chứng nhận

“Cam Khe Mây” dùng cho sản phẩm cam quả của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh do Trung tâm Nghiên cứu công nghệ - Sở hữu trí tuệ CLIPTEK triển khai. Dự kiến, nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp trước mùa thu hoạch cam năm 2019.

Hương Khê hiện có 1.857 ha cam, tập trung nhiều ở các xã Hương Đô, Lộc Yên, Hương Trà, Hương Thủy… Đặc biệt, Hương Đô được ví như “thủ phủ cam” bởi đặc sản cam Khe Mây thơm ngon nức tiếng. Cam Khe Mây đã tồn tại hàng chục năm, song lại chưa có thương hiệu riêng nên còn nhiều khó khăn trong tiêu thụ.

Tuy chưa được bảo hộ nhưng để quảng bá thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã tư vấn, hỗ trợ Hiệp hội

Sản xuất và Kinh doanh bưởi Phúc Trạch in tem, nhãn, bao bì và thùng các-tông với dòng chữ “Cam Khe Mây”.

Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức bảo hộ nhãn hiệu “Mộc Thái Yên” - Hà Tĩnh

Cục Sở hữu Trí tuệ vừa quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Mộc Thái Yên – Làng nghề truyền thống Đức Thọ, Hà Tĩnh”. Theo đó, nhãn hiệu Mộc Thái Yên được cấp cho Hội Nghề mộc Thái Yên (xã

Thái Yên, huyện Đức Thọ) quản lý và sử dụng nhãn hiệu. Hội Nghề mộc Thái Yên hiện hội có 94 hội viên.

Việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Mộc Thái Yên”, xây dựng

và vận hành cơ chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu này được coi là nhu cầu thực tiễn và để nâng cao giá trị tài sản vô hình, tập trung sản xuất, bảo đảm cạnh tranh trên thị trường. Nghề mộc Thái Yên đã tồn tại hơn

300 năm. Hiện nay, Thái Yên có hơn 1.000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, có hơn 11 doanh nghiệp và 33 cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm từ nghề mộc.

Ra mắt sàn giao dịch tôm đầu tiên ở Việt NamNgày 5/4/2019, tại Thành phố Cần Thơ,

Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS - Hội Nghề cá Việt Nam) tổ chức ra mắt Sàn giao dịch (SGD) tôm Việt.

SGD tôm Việt do Công ty CP Công nghệ và Đầu tư Cửu Long xây dựng. Đây là SGD tôm đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài chức năng cung cấp thị trường và giá bán cho người nuôi tôm, SGD còn là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua để trao đổi thông tin. Giai đoạn đầu sẽ miễn phí cho nông dân tham gia SGD.

Người nuôi tôm có thể đăng sản phẩm lên SGD qua website: www.cnsv.vn, người thu gom hoặc nhà máy có nhu cầu mua lên sàn trao đổi với người bán, thỏa thuận giá cả và thanh toán qua sàn, không dùng tiền mặt. SGD giúp người nuôi chủ động trong mua bán như tự quyết định tiền cọc, giá bán, thời gian giao hàng, chọn thời điểm bán có lợi nhất, xây dựng thương hiệu và truy xuất được nguồn gốc cho con tôm. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, mua tôm qua SGD sẽ nhanh hơn cách mua cũ.

Lâm Đồng dán tem chống hàng giả cho khoai tây Đà LạtChương trình dán tem chống giả cho

khoai tây Đà Lạt nằm trong Đề án thí điểm nhận diện khoai tây Đà Lạt do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng thực hiện. Đây là biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng khoai tây Đà Lạt bị khoai ngoại nhập mạo danh, bán tràn lan trên thị trường trong nhiều năm qua.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng vừa triển khai cho các đơn vị dán tem chống hàng giả đối với 1.500 tấn khoai tây Đà Lạt, trước khi đưa ra phân phối trên thị trường. Chi cục đã cung cấp cho 9 đơn vị sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai tây Đà Lạt trên 65.000 thùng carton loại 10kg để đóng gói.

Trên các thùng có in sẵn hình củ khoai tây giống 07 và P03 (giống sản xuất phổ biến tại Đà Lạt và các vùng phụ cận) kèm theo logo thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Khi đóng gói, mỗi thùng carton gồm nhiều túi lưới loại 0,5 - 1kg, bên trong được dán tem chống giả và nhận diện thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Tem chống giả được áp dụng theo công nghệ Hologram,

tích hợp ánh sáng, in bằng phương pháp in laser, có địa chỉ đơn vị cung cấp khoai tây và đơn vị thực hiện đề án.

Hiện đã có 9 đơn vị sản xuất, kinh doanh được chọn thí điểm dán tem chống giả khoai tây Đà Lạt gồm 8 hợp tác xã gồm: Hợp tác xã Anh Đào, Hợp tác xã Phước Lộc, Hợp tác xã Tân Tiến, Hợp tác xã Hiền Thi, Hợp tác xã Tiến Huy, Hợp tác xã Phước Lộc, Hợp tác xã Phong Thúy, Hợp tác xã Thảo nguyên và cơ sở nông sản Đức thành. Các đơn vị này đóng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng và huyện Đơn Dương.

Page 12: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 22 Số 7 năm 201923

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Thúc đẩy các mặt hàng nông sản Việt Nam sang châu ÂuChiều ngày 8/4/2019, Cục Xúc tiến

thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan Hỗ trợ nhập khẩu từ các nước phát triển của Hà Lan (CBI) đã tổ chức Hội thảo Xúc tiến xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang châu Âu.

Hoạt động kinh doanh các sản phẩm hữu cơ ở châu Âu tăng 50% từ năm 2012 – 2016, đạt tới 40 tỷ Euro. Các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ dần trở thành xu hướng trong tương lai. Vì vậy, các sản phẩm hữu cơ dần trở thành một lĩnh vực mới để khởi nghiệp của các công ty công nghệ. Nắm bắt được xu hướng này, trong những năm qua, để đa dạng các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ kỹ thuật, các đối tác nhập khẩu, các nhà phân phối cũng như người tiêu dùng châu Âu đã có cái nhìn khác đối với quá trình đổi mới ngành nông sản, thực phẩm Việt Nam.

Theo đó, ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung nông sản, thực phẩm quan trọng cho thị trường thế giới nói chung và châu Âu nói riêng.

Bên cạnh những thế mạnh vốn có, các sản phẩm nông sản Việt Nam cũng không ngừng thay đổi để thích nghi với nhu cầu của thị trường. Hội thảo lần này là cơ hội để giúp các doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang châu Âu trong tương lai. Trên cơ sở đó, đưa xu hướng sử dụng các thực phẩm an toàn cho sức khoẻ, các sản phẩm tự nhiên, hữu cơ dần trở thành thị trường hấp dẫn và tiềm năng cho ngành thực phẩm chế biến Việt Nam.

Mời Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Đoàn giao dịch thương mại tại Trung Quốc

Thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2019 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 5106/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức “Đoàn Giao dịch thương mại tại Trung Quốc”, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

Thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ, dệt may… Quảng bá thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường và mở rộng kinh doanh sang thị trường Trung Quốc.

2. Quy mô: Khoảng 40 doanh nghiệp và tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam.

3. Thời gian dự kiến: Từ ngày 09 đến ngày 14 tháng 6 năm 2019

4. Địa điểm: Tại Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây), Trung Quốc.

5. Ngành hàng: Nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may.

6. Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc trong các lĩnh vực ngành hàng nêu trên, tổ chức xúc tiến thương mại của các địa phương.

7. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiêp tham gia

- Doanh nghiệp có năng lực sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sang Trung Quốc, có mục đích phát triển thị trường Trung Quốc trong các lĩnh vực ngành hàng mục tiêu nêu trên của Chương trình. Nhân sự doanh nghiệp cử tham gia Đoàn có khả năng giao dịch thương mại quốc tế. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tham dự đúng hạn quy định.

8. Chi phí

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình. Các chi phí khác sẽ do doanh nghiệp tự túc.

9. Các nghĩa vụ của doanh nghiêp khi tham gia chương trình

- Hoàn thành hồ sơ đăng ký tham gia chương trình và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và quy định của Ban tổ chức Đoàn.

- Sau khi kết thúc Đoàn, trong vòng 15 ngày các doanh nghiệp tham dự Đoàn phải gửi báo cáo kết quả (theo mẫu), hộ chiếu trang 1 và trang có đóng dấu xuất nhập cảnh ở Việt Nam (bản phô tô) về Cục Xúc tiến thương mại.

10. Thời hạn đăng ký tham gia: Thứ Sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2019.

Hồ sơ đăng ký tham gia Đoàn đề nghị gửi về:

Cục Xúc tiến thương mạiĐịa chỉ: Tầng 7, 20 Lý Thường Kiệt,

Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 024. 39364792 (máy lẻ 105

hoặc 107); Fax: 024. 39369493Email: [email protected] hoặc

[email protected]ên hệ: Anh Tuấn Vũ (ĐT:0936582237).

Giao thương:Công ty trung gian ở Áo mong muốn nhập khẩu gạo White Long Grain Rice 25 %

Broken

Doanh nghiệp trung gian của Áo đang tìm kiếm đối tác xuất khẩu gạo của Việt Nam với số lượng ban đầu trên 10.000 tấn.

Doanh nghiệp trung gian của Áo yêu cầu gạo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:

+ Broken: 25.0% max

+ Moisture: 14.5% max

+ Damaged kernels: 3.0% max

+ Yellow kernels: 3.0% max

+ Foreign matters: 2% max

+ Paddy kernels: 30 seeds/KG max

+ Chalky kernels: 8.0% max

+ Immature kernels: 2.0% max

+ Red kernels: 3.5% max

+ Milling degree: Well milled and polished.

Ngoài ra, đối tác Áo này mong muốn nhận được 100 kg gạo mẫu trước khi bắt đầu đàm phán hợp đồng.

Doanh nghiệp quan tâm, đề nghị báo giá FOB và liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Áo ([email protected]; +43 699 120 88 444).

Page 13: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 24 Số 7 năm 201925

THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIƠITHÔNG TIN CHÍNH SÁCH - ĐẦU TƯ

Mỹ công bố thuế chống bán phá giá 0% cho 31 doanh nghiệp Việt Nam

Ngày 9/4, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13), với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%.

Bộ Thương mại Mỹ kết luận sơ bộ rằng các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Sao Ta (Fimex) và Công ty Hải sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company) không bị bán phá giá vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/2/2017 đến ngày 31/1/2018. Vì vậy, DOC thông báo thuế sơ bộ đối với 2 công ty là 0%.

29 công ty khác của Việt Nam có nộp đơn xin xác định mức thuế suất khác biệt hoặc cam kết không có lô hàng nào xuất khẩu vào Mỹ trong khoảng thời gian nêu trên cũng được hưởng mức thuế 0%.

Ngược lại, với 67 công ty khác của Việt Nam không thuộc các trường hợp nêu trên, Bộ Thương mại Mỹ cho rằng không đủ điều kiện để được hưởng thuế suất riêng nên sẽ chịu thuế suất thuế bán phá giá chung cho sản phẩm cùng loại từ Việt Nam là 25,76%.

Hà Nội chọn địa điểm xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Gia Lâm

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1425/QĐ-UBND về việc phê duyệt Văn kiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Khảo sát, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại TP. Hà Nội’’ do Chính phủ Pháp tài trợ không hoàn lại.

Dự án nhằm khảo sát, lập nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại TP. Hà Nội theo quy định hiện hành liên quan của pháp luật Việt Nam; Đề xuất phương án, hình thức đầu tư để xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại TP Hà Nội phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan.

Theo đó, tổng vốn và nguồn vốn thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật là 415.000 Euro, tương đương 11,205 tỷ đồng, do Chính phủ Pháp tài trợ không hoàn lại. Thời gian thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật là 01 năm (từ quý II/2019 - quý II/2020).

Địa điểm dự kiến thực hiện xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội (quy mô khu đất khoảng 155ha).

Nội dung chính của Dự án hỗ trợ kỹ thuật: Đánh giá tác động của việc đặt chợ đầu mối tại vị trí đã chọn; nghiên cứu lưu lượng giao thông; thiết kế sơ bộ chợ đầu

mối; ước tính chi phí dự án... Nghiên cứu chợ; nghiên cứu kỹ thuật; cộng thêm các yếu tố pháp lý. Từ đó, đưa ra các phân tích tài chính như: Phân tích kinh tế dự án, phân tích tài chính của tài khoản giao dịch dự án và tài khoản tiền mặt, mô phỏng và giả định.

Trên địa bàn thành phố hiện có 22 chợ thương mại, gần 150 siêu thị, 454 chợ gồm cả đầu mối và chợ dân sinh cùng khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi, tiện ích kinh doanh, chưa kể bán hàng qua mạng.

Trong đó, 2 chợ đầu mối chính gồm Hoàng Mai ở phía Nam và Minh Khai ở Bắc Từ Liêm. Ngoài ra còn có 5 chợ tập trung mang hướng đầu mối là chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Mỹ và chợ Quảng An. Phần lớn các chợ đầu mối này đều nằm ở khu vực trung tâm và chưa có năng lực trong việc giao thương quốc tế.

Do đó, việc xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại Gia Lâm được đánh giá sẽ tạo điều kiện giao thương tốt hơn cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng; đồng thời tạo ra hệ thống chợ hiện đại phục vụ nhu cầu sử dụng lượng thực, thực phẩm hàng ngày của người dân Thủ đô và các tỉnh thành lân cận.

Tiêu thụ thủy sản của Chile sẽ tăng mạnh thời gian tớiTheo Thống kê từ cơ quan Hải quan

Quốc gia Chile, nhập khẩu hàng hóa vào Chile đạt từ 53 đến 69 tỷ USD mỗi năm và chiếm 13-14% trong đó là nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản. Đáng chú ý, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản vào Chile tăng liên tục trong 3 năm trở lại đây và đạt mức cao kỷ lục trong năm 2018, với trị giá nhập

khẩu đạt 9,56 tỷ USD, tăng 12,3% so với năm 2017.

Bước sang năm 2019, nhập khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vào Chile tiếp tục có xu hướng tăng, riêng trong 3 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vào Chile đạt 1,496 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2018.

65,4

8,6

57,0

7,9

53,5

7,6

59,5

8,5

69,2

9,6

32,5

1,5

0,010,020,030,040,050,060,070,0

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 3 tháng/2019

Nhập khẩu chung Nhập khẩu nông, lâm, thủy sản

Trị giá nhập khẩu hàng hóa chung và nhập khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vào Chile năm từ năm 2014 đến hết tháng 3/2019 (Đvt: tỷ USD)

(Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Dịch vụ Hải quan Quốc gia Chile)Trong cơ cấu hàng nông, lâm, thủy sản

nhập khẩu vào Chile năm 2018, mặt hàng cao su và các sản phẩm bằng cao su (HS 40) được nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 16,3% tổng trị giá nhập khẩu, tiếp đến là mặt hàng phế thải, phế liệu từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến (HS 23) chiếm 15,4%; mặt hàng Đồ dùng (giường, tủ, bàn, ghế...); Bộ đồ giường, đệm, lót đệm giường, nệm và các trang bị tương tự; đèn các loại và bộ đèn chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hộp được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; các cấu kiện nhà lắp sẵn (HS 94) chiếm 13,7% và mặt hàng ngũ cốc (HS 10) chiếm 12,7%.

Đáng chú ý, nhập khẩu một số mặt hàng thuộc nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vào Chile có xu hướng tăng mạnh trong năm 2018 so với năm 2017 như: Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than củi (HS 44) tăng 31,1%; Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa (HS 08) tăng

25,8%; Hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm rạ và cây làm thức ăn gia súc (HS 12) tăng 24,7%; Các sản phẩm xay xát, malt, tinh bột, inulin, gluten lúa mì (HS 11) tăng 33,1%; Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và các loại tương tự, cành hoa rời và các loại cành lá trang trí (HS 06) tăng 31,9%.

Chile nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản từ 172 thị trường trên thế giới, trong đó, 3 nguồn cung lớn nhất nhóm hàng này vào Chile là Trung Quốc (chiếm 17,5% tổng trị giá nhập khẩu năm 2018), Argentina (chiếm 16,4%) và Mỹ chiếm 13,1%.

Việt Nam là nguồn cung lớn thứ 20 cung cấp hàng nông, lâm, thủy sản vào Chile năm 2018. Trong đó, thị phần hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tại Chile đang có xu hướng tăng. Nếu như năm 2014, thị phần nhóm hàng này của Việt Nam tại Chile chỉ đạt 0,54% thì đến năm 2018 đã tăng lên 1,1%

Page 14: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 26 Số 7 năm 201927

THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIƠIChile nhập khẩu 18 mặt hàng thuộc

nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong năm 2018, trong đó, có hai mặt hàng hiện đang có thị phần lớn tại Chile là cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác (HS 03) (chiếm 20,4% tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản vào Chile) và mặt hàng bông (HS 52) chiếm 18,3%. Đáng chú ý, thị phần nhập khẩu hai mặt hàng này vào Chile từ Việt Nam tăng rất mạnh trong giai đoạn 2016-2018, tăng lần lượt 5,4 điểm phần trăm thị phần và 17,2 điểm phần trăm thị phần.

Theo báo cáo từ Fundación Chile, hiện mức tiêu thụ cá và động vật có vỏ trên đầu người ở Chile là 13,2 kg mỗi năm, trong khi trên thế giới đạt 19,7 kg/năm. Trong khi đó, dữ liệu từ công ty tư vấn Chile por ciento chỉ ra rằng 4,73% ngân sách của một gia đình ở vùng đô thị của Chile dành cho cá tươi, trong khi 32,36% cho thịt gia súc và 17,3% cho thịt gia cầm. Theo khảo sát y tế quốc gia gần đây nhất, chỉ 9,2% dân số tiêu thụ khẩu phần hải sản được khuyến nghị là hai lần một tuần và ở những người trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi, mức tiêu thụ này giảm xuống còn 7,6%...

Trước thực trạng tiêu thụ thủy sản thấp tại thị trường trong nước, trong năm 2018, Chính phủ nước này đã thực hiện Chương trình “Del Mar to my Table” (“Từ biển đến bàn của tôi”) nhằm kêu gọi tăng tiêu thụ cá và hải sản nhằm đến năm 2027, mức tăng tiêu thụ ít nhất bình quân đầu người là 7 kg, để đạt 20kg/đầu người/năm, tương ứng với

mức tiêu thụ trung bình của thế giới. Trên thực tế, mặc dù Chile là quốc gia

có hơn 4.000km bờ biển, tuy nhiên, với mức khai thác thủy sản quá mức (khai thác để sản xuất bột cá) đã khiến quốc gia này thiếu nguồn thủy sản phục vụ tiêu thụ nội địa. Như vậy, trước nhu cầu rất lớn đối với mặt hàng thủy sản tại Chile, dự báo nhập khẩu hàng thủy sản vào Chile sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới.

Triển vọng thời gian tới:Chile là thị trường tích cực mở cửa

cho hàng hóa Việt Nam trong những năm qua kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile chính thức có hiệu lực vào năm 2014. Theo dữ liệu từ Dịch vụ Hải quan Quốc tế Chile, đến năm 2018, nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào Chile đạt 1,28 tỷ USD, tăng 4,6% so với mức nhập khẩu năm 2014.

Trong bối cảnh Hiệp định CPTPP dự kiến được thông qua tại Chile vào quý II/2019, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.

FTA Việt Nam - Chile có 1.118 sản phẩm nằm trong danh sách loại trừ. Do đó, với việc thực thi CPTPP một số lượng sản

phẩm tiếp cận thị trường sẽ nhiều hơn, thời gian giảm thuế của CPTPP cũng nhanh hơn so với FTA song phương. Chile cam kết cắt giảm 95,1% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay sau khi CPTPP có hiệu lực và 99,9% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 8. Tiềm năng tại thị trường Chile đối với với một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam là rất lớn.

Các mặt hàng ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu sang Chile có thể kể tới là hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê, mật ong, nông sản, thủy sản, đồ gỗ có thuế suất sẽ giảm về 0% ngay

khi Hiệp định có hiệu lực; Giày dép, cao su: thuế được xóa bỏ vào năm thứ 4; Dệt may: thuế được xóa bỏ vào năm thứ 8…

Ngoài ra, việc Phòng Thương mại Việt Nam – Chile được thành lập từ giữa năm 2018 cũng tạo ra kênh hợp tác mới, tạo cơ hội gắn bó hơn cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tận dụng các cơ hội mà CPTPP mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.

Một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản Chile nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ năm 2017 đến hết tháng 3/2019

Mặt hàng

Chile nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản từ Việt Nam

(ĐVT: nghìn USD)

Thị phần hàng nông, lâm, thủy sản của Việt

Nam tại Chi Lê (%)

Năm 2017

Năm 2018 3T/2019 Năm

2017Năm 2018 3T/2019

Tổng 44.664 66.543 14.099 0,8 1,1 0,9Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác (HS 03)

10.956 15.406 3.996 17,8 20,4 0,3

Đồ dùng (giường, tủ, bàn, ghế...); bộ đồ giường, đệm, lót đệm giường, nệm và các trang bị tương tự... (HS 94)

11.476 15.073 2.931 1,6 2,1 0,2

Cà phê, chè, chè Paraguay và các loại gia vị (HS 09) 6.980 13.776 1.917 5,7 9,9 0,1

Bông (HS 52) 3.674 7.647 1.466 9,4 18,3 0,1 Các sản phẩm chế biến từ thịt, cá, động vật giáp xác hay động vật thân mềm, hoặc động vật không xương sống sống dưới nước khác (HS 16)

3.517 4.402 1.196 2,1 2,0 0,1

Cao su và các sản phẩm bằng cao su (HS 40) 2.647 3.902 1.339 0,3 0,4 0,1

Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì (HS 11) 1.737 3.245 672 2,0 3,0 0,0

Các sản phẩm chế biến ăn được khác (HS 21) 503 949 257 0,1 0,3 0,0

Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa (HS 08) 570 805 117 0,3 0,4 0,0

Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than củi (HS 44) 276 471 77 0,1 0,2 0,0

Ngũ cốc (HS 10) 1.952 460 73 0,3 0,1 0,0Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Dịch vụ Hải quan Quốc gia Chile

Page 15: BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNGarit.gov.vn/media/document/files/2019/04/Bản_tin_TTSPNN_số_7-2019... · BAN CHỈ ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC

Số 7 năm 2019 28

TIN VẮN

- Ngày 26/3, Trung Quốc đã mở rộng lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm hạt cải dầu từ Canada khi tiếp tục đưa nhà xuất khẩu Viterra Inc. vào danh sách cấm của nước này. Cơ quan Hải quan tại hải cảng tại Đại Liên (Dalian) và Nam Ninh đã phát hiện một số loài sâu bọ có trong mẫu hạt cải dầu của các chuyến hàng nhập khẩu của công ty Viterra Inc. Trước đó, Trung Quốc đã thu hồi giấy phép xuất khẩu của công ty Richardson International với lý do tương tự.

- Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp Campuchia, Thái Lan đã đưa ra một bộ điều kiện đối với việc nhập khẩu và vận chuyển các sản phẩm sắn khô, sắn tươi, bột sắn và bắt buộc tất cả công ty phải thực hiện. Theo đó, các nhà xuất khẩu sắn đang được yêu cầu đảm bảo giấy phép nhập khẩu từ Bộ Nông nghiệp Thái Lan cũng như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Đồng thời, các phương tiện vận tải phải được làm sạch trước khi vận chuyển và bất kì sản phẩm nào khác không liên quan đều bị loại bỏ. Nếu vi phạm bất kì qui định nào trong bộ luật đề ra, hàng hóa sẽ được gửi trở lại. Các qui tắc mới này là một phần trong chiến lược giảm khối lượng sắn nhập khẩu khi nông dân Thái Lan chuẩn bị đến vụ mùa thu hoạch.

- Theo Cơ quan Thống kê Philippin (PSA), dự trữ gạo tại các kho của nước này đã tăng 30,87% so với cùng kỳ năm 2018 lên 2,22 triệu tấn tính đến ngày 1/3/2019. Con số này cũng cao hơn 3,75% so với lượng dự trữ được ghi nhận vào tháng 2/2019, đạt 2,14 triệu lấn. Tồn kho gạo mới nhất sẽ đủ dùng trong khoảng 69 ngày.

- Tại Quảng Trị, tính đến cuối năm 2018 diện tích nuôi tôm thâm canh đạt 511,89 ha; diện tích nuôi tôm bán thâm canh 420,96 ha. Sản lượng nuôi tôm đạt 4.532 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 679,8 tỉ đồng. Về định hướng phát triển nuôi tôm trong thời gian tới, Quảng Trị xác định đến năm 2025, tổng diện tích nuôi tôm đạt 1.500 ha và hình thành một số vùng nuôi tôm công nghệ cao, tổng sản lượng đạt khoảng 8.800 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 1.500 tỉ đồng...

- Theo Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ, trong 2 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam – Thụy Sỹ đạt 481 triệu CHF, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản sau chế biến từ Việt Nam sang Thụy Sỹ tăng 18% trong 2 tháng đầu năm 2019, theo sau là thủy sản đông lạnh, tăng 15,6%.

- Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 2 – VIETNAM DAIRY 2019 sẽ diễn ra từ ngày 30/5 - 2/6/2019 tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ, Số 01 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh, được tổ chức bởi Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) và Công ty CP Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam – VIETFAIR.

- Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam sẽ tổ chức Hội chợ xúc tiến thương mại và công nghệ Hợp tác xã (HTX) năm 2019 từ ngày 17 – 20/4/2019 tại Công viên Lê Văn Tám, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.