30
TÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2015 A- THÔNG TIN THÀNH PHỐ I. Kết quả thực hiện phát triển kinh tế tháng 10 và 10 tháng năm 2015: 1. Sản xuất công nghiệp: - Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng tăng 8,26% so với tháng trước; lũy kế trong 10 tháng năm 2015, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 6,89% so cùng kỳ 1 . Chỉ số tiêu thụ 9 tháng tăng 3,44% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: cưa xẻ, bào gỗ tăng 18,4%; sản xuất trang phục tăng 17,2%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 14%; các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9%; đồ uống tăng 7,2%;… - Trong 10 tháng/2015, thu hút 10 dự án với tổng vốn đăng ký 20,6 triệu USD, điều chỉnh 09 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn tăng 9,6 triệu USD; đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn có 220 dự án còn hiệu lực 2 , thuê 296,7 ha đất công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.957 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện 894,5 triệu USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong tháng ước đạt 136,6 triệu USD. Tổng số lao động đang làm việc 1 Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,52%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,19%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 20% so với cùng kỳ. 2 Bao gồm: 208 dự án đang hoạt động, 05 dự án đang xây dựng và 07 dự án chưa triển khai.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

TÀI LIỆU PHỤC VỤ SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11 NĂM 2015

A- THÔNG TIN THÀNH PHỐ I. Kết quả thực hiện phát triển kinh tế tháng 10 và 10 tháng năm 2015:

1. Sản xuất công nghiệp: - Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng tăng 8,26% so

với tháng trước; lũy kế trong 10 tháng năm 2015, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 6,89% so cùng kỳ1.

Chỉ số tiêu thụ 9 tháng tăng 3,44% so với cùng kỳ, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: cưa xẻ, bào gỗ tăng 18,4%; sản xuất trang phục tăng 17,2%; chế biến, bảo quản thủy sản tăng 14%; các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 10,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 9%; đồ uống tăng 7,2%;…

- Trong 10 tháng/2015, thu hút 10 dự án với tổng vốn đăng ký 20,6 triệu USD, điều chỉnh 09 giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn tăng 9,6 triệu USD; đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn có 220 dự án còn hiệu lực2, thuê 296,7 ha đất công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.957 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện 894,5 triệu USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong tháng ước đạt 136,6 triệu USD. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ là 31.012 lao động3.

2. Thương mại - dịch vụ:a. Giá cả - xuất nhập khẩu:- Giá cả: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2015 tăng nhẹ 0,15% so với tháng

trước, tăng 0,39% so tháng 12 năm trước và bình quân tăng 0,34% so cùng kỳ.- Xuất khẩu: Trong tháng, tình hình xuất khẩu mặt hàng gạo có khả quan

nhưng mặt hàng thủy sản vẫn còn khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt thấp; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 107,1 triệu USD4.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 10/2015 ước thực hiện 22,6 triệu USD; nâng tổng số trong 10 tháng thực hiện 290,7 triệu USD, đạt 69,2% KH, giảm 6,8% so với cùng kỳ.

1 Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,52%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,19%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 20% so với cùng kỳ.2 Bao gồm: 208 dự án đang hoạt động, 05 dự án đang xây dựng và 07 dự án chưa triển khai.3 Bao gồm: 23.073 lao động chính thức và 7.939 lao động thời vụ.4 Trong đó: xuất khẩu hàng hóa 94,8 triệu USD; dịch vụ thu ngoại tệ ước thực hiện 12,3 triệu USD.

Page 2: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

b. Giao thông vận tải:. Trong 10 tháng/2015, thực hiện vận chuyển hàng hóa 7.854,8 ngàn tấn, đạt 82,9% KH, tăng 1,7% so cùng kỳ (luân chuyển 1.863,1 triệu tấn.Km, vượt 0,2% KH, tăng 1,7% so cùng kỳ), vận chuyển hành khách ước thực hiện 10.635,8 ngàn lượt hành khách, đạt 84,4% KH, giảm 0,4% (luân chuyển 162 triệu lượt HK.Km, đạt 67,3% KH, tăng 0,2% so cùng kỳ).

c. Du lịch:. Ước tháng 10/2015, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 115.504 lượt khách lưu trú5; về hoạt động lữ hành quốc tế: đón 2.100 khách nước ngoài đến Cần Thơ; đưa 1.100 khách đi du lịch nước ngoài; về hoạt động lữ hành nội địa đón phục vụ 5.500 lượt khách; doanh thu ước đạt 114 tỷ đồng. Lũy kế trong 10 tháng, các doanh nghiệp du lịch đón và phục vụ 1.480.048 lượt khách lưu trú, vượt 7,6% KH, tăng 27% so cùng kỳ6.

3. Sản xuất nông nghiệp: - Sản xuất lúa: Tổng diện tích gieo giống được 237.950 ha, vượt 7,9%

KH, tăng 2,4% so cùng kỳ (trong đó diện tích cánh đồng lớn 47.985 ha), đã thu hoạch 234.665 ha với sản lượng ước đạt 1.479.823 tấn, vượt 13,9% KH, tăng 4% so cùng kỳ; trong đó lúa Thu Đông xuống giống 72.024 ha, vượt 34,3% KH, tăng 13,9% so cùng kỳ; đã thu hoạch 68.739 ha, năng suất ước đạt 5,21 tấn/ha, tăng 0,11 tấn/ha; sản lượng thu hoạch 358.195 ha, vượt 43,4%, tăng 14,9% so cùng kỳ.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm được 17.202 ha; đến nay đã thu hoạch 15.739 ha; năng suất và sản lượng ổn định so cùng kỳ. Ngành nông nghiệp đã chỉ đạo xây dựng và mở rộng vùng rau an toàn tập trung chủ yếu ở các quận: Bình Thủy, Thốt Nốt và các huyện: Cờ Đỏ, Thới Lai và Phong Điền.

- Về chăn nuôi: Trong 10 tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng so cùng kỳ7, nguyên nhân do giá thức ăn chăn nuôi không biến động, giá sản phẩm tương đối cao và ổn định. Ngành nông nghiệp kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời khi có ổ dịch phát sinh8.

4. Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển: a. Đầu tư xây dựng cơ bản: Trong tháng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà

nước do địa phương quản lý ước thực hiện 286 tỷ đồng, nâng tổng số trong 10 tháng/2015 thực hiện 2.240,8 tỷ đồng. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước địa phương quản lý năm 2015 theo kế hoạch (tính đến ngày 23/10/2015): đã thực hiện thanh toán và tạm ứng vốn được 2.874,4 tỷ đồng, đạt 76,2% KH phân bổ (2.874,4/3.774,6 tỷ đồng)9. 5 Trong đó có 18.000 lượt khách quốc tế.6 Trong đó có 166.018 lượt khách quốc tế, đạt 64,4% KH; khách trong nước 1.314.030 lượt khách, vượt 17,6% KH, tăng 35% so cùng kỳ.7 Cụ thể: Đàn bò 4.992 con, tăng 56%; đàn heo 132.590 con, tăng 14,6%; đàn gia cầm 1.783.029 con, tương đương so cùng kỳ.8 Không xảy ra dịch bệnh tai xanh ở heo nhưng đã xảy ra 01 ổ dịch bệnh lở mồm long móng trên heo tại huyện Cờ Đỏ làm 04 heo thịt mắc bệnh (do thương lái mua về lưu chuồng chờ giết mổ thì phát bệnh); cúm gia cầm xuất hiện 03 ổ dịch tại 03 xã, phường thuộc huyện Phong Điền và quận Bình Thủy làm 3.400 con gia cầm mắc bệnh, xử lý hủy 7.658 con gia cầm.9 Trong đó: giải ngân vốn cân đối ngân sách địa phương 643,2 tỷ đồng, đạt 79,9% KH; nguồn tiền sử dụng đất 103,7 tỷ đồng, đạt 59,4% KH; nguồn vốn ngoài nước (ODA) 313,3 tỷ đồng, vượt 140,9% KH; trái phiếu Chính phủ 319,7 tỷ đồng,

2

Page 3: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

b. Đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp: trong tháng, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 90 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn đăng ký 340 tỷ đồng; cấp thay đổi đăng ký kinh doanh cho 208 lượt doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn tăng 866 tỷ đồng và 01 doanh nghiệp giảm vốn 96 tỷ đồng; thực hiện giải thể 06 doanh nghiệp các loại hình với tổng vốn 2,6 tỷ đồng.

c. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tính đến tháng 10/2015, thành phố có 66 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 954,6 triệu USD, vốn thực hiện 336 triệu USD (trong đó vốn thực hiện 10 tháng/2015 là 53 triệu USD), chiếm 35,2% tổng vốn đăng ký. Trong 10 tháng năm 2015, doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt 378 triệu USD, trong đó: xuất khẩu 179 triệu USD, tiêu thụ nội địa 199 triệu USD.

- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ước tháng 10/2015 thực hiện giải ngân 156,2 tỷ đồng (bao gồm: vốn ODA 141,3 tỷ đồng, vốn đối ứng 14,9 tỷ đồng). Trong tháng, tiếp nhận từ nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) cho 01 dự án với tổng vốn 17.983 USD; nâng tổng số trong 10 tháng/2015 đã tiếp nhận từ nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) cho 06 dự án với tổng vốn 278.392 USD, trong đó vốn viện trợ phi chính phủ 249.682 USD, vốn đối ứng 28.710 USD.

5. Tài chính - ngân hàng:a. Thu chi ngân sách: Tính từ đầu năm đến ngày 20/10/2015, tổng thu ngân

sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 11.820 tỷ đồng, vượt 9,3% dự toán HĐND thành phố giao10. Tổng thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao thực hiện 6.721,2 tỷ đồng, đạt 80,7% dự toán TW và HĐND thành phố giao, tăng 9,9% so cùng kỳ11. Tổng chi ngân sách địa phương 7.204,8 tỷ đồng, vượt 4,1% theo dự toán TW giao và đạt 80,2% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 21,8% so cùng kỳ12.

b. Hoạt động ngân hàng: Ước đến cuối tháng 10/2015, tổng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn đạt 46.100 tỷ đồng 13, tăng 1,8% so với tháng trước; nguồn vốn huy động đáp ứng 86,2% tổng dư nợ cho vay. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 53.500 tỷ đồng14, tăng 1,5% so tháng trước. Nợ xấu 2.100 tỷ đồng, chiếm 3,93% tổng dư nợ cho vay. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường các giải pháp tín dụng, tập trung vốn cho các lĩnh

đạt 70,1% KH; vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu đầu năm 149,3 tỷ đồng, đạt 92%; nguồn vốn xổ số kiến thiết 539,6 tỷ đồng, đạt 72,6%,...10 Nếu loại trừ số thu kết dư ngân sách 1.981,5 tỷ đồng thì đạt 91% tổng dự toán HĐND thành phố giao.11 Trong đó: thu nội địa 5.461 tỷ đồng, đạt 78% DT giao, tăng 5%; thu thuế xuất, nhập khẩu 1.260,2 tỷ đồng, đạt 95% theo DT giao, tăng 38,1%. Thu XSKT 800,7 tỷ đồng, vượt 2,7% DT, tăng 18,7% so cùng kỳ.12 Trong đó chi đầu tư phát triển (kể cả vốn xổ số kiến thiết) 3.013,4 tỷ đồng, vượt 66,9% dự toán TW giao và đạt 95,7% dự toán HĐND giao; chi thường xuyên 3.430,9 tỷ đồng, đạt 73,4% dự toán TW giao và đạt 70,3% dự toán HĐND giao.13 Trong đó vốn huy động trên 12 tháng chiếm 31,9%.14 Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 65%, dư nợ trung - dài hạn chiếm 35%.

3

Page 4: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

vực ưu tiên và các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn15.

6. Công tác quản lý xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới:

a. Công tác quản lý xây dựng: Tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng, đã chấp thuận 05 chủ trương liên quan đến quy hoạch, hủy bỏ 01 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/200. Ban hành Quyết định số 2654/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2015 của UBND thành phố phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ; phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc - quy hoạch Khu Hành chính tập trung thành phố Cần Thơ. Công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật, trật tự kỷ cương đô thị, quản lý chất lượng xây dựng được đẩy mạnh16. Tiếp tục thực hiện các chương trình về nhà ở17.

b. Công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường: Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn thành phố. Rà soát, điều chỉnh bảng giá đất kỳ 5 năm (2015-2019) và điều chỉnh, bổ sung Quyết định quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố. Thường xuyên rà soát, kiểm tra quỹ đất công, công tác giao đất, cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn, đảm bảo việc quản lý sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ Dự án quy hoạch tài nguyên khoáng sản, nước mặt, nước dưới đất.

c. Công tác xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục chỉ đạo rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt và củng cố, nâng chất các tiêu chí đã đạt chuẩn. Đến nay, 36 xã trên địa bàn thành phố đã đạt được tổng cộng 579/720 tiêu chí, tăng 37 tiêu chí so với năm 2014; trong đó xã đạt 20/20 tiêu chí là 09 xã18, tăng 04 xã; xã đạt 15-19 tiêu chí là 17 xã, tăng 03 xã; xã đạt 12-14 tiêu chí là 10 xã, giảm 07 xã so với năm 2014.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI; QUỐC PHÒNG – AN NINH TRẬT TỰ:

1. Giáo dục - Đào tạo: Tổ chức phát động Tuần lễ học tập suốt đời; kiểm tra nắm tình hình sau khai giảng; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn các cấp học, thi

15 Có 46 tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ chiếm 39,1% tổng dư nợ, tăng 1,1% so đầu tháng; 24 tổ chức tín dụng cho vay xuất khẩu với dư nợ chiếm 23,9%, tăng 2,6%; 43 tổ chức tín dụng cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với dư nợ chiếm 26%, tăng 2%; 07 tổ chức tín dụng cho vay công nghiệp hỗ trợ với dư nợ chiếm 0,6%, tăng 12,4%; 34 tổ chức tín dụng cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thủy sản với dư nợ chiếm 13,3%, tăng 3,5%; 34 tổ chức tín dụng cho vay thu mua lúa, gạo với dư nợ chiếm 12%, tăng 1,8%; 05 tổ chức tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN với dư nợ là 132 tỷ đồng.16 Công bố 02 đồ án quy hoạch: Đồ án Quy hoạch cấp nước và Quy hoạch xử lý chất thải rắn. Quy hoạch thoát nước và tổng thể hệ thống cây xanh đã được thông qua Hội đồng thẩm định quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng,… Tiếp nhận và giải quyết 20 hồ sơ đề nghị thẩm tra thiết kế; kiểm tra nghiệm thu 08 công trình,... 17 Chương trình xây dựng nhà ở xã hội: đã thực hiện xong 01 dự án (288 căn hộ); chấp thuận đầu tư 01 dự án (572 căn hộ) và công nhận chủ đầu tư 01 dự án (490 căn hộ). Nhà ở công vụ: đã phê duyệt dự án mua 15 căn nhà công vụ, đã bố trí 07/15 căn nhà công vụ cho 07 đối tượng được thuê... Thành lập Tổ kiểm tra chất lượng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.18 đã công nhận 08 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.

4

Page 5: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

chọn đội tuyển học sinh giỏi tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp quốc gia. Tính đến nay, đã công nhận 35 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 70% KH, nâng tổng số toàn thành phố hiện có 164/447 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

2. Khoa học công nghệ: Trong tháng, thẩm định nội dung và kinh phí 01 dự án, ký hợp đồng thực hiện 01 đề tài, thanh lý hợp đồng 03 đề tài và nghiệm thu 02 đề tài. Chương trình đổi mới công nghệ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ký hợp đồng hỗ trợ 01 dự án, thẩm định nội dung và kinh phí 02 dự án. Hướng dẫn và thực hiện thủ tục liên quan đến xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho 18 trường hợp nhãn hiệu. Hoạt động thử nghiệm, kiểm định và hiệu chuẩn ổn định với số phương tiện đo được kiểm định 1.831 cái, hiệu chuẩn 422 phương tiện; thử nghiệm 1.325 mẫu hàng hóa với 7.136 chỉ tiêu chất lượng.

3. Lao động - Thương binh và Xã hội: Trong tháng, đã giải quyết việc làm cho 4.879 lao động, tuyển mới và đào tạo nghề cho 3.200 học viên, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 667 người. Lũy kế 10 tháng đầu năm, đã giải quyết việc làm cho 54.484 lao động (trong đó có 85 lao động đi làm việc ở nước ngoài), vượt 9% KH; ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 5.591 người; tuyển mới và đào tạo nghề cho 34.144 người, đạt 85,4% KH. Đã khai giảng 120 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn19 với 4.200 người, đạt 98,5% KH lớp đã phân bổ; đã bế giảng 90 lớp với 3.150 người. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách chăm lo gia đình chính sách, người có công cách mạng; mạng lưới an sinh xã hội được chú trọng20. Đã xây dựng mới 68 căn và sửa chữa 507 căn nhà tình nghĩa.

3. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trong tháng, tình hình dịch bệnh ổn định, không xảy ra vụ dịch nguy hiểm, các bệnh truyền nhiễm không có ca tử vong21.

4. Hoạt động Văn hóa - Thể dục thể thao: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị22. Hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc ngày càng được quan tâm, đã sưu tầm và xác minh 48 hiện vật. Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng, Di tích lịch sử khám lớn Cần Thơ, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, triển lãm lưu động, giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường đã thu hút tổng cộng 41.934 lượt khách (trong đó có 81 khách nước ngoài, 12 đoàn).

19 Bao gồm 100 lớp nghề phi nông nghiệp và 20 lớp nghề nông nghiệp.20 Thực hiện đăng ký cấp thẻ BHYT đến đối tượng chính sách đạt 14.156 thẻ. Hoàn thành các thủ tục xét công nhận 53 hồ sơ đề nghị tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” đợt IV năm 2015 . Trợ cấp thường xuyên cho 34.000 đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng với tổng kinh phí 8,6 tỷ đồng; tổ chức thực hiện "Tháng hành động người cao tuổi",…21 Bệnh sốt xuất huyết xảy ra 58 cas, tương đương so tháng trước; tiêu chảy 725 cas, tăng 141 cas; tay chân miệng xảy ra 62 cas, tăng 18 cas; SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 không xảy ra.22 Công nhận xã Thạnh Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) đạt danh hiệu "Xã văn hóa".

5

Page 6: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

Tổ chức giải Bóng bàn toàn quốc Báo Nhân dân lần thứ 33 năm 2015 Cúp Petro VN - Đạm Cà Mau, giải vô địch cờ vua, cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2015. Cử 13 HLV và 74 VĐV tham dự 08 giải thể thao (01 quốc tế, 07 quốc gia), kết quả đạt 36 huy chương các loại (14 HCV - 12 HCB và 10 HCĐ).

5. Công tác Thanh tra: Trong tháng, đã triển khai thực hiện 28 cuộc thanh tra, kiểm tra23; qua thanh, kiểm tra chuyên ngành đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 310 trường hợp sai phạm với số tiền 943 triệu đồng. Tiếp 194 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị; nhận 261 đơn khiếu nại, tố cáo (trong đó kỳ trước chuyển sang 10 đơn); đã giải quyết 16/24 đơn thuộc thẩm quyền (trong đó khiếu nại 15/20 đơn và tố cáo 01/4 đơn).

6. Công tác Tư pháp: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp tình hình thực tế địa phương24; công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện thường xuyên25. Tổ chức lễ hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, lý lịch tư pháp, trợ giúp pháp lý phục vụ tốt nhu cầu của tổ chức và công dân.

7. Công tác cải cách hành chính:Tiếp tục đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện phần mềm quản lý thông tin

CBCCVC, phần mềm chuyên dùng, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chương trình hành động nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tại các sở, ngành, quận, huyện. Công tác tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và tiền lương thực hiện đúng quy định26. Tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Công tác đào tạo - bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng27.

8. Hoạt động đối ngoại; quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội:a. Hoạt động đối ngoại: Trong tháng, có 15 đoàn với 91 lượt khách nước

ngoài đến tham quan, khảo sát và làm việc tại thành phố Cần Thơ28; chấp thuận tổ chức 03 cuộc hội nghị - hội thảo có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố; cho phép 21 đoàn với tổng cộng 27 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi công

23 Trong đó có 10 cuộc thanh tra hành chính và 18 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành.24 Đã thẩm định 05 dự thảo Quyết định; tham gia góp ý 03 dự thảo văn bản Trung ương.25 Cụ thể: Thực hiện kiểm tra Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2015 của UBND thành phố ban hành chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực: giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và giám định tư pháp. Thực hiện kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản,…26 Ban hành 02 Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở; thành lập 05 tổ chức phối hợp liên ngành; giao bổ sung số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp năm 2015 với 144 biên chế; giải quyết 14 trường hợp về chế độ, chính sách, tiền lương,...27 Cử 21 trường hợp tham gia đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước; mở 02 lớp bồi dưỡng CBCCVC,…28 Từ các nước: Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nhật Bản, Đan Mạch, Úc, Pháp, Đức,…

6

Page 7: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

tác và tham quan du lịch tại các nước và vùng lãnh thổ29. Tiếp tục duy trì hoạt động hợp tác quốc tế, thông tin đối ngoại và ngoại giao văn hóa với các nước30.

b. Quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội: Các lực lượng quân sự phối hợp tốt với lực lượng công an tuần tra, canh gác, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn. Tổ chức thực hiện công tác tập huấn, huấn luyện và kiểm tra bắn đạt thật cho các đối tượng đúng theo kế hoạch. Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 55 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới". Xây dựng đề án Phòng không nhân dân, đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ giai đoạn 2016-2020. Chỉ đạo các quận, huyện tổ chức nắm nguồn thanh niên sẵn sàng nhập ngũ.

- Trong tháng, tai nạn giao thông xảy ra 09 vụ, tăng 01 vụ so tháng trước; làm chết 10 người, tăng 02 người; làm bị thương 02 người, tăng 01 người. Lũy kế 9 tháng đầu năm, xảy ra 61 vụ 31, tăng 03 vụ so cùng kỳ; làm chết 64 người, tăng 04 người; bị thương 20 người, giảm 15 người so với cùng kỳ. Ngành giao thông tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

B- THÔNG TIN TRONG NƯỚC 1. MỘT SỐ KẾT QUẢ HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐẢNG LẦN THỨ 12 (KHOÁ XI)Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ mười hai (khóa XI) họp

từ ngày 05 đến 11/10/2015, tại Thủ đô Hà Nội, bàn các nội dung: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021; và một số vấn đề quan trọng khác.

Trong thời gian Hội nghị, các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các báo cáo, đề án. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Sau đây là một số kết quả chủ yếu của Hội nghị:

- Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016: Ban Chấp hành Trung ương đánh giá, tình hình kinh tế-xã hội nước ta năm 2015 có chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát khoảng 2%, thấp 29 Hà Lan, Đức, Pháp, Algeria, Úc, Thái Lan,…30 Tiếp đoàn tổ chức Orbis (Hoa Kỳ) đến làm việc về xây dựng dự án Ánh sáng cho trẻ em và người lớn tuổi tại các tỉnh vùng ĐBSCL, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước,… Triển khai Kế hoạch hành động chiến lược Ngoại giao văn hóa thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020.31 Trong đó có 03 vụ tai nạn giao thông đường thủy, giảm 01 vụ; làm 02 người chết, giảm 01 người; bị thương 01 người tương đương cùng kỳ.

7

Page 8: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

nhất trong 15 năm qua. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Sản xuất kinh doanh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5%, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền quốc gia được giữ vững...

Tuy nhiên, kinh tế nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ xấu còn lớn và xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn; doanh nghiệp trong nước và khu vực nông nghiệp, xuất khẩu nông sản đang rất khó khăn; nhập siêu tăng trở lại. Tái cơ cấu trong các ngành, lĩnh vực còn chậm, tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt tiến độ đề ra. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững; tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo ở những nơi đặc biệt khó khăn và trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Đạo đức xã hội ở một bộ phận không nhỏ xuống cấp; tình trạng tham nhũng chưa được đẩy lùi. Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới...

Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2016: Trung ương xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 là: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015 đi liền với cải thiện chất lượng nền kinh tế và khắc phục các yếu kém. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội... Đồng thời, Trung ương xác định các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỉ lệ nhập siêu dưới 5%; tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP phấn đấu dưới 5%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP; chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 5%...

- Về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII: Trên cơ sở phương hướng và quy trình công tác nhân sự, kết quả giới thiệu nhân sự qua hai vòng, Trung ương đã thảo luận dân chủ, xem xét khách quan, công tâm, toàn diện về dự kiến danh sách nhân sự mới lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và các phương án lựa chọn; phân tích, đánh giá, góp nhiều ý kiến bổ sung vào các báo cáo và phương án nhân sự.

Ban Chấp hành Trung ương cơ bản tán thành với Báo cáo của Bộ Chính trị và thảo luận, đề xuất nhiều ý kiến về tiêu chí xem xét trường hợp “đặc biệt” đối với Ủy viên Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI tái cử khóa XII, tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước,

8

Page 9: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội); về các phương án lựa chọn các chức danh lãnh đạo chủ chốt.

Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết lần thứ nhất danh sách nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (cả Ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết); Trung ương ghi phiếu đề xuất danh sách các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và ghi phiếu đề xuất, giới thiệu nhân sự đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII.

- Về phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: Ban Chấp hành Trung ương thống nhất, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lần này tiếp tục được tổ chức vào cùng một ngày trên phạm vi cả nước. Bầu cử bảo đảm đúng tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu là ưu tiên hàng đầu, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phấn đấu bầu đủ 500 đại biểu Quốc hội và đạt tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách theo đúng quy định của Luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. Đối với các trường hợp tự ứng cử, phải có quy trình chặt chẽ, đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng “vận động” không lành mạnh. Bộ Chính trị sẽ ban hành Chỉ thị về vấn đề này; chỉ đạo đảng Đoàn Quốc hội khẩn trương hoàn chỉnh Đề án để tổ chức thực hiện, bảo đảm chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

2. MỘT SỐ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 9 THÁNG NĂM 2015Tình hình kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước

tính tăng 6,50% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt

2.374,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2014. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt 909,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2014 và bằng 31,9% GDP.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/9/2015 có 1.432 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 11,04 tỷ USD, tăng 24,3% về số dự án và tăng 44,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014.

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2015 ước tính đạt 640,4 nghìn tỷ đồng, bằng 70,3% dự toán năm. Tổng chi ngân sách nhà nước ước tính đạt 776,4 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014; kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 124,5 tỷ USD, tăng 15,9%.

9

Page 10: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2015 tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2014.

Một số vấn đề xã hội: Cả nước có 227,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 25% so với cùng kỳ năm

2014, tương ứng với 938,7 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 27,3%. Từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 19,2 nghìn tấn lương thực và 8,5 tỷ đồng, riêng tháng 9 hỗ trợ 620 tấn lương thực. Tổng kinh phí dành cho hoạt động an sinh xã hội và giảm nghèo trong 9 tháng năm 2015 là 3.443 tỷ đồng. Hơn 7,7 triệu bảo hiểm y tế được cấp phát miễn phí cho các đối tượng chính sách trên địa bàn cả nước.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, kinh tế - xã hội nước ta những tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Thị trường tài chính được dự báo tiếp tục có những biến động phức tạp, giá dầu thô chưa ổn định. Sự biến động tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ còn gây bất ổn cho thị trường tài chính quốc tế và tác động tiêu cực đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu nông sản của nước ta có xu hướng bị thu hẹp do có sự cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm chủ yếu như gạo, cà phê... của một số nước (Thái Lan, Ấn Độ...). Nhiều mặt hàng tiêu dùng của nước ta cũng sẽ gặp bất lợi khi phải cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Để tiếp tục giữ ổn định vĩ mô, bảo đảm sản xuất kinh doanh trong nước phát triển tích cực trước những biến động phức tạp của kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Trung Quốc, trong những tháng cuối năm, các ngành, các cấp và địa phương cần thực hiện tốt những giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tiếp tục giữ ổn định và lành mạnh hệ thống ngân hàng. Tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng. Xử lý nợ xấu quyết liệt, đồng bộ và đúng lộ trình. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất hợp lý, cần tiếp tục có những chính sách, giải pháp tích cực để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Hai là, các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh hợp lý đi đôi với việc nghiên cứu, xem xét đầy đủ, toàn diện diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước để chủ động ứng phó trước biến động của tỷ giá, đồng thời tăng cường đầu tư để đạt hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt nhất khi Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về mở cửa thị trường.

Ba là, tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, nhất là hàng nông sản để chủ động đối phó với giá hàng hóa nông sản chịu áp lực giảm khi vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược

10

Page 11: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

phát triển thương hiệu quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu hiệu quả và bền vững. Tổ chức sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra sản phẩm có tính đồng nhất cao để tăng khả năng xuất khẩu vào các thị trường khác nhau...

3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có 12 nước tham gia, gồm: Ốt-xtrây-lia, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ và Việt Nam. Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ XXI, là hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia Hiệp định. Các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuất khẩu trong tương lai; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; mở cửa đấu thầu mua sắm của các cơ quan trực thuộc Chính phủ; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên. 

Ngày 05/10/2015, Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán TPP đã hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định. Sau khi kết thúc đàm phán, các nước sẽ tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết chính thức và bắt đầu trình các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Hiệp định. Quá trình này thông thường kéo dài tối thiểu 18 tháng; là khoảng thời gian để các nước tham gia chuẩn bị điều kiện cần thiết để có thể thực hiện tốt Hiệp định.

Hiệp định TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, thể hiện trên các mặt như sau:

Một là, về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ tạo thuận lợi lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... sẽ có cơ hội phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này.

Việt Nam có các cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

11

Page 12: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

Hai là, về thể chế, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường; hỗ trợ tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đồng thời Việt Nam có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vắc-xin và một số sản phẩm Việt Nam phát triển mạnh trong các năm qua). Hiệp định TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Ba là, về xã hội, tham gia TPP tạo ra các cơ hội nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo; từ đó, Việt Nam có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam phần lớn không cạnh tranh trực tiếp, nên nếu có lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, Việt Nam có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh khi tham gia TPP. Đặc biệt, do Hiệp định TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp tăng trưởng bền vững hơn.

Tuy nhiên, tham gia TPP cũng đặt ra một số thách thức đối với Việt Nam:Thứ nhất, về kinh tế, thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh, đặc biệt là

trong lĩnh vực chăn nuôi. Đây sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn nhất khi TPP có hiệu lực. Đối với các ngành kinh tế khác, cạnh tranh ở mức độ không lớn vì các nền kinh tế TPP hiện nay có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu mang tính bổ sung hơn là mang tính cạnh tranh với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Thứ hai, công tác xây dựng pháp luật, thể chế, các tiêu chuẩn cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy nhà nước sẽ đặt ra những thách thức lớn cho bộ máy quản lý.

Thứ ba, về mặt xã hội, cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu, gặp nhiều khó khăn, thậm chí phá sản, hậu quả là một bộ phận người lao động sẽ bị thất nghiệp. Tuy nhiên, do phần lớn các nền kinh tế trong TPP không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam, nên ngoại trừ ngành nông nghiệp, dự báo tác động này có tính cục bộ, quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn.

12

Page 13: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực nói trên, Việt Nam phải đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đặc biệt coi trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trang trại, đồn điền lớn để giảm chi phí sản xuất, dễ quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ ứng dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường. Nhà nước cần có các biện pháp trợ giúp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêu cực có thể xảy ra, như việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động.

4. QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)

a) Sửa đổi quy định về việc phạt đối với số tiền chưa đóng, chậm đóng bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng bảo hiểm xã hội (hiện nay bằng lãi đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội).

b) Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan bảo hiểm xã hội:

Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4, Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

- Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, Điều 46 của Luật xử phạt vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền nêu trên được ủy quyền cho cấp phó thực hiện.- Mức phạt tiền tối đa, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu

quả, thủ tục xử phạt và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

C- THÔNG TIN THẾ GIỚI1. MỘT SỐ KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC NHẬT BẢN

CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNGNhận lời mời của Thủ tướng Nội các Nhật Bản Sin-dô A-bê, Tổng Bí thư

Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 15-18/9/2015. Đây là hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm chủ động triển

13

Page 14: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, thúc đẩy quan hệ có chiều sâu giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Mục đích bao trùm của chuyến thăm là nhằm thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, với trọng tâm là tăng cường tin cậy chính trị; thúc đẩy kết nối và hợp tác kinh tế; tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng; đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế; đồng thời nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích chiến lược của Việt Nam; tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với đảng cầm quyền và các chính đảng lớn của Nhật Bản; tiếp tục củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam; tạo thế và lực cho quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn.

Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước tới nay, đã đạt đến khuôn khổ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” từ tháng 3/2014. Hai nước chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung. Nhật Bản khẳng định coi trọng vị trí và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam. Hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao qua các kênh. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Nhật Bản có lập trường thuận với Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp với các kết quả đạt được ở mức cao và toàn diện, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật phát triển sâu rộng, thực chất, bền vững hơn trong giai đoạn mới.

- Hai bên ra Tuyên bố về tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Tuyên bố chung tổng kết quan hệ giữa hai nước trong hơn 40 năm qua, rút ra những kinh nghiệm, đề ra tầm nhìn, các định hướng và biện pháp lớn nhằm thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới. Quá trình đàm phán diễn ra thuận lợi. Phía Nhật Bản thể hiện thiện chí, chân thành, mong muốn đạt Tuyên bố chung với kết quả thực chất, linh hoạt chấp nhận các đề nghị của Việt Nam. Đối với một số vấn đề nhạy cảm như Dự luật An ninh mới, Chủ nghĩa hòa bình tích cực, Phát biểu của Thủ tướng A-bê nhân dịp 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, phê phán đích danh Triều Tiên..., phía Nhật Bản đã chấp nhận cách thể hiện đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, không đề cập trực tiếp tại Tuyên bố chung. Cách diễn đạt về vấn đề Biển Đông phù hợp với lập trường và các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

- Hai bên ký kết 10 văn bản thỏa thuận, bao gồm: Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Dân chủ tự do (LDP); Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Dân chủ (DPJ); Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác Nông nghiệp Việt Nam - Nhật Bản giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật

14

Page 15: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

Bản; Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc; Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản về thiết lập quan hệ phối hợp nhằm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phát triển hợp tác chung; Công hàm trao đổi về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản ODA vốn vay trị giá 28,612 tỷ Yên tài khóa 2015 cho Chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án Xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy Hữu nghị Việt - Nhật; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Công ty Mitsubishi Công nghiệp nặng về phát triển nguồn nhân lực để phát triển ngành máy công nghiệp chế tạo máy tại Việt Nam; Bản ghi nhớ về Hợp tác chiến lược thu xếp tài chính cho Hợp đồng thuê mua 04 máy bay Airbus; Thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hưng Yên với tỉnh Ca-na-ga-oa...

2. MỘT SỐ TÌNH HÌNH THẾ GIỚI THỜI GIAN GẦN ĐÂY- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước Mỹ từ ngày 22

đến 25/9/2015: Hai bên thảo luận về quan hệ song phương trong các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, năng lượng, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, bảo vệ môi trường, tài chính, quốc phòng, hàng không… và những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Hai bên đạt được thỏa thuận chung về biến đổi khí hậu, khi cả hai nước đặt mục tiêu ngừng hoặc cắt giảm khí thải. Về an ninh mạng, hai bên cam kết hợp tác chống tội phạm mạng. Hai nước đạt được thỏa thuận chung về các chương trình trong không gian mạng liên quan tới mục đích thương mại.

Tuy nhiên, với những kết quả không mang tính đột phá, cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung vẫn chỉ mang tính xã giao. Đối với vấn đề Biển Đông, hai bên chưa thu hẹp được bất đồng. Tổng thống Ô-ba-ma bày tỏ quan ngại về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng những hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc đang khiến vấn đề trở nên khó khăn hơn khi giải quyết những bất đồng một cách hòa bình. Tổng thống Ô-ba-ma đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp quốc tế và cần có một nghị quyết giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay biển Hoa Đông. Ông khẳng định dù Mỹ không phải là bên có tranh chấp tại hai vùng biển này, song Mỹ muốn các bên tôn trọng những quy định và luật pháp quốc tế.

Quan hệ Mỹ - Trung luôn là vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế hiện đại do tầm vóc và sức ảnh hưởng của hai cường quốc này đối với thế giới. Đó là mối quan hệ giữa một bên là cường quốc số một về tiềm lực kinh tế và quân sự đã được thừa nhận, với một bên là một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, muốn thay đổi và không chấp nhận các “luật chơi” của Mỹ.

- Nga không kích các phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS): Ngày 30/9/2015, máy bay chiến đấu của Nga bắt đầu không kích nhiều vị trí của các nhóm khủng bố tại Xy-ri. Sau hơn 10 ngày, Nga đã thực hiện gần 200 lượt không kích, tiêu diệt hơn 100 mục tiêu của IS. Chánh Văn phòng Tổng

15

Page 16: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

thống Nga Xéc-gây I-va-nốp cho biết, Nga sử dụng lực lượng không quân tại Xy-ri để tiêu diệt các phiến quân IS theo đề nghị của Tổng thống Xy-ri Ba-Xa An Át-Xát.

Bộ trưởng Ngoại giao Xy-ri A.Mô-a-lem tuyên bố, việc Nga tiến hành không kích chống IS tại Xy-ri là thể theo đề nghị của Chính phủ Xy-ri, tuân thủ nghiêm Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế. Chiến dịch chống IS của Nga tại Xy-ri không vi phạm chủ quyền của Xy-ri vì Nga phối hợp chặt chẽ với Xy-ri.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng, mục đích của Nga là triệt tiêu khả năng hoạt động của IS, gây sức ép đối với quân đội của Tổng thống Xy-ri Ba-Xa An Át-Xát, bảo vệ chế độ Ba-Xa An Át-Xát, khẳng định sức mạnh quân sự của Nga, khẳng định vị thế của Nga trên trường quốc tế và bảo vệ các lợi ích trước mắt, lâu dài của Nga.

3. QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC- Hội nghị chung lần thứ hai giữa Ủy ban Quốc phòng, An ninh ba nước

Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia tổ chức ngày 28/9/2015 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). Với chủ đề “Tăng cường vai trò và trách nhiệm giám sát Nghị viện của các ủy ban tương ứng trong việc hỗ trợ Khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam”, Hội nghị nhất trí ủng hộ hợp tác giữa các đại biểu Quốc hội ba nước trao đổi thông tin, thúc đẩy giải quyết các vấn đề liên quan an ninh, trật tự tại khu vực biên giới; ủng hộ công tác phân giới cắm mốc, thúc đẩy tuyên truyền, hỗ trợ phát triển khu vực biên giới giữa ba nước, phù hợp luật pháp mỗi nước và các cam kết giữa ba nước. Hội nghị thống nhất thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và thông tin về phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn trên khu vực biên giới, bảo đảm việc đi lại đúng pháp luật của người dân; thúc đẩy thông thương, góp phần cải thiện đời sống của người dân trong khu vực.

- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Cu-ba ngày 29 và 30/9/2015. Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Cu-ba tiếp tục phát triển trên tất cả các lĩnh vực, thể hiện qua việc trao đổi đoàn các cấp, ngành gia tăng, các cơ chế hợp tác song phương được duy trì thường xuyên và ngày càng hiệu quả; việc triển khai “Chương trình nghị sự kinh tế song phương” ký tháng 3/2014 và Dự án Việt Nam hỗ trợ Cu-ba sản xuất lúa gạo giai đoạn 2010 - 2015 đạt nhiều kết quả tích cực; quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực an ninh - quốc phòng và đối ngoại tiếp tục được củng cố. Thời gian tới, hai bên cần tiếp tục duy trì thường xuyên, linh hoạt và nâng cao hiệu quả các cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng và Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao; rà soát và từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trong đó ưu tiên đẩy nhanh đàm phán và sớm ký kết Hiệp định Thương mại mới, thay thế Hiệp định ký năm 1996, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư. Sau hội

16

Page 17: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

đàm, hai bên ký Hiệp định về công nhận tương đương văn bằng trong giáo dục đại học và Bản ghi nhớ về trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Cu-ba. Thay mặt Hội đồng Nhà nước Cu-ba, Chủ tịch Ra-un Ca-xtơ-rô đã trao tặng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Huân chương Hô-xê Mác-ti, phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Cu-ba dành tặng lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ và danh nhân nước ngoài có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp hòa bình và nhân loại.

4. VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG DI CƯ Ở CHÂU ÂUCao ủy Liên Hợp quốc về người tỵ nạn ước tính từ đầu năm 2015 đến nay đã

có khoảng 442.440 người vượt biển đến châu Âu, trong đó có khoảng hơn 2.900 người đã thiệt mạng trên đường đi. Theo Tổ chức Di cư quốc tế, tổng số người tỵ nạn vào châu Âu trong năm 2015 đã lên tới hơn 473.800 người.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới làn sóng người tỵ nạn quy mô lớn đổ vào châu Âu là do chiến tranh, bất ổn kéo dài tại Trung Đông - Bắc Phi từ sau “Mùa xuân Ả-rập” đến nay. Trong năm 2015, sự nổi lên của lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) với tính chất đặc biệt nghiêm trọng và tàn bạo, càng khiến tình hình khu vực trở nên phức tạp hơn và tương lai hòa bình ở Trung Đông thêm xa vời. Với hy vọng thoát khỏi chiến tranh, tìm kiếm sự bình yên và những cơ hội cải thiện cuộc sống, những người tỵ nạn đã bất chấp mọi nguy hiểm tìm cách vượt biển Địa Trung Hải, di chuyển bằng đường bộ từ Trung Đông, các nước Trung Á và Đông Âu để đến các nước châu Âu.

Mặc dù đã có nhiều cuộc tranh luận và đề xuất, châu Âu vẫn chưa có giải pháp nào khả thi để tháo gỡ khủng hoảng. Chính phủ Đức đề nghị thỏa thuận về hạn ngạch phân bổ người tỵ nạn ra các nước Châu Âu để thực hiện nghĩa vụ nhân đạo. Các nước Đông Âu, như: Cộng hòa Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Xlô-va-ki-a phản đối việc áp dụng hạn ngạch. Trong chuyến thăm tới trại tỵ nạn ở Jordan tháng 9/2015, Thủ tướng Anh Đa-vít Ca-mê-rôn cho rằng, cần phải giải quyết vấn đề người tỵ nạn từ căn nguyên của nó là các cuộc chiến tranh, xung đột và giữ cho những người này càng ở gần quê hương của họ càng tốt.

Về bản chất, cuộc khủng hoảng tỵ nạn hiện nay không phải là vấn đề của riêng châu Âu mà liên quan tới hàng loạt điểm nóng và nhiều thách thức an ninh của cả thế giới. Nếu để cuộc khủng hoảng này tiếp tục gây căng thẳng, đẩy các thách thức an ninh vượt ra khỏi tầm kiểm soát thì tất cả các bên đều không có lợi, nhất là khi kinh tế châu Âu chưa thực sự khởi sắc và vấn đề miền Đông U-crai-na chưa được giải quyết. Tại cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Mỹ và Đức ngày 20/9/2015, hai bên thống nhất:

Một là, Mỹ sẵn sàng tiếp nhận những người tỵ nạn; Hai là, cần thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao mới để chấm dứt chiến tranh

tại Xy-ri. Các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận sẽ dành khoản tiền 1 triệu Ơ-rô để hỗ trợ người tỵ nạn Xy-ri thông qua các cơ quan

17

Page 18: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

của Liên Hợp quốc. Tại Hội nghị nhân đạo thế giới tổ chức ngày 01/10/2015, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki Mun kêu gọi các nước mở cửa biên giới với người tị nạn, loại bỏ tư tưởng bài ngoại và đưa ra kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng di cư, trong đó có việc kiểm soát người di cư bằng cách thiết lập các con đường hợp pháp và an toàn.

D- VĂN BẢN MỚIThông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 của Bộ Lao động

- Thương binh và Xã hội hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. Thông tư gồm 09 điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/11/2015. Một số quy định chủ yếu của Thông tư:

Điều 1: Đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi: (1) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; (2) Anh hùng Lao động trong

thời kỳ kháng chiến; (3) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh); (4) Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; (5) Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; (6) Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; (7) Con của liệt sĩ; (8) Con của thương binh; (9) Con của bệnh binh; (10) Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Điều 2: Đối tượng áp dụng chế độ ưu đãi:- Chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được áp dụng đối với học sinh, sinh

viên là: a) Con của người có công với cách mạng quy định tại Điều 1 của Thông tư này (gọi chung là học sinh) đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với các học viên học theo chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục phổ thông); b) Người có công với cách mạng và con của họ quy định tại Điều 1 của Thông tư này (gọi chung là sinh viên) theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học);

- Học sinh, sinh viên thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.

- Sinh viên cùng một lúc học ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học.

18

Page 19: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG …bantuyengiao.cantho.gov.vn/bantuyengiao_files/files/Tai... · Web viewĐầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm

- Không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với học sinh, sinh viên quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau: a) Đang hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học; b) Đã hưởng chế độ ưu đãi tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học; c) Người có công quy định tại Điều 1 của Thông tư này bị đình chỉ chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo theo quy định tại Thông tư này không thay thế chế độ học bổng chính sách, chế độ học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện theo quy định hiện hành.

Điều 3: Chế độ ưu đãi: (1) Chế độ trợ cấp ưu đãi hàng năm; (2) Chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Các mức trợ cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng.

Theo nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương; Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố

19