25
Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012 Rt mong nhn được ý kiến đóng góp ca bn đọc Email: [email protected] 3 Mt sni dung chính Trang TIN TRONG TNH * Tình hình đầu tư phát trin các khu cm công nghip Yên Bái * Tăng cường công tác thanh tra, ki m tra vic thc hin các quy định ca Nhà nước vkinh doanh xăng du trên đị a bàn tnh Yên Bái * Yên Bái khó khăn trong qun lý thtrường sa TIN TRONG NƯỚC * Công nghip quý I/2012, khó khăn đang khc phc * Hàng tn kho ln, doanh nghip tìm ti xut khu online * T1/7, chính thc thc hin thtc hi quan đin t* Nhà nước vn điu ti ết giá bán đi n XÚC TIN THƯƠNG MI * Khuyến cáo vmt ssàn giao dch thương mi đin tkhông lành mnh * Doanh nghip Cô oét cn nhp khu g- timber TIN THGII * Ngoi thương Trung Quc trước 7 thách thc l n * Phái đoàn Pakistan tìm kiếm ngun chè ca min Nam n Độ 4 5 7 10 13 15 16 19 20 21 22 BN TIN CÔNG THƯƠNG YÊN BÁI S16 năm 2012 Chu trách nhim xut bn: NGUYN ĐÌNH CHIN Phó giám đốc SCông Thương Thường trc Ban biên tp * ĐOÀN LÊ KHOA * NGUYN NGC LAN * HOÀNG THU HÀ * NGUYN KHÁNH HÒA + Xut bn 1 tun 1 s. Kh(19 x 27)cm + Gi y phép xut bn s01/GP - XBBT do SThông tin và Truy n thông Yên Bái cp ngày 13/5/2008. + In 150 - 200 cun ti Phòng TT-XTTM, SCông Thương Yên Bái. + In xong và np l ưu chiu tháng 4 năm 2012.

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 3

Một số nội dung chính

Trang

TIN TRONG TỈNH * Tình hình đầu tư phát triển các khu cụm công nghiệp Yên Bái * Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái * Yên Bái khó khăn trong quản lý thị trường sữa

TIN TRONG NƯỚC * Công nghiệp quý I/2012, khó khăn đang khắc phục * Hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp tìm tới xuất khẩu online * Từ 1/7, chính thức thực hiện thủ tục hải quan điện tử * Nhà nước vẫn điều tiết giá bán điện

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI * Khuyến cáo về một số sàn giao dịch thương mại điện tử không lành mạnh * Doanh nghiệp Cô oét cần nhập khẩu gỗ - timber

TIN THẾ GIỚI * Ngoại thương Trung Quốc trước 7 thách thức lớn * Phái đoàn Pakistan tìm kiếm nguồn chè của miền Nam Ấn Độ

4

5

7

10

13

15

16

19

20

21

22

BẢN TIN

CÔNG THƯƠNG YÊN BÁI Số 16 năm 2012

Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

Phó giám đốc Sở Công Thương

Thường trực Ban biên tập * ĐOÀN LÊ KHOA

* NGUYỄN NGỌC LAN * HOÀNG THU HÀ * NGUYỄN KHÁNH HÒA + Xuất bản 1 tuần 1 số. Khổ (19 x 27)cm + Giấy phép xuất bản số 01/GP - XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông Yên Bái cấp ngày 13/5/2008. + In 150 - 200 cuốn tại Phòng TT-XTTM, Sở Công Thương Yên Bái. + In xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2012.

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 4

TIN TRONG TỈNH Tình hình đầu tư phát triển các khu cụm công nghiệp Yên Bái

rong các năm qua, nhận thức được vai trò quan trọng của việc đầu tư

phát triển công nghiệp, Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ, XVI, XVII đều chỉ rõ: phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, là khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Một trong những điều kiện quan trọng để hiện thực hóa chủ trương định hướng của Đảng là phát triển các khu cụm công nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tập trung, thuận tiện cho công tác xử lý môi trường. Tỉnh Yên Bái đã từng bước tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư hạ tầng các khu cụm, tổ chức đa dạng các hình thức thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp.

Theo quy hoạch tổng thể hệ thống khu cụm công nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 2008-2015, định hướng đến 2020, Tỉnh Yên Bái sẽ đầu tư xây dựng 25 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch 2.333 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 3.500 tỷ đồng, bao gồm 05 khu công nghiệp cấp Quốc gia và cấp tỉnh với diện tích đất quy hoạch 1.182ha; 20 cụm công nghiệp cấp huyện với diện tích đất quy hoạch 1.151 ha. Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết đầu tư xây dựng hạ tầng cho 4 khu công nghiệp và 13 cụm công nghiệp với diện tích đất quy hoạch: 1.070,4 ha (khu CN:704 ha; CCN 366,04ha). Trong đó khu công nghiệp phía nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nằm trong hệ thống các KCN Quốc gia.

Với các khu công nghiệp, nhất là khu công nghiệp quốc gia phía nam thành phố,

được sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương, tỉnh Yên Bái đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, tổ chức tốt công tác mời gọi đầu tư. Đến nay công tác đầu tư đang được quan tâm đẩy nhanh tiến độ, đã cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng thiết yếu như: đường trục chính, hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất. Đã kêu gọi được một nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Minh Quân. Đã có 23 dự án đăng ký đầu tư sản xuất; 12 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả (KCN Phía Nam 9 dự án, KCN Bắc Văn Yên 3 dự án) với tổng vốn đầu tư trên 2.200 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số GTSXCN toàn tỉnh, năm 2011 chiếm gần 30%.

Với các cụm công nghiệp, tỉnh đã từng bước tập trung đầu tư cho các cụm công nghiệp có nhiều lợi thế cho phát triển: gần các trục giao thông chính, gần vùng nguyên liệu, điện nước...Hệ thống hạ tầng thiết yếu được đầu tư, trên cơ sở huy động các nguồn vốn từ nguồn hỗ trợ của TW, nguồn ngân sách của tỉnh, của huyện thị thành phố và của các doanh nghiệp tự đầu tư. Đã có 7 cụm đang triển khai các hạng mục hạ tầng: giao thông, điện, nước, giải phóng và san gạt mặt bằng; Đã kêu gọi được một nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Thịnh Hưng thuộc huyện Yên Bình. 10 cụm công nghiệp đã thu hút được 41 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 1.200 tỷ đồng. Cụm công nghiệp Đầm Hồng thuộc thành phố Yên Bái đã có tỷ lệ lấp đầy đạt 100% diện tích công nghiệp. Trong đó có 30 dự án của 5 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có hiệu quả bao gồm: CCN Đầm hồng 17 dự án; CCN Sơn Thịnh 3 dự án; CCN Báo Đáp 2 dự án; CCN

T

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 5

Tây cầu Mậu A: 5 dự án; CCN Yên Thế 3 dự án.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nói trên, quá trình phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn còn một số vấn đề tồn tại cần được khắc phục: Do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên tốc độ đầu tư hạ tầng các khu cụm còn chậm, nhất là các cụm công nghiệp; Hạ tầng chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư vì vậy tỉ lệ lấp đầy còn thấp; chưa có nhiều đơn vị đăng ký đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; nhiều dự án đầu tư vào khu cụm ở quy mô nhỏ, năng lực chủ đầu tư có hạn chậm được triển khai hoàn thành đi vào sản xuất.v.v...

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển các khu cụm công nghiệp trong thời gian tới, gắn với việc thực hiện chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Sở Công Thương đang triển khai phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp và các huyện, thị, thành phố trong công tác rà soát thực trạng phát triển khu, CCN trên địa bàn, tham mưu đề xuất với UBND tỉnh, Bộ Công Thương các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển các khu cụm theo hướng tập trung bền vững hơn./.

Nguồn: Phòng QLCN

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Căn cứ kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên năm 2012 của Sở Công Thương. Thực hiện Quyết định thanh tra số 23/QĐ-SCT ngày 05/3/2012 của Giám đốc

Sở Công Thương Yên Bái Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ ngày 12/3/2012 đến ngày 23/3/2012 Thanh tra Sở tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với Phòng Quản lý thương mại- Sở Công Thương trong tiếp nhận, thẩm định và trình lãnh đạo Sở ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Yên Bái và kiểm tra thực tế một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Mục đích công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu nhằm phát hiện những sở hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về kinh doanh xăng dầu để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi vi phạm pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng.

Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào một số nội dung chính:

Đối với Phòng Quản lý thương mại: Kiểm tra hồ sơ cấp mới giấy chứng

nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo các nội dung: thực hiện quy định về thời hạn cấp; công tác lưu trữ hồ sơ của Phòng; Sự phù hợp quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh xăng dầu; giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đối với các

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 6

thiết bị được sử dụng tại cửa hàng; Bản sao hợp lệ chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của nhân viên cửa hàng đăng ký; Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy; Bản sao hợp lệ bản cam kết vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

Với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu: kiểm tra văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, bản gốc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cũ đã cấp, tài liệu yêu cầu bổ sung, sửa đổi.

Đối với các cửa hàng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu: kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm định và dán tem kiểm định thiết bị đo đếm xăng, dầu; nội quy phòng cháy chữa cháy; việc thực hiện quy định sử dụng nhân viên đã qua đào tạo nghiệp vụ an toàn phòng cháy-chữa cháy, nghiệp vụ bảo vệ môi trường; quy định niêm yết thời gian, giá bán xăng, dầu; thực hiện quy định mua, bán xăng dầu với thương nhân trong hệ thống phân phối; hợp đồng đại lý với thương nhân đầu mối, tổng đại lý.

Qua kiểm tra đã đạt được những kết quả nhất định: trong thời gian từ 01/01/2011 đến 29/2/2012 Phòng Quản lý thương mại đã tiếp nhận, thẩm định và trình lãnh đạo ký cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho 05 cửa hàng, cấp bổ sung, sửa đổi cho 03 cửa hàng. Đa số các hồ sơ được kiểm tra đạt yêu cầu, phù hợp quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có bản kê trang thiết bị cửa hàng, có chứng nhận kiểm định thiết bị đo lường, giấy phép xây dựng, chứng chỉ đào tạo của cán bộ, nhân viên cửa hàng, chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, bản cam kết

bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, còn một số ít tồn tại như: còn hồ sơ nhân viên cửa hàng đăng ký thiếu chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ an toàn phòng cháy, chữa cháy, nghiệp vụ bảo vệ môi trường, với trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cũ đã cấp còn có hồ sơ không lưu giấy tờ chứng minh chuyển giao quyền sở hữu cửa hàng.

Thanh tra Sở đã kiểm tra thực tế tại 02 cửa hàng, kết quả 01 cửa hàng chưa niêm yết thời gian bán hàng theo quy định và 01 cửa hàng đã đóng cửa chờ chuyển nhượng nhưng chưa có báo cáo Sở Công Thương.

Tại kết luận thanh tra Giám đốc Sở đã yêu cầu Phòng Quản lý thương mại nghiêm khắc rút kinh nghiệm, thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, phải thường xuyên tiến hành kiểm tra các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu; phổ biến kịp thời Nghị định 104/2011/NĐ-CP ngày 11/6/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu; bổ sung một số hồ sơ lưu tại Phòng còn thiếu các giấy tờ có liên quan.

Trong thời gian 12-13 tháng 4 năm 2012. Thực hiện Công văn số 531/BCT-TTTN ngày 19/01/2012 của Bộ Công Thương về việc tăng cường phối hợp kiểm tra, thanh tra chất lượng, đo lường xăng dầu; Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 21/3/2012 của Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng. Thanh tra Sở đã cử cán bộ đi nắm bắt tình hình thực tế việc thực hiện các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu tại một số cửa hàng trên địa bàn tỉnh Yên

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 7

Bái. Qua kiểm tra thực tế 13 cửa hàng, trong đó: 08 cửa hàng trên địa bàn thành phố Yên Bái và 05 cửa hàng trên địa bàn huyện Yên Bình. Một số cửa hàng còn vi phạm các quy định: 07 cửa hàng chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước, về dán tem trên thiết bị đo lường, sử dụng ca đo xăng dầu chưa được dán tem kiểm định; Về thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy: các cửa hàng được kiểm tra đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy nhưng còn một số cửa hàng chưa để đúng vị trí quy định, biển báo cháy, nội quy PCCC bị mờ; Một số cửa hàng sử dụng nhân viên chưa qua đào tạo các nghiệp vụ an toàn phòng cháy, chữa cháy và nghiệp vụ bảo vệ môi trường theo quy định; 04 cửa hàng vi phạm quy định về niêm yết thời gian bán hàng, 01 cửa hàng chưa thực hiện đầy đủ quy định niêm yết giá bán hàng, mà chỉ niêm yết giá bán trên bảng điện tử của cột đo xăng, dầu.

Qua thanh tra, kiểm tra đã góp phần quan trọng trong việc nắm bắt thực tế việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của Phòng Quản lý thương mại và việc thực hiện các quy định của Nhà nước của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn. Từ đó, nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu, phổ biến kịp thời các quy định của Nhà nước một cách thiết thực hơn tới các cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Xử lý vi phạm hành chính đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu không chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu./.

Nguồn: Thanh tra Sở

Yên Bái khó khăn trong quản lý thị trường sữa

Tại Yên Bái, các đơn vị chủ yếu kinh doanh theo hình thức làm đại lý phân phối cho các công ty sữa cung ứng cho các cửa

hàng kinh doanh sữa tại tất các huyện, thị bán lẻ tới người tiêu dùng.

Sữa là mặt hàng thiết yếu đối với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già và đương nhiên trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình mặc cho giá có tăng cao đến đâu. Đặc biệt, hiện nay vấn đề quản lý giá đối mặt hàng dinh dưỡng này cũng còn nhiều điều đáng bàn.

Chị Nguyễn Thị Hồng Sâm - Chủ cửa hàng sữa trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: Giá sữa các loại hầu như đã tăng từ trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn thêm khoảng 10% như sữa bột Pedia Sure có giá 529.000 đồng/hộp (loại 900g), tăng 49.000đồng/hộp, sữa bột 1, 2, 3 của Vinamilk giá là 174.000 đồng/hộp, tăng 14.000 đồng/hộp.

Một hộp sữa ít nhất cũng vài trăm nghìn đồng nhưng các bậc phụ huynh vẫn không thể tiết kiệm với mong ước con cái mình cao lớn và thông minh.

Chọn sữa cho cô con gái 2 tuổi, chị Trần Thị Liên (phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái) cho biết: Mỗi lần mua sữa lại thấy giá nhích lên thêm một ít, thay đổi mẫu mã cũng tăng, quảng cáo bổ sung thêm chất gì mới chẳng biết có đúng không cũng thấy tăng, mà tôi chỉ thấy giá tăng thôi chứ không thấy giảm bao giờ.

Đến tháng lĩnh lương tôi cố gắng mua thêm vài hộp cho cháu phòng tăng giá. Nếu cháu lớn hơn chút nữa tôi sẽ chuyển từ sữa bột sang sữa tươi cho tiết kiệm. Được biết, sữa là một trong những mặt hàng có tên trong danh mục hàng hóa thiết yếu do Nhà nước quản lý giá.

Sữa ngoại hiện nay chiếm 70% thị phần, trong đó một số hãng sữa độc quyền phân phối. Theo quy định, muốn tăng giá sữa, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện đăng ký giá

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 8

với cơ quan chức năng và đưa ra lý do hợp lý. Giải thích cho việc tăng giá thường là giá nguyên liệu đầu vào tăng, biến động tỷ giá, thuế nhập khẩu…

Tại Yên Bái, không có doanh nghiệp sản xuất cũng như nhập khẩu sữa trực tiếp từ nước ngoài, các đơn vị chủ yếu kinh doanh theo hình thức làm đại lý phân phối cho các công ty sữa cung ứng cho các cửa hàng kinh doanh sữa tại tất các huyện, thị bán lẻ tới người tiêu dùng. Nhà phân phối bán theo giá quy định và hưởng hoa hồng.

Các cửa hàng bán lẻ thực hiện theo giá khuyến nghị nhưng có nhiều cửa hàng tự định giá bán với mức chênh lệch cao hơn giá bán của các nhà phân phối từ 5.000 - 10.000 đồng/hộp sữa bột và 1.000 đồng/vỉ sữa tươi với lý do thuê công nhân bốc vác, bán hàng…

Hiện tại, việc quản lý mặt hàng này còn nhiều bất cập. Vừa qua, Sở Tài chính đã phối hợp cùng Chi cục Quản lý thị trường và Cục Thuế tỉnh tiến hành kiểm tra 15 đơn vị kinh doanh sữa trên địa bàn thành phố. Qua các cuộc kiểm tra cho thấy, các nhà phân phối và cửa hàng chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký và niêm yết giá sản phẩm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Mặc dù theo Nghị định 84 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá thì không niêm yết giá hàng

hóa, dịch vụ hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 2.000.000 đồng và phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, thu tiền dịch vụ cao hơn giá niêm yết. Đặc biệt, không đăng ký giá với cơ quan chức năng có thể phạt ở mức 30 triệu đồng.

Quy định là thế nhưng có nhiều chủ cửa hàng đã không khỏi ngỡ ngàng khi bị xử phạt ở mức cao.

Được biết, giá hàng hoá là quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng hiện nay chính các thượng đế cũng không biết đến quyền lợi của mình.

Bà Nguyễn Thị Mật - Trưởng phòng Quản lý giá và Tài sản công - Sở Tài chính cho biết: Cả người bán hàng và tiêu dùng còn rất hạn chế trong hiểu biết quy định niêm yết và đăng ký giá. Vì vậy, thời gian tới, Sở Tài chính và các cơ quan chuyên môn sẽ tăng cường giám sát, theo dõi diễn biến của thị trường, giám sát chặt chẽ việc đăng ký, kê khai giá, không có yếu tố tác động đến tăng giá sẽ cương quyết không cho tăng giá.

Đồng thời, ngành chức năng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ kinh doanh nắm được các chính sách pháp luật giá của Nhà nước nếu phát hiện vi phạm sẽ công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo YBĐT

Thị trường hàng hóa thành phố Yên Bái tuần từ 16-20/4/2012 Những ngày qua giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm tại các

chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh vẫn tuơng đối ổn định, không có biến động. Thời tiết thuận lợi để các loại rau, củ, quả phát triển mạnh nên giá các loại rau này tương đối rẻ: dưa chuôt: 6.000-7.000đ/kg; rau muống, mùng tơi: 4.000đ/mớ; rau ngót: 3.000-4.000đ/mớ; bí xanh: 10.00-12.000đ/kg; bí đỏ: 10.000đ/kg,…

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 9

Khảo sát một số cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố, giá vật liệu xây dựng có biến động so với tuần trước, cụ thể: Sắt φ 6-8 Hòa Phát:17.550 đ/kg , Sắt φ 10 Hòa Phát 110.000 đ/cây tăng 1.500đ/cây, Sắt φ 12 Hòa Phát 169.000 đ/cây tăng 1.500đ/cây, Sắt φ 14 Hòa Phát 228.500 đ/cây tăng 1.500đ/cây, Sắt φ 16 Hòa Phát 300.500 đ/cây tăng 1.500đ/cây, Sắt φ 18 Hòa Phát 381.500 đ/cây tăng 2.500đ/cây; giá các loại xi măng ổn định hơn: Xi măng ChinFon Hải Phòng: 1.330.000 đ/tấn; Xi măng Yên Bái: 1.1050.000 đ/tấn; Xi măng VINACONEX Yên Bình: 1.225.000 đ/tấn;

Dưới đây là diễn biến giá cả một số mặt hàng tại thành phố Yên Bái tuần qua: Thị trường hàng hóa thành phố Yên Bái tuần từ 16-20/4/2012

Giá cả hàng hoá Mặt hàng ĐVT 09-13/4/2012 16-20/4/2012

Chênh lệch

I/ Hàng lương thực - thực phẩm - Thóc tẻ đ/kg 8.000-8.500 8.000-8.500 - Gạo tẻ thường đ/kg 14.000-15.000 14.000-15.000 - Gạo tẻ ngon đ/kg 18.000 18.000 - Gạo nếp ngon Điện Biên đ/kg 22.000-23.000 22.000-23.000 - Gạo nếp tú lệ đ/kg 32.000-33.000 32.000-33.000 - Thịt bò loại I đ/kg 180.000-190.000 180.000-190.000 - Đỗ xanh đ/kg 40.000 40.000 - Thịt trâu ngon đ/kg 180.000-190.000 180.000-190.000 - Thịt gà hơi đ/kg 110.000-120.000 110.000-120.000 - Thịt gà mổ sẵn đ/kg 140.000 –

150.000 140.000 –

150.000

- Thịt lợn hơi đ/kg 46.000-.48.000 46.000-.48.000 - Thịt nạc thăn đ/kg 100.000 100.000 - Thịt mông sấn đ/kg 90.000-95.000 90.000-95.000 - Muối I ốt Đ/kg 3.500 3.500 II/ Hàng vật liệu xây dựng - Sắt φ 6-8 Hòa Phát Đ/kg 17.550 17.550 - Sắt φ 10 Hoà Phát Đ/cây 108.500 110.000 +1.500 - Sắt φ 12 Hoà Phát " 167.500 169.000 +1.500 - Sắt φ 14 Hoà Phát " 227.000 228.500 +1.500 - Sắt φ 16 Hoà Phát " 299.000 300.500 +1.500 - Sắt φ 18 Hoà Phát " 379.000 381.500 +2.500 -Xi măng ChinFon Hải Phòng Đ/tấn 1.330.000 1.330.000 - Xi măng Yên Bái " 1.105.000 1.105.000

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 10

TIN TRONG NƯỚC Công nghiệp quý I/2012, khó khăn đang khắc phục

tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,1%, đây là

mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ, (năm 2011 so với năm 2010 tăng 9,6%).

So với mức tăng cùng kỳ của năm trước, 3 ngành: sản xuất phân phối điện, ga, nước có mức tăng trưởng cao nhất, chỉ số sản xuất 3 tháng đầu năm của ngành cao hơn so với mức tăng 9% của cùng kỳ năm trước, trong đó tăng cao ở nhóm hàng sản xuất tập trung và phân phối điện tăng 14,2%. Tiếp đó đến ngành công nghiệp khai thác mỏ có chỉ số sản xuất tăng hơn so với mức tăng 1,3% của cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

Công nghiệp chế biến vẫn là ngành gặp nhiều khó khăn nhất, chỉ số sản xuất 3 tháng đầu năm của ngành này thấp hơn nhiều so với mức tăng 13,4% của cùng kỳ năm trước. Trong số 32 nhóm hàng công nghiệp chế biến chính thì có đến 18 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm như: xi măng, sắt thép, sản xuất sợi và dệt vải, sản xuất giày dép, sản

xuất giấy nhăn, bao bì, bột giấy, giấy, bìa, sản xuất phân bón và hợp chất nitơ, sản xuất các sản phẩm khác từ plastic, sản xuất xe có động cơ, bàn ghế, giường tủ, sản xuất đồ uống không cồn, sản xuất cáp điện và dây điện, sản xuất các thiết bị gia đình...

Do tiêu thụ giảm nên lượng tồn kho của nhiều sản phẩm vẫn còn cao so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm 01 tháng 3, lượng tồn kho của phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sắt, thép tăng 59,1%; bia và mạch nha tăng 48%; cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 29,0%; sợi và dệt vải tăng 6,6%; đồ uống không cồn tăng 11,0%...

Diễn biến chính từng ngành Trong Quý I, tình hình cung cấp điện

của cả nước an toàn, ổn định, đảm bảo cung ứng đủ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt, đặc biệt là cấp điện cho các trạm bơm, kể cả các trạm bơm dã chiến trong thời gian lấy nước tập trung phục vụ đổ ải. Sản lượng điện của các nhà máy thuỷ điện khai thác theo kế hoạch điều tiết để đảm bảo cấp điện đủ cho mùa khô 2012; các

3

- Xi măng VINACONEX Yên Bình " 1.225.000 1.225.000

III/ Hàng công nghệ phẩm - Đường tinh luyện XK Đ/kg 21.000 – 22.000 21.000 – 22.000 - Thuốc lá Vinataba Đ/Bao 15.000 15.000 IV/ Nhóm khí đốt hoá lỏng - Gas Petrolimex 12kg đ/bình 412.000 412.000 - Total gas 12 kg “ 454.000 454.000 - Gas Thăng Long “ 410.000 410.000 - Xăng A 95 Đ/lít 23.860 23.860 - Xăng A 92 " 23.350 23.350

Nguồn: Sở Công Thương

Biểu trên chỉ có giá trị tham khảo

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 11

nguồn nhiệt điện than, tuốc bin khí khai thác theo phụ tải thực tế.

Để đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân trong các tháng cuối mùa khô năm nay (từ tháng 3 đến tháng 6), Tập đoàn Điện lực Việt Nam duy trì mực nước các hồ thủy điện lớn không giảm quá thấp trước thời điểm 01 tháng 6 năm nay để dự phòng cho phát điện đến cuối mùa khô 2012. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) bố trí kế hoạch hợp lý và rút ngắn thời gian bảo dưỡng, sửa chữa các tổ máy phát điện để đảm bảo khả năng sẵn sàng huy động cho hệ thống điện từ nay đến tháng 6 năm 2012. Đồng thời, chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Công Thương các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, sử dụng điện hợp lý và hiệu quả.

3 tháng đầu năm 2012, hoạt động tìm kiếm thăm dò được triển khai tích cực, tiến độ khoan ở các giếng khoan thăm dò/thẩm lượng đảm bảo kế hoạch. Công tác thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí ổn định và tăng trưởng khá, kể cả các mỏ ở nước ngoài mới đưa vào khai thác. Sản lượng dầu thô khai thác quý I của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ước đạt 4,1 triệu tấn, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Xăng dầu các loại đạt 1.597,4 nghìn tấn, bằng 99,9% so với cùng kỳ 2010.

Giá dầu thô thế giới liên tục tăng từ đầu năm tới tình hình chính trị. Thực tế, thị trường thế giới hiện không thiếu dầu, nhưng các nhà đầu tư lo ngại sẽ thiếu dầu khi tình hình Iran căng thẳng hơn nữa nên mua mạnh, đẩy giá tăng.

Ngành than và khoáng sản thực hiện các giải pháo đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo cung cấp than phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, 3 tháng đầu năm, sản lượng than nguyên khai của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) ước đạt 12,629 triệu tấn, đạt 25,8% kế hoạch năm, bằng 99,7% so với cùng kỳ. Than tồn tính đến cuối quý I là 7,018 triệu tấn, trong đó than thành phẩm 5,416 triệu tấn, nguyên khai và bán thành phẩm 1,601 triệu tấn. Công tác phát triển mỏ ổn định theo kế hoạch.

Thị trường thép trong nước 3 tháng đầu năm 2012 vẫn chịu tác động từ sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, việc tiêu thụ bị thu hẹp do nhiều nước thực thi chính sách kinh tế kiểm soát chặt chẽ, cắt giảm đầu tư, giảm nợ công.

Giá bán thép trong những tháng qua không có biến động nhiều do thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu xâu dựng chưa nhiều, cộng với tồn kho cao, giá niêm yết của các đơn vị không thay đổi. Ngày 07 tháng 3 năm 2012, Công ty Posco VST đã khánh thành nhà máy sản xuất thép không gỉ cán nguội lớn nhất tại Đồng Nai có quy mô 150.000 tấn/năm, cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu các sản phẩm này.

Sản lượng phân bón quí I năm 2012 giảm so với cùng kỳ do nhu cầu thị trường trầm lắng, thời tiết lạnh diễn biến kéo dài. Nhập khẩu phân bón 3 tháng đầu năm 2012 cũng giảm 13,3%, trong đó, nhập khẩu phân ure giảm mạnh 64,7% do nhà máy Đạm Cà Mau đã chính thức đưa ra thị trường sản phẩm đầu tiên vào cuối tháng 01 năm 2012.

Từ đầu năm đến nay, sau một thời gian dài ổn định, hiện giá nhiều loại phân bón đã bắt đầu có xu hướng tăng trở lại nhất là tại

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 12

khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Nguyên nhân chủ yếu là do đang bước vào vụ lúa hè thu, nhu cầu cầu phân bón tăng lên. Bên cạnh đó, việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, chi phí vận chuyển cùng với giá phân bón trên thị trường thế giới cũng tăng 5-7 đô la Mỹ/tấn sẽ kéo giá phân bón trong nước nhích lên.

Do khó khăn chung của nền kinh tế nên các doanh nghiệp cơ khí vẫn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có tháng tết là tháng tiêu thụ nóng nhưng thị trường ô tô, xe máy vẫn tiếp tục ảm đạm. Thị trường điện máy trong nước quý I cũng có dấu hiệu chững lại khi sức mua có xu hướng giảm.

Quý I, vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 5,0% so với cùng kỳ, vải dệt từ sợi bông tăng 16,7%; quần áo cho người lớn tăng 7,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 3,235 triệu USD tăng 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may những tháng đầu năm về cơ bản giảm cả lượng và trị giá, trong đó về trị giá bông giảm 36,5%; sợi các loại giảm 13,4%; vải giảm 11,1%.

Đối với thị trường nội địa, nhờ đầu tư chất lượng, mẫu mã và giá cả hợp lý, sản phẩm dệt may trong nước đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Thị trường hàng tiêu dùng cho trẻ em ngày càng được chú ý hơn.

Quý I, ngành da giày gặp nhiều khó khăn đặc biệt là do thiếu lao động. Nguyên nhân chính là do thu nhập của người lao động thấp, khó cạnh tranh với các ngành nghề khác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp da giầy mới ký hợp đồng xuất khẩu đến hết quý I, chỉ có một số doanh nghiệp là ký được hợp đồng đến hết quý II. Tựu chung đơn hàng giảm từ 20% - 30% so với cùng kỳ năm trước.

- Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành giấy 3 tháng đầu năm tiếp tục giảm. Tình hình thị trường có nhiều biến động bất lợi, giá cả vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào như: gỗ, bột giấy, hoá chất,… biến động khá nhiều. Bên cạnh đó, ngành giấy trong nước còn phải cạnh tranh gay gắt với giấy nhập khẩu.

Quý I năm 2012, sản lượng sản xuất thuốc lá ước đạt 1.341 triệu bao các loại, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Việc điều chỉnh khâu phân phối, giảm sự chi phối của các cấp trung gian, ổn định thị trường đã phần nào cải thiện tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc lá. Tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn diễn biến phức tạp mà điểm nóng là các vùng biên.

Mặc dù quý I năm 2012 vào đúng dịp Tết Nhâm Thìn nhưng do thời tiết lạnh kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ bia trong quý chậm hơn so với cùng kỳ năm trước. Sau Tết nhu cầu không có đột biến nên sản lượng sản xuất bia các loại 3 tháng giảm so với cùng kỳ.

3 tháng đầu năm 2012, sản xuất của ngành sữa ổn định. Việc tăng giá sữa đợt này được lý giải bằng nhiều lý do khác nhau, nhưng chung nhất là do chi phí đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng dầu. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang yêu cầu các doanh nghiệp tăng giá phải kê khai cơ cấu tính giá và giải trình cho việc tăng giá của mình nhằm kiểm soát mặt hàng thuộc danh mục đăng ký giá.

Sản xuất kinh doanh của ngành ổn định, ước sản lượng dầu thực vật (tinh luyện) 3 tháng đầu năm đạt 129,4 nghìn tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ.

Phương hướng Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng

tâm tái cơ cấu nền kinh tế; tái cơ cấu doanh

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 13

nghiệp nhà nước; rà soát, hoàn thiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Tập trung giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm chậm tiến độ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm.

Các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu (đối với hoạt động sản xuất) và các máy móc thiết bị (đối với các dự án đầu tư) đã sản xuất được trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh.

Đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tích cực phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất điện huy động tối đa công suất các nhà máy điện để đáp ứng tối đa cho nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô./.

Theo Cục XTTM

Hàng tồn kho lớn, doanh nghiệp tìm tới xuất khẩu online

Theo số liệu hết tháng 2/2012 của Trung tâm Internet Việt Nam, sau gần 14 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập cộng đồng Internet toàn cầu (1/12/1997), số người sử dụng Internet trong nước đã đạt 30,8 triệu người, chiếm 35,26% dân số (đạt trên mức trung bình của thế giới). Cùng với xu hướng đó, tốc độ tăng trưởng của Internet đang làm thay đổi nhiều chiến lược kinh doanh của các DN trên thế giới, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tiếp cận khách hàng, quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng.

Một khảo sát của Bộ Công Thương năm 2011 đối với hơn 2.000 DN trên cả nước cho thấy, hiện nay Việt Nam có trên 94% DN vừa và nhỏ, 100% DN này đều ứng dụng Internet. Cuộc khảo sát của Bộ Công

Thương cũng cho thấy các DN xuất khẩu đang tỏ ra khá nhạy bén trong việc ứng dụng TMĐT khi tích cực tham gia các trang thông tin điện tử để mua bán hàng hóa với mức chi phí đầu tư chỉ chiếm 5%, nhưng mang lại mức doanh thu trung bình lên đến 33% tổng doanh thu.

Như vậy, với ưu thế về hạ tầng Internet tốt, lực lượng lao động trẻ nhanh nhạy trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ cho việc phát triển kinh doanh online, nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay.

Đặc biệt trong bối cảnh chỉ số tồn kho tại VN đứng ở mức báo động. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) trong quý I/2012, nhiều ngành kinh tế có chỉ số tồn kho tăng khá cao so với 2011 như ngành chế biến và bảo quản rau quả tăng 87,2%; sản xuất sắt, thép tăng 59,1%; sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 58%; xi măng, vôi, vữa tăng 55%; xe có động cơ tăng 38,7%…Thực tế này là nguyên nhân gây ra tình trạng đình đốn trong sản xuất, khiến cho nhiều DN lâm cảnh khó khăn, thậm chí bị loại ra khỏi thị trường.

Trao đổi với báo giới nhân sự kiện chào đón thành viên VN thứ 200.000 của Alibaba.com ngày 14/4, nhận định về mức độ quan tâm của DN “nội” đối với sàn TMĐT, ông Trần Xuân Thủy, GĐ Quốc gia của Alibaba.com Việt Nam cho rằng số lượng DN ở mọi quy mô tham gia sàn TMĐT ngày càng cao. Như tại Alibaba.com, tính tới cuối năm 2011, tốc độ tăng trưởng hàng năm về số lượng thành viên VN vào khoảng 27% và trung bình mỗi tháng có hơn 3.500 thành viên mới tham gia. Trong 6 tháng trở lại đây, trung bình mỗi tháng các DN Việt cập nhật thêm 16.863 sản

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 14

phẩm mới và nhận được 14.150 yêu cầu mua từ các nhà nhập khẩu.

Ông Trần Đình Toản, Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư và Công nghệ OSB cũng nhận định, nếu như Alibaba.com phải mất 10 năm (từ 1999 đến 2009) để đạt được mốc 100.000 thành viên Việt Nam thì chỉ chưa đầy 3 năm qua đã thu hút thêm 100.000 thành viên mới để cán mốc 200.000 vào tháng 4/2012. Điều này cũng thể hiện xu hướng tập trung ngày càng rõ nét trong mô hình TMĐT B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) với việc các DN Việt Nam ngày càng tích cực và chủ động tìm kiếm đến các địa chỉ uy tín như Alibaba.com để tiếp cận thi trường toàn cầu”.

Theo Báo Công Thương

Xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu: Không thể chậm trễ!

Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 96 tỷ USD, trong đó có nhiều mặt hàng đạt giá trị và sản lượng ở nhóm đầu trên thế giới, nhưng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa được các doanh nghiệp, nhà quản lý quan tâm, đầu tư và phát triển xứng tầm

Điểm yếu của DN Việt Nam Thực tế cho thấy, hầu hết những mặt

hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu vẫn chỉ ở dạng xuất thô, xuất khẩu nguyên liệu hoặc nếu đã qua chế biến thì lại mang tên của đối tác nước ngoài. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam so với các nước có trình độ tương đương thấp hơn nhiều. Một trong những nguyên nhân là việc xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản chưa được quan tâm đúng mức.

Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhưng giá trị lại thấp - lý do rất đơn giản là vì chưa có thương hiệu, do đầu tư dàn trải, không tập trung vào những giống lúa chất lượng cao nên thường chỉ xuất được gạo từ lúa cao sản, chất lượng thấp. Sản lượng nhiều mà giá trị không được bao nhiêu.

Cá tra Việt Nam hiện có mặt ở 125 thị trường thế giới, nhưng câu chuyện thương hiệu vẫn là rào cản khiến phần lớn cá tra Việt Nam xuất khẩu dưới cái tên của các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng thế giới ít biết đến sản phẩm đặc thù của Việt Nam. Còn với ngành dệt may, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May 10 - cho biết: Ngành may mặc của Việt Nam chưa có một thương hiệu nào đủ mạnh để cạnh tranh với thế giới, cũng như ngành nông sản hay thủy hải sản vậy.

Bà Nguyễn Thị Minh Lý- Phó giám đốc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - QUACERT - nhận xét: Khi tham gia thị trường toàn cầu, nếu nông sản Việt Nam cứ tiếp tục cạnh tranh bằng giá thì không những chúng ta không thể có lãi suất cao để duy trì chất lượng thương hiệu mà còn có nguy cơ tự đánh mất thị trường xuất khẩu.

Là đơn vị đầu mối của Chương trình Xúc tiến thương hiệu quốc gia, ông Đỗ Thắng Hải- Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - bày tỏ lo ngại: Thương hiệu vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Hải, càng hội nhập sâu thì thương hiệu hàng Việt càng bị che lấp bởi các thương hiệu lớn trên thế giới và điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị của sản phẩm Việt không cao, không có vị trí xứng tầm trên thị trường quốc tế.

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 15

Chiến lược tổng thể: Không thể chậm trễ

Luôn đứng đầu trong nhóm ngành có kim ngạch XK cao nhất và tăng trưởng ổn định, hàng dệt may Việt Nam đang dần thoát khỏi cái bóng của các nhà nhập khẩu nước ngoài khi giảm dần tỉ lệ hàng gia công và tăng dần hàng tự thiết kế, sản xuất. Bà Huyền chia sẻ: Đây là lợi ích giữa doanh nghiệp và quốc gia. Nếu quốc gia hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển thương hiệu thì thế giới sẽ biết đến quốc gia nhiều hơn.

Xây dựng phát triển thương hiệu hàng xuất khẩu là việc không thể chậm trễ, cần một chiến lược tổng thể, bài bản, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp để làm nên những sản phẩm mang thương hiệu quốc gia. Gợi ý để xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt, Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho rằng: Phải bắt đầu từ doanh nghiệp. Sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng với nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn.

Về phía DN và hiệp hội, có nhiều ý kiến khá tâm huyết cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu. Bà Trịnh Thị Ngọc Sâm - Giám đốc Công ty TNHH Vinh Sâm (Phú Yên) - cho biết, DN đã hợp tác với 5 nhà đầu tư Nhật Bản thành lập một công ty liên doanh kinh doanh, chế biến xuất khẩu cá ngừ đại dương, khi đi vào hoạt động liên doanh xuất khẩu mỗi năm 2.000 - 3.000 tấn cá ngừ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Vinh Sâm quyết xây dựng cho bằng được thương hiệu “cá ngừ đại dương Phú Yên” trên thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Văn Thâm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định lại cho rằng: “Để xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam thì doanh nghiệp phải làm theo đúng quy trình sản xuất của quốc tế”.

Trong chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011-2020, Chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia được đề cập là một trong những nội dung quan trọng của các biện pháp tăng xuất khẩu. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho những mặt hàng nông sản có thế mạnh.

Theo Báo Công Thương

Từ 1/7, chính thức thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Sau hơn 6 năm triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT), Bộ Tài chính cho rằng cấp thiết phải đưa TTHQĐT vào diện chính thức áp dụng ngay từ đầu quý 3 năm nay.

TTHQĐT được triển khai thí điểm từ năm 2005, hiện vẫn tiếp tục cơ chế thí điểm song đã đạt được một số kết quả khả quan. Cụ thể, việc áp dụng TTHQĐT đã lan toả đến 20/33 Cục Hải quan, thu hút 46.919 doanh nghiệp tự nguyện tham gia, chiếm gần 86,25% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan trên các địa bàn đang triển khai TTHQĐT.

Đặc biệt, TTHQĐT đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng chi phí hàng năm mà các tổ chức, cá nhân tiết kiệm được khi thực hiện TTHQĐT so với phương thức thực hiện thủ tục hành chính truyền thống là khoảng 20%.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã chỉ ra 3 nội dung công việc quan trọng dẫn tới quyết định gấp rút triển khai chính thức TTHQĐT ngay trong năm nay.

Thứ nhất, theo Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2020, thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm.

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 16

Thứ hai, thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã đặt mục tiêu đến năm 2012, cắt giảm 10% - 20% chi phí làm thủ tục hải quan cho công dân và doanh nghiệp,; giảm 30% thời gian thông quan tại cửa khẩu, đơn giản hóa hơn nữa 13 thủ tục quy định về TTHQĐT.

Thứ ba, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đang tiến hành thực hiện Dự án “Xây dựng và triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế Hải quan một cửa quốc gia” (VNACCS) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Nội dung chính của Dự án là chuyển giao công nghệ của hệ thống tự động hóa của Hải quan Nhật Bản (NACCS/CIS) và tiến hành chỉnh sửa để áp dụng tại Việt Nam, dự kiến hệ thống đi vào vận hành chính thức từ giữa năm 2014.

Cả 3 nội dung công việc nêu trên sẽ đều không thể đạt mục tiêu đề ra nếu việc áp dụng TTHQĐT chỉ dừng ở mức thí điểm.

Hiện Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. Dự kiến Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành ngay từ 1/7/2012.

Theo Kinh tế

Nhà nước vẫn điều tiết giá bán điện Đó là một trong những nội dung đáng

chú ý của Dự án Luật Điện lực sửa đổi (Luật ĐLSĐ) vừa được Chính phủ trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến ngày 17-4.

Theo Tờ trình dự án luật, hiện giá bán điện ngày càng thấp hơn so với giá thành sản xuất kinh doanh, nếu tính đầy đủ các yếu tố đầu vào. Vì vậy, chưa khuyến khích đầu tư vào ngành điện. Thực hiện cơ chế thị trường, giá điện luôn biến động, việc giao

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá bán lẻ như luật hiện hành không còn phù hợp.

“Tuy nhiên, ở nước ta điện là hàng hóa đặc biệt, việc điều chỉnh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống nhân dân, nên giá điện vẫn phải chịu sự điều tiết của nhà nước” – Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng lý giải.

Thẩm tra dự án luật này, Ủy ban KHCN&MT cho biết: Có ý kiến đề nghị Nhà nước không can thiệp vào giá điện, mà để thị trường tự điều chỉnh để có được thị trường điện cạnh tranh toàn diện và thu hút đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu điện như vừa gian qua.

Tuy nhiên, đa số ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ “giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước”. Quy định như vậy nhằm bảo đảm giá bán điện linh hoạt theo tín hiệu thị trường, vừa vẫn giữ vai trò điều tiết của Nhà nước đối với giá bán điện - loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống nhân dân.

Đồng tình quan điểm này, nhưng Chủ nhiệm UB TCNS Phùng Quốc Hiển cho rằng, phải làm rõ Nhà nước điều tiết bằng công cụ gì hay là công cụ hành chính? Mặt khác, không thể để cơ chế độc quyền lấn át, làm mờ nhạt vai trò nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị đẩy giá lên rất cao. Chính phủ phải quy định giá bán lẻ bình quân, không để ảnh hưởng nền kinh tế, đến đời sống.

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, sự điều tiết của Nhà nước là cần thiết. Ví dụ, vừa qua một số DN lợi dụng giá điện thấp, sản xuất xi măng, sắt thép để xuất khẩu.

Chính phủ đã yêu cầu, trong khi chưa điều chỉnh giá điện chung, thì phải điều

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 17

chỉnh ngay giá điện đối với các DN sản xuất xi măng, sắt thép – ít nhất là ở mức phải có lãi. Đồng thời, với các hộ nghèo, dùng dưới 50 số điện sẽ được hỗ trợ 30 ngàn đồng/tháng.

Phải minh bạch giá điện Dự thảo quy định, căn cứ lập, điều chỉnh

giá điện là Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp, trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt khung giá phát điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá bán buôn điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và các loại phí (phí điều độ, vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện).

Thường trực Ủy ban KH CN&MT cho rằng, cần làm rõ quy định về kiểm toán độc lập hay kiểm toán nhà nước khi tham gia kiểm toán các đơn vị điện lực. Mặt khác, những chi phí cho các khâu truyền tải, phân phối điện rất cần có sự giám sát của cơ quan chức năng, nhằm bảo đảm mức giá điện phù hợp với khả năng chi trả của đa số khách hàng sử dụng điện.

“Cơ cấu giá điện phải được quy định rõ ràng, công khai, minh bạch hơn trong Dự thảo Luật để làm cơ sở tính toán, kiểm tra, giám sát. Nhiều quốc gia thực hiện việc công khai cơ cấu giá điện ngay trong hóa đơn trả tiền điện của khách hàng”- Chủ nhiệm UB KHCN&MT Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Theo TPO

4 doanh nghiệp đầu mối đề nghị tăng giá xăng dầu

Theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), tính đến chiều 18/4, đã có 4 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối xăng dầu gửi phương án tăng giá đến Bộ Tài chính.

Cụ thể, bốn doanh nghiệp gồm Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV OIL), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Petro), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thương Mại Dầu khí Đồng Tháp. Trong đó, riêng Petrolimex là đơn vị có thị phần bán lẻ xăng dầu lớn nhất nước (chiếm khoảng 55% thị phần).

Đại diện một trong bốn doanh nghiệp đầu mối này cho biết nguyên nhân xin tăng giá xăng dầu là do giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ nên doanh nghiệp đang bị lỗ. Doanh nghiệp này cũng cho biết trong văn bản gửi cho Bộ Tài chính, doanh nghiệp này không đề ra một mức giá tăng cụ thể nào mà chỉ đề nghị Bộ xem xét.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý gía thì giá xăng dầu thành phẩm bình quân trong 30 ngày qua vẫn ở mức cao khoảng 134 USD/ thùng. Hiện tại mức thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng dầu đang ở mức 0%. Do vậy để đảm bảo hài hóa lợi ích quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang xem xét tính toán.

Theo Kinh tế

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA Giá sữa dự kiến sẽ có đợt tăng mới trong tháng 4

heo Bộ Công Thương, giá sữa tại thị trường thế giới tháng 3 nói riêng và

trong cả quý I đều giảm so với tháng trước và cuối năm ngoái.

Theo đó, giá sữa bột gầy tại thị trường châu Úc ở mức 3.000 - 3.400 USD/tấn, giảm 100-200 USD/tấn; tại thị trường Tây Âu đứng giá ở mức 2.750 - 2.925 USD/tấn, giảm 150-200 USD/tấn.

T

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 18

Giá sản phẩm sữa nguyên kem tại thị trường châu Úc là 3.375 - 3.650 USD/tấn, giảm 25-50 USD và tại thị trường Tây Âu là 3.400 - 3.700 USD/tấn, giảm 125-225 USD/tấn.

Như vậy trong tháng 3, giá sữa nguyên liệu trên 2 thị trường sữa lớn nhất thế giới đã giảm về mức thấp nhất kể từ đầu năm. Còn tính chung cả quý I, giá sữa nguyên kem tại thị trường châu Úc và Tây Âu đều giảm lần lượt là 25-100USD/tấn và giảm 200-275 USD/tấn; giá sữa bột gầy tại thị trường Tây Âu giảm 75-250 USD/tấn.

Thế nhưng, giá sữa tại thị trường Việt Nam, kể cả sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (nằm trong danh mục mặt hàng phải đăng ký giá và phụ thuộc vào giá nhập khẩu) đã liên tục tăng từ đầu năm đến nay.

Từ ngày 1/2, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tăng giá 15% đối với 5 sản phẩm.

Từ ngày 16/2, Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tăng 9%-10% đối với 4 sản phẩm. Mới đây nhất, ngày 12-3, Công ty Netstle Việt Nam tăng giá 12% đối với một sản phẩm.

Điều đáng nói là giá sữa trong nước đang và sẽ tiếp tục đi ngược giá thế giới, bởi trong tháng 4 này, nhiều doanh nghiệp sữa lại “rủ nhau” tăng giá. Một tổng đại lý lớn ở Hà Nội cho biết đã nhận được thông báo tăng giá đối với nhiều sản phẩm trong tháng 4, kể cả mặt hàng sữa nhập khẩu và sữa sản xuất trong nước.

Theo đó, sữa Friso Gold sẽ tăng giá 7%-8% do thay đổi mẫu mã bao bì, với sữa hộp 900 g có giá mới là 415.000 đồng/hộp. Sữa bột Meiji cũng sẽ tăng giá 15%, trong đó sữa hộp Meiji Gold số 3 sẽ tăng lên 427.000 đồng/hộp, Meiji Gold số 1 có giá 470.000

đồng/hộp. Sữa bột Milex, Abbott cũng được tăng giá, dự kiến vào nửa cuối tháng 4.

Một số loại sữa nước như Vinamilk, Cô gái Hà Lan, TH True Milk cũng chuẩn bị tăng giá 10%-15%. Nhìn chung, đối với các loại sữa bột đã tăng 7%-8% từ đầu năm, sẽ tiếp tục tăng giá đủ 15% trong tháng 4 này.

Có một nghịch lý là trong khi tổng cầu tiêu dùng giảm khá mạnh vì người dân cắt giảm chi tiêu, nhiều ngành hàng phải giảm giá để kích cầu thì diễn biến đối với thị trường sữa lại trái ngược hoàn toàn. Bộ Công Thương cho biết sữa liên tục tăng giá nhưng lượng mua không giảm do nhu cầu sữa vẫn có xu hướng tăng.

Việc tăng giá sữa được lý giải bằng nhiều lý do khác nhau. Lý do quan trọng nhất mà các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này viện dẫn là chi phí đầu vào tăng cao. Có doanh nghiệp cho biết chi phí nguyên liệu và sản xuất đã tăng 20%, ngoài ra, còn có nhiều chi phí đầu vào khác cũng tăng như tiền công, tiền lương, chi phí tài chính, chi phí vận chuyển, kho bãi…

Theo LĐO

Giá thép thể có thể tăng trong tháng tới

Hiệp hội Thép cho biết giá nguyên liệu đầu vào biến động cùng với thông điệp giảm lãi suất, nới tín dụng cho bất động sản là nguyên nhân khiến giá thép có thể tăng trong tháng tới.

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay tính đến hết 31/3, lượng thép tồn kho toàn ngành là 288.000 tấn, phôi thép là 510.000 tấn. Con số này, theo đánh giá của Hiệp hội là khả quan vì lượng tồn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái gần 200.000 tấn.

Hiệp hội Thép cho biết, lượng tiêu thụ tháng 4 ước dao động trong khoảng

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 19

420.000- 450.000 tấn. Theo ông Nghi, bước sang đầu tháng 5, giá thép có thể tăng do giá phôi, thép phế lên giá. Thêm vào đó, thông điệp nới tín dụng bất động sản, hạ sãi suất huy động đã tác động vào tâm lý nhà đầu tư và xét về dài hạn, thị trường bất động sản có thể ấm dần. "Do đó, giá thép sắp tới có thể tăng từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng mỗi tấn", ông Nghi nói.Trong tháng 3, lượng thép tiêu thụ lên tới 521.000 tấn, tăng gần gấp 1,5 lần so với tháng 2. Ông Nghi cho biết, tình hình tiêu thụ thép tháng 3 khả quan hơn nhiều so với 2 tháng đầu năm vì bước vào mùa xây dựng, nhu cầu thép tăng lên. Ngoài ra, hai tháng đầu năm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất ngân hàng cao nên nhiều doanh nghiệp địa ốc đã không xây dựng dự án.

Giá bán thép trong những tháng qua không có biến động nhiều, dao động ở mức 16 triệu đến 17 triệu đồng mỗi tấn tùy đơn vị. Lãnh đạo Hiệp hội Thép cho hay, một số công ty thép đã giảm chiết khấu trên thị trường. "Trước đây, doanh nghiệp chiết khấu 100.000 đồng đến 300.000 đồng thì nay đã giảm xuống thấp hơn hoặc không còn chiết khấu nữa", ông Nghi nói.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thị trường thép trong nước 3 tháng đầu năm vẫn chịu tác động từ sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngành thép đã có sự tăng trưởng nhẹ sau nhiều tháng liên tiếp giảm. Lượng thép sản xuất các loại trong quý I ước đạt khoảng 1,469 triệu tấn, tăng 4,8 % so với cùng kỳ. Nhập khẩu thép các loại và sản phẩm từ thép cũng tăng tương ứng là 7,7% và 24,8%.

Theo Vnexpress

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Khuyến cáo về một số sàn giao dịch thương mại điện tử không lành mạnh

rong thời gian gần đây, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin

liên tục nhận được phản ánh của các tổ chức và cá nhân về hoạt động của một số doanh nghiệp lợi dụng thương mại điện tử để huy động lượng tiền mặt lớn từ mạng lưới người tham gia, với mô hình hoạt động có nhiều điểm không minh bạch.

Cách thức hoạt động điển hình của những doanh nghiệp dạng nảy là thiết lập một website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, trên đó cho phép những thành viên đã nộp tiền được mở một gian hàng ảo để giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Sau khi đóng một khoản phí ban đầu thì bên cạnh việc được mở gian hàng ảo trên website, mỗi thành viên được thêm quyền lợi là giới thiệu những nguời khác tham gia mua gian hàng ảo và hưởng hoa hồng vài chục phần trăm cho mỗi hợp đồng mà mình giới thiệu. Để lôi kéo người tham gia, các doanh nghiệp thường hứa hẹn những mức thu nhập rất cao từ việc “phát triển mạng lưới gian hàng”, theo đó tổng số tiền hoa hồng một người có thể được hưởng (cả trực tiếp và gián tiếp trên các gian hàng bán được theo những tầng tiếp thị bên dưới) được quảng cáo lên đến vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, các điều khoản về cơ chế đóng phí, trả hoa hồng thường không được quy định rõ trong hợp đồng và các giao dịch chuyển tiền cũng không có chứng từ giao lại cho thành viên.

Do mức hoa hồng hấp dẫn và cơ chế phân chia hoa hồng đa cấp, phần lớn những người nộp phí mua gian hàng ảo trên website đều hướng tới mục tiêu thu lợi

T

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 20

nhuận từ hoạt động giới thiệu, lôi kéo người khác tham gia thay vì để tiến hành kinh doanh trên những gian hàng này. Kết quả là đa số gian hàng trên các website dạng này đều là gian hàng trống, không có thông tin gì về chủ gian hàng cũng như sản phẩm cần bán.

Theo quy định của Thông tư 46/2010/TT-BCT, hiện nay Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thực hiện việc xác nhận đăng ký cho các sàn giao dịch thương mại điện tử – là các website trên đó cá nhân, thương nhân, tổ chức không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình cho người khác. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư không bao gồm các website có mô hình hoạt động phức hợp như trên, cũng không quy định về các giao dịch trong đó thành viên trên website tham gia môi giới, kiếm lời từ hoa hồng trả cho việc giới thiệu người tham gia. Do đó, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ không xác nhận đăng ký dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của Thông tư 46/2010/TT-BCT cho những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình nêu trên.

Các doanh nghiệp lợi dụng danh nghĩa hoạt động TMĐT như trên để thu lợi từ việc lôi kéo người tham gia website, trong khi không tập trung nâng cao chất lượng thông tin trên website, đang làm tổn hại tới lòng tin của cộng đồng, cản trở sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển rất sôi động ở Việt Nam. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi tham gia những website này và kêu gọi các cá nhân, tổ chức phản ánh hoạt động kinh doanh không đúng pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử với cơ quan chức năng để có hướng xử lý.

Cục cũng nhận được phản ánh của một số cá nhân về việc các doanh nghiệp nói trên khi tiếp xúc với khách hàng đã đưa thông tin sai sự thật, nói rằng doanh nghiệp được Bộ Công Thương bảo trợ, qua đó tạo niềm tin cho khách hàng khi nộp tiền tham gia mạng lưới kinh doanh. Những thông tin này là hoàn toàn sai sự thật. Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ không bảo trợ hay đảm bảo uy tín cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử nào đang hoạt động trên thị trường.

Hiện Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin được giao thực hiện việc cấp đăng ký cho các sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương.Tuy nhiên, việc cấp đăng ký cho các sàn giao dịch thương mại điện tử này chỉ căn cứ vào hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, có đối chiếu với thông tin thể hiện trên website tại thời điểm đăng ký. Việc cấp đăng ký không phải là một sự đảm bảo về uy tín của doanh nghiệp hay chất lượng của hàng hóa, dịch vụ quảng bá trên website.

Theo Bộ Công Thương

Doanh nghiệp Cô oét cần nhập khẩu gỗ - timber

Công ty Fahad Al - Jassar Sons tại Cô oét là nhà bán buôn các sản phẩm gỗ tại thị trường Vùng Vịnh với hơn 50 năm kinh nghiệm. Hiện nay cần nhập khẩu gỗ (timber) các loại Acrylic, M.D.F, Plywood, Block Board... và một số loại gỗ - timber khác.

Các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng và nhu cầu xuất khẩu đề nghị liên hệ với Ông Abdul Mohsen Al-Jassar (Chairman of Board)

Điện thoại: (+965) 4815105, 4816107

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 21

Fax: (+965)4837864 Email: [email protected];

[email protected] Website: www.al-jassar.com P.O.BOX: 2607 Safat, 13027 Hoặc liên hệ với Thương vụ Việt Nam

tại Cô oét: Tham tán Thương mại: Lê Bá Ngọc Email: [email protected];

[email protected] Mobile: +965 67739067

Theo Vinanet

TIN THẾ GIỚI Ngoại thương Trung Quốc trước 7 thách thức lớn

áo cáo tình hình phát triển kinh tế quý 1/2012, Cục thống kê nhà nước

Trung Quốc cho biết kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương Trung Quốc đạt 859,3 tỉ USD, tăng 7,3%, trong đó xuất khẩu đạt 430 tỉ USD, tăng 7,6%, nhập khẩu đạt 429,3 tỉ USD tăng 6,9%, xuất siêu đạt 670 triệu USD, giảm nhiều so với cùng thời gian những năm trước. Người phát ngôn Cục thống kê Trung Quốc Thịnh Lai Vận cho biết tốc độ tăng trưởng kim ngạch ngoại thưong giảm đáng kể, hiện kim ngạch xuất và nhập có xu hướng cân bằng nhau, mức độ xuất siêu sẽ ngày càng giảm xuống.

Tờ “Thời báo Kinh tế tài chính” Trung Quốc cho biết tháng 2/2012 là “tháng xuất khẩu bi đát” nhất . Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 260,7 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 114,7 tỉ USD, tăng 18,4%, nhập khẩu đạt 146 tỉ USD, tăng 39,6%, nhập siêu đạt 31,5 tỉ USD. Đây là tháng Trung Quốc nhập siêu lớn nhất kể từ năm 1990 tới nay. Trong hai tháng 1 và 2/2012, Ngoại thương Trung Quốc đã nhập siêu gần 4,3 tỉ USD,

cao hơn con số 2,3 tỉ USD cùng thời gian năm 2011.

Vừa qua, phát biểu với tờ “Tham khảo kinh tế” của Trung Quốc, ông Triệu Lâm Trung, Chủ tịch Tập đoàn Phú Nhuận cho biết nhìn chung các công ty ngoại thương Trung Quốc đều phản ánh hiện nay họ đang đứng trước 7 thách thức lớn, đó là:

1-Nhu cầu thị trường thế giới suy giảm. 2-Tranh chấp mậu dịch giữa các nước,

nhất là giữa Trung Quốc với Mỹ và Châu Âu ngày càng tăng.

3-Tỉ giá đồng Nhân dân tệ (RMB) so với đồng USD tăng lên.

4-Giá cả mặt hàng nguyên nhiên liệu tăng lên đáng kể làm chi phí đầu vào tăng lên.

5-Tình trạng thiếu điện xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương.

6-Yếu tố giá cả đất đai, thuế môi trường và tiền vốn hiện đang là vấn đề nổi bật.

7-Giá thuê nhân công ngày càng cao, nên việc thuê mướn nhân công gặp nhiều khó khăn.

Tờ “Thương báo quốc tế” dẫn phát biểu của Tổng thư ký WTO Pascal Lamy cho biết năm 2010 ngoại thương thế giới tăng trưởng là 13,8%, năm 2011 chỉ tăng có 5%, năm 2012 ngoại thương thế giới dự kiến chỉ tăng trưởng 3,7%, tới năm 2013 mới có thể lạc quan hơn và dự kiến ở mức xấp xỉ 5%. Trong tình hình này, ngoại thương Trung .Quốc cũng suy giảm theo, như năm 2010 tăng trưởng tới 28,4%, năm 2011 chỉ tăng trưởng có 9,3%, kém xa con số năm trước.

Trong cuộc họp báo vừa qua, Bộ trưởng thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh cho các phóng viên biết do tình hình ngoại thương thế giới suy giảm, nên ngoại thương năm 2012 của Trung Quốc chỉ tăng nhẹ so

B

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 22

với trước, dự đoán cả năm có thể đạt mức xấp xỉ 10%, kém xa tốc độ tăng trưởng của những năm trước. Tuy nhiên, so với mức tăng trưởng từ 3,7% - 5% của Ngoại thương thế giới, thì tăng trưởng của Trung Quốc vẫn còn khả dĩ.

Trong tháng 2/2012 trong khi giá dầu thế giới và các mặt hàng nguyên liệu cơ bản thế giới tăng cao, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu tới 23,6 triệu tấn dầu, mức cao nhất trong lịch sử. Mức độ nhập các nguyên vật liệu quân trọng như đồng và thép cũng đạt mức cao thứ hai trong lịch sử nhập khẩu của Trung Quốc, như vậy làm cho Trung Quốc phải nhập siêu. Trong khi đó ở trong nước, các khoản thuế và chi phí tăng cao, như thuế tài nguyên và môi trường trước đây Tập đoàn PetroChina chỉ nạp có 2 tỉ Nhân dân tệ/năm, nhưng năm nay phải nạp tới 25 tỉ Nhân dân tệ/năm.

Tình hình buôn bán của Trung Quốc với các đối tác lớn trong Quí 1/2012 tăng không nhiều, như với Châu Âu, đối tác buôn bán lớn nhất chỉ tăng có 4,7%, với Mỹ chỉ tăng 9,2%, với Nhật Bản chỉ tăng 0,5%, với Ấn Độ xuất khẩu giảm 1,2% và nhập khẩu giảm 10,6%.

Phó Chủ tịch Trung tâm ngoại thương Trung Quốc Lưu Kiến Quân ngày 14/4/2012 cho tờ “Kinh tế Trung Quốc” biết việc Ngân hàng Nhà nước từ ngày 16/4/2012 thực hiện nới rộng biên độ dao động của tỉ giá đồng RMB với đồng USD từ 0,5% lên 1% nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoại thương, nhưng đồng thời cũng tạo ra những rủi ro tài chính rất lớn. Tình trạng tỉ giá không ổn định đã tác động đáng kể tới xuất khẩu của các doanh nghiệp. Kể từ Quí 1/2010 tới nay, Ngân hàng nhà nước đã tiến hành 5 lần tăng lãi suất và mỗi lần là 0,25%, nhưng hiệu quả vẫn không lý tưởng đối với

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Dự kiến trong thời gian 5 năm tới đây, tăng trưởng ngoại thương hàng năm của Trung Quốc có thể chỉ đạt mức trên dưới 6%.

Ngoại thương, một trong ba nhân tố (xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng) góp phần làm GDP của Trung Quốc tăng nhanh nhất, nhưng yếu tố này hiện nay đang chững lại, vì vậy tăng trưởng GDP thời gian tới của Trung Quốc cũng sẽ chững lại.

Theo Kinh tế

Phái đoàn Pakistan tìm kiếm nguồn chè của miền Nam Ấn Độ

Một phái đoàn của Pakistan đã tiến hành thăm Ấn Độ trong 3 ngày để tìm kiếm những nguồn chè từ miền Nam xuất khẩu sang Pakistan.

Ông Mohammad Hanif Janoo, Chủ tịch Hiệp hội Chè Pakistan nói với các phóng viên hôm thứ sáu (13/4/2012) rằng Pakistan đã nhập khẩu 24.000 tấn chè từ Ấn Độ trong năm 2011.

Người Pakistan tiêu dùng chè khá nhiều, nguồn cung cấp chính cho nước này là từ Kenya, Đông Phi, và phía nam Ấn Độ (11%).

Trong ba năm qua, số lượng chè nhập khẩu của Pakistan đã tăng lên, mặc dù giá trung bình đã giảm. Không phải vì nhu cầu thị trường giảm mà chất lượng có xu hướng giảm. " Chúng tôi muốn có một nguồn chè chất lượng tốt để nhập khẩu" ông nói.

Ông S. Ahmed Khwaja, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Pakistan cho biết khối lượng chè chất lượng cao hơn xuất khẩu từ miền nam Ấn Độ sẽ tăng lên.

R. Ambalavanan, Giám đốc điều hành của Ủy ban Chè Ấn Độ cho biết Ủy ban Chè và Hiệp hội những người trồng chè ở miền Nam Ấn Độ (UPASI) đang làm việc về vấn đề chất lượng.

Theo TTNN

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 23

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 24

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 25

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 26

Baûn tin Coâng Thöông Yeân Baùi Soá: 16 ngaøy 20/4/2012

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc Email: [email protected] 27