20
SỐ 25 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04- 2015 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 03/2015 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

SỐ 25

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04- 2015

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 03/2015

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU

Khái niệm

Chuỗi cung ứng toàn cầu, về cấu trúc, cũng giống như chuỗi cung ứng nội địa nhưng mở rộng phạm vi địa lý, nghĩa là các thành tố cảu chuỗi cung ứng phân bố trên phạm vi toàn cầu.

Do được bao phủ bởi môi trường rộng lớn hơn nên chuỗi cung ứng toàn cầu mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới cũng như phải đương đầu đầu với nhiều thách thức hơn.

Nhận diện chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuỗi cung ứng toàn cầu có các hình thức sau:

Nhà cung cấp toàn cầu: nguyên vật liệu và linh kiện được cung cấp bởi các doanh nghiệp nước ngoài nhưng việc lắp ráp cuối cùng được thực hiện trong nước.

Phân phối toàn cầu: việc sản xuất diễn ra trong nước nhưng việc phân phối và đặc biệt một số hoạt động marketing diễn ra ở nước ngoài

Sản xuất ở nước ngoài: sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, sau đó chuyển về trong nước để tiêu thụ

Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp thế giới

Chiến lƣợc chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến lƣợc chuỗi cung ứng toàn cầu thích nghi hóa

Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thiết lập các chuỗi cung ứng riêng biệt tại các quốc gia khác nhau hoặc một nhóm các quốc gia. Các nhà cung cấp, phân phối, bán lẻ tại các thị trường là riêng biệt với nhau.

Việc theo đuổi chiến lược này giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường do sản phẩm đã được biến đổi để phù hợp với thị trường, mặt khác, giúp họ tránh được những hàng rào thuế quan và phi thuế quan để thâm nhập thị trường mạnh mẽ hơn.

Nhược điểm của chiến lược này là khó tối thiểu hóa chi phí cũng như gặp phải nhiều vấn đề phi kinh tế phức tạp tại địa phương.

Theo đuổi chiến lược này đại diện là các công ty trong nhóm ngành hàng tiêu dùng như Unilever, P&G, Metro,…

Chiến lƣợc chuỗi cung ứng toàn cầu tập trung vào chi phí

Những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này lựa chọn các nhà cung cấp hoặc đặt các nhà máy sản xuất linh kiện tại các quốc gia khác nhau nhằm khai thác lợi thế so sánh tại các quốc gia đó (tài nguyên, lao động,…). Sau đó, họ tiến hành sản xuất tại một quốc gia và phân phối cho các thị

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

trường. Sản phẩm được chuẩn hóa cao để tiêu thụ trên nhiều quốc gia khác nhau. Các doanh nghiệp này có thể sử dụng các dịch vụ Logistics và bổ trợ ngay tại chính quốc gia đó hoặc sử dụng thống nhất một nhà cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu. Đối với hoạt động phân phối, các doanh nghiệp thường không tự tổ chức các kênh phân phối mà họ sẽ ủy quyền cho các đối tác tại quốc gia hoặc vùng đó.

Theo đuổi chiến lược này có thể kể đến là các công ty về lĩnh vực công nghệ như Apple.

Chiến lƣợc chuỗi cung ứng toàn cầu hỗn hợp

Những công ty theo đuổi chiến lược này đặt các nhà máy hoặc đặt hàng các chi tiết từ các nhà cung cấp tại các quốc gia khác nhau. Sau đó, các chi tiết sẽ được chuyển cho các công ty con tại các quốc gia riêng biệt để có thể biến đổi phù hợp vào nhu cầu của từng thị trường nội địa riêng biệt. Các công ty con tại các quốc gia riêng biệt sẽ tự đúng ra tổ chức các kênh phân phối.

Chiến lược này giúp các công ty vừa khai thác được lợi thế so sánh, vừa đáp dứng tốt nhu cầu thị trường nội địa.

Theo đuổi chiến lược này thường là các công ty trong ngành ô tô như Toyota, Ford.

Back

Page 4: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

CUỘC CHIẾN SỮA BÕ: TH TRUE MILK VÀ VINAMILK

Tham vọng dẫn đầu thị phần trên thị trường sữa tươi của lính mới TH true Milk liệu có đạt được, khi mà "đàn anh" dẫn đầu thị trường Vinamilk liên tục mở rộng quy mô trang trại, đàn bò và hàng loạt dự án có trị giá lên đến chục triệu USD.

Chiến lƣợc và hành động

TH True Milk

Với chiến lược đầu tư quy mô khép kín, trang trại tập trung, cùng số lượng đàn bò gia tăng nhanh chóng, TH true Milk đã đánh trúng vào điểm yếu của Vinamilk, vốn chủ yếu thu mua sữa từ các trang trại liên kết với người nông dân và nhập khẩu nguyên liệu.

TH Milk vẫn liên tục đầu tư nâng số lượng đàn bò lên tới 45.000 con, tuy vậy, số lượng sữa sản xuất ra tại TH true Milk đạt mức 400 tấn/ngày, trong khi của Vinamilk là 500 tấn/ngày.

Kiên định với mục tiêu phát triển, TH true Milk vẫn đang tiếp tục mở rộng đàn bò với các dự án được thực hiện tại các tỉnh Đăk Lăk, có quy mô khoảng 30.000 con bò sữa và tại Thanh Hoá là 20.000 con. Nhà máy của TH true Milk cũng khánh thành vào tháng 7/2013, được xem là có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.

Để gia tăng nguồn lực, mới đây TH Milk cũng đã mua lại Dalatmilk, vốn sở hữu trên 2.800 con bò và 3.300 ha đất. TH true Milk cũng bắt đầu chiến dịch "vươn ra thế giới", với thông tin đầu tư dự án vào Nga có trị giá hàng tỷ USD.

Vinamilk

Vinamilk cũng không kém cạnh, tỏ rõ là người đứng đầu thị trường, khi liên tiếp triển khai hàng loạt các dự án đầu tư quy mô lớn.

Trước hết, để "khắc phục" điểm yếu về nguồn nguyên liệu, Vinamilk tập trung mở rộng đàn bò khi năm 2014 được xem là năm mà hãng này "sắm" nhiều bò ngoại nhất.

Đầu năm, Vinamilk nhập 5.000 con bò sữa từ Autralia và Mỹ, và tiếp tục nhập thêm 3.000 con đến đầu năm 2015. Cùng với đó, hàng loạt các trang trại nuôi bò đã được Vinamilk đầu tư và đưa vào hoạt động, nâng lên thành 9 trang trại với khoảng 46.000 con, cùng hệ thống hộ chăn nuôi vệ tinh, có tổng số khoảng 80.000 con, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu.

Vinamilk cũng đưa vào vận hành nhà máy sữa nước "siêu hiện đại" vào bậc nhất thế giới tại Bình Dương vào tháng 9/2013, có công suất lên tới 800 triệu lít sữa/năm. Như vậy, công suất của nhà máy thứ 10 này tương đương với 9 nhà máy của Vinamilk cộng lại.

Bên cạnh đó, hàng loạt dự án cũng vừa được Vinamilk triển khai như xây dựng nhà máy tại Campuchia với số vốn 23 triệu USD, đầu tư tại Ba Lan 3 triệu USD và mua lại nhà máy của Mỹ.

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 5: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Kết quả đạt đƣợc

TH True Milk

TH vẫn là doanh nghiệp đứng đầu về số lượng bò sữa trong cả nước với hơn 45.000 con bò sữa và trang trại rộng 8.100 ha. Mới đây, trang trại bò của TH True Milk tại Nghệ An đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác nhận là “Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất châu Á”. Không chỉ có thế, nhà máy sản xuất sữa tươi sạch của TH tại Nghệ An cũng là nhà máy chế biến sữa lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Hiện toàn bộ dự án 1,2 tỷ USD của TH tại Nghệ An đã giải ngân gần xong.

Thương hiệu này cũng vươn lên chiếm lĩnh thị phần và trở thành một trong ba doanh nghiệp có vị trí lớn nhất trong thị trường sữa nước, khi chiếm khoảng 7,7% thị phần theo nghiên cứu của Euromonitor. Còn theo số liệu mới nhất mà TH true Milk nói với Thời báo Kinh doanh, thị phần sữa tươi hiện là 40%.

Năm 2014, doanh thu của TH đạt tới trên 4.000 tỷ đồng và năm nay dự kiến đạt 6.000 tỷ đồng. Theo mục tiêu mà bà Thái Hương đặt ra, đến năm 2020, TH sẽ có doanh thu 23.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD), chiếm trên 50% thị phần sữa tươi, cùng với đàn bò trên 200.000 con và hệ thống các cụm trang trại trải rộng khắp cả nước. Hiện tại, TH true MILK đang bắt đầu triển khai xây dựng trang trại ở Thanh Hóa, tới đây là Lâm Đồng (đã có giấy chứng nhận đầu tư) và Đắc Lắk.

Đối với sữa chua, hiện đã có hơn 90% người tiêu dùng biết đến và đã gặt hái được nhiều thành công, đứng vị trí thứ hai trên thị trường chỉ sau hơn một năm ra mắt.

Vinamilk

Mức tăng trưởng của Vinamilk đang chậm lại. Năm 2014, công ty đạt 35.704 tỷ đồng tổng doanh thu - tăng 13% so với năm 2013 nhưng chỉ hoàn thành 98,4% kế hoạch. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thì ngược lại, giảm 7,1% so với năm 2013 nhưng vượt kế hoạch 1,3%, đạt 6.068 tỷ đồng.

Năm 2015, VNM đặt kế hoạch tổng doanh thu 39.077 tỷ đồng – 9,4% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 6.830 tỷ - tăng 12,6%.

Như vậy, kế hoạch doanh thu năm 2015 của VNM đã giảm 6.683 tỷ đồng so với định hướng cho giai đoạn 2012 – 2016 đã được ĐHCĐ phê duyệt trước đó. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế kế hoạch lại tăng 650 tỷ so với định hướng.

Về thị phần, Vinamilk đang nắm giữ đến 49% thị phần sữa nước và 73% thị phần sữa chua

Tiềm năng thị trƣờng

Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các chính sách quản lý giá sữa cùng việc hội nhập kinh tế thời gian tới, chắc chắn sẽ đặt ra không ít thách thức cho cả Vinamilk và TH True Milk. Tuy nhiên. với mức tăng trưởng hai con số và dự báo đến năm 2020, mức tiêu thụ sẽ tăng lên 27 – 28 lít sữa/năm, so với mức 18 lít/năm hiện nay, TH true Milk và Vinamilk vẫn còn rất rộng cửa để phát triển và gia tăng thị phần.

Back

Page 6: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

THÍ ĐIỂM GIAO CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM QUẢN LÝ CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA

Thứ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 980 thí điểm giao Cục Hàng hải VN tổ chức quản lý các cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông) trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Hậu Giang và Sóc Trăng.

Quyết định nêu rõ, Sở GTVT các tỉnh nêu trên có trách nhiệm bàn giao quản lý hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông) trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh nêu trên cho Cục Hàng hải VN trước ngày 01/06/2015; Phối hợp với Cảng vụ Hàng hải có liên quan tổ chức công bố cảng, bến thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động của bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận của địa phương theo quy định pháp luật. Bộ GTVT giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thí điểm, báo cáo Bộ GTVT.

NGÀY 19/05/2015, THÔNG XE 25KM CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÕNG

Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng phấn đấu sẽ thông xe 25 km đoạn từ cầu Thanh An (giáp Hải Dương) - Nút giao Quốc lộ 10 - Nút giao đường 353 (thuộc địa bàn TP Hải Phòng) vào ngày 19/05/2015. Đây là dự án giao thông trọng điểm quốc gia có quy mô lớn đầu tiên triển khai mô hình BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) với chiều dài 105,5 km tiêu chuẩn cao tốc quốc tế. Dự án được khởi công từ 19/5/2008 với tổng mức đầu tư lên đến 46.900 tỷ đồng. Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35m với 6 làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/h, hai làn dừng xe khẩn cấp. Dự án đi qua các tỉnh, TP là Hà Nội (6 km), Hưng Yên (26,5 km), Hải Dương (40 km), Hải Phòng (33 km). Điểm đầu của dự án nằm trên đường Vành đai 3 của Hà Nội và điểm cuối của dự án là đập Đình Vũ (thuộc quận Hải An, TP Hải Phòng).

SỬA LUẬT ĐỂ KINH TẾ HÀNG HẢI VƢƠN LÊN DẪN ĐẦU

Trong Tờ trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải nhằm tạo cơ hội cho ngành kinh tế hàng hải phát triển, phấn đấu từ năm 2021, ngành này sẽ vươn lên vị trí thứ nhất thay dầu khí. Việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải cũng cần phải đảm bảo bốn yêu cầu: Tuân theo tinh thần Hiến pháp 2013; Bảo đảm an ninh, chủ quyền quốc gia; Cải cách hành chính và tạo đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế biển.

Đối với phí, lệ phí hàng hải, giá dịch vụ tại cảng biển và giá cƣớc vận chuyển chuyên tuyến

Dự thảo Luật này đã bổ sung một điều quy định về phí, lệ phí hàng hải, giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận chuyển chuyên tuyến. Các loại phí, lệ phí, một số giá dịch vụ sẽ do cơ quan quản lý Nhà nước quy định khung giá phù hợp nhằm công khai minh bạch các loại phí, lệ phí, giá dịch vụ hàng hải. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp để tránh tình trạng như hiện nay, nhiều chủ tàu nước ngoài thu nhiều loại giá cước bất hợp lý ảnh hưởng đến các chủ hàng. Đồng thời, chuyển đổi từ phí hoa tiêu hàng hải thành giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải nhằm tiến tới xã hội hóa dịch vụ hoa tiêu, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hoa tiêu và tổ chức hoa tiêu để nâng cao chất lượng, phát triển dịch vụ hoa tiêu hàng hải của nước ta.

“Chính quyền cảng” - nội dung sửa đổi đột phá

Dự thảo Luật đã bổ sung một điều quy định về Chính quyền cảng có chức năng điều phối, quản lý chung khu vực cảng biển để khắc phục những tồn tại hiện nay là có nhiều nhà đầu tư khai thác cảng biển dẫn đến tình trạng dư thừa công suất như tại khu vực Cái Mép - Thị Vải; không có sự kết hợp khai thác sử dụng vùng nước cảng và vùng đất hậu cần sau cảng nên không khai thác được hết hiệu quả kinh tế của khu vực cảng biển; nhiều doanh nghiệp đầu tư, khai thác cảng trong cùng một khu vực mạnh ai nấy làm, tìm mọi cách thu hút hàng hoá đến bến cảng của mình đã tạo ra một sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến tình hình khai thác cảng chung,... Đây sẽ là nội dung đột phá nhất trong tất cả các nội dung sửa đổi của Bộ luật Hàng hải lần này. Chính quyền cảng không nằm trong hệ thống chính quyền từ T.Ư đến địa phương mà nó là tổ chức để thống nhất sự phối hợp quản lý từ đầu tư đến quản lý, khai thác, kinh doanh có hiệu quả cảng biển. Mô hình này không phải cảng nào cũng có mà chỉ tổ chức ở những cảng lớn, ví dụ như cảng Hải Phòng và một số nơi khác.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 7: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

CHÍNH PHỦ ĐỒNG Ý DỪNG PHẠT XE QUÁ TẢI TRỌNG TRỤC

Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2015 (số 25/NQ-CP ban hành ngày 05/04/2015), Chính phủ đã thống nhất tạm thời chưa áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tải trọng trục của xe ô tô chở hàng hóa được quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ.

Chính phủ đồng ý về nguyên tắc đối với đề nghị của Bộ GTVT về tăng cường các biện pháp quản lý, các chế tài xử phạt và biện pháp ngăn chặn đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế hai Nghị định trên theo trình tự thủ tục rút gọn.

NGÀY 08/04/2015: THU PHÍ CẦU ĐỒNG NAI MỚI

TCT Xây dựng số 1, Bộ Xây dựng (CC1) cho biết, Bộ GTVT đã thống nhất cho phép từ 0 giờ ngày 08/04/2015, trạm thu phí (đặt tại chân cầu Đồng Nai) sẽ chính thức thu phí các loại xe qua cầu để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu. Mức phí qua cầu Đồng Nai sẽ vận dụng theo Thông tư 62/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.Cụ thể:

- Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng: vé ngày 15.000 đồng/lượt, vé tháng 450.000 đồng/tháng, vé quý 1.200.000 đồng/quý;

- Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn: 23.000 đồng/lượt, 690.000 đồng/tháng và 1.850.000 đồng/quý;

- Xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn: 33.000 đồng/lượt, 990.000 đồng/tháng, 2.650.000 đồng/quý.

- Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container 20 feet: vé ngày 60.000 đồng/lượt, vé tháng 1.800.000/tháng, vé quý 4.850.000/quý;

- Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet: 120.000 đồng/lượt, 3.600.000 đồng/tháng, 9.700.000 đồng/quý.

Dự án cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu (gồm 5 hạng mục, cầu Đồng Nai mới, cầu vượt Tân Vạn, hầm chui, nút giao Vũng Tàu và nút giao Tân Vạn), do CC1 làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 6/2008 với số vốn gần 1.900 tỷ đồng.

HƠN 290 TỶ ĐỒNG LÀM ĐƢỜNG VÀO CẢNG SÀI GÕN- HIỆP PHƢỚC

Ngày 12/04/2014, tin từ Văn phòng UBND TP. HCM cho biết: “UBND TP.HCM vừa duyệt dự án đầu tư xây dựng đường D3 kết nối vào cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, huyện Nhà Bè theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao)”.

Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 2.370 m cho bốn làn xe, với điểm đầu nối vào đường số 11 hiện hữu (cách Rạch Rộp khoảng 150 m); điểm cuối giáp Rạch Sóc Vàm (ranh dự án KCN Hiệp Phước). Dự án sẽ xây mới hai cầu Rạch Rộp II (dài 300 m) và Mương Lớn II (273 m). Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 293 tỉ đồng, thực hiện từ năm 2015 đến năm 2016 và do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông làm chủ đầu tư.

Back

Page 8: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

NGÀNH HÀNG KHÔNG

7.500 tỷ xây sân bay trong khu kinh tế Vân Đồn

Tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không Quảng Ninh. Theo đó, Cảng hàng không Quảng Ninh nằm tại khu kinh tế Vân Đồn sẽ được xây dựng theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.500 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay) trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị khoảng 5.250 tỷ đồng, 1.500 tỷ để dự phòng và chi phí giải phóng mặt bằng hơn 730 tỷ đồng. Công trình sẽ được xây dựng tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn trên diện tích khoảng 290ha gồm một sân bay cấp 4E với quy mô một đường cất hạ cánh, sân đỗ máy bay tối thiểu cho 4 chiếc Boeing 777 lẫn Airbus 321, nhà ga hành khách công suất 2 triệu khách và 10.000 tấn hàng hóa mỗi năm.

Công trình dự kiến sẽ hoàn tất sau 2 năm khởi công và thời gian hoàn vốn cho doanh nghiệp kéo dài trong 45 năm.

2020, Việt Nam “sẽ có khoảng 200 máy bay”

Theo dự thảo đề án tái cơ cấu vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 đang được Cục Hàng không xây dựng, Việt Nam đặt mục tiêu đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á về loại hình vận tải này vào năm 2020, với đội hình máy bay thương mại khoảng 190 - 210 chiếc.

Cụ thể, đề án đặt mục tiêu đến 2020, vận tải hành khách nội địa chiếm tỷ trọng 3,23%; vận tải hàng hóa nội địa chiếm khoảng 0,04% trong tổng thể ngành giao thông vận tải; tăng thị phần vận tải hành khách quốc tế đối với hàng không Việt Nam lên 45,9%; qua đó đưa thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN.

Cũng lấy mốc 2020, ngành hàng không đặt mục tiêu vận tải hàng không trở thành loại hình giao thông phổ biến, theo đó sẽ có hoạt động khai thác quốc tế thường lệ đến toàn bộ các cảng hàng không quốc tế được công bố; tăng tần suất các trên các đường bay hiện tại đến toàn bộ các cảng hàng không nội địa với tối thiểu 7 chuyến/tuần, đồng thời tất cả các hãng hàng không đều có hoạt động khai thác thường lệ trên tất cả các đường bay phục vụ kinh tế - xã hội.

Liên quan đến nội dung phát triển đội tàu bay, ngành sẽ tăng số lượng máy bay theo hướng sử dụng các thế hệ tàu bay áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.

Đến năm 2020, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đạt từ 190-210 chiếc; các hãng hàng không truyền thống sẽ xếp hạng 4-5 sao theo tiêu chí đánh giá của Skytrax trong khi các hãng chi phí thấp có chất lượng ngang bằng với các hãng hàng không cùng loại trong khu vực.

Bên cạnh đó, giữ tỷ lệ chậm chuyến, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam ở mức từ 12-15%; giảm tỷ lệ không hài lòng của hành khách đối với dịch vụ hàng không qua các năm.

Trong tổng số 190-210 chiếc máy bay dự kiến có được vảo năm 2020, Tổng công ty Hàng không Việt Nam có 140 - 150 chiếc (sở hữu 70 - 80 chiếc), các hãng hàng không khác dự kiến có thêm 50 - 60 chiếc; tàu bay tầm ngắn khoảng 60 - 70 chiếc (sở hữu 30 - 35 chiếc), tàu bay tầm trung 30 - 35 chiếc (sở hữu 17-20 chiếc), tàu bay tầm xa 20 - 24 chiếc (sở hữu 10-12 chiếc), tàu bay chở hàng khoảng 8-10 chiếc (sở hữu 3-5 chiếc).

Về mở rộng khai thác thị trƣờng hàng không, trong giai đoạn 2015-2020, Vietnam Airlines mở các đường bay mới đến Hoa Kỳ (San Francisco, Los Angeles), Ấn Độ (New Delhi, Mumbai), New Zealand (Wellington), UAE (Dubai), Qatar (Doha), điểm thứ 3 tại Úc (Brisbane, Perth); các đường bay quốc tế thường lệ đi/đến Phú Bài, Cần Thơ.

Vietjet Air cũng sẽ tham gia khai thác các đường bay quốc tế thường lệ, không thường lệ đi/đến từ Việt Nam tới các điểm tại Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Á và châu Âu.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không, năm 2014 đã có 45 hãng hàng không nước ngoài thuộc 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác đi/đến Việt Nam với 83 đường bay từ 47 điểm đến Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 03/2015 4

Page 9: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam có sự tham gia của hầu hết các hãng hàng không lớn trong khu vực và trên thế giới như Singapore Airlines, Malaysia Airlines, Thai Airways (Đông Nam Á), All Nippon Airways, China Southern Airlines, Japan Airlines, Cathay Pacific, Korean Air, Asiana Airlines (Đông Bắc Á), United Airlines, FedEx (Bắc Mỹ), Aeroflot, Air France (Châu Âu), Qatar Airways, Etihad (Trung Đông)...

Bên cạnh các hãng hàng không truyền thống, thị trường hàng không Việt Nam đã có sự tham gia của hàng loạt các hãng hàng không chi phí thấp như AirAsia Berhad, Jetstar Asia, Tiger Airways, Thai AirAsia, Cebu Pacific, Lion Air, Indonesia AirAsia, VietJet Air.

Hiện tại, có 4 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thị trường là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, VASCO và Vietjet Air, trong đó Jetstar và Vietjet khai thác theo định hướng chi phí thấp (LCC, hay còn được gọi là hãng hàng không giá rẻ) đồng thời Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, sở hữu hoàn toàn thuộc về tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Những cuộc đua tỷ đô nâng cấp đội tàu bay

Chƣa bao giờ “nhộn nhịp” đến thế

Lịch sử ngành Hàng không Việt Nam có lẽ chưa bao giờ chứng kiến sự đầu tư ồ ạt đến như vậy. Không hề quá lời đối với nhận định này của các chuyên gia. Thực tế, theo kế hoạch, chỉ riêng trong năm 2015, Vietnam Airlines sẽ chi hơn 21,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 92,3% tổng vốn đầu tư 2015) để đầu tư cho đội tàu bay. Với đội tàu bay dự kiến 80 chiếc, Vietnam Airlines đang ngày càng củng cố vị trí dẫn đầu danh sách hãng có số máy bay lớn nhất trên thị trường.

Vietjet Air - hãng hàng không giá rẻ chỉ mới chính thức đi vào hoạt động được hơn 2 năm. Ngày 25/9/2013, Vietjet Air bất ngờ phát thông cáo ký thỏa thuận nguyên tắc đặt hàng 100 máy bay (mua 92 chiếc và thuê 8 chiếc) với nhà sản xuất Airbus, tổng giá trị lên tới 9,1 tỷ USD. Cuối năm 2014, hai chiếc máy bay đầu tiên trong hợp đồng này đã được trao cho Vietjet Air. Sang năm 2015, hãng sẽ nhận tiếp 10 chiếc và thêm 10 chiếc nữa vào năm 2016.

Thêm vào đó, Jetstar cũng âm thầm nâng cấp đội tàu bay của mình. Đầu năm nay, hãng này vừa nhận thêm hai máy bay hiện đại Airbus A321, nâng tổng số tàu bay lên 10 chiếc.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Nhiều “ông lớn” muốn đầu tƣ vào 17 dự án đƣờng sắt

Theo Đề án “Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt” được Bộ GTVT phê duyệt mới đây, có khoảng 17 dự án được đề xuất kêu gọi xã hội hóa đầu tư. Trong đó 12 dự án thuộc đường sắt hiện có, còn lại là dự án đường sắt xây dựng mới.

17 công trình, dự án đƣờng sắt kêu gọi đầu tƣ:

Nhượng quyền quản lý, kinh doanh khai thác tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Kép - Hạ Long - Cái Lân; Khai thác kho bãi ga Yên Viên; Xây dựng khu ga khách Nha Trang mới và kho, bãi hàng ga Vĩnh Trung; Cải tạo nâng cấp hệ thống nhà ga, kho, bãi của 6 ga: Sóng Thần, Bỉm Sơn, Giáp Bát, Yên Viên, Lào Cai, Đồng Đăng; Khu nhà ga hàng Cái Lân và bãi cảng Cái Lân; Xuân Giao A; Nhượng quyền khai thác tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh các đoạn: Hà Nội - Vinh; Vinh - Đồng Hới; Đồng Hới - Đà Nẵng; Đà Nẵng - Nha Trang; Nha Trang - TP HCM. Khuyến khích nhượng quyền kinh doanh, khai thác KCHT toàn tuyến hoặc từng hạng mục công trình: Hà Nội - Đồng Đăng; Đông Anh - Quán Triều; Bắc Hồng - Văn Điển; Kép - Lưu Xá; Cầu Giát - Nghĩa Đàn; Diêu Trì - Quy Nhơn. Xây dựng mới các tuyến đường sắt: Đắk Nông - Chơn Thành - Vũng Tàu; Di dời ga Đà Nẵng; Xây dựng đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng...Đối với các dự án thuộc nhóm nhượng quyền khai thác tuyến sẽ tùy mức độ chuyển nhượng để nhà đầu tư có thể được quyền khai thác trong thời gian nhất định và chịu trách nhiệm bảo trì kết cấu hạ tầng. Các dự án xây dựng đường sắt mới sẽ kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP hoặc BOT... trên cơ sở Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi vay và tỷ giá... Phần vốn Nhà nước sẽ tập trung cho giải phóng mặt bằng và các hạng mục liên quan đến chạy tàu.

Page 10: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

BIMCO dự đoán đội tàu thế giới sẽ tăng 6,5% trong năm nay

Hiệp hội chủ tàu BIMCO dự đoán đội tàu container thế giới sẽ tăng 6,5% trong năm nay và cảnh báo về việc hạn chế đặt đóng các tàu mới có năng lực chuyên chở lớn. BIMCO nhấn mạnh rằng trong khi lượng tàu đặt đóng giảm xuống chỉ còn 426 chiếc, thì trọng tải đặt đóng mới tăng 50% so với 12 năm trước ở mức 3,3 triệu Teu.

Đội tàu container thế giới hiện tại có 5.121 chiếc tàu, có tới 45% là tàu có sức chở dưới 2.000 Teu. Tuy nhiên số lượng này chỉ chiếm 13% sức chở của đội tàu container trên toàn thế giới. Các tàu container cỡ siêu lớn có sức chở trên 10.000 Teu chiếm 19% về sức chở. Trong ba tháng đầu năm 2015, đội tàu container thế giới tăng 10 chiếc và có một tàu được đưa vào phá dỡ. Trong tổng số 31 tàu có tổng sức chở 224.139 Teu đang triển khai, có đến 79% lượng tàu có sức chở trên 8.500 Teu.

CMA CGM: đặt đóng tàu 20.000 Teu

Đây là hãng vận chuyển thứ ba trên thế giới đang tìm cách tham gia vào đội tàu 20.000 Teu trên thị trường khi các dự đoán cho rằng hãng tàu của Pháp đã ký dự định thư đóng cỡ tàu này.

Các nhà môi giới dự đoán Hãng này đã làm việc với Hanjin Heavy Industries về việc đặt đóng ba tàu 20.000 Teu tại Subic và sẽ bàn giao vào năm 2017. Một báo cáo khác dự đoán cỡ tàu có thể lên đến 20.500 Teu. Tuy nhiên, CMA CGM đã từ chối bình luận về các đơn đặt hàng này. Nếu đơn đặt hàng này được thực hiện, đây sẽ là những tàu container siêu lớn đầu tiên được đóng tại cơ sở Subic của HanJin. Giá tàu theo dự kiến từ khoảng 140 triệu USD đến 145 triệu USD, giảm khoảng 3% đến 7% so với các cơ sở khác của Hàn Quốc. CMA CGM - thành viên của Ocean Three sẽ trở thành hãng vận chuyển thứ 3 đặt đóng tàu trên 20.000 Teu.

MOL: trong tháng 3/2015, đã đặt hàng đóng bốn tàu 20.150 Teu và hai tàu khác cùng kích cỡ được thuê từ Shoei Kisen. Các tàu của MOL được đóng tại nhà máy Samsung Heavy Industries với giá khoảng 619,6 triệu USD, trung bình 154,9 triệu USD mỗi tàu.

Evergreen: trong tháng 1/2015 đã thông báo thuê 11 tàu 20.500 Teu từ Shoei Kisen. Các tàu của Evergreen được đóng tại nhà máy Imabari Shipbuilding.

Yang Ming: có thể đặt đóng thêm 5 tàu 14.000 Teu

Hãng vận chuyển của Đài Loan, Yang Ming Marine Transport đang có ý định bổ sung thêm 5 tàu container cỡ 14.000 Teu vào đội tàu trong cuộc chạy đua các tàu post-panamax cỡ lớn. Kế hoạch này được lập sau khi Yang Ming nhận bàn giao 15 tàu 14.000 Teu đầu tiên được thuê từ Seapan đầu tháng 3/2015, mỗi tàu có chi phí đặt đóng mới tương đương 107 triệu đến 110 triệu USD.

Lloyd’s List cho biết 10 tàu đầu tiên được thuê theo hợp đồng 10 năm với giá thuê là 46.500USD đến 46.800 USD/ngày trong năm 2013. Tất cả 15 tàu sẽ được bàn giao tại nhà máy Hyundai Heavy Industries và Taiwwan CSBC vào cuối năm tới và được triển khai trên tuyến Á-Âu của liên minh CKYHE. Năm 2014, Yang Ming có doanh thu tăng trưởng mạnh, Hãng đã đạt lợi nhuận ròng 411,4 triệu Đài tệ (tương đương khoảng 13,2 triệu USD) so với kết quả lỗ 2,9 tỷ Đài tệ trong năm 2013. Liên minh CKYHE sẽ có 80 tàu cỡ từ 13.000 đến 14.500 Teu nếu Yang Ming đặt đóng thêm tàu.

OOCL: đặt đóng 6 tàu container siêu lớn

Theo thông báo từ công ty Orient Overseas International tại Hồng Kong, công ty mẹ của OOCL đã đặt đóng 6 tàu container 20.000 Teu, sự kiện này đã cân bằng năng lực chuyên chở giữa các liên minh trên thị trường. 06 tàu container này sẽ được đóng tại Nhà máy Samsung Heavy Industries với trị giá 158,6 triệu USD mỗi chiếc, giúp OOCL và G6 tăng năng lực chuyên chở và khả năng cạnh tranh với các liên minh khác trên tuyến Á-Âu.

Với đơn đặt hàng 6 tàu container siêu lớn của MOL gần đây giúp G6 (gồm MOL, OOCL, NYK, HMM, Neptune Orient Lines và Hapag-Lloyd) có thể cạnh tranh trực tiếp với liên minh 2M (gồm Maersk và MSC) và Ocean Three (gồm CMA CGM, China Shipping container Lines và United Arab Shipping Co) trên tuyến Á-Âu.

Page 11: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Vinalines: Vốn Nhà nƣớc chỉ còn 36%

Kế hoạch cổ phần hóa:

Bộ GTVT thống nhất trình Chính phủ phương án cổ phần hóa TCT Hàng hải Việt Nam (Vinalines) với tỉ lệ phần vốn Nhà nước chỉ còn 36%.

Theo Báo cáo phương án cổ phần hóa (CPH) Vinalines, tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) hiện là 8.964 tỉ đồng- Con số này được xác định sau khi đã trừ đi hơn 12.300 tỷ đồng tổng nợ phải trả.

CPH tại Vinalines là sự kết hợp giữa việc vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Quy mô vốn điều lệ là 9.100 tỉ đồng (gồm vốn Nhà nước xác định là 8.964 tỉ đồng và giá trị Vinalines Nha Trang bàn giao sang khoảng 172 tỉ đồng).

Cơ cấu vốn điều lệ của công ty sẽ gồm:

Cổ phần của Nhà nước 36% Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược 30% Cổ phần bán ưu đãi cho CBCNV 0,20% Cổ phần bán ưu đãi cho CNCNV mua theo số năm làm việc tại khu vực Nhà nước 0,12% Cổ phần bán cho CBCNV mua theo số năm cam kết làm việc tiếp tục cho DN cổ phần và

chuyên gia giỏi 0,08% Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức Công đoàn 0,05% Cổ phần bán ra bên ngoài 33,75% (trong đó, bán cho nhà đầu tư là chủ nợ chấp nhận chuyển

nợ thành vốn góp 3,39% và cổ phần bán đấu giá công khai 30,36%).

TCT sẽ thoái vốn toàn bộ tại 11 DN gồm: Công ty CP cảng Quy Nhơn, Công ty CP cảng Quảng Ninh Công ty CP cảng Đoạn Xá, Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines, Công ty CP Hợp tác lao động với nước ngoài, Công ty CP Container phía Nam, Công ty CP Vận tải biển Hải Âu, Công ty CP Xây dựng thương mai dịch vụ tổng hợp cảng Sài Gòn, Công ty CP Chứng khoán Thủ Đô, Công ty CP Hàng hải Sài Gòn, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vân Phong.

Tổng số lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần là 1.591 người/1.614 người tại thời điểm công bố giá trị DN cổ phần. Giá khởi điểm cổ phần bán đấu giá công khai là 10 ngàn đồng/cổ phần. Cổ đông chiến lược sẽ được xác định sau khi bán đấu giá cổ phần.

Kế hoạch kinh doanh từ 2015 đến 2019:

Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019

LNST (tỷ đồng) 153.6 59.2 43.5 262

Trả cổ tức 1.52% 0.59% 0.43% 1.47% 2.6%

Thu nhập BQ (triệu đồng/tháng) 8.5 10.5

Sau CPH, Vinalines sẽ tập trung vào 3 mảng hoạt động chính, gồm:

Vận tải biển: tàu vận tải sẽ được tái cơ cấu theo hướng trẻ hóa và hiện đại hóa, tập trung khai thác nhóm tàu hàng rời có tải trọng 80 nghìn -150 nhìn DWT, tàu container từ 600 - 2 nghìn TEU, thị phần chiếm 20% hàng nội địa và 25% hàng xuất nhập khẩu.

Cảng biển: Những cảng trọng điểm sẽ được đầu tư phát triển theo quy hoạch, đến 2020 đảm nhận 30% sản lượng hàng thông qua cảng biển cả nước

Dịch vụ hàng hải: Đẩy mạnh đầu tư hệ thống hạ tầng logistics, hình thành hệ thống logistics kết nối các trung tâm phân phối hàng hóa trong cả nước, cung ứng dịch vụ “door to door” (từ cửa đến cửa).

Page 12: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

20 hãng tàu biển lớn lọt "tầm ngắm" thanh tra của Bộ Tài chính

Trong tháng 4/2015, Bộ Tài chính sẽ tiến hành thanh tra về phí, phụ phí của 20 hãng tàu, đại lý vận tải biển lớn tại Hải Phòng, TP. HCM,…

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ GTVT rà soát lại để giảm phụ phí, phí mà các hãng vận tải biển nước ngoài áp lên doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Bộ Tài chính được phân công chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Công thương thành lập đoàn kiểm tra xem tính hợp lý của các loại phụ phí này.

Thời gian tiến hành thanh tra, kiểm tra trong tháng 4/2015 và sẽ sớm có kết quả báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến tháng 10/2014, có khoảng 40 hãng tàu biển nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đảm nhận khoảng 88% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó đảm nhận gần 100% hàng hóa xuất khẩu đóng trong container xuất, nhập từ các thị trường như Châu Âu, Châu Mỹ, Bắc Mỹ.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng khu vực Hải Phòng: Sản lƣợng thông qua đạt hơn 15 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm

Theo báo cáo của UBND TP. Hải Phòng, sản lượng hàng hóa qua các cảng trên địa bàn trong 3 tháng đầu năm nay đạt khoảng 15,48 triệu tấn, tăng 14,25% so với cùng kỳ

.

Trong đó, dẫn đầu là Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng với sản lượng hàng hóa qua cảng đạt khoảng 5,33 triệu tấn, vượt 11,2% kế hoạch quý và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu cũng tăng 16% so với cùng kỳ. Còn lại là của các cảng tư nhân khác.

Cảng Hải Phòng: Năm 2015 đặt kế hoạch 389 tỷ đồng lợi nhuận, dự kiến niêm yết tại HNX

Ngày 24/04/2015, CTCP Cảng Hải Phòng sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2015.

Lợi nhuận của công ty mẹ tăng đột biến nhờ doanh thu tài chính

Theo tài liệu ĐHCĐ được công bố, CTCP Cảng Hải Phòng cho biết, năm 2014, tổng sản lượng hàng hóa thông qua thực hiện của toàn công ty đạt hơn 26 triệu tấn – vượt 4,5% kế hoạch và tăng 6,5% so với năm 2013. Riêng CTCP Cảng Hải Phòng thực hiện 19,75 triệu tấn – vượt 1,8% kế hoạch và tăng 5% so với năm 2013.

Dù vậy, doanh thu hợp nhất năm 2014 đạt 2.100 tỷ đồng – giảm nhẹ so với năm 2013. Doanh thu riêng công ty mẹ đạt 1.668,25 tỷ - vượt 13,5% kế hoạch, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Doanh thu từ khai thác cảng đạt 1.390 tỷ - tăng 2,3%.

Lợi nhuận hợp nhất đạt 524,6 tỷ - tăng 14,2% so với năm 2013, riêng công ty mẹ đạt 476,13 tỷ - tăng 88,8%. Sự đột biến này là do trong kỳ 6 tháng đầu năm 2014, cảng Hải Phòng xử lý khoản trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định từ năm 2013. Khi quyết toán, chi phí sửa chữa lớn được hạch toán giảm 101 tỷ đồng.

Đồng thời, doanh thu tài chính tăng nhờ chênh lệch tăng giá trị cổ phiếu tại CTCP Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ (mã: DVP) tại 30/06/2014 là 102 tỷ, hạch toán vào 6 tháng đầu năm 2014. Chênh lệch tỷ giá đối với vốn vay ngoại tệ và khoản phải thu khách hàng tại thời điểm đánh giá 31/12/2014 là 70,9 tỷ được hạch toán vào 6 tháng cuối năm 2014.

HĐQT trình ĐHCĐ mức chi trả cổ tức năm 2014 là 2,5% vốn điều lệ - tăng so với mức 2% mà Nghị quyết ĐHCĐ lần thứ nhất thông qua ngày 27/06/2014.

Page 13: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Cổ tức năm 2015 tăng 1% so với phƣơng án cổ phần hóa, dự kiến niêm yết trong năm 2015

Tổng sản lượng hàng hóa thông qua năm 2015 dự kiến đạt 29,2 triệu tấn – tăng 12,2%. Doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 1.900 tỷ đồng, trong đó CTCP cảng Hải Phòng là 1.600 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ hoạt động khai thác cảng là 1.550 tỷ đồng – tăng 11,5%. Lợi nhuận dự kiến của CTCP Cảng Hải Phòng là 389 tỷ - giảm 18,3 tỷ đồng.

Công ty dự kiến chia cổ tức năm 2015 với tỷ lệ 6% - tăng 20% so với phương án cổ phần hóa.

Đồng thời, công ty cũng điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư. Theo phương án cổ phần hóa, kế hoạch đầu tư năm 2015 là 673,35 tỷ đồng, tuy nhiên hiện tại, công ty điều chỉnh giảm còn 484,5 tỷ đồng.

Tại ĐHCĐ năm nay, HĐQT cũng trình cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu của công ty tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong năm 2015.

Oman quyết tâm giành quyền mua cảng Hải Phòng

Ngày 19/03/2015, SGRF đã tiếp tục gửi văn bản lên Thủ tướng đề nghị cho phép mua tối đa số cổ phần bán ra tại cảng Hải Phòng. Cụ thể, SGRF đã tiếp tục gửi văn bản lên Chính phủ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan, đề nghị bán cho Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam – Oman, một công ty con thuộc quỹ này toàn bộ số cổ phần mà Nhà nước (nếu bán) thêm ra theo thỏa thuận trực tiếp. Phần bán bổ sung đến đâu, Oman sẽ mua tối đa.

Trong trường hợp công ty này không thể mua vượt quá 49% số cổ phần mà nhà đầu tư ngoại được sở hữu theo cam kết của Việt Nam tại WTO thì phía Oman sẽ liên doanh với công ty trong nước mà Chính phủ chỉ định hoặc tự tìm đối tác lập liên doanh để mua lại toàn bộ số cổ phần bán ra.

Phía Oman nhấn mạnh rằng họ sẽ cam kết cải thiện kết quả kinh doanh tại đây sau khi trở thành cổ đông lớn nhờ kinh nghiệm kinh doanh cảng biển tại một số quốc gia khác.

VP Bank có thể thành cổ đông lớn cảng CICT

Ngân hàng VP Bank có thể trở thành cổ đông lớn tại Công ty TNHH Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT) do Vinalines vừa đề xuất Chính phủ và Bộ GTVT xin phép gán nợ bằng cổ phần tại chủ đầu tư của CICT cho ngân hàng này.

Ngoài CICT, các liên doanh cảng của Vinalines tại Đông Nam Bộ như cảng SP-PSA, cảng CMIT đều phải tái cơ cấu nợ, khoanh nợ, giãn nợ các khoản vay ngân hàng đến hết 2015 và 2016 vì thua lỗ.

Cảng Cửa Lò: đầu tƣ 1.180 tỷ đồng để nâng cấp, mở rộng

Sáng 03/04/2015, tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An), UBND tỉnh Nghệ An và CTCP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc đã tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng bến số 5 và 6 cảng Cửa Lò cho tàu 30.000 DWT.

Cảng Cửa Lò có quy mô 19,75 ha, gồm 4 bến, được đầu tư xây dựng từ năm 1996 và đưa vào khai thác từ năm 2003. Đến nay, do hạn chế về độ sâu đáy luồng và những hạn chế khác nên cảng chỉ tiếp nhận được tàu có trọng tải tối đa 10.000 WDT. Việc đầu tư bến số 5 và 6 cảng Cửa Lò có ý nghĩa quan trọng. Bến số 5 và 6 cảng Cửa Lò được đầu tư xây dựng tại phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò; phục vụ chuyên dụng cho container tiếp nhận cỡ tàu tải trọng đến 30.000 WDT.

Hệ thống cảng bao gồm 2 cầu tàu lớn với cẩu giàn container chuyên dụng và hệ thống hậu cần khép kín và đồng bộ, bao gồm hệ thống đường, bãi container với thiết bị dỡ hàng nhanh chóng, kho hàng, khu quay tàu, công trình kiến trúc và hệ thống mạng kỹ thuật hiện đại đi kèm.

Tổng diện tích xây dựng của bến số 5 và 6 cùng khu hậu cần sau bến là 23,4 ha; cầu cảng dài 450 m, rộng 40 m, có khả năng tiếp nhận cùng lúc 2 tàu 30.000 DWT. Tổng mức đầu tư xây dựng và thiết bị bến 5 và 6 cảng Cửa Lò là 1.180 tỷ đồng. Theo dự kiến đến năm 2016 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.

Page 14: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

Cảng Đà Nẵng: sản lƣợng hàng hóa thông qua tăng 11% trong quý 1

Quý 1/2015, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Đà Nẵng đạt 1,45 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác hàng container đạt 56.270 TEUs, tăng 19,4%. Doanh thu và lợi nhuận đều đạt mức tăng trưởng khá.

Công tác mở rộng thị trường cũng đã thu về những kết quả tích cực. Trong tháng 1, hãng tàu Atlantic đã chính thức khai trương tuyến mới tại Cảng Đà Nẵng, với hành trình Hải Phòng – Đà Nẵng – TP. HCM. Đây là hãng tàu thứ 6 góp mặt vào thị trường vận tải container đường biển chuyên tuyến nội địa. Sự xuất hiện của hãng tàu Altantic cùng với các hãng tàu nội địa đã hoạt động tấp nập trước đó đã góp phần làm sôi nổi thêm thị trường vận tải nội địa. Bên cạnh đó, hãng tàu CMA CGM (Pháp) cũng đã chính thức vận hành trở lại sau một thời gian gián đoạn, nâng số hãng tàu ngoại đang hoạt động tại Cảng Đà Nẵng lên 9 hãng tàu. Sự góp mặt ngày càng đa dạng của các hãng tàu ngoại đã đem lại nhiều sự lựa chọn về giá cước, chất lượng dịch vụ vận tải biển bằng container cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Đà Nẵng và trong khu vực.

Công tác xúc tiến dự án xây dựng dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 đang được tiến hành khẩn trương và dự kiến sẽ khởi công trong tháng 12/2015. Sau khi hoàn thành, Cảng Tiên Sa sẽ được mở rộng về phía Bắc với quy mô 2 bến, trong đó 01 bến tàu container 50.000 DWT – tàu hàng tổng hợp 70.000 DWT kết hợp khai thác tàu khách 100.000 GRT và 01 bến tàu container 20.000 DWT, nâng công suất khai thác của Cảng Đà Nẵng lên 10 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hóa qua cửa ngõ chính ra biển Đông của khu vực miền Trung – Tây nguyên.

Cảng khu vực Tp. HCM: sản lƣợng thông qua tăng 15% trong quý 1

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng khu vực TPHCM trong quý 1/2015 là 20 triệu tấn (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014).

Cảng Đồng Nai: kế hoạch lãi 52 tỷ trƣớc thuế năm 2015, cổ tức 17%

Năm 2014, Cảng Đồng Nai đạt doanh thu 273 tỷ, LNTT 50,3 tỷ đồng. So với kế hoạch đặt ra trong năm 2014 là doanh thu 210 tỷ và LNTT 48 tỷ đồng thì PDN đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

Trong năm 2015, công ty tiếp tục đặt kế hoạch tăng trưởng so với thực hiện năm 2014 với các chỉ tiêu tổng doanh thu 290 tỷ, LNTT 52 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả tương đương năm trước là 17%.

NGÀNH LOGISTICS

Thành lập hiệp hội vận tải hàng hóa ở trung tâm logistics phía Nam

Sáng 20/03/2015, Hiệp hội Vận tải Hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chính thức thành lập và ra mắt ban chấp hành, nơi có cụm cảng Cái Mép - Thị Vải được xây dựng thành trung tâm logistics của cả nước và khu vực.

Hiện ở Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 90 doanh nghiệp vận tải hàng hoá, trong đó 68 doanh nghiệp tham gia vào hiệp hội này.

Back

Page 15: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

FEDEX THÂU TÓM TNT EXPRESS

Ngày 07/04/2015, FedEx- tập đoàn phát chuyển nhanh lớn thứ hai thế giới của Mỹ đã chính thức đạt được thoả thuận mua lại TNT Express của Hà Lan, với giá 4,4 tỷ Euro (4,8 tỷ USD). Động thái này góp phần gia tăng đáng kể thị phần của FedEx tại thị trường châu Âu, nơi FedEx bị coi là “lép vế” nhất so với các đối thủ trực tiếp.

Theo Reuter, FedEx hiện chỉ nắm 5% thị phần tại thị trường châu Âu, thấp hơn nhiều so với con số 19% của DHL (thuộc Deutsche Post của Đức), 15% của TNT Express và 10% của United Parcel Service (UPS). Được biết, vụ mua bán và sáp nhập này được trả hoàn toàn bằng tiền mặt (tính ra 1 cổ phiếu của TNT Express có giá 8 Euro, trong khi trên thị trường chứng khoán, có giá chỉ hơn 7 Euro) và sẽ hoàn tất mọi thủ tục vào đầu năm 2016.

Nhiều nhà phân tích nhận xét, sau thương vụ M&A này, thị trường chuyển phát nhanh trên thế giới chỉ còn lại 3 ông lớn là FedEx, DHL và UPS, tạo ra thế “kiềng ba chân” khá vững, nên khó lòng còn có M&A nào nữa.

Được thành lập năm 1946, có trụ sở chính tại Hoofddorp, gần Amsterdam (Hà Lan), TNT Express hiện có 65.000 nhân viên hoạt động tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và có vai trò hàng đầu trong mạng lưới chuyển phát nhanh bằng đường bộ ở châu Âu. Năm 2014, TNT Express có doanh thu hơn 6,7 tỷ Euro. FedEx sinh sau để muộn hơn nhiều (ra đời tháng 6/1971), có trụ sở chính tại TP. Memphis (bang Tennessee, Mỹ). FedEx hiện có hơn 350.000 nhân viên làm việc tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, sở hữu hơn 630 máy bay và 47.000 ô tô các loại, vận chuyển hơn 3,9 triệu bưu kiện mỗi ngày. Doanh thu năm 2014 của FedEx đạt 45,6 tỷ USD. Xét về mọi phương diện, FedEx đều lớn hơn TNT Express rất nhiều. Điều đáng chú ý nữa là, cả FedEx lẫn TNT Express đều có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

UPS TĂNG CƢỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SMEs

UPS - thương hiệu nổi tiếng thế giới về logistics, cung ứng các giải pháp đa dạng về công nghệ hiện đại vừ ằm hỗ trợ ệp vừa và nhỏ

.

Chương trình “UPS Supply Chain Readiness” là một phần củới sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế (USAID) và Hội đồ

- ASEAN (USABC), hỗ trợ ố .

UPS Supply Chain Readiness sẽ đượ

. Chuỗi hội thảo sẽ ừ ản phẩdịch vụ ản trị doanh nghiệ ầm quan trọng củ ối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp, cũng như vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ SMEs tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

ầu tiên đã được đượ 07/04/2015 vừa qua tại TP. HCM với sự hợp tác của Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam và Hiệp hội Giày dép da Việt Nam với sự tham dự củ

ừ Việ .

.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 16: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

VINGROUP THÂU TÓM 94% VỐN MỘT DOANH NGHIỆP LOGISTICS

Ngày 19/3/2015, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đã thay mặt HĐQT ban hành Quyết định nhận chuyển nhượng 94% cổ phần CTCP Dịch vụ Logistics Siêu tốc, đánh dấu bước chân của Vingroup vào Lĩnh vực Logistics. Được biết, doanh nghiệp này có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

GEMADEPT LOGISTICS

Tháng 03/2015 là tháng cao điểm để đưa ra chỉ tiêu kinh doanh quý I/2015 của rất nhiều khách hàng. Các đơn vị GLC đã tập trung hoàn thành nhiệm vụ tốt, kể cả việc tăng ca cuối tháng để kiểm đếm hàng hóa. Bên cạnh đó, GLC tiếp tục phục vụ thêm một số khách hàng mới trong ngành hàng điện tử, mở rộng thêm danh mục khách hàng. Tính đến nay, GLC đã phục vụ hơn 200 khách hàng ở các ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, hóa chất công nghiệp, nông nghiệp và ô tô.

Bên cạnh đó, trong tháng 3/2015, GLC đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AMCHAM) và Hiệp hội thương mại Châu Âu (EUROCHAM). Đây là những hiệp hội doanh nghiệp có uy tín, tập hợp nhiều doanh nghiệp FDI hàng đầu tại Việt Nam. Như vậy, bên cạnh việc tham gia các hiệp hội ngành nghề uy tín như Hiệp hội doanh nghiệp Logistics (VLA), IATA, FIATA, cộng đồng chuyên gia chuỗi cung ứng (VSC), GLC đang mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh với cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày 13/03/2015, GLC đã tiếp đón đoàn Factory tour gồm hơn 30 chuyên viên, chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực chuỗi cung ứng do VSC (Viet Nam Supply Chain Community) tổ chức. Đoàn đã đến quan quan trung tâm phân phối tại Sóng Thần, tìm hiểu về hoạt động vận hành, khai thác cũng như mong muốn tìm kiếm thêm nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với GLC.

Đoàn VSC tham quan và làm việc trung tâm phân phối của GLC

Back

Page 17: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

VIỆT NAM THAM GIA SÂU VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 24/03/2015 đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần kết nối các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu để hưởng lợi từ nguồn công nghệ nước ngoài và tiếp cận với thị trường thế giới,...

Tiềm năng và cơ hội từ thị trƣờng

Tăng trƣởng kinh tế ổn định: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng GDP của nước ta sẽ đạt 6,1% trong năm 2015 và 6,2% trong năm 2016.

Kinh tế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập: Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại, tác động tích cực từ hội nhập đã góp phần thúc đẩy nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, thúc đẩy phát triển xuất khẩu hàng hóa nói riêng cũng như phát triển nền kinh tế đất nước nói chung.

Tăng trƣởng mạnh nguồn vốn đầu tƣ FDI: Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, FDI mới cam kết đã tăng lên 15,6 tỷ USD trong năm 2014, trong khi thêm 4,6 tỷ USD được cam kết cho các dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động. Nghiên cứu cũng cho thấy, luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay đạt trung bình 7,3 tỉ USD/năm. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, tỷ trọng thương mại so với GDP đã tăng đến 170%.

Tăng trƣởng xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa công nghiệp tăng mạnh trong 5 năm vừa qua nhờ một phần quan trọng do các công ty đa quốc gia đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ở Việt Nam để lắp ráp sản phẩm như điện thoại di động, hàng điện tử, sản xuất linh kiện như một công đoạn trong chuỗi sản xuất toàn cầu của họ,...

Kinh tế toàn cầu hồi phục: Tình hình kinh tế được cải thiện ở những nền kinh tế lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Bên cạnh đó, xuất khẩu sản xuất chế tác sẽ tiếp tục gia tăng, do 76% số vốn FDI giải ngân trong năm ngoái đều hướng vào hoạt động này.

Những điểm còn tồn tại

Phần đóng góp chính của Việt Nam vào chuỗi sản xuất này vẫn là lao động kỹ năng thấp. Chi phí nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam ước tính lên đến 90% giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế tác của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Tại thời điểm này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam nhìn chung vẫn thiếu năng lực tham gia vào chuỗi cung cấp sản phẩm cho các nhà máy nước ngoài đầu tư ngay ở thị trường nội địa. Chỉ có khoảng 36% doanh nghiệp Việt Nam hội nhập vào mạng lưới sản xuất cho xuất khẩu, trong khi tỷ lệ này ở Malaysia và Thái Lan là khoảng 60%. Mới chỉ có khoảng 21% DNVVN của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đóng góp 16% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.

Giải pháp hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu

Sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc đưa các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu để các doanh nghiệp được hưởng lợi từ nguồn vốn và công nghệ nước ngoài, tiếp cận với thị trường thế giới và tạo tác động lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.

Ngoài ra, các chiến lược phát triển ngành cũng đóng một vai trò cần thiết. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, cần khuyến khích sự phát triển của các cụm doanh nghiệp nhằm góp phần tạo ra quy mô kinh tế, chia sẻ kiến thức, giảm chi phí giao dịch và vận tải. Đầu năm 2015, Thủ tướng đã phê duyệt lựa chọn 5 ngành ưu tiên để phát triển các cụm công nghiệp và chuỗi giá trị sản phẩm gồm: Điện tử, Dệt, Chế biến thực phẩm, Máy móc nông nghiệp và Du lịch. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch hành động cho các ngành này để tập trung hỗ trợ cho các chuỗi cung ứng đó, phát huy tối đa tiềm năng lan tỏa của vốn FDI đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước theo các thước đo giá trị gia tăng trong nước, tạo công ăn việc làm và thu ngân sách,…

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 18: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

NGÀNH HÀNG KHÔNG 2015: CUỘC ĐUA NÓNG TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC

Tiềm năng không nhỏ

Ngành Hàng không Việt Nam trở thành tâm điểm, khi các công ty Hàng không đánh giá cao tiềm năng của thị trường 90 triệu dân ở đây. Và nhìn rộng hơn, thị trường 600 triệu dân của cả khối ASEAN, một khi cộng đồng kinh tế chung ASEAN ra đời vào cuối năm nay.

Sự sôi động của ngành Hàng không diễn ra trên khắp các phân khúc, từ vận chuyển hành khách, hàng hóa đến quản lý các cảng, các dịch vụ phục vụ khách hàng trong sân bay.

Năm 2014, để huy động thêm vốn mở rộng quy mô hoạt động, Vietnam Airlines đã thực hiện đợt IPO nhưng kết quả thực hiện lại chưa gây được tiếng vang lớn, khi chỉ 3,5% tổng số cổ phần được bán ra bên ngoài, tương ứng thu về 52 triệu USD. Hiện, Vietnam Airlines đang tìm đối tác chiến lược để bán 20% cổ phần.

VietJet Air sẽ tiến hành IPO ngay trong năm 2015 để thu về số tiền 800 triệu USD, nhằm mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động trong nước và khu vực. Trước đó, Vietjet Air đã khôn ngoan khi sớm bắt tay với các đối tác khác nhằm tận dụng quy mô thị trường ASEAN. Hãng Hàng không này, dưới sự hỗ trợ của ngân hàng HDBank và Tập đoàn mẹ Sovico, đã liên doanh với các hãng Hàng không khác của Thái Lan và Ấn Độ để kết nối tuyến bay Việt Nam – Thái Lan – Ấn Độ trong 2014.

Nhưng ngoài Việt Nam, các hãng Hàng không khác trong khu vực đều có những động thái cải thiện sức mạnh tài chính nhằm phục vụ hơn cho mục tiêu mở rộng hoạt động trong vùng. Tháng 10 năm ngoái, BangKok Airways (Thailand) đã IPO thu về 402 triệu USD, hãng Hàng không giá rẻ lớn nhất khu vực AirAsia cũng đự định IPO một công ty liên doanh ở Indonesia, trong khi một hãng Hàng không khác là Lion Air (Indonesia) cũng dự kiến sẽ tiến hành IPO trong thời gian tới.

Có thể nói, thị trường Hàng không Đông Nam Á với 600 triệu dân có nhiều tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ khi kinh tế ngày càng cải thiện và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng lên. Trong 05 năm qua, số lượng hành khách hàng năm ở khu vực châu Á - TBD đã tăng 66% để đạt đến con số hơn 1 tỉ lượng người/năm, vượt qua cả khu vực châu Á và Bắc Mỹ. Rõ ràng, với việc châu Á được xem là động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế toàn cầu thì việc các hãng Hàng không đổ xô đến khu vực này là điều tất yếu. Riêng đối với Việt Nam, mức tăng trưởng được dự đoán trong các năm tới là ở mức hai con số. Ngoài lượng hành khách ngày càng tăng lên, số lượng hàng hóa vận chuyển qua dịch vụ Hàng không cũng được cải thiện đáng kể, để phục vụ cho quá trình sản xuất và xuất khẩu của các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến Hàng không cũng trở nên nóng hơn trước. Mới đây, Vietnam Airlines và Vietjet Air đã đồng loạt tuyên bố muốn mua quyền khai khác nhà ga quốc nội T1 của Sân bay Nội Bài, trong khi Tập đoàn T&T cũng có động thái tương tự đối với Sân bay Phú Quốc (Kiên Giang). Trước đó, một công ty đã mua tới 23,6% cổ phần của Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất, nhằm khuếch đại các dịch vụ kinh doanh hàng cao cấp tại đây.

Rủi ro cũng không ít

Sức ép cạnh tranh trong ngành là rất lớn, khiến lợi nhuận của các hãng Hàng không sẽ thu hẹp lại.

Sự khan hiếm về nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của các công ty, đặc biệt là đội ngũ Phi công.

Ngoài ra, những vụ tai nạn khủng khiếp mà các hãng Hàng không Malaysia, Air Asia đối mặt trong năm ngoái cho thấy một điều rằng, các hãng Hàng không hoạt động ở khu vực này chưa thực sự mang lại yên tâm cho hành khách và việc chạy đua giành lấy thị phần như hiện nay có thể khiến các hãng lơ là trong công tác quản lý chất lượng, trong khi chi phí có thể tăng cao.

Mới đầu năm nay, hãng Hàng không lớn thứ ba của Nhật là Skymark Airlines đã phải nộp đơn xin phá sản vì không thể trả được món nợ lên tới 71 tỉ Yên (tương đương với 603 triệu USD).

Back

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 19: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

CHƢƠNG TRÌNH TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

HỘI THẢO DU HỌC SINGAPORE CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS

Thời gian: 14h ngày 21/03/2015

Địa điểm: Lầu 2, 68B Nguyễn Văn Trỗi, P8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

NGÀY HỘI CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM 2015

Chủ đề: Cung ứng – Nhân tố xoay chuyển tình thế ( “Supply Chain – The key Enabler”)

Thời gian: 16/04/2015

Đơn vị tổ chức: Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam (VSC)

Đơn vị tham gia: Hơn 100 DN chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ và nghiên cứu,...

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM LẦN THỨ 25 (VIETNAM EXPO 2015)

Thời gian: 15/04/2015 -18/04/2015

Địa điểm: VEFAC- 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Ngành hàng trƣng bày: Máy móc, thiết bị - Điện, điện tử; Nông sản - Thực phẩm – Đồ Uống; Khu gian hàng Quốc gia; Trang thiết bị nội ngoại thất & Quà tặng;…

HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM HẬU CẦN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 2015

Thời gian: từ 24/04/2015

Địa điểm: tại TP HCM

Đơn vị tổ chức: Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) phối hợp với Công ty Truyền thông Logistics Việt Nam (VLM) tổ chức

Đơn vị tham gia: những đơn vị xuất nhập khẩu hàng hóa, công ty giao nhận vận tải, nhà phân phối, kho vận, ngân hàng, bảo hiểm, các công ty dịch vụ thương mại mặt đất, nhà ga hàng hóa, hãng hàng không chuyên chở hàng hóa, cung cấp giải pháp công nghệ thông tin, cung cấp giải pháp logistics (PLs), điều hành sân bay và hải quan sân bay Việt Nam - thế giới.

Nội dung: Sẽ có hơn 30 diễn giả là các chiến lược gia ngành logistics trong nước và quốc tế thảo luận về: Xu hướng và thách thức mới trong ngành vận tải hàng hóa châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam, thực hiện kết nối hậu cần vận tải hàng không, tăng cường hợp tác và phát triển hậu cần vận tải hàng không, phát triển nguồn nhân lực.

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

Page 20: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn TIN... · Chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp đầy đủ: sản phẩm được cung cấp, sản xuất và phân phối trên khắp

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

KHỞI ĐỘNG CUỘC THI “LOGISTIKAS 2.0 – KẾT NỐI ĐAM MÊ LOGISTICS”

Thời gian: Từ ngày 15/03/2015 đến 08/05/2015

Đối tƣợng: sinh viên yêu thích ngành Logistics của các trường ĐH trên toàn TP. HCM

Đơn vị tổ chức: CLB Kỹ năng doanh nhân trực thuộc Hội Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương (Cơ sở II tại TP HCM) phối hợp các doanh nghiệp có uy tín trong ngành Logistics (như Genuine Partner Group, DAMCO – Maersk Vietnam, Công ty CP Đầu tư và Đào tạo doanh chủ, Cà phê Trung Nguyên…) tổ chức, với sự bảo trợ nội dung bởi Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics.

Nội dung: Cuộc thi sẽ trải qua 4 vòng:

- Vòng 1 (Nhận diện, thi Online): từ ngày 15 đến 25/03/2015; Vượt qua vòng 1, sinh viên có ngay các buổi học nghiệp vụ do chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics giảng dạy, ngoài ra còn có 1 buổi training kỹ năng “Tư duy phản biện”

- Vòng 2 (Đối đầu - Teamwork): thi vào ngày 12/04/2015; vượt qua vòng 2, sinh viên có các buổi học nghiệp vụ chuyên sâu hơn và có chuyến tham quan thực tế đến Công ty DAMCO – Maersk Vietnam

- Vòng 3 (Tập sự - Teambuilding): thi vào ngày 26/04/2015; vượt qua vòng 3, sinh viên có 1 buổi training kỹ năng “Public speaking” và cơ hội tìm hiểu sâu hơn các khía cạnh của ngành Logistics thông qua các buổi gặp gỡ trực tiếp với những chuyên gia trong ngành

- Vòng 4 (Chung kết - đêm Gala vinh danh): ngày 08/05/2015; vòng 4 là lúc sinh viên chinh phục phần thưởng giá trị của cuộc thi, trong đó có học bổng trị giá 3.000 USD từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics, cùng nhiều phần thưởng giá trị khác.

Back

"Education is what remains after one has forgotten everything he learned in school.”

- Albert Einstein (1879 –1955)-