16
Đin thoi reo. ChThương, trưởng btc ThNhân, bên kia đầu giây cho biết : -Ngày 18 tháng 10 có chĐặng Kim Ngc Úc qua đây, em có rnh thì gp nhau -Gp ti đâu ch? Tôi hi. -Ti nhà anh Khoát-MVân. Tôi nhìn lch, không có cuc hn nào, tôi OK. Đặng Kim Ngc, tôi nhđến ch, không biết chcó còn nhtôi không. Chhc khóa 1 là khóa có rt nhiu nhân tài. Còn tôi hc khóa 2, nhưng ham ly chng nên khóa sau mi xong. Mt người như chKim Ngc dù bn gì tôi cũng bđể đến gp ch. Gp nhau thì cn phi ăn ung ch, tôi tình nguyn làm món Bún Riêu và hi ý kiến trưởng tc ThNhân có được không, trưởng tc đồng ý. Món nước này lnh knh lm, chThương nu nước lèo, ngia chluc bún, còn tôi lo phn quan trng nht là phn riêu tôm, không có phn này thì knhư Bún Riêu tiêu. ChThương nói mi người mi món, ai có gì đem ny, không đem cũng được, ct gp nhau cho vui thôi. Nhưng tôi, thân lão bà không lái xe đi xa được, li lưng còng không xách nng bt cthgì trên 2 kí lô. Làm sao đây ? Cht nhti anh Bng (Trn văn), nhà bên kia sông , Ivry/Seine đối din vi tôi bên này (Charenton) nhanh xách cho mt tay, nếu đi cùng. ThNhân Úc châu nhn lãnh trách nhim tchc Đại hi ThNhân Thế Gii ti Sydney vào ngày 6 và 7 tháng 11 năm 2010. Chương trình dtho gm: - Picnic Centennial Park - Gala trên cruise Starship - Thăm viếng Sydney, Opera House - Đêm nhc chđề ThNhân ti Bankstown Sports Club Ban Tchc Đại hi kêu gi các ThNhân tham gia hưởng ng. Cho ti nay đã có gn 80 cu sinh viên và giáo sư ghi tên tham d. Xin liên lc vi tân chtch kiêm trưởng ban tchc Trn Bá Hng Minh - TNUC TT Diu Tâm Gp nhau Đại Hi ThNhân Thế Gii 2010 Sydney ThNhân BN TIN CA HI ÁI HU VIN ĐẠI HC ĐÀ LT TI ÂU CHÂU S1 (Bmi) Tháng 11 năm 2009 ChĐặng Kim Ngc K1 (xem tiếp trang 3) Li nhóm biên son Sau bn năm gián đon, Bn Tin TNAC li được tiếp tc gi đến quý vgiáo sư và các anh chem. Bn Tin bt đầu bng s1 (bmi) và đồng thi cũng được đăng trên Blog ca ThNhân Âu Châu: http://tndalat.blogspot.com Nhóm biên son tha thiết kêu gi sđóng góp bài v, tin tc ca qúy thy cô và qúy bn. Thư t, bài vxin gi v: [email protected] [email protected] Trong snày: Gii thiu sách mi ca GS Vũ Quc Thúc Gp nhau Trn thDiu Tâm Toàn cu hóa TN Đình Thông Ht dcười Lê thHo Vvi bn bè xưa Trn văn Bng Hè hnh ngLưu văn Dân Knim làm báo Đình Thông Chuyến đi ngàn dm Tin tc đó đây

Ban Tin So 1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

ban tin thu nhan au chau so 1

Citation preview

Page 1: Ban Tin So 1

Điện thoại reo. Chị Thương, trưởng bộ tộc Thụ Nhân, bên kia đầu giây cho biết : -Ngày 18 tháng 10 có chị Đặng Kim Ngọc ở Úc qua đây, em có rảnh thì gặp nhau -Gặp tại đâu chị ? Tôi hỏi. -Tại nhà anh Khoát-Mỹ Vân. Tôi nhìn lịch, không có cuộc hẹn nào, tôi OK. Đặng Kim Ngọc, tôi nhớ đến chị, không biết chị có còn nhớ tôi không. Chị học khóa 1 là khóa có rất nhiều nhân tài. Còn tôi học khóa 2, nhưng ham lấy chồng nên khóa sau mới xong. Một người như chị Kim Ngọc dù bận gì tôi cũng bỏ để đến gặp chị. Gặp nhau thì cần phải ăn uống chứ, tôi tình nguyện làm món Bún Riêu và hỏi ý

kiến trưởng tộc Thụ Nhân có được không, trưởng tộc đồng ý. Món nước này lỉnh kỉnh lắm, chị Thương nấu nước lèo, nữ gia chủ luộc bún, còn tôi lo phần quan trọng nhất là phần riêu tôm, không có phần này thì kể như Bún Riêu tiêu. Chị Thương nói mỗi người mỗi món, ai có gì đem

nấy, không đem cũng được, cốt gặp nhau cho vui thôi. Nhưng tôi, thân lão bà không lái xe đi xa được, lại lưng còng không xách nặng bất cứ thứ gì trên 2 kí lô. Làm sao đây ? Chợt nhớ tới anh Bảng (Trần văn), nhà ở bên kia sông , Ivry/Seine đối diện với tôi ở bên này (Charenton) nhờ anh xách cho một tay, nếu đi cùng.

Thụ Nhân Úc châu nhận lãnh trách nhiệm tổ chức Đại hội Thụ Nhân Thế Giới tại Sydney vào ngày 6 và 7 tháng 11 năm 2010. Chương trình dự thảo gồm:

- Picnic Centennial Park - Gala trên cruise Starship - Thăm viếng Sydney, Opera House - Đêm nhạc chủ đề Thụ Nhân tại Bankstown Sports Club

Ban Tổ chức Đại hội kêu gọi các Thụ Nhân tham gia hưởng ứng. Cho tới nay đã có gần 80 cựu sinh viên và giáo sư ghi tên tham dự. Xin liên lạc với tân chủ tịch kiêm trưởng ban tổ chức Trần Bá Hồng Minh - TNUC

TT Diệu Tâm Gặp nhau

Đại Hội Thụ Nhân Thế Giới 2010 Sydney

Thụ Nhân BẢN TIN CỦA HỘI ÁI HỮU VIỆN ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TẠI ÂU CHÂU

Số 1 (Bộ mới) Tháng 11 năm 2009

Chị Đặng Kim Ngọc K1

(xem tiếp trang 3)

Lời nhóm biên soạn Sau bốn năm gián đoạn, Bản Tin TNAC lại được tiếp tục gởi đến quý vị giáo sư và các anh chị em. Bản Tin bắt đầu bằng số 1 (bộ mới) và đồng thời cũng được đăng trên Blog của Thụ Nhân Âu Châu: http://tndalat.blogspot.com Nhóm biên soạn tha thiết kêu gọi sự đóng góp bài vở, tin tức của qúy thầy cô và qúy bạn. Thư từ, bài vở xin gởi về: [email protected] [email protected]

Trong số này: Giới thiệu sách mới của GS Vũ Quốc Thúc Gặp nhau

Trần thị Diệu Tâm Toàn cầu hóa TN

Lê Đình Thông Hạt dẻ cười

Lê thị Hảo Về với bạn bè xưa

Trần văn Bảng Hè hạnh ngộ

Lưu văn Dân Kỷ niệm làm báo

Lê Đình Thông Chuyến đi ngàn dặm Tin tức đó đây

Page 2: Ban Tin So 1

2

Cơ sở Bạn Văn Paris vừa xuất bản tập I: Thời đại của tôi: Nhìn lại 100 năm lịch sử của giáo sư Vũ Quốc Thúc. Toàn tập dầy 403 trang, khổ 14,5 cm x 25 cm. Tác giả nhìn lại 100

năm lịch sử, từ ngày thực dân Pháp đến chiếm Việt Nam, qua những năm truớc Thế chiến II, từ 1939 đến cuộc đảo chính Nhật ngày 9-3-1945, từ cuộc đảo chính Nhật 9-3-1945 tới hiệp định Genève 1954 phân chia đất nuớc, từ 1945 đến 1975, phong trào di tản của hàng triệu nguời Việt Nam đến khắp nơi trên thế giới và cho đến ngày nay. Bìa sách giới thiệu quá trình hoạt động của Giáo sư Thúc: ``Sinh năm 1920 tại thành phố Nam Định, Bắc Việt. Tiến sĩ Luật, Thạc sĩ Đại học Kinh tế (Pháp). Giám đốc Truờng Luật Hà Nội (1951-1954). Khoa truởng Truờng Luật Saigon (1957-1963). Giáo sư các Viện Đại học Saigon, Đà Lạt và Học viện Quốc gia Hành chánh (1954-1973). Giáo sư Viện Đại học Paris XII (1978-1988). Ngoài công việc giảng huấn, GS Vũ Quốc Thúc từng giữ một số chức vụ chính trị và kinh tế trong thời kỳ từ 1946 tới 1975 như: Ủy viên Hành chính Kháng chiến cấp tỉnh, Công cán Ủy viên Phủ Thủ tuớng Chính phủ Trung ương Lâm thời, Bộ truởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Cố vấn Phủ Tổng thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách Tái thiết và Phát triển. GS Thúc là tác giả một số sách và nhiều bài khảo luận về các vấn đề chính trị, kinh tế bằng tiếng Việt và tiếng Pháp. Đồng tác giả Phúc trình Staley-Vũ Quốc Thúc (1961) và Phúc trình Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968)’’. Tác giả vừa là nhân chứng (témoin), lại vừa là tác nhân (acteur) của lịch sử dân tộc. Tác phẩm nhiếp ảnh ngoài bìa sách nói lên phần nào nội dung trăm năm lịch sử: Tháp Rùa là dấu mốc lịch sử khắc ghi trong tâm khảm tác giả, phản ảnh trung thực hồi ức qua hơn bốn trăm trang sách. Tác giả sử dụng chất liệu lịch sử và ký ức riêng để phác họa toàn cảnh lịch sử dân tộc, đuợc điểm xuyết bằng nét chấm phá riêng, khiến bức bích họa mang

một giá trị riêng độc đáo. Tác giả đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng khác nhau: chức vụ đầu tiên và cuối cùng đều là giáo sư đại học. Yếu tố này khiến tập hồi ký mang một sắc thái riêng, khác hẳn nhiều tập hồi ký cùng thời. Tác giả bộc lộ qua bút ký tự thuật tinh thần kẻ sĩ: uy vũ bất năng khuất. Điều này giải thích vì sao GS Vũ Quốc Thúc lại có thể vững vàng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, luôn sắt son với dân với nuớc. Là kẻ sĩ, ông "hối nhân bất quyện", nhờ vậy bút ký tuờng thuật trong sáng, mô phạm (pédagogique). GS Thúc từng dạy học ở hai miền đất nuớc: Hà Nội và Saigon, và hai đất nuớc Việt Pháp. Sự phong phú về chất liệu lịch sử làm nổi bật sự nhất quán, truớc

sau như một của một nhân vật đuợc cô đọng qua toàn tập hồi ký. Những trang sách giá trị này truớc hết đuợc gởi đến thế hệ tiếp nối, là tất cả các môn sinh của thầy, cũng như các thế hệ mai sau.

HỒI KÝ CỦA GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC : THỜI ĐẠI CỦA TÔI

NHÌN LẠI 100 NĂM LỊCH SỬ

Page 3: Ban Tin So 1

3

Ngày chủ nhật đi RER tôi không dám đi xa một mình, vì xe rất vắng khách, ngó qua ngó lại chỉ thấy mấy khuôn mặt đen, tái xám chăm chăm nhìn, cũng đủ ớn lạnh. Anh Bảng tuy gầy cò nhưng có

thể cưu mang những gì tôi nhờ vả. Anh sống độc thân lâu nay, nhưng là người dễ chịu, nói gì anh cũng gật đầu đồng ý, có thể chuyện trò nhiều thứ thượng vàng hạ cám. Khi xuống ga Aulnay sous Bois, tôi và anh Bảng đều không nhớ đường đến nhà anh chị Khoát, vì đi lên không đúng miệng hầm. Thế là chúng tôi quanh co mãi, tôi nói : -Tui tưởng anh nhớ đường chứ vì anh đi nhiều lần -Ừ tôi tưởng tôi nhớ, hoá ra mình quên. Nếu đi một mình, tôi không lạc đường, vì sẽ chu đáo xem xét bản đồ trước khi đi. Nhưng đi với một đấng đàn ông, tôi tin tưởng, không lo lắng gì hết. (Đúng ra mình không nên ỷ y vào người khác, dù người ấy là đàn ông). Anh vô ca-bin gọi điện thoại cho chắc ăn, nhưng máy hư. Tôi và anh Bảng hai người đều không có máy điện thoại di động. Tôi không mấy ưa xài loại máy này, vì nghĩ rằng mình không có dịch vụ gì

nhiều, cũng không lắm bạn bè để nói chuyện riêng tư, nếu cần gì thì mượn máy của Nhà Tôi đem theo, nhưng không bao giờ tôi nhớ mượn. Với bộ óc thông minh của hai Thụ Nhân, chúng tôi đến được điểm

hẹn, đến căn nhà đá tổ ong. Chị Đặng Kim Ngọc vẫn vui vẻ trẻ trung hoạt bát như ngày xưa, mấy chục năm về trước. Chị hoạt động về xã hội chính trị nổi tiếng ở Sydney. Tôi nhớ trước kia ở đại học, chị là người thường giúp đỡ bạn bè. Ngôi nhà của anh chị Khoát- Mỹ Vân rất tiện lợi cho đám đông chúng tôi vừa ăn uống cười đùa chọc phá nhau. Nhóm Thụ Nhân Paris lúc này thu hút được nhiều khoá sau còn trẻ trung vui vẻ, nên tương lai có vẻ xôm tụ lắm. Nhóm có rất nhiều sĩ, như ca sĩ, thi sĩ, văn sĩ, tiến sĩ và …tục sĩ. Khỏi cần ghi chú tên tuổi vì ai cũng biết các sĩ này cả. Bàn ăn được gia chủ cẩn thận sắp xếp chu đáo, cứ như một buổi tiệc lớn của những nhân vật quan trọng nào. Món ăn bày la liệt trên bàn, món nào cũng hấp dẫn, bút mực nào

mà tả cho xiết ! Chắc chắn là ngon hơn ở tiệm nhiều. Chỉ tiếc một điều là qúy Thầy không tham dự được, vì đường xa, qúy Thầy cũng khó lòng. Mong vào dịp Tết nếu được tổ chức tại nhà hàng ấm cúng Palanquin ở Paris thì mới gặp được các Thầy. Học trò phải nhớ đến Thầy, cái nghĩa ân sư là điều cần phải thuộc lòng, nhất là ở chốn xa quê, tình người nhạt nhẽo như nước ốc luộc. Ăn uống xong, no nê, qúy thực khách được gia chủ mời vào thính phòng hát « Ka ra ô kê » . Đấy là một căn phòng có ánh đèn mờ mờ giống như trong rạp xinêma, nhiều dãy ghế, có tivi màn ảnh lớn trông rất chi là nghệ thuật. Tôi không biết hát ôkê, nhìn trên màn hình thấy có anh chàng ca sĩ nào đó đang dơ tay diễn tả bài hát, mà nghe giọng sao giống Lưu văn Dân qúa, nhìn sang hóa ra là bạn Dân ta đang cầm micờrô say sưa. Nghe nói nhiều người trở thành ca sĩ hữu hạng cũng nhờ máy móc ôkê này. Nếu như tôi có bộ máy hát thần kỳ như thế, biết đâu đời tôi nay đã đổi khác ! Khác thế nào tôi không biết, nhưng chắc chắc khi mình hát xong hay dở gì cũng được nghe tiếng vỗ tay. Tiếng vỗ tay là một âm thanh quyến rũ lắm chứ. Người nghệ sĩ nào mà không mê tiếng vỗ tay. Sau buổi gặp nhau ai về nhà nấy, chị Kim Ngọc thay bộ áo quần Jeans hùng dũng kéo vali lên xe

Gặp nhau ......

“Thụ Nhân Âu Châu Idols” đang tranh tài Ô Kê

Chị Đặng Kim Ngọc và K1 Paris

Page 4: Ban Tin So 1

4

đến phi trường về Úc, chị hơn tuổi tôi mà sao trông chị khỏe mạnh và sung sức qúa, có lẽ nhờ họat động cho cộng đồng. Sức mạnh tinh thần kéo theo sức mạnh thể lực. Tôi về nhà tôi, chân tay bải hoải, bụng đầy vì ăn qúa nhiều xôi, xôi vò, xôi lá dứa dừa non, món gỏi, món bì cuốn, món vịt quay của hiền thê anh Đinh Hùng đem tới, (khi mắt tôi nhìn lại thấy chỉ còn xương vịt), lại thêm 4 món tráng miệng, món nào cũng nên ăn. Tuy thế món Bún Riêu là ngon nhất, mèo phải khen mèo dài đuôi, chứ chẳng lẻ khen đuôi con chó bà chủ nhà sao. Nghĩ tới vợ chồng gia chủ đang lo dọn dẹp chén bát nhà cửa mà vô cùng thương xót. Chị Thương hôm trước gọi nhắc tôi « Em nhớ viết bài cho Bản Tin nha, viết cái gì cho giật gân ! » Trời ơi, tôi nghĩ giật gân gì đây ? Tuổi lục tuần, thất tuần có còn gân đâu nữa mà giựt đây, nếu còn thì chỉ là những sợi gân nhão nhoét hết đàn hồi. Răng tôi nhai miếng thịt bò mềm có chút gân cũng không nhai nổi. Xương đi chụp hình thấy xốp rộp, máu lên cao, mắt nhìn vào máy ordi nhiều cũng xót xa, thỉnh thoảng chảy nước mắt dù chẳng có gì khốn khổ. Té ra mình già rồi đấy, già mà không muốn già, không chịu già thế mới chết chứ. Do đó bộ tộc Thụ Nhân mỗi lần gặp nhau là tìm cách chọc ghẹo cười đùa để cảm thấy mình còn trẻ thơ, còn là sinh viên như ngày nào. Ai cũng sợ già sợ chết, nhưng đó không phải là điều quan trọng. Quan trọng hơn hết, chính là sự sống . Sống vui, sống bình an, sống hữu ích, mỗi người một cách tha hồ lựa chọn. Viết đến đây, chợt nghĩ đến việc in ấn, không nên ba hoa chích choè, viết dài tốn giấy tốn chi tiêu, xin hẹn kỳ sau sẽ có chuyện giựt gân … gà.

HẠT DẺ CƯỜI Thụy Khanh

Tôi sinh ra ở Sài gòn ; nhưng vì công việc, ba má tôi phải đổi về Bạc liêu, rồi Bến tre, mỗi nơi sống vài ba năm. Cuối cùng ba má tôi dọn hẳn về Sài gòn. Khi ấy tôi mới được sáu tuổi. Ký ức về những năm thơ ấu sống trong chiến tranh, loạn lạc, quả thật rất mơ hồ. Chỉ nhớ được ăn nhiều …loại hột. Hột dưa thường ăn vào dịp Tết hoặc lẫn lộn trong nhân bánh Trung thu đã quen thuộc lắm. Hột me dở nhất, luộc rất lâu mới chín, ăn chả thấy gì hấp dẫn. Hột mít và hột sầu riêng mới luộc xong còn nóng hổi, đã bóc vỏ ăn rồi. Hột điều và hột bàng thơm và béo hơn (cây bàng lá đỏ vào mùa thu, mọc ven biển Vũng Tàu). Hột hạnh nhân ( amande ) chỉ có dân thành thị mới biết, nó thường được bọc kẹo dragées trong những tiệc cưới. Hột đậu phộng luộc, món ăn lạ nhất được bán dạo ở miền Nam. Từ khi đến Pháp, tôi không buồn ăn hột mít hoặc hột sầu riêng. Có thể vì xứ Lang Sa có nhiều thứ hột béo bùi thơm ngon ăn hoài không chán, mà ngày xưa khi còn ở Việt Nam tôi chưa hề biết tới. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ kể bốn hạt đặc biệt thường hay bị nhầm lẫn :

1. Hạt noix : quả óc chó, hồ đào ( theo tự điển ) màu trắng ngà, hình dáng méo mó, nhăn nhúm, thường được trộn ăn chung với salade.

2. Hạt noisette : trái phỉ, màu nâu hung, thường được đập vỡ ra, rắc lên bánh, như kiểu đậu phọng.

3. Thông thái nhất, sang trọng nhất, văn hóa nhất và cũng lãng mạn hơn cả là hạt dẻ. Hạt dẻ hoặc trái lật, vỏ dầy đầy gai cứng, màu nâu đỏ, có tên Pháp là marron.

Có hai loại : hột marron hoặc châtaigne là loại hạt dẻ ăn được. Còn hột marron d’Inde cũng tương tự nhưng bóng hơn, to hơn, mà vị lại đắng, không ăn được. Hạt dẻ trong văn chương Pháp là hình ảnh một đôi tình nhân co ro trong bộ áo man-teau dầy cộm, tựa sát vai nhau đi dưới bầu trời sao lung linh, trong đêm buốt giá Paris. Tiếng giầy khua trên những viên đá trải đường ở khu La tinh mịt mù khói thuốc. Hình dáng của họ khi ẩn khi hiện dưới những tàng cây nặng hạt sương đêm hay long lanh tuyết trắng. Nàng cất tiếng cười vang khi được chàng dúi vào tay hạt dẻ nóng hổi. Hạt dẻ là chứng nhân của ấm cúng, của tình yêu, của rộng lượng bao dung. Khu La tinh bây giờ vẫn còn những quán cà phê, nhưng không còn là nơi lui

Gặp nhau ......

Page 5: Ban Tin So 1

5

tới tấp nập của những văn nghệ sĩ tài danh như hồi thế kỷ trước. Tuy nhiên, những lò nướng hạt dẻ nho nhỏ vẫn được dựng lên trên vỉa hè, dưới hiên nhà, ở góc đại lộ từ trưa đến tối khuya để bán cho khách bộ hành vừa dạo chơi ngắm phố phường, vừa chiêm ngưỡng những cô đầm mảnh khảnh có đôi chân quyến rũ nhất thế giới.

Và trong phòng khách sang trọng của những ngôi nhà đóng kín cửa, bên lò sưởi tí tách ánh lửa hồng, đĩa hạt dẻ vẫn được mang ra, ấm áp, nồng nàn… 4. Hột pistache : hột đào lạc, màu xanh lá mạ rất đẹp, thường được nướng hoặc tán thành bột để làm kem ăn. Nhà văn Trần Thị Diệu Tâm có kể cho chúng tôi nghe lần về thăm Việt Nam năm 2004, khi dạo chơi Hà nội, thấy một cô gái cầm hạt pistache, reo lên : -A, HẠT DẺ CƯỜI. Cả bọn chúng tôi đều thú vị về việc đặt tên lạ lùng và rất thông minh ấy. Vào những đêm trăng, tôi thường ngắm nhìn trăng lưỡi liềm, mường tượng một nụ cười e ấp, bẽn lẽn, nhưng lạnh lùng xa lạ. Trái lại, « hạt dẻ cười » là một nụ cười hóm hỉnh, một nụ cười rất Việt Nam . Thì chỉ có Việt Nam mới có nụ cười trong khổ

đau, trong tủi nhục, trong hờn oán. Nụ cười ngạo nghễ của kẻ bị đàn áp, uất nghẹn trong đói nghèo, tù đày, sỉ nhục. Nụ cười nửa như chế nhạo, thách đố, nửa như thống khổ. Nụ cười thay cho những bài diễn văn trơ trẽn nơi quốc hội của một nước đã đổi thay tên thủ đô, tên đường phố bằng tên của những tên khủng bố, chuyên thủ tiêu hoặc công khai giết người hàng loạt trong các cuộc « cải cách ruộng đất », tàn sát người đồng loại trong dịp Tết Mậu Thân, mà luôn luôn nhân danh cách mạng. Nụ cười nấp sau cánh cửa, nửa ngây thơ nhưng cũng nửa bạc đầu. Toi lại nghĩ đến vầng trăng với nụ cười nhẹ nhàng, chịu đựng. Nụ cười an phận, đơn độc của kẻ đứng bên lề cuộc sống. HẠT DẺ CƯỜI của chúng ta không bao giờ cô đơn. Cầm gói pistache trong tay, bạn sẽ thấy dường như có hàng trăm hàng ngàn người đang chen lấn nhau cười. Bạn sẽ thấy có một điều gì thân ái, rất gần gũi. Sẽ thấy yêu mến nụ cười ấy. Nụ cười bất hạnh. Nụ cười muốn ngoi lên từ tăm tối. Nụ cười tràn đầy sức sống. Nụ cười rất thật. Xin gửi đến quý bạn một nụ cười mới nhất : « Đảng chỉ tay. Nhà nước ra tay. Quốc hội giơ tay. Mặt trận vỗ tay. Nhân dân trắng tay. » Nguyễn Mạnh Sơn, tác giả nụ cười trên đây vừa bị Việt Cộng kêu án từ 2 đến 6 năm tù, cùng với 14 người tranh đấu cho quyền làm người ở Việt Nam, ngày 9 tháng 10 năm 2009.

Kỷ niệm làm báo

Bản Tin số 1 bộ mới thai nghén đã lâu, được hình thành trong một buổi chiều. Chúng tôi ba người : Lưu Văn Dân, Phạm Trọng Khoát và Lê Đình Thông hẹn nhau ở căn nhà Thụ Nhân. Từ khoảng một năm nay, Thụ

N h â n P a r i s họp mặt bốn mùa đều ở c h ố n này : biệt thự c ủ a

Khoát và Mỹ Vân. Mỹ Vân là bác sĩ, chiều nay đến phòng mạch. Chúng tôi, mỗi người một computer, nếu không kể tiếng mưa chỉ còn tiếng máy chữ dạt dào. Họp mặt Thụ Nhân có đủ bốn mùa, giống như bản giao hưởng của Vivaldi. Mùa hè, chúng tôi họp mặt ngoài vườn, hương hoa mùa hạ sánh duyên cùng mùi thơm thịt nướng. Đến thu đông chúng tôi chung vui một bàn dài, nối dài tâm tình Thụ Nhân. Nhưng mùa nào đi nữa, chúng tôi đều hát cho nhau nghe trong căn phòng ấm cúng. Khoát vừa viết lách, lại vừa lo phần kỹ thuật. Dân làm đầu bếp. Thông viết thêm bài vở còn thiếu. Bài viết xong hãy còn nóng hổi. Dân và Khoát đọc lại, làm thầy cò (correcteurs), sửa lại nhiều thiếu sót. Căn nhà Thụ Nhân có vườn trước vườn sau. Nhờ cửa sổ trước mặt, mỗi khi bị bế tắc, chữ nghĩa trôi dạt tận đâu đâu, chúng tôi lại nhìn ra cửa sổ, níu kéo chữ nghĩa rồi giam hãm trong bài vở. Bài viết này là thứ 3 trong một buổì chiều. Vì viết nhiều, viết vội nên không tránh được sơ sót. Những lời bộc trực này là để quý thầy cô và quý bạn thông cảm. Ngoài song cửa, nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng. Hoàng hôn có nghĩa là chúng tôi sắp tan hàng. Xin cám ơn Khoát và Mỹ Vân. Nhờ hai bạn, Thụ Nhân Paris từ nay có một nơi chốn để hình thành nhiều kỷ niệm đáng ghi. Chiều nay, chúng tôi có thêm kỷ niệm làm báo trong căn nhà Thụ Nhân ở Aulnay.

Page 6: Ban Tin So 1

6

Sau khi tổ chức mỹ mãn kỳ họp mặt năm ngoái 2008, anh chị em Khóa 9 năm nay tổ chức kỳ họp mặt 2009 tại Đà Nẽng. bao gồm cả Hội An và Huế, để kết hợp vừa gặp gỡ vừa đi du lịch. Tuy ít người, nhưng anh em Đà Nẽng đã làm được công việc ngoài sự dự kiến của mọi nguời. Tổ chức rất chu đáo, đứng đầu là Ngô Tấn Bán và Văn Đình Phước cùng Nguyễn Thông Thi.

Nhờ có trang Web của Khóa, liên tục kêu gọi, thúc giục nên số người tham dự năm nay khá đông, hơn 80 nguời kể cả gia đình và khách mời. Khách mời năm nay là cô Phạm Thị Diệu Thanh (phu nhân Thày Lương Hữu Định ) và Bác Ba Duế, người chủ quán cơm đã từng cho SV ăn thiếu chịu. Đây chắc là ý kiến của anh nào đó ngày xưa ăn chịu nhiều quá, tan hàng không kịp trả, nay muốn đền ơn. Thành viên tham dự đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau,nhóm lưu vong cũng được 5 người, đủ đại diện cho 3 châu lục khác nhau. nhóm nhiều nhất là từ phía Nam, chia làm hai lối. Một số đi bằng máy bay; một số đi bằng xe lửa. Tuy nhân sự không có bao nhiêu, nhưng BTC đã khéo léo sắp xếp để cả hai hướng đều có người đứng đón, tại phi trường cũng như tại sân gare. Kẻ mới đến không

cảm thấy lạc lõng, bơ vơ. Có xe đưa về khách sạn. Đây mới là nơi diễn ra nhiều cảnh xúc động. Sau hơn 30 năm vật đổi sao dời, có người còn giữ được dáng dấp ngày xưa, nhưng cũng có người đã bị thời gian vùi dập, đầu tóc bạc phơ, tóc tai bơ phờ, có người thì trở thành phì nộn...........khó mà nhận ra nhau. Tuy thế, vẫn ôm nhau thắm thiết hỏi « Mày là thằng nào ? » Trả lời « Thằng nào

cũng chẳng thằng nào, tao nhớ mày rồi ! ! ! ! ». Phần chính của ngày họp mặt được tổ chức tại bãi biển Xuân Thiều, cách thành p h ố k h o ả n g 20Km ; BTC đã thuê bao luôn cả một nhà hàng rộng lớn.

Thuê để đó đề phòng mưa gió, chứ phần chính là sinh hoạt ở

ngoài sân, cạnh bãi biển để nghe rì rào sóng vỗ, cái cảnh mà dân miền núi cũng như dân đồng bằng ít khi nào được hưởng. Có đến đây về đêm mới thấy được cái đẹp của biển Đà Nẵng. Bãi biển dài ngút ngàn, mực nước không sâu, tắm rất an toàn. Người địa phương nói rằng cuối tuần là khách sạn hết chỗ vì dân giàu ngoài Bắc vào tắm, chiều chủ nhật họ bay về ngoài ấy. Vì đã thuê bao hết nên mình chiếm độc quyền trang trí, nào là biểu ngữ, logo, âm thanh, đèn đóm.............. để BTC, Ban Đại Diện cùng Trưởng Lớp tha hồ thao túng. Giống như mọi nơi khác, mở đầu cũng chào mừng rồi vỗ tay, ý kiến ý cò và vỗ tay . Sau mỗi tiết mục quan trọng thì có Pháo Bông phụt lên sáng cả một vùng biển xanh. Phải công nhận BTC có nhiều sáng kiến. Sau một

ngày mệt mỏi, ai cũng đói bụng. Có ngay. Khăn phủ bàn được mở ra. Đầy đủ các món ăn biển, dưới hình thức buffet. Tiếp theo, vừa ăn vừa hát, vừa nhảy đầm xòe. Cả một vùng mênh mông chỗ nào cũng oang oang tiếng cười, tiếng nói thân tình. Chẳng ai ngồi yên một chỗ, cứ xách ly chạy tứ tung để “CỤNG ”, để hỏi han chất vấn.............Một chị dắt đứa nhỏ khoảng mười tuổi, bị hỏi là sao con còn nhỏ thì chị tâm sự là chị có chồng hơi muộn chứ không phải là Ế đâu nha. Ngày đó là lúc các chị ở tuổi cập kê, bỗng dưng tai họa xảy ra, mấy người (ý nói là phía con trai) bỏ chạy hết, mặt mũi tui thế này mà đi lấy chồng "nón cối" sao. Sau đó thì toàn là lo chuyện vưọt biên chứ có nghĩ gì đến chuyện chồng con. nên mới dzậy đó.Tôi thấy chị có lý. Cuộc vui chấm dứt khá muộn trong sự nuối tiếc của mọi người. Tuy nhiên vì dược ở chung trong cùng một khách sạn nên vẫn có thể tiếp tục ghé thăm nhau tại phòng riêng. Sáng ra, thấy ai bơ phờ, mắt đỏ hoe là biết ngay đêm qua mắc tán gẫu, quên cả ngủ. Vậy mà sau khi ăn sáng vẫn đủ sức tiếp tục đi thăm Làng Đá Non Nước và Phố Cổ Hội An. Thật đúng như tên gọi. Cả làng chỗ nào cũng toàn đá là đá. Người người đục đá; nhà nhà đục đá. Tiếng đục đẽo kêu vang dội khắp nơi. Họ tạc đủ mọi thứ trên đời. Nào tượng Chúa, tượng Phật, Thần, Thánh, Tiên, Hùm, Beo........ không thiếu loại hình tượng nào….. Tác phẩm nào cũng đẹp, cũng có hồn mà lại do những con người trông thật là quê mùa mộc mạc, không có một tý gì cái vẻ dáng của người nghệ sĩ. Đó là điều lạ. Phố Cổ Hội An thật yên tĩnh, xe có động cơ không được vào. Chỉ toàn người đi bộ. để ngắm những

Về với Bạn bè xưa Trần Văn Bảng

Ngũ Hành Sơn—Đà Nẵng

Page 7: Ban Tin So 1

7

trông thật là quê mùa mộc mạc, không có một tý gì cái vẻ dáng của người nghệ sĩ. Đó là điều lạ. Phố Cổ Hội An thật yên tĩnh, xe có động cơ không được vào. Chỉ toàn người đi bộ. để ngắm những căn nhà xưa cũ, lợp ngói âm dương. Rất ít hàng quán, hình như bị cấm hoặc hạn chế để cố giữ cái vẻ ngày xưa nó như thế. Huế là chặng cuối cùng được đến thăm.Huế vẫn hiền hòa và thơ mộng. Nhà cửa , đường xá chưa thay đổi nhiều, vẫn còn những dinh thự thời Pháp thuộc cổ kính. Sông Hương vẫn chảy lững lờ, có rất nhiều con đò duới bến, đợi khách. Đò bây giờ không còn nhỏ như xưa mà phải nói là cái phà, mỗi chiều chừng 4-6m. Đoàn của cả K.9 đi thưởng thức văn nghệ trên 2 chiếc, mỗi chiếc chứa 40 người. Mấy chục năm rồi, nay mới lại được nghe giọng Huế chay, thương quá chừng, cũng giống như khi nghe Ngô Tấn Bán nói giọng Quảng, thương ơi là thương. Nghe hát xong, hoặc đang hát, khán giả có thể tặng hoa (có để sẵn trên bàn) kèm theo tiền cho ca sĩ. Trên cái phà của tôi, số hoa đã gần hết, khi đó mới được biết là ban văn nghệ tỉnh sẽ lấy hết số tiền đó, chứ ca sĩ không được quyền hưởng, cũng không được chia. Xã hội không có người bóc lột người là thế. Bèn ngưng, nhưng sau đó thì cho “ CHUI. ” Kỳ họp mặt này được đi thăm 3 nơi, mỗi nơi đều có thổ công nên chuyện đi chuyển thật xuông xẻ. BTC cũng phân công phân nhiệm rõ ràng, người vùng nào chịu trách nhiệm vùng nấy, kể cả vấn đề ăn ở. Đặc biệt là Huế có Phan Bản Thịnh hiện đang là Hướng dẫn viên du lịch nên đã giải thích cặn kẽ gốc tích từng địa danh lịch sử: Chẳng hạn như không ai biết thi hài vua Tự Đức hiện đang nằm nơi nào, vì vua có nhiều kẻ thù, sợ người ta đào. Lăng Cô thật sự chỉ là tên của cái Làng Cò. Nơi đây vốn xưa là một làng có nhiều CÒ

về đậu . Tây về vẽ bản đồ ghi là Lang Co, người Huế mơ mộng nên đăt là Lăng Cô, thật sự chẳng có cái lăng của cô nào cả. Thật vậy, trên đường ra Huế, xe có ghé Lăng Cô để ai muốn thì nhảy xuống tắm. Nhưng trời nắng quá, không ai có can đảm vượt qua bãi

cát khá xa để xuống nước. Đi lang thang dưới tàn cây, còn thấy một bức tranh có tựa đề là LÀNG CÒ NGÀY XƯA, vẽ cảnh một làng quê, nhà lá lúp úp với những đàn chim dày đặc. Trước chuyến đi, nhiều người nghe tiếng khu giải trí BÀ NÀ, cố đòi ghi vào chương trình ghé thăm, tiếc rằng trước đó hai ngày, hệ thống cáp treo bị hư nên không đến được. Theo Thịnh kể thì Bà Nà có gốc gác là chữ Banane của Tây.

Khí hậu Đà Nẽng cũng như miền Trung nhiều khi rất nóng, nên quan Tổng Đốc mới sai người đi tìm một địa điểm mát mẻ giống như ĐàLạt để nghỉ ngơi. Người được sai đi là một ông Tây. Đi sâu vào rừng ông tìm được một khu mát mẻ, khu này toàn là chuối rừng, giống như đèo Chuối gần Bảo Lộc, Vì cả vùng toàn là chuối nên ông đặt là Banane. Ta bèn phiên âm là Bà Nà. Đơn giản chỉ có vậy. Nếu Thịnh lo việc khách sạn và du ngoạn thì phần ăn uống đã có chị Nguyễn thị Bê, một thổ công rành nghề. Chị dẫn cả lớp vào một làng khá xa, vắng vẻ. Đến nơi chị cho biết là không có cơm cháo gì

cả, chỉ có ăn bánh thôi. Đi suốt từ sáng đến giờ, ai nấy đều đói bụng, nghe tin xét đánh mọi nguời đều nơm nớp lo. Đến khi dọn bàn lại càng lo nhiều hơn. Ai đời thuở nào lạ vậy ? Bưng ra toàn là những cái khay nho nhỏ, bên trong cũng chỉ có những chiếc bánh nho nhỏ. đến bao giờ mới được đầy bụng, mà ai cũng đang đói như cào. Miệng ăn, nhưng lòng thì cứ nghĩ là thế nào cũng bị đói bữa nay. Ấy thế mà vừa ăn vừa nói chuyện, no hồi nào không hay. Nhìn ra cạnh bàn thì đống lá gói bánh đã to như đống rơm. Nếu tính theo giá tại Paris thì giá LÁ của bữa ăn hôm đó có thể mua được trăm ký gạo. Dân Huế ăn uống thanh cảnh quá ! ! !! Trên đường rong ruổi, xuôi Hội An rồi trở ngược ra Huế, thông thường thì ai cũng mệt mỏi. Nhưng nhờ có hướng dẫn viên chuyên nghiệp giảng giải từng địa danh, hấp dẫn nên ai cũng chú ý muốn biết, muốn nhớ. Xen kẽ là những câu chuyện tiếu lâm của Bảo Bườn. BB là cây tiếu lâm của lớp, ai cũng biết tiếng. Chuyện không hay, hắn kể cũng hay. Chuyện biết rồi nghe hắn kể lại cũng hay. Các chị cũng có nhiều câu chuyện rất hay, nhưng mắc cở không dám kể. Đang khi BB chưa tìm ra được chuyện kể, thì có một chị ngoắc BB xuống thì thầm. Sau đó BB kể lại như thế này : Có hai vợ chồng buổi chiều gây lộn. Buổi tối anh chồng muốn làm hòa.bèn cho sứ giả sang thăm dò. Trời tối, chẳng ai thấy gì,có tiếng người vợ : -Cái này hồi chiều đánh em. Không được. Im lặng. - Cái này hồi chiều đá em. Không được. - Im lặng. - Cái này hồi chiều chửi em. Không được. - Im lặng.* - Cái này thì được. “Nó” vô can.

Lăng Cô hay Làng Cò ?

Page 8: Ban Tin So 1

8

Từ mấy năm nay, mỗi lần đi chơi xa, chúng tôi thường rủ thêm một vài cặp vợ chồng nữa đi cùng cho vui. Khởi đầu là năm 2004, chúng tôi tám người từ Pháp, từ Dallas, Hoa Kỳ, và từ Montréal, Gia Nã Đại, đã rủ nhau đến Cali để cùng đi thăm các thắng cảnh của miền Viễn Tây, như Yosemite, San Francisco,Las Vegas. Năm 2006 cũng nhóm người này hẹn gặp nhau ở Việt Nam, đi chơi từ Bắc xuống Nam. Qua năm 2007, nhân dịp hôn lễ của cô con gái thứ ba của anh Nguyễn Văn Son K1, chúng tôi lại kéo nhau sang Cali. Phái đoàn kỳ này đông hơn, di chuyển từ Nam Cali lên đến Napa Valley, ở Bắc Cali. Đây là nơi sản xuất nho của Hoa Kỳ. Đám cưới tổ chức trong một trang trại rất thơ mộng. Sau ngày hôn lễ, chúng tôi đi hai xe để viếng Grand Canyon, một danh lam thắng cảnh của vùng này; hôm sau mới về lại Nam Cali. Đầu năm 2008, hai vợ chồng ở Montréal rủ chúng tôi đi về Việt Nam một lần nữa, nhưng lần này ghé Tokyo, Nhật Bản, và đi thăm một vòng Trung quốc – Bắc Kinh, Thựợng Hải, Tô Châu, Hàng Châu…Cùng năm 2008, chúng tôi còn đi du thuyền vùng Địa Trung Hải với ba cặp vợ chồng khác nhân dịp ăn mừng 40 năm chung sống. Tôi cũng không quên Đại hội Thụ Nhân ở Hoa thịnh đốn hồi đầu tháng bảy vi chúng tôi đã dành một bàn mười người cho đêm hôm ấy. Năm nay cũng thế. Sau khi đã quyết định đi sang Mỹ vào tháng tám, chúng tôi rủ vợ chồng người bạn ở Gia nã đại đi chung đến Nam Cali. Một trong những lý do chúng tôi thích đi chơi chung là vì chúng tôi chán xem thắng cảnh rồi ; ngược lại chúng tôi cảm thấy có bạn bè cùng chia sẻ niềm vui thì cuộc đi chơi càng thêm hứng thú. Do đó, khi anh chị Hoàng Chí Minh K1 và Annie từ Tahiti về Paris chơi, chúng tôi rủ họ

sang Cali vào dịp hè ; không ngờ họ có cô con gái đang làm việc ở Los Angeles nên đồng ý ngay tức khắc. Chúng tôi đến nơi cùng một ngày, nhưng vì chỗ ở khác nhau, và vì vừa ở xa tới mệt mỏi nên hẹn hôm sau mới gặp. Vợ chồng Minh ở khách sạn còn chúng tôi vầ vợ chồng Tân Liễn từ Montreal xuống, được Nguyễn Văn Son K1cho tá túc. Cuộc hội ngộ quá vui, vì chúng tôi lại gặp thêm một cặp bạn từ Houston tới. Tuy nhiên gặp nhau được hai hôm

thì vợ chồng Minh phải đi chơi với cô con gái rượu, nên không có dịp gặp lại các bạn Thụ Nhân và nhất là ban nhạc Léviathan của thời đi học, lần đầu tiên hội họp đông đủ nơi xứ người. Ban nhạc Léviathan Năm 1964 là năm trường Chính trị Kinh doanh ra đời, trong một hoàn cảnh xã hội và chính trị đặc biệt . Hơn một ngàn sinh viên tứ xứ đổ xô về ghi danh tại Đại học Dalat để học một môn học mới mẻ. Không, phải

nói là nhiều môn học mới mẻ mới đúng. Ngay năm đầu đã có nhiều sinh hoạt thật độc đáo, như học nhóm, in cua ( cours), thể tháo, công tác xã hội, văn nghệ vv..Riêng về văn nghệ thì có ca đoàn Trí Tri của cha Ngô Duy Linh, với hai giọng hát nổi bật là Nguyễn Minh Tuấn và Nguyễn Đức Quang. Chính Quang là một trong những sáng lập viên của phong trào Du ca thời bấy giờ. Bên nữ sinh viên thành lập ban nhạc Blue Star gồm có các chị Lê Thạch

Trúc, Nguyễn thị Phong Lan, Nguyễn thị Huệ An và Lý thị Trinh. Còn bên nam sinh viên cũng có ban nhạc, nhưng tồn tại không được lâu. Tên của ban nhạc cũng không ai nhớ rõ, chỉ biết là ban nhạc của Viện Đại học Dalat, mà Lê Bảo Hoàn là lead guitar và Trần Trọng Chung là bass, còn Trần Văn Lưu là tay trống. Ban nhạc Le Léviathan đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Léviathan là một con rồng chín đầu trong cổ tích Hy lạp, đã được Hobbes làm đề tựa cho tác phẩm của mình (1651), và được Giáo sư Vương Văn Bắc

Hè hạnh ngộ Lưu Văn Dân

Lưu, Phương Chung, Dân, Phong

Page 9: Ban Tin So 1

9

giảng dạy trong năm nhập môn, nên Trần Ngọc Phong, Trần Trọng Chung và Trần Văn Lưu lấy ngay tên này để đặt cho ban nhạc. Nhưng Lê Bảo Hoàn không muốn tiếp tục làm văn nghệ mà muốn để hết tâm trí vào việc học. Vì thế phải kiếm cho ra một tay đàn lead. Trong Viện lúc đó không còn ai, nhưng may thay thời đó là thời cực thịnh của phong trào nhạc trẻ nên tìm kiếm một tay đàn khá không đến nỗi khó lắm. Trong bốn năm học, từ 1964 đến 1968, ban nhạc thay đổi tay đàn khá nhiều, nhất là đàn lead. Tôi chỉ nhớ tên mà không nhớ họ mấy người đó. Họ đến từ các trường trung học, hoặc từ Sài gòn lên, như Giang, Phương, Quang Etienne, Dũng, Lập. Cuối năm 1967, vì lý do học vấn anh Lưu tách ra khỏi ban nhạc và được Hoàng ( Phước Hùng ) thay thế. Bốn đứa chúng tôi, Phong, Chung, Lưu, Dân, cùng mướn được mỗi đứa một căn phòng nhỏ trên Lữ quán Thanh niên, cho nên việc tập đàn hát rất tiện lợi. Lữ quán là một loại khách sạn rẻ tiền dành cho những phái đoàn công nhân, những đoàn cải lương, văn nghệ. Lữ quán tọa lạc trên một con đồi ngay ngã tư chợ Hòa Bình và chùa Linh Sơn, trên con đường dẫn đến Viện Đại học. Dưới chân đồi là phòng ăn cantine, giống như cơm nhà bàn của Viện, hoặc của quân trường. Người mà tôi liên lạc đầu tiên trước khi sang Mỹ là Dũng, với hy vọng là sẽ gặp hắn ở Quận Cam. Hắn nói sẽ xuống thăm tôi một ngày chúa nhật vì còn đi làm. Ai ngờ từ thứ tư đến thứ sáu, tôi nhận được nhiều cú điện thoại- nào là Lập, nào là Chung, và một người nữa, xưa kia cũng ở chung với chúng tôi tại Lữ quán, đó là Hùng súng lục- chào mừng tôi và báo tin cho biết sẽ xuống gặp tôi. Tôi không nhớ từ đâu có tên Hùng súng lục, nhưng đây quả là một tin vui vì bặt tin nhau từ bốn mươi năm rồi. Đồng thời Dũng gọi tôi để báo rằng Lưu cũng sẽ đến họp mặt, và thay vì chúa nhật chúng tôi sẽ gặp nhau ngày thứ bảy. Tóm

lại, ban nhạc Le Léviathan sẽ họp mặt đầy đủ : Dũng sẽ lái xe chở Phong và Chung từ San Jose xuống, Lưu lái xe từ San Diego lên, Lập bay từ Phoenix qua, Hùng bay từ Denver xuống. Còn Phương, một trong những lead guitar, ở ngay Quận Cam nên không có vấn đề di chuyển. Chúng tôi gặp nhau nói đủ thứ chuyện trong hai ngày. Tối thứ bảy, Son mời cả nhóm đi ăn chay để ủng hộ một ngôi chùa từ Denver xuống Cali quyên tiền. Sau đó, cả bọn được mời về nhà Son chơi. Trong lúc nhắc chuyện văn nghệ, Phong đã cho nghe những bài hát sáng tác từ trong tù cải tạo, mà Phong gọi là tù khúc. Phong đặt được khoảng bốn mươi bài, có thể làm thành hai hay ba CD. Những tù khúc hay ngục ca này nghe rất hay, rất « tới » ( nói theo Trần Văn Lưu ), đôi khi khôi hài, châm biếm, nhưng rất chua chát. Phong đã thoát khỏi tai biến mạch máu não từ mười năm nay ; nhờ cố gắng luyện tập và ý chí kiên cường nên bây giờ tuy đi đứng chậm chạp nhưng trí nhớ vẫn tốt và giọng hát vẫn điêu luyện như xưa. Đây là lần thứ nhất ban nhạc Le Léviathan họp mặt đông đủ, có lẽ do sáng kiến của ban tổ chức Đại hội 40 năm hội ngộ ở Việt Nam năm 2008 hay của buổi hội ngộ 40 năm của Thụ Nhân1-2 ở Nam Cali vào dịp Tết vừa

qua. Nhưng thực hiện được là do quyết tâm của các bạn San Jose. Trước khi ra về, nhân dịp bàn tới việc thiền và ăn chay, Lưu nhắc vợ là chị Lưu thị Kỳ Nam ra xe lấy sách để tặng mỗi người một quyển. Sách mang tựa đề là Thanh Hải Vô Thượng Sư và Pháp môn Quán Âm. Sau đó vợ chồng Lưu-Kỳ Nam lái xe về San Diego. Mấy người kia về khách sạn ngủ để ngày hôm sau gặp lại. Sáng ra, tôi ghé quán cà phê Factory, nơi tụ tập nhiều người Việt tỵ nạn, để gặp Bùi Hồng Hải K1 vì hắn cũng từ San Jose tới để gặp tôi, nhưng hôm qua phải ăn tối với một nhóm bạn khác. Ai ngờ trong nhóm đó có hai người khi xưa cùng học khóa quân sự với tôi ở Fort Bragg. Chúng tôi trao đổi địa chỉ để thư từ liên lạc. Buổi trưa và buổi tối diễn ra tương tự như thời còn đi học, cả bọn ăn nói om xòm, cãi nhau ỏm tỏi, giống như Đào Cốc Lục Tiên ( chỉ thiếu Lưu đã về từ tối hôm trước ) ; đặc biệt lúc đi tìm đường đến nhà một ông bạn, Phong phán một câu chí lý : « Tụi bay không định phương hướng bằng một thằng đã từng vượt ngục như tao đâu. » Sau bữa ăn tối, chúng tôi đến một nhà hàng có nhạc, hình như là Blue Cafe, để xem cặp nghệ sĩ Công Thành và Lynn trình diễn. Đến phần

Lưu, Chung, Dân, Son, Phong, Phương, Dũng

Page 10: Ban Tin So 1

10

« cùng hát cùng nghe » thì Phương lên hát bài tủ của Phong là bài Cucurucu Paloma, thành thử Phong phải chọn một bài khác, bài La vie en rose. Tôi cũng lên tặng các bạn hai bài hát nổi tiếng thời thập niên 60 là Aline và L’Amour c’est pour rien. Cả bọn chia tay nhau vào giữa khuya vì Dũng, Phong, Chung phải lái xe về San Jose. Lập và Hùng đáp máy bay ngày hôm sau. Tôi không quên nhắn nhủ họ tìm dịp sang Pháp thăm tôi, càng sớm càng tốt vì không còn nhiều thời gian nữa. Thụ Nhân 1-2 Cách đây vài tháng, chị Minh Thông K1, người vợ đầu ấp tay gối của anh Du ca Nguyễn Đức Quang đột ngột qua đời, làm anh hụt hẫng. Tâm hồn anh bị chấn động, sức khỏe bị ảnh hưởng nặng, đến nỗi đau tim trầm trọng khiến anh phải vào nhà thương nhiều lần. Tôi có viết thư thăm hỏi và hẹn gặp khi nào tôi đến Cali. Tối thứ bảy ăn tiệc chay tôi những tưởng sẽ có sự hiện diện của Quang, sau này mới biết Quang cũng kẹt với đám bạn của Bùi Hồng Hải. Ngày hôm sau khi ban nhạc Le Léviathan giải tán, tôi nhờ Lê Bá Diệp biệt danh Đạo Dừa chở đến nhà Quang. Một cháu bé trai ra mở cửa, cho biết ông nội đi vắng nhưng sắp về. Đứng chờ năm phút thì quả nhiên Quang lái một chiếc xe hiệu Lexus mới toanh về đậu trước cửa. Quang xuống xe, dáng chầm chậm, gương mặt hốc hác, nụ cười héo hắt, trông như một bộ xương biết đi. Tuy nhiên âm thanh vẫn còn phong độ, óc hài hước vẫn còn bén nhậy. Chúng tôi kéo nhau vào một quán ăn sáng, tình cờ lại gặp được Bùi Đinh Phùng, Võ Thành Xuân và Cao Đình Phúc. Tên này ở Việt nam, từ mấy năm nay sang Mỹ như đi chợ. Chúng tôi lại hẹn nhau ngày hôm sau gặp nhau ăn uống đông hơn.

Bữa ăn tối được tổ chức tại một tiệm làm đặc biệt cá 8 món. Hôm ấy có anh chị Trần Quang Cảnh, Võ Kim Thoàn, anh Phạm Ngọc Bích, anh Phạm Bá Đức K2, anh Lê Tín, anh Mai Trung Cường, anh chị Phùng, anh Diệp, anh Quang, anh Phúc và tôi. Cuối tiệc lại có anh Bửu Bình nhập đám vì hay tin trễ. Bửu Bình là cháu ông Ưng Thi, chủ rạp xi nê Rex ngày xưa. Ngày lễ ra trường năm 1968, Bình mặc áo lễ của Văn Khoa chụp chung một tấm ảnh với tôi, mãi đến bây giờ tôi vẫn còn giữ. Chị Cúc, vợ Bích, tuy là Thụ Nhân B, nhưng thường đến sinh hoạt với anh em và nhất là rất thân với chị Minh Thông, hôm ấy vắng mặt vì phải nằm nhà thương mổ đầu gối. Phúc cố ý ngồi gần tôi để nhắn nhủ một vài điều về dự án Đại học Thụ Nhân tại Việt nam. Mười ngày ở Cali trôi qua nhanh chóng, nhưng gặp lại khá đông bạn bè cũ, kể cả những người không ngờ trước, làm cho chuyến đi này thật phong phú. Đâu đã hết. Sau Cali chương trình chúng tôi còn có Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước. Chúng tôi được các anh chị em Thụ Nhân vùng HTĐ khoản đãi rất nồng hậu. Bữa tiệc có trên hai mươi người, một nửa gồm Thụ Nhân, một nửa là cựu học sinh Yersin Dalat. Bên Thụ Nhân có anh chị Huỳnh Trung Trực, anh chị Nguyễn Thế Sanh, chị Bích Lý, chị Phương, vợ của Nguyễn Phi Hùng nhóm Tam Quái, anh Nguyễn Hoàng Nhi, anh Phạm Hữu Tài, anh Nguyễn Thanh Nhàn, anh Phùng Quốc Tường K2. Đặc biệt có anh Nguyễn Đức Trọng K8 hôm ấy đã cố gắng thu xếp đến chung vui vì có một chuyện thắc mắc muốn được tôi giải đáp. Đó là chuyện một anh chàng tự xưng là con ông Chua và có mở tiệm may ở Portland, Oregon. Tôi trả lời rằng trong số anh em tôi không có ai theo nghề bố hết. Anh Sanh đưa cho tôi hai DVD Kỷ yếu K1 mới làm xong, một cái đề tên tôi còn cái thứ hai đề tên Lê Đình Thông. DVD này là công trình của anh Sanh, anh Trực, anh Nhàn, anh

Nguyễn Tường Cẩm, và một số bạn bè phụ giúp, để ghi lại danh sách và hình ảnh các vị giáo sư và các cựu sinh viên khóa 1 của trường Chính trị Kinh doanh Dalat. Sau bữa ăn, chúng tôi được anh chị bạn cựu Yersin mời về nhà chơi văn nghệ. Ông bà này có một giàn âm thanh rất đồ sộ, vợ đàn dương cầm, chồng thì hát. Vì một số phải đi làm ngày hôm sau nên chỉ có vợ chồng Trực, Tường, Nhi và Tài theo chúng tôi về. Nhi lên hát một bài để tưởng nhớ những tháng ngày đi học và công tác xã hội. Tài là em rể của Nhi, tức là chồng của Thiên Thơ, nói nhỏ với tôi : « Ổng nghe nói có mày tới mới đi gặp đó, chớ ít khi họp với anh em lắm. » Tình anh em thật ấm áp vô cùng. Trong thời gian đi chơi ở Nữu Ước, chúng tôi có đi ăn với vợ chồng Trần Quang Vinh. Dĩ nhiên chúng tôi đã hẹn nhau trước vì Vinh có hứa giúp Thông trong việc thành lập viện đại học tại Việt nam, nên chúng tôi đã trao đổi nhiều tin tức và ý kiến trong dịp này Mùa hè năm nay có lẽ là một mùa hạnh ngộ. Tôi gặp lại không biết bao nhiêu là bạn bè, có người quen thân tên 40 năm, có người từ thời trung học trên 50 năm, có người quen trong quân đội đã hơn 30 năm bặt tin tức. Sau bấy nhiêu năm xa cách mà cứ ngỡ như ngày hôm qua vì chúng tôi vẫn nhận ra nhau ngay ; ngoại hình và âm thanh không thay đổii bao nhiêu, cách xưng hô vẫn y như cũ. Tình bạn vẫn muôn đời.

Hè hạnh ngộ . . . .

Page 11: Ban Tin So 1

11

Năm tốt nghiệp khóa I CTKD cũng là năm hình thành khái niệm toàn cầu hóa. Khái niệm này mới đầu chỉ giới hạn trong lãnh vực kinh tế, nhưng sau được mở rộng ra nhiều lãnh vực. Chỉ mấy năm sau là sẩy đàn tan nghé. Mỗi Thụ Nhân là một cánh vạc, ở lại quê hương cũng nhiều, mà lưu lạc tha phương cũng lắm. Hồi còn đi học, chúng ta thường hát cho nhau nghe ca khúc ‘‘Nối vòng tay lớn’’. Nhưng vòng tay lúc đó chỉ vỏn vẹn là một nhóm, một khóa hoặc cùng lắm là cùng

trường. Ngày nay, vòng tay lớn mang tên Thụ Nhân, tứ hải giai huynh đệ. Từ lâu nay, Thụ Nhân Paris hân hạnh gởi đến các thầy cô và bạn hữu bốn phương 4 đặc san và 25 bản tin. Bản Tin số 25 vừa làm xong công việc của cánh nhạn thì gẫy cánh. Phải chờ đến tháng 11-2009, cánh nhạn năm

xưa mới mọc lông mọc cánh, góp nhặt bài vở và tâm tình Thụ Nhân thành Bản Tin số 1 (bộ mới). Nội dung của Bản Tin : thông tin là chủ yếu ; điểm xuyết bằng bút ký đủ loại và mấy vần thơ. Thời gian tục bản là mùa thu tựu trường. Mùa thu năm xưa trên nương đồi Đà Lạt có nhiều sương mù. Hàn Mặc Tử lưu lạc đến miền cao nguyên thu sầu sướt mướt nên để lại cho hậu thế bài thơ bất hủ ‘‘Đà Lạt sương mờ’’ : Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều, Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ vàng ru trong gió Và để nghe trời giảng nghĩa yêu.

Bản Tin Thụ Nhân bắt đầu bằng thinh lặng viết bài để nghe lời giảng tâm tình Thụ Nhân. Trong ý niệm toàn cầu hóa Thụ Nhân có một mảng lục lăng nước Pháp. Trong nước hồ thu Xuân Hương đôi khi có bèo dạt nổi trôi. Ngày nay, Xuân Hương không còn bến bờ. Bản Tin Thụ Nhân là cánh bèo, trôi dạt đến Thụ Nhân muôn phương. Bài vở trở nên tách trà tầu. Kính mời quý thầy cô và

thân hữu bốn phương thưởng ngoạn chén trà đậm đà tình nghĩa Thụ Nhân. Tức cảnh sinh tình. Nếu quý thầy cô và thân hữu có cảm nghĩ khi đọc bài hoặc thông tin cần phổ biến, chúng tôi mong nhận được để giới thiệu trong Bản Tin số tới. Như vậy, ý nghĩa toàn cầu hóa Thụ Nhân trở nên trọn vẹn, vòng tay Thụ Nhân là một tiếp nối toàn cầu. Bản Tin Thụ Nhân Âu Châu trở nên một diễn đàn chung. Sự giới hạn địa lý không còn ý nghĩa gì. Ngày nay, chúng ta có Thụ Nhân trong nước, Thụ Nhân hải ngoại. Chốn viễn phương có Thụ Nhân Úc Châu, Thụ Nhân Cali, Washington, Houston, Âu Châu v.v. Ý niệm Thụ Nhân tự nó là bất khả phân ly. Với Bản Tin Âu Châu, hai chữ Thụ Nhân được nối kết bằng logo thay cho gạch nối (trait d’union). Logo là trăng tròn muôn thuở. Mạc Đĩnh Chi có mấy vần cổ thi :

Y, Vân tán Hoa tàn, Nguyệt khuyết.

Vầng trăng Thụ Nhân không bao giờ khuyết. Vầng trăng đó luôn sáng tỏ, vì tình cảm Thụ Nhân lúc nào cũng trong sáng. Trong thế giới hữu hình, tất cả đều sẽ phai tàn. Chỉ có khái niệm Thụ Nhân là bất diệt.

Toàn cầu hóa Thụ Nhân Lê Đình Thông

Page 12: Ban Tin So 1

12

Như thường lệ, vào dịp đầu năm, hội TNAC lại gọi nhau ơi ới để ăn tết. Nhưng đặc biệt năm nay, thay vì tổ chức tại nhà hàng Le Palanquin của cô Từ Dung, phu nhân GS Trần văn Ngô, hội lại quyết định họp tại nhà anh Phạm Trọng Khoát,

phần lớn để làm quen với anh chị Khoát-Mỹ Vân, sau nữa để thay đổi "không khí". Từ 12 giờ trưa ngày 8 tháng 2, anh chị em các khóa, các khoa lục tục tới. Người ta để ý có anh Đoàn Trần Nghị CHCT, anh chủ tịch Trần văn Bảng K9, anh chị Nguyễn Ngọc Thương-Kinh K1, anh chị Lưu văn Dân-Marie K1, anh Lê Đình Thông K1, anh Nguyễn Minh Khôi VK, chị Trần thị Diệu Tâm K2, anh chị Đinh Hùng K2, anh Hứa Huệ Sang K4, anh chị Thân văn Điển-Châu K6, anh chị Nguyễn Khánh Chúc-Mai K1,

anh chị Chu Nguyệt Nga-Đăng K4, chị Lê thị Hảo K1, anh Nguyễn Tấn Sinh K11, chị Nguyễn thị Xuân Hương K10 từ Toulouse lên, chị Trần thị Liên Hương K8, anh chị Mai văn Thái-Nicole

K1, chị Tôn Thất Hồng Cúc KH, chị Trần thị Châu K8. Năm nay có một vài chuyện lạ đã xảy ra. Trước hết là anh Công Thế Cường CTCK, từ lâu vắng bóng, nhưng từ khi đổi địa chỉ ở xa Paris, bỗng "nhớ

nguồn" nên đến gặp lại bạn bè cũ. Anh lại kéo

theo một số bạn "ca sĩ" trong đó có ca sĩ thực thụ là Thu Hương, vang bóng một thời. Tiếp là chị Liên Hương đã kêu gọi được nhiều bạn bè khóa 8 và 11 đến chung vui. Theo lời chị Liên Hương thì khoá 8 mới hoạt động chung từ mấy tháng nay, cứ mỗi tháng gặp nhau một lần. Ngoài ra số thân hữu lần này cũng khá đông, đến màn văn nghệ cũng nhảy ra tham dự vui nhộn không tả. Về phần ẩm thực, ngoài những món tết thuần túy như bánh chưng, giò chả,v.v... còn có

những món tuyệt ngon như thịt kho và bánh gan của chị Hảo, xôi gấc của chị Châu vợ anh Điển, cháo gà của chị Diệu Tâm, gỏi của chị Thương,.... có cả món gà nướng của chị Bích Đào chị của anh Khoát. Mở đầu chương trình văn nghệ, anh Khoát đọc bài sớ Táo Quân làm ai cũng lăn ra cười. Anh Thông làm MC rất hoạt náo, nhất là lúc đem bánh sinh nhật ra cắt. Đây cũng là một màn ngạc nhiên cho mọi người vì không ai biết trước là sinh nhật của ai. Thì ra là sinh nhật tập thể mừng bốn vị sinh cùng một năm. Đó là anh

Nguyễn Hữu Kinh, chị Nguyễn Ngọc Thương, anh Nguyễn Minh Khôi và anh Trần văn Bảng, năm nay vừa tròn 70 tuổi . Bữa tiệc kéo dài đến 8 giờ tối, mặc dù trong thư mời chỉ ghi đến 18 giờ thôi.

Họp mặt đầu năm

Chủ tịch Bảng nói gì mà ……….. vui thế?

Thụ Nhân Âu châu - Khóa 8

Page 13: Ban Tin So 1

13

Xưa nay, môn đệ đi thăm thầy, nhưng tháng 4 vừa qua, thầy Trần

Long và cô Ánh Nguyệt đã không ngại đường xa, biển rộng, từ Portland, Oregon, vượt ngàn dặm để thăm viếng môn đệ tại Âu châu, mà thầy còn gọi là các "học trò gìa". Thầy cô đến Munich, Đức trước, sau đó sang Pháp và đã gặp đông đủ các cựu giáo sư cũng như các môn đệ tại cả hai nơi. Chuyến đi ngàn dặm đầy tình nghĩa của thầy cô Trần Long đã nói lên tình của thầy đối với trò có một không hai, cũng như sự quan tâm của vị thầy cũ đối với các cựu giáo sư, các cựu sinh viên cũng như nền giáo dục tại quê nhà.

Ở Đức, thầy cô đã đáp các chuyến xe lửa tốc hành, hạng nhất để đi khắp nước Đức từ miền Nam (München), qua Tây (Soest), lên Bắc (Hamburg), sang Đông (Berlin), dạo miền Trung (Kassel, Frankfurt, Wiesbaden), viếng thủ đô cũ và miền đô hội của Tây Đức (Bonn, Köln) trước khi qua miền Tây tận biên giới Hòa Lan (Aachen). Chẳng những sang Đức, Thầy Cô còn sang Áo, Hòa Lan bằng ô tô. Theo dấu TT Kennedy (Ich bin ein Berliner), TT Clinton

(Eisenach), Thủ Tướng Nhật (du thuyền trên sông Rhein với huyền thọai Loreley). Trong suốt thời

gian ở Đức, Thầy Cô đã gặp và sinh họat trong gia đình Thụ Nhân mỗi nơi vài ngày. Gặp và trò chuyện chẳng những với các “trò già” của Thầy mà cả với người phối ngẫu và thế hệ con cháu của họ. Đặc biệt Thầy Cô đã viếng thăm cô Khuê và thầy Nguyễn Như Cương.

Sinh hoạt với các Thụ Nhân tại Đức, thầy cô Trần Long đã kết nối các đồng môn mà từ lâu nay chỉ biết nhau qua bản tin của Hội Ái Hữu Thụ Nhân Âu Châu. Thậm chí nhiều bạn cùng sống ở Đức từ lâu, nhưng chưa từng gặp nhau sau ngày rời trường. Các khóa đàn anh, đàn em hoặc các bạn khác phân khoa, có lẽ chỉ biết tên, nhưng mặt thì hoàn toàn xa lạ. Chuyến viếng thăm của thầy cô đã chắp nối tên và mặt của các Thụ Nhân và mang lại một luồng sinh khí mới cho các môn đệ của thầy tại Đức.

Tại Paris, thầy cô Trần Long đã tham dự buổi Đại hội Thụ Nhân bỏ túi vào trưa ngày 24 tháng 4. Ngoài sự hiện diện của thầy cô,

còn có các thầy Vũ Quốc Thúc, thầy Cô Vương Văn Bắc và thầy Cô Lâm Thanh Liêm.

Các Thụ Nhân Paris cũng đến tham dự đông đủ, và cũng trong dịp này, Đại Hội đã nối liền sự xa cách không gian và hội hữu : từ Hoa Kỳ sang có anh Trần Quang Vinh và anh chị Võ Thành Xuân; từ Bruxelles sang có anh Nguyễn Tấn Bửu, và đặc biệt có 13 quý anh chị Thụ Nhân từ Vancouver, Canada cũng đến tham dự. Trong lúc nhóm họp, chị Đặng Kim Ngọc từ Úc cũng đã điện thoại qua và nghe một phần ý kiến của Thầy Vũ Quốc Thúc. cũng như đã trao đổi qua điện thoại với thầy Trần Long.

Đại Hội đã nhận được nhiều thư từ nhiều nơi trên thế giới như: Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc Châu và Canada.

Đại Hội gồm hai phần :

Phần I : Các diễn văn và phát biểu của : Anh Lưu Văn Dân (TB Tổ Chức), Thầy Khoa Trưởng Trần Long Thầy Niên Trưởng Vũ Quốc Thúc.

Chuyến đi ngàn dặm

Thầy cô Trần Long và các anh chị TN (A&B) tại Soest—Đức

Thầy Trần Long đang phát biểu

Page 14: Ban Tin So 1

14

Tấn Hải thoát cơn hiểm nghèo

Đầu tháng 10, nhân dịp liên lạc với chị Đặng Kim Ngọc từ Úc sang chơi, mới biết rằng vợ hiền của Dương Tấn Hải hỗn danh Hải Kiến lửa, là chị Nam Minh, đang nằm nhà thương vì đau tim. Hình như bệnh tình trầm trọng là do lỗi của mấy cô y tá trong nhà thương. Trong chuyến đi của chị Ngọc có ghé Lourdes, nên chị thừa dip này cầu nguyện cho chị Nam Minh chóng bình phục; chị không quên cầu an cho tất cả người thân, bạn bè và đất nước. Chi cho biết trong buổi họp là chị Minh sẽ còn nằm dưỡng bệnh trong maison de re-pos vài tuần lễ nữa. Tin giờ chót: Chị Minh Nam đã về nhà. Vũ Văn Thượng trở lại Paris

Anh Hứa Huệ Sang K4 cho biết

vừa nhận được điện thư của anh Vũ Văn Thượng K3 báo tin sẽ tới Paris ngày 1 tháng 11. Thế là được một năm từ ngày Thượng về Việt nam sinh sống. Mỗi lần từ Việt nam qua, anh Thượng đều có tin tức sốt dẻo và dí dỏm. Anh Thượng gửi lời hỏi thăm tất cả bạn bè nhất là anh Mai Văn Thái.

Thông, Dân đi Bỉ Để đáp lại lời mời của Nguyễn Tấn Bửu, Lê Đình Thông và Lưu Văn Dân chọn ngày lễ quốc khánh của Pháp để đi Bỉ hai ngày. Hôm đầu, ăn uống ở nhà vợ chồng cô em gái chị Marie, vợ Dân, hôm sau Bửu đáp lễ mời tất cả về nhà vợ chồng cô con gái ăn cơm Tây. Bữa ăn rất thịnh soạn. Miếng T-bone steak (không xương) to và dầy, ba người ăn không hết. Đặc biệt hôm ấy Bửu để sẵn những chai rượu collection đắt tiền gặp bạn hiền mới khui ra. Rượu ngon, không gắt giọng, mùi thơm trái cây phảng phất, càng uống càng

thấy ngon. Dân cao hứng cầm một chai rượu giả vờ say, ngâm bản Hồ Trường. TN khắp nơi viếng thăm Paris

1. Tháng 5-2009, anh Nguyễn Huỳnh Tân và chị Việt K1 đã ghé thăm Paris. Anh chị Tân Việt đã tá túc tại nhà chị bang trưởng

Nguyễn Ngọc Thương và được anh chị Lưu văn Dân – Marie mời tới thưởng thức món phở bắc do chính tay anh Dân nấu. Món phở chính cống bắc được anh Dân nấu 3 ngày mới xong, ngon không chỗ chê.

Phần II : Các quyết định : - Chị Đặng Kim Ngọc (Úc) sẽ có tường trinh về địa điểm tổ chức Đại Hội Thụ Nhân 2010 qua ý kiến của Thầy Trần Long. - Anh Võ Thành Xuân và anh Trần Quang Vinh (Hoa Kỳ) sẽ tường trinh về các quyết định khác. Trong Đại Hội, quý Thầy Cô và các anh chị Thụ Nhân hiện diện đã có dịp xem lại các hình ảnh về Thầy Cô Trần Long, hình ảnh khóa I, bài thơ của bạn Minh Hân Lê Kim Lợi. Các hình ảnh này đều do anh Nguyễn Tường Cẩm thực hiện, chiếu trên màn ảnh rất rõ ràng và mỹ thuật. Thầy Trần Long nhắc lại kỷ niệm với mỗi anh chị Thụ Nhân có hình chiều trên màn ảnh. Ngoài ra, các lá thư của quý anh chị ở Việt Nam, Úc, Hoa Kỳ kính gởi Thầy Cô Trần Long cũng được

đọc. Thầy Cô Trần Long và quý Thầy Cô đều tỏ ra rất xúc động về tinh cảm của quý anh chị, văn kỳ văn bất kiến kỳ hình. Trong phần phát biểu, Thầy Trần Long đã nhắc lại chuyến du hành Đức quốc, từ đất nước đến tấm lòng môn sinh. Thầy cám ơn anh Thạch Lai Kim và quý anh chị bên Đức. Bài thơ Đại Hội Trần Long của anh Lê Đình Thông cũng được đọc để tặng thầy:

Đại Hội Trần Long Xuân vui nắng ấm hội trùng phùng,

Gặp gỡ nhau đây một ý chung. Đại Hội chào mừng duyên hội ngộ, Lâm Viên chốn cũ vẫn tưng bừng.

Thầy Cô họp mặt cùng môn đệ, Bạn hữu sum vầy ý chiết trung.

Kính chúc Thầy Cô luôn khỏe mạnh, Trăm năm kế hoạch vẫn vun trồng.

Anh Lê Đình Thông đã nhân dịp này, trình bày dự án thành lập một

trường Đại học tại Việt Nam, một phần là để thực hiện lời di chúc của Đức Ông Nguyễn Văn Lập, sau nũa là vì nhu cầu hiện nay tại

nước nhà. Thầy Trần Long góp ý là nên đặt tên là Đại học Thụ Nhân để có thể mở trường ở bất cứ nơi nào trong nước chứ không nhất thiết là ở Đà Lạt hoặc cố định ở một nơi nào.

Trong lúc trình bày dự án này, có một lúc vì qúa xúc động, anh Lê Đình Thông đã bật khóc.

Thầy Vương văn Bắc phát biểu– các anh Vinh, Thông và Thái

Chuyến đi ngàn dặm ……..

Tin tức đó đây . . . . . . .

Page 15: Ban Tin So 1

15

Ngoài anh chị Tân Việt, còn có anh chị Nguyễn Ngọc Thương & Kinh, chị Lê Thị Hảo, anh Lê Đình Thông, anh chị Chu Nguyệt Nga & Đăng, anh chị Phạm trọng Khoát & Vân. Cũng trong dịp này, anh Dân đã cho xem DVD của khóa 1-2 với phong cảnh Đà Lạt xưa và nay, với nhạc đệm cũng là những bài hát về Đà Lạt. Đây là công trình của anh Nguyễn Tường Cẩm K1 mà ai cũng tấm tắc khen. 2. Tháng 6-2009, Ngô Trúc K7 và vợ liên lạc với Nguyễn Quang Tùng từ VN để hẹn gặp TN Paris trong nững ngày ghé thăm nước Pháp. Vì Tùng biết Trúc hát rất hay nên đã tổ chức một bữa ăn tại nhà hàng Asia Palace, quận 13. Hiện diện ngày hôm đó có thầy cô Trần văn Ngô, chủ tịch Trần văn Bảng K9, anh Đoàn Trần Nghị CHCT, anh Lưu văn Dân K1, chị Trần thị Liên Hương K8.

3. Tháng 8-2009, gia dình Trần văn Thanh K7 đã du lịch sang Paris. Tùng lại sốt sắng đứng ra tổ chức một bữa ăn tại Asia Palace là nơi Tùng chơi nhạc mỗi cuối tuần. Vì trong tháng hè, chỉ còn chị Nguyễn Ngọc Thương K1 và anh Kinh, chị Lê Thị Hảo K1, chị Châu Thị Ngọc Điệp K7 và Nguyễn Tấn Trung K11.

4. Tháng 10-2009, Nhân dịp Minh Tâm K8 sang Paris, chị Trần thị Châu đã gởi bài tường thuật buổi gặp gỡ như sau:

"Xin goi dên cac ban vài hinh chup trong buôi gap mat voi MT quanh dia raclette (fromage). Rât tiêc nhiêu ban da không dên du duoc. Nhung co dông du K1 (chi Thuong), K9 (anh Bang), K11 (Thu Oanh và Trung) và di nhiên K8 cùng cac ban K811 - C D (ban bè cua minh phai goi ra sao dây ?)

Giây phut gap nhau rât ngan ngui vi thi gio eo hep nhung cung du dê nhac lai nhung ky niêm ngày xua và trao doi nhung loi nhan nhu chân tinh. Cung hen se gap nhau trong ngày DH nam 2010 tai Uc. Ai cung bao là cac bà "lam chuyên" nhung trong buôi gap go này, cac ông noi nhiêu và noi to hon cac bà .... co le vi chai ruou chat do ? ...."

Tin các nơi khác Chu Nhật Sĩ định cư ở Dallas

Tháng 9 vừa qua, anh Chu Nhật Sĩ K6, em của chị Chu Nguyệt Nga K3, vùa được định cư ở Hoa Kỳ cùng với vợ và một con. Nghe nói đây là đợt cuối cùng của chương trình HO. Theo chương trình này, anh chị Sĩ được hưởng tiền an sinh xã hội, nhà ở ăn uống miễn phí, con được tiếp tục ăn học đến khi thành tài.

Còn nhớ anh Sĩ có lần sang Pháp năm 2003 để chữa bệnh ung thư máu. Hiện nay anh đã lành hẳn. Xin gửi đến anh Sĩ và gia đình những lời chúc tốt lành nhất.

Tân Chủ Tịch TN Úc Châu

Anh Trần Bá Hồng Minh (K7) vừa được các TN Úc châu tín nhiệm giao chức vụ Chủ Tịch hội Thụ Nhân Úc Châu. TNAC nồng nhiệt hoan nghênh tân Chủ Tịch và chúc tân Chủ Tịch thành công trong công tác vác ngà voi mớị. Trần Bá Hồng Minh cũng là trưởng ban tổ chức Đai Hội Thụ

Nhân Thế Giới Úc Châu 2010. Thụ Nhân Vancouver Âu du

Cuối tháng tư vừa qua, mười ba bạn ở Vancouver, Gia nã đại, rủ nhau làm một chuyến Âu du bằng du thuyền. Đó là anh chị Hồng văn Bil K4, anh chị Hiển K9, anh chị Biền VK68, Thái-Thoa K10, và năm thân hữu. Lâm Kim Thoa là một Thụ Nhân năng động, đã đứng ra tổ chức chuyến đi này. Trước khi lên tàu cặp bến tại Barcelone, Tây ba nha, phái đoàn bay từ Vancouver đến Paris. Cùng thời gian này, thầy cô Trần Long rời Đức sang Pháp nên Thụ Nhân Paris tổ chức một buổi ăn chung ở quán La Tonkinoise, quận 13. Đây là lần đầu tiên thầy Trần Long gặp lại môn đồ nhiều nhất ở Pháp. Trước đó một ngày, phái đoàn Vancouver cũng được chị Hồng Cúc KH khoản đãi tại tư gia. Thụ Nhân Paris và Nguyễn Tấn Bửu K1 từ Bỉ sang để gặp thầy Trần Long cũng được ké. Ban Điều Hành TNIC

Ban Vận động bầu cử BĐH TNIC nhiệm kỳ 2009-2011 vừa thông báo kết qủa cuộc bầu cử như sau:

Anh Chung Thế Hùng, 60 phiếu Anh Phạm Văn Bân, 59 phiếu Anh Đỗ Quang Khanh, 57 phiếu Anh Nguyễn Gia Thanh, 53 phiếu Chị Bùi Anh Thơ, 51 phiếu Anh Phạm Ngọc Quỳnh, 46 phiếu Chị Võ Quỳnh Mai, 12 phiếu

Ba ứng-viên với số phiếu cao nhất đắc cử vào Ban Điều Hành TNIC nhiệm kỳ 2009-2011, và sẽ được bàn giao trách nhiệm trong vài ngày tới.

Xin chúc mừng tân Ban Điều Hành với các anh Hùng, Bân và Khanh.

Các anh chị K8 (A&B) - Chị Thương K1 và anh Kinh cũng được ké món raclette

Page 16: Ban Tin So 1

16

Bốn mùa tang tóc Vẫn biết con người ai cũng có số, người nào rồi cũng phải ra đi, nhưng không một ai cảm thấy mình sẵn sàng chờ đón cái chết, chấp nhận cái chết, nhất là cái chết của người thân, của bạn bè. Từ đầu năm những ai tín dồn dập tới phát chóng mặt. Mở đầu là Giáo sư Khoa Trưởng Phó Bá Long đã từ giã cõi đời đêm 17 tháng 2 năm 2009 tại Vir-ginia, Hoa kỳ, hưởng thọ 87 tuổi. Thầy Long đảm nhận chức vụ Khoa trưởng Trường CTKD kiêm nhiệm chức vụ Khoa trưởng Trường Cao học CTKD từ 1971 đến 1975. Trong thời gian làm Khoa trưởng, thầy Long có công thiết lập hệ thống bảo huynh, sinh viên các lớp đàn anh giúp đỡ các sinh viên mới nhập học. Thầy là người đầu tiên giới thiệu phưong

pháp điển cứu. Thầy từng gọi các môn sinh của mình là đại học sĩ. Tiếp theo là Giáo sư Nguyễn Như Cương mệnh chung ngày 22 tháng 5 năm 2009 tại Aachen, Đức quốc, hưởng thọ 85 tuổi. Thầy Cương dạy môn Phát triển kinh tế tại Trường CTKD. Người thứ ba là Giáo sư Trần Văn Kiện thất lộc tại Fai rfa x, Virginia ngày 23 tháng 7 năm 2009, hưởng thọ 85 tuổi. Thầy

dạy môn Tài chánh công từ khóa đầu. Thầy Kiện và thầy Cương, ngoài việc giảng dạy ở Trường CTKD, còn là Giảng sư của Học viện Quốc gia Hành chánh. Ngoài những vị giáo sư khả kính, bạn bè thân thiết cũng lần lượt ra đi. Trước hết là chị Minh Thông K1, vợ hiền của Nguyễn Đức Quang, mệnh danh Quang Du ca, đột ngột ra đi sau một tai biến mạch máu não hồi tháng ba. Anh chị Quang Thông cư ngụ tại Nam Cali. Tiếp đến là Dương Tuấn Kiệt K1 ở Việt nam, hồi tháng bảy đi sang Quảng tây, Trung quốc, để thay lá gan bị ung thư. Cuộc mổ ghép thành công nhưng vì bị sốc, tim đột quỵ nên qua đời tại xứ người. Gần đây nhất, tức là hồi trung tuần tháng chín, anh Lê Đường K1, một cựu trưởng đoàn hướng đạo Dalat, đã lặng lẽ vĩnh biệt cõi trần gian đầy thống khổ này trong giấc ngủ. Anh Đường cùng nhóm

Tiểu luận với hai chị Đặng Kim Ngọc va Nguyễn Ngọc Thương. Đó là chưa kể đến các bậc sinh thành của các Thụ nhân, đã mai một vì tuổi già như mới đây nhạc mẫu anh Trần Khải Nguyên K1 ( 25/10/09), thân phụ anh Mai Trung Cường K1 ( 12/10/09) và thân mẫu anh Phạm Trọng Khoát K6 ( trung tuần tháng /09 ). Nhìn lại số người thân còn lại, lòng bỗng xót xa, cảm khái. Thôi thì chúng ta hãy tìm về với nhau để thương yêu nhau nhiều hơn, đậm đà hơn, xóa bỏ tất cả những giận h ờ n o á n g h é t n g à y trước.

Tin Âu Châu Vợ Mai Văn Thái đau nặng

Tháng 7 vừa qua, chị Nicole, vợ của Mai Văn Thái K1, đột phát ung thư ngực. Hiện nay chị vẫn tiếp tục chữa bằng chimiothérapie, một tuần 3 lần. Tuy tóc bắt đầu rụng, nhưng vẫn vui vẻ, đầy nghị lực. Trong khi đó thì anh Thái lại mang mặc cảm tội lỗi, đi đâu cũng khóc sướt mướt cho rằng lỗi tại mình, vì tính tình lỗ mãng, ăn nói tục tằn thô lỗ, nên trời phạt. Tuy nhiên trong buổi hội ngộ với chị Đặng Kim Ngoc vừa qua, Thái có vẻ lạc quan trở lại, và tính nào tật đó, ăn nói vẫn thẳng ruột ngựa, vẫn nham nhở như trước.

Vợ Dương

TIN TỨC ĐÓ ĐÂY

Hội Ái Hữu Viện Đại Học Đà Lạt

Tại Âu Châu

[email protected] [email protected]

Mmẹ NGUYỄN NGỌC THƯƠNG

3, Allée de la Boétie - Appt 53 93270 Sevran - FRANCE

Xem tiếp trang 14