16
HOCHIMINH CITY WEBSITE: WWW.ITPC.GOV.VN Các tin chính SỐ 08 THÁNG 03.2015 620 ITPC sẽ tổ chức buổi đối thoại vào ngày 19/3/2015 tại khách sạn Grand. Đối thoại giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Cục Thuế Tp.HCM Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ITPC sẽ tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Campuchia từ ngày 01/4 đến ngày 05/4/2015 tại Battambang - Campuchia. ITPC sẽ tổ chức hội nghị vào ngày 25/3/2015 tại khách sạn Rex. ITPC sẽ tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Myanmar từ ngày 20/5 đến ngày 24/5/2015 tại thành phố Yangon, Myanmar. ITPC sẽ tổ chức đoàn tham dự hội chợ từ ngày 27/4 đến ngày 30/4/2015 tại Hong Kong. Ho Chi Minh City Expo 2015 tại Campuchia Hội nghị “Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận” Ho Chi Minh City Expo 2015 tại Myanmar Hội chợ Quốc tế sản phẩm gia dụng, dệt may và phụ kiện

Bản tin xúc tiến thương mại và đầu tư số 08 tuần lễ 06.03 - 11.03.2015 (ITPC)

Embed Size (px)

Citation preview

HOCHIMINH CITY

WEBSITE: WWW.ITPC.GOV.VN

Các tin chính SỐ 08 THÁNG 03.2015 620

ITPC sẽ tổ chức buổi đối thoại vào ngày 19/3/2015 tại khách sạn Grand.

Đối thoại giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Cục Thuế Tp.HCM

Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

ITPC sẽ tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Campuchia từ ngày 01/4 đến ngày 05/4/2015 tại Battambang - Campuchia.

ITPC sẽ tổ chức hội nghị vào ngày 25/3/2015 tại khách sạn Rex.

ITPC sẽ tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Myanmar từ ngày 20/5 đến ngày 24/5/2015 tại thành phố Yangon, Myanmar.

ITPC sẽ tổ chức đoàn tham dự hội chợ từ ngày 27/4 đến ngày 30/4/2015 tại Hong Kong.

Ho Chi Minh City Expo 2015 tại Campuchia

Hội nghị “Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận”

Ho Chi Minh City Expo 2015 tại Myanmar

Hội chợ Quốc tế sản phẩm gia dụng, dệt may và phụ kiện

ITPC THÁNG 03.20152

TIN NỔI BẬTBẢN TIN

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ

TRỤ SỞ

Thư từ bài vở vui lòng gửi về:

SỐ .201

GIẤY PHÉP XUẤT BẢNSố 22/QĐ - STTTT, ngày 20/09/2011 của Sở Thông tin Truyền thông Tp.HCM

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCMĐC: 51 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCMTel: (08) 3823 6738Fax: (08) 3824 2391Email: [email protected]

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCMPhòng Thông tinĐC: 51 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp.HCMTel: (08) 3823 6738 (Ext. 108) (08) 3910 1225Fax: (08) 3824 2391Email: [email protected]

08 03 5

03

04

03 HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯTận lực để nhà đầu tư nước ngoài gắn bó với thành phốHo Chi Minh City Expo 2015 - Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Campuchia 2015Ho Chi Minh City Expo 2015 - Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Myanmar 2015Đối thoại giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Cục Thuế thành phố Hồ Chí MinhHội nghị “Xúc tiến đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận”09 THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨMKim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Canada tăng trưởng 34,5%Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang ÚcQuan hệ thương mại Việt Nam và Úc12 CHUYÊN ĐỀChứng chỉ rừng FSC - Giấy thông hành cho các sản phẩm lâm nghiệp (Phần 1)14 DOANH NGHIỆPCông ty Cổ phần Sài Gòn An Thái

04

3THÁNG 03.2015 ITPC

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

03

Tận lực để nhà đầu tư nước ngoài gắn bó với thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh làm hết sức mình để cải thiện môi trường đầu tư, để TP. Hồ Chí Minh là điểm đến giàu tiềm năng, là nơi lựa chọn đầu tư tin cậy, thuận lợi, thành công của các nhà đầu tư nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh xem khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của chính cơ quan lãnh đạo, quản lý. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý đồng hành cùng doanh nghiệp, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, về nguồn nhân lực, về môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch của nhà đầu tư, của doanh nghiệp.

Thông điệp trên đã được ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Tp.HCM nhấn mạnh tại "Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn dịp Tết Ất Mùi năm

2015" vào ngày 4/3.Tham dự Hội nghị có gần 200 đại biểu đến từ 12 hiệp hội doanh nghiệp nước

ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp kỹ thuật cao… trên địa bàn Tp.HCM.

(Xem tiếp trang 4)

LẮNG NGHE LỜI NÓI THẲNG

Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tp.HCM vui mừng trước sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của cộng đồng

doanh nghiệp FDI đối với việc tìm hiểu đầu tư và kinh doanh tại thành phố. Ông hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp tục gắn bó với Tp.HCM, phát triển hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa đầu tư. Lãnh đạo thành phố luôn mong muốn lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp nhằm có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong năm 2015. Vì vậy, Chủ tịch Lê Hoàng Quân đã đề nghị các doanh nghiệp đừng sợ mất lòng bởi lãnh đạo thành phố không mong chỉ nghe được khen, mà muốn nghe nói thẳng những thiếu sót để chấn chỉnh kịp thời.

Đại diện các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn đối với cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo sự tin tưởng, an tâm cho doanh nghiệp mở đầu một năm làm ăn mới.

Ông Thái Văn Rê, giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cho biết, các doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong nền kinh tế thành phố. Về lĩnh vực đầu tư, Tp.HCM tiếp tục kêu gọi đầu tư vào 9 nhóm ngành dịch vụ (tài chính - tín dụng - ngân hàng

ITPC THÁNG 03.20154

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

(Tiếp theo trang 3)

- bảo hiểm; thương mại; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - hậu cần hàng hải và xuất nhập khẩu; bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn, khoa học - công nghệ; du lịch; y tế; giáo dục - đào tạo) và 4 nhóm ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao (cơ khí, điện

tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm).

Thành phố sẽ thực hiện điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất và cụm công nghiệp phát triển theo hướng xanh, đổi mới trang thiết bị, tăng năng lực cạnh tranh; tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành để tạo điều kiện thuận lợi

ứng dụng công nghệ cao; tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao giai đoạn 1 và chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2 để thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Thành phố cũng tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu đô thị: Thủ Thiêm, Nam thành phố, Tây Bắc thành phố, cảng Hiệp Phước,….

QUYẾT TÂM RÚT NGẮN THỜI GIAN THỦ TỤC

Theo ông Thái Văn Rê, hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong năm qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thủ tục đầu tư rườm rà và thời gian giải quyết theo luật định còn kéo dài. Lĩnh vực pháp luật lao động, xuất nhập cảnh còn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện để các doanh nhân được xuất nhập cảnh và cư trú thuận lợi cũng như việc tuyển dụng và sử dụng lao động phù hợp với quy định còn khó khăn. Thủ tục thuế và hải quan còn tốn nhiều thời gian do có nhiều quy định khác nhau, trong đó nhiều văn bản quy phạm còn chồng chéo lẫn nhau hoặc chưa rõ ràng.

Kể từ ngày 1/7/2015, Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp năm 2014 sẽ có hiệu lực với cải tiến đáng kể trên nhiều mặt. Bên cạnh việc triển khai các quy định mới của trung ương, thành phố sẽ triển khai đăng ký đầu tư trực tuyến với thời gian giải quyết được rút ngắn xuống còn 5-10 ngày làm việc; triển khai liên thông cấp Giấy chứng nhận đầu tư với cấp mã số thuế; áp dụng dịch vụ chuyển phát kết quả hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư qua hệ thống bưu điện.

Bà Trần Thị Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục thuế Tp.HCM thẳng thắn nhìn nhận những ý kiến kêu ca của doanh nghiệp về thuế cũng còn nhiều, như trong báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản khảo sát các doanh nghiệp Nhật hàng năm thì trong 5 rủi ro hàng đầu khi đầu tư tại Tp.HCM thì sự phức tạp của cơ chế về thuế đứng hàng thứ tư trong hai năm 2013 – 2014 liên tiếp, nhưng cũng ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp nói về thủ tục thuế phức tạp thì đã giảm đi 5%. Bà Nga khẳng định doanh nghiệp FDI là lực lượng tích cực đóng góp, kiến nghị về mặt chính sách đối với trung ương. Trung ương đã ghi nhận, bổ sung nhiều qui định để đem lại sự đơn giản, hài lòng hơn cho doanh nghiệp. Cục Thuế Tp.HCM đã cố gắng giảm 370 giờ thủ tục về thuế cho doanh nghiệp, trong năm 2015 tiếp tục giảm thêm 45 giờ nữa. Cục Thuế cũng tăng cường lắng nghe vướng mắc của doanh nghiệp để xử lý kịp thời, đồng thời báo cáo với trung ương những vướng mắc vượt thẩm quyền để có sự giải quyết thỏa đáng phù hợp tình hình thực tế.

Về cơ chế “một cửa tại chỗ”, ông Vũ Văn Hòa, Trưởng Ban quản lý các KCN – KCX (Hepza) cho biết để thực hiện chủ trương “năm 2015 là năm của doanh

nghiệp”, Hepza sẽ thực hiện ba việc tập trung như sau: Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính, phấn đấu cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Cụ thể, trong lĩnh vực đầu tư đối với dự án không phải thẩm tra xin ý kiến của bộ, ngành trung ương, Hpeza cắt giảm 50% thời gian giải quyết hồ sơ từ 15 ngày làm việc còn 7 ngày. Đối với thủ tục cấp phép xây dựng giảm 40% thời gian giải quyết từ 20 ngày làm việc còn 12 ngày làm việc. Trong lĩnh vực môi trường, cắt giảm 30% thời gian giải quyết đối với thủ tục phê duyệt tác động môi trường từ 30 ngày còn 20 ngày làm việc. Đối với thủ tục cấp lại giấy phép lao động là 3 ngày và cắt giảm 30% thời gian giải quyết cấp giấy phép lao động mới từ 15 ngày còn 10 ngày làm việc. Hai là, để chuẩn bị mặt bằng cho sản xuất, Hepza sẽ phối hợp với công ty hạ tầng tạo quỹ đất 260ha và xây dựng nhà xưởng là 50.000m2 sàn tại hai KCX Tân Thuận và Linh Trung, mục tiêu thu hút đầu tư vào 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao. Ba là chuẩn bị nguồn nhân lực, Hepza sẽ giới thiệu 14.000 lao động, trong đó chú trọng lao động có trình độ đại học chiếm 18%, cao đẳng 52%, trung cấp 29%.

5THÁNG 03.2015 ITPC

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

PHÒNG THÔNG TIN - ITPC

CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ NGUỒN NHÂN LỰC: HAI MỐI BẬN TÂM NHẤT

Nếu như những năm trước, các vấn đề về thuế, hải quan, thủ tục đất đai được nêu ra nhiều, thì trong lần gặp gỡ lãnh đạo Tp.HCM lần này, hầu hết doanh nghiệp FDI nêu lên yêu cầu lẫn lo lắng về công nghiệp phụ trợ và nguồn nhân lực.

Ông Yasuzumi Hirotaka, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Tp.HCM nói rõ các doanh nghiệp Nhật hiện nay phải mua nguyên phụ liệu ở nước ngoài, mức độ mua nguyên - vật liệu địa phương ở Việt Nam chỉ chiếm 14%, rất thấp so với các nước trong khu vực. Chính phủ Việt Nam và Tp.HCM cần hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp hphụ trợ phát triển, góp phần cho doanh nghiệp FDI gia tăng tỷ lệ nội địa.

Ông Võ Quang Huệ, thay mặt Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) khẳng định niềm tin của doanh nghiệp châu Âu vào môi trường đầu tư ở Việt Nam nói cung và Tp.HCM nói riêng tăng. Tính bền vững trong xây dựng hạ tầng cũng là một thách thức khác của Tp.HCM. Eurocham có nhiều công ty hàng đầu thế giới về giải pháp xanh và bền vững, sẵn sàng hỗ trợ thành phố. Nhu cầu nhân lực có trình độ tay nghề tăng cao, các doanh nghiệp châu Âu sẵn sàng tham gia vào các chương trình trách nhiệm xã hội, đặc biệt là hợp tác với các trường đại học.

Trước nhu cầu bức thiết trên của doanh nghiệp FDI, ông Lê Hoàng Quân cho biết thành phố sẽ tổ chức ngay cuộc họp riêng về nguồn nhân lực, vì máy móc thiết bị thay đổi nhanh, hiện đại mà nguồn

nhân lực như “máy cái” không đáp ứng được thì không thể vận hành được công nghệ mới. Mặt khác, thời gian tới thành phố sẽ tăng cường kết nối các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI để tăng cường tỷ lệ nội địa về nguyên phụ liệu, đưa doanh nghiệp trong nước vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Với nhiệm vụ là cơ quan xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, bà Phó Nam Phượng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCM (ITPC) xác định bên cạnh các chương trình ra nước ngoài xúc tiến đầu tư, ITPC sẽ cùng với các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư đang hoạt động tại thành phố cũng như làm đầu mối kết nối giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước qua Diễn đàn thu hút đầu tư Nhật Bản vào ngành điện tử, máy nông nghiệp và chế biến nông – thủy sản, Hội thảo và kết nối cung cầu trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, Triển lãm ngành công nghiệp hỗ trợ... Ngoài ra, ITPC sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề về đầu tư, các buổi đối thoại với doanh nghiệp FDI nhằm cho các sở, ngành lắng nghe ý kiến đóng góp của nhà đầu tư, tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường đầu tư của Tp.HCM.

NỖ LỰC ĐÁP ỨNG KỲ VỌNG CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ

Thay mặt lãnh đạo Tp.HCM, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải chân thành cám ơn các doanh nghiệp FDI đã có nhận xét tốt đẹp về TP. Hồ Chí Minh, về Việt Nam, quan tâm đầu tư và kinh doanh ở Tp.HCM.

Nhờ sự gắn bó của các doanh nghiệp FDI mà Tp.HCM là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra chỗ làm việc cho khoảng 22% lực lượng lao động của thành phố. Tác động tích cực của các doanh nghiệp FDI không chỉ thể hiện đơn thuần ở việc đưa vốn vào thành phố mà theo đó còn là đầu tư công nghệ, kỹ thuật, phương thức và bí

quyết kinh doanh, tâm huyết và sự gắn bó của các nhà đầu tư với Tp.HCM. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu.

Từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhiều cao ốc, khách sạn, nhiều văn phòng, trung tâm thương mại được mọc lên, góp phần tạo cho thành phố có một diện mạo mới nhờ sự xuất hiện và phát triển của các khu đô thị mới văn minh, các khu dân cư, căn hộ cao cấp.

Bí thư Thành ủy thấy rằng vẫn còn

nhiều việc mà Tp.HCM phải làm trong thời gian tới để có thể đáp ứng hơn nữa kỳ vọng hợp lý, chính đáng của các nhà đầu tư. Bí thư Thành ủy cũng mong các doanh nghiệp FDI tiếp tục quan tâm đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, đồng thời tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp nội địa để tạo sự kết nối, hình thành chuỗi cung ứng; khi hoạt động, có gặp khó khăn, vướng mắc thì phản hồi ngay đến lãnh đạo thành phố, các sở, ngành có liên quan để kịp thời có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả.

Ông Herb Cohran, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), cho biết trong nhiều vấn đề hợp tác, Hoa Kỳ có chương trình hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng Việt Nam, làm sao để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào được chuỗi cung ứng toàn cầu, sẽ giải quyết được các khó khăn trong nguồn cung nguyên vật liệu hiện nay. Muốn như thế, các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động kết nối hợp tác với doanh nghiệp FDI.

ITPC THÁNG 03.20156

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

Ho Chi Minh City Expo 2015

Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Campuchia 2015

T rong chỉ đạo về xúc tiến thương mại - đầu tư năm 2015 và thời gian tới, Chính phủ và lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh chú trọng đến thị

trường khối Asean, trong đó tiếp tục tập trung đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang các nước Campuchia, Lào, Myanmar.

Đã 5 năm liên tiếp (2010 – 2014), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Hội chợ triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam – Campuchia (Ho Chi Minh City Expo), trở thành sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư lớn thường niên của thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xâm nhập, mở rộng thị trường, thiết lập các kênh phân phối sản phẩm Việt Nam cũng như trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Campuchia.

Được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, sự chấp thuận của Bộ Công thương Việt Nam, Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia, ITPC tiếp tục tổ chức Hội chợ triển lãm Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Việt Nam – Campuchia 2015 (Ho Chi Minh City Expo 2015) tại tỉnh Battambang, Vương quốc Campuchia từ ngày 1/4/2015 đến 5/4/2015.

Hội chợ triển lãm Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Việt Nam – Campuchia 2015 sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh cùng có lợi, khai thác tốt thị trường, tăng độ bao phủ của sản phẩm Việt Nam tại Campuchia; đồng thời, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu những cơ hội kinh doanh dịch vụ, khai thác đầu tư vào vùng Tây bắc Campuchia. Các hoạt động chính sẽ diễn ra gồm:

hàng hóa tại thị trường Campuchia.• Khu sản phẩm hàng hóa được sắp xếp theo từng ngành như:

thực phẩm chế biến, nhựa gia dụng, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, vật liệu xây dựng-trang trí nội thất, dệt may, da giày, hóa mỹ phẩm, đồ điện tử, điện gia dụng, cơ khí...

• Khu sản phẩm dịch vụ được sắp xếp theo từng nhóm: quảng cáo, bệnh viện (chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp), thiết kế xây dựng, du học…để doanh nghiệp giới thiệu, tiếp cận khai thác thị trường dịch vụ tiềm năng tại Campuchia nói chung và vùng Tây Bắc Campuchia nói riêng.

1. Hội chợ triển lãm (khai mạc tối 01/4/2015)

2. Hội nghị Xúc tiến thương mại và đầu tư vào vùng Tây Bắc Campuchia

3. Chương trình khảo sát thị trường Tây Bắc Campuchia

Song song với việc tổ chức hội chợ, ITPC cũng tổ chức cho doanh nghiệp khảo sát hoạt động kinh doanh tại hai cửa khẩu quốc tế giữa Thái Lan và Campuchia là: cửa khẩu Poipet (thuộc thành phố Poipet, tỉnh Banteay Meanchey) và cửa khẩu Doong (thuộc huyện Kanreang, tỉnh Battambang), để doanh nghiệp đánh giá thị trường, sản phẩm và nghiên cứu phương hướng khai thác thị trường cho hàng hóa Việt Nam tại khu vực này.

Dự kiến quy mô khoảng 150 gian hàng chuẩn với sự tham gia của khoảng 90 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam và các doanh nghiệp cung cấp các loại hình dịch vụ, du lịch.

Tiêu chí: các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, có thương hiệu, có chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia, có hệ thống phân phối tại thị trường tại Campuchia.

Hội chợ được chia thành 3 phân khu: • Ngôi nhà chung: giới thiệu các thành tựu kinh tế - chính

trị - văn hóa - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh và tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Campuchia; chiếu phim quảng cáo để quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ. Trong Ngôi nhà chung, ban tổ chức dành riêng khu vực cho doanh nghiệp gặp gỡ trao đổi thông tin hợp tác đầu tư, khai thác thị trường, tìm đối tác kinh doanh, mở rộng hệ thống đại lý và các kênh phân phối

Dự kiến ngày 02/4/2015 với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang, lãnh đạo 6 tỉnh Tây bắc Campuchia, doanh nghiệp hai nước.

• Hội nghị sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn tổng thể để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh, quảng bá thương hiệu tại thị trường Campuchia nói chung và vùng Tây bắc Campuchia nói riêng; giúp các doanh nghiệp Campuchia cơ hội hợp tác, liên kết với doanh nghiệp Việt Nam.

• Lãnh đạo 6 tỉnh Tây bắc Campuchia sẽ thông tin về tiềm năng của mỗi tỉnh và những dự án mời gọi đầu tư.

• Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang, lãnh đạo 6 tỉnh Tây Bắc Campuchia sẽ giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đầu tư sản xuất hay phát triển kinh doanh tại Campuchia.

4. Tặng quà cho đồng bào nghèo Campuchia

ITPC vận động doanh nghiệp đóng góp 100 phần quà để trao tặng và phối hợp với bệnh viện Chợ Rẫy để khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo của tỉnh Battambang.

PHÒNG THÔNG TIN - ITPC

7THÁNG 03.2015 ITPC

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

PHÒNG THÔNG TIN - ITPC

Ho Chi Minh City Expo 2015

Hội chợ Triển lãm Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Việt Nam – Myanmar 2015

Hội chợ Triển lãm Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Việt Nam – Myanmar (Ho Chi Minh City Expo) là một trong những sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư lớn thường niên của thành phố Hồ Chí Minh tại Myanmar nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xâm nhập, mở rộng thị trường, thiết lập các kênh phân phối sản phẩm Việt Nam tại các chợ, siêu thị của Myanmar cũng như trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Myanmar. Hội chợ Ho Chi Minh City Expo 2014 tại Myanmar đã thu hút hơn 54.000 lượt khách tham quan và mua sắm, được xem

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCMPhòng Xúc tiến Thương mại - ITPCĐịa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp.HCMĐiện thoại: (08) 3910 4565 – 3910 1294 0902 525 363 (Quốc Hùng); 0909 360 690 (Hải Đăng)Fax: (08) 3910 1303Email: [email protected]; [email protected]: www.itpc.gov.vn

là sự kiện sôi động và hoành tráng cho người tiêu dùng Myanmar.

Tiếp nối thành công từ các năm trước, được sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, sự chấp thuận của Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Thương mại Myanmar, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCM (ITPC) tiếp tục tổ chức chương trình Hội chợ Triển lãm Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Việt Nam – Myanmar 2015 (Ho Chi Minh City Expo 2015) lần 5 tại Tatmadaw Hall, thành phố Yangon,

Myanmar từ ngày 20/5 đến ngày 24/5/2015 với chi tiết như sau:

• Chi phí gian hàng đã có hỗ trợ của UBND Tp.HCM: 14.500.000 đồng/ 01 gian hàng

• Chi phí pano quảng cáo (2m x 3m): 6.800.000 đồng/ 01 pano

• Chương trình tour trọn gói (18/5 – 25/5/2015): 27.800.000 đồng/ 01 ngườiDoanh nghiệp tham gia chương trình,

vui lòng đăng ký với ban tổ chức trước ngày 05/5/2015.

Một số hình ảnh tại Ho Chi Minh City Expo 2014.

ITPC THÁNG 03.20158

HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ

PHÒNG XTĐT - ITPC

Đối thoại giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức buổi đối thoại giữa doanh nghiệp với lãnh đạo Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian: 08g00 – 11g30, Thứ Năm ngày 19/3/2015.Địa điểm: Hội trường lầu 4 Khách sạn Grand Số 08, Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM.Phí tham dự: Miễn phí.Nội dung: Trả lời các câu hỏi vướng mắc của doanh nghiệp

liên quan lĩnh vực thuế.Doanh nghiệp có câu hỏi vướng mắc về thuế, đề nghị gửi

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCMTổ Đối thoại Doanh nghiệpĐC: 51 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q. 1, TP. HCMĐiện thoại: (08) 3910 1304 Fax: (08) 3910 5589Email: [email protected] Website: www.itpc.gov.vn; www.doithoaidn.hochiminhcity.gov.vn

VĂN PHÒNG - ITPC

qua email trước ngày 12/3/2015 và đăng ký tham dự với Ban Tổ chức trước ngày 18/3/2015 bằng fax hoặc email.

Hội nghị “Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận” Trên cơ sở Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã

hội giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Ninh Thuận, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp tổ chức Hội nghị “Xúc tiến Đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận” tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.HCMPhòng Xúc tiến Đầu tư – ITPCĐịa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, Tp.HCMĐiện thoại: (08) 3910 1302 0913723232 (Anh Lê Thanh Phong) Fax: (08) 3910 4374Email: [email protected] [email protected] Website: www.itpc.gov.vn

¾ Nội dung:• Giới thiệu tiềm năng, điều kiện đầu tư và chính sách ưu đãi

đầu tư vào Ninh Thuận nhằm thu hút tối đa các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh, nhất là các doanh nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.

• Tạo kênh gặp gỡ trực tiếp giữa các nhà đầu tư, các nhà cung ứng phù hợp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp địa phương; tạo cơ hội thúc đẩy hoạt động hợp tác, giao thương, từng bước đưa doanh nghiệp địa phương tham gia vào mạng lưới sản xuất, cung ứng.

• Tăng cường hợp tác giao lưu, kết nối giao thương giữa doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh với doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận.

¾ Lãnh đạo và khách mời:• Lãnh đạo Thành ủy, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân và Sở, ban

ngành của thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Ninh Thuận.• Lãnh đạo các Bộ ngành, cơ quan TW • Đại sứ quán, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam; Các tổ

chức xúc tiến đầu tư và thương mại quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh.

• Các Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức quốc tế.

• Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.• Các tỉnh có ký kết chương trình hợp tác với tỉnh Ninh Thuận

và thành phố Hồ Chí Minh.

¾ Thời gian: 8g00 – 11g30 ngày 25/3/2015

¾ Địa điểm: Khách sạn Rex Số 141 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Tp.HCM

9THÁNG 03.2015 ITPC

THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM

PHÒNG THÔNG TIN - ITPC

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang ÚcMặc dù trong những năm gần đây các cơ quan chức năng Việt Nam cũng như các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam nhưng kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc chưa tương xứng với tiềm năng của thủy sản Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại thị trường Úc. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu vẫn đang tiếp cận thị trường phân khúc giá thấp. Do vậy, hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng thủy sản Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm thủy sản Việt Nam chủ yếu là do các nhà nhập khẩu thủy sản Úc thực hiện. Một phần lý do là các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn còn có tư tưởng “đợi” khách hàng tìm đến mình thay vì chỉ động tìm kiếm khách hàng. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Úc, các chuyên gia kinh tế của Úc đã đưa ra lời khuyên là trước hết các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng hàng thủy sản, chú trọng đưa hàng có chất lượng cao tới thị trường. Bên cạnh đó các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải đầu tư hơn nữa cho việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Khi có cơ hội tiếp cận được với các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp cần chủ động thu xếp gặp gỡ trực tiếp khách hàng ngay tại Úc, tiến tới mở văn phòng đại diện để trực tiếp nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng.Ở góc độ quản lý vĩ mô, các cơ quan chức năng Việt Nam cần đẩy mạnh việc

khuyến khích, chuyển đổi ngành thủy sản thể hiện như Nghị định 36/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, trong đó có điều 6 của Nghị định quy định điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm cá tra chế biến. Khoản 3 của điều này nêu rõ “Tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá Tra xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10%”. Tuy nhiên trên thực tế thì quy định tỷ lệ mạ băng như vậy được cho là khá thấp, làm tăng chi phí cho sản phẩm xuất khẩu, trong khi thị trường thế giới vẫn chấp nhận tỷ lệ mạ băng cao hơn.Một vần đề khác cần lưu ý là các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong đó có ngành nông nghiệp và du lịch cần phối hợp với nhau để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam thông qua các tour du lịch tới thăm các trang trại nuôi trồng thủy sản của Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tạo ra hình ảnh Việt Nam là nơi có những

khu vực nuôi trồng thủy sản ở quy mô lớn, theo quy trình, chuẩn mực quốc tế. Việt Nam cần có cơ chế chính sách góp phần xây dựng một số thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực thủy sản. Cuối cùng ông cũng lưu ý ngành thủy sản Việt Nam đang ở vào thời điểm thuận lợi khi dịch Hội chứng tôm chết sớm (EMS) đang tác động hết sức tiêu cực đến ngành thủy sản của một số nước trong đó có Thái Lan. Đây là lúc ngành thủy sản Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời , các daonh nghiệp cần nghiên cứu sử dụng CO theo Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN, Úc và New Zealand (AANZFTA). Trong các nền kinh tế nói trên, Việt Nam đứng thứ hai về tỷ lệ tận dụng cao các FTA, được 37% (sau Indonesia). FTA được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nhiều nhất là AFTA (FTA nội khối giữa các nước ASEAN) và ít nhất là AANZFTA. Do vậy, việc phổ biến, thông tin, tuyên truyền cho các doanh nghiệp về Hiệp định AANZFTA cần được đẩy mạnh để tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định này đem lại.

Ảnh TL.

ITPC THÁNG 03.201510

THỊ TRƯỜNG - SẢN PHẨM

TIN VẮN

� Hai tháng đầu năm 2015, Việt Nam thâm hụt thương mại 61 triệu USD, so với mức thâm hụt thương mại 1,35 tỉ USD cùng kỳ 2014, theo Bộ Công thương Việt Nam (MoIT) hôm thứ Ba. (Tân Hoa Xã, 03/3)

� Thuế suất sẽ được miễn giảm đối với 95% số hàng hóa giữa Việt Nam và Lào, theo một văn kiện được kí kết giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và Lào hôm 3 tháng 3 tại Vientiane, thay thế cho thỏa thuận năm 1998. (VNS, 03/3)

� Giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2015 đạt 4,177 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính giảm 5,3% và giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng lưu ý, gạo xuất khẩu giảm cả về lượng và giá trị trong 2 tháng qua. (SGGP, 03/3)

� Ngày 03/3, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc gặp gỡ, đối thoại với 123 doanh nghiệp tiêu biểu cùng các hiệp hội ngành, nghề để lắng nghe những tâm tư, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Lãnh đạo Thành phố đưa đến một thông điệp rất rõ ràng là sẽ có những biện pháp để quyết liệt tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, xem khó khăn doanh nghiệp là khó khăn của chính mình. (SGGP, 04/3)

� Lạm phát của Việt Nam sẽ ở mức dưới 1% đến tháng 8/2015 và có thể đạt khoảng 2,8% vào thời điểm cuối năm. (Tuổi Tre, 04/3)

MINH LUÂN

Quan hệ thương mại Việt Nam và Úc

Xuất khẩu dầu thô 2014 tăng mạnh trong những tháng đầu năm. 8 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu dầu thô sang Úc tăng 53,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá dầu thô giảm mạnh trong những tháng cuối năm kéo theo kim ngạch dầu thô giảm dần, xuống chỉ còn tăng 12,7% trong khi lượng vẫn tăng mạnh. Dầu thô vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhóm mặt hàng nông sản, thuỷ sản là nhóm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong các nhóm mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc, tăng 17,5% so với năm 2013, trong đó hạt tiêu tăng 52,5%, thuỷ sản tăng 20,7%, vượt ngưỡng mục tiêu 200 triệu, hạt điều tuy tăng trưởng 12,6% nhưng là mặt hàng chiếm lĩnh thị trường Úc, chiếm tới 96% thị phần nhập khẩu hạt điều của Úc.

Nhóm mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến tăng 13,9% so với năm 2013, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng đột biến như sắt thép tăng 121%, dây điện và dây cáp điện tăng 80,4%, phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 66,5%, hàng dệt may tăng 46,7%, túi xách, ô, mũ… tăng 39,4%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 31,9%, giày dép tăng 30,6%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 22,6%... Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cùng với nhóm hàng điện thoại và linh kiện bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm.

Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy kim ngạch nhập khẩu của Việt nam từ Úc tăng mạnh (29,7% với giá trị tuyệt đối tăng 471 triệu USD) so với năm 2013.

Xuất khẩu của Úc sang Việt Nam có xu thế tăng mạnh, đặc biệt đối với một số nhóm hàng là đầu vào cho sản xuất trước đây ta thường nhập khẩu từ Trung Quốc, như chất deo nguyên liệu tăng 117,5%, nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 96%, quặng và khoáng sản khác tăng 83,9%, bông tăng 74,8%...

Lúa mì tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Úc sang Việt Nam (chiếm khoảng 22% kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam) và vẫn có sự tăng trưởng nhẹ. Trong năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 452,49 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2013.

Trong khi nhóm mặt hàng tiêu dùng chỉ tăng trưởng nhẹ thì đáng lưu ý sữa và sản phẩm từ sữa tăng mạnh, tăng 112,9% với kim ngạch nhập khẩu là 40,39 triệu USD.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh của các mặt hàng xuất khẩu là “đầu vào” cho sản xuất trong nước để phục vụ cho xuất khẩu hoặc tiêu dùng trong nước. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi của sản xuất và sức tiêu thụ của nền kinh tế trong nước đang phát triển tốt trở lại.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 3,99 tỷ USD, tăng 13,7% so với năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 2,06 tỷ USD, tăng 29,7% so với năm 2013. Việt Nam tiếp tục xuất siêu 1,93 tỷ USD.

THÁNG 03.2015 ITPC 11

Trả lời:

Trả lời

Trả lời

Quy định về phát hành hóa đơn

Xuất hóa đơn quà tặng nhân viên công ty

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ví dụ: Khi mua hàng chúng tôi nhận hóa đơn từ nhà cung cấp, nhưng hóa đơn của đơn vị bán có sự thay đổi sau: Trong năm 2011 đơn vị bán có phát hành hóa đơn đặt in: từ số 0000001 đến 0002500, ký hiệu TT/11P, mẫu số 01GTKT3/001; Vào đầu năm 2014 đơn vị bán tiếp tục phát hành hóa đơn đặt in mới khi đã sử dụng hết hóa đơn cũ: từ số 0000001 đến 0002500, ký hiệu TT/14P, mẫu số 01GTKT3/001; các hóa đơn phát hành mới này có một số thay đổi so với mẫu hóa đơn cũ như sau: - Kích thước thay đổi: từ khổ giấy A5 sang khổ giấy A4; - Logo thay đổi kích thước; - Màu lô gô thay đổi: từ “màu sắt + vàng” đổi thành “màu xanh + hồng”

- Chữ in trên hóa đơn thay đổi: từ màu đen sang màu sắt và xanh; - Hoa văn trên hóa đơn thay đổi.

Vậy những hóa đơn phát hành mới này có các sự thay đổi về mẫu mã các yếu tố trên nhưng đơn vị bán vẫn ghi là mẫu 01GTKT3/001 trên hóa đơn giống như những lần phát hành trước, vậy những hóa đơn này có xem là phát hành hóa đơn giả? Đúng hay sai quy định về phát hành hóa đơn? Nếu sai thì chúng tôi phải xử lý như thế nào đối với những hóa đơn đã mua hàng và đã kê khai thuế GTGT?

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:Về mặt nguyên tắc, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn thay đổi khi có một trong các tiêu chí trên mẫu hóa đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hóa đơn... Trường hợp nhà cung cấp của công ty năm 2014 phát hành hóa đơn đặt in mới khi đã sử dụng hết hóa đơn cũ, mẫu hóa đơn phát hành mới này có thay đổi kích thước của hóa đơn so với mẫu hóa đơn cũ nhưng đã lập thông báo phát hành hóa gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp và đã sử dụng; Đề nghị công ty liên hệ với nhà cung cấp thông báo cho công ty này biết liên hệ với cơ quan thuế xác định tính hợp pháp của hóa đơn để có phương án điều chỉnh cho phù hợp với qui định.

Công ty có mua một số vật dụng làm quà tặng cho nhân viên công ty (áo mưa, ba lô). Khi mua hàng công ty có lấy hóa đơn đỏ đầy đủ. Vậy khi công ty tặng cho nhân viên, công ty có phải xuất hóa đơn đầu ra không? Nếu phải xuất hóa đơn, vì số lượng nhân viên khá lớn thì công ty có được xuất chung 1 tờ hóa đơn

tổng hợp cho tất cả các quà tặng không? Thuế giá trị gia tăng đầu vào có được khấu trừ không?

Căn cứ khoản 1, điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:"Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...."Trường hợp công ty mua áo mưa, ba lô tặng nhân viên công ty, không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì thuế giá trị gia tăng đầu vào trên hóa đơn mua áo mưa, ba lô không được kê khai khấu trừ và khoản chi mua áo mưa, ba lô trên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mới thành lập năm T1/2014 nộp thuế giá trị gia tăng theo phường pháp trực tiếp trong tháng em có xuất hóa đơn đầu ra là 2 tỷ. Giá vốn là 1,8 tỷ.Thuế giá trị gia tăng phải nộp = 2.000.000.000 x 5% = 100.000.000 Giả sử thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty là 20%. Vậy khi làm tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của công ty lên tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp 01A, công ty lấy chỉ tiêu 21: là 2 tỷ và chỉ tiêu 22 là 1,8 tỷ => thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 40.000.000 là đúng hay sai?

Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp;Đề nghị công ty tham khảo cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC và chế độ kế toán hiện hành về việc xác định doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ để thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

ITPC THÁNG 03.201512

CHUYÊN ĐỀ

CHỨNG CHỈ FSC

Giấy thông hành cho các sản phẩm lâm nghiệp (Phần 1)SỰ CẦN THIẾT CỦA CHỨNG CHỈ FSC

Do những tác động của con người như khai thác lâm sản (hợp pháp và bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm sàng trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa v.v… nên diện tích rừng tự nhiên đã và đang bị giảm đi đáng kể. Theo ước tính của FAO, hàng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi khoảng 9 triệu ha song đến năm 2001 diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và diện tích đất không có rừng khoảng 8 triệu ha. Môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật rừng cũng không biến mất hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng.Thực tế cho thấy nếu chỉ có các biện pháp truyền thống như tăng cường luật pháp, tham gia các công ước… thì không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Một trong những biện pháp quan trọng hiện nay, được cả cộng đồng quốc tế cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, kết hợp với các giải pháp truyền thống nêu trên là cần phải thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (International Tropical Timber Organisation): “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội”. Trong khi đó theo Tiến trình Helsinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý và đất rừng theo cách thức và

mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác”.Như vậy, có thể khái quát rằng quản lý rừng bền vững phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện: kinh tế, môi trường và xã hội.Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác nhận bằng văn bản - giấy chứng chỉ rằng một đơn vị quản lý rừng được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trườn xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học.Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới) từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet. Ngày nay, mạng lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỉ lệ 2-3% mỗi năm

ở Anh. Ở Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có GSC. Các mạng lưới bán le rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứng chỉ.Ví dụ về các công ty cam kết ưu tiên lâm sản đã chứng chỉ như Home Depot (thu nhập 30 tỉ USD, công ty nâng cấp nhà cửa lớn nhất thế giới); Lowe’s Companies, Inc. (nhà bán le nâng cấp nhà cửa lớn thứ 2 trên thế giới); B&Q (một trong những nhà bán le nâng cấp nhà cửa lớn ở Anh). Có thể nêu ở đây mục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, là đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm gỗ tại IKEA đều có nguồn gốc từ các khu rừng đã được xác định là quản lý tốt. Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu này là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểu sau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định về hoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không được khai thác từ các khu rừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu rừng đó đã được

Ảnh TL.

13THÁNG 03.2015 ITPC

CHUYÊN ĐỀ

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẤP CHỨNG CHỈ FSC

� CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ FSC

Cơ quan cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức thứ ba, độc lập, có đủ tư cách và có trình độ nghiệp vụ được đông đảo các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội công nhận, được cả người sản xuất và tiêu dùng tín nhiệm.Hiện nay, các tổ chức cấp chứng chỉ rừng chính trên phạm vi toàn cầu là:

• Tổ chức cấp chứng chỉ rừng liên Châu Âu (Pan-European Forest Certification-PEFC): hoạt động chủ yếu trên địa bàn châu Âu.

• Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council-FSC).

• Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaisia và Kerhout: hoạt động chủ yếu trong khu vực nhiệt đới.

• Hệ thống quản lý môi trường ISO 140001.• Sáng kiến bền vững rừng Mỹ (American Sustainable

Forestry Intiative)Hội đồng quản trị rừng thế giới (Forest Sterwardship Council-FSC), hiện nay đã ủy quyền cho 10 cơ quan được cấp chứng chỉ rừng là:

• Anh quốc: SGS – Chương trình QUALIOR• Anh quốc: Hiệp hội đất – Chương trình Woodmark• Anh quốc: BM TRADA Certification• Mỹ: Hệ thống chứng chỉ khoa học – Chương trình bảo tồn rừng• Mỹ: Liên minh về rừng nhiệt đới – Chương trình Smartwood

• Hà Lan: SKAL• Canada: Silva Forest Foundation• Đức: GFA Terra System• Nam phi: South African Bureau for Standards (SABS)• Thụy Sĩ: Institute for Martokologic (LMO)

Tại Châu Á – Thái Bình Dương, công ty SmartWood/Rainforest Allliance (http://www.smartwood.com) và SGS Forestry (http://www.sgsqualifor) đã thực hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng (FSC). Đây cũng chính là các tổ chức đảm nhiệm việc cấp FSC tại Việt Nam.

� NHIỆM VỤ CỦA FSC

Nhiệm vụ chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế.

¾ Lợi ích về môi trường: Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động.

• Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất…

• Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng.

• Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng.

¾ Lợi ích về xã hội:Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt động laâ nghiệp phải được sự đồng thuận cảu các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương. Ví dụ: các phương thức sử dụng rừng truyền thống như thu lượm hoa, quả, củi, vật liệu xây dựng hoặc cây thuốc phải được cân nhắc để đảm bảo cuộc sống của họ.

¾ Lợi ích về kinh tế:Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các

sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 nguyên tắc và tiêu chuẩn cho quản lý rừng bền vững. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn này phù hợp với tất cả các loại rừng: ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên và rừng trồng.Từ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó.

chứng chỉ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự. Bước thứ 2 để đạt được mục tiêu này là nới rộng

các yêu cầu trên đối với các nhà cung cấp lâm sản khác. Để kiểm tra các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các bước trên, IKEA

sẽ thiết lập một hệ cho phép theo dõi hành trình gỗ trong sản phẩm tạo thành đến các đơn vị quản lý rừng cụ thể.

Ảnh TL.

MINH LUÂN

ITPC THÁNG 03.201514

DOANH NGHIỆP TỰ GIỚI THIỆUThông tin và hình ảnh do doanh nghiệp tự cung cấp.

VEXA - ITPC

THÁNG 03.2015 ITPC 15

CHƯƠNG TRÌNH SẮP TỚIKhóa huấn luyện

Các khoá huấn luyện - đào tạo năm 2015 (phần 2)

¾ Khóa huấn luyện “Kỹ năng thuyết trình sản phẩm”

¾ Khóa huấn luyện “Marketing du kích”

¾ Khóa huấn luyện “Kỹ năng thâm nhập thị trường thế giới”

¾ Khóa huấn luyện “Kỹ năng quản trị chiến lược kinh doanh”

¾ Khóa huấn luyện “Kỹ năng nghiên cứu thị trường qua website”

¾ Khóa huấn luyện “Tư duy lãnh đạo dành cho các nhà quản lý”

¾ Khóa huấn luyện “Kỹ thuật giải quyết vấn đề và đánh giá hiệu quả công việc dành cho các nhà quản lý”

¾ Khóa huấn luyện “Thuật lãnh đạo dành cho các nhà quản lý”

¾ Khóa huấn luyện “Kỹ năng xúc tiến thương mại dành cho doanh nghiệp”

¾ Khóa huấn luyện “Yêu cầu tiếp cận thị trường”

¾ Đàm thoại tiếng Anh thương mại

¾ Khoá huấn luyện “Kỹ năng tiếp thị dành cho ngành thực phẩm”

- Liên hệ: Phòng Huấn luyện - ITPCĐC: 51 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.HCM ĐT: (08) 3910 4730Fax: (08) 3910 5587 Email: [email protected] [email protected]: www.itpc.gov.vn

- Thời gian: 01/4 - 04/4/2015 - Liên hệ: Phòng Xúc tiến Thương mại - ITPC

Địa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCMĐiện thoại: (08) 3910 4565 – 3910 1294 0902 525 363 (Quốc Hùng); 0909 360 690 (Hải Đăng)Fax: (08) 3910 1303Email: [email protected]; [email protected]: www.itpc.gov.vn

- Thời gian nhận đăng ký: 01/2015 - 4/2015 - Liên hệ: Phòng Dịch vụ - ITPC

Địa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCMĐiện thoại: (08) 3910 4903 – 3910 4039 - 3933 9333 0909 123 412 (Mỹ Phượng); 0167 530 6779 (Hải Hà)Fax: (08) 3910 4902Email: [email protected] [email protected]: www.itpc.gov.vn

- Thời gian: 20/5 - 24/5/2015 - Liên hệ: Phòng Xúc tiến Thương mại - ITPC

Địa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCMĐiện thoại: (08) 3910 4565 – 3910 1294 0902 525 363 (Quốc Hùng); 0909 360 690 (Hải Đăng)Fax: (08) 3910 1303Email: [email protected]; [email protected]: www.itpc.gov.vn

Hội chợ Triển lãm Thương mại – Dịch vụ - Du lịch Việt Nam – Myanmar 2015 (Ho Chi Minh City Expo 2015)

Hội chợ Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Du lịch Việt Nam - Campuchia 2015 (Ho Chi Minh City Expo 2015)

Chương trình trưng bày tại Showroom Xuất khẩu Sài Gòn (SAIGONEXPO)

Hội chợ Quốc tế sản phẩm gia dụng, dệt may và phụ kiện

- Thời gian: 27/4 - 30/4/2015 - Liên hệ: Phòng Xúc tiến Thương mại - ITPC

Địa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCMĐT: (08) 3910 4565 - 0918 069 880 (Duy Khương)Fax: (08) 3910 1303Email: [email protected]: www.itpc.gov.vn

TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TP.HCM - ITPCĐịa chỉ: 51 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM 92 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCMĐT: (08) 3823 6738 - 3910 1309 Fax: (08) 3824 2391Email: [email protected]; [email protected]: www.itpc.gov.vn

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (Investment and Trade Promotion Centre – ITPC) là đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhITPC có nhiệm vụ tham gia xây dựng và góp phần thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư, triển khai các giải pháp, chương trình xúc tiến thương mại, thu thập thông tin và nghiên cứu về thị trường, cơ hội đầu tư và thông tin kinh tế.

• Thực hiện các dịch vụ bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp các dịch vụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mở các văn phòng đại diện thương mại và đầu tư ở trong nước và nước ngoài, các phòng trưng bày, cửa hàng bán sản phẩm.

• Tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tham dự hội chợ, triển lãm, diễn đàn đầu tư trong nước và nước ngoài.

• Tổ chức đón tiếp, bố trí chương trình cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nước ngoài vào thành phố tìm hiểu môi trường đầu tư và thương mại

• Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề. • Xây dựng phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm xuất khẩu; tổ chức hoặc phối hợp tổ

chức các hội chợ và triển lãm hàng xuất khẩu. • Cung cấp hoặc giới thiệu cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài và trong

nước: phòng hội nghị, văn phòng làm việc; dịch vụ thư ký, phiên dịch và chuyên viên nghiệp vụ; lập dự án đầu tư; tham quan; gặp gỡ doanh nghiệp.

• Thu thập ý kiến của công đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về chủ trương, chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của thành phố; giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

• Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư trong và ngoài nước.

HOCHIMINH CITY