51
BẢNG SO SÁNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH VÀ LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981, đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 21 tháng 12 năm 1990, lần thứ hai ngày 22 tháng 6 năm 1994. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Ch¬ng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Ch¬ng I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Chương I cũ Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Điều mới Điều 2. Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có Điều mới 1

Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

  • Upload
    vumien

  • View
    224

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

BẢNG SO SÁNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH VÀ LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI)

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981, đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 21 tháng 12 năm 1990, lần thứ hai ngày 22 tháng 6 năm 1994.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi).

Ch¬ng INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Ch¬ng INHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I cũ

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Điều mới

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều mới

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi quy định công dân phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự

Điều mới

1

Page 2: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự là kê khai lí lịch, lập hồ sơ cá nhân theo quy định của pháp luật đối với công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Công dân sẵn sàng nhập ngũ là công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.

5. Công dân trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là công dân không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự, không nhận lệnh gọi nhập ngũ hoặc nhận lệnh gọi nhập ngũ nhưng không chấp hành; không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu nếu không có lý do chính đáng.

Điều 1. Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

Điều 2. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội.

Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ.

Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị.

Điều 3. Công dân nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 4. Nghĩa vụ quân sự

1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Công dân không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

3. Công dân phục vụ trong các lĩnh vực sau đây được công nhận như thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam;

b) Đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

c) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân

Sửa đổi, bổ sung Điều: 1, 2, 3 Luật hiện

hành

2

Page 3: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

tự vệ, trong đó có ít nhất mười hai tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự

Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong phạm vi chức năng có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ quân sự.

Điều mới

Điều 3. Công dân nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Điều 4. Công dân nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ.

Trong thời chiến theo quyết định của Chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp.

Điều 6. Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

Thủ tướng Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn do công dân nữ đảm nhiệm phù hợp với yêu cầu của quân đội.

Sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 4 Luật hiện hành

Điều 37. Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị được chia thành quân nhân dự bị hạng một và quân nhân dự bị hạng hai.

Quân nhân dự bị hạng một gồm hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định; hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn, nhưng đã phục vụ tại ngũ trên sáu tháng; hạ sĩ quan và binh sĩ đã trải qua chiến đấu; nam quân nhân dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ sáu tháng.

Quân nhân dự bị hạng hai gồm hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ dưới sáu tháng; công dân nam chưa phục vụ tại ngũ từ hai mươi sáu tuổi trở lên được chuyển sang ngạch dự bị; công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 4 của Luật này.

Điều 7. Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị

1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật này đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, được biên chế vào đơn vị dự bị động viên và được gọi huấn luyện.

Sửa đổi, bổ sung Điều 37

Luật hiện hành

3

Page 4: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Điều 7. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị được phong cấp bậc quân hàm tương đương với chức vụ.

Hệ thống cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Việc phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm của sĩ quan do Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định.

Việc phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp do Chính phủ quy định.

Việc phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 8. Chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:

a) Phó trung đội trưởng và tương đương;

b) Tiểu đội trưởng và tương đương;

c) Phó tiểu đội trưởng và tương đương;

d) Chiến sĩ.

2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:

a) Thượng sĩ;

b) Trung sĩ;

c) Hạ sĩ;

d) Binh nhất;

đ) Binh nhì.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được phong cấp bậc quân hàm tương đương với chức vụ.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; quy định chức vụ tương đương; cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ hạ sĩ quan, binh sĩ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 8. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 9. Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, có quyền và nghĩa vụ của công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Quyền của hạ sĩ quan, binh sĩ:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu có quyền của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Sửa đổi, bổ sung Điều 8, Điều 9, Điều 49 Luật hiện

hành

4

Page 5: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Điều 49. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị có nghĩa vụ:

1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;

2. Tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân;

3. Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội;

4. Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật, nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

b) Được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.

2. Nghĩa vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:

a) Tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;

c) Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

d) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân Việt Nam;

đ) Học tập chính trị, quân sự, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.

Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định về nghĩa vụ quân sự.

3. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Điều mới

Chương VIII

VIỆC ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Chương II

ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Chương VIII Luật hiện

hành

5

Page 6: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Điều 11. Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân sẵn sàng nhập ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

Điều mới

Điều 12. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Công dân nam đủ mười bảy tuổi trở lên.

2. Công dân nữ đủ mười tám tuổi trở lên, có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều mới

Điều 5. Những người sau đây không được làm nghĩa vụ quân sự:

1. Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân;

2. Người đang bị giam giữ.

Điều 13. Đối tượng chưa được đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

a) Người bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Sửa đổi, bổ sung Điều 5

Luật hiện hành

Điều 30. Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.

Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Công nhân viên quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội nhân dân.

2. Công dân đang phục vụ trong Công an nhân dân, đang làm công tác cơ yếu.

3. Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định chi tiết

Sửa đổi, bổ sung Điều 30

Luật hiện hành

6

Page 7: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

khoản này.

Điều 15. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với:

a) Công dân nam đủ mười bảy tuổi trong năm;

b) Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.

2. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 16 Luật này.

Điều mới

Điều 58. Việc đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại nơi họ cư trú theo hai cấp:

1. Đăng ký ở xã, phường, thị trấn do Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn phụ trách;

2. Đăng ký ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách.

Điều 16. Nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.

2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc tại các cơ quan, tổ chức; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở.

Sửa đổi, bổ sung Điều 58

Luật hiện hành

Điều 48. Quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ thì chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị, theo các quy định đối với hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị.

Người có đủ tiểu chuẩn thì được phong quân hàm sĩ quan và đăng ký vào ngạch dự bị của sĩ quan.

Điều 17. Đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị

1. Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bốn lăm tuổi chưa qua phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật này.

3. Công dân đã phục vụ trong các lĩnh vực sau đây còn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong Quân đội nhân dân xuất ngũ;

b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân Công an nhân dân xuất ngũ, thôi việc;

Sửa đổi, bổ sung Điều 48Luật hiện

hành

7

Page 8: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

c) Công dân thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều 59. Quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, khi chuyển chỗ ở đến địa phương khác, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xoá tên trong sổ đăng ký; khi đến nơi ở mới, trong thời hạn bảy ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và trong thời hạn mười ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để ghi tên vào sổ đăng ký.

Điều 60. Khi quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ có thay đổi về địa chỉ nơi làm việc hoặc nơi học tập, về chức vụ công tác, về trình độ văn hoá, thì trong thời hạn mười ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn để đăng ký bổ sung.

Điều 65. Việc miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến do Chính phủ quy định.

Điều 18. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, di chuyển, tạm vắng và đăng ký miễn gọi nhập ngũ thời chiến

1. Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung:

a) Công dân sẵn sàng nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị phải đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và tình trạng sức khỏe;

b) Đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung được thực hiện vào tháng tư hằng năm.

2. Đăng ký di chuyển nghĩa vụ quân sự:

a) Công dân sẵn sàng nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc phải đến nơi đã đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 16 Luật này làm thủ tục di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc mới phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi làm việc để đăng ký nghĩa vụ quân sự;

b) Công dân sẵn sàng nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú làm thủ tục di chuyển nghĩa vụ quân sự đến Ban Chỉ huy quân sự cơ sở giáo dục. Trường hợp cơ sở giáo dục không có Ban Chỉ huy quân sự thì người đứng đầu cơ sở giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn công dân hoàn thành các thủ tục di chuyển nghĩa vụ quân sự và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở. Sau khi tốt nghiệp, phải làm thủ tục di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự về nơi cư trú hoặc nơi làm việc mới.

3. Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng:

Công dân sẵn sàng nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc từ ba tháng trở

Sửa đổi, bổ sung Điều 59, Điều 60, Điều 65Luật hiện

hành

8

Page 9: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

lên, phải đến nơi đã đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 16 Luật này để đăng ký tạm vắng. Khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc phải đăng ký với Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi làm việc.

4. Đăng ký miễn gọi nhập ngũ thời chiến:

Công dân thuộc diện miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến được đăng ký riêng theo quy định của Chính phủ.

Điều 19. Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự những trường hợp sau đây:

a) Công dân sẵn sàng nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; từ trần; mắc các bệnh được quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật này;

b) Hết tuổi phục vụ ở ngạch dự bị.

2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.

Điều mới

Điều 19. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ và gọi công dân nhập ngũ.

Tháng một hàng năm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, hiệu trưởng các trường dạy nghề, các trường trung học, thủ trưởng các cơ quan, người phụ trách các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác phải báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm đó cho Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân sẵn sàng nhập ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đang quản lý.

3. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ mười bảy tuổi trong năm.

Sửa đổi, bổ sung Điều 19, Điều 20, Điều 61, Điều 62

Luật hiện hành

9

Page 10: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Điều 20. Tháng 4 hàng năm, theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công dân nam đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Việc kiểm tra sức khoẻ cho những công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự do cơ quan y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách.

Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi là người d©n s½n sµng nhËp ngò. Điều 61. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Hiệu trưởng các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, trường Cao đẳng, trường Đại học, Thủ trưởng cơ quan, người phụ trách các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác phải thống kê quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ của cơ sở mình để báo cáo với Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 62. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp trong việc thực hiện các quy định về quản lý công dân sẵn sàng nhập ngũ và quân nhân dự bị.

4. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân nam đủ mười bảy tuổi trong năm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức để đăng ký nghĩa vụ quân sự.

5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện quy định về quản lý công dân sẵn sàng nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

Chương IIVIỆC PHỤC VỤ TẠI NGŨ

CỦA HẠ SĨ QUAN VÀ BINH SĨ

Chương IIIPHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ

VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ

Mục 1

PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ

Chương II Luật hiện hành

Điều 14. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ Điều 21. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ Sửa đổi, bổ

10

Page 11: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

quan và binh sĩ là mười tám tháng.

Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng.

Điều 15. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền giữ hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ thêm một thời gian không quá sáu tháng so với thời hạn quy định ở Điều 14 của Luật này.

1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là hai bốn tháng. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá sáu tháng.

2. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ thời chiến thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ của Chủ tịch nước.

sung Điều 14, Điều 15 Luật

hiện hành

Điều 16. Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Thời gian đào ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ.

Điều 22. Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ

1. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ khi giao nhận quân hoặc có mặt tại đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

2. Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính thời gian phục vụ tại ngũ.

Sửa đổi, bổ sung Điều 16

Luật hiện hành

Điều 46. Hạ sĩ quan và binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang ở ngạch dự bị, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nếu tự nguyện thì có thể được nhận làm quân nhân chuyên nghiệp.

Điều 23. Chuyển chế độ phục vụ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

Hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang phục vụ trong ngạch dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của quân đội nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được tuyển chọn chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân viên quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung Điều 46

Luật hiện hành

Mục 2

PHỤC VỤ CỦA HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ

Điều 37. Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị được chia thành quân nhân dự bị hạng một và quân nhân dự bị hạng hai.

Quân nhân dự bị hạng một gồm hạ sĩ quan và binh sĩ đã

Điều 24. Hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một và binh sĩ dự bị hạng hai .

Sửa đổi, bổ sung Điều

37Luật hiện hành

11

Page 12: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định; hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn, nhưng đã phục vụ tại ngũ trên sáu tháng; hạ sĩ quan và binh sĩ đã trải qua chiến đấu; nam quân nhân dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ sáu tháng.

Quân nhân dự bị hạng hai gồm hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn nhưng đã phục vụ tại ngũ dưới sáu tháng; công dân nam chưa phục vụ tại ngũ từ hai mươi sáu tuổi trở lên được chuyển sang ngạch dự bị; công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 4 của Luật này.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ sáu tháng trở lên;

b) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu;

c) Công dân nam thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, đã có thời gian phục vụ đủ sáu tháng trở lên;

d) Công dân nam là công nhân viên quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;

đ) Công dân nam là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ sáu tháng trở lên;

e) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và qua huấn luyện tập trung đủ ba tháng trở lên.

3. Binh sĩ dự bị hạng hai:

a) Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ dưới sáu tháng;

b) Công dân nam là hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân Công an nhân dân; công nhân viên quốc phòng không thuộc đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều này đã xuất ngũ, thôi việc;

c) Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Công dân nữ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật này.

Điều 38. Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị được quy định như sau:

1. Công dân nam đến hết bốn mươi lăm tuổi;

2. Công dân nữ đến hết bốn mươi tuổi.

Điều 25. Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ quy định như sau:

1. Công dân nam đến hết bốn lăm tuổi.

2. Công dân nữ đến hết bốn mươi tuổi.

Giữ nguyên Điều 38 Luật

hiện hành

12

Page 13: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Điều 39. Căn cứ vào độ tuổi, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị ở mỗi hạng được chia thành hai nhóm:

Nhóm A: Nam đến hết ba mươi lăm tuổi; nữ đến hết ba mươi tuổi;

Nhóm B: Nam từ ba mươi sáu tuổi đến hết bốn mươi lăm tuổi; nữ từ ba mươi mốt tuổi đến hết bốn mươi tuổi.

Điều 26. Nhóm tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

Tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hai nhóm:

1. Nhóm A: Công dân nam đến hết ba lăm tuổi, công dân nữ đến hết ba mươi tuổi.

2. Nhóm B: Công dân nam từ ba sáu tuổi đến hết bốn lăm tuổi, công dân nữ từ ba mốt tuổi đến hết bốn mươi tuổi.

Giữ nguyên Điều 39Luật

hiện hành

Điều 40. Việc huấn luyện cho hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian ở ngạch dự bị quy định như sau:

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một phải tham gia huấn luyện tổng số thời gian nhiều nhất là mười hai tháng.

Số lần huấn luyện và thời gian huấn luyện của mỗi lần do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

2. Việc huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 41. Giữa các lần huấn luyện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền gọi tập trung quân nhân dự bị để kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, trong thời gian không quá 7 ngày.

Điều 42. Việc gọi quân nhân dự bị tập trung để huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền giữ quân nhân dự bị ở lại lớp huấn luyện thêm một thời gian không quá hai tháng, nhưng tổng số thời gian của các lần huấn luyện không được vượt quá thời gian đã quy định tại Điều 40 của Luật này.

Điều 27. Huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một phải tham gia huấn luyện quân sự trong đơn vị dự bị động viên, tổng số thời gian huấn luyện quân sự không quá mười hai tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định số lần huấn luyện và thời gian huấn luyện của mỗi lần.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để huấn luyện hoặc kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho các đơn vị quân đội; giữa các lần huấn luyện, được quyền gọi tập trung hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá bảy ngày; được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm thời gian không quá hai tháng. Tổng số thời gian của các lần huấn luyện không được vượt quá thời gian đã quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai.

Sửa đổi, bổ sung Điều 40, Điều 41, Điều 42Luật hiện

hành

Điều 43. Việc kiểm tra sức khoẻ cho quân nhân dự bị do cơ quan y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách.

Điều 28. Kiểm tra sức khoẻ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị Sửa đổi, bổ sung Điều

13

Page 14: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện được kiểm tra sức khỏe.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng y tế phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra sức khoẻ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn sức khỏe hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

43Luật hiện hành

Điều 44. Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hết hạn tuổi hoặc không còn đủ sức khoẻ phục vụ ở ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Điều 29. Giải ngạch dự bị

Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hết độ tuổi hoặc không còn đủ sức khoẻ phục vụ trong ngạch dự bị thì được giải ngạch theo quyết định của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.

Giữ nguyên Điều 44Luật

hiện hành

Ch¬ng IIIVIIỆC CHUẨN BỊ CHO THANH NIÊN

PHỤC VỤ TẠI NGŨ

Chương IV

CHUẨN BỊ CHO CÔNG DÂN PHỤC VỤ TẠI NGŨ;

NHẬP NGŨ VÀ XUẤT NGŨ

Mục 1

CHUẨN BỊ CHO CÔNG DÂN PHỤC VỤ TẠI NGŨ

Chương III Luật hiện hành

Điều 17. Công dân nam, trước khi đến tuổi nhập ngũ và trước khi nhập ngũ, phải được huấn luyện theo chương trình quân sự phổ thông, bao gồm giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật và rèn luyện thể lực.

Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương trình chính khoá; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên không

Điều 30. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và kỹ năng quân sự

Công dân nam trước khi đến tuổi nhập ngũ và trước khi nhập ngũ phải được học tập về kiến thức quốc phòng và kỹ năng quân sự theo quy định của pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung Điều 17

Luật hiện hành

14

Page 15: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

học ở các trường do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã), thủ trưởng cơ quan Nhà nước tổ chức; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng với người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có liên quan chỉ đạo việc huấn luyện quân sự phổ thông.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong phạm vi chức năng của mình, chỉ đạo việc huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên thuộc địa phương mình; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên làm việc ở cơ sở mình tham gia huấn luyện quân sự phổ thông.

Điều 18. Các Bộ, Ủy ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, Ủy ban chỉ đạo giáo dục quốc phòng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương có trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có trách nhiệm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật cho quân đội, theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng đã được Chính phủ phê chuẩn.

Điều 31. Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho Quân đội

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ quyết định giao chỉ tiêu đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.

Sửa đổi, bổ sung Điều 18

Luật hiện hành

Mục 1

VIỆC GỌI NHẬP NGŨ

Mục 2

GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ

Mục 1 chương IV

Điều 12. Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi.

Điều 32. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai lăm tuổi; công

Sửa đổi, bổ sung Điều 12

Luật hiện hành

15

Page 16: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết hai bảy tuổi.

Điều 13. Công dân nam đến mười bảy tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân dân tại ngũ.

Điều 33. Công nhận hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

Công dân đến mười bảy tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng và đang học tập tại các nhà trường quân đội, được công nhận là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

Giữ nguyên Điều 13Luật

hiện hành

Điều 21. Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần, thời gian gọi nhập ngũ và số lượng công dân nhập ngũ trong năm do Chính phủ quyết định

Việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành theo lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình, bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng; đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này.

Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày.

Đối với địa phương gặp thiên tai nặng, thì Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền điều chỉnh thời gian gọi công dân nhập ngũ cho địa phương đó.

Điều 34. Thẩm quyền gọi công dân nhập ngũ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ đối với cấp tỉnh. Việc gọi công dân nhập ngũ được thực hiện một năm một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh được gọi công dân nhập ngũ một năm hai lần.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ cho từng đơn vị quân đội; quyết định điều chỉnh thời gian gọi công dân nhập ngũ đối với địa phương có thảm hoạ do thiên nhiên gây ra hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ cho các địa phương thuộc quyền.

4. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ cho các địa phương thuộc quyền.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ cho các địa phương thuộc quyền.

6. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được giao cho công dân trước thời gian nhập ngũ mười lăm ngày.

Sửa đổi, bổ sung Điều

21Luật hiện hành

16

Page 17: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Điều 21. Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần, thời gian gọi nhập ngũ và số lượng công dân nhập ngũ trong năm do Chính phủ quyết định

Việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành theo lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình, bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng; đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này

Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày.

Đối với địa phương gặp thiên tai nặng, thì Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền điều chỉnh thời gian gọi công dân nhập ngũ cho địa phương đó.

Điều 22. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng không thể đến đúng thời gian và địa điểm thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.

Điều 23. Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan Nhà nước cùng các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác có trách nhiệm tổ chức tiễn đưa và bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ của cơ sở mình có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định.

Chính quyền nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách

Điều 35. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ

1. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, đủ số lượng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian theo quy định của pháp luật; bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ có mặt đúng thời gian, địa điểm.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức giao công dân được gọi nhập ngũ cho các đơn vị nhận quân và tổ chức lễ giao nhận quân theo đúng quy định.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm công khai chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dân đủ điều kiện gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức.

4. Đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

5. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm quy định trong lệnh gọi nhập ngũ. Nếu không đến đúng thời gian, địa điểm phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc.

Sửa đổi , bổ sung Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật hiện

hành

17

Page 18: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

đối với gia đình quân nhân

Điều 24.

1. Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự ở cấp mình để giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự ở địa phương.

2. Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp được quy định như sau:

a) Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Chủ tịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương, các uỷ viên là người phụ trách các ngành công an, tư pháp, kế hoạch, lao động - thương binh và xã hội, y tế, giáo dục, văn hoá - thông tin, tài chính và đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh;

b) Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, phường, thị trấn gồm có Chủ tịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch là xã đội trưởng, các uỷ viên là người phụ trách các ngành công an, tư pháp, y tế, tài chính và đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, một số thành viên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định.

3. Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết tán thành.

Điều 36. Hội đồng nghĩa vụ quân sự

1. Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển chọn công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

2. Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp được quy định như sau:

a) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Chủ tịch Hội đồng;

Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện: Phó Chủ tịch thường trực;

Giám đốc công an cấp tỉnh, Trưởng công an cấp huyện: Phó Chủ tịch;

Các ủy viên là người đứng đầu các ngành Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Văn hóa - Thông tin (đối với cấp huyện), Tài chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam.

b) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Chủ tịch Hội đồng;

Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự: Phó Chủ tịch thường trực;

Trưởng công an: Phó chủ tịch;

Các ủy viên là đại diện ngành Tư pháp - Hộ tịch, Y tế, Tài chính - Kế toán, người đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh

Sửa đổi, bổ sung Điều 24 Luật

hiện hành

18

Page 19: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số thành viên khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định.

3. Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương.

Điều 27. Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân:

1. Chỉ đạo hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

2. Xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc gọi, hoãn gọi công dân nhập ngũ, và miễn làm nghĩa vụ quân sự.

Các khiếu nại, tố cáo phải được giải quyết chậm nhất không quá một tháng kể từ ngày nhận; đối với việc cần điều tra lâu hơn thì phải giải quyết chậm nhất không quá hai tháng.

Trong khi các khiếu nại, tố cáo của công dân đang được xem xét thì quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện vẫn được thi hành.

Điều 37. Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh

1. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện.

2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc gọi nhập ngũ, tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ, miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Sửa đổi, bổ sung Điều

27Luật hiện hành

Điều 26. Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân:

1. Tổ chức việc khám sức khoẻ cho những công dân trong diện được gọi nhập ngũ;

2. Lập danh sách công dân được gọi nhập ngũ, được tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình, được miễn làm nghĩa vụ quân sự;

Điều 38. Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện

1. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã.

2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình, miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Sửa đổi, bổ sung Điều 26

Luật hiện hành

19

Page 20: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

3. Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan và tổ chức hữu quan trong việc chấp hành chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện làm nghĩa vụ quân sự ở địa phương;

4. Chỉ đạo hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, phường, thị trấn.

3. Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.

4. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về việc gọi công dân nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Điều 25. Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân:

1. Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh thi hành nghĩa vụ quân sự;

2. Đôn đốc, kiểm tra công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khoẻ, khám sức khoẻ;

3. Đề nghị danh sách công dân được gọi nhập ngũ, được tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình, được miễn làm nghĩa vụ quân sự;

4. Đôn đốc, kiểm tra công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

5. Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan và tổ chức hữu quan trong việc chấp hành chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện làm nghĩa vụ quân sự ở địa phương.

Điều 39. Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã

1. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự cho nhân dân; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe.

2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

4. Kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.

Sửa đổi, bổ sung Điều

25Luật hiện hành

Điều 28. Việc khám sức khoẻ cho những công dân trong diện được gọi nhập ngũ do Hội đồng khám sức khoẻ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách.

Kết quả khám sức khoẻ phải được công bố.

Điều 40. Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.

2. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Sửa đổi, bổ sung Điều

28Luật hiện hành

20

Page 21: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

3. Thời gian khám tuyển sức khoẻ từ ngày mùng một tháng mười một đến hết ngày ba mốt tháng mười hai hằng năm.

4. Kết quả phân loại sức khỏe phải được công bố cho công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mục 2

VIỆC HOÃN GỌI NHẬP NGŨ,

VIỆC MIỄN LÀM NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Mục 3TẠM HOÃN GỌI NHẬP NGŨ

VÀ MIỄN GỌI NHẬP NGŨ

Mục 2 chương IV Luật hiện

hành

Điều 29.

1. Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

d) Giáo viên, nhân viên y tế, thanh niên xung phong đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến làm việc ở những vùng này;

đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

e) Đang học ở các trường phổ thông, trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học do Chính phủ quy định;

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi người thân trong gia đình không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

d) Thanh niên tình nguyện, cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến công tác, làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

đ) Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp Nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương xác nhận;

e) Đang học tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; đang học chương trình đào tạo đại học thuộc hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Sửa đổi, bổ sung Điều 29

Luật hiện hành

21

Page 22: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

g) Đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

Hằng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

2. Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một, con của bệnh binh hạng một;

b) Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ;

c) Một con trai của thương binh hạng hai;

d) Thanh niên xung phong, cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ.

4. Chính phủ quy định cụ thể vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

2. Miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một người anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Công dân phục vụ trong lực lượng Kiểm ngư Việt Nam gồm: Kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư từ hai bốn tháng trở lên;

e) Thanh niên tình nguyện, cán bộ, công chức, viên chức được điều động đến công tác, làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ hai bốn tháng trở lên.

3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.

4. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 31. Việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn làm nghĩa vụ quân sự theo Điều 29 và Điều 30 của Luật này do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Danh sách những công dân được hoãn gọi nhập ngũ và những công dân được miễn làm nghĩa vụ quân sự phải được công bố.

Điều 42. Thẩm quyền tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ quy định tại Điều 41 Luật này.

Sửa đổi, bổ sung Điều

31Luật hiện hành

Mục 3

VIỆC XUẤT NGŨ

Mục 4

XUẤT NGŨ

Mục 3, chương IV Luật hiện

22

Page 23: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

hành

Điều 33. Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

1. Được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận là không đủ sức khoẻ để tiếp tục phục vụ tại ngũ;

2. Có hoàn cảnh gia đình như quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều 29 của Luật này.

Điều 43. Điều kiện xuất ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật này thì được xuất ngũ.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều 41 Luật này.

Sửa đổi, bổ sung Điều 33

Luật hiện hành

Điều 32. Hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn quy định ở Điều 14 của Luật này thì được xuất ngũ. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền.

Thời gian xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ phải được thông báo trước một tháng cho quân nhân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và đơn vị cơ sở, nơi quân nhân cư trú hoặc làm việc trước khi nhập ngũ. Người chỉ huy của đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên có hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ phải tổ chức tiễn và đưa họ về bàn giao cho Uỷ ban nhân dân địa phương đã giao quân. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ về địa phương mình.

Điều 44. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết xuất ngũ

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.

2. Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.

3. Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước ba mươi ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc trước khi nhập ngũ.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.

Sửa đổi, bổ sung Điều

32Luật hiện hành

Điều 35. Hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ khi về đến nơi cư trú, trong thời hạn mười lăm ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để đăng ký vào ngạch dự bị.

Điều 45. Trách nhiệm của hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ

Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ khi về nơi cư trú, trong thời hạn mười lăm ngày, phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 16 Luật này để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.

Giữ nguyên Điều 35 Luật

hiện hành

Chương IX

VIỆC NHẬP NGŨ THEO LỆNH TỔNG ĐỘNG VIÊN HOẶC

Chương VNHẬP NGŨ THEO LỆNH TỔNG ĐỘNG VIÊN

HOẶC ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ, GIẢI QUYẾT XUẤT NGŨ Chương IX Luật hiện

23

Page 24: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

LỆNH ĐỘNG VIÊN CỤC BỘ, VIỆC XUẤT NGŨ THEO LỆNH PHỤC VIÊN

SAU CHIẾN TRANH hành

Điều 63. Khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ theo các lệnh đó, và những lần gọi tiếp được tiến hành theo quyết định của Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 46. Gọi nhập ngũ khi có lệnh động viên

Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Giữ nguyên Điều 63 Luật

hiện hành

Điều 64. Khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ thì:

1. Đình chỉ việc xuất ngũ;

2. Đình chỉ việc nghỉ phép đối với quân nhân; những quân nhân đang nghỉ phép phải trở về đơn vị ngay;

3. Chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

Uỷ ban nhân dân cấp xã, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

Điều 47. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện lệnh động viên

1. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lệnh đình chỉ việc xuất ngũ, nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang nghỉ phép phải trở về đơn vị.

2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

3. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.

Sửa đổi, bổ sung Điều 64

Luật hiện hành

Điều 67. Khi có lệnh phục viên quân đội sau chiến tranh, việc cho quân nhân xuất ngũ được tiến hành theo quyết định của Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 48. Giải quyết xuất ngũ sau chiến tranh

1. Khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ sau chiến tranh.

2. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ sau chiến tranh thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật này.

Sửa đổi, bổ sung Điều

67Luật hiện hành

Chương VII Chương VI Chương VII Luật hiện

24

Page 25: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI CỦA QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀ DỰ BỊ

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ TẠI NGŨ VÀ HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ DỰ BỊ

hành

Điều 49. Chế độ chính sách của công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khoẻ

1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì được trả nguyên lương và các khoản phụ cấp hiện hưởng.

2. Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, kiểm tra sức khỏe được đảm bảo chế độ ăn, ở trong thời gian thực hiện đăng ký, tiền tàu xe đi, về.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều mới

Điều 11. Địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình hoặc cá nhân có thành tích trong việc thi hành chế độ nghĩa vụ quân sự thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 36. Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp và các đơn vị cơ sở khác có trách nhiệm:

1.Tổ chức đón tiếp những quân nhân xuất ngũ trở về;

2. Tạo điều kiện cho quân nhân xuất ngũ nhanh chóng ổn định đời sống.

Điều 50. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị được gọi tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; nếu có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện thì tùy theo công trạng mà được tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc các hình thức khen thưởng khác.

Điều 52. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan và binh sĩ

Điều 50. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ và gia đình, thân nhân

1. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:

a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh. Được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội. Được Nhà nước bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn;

b) Từ năm thứ hai trở đi được nghỉ phép;

c) Từ tháng thứ hai lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

e) Được ưu đãi về bưu phí;

Sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 36, Điều 50, Điều 52,

Điều 53, Điều 54, Điều 55,

Điều 56, Điều 57Luật hiện

hành

25

Page 26: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu, bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách do Chính phủ quy định.

Điều 53. Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ:

1. Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội theo chế độ, tiêu chuẩn, định lượng do Chính phủ quy định;

2. Từ năm thứ 2 trở đi, được nghỉ phép theo quy định của Chính phủ;

3. Từ tháng thứ mười chín trở đi được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng, từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

4. Được tính nhân khẩu ở gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

5. Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

6. Được ưu tiên mua vé khi đi lại bằng các phương tiện giao thông thuộc các thành phần kinh tế;

7. Được ưu đãi về bưu phí theo quy định của Chính phủ.

Điều 54. Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ được quy định như sau:

1. Bố hoặc vợ được tạm miễn tham gia lao động công ích trong những trường hợp gia đình thực sự có khó khăn và được Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng nhận;

2. Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột

g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; khi ốm đau dài ngày được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất.

2. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ:

a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp học nghề và tạo việc làm;

b) Hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên trong tuyển sinh, cộng điểm trong thi tuyển công chức, viên chức và sắp xếp việc làm;

c) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan, tổ chức khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tiếp nhận lại. Nếu cơ quan, tổ chức cũ đã giải thể, bị đóng cửa hoặc phá sản, thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết việc làm.

Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên cũng bị giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác để giải quyết việc làm; thực hiện chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ theo quy định của pháp luật về lao động và các lĩnh vực khác có liên quan;

d) Trước khi nhập ngũ đã tốt nghiệp tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học chưa được sắp xếp, bố trí công tác thì khi xuất ngũ được ưu tiên sắp xếp, bố trí công tác và trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo;

26

Page 27: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

xuất theo chính sách chung của Nhà nước; được miễn viện phí khi khám bệnh và chữa bệnh tại các bệnh viện của Nhà nước;

3. Con gửi ở nhà trẻ, học tại các trường mẫu giáo, trường phổ thông của Nhà nước được miễn học phí và tiền đóng góp xây dựng trường.

Điều 55.

Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm do Chính phủ quy định.

Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ kể từ khi đăng ký vào ngạch dự bị thì được miễn làm nghĩa vụ lao động công ích.

Thời gian binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được trừ vào thời gian làm nghĩa vụ lao động công ích hàng năm.

Điều 56.

1. Hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ đủ thời hạn hoặc trên hạn định, khi xuất ngũ về địa phương, được chính quyền các cấp giải quyết ưu tiên trong tuyển sinh, tuyển dụng, hoặc trong việc sắp xếp việc làm.

2. Hạ sĩ quan và binh sĩ trước lúc nhập ngũ làm việc ở cơ quan, cơ sở kinh tế nào thì khi xuất ngũ, cơ quan, cơ sở kinh tế đó có trách nhiệm tiếp nhận lại. Nếu cơ quan, cơ sở cũ đã giải thể, bị đóng cửa hoặc phá sản, thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết việc làm.

Trường hợp cơ quan cấp trên cũng đã giải thể, hoặc không có cơ quan cấp trên trực tiếp, thì cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan

đ) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, sau khi xuất ngũ trở về được tiếp nhận vào học ở các trường đó.

3. Quyền lợi của gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

a) Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách Nhà nước bảo đảm;

b) Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí;

c) Trường hợp hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

d) Trong thời chiến bố, mẹ, vợ, chồng, con được hưởng chế độ ưu đãi riêng.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

27

Page 28: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Nhà nước khác, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội để giải quyết việc làm; thực hiện chế độ, chính sách cho hạ sĩ quan, binh sĩ nói trên theo quy định của pháp luật về lao động và các lĩnh vực khác có liên quan.

3. Hạ sĩ quan và binh sĩ, trước lúc nhập ngũ đã tốt nghiệp các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học, nhưng chưa được phân phối công tác, thì khi xuất ngũ được ưu tiên phân phối công tác và được miễn chế độ tập sự.

4. Hạ sĩ quan và binh sĩ, trước lúc nhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học, thì khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.

Điều 57. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị, nếu bị thương, bị bệnh hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự, thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Điều 11. §Þa ph¬ng, c¬ quan, ®¬n vÞ tæ chøc kinh tÕ, tæ chøc x· héi, nhµ trêng, gia ®×nh hoÆc c¸ nh©n cã thµnh tÝch trong viÖc thi hµnh chÕ ®é nghÜa vô qu©n sù th× ®îc khen thëng theo quy ®Þnh cña Nhµ níc. Điều 50. Qu©n nh©n chuyªn nghiÖp, h¹ sÜ quan, binh sÜ t¹i ngò vµ dù bÞ ®îc gäi tËp trung huÊn luyÖn hoÆc kiÓm tra t×nh tr¹ng s½n sµng chiÕn ®Êu; nÕu cã thµnh tÝch trong chiÕn ®Êu, c«ng t¸c, huÊn luyÖn th× tïy theo c«ng tr¹ng mµ ®îc tÆng th-ëng hu©n ch¬ng, huy ch¬ng, danh hiÖu vinh dù Nhµ níc hoÆc c¸c h×nh thøc khen thëng kh¸c. Điều 52. Quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan và

Điều 51. Quyền lợi của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách theo quy định; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bị thương, bị bệnh hoặc từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 50, Điều 52, Điều 55, Điều 57Luật hiện hành

28

Page 29: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

binh sĩ dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu, bản thân và gia đình được hưởng chế độ chính sách do Chính phủ quy định.

Điều 55.

Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm do Chính phủ quy định.

Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ kể từ khi đăng ký vào ngạch dự bị thì được miễn làm nghĩa vụ lao động công ích.

Thời gian binh sĩ dự bị hạng hai tập trung huấn luyện và kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được trừ vào thời gian làm nghĩa vụ lao động công ích hàng năm.

Điều 57. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị, nếu bị thương, bị bệnh hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự, thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Điều 52. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hiện chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ

Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.

Điều mới

Điều 53. Ngân sách đảm bảo cho thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện nghĩa vụ quân sự của Bộ, cơ quan Trung ương.

2. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện nghĩa vụ quân sự của cơ quan, đơn vị địa phương.

Điều mới

29

Page 30: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

3. Ngân sách đảm bảo kinh phí thực hiện nghĩa vụ quân sự của cơ quan, tổ chức khác do cơ quan, tổ chức tự đảm bảo.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương VII

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Chương mới

Điều 54. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự trong cả nước.

2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự theo thẩm quyền.

Điều 63. Khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ theo các lệnh đó và những lần gọi tiếp được tiến hành theo quyết định của Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nghĩa vụ quân sự theo thẩm quyền; trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật nghĩa vụ quân sự.

2. Xây dựng quy hoạch, chính sách pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những quy định về nghĩa vụ quân sự trái với quy định của Luật này.

4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

5. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo về nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Sửa đổi, bổ sung Điều 63

Luật hiện hành

30

Page 31: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

6. Tổng kết công tác thi hành pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Điều 56. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với công dân theo đúng quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

2. Bộ Y tế chỉ đạo y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự cùng cấp tổ chức khám tuyển nghĩa vụ quân sự đối với công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghĩa vụ quân sự và thực hiện đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện chính sách hậu phương đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ; chính sách dạy nghề, việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở dạy nghề thuộc quyền quản lý thực hiện đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội theo chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Điều mới

Điều 10. Các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho công dân

Điều 57. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật

Giữ nguyên Điều 10 Luật

hiện hành

31

Page 32: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

làm tròn nghĩa vụ quân sự. về nghĩa vụ quân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức việc đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng công dân nhập ngũ và công dân phục vụ trong ngạch dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam.

4. Kiểm tra cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương.

Điều mới

Chương XI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Chương XI Luật hiện hành

Điều 70.

Luật này thay thế Luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960, và các Luật sửa đổi và bổ sung Luật nghĩa vụ quân sự ngày 26 tháng 10 năm 1962 và ngày 10 tháng 4 năm 1965.

Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.

2. Luật nghĩa vụ quân sự ngày 30 tháng 12 năm 1981; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự số 46-LCT/HĐNN8 ngày 21 tháng 12 năm 1990, số 35-L/CTN ngày 22 tháng 6 năm 1994 và số 43/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

Sửa đổi, bổ sung Điều

70Luật hiện hành

Điều 71.

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.

Điều 60. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật./.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ......thông qua ngày.......tháng......năm 2015.

Giữ nguyên Điều 71 Luật

hiện hành

32

Page 33: Bảng so sánh Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành và Luật Nghĩa vụ

LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ HIỆN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ (SỬA ĐỔI) GHI CHÚ

Bãi bỏ các Điều: 6, 34, 45, 47, 51, 68, 69 Luật hiện hành

Bãi bỏ Chương VI (Việc phục vụ của Quân nhân chuyên nghiệp) và chương X (Việc xử lý các vi phạm) Luật hiện hành

33