21
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE ----------------- Dự án NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XAY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN NHIỀU BÊN THAM GIA NHẰM GIẢM THIỂU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM (CPIS) Mã số: 11.P04.VIE (Thuộc Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Đan Mạch 2012-2015) BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014 Nội dung 4: Bước đầu đánh giá tính dễ bị tổn thương tại xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An và xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh Nhóm nghiên cứu: WP5 Chủ dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Giám đốc dự án: GS. TS. Phan Văn Tân Người thực hiện: ThS. Nguyễn Phương Thảo

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

  • Upload
    lykiet

  • View
    215

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE

-----------------

Dự án

NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ XAY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN NHIỀU BÊN THAM GIA

NHẰM GIẢM THIỂU TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Ở BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM (CPIS) Mã số: 11.P04.VIE

(Thuộc Chương trình thí điểm hợp tác nghiên cứu

Việt Nam - Đan Mạch 2012-2015)

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014

Nội dung 4: Bước đầu đánh giá tính dễ bị tổn thương tại xã Hưng Nhân,

Hưng Nguyên, Nghệ An và xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Nhóm nghiên cứu: WP5

Chủ dự án: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Giám đốc dự án: GS. TS. Phan Văn Tân

Người thực hiện: ThS. Nguyễn Phương Thảo

Page 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

1

CHUYÊN ĐỀ 6

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

TẠI XÃ HƯNG NHÂN, HƯNG NGUYÊN, NGHỆ AN VÀ

XÃ YÊN HỒ, ĐỨC THỌ, HÀ TĨNH

Người thực hiện: Nguyễn Phương Thảo

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất thế giới.

Xét về mức độ ảnh hưởng và số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, Việt Nam

đứng trong danh sách 15 nước rủi ro nhất thế giới (World Bank, 2010). Một

nghiên cứu ở miền Nam Việt Nam chỉ ra nhu cầu cấp thiết phải hiểu được khung

cơ chế và quá trình thích ứng ở địa phương (Bastakoti et al., 2014). Trong một

nghiên cứu khác ở lưu vực sông Mekong, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ra

những tác động mạnh mẽ tới chiến lược sinh kế của người dân nơi đây. Khoảng

10% số hộ gia đình từ bỏ sản xuất nông nghiệp do BĐKH và dưới 5% quyết định

di cư. Vì thế rất cần thiết phải đánh giá được tính dễ bị tổn thương của các cộng

đồng chịu ảnh hưởng bởi BĐKH.

Trong chuyên đề này, những đánh giá bước đầu về tính dễ bị tổn thương

của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh được xem xét sử dụng số liệu điều tra hộ gia

đình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá bước đầu tính dễ bị tổn thương của các hộ, chú trọng vào các hộ

nghèo ở hai địa bàn nghiên cứu thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm ra những nét chung trong chiến lược thích ứng của các địa phương

Page 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

2

- Đánh giá mối quan hệ giữa tính dễ bị tổn thương của hộ nghèo và tác

động (tác động nhận thức) do BĐKH

- Phân tích các sinh kế thay thế của các hộ và chính quyền địa phương.

Tập trung vào hộ nghèo để tìm ra sinh kế thay thế của họ.

- Phân tích mối quan hệ với tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu với

tình trạng xã hội của các hộ, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo do

BĐKH.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng quan tài liệu: phương pháp này được sử dụng

trong giai đoạn đầu giúp làm rõ cơ sở lý luận, xác định đề tài, hướng tiếp cận đề

tài hợp lý.

Phương pháp điều tra xã hội học: phỏng vấn hộ gia đình thôn 1, 2 xã Hưng

Nhân và thôn 5 xã Yên Hồ.

hương pháp thống kê, phân tích: được thực hiện trong giai đoạn tổng hợp,

thống kê số liệu thu thập bằng exel, phần mềm epidata và SPSS, thông qua số

liệu thống kê để có cơ sở phân tích, đánh giá các tiêu chí cần thiết trong quá trình

báo cáo.

Page 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

3

PHẦN NỘI DUNG

1. Tính dễ bị tổn thương do BĐKH

Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) trong bản báo cáo đánh giá thứ

ba đã định nghĩa tính dễ bị tổn thương do BĐKH là một hàm của 3 biến: sự phơi

lộ, tính nhạy và khả năng thích ứng. Định nghĩa này có thể áp dụng trong nghiên

cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt. Reed et al. (2013) đã đưa ra ví dụ như sau:

Những ngôi nhà không kiên cố dễ bị phá hủy bởi lũ lụt hơn những ngôi nhà kiên

cố (tính nhạy), người nghèo có xu hướng sống ở những nơi rủi ro hơn (phơi lộ),

những hộ gia đình có thu nhập thấp thường khó để phục hồi hoặc di chuyển đến

những địa điểm an toàn hơn (khả năng thích ứng).

Kelly và Adger (2000) giả định rằng người nghèo không chỉ chịu ảnh

hưởng bởi những thảm họa mà còn bởi những điều kiện xã hội nơi họ sống.

Ngoài sự nghèo đói và bất bình đẳng, cơ chế thích ứng cũng nên được thêm vào

trong phân tích tính dễ bị tổn thương. Căn cứ vào nhận định của Kelly and

Adger, O’Brien et al. (2008) đã phân biệt hai phạm trù tính dễ bị tổn thương với

điểm kết thúc và điểm bắt đầu. Füssel và Klein (2006) đã phân biệt giữa các

đánh giá tính dễ bị tổn thương thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ hai

bao gồm các nhân tố phi khi hậu như sự đa dạng sinh kế, trình độ giáo dục, mạng

lưới xã hội. Tính dễ bị tổn thương là mọt hàm của xã hội, kinh tế, môi trường,

chính trị, công nghệ và mức độ phụ thuộc trong phân tích (Vincent, 2007).

Một trong những thách thức lớn nhất là xác định cách tiếp cận phù hợp với

các mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố khí hậu và các sức ép khác của đời

sống. Reed et al. (2013) đã nghiên cứu các cách tiếp cận đương thời và bình luận

về từng loại trong số đó. Có một cách tiếp cận dựa vào sinh kế rất khả thi để

đánh giá năng lực thích ứng của hộ gia đình. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng

phương pháp này cũng có nhiều trở ngại để thực hiện, đó là thiếu sự linh hoạt. sự

Page 5: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

4

tiếp cận với thị trường là chìa khóa trong cách tiếp cận này chứ không phỉa

những điều kiện về thời tiết, khí hậu. Đây cũng là một trở ngại trong đánh giá.

Một trong những đóng góp của Turner và Daily (2008) là đã bao hàm yếu

tố sinh thái và kinh tế trong các đánh giá về tính dễ bị tổn thương. Công cụ mà

họ đề xuất là những tính toán dựa trên giá cả không chính thức, thể hiện nhu cầu

bảo vệ trong một số điều kiện nhất định.

Các tác giả cho đến nay chưa đưa ra được một phương án thay thế khả thi

cho các cách tiếp cận hiện nay để tránh khỏi những hạn chế trong việc quá đề

cao nhận thức của từng bên liên quan như một nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược

thích ứng. Mặc dù không thực sự là mới nhưng các tác giả đã hoàn toàn đúng

đắn trong việc đề cao nhu cầu phải có sự hiểu biết về cách các cá nhân đánh giá

những quan điểm khác nhau trong bối cảnh cụ thể của họ.

Việc sử dụng các chỉ số để đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đang

được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng để giải quyết vấn đề phức tạp trong các mối

quan hệ giữa BĐKH và các nhân tố khác. Ahsen và Warner (2014) với mục tiêu

đánh giá việc tính dễ bị tổn thương được quy định như thế nào bởi các yếu tố xã

hội và kinh tế - xã hội đã mô tả sự thay đổi ở vùng nông thôn Bangladesh. Năng

lực thích ứng bao gồm các dữ liệu về tỉ lệ mù chữ và tỉ lệ dân số tham gia vào

việc xây dựng đập. Tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ là một trong những

nhân tố chính trong việc đánh giá tính nhạy. Độ phơi lộ được xác định bằng tỉ lệ

số hộ không có nơi trú ẩn. Do đó, các tác giả này đã đi đến kết luận tính nhạy và

sự phơi lộ đóng vai trò quan trọng nhất trong đánh giá tính dễ bị tổn thương. Một

trong những thuận lợi của việc sử dụng các chỉ số trong đánh giá là sự độc lập

với các dữ liệu thứ cấp, yếu tố mà thường bị thổi phồng lên nếu có các lỗi trong

đánh giá.

Các chỉ số đánh giá rủi ro cung cấp một công cụ khách quan nhưng chỉ

phản ánh được một thời điểm chứ không thể hiện được bức tranh toàn cảnh về

Page 6: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

5

vấn đề và những quá trình ẩn sau tính dễ bị tổn thương của mỗi địa phương

(Vincent and Cull, 2014).

Nếu việc sử dụng chỉ số gặp những hạn chế về việc cung cấp một cái nhìn

toàn cảnh về những tác động lâu dài thì những cách tiếp cận khác có thể kết hợp

được giữa tính dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi. Maru và các cộng sự

(2014) đã phát triển một khung đánh giá khép kín tính dễ bị tổn thương và khả

năng phục hồi bao gồm cả hai khía cạnh của các cuộc tranh luận về BĐKH đối

với những người sống ở vùng sâu vùng xa, đó là khả năng phục hồi đáng kể của

họ và tính dễ bị tổn thương cao đối với BĐKH (cả tính dễ bị tổn thương và khả

năng phục hồi đều cao). Ở Boswana, chính phủ đã quyết định đào lỗ khoan và

giới thiệu các chương trình định cư ở vùng sâu vùng xa dẫn đến sự gia tăng tính

dễ bị tổn thương. Mặc dù ý định là tốt, nhưng việc thiếu khả năng tiếp cận tài

chính và mất đất đã khiến cho cuộc sống của người dân địa phương trong các sa

mạc Kalahari trầm trọng thêm. Ngược lại, thổ dân ở miền trung Australia được

khuyến khích sử dụng kiến thức của chính họ trong quản lý cháy rừng. Các tác

giả nhấn mạnh sự khác biệt giữa các yếu tố ngắn hạn trước khả năng dễ bị tổn

thương so với khả năng phục hồi hệ sinh thái dài hạn. Mặc dù ít được thảo luận

trong bài viết, nhưng những quyết định bao gồm hoặc loại trừ của chính phủ đối

với người dân trong kế hoạch quản lý. Trong nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương

ở Bắc Trung Bộ, chúng tôi áp dụng cách tiếp cận nhằm cố gắng thảo luận liệu

các hộ nghèo có bị rơi vào vòng luẩn quẩn của tính dễ bị tổn thương hay khả

năng phục hồi?

2. Tính dễ bị tổn thương do BĐKH ở miền Trung và miền Nam

Tính dễ bị tổn thương do lũ là một thiên tai phổ biến nhất mà dân cư

ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình phải đối mặt. WB chưa đưa ra một

định nghĩa chính xác trong các báo cáo của mình về các khía cạnh xã hội của

Page 7: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

6

BĐKH. Các báo cáo của WB chỉ dựa vào phân biệt tính dễ bị tổn thương do lũ

nói chung với lũ nhanh (World Bank, 2010).

Với mục tiêu xác định tính dễ bị tổn thương do lũ một cách chính xác và

lập bản đồ những khu vực dễ bị tổn thương nhất ở Nghệ An, Veenstra (2013) đã

chỉ ra những thuận lợi của việc sử dụng chỉ số. Một trong những thách thức lớn

nhất là câu hỏi có nên sử dụng trọng số hay không. Sự phơi lộ, tính nhạy và thiếu

khả năng phục hồi là những tiêu chí chính trong phân tích – đây là một sự khác

biệt nhỏ so với định nghĩa của IPCC. Một cuộc điều tra hộ gia đình đã được tiến

hành để nghiên cứu về các khu vực bị ảnh hưởng, nhận thức của dân cư về nguy

cơ ngập lụt, khả năng sơ tán của người dân trong thời gian ngắn, và cuối cùng là

khả năng tiếp cận những hỗ trợ tài chính. Các hộ gia đình được hỏi để xác định

mức độ dễ bị tổn thương theo thang đánh giá từ 1 đến 5. Một đặc điểm mới trong

tính toán chỉ số tính dễ bị tổn thương do ngập lụt là bao gồm cả mức độ ngập lụt

theo những khu vực địa lí cụ thể. Mặc dù bao phủ khu vực nghiên cứu gồm 23

xã ở Nghệ An, nhưng kết quả cho thấy ít có sự phân dị giữa các xã.

Trong các thảo luận về thiên tai ở Quảng Bình, các tác giả Nguyen và

Coulier (2012) đã phát hiện một mối quan hệ thuận giữa số lượng thiên tai và các

tác động tiêu cực đối với sinh kế của hộ gia đình mặc dù xu hướng trên thực tế

không ổn định và không rõ ràng lắm (Hình 1). Tùy vào loại thiệt hại, tính dễ bị

tổn thương khác nhau giữa từng huyện. Xét về mức độ mất đất nông nghiệp, hai

huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai là Quảng Ninh.

Hình 1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại (ha)

giai đoạn 1997 - 2010

Page 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

7

Việc phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long một cách có chủ ý để

giúp người dân địa phương chống lại miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh

chống Mỹ và các dự án thủy lợi quy mô lớn đã gây ra biến đổi lớn về cảnh quan

và cuộc sống của người dân sống vùng đồng bằng (Miller, 2014). Sự can thiệp

vào hệ thống thủy văn, bao gồm xây dựng đập, sự gia tăng sản xuất lúa gạo đã

thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và góp phần vào giảm tỷ lệ đói nghèo

ở vùng đồng bằng. Mặc dù có những dấu hiệu phát triển tích cực, song sự độc

canh và phụ thuộc cao vào việc tiếp cận nguồn nước trong mùa khô làm cho

nhiều hộ gia đình gia tăng nguy cơ rủi ro. Phù hợp với những gì đã được chứng

kiến từ các cuộc phỏng vấn được tiến hành trong khu vực nghiên cứu ở Bắc

Trung Bộ, các nghiên cứu khác nhấn mạnh vào xu hướng thất thường của giá

gạo đầu ra so với giá đầu vào, chỉ ra sự gia tăng nguy cơ liên tục trong trồng lúa

(Trần và các cộng sự, 2013). Một khi đất được phát triển để phù hợp với sản xuất

lúa thì sẽ không thể cải tạo để cho cây trồng khác năng suất cao hơn, như trà hay

cà phê (giai đoạn 2010-2012).

Page 9: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

8

Phương pháp tiếp cận của Birkman (2011) đã tăng tính phức tạp trong việc phân

biệt giữa các chiên lược thích nghi và ứng phó. Chiến lược đối phó liên quan đến

một loại thiên tai cụ thể, trong khi thích ứng là một chiến lược có chủ ý để thay

đổi bối cảnh hiện tại và chỉ có thể khả thi trong trường hợp thay đổi thể chế. Ví

dụ việc xây dựng đê thường được coi là một dấu hiệu tích cực của việc thích

ứng, nhưng mặt khác, việc này làm giảm sản lượng và do đó các hộ gia đình phụ

thuộc vào cá cần thay đổi chiến lược sinh kế của họ (đồng bằng sông Cửu Long

là một trường hợp điển hình). Tương tự như vậy, việc chuyển sang hoạt động

kinh tế phi nông nghiệp được coi là một chiến lược đối phó tích cực với hầu hết

các nhà nghiên cứu, nhưng nếu các hộ gia đình không nắm vững các kỹ năng để

chuẩn bị cho các tình huống công việc mới họ sẽ không thể thay đổi sinh kế

(thích ứng) và họ phải đấu tranh để đối phó với điều kiện sống khó khăn.

Trong một nghiên cứu về chuyển đổi sử dụng đất ở tỉnh Nghệ An, Leisz và các

cộng sự (2011) kết luận, bất cứ chỉ thị nào mới của chính phủ quy định về việc

thay đổi phương pháp canh tác dưới do BĐKH thì cũng không bao giờ đạt được

sự thống nhất hoàn toàn. Các thôn, làng, ấp, bản có sự phản ứng khác nhau, và

trong những hoàn cảnh nhất định họ thậm chí từ chối đề nghị của chính phủ. Cho

dù kế hoạch của chính phủ được thực hiện theo các chỉ thị phụ thuộc vào mối

quan hệ giữa các thôn/làng và các quan chức địa phương. Người dân địa phương

coi các yếu tố thị trường cũng quan trọng như quy định của chính phủ.

3. Những điểm chung về tính dễ bị tổn thương và chiến lược thích ứng của

địa phương ở 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh

3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

Tổng số có 470 hộ gia đình được phỏng vấn ở ba tỉnh (Nghệ An, Hà

Tĩnh và Quảng Bình), cụ thể hơn là ở ba xã. Mục đích chính là để thu thập dữ

liệu về các nguồn thu nhập (nông nghiệp và phi nông nghiệp), nhận thức của các

hộ gia đình dễ bị tổn thương và cách họ phản ứng với những thay đổi trong sản

Page 10: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

9

xuất nông nghiệp. Nhìn chung, các hộ gia đình khó có thể nhớ chính xác thu

nhập của họ qua các năm và do đó, họ chỉ được hỏi về thu nhập của năm 2013.

Ngoài ra, để có được cái nhìn về sự thay đổi theo thời gian, ccác hộ được hỏi

xem liệu họ cảm thấy mình giàu hơn hay nghèo hơn từ năm 2008-2013.

Trong năm 2010, các hộ gia đình sống ở các vùng ven biển của tỉnh

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình phải hứng chiu hai loại hình thiên tai trái ngược

nhau: hạn hán trong tháng Sáu và tháng Bảy và hai trận lũ liên tiếp trong tháng

Mười. Đợt nóng từ ngày 12 - ngày 20 Tháng Sáu làm chết khoảng 30.000 ha lúa

hè thu. Lũ lụt do mưa lớn (800 - 1.658 mm) vào tháng Mười gây thiệt hại

nghiêm trọng ở ba tỉnh: hơn 155.000 ngôi nhà bị ngập và hàng ngàn người bị ảnh

hưởng, 66 người chết. Năm 2013, một cơn bão khác đổ bộ vào Quảng Bình.

Tại mỗi tỉnh, chúng tôi đã chọn một xã điển hình bị ảnh hưởng bởi

thủy tai để điều tra sự tác động. Xã Hưng Nhân (tỉnh Nghệ An), xã Yên Hồ (tỉnh

Hà Tĩnh) và xã Võ Ninh (tỉnh Quảng Bình) đã được lựa chọn để nghiên cứu.

Hưng Nhân là xã nằm hoàn toàn ngoài đê với địa hình bằng phẳng,

độ cao trung bình là 2,5m. Sinh kế chính của người dân ở đây là nông nghiệp.

Mưa lớn do bão cùng với địa hình thấp khiến cho lụt ở đây xảy ra rất thường

xuyên với đặc điểm nước dâng nhanh và rút cũng nhanh, thường chỉ trong 2

ngày. Trong trận lụt lớn gần đây nhất là vào năm 2010, lượng mưa trung bình

300mm làm nước sông Lam dâng nhanh và phá hủy gần như hoàn toàn diện tích

sản xuất nông nghiệp của xã. Về mặt hành chính, toàn xã Hưng Nhân có 9 thôn.

Trong đó, thôn 1 (74 hộ gia đình) và thôn 2 (114 hộ gia đình) là bị ảnh hưởng

nặng nhất do nằm ở khu vực địa hình thấp nhất. Hai thôn này hầu như năm nào

cũng bị lụt. Do đó, các nghiên cứu về khả năng thích ứng đã tập trung vào 2 thôn

này.

Trái với Hưng Nhân, Yên Hồ là một xã nằm hoàn toàn trong đê với địa

hình trũng thấp của huyện Đức Thọ. Mặc dù nằm trong đê nhưng xã này thường

Page 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

10

xuyên bị ngập do hệ thống thủy lợi hoạt động kém. Tại Yên Hồ có 2 cống thoát

nước (Trung Lương và Đức Xá), tuy nhiên, sự hoạt động của chúng chưa đáp ứng

được nhu cầu thực tế. Điều này dẫn tới hiện trạng là nếu mưa lớn hơn 200mm thì

nước ở song Lam sẽ cao hơn nước bên trong đê (cao hơn khoảng 50mm). Do đó,

phải đóng cống Trung Lương và nước không thể thoát qua đó, và hiển nhiên sẽ

gây ra ngập lụt cục bộ. Thời gian ngập thường lâu hơn Hưng Nhân từ 3 – 6 ngày.

Yên Hồ có 6 thôn, trong đó thôn 5 (202 hộ) và thôn 6 (205 hộ) bị ngập nặng

nhất. So với các thong khác, hai thôn này nằm ở vị trí trũng nhất. Yếu tố này

cùng với sự hoạt động không hiệu quả của hệ thống thoát nước khiến cho 2 thôn

này trở thành vùng bị ngập thường xuyên nhất của vùng hạ lưu. Thôn 5 đã được

lựa chọn để nghiên cứu năng lực thích ứng cũng do nguyên nhân này.

3.2. Tính dễ bị tổn thương và những chiến lược thích ứng chung của các địa

phương

3.2.1. Hưng Nhân

Chính quyền xã Hưng Nhân hỗ trợ mỗi hộ nghèo để có được một khoản vay 10

triệu đồng không lãi suất trong 10 năm để xây dựng chòi làm nơi trú ẩn của trâu

bò. Năm 2013, xã Hưng Nhân nhận được sự hỗ trợ xây dựng 50 chòi từ huyện

Hưng Nguyên. Chính sách này cho phép mọi người, nhất là người nghèo bảo vệ

tài sản của họ trong thời gian lũ lụt.

3.2.2. Yên Hồ

Các hộ dần chuyển sang nuôi cá thay vì trồng lúa ở các ruộng trũng do hiệu quả

kinh tế cao hơn. Các hộ phải đào ruộng thành ao để nuôi cá, sau đó, khi hợp

đồng thuê đất 5 năm kết thúc họ lại phải lấp ao để trả lại ruộng cho xã. Điều này

đã gây ra những trở ngại cho người dân trong quá trình chuyển đổi sản xuất.

4. Tác động của BĐKH đối với người nghèo

Chúng ta có thể dự đoán những người dân bị ảnh hưởng sẽ có thể

phản ứng khác nhau với những nguy cơ từ khí hậu. Lũ lụt là nguy cơ đe dọa

chính từ BĐKH đối với các hộ nghèo. Họ thường phụ thuộc hoàn toàn vào việc

trồng lúa và do đó có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều hơn những gia đình giàu có

Page 12: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

11

với nguồn thu nhập đa dạng. Hơn nữa, các hộ gia đình bị ảnh hưởng nhất bởi

biến đổi khí hậu có thể chọn không tham gia sản xuất nông nghiệp hoặc phải đối

mặt với giảm thu nhập theo thời gian. Tuy nhiên, chuyển sang hoạt động kinh tế

phi nông nghiệp gần như là không khả thi đối với các gia đình lao động phổ

thông (Birkman, 2011). Những gia đình quyết định từ bỏ sản xuất nông nghiệp

hầu như là người giàu và có các phương án khác để có thêm thu nhập theo ý

muốn.

Để đánh giá ảnh hưởng của tính dễ bị tổn thương tới thu nhập, điều

tra thực địa đã đề cập đến những câu dưới đây: 'Ông/bà đánh giá các yếu tố sau

ảnh hưởng tới sinh kế của mình như thế nào?”. Các hộ được được yêu cầu trả lời

theo thang điểm từ 0 (không có tác động) đến 10 (ảnh hưởng rất lớn) đối với tất

cả các yếu tố tác động, bao gồm lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và bão. Chúng tôi

xác định thấp hơn 6 là tác động thấp từ những thay đổi khí hậu, từ 6 – 8 là tác

động trung bình, và lớn hơn 8 là tác động mạnh. Trọng tâm là người dân địa

phương tự đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của mình như thế nào khi tiếp xúc

với các thảm họa tự nhiên chứ không phải là một câu hỏi về liên kết thiên tai với

sự thay đổi khí hậu. Thậm chí nếu mối quan hệ này rất khó để kiểm tra, nhận

thức của người dân về các yếu tố khí hậu là cơ sở cho những thảo luận sau này.

Bảng 1. Mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động của người dân với tình

hình thu nhập

Page 13: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

12

Tác động khi hậu và mức độ nhu nhập, 2013

Tác động Loại hộ

Cận nghèo Nghèo Còn lại Tổng

Cao 23

18.55

17

13.71

84

67.74

124

Thấp 14

10.29

14

10.29

108

79.41

136

Trung bình 22

10.48

13

6.19

175

83.33

210

Tổng 59 44 367 470

Dữ liệu theo hàng phản ánh tỉ lệ số hộ tự đánh giá bị tác động mạnh

và là những hộ nghèo (tỉ lệ hộ nghèo là 1,6%.

Bảng tương tự dưới đây thể hiện dữ liệu của năm 2008 với tỉ lệ hộ

nghèo là 28%. Điều này có thể cho thấy rằng BĐKH có xu hướng gia tăng thu

nhập của các hộ.

Bảng 1. Mối quan hệ giữa nhận thức về sự tác động của người dân

với tình hình thu nhập

Tác động khi hậu và mức độ nhu nhập, 2008

Tác động Phân loại hộ

Cận nghèo Nghèo Còn lại Tổng số

Cao 10

8.40

23

19.33

86

72.27

119

Thấp 11

8.15

19

14.07

105

77.78

135

Trung bình 19

9.05

22

10.48

169

80.48

210

Tổng 40 64 360 464

Frequency Missing = 6

Page 14: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

13

Kiểm soát các yếu tố tác động, chúng ta có thể so sánh tình trạng

kinh tế trong năm 2008 và 2013 cho hai thái cực tác động của các yếu tố khí

hậu(tác động thấp hoặc cao).

Bảng 3. Các hộ gia đình chịu tác động thấp từ những biến đổi khí hậu

Tỉ lệ hộ nghèo và không nghèo năm 2008 và 2013 chịu tác động thấp

Yếu tố kiểm soát = Thấp

Nghèo 2008 Nghèo hiện nay

Không nghèo 2008 Nghèo 2013 Tổng

Không nghèo 2008 99

94.29

6

5.71

105

Nghèo 2008 9

29.03

22

70.97

31

Tổng 108 28 136

Bảng số liệu trên cho thấy 29% số hộ nghèo năm 2008 đã trở nên “giàu” hơn, chỉ

có 6% hộ không nghèo trở thành nghèo vào năm 2013.

Bảng 4. Các hộ gia đình chịu ảnh hưởng mạnh do BĐKH

Bảng 4. Nghèo/không nghèo năm 2008 và 2013, các hộ chịu tác động mạnh

Yếu tố kiểm soát = Cao

Nghèo 2008 Nghèo hiện nay

Không nghèo 2013 Nghèo 2013 Tổng

Không nghèo 2008 70

81.40

16

18.60

86

Nghèo 2008 14

36.84

24

63.16

38

Tổng 84 40 124

Có thể thấy từ các bảng số liệu có 19% hộ trở thành nghèo và 37% hộ thoát

nghèo trong nhóm hộ đánh giá BĐKH là “tác động mạnh” là tỉ lệ cao hơn so với

Page 15: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

14

những hộ đánh giá là “tác động thấp”. Ở một góc độ nào đó, có thể nhìn nhận

BĐKH vừa là một thách thức vừa là một động lực đối với các hộ trong hoàn

cảnh này.

5. Chiến lược thích ứng của hộ nghèo

Nhiều hộ gia đình đã bỏ trồng lúa và hoa màu trong giai đoạn 2008 -

2013. Tổng cộng có 45 hộ gia đình có sự thay đổi về nguồn thu nhập chính. Các

nhóm còn lại của 37 hộ gia đình có thu nhập chính từ các hoạt động kinh tế phi

nông nghiệp.

Quyết định thay đổi và mở rộng nguồn thu nhập không có tương

quan gì với tác động của biến đổi khí hậu hay sự thay đổi của tình trạng đói

nghèo. Trái với cách phản ứng thông thường, các hộ gia đình nghèo bị giảm thu

nhập do các thảm họa tự nhiên không sẵn sang từ bỏ cây lúa để tham gia vào các

hoạt động kinh tế phi nông nghiệp. Nhìn chung, họ tiếp tục các hoạt động nông

nghiệp và đầu tư nhiều tiền và lao động hơn vào canh tác lúa. Ít hơn 2/3 số hộ

gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi các thảm họa tự nhiên (chịu tác động mạnh)

đã phản ứng bằng cách đầu tư nhiều thời gian hơn trong sản xuất nông nghiệp,

cụ thể là trồng lúa.

Việc thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn lực tài chính là một trở

ngại nghiêm trọng đối với các hộ nghèo. Bỏ sang một bên vấn đề tiếp cận nguồn

vốn, 35% số hộ bị ảnh hưởng mạnh nhất sẽ đầu tư vào thiết bị sản xuất tốt hơn

và khoảng 85% đầu tư vào việc mua một chiếc thuyền nếu có cơ hội. Chỉ có 16%

số hộ gia đình bị ảnh hưởng nhẹ bởi biến đổi khí hậu thể hiện sự quan tâm đầu tư

hơn nữa về thiết bị sản xuất và hầu như không có nhu cầu mua thuyền.

Tiền hỗ trợ đóng một vai trò quan trọng trong các hộ nghèo và nếu và

nếu các hộ này không đảm bảo được nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, họ có

nguy cơ bị ảnh hưởng xấu hơn các tình huống vốn đã không được đảm bảo trong

cuộc sống. Có 31 hộ đã phản hồi rằng thu nhập của họ trong năm 2013 thấp hơn

Page 16: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

15

so với 2008, họ cũng không nhận được tiền hỗ trợ từ họ hàng, người thân bên

ngoài. Năm 2008, 358 hộ không nhận được hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Năm

2013, thêm 19 hộ không nhận được hỗ trợ tài chính từ bên ngoài, trong đó có 8

hộ trở nên nghèo hơn vào 2008, chiếm 10% số hộ nghèo.

Bảng 5. Sự thay đổi về tình trạng xã hội từ 2008 – 2013 và chuyển tiền năm

2013

Số tiền được nhận

Thay đổi trong giai đoạn 2008 –

2013

Không nhận được

tiền

Nhận được

tiền Tồng

Tốt hơn 28

73.68

10

26.32

38

Không nghèo – không thay đổi 265

80.55

64

19.45

329

Nghèo – không thay đổi 61

84.72

11

15.28

72

Kém hơn 31

100.00

0

0.00

31

Tổng số 385 85 470

Những hộ gia đình chịu tác động mạnh đang phải vật lộn để duy trì

mức sống. Họ cần nhận được nhiều sự hỗ trợ đáng kể từ chính quyền. Các hộ gia

đình phần lớn đều cho rằng họ chỉ nhận được một khoản cứu trợ thiên tai rất nhỏ

từ chính quyền.

6. Thảo luận

So sánh Bảng 1 và 2, chúng ta nhận thấy một xu hướng chung trong

việc tăng thu nhập từ năm 2008 đến năm 2013. Hộ nghèo giảm đi vào năm 2013

và nhóm hộ không nghèo tăng nhẹ. Hầu hết các hộ gia đình đều bị tác động tiêu

cực ngắn hạn từ thiên tai, chủ yếu là sự thiệt hại về lúa do thiên tai vào các năm

Page 17: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

16

2008 và sau năm 2010. Về lâu dài, năm 2013 nhìn chung các hộ gia đình đều ở

tình trạng tốt hơn so với năm 2008.

Mặt khác, các nhóm hộ gia đình bị ảnh hưởng nhất chiếm một phần

tư tổng số hộ và là nhóm trải qua sự biến động thu nhập trong giai đoạn 2008 –

2013. Hai nhóm khác (hộ gia đình bị tác động thấp và trung bình) đã dần dần

thoát nghèo trong giai đoạn này. Các hộ nghèo bị ảnh hưởng mạnh do biến đổi

khí hậu ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn thu từ tiền gửi về, tuy nhiên họ

cũng không chuyển đổi sang hoạt động kinh tế khác.

Manu et al. (2014) bình luận về những phản ứng với dễ bị tổn thương

theo định hướng ngắn hạn trái ngược với phản ứng của khả năng phục hồi của hệ

thống về lâu dài. Sự gia tăng phụ thuộc vào tiền viện trợ từ bên ngoài tạo tạo nên

các hiệu ứng tiêu cực về nguồn thu từ sản xuất lúa gạo. Về mặt này, các hộ dễ bị

tổn thương có những cách ứng phó ngắn hạn, các giải pháp mang tính cá nhân sẽ

khó khả thi trong dài hạn. Các hộ gia đình chịu tác động mạnh có xu hướng tiếp

tục phụ thuộc vào trồng lúa và coi đây như chiến lược sinh kế chính của họ trong

một môi trường nơi trồng lúa có thể là vấn đề lâu dài và không có kế hoạch rõ

ràng từ chính quyền địa phương về việc thay đổi chiến lược sinh kế trong tương

lai.

7. Kết luận

Mặc dù những thảm họa thiên nhiên đã được công nhận là một yếu tố

căng thẳng đối với những người dân địa phương bởi chính họ trong khu vực

nghiên cứu, nhưng phản ứng chung với những thay đổi khí hậu thì hoàn toàn

không rõ ràng. Các hộ gia đình chủ yếu bị ảnh hưởng bởi BĐKH không chuyển

cư, họ cũng không chuyển sang các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp khác.

Trong thực tế, họ dường như còn phụ thuộc hơn vào việc trồng lúa. Ngay cả khi

phương án này có thể không hợp lý, không hiệu quả. Nhưng nếu không như vậy

thì họ cũng không có một nghề hoặc một chiến lược sinh kế thay thế nào khả thi

Page 18: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

17

và phù hợp. Nói đơn giản hơn, họ không biết làm gì để sống. Các hộ gia đình

nghèo thiếu kỹ năng để tìm kiếm việc làm mới, trong khi chính quyền địa

phương không có những định hướng, kế hoạch để thay đổi và hỗ trợ sự thay đổi.

Nói chung, các hộ gia đình trong nghiên cứu của chúng tôi cho đến

nay tốt hơn ngày hôm nay (năm 2013) so với trước đây (2008), mặc dù các hộ

gia đình thiệt hại kinh tế phải chịu đựng trong những thời điểm thảm họa thiên

nhiên ấn tượng. Nhưng những thay đổi khí hậu dường như để tăng sự chênh lệch

về thu nhập trong làng. Điều này có lẽ không phải là một tình hình chính phủ

Việt Nam là mong muốn nhìn thấy xảy ra.

Các cấp chính quyền đang thúc đẩy các chiến lược sinh kế thay thế,

nhưng sẽ khó mà có hiệu quả nếu chính phủ không thực sự hỗ trợ chuyển đổi từ

trồng lúa sang các phương án khác (Yên Hồ là một ví dụ). Việc cứu trợ thiên tai

do các nhà chức trách, các tổ chức xã hội là rất nhỏ so với thiệt hại kinh tế, vì

vậy các hộ gia đình giàu có phản ứng bằng cách tăng thu nhập phi nông nghiệp,

thậm chí nếu sự hỗ trợ chính thức để hỗ trợ việc chuyển đổi là không thực sự

thuận lợi. Các hộ gia đình nghèo bị mắc kẹt giữa một hệ thống với hầu như

không có bồi thường, khi các thảm họa tự nhiên đổ bộ vào vùng và một bên là

việc không có chiến lược sinh kế thay thế lâu dài.

Nhìn chung, các hộ gia đình trong nghiên cứu ở Nghệ An và Hà Tĩnh

hiện nay có tình trạng kinh tế - xã hội tốt hơn so với năm 2008, mặc dù họ đã

phải hứng chịu nhiều thiên tai và biến đổi của thời tiết. Nhưng BĐKH dường

như là yếu tố làm gia tăng sự chênh lệch về thu nhập trong làng. Điều này có lẽ

không phải là điều mà các cấp chính quyền mong muốn nhìn thấy xảy ra.

Page 19: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

18

Tài liệu tham khảo

Ahsan, Md. N., Warner, J. 2014. The socioeconomic vulnerability index: A

pragmatic approach for assessing climate change led risks- A case study in the

south-western coastal Bangladesh, International Journal of Disaster Reduction,

8: 32-49

Bastakoti, R:C., Gupta, J., Babel, M.S., van Dijk, M.P. 2014. Climate risks and

adaptation strategies in the lower Mekong river basin, Regional Environmental

Change, 14: 207-219

Birkmann, J. 2011. First- and second-order adaptation to natural hazards and

extreme events in the context of climate change, Natural Hazards, 59: 811-840

Dang, H.L., Li, E., Nuberg, I, Bruwer. J. 2014. Farmers’ assessments of private

adapative measures to climate change and influential factors: a study in the

Mekong delta, Vietnam, Natural Hazards, 71: 385-401

Füssel HM, Klein RJT (2006) Climate change vulnerability assessments: an

evolution of conceptual

Thinking,Climate Change, 75:301–329

Kelly P.M., Adger W.N. 2000. Theory and practice in assessing vulnerability to

climate changeand

facilitating adaptation,Climatic Change, 47:325–352

Leisz, S.J., Ginzburg, R.F., Nguyen, T.L., Tran, D.V., Rasmussen, K. 2011.

Geographical settings, government policies and market forces in the uplands of

Page 20: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

19

Nghe An, pp. 115-145.In Sikor, T, Nghiem, P.T., Sowerwine, J., Romm, J.

Uplands transformations in Vietnam, National University of Singapore,

Singapore

O’Brien K., Eriksen S., Nygaard L, Schjolden A. 2008.Why different

interpretations of vulnerability matter in climate change discourses,Climate

Policy, 7:73–88

Maru, Y.T., Smith, M.S., Sparrow, A., Pinho, P.F., Dube, O.P. 2014. A linked

vulnerability and resilience framework for adaptation pathways in remote

disadvantaged communities, Global Environmental Change, 28: 337-350

Miller, F. 2014. Constructing risk: multi-scale change, livelihoods and

vulnerability in the Mekong Delta, Vietnam, Australian Geographer, 45: 309-

324

Nguyen, T.T., Coulier, M. 2012. A preliminary analysis of disaster and poverty

data in Quang Binh province, Vietnam. UNDP, Hanoi

Reed, M.S., Podesta, G., Fazey, I, Geeson, N., Hessel, R., Hubacek, K., Letson,

D., Nainggolan, D., Prell, C., Rickenbach, M.G., Ritsema, C., Schwilch, G.,

Stringer, L.C., Thomas, A.D. 2013. Combining analytical frameworks to assess

livelihood vulnerability to climate change and analyse adaptation options,

Ecological Economics, 94:66-77

Thulstrup, A.W., Casse, T., Nielsen, T.T. 2013. The push for plantations:

Drivers, rationales and social vulnerability in Quang Nam province, Vietnam,

Page 21: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2013-2014danida.vnu.edu.vn/cpis/files/.../WP5_CD15_BC_TinhDeTonThuong_Hnhan,Yho.pdf · hương pháp thống kê, phân tích: được thực

20

pp. 71-89. In O. Bruun and T. Casse (eds.), On the Frontiers of Climate and

Environmental Change, Springer-Verlag, Berlin Heidelberg

Tran, C.T., Huong, D.L., Minh, L.N. 2013. Who has benefited from high rice

prices in Viet Nam? Oxfam, IPSARD, Hanoi

Turner,R. K.,Daily,G. C. 2008. The Ecosystem Services Framework and Natural

Capital

Conservation, Environ Resource Economics, 39:25–35

Veenstra, J. 2013. Flood vulnerability assessment on a community level in

Vietnam, Bachelor thesis, University of Twente.

Vincent, K. 2007. Uncertainty in adaptive capacity and the importance of scale,

Global Environmental Change, 17: 12–24

Vincent, K., Cull, T. 2014. Using indicators to assess climate change

vulnerabilities: Are there lessons to learn for emerging loss and damage debates?

Geography Compass, 8: 1-12