144
BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ Hà Nội, 2011

Báo cáo: Khảo sát, nghiên cứu về các hành vi cản trở tác nghiệp

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Hà Nội, 2011

2 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

MỤC LỤCMỞ ĐẦU ........................................................................................ 4

I. Bối cảnh chung ......................................................................... 4

II. Lý do thực hiện nghiên cứu .................................................. 5

III. Phạm vi, đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu ............................................................ 7

PHẦN ATHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG

I. Quá trình nghiên cứu trước đây – Các định nghĩa đã có về “cản trở tác nghiệp báo chí” ......... 11

II. Một số vụ cản trở tác nghiệp điển hình trong hai năm qua ................................................................................. 14

III. Một số kết quả khảo sát đáng chú ý ................................. 19

IV. Cản trở tác nghiệp báo chí trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên-môi trường và chống tham nhũng ..................... 45

V. Hoạt động cung cấp thông tin của các cơ quan Nhà nước – Quy chế người phát ngôn ................................... 55

PHẦN BNGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VICẢN TRỞ BÁO CHÍ TÁC NGHIỆP

I. Nguyên nhân về phía người làm báo .................................. 63 1. Nguyên nhân chủ quan ...................................................... 63 2. Nguyên nhân khách quan .................................................. 67

II. Nguyên nhân về phía cơ quan báo chí .............................. 68

3BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

1. Khi tòa soạn kém uy tín .................................................... 68 2. Khi tòa soạn không đoàn kết ........................................... 69

III. Nguyên nhân về phía đối tượng Cản trở ........................ 70 1. Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội… .......................................................... 70 2. Người dân ........................................................................... 72

IV. Nguyên nhân liên quan đến hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi ........................................................................ 73

A. CÁC TỒN TẠI

1. Hệ thống pháp luật ............................................................. 74 2. Hội nghề nghiệp (Hội Nhà báo)....................................... 83 3. Cơ quan quản lý nhà nước (kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về báo chí) ................... 88

B. CÁC NGUYÊN NHÂN ......................................................... 90

C. CÁC GIẢI PHÁP ................................................................... 93 1. Truyền thông (tuyên truyền - giáo dục) .......................... 93 2. Kiện toàn pháp luật ............................................................ 95 3. Nâng cao vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam ................. 96 4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................... 97

KẾT LUẬN .................................................................................100

PHỤ LỤC ...................................................................................104

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ..............................................................113

4 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

PHẦN MỞ ĐẦUI. BỐI CẢNH CHUNG

Từ một nước chậm phát triển, Việt Nam đã bước sang giai đoạn trở thành một nước phát triển với trình độ trung bình. Nền kinh tế đang chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu với những bước đi cụ thể và tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên hệ lụy của chính sách tăng trưởng theo chiều rộng một thời đã bộc lộ một số mặt trái: môi trường bị tàn phá, nạn tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, cái xấu-cái tốt, cái cũ-cái mới đan xen và không dễ nhận diện, đặc biệt là sự tác động của nhiều nhóm lợi ích vào chính sách, vào việc ưu tiên sử dụng tài nguyên và các nguồn lực diễn ra ngày một phức tạp… Những điều này đã tạo ra những nguy cơ lớn gây bất ổn xã hội, đe dọa sự phát triển.

Trong bối cảnh đó, với vai trò là công cụ của Đảng, Nhà nước, tiếng nói của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân, lực lượng báo chí đã bám sát các sự kiện xảy ra trong xã hội, phản ánh đa chiều những vấn đề nảy sinh từ hiện tượng cũng như lột tả bản chất các xung đột, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình đi lên của đất nước. Sự tham gia của báo chí vừa là thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin

5BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

cho người dân theo Hiến pháp, vừa giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước với tư cách là nhân tố chủ chốt điều hành và phân chia các nguồn lực trong xã hội.

Chính vì đánh giá rất cao vai trò của báo chí nên từ năm 1989, Quốc hội đã ban hành Luật Báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý cho các phóng viên, nhà báo hoạt động. Luật này không những minh định quyền thu thập và công bố thông tin của nhà báo mà còn nghiêm cấm tất cả những hành vi cản trở nhà báo hành nghề đúng pháp luật. Sau đó, Luật Phòng chống tham nhũng và nhiều văn bản khác tiếp tục cụ thể hóa quyền này của báo chí với mục tiêu tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà báo hoạt động, cũng là nhằm phục vụ xã hội tốt hơn.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các sự vật hiện tượng diễn ra trong quá trình phát triển, do bị đụng chạm đến lợi ích, do nhà báo bị tác động hoặc đơn giản do thiếu hiểu biết, ở một số nơi, hiện tượng cản trở nhà báo hành nghề vẫn diễn ra, có trường hợp rất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội. Trong vài năm gần đây, hiện tượng này diễn ra ngày một nhiều, hậu quả ngày một lớn, diễn ra ở tất cả mọi vùng miền, lĩnh vực… nhưng kết quả xử lý các hành vi cản trở nhà báo lại không tương xứng với mong muốn của các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí, của chính giới báo chí cũng như của các tầng lớp nhân dân. Tình hình này đòi hỏi có những khảo sát, đánh giá cụ thể về thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm hạn chế tình trạng cản trở nhà báo tác nghiệp.

II. LÝ DO THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Tính đến tháng 3/2011, trên lĩnh vực báo in, cả nước có 745 cơ quan báo chí với 1003 ấn phẩm. Ở lĩ nh vực phát thanh và truyền hình, có 67 đài phát thanh, truyền hình gồm 3 đài phát thanh, truyền hình ở trung ương (VOV, VTV, VTC), và 64 đài phát thanh-truyền hình ở các địa phương với 200 kênh sản xuất trong nước và 67 kênh nước ngoài.

Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 46 báo điện tử và tạp chí điện tử, 287 trang tin điện tử của các cơ quan báo chí và hàng nghìn trang tin điện tử có nội dung thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các đoàn thể, hội, hiệp hội và các doanh nghiệp.

6 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Cũng tính đến tháng 3/2001, cả nước có gần 17.000 người đã được cấp thẻ nhà báo và trên 5.000 người đang hoạt động báo chí nhưng chưa có thẻ, trong đó nhiều phóng viên, biên tập viên có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ khá.

Hiện tượng phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp đã diễn ra từ lâu, ở nhiều vùng, do nhiều loại đối tượng gây ra với đủ loại hậu quả. Xét về mặt hình thức, các quy định của pháp luật về lĩnh vực này có tương đối nhiều, hệ thống cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí và tổ chức của hội nghề nghiệp cũng khá đầy đủ. Tuy nhiên, tình hình các phóng viên, nhà báo liên tục bị cản trở vẫn diễn ra, trong khi từ trước đến nay chưa có bất cứ nghiên cứu bài bản, toàn diện nào về tình trạng này.

RED Communication là tổ chức khoa học trực thuộc Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, có chức năng nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông phát triển. Các nhân sự tham gia RED đều từng là nhà báo, từng quan tâm và bám sát các hiện tượng phóng viên, nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp. Ngay tại thời điểm RED đề xuất ý tưởng nghiên cứu (tháng 4/2011), đã xảy ra liên tiếp các vụ cản trở nhà báo gây xôn xao dư luận và giống như nhiều sự việc khác, các vụ cản trở này đa phần không tìm ra thủ phạm hoặc thủ phạm không bị xử lý nghiêm minh. Chính vì thế, từ tháng 6/2011, được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Anh, được cơ quan chủ quản là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phê duyệt, RED triển khai thực hiện dự án trên quy mô toàn quốc với nhiều hoạt động cụ thể.

Chính vì tầm quan trọng của dự án, RED Communication đã mời nhóm chuyên gia nghiên cứu là những người đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực báo chí, có nhiều kinh nghiệm, am hiểu công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách, đã tham gia nhiều hoạt động tương tự ở giai đoạn tiền dự án.

7BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Họ tên Các đơn vị công tác đã qua Chuyên môn hiện tại

Mai Phan LợiBáo Khoa Học & Đời Sống, báo Nhà Báo & Công Luận, báo Pháp Luật TP.HCM

Quản lý tòa soạn báo

Ngô Huy Toàn Thanh tra Bộ VH-TT; Thanh tra Bộ TT-TT Thanh tra Báo chí

Lưu Đình Phúc Cục An ninh Tư tưởng - Văn hóa; Cục Báo chí Quản lý báo chí

Nguyễn Văn HiếuVKSND tỉnh Hưng Yên, Vụ Pháp chế Bộ VH-TT, Cục Báo chí

Quản lý báo chí

Phạm Đoan Trang

Báo điện tử VnExpress; Đài TH VTC, báo điện tử VietNamNet, báo Pháp Luật TP.HCM

Nhà báo

Hoàng Nghĩa Nhân

Tạp chí Nghề Luật, báo điện tử VnExpress, báo Pháp Luật TP.HCM

Thư ký tòa soạn báo

Lê Khánh Duy Báo điện tử VietNamNet Nhà báo

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dự án được ký kết ngày 20/6/2011, nhưng đã được nhóm thành viên RED khởi động từ rất sớm. Sau khi văn kiện dự án được phê duyệt, từ 1/7/2011 đến 15/8/2011, việc khảo sát được tiến hành theo hai hình thức:

- Khảo sát trực tuyến trên 6 báo điện tử (VietNamNet, VTC News, Dân Việt, Thanh Niên online, Pháp luật TP.HCM online, Người Lao Động online) với nhóm bạn đọc và nội dung được xác định trước.

- Khảo sát trực tiếp với 384 người đang trực tiếp hành nghề báo chí theo bảng câu hỏi có sẵn (bảng hỏi định lượng); phỏng vấn trực tiếp (bảng hỏi định tính có ghi danh) 60 nhà báo, cán bộ liên quan đến tác nghiệp báo chí xung quanh chủ đề cản trở nhà báo tác nghiệp.

Trong quá trình này, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp thực hiện điều tra khảo sát tại một số địa bàn trọng điểm đối với tác nghiệp báo chí

8 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tây Nguyên, TP.HCM và Cần Thơ. Một số địa bàn “nóng” khác cũng được các điều tra viên, cộng tác viên của RED trực tiếp khảo sát, như Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Bình Thuận.

Trong cuộc khảo sát trực tiếp 384 người làm báo (gồm cả nhà báo – đã có thẻ, và phóng viên – chưa được cấp thẻ), để đảm bảo tính đại diện, RED cố gắng duy trì một tỷ lệ thích hợp, cân đối giữa các nhóm tuổi, kinh nghiệm làm nghề và loại hình báo chí, như trong các bảng dưới đây.

Độ tuổi của các phóng viên, nhà báo tham gia khảo sát cũng là một thông số cần chú ý, bởi vì trong nghề báo, độ tuổi có mối liên hệ rất chặt chẽ với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, trong đó có cả kỹ năng ứng xử khi tác nghiệp, nhất là trong những tình huống khó khăn.

9BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Tương tự, một thông số khác là số năm kinh nghiệm làm việc, cũng là một yếu tố có tác động mạnh tới trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp của phóng viên, nhà báo, nhất là trong tình huống khó khăn.

Một thông số quan trọng mà nhóm tiến hành điều tra khảo sát tính đến là tỷ lệ người làm báo có và không có thẻ nhà báo. Điều này sở dĩ quan trọng vì trong luật pháp cũng như trong nhận thức của xã hội, nhà báo phải là người “đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Người chưa/không được cấp thẻ thì không được công nhận là nhà báo. Thế nhưng trên thực tế, như các phần sau trong báo cáo sẽ cho thấy, một tỷ lệ rất lớn người bị cản trở trong lúc tác nghiệp báo chí lại là những người không có thẻ. Từ đây đặt ra vấn đề cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của những người tác nghiệp báo chí chính đáng, đúng luật pháp mà lại chưa/không có thẻ nhà báo.

10 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tiến hành thu thập tài liệu, khảo sát, phân tích sâu về các nhóm đề tài: thực trạng việc sử dụng công cụ pháp lý (hành chính, hình sự) trong việc bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo; việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thực trạng cản trở tác nghiệp báo chí liên quan đến mảng phòng chống tham nhũng và tài nguyên môi trường; vai trò của hội nghề nghiệp trong bảo vệ quyền tác nghiệp báo chí; sự quan tâm của một cơ quan báo chí (Pháp Luật TP.HCM) đối với đề tài cản trở tác nghiệp báo chí; kinh nghiệm nước ngoài xử lý các hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp.

11BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

PHẦN ATHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG

I. Quá trình nghiên cứu trước đây – Các định nghĩa đã có về “cản trở tác nghiệp báo chí”

Cho đến nay, ở Việt Nam, chưa từng có một đề tài nghiên cứu nào cụ thể hóa về “cản trở tác nghiệp báo chí”, cho nên cũng chưa có định nghĩa nào của giới nghiên cứu về khái niệm này.

Gần đây nhất, Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí-xuất bản, ký ngày 6/1/2011, tại Điều 6, có nhắc tới một định nghĩa về “hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí”:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động

12 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

nghiệp vụ đúng pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo;b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo.

Bên cạnh Điều 6, khoản 1 Điều 8 của Nghị định này có nêu các hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí, theo đó:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân;b) Không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 7 Luật Báo chí (Điều 7 Luật Báo chí quy định: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”).

Như vậy, Nghị định đã gián tiếp định nghĩa cản trở tác nghiệp báo chí bao gồm: hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật; hành vi cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật; đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo; không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

Song ở đây lại có vướng mắc. Nhà báo, theo định nghĩa từ Luật Báo chí năm 1989, thì “phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”.

Có thể thấy định nghĩa này hạn chế nội hàm của khái niệm nhà báo ở việc định ra một tiêu chuẩn là nhà báo phải là người được cấp thẻ.

13BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Với cách tiếp cận như vậy, ở Việt Nam những người hoạt động báo chí thường xuyên và xem đó là sự nghiệp chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu… có thể được phân chia ra thành hai nhóm: nhà báo (có thẻ) và không phải nhà báo (không có thẻ). Nhóm “không phải nhà báo” bao gồm phóng viên, cộng tác viên. Căn cứ Điều 6 Nghị định 02 đã nói trên, thì nhóm này không phải là đối tượng được xét đến trong việc xử lý các hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí.

Việc không đưa ra một định nghĩa bao hàm cả những người không có thẻ mà thực chất vẫn hoạt động báo chí thường xuyên như sự nghiệp chính không làm chúng ta bác bỏ được một thực tế, là trong những vụ cản trở tác nghiệp báo chí ở Việt Nam nhiều năm qua, có không ít trường hợp nạn nhân là phóng viên, cộng tác viên của báo chí. Không có số liệu thống kê chính thức nhưng từ thực tế khảo sát, có thể nhận định rằng số “không có thẻ” chiếm tỷ lệ rất đáng kể trong các nạn nhân của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí (sẽ phân tích rõ hơn trong phần sau). Tuy vậy, do không được thừa nhận là nhà báo nên những nạn nhân này không nhận được sự chú ý cần thiết của dư luận (thông qua chính kênh báo chí) cũng như sự bảo vệ từ pháp luật. Điều đó, đến lượt nó, có nguy cơ gây cho những đối tượng cản trở tâm lý xem thường và “bắt nạt” những người tuy vẫn hành nghề báo chí nhưng không có thẻ.

14 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2011, định nghĩa “cản trở” là “gây trở ngại, làm cho không tiến hành được dễ dàng”. Một tài liệu khác – Dự án Từ điển tiếng Việt, truy cập tại địa chỉ http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ định nghĩa động từ hoặc danh từ “cản trở” là “gây khó khăn trở ngại, làm cho không tiến hành được dễ dàng, suôn sẻ, ví dụ cản trở giao thông, công việc bị cản trở, cản trở sự tiến bộ”.

II. Một số vụ cản trở tác nghiệp điển hình trong hai năm qua

Do số lượng các vụ cản trở quá nhiều, tính chất phức tạp, diễn ra trên địa bàn quá rộng lớn (cả nước), nên khi thực hiện báo cáo này, chúng tôi chọn một giai đoạn cụ thể để khảo sát. Theo nhận định của đa số nhà báo mà chúng tôi tiếp xúc, thì khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay, có thể do có những diễn biến phức tạp về kinh tế - chính trị - xã hội mà báo chí vẫn bám sát, nên tình hình hoạt động báo chí ở Việt Nam có xu hướng biến động theo hướng bất an hơn cho nhà báo. Số vụ cản trở xảy ra ngày một nhiều (so với thời gian trước đó), và ở nhiều vụ, tính chất cũng nghiêm trọng hơn.

Để nghiên cứu được tập trung hơn, chúng tôi lựa chọn thời gian khảo sát là trong hai năm trở lại đây. Ở mức độ nào đó, tất cả các vụ cản trở tác nghiệp báo chí đều nghiêm trọng bởi nó thể hiện sự coi thường pháp luật, xâm phạm quyền hành nghề vì nhiệm vụ công của cá nhân khác. Tuy nhiên, cũng để hạn chế bớt quy mô quá dàn trải nên chúng tôi chỉ lựa chọn những vụ việc nghiêm trọng theo nghĩa được công luận nhắc đến thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Các nạn nhân của hành vi cản trở cũng được xác định là người làm báo (có thẻ hoặc không có thẻ) bị cản trở trong lúc đang tác nghiệp hợp pháp hoặc gần như sau khi vừa tác nghiệp xong, cho thấy có dấu hiệu liên quan. Vì lý do này, chúng tôi sẽ không xét đến ở đây những vụ việc tuy cũng rất nghiêm trọng nhưng lại không diễn ra nhằm vào nhà báo đang tác nghiệp hợp pháp, và không có bằng chứng cho thấy có liên quan trực tiếp với hoạt động tác nghiệp của nhà báo; chẳng hạn vụ việc nhà báo Hoàng Hùng (Người Lao Động) bị phóng hỏa tại nhà riêng trong đêm 19/1/2011, gây xôn xao dư luận.

HỘP 1:

15BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Trong hai năm qua, trên toàn quốc, đã có nhiều vụ cản trở tác nghiệp được phản ánh trên báo chí:

- Phóng viên Minh Sơn (báo Người Lao Động) bị ném đá vào kính xe ô-tô (tại Đồng Nai, ngày 24/7/2011);

- Hai phóng viên Phạm Hồng Phong (Truyền hình Kỹ thuật số VTC) và Lê Duy Khánh (truyền hình ATV của báo An Ninh Thủ Đô) bị côn đồ chửi bới, đấm vào mặt, bóp cổ… (Hà Nội, ngày 14/6/2011);

- Nhà báo Võ Thanh Mai (báo Nông Nghiệp Việt Nam) bị tấn công bằng dao (Nghệ An, ngày 30/5/2011);

- Phóng viên Trần Công Lũy (báo Công Lý) bị tấn công, còng tay, giật camera, dẫn giải như tội phạm (An Giang, ngày 29/5/2011);

- Nhà báo Nguyễn Hồng Cơ (báo Pháp luật Việt Nam) bị hành hung, dọa giết (Thủ Đức, ngày 21/5/2011);

- Nhà báo Đặng Ngọc Như (báo Công an Nhân dân) bị một nhóm đối tượng ném chất thải pha nhớt vào nhà riêng (Gia Lai, 16/5/2011);

- Phóng viên Duy Bùi (báo Thể thao 24h) bị bảo vệ sân Thiên Trường hành hung, bẻ tay, giật máy ảnh và xóa ảnh (Nam Định, ngày 15/4/2010);

- Hai phóng viên Thái Duy và Mỹ Phương (Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương) bị chủ, nhân viên quán café Karum-Kim hành hung, giật máy quay phim (Bình Dương, 5/4/2010);

- Nhóm nhân viên sản xuất chương trình truyền hình thuộc Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VBC) bị bảo vệ của Tập đoàn kinh tế Vinashin hành hung, thu giữ máy quay (Hà Nội, ngày 30/3/2010);

- Hai phóng viên Huỳnh Lộc và Hàn Giang (báo Pháp Luật TP.HCM) bị côn đồ hành hung, giật và phá máy ảnh (Long An, ngày 21/3/2010);

- Nhà báo Ngô Mai Phong (báo Lao Động) bị một số đối tượng

16 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

không rõ danh tính đe dọa (khoảng tháng 3/2010).

- Phóng viên Cẩm Châu (báo Nông Thôn Ngày Nay) bị một nhóm người hành hung và bắt giữ làm con tin suốt 7 tiếng đồng hồ (Quảng Nam, ngày 10/1/2010);

- Nhà báo Võ Minh Châu (báo Tiền Phong) bị em trai Chủ tịch xã đánh trọng thương (Hà Tĩnh, ngày 6/1/2010);

- Nhà báo Trần Thế Dũng (báo Người Lao Động) bị một nhóm buôn lậu hành hung dã man, sát biên giới Lạng Sơn (ngày 6/1/2010).

Đặc biệt, trong quá trình nhóm nghiên cứu chuẩn bị báo cáo này, chỉ tính từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10/2011, đã xảy ra một loạt vụ cản trở nhà báo tác nghiệp, mà không phải vụ nào cũng được phản ánh trên báo:

- Ngày 2/10, nhà báo Vũ Tiến Dũng (Đài PTTH Lào Cai) nhận được hai tin nhắn đến máy di động cá nhân của mình, có nội dung đe dọa: “Thằng Dũng kia, đợt này mày chết rồi con ạ... Tao chỉ khóc thương cho mày khi vợ trẻ, con thơ...”. Sáng 5/10, anh Dũng đã gửi đơn tới Công an tỉnh Lào Cai và Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai đề nghị được bảo vệ. Trước đó ít ngày, anh có làm loạt phóng sự truyền hình về việc một doanh nghiệp tư nhân cung cấp cơm hộp không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú trường tiểu học Lê Văn Tám ở TP Lào Cai.

- Khoảng 21h30 ngày 2/10, tại huyện Đồng Phú – Bình Phước, phóng viên Đ.T.T. (phân xã Bình Phước, TTXVN) bất ngờ bị hai thanh niên dùng ống tuýp sắt tấn công. Phóng viên T. kịp chạy thoát. Không tìm được anh, nhóm tấn công quay lại đập phá xe máy của bạn anh. Trước đó, vào ngày 1-2/10, phóng viên này có đăng hai bản tin trên VietNam Plus về việc ông Lê Văn Bắc, Phó trưởng Công an xã Tân Lập, cùng một công an viên và hai dân quân tự vệ chặn người đi đường, lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó tự ra quyết định trái pháp luật để tạm giữ xe máy của công dân.

- Ngày 30/9, phóng viên Trương Hồng Sơn (báo Đất Việt, thường trú tại Quảng Nam) bị một số điện thoại lạ gọi đến dọa giết. Sự việc xảy ra thường xuyên, đến ngày 4/10., phóng viên Trương Hồng Sơn phải

17BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

gửi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng.

- Phóng viên báo Lao Động đang tác nghiệp tại tại hiện trường một vụ tai nạn giao thông thì bị ông Hồ Xuân Thành – người gây tai nạn, cán bộ trung tâm văn hóa huyện Quỳnh Lưu – dọa giết và dùng nhiều lời lẽ thô tục xúc phạm, cương quyết ngăn cản việc tác nghiệp của phóng viên ngay trước mặt cảnh sát giao thông.

- Chiều 1/9, được sự đồng ý của Giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ, hai phóng viên Giang Văn Hải và Đào Hồng Quân (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) đã thực hiện ghi hình ảnh và phỏng vấn nhân chứng của vụ thảm sát Mỹ Lai. Trong khi họ đang tác nghiệp, ông Giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ đột ngột quát mắng, vô cớ lập biên bản thu giữ máy quay phim của hai phóng viên.

- Nhà báo Hữu Toàn (báo Công An Nhân Dân) bị một đối tượng đe dọa và xúc phạm danh dự sau khi báo Công An Nhân Dân số ra ngày 25/8 đăng bài “Một người mẹ liệt sĩ bị con ngược đãi”.

18 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Khoảng 7h40 ngày 30/5/2011, trong khi đang đổ xăng tại cây xăng ở góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong (TP Vinh, Nghệ An), nhà báo Võ Thanh Mai - phóng viên thường trú Báo Nông nghiệp Việt Nam tại Nghệ An - bất ngờ bị hai đối tượng bịt mặt lao vào tấn công bằng dao. Ngay sau đó cả hai đối tượng lên xe máy tẩu thoát. Nhà báo Thanh Mai được người dân đưa vào Bệnh viện Thành An - Sài Gòn cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Vinh - khoa Hồi sức Cấp cứu - cho biết: “Khi được đưa vào bệnh viện, nạn nhân trong tình trạng mất máu nhiều với vết thương ở vai, tay. Chúng tôi đã tiến hành khâu 21 mũi”. Được biết, trong thời gian gần đây, nhà báo Thanh Mai có đăng một số bài viết phản ánh tình trạng tiêu cực ở Nghệ An, có thể đây là nguyên nhân khiến anh bị chém để “dằn mặt”.

(Sài Gòn Giải Phóng, 30/5/2011)

Tổng cộng, có 12 vụ cản trở với tính chất nghiêm trọng được báo chí phản ánh. Trong đó, 7 vụ nhằm vào các nạn nhân là người tuy hoạt động báo chí nhưng lại không được cấp thẻ nhà báo, do đó không được công nhận là nhà báo.

Một vụ việc được nhắc tới với liều lượng cao hơn các vụ khác (số lượng tin bài nhiều hơn trong thời gian dài hơn), là trường hợp nhà báo Trần Thế Dũng của báo Người Lao Động bị hành hung tại Lạng Sơn, sát gần một điểm nóng về buôn lậu xuyên biên giới. Nhóm buôn lậu hành hung tập thể nhà báo Trần Thế Dũng, sau đó công khai đưa nạn nhân đến đồn công an rồi bỏ đi, thể hiện một sự ngang nhiên coi thường pháp luật, coi thường công dân. Bệnh án của bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ghi rõ anh Dũng bị “chẩn đoán chấn thương sọ não kín, tụ máu quanh hốc mắt hai bên, tụ máu xung huyết hai mắt”… Sau hơn hai tháng, cơ quan Cảnh sát Điều tra huyện Cao Lộc, Lạng Sơn đã ra quyết định không khởi tố hình sự vụ hành hung nhà báo này khiến lãnh đạo nhiều cơ quan Trung ương phải bày tỏ thái độ. Sau đó, do sức ép từ Trung ương, công an tỉnh Lạng Sơn mới khởi tố vụ án, nhưng mới đây lại đã quyết định đình chỉ điều tra.

Một vụ việc khác cũng gây thương tích cho nạn nhân (tỷ lệ thương

HỘP 2:

19BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

tật 3%) là trường hợp nhà báo Võ Minh Châu của báo Tiền Phong.

Các vụ khác mang tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm: Phóng viên Trần Công Lũy bị còng tay, giật camera, áp giải giữa Hội chợ Thương mại Quốc tế ĐBSCL; phóng viên Duy Bùi bị bẻ tay, giật máy và xóa ảnh, áp giải trước mắt hàng nghìn cổ động viên trên sân Thiên Trường… Tương tự vụ việc của nhà báo Trần Thế Dũng, đây được coi là một trường hợp trong đó cơ quan chức năng không có sự xử lý thỏa đáng để bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Nhà báo Ngô Mai Phong (báo Lao Động) sau khi viết loạt bài (đăng trên Lao Động, tháng 3/2010) phản ánh về hoạt động khai thác than trái phép diễn ra công khai tại Quảng Ninh trong những ngày Tết Nguyên đán Canh Dần (12-19/2/2010), đã bị những đối tượng lạ mặt nhắn tin khủng bố, đe dọa. Nhà báo Ngô Mai Phong báo cáo với cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh (tháng 6/2011). Tuy nhiên, chỉ không đầy một tuần sau, vào ngày 18/6/2010, trên Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Quảng Ninh và báo Công an Nhân dân, đã xuất hiện tin “Phóng viên báo Lao Động bị đe dọa sát hại là không có thật”, bác bỏ hoàn toàn việc ông Phong báo cáo, ngoài ra còn công khai danh tính nhà báo và các nguồn cung cấp thông tin cho ông Ngô Mai Phong.

Vụ việc hai phóng viên Phạm Hồng Phong (Truyền hình Kỹ thuật số VTC) và Lê Duy Khánh (truyền hình ATV thuộc báo An Ninh Thủ Đô) bị côn đồ chửi bới, đấm vào mặt, bóp cổ… (ngày 14/6/2011), thủ phạm được xác định là Trần Xuân Thanh (SN 1975, trú tại xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ngày 29/9/2011, Tòa án Nhân dân huyện Từ Liêm đã mở phiên tòa xét xử Trần Xuân Thanh và tuyên phạt Thanh 6 tháng tù giam, về tội “Chống người thi hành công vụ”. Đây là một trong số ít trường hợp được xử lý nhanh, trong đó lý do quan trọng là hai phóng viên này được cơ quan nhà nước trưng tập đi làm nhiệm vụ, họ được coi là thi hành công vụ. (Xem thêm chương IV, mục 1.2, “Hoạt động báo chí – công vụ hay không công vụ?”).

III. Một số kết quả khảo sát đáng chú ý

Như đã trình bày tại phần I. (Quá trình nghiên cứu trước đây – Các định nghĩa đã có về “cản trở tác nghiệp báo chí”), cho đến nay chưa

20 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

có một định nghĩa chính xác về “thế nào là cản trở tác nghiệp báo chí”. Do vậy, trong khuôn khổ dự án “Nghiên cứu - truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí”, chúng tôi đã cố gắng để đạt tới một định nghĩa đầy đủ về khái niệm này, thông qua một cuộc khảo sát với quy mô 384 người làm báo trên toàn quốc. Các câu hỏi nhằm xác định bốn vấn đề sau:

- Nhận diện hành vi cản trở báo chí- Quan niệm, nhận thức của người làm báo về hành vi cản trở tác nghiệp báo chí- Hậu quả của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí- Định nghĩa rút ra về “thế nào là cản trở tác nghiệp báo chí”.

III.1. Các hình thức cản trở

Các hành vi cản trở báo chí rất đa dạng. Trong khuôn khổ dự án, chúng tôi tập trung liệt kê một số hành vi được các nhà báo, phóng viên cho là phổ biến nhất và bản thân họ cũng gặp phải nhiều nhất. Nói cách khác, câu hỏi được chia thành hai phần chính:

l Phần các nhà báo, phóng viên nhận diện hành vi cản trở (theo bạn, như thế nào thì gọi là hành vi cản trở tác nghiệp báo chí);l Phần các nhà báo, phóng viên chia sẻ thực tế họ đã trải qua (bạn đã bị cản trở chưa và bị cản trở như thế nào)

Với câu hỏi “Bạn đã từng bị cản trở trong quá trình tác nghiệp chưa?”, chúng tôi nhận được câu trả lời “Có” từ 327 trên tổng số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi, nghĩa là một tỷ lệ rất cao (87,90%).

21BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Với câu hỏi “Theo bạn, như thế nào thì được gọi là hành vi cản trở tác nghiệp báo chí”, các phóng viên, nhà báo đã nhận diện khoảng 12 nhóm hành vi cản trở. Đây chắc chắn chưa phải một sự thống kê, định nghĩa đầy đủ, bởi trên thực tế, hành vi cản trở báo chí “thiên hình vạn trạng”, có những trường hợp rất tinh vi, không thể nhận diện. Ngay cả tên gọi của các hành vi này có thể cũng chưa phản ánh được hết nội hàm, tính chất, mức độ của nó; chẳng hạn “Gây khó dễ” là một khái niệm rất rộng.

Chúng tôi xin liệt kê 12 nhóm đã được các phóng viên, nhà báo nhận diện, như dưới đây:

Nhóm 1 – Né tránh cung cấp thông tin

Nhóm này có thể có các biểu hiện như: Khi phóng viên gọi điện liên hệ, đối tượng (có nghĩa vụ và thẩm quyền cung cấp thông tin) nại các lý do sau để từ chối: “Không biết”, “Bận”, “Mệt”, “Chuyện nội bộ, chưa/ không thể công bố được”, hoặc đùn đẩy trách nhiệm trả lời cho người khác, cơ quan khác.

l 229 trường hợp đề cập tới việc bị cản trở vì đối tượng nại lý do “Đây là chuyện nội bộ, chưa/ không thể công bố” (cao nhất, chiếm tỷ lệ 59,64%);

22 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

l 228 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng kêu “bận” (59,38%);l 208 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng đùn đẩy trách nhiệm trả lời cho người khác, cơ quan khác (54,17%); l 188 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng nại lý do “Không biết” (48,96%);l 23 trường hợp đề cập việc bị cản trở vì đối tượng nại các lý do khác để từ chối (5,99%).

Trong số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi có 202 người thực sự đã từng bị cản trở theo cách né tránh cung cấp thông tin (52,60%).

Nhóm 2 – Gây khó dễ

Hành vi gây khó dễ rất đa dạng, và nhiều trường hợp rất tinh vi, đủ để người làm báo và cơ quan báo chí không thể dùng điều luật hay quy định nào về cung cấp thông tin để gây sức ép. Trong 384 người được khảo sát, có 183 người xác nhận từng bị cản trở theo cách này (47,66%).

Đối tượng (có nghĩa vụ và thẩm quyền cung cấp thông tin) thường sử dụng các chiêu như:

- Liên tục sai hẹn: Đối tượng không từ chối hẳn, mà vẫn nhận lời tiếp phóng viên, nhưng liên tục sai hẹn, cốt để phóng viên nản và bỏ cuộc (mà không thể xử lý thông tin bằng cách nói rằng đối tượng “đã từ chối tiếp xúc”). 198/384 phóng viên, nhà báo được hỏi xác định đây là một hình thức cản trở (51,56%).

23BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Đi tìm hiểu khiếu nại của một bạn đọc ở xã T., huyện B., tỉnh Bình Dương, buổi sáng tôi đến UBND xã T. thì được nhân viên ủy ban tiếp và vào trình bày sự việc với chủ tịch xã. Một lúc sau, nhân viên này quay ra nói: “Chút nữa chủ tịch bận phải đi đám tang nên chủ tịch hẹn anh vào đầu giờ chiều”. Đầu giờ chiều, quay lại thì “chủ tịch xã đã đi họp ở trên huyện nên hẹn phóng viên bữa khác quay lại”. Tôi gọi điện thoại trực tiếp cho chủ tịch xã thì ông này nói đang bận họp và nói chờ khoảng nửa tiếng phó chủ tịch xã sẽ ra tiếp. Ngồi chờ mỏi mòn gần hai tiếng đồng hồ giữa không khí oi bức, tôi nhắc thì một nhân viên nam lấy máy điện thoại ra gọi cho phó chủ tịch xã, rồi nói vị phó chủ tịch này “bận đi công chuyện đột xuất nên hẹn phóng viên bữa khác quay lại”. Mấy bữa sau, tôi liên hệ lại thì chủ tịch xã T. yêu cầu phải có giấy giới thiệu của huyện mới tiếp. Lòng vòng thêm một thời gian thì phóng viên mới nhận được lời giải thích cho chuyện khiếu nại của bạn đọc! Có vậy thôi mà sao khó khăn dữ vậy?

Minh Hiếu (báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 21/6/2011)

- Kéo dài thời gian bằng nhiều lý do: Gần giống dạng cản trở “liên tục sai hẹn”, nhưng ở đây, nhân vật không hẹn cụ thể thời gian gặp, nại các lý do khác nhau để trì hoãn việc gặp, khiến thông tin mất dần tính thời sự. 223/384 phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng đây là một hình thức cản trở (chiếm tỷ lệ cao nhất, 60,68%).

- Đòi hỏi thủ tục: Mặc dù nhân vật có nghĩa vụ và thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng vẫn đòi hỏi thêm giấy tờ thì mới tiếp phóng viên, ví dụ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của cơ quan báo chí, giấy mời riêng của cơ quan chức năng… Đây rõ ràng là hành vi cản trở, nhưng chưa bao giờ bị nhận diện và rất khó xử lý. 213/384 phóng viên, nhà báo nhận diện màn “đòi hỏi thủ tục” này là hành vi cản trở (55,47%);

HỘP 3: PHÓNG VIÊN PHẢI ĐI LÒNG VÒNG

24 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Ở cấp quận, một số nơi chấp hành “quy chế phát ngôn” quá triệt để. Việc lớn nhỏ gì cũng “phải gặp, phải xin phép người phát ngôn”. Thậm chí có lần khi tôi hỏi về chuyên môn trong ngành chứ không phải trường hợp cụ thể nào, một vị trưởng phòng ở quận X cũng né vì: “Lên báo là phải xin ý kiến của chủ tịch quận”. Ấy là chưa kể lãnh đạo cao nhất cơ quan thường xuyên đi họp, muốn gặp họ đôi khi phải đăng ký trước cả tuần. Việc gì cũng có hai mặt. Khi nhà báo bị hạn chế thông tin, bị né trả lời từ nguồn chính thống thì buộc lòng họ phải lấy từ các nguồn khác. Nếu nội dung bài viết chưa được chính xác, đa chiều thì không chỉ nhà báo bị ảnh hưởng mà chính những cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cũng bị ảnh hưởng. Khi ấy phải thấy đó là phần lỗi rất lớn của những người vin “quy chế phát ngôn” để né báo chí. Hà Nguyễn (báo Pháp Luật TP.HCM, ngày 21/6/2011)

- Cắt liên lạc: Đây là kiểu hành vi cản trở trong đó đối tượng chủ động tắt máy điện thoại, cắt mọi kênh liên lạc qua điện thoại, email, fax… “biến mất một cách bí ẩn”. Có trường hợp, đối tượng đồng ý tiếp xúc, nhưng khi phóng viên đến địa điểm hẹn thì không gặp, gọi điện thì đối tượng không bật máy. 150/384 phóng viên, nhà báo được hỏi đề cập tới hình thức cản trở này (39,06%);

- Vòi tiền, đòi “trả ơn”, “trả công”: Trường hợp này, đối tượng thường đặt điều kiện để cung cấp thông tin, đòi phóng viên trả ơn, trả công bằng quà cáp biếu xén. 85/384 phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng đây là một hình thức cản trở (22,14%);

20 trường hợp gặp các hình thức gây khó dễ khác.

Nhóm 3 – Mua chuộc

Chúng tôi xếp hành vi mua chuộc phóng viên, nhà báo (hiện đang được coi là người thi hành công vụ trong một số trường hợp) vào

HỘP 4: NÉ BẰNG… QUY CHẾ PHÁT NGÔN

25BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

loại hành vi cản trở tác nghiệp báo chí. Việc đối tượng tiến hành mua chuộc nhằm tác động để phóng viên, nhà báo hoặc là không theo đuổi vụ việc nữa, hoặc là xử lý nội dung tin, bài theo chủ ý của đối tượng. Mua chuộc có nhiều hình thức trong thực tế, nhưng căn cứ vào định nghĩa do các phóng viên, nhà báo được khảo sát đưa ra, có thể thấy hai hình thức mua chuộc chủ yếu là bằng lợi ích (tiền) và bằng tác động vào một mối quan hệ nào đó có ảnh hưởng tới nhà báo.

l 259/384 phóng viên, nhà báo được khảo sát cho rằng có chuyện đối tượng gạ gẫm, mua chuộc bằng quan hệ (67,45%);l 177/384 người cho rằng có chuyện đối tượng gạ gẫm, mua chuộc bằng lợi ích (46,09%).

94 người cho biết đã ít nhất một lần bị gạ gẫm, mua chuộc (24,48%).

Dưới đây là một trường hợp điển hình của việc cản trở tác nghiệp bằng cách mua chuộc phóng viên (trích thư của nhà báo Cao Hùng (cơ quan thường trú của báo Lao Động tại TP.HCM) gửi Tổng Biên tập báo Lao Động, ngày 28/3/2011):

(…) Kể từ tháng 10/2010 đến nay, xung quanh các bê bối xảy ra tại Trường Cao đẳng Điện Lực TP.HCM, tôi đã viết khoảng 10 tin, bài (…).

Bài báo đầu tiên, lãnh đạo cơ quan thường trú (CQTT) ký duyệt và Ban Biên tập cho đăng. Song, đến bài thứ hai, khi tôi đã nộp lên bàn lãnh đạo, thì thật bất ngờ, lãnh đạo CQTT thông báo cho tôi biết rằng: Một ông phụ trách Đảng ủy phía Nam của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ dẫn ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Hiệu trưởng trường) tới gặp lãnh đạo CQTT. Tôi khuyên lãnh đạo không nên gặp các đối tượng trên, khi phóng viên đang viết bài phanh phui sai phạm. Tuy nhiên, phía lãnh đạo CQTT vẫn tiếp xúc. Và sau đó, bài báo thứ 2 của tôi buộc phải bị gác lại.

(…) Sau bài báo thứ hai, tuân thủ chỉ đạo của lãnh đạo CQTT, tôi đã xuống làm việc với ông Nghiệp và 3 cán bộ lãnh đạo khác của Trường Cao đẳng Điện Lực, ngay tại phòng làm việc của ông Nghiệp.

Trong buổi làm việc này, ông Nghiệp cũng như Ban giám hiệu nhà

26 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

trường không có một cơ sở chứng lý nào thuyết phục nhằm phản hồi lại hai bài báo. Họ thừa nhận có các vụ việc báo nêu và ông Nghiệp xin báo đừng đăng nữa. Cuối buổi làm việc, tôi bước ra khỏi phòng ông Nghiệp để ra về, thì ông Nghiệp, một mặt quát tháo đuổi cả ba cán bộ dưới quyền ra khỏi phòng; đồng thời tới hộc bàn lấy ra một phong bì đựng tiền, lao về phía tôi, kéo tôi trở ngược vào trong phòng, hòng hối lộ phóng viên một cách trơ trẽn giữa thanh thiên bạch nhật. Tôi đã nghiêm khắc cảnh cáo hành vi vi phạm luật pháp của ông Nghiệp và đi ra khỏi trường. (…)

Trong 15 năm công tác ở báo Lao Động, nhà báo Cao Hùng – nổi tiếng với các loạt bài chống tiêu cực và bảo vệ môi trường – cũng nhiều lần bị đối tượng xã hội đe dọa giết (“chặt đầu cắt tai”…) hoặc hối lộ (mời phóng viên đến gặp và chủ động chồng cọc tiền hàng chục triệu đồng trước mặt) .

Nhóm 4 – Gián tiếp ngăn chặn hoạt động tác nghiệp

Một hình thức cản trở “rất hiệu quả” là đối tượng tác động gián tiếp vào phóng viên, nhà báo thông qua một bên thứ ba: lãnh đạo cơ quan báo chí, đồng nghiệp, người quen, bạn bè, thậm chí gia đình.

l 280/384 người được khảo sát cho biết có khả năng phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp thông qua chính lãnh đạo của mình, hoặc từng chứng kiến điều này (tỷ lệ cao nhất, 72,92%);l 192 trường hợp cho rằng phóng viên, nhà báo có thể bị tác động thông qua đồng nghiệp, bạn bè, người quen, hoặc từng chứng kiến điều này (50%%);l 114 trường hợp cho rằng phóng viên, nhà báo có thể bị tác động thông qua gia đình, họ hàng thân thích, hoặc từng chứng kiến điều này (29,69%)

130 người từng bị cản trở trên thực tế theo cách này (33,85%).

Lá thư của nhà báo Cao Hùng gửi Tổng Biên tập báo cũng phản ánh nghi vấn của nhà báo về khả năng đối tượng có sự tác động đến lãnh đạo tòa soạn để gác bài, cản trở tác nghiệp của nhà báo.

(…) Vài ngày sau, tôi viết tiếp bài báo thứ ba, có đưa nội dung buổi làm việc với ông Nghiệp. Lãnh đạo CQTT đã ký duyệt và gửi ra tòa soạn.

27BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Chị Phương Yên lên trang, dự kiến sẽ đăng bài báo trên. Bất ngờ, vào một ngày nọ, khoảng 16 giờ chiều, chị Yên báo cho tôi biết bài báo đã bị Ban Công đoàn lột ra, bởi có văn bản của EVN đề nghị ngừng đăng, vì EVN không muốn tư tưởng cán bộ công nhân viên Trường Cao đẳng Điện Lực bị xáo trộn, vì đơn vị đó sắp Đại hội Công đoàn.

Tôi không thể nào hiểu nổi, tại sao chỉ vì một lý do … chẳng ra đâu vào đâu, mà một tờ báo lớn như Lao Động lại nghe theo mà gác bài của phóng viên. Tôi vô cùng bức xúc, nên đã đề nghị Thư ký tòa soạn dời bài sang trang 7. Nhưng tới nửa đêm, theo phản ánh của anh em ngoài ấy, lãnh đạo báo đã lột bài viết của tôi xuống lần thứ hai. (…)

Sau đó, tôi lại được lãnh đạo CQTT mời tới cơ quan để làm việc với ông Trần Văn Ngọc – Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong thâm tâm, tôi không hề muốn gặp bất kỳ ai; một khi bài viết của tôi không có gì sai và bản thân tôi cũng không vi phạm bất kỳ điều gì về tư cách, đạo đức của người viết báo. Song, tuân thủ yêu cầu của lãnh đạo CQTT, tôi chấp nhận gặp ông Ngọc ngay tại phòng làm việc của lãnh đạo CQTT. Khoảng gần trưa, ông Ngọc tới cơ quan, nhưng lại… đèo thêm ông Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện Lực. Tôi đã từ chối gặp ông Hiệu trưởng và xin mời ông ấy ra khỏi phòng để lãnh đạo CQTT và tôi làm việc riêng với ông Ngọc. (…)

Nhóm 5 – Thu giữ phương tiện tác nghiệp

Chúng tôi gọi chung thẻ nhà báo, máy ghi âm, máy ghi hình (chụp ảnh và quay phim, cùng hệ thống thiết bị, vật tư đồng bộ đi kèm), và tài liệu phục vụ tác nghiệp trong trường hợp cụ thể là các phương tiện tác nghiệp của phóng viên, nhà báo.

Khảo sát của RED đối với 384 phóng viên, nhà báo trên toàn quốc cho thấy:

l 306 người cho rằng thu giữ máy ảnh, máy quay phim là hành vi cản trở tác nghiệp (79,69%);l 181 người cho rằng thu giữ thẻ nhà báo là hành vi cản trở tác nghiệp (47,14%);l 141 người cho rằng thu tài liệu (sổ sách…) là hành vi cản trở tác nghiệp (36,72%)

28 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

79/384 người từng bị thu giữ phương tiện tác nghiệp trên thực tế (20,57%).

Thông thường khi nói tới hành động “thu giữ”, chúng ta hiểu đó là việc làm của cơ quan chức năng. Điều đáng chú ý ở đây là trong rất nhiều trường hợp, phóng viên, nhà báo bị những đối tượng hoàn toàn không có thẩm quyền, không thuộc cơ quan chức năng nào, giằng giật máy ảnh. Bản thân những nhân viên thuộc cơ quan công quyền cũng có những người lạm dụng quyền hạn, chức vụ để yêu cầu phóng viên, nhà báo giao nộp máy ảnh một cách vô lối, không theo quy định nào, theo như bài viết có tính “khiếu nại” dưới đây của phóng viên Kiều Vượng (website Vtinnhanh).

29BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

“Lúc 7h30 ngày 18/8/2011, phóng viên chúng tôi bao gồm hai người có mặt tại thôn Tân Hạ, xã Quang Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình (bên ngoài trụ sở Công ty Adora). Khi chúng tôi đang tác nghiệp thì có hai người tự xưng danh là Lãnh đạo xã Quang Sơn đến giật máy ảnh và kéo xe của phóng viên vào lán xe của Công ty. Cùng lúc đó, trung tá cảnh sát Vũ Đức Thế yêu cầu một phóng viên “nộp máy ảnh” vì tác nghiệp sai quy định khi chưa “xin phép” chính quyền địa phương?! Phóng viên còn lại chưa có hoạt động tác nghiệp gì thì bị lực lượng này đuổi ra khỏi hiện trường.

Khi phóng viên đầu tiên xuất trình các giấy tờ cần thiết, đồng thời khẳng định việc tác nghiệp của các phóng viên tại thời điểm trên là không vi phạm pháp luật thì bị các lực lượng gồm công an, bảo vệ của Công ty… dùng lời nói để đe dọa cản trở phóng viên tác nghiệp.

Sau đó, trung tá CA Phạm Tường Lâm yêu cầu phóng viên phải “giao nộp máy ảnh”(?). Khi không được chấp thuận, ông Lâm đã ép buộc phóng viên mở máy ảnh để xóa tất cả dữ liệu mà phóng viên đã tác nghiệp tại đây. Biết tình hình sẽ khó khăn nên phóng viên đành phải tìm cách để bảo vệ phương tiện cũng như dữ liệu tác nghiệp của mình. (…)

(Bài “Công nhân đình công, phóng viên tác nghiệp bị cản trở” – Kiều Vượng – website Vtinnhanh, 23/8/2011)

Nhóm 6 – Phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp

Nghiêm trọng hơn hành vi thu giữ là hành vi phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp của người làm báo. Theo khảo sát của RED:

l 244/384 phóng viên, nhà báo từng chứng kiến hoặc nghe nói đến các vụ đồng nghiệp bị phá hoại máy móc thiết bị, và coi đó là hành vi cản trở (63,54%);l 238 trường hợp đề cập đến các hành vi hủy hoại dữ liệu (file âm thanh, hình ảnh…) (61,98%);l 164 trường hợp đề cập tới các vụ phóng viên, nhà báo bị tiêu hủy tài liệu (42,71%).

HỘP 5:

30 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

47/384 người (12,24%) cho biết chính họ từng là nạn nhân của hành động phá hoại, tiêu hủy phương tiện tác nghiệp.

Nhóm 7 – Đe dọa

320 trên tổng số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi khẳng định rằng đe dọa, khủng bố tinh thần rõ ràng là một loại hành vi cản trở tác nghiệp báo chí (tỷ lệ 83,33%).

175 người (45,57%) cho rằng hành vi đe dọa, khủng bố nhiều khi không nhằm vào phóng viên, nhà báo mà lại vào thân nhân, gia đình họ, và đấy cũng là hành vi cản trở.

71 người từng là nạn nhân của hành động đe dọa, khủng bố (nhằm vào họ hoặc vào người thân); chiếm tỷ lệ 18,49% trong tổng số 384 người được hỏi.

Hành vi này mức độ khá nghiêm trọng, nhiều trường hợp có dấu hiệu hình sự, cho nên không khó nhận diện.

31BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Tây Nguyên là vùng đất nổi lên nhiều mâu thuẫn, phức tạp, như dân di cư, nạn phá rừng, tàn phá động vật quý hiếm, phá vỡ kế hoạch của chính quyền địa phương, chất lượng cuộc sống suy giảm. Về mặt xã hội, pháp luật chưa được thực thi nghiêm minh, chất lượng hệ thống cán bộ còn yếu kém, tranh chấp khiếu kiện diễn ra trên nhiều lĩnh vực.

Báo chí ở khu vực Tây Nguyên là lực lượng mạnh, phản ánh khá tốt thực trạng nóng bỏng của Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiệu quả không phụ thuộc vào sự phản ánh của báo chí. Nhiều vụ việc, ví dụ phá rừng, sau khi được phản ánh trên báo chí lại rơi vào im lặng. Tác động của báo chí đối với các nhóm lợi ích hầu như không đáng kể. Hầu hết các vụ việc do báo chí phát hiện đều không được giải quyết, chỉ một số rất ít có hồi âm. Cơ quan chức năng nhiều nơi tỏ ra thờ ơ, vô can. Làm báo ở những địa phương như Tây Nguyên có thể nói là rất nguy hiểm. Bản thân tôi đã gặp hầu hết các hình thức cản trở, chỉ chưa bị hành hung thôi. Đe dọa, khủng bố tinh thần thì đã có, mà hậu quả lớn nhất là bị thiệt hại về tài sản, xe ô-tô bị đốt.

Về phía người dân, họ ủng hộ nhiệt tình, tôn trọng và tích cực hợp tác với nhà báo. Thái độ bất hợp tác, nếu có, chỉ rơi vào trường hợp báo chí đang phản ánh tiêu cực của người dân.

(Nhà báo Hoàng Thiên Nga, trưởng ban đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên)

Nhóm 8 – Giữ người

Hành vi cản trở này đã có dấu hiệu hình sự (Điều 123 Bộ luật Hình sự về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật), xâm phạm quyền công dân thấy rõ, cho nên nó không phải là một dạng cản trở tinh vi. Tuy thế, mức độ liều lĩnh, nguy hiểm, coi thường pháp luật của đối tượng thì lại cao, cho nên đối tượng cản trở trong các trường hợp nhìn chung là thành phần ít học, “đối tượng xã hội” (lưu manh, côn đồ, lâm tặc…). Các vụ giữ người, nhất là giữ phóng viên, nhà báo đang tác nghiệp hợp pháp, do đó thường được coi là “chuyện lớn”, đủ để xuất hiện trên mặt báo.

HỘP 6:

32 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Theo khảo sát của RED:

l 206 phóng viên, nhà báo nhận diện giam giữ, nhốt là hành vi cản trở tác nghiệp báo chí (53,65%);l 247 phóng viên, nhà báo liệt hành vi “giữ chân” nhằm hạn chế tác nghiệp cũng giống như hành vi câu lưu trái pháp luật (64,32%);l 119 phóng viên, nhà báo coi hành vi còng tay, khóa tay thuộc nhóm hành vi cản trở “giữ người” (30,99%).

55/384 người từng thực sự bị cản trở theo cách này (14,32%).

Dưới đây là bản tường trình của phóng viên Trần Công Lũy gửi báo Công Lý, ngày 30/5/2011, về việc anh bị lực lượng cảnh sát cơ động còng tay vô cớ tại một hội chợ ở An Giang.

(…) Khoảng 12 giờ 15 phút chúng tôi đến trung tâm hội chợ tọa lạc tại khu đất trống thuộc thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Lúc này là trưa nên Hội chợ cũng vắng thưa người tham quan mua sắm. Tôi dùng máy camera chụp ảnh lại cảnh người dân mua sắm ở các gian hàng, ảnh tảng đường thốt nốt…

Lúc này tôi nghe có tiếng tranh luận giữa một số người, nội dung gì thì tôi không rõ. Khi tôi đến chỗ ấy thì thấy có hai người phụ nữ đang nói chuyện với một người thanh niên tầm hơn 25 tuổi đang ngồi vắt chân trên xe gắn máy.

Lúc này trên tay tôi vẫn còn cầm camera. Người thanh niên này nói:

- Quay gì vậy ông nội?

Do tôi cũng không biết ông này là ai nên tôi không trả lời. Liền sau đó ông này nói to: “Ông không được quay phim chụp ảnh ở đây”.

Tôi nói ở đây tôi đâu thấy có bảng cấm nào đâu?

Rồi xuất hiện thêm một người thanh niên mập, mặc áo sơ mi ngắn tay và quần sọt tới hét: “Tôi nói không cho quay là không được quay”.

Tôi lặp lại ý như nói với người thanh niên khi trước. Và nói tôi là nhà báo đưa tin hội chợ sao mà không được chụp ảnh?

33BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Người thanh niên áo vàng bỏ xuống xe và lấy điện thoại gọi cho ai đó còn người mập thì hét vào mặt tôi: “Nhà báo cũng không được quay. Muốn tôi lấy máy đập không? Báo chí là cái gì?”.

Khi gọi điện xong thì tôi thấy có hai chiến sĩ cảnh sát cơ động chạy đến. Lúc này người mập dùng tay chụp camera của tôi. Theo phản ứng tự nhiên tôi thu máy lại và xô họ ra. Người này xông vào và hô còng tay nó lại. Cảnh sát cơ động móc còng ra. Tôi la lớn: “Tôi là phóng viên tác nghiệp, phạm tội gì mà còng?”. Bà con đang mua sắm gần đó đi tới xem chừng hơn 20 người. Lúc này nhà báo Quốc Huy cũng vừa đi tới nên móc thẻ nhà báo ra và nói to: “Chúng tôi là nhà báo đang tác nghiệp, phạm tội gì mà bắt?”. Bà con khi biết chuyện cũng la lên: “Sao bắt người ta?”. Do không biết hai thanh niên mặc thường phục là ai nên tôi giữ máy một cách quyết liệt. Ngay sau đó có lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp chừng 5-6 người tới cùng với hai cảnh sát cơ động và hai người mặc thường xông vào người tôi, rồi người bẻ tay, người bóp cổ, kẻ nắm đầu và còng ngoặt hai tay tôi ra phía sau. Sau khi còng được tôi họ cho hai cảnh sát cơ động xốc hai tay tôi lôi về trụ sở công an thị trấn Tịnh Biên cách nơi xảy ra vụ việc gần 2 km trước sự chứng kiến của đông đảo người dân, lái xe ôm tại khu vực đó. Một số người dân còn xông vào lực lượng công an phân bua, đòi họ có chuyện gì thì cũng mở còng cho nhà báo nhưng bất thành.

Đến trụ sở công an thị trấn họ cho tôi ngồi vào nghế, tay vẫn còng xiết hết mức rất đau, tôi đề nghị được nói lỏng nhưng họ bỏ ngoài tai.

Chừng 30 phút sau, có một người đàn ông mặc đỏ gay, nực mùi rượu, trên cổ áo ông ta còn vắt cái khăn lạnh, chứng tỏ ông này vừa mới đi uống rượu ở đâu đó mới về. Ông này hỏi tôi là ai, làm gì bị bắt, đòi xem thẻ nhà báo, giấy giới thiệu công vụ… Do tôi đang bị còng không lấy giấy tờ được nên ông này cho người mở một bên còng cho tôi. Tôi trình giấy giới thiệu của báo Công Lý, Quốc Huy thì trình thẻ nhà báo. Ông này tự xưng là Sáu Kiêu, Phó trưởng Công an huyện. Sau khi xem xong biết chúng tôi là phóng viên thật nên ông này trả lại và nói chờ người có trách nhiệm đến làm việc.

Một lúc sau có người cũng mặc thường phục giới thiệu tên là Lê Thành Đồng, phụ trách An ninh của Công an huyện Tịnh Biên… Ông Đồng đề nghị cảnh sát cơ động mở còng luôn cho tôi nhưng tôi không đồng ý và

34 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

đề nghị lạnh đạo công an huyện phải giải thích vì sao bắt giữ tôi, hoặc lập biên bản sự việc thì tôi mới cho tháo còng.

Ông Đồng cho gọi một người sau này giới thiệu là Thiếu tá Trần Văn Hai, Đội trưởng Cảnh sát Hình sự Công an huyện lập biên bản “Ghi lời khai”… và tôi đã trình bày đúng phần trên đây. Tôi đề nghị thêm: một là phải cung cấp cho tôi họ tên, cấp bậc chức vụ của hai người mặc thường phục hành hung tôi; thứ hai, là nếu như công an thấy việc làm mình là sai thì phải đưa tôi qua bên hội chợ và tháo còng ngay bên đó thì tôi mới cho mở còng.

Sau khi hội ý với ai đó, ông Hai cho biết tháo còng bên hội chợ thì không tiện, mong thông cảm, còn tên hai thanh niên kia thì cũng phải chờ ý kiến lãnh đạo. Chừng 10 phút sau ông Lê Thành Đồng lại vào và cho biết người thanh niên áo vàng tên là Tân, cán bộ cảnh sát hình sự huyện, còn người mập tên là Sang, cán bộ cảnh sát hình sự tỉnh An Giang tăng cường cho huyện; về cấp bậc, họ tên đầy đủ thì “xin lỗi chỉ cho biết tới đó thôi”.

Nhóm 9 – Quấy rối tình dục (để không tác nghiệp được)

Quấy rối tình dục là một hành vi nghiêm trọng nhằm vào công dân. Một trong những lý do khiến nghề báo bị coi là “nghề nguy hiểm” là các phóng viên, nhà báo (cả nam và nữ) đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục. Tuy nhiên, khảo sát của RED chỉ giới hạn ở những hành vi quấy rối nhằm mục đích đe dọa, gây nhiễu để phóng viên, nhà báo không tác nghiệp được. Với xác định này, tỷ lệ phóng viên, nhà báo bị quấy rối tình dục để không tác nghiệp được chỉ chiếm 18 trường hợp trên tổng số 384 người được hỏi.

80 trong số 384 người được hỏi cho rằng quấy rối tình dục để không tác nghiệp được là hành vi cản trở báo chí (20,83%). 18 người đã thực sự là nạn nhân của hành vi cản trở này (4,69%).

Nhóm 10 – Bôi nhọ, vu khống

207 trên tổng số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng nói xấu, bôi nhọ, vu khống người làm báo cũng là một loại hành vi cản trở tác nghiệp báo chí (53,91%), vì nó gây ra nhiều hậu quả, mà nhẹ nhàng nhất là người làm báo mất tinh thần, không hoàn thành được công

35BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

việc (xem phần III.3., “Hậu quả của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí”).

35 người từng thực sự bị cản trở theo cách này (9,11%).

Trích thư của nhà báo Cao Hùng (cơ quan thường trú báo Lao Động) gửi lãnh đạo, ngày 28/3/2011:

(…) Phía lãnh đạo Trường Cao đẳng Điện Lực còn rêu rao đã “mua” được báo Lao Động rồi. Thậm chí, tôi còn trao cho ông Ngọc một ảnh chụp dòng chữ do ông Trần Huy Thanh – một trưởng khoa Trường Cao đẳng Độc Lập – viết công khai lên bảng thông tin giữa sân trường rằng “muốn có tiền, hãy đi làm phóng viên báo Lao Động” (?!). Tôi cho đó là một hành vi vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng, trước hết với uy tín của báo Lao Động; kế đó, là hành vi nói sai sự thật, cố tình bôi nhọ, xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của phóng viên báo Lao Động.

(…) Khi phóng viên viết bài, suốt thời gian 7 ngày, lãnh đạo báo gác bài phóng viên mà không hề hồi âm, cho phóng viên biết bài đã bị gác vì lý này hay lý do kia, thì có vi phạm nguyên tắc hay không ? Lẽ ra, phóng viên cần được biết ngay tức thời rằng, bài báo bị gác do viết còn sai sót, hoặc phóng viên có dấu hiệu ăn hối lộ phía bị phê phán.v.v… Nếu được thông báo và có lý do xác đáng, tôi tâm phục khẩu phục và chấp nhận bị gác bài mà không áy náy điều gì. Đằng này, sau 7 ngày không có ý kiến gì với phóng viên, tới khi báo ra, lãnh đạo báo mới cho biết bài báo “không có thông tin gì mới” (?).

Tiếp theo đó là ra quyết định xử phạt tôi. Thiết nghĩ ở đây, cho dù tôi có mắc sai phạm của báo, thì so với những gì phóng viên thực hiện, (mang lại kết quả tốt là kẻ sai phạm phải ra đi, giúp hàng loạt cán bộ công nhân viên tại Trường Cao đẳng Điện Lực đòi được công bằng), sai phạm đó cũng không đáng kể. Bởi lẽ, phóng viên của báo đã điều tra chính xác các sai phạm. Về mặt danh dự, các bài báo đã là minh chứng hùng hồn cho cả tập thể cán bộ công nhân viên Trường Cao đẳng Điện Lực một chân lý: Báo Lao Động đã không bị mua như một số người trong ê kíp của ông Hiệu trưởng từng rêu rao bôi nhọ tờ báo. Qua đó, uy tín của tờ báo càng được nâng cao trong bạn đọc. Lẽ ra, với những gì phóng viên đã làm, ít ra lãnh đạo báo phải động viên, an ủi; đằng này, trái lại, một… cái tát vào mặt phóng viên chỉ vì vi phạm quy định trên.

36 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Nhóm 11 – Tấn công, gây thương tích

Đây là hành vi phạm tội hình sự nghiêm trọng với tính chất côn đồ thấy rõ, cho nên không khó nhận diện nó: 237 trong tổng số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng tấn công, gây thương tích là hành vi cản trở tác nghiệp báo chí (61,72%).

Đặc biệt, 35 trên tổng số 384 người được hỏi đã từng bị tấn công, gây thương tích trong quá trình tác nghiệp (9,11%), và không một trường hợp nào trong số này được chứng kiến đối tượng tấn công bị xử lý theo pháp luật sau đó. Nguyên nhân có thể do các vụ việc đều “chưa đủ nghiêm trọng” để cả dư luận báo chí lẫn cơ quan chức năng vào cuộc. Đây là điều nhà báo Trần Đức Chính, Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận (cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam), từng nói: “… Trong quá trình tác nghiệp nhà báo thường phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm, nhưng thực tế lại đang thiếu những quy định pháp lý để bảo vệ danh dự, tính mạng và tài sản của nhà báo, cũng như là bảo vệ quyền được thu thập thông tin như Luật Báo chí đã quy định. Trong khi đó việc xử lý những kẻ côn đồ, vi phạm pháp luật theo pháp luật hình sự lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và các vụ việc đều đợi kết quả giám định thương tật của nhà báo, nếu đạt 11% trở lên mới khởi tố theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự về tội Cố ý gây thương tích” (Hội thảo “Nhà báo tác nghiệp trong tình huống nóng”, Hà Nội, tháng 8/2010).

Nhóm 12 – Trả thù

Hành động trả thù thường diễn ra sau khi tác phẩm báo chí đã được công bố, nếu xét theo tiêu chí này, nó không phải là “cản trở tác nghiệp báo chí”. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là hành động trả thù gây những hậu quả rất nghiêm trọng (về tinh thần, thể xác, thậm chí đe dọa tính mạng) cho phóng viên, nhà báo, và làm họ mất tinh thần, không thể tiếp tục xông xáo, nhiệt tình cống hiến trong nghề. Trong một số trường hợp, sự trả thù diễn ra khi nhà báo mới công bố được một phần thông tin mà đối tượng đã ra tay nhằm làm cho nhà báo không dám công bố thông tin nữa. Nếu tính đến khía cạnh này thì trả thù cũng là một dạng hành vi cản trở tác nghiệp báo chí. 197 trên tổng số 384 phóng viên, nhà báo được hỏi xác nhận điều đó (51,30%).

37BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

29 người đã thực sự bị trả thù liên quan đến hoạt động tác nghiệp (7,55%).

Kết luận (cho phần III.1, Các hình thức cản trở)

12 nhóm hành vi cản trở mà 384 phóng viên, nhà báo trên toàn quốc nhận diện chưa thể là đầy đủ, vì như đã nói ở trên, cản trở tác nghiệp báo chí, trên thực tế, “thiên hình vạn trạng”. Có những hình thức cản trở rất khó xác định và phân loại, do đó chúng tôi gọi chung là “các hành vi khác”. Thực tế, có 9 phóng viên, nhà báo (tỷ lệ 2,34%) cho biết đã bị cản trở bằng “các hành vi khác đó”, ví dụ: đối tượng phủ nhận thông tin đã cung cấp (dù phóng viên, nhà báo có bằng chứng ghi âm hay không); và mượn báo khác “đánh” lại v.v…

Ngoài những trường hợp cản trở thấy rõ như thu giữ, phá hoại phương tiện tác nghiệp (nhóm 5 và 6), đe dọa (nhóm 7), giữ người (nhóm 8), tấn công và/hoặc gây thương tích (nhóm 11), còn có những hình thức cản trở rất tinh vi như: né tránh cung cấp thông tin (nhóm 1), gây khó dễ (nhóm 2), ngăn chặn gián tiếp qua bên thứ ba (nhóm 4).

Các phóng viên, nhà báo được khảo sát làm việc trong tất cả các loại hình báo chí: báo in (257 người), báo điện tử (53), truyền hình (44), phát thanh (12)… cho nên ý kiến của họ bao quát được bức tranh báo chí Việt Nam, trên diện rộng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rủi ro bị cản trở là tương đương nhau trên mọi loại hình báo chí, dù hình thức cản trở có thể khác nhau ít nhiều: phóng viên truyền hình và phóng viên ảnh có nguy cơ bị thu giữ, đập phá phương tiện tác nghiệp cao hơn phóng viên báo in. Tuy nhiên, điều này cũng còn phụ thuộc vào bản thân cơ quan báo chí: Thông thường phóng viên của đài lớn (như Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam VTV) ít có rủi ro bị đe dọa, tấn công… như các đài địa phương, báo nhỏ.

38 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

“Tôi làm ở Đài nên không ngại chuyện bị cản trở lắm. Các sự kiện chính trị-xã hội, hội thảo lớn nhỏ, chúng tôi đều nhận được giấy mời của ban tổ chức, nhiều khi chỉ đi làm theo giấy mời thôi đã không hết việc.

Vấn đề “bị cản trở” không đặt ra với chúng tôi lắm. Thường chúng tôi liên hệ qua điện thoại trước, nếu “bên kia” bất hợp tác, chúng tôi có thể mang thiết bị đến tận cơ sở của họ, đứng ở ngoài quay vào và thuyết minh rằng “đã liên hệ nhưng bị đối tượng từ chối”.

(Một biên tập viên ban Thời sự VTV, trao đổi với nhóm khảo sát, ngày 15/7/2011)

Lực lượng phóng viên làm cho các tờ báo và website nhỏ là những người có xác suất bị cản trở rất cao mà khả năng được bảo vệ trước pháp luật thì lại thấp, vì như đã nói ở phần I.1, về mặt pháp luật, họ không được thừa nhận là nhà báo, là người thi hành công vụ.

Đối tượng cản trở thường gặp được nhận diện và phân loại thành 5 nhóm chính: Đối tượng xã hội, người dân bình thường, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cán bộ trong các cơ quan Nhà nước.

Trong số 384 phóng viên và nhà báo được khảo sát trên toàn quốc:

HỘP 7:

39BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

l 149 người cho biết họ từng bị cản trở bởi các đối tượng xã hội (lưu manh, côn đồ, buôn lậu, lâm tặc…), chiếm tỷ lệ 38,80%;l 43 người từng bị người dân thường cản trở, chiếm tỷ lệ 11,02%;l 81 người từng bị tổ chức xã hội (bệnh viện, trường học…) cản trở, chiếm tỷ lệ 21,09%;l 165 người từng bị doanh nghiệp cản trở, chiếm tỷ lệ 42,97%;l 289 người từng bị cán bộ, nhân viên trong cơ quan Nhà nước cản trở, chiếm tỷ lệ 75,26%l 14 người bị những đối tượng khác cản trở (3,65%).

Như vậy, phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp nhiều nhất là cán bộ, nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, thứ đến là từ khối doanh nghiệp. Đối tượng xã hội kiểu lưu manh, côn đồ chỉ xếp thứ ba trong những lực lượng cản trở báo chí. Những người dân thường cũng là một bộ phận gây cản trở tác nghiệp báo chí, nhưng số này có lẽ chủ yếu chỉ do nhận thức kém, chẳng hạn, họ bất hợp tác với báo chí chỉ để… cho vui. (Xem phần B, III, Nguyên nhân từ phía các đối tượng cản trở).

40 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Trong công việc, tôi có đôi khi gặp cản trở, như là: Người phát ngôn của cơ quan không nắm được vấn đề, mà gặp người đứng đầu thì rất khó. Các doanh nghiệp chỉ hợp tác khi có lợi cho họ, khi phản ánh tiêu cực thì không hợp tác. Tuy nhiên, đối tượng cản trở nhiều nhất là các cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước. Nguyên nhân là do thông thường họ không muốn mình đưa tin sơ suất về họ, vụ việc vẫn chưa được giải quyết xong. Có trường hợp họ tác động qua đồng nghiệp, bạn bè để can thiệp. Nhiều khi đối tượng bôi nhọ nhà báo (tung tin là nhà báo nhận tiền, cốt hạ thấp danh dự nhà báo…). Nhẹ nhàng nhất thì họ làm cho việc thu thập thông tin kéo dài hoặc không thu thập được, bài báo khó hoàn thành.

(Nhà báo Ngô Hồng Thủy, báo Lao Động ở Cần Thơ)

Về các lĩnh vực tác nghiệp hay bị cản trở nhất, khảo sát trên 384 phóng viên, nhà báo cho thấy họ thường gặp cản trở khi đang tác nghiệp:

l Phản ánh một vấn đề thời sự xã hội: 215 trường hợp (55,99%);l Chống tiêu cực về tài chính: 176 (45,83%);l Liên quan đến quản lý đất đai: 156 (40,63%);l Chống xâm hại môi trường: 144 (37,50%);l Liên quan đến quản lý tài nguyên, khoáng sản: 130 (33,85%);l Liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử: 126 (32,81%);l Liên quan đến công tác cán bộ: 99 (25,78%);l Lĩnh vực y tế - giáo dục: 58 (15,10%);l Lĩnh vực giải trí: 28 (7,29%);l Ca ngợi người tốt, việc tốt: 11 (2,86%);l Các lĩnh vực khác: 8 (2,08%)

HỘP 8:

41BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Phân loại hành vi cản trở theo mức độ phổ biến

Sau đây là 12 nhóm hành vi cản trở được các phóng viên, nhà báo nhận diện (như trên), xếp theo mức độ phổ biến (xác suất xảy ra trên thực tế, trong 384 người được khảo sát):

1. Nhóm 1: né tránh cung cấp thông tin (52,60%);2. Nhóm 2: gây khó dễ (47,66%);3. Nhóm 4: gián tiếp ngăn chặn hoạt động tác nghiệp (33,85%);4. Nhóm 3: mua chuộc (24,48%);5. Nhóm 5: thu giữ phương tiện tác nghiệp (20,57%);6. Nhóm 7: đe dọa (18,49%);7. Nhóm 6: phá hoại phương tiện tác nghiệp (12,24%);8. Nhóm 8: giữ người (14,32%);9. Nhóm 10: vu khống (9,11%);10. Nhóm 11: tấn công, gây thương tích (9,11%);11. Nhóm 12: trả thù (7,55%).12. Nhóm 9: quấy rối tình dục (4,69%);

Phân loại theo mức độ nghiêm trọng

Như đã nói ở phần III.1. (Các hình thức cản trở), chúng tôi đưa ra 12 nhóm hành vi cản trở tác nghiệp báo chí mà các phóng viên, nhà báo đã nhận diện. Nhóm nghiên cứu đề xuất việc hệ thống 12 nhóm hành vi cản trở tác nghiệp báo chí này thành ba nhóm chính để có

42 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

chế tài phù hợp, tương ứng với Nghị định 02:

l Nhóm C: gồm các nhóm “né tránh cung cấp thông tin”, “gây khó dễ”, “mua chuộc”, “gián tiếp ngăn cản hoạt động tác nghiệp”;l Nhóm B: gồm các nhóm “thu giữ phương tiện tác nghiệp”, “phá hoại phương tiện tác nghiệp”, “quấy rối tình dục để không tác nghiệp được”, “bôi nhọ, vu khống”;l Nhóm A (nghiêm trọng nhất): gồm các nhóm “đe dọa”, “giữ người”, “tấn công, gây thương tích”, “trả thù”.

III.2. Nhận thức về hành vi cản trở tác nghiệp báo chí

Đây là câu hỏi nhằm khảo sát thái độ, quan điểm của phóng viên, nhà báo đối với hành vi cản trở tác nghiệp báo chí. Nhìn chung, đại đa số người được hỏi có ý thức về hành vi cản trở, dù một định nghĩa chính xác thì không phải ai cũng biết và quan tâm (do chưa có).

Trả lời cho câu hỏi “Bạn có biết khái niệm “hành vi cản trở nhà báo” không?”, có 261 phóng viên, nhà báo nói họ “biết rõ” (67,97%); 113 người “biết sơ sơ” (29,43%); và 10 người không biết (2,60%).

Với câu hỏi “Bạn quan tâm ở mức nào đến các vụ cản trở nhà báo ở Việt Nam”, 315 người rất quan tâm, muốn tìm hiểu tình hình đồng nghiệp bị hại và theo dõi xem vụ việc được xử lý đến đâu (82,03%). 59 người “ít quan tâm” (15,36%); và 10 người không quan tâm chút nào (2,60%). Nguyên nhân của tình trạng không quan tâm này là do bản thân phóng viên, nhà báo không ý thức rõ về hành vi cản trở tác nghiệp báo chí (nhất là khi nó lại nhằm vào đồng nghiệp chứ không phải vào mình). Nhưng cũng có trường hợp là do xuất phát từ tâm lý chán nản, muốn “mũ ni che tai” bởi thấy “biết thì cũng có để làm gì đâu, có giải quyết được gì đâu”.

III.3. Hậu quả của hành vi cản trở tác nghiệp báo chí

Hậu quả gần nhất và nhẹ nhàng nhất là người bị cản trở không hoàn thành được tác phẩm báo chí (do thiếu thông tin, do thông tin sai lệch, hoặc do không được cung cấp kịp thời trong khi sự kiện cần được phản ánh gấp): 265/384 người được hỏi xác nhận hậu quả này (69,01%).

43BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Các hậu quả khác gồm có:

l Không viết được bài: 265 (69,01%)l Uy tín bị ảnh hưởng: 92 (23,96%)l Mất tinh thần (“mất lửa”): 117 (30,47%)l Thiệt hại về tài sản vật chất: 82 (21,35%)l Bị kiểm điểm, kỷ luật: 39 (10,16%)l Thiệt hại về thân thể: 67 (17,45%)l Bỏ nghề: 9 (2,34%)l Hậu quả khác: 22 (5,73%)

Cùng thời gian với cuộc khảo sát của RED đối với 384 phóng viên, nhà báo trên toàn quốc, thì cuộc khảo sát trên 6 tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn ở Việt Nam đã cho nhiều kết quả đáng chú ý, phản ánh ý kiến của độc giả - tức là những người không hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Với câu hỏi “Bạn quan tâm ở mức độ nào tới các vụ cản trở nhà báo”, 54,15% trong số 1662 người tham gia khảo sát trên tờ Người Lao Động online trả lời: “Rất quan tâm”; 28,16% là “ít quan tâm” và chỉ có 17,69% “không quan tâm”.

Đặc biệt, với câu hỏi “Theo bạn, ai bị thiệt thòi khi báo chí bị cản trở tác nghiệp”: 76% trong 1662 người tham gia cho rằng xã hội bị thiệt thòi, chiếm tỷ lệ cao nhất. 16% cho là nhà báo bị thiệt thòi. 5% chọn “cơ quan báo chí bị thiệt thòi”, và 3%: đánh giá Nhà nước bị thiệt thòi.

(Xem thêm phụ lục “Kết quả khảo sát trực tuyến”, phần kết quả thăm dò về “Hậu quả của việc cản trở nhà báo” trên báo Người Lao Động online).

44 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Tôi làm việc chủ yếu tại Hà Nội, nơi đóng trụ sở của cơ quan phòng chống tham nhũng. Thủ đô có nhiều vấn đề liên quan đến tài sản công, đất đai và các vấn đề khác mà xã hội quan tâm, đặc biệt là tham nhũng. Hà Nội cũng là nơi hình thành các chủ trương chính sách liên quan đến chống tham nhũng, bảo vệ tài sản công, bảo vệ tài nguyên, có tác động đến cả nước. Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích thể hiện ở rất nhiều cấp độ từ thấp đến cao. Ví dụ điển hình như trường hợp ông Đinh Đình Phú – là người có công trong vụ tố giác tham nhũng đất ở Đồ Sơn nhưng không thành vì vấp phải sự phản đối của chính quyền Hải Phòng. Báo chí nêu việc này ra thì bị coi như là “vạch áo cho người xem lưng”.

Thường những vụ việc tham nhũng liên quan đến cơ quan chức năng. Mâu thuẫn lợi ích bắt đầu từ những người trực tiếp liên quan vụ việc lan sang các cơ quan có trách nhiệm xác minh, xử lý vụ việc. Chẳng hạn một vụ việc tham nhũng ở địa phương thường được báo cáo lên cơ quan thành ủy, tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra, thanh tra, công an… Nhưng các cơ quan này cũng có ý kiến khác về vụ việc. Bản thân nội bộ mỗi cơ quan cũng có ý kiến khác. Về phía người dân, nói chung rất quan tâm đến những bài báo phanh phui tham nhũng và mong muốn thúc đẩy xử lý vụ việc. Tuy nhiên, bao giờ họ cũng có thái độ ngờ vực khả năng vụ việc bị “chìm xuồng”.

Khi tác nghiệp với tư cách phóng viên viết các bài đấu tranh chống tham nhũng, tôi thường xuyên bị cản trở. Điển hình là bị từ chối thông tin, bôi nhọ, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó dễ… Ví dụ, khi báo Pháp Luật TP.HCM làm loạt bài về nhiều vụ án ở Viện KSND Hà Tây bị cho chìm xuồng, thụ lý nhưng không truy tố, một vị phó viện trưởng Viện KSND tối cao đã cho rằng những bài báo này là sai sự thật, bất chấp việc nhiều người liên quan vụ việc bị cách chức.

Đối tượng gây cản trở chủ yếu là cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tham nhũng. Nguyên nhân cản trở có thể do họ không muốn sự việc đưa lên mặt báo khiến nhiều người biết đến, hoặc xuất phát từ việc cơ chế công khai, minh bạch thông tin chưa được đảm bảo, xã hội dân sự chưa đủ mạnh để buộc các cơ quan nhà nước tuân thủ nguyên

HỘP 9:

45BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

tắc công khai minh bạch.

(Nhà báo Hoàng Nghĩa Nhân, báo Pháp Luật TP.HCM)

IV. Cản trở tác nghiệp báo chí trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên-môi trường và chống tham nhũng

Như phần I.3. của Báo cáo (“Một số kết quả khảo sát đáng chú ý”) đã chỉ ra, việc cản trở tác nghiệp báo chí diễn ra trên tất cả các mặt của đời sống: kinh tế, xã hội, an ninh - trật tự, tư pháp, giáo dục, y tế, v.v.

Ở phần này, Báo cáo sẽ tập trung phân tích về thực trạng cản trở tác nghiệp báo chí trong hai lĩnh vực cụ thể là bảo vệ tài nguyên-môi trường (TN-MT) và chống tham nhũng. Đây là hai lĩnh vực có tính chất “điểm nóng” nhất trong xã hội hiện nay, mang một số đặc điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, chúng gắn bó rất chặt với tiêu cực (độc quyền quyết định, lãng phí, phân bổ nguồn lực không hợp lý…) và các hoạt động phi pháp (tham ô, hối lộ…), thậm chí vi phạm pháp luật nghiêm trọng (hành hung, đánh người gây thương tích, giết người…), gây bức xúc trong dư luận, tiềm ẩn khả năng làm mất ổn định xã hội nếu không được giải quyết triệt để. Do đó, bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng gần như là nhiệm vụ, sứ mệnh mà xã hội đặt ra cho các nhà báo với tư cách lực lượng “quyền lực thứ tư”. Và cũng từ đó, đây là hai lĩnh vực đặc biệt nguy hiểm đối với nhà báo.

Thứ hai, chúng gắn bó rất chặt với vấn đề công khai, minh bạch thông tin trong xã hội, đặc biệt là ở cấp quản lý. Nếu như ở một số lĩnh vực có đặc thù (chẳng hạn an ninh, quốc phòng), việc công khai minh bạch thông tin trong nhiều trường hợp còn cần phải được xem xét xem có phù hợp với lợi ích chung hay không, thì trên mặt trận bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng, công khai minh bạch là việc không thể không thực hiện. Nói cách khác, bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng bắt buộc phải đi liền với thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân (trong đó có báo chí).

Thứ ba, đối nghịch với yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin, tội phạm

46 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

TN-MT và tham nhũng lại thường rất có tổ chức, và là những đối tượng sừng sỏ, lọc lõi trong việc đương đầu với pháp luật. Không ít trường hợp rất khó động tới, như quan chức, lãnh đạo các cấp, và những kẻ được các đối tượng này bảo kê. Chính vì vậy mà trong hai lĩnh vực bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng, nguy cơ nhà báo bị cản trở là cực kỳ cao so với những mảng khác ít “nhạy cảm” hơn và chủ yếu chỉ liên quan tới cá nhân (không có tổ chức) như văn hóa, nghệ thuật hay giải trí.

Thứ tư, bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng là những lĩnh vực khó khăn đối với nhà báo còn vì đặc thù chuyên môn của chúng: cả hai đều đòi hỏi ở nhà báo sự hiểu biết, khả năng nắm vững các vấn đề chuyên môn (chẳng hạn, ít nhất là các khái niệm, các thuật ngữ khoa học về môi trường), luật pháp liên quan. Cả hai đều buộc nhà báo phải đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể đạt tới, vừa để phục vụ người đọc, vừa để tự bảo vệ chính mình.

IV.1. Văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí trong bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng

a) Quy định trong Hiến pháp Việt Nam về cung cấp thông tin

Ở Việt Nam, quyền được thông tin được xem là một trong những quyền cơ bản của công dân, đã được xác định ngay từ Hiến pháp 1946. Điều 10 Hiến pháp 1946 nêu rõ: Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản…

Quyền này được cụ thể hóa hơn nữa trong Hiến pháp 1992, với Điều 69 quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin…

b) Quy định có liên quan trong các văn bản luật

Như đã nói ở trên, bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng luôn đi liền với yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin. Trong số các luật có liên quan, quyền tiếp cận thông tin được thể hiện rõ nhất trong Luật Phòng chống Tham nhũng năm 2005.

Điều 2 quy định: Các cơ quan nhà nước thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí thông qua người phát ngôn, các Bộ, cơ quan

47BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 11 quy định:

- Chính sách pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật phải được công khai, phải minh bạch, đảm bảo công bằng dân chủ;

- Cơ quan tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.

Các lĩnh vực cần phải công khai được quy định chi tiết, chẳng hạn công khai và minh bạch về ngân sách nhà nước (Điều 15); công khai minh bạch việc quản lý sử dụng các khoản viện trợ, hỗ trợ; công khai minh bạch trong việc quản lý doanh nghiệp của Nhà nước (Điều 18); công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng đất (Điều 21); công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng nhà ở (Điều 22); Công khai minh bạch trong lĩnh vực tư pháp (Điều 29), v.v.

Trên phương diện luật pháp, Luật Phòng chống Tham nhũng 2005 đã có những quy định sâu sát về quyền tiếp cận thông tin của người dân và nghĩa vụ cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước.

Ngoài các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin theo Luật Phòng chống Tham nhũng năm 2005, các văn bản pháp luật sau đây cũng ít nhiều liên quan, do có quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước: Luật Báo chí năm 1989, Luật Xuất bản năm 2004, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003.

Trong lĩnh vực bảo vệ TN-MT, Điều 93 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định: Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai để nhân dân

48 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

được biết.

Điều 104: Thông tin, dữ liệu về môi trường phải được công khai, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.

Điều 105: Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái.

Như vậy là, mặc dù chưa có Luật Tiếp cận Thông tin, nhưng với việc ban hành hàng loạt văn bản pháp luật liên quan tới quyền được thông tin của công dân và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ, có thể thấy Đảng và Nhà nước đều quán triệt tinh thần “thông tin, minh bạch là vũ khí” để người dân tham gia chống tham nhũng, bảo vệ TN-MT, và bước đầu đã có những đạo luật nhằm hỗ trợ công dân thực thi quyền này.

c) Những hạn chế trên phương diện văn bản pháp lý

Hạn chế thứ nhất là đây vẫn chỉ là những quy định có liên quan đến việc cơ quan nhà nước cung cấp thông tin cho người dân, nằm rải rác trong những văn bản pháp luật khác nhau, chứ chưa có một đạo luật cụ thể nào được ban hành về quyền tiếp cận thông tin như Hiến pháp quy định.

Hạn chế thứ hai là sự thiếu thống nhất giữa các luật, dẫn đến khó thực thi đồng bộ. Chẳng hạn, Luật Phòng chống Tham nhũng đề cập việc phải công khai thông tin, nhưng Luật Thanh tra và một số quy định có liên quan lại có những yếu tố hạn chế điều này. Chẳng hạn, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ, ban theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5/2007, có những quy định như là:

“Trường hợp cán bộ, công chức được báo chí đề nghị trả lời phỏng vấn thì người được đề nghị phỏng vấn phải báo cáo, xin phép Tổng

49BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Thanh tra (bằng văn bản) ghi rõ nội dung phỏng vấn và chỉ được trả lời phỏng vấn sau khi được Tổng Thanh tra đồng ý” (Chương I, Điều 2, Khoản 8).

“Trong buổi họp báo, Người phát ngôn của Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm trả lời các câu hỏi, phỏng vấn của báo chí. Trường hợp Người phát ngôn thấy nội dung câu hỏi, phỏng vấn vượt quá thẩm quyền trả lời hoặc chưa rõ, cần phải tham khảo thêm thì được phép không trả lời trực tiếp tại buổi họp báo mà sẽ trả lời sau vào thời gian thích hợp” (Chương II, Điều 4, Khoản 3).

Người phát ngôn “có quyền từ chối, không phát ngôn, không cung cấp thông tin về những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn” (Chương II, Điều 8, Khoản 2).

Từ các hạn chế trên, dẫn đến một thực trạng là quyền tiếp cận thông tin của người dân nói chung và nhà báo nói riêng chưa được thực thi một cách đầy đủ để mang lại hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, gồm cả hai lĩnh vực rất nóng hiện nay là bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng.

IV.2. Thực trạng cung cấp thông tin (triển khai quy định của pháp luật trên thực tế)

a) Chỉ cung cấp khi nào “có lợi”

Một thực trạng phổ biến trên nhiều lĩnh vực (xây dựng chính sách, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, quản lý và sử dụng đất, hoạt động tư pháp, bảo vệ tài nguyên và môi trường…) là người dân nói chung và báo chí nói riêng mới chỉ tiếp cận một cách thụ động với thông tin do cơ quan chức năng cung cấp, với nội dung và tại thời điểm, địa điểm theo ý chí của cơ quan chức năng (xét thấy khi nào có lợi), chứ chưa có quyền chủ động tiếp cận, chủ động yêu cầu được cung cấp.

Quy trình chung là: Khi cơ quan nhà nước có nhu cầu đưa thông tin ra dư luận, họ sẽ tổ chức sự kiện tương ứng (ví dụ: họp báo), và chủ động lựa chọn, mời nhà báo, cơ quan báo chí tham dự, theo những tiêu chí riêng như dựa vào quan hệ quen biết từ trước, hoặc chọn

50 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

theo cảm tính “thấy báo này có vẻ lớn thì mời”. Nhà báo, phóng viên không được mời mà đến dự thì có thể không được vào, hoặc bị đối xử theo cách khác, có sự “phân biệt”, chẳng hạn không được cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu. Đó thực chất cũng là một biểu hiện của sự cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo, cản trở quyền tiếp cận thông tin của người dân.

Không có số liệu thống kê nào phản ánh tình trạng nhà báo, người dân chỉ được tiếp cận thụ động với thông tin theo cách như vừa đề cập, nhưng hiện tượng này đã và đang rất phổ biến. Cho tới gần đây, vẫn hầu như không có trường hợp nào người dân gửi đơn kiến nghị cơ quan nhà nước công khai thông tin về một vụ việc cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng thì không hề có đơn kiến nghị công khai thông tin nào.

b) Công khai nhưng không minh bạch

Như đã nói ở trên, bảo vệ TN-MT và chống tham nhũng là những lĩnh vực khó khăn còn vì đặc thù chuyên môn của lĩnh vực. Người làm báo không đơn giản chỉ cần tiếp cận nguồn thông tin chính thống là đủ, mà còn phải hiểu rõ, và diễn giải sao cho người đọc không có chuyên môn thuộc lĩnh vực liên quan cũng tiếp nhận được.

Ở đây, một thực trạng khác cần được đề cập, là: Có công khai mà không minh bạch. Nghĩa là, việc công khai các văn bản quy phạm pháp luật đến công luận không được đầy đủ, đồng bộ và không gắn liền với việc tuyên truyền, giải thích theo một cách dễ hiểu để người dân tiếp nhận cho có hiệu quả. Nói cách khác, cơ quan nhà nước cung cấp thông tin nhưng lại không diễn giải theo hướng giúp người dân, trong đó có báo chí, hiểu được thông tin đó có ý nghĩa gì.

Ví dụ minh họa rõ ràng cho hiện tượng này là việc Kiểm toán Nhà nước cung cấp số liệu về Tổng Công ty Kinh doanh và Đầu tư Vốn Nhà nước (SCIC) vào những tháng cuối năm 2009. Có thể nói, thông tin duy nhất dễ hiểu ở đây là mức thu nhập của các lãnh đạo: Có bốn người hưởng thu nhập lên tới 78,5 triệu đồng (4.500 đôla Mỹ) một tháng. Bản thân báo chí (ở đây là báo Pháp luật TP.HCM) đã phải tự đối chiếu và “suy luận” các nguồn tài liệu để xác định bốn nhân vật đó bao gồm: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Trần Văn Tá, Phó Tổng Giám đốc Hoàng Nguyên Học,

51BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Phó Tổng Giám đốc Lê Song Lai và Trưởng ban Kiểm soát Nguyễn Quốc Huy. Việc báo chí phải tự mầy mò diễn giải thông tin đã là một ví dụ cho sự thiếu tuyên truyền, giải thích ý nghĩa báo cáo.

Ngay sau khi thông tin về việc “lương của lãnh đạo SCIC lên tới 4500 USD/tháng” lên mặt báo, trong dư luận đã dấy lên làn sóng bất bình. Nhiều nhà báo, chuyên gia yêu cầu hệ thống doanh nghiệp nhà nước từ nay phải minh bạch hóa toàn bộ thông tin. Tuy nhiên, vấn đề mà công luận chưa rõ là nếu minh bạch, doanh nghiệp nhà nước cần minh bạch những gì, với ai (ngoài cơ quan kiểm toán)? Vì, giả sử các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện mỗi tháng một lần công bố kết quả hoạt động với công chúng, thì người dân thường thật ra cũng không hiểu, thậm chí có thể không mấy quan tâm. Còn nếu doanh nghiệp Nhà nước thực hiện minh bạch với “ông chủ” của mình là Nhà nước thì lại vấp phải vấn đề: Ai là người thực sự đại diện cho “ông chủ”, có trách nhiệm đối với đồng vốn của “ông chủ”? Bởi vì, nói gì thì nói, Nhà nước vẫn là một thực thể phi cá nhân. Sẽ phải thực hiện chính sách minh bạch hóa thông tin như thế nào, với một mô hình công ty quản lý vốn 100% thuộc sở hữu Nhà nước như SCIC?

Ví dụ trên đây thuộc một lĩnh vực liên quan đến phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Trong lĩnh vực bảo vệ TN-MT, việc công khai, diễn giải thông tin cũng còn rất nhiều hạn chế. Năm 2009, đại dự án khai thác bauxite Tây Nguyên đã gây ra cả một làn sóng tranh cãi trong dư luận, kể cả báo chí và Quốc hội. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh-quốc phòng, hiệu quả kinh tế-xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc, việc sử dụng lao động phổ thông Trung Quốc trên địa bàn.

Trên thực tế, đại dự án đã manh nha những bước đầu kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2007, khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Ký từ năm 2007, nhưng đến năm 2009, báo chí mới bắt đầu thực sự “vào cuộc” phản ánh, gây những bất đồng và hoang mang nhất định trong dư luận. Không khí đặc biệt nóng lên kể từ sự kiện ngày 9 tháng 4 năm 2009, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo toàn quốc “Vai trò của công nghiệp khai thác bauxite sản xuất alumina-nhôm đối

52 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

với phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khu vực”. Hội thảo kéo dài cả một ngày, tuy vậy, cũng chỉ 11 trên tổng số hàng chục báo cáo khoa học và tham luận được có thời gian trình bày công khai trước cử tọa. Tiếp theo đó là Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, khi Quốc hội muốn Chính phủ gửi Báo cáo riêng về bauxite ngay trong tuần làm việc đầu tiên.

Trong khi đó, đại dự án thuộc về một chủ trương lớn của đất nước, rất phức tạp về chuyên môn trên tất cả các mặt khoa học (môi trường sinh thái, khoáng sản, địa chất…), kinh tế, xã hội, an ninh-quốc phòng. Lẽ ra thông tin về đại dự án cần được chuyển tải sớm hơn đến báo chí và với sự diễn giải cần thiết, để không gây tình trạng “bội thực”, hoặc tệ hơn, tình trạng viết bài, đưa tin vội vàng và phạm nhiều sai sót ít nhất là về chuyên môn, kỹ thuật.

Hiện tượng công khai, minh bạch thông tin chậm trễ và không dành đủ thời gian cho người tiếp nhận có thể nắm bắt này diễn ra ngay cả với đại biểu Quốc hội chứ không chỉ với báo chí. Ngày 23 tháng 5 năm 2009, tức là ba ngày sau khi kỳ họp Quốc hội khai mạc, Chính phủ mới có báo cáo gửi Quốc hội về việc triển khai các dự án bauxite. Có thể đặt câu hỏi, trong một vài ngày họp, các đại biểu Quốc hội, với hiểu biết và chuyên môn hạn chế trong một lĩnh vực đặc biệt phức tạp là công nghiệp khai thác khoáng sản, sẽ xử trí ra sao với một bản báo cáo dài, đòi hỏi thời gian đọc, hiểu, nghiền ngẫm, suy xét?

Từ câu chuyện thực tiễn trên, có thể thấy: Ngoài việc công khai thông tin, còn cần phải đảm bảo sự minh bạch, tức là tuyên truyền, giải thích sâu rộng về ý nghĩa, nội dung thông tin, thì người dân mới có thể tiếp nhận. Tất cả những yếu tố: công khai với ai, vào thời điểm nào, như thế nào… đều cần được xác định rõ ràng để tránh tình trạng “mù thông tin”, “loạn thông tin”. Nhưng đây là điều đại đa số cơ quan nhà nước ở Việt Nam chưa thực hiện được, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân do không ý thức được sự cần thiết phải tuyên truyền, giải thích; do kỹ năng truyền thông, giao tiếp công chúng chưa tốt.

c) Từ chối cung cấp thông tin

Như đã nêu ở phần IV.1.c (“Những hạn chế trên phương diện văn bản pháp lý”), các văn bản luật đã có gần như không nêu chế tài xử

53BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

lý các trường hợp thiếu công khai, không thực hiện việc cung cấp thông tin cho báo chí. Trong việc triển khai quy định trên thực tế, việc cơ quan, tổ chức, đơn vị không công khai hoạt động với báo chí, vin vào lý do “bí mật nhà nước”, “bí mật công tác”, hoặc không có lý do chính đáng nào, vẫn rất phổ biến.

Khảo sát của RED cho thấy, trong tổng số 384 nhà báo, phóng viên được hỏi:l Chống tiêu cực về tài chính: 176 (45,83%);l Liên quan đến quản lý đất đai: 156 (40,63%);l Chống xâm hại môi trường: 144 (37,50%);l Liên quan đến quản lý tài nguyên, khoáng sản: 130 (33,85%);l Liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử: 126 (32,81%);l Liên quan đến công tác cán bộ: 99 (25,78%);

Tỷ lệ như vậy là rất cao, chỉ xếp sau số vụ bị cản trở trong khi phản ánh một vấn đề thời sự-xã hội (215 trường hợp, chiếm tỷ lệ 55,99%).

d) Chậm trễ trong việc phản ánh ý kiến dư luận

Điều 53 Hiến pháp 1992 quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 2 Luật Báo chí năm 1989 quy định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí...

Nhằm hiện thực hóa quyền công dân tham gia thảo luận các vấn đề chung, kiến nghị với cơ quan nhà nước, thực thi tự do ngôn luận trên báo chí, nhiều cơ quan báo chí ở Việt Nam đã nỗ lực trở thành cầu nối giữa công luận và cơ quan quản lý nhà nước. Báo, đài thường có mục “Đường dây nóng”, “Bạn đọc kiến nghị”, “Thư bạn đọc”, “Trả lời bạn xem truyền hình”… Nhiều tờ báo, đặc biệt là báo mạng, cũng chủ động tạo diễn đàn để bạn đọc trao đổi (tùy chủ đề). Điều này cũng góp phần vào thúc đẩy công khai, minh bạch, mặc dù chủ yếu là theo chiều “từ dưới lên”, nghĩa là từ dân lên lãnh đạo.

Trên thực tế, không có số liệu thống kê, nhưng có thể thấy nhìn

54 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

chung, báo chí chỉ mới đáp ứng một phần nhu cầu thực hiện các quyền nói trên của người dân. Với những đơn thư phản ánh, tố cáo tiêu cực, thông thường, cũng chỉ báo lớn mới đủ điều kiện (về nhân tài, vật lực) để tiến hành điều tra theo yêu cầu bạn đọc.

Xu hướng nguy hiểm là chỉ vụ việc nào thật lớn, liên quan đến nhiều người, ít khả năng “động chạm”, mới “được” báo chí chú ý. Kỹ sư Lê Văn Tạch (Công ty Toyota Việt Nam) từng gửi thư tới nhiều cơ quan báo chí phản ánh việc Toyota Việt Nam tung xe có lỗi ra thị trường, nhưng phải sau một thời gian rất dài, anh mới “may mắn” được một tờ báo để ý, sau đó vụ việc mới dần bị lôi ra ánh sáng (đầu tháng 4/ 2011). Nếu vụ việc bị báo chí coi là nhỏ, không quan trọng, thì người dân thấp cổ bé họng sẽ không có cơ hội được lên tiếng.

Ở lĩnh vực bảo vệ môi trường, dù đã có quy định về công khai minh bạch thông tin (Điều 93, 94, 105 nêu trên), nhưng việc thực thi luật gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều ví dụ thực tiễn cho thấy người dân chỉ khi bị ô nhiễm môi trường gây hại trực tiếp nặng nề mới biết mà lên tiếng, nhưng có lên tiếng cũng không biết đến nơi nào cho đúng cửa. Lực lượng cảnh sát môi trường ở các địa phương đều mỏng và không công khai số điện thoại; hoặc nếu có thì người dân không dễ tiếp cận (vì chỉ đưa trên trang mạng của cơ quan cảnh sát môi trường địa phương chẳng hạn). Báo chí thường chỉ đến khi có sự cố lớn bị vỡ lở, mới vào cuộc.

55BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Cho đến nay, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu sâu toàn diện nào nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm quyền tiếp cận thông tin. Riêng trong lĩnh vực thông tin phòng chống tham nhũng, Viện Khoa học Thanh tra có thực hiện một khảo sát “Thực trạng tiếp cận thông tin về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng của người dân”, công bố ngày 16/6/2011 tại Hà Nội.

Cuộc khảo sát được tiến hành trên địa bàn ba tỉnh: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, với các đối tượng là cán bộ hưu trí, công nhân, nông dân, lao động tự do và buôn bán nhỏ, sinh viên. Kết quả khảo sát cho thấy: Người dân thường quan tâm và biết thông tin về việc phát hiện và xử lý tham nhũng. Tuy nhiên, họ chỉ biết được khi đối tượng tham nhũng bị bắt và đưa ra xét xử; ít người biết được toàn bộ nội dung về vụ việc tham nhũng; Đa phần người dân được mời tham gia thảo luận về những vấn đề tại nơi cư trú (đóng góp kinh phí, bầu cán bộ…). Tuy nhiên, đối với những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao (quản lý và sử dụng đất, đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng…) thì thông tin đến với người dân vẫn còn hạn chế; người dân thường biết đến các vụ việc tham nhũng tham nhũng qua truyền hình (86%). Phương tiện truyền thông cấp xã là hình thức quan trọng để người dân tiếp cận thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương.

V. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC – QUY CHẾ NGƯỜI PHÁT NGÔN

Thực hiện theo các quy định của Luật Báo chí nêu trên và các quy định liên quan thì các cơ quan báo chí, nhà báo đã tiếp xúc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (từ cá nhân, tổ chức, người có thẩm quyền...) để phục vụ công tác thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội cho bạn đọc.

Song việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau có thể không phải là từ phát ngôn chính thống của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên nhiều khi cùng một sự việc, hiện tượng của ngành, địa phương, đơn vị nhưng được báo chí thông tin theo những nội dung

HỘP 10:

56 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

và số liệu khác nhau, đồng thời đôi khi dẫn đến cơ quan báo chí thông tin sai, không chính xác và bị xử lý vi phạm.

Thông báo Kết luận số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị đã yêu cầu: Đi đôi với việc tăng cường và chủ động hơn nữa trong việc cung cấp thông tin, cần khẩn trương chấn chỉnh việc cung cấp thông tin cho báo chí. Chính phủ quy định rõ cơ chế, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhà nước trong việc cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ, những thông tin cần thiết theo quy định cho báo chí và cho xã hội.

Thực hiện kết luận số 41-TB/TW và để đáp ứng tốt hơn công tác thông tin, đảm bảo thông tin cung cấp cho các cơ quan báo chí từ các cơ quan quản lý nhà nước được chính xác, ngày 28/5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Theo quy định của Quy chế thì người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước là người đứng đầu cơ quan hành chính hoặc người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Họ và tên người phát ngôn của cơ quan hành chính nhà nước phải được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Đồng thời Quy chế cũng quy định tiêu chuẩn của người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được thực hiện định kỳ và đột xuất. Đối với phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phối hợp với các cơ quan tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng 1 lần về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức họp báo và đăng tải trên Trang tin điện tử của Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, hàng tháng hoặc ít nhất 3 tháng 1 lần cung cấp định kỳ cho báo chí trên trang tin điện tử của cơ quan mình, ít nhất 6 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Khi cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin

57BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại giao ban báo chí hàng tuần.

Đối với phát ngôn và cung cấp thông tin đột xuất, bất thường sẽ được thực hiện khi cơ quan hành chính nhà nước thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng, gây tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi của cơ quan mình nhằm định hướng và cảnh báo kịp thời trong xã hội; về quan điểm và cách xử lý của Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan đối với các sự kiện, vấn đề. Trường hợp xảy ra các vụ việc cần có ngay ý kiến ban đầu của cơ quan hành chính thì người phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất 2 ngày kể từ khi vụ việc xây ra.

Việc phát ngôn và cung cấp thông tin đột xuất bất thường cũng được thực hiện khi khi cơ quan báo chí, cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan được nêu trên báo chí.

Người phát ngôn được nhân danh, đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Chỉ những thông tin do người phát ngôn cung cấp mới là thông tin chính thống của cơ quan hành chính nhà nước.

Người phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề mà pháp luật cấm.

Trong Quy chế, Thủ tướng Chính phủ đã quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Quy chế và cử người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

V.1. Việc thực hiện Quy chế và những thuận lợi, khó khăn

Đến nay hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, cử người phát ngôn và cung cấp thông tin của ngành, địa phương mình. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

58 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

thì người được cử phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đa số là Chánh Văn phòng, số còn lại là Thứ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan thuộc Chính phủ. Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương người được cử phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí phần lớn là Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân, số còn lại có thể là Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. Ở nhiều địa phương khi UBND tỉnh, thành phố ban hành Quy chế thì không chỉ quy định riêng cho UBND tỉnh mà còn yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các Sở, ban, ngành của tỉnh thực hiện việc cử người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Khi ban hành Quy chế và cử người phát ngôn cũng như việc sửa đổi Quy chế, thay thế người phát ngôn, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều gửi văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và thông báo cho các cơ quan báo chí biết.

a) Những thuận lợi, khó khăn từ góc độ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh

Thuận lợi:

- Khi thực hiện Quy chế thì việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các Bộ, ngành, địa phương cơ bản đi vào nề nếp, có định hướng rõ ràng và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài việc cung cấp thông tin định kỳ theo quy định, các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động trong việc cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, hàng năm tại giao bao báo chí hàng tuần, Bộ Thông tin và Truyền thông đã mời hơn 50 lượt các Bộ, ngành, địa phương như: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước... để cung cấp thông tin cho báo chí về các vấn đề đối ngoại, các thông tin nhạy cảm, phức tạp, các vấn đề về tài chính, tiền tệ, giá cả, nhân quyền, tôn giáo, an ninh, quốc phòng...

- Công tác cung cấp thông tin của của các Bộ, ngành, địa phương thông qua báo chí góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Ý thức của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị về

59BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

công tác tuyên truyền, quan hệ với báo chí được tăng cường.

Khó khăn:

- Người phát ngôn đều kiêm nhiệm, khối lượng công tác chuyên môn cũng lớn nên thời gian đầu tư cho công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí không nhiều, trong khi đó không có bộ phận giúp việc về vấn đề này nên hiệu quả công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí chưa cao.

- Người phát ngôn không thể tường tận mọi vấn đề của cơ quan, tổ chức mà việc phối hợp giữa người phát ngôn và các cơ quan chức năng của Bộ, ngành, địa phương chưa tốt nên việc cung cấp thông tin đôi khi chưa đáp ứng được mong đợi của cơ quan báo chí.

- Thông tin một số lĩnh vực nhạy cảm có diễn biến nhanh, phức tạp và có tác động sâu rộng trong xã hội như chính sách tiền tệ, công tác đối ngoại... thì cần có sự cân nhắc, thận trọng nên một số trường hợp chưa đáp ứng được tính thời sự của thông tin.

- Một số nhà báo đề nghị người phát ngôn cung cấp các thông tin khá nhạy cảm, những vấn đề cụ thể, tỉ mỉ nên đôi khi không cung cấp ngay được, cũng là khó khăn cho công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

- Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan không nắm rõ hoặc chưa am hiểu về lĩnh vực báo chí lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nên còn nhiều lúng túng, e dè, thậm chí né tránh trong việc cung cấp thông tin.

b) Những thuận lợi, khó khăn từ các cơ quan báo chí

Thuận lợi:

- Cơ quan báo chí được tạo cơ sở pháp lý để tiếp cận với thông tin chính thống mà không bị gây khó khăn, giúp cơ quan báo chí có được thông tin chính xác nhất là đối với những sự kiện, vấn đề nóng, nhạy cảm.

- Cơ quan báo chí, phóng viên có được địa chỉ cụ thể để liên hệ,

60 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

nắm bắt thông tin chính thống từ đó xử lý nguồn tin cho bài viết của mình.

- Nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan được nâng cao nên cũng tạo thuận lợi cho các cơ quan báo chí trong việc tiếp cận, khai thác và cung cấp thông tin cho bạn đọc.

Khó khăn:

- Việc cung cấp thông tin cho báo chí của người phát ngôn mang tính định kỳ nên khi có nội dung cơ quan báo chí cần ngay ý kiến của người phát ngôn thì đôi khi không kịp thời không đáp ứng được tính thời sự của vấn đề.

- Việc cung cấp thông tin dồn cho 1 người trong khi người phát ngôn không phải nắm và bao quát hết các vấn đề và nếu người phát ngôn bận hoặc đi vắng thì phóng viên rất khó tiếp cận nguồn tin vì những người có chuyên môn về vấn đề báo chí quan tâm đôi khi hiểu sai là chỉ có người cung cấp thông tin mới được cung cấp thông tin hoặc ngại cung cấp thông tin cho báo chí nên cũng có khó khăn cho cơ quan báo chí.

- Vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí còn hình thức, cũng cử ra người phát ngôn để khi gặp báo chí thì đọc bài viết sãn, phóng viên hỏi thêm thì xin trả lời sau hoặc để xin ý kiến cấp trên.

c) Khó khăn, thuận lợi từ người hưởng thụ thông tin

Thông qua việc thực hiện Quy chế, người dân được cung cấp thông tin qua báo chí về mọi mặt của đời sống xã hội một cách chính xác nhất từ các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, đồng thời hiểu thêm về công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của các cơ quan liên quan, những chính sách, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Qua báo chí người dân được cung cấp thông tin thường xuyên về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Bộ, ngành, địa phương, nhìn tổng quan về đời sống kinh tế xã hội để

61BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

d) Khó khăn, thuận lợi từ những quy định trong Quy chế

Thuận lợi:

Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đã tạo hành lang pháp lý cần thiết để hình thành cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin giữa cơ quan hành chính và báo chí, đáp ứng các yêu cầu về tính chính thống, công khai minh bạch... từ đó tạo điều kiện để thông tin đến được với người dân một cách kịp thời, chính xác và có hiệu quả, để có thể định hướng được dư luận cũng như giải tỏa được bức xúc trong xã hội.

Khó khăn:

- Chế độ làm việc cũng như phụ cấp cho người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí chưa được quy định cụ thể.

- Trong nhiều trường hợp người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, không cung cấp thông tin theo quy định, lẩn tránh... nhưng chưa có chế tài xử lý cụ thể.

V.2. Những giải pháp, đề xuất

Thời gian tới, để khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện Quy chế và tạo điều kiện tốt hơn nữa trong việc cung cấp thông tin từ cơ quan hành chính nhà nước cho báo chí, đáp ứng yêu cầu thông tin của xã hội và người dân, theo nghiên cứu của chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp sau:

a) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ người phát ngôn ở các cơ quan đơn vị, nhằm trang bị kiến thức về nghề báo, kỹ năng tiếp xúc và trả lời báo chí cho người phát ngôn để họ dễ nắm bắt, chia sẻ thông tin cho nhà báo.

b) Nên thiết lập đường dây nóng để trong trường hợp khẩn cấp, báo chí có thể liên lạc trực tiếp với người phát ngôn để thu thập thông tin được kịp thời, chính xác, tránh trường hợp phóng viên thu thập

62 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

thông tin qua đường vòng lãng phí thời gian và không đảm bảo tính thời sự của báo chí.

c) Ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM cần có bộ phận giúp việc cho người phát ngôn; đồng thời các cơ quan cần có người thay thế người phát ngôn để cung cấp thông tin cho báo chí khi người phát ngôn bận hoặc đi công tác xa để đảm bảo tính thường xuyên, liên tục của việc cung cấp thông tin.

d) Cần nâng cấp và cập nhật thường xuyên thông tin trên website của cơ quan để cơ quan báo chí tìm hiểu khai thác thông tin.

e) Cần trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số quy định trong Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo hướng:

- Quy định cụ thể chế độ làm việc của người phát ngôn cũng như bộ phận giúp việc và chế độ phụ cấp cho người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

- Quy định chế tài đối với người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí khi không thực hiện trách nhiệm của người phát ngôn theo quy định.

- Điều chỉnh thời gian việc cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, trường hợp cần ngay ý kiến ban đầu của cơ quan hành chính thì người phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 02 ngày xuống 01 ngày để kịp thời định hướng và cảnh báo trong xã hội.

- Sửa đổi một số quy định trong quy chế theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan báo chí thuận lợi trong việc tiếp xúc với nguồn tin chính thống của cơ quan quản lý nhà nước (qua người phát ngôn) song không ảnh hưởng đến việc thu thập, khai thác thông tin từ các nhà quản lý, nhà khoa học khác trong cơ quan đó của cơ quan báo chí để cung cấp cho người dân nhiều khía cạnh của vấn đề.

63BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

PHẦN BNGUYÊN NHÂN CỦA HÀNH VI CẢN TRỞ BÁO CHÍ TÁC NGHIỆP

I. Nguyên nhân về phía người làm báo

Để tiện cho việc phân tích, chúng tôi chia các nguyên nhân về phía người làm báo thành hai phần: chủ quan và khách quan.

1. Nguyên nhân chủ quan

Cần khẳng định ngay rằng, không phải trong mọi trường hợp cản trở tác nghiệp báo chí, nhà báo, phóng viên đều bị tấn công một cách hoàn toàn vô lý. Ngay bản thân giới báo chí cũng nhận thấy điều đó. Khảo sát của RED đối với 384 phóng viên, nhà báo trên toàn quốc cho thấy:

l 213 người cho rằng cản trở có phần do nhà báo, phóng viên thiếu kỹ năng làm việc, gây khó chịu cho đối tượng (55,47%);l 31 người cho rằng cản trở là do nhà báo, phóng viên có dụng ý xấu

64 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

khi đặt vấn đề làm việc (8,07%);l 51 người cho rằng cản trở là do nhà báo, phóng viên có dụng ý không khách quan khi đặt vấn đề làm việc (13,28%).

Thực tế phản ánh, “thiếu kỹ năng làm việc” là một vấn đề khá nghiêm trọng ở nhiều phóng viên, nhà báo Việt Nam hiện nay. “Thiếu kỹ năng” có thể đơn giản chỉ là không biết cách trình bày nguyện vọng, đặt vấn đề phỏng vấn… khi liên hệ trước qua điện thoại hoặc khi gặp trực tiếp đối tượng tại hiện trường. Từ “thiếu kỹ năng” dẫn đến “mất uy tín”, “mất quan hệ” chỉ là một bước ngắn, và khi phóng viên, nhà báo đã mất uy tín thì việc liên hệ tác nghiệp càng khó khăn hơn.

65BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Người ta cản trở, hành hung nhà báo đang tác nghiệp, thì là vi phạm pháp luật rõ ràng rồi. Nhưng sao chúng ta chưa nhìn nhận là vì sao lại có hiện tượng đó, về phía nhà báo? Sự thực là nhiều phóng viên, nhà báo tác nghiệp tỏ ra rất vô cảm, sỗ sàng, tạo nên ức chế, nóng giận, gây bức xúc cho nhân vật. Tôi lấy một ví dụ rất nổi tiếng là chuyện báo chí đưa tin về vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu. Trong hoàn cảnh gia đình người ta tang gia bối rối, phóng viên, nhà báo đổ xô đến đưa tin, phỏng vấn, moi móc đời tư, người ta phản ứng lại là đương nhiên.

(Nhà báo Đào Bình, báo Nhà Báo & Công Luận)

Còn nghiêm trọng hơn việc “thiếu kỹ năng”, là hiện tượng phóng viên, nhà báo có dụng ý xấu, lợi dụng báo chí để vòi tiền, tống tiền, trục lợi cá nhân. Dưới đây là ý kiến của ông Trần Xuân Tiến (Phòng An ninh Nội bộ và Tư tưởng Văn hóa - PA87 - Công an Thành phố Hà Nội) về tình trạng cản trở tác nghiệp báo chí, xuất phát từ các nguyên nhân thuộc về chính bản thân phóng viên, nhà báo. Ghi nhận của nhóm khảo sát tại Hà Nội, ngày 7/7/2011:

“Theo cảm nhận của tôi thì các vụ cản trở tác nghiệp báo chí có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính chất. Xét về góc độ phóng viên, hiện giờ nhiều người sử dụng công việc báo chí vào mục đích cá nhân. Có thể họ chỉ là số ít, nhưng cũng ảnh hưởng tới cái chung, tác động xấu tới tâm lý các doanh nghiệp, đơn vị, ở mọi môi trường mà phóng viên đến. Nhiều khi cứ thấy báo chí đến đặt vấn đề làm việc là người ta nghĩ ngay rằng báo chí đến để móc máy cái gì đây. Người ta thường mặc định là cứ công an và báo chí đến là có chuyện.

Quả thật, khi phóng viên, nhà báo đến gặp cơ sở thì ngoài việc viết, còn có nhiều trường hợp họ đến để mè nheo, bán quảng cáo, đe dọa doanh nghiệp. Nhiều khi, trước khi vào một đơn vị, họ cố ý để cho doanh nghiệp đó thấy là họ đã biết chuyện gì đấy. Trong thực tế hoạt động sản xuất-kinh doanh ở Việt Nam hiện nay thì nhiều khi doanh nghiệp phải vận dụng luật pháp, “lách luật” để không bị sai phạm. Do đó, nếu có hoạt động nào đó chưa đúng chuẩn, liên quan đến thuế má, đất đai chẳng hạn, thì khi phóng viên, nhà báo đến, doanh nghiệp tất nhiên sẽ tìm cách cản trở. Họ không muốn để phóng viên

HỘP 11:

66 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

đi sâu vào tìm hiểu hoạt động của mình. Họ sẽ ngăn cản, sẽ dùng lực lượng chức năng của họ, chủ yếu là bảo vệ, ngăn cản phóng viên ngay từ cổng, không cho vào.

Bản thân phóng viên, nhà báo nhiều khi chưa có kỹ năng tự bảo vệ mình. Một biểu hiện của điều đó là họ không làm việc theo nhóm. Nhiều khi phóng viên tác nghiệp thân cô thế cô mà lại ở trong những tình huống tế nhị, rất nguy hiểm. Nhiệt tình là cái tốt, nhưng không biết cách tự bảo vệ thì nhiệt tình ấy có thể hại cho mình.

Đáng lưu ý là trong nhiều vụ hành hung phóng viên, nhà báo, thủ phạm lại không bị pháp luật xử lý. Tấn công kiểm lâm, công an, thì có thể bị coi là “chống người thi hành công vụ”, nhưng với báo chí thì chưa có quy định đó. Tính chất của vụ việc nhiều khi cũng không đủ nghiêm trọng, tỷ lệ thương tật của phóng viên, nhà báo chưa đủ để đối tượng bị quy vào tội “cố ý gây thương tích”. Từ thực tế này, nhiều đơn vị sẵn sàng cho nhân viên bảo vệ ngăn cản phóng viên, nhưng chỉ giới hạn ở mức độ không thể truy tố được. Họ cũng được tư vấn pháp luật tương đối tốt đấy”.

Ngoài ra, còn có các trường hợp phóng viên, nhà báo không có dụng ý xấu, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau (không được thông tin đầy đủ, trình độ nghiệp vụ hạn chế…) mà mang định kiến, thành kiến về đối tượng ngay từ đầu. Trong những trường hợp này, cũng rất khó để phóng viên, nhà báo có thể thoải mái tác nghiệp mà không bị cản trở. Chúng tôi xếp những trường hợp như vậy vào nhóm bị cản trở do phóng viên, nhà báo có dụng ý thiếu khách quan.

Không biết tự bảo vệ mình

Cuối cùng là việc các phóng viên, nhà báo, sau khi đã là nạn nhân của hành vi cản trở báo chí, cũng không biết làm thế nào để tự bảo vệ mình.

Cuộc khảo sát của RED đối với 384 phóng viên, nhà báo trên toàn quốc cho thấy, khi bị cản trở tác nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào:

l Đa số nhờ cậy đồng nghiệp giúp đỡ (240 người) và tòa soạn (210 người). l Chỉ có 37 người biết đến thanh tra chuyên ngành, trong khi 143

67BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

người nhờ đến công an. l 104 người tìm đến cơ quản chủ quản đối tượng, 99 nhờ chính quyền địa phương.l 12 người cam chịu.l 8 người nói không biết nhờ ai giúp. Rất nhiều phóng viên, nhà báo kém nhận thức về quyền hạn của chính mình: Có tới 264 người cho rằng các luật lao động, thanh tra, công chức, viên chức và luật công đoàn liên quan đến việc bảo vệ quyền tác nghiệp của báo chí. Tuy thế, đáng mừng là cũng có 367 người biết Luật Báo chí và 109 người biết Pháp lệnh Xử lý hành chính có quy định bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo.

Với câu hỏi “Ai giải quyết tình trạng cản trở nhà báo?”, số đông (238 người) cho rằng công an có trách nhiệm chính. 41 người cho rằng Ban Tuyên giáo, 15 cho rằng thanh tra chính phủ có chức năng này. Chỉ có 63 người biết đến cơ quan thanh tra chuyên ngành. 51 người đề nghị công an phối hợp chặt chẽ với thanh tra. 2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh nhóm nguyên nhân chủ quan (thiếu kỹ năng, có dụng ý xấu, có dụng ý không khách quan), còn những nguyên nhân cũng thuộc về phóng viên, nhà báo nhưng mang yếu tố khách quan, dẫn đến tình trạng báo chí bị cản trở tác nghiệp.

Chẳng hạn, không có thẻ nhà báo (do đó, không được xem là nhà báo đang tác nghiệp) là một nguyên nhân dẫn đến việc nhà báo bị cản trở. Ở rất nhiều hội thảo, hội nghị, sự kiện chính trị - xã hội, ban tổ chức luôn đặt điều kiện “phải có thẻ nhà báo” mới gửi giấy mời. Bằng cách này, ban tổ chức đã “loại ra ngoài” đông đảo phóng viên, là những người hoạt động báo chí y hệt như nhà báo nhưng không được cấp thẻ.

68 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Người được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

a) Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

b) Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí phân công;

d) Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

e) Ðược cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội Nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Một nguyên nhân khách quan khác cũng rất phổ biến là do bản thân cơ quan báo chí không đủ uy tín, thương hiệu để khiến đối tượng “nể”. 119 phóng viên, nhà báo trên tổng số 384 người được hỏi cho rằng bị cản trở là “do tòa soạn hoặc nhà báo kém uy tín”, chiếm tỷ lệ 30,99%.

II. Nguyên nhân về phía cơ quan báo chí

1. Khi tòa soạn kém uy tín

Trong rất nhiều trường hợp cản trở tác nghiệp báo chí, có một thực tế là bản thân cơ quan báo chí không đủ uy tín, thương hiệu để khiến đối tượng “nể”. Như đã nêu trên, 110 phóng viên, nhà báo trên tổng số 384 người được hỏi cho rằng bị cản trở là “do tòa soạn hoặc nhà

HỘP 12: THÔNG TƯ SỐ 07/2007/TT-BVHTT HƯỚNG DẪN CẤP, ĐỔI VÀ THU HỒI THẺ NHÀ BÁO, BỘ VĂN HÓA - THÔNG TIN, NGÀY 20/3/2007

69BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

báo kém uy tín”, chiếm tỷ lệ 30,99%.

Phóng viên, thậm chí cộng tác viên, của một đơn vị truyền thông lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, gặp rất nhiều thuận lợi trong công việc. Ban Thời sự VTV ngày nào cũng nhận hàng chục thư mời tham dự hội thảo, hội nghị. Các biên tập viên truyền hình ở đây thừa nhận, “chỉ đi làm theo giấy mời thôi cũng đã không hết việc”. Đây là thực tế đáng mơ ước của các phóng viên, biên tập viên, hay nói chung là đội ngũ sản xuất nội dung.

Trong địa hạt báo viết, tờ báo nào có thương hiệu, có uy tín từ lâu, chẳng hạn Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn…, thì phóng viên, nhà báo cũng được ưu tiên mời tham dự các hội nghị, hội thảo “với số lượng khách mời hạn chế”. Các báo nhỏ, báo địa phương ít cơ hội hơn báo lớn, báo trung ương.

2. Khi tòa soạn không đoàn kết

Không chỉ uy tín, thương hiệu của tòa báo, mà thái độ, cách cư xử của cơ quan báo chí đối với phóng viên, nhà báo cũng góp phần đáng kể làm tăng thêm hoặc hạn chế những vụ việc cản trở. Tòa soạn có thể là “hầm trú ẩn”, là nơi bảo vệ phóng viên, nhà báo; ngược lại, cũng có thể là nơi cản bước chính người của mình trong cuộc đấu tranh với tiêu cực.

Trên thực tế, nhiều cơ quan báo chí (lãnh đạo, đồng nghiệp) chính là lực lượng cản phá phóng viên, nhà báo.

Ở phần A, III.1, chúng tôi đã nói tới trường hợp nhà báo Cao Hùng (Cơ quan thường trú báo Lao Động tại TP.HCM), người đã từng phải thốt lên trong lá thư gửi lãnh đạo: “Tôi không thể nào hiểu nổi, tại sao chỉ vì một lý do … chẳng ra đâu vào đâu, mà một tờ báo lớn như Lao Động lại nghe theo mà gác bài của phóng viên. Tôi vô cùng bức xúc, nên đã đề nghị Thư ký tòa soạn dời bài sang trang 7. Nhưng tới nửa đêm, theo phản ánh của anh em ngoài ấy, lãnh đạo báo đã lột bài viết của tôi xuống lần thứ hai”. Đây cũng chỉ là một trong vô số ví dụ về các trường hợp tòa soạn, vì lý do nào đó, không đứng về phía phóng viên, nhà báo mặc dù phóng viên, nhà báo không hoàn toàn có lỗi.

70 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Sinh thời nhà văn Vũ Trọng Phụng có nói một câu rất hay, đại ý rằng trong tất cả mọi cái sự ghen tị, cái sự đáng phải đề phòng, thì cái cần đề phòng trước tiên chính là đồng nghiệp của mình. Đúng như thế thật, tôi thấy những người thợ thuyền, người lao động rất quý mình, nhưng mà đồng nghiệp thì… tất nhiên có những người cũng quý mình, song có nhiều người luôn tị việc, luôn khó chịu với mình. Cái sự ghen tị của người Việt nó vớ vẩn lắm. Nên làm báo nhiều khi rất cô độc.

(Nhà báo Ngô Mai Phong, báo Lao Động tại Quảng Ninh)

Nhóm nghiên cứu cho rằng, dù vì nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân trên thì đây cũng là một hiện tượng cản trở báo chí với quy mô và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng; đồng thời cũng là hình thức cản trở báo chí chưa từng có ở Việt Nam.

III. Nguyên nhân về phía đối tượng cản trở

Như đã nói ở phần “Các hình thức cản trở”, kết quả khảo sát cho thấy phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp nhiều nhất là từ cán bộ, nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, thứ hai là từ khối doanh nghiệp, thứ ba là từ đối tượng xã hội (lưu manh, côn đồ, lâm tặc, buôn lậu…).

l Bị cản trở từ nhân viên, cán bộ cơ quan Nhà nước: 75,26%l Từ doanh nghiệp: 42,97%;l Tổ đối tượng xã hội: 38,80%;l Từ tổ chức xã hội (bệnh viện, trường học…): 21,09%;l Từ dân thường: 11,20%;l Từ những đối tượng khác: 3,65%

1. Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…

Căn cứ kết quả khảo sát thực tiễn của RED, có thể thấy cán bộ công nhân viên chức là lực lượng cản trở tác nghiệp báo chí nhiều nhất và

HỘP 13: “CAY ĐẮNG NHẤT LÀ QUAN HỆ ĐỒNG NGHIỆP”

71BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

bằng các biện pháp “mềm”, các hình thức nhẹ nhàng (nhóm hành vi cản trở số 1, 2, 3 và 4) là chủ yếu.

Việc cán bộ, nhân viên cơ quan Nhà nước cản trở tác nghiệp báo chí tuy phổ biến nhưng lại khó nhận diện và do đó, rất khó xử lý. Trong rất nhiều trường hợp, cán bộ, nhân viên cơ quan Nhà nước vin vào những lý do xác đáng để từ chối cung cấp thông tin cho báo chí, chẳng hạn sử dụng cái “khiên” bí mật Nhà nước. Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH10 về bí mật Nhà nước định nghĩa khái niệm này rất rộng, chia thành ba cấp độ tuyệt mật, tối mật và mật. Bí mật Nhà nước nằm ngoài phạm vi tuyệt mật và tối mật thì thuộc độ mật, do người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan, tổ chức đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. Kết quả là, các cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoàn toàn có đủ thẩm quyền đề xuất thông tin nào đó là bí mật Nhà nước để Bộ Công an thẩm định, phê chuẩn, là có ngay một “vùng cấm” để báo chí không thể tiếp cận.

Nếu như cơ quan Nhà nước có chiếc khiên “bí mật Nhà nước” thì doanh nghiệp – đối tượng cản trở báo chí phổ biến thứ hai sau cơ quan nhà nước – lại có công cụ là “bí mật nội bộ”. Một vụ việc điển hình gây tranh cãi, xảy ra gần đây, là khi tòa nhà cao nhất Việt Nam, Keangnam, bị cháy. Nhiều phóng viên báo, đài cũng có mặt tác nghiệp, không ít người bị lực lượng bảo vệ tòa nhà hành hung, giật máy ảnh, cản trở tác nghiệp, với lý do theo quy định của họ, đây là khu vực cấm chụp ảnh.

Phía ý kiến phản đối báo chí cho rằng khi một không gian thuộc sở hữu tư nhân thì tư nhân đó có toàn quyền đối với nó, có thể cho phép hoặc cấm chụp ảnh tùy ý, không có nghĩa vụ phải trình bày lý do. Phía ý kiến ủng hộ báo chí lại cho rằng mặc dù phóng viên tác nghiệp trong khu vực thuộc quyền quản lý của đơn vị sở hữu Keangnam, nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt (cháy, hỏa hoạn), báo chí có quyền hoạt động nhân danh phục vụ lợi ích công. Xác định ranh giới giữa việc bảo vệ “bí mật nội bộ, quyền riêng tư”, với việc cản trở tác nghiệp báo chí vì lợi ích công cộng sẽ còn là vấn đề phải tranh cãi lâu dài.

Do cán bộ, nhân viên cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp có sẵn hai công cụ bí mật quốc gia và bí mật nội bộ, nên cũng dễ lý giải khi

72 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

đây là hai nhóm cản trở tác nghiệp báo chí nhiều nhất. Còn nếu xét nhóm ngành nghề hay gây cản trở cho báo chí hơn cả, có thể thấy đó là các ngành nào tận dụng được hai công cụ trên nhiều nhất. Thực tế cho thấy, ngoài an ninh, quốc phòng, ngân hàng - tài chính là ba lĩnh vực có đặc thù riêng cho phép một mức độ khép kín với báo chí, các nhóm ngành nghề khác mà tác nghiệp báo chí rất khó khăn là: cấp và sử dụng ngân sách nhà nước, mua sắm công, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, hoạt động giải quyết công việc của công dân…

Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên khi mà đó lại chính là các ngành tham nhũng xảy ra nhiều nhất. Theo một thống kê không chính thức, tham nhũng hoành hành mạnh nhất trong các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai, tài chính-ngân hàng, quản lý tài sản công, sử dụng vốn ODA… (Hội thảo “Nhà nước pháp quyền, quản trị hiệu quả và phòng chống tham nhũng: kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu Quyền Con Người và Đại sứ quán Anh phối hợp tổ chức ở Hà Nội trong hai ngày 13 và 14/12/2010).

2. Người dân

Bên cạnh các đối tượng xã hội (buôn lậu, lâm tặc, lưu manh côn đồ…), thường cản trở bằng bạo lực (hành hung, gây thương tích) và rõ ràng là vi phạm pháp luật, thì người dân thường cũng là một lực lượng gây cản trở đáng kể cho hoạt động tác nghiệp của báo chí mà nhiều khi hành vi cản trở đó rất khó nhận diện, và do đó không thể bị xử lý. Nguyên nhân rất đa dạng, có khi ngăn cản nhà báo chỉ để “cho vui”, hoặc “cho oai”, “cho đỡ ngứa mắt”. Có những trường hợp là do phóng viên, nhà báo phản ánh về một vụ việc liên quan trực tiếp tới người dân, chẳng hạn mâu thuẫn lợi ích, tranh chấp đất đai giữa các hộ dân với nhau. Nhưng những vụ việc này thường ở quy mô hẹp, cá biệt, không ảnh hưởng tới nhiều người và do đó, chưa chắc đã được đông đảo dư luận quan tâm.

73BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Từ ngày 4/1/2011, lưu lượng truy cập vào trang chủ báo Viet-NamNet tại địa chỉ http://vietnamnet.vn tăng nhanh một cách bất thường, lên tới hàng trăm ngàn kết nối tại một thời điểm, trong một vụ tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) lớn chưa từng có ở Việt Nam.

Đến tháng 9/2011, VietNamNet lại tiếp tục bị tấn công DDoS khiến trang web bị tê liệt, người đọc không thể truy cập. Lượng độc giả giảm còn 1/3. Với một tờ báo mạng, không có bản in, như VietNamNet, thì việc độc giả không vào được báo là một thiệt hại khủng khiếp vì mất quảng cáo online. Trả lời phỏng vấn báo Văn Hóa, ngày 21/9/2011, ông Triệu Trần Đức – Giám đốc Công ty An ninh An toàn Thông tin CMC – đã nói: “Tình trạng này nếu kéo dài sẽ có thể “ xóa sổ” trang web này”. Cho đến nay cơ quan an ninh mạng vẫn không xác định được thủ phạm của cuộc tấn công. Đầu tháng 10/2011, Bộ Thông tin-Truyền thông phải lập tổ nghiệp vụ ứng cứu VietNamNet, nhưng kết quả vẫn chưa rõ. Trong khi đó có dư luận cho rằng sở dĩ VietNamNet bị tấn công là do tờ báo này bị… ghét – liên quan tới các bài viết mang tính phản biện xã hội trên chuyên trang Tuần Việt Nam, hoặc các tin, bài có xu hướng “sốc, sếch, sến” của họ. Theo một luồng dư luận khác thì đây là chuyện xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ tòa soạn.

IV. Nguyên nhân đến tự hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi

Phần dưới đây sẽ tập trung phân tích về hệ thống pháp luật hiện hành, liên quan đến hoạt động báo chí và việc bảo vệ phóng viên, nhà báo tác nghiệp hợp pháp. Những bất cập tồn tại trong hệ thống pháp luật và cơ chế thực thi không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng cản trở tác nghiệp báo chí; tuy nhiên, để hạn chế các vụ việc cản trở, góp phần xây dựng một môi trường báo chí lành mạnh, một xã hội minh bạch thông tin, thì luật pháp đóng vai trò tối quan trọng.

HỘP 14: MỘT TRƯỜNG HỢP BỊ CẢN TRỞ QUY MÔ LỚN (?): VIETNAMNET

74 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

A. CÁC TỒN TẠI1. Hệ thống pháp luật

1.1. Các công cụ hành chính

Để bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên, luật chuyên ngành đã có nhiều quy định.

Luật Báo chí (1989)

Điều 2 Luật Báo chí quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (1999)

75BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Điều 15 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định:

1. Nhà báo có quyền: Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ; Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí; Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của Chính phủ; Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

2. Nhà báo có nghĩa vụ: Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; Bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tra-nh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm.

Khoản 3 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định: “Người nào vi phạm các quy định về cung cấp thông tin, trả lời trên báo chí, thành lập cơ quan báo chí, phát hành, quảng cáo, họp báo, cản trở hoạt động báo chí, đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, làm hư hỏng phương tiện, tài liệu và các quy định khác của pháp luật về báo chí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Nghị định 31 (năm 2001)

Riêng về chế tài cụ thể, ngay từ khi ban hành nghị định số Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2001 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, Chính phủ đã quy định tại điểm a, khoản 2 điều 11: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp

76 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

đúng pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “Bồi thường thiệt hại cho nhà báo được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi vi phạm điểm a khoản 2 Điều này, nếu mức bồi thường quá 1.000.000 đồng”.

Nghị định 56 (năm 2006)

Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa - thông tin. Sự ra đời của Nghị định đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá - thông tin, mở ra hành lang pháp lý thông thoáng và cần thiết cho tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động này trong đó có hoạt động báo chí.

So với Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, Nghị định số 56/2006/NĐ-CP đã bao quát hơn các hành vi vi phạm có thể xảy ra trong lĩnh vực báo chí. Nhiều hành vi mới được bổ sung, hoàn thiện phù hợp hơn, dễ áp dụng trong thực tiễn. Tại khoản 3 Điều 12 quy định “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật; Hủy hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo”.

Nghị định 02 (năm 2011)

Điều 6 Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 6/1/2011 quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động nghiệp vụ đúng pháp luật; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo”. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi, buộc trả lại phương tiện, tài liệu bị thu giữ trái phép.

Rõ ràng các cơ quan chức năng đã rất quan tâm đến chế tài bảo vệ

77BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên. Thông qua hệ thống văn bản quy phạm quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính, dễ dàng nhận thấy qua mỗi lần xây dựng hành vi xâm hại quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

Trong Nghị định số 31/2001/NĐ-CP chỉ có một điều khoản chung bao gồm nhiều hành vi: Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Nghị định số 56/2006/NĐ-CP cũng chỉ có một điều khoản song được bổ sung thêm vào đó hành vi huỷ hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo. Đến Nghị định số 02/2011/NĐ-CP đã phân chia cụ thể thành 4 hành vi riêng biệt với mức phạt khác nhau tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm.

Việc tách biệt hành vi giúp việc xử lý chặt chẽ hơn, chính xác hơn, lực lượng thanh tra chuyên ngành địa phương dễ áp dụng hơn. Mức phạt đối với hành vi này cũng nghiêm khắc hơn từ mức cao nhất 5.000.000 đồng trong Nghị định số 31/2001/NĐ-CP, lên 10.000.000 đồng trong Nghị định số 56/2006/NĐ-CP, lên 30.000.000 đồng trong Nghị định số 02/2011/NĐ-CP, thể hiện tính cảnh báo, răn đe mạnh.

1.2. Các công cụ hình sự

Từ những điều luật được trích dẫn ở trên, có thể thấy rằng, hệ thống luật pháp tuy có quan tâm đến việc bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên, nhà báo. Tuy nhiên, dù sao cũng phải nói rằng luật có xu hướng là công cụ pháp lý để “quản” nhiều hơn “hỗ trợ”. Ví dụ, Nghị định số 02/2011/NĐ-CP liệt kê 14 điều trong mục Vi phạm trong hoạt động báo chí, chỉ có 1 điều trong số đó (Điều 6: Hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí) là có mục đích và tính chất bảo vệ nhà báo. Các điều còn lại đều nhằm xử lý vi phạm của báo chí.

Luật pháp hiện nay không có tội danh riêng dành cho hành vi cản trở, xâm phạm thân thể phóng viên khi tác nghiệp hợp pháp. Trong Bộ luật Hình sự có hai điều liên quan đến cản trở hoạt động người có chức trách, xâm phạm thân thể con người thường được viện dẫn khi xảy ra vụ việc cản trở nhà báo (đến mức xử lý hình sự): Điều 104 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác) và Điều 257 (tội chống người thi hành công vụ).

78 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Trên thực tế, các vụ cản trở hành hung phóng viên khi tác nghiệp bị xử lý hình sự rất hãn hữu. Trong hai năm 2010 và 2011 có hai vụ thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, nhưng cơ sở khởi tố khác nhau. Trước hết là vụ phóng viên Trần Thế Dũng, báo Người Lao Động bị hành hung ở Lạng Sơn khi đang tác nghiệp phản ánh tình hình buôn lậu tại làng Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, “điểm nóng” về nhập lậu gia cầm xuyên biên giới. Sau khi hành hung phóng viên, đối tượng ngang nhiên dùng ô-tô chở nạn nhân đến trụ sở công an thị trấn Đồng Đăng với lời thách thức ngạo ngược. Cơ quan chức năng đã khởi tố theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự. Tiếp theo là vụ hành hung phóng viên kênh VTC 14 thuộc Truyền hình Kỹ thuật số VTC và phóng viên báo An Ninh Thủ Đô trong khi cùng đoàn liên ngành kiểm tra, xử lý những vi phạm về bảo vệ hành lang an toàn đường sắt thuộc địa phận huyện Từ Liêm, Hà Nội. Vụ việc này được cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ theo Điều 257 Bộ Luật Hình sự, đối tượng hành hung bị bắt và xử lý theo tội danh này vì lý do: các phóng viên được đoàn liên ngành trưng tập đi thực thi công vụ! Không phải ngẫu nhiên mà vụ hành hung phóng viên đài VTC 14 và phóng viên báo An Ninh Thủ Đô lại bị khởi tố theo Điều 257. Thực tế tại phiên toà diễn ra vào cuối tháng 9/2011 tại TAND huyện Từ Liêm, các thành viên Hội đồng xét xử thống nhất nhận định những phóng viên này được trưng tập tham gia đoàn công tác liên ngành, và họ được coi như đang thi hành công vụ, vì vậy đối tượng bị xét xử theo tội này. Điều đó cũng có nghĩa, nếu họ không phải người được trưng tập tham gia đoàn công tác liên ngành thì đối tượng không bị khởi tố theo Điều 257.

Vụ phóng viên báo Người Lao Động bị hành hung ở Lạng Sơn được cơ quan chức năng khởi tố vụ án theo Điều 104, nhưng sau đó đã đình chỉ điều tra do thương tật của phóng viên Trần Thế Dũng chỉ là 2%, chưa đủ mức xử lý hình sự vì tội cố ý gây thương tích. Việc xử lý vụ án này gây bức xúc trong xã hội, trong làng báo, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về chính sách, về pháp lý.

* Hoạt động báo chí – công vụ hay không công vụ?

Gặp rất nhiều tình huống bị cản trở, bị xâm hại đến mức xử lý hình sự trong khi tác nghiệp, nhưng hầu hết các vụ việc được xử lý không

79BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, làm cho những người làm báo hoang mang.

Vì thế việc áp dụng xử lý hành vi cản trở, hành hung phóng viên tác nghiệp là cần thiết, thể hiện tính cảnh báo, răn đe cao đối với đối tượng có ý đồ cản trở, hành hung phóng viên, là biện pháp hiệu quả để bảo vệ họ khi tác nghiệp hợp pháp, và cũng chính là bảo vệ lợi ích chung của xã hội, của nhân dân. Mấu chốt ở đây là cần làm rõ cản trở hoạt động báo chí có phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội không? Chỉ khi câu hỏi này được trả lời thì mới đưa ra được phương án giải quyết.

Theo Điều 104 nêu trên, cơ quan tư pháp chỉ có thể xử lý hình sự được đối tượng khi phóng viên bị hành hung với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều 104. Như vậy, điều kiện bắt buộc khi viện dẫn chính sách hình sự là phóng viên phải bị thương tật 11% trở lên thì kẻ hành hung mới bị xử lý hình sự. Còn muốn áp dụng Điều 257 Bộ Luật hình sự để khởi tố đối tượng khi người bị hại bị thương tật dưới 11% thì người bị hại phải là người thi hành công vụ.

Vậy phóng viên đi tác nghiệp có phải người thi hành công vụ? Theo quan niệm chung của xã hội, người thi hành công vụ là công chức làm công ăn lương từ ngân sách nhà nước, làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước. Từ điển tiếng Việt (Nhà Xuất bản Từ điển Bách khoa, 2008) ghi: “Công vụ là việc công”. Như vậy, giữa khái niệm và quan niệm xã hội chưa thống nhất, từ đây nảy sinh những vướng mắc trong việc xử lý. Với mô hình tổ chức và hoạt động báo chí tại Việt Nam, cơ quan báo chí là đơn vị sự nghiệp, thậm chí hoạt động với nguồn tài chính hoàn toàn độc lập với ngân sách nhà nước, vì vậy theo quan niệm xã hội, phóng viên không phải công chức. Mặc dù công việc của phóng viên mang tính chất là việc công, song do quan niệm chung của xã hội đã hình thành, tác động lên quá trình xử lý, nên những hành vi xâm phạm đến họ chỉ được xử lý giống như trường hợp thông thường.

Điều 257 quy định tội chống người thi hành công vụ, việc áp dụng điều này không phụ thuộc vào hậu quả xảy ra, chỉ cần đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác cản trở thi hành công vụ, ép

80 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật là đối tượng đã bị xử lý hình sự, rõ ràng tính răn đe khi xâm hại khách thể này rất cao. Trở lại với quan niệm xã hội coi hoạt động báo chí không phải thi hành công vụ, các trường hợp cản trở, hành hung phóng viên đều không được áp dụng Điều 257.

Về vấn đề này, đang có ba quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: Theo đề xuất của Hội Nhà báo Việt Nam và ý kiến của một số chuyên gia coi hoạt động báo chí là hoạt động công vụ, thì về mặt pháp lý, chỉ cần hướng dẫn thêm hoạt động báo chí là một loại hình hoạt động công vụ bằng một nghị định (hoặc một văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành) và áp dụng Điều 104 Bộ Luật Hình sự (kể cả trường hợp thương tật dưới 11%) hoặc Điều 257 khi có sự việc cản trở, hành hung phóng viên xảy ra. Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu xử lý theo hướng này phóng viên phải là công chức, cơ quan báo chí trở thành cơ quan hành chính nhà nước, như vậy sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như: tài chính, tổ chức… Trong tình hình hiện nay, đây là việc vô cùng khó khăn, thứ nhất, số lượng phóng viên đông lên tới hàng chục nghìn người, thứ hai các cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình tổ chức rất đa dạng, có cơ quan báo chí trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước, có cơ quan báo chí trực thuộc tổ chức đảng, có cơ quan báo chí trực thuộc tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ…, thứ ba tư duy theo hướng này chưa phù hợp với xu thế chung của xã hội, của thế giới.

Quan điểm thứ hai: Đề nghị xác định hoạt động công vụ theo nghĩa rộng đúng với khái niệm công vụ, như vậy người thực hiện công vụ không nhất thiết phải là công chức, miễn sao họ thực hiện nhiệm vụ công sẽ được coi là hoạt động công vụ. Theo đó, với tính chất đặc thù của báo chí, phóng viên khi tác nghiệp sẽ được coi là thi hành công vụ. Nhóm nghiên cứu cho rằng, xác định như vậy thì khi triển khai có thuận lợi là không bị biến động về tài chính, tổ chức… nhưng khó khăn không dễ vượt qua khi phải làm thay đổi quan niệm xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức con người, mặt khác phải sửa đổi những quy định pháp luật có liên quan trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vốn đã định hình.

Quan điểm thứ ba: Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của RED, cần

81BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

xây dựng một tội riêng về cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp trên cơ sở giống như dấu hiệu tội cản trở, chống người thi hành công vụ. Xử lý theo hướng này sẽ kh`ông ảnh hưởng, không làm xáo động đến hệ thống pháp luật, không ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động bình thường của cơ quan báo chí. Vấn đề là hành vi cản trở tác nghiệp hợp pháp của phóng viên có được xem là nguy hiểm cho xã hội không, điều này đã được chứng minh ở trên. Phương án này phù hợp với xu thế chung của thế giới, nhiều nước đã quy định tội danh riêng dành cho hành vi cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp.

Cụ thể, phương án xử lý dựa vào quan điểm thứ ba nêu trên có tính khả thi cao hơn, phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động hiện tại của cơ quan báo chí, không gây xáo trộn trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, với phương án này việc xử lý hình sự đối tượng cản trở, hành hung phóng viên được tiến hành độc lập, không phụ thuộc vào việc phóng viên có được coi là công chức hay không hoặc hoạt động của họ có được coi là thi hành công vụ hay không.

Khi nhận thức xã hội đã thống nhất, việc hoàn thiện văn bản quy phạm sẽ được thực hiện dễ dàng hơn theo quy trình xây dựng luật.

Trong khi tình hình cản trở, hành hung phóng viên đang diễn biến phức tạp, nếu chúng ta không nhận thức đúng đắn, không có các giải pháp xử lý triệt để, đến một lúc nào đó tình trạng cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp sẽ làm đội ngũ những người làm báo nao núng, chùn bước, và cái mất mát đôi khi là vô hình thuộc về xã hội, về người dân. Xã hội có cần thiết phải dùng đến 11% thương tật phóng viên để xử lý hình sự kẻ xâm hại họ? Sẽ còn bao nhiêu vụ hành hung phóng viên tiếp tục xảy ra khi kẻ hành hung không thấy rúng động, sợ hãi trước pháp luật?

Theo thống kê của của Hội Nhà báo Việt Nam, từ 2006 đến hết quý 1 năm 2010, có 18 vụ cản trở, hành hung phóng viên, trong đó số vụ cản trở là 5, số vụ hành hung là 13, trong đó chỉ có 4 vụ được khởi tố, chiếm 30,7% số vụ hành hung (trong 4 vụ khởi tố chỉ có 1 vụ có tin xét xử, 3 vụ không có tin xét xử). Tất cả được khởi tố đều theo Điều 104 (tội cố ý gây thương tích), hoặc các điều luật khác, không có vụ nào khởi tố theo điều 257 (tội chống người thi hành công vụ). Số liệu này phản ánh rằng số vụ xử lý hình sự là rất ít.

82 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Đáng chú ý là các vụ cản trở, hành hung xảy ra khi đương sự biết rõ người bị tấn công là nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp nhưng vẫn tấn công. Thậm chí trong trường hợp tấn công phóng viên Trần Thế Dũng (báo Người Lao Động), đương sự sau khi tấn công còn đưa nạn nhân đến đồn công an rồi mới bỏ đi. Hiện tượng này trùng hợp với kết quả nghiên cứu, khảo sát của RED, là mục đích cản trở nhằm làm cho nhà báo không thu thập (hoặc không công bố) được thông tin chứ không nhằm gây thương tích cho nhà báo.

1.3. Thực thi kém hiệu quả

Ngoài bất cập trong pháp luật hành chính và hình sự như đã nêu trên thì, trên thực tế thi hành luật, ngược lại với những nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước trong việc từng bước hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm hành chính, những quy định này không được phát huy hiệu quả như kỳ vọng.

Kể từ mốc thời gian 2001 đến nay đã 10 năm, các quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cản trở, hành hung, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hủy hoại tài sản của nhà báo (được nêu trong các Nghị định 31, 56 và 02) chưa bao giờ được áp dụng, bất chấp sự tồn tại của chúng trên văn bản. Trong khi những yêu cầu xã hội đặt ra để bảo vệ quyền tác nghiệp hợp pháp của nhà báo ngày càng gia tăng, thì biện pháp sẵn có lại không được sử dụng. Khi quy định không được triển khai áp dụng thì cơ quan chức năng không thể đánh giá được hiệu quả, không biết những khó khăn bất cập để điều chỉnh, sửa đổi.

Trên thực tế, hành vi cản trở quyền tác nghiệp của nhà báo rất đa dạng, có vụ việc được phóng viên phản ảnh, song cũng có nhiều vụ việc bản thân phóng viên do chưa nắm rõ quy định pháp luật, không nhận diện được hành vi cản trở nên đã bỏ qua, nhất là những hành vi cản trở không để lại hậu quả rõ rệt, không gây thiệt hại về tài sản, tinh thần phóng viên. Cùng với việc xử lý chưa thật sự hiệu quả các vụ xâm hại quyền tác nghiệp, sự quan tâm chưa đúng mức của chính giới báo chí đã làm cho tình hình càng trở nên bế tắc. Công luận cứ lên tiếng và quy định pháp luật vẫn bị bỏ quên.

Cuộc khảo sát của RED cho thấy, trong số 384 phóng viên, nhà báo

83BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

được hỏi: Đa số (270 người) nói rằng việc xử lý các vụ cản trở thời gian qua chưa tốt; 36 người cho rằng “chẳng thấy xử lý cái gì cả”; 60 người đánh giá là “tạm được”; và chỉ 18 người đánh giá là “rất tốt”, “thỏa đáng”.

2. Hội nghề nghiệp (Hội Nhà báo)

2.1. Những quy định trên văn bản

Hội Nhà báo Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo thông qua cơ chế sau:

Thứ nhất là, Hội Nhà báo Việt Nam đề ra các quy định về đạo đức nghề nghiệp để các phóng viên tuân thủ, gồm có 9 điều sau:

1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.3. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.4. Lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.8.Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.9. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác.

Tiếp theo các quy tắc trên, trong năm 2009, được sự tài trợ của Đại Sứ quán Thụy Điển, Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ trì) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam (đơn vị thực hiện) đã xuất bản cuốn “Cẩm nang đạo đức báo chí” (Chủ biên GS.TS Tạ Ngọc Tấn và PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng). Cuốn cẩm nang này trước khi xuất bản đã có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về báo chí và phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí trên toàn quốc.

84 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Cùng với quy tắc đạo đức chung do Hội đề ra, nhiều cơ quan báo chí đang xây dựng các bộ quy tắc riêng của tòa soạn mình (điển hình là báo Tuổi Trẻ).

Thứ hai là, Hội Nhà báo Việt Nam đã thành lập Ban kiểm tra trực thuộc Trung ương Hội, có chức năng chuyên giải quyết các vụ việc liên quan đến quyền tác nghiệp của hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hội viên.

Thứ ba là, thiết lập kênh thông tin chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Liên chi hội, chi hội nhà báo trực thuộc nhằm nắm thông tin và xử lý các vụ việc liên quan đến quyền hành nghề của hội viên.

Thứ tư là, trong những năm qua, tình hình hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp ngày càng có những diễn biến phức tạp, số vụ việc xảy ra có xu hướng tăng. Trước thực tế đó, trong năm 2010, báo Nhà Báo & Công Luận (cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức hai hội thảo về chủ đề “Tình hình hành hung, cản trở nhà báo đang tác nghiệp”. Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các cơ quan thông tấn báo chí lớn trên toàn quốc, các nhà báo có uy tín và một số chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực. Các ý kiến tại hội thảo đều đồng thuận cho rằng nhà báo đang tác nghiệp công khai là người thực thi công vụ; và tiền lệ vận dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp khi xử lý các vụ hành hung nhà báo theo tội danh cố ý gây thương tích (Điều 104 Bộ Luật Hình sự) trong đó thương tích đến 11% mới khởi tố là chưa thỏa đáng, gây thiệt thòi kéo dài cho các nhà báo.

Cuộc hội thảo lần thứ hai diễn ra vào tháng 8 năm 2010 đã đi đến thống nhất trong việc thiết lập một đường dây nóng tại Ban kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, nhằm nắm bắt các thông tin trên toàn quốc do phóng viên, các cá nhân, tổ chức phản ánh về việc phóng viên bị hành hung và cản trở tác nghiệp.

2.2. Hành động thực tế

Với cơ chế như nêu trên, thì hiệu quả thực tế trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà báo của Hội Nhà báo Việt Nam đến đâu?

85BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Thứ nhất là, về các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam

Ưu điểm:- Có tính chất nhắc nhở, khuyến cáo đối với nhà báo và có tính bắt buộc đối với các hội viên Hội Nhà báo. Quy tắc đạo đức là kim chỉ nam giúp cho người làm báo định hướng hoạt động tác nghiệp của mình.

- Cuốn “Cẩm nang đạo đức nghề báo” giúp cho nhà báo, nhất là những phóng viên trẻ mới vào nghề, có được những hướng dẫn khách quan trong việc cân nhắc để xử lý đúng đắn các tình huống có liên quan đến vấn đề đạo đức trong hoạt động báo chí. Cuốn sách đưa ra những gợi ý, hướng dẫn chung để nhà báo tự quyết định thái độ, phương pháp xử lý của mình.

Hạn chế:- Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người làm báo được xây dựng trên cơ sở những khuyến cáo có tính chất quy phạm đạo đức nghề nghiệp (cơ chế mềm), do đó không có chế tài xử lý như chế tài trong quy phạm pháp luật (cơ chế cứng). Và vì thế, nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp xảy ra nhưng các nhà báo vi phạm vẫn được hoạt động tác nghiệp trong cơ quan báo chí mình hoặc được báo khác tiếp nhận (điều này không xảy ra ở các nước mà hoạt động báo chí chủ yếu được thực hiện bởi cơ chế tự điều chỉnh - đề cao quy phạm đạo đức).

- Về phía nhà báo, một trong nhiều nguyên nhân khiến họ bị hành hung, cản trở là bởi họ không tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi; hoặc không có kỹ năng ứng xử, không linh hoạt và khéo léo trong các tình huống, làm cho đối tượng bị điều tra, phản ánh ức chế hoặc bị kích động dẫn đến hành vi cản trở hoặc hành hung.

- Vì đạo đức báo chí là một vấn đề rất phong phú, gắn bó với yêu cầu của từng cơ quan báo chí cụ thể, với từng loại đối tượng, từng loại đề tài cụ thể, nên cuốn sách “Cẩm nang đạo đức nghề báo” không thể áp dụng cho tất cả các trường hợp, tình huống cụ thể trên thực tế. Thứ hai là, về hoạt động của Ban kiểm tra:

86 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Ưu điểm:- Ban Kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam được thiết lập với một cơ chế hoạt động rõ ràng bao gồm cả trách nhiệm và quyền hạn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên- nhà báo. Đây được coi là đầu mối duy nhất có trách nhiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến việc nhà báo bị cản trở, hành hung.

- Trong thời gian qua, hầu như các vụ việc gây sự chú ý trong công luận liên quan đến việc nhà báo bị cản trở, hành hung thì đều có sự can thiệp của Ban Kiểm tra (đơn cử, trong tháng 6/2011, phóng viên báo An Ninh Thủ Đô bị hành hung. Ban Kiểm tra có công văn số 05CV/TVHNBVN ngày 15/6/2011 gửi TT Thành ủy, UBND, Giám đốc CAHN, Sở TT-TT, HNB TP. Hà Nội đề nghị điều tra, làm rõ, xử lý. Công an TP.Hà Nội đã khởi tố bắt tạm giam đối tượng vi phạm và đến ngày 29/9/2011, Tòa án Nhân dân huyện Từ Liêm đã xét xử, tuyên phạt bị cáo 6 tháng tù giam về tội “Chống người thi hành công vụ).

Hạn chế:- Số lượng người trực tiếp làm công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi hội viên còn thiếu. Ban Kiểm tra có 02 người trực tiếp thụ lý, giải quyết vụ việc. Bên cạnh đó, 02 người này còn phải tham gia vào nhiều công việc khác của Hội nên có độ phân tâm nhất định với nhiệm vụ chính của mình.

- Trong số 08 người của Ban Kiểm tra thì có 07 người do Hội nghị Ban Chấp hành bầu (trong đó 06 người là kiêm nhiệm, vừa công tác ở báo, vừa làm công tác kiểm tra; 01 trưởng ban là chuyên trách), 01 người là chuyên viên giúp việc. Hơn nữa, Ban kiểm tra với 06 người kiêm nhiệm nên công việc không được tập trung; giải quyết công việc sự vụ chủ yếu do 01 chuyên viên giúp việc và trưởng ban chuyên trách đảm nhiệm.

- Trong năm 2010 có 11 vụ nhà báo bị hành hung, đe dọa và cản trở tác nghiệp (phản ánh trên báo chí và nguồn thông tin khác), nhưng chỉ có 03 vụ được Hội Nhà báo lên tiếng yêu cầu các cơ quan chức năng can thiệp. Trong đó Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam chỉ có 01 văn bản đề nghị giải quyết; 02 trường hợp còn lại được Hội trao đổi, tìm hiểu trực tiếp. Kết quả của việc giải quyết 03 vụ việc này là nhà báo không có khiếu kiện vì được hòa giải. Vai trò của Hội trong

87BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

cả 3 vụ này là chỉ dừng lại ở việc nắm thông tin, vụ việc được giải quyết chủ yếu là do đối tượng vi phạm và nhà báo có sự thỏa thuận. Thông tin vụ việc đến với Hội chủ yếu là từ nguồn các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh (02 vụ qua báo chí; 01 vụ qua khiếu nại của nhà báo). Mức độ liên quan tính chất hành hung, cản trở tác nghiệp chỉ có 02 vụ.

Cũng tương tự như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2011 có 06 trường hợp bị hành hung, đe dọa, tuy nhiên, chỉ có 02 vụ được Hội Nhà báo lên tiếng can thiệp. Hội có 02 văn bản đề nghị cơ quan Công an nhanh chóng giải quyết vụ việc theo thẩm quyền. Trong 02 văn bản đề nghị thì chỉ có 01 văn bản được cơ quan chức năng hồi âm. Trường hợp còn lại, do tính chất vụ việc hành hung nhà báo là nghiêm trọng nên đối tượng vi phạm đã bị Công an khởi tố bắt tạm giam.

Dẫn chứng như trên cho thấy vai trò của Hội Nhà báo đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà báo khi bị hành hung, cản trở tác nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức. Các vụ việc được giải quyết chưa phụ thuộc nhiều vào sự tác động của Hội.

Thứ ba là, về sự phối hợp giữa Ban kiểm tra Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam với Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chi hội nhà báo thuộc Trung ương Hội.

Ưu điểm:- Cơ chế phối hợp này chủ yếu dựa trên yêu cầu của Hội Nhà báo Việt Nam. Khi xảy ra vụ việc khiếu nại hoặc các vụ hành hung, cản trở tác nghiệp thì Hội Nhà báo Việt Nam yêu cầu Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố và các chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội cung cấp thông tin thông qua cơ chế báo cáo nhanh hoặc báo cáo trực tiếp qua điện thoại, fax, email. Ngoài ra, định kỳ hàng tháng, quý, năm các chi hội nhà báo có báo cáo tình hình hoạt động của chi hội mình và công tác kiểm tra, bảo vệ quyền lợi hội viên của chi hội. Cơ chế phối hợp này giúp Trung ương Hội xác minh được thông tin nhanh, nhiều chiều.

Hạn chế:- Vì thông tin nắm từ các chi hội trực thuộc, nơi có phóng viên bị hại, nên độ khách quan còn hạn chế. Nội dung báo cáo của chi hội có phóng viên bị hại thường theo hướng bênh vực cho phóng viên

88 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

của mình, vì thế bản chất vụ việc và nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc phóng viên bị hành hung thường bị lu mờ.

Thứ tư là, về kênh thông tin “đường dây nóng”

Ưu điểm:Kênh thông tin này giúp cho phóng viên, cơ quan báo chí phản ánh nhanh nhất về những hành vi hành hung nhà báo để Hội có tác động can thiệp.

Hạn chế:- Chưa có vụ việc được phát hiện và xử lý thông qua “đường dây nóng”

- Nguyên nhân vì vai trò, uy tín của Hội trong việc bảo vệ hội viên còn hạn chế nên theo phóng viên dù có thông báo sớm cho Hội thì Hội cũng không thể can thiệp được ngay mà phải chờ xác minh, thông qua cơ chế văn bản. Hơn nữa, những hành vi cản trở tác nghiệp báo chí rất đa dạng và tinh vi, phóng viên biết nhưng không thể có bằng chứng cụ thể hoặc khó chứng minh nên việc phản ánh cho Hội là hãn hữu.

- Do không được truyền thông rộng rãi nên “đường dây nóng” chưa được biết đến.

- Cũng một phần do chưa có cơ chế, nhân lực chuyên xử lý tin từ “đường dây nóng”.

Kết quả khảo sát của RED cho thấy, đa số phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng một hội nghề nghiệp như Hội Nhà báo rất cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn (304 trên tổng số 384 người tham gia khảo sát). 171 người đề nghị nâng cao hiệu quả đường dây nóng hiện có.

3. Cơ quan quản lý nhà nước (kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về báo chí)

Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có ở Trung ương và địa phương. Ở Trung ương là Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Báo chí, Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Cục Thông tin Đối ngoại, Thanh tra Bộ. Ở địa phương là ủy ban nhân

89BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương. Sở Thông tin và Truyền thông gồm phòng quản lý báo chí và thanh tra giúp Sở thực hiện công tác này. Cấp huyện thì có phòng văn hóa thông tin, có quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông trong đó có báo chí nhưng không có thanh tra.

Các cơ quan quản lý nhà nước ngoài việc xây dựng các chính sách pháp luật trong lĩnh vực báo chí, thực hiện quản lý hoạt động của các cơ quan báo chí đảm bảo các cơ quan báo chí hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí còn thực hiện các hoạt động nhằm can thiệp, tác động với các cơ quan, tổ chức để đảm bảo quyền tác nghiệp của nhà báo.

Song trong thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước không có bộ phận riêng làm công tác tiếp nhận và xử lý tin báo về việc cản trở nhà báo tác nghiệp theo Điều 2 Luật Báo chí.

Mặt khác, thời gian vừa qua việc cản trở nhà báo tác nghiệp xảy ra nhiều hơn, thường xuyên hơn nhưng không có việc báo tin hay nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước từ phía cơ quan báo chí và bản thân nhà báo nên rất khó thực hiện đề nghị, can thiệp từ các cơ quan để đảm bảo quyền tác nghiệp của nhà báo.

Việc các cơ quan quản lý nhà nước biết về việc nhà báo bị hành hung, cản trở tác nghiệp đa số thông qua các nguồn thông tin khác như qua báo chí, qua các cuộc họp... Khi đó các cơ quan quản lý nhà nước vẫn có những động thái ra văn bản đề nghị cơ quan, chính quyền địa phương nơi xảy ra việc nhà báo báo bị hành hung, cản trở thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để đảm bảo cho nhà báo tác nghiệp hoặc điều tra, làm rõ vụ việc hành hung, cản trở nhà báo để xử lý theo quy định. Song đây là văn bản hành chính, mang tính đề nghị nên rất ít khi được trả lời về việc đã giải quyết vụ việc đó như thế nào, đây cũng là việc khó khi bảo vệ nhà báo bị cản trở tác nghiệp.

90 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

B. CÁC NGUYÊN NHÂNVì sao chế tài xử lý hành vi cản trở, hành hung nhà báo được quy định rõ ràng nhưng không được áp dụng? Thực tiễn cho thấy, hiểu biết của xã hội nói chung, thậm chí của người làm báo về quy định liên quan đến hoạt động báo chí và quy định liên quan đến cản trở, hành hung nhà báo khi tác nghiệp chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, đặc biệt là nội hàm cản trở. Trong nhiều trường hợp, khi thực hiện hành động cản trở, người cản trở không biết mình đã phạm lỗi cản trở được pháp luật quy định, phóng viên khi bị cản trở không biết mình đã bị cản trở, càng không hiểu rõ các quy định pháp luật bảo vệ mình. Như vậy, lỗi vi phạm đã bị bỏ qua.

Từ hiểu biết chưa đầy đủ dẫn đến cách thức xử lý không chuẩn xác. Điểm qua các vụ cản trở nhà báo hành nghề hợp pháp có thể thấy 100% các vụ việc được xử lý bằng cách thông báo cho cơ quan công an hoặc đề nghị Hội Nhà báo can thiệp yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Hội Nhà báo khi can thiệp cũng hướng đến các cấp chính quyền và cơ quan công an.

91BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Tại hội thảo về “Tình hình hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2010, đại biểu tham dự chỉ bàn về việc xử lý hình sự theo tội danh nào, tức là khi xảy ra sự việc, họ chỉ nhắm đến việc xem xét xử lý hình sự. Lẽ ra, nếu vụ việc cản trở chưa nguy hiểm đến mức phải xử lý hình sự thì phải chuyển đến cơ quan thanh tra chuyên ngành báo chí để xem xét xử phạt vi phạm hành chính, như vậy việc giải quyết sẽ nhanh hơn, triệt để hơn, hiệu quả xã hội tốt hơn. Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông là lực lượng gần gũi với báo giới, hiểu biết sâu về lĩnh vực đặc biệt này, có thể bảo vệ họ một cách thiết thực, nhưng thẩm quyền pháp luật trao cho lực lượng này lại chưa từng được áp dụng, do đó làm thế nào để cơ quan thanh tra chuyên ngành có thể tiếp cận, phát huy được vai trò trong việc bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên là vấn đề cần được quan tâm, xem xét một cách nghiêm túc.

Về luật pháp, thuật ngữ cũng là rào cản gây khó khăn cho cơ quan thanh tra chuyên ngành khi áp dụng. Các điều luật đều dùng thuật ngữ “nhà báo”, nếu phóng viên bị cản trở có thẻ nhà báo thì việc áp dụng dễ dàng. Tuy nhiên bên cạnh 17.000 phóng viên có thẻ nhà báo, còn ít nhất 5.000 phóng viên không có thẻ, khi họ bị cản trở, hành hung thì việc xử lý đối tượng cản trở, hành hung theo các điều khoản nêu trên là không chặt chẽ.

Trong khi số vụ cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp được đưa ra xét xử rất hãn hữu, thì việc xét xử lại chưa quyết liệt, triệt để nên phần nào làm giảm đi tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, tình hình cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp chưa được cải thiện. Thông tin về việc điều tra, xét xử chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vụ dư luận nói chung và bản thân phóng viên, cơ quan báo chí không biết đã xử lý đến đâu, kết quả thế nào, dẫn đến tâm lý hoài nghi về tính khách quan, minh bạch trong quá trình xử lý của cơ quan tư pháp – chẳng hạn như vụ án liên quan đến nhà báo Hoàng Dưỡng ở Đak Lak, hay vụ việc xảy ra với nhà báo Trần Thế Dũng ở Lạng Sơn (xem thêm Phụ lục: Khảo sát tin, bài liên quan đến tình trạng cản trở tác nghiệp báo chí trên báo Pháp Luật TP.HCM).

Riêng đối với Hội Nhà báo, hoạt động của Hội chưa đạt hiệu quả cao là do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan: Các nhà báo bị hành hung không thông

92 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

báo cho Hội Nhà báo hoặc có thông báo nhưng không kịp thời.

Nguyên nhân chủ quan: Hội Nhà báo chưa tạo được uy tín mạnh mẽ để có thể gây áp lực giải quyết vụ việc.

Về cơ chế giải quyết vụ việc: Điều lệ của Hội Nhà báo Việt Nam chỉ quy định về việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là nhà báo (những người là phóng viên, biên tập viên có thời gian công tác liên tục từ ba năm trở lên ở một cơ quan báo chí), các phóng viên chưa là hội viên thì không thuộc diện “bảo vệ” của Hội. Đây là lý do có tới 11 vụ hành hung, cản trở nhà báo trong năm 2010 mà chỉ 03 vụ được Hội can thiệp. Việc Hội chỉ lên tiếng can thiệp bảo vệ hội viên như hiện nay phần nào làm giảm vai trò, uy tín của Hội trong nhìn nhận của các phóng viên (khi xảy ra vụ việc, ai sẽ là cơ quan lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ?). Nhận thức được điều này, lãnh đạo Hội đã chỉ đạo bất cứ nhà báo nào bị hành hung, cản trở thì Hội đều lên tiếng bảo vệ. Tuy nhiên, đây vẫn là bất cập về mặt cơ chế, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn.

93BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

C. CÁC GIẢI PHÁP1. Truyền thông (tuyên truyền - giáo dục)

Như đã nói trên, thực tế cho thấy các quy định pháp luật không được triển khai trong thực tế cuộc sống là do xã hội chưa nắm bắt được đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động báo chí, quyền tác nghiệp hợp pháp của phóng viên. Bản thân người làm báo cũng chưa hiểu rõ các quy định pháp luật bảo vệ mình, hoặc ít nhất cũng không thống nhất với nhau về giải pháp. Trong cuộc khảo sát của RED, có đến 167 phóng viên, nhà báo cho rằng biện pháp xử lý chỉ là phê bình đối tượng cản trở trên mặt báo. Dù rất ít người biết thanh tra chuyên ngành nhưng vẫn có 228 người cho rằng phạt hành chính là chế tài phổ biến; 100 người biết đến công cụ hình sự.

Rõ ràng, truyền thông để tuyên truyền giáo dục là rất quan trọng. Chỉ khi xã hội và bản thân người làm báo hiểu rõ các quy định, họ mới biết mình được làm gì và không được làm gì và hình phạt khi vi phạm. Trên cơ sở đó, họ sẽ chấp hành một cách chủ động.

Cũng cần nhìn nhận rằng, không phải chúng ta không truyền thông, các văn bản quy phạm khi xây dựng đều lấy ý kiến nhân dân, đăng tải

94 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí được xây dựng thành các chuyên mục để thông tin sâu hơn. Nhiều trang tin điện tử của các cơ quan nhà nước cũng lưu trữ đầy đủ văn bản quy phạm và cho phép truy cập miễn phí, song hiệu quả không cao. Ở đây đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, xem xét để đổi mới hình thức truyền thông. Để các quy định đã có đi vào cuộc sống, chúng ta cần có cách làm mới chuyên nghiệp hơn, sinh động hơn. Truyền thông phải nhắm tới mục tiêu làm cho người làm báo, nhân dân hiểu rõ về hoạt động báo chí, về trách nhiệm xã hội khi tham gia hoạt động báo chí, tham gia bảo vệ quyền tác nghiệp của phóng viên. Nhân dân không chỉ là nguồn thông tin quan trọng, họ còn là lực lượng tích cực tham gia bảo vệ phóng viên trong quá trình tác nghiệp.

Để nâng cao nhận thức xã hội về quyền tác nghiệp của phóng viên, có những biện pháp sau đây cần được tiến hành:

- Đẩy mạnh truyền thông cho công chúng hiểu rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp của phóng viên, thông qua việc xây dựng hình ảnh nhà báo Việt Nam trong các bộ phim với tính cách năng động, đạo đức trong sáng, có tâm và say mê nghề nghiệp, nhanh nhạy trong tiếp cận với phương pháp làm báo hiện đại, luôn tôn trọng sự thật, công bằng, khách quan trong thông tin vì lợi ích cộng đồng.

- Tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng về nghề báo, về đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

- Các cấp Hội cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho những người làm báo để họ hiểu rõ pháp luật về báo chí, hiểu rõ vị thế của mình là rất khác biệt với những vị trí trong hệ thống chính trị nhà nước; không lầm tưởng về quyền lực của nghề báo; không để quyền lực ảnh hưởng tới tác nghiệp; không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.

- Các vụ việc cản trở, hành hung phóng viên bị xử lý cần được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo, răn đe và phòng ngừa chung, đây cũng là cách thức tuyên truyền hiệu quả.

95BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

2. Kiện toàn pháp luật

Việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng rất quan trọng, trước hết phải quy định cụ thể hơn về thuật ngữ phóng viên trong các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, chặt chẽ cũng như tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ phóng viên trong quá trình tác nghiệp.

Luật Báo chí, Nghị định số 02/2011/NĐ-CP đều đề cập hành vi cản trở hoạt động tác nghiệp đúng pháp luật và thể hiện rõ quan điểm bảo hộ của nhà nước, tuy nhiên quy định này còn chung chung trong khi cách thức cản trở xảy ra rất đa dạng. Do vậy, cần xây dựng thông tư hướng dẫn cụ thể thế nào là hành vi cản trở, cản trở gồm những hành vi nào, phân loại theo mức độ nguy hiểm để có mức phạt tương ứng, giúp cơ quan chức năng nhận dạng dễ dàng, từ đó áp dụng thống nhất, chặt chẽ, đối tượng bị xử lý cũng tâm phục, khẩu phục.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần:

- Xây dựng quy chế phối hợp cung cấp thông tin, xử lý thông tin giữa Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan báo chí khi giải quyết các vụ việc cản trở, hành hung phóng viên, để bảo đảm tập trung, thống nhất.

- Xây dựng kênh tiếp nhận thông tin về tình hình cản trở, hành hung nhà báo từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Kênh thông tin cần thuận tiện, dễ sử dụng, tạo được niềm tin đối với người cung cấp, thậm chí có chính sách để khuyến khích. Kênh tiếp nhận thông tin có thể là đường dây nóng, tổng đài tự động, địa chỉ hòm thư. Thiết kế mạng lưới tiếp nhận, chuyển tiếp thông tin tại địa phương (Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông).

- Xây dựng cơ chế phối hợp (thông tư liên tịch) giữa ngành thông tin và truyền thông và công an trong việc xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi cản trở, hành hung phóng viên. Đối với những vụ việc do cơ quan thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông thụ lý, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm hình sự sẽ chuyển sang cơ quan công an để xử lý hình sự. Đối với những vụ việc do cơ quan công an thụ lý, nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ chuyển sang cơ quan Thanh tra thông tin và truyền thông để xử phạt vi phạm hành chính.

96 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Như vậy, mọi hành vi vi phạm đều được xử lý triệt để.

Mặc dù điều quan tâm lớn nhất hiện nay về xử lý hành chính hành vi cản trở, hành hung nhà báo là làm thế nào để cơ quan thanh tra chuyên ngành tiếp nhận được thông tin và việc xử lý không bị trùng lắp giữa các cơ quan, nhưng khi những ách tắc nêu trên đã được khai thông thì điều cần quan tâm tiếp theo là việc thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ công tác xử lý. Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính phải có chứng cứ, tuy nhiên đây là công việc rất khó khăn, thực tế hành vi cản trở không để lại dấu vết, chứng cứ một cách rõ ràng. Vì vậy, về phía phóng viên phải chuyên nghiệp, kỷ luật, chặt chẽ về thủ tục, lưu giữ đầy đủ tài liệu có liên quan như ghi âm, ảnh, bút tích, giấy hẹn… để bổ trợ, góp phần chứng minh chứng cứ khi cần thiết. Đối với những vụ việc có dấu hiệu rõ ràng, cần lưu giữ biên bản, hồ sơ khám, chữa bệnh…Về phía cơ quan thanh tra chuyên ngành, cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để có khả năng ứng phó được với tình huống khó khăn, mặt khác phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, đặc biệt là cơ quan công an để điều tra, đấu tranh, tìm ra chứng cứ.

3. Nâng cao vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam

Sau đây là một số đề xuất để nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nhà báo Việt Nam, với tư cách là một tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp:

- Tăng cường nhân sự cho Ban Kiểm tra Trung ương Hội theo hướng tăng cường số lượng cán bộ chuyên trách, có thể tận dụng những phóng viên, biên tập viên đã nghỉ hưu tham gia Ban Kiểm tra.

- Các cấp Hội mở các lớp đào tạo cho phóng viên, biên tập viên về kỹ năng tác nghiệp nhằm đối phó với những cản trở tác nghiệp và giảm thiểu xảy ra hành hung.

- Kiến nghị xây dựng cơ chế chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động tác nghiệp của phóng viên.

- Truyền thông rộng rãi trong công chúng về vị trí, vai trò của Hội

97BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phóng viên.

Có thể thành lập trung tâm tư vấn truyền thông thuộc Hội để hỗ trợ pháp lý và đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của phóng viên (khi được phóng viên ủy quyền) khi bị cản trở, hành hung.

4. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Có hướng ra văn bản hướng dẫn về giải quyết xung đột giữa quy định nội bộ của tổ chức và quyền thu thập thông tin liên quan đến lợi ích công.

Theo quy định của pháp luật thì nhà báo có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; được khai thác và cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định pháp luật.

Quyền tác nghiệp, thu thập thông tin đối với nhà báo là hết sức quan trọng, do đó việc đảm bảo quyền này cho nhà báo cũng rất quan trọng.

Hiện nay nhà báo được tác nghiệp, thu thập thông tin tại tất cả mọi nơi theo quy định, song tại nhiều sự kiện, địa điểm có những quy định riêng mà nhà báo cần đảm bảo, như các sự kiện chính trị xã hội lớn, những nơi có quy định cấm quy phim chụp ảnh... Tại trụ sở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có những quy định về việc ra vào nên mọi người đều phải chấp hành kể cả nhà báo, còn việc tác nghiệp của nhà báo trong những trường hợp đơn thuần này thì cần có sự đồng ý của chính cơ quan, tổ chức đó.

Song trên thực tế hiện nay có rất nhiều việc xảy ra trong khuôn viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công trình nhưng ảnh hưởng lớn đến lợi ích công và tình hình an ninh, trật tự, chính trị xã hội như: sập nhà, hỏa hoạn tại các chung cư, siêu thị (như vụ cháy ở tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam đã nêu ở phần B, chương III, mục 1., “Nguyên nhân về phía đối tượng cản trở”)… Các nhà báo vẫn rất khó tác nghiệp để thu thập thông tin do bảo vệ, nhân viên các nơi đó không cho vào với lý do việc xảy ra trong khuôn viên của cơ quan, doanh nghiệp, công trình mà họ đang quản lý.

98 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Việc ngăn cản này làm ảnh hưởng đến hoạt động tác nghiệp, thu thập thông tin của phóng viên, nghĩa là người dân sẽ bị ảnh hưởng đến việc hưởng thụ thông tin qua báo chí, ảnh hưởng đến lợi ích công, lợi ích của xã hội.

Trong trường hợp đó, nên chăng cần có văn bản quy định cụ thể, hướng dẫn quyền tác nghiệp của báo chí sẽ không bị cản trở trong mọi trường hợp khi vụ việc ảnh hưởng đến lợi ích công, anh ninh trật tự... kể cả những quy định nội bộ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có khác.

Văn bản này cũng cần quy định rõ ràng những trường hợp nào là ảnh hưởng đến lợi ích công, an ninh, trật tự... để làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và bản thân các nhà báo thực hiện; đồng thời làm cơ sở để có các chế tài xử lý khi có các vi phạm từ các bên tham gia.

99BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Thông thường trong những vụ việc bị bưng bít thông tin, cho dù báo chí có cố gắng cũng không thúc đẩy vụ việc đi đến cùng. Cách duy nhất là báo chí đi đường vòng, phỏng vấn ý kiến chuyên gia hoặc liên hệ vụ việc tương tự nhằm thúc đẩy cơ quan giải quyết vụ việc.

Về các điều luật bảo vệ nhà báo tác nghiệp, tôi cũng có biết, nhưng tôi cảm nhận rằng những quy định bảo vệ nhà báo không hữu hiệu. Ví dụ, Quy chế người phát ngôn được hiểu là để giúp báo chí được thông tin một cách chính thống về những vấn đề dư luận quan tâm. Thế nhưng chính người phát ngôn lại là người hay từ chối thông tin và là rào cản tác nghiệp của nhà báo. Còn về các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ nhà báo tác nghiệp, tôi biết có Hội Nhà báo, Thanh tra về văn hóa thông tin… Nhưng trên thực tế, nhà báo rất ít nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan này.

Là người làm báo, tôi hy vọng vào sự cởi mở của các cơ quan nhà nước, về thông tin và tư tưởng. Chỉ có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí mới hạn chế được những tác động tiêu cực cản trở nhà báo tác nghiệp.

(Nhà báo Hoàng Nghĩa Nhân, báo Pháp Luật TP.HCM)

HỘP 15:

100 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

KẾT LUẬNDự án nghiên cứu - truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, do RED Communication thực hiện dưới sự giúp đỡ tài chính của Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh thông qua Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11/2011. Báo cáo này trình bày những kết quả nghiên cứu Dự án đã thu được.

Cùng với các phóng viên, nhà báo, nhóm nghiên cứu đã nhận diện được các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, với “muôn hình vạn trạng” từ các hành vi nguy hiểm đến tính mạng nhà báo tới những hình thức cản trở rất tinh vi mà ngay bản thân người làm báo ở Việt Nam đã quen tới mức không ý thức đó là cản trở, còn “thủ phạm” thì có khi cũng do vô tình, ít hiểu biết mà không nhận thức được là mình đã góp một phần vào phá hoại quyền tự do báo chí và minh bạch thông tin như Hiến pháp quy định.

Đối tượng khảo sát có thể nói là rất đa dạng: 384 phóng viên, nhà báo trên toàn quốc, bao trùm tất cả các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh); trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa - giải trí…), đặc biệt nhấn

101BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

mạnh hai lĩnh vực nóng bỏng hiện nay là chống tham nhũng và bảo vệ môi trường; trên các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt nhấn mạnh các điểm nóng như vùng biên giới phía Bắc, Tây Nguyên, hai đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM. Nhóm khảo sát cũng cố gắng đảm bảo sự đa dạng của đối tượng được khảo sát: cả các nhà báo có thẻ tác nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, lẫn các phóng viên trẻ, chưa được cấp thẻ, đều có thể tham gia lên tiếng.

Với quy mô và sự đa dạng đó, nhóm nghiên cứu tin rằng cuộc khảo sát đã phản ánh khá sát thực tế, các kết quả thu được có sự khách quan và đủ tính đại diện. Tất nhiên, trong khuôn khổ tương đối hạn hẹp của bản báo cáo này, chúng tôi chỉ có thể cố gắng trình bày một cách đầy đủ nhất những số liệu và dẫn chứng có được. Trên thực tế, có rất nhiều phóng viên, nhà báo đưa ra những ý kiến xác đáng, đem lại thông tin bổ ích, mà do khuôn khổ báo cáo có hạn, chúng tôi không thể ghi nhận hết ở đây.

Cùng với việc nhận diện hành vi cản trở, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định rõ các nguyên nhân mấu chốt dẫn đến tình trạng này, và hậu quả của hành vi cản trở đối với nhà báo nói riêng, báo chí và cả xã hội nói chung.

Từ đây, nhóm nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp chính đối với tình trạng cản trở tác nghiệp báo chí.

Nhóm giải pháp liên quan đến luật pháp

Hoạt động báo chí không được coi là công vụ, tình hình cản trở, hành hung người làm báo đã và đang diễn biến phức tạp, và một tỷ lệ cao dư luận cho rằng cản trở nhà báo là gây thiệt hại cho lợi ích chung, cho cả xã hội. Từ thực tế này, những người nghiên cứu cho rằng cần sớm thực hiện một số biện pháp như:

Về hình sự: Xây dựng một tội riêng về cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp trên cơ sở giống như tội cản trở, chống người thi hành công vụ (bổ sung vào Bộ Luật Hình sự).

Tại cuộc khảo sát của RED, đa số phóng viên, nhà báo được hỏi cho rằng cần có thêm tội “cản trở nhà báo tác nghiệp” trong Bộ Luật Hình sự. Trong tổng số 384 người, 347 người đồng ý, 26 người phản đối, 11

102 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

người còn lại không có ý kiến.

Về hành chính: Sửa Luật Báo chí, bổ sung điều khoản quy định báo chí là hoạt động công vụ (từ đó, tự khắc hành vi cản trở báo chí bản thân nó sẽ trở thành “chống người thi hành công vụ”).

Hiện nay Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí-xuất bản đang là một căn cứ, một công cụ để bảo vệ nhà báo trước tình trạng bị cản trở tác nghiệp. Tuy nhiên, hành vi cản trở chưa được làm rõ, nội dung phạt hãy còn chung chung. Do vậy, cần thiết phải có một thông tư hướng dẫn, làm rõ Nghị định 02, do Bộ Thông tin - Truyền thông hoặc cơ quan chức năng tương đương ban hành. Ngoài ra, cũng có thể xét đến khả năng Chính phủ ra nghị định bao hàm cả quy định rộng hơn về nhà báo và cản trở, để nhà báo không chỉ là những người “đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo” mà phải tính cả đến những người tuy đang hoạt động báo chí thường xuyên nhưng chưa được cấp thẻ - tức là các phóng viên, và các hành vi cản trở được liệt kê một cách cụ thể.

Đồng thời, cơ chế phối hợp giữa công an với thanh tra thông tin và truyền thông các cấp, cơ chế tiếp nhận thông tin của cơ quan quản lý báo chí cũng cần được cải thiện để các điều khoản xử phạt hành vi cản trở nhà báo trong Nghị định 02 có cơ hội được thực thi. Ngoài ra, những quy định của pháp luật về bí mật Nhà nước, bí mật công tác cũng cần được làm rõ và cụ thể hóa hơn nữa.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy đã có những va chạm giữa “quy chế nội bộ của cơ quan” và “lợi ích công”. Do vậy, khái niệm lợi ích công cũng cần được giải thích và luật hóa; từ đó có những miễn trừ, miễn trách cho nhà báo trong trường hợp họ tác nghiệp vì lợi ích công.

Nhóm giải pháp dân sự

Đó là sự tăng cường vai trò của Hội Nghề nghiệp (Hội Nhà báo), của các tòa án dân sự. Ngoài ra, như kết quả khảo sát cho thấy, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết về luật pháp nói chung và quyền tự do báo chí theo Hiến pháp nói riêng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người vô tình trở thành đối tượng cản trở tác nghiệp báo chí. Do đó, điều

103BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

rất cần phải thực hiện sớm là đẩy mạnh truyền thông, nhất là truyền thông pháp lý, để toàn xã hội có nhận thức tốt hơn về báo chí với sức mạnh “diễn đàn của nhân dân”.

Mặt khác, như đã nêu ở phần A, III.3. (Hậu quả của hành vi tác nghiệp), 76% trong 1662 người tham gia khảo sát trực tuyến trên báo Người Lao Động đã cho rằng xã hội bị thiệt thòi khi báo chí bị cản trở tác nghiệp, và 54,15% người rất quan tâm tới các vụ việc đó. Tỷ lệ này có thể được xem như một chỉ dấu cho thấy dư luận ít nhiều có quan tâm tới báo chí và bảo vệ người làm báo, bảo vệ quyền tác nghiệp báo chí ở Việt Nam. Điều này có vẻ cũng phù hợp với thực tế là cho đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là một nước có công chúng báo chí tốt, độc giả rất tin vào báo chí, nhất là vào các cơ quan báo chí lớn như VTV, Tuổi Trẻ…

Do vậy, dân sự hóa báo chí là việc thích hợp, hay nói cách khác, chúng ta có cơ sở để đẩy mạnh truyền thông về vai trò của báo chí – với tư cách “diễn đàn của nhân dân”, tiếng nói của xã hội, lực lượng tiên phong thúc đẩy công khai minh bạch hóa, giám sát và phản biện xã hội. Trong quá trình ấy, chúng ta cũng từng bước nâng cao thật sự vai trò và tính chuyên nghiệp của báo chí. Các nhà báo, tòa soạn báo cần có cơ chế tự trau dồi, nâng cao, chia sẻ các kỹ năng tác nghiệp, hỗ trợ bảo vệ nhau trước các hành vi cản trở báo chí. Với tư cách là “diễn đàn của nhân dân”, tiếng nói của xã hội, lực lượng tiên phong thúc đẩy công khai minh bạch hóa, giám sát và phản biện xã hội, chính giới báo chí phải nhận thức cho rõ quyền thu thập và công bố thông tin của nhà báo cần phải được bảo vệ và đó là nghĩa vụ của hơn 2,2 vạn người làm báo trước đòi hỏi ngày một cao của nhân dân.

Tất cả đó đều là những việc cần tiến hành song song, đồng thời. Khi mỗi người dân đều thấy báo chí là diễn đàn của họ, cản trở báo chí là gây thiệt hại cho xã hội, thì khi ấy tình trạng phóng viên, nhà báo bị từ chối tiếp xúc, bị lăng mạ, hành hung, giam giữ, trả thù… sẽ được giảm thiểu.

104 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

PHỤ LỤC MẪU BẢNG HỎI KHẢO SÁT DÀNH CHO 384 PHÓNG VIÊN, NHÀ BÁO TRÊN TOÀN QUỐC

1.1. Bảng câu hỏi định lượng

PHIẾU KHẢO SÁT/BẢNG HỎI

Bảng khảo sát này sẽ được sử dụng cho dự án “Nghiên cứu- Truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí” do RED Communica-tion thực hiện với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam”.Bạn vui lòng cho biết các thông tin sau đây (vui lòng đánh dấu ✓ vào ô lựa chọn)

I. Thông tin khảo sát:

1) Bạn có biết khái niệm hành vi cản trở nhà báo?Biết rõ ❑Không biết ❑ Biết sơ sơ ❑ 2) Mức độ quan tâm của bạn đến các vụ cản trở nhà báo ở VN:Rất quan tâm ❑Không quan tâm ❑Ít quan tâm ❑

3) Bạn cho rằng cản trở nhà báo là?

a) Né tránh cung cấp thông tin Nói “không biết” ❑Nêu lý do “nội bộ, chưa công bố” ❑Nêu lý do “bận” ❑ Đùn đẩy trách nhiệm trả lời cho người khác, cơ quan khác Khác:

105BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

b) Gây khó dễ Liên tục sai hẹn ❑Cắt liên lạc ❑Kéo dài thời gian bằng nhiều lý do ❑Vòi tiền, đòi “trả ơn” ❑Đói hỏi thủ tục ❑Khác:

c) Mua chuộc để không đăng tin, hoặc đăng theo chủ ý của người cung cấp Bằng quan hệ ❑Bằng lợi ích ❑Khác: ❑ d) Có ý ngăn chặn gián tiếp hoạt động tác nghiệp Tác động qua lãnh đạo báo ❑Tác động qua thân nhân, gia đình ❑Tác động qua người quen, đồng nghiệp ❑Khác:

e) Thu giữ phương tiện tác nghiệp Thẻ nhà báo ❑Tài liệu ❑Máy ghi âm, ghi hình, … ❑ Khác:

f ) Hủy hoại phương tiện tác nghiệp Phá hoại máy móc, thiết bị ❑Hủy hoại tài liệu ❑Hủy hoại dữ liệu (file ghi âm, ghi hình…) ❑Khác:

g) Đe dọa Dọa sử dụng quyền lực, vũ lực với nhà báo ❑Dọa với thân nhân nhà báo ❑Khác: h) Giữ người: Giam giữ, nhốt ❑Còng tay ❑

106 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

“Giữ chân” nhằm hạn chế tác nghiệp ❑ Khác:

i) Quấy rối tình dục để không tác nghiệp được: ❑

j) Bôi nhọ, vu khống: ❑

k) Tấn công gây thương tích: ❑

l) Trả đũa, dằn mặt: ❑

m) Hành vi khác (liệt kê): …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4) Bạn đã từng bị cản trở trong quá trình tác nghiệp chưa? Có ❑ Không ❑Nếu có, khi: Tác nghiệp độc lập ❑Tác nghiệp cùng đồng nghiệp ❑

Hành vi cản trở cụ thể là gì: (khoanh tròn trường hợp tương ứng ở cấu 3) a, b, c, d, e, f, g, h, i, j, k, l, M

5) Bạn thường gặp cản trở khi lấy tin trong các lĩnh vực:Ca ngợi người tốt, việc tốt ❑Phản ánh một vấn đề thời sự xã hội ❑Chống tiêu cực về tài chính ❑Quản lý đất đai ❑Quản lý tài nguyên, khoáng sản ❑ Xâm hại môi trường ❑Quản lý công tác cán bộ ❑Y tế - giáo dục ❑Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ❑Lĩnh vực giải trí ❑Khác:

107BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

6) Đối tượng cản trở thường gặp là:Cán bộ Nhà nước ❑Doanh nghiệp ❑Tổ chức xã hội ❑Người dân bình thường ❑Đối tượng xã hội (lưu manh, côn đồ, buôn lậu, phá rừng…) ❑Đối tượng khác:

7) Nguyên nhân bị cản trở, từ phía nhà báoDo cá nhân nhà báo thiếu kỹ năng ❑Do nhà báo có dụng ý thiếu khách quan ❑ Do tòa soạn hoặc nhà báo kém uy tín ❑Do nhà báo có dụng ý xấu ❑Khác:

8) Nguyên nhân từ bên gây cản trởDo thiếu hiểu biết ❑Do hiềm khích cá nhân ❑Do không muốn thông tin được công khai ❑Do không biết bạn là nhà báo tác nghiệp ❑Khác:

9) Nguyên nhân từ khung chính sách pháp luật và việc thực thi Do quy định pháp luật chưa đầy đủ, chưa rõ ❑Pháp luật liên quan chưa được truyền thông sâu rộng ❑Trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan chưa rõ ràng, cụ thể ❑Do các vụ cản trở nhà báo chưa được xử lý nghiêm ❑Khác:

10) Mục đích của các hành vi cản trởNhằm đưa thông tin theo ý muốn ❑Ngăn chặn nhà báo có được thông tin ❑Nhằm gây thương tật cho nhà báo ❑Ý đồ khác:

11) Hậu quả sau khi bị cản trở:Không viết được bài ❑Uy tín bị ảnh hưởng ❑

108 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Không còn nhiệt huyết ❑Thiệt hại tài sản ❑Bị kiểm điểm, kỷ luật ❑ Thương tích ❑Bỏ nghề ❑Hậu quả khác:

12) Khi gặp sự cản trở, bạn sử dụng sự trợ giúp của:Đồng nghiệp ❑Thanh tra TT&TT ❑Gia đình ❑Chính quyền địa phương ❑Tòa soạn ❑Cơ quan chủ quản của đối tượng ❑Công an ❑Người dân ❑Hội nhà báo ❑Cam chịu ❑Cơ quan quản lý báo chí ❑Không biết nhờ ai giúp đỡ ❑Khác:

13) Kinh nghiệm đối phó đã áp dụng hiệu quả:

a) Kinh nghiệm thông thườngXuất trình thẻ nhà báo ❑Xuất trình giấy giới thiệu ❑Đưa Name Card hoặc giấy tờ khác chứng minh danh phận ❑

b) Kinh nghiệm khác:….………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

14) Theo bạn, những luật nào CÓ LIÊN QUAN đến bảo vệ nhà báo tác nghiệp?

109BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

a) Luật: Luật Báo chí ❑Bộ luật Hình sự ❑Luật Lao động ❑Luật Thanh tra ❑Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ❑Bộ luật Dân sự ❑Luật Phòng chống tham nhũng ❑ Luật Công chức và Luật Viên chức ❑Bộ luật Tố tụng Hình sự ❑Luật Công đoàn ❑

b) Cơ quan trực tiếp giải quyết các vụ cản trở nhà báo? Công an ❑Hội nhà báo ❑Cơ quan chủ quản của đối tượng ❑ Cơ quan quản lý báo chí ❑Thanh tra TT&TT ❑Chính quyền địa phương ❑Ban tuyên giáo ❑Tòa án, Viện Kiểm sát ❑Thanh tra CP ❑Tất cả ❑

c) Chế tài phổ biến (mà bạn biết) thường dùng hiện nay để xử lý hành vi cản trở nhà báo? Phạt hành chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền) ❑Kiện dân sự ❑Xử lý hình sự ❑Phê bình trên báo chí ❑ Các hình thức kỷ luật ❑ Khác: ❑

15) Đánh giá của bạn về việc xử lý các vụ cản trở nhà báo:Rất tốt ❑ Tạm được ❑ Chưa tốt ❑Không được xử lý ❑

110 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

16) Bạn thấy cần cải thiện thêm ở lĩnh vực nào để bảo vệ nhà báo?

a) Theo bạn, có nên thêm tội cản trở nhà báo vào Bộ luật hình sự? Có ❑ Không ❑Nếu có, lý do là: Vì hành vi này nguy hiểm cho xã hội ❑Vì một số quốc gia trên TG đã có tội này ❑Vì hành vi này gây hậu quả nặng nề cho báo chí ❑

b) Để quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp được thực thi có hiệu quả, cần:Mô tả hành vi cụ thể ❑Tạo lập cơ chế để cung cấp thông tin khi xảy ra cản trở ❑Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ quan công anvà thanh tra TTTT ❑Tất cả các phương án trên ❑

c) Hội nghề nghiệp nên nâng cao năng lực: Nâng cao tính hiệu quả của đường dây nóng ❑ Lên tiếng mạnh mẽ, phối hợp nhịp nhàng hơn trước các vụ cản trở ❑Khác:

17) Bạn muốn trang bị thêm kỹ năng gì để không bị cản trở khi tác nghiệp?………………………………………………………………………………………………………………………………………………

II. THÔNG TIN CÁ NHÂN:1) Họ tên: (không bắt buộc) 2) Cơ quan công tác: (không bắt buộc)3) Loại hình báo chí: (cần có)4) Tuổi: (cần có)5) Giới tính: (cần có) Nam ❑ Nữ ❑6) Số năm công tác trong nghề báo: (cần có)7) Có thẻ nhà báo không (cần có): Có ❑ Không ❑

Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của Bạn!

111BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

1.2. Bản câu hỏi định tính

BẢNG KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH

Bản khảo sát được sử dụng cho dự án “Nghiên cứu- Truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí” do RED Communication thực hiện với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam. Nội dung này dùng để phục vụ cho nghiên cứu, được bảo mật và chỉ công bố theo quy định của pháp luật.

1. Môi trường nơi nhà báo hoạt động?2. Tại đó có mâu thuẫn về lợi ích không?3. Các hoạt động báo chí trong việc phản ánh các mâu thuẫn lợi ích như thế nào?4. Thái độ các nhóm lợi ích về hoạt động của báo chí phản ánh các mâu thuẫn ra sao?5. Thái độ các cơ quan chức năng trong các mâu thuẫn lợi ích trên?6. Thái độ người dân về hoạt động của báo chí?7. Công việc cụ thể của nhà báo trong bối cảnh đó?8. Nhà báo có gặp cản trở khi tác nghiệp không? Loại nào?9. Đối tượng gây cản trở?10. Nguyên nhân bị cản trở?11. Hậu quả khi bị cản trở?12. Cách ứng phó thường dùng khi bị cản trở?13. Có biết gì về các điều luật bảo vệ nhà báo tác nghiệp?14. Có biết gì về các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ nhà báo tác nghiệp?15. Kiến nghị?

112 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

THÔNG TIN CÁ NHÂN (Cần có)

8) Họ tên: Chức vụ:9) Cơ quan công tác: 10) Tuổi: Mảng theo dõi:11) Giới tính: Nam ❑ Nữ ❑12) Số năm công tác trong nghề báo:

Người ghi biên bản Người trả lời (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

113BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

2.1. Bảng khảo sát:Trong cuộc khảo sát này, RED xây dựng ba hệ thống bảng hỏi khác nhau dành cho 3 nhóm độc giả khác nhau nhằm thu được những kết quả mục đích khác nhau. Cụ thể:

• Các báo có số lượng người đọc lớn và đa dạng: VietNamNet, VTC News, Dân Việt, Thanh Niên• Báo Người Lao Động: Đa số người đọc là Người Lao Động bình dân, công chức văn phòng. • Báo Pháp Luật TP.HCM: Đối tượng bạn đọc là những người quan tâm đến pháp luật, chuyên gia nghiên cứu luật. Tương ứng với ba nhóm báo và đối tượng bạn đọc trên, hệ thống câu hỏi cũng được chia làm ba loại: • Một bảng hỏi dưới dạng nhận diện các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, với mục đích truyền thông mạnh mẽ về các hành vi này đến với đông đảo bạn đọc dành cho nhóm báo có số lượng người đọc lớn và đa dạng.• Một bảng hỏi dưới dạng thăm dò nhận thức, đánh giá những thiệt hại do việc cản trở nhà báo mang lại cho xã hội, dành cho báo Người Lao Động.• Một bảng hỏi dưới dạng khảo sát đưa ra hướng giải quyết cho việc cản trở nhà báo, dành cho báo Pháp Luật TP.HCM.Các bảng hỏi được thiết kế với chế độ 01 bình chọn cho một câu hỏi, hoặc nhiều bình chọn cho một câu hỏi.

2.2. Những hạn chế của quá trình thực hiện khảo sát:

• Có những bạn đọc chỉ bình chọn một phần bảng hỏi• Việc bình chọn dựa trên cảm tính của người đọc. • Thời gian thực hiện khảo sát ngắn

2.2.1. Báo Người Lao Động online

Số người tham gia: 1662.

Các câu hỏi chính:

114 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

• Bạn có biết khái niệm hành vi cản trở nhà báo?• Mức độ quan tâm của bạn đến các vụ cản trở nhà báo ở Việt Nam?• Hậu quả của việc cản trở nhà báo?• Việc xử lý các vụ cản trở nhà báo vừa qua mà bạn biết?

Kết quả:

Mức độ quan tâm của bạn đến các vụ cản trở nhà báo ở Việt Nam:

115BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Hậu quả của việc cản trở nhà báo:

Biểu đồ trên cho thấy, tất cả xã hội, nhà nước, cơ quan báo chí đều bị thiệt thòi nếu nhà báo bị cản trở báo chí. 76% cho rằng xã hội sẽ bị thiệt thòi nếu nhà báo bị cản trở, thông tin không được thông suốt.

Việc xử lý các vụ cản trở nhà báo vừa qua mà bạn biết:

2.2.2. Báo Pháp luật TP.HCM

Số lượng tham gia khảo sát: 2831 người.

Câu hỏi:

116 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Theo bạn, cần cải thiện thêm ở lĩnh vực nào để bảo về nhà báo đang tác nghiệp?

• Hệ thống pháp luật• Tăng cường trách nhiệm cơ quan hiện có • Hội nghề nghiệp cần được nâng cao năng lực• Nhà báo, cơ quan báo chí cần được trang bị kỹ năng tự vệ, phòng ngừa.

Kết quả:

54% cho rằng cần thêm tội cản trở nhà báo trong Bộ Luật Hình sự 42% cho rằng cần làm rõ chế tài xử lý hành chính

Tăng trách nhiệm cơ quan hiện có:

Theo chỉ số này, 311 bạn đọc rất kỳ vọng vào vai trò của cơ quan công an phối hợp vào việc việc giải quyết các vụ cản trở báo chí. Tiếp theo vị trí thứ hai là vai trò của cơ quan quản lý báo chí với 277 bạn đọc lựa chọn. Câu trả lời này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa ngành công an và cơ quan báo chí cũng như các nhà báo. Việc phối hợp

117BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

chặt chẽ giữa báo chí và công an sẽ giúp giảm thiểu tối đa các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí và tạo điều kiện an toàn cho các nhà báo.

Hội nghề nghiệp cần nâng cao năng lực:

Nhà báo, cơ quan báo chí cần trang bị kỹ năng tự vệ, phòng ngừa:

Gần 75% bạn đọc đồng ý với ý kiến cần có các chương trình đào tạo trang bị kỹ năng tự vệ, phòng ngừa rủi ro cho các nhà báo, quan trọng hơn đây là góc nhìn từ phía xã hội đến những người làm báo.

2.2.3. Kết quả khảo sát trên bốn báo Dân Việt, VietNamNet, Thanh Niên, VTC News

Tổng số người tham gia: 72.616 người

Kết quả:

118 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Chi tiết số liệu bình chọn trên các báo:

STT

Theo bạn, hành vi cản trở nhà báo tác

nghiệp là:

Dân Việt

Thanh niên

VTC-News

Vietnam-Net Tổng

1 Né tránh cung cấp thông tin 122 2540 3205 2500 8367

2 Gây khó dễ 39 1955 2710 2136 6840

3 Thu giữ phương tiện tác nghiệp 110 1747 2384 2320 6561

4 Mua chuộc để im lặng hoặc đưa tin theo chủ ý 61 1857 1990 1640 5548

5 Tác động gián tiếp hoạt động báo chí 26 1350 2314 1935 5625

6 Tiêu hủy phương tiện tác nghiệp

123 1631 2232 1888 5874

7 Đe dọa 71 1977 2655 2174 6877

8 Giữ người 83 1510 2086 1722 5401

9 Quấy rối tình dục để không tác nghiệp được

797 1476 2260 1821 6354

10 Bôi nhọ, vu khống 59 1384 2045 1693 5181

11 Tấn công gây thương tích 125 1718 2665 2173 6681

12 Tất cả các hành vi trên 625 667 1157 858 3307

Tổng số phiếu 2241 19812 27703 22860 72616

Với câu hỏi: Theo bạn, hành vi cản trở tác nghiệp báo chí là…? Kết quả của câu trả lời này của tất cả các báo như sau:

119BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Biểu đồ trên cho thấy:

- 8367 bình chọn cho rằng cản trở tác nghiệp là hành động né tránh cung câp thông tin. Đây là chỉ số có bình chọn cao nhất do các báo đưa ra. - Chỉ số Đe dọa nhà báo đứng thứ 2 với 6877 bình chọn- Chỉ số Gây khó dễ đứng thứ 3 với 6840 bình chọn- Tiếp theo là chỉ số Tấn công gây thương tích cho nhà báo, chiếm số điểm khá cao 6681 bình chọn. - Một chỉ số đặc biệt nữa gây cản trở tác nghiệp báo chí cho cả đồng nghiệp nam và nữ, tập trung chủ yếu vào nhà báo nữ đó là: Quấy rối tình dục để không tác nghiệp được, chỉ số này chiếm 6354 bình chọn. 3. Khảo sát tin, bài liên quan đến tình trạng cản trở tác nghiệp báo chí trên một tờ báo cụ thể: báo Pháp Luật TP.HCM

3.1. Về báo Pháp Luật TP.HCM

Báo Pháp Luật TP.HCM là cơ quan ngôn luận của Sở Tư pháp TP.HCM. Báo có chức năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với phạm vi phát hành toàn quốc, chủ yếu từ miền Trung và miền Nam. Báo có các Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Ngoài ra báo có phóng viên thường trú tại các tỉnh, thành như Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau...

120 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Xuất phát điểm từ một tuần báo, phát triển dần thành nhật báo, báo có thể mạnh về phản ánh, phân tích, bình luận các đề tài liên quan đến xây dựng, hoàn thiện thể chế; trên nhiều cấp độ từ chủ trương, chính sách của Đảng đến thể chế hóa thành pháp luật, và từ pháp luật thực định tới triển khai trên thực tế.

Phản ánh đa chiều về thể chế, Pháp Luật TP.HCM đặc biệt chú trọng tới nội dung phát huy dân chủ, trong đó có nội dung về đảm bảo quyền tự do ngôn luận, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, cản trở hoạt động của báo chí. Là tờ báo địa phương, không trực thuộc các cơ quan lãnh đạo tư tưởng, quản lý báo chí cũng như Hội Nhà báo, các bài viết trong mảng thông tin về hành hung, cản trở báo chí là khá khách quan.

Với lý do ấy, các bài viết trên Pháp Luật TP.HCM về hiện tượng cản trở tác nghiệp báo chí được lựa chọn để phân tích, nghiên cứu, để làm rõ về góc nhìn của một tờ báo cụ thể hiện tượng này.

Báo cáo khảo sát này tập trung vào các tin, bài liên quan các hành vi mang tính chất cản trở hoạt động bình thường của nhà báo, của tờ báo, hoặc có tính chất hành hung với nhà báo đang tác nghiệp, trên các tờ Pháp Luật TP.HCM xuất bản từ ngày 1/1/2008 đến 30/6/2011 (42 tháng).

Báo cáo được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, phân tích, so sánh các bài viết trên báo Pháp Luật TP.HCM, cả về nội dung tin, bài, thể loại – cách thức thể hiện thông tin, mối quan hệ giữa các tin, bài với nhau.

3.2. Kết quả khảo sát

Tính trong thời gian từ 1/1/2008 đến 30/6/2011, Pháp Luật TP.HCM đã đăng tải hơn 30 tin, bài có nội dung liên quan đến vấn đề cản trở hoạt động tác nghiệp của nhà báo và hành hung nhà báo đang hoạt động nghề nghiệp. Về nội dung, các tin, bài thuộc các nhóm:

- Phản ánh các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí: 12 bản tin. - Bình luận về tình trạng cản trở tác nghiệp báo chí: 4 bản tin.- Phản ánh chính sách liên quan đến bảo đảm hoạt động nghề nghiệp báo chí: 6 bản tin.- Góp ý xây dựng pháp luật, trong đó có nội dung bảo đảm hoạt động

121BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

nghề nghiệp báo chí: 7 bản tin.- Nghiên cứu, khảo sát, phản biện chính sách: 3 bản tin

a) Nhóm thông tin vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí

Nhóm này có số lượng tin bài được thống kê là nhiều nhất. Thể loại chủ yếu là tin, mẩu ngắn. Vụ việc được phản ánh có lúc chỉ được đưa trong một bản tin, nhưng cũng có trường hợp được báo đề cập ở nhiều bản tin, phản ánh diễn tiến vụ việc cũng như quá trình giải quyết, xử lý của các cơ quan chức năng. Nội dung các bản tin cho thấy việc cản trở tác nghiệp báo chí xảy ra ở nhiều nơi, từ Hà Nội, Lạng Sơn ở phía Bắc; Nghệ An, Bình Thuận, Đak Lak ở miền Trung - Tây Nguyên, đến TP.HCM, Long An, Bình Dương ở phía Nam.

Các bản tin này mô tả lại các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí chủ yếu dưới dạng hành hung phóng viên đang tác nghiệp bình thường, cưỡng đoạt phương tiện hành nghề (camera, máy ảnh…). Nhìn chung, các hành vi được phản ánh chủ yếu nhằm mục đích cản trở, gây khó khăn cho hoạt động tác nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên, một số trường hợp dẫn tới hậu quả gây thương tích cho phóng viên, đôi lúc cho cả người cung cấp tin.

Một số vụ việc được thông tin như sau:

- Ngày 1/4/2008, tại phiên tòa dân sự do Tòa án Nhân dân TP Hà Nội tiến hành, xét xử vụ tranh chấp trong đó có một bị đơn tên Nguyễn Bích Thủy, trong lúc luật sư đang phát biểu quan điểm bảo vệ thân chủ là một đồng bị đơn khác, thì bà Thủy có lời lẽ không hay, xúc phạm luật sư. Luật sư đề nghị chủ tọa dừng phiên tòa, lập biên bản về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa của bị đơn Thủy và mời bà này ra ngoài… Trong diễn biến căng thẳng ấy, bị đơn này đột ngột xông lên bàn luật sư, cướp tài liệu rồi tháo guốc bổ vào mặt luật sư…

Phóng viên Dương Ngọc Thành, báo Khoa Học & Đời Sống tác nghiệp trong phiên tòa này. Khi anh đưa máy ảnh lên chụp cảnh bà Thủy hành hung luật sư, thì bị người phụ nữ này quay sang tấn công, cướp máy ảnh. Cả luật sư, phóng viên sau đó bị bà ta đuổi chạy vòng quanh từ phòng xử xuống sân cơ quan xét xử. Ngoài ra, phóng viên Thành còn bị cả con bà Thủy chửi, đánh túi bụi. Vụ việc nào động diễn ra trước cả trăm người đang có mặt ở trụ sở Tòa án Nhân dân

122 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

TP Hà Nội.

Sự việc trên được Pháp Luật TP.HCM phản ánh trong một bài viết ngắn, ra ngày 2/4/2008.

- Tại TP Buôn Ma Thuột, Đak Lak, chiều 7/3/2008, do có tư thù với nhà báo Hoàng Dưỡng (Đài Phát thanh-Truyền hình Buôn Đôn) về việc đưa thông tin đến khai thác gỗ lậu, lâm tặc Võ Văn Huy cùng 3 người khác đã tấn công, gây tổn hại sức khỏe 12% cho nhà báo này. Cuối tháng 9/2008, Tòa án Nhân dân TP Buôn Ma Thuột mở phiên tòa hình sự, tuyên án 3 năm tù cho bị cáo Huy và mức án 30 tháng tù, cho hưởng án treo với ba đồng phạm. Bị hại trong vụ án – nhà báo Hoàng Dưỡng – kháng cáo, cho rằng mình bị hành hung liên quan đến hoạt động công vụ, chứ không phải hiềm khích cá nhân; cấp sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt vai trò một người đã bàn bạc với bị cáo Huy và dùng ô-tô chở nhóm này đi thực hiện hành vi hành hung gây thương tích. Giữa tháng 1/2009, Tòa án Nhân dân tỉnh Đak Lak mở phiên tòa phúc thẩm, bác kháng cáo của nhà báo Hoàng Dưỡng, đồng thời giảm hình phạt cho cả bốn bị cáo, trong đó bị cáo Huy được hưởng án treo như các đồng phạm khác.

Sự việc này, Pháp Luật TP.HCM phản ánh bằng ba bản tin ngắn, ra các ngày 8/3/2008, 1/10/2008 và 18/1/2009, liền sau các thời điểm xảy ra vụ hành hung, phiên tòa sơ thẩm, và phúc thẩm.

- Tối 14/12/2008, tại cao ốc Đất Phương Nam, phường 12, Bình Thạnh, TP.HCM, nghe tin báo có vụ xô xát giữa người dân với bảo vệ tòa nhà Đất Phương Nam, hai phóng viên Pháp Luật TP.HCM và Người Lao Động đến tìm hiểu thông tin. Họ vừa bước qua cửa, đề nghị được gặp Ban Quản lý tòa nhà, thì bị 5 bảo vệ vây đánh. Hậu quả, phóng viên Pháp Luật TP.HCM bị chấn thương phần mềm, xây xát nhiều chỗ.

Pháp Luật TP.HCM có một bài phản ánh vụ việc, ra ngày 16/12/2008.

- Tối 6/1/2010, phóng viên Trần Thế Dũng, báo Người Lao Động trong lúc thực hiện bài điều tra theo yêu cầu tòa soạn về nạn buôn lậu trên biên giới Lạng Sơn trong những ngày giáp Tết, thì bị một số người khống chế đưa lên ô-tô đánh đập, gây thương tích. Sau khi hành hung, những người này chở nạn nhân đưa vào trụ sở Công an

123BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

thị trấn Đồng Đăng, nói là gặp người lạ bị đánh trên đường, chở giúp đến công an. Trong lúc anh Dũng đang choáng, chưa kịp phản ứng thì nhóm côn đồ bỏ đi. Ngày 22/3/2010, Công an huyện Cao Lộc, Lạng Sơn thông báo kết quả điều tra vụ việc, kết luận không khởi tố vụ án gây thương tích với phóng viên Thế Dũng.

Phóng viên Thế Dũng khiếu nại kết luận này, đồng thời Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Thông tin - Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cũng có văn bản gửi các cơ quan chức năng Lạng Sơn đề nghị chỉ đạo, xử lý vụ việc nghiêm minh. Đến tháng 4/2010, Công an Cao Lộc ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ cho Công an tỉnh Lạng Sơn giải quyết. Công an Lạng Sơn sau đó đã khởi tố bị can với Phan Bình An, người có hành vi tấn công gây thương tích với nhà báo Thế Dũng.

Vụ việc này, từ tháng 1 đến tháng 5/2010, Pháp Luật TP.HCM có 8 tin, bài phản ánh vụ việc cũng như diễn tiến quá trình xác minh, xử lý.

- Ngoài những vụ việc trên, Pháp Luật TP.HCM còn phản ánh ba vụ hành hung nhà báo khác, trong đó có hai vụ liên quan đến tác nghiệp của phóng viên trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên. Cụ thể, ngày 28/6/2010, hai phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam (cơ quan thuộc Bộ Tư pháp) và báo Đối Ngoại (Bộ Công thương) đang quay phim bãi rác gây ô nhiễm ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM thì bị một số thanh niên ở đó tấn công bằng gạch, gậy sắt, cướp camera. Vụ việc này chỉ được phản ánh bằng một tin ngắn.

Vụ thứ hai xảy ra ngày 21/3/2010, tại thị trấn Tân Thạnh, tỉnh Long An. Hai phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM đang làm bài điều tra về việc khai thác đất mặt đất nông nghiệp trái phép để san lấp mặt bằng, vừa phá hủy đất nông nghiệp, vừa cản trở lưu thông đường bộ, thì bị nhóm người tấn công, giật máy ảnh. Một người dân địa phương tới can thiệp cũng bị đánh, phải đi cấp cứu.

Phản ánh vụ việc kèm theo phân tích, bình luận

Song song với việc phản ánh các vụ việc cản trở, hành hung nhà báo đang tác nghiệp, Pháp Luật TP.HCM triển khai một số bài có tính

124 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

chất bình luận, phân tích về các vụ việc ấy. Như trong vụ phóng viên Thế Dũng, báo Người Lao Động bị hành hung ở Lạng Sơn, ngày 1/4/2010, Pháp Luật TP.HCM có bài ghi nhận ý kiến các chuyên gia pháp lý, lãnh đạo cơ quan quản lý báo chí mổ xẻ, phân tích sự việc dưới góc độ cản trở, hành hung nhà báo khi họ đang tác nghiệp có phải là chống người thi hành công vụ không.

Trong bài viết này, nhóm chuyên gia đến từ Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân; nhà báo tác nghiệp là thực hiện nhiệm vụ cơ quan giao, là việc công chứ không phải việc tư. Vì vậy, hành vi cản trở hoạt động tác nghiệp của báo chí phải được xem xét như là hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia pháp lý đến từ Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội… băn khoăn là khó có thể xác định trong các hoạt động của báo chí, hành vi nào là công vụ. Có ý kiến cho rằng các cơ quan chức năng cần có văn bản hướng dẫn vấn đề này.

Còn trong vụ việc phóng viên Pháp Luật TP.HCM và báo Người Lao Động bị hành hung khi đang tác nghiệp một vụ xô xát khác ở tòa nhà Đất Phương Nam, Pháp Luật TP.HCM có đăng ý kiến của Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM Nguyễn Thị Hằng Nga. Trong đó, bà Nga nói: “Đánh một người dân thường đã là vi phạm pháp luật. Nhà báo cũng là một công dân nhưng họ hành nghề trong điều kiện đặc biệt hơn. Họ luôn phải lao vào những nơi có sự kiện nóng hổi, có mâu thuẫn gay gắt, kèm theo đó là sự cố. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có biện pháp nghiêm minh đối với các hành vi côn đồ xảy ra, đặc biệt là với người làm báo. Nếu phóng viên đang thi hành nhiệm vụ một cách nghiêm túc thì phải bảo vệ họ chứ!”. Bà Nga cũng đề nghị các nhà báo bị hành hung gửi tường trình với Hội, để Hội kiến nghị với các cơ quan chức năng địa phương xác minh, xử lý hành vi của những người hành hung phóng viên.

Ngoài hình thức đăng tin, bài phản ánh vụ việc, ghi nhận ý kiến chuyên gia, áp dụng các công cụ của truyền thông đa phương tiện, Pháp Luật TP.HCM còn đưa lên trang mạng phapluattp.vn những thông tin dưới dạng file âm thanh, clip hình ảnh, hoặc tạo sự tương tác giữa bạn đọc báo điện tử với báo giấy. Chẳng hạn, trong vụ cản trở nhà báo điều tra việc khai thác đất mặt đất nông nghiệp trái phép tại Tân Thạnh, Long An, phapluattp.vn đã đăng tải kèm theo video

125BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

clip mà phóng viên quay được về vụ hành hung.

Trang bạn đọc đăng tải nhiều ý kiến dư luận mà báo nhận được thông qua mail điện tử và tương tác ở trang mạng phapluattp.vn. Thông qua đó, bạn đọc bày tỏ thái độ bức xúc với những người có hành vi hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp, chia sẻ với những rủi ro, nguy hiểm mà nhà báo có thể gặp phải trong hoạt động nghề nghiệp, tạo áp lực với cơ quan chức năng để khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm sai phạm trong việc khai thác đất nông nghiệp trái luật cũng như hành vi cản trở nhà báo.

Hành vi cản trở tác nghiệp báo chí không phải là hành hung

Tổng hợp các tin, bài về vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí trên Pháp Luật TP.HCM cho thấy tuyệt đại đa số vụ việc được nêu phản ánh hành vi hành hung. Còn các dạng hành vi cản trở tác nghiệp báo chí khác rất ít được đề cập, phân tích. Duy nhất một trường hợp được nêu là việc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ dự thảo một quy chế quản lý báo chí ở địa phương này, trong đó có những nội dung sai Luật Báo chí. Đây không phải là một hành vi cản trở cụ thể, nhưng bằng việc xây dựng văn bản mang tính quy phạm ở địa phương trái luật, rất có thể hoạt động báo chí ở địa phương đó không thể suôn sẻ được.

Bài báo “Dự thảo quy chế quản lý báo chí ở Cần Thơ: Nhiều điểm sai Luật Báo chí” đăng ngày 31/5/2009 cho biết dự thảo này trao cho Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông Cần Thơ trong khi thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí trên địa bàn, có quyền “yêu cầu các đương sự, các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ”. Quy định này trái với Luật Báo chí – chỉ Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh trở lên mới có quyền yêu cầu nhà báo cung cấp nguồn tin làm chứng cứ phục vụ giải quyết vụ án hình sự có liên quan tới nội dung bài báo.

Với hoạt động họp báo định kỳ hàng quý UBND Cần Thơ, dự thảo còn “trói” lãnh đạo các cơ quan báo chí địa phương, trưởng đại diện các cơ quan báo chí đặt trên địa bàn phải “tham dự đầy đủ, đúng đối tượng và thời gian quy định. Vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản”. Báo chí đưa tin về chủ trương, chính sách của thành phố phải căn cứ vào nguồn tin chính thức là người phát ngôn hoặc người có thẩm quyền… Bài báo nhận định những quy định như vậy vừa trái luật,

126 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

vừa gò bó, trái với quyền tự do báo chí đã được nêu trong Hiến pháp và Luật Báo chí.

b) Nhóm phản biện chính sách, bình luận, góp ý xây dựng pháp luật

Hàng loạt vụ hành hung nhà báo và các hiện tượng cản trở phóng viên tác nghiệp khác được nêu trên Pháp Luật TP.HCM góp phần vẽ nên bức tranh ảm đạm về những rủi ro mà nhà báo phải đối mặt. Các vụ việc xảy ra cũng thu hút sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Trong năm 2010, đã có hai cuộc hội thảo lớn về vấn đề này được tổ chức, và Pháp Luật TP.HCM phản ánh thông tin đa chiều từ các cuộc hội thảo.

Với cuộc hội thảo “Tình hình hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” do báo Nhà báo & Công luận tổ chức ngày 26/4/2010, Pháp Luật TP.HCM trong số ra ngày sau đó đăng tải một bài tường thuật và một bài bình luận. Thông tin cho thấy, cho đến lúc ấy, chưa có trường hợp cản trở, hành hung báo chí nào được thống kê là đã bị xử lý hành chính, mặc dù Nghị định của Chính phủ có quy định chế tài này. Trong khi đó, chính những nhà báo có kiến nghị coi cản trở, hành hung nhà báo đang tác nghiệp là chống người thi hành công vụ, hoặc xây dựng riêng một tội danh cho loại hành vi này. Hội thảo cũng xuất hiện những kiến nghị về một quỹ hỗ trợ cho nhà báo bị hành hung, hoặc đưa vấn đề này ra chất vấn tại Quốc hội.

Cũng trong số báo này, có bài bình luận “Ước ao của nguyên bộ trưởng” dẫn lại ý kiến của cựu bộ trưởng tư pháp Nguyễn Đình Lộc. Theo đó, từ khi xây dựng Bộ luật Hình sự 1999, trong Quốc hội đã có những đề nghị quy định riêng một tội danh về cản trở, hành hung nhà báo. Điều đó cho thấy vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí cũng từng được đặt ra trên các diễn đàn chính thức của nhà nước.

Đến 3/8/2010, vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí tiếp tục được lấy làm chủ đề cho cuộc hội thảo “Tác nghiệp báo chí trong tình huống nóng” do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Pháp Luật TP.HCM cũng tham dự và phản ánh thông tin từ hội thảo này. Nội dung bài báo ra ngay sau hôm ấy dẫn lại phân tích của một đại diện giới báo chí, rằng ngăn cản nhà báo tác nghiệp có nhiều cấp độ: không cung cấp thông tin, đe dọa, tấn công… Mục tiêu của việc cản trở này là không

127BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

cho nhà báo đưa thông tin. Thực tế có những thông tin nếu bị giấu giếm thì người bị thiệt hại là xã hội chứ không phải bản thân nhà báo. Phía Bộ Công an cũng có đại diện tham dự, nhận xét rằng mọi hành vi cản trở, gây khó khăn, xâm phạm, hành hung nhà báo đang tác nghiệp bình thường đều phải bị lên án, và cần chế tài đủ mạnh để răn đe, giáo dục người có hành vi vi phạm. Đáng chú ý, một sĩ quan công an là Tổng biên tập tạp chí Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm góp ý, chính nhà báo cũng cần trang bị kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình.

Trong các cuộc hội thảo về đề tài này, ngoài dạng hành vi hành hung nhà báo đang tác nghiệp, các ý kiến nêu ra còn đề cập tới nhiều dạng cản trở khác, mà thực tế nhà báo vấp phải nhiều hơn. Điển hình là đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trả lời, thông tin cho báo chí.

Vào dịp Hội nghị Báo chí toàn quốc, ngày 6/5/2011, Pháp Luật TP.HCM có bài bình luận “Xin lỗi phóng viên!”, đề cập tới một vụ việc hi hữu xảy ra việc nửa tháng trước đó, ông Giám đốc Sở Tài nguyên & môi trường tỉnh Thanh Hóa đã xin lỗi phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam về việc không cung cấp thông tin.

Cụ thể, phóng viên này điều tra về an toàn lao động tại các mỏ đá huyện Đông Sơn. Sau khi có dữ liệu thực tế, phóng viên đến gặp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước địa phương về an toàn lao động, thì lại bị chỉ sang Sở Công Tương. Đến Công Thương thì lại được hướng dẫn sang Sở Tài nguyên & Môi trường – cơ quan quản lý địa phương về khai khoáng. Tại đây, ông Giám đốc sở đã từ chối làm việc, kiên quyết không cung cấp bất cứ thông tin nào. Tờ báo đã phải sử dụng đến công cụ cuối cùng là gây sức ép bằng chính bài báo, phản ánh thái độ bất hợp tác của cơ quan có trách nhiệm của địa phương. Kết quả, vấn đề này được đưa ra tại cuộc giao ban báo chí của Tỉnh ủy Thanh Hóa, qua đó dẫn tới việc ông Giám đốc Sở Tài nguyên phải xin lỗi phóng viên.

Vấn đề từ chối, gây khó khăn cho phóng viên trong tiếp cận thông tin như trên là khá phổ biến. Đối tượng từ chối lại chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước, vốn theo Luật Báo chí là có trách nhiệm thông tin đầy đủ, kịp thời những vấn đề mà báo chí quan tâm. Chính phủ đã chấn chỉnh bằng cách ra quy chế người phát ngôn làm đầu mối của cơ quan nhà nước thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, không lâu

128 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

sau khi quy chế được ban hành, quá trình thực thi đã bộc lộ nhiều bất cập. Ngày 12/12/2009, Bộ Thông tin - Truyền thông mở hội thảo đánh giá thực hiện Luật Báo chí.

Phản ánh nội dung hội thảo này, Pháp Luật TP.HCM có bài “Sửa Luật Báo chí: Cần quy định quyền miễn trừ cho nhà báo”, cho biết vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm nhất là báo chí khó tiếp cận thông tin. Đại diện nhiều tờ báo cho biết có nhiều thông tin công chúng quan tâm nhưng khi phóng viên đến cơ quan chức năng tìm hiểu thì người đứng đầu ở đó khất lần. Những thông tin yêu cầu tính chuyên môn thì cán bộ chuyên môn mới nắm rõ, nhưng thực tế từ khi có quy chế phát ngôn, các cơ quan đẩy hết trách nhiệm trả lời cho người phát ngôn, dẫn tới thông tin chung chung. Quy chế phát ngôn trở thành rào cản với báo chí trong tiếp cận thông tin. Lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn thừa nhận có hiện tượng này, và cho rằng đó là do hiểu sai quy chế. Ông nhấn mạnh người phát ngôn chỉ là đại diện chính thức của cơ quan nhà nước trong việc phát biểu với báo chí. Mọi cá nhân, tổ chức khác đều có quyền cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm về thông tin đó. Vấn đề này tiếp tục được ông Doãn nêu ra hai năm sau đó, trong Hội nghị Báo chí toàn quốc tháng 5/2011. Ông đề nghị tổng kết quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Bên cạnh những bản tin mang tính chất phân tích, phản biện chính sách hoặc phản ánh quá trình nghiên cứu, sửa đổi hành lang pháp lý bảo vệ hoạt động tác nghiệp báo chí, Pháp Luật TP.HCM còn tham gia một số nghiên cứu về chủ đề này. Đáng chú ý là tháng 6/2011, tờ báo phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED Communication) khảo sát ý kiến bạn đọc trên trang phaplu-attp.vn về các dạng cản trở tác nghiệp báo chí cũng như nhận thức của đọc giả về nguyên nhân, giải pháp cho tình trạng này. Kết quả cho thấy có đến 62% bạn đọc yêu cầu nhà báo phải tự trang bị kỹ năng tự vệ khi hành nghề; 30% yêu cầu cơ quan quản lý báo chí nâng cao trách nhiệm; 29% yêu cầu cơ quan công an nâng cao trách nhiệm. Đặc biệt, 44% bạn đọc đề nghị làm rõ tính khả thi của chế tài hành chính và có tới 51% đề nghị thiết kế thêm tội “cản trở nhà báo” trong Bộ luật Hình sự.

3.3. Nhận xét

129BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Là một tờ báo trực thuộc cơ quan cấp sở, số trang trên mỗi tờ báo không nhiều (18 trang), số lượng bài viết, bản tin về vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí trên Pháp Luật TP.HCM là khá nhiều nêu so với các tờ báo khác. Nội dung phản ánh đa dạng, từ vụ việc cản trở cụ thể, đến phân tích, bình luận chính sách, đưa tin chính sách mới, đề xuất sửa đổi chính sách…

Trong số các bản tin về đề tài này, chiếm tỷ lệ lớn nhất là tin, bài về các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí. Dạng hành vi được phản ánh chủ yếu là hành hung nhà báo đang tác nghiệp bình thường. Tuy nhiên, ở các bài viết mang tính tổng hợp khác lại cho thấy dạng hành vi cản trở nhiều nhất là từ chối, gây khó khăn trong cung cấp thông tin. Giải thích sự phản ánh thiên lệch này, có thể thấy rằng dạng hành vi hành hung nhà báo tác động trực tiếp, thô bạo tới phóng viên, gây hậu quả về sức khỏe, thiệt hại vật chất tới phương tiện hành nghề của phóng viên, nên thường được phản ánh ngay trên mặt báo. Còn các hành vi từ chối cung cấp thông tin, đùn đẩy cung cấp thông tin vì là chuyện hàng ngày nhà báo phải đối mặt, nên báo chí chấp nhận “sống chung với lũ”. Mặt khác, có thể có tâm lý ngại va chạm với cơ quan chức năng; cơ quan chức năng không cung cấp thông tin chính thức thì phóng viên tìm đường vòng khai thác thông tin…

Các bài viết thuộc nhóm phân tích chính sách cũng có phần thiên lệch như vậy. Một tỷ lệ khá lớn bản tin thuộc nhóm này tập trung phân tích, đề xuất giải pháp bảo vệ nhà báo trươc hành vi hành hung phóng viên đang tác nghiệp bình thường. Các bài viết này đề cập nhiều tới kiến nghị hình sự hóa hành vi hành hung nhà báo, hoặc coi đó là hành vi cản trở người thi hành công vụ - một điều luật có sẵn trong Bộ luật Hình sự nhưng chưa bao giờ được áp dụng với các vụ việc hành hung nhà báo đang tác nghiệp.

Còn các dạng hành vi cản trở tác nghiệp báo chí khác, nhất là từ chối, đùn đẩy cung cấp thông tin… thì một số bài báo có đề cập, xong chưa nêu ra được giải pháp, hướng khắc phục nào.

Các vụ việc cản trở tác nghiệp báo chí được phản ánh trên Pháp Luật TP.HCM chủ yếu về nội dung sự việc. Diễn tiến quá trình giải quyết, xử lý hành vi cản trở tác nghiệp báo chí ít khi được theo đuổi. Vụ việc liên quan đến phóng viên Thế Dũng, báo Người Lao Động là sự việc duy nhất được tờ báo phản ánh sâu quá trình giải quyết của cơ quan

130 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

chức năng. Tuy nhiên, theo thông tin trên các bản tin này, diễn tiến quá trình xử lý chỉ đến khâu cơ quan công an ra quyết định khởi tố vụ án. Vụ án được kết luận thế nào, có xét xử hay không, cho đến nay không thấy đề cập. Điều đó khiến công chúng nghi ngờ, đặt dấu hỏi về kết quả xác minh, xử lý các vụ việc nhà báo bị cản trở tác nghiệp.

Về hình thức bản tin, chủ yếu các tin, bài về đề tài cản trở tác nghiệp báo chí trên Pháp Luật TP.HCM được thực hiện dưới dạng tin, mẩu tin hoặc bài viết ngắn. Có một số bài dưới hình thức phỏng vấn, chủ yếu trong trường hợp phỏng vấn chuyên gia để phân tích về sự việc, hiện tượng cản trở tác nghiệp báo chí. Ngoài ra, còn có một số bài dưới dạng bình luận, thể hiện quan điểm của tờ báo về hiện tượng này.

Đáng chú ý, Pháp Luật TP.HCM đã khai thác tính năng đa phương tiện của báo điện tử. Thông qua trang online: phapluattp.vn, tờ báo đã đăng tải những clip ngắn về sự việc cản trở báo chí, và khai thác khả năng tương tác giữa tờ báo với độc giả trên mạng, vừa tạo diễn đàn ý kiến công chúng về từng sự việc, vừa để tiến hành những khảo sát, nghiên cứu ý kiến bạn đọc về chủ đề này.

Các phân tích trên cho thấy vấn đề cản trở tác nghiệp báo chí được báo Pháp Luật TP.HCM quan tâm, phản ánh bằng khá nhiều bản tin. Nội dung các bản tin cho thấy hiện tượng cản trở tác nghiệp báo chí trên thực tế là khá nghiêm trọng. Hiện tượng ấy đang thúc đẩy các cơ quan quản lý bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động báo chí. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ trong quá trình nghiên cứu, góp ý, đề xuất. Chưa thấy kết quả cụ thể về mặt chính sách, pháp luật được thể hiện trên mặt báo.

131BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Thống kê một số bản tin về chủ đề cản trở tác nghiệp báo chítrên báo Pháp Luật TP.HCM

STT

Nội dung Ngày tháng Tác giả

1. Bình Thuận: Hai nhà báo bị hành hung 28/2/2008 Phương Nam

2. Đak Lak: Một nhà báo bị đánh trọng thương 9/3/2008 T.Giang

3. Vụ đương sự đánh luật sư và nhà báo 4/4/2008 Thái Sơn

4. Dăk Lăk: Bắt một lâm tặc chủ mưu đánh nhà báo 25/4/2008 T.Bình - V.Dũng

5. Một nhà báo bị hành hung tại tòa 29/5/2008 T.Hiếu

6. Góp ý dự án Luật báo chí sửa đổi: 22/7/2008 PV

7. Góp ý dự án Luật báo chí sửa đổi: Băn khoăn chuyện “phải làm”, “được làm” của báo chí

25/7/2008 Trọng Mạnh

8. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật 27/7/2008 PV

9. Góp ý dự án Luật Báo chí sửa đổi: “Né” báo chí phải chịu chế tài

29/8/2008 Thùy Linh - Minh Cường

10. Ông Nguyễn Thế Kỷ: Phóng viên là người thi hành công vụ

05/09/2008 Lê Kiên

11. Phóng viên Pháp Luật TP.HCM yêu cầu khởi tố vụ án 16/12/2008 M.Cường-V.Sự

12. Báo chí phụng sự quyền được biết 21/6/2009 Viễn Sự

13. Dự thảo Quy chế quản lý báo chí ở Cần Thơ: Nhiều điểm sai Luật Báo chí

1/6/2009 Đào Văn

14. Cần phạt nặng người cản trở nhà báo tác nghiệp 25/9/2009 Mai Phương

15. Hai nhà báo háp Luật TP.HCM bị hành hung tại Long An

22/03/2010 PV

16. Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: Đánh nhà báo là chống người thi hành công vụ

02/04/2010 Văn Tiến

17. Khởi tố vụ án hành hung phóng viên báo Người Lao Động

21/4/2010 V.Tiến

18. Vụ hành hung nhà báo ở Long An: Sẽ khởi tố vụ án 22/04/2010 LG

19. Cản trở nhà báo tác nghiệp chưa có trường hợp nào bị xử phạt hành chính

5/5/2010 Đức Minh

20. Hai phóng viên bị hành hung, cướp máy quay phim 01/07/2010 Q.Anh - An Danh

21. Cản trở nhà báo tác nghiệp: Xã hội thiệt hại 04/08/2010 Thu Hằng

22. Giải quyết không dứt điểm các vụ hành hung nhà báo 21/6/2011 Thanh Tú

23. Cản trở nhà báo tác nghiệp bị phạt tới 30 triệu đồng 10/1/2011 Nghĩa Nhân

24. Khảo sát ý kiến bạn đọc về các vụ cản trở, hành hung nhà báo đang tác nghiệp

25/06/2011 PV

25. Chế tài nào cho hành vi đe dọa, cản trở nhà báo? 20/6/2011 Vạn Bảo

132 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

4. Hành vi cản trở nhà báo trên thế giới: thực trạng và một số giải pháp

Cản trở nhà báo tác nghiệp là một hành vi có tính phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Báo chí với vai trò của nó là giám sát xã hội, phanh phui những tiêu cực và yếu kém đương nhiên sẽ gặp phải không ít những cản trở từ những đối tượng bị giám sát.

Khái niệm

Theo những nghiên cứu của chúng tôi, cụm từ “cản trở nhà báo” của chúng ta theo quan niệm của các nước phát triển nằm trong một khái niệm rộng hơn được gọi chung là “sự tấn công vào báo chí”.

Tấn công vào báo chí có nhiều mức độ và hành vi khác nhau, trong đó có rất nhiều hành vi có thể xếp vào hạng mục cản trở nhà báo theo cách hiểu của Việt Nam. Một số hành vi nặng nhất trong khái niệm “tấn công vào báo chí” như giết nhà báo, bỏ tù nhà báo không xét xử hay bắt cóc nhà báo “mất tích” không phổ biến ở nước ta nhưng lại rất nặng nề ở nhiều quốc gia đang phát triển khác. Riêng trong năm 2011, theo báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo quốc tế có trụ sở tại Mỹ, 22 nhà báo đã bị giết trên toàn thế giới. Từ năm 1992 tới nay, có ít nhất 868 nhà báo đã thiệt mạng.

Tính chất nghiêm trọng của vấn đề khiến các nhà báo, những học giả nghiên cứu báo chí và các tổ chức bảo vệ nhà báo trên thế giới phải xếp toàn bộ những hành vi hành hung nhà báo từ nặng tới nhẹ vào khái niệm chung gọi là “sự tấn công vào báo chí”. Loại trừ những hành vi quá nặng không phổ biến ở nước ta như đã nói ở trên, chúng tôi liệt kê một số hành vi trong danh mục “tấn công vào báo chí” của thế giới mà chúng tôi cho rằng sát với cách hiểu “cản trở nhà báo” trong nghiên cứu này.

- Bị giữ: hoặc bị bắt một thời gian bởi những thực thể phi chính phủ- Bị tấn công: đánh nhà báo dẫn tới bị thương; lục soát và phá hủy phương tiện tác nghiệp của nhà báo- Bị quấy rối: bị giới hạn hoặc từ chối tiếp cận, thu giữ hoặc phá bỏ tư liệu, không cho vào, tấn công hoặc đe doạ thành viên gia đình, bị đuổi việc hoặc hạ cấp (khi có chứng cứ rõ ràng do áp lực bên ngoài), ngăn cản tự do đi lại.

133BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

- Bị đe dọa: Uy hiếp bằng cách xâm phạm thân thể hoặc các hình thức báo thù khác

Thực trạng và nguyên nhân

Đa số các hành vi cản trở nhà báo như trên xảy ra khi đối tượng cản trở là những nhóm lợi ích không muốn cho nhà báo tiếp cận thông tin có thể ảnh hưởng tiêu cực tới họ. Các đối tượng có thể là chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nhưng bản chất của việc cản trở thường giống nhau: nỗi lo sợ quyền lực giám sát của báo chí.

Tình trạng tấn công nhà báo bằng cách này hay cách khác ngày càng gia tăng không chỉ ở trong vùng có chiến sự mà ở nhiều quốc gia hòa bình. Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế, hơn 90% các vụ tấn công nhằm vào nhà báo đưa tin về các vụ việc nhạy cảm như tham nhũng, buôn lậu, vi phạm pháp luật, xâm hại quyền lợi của quốc gia, công chúng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mình.

Nghiên cứu tình huống 1: Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ cản trở những nhà báo đưa tin về sự cố tràn dầu của BP – The Guardian – 5/2010Trong vụ tràn dầu của BP trên Vịnh Mexico hồi tháng 4/2010, nhiều phóng viên ảnh và đoàn quay phim đã tỏ ra rất bức xúc khi bị cản trở tác nghiệp đưa thông tin về sự kiện này. Họ phàn nàn về việc các quan chức liên bang và địa phương của Mỹ, trong đó có cả lực lượng bảo vệ bờ biển, đã chặn lối đi tới các khu bờ biển nơi tác động của vụ tràn dầu thấy rõ nhất.

Một đoàn làm phim của CBS TV thậm chí còn bị dọa bắt khi cố tình đến quay phim một bãi biển bị dầu tràn hồi tháng 5/2010. Phóng viên Mac McClelland bị cảnh sát gây khó dễ khi tới thăm một hòn đảo ở Louisiana.

Cùng thời gian đó, phóng viên ảnh của tờ New Orleans Times – anh Picayune – cũng không thể hoàn tất chuyến bay qua đại dương tới khu vực tràn dầu do hãng hàng không này vừa nhận được lệnh cấm bay tạm thời sau khi các quan chức BP biết tin có một nhà báo cũng đang trên chuyến bay.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ nhấn mạnh, nhân viên của cơ quan này

134 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

và BP đã cố gắng hết sức để tạo thuận lợi cho các nhà báo. Một phát ngôn viên của lực lượng bảo vệ bờ biển nói: “Khoảng 400 nhân viên của các cơ quan truyền thông đã được tổ chức các chuyến đi tới vùng bị tràn dầu hoặc bằng máy bay do BP thuê hoặc bằng chuyên cơ của lực lượng bảo vệ bờ biển”.

Ông giải thích rằng lệnh cấm bay là một biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết. Máy bay cá nhân phải được sự chấp thuận từ trung tâm chỉ huy của BP mới được bay qua phần lớn vùng Vịnh.

Nhưng vấn đề là các phóng viên và nhiếp ảnh sẽ chẳng thể đánh giá cao sự nhiệt tình của BP. Họ được hộ tống bởi các quan chức BP trên tàu và máy bay do BP thuê. Do đó, công ty này có thể toàn quyền quyết định địa điểm và thời gian dẫn các phóng viên đi thăm.

Bản chất của việc cản trở nhà báo là tương đối đồng nhất nhưng các hành vi cản trở lại hết sức đa dạng. Báo chí thế giới đặc biệt những tờ báo lớn chỉ nhắc tới những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng như giết nhà báo hay bắt cóc để hành hình. Một số tổ chức phi chính phủ có tôn chỉ bảo vệ báo chí ở phương Tây như Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế cũng thường lên tiếng về các vụ việc phóng viên bị đánh đập, bắt giữ hay tống giam.

Tuy vậy, có rất nhiều những hành vi cản trở nhẹ hơn về mức độ thường ít được đề cập và bảo vệ ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Báo chí và bản thân các nhà báo cũng thường “im lặng” trước những vụ việc cản trở mang tính phổ biến nhưng ở mức độ nhẹ như thu giữ hoặc phá hủy phương tiện tác nghiệp hoặc từ chối tiếp xúc.

Một hành vi đặc biệt nghiêm trọng thường bị bỏ qua là xâm phạm tình dục. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế thừa nhận “chưa từng thông tin nhiều về những vụ xâm hại tình dục trong 30 năm qua: Không mấy phóng viên sẵn sàng nói về những gì đã xảy ra với mình. Chúng tôi quyết định đã đến lúc phải làm rõ tại sao những hành động nhơ bẩn như vậy mà báo giới thế giới lại im lặng và đăng tải những gì chúng tôi tìm hiểu được trong một báo cáo đặc biệt.” Sự “nhạy cảm” của hành vi cản trở cũng là một yếu tố khiến chính các nhà báo cũng ngại lên tiếng để bảo vệ mình.

135BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Nghiên cứu tình huống 2: Nhà báo nữ lên tiếng vì bị tấn công tình dục – CNN – 06/2011. Bài của nhà Loren Wolfe, Biên tập viên cao cấp của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo.’

“Nhóm phiến quân nổi loạn đã cưỡng hiếp cô, tát và đánh đập cô trong khi cô đang tác nghiệp. Cô là một nhà báo người Tây Phi và đang muốn chia sẻ câu chuyện mà những tên lính này không muốn bị tiết lộ ra. Bốn năm sau vụ cưỡng hiếp tập thể, cô vẫn không thể nguôi nỗi đau này.

Người phụ nữ xin được giấu tên do sợ bị trả thù, là một trong nhiều phóng viên địa phương và quốc tế bị xâm hại tình dục khi đang tác nghiệp. Vụ việc nổi tiếng nhất mới đây là vụ hiếp dâm nhà báo của hãng tin CBS Lara Logan tại Cairo hồi tháng Hai năm 2011. Nhưng Logan chắc chắn không phải là phóng viên duy nhất phải chịu những vụ tấn công như vậy.

Tôi đã nói chuyện với hơn bốn chục phóng viên từ từ Trung Đông cho tới Nam Á, châu Phi đến châu Mỹ. Bảy trong số họ bị cưỡng hiếp trong khi một số khác bị đụng chạm bằng tay hay vật khác, sờ mó thô bạo và đe dọa cưỡng hiếp.

Có thể xếp các xâm hại tình dục vào ba dạng: xâm hại tình dục nhằm vào một nhà báo cụ thể nào đó, thường là để trả thù những việc làm của nhà báo đó; xâm hại tình dục kiểu “đục nước béo cò” với phóng viên đưa tin về các sự kiện tập thể; và lạm dụng tình dục nhà báo trong thời gian bị giam giữ hoặc tạm giam.

Xâm phạm tình dục cũng có những hình thức khác. Phổ biến nhất là sờ mó một số bộ phận trên cơ thể phóng viên khi người này đang tác nghiệp, với 22 trong số 25 phóng viên nước ngoài tôi phỏng vấn cho biết bọ bị đụng chạm rất nhiều lần. Họ thường đưa tin về các sự kiện tập thể như biểu tình hay các dịp lễ hội, nơi tình trạng lộn xộn khó kiểm soát.

Khi tôi nói “sờ mó”, tôi muốn nói tới kiểu đụng chạm thô bạo, và đôi khi ở những khoảnh khắc khó ngờ nhất. Kate Brooks, một phóng viên ảnh tự do làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ, chia sẻ, một người đàn ông đã nắm đũng quần cô từ phía sau khi cô đang chụp ảnh một bàn bị cắt đứt tại hiện trường vụ đánh bom tự sát ở Afghanistan.

136 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Một trong những phóng viên thẳng thắn nhất tôi tiếp xúc với là Ji-neth Bedoya. Riêng chuyện tôi có thể tiết lộ tên của cô cũng đã rất đáng nói – phóng viên bị lạm dụng tình dục thường chọn giấu kín danh tính do lo ngại những rắc rối xung quanh các vụ sự việc như thế. Nhiều phóng viên ngại tiết lộ tên trên báo do sợ sẽ mất việc hay vì rào cản văn hóa.

Bedoya bị cưỡng hiếp tập thể khi đang đưa tin về lực lượng bán quân sự cánh hữu của Colombia hồi tháng 5/2000. Trong khi đang tác nghiệp cho tờ Bogotá daily El Espectador, nhóm thanh niên đã bắt cóc, trói, bịt mắt, và đưa cô tới một ngôi nhà ở thành phố miền trung Villavicencio, nơi cô bị đánh đập và cưỡng hiếp bởi rất nhiều người.Trong 11 năm kể từ vụ hiếp dâm, Bedoya đã gặp ít nhất ba phóng viên nữ bị cưỡng hiếp trả thù vì đưa tin. Những phụ nữ này chọn giữ im lặng vì những lý do văn hóa và nghề nghiệp, cô nói. Nhưng ngày 24/5, Bedoya đã đưa sự việc của mình ra Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ. Cô hy vọng việc làm này sẽ khuyến khích đồng nghiệp mạnh dạn “nói về những gì đã xảy ra với mình và lên tiếng đòi công lý”.

Phát biểu trong ngày Tự do Báo chí thế giới 2008, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Thế giới về Quyền con người, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã nói: “Tôi đặc biệt cảnh báo về các vụ hành hung nhà báo ngày càng gia tăng trên thế giới, và thấy thất vọng khi nhiều trong số các vụ việc đó không được điều tra và đưa ra xét xử. Tôi kêu gọi các quốc gia không bỏ qua các nỗ lực đưa ra công lý những kẻ tấn công nhà báo”. Tuyên bố của ông cho thấy cản trở và hành hung nhà báo đã trở thành một vấn đề bức thiết mang tính chất quốc tế và đang rất cần những sáng kiến và giải pháp thực tiễn để giải quyết”.

Pháp luật quốc tế bảo vệ con người và nhà báo

Nhà báo xét trên khía cạnh con người cũng là một công dân với đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Con người và công dân đó được bảo vệ một cách bình đẳng theo đúng luật pháp quốc tế.

Về pháp luật quốc tế, chúng tôi thấy rằng việc cản trở và xâm hại nhà báo chính là xâm phạm quyền tự do thân thể và an ninh thân thể đã được quy định rất rõ trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền 1948 (Điều 3) và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Điều 9.1).

137BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Các quy định pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ nhà báo, nghề báo được hình thành từ lâu qua các thông lệ và được ghi nhận trong Hiệp ước Hague 1899 và Công ước Geneva 1929 đối xử với tù binh chiến tranh trong đó có nhà báo.

Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền viết: “Tất cả mọi người đều có quyền có ý kiến và bày tỏ ý kiến gồm các quyền tự do có ý kiến mà không bị can thiệp, tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng qua bất cứ phương tiện thông tin và qua bất kỳ biên giới quốc gia nào”. Bản Tuyên ngôn là nguồn cơ bản và cơ sở tư tưởng để xây dựng nên các văn kiện, tổ chức và thủ tục giám sát quốc tế về quyền con người trên quy mô thế giới và khu vực, nền tảng để định hình hiến phápvà luật pháp của các quốc gia.

Trên tinh thần của Tuyên ngôn, khoảng hơn 80 công ước, tuyên bố quốc tế về quyền con người đã được soạn thảo và ban hành, trong đó có Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được hơn 140 quốc gia trên thế giới ký kết. Khi một công ước có hiệu lực thì tất cả các quốc gia tham gia ký kết và các cá thể trong mỗi quốc gia đó đều phải tuân thủ. Các quyền được ghi nhận trong Điều 19 trong Công ước này chỉ bị hạn chế vì mục đích tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác hoặc nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, sức khỏe cộng đồng và đạo lý xã hội.

Trên phương diện lý thuyết, pháp luật quốc tế đưa ra một hành lang pháp lý đầy đủ nhằm bảo vệ nhà báo, nghề báo. Tuy nhiên tình hình bạo lực gia tăng trên thực tế đòi hỏi những sửa đổi và các cam kết cao hơn về mặt chính trị từ các quốc gia để khung pháp lý này hữu hiệu hơn.

Hội nghị báo chí do UNESCO (cơ quan phụ trách mảng báo chí của Liên Hợp Quốc) tổ chức hàng năm khẳng định: Thất bại trong việc ngăn chặn các vụ tấn công nhà báo có nghĩa là các chính phủ và quan chức của quốc gia đang tước khỏi người dân quyền cơ bản được tiếp nhận thông tin. Thất bại này còn khiến những kẻ tấn công hay chủ mưu tiếp tục tồn tại và tin rằng sẽ không thể bị bắt. Theo thông số của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), công lý chỉ được thực thi cho khoảng 6,7% các vụ nhà báo bị giết hại khi đang làm nhiệm vụ trong giai đoạn 1/1/1992 đến 18/6/2007.

138 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Vì lẽ đó, Hội nghị toàn phiên UNESCO phê chuẩn Nghị quyết 29 (năm 1997) lên án các hoạt động bạo lực chống lại nhà báo và kêu gọi các nước thành viên “sửa đổi khung pháp lý để có thể truy tố và kết án những kẻ chủ mưu hành hung những người thực hành quyền tự do ngôn luận”. Trong những nỗ lực cụ thể hơn, UNESCO đã ra Quyết định, 2008 yêu cầu các quốc thành viên có những nhà báo bị tấn công, giết hại trong năm 2006-2007 chấm dứt tình trạng “không trừng phạt” và tiến hành điều tra, truy tố những kẻ chịu trách nhiệm. Quyết định này còn khuyến khích việc thông báo tự nguyện tới UN-ESCO về các phán quyết của tòa án và đề xuất Hội đồng liên quốc gia tìm kiếm các giải pháp, dự án ưu tiên trong việc hỗ trợ các nỗ lực bảo vệ nhà báo.

Pháp luật quốc gia bảo vệ con người và nhà báo

Về pháp luật mỗi quốc gia, quyền tự do thân thể và an ninh thân thể cũng luôn được đảm bảo bởi đạo luật cao nhất là Hiến pháp và các quy định của luật hình sự, hoặc các án lệ ở các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ. Các nhà báo và những người làm truyền thông không phải là ngoại lệ, vì vậy bất cứ hành vi đe doạ, uy hiếp tính mạng, tấn công thân thể, xúc phạm danh dự của các nhà báo đều là vi phạm pháp luật về các quyền cơ bản của con người.

Quyền tự do thông tin cũng được hầu hết các quốc gia thể chế hóa trong văn bản mang tính chất pháp lý cao nhất như hiến pháp và các văn bản luật khác như luật báo chí, trong đó có Việt Nam. Một số quốc gia đưa các chế định về bảo vệ nhà báo, nghề báo vào trong Bộ luật hình sự.

Pháp luật và sáng kiến bảo vệ nhà báo

Tuy được pháp điển hóa trong cả luật quốc tế lẫn quốc gia, tình trạng tấn công và cản trở nhà báo dưới nhiều hình thức vẫn không thuyên giảm mà còn gia tăng ở nhiều nước và vùng lãnh thổ. Trước thực tiễn trên, nhiều giải pháp và sáng kiến đã được đưa ra, chúng tôi liệt kê một số cách thức phổ biến và những nghiên cứu tình huống gần đây.

a) Luật riêng để bảo vệ nhà báo

139BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Nhận thấy việc bảo vệ nhà báo chỉ được xếp lẫn vào các điều luật bảo vệ nhân quyền chung chung không đủ sức mạnh, nhiều nhà lập pháp và hoạt động xã hội đã lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi thông qua những đạo Luật riêng biệt cho nhà báo và nghề báo. Hai trường hợp điển hình nhất đang nỗ lực thúc đẩy việc thông qua các Luật bảo vệ Nhà báo riêng biệt này là Pakistan và Ấn Độ.

Nghiên cứu tình huống 03: Pakistan trình dự luật bảo vệ nhà báo lên Quốc hội – The Nation – 7/2011

Mạnh mẽ lên án bạo lực ngày càng gia tăng đối với các nhà báo, tổng thư ký đảng Jamaat-e-Islami của Pakistan, ông Liaqat Baloch, đã kêu gọi chính phủ phải lập tức thông qua Luật Phúc lợi và Bảo vệ nhà báo tại Quốc hội.

Nói chuyện với các phóng viên tại đây hôm 21/7, ông Baloch tiết lộ đảng này đã trình Dự luật Phúc lợi và Bảo vệ nhà báo lên thượng viện. Ông nhấn mạnh: “Dự luật này bao gồm 14 phần và chúng tôi tin rằng kỷ nguyên tự do báo chí mới sẽ mở ra tại đất nước này sau khi dự luật được thông qua”.

Truyền thông ở Pakistan đang phải đối mặt với nhiều vấn đề và nhà báo bị cấm làm công việc của mình một cách có chủ ý; Đất nước này thiếu bất kỳ đạo luật nào để bảo vệ nhà báo-phóng viên trước những thảm họa mà họ phải đối mặt mỗi ngày.

Liaqat cho rằng truyền thông là nguồn thông tin cơ bản đối với mọi người nhưng họ lại không được chính phủ bảo vệ. “Trong 10 năm qua, ít nhất 70 phóng viên đã thiệt mạng trong khi hơn 2000 người khác bị tấn công, bắt cóc và tra tấn”, ông dẫn một số thống kê. Ông nói thêm, các vụ quấy rối nhà báo như đưa ra lời đe dọa đã trở thành chuyện thường ngày và chính phủ cần phải khẩn cấp ban hành đạo luật này.

Ông phê bình việc chính phủ dù luôn kêu gọi tự do báo chí ở trong nước nhưng lại không thể bắt được kẻ sát nhân giết hại bất kỳ một nhà báo nào, không ai bị truy tố trong các vụ ám sát nhà báo bất chấp những bất ổn và hoang mang trong cộng đồng báo chí.

Tổng thư ký đảng Jamaat-e-Islami khẳng định, mạng sống của nhà

140 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

báo, thợ quay phim và nhà nhiếp ảnh truyền thông đều quý trọng như mạng sống của các bộ trưởng hay chính trị gia. “Mọi bộ trưởng hay thành viên chính phủ đều có bảo vệ vây quanh trong khi phóng viên đưa tin về các hoạt động của họ lại không được che chở”.

Nghiên cứu tình huống 04: Ấn Độ dự thảo luật bảo vệ nhà báo – The LiveMint – 6/2011.

Một tiểu ban nội các bao gồm thủ hiến các bang và Bộ trưởng sẽ được thành lập để soạn thảo luật về bảo vệ nhà báo trước các vụ tấn công bạo lực, thủ hiến bang Maharashtra, ông Prithviraj Chavan, phát biểu hồi giữa tháng 7/2011.

Trước đó, phóng viên điều tra Jyotirmoy Dey của tờ Mid-Day, một tờ báo hằng ngày có tiếng của thành phố, đã bị ám sát bởi một tay súng không rõ danh tính tại vùng ngoại ô phía tây Powai.

Vụ việc này lại một lần nữa khơi lại một đề tài nóng bỏng trong xã hội Ấn Độ: tấn công bạo lực nhằm vào nhà báo. Trong hai năm qua, Ấn Độ chứng kiến 175 vụ tấn công nhằm vào nhà báo và cơ quan báo chí.

Các tổ chức nhà báo tại bang Maharashtra đang yêu cầu ban hành một đạo luật đặc biệt chống lại các vụ tấn công nhằm vào nhà báo và yêu cầu khép tội trên vào hành vi phạm tội không thể tại ngoại.

Mặc dù Chavan từ chối đưa ra thời hạn chuẩn bị cho việc soạn thảo nhưng ông nói “chính phủ sẽ cố gắng ban hành dự luật sớm trong phiên họp quốc hội vào mùa thu sắp tới”.

b) Đưa vào luật hình sự

Mexico là một trong những quốc gia bị chỉ trích nhiều nhất về tình trạng tấn công các nhà báo. Đáp lại những yêu cầu của pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ nhà báo và truy tố tội phạm, năm 2006 Mexico thành lập Văn phòng công tố đặc biệt về các tội danh chống lại nhà báo (FEADP) nhằm hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.

Tháng 4/2009, Chính phủ Mexico đưa ra các cải cách pháp lý nhằm

141BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

xoá bỏ tình trạng “không xét xử” các hành vi chống lại nhà báo, gồm việc sửa đổi Bộ luật hình sự liên bang, bổ sung “tội xâm phạm quyền tự do thông tin được thực hiện thông qua hoạt động báo chí” trong đó quy định rõ các hành vi phạm tội và những chủ thể được bảo vệ.

Thực tế ghi nhận số vụ tấn công không bị xét xử đã giảm hẳn. Đây là một động thái tích cực được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Và trong những năm gần đây, Mexico đã được đưa ra khỏi danh sách những quốc gia bị chú ý (của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Thế giới) về các vụ tấn công nhà báo không được xét xử.

Tương tự trường hợp Mexico là Armenia. Báo cáo thống kê về các vụ vi phạm quyền của nhà báo và khối truyền thông năm 2009 ghi nhận hàng chục vụ bạo lực xảy ra với nhà báo tại quốc gia này. Cũng trong năm 2009, Quốc hội Armenia đã phê chuẩn bổ sung Điều 164 trong Bộ luật Hình sự của Armenia về “tội cản trở các hoạt động nghiệp vụ hợp pháp của nhà báo”.

Tuy nhiên, các nhà làm luật vẫn cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa hành lang pháp lý này. Hiện nay, Quốc hội Armenia đang thảo luận những điều khoản nghiêm khắc hơn, đề xuất tăng nặng hình phạt đối với các hành vi tấn công hoặc đe doạ xâm phạm cuộc sống, sức khỏe của nhà báo và các thành viên trong gia đình nhà báo với mức phạt gấp 250-450 lần lương cơ bản, hoặc lao động cải tạo 2 năm, hoặc phạt tù tới 5 năm.

c) Thành lập đường dây nóng và ủy ban điều tra

Thành lập những đường dây nóng để các nhà báo có thể liên lạc khẩn cấp trong những tình huống bị nguy hiểm và tổ chức những cuộc điều tra nghiêm túc về nguyên nhân của các vụ xâm hại là hai trong số nhiều sáng kiến được áp dụng.

Mexico lại là một hình mẫu được nêu gương về các giải pháp này.

Nghiên cứu tình huống 05: Mexico nỗ lực bảo vệ nhà báo khỏi bạo lực – MSNBC – 9/2010

Năm 2010, tổng thống Felipe Calderon đã tuyên bố một kế hoạch bảo vệ nhà báo tại Mexico, nơi bạo lực nhằm vào các nhà báo gia

142 BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

tăng mạnh kể từ khi chính phủ tiến hành cuộc càn quét những kẻ buôn lậu ma túy gần bốn năm trước đó.

Theo tuyên bố từ văn phòng của ông Calderon, kế hoạch này bao gồm một hệ thống cảnh báo sớm, trong đó phóng viên sẽ liên lạc được ngay với chính quyền trong trường hợp bị đe dọa, thành lập hội đồng xác minh nguyên nhân đằng sau vụ tấn công nhằm vào các nhà báo cũng như cải cách tư pháp.

Lời tuyên bố này được đưa ra một tuần sau khi một phóng viên ảnh bị sát hại trong thành phố biên giới bất ổn Ciudad Juarez, tuyên bố của ông Calderon được phát đi sau cuộc gặp với các thành viên Ủy ban bảo vệ nhà báo và Hội báo chí liên Mỹ.

Bạo lực băng nhóm đã tăng vọt tại Mexico kể từ khi ông Calderon bắt đầu chiến dịch chống tội phạm có tổ chức khi ông nhậm chức hồi tháng 12/2006. Bạo lực liên quan tới các băng nhóm thuốc phiện đã cướp đi sinh mạng của hơn 28.000 người khi các phe phái cạnh tranh nhau và tiến hành các vụ tấn công nhằm vào lực lượng an ninh, quan chức chính phủ và nhà báo.

Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại New York, ít nhất 22 nhà báo Mexi-co đã bị giết và ít nhất 7 người khác mất tích trong 4 năm qua.

Tờ báo lớn nhất của Ciudad Juarez kêu gọi ngừng bắn với các tập đoàn thuốc phiện tại thành phố vùng biên sau vụ sám sát nhà nhiếp ảnh thứ hai của tờ báo trong vòng chưa đầy hai năm.

Khi các biện pháp như kế hoạch bảo vệ nhà báo được triển khai và chính quyền truy bắt kẻ giết người, một thông điệp rõ ràng đã được gửi tới các băng nhóm tội phạm: chúng sẽ phải lãnh nhận hậu quả vì những vụ tấn công này.

d) Tăng vai trò tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Các tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp quốc tế của các nhà báo như Viện An toàn Báo chí Quốc tế (INSI), Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Thế giới (CPJ), Liên đoàn Báo chí Quốc tế (IFJ), tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB) cũng như các cơ quan bảo vệ nhà báo, câu lạc bộ nhà báo, quỹ bảo vệ nhà báo tại các quốc gia được thành lập.

143BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ

Những tổ chức này hoạt động tích cực trong các lĩnh vực tăng cường nhận thức, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan, báo cáo công khai về số vụ việc, hỗ trợ trực tiếp các nhà báo, nạn nhân và gia đình nạn nhân, và đặc biệt là thúc đẩy cải cách chính sách tại các quốc gia.

Các nguồn viện trợ cũng ưu tiên các chương trình, dự án hướng tới tăng cường năng lực cho khối truyền thông, xây dựng và phổ biến các sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ hoặc sổ tay an toàn nghề nghiệp, thúc đẩy sự phối hợp với các cơ quan an ninh, công tố nhằm đảm bảo tối đa sự an toàn của nhà báo khi tác nghiệp.z

BÁO CÁO KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VỀ CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ