38
Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trong mọi lĩnh vực thì công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng. Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, ngoài những tiện ích đã có như trao đổi, tìm kiếm thông tin qua mạng, đào tạo qua mạng, học tập , giải trí trên mạng, nó đã tiếp cận đến từ những cái nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày của con người. Mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của tất cả các cơ quan, trường học. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu được trong thời đại công nghệ thông tin vì lợi ích đem lại của nó là rất lớn, đóng góp một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Ở các tổ chức, các cơ sở địa phương ngoài việc kết nối internet (nếu có) thì việc kết nối mạng Wan, mạng Lan cũng rất quan trọng, nó đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban và giữa các đơn vị. Với sự phát triển và tầm quan trọng đó của hệ Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 5 1

Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế

giới. Trong mọi lĩnh vực thì công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng. Với sự

phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, ngoài những tiện ích đã có như

trao đổi, tìm kiếm thông tin qua mạng, đào tạo qua mạng, học tập , giải trí trên

mạng, nó đã tiếp cận đến từ những cái nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày của

con người.

Mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của tất cả các cơ

quan, trường học. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không thể thiếu

được trong thời đại công nghệ thông tin vì lợi ích đem lại của nó là rất lớn, đóng

góp một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Ở các tổ chức, các cơ sở địa phương ngoài việc kết nối internet (nếu có)

thì việc kết nối mạng Wan, mạng Lan cũng rất quan trọng, nó đáp ứng nhu cầu

trao đổi thông tin giữa các phòng ban và giữa các đơn vị. Với sự phát triển và

tầm quan trọng đó của hệ thống mạng máy tính, thì vấn đề xây dựng và thiết kế

mạng trở nên cấp thiết.

Bên cạnh sự phát triển của mạng không dây thì mạng có dây vẫn là nền

tảng và có vai trò rất quan trọng. Mạng LAN có dây đã được sử dụng từ hơn một

thập kỉ qua. Mạng LAN có dây là giải pháp tối ưu trong những trường hợp

truyền tải một lượng lớn dữ liệu đa phương tiện (âm thanh và hình ảnh) trên

mạng LAN với độ ổn định và tốc độ cao. Từ khi ra đời thì mạng LAN có dây đã

thể hiện được những tính ưu việt như: Chi phí thấp cho các thiết bị kết nối; Hiệu

suất truyền dữ liệu cao luôn ở mức ổn định và tốc độ truyền dữ liệu cao.

Chính vì những lý do trên mà nhóm 5 chúng em gồm 6 thành viên đã lựa

chọn đề tài “Thiết kế và quản trị mạng LAN cho trường THPT chuyên Lam

Sơn Thanh Hóa” làm Bài tập lớn cho môn Thiết kế và quản trị mạng.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 51

Page 2: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

II. Mục đích, yêu cầu của đề tài.

Củng cố kiến thức về thiết kế, lắp đặt và quản trị mạng máy tính dựa trên

cơ sở lý thuyết đã được giảng dạy trong chương trình đào tạo.

Tìm hiểu và nắm vững về công nghệ mạng LAN trong việc truyền thông

tin, chia sẻ dữ liệu.

Thiết kế, lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng hệ thống mạng LAN cho

trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa.

III. Phương pháp nghiên cứu.

Tìm hiểu cơ sở hạ tầng của trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa;

lưu lượng thông tin trao đổi giữa các phòng ban; yêu cầu; mục đích lắp đặt mạng

và kinh phí lắp đặt mạng cho trường.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Đình Danh và chuyên viên kĩ thuật tại

trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa thì chúng em đã thu thập được những

thông tin, những số liệu cần thiết cho việc hoàn thành tốt đề tài.

Dựa vào các tài liệu và đã được học tập về mạng máy tính, quản trị mạng

trên lớp; các tài liệu hướng dẫn trên Internet và qua các nguồn tài liệu khác giúp

chúng em nắm rõ hơn về công nghệ mạng LAN để tiếp tục phát triển và hoàn

thiện mang lại khả năng trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả và

với độ tin cậy cao.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 52

Page 3: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

PHẦN II. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ TRƯỜNG PTTH LAM SƠN

I. Giới thiệu

Trường THPT chuyên Lam Sơn là trường trung học phổ thông công lập nằm

ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Là một trong những trường trung học

phổ thông chuyên đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Thanh Hóa, tuyển

chọn và đào tạo học sinh năng khiếu cấp THPT các môn văn hóa, ngoại ngữ trên

địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

II. Quy mô

Số cán bộ, giáo viên: 108.

Số Lớp, số học sinh (hiện tại): 33 lớp, 1058 học sinh.

Số học sinh đã tốt nghiệp: gần 40 000 học sinh (trong 75 năm qua).

Cơ sở vật chất: có 2 tòa nhà: nhà 5 tầng và 4 tầng dùng làm phòng học và

các phòng chức năng. Đồ dùng dạy học hiện tại có giá trị khoảng 3 tỷ đồng Việt

Nam.

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ VÀ QUẢN TRỊ MẠNG LAN CHO

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 53

Page 4: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN THANH HÓA

I. Thu thập yêu cầu

1. Sơ đồ các phòng ban cần lắp đặt mạng

Trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa thiết lập mạng LAN cho quá

trình điều hành, trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau, quá trình học tập

của học sinh, nghiên cứu tài liệu của giáo viên trong trường. Trường THPT

chuyên Lam Sơn gồm ba tòa nhà trong đó có một tòa nhà gồm có: Ban giám

hiệu, phòng kế toán, phòng họp; tòa nhà 5 tầng d ành cho việc học tập chính của

học sinh trong trường và việc giảng dạy của giáo viên. Tòa nhà này bao gồm 33

phòng học, mỗi phòng có một máy chiếu đa năng. Tòa nhà 4 tầng giành cho việc

thực hành chủ yếu là các phòng máy hỗ trợ cho việc học của học sinh. Ngoài ra

còn có các phòng thực hành Lý, hóa, sinh,…

Khu nhà 4 tầng, mỗi tầng có 8 phòng ban chức năng. Trong đó tầng 2 và

tầng 3 được lắp đặt hệ thống mạng LAN.

* Sơ đồ cấu trúc của tòa nhà 4 tầng:

Khu nhà 4 tầng sẽ được dùng để nối mạng LAN ở tầng 2 và 3:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 5

Phòng giáo viên

Phòng học vi tính 1

Phòng học vi tính 2

Phòng học vi tính 3

Phòng học vi tính 4

1 máy Server và

4 máy Client

30 máy Client

30 máy Client

30 máy Client

30 máy Client

Phòng học tiếng 1

Phòng học tiếng 2

30 máy Client

30 máy Client

4

Tầng 3

Tầng 2

Page 5: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

- Tầng 2 bao gồm 2 phòng máy dành cho học sinh học tiếng là phòng 23 và

phòng 24 . Trong đó mỗi phòng có 30 máy.

- Tầng 3 bao gồm 5 phòng máy: Phòng 34 là phòng vi tính giành cho giáo

viên gồm 1 máy chủ và 4 máy trạm. Phòng 35, 36, 37, 38 là phòng học vi tính,

mỗi phòng có 30 máy.

Khu nhà 2 tầng:

- Tầng 1 gồm: 3 phòng Phó hiệu trưởng mỗi phòng gồm có 1 máy tính + 1

máy in, được kết nối mạng thông qua Swtich 8 cổng và được kết nối với máy

chủ thông qua Switch chính. Phòng kế toán gồm 1 máy tính và một máy in, được

kết nối mạng. Tổng cộng tầng 1 có 4 máy tính.

- Tầng 2 gồm: phòng Hiệu Trưởng gồm 1 máy tính và một máy in. Phòng

họp có 2 máy để phục vụ cho giáo viên khi cần thiết. Ngoài ra còn có các phòng

phụ khác. Tổng cộng tầng 2 có 3 máy tính cá nhân.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 5

Phòng hiệu

trưởngPhòng họp

1 máy

Client + 1

máy in

2 máy

Client

Phòng hiệu

phó 1

Phòng

hiệu phó 2

Phòng

hiệu phó 3

Phòng kế

toán

1 máy

Client+ 1

máy in

1 máy

Client + 1

máy in

1 máy

Client+ 1

máy in

1 máy

Client + 1

máy in

5

Tầng 2

Tầng 1

Page 6: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Mạng phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy: quản lý cán bộ, học sinh,

cung cấp các thông tin cho học sinh, giáo viên, nối mạng Internet và cung cấp tài

liệu làm việc cho cán bộ giảng dạy.

Có máy chủ ứng dụng như cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ cán bộ, học sinh,

máy chủ quản lý điểm.

Làm tăng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy và

học của giáo viên và học sinh của trường THPT chuyên Lam Sơn.

2. Yêu cầu.

Hiệu trưởng có thể gửi thông điệp đến các phó Hiệu trưởng và các phòng

ban mà không máy nào khác trong mạng nhận được.

Người quản trị có thể cấp hoặc ngắt việc kết nối Internet của bất cứ phòng

máy nào nếu cần.

Bố trí các thiết bị hợp lý đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ổn định, an

toàn, độ tin cậy cao, tốc độ cao.

Mạng cần đảm bảo an ninh an toàn cho toàn bộ các thiết bị trước các truy

nhập trái phép từ bên ngoài.

Có thể sử dụng được các phần mềm quản lý như phần mềm quản lý cán bộ

(PMIS), phần mềm quản lý học sinh (VMIS), phẩn mềm Kế toán (MISA)…

Giáo viên giảng dạy có thể dùng mạng để lấy tài liệu giảng dạy để giúp đỡ

quá trình giảng dạy của mình.

Là một ngân hàng đề thi đảm bảo an toàn cho học sinh thi cử.

Truy cập hệ thống mạng tại mọi thời điểm trong mọi tình huống.

Thuận lợi khi bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế.

Có khả năng mở rộng trong tương lai.

3. Những người sẽ được sử dụng mạng.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 56

Page 7: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Học sinh lên phòng máy chỉ được sử dụng máy tính có kết nối mạng LAN

để học tâp và chia sẻ tài liệu giữa các máy tính với nhau. Ngoài ra học sinh

không dược phép truy cập vào để chỉnh sửa hệ quản trị của hệ thống máy tính, và

không được phép truy cập Internet trong giờ học.

Giáo viên tin học ở phòng máy tính được phép thay đổi, chỉnh sửa hệ quản

trị phòng máy (được sự đồng ý của cấp trên).

Ngoài ra các thầy cô phụ trách giảng dạy, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng

đều có thể truy cập vào mạng Internet để lấy tài liệu phục vụ cho bài giảng và

quản lý tài nguyên của máy tính.

II. Phân tích yêu cầu.

Trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa yêu cầu sử dụng các dịch vụ

trong mạng đó là:

Sử dụng dịch vụ chia sẻ tệp tin giữa các máy tính với nhau, cho

phép trao đổi thông tin (dữ liệu ở các máy tính với nhau ).

Sử dụng dịch vụ chia sẻ máy in ở các phòng máy tính cụ thế đó là

các phòng như phòng Hiệu trưởng, phòng kế toán và phòng Phó hiệu trưởng.

Giáo viên, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, kế toán được quyền truy

cập web, dịch vụ thư điện tử.

- Mức độ an toàn mạng:

Mạng phải có độ ổn định cao và có khả năng dự phòng để đảm bảo

cho việc truy nhập các dữ liệu quan trọng. Vì vậy mạng phải có khả năng dự

phòng 1:1 cho các kết nối Switch-Switch, tránh lãng phí về thiết bị.

Hệ thống cáp mạng cần được thiết kế đảm bảo các yêu cầu về kết nối

tốc độ cao và khả năng dự phòng cũng như là nâng cấp mở rộng các công nghệ cao

hơn.

Sử dụng Firewall (Bức tường lửa) và sử dụng một số phần mềm diệt

virut có hổ trợ tường lửa để bảo vệ sự an toàn của hệ thống mạng máy tính.

Hệ thống chuyển mạch và định tuyến trung tâm cho LAN:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 57

Page 8: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

• Hệ thống chuyển mạch chính gồm các switch có khả năng xử lý tốc

độ cao và có cấu trúc phân thành 2 lớp là lớp phân phối và lớp truy cập.

• Switch phân phối là switch có tốc độ cao (5000Mbps), Switch này

dùng công nghệ Fast Ethernet 100BaseTX hoặc Giga Ethernet 1000Base-TX.

• Switch truy cập làm nhiệm vụ cung cấp cổng truy cập cho các máy

trạm cuối, tốc độ 5000Mbps nên dùng công nghệ Ethernet 10 BaseT hoặc Fast

Ethernet 100BaseTX.

• Các cáp nối từ các máy trạm đến switch truy cập cần tốc độ nhỏ

hơn (2000 Mbps).

• Các switch truy cập cung cấp số cổng lớn để cho phép mở rộng số

người truy cập mạng để nối các máy trạm, switch phân phối tập trung và lưu

chuyển qua lại lưu lượng giữa các phân mạng.

III. Thiết kế hệ thống

Bước kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa

mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn

lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê

như sau:

1. Thiết kế giải pháp

Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý liên quan đến việc chọn lựa mô hình mạng,

giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng.

Hệ thống mạng của trường cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa

những người dùng trong mạng cục bộ và có yêu cầu quản lý người dùng trên

mạng nên lựa chọn mô hình mạng cục bộ sẽ là mô hình Client/ Server, tại mỗi

phòng máy học sinh không cần truy cập Internet, và chỉ cần chia sẻ các tệp tin

nên sẽ lựa chọn mô hình workgroup. H ai mạng trên cần có dịch vụ mail, kích

thước mạng được mở rộng, số lượng máy tính trong mạng lớn nên giao thức sử

dụng cho mạng phải là TCP/IP.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 58

Page 9: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Hệ thống chuyển mạch chính gồm các Switch có khả năng xử lý tốc độ cao

và có cấu trúc phân thành 2 lớp là lớp phân phối và lớp truy cập.

Switch phân phối là Switch có tốc độ cao (5000Mbps). Switch này dùng

công nghệ Fast Ethernet 100BaseTX hoặc Giga Ethernet 1000BaseTX.

Switch truy cập làm nhiệm vụ cung cấp cổng truy cập cho các máy trạm

cuối, tốc độ 5000Mbps nên dùng công nghệ Ethernet 10BaseT hoặc Fast

Ethernet 100BaseTX.

Kết nối giữa Switch truy cập và Switch phân phối là kết nối truyền tải dữ

liệu qua mạng LAN nên phải có tốc độ cao 5000Mbps. Các cáp nối từ các máy

trạm đến Switch truy cập cần có tốc độ nhỏ hơn 2000Mbps.

Các Switch truy cập cung cấp số cổng lớn để cho phép mở rộng số người

truy cập mạng để nối các máy trạm, Switch phân phối tập trung và lưu chuyển

qua lại lưu lượng giữa các phân mạng.

Để đảm bảo khả năng dự phòng cao thì hệ thống Switch phân phối phải

được cấu hình 2 Switch 1:1. tuy nhiên trong trường hợp quy mô mạng không lớn

lắm và kinh phí hạn chế thì ban đầu có thể dùng 1 Switch phân phối để đáp ứng

được nhu cầu hoạt động.

Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề

chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là:

- Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên cho

Domain, máy tính, định địa chỉ IP cho các máy, định cổng cho từng dịch vụ.

- Phân chia mạng con, thực hiện vạch đường đi cho thông tin trên mạng.

Công nghệ phổ biến trên thị trường:

+ Lựa chọn thiết bị của Cisco, do đây là nhà cung cấp lớn về thiết bị mạng

trên thế giới. Ví dụ: Switch, hub,…

+ Hệ điều hành: lựa chọn hệ điều hành windows xp, linux,…

+ Công nghệ mạng là Ethernet 10BaseT, 100BaseTX,…

Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 59

Page 10: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

+ Do nhu cầu của hệ thống là sự ổn định cao nên cần phải thiết kế có dự phòng.

+ Sau khi thiết kế xong và vận hành mạng chúng ta phải có thời gian định

kì bảo hành, kiểm tra lại hệ thống mạng (khoảng 6 tháng).

+ Do yêu cầu về băng thông của hệ thống mạng tối thiểu là 10Mbps nên cần

lựa chọn hệ thống cáp xoắn đôi từ CAT 5/6 hoặc là cáp quang cho tốc độ khoảng

100Mbps trở lên, công nghệ Ethernet 10BaseT trở lên.

Ràng buộc về pháp lý: Các phần mềm lựa chọn cần mua bản quyền,…

2. Chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng

Chiến lược này nhằm xác định ai được quyền làm gì trên hệ thống mạng.

Thông thường, người dùng trong mạng được nhóm lại thành từng nhóm và việc

phân quyền được thực hiện trên các nhóm người dùng.

+ Nhóm 1:

Những người thuộc nhóm này bao gồm học sinh chỉ được phép sử dụng hệ

thống máy tính trên các phòng máy nhằm mục đích là học tập, chia sẻ tài liệu và

thực hành các kỷ năng về máy tính.

+ Nhóm 2:

Những người thuộc nhóm này bao gồm các thầy cô giáo chia sẻ các tài

nguyên của hệ thống mạng như chia sẻ tệp tin, máy in, dich vụ mạng như gửi Mail.

+ Nhóm 3:

Nhóm này gồm những người có trách nhiệm quản lý, quản trị hệ thống

mạng của trường được phép thay đổi, chỉnh sữa, phục hồi hoặc ngăn cấm không

cho truy nhập vào hệ thống mạng.

3. Mô hình thiết kế

Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức vật lý, kết hợp với kết quả khảo sát

thực địa bước kế tiếp ta đưa ra mô hình thiết kế. Mô tả chi tiết về vị trí đi dây

mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị nối kết mạng như Switch, vị trí các máy

chủ (Server ) và các máy trạm (PC).

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 510

Page 11: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Đối với dãy nhà 4 tầng gồm:

Tầng 3 có 5 phòng máy 34, 35, 36, 37, 38 dùng để kết nối mạng.

Trong đó, phòng 34 là phòng làm việc của các giáo viên đồng thời là phòng quản

trị mạng cho trường. Phòng này bao gồm 5 máy, trong đó có 1 máy chủ và 4

máy trạm, 1 Switch phân tầng chính 32 port dùng để kết nối với các Switch con

và máy tính ở phòng 34, 35. Phòng 35 bao gồm 30 máy được nối với Switch truy

cập 32 port và Switch chính. Phòng 36, 37, 38 mỗi phòng bao gồm 30 máy và

một Switch 32 port, các Swtich này sẽ được nối với Switch chính ở phòng 34.

Tầng 2 sẽ có 2 phòng máy 23, 24 dùng để lắp đặt mạng. Mỗi phòng

gồm 30 máy được kết nối với Switch truy cập 32 port.

Đối với dãy nhà 2 tầng: khoảng cách giữa nhà 4 tầng và nhà 2 tầng là

70,5m:

Tầng 1 bao gồm 4 phòng, mỗi phòng có 1 máy tính cá nhân được kết

nối mạng.

Tầng 2 bao gồm 2 phòng, trong đó phòng hiệu trưởng có 1 máy tính

cá nhân, phòng họp có 2 máy tính cá nhân.

Tất cả các máy tính ở nhà 2 tầng được kết nối với Switch 8 port và Switch

này sẽ được nối với Switch chính ở phòng máy 34 nhà 4 tầng.

Tổng số máy trong trường được kết nối mạng là 192 máy trong đó có 1

máy chủ và 191 máy trạm và các máy chiếu. Số Switch được dùng để kết nối

mạng là 10 Switch bao gồm 8 Switch 32 port và 2 Switch 8 port và 1 Switch 48

port.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 511

Page 12: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Sơ đồ tổng quát như sau:

Chú thích: Cáp STP

Sơ đồ mạng cho nhà 4 tầng như sau:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 512

Phòng 34 Phòng 35 Phòng 38Phòng 36 Phòng 37

Phòng 24Phòng 23

Tầng 3

Tầng 2

Page 13: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Sơ đồ mạng của phòng 34 được thiết kế như sau:

Chú thích:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 513

Giới hạn phòng

Dây mạng

Page 14: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Sơ đồ mạng cho phòng máy 35 tầng 3 dãy nhà 4 tầng được thiết kế như

sau:

Chú thích:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 514

Đường dây mạng

Giới hạn phòng

Page 15: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Sơ đồ mạng của phòng 36 được thiết kế như sau:

Chú thích:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 515

Đường dây mạng

Giới hạn phòng

Page 16: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Sơ đồ mạng của phòng 37 được thiết kế như sau:

Chú thích:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 516

Đường dây mạng

Giới hạn phòng

Page 17: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Sơ đồ mạng của phòng 38 được thiết kế như sau:

Chú thích:

Sơ đồ mạng LAN cho dãy nhà 2 tầng như sau:

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 517

Switch 8 cổng

Dây mạng nối từ Switch chính

Ống gen

Đường dây mạng

Giới hạn phòng

Page 18: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Sơ đồ Switch:

Cấp phát địa chỉ IP:

Theo chuẩn RFC dải địa chỉ IP được dùng cho mô hình mạng của trường

là 192.168.1.x với x từ 1,2,...,255.

Máy chủ server được cấp phát địa chỉ IP là: 172.18.1.50.

Máy client các phòng có địa chỉ IP:

Dãy nhà 4 tầng:

Tầng 3: Các phòng được cấp phát địa chỉ IP là

- Phòng 34 có 4 máy client: 192.168.1.1 đến 192.168.1.5

- Phòng 35 có 30 máy client: 192.168.1.6 đến 192.168.1.35

- Phòng 36 có 30 máy client: 192.168.1.36 đến 192.168.1.65

- Phòng 37 có 30 máy client: 192.168.1.66 đến 192.168.1. 95

- Phòng 38 có 30 máy client: 192.168.1.96 đến 192.168.1.125

Tầng 2: Các phòng được cấp phát địa chỉ IP là:

- Phòng 23 có 30 máy client: 192.168.1.146 đến 192.168.1.180

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 518

Page 19: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

- Phòng 24 có 30 máy client: 192.168.1.181 đến 192.168.1.215

Dãy nhà 2 tầng : Các phòng được cấp phát địa chỉ IP là

- Phòng 01 có 1 máy client: 192.168.1.216

- Phòng 02 có 1 máy client: 192.168.1.217

- Phòng 03 có 1 máy client: 192.168.1.218

- Phòng 04 có 1 máy client: 192.168.1.219

- Phòng 05 có 1 máy client: 192.168.1.220

- Phòng 06 có 2 máy client: 192.168.1.221 đến 192.168.1.225.

Ngoài ra để nối Internet, máy chủ cần có tính năng che dấu địa chỉ như

Firewall hay Proxy và chúng cần có địa chỉ IP thật.

Để kết nối với mạng quốc gia cần tuân thủ nghiêm ngặt việc đánh địa chỉ

để khỏi trùng nhau, có thể dùng kỹ thuật chuyển đổi địa chỉ NAT để tránh xung

đột địa chỉ khi kết nối 2 mạng.

Chiều dài dây mạng STP dùng để nối máy tính cho các phòng:

- Khoảng cách tối đa 2 máy 10 mét.

- Khoảng cách tối thiểu 2 máy 1 mét.

- Dây dẫn đến main Switch : 100 mét.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 519

Page 20: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

Dự trù kinh phí:

STT Tên thiết bịSố

lượng

Đơn

vị

tính

Đơn giá

(VND)

Thành tiền

(VND)

1

Máy chủ :

- CPU: Intel Xeon Quad – core

5405(4x2Ghz)/SATA/

- Ram DDRIII kington 4G

- HDD Samsung 500

- Main Gigabyte G41

- DVD Rw Samsung

- Key, mouse MSM

- Case Inter Max, Power 600W- Monitor LCD Samsung 1930B

01 Bộ 19.528.000 19.528.000

2

Máy tính cá nhân   : - Main Gigabyte G41, Support Quad 2 Duo Graphich 3100 256Mb, Max 4Gb Ram, Sound 5.1, Lan onboard, 6 port USB.- CPU (bộ xử lý ) E 5300 2.60Ghz - Ram   ( bộ nhớ )   : DDRIII 2GB - H DD samsung 250Gb - Keyboard ( Bàn phím) Delux- Mouse ( chuột) Mitsumi - Case Inter Max, Power 550W- Monitor LCD AOC 15.6

191 Bộ 6.950.000 1.327.450.000

3

Máy in Canon LPB 2900Loại máy in: Laser đen trắng / Cỡ giấy: A4 / Độ phân giải: 600x1200dpi / Mực in: Khay mực / Kết nối: USB, / Tốc độ in đen trắng (Tờ/phút): 12tờ / Khay đựng giấy thường

5 Cái 2.750.000 13.750.000

4 Modem với tốc độ 9600bps. 1 Cái 2.500.000 2.500.000

5 Cable mạng AMD TP.Link 20 thùng 370.000 7.400.000

6Switch -32Port 5000 Mbps, Fast

Ethernet7 Cái 1.120.000 7.840.000

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 520

Page 21: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

7 Switch TP.Link 48Port 1 Cái 2.010.000 2.010.000

8 Switch 8Port 2 Cái 320.000 640.000

9 Ôn áp Lioa 10kva DRI 2 Cái 8.000.000 16.000.000

10 Ống gen đi dây mạng 2.500 m 2.500 6.250.000

11 Lưu điện Santak 1000KVA 2 Cái 900.000 1.800.000

12 Đầu nối RJ45 500 Cái 500 250.000

13 Tủ mạng (100 x 58 x 60) 02 Cái 3.400.000 6.800.000

14

Máy chiếu HP VP6220 Digital

Projector 04 Cái 17.500.000 70.000.000

15 Vật tư phụ (đinh vít, dây thép) 4.000.000

16Phần mềm BQ windows server 01 Cái 1000.000

1.000.000

17 Công lắp toàn bộ hệ thống mạng 50.000.000

18 Tổng chi phí 1.537.218.000

Lựa chọn hệ điều hành mạng và phần mềm ứng dụng:

Một mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau.

Chẳng hạn với mô hình Client/Server, ta có nhiều lựa chọn như: Windows NT,

Windows 2000, Widows Server 2003, Netware, Unix, Linux,... Tương tự, các

giao thức thông dụng như TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng được hỗ trợ trong

hầu hết các hệ điều hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết

định chọn lựa hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như:

- Giá thành phần mềm của giải pháp.

- Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm.

- Sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm.

Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó.

Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành

được chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 521

Page 22: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

trên nó. Hiện nay có 2 xu hướng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ điều hành

mạng của Microsoft Windows (Bản quyền) hoặc các phiên bản của Linux (mã

nguồn mở).

Thông qua những yếu tố nói trên để phù hợp với bản thiết kế hệ thống

mạng của Trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa có thể lựa chọn hệ điều

hành mạng từ Windows Server 2003 đến Windows Server 2008 của Microsoft

Widows và giao thức được chọn là giao thức TCP/IP.

Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các

phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tương thích với

hệ điều hành đã chọn.

IV. Cài đặt mạng

Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần

cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế.

• Phần cứng: Gồm có bao gồm cáp STP cho tốc độ khoảng

100Mbps, cáp này dùng để nối đến switch tổng và để nối các máy trong phòng

học. Các loại Switch, moderm ADSL, Firewall,…

• Phần mềm: Hệ điều hành mạng (Network Operating S ystem - NOS )

điều khiển thiết bị đầu cuối. Trình điều khiển card mạng (NIC driver) làm nhiệm vụ

truyền thông giữa NOS và NIC. Dạng hình học của một mạng LAN là hình sao

(star).

1. Lắp đặt phần cứng

Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị

nối kết mạng (Switch) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng ở mức vật lý đã

mô tả.

2. Cài đặt và cấu hình phần mềm:

Hệ điều hành:

• Đối với các máy chủ ta dùng hệ điều hành Windows Server.

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 522

Page 23: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

• Đối với các máy trạm ta dùng hệ điều hành Windows XP.

Phần mềm hệ thống:

• Phần mềm Internet Services and Acceleration Server 2004 (ISA): cho

phép truy cập Web nhanh với cache hiệu suất cao, kết nối Internet an toàn nhờ

firewall nhiều lớp, tốc độ nhanh nhờ cache thông minh.

• Internet Information Services (IIS): quản lý các dịch vụ Web, Mail.

Các phần mềm ứng dụng:

• Trình duyệt IE,Mozilla FireFox.

• Phần mềm quản lý điểm Vnpt school.

• Phần mềm kế toán Misa.

• Phần mềm tin học tiểu học.

• Phần mềm quản lý cán bộ PMIS

• …

Phần mềm tiện ích:

• Diệt virut: Bkav, Karpersky.

• Phần mềm tăng tốc download: FlashGet.

V. Kiểm thử mạng

Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng.

Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng.

Trước tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm

tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ

và mức độ an toàn của hệ thống.

Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu.

VI. Bảo trì hệ thống

Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất

định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt

mạng (khoảng 6 tháng) .

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 523

Page 24: Báo cáo Mạng máy tính (sua)

Trường Đại Học Hồng Đức Lớp CNTT - K7

PHẦN III. KẾT LUẬN

Trong thời gian làm bài tập lớn chúng em đã đạt được các tiêu chí sau:

Hoàn thành đề tài thực tập theo đúng tiến độ, thời gian quy

định.

Học cách thiết kế và quản trị mạng LAN do thầy Lê Đình Danh

giảng dạy.

Khảo sát hiện trạng Trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hoá.

Thiết kế được sơ đồ mạng LAN theo yêu cầu của Trường THPT

chuyên Lam Sơn Thanh Hóa.

Đề tài phù hợp với thực tế. Vì thế mà chúng em đã đúc rút được nhiều bài

học kinh nghiệm trong quá trình làm bài để từ đó áp dụng công nghệ thông tin

vào các lĩnh vực trong đời sống cũng như trong công việc sau này.

Nhóm em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo thiết kế và quản

trị mạng và các bạn trong lớp.

Chúng em xin chân thành cảm ơn.

Nhóm sinh viên thực hiện:

Vũ Thế Đăng

Tào Minh Hùng

Phạm Thị Anh

Lê Thị Thanh Thảo

Nguyễn Thị Bình

Bài tập lớn môn TK & QT mạng Nhóm 524