107
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG 09KMT ---------- CHUYÊN ĐỀ 2 CÁC ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI VÀ TIỀM NĂNG SINH HỌC CỦA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP Trưởng đoàn: PGS.TS Trương Thanh Cảnh GV phụ trách: ThS. Phạm Thị Hồng Liên GV hướng dẫn: CN. Nguyễn Thị Ngọc ThS. Trần Thị Diễm Thúy Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG09KMT

----------

CHUYÊN ĐỀ 2

CÁC ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI VÀ TIỀM NĂNG SINH

HỌC CỦA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP

Trưởng đoàn: PGS.TS Trương Thanh Cảnh

GV phụ trách: ThS. Phạm Thị Hồng Liên

GV hướng dẫn: CN. Nguyễn Thị Ngọc

ThS. Trần Thị Diễm Thúy

Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Page 2: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

TP. HỒ CHÍ MINH 2012

Page 3: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

DANH SÁCH NHÓM 8 – 09KMT

STT HỌ TÊN SINH VIÊN MSSV

1 Nguyễn Thùy Dung 0917039

2 Lê Thị Khởi 0917147

3 Nguyễn Thị Lan 0917154

4 Lê Thị Mỹ Lài 0917156

5 Phạm Thái Hà 0917075

6 Nguyễn Quốc Hoàn 0917118

7 Hồ Tô Thị Khải Mùi 0917202

8 Trà Nguyễn Quỳnh Nga 0917210

9 Lê Dương Sang 0917278

10 Nguyễn Thị Thảo 0917307

11 Phạm Thị Thu Thảo 0917310

12 Phan Thị Ánh Thơ 0917324

13 Trịnh Thùy Vân 0917402

Page 4: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

LỜI CẢM ƠN

Chuyến thực địa từ 01/02 – 05/02/2012 về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là

những ngày học tập thực tế rất bổ ích cho sinh viên khoa môi trường. Để có chuyến đi

thành công này, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong ban chủ nhiệm, thầy

cô giảng dạy và các cán bộ trẻ trong khoa.

Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Phạm Thị Hồng Liên người đã theo sát,

chăm lo cho nhóm trong suốt chuyến đi và những chỉ dẫn tận tình của cô để nhóm hoàn

thiện bài báo cáo tổng quan hành trình.

Sau khi được quan sát thực tế, báo cáo chuyên đề nhóm sẽ thể hiện thành quả mà

chúng em đã học được. Trong quá trình thực hiện, chúng em còn vướng nhiều thiếu sót,

nhưng đã khắc phục được phần nào nhờ vào sự hướng dẫn tận tình giáo viên phụ trách

chuyên đề. Nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Trần Thị Diễm Thúy và CN.

Nguyễn Thị Ngọc đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho nhóm hoàn thành chuyên đề.

Chúc quý thầy cô sức khỏe và tổ chức thêm nhiều chuyến thực tế bổ ích cho sinh

viên khoa môi trường.

i

Page 5: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

TÓM TẮT

Trong chuyến thực địa đến các tỉnh ĐBSCL của sinh viên khoa Môi trường, Đại

học Khoa học Tự Nhiên từ 1/2 – 5/2/2012 đã dừng chân tại các điểm: VQG Tràm Chim,

Viện lúa ĐBSCL, Núi Đá Dựng, Thạch Động, Công ty xi măng Holcim Kiên Lương và

Công ty nuôi trồng thủy sản BIM Đồng Hòa.

Chuyến thực địa này giúp sinh viên nâng cao kĩ năng thực hành thực tế. Tại mỗi địa

điểm sinh viên sẽ được nghe giới thiệu, thảo luận, quan sát, tìm hiểu, thu nhận các thông

tin thực tế phục vụ cho chuyên đề của nhóm, giúp sinh viên nắm được một số đặc điểm

đặc trưng của vùng, vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề. Bên

cạnh đó còn có cái nhìn thực tiễn về các vấn đề môi trường và ảnh hưởng của biến đổi khí

hậu đang diễn ra ở ĐBSCL.

ii

Page 6: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i

TÓM TẮT................................................................................................................ii

MỤC LỤC...............................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................vi

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................vii

DANH MỤC HÌNH..............................................................................................viii

PHẦN A: TỔNG QUAN.........................................................................................1

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.....................................................2

1. Lịch sử hình thành................................................................................................................2

2. Đặc điểm vị trí địa lý.............................................................................................................2

3. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................3

4. Đặc điểm kinh tế- xã hội.......................................................................................................3

5. Tiềm năng và thách thức......................................................................................................3

CHƯƠNG 1: VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP......................................................6

1.1 Giới thiệu...............................................................................................................................6

1.2 Tiềm năng..............................................................................................................................6

1.3 Các vấn đề tổn thất tài nguyên và môi trường phát sinh...................................................8

1.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực......................................................................10

1.5 Tổng kết...............................................................................................................................10

CHƯƠNG 2: VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.........................................................11

2.1 Giới thiệu.............................................................................................................................11

2.2 Thành tựu của Viện lúa......................................................................................................12

2.3 Các nghiên cứu về ứng phó biến đổi khí hậu....................................................................14

2.4 Bài học nhận thức và kiến nghị..........................................................................................15

CHƯƠNG 3: CÔNG TY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BIM ĐỒNG HÒA.....................................16

3.1 Giới thiệu.............................................................................................................................16

3.2 Hiện trạng sản xuất.............................................................................................................16

3.3 Các vấn đề môi trường và các giải pháp quản lí ô nhiễm.................................................17

3.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm và biện pháp của công ty.....18

3.5 Bài học nhận thức................................................................................................................19

iii

Page 7: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 4: CÔNG TY HOLCIM KIÊN LƯƠNG.........................................................................20

4.1 Giới thiệu công ty Holcim Kiên Lương..............................................................................20

4.2 Công nghệ sản xuất xi măng của công ty...........................................................................20

4.3 Vấn đề môi trường của công ty..........................................................................................22

4.4 Bài học nhận thức................................................................................................................24

CHƯƠNG 5: NÚI ĐÁ VÔI KIÊN GIANG........................................................................................26

5.1. Quá trình thành tạo............................................................................................................26

5.2. Các giá trị của núi đá vôi ở Kiên Giang.............................................................................28

5.3 Hiện trạng khai thác, các vấn đề về môi trường và kiểm soát tài nguyên.......................30

5.4 Tổng kết...............................................................................................................................31

PHẦN B: CHUYÊN ĐỀ 2.....................................................................................32

GIỚI THIỆU CHUNG.........................................................................................................................33

1. Đặt vấn đề............................................................................................................................33

2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................33

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................................................34

1.1 Khái quát hệ sinh thái.........................................................................................................34

1.2 Khái quát về tiềm năng sinh học của đất ngập nước........................................................34

1.3 Tổng quan về VQG Tràm Chim Đồng Tháp.....................................................................34

1.3.1 Vị trí địa lí.....................................................................................................................34

1.3.2 Lịch sử hình thành.......................................................................................................35

1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng Tràm Chim Đồng Tháp....................................36

1.3.4 Tầm quan trọng của VQG Tràm Chim trong hệ thống bảo tồn...............................36

1.4 Những nghiên cứu đã thực hiện tại VQG Tràm Chim Đồng Tháp.................................37

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................39

2.1 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................39

2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................40

3.1 Đặc điểm hệ sinh thái..........................................................................................................40

3.1.1 Môi trường tự nhiên....................................................................................................40

3.1.2 Hệ thực vật...................................................................................................................42

3.1.3 Hệ động vật...................................................................................................................48

3.1.4 Mối quan hệ trong hệ sinh thái...................................................................................52

iv

Page 8: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

3.2 So sánh với hệ sinh thái Đồng Hà Tiên..............................................................................53

3.3 Tiềm năng sinh học.............................................................................................................55

3.3.1 Đa dạng sinh hoc:.........................................................................................................55

3.3.2 Ngân hàng gen sống phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn..........................................60

3.3.1 Cung cấp thực phẩm, dược liệu..................................................................................60

3.3.2 Cải tạo môi trường, phòng hộ.....................................................................................61

3.3.3 Du lịch, giải trí..............................................................................................................62

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................63

4.1 Kết luận................................................................................................................................63

4.2 Kiến nghị..............................................................................................................................63

PHẦN C: TỔNG KẾT CHUYẾN ĐI VÀ KIẾN NGHỊ.....................................65

1. Tổng kết.......................................................................................................................................66

2. Kiến nghị.....................................................................................................................................66

v

Page 9: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

VQG VQG

vi

Page 10: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

DANH MỤC BẢNGBảng 1 ...........................................................................................................................52

Bảng 2............................................................................................................................54

vii

Page 11: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

DANH MỤC HÌNHPHẦN A

Hình 0.1.............................................................................................................................1

Hình 1.1.............................................................................................................................5

Hình 1.2.............................................................................................................................6

Hình 1.3 ............................................................................................................................9

Hình 2.1...........................................................................................................................10

Hình 2.2...........................................................................................................................11

Hình 2.3...........................................................................................................................12

Hình 2.4...........................................................................................................................12

Hình 3.1...........................................................................................................................15

Hình 3.2...........................................................................................................................16

Hình 4.1...........................................................................................................................19

Hình 4.2...........................................................................................................................20

Hình 4.3...........................................................................................................................21

Hình 5.1...........................................................................................................................25

Hình 5.2...........................................................................................................................26

Hình 5.3...........................................................................................................................28

PHẦN B

Hình 1.1...........................................................................................................................33

Hình 1.2...........................................................................................................................34

Hình 3.1...........................................................................................................................38

Hình 3.2...........................................................................................................................39

viii

Page 12: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 3.3...........................................................................................................................40

Hình 3.4...........................................................................................................................40

Hình 3.5...........................................................................................................................41

Hình 3.6...........................................................................................................................41

Hình 3.7...........................................................................................................................41

Hình 3.8...........................................................................................................................42

Hình 3.9...........................................................................................................................42

Hình 3.10.........................................................................................................................42

Hình 3.11.........................................................................................................................43

Hình 3.12.........................................................................................................................44

Hình 3.13.........................................................................................................................44

Hình 3.14.........................................................................................................................45

Hình 3.15.........................................................................................................................46

Hình 3.16.........................................................................................................................47

Hình 3.17.........................................................................................................................48

Hình 3.18.........................................................................................................................56

Hình 3.19.........................................................................................................................56

ix

Page 13: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

PHẦN A: TỔNG QUAN

1

Page 14: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hình 0.1. Lộ trình chuyến thực địa ĐBSCL

1. Lịch sử hình thành

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có lịch sử hình thành từ 9000 năm về trước, từ

những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Qua

từng giai đoạn kéo theo sự hình các giồng cát dọc ven biển.

Hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc

theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và Long Xuyên - Hà Tiên, tây

nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

2. Đặc điểm vị trí địa lý

Vùng ĐBSCL còn gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ (miền Tây Nam Bộ), gồm 12

tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương.

ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 747 km2, nằm

liền kề với vùng Đông Nam bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái

2

Page 15: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Lan và phía Đông Nam là Biển Đông. ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông,

Tây Nam và Nam giáp biển với đường bờ biển dài trên 700km.

3. Điều kiện tự nhiên

Vùng ĐBSCL có lợi thế về tài nguyên đất đai, sông ngòi, biển và thềm lục địa cũng

như điều kiện khí hậu.

Tổng diện tích đất đai của vùng chưa kể hải đảo xấp xỉ 4 triệu ha, chiếm khoảng

12% diện tích cả nước, trong đó loại tốt nhất là đất phù sa chiếm gần 30%. Hiện tượng

hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt

hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây khó khăn lớn cho đời sống dân cư.

Sông Mê Kông chảy qua vùng ĐBSCL đem lại một lượng lớn phù sa. Sông Mê

Kông là sông quốc tế, chảy qua lãnh thổ nhiều quốc gia, việc khai thác tài nguyên từ con

sông này cần có sự hợp tác thống nhất giữa các quốc gia.

Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 28oC, chế độ nắng cao, ít xảy ra thiên tai do

khí hậu.

Có đường bờ biển dài trên 700km, có khu vực đặc quyền kinh tế, tạo điều kiện rất

thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

4. Đặc điểm kinh tế- xã hội

Tính đến cuối năm 2010, dân số vùng là 17 272 000 người.

Dân tộc: 80% là dân tộc Kinh, ngoài ra có dân tộc Khơ me, Hoa,…

Văn hoá: nhiều dân tộc cùng sinh sống do đó cùng tồn tại nhiều phong tục tập

quán của nhiều dân tộc khác nhau, cùng tồn tại và phát triển.

Kinh tế: trong những năm gần đây, đời sống kinh tế tăng trưởng đáng kể, cơ cấu

chuyển dịch theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao.

Những sản phẩm tiêu biểu: cây lúa, nuôi trồng thuỷ sản, nuôi gia súc và gia cầm,

cây ăn quả và nông sản được xem là thế mạnh của vùng.

5. Tiềm năng và thách thức

5.1 Tiềm năng

5.1.1 Khí hậu

3

Page 16: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

ĐBSCL có một nền nhiệt độ cao, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định

trong toàn vùng. Ít xảy ra thiên tai do khí hậu như bão, thảm thực vật, quần thể động vật

phong phú, đa dạng, nhưng có tính tương đối đồng nhất trong vùng, tạo điều kiện thuận

lợi tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lượng thực - thực phẩm, nông - thuỷ - hải sản

lớn nhất cả nước.

5.1.2 Nguồn nước

ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa, đặc trưng theo mùa rõ rệt,

phù sa lớn, quá trình bồi tích lâu dài. Hệ thống kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi

cung cấp nước ngọt quanh năm. Mùa lũ kéo dài theo định kỳ.

5.1.3 Tài nguyên đất

Đất phù sa sông tập trung ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, chúng có độ phì

nhiêu cao, có thể canh tác nhiều loại cây trồng.

5.1.4 Hệ sinh thái và động vật

Sông Mê Kông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi triều,

giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển,…

Các vùng ngập nước có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng, mặc khác cũng

vô cùng nhạy cảm, dễ bị tác động.

5.1.5 Khoáng sản

Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc Biển Đông, Vịnh Thái

Lan và phía Tây Nam.

Đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng Hà Tiên, Kiên Lương với trữ lượng lớn.

5.2 Thách thức

Hầu hết các đô thị nằm ở ven sông, ngã ba sông. Phần lớn rác thải, nước thải đều

cho xuống sông rạch, chưa nói đến việc lấn chiếm sông rạch làm cho dòng chảy bị nghẽn

sinh ra ô nhiễm môi trường.

Xây dựng công trình thuỷ lợi ở phần thượng lưu con sông ảnh hưởng đến lụt và

thiếu nước ở đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống kênh đào sâu hơn, rộng hơn và dày đặc

hơn so với trước kia.

4

Page 17: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Đất đai kém màu mỡ hơn. Đất phèn, đất nhiễm mặn và nhiều loại đất khác: không

tốt lắm vì đặc trưng nhiều tính chất xấu như: độ axit cao, độc tố, đất bùn nghèo có nền đất

yếu. Hiện tượng phèn gia tăng trong đồng ruộng.

Hệ thống tiêu nước nhanh quá và không có nơi tồn trữ nước ngay đầu mùa hạ, đồng

thời hiện tượng xâm nhập mặn trầm trọng hơn xưa.

Việc trồng lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản hay thành lập các nhà máy khai thác đá, xi

măng cũng gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường tại đồng bằng sông Cửu

Long.

5

Page 18: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 1: VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ĐỒNG THÁP

Hình 1.1. VQG Tràm Chim

1.1 Giới thiệu

VQG Tràm Chim là một Đồng Tháp Mười thu hẹp với hệ sinh vật phong phú, đa

dạng của vùng đất ngập nước, là nơi cư trú gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số

loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới, điển hình

nhất là sếu đầu đỏ, một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt

chủng.

Năm 1991 UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm bảo vệ Sếu và môi trường

thiên nhiên Tràm Chim. Ngày 29 tháng 12 năm 1998, theo quyết định 253/1998/TTg của

Thủ tướng Chính Phủ nơi đây chính thức trở thành VQG Tràm Chim. Vườn được thành

lập với chức năng chính: bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười,

bảo tồn các loài chim di trú mà đặc biệt là sếu đầu đỏ (loài có trong sách đỏ), bảo tồn

nguồn gen địa phương, phục vụ cho học tập và nghiên cứu.

1.2 Tiềm năng

1.2.1 Tiềm năng sinh học

6

Page 19: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

VQG Tràm Chim có tiềm năng sinh học cao, là nơi lưu trữ nhiều nguồn gen quý

hiếm. Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên

đất chua phèn với 130 loài thực vật bậc cao và 174 loài thực vật phiêu sinh. Hệ động vât:

có 198 loài chim trong đó có 16 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như:

sếu đầu đỏ, ô tác và nhiều loài chim di cư khác. Thủy sinh: đã phát hiện 195 loài thực vật

nổi, 93 loài động vật nổi, 90 loài động vật đáy và 55 loài cá.

VQG Tràm Chim còn có chức năng quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước là

giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, lọc sạch nước thải, hạn chế dòng chảy

của nước lũ và ngăn cản gió hại.

1.2.2 Tiềm năng du lịch

VQG Tràm Chim từ lâu đã nổi tiếng là “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên

quyến rũ, là nơi lí tưởng cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái như đi xuồng quanh

phân khu A1 để thăm vườn, ngắm các loài chim và các quần xã thực vật…

Hình 1.2. Tham quan VQG Tràm Chim

1.2.3 Tiềm năng kinh tế - xã hội

Hoạt động dịch vụ khoa học, dịch vụ du lịch tạo thêm thu nhập và việc làm cho

người dân địa phương, các loại phí cho các hoạt động trên sẽ tạo nguồn kinh phí phục vụ

7

Page 20: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

cho công tác bảo tồn, ngoài ra còn quảng bá được hình ảnh của VQG Tràm Chim cũng

như vùng Đồng Tháp Mười, thu hút được nguồn tài trợ từ các tổ chức.

1.3 Hiện trạng khai thác

Ban quản lý vườn triển khai mô hình kết hợp với cộng đồng để sử dụng các nguồn

tài nguyên của vườn một cách hiệu quả và tăng hiệu quả bảo tồn.

- Thành lập các nhóm, tổ nông dân có giấy phép khai thác. Từ tháng 8 – tháng 12,

người dân có giấy phép vào vườn khai thác cá (vì đầu mùa mưa nước phèn chảy về vườn

làm chết cá và các loài thủy sinh khác). Họ được phép thu gom nhánh cây tràm về làm

củi, cắt rau cỏ trong vườn, giúp hạn chế được cháy rừng nhờ làm giảm lượng sinh khối

thực vật vào mùa khô.

- Nhờ được lợi từ khai thác các tài nguyên trong rừng, nhân dân có ý thức hơn về

công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên đó và tích cực giúp ban quản lí phòng chống cháy

rừng.

1.3 Các vấn đề tổn thất tài nguyên và môi trường phát sinh

Tràm Chim là một trong những hệ sinh thái ngập nước độc đáo còn giữ được những

đặc trưng cơ bản của vùng trũng Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, hiện nay, VQG này đang

phải đối mặt với những thách thức lớn đến từ nhiều phía.

1.3.1 Khai thác tài nguyên trong vườn bừa bãi

Hiện nay, có khoảng 7000 nông dân nghèo sống xung quanh vườn, mưu sinh chủ

yếu bằng việc khai thác tài nguyên sinh vật trong vườn. Chế độ bảo vệ nghiêm ngặt trong

nhiều năm qua đã dẫn tới xung đột gay gắt giữa ban quản lí VQG và cộng đồng cư dân.

Các hoạt động của người dân khai thác trong vườn:

Chặt trộm cây tràm, săn bẫy chim thú.

Khai thác bừa bãi tận diệt: dùng bình phóng điện để bắt cá, làm chết các loài thủy

sinh khác.

8

Page 21: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Ngoài ra còn có tình trạng các cán bộ lợi dụng quyền hạn biến đất của vườn thành

đất cá nhân, làm thu hẹp diện tích vườn. Phần đất “bị mất” thuộc tuyến thị trấn Tràm

Chim - xã Phú Hiệp, tuyến Nam khu A1 và khu A3.

1.3.2 Vấn đề quản lý nguồn nước

Việc quản lý mực nước trong vườn hiện nay rất khó khăn. Nếu giữ mực nước thấp

quá dễ dẫn đến cháy rừng; còn nếu giữ mực nước cao liên tục, rừng tràm khó cháy nhưng

cây cỏ năng bị ngập nước sẽ không có củ để dẫn dụ đàn sếu.

Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh

học – Trường đại học Cần Thơ, cho rằng: “Cần thay đổi cách quản lý và giữ nước ở

Tràm Chim. Nên áp dụng cách “lấy lửa trị lửa”, chủ động “đốt” có kiểm soát vào mùa

khô. Điều này, giảm nguy cơ cháy rừng mà các loài động thực vật vẫn phát triển tốt”.

1.3.3 Sự xâm lấn của các loài ngoại lai

Hiện nay, VQG Tràm Chim đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của cây

mai dương (Mimosa pigra). Đầu tháng 01-2006, loài cây này đã lan ra gần 2.000 ha, gần

bằng 1/3 tổng diện tích VQG, ảnh hưởng hưởng đến việc sinh sống của các loài động

thực vật nơi đây.

Một số loài ngoại lai gây hại khác như ốc bưu vàng, sinh sản nhanh phá hoại các

đồng lúa ma, các loại rau cỏ; bèo tây sống thành từng đám trên mặt nước ảnh hưởng đến

sự sống của các loài thủy sinh bên dưới (giảm lượng oxy, ánh sáng mặt trời…)

1.3.4 Cháy rừng

Việc khai thác bừa bãi của nhân dân trong vườn dễ gây ra cháy vào mùa khô. Tháng

4/2010, một trận cháy lớn bùng phát tại khu A1 của VQG Tràm Chim, thiêu rụi một phần

khu rừng A1, rồi lan rộng sang các khu vực xung quanh. Trận cháy đã làm thiệt hại hơn

320 ha rừng tràm và đồng cỏ, trong đó có 70 ha rừng tràm lâu năm.

9

Page 22: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 1.3. Một góc đám cháy VQG Tràm Chim tháng 4/2010

1.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến khu vực

Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ, tạo ra sự phân tầng nhiệt rõ rệt trong các

thủy vực làm thay đổi chuỗi thức ăn, gia tăng dịch bệnh, ảnh hưởng đến điều kiện sống

của các loài sinh vật trong vườn. Nhiệt độ cao nguy cơ cháy rừng càng lớn.

Biến đổi khí hậu có khả năng lượng nước không còn đủ để cân bằng, không đủ độ

ẩm cho năng kim phát triển, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sếu. Ngoài ra, còn tạo điều

kiện thuận lợi cho loài ngoại lai (cây mai dương, ốc bưu vàng, bèo tây) sinh trưởng

Lũ lụt gia tăng cũng ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sếu, sau trận lũ lớn năm

2000, 2001 phần lớn các bãi năng kim bị phá hủy thay vào đó là những loài cây, cỏ tạp…

Biến đổi khí hậu gây hạn hán làm cho đất phèn ngày càng khô nứt do mực nước

ngầm hạ thấp, nhiễm mặn tăng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái.

1.5 Tổng kết

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, nhiều loài động,

thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng nếu không thực hiện các biện pháp phù hợp và

kịp thời. Tuy nhiên, nếu chúng ta có những giải pháp khả thi đối phó biến đổi khí hậu và

làm giảm tình trạng thì các loài quí hiếm và những hệ sinh thái rừng quan trọng sẽ được

bảo tồn và phục hồi. Duy trì và phục hồi các hệ sinh thái rừng sẽ làm tối ưu hóa sức chịu

đựng đối với sự tác động của khí hậu, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai

sau.

10

Page 23: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 2: VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.1 Giới thiệu

Được thành lập năm 1977, ban đầu được đặt tên là Trung tâm kĩ thuật Nông nghệp

Đồng bằng sông Cửu Long, đặt tại xã Thới Thạnh, thuộc huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.

Ngày 9/1/1985, Trung tâm được đổi tên là Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 1/1/2010 gia nhập vào Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam - là một trong 16 viện

và 2 trung tâm toàn quốc nghiên cứu về nông nghiệp.

Hình 2.1. Viện lúa ĐBSCL

@ Chức năng, nhiệm vụ

Thực hiện nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về cây lúa và các loại cây trồng khác

trong hệ thống canh tác trên nền đất lúa.

Hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước.

Chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật nông nghiệp.

Huấn luyện khoa học kỹ thuật cho cán bộ nông nghiệp và nông dân trong vùng

tham gia đào tạo sau đại học.

Sản xuất và cung ứng các giống lúa cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long và các

vùng khác.

@ Mục tiêu

11

Page 24: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Đẩy mạnh ứng dụng công nghê sinh học hiện đại kết hợp với các phương pháp

truyền thống trong chọn tạo giống cây trồng; tăng cường hợp tác trong và ngoài nước;

nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái nông nghiệp.

2.2 Thành tựu của Viện lúa

Từ khi thành lập đến nay, Viện chủ trì và tham gia 28 đề tài cấp nhà nước, 36 đề tài

cấp ngành và nhiều đề tài hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước, góp

phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ lớn của cả nước, trong đó tập trung

vào các lĩnh vực sau:

- Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tiên tiến chọn tạo giống cây trồng có năng

suất cao, chất lượng tốt, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh, tăng năng suất, chất lượng

và hiệu quả kinh tế, sản xuất cây trồng.

- Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở nghiên cứu, phát triển và

sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón và các chế phẩm vi sinh vật phòng trừ dịch hại cây

trồng, nổi tiếng là chế phẩm trừ rầy Ometa.

- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo

hướng bền vững và hiệu quả kinh tế cao.

- Nghiên cứu các giải pháp cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và công nghệ sau thu

hoạch.

Hình 2.2. Khu nhà lưới thí nghiệm 5000 m2

12

Page 25: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Trong những năm qua, Viện đã hoàn thiện và chuyển giao nhiều công nghệ vào sản

xuất nông nghiệp trong vùng, trong đó đáng chú ý nhất là:

- Giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong

nước và xuất khẩu. Hiện tại, trên 70% diện tích trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

đang sử dụng các giống lúa do Viện lai tạo và chuyển giao. Hàng năm, bình quân có 01 -

02 giống lúa của Viện được công nhận chính thức và 04 - 06 giống lúa được công nhận

tạm thời.

- Hiện tại có 62 giống lúa đang được sử dụng trong sản xuất ở đồng bằng sông

Cửu Long bao gồm cả các giống lúa mùa địa phương, trong đó phổ biến nhất là các giống

OM1490, OMCS 2000, VNĐ 95-20, OM576, Jasmine 85, OM2517, IR50404.

- Các quy trình thâm canh tổng hợp lúa tăng năng suất, tăng chất lượng và hiệu quả

kinh tế đã được chuyển giao cho nông dân trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.

- Kết quả ứng dụng công nghệ hạt giống: 20% diện tích gieo trồng đã sử dụng hạt

giống lúa xác nhận, và 34% diện tích vùng qui họach (1 triệu ha lúa xuất khẩu) sử dụng

giống xác nhận.

- Chuyển giao các tiến bộ về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và công nghệ sau

thu hoạch (máy gieo hàng, máy sấy lúa, máy đánh bùn, máy tuốt lúa, máy bóc bẹ tách hạt

ngô,..).

- Viện đã xây dựng 11 quy trình kỹ thuật được công nhận ở cấp Quốc gia.

- Các giải pháp kỹ thuật “Ba giảm, ba tăng”, “Một phải, năm giảm”, “Gieo sạ đồng

loạt, né rầy”, “Gieo mạ mùng” đang được nông dân trồng lúa áp dụng rộng rãi hiện nay.

2.3

Các nghiên cứu về ứng phó biến đổi khí hậu

Hình 2.3. Khu thí nghiệm đồng ruộng 40 ha Hình 2.4. Khu sản xuất giống 227 ha

13

Page 26: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu.

Sử dụng các giống lúa chống chịu với điều kiện bất lợi (hạn, mặn, phèn, ngập,

úng…).

Biện pháp canh tác làm giảm phát thải khí nhà kính.

Xây dựng các công trình phòng tránh bão, lũ,…

Nghiên cứu làm giảm phát thải khí nhà kính

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ môi trường

(EDF), Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (MDI), Đại học Cần Thơ

và Đại học Thủy Lợi – Hà Nội thực hiện dự án “Canh tác lúa ít phát thải khí nhà kính” tại

đồng bằng sông Cửu Long. Dự án được thực hiện trong 3 năm (2010-2013) với tổng kinh

phí dự kiến lên gần 1 tỷ USD.

MDI đã tiến hành 5 mô hình:

(1) Mô hình nước 1: tưới ngập - khô xen kẽ.

(2) Mô hình nước 2: tưới ẩm.

(3) Mô hình 3: bón phân theo bảng so màu lá (chia làm 2 mô hình nhỏ bón KCl

hoặc KNO3).

(4) Mô hình 4: mô hình sử dụng nấm trichoderma, xử lí rơm rạ và hữu cơ vi sinh

(chia làm 2 mô hình nhỏ: giảm 30% phân vô cơ và không giảm phân vô cơ).

(5) Mô hình đối chứng: nước ngập liên tục 5 - 10 cm (canh tác theo tập quán của

nông dân).

Kết quả đạt được phản ánh giai đoạn phát thải khí cao nhất thường là lúc đất lúa

ngập nước. Mô hình KCl và mô hình nước 2 có lượng phát thải CO2 thấp và khác biệt so

với đối chứng khoảng -19 và -31%. Hầu hết mô hình đều có lợi nhuận trên 20 triệu

đồng/ha, đặc biệt mô hình N-KNO3 có lợi nhuận cao nhất (năng suất cao nhất), kế đến là

mô hình nước 1, hơn 27 triệu đồng/ha (do chi phí đầu tư thấp). Trong đó có thể sử dụng

phối hợp mô hình nước 1 + so màu lá + mô hình sử dụng KCl + Trico cho năng suất cao

và ít khí thải.

14

Page 27: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

2.4 Bài học nhận thức và kiến nghị

Bài học nhận thức:

Viện lúa đi đầu công tác ứng phó biến đổi khí hậu trong ngành nông nghiệp với các

nghiên cứu về biện pháp sinh học và biện pháp canh tác. Viện đã tạo ra những giống lúa,

rau màu thích nghi tốt với biến đổi khí hậu; nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp công

trình để sử dụng hợp lí nguồn nước tưới, hạn chế xâm nhập mặn. Nghiên cứu các biện

pháp canh tác làm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả phân bón

thuốc trừ sâu vừa giảm chi phí sản xuất vừa mang lại lợi ích kinh tế cao cho người nông

dân.

Kiến nghị :

Trong nghiên cứu của viện có đề cập đến việc xử lí và tận dụng chất thải từ ao nuôi

cá tra để làm phân bón cho lúa. Đây là một đề tài nghiên cứu rất hay, nếu sinh viên có

điều kiện tham quan thêm các khu vực nuôi công nghiệp cá tra, sẽ phát triển được ý

tưởng nghiên cứu, ứng dụng sản xuất sạch hơn vào công tác nghiên cứu và thực hiện

được quy trình, có thể giúp ích cho công tác nghiên cứu ứng dụng của viện.

15

Page 28: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 3: CÔNG TY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BIM ĐỒNG HÒA

3.1 Giới thiệu

Công ty BIM Đồng Hòa là một chi nhánh của tập đoàn BIM với trụ sở chính ở Hạ

Long. Hiện nay, BIM là nhà nuôi trồng tôm lớn nhất tại Việt Nam, quản lí và phát triển

khoảng 2000 ha nuôi tôm. Khu nuôi trồng thủy sản của công ty BIM Đồng Hòa nằm

trong khu vực quy hoạch nuôi thủy sản công nghiệp của tỉnh Kiên Giang thuộc phía Tây

Bắc của tỉnh, giáp Campuchia.

Hình 3.1. Một góc

khu nuôi tôm của công ty BIM Đồng Hòa

3.2 Hiện trạng sản xuất

3.2.1 Quy mô

Công ty nuôi trồng thủy sản BIM đầu tư xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp hiện

đại với đầy đủ các khâu như: ươm giống, nuôi trồng, chế biến, hệ thống xử lí nước thải và

bùn thải,… Hiện nay hệ thống được đưa vào hoạt động và tương đối ổn định. Trong hệ

thống đang vận hành một chuỗi trại giống ở Phú Quốc với diện tích là 43 ha. Ở Rạch Giá:

khu nuôi được chia làm 5 khu. Tổng diện tích khu nuôi khoảng 1230 ha, với số ao nuôi là

1384 ao, trong đó:

- Diện tích mặt nước nuôi: 693 ha.

- Diện tích ao cấp: 173 ha.

- Diện tích xử lí nước thải: 103 ha.

- Diện tích ao chứa bùn: 17 ha.

- Khu bãi rác: 35 ha.

16

Page 29: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

- Kênh, bờ ao, bờ kênh: 196 ha.

- Mô hình áp dụng: nuôi tôm thẻ chân trắng.

Hình 3.2. Tôm thẻ chân trắng được nuôi tại BIM Đồng Hòa

3.2.2 Quy trình nuôi tôm

Chuẩn bị ao Phơi khô đáy ao Cấp nước nuôi tôm Làm rào chắn xung

quanh ao Thả con giống Các loại thức ăn phù hợp và cách cho ăn Xử lý các vấn

đề thiếu và thừa thức ăn Xử lý nước thải, bãi thải trong vấn đề nuôi tôm Thu hoạch

Cải tạo hồ nuôi tôm.

3.3 Các vấn đề môi trường và các giải pháp quản lí ô nhiễm

3.3.1 Nước, rác thải sinh hoạt của khu văn phòng và nhà ở các lán trại

Nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng chứa các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng

(P, N), dầu mỡ, colifom, E.coli.

Rác thải sinh hoạt: thực phẩm thừa, túi ni-lon, giấy báo,..

@ Giải pháp

- Thu gom rác thải, đưa đến bãi rác xử lí.

- Nước thải từ khu sinh hoạt đưa vào kênh xử lí nước thải.

3.3.2 Chất thải từ ao nuôi

- Nước thải từ ao nuôi có chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, tảo ...

- Bùn thải sau mỗi vụ nuôi trong quá trình cải tạo ao thường chứa các chất như

thức ăn thừa đã phân hủy, phân tôm, tảo chết, xác tôm, vôi, bùn phèn chứa các độc tố Fe,

Al, ion Cl-, SO42-, vi khuẩn gây bệnh cho tôm, tảo độc, nấm độc, các khí độc tồn lưu trong

17

Page 30: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

bùn NH3, H2S, CH4,.. Theo tính toán thực tế, sau mỗi vụ nuôi tôm thì mỗi ha nuôi sinh ra

40 m3 bùn thải.

- Rác thải từ quá trình sản suất: vỏ bao thức ăn, vở bao vôi, phế liệu, bạt hỏng.

@ Giải pháp

- Đối với nước thải: sau khi thu hoạch tôm, công nghệ vi sinh được sử dụng để tiêu

hủy các chất thải trong nước ao khoảng 7 đến 10 ngày, nước nuôi tôm được đưa ra kênh

xử lí sinh học. Tại đây có trồng các cây có khả năng làm sạch môi trường nước như cỏ

năng, sen, súng,…

- Đối với rác: thu gom đưa tới bãi xử lí, những vỏ bao thức ăn hay vỏ bao vôi được

giữ lại, làm sạch và tái sử dụng.

- Sau khi thu hoạch tôm, bùn thải trong ao được phơi khô 2 - 3 tuần, rồi được sử

dụng lại để san lấp hoặc kè bờ mương, một phần bán cho các doanh nghiệp để làm phân

vi sinh.

- Khi phát hiện tôm bị bệnh đỏ thân, đốm trắng … nếu không chữa trị được, ao

nuôi bị cô lập và tiêu hủy bằng chlorine, một năm sau nước mới được thải ra và làm vệ

sinh cho ao để tiếp tục vụ nuôi.

3.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm và biện pháp

của công ty

Hiện nay, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của

địa phương. Trong những năm gần đây, mùa mưa và mùa khô không còn phân chia rõ rệt.

Mùa khô kéo dài hơn bình thường gây thiếu nước trong việc nuôi trồng thủy

sản. Diễn ra quá trình bốc hơi nước, thẩm thấu sang các ao khác và một số nơi khác

Mùa mưa: mưa kéo dài thường xuyên cả tháng trời, ngập lụt, gây khó khăn

cho việc nuôi tôm nước mặn.

Vì vậy các nhà quản lí phải đưa ra những biện pháp quản lí tốt nhằm khắc phục

những khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra.

Đối với mùa khô, nóng: phải dùng hệ thống quạt nước nhằm làm cho nước

mát và cung cấp đủ lượng oxy cho tôm.

18

Page 31: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Đối với mùa mưa: thoát nước là vấn đề tất yếu và phải thêm một lượng muối

lớn để tăng độ mặn trong ao.

3.5 Bài học nhận thức

Công ty nuôi trồng thủy sản BIM Đồng Hòa dẫn đầu cả nước về nuôi trồng tôm và

điểm nổi bật là công ty áp dụng công nghệ vi sinh trong xử lí chất thải, nuôi trồng thủy

sản được thực hiện theo quan điểm của nhà môi trường. Đây là điểm ưu điểm cần được

phát huy, phổ biến nhân rộng cho việc nuôi trồng thủy sản trên toàn vùng ĐBSCL và cả

nước, từ đó sẽ hạn chế được dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất và ảnh hưởng của các hóa

chất độc hại mang lại cho môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững.

19

Page 32: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 4: CÔNG TY HOLCIM KIÊN LƯƠNG

4.1 Giới thiệu công ty Holcim Kiên Lương

Công ty Holcim Việt Nam, tiền thân là Công ty xi măng Sao Mai. là một liên doanh

giữa tập đoàn Holcim của Thụy Sĩ và công ty xi măng Hà Tiên 1, được cấp giấy phép vào

tháng 2/1994. Vốn đầu tư của công ty lên đến 441 triệu USD với thời gian hoạt động 50

năm.

Hình 4.1. Công ty xi măng Holcim Kiên Lương.

Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang được chọn làm nơi xây dựng

nhà máy xi măng, với diện tích 728 ha. Xi măng sau khi được sản xuất tại nhà máy Hòn

Chông sẽ được bơm xuống tàu và chở về hai trạm Cát Lái (quận 2, TP HCM) và Thị Vải

(Bà Rịa, Vũng Tàu) để phân phối ra thị trường.

Công suất của nhà máy vào khoảng 1,4 triệu tấn Clinker/năm, sản lượng xi măng

1,8 triệu tấn/năm (OPC). Dây chuyền vận hành theo chế độ tự động điều khiển từ trung

tâm.

4.2 Công nghệ sản xuất xi măng của công ty

4.2.1 Quy trình sản xuất xi măng

Khai thác mỏ Đập đá và trộn nguyên liệu Nghiền thô và đồng nhất Tiền

nung/ Nung tạo Clinker Nghiền xi măng Đóng bao và xuất hàng.

4.2.2 Công nghệ khai thác đá vôi

20

Page 33: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Công nghệ khai thác theo phương pháp tầng: tiến hành khoan và nạp thuốc (thuốc

nổ TNT), water gain. Sau khi nổ, đá rơi từ tầng cao xuống chân núi, đá có kích thước >

1500 mm tiến hành khoan tẻ, đá kích thước < 1500 mm được chở về các cối đập. Kích

thước đá ra khống chế < 30 mm. Đá thành phẩm rơi xuống băng tải cao su, đưa về kho,

rải đều dọc theo chiều dài kho nhằm đồng nhất sơ bộ về thành phần.

Ngoài ra, hiện tại nhà máy đang áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai: là phương

pháp khoan những vị trí nhất định và cho mìn nổ úp xuống dưới theo từng lớp để hạn chế

bụi, tiếng ồn và độ rung.

4.2.3 Công nghệ khai thác đất sét

Nhà máy thường khai thác đất sét ẩm (độ ẩm tự nhiên từ 16-20%), khai thác đến

độ sâu từ 18 - 20 m, có góc nghiêng 40o, khai thác dọc theo chiều dài từng ô 500 m.

Hình 4.2. Hoạt động khai thác sét.

Hệ thống giàn gầu múc đất sét di chuyển dọc theo ô, rổi đổ vào băng tải để đưa vào

kho, tại kho có hai băng tải hai chiều đổ hai đống theo chiều dài kho, nhằm đồng nhất sơ

bộ về thành phần.

4.2.4 Công nghệ sản xuất Clinker

Các nguyên liệu đá vôi, đất sét, đá đỏ, cát (đá vôi đất sét là chính) từ các kho nhờ

băng tải chuyển về khu định lượng theo tỉ lệ nhất định. Sau khi định lượng, bốn nguyên

liệu được đưa qua máy nghiền thô. Quá trình trộn được kiểm soát bằng máy PGNA. Quá

trình trao đổi nhiệt ngược chiều với dòng khí nóng từ lò quay ra, bột phối liệu được sấy

nóng và tiến hành phân hủy gần như hoàn toàn để tạo các oxit chính CaO, Fe2O3, SiO2,

21

Page 34: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Al2O3. Phối liệu bắt đầu vào lò có nhiệt độ < 850oC tiếp tục phân hủy phần còn lại. Dưới

tác động quay và độ nghiêng của lò 3%, 5 phối liệu di chuyển theo toàn bộ chiều dài lò

60m và tạo thành Clinker ở nhiệt độ 1450oC, tạo ra các khoáng chính, quyết định chất

lượng Clinker là C3S, C2S, C3A, C4AF. Clinker từ lò chính xuống hệ thống lò còn được

làm nguội nhanh nhờ không khí bên ngoài được hút vào bằng hệ thống quạt.

Clinker sau khi nguội được trữ trong 2 cyclon

có tổng công suất là 60 000 tấn, trước khi được đưa

vào hai máy nghiền đứng công suất 130 tấn/giờ mỗi

ngày.

Công nghệ sản xuất xi măng

Nguyên liệu chính là Clinker và phụ gia đá

vôi, thạch cao (điều chỉnh thời gian đống rắn) và mu

rùa (Pozzolana) (hoạt tính có tác dụng hút vôi trong

quá trình đóng rắn).

Nghiền xi măng: Clinker sau khi được

chuyển tới buồng chứa Clinker sẽ đi qua cân

định lượng nhằm điều chỉnh khối lượng để cân đối tỉ lệ với các chất phụ gia. Trong giai

đoạn này, thạch cao được bổ sung vào Clinker và sau đó được nạp vào máy nghiền mịn.

Hỗn hợp Clinker và thạch cao cho xi măng loại I hoặc hỗn hợp Clinker, thạch cao và phụ

gia Pozzolana cho xi măng loại P đều được nghiền thành bột mịn theo hệ thống luôn

chuyển kín trong máy nghiền xi măng để có được độ mịn mong muốn. Sau đó, xi măng

được đưa vào trong các silo xi măng.

4.3 Vấn đề môi trường của công ty

4.3.1 Vấn đề tiếng ồn

Nguồn phát sinh : Tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện các máy nén khí, quạt gió, từ

các máy nghiền, quá trình nghiền nguyên liệu và các băng tải vận chuyển, nổ mìn khai

thác đá vôi.

Biện pháp xử lý:

Hình 4.3: Cyclon chứa Clinke

22

Page 35: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

- Nổ mìn bằng phương pháp vi sai hạn chế được tiếng ồn, chấn động và bụi.

- Các thiết bị nghiền, khí nén được đặt các nhà kín hạn chế tiếng ồn đối với các

khu vực xung quanh.

- Lắp đệm chống ồn cho các chân quạt máy, khí nén.

- Trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất

4.3.2 Vấn đề bụi

Nguồn phát sinh:

- Khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu.

- Tồn trữ, xử lý nguyên vật liệu, phụ gia.

- Nghiền liệu, nung clinker, tồn trữ, bốc xếp clinker.

- Nghiền, pha trộn, đóng bao xi măng.

- Xuất xi măng

- Vận chuyển xi măng

Xử lý: phương pháp nổ mìn vi sai, khai thác sét ẩm, thiết bị vận chuyển có che kín,

thiết bị xử lý bụi của nhà máy tích hợp hoàn toàn trong dây chuyền công nghệ, không thể

tách rời. Ngoài ra, ở nhà máy còn sử dụng công nghệ xử lý bụi hiện đại như lọc bụi tĩnh

điện, lọc bụi túi,…

4.3.3 Vấn đề khí thải

Nguồn phát sinh :

- Khí thải từ lò nung xi măng.

- Khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu.

- Khí thải từ động cơ xe chuyên chở nguyên nhiên liệu và sản phẩm.

Xử lý :

- Sử dụng hệ thống SNCR xử lý NOx đạt TCVN trước khi thải ra môi trường.

- Sử dụng dung dịch Urê 40% phun vào dòng khí thải để giảm lượng NOx.

- Hệ thống này có khả năng giảm được 45% NOx.

4.3.4 Vấn đề chất thải rắn

23

Page 36: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Chất thải sinh hoạt : ký hợp đồng thu gom với Công ty công trình đô thị huyện Kiên

Lương.

Chất thải nguy hại : đốt tại lò nung Clinker, hợp đồng với công ty TNHH Sao Mai

Xanh xử lý.

Chất thải có thể tái chế: bán cho nhà thầu để tái chế.

Mỗi năm nhà máy giảm 20% sử dụng năng lượng than nhờ đốt các rác thải.

4.3.5 Kiểm tra giám sát

- Sử dụng hệ thống đo bụi và khí thải liên tục tại ống khói của nhà máy.

- Giám sát môi trường 4 lần/năm.

- Giám sát môi trường lao động 1 lần/năm.

- Giám sát phát thải kim loại nặng testing 1 lần/năm.

Hệ thống quản lý ISO 14001:

Hệ thống quản lí môi trường ISO 14001 giúp công ty quản lí một cách có hệ thống

các “dấu ấn môi trường” – các tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường liên quan với các

hoạt động sản xuất, sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Hệ thống này giúp công ty chú ý

đến trách nhiệm pháp lý, có định hướng trong các vấn đề không được quy định bởi pháp

luật như hiệu suất sử dụng năng lượng và bảo tồn nguồn lực.

Nếu hệ thống quản lí môi trường ISO 14001 áp dụng một cách hợp lý sẽ giúp tích

hợp các trách nhiệm môi trường vào công việc hằng ngày. Nhà máy tiến hành kiểm tra

môi trường thường xuyên, để giám sát lượng bụi khí thải ra đảm bảo tiêu chuẩn chất

lượng.

4.4 Bài học nhận thức

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản một mặt mang lại hiệu quả kinh tế, mặt

khác có thể gây ra những tác động nhất định đến môi trường và tài nguyên.

Những điểm mạnh của công ty là chú trọng đến vấn đề xử lí các chất thải có liên

quan đến quá trình khai thác, áp dụng hệ thống ISO 14000, góp phần xử lí chất thải nguy

hại từ Thành phố Hồ Chí Minh.

24

Page 37: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề môi trường mà công ty cần phải giải quyết triệt để

như cần chú trọng công tác hoàn nguyên môi trường sau khi khai thác đá vôi, đất sét; sử

dụng năng lượng trong sản xuất và hệ thống xử lí bụi, tiếng ồn. Hơn nữa khu đất mà công

ty đang khai thác từng là nơi ngủ của đàn sếu đầu đỏ. Có nên tiếp tục cho mở rộng diện

tích khai thác nữa hay không? Tình hình hiện nay là sếu đã bỏ bãi ngủ này, mất bãi ăn sếu

sẽ đi tìm bãi ăn khác nhưng mất bãi ngủ thì khó giữ chân được đàn sếu.

25

Page 38: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 5: NÚI ĐÁ VÔI KIÊN GIANG

Các núi đá vôi ở Hà Tiên – Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) chứa đựng tài nguyên

sinh học phong phú và có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, quốc phòng, lịch sử và kinh tế.

Hình 5.1. Núi đá vôi Kiên Lương.

5.1. Quá trình thành tạo

Núi đá vôi tại Việt Nam được hình thành ước tính vào khoảng Liên đại Nguyên sinh

đến Kỷ Đệ Tứ (khoảng 2500 triệu năm đến 2.6 triệu năm trước đây).

Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long có đá lộ thiên, chúng là

những khối đá thấp phân bố riêng lẻ trên đồng bằng thấp ven biển và ngoài khơi. Hệ

thống núi đá vôi Kiên Lương – Hà Tiên nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên

Giang – Việt Nam sang Kampot – Campuchia. Tuy diện tích chỉ 3,6 km2 nhưng tính đa

dạng sinh học cực kỳ quan trọng.

Để có được cảnh quan hiện nay, phải mất đến 400 triệu năm hoạt động và kiến tạo

của vỏ Trái Đất, quá trình tích lũy canxi của các sinh vật và các yếu tố về khí hậu, nước.

Các hang động hình thành do 2 quá trình:

26

Page 39: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

@ Quá trình nội lực Trái đất

Hình 5.2. Sơ đồ thành tạo núi đá vôi do nội lực trái đất

@ Quá trình ngoại sinh (xói mòn, sạt lở, karst)

Quá trình Karst:

Khí cacbonic CO2 trong không khí hòa tan vào nước tạo thành axit cacbonic

(H2CO3). Axit này chính là tác nhân ăn mòn đá vôi. Kết quả của quá trình karst trong tự

nhiên là những hang động tuyệt đẹp với nhũ đá và măng đá.

Diễn biến quá trình phong hóa theo phương trình phản ứng:

H2O(lỏng) + CO2(khí) H2CO3 (axit yếu)

Axit hòa tan đá vôi, tạo thành dung dịch muối bicacbonat canxi (Ca(HCO3)2). Từ đó

hình thành những khe đá, hang động kì vĩ.

CaCO3(rắn) + H2CO3(axit yếu) Ca(HCO3)2(dung dịch) (trong đá vôi).

Ca(HCO3)2(dung dịch) CaCO3(rắn) + H2O(lỏng) + CO2(khí) (nhũ đá, măng đá, cột đá…)

Biển tiến biển lùi

27

Page 40: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Vào giữa Thế Holocene, khoảng 4.500 năm trước đây, mực nước biển dâng cao

khoảng 5 m so với mực nước biển hiện tại. tác động của sóng biển lên các núi đá vôi

trong thơi gian dài đã hình thành nên hệ thống “hang chân sóng” rất đặc sắc ở hầu hết các

núi đá vôi ở Hòn Chông – Kiên Lương.

Xói mòn, sạt lở

Ở những vùng núi đá vôi phân lớp nghiêng về phía biển, đá nứt nẻ mạnh và bị cắt ra

thành nhiều khối nhỏ, nếu bị mài mòn phần chân vách đá sẽ tạo nên những hang chân

sóng ăn khuyết vào như các núi ven biển Chùa Hang hay ở hang Cá sấu, các khu vực đá

vôi gần bờ rất dễ xảy ra hoạt động đá rơi, đá trượt, sụp (hoặc rơi do trọng lực).

Sự hình thành hang động diễn ra bởi 2 quá trình xói mòn. Nước ngầm gây ra sự xói

mòn là quá trình bắt đầu sự hình thành các hang động, khi đó các núi đá vôi và các đồi thì

nằm dưới mực nước ngầm. Quá trình xói mòn theo trọng lực của nước (VADOSE) diễn

ra sau đó khi mà các lỗ hổng đã được mở rộng.

5.2. Các giá trị của núi đá vôi ở Kiên Giang

5.2.1 Giá trị khảo cổ học

Các lớp tích tụ trong hang động luôn là bằng chứng của thời xưa cung cấp thông tin

quý giá cho khảo cổ học. Nhiều di chỉ của nền văn hóa Phù Nam đã được tìm thấy tại các

hang động như Hang Tiền và Chùa Hang.

5.2.2 Giá trị văn hóa

Kiên Giang là nơi giao thoa nền văn hóa của nhiều dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khơ

Me. Các núi đá vôi thường được xem như là nơi thiêng liêng có ý nghĩa rất lớn trong đời

sống tâm linh của người dân bản địa, nhất là Phật tử.

5.2.3 Giá trị lịch sử

28

Page 41: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hang Tiền gắn liền với di tích của vua Gia Long (1762 - 1820), nơi đây được cho là

nơi ông đã trú ẩn trước sự truy lùng của Nhà Tây Sơn.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hang động núi đá vôi vùng Hà Tiên

là căn cứ địa bất khuất và kiên cường cho lực lượng du kích và bộ đội ta xuất ẩn bất thần

đánh vào kẻ địch.

Nhiều cảnh quan núi đá vôi đã trở thành biểu tượng được công nhận là di tích lịch

sử như Mo So, Chùa Hang, Hang Tiền.

5.2.4 Giá trị du lịch sinh thái

Đá vôi ở Kiên Giang được hình thành từ các

trầm tích biển hàng triệu năm trước. quá trình phong

hóa đã kiến tạo nên những kiệt tác thiên nhiên kỳ

thú: vách núi thẳng đứng, những hang động thạch

nhũ… với hình dáng độc đáo, hấp dẫn khách tham

quan trong và ngoài nước.

Hình 5.3. Tham quan núi Đá Dựng

5.2.5 Giá trị đa dạng sinh học

Núi đá vôi ở Kiên Giang được đánh giá là một trong những khu vực có tính đa dạng

sinh học với tỷ lệ các loài đặc hữu rất cao, ít nơi nào sánh được.

Thực vật: đã ghi nhận được 322 loài thực vật cho khu vực này, trong đó một số loài

có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (chẳng hạn như loài Thiên Tuế, chỉ có ở tại vùng đá vôi

Kiên Giang) và Danh lục Đỏ Thế giới. Các loài thực vật thích nghi cao với điều kiện khắc

nghiệt như không có đất, nắng, nhiệt độ cao, tác động mạnh của gió… Chúng thúc đẩy

cho quá trình phong hóa đá vôi.

Động vật: hệ động vật phong phú với ít nhất 155 loài động vật có xương sống, trong

đó một số loài chim, thú quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ.

29

Page 42: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Ốc cạn và nhóm chân đốt là hai nhóm đặc thù nhất của hệ sinh thái núi đá vôi. Khu

hệ ốc cạn với 65 loài đã được ghi nhận, trong đó có đến 36 loài mới cho khoa học và đặc

hữu cho vùng này..

Đã ghi nhận ít nhất có 13 loài lưỡng cư, 32 loài bò sát, 144 loài chim (6 loài được

đề cập trong sách đỏ ở Việt Nam và danh lục đỏ Thế giới), 31 loài thú trong đó có nhiều

loài chưa biết tình trạng quần thể, 9 loài dơi sống ở khu vực đá vôi,…. Đặc biệt, Voọc

bạc má phát hiện tại đây được đưa vào nhóm “cực kỳ đe dọa”.

Trong 60 loài bọ nhảy (Collembola), có 3 loài đặc hữu cho vùng núi đá vôi này, 24

loài có thể là loài mới cho khoa học và là loài đặc hữu, 15 loài đang còn trong quá trình

phân tích và có nhiều khả năng nằm trong nhóm đặc hữu.

5.3 Hiện trạng khai thác, các vấn đề về môi trường và kiểm soát tài nguyên

5.3.1 Phát triển du lịch, nghiên cứu

Các núi đá vôi với hệ thống hang động độc đáo, cảnh quan tự nhiên đẹp gắn với

nhiều di tích lịch sử, và đời sống tâm linh của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển du lịch, tham quan, cúng bái, lễ hội… Phát triển du lịch tham quan, leo núi tại Núi

Đá Dựng, Thạch Động…

Hệ thống các hang động ở đây còn lưu giữ nhiều dấu ấn, bằng chứng về các nền văn

hóa cổ, các sinh vật cổ đại, các dấu ấn địa chất…đã thu hút được nhiều nhà khảo cổ học,

địa chất, sinh vật học…đến học tập và nghiên cứu.

Các hoạt động tham quan du lịch, lễ hội, cúng bái… ở hang động đã gây nhiều ảnh

hưởng đến vẻ mỹ quan và môi trường. Du khách không có ý thức bảo vệ môi trường, vứt

rác bừa bãi, vẻ bậy lên vách đá, phá hoại các loại thực vật ở các hang. Hoạt động leo núi

tham quan ít nhiều đã làm mất đi vẻ hoang sơ ở đây. Phát triển du lịch làm mất môi

trường sống của một số loài.

5.3.2 Khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng

30

Page 43: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Các núi đá vôi ở đây được khai thác để làm xi măng, vôi, phân bón...Việc khai thác

núi đá vôi ồ ạt như hiện nay sẽ dẫn đến mất cảnh quan và sinh cảnh sống của một số loài

đặc hữu của khu vực.

Hệ thống núi đá vôi nơi đây còn có chức năng phòng hộ, hạn chế gió mạnh, chắn

sóng… Nếu khai thác hết các dãy núi đá vôi ở nơi đây sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của

người dân khi có mưa bão, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay các cơn bão

có xu hướng di chuyển vào nam.

5.4 Tổng kết

Hệ thống núi đá vôi ở Kiên Giang có tính đa dạng sinh học cao, phong cảnh kì vĩ,

gắn liền với các giá trị về lịch sử và khảo cổ thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên,

các hoạt động du lịch và khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng có ảnh hưởng lớn đến các

hệ thống núi đá vôi này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển

kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Hiện nay, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng với doanh nghiệp, chính

quyền địa phương, cộng đồng và các thành phần liên quan khác đang có nhiều nỗ lực

nhằm đưa ra giải pháp nhằm đạt được một sự cân bằng hợp lý.

Do khả năng giảm thiểu tác động từ khai thác đá vôi rất hạn chế, IUCN đang hợp

tác với CBD/ITB cố gắng bù đắp phần nào sự mất mát một số núi đá vôi thông qua thúc

đẩy các biện pháp bảo tồn ở các khu vực tương tự.

.

31

Page 44: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

PHẦN B: CHUYÊN ĐỀ 2

CÁC ĐẶC ĐIỂM HỆ SINH THÁI VÀ TIỀM NĂNG

SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM

ĐỒNG THÁP

32

Page 45: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Đặt vấn đề

VQG Tràm Chim là hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng ĐBSCL nói

chung và vùng Đồng Tháp Mười nói riêng. Nơi tồn những giá trị độc đáo về sinh học,

văn hóa, lịch sử, nghiên cứu và đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái chung của

vùng Đông Nam Á.

Tuy nhiên, VQG Tràm Chim đang chịu ảnh hưởng của các tác động tiêu cực từ

những quy hoạch, khai thác của con người và biến đổi khí hậu. Việc chưa đánh giá đúng

các tiềm năng, giá trị của vườn đã tạo điều kiện cho con người khai thác không hợp lí. Vì

vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về hệ sinh thái cũng như tiềm năng sinh học của VQG

Tràm Chim là yêu cầu bức thiết. Những nghiên cứu này giúp chúng ta nhận thức đúng giá

trị về tài nguyên, sinh vật của vườn, từ đó phục vụ cho công tác bảo tồn có hiệu quả, và

khai thác được các tiềm năng của vườn một cách hợp lí mà không phương hại đến hệ sinh

thái của vườn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm tìm ra nét đặc trưng của hệ sinh thái của VQG Tràm Chim

và đánh giá được tiềm năng sinh học của vườn.

33

Page 46: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Khái quát hệ sinh tháiHệ sinh thái là đồng tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lí xung

quanh nơi mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tác với nhau để tạo

nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa của năng lượng [3].

Hệ sinh thái đất ngập nước theo công ước Ramsar (năm 1971): “Đất ngập nước

được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, ngập

nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay

nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước thủy triều ở mức thấp nhất

không vượt quá 6 m”.

1.2 Khái quát về tiềm năng sinh học của đất ngập nước Đa dạng sinh học: "Ða dạng sinh học" có nghĩa là tính (đa dạng) biến thiên

giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn,

biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính

đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học (theo Công ước

đa dạng sinh học 1992).

Giá trị đa dạng sinh học là thuộc tính đặc biệt và quan trọng của đất ngập

nước. Nhiều vùng đất ngập nước là nơi cư trú rất thích hợp của các loài động vật hoang dã,

đặc biệt là các loài chim nước, trong đó có nhiều loài chim di trú. Giá trị sinh học của đất

ngập nước bao gồm cả giá trị văn hóa, nó liên quan đến cuộc sống tâm linh, các lễ hội

truyền thống phản ánh ước vọng của người dân địa phương sống trong đó và các hoạt động

du lịch sinh thái… [4].

1.3 Tổng quan về VQG Tràm Chim Đồng Tháp

1.3.1 Vị trí địa lí

VQG Tràm Chim nằm ở hạ lưu sông Mê Kông và trung tâm của Đồng Tháp Mười,

gần biên giới Campuchia, có tọa độ địa lý:

34

Page 47: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

10o37’ đến 10o46’ vĩ độ Bắc

105o28’ đến 105o36’ kinh độ Đông.

Tổng diện tích của VQG Tràm Chim là 7 313 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú

Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim thuộc

Đồng Tháp.

1.3.2 Lịch sử hình thành

Năm 1985, Tràm Chim được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên

gọi là Công ty Nông Lâm Ngư trường Tràm Chim, với mục đích là trồng tràm và khai

thác thủy sản, và vừa giữ lại được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.

Năm 1986, loài sếu đầu đỏ (chim hạc, sếu cổ trụi), được tái phát hiện ở Tràm Chim.

Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim cấp tỉnh,

nhằm bảo tồn loài sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii).

Năm 1994, nơi đây trở thành Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tràm Chim, cấp quốc gia,

theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ kèm theo

thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha. Vào tháng 9 năm 1998, diện tích của

VQG Tràm Chim được điều chỉnh lại là 7.588 ha.

Năm 1998, nơi đây trở thành VQG Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-

TTg, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.

VQG Tràm Chim được chia thành 5 phân khu: A1, A2, A3, A4 và A5.

Tràm Chim là khu Ramsar – vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về mặt

đa dạng sinh học và bảo tồn, là một trong tám khu vực bảo tồn các loài chim quan trọng

nhất của Việt Nam hiện nay.

35

Page 48: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 1.1. Sơ đồ 5 phân khu của VQG Tràm Chim

1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng Tràm Chim Đồng Tháp

Đồng Tháp có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam, là

tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cao. Đồng Tháp đang

thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công

nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của Đồng Tháp trong những năm gần đây phát

triển khá mạnh [8].

Hiện nay, trong phạm vi VQG có khoảng 30.000 người sinh sống. Đa số họ đều là

những nông dân nghèo, mưu sinh chủ yếu bằng việc khai thác nguồn lợi từ VQG.

1.3.4 Tầm quan trọng của VQG Tràm Chim trong hệ thống bảo tồn

Vào ngày “Đất ngập nước thế giới” 2/2/2012 vừa qua, Ban thư kí Công ước Ramsar

đã gửi thông báo đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính thức công nhận VQG Tràm

Chim là khu Ramsar. Đây là khu Ramsar thứ tư của Việt Nam sau Xuân Thủy, Bầu Sấu

và Ba Bể và là khu Ramsar thứ 2000 được công nhận trên toàn thế giới. Tràm Chim đã

đạt được 5 trên 9 tiêu chí đánh giá của Công ước Ramsar: tính đại diện của các quần xã

sinh vật, tầm quan trọng của các loài có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu, nơi tập trung các

loài chim nước, và vai trò cung cấp thức ăn cho hệ động vật dưới nước.

36

Page 49: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 1.2 Chứng nhận của Ban thư ký Công ước Ramsar công bố VQG Tràm Chim là khu

Ramsar thứ 2000.

Ngoài ra, Tràm Chim cũng được xác định là một trong 63 vùng chim quan trọng của

Việt Nam theo BirdLife International vào năm 2002. Tại đây, các nhà khoa học đã ghi

nhận hơn 10 loài chim đang hoặc gần bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp độ toàn cầu. [10]

1.4 Những nghiên cứu đã thực hiện tại VQG Tràm Chim Đồng Tháp

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Thi về “Sự xâm lấn của cây mai dương (Mimosa

Pigra L.) ở VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp”. Với nghiên cứu điển hình là khảo sát

mức độ xâm nhiễm của cây mai dương ở VQG Tràm Chim và xây dựng chương trình

kiểm soát cây mai dương cho vườn. Kết quả khảo sát mức độ xâm nhiễm cho thấy mai

dương ở Tràm Chim đã ở vào tình trạng rất nguy hiểm. Nó hiện diện khắp các bờ kênh

trong VQG Tràm Chim, bao vây VQG. Sự xâm lấn của cây mai dương đã chuyển sang

giai đoạn bành trướng vượt quá khả năng kiểm soát của VQG. Nghiên cứu còn đánh giá

về mặt sinh học, kỹ thuật, kinh tế của các chi phí tiêu diệt mai dương. Có 3 phương pháp

đưa ra : phương pháp cơ học là chặt, phương pháp sinh thái là đốt và phương pháp tổng

hợp bao gồm chặt + đốt + hoặc chặt + ngập lũ. Nghiên cứu cho thấy phương pháp chặt,

phương pháp đốt chi phí cao, còn phương pháp chặt + ngập lũ đạt được hiệu quả sinh học

cao. Từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp để kiểm soát loài thực vật ngoại lai gây hại này. [5]

Nghiên cứu của Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai về “Sự đa dạng bộ nhện (Araneae,

Arachnida) trên đất ngập nước của VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp. Khảo sát thành

phần loài thuộc bộ nhện (Araneae, Arachnida) hiện diện trên đất ngập nước VQG Tràm

37

Page 50: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Chim theo mùa. Tiềm hiểu sự biến động thành phần loài nhện giữa các kiểu sinh cảnh

ngập nước theo mùa chiếm ưu thế ở đây. Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 100 loài

(taxa) nhện thuộc 43 giống, 12 họ trong 168 ô mẫu tại 14 vị trí thu mẫu ở 4 sinh cảnh cỏ

ống, đồng cỏ hỗn giao, năn và rừng tràm thuộc phân khu A1, A2 và A4. [6]

38

Page 51: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Xác định nét đặc trưng của hệ sinh thái VQG Tràm Chim:

Phân tích đặc điểm hệ sinh thái VQG Tràm Chim

Môi trường vật lí

Khu hệ thực vật

Hệ động vật, khu hệ chim.

So sánh VQG Tràm Chim với vùng Đồng Hà Tiên – một trong những vùng

đất ngập nước rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long, và có sự xuất hiện của một

số loài chim quí nhất là Sếu đầu đỏ phương Đông.

Tiềm năng về đa dạng sinh học của VQG

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thu thập thông tin

Để thực hiện nghiên cứu này nhóm sinh viên đã tiến hành thu thập thông tin về đặc

điểm hệ sinh thái và tiềm năng sinh học của VQG Tràm Chim thông qua các nguồn như

luận văn, sách, báo, các trang web đáng tin cậy trên Internet, nghe thuyết trình giới thiệu

của Ban Quản Lí VQG Tràm Chim.

2.2.2 Khảo sát thực địa

Tham quan, nhìn nhận thực tế ở phân khu A1 bằng xuồng máy, nghe hướng dẫn

viên thuyết trình về các nơi sinh sống và đặc tính của các loài.

39

Page 52: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm hệ sinh thái

3.1.1 Môi trường tự nhiên

3.1.1.1 Khí hậu

Tràm Chim có chế độ nhiệt đới gió mùa trên nền nhiệt độ cao quanh năm, mưa

nhiều và phân hóa mạnh mẽ theo mùa.

Nhiệt độ trung bình khu khoảng 27oC, cao nhất 37o – 38oC, thấp nhất 16o – 18oC.

Nhiệt độ cao nhất là 37°C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16°C.

Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82 – 83%, cao hơn 3 – 4% trong các tháng mưa

và thấp hơn 4 – 5% trong các tháng mùa khô.

Tổng số giờ nắng trong năm của khu khoảng 2600 giờ, mùa khô số giờ nắng trung

bình từ 8.5 – 9 giờ, mùa mưa từ 5 – 5.5 giờ

Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình khoảng 1.4 m/s, tốc độ lớn nhất xấp xỉ 20 m/s.

Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây–Nam, tốc độ

gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4

có gió Đông–Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng

đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra.

Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, tổng lượng mưa hàng năm

khoảng 1400 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập

trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, 2, 3 lại là những tháng khô hạn

nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm

Chim khoảng 110-160 ngày/năm.

3.1.1.2 Thổ nhưỡng

40

Page 53: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Đất ở Tràm Chim là đất rất chua của vùng trũng nhất Đồng Tháp Mười. Ở những

vùng đất phèn hoạt động pH ở lớp mặt từ 3 đến 4, còn pH ở lớp dưới đó biến thiên từ 2.2

đến 4, lớp jarosite nằm cai hơn vào 0.5 m cách mặt đất.

Tuy rằng trong vùng đồng bồi thấp nhưng do gần với sông Tiền và nằm trên lòng

sông cổ nên địa hình khu Tràm Chim không bằng phẳng và đồng nhất, bị bao bọc bởi các

dãi đất cao ở phía tây bắc của bậc thềm phù sa cổ, phía tây bởi các giồng cát ven sông

Tiền, phía đông và phía đông nam với dấu tích của các giồng cát. [5]

3.1.1.3 Chế độ thủy văn

VQG Tràm Chim có độ cao 1m so với mực thủy chuẩn nằm cách sông Mê Kông 19

km về phía đông và chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê Kông, nhận

nguồn nước trực tiếp từ sông Mê Kông thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự

– Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm

từ tháng 8 đến tháng 12. VQG Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau

(A1 - A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều

dài lên đến 59 km.

Hình 3.1. Hệ thống kênh rạch vừa là nơi bảo vệ vườn, vừa là nơi đi lại bằng đường thủy

Tràm Chim chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy văn và chất lượng nước từ

sông Mê Kông. Kênh Đồng Tiến và kênh Hồng Ngự là hai hệ thống kênh lớn có ảnh

hưởng đến chế độ thủy văn của khu vực. Các kênh nhỏ cắt ngang khu vực Tràm Chim

như rạch Phú Thành, Phú Hiệp, Tân Công Sinh cũng trực tiếp đưa nước qua khu vực này.

41

Page 54: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Trước đây, có nhiều sông suối tự nhiên chảy từ tây sang đông dẫn nguồn nước từ

sông Mê Kông vào vùng Đồng Tháp Mười. Ngày nay, các hệ thống kênh rạch nhân tạo

đã thay thế cho chúng và một số chảy thường xuyên qua VQG.

+ Trước khi kênh mương hóa: ngập lũ theo mùa với mức nước ổn định trong cả thời

gian dài đến tháng 7 hằng năm.

+ Từ khi được kênh mương hóa: nước lũ thoát nhanh hơn, thời gian ngập hằng năm

chỉ kéo dài đến dưới tháng 6. Vào giữa tháng 9 và tháng 12, mực nước trong VQG từ 2 –

4 mét, đỉnh lũ cao nhất vào tháng 10.

3.1.2 Hệ thực vật

Khu hệ thực vật ở đây có nhiều trảng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái sinh và

đầm lầy trống. Tràm Chim là một trong rất ít vùng ở Đồng Tháp Mười hiện vẫn còn có

kiểu quần xã cỏ năng và lúa trời Oryza rufipogon.

Các loài ưu thế ở quần xã này là Eleocharis dulcis và lúa trời, xen kẽ với các

khoảnh tràm non. Các loài tham gia có Cyperus halpan, Philydrum lanuginosum, Xyris

indica và Phragmites vallatoria. Đối với quần xã năng nĩ Eleocharis ochrostachys thì

loài này mọc gần như cả 100% diện tích đất với các đám Eleocharis dulcis (hiếm) Pseu-

doraphis brunoniana, Eriocaulon setaceum, Blyxa aubertii và Eleocharis retroflexa.

Quần xã ưu thế cỏ ống Panicum repens, cỏ mồm u Ischaemum rugosum hay cỏ sả

Vossia cuspidata thì đặc trưng ưu thế một trong các loài trên và có sự tham gia của một

số loài như Eleocharis dulcis, E. retroflexa, Xyris indica, Lepironia articulata, Melas-

toma affine và Paspalum vaginatum.[1]

42

Page 55: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 3.2. Bản đồ các kiểu sinh cảnh ở VQG Tràm Chim

3.1.2.1 6 quần xã thực vật chính

@ Quần xã tràm là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, diện tích

khoảng 2968 ha. Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã

biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca ca-

juputi (họ Myrtaceae), nhưng do được bảo tồn nhiều năm nên có những cụm tràm phân

bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu phân bố được ghi nhận: tập trung (khoảng 1.826 ha) và

tràm phân tán. Tràm phân tán có sự hiện diện thảm cỏ xen kẽ gồm các loài năng ống, cỏ

mồm, hoàng đầu Ấn, nhĩ cán vàng, cỏ ống, súng, cú muỗi chèo bẻo, vành khuyên, chim

sẻ, én, rẻ quạt, chích chòe…

43

Page 56: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 3.3. Quần xã Tràm

@ Quần xã cỏ năng (Eleocharis sp.) chiếm diện tích khoảng 2.968 ha, tạo thành

một trong những thảm cỏ rộng lớn; bao gồm đồng cỏ năng kim (Eleocharis atropur-

purea) - đây là bãi ăn của loài chim sếu khoảng 235 ha, năng ống (Eleocharis dulcis)

1.277 ha. Cỏ năng ống, năng kim mọc sống riêng

lẻ hoặc xen kẽ nhau, hoặc có xen lẫn với hoàng

đầu ấn, cỏ ống, lúa ma và cỏ chỉ. Những nơi có

địa hình thấp và ngập nước quanh năm thì xen

lẫn trong quần xã năng là những loài thực vật

thủy sinh như nhĩ cán vàng, súng, rong đuôi

chồn.

@ Quần xã mồm mốc (Ischaemum spp.); chiếm diện tích khá nhỏ so với các

cộng đồng thực vật khác, khoảng 41,8 ha. Bao gồm mồm đơn thuần và quần xã mồm - cỏ

ống. Phân bố hiện diện chủ yếu trên những dải liếp, bờ đất có địa hình cao cục bộ trong

một vùng địa hình thấp.

@ Quần xã cỏ ống (Panicum repens); cỏ ống phân bố trên một diện rộng,

chiếm diện tích khoảng 958,4 ha, ở dạng đơn thuần với mật độ lên đến 98% hoặc cùng

xuất hiện với các loài thực vật thân thảo khác: cỏ ống - cỏ sả, khoảng 23 ha, chủ yếu trên

đất giồng cổ; cỏ ống – lúa ma, khoảng 268 ha; cỏ ống - cỏ chỉ, khoảng 50 ha; cỏ ống –

mai dương, khoảng 86 ha, đây là khu quần xã cỏ ống bị mai dương xâm hại.

Hình 3.4. Quần xã Cỏ năng

44

Page 57: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 3.5. Quần xã cỏ ống Hình 3.6. Quần xã mồm mốc

@ Quần xã lúa ma (Oryza rufipogon); phân bố khá rộng, chiếm diện tích

khoảng 824 ha. Tuy nhiên, cánh đồng lúa ma đơn thuần có diện tích khá nhỏ, khoảng 33

ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự kết hợp với những loài thực vật khác

tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma - cỏ ống,

khoảng 544 ha; lúa ma - cỏ bắc khoảng 160 ha; lúa ma - cỏ ống - cỏ chỉ khoảng 83 ha.

@ Quần xã sen, súng: Hội đoàn sen – súng (Nelumbium nelumbo – Nymphaea

spp.) chủ yếu trên các vùng đầm lầy ngập nước quanh năm, dọc theo khu trũng thấp của

dòng sông cổ, chiếm diện tích khoảng 158 ha. Các loài sen, súng có ở Tràm Chim Đồng

Tháp: Sen trắng, sen hồng, súng trắng, súng đỏ

Hình 3.7. Quần xã lúa ma

45

Page 58: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 3.8. Quần xã sen, súng

@ Ngoài ra còn có các loài thực vật khác

Lác nước (Cyperus malaccensis) phân bố rải rác dọc theo kinh đào và dọc

theo đường rạch cũ, diện tích tập trung chỉ khoảng 2 ha.

Nghễ (Polygonum tomentosum) phân bố ở những nơi địa hình trũng thấp,

khoảng 159 ha. Trong đó, nghễ đơn thuần chiếm khoảng 138 ha, phần còn lại hiện diện

chung với loài thực vật khác như lúa ma (O. rufipogon), rau dừa (Jussiaea repens), nhĩ

cán vàng (Utricularia aurea).

Hình 3.9. Nghễ Hình 3.10. Lác nước

Nhĩ cán vàng thuộc họ Rong ly – Lentibulariaceae. Cây thảo nổi trên mặt

nước; thân bò dài và mảnh, ít phân nhánh. Ở nước ta, cây mọc ở các ruộng nước và các

đầm khô khắp nơi.

46

Page 59: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hoàng đầu ấn (Xyris indica) thuộc

Họ Hoàng đầu hay họ Thảo vàng, Họ Hoàng nhãn

hoặc họ Cỏ vàng (danh pháp khoa học: Xyridaceae)

là một họ thực vật hạt kín, ưa điều kiện đầm lầy, ưa

ẩm vừa phải hay chịu hạn, sống lâu năm.

Hình 3.11. Hoàng đầu ấn

3.1.2.2 Phiêu sinh thực vât

174 loài thực vật nổi, ngành tảo lục Chlorochyta chiếm ưu thế khoảng 49.05%, tảo

mắt Euglenophyta chiếm 19.81%, tảo Silic chiếm 18.87%, còn lại là các loài khác.[2]

3.1.2.3 Thực vật ngoại lai

@ Cây mai dương:

Lần đầu được ghi nhận ở VQG Tràm Chim trong những năm 1984 - Cây mai dương

lần đầu được ghi nhận ở VQG Tràm Chim trong những năm 1984-1985. Đến tháng 5

năm 2000, diện tích bị xâm lấn đã lên đến 490 ha, và tăng đến 1.846 ha vào tháng 5 năm

2002 (Trần Triết et al. 2004) chủ yếu tại các vùng đồng có ngập nước theo mùa. Mối đe

dọa lớn nhất mà cây mai dương gây ra cho các vùng đất ngập nước ở VQG Tràm Chim là

khả năng xâm lấn nhanh và chiếm lĩnh thay thế dần các thảm thực vật tự nhiên, gây ra tác

động tiêu cực đến các quần thể động vật tại chỗ, đáng chú ý nhất đối với khu hệ chim. Đó

cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hậu quả là số lượng Sếu đầu đỏ, loài

chim bị đe dọa toàn cầu ở Tràm Chim giảm mạnh từ 600 – 800 cá thể vào giữa những

năm 1990 đến nay chỉ còn ít hơn 100 cá thể vào năm 2003 (theo Trần Triết và Nguyễn

Phúc Bảo Hòa). [12]

Nơi mà cây mai dương mọc dày đặc với độ che phủ 100% thì không loài cây nào

khác mọc dưới gốc của nó ngoại trừ loại dây leo là hắc sửu (Merremica), rau kim (Ani-

seia martinicensis). Diện tích vùng cây Mai Dương xâm chiếm tăng rất nhanh… Cây Mai

Dương làm giảm giá trị bảo tồn của vùng đồng cỏ đất ngập nước đặc trưng còn lại duy

47

Page 60: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

nhất của vùng Đồng Tháp Mười, làm giảm giá trị du lịch sinh thái của VQG Tràm Chim.

[5]

Hình 3.12. Cây mai dương (Mimosa pigra)

@ Bèo tây

Còn được gọi là lục bình, lộc bình hay

bèo Nhật Bản là một loài thực vật thủy sinh,

thân thảo, sống nổi theo dòng nước, thuộc về chi

Eichhornia của họ Bèo tây (Pontederiaceae).

Cây Bèo tây sinh sản rất nhanh nên làm nghẽn

ao hồ, kênh rạch. Một cây mẹ có thể đẻ cây con,

tăng gấp đôi mỗi 2 tuần. Khi mật độ số cây bèo

tây quá nhiều sẽ có hiện tượng bèo tây bị chết

với số lượng lớn gây ô nhiễm môi trường nước,

ảnh hưởng đến hệ động vật trên sông.

3.1.3 Hệ động vật

3.1.3.1 Cá

Trong số các loài sinh sống tại Tràm Chim, có 9 loài có tên trong Sách Đỏ Việt

Nam là cá hô, ét mọi, lóc bông, trê vàng, cá duồng bay, cá duồng xanh, mang rổ, cá còm

Hình 3.13. Bèo tây phát triển rộng khắp

các kênh rạch trong VQG Tràm Chim

48

Page 61: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

và ngựa nam. Khảo sát cho thấy vào mùa lũ, có 62 loài cá, 7 loài giáp xác từ bên ngoài di

chuyển vào Tràm Chim và 41 loài cá di chuyển ra, đa số cá lớn đều mang trứng. Vào mùa

khô, có 49 loài cá và 2 loài giáp xác di chuyển ra ngoài vườn.

Hình 3.14. 9 Loài cá ở Tràm Chim có trong Sách đỏ Việt Nam

VQG Tràm Chim có khoảng 130 loài cá (chiếm 40% số loài cá của ĐBSCL) thuộc

15 họ, họ cá chép 24 loài, họ cá chốt 17 loài, họ cá rô 5 loài, họ cá nheo 4 loài, còn lại là

các họ cá khác. Trong đó có khoảng 28 loài cá có giá trị kinh tế.

Quần xã cá ở khu bảo tồn Tràm Chim có thể chia thành các nhóm dinh dưỡng sau

đây:

Nhóm ăn nhiều bã hữu cơ và phiêu sinh vật: Linh ong, Linh Thìa, Linh

Bản, Mè Lúi,…

Nhóm cá ăn tạo thiên về thực vật: cá Chài, Mè Vinh, He Vàng.

Nhóm cá ăn động vật nhỏ và ấu trùng côn trùng: cá Sặc, Rô đồng, Rô biển,

Thát Lát.

Nhóm cá ăn cá con và động vật: cá Lóc, cá Treo, Trèn Chăng.

Nhóm ăn động vật thối rửa: cá Trê, cá Chốt…

Có thể phân chia 130 loài cá ở khu bảo tồn Tràm Chim thành 2 nhóm sinh thái

chính:

Nhóm cá nước tĩnh (nhóm cá đồng) bao gồm các loài có nguồn gốc tại chỗ,

ít di chuyển như cá Lóc, cá Trê, cá Rô, cá Thát Lát…

49

Page 62: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Nhóm cá nước chảy (cá sông): cá sống ở các con sông, kênh, rạch,…

3.1.3.2 Chim nước

VQG Tràm Chim có 198 loài chim thuộc 49 họ, chiếm khoảng 1/4 số loài chim ở

Việt Nam, trong đó có 16 loài đang bị đe dọa ở quy mô toàn cầu bao gồm: Ngan cánh

trắng, Ô tác, Sếu đầu đỏ, Choi choi lưng đen, Te vàng, Đại bàng đen, Điêng điểng, Cò

trắng Trung Quốc, Diệc Sumatra, Cò quắm đầu đen, Cò thìa, Bồ nông chân xám, Cò lao

Ấn Độ, Cò nhạn, Già đẫy Java, Già đẫy lớn (Lương et al., 2006). [7]

Hình 3.15. Một số loài chim quý ở VQG Tràm Chim

Sau mùa nước lũ rút và đầu mùa nắng, số lượng chim, cò về VQG Tràm Chim ngày

càng đông, số lượng lên đến hàng triệu con, có hơn 1.000 con cò ốc và 700 con giang

sen, đây là 2 loài chim quý về đây sinh sống. Do VQG Tràm Chim tạo môi trường tốt,

mực nước các khu vực trong VQG được đảm bảo theo chuẩn nên các loài thủy sinh, thủy

sản phát triển nhanh.

3.1.3.3 Phiêu sinh động vật

50

Page 63: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Đã định danh 110 loài thuộc 5 ngành: Protozoa chiếm khoảng 5%, Nemath-

elmintes (29%), Annelida (1.5%), Mollusca (1.5%), Arthopoda (63%)…

3.1.3.4 Động vật đáy:

Đã định danh được 23 loài thuộc 5 lớp của 3 ngành. Trong đó, ngành Mollusca

chiếm ưu thế. Các loài động vật đáy ở đây chủ yếu sống trong hệ rễ Tràm như sò, vọp,

cua… [2]

3.1.3.5 Côn trùng thủy sinh:

Có rất nhiều loài côn trùng thủy sinh sống ở khu bảo tồn Tràm Chim.

Kết quả ghi nhận được 100 loài nhện thuộc 43 giống, 12 họ trong 168 ô mẫu thu tại

14 vị trí thu mẫu ở 4 sinh cảnh cỏ ống, đồng cỏ hỗn giao, năng và rừng tràm thuộc phân

khu A1, A2 và A4. [6]

Hình 3.16. Một vài loài nhện trong VQG Tràm Chim

3.1.3.6 Động vật ngoại lai

Sự gia tăng vượt trội của ốc bươu vàng đang gây ra

nhiều tác động dây chuyền đến hệ sinh thái đất ngập nước

của VQG Tràm Chim. Các vùng đồng cỏ đặc sắc bên trong

Tràm Chim như lúa ma, mồm mốc, năng, cỏ bắc bị tàn phá

bởi sự sinh sản nhanh của chúng.Hình 3.17. Ốc bưu vàng và bãi đẻ trứng

51

Page 64: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Ốc bươu vàng cũng sẽ cạnh tranh quyết liệt với các loài ốc nước ngọt bản địa, dẫn

đến việc giảm số lượng và thành phần loài của các loài ốc này.

Việc diệt trừ ốc bưu vàng trong VQG Tràm Chim rất khó bởi vì không thể tùy tiện

áp dụng biện pháp phòng trừ. Việc giữ mực nước cao thường xuyên trong khu A1 càng

tạo điều kiện thuận lợi cho ốc bươu vàng bành trướng (theo TS Trần Triết, Trường ĐH

Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM). [11]

3.1.4 Mối quan hệ trong hệ sinh thái

Với các yếu tố tự nhiên: trầm tích, địa mạo và đặc tính đất khá đa dạng, từ đất xám

phát triển trên nền trầm tích cổ Pleistocen, đến những nhóm đất phù sa mới và đất phèn

phát triển trên trầm tích trẻ Holocen đã góp phần làm đa dạng các quần xã thực vật tự

nhiên. Thảm thực vật đặc trưng là rừng kín lá rộng thường xanh ngập nước theo mùa trên

đất chua phèn.

Thảm thực vật cũng được phục hồi và phát triển nhanh trong mùa lũ là điều kiện

thích hợp để các loài chim về đây quần tụ kiếm ăn sau khi nước lũ rút. Quần xã lúa ma,

quần xã cỏ năng dồi dào là thức ăn ưa chuộng của loài sếu đầu đỏ, nhờ đó đã thu hút loài

sếu đầu đỏ di trú về đây. Hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước phát triển nên diện tích

lúa ma đã bị thu hẹp.VQG Tràm Chim là một trong số ít khu vực ở vùng Đồng Tháp

Mười có lúa ma còn tồn tại trên diện rộng, đây là một trong những nơi quan trọng nhất để

bảo vệ loài thực vật này.

Mực nước trong khu vực được đảm bảo theo chuẩn tạo điều kiện cho thảm thực vật

ở Tràm Chim phát triển rất đa dạng, bao gồm đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm tái

sinh và các đầm nước trũng là ở cho các loài thủy sinh, thủy sản.

Tràm Chim là nơi cư trú của hàng trăm loài chim, sau mùa nước lũ rút và đầu mùa

nắng số lượng chim, cò bay về Tràm Chim ngày càng đông. Ngoài những loài quý hiếm

còn có nhiều chủng loại khác như cò trắng, le le, chích…do các loài thủy sinh, thủy sản

phát triển là nguồn thức ăn chính cho các loài chim. Tràm Chim cũng được xác định là

một trong 63 vùng Chim Quan trọng của Việt Nam theo BirdLife International vào năm

2002 [9]. Các loài chim quí hiếm có 42% loài sử dụng dầm lầy nước ngọt, 10% sử dụng

52

Page 65: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

đồng cỏ, 48% còn lại sử dụng dạng rừng ngập nước, các con kênh, cây, bụi rậm và sử

dụng tổng hợp. Tại VQG Tràm Chim, quần thể chim nước phần lớn di cư, trú đông suốt

mùa đông. Đặc biệt, quần thể loài Sếu cổ trụi thường xuyên di trú đến kiếm ăn trong

vườn vào mùa khô. Quần xã cỏ năng và lúa ma là nguồn thức ăn chính của loài Sếu.

Tổng kết:

Môi trường về tự nhiên của VQG Tràm Chim tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ngọt

nội địa. Đây là môi trường lý tưởng cho nhiều loài động thực vật ưa đất ngập nước sinh

sống. Hệ thống kênh rạch nhân tạo làm mất tính đặc thù và phá vỡ vùng lõi của VQG.

Hiện nay, môi trường tự nhiên của VQG Tràm Chim đang được cải thiện đáng kể, mực

nước các khu vực đảm bảo theo chuẩn thuận lợi hơn cho các loài động thực vật mà đặc

biệt là các loài thủy sinh, thủy sản phát triển, thu hút các loài chim về đây quần tụ kiếm

ăn.

Hệ động thực vật của VQG Tràm Chim rất đa dạng và phong phú. Hệ thực vật góp

phần tạo nên “ốc đảo xanh” với cảnh quan thiên nhiên đặc trưng cho vùng trũng Đồng

Tháp Mười. Hệ động vật đa dạng có nhiều loài quí hiếm, là “đất lành” đối với loài Sếu

đầu đỏ phương đông.

Tuy nhiên hệ động thực vật bản địa đang bị đe dọa bởi sự xâm nhập và bành trướng

của các loài ngoại lai. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Ban quản lí vườn là phải có biện

pháp thích hợp và triệt để diệt trừ các loài ngoại lai này đảm bảo sự đa dạng sinh học

của vườn

3.2 So sánh với hệ sinh thái Đồng Hà Tiên

Đồng Hà Tiên là vùng trảng cỏ ngập nước theo mùa rộng lớn cuối cùng lại ở ĐB-

SCL. Bao gồm một vùng rộng khoảng 6981 ha ở phía Tây Bắc thị xã Hà Tiên là vùng

trảng cỏ hỗn giao với tràm gió tái sinh tự nhiên trên đất phèn và trầm tích phù sa cổ.

Vùng thứ hai rộng khoảng 7 624 ha ở huyện Kiên Lương là trảng cỏ có một vài loài đặc

trưng nước lợ trên đất phèn. Đồng Hà Tiên bị chia cắt đáng kể bởi hàng loạt các kênh

53

Page 66: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

mương nhưng vẫn là nơi trú ngụ của những quần thể đáng kể của một vài loài chim nước

đang bị đe dọa.

Khu hệ thực vật bao gồm hỗn hợp các trảng cỏ, tràm gió và đầm dừa nước Nypa

fruticans.

Các trảng gặp chủ yếu là quần xã ít loài ưu thế năng ngọt (Eleobaris dulcis) chiếm

hầu hết diện tích của vùng. E. dulcis đôi khi là loài duy nhất có thể thấy, tuy vậy lẻ tẻ vẫn

có sự tham gia của Cú cơm (Cypenrus balpan), C. polystacbyos, Philydrum lanuginosum

và Murdannia giganteum. Các quần xã Lepironia articulata cũng xuất hiện đôi chỗ với

sự tahm gia của một số loài như Eleocbaris ochrostacbys, E. dulcis, Scleria poaeformis

và Ischaemum rugosum. Quần xã nhiều loài ưu thế bởi Eragrostis atrovirens và Setaria

viridis cùng với sự tham gia của Eragrostistremula, E malayana, Setaria pallide-fusca,

Panicum repens, Hemarthria longiflora,Mnesithea laevis, Paspalum commersonii, P.

longifolium, Rhynchospora rubra, và Desmodium triflorum. Một quần xã nhiều loài khác

cũng thấy xuất hiện là quần xã ưu thế Mnesithea laevis và Ischaemum rugosum. Quần xã

ưu thế Zoysia matrella phân bố ở một vài vùng nhỏ dọc theo bờ biển. Các loài tham gia

là Cyperus arenarius, C. bulbosus, Scirpus juncoides, Xyris pauciflora và Paspalum

vaginatum.

Các bụi tràm thường cao từ 2 – 6 m, đôi chỗ cao đến 10 – 12 m. Thảm thực vật sát

đất biến đổi phụ thuộc vào điều kiện thỗ nhưỡng và nước nhưng thường có các loài như

Eleocharis dulcis, Phragmites vallatoria, Xyris indica, Melastoma affine,Flagellaria in-

dica. Đôi ba chỗ, Paspalum vaginatum, Pandanus kaida và Acrostichum aureum cùng

tìm thấy với Eleocharis dulcis.

Tại vùng Kiên Lương, thảm thực vật ưu thế bởi năng nỉ (Eleocharis ochrostachys).

Ngoài ra có những khoảnh rộng của các loài E. dulcis, E. retroflexa, Xyris indica, Scleria

poaeformis, Melastoma affine, Scirpus grossus, Fimbristylis sp., Pseudoraphis brunoni-

ana, Cyperus spp., và cỏ bàng Lepironia articulata cũng có mặt.

Khu hệ chim. Một trong những điều đáng quan tâm nhất cho công tác bảo tồn là

việc phát hiện một đàn ít nhất là 135 Sếu cổ trụi phân loài phương Đông sharpii. Tổng số

quần thể của phân loài này có khoảng 500 – 1500 cá thể, đa số chungsinh sống trong mùa

54

Page 67: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

khô tại VQG Tràm Chim. Từ trước đến nay, Tràm Chim vẫn là điểm trú chân mùa khô

duy nhất được biết của phân loài này tại Việt Nam. Do đó, Hà Tiên có lẽ là nơi cư ngụ

của khoảng một phần tư quần thể của phân loài này. Vai trò đặc biệt trong việc giữ gìn đa

dạng sinh học: ba loài định cư (Cò quắm cánh xanh, Đa đa, Sơn ca Thái Lan) và một loài

trú đông (Sẻ bụi đầu đen Saxicola torquata). Ở đây còn thấy sự có mặt của Cò quắm cánh

xanh, Giang Sen, Chàng bè chân xám, hạc cổ trắng, Ô tác. Một sô lượng đáng kể các loài

chim sống ở trảng cỏ cũng được tìm thấy trong đó có Đa đa Francolinus pintadeanus ,

Sơn ca Thái Lan Mirafra assamica, đây cũng là vùng duy nhất ghi nhận sự có mặt của

các loài này. [1]

Tóm lại, hệ sinh thái Đồng Hà Tiên và hệ sinh thái Tràm Chim đều là khu hệ chim

quan trọng của Việt Nam, là nơi cư trú của nhiều loài chim quí, đặc biệt là Sếu đầu đỏ

phương đông. Tuy nhiên, ở mỗi hệ sinh thái có những nét đặc trưng riêng về thổ nhưỡng,

địa hình, mức độ đa dạng của các quần xã động, thực vật và sự phân bố các loài trong

quần xã đó.

3.3 Tiềm năng sinh học

3.3.1 Đa dạng sinh hoc:

Hệ động thực vật với số lượng loài lớn, nhiều họ, ngành khác nhau với hơn 130

loài thực vật bậc cao, 198 loài chim trong đó có 16 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở quy

mô toàn cầu, 231 loài chim nước, 174 loài phiêu sinh thực vật, 110 loài phiêu sinh động

vật, 23 loài động vật đáy, 130 loài cá…

Môi trường sống đa dạng, nơi lí tưởng cho các loài thực vật ưa ngập nước sinh

sống gồm có 6 quần xã thực vật đặc trưng (tràm, năng, mồm mốc, cỏ ống, sen súng, lúa

ma). Rừng tràm là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, là nơi làm tổ của các loài chim

nước.

Sự đa dạng sinh học của vườn mang lại nhiều giá trị to lớn.

55

Page 68: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Bảng 3.1. Danh lục thực vật ở VQG Tràm Chim

STT Họ, Chi và Loài STT Họ, Chi và Loài1 Hygrophyla incana 36 C. javanicus 2 Nelsonia campestris 37 C. polystachyos 3 Stenochlaena palustris 38 C. procerus4 Glinus hernarioides 39 Eleocharis atropurpurea5 G. lotoides 40 E. dulcis6 A. sessilis 41 E ochrostachys7 Amaranthus spinosus 42 E. retroflexa8 Centrostachys aquatica 43 Fuirena umbellata9 Annona glabra 44 Lepironia articulata 10 Centella asiatica 45 S. grossus11 Pistia stratiotes 46 Elaeocarpus hygrophilus 12 Strepocaulon juventas 47 Bergia ammanioides13 Adenostemma macrophyllum 48 Eriocaulon setaceum14 Eclipta prostrata 49 E. sexangulare15 Enydra fluctuans 50 Phyllanthus reticulata 16 Grangea maderaspatana 51 Aeschynomene americana 17 Sphaeranthus africanus 52 A. aspera18 S. indicus 53 A. indica19 Sphaeromorpha australis 54 Cassia grandis20 Spilanthes iabadacensis 55 Centrosema pubescens 21 Azolla pinnata 56 Mimosa pigra22 Hydrocera trifolia 57 Neptunia oleacera23 Coldenia procumbens 58 S. sesban24 Heliotropium indicum 59 Scolopia macrophylla25 Limnochais flava 60 Flagellaria indica 26 Canna glauca 61 Blyxa aubertii27 Ceratophyllum demersum 62 Hydrilla verticillata28 Combretum acuminatum 63 Nechamandra alternifolia 29 C. longifolia 64 Ottelia alismoides 30 C. paldusa 65 Hydrolea zeylanica 31 Aniseia martinicensis 66 Lemna aequinoxialis 32 Ipomoea aquatica 67 Spirodela polyrrhiza33 Merremia hederaceae 68 Wolffia globosa 34 C. digitatus 69 Utricularia aurea 35 C. halpan 70 U. gibba

STT Họ, Chi và Loài STT Họ, Chi và Loài

56

Page 69: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

71 U. punctata 106 Hygroryza aristata72 U. stellaris 107 Hymenachne acutigluma73 Dendrophtoe pentandra 108 I. indicum74 Viscum articulatum 109 I. rugosum75 Lagestroemia speciosa 110 Leersia hexandrra 76 Rotala indica 111 Oryza rufipogon77 R. wallichii 112 P. repens78 Sida javensis 113 Paspalidium flavidum 79 Schumannianthus dichotomus 114 P. conjugatum80 Marsilea quadrifolia 115 Phragmites vallatoria81 O. cochinchinensis 116 Pseudoraphis brunoniana 82 Nymphoides hydrophyllaceum 117 S. indica83 N. indica 118 Scleroschya milroyi84 Ficus microcarpa 119 Sorghum propinquum85 Myriophyllum dicoccum 120 Vossia cuspidata86 Melaleuca cajuputi 121 P. tomentosum87 S. cumini 122 Eichhornia crassipes88 Naias indica 123 M. hastata89 Nymphaea lotus 124 M. ovata90 N. nouchali 125 M. vaginalis 91 Ludwidgia adscendens 126 H. heynii 92 L. hyssopifolia 127 Mitragyna speciosa 93 Ceratopteris thalictroides 128 Morinda persicaefolia 94 Philydrum lanuginosum 129 Nauclea orientalis95 Peperomia pellucida 130 Salvinia cucullata 96 B. mutica 131 Limnophila heterophylla97 B. ramosa 132 Lindernia antipoda98 Coix aquatica 133 L. micrantha99 Cynodon dactylon 134 Lymnophila indica 100 Dactyloctenium aegyptiacum 135 Sphaenoclea zeylanicum101 E. crus-galli 136 Cyclosorus gongylodes 102 Eleusine indica 137 Trapa bicornis103 Eragrostis atrovirens 138 Gmelina asiatica104 Erianthus arundinaceus 139 Xyris indica105 Eriochloa polystachya

STT

Bộ, Họ, Giống và Loài STT Bộ, Họ, Giống và Loài

51 Nycticorax nycticorax 70 P. inornata

Bảng 2. Danh lục chim ở VQG Tràm Chim

STT Bộ, Họ, Giống và Loài

STT Bộ, Họ, Giống và Loài

1 Dendrocygna javanica 26 Gallinula chloropus 2 Nettapus coromandelianus 27 T. glareola 3 Anas poecilorhyncha 28 Actitis hypoleucos4 Turnix sp. 29 Rostratula benghalensis 5 Alcedo atthis 30 Hydrophasianus chirurgus6 H. smyrnensis 31 Metopidius indicus7 Ceryle rudis 32 Himantopus himantopus8 Merops orientalis 33 Vanellus cinereus 9 M. philippinus 34 V. indicus 10 Cacomantis merulinus 35 Glareola maldivarum11 Eudynamys scolopacea 36 Elanus caeruleus 12 Phaenicophaeus tristis 37 Circus aeruginosus13 Centropus sinensis 38 Accipiter badius14 C. bengalensis 39 Tachybaptus ruficollis 15 Cypsiurus balasiensis 40 Anhinga melanogaster16 T. capensis 41 Phalacrocorax niger17 Caprimulgus macrurus 42 P. fuscicollis18 Streptopelia chinensis 43 Egretta garzetta19 S. tranquebarica 44 Ardea cinerea 20 Treron vernans 45 A. purpurea21 Houbaropsis bengalensis 46 Casmerodius albus 22 Grus antigone 47 Mesophoyx intermedia23 Porzana fusca 48 Bubulcus ibis24 Gallicrex cinerea 49 Ardeola bacchus 25 Porphyrio porphyrio 50 Butorides striatus

57

Page 70: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

52 Ixobrychus sinensis 71 Zosterops palpebrosus53 I. cinnamomeus 72 Locustella lanceolata54 Dupetor flavicollis 73 L. certhiola 55 Gerygone sulphurea 74 Acrocephalus bistrigiceps 56 Lanius cristatus 75 A. orientalis57 Crypsirina temia 76 Orthotomus sutorius 58 Coracina polioptera 77 Megalurus palustris 59 Rhipidura javanica 78 Macronous gularis60 Dicrurus macrocercus 79 Alauda gulgula61 Aegithina tiphia 80 N. jugularis62 Copsychus saularis 81 Passer flaveolus 63 S. caprata 82 P. montanus 64 Riparia riparia 83 A. rufulus65 Hirundo rustica 84 Ploceus manyar66 Pycnonotus goiavier 85 P. philippinus67 P. blanfordi 86 P. hypoxanthus 68 Cisticola juncidis 87 Lonchura striata69 P. flaviventris 88 L. malacca

Nguồn: Điều tra của Birdlife/Viện STTNS, tháng Hai – Ba và Bảy – Tám năm 1999

Ban quản lý VQG Tràm Chim, Danh lục thực vật tại VQG Tràm Chim

Anon (1998)

Trần Triết et al.

Safford et al. [1]

58

Page 71: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

3.3.2 Ngân hàng gen sống phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn

Sự đa dạng sinh học có ý nghĩa lớn trong phát triển nghiên cứu khoa học. Tràm

Chim là nơi nghiên cứu khoa học của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Các nhà

nghiên cứu đến đây tìm hiểu các đặc tính của các loài, để bảo vệ môi trường sống của

chúng duy trì sự đa dạng sinh học.

Sự đa dạng nguồn gen, tạo điều kiện cho nghiên cứu tạo ra nhiều giống loài mới

mang phẩm chất tốt của các loài có sẵn trong tự nhiên. Chẳng hạn, việc nghiên cứu ra

một số giống lúa cao sản gọi là “chịu phèn” thừa hưởng “gen chịu phèn” của lúa ma,

thông qua kỹ thuật cấy - ghép gen. Vì loài lúa ma đặc biệt có bộ rễ có khả năng khử các

chất gây chua, hút chất dinh dưỡng trong nước và đất để sinh trưởng và sống vượt lên

trên mặt nước trong mùa lũ, trong khi nhiều loài thực vật khác không thể sinh trưởng

trong điều kiện đó. Lúa ma có đặc tính chịu phèn, chịu hạn, vượt nước, chín nhanh và hạt

giữ được sức nảy mầm lâu đều không có ở các giống lúa cao sản đang canh tác.

Bảo tồn các loài động thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm và duy trì những

điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên là nhiệm vụ hàng đầu của VQG Tràm Chim.

3.3.1 Cung cấp thực phẩm, dược liệu

VQG Tràm Chim cung cấp tài nguyên cho hoạt động sống của người dân sinh

sống xung quanh. Trong khoảng thời gian từ tháng 8 – tháng 2 trong năm nhân dân được

vào vườn khai thác cỏ năn khô, sen súng, rau muống, rau trai, chặt đốn cây mai dương và

các cây tràm ngã, chết về làm củi, đánh bắt thủy sản.

59

Page 72: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Hình 3.18. Lấy tàn ong Hình 3.19. Hái súng

Lợi ích từ rừng tràm, hàng năm cây tràm ra hoa từ tháng 1 đến tháng 5, nở rộ từ

tháng 3 đến tháng 4, hoa tràm thụ phấn nhờ ong và côn trùng. Mùa hoa tràm rộ cũng là

mùa xuất hiện ong mật tự nhiên, nhân dân vào khai thác mật ong. Tinh dầu tràm được

dùng rộng rãi trong thực phẩm, mỹ phẩm, nông dược,… Tinh dầu tràm (Eucalypton): với

các thành phần chủ yếu là cineol, eucalyptol..có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều

loại vi khuẩn gây bệnh và nó là một nguyên liệu an toàn không làm ô nhiễm môi trường.

3.3.2 Cải tạo môi trường, phòng hộ

Hệ sinh thái ngập nước Tràm Chim giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước

ngầm, lọc sạch nước thải, hạn chế dòng chảy của nước lũ và ngăn gió hại.

Với thảm thực vật bề mặt và chế độ nước thích hợp đã giảm lượng bốc hơi bề mặt

và tăng lượng nước ngầm trong khu vực. Ngoài ra, lượng nước bề mặt đầy đủ giúp ém

phèn, giảm diện tích đất phèn hoạt động giữ độ phì của đất ở VQG Tràm Chim.

VQG Tràm Chim là nơi lưu trữ nguồn nước trong thời gian lũ và giữ cho lũ thoát ra

một cách chậm chạp, giảm nhẹ ảnh hưởng xấu của lũ đối với các vùng đất nông nghiệp

xung quanh.

Cây Tràm có thể chịu ngập nước trong nhiều tháng, chịu được điều kiện phèn gay

gắt và chịu mặn ở một mức độ nhất định. Chức năng sinh thái của rừng tràm là ngăn cản

sự chua hóa lớp đất mặn và nước mặn, trữ nước ngọt điều hòa khí hậu, bảo tồn tính đa

dạng sinh học… Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn

60

Page 73: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những

vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất

phèn nặng.

3.3.3 Du lịch, giải trí

Với hệ sinh thái đặc trưng, là mô hình thu nhỏ của vùng Đồng Tháp Mười có sự đa

dạng sinh học cao, động thực vật phong phú là nơi thường xuyên di trú của sếu đầu đỏ,

một loài chim quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới, Tràm Chim thu hút

số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Loại hình du lịch ở Tràm Chim nổi bật là du lịch sinh thái kết hợp tham quan

nghiên cứu khoa học. VQG Tràm Chim còn là một trong những nơi đã phát triển tốt và

nổi tiếng về du lịch sinh thái ở vùng ĐBSCL.

VQG Tràm Chim là một vùng đất ngập nước có tiềm năng sinh học lớn, sự đa

dạng sinh học cao, phong phú về số loài động thực vật về môi trường sống, đa dạng về

nguồn gen, có nhiều vốn gen quý phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn. Hệ sinh thái Tràm

Chim có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái, cải tạo, bảo vệ môi trường,

bảo tồn tính đa dạng sinh học, cung cấp một lượng lớn tài nguyên phục vụ cho đời sống

của người dân quanh vùng. Với hệ sinh thái đặc trưng này, Tràm Chim có tiềm năng lớn

về du lịch, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

61

Page 74: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

Hệ sinh thái VQG Tràm Chim là khu đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Đồng Tháp

Mười, còn lưu giữ nhiều giá trị về mặt sinh học, lịch sử và kinh tế - xã hội. Đây là một

trong những sân chim quan trọng của nước ta, nơi cư trú của nhiều loài chim quý, trong

đó có nhiều loài đang bị đe dọa như Sếu đầu đỏ, Ô tác…

Hệ sinh thái ở đây có tính đa dạng sinh học cao với số lượng loài lớn, nhiều họ,

ngành khác nhau với sự sinh sống của hơn 130 loài thực vật bậc cao, 174 loài thực vật

phiêu sinh, 198 loài chim trong đó có 16 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở quy mô toàn

cầu, 231 loài chim nước, 174 loài phiêu sinh thực vật, 110 loài phiêu sinh động vật, 23

loài động vật đáy, 130 loài cá…

VQG Tràm Chim là vùng đồng lụt kín nội địa nước ngọt, với 6 quần xã thực vật đặc

trưng: tràm, cỏ ống, năng, mồm mốc, sen – súng và lúa ma. Đây là một trong ít nơi còn

những đồng lúa ma mọc trên diện rộng, giống lúa này có các ưu điểm cần thiết cho việc

nghiên cứu tạo ra những giống lúa mới có khả năng chống chịu tốt hiện nay. Các quần xã

thực vật đa dạng hơn so với Đồng Hà Tiên – những trảng cỏ theo mùa.

4.2 Kiến nghị

Cháy rừng đã và đang là mối đe dọa lớn đối với vườn, vì thế ban quản lí cần

hạn chế đến mức tối đa hiểm hoạ này. Song cũng cần cân nhắc giữa lợi ích của việc giữ

mực nước cao để hạn chế cháy rừng với việc làm ngập úng các quần xã thực vật, ảnh

hưởng đến nguồn thức ăn và môi trường sống của các loài động vật, nhất là sự suy giảm

của quần xã cỏ năng đã làm giảm thiểu số lượng Sếu đầu đỏ về đây kiếm ăn. Theo Tiến sĩ

Dương Văn Ni “Cần thay đổi cách quản lý và giữ nước ở Tràm Chim. Nên áp dụng cách

“lấy lửa trị lửa”, chủ động “đốt” có kiểm soát vào mùa khô. Điều này, giảm nguy cơ

cháy rừng mà các loài động thực vật vẫn phát triển tốt. Bảo tồn và phát triển bãi năn để

giữ lại sếu”. [14]

62

Page 75: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Tăng cường chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên bảo vệ

vườn. Tăng thêm số lượng nhân viên tuần tra kiểm soát vườn. Tăng cường công tác kiểm

tra giám sát vườn, hạn chế sự khai thác bừa bãi tận diệt các tài nguyên trong vườn của

người dân.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng về giá trị của

vườn. Nhân rộng và tiếp tục phát huy hình thức phối hợp với nhân dân để khai thác tài

nguyên trong vườn, từ đó tranh thủ được sức dân trong công tác bảo tồn.

Chú trọng triển khai đồng loạt các biện pháp diệt trừ các sinh vật ngoại lai triệt

để (nhất là mai dương) nếu không sẽ nguy hại đến hệ sinh thái bản địa.

Phát triển du lịch sinh thái là hoạt động đem lại lợi ích không chỉ về kinh tế mà

còn tăng cường công tác bảo vệ vườn. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kĩ giữa lợi ích kinh

tế và công tác bảo tồn. Vì phát triển du lịch trong vườn sẽ phát sinh nhiều vấn đề môi

trường như rác nước thải, mầm mống bệnh tật, sinh vật ngoại lai, khuấy động, phá vỡ

môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật…

Để hoạt động du lịch sinh thái không gây ảnh hưởng xấu đến công tác bảo tồn,

cần có kế hoạch định hướng đúng đắn, có sự tham vấn của chuyên gia các ban ngành để

có cái nhìn tổng quát về lợi ích cũng như các tác động có thể xảy ra. Cần chú trọng cải

thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ cho hoạt động du lịch, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tăng cường kết hợp giáo dục môi trường trong du

lịch sinh thái, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động này.

63

Page 76: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

PHẦN C: TỔNG KẾT CHUYẾN ĐI VÀ KIẾN NGHỊ

64

Page 77: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

1. Tổng kết

5 ngày trên hành trình về đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long là những ngày học

tập hữu ích cho sinh viên khoa môi trường nói chung và lớp 09KMT nói riêng. Học phải

đi đôi với hành, những chuyến thực địa giúp sinh viên cọ xát thực tế, học hỏi được nhiều

điều mà nếu chỉ ngồi trên giảng đường thì không thể biết được.

Hành trình bắt đầu dừng chân tại Tràm Chim Đồng Tháp, VQG nổi tiếng với sự có

mặt của Sếu đầu đỏ, được công nhận là khu Ramsar thứ 2000 của thế giới và là Ramsar

thứ 4 của Việt Nam.

Đến với ĐBSCL là đến với vựa lúa lớn nhất cả nước, do đó không thể không đến

tham quan học tập ở Viện Lúa ĐBSCL. Tại đây sinh viên được nghe thuyết trình những

thành tựu về nông nghiệp, công tác ứng dụng khoa học kĩ thuật vào canh tác. Quan sát và

được giới thiệu về nơi thí nghiệm tạo giống mới, khu sản xuất giống 227 ha. Nổi bật là

thành tựu về những giống lúa mới thích nghi với biến đổi khí hậu, và những nghiên cứu

về giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa.

ĐBSCL chủ yếu là vùng đất thấp, tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, riêng vùng

Kiên Giang có những núi đá vôi kì vĩ, độc đáo. Sinh viên được tham quan Núi Đá Dựng,

Thạch Động, tìm hiểu về các quá trình thành tạo địa chất đã và đang diễn ra thông qua

các vết tích và dấu hiệu trên hệ thống này.

Hệ thống núi đá vôi ở đây được khai thác cho hai mục đích chính là du lịch và khai

thác làm vật liệu xây dựng. Hoạt đông khai thác làm xi măng tiêu biểu là nhà máy xi

măng Holcim Kiên Lương. Những ngọn núi đá vôi lần lượt bị bức tử. Các hoạt đông khai

thác đá vôi cũng gây ra nhiều hệ lụy đến môi trường. Phải mất hàng triệu năm mới có

được những núi đá vôi như hiện nay nhưng chỉ một vài năm là có thể khai tử hết chúng.

Điểm đến cuối cùng trong hành trình là khu nuôi tôm của công ty BIM Đồng Hòa.

Tại đây sinh viên được học tập mô hình nuôi tôm nước mặn với điểm nổi bật là áp dụng

công nghệ vi sinh trong xử lí chất thải ao nuôi.

2. Kiến nghị

65

Page 78: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

Sau chuyến đi, sinh viên được mở mang trí thức, tăng cường khả năng quan sát thực

tế, hiểu và vận dụng được những kiến thức vào thực tế, và định hướng được đề tài nghiên

cứu cho bản thân. Tuy nhiên còn một số bất cập mà sinh viên nhận thấy được trong

chuyến đi.

Thứ nhất, thời gian đi là sau Tết nguyên đán nên tâm lí chung của sinh viên là chưa

sẵn sàng, tuy đã có tài liệu trước nhưng đa số sinh viên đều không tham khảo và chuẩn bị

trước khi đi thực tế.

Thứ hai, sự thiếu ý thức của một số sinh viên làm chậm trễ hành trình và công việc

chung của toàn đoàn. Vì vậy, cần có biện pháp kỉ luật đối với những tác phong thiếu ý

thức đó.

Thứ ba, do hành trình đi liên tục nên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên,

dẫn đến thiếu tập trung trong khi nghe giảng hay nghe giới thiệu. Hơn nữa với số lượng

sinh viên đông mà lực lượng báo cáo viên và thầy cô giảng dạy có hạn nên không tránh

khỏi tình trạng sinh viên bỏ không nghe.

Cuối cùng, sau khi đi thực tế sinh viên vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc viết báo

cáo cho chuyên đề nghiên cứu. Nếu có thể, khoa nên cho sinh viên bắt tay vào làm đề

cương chi tiết trước khi đi, khi đó sinh viên sẽ định hướng tốt được những gì mình phải

thu thập trong chuyến đi.

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của nhóm sinh viên qua chuyến đi thực địa, hi

vọng những đóng góp này sẽ có ích cho công tác tổ chức các chuyến thực địa lần sau của

khoa.

Chúc khoa sẽ có nhiều chuyến thực địa thành công hơn nữa!

66

Page 79: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] TS. Sebastian T. Buckton, 2000. Báo cáo bảo tồn số 13, Bảo tồn vùng ngập nước

quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long

[2] Bùi Việt Hưng, 2012. Khoa Môi trường, 2012. Giáo trình thực tập môi trường

các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự

Nhiên, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

[3] Lê Văn Khoa và cộng sự, 2001. Khoa học môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục

[4] Lê Văn Khoa, 2008. Đất ngập nước. Nhà xuất bản Giáo dục.

[5] Nguyễn Thị Lan Thi, 2000. Sự xâm lấn của cây mai dương (Mimosa Pigra L.) ở

VQG Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Sinh học, Đại học

Khoa học Tự Nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh, bỏ.

[6] Nguyễn Trần Thụy Thanh Mai, 2007. Sự đa dạng bộ nhện (Araneae, Arachnida)

trên đất ngập nước của VQG Tràm chim, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp

Thạc sĩ Sinh học, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt

Nam.

[7] Nguyễn Trọng Nhân, Lê Thông, 2011. Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái

VQG Tràm Chim Đồng Tháp. Tạp chí khoa học 18a: 228-239

Website

[8] http://dongthap.gov.vn/wps/wcm/connect/Internet/sitchinhquyen/sitatongquan/

sitatiemnangphattrien/20110124+tiem+nang+phat+trien

[9] http://moitruongxanhhcm.org.vn/index.php/Toan-canh/tram-chim-chinh-thc-tr-

thanh-khu-ramsar-th-t-ca-vit-nam.html)

[10] http://sotainguyenmt.angiang.gov.vn/indexLink.aspx?thamso=1888

[11] http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/36845/Oc-buou-vang-da-tan-

cong-vuon-quoc-gia-Tram-Chim.html

67

Page 80: Bao Cao Thuc Dia Mien Tay (1)

Nhóm 8_09KMT_KHTN Thực địa Miền Tây ĐBSCL

[12] http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/sukien-ngayle/hoinghimttq/

khoahocchuyende/Pages/H%E1%BB%99ingh%E1%BB%8BKhoah%E1%BB

%8Dcv%E1%BB%81%C4%90ad%E1%BA%A1ngsinhh%E1%BB%8DcHi

%E1%BB%87ntr%E1%BA%A1ngv%C3%A0suytho%C3%A1i%C4%91ad

%E1%BA%A1ngsinhh%E1%BB%8Dc%E1%BB%9FVi%E1%BB

%87tNam.aspx]

[13] http://www.baomoi.com/Oc-dao-xanh-Tram-Chim-tro-thanh-khu-Ramsar-thu-

4/79/6489084.epi

[14] http://vietbao.vn/Xa-hoi/Gianh-dat-voi-seu-dau-do/45205363/157/

68