168

Báo cáo Việt Nam 2035

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo Việt Nam 2035
Page 2: Báo cáo Việt Nam 2035

2

Page 3: Báo cáo Việt Nam 2035

BÁO CÁO TỔNG QUAN

Việt Nam 2035

Page 4: Báo cáo Việt Nam 2035

4

Page 5: Báo cáo Việt Nam 2035

Việt Nam 2035HƯỚNG TỚI THỊNH VƯỢNG, SÁNG TẠO, CÔNG BẰNG VÀ DÂN CHỦ

BÁO CÁO TỔNG QUAN

Ngân hàng Thế giới

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam

NHÓM NGÂN HÀNG THẾ GIỚIBỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Page 6: Báo cáo Việt Nam 2035

Tập sách này bao gồm phần Báo cáo Tổng quan và Mục lục của cuốn sách Việt Nam2035; doi: 10.1596/978-1-4648-0824-1. File pdf của bản báo cáo cuối cùng, bao gồmtoàn bộ cuốn sách, khi được phát hành sẽ được đăng tải trên trang web:https://openknowledge.worldbank.org/ và bản in của cuốn sách có thể được đặt muatrên trang: http://Amazon.com. Xin đề nghị sử dụng bản hoàn chỉnh của cuốn sáchcho các mục đích trích dẫn, in lại và phỏng theo.

©2016 Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển/Ngân hàng Thế giới và Bộ Kếhoạch và Đầu tư của Việt Nam

1818 H Street NW, Washington DC 20433Telephone: 202-473-1000; Internet: www.worldbank.org

Tập sách này là sản phẩm của các cán bộ thuộc Ngân hàng Quốc tế về Tái thiếtvà Phát triển/Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam. Các kếtquả tìm hiểu, các giải thích và kết luận đưa ra trong tập sách này không phản ánhquan điểm chính thức của Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới hoặc cácchính phủ mà họ đại diện hoặc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam không đảm bảo tínhchính xác của các dữ liệu trong tập sách này. Đường biên giới, màu sắc, tên gọi và cácthông tin khác biểu hiện trên các bản đồ trong tập sách này không hàm ý bất kỳ đánhgiá nào của Ngân hàng Thế giới hoặc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam về vị thếpháp lý của bất kỳ vùng lãnh thổ nào và cũng không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ haychấp nhận nào của Ngân hàng Thế giới hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam về cácđường biên giới đó.

Không gì có thể hoặc được coi là có thể giới hạn hoặc xóa bỏ quyền ưu tiên vàmiễn trừ của Ngân hàng Thế giới, tất cả các quyền này đều được đặc biệt duy trì.

Tất cả các câu hỏi liên quan đến bản quyền và giấy phép phải được gửi về Vănphòng Vụ xuất bản, Ngân hàng Thế giới, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433,USA; fax: 202-522-2652; e-mail: [email protected].

Thiết kế bìa: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cùng Bill Pragluski của Công tyCritical Stages.

Ảnh bìa: Hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam của Doremon 360; được sửdụng theo giấy phép Sáng tạo chung, phiên bản 3.0. Ba tấm ảnh phía dưới của tác giảLê Tiên thuộc sở hữu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho phép sử dụng.

Page 7: Báo cáo Việt Nam 2035

Điều 3 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm2013 có ghi: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ củaNhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền conngười, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sốngấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”

Page 8: Báo cáo Việt Nam 2035

8

Page 9: Báo cáo Việt Nam 2035

Lời giới thiệu...............................................................................................................xiLời cảm ơn ................................................................................................................xiiiDanh mục từ viết tắt ................................................................................................xxiNhững thông điệp chính ........................................................................................xxiiiVIỆT NAM 2035: HƯỚNG TỚI THỊNH VƯỢNG, SÁNG TẠO, CÔNG BẰNG VÀ DÂN CHỦ ...............................................................................................................1

Lời mở đầu ..........................................................................................................1Thành tích tăng trưởng cao và công bằng song còn nhiều thách thức......3Cơ hội và rủi ro...................................................................................................9Khát vọng cho năm 2035 .................................................................................20

TRỤ CỘT 1: THỊNH VƯỢNG VỀ KINH TẾ ĐI ĐÔI VỚI BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG..................................................................................25

Tăng trưởng dài hạn của Việt Nam dưới góc nhìn toàn cầu.....................25Xu hướng tăng năng suất: Một vấn đề cần quan tâm ................................28Chương trình cải cách tái khởi động tăng năng suất .................................32

TRỤ CỘT 2: CÔNG BẰNG VÀ HÒA NHẬP XÃ HỘI .................................................66Chương trình còn dang dở: Đảm bảo bình đẳng về cơ hội..........................67Chương trình mới về tầng lớp trung lưu đang ngày càng lớn mạnh vàdân số đang già đi ............................................................................................76

TRỤ CỘT 3: NHÀ NƯỚC CÓ NĂNG LỰC VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH ............92Vai trò của chất lượng thể chế đối với tăng trưởng và phát triển ......................................................................................................92Thực trạng chất lượng thể chế Việt Nam .....................................................95Rào cản thể chế đối với sự phát triển tại Việt Nam....................................98Con đường phía trước ...................................................................................109

KẾT LUẬN ................................................................................................................122TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................125

VIIVIỆT NAM 2035

Mục lục

Page 10: Báo cáo Việt Nam 2035

VIII

Page 11: Báo cáo Việt Nam 2035

Mục lục của Báo cáo đầy đủViệt Nam 2035

TỔNG QUAN

Chương I: BA MƯƠI NĂM ĐỔI MỚI VÀ KHÁT VỌNG VIỆT NAM

Chương II: HIỆN ĐẠI HÓA NỀN KINH TẾ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN

Chương III: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO

Chương IV: ĐÔ THỊ HÓA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ

Chương V: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG CƯỜNGKHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chương VI: BẢO ĐẢM CÔNG BẰNG VÀ THÚC ĐẨY HÒA NHẬP XÃ HỘI

Chương VII: XÂY DỰNG THỂ CHẾ HIỆN ĐẠI VÀ NHÀ NƯỚC HIỆU QUẢ

VIỆT NAM 2035 IX

Page 12: Báo cáo Việt Nam 2035

12

Page 13: Báo cáo Việt Nam 2035

Sau 30 năm đổi mới kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo, bị chiếntranh tàn phá nặng nề và kế hoạch hóa tập trung bao cấp, khép kín,

Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang pháttriển có thu nhập trung bình và một nền kinh tế thị trường năng động, hộinhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinhtế của Việt Nam khá cao, liên tục, ổn định và bao trùm, bảo đảm mọi ngườidân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèocùng cực từ gần 60 phần trăm trong những năm 1990 xuống dưới 3 phầntrăm năm 2016. Đây là thành công rất ấn tượng và là niềm tự hào của ViệtNam, trong đó có sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của cộng đồng quốc tế.

Thành công của 30 năm đổi mới cũng đặt ra nhiều kỳ vọng và tráchnhiệm lớn hơn, nặng nề hơn đối với tương lai. Mục tiêu của Việt Nam đượckhẳng định trong Hiến pháp là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”. Việt Nam có khát vọng mạnh mẽ là đến năm 2035 sẽ trở thànhmột nước công nghiệp hiện đại, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằngvà dân chủ.

Với tinh thần đó, tháng 7 năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Ngânhàng Thế giới đưa ra sáng kiến xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáokhuyến nghị Việt Nam cần thực hiện sáu chuyển đổi quan trọng để trởthành một nền kinh tế thu nhập trung bình cao. Trước hết là hiện đại hóanền kinh tế đồng thời với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinhtế tư nhân. Hai là phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực kinhtế tư nhân làm trung tâm. Ba là nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa,tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận. Bốn là phát triểnbền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí

VIỆT NAM 2035 XI

Lời giới thiệu

Page 14: Báo cáo Việt Nam 2035

hậu. Năm là đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội cho các nhóm yếu thếcùng với sự phát triển của xã hội trung lưu. Sáu là xây dựng một Nhà nướcpháp quyền hiện đại với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập và xã hộidân chủ phát triển ở trình độ cao. Chương trình cải cách gắn với sáuchuyển đổi này được thể hiện theo ba trụ cột chính: thịnh vượng về kinhtế đi đôi với bền vững về môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; nănglực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.

Chúng tôi rất vui mừng thấy các chuyên gia Việt Nam, Ngân hàng Thếgiới và các chuyên gia quốc tế đã hợp tác hết sức chặt chẽ trong quá trìnhxây dựng Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Côngbằng và Dân chủ”. Chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam, Ngânhàng Thế giới và các đối tác phát triển sẽ tiếp tục duy trì sự phối hợp hiệuquả nhằm cụ thể hóa những nội dung phù hợp của Báo cáo này trong Kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, cũng như theo dõi, đánh giá và triểnkhai thực hiện các khuyến nghị của Báo cáo.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHỦ TỊCH

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngân hàng Thế giới

NGUYỄN TẤN DŨNG JIM YONG KIM

VIỆT NAM 2035XII LỜI GIỚI THIỆU

Page 15: Báo cáo Việt Nam 2035

VIỆT NAM 2035 XIII

Lời cảm ơn

Báo cáo “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng vàDân chủ” là sáng kiến chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàngThế giới được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Jim Yong Kim

chấp thuận vào tháng 7 năm 2014.Báo cáo do nhóm chuyên gia của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới soạn

thảo dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởngBộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủtịch Ngân hàng Thế giới; bà Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc gia và ôngSudhir Shetty Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Chân thành cảm ơn sự tư vấn sâu sắc của Ban Chỉ đạo xây dựng Báo cáo ViệtNam 2035 gồm GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoahọc Xã hội Việt Nam; ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòngChính phủ; ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Trưởng ban, Ban Kinh tế Trungương; ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Trương Chí Trung,Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Toàn Thắng, Phó Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam và PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiếnlược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối kết hợp với cácBộ, ngành chức năng, các viện nghiên cứu và kết hợp với Ngân hàng Thế giớichuẩn bị báo cáo. Tổ công tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đượcthành lập với sự chỉ đạo trực tiếp của TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởngthường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc giaNgân hàng Thế giới tại Việt Nam và ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinhtế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Chính phủ Úc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Bộ Pháttriển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) hỗ trợ tài chính cho công tác chuẩn bịbáo cáo.

Bản báo cáo nhận được những nhận xét rất có giá trị của các chuyên giakinh tế của Ngân hàng Thế giới gồm ông Ted Chu, Chuyên gia Kinh tếtrưởng; ông Mario Marcel, Nguyên Giám đốc cao cấp; ông Martin Rama,

Page 16: Báo cáo Việt Nam 2035

Chuyên gia Kinh tế trưởng; bà Ana Revenga, Giám đốc cấp cao và các chuyêngia khác, những người đã nhận xét, góp ý cho đề cương ý tưởng ban đầu củabáo cáo. Đặc biệt cảm ơn những góp ý và khuyến nghị đối với Báo cáo tổngquan và báo cáo từng chương của Ban Cố vấn gồm ông David Dollar, ViệnBrookings; ông Ravi Kanbur, Đại học Cornell; ông Homi Kharas, ViệnBrookings; ông Danny Leipziger, Tổ chức Đối thoại về Tăng trưởng và Đạihọc George Washington; ông Vikram Nehru, Quỹ Hòa bình Quốc tếCarnegie; bà Mari Pangestu, Đại học Columbia; ông Graham Teskey, Abt JTAvà bà Tôn Nữ Thị Ninh, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốchội Việt Nam.

Báo cáo là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm của các chuyên giaquốc tế và hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia trong nước qua quá trình phốihợp hiệu quả giữa các bên và những đóng góp có giá trị to lớn của các chuyêngia tư vấn quốc tế và trong nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các viện và các cơquan nghiên cứu, các chuyên gia quốc tế đã tổ chức nhiều hội thảo tham vấnrộng rãi cũng như các cuộc thảo luận nhóm trong quá trình soạn thảo báo cáo.Một trang web đã được thiết kế dành riêng cho báo cáo, thu hút đông đảocông chúng và các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia trao đổi, thảoluận trực tuyến cũng như viết bài tham luận theo các chủ đề của báo cáo.

Báo cáo tiếng Anh do ông Bruce Ross Larson của CommunicationsDevelopment hiệu đính, bao gồm các thành viên Jonathan Aspin, JoeCaponio và Mike Crumplar. Sản xuất và xuất bản báo cáo tiếng Anh do bàSusan Graham và bà Patricia Katayama thuộc Vụ Xuất bản và Tri thức củaNgân hàng Thế giới - Truyền thông Đối ngoại - thực hiện.

Báo cáo Việt Nam 2035 có bẩy chương và Báo cáo Tổng quan do cácnhóm chuyên gia được thành lập soạn thảo (tên các chuyên gia được xếptheo thứ tự ABC).

Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035Các tác giả chính: TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Chuyên gia cao cấp; TS. Gabriel Demombynes, Chuyêngia cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; bà Victoria Kwakwa, Giám đốcQuốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; TS. Sandeep Mahajan, Kinh tếtrưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và TS. Sudhir Shetty, Chuyên giaKinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Các thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu: bà Phạm Chi Lan,Chuyên gia kinh tế cao cấp, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và

VIỆT NAM 2035XIV LỜI CẢM ƠN

Page 17: Báo cáo Việt Nam 2035

Công nghiệp Việt Nam; PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Nguyên Thứ trưởngthường trực Bộ Tư pháp; TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiêncứu Quản lý Kinh tế Trung ương; GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái, PhóChủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; ông NguyễnVăn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư và ông Đoàn Hồng Quang, Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàngThế giới tại Việt Nam.

Các chuyên gia đóng góp nghiên cứu đầu vào: TS. Claus Brand,Chuyên gia tư vấn; Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế cao cấp về chínhsách tài khoá; Manu Bhaskaran và các chuyên gia tư vấn thuộc Tổ chứcCentennial Asia Advisors.

Chương “30 năm Đổi Mới và Khát vọng Việt Nam 2035”Các tác giả chính: PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng và ông Nguyễn

Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầutư chủ trì biên soạn với sự tham gia của TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởngViện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các chuyên gia đóng góp nghiên cứu đầu vào: PGS.TS. Trần Đình Thiên,Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam;GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoahọc Kinh tế Việt Nam; TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứuKinh tế và Chính sách, Đại học quốc gia Hà Nội.

Hỗ trợ nghiên cứu: ông Đặng Huyền Linh, Phó Trưởng ban, bà Vũ ThuTrang và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Ban Các vấn đề quốc tế; bà Nguyễn ThịHương Giang, Ban Tổng hợp và ông Nguyễn Đăng Hưng, Ban Thông tin vàHợp tác quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Chương “Hiện đại hóa nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranhcủa khu vực tư nhân”

Các tác giả chính: TS. Mona Haddad, Giám đốc, Ngân hàng Thế giới; TS.Sandeep Mahajan, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại ViệtNam (trưởng nhóm chuyên gia quốc tế); bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinhtế cao cấp, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (trưởng nhóm phía Việt Nam) và TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thưký, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Các thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu: TS. Đoàn HồngQuang, Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; bà

VIỆT NAM 2035 XVLỜI CẢM ƠN

Page 18: Báo cáo Việt Nam 2035

Claire Honore Hollweg, Chuyên gia kinh tế; Steven Jaffee, Chuyên giatrưởng về phát triển nông thôn; TS. Nguyễn Văn Làn, Chuyên gia cao cấpcủa Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và bà Daria Taglioni, Chuyên gia caocấp về kinh tế thương mại.

Các chuyên gia đóng góp nghiên cứu đầu vào: Alwaleed FareedAlabatani, Chuyên gia tài chính; Guillermo Arenas, Chuyên gia tư vấn; TS.Reyes Aterido, Chuyên gia tư vấn; Ruth Banomyong, Chuyên gia tư vấn;GS. David Dollar, Tổ chức Brookings; Stacey Frederick Chuyên gia tư vấn;ông Giản Thành Công, Chuyên gia tư vấn; James Hanson, Chuyên gia tưvấn; Claire Honore Hollweg, Chuyên gia kinh tế; GS.TSKH. Đặng Hùng Võ,Chuyên gia tư vấn; TS. Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chínhsách và Chiến lược Nông nghiệp; Mary Hallward-Driemeier, Chuyên giacao cấp; TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quảnlý kinh tế Trung ương; Victor Kümmritz, Chuyên gia tư vấn; William Mako,Chuyên gia tư vấn; Miles McKenna, Chuyên gia tư vấn; Martin Molinuevo,Chuyên gia tư vấn; Ben Shepard, Chuyên gia tư vấn; Timothy Sturgeon,Viện Công nghệ Massachusetts; TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng ViệnNghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Việntrưởng, Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn; TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lýkinh tế Trung ương; GS. Trần Văn Thọ, Trường Đại học Waseda, Nhật Bản;bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Doanhnghiệp; TS. Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright Việt Nam;Deborah Winkler, Chuyên gia tư vấn: Chunlin Zhang, Chuyên gia phát triểnkhu vực tư nhân và Ezequiel Zylbeberg, Đại học Oxford.

Hỗ trợ nghiên cứu: Ông Giản Thành Công, Chuyên gia tư vấn.Hướng dẫn và cố vấn: Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn những

góp ý và lời khuyên của ông Danny Leipziger, Tổ chức Đối thoại tăngtrưởng và Đại học George Washington; bà Catherine Martin, Chuyên viênchiến lược và Daniel Street.

Chương “Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo”Các tác giả chính: GS.TSKH. Bành Tiến Long, Nguyên Thứ trưởng

thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Michael F. Crawford, Chuyên giaNgân hàng Thế giới về Giáo dục; TS. Lê Đình Tiến, Nguyên Thứ trưởng BộKhoa học và Công nghệ và TS. William Maloney, Chuyên gia Kinh tế trưởng.

Các chuyên gia đóng góp nghiên cứu đầu vào: Nicholas Blooma,

VIỆT NAM 2035XVI LỜI CẢM ƠN

Page 19: Báo cáo Việt Nam 2035

Raissa Ebnerb, Kerenssa Kayc, Renata Lemosd, Raffaella Sadune, DanielaScurf và John Van Reeneng, Tổ chức Điều tra Quản lý thế giới; HyunhoKim, Đại học Quốc gia Chonnam; Joonghae Suh, Viện Phát triển Hàn Quốcvà Deok Soon Yim, Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ của HànQuốc; GS. Hyungsun Kim, Trường Đại học Inha Hàn Quốc; ông NguyễnMạnh Quân, Phó Viện trưởng và ông Nguyễn Võ Hưng, Trưởng ban Chínhsách đổi mới và thị trường công nghệ, Viện Chiến lược và Chính sách Khoahọc và Công nghệ Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Đường, Chuyên viên caocấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Phạm Thị Thanh Hải, Giảng viên Đại họcQuốc gia Hà Nội; PGS.TS. Trần Thị Hà, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dụcĐại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn và cố vấn: Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn những gópý và lời khuyên của GS.TS. Hoàng Văn Phong, Chủ tịch Hội đồng chính sáchkhoa học và công nghệ Quốc gia, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ và TS. Trần Ngọc Ca, Trưởng Đại diện khoa học và công nghệ Việt Namtại Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ.

Chương “Đô thị hóa và nâng cao hiệu quả kinh tế”Các tác giả chính: TS. Huỳnh Thế Du, Trường Chính sách công

Fulbright; TS. Somik Lall, Chuyên gia cao cấp, Trưởng nhóm, Ngân hàngThế giới; TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiếnlược phát triển Nông nghiệp nông thôn và bà Madhu Raghunath, Chuyêngia cao cấp về đô thị.

Các chuyên gia đóng góp nghiên cứu đầu vào: Luis Blancas, Chuyêngia cao cấp về Giao thông; David Bulman, Chuyên gia tư vấn; TS. ĐặngKim Khôi, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, ViệnChính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn; EdwardLeman, Chuyên gia tư vấn; TS. Nguyễn Anh Phong, Viện Chính sách vàChiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn; Pablo Vaggione, Chuyên giatư vấn và TS. Trương Thị Thu Trang, Phó Trưởng Bộ môn, Viện Chính sáchvà Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn.

Hướng dẫn và cố vấn: Chân thành cảm ơn những góp ý và lời khuyêncủa Zoubida Allaoua, Tư vấn cao cấp về vùng; Judy Baker, Chuyên gia Kinhtế trưởng; Abhas Jha, Trưởng nhóm Đô thị hóa; Danny Leipziger, Chuyên giatư vấn Tổ chức Đối thoại tăng trưởng và Đại học George Washington; PaulVallely, Chuyên gia cao cấp về giao thông và Anna Wellenstein, Quản lý thựctiễn Ngân hàng Thế giới.

VIỆT NAM 2035 XVIILỜI CẢM ƠN

Page 20: Báo cáo Việt Nam 2035

Chương “Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năngchống chịu với biến đổi khí hậu”

Các tác giả chính: GS.TSKH. Trương Quang Học, Nguyên Giám đốcTrung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nộivà TS. Diji Chandrasekharan Behr, Chuyên gia cao cấp về Kinh tế tài nguyênmôi trường.

Các thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu: TS. Anjali Acharya,Chuyên gia cao cấp về Môi trường, Ngân hàng Thế giới; TS. Todd Johnson,Chuyên gia trưởng về năng lượng; GS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng ViệnNghiên cứu phát triển bền vững vùng, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam vàPGS.TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sáchTài nguyên và Môi trường.

Các chuyên gia đóng góp nghiên cứu đầu vào: Tijen Arin, Chuyên giaKinh tế cao cấp; Christophe Crepin, Chuyên gia ngành; Richard Damia, Kinhtế trưởng; Franz Gerner, Chuyên gia trưởng về năng lượng; SarathGuttikunda, Chuyên gia tư vấn; Steven Jaffee, Chuyên gia phát triển nôngthôn; Iain Menzies, Chuyên gia cao cấp; Tae Yong Jung, Đại học Yonsei; SungJin Kang, Đại học Hàn Quốc; Joo Young Kwak, Đại học Yonsei; TS. TrươngThị Thu Trang, Phó Trưởng Bộ môn, Viện Chính sách và Chiến lược pháttriển Nông nghiệp nông thôn.

Hỗ trợ nghiên cứu: Bà Nguyễn Phương Nga, Chuyên gia tư vấn.Hướng dẫn và cố vấn: Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn những góp

ý và lời khuyên của Carter Brandon, Chuyên gia Kinh tế trưởng; ChristopheCrepin, Richard Damania, Chuyên gia chính; Douglas J. Graham, Chuyên giacao cấp về môi trường và Iain Shuker, Quản lý thực tiễn.

Chương “Bảo đảm công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội”Các tác giả chính: PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Viện trưởng Viện Xã hội

học; TS. Gabriel Demombynes, Chuyên gia cao cấp và Philip O’Keefe,Chuyên gia trưởng về Kinh tế.

Các thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu: PGS.TS. Giang ThanhLong, Viện trưởng Viện Chính sách công, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội;TS. Michael Crawford, Chuyên gia trưởng về Giáo dục; TS. Nguyễn Thắng,Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam;TS. Truman Packard, Chuyên gia Kinh tế trưởng; Puja Vasudeva Dutta,Chuyên gia kinh tế cao cấp; Achim Daniel Schmillen, Chuyên gia Kinh tế vàOwen Smith, Chuyên gia Kinh tế cao cấp.

VIỆT NAM 2035XVIII LỜI CẢM ƠN

Page 21: Báo cáo Việt Nam 2035

Cộng tác viên: Reena Badiani-Magnusson, Chuyên gia Kinh tế cao cấp;Kari Hurt, Chuyên viên điều hành cao cấp và TS. Vũ Hoàng Linh, Chuyêngia Kinh tế.

Hỗ trợ nghiên cứu: Bà Trần Thị Ngọc Hà, Chuyên gia tư vấn.Hướng dẫn và cố vấn: Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn những

góp ý và lời khuyên của Ravi Kanbur, Đại học Cornell và Ana Revenga,Giám đốc cấp cao.

Chương “Thể chế hiện đại và Nhà nước hiệu quả”Các tác giả chính: PGS.TS. Hoàng Thế Liên, Nguyên Thứ trưởng thường

trực Bộ Tư pháp; TS. Jonathan Pincus, Quỹ Rajawali, In-đô-nê-xi-a và TS.Charlie Undeland, Chuyên gia cao cấp về Quản trị Nhà nước.

Các thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu: TS. Soren Davidsen,Chuyên gia cao cấp về khu vực công; TS. Nguyễn Văn Cương, Phó Việntrưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp và bà Trần Thị Lan Hương,Chuyên gia cao cấp về khu vực công.

Các chuyên gia đóng góp nghiên cứu đầu vào: PGS.TS. Bùi NguyênKhánh, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật; Noah Buckley,Chuyên gia tư vấn; GS. Yoon Je Cho, Chuyên gia tư vấn; TS. Dương ThanhMai, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp; MaridelAlcaide, Chuyên gia tư vấn; PGS.TS. Nguyễn Như Phát, Viện trưởng ViệnNhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; PGS.TS. Phạm DuyNghĩa, Trường Chính sách công Fulbright; TS. Thang Văn Phúc, NguyênThứ trưởng Bộ Nội vụ và Vũ Hoàng Quyên, Chuyên gia Kinh tế cao cấp;nhóm các chuyên gia Vũ Thành Tự Anh, David Dapice, Nguyễn Xuân Thànhvà Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Đại học Fulbright Việt Nam.

Hướng dẫn và cố vấn: các tác giả chân thành cảm ơn những góp ý và lờikhuyên của James Anderson, Giám đốc Quốc gia; Robert Taliercio, Quản lýthực tiễn; Graham Teskey, Trưởng kỹ thuật - Quản trị Nhà nước, Abt JTA.

Báo cáo Việt Nam 2035 đã được nhóm soạn thảo của Việt Nam hiệuđính và rà soát, với sự đóng góp của TS. Cao Viết Sinh, Nguyên Thứ trưởngthường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chuyên gia cao cấp (Chủ trì); PGS.TS.Hoàng Thế Liên, Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp; bà PhạmChi Lan, Chuyên gia kinh tế cao cấp, Nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam; TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng ViệnNghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái,Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; ông

VIỆT NAM 2035 XIXLỜI CẢM ƠN

Page 22: Báo cáo Việt Nam 2035

Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kếhoạch và Đầu tư và TS. Đoàn Hồng Quang, Chuyên gia kinh tế cao cấp,Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Các hoạt động điều phối dự án do Văn phòng hành chính Ban Chỉ đạothực hiện, gồm các thành viên là: PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Viện trưởng ViệnChiến lược phát triển, Chánh Văn phòng; ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Việntrưởng, Viện Chiến lược phát triển, Phó Chánh Văn phòng; ông Lê QuangĐạo, Chánh Văn phòng Viện Chiến lược phát triển, Phó Chánh Văn phòng;ông Nguyễn Quốc Trường, Trưởng ban, Ban Các vấn đề quốc tế, Thành viênthường trực Văn phòng và các thành viên khác thuộc Viện Chiến lược pháttriển gồm: bà Đinh Thị Ninh Giang, Phó Trưởng ban, Ban Các vấn đề quốctế; ông Đặng Huyền Linh, Phó Trưởng ban, Ban Các vấn đề quốc tế; ôngĐoàn Thanh Tùng, Phó Trưởng ban, Ban Phát triển nhân lực và xã hội; bàPhạm Lê Hậu, Phó Chánh Văn phòng Viện Chiến lược phát triển; bà Vũ ThuTrang, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, bà Phạm Thanh Hiền, bà Nguyễn ThịHương Giang, ông Nguyễn Đăng Hưng, bà Nguyễn Quỳnh Trang, bà BùiThị Thường, ông Phạm Lê Hoàng và bà Phạm Minh Thảo.

Các hoạt động hành chính được phối hợp với các cán bộ Văn phòngChính phủ là: ông Lê Hồng Lam, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế; ôngNguyễn Hữu Lam Sơn, chuyên viên; ông Hồ Anh Tài, chuyên viên VụQuan hệ quốc tế.

Các hoạt động truyền thông và hành chính của Ngân hàng Thế giới do bàBồ Thị Hồng Mai, cán bộ truyền thông cao cấp; ông Nguyễn Hồng Ngân, cánbộ truyền thông; bà Trần Kim Chi, cán bộ truyền thông, bà Vũ Lan Hương,cán bộ truyền thông và bà Vũ Thị Anh Linh, trợ lý chương trình thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới trân trọng giới thiệu“Báo cáo tổng quan Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Côngbằng và Dân chủ” với hy vọng báo cáo sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo, cácnhà quản lý, các cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách của Việt Namtrong những năm tới.

VIỆT NAM 2035XX LỜI CẢM ƠN

NGÂN HÀNG THẾ GIỚIPhó Chủ tịch, Vùng Châu Á Thái Bình Dương

Axel van Trotsenburg

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯBộ trưởng

Bùi Quang Vinh

Page 23: Báo cáo Việt Nam 2035

3D Công nghệ ba chiềuAEC Cộng đồng kinh tế ASEANAIIB Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu ÁALTC Hệ thống chăm sóc dài hạn và dưỡng lão chính thứcAPEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình DươngASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam ÁBHXH Bảo hiểm xã hộiBRICS Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam PhiCIVICUS Liên minh Thế giới vì sự Tham gia của Công dânCRPD Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền của Người Khuyết tậtDIV Bảo hiểm Tiền gửi Việt NamDNNN Doanh nghiệp nhà nướcECA Châu Âu và Trung ÁEU Liên minh châu ÂuEVN Tổng công ty điện lực Việt NamFDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiFTAAP Khu vực tự do thương mại khu vực Châu Á - Thái Bình DươngGDP Tổng sản phẩm quốc nộiGINI Hệ số biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhậpGMS Hợp tác khu vực Tiểu vùng sông Mê-kôngGVCs Chuỗi giá trị toàn cầuIAS Chuẩn mực kiểm toán quốc tếICT Công nghệ thông tin và truyền thôngIFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tếIMF Quỹ tiền tệ thế giớiLAC Mỹ La tinh và Ca-ri-bê

VIỆT NAM 2035 XXI

Danh mục từ viết tắt

Page 24: Báo cáo Việt Nam 2035

LĐTBXH Lao động thương binh xã hộiLHQ Liên hiệp quốcLPI Chỉ số Hiệu quả logisticsMDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷMICS Khảo sát đa nhóm chỉ sốMPC Ủy ban Chính sách tiền tệNDB BRICS Ngân hàng phát triển mới của BRICSNHNN Ngân hàng Nhà nướcNHTG Ngân hàng Thế giớiOADR Hệ số người cao tuổi ăn theoODA Hỗ trợ phát triển chính thứcOECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếPPP Phương pháp tính theo ngang giá sức mua/sức mua tương đươngQLCT Cục quản lý cạnh tranh Việt NamR&D Nghiên cứu và phát triểnRCEP Hiệp định đối tác kinh tế khu vực toàn diệnSDG Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốcSMAC Dịch vụ điện toán đám mây, phân tích và di động xã hộiSRB Tỷ lệ giới tính khi sinhTCTK Tổng Cục thống kêTFP Năng suất nhân tố tổng hợpTHPT Trung học phổ thôngTLĐLĐ Tổng Liên đoàn lao động Việt NamTPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình DươngUHC Chăm sóc y tế toàn dânVAMC Công ty Quản lí Tài sản Việt NamVAS Chuẩn mực kế toán Việt NamVDB Ngân hàng phát triển Việt NamVHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt NamWDI Các chỉ số phát triển thế giớiWGI Chỉ số quản trị toàn cầuWTO Tổ chức Thương mại thế giới

VIỆT NAM 2035XXII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Page 25: Báo cáo Việt Nam 2035

Năm 2015 đánh dấu 70năm kể từ khi bản Tuyênngôn độc lập năm 1945

của Việt Nam ra đời, 40 năm thốngnhất đất nước và 30 năm tiến hànhĐổi mới, Việt Nam từ một trongnhững nước nghèo nhất thế giớiđã trở thành một trong nhữngnước có thành tích phát triển ấntượng nhất. Đội ngũ lãnh đạo cótầm nhìn, xã hội có nhận thức vềmột mục đích chung hướng tớitương lai là nhân tố chính tạo nênthành công. Kể từ cuối thập niên1980, những nhân tố đó kết hợpvới thể chế kinh tế thị trường vàhội nhập quốc tế đưa Việt Namtừng bước trở thành một nước thunhập trung bình ngày hôm nay.Tốc độ tăng trưởng thuộc vàohàng cao trên thế giới đã đưa ViệtNam vượt qua những khó khăncùng cực và đưa hàng chục triệungười thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Hướng tới năm 2035, tròn 60năm tái thống nhất đất nước, Việt

Nam cần khơi dậy khát vọng xâydựng một đất nước công nghiệp,hiện đại với chất lượng cuộc sốngcao hơn. Khát vọng đó được thựchiện thông qua chương trình cảicách thể chế và các chính sách hỗ trợdựa trên 3 trụ cột chính: thịnhvượng về kinh tế đi đôi với bềnvững về môi trường; công bằng vàhòa nhập xã hội; năng lực và tráchnhiệm giải trình của nhà nước. Tăngtrưởng nhanh chỉ có thể được duytrì trên cơ sở tăng nhanh năng suất,có tính đến tổn hại về môi trường,và tạo dựng một nền kinh tế dựatrên sáng tạo và đổi mới công nghệ.Phát huy những thành tựu về côngbằng và hòa nhập xã hội đòi hỏiphải quan tâm cả đến những đốitượng thiệt thòi cũng như đáp ứngtốt hơn nhu cầu của một xã hộitrung lưu đang xuất hiện và dân sốđang già đi. Thêm vào đó, quản trịnhà nước phải trở nên hiện đại,minh bạch và hoàn toàn dựa trênnền tảng thượng tôn pháp luật.

Những thông điệp chính

VIỆT NAM 2035 XXIIINHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 26: Báo cáo Việt Nam 2035

Thịnh vượng về kinh tế đi đôivới bền vững về môi trường

Hiến pháp năm 1992 và 2013đã xác định các mục tiêu to lớn vàđầy khát vọng trong tương lai củaViệt Nam, đó là “dân giàu, nướcmạnh”. Các văn kiện của ĐảngCộng sản Việt Nam và Chính phủđặt mục tiêu về tăng trưởng GDPbình quân đầu người 7%/năm(tương đương với tăng trưởngGDP 8%/năm đề ra trong Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội thờikỳ 2011-2020) phản ánh khát vọngđó. Tốc độ đó sẽ giúp Việt Nam cócơ hội trở thành nước có thu nhậptrung bình cao vào năm 2035 nhưMa-lai-xi-a hiện nay và Hàn Quốcvào giữa thập niên đầu của thế kỷ21. Song mục tiêu này là hết sứctham vọng vì nó vượt xa mức tăngtrưởng trước đây của Việt Nam vàchỉ có rất ít quốc gia trên thế giớiđạt được.

Những đức tính cần kiệm, kỷluật và siêng năng của người dâncần được phát huy hơn nữa đểgiúp đất nước đạt được mục tiêunày. Tỷ lệ tiết kiệm trong nước cầnđược duy trì ở mức cao, trong khitỷ lệ đầu tư phải tăng lên ít nhiều.Cần cù và kỷ luật là cần thiết đểđối phó với xu thế già hóa dân số.

Tuy nhiên, chỉ như vậy là chưa đủ.Năng suất và đổi mới sáng tạomới chính là động lực cho tăngtrưởng trong tương lai. Điều nàyđòi hỏi phải kiên trì thực hiện cácchính sách giải quyết vấn đề năngsuất tăng chậm lại và đầu tư dàihạn kém hiệu quả, đặc biệt là đầutư hạ tầng đô thị và đầu tư chonăng lực đổi mới sáng tạo.

Điều gì lý giải cho hiện tượngtăng năng suất chậm lại? Đầu tưcông chưa hiệu quả như mong đợido các quyết định đầu tư còn thiếuđồng bộ và thiếu phối hợp trongmột cấu trúc nhà nước cát cứ vàmanh mún1. Một điều rõ ràng nữalà phần lớn các doanh nghiệp nhànước hoạt động thiếu hiệu quả.Tình trạng nhà nước đầu tư dàntrải, thiếu hiệu quả khiến chonăng suất thấp bao trùm trong cảnền kinh tế. Nhưng điều đó vẫnchưa lý giải đầy đủ vì sao năngsuất lại giảm. Mức tăng năng suấtcủa khu vực tư nhân trong nướcliên tục giảm làm cho hiệu quả củakhu vực này cũng thấp như khu

VIỆT NAM 2035XXIV NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

____________________1. Cấu trúc nhà nước cát cứ và manh mún làtình trạng thiếu cơ cấu tầng bậc, thiếu phâncông vai trò và nhiệm vụ trong chính quyềnTrung ương, giữa Trung ương và địa phương- gây ảnh hưởng đến hoạch định và triểnkhai chính sách.

Page 27: Báo cáo Việt Nam 2035

vực doanh nghiệp nhà nước bởihai nguyên nhân. Thứ nhất, nềntảng thể chế kinh tế thị trườnghiện đại chậm hoàn thiện gâyphương hại đến quyền tài sản vàlàm giảm tính cạnh tranh trên cácthị trường hàng hóa. Thứ hai, thịtrường các yếu tố sản xuất bị chiphối bởi sự kết hợp không rõ rànggiữa phân bổ theo thị trường vàphân bổ bằng mệnh lệnh hànhchính. Thiết chế công bị thươngmại hóa nghĩa là Nhà nước thamgia quá nhiều vào hoạt động kinhtế trực tiếp qua các doanh nghiệpnhà nước và gián tiếp thông quavận động chính sách của các nhómlợi ích dẫn đến việc phân bổ đấtđai và vốn dựa vào các quyết địnhhành chính mà ít thông qua tínhiệu thị trường.

Thị trường đất đai bất cậpcũng gây tổn hại cho năng suất, ítnhất theo hai hướng. Thứ nhất,diện tích đất đô thị tăng nhanhhơn dân số đô thị làm cho giảmmật độ dân số đô thị và từ đó làmhạn chế khả năng tăng năng suấtqua tập trung dân cư tại đô thị.Thứ hai, những rào cản của quátrình tích tụ, tập trung hóa đất đainông nghiệp làm giảm lợi nhuậncủa các hộ canh tác nhỏ lẻ và giảmnăng suất của ngành nông nghiệp.

Sức ép môi trường cũng đe dọatăng trưởng bền vững trong dàihạn của Việt Nam. Tăng trưởngtrong 25 năm qua phần nào cóđược với cái giá phải trả về môitrường khá lớn. Tài nguyên cạnkiệt nhanh chóng là vấn đề rấtđáng quan ngại. Ô nhiễm môitrường từ nước thải công nghiệpvà đô thị dẫn đến những nguy cơnghiêm trọng về sức khỏe, đặcbiệt đối với trẻ em tại các địa bànquanh Hà Nội và thành phố HồChí Minh. Trong tương lai, ViệtNam cũng là một trong nhữngquốc gia dễ bị tổn thương nhất bởibiến đổi khí hậu, trong đó dân cưvà hoạt động kinh tế tập trung tạikhu vực Đồng bằng sông CửuLong phải chịu rủi ro cao nhất. Rủiro còn tăng lên do mức tiêu thụnăng lượng gia tăng và dựa nhiềuvào nhiệt điện than. Những nămgần đây, mức tăng phát thải khínhà kính của Việt Nam vào loạicao trên thế giới.

Chương trình cải cách nhằmđảm bảo tăng trưởng kinh tế bềnvững bao gồm 4 nội dung:1. Tạo dựng môi trường thuận lợi cho

doanh nghiệp trong nước. Trọngtâm trước mắt là cần nâng caonăng lực cạnh tranh và hiệu quả

VIỆT NAM 2035 XXVNHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 28: Báo cáo Việt Nam 2035

cho các doanh nghiệp trongnước. Tái cơ cấu và cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước vẫnquan trọng, nhưng sẽ là khôngđủ. Khu vực tư nhân trong nướccòn non yếu đòi hỏi quan tâmnhiều hơn về chính sách. Trướchết, cần củng cố nền tảng thểchế kinh tế thị trường, đặc biệtlà việc bảo vệ quyền tài sản vàthực thi có hiệu lực các chínhsách đảm bảo cạnh tranh. Thịtrường đất đai minh bạch, vậnhành tốt và một khu vực tàichính cạnh tranh, có sự quản lýtốt của nhà nước cũng là nhữngđiều kiện không thể thiếu. Khuvực kinh tế tư nhân trong nướcđược nâng cao năng lực và tựtin hơn sẽ đẩy mạnh kết nốitheo chiều sâu với các doanhnghiệp nước ngoài (FDI), tạothuận lợi cho việc chuyển giaocông nghệ và tri thức. Đây lànhững yếu tố rất cần thiết đểnâng cao năng suất. Tham giahiệu quả vào chuỗi giá trị toàncầu cũng sẽ đòi hỏi phải pháttriển ngành dịch vụ và tăngcường mạng lưới giao thông kếtnối trong nước với các nước đốitác thương mại. Thêm nữa, hiệnđại hóa nông nghiệp cần đượcthực hiện gắn với thị trường và

sản xuất hàng hóa. Các cam kếttrong các hiệp định thương mạichủ chốt (nhất là TPP) thực sự làcơ hội để tiến hành những cảicách khó khăn và nhạy cảm vềchính trị, xã hội.

2. Đẩy mạnh học hỏi và đổi mới sángtạo. Để duy trì tăng trưởng caotrong một thời gian dài cần cómột chương trình cải cách tíchcực nhằm đẩy mạnh học hỏi vàđổi mới sáng tạo. Cả doanhnghiệp lẫn các tổ chức khoa họcvà nghiên cứu đều chưa cóđộng lực để theo đuổi mộtchương trình như vậy. Xâydựng một hệ thống đổi mớisáng tạo quốc gia chính là cáchđể cải thiện tình hình. Về phíacầu, hệ thống đó sẽ khuyếnkhích doanh nghiệp tìm kiếmnhững tri thức tốt nhất hiện có,đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ kĩthuật và tài chính thúc đẩy quátrình học hỏi của doanh nghiệp.Về phía cung, hệ thống này sẽgiúp nâng cao kỹ năng của lựclượng lao động vượt lên trìnhđộ được đào tạo trong giáo dụccơ bản hiện nay, đồng thời tăngcường chất lượng và mức độphù hợp trong nghiên cứu vàđào tạo tại các trường đại học vàviện nghiên cứu của nhà nước.

VIỆT NAM 2035XXVI NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 29: Báo cáo Việt Nam 2035

3. Tái cơ cấu đầu tư và đổi mới chínhsách đô thị. Khi bước vào quỹ đạotăng trưởng cao và hiện đại hóakinh tế, các đô thị phải đảm nhiệmnhiều chức năng hơn để phát triểndoanh nghiệp tư nhân, đổi mớisáng tạo và hỗ trợ phát triển cáccụm công nghiệp2 (industrialclusters) gắn kết với chuỗi giá trịtoàn cầu, cũng như thu hút và tậptrung nhân tài. Muốn vậy, cầnđịnh hình lại chính sách và tái cơcấu đầu tư nhằm phát huy lợi thếmật độ kinh tế cao bên trong vàxung quanh các vùng đô thị lớnnhư thành phố Hồ Chí Minh, HàNội, Hải Phòng và Đà Nẵng, cũngnhư mạng lưới các đô thị cấp hainăng động, tạo điều kiện thuận lợitrong tiếp cận thị trường, thúc đẩychuyên môn hóa, giảm phân biệtđối xử đối với người nhập cư(không có hộ khẩu thường trú)trong tiếp cận dịch vụ. Để làmđược như vậy, cần thiết phải có thịtrường đất đai hiệu quả, quyhoạch đô thị đồng bộ và hạ tầngkết nối được cải thiện.

4. Đảm bảo bền vững môi trường. Bayếu tố chính để đảm bảo bềnvững môi trường là bảo vệ chấtlượng nguồn tài nguyên thiênnhiên (không khí, đất và nước);lồng ghép khả năng chống chịutrước tác động khí hậu vào kếhoạch kinh tế, chính sách ngànhvà đầu tư hạ tầng và quan tâmđến các nguồn năng lượng sạchthông qua xuất, nhập khẩu nănglượng trong khu vực. Quá trìnhtăng trưởng bền vững, bao trùm(inclusive) và có sức chống chịuđòi hỏi phải có thể chế và chínhsách mạnh để phối hợp hànhđộng và đầu tư; đầu tư thôngminh (với sự tham gia của khuvực tư nhân) nhằm tính đầy đủcác phí tổn về khí hậu và môitrường; một cơ sở thông tin và dữliệu dễ tiếp cận phục vụ quá trìnhgiám sát và ra quyết định.

Thúc đẩy công bằng vàhòa nhập xã hội

Việt Nam luôn luôn chú trọngvào công bằng và hòa nhập xã hội.Việt Nam là một trong số ít quốcgia đạt được tăng trưởng cao điđôi với công bằng xã hội. Thànhtích đó dựa trên nền tảng bắt đầutừ việc giao đất công bằng hơnvào cuối thập kỷ 1980 đến việc

VIỆT NAM 2035 XXVIINHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

____________________2. Các cụm công nghiệp (industrial cluster) ởđây nhấn mạnh vào tính liên kết phát triểnngành không mang ý nghĩa như những khu,cụm công nghiệp đã và đang được thành lậphiện nay với quan niệm như một hình thứctổ chức sản xuất lãnh thổ.

Page 30: Báo cáo Việt Nam 2035

đảm bảo tốt hơn khả năng tiếp cậncác dịch vụ cơ bản như y tế và giáodục, cũng như đảm bảo công bằngtrong phân bổ ngân sách giữa cácđịa phương có trình độ phát triểnkhác nhau. Việt Nam luôn mongmuốn duy trì thành tích này trongquá trình phát triển. Quan điểmchính về phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam - xây dựng nền kinhtế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa - chú trọng sự hài hòagiữa tăng trưởng kinh tế theo thịtrường và công bằng xã hội.

Tiếp tục duy trì thành tích tăngtrưởng và bảo đảm công bằng xãhội như vậy không phải tự nhiênmà có, nhất là trong bối cảnh cónhững tác động mới do quá trìnhđô thị hóa, toàn cầu hóa mang lạivà sản xuất đòi hỏi kĩ năng ngàycàng cao hơn. Hướng đến năm2035, Việt Nam phải theo đuổimột chương trình kép bao gồm haimục tiêu: công bằng và hòa nhậpxã hội.

Các chương trình đang thựchiện nhằm đảm bảo bình đẳng vềcơ hội còn phải tiếp tục. Tuy đãđạt những bước tiến lớn về nângcao mức sống kể từ khi Đổi mớinhưng một số nhóm đối tượng lớnvẫn bị thiệt thòi và hiện đang có

khoảng cách lớn về cơ hội giữacon em các hộ nghèo và con emcác gia đình khá giả. Trẻ em dướimột tuổi người dân tộc thiểu số cóxác suất tử vong cao gấp bốn lầntrẻ em người Kinh. Trên một nửatrẻ em khuyết tật nặng chưa từngđến trường. Tình trạng thiếu hòanhập cũng tồn tại dai dẳng tráingược với những gì ở nhóm thunhập cao. Trong thập kỷ vừa qua,mặc dù số triệu phú người ViệtNam đã tăng gấp ba lần nhưngtình trạng suy dinh dưỡng trẻ emdân tộc thiểu số vẫn hầu nhưkhông thay đổi.

Giải quyết những bất bìnhđẳng và chưa công bằng đó đòihỏi phải tiếp tục nỗ lực, đặc biệtthực hiện Chương trình nghị sựđến năm 2035 với 4 nội dungchính sau:1. Giảm bớt rào cản, tăng cơ hội cho

người dân tộc thiểu số. Các sángkiến mục tiêu về giáo dục, dinhdưỡng và vệ sinh sẽ rút ngắnkhoảng cách còn lớn về cơ hộicho trẻ em dân tộc thiểu số. Ởđây cần có cách làm thí điểm vàđánh giá kết quả căn cứ trênnhững hiểu biết thực tiễn sâusắc về tập quán của người dântộc thiểu số. Các chính sách cần

VIỆT NAM 2035XXVIII NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 31: Báo cáo Việt Nam 2035

được thực hiện hiệu quả hơnthông qua sự tham gia, góp ýcủa người dân tộc thiểu số.

2. Tạo điều kiện để người khuyết tậttham gia đầy đủ về mặt xã hội.Việt Nam đã cam kết mạnh mẽvề sự hòa nhập của ngườikhuyết tật nhưng trong thựchiện vẫn còn khoảng cách lớn.Kinh nghiệm của các nước chothấy, để hiện thực hóa cam kếtcần thường xuyên giám sát vàtạo cơ hội cho người khuyết tậtvà gia đình họ tự vận động vớisự hỗ trợ của các tổ chức xã hội.

3. Gỡ bỏ sự ràng buộc giữa hệ thốngđăng ký hộ khẩu với khả năng tiếpcận dịch vụ công. Hiện ít nhất 5triệu người dân Việt Namkhông có hộ khẩu thường trú tạinơi cư trú, ngăn cản họ tiếp cậncác dịch vụ công, bao gồm giáodục, y tế và các dịch vụ hànhchính như đăng ký xe, làm giấykhai sinh... Bên cạnh yếu kémvề hiệu lực thực thi, bản thân hệthống đăng ký hộ khẩu vẫn lànguồn gốc gây bất bình đẳng vềcơ hội và việc thu thuế hiệu quảđối với người di cư (không cóhộ khẩu thường trú). Cải cáchhệ thống hộ khẩu sẽ giúp tạo rasự bình đẳng giữa các công dân.

4. Giảm thiểu sự phân biệt về giới.Cần tạo ra nhiều cơ hội hơn chophụ nữ tham gia lãnh đạo trongcác tổ chức công quyền thôngqua bình đẳng về độ tuổi nghỉhưu của nữ giới và cương quyếtthực hiện sớm. Một điều quantrọng nữa là phải giảm tỷ lệ mấtcân bằng giới tính khi sinh, hiệnthuộc vào hàng cao nhất thế giớivới 114 bé trai trên 100 bé gái.Mở rộng hệ thống hưu trí, cảicách chính sách dân số và thựchiện truyền thông đề cao vai tròcủa bé gái có thể giúp giảm bớttình trạng coi trọng con trai.

Chương trình mới về hòa nhậpxã hội sẽ được định hình bởi haixu thế lớn về xã hội đang diễn ra.Xu thế lớn thứ nhất là sự xuất hiệncủa tầng lớp trung lưu tập trungtại các đô thị và làm việc trongkhu vực chính thức. Đến năm 2035sẽ có trên một nửa dân số ViệtNam thuộc nhóm trung lưu3 (hiệnnay mới là 10%) và nhu cầu củalớp người này khác hẳn với nhucầu của đa số người nghèo hiệnsống chủ yếu ở nông thôn. Xu thếlớn thứ hai là sự dịch chuyển

VIỆT NAM 2035 XXIXNHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

____________________3. Tầng lớp trung lưu toàn cầu bao gồmnhững người có mức tiêu dùng từ 10 US$đến 100 US$ (tính theo sức mua tươngđương, giá năm 2005) mỗi ngày.

Page 32: Báo cáo Việt Nam 2035

mạnh mẽ về cơ cấu dân số theo độtuổi. Số người cao tuổi sẽ tăngnhanh khiến Việt Nam trở thànhmột trong những nước có dân sốgià hóa nhanh nhất thế giới và làmcho tỷ lệ số người trong độ tuổilao động giảm xuống. Đến năm2035, tỷ số người cao tuổi phụthuộc (tỷ số giữa số người từ 65tuổi trở lên so với số người trongđộ tuổi từ 15 - 64) sẽ tăng từ gần10/100 hiện nay lên gần 22/100,trong khi số người trong độ tuổilao động bắt đầu giảm. Để giảiquyết các thách thức trên, Chươngtrình nghị sự về tầng lớp trunglưu và người cao tuổi bao gồmbốn nội dung sau:1. Mở rộng phạm vi bao phủ của hệ

thống lương hưu áp dụng cho đại bộphận dân số. Trước những tháchthức do vấn đề già hóa nhanh,việc mở rộng phạm vi bao phủcho các đối tượng trong khu vựcphi chính thức chỉ có thể thựchiện được thông qua hệ thốngbảo hiểm xã hội đa tầng và cảicách căn bản để đảm bảo hệthống bền vững về tài chính, baogồm cả việc tăng tuổi nghỉ hưu.

2. Đảm bảo hầu hết trẻ em đều hoànthành trung học phổ thông và tốtnghiệp với các kỹ năng phù hợp.

Một ưu tiên chính sách là chấmdứt phân bổ đầu vào học sinhphổ thông trung học dựa trênkỳ thi chuyển cấp thay bằngphổ cập giáo dục trung học phổthông. Chính sách tiếp theo làliên tục cải tiến về nội dung vàchất lượng đào tạo để giúp họcsinh phát triển “kỹ năng thôngthường” (kỹ năng “ngoài nhậnthức”) và kỹ năng xử lý vấn đềphức tạp, cần thiết cho việctham gia một thị trường laođộng cạnh tranh.

3. Thiết lập cơ chế đại diện hữu hiệuđể bảo vệ người lao động thông quatổ chức công đoàn và tổ chức đạidiện cho người lao động. Việt Namcần chuyển sang hệ thống quanhệ lao động phù hợp với nhucầu của một nền kinh tế thịtrường hoàn chỉnh, trong đó lợiích của người lao động, người sửdụng lao động và nhà nướcđược đại diện một cách hợp lýhơn trên cơ sở một quy trìnhthương thảo phù hợp với cáccam kết trong Hiệp định TPP.Thêm vào đó, khung pháp lý củathị trường lao động cần cân bằnghơn giữa việc bảo vệ người laođộng với sự linh hoạt cần thiếtđể thúc đẩy phát triển một khuvực chính thức năng động.

VIỆT NAM 2035XXX NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 33: Báo cáo Việt Nam 2035

4. Đảm bảo độ bao phủ y tế toàn dân.Để đảm bảo người dân đượctiếp cận các dịch vụ y tế chấtlượng tốt mà không phải chịugánh nặng tài chính quá lớn,phải cải cách căn bản chế độ bảohiểm y tế hiện tại, đồng thờichuyển từ mô hình trọng tâm làbệnh viện sang mô hình trọngtâm là chăm sóc sức khoẻ banđầu với chất lượng cao trongmột hệ thống tích hợp.

Tăng cường năng lực vàtrách nhiệm giải trình củanhà nước

Cải cách hệ thống chính trị vàthể chế phải song hành với quátrình phát triển ở Việt Nam. Thựctiễn từ nhiều nước cho thấy hiệulực của nhà nước hay chính nănglực của Chính phủ trong thiết lậpvà thực hiện các mục tiêu có liênquan chặt chẽ đến thành quả pháttriển. Hiệu lực của nhà nước dựatrên 3 trụ cột hỗ trợ: chính phủđược tổ chức tốt với chức nghiệpthực tài và có kỷ luật; vận dụngnguyên tắc thị trường trong hoạchđịnh chính sách kinh tế; và cơ chếđảm bảo sự kiểm soát và cân bằnggiữa các nhánh quyền lực trongNhà nước và sự tham gia rộng rãicủa công chúng. Ba trụ cột này là

cần thiết để đảm bảo hiệu lực củanhà nước. Cải cách cơ cấu nhànước nhưng không tính đến kỷluật thị trường hoặc giao vai tròlớn hơn cho cơ chế thị trường songlại tách rời việc hoạch định chínhsách khỏi sự tham gia của cộngđồng, đều không đưa đến kết quảtích cực.

Việt Nam cũng là một minhchứng về mối quan hệ giữa hiệulực của nhà nước và kết quả pháttriển. Nhiều thành quả ban đầuđạt được nhờ vào nhà nước cónăng lực cao hơn so với một quốcgia có mức thu nhập thấp. Tuynhiên, nhà nước kém hiệu lực lạilà một nguyên nhân dẫn tới sự trìtrệ năng suất và môi trường kémthuận lợi cho sự phát triển củakhu vực kinh tế tư nhân. Do điềukiện lịch sử của Việt Nam, nhữngthiết chế công đã bị thương mạihóa, cát cứ, manh mún và thiếu sựgiám sát của người dân.

Tình trạng thương mại hóa xảyra do nhà nước tham gia quá nhiềuvào hoạt động kinh tế trực tiếp quacác doanh nghiệp nhà nước, đặcbiệt là các tập đoàn kinh tế nhànước và gián tiếp thông qua sự gắnkết chặt chẽ với một nhóm đặcquyền trong khu vực tư nhân trong

VIỆT NAM 2035 XXXINHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 34: Báo cáo Việt Nam 2035

nước. Nhóm lợi ích đặc quyềnkhông phải chỉ có ở Việt Nam, songquan hệ của nhóm này với nhànước gắn với kết quả hoạt độngkinh doanh lại cao bất thường.Tình trạng cấu trúc nhà nước cátcứ, manh mún là hệ quả của sựthiếu rõ ràng trong phân cấp, phâncông quyền hạn và trách nhiệmgiữa các cơ quan Trung ương vớinhau và giữa Trung ương với địaphương, do vậy tạo nên tính trì trệvà thiếu hiệu quả trong hoạch địnhvà thực thi chính sách. Sự cát cứ,manh mún quyền lực theo chiềungang và chiều dọc dẫn đến chồngchéo nhiệm vụ và gây mâu thuẫngiữa các quy định và quyết định.Kết quả thường là sự bế tắc hoặcnhững quyết định chưa tối ưu theocách nhìn của xã hội. Việc quản lýcông chức không dựa trên năng lựclàm trầm trọng thêm các tác độngbất lợi của tình trạng thương mạihóa và cát cứ, manh mún của nhànước đối với chất lượng hành chínhcông ở Việt Nam.

Khung khổ pháp lý của ViệtNam đã tạo không gian nhất địnhcho công dân tham gia vào quátrình quản trị nhà nước. “Nhànước của dân, do dân, vì dân”,“dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra” là những điều được

khẳng định rõ trong Hiến pháp,các văn kiện của Đảng và Nhànước. Nhưng trên thực tế, vẫn tồntại khoảng cách giữa những camkết này với thực tiễn tham gia củacông dân trong quản trị nhà nước.Sự tham gia của người dân trongcác tổ chức phi chính phủ đangtăng lên nhanh chóng, nhưng điềuđó không có nghĩa chất lượngtham gia của người dân đã đượccải thiện tương xứng. Quy trìnhbầu cử và cơ chế cho sự tham giacủa các tổ chức xã hội chưa thựcsự bảo đảm tính đại diện đích thựccủa người dân. Việt Nam cũngthiếu một hệ thống kiểm soát vàcân bằng hữu hiệu giữa ba nhánhcủa nhà nước pháp quyền. Vẫncòn hạn chế trong tiếp cận thôngtin, đây là chìa khóa để người dânthể hiện tiếng nói của họ đối vớiviệc giải trình của nhà nước.

Kết quả là Chính phủ thườnggặp khó khăn trong việc phối hợpchính sách kinh tế, dẫn đến sựthỏa hiệp giữa các cơ quan nhànước với nhau và sự mặc cả giữanhà nước với khu vực tư nhân,đồng thời cản trở sự giám sát đốivới các quyết định chính sáchcũng như sự phản hồi của côngchúng về hệ quả của các chínhsách kinh tế.

VIỆT NAM 2035XXXII NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 35: Báo cáo Việt Nam 2035

Hiện đại hóa thể chế của ViệtNam đòi hỏi phải đổi mới mạnhmẽ nhà nước và mối quan hệ giữanhà nước với thị trường và xã hội.Nỗ lực nâng cao năng lực và tráchnhiệm giải trình của nhà nước cầnthực hiện đồng bộ ba nội dung sau:1. Xây dựng một nhà nước được tổ

chức hợp lý hơn với bộ máy chứcnghiệp thực tài. Nhà nước cầnđược tổ chức hợp lý và gắn kếtchặt chẽ hơn giữa vai trò vàtrách nhiệm của các thiết chếnhà nước. Điều này đòi hỏiphải có sự phân quyền và phânđịnh chức năng một cách rõràng hơn giữa các cấp khácnhau của nhà nước, cùng sựđiều chỉnh tương ứng khungkhổ tài chính của nhà nước, làmrõ và nâng cao trách nhiệm giảitrình, khắc phục tình trạng kémhiệu quả trong phối hợp và sửdụng các nguồn lực công. Nhànước cần tập trung cải thiện sựphối hợp và giám sát thực thichính sách của các cơ quan nhànước. Phải phân định rõ ràngvề quyền hạn và trách nhiệmcủa các cơ quan Trung ươngnhằm đạt được hiệu quả vàtrách nhiệm giải trình tốt hơn.Hệ thống quản trị công cũngcần cải cách theo hướng đảm

bảo trọng dụng tài năng trongbố trí nguồn nhân lực.

2. Áp dụng nguyên tắc thị trườngtrong hoạch định chính sách kinhtế. Đặc trưng của mối quan hệgiữa nhà nước và thị trường làsự phân định rõ ràng giữa khuvực công và khu vực tư. Cụ thể,các cơ quan chính quyền thamgia vào các quyết định kinh tế sẽkhông được tham gia vào bất cứhoạt động kinh doanh nàonhằm tránh xung đột lợi ích.Nhà nước cần chuyển đổi vaitrò từ thiên về sản xuất kinhdoanh sang xây dựng khungkhổ pháp lý và kiến tạo sân chơibình đẳng trong nền kinh tế,trong đó tập trung vào việc thựcthi cạnh tranh tự do và côngbằng, đảm bảo an toàn và minhbạch quyền tài sản, đặc biệt làđất đai. Nhà nước không chỉphải giảm số lượng và đầu tưvào DNNN đồng thời tăngcường quản trị DNNN còn lại,mà còn phải chấm dứt ưu đãicho DNNN cũng như các DN tưnhân thân hữu. Ngoài ra, cầnphải có một hệ thống tư phápđộc lập, có năng lực, được đàotạo để thực thi khung khổ phápluật và xây dựng một môitrường kinh doanh bình đẳng.

VIỆT NAM 2035 XXXIIINHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 36: Báo cáo Việt Nam 2035

Nhà nước cần giảm bớt sự kiểmsoát đối với các tổ chức kinhdoanh và nghề nghiệp, kể cảPhòng Thương mại và Côngnghiệp Việt Nam. Tạo khônggian cho các tổ chức này hoạtđộng như những đại diện cholợi ích kinh doanh độc lập sẽmang lại tiếng nói cho khu vựctư nhân trong nước và cho phéphọ tham gia nhiều hơn vào giámsát chính sách của nhà nước.

3. Nâng cao trách nhiệm giải trìnhcủa nhà nước. Nhà nước cầnđược tổ chức theo cách đảm bảosự kiểm soát và cân bằng thựcsự giữa các nhánh hành pháp,lập pháp và tư pháp. Quốc hộiphải trở thành cơ quan chuyênnghiệp (bao gồm các đại biểuchuyên trách và có đội ngũchuyên gia hỗ trợ) và giám sát

toàn bộ các hoạt động của nhànước. Hệ thống tư pháp cũngcần được tăng cường một cáchtương xứng, tập trung vào tínhđộc lập với cơ quan hành phápvà nâng cao tính minh bạchtrong hoạt động của mình. Cầncó nhiều tổ chức xã hội đa dạngtham gia vào quá trình hoạchđịnh chính sách và giám sáttrách nhiệm giải trình của nhànước. Nhà nước cần đưa ra mộtkhung khổ pháp lý thúc đẩyquyền công dân. Cũng cần cókhung khổ pháp lý yêu cầu cáccác cơ quan công quyền phảiminh bạch và tạo cơ chế chongười dân tương tác hiệu quảvới nhà nước thông qua việctăng cường tiếp cận thông tinchính xác và kịp thời và nângcao vai trò của các cơ quanthông tin đại chúng.

XXXIV VIỆT NAM 2035 NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH

Page 37: Báo cáo Việt Nam 2035

Lời mở đầu

Khắc phục hậu quả của thờikì thực dân đô hộ và cáccuộc chiến tranh khốc liệt

kéo dài không phải là việc dễ làm,nhưng xây dựng nền tảng vữngchắc tiến lên hiện đại còn khó hơn.Chỉ một số ít quốc gia đã thực hiệnthành công cả hai mục tiêu này. Bíquyết thành công ở đây là gì? Tronghầu hết các trường hợp, chính là sựkết hợp giữa đội ngũ lãnh đạomạnh và quản trị tốt với sự đồngthuận của xã hội về mục tiêu pháttriển, phân bổ nguồn lực dựa trênthị trường và tích cực tham gia vàodòng chảy thương mại, đầu tư vàtri thức với thế giới4. Việt Nam đãkết hợp hiệu quả những nhân tốquan trọng trên từ khi Đổi mới(1986), đưa đất nước từng bướcchuyển từ nền kinh tế khép kín, kếhoạch hóa tập trung sang một nền

kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Theo đánh giá của nhiềuchuyên gia và tổ chức quốc tế, ViệtNam là một điển hình về phát triểnthành công. Từ một nước trongnhóm nghèo nhất thế giới khi bắtđầu đổi mới, chỉ trong vòng mộtthế hệ, Việt Nam đã vươn lên trởthành một nước thu nhập trungbình và đạt được nhiều thành tựuvề xã hội tương đương với cácquốc gia có thu nhập cao hơn.Tăng trưởng kinh tế của Việt Namtừ đầu những năm 1990 thuộchàng cao nhất trên thế giới và tốcđộ giảm nghèo cũng nhanh chưatừng có. Tuy nhiên, những gì đạtđược chưa đáp ứng đầy đủ nguyệnvọng của nhân dân; người dân vẫnnhìn nhận rằng còn nhiều tháchthức lớn cần giải quyết. Thànhcông không chỉ được đánh giábằng chính thành tựu của mình, sosánh với kết quả của các nước khácmà bằng cả so với khát vọng mãnh

VIỆT NAM 2035 1BÁO CÁO TỔNG QUAN

Việt Nam 2035: HƯỚNG TỚI THỊNH VƯỢNG, SÁNG TẠO,

CÔNG BẰNG VÀ DÂN CHỦ

____________________4. Ủy ban Tăng trưởng, 2008.

Page 38: Báo cáo Việt Nam 2035

liệt được hun đúc trong suốt chiềudài lịch sử.

Việt Nam luôn đặt cho mìnhnhững mục tiêu đầy khát vọng đểphấn đấu. Điều 3 Hiến pháp năm1992 đưa ra mục tiêu lâu dài là “xâydựng đất nước giàu mạnh, thực hiệncông bằng xã hội, mọi người có cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc, cóđiều kiện phát triển toàn diện”.Thành công được xem xét về cả haimặt tính toàn diện và khát vọng.Người Việt Nam ý thức mạnh mẽrằng con đường đi cũng quan trọngnhư đích đến. Theo hệ thống giá trịcủa Việt Nam, tính cần cù, kỷ luật vàtiết kiệm mang lại mức sống caohơn, không bị xói mòn và được duytrì trong suốt chặng đường, cũngnhư những giá trị về công bằng,nhân đạo, hiếu thuận, tôn trọng cácchuẩn mực xã hội và pháp luật, kínhtrọng người già và tôn sư trọng đạo.

Khát vọng của người Việt Namđược tạo nên bởi những nhân tốbên trong và bên ngoài. Nhân tốbên ngoài chính là sự phát triểnmạnh mẽ của các quốc gia lánggiềng trong một khu vực năngđộng nhất thế giới. Bước tiến nhanhchóng của Nhật Bản và những “conhổ Đông Á” đã thôi thúc ngườiViệt; đó không chỉ là những tấm

gương lôi cuốn mạnh mẽ mà cònlàm dấy lên mối lo về nguy cơ tụthậu của Việt Nam. Nhân tố bêntrong là niềm tự hào về quá khứhào hùng - đó cũng là điều dễ hiểutrong một xã hội có bề dày lịch sửlâu dài và là một trong những nềnvăn minh sớm nhất5. Đầu thế kỷ 19,Việt Nam đã từng là nền kinh tế cóquy mô lớn hơn nhiều so với TháiLan, Ma-lai-xi-a, hoặc Phi-líp-pin.Vì vậy, khát vọng giành lại vị thếcủa mình trong cộng đồng các quốcgia là rất lớn.

Những thành công trong quákhứ đã thúc đẩy Việt Nam hướngtới các mục tiêu công nghiệp hóa,hiện đại hóa và nâng cao chất lượngcuộc sống. Các mục tiêu đó phảnánh khát vọng về một cuộc sống cótrời xanh, nước sạch, không ngừngcải thiện về điều kiện vật chất; mộtxã hội lành mạnh, dân chủ và côngbằng, có trình độ văn hóa cao; mộtnhà nước hiệu quả và có tráchnhiệm giải trình.

Để đạt được những ước vọngnày, Việt Nam cần hành động quyếtđoán trong việc nắm bắt các cơ hộiquan trọng và quản lý tốt các rủi rolớn. Những cơ hội lớn bao gồm: sự

VIỆT NAM 20352 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________5. https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Vietnam

Page 39: Báo cáo Việt Nam 2035

xuất hiện của tầng lớp trung lưu ởViệt Nam, các hiệp định thươngmại tự do lớn trong khu vực, đặcbiệt là Hiệp định thương mại xuyênThái Bình Dương (TPP) mà ViệtNam là nước thành viên duy nhấtcó thu nhập trung bình thấp; nướcláng giềng Trung Quốc đang pháttriển nhanh chóng. Những rủi rolớn là vấn đề già hóa dân số, bốicảnh không thuận lợi của nền kinhtế toàn cầu và mối đe dọa về biếnđổi khí hậu mà Việt Nam chịu tácđộng nặng nề. Trong khi đó, nhữngsáng tạo về công nghệ và mô hìnhkinh doanh toàn cầu được thúc đẩybởi cách mạng công nghệ thông tincó thể đem lại cả rủi ro và lợi ích tùythuộc vào khả năng thích ứng củaViệt Nam.

Những khát vọng của đất nước,chính sách hỗ trợ và cải cách thể chếdo đó cần dựa trên 3 trụ cột: thịnhvượng về kinh tế đi đôi với bền vững vềmôi trường; công bằng và hòa nhập xãhội; năng lực và trách nhiệm giải trìnhcủa nhà nước. Để hiện thực hóanhững khát vọng này, tăng trưởngcao là cần thiết và chỉ có thể đượcduy trì khi dựa trên năng suất caohơn, phản ánh cái giá phải trả dosuy thoái môi trường và nuôidưỡng một nền kinh tế đổi mới,sáng tạo. Để duy trì các thành quả

trong công bằng và hòa nhập xãhội, phải quan tâm nhiều hơn đếnnhóm yếu thế và cung cấp các dịchvụ cho một xã hội trung lưu đanggià hóa và đô thị hóa. Để thực hiệnnhững khát vọng của đất nước, thểchế quản trị cần hiện đại, minh bạchvà dựa trên tinh thần thượng tônpháp luật.

Thành tích tăng trưởng caovà công bằng song cònnhiều thách thức

Việt Nam là một câu chuyệnthành công lớn trong quá trình pháttriển. Từ năm 1990, tăng trưởngGDP bình quân đầu người thuộcvào mức cao hàng đầu thế giới, chỉsau Trung Quốc. Đồng thời, tăngtrưởng cũng rất ổn định và bao phủrộng rãi, đem lại lợi ích cho tuyệtđại đa số người dân. Tiến bộ quantrọng trong phát triển con người đãđem lại những thành tựu ấn tượngtrong việc giảm nghèo và cải thiệnphúc lợi xã hội về nhiều mặt. Tuynhiên, sự suy giảm tốc độ tăng năngsuất, sự tiến bộ còn khiêm tốn củacác nhóm yếu thế trong quá trìnhphát triển (đặc biệt là nhóm các dântộc thiểu số) và suy thoái môitrường đã thách thức tính bền vữngcủa mô hình tăng trưởng hiện tại.Cấu trúc quản trị của Việt Nam đã

VIỆT NAM 2035 3BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 40: Báo cáo Việt Nam 2035

đến lúc cần thay đổi. Các thể chếtuy phù hợp trong việc đưa đấtnước trở thành một nước thu nhậptrung bình thấp nhưng nay đã bộclộ những nhược điểm, nếu khôngđược xử lý quyết đoán, kịp thời sẽảnh hưởng đến quá trình trở thànhmột nước thu nhập trung bình cao.

Cuối năm 1986, đứng trước bờvực khủng hoảng kinh tế, Việt Namđã chính thức bắt đầu đổi mới kinhtế. Những cải cách “phá rào” trướcđó một thập kỷ được thử nghiệmtheo cách nắm bắt cơ hội và thăm dògiới hạn của mô hình kế hoạch hóatập trung tuy cho thấy nhiều hứahẹn nhưng tình hình nghiêm trọnglúc đó đòi hỏi phải có cách tiếp cậnthực tế và phù hợp hơn. Lạm pháttính theo năm vào thời điểm đó lêntới trên 400%6, các hoạt động kinh tếthực đang trên đà tuột dốc, phảiphụ thuộc nhiều vào viện trợ nướcngoài7, lương thực thiếu thốn, ngânsách bội chi triền miên8 và đại đa sốdân cư sống trong nghèo đói.

Do đó, Đổi mới đã khởi độngmột quá trình ổn định kinh tế vĩmô, giải phóng nền kinh tế khỏi sựkiểm soát quá chặt chẽ, cứng nhắccủa nhà nước, từng bước hội nhậpkinh tế quốc tế9. Những nền tảngbền vững hơn của một nền kinh tếthị trường được từng bước hìnhthành và Việt Nam đã khéo léoquản lý thành công quá trìnhchuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóatập trung sang kinh tế thị trườngtrong khi nhiều quốc gia thuộc LiênXô cũ gặp thất bại.

Có bốn khía cạnh về cách tiếpcận giúp cho cải cách thành công.Thứ nhất, chọn cách tiếp cận thựcdụng cả về trình tự và tiến độ cảicách. Các biện pháp cải cách đượcthực hiện từng bước trên cơ sở tạođược sự đồng thuận rộng rãi vàtránh được các liệu pháp sốc trênquy mô lớn10. Hệ thống cải cáchcũng tỏ ra có khả năng thích ứngcao khi điều kiện trong nước vàquốc tế đòi hỏi thay đổi. Thứ hai,đã tranh thủ thế mạnh của đất

VIỆT NAM 20354 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________6. Rama 2014.7. Trần Văn Thọ 2015: “Việt Nam cần pháttriển một nền kinh tế theo định hướng thịtrường: Tổng kết 30 năm đổi mới và địnhhướng tương lai”. 8. Vũ Thành Tự Anh, David Dapice, NguyễnXuân Thành, Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2015, “Nhìnlại 30 năm phát triển của Việt Nam”, Báo cáochuyên đề cho Báo cáo Việt Nam 2035.

____________________9. Những bước đi lớn bao gồm giải thể hợp tácxã nông nghiệp năm 1988, quy định về quyềnsử dụng đất có thể giao dịch theo Luật Đất đai1993, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Đầu tưnước ngoài 1996, cơ chế tự do hóa thươngmại, mở đường cho việc gia nhập WTO năm2007.10. Rama 2010.

Page 41: Báo cáo Việt Nam 2035

nước bằng cách tập trung vào cácngành sản xuất thâm dụng laođộng và nông nghiệp. Thứ ba, việcphát triển nguồn nhân lực đượcquan tâm sớm và thu được kết quảquan trọng. Việt Nam có tỷ lệngười biết chữ và tuổi thọ tươngđối cao khi bắt đầu cải cách11. Từkhi Đổi mới, nền tảng nguồn nhânlực đã được quan tâm phát triểnhơn, qua đó thu được nhiều lợi íchtừ những cải cách theo hướng thịtrường. Thứ tư, ở những lĩnh vựckhó đạt đồng thuận trong nước,Việt Nam đã khéo léo sử dụng cáccam kết trong khuôn khổ các hiệpđịnh thương mại quốc tế để đạtđược những đổi mới, đặc biệt trongcải cách doanh nghiệp nhà nước.Tất cả các khía cạnh trên trongphương thức tiếp cận cải cách đếnnay vẫn có vai trò quan trọng đốivới các đợt cải cách tiếp theo là mộtchủ đề của báo cáo này.

Sau gần ba thập kỷ kể từ khi bắtđầu Đổi mới, Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu đầy ấn tượng vềtăng trưởng kinh tế, đồng thời đảmbảo được công bằng và ổn định. Tốcđộ tăng trưởng GDP bình quân đầungười đạt 5,5%/năm kể từ năm 1990(Hình 1a), làm cho thu nhập trung

bình tăng 3,5 lần. So sánh trên thếgiới, kết quả này chỉ đứng sauTrung Quốc. Tăng trưởng cao cũngnhờ ổn định kinh tế vĩ mô và chínhsách mở cửa mạnh mẽ (Hình 1b).Thương mại quốc tế là một độnglực tăng trưởng chính, phần lớndựa vào đầu tư trực tiếp nướcngoài với tổng trị giá lên tới 250 tỉUSD đến từ trên 100 quốc gia khácnhau (Hình 1c). Thành quả tăngtrưởng cũng được chia đều cho mọingười, chỉ số bất bình đẳng thunhập (GINI) chỉ tăng rất ít (Hình1d) và nhóm 40% dân số nghèonhất (Hình 1e) có tốc độ tăng thunhập cao hơn nhóm 60% giàu nhất.Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo giảm nhanh(Hình 1f).

Đến năm 2015, đất nước đãchuyển biến hoàn toàn và trởthành một nền kinh tế năng động,có thu nhập trung bình thấp. Nhờtăng trưởng cao và thành quả đượcchia sẻ cho mọi người dân, các lĩnhvực xã hội đã được cải thiện đángkể. Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanhchóng từ khi bắt đầu Đổi mới tínhtheo nhiều chuẩn nghèo của quốctế cũng như trong nước. Theochuẩn 1,90 USD/ngày thì tỷ lệnghèo giảm từ mức 50% đầu thậpkỷ 1990 xuống còn khoảng 3% hiệnnay. Không chỉ có thu nhập cao

VIỆT NAM 2035 5BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________11. Arkadie và Fallon (2003).

Page 42: Báo cáo Việt Nam 2035

VIỆT NAM 20356 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Tăng trưởng GDP bình quân theo đầu người (%)Bình quân 1991-2014

0 5 10 15 20 25I-rắc

Ukraine

Nga

Cuba

Ác-hen-ti-na

Thái LanXinh-ga-po

In-đô-nê-si-a

Malaysia

Hàn Quốc

Cam-pu-chiaChi-Lê

KenyaPhilippines

Ấn Độ

Brazil

Trung Quốc

Sri Lanka

Na Uy

Mỹ

Ốt-trây-li-aBăng-la-det

Việt Nam Guatemala

GDP bình quân đầu người (2005 PPP US$)

a. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người cao nhất từ thập kỷ 90

b. và tăng trưởng nhờ có ổn định kinh tế

c. ...Tăng trưởng gắn liền với hội nhập d. ...và bất bình đẳng tương đối thấp

0 100,000

0

50

100

150

200

500 1,000 10,000 25,000 50,000

Tỷ t

rọn

g t

ơn

g m

ại t

ron

g G

DP

(%)

Việt NamThái Lan

Hàn Quốc

Trung Quốc

20142010200520001995199230

32

34

36

38

40

42

–4 –2 0 2 4 6 8 10Tiểu vương quốc Arập

Zimbabwe

Cameroon

Kenya

Nga

Mexico

Hoa Kỳ

Brazil

Colombia

Philippines

Ai Cập, Ả Rập Xê ÚtThổ Nhĩ Kỳ

IsraelNigeria

Ghana

Thái Lan Indonesia

SingaporeMalaysia

Ba Lan

Hàn QuốcẤn Độ

Việt Nam Trung Quốc

Độ lệch chuẩn của tăng trưởng GDP bình quân đầu người 1991-2014

Hệ

số G

ini

HÌNH 1. Tăng trưởng nhanh và toàn diện ở Việt Nam đã mang lại thịnh vượng chung và thành tựu giảm nghèo ấn tượng

(Hình 1 tiếp trang sau)

Page 43: Báo cáo Việt Nam 2035

hơn, người dân có trình độ học vấnvà tuổi thọ bình quân cao hơn sovới hầu hết các nước có mức thunhập bình quân đầu người tươngđương. Trong các cuộc thi quốc tếgần đây, học sinh Việt Nam đã đạtđược kết quả cao hơn so với mứctrung bình của OECD, trong đó sựkhác biệt về điểm số giữa cácnhóm thu nhập, giữa thành thị vànông thôn không đáng kể. Tỉ lệ tửvong bà mẹ đã giảm xuống dướimức trung bình của các quốc giathu nhập trung bình ở ngưỡng cao,còn tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi đãgiảm một nửa, xuống mức chỉ caohơn một chút so với mức của các

quốc gia thu nhập trung bình ởngưỡng cao. Khả năng tiếp cận hạtầng thiết yếu cũng đã được cảithiện đáng kể. Đến nay, hầu hết cáchộ gia đình đã có điện dùng, so vớimức dưới 50% vào năm 1993. Khảnăng tiếp cận nước sạch và sửdụng công trình vệ sinh hiện đạiđã tăng từ mức dưới 50% lên trên75% tổng số hộ gia đình.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuakém trong một số lĩnh vực. Năngsuất lao động (sản lượng trên đầulao động) đã và đang theo xu hướnggiảm kể từ cuối thập kỷ 1990 tronghầu hết các lĩnh vực sản xuất côngnghiệp, cũng như lĩnh vực khai

VIỆT NAM 2035 7BÁO CÁO TỔNG QUAN

0

2

4

6

8

10

2013–14

2011–12

2009–10

2007–08

2005–06

2003–04

1999–2002

1993–98

Tốc

độ

tăn

g t

rưở

ng

(%)

Giá trị bình quân Giá trị bình quân của nhóm 40% dân số nghèo nhất

0

20

40

60

80

201420112005200219961993Tỷ

lệ n

ghèo

(%)

20081999

$3,1/ngàyThống kê nghèo của TCTK-NHTG

$1,9/ngàyThống kê nghèo của Bộ LĐTBXH

e. ...Mức tăng trưởng nhanh của nhóm 40% dân số nghèo nhất f. ...Tỷ lệ nghèo giảm mạnh

Nguồn: WDI và Penn World 8.0, TCTK, Chỉ số phát triển thế giới và tính toán của tác giả.Ghi chú: Phần đường đứt quãng là có những thay đổi lớn về tình trạng nghèo hoặc vềphương pháp thống kê.

HÌNH 1. Tăng trưởng nhanh và toàn diện ở Việt Nam đã mang lại thịnh vượng chung và thành tựu giảm nghèo ấn tượng

Page 44: Báo cáo Việt Nam 2035

khoáng, tài chính và bất động sản.Trong ngành nông nghiệp, năngsuất lao động tăng trưởng vững chắcnhưng vẫn ở mức thấp hơn rõ rệt sovới hầu hết các quốc gia thu nhậptrung bình trong khu vực. Với gầnmột nửa lực lượng lao động vẫn làmnông nghiệp nên có quá nhiều laođộng trên cùng một diện tích canhtác. Bên cạnh những biện pháp khác,phương án xử lý là tích tụ và tậptrung sở hữu đất nông nghiệp (hiệnnhỏ lẻ và phân tán), để chuyển nôngdân sang làm việc trong các ngànhcông nghiệp và dịch vụ có năng suấtcao hơn. Tuy nhiên, phương án nàycũng không có nhiều tác dụng vìviệc làm do ngành sản xuất tạo ra đãổn định ở mức tương đối thấp, còncác ngành dịch vụ hầu như bao gồmcác hoạt động đòi hỏi lao độngkhông chính thức12.

Tuy tránh được tình trạng bấtbình đẳng gia tăng mạnh như tạicác quốc gia tăng trưởng cao khácnhưng khoảng cách giàu nghèo vẫncòn lớn. Đáng lưu ý là mặc dùngười dân tộc thiểu số đã được cảithiện nhiều về phúc lợi từ đầu thậpkỷ 1990 nhưng họ đang phải đối

mặt với khoảng cách ngày càng xavới nhóm đa số. Chỉ chiếm 15% dânsố nhưng nhóm dân tộc thiểu số lạichiếm một nửa số người nghèo.Trong vài năm gần đây, những tiếntriển của người dân tộc thiểu số vềgiảm nghèo, tỉ lệ tử vong và suydinh dưỡng ở trẻ em đang chữnglại. Nhiều người dân tộc thiểu sốvẫn chưa được hưởng những thànhquả kinh tế chung của đất nước.

Tăng trưởng kinh tế phần lớnđạt được với những phí tổn về môitrường. Khí thải nhà kính tăng vớitốc độ cao nhất trong khu vực, cònchất lượng môi trường không khí,đất, và nước suy giảm nghiêm trọng.Ô nhiễm nước và không khí đã lênđến các mức nghiêm trọng, nhất là ởcác vùng quanh Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh và gây ra những rủi rolớn. Ngoài ra, phần lớn rừng phònghộ ngập mặn đã bị phá hủy, khaithác thủy hải sản quá mức đã làmcạn kiệt nguồn thủy sản ven bờ, đedọa sinh kế của những người liênquan. Tình trạng phá rừng tự nhiênở đầu nguồn góp phần gây ra lũ lụtthường xuyên và có sức tàn phá lớnhơn đối với đất canh tác và khu dâncư phía hạ nguồn. Cuối cùng, ViệtNam là một trong những quốc giadễ bị tổn thương nhất bởi biến đổikhí hậu với những khó khăn nghiêm

VIỆT NAM 20358 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________12. Từ năm 2008, tỷ lệ việc làm trong ngànhsản xuất chế tạo so tổng việc làm không thayđổi ở mức khoảng 14%.

Page 45: Báo cáo Việt Nam 2035

trọng về khả năng thích ứng, nhất làở khu vực Đồng bằng sông CửuLong. Do hầu như toàn bộ tiềm năngthủy điện lớn đã được khai thác hếtvà các nguồn năng lượng tái tạokhác lại chỉ được khai thác hạn chế,sự phụ thuộc ngày càng nhiều vàothan là một nguy cơ ngày càng tăngvề mặt bền vững môi trường và anninh năng lượng.

Cuối cùng, nhưng không kémphần quan trọng, những thiết chếcông ở Việt Nam chưa đáp ứng đượcyêu cầu ngày càng tăng của nền kinhtế thị trường và khát vọng của mộtxã hội trung lưu đang dần lớn mạnh.Đặc biệt, điều kiện lịch sử riêng cócủa Việt Nam làm cho những thiếtchế công đã bị thương mại hóa, cátcứ, manh mún và thiếu sự giám sátcủa người dân. Mặc dù đã tiến hànhcải cách song nhà nước vẫn tham giaquá nhiều vào hoạt động kinh tế trựctiếp qua các doanh nghiệp nhà nướcvà gián tiếp thông qua sự gắn kếtchặt chẽ với một nhóm đặc quyềntrong khu vực tư nhân trong nước.Tình trạng cấu trúc nhà nước cát cứ,manh mún là hệ quả của sự thiếu rõràng trong phân cấp, phân côngquyền hạn và trách nhiệm giữa cáccơ quan Trung ương với nhau vàgiữa Trung ương với địa phương.Việc quản lý công chức không dựa

trên năng lực làm trầm trọng thêmnhững lỗ hổng trong các thể chếcông. Quy trình bầu cử và cơ chế chosự tham gia của các tổ chức xã hộichưa thực sự bảo đảm tính đại diệnđích thực của người dân. Việt Namcũng thiếu một hệ thống kiểm soátvà cân bằng hữu hiệu giữa ba nhánhcủa nhà nước pháp quyền.

Cơ hội và rủi ro

Các xu thế lớn trên toàn cầu,những rủi ro và cơ hội bên ngoài

Việt Nam nằm tại vị trí cực Đôngtrên bán đảo Đông Dương, án ngữtuyến đường sống còn kết nối khuvực Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Ávới nhau. Kết nối trên đất liền với cácnước châu Á và kết nối hàng hải vớiphần còn lại của thế giới đã định hìnhnên lịch sử của Việt Nam và sẽ tiếptục giữ vai trò quan trọng trongtương lai. Nhưng rất có thể, vị trí địalý sẽ không là một yếu tố quyết địnhnhư trước đây. Dù sao, thế giới siêukết nối ngày nay (mà Việt Nam cũngtham gia) là một nỗ lực để vượt quakhoảng cách địa lý. Hơn nữa, các cơhội và rủi ro trong tương lai phần lớnvượt ngoài phạm vi khu vực. Điềuđó đòi hỏi phải thiết lập các mốiquan hệ địa chính trị và kinh tế vượtkhỏi phạm vi các nước láng giềng.

VIỆT NAM 2035 9BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 46: Báo cáo Việt Nam 2035

Bốn xu thế lớn và quan trọngtrên toàn cầu cần cân nhắc trong haithập kỷ tới bao gồm13: Địa chính trị,kinh tế toàn cầu, công nghệ và biếnđổi khí hậu.

Xu thế địa chính trị

Trục kinh tế và địa chính trị thếgiới đang dịch chuyển dần từ Tâysang Đông và từ Bắc xuống Nam vàxu thế đó sẽ định hình thế giới tronghai thập kỷ tới. Sự trỗi dậy của TrungQuốc là yếu tố đặc biệt đáng lưu ý.Tuy nhiên, quá trình dịch chuyển địachính trị thậm chí còn phức tạp hơnthế. Các cường quốc khu vực khác -kể cả các quốc gia phát triển nhưNhật Bản và Hàn Quốc cũng như cácquốc gia mới nổi như Bra-xin, Ấn -Độ, Mê-hi-cô, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ -cũng có xu hướng cố gắng mở rộngvùng ảnh hưởng của họ.

Sự xuất hiện của thế giới đa cựcsẽ dẫn đến nhiều khả năng khácnhau, trong đó có khả năng hợp tácquan trọng mà sự thành lập Ngânhàng phát triển hạ tầng châu Á(AIIB) và Ngân hàng phát triển mới(NDB) của các nước BRICS là một vídụ. Nhưng cũng có thể có những

căng thẳng, thậm chí xung đột giữacác cường quốc đang trỗi dậy hoặcgiữa các quốc gia đó với các cườngquốc hiện nay.

Mối quan hệ hợp tác với mộtTrung Quốc đang trỗi dậy sẽ tiếptục là nhân tố rất quan trọng. ViệtNam là bên tham gia ký kết và là cổđông thành lập AIIB. Nhu cầu vốnđầu tư cho hạ tầng của Việt Namtrong vài thập kỷ tới lên đến hàngchục tỷ đô-la, một phần trong đó cóthể nhờ đến nguồn vốn của AIIBtrong bối cảnh sự hiện diện của cácđối tác song phương giảm sút.

Những rủi ro địa chính trị liênquan trực tiếp đến đất nước là căngthẳng với Trung Quốc trên BiểnĐông. Tranh chấp Biển Đông đãvượt khỏi vấn đề lãnh thổ. Khu vựcnày có giá trị lớn về kinh tế và chiếnlược, có nguồn tài nguyên về thủysản, năng lượng và khoáng sản rấtlớn. Đây cũng là tuyến vận tải biểnvà giao thông quan trọng, khôngchỉ đối với các quốc gia ven biển màđối với cả các cường quốc kinh tế vàquân sự khác trên thế giới. Trongkhi Trung Đông đang rơi vào hỗnloạn thì Việt Nam cũng phải chú ýđến các toan tính địa chính trị vềnăng lượng với tư cách vừa là nhàsản xuất và xuất khẩu dầu thô, vừa

VIỆT NAM 203510 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________13. Nội dung về bốn xu thế lớn trên toàn cầudựa trên “Các xu thế trên toàn cầu và ViệtNam” Báo cáo chuyên đề cho Việt Nam 2035của Centennial Asia Advisors. 03/2015.

Page 47: Báo cáo Việt Nam 2035

là nước tiêu thụ xăng dầu ngàycàng nhiều.

Trong bối cảnh trật tự thế giớithay đổi nhanh chóng như vậy, ViệtNam cần tiếp tục xây dựng các mốiquan hệ đối ngoại một cách khônngoan với mục tiêu rõ ràng nhằmbảo vệ quyền lợi kinh tế và chính trịlâu dài của quốc gia.

Xu thế kinh tế toàn cầu

Kinh tế toàn cầu dự tính sẽ tăngtrưởng trung bình 3,2%/năm tronggiai đoạn 2025 - 2035, trong đó hộinhập thương mại, đô thị hoá và tiếnbộ công nghệ sẽ là lực đẩy chính. Sựtrỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ vàcác nước ASEAN diễn ra đồng thờivới vị thế giảm sút tương đối củaHoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản sẽ lànhững sự dịch chuyển dễ thấy nhấttrong cơ cấu kinh tế toàn cầu trongvài thập kỷ tới14. Trung Quốc đươngnhiên chiếm vị trí trung tâm trongtiến trình này. Nhiều dự đoánTrung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ và trởthành nền kinh tế lớn nhất thế giới(tính theo giá thị trường) vàokhoảng năm 2032. Trung Quốc từnglà quốc gia xuất khẩu lớn nhất và là

quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai kểtừ 2009. Trung Quốc dự tính sẽ trởthành nguồn cung vốn đầu tư quantrọng cho các nền kinh tế mới nổi,nhất là các nước trong khu vực.

Thương mại với Trung Quốc đãchiếm 20% tổng kim ngạch xuấtnhập khẩu (10% năm 2000). Dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) vào Việt Nam một phần đikèm với sự dịch chuyển các cơ sởsản xuất từ Trung Quốc sang. Domức lương thực tế ở Trung Quốctăng mạnh, các cơ sở sản xuất với chiphí tiền lương thấp sẽ phải tìmđường xuống phía Nam, nơi mứclương thấp hơn, theo chiến lược“Trung Quốc+1”. Việt Nam nằm sátmiền Nam Trung Quốc, là địa bàntập trung nhiều mạng lưới sản xuấtdạng này, nên sẽ có lợi thế cạnhtranh. Các nhà sản xuất có thể tậndụng lợi thế lương thấp, đồng thờitham gia vào chuỗi cung ứng củaTrung Quốc - một sự kết hợp rất hấpdẫn mà chỉ Việt Nam mới có. Sự quytụ các cụm công nghiệp điện tử nontrẻ ở miền Bắc (quanh Hà Nội) chínhlà một chỉ báo sớm về những khảnăng đó. Ngoài ra, với một tầng lớptrung lưu phát triển nhanh, thịtrường tiêu dùng Trung Quốc (pháttriển nhanh nhất thế giới) sẽ ngàycàng trở thành địa chỉ hấp dẫn hơn

VIỆT NAM 2035 11BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________14. Ba nền kinh tế châu Á trên dự kiến đónggóp trên 40% tăng trưởng GDP toàn cầu từ2014 đến 2035, và tổng đóng góp cho GDP thếgiới tăng từ 22% năm 2014 lên 29% năm 2035.

Page 48: Báo cáo Việt Nam 2035

đối với các nhà sản xuất Việt Nam.Viễn cảnh tăng trưởng tại khu

vực Đông Á (cũng như các khu vựckhác trên thế giới) sẽ chịu ảnhhưởng bởi xu thế hướng tới các hiệpđịnh tự do thương mại đa phương(thường có tính chất khu vực). Hộinhập ASEAN - khởi đầu bằng Cộngđồng kinh tế ASEAN (AEC) đã trởthành một khối thương mại thực thụvào năm 2016 - hứa hẹn mang lạinhiều lợi ích kinh tế. Lợi ích ước tínhcho Việt Nam rơi vào khoảng 1-3%tăng trưởng thu nhập quốc dân cộngdồn15. Ngay cả như vậy, Việt Namcũng chỉ coi hội nhập ASEAN như làbước đệm để tham gia vào các quanhệ đối tác hứa hẹn hơn, vượt khỏiphạm vi khu vực16. Đáng chú ý nhấtlà Hiệp định TPP. Ngoài ra còn phảikể đến Khu vực tự do thương mạikhu vực Châu Á-Thái Bình Dương(FTAAP) và Hiệp định đối tác kinh tếkhu vực toàn diện (RCEP). Các hiệpđịnh này đang trong quá trình đàmphán, trong đó TPP là tiến xa nhất.

Trong các nước tham gia Hiệpđịnh TPP có Hoa Kỳ và Nhật Bản, làcác nền kinh tế lớn thứ nhất và thứba thế giới. Toàn bộ các quốc giatham gia TPP chiếm gần 36% tổng

GDP và hơn 1/4 thương mại toàncầu. Việt Nam có vị thế tốt để hưởnglợi từ Hiệp định này. Theo phân tíchtrong báo cáo này, khi TPP đi vàothực hiện thì GDP của Việt Nam cóthể tăng thêm 8% vào năm 2035. Cácnhà phân tích khác ước tính ViệtNam sẽ hưởng lợi ở mức 2 chữ số,hơn nhiều so với mức hưởng lợi củahầu hết các quốc gia tham gia TPPkhác17. Việt Nam cũng có thể tậndụng các cam kết trong TPP để thựchiện những biện pháp cải cách chínhsách mà thông thường sẽ khó thựchiện được về mặt chính trị, xã hội.

Hội nhập thương mại đa phươngtheo hướng từ trên xuống sẽ được bổsung bằng các hình thức hợp tácquan trọng cấp tiểu vùng, trong đócó hợp tác khu vực Tiểu vùng sôngMê - kông mở rộng (GMS). Cácnguồn nước đang ngày càng cạn kiệtvà khó lường, trong khi đó thì nhucầu về nước và năng lượng lại tăng,đòi hỏi cần tăng cường hợp tác khuvực để đảm bảo an ninh nước vànăng lượng.

Xu thế lớn về công nghệ và môhình kinh doanh mới

Đổi mới công nghệ, được thúcđẩy và hỗ trợ bởi cuộc cách mạng

VIỆT NAM 203512 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________17. Petri và Plummer 2013.

____________________15. ERIA 2012 và Võ Trí Thành 2015.16. Võ Trí Thành 2015.

Page 49: Báo cáo Việt Nam 2035

thông tin, sẽ làm thay đổi căn bảnphương thức sản xuất và thương mạitrên toàn thế giới. Những tiến bộ vềcông nghệ số như công nghệ in bachiều (3D), công nghệ vi điều chỉnhđược chương trình hóa và điều khiểnsố máy tính thế hệ 2 đã tạo thuận lợicho sản xuất các sản phẩm chấtlượng cao theo nhu cầu riêng mộtcách dễ dàng và rẻ hơn. Những tiếnbộ lớn về năng lượng tái tạo (nhưnăng lượng mặt trời) đang tạo rathách thức ngày càng tăng đối với cácnguồn năng lượng truyền thốngthường gây hại tới môi trường. Côngnghệ gen thế hệ mới và các tiến bộkhác trong lĩnh vực y sinh học cũngsẽ mở ra ngành công nghiệp giá trịhàng ngàn tỉ USD trong thập kỷ tới,đồng thời giúp kéo dài tuổi thọ vànâng cao chất lượng cuộc sống conngười. Người máy hiện đại đangđược sử dụng trong các công xưởngvới cấp số nhân, làm tăng năng suấtvà tiết kiệm chi phí. Trong khi đó,cuộc cách mạng thông tin tạo tiền đềcho những đổi mới đột phá về môhình kinh doanh. Internet đã xoá bỏnhiều lợi thế thông tin của phươngthức sản xuất tập trung và chia sẻ chiphí. Vật tư được sơ chế ở các mứckhác nhau và nguyên liệu thô có thểmua dễ dàng qua internet. Các nềntảng giao dịch trực tuyến như

Alibaba, Etsy, Makers’ Row cho phépnhà sản xuất tìm kiếm khách hàngmà không cần phải chi tiêu nhiều choquảng cáo và phân phối. Các trangđiện tử nhằm huy động vốn từ cộngđồng như Indiegogo và Kickstartercó thể hỗ trợ tìm nguồn vốn.

Hầu hết các xu hướng trên đềumang lại cơ hội tốt. Nhưng chúngcũng có thể đi kèm những tác độngphụ với những hệ quả ngoài dựkiến và cần được quản lý tốt. Côngnghệ mới đòi hỏi kĩ năng cao, tiếtkiệm lao động nên các ngành nghềphổ thông thuộc nhóm thu nhậptrung bình sẽ dần biến mất và thayvào đó là những việc làm đòi hỏitay nghề cao và mang lại thu nhậpcao hơn. Ngay ở thời điểm này,công nghệ đã thay thế lao động thủcông trong nhiều ngành từ dệt mayđến kim khí. Tiến bộ công nghệcũng có thể làm trầm trọng các vấnđề về bất bình đẳng xã hội vì ngườinào tận dụng được sức mạnh côngnghệ sẽ có thu nhập cao hơn.Khoảng cách giữa năng suất và tiềnlương cũng trở nên lớn hơn. Một sốngười thậm chí còn lo ngại rằng quátrình công nghiệp hóa sẽ sớm chếtyểu tại các nước đang phát triển,một phần do tự động hóa18.

VIỆT NAM 2035 13BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________18. Rodrik 2014.

Page 50: Báo cáo Việt Nam 2035

Việt Nam, với một nền kinh tếnăng động và dễ thích ứng, chắc sẽphải nhìn nhận về những đổi mớisáng tạo đột phá này theo hướng lạcquan (xem Hộp 1). Nhưng để khaithác tối đa tiềm năng đó, cần phải

đầu tư dài hạn nhằm nâng cao taynghề kĩ thuật cho thế hệ tiếp theo vàphải đặt trọng tâm vào phát triểnmôi trường kinh doanh trong nước.Một số công nghệ đi kèm rủi rocũng cần được quản lý thận trọng.

VIỆT NAM 203514 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Năng lượng mặt trời. Năng lượngmặt trời có sẵn quanh năm trên cảnước, đặc biệt ở miền Trung vàmiền Nam. Thị trường pin mặt trờivà hệ thống đun nước rất lớnnhưng tiến triển trong việc khaithác tiềm năng này còn chậm dođòi hỏi chi phí phát triển cao. Cáctấm pin mặt trời đã được lắp đặt tạiNha Trang và các đô thị dọc bờ biểnmiền Trung và tại các vùng nôngthôn, miền núi và các vùng sâu,vùng xa, hải đảo đang gặp khókhăn trong việc tiếp cận điện lưới. Dịch vụ điện toán đám mây, phântích và di động xã hội (SMAC).SMAC mang lại cơ hội có thể bắtkịp với các quốc gia phát triển trongkỷ nguyên số, với điều kiện có sựhợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoahọc, Chính phủ và doanh nghiệp.Công nghệ gen và khoa học về sựsống. Việt Nam cũng có lợi ích tiềmnăng từ thực phẩm biến đổi gen vànhững tiến bộ khác trong cácngành khoa học về sự sống. Các

giống ngô được cải tạo - bằng côngnghệ gien và những tiến bộ khác vềsinh học cây trồng - có thể sử dụnglàm thức ăn vỗ béo lợn, qua đóđem lại triển vọng thương mại lớn.Theo dự báo đến năm 2020, mứctiêu thụ thịt lợn của Việt Nam là 33kg/người/năm, vượt cả EU vàTrung Quốc. Canh tác sản phẩmbiến đổi gien cũng giúp giảm nhậpkhẩu thức ăn gia súc mà mức tănglên đến bốn lần trong giai đoạn2011-2014. Các sản phẩm như vậyphải được làm rõ, minh bạch vềnhững rủi ro đối với sức khoẻ, tăngcường quản lý nhà nước theo yêucầu của các nhóm đại diện ngườitiêu dùng và môi trường.Thương mại điện tử. Nhiều cơ hộiđang xuất hiện khi các công ty nướcngoài xâm nhập thị trường và cáccông ty thương mại điện tử trongnước đang củng cố, sáp nhập đểđứng vững trước sức ép cạnh tranh.Ước tính năm 2015, doanh sốthương mại điện tử đạt mức 15 tỉ

HỘP 1. Rủi ro và lợi ích tiềm năng của công nghệ mới

Page 51: Báo cáo Việt Nam 2035

Biến đổi khí hậu trên toàn cầu

Biến đổi khí hậu là một trongnhững vấn đề gây hậu quả toàn cầunghiêm trọng nhất. Khí thải nhàkính dự kiến sẽ làm nhiệt độ hànhtinh tăng thêm 3,5-4.0°C vào cuốithế kỷ này. Điều kiện khí hậu, cácđợt nóng và những hiện tượng thờitiết cực đoan khác ngày nay đượccoi là rất bất thường và chưa từng cósẽ trở thành hiện tượng bình thườngmới. Hiện nay đã thấy rõ tác độngcủa biến đổi khí hậu toàn cầu nhưbão lớn cấp 4 và 5 diễn ra thườngxuyên hơn nhiều trong vòng 35 nămtrở lại đây. Lượng băng tại Bắc cựcđã giảm xuống mức kỷ lục, mực

nước biển dâng 10-20 cm trongvòng 1 thế kỷ qua và tốc độ dângngày càng cao hơn. Nước biển dânglàm tăng rủi ro triều cường và biếnđộng bất thường về lượng mưa.

Việt Nam là một trong nămquốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởibiến đổi khí hậu. Phần lớn dân sốvà tài sản kinh tế tập trung tại cácvùng đồng bằng ven biển và châuthổ sông. Nhiệt độ trung bình tạiViệt Nam tăng 0,26°C mỗi thập kỷkể từ năm 197119, tức là cao gấp đôi

VIỆT NAM 2035 15BÁO CÁO TỔNG QUAN

USD do số người sử dụng internettăng nhanh và số người sử dụngđiện thoại thông minh còn tăngnhanh hơn. Tình trạng thiếu ứngdụng mua bán trực tuyến, chậmtăng trưởng về thanh toán trựctuyến, những quan ngại về an ninhtrong các giao dịch mua bán trựctuyến và vấn đề về dịch vụ logisticsgiao hàng có thể truy dấu và đúnghạn vẫn là những trở ngại đối vớithị trường thương mại điện tử vàcần được quan tâm giải quyết đểtiếp tục phát triển nhanh. Dịch vụlogistics thương mại điện tử sẽ cónhiều đòi hỏi hơn và phức tạp hơn

so với dịch vụ logistics xuất nhậpkhẩu hiện có ở Việt Nam.Công nghệ chế tác đắp chồng lớp(in ba chiều). Công nghệ này có thểmang lại nhiều cơ hội to lớn nhưngcũng đe doạ công nghiệp chế tạotruyền thống của Việt Nam. Khicông nghệ in ba chiều (3D) pháttriển, công nghiệp chế tạo có xuhướng sẽ chuyển sang sản xuấtquy mô nhỏ, phân bố rộng và sảnxuất theo nhu cầu khách hàng.Những diễn biến đó sẽ khiến chonhà đầu tư ở các nền kinh tế pháttriển có thể chuyển các cơ sở sảnxuất về nước họ.

____________________19. Nguyễn, D.-Q., Renwick, J., & McGregor, J.2013. Biến thiên nhiệt độ bề mặt và lượng mưaở Việt Nam từ 1971 to 2010. Tạp chí khí hậuhọc quốc tế, n/a-n/a. doi:10.1002/ joc.3684.

Page 52: Báo cáo Việt Nam 2035

so với tốc độ tăng bình quân trêntoàn cầu20. Theo xu thế hiện nay,nhiệt độ trung bình hàng năm vàonăm 2040 sẽ cao hơn 0,6 đến 1,2°Cso với giai đoạn 1980-1999 (tùytừng địa phương)21. Kết quả dự báocho thấy các đợt nóng, lạnh sẽ tăngcường và mực nước biển sẽ dângthêm 28-33 cm tại các vùng biển củaViệt Nam22. Biến thiên lượng mưagiữa các mùa dự báo cũng sẽ tăng,mùa mưa sẽ mưa nhiều hơn và mùakhô sẽ khô hơn. Mưa lớn và lũ lụt sẽxảy ra thường xuyên hơn, nhất làtại phía Bắc, bao gồm cả Hà Nội. Tạivùng núi nguy cơ sạt lở đất sẽ tăng.Quỹ đạo bão đã dịch chuyển dầnxuống phía Nam trong vòng 5 thậpkỷ qua. Nếu xu thế này cứ tiếp diễn,thành phố Hồ Chí Minh sẽ chịu rủi

ro lớn hơn từ những tác động trựctiếp23. Những rủi ro khác có thể xẩyra như xói lở bờ biển và xâm thựcmặn cũng sẽ tăng lên trong thờigian tới.

Nông nghiệp, nhất là sản xuấtlúa, dự kiến sẽ bị ảnh hưởng mạnh,trong đó vùng Đồng bằng sông CửuLong bị tác động nghiêm trọng nhất.Tại đó, nhiều diện tích đất chỉ caohơn mặt nước biển có 2 m24. Biến đổikhí hậu có thể làm giảm sản lượnggạo từ 3-9 triệu tấn vào năm 2050,còn các diện tích chuyên canh cà phênăng suất cao có thể không còn phùhợp nữa25. Hệ sinh thái biển của ViệtNam cũng sẽ bị tác động nghiêmtrọng. Tác động của biến đổi khí hậucũng sẽ để lại những hệ quả tiêu cựcvề sức khoẻ như các bệnh truyềnnhiễm do nước, truyền nhiễm quavật chủ trung gian, các bệnh tiêu

VIỆT NAM 203516 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________23 Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại(2008).24 Wassmann, R., Jagadish, S. V. K., Heuer, S.,Ismail, A., Redonna, E., Serraj, R., Singh, R.K., và đồng sự (2009). Biến đổi khí hậu ảnhhưởng tới sản xuất lúa: Cơ sở nông học vàsinh lý học về các phương án chiến lược thíchứng. Những tiến bộ về nông học, 101(08), 59-122. doi:10.1016/S0065-2113(08)00802-X.25 Bunn, C, Laderach, P., Ovalle Rivera, O.,Kirshke, D. (2015). Cốc nước đắng: hồ sơbiến đổi khí hậu cho sản xuất cà phêArabica và Robusta toàn cầu: Biến đổi khíhậu., 129, 89-101.

____________________20. IPCC 2007. Trenberth, K.E., P.D. Jones, P.Ambenje, R. Bojariu, D. Easterling, A. KleinTank, D. Parker, F. Rahimzadeh, J.A.Renwick, M. Rusticucci, B. Soden và P. Zhai,2007: Nhận định: Biến đổi khí hậu khí quyểnvà bề mặt. Trong: Biến đổi khí hậu 2007: Cơsở khoa học vật lý. Đóng góp của tổ công tác1 cho Báo cáo đánh giá lần bốn của ban liênChính phủ về biến đổi khí hậu [Solomon, S.,D. Qin, M. Manning, Z. Chen, M. Marquis,K.B. Averyt, M. Tignor và H.L. Miller (eds.)].NXB Đại học Cambridge, Cambridge, Anhvà New York, NY, USA.21. MONRE (2012). Các kịch bản biến đổi khíhậu và nước biển dâng cao cho Việt Nam.22 Cần lưu ý rằng những dự báo này khôngtính tới lún đất, làm cho tác động mực nướcbiển dâng cao càng thêm trầm trọng.

Page 53: Báo cáo Việt Nam 2035

chảy26. Lũ lụt sẽ làm cho rủi ro đó trởnên nghiêm trọng hơn. Người nghèovà người cao tuổi đặc biệt dễ bị tổnthương bởi những đợt nóng khắcnghiệt, nhất là khi dân số cao tuổi ởViệt Nam đang tăng nhanh.

Các xu thế, cơ hội và rủi rotrong nước

Xu thế về cơ cấu dân số

Từ nay đến năm 2035, Việt Namsẽ phải đối mặt với cơ cấu dân sốbiến động rất mạnh. Trong hai thậpniên vừa qua, đất nước đã đượchưởng “lợi thế từ cơ cấu dân sốvàng” - tỷ trọng dân số trong độ tuổilao động cao đã giúp đẩy mạnh tăngtrưởng kinh tế. Lợi thế đó nay đã hếtdần: tỷ lệ số dân trong độ tuổi laođộng đạt đỉnh vào năm 2013 và đangtrên đà đi xuống. Theo dự báo củaLiên hiệp quốc, số người trong độtuổi lao động bắt đầu giảm tuyệt đốingay sau năm 2035. Quan trọng hơn,quy mô dân số đã tiến đến điểmngoặt về dân số cao tuổi vào năm2015 và sắp tới sẽ trở thành một trongnhững quốc gia có dân số bị già hóa

nhanh nhất thế giới. Số người trên 65tuổi sẽ tăng từ 6,3 triệu người hiệnnay lên 15,5 triệu (Hình 2). Tỷ trọngdân số trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,7%năm 2015 lên 14,4% năm 2035, biếnquốc gia từ một xã hội dân số trẻthành xã hội dân số già.

Hệ quả của sự biến động dân sốnày là: Thứ nhất, dân số trong độtuổi lao động giảm xuống có nghĩa làđộng lực chính thúc đẩy tăng trưởngthu nhập đầu người sẽ yếu đi, khiếncho tăng cường đầu tư chiều sâu chovốn con người và các nhân tố đẩymạnh tăng trưởng năng suất kháccàng trở nên thiết yếu hơn nếu muốnduy trì bền vững tăng trưởng cao.

VIỆT NAM 2035 17BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________26 Coker, R. J., Hunter, B. M., Rudge, J. W.,Liverani, M., & Hanvoravongchai, P. (2011).Các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở Đông NamÁ: thách thức về kiểm soát trong khu vực.Lancet, 377(9765), 599-609. doi:10.1016/S0140-6736(10)62004-1.

0

20

40

60

80

20752065205520452035202520152005199519851975

Dân

số

(tri

ệu)

Dân số15–64 tuổi Dân số trên 65 tuổi Dân số 0–14 tuổi

Nguồn: UN 2015.

HÌNH 2. Tỷ lệ dân số trên 65 tuổităng gấp đôi trong khoảng thờigian 2015-2035

Page 54: Báo cáo Việt Nam 2035

Thứ hai, các gánh nặng về chi hưu trívà hệ thống y tế sẽ là những tháchthức nghiêm trọng đối với ngân sáchnhà nước. Thứ ba, cơ chế, thể chế đểđảm bảo chăm sóc người cao tuổi sẽnhanh chóng trở thành một vấn đềlớn cần quan tâm.

Tầng lớp trung lưu nổi lên ở Việt Nam

Tầng lớp trung lưu nổi lên nhanhchóng và tốc độ đô thị hóa ngày càngtăng ở Việt Nam cũng mang lại thêm

một cơ hội lớn. Việt Nam là quốc giacó trên 90 triệu dân, đứng thứ 14 trênthế giới về số dân. Nền kinh tế vớiquy mô 200 tỉ USD hiện nay sẽ đạtkhoảng gần một nghìn tỉ USD vàonăm 2035 và trên nửa số dân dự kiếnsẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàncầu vào năm 2035 (Hình 3) với mứctiêu dùng 15USD/ngày hoặc cao hơn(tính theo sức mua tương đươngbằng đô-la Mỹ năm 2011), so với consố dưới 10% hiện nay, điều này khiếncho thị trường trong nước cũng có

VIỆT NAM 203518 BÁO CÁO TỔNG QUAN

0

20

40

60

80

100

20352034

20332032

20312030

20292028

20272026

20252024

20232022

20212020

20192018

20172016

2015

Tỷ lệ

dân

số (%

)

Trung lưu toàn cầu: > $15.00 PPP/ngày Cận nghèo: $3.10–5.50 PPP/ngày

Người tiêu dùng mới nổi: $5.50–15.00 PPP/ngàyNghèo: < $3.10 PPP/ngày

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2014.Ghi chú: Số liệu trên phản ánh dự báo về phân bố mức tiêu dùng bình quân đầu người dựatrên dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) 2014, với giả định rằng mứctiêu dùng theo đầu người tăng 4% mỗi năm.

HÌNH 3. Đến năm 2035, trên một nửa dân số Việt Nam sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu

Page 55: Báo cáo Việt Nam 2035

tiềm năng trở thành một động lựcthúc đẩy tăng trưởng. Sự nổi lên củatầng lớp trung lưu vừa mang lại cơhội, vừa làm thay đổi về kỳ vọng vàtạo ra những thách thức mới. Đa sốnhững người đó có nguyện vọnglàm việc trong khu vực kinh tế chínhthức, họ muốn có được các kỹ năngchất lượng cao qua giáo dục đại học.Tăng trưởng về việc làm hưởnglương nếu không đi kèm với nhữngthể chế vận hành tốt về quan hệ việclàm sẽ khiến cho nền kinh tế dễ phảichịu rủi ro xung đột nghiêm trọnggiữa người lao động và chủ sử dụnglao động. Rủi ro này đã thể hiện quasố lượng các cuộc đình công ngàycàng tăng kể từ năm 2006 đến nay.Tầng lớp trung lưu thành thị cũngđòi hỏi chính trị phải công khai hơnvà Chính phủ có tính giải trình hơn,điều này khiến cho hệ thống hiện tạiphải nỗ lực mới có thể đáp ứng được.

Chương trình hiện đại hóa kinh tếchưa hoàn thành và những tháchthức ngày càng tăng về kinh tếchính trị

Hoàn thành chương trình hiệnđại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tếvừa là cơ hội lớn, quan trọng nhất,vừa là điều kiện cần cho phát triển vàgiảm thiểu các rủi ro. Hoàn thànhchương trình đó sẽ giúp khai thác

triệt để lợi ích mà công cuộc chuyểnđổi cơ cấu hiện nay mang lại. Bảnthân quá trình chuyển đổi đã là nhântố đóng góp chính vào kết quả tăngtrưởng từ những năm 2000. Songhiện nay, mặc dù năng suất thấp hơnnhiều so với công nghiệp và dịch vụ,nông nghiệp vẫn sử dụng gần mộtnửa lực lượng lao động của nền kinhtế. Chính vì thế, lợi ích tiềm năng củaviệc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cònrất lớn.

Quá trình chuyển đổi sở hữu nhànước sang sở hữu tư nhân còn chậm.Doanh nghiệp nhà nước và ngânhàng thương mại quốc doanh đã lấyđi quá nhiều dưỡng khí từ môitrường kinh doanh làm cho hiệu suấttoàn nền kinh tế bị suy giảm, đồngthời lấn át các hoạt động sản xuấtkinh doanh của khu vực tư nhân.Nhà nước cũng tác động quá nhiềulên quá trình phân bổ đất đai và vốn.Điều đó không chỉ tạo cơ hội thamnhũng do đội ngũ cán bộ được phéphành xử quá tùy tiện mà còn làmgiảm hiệu suất của toàn bộ nền kinhtế. Chính vì thế, tiếp tục điều chỉnhvai trò của nhà nước nhằm hỗ trợnền kinh tế thị trường lấy khu vực tưnhân làm chủ đạo để nâng cao nănglực cạnh tranh là một cơ hội lớn. Mặcdù hội nhập quốc tế tiến triển tốt,Việt Nam đã gia nhập vào nhiều

VIỆT NAM 2035 19BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 56: Báo cáo Việt Nam 2035

chuỗi giá trị toàn cầu nhưng lợi íchcủa hội nhập vẫn bị hạn chế do thiếukết nối giữa các doanh nghiệp trongnước với doanh nghiệp nước ngoài.

Để nắm bắt những cơ hội đó,nhiều chính sách đã được đặt ra. Vấnđề là còn thiếu một chương trìnhhành động để thực hiện những chínhsách này. Rất có thể, tính kinh tếchính trị của một vài chương trìnhcải cách sẽ trở thành vấn đề bắt buộc.So với 25 năm trước, nhóm lợi ích giờcó nhiều quyền lợi hơn và sẽ chốngphá cải cách một cách quyết liệt hơn.Thành công sẽ không còn chắc chắnnhư lần cải cách trước do phải xử lýkhủng hoảng toàn nền kinh tế. Triểnkhai các biện pháp phù hợp và cótính khả thi về mặt chính trị - đây làđiểm mạnh của lần cải cách đầu tiên- vẫn sẽ đóng vai trò quan trọngtrong các lần cải cách sau này.

Khát vọng cho năm 2035Đến năm 2035, tròn 60 năm ngày

thống nhất đất nước, Việt Nam cókhát vọng trở thành một nền kinh tếcông nghiệp hóa, hiện đại hóa - tiếpbước các nền kinh tế Đông Á đãhoàn thành chặng đường chuyển đổitrở thành quốc gia thu nhập trungbình cao hoặc thu nhập cao. Nhiềuthành tựu của công cuộc Đổi mới rõràng đã và đang góp phần hoàn

thành những mục tiêu tham vọngtrên. Khát vọng này càng trở nênmãnh liệt hơn khi nhìn vào nhữngthành tích nổi bật của các quốc gia vànền kinh tế trong khu vực như HànQuốc, Đài Loan (Trung Quốc), Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a và Trung Quốc -cùng với nỗi lo sẽ bị tụt hậu mãi mãi.Về tổng thể, những thể chế trongnước đã thực hiện tốt nhiệm vụ củachúng với vai trò quan trọng trongviệc hoàn thành những kết quả pháttriển có được đến nay. Nhưng vẫncòn đó mong muốn “bắt kịp” với thếgiới và những chuẩn mực thể chếhiện đại của các quốc gia OECD vềmức sống, tinh thần thượng tônpháp luật và năng lực sáng tạo. Điềuđó được phản ánh trong những Khátvọng chung cho năm 2035 (Hộp 2).

Việt Nam đã thông qua các Mụctiêu phát triển bền vững của Liênhiệp quốc (SDG), đây là một chươngtrình phát triển toàn diện trên phạmvi toàn cầu trong 15 năm tới và sẽđược lồng ghép với các mục tiêuphát triển dài hạn của Việt Nam.

Đại hội Đảng lần thứ IX (tháng 4năm 2001) đã thông qua khái niệm“kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa” để mô tả hệ thốngkinh tế của Việt Nam, sau đó đượcluật hóa trong Hiến pháp 2013.

VIỆT NAM 203520 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 57: Báo cáo Việt Nam 2035

VIỆT NAM 2035 21BÁO CÁO TỔNG QUAN

Khát vọng chung của Việt Nam được xácđịnh như sau: l Một xã hội thịnh vượng, có thu nhập ở

mức trung bình cao của thế giới. Tiềmlực và vị thế của quốc gia được nângcao. Nền kinh tế thị trường được dẫndắt bởi khu vực tư nhân, có năng lựccạnh tranh cao và hội nhập sâu vào nềnkinh tế toàn cầu. Các ngành kinh tếhiện đại và kinh tế tri thức được pháttriển trong mạng lưới các đô thị hiệnđại kết nối tốt và hiệu quả sẽ thúc đẩytăng trưởng.

l Một xã hội hiện đại, sáng tạo và dân chủvới vai trò làm động lực thúc đẩy pháttriển trong tương lai. Trọng tâm là hìnhthành một môi trường mở và tự do đểkhuyến khích mọi công dân học hỏi vàsáng tạo. Mọi người dân được đảm bảobình đẳng về cơ hội phát triển và đượctự do theo đuổi nghề nghiệp, đồng thờiphải hoàn thành trách nhiệm của mìnhmà không coi nhẹ lợi ích của dân tộc vàcộng đồng.

l Một nhà nước pháp quyền hiệu quả vàđảm bảo trách nhiệm giải trình. Mốiquan hệ giữa nhà nước với người dânvà giữa nhà nước với thị trường cầnđược làm rõ. Nhà nước sẽ thực hiệncác chức năng cơ bản của mình mộtcách hiệu quả, trong đó bao gồm xâydựng và thực thi pháp luật, xử lý

quan hệ quốc tế, đảm bảo trật tự côngcộng và an ninh quốc gia, đảm bảo thịtrường vận hành tự do, đồng thời giảiquyết được các thất bại thị trường.Nhà nước thiết lập các thể chế xã hộivững mạnh nhằm đảm bảo quyền lựcthuộc về nhân dân, tăng cường tráchnhiệm giải trình.

l Quốc hội sẽ bao gồm các đại biểuchuyên trách với trình độ chuyên môncao và có khả năng tự chủ về thể chế đểđại diện cho nhân dân, thực hiện giámsát về hành pháp; phê chuẩn và banhành các bộ luật có chất lượng. Tươngtự như vậy, tư pháp sẽ có một vị trí phùhợp, với quyền tự chủ và năng lựcmạnh mẽ để giải quyết các tranh chấptrong một xã hội và một nền kinh tế đadạng hơn. Bộ máy hành pháp sẽ đượctổ chức tốt theo chiều dọc và chiềungang với các chức năng rõ ràng từTrung ương đến địa phương.

l Một xã hội văn minh, trong đó mỗingười dân và mỗi tổ chức chính trị xãhội (toàn bộ hệ thống chính trị) đượcbình đẳng trước pháp luật. Nền tảngcủa xã hội đó là một xã hội có tổ chứcxã hội của người dân vững mạnh vàđa dạng có thể thực hiện các quyền cơbản, trong đó có quyền dân chủ trựctiếp của người dân, quyền tiếp cậnthông tin và lập hội.

HỘP 2. Khát vọng cho năm 2035

Page 58: Báo cáo Việt Nam 2035

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011-2020 đặt ra mục tiêu “đến năm2020, Việt Nam cơ bản trở thànhmột nước công nghiệp theo hướnghiện đại”.

Khái niệm nền kinh tế “côngnghiệp hóa, hiện đại hóa” được chấpnhận rộng rãi nhưng chưa công bốtiêu chí rõ ràng27. Mặc dù mọi địnhnghĩa đưa ra đều mang tính chủquan, nghiên cứu này đề xuất một sốtiêu chí định lượng để hoàn thànhmục tiêu đó: l GDP bình quân đầu người đạt tối

thiểu 18.000 USD (tính theo sứcmua tương đương bằng đô-la Mỹnăm 2011), gần tương đương vớimức của Ma-lai-xi-a năm 2010;

l Đa số người dân sống tại khu vựcđô thị (trên 50%);

l Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụchiếm trên 90% GDP và trên 70%lao động của nền kinh tế làm việctrong các ngành công nghiệp vàdịch vụ;

l Tỉ trọng đóng góp của kinh tếtư nhân trong GDP chiếm tốithiểu 80%;

l Chỉ số phát triển con người đạttrên 0,7.

Vậy điều kiện nào để có thể trởthành một nền kinh tế công nghiệphiện đại vào năm 2035? Với GDPbình quân đầu người khoảng 5.370USD (tính theo sức mua tươngđương bằng đô-la năm 2011) vàonăm 2014, trong vòng 20 năm tới tốcđộ tăng trưởng GDP bình quân đầungười tối thiểu phải đạt 6,0%/năm thìmới tiến tới mốc 18.000 USD (tính

VIỆT NAM 203522 BÁO CÁO TỔNG QUAN

l Một thành viên có trách nhiệm trongcộng đồng các quốc gia trên toàn cầu,tham gia xây dựng các liên minhtoàn cầu và hoàn thành các tráchnhiệm toàn cầu, hướng tới hòabình, an ninh và chủ động tìmkiếm các cơ hội hội nhập kinh tếkhu vực và toàn cầu.

l Một môi trường bền vững. ViệtNam sẽ đảm bảo chất lượng

không khí, đất và nước. ViệtNam sẽ lồng ghép vấn đề hìnhthành khả năng chống chịu vớibiến đổi khí hậu vào quy hoạchkinh tế, chính sách xã hội vàđầu tư hạ tầng để giảm thiểu rủiro về biến đổi khí hậu. ViệtNam cũng sẽ phát triển cácnguồn năng lượng đa dạng,sạch và an toàn.

____________________27. Trần Văn Thọ 2015. “Việt Nam cần mộtnền kinh tế thị trường theo định hướng pháttriển: Tổng kết 30 năm đổi mới và địnhhướng tương lai”.

Page 59: Báo cáo Việt Nam 2035

theo sức mua tương đương bằng đô-la năm 2011) vào năm 2035 (Hình 4).Đây là tỉ lệ tăng trưởng cao hơn hẳnso với tỷ lệ tăng trưởng bình quântheo đầu người là 5,5%/năm tronggiai đoạn 1990-2014 và cao hơn rấtnhiều so với tỷ lệ tăng trưởng3,8%/năm của các nước thu nhậptrung bình trong cùng thời kỳ. Vớitốc độ tăng trưởng thấp hơn, khả thihơn (nhưng vẫn là tham vọng) ở mức5%/năm (là tốc độ tăng trưởng bìnhquân của Việt Nam 10 năm qua),GDP theo đầu người sẽ lên đến15.000 USD vào năm 2035 và đưaViệt Nam ngang hàng Bra-xin năm2014 (Xem Hình 4), và đạt 18.000

USD vào năm 2040. Với lộ trình tăngtrưởng trên 7%/năm (chỉ tiêu tăngtrưởng theo khát vọng của ViệtNam), GDP theo đầu người sẽ đạtxấp xỉ 22.200 USD, tương đương vớimức thu nhập của Hàn Quốc năm2002 hoặc của Ma-lai-xi-a năm 2013.Tốc độ tăng trưởng cao hơn đó sẽgiúp Việt Nam đuổi kịp In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.

Ngoài ra, ít nhất 54 triệu trong số108 triệu người Việt Nam sẽ sinhsống tại đô thị vào năm 2035, nghĩalà tăng thêm 25 triệu dân đô thị sovới hiện nay. Như vậy, tỷ lệ đô thịhóa hiện nay vào khoảng 33%, cần

VIỆT NAM 2035 23BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 4. Các kịch bản về tăng trưởng thu nhập cho Việt Nam vào năm 2035

2001 20112006 20212016 2026 20362031

GDP

bình

quâ

n (th

eo P

PP $

201

1)

Thái Lan, 2010 Trung Quốc, 2014

Việt Nam, 2014

7%

Malaixia, 2001 Brazil, 2014

Malaixia, 2010 Thổ Nhĩ Kỳ, 2013

Hàn Quốc, 2002 Malaixia, 2013

6%

4%

5%

24,000

21,000

18,000

15,000

12,000

9,000

6,000

3,000

0

Tăng trưởngbq theo

đầu người

Tăng trưởngbq theo

đầu người

Tăng trưởngbq theo

đầu người

Tăng trưởngbq theo

đầu người

Nguồn: Chỉ số phát triển thế giới và tính toán của nhóm tác giả.Ghi chú: PPP: So sánh sức mua tương đương.

Page 60: Báo cáo Việt Nam 2035

tăng thêm 1-2% mỗi năm mới hoànthành chỉ tiêu này, phù hợp với tốcđộ trong 20 năm qua. Các ngành phinông nghiệp tăng trưởng nhanh gấpđôi so với nông nghiệp kể từ thập kỷ1990. Tỉ lệ 2:1 về tốc độ tăng trưởngtrên cũng được đưa vào dự báo chohai thập kỷ tới, kể cả khi tốc độ tăngtrưởng ngành nông nghiệp đã đạtmức tiềm năng là 3,0% - 3,5%. Đó làđiều kiện để tỷ trọng các ngành phinông nghiệp chiếm 90% trong nềnkinh tế. Nếu khả thi, khu vực tưnhân có thể đóng góp đến 80% GDP,đây sẽ là sự thay đổi hoàn toàn sovới trước đây. Kể từ khi tiến hànhĐổi mới đến nay, tỉ trọng khu vựccông luôn dao động ở mức 33%GDP, điều đó có nghĩa là cần cónhững nỗ lực có ý nghĩa hơn nhằmtái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước(bao gồm cả cổ phần hoá nhiều hơn)và để khuyến khích khu vực tư nhânphát triển hơn nữa.

Chặng đường cải cách 30 nămqua đã thu được nhiều thành công.Khát vọng phát triển đất nước trong20 năm tới rất lớn lao nhưng tháchthức phải vượt qua cũng vô cùng lớn.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hiệnthực hóa khát vọng đó? Có rất nhiềuviệc phải làm, trong đó sáu chuyểnđổi lớn, hay nói cách khác là sáu độtphá cần phải thực hiện: (i) Xây dựng

thể chế hiện đại và nhà nước hiệuquả; (ii) Hiện đại hóa nền kinh tế vàphát triển khu vực tư nhân trongnước có năng lực cạnh tranh cao; (iii)Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo;(iv) Bảo đảm công bằng và thúc đẩyhòa nhập xã hội; (v) Phát triển bềnvững về môi trường và tăng cườngkhả năng chống chịu với biến đổi khíhậu (vi) Nâng cao hiệu quả của quátrình đô thị hóa, tăng cường kết nốigiữa thành phố và các vùng phụ cận.

Sáu đột phá trên là cơ sở cho hiệnthực hóa khát vọng, đồng thời cũngchính là những mục tiêu cần đạt tớivào năm 2035, bao gồm trong ba trụcột: (i) Thịnh vượng về kinh tế đi đôivới bền vững về môi trường; (ii)Công bằng và hòa nhập xã hội; (iii)Năng lực và trách nhiệm giải trìnhcủa nhà nước.

Phần tiếp theo của báo cáo sẽthảo luận sâu hơn về ba trụ cột nhưđã nêu. Nội dung chính nhằm trìnhbày về tính khả thi và những tháchthức để hiện thực hóa những khátvọng đó trong điều kiện hiện nay vàvạch ra hướng cải cách để nâng caotriển vọng hoàn thành các mục tiêucho năm 2035. Chi tiết về sáu đột phánày sẽ được thảo luận trong cácchương của bản đầy đủ của Báo cáoViệt Nam 2035.

VIỆT NAM 203524 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 61: Báo cáo Việt Nam 2035

Việt Nam đang trên quỹ đạotăng trưởng nhanh. Thànhquả trong quá khứ tạo niềm

tin cho một khát vọng về mức tăngtrưởng nhanh hơn trong khoảng 20năm tới. Các nhà lãnh đạo kỳ vọngtăng trưởng GDP bình quân đầungười đạt cao hơn mức trung bình5,5%/năm từ những năm 1990. Điềunày đòi hỏi tổng vốn đầu tư xã hộiso với GDP sẽ phải đạt 35% (so vớimức 31% hiện nay) và giữ vữngmức này trong ít nhất một thập kỷ,trong khi vẫn duy trì mức tiết kiệmtrong nước khoảng 35% so với GDP.Muốn đạt được khát vọng này,trước hết cần tập trung nhiều hơnvào nâng cao năng suất, hiện đangrơi vào xu thế suy giảm dài hạn.

Chương trình cải cách sẽ khókhăn, nhất là trong bối cảnh năngsuất giảm như hiện nay. Chính phủcần ưu tiên thực hiện các biện phápcải cách mang lại ích lợi ngắn hạnnhư tăng cường nền tảng vi mô củakinh tế thị trường. Những cải cách

trung hạn sẽ hỗ trợ cho quá trìnhchuyển đổi cơ cấu đang diễn ra vàlàm sâu sắc quá trình hội nhập toàncầu, bằng cách phát triển khu vựcnông nghiệp được thương mại hóatheo hướng thị trường, nâng cao vịtrí của Việt Nam trong chuỗi giá trịtoàn cầu và xây dựng các thể chếkinh tế vĩ mô vững chắc và tin cậyhơn. Cải cách dài hạn hơn sẽ đòi hỏiphải tạo ra được cơ chế khuyếnkhích học tập và đổi mới sáng tạotoàn diện, khuyến khích đô thị hóatập trung một cách có hiệu quả vàđảm bảo bền vững về môi trường.

Tăng trưởng dài hạn củaViệt Nam dưới góc nhìntoàn cầu

“Tăng trưởng đuổi kịp” - quátrình các nước đi sau tận dụng đầutư, chuyển giao công nghệ và bíquyết từ các nước giàu hơn - đãgiúp nhiều nước thành công vượtbậc về kinh tế trong khu vực ĐôngÁ và một số khu vực khác trên thế

VIỆT NAM 2035 25BÁO CÁO TỔNG QUAN

TRỤ CỘT 1: THỊNH VƯỢNG VỀ KINH TẾ

ĐI ĐÔI VỚI BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG

Page 62: Báo cáo Việt Nam 2035

giới sau Chiến tranh thế giới lần thứhai. Một số nước và nền kinh tế nhưNhật Bản, Hàn Quốc, Xinh-ga-povà Đài Loan (Trung Quốc) đã duytrì được tốc độ tăng trưởng kinh tếcao suốt 5 thập kỷ và trở thànhnước thu nhập cao. Các nước khácnhư Bra-xin, Ai Cập, In-đô-nê-xi-a,Mê-hi-cô và Thái Lan cũng tăngtrưởng nhanh trong vòng 2-3 thậpkỷ nhưng sau đó rơi vào bẫy thunhập trung bình. Sự cất cánh củaTrung Quốc vẫn chưa hoàn thànhvà dường như có xu thế đi theohướng của nhóm thứ nhất. Vậy cònViệt Nam?

Nắm bắt cơ hội đuổi kịp trongthời gian qua đã tạo cho Việt Nammột vị thế thuận lợi trên quỹ đạophát triển dài hạn khi so sánh vớicác nước khác. Quá trình tăngtrưởng dài hạn của Việt Nam so vớiTrung Quốc có điểm tương đồngmặc dù thời gian khởi điểm cáchnhau 13 năm. Sự gia tốc về tăngtrưởng của hai quốc gia đều bắt đầutừ mức thu nhập bình quân đầungười khoảng 1.100 USD tính theogiá trị PPP của đồng đô la Mỹ năm2005 (năm 1977 với Trung Quốc vànăm 1990 với Việt Nam) và kết quảđạt được khá giống nhau sau 24năm (2001 với Trung Quốc và 2014với Việt Nam - Hình 5a).

Khi xem xét các nền kinh tếthành công khác trong khoảng thờigian 50 năm cũng cho thấy nhiềuđiểm tương tự. Một nền kinh tếđược coi là thành công nếu thu nhậpbình quân đầu người (tính theo giátrị PPP của đồng đô la Mỹ năm 2005)tăng ít nhất 3,5 lần trong vòng 25năm đầu gia tốc tăng trưởng. Điểmxuất phát của các nước và nền kinhtế khác cũng tương tự, ví dụ TháiLan, thuộc hạng thấp là 835 USD(2005, PPP, USD) và Đài Loan (TrungQuốc), thuộc hạng cao là 1.365 USD.Khi bước vào thời kì tăng tốc tăngtrưởng ¼ thế kỷ trước đây, vị trí củaViệt Nam về cơ bản cũng giống vớicác nước thành công đó (Hình 5b).

Những gì xảy ra từ thời điểm nàytrở đi thậm chí còn quan trọng hơn.Sau 25 năm kể từ thời điểm tăng tốc- thời điểm hiện nay của Việt Nam -các nền kinh tế thành công trở thànhnước và nền kinh tế thu nhập cao, bỏxa các nước khác. Hàn Quốc, ĐàiLoan (Trung Quốc) duy trì tốc độtăng trưởng cao trong giai đoạn 25năm tiếp theo (năm thứ 25-50) trongkhi các nước khác như Bra-xin, AiCập và Thái Lan bắt đầu giảm tốc độtăng trưởng.

Do vậy, Việt Nam hiện đang ởmột ngã ba đường mang tính quyết

VIỆT NAM 203526 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 63: Báo cáo Việt Nam 2035

định. Những quyết sách vào thờiđiểm hiện nay có ý nghĩa quantrọng đối với việc có đạt được khátvọng tăng nhanh thu nhập trongdài hạn hay không. Nếu tiến hànhnhững cải cách cần thiết để nângtăng trưởng GDP bình quân đầungười lên mức 7% một năm, giốngnhư quỹ đạo tăng trưởng của TrungQuốc, thì đến năm 2035 Việt Namcó thể đạt mức thu nhập như củaHàn Quốc và Đài Loan (TrungQuốc) vào đầu những năm 2000. Từvị trí nước thu nhập trung bình cao,

Việt Nam có cơ sở vững chắc để đạtmức thu nhập cao trong tương lai.Việt Nam cũng sẽ có cơ hội thuậnlợi hơn để bắt kịp, thậm chí vượttrên các nước láng giềng có thunhập trung bình như In-đô-nê-xi-avà Phi-líp-pin. Nhưng nếu tăngtrưởng thu nhập bình quân đầungười chỉ quanh quẩn ở mức4%/năm thì đến 2035 Việt Nam sẽchỉ đạt mức gần bằng Thái Lan hayBra-xin hiện nay và ít có cơ hội bắtkịp với các nước láng giếng có thunhập trung bình cao hơn.

VIỆT NAM 2035 27BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 5. Trên quĩ đạo đuổi bắt: Việt Nam và các thước đo toàn cầu

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000a. Việt Nam và Trung Quốc b. Việt Nam và các nước có cùng mức

thu nhập bình quân đầu người

+37+30+25+20+15+10+5Baseyear

GD

P bì

nh q

uân

đầu

ngườ

i (20

05 P

PP U

S$)

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

+49+45+40+35+30+25+20+15+10+5Baseyear

Việt Nam (7%/năm)

Việt NamTrung Quốc, 2001Hàn QuốcĐài Loan, Trung Quốc

Việt Nam (4%/năm)BraxinThái LanAi Cập, Arập

GD

P bì

nh q

uân

đầu

ngườ

i (20

05 P

PP U

S$)

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Penn World Tables 8.0. Ghi chú: Năm cơ sở được lấy như sau: Đài Loan (Trung Quốc) và Brazil 1951, Thái Lan 1958, HànQuốc 1962, Ai Cập 1969, Trung Quốc 1977, Việt Nam 1990. PPP: So sánh sức mua tương đương.

Page 64: Báo cáo Việt Nam 2035

Vậy yếu tố nào sẽ quyết địnhhướng đi của Việt Nam? Kinhnghiệm quốc tế cho thấy năng suấtlao động là nhân tố cơ bản. Các nhàkinh tế đều thống nhất rằng tuyệtđại bộ phận các nước không có khảnăng thoát khỏi bẫy thu nhập trungbình (dù có tăng trưởng nhanh haykhông) gần như hoàn toàn do năngsuất bị đình trệ28. Nhà kinh tế họcđoạt giải Nobel Paul Krugman đãtổng kết tầm quan trọng của năngsuất đối với kinh tế học phát triểnnhư sau: “Năng suất không phải làtất cả, nhưng về lâu dài thì nó gầnnhư là tất cả. Liệu một quốc gia cókhả năng nâng cao mức sống về lâudài hay không gần như hoàn toànphụ thuộc vào khả năng nâng caosản lượng tính trên đầu người laođộng của quốc gia đó”29. Và chính ởđây, bức tranh Việt Nam trở nênkém sắc hồng.

Xu hướng tăng năng suất:Một vấn đề cần quan tâm

Đằng sau thành tựu tăng trưởngấn tượng của Việt Nam từ năm 1990là những dấu hiệu đáng lo ngại. Cóhai điểm nổi bật khi so sánh những

năm 90 với thời kỳ sau này (2000-2013). Thứ nhất, tăng trưởng GDP đãgiảm 1 điểm phần trăm so với thậpkỷ 1990. Sự giảm sút này một phầndo môi trường xấu đi từ cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu trongnhững năm 2008-2009, một phần dosự sụt giảm về tăng năng suất laođộng bắt đầu từ cuối những năm1990 (Hình 6a). Thực ra, đà sụt giảmtăng trưởng GDP đã được giảm bớtphần nào nhờ gia tăng lực lượng laođộng trong giai đoạn sau năm 2000.Thứ hai, khi xem xét các thành phầnđóng góp vào tăng trưởng năng suấtlao động của hai giai đoạn cho thấyrất rõ, từ đầu những năm 2000, đónggóp của vốn lớn hơn (Hình 6b) và sựchuyển dịch cơ cấu ở quy mô lớn từngành nông nghiệp sang các ngànhcông nghiệp và dịch vụ (Hình 6c).

Ngược lại, tăng trưởng năngsuất nhân tố tổng hợp (TFP), nhântố đóng góp chính cho tăng trưởngnăng suất lao động trong nhữngnăm 1990, đã sụt giảm mạnh tronggiai đoạn sau năm 2000 và tăngtrưởng năng suất lao động đã giảmở hầu hết các khu vực. Thực tế,năng suất lao động giảm trong cácngành khai khoáng, tiện ích côngcộng, xây dựng và tài chính, lànhững ngành mà doanh nghiệp nhànước giữ vai trò chủ đạo.

VIỆT NAM 203528 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________28. Eichengreen, Park và Shin (2011), Agenorvà Canuto (2012) và những người khác.29. Krugman 1994.

Page 65: Báo cáo Việt Nam 2035

Do theo đuổi nhiều mục tiêu,trong đó lợi nhuận không phải làưu tiên, cùng với các ưu đãi méomó nên các doanh nghiệp nhà nướchoạt động không hiệu quả. Năngsuất tài sản công ty (bao gồm vốnvà đất đai) và các biện pháp tăngnăng suất lao động trong suốtnhững năm 2000 đều cho thấy tìnhtrạng không hiệu quả. Tuy đã thựchiện cổ phần hoá từ lâu (nhưngkhông đồng đều), sự hiện diệntrong sản xuất cũng như mức độ chiphối của khu vực công đối với thị

trường nhân tố sản xuất vẫn còn rấtlớn. Nhà nước vẫn nắm giữ đa số cổphần của trên 3.000 doanh nghiệpvà những doanh nghiệp này chiếm1/3 GDP (năm 1990) và gần 40%tổng đầu tư cả nước. Khu vực nhànước vẫn chiếm vị thế độc quyền(hoặc độc quyền nhóm) trong cácngành quan trọng như sản xuấtphân bón, khai mỏ, dịch vụ thiếtyếu, ngân hàng, xây dựng và nôngnghiệp. Tuy nhiên, dưới sức épngày càng tăng về tái cơ cấu, khuvực này ít nhất cũng đã tìm cách

VIỆT NAM 2035 29BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 6. Tăng trưởng năng suất nhân tố giảm sút mạnh

2

3

4

5

6

7

8

201320102005200019951993

(%)

–20

0

20

40

60

80

100

120

2001–131991–2000

Đóng góp của tăng trưởng vốn NNLĐóng góp của tăng trưởng TFPĐóng góp của tăng trưởng vốn

(%)

(%)

0

20

40

60

80

100

2001–131991–2000

Đóng góp của chuyển đổi cơ cấu

Đóng góp của tăng năng suất

a. Tăng trưởng năng suất lao động đã giảm sút từ cuối những năm 1990

b. Tăng trưởng năng suất nhân tố giảm sút mạnh

c. Năng suất lao động trong phần lớn các ngành giảm mạnh

nội ngành

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.Ghi chú: Hình a mô tả bình quân trượt 3 năm. Hình b, thâm dụng vốn được đo bằng thay đổitỷ lệ vốn trong GDP.

Page 66: Báo cáo Việt Nam 2035

duy trì năng suất lao động đểkhông đi xuống hơn nữa.

Hoạt động của các doanhnghiệp tư nhân trong nước cònđáng quan ngại hơn. Hàng loạt cácbiện pháp cải cách đã được thựchiện nhằm thể chế hóa tạo thuận lợicho doanh nghiệp tư nhân đã giúpkinh tế tư nhân tăng trưởng nhanhchóng kể từ cuối thập kỷ 198030.

Nhưng khi con số doanh nghiệp tưnhân tăng lên thì năng suất củadoanh nghiệp lại giảm xuống đếnmức gần như không có khoảng cáchvề năng suất lao động và tài sảngiữa khu vực tư nhân trong nước vàkhu vực doanh nghiệp nhà nước(Hình 7). So sánh về năng suất tàisản, khu vực tư nhân Việt Nam sửdụng vốn hiệu quả hơn khu vực tưnhân Trung Quốc vào đầu nhữngnăm 2000, nhưng đến năm 2014năng suất tài sản của họ đã giảmxuống chỉ bằng chưa đến một nửanăng suất của khu vực tư nhânTrung Quốc. Hầu hết các doanhnghiệp tư nhân có quy mô nhỏ vàhoạt động trong khu vực phi chínhthức, do đó không thể tăng năngsuất lao động nhờ vào chuyên mônhoá hay tận dụng lợi thế quy môđược. Đồng thời các doanh nghiệptư nhân lớn với số lượng tương đốiít (nhất là những doanh nghiệp cótrên 300 lao động) lại thường cónăng suất thấp hơn so với cácdoanh nghiệp nhỏ cả về năng suấttài sản và lao động.

Vậy đâu là nguyên nhân củatình trạng trên và tại sao có sự khácbiệt giữa hai thời kỳ? Những cảithiện ban đầu trong tăng trưởngnăng suất trong thập kỷ 1990 phảnánh sự chuyển đổi của Việt Nam

VIỆT NAM 203530 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________30. Theo con số đăng ký, hiện có trên 650.000doanh nghiệp tư nhân, trong khi năm 1999chỉ có 40.000 và năm 1990 không có doanhnghiệp nào.

HÌNH 7. Năng suất tài sản cấpdoanh nghiệp của khu vực doanhnghiệp ngoài quốc doanh đãgiảm mạnh

0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

2013201120092007200520032001

Doa

nh

thu

trên

đơn

vị t

ài s

ản

SOEs (Trung Quốc)Khu vực phi nhà nước(Trung Quốc)

SOEs (Việt Nam)Khu vực phi nhà nước(Việt Nam)

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa trên sốliệu của Tổng cục Thống kê của Việt nam vàCục thống kê Quốc gia Trung Quốc.Ghi chú: Năng suất vốn được đo bằng doanhthu trên 1 đơn vị tài sản. SOE: Doanh nghiệpnhà nước.

Page 67: Báo cáo Việt Nam 2035

sang kinh tế theo hướng thị trườngvà gỡ bỏ nhiều rào cản gắn với nềnkinh tế kế hoạch tập trung (nhiềutầng kiểm soát giá cả, định mức sảnxuất, hợp tác hóa nông nghiệp,những hạn chế về thương mại vàđầu tư, cấm đoán doanh nghiệp tưnhân chính thức). Vào đầu nhữngnăm 1990, hầu hết các rào cản nàyđã bị xoá bỏ trong giai đoạn đầuĐổi mới và được thay thế bằng hệthống thân thiện hơn với thị trườngvà khu vực kinh tế tư nhân lúc bấygiờ. Một cách tổng quát, các biệnpháp đó đã tạo động lực mạnh mẽcho tăng trưởng năng suất trongtoàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, vào cuối những năm1990, những thành quả trong năngsuất trở nên cạn kiệt dần và nhữnghạn chế cơ bản về chính sách và thểchế bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.Đặc biệt, hai vấn đề méo mó trongcấu trúc kinh tế thị trường non trẻcủa Việt Nam đã gây tổn hại nhấtđối với tăng năng suất. Thứ nhất làsự thương mại hóa trong quản trị nhànước (sẽ bàn thêm trong Trụ cột 3).Lợi ích thương mại hẹp của một sốngười có quan hệ chứ không phảikinh doanh hiệu quả đang lấn át vàquyết định hoạt động kinh doanh.Các quan chức đã không quan tâmđúng mức đến hiệu quả kinh tế khi

đã trao vô số những ưu đãi (ngấmngầm hoặc công khai) cho nhữngdoanh nghiệp có quan hệ (ví dụnhư tất cả các doanh nghiệp nhànước, hầu hết doanh nghiệp đầu tưnước ngoài và một vài doanhnghiệp tư nhân lớn trong nước),khiến cho nhiều doanh nghiệp tưnhân khó có thể tồn tại, ngay cảnhững doanh nghiệp hoạt độnghiệu quả.

Thương mại hóa trong quản trịnhà nước đã dẫn đến một cách tiếpcận không đồng nhất và thiếu đồngbộ với các cải cách thị trường, dẫnđến hai vấn đề mất cân bằng. Trướchết, dù ủng hộ cơ chế thị trườngtrong phân bổ nguồn lực, cách tiếpcận giảm thiểu sự kiểm soát của nhànước đối với sản xuất và công nhậnsở hữu tư nhân đối với tư liệu sảnxuất vẫn dè dặt và không rõ ràng.

Điều này dẫn đến sự hình thànhmột tầng lớp doanh nhân hoặc nằmtrong nhà nước hoặc có quan hệchặt chẽ với quan chức nhà nước vàdoanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữvị trí thống lĩnh trong nhiều lĩnhvực của nền kinh tế.

Thứ hai, bản thân việc ủng hộ cơchế thị trường cũng thiếu nhấtquán. Một mặt, việc tự do hóa thịtrường sản phẩm và hội nhập vào

VIỆT NAM 2035 31BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 68: Báo cáo Việt Nam 2035

nền kinh tế toàn cầu theo các hiệpđịnh thương mại quốc tế khác nhauđã đạt được những tiến bộ ấntượng. Mặt khác, việc phát triển vàtự do hóa các thị trường yếu tố sảnxuất lại diễn ra một cách tùy tiện,thể hiện rõ nhất trong việc phân bổđất đai và vốn rất kém hiệu quả. Vídụ, phần lớn tài sản (đất đai và vốn)được tích lũy trong các ngành xâydựng, bất động sản, ngân hàng vàtài chính trong giai đoạn 2001-2013mặc dù những ngành này là nhữngngành kém hiệu quả nhất. Việcphân bổ các nguồn lực này có thể bịtác động bởi các quyết định hànhchính tùy tiện và quan hệ cá nhân,do đó gây ra những tổn thất kinh tếlớn. Một nghiên cứu năm 2008 chothấy phân bổ tín dụng ngân hàngliên quan đến việc có hay không cócác quan hệ riêng tư và nhữngdoanh nghiệp tư nhân hiệu quảnhất thậm chí không nỗ lực tiếp cậnvới nguồn vốn vay ngân hàng31. Cậpnhật phân tích trên đến năm 2013cho thấy điều này không có gì thayđổi. Các doanh nghiệp tư nhân ởnhững tỉnh có nhiều doanh nghiệpnhà nước thường ít được tiếp cậnvốn và mất nhiều thời gian hơn đểđược cấp quyền sử dụng đất32. Việc

các doanh nghiệp nhà nước đượctiếp cận dễ dàng hơn về vốn, đất đaivà hạn ngạch xuất khẩu trongngành dệt may rõ ràng đã làm giảmlợi nhuận và hoạt động kinh doanhcủa các công ty tư nhân33.

Các nhân tố này tác động tiêu cựcđáng kể đối với hiệu quả hoạt độngcủa các công ty tư nhân trong nước.Với các thị trường nhân tố phi cạnhtranh và bị nhà nước kiểm soát cùngcác thể chế thị trường chính thứcphát triển chưa đầy đủ, các doanhnghiệp có xu hướng quay sang sửdụng các quan hệ cá nhân cũng nhưthể chế phi chính thức, có khi là phipháp, để thâm nhập thị trường, pháttriển và tìm kiếm lợi nhuận nhiềuhơn34. Tuy nhiên, không có lý do gìđể tin rằng những doanh nghiệp giỏitrong việc tận dụng nguồn “vốnchính trị” hoặc khai thác các quan hệcá nhân cũng giỏi hơn trong việcđiều hành kinh doanh.

Chương trình cải cách táikhởi động tăng năng suất

Tăng năng suất là nhu cầu rõràng và mạnh mẽ. Tăng trưởngGDP từ đầu những năm 2000 đạt

VIỆT NAM 203532 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________31. Malesky và Taussig 2008.

____________________32. Van Thang và Freeman 2009.33. Nguyen và Le 2005, 307.34. Malesky và Taussig 2008.

Page 69: Báo cáo Việt Nam 2035

được nhờ các yếu tố bù đắp cho sựyếu kém và sụt giảm của mức tăngnăng suất, nhưng hiện nay các yếutố này đã chạm tới ngưỡng giới hạntự nhiên của chúng. Mức tăng năngsuất lao động vốn dĩ thấp và đangsuy giảm trong toàn bộ nền kinh tếđược bù đắp bởi lực lượng lao độngtăng nhanh; trong khi tăng năngsuất lao động tại các ngành được bùđắp bởi sự chuyển dịch cơ cấu trênquy mô lớn; còn năng suất nhân tốtổng hợp TFP giảm và thấp đượcthay thế bởi sự gia tăng tích lũyvốn. Trong giai đoạn phát triển tiếptheo, dự báo tác động đối với tăngtrưởng kinh tế nói chung của mỗimột nhân tố nêu trên sẽ giảm mạnhhơn so với tác động lên xu hướngnăng suất. Thêm vào đó, bối cảnhkinh tế thế giới sẽ kém thuận lợihơn nhiều so với thời kỳ trướckhủng hoảng tài chính toàn cầu.

Lợi thế của Việt Nam hiện naylà vẫn còn đủ thời gian để tái khởiđộng tăng năng suất lao động màkhông ảnh hưởng tới mục tiêu tăngthu nhập vào năm 2035. Ở cùngmột trình độ phát triển vào đầuthập kỷ 1980, Hàn Quốc đã tăngnăng suất lao động đáng kể chothấy một bước ngoặt tăng trưởngnhư vậy hoàn toàn có thể đạt được.Song điều này cũng đòi hỏi một

chương trình cải cách thể chế tổngthể và dài hạn hơn. Cuối thập niên1970 và đầu thập niên 1980, một sốbiện pháp cải cách được thực hiện ởHàn Quốc (ví dụ ổn định kinh tế vĩmô, hiện đại hóa nông nghiệp, tậptrung hơn vào cạnh tranh và giảmđiều tiết thị trường) đã nhanhchóng thúc đẩy tăng năng suất;trong khi các biện pháp khác (ví dụgiáo dục đại học, nghiên cứu &phát triển, đô thị hóa) có tác độngdài hạn được bắt đầu thực hiệntrước đó nhiều năm.

Chương trình cải cách trongtrường hợp của Việt Nam khôngchỉ đòi hỏi toàn diện do sự suygiảm tăng năng suất, mà còn phảiphân kỳ một cách cẩn trọng với tầmnhìn sâu sắc về tăng trưởng dàihạn. Chương trình có thể được chiara thành ba giai đoạn: ngắn hạn,trung hạn và dài hạn (có thể cóchồng lấn giữa các giai đoạn). 1. Những cải cách có tác động ngay lập

tức. Tăng cường nền tảng kinh tếvi mô của nền kinh tế thị trườngViệt Nam phải là ưu tiên hàngđầu và phải đạt được nhữngthành quả quan trọng nhất trong5 năm tới. Điều này sẽ giúp chặnđà suy giảm tăng năng suất vàthông qua việc tạo điều kiện cho

VIỆT NAM 2035 33BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 70: Báo cáo Việt Nam 2035

sự tham gia mạnh hơn và hiệuquả hơn của khu vực tư nhân, tạotiền đề thúc đẩy tăng trưởngmạnh trong thập kỷ tiếp theo.

2. Những cải cách có tác động trongtrung hạn. Đây là những biệnpháp cần được thực hiện ngaykhông chậm trễ mặc dù tác độngcủa chúng có thể đạt được chủyếu trong khoảng 5 đến 10 năm.Những biện pháp này hướng vàomục tiêu hỗ trợ công cuộc tái cơcấu đang diễn ra và làm sâu sắchơn tiến trình hội nhập toàn cầubằng cách hiện đại hóa và thươngmại hóa khu vực nông nghiệp,nâng cao vị thế của Việt Namtrong chuỗi giá trị toàn cầu vàxây dựng thể chế kinh tế vĩ môvững chắc và tin cậy hơn.

3. Những cải cách và đầu tư có tácđộng trong dài hạn. Những cảicách và đầu tư có thể được thựchiện trong 2 hoặc 3 năm tới vớinhững thành quả được chờ đợitrong dài hạn. Những cải cáchnày phải tính đến thành quả củamô hình tăng trưởng hiện nay(dựa vào những cải cách ngắnhạn và trung hạn) sẽ không kéodài hơn một thập kỷ tới, khi nềnkinh tế gia nhập nhóm các quốcgia có thu nhập trung bình cao và

những tổn hại về môi trường tớigiới hạn của nó. Trọng tâm lâudài là khuyến khích học tập vàsáng tạo, thúc đẩy tích tụ đô thịvà đảm bảo phát triển bền vữngvề môi trường.

Tác động của những cải cáchnêu trên không loại trừ nhau. Thịtrường đất đai vận hành tốt và thểchế vi mô mạnh sẽ quan trọng nhưnhau sau một thập kỷ cũng như sau3 năm, mặc dù tác động ngắn hạn sẽthấy rõ nhất do những sai lệch hiệntại sẽ được loại bỏ. Những bộ phậncấu thành của một thể chế kinh tế vĩmô mạnh hơn cần được thực hiệntrong 2 đến 3 năm tới để đảm bảocủng cố vững chắc tài khóa và chitiêu hiệu quả hơn. Chương trình vềmôi trường cũng có thể mang lạithành quả ngay lập tức thông quathực hiện hệ thống định giá hiệuquả trong đó toàn bộ chi phí môitrường được hạch toán đầy đủtrong mọi quyết định chính sách.

Những cải cách có tác độngngay lập tức: Tăng cườngnền tảng vi mô của nền kinhtế thị trường

Ưu tiên trước mắt là phải tạolập nền tảng vi mô của kinh tế thịtrường mạnh mẽ hơn. Tái cơ cấudoanh nghiệp nhà nước đóng vai

VIỆT NAM 203534 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 71: Báo cáo Việt Nam 2035

trò quan trọng trong chương trìnhcải cách, song cải cách này chưa đủmạnh. Phải đặt lên hàng đầu việctạo những điều kiện thuận lợi hơncho khu vực tư nhân.

Tăng cường các thể chế thị trường

Có những bằng chứng thuyếtphục cho thấy thị trường hoạt độngtốt đòi hỏi phải có các luật chơiđược xác định rõ ràng và thi hànhmột cách minh bạch, tiên liệu được.Chương trình cải cách đòi hỏi cácthể chế thị trường mạnh, đặc biệtquan trọng trong những giai đoạnđầu khi thị trường chưa phát triểnvà ngay cả những méo mó nhỏcũng có thể có ảnh hưởng lớn.Trọng tâm hiện nay là phải thực thicác chính sách về cạnh tranh vàđảm bảo an toàn quyền tài sản. Táicơ cấu doanh nghiệp nhà nước vàtạo sân chơi bình đẳng cho tất cả cácdoanh nghiệp trong khu vực côngvà tư, trong nước và nước ngoài làmột phần quan trọng trong chươngtrình cải cách này. Các cải cách kinhtế thị trường này sẽ được bàn kĩhơn trong Trụ cột 3.

Tự do hóa thị trường các nhântố sản xuất

Khu vực tài chính hiện nay vẫntương đối kém phát triển, khu vực

ngân hàng vẫn chìm trong nhữngvấn đề về cấu trúc và thị trườngvốn vẫn còn non trẻ. Thị trường đấtđai thậm chí còn kém phát triển vàkém hoàn thiện hơn. Hơn nữa, nhưđã nói ở phần trước, ảnh hưởng củanhà nước đối với các quyết định vềphân bổ tín dụng và đất đai dườngnhư là quá lớn, dẫn đến hiệu quảkinh tế rất kém. Những quy địnhpháp lý về thị trường lao động tuykhông phức tạp như hai thị trườngtrên nhưng vẫn rất đáng quan tâm;hệ thống đăng ký hộ khẩu là mộttrong những yếu tố cản trở việc didân giữa nông thôn và thành thị,mặc dù đỡ phức tạp hơn nhữngnăm trước nhưng vẫn là một trởngại, làm giảm tính hiệu quả (xemTrụ cột 2).

Phát triển thị trường vốn

Thị trường tài chính Việt Namđã mở rộng nhanh chóng từ đầunhững năm 1990 nhưng vẫn cònnhiều việc phải làm để đóng vai tròlớn hơn trong nền kinh tế. Khu vựcnày đã làm tương đối tốt việc huyđộng tiết kiệm nhưng vẫn còn kémtrong việc phân bổ tín dụng tới cáckhu vực sử dụng hiệu quả nhất vàtrong việc tạo lập hệ thống thanhtoán bao phủ rộng rãi. Phần lớn cáckhoản cho vay, đặc biệt từ các ngân

VIỆT NAM 2035 35BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 72: Báo cáo Việt Nam 2035

hàng thương mại quốc doanh đượcdành cho doanh nghiệp nhà nướchoặc các doanh nghiệp tư nhân cóquan hệ thân hữu, lấn át nguồn tíndụng cho những doanh nghiệp hoạtđộng hiệu quả trong khu vực tưnhân trong nước. Độ bao phủ về tàichính đã tăng lên từ đầu nhữngnăm 1990 nhưng vẫn còn là một vấnđề đối với những người yếu thế, đặcbiệt là ở khu vực nông thôn.

Ngành ngân hàng đang vật lộnsau khi hứng chịu cú sốc lớn dokhủng hoảng tài chính toàn cầu làmsuy sụp thị trường bất động sản vìcác ngân hàng đã cho vay kinhdoanh bất động sản quá nhiều. Tỉsuất lợi nhuận trên tài sản trungbình của ngành ngân hàng đã giảmhơn 1 điểm phần trăm kể từ khi xảyra khủng hoảng (từ 1,8% năm 2007xuống 0,5% năm 2012); con số báocáo về nợ xấu tăng nhưng vẫn bị coilà chưa đầy đủ; trích dự phòng rủiro thấp hơn mức trung bình tại cácnước thu nhập trung bình khu vựcĐông Á. Nhiều khoản nợ xấu vàkhoản vay phải tái cơ cấu liên quanđến các doanh nghiệp nhà nước.Hơn nữa, tình trạng sở hữu chéovẫn còn nghiêm trọng tại các ngânhàng tư nhân, giữa ngân hàng vớinhau và giữa ngân hàng với doanhnghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà

nước. Mức độ tuân thủ với nguyêntắc cơ bản Basel có cải thiện nhưngvẫn còn thấp; còn nhiều ngân hàngkhông đáp ứng yêu cầu về vốn tốithiểu để đối phó với rủi ro thịtrường và rủi ro hoạt động theoBasel II, trong khi đất nước đanghướng tới Basel III. Thanh tra tạichỗ còn hạn chế, nhất là đối với cácngân hàng thương mại nhà nước;còn thiếu giám sát toàn diện ngânhàng. Ngoài ra, giám sát từ xa cũngcần phải tăng cường.

Dưới đây là 3 vấn đề cần đưa vàochương trình phát triển hệ thống tàichính trong vòng 20 năm tới.

Một là giảm thiểu rủi ro khủnghoảng tài chính. Việt Nam sẽ ứngphó nhanh hơn với các cuộc khủnghoảng tài chính tiềm tàng nếu Hộiđồng Tư vấn chính sách tài chính,tiền tệ quốc gia được tăng cường.Hội đồng cần họp thường xuyênvới sự hỗ trợ của một đội ngũchuyên môn tâm huyết có thể đưara báo cáo, khuyến cáo và chỉ dẫnkịp thời cho ngân hàng. Thông tinvề hệ thống tài chính phải được cảithiện nhờ những thông tin từ xa vàsự giám sát của Ngân hàng Nhànước (NHNN). Nâng cao năng lựcquản lý khủng hoảng và tạo khungkhổ pháp lý sẽ cải thiện khả năng

VIỆT NAM 203536 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 73: Báo cáo Việt Nam 2035

ứng phó với khủng hoảng trongtrường hợp có vấn đề về giảm tínhthanh khoản hay mất khả năngthanh toán. Cần tăng cường nguồnlực cho Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam(DIV) và cho phép DIV thực hiệngiao dịch mua tài sản của các ngânhàng yếu kém. Muốn vậy cầnchuyển dần cơ cấu vốn DIV từ vayngân hàng sang nợ Chính phủ vàsửa luật cho phép Chính phủ vayNHNN thay cho DIV khi có khủnghoảng nghiêm trọng, theo các điềukhoản được xác định rõ ràng.

Hai là phát triển khu vực tài chínhvới qui mô lớn hơn, đa dạng và ổnđịnh hơn. Muốn vậy cần tiếp tụctăng vốn ngân hàng và mở rộngngành tài chính. Thách thức trướchết là phải giải quyết được khối nợxấu lớn đang treo trên đầu cácngân hàng, với bước đầu tiên lànhờ các công ty kiểm toán quốc tếcó uy tín thực hiện kiểm toán (baogồm cả kiểm toán hoạt động), kiênquyết áp dụng các chuẩn mực cẩntrọng, không buông lỏng quản lý.Đối với các ngân hàng hoạt độnglành mạnh và tốt có thể giải quyếtnợ xấu bằng cách bán trực tiếp tàisản thế chấp liên quan đến nợ xấuvà tạo đủ cơ chế pháp lý cho phépchuyển nợ xấu và tài sản thế chấpsang Công ty Quản lý Tài sản Việt

Nam (VAMC) quản lý và xử lý.Cần đóng cửa, sáp nhập các ngânhàng mất khả năng thanh toán vớicác ngân hàng tốt hoặc bán cácngân hàng đó (trực tiếp hoặc thôngqua VAMC).

Để nâng cao hiệu quả ngànhngân hàng trong tương lai cần đảmbảo thực thi tốt hơn các quy chế đãđược hoàn thiện cũng như giám sátrủi ro của các ngân hàng (nhất làcác ngân hàng thương mại nhànước) và rủi ro của các định chếbán tài sản như công ty bảo hiểmvà quỹ hưu trí. Bước tiến lớn ở đâylà áp dụng giám sát cẩn trọng vĩmô và tăng cường giám sát từ xa.Một việc nữa là chuyển dần sangáp dụng các quy tắc và chuẩn kếtoán quốc tế. Việc thực thi các quytắc Basel III đòi hỏi ngân hàng phảicó nhiều vốn hơn, bao gồm cả vốndự phòng rủi ro thị trường và rủi rohoạt động và giảm được sự mạohiểm thái quá của chủ ngân hàngtrong bối cảnh một số ngân hàngcòn đang vật lộn để thực hiện cácyêu cầu của Basel II. Một lĩnh vựckhác cần quan tâm là tăng cườngthu thập thông tin về các tập đoànkinh doanh nhằm giảm bớt tìnhtrạng cho vay dựa trên quan hệriêng tư và sở hữu chéo.

VIỆT NAM 2035 37BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 74: Báo cáo Việt Nam 2035

Quá trình phát triển thị trườngvốn theo chiều sâu cần bắt đầu từthị trường nợ chính phủ sẽ đòi hỏiphải thay đổi khung pháp lý và kếtoán theo chuẩn quốc tế. Cácnguyên tắc kế toán phù hợp hơnvới chuẩn mực quốc tế sẽ làm chothị trường vốn hấp dẫn hơn với cácnhà đầu tư nước ngoài. Cũng nhưtại phần lớn các nước đang pháttriển, sự phát triển của các định chếtiết kiệm theo hợp đồng (như cáccông ty bảo hiểm) chỉ mới hìnhthành ở Việt Nam, song vai trò củacác định chế này sẽ tăng lên trong20 năm tới khi nền kinh tế đượchiện đại hoá. Sự quan tâm của cácnhà đầu tư vào các công ty bảohiểm tùy thuộc vào mức độ minhbạch về kế toán (tuân thủ chuẩnmực quốc tế về kế toán và báo cáo)và việc tăng cường năng lực của cơquan giám sát bảo hiểm.

Ba là tăng cường độ bao phủ về tàichính. Việt Nam đã khá thành côngtrong cho vay cá nhân35 so với cácnước thu nhập trung bình thấp,nhưng chưa thành công trong vấn

đề gửi tiền và chuyển tiền36. Dịchvụ chuyển tiền tại Việt Nam chủyếu thông qua các định chế tàichính, trong khi tỷ lệ sử dụng điệnthoại di động và các công ty cungcấp dịch vụ chuyển tiền thấp hơnso với các nước thu nhập trungbình thấp. Sử dụng điện thoại diđộng sẽ giúp mở rộng độ bao phủdịch vụ chuyển tiền và gửi tiền vớichi phí thấp hơn. Mặc dù Việt Namcòn phải thay đổi nhiều quy chế, cảvề tài chính lẫn viễn thông, songđây chính là cách tận dụng lợi thếcủa một đất nước có lượng lớnthuê bao điện thoại di động. Có thểlấy công ty M-Shwari của Kê-ni-alàm ví dụ. Kể từ khi bắt đầu hoạtđộng năm 2012, công ty đã tăngthêm 9 triệu thuê bao, huy độngđược 45 triệu USD tiền gửi và đạtdư nợ tín dụng gần 18 triệu USDvào cuối năm 2014; khách hàng gửitiền có thể vay ngắn hạn qua hệthống dịch vụ của công ty. Độ bao

VIỆT NAM 203538 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________36. Theo cơ sở dữ liệu của Global Financial,31% người dân Việt Nam trong độ tuổitrưởng thành có tài khoản tại thể chế tài chính(tuy nhiên, NHNN ước lượng con số này là50%), thấp hơn rất nhiều mức 43% là trungbình của các quốc gia thu nhập trung bìnhthấp. Mức chênh lệch này còn lớn hơn đối vớingười nghèo, tỷ lệ này của người nghèo ViệtNam là 19% trong khi trung bình của cácquốc gia thu nhập trung bình thấp là 33%.

____________________35. Năm 2015, 18% dân số Việt Nam vaymượn từ một thể chế tài chính, tăng so với16% năm 2011. So sánh với mức trung bìnhcủa một quốc gia thu nhập trung bình thấp,con số này hiện chỉ khoảng 7,5% (theo cơ sởdữ liệu của Global Financial).

Page 75: Báo cáo Việt Nam 2035

phủ tài chính cũng đòi hỏi phải cóthông tin tín dụng tốt hơn vềngười vay.

Phát triển thị trường đất đai

Theo Hiến pháp và luật hiệnhành, đất đai thuộc sở hữu toàn dânvà do nhà nước đại diện quản lý. Cánhân được giao quyền sử dụng cóthời hạn và pháp luật cho phépchuyển quyền sử dụng đất cho các cánhân khác. Nhà nước có thể thu hồiquyền sử dụng đất để phục vụ lợi íchquốc gia và bồi thường theo luật.

Khung pháp lý chung về quyềnsử dụng đất của cá nhân được cụthể hóa bằng nhiều văn bản phápluật thiếu đồng bộ; công tác thihành luật cũng bị chi phối bởi mộtsố quy định và nhiệm vụ chồngchéo. Đó mới chỉ là ở cấp Trungương, còn chính quyền tỉnh vàhuyện lại ban hành những hướngdẫn riêng về sử dụng và chuyểnnhượng đất đai.

Trên thực tế thị trường mua bánquyền sử dụng đất còn vắngbóng37. Gần như chưa có thị trườngđất đai sơ cấp. Thị trường chủ yếudo các cơ quan nhà nước vận hànhthông qua những thủ tục hànhchính thiếu thực tế và “giá” quyền

sử dụng đất được định đoạt khôngsát thị trường.

Thị trường thứ cấp phát triểnhơn nhưng còn vấp phải nhiều trởngại. Cơ chế thị trường ít được ápdụng trong việc chuyển đổi mụcđích sử dụng từ đất nông nghiệpsang đất phi nông nghiệp. Trongtrường hợp đó, quy hoạch sử dụngđất của chính quyền địa phươngquyết định mục đích sử dụng đất,chứ chưa dựa trên quan hệ cung-cầu hay nhu cầu của người dân địaphương. Hơn nữa, “người bán” tứclà cá nhân từ bỏ quyền sử dụng đấtcủa mình thường là nông dân, ít cókhả năng được đền bù một cáchthoả đáng: lợi ích của việc chuyểnnhượng chủ yếu rơi vào chínhquyền địa phương và “người mua”- người thường được mua với giá rẻhơn giá thị trường thứ cấp.

Sự thiếu vắng thị trường đất đailàm nảy sinh một số vấn đề. Cùngvới quyền tài sản chưa được quyđịnh rõ ràng, điều này khuyến khíchmô hình kinh doanh dựa trên quanhệ thân hữu. Mặt khác, sự thiếu vắngthị trường đất đai cũng làm giảmhiệu quả kinh doanh. Người cóquyền sử dụng đất muốn chuyển đổimục đích sử dụng để thực hiện hoạtđộng kinh tế có lợi hơn sẽ phải chịu

VIỆT NAM 2035 39BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________37. Nguyễn Đình Cung, 2015.

Page 76: Báo cáo Việt Nam 2035

chi phí hành chính rất cao, thường làcao tới mức không thể chịu nổi, vàquy trình thì mất nhiều thời gian.Thiếu vắng thị trường đất đai cũnglàm méo mó quá trình đô thị hóa (sẽbàn chi tiết hơn trong mục “Tậndụng đô thị hóa để đẩy mạnh hiệnđại hóa”). Vì vậy, thị trường đất đaiphát triển minh bạch và đầy đủ chứcnăng là một ưu tiên chính sách quantrọng và cấp thiết.

Những cải cách có tác độngtrung hạn: Quản lý chuyểnđổi cơ cấu và đẩy mạnh hộinhập toàn cầu

Phần này có ba nội dung chính:(i) hiện đại hóa và thương mại hóanông nghiệp, khu vực đang thu hútgần một nửa lực lượng lao độngtrong một đất nước có tới gần 70%dân số sống ở nông thôn; (ii) tăngcường sự tham gia vào chuỗi giá trịtoàn cầu (GVCs) nhằm tối đa hóa cơhội đạt được năng suất cao trong bốicảnh phụ thuộc nặng nề và có thể giatăng vào các thị trường bên ngoài;(iii) xây dựng thể chế kinh tế vĩ môvững chắc và đáng tin cậy hơn - điềukiện ngày càng thiết yếu trước sựchuyển dịch nhân khẩu, nhu cầu chitiêu lớn cho kết cấu hạ tầng và khuvực xã hội, cũng như kết nối tàikhoản vốn với nền kinh tế toàn cầu.

Hiện đại hóa và thương mại hóanông nghiệp

Công nghiệp hóa theo chiều sâuvà hiện đại hóa các ngành dịch vụkhông tương thích với định hướngtập trung vào nông nghiệp. Hiệnnay và trong tương lai có thể thấynông nghiệp vẫn là ngành quantrọng có lợi thế so sánh của ViệtNam, cần được khai thác hết tiềmnăng để phục vụ quá trình hiện đạihóa nền kinh tế.

Mặc dù ngành nông nghiệp đã cónhững tiến bộ vượt bậc kể từ cuốinhững năm 1980 nhưng mô hìnhtăng trưởng nông nghiệp hiện naybộc lộ nhiều điều đáng lo ngại vềchất lượng và tính bền vững cầnđược giải quyết ngay về mặt chínhsách. Năng suất lao động trong nôngnghiệp dù đã tăng nhanh từ nhữngnăm 1990 nhưng vẫn cực kì thấp sovới các nước có cùng trình độ pháttriển. Điều đáng lưu tâm ở đây là sảnxuất lúa gạo chiếm vai trò quá lớn, sửdụng quá nhiều đất đai màu mỡ vànăng lực thủy lợi. Lợi nhuận thấpcủa hộ nông dân nhỏ lẻ, tình trạngthiếu việc làm của lao động nôngnghiệp, an toàn thực phẩm chưađảm bảo, giá trị gia tăng thấp, giánông sản thấp trên thị trường quốctế, thiếu kết nối đa thức từ nông trại

VIỆT NAM 203540 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 77: Báo cáo Việt Nam 2035

đến thị trường, yếu kém về kho bãivà hậu cần bảo quản lạnh, hạn chếtrong đổi mới thể chế và công nghệđều là những thách thức của kinh tếnông nghiệp. Tăng trưởng trongngành nông nghiệp phần nào cũngnhờ vào sự hy sinh về môi trường.

Ngành nông nghiệp cũng đangđứng trước bước ngoặt. Nhiều cơhội lớn đang mở ra trên thị trườngtrong nước, khu vực và quốc tế,nhưng ngành nông nghiệp sẽ khôngthể tiếp tục cạnh tranh trên cơ sở chiphí thấp, thâm dụng lao động vàdựa vào tài nguyên. Ngành nôngnghiệp cũng sẽ phải đối mặt vớicạnh tranh trong nước ngày càngtăng với các đô thị, các ngành côngnghiệp và dịch vụ về lao động, đấtđai và nguồn nước. Tăng trưởngtrong tương lai phải dựa vào nângcao hiệu quả và đổi mới sáng tạo.

Cơ cấu sản xuất và cách thức tổchức chuỗi cung ứng cũng cần thayđổi. Nông dân còn sản xuất manhmún, liên kết giữa nông dân và liênkết theo chiều dọc còn yếu. Nhữngvấn đề đó gây ra những chi phí giaodịch không cần thiết, không pháthuy hiệu quả kinh tế nhờ quy mô,đồng thời thiếu khuyến khích sảnxuất nguyên liệu và sản phẩm chấtlượng cao. Tương tự, cũng cần thay

đổi mô hình “quản lý nhà nước”, tứclà cách thức nhà nước cung cấp dịchvụ kỹ thuật và điều tiết, chi tiêu côngvà đầu tư công trong nông nghiệp,các chính sách hỗ trợ nông dân vàkhuyến khích đầu tư vào kinh doanhnông nghiệp. Nền nông nghiệp dựatrên nhu cầu cần sự linh hoạt chứkhông thể dựa vào kế hoạch hóa tậptrung như xu hướng hiện nay.

Để có thể phát triển theo xu thếchung của thế giới, nông nghiệp ViệtNam cần được chuyển đổi theo haihướng. Một là hiện đại hóa phươngthức sản xuất, thay đổi cách thức sửdụng đất (bớt trồng lúa, tăng câytrồng đem lại giá trị gia tăng và mởrộng chăn nuôi) và tăng liên kếtcung cấp dịch vụ nông nghiệp. Hailà hiện đại hóa hệ thống sản phẩmnông nghiệp, bao gồm chế biếnnông sản hàng hóa (cây trồng, vậtnuôi, thủy hải sản) để tạo ra thựcphẩm có giá trị gia tăng cao38.

VIỆT NAM 2035 41BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________38. Thay đổi trong lĩnh vực này thường baohàm tăng tỷ trọng phân phối thực phẩm quacác siêu thị hiện đại và các cơ sở ăn uống bênngoài gia đình, tăng tiêu thụ thực phẩm chếbiến/tiện ích có thương hiệu, quá trình hợpnhất các chức năng buôn bán trung gian vàthu gom nông nghiệp, sự phổ biến của cácphương pháp kho vận và chuỗi kho đônglạnh, áp dụng các chuẩn mực ngày càng chặtchẽ và phương pháp tiên tiến để truy nguồnsản phẩm và quản lý chất lượng.

Page 78: Báo cáo Việt Nam 2035

Dấu hiệu của những chuyển đổinói trên đã xuất hiện ở một số nơihoặc một số tuyến trong các tổ hợpsản xuất nông sản. Song những quátrình đó có thực sự hiệu quả haykhông, mức độ đột phá đến đâu,đường đi sẽ bằng phẳng hay gậpghềnh, người nông dân có đượchưởng lợi hay không, còn tùy thuộcnhiều vào chính sách công.

Một ví dụ là Chính phủ có thểtạo điều kiện để thị trường đấtnông nghiệp phát triển năng độnghơn, hỗ trợ người nông dân phá thếđộc canh cây lúa để chuyển sangcanh tác đa dạng, bao gồm chănnuôi, nuôi trồng thủy hải sản hoặccác hình thức canh tác khác. Cần cócác quy định, các biện pháp khuyếnkhích và các loại hình dịch vụ hỗ trợ- kết hợp với nhau một cách hiệuquả - nhằm thúc đẩy và vận hànhquá trình chuyển đổi sang nền nôngnghiệp xanh, áp dụng hệ thống antoàn thực phẩm và bảo vệ ngườitiêu dùng, tạo niềm tin cho ngườidân. Những chuỗi cung ứng có khảnăng kiểm soát được sự vận chuyểnvà trạng thái của các sản phẩm dễhư hỏng - như thủy sản đông lạnhtừ Đồng bằng sông Cửu Long tớithị trường tiêu thụ ở Bắc Mỹ và TâyÂu, sẽ giúp tăng cường cạnh tranhthương mại và an toàn thực phẩm.

Để quản lý tốt hơn những rủi rotrong nông nghiệp, đòi hỏi phảiđáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càngcao về thông tin, về các công cụ kĩthuật và tài chính. Chính phủ cầntạo điều kiện để phát triển nhữngloại hình dịch vụ này. Chẳng hạn,cải thiện dịch vụ giáo dục và dạynghề giúp rút ngắn thời gian ápdụng công nghệ mới về canh tác vàchế biến sau thu hoạch. Tạo lập vàduy trì môi trường đầu tư và kinhdoanh nông nghiệp thuận lợi giữvai trò mấu chốt để nâng cao giá trịgia tăng cho nông phẩm Việt Nam,tạo nên những thương hiệu mới cóuy tín về chất lượng và tính bềnvững. Thế giới có nhiều kinhnghiệm và thông lệ tốt để Việt Namcó thể học hỏi và áp dụng.

Cho đến nay, Nhà nước giữ vaitrò chính, thậm chí là chủ đạo trênmột số lĩnh vực, trong phát triểnnông nghiệp. Một số chức năng -như quy hoạch sử dụng đất, quảnlý nông trường, thương mại hànghóa, cung ứng công nghệ - sẽ giảmdần tầm quan trọng, thậm chí còncó hại khi nông nghiệp phát triểntheo hướng linh hoạt, dựa vào thịtrường và tri thức nhiều hơn. Nhànước có thể giảm đầu tư trực tiếpcho nông nghiệp nếu khuyến khíchtư nhân phát triển các dịch vụ nông

VIỆT NAM 203542 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 79: Báo cáo Việt Nam 2035

nghiệp và tạo thuận lợi để tư nhânđầu tư, kể cả dưới hình thức hợp táccông-tư, qua đó giải phóng đượcnguồn lực để tập trung thực thi tốtcác quy định về môi trường, vệ sinhdịch tễ, thú y và an toàn thực phẩm.Nhà nước vẫn cần tiếp tục giữ vaitrò trong hỗ trợ các tổ chức củanông dân, duy tu bảo dưỡng hạtầng nông thôn và nhiều nhiệm vụkhác có ảnh hưởng đến chi phí giaodịch và trong phối hợp hành động.

Nhân rộng cơ hội ngoại thương

Việt Nam được hưởng lợi nhiềunhờ ngoại thương, tham gia sâu vàochuỗi giá trị toàn cầu và đi trướcđón đầu trong cạnh tranh với cácnền kinh tế mới nổi để có thể nắmbắt các cơ hội quý báu hơn từ cáchiệp định thương mại tự do đaphương và song phương, chẳnghạn như TPP. Hàng hóa xuất khẩucủa Việt Nam không những chỉ lớnhơn về quy mô mà còn đa dạnghơn, phản ánh quá trình chuyển đổitừ xuất khẩu sản phẩm thô là chủyếu sang xuất khẩu hàng hóa chếtác có hàm lượng công nghệ thấp vàtrung bình (may mặc, đồ gỗ, giàydép) và tiếp theo là hàng hóa tinhxảo hơn (máy móc và điện tử).

Tuy nhiên, tăng trưởng xuấtkhẩu dịch vụ còn yếu. Hiện tại, Việt

Nam chưa chủ động khai thác triệtđể các cơ hội của mô hình chuỗi giátrị toàn cầu. Mô hình đó phụ thuộcquá nhiều vào các doanh nghiệpđầu tư nước ngoài thực hiện lắp rápở công đoạn cuối, thiếu liên kếtngược với các nhà cung ứng trongnước trong hoạt động sản xuấtchính và ít chuyển giao công nghệcho doanh nghiệp trong nước, dodoanh nghiệp trong nước chưa đủkhả năng tiếp thu công nghệ caohơn hoặc chưa thể tham gia vào cáccông đoạn phức tạp hơn trong chuỗigiá trị. Một đặc điểm nổi bật củahoạt động sản xuất theo định hướngxuất khẩu của Việt Nam là sử dụngtương đối nhiều thiết bị, nguyên vậtliệu nhập ngoại vào quy trình lắpráp cuối cùng. Ví dụ, khoảng 50-60% giá trị xuất khẩu dệt may và dagiầy là từ nguyên vật liệu nhậpngoại. Hầu hết các linh kiện và chitiết đưa vào sản xuất điện thoạithông minh và máy tính bảng choxuất khẩu cũng được nhập khẩu.

Chính vì vậy, đồng thời với việcduy trì sản xuất lắp ráp công đoạncuối (ít nhất để tạo việc làm quy môlớn trong các ngành chế biến, chếtác trong trung hạn), Việt Nam cầnkhuyến khích các nhà cung ứngtrong nước tham gia ngày càng sâuvào quá trình lắp ráp cuối cùng

VIỆT NAM 2035 43BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 80: Báo cáo Việt Nam 2035

thông qua phát triển mạng lướitoàn diện hơn các nhà cung ứng cấp1 và cấp 2, như cách thức TrungQuốc đã làm. Điều này giúp ViệtNam có vị thế tốt hơn để bắt đầuchuyển sang các sản phẩm tinh xảohơn, nâng cao giá trị gia tăng trongchuỗi giá trị toàn cầu hiện tại, đảmnhận các công đoạn phức tạp hơnvà dịch chuyển sang các chuỗi cungứng mới với tỷ trọng giá trị gia tăngcao hơn.

Trước hết, cải cách cần khuyếnkhích sự hình thành các doanhnghiệp tư nhân Việt Nam có nănglực cạnh tranh, có khả năng tạonhững liên kết với các doanhnghiệp đầu tư nước ngoài. Chìakhóa để mở đường dịch chuyểnlên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trịtại các nước công nghiệp hóa sớmở Đông Á chính là một khu vựckinh tế tư nhân trong nước năngđộng. Sau này, khi các doanhnghiệp Việt Nam tiếp thu được bíquyết và có năng lực cạnh tranhtoàn cầu cao hơn (nhờ nâng cấpcông nghệ và lợi thế quy mô), ViệtNam có thể đặt mục tiêu để có mộtsố doanh nghiệp đứng đầu chuỗigiá trị toàn cầu. Ở vị trí đó, lợinhuận thu được sẽ lớn hơn nhiềuso với các vị trí khác. Ví dụ, Applethu được lợi nhuận bằng tới 45%

giá bán buôn iPhone39. Ngoài ra,các ví dụ khác là Samsung (HànQuốc), Huawei (Trung Quốc) vàTập đoàn Tata (Ấn Độ).

Tiếp theo là phải phát triểnđược khu vực dịch vụ hiện đại, làmđầu vào quan trọng cho sản xuấtchế tác, nhất là đối với các mặt hàngxuất khẩu. Đây là khu vực ViệtNam còn tụt hậu so với các đối thủcạnh tranh, vì vậy bị rơi vào thế bấtlợi. Thiếu một khu vực tài chínhhiện đại và vận hành tốt là mộtkhiếm khuyết nghiêm trọng. Thiếukhả năng tiếp cận vốn từ giai đoạnđầu làm hạn chế sự phát triển củahệ sinh thái khởi nghiệp năng động.Những dịch vụ hiện đại khác nhưbảo hiểm, viễn thông, vận tải vàlogistics cũng chậm phát triển.Khoảng trống này sẽ ngày càngđược nhận thấy rõ khi Việt Namdịch chuyển lên vị trí cao hơn trongchuỗi giá trị và hàm lượng giá trịcủa hàng hóa thương mại Việt Namgia tăng.

Cũng cần phát triển các dịch vụnhư nghiên cứu và phát triển(R&D), kỹ thuật và thiết kế như mộtcách để nâng cấp sự tham gia củaViệt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu

VIỆT NAM 203544 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________39. http://www.digitaltrends.com/mobile/iphone-cost-what-apple-is-paying/

Page 81: Báo cáo Việt Nam 2035

(tham khảo mục “Đẩy mạnh họchỏi, đổi mới và sáng tạo” ở phầnsau). Các dịch vụ hiện đại cũng trựctiếp đóng góp cho xuất khẩu, tăngtrưởng và tạo việc làm. Nâng cấpnền tảng nguồn vốn con người, hạtầng và kết nối công nghệ thông tinvà truyền thông (ICT) sẽ tạo cơ hộiđể Việt Nam trở thành cường quốckhu vực về các dịch vụ dựa trêncông nghệ thông tin.

Cải cách quy chế có vai trò thiếtyếu để tạo sức sống cho các ngànhdịch vụ. Những hạn chế về tỷ lệ sởhữu của nước ngoài trong cácngành dịch vụ chiến lược như ngânhàng, viễn thông, thông tin đạichúng, truyền tải và phân phốiđiện, vận tải đường bộ, đường sắt,đường không, khai thác cảng đanggây cản trở hoặc gây phiền hà cùngchi phí cao hơn nhiều so với cácquốc gia khác40. Điều quan trọng làcần giảm bớt và hợp lý hoá nhữnggiới hạn này, sao cho cơ chế thịtrường có thể phân bổ dòng vốnđầu tư một cách minh bạch trênmột sân chơi bình đẳng cho tất cảcác nhà đầu tư trong và ngoàinước. Một ưu tiên nữa là cần khắcphục những bất cập trong giải

quyết tranh chấp. Doanh nghiệpngành dịch vụ nước ngoài còn longại về hệ thống pháp lý và thườngyêu cầu xử lý tranh chấp thông quatrọng tài tại các quốc gia khác, nhưXinh-ga-po. Việt Nam cũng có thểgiữ vai trò chủ động hơn trongphối hợp với các quốc gia đối tác đểcắt giảm rào cản thương mại dịchvụ trong khối ASEAN.

Cuối cùng, khi Việt Nam hộinhập sâu hơn và hiệu quả hơn vàochuỗi giá trị toàn cầu, khả năng kếtnối cũng được tăng cường. Doanhnghiệp tham gia vào các chuỗi giátrị cần vận chuyển hàng hoá xuyênbiên giới với chi phí thấp và độ tincậy cao nhằm giảm tổn phí lưu khovà tuân thủ các đòi hỏi giao hàngchặt chẽ, đúng thời hạn. Khả năngkết nối bao hàm ba khía cạnh chínhsách cần quan tâm.

Kết nối thể chế: Đây là “phầnmềm” trong kết nối, bao gồm tạothuận lợi hóa thương mại, cải cáchcơ cấu và quy chế, tạo thuận lợi chovận tải và logistics. Theo Chỉ sốHiệu quả logistics (LPI) của Ngânhàng Thế giới, Việt Nam đạt kếtquả khá tốt, đứng thứ 48 trong số160 quốc gia, cao nhất trong cácquốc gia thu nhập trung bình thấp(Bảng 1), mặc dù vẫn đứng sau các

VIỆT NAM 2035 45BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________40. Các chỉ số về đầu tư xuyên biên giới củaNHTG (bản 2012).

Page 82: Báo cáo Việt Nam 2035

nước thu nhập trung bình cao nhưThái Lan, Trung Quốc và Ma-lai-xi-a. Thứ hạng của Việt Nam đã đượccải thiện kể từ năm 2007, ngoại trừtiêu chí về thủ tục hải quan. Trongđó, một điểm yếu về kết nối thể chếlà kiểm tra vệ sinh dịch tễ và y tế,với thứ hạng thấp hơn so với cácquốc gia ở ASEAN.

Kết nối cơ sở vật chất: Một quốcgia kết nối tốt nghĩa là có kết cấu hạtầng đầy đủ, chất lượng cao, đặcbiệt là các cửa ngõ quốc tế và vậnchuyển đa phương thức, bao gồmkết nối bến cảng, sân bay, đường bộ,đường sắt và hạ tầng ICT. Cùng vớiđó là hạ tầng năng lượng, điều kiệnthiết yếu đảm bảo hoạt động sảnxuất và giao thương năng lượng vớicác nước láng giềng. Mặc dù ViệtNam có thứ hạng tốt về hạ tầngtrong chỉ số LPI (xếp thứ 44 trên thế

giới) nhưng nhiều vấn đề về hạ tầnggiao thông vẫn cần được quan tâm.

Các phương thức vận tải hiệntại đều quá tải bên trong và xungquanh các cụm kinh tế lớn, khôngkết nối được giữa các cụm đó vớinhau hoặc tới các cửa ngõ thươngmại lớn, cho thấy thiếu phối hợptrong phát triển các khu kinh tế vàhành lang giao thông41. Các vấn đềchủ yếu ở đây là chất lượng đườngbộ thấp (tham khảo mục “Tận dụngđô thị hóa để đẩy mạnh hiện đạihóa”), hạ tầng đường sắt và đườngthuỷ nội địa nói chung kém pháttriển và sự mất cân đối cung - cầutrong cung cấp hạ tầng cảng biển

VIỆT NAM 203546 BÁO CÁO TỔNG QUAN

BẢNG 1. Thứ hạng trong Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI)

Thứhạng LPItổng hợp

Hảiquan

Hạtầng

Vậntải

quốctế

Chấtlượng vànăng lựclogistics

Giám sát& truy

tìm hànghóa

Giaohàngđúnghạn

Việt Nam 2007 53 37 60 47 56 53 65Việt Nam 2014 48 61 44 42 49 48 56Trung Quốc 2014 25 27 26 10 32 23 31Ma-lai-xi-a 2014 28 38 23 22 35 29 36Thái Lan 2014 35 36 30 39 38 33 29

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI).

____________________41. Ngân hàng Thế giới 2013, Tạo thuận lợithương mại, tạo giá trị và năng lực cạnhtranh: hàm ý chính sách cho tăng trưởngkinh tế tại Việt Nam.

Page 83: Báo cáo Việt Nam 2035

nước sâu42. Tuy đường cao tốc cầntiếp tục phát triển nhưng chi chogiao thông phải được cân đối lại,chuyển từ giao thông đường bộ (làphương thức vận tải hàng hoá tốnkém nhất) sang phát triển vận tải đaphương thức (để xử lý và lưu giữhàng hóa trong các kho bãi côngsuất lớn), tận dụng lợi thế của cácphương thức vận tải rẻ hơn nhưđường thuỷ nội địa và đường sắt.Cũng cần cân đối lại vốn đầu tư vàchi phí bảo dưỡng, đáp ứng nhucầu duy tu bảo dưỡng hạ tầng giaothông thích hợp và kịp thời.

Kết nối con người: Đó là việc tạođiều kiện thuận lợi cho người dânđi lại dễ dàng giữa các quốc gia (đểcung cấp dịch vụ, học tập và dulịch). Việt Nam đã xoá bỏ quy địnhhạn chế số lao động nước ngoàiđược các công ty nước ngoài tuyểndụng và đã ban hành các thủ tụcmới về cấp phép cho lao động nướcngoài. Giám đốc, cán bộ quản lý,chuyên gia làm việc tại Việt Namtheo quyết định điều chuyển trongnội bộ công ty được phép lưu trú tạiViệt Nam trong ba năm đầu và sauđó có thể được gia hạn. Tuy nhiên,

vẫn còn nhiều việc phải làm để đápứng tốt hơn nhu cầu của các doanhnghiệp nước ngoài trong việc đưachuyên gia quốc tế vào làm việc tạiViệt Nam.

Xây dựng thể chế quản lý kinhtế vĩ mô

Ổn định mức giá chung, dự báogiá tương đối và quản lý tốt nguồnlực công là những yếu tố thiết yếuđể đảm bảo thị trường trong nướcvận hành hiệu quả và năng lực cạnhtranh trong dài hạn của nền kinh tế.Việt Nam đã từng trải qua nhữngthời kỳ lạm phát cao, nợ công và nợđược Nhà nước bảo lãnh đang tăngnhanh. Hiệu quả chi tiêu công cònthấp ở một số lĩnh vực then chốt43,trong khi đó sự phối hợp giữa cáccơ quan quản lý kinh tế vĩ mô chủyếu, ở cấp Trung ương (Bộ Tàichính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vàNgân hàng Nhà nước Việt Nam),cũng như giữa Trung ương và địaphương còn tương đối yếu. Hướngxử lý các vấn đề phát sinh nêu trêncùng với những đòi hỏi của mộtnền kinh tế ngày càng mở và phứctạp hơn là phải tiếp tục đầu tư xâydựng các thể chế quản lý chính sáchtài khóa và tiền tệ có sự phối hợp

VIỆT NAM 2035 47BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________42. Trong khi cảng Hải Phòng ở phía Bắc thiếuhụt công suất thì cảng Cái Mép - Thị Vải ởphía Nam bị dư thừa công suất.

____________________43. Đánh giá chi tiêu công phối hợp giữaNgân hàng Thế giới - Bộ Tài chính, 2015.

Page 84: Báo cáo Việt Nam 2035

tốt, độ tin cậy cao và khả năngchống chịu các cú sốc.

Quản lý chính sách tiền tệ

Một số quốc gia theo đuổinhững chiến lược chính sách tiền tệkhác nhau, song vẫn nhất quán vớicác nguyên tắc nêu trên. Chi-lê, HànQuốc, Nam Phi và Thái Lan theođuổi chiến lược lạm phát mục tiêutruyền thống, thì Xinh-ga-po lại duytrì được lạm phát thấp và ổn địnhbằng cách quản lý chặt tỷ giá hữuhiệu danh nghĩa. Ngân hàng trungương của các quốc gia đó được giaonhiệm vụ chính là ổn định giá cả;các nhà hoạch định chính sách chịutrách nhiệm giải trình với Chínhphủ về mức độ hoàn thành nhiệmvụ và họ sử dụng các phân tích kinhtế và tiền tệ dựa trên những môhình thích hợp để đánh giá tínhhình thực thi chính sách và truyềnthông về các quyết định của mình.

Bài học cơ bản cho Việt Nam làphải khắc phục bằng được tìnhtrạng NHNN có quá nhiều mụctiêu44. Để làm được điều này, các cơquan có thẩm quyền có thể lựa chọnhướng NHNN quản lý chặt tỷ giáhay là tập trung vào mục tiêu lạmphát. Cả hai phương án đều đáng

được xem xét nghiêm túc và đềucần dựa trên nhiệm vụ rõ ràng củaNHNN về ổn định giá cả. Đồngthời phải tăng cường năng lực phântích và nghiệp vụ của cán bộNHNN. NHNN có thể giao nhiệmvụ thực thi chính sách tiền tệ chomột Ủy ban Chính sách tiền tệ(MPC) hoạt động độc lập. Một loạtcác vấn đề về tổ chức và năng lựcphân tích cần được giải quyết đểMPC hoạt động hiệu quả. Đó làđiều kiện bổ nhiệm thành viên, tầnsuất họp, các yêu cầu về báo cáo,hình thức tranh luận chính sách vàcông bố thông tin của MPC. Khitiếp tục phát triển các nghiệp vụtiền tệ, cần lựa chọn mục tiêu tácnghiệp phù hợp với chiến lượcchính sách tiền tệ. Các công cụ tiềntệ cần theo định hướng thị trườngvà có hiệu lực để đạt được mục tiêuđó. Một khung khổ lành mạnh choquản lý thanh khoản và dự báo cáckhoản mục trong bảng cân đối tàisản của ngân hàng trung ương làyêu cầu thiết yếu để đảm bảo hiệuquả tác nghiệp.

NHNN có thể thực hiện chứcnăng ổn định giá cả để đảm bảo ổnđịnh kinh tế vĩ mô nếu NHNN cósự độc lập trong hoạt động. Tuynhiên, tính tự chủ của ngân hàngtrung ương luôn gắn liền với sự

VIỆT NAM 203548 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________44. Brand 2015.

Page 85: Báo cáo Việt Nam 2035

minh bạch và trách nhiệm giảitrình. Cần luật hóa nghĩa vụ thườngxuyên công bố cho các cơ quanchính sách liên quan và công chúngđể đảm bảo trách nhiệm giải trìnhcủa NHNN trong thực thi nhiệm vụcủa mình. Bên cạnh đó, một biệnpháp cụ thể đảm bảo chính sáchtiền tệ được thực thi mà không phảiquan ngại về sự lấn át của chínhsách tài khoá là NHNN không đượctham gia vào các nghiệp vụ có tínhchất ngân sách.

Vì vậy, Việt Nam cần giảm việcgiao cho NHNN phải đạt quá nhiềumục tiêu; đồng thời tăng cường khảnăng điều hành và nghiên cứu củaNHNN. Môi trường lạm phát thấptrên toàn cầu là cơ hội để đưa ra sựlựa chọn và xử lý thích hợp khungkhổ chính sách tiền tệ trước khi cácđiều kiện về tiền tệ trên toàn cầu trởnên chặt chẽ hơn về sau.

Tăng cường thể chế điều hànhngân sách

Quá trình chuyển đổi dự kiếnvề kinh tế và xã hội trong 20 nămtới sẽ tạo ra hàng loạt những tháchthức phức tạp đối với ngân sách.Hội nhập toàn cầu sâu hơn vàchuyển đổi mạnh mẽ hơn sang nềnkinh tế thị trường sẽ làm tăng nguycơ đối mặt với những biến động và

các cú sốc kinh tế vĩ mô. Điều đócho thấy tầm quan trọng của việcquản lý cẩn trọng các vấn đề tàikhoá - vĩ mô để duy trì được lớpđệm ngân sách thích hợp, chống đỡđược với các cú sốc đồng thời đảmbảo nợ công theo quỹ đạo bềnvững. Việt Nam phải quản lý quátrình chuyển đổi từ chỗ được tiếpcận nguồn tài chính ưu đãi củanước ngoài sang dựa vào thị trườngvốn trong nước và toàn cầu để đápứng nhu cầu đầu tư từ ngân sách.Mặc dù phạm vi nguồn vốn mởrộng nhưng rủi ro ngoại hối, rủi rolãi suất và rủi ro đảo nợ ngày cànglớn hơn khiến cho quốc gia phảichịu sự giám sát trực tiếp hơn củacác thị trường vốn toàn cầu và chủnợ tư nhân, càng làm tăng yêu cầuphải nâng cao tính minh bạch và sựcẩn trọng trong quản lý chính sáchtài khóa.

Hệ thống ngân sách cũng cầnđiều chỉnh thích ứng với những thayđổi sâu sắc trong xã hội, đặc biệtphải đảm bảo các nhu cầu phát sinhtrước sự gia tăng tầng lớp trung lưuđô thị cũng như sự già hóa dân số(sẽ thảo luận trong Trụ cột 2).Những xu hướng đó càng cho thấytầm quan trọng phải có quy trìnhngân sách đặt ưu tiên chi tiêu cẩntrọng và chiến lược gắn kết nguồn

VIỆT NAM 2035 49BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 86: Báo cáo Việt Nam 2035

lực ngân sách với nhu cầu thay đổicủa xã hội. Những xu hướng nàycũng cho thấy phải quan tâm xemxét mô hình tự chủ, nhất là tự chủ vềtài chính, của các địa phương.

Khi Việt Nam bước vào giaiđoạn cải cách ngân sách tiếp theo,mối quan hệ giữa chính sách tàikhóa và thể chế lại càng trở nênquan trọng. Có bốn ưu tiên cải cáchchính sau đây.

Một là, duy trì kỷ luật tài khóa vàkhả năng chống chịu với các cú sốc từtrong nước hoặc từ bên ngoài (hoặc cảhai). Nợ công và nợ được Nhà nướcbảo lãnh ở Việt Nam đã tăng nhanhtrong vài năm qua, đến nay đã vượttrên 60% GDP. Mặc dù rủi ro về sứcép nợ vẫn trong khả năng kiểm soát,nhưng lớp đệm ngân sách sẵn có đểxử lý các cú sốc kinh tế vĩ mô trongtương lai ngày càng hạn chế. Tìnhthế đó đặc biệt đáng quan ngại donguy cơ dễ tổn thương đang tănglên, bao gồm những nguy cơ tiềmtàng bắt nguồn từ nghĩa vụ nợ ngoàidự kiến liên quan đến nợ của DNNN(tương đương khoảng 50% GDP).

Tăng cường quản lý tài khóa vĩmô cũng đòi hỏi ba biện pháp về thểchế chủ yếu. Trước hết một kế hoạchngân sách hợp nhất đáng tin cậy,được thể chế hóa theo khung khổ

ngân sách trung hạn, có vai trò hếtsức quan trọng trong ổn định vàtừng bước giảm nợ công. Thứ hai,cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao tínhtoàn diện của ngân sách. Hiện đangcó rất nhiều hoạt động ngân sách vàcó tính chất ngân sách chưa đượcphản ánh trong cân đối ngân sách45.Cuối cùng, phải nâng cấp chức năngđể tăng cường phối hợp và thốngnhất trách nhiệm quản lý nợ hiệnvẫn còn phân tán ở các bộ phận chứcnăng khác nhau tại Bộ Tài chính, BộKế hoạch và Đầu tư và NHNN.

Hai là, huy động nguồn lực chophát triển. Điều thiết yếu là phải cóhệ thống thuế hiệu quả, minh bạchvà công bằng, giảm thiểu đượcnhững méo mó và tạo ra nguồn thuthích hợp cho ngân sách. Tỷ lệ thungân sách trên GDP của Việt Namhiện nay (bình quân khoảng 25%trong 10 năm qua) được xem làtương xứng với mức thu nhập quốcgia. Nhưng quá trình chuyển đổikinh tế tiếp tục diễn ra sẽ dẫn đến

VIỆT NAM 203550 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________45. Có trên 30 Quỹ ngoài ngân sách đượcthành lập ở Trung ương và địa phương như:Quỹ BHXH Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triểnvà tái cơ cấu doanh nghiệp, Quỹ tích lũy trảnợ. Ngoài ra, còn có rất nhiều các pháp nhâncó mục đích đặc biệt có tính chất ngân sáchthuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn như Ngânhàng phát triển Việt Nam (VDB), làm trunggian giải ngân ODA như cho vay lại DNNN.

Page 87: Báo cáo Việt Nam 2035

những thay đổi tiềm năng thu theocác sắc thuế khác nhau, và vì vậychính sách thuế cần được thay đổitương ứng.

Chẳng hạn nguồn thu từ xuấtnhập khẩu (khoảng 10% tổng thu)sẽ giảm đi đáng kể do cam kếttrong các hiệp định thương mại tựdo Việt Nam tham gia. Trái lại,tiềm năng thu từ thuế thu nhập cánhân dự kiến sẽ tăng khi ngàycàng có nhiều người lao độnghưởng lương trong các hoạt độngkinh tế chính thức. Đồng thời, thuếđất đai và bất động sản có thể trởthành nguồn thu quan trọng, đặcbiệt ở cấp địa phương, qua đó tạođộng lực sử dụng đất đai hiệu quảhơn. Cải cách chính sách thuế cầnđi kèm với quá trình tiếp tục hiệnđại hóa quản lý thuế trên cơ sởquản lý rủi ro tuân thủ và ứngdụng công nghệ hiện đại (kể cả kêkhai điện tử). Thuế môi trườngcũng có thể đóng vai trò ngày cànglớn, không chỉ trong tạo nguồn thungân sách, mà còn khuyến khíchnâng cao hiệu quả sử dụng nănglượng do phản ánh được nhữngphí tổn của tác động ngoại ứngtrong sử dụng tài nguyên.

Ba là, cải thiện phân bổ nguồn lựcchiến lược và cung cấp dịch vụ. Hệ

thống ngân sách phải thích ứng vớicác khoản chi tiêu liên quan đếnngười cao tuổi trong các hệ thống ytế và hưu trí. Mặt khác, nhu cầucủa dân số đô thị ngày càng tăngđòi hỏi phải đầu tư lớn và khônngoan về giao thông đô thị, quản lýrác thải, nước sạch và vệ sinh, y tếvà giáo dục. Trọng tâm sẽ phải làđiều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệuquả phân bổ và quản lý đối với cáckhoản chi ngân sách. Điều này đòihỏi phải xây dựng được một chiếnlược tài khóa rõ ràng dựa trênkhung khổ ngân sách trung hạn, cócăn cứ, theo quy định của LuậtNgân sách sửa đổi được thông quanăm 2015. Lồng ghép thông tin vềhiệu quả hoạt động và kết quảđánh giá chi tiêu định kỳ vào quytrình quyết định ngân sách cũng làcăn cứ để quyết định phân bổ vàgiúp chi tiêu công được bố trí lạihợp lý hơn.

Điểm nữa là những cải cách vềquan hệ ngân sách giữa các cấpchính quyền theo hướng tiếp tụctrao quyền cho địa phương để đápứng các nhu cầu của địa phương vềmặt tài chính và hành chính, đồngthời với việc tăng cường cơ chế đảmbảo trách nhiệm giải trình và độnglực nâng cao hiệu quả hoạt động.Các biện pháp cần thực hiện bao

VIỆT NAM 2035 51BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 88: Báo cáo Việt Nam 2035

gồm: làm rõ trách nhiệm chi, mởrộng tự chủ về thu, thiết lập khungkhổ cẩn trọng về vay nợ địaphương và tăng cường phối hợphành pháp giữa các địa phương.

Bốn là, tăng cường quản lý thôngtin. Ưu tiên cuối cùng là tạo dựnghệ thống theo dõi và đánh giá đủmạnh để chính sách tài khóa có thểđược điều chỉnh dựa trên bằngchứng thực tế. Đây là hướng đi củahầu hết các nền kinh tế thu nhậptrung bình mới nổi, đặc biệt là ởchâu Mỹ La-tinh. Việt Nam đã đầutư nhiều về năng lực và hệ thốngquản lý tài chính công, qua đó giúptăng cường kiểm soát cơ bản cácgiao dịch ngân sách và thu thập dữliệu hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên,sự phân tán, manh mún về tráchnhiệm của các tổ chức đang cản trởviệc tận dụng đầy đủ hệ thốnghiện có để có được báo cáo toàndiện, kịp thời cũng như công khainhững thông tin tài khoá chủ yếu.Mặc dù công nghệ có thể hỗ trợ thuthập và lưu trữ dữ liệu, song cầnphải có những thay đổi về quytrình và cơ cấu tổ chức để đảm bảodữ liệu tài chính và phi tài chínhđược chia sẻ, xử lý, phân tích vàđược thực sự sử dụng cho quátrình ra quyết định.

Cải cách và đầu tư có tácđộng trong dài hạn: Pháttriển nền kinh tế dựa trênsáng tạo, đô thị hóa và bềnvững về môi trường

Khi Việt Nam trở thành nướccó thu nhập trung bình cao (vàokhoảng cuối những năm 2020 vớitốc độ hiện tại), tác động củachuyển đổi cơ cấu đơn thuần đếntăng trưởng năng suất có thể sẽkhông còn nhiều như trước. Kếtquả thu được từ việc ứng dụng cáccông nghệ và kỹ thuật nhập khẩusẽ giảm dần. Khai thác, sử dụngnguồn tài nguyên thiên nhiên nhưmô hình hiện nay chắc chắn sẽchạm mức giới hạn. Những vấn đềnày đòi hỏi các nhà hoạch địnhchính sách cần có lựa chọn sángsuốt, quyết đoán hướng tới pháttriển dài hạn trong 3 lĩnh vực:phát triển nền kinh tế sáng tạo vớimột cấu trúc đô thị hiện đại, hiệuquả và cạnh tranh và bền vững vềmôi trường.

Đẩy mạnh học hỏi và đổi mớisáng tạo để duy trì tăng trưởngnhanh trong dài hạn

Xây dựng nền kinh tế dựa trênđổi mới sáng tạo đòi hỏi phải cócam kết rõ ràng về việc tạo điềukiện và phát triển khu vực tư nhân

VIỆT NAM 203552 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 89: Báo cáo Việt Nam 2035

năng động; cải cách sâu rộng hệthống giáo dục và đào tạo nhằmphát triển vốn con người chấtlượng cao hơn. Tóm lại, điều nàyđòi hỏi phải tạo ra một môi trườngxã hội có tính cạnh tranh, cởi mởđối với những ý tưởng mới,khuyến khích nâng cấp và đầu tưmạo hiểm về công nghệ. Đó chínhlà những nhân tố quan trọng tạonên tốc độ tăng trưởng cao trướcđây của Nhật Bản, Hàn Quốc,Xinh-ga-po, những điển hình màViệt Nam có thể học hỏi để hiệnthực hóa hoài bão của chính mình.

Hiện nay, hệ thống đổi mới sángtạo quốc gia của Việt Nam còn yếuvà chưa đóng góp nhiều vào sảnlượng và tăng trưởng. Trong nềnkinh tế còn thiếu vắng một số lượnglớn các doanh nghiệp năng động,sáng tạo tạo ra nhu cầu về đổi mớisáng tạo. Hơn nữa, năng lực tiếpthu và triển khai nghiên cứu mớicủa khu vực doanh nghiệp cũngcòn hạn chế. Hầu hết các doanhnghiệp còn thiếu tầm nhìn chiếnlược chung, chiến lược nâng cấpsản phẩm và nguồn nhân lực cầnthiết cho đổi mới sáng tạo. Thực tếđó cho thấy tình trạng thiếu cạnhtranh trên thị trường sản phẩm, yếukém về vốn con người và đào tạocác nhà quản trị doanh nghiệp.

Về phía cung, các trường đại họcvà cơ sở nghiên cứu ít có sản phẩmnghiên cứu và nếu có thì chất lượngcòn kém và chưa phù hợp. Có quá ítcác tổ chức trong nước đào tạo vàcung cấp nguồn nhân lực có kỹnăng và tri thức thực sự đạt đẳngcấp quốc tế. Hệ thống đào tạonghiên cứu sinh (tiến sỹ) tách rờivới hệ thống nghiên cứu; gần nhưkhông có quy trình gắn việc nghiêncứu với đào tạo tiến sỹ có chấtlượng tại các trường đại học. Hệthống quá rời rạc, manh mún và sảnphẩm hầu như không được đánhgiá. Ngân sách chính phủ dành chonghiên cứu và phát triển (R&D)phân bổ dàn trải cho quá nhiều việnnghiên cứu nhà nước có quy mônhỏ và hiệu quả hoạt động không rõràng. Hiện nay, cả nước có hơn 600viện nghiên cứu nhà nước với quá ítsản phẩm đầu ra có chất lượng cao.Phân bổ ngân sách nhỏ giọt vàmanh mún, ít gắn kết với việc thựchiện các mục tiêu kinh tế, xã hộitổng thể trong các kế hoạch dài hạncủa Chính phủ. Thêm vào đó, ít khithấy rõ đóng góp cụ thể của các hoạtđộng R&D do Chính phủ đầu tưvào việc thực hiện các mục tiêu kinhtế, xã hội đặt ra và hầu như khôngthể đo lường kết quả thực hiện (nếucó). Hơn nữa, kết nối giữa trường

VIỆT NAM 2035 53BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 90: Báo cáo Việt Nam 2035

đại học hoặc cơ quan nghiên cứuvới khu vực tư nhân còn rất mờnhạt. Cuối cùng, sự tách biệt giữa hệthống nghiên cứu và hệ thống đàotạo ngay chính trong các cơ sởnghiên cứu và đào tạo gây chồngchéo, giảm hiệu suất, làm chonguồn lực mỏng càng thêm dàn trải.

Mặc dù có những thành quả vềcơ hội tiếp cận giáo dục bậc cao,song vẫn còn nhiều việc phải làm.Giáo dục đại học chưa đáp ứng nhucầu nhập học và tiếp cận cácchương trình đào tạo chất lượngcao. Hệ thống còn chậm thay đổi vàthiếu tính sáng tạo. Các trường đạihọc công lập còn gặp nhiều khókhăn do chưa được tự chủ trên thựctế về thiết kế hay điều chỉnhchương trình giảng dạy, huy độngđủ nguồn thu hoặc phát triển độingũ giảng viên chuyên trách vàthực sự có chất lượng cao. Lươnggiảng viên (bị quy định chặt chẽ đốivới các cơ sở công lập) còn bất hợplý, gây khó khăn cho việc thu hútnhân tài của các cơ sở đào tạo vàbuộc giảng viên thường phải giảngdạy thêm bên ngoài, kể cả các lĩnhvực ngoài chuyên môn chính. Đạihọc tư thục được tự chủ hơn trongviệc xây dựng chương trình giảngdạy và học phí nhưng lại không cókhả năng tăng chỉ tiêu tuyển sinh.

Cần phải có sự phối hợp nhấtquán giữa Chính phủ với khu vựctư nhân và có quyết tâm lớn hơntrong cải cách các trường đại học vàhệ thống nghiên cứu. Tuy nhiên,nếu bắt đầu cải cách ngay từ bâygiờ, hệ thống có thể đủ mạnh đểphát triển như mong muốn. Tại thờiđiểm này và trong thời gian gần,hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưabị cản trở bởi năng lực R&D nộisinh thấp, nhưng đó sẽ là một trởngại khi doanh nghiệp dần trở nênthâm dụng tri thức hơn.

Coi doanh nghiệp là trung tâm đổimới sáng tạo

Các DNNN không phải chịu áplực cạnh tranh nhờ sự hỗ trợ củaChính phủ; vì vậy áp lực đổi mớisáng tạo đối với họ là rất nhỏ.Chương trình tái cơ cấu DNNNđược bàn ở Trụ cột 3 là giải phápcho nhóm này. Doanh nghiệp FDIlựa chọn thuê R&D tại các quốc giaphát triển hơn về khoa học và côngnghệ. Tác động lan tỏa của R&D màcác doanh nghiệp FDI thực hiệnkhông đáng kể do năng lực hấp thụcủa các doanh nghiệp Việt Nam cònthấp cùng với những quan ngại vềbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Giảipháp cho những thách thức này làtăng cường năng lực hấp thụ của

VIỆT NAM 203554 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 91: Báo cáo Việt Nam 2035

các doanh nghiệp trong nước vàđảm bảo tốt hơn quyền sở hữu trítuệ. Cuối cùng, các doanh nghiệp tưnhân trong nước cơ bản có quy môquá nhỏ nên chưa cần đến đổi mớisáng tạo hoặc còn phải lo xử lýnhững thách thức trong môi trườngkinh doanh nên chưa quan tâmnhiều đến năng lực đổi mới sángtạo (Chương trình cải cách nhằmgiải quyết thách thức này đượctrình bày ở phần trước, bàn vềnhững trở ngại của doanh nghiệptư nhân trong nước).

Nâng cao năng lực để doanhnghiệp tiếp thu công nghệ

Trọng tâm ở đây là giúp doanhnghiệp cải thiện năng lực để “tiếpthu công nghệ”. Nền tảng này giúpdoanh nghiệp biết cách áp dụng cácquy trình và công nghệ sản xuất đãcó trên thế giới nhưng còn mới đốivới Việt Nam. Những doanhnghiệp có năng lực tiếp thu nhanhnhất sẽ được hưởng lợi và tiếp cậnđược các tri thức tiên phong, “mớitrên thế giới”, từ quá trình nâng caonăng lực tiếp thu và áp dụng côngnghệ. Có thể xác định các doanhnghiệp có tiềm năng và khả năngtăng trưởng cao để hỗ trợ nhiềuhơn bằng cách xây dựng một hệthống hỗ trợ doanh nghiệp song

hành với tổ chức của khu vực tưnhân như phòng thương mại và cácngân hàng giống như tại Nhật Bảnvà Xinh-ga-po. Khi các doanhnghiệp đạt trình độ cao hơn, vấn đềthen chốt là phải tạo điều kiện chocác trường đại học và viện nghiêncứu của nhà nước cung cấp kiếnthức sâu và phù hợp hơn. Cácdoanh nghiệp này cũng cần một hệthống đầu tư mạo hiểm/đầu tư cổphần tư nhân hoạt động theo địnhhướng thị trường để tài trợ cho cáchoạt động đổi mới sáng tạo rủi rocao nhưng cũng có thể đem lại lợinhuận cao.

Đáp ứng nhu cầu về kỹ năng vàkiến thức phù hợp

Nền tảng này liên quan đến việcnâng cao số lượng, chất lượng vàmức độ phù hợp của các sản phẩmnghiên cứu và tri thức, đào tạo vốncon người trình độ cao, đồng thờitạo ra và làm sâu sắc hơn nhữngmối liên kết với mạng lưới tri thứctoàn cầu. Điều này đòi hỏi các cơ sởnghiên cứu công lập, đặc biệt là cáccơ sở giáo dục bậc cao phải hết sứcnăng động để đáp ứng nhanhchóng nhu cầu về kiến thức và kỹnăng phù hợp trong nghiên cứu vàgiảng dạy. Công thức chung mà cácquốc gia thành công đã áp dụng

VIỆT NAM 2035 55BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 92: Báo cáo Việt Nam 2035

gồm có nhiều thành tố giống nhau: l Tăng cường đầu tư vào nghiên

cứu, tri thức và vốn nhân lực chấtlượng cao.

l Đánh giá chất lượng và mức độphù hợp của kết quả nghiên cứuvà các hoạt động liên quan.

l Đãi ngộ các nhà nghiên cứu làmviệc hiệu quả nhất thông qua việcphân bổ nguồn lực dựa trên kếtquả và dành đủ nguồn lực cho họ.

l Cân đối giữa khuyến khích nghiêncứu cơ bản và nghiên cứu chuyênsâu theo ưu tiên của quốc gia.

l Hợp nhất hệ thống các viện nghiêncứu và giáo dục sau đại học tại cáctrường đại học, đồng thời pháttriển mạnh giáo dục sau đại họcthông qua các chương trình đàotạo tiến sĩ chất lượng cao.

l Tiếp cận với nguồn tri thức tiêntiến của thế giới thông qua liên kếtquốc tế.

Liên tục cải thiện để đảm bảo chấtlượng và kỹ năng phù hợp

Mục tiêu của nền tảng này làkhông ngừng nâng cao chất lượngvà mức độ phù hợp về kĩ năng củalực lượng lao động, bằng cách nângcao khả năng đáp ứng và sự năngđộng của giáo dục bậc cao trong bốnlĩnh vực sau. Một là, người lao động

bình thường sẽ hình thành kĩ năngcủa mình thông qua theo học nhiềuchương trình hơn và có chất lượngcao hơn, đầy đủ hơn và hiệu quảhơn để sau đó làm việc tại cácdoanh nghiệp không chỉ với nhữngkỹ năng sẵn có mà còn liên tục họctập để cập nhật kiến thức mới nhấttrong ngành. Hai là, sinh viên sẽ cónhiều lựa chọn hơn để theo học cácchương trình chất lượng cao ở cáccấp học phù hợp khi chỉ tiêu tuyểnsinh được bãi bỏ, lúc đó các cơ sởgiáo dục phải cạnh tranh để cungcấp các chương trình tốt nhất vớimức học phí (giá) tốt nhất cho sinhviên. Ba là, số lượng các trường caođẳng và đại học tư thục sẽ tăngnhanh khi trần học phí được dỡ bỏvà điều này sẽ tạo điều kiện thuậnlợi mở rộng các cơ sở đào tạo đápứng tốt nhất nhu cầu của sinh viên.Khi đó, sự bình đẳng về các cơ hộihọc tập không bị ảnh hưởng, do tàitrợ tài chính dành cho những sinhviên khó khăn nhưng đủ điều kiệnhọc tập sẽ dồi dào hơn. Bốn là, cáchệ thống thông tin hữu hiệu đượchình thành sẽ giúp cho sinh viên tìmhiểu các thông tin cơ bản về từngtrường đại học và cao đẳng, ví dụ tỉlệ sinh viên tìm được việc làm saukhi ra trường, mức lương sau khi tốtnghiệp và trình độ giảng viên.

VIỆT NAM 203556 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 93: Báo cáo Việt Nam 2035

Tận dụng đô thị hóa để đẩymạnh hiện đại hóa và côngnghiệp hóa

Với hiệu ứng kinh tế tích cực dotập trung dân cư, các đô thị sẽ làmtăng năng suất, đẩy mạnh đổi mớisáng tạo và đa dạng hóa các hoạtđộng kinh tế. Mật độ dân số và kinhtế cao hơn cho phép các đô thị tiếtkiệm chi phí giao thông và truyềnthông, tăng mức độ tương tác, tạođiều kiện chuyên môn hóa sâu, lantỏa tri thức và đẩy mạnh cạnh tranhtrên thị trường sản phẩm và thịtrường lao động. Ngoài ra, các đôthị cũng tạo ra thị trường cho mộtsố loại dịch vụ kinh doanh chuyênsâu, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp tập trung hơn vào phát huynăng lực cốt lõi để biến các ý tưởngsáng tạo thành hiện thực với quymô thương mại. Các đô thị cũng hỗtrợ kết nối các cơ hội nghề nghiệpphù hợp với kỹ năng của người laođộng. Mật độ cao cho phép tạo ramột thị trường lao động có chiềusâu và độ kết nối cao. Giống nhưnhiều trẻ em ở Ấn Độ lớn lên và trởthành kĩ sư phần mềm và chuyểnđến làm tại Băng-ga-lo, thành phốHồ Chí Minh phát triển năng độngcũng sẽ giúp trẻ em khi lớn lên tìmđược các doanh nghiệp có nhu cầu

và thù lao xứng đáng cho kĩ năngcủa các em.

Thực tế ở các nước phát triển vàcác nền kinh tế mới nổi phát triểnnhanh càng khẳng định mối quanhệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tếvà đô thị hóa. Không có quốc gianào trong thời đại công nghiệp lạicó thể duy trì phát triển kinh tế màkhông đi kèm với đô thị hóa nhanh(Hình 8). Các bằng chứng quốc tếcho thấy nếu dân số một thành phốtăng gấp đôi, năng suất của thànhphố đó tăng thêm 5%.

Trong ba thập niên qua, ViệtNam đã trải qua quá trình đô thị hóarộng khắp trên cơ sở chuyển đổi cơ

VIỆT NAM 2035 57BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 8. Tốc độ đô thị hóa ở ViệtNam dường như ngang bằng vớiHàn Quốc và Trung Quốc

00

20

40

60

80

100

GDP bình quân (theo PPP USD năm 2005)

Tỷ

lệ d

ân

số

đô

th

ị (%

)

500 1,000 10,000 25,000 50,000100,000

Hàn Quốc Trung Quốc Việt Nam Tất cả các nước

Nguồn: Tính toán của các tác giả dựa trên sốliệu WDI và Penn World Table 8.0.Ghi chú: PPP So sánh sức mua tương đương.

Page 94: Báo cáo Việt Nam 2035

cấu và phát triển kinh tế. Năm 1986,Việt Nam có chưa đến 13 triệu dânđô thị. Hiện nay con số đó là 30 triệuvà các đô thị đóng góp trên một nửaGDP của cả nước. Song song vớităng mật độ kinh tế ở các đô thị,chênh lệch giữa các vùng miền, giữathành thị và nông thôn đã đượckiểm soát tốt thông qua cơ chế bổsung ngân sách của Trung ương chocác địa phương nghèo, tạo điều kiệnmở rộng cung cấp dịch vụ và hạtầng thiết yếu trên cả nước. Ngaytrong các đô thị, sự khác biệt giữakhu phát triển và khu nghèo cũngkhông phải thách thức lớn như tạinhiều quốc gia đang phát triển khác.

Khi Việt Nam theo đuổi quỹ đạotăng trưởng tham vọng hơn nữa, cácđô thị phải sẵn sàng giữ vai trò lớnhơn trong việc nuôi dưỡng khu vựctư nhân trong nước phát triển nhanhchóng, hỗ trợ phát triển các cụmdoanh nghiệp hội nhập vào chuỗigiá trị toàn cầu, trợ giúp về logisticsvà năng lực quản lý để nâng caonăng suất và đẩy mạnh tăng trưởng.Để các đô thị đóng vai trò lớn hơncần phải định hình lại chính sách vàđầu tư sao cho phát huy mật độ kinhtế xung quanh các vùng đô thị lớn vàcác đô thị thứ cấp có tiềm năng;khoảng cách kinh tế tới các thị trườnglớn được rút ngắn tạo điều kiện cho

chuyên môn hóa; phân biệt xã hội vềtiếp cận dịch vụ giữa người nhập cưvà cư dân đô thị sẽ được xóa bỏnhằm khuyến khích phát triểnnguồn vốn con người, nâng cao hiệuứng kinh tế tích cực do tác động củatập trung dân cư.

Điều chỉnh chính sách là rấtquan trọng vì đang có những dấuhiệu cho thấy mô hình đô thị hóahiện nay cản trở quá trình chuyểnđổi kinh tế. Dấu hiệu chính là môhình phát triển đô thị dựa trênchuyển đổi mục đích sử dụng đất -trong đó, các khu công nghiệp pháttriển vượt trước nhu cầu trong khiphát triển đô thị lại manh mún, phântán, không kết nối tốt với mạng lướigiao thông và các điểm cung cấpdịch vụ. Từ năm 2000 đến năm 2010,diện tích các khu công nghiệp đãtăng thêm khoảng 77.000 ha - đòi hỏinguồn ngân sách lớn dành cho pháttriển hạ tầng phục vụ các khu côngnghiệp này. Việc sử dụng các nguồnlực công trên sẽ rất giá trị nếu manglợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên, thực tếkhông hoàn toàn như vậy, tỷ lệ lấpđầy các khu công nghiệp chỉ dưới50%. Khu công nghiệp và khu đô thịphát triển manh mún và phân táncòn gây ra vấn đề thậm chí nghiêmtrọng hơn. Có tới 70% diện tích đấtcông nghiệp tại thành phố Hồ Chí

VIỆT NAM 203558 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 95: Báo cáo Việt Nam 2035

Minh lại nằm rải rác và lộn xộn bênngoài các khu công nghiệp được phêduyệt chính thức, làm giảm mật độkinh tế. Đô thị phải được phát triểnvới quy mô xứng tầm.

Dấu hiệu thứ hai là hạn chế vềkết nối giữa đô thị và thị trường,tình trạng thiếu tin cậy của chuỗicung ứng và chi phí logistics cao.Lưu ý rằng chi phí logistics ở ViệtNam chiếm tới 21% GDP, so với ướctính 19% tại Trung Quốc và 15% tạiThái Lan. Chất lượng đường bộ xấulàm giảm tốc độ vận chuyển hànghóa (chỉ khoảng 40-50 km/h) và theobáo cáo có khoảng 30 ca tử vong dotai nạn mỗi ngày. Tại các thành phốlớn, tình trạng ùn tắc và nghẽn cổchai là những thách thức nghiêmtrọng về hiệu suất kinh tế, giảm khảnăng thu hút người dân về sinh sốngvà kinh doanh. Chẳng hạn, đi từquận trung tâm thành phố Hồ ChíMinh đến trung tâm khu đô thị mớiBình Dương ngoài giờ cao điểm mấtđến 2 tiếng đồng hồ mặc dù khoảngcách chỉ có 40 km. Kết nối liên vùngyếu kém càng làm cho khoảng cáchkinh tế xa hơn, các tỉnh và thành phốgiống như các ốc đảo biệt lập trongmột thị trường đồng bộ.

Dấu hiệu thứ ba là chuyển đổikhông gian đang gặp cản trở do

khác biệt giữa các nhóm dân cưngày càng tăng, người nhập cư phảichịu mức tiền công thấp hơn và ítcó cơ hội tiếp cận các dịch vụ ở đôthị (xem chi tiết ở Trụ cột 2). Nếukhông có hộ khẩu, người nhập cưphải đối mặt với vô vàn khó khăntrong cuộc sống hàng ngày khi đixin việc, vay vốn, đăng ký kinhdoanh (hoặc đăng ký xe máy), muahoặc thuê nhà, đăng ký bảo hiểm ytế... Những khó khăn đó làm chongười nhập cư ngại không muốnđầu tư cho vốn con người và tài sảnlâu bền, làm giảm hiệu ứng kinh tếtích cực do tập trung dân cư.

Hai nhóm chính sách chủ yếuvề đô thị để hỗ trợ và tạo điều kiệntăng trưởng kinh tế cao hơn cầnđiều chỉnh là: nâng cấp thể chế vàphát triển hạ tầng kết nối.

Nâng cấp thể chế

Phát triển thị trường đất đai.Trọng tâm của cải cách chính sáchđô thị là tạo điều kiện để thị trườngđất đai được hình thành và pháttriển. Cải cách thể chế đất đai(chẳng hạn cải cách về đăng kýquyền sử dụng đất, thẩm định giáđất theo cơ chế thị trường) là mộtưu tiên để giảm bớt tình trạngchuyển đổi đất tùy tiện và manhmún. Việc đầu tiên cần làm là tăng

VIỆT NAM 2035 59BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 96: Báo cáo Việt Nam 2035

tính minh bạch trong định giá đấtbằng cách thiết lập cơ chế thườngxuyên công khai giá đất qua đấu giáhoặc giao dịch mua bán đất đai.Những nỗ lực đó cần gắn vớinhững cải cách về ngân sách củađịa phương theo hướng khuyếnkhích áp dụng rộng rãi thuế đất vàthuế bất động sản thay cho nguồnthu từ phí chuyển đổi mục đích sửdụng đất như hiện nay.

Tăng cường phối hợp trong công táckế hoạch hóa. Lợi ích cục bộ do pháttriển sản xuất kinh doanh giới hạntrong phạm vi lãnh thổ của địaphương làm giảm tiềm năng pháttriển theo cụm và hiệu quả kinh tếtheo quy mô trong đầu tư phát triểnkết cấu hạ tầng. Việc phát triển kếtcấu hạ tầng nhằm đáp ứng tiêuchuẩn phân loại hệ thống đô thị hiệnnay dẫn đến tình trạng đô thị pháttriển manh mún. Cần tăng cường thểchế quy hoạch đô thị tích hợp theohướng nhấn mạnh tầm quan trọngcủa hiệu quả kinh tế theo quy mô ởcác hành lang, đô thị lớn/vùng đô thịhoặc các vùng kinh tế lớn46. ViệtNam đang ở thời điểm quan trọng

của quá trình đô thị hóa đòi hỏi sựquản lý phù hợp với sự tham giađồng bộ của “các cấp, các ngành” vàcần phải rà soát lại nhiệm vụ của cácbộ, ngành và điều chỉnh lại cho phùhợp với thông lệ quốc tế tốt nhất.

Tăng cường quy hoạch đô thị. Nhucầu cấp thiết hiện nay là phải nângcao năng lực cho các đơn vị lập quyhoạch đô thị để lồng ghép vấn đềkinh tế - xã hội vào các đề án quyhoạch. Các quy hoạch tổng thể vàcác kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầngkhác phải gắn với quy trình ngânsách, nếu không sẽ thiếu tính khảthi. Hơn nữa, cần phải có cơ chếphối hợp để gắn kết công tác quyhoạch và kế hoạch của các tỉnh vàthành phố vì hiện nay kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội, quyhoạch đô thị và quy hoạch pháttriển hạ tầng ngành do các cơ quanđơn vị khác nhau lập ra dẫn đếntình trạng lộ trình thực hiện khácnhau, dữ liệu và dự báo không nhấtquán. Nhờ đó tính đồng bộ về thờigian sẽ đảm bảo và giảm thiểu sốlượng kế hoạch và quy hoạch trongcùng một không gian lãnh thổ (tốtnhất là chỉ cần hai đến ba đề án).Cuối cùng, cần phải xây dựng mộtđội ngũ cán bộ có chuyên môn,năng lực lập quy hoạch và quản lýđô thị. Các trường đại học cần chú

VIỆT NAM 203560 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________46. Tại các quốc gia như Nhật Bản và HànQuốc, nhiệm vụ về quản lý đất đai, kết cấuhạ tầng, giao thông và tài nguyên nước đượcgiao cho một Bộ nhằm phối hợp chính sáchtốt hơn ở cấp vùng và đô thị.

Page 97: Báo cáo Việt Nam 2035

trọng hơn vào đào tạo ngành này vàcác Bộ, địa phương cũng cần tậptrung vào việc tuyển dụng nhân tài.

Mở rộng hạ tầng kết nối

Lồng ghép quy hoạch giao thông vàlogistics. Chính phủ cần đẩy mạnhlồng ghép quy hoạch giao thông vàlogistics một cách đồng bộ theo cácphương thức, các khu vực địa lý vàtheo chức năng của các cơ quan nhànước. Nguyên nhân cơ bản của tìnhtrạng các phương thức vận tảikhông đảm bảo cả về cung và cầuvà vận hành riêng rẽ là do việc quyhoạch được lập riêng rẽ, phi tậptrung và manh mún.

Cải thiện chất lượng đường bộ vàlogistics. Xe tải bị cấm hoạt độngtrong các khu vực đô thị lớn do tắcnghẽn giao thông. Tải trọng cầuđường hạn chế và tình trạng hạtầng giao thông nói chung làm tăngchi phí. Tuyến đường kết nối vớinhững cảng lớn ưu tiên (Hải Phòngvà Cái Mép - Thị Vải) có thể cần xâydựng lại và các tuyến hành langđường bộ và các tuyến đường caotốc cần được đầu tư nhiều hơn.

Nâng cao trình độ và chất lượngdịch vụ giao thông đô thị. Trong quátrình thực hiện các dự án và hỗ trợđầu tư, các cơ quan thẩm quyền cầnphải xác định lại vai trò của nhà

nước và thị trường trong quản lýquá trình đô thị hóa. Cụ thể là:l Xác định đúng vai trò của Nhà

nước, tập trung vào hoàn thiệnnăng lực trong các lĩnh vực mà chỉChính phủ mới quản lý được. Điềunày bao gồm tăng cường năng lựcvà phối hợp trong quy hoạch đôthị, tăng đầu tư công, cải thiện dịchvụ xã hội, và tăng cường đầu tưvào hạ tầng nhằm hỗ trợ các kếhoạch phát triển đô thị.

l Phân công lại trách nhiệm gắn vớiquyền hạn và nguồn lực giữachính quyền các cấp từ Trungương tới tỉnh và thành phố đểđảm bảo các vấn đề khi được giảiquyết ở cấp vùng không ảnhhưởng đến lợi ích của địa phương.

l Nới lỏng kiểm soát và giảm sựtham gia của nhà nước trong cáchoạt động mà thị trường điều tiếtcó hiệu quả hơn, cụ thể là thịtrường đất đai (sự can thiệp củaNhà nước làm sai lệch các tín hiệuvề giá). Giải pháp ở đây khôngphải là đưa ra các quy định mớimà là nới lỏng các hạn chế.

Phát triển bền vững về môi trường

Các vấn đề về môi trường phátsinh trong quá trình phát triển chưađược giải quyết, tích tụ lại, đe dọatính bền vững của tăng trưởng dài

VIỆT NAM 2035 61BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 98: Báo cáo Việt Nam 2035

hạn. Nếu tiếp tục theo đuổi mô hìnhtăng trưởng như hiện nay, đến năm2035 các vấn đề này sẽ càng trầmtrọng thêm, trong đó quá trình côngnghiệp hóa, đô thị hóa càng làm cạnkiệt thêm tài nguyên đất, nước vànăng lượng. Một bài học kinhnghiệm là chất lượng môi trườngkhông khí và nước không chỉ quantrọng đối với các vấn đề sinh thái vàchất lượng cuộc sống nói chung màcòn đối với việc nâng cao thu nhập.

Việt Nam đang đối mặt với bốnthách thức về môi trường sau đây:

Bốn thách thức về môi trường

Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam phụ thuộc vào tàinguyên thiên nhiên nhiều hơn hầuhết các quốc gia khác trong khuvực. Điều này thể hiện rõ nhấttrong cơ cấu lao động. Khoảng mộtnửa lực lượng lao động sống phụthuộc vào nông nghiệp hoặc đất đaidưới các hình thức khác nhau.Chính sách phát triển nông nghiệpkém làm trầm trọng tình trạng xóimòn đất, hủy hoại rừng nguyênsinh và đa dạng sinh học, như tạikhu vực Tây Bắc và miền Trung.Đất bị xói mòn góp phần làm tăngtần suất và mức độ nghiêm trọngcủa lũ lụt đối với đất nông nghiệpvà dân cư phía hạ nguồn. Phần lớn

rừng phòng hộ ngập mặn đã bị pháhủy, ước tính thiệt hại hàng năm là34 triệu đô-la, còn hoạt động khaithác quá mức làm cạn kiệt nguồnthủy sản ven bờ, đe dọa sinh kế củahàng trăm nghìn người dân. Sảnlượng nông nghiệp đã tăng mạnhnhưng sử dụng đất quá nhiều cũngnhư lạm dụng phân bón và thuốctrừ sâu. Nếu không có quy định vàkiểm soát chặt thì 20 năm tới sẽ cósự cạnh tranh khốc liệt về đất canhtác, ngày càng nhiều đất rừng bịchuyển sang mục đích nông nghiệpvà vì vậy những tài nguyên quý giáđó ngày càng cạn kiệt nhanh hơn.

Suy giảm chất lượng môi trường

Chất lượng đất, nước và khôngkhí đã xấu đi đáng kể. Ô nhiễmnước đã trở nên nghiêm trọng, nhấtlà tại các vùng gần Hà Nội và Thànhphố Hồ Chí Minh. Chất lượngkhông khí cũng giảm do tăng sửdụng nhiên liệu hóa thạch để phátđiện, sử dụng trong công nghiệp vàvận tải. Chất lượng không khí thấplà nguyên nhân làm trẻ em dưới 5tuổi mắc các bệnh đường hô hấp vớitỉ lệ cao. Do chất lượng không khíthấp, ước tính 4.000 ca tử vong sớmmỗi năm có liên quan đến nhiệt điệnthan. Tại các khu vực đô thị, ônhiễm môi trường do nước thải sinh

VIỆT NAM 203562 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 99: Báo cáo Việt Nam 2035

hoạt và nước thải công nghiệp đãlàm nhiễm độc các nguồn nước, tácđộng xấu đến hoạt động kinh tế vàmặc dù chưa đánh giá đầy đủnhưng tác động đến sức khỏe conngười là rất nghiêm trọng.

Nguy cơ do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu làm trầm trọngthêm những hệ lụy do sử dụng tàinguyên thiên nhiên không bềnvững và suy thoái môi trường. ViệtNam là một trong những quốc giachịu tác động nặng nề nhất bởi biếnđổi khí hậu do vị trí địa lí, tập trungdân cư đông ở các vùng đồng bằngthấp và nền kinh tế phụ thuộcnhiều vào các ngành dễ bị tổnthương do biến đổi khí hậu. Các dựbáo về lượng mưa, nhiệt độ và mựcnước biển cho thấy các địa bàn cómật độ cao và quan trọng về kinh tếphải đối mặt với rủi ro lớn. Nhữngnguy cơ từ biến đổi khí hậu chothấy cần phải có cách tiếp cận dựatrên thông tin đầy đủ về các yếu tốdân số, kinh tế-xã hội, chính trị vàsinh thái tự nhiên trong quyết địnhvề phân bổ nguồn lực, phối hợptrong quy hoạch và sử dụng đất đaivà những tài nguyên khác. Để giảmthiểu nguy cơ do biến đổi khí hậucần phát triển theo định hướngchống chịu với khí hậu.

Tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng

Sử dụng năng lượng tại Việt Namtăng nhanh hơn bất kì quốc gia nàokhác trong khu vực, chủ yếu là dotăng tiêu thụ điện năng. Theo xuthế và chính sách hiện nay, tỷ trọngthan dùng cho phát điện sẽ tăng từ32% năm 2014 lên đến 54% năm2030, trong khi khoảng 60% lượngthan dùng cho sản xuất điện sẽ phảinhập khẩu. Cường độ tiêu thụ nănglượng (được tính bằng năng lượngtiêu thụ trên mỗi đơn vị sản lượng)của Việt Nam cũng thuộc hàng caonhất thế giới, một trong nhữngnguyên nhân chính là do sử dụngnăng lượng kém hiệu quả. Cácchính sách về năng lượng được banhành trong vài năm tới - liên quanđến hiệu suất sử dụng năng lượng,năng lượng tái tạo, khí thiên nhiênvà than đá - sẽ quyết định xu hướngphát triển của ngành năng lượng vàcác vấn đề liên quan.

Những chọn lựa đúng

Việt Nam đang ở thời điểmmang tính quyết định, lựa chọnđúng sẽ tránh được suy thoái môitrường và phí tổn để khắc phục hậuquả môi trường như nhiều quốc giađã phải đối mặt. Tăng trưởng cac-bon thấp đòi hỏi phải ưu tiên đầu tưtính đến phí tổn môi trường, đảm

VIỆT NAM 2035 63BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 100: Báo cáo Việt Nam 2035

bảo phát triển bao trùm và có khảnăng chống chịu và đây chính là mộtsự lựa chọn bền vững và khả thitrong dài hạn. Do vậy, phải có thểchế mạnh để giám sát và thực thi cáckế hoạch, chính sách, pháp luật đốivới quản lý môi trường và tàinguyên thiên nhiên bền vững.Khuyến khích đầu tư bền vững (vớisự tham gia của khu vực tư nhân)mang lại lợi ích cho môi trường vàngười nghèo. Cũng cần cải thiệnviệc tiếp cận và sử dụng thông tintrong quá trình ra quyết định, giámsát, đảm bảo tính công khai và tráchnhiệm giải trình.

Thể chế và chính sách mạnh. Tăngtrưởng bền vững chủ yếu liên quanđến các chính sách giải quyết thấtbại của thị trường và “định giáđúng” thông qua các hình thức ưuđãi có mục tiêu như thuế môitrường, định giá các tác động tiêucực về môi trường như phát thảicác-bon, hình thành và cho phépthương mại hóa quyền tài sản, giảmtrợ cấp bất hợp lý. Để giảm bớt lựccản đối với tăng trưởng như vậyphải có thông tin minh bạch, ví dụ,về giá trị kinh tế của các dịch vụmôi trường mà tài nguyên thiênnhiên mang lại.

Việt Nam cần có sự phối hợp tốt

hơn giữa các thể chế công để khắcphục thất bại thị trường liên quanđến môi trường cũng như thực thinghiêm các luật lệ và tiêu chuẩn.Đòi hỏi này rất rõ đối với Đồngbằng sông Cửu Long, khu vực rấtdễ bị tổn thương bởi biến đổi khíhậu, cần phải được quy hoạch vàđầu tư phù hợp, hiệu quả. Tuynhiên, thực trạng thể chế tại khuvực này vẫn còn phức tạp, nhiềuBộ, ngành và cơ quan lập và triểnkhai thực hiện quy hoạch, thiếuphối hợp giữa các địa phương trongcác quyết định đầu tư. Các tổ chứccông cũng cần hoàn thiện chínhsách nông nghiệp bền vững và tăngcường năng lực thực hiện. Hiệnnay, các chính sách khuyến nôngthường mâu thuẫn với các mục tiêubảo vệ môi trường. Ví dụ, nhà nướcđang trợ cấp để nâng cao công suấtchế biến thủy sản hoặc đóng tàu cátại những địa bàn đang nỗ lực bảotồn nguồn thủy sản.

Đầu tư thông minh cho ứng phóvới biến đổi khí hậu. Một hướng đicần thực hiện là đẩy nhanh quátrình tái cơ cấu và cổ phần hóaDNNN trong các lĩnh vực tàinguyên, năng lượng và côngnghiệp nặng. Tăng trưởng theohướng đó cũng đòi hỏi phải xâydựng và thực hiện các tiêu chuẩn, ví

VIỆT NAM 203564 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 101: Báo cáo Việt Nam 2035

dụ an toàn sinh học trong nuôitrồng thủy sản hoặc nâng cao hiệusuất sử dụng năng lượng (đặc biệtlà về phía cầu). Chính phủ cần cungcấp dịch vụ và hàng hóa công đểtạo thuận lợi cho khu vực tư nhântham gia nhiều hơn vào đầu tưxanh, hòa nhập và có khả năngchống chịu. Các sản phẩm nănglượng (nhất là điện) nếu được địnhgiá tốt hơn sẽ giúp cải thiện hiệusuất sử dụng đồng thời thu hútthêm đầu tư tư nhân. Cần khuyếnkhích nhiều hơn tư nhân đầu tư vàolĩnh vực năng lượng tái tạo kháchơn chỉ là vào thuỷ điện. Nhờ đó, tỷtrọng điện sản xuất bằng nguồnnăng lượng tái tạo (như thuỷ điện,gió, mặt trời và sinh khối kết hợpvới khí thiên nhiên sạch) sẽ đượcnâng cao.

Hệ thống thông tin. Công bố vàhài hoà hoá thông tin là cơ sở đểquản lý hiệu quả các nguồn tàinguyên thiên nhiên, giảm thiểu ônhiễm môi trường và suy thoái đất.

Cần tăng cường dữ liệu và thôngtin sử dụng cho quản lý tài nguyênthiên nhiên, làm cho thông tin dễhiểu và dễ tiếp cận với đại bộ phậndân chúng. Việt Nam có thể đẩymạnh việc áp dụng công nghệ trongnâng cấp hệ thống thông tin có liênquan đến vấn đề môi trường.Nhưng trước tiên, hệ thống này cầncập nhật, mở rộng quy mô và hàihoà hơn nữa các nền tảng thông tinhiện có.

Chi phí thuần để có tăng trưởngbền vững và có khả năng chốngchịu về lâu dài không đáng kể. Vốnđầu tư ban đầu thường được thuhồi qua tiết kiệm về chi phí vậnhành, hoặc qua tạo được thị trườngmới và nâng cao kĩ năng (miễn làcác biện pháp đó phù hợp với đòihỏi của kinh tế thị trường). Hầu hếtcác ước tính cho thấy đầu tư vàogiảm khí thải các-bon trong các hệthống năng lượng đều có thể tựhoàn vốn.

VIỆT NAM 2035 65BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 102: Báo cáo Việt Nam 2035

Công bằng là giá trị sâu thẳmcủa người Việt Nam. Lờimở đầu Hiến pháp nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam năm 2013 đặt ra mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”. Điều 50 quy định“Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hộiđể công dân thụ hưởng phúc lợi xãhội”. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam,đặc biệt trong thập niên 1990, phầnlớn nhờ vào phân phối quyền sửdụng đất công bằng hơn trongnhững năm đầu Đổi mới, nhờ đó sảnxuất nông nghiệp được đẩy mạnh.Chính phủ đã chuyển những nguồnlực có được từ tăng trưởng dànhcho mục tiêu công bằng, qua đógiúp Việt Nam tránh được tìnhtrạng bất bình đẳng tăng mạnh nhưmột số quốc gia tăng trưởng nhanhkhác phải gánh chịu. Tuy nhiên, kếtquả thành tựu đạt được trong quákhứ không đảm bảo cho sự thànhcông trong tương lai và những dấuhiệu gia tăng bất bình đẳng đang

bắt đầu nổi lên. Hướng tới năm2035, Việt Nam sẽ đối diện vớichương trình kép: chương sự chưahoàn thành về đảm bảo bình đẳngcơ hội và cần một chương trình mớivề sự phát triển của tầng lớp trunglưu và dân số đang già đi.

Nhu cầu phải có tầm nhìn mớivề vai trò của chính sách xã hội là cơsở cho các nội dung của chươngtrình nghị sự kép. Về mặt lịch sử,đặc biệt trong nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung, các lĩnh vực xã hộiđược coi là những lĩnh vực “khôngtạo ra của cải vật chất”. Quan điểmnày đang thay đổi trên toàn thế giới.Các lĩnh vực xã hội cũng tạo ranhiều của cải vật chất và ngày cànggiữ vai trò trung tâm trong việc hiệnthực hóa các mục tiêu của nền kinhtế tri thức và nền kinh tế thu nhậptrung bình cao có năng lực cạnhtranh toàn cầu. Giáo dục có nhữngđóng góp quan trọng vào tăngtrưởng năng suất, còn các thể chế thịtrường lao động là cơ chế chính để

VIỆT NAM 203566 BÁO CÁO TỔNG QUAN

TRỤ CỘT 2: CÔNG BẰNG VÀ HÒA NHẬP XÃ HỘI

Page 103: Báo cáo Việt Nam 2035

cân bằng giữa tăng trưởng năngsuất và phúc lợi xã hội. Cải cáchchính sách hộ khẩu đóng vai trò quantrọng để hiện thực hóa đầy đủ tiềmnăng thay đổi cơ cấu kinh tế từ việclàm ở khu vực nông thôn năng suấtthấp sang việc làm ở đô thị trong cáchoạt động kinh tế chính thức. Hệthống an sinh xã hội đầy đủ sẽ tạođiều kiện để người dân chấp nhậnrủi ro kinh doanh với niềm tin rằnghọ sẽ không rơi vào cảnh cùng cựckhi thất bại. Bảo hiểm y tế toàn dânđảm bảo người dân sẽ khỏe mạnhhơn và yên tâm chuyển các khoảntiết kiệm dự phòng cho y tế sang cácmục đích sử dụng hiệu quả hơn.

Chương trình còn dangdở: Đảm bảo bình đẳng vềcơ hội

Quá trình chuyển đổi từ kinh tếtập thể sang kinh tế thị trường đã tạođộng cơ làm giàu cho những cá nhânchăm chỉ, tài năng và có khiếu kinhdoanh nhưng cũng khó tránh khỏidẫn tới tình trạng có một số bất bìnhđẳng về thu nhập. Đây là kết quả củasự kết hợp giữa cơ hội, nỗ lực và maymắn. Bất bình đẳng về thu nhập làđiều hiển nhiên trong nền kinh tế thịtrường, nhưng bất bình đẳng về cơhội là bất công, không phù hợp vớitinh thần của Hiến pháp. Bình đẳng

về cơ hội là không phụ thuộc vàohoàn cảnh khi sinh ra và là “sân chơicông bằng” cho mọi người để họ đềucó cơ hội như nhau để thành công.Mặc dù đã đạt được những tiến bộlớn về xã hội, nhưng bất bình đẳngvề cơ hội vẫn còn là vấn đề cần đượcquan tâm giải quyết ở Việt Nam.

Phần này tập trung thảo luậnvấn đề bất bình đẳng về cơ hội liênquan đến ba nhóm yếu thế: ngườidân tộc thiểu số, người khuyết tậtvà người nhập cư đô thị. Nhómngười yếu thế chiếm đến một phầntư dân số, đang phải đối mặt vớinhững thách thức nhất định mặc dùChính phủ đã cam kết mạnh mẽ vềsự hòa nhập của họ trong xã hội.Nội dung của phần này đề cập đếncác cam kết của Chính phủ, nhữngthách thức và định hướng chínhsách đối với mỗi nhóm nêu trên,đồng thời, cũng điểm lại vấn đềcông bằng giới, tập trung vào bấtcân đối trong các vị trí lãnh đạo vàtỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh.

Người dân tộc thiểu số

Thách thức lớn nhất về côngbằng ở Việt Nam là khoảng cáchlớn và khó thay đổi giữa người dânthuộc nhóm 52 dân tộc thiểu số vớingười Kinh và người Hoa. Khoảngcách này một phần là do những bất

67BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 104: Báo cáo Việt Nam 2035

lợi lớn của trẻ em người dân tộcthiểu số trong tiếp cận các cơ hội(Hình 9).

Về lâu dài, thoát ly có thể là conđường hòa nhập kinh tế cho nhiềungười dân tộc thiểu số, điều này chothấy cần thiết phải chú trọng đếnviệc bình đẳng về cơ hội cho các conem thế hệ tiếp theo của người dântộc thiểu số để khi trưởng thành, họcó đủ khả năng sống một cuộc sốngsung túc. Ba khía cạnh có mối quanhệ với nhau tạo nên một tam giác bấtbình đẳng về cơ hội đối với trẻ emdân tộc thiểu số, đó là ít học, suydinh dưỡng và điều kiện sinh hoạtthiếu vệ sinh.

Tỷ lệ nghèo cao hơn có thể là lýdo chính dẫn đến trình độ học vấnthấp ở người dân tộc thiểu số. Tỷ lệnhập học thấp ở các cấp trung họcphổ thông và các bậc học cao hơncủa học sinh dân tộc thiểu số là hệquả của nhiều yếu tố, trong đó cótình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ emmà nguyên nhân là do điều kiện vệsinh kém. Theo chu trình (Hình 10),trẻ em lớn lên ở các hộ nghèo với bốmẹ có học vấn thấp, dễ phải bỏ họcsớm, dễ bị suy dinh dưỡng và thiếucác điều kiện vệ sinh đảm bảo.Thực hiện các chính sách có trọngtâm trong cả ba khía cạnh trên cóthể thu hẹp khoảng cách về cơ hội.

Cải thiện cơ hội tiếp cận giáodục của trẻ em người dân tộc thiểusố là ưu tiên chính sách hàng đầu.Vấn đề này có thể được giải quyếtqua mở rộng các sáng kiến hiện naycủa Chính phủ: các chương trìnhgiáo dục từ sớm chất lượng cao; bổ

VIỆT NAM 203568 BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 9. Trẻ em người dân tộcthiểu số đối mặt với bất bìnhđẳng về cơ hội lớn hơn

0 20 40 60 80 100

Tỷ lệ nhập học THPT (%)

Tỷ lệ cơ sở hợp vệ sinh (%)

Tỷ lệ trẻ còi cọc(% trên số trẻ dưới 5 tuổi)

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh(Trên 1000 trẻ)

Dân tộc thiểu số Kinh & Hoa

Nguồn: Phân tích dữ liệu Khảo sát mức sốnghộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) 2014 vàKhảo sát đa nhóm chỉ số (MICS).

HÌNH 10. Tam giác bất bình đẳngvề cơ hội của trẻ em người dân tộc thiểu số Giáo dục kém

Suy dinh dưỡngVệ sinh kém

Page 105: Báo cáo Việt Nam 2035

nhiệm trợ giảng biết tiếng mẹ đẻ làtiếng dân tộc trong những năm đầucủa giáo dục tiểu học để tạo thuậnlợi cho các em chưa biết nói tiếngViệt; hỗ trợ tài chính để trẻ emngười dân tộc thiểu số được đi họctrung học phổ thông, bao gồm cảtrợ cấp bằng tiền cho hộ gia đìnhvới điều kiện trẻ em phải đi học.

Cải thiện về dinh dưỡng là ưutiên thứ hai. Nhiều nghiên cứu chothấy dinh dưỡng ở lứa tuổi đầu đờicó tác động đáng kể đến phát triểnnhận thức ban đầu và khả năng sẵnsàng học tập ở trường. Mặc dù đãcó các chương trình về vấn đề nàynhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ởtrẻ em người dân tộc thiểu số vẫntồn tại (Hình 11a). Kinh nghiệm củaChương trình dinh dưỡng quốc giaở Thái Lan (giảm được trên 75% tỷlệ suy dinh dưỡng trong mười năm)cho thấy có thể đạt được kết quảnếu có sự nỗ lực chung của cả nước.Những hợp phần của một chiếndịch tương tự tại Việt Nam có thểbao gồm khuyến khích cho trẻ sơsinh bú sữa mẹ hoàn toàn trongvòng sáu tháng đầu, kết hợp vớikéo dài thời gian nghỉ sinh của phụnữ đi làm; áp dụng một chươngtrình toàn diện tăng cường sử dụngcác thực phẩm cơ bản có chứaVitamin A, sắt, selen và kẽm; phát

triển các giống gạo và ngô mớiđược tăng cường vi chất bằng côngnghệ sinh học (bio-fortified) vàcung cấp miễn phí các chất bổ sungdinh dưỡng cho phụ nữ trong độtuổi mang thai.

Ưu tiên chính sách thứ ba là cảithiện điều kiện vệ sinh. Nguyênnhân chính dẫn đến suy dinhdưỡng là do thói quen vệ sinh kémvà thiếu cải thiện về điều kiện vệsinh. Ở những cộng đồng chưa cónhà vệ sinh được cải tạo, trẻ emthường dễ nhiễm vi khuẩn, vi-rút,nấm và ký sinh trùng gây ra nhiễmtrùng đường ruột. Tỷ lệ nhiễm tiêuchảy và nhiễm ký sinh trùng cao làhai nguyên nhân hàng đầu gây rabệnh tật tại vùng miền núi phía Bắc,và thiếu khả năng tiếp cận các điềukiện vệ sinh đủ tiêu chuẩn là mộtnguyên nhân khiến cho tỷ lệ tửvong trẻ sơ sinh dân tộc thiểu sốluôn ở mức cao (Hình 11b). Tỷ lệthấp còi của trẻ em dưới năm tuổithực sự cao trong cộng đồng dântộc thiểu số hầu hết là do thiếu cácđiều kiện vệ sinh đủ tiêu chuẩn.Cần có một chương trình mục tiêuquốc gia về vệ sinh, khuyến khíchđẩy mạnh thay đổi hành vi trongtoàn cộng đồng nhằm phổ cập sửdụng nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn chongười dân tộc thiểu số.

VIỆT NAM 2035 69BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 106: Báo cáo Việt Nam 2035

Khi triển khai các chương trìnhvề giáo dục, vệ sinh và dinh dưỡngcho trẻ em người dân tộc thiểu số -và các chương trình giảm nghèocho người dân tộc thiểu số nóichung - Chính phủ nên áp dụngcách tiếp cận thí điểm, giám sát vàđánh giá. Cách tiếp cận này là phùhợp và có lợi vì trong nhiều trườnghợp “tác dụng” của các chươngtrình còn chưa thật rõ ràng. Cáchtiếp cận thí điểm được đánh giá kỹ

lưỡng trước khi các chương trìnhđược nhân rộng về quy mô. Trongcả ba lĩnh vực trong tam giác trên,những sáng kiến khả quan nhấtdựa trên những hiểu biết sâu sắc vềphong tục tập quán có thể có vai tròrất hữu ích. Ngoài các tính toán vềchi phí và lợi ích, việc lựa chọn chocon đi học, nuôi dưỡng trẻ sơ sinhvà xây dựng nhà vệ sinh do nhiềuyếu tố khác nhau quyết định. Canthiệp ở cả ba khía cạnh nhằm thúc

VIỆT NAM 203570 BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 11. Khoảng cách lớn về sức khoẻ và dinh dưỡng trẻ em theo nhóm dân tộc vẫn tồn tại

10

15

20

25

30

35

40

20142013201220112010

a. Tỷ lệ suy dinh dưỡng b. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh

Tỷ lệ

tử v

ong

trên

100

0 ca

sin

h số

ng0

10

20

30

40

50

201220102008200620042002

44

10

20

27

16

22

35

31

Dân tộc đa số Dân tộc thiểu số

Tỷ lệ

trẻ

dưới

5 tu

ổi c

òi c

ọc (%

)

Nguồn: Phân tích kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia và Khảo sát đa nhóm chỉsố (MICS) năm 2006 và 2011, và các báo cáo năm 2014.Ghi chú: Trong số liệu suy dinh dưỡng, nhóm dân tộc đa số chỉ gồm người Kinh; số liệu về tỷlệ tử vong trẻ sơ sinh có cả người Kinh và người Hoa. Số liệu trong hình là ước lượng điểmdựa trên số liệu khảo sát hộ gia đình. Như với mọi ước lượng dựa trên khảo sát, các số liệuphải tính đến sai số lấy mẫu. Sai số lấy mẫu và khoảng tin cậy quanh ước lượng điểm là lớnhơn cho dân tộc thiểu số do cỡ mẫu nhỏ trong khảo sát. Các báo cáo MICS không nêu rõkhoảng tin cậy đối với các ước lượng điểm.

Page 107: Báo cáo Việt Nam 2035

đẩy hành vi có thể đạt hiệu quả caovà hiệu suất về chi phí.

Các chính sách và chương trìnhnhằm đạt được bình đẳng về cơ hộicho nhóm dân tộc thiểu số cần giảiquyết được những vấn đề khó khănhơn như: những định kiến vàkhuôn mẫu đối với dân tộc thiểu sốcũng như thiếu các kênh truyền tảitiếng nói của các dân tộc thiểu số.Mặc dù khung khổ pháp lý côngnhận bình đẳng về địa vị giữanhóm dân tộc thiểu số và dân tộcKinh đã đầy đủ, song định kiến đốivới dân tộc thiểu số vẫn còn kháphổ biến47. Có thể lấy giáo dục làmnền tảng để giải quyết vấn đề nàybằng việc chú trọng vào nhận thứcđúng và tôn trọng tính đa dạng vềdân tộc và văn hóa của Việt Nam.

Thực tế là đại diện các dân tộcthiểu số trong Ủy ban Dân tộc còn ítvà chính quyền địa phương thườnglà người Kinh, thậm chí ngay tại cácvùng người dân tộc thiểu số là chủyếu. Việt Nam có thể hưởng lợi khicác tổ chức xã hội của dân tộc thiểusố tham gia xây dựng và triển khaichính sách.

Người khuyết tật

Việt Nam có nhiều ngườikhuyết tật, một phần do hệ quảchiến tranh. Trong tầm nhìn dàihạn, người khuyết tật xứng đángđược quan tâm để hòa nhập xã hộivì một số lý do. Thứ nhất, số lượngngười khuyết tật có thể tăng nhanhkhi dân số già tăng lên và theo dựbáo sẽ vượt quá 12 triệu người vàonăm 2035. Thứ hai, kỳ vọng đượchòa nhập của bộ phận ngườikhuyết tật và gia đình họ ngày càngtăng khi Việt Nam đạt mức thunhập trung bình cao. Thứ ba, nguồnlực sẽ tăng lên tạo điều kiện thựchiện những cam kết mạnh mẽ vềhòa nhập cho người khuyết tật.Những cam kết đó, trước hết phảikể đến Luật Người khuyết tật, đượcthông qua năm 2010 và Công ướccủa Liên hiệp quốc về Quyền củaNgười Khuyết tật (CRPD) đượcViệt Nam phê chuẩn vào tháng 2năm 2015. Hiến pháp của Việt Namcũng quy định về bảo vệ ngườikhuyết tật.

Mục đích của Công ước củaLHQ về Quyền của người khuyếttật là “khuyến khích, bảo vệ vàđảm bảo mọi người khuyết tậtđược hưởng thụ một cách đầy đủvà bình đẳng quyền con người

VIỆT NAM 2035 71BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________47. NHTG (2009). Báo cáo Phân tích xã hội quốcgia: Người thiểu số và phát triển ở Việt Nam.Phòng Phát triển xã hội, Ban Phát triển bềnvững, Khu vực châu Á, Thái Bình Dương.

Page 108: Báo cáo Việt Nam 2035

cũng như các quyền tự do cơ bản,đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng đốivới nhân phẩm vốn có của ngườikhuyết tật”. Luật Người khuyết tậtđảm bảo những quyền sau củangười khuyết tật:l Tham gia bình đẳng vào các hoạt

động xã hội; l Sông độc lập và hòa nhập cộng

đông; l Được miễn hoặc giảm một số

khoản đóng góp cho các hoạtđộng xã hội;

l Được chăm sóc sức khỏe, phụchồi chức năng, học văn hóa, họcnghề, việc làm, trợ giúp pháp lý,tiếp cận công trình công cộng,phương tiện giao thông, côngnghệ thông tin, dịch vụ văn hóa,thể thao, du lịch và dịch vụ khácphù hợp với dạng tật và mức độkhuyêt tật.

Trên thế giới, người khuyết tậtthường bị che giấu, tách khỏi cáchoạt động xã hội và đôi khi bị sốngcách biệt trong những trung tâmchăm sóc hoặc trường học dành chongười khuyết tật. Chính sách trênthế giới đã thay đổi hướng tới sựhòa nhập của đối tượng này trongxã hội, làm cho họ trở thành chủ thểcủa luật pháp với các quyền đượcxác định rõ ràng. Cách tiếp cận này

công nhận rằng khuyết tật khôngphải là đặc điểm cá nhân bị khiếmkhuyết mà là kết quả của sự tươngtác giữa người đó với môi trườngxung quanh. Ví dụ, một người ngồitrên xe lăn có thể gặp khó khăn khitìm kiếm việc làm không phải là dođiều kiện của người đó mà là do cácrào cản như thang bộ tại nơi làmviệc. Một trẻ khuyết tật có thể gặpkhó khăn khi tới trường do thái độcủa giáo viên và cán bộ nhà trườngkhông có khả năng thích nghi vớinhững học sinh có nhu cầu đặc biệt.

Về văn bản, chính sách đối vớingười khuyết tật ở Việt Nam thểhiện mức độ hòa nhập cao. Tuynhiên, hiện còn tồn tại những bấtcập lớn trong triển khai mộtchương trình chung. Trên một nửasố trẻ có khiếm khuyết nghiêmtrọng chưa bao giờ được bước quangưỡng cửa lớp học. Hòa nhập chomọi trẻ khuyết tật ở trường học hếtsức quan trọng, vừa tạo cơ hội cơbản để các em tham gia vào xã hộivừa hình thành thái độ về hòa nhậpcho mọi người.

Một bước đi đơn giản để củngcố chương trình về hòa nhập làhình thành cơ chế theo dõi triểnkhai thường xuyên. Cơ chế đó thựcchất là một trong những cam kết

VIỆT NAM 203572 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 109: Báo cáo Việt Nam 2035

của các chính phủ theo Công ướcLiên hiệp quốc về Quyền của Ngườikhuyết tật.

Một bước đi quan trọng khác làtạo không gian cho các tổ chức xãhội về người khuyết tật. Tại cácquốc gia khác trên thế giới, ngườikhuyết tật và gia đình họ vận độngcho bản thân thông qua các tổ chứcriêng của họ. Các chiến dịch vậnđộng này định hướng các chínhphủ xây dựng và đảm bảo thựchiện chính sách theo cam kết.

Người nhập cư đô thị và hệthống hộ khẩu

Người nhập cư đô thị là nhómthứ ba chưa được bình đẳng về cơhội do cơ chế hộ khẩu. Trên nămtriệu người Việt Nam hiện chưađược đăng ký hộ khẩu thường trúnơi họ đang sinh sống, trong đó có2,7 triệu người tại thành phố HồChí Minh. Mặc dù cơ chế đăng kýhộ khẩu không còn quá áp lực nhưtrước đây, nhưng đó vẫn là yếu tốgóp phần gây bất bình đẳng về cơhội. Người dân ở các trung tâm đôthị lớn chưa đăng ký hộ khẩuthường trú phải đối mặt với nhiềukhó khăn về cơ hội tiếp cận các dịchvụ về y tế, giáo dục, đảm bảo xãhội, các dịch vụ công ích cũng nhưnhững khó khăn về việc làm và kết

nối xã hội. Việc đăng ký hộ khẩuthường trú gặp nhiều trở ngại nhưnhững khoản chi lớn không chínhthức cho quan chức địa phương,khiến cho một số người phải sinhsống ở thành phố lớn bằng đăng kýtạm trú trong nhiều năm.

Mục tiêu chung về cải cáchchính sách có thể là tiếp tục nới lỏngsự gắn kết giữa tình trạng đăng kýhộ khẩu và khả năng tiếp cận dịchvụ. Một là tạo thuận lợi dễ dàng đốivới đăng ký hộ khẩu thường trú.Nhiều quốc gia có những hình thứcđăng ký nhân khẩu tại địa phươngđể được tiếp cận dịch vụ, và phầnlớn quốc gia này, việc đăng ký nhânkhẩu chỉ cần bằng chứng về cư trú,chẳng hạn đang thuê hoặc sở hữubất động sản. Hộ khẩu ở Việt Namkhác biệt với các cơ chế thôngthường ở chỗ việc đăng ký hộ khẩuthường trú chỉ có thể thực hiệnđược sau khi cư trú hai hoặc banăm, đòi hỏi nhiều về giấy tờ và sốtiền chi trả. Các vấn đề chi phí vàmất công bằng do chế độ hộ khẩutạo ra có thể được giảm thiểu nếunhư các yêu cầu đó được nới lỏng.Phương án hai là loại bỏ sự phânbiệt về khả năng tiếp cận dịch vụgiữa người có đăng ký tạm trú vàđăng ký hộ khẩu thường trú.Phương án ba, phù hợp trong dài

VIỆT NAM 2035 73BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 110: Báo cáo Việt Nam 2035

hạn, là thay thế chế độ hộ khẩu bằngthẻ căn cước quốc gia trong một cơsở dữ liệu quốc gia thống nhất.

Bình đẳng giới

Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu to lớn về giới. Khác biệtgiới trong tỷ lệ nhập học và thànhtích học tập không đáng kể vàkhoảng cách về lương cũng khiêmtốn theo các chuẩn mực thế giới.Tuy nhiên, khác biệt giới vẫn thểhiện rõ ở cả hai nội dung trên.

Thứ nhất, hàng ngũ lãnh đạo ởViệt Nam trong các doanh nghiệpchủ yếu vẫn là nam giới và đặc biệtlà trong lĩnh vực chính trị và chínhquyền. Trong một thập niên rưỡiqua, tỷ lệ nữ ở Quốc hội đã và đanggiảm xuống, hiện nay chỉ còn 24%(năm 2015). Nữ giới có ít ghế tại cácỦy ban Quốc hội. Giới công chứccó tỷ lệ nữ cao nhưng đại diện nữtrong hàng ngũ lãnh đạo còn ít vàthường ở các vị trí thấp. Theo chỉtiêu đề ra, ở tất cả các bộ cần có ítnhất một nữ Thứ trưởng, song cơchế thực hiện vẫn chưa được xâydựng và triển khai. Đại diện nữ vẫnít ở các cơ quan quan trọng củaĐảng Cộng sản như: Bộ Chính trị,Ban Bí thư và Ban Chấp hànhTrung ương Đảng. Nữ giới chỉchiếm 18% các vị trí lãnh đạo của

Đảng ở cấp xã, 14% ở cấp huyện và11% ở cấp tỉnh.

Các biện pháp đẩy mạnh vai tròlãnh đạo của nữ giới có thể tậptrung vào quy định tạo bình đẳngvề tuổi nghỉ hưu trong Bộ Luật laođộng; áp dụng giải pháp ngắn hạnbằng việc tích cực hành động đểđảm bảo sớm đưa những phụ nữ cónăng lực vào các vị trí quản lý, kếthợp với chương trình dài hạn xácđịnh và quy hoạch sớm lãnh đạo nữtiềm năng để bồi dưỡng sự nghiệp.Rõ ràng, Chính phủ có thể cân nhắcviệc thiết lập một chương trình đặcbiệt về lãnh đạo nữ trong bộ máynhà nước và loại bỏ các khuôn mẫuvề giới đang làm hạn chế lựa chọnnghề nghiệp của nữ giới và đặt rakỳ vọng về ai có thể nắm giữ các vịtrí lãnh đạo. Để đạt được như vậycần áp dụng một cách tiếp cận dàihạn tập trung vào hoàn thiện hệthống giáo dục và thúc đẩy cácquan điểm lành mạnh hơn về vaitrò của nam giới và giới nói chung.

Thứ hai là khác biệt về tỷ số giớitính khi sinh (SRB), được đo bằngsố bé trai sinh ra trên 100 bé gái. Tỷlệ bé trai sinh ra lớn hơn nhiều sovới bé gái do hệ quả của việc pháthai lựa chọn giới tính vốn đã làmột hành vi phân biệt giới và về lâu

VIỆT NAM 203574 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 111: Báo cáo Việt Nam 2035

dài gây ra nguy cơ về bình đẳnggiới. Tỷ số này thường rơi vàokhoảng 105 - 106 vào các năm 1979và 1989 (Hình 12). Từ khoảng năm2005, tỷ lệ này tăng mạnh, lên đếngần 114 vào năm 2013, đưa ViệtNam - cùng với Ấn Độ và TrungQuốc - lên hàng một trong nhữngquốc gia có tỷ lệ bất cân bằng giớitính khi sinh cao nhất. Sự mất cânbằng này sẽ dẫn đến dư thừa sốlượng lớn nam giới bắt đầu saukhoảng 20 năm nữa và có thể gây ranhững hành vi phản xã hội, bạo lựcvà nạn buôn người.

Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khisinh cao là hệ quả kết hợp của nhiềuyếu tố. Đó là do các gia đình ở ViệtNam coi trọng con trai và khả năngdễ dàng xác định giới tính thai nhibằng công nghệ siêu âm. Các giađình chuộng con trai hơn một phầnvì con trai theo truyền thống làngười nắm giữ vai trò nối tiếp dònghọ và thờ cúng tổ tiên. Lý do khác làtheo truyền thống con trai phải cótrách nhiệm chính trong việc chămsóc cha mẹ khi về già. Chính sáchdân số khuyến khích mỗi cặp vợchồng chỉ có hai con cũng có thể làyếu tố góp phần tạo ra điều đó.Điều gì xảy ra nếu chính sách dânsố hiện nay được nới lỏng? Mặc dùtác động còn chưa rõ nhưng tổng tỷ

suất sinh tăng nhẹ trong giai đoạn2012 - 2014 có lẽ là kết quả cảmnhận về thay đổi chính sách. Điềuđó cho thấy, nếu loại bỏ hoàn toànchính sách này, tỷ suất sinh chắchẳn sẽ cao hơn. Những tác động vềkinh tế tới tỷ suất sinh có lẽ mangtính quyết định hơn so với chínhsách hai con: trong một quốc giangày càng thịnh vượng, chi phí cơhội về thời gian trở nên lớn hơn vàmong muốn được đầu tư nhiều hơncho mỗi đứa con khiến cho quy môhộ gia đình nhỏ đi.

Việc nới lỏng chính sách hai consẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mất cânbằng giới tính khi sinh nhưng

VIỆT NAM 2035 75BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 12. Tỷ suất sinh giảm và tỷlệ mất cân bằng giới tính khi sinhtăng mạnh từ năm 2005

1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015

0

1

2

3

4

5

6

Tỷ suất sinh Tỷ lệ giới tính khi sinh

104

106

108

110

112

114

116

Tổ

ng

tỷ

suấ

t si

nh

(số

ca

sin

h t

rên

1 p

hụ

nữ

)

Tỷ

lệ g

iới t

ính

kh

i sin

h, s

ố b

é t

rai t

rên

10

0 b

é g

ái

Nguồn: Các năm 1989, 1999 và 2009 là số liệuĐiều tra dân số và nhà ở; các năm khác là sốliệu Khảo sát biến động dân số và kế hoạchhóa gia đình.

Page 112: Báo cáo Việt Nam 2035

không đưa tỷ lệ này hoàn toàn vềmức bình thường. Thực tiễn chothấy các quy định pháp lý hiệnhành của Chính phủ cấm xác địnhgiới tính thai nhi để giảm tình trạngphá thai lựa chọn giới tính là khônghiệu quả. Mất cân bằng về tỷ số giớitính khi sinh có lẽ chỉ thay đổimạnh khi nguyện vọng của cha mẹthay đổi. Chính phủ có thể đẩynhanh sự thay đổi đó qua các biệnpháp chính sách khác nhau. Một làtiến hành các chiến dịch tuyêntruyền đề cao giá trị của con gái.Hai là, Chính phủ đảm bảo hỗ trợđầy đủ cho người cao tuổi nhằmlàm giảm quan ngại về việc khôngcó con trai chăm sóc họ khi về già.

Chương trình mới về tầnglớp trung lưu đang ngàycàng lớn mạnh và dân sốđang già đi

Nội dung thứ hai trong địnhhướng về hòa nhập xã hội của ViệtNam đến năm 2035 là chương trìnhnghị sự mới nhằm hỗ trợ cho tầnglớp trung lưu ngày càng lớn mạnhđể họ quản lý rủi ro và theo đuổicác cơ hội trong nền kinh tế thịtrường. Việt Nam cũng phải đốimặt với tình trạng dân số đang giàđi nhanh chóng, đặt ra những tháchthức mới về bảo đảm tài chính,

cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóccho người già trong dài hạn.

Chính sách xã hội cần phải đápứng nhu cầu của tầng lớp thị dânngày càng đông đảo và tầng lớptrung lưu đang già đi có nhu cầu rấtkhác so với phần đông người nghèoở nông thôn là đặc trưng của ViệtNam thời kỳ trước đây. Đến năm2035, xã hội Việt Nam sẽ chủ yếu làtầng lớp trung lưu và chính sách xãhội sẽ phải thay đổi trọng tâm từchỗ hỗ trợ thoát nghèo kinh niênsang giúp tầng lớp trung lưu ngàycàng giàu có hơn và quản lý nhữngrủi ro có thể đẩy lùi những thànhquả về kinh tế - xã hội. Mặc dù tìnhtrạng nghèo theo chuẩn nghèo quốcgia hiện nay hầu như đã bị xóa bỏ,nhưng trong bối cảnh ngày càng cósự thống nhất về các tiêu chí củamức sống tối thiểu, trong xã hộitrung lưu vào năm 2035 vẫn có mộtbộ phận đáng kể người nghèo vàmột bộ phận còn lớn hơn rất dễ bịtái nghèo. Bộ phận dân số già ngàycàng tăng chắc chắn phải đối mặtvới rủi ro nhất định.

Đến năm 2035 sẽ có trên một nửadân số Việt Nam thuộc “tầng lớptrung lưu toàn cầu” (tiêu dùng từ 15US$ trở lên mỗi ngày tính theo sứcmua tương đương năm 2011) với

VIỆT NAM 203576 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 113: Báo cáo Việt Nam 2035

những kỳ vọng và thách thức mới.Họ cũng sẽ mong đợi Nhà nướcđảm bảo: cung cấp dịch vụ vớichuẩn mực tối thiểu; phòng vệ về tàichính; công ăn việc làm tử tế, baogồm các điều kiện về chăm sóc sứckhoẻ trong khả năng chi trả; đượchọc hành có chất lượng ít nhất chohết trung học phổ thông (và phầnđông sẽ học cao lên); phòng vệ về tàichính và chăm sóc khi tuổi già và cácđiều kiện bảo hộ lao động cơ bản.Họ đòi hỏi lớn hơn về “tiếng nói”,phải có đại diện độc lập của ngườilao động ở nơi làm việc, công dânđược giám sát các dịch vụ công, cáctổ chức xã hội của người dân đượctham gia nhiều hơn. Tầng lớp trunglưu toàn cầu cũng có xu hướng đềcao tầm quan trọng của việc chốngbất bình đẳng cao về thu nhập.

Những thay đổi đó sẽ đem lạinhững rủi ro mới và đáng kể. Ởcấp độ cá nhân, dân số già và lốisống đô thị ít hoạt động sẽ tănglên, những rủi ro về sức khoẻchuyển từ các bệnh truyền nhiễmsang các loại bệnh tật không lâynhiễm đòi hỏi phải có các cơ chếđiều trị phức tạp. Sự chuyển dịchtừ hoạt động nông nghiệp hộ giađình sang làm công ăn lương hứahẹn về cuộc sống tốt hơn nhưngcũng khiến cho người lao động

phải đối mặt với rủi ro mới do biếnđộng về kinh tế. Những rủi ro ởcấp độ cá nhân đó phản ánh nhữngrủi ro mới phát sinh của toàn xãhội. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ vàbảo trợ xã hội cho dân số trung lưuvà cao tuổi sẽ gây ra những rủi rolớn cho ngân sách.

Đảm bảo giáo dục cơ bản chấtlượng cao cho tất cả mọi người

Khi nền kinh tế của Việt Namngày càng theo định hướng thịtrường, viễn cảnh thành công trongcuộc sống sẽ càng sáng lạn vớinhững ai được hưởng giáo dục chấtlượng cao. Cho dù người dân ViệtNam ở tất cả các mức thu nhập đãđược cải thiện nhiều về giáo dụctrong thời gian qua, nhưng giới hạnmục tiêu liên tục thay đổi và sẽ đòihỏi kết quả giáo dục cao hơn để đápứng các mục tiêu kinh tế và xã hội.Tuy nhiên, bức tranh vẫn còn chưarõ ràng và chỉ ra nhu cầu phải tiếptục cải thiện hơn nữa. Trẻ em sinhra trong một gia đình giàu có ở HàNội hay Thành phố Hồ Chí Minhthường được học ở các trường chấtlượng cao cho đến trung học phổthông, được bổ trợ qua các lớp họcthêm và hoàn thành đại học ở ViệtNam hoặc ở nước ngoài. Ngược lại,trẻ sinh ra trong gia đình nghèo ở

VIỆT NAM 2035 77BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 114: Báo cáo Việt Nam 2035

nông thôn ít có khả năng theo họctiếp sau trung học cơ sở (Hình 13).

Tiến bộ về giáo dục cũng hếtsức quan trọng để có được thànhcông chung về kinh tế ở Việt Nam.Các quốc gia thu nhập cao có lựclượng lao động tiên tiến và có kỹnăng cao nhờ giáo dục. Những kỹnăng đó hết sức quan trọng đối vớităng trưởng kinh tế. Vô số nhữngkỹ năng cụ thể đó kết hợp với nhauvà được bổ sung thêm bằng côngnghệ cũng như nền tảng giáo dụcgiúp cho các cá nhân có thể chuyểnđổi và thích ứng nhanh chóng với

những thay đổi về công nghệ cũngnhư đòi hỏi ngày càng tăng củacông việc.

Hệ thống giáo dục của Việt Namcó tính hòa nhập, chất lượng cao vàkhá công bằng cho đến cấp trunghọc cơ sở. Sau đó, hệ thống có tínhloại trừ, thiếu công bằng và chấtlượng trở nên bình thường. Hệthống tạo nền tảng tuyệt vời để họcsinh thành công nhưng không pháthuy được những nền tảng đó.Nhiều học sinh không tốt nghiệpphổ thông. Quá ít em học tiếp sauphổ thông; những em theo học tiếp

VIỆT NAM 203578 BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 13. Khoảng cách lớn về tỷ lệ đi học trung học phổ thông của nhóm 20% nghèo nhất và nhóm 20% giàu nhất vẫn tồn tại

100 75 50 25 0 25 50 75 100

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

Tỷ lệ trẻ đến trường (%)

Độ

tuổi

đầu

năm

học

20% dân số nghèo nhất 20% dân số giàu nhất

THPTTHCS Tiểu học Mẫu giáo

Đại họcDạy nghề

Nguồn: Khảo sát mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) 2014

Page 115: Báo cáo Việt Nam 2035

thường không được hưởng nền giáodục phù hợp và chất lượng cao.

Một ưu tiên chính sách quantrọng là chấm dứt phân bổ chỗ họcở cấp trung học phổ thông dựa trênthi cử và thay thế chính sách đóbằng phổ cập giáo dục trung học.Điều này cũng phù hợp với xuhướng toàn cầu - Hàn Quốc (Hình14) và các quốc gia khác đã hoànthành phổ cập trung học khi trở nêngiàu có hơn. Ở Việt Nam, thay đổinhư thế có nghĩa là các trườngtrung học phổ thông sẽ có một độingũ học sinh có các năng lực đadạng hơn. Hiện nay, học sinh khôngđược vào trung học phổ thông đểtiếp tục con đường học vấn thườngđược học ở các trường dạy nghềhoặc trung cấp chuyên nghiệp vàphần lớn các trường đó có kỹ năngkhông phù hợp, tỷ lệ tốt nghiệpkhông cao, động lực học tập thấp.Tốc độ thay đổi công nghệ nhanhchóng và nhu cầu ngày càng tăngvề kỹ năng sẽ tạo áp lực ngày cànglớn lên hệ thống mà ngay trongđiều kiện hiện nay cũng chưa đủkhả năng đáp ứng các yêu cầu củaxã hội. Có thể cân nhắc chuyển đổihai phân hệ riêng rẽ (trung học phổthông theo hướng học thuật và kỹthuật/dạy nghề) thành một hệthống duy nhất cho phép học theo

hai hệ để nhận bằng tốt nghiệptrung học.

Ưu tiên thứ hai là không ngừngcải tiến về chất lượng và nội dunghọc phù hợp với những gì mà họcsinh được học, giúp họ thành côngtrong một hệ thống giáo dục sauphổ thông đa dạng và đòi hỏi caohơn. Ngoài ra, những cải cách nàycần tạo điều kiện để học sinh ápdụng những kỹ năng cập nhật vànăng lực cao vào công việc nhằmthích ứng tốt trước những thay đổiliên tục ở nơi làm việc. Hệ thốngtrường học ở Việt Nam có ưu thếtrong việc đào tạo ra học sinh có thểhoàn thành các nhiệm vụ cụ thểnhưng đang phải đối mặt với

VIỆT NAM 2035 79BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 14. Việt Nam có thể đạtđược tỷ lệ cao về hoàn thành phổthông trung học theo con đườngcủa Hàn Quốc

00

20

40

60

80

100

GDP bình quân (theo PPP USD năm 2005)

Tỷ lệ

% n

gườ

i tro

ng đ

ộ tu

ổi 2

5–34

bằn

g T

HC

S

500 1,000 10,0005,000 50,000100,000

2010

1980 2015

Hàn Quốc Việt Nam

Nguồn: Dữ liệu về thành tích giáo dục củaBarro-Lee và Khảo sát mức sống hộ gia đìnhở Việt Nam.

Page 116: Báo cáo Việt Nam 2035

những thách thức mới về phát triểnnhững kỹ năng giải quyết vấn đềphức tạp ngoài kỹ năng nhận thứcđể chuẩn bị cho thanh niên thamgia vào thị trường lao động ở mộtquốc gia thu nhập trung bình caođầy cạnh tranh.

Các thể chế thị trường lao độnghiệu quả

Để hiện thực hóa đầy đủ nhữnglợi ích về năng suất khi người dânngày càng có trình độ học vấn caohơn, thị trường lao động Việt Namcần khuyến khích tăng nhiều loạihình việc làm, đồng thời tránh quyđịnh quá cứng nhắc. Điều này phầnnào phụ thuộc vào các chính sáchvề thị trường lao động, cụ thể hơn,là phụ thuộc vào việc quốc gia cótận dụng được cơ hội đang có đểgiải quyết những yếu kém đã hiệnrõ trong quá trình chuyển đổi từviệc làm nông nghiệp sang việc làmtại các nhà máy và doanh nghiệphay không. Chính sách có thể thúcđẩy tăng trưởng lao động chínhthức, đồng thời đảm bảo người laođộng hưởng một phần lợi ích hợplý từ tăng trưởng.

Một khái niệm đặc trưng để môtả các mục tiêu chính sách về thịtrường lao động mà Việt Nam cóthể theo đuổi là “đảm bảo việc làm

linh hoạt”. Điều này bao gồm phảicân bằng giữa một bên là các quyđịnh linh hoạt về lao động để tối đahóa tăng năng suất và “phá hủymang tính sáng tạo”, với một bên lànhu cầu ngày càng lớn về việc làmbền vững của người lao động trongkhu vực kinh tế chính thức và đượcđãi ngộ công bằng. Nói cách khác,Việt Nam có thể đặt mục tiêu “bảovệ người lao động thay vì bảo vệviệc làm” trong quá trình đi sâu vàochuyển đổi cơ cấu.

Cải thiện quan hệ lao động làchìa khóa để giải quyết những yếukém của hệ thống hiện tại, minhchứng bởi số lượng đáng kể cáccuộc đình công tự phát từ năm2006. Trong trung hạn, Việt Nam cóthể cân nhắc những biện pháp chủđộng hơn để tăng cường hệ thốngvà thúc đẩy sự hài hòa trên thịtrường lao động. Tổng Liên đoànlao động Việt Nam (TLĐLĐ) vàcông đoàn cơ sở có thể cấm các cấpquản lý và quản đốc doanh nghiệptham gia các vị trí chủ chốt trongcông đoàn (như chủ tịch công đoàntại doanh nghiệp). Ví dụ từ cácquốc gia khác như tại Xinh-ga-po,các cấp quản lý của doanh nghiệpkhông được nắm giữ các vị trí chủchốt trong công đoàn, thậm chíkhông được làm đoàn viên công

VIỆT NAM 203580 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 117: Báo cáo Việt Nam 2035

đoàn. Việt Nam cũng có thể tiếp tụcđơn giản hóa các quy định về giảiquyết tranh chấp tại nơi làm việc.Thêm vào đó, cần cân nhắc chophép hình thành hội đồng lao độnghoặc hội đồng quản lý lao động ởcấp độ doanh nghiệp như tại nhiềuquốc gia châu Âu và Hàn Quốc.

Cuối cùng, Việt Nam có thểchuyển sang hệ thống quan hệ laođộng phù hợp với nhu cầu của mộtnền kinh tế thị trường đã hoànthiện, trong đó lợi ích của người laođộng, người sử dụng lao động vànhà nước được đại diện hợp lýtrong quá trình thương thảo thựcchất với sự tham gia của tổ chức đạidiện cho người lao động ở cấp cơ sở.Theo Kế hoạch Hoa Kỳ-Việt Nam vềthúc đẩy Quan hệ Thương mại vàLao động, một thỏa thuận phụ củaHiệp định TPP, Việt Nam cam kếtvới điều khoản chính như sau:

“Việt Nam cần đảm bảo cácquy định và luật pháp cho phépngười lao động, không phân biệt,làm việc cho một doanh nghiệpđược quyền thành lập tổ chức đạidiện cho người lao động theo sựlựa chọn của họ ở cơ sở mà khôngcần phê duyệt trước… Tổ chức đạidiện cho người lao động ở cấp cơsở đăng ký với cơ quan nhà nước

có thẩm quyền sẽ có quyền tự chủbầu người đại diện, theo các quytắc và điều lệ, tổ chức công việchành chính, bao gồm quản lý tàichính và tài sản, thỏa thuận tập thểđồng thời tổ chức và lãnh đạo cáccuộc đình công và các hành độngtập thể khác”.

Việt Nam nhất trí trong vòng 5năm, các tổ chức đại diện cho ngườilao động ở cấp cơ sở có thể thànhlập tổ chức “cấp liên doanh nghiệphoặc cấp cao hơn, gồm cả cấpngành và cấp vùng”. Nếu đượctriển khai đầy đủ, những biện phápnày sẽ khắc phục nhiều yếu kémtrong hệ thống quan hệ lao độnghiện tại, xử lý hiệu quả tranh chấpgiữa người lao động và người sửdụng lao động.

Một yếu tố quan trọng quyếtđịnh các kết quả về năng suất vàcông bằng trên thị trường lao độnglà tiền lương tối thiểu. Lương tốithiểu sẽ hiệu quả nhất nếu được xácđịnh chủ yếu dựa trên năng suất vànăng lực cạnh tranh. Từ trước đếnnay, Việt Nam vẫn tiếp cận theohướng “lương đủ sống”, chủ yếutập trung vào chi phí sinh hoạt. Cầncân nhắc chuyển đổi sang cách tiếpcận “lương ở mức sàn”, chủ yếu tậptrung vào năng suất và năng lực

VIỆT NAM 2035 81BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 118: Báo cáo Việt Nam 2035

cạnh tranh làm cơ sở để điều chỉnhlương tối thiểu.

Khi thay đổi theo hướng trên,khu vực tư nhân của Việt Namtrước mắt sẽ hưởng lợi qua việcbình ổn tốc độ điều chỉnh lương tốithiểu. Trong trung hạn, các kếhoạch nhằm điều chỉnh lương tốithiểu dựa trên tăng trưởng năngsuất thực tế có thể được thực thi.(Nhiều quốc gia có thu nhập trungbình cao và hầu hết các quốc gia cóthu nhập cao minh chứng rằng cóthể lồng ghép các yếu tố trên vàocơ chế xác định lương tối thiểu).

Việt Nam cũng sẽ được hưởnglợi từ hợp lý hóa các quy định vềbảo vệ việc làm để thúc đẩy thịtrường lao động linh hoạt hơn. Đầutiên là những lợi ích từ việc nới lỏngquy định của các doanh nghiệp chothuê lao động và hợp đồng laođộng thời vụ thuê bên ngoài. Đểđảm bảo nâng cao sự linh hoạt trênthị trường lao động có điều tiết, bêncạnh nhu cầu đảm bảo việc làm đầyđủ cho người lao động, Việt Namcó thể từng bước mở rộng phạm vibảo hiểm thất nghiệp. Các chươngtrình chủ động trên thị trường laođộng, khi được thiết kế hợp lý vàtriển khai tốt (ví dụ như các dịch vụviệc làm công) có thể giúp nâng cao

hiệu suất của thị trường lao độngvà phúc lợi của người lao động48.Những can thiệp đó có ý nghĩaquan trọng trong bảo trợ xã hội vàkhuyến nghị về tài khoá. Việt Namcần theo dõi theo dõi chặt chẽnhững tác động về tài khoá do sựmở rộng của bảo hiểm thất nghiệp.Cũng cần phải giám sát khoảnchênh lệch về thuế - lao động và tìmkiếm nhiều phương án huy độngvốn nhiều hơn cho bảo hiểm xã hộivà các chương trình thị trường laođộng chủ động ngoài nguồn thu từthuế nói chung.

Hưu trí và mạng lưới an sinh xã hội

Yếu tố cốt lõi để thị trường laođộng trở nên chính thức hơn làtăng phạm vi bao phủ của bảohiểm xã hội. Khi các quốc giachuyển từ thu nhập thấp sang thunhập trung bình cao, các hệ thốngbảo trợ xã hội cũng làm tăng khoảnchi tiêu công. Đồng thời, tỷ lệnghèo tuyệt đối giảm xuống sẽ dẫnđến tăng chi cho bảo hiểm xã hội vàgắn kết tốt hơn giữa các chươngtrình trợ giúp xã hội và các chươngtrình thị trường lao động chủ động.Hướng tới năm 2035, Việt Nam

VIỆT NAM 203582 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________48. World Bank 2012.

Page 119: Báo cáo Việt Nam 2035

phải đối mặt với hai câu hỏi chiếnlược phát sinh đối với hệ thống bảotrợ xã hội. Một là, làm thế nào đểhình thành một hệ thống bảo trợ xãhội hướng tới những rủi ro mà toàndân phải đối mặt trong xã hội, đốilập với với hệ thống hiện nay phầnlớn chỉ phục vụ nhóm trên cùng vànhóm dưới cùng của sự phân bố?Và cần những chiến lược tài chínhnào để biến điều đó thành hiệnthực? Hai là, làm thế nào để ViệtNam đảm bảo phòng vệ tài chínhđầy đủ cho dân số cao tuổi ngàycàng tăng mà vẫn đảm bảo bềnvững về ngân sách?

Lĩnh vực bảo hiểm xã hội vàchăm sóc sức khoẻ sẽ có những thayđổi sâu sắc do dân số già đi nhanh.Việt Nam đang ở thời điểm bướcngoặt khi tốc độ tăng trưởng lựclượng lao động chậm lại đáng kể vàdân số già sẽ tăng lên nhanh chóng.Chỉ tiêu phổ biến về cơ cấu dân sốtheo độ tuổi là tỷ số phụ thuộc già(tỷ lệ giữa số người trong nhóm tuổitrên 65 so với người trong nhóm tuổi15-64). Tỷ số phụ thuộc già cơ bảnkhông đổi trong những thập kỷ qua,nhưng sẽ tăng mạnh từ 9,6 lên 21,8trong giai đoạn 2015 - 2035 và tiếptục tăng trong những thập kỷ sau đó(Hình 15). Do đó, việc mở rộng độbao phủ của bảo hiểm xã hội và thúc

đẩy hệ thống chăm sóc sức khoẻhiệu quả, chi phí hợp lý thực sự có ýnghĩa sống còn.

Hiện nay, độ bao phủ của hưu trídựa trên đóng góp còn thấp, dùkhông nằm ngoài xu thế so với cácquốc gia có mức thu nhập tươngđương trên toàn cầu. Hệ thống hưutrí phải đối mặt với một vấn đềchung của các quốc gia thu nhậptrung bình là độ bao phủ “nhómgiữa bị bỏ quên”: nhóm 20% trêncùng được tham gia các chươngtrình hưu trí chính thức và nhómnhỏ ở đáy được trợ cấp xã hội theo

VIỆT NAM 2035 83BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 15. Số người cao tuổi so vớisố người trong tuổi lao động sẽtăng nhanh

1975 1995 2015 2035 2055 20750

10

20

30

40

50

Tỷ lệ

ngư

ời g

ià p

hụ th

uộc

(%)

Nguồn: Viễn cảnh dân số thế giới của Liênhiệp quốc, Sửa đổi năm 2015 (chênh lệchtrung bình).

Page 120: Báo cáo Việt Nam 2035

mục tiêu, nhưng phần lớn người dânkhông có lương hưu khi đến tuổi 80.Trong khi xem xét mối quan hệ giữatỷ lệ dân số trong độ tuổi lao độngtham gia chương trình hưu trí dựatrên thu nhập, hiện nay Việt Namđang phải đối mặt với thách thức lớnlà phải mở rộng độ bao phủ và đitheo quỹ đạo của các quốc gia thunhập trung bình thành công (Hình16). Chính phủ Việt Nam đã nhậnthức được thách thức trên và đặtmục tiêu mở rộng phạm vi bao phủhưu trí đạt 50% vào năm 2020. Tuynhiên, hiện chưa có chiến lược khảthi về giải pháp hoàn thành mục tiêuđó và tiếp theo đến năm 2035.

Các mục tiêu về mở rộng độ baophủ mà Việt Nam đặt ra là tham

vọng và có rất ít quốc gia đang pháttriển đạt được mục tiêu như mở rộngquy mô mà không cần khoản trợ cấpcủa chính phủ dành cho khu vực phichính thức. Gần như chắc chắn rằngcác khoản trợ cấp của Nhà nước làcần thiết để khuyến khích người laođộng phi chính thức tự nguyện thamgia vào các chương trình đóng góp(như các khoản đóng góp bảo hiểm ytế cho người cận nghèo). TrungQuốc, Hàn Quốc và Thái Lan chothấy rằng Việt Nam cần phải đổi mớicách tiếp cận hiện tại để thành côngtrong việc mở rộng đáng kể phạm vibao phủ. Những cách tiếp cận đãthành công ở các nước khác (thườngđược áp dụng kết hợp) là có lẽ theotừng giai đoạn, Chính phủ đóng gópphần đối ứng cho người lao động ởkhu vực phi chính thức để khuyếnkhích họ tham gia vào các chươngtrình dựa trên đóng góp và hạ thấpđáng kể độ tuổi được hưởng hưu tríxã hội. Cách làm này có thể áp dụngchung cho những người không cólương hưu chính thức từ độ tuổi 65.

Tuy nhiên, để mở rộng đáng kểphạm vi bao phủ đòi hỏi phải cảicách hơn nữa hệ thống hưu trí hiệntại. Dù đã cải cách vào năm 2014nhưng chương trình hưu trí của khuvực chính thức vẫn không bền vữngvề mặt tài chính. Theo dự báo, Quỹ

VIỆT NAM 203584 BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 16. Khi các nước tiến tớimức thu nhập trung bình cao, độbao phủ hưu trí thường tăng lên

00

20

40

60

80

100

GDP bình quân (theo PPP năm 2011)Tỷ lệ

% d

ấn s

ố t

ron

g đ

ộ t

uổ

i đư

ợc

ởn

g h

ưu

trí

1,000 5,000 10,0002,500 25,000 50,000

Hàn Quốc

Trung Quốc

Nhật Bản

Việt Nam

Nguồn: Cơ sở dữ liệu về hưu trí của Ngânhàng Thế giới.

Page 121: Báo cáo Việt Nam 2035

hưu trí sẽ thâm hụt từ năm 2021 vàtoàn bộ dự trữ sẽ cạn kiệt vào năm2035. Ngay cả với độ bao phủ nhưhiện nay, Việt Nam không đủ khảnăng vừa chi cho hệ thống chưađược cải cách hiện nay và chi trợ cấpcần thiết để mở rộng phạm vi baophủ cho người lao động không chínhthức. Cải cách bao gồm từng bướcnâng độ tuổi nghỉ hưu chính thức,không khuyến khích nghỉ hưu sớmvà tiếp tục giảm tỷ lệ tích luỹ hàngnăm, đồng thời mở rộng nguồn thudành cho lương và giảm số lượngngười lao động thuộc nhóm danhmục nghề nghiệp đặc biệt được ưutiên nghỉ hưu sớm.

Hướng tới năm 2035, dự báomức chi cho hưu trí tăng mạnh ở ViệtNam. Các quốc gia có tỷ lệ phụ thuộcgià ngang bằng với Việt Nam có mứcchi theo dự báo đạt khoảng 8-9%GDP cho khoản hưu trí công, caohơn mức 2-3% GDP của Việt Namtrong một thập kỷ vừa qua. Mức chihưu trí trung bình tương ứng với thunhập quốc gia và đặc điểm nhânkhẩu học tại Đông Á có thấp hơn sovới tại các khu vực như châu Âu vàTrung Á (ECA), khu vực Mỹ La-tinhvà Ca-ri-bê (LAC). Dự báo mức chihưu trí tại các quốc gia APEC chothấy đến năm 2035 các quốc gia thunhập trung bình thấp hơn chi

khoảng 6% GDP. Dựa trên mức chihào phóng cho chế độ hưu trí khuvực chính thức hiện tại ở Việt Nam,Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) ước tínhmức tăng chi cho hưu trí trong giaiđoạn 2014-2050 vào khoảng 5% GDP,tức là tổng chi phí chiếm khoảng 7-8% GDP. Mặc dù các con số ước tínhnày cần được xem xét cẩn trọng,song dường như dự báo mức chihưu trí đến năm 2035 vào khoảng 6-8% GDP là hợp lý, tăng 3-5 điểmphần trăm so với mức hiện tại.

Ngoài việc mở rộng và thay đổihệ thống hưu trí, mạng lưới an sinhxã hội cũng cần thay đổi vào năm2035 trên bốn khía cạnh sau.

Thứ nhất, cần áp dụng cách tiếpcận đồng bộ hơn về trợ cấp theo hộgia đình, thay vì có nhiều chươngtrình manh mún và trùng lặp về mụctiêu và đối tượng. Sự manh mún dẫnđến chi phí cao và yếu kém trongthực hiện chương trình. Một chươngtrình trợ giúp xã hội có mục tiêugiảm nghèo và hợp nhất hơn có thểtận dụng tốt hơn những kết quả vềphát triển con người và có thể đượcnâng quy mô để giải quyết nhữngvấn đề như khủng hoảng kinh tếhoặc thiên tai.

Thứ hai, cần có các hệ thốngsàng lọc và xác định đối tượng thụ

VIỆT NAM 2035 85BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 122: Báo cáo Việt Nam 2035

hưởng các chương trình trợ giúpxã hội mục tiêu nhằm nâng cao tácđộng giảm nghèo từ một mức chinhất định. Giải pháp này dựa trênviệc củng cố tích hợp hệ thống căncước quốc gia đã đề xuất trongviệc thực hiện chương trình trợgiúp xã hội, nâng cấp các cuộcđiều tra để xác định các hộ nghèo,dễ bị tổn thương và áp dụng cácthủ tục đăng ký tham gia cácchương trình trợ giúp xã hội cótính hệ thống hơn.

Thứ ba, các hệ thống thực hiệncũng cần được củng cố theo chiềusâu, vì lợi ích nâng cao hiệu suất,minh bạch và thân thiện với kháchhàng. Điều này đòi hỏi phải đầu tưlớn cho các hệ thống thanh toán,các hệ thống thông tin quản lý, cảithiện các cơ chế quản lý và tiếp cậnđối tượng là các hộ gia đình có nhucầu phức tạp.

Thứ tư, cần cân nhắc thiết kếcác chương trình chống đói nghèotheo địa bàn để tập trung vàophương pháp tiếp cận tạo thunhập dựa trên cộng đồng mangtính đa dạng hơn. Căn cứ vào tìnhtrạng dân số già hoá ngày càngtăng, có thể mở rộng các chươngtrình theo khu vực bao gồm cácdịch vụ chăm sóc dựa vào cộng

đồng cho người cao tuổi, ngườikhuyết tật...

Khi xã hội Việt Nam già đinhanh, nhu cầu chăm sóc dài hạn vàdưỡng lão chính thức (ALTC) ngoàiphạm vi hỗ trợ của gia đình theotruyền thống sẽ tăng lên nhanhchóng. Các hệ thống ALTC ở ViệtNam cũng như các quốc gia đangphát triển ở Đông Á và Thái BìnhDương vẫn còn non trẻ nhưng ngàycàng nhiều quốc gia đang đau đầuvề vai trò phù hợp và bền vững củanhà nước. Hiện nhu cầu về ALTCtheo nhiều hình thức khác nhau từhỗ trợ xã hội ở mức độ thấp đến hỗtrợ các hoạt động tự chăm sóc trongcuộc sống hàng ngày là rất lớn (theobáo cáo gần một nửa dân số trên 70tuổi ở Việt Nam trở lên gặp khókhăn). Mặc dù vẫn muốn nhà nướchỗ trợ nhiều hơn về ALTC nhưnghiển nhiên là nhà nước không thể“làm tất cả” và người cao tuổi ở khuvực Đông Á và Thái Bình Dươngthường bày tỏ nguyện vọng muốnđược chăm sóc tại nhà và tại cộngđồng (“dưỡng lão tại chỗ”).

Mặc dù một bộ phận người caotuổi sẽ cần có nơi dưỡng lão, nhưngcó thể xây dựng các hệ thống ALTCđảm bảo tính nhân văn và bềnvững về ngân sách dựa trên hệ

VIỆT NAM 203586 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 123: Báo cáo Việt Nam 2035

thống chăm sóc tại nhà và tại cộngđồng. Khung khổ là chăm sóc liêntục tại nhà, là nơi mà phần lớn sốngười cao tuổi cần được chăm sóc(qua một số dịch vụ cung cấp tạichỗ), còn những người có nhu cầucao hơn sẽ được chăm sóc tại cộngđồng và chỉ có một phần nhỏ mớicần chăm sóc tập trung. Ví dụ,chính sách quốc gia của TrungQuốc là 90% người dân sẽ đượcchăm sóc tại nhà, 7% tại cộng đồngvà chỉ 3% được chăm sóc tập trung.Về mặt thể chế, chăm sóc liên tụctạo ra cầu nối từ các dịch vụ phúclợi xã hội đến các dịch vụ chăm sóccủa hệ thống y tế theo các mức nhucầu cao hơn.

Điều quan trọng là phải phânbiệt giữa cấp kinh phí và cung cấpdịch vụ. Mặc dù nhà nước có thể cấpkinh phí cho hoạt động ALTC ở cáccấp khác nhau (thường qua hìnhthức đồng chi trả, cho tất cả trừngười nghèo và người khuyết tật)khu vực tư nhân có thể đóng vai tròlớn trong việc cung cấp dịch vụALTC. Nhưng điều này lại đặt ra yêucầu mới là nhà nước phải thiết lậptiêu chuẩn, phát triển nguồn nhânlực ngành chăm sóc điều dưỡng, quyđịnh về chất lượng và luật chơi trênthị trường.

Bao phủ y tế toàn dân và hệthống chăm sóc sức khỏe

Thách thức lớn về chính sách màhệ thống y tế của Việt Nam phải đốimặt trong hai mươi năm tới là phảihoàn thành “bảo phủ y tế toàn dân”- nghĩa là phải đảm bảo mọi ngườiđược tiếp cận các dịch vụ có chấtlượng tốt mà không rơi vào hoàncảnh khó khăn về tài chính. Mục tiêucủa chương trình bảo phủ y tế toàndân có mối liên hệ mật thiết vớichương trình đảm bảo công bằngcủa Việt Nam, xét cả về phương diệnđảm bảo tiếp cận dịch vụ nhằm thúcđẩy hòa nhập xã hội lẫn giảm nghèobởi khoản chi từ tiền túi của ngườidân cho y tế. Hiệu quả hoạt động củahệ thống y tế cũng sẽ ngày càng phùhợp với những xu hướng rộng hơnmà Việt Nam đang đối mặt, bao gồmđáp ứng kỳ vọng của tầng lớp trunglưu đang tăng lên, giải quyết tháchthức của già hóa dân số và theo đuổităng trưởng kinh tế. Hiện có nhữngbằng chứng chắc chắn rằng các điềukiện trong lứa tuổi đầu đời - đặc biệtlà dinh dưỡng trẻ em - có tác độngđáng kể đến các chỉ số kinh tế-xã hộivề sau trong cuộc sống như học tập,việc làm và năng suất. Suy cho cùng,những vấn đề thực tế đó sẽ có tácđộng đến tăng trưởng kinh tế. Sức

VIỆT NAM 2035 87BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 124: Báo cáo Việt Nam 2035

khoẻ của người cao tuổi ngày càngtác động mạnh đến hiệu quả kinh tếvì dân số già đi ở Việt Nam sẽ đặt ranhững thách thức mới về duy trì mộtlực lượng lao động khoẻ mạnh và cónăng suất. Người lao động lớn tuổiđược chăm sóc sức khỏe tốt hơn sẽgiúp giảm thiểu tác động của tỷ lệphụ thuộc ngày càng tăng.

Có hai câu hỏi chính sách lớn nổilên cho hệ thống y tế của Việt Nam:một là về cung cấp dịch vụ và hai làvề tài chính y tế. Về cung cấp dịchvụ, liệu hệ thống y tế có duy trì địnhhướng như hiện nay khi quá nhiềudịch vụ chăm sóc y tế được thựchiện ở các bệnh viện và quá ít dịchvụ được thực hiện ở các cơ sở chămsóc ban đầu? Hay hệ thống đó sẽchuyển đổi thành hệ thống tập trungvào chăm sóc ban đầu, trong đó cácđơn vị chăm sóc ban đầu sẽ là trọngtâm của một hệ thống thống nhất?Về tài chính y tế, tổng thể làm thếnào để ổn định lại tổng mức chi choy tế hiện đang cao, đồng thời giảmphụ thuộc vào chi tiêu từ tiền túi củangười dân? Câu hỏi quan trọng đặtra ở đây là làm thế nào để đẩy mạnhtốc độ tham gia bảo hiểm vì hầu hếtcác ước tính cho thấy khó có thể đạtđược phạm vi bao phủ 100% vàonăm 2035 (từ mức 70%) với tốc độnhư hiện nay.

Cung cấp dịch vụ

Thách thức trong cung cấp dịchvụ bắt nguồn từ hai vấn đề liên quanđến nhau: các bệnh viện đang quátải, trong khi chăm sóc ban đầu lạichưa đáp ứng. Bên cạnh đó, sự thiếuphối hợp đầy đủ giữa các tuyến cũnglà một thách thức. Việt Nam có mộthệ thống quá tập trung vào bệnhviện, trong đó tình trạng bệnh nhânđược cho phép chuyển viện hoặc tựnhập viện vào các cơ sở y tế quá tải ởTrung ương chủ yếu là do người dânkhông tin tưởng vào chất lượng củacác hệ thống y tế tuyến cơ sở (cấphuyện và xã, thôn). Hệ thống chămsóc ban đầu thiếu đồng bộ và khôngsẵn sàng giải quyết thách thức về cácbệnh không truyền nhiễm. Hiệnđang có sự tách biệt giữa hệ thống ytế dự phòng, chủ yếu thực hiện cácchương trình kiểm soát dịch bệnhđộc lập và y tế điều trị, chủ yếunhằm điều trị bệnh, nhưng lại khôngphát hiện hoặc phòng ngừa bệnh.Điểm liên hệ đầu tiên đối với nhiềubệnh nhân để được tư vấn về sứckhoẻ là chuỗi các nhà thuốc tư nhân,không được kết nối gì với hệ thốngbảo hiểm y tế hoặc cung cấp dịch vụy tế công.

Tăng cường cung cấp dịch vụ vềchăm sóc ban đầu được coi là nhiệm

VIỆT NAM 203588 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 125: Báo cáo Việt Nam 2035

vụ quan trọng nhất đối với các nhàhoạch định chính sách y tế của ViệtNam trong hai mươi năm tới. Với cáclý do về chi phí và chất lượng, dịchvụ chăm sóc ban đầu tốt dựa trênmối quan hệ chặt chẽ giữa bác sỹ -bệnh nhân là trung tâm của hệ thốngy tế hiện đại và hiệu quả. Các bằngchứng trên thế giới cho thấy, bệnh tậtchủ yếu là các bệnh không truyềnnhiễm đòi hỏi phải quản lý ca bệnhphức tạp hơn và một hệ thống chămsóc ban đầu tích hợp đóng vai tròthiết yếu trong quá trình đó.

Để tăng cường hệ thống chămsóc ban đầu, cần phải có một chươngtrình cải cách bền vững. Chươngtrình này bao gồm chính sách pháttriển nguồn nhân lực, phân bổnguồn lực hiệu quả hơn thông quacải cách cơ chế chi trả cho cơ sở cungcấp dịch vụ, cải thiện các phươngthức sàng lọc đối tượng nhằm đảmbảo mọi người được hưởng mức độchăm sóc phù hợp, phối hợp trongchăm sóc ở các cấp, cơ chế đảm bảochất lượng. Đây là một chương trìnhdài hạn đòi hỏi phải đầu tư và duy trìcam kết. Tăng cường chăm sóc banđầu cũng có thể dựa trên các biệnpháp mạnh về y tế công cộng, đặcbiệt là các biện pháp kiểm soát tìnhtrạng hút thuốc lá.

Các bệnh viện được tăng cườngnhờ vào việc cân đối giữa traoquyền tự chủ cho các bệnh viện theochính sách “xã hội hóa” và nâng caođược trách nhiệm giải trình. Vấn đềnày có thể được thực hiện từ phíaChính phủ cũng như từ phía ngườidân. Đối với Chính phủ, quan trọnglà phải gây ảnh hưởng nhiều hơnđến các bệnh viện thông qua vai tròchủ động hơn của cơ quan mua sắmdịch vụ chiến lược (có thể là BHXHhoặc cơ quan khác) nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả. Mục tiêunày đòi hỏi phải chuyển đổi từ chỗđơn giản là thanh toán các hóa đơncủa cơ sở cung cấp dịch vụ sang chủđộng sử dụng thông tin để đảm bảovấn đề hiệu quả kinh tế và chăm sócbệnh nhân được chú trọng trongviệc tối đa hóa nguồn thu cho bệnhviện. Về phía người dân, bệnh nhâncần có cơ chế giải quyết bất bìnhtrong trường hợp bệnh viện cónhững vi phạm về tài chính hoặctrong khám chữa bệnh.

Tài chính cho y tế

Chương trình về tài chính y tếcho Việt Nam trong hai mươi nămtới là vừa ổn định tỷ lệ chi tiêu choy tế trên GDP theo mức hiện nayđồng thời phải chuyển dịch cơ cấuchi tiêu để giảm phụ thuộc vào chi

VIỆT NAM 2035 89BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 126: Báo cáo Việt Nam 2035

tiêu từ tiền túi của người dân. ViệtNam hiện đang chi tiêu cho y tế ởmức lớn so với GDP - khoảng 6% -cao hơn hầu hết các quốc gia đangphát triển khác ở châu Á. Chi tiêucao cho y tế là gánh nặng đối với cảngân sách hộ gia đình và ngân sáchcủa khu vực công. Hiện nay,khoảng 50% tổng chi tiêu cho y tếđược chi từ tiền túi của người dân.Hầu hết các quốc gia thu nhập caovà trung bình có tỷ lệ chi từ tiền túicủa người dân ở mức một phần batổng chi. Những tiến triển trongchương trình này đòi hỏi phải giảmchi từ tiền túi người dân qua sửdụng kết hợp giữa nguồn chi tiêucủa Chính phủ và nguồn đóng gópbảo hiểm.

Một nội dung quan trọng trongchương trình của Việt Nam nhằmgiảm mức độ phụ thuộc vào chi tiêutừ tiền túi của người dân là mở rộngphạm vi bảo hiểm cho khoảng 30%dân số hiện chưa có bảo hiểm. Cáchtiếp cận hiện nay nhằm mở rộngphạm vi bảo hiểm có lẽ chưa đủ đểđảm bảo bao phủ 100% vào năm2035. Việt Nam đang phụ thuộc vàođóng góp của cá nhân và hộ giađình và dần chuyển sang lực lượnglao động chính thức lớn hơn. Quátrình này sẽ diễn ra chậm và khôngchắc chắn, vì vậy trợ cấp đóng góp

bảo hiểm bằng nguồn ngân sách cóthể sẽ cần thiết để khuyến khíchngười lao động không nghèo tạikhu vực phi chính thức tham giabảo hiểm y tế.

Giải pháp về cân đối lại chi phíy tế giữa Nhà nước và người dân sẽđòi hỏi chi ngân sách công cho y tếcao hơn vào năm 2035. Một thànhtích lớn là mức chi phí y tế hiện tạicủa Việt Nam vào khoảng 6% GDPcó thể duy trì ổn định trong vònghai thập kỷ tới, nhưng tỷ trọngtrong chi ngân sách của Chính phủsẽ tăng dần, từ mức 2,5% GDP hiệntại lên gần 3,75% GDP đồng thờimức chi từ tiền túi của người dângiảm xuống còn khoảng 1,75% GDPtừ mức 3% GDP hiện tại. Đóng gópcủa nhà tài trợ và bảo hiểm tư nhânvẫn giữ ở mức khiêm tốn. Mặc dùvậy, để ổn định tổng mức chi cho ytế trong bối cảnh dân số già đinhanh chóng sẽ cần những cải thiệnhiệu quả liên tục nhằm kiểm soát sựgia tăng về chi phí.

Nâng cao hiệu quả của hệ thốngy tế chủ yếu phụ thuộc vào cơ chếthanh toán hiệu quả hơn cho cơ sởcung cấp dịch vụ tại bệnh viện đểtránh phải điều trị quá mức và cảicách hoạt động đấu thầu dược phẩmnhằm kiểm soát chi phí cao. Các

VIỆT NAM 203590 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 127: Báo cáo Việt Nam 2035

bệnh viện mua thuốc theo nhiềumức giá khác nhau, mà chính phủhoặc người dân lại phải gánh chịucác chi phí cao này. Phương thức đấuthầu tập trung và sử dụng tốt hơnsức mạnh đàm phán giá của ngườimua là nhà nước theo một khunghợp đồng với các công ty dược đểkiểm soát chi phí.

Vai trò của khu vực công và tư tronglĩnh vực y tế

Một câu hỏi quan trọng cho cảhai chương trình về cung cấp dịch vụvà tài chính y tế là vai trò của khuvực tư nhân. Trên thế giới, chính phủcác nước đang tìm cách cân đối giữasự tham gia của nhà nước và tư nhântrong mọi khía cạnh về cải cách hệthống y tế. Kinh nghiệm quốc tế chothấy nguồn tài chính công sẽ đóngvai trò chủ đạo trong chi trả chochăm sóc y tế, nhưng khu vực tưnhân cần có vai trò quan trọng trongviệc cung cấp dịch vụ y tế.

Theo kinh nghiệm quốc tế, chưacó bằng chứng rõ ràng là nhà nướchay tư nhân cung cấp dịch vụ “tốthơn”. Vấn đề quan trọng nhất làtrách nhiệm giải trình phải đượcđảm bảo. Tùy theo cơ chế tài chínhvà cơ cấu tổ chức, nhà nước và tưnhân cũng đều dễ rơi vào tình trạngcung cấp quá nhiều, không đủ, chất

lượng thấp, thiếu hiệu quả và nhiềubất cập khác. Cũng giống như các cơsở công lập, nếu cơ sở y tế tư nhânđược tiếp nhận vốn của nhà nước,họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệmgiải trình về các hoạt động của họ.Trách nhiệm giải trình đòi hỏi phảiphân công nhiệm vụ rõ ràng, đảmbảo đầy đủ tài chính cho việc cungcấp dịch vụ, thu thập và phân tíchthông tin về những gì cơ sở dịch vụthực hiện và thực thi các quy định.Các cơ quan giám sát và quản lý nhànước phải đóng vai trò chính trongviệc giám sát cả cơ sở y tế của nhànước và tư nhân.

Khi Việt Nam đưa ra lộ trìnhtăng cường hệ thống y tế đến năm2035, một thách thức quan trọngtrong thời gian tới là những khókhăn về mặt kinh tế chính trị trongcải cách y tế. Nhìn nhận thực trạngtừ vận động chính sách về thuốc lácho đến các công ty dược hay chínhcác bác sỹ, đều có thể thấy đây là lĩnhvực có nhiều nhóm lợi ích. Các nhómđó có thể gây cản trở đối với một sốcải cách nhất định. Tuy nhiên, ViệtNam cũng đã có những bước tiến lớntrong hơn một thập kỷ qua và đó lànền tảng quan trọng để có được tiếntriển trong chương trình này trongthời gian tới.

VIỆT NAM 2035 91BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 128: Báo cáo Việt Nam 2035

Vai trò của chất lượng thểchế đối với tăng trưởng vàphát triển

Thể chế - đó là những “luậtchơi” chính thức và phichính thức ràng buộc các

tương tác trong xã hội, hỗ trợ tăngtrưởng và phát triển kinh tế trongdài hạn. Thể chế tạo ra một hệthống thưởng, phạt cho các ứng xửcủa các tổ chức, cá nhân, do đó cóthể hạn chế hoặc thúc đẩy hành vicủa các chủ thể này theo các chiềuhướng khác nhau. Những kíchthích đó quyết định loại hình, phạmvi và tầm mức của các hoạt độnglàm ra của cải, nâng cao hiệu suấtsử dụng nguồn lực, và nâng caophúc lợi xã hội. Chẳng hạn, mộtkhung thể chế cho phép đăng kýkinh doanh tiện lợi và nhanh chónggóp phần tạo động lực lớn hơn chocác doanh nghiệp mới gia nhập thịtrường, làm gia tăng áp lực cạnhtranh và cải thiện hiệu quả phân bổ

nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế. Nhiều tài liệu nghiên cứuđã ghi nhận mối quan hệ tích cựcgiữa thể chế và phát triển; chẳnghạn giữa thực thi quyền sở hữu tàisản với tăng trưởng kinh tế, giữachất lượng các cơ sở giáo dục vớikết quả giáo dục.

Chưa có quốc gia nào (ngoạitrừ một vài quốc gia quá giàu tàinguyên thiên nhiên) có thể vươnlên địa vị là quốc gia có thu nhậpcao mà không có những thể chếkinh tế và chính trị mạnh. Mặc dùcác quốc gia khác nhau có cáchthức tổ chức kinh tế và chính trịkhông giống nhau, nhưng các chỉtiêu tổng hợp như Chỉ số quản trịtoàn cầu cho thấy rằng có sự tươngquan mật thiết giữa thứ hạng caovề chất lượng thể chế với sự hưngthịnh chung của quốc gia (Hình17). Các nền kinh tế phát triển cầnmột hệ thống thể chế kinh tế đượchình thành qua thời gian lâu dài để

VIỆT NAM 203592 BÁO CÁO TỔNG QUAN

TRỤ CỘT 3: NHÀ NƯỚC CÓ NĂNG LỰC VÀ

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

Page 129: Báo cáo Việt Nam 2035

chuyển tải thông tin về giá cả, quyđịnh rõ nội dung và ranh giới củacác quyền tài sản, thực thi hợpđồng và chính sách cạnh tranh vàthu hẹp khoảng cách thông tingiữa người bán với người mua49.Gần như đã trở thành một thônglệ, các quốc gia này cũng có các thểchế chính trị phát triển ở trình độcao - xét từ góc độ coi trọng tiếngnói của người dân và đề cao tráchnhiệm giải trình của nhà nước. Tấtcả các quốc gia đã đạt từ 50% mứcnăng suất của Hoa Kỳ trở lên thìđều nằm ở thang bảng thứ nhấthoặc thứ hai (các điểm số cao nhất)trong Chỉ số về các quyền tự dotrong lĩnh vực dân sự, chính trị doViện về tự do đo lường (theFreedom House Civil LibertiesIndex) (ngoại trừ một ngoại lệ duynhất là Xinh-ga-po)50, 51.

Bên cạnh đó, một điều khá ngạcnhiên là, có sự tương đồng rất caotrong tư duy của cả phương Đông

và phương Tây về thể chế và cácđặc tính cần có của những thể chếcó chất lượng (Hộp 3).

Trong dài hạn, không những thểchế có vai trò quan trọng đối vớiphát triển kinh tế và xã hội, bản thânmột nhà nước có năng lực với cơ chếtrách nhiệm giải trình hữu hiệucũng là thuộc tính cần có đối với

93BÁO CÁO TỔNG QUAN

HÌNH 17. Quan hệ tương quan dàihạn giữa chất lượng quản trị vớisự thịnh vượng

0 1 2 3 4 52.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

5.5

WGI bình quânYếu Mạnh

Lô g

a G

DP

theo

đầu

ngư

ời ,

ngan

g gi

á sứ

c m

ua (1

996

- 201

3)

Sinh-ga-po

Ba Lan

Việt Nam

Trung Quốc

Liên bang Nga

Đài Loan, TQHàn Quốc

Ghi chú: “Lô-ga-rít GDP theo đầu người, tínhtheo sức mua (1996-2013)”. Đơn vị gốc làGDP theo đầu người bằng đồng đô-la quốctế hiện tại trình bày theo thang lô-ga. “WGIbình quân (1996-2013)” là bình quân 6 chỉ sốvề quản trị tốt của WGI trong giai đoạn 1996- 2013. Thang điểm WGI được chuyển đổi từ-2,5 (yếu)/+2,5(mạnh) thành 0 (yếu)/5(mạnh).Nguồn: WGIs, Kaufmann và đồng sự; WDI,Ngân hàng Thế giới; Bối cảnh Kinh tế Thếgiới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

____________________49. Ủy ban Tăng trưởng và Phát triển, Báo cáotăng trưởng, 2008.50. Dollar, David (2015): “Một số bài học choViệt Nam từ kinh nghiệm phát triển thể chếcủa các nước công nghiệp hóa nhanh ở ĐôngÁ”, Nghiên cứu đầu vào cho Báo cáo ViệtNam 2035. 51. Chỉ số Tự do dân sự do Freedom Houseđo lường tự do ngôn luận, báo chí, hiệp hộivà tôn giáo, từ 1 (hoàn toàn tự do) đến 7(không tự do).

Page 130: Báo cáo Việt Nam 2035

VIỆT NAM 203594 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Các chuyên gia kinh tế phương Tâythường tìm về với Adam Smith vàcoi ông như người đầu tiên đưa raluận đề về vai trò của nhà nướctrong phát triển kinh tế. TheoAdam Smith, vai trò đúng đắn củanhà nước chỉ nên dừng lại ở cáchoạt động như quốc phòng, bảođảm công lý, bảo đảm thượng tônpháp luật, thiết lập thể chế côngquyền và cung cấp hàng hóa côngcộng (Smith 1904, 185). Mặc dùthường được trích dẫn với tư cáchlà nhà tư tưởng cổ vũ cho mô hìnhnhà nước chỉ đóng vai trò rất hạnchế, nhưng Adam Smith cũngkhẳng định rõ rằng, vai trò đúngđắn của nhà nước còn bao gồmtrách nhiệm duy trì hệ thống giáodục công lập, kiểm soát độc quyềnvà các hình thức điều tiết kinh tếkhác. Adam Smith hiểu rõ tầmquan trọng của một nhà nước hiệuquả đối với sự hưng thịnh kinh tếcủa một quốc gia (Viner 1927).

Các nhà kinh tế Việt Namthường viện dẫn đến một truyềnthống khác, lâu đời hơn [đó làKhổng giáo] nhưng có nhiều điểmtương đồng trong quan niệm về môhình nhà nước lý tưởng như cáchmô tả của Adam Smith. Triết lý

chính trị của đạo Khổng chứa đựngtư tưởng thiết lập và duy trì một bộmáy thư lại trọng dụng nhân tài, bảohộ sở hữu tài sản và quan hệ hợpđồng bằng pháp luật, bảo đảm quốcphòng, xây dựng các công trìnhcông cộng, và nhất là trị thủy. Mụctiêu của chính phủ, theo triết lý này,là bảo vệ lợi ích chung của dân quacơ chế bình ổn giá lương thực, phátchẩn thóc gạo cho dân nghèo và cứuđói (Nolan 2004, 123-142). Nền quânchủ lý tưởng phải trị quốc một cáchcó đạo nghĩa, coi trọng đồng thời cảpháp trị và đức trị.

Hệ thống thư lại hiện đại theomô tả của Max Weber không phảikhông có những điểm tương đồngvới các bộ máy quan lại của TrungQuốc và Việt Nam trong chế độxưa: đó là phân định thẩm quyềnrõ ràng và cố định, tổ chức theotầng bậc, lưu giữ sổ sách tỉ mỉ, bốtrí công việc theo tài năng, làm việcchuyên trách (không làm thêmngoài), thẩm quyền được luật phápquy định, mọi người dân đều đượcđối xử như nhau (Weber 1946, 98).Giống như các sỹ phu của triềuđình Trung Hoa cổ đại, Weber cóchung quan điểm về mô hình nhànước vận hành tốt, một mô hình lý

HỘP 3. Hiệu quả của Nhà nước và sự phát triển: Sự gặp nhau về tưduy của phương Đông và phương Tây

Page 131: Báo cáo Việt Nam 2035

một xã hội văn minh. Có thể nóirằng, khi xã hội đạt tới một mức thunhập nhất định, người dân sẽ mongmuốn có một nhà nước bớt tùy tiệnvới trách nhiệm giải trình ngày càngcao. Hiến pháp Việt Nam quy địnhrõ Nhà nước Việt Nam là nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa củaNhân dân, do Nhân dân và vì Nhândân; đây chính là phản ánh mongmuốn của người dân được sốngtrong một xã hội cởi mở, dân chủ vàthượng tôn pháp luật.

Thực trạng chất lượng thểchế Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế nên đượcdiễn giải ra sao khi liên hệ vớithành tích đáng nể của Việt Namvề tăng trưởng và giảm nghèo?Liệu chất lượng thể chế hiện hànhcó theo kịp với những tiến bộ về

kinh tế, xã hội mà Việt Nam đã đạtđược và còn tiếp tục hỗ trợ hiệuquả và bền vững cho các tiến bộtrong tương lai? Những câu hỏinày đòi hỏi chúng ta phải, trướchết, tìm hiểu kỹ các yếu tố cấuthành chất lượng thể chế và sosánh các yếu tố này của Việt Namvới các quốc gia thu nhập trungbình khác. Bộ dữ liệu của WGI (Chỉsố quản trị toàn cầu), với sáu thànhtố, cung cấp cách tìm hiểu và đolường các khía cạnh về chất lượngthể chế (hoặc quản trị). WGI đã đolường sáu chiều cạnh chất lượngthể chế kể từ năm 1996 và hiện tại,bộ chỉ số này đã thực hiện cho 215nền kinh tế52. Xét một cách tổng

VIỆT NAM 2035 95BÁO CÁO TỔNG QUAN

tưởng mà các chính phủ trong đờithực mong muốn có nhưng hiếmkhi đạt được. Trong thế giới thực,quy định thường không rõ ràng vàđược sinh ra để phục vụ nhữngnhóm lợi ích cục bộ; chức vụ đượcban cho nhóm thân hữu thay vì bổnhiệm theo năng lực và công trạng;cơ cấu tầng bậc bị suy yếu do mưu

mô chính trị và quan hệ xin cho;trách nhiệm thường chồng chéo đểtạo nên những mập mờ và nhữngtranh giành quyền lực. Các minhquân theo triết lý Khổng giáo (ở cảTrung Quốc, Hàn Quốc và ViệtNam) thường phải đối mặt vớinhững thách thức từ các lãnh chúahoặc võ quan ở địa phương.

____________________52. Tiếng nói và chất lượng giải trình; ổn địnhchính trị và không có bao lực: hiệu lực củachính quyền; chất lượng điều tiết kinhdoanh; thượng tôn pháp luật (pháp quyền);và kiểm soát tham nhũng.

Nguồn: Pincus 2015, nghiên cứu chuyên đề cho Báo cáo Việt Nam 2035.

Page 132: Báo cáo Việt Nam 2035

thể, các chỉ số này đo lường cảmnhận về “quy trình chọn lựa, giámsát và thay thế bộ máy cầm quyền;năng lực hoạch định và thực hiệnchính sách của chính phủ; sự tôntrọng của người dân và nhà nước

đối với những thể chế chi phối cáctương tác kinh tế, xã hội”53.

Trong những chỉ số đó, ViệtNam đạt kết quả tốt nhất về ổnđịnh chính trị và hiệu lực của chínhquyền (Hình 18). Cả hai khía cạnhnày đều có điểm số gần bằng mứcbình quân của các quốc gia. ViệtNam không thua kém các quốc giacó thu nhập trung bình cao trongkhi tốt hơn các quốc gia thu nhậptrung bình thấp. Việt Nam đã có sựcải thiện về kết quả đo lường hiệulực của chính quyền (được đolường dựa trên cảm nhận về chấtlượng dịch vụ công và cam kết cóchính sách tốt về dịch vụ công củachính quyền).

Có hai nhóm chỉ số mà ViệtNam đạt thành tích khá thấp. Thứnhất, chỉ số trọng lượng tiếng nóicủa người dân và trách nhiệm giảitrình của chính quyền ở Việt Namvẫn nằm ở nhóm mười quốc giathấp nhất và so với các quốc giakhác thì thứ hạng này từ năm 1996tới nay lại có xu hướng giảm đi. Thứhai, Việt Nam cũng có thứ hạng rấtthấp so với các quốc gia thu nhậptrung bình thấp và các quốc gia thunhập trung bình cao về chỉ số chất

VIỆT NAM 203596 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________53. Tham khảo các Chỉ số quản trị toàn cầu(2014).

HÌNH 18. Chỉ số quản trị toàn cầu,2014

0 20 40 60

Tiếng nói và trách nhiệmgiải trình

Ổn định chính trị và không cóbạo lực / khủng bố

Hiệu quả của nhà nước

Chất lượng quy chế

Nhà nước pháp quyền

Kiểm soát tham nhũng

Phần trăm

Thu nhập trung bình thấpThu nhập trung bình caoViệt Nam

Ghi chú: Chỉ số WGI là một bộ dữ liệu khảocứu tổng hợp các góc nhìn về chất lượng củanhà nước được cung cấp bởi một số lượnglớn các doanh nghiệp, công dân và cácchuyên gia được điều tra ở các nước côngnghiệp và đang phát triển. Các dữ liệu nàyđược lấy từ một số cuộc điều tra của cáctrung tâm và viện nghiên cứu, các tổ chứcphi chính phủ, các tổ chức quốc tế và cácdoanh nghiệp tư nhân. Chỉ số WGI khôngphản ánh các quan điểm chính thống củaNgân hàng Thế giới, các giám đốc điều hànhcủa Ngân hàng Thế giới hay các quốc gia màcác chuyên gia này là đại diện. Nhóm Ngânhàng Thế giới không sử dụng Chỉ số WGI đểphân bổ các nguồn lực.Nguồn: www.govindicators.org.

Page 133: Báo cáo Việt Nam 2035

lượng điều tiết kinh doanh (đolường cảm nhận về năng lực hoạchđịnh và thực thi chính sách của nhànước nhằm phát triển khu vực tưnhân). Thứ hạng đó so với các nềnkinh tế khác không có cải thiện gìđáng kể trong 20 năm qua.

Về hai nội dung còn lại - thượngtôn pháp luật (đo lường sự tin tưởngvào các quy định trong xã hội, baogồm cả việc thực thi hợp đồng vàquyền tài sản), kiểm soát thamnhũng (nhằm tìm hiểu cảm nhận vềmức độ lạm dụng quyền lực để thulợi cá nhân, “lũng đoạn” nhà nước) -Việt Nam có kết quả thấp hơn mứccủa các quốc gia thu nhập trungbình cao và chỉ tương đương hoặccao hơn một chút so với mức của cácquốc gia thu nhập trung bình thấp.Thứ hạng tương đối của Việt Namso với các quốc gia khác về cơ bảnkhông thay đổi trong cả hai nộidung vừa nêu kể từ năm 1996.

Các so sánh trên cho thấynhững khía cạnh về chất lượng thểchế (hoặc quản trị) mà Việt Nam cóthể tập trung xử lý trong nhữngnăm tới nếu muốn đem lại tác độngphát triển lớn nhất.

Sự cần thiết tập trung vàonhững nội dung trên có thể đượcnhìn nhận theo một cách khác. Khi

các quốc gia chuyển từ tình trạngthu nhập trung bình thấp lênngưỡng cao, nền kinh tế của cácquốc gia đó trở nên phức tạp và đadạng hơn. Chất lượng của chínhquyền, nhất là năng lực phối hợpvới khu vực tư nhân và quản lý khuvực này sao cho hiệu quả, ngàycàng trở nên quan trọng. Điều nàycó thể thấy qua sự khác biệt lớngiữa các quốc gia thu nhập trungbình thấp và các quốc gia thu nhậptrung bình cao về các chỉ số chấtlượng điều tiết kinh tế, thượng tônpháp luật và kiểm soát thamnhũng. Gia tăng tiếng nói củangười dân và cải thiện trách nhiệmgiải trình cũng trở nên quan trọnghơn khi quốc gia chuyển từ mứcthu nhập thấp sang mức thu nhậpcao, mặc dù khó xác định được thờiđiểm cần tiến hành sự gia tăng đócũng như bản chất của mối quan hệnêu trên. Đã có bằng chứng thuyếtphục cho thấy, về lâu dài các quốcgia có thể chế chính trị cởi mở vàbao dung hơn sẽ tạo ra nhiều cơ hộihơn cho đổi mới và sáng tạo, qua đóthúc đẩy cải thiện năng suất vànâng cao mức sống54. Đối với ViệtNam, tìm cách xây dựng các thể chế

VIỆT NAM 2035 97BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________54. Acemoglu và Robinson, Tại sao quốc giathất bại, 2013.

Page 134: Báo cáo Việt Nam 2035

chính trị cởi mở hơn và có tráchnhiệm giải trình hơn sẽ ngày càngtrở thành yêu cầu thiết yếu.

Rào cản thể chế đối với sựphát triển tại Việt Nam

Những yếu tố về thể chế nào làrào cản cho triển vọng phát triển củaViệt Nam? Để giải đáp câu hỏi này,cần phân tích 3 yếu tố quyết địnhhiệu lực của nhà nước55. Thứ nhất lànăng lực của bộ máy hành chínhdựa trên sự phân tầng bậc rõ ràng,thẩm quyền thống nhất, chế độ chứcnghiệp thực tài và quyền hạn đượcpháp luật quy định. Thứ hai là sửdụng các tín hiệu thị trường để phânbổ nguồn lực và sử dụng kỷ luật tàikhóa để bảo đảm sự ăn khớp giữachính sách với năng lực tài chính củanhà nước. Thứ ba là sự tham giarộng rãi của dân chúng vào quátrình hoạch định chính sách để bảođảm sự đồng bộ giữa chính sách vàchương trình của nhà nước với nhucầu và khát vọng của dân chúng.Điểm cốt yếu của khung phân tíchnày liên quan trực tiếp tới chươngtrình xây dựng thể chế hiện đại choViệt Nam là cả ba thành tố về hiệulực của nhà nước có ý nghĩa thiết

yếu để mang lại kết quả như mongmuốn. Cải cách cấu trúc nhà nướcmà lại bỏ qua các nguyên tắc thịtrường hoặc đánh giá quá cao vai tròthị trường, trong khi việc hoạch địnhchính sách của nhà nước thiếu sựtham gia của cộng đồng, thì đềukhông thể mang lại kết quả tốt đẹp.

Có ba yếu tố tác động qua lại lẫnnhau đóng vai trò quyết định trongviệc giải thích cho những tháchthức về hiệu lực của nhà nước ởViệt Nam hiện nay: tình trạng thamgia quá nhiều của nhà nước vàohoạt động kinh tế, tình trạng quyềnlực nhà nước bị cát cứ, manh mún;sự thiếu cơ chế kiểm soát quyền lựchữu hiệu trong bộ máy chínhquyền; và sự hạn chế về trọnglượng tiếng nói của dân chúng cũngnhư sự tham gia rất hạn chế củangười dân trong quá trình hoạchđịnh và thực thi chính sách56.Những yếu tố này sẽ được thảoluận ở phần tới.

Tình trạng nhà nước tham giaquá nhiều vào hoạt động kinh tế

Nhà nước tham gia quá nhiềuvào hoạt động kinh tế là thuật ngữđược dùng để mô tả hiện tượng hình

VIỆT NAM 203598 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________55. Đây chính là mô hình “lai ghép” do PeterEvans (2005) đề xuất.

____________________56. Jonathan Pincus 2015, Báo cáo đầu vào choBáo cáo Việt Nam 2035.

Page 135: Báo cáo Việt Nam 2035

thành và ngày càng gia tăng ảnhhưởng của một tầng lớp kinh doanhở bên trong nhà nước (thay vì đánglẽ ra là phải nằm ngoài nhà nước);nhà nước tham gia quá nhiều vào cáchoạt động kinh tế trực tiếp qua cácDNNN, cụ thể là các tập đoàn kinh tếnhà nước và gián tiếp qua mối quanhệ rất chặt chẽ giữa nhà nước vànhóm đặc lợi của khu vực tư nhân.Nhóm lợi ích đặc quyền không chỉ cóở Việt Nam, song quan hệ của nhómnày với nhà nước gắn với kết quảkinh doanh lại cao bất thường.

Nhà nước tham gia quá nhiềuvào hoạt động kinh tế không phải làmột hiện tượng mới mà đã xuấthiện từ thời kế hoạch hóa tập trunggiữa thập niên 1970 (ngay sau khithống nhất đất nước). Áp lực cảicách xuất phát từ dưới lên và lớndần lên qua những rạn nứt, bất cậpcủa cơ chế kế hoạch hóa tập trung.Trong tình trạng thiếu hụt về nhiềuthứ, các cá nhân và tổ chức đượctiếp cận với hỗ trợ từ thế giới bênngoài đã kinh doanh ngoài kếhoạch57. Lãnh đạo xí nghiệp quốcdoanh dần trở nên thành thạo trongviệc buôn bán hàng hóa khan hiếm,còn chính quyền địa phương thì nớitay cho việc buôn bán hàng hóa qua

biên giới để được tiếp cận hàng hóathiết yếu và thu được các khoản thungoài pháp luật, mà một phầntrong đó được chuyển vào ngânsách địa phương để bù đắp bội chi.Qua thời gian, các hoạt động vừanêu cùng các hoạt động “phá rào”khác ngày càng được chấp nhận,các thị trường ngầm về hàng hóa vàvật tư sản xuất được hình thành,dần được công nhận là hợp pháp.Nhà nước tạo thêm các dư địa chocác giao dịch thị trường và đáng nóihơn là bản thân nhà nước cũng bịthị trường hóa hoặc bị thương mạihóa một cách thực sự58.

Tình trạng Nhà nước tham giaquá nhiều vào hoạt động kinh tếlàm giảm hiệu quả của nền kinh tế,góp phần trầm trọng thêm tìnhtrạng đình trệ trong cải thiện năngsuất (Trụ cột 1). Một loại phí tổn cầnđược đề cập phát sinh từ sự kémhiệu quả của các DNNN, từ lâu đãkhông đảm bảo tính hiệu quả trongsử dụng vốn và đất đai mặc dù vẫnđang giữ vai trò chủ đạo trong mộtsố ngành then chốt của nền kinh tế.Sự hiện diện của DNNN không cógì là lạ trong nhiều nền kinh tế, nhấtlà ở các ngành độc quyền tự nhiên(dịch vụ công ích) hoặc thâm dụng

VIỆT NAM 2035 99BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________57. Fforde & Paine, 1987; R. Abrami, 2002.

____________________58. Cheshier, 2010, Fforde, 2007.

Page 136: Báo cáo Việt Nam 2035

vốn (hạ tầng lớn), nhưng các ngànhcó thể duy trì cạnh tranh thị trườngthì được dành cho khu vực tư nhânphát triển. Ở Việt Nam, các DNNNhiện diện ở hầu hết các ngành vàlĩnh vực, kể cả các ngành như maymặc, dịch vụ điện thoại di động vàngân hàng - là những lĩnh vực màcác doanh nghiệp, công ty tư nhâncó thể làm tốt hơn DNNN.

Sự thiếu vắng tầng lớp thươngnhân thực sự độc lập với nhà nướchoặc độc lập với các cơ quan nhànước là loại phí tổn thứ hai mà sựtham gia quá nhiều của nhà nướcvào hoạt động kinh tế đưa lại. NếuNhà nước quyết định duy trì nhiềuvai trò trong các hoạt động sảnxuất, thì tối thiểu cũng nên giữ vịthế trung lập khi cạnh tranh với tưnhân. Điều này hàm ý rằng khôngnên ủng hộ các đặc quyền tiếp cậnnguồn lực tài chính, đất đai, cáchợp đồng mua sắm của chínhquyền, trợ cấp của nhà nước, vànhững ưu đãi về thuế hiện đangđược dành riêng cho các DNNN bởinhững sự phân biệt đối xử này làmsuy giảm khả năng tồn tại và pháttriển của các doanh nghiệp tư nhântrong nước.

Sự thiếu rõ ràng trong ranh giớiphân định nhà nước và thị trường

làm giảm hiệu suất tĩnh khi nhà sảnxuất có chi phí cao vẫn được tưởngthưởng bằng gánh nặng chi phí đặtlên vai người tiêu dùng và cácdoanh nghiệp có hiệu quả hơn(Hộp 4). Hiệu suất động cũng giảmkhi các nhà đầu tư tiềm năng khôngmuốn đầu tư do phải đối mặt vớinhững rủi ro về điều tiết và lo ngạirằng thị trường bị lũng đoạn bởi cácdoanh nghiệp có quan hệ với chínhquyền. Ngoài những phí tổn gây racho nền kinh tế, sự tham gia quánhiều của nhà nước vào hoạt độngkinh tế còn làm suy yếu hiệu lựccủa chính nhà nước. Tình trạng ấytạo động lực mạnh mẽ cho các quanchức lợi dụng thẩm quyền quản lýkinh tế, phân bổ tài sản của mình đểtrục lợi cho riêng mình và thân hữucủa mình. Những lạm dụng kiểu đósẽ làm xói mòn tính chính danh củacác thiết chế nhà nước.

Cấu trúc nhà nước cát cứ và manh mún

Song hành với tình trạng nhànước tham gia quá nhiều vào hoạtđộng kinh tế là cấu trúc nhà nướccát cứ và manh mún. Cấu trúc nhànước cát cứ và manh mún hàm ýtình trạng thiếu rõ ràng trong cơ cấutầng bậc cũng như phân công vai tròvà trách nhiệm trong chính quyền

VIỆT NAM 2035100 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 137: Báo cáo Việt Nam 2035

trung ương và giữa chính quyềntrung ương với chính quyền địaphương - dẫn đến những ách tắctrong hoạch định và thực thi chínhsách. Sự phân mảnh quyền lực theochiều ngang và chiều dọc dẫn tớitình trạng chồng lấn về thẩm quyền,ban hành các quy định và quyếtđịnh mâu thuẫn với nhau, đồng thời

hình thành dư địa cho sự thươnglượng giữa các cơ quan có liên quantrong bộ máy hành chính. Các thiếtchế quan trọng hàng đầu trong bộmáy chính phủ gồm Văn phòngChính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Kếhoạch và Đầu tư. Khi xây dựngchính sách, các thiết chế này thườngthành lập các nhóm công tác liên

VIỆT NAM 2035 101BÁO CÁO TỔNG QUAN

Ngành dược phẩm bị chi phối bởimột mạng lưới quan hệ phức tạp vớinhà nước. Ngành dược gồm 170doanh nghiệp, với 20 doanh nghiệpliên doanh với nước ngoài, trong đódoanh nghiệp lớn nhất kiểm soátdưới 5% thị trường. Nhiều tỉnh đãthành lập DNNN để cung ứngthuốc gốc cho các bệnh viện và trạmy tế ở địa phương. Doanh số bántrực tiếp cho các bệnh viện chiếmkhoảng một phần ba thị trường vàcòn lại là phần bán cho các nhàthuốc. Mặc dù các DNNN lớn nhấtđã bị cổ phần hóa nhưng nhữngdoanh nghiệp đó vẫn tiếp tục lớnmạnh nhờ vào quan hệ chặt chẽ vớimạng lưới phân phối cho các bệnhviện tại địa bàn của họ. Việc muasắm thuốc chủ yếu do từng bệnhviện thực hiện và quy trình đấu thầu

thường dễ dẫn đến tham nhũng, vớinhững cáo buộc về chuyện đẩy giáthuốc lên cao để chi trả cho các cấpquản lý trong bệnh viện. Các doanhnghiệp nước ngoài bị cấm phân phốidược phẩm ở Việt Nam, do vậy phảidựa vào các nhà phân phối địaphương. Việc đăng ký sản phẩm,thuộc trách nhiệm của Cục Quản lýDược Việt Nam, đòi hỏi một quátrình thử nghiệm kéo dài và đượcthực hiện theo từng vụ việc và cơquan này có quyền tự quyết rất lớn(Nghiên cứu về công bằng củaJaccar, 2008). Trong những điều kiệnđó, các doanh nghiệp tư nhân vàdoanh nghiệp nước ngoài bị bất lợivề khả năng tiếp cận thị trường, cácnhà sản xuất thuốc gốc nhỏ lẻ đượctạo điều kiện tồn tại trong một thịtrường có vẻ rất cạnh tranh ở bề nổi.

HỘP 4. Mạng lưới quan hệ với nhà nước chi phối ngành công nghiệpdược

Nguồn: Pincus 2015.

Page 138: Báo cáo Việt Nam 2035

ngành nhằm đạt được sự đồngthuận. Về lý thuyết, tính nhất quántrong việc hoạch định chính sáchđược bảo đảm nhờ vai trò lãnh đạocủa Đảng. Tuy nhiên, trong thực tế,quyền lực trong bộ máy nhà nước bịphân mảnh bởi các cơ quan nhànước khác nhau ở mỗi cấp chínhquyền cũng như giữa chính quyềntrung ương và chính quyền các tỉnh.Sự thiếu vắng tính thứ bậc một cáchrõ ràng cũng như thiếu vắng cơ chếphân bổ thẩm quyền một cách rõràng làm cho mỗi cơ quan có thểkháng cự lại những quyết định mànhững cơ quan này cho rằng khôngphù hợp với lợi ích của mình (Hộp5). Điều này làm cho quá trình raquyết định rơi vào bế tắc hoặc quyếtđịnh được ban hành không phải làquyết định tối ưu nhất dưới gócnhìn lợi ích chung của toàn xã hội.

Nguồn gốc của sự phân mảnhnày cũng phát sinh từ nhiều thập kỷtrước. Chuyển đổi từ nền kinh tế kếhoạch sang kinh tế thị trường đãdịch chuyển cán cân quyền lựcnghiêng từ chính quyền trung ươngsang các doanh nghiệp và chínhquyền địa phương dưới nhiều hìnhthức khác nhau. Do sản lượng và giácả không còn do trung ương quyếtđịnh nữa, chính quyền trung ươngcó ít nguồn lực hơn để phân bổ và

trở nên phụ thuộc ngày càng nhiềuvào các địa phương về đóng gópcho ngân sách. Hạn chế về vốn ngânsách của trung ương buộc các địaphương phải dựa vào các nguồn thuthay thế, nhất là bằng cách thànhlập và hỗ trợ các doanh nghiệp nhànước của địa phương huy động vốnvà thực hiện các dự án hạ tầng59.Cho phép đầu tư trực tiếp nướcngoài và tham gia thương mại quốctế không còn là độc quyền của chínhquyền trung ương. Tình trạngdoanh nghiệp nước ngoài chỉ tậptrung đầu tư ở một vài địa phươnglàm cho tiếng nói của các địaphương này có sức nặng đáng kểkhi ngân sách trung ương phải dựavào đóng góp của họ để tái phân bổcho các địa phương nghèo hơn.

Việt Nam là một trong nhữngquốc gia có phân cấp ngân sáchmạnh nhất ở Đông Á. Điều nàymang lại nhiều lợi ích nhưng cũnglàm cho các thiết chế ở trung ươnggặp nhiều khó khăn trong việc ấnđịnh chính sách, giám sát và thực thicác tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụcông. Luật Ngân sách Nhà nước(năm 1996, sửa đổi, bổ sung và thaythế vào các năm 2002 và 2015) đãthừa nhận vai trò ngày càng tăng

VIỆT NAM 2035102 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________59. T. T. A. Vu 2014, 18.

Page 139: Báo cáo Việt Nam 2035

của chính quyền địa phương và quyđịnh về hình thức phân cấp ngânsách trong bối cảnh thống nhất quảnlý ngân sách nhà nước. Phân cấpcho phép các địa phương có thẩm

quyền lập kế hoạch đầu tư công, cấpphép đầu tư nước ngoài, quản lýnguồn nhân lực trong khu vực công.Chính quyền cấp tỉnh được giaongày càng nhiều thẩm quyền về

VIỆT NAM 2035 103BÁO CÁO TỔNG QUAN

Chính quyền trung ương không thểthực hiện quy hoạch tổng thể di dờicác cảng ở thành phố Hồ Chí Minhdo vướng phải các nhóm lợi ích cụcbộ. Sự phát triển của hệ thống cảngở thành phố Hồ Chí Minh là một vídụ điển hình về tình trạng cát cứ vàmanh mún (X. T. Nguyễn và Pincus2011). Là địa bàn lớn về sản xuấthàng xuất khẩu, thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh lân cận cần có cảnghiện đại dễ tiếp cận cho các khucông nghiệp chính. Người dânthành phố Hồ Chí Minh muốn dirời các cảng trong thành phố đếnnhững nơi khác để giảm ùn tắc giaothông - thay đổi đó cũng có thể giảiphóng mặt bằng để phát triển bấtđộng sản ven sông. Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt quy hoạchvào năm 2005 yêu cầu di rời bốncảng ra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ởven biển vào năm 2010, và ngay sauđó, Ngân hàng Hợp tác Quốc tếNhật bản đã phê duyệt một khoảnvay trị giá 36,4 tỷ Yên (tương đương

328,6 triệu USD) cho khu tổ hợpcảng Cái Mép - Thị Vải. Tuy nhiên,mỗi cảng tại thành phố Hồ ChíMinh lại thuộc sở hữu và quyềnkhai thác bởi các doanh nghiệp hoặccơ quan khác nhau. Cảng Sài Gòn làcông ty con của Vinalines (TổngCông ty hàng hải quốc gia). CảngBến Nghé do một doanh nghiệpnhà nước trực thuộc Ủy ban Nhândân Thành phố Hồ Chí Minh khaithác. Cảng công-ten-nơ quốc tế ViệtNam là một liên doanh giữa TổngCông ty đường sông miền Nam vớiTập đoàn NOL của Xinh-ga-po vàMitsui & Co của Nhật Bản. Tổngcông ty Tân cảng Sài Gòn lại thuộcsở hữu của lực lượng hải quân. Cuốicùng, chính quyền trung ươngkhông thực hiện được quy hoạch đókhi một số cơ quan có liên quankhông ủng hộ do lo ngại mất quyềnlợi. Mỗi cơ quan đều tận dụng thẩmquyền quản lý nhà nước và ảnhhưởng chính trị của mình để đề caolợi ích tài chính cục bộ.

HỘP 5. Lợi ích ngắn hạn cản trở việc triển khai quy hoạch tổng thể

Nguồn: Pincus 2015, nghiên cứu chuyên đề cho Báo cáo VN 2035.

Page 140: Báo cáo Việt Nam 2035

ngân sách trong việc huy động thuvà chủ động quyết định cơ cấu chitiêu, bổ sung ngân sách cho chínhquyền cấp dưới. Chi tiêu của địaphương chiếm trên một nửa tổngchi tiêu công (trên 70% đầu tưcông), đưa đất nước trở thành mộttrong các quốc gia phân cấp ngânsách mạnh tay nhất trong khu vựcĐông Á. Đáng chú ý nữa là số lượngchính quyền cấp tỉnh - 63 tỉnh thành(58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộctrung ương) - một con số khá lớnvới một quốc gia có 90 triệu dân.

Sự phân tán quyền lực như vậyđã nảy sinh một mâu thuẫn giữamột bên là nỗ lực điều phối và hợplý hóa chính sách của các cơ quantrung ương với một bên là nỗ lựckhẳng định quyền tự chủ của chínhquyền địa phương các cấp và cácđơn vị trực thuộc trung ương. Mặcdù đã có các Ban chỉ đạo vùng dolãnh đạo ở cấp Phó Thủ tướng chủtrì, các quyết định đầu tư trongvùng vẫn thiếu sự phối hợp ở cấpvùng. Sự thiếu phối hợp này cànglàm trầm trọng thêm sự thiếu hiệuquả trong cơ chế lập kế hoạch vàngân sách lồng ghép ở Việt Nam.Điển hình về sự thiếu hiệu quả đólà tình trạng đầu tư công quá mức ởcác địa phương. Chẳng hạn, hầu hếtcác tỉnh ven biển Việt Nam đều có

cảng biển nước sâu tại địa phương.Tương tự, có khoảng 260 khu côngnghiệp ở hầu hết 63 tỉnh thành, bêncạnh một kế hoạch xây dựng thêm239 khu công nghiệp mới vào năm2020, trong khi tỷ lệ trung bình vềsự toàn dụng khu công nghiệp hiệnlà dưới 50% công suất thiết kế.

Những tác động tiêu cực của sựtham gia quá nhiều của nhà nướcvào hoạt động kinh tế và cấu trúcnhà nước cát cứ, manh mún lên chấtlượng quản trị công ở Việt Namcàng trầm trọng hơn khi thiếu vắnghệ thống chức nghiệp thực tài. Việcthiết lập được cơ chế trọng dụngnhân tài đòi hỏi phải có thời gian vàthường được sinh ra để đáp ứng cácyêu cầu chính trị cụ thể60. Tuy nhiên,một số đặc trưng trong hệ thốnghiện hành đang cho thấy khó có thểcó được hệ thống tuyển dụng và sửdụng cán bộ một cách hiệu quả ở

VIỆT NAM 2035104 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________60. Ví dụ, giới thiệu chính quyền do nhữngngười thực sự có tài năng nắm giữ ở các nướcScandinavia nổi bật như những ông vua thựcsự có động cơ để xây dựng bộ máy quanchức dựa trên nguyên tắc, có năng lực và độclập - tách khỏi mọi thứ ngoại trừ là một vịvua tuyệt đối - có thể kiểm soát giới quý tộcvà tầng lớp quý tộc địa chủ nhỏ. Ở Hàn Quốctính hợp pháp của nhà nước phụ thuộc vàodịch vụ công trung lập và có năng lực khichính quyền do những người thực sự có tàinăng nắm giữ đã có chỗ đứng trong nhữngnăm 1980.

Page 141: Báo cáo Việt Nam 2035

Việt Nam. Bên cạnh tình trạng lươngthấp cùng một số khó khăn kháctrong tuyển dụng công chức có nănglực là thách thức chung của hầu hếtcác quốc gia đang phát triển, có haiyếu tố đặc thù cản trở việc chuyểnsang một cách tiếp cận có tính căn cơhơn trong việc cải cách hệ thốngcông chức, công vụ ở Việt Nam.

Một là, mặc dù yêu cầu chuyểnsang cơ chế vị trí việc làm được đưara từ năm 2008, nhưng những cảicách đó chưa được thực hiện, việctuyển dụng và đề bạt vẫn chủ yếudựa vào thâm niên thay vì kết quảcông việc. Hai là, sự thiếu nhấtquán trong hệ thống quản lý bộmáy cán bộ, công chức khi mà chứcnăng quản lý nhân sự trong khuvực công do cả ba thiết chế cùngtham gia là cơ quan của Chính phủ,Ban Bí thư và Ban Tổ chức Trungương. Các quy định của Đảng vàNhà nước cũng gây chồng chéo khiquyết định về nhân sự cho nhànước61, không có lợi cho việc toàndụng nhân tài ở nơi cần nhất vàkhông có lợi cho việc phát triểnnhân tài trong các lĩnh vực. Kết quả

là, hệ thống hiện hành chưa tạo lậpđược bộ máy cán bộ, công chức cótính chuyên nghiệp cao, phục vụhữu hiệu cho việc hoạch định, thiếtkế và thực thi chính sách và chiếnlược phù hợp cho một nền kinh tếvà một xã hội ngày càng phức tạp.

Còn ít sự kiểm soát và cân bằng- chưa phát huy tiếng nói và sựtham gia của người dân

Hệ thống chính trị ở Việt Namđã từng bước thay đổi nhằm thíchứng với những thay đổi trong xã hộivà nền kinh tế gắn với quá trìnhchuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường, tạo điều kiện thuận lợi chonhững thảo luận thực chất hơn vềcác vấn đề chính sách cũng như việcđánh giá hiệu quả hoạt động củachính quyền. Việc tăng cường vai trònhờ cải cách thể chế tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội, Hội đồng nhândân và các quy định về “dân chủ cơsở” ở thôn bản là những điển hìnhvề sự thích ứng này. Tuy nhiên, ViệtNam chưa có một hệ thống đảm bảotrách nhiệm giải trình đủ mạnh đểdựa vào đó nâng cao hơn nữa hiệulực, hiệu quả của nhà nước. Dướiđây là hai hạn chế căn bản.

Thứ nhất, thiếu vắng cơ chếkiểm soát lẫn nhau mang tính cân

VIỆT NAM 2035 105BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________61. Thang Văn Phúc, Xây dựng thể chế công vụhiện đại và năng lực đội ngũ cán bộ, công chứcdựa trên thực tế ở Việt Nam. Báo cáo nền choViệt Nam 2035. (2015)

Page 142: Báo cáo Việt Nam 2035

bằng trong hoạt động của các cơquan lập pháp, hành pháp và tưpháp của nhà nước. Quốc hội đã candự nhiều hơn vào những thảo luậncó ý nghĩa khi thông qua các đạoluật, do vậy không còn đơn thuầnnhất trí một cách xuôi chiều với mọiđề xuất từ phía Chính phủ. Trongthực tế, đã có những đề xuất của cơquan hành pháp bị Quốc hội côngkhai không đồng ý, như trường hợpxây dựng đường sắt cao tốc BắcNam. Tuy nhiên, vai trò của Quốchội trong xây dựng chính sách vàgiám sát hoạt động của Chính phủvẫn còn khá hạn chế. Mặc dù Quốchội đã làm tốt việc phổ biến thôngtin và thu hút công luận trong cácvấn đề chính sách, nhưng chưa phảilà công cụ hiệu quả để biến nhữngquan tâm và ý kiến của người dânthành trách nhiệm giải trình62.

Điều đáng nói ở đây là chỉ chophép cạnh tranh hạn chế trong quytrình đề cử và ứng cử đại biểu Quốchội, gây bất lợi tới cơ cấu đại biểu.Thành phần đại biểu kiêm nhiệmvẫn chiếm đại đa số. Với các đạibiểu Quốc hội này, công việcthường xuyên của họ thường làphục vụ cho các cơ quan hành phápở trung ương và địa phương. Khá

nhiều đại biểu còn là lãnh đạo cácdoanh nghiệp nhà nước. Điều nàygây ra tình trạng xung đột lợi ích,dễ làm cho cơ quan lập pháp đồngthuận nhanh hơn những gì do phíacơ quan hành pháp đề xuất. Hộiđồng Nhân dân cấp tỉnh, huyện vàxã là các cơ quan dân cử địaphương bầu ra Ủy ban nhân dâncùng cấp với tư cách là cơ quanhành chính nhà nước ở địaphương63. Tuy nhiên, mức độ tựchủ của những hội đồng này bịràng buộc bởi một loạt các quan hệđan xen cùng các quy định về báocáo liên quan tới cấp ủy ở địaphương, Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủyban Thường vụ Quốc hội và chínhquyền trung ương. Chức năng giámsát của hội đồng chỉ giới hạn trongsự giám sát tuân thủ chính sách vàpháp luật của nhà nước chứ khôngliên quan đến giám sát hiệu quảhoạt động của chính quyền địaphương trong việc thực hiện cácchương trình và chính sách64. Tỷ lệthay đổi đại biểu cao giữa các khóa

VIỆT NAM 2035106 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________62. E. Malesky, Schuler và Trần 2012.

____________________63. Họ cũng chủ trì giám sát các kế hoạch pháttriển của địa phương và từ năm 2002 chịutrách nhiệm phê duyệt phân bổ ngân sáchcho các tỉnh, huyện/phường và xã/vùng lâncận trừ những chi tiêu theo nhiệm vụ củachính quyền trung ương.64. Vasavakul 2014.

Page 143: Báo cáo Việt Nam 2035

(khoảng 70% đại biểu là mới trongQuốc hội hiện tại) và tỷ lệ đại biểukiêm nhiệm cao cũng làm hạn chếtính chuyên nghiệp của Quốc hội.

Hệ thống tòa án - nhánh quyềnlực thứ ba của Nhà nước - cũng cònkhá yếu và chưa thực sự được bảođảm tính độc lập cần thiết do phụthuộc rất lớn vào các thiết chế khác.Việc bổ nhiệm thẩm phán còn chịunhiều áp lực về chính trị và hànhchính, trong khi việc kiểm soát theotầng bậc trong hệ thống tòa án cũnglàm cho tính độc lập của thẩm phántrong thực thi nhiệm vụ bị suy yếu.Nhiều hoạt động của cơ quan hànhpháp chưa bị đặt dưới phạm vigiám sát tư pháp, trong khi các tòaán địa phương còn phụ thuộc nhấtđịnh vào sự ủng hộ, hỗ trợ của cơquan hành chính địa phương.Chính vì thế, không có gì quá ngạcnhiên khi Việt Nam xếp thứ hạngthấp so với các nước trong khu vựcvề tính độc lập của bộ máy tư pháp.

Hệ thống tòa án cũng chưa thựcsự hiệu quả trong việc phân xửtranh chấp giữa các lợi ích kinh tế,xã hội. Khung pháp lý chính thứccủa Việt Nam đã được cải thiệnnhanh chóng để đáp ứng nhu cầucủa một nền kinh tế thị trường ngàycàng phức tạp và hội nhập sâu rộng.

Tuy nhiên, hệ thống tòa án chưa bắtkịp bước tiến chung này. Tính chấtphức tạp của các vụ việc ngày càngtăng, do bản chất của giao dịch kinhtế cùng các quy tắc điều tiết các giaodịch này ngày càng tinh vi. Trongkhi đó, các nguồn lực phân bổ chohệ thống tòa án thực chất vẫn khôngthay đổi đáng kể. Chỉ có sự gia tăngkhá khiêm tốn về số lượng tòa án vàthẩm phán trong 10 năm qua.Những yếu kém trong hệ thống tưpháp còn được minh chứng bởithực tế người dân Việt Nam rất ngạisử dụng đến tòa án.

Rào cản thứ hai là sự kết hợpcủa các yếu tố làm giảm vai trò củatiếng nói và sự tham gia của ngườidân trong quá trình xây dựng vàthực thi chính sách. Việt Nam cóhàng chục ngàn tổ chức xã hội củangười dân với trên một phần badân số tham gia vào một trong sốcác tổ chức chính trị-xã hội65. Sự giatăng đáng kể về số lượng các tổchức mới không phải tổ chức đoànthể quần chúng từng được biết

VIỆT NAM 2035 107BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________65. Theo Đánh giá Việt Nam CIVICUS 2006 vàNghiên cứu về các hình thức tham gia giữanhà nước và các tổ xã hội của người dân2008. Các tổ chức xã hội của người dân baogồm các tổ chức chính trị xã hội thuộc Mặttrận tổ quốc, các tổ chức nghề nghiệp, tổchức phi chính phủ địa phương, các tổ chứccộng đồng.

Page 144: Báo cáo Việt Nam 2035

trước đây như các hiệp hội doanhnghiệp, các nhóm tín dụng, các tổchức tôn giáo, các hiệp hội văn hóavà thể thao, và các nhóm cho ngườicao tuổi là điều tốt, nhưng các tổchức này không có cơ hội tham giatương đương với các tổ chức đượcnhà nước bảo trợ. Vì thế, những cơchế này chưa thực sự có tính đạidiện và bao trùm cần thiết, nhất làkhi xã hội ngày càng trở nên phứctạp và đa dạng làm cho các đoànthể quần chúng được nhà nước bảotrợ không đủ sức phản ánh đầy đủtính đa dạng và phức tạp này.

Chính quyền chỉ có một vàikênh chính thức để tham vấn vềchính sách và kế hoạch với các tổchức xã hội của người dân. Một loạtcác quy định về "dân chủ cơ sở" đãđược ban hành từ năm 1998 đểkiềm chế bớt cách hành xử tùy tiệncủa quan chức địa phương, đồngthời xác định vai trò của người dântrong quá trình ban hành các quyếtđịnh ở địa phương như lập quyhoạch, kế hoạch, quản lý dự án cóđóng góp kinh phí của địa phương,soạn thảo hương ước và một số vấnđề như trật tự xã hội trong thôn,xóm, vệ sinh môi trường, thay đổiđịa giới hành chính, xây dựng kếhoạch phát triển và khiếu nại. Mặcdù các quy định này yêu cầu lãnh

đạo xã phải gặp gỡ, đối thoại vớingười dân nhiều hơn đồng thờicũng đặt ra yêu cầu công khai ngânsách cho người dân66, nhưng cáchthức tham gia quản trị địa phươngcủa người dân còn chưa chuyểnbiến đáng kể và khả năng ảnhhưởng của người dân đến các quyếtđịnh của chính quyền xã vẫn kháhạn chế. Quyền quyết định vẫn chủyếu thuộc về Ủy ban nhân dân.

Cơ hội tiếp cận thông tin, chìakhóa để người dân cất lên tiếng nóicủa mình, qua đó tăng cường tráchnhiệm giải trình của nhà nước, cònthiếu trầm trọng. Từ trước đến nay,cách thức quản trị nhà nước chưakhuyến khích sự cởi mở và minhbạch và cũng chưa thực sự tạo điềukiện để người dân bàn luận về cáchành động của nhà nước. Thông tinvà dữ liệu về hoạt động của khuvực công nhìn chung khó tiếp cận,kể cả trong các trường hợp phápluật yêu cầu cán bộ nhà nước phảicông khai. Những rào cản đối vớisự độc lập của cơ quan truyềnthông cũng làm hạn chế khả năngcông khai thông tin cho người dâncủa báo chí. Mặc dù quá trìnhchuyển đổi của Việt Nam từ khi Đổi

VIỆT NAM 2035108 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________66. Fforde 2011.

Page 145: Báo cáo Việt Nam 2035

Mới đã bao gồm việc chuyển đổitheo hướng cởi mở và minh bạchhơn trong điều hành và tạo điềukiện cho người dân thảo luận côngkhai về một số vấn đề nhạy cảm,nhưng sự minh bạch và văn hóatranh luận cởi mở về hiệu quả hoạtđộng của nhà nước là cơ sở tăngcường trách nhiệm giải trình nhằmhiện thực hóa khát vọng trong dàihạn của quốc gia. Khi người dânViệt Nam ngày càng trở nên giàu cóhơn, họ sẽ mong muốn tham giathực chất hơn vào nền quản trị quốcgia, mong muốn có sự ảnh hưởngrõ nét hơn trong các chọn lựa chínhsách công và mong muốn có nhiềutự do hơn (về kinh tế, xã hội vàchính trị) - điều mà người dân ở cácquốc gia phát triển hơn đang có.

Con đường phía trướcHiện đại hóa nhà nước cần phải

giải quyết các vấn đề liên quan tới3 trụ cột về hiệu lực của nhà nước:xây dựng một bộ máy hành chínhđồng bộ, tổ chức theo thứ bậc chặtchẽ và có tính kỷ luật; áp dụngnguyên tắc thị trường trong cácquyết sách kinh tế; và tăng cườngtrách nhiệm giải trình của nhà nướcthông qua việc huy động sự thamgia nhiều hơn của người dân trongquá trình ra quyết sách cùng với

các cơ chế truy cứu trách nhiệmmạnh mẽ hơn. Hướng tới 2035, tổchức bộ máy nhà nước cần được tổchức lại theo hướng giảm bớt sựphân mảnh quyền lực cả về chiềungang và chiều dọc, cùng với sựphân định rõ hơn giữa phạm vi củakhu vực công và khu vực tư, giữachức năng hoạt động kinh tế vớichức năng quản lý, điều tiết nềnkinh tế của nhà nước. Các quy tắcđiều tiết kinh tế của nhà nước cầndựa trên các nguyên tắc của thịtrường và nhà nước sẽ bảo đảmthực thi quyền tài sản một cáchhữu hiệu hơn. Ranh giới của quyềntài sản cũng được xác định rõ hơn.Phân công quyền lực giữa cácnhánh hành pháp, lập pháp và tưpháp trong bộ máy nhà nước cũngrõ ràng hơn để mỗi nhánh có thểthực thi vai trò của mình mà khôngbị can thiệp bất hợp lý từ nhánhquyền lực khác. Các tổ chức phichính phủ, bao gồm cả các tổ chứcxã hội, nghề nghiệp và tôn giáo sẽtham gia tích cực hơn trong đờisống cộng đồng, bao gồm cả việctham gia giám sát kết quả hoạtđộng của nhà nước và thực thi vaitrò là đối tác của các cơ quan nhànước khi triển khai các hoạt độnghoặc chương trình vì lợi ích chung.

VIỆT NAM 2035 109BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 146: Báo cáo Việt Nam 2035

Xây dựng một hệ thống hànhchính hợp lý, dựa trên chế độchức nghiệp thực tài

Xóa bỏ sự chồng lấn về thẩmquyền giữa các cơ quan công quyềnsẽ hạn chế tình trạng cát cứ, manhmún quyền lực và làm giảm dư địacho sự thương lượng và trốn tránhtrách nhiệm trong bộ máy hànhchính. Nguyên tắc bao trùm ở đâylà các chức năng của khu vực côngnên được thiết kế theo hướng mộtcơ quan nên chịu trách nhiệm vềnhiều loại hoạt động công quyềnkhác nhau. Sự ủy quyền giữa cáccấp chính quyền và trong cùng mộtcấp chính quyền sẽ được tiếp tụcnhưng phải thực hiện theo cơ chếđược quy định rõ ràng, dựa trên cácchỉ tiêu hiệu quả khách quan.

Cải cách mối quan hệ giữa chínhquyền trung ương với chínhquyền địa phương

Giải quyết vấn đề cát cứ, manhmún của nhà nước đòi hỏi thiết lậpđược cơ chế điều chỉnh mối quan hệgiữa chính quyền trung ương vớichính quyền địa phương để thúcđẩy hiệu lực, hiệu quả, bao gồm cảviệc làm rõ hơn cơ chế truy cứutrách nhiệm và tạo môi trường đểcả chính quyền trung ương vàchính quyền địa phương có thể

phối hợp với nhau một cách hiệuquả để hiện thực hóa các mục tiêuquốc gia đã được xác định một cáchrõ ràng. Cải cách khung phân cấp,phân quyền ở Việt Nam hiện nay sẽlà chìa khóa cho vấn đề này.

Việt Nam cũng cần một sự phânđịnh trách nhiệm rõ hơn đối vớikhu vực công, cùng với đó là cáckhoản chi tiêu tương ứng, đặc biệtlà giữa chính quyền trung ương vớichính quyền cấp tỉnh. Trong phạmvi có thể, các chức năng của khuvực công nên được thiết kế theohướng một cấp chính quyền nênphải chịu trách nhiệm toàn bộ vềcác khâu: lập kế hoạch, tìm kiếmnguồn tài chính triển khai, và tổchức thực thi kế hoạch. Dĩ nhiên,điều này sẽ không loại trừ việc giaonhiệm vụ của chính quyền cấp trêncho chính quyền cấp dưới cũng nhưviệc phân công trách nhiệm trongmột lĩnh vực dịch vụ công nhấtđịnh, chẳng hạn như giáo dục,trong đó việc xử lý các vấn đề nhânsự được thực hiện ở cấp trung ươngtrong khi dịch vụ được cung cấp ởcơ sở.

Có ba điều chỉnh cần thiết đốivới khung tài chính giữa các cấpchính quyền để phù hợp với nhữngthay đổi kể trên. Thứ nhất, hệ thống

VIỆT NAM 2035110 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 147: Báo cáo Việt Nam 2035

ngân sách lồng ghép nên được cảicách để nguồn tài chính được bố trírõ ràng hơn theo chức trách đượcgiao. Cải cách việc phân giao chứctrách và về hệ thống tài chính liêncấp chính quyền như thế sẽ cảithiện trách nhiệm giải trình cả theochiều từ dưới lên chính quyềntrung ương và theo chiều từ trênxuống công dân. Thứ hai, cần bảođảm sự cân xứng hơn giữa chứctrách được giao và nguồn tài chínhđược phân bổ để bảo đảm tính hợplý của các kế hoạch đầu tư vốn, tăngkỷ luật ngân sách trong các lĩnh vựcmà chính quyền địa phương đượcquyền chi tiêu, đồng thời quy tráchnhiệm tài chính rõ ràng hơn trongxây dựng công trình. Thứ ba,khuyến khích chính quyền địaphương nuôi dưỡng và tạo lậpnguồn thu cho mình đồng thời đikèm với việc nâng cao trách nhiệmgiải trình của chính quyền địaphương trong quản lý tài chính.Bên cạnh việc trao thêm thẩmquyền với sự quy định rõ ràng hơnvề trách nhiệm cung ứng dịch vụcông, tăng cường gắn kết giữa thuếdo chính quyền địa phương đượchưởng với kết quả hoạt động củachính quyền địa phương cũng củngcố thêm trách nhiệm giải trình củachính quyền địa phương.

Củng cố vai trò trung tâm củaChính phủ

Với quy mô và tính phức tạp củanhững chuyển đổi mà Việt Nam sẽphải đối mặt trong hai thập niên tới,việc tăng cường năng lực cho vai tròtrung tâm của Chính phủ có vai tròthiết yếu trong việc giải quyết tìnhtrạng cát cứ, manh mún trong quátrình ra quyết sách như mô tả ởphần trên. Một vai trò trung tâm củachính phủ được tăng cường nhưvậy bao gồm nhiều vai trò mà các cơquan khác của Chính phủ đều chịuảnh hưởng, như hoạch định chiếnlược, điều phối chính sách, theo dõivà đánh giá hiệu quả hoạt động,truyền thông về kết quả hoạt động,và truy trách nhiệm về thực tiễnthực thi. Điều phối các cơ quan khácnhau trong Chính phủ và bảo đảmtính đồng bộ trong các mục tiêu màcác cơ quan này theo đuổi với cácưu tiên của Chính phủ sẽ là nộidung quan trọng của chức năng này.Việc giám sát hiệu quả hoạt độngcủa các cơ quan khác nhau củaChính phủ, bất kể thuộc các ngànhkhác nhau hoặc ở cấp tỉnh cũng làchức năng vai trò trung tâm củaChính phủ. Truyền thông cho côngdân về kết quả phát triển, góp phầncải thiện trách nhiệm giải trình.

VIỆT NAM 2035 111BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 148: Báo cáo Việt Nam 2035

Cải thiện hành chính công

Cải cách dịch vụ công cần đượcđịnh hướng lại cho phù hợp với vaitrò mới của nhà nước - từ nhà nướcvừa trực tiếp tham gia sản xuất vừalà sở hữu các cơ sở kinh doanh sangnhà nước đề cao vai trò thúc đẩy,tạo điều kiện cho khu vực tư nhânphát triển, thực hiện việc cung cấpdịch vụ công và quản lý điều tiết.Chính vì thế, năng lực của đội ngũcông chức cần được tăng cường vàcơ cấu đội ngũ công chức cần đượcđịnh hướng lại theo ba hướng sau.Một là, cần chú trọng nhiều hơnđến yếu tố năng lực khi tuyển dụngcông chức. Hai là, đội ngũ côngchức cần được xác định trên cơ sởnhững chức năng mà họ được kỳvọng phải thực hiện (chứ khôngdựa trên xu hướng trong quá khứ).Cuối cùng, cơ chế đãi ngộ côngchức cũng cần được cải thiện để cóthể thu hút và giữ chân người tài.Một lợi thế của Việt Nam khi thựchiện những cải cách đó là với cơcấu độ tuổi công chức hiện nay:trên một phần năm công chức sẽnghỉ hưu trong thập kỷ tới - hàm ýtrong thập kỷ tới sẽ có một biên độtự do đủ lớn để tái định hướng độingũ công chức với cấu trúc độ tuổiphù hợp.

Áp dụng nguyên tắc thị trườngđối với các quyết sách kinh tế

Việt Nam mong muốn thiết lậpđược một nền kinh tế thị trườngđầy đủ, được các đối tác quốc tếcông nhận. Khung pháp lý cho nềnkinh tế thị trường đã từng bướcđược hoàn thiện, từ việc sửa đổiLuật Doanh nghiệp năm 1999, 2005và 2014 để ghi nhận nguyên tắc đốixử bình đẳng với các thành phầnkinh tế theo tinh thần Hiến phápnăm 2013. Nhà nước đã hiểu rõ nhucầu thiết lập được một sân chơibình đẳng cho các chủ thể kinh tếvới sự phân tách rõ hơn các hoạtđộng thương mại với hoạt độngquản lý, điều tiết của nhà nước.Điều này sẽ kéo theo việc bảo đảman toàn cho các quyền tài sản, thựcthi cạnh tranh tự do và công bằng,và chuyển đổi vai trò của nhà nướctrong nền kinh tế từ tư cách là nhàsản xuất sang tư cách là người điềutiết và hỗ trợ một cách có hiệu lực.Nhà nước cũng cần bảo đảm rằngcác cơ quan can dự trực tiếp hoặcgián tiếp vào việc điều tiết kinh tếkhông được phép tiến hành bất cứhoạt động kinh doanh nào nhằmtránh tình trạng xung đột lợi ích.

Tạo lập không gian cho sự hìnhthành khu vực tư nhân độc lập một

VIỆT NAM 2035112 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 149: Báo cáo Việt Nam 2035

cách thực sự đòi hỏi một sự camkết chính trị ở các cấp cao nhất củanhà nước đồng thời giảm bớt sựkiểm soát của nhà nước đối với cáctổ chức kinh doanh và nghềnghiệp, bao gồm cả Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam.Cho phép các tổ chức này hoạtđộng với tư cách là đại diện đíchthực cho các lợi ích kinh doanh độclập sẽ giúp cho khu vực tư nhântrong nước đóng một vai trò tíchcực hơn trong việc giám sát chínhsách của chính quyền.

Tăng cường đảm bảo các quyềntài sản

Chương trình cải cách nhằm tăngcường đảm bảo quyền tài sản có thểtập trung vào minh bạch trong cácquy định và hệ thống thực thi cácquy định về quyền tài sản và ở cấpđộ thấp hơn là cần ban hành cáchướng dẫn chặt chẽ hơn nhằm giảmbớt sự tùy tiện trong ứng xử của cácchủ thể có liên quan tới tài sản. Vấnđề chính cần giải quyết trong thờigian ngắn và trung hạn sắp tới làgiảm bớt cơ hội trục lợi trong việcđịnh giá và chuyển đổi mục đích sửdụng đất.

Trước hết, cần thực thi nghiêmtúc những quy định về công khaithông tin về giao dịch đất đai dựa

vào cơ chế đấu giá và (trong chừngmực có thể) các quy định về giaodịch chuyển nhượng quyền sửdụng đất. Toàn bộ thông tin địachính, bao gồm các mô tả về loạibất động sản, các quyền trên bấtđộng sản đó, và những hạn chế vềsử dụng phải được công khai chocông chúng. Cần giảm thiểu cácloại phí liên quan đến việc tiếp cậnthông tin theo hướng các loại phínày được quy định sát với chi phíthực sự phát sinh phục vụ việccung cấp thông tin. Việc lập quyhoạch sử dụng đất cần được côngkhai toàn bộ để tham vấn côngchúng. Những thay đổi trong chếđộ sử dụng đất cần được thực hiệntheo kế hoạch được dự tính trướctrong đó có thời gian tham vấn ýkiến người dân thay cho cách thứcthực hiện còn khá tùy tiện. Các cơchế giám sát đối với vi phạm thủtục cần được siết chặt. Cuối cùng,các quy định về trường hợp chínhquyền được phép thu hồi đất củadân cần được thắt chặt theo hướngcơ quan thu hồi phải chứng minhđược lý do vì mục đích công cộngcủa việc thu hồi và người có đất bịthu hồi được đền bù sát hơn với giáthị trường.

Về lâu dài, cần tiếp tục tăngcường khung pháp lý về quyền sở

VIỆT NAM 2035 113BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 150: Báo cáo Việt Nam 2035

hữu tài sản, thậm chí cả việc đadạng hóa hình thức sở hữu bấtđộng sản. Bên cạnh đó, các dự ánđầu tư thương mại cần giải phóngmặt bằng đều phải thực hiện dựatrên sự thương lượng tự nguyệncủa người có đất bị ảnh hưởng khitriển khai dự án thay vì để nhànước đứng ra thu hồi. Việc thu hồichỉ đặt ra với dự án nhằm cung cấphàng hóa, dịch vụ công cộng,chẳng hạn như xây dựng hạ tầnggiao thông.

Bảo đảm cạnh tranh

Việt Nam cần một khuôn khổchính sách toàn diện về cạnh tranhnhằm mở cửa cho sự gia nhập thịtrường và cạnh tranh của các nhàđầu tư, và thực thi một cách hiệuquả các chính sách cạnh tranh.Chính sách và khuôn khổ pháp lývề cạnh tranh có thể bao gồm bốnyếu tố chính: áp dụng bình đẳngcho mọi doanh nghiệp (bất kể thuộckhu vực công hay khu vực tư nhân);tập trung vào việc chống lại cáchành vi hạn chế cạnh tranh có hạinhất (như các thỏa thuận lũng đoạnthị trường - cartels); ngăn chặn cáchành vi phản cạnh tranh thay choviệc cố gắng kiểm soát giá cả và banhành các quy tắc điều tiết; và ápdụng các quy định một cách minh

bạch, công bằng và không phân biệtđối xử. Ngoại lệ cho các nguyên tắcđó chỉ là rất hãn hữu trong trườnghợp nhằm thực hiện các mục tiêuquốc gia đã được xác định rõ ràng,áp dụng một cách công bằng vàminh bạch. Chương trình cải cáchgắn liền với việc xác định và thực thikhung khổ này (bên cạnh việc duytrì một sân chơi bình đẳng giữadoanh nghiệp nhà nước và doanhnghiệp tư nhân, điều sẽ được thảoluận trong mục kế tiếp) bao gồmnhững nội dung sau:l Tăng cường và bảo đảm tính tự chủ

cao hơn nữa cho Cục Quản lý cạnhtranh Việt Nam (Cục QLCT): Sựthiếu độc lập của Cục QLCTtrong tác nghiệp dẫn đến nhữngtổn thất lớn về năng suất67. Cụcchỉ là một đơn vị trực thuộc BộCông Thương, có đại diện từ cácBộ chứ không phải là các chuyêngia độc lập được lựa chọn theocác tiêu chí kỹ thuật. Cục thiếuthẩm quyền cơ bản để đòi hỏi cácdoanh nghiệp cung cấp thông tinnhằm điều tra các vụ việc liênquan đến cạnh tranh. Những bất

VIỆT NAM 2035114 BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________67. Sự độc lập mặc nhiên của cơ quan quản lýcạnh tranh có thể dẫn đến giảm 17 điểmphần trăm trong khoảng cách về năng suấttại Liên bang Mỹ (Voigt 2009).

Page 151: Báo cáo Việt Nam 2035

thường đó nên được giải quyết đểCục QLCT được độc lập hơn vàcó năng lực hơn trong việc thựchiện các chức năng quản lý vàthực thi của mình.

l Bảo đảm sự đồng bộ của khuôn khổpháp lý về cạnh tranh với yêu cầu bảovệ người tiêu dùng. Ngoài yêu cầunâng cao hiệu quả kinh tế, cảithiện phúc lợi của người tiêudùng cũng là một mục tiêu lớntrong chính sách cạnh tranh. Phápluật về cạnh tranh và bảo vệngười tiêu dùng cũng như côngtác thực thi cần được gắn kết chặtchẽ để tối đa hóa các tác động tíchcực lên phúc lợi của người tiêudùng. Đây là điều mà pháp luậtcạnh tranh và bảo vệ người tiêudùng của Việt Nam chưa làmđược. Thêm vào đó, nhiệm vụ củaCục QLCT cần được mở rộngtừng bước (sau khi được củng cốvề năng lực và tự chủ), để đảmnhận các nhiệm vụ bảo vệ ngườitiêu dùng có liên quan trực tiếpđến cạnh tranh - tương đồng vớikinh nghiệm của Ủy ban Thươngmại Liên bang Mỹ, một cơ quanđộc lập của liên bang chịu tráchnhiệm thực thi đồng thời cả phápluật về cạnh tranh và pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng.

l Hợp lý hóa các trường hợp ngoại lệtrong xử lý các thỏa thuận lũng đoạnthị trường và các hình thức tập trungthị trường khác. Xử lý hành vi thamgia các thỏa thuận hạn chế cạnhtranh có hại là một nội dung thiếtyếu trong thực thi pháp luật cạnhtranh. Các thỏa thuận hạn chếcạnh tranh thường làm tăng giáhàng hóa, dịch vụ khoảng 10-45%ở các quốc gia đang phát triển68

làm giảm năng suất lao động vàkhông khuyến khích đổi mới sángtạo69. Ở Việt Nam, các thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh sẽ được miễntrừ áp dụng pháp luật cạnh tranhnếu thị phần của các bên tham giathỏa thuận thấp hơn 30%70. Ngaycả khi thị phần lớn hơn 30%, cácthỏa thuận kiểu này vẫn có thểđược bảo vệ qua một số hình thứcmiễn trừ. Những trường hợpmiễn trừ đó trong Luật Cạnhtranh cần được rà soát kỹ lưỡngtrên quan điểm phải loại bỏ hoàn

VIỆT NAM 2035 115BÁO CÁO TỔNG QUAN

____________________68. Levenstein, Suslow, và Oswald 2003; Yu2003.69. Broadberry và Crafts 2001; Evenett,Levenstein, và Suslow 2001; Symeonidis2003.70. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để lũngđoạn thị trường (cartel) bao gồm hiện tượngcác doanh nghiệp thông đồng và tham gia ấnđịnh giá, phân chia thị trường, cấu kết lũngđoạn đấu thầu.

Page 152: Báo cáo Việt Nam 2035

toàn nếu có thể. Những trườnghợp miễn trừ như vậy không chỉgây méo mó trong nền kinh tế màtrong một số trường hợp chúngcòn mở đường cho những canthiệp chính trị. Chẳng hạn, quyếtđịnh về việc có nên miễn trừ haykhông được giao cho Bộ CôngThương nếu áp dụng cho trườnghợp sáp nhập doanh nghiệp yếukém và giao cho Thủ tướng Chínhphủ trong một số trường hợpkhác chẳng hạn có đóng góp choxuất khẩu.

Chuyển đổi vai trò của nhà nướctrong nền kinh tế từ vị thế của mộtnhà sản xuất sang vị thế là chủ thểđiều tiết và hỗ trợ một cách hiệu quả

Vào năm 2035, vai trò chủ yếucủa nhà nước trong nền kinh tế làthúc đẩy, hỗ trợ sự phát triển vàvận hành suôn sẻ của thị trường vàcung ứng các hàng hóa công. Điềuquan trọng là, nhà nước sẽ rút luimột phần đáng kể khỏi nền kinh tếvới tư cách là một nhà sản xuất.Theo thông lệ tốt trên thế giới, nhànước có thể cân nhắc ban hànhchính sách về sở hữu DNNN vớicác mục tiêu rõ ràng. Chính sách đótrước hết cần tập trung nhằm tối đahóa hiệu quả sử dụng vốn nhànước. Kinh nghiệm toàn cầu cho

thấy những DNNN tốt nhất đềutập trung vào việc cải thiện hiệuquả tài chính. Mục tiêu trọng tâmnày có thể được bổ sung bằngnhững tuyên bố rõ ràng về các mụctiêu bổ trợ. Có ba nguyên tắc cơbản có mối quan hệ qua lại vớinhau sẽ thúc đẩy việc thi hànhchính sách này:l Áp dụng tư duy thị trường về sở hữu

của nhà nước. Điều này đòi hỏiphải áp dụng hạn mức ngân sáchcứng và chế độ thông tin tài chínhtin cậy và kịp thời. Báo cáo tàichính của DNNN cần được côngkhai để đảm bảo tính minh bạch,trách nhiệm giải trình và kỷ luậtngân sách. Chế độ công khaithông tin tài chính và kế toán ởViệt Nam cần được cải thiện.Chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS) cần được hài hòa hóa vớiChuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS). Bên cạnh kiểm toán nộibộ, DNNN cần được kiểm toánđộc lập theo đúng các Chuẩn mựckiểm toán quốc tế (IAS).

Từng DNNN có thể áp dụngchính sách cổ tức phù hợp do hộiđồng quản trị thông qua. Cổ đôngnhà nước không cho phép DNNNgiữ lại hoặc tái đầu tư phần lớn lợinhuận từ vốn nếu không có sự giám

VIỆT NAM 2035116 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 153: Báo cáo Việt Nam 2035

sát thận trọng của hội đồng quản trịvà cổ đông nhà nước tại DNNN.Nếu DNNN không thể đạt đủ chỉtiêu lợi nhuận sau khi điều chỉnhrủi ro bằng lượng vốn tái đầu tư,lượng vốn thặng dư đó có thể đượcnộp lại cho Bộ Tài chính dưới hìnhthức cổ tức được trả một lần hoặc cổtức định kỳ.

Việt Nam đang có quá nhiềuDNNN và nhà nước không chỉ phảigiảm số lượng mà cả đầu tư vàoDNNN. Nhiều doanh nghiệp thamgia các lĩnh vực sản xuất trongnhững ngành không có lý dothuyết phục để duy trì sở hữu nhànước. Đặt chỉ tiêu danh mụckhoảng 20 DNNN “công ty mẹ”cho chính quyền trung ương là hợplý. Việc này có thể tập trung thựchiện cho các ngành “chiến lược”,mặc dù ngay cả DNNN trongnhững ngành chiến lược này cũngnên đặt ở vị thế phải đối mặt với áplực cạnh tranh.l Tăng cường quản trị doanh nghiệp.

Các DNNN ở Việt Nam cần một cơquan đại diện sở hữu nhà nướcchuyên trách và chủ động. Cơ chếhiện nay là không phù hợp (trongđó, “Chính phủ” được giao làmđại diện sở hữu của nhà nước,nhiều bộ ngành thực thi thẩm

quyền của chủ sở hữu, và không cóquan chức chính phủ cụ thể nàochịu trách nhiệm về hiệu quả hoạtđộng của DNNN). Nhìn vào môhình Xinh-ga-po, Chính phủ có thểthành lập khoảng bốn Quỹ quản lývốn đầu tư của Nhà nước. Để thựchiện quyền sở hữu, các quỹ đó cóthể xem xét báo cáo tài chính vàbáo cáo công khai định kỳ; thamgia các hội nghị cổ đông thườngniên và đặc biệt bỏ phiếu dựa trêntỷ lệ nắm giữ của nhà nước để bổnhiệm thành viên Ban Giám đốc(và các vấn đề khác cổ đông cầnxem xét); hỗ trợ bổ nhiệm hội đồngquản trị hiệu quả (có nhân sự và tổchức phù hợp) ở từng DNNN.Ngoại trừ các vấn đề thông thườngliên quan đến quản lý nhà nước vềkinh tế, môi trường và xã hội màtất cả các doanh nghiệp đều phảituân thủ, các cơ quan chính quyềnkhông được phép can thiệp vàocác vấn đề của DNNN.

Điều quan trọng là Quỹ Quảnlý vốn đầu tư của Nhà nước đóphải hỗ trợ các nỗ lực chuyênnghiệp hóa đội ngũ quản lý trongcác DNNN. Chế độ quản lýchuyên nghiệp này bao gồm việctrả lương theo nguyên tắc thịtrường; gắn lương với hiệu quảhoạt động; kiểm soát và công khai

VIỆT NAM 2035 117BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 154: Báo cáo Việt Nam 2035

những giao dịch với các bên liênquan để tránh xung đột lợi ích. Đểthực thi đúng thẩm quyền, hộiđồng quản trị của DNNN đòi hỏicác thành viên phải hành xử vì lợiích chung của doanh nghiệp,không có xung đột lợi ích khi thựcthi chức trách được giao, có đủkinh nghiệm và chuyên môn phùhợp, bao gồm cả kinh nghiệmtrong khu vực tư nhân. Việc lựachọn Tổng Giám đốc điều hành vàlãnh đạo cao cấp của DNNN cầnthực hiện theo thông lệ tốt, vàtừng bước nên trao công việc nàycho hội đồng quản trị thực hiện.Thẩm quyền này sẽ củng cố tráchnhiệm của hội đồng quản trị trongviệc giám sát bộ máy quản lý vàđảm bảo sao cho Tổng Giám đốcđiều hành phải chịu trách nhiệmgiải trình trước hội đồng quản trị.l Một sân chơi bình đẳng. Để bổ trợ

cho chính sách cạnh tranh mạnhmẽ hơn, Chính phủ có thể tạo sânchơi bình đẳng giữa DNNN vàcác doanh nghiệp tư nhân trongnước và nước ngoài. Nếu mộtDNNN được yêu cầu thực hiệnhoạt động phi thương mại, chínhphủ sẽ đảm bảo DNNN đó đượcbù đắp tương xứng. Chính phủcần loại bỏ bất kỳ hình thức ưuđãi nào cho DNNN như đã nói ở

phần trước. Chính phủ cần rà soátvà sửa đổi các văn bản pháp luậtliên quan để nâng cao tính thốngnhất trong các quy định áp dụngcho DNNN và các quy định ápdụng cho doanh nghiệp tư nhân.Ngoài ra, cơ chế xử lý quan hệgiữa chủ nợ/con nợ và tình trạngmất khả năng thanh toán ở ViệtNam cần được bảo đảm phù hợpvới thông lệ quốc tế tốt, và đượcáp dụng cho cả DNNN. Cuốicùng, Chính phủ cần bảo đảmtính thống nhất giữa các văn bảnquy phạm pháp luật về lao độngvà đấu thầu áp dụng cho khu vựccông và khu vực tư.

Tăng cường trách nhiệm giảitrình của nhà nước

Đến năm 2035, Nhà nước ViệtNam sẽ có một hệ thống vận hànhhiệu quả cơ chế kiểm soát và cânbằng giữa các nhánh quyền lực nhànước và tăng cường năng lực củangười dân trong việc quy tráchnhiệm đối với nhà nước. Cả hai khíacạnh cần được thực hiện theohướng thúc đẩy một tinh thần tráchnhiệm cao hơn nữa của mỗi cá nhâncán bộ, công chức và đề cao tráchnhiệm giải trình của bản thân mỗi cánhân cán bộ, công chức nhà nước.

VIỆT NAM 2035118 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 155: Báo cáo Việt Nam 2035

Tăng cường kiểm soát và cân bằnggiữa các nhánh quyền lực nhà nước

Nhà nước cần được tổ chức saocho cơ chế kiểm soát giữa các nhánhquyền lực lập pháp, hành pháp vàtư pháp được cân bằng hơn. Sựphân công rõ ràng về quyền lựcgiữa ba nhánh cơ quan quyền lực sẽđem lại hai cải thiện lớn: Một là làmgia tăng các thảo luận và suy xét vềchính sách và gia tăng các giám sátđối với quá trình thực thi chínhsách, qua đó cải thiện chất lượnghoạch định và thực thi chính sách.Hai là nâng cao trách nhiệm giảitrình của các cơ quan nhà nước vàcán bộ, công chức, nhất là trongngành hành pháp, qua đó góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động củacác chủ thể này.

Cần quan tâm cải thiện hiệu quảhoạt động của Quốc hội một cáchcụ thể. Trong khi giám sát của Quốchội bao trùm toàn bộ hoạt động củatất cả các nhà nước - phản ánh tất cảcác nguồn lực, tài sản có và tài sảnnợ mà nhà nước có lợi ích - Quốchội cần được trang bị tốt hơn đểthực hiện đầy đủ vai trò rộng lớnnày. Điều này đòi hỏi Quốc hội nênbao gồm chủ yếu là các đại biểuchuyên trách được trợ giúp bởi bộmáy giúp việc được đào tạo bài bản

và có năng lực thực sự. Đồng thời,cần có cơ chế giải quyết tình trạngxung đột vai trò, xung đột lợi íchlàm giảm khả năng giám sát củamỗi đại biểu Quốc hội và có cơ chếđể cử tri truy trách nhiệm của mỗiđại biểu Quốc hội.

Việt Nam cần xây dựng một hệthống tòa án hiện đại có tính độclập và chuyên nghiệp cao. Nhữngđộng thái theo hướng này bao gồmnâng cao tính minh bạch trong hoạtđộng tư pháp, bao gồm cả việc côngkhai nhiều hơn các phán quyết củatòa án và hồ sơ vụ án; làm rõ vai tròcủa thẩm phán với tư cách là ngườitrọng tài phân xử tranh chấp chứkhông phải bên tham gia tố tụng.Cơ chế lựa chọn và bổ nhiệm thẩmphán và các vị trí khác trong hệthống tòa án cần được thực hiệnđộc lập với ảnh hưởng của cơ quankhông liên quan. Song song với việcnâng cao tính độc lập của thẩmphán, cần cải thiện cơ chế giám sáthành vi của thẩm phán để tăngcường đạo đức công vụ, khắc phụcmọi biểu hiện xung đột lợi ích củathẩm phán.

Cuối cùng, cần tăng thêm tínhtự chủ, nguồn lực và năng lực chocác cơ quan giám sát chuyên ngànhnhư Kiểm toán Nhà nước, Thanh

VIỆT NAM 2035 119BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 156: Báo cáo Việt Nam 2035

tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, ngànhvà địa phương.

Nâng cao khả năng truy tráchnhiệm giải trình của nhà nước từphía người dân

Việt Nam đã đạt một số tiến bộtrong việc tạo điều kiện để ngườidân truy trách nhiệm giải trình từphía nhà nước. Số lượng thành viêncác tổ chức xã hội của người dânkhông có sự bảo trợ tài chính củanhà nước đã tăng mạnh - mặc dùkhông phải ở tất cả các địa bàn.Trong những năm gần đây, đã cónhững tranh luận công khai về mộtloạt thách thức trong phát triển, kểcả các vấn đề nhạy cảm như thamnhũng, hiệu quả hoạt động của Bộtrưởng, sự yếu kém trong quản lývà sử dụng nguồn lực ở cácDNNN. Tỷ lệ sử dụng in-ter-netcao giúp người dân sử dụng cácphương tiện truyền thông xã hộitham gia tranh luận công khai.Dưới đây là ba nội dung quantrọng cần tiếp tục cải cách để đẩymạnh giải trình trách nhiệm củanhà nước trước người dân: l Nới lỏng những giới hạn đối với

không gian hoạt động của các tổ chứcxã hội của người dân: Cần quy địnhcho phép các tổ chức xã hội củangười dân tham gia tích cực vào

quá trình ra quyết định, tạo điềukiện để họ xem xét các vấn đề vàtruy tìm nguyên nhân một cách cóhệ thống hơn và gây ảnh hưởngđến hoạt động của nhà nước. Cụthể, cần cải thiện khuôn khổ pháplý để người dân có thể tương tácvới nhau trong việc nêu lênnhững quan ngại và mối quantâm của họ, đồng thời giúp họ cóđược những tổ chức có năng lựctài chính và hành chính để bảo vệlợi ích của họ. Dự thảo Luật vềHội là một bước tiến thực sự đểgiúp các tổ chức xã hội tự quảncủa người dân được phát triển;hướng đi trước mặt là luật nàycần được sớm thông qua. Về lâudài, cần mở rộng các cơ chế thamvấn mạnh mẽ hơn, bao gồm cảviệc cho phép các tổ chức xã hộicủa người dân được tham dự cácphiên họp công khai của chínhquyền các cấp.

l Nâng cao khả năng tiếp cận thôngtin chính xác và kịp thời củangười dân. Ban hành Luật tiếp cậnthông tin, đảm bảo sự đáp ứng từphía nhà nước đối với các yêu cầucung cấp thông tin từ phía ngườidân được áp dụng cho mọi loạithông tin (ngoại trừ các trườnghợp loại trừ cụ thể) ở mọi cấpchính quyền sẽ là biện pháp tốt.

VIỆT NAM 2035120 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 157: Báo cáo Việt Nam 2035

Đạo luật này có thể là công cụmạnh mẽ để buộc các thiết chếnhà nước cho phép sự tham giamạnh mẽ hơn từ phía các tổ chứcxã hội của người dân - và qua đó,người dân sẽ đòi hỏi trách nhiệmgiải trình nhiều hơn. Nâng caominh bạch sẽ tạo điều kiện để cáctổ chức xã hội của người dân lớnmạnh hơn và tăng cường tráchnhiệm giải trình của đội ngũ cánbộ, công chức nhà nước. Nguyêntắc cơ bản là thông tin có thể được

công khai trừ khi có lý do chínhđáng để không công khai, như vìbảo đảm an ninh quốc gia hoặcbảo mật thông tin cá nhân.

l Nâng cao tính độc lập của truyềnthông. Tách bạch giữa quản lýnhà nước với quản trị truyềnthông, tăng cường cơ chế truycứu trách nhiệm dân sự thay vìhình sự hóa để cải thiện chấtlượng đưa tin sẽ tạo điều kiện đểtruyền thông đóng vai trò mangtính xây dựng hơn.

121BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 158: Báo cáo Việt Nam 2035

Tiếp nối những thành tựuquan trọng đã đạt đượctrong quá trình phát triển,

các nhà lãnh đạo Việt Nam đangphác hoạ một tương lai đầy hoàibão, được tiếp thêm sinh lực bởikhát vọng của một xã hội trung lưuđang nổi lên. Cơ hội tiếp tục mở ratrong quá trình hội nhập khu vựcvà quốc tế sâu rộng hơn (bao gồmviệc gia nhập AEC và TPP…) càngthúc đẩy hoài bão đó. Với tầm nhìn2035, Việt Nam sẽ hướng tới mứcthu nhập trung bình cao, một xã hộihiện đại, sáng tạo, bình đẳng, côngkhai và dân chủ với bầu trời trongxanh, nước sạch và tiếp cận côngbằng về cơ hội đối với mọi côngdân. Tầm nhìn này cũng dự báomột nhà nước thượng tôn pháp luậtvới vai trò rõ ràng của nhà nước,công dân và thị trường. Tự do kinhtế được đảm bảo bởi thể chế thịtrường mạnh với những cơ chế chặtchẽ ràng buộc trách nhiệm giảitrình của chính phủ.

Phải nhận thức rõ rằng việc đạtđược những mục tiêu đầy khátvọng trên không hề dễ dàng. Tăngtrưởng năng suất đình trệ, cácnhóm yếu thế chưa được quan tâmđầy đủ và sự suy thoái môi trườnggia tăng thực sự là những điều đặcbiệt đáng quan ngại. Chẳng hạn,mức tăng năng suất lao động hiệntại chỉ có thể mang lại tăng trưởngGDP bình quân đầu người từ 4,0 -4,5%, thấp hơn nhiều so với mức7% cần thiết để gia nhập nhómnước thu nhập trung bình cao vàonăm 2035. Chương trình cải cách sẽkhông thành công chừng nào tăngnăng suất chưa được cơ bản cảithiện. Không có nhiều kinh nghiệmquốc tế về vấn đề này vì chỉ có mộtsố ít các quốc gia có đủ quyết tâmchính trị để tiến hành những cảicách cần thiết. Những chương trìnhcải cách lớn cũng đòi hỏi nhiềunguồn lực tài chính. Bối cảnh ngânsách nhà nước còn hạn hẹp đòi hỏisự tham gia nhiều hơn của đầu tư

VIỆT NAM 2035122 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Kết luận

Page 159: Báo cáo Việt Nam 2035

tư nhân, cùng các biện pháp nângcao hiệu quả đầu tư công và tăngcường tiếp cận thị trường vốn trongvà ngoài nước.

Những khát vọng của đất nước,chính sách hỗ trợ và cải cách thể chếcần dựa trên 3 trụ cột. Một là, thịnhvượng về kinh tế đi đôi với bềnvững về môi trường. Trọng tâmtrước mắt là đảm bảo nâng cao khảnăng cạnh tranh và năng suất củadoanh nghiệp trong nước, trong đóđiều quan trọng là phát triển cácthiết chế thị trường thiết yếu, đặcbiệt nhằm bảo vệ quyền sở hữu tưnhân và thực thi các chính sách cạnhtranh. Một khu vực tài chính ổnđịnh, quy định pháp luật chặt chẽvà thị trường đất đai minh bạch,vận hành tốt cũng là những điềukiện thiết yếu. Hơn nữa, khi đạttăng trưởng cao và thực hiện hiệnđại hoá kinh tế, các thành phố cầntrở thành nơi nuôi dưỡng tốt hơndoanh nghiệp tư nhân và đổi mớisáng tạo, phát triển của các cụmcông nghiệp tham gia vào chuỗi giátrị toàn cầu, thu hút và hội tụ tàinăng. Việt Nam cần bảo vệ tàinguyên thiên nhiên, khai thác cácnguồn năng lượng sạch hơn và lồngghép khả năng chống chịu với biếnđổi khí hậu vào kế hoạch kinh tế,các chính sách ngành và đầu tư kết

cấu hạ tầng nhằm giảm thiểu nhữngrủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.

Hai là, thúc đẩy công bằng vàhoà nhập xã hội. Nội dung chủ yếucủa chương trình nghị sự về giàhoá dân số và tầng lớp trung lưu làmở rộng hệ thống lương hưu baophủ phần lớn dân số; đảm bảo phổcập trung học phổ thông với các kỹnăng nghề nghiệp phù hợp; tạo lậptổ chức đại diện hiệu quả chongười lao động; và chăm sóc y tếtoàn dân. Cần có các sáng kiến vềgiáo dục, dinh dưỡng và vệ sinhcho trẻ em và nâng cao tiếng nóicủa trẻ em thuộc nhóm dân tộc ítngười để giảm bớt những rào cảnhoà nhập cho nhóm này. Để hiệnthực hóa các cam kết về sự hòanhập của người khuyết tật, cầnthường xuyên giám sát và tạo cơhội cho người khuyết tật và giađình họ tự vận động với sự hỗ trợcủa các tổ chức xã hội. Cần gỡ bỏ sựràng buộc giữa hệ thống đăng kýhộ khẩu với khả năng tiếp cận dịchvụ công, bao gồm trường học, y tếvà các dịch vụ hành chính, cho 5triệu người không có hộ khẩuthường trú tại nơi cư trú. Giảmthiểu sự phân biệt về giới trong độtuổi nghỉ hưu và sớm thực hiệnmột cách cương quyết trên thực tếnhằm tạo ra nhiều cơ hội hơn cho

VIỆT NAM 2035 123BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 160: Báo cáo Việt Nam 2035

nữ giới tham gia lãnh đạo trong cáctổ chức công quyền.

Ba là, tăng cường năng lực vàtrách nhiệm giải trình của nhànước. Năng suất trì trệ hiện nay vàmôi trường yếu kém cho phát triểnkhu vực tư nhân là do nhà nước cònthiếu hiệu quả. Do điều kiện lịch sửcủa Việt Nam, những thiết chế côngđã bị thương mại hóa, cát cứ, manhmún và thiếu sự giám sát của ngườidân. Những nỗ lực để xử lý các vấnđề đó sẽ tạo ra một cấu trúc nhànước chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn vàđảm bảo chế độ chức nghiệp thựctài. Nguyên tắc thị trường cần đượcáp dụng đầy đủ hơn trong hoạchđịnh chính sách kinh tế trên cơ sởphân định rõ các lĩnh vực công vàtư, hạn chế xung đột lợi ích, tăngcường bảo vệ quyền tài sản (đặcbiệt là về đất đai), thực thi cạnhtranh thị trường và hợp lý hoá sựtham gia của nhà nước trong nềnkinh tế. Nâng cao hơn nữa tráchnhiệm giải trình thông qua việc xâydựng một cơ chế hữu hiệu về kiểmsoát và cân bằng giữa ba nhánh

quyền lực, tạo dựng khung khổpháp lý thúc đẩy quyền công dân.Bảo đảm quyền tiếp cận thông tinchính xác và kịp thời của công dânvà tăng cường vai trò của cácphương tiện thông tin đại chúng.

Việt Nam đang đứng trướcbước ngoặt của cải cách và pháttriển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn,nhưng thách thức và khó khăncũng không hề nhỏ. Để đạt đượckhát vọng 2035, lựa chọn duy nhấtcủa Việt Nam là thực hiện cải cáchdựa trên ba trụ cột nêu trên. Khôngthực hiện được những cải cách đó,Việt Nam không thể khai thác đượccơ hội, cũng không thể vượt quathách thức và nguy cơ tụt hậu xahơn, rơi vào bẫy thu nhập trungbình sẽ khó có thể tránh khỏi.

Những thế hệ người Việt Namhiện nay và tương lai chắc chắn cóđủ ý chí, bản lĩnh và năng lực đểthực hiện thành công công cuộc cảicách, hướng tới một Việt Namthịnh vượng, sáng tạo, công bằngvà dân chủ./.

124 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 161: Báo cáo Việt Nam 2035

Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên Chủnghĩa xã hội, Đảng Cộng sảnViệt Nam, năm 2011.

Hiến pháp Nước cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, Quốc hộiNước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, năm 2013.

Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đạihội toàn quốc lần thứ XII củaĐảng Cộng sản Việt Nam, 2015.Báo Nhân dân Ngày 15 Tháng 9năm 2015.

Dự thảo Báo cáo phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2016-2020 trìnhĐại hội toàn quốc lần thứ XIIcủa Đảng Cộng sản Việt Nam,2015. Báo Nhân dân Ngày 15Tháng 9 năm 2015.

Văn Kiện các kỳ Đại hội Đảng Cộngsản Việt Nam. Nhà xuất bảnchính trị Quốc gia.

Abrami, Regina. 2002. “Tự lập,xung đột giai cấp và tự cung lao

động: Doanh nhân có nguồngốc chính trị ở Việt Nam vàTrung Quốc”. Luận văn Tiến sỹ,Berkeley: Đại học California.

Acemoglu và Robinson 2013, Tạisao các quốc gia thất bại.

Agénor, Pierre-Richard, OtavianoCanuto, và Michael Jelenic,2012, “Tránh bẫy tăng trưởngthu nhập trung bình”, Eco-nomic Premise 98, Ngân hàngThế giới.

Arkadie, Brian Van và RaymonMallon, 2003, Việt Nam: Mộtcon hổ đang chuyển đổi. Họpbáo Châu Á-Thái Bình Dương,Đại học quốc gia Ốt-x-trây-li-a,Canberra.

Bloom, N., & Van Reenen, J. (2007).“Đo lường và giải thích thựctiễn quản lý giữa các doanhnghiệp và giữa các quốc gia”.Tạp chí Kinh tế hàng quý, 1351-1408.

VIỆT NAM 2035 125BÁO CÁO TỔNG QUAN

Tài liệu tham khảo

Page 162: Báo cáo Việt Nam 2035

Boly, Amadou, 2015, “Lợi ích củachính thức hóa: Bằng chứngchuyên gia từ Việt Nam”,Nghiên cứu của UNU-WIDER2015/038.

Brand, Claus 2015, “Đạt được vàduy trì ổn định giá ở Việt Nam”,báo cáo chuyên đề cho Báo cáoViệt Nam 2035.

Broadberry and Crafts 2001.

Bunn, Laderach, Ovalle Rivera, vàKir-shke 2015. Một chén đắng:hồ sơ biến đổi khí hậu của sảnlượng cà phê Arabica vàRobusta toàn cầu., 129, 89-101.

Centennial Asia Advisors, 2015,“Những xu hướng lớn toàn cầuvà Việt Nam”, báo cáo chuyênđề cho Báo cáo Việt Nam 2035.

Cheshier, Scott. 2010. “Tầng lớp mớiở Việt Nam”. London: Đại họcQueen Mary.https://qmro.qmul.ac.uk/jspui/handle/123456789/443.

Coker, Hunter, Rudge, Liverani vàHanvoravongchai 2011. Cácbệnh truyền nhiễm mới xuấthiện ở khu vực Đông Nam Á:thách thức của khu vực trongviệc kiểm soát. Lan-cet,377(9765), 599-609. doi:10.1016

/S0140-6736(10)62004-1.

Ủy ban Tăng trưởng và Phát triển,Báo cáo tăng trưởng, 2008.

Nguyễn Đình Cung, 2015, “Thayđổi tư duy và gỡ bỏ rào cản thểchế để chuyển sang một nềnkinh tế thị trường đầy đủ ở ViệtNam”, Chuyên đề nghiên cứu,Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM), Việt Nam.

Dollar, David, 2015a. “Một số bàihọc cho Việt Nam về phát triểnthể chế tại các quốc gia côngnghiệp hóa nhanh khu vựcĐông Á”, báo cáo chuyên đềcho Báo cáo Việt Nam 2035.

Dollar, David, 2015b, “Chất lượngthể chế và bẫy tăng trưởng”, Bàinghiên cứu số. YF37-07, Chuyênđề nghiên cứu của PAFTAD.

Eichengreen, Barry, DonghyunPark, và Kwanho Shin, 2011,“Khi nào các quốc gia tăngtrưởng nhanh giảm tốc: Bằngchứng quốc tế và ngụ ý choTrung Quốc”, Bài nghiên cứucủa NBER Số. 16919.

ERIA, 2012, Đánh giá giữa kỳ củaviệc thực hiện Kế hoạch Cộngđộng kinh tế ASEAN: Báo cáotóm tắt. Jakarta: Viện Nghiên

VIỆT NAM 2035126 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 163: Báo cáo Việt Nam 2035

cứu kinh tế ASEAN và Đông Á.

Evans, Peter. 2005. “Tận dụng nhànước: Chiến lược tái cân bằngvề giám sát và động lực”. TrongNhà nước và phát triển: Nhữngtiền đề lịch sử của sự trì trệ vàtiến bộ, biên tập bởi MatthewLange và DietrichRueschemeyer, 26-47. Sự tiếnhóa chính trị và thay đổi thểchế. New York: PalgraveMacmillan.

Evenett, S., M. Levenstein và V.Suslow, 2001, “Kinh nghiệmthực thi độc quyền nhóm: bàihọc từ những thập kỷ 1990s”,Nghiên cứu chính sách 2680,Ngân hàng thế giới.

Fforde, Adam, và Suzanne Paine.1987. Giới hạn của tự do quốcgia: Vấn đề về quản lý kinh tế ởViệt Nam dân chủ cộng hòa, vớiPhụ lục thống kê. London; NewYork: Croom Helm.

Fforde, Adam, 2007. Các ngànhcông nghiệp quốc doanh ViệtNam và Kinh tế chính trị củaphục hưng thương mại: Quantrọng hay có mặt tốt và mặtxấu? Oxford: Chandos.

Fforde, Adam, 2011. “Việt Namđương thời: Cơ hội chính trị,

Chính trị bảo thủ và những thayđổi cấp tiến”. Chính trị Châu Ávà Chính sách 3.

IPCC 2007. Trenberth, Jones,Ambenje và các đồng nghiệp2007. “Những quan sát: Bề mặtvà khí quyển biến đổi khí hậu”.Trong: Biến đổi khí hậu 2007:Nền tảng khoa học vật lý.Nghiên cứu của nhóm cho Báocáo đánh giá lần thứ tư của Ủyban Liên chính phủ về biến đổikhí hậu [Solomon, Qin,Manning, and others (eds.)].Nhà xuất bản Đại họcCambridge, Cambridge, Vươngquốc Anh and New York, NY.Trung tâm Xúc tiến đầu tư vàthương mại 2008.

Krugman 1994. Kỷ nguyên củanhững kỳ vọng giảm dần (1994).

Levenstein, Suslow, and Oswald2003. Maddison-Project,The,http://www.ggdc.net/maddi-son/maddison-project/home.htm,2010 version.

Malesky, Edmund, và MarkusTaussig, 2008, “Khi nào đến hạntín dụng? Thể chế luật pháp,mối liên kết và hiệu quả cho vayngân hàng ở Việt Nam”, Tạp chíLuật, Kinh tế, và Tổ chức.

VIỆT NAM 2035 127BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 164: Báo cáo Việt Nam 2035

Malesky, Edmund, và MarkusTaussig, 2009, “Thoát khỏi màuxám: Tác động của các tổ chứccấp tỉnh với chính thức hóa kinhdoanh ở Việt Nam”, Tạp chínghiên cứu Đông Á Vol. 9, pp.249-290.

Malesky, Edmund, Paul Schuler, vàTrần Anh. 2012. “Tác hại củaánh nắng mặt trời: Kinh nghiệmthực tiễn về minh bạch lập pháptrong cơ quan quốc hội”. Tạpchí Khoa học chính trị Hoa Kỳ106 (04): 762-86.

Maloney, W. F., & Sarrias, M. (2014).“Hội tụ để hướng đến quản lýgiới hạn”. Báo cáo nghiên cứucủa Ngân hàng Thế giới, (6822).

Monre 2012. Kịch bản biến đổi khíhậu và nước biển dâng cho ViệtNam.

Nolan, Peter. 2004. Trung Quốcđứng trước bước ngoặt.Cambridge, UK; Malden, MA,USA: Polity.

Nguyễn Cương và Lê Quân 2005.“Ràng buộc thể chế và pháttriển khu vực tư nhân: ngànhcông nghiệp dệt may ở ViệtNam”. Bản tin kinh tế ASEAN22 (3).

Nguyễn, D.-Q., J. Renwick, và J.McGre-gor 2013. Thay đổi nhiệtđộ bề mặt và lượng mưa ở ViệtNam từ năm 1971 đến năm2010. Tạp chí Khí tượng quốc tế,n/a-n/a. doi: 10.1002 /joc.3684.

Petri, Peter A. và Michael G.Plummer, 2013, “Trung tâmASEAN và mối quan hệ kinh tếASEAN-Hoa Kỳ”, Nghiên cứuchính sách Số. 69. Honolulu:East-West Center.

Phuc, T. V. 2015, Xây dựng một thểchế dân sự hiện đại và năng lựccủa cán bộ dựa trên thực tiễn ởViệt Nam, Báo cáo chuyên đềcho Báo cáo Việt Nam 2035.

Rama, Martin, 2008, “Lựa chọn khókhăn: Việt Nam đang chuyểnđổi”, Nghiên cứu của Ủy banTăng trưởng và Phát triển Trang40, Ngân hàng Thế giới,Washington DC.

Rama, Martin, 2014, “Việt Nam,”trong Sổ tay các nền quốc giamới nổi, Robert E. Looney(biên tập).

Ravallion và van de Valle, 2008.“Tăng không sở hữu đất đai làtín hiệu thành công hay thất bạicủa chuyển đổi nông nghiệp”.

VIỆT NAM 2035128 BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 165: Báo cáo Việt Nam 2035

Tạp chí kinh tế phát triển 87.Rodrik, Dani, 2015, “Phi côngnghiệp hóa sớm”, Nghiên cứucủa NBER Số. 20935.

Smith, Adam, 1904, Một đòi hỏi vềbản chất và nguyên nhân của tàisản của các quốc gia. Biên tậpbởi Edwin Cannan. London:Methuen and Company.

Steer, Lisbet, và Kunal Sen, 2010,“Các thể chế chính thức và phichính thức trong nền kinh tếchuyển đổi: Trường hợp của ViệtNam”. Phát triển thế giới 38(11).

Symeonidis, G., 2008, “Tác độngcủa cạnh tranh đến tiền lươngvà năng suất: Kinh nghiệm từVương quốc Anh”, Tổng quanKinh tế và Thống kê 90 (1).

Võ Trí Thành, 2015, “Kỳ vọng củaViệt Nam trong hội nhập kinh tếkhu vực”, Tạp chí Kinh tế ĐôngNam Á, Vol. 32, No. 1.

Trần Văn Thọ 2015. “Việt Nam cầnphát triển một nền kinh tế địnhhướng thị trường: Đánh giá 30năm đổi mới và hướng đếntương lai”, báo cáo chuyên đềcho Báo cáo Việt Nam 2035.

Nguyễn Văn Thắng và Nick J. Free-man. 2009. “Doanh nghiệp nhà

nước ở Việt Nam: Liệu có lấn ápkhu vực tư nhân?” Kinh tế hậuCộng sản 21 (Tháng sáu): 227-47. doi:10.1080/14631370902778674.

Vasavakul, Thaveeporn, 2014, “Chủnghĩa độc tài đã thay đổi cấutrúc”. Trong Chính trị ở ViệtNam đương thời, biên tập bởiJon-athan London. PalgraveMacmillan.

Viner, Jacob, 1927, “Adam Smith vàchủ nghĩa tự do”, 1927, Tạp chíKinh tế chính trị, 35(2).

Voigt, S., 2009, “Tác động của chínhsách cạnh tranh với sự pháttriển: bằng chứng giữa các quốcgia qua bốn chỉ tiêu”, Tạp chínghiên cứu phát triển 45 (8).

Vũ Thành Tự Anh, 2014. “Kinh tếchính trị của phát triển côngnghiệp ở Việt Nam: Tác độngcủa mối quan hệ giữa nhà nướcvà doanh nghiệp trong hoạtđộng, 1986-2012”. 2014/158.Nghiên cứu của WIDER.

Vũ Thành Tự Anh, David Dapice,Nguyễn Xuân Thanh, Đỗ ThiênAnh Tuấn, 2015, “Hồi ức về 30năm phát triển ở Việt Nam”,nghiên cứu chuyên đề cho Báocáo Việt Nam 2035.

VIỆT NAM 2035 129BÁO CÁO TỔNG QUAN

Page 166: Báo cáo Việt Nam 2035

Wassmann, Jagadish, Heuer, vàcộng sự 2009. Biến đổi khí hậutác động đến sản xuất lúa gạo:Cơ sở sinh lý và nông học chochiến lược thích ứng. Tiến bộtrong nông học, 101(08), 59-122.doi:10.1016 /S0065-2113(08)00802-X.

Weber, Max, 1946, From MaxWeber: Luận văn về xã hội học.Biên tập bởi Hans HeinrichGerth và C. Wright Mills.Oxford: Oxford UniversityPress.

Ngân hàng Thế giới 2009. Phân tíchxã hội quốc gia: Dân tộc và phát

triển ở Việt Nam. Phòng Pháttriển xã hội, Ban Phát triển bềnvững, Đông Á và Khu vực TháiBình Dương. Washington DC.

Ngân hàng Thế giới 2012. Chỉ tiêuđầu tư xuyên biên giới. Ngânhàng Thế giới 2012b.

Ngân hàng Thế giới 2013. Thúc đẩythương mại, tạo giá trị và cạnhtranh: ngụ ý chính sách cho tăngtrưởng kinh tế ở Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới - Bộ Tài chính,2015, Đánh giá chi tiêu công,Dự thảo.

Yu 2003.

130 BÁO CÁO TỔNG QUAN

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAMNHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCĐịa chỉ: 65 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà NộiEmail: [email protected]Điện thoại : 04.3 9260024 Fax :04.3 9260031

Chịu trách nhiệm xuất bảnGiám đốc: BÙI VIỆT BẮCChịu trách nhiệm nội dungTổng biên tập: LÝ BÁ TOÀN

Biên tập: NGUYỄN KHẮC OÁNHTrình bày, minh họa: DUY NỘISửa bản in: LINH KHANHIn: 2000 cuốn, khổ: 20.5 x 26.5cm, tại: Công ty CP in Sách Việt Nam, 22B Hai Bà Trưng,Hà NộiSố XNĐKXB: 416 - 2016/CXBIPH/05 - 06/HĐ. Số QĐXB của NXB: 316/QĐ-NXB HĐ.Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-86-8957-5In xong và nộp lưu chiểu năm 2016

Page 167: Báo cáo Việt Nam 2035

131

Page 168: Báo cáo Việt Nam 2035

V

B ƯTUẦĐÀV

HCẠOHẾKỘ B