361
LÔØI GIÔÙI THIEÄU LÒCH SÖÛ PHAÙT TRIEÅN MAÙY TÍNH Lịch sử máy cá nhân gắn liền với chặng đường phát triển của IBM-PC. Máy IBM- PC được khởi đầu từ một phòng thí nghiệm tại Atlanta (Georrgia, USA), mục đích của công trình thí nghiệm là thiết kế một sản phẩm vi tính đầu thấp. Điều này có nghĩa là IBM không sử dụng các vxl của chính hãng mà dùng các vxl rẻ hơn của hãng khác như: Intel, Motorola, Zilog. 1979-1980: IBM cho ra đời máy Datamaster dùng vxl 16 bit 8086 của Intel. 1980: Đưa ra khái niệm: Personal Computer (PC). Chiếc IBM-PC đầu tiên dùng vxl 8bit 8085 của Intel. 1981-1982: Dù Intel có vxl 16bit nhưng giá thành còn cao, Để đáp ứng thị trường máy rẻ tiền, Intel đưa ra vxl 8 bit 8088 mà trong nó là vi mạch 16bit 8086. IBM dùng vxl này để thiết kế PC thế hệ thứ hai: PC-XT (extended technology) 8088 có 8 bit bus dữ liệu và 20bit bus địa chỉ, có khả năng quản lý tối đa 1MB bộ nhớ vật lý, chạy với tần số đồng hồ 4,77 MHz. Bên trong nó có 8 khe cắm mở rộng (khe cắm 8bit XT – hay XT-Slots), khe này có 62 chân. Máy PC-XT trang bị hai đĩa mềm 360KB, 256 KB Ram (cắm trong 1 trong 8 khe cắm trên). PC-XT dùng HDH CP/M và ct BASIC 80 của Micrrosoft. 1984: Khi vxl 16bit đã quen thuộc thị trường, Intel đưa ra vxl 80286, là vxl 16bit hoàn thiện, có thêm 4bit bus địa chỉ, quản lý 16MB bộ nhớ. IBM tung ra thị trường máy PC-AT (advanced technllogy) với bộ vxl 80286, với nó PC hoạt động trong chế độ bảo vệ cho phép chia bộ nhớ ra nhiều đoạn dài linh động và ưu tiên cho các ct ứng dụng do đó tránh được va chạm khi nhiều ct chạy một lúc – đây là nền tảng của chế độ đa nhiệm trên 80286. PC-AT làm việc với tần số 6-8 MHz, do phải thêm 8bit bus dữ liệu, 4bit bus địa chỉ, 8bit yêu cầu ngắt cứng và một số bit điều khiển mới, do vậy PC-AT cần bổ xung thêm khe cắm. Để đảm bảo tương thích với máy XT, khe cắm XT cũ vẫn giữ nguyên, thêm một đoạn khe cắm nối dài bổ xung thêm 36 chân, loại khe cắm mới này được gọi là ISA (Industry Standard Architecture) sau khi nó được cải tiến thêm một chút và đã chở thành chuẩn ISA. 1987: Thế hệ PC mới ra đời với vxl 80386. Bắt đầu từ đây IBM công khai cấu tạo máy và nội dung ct HDH vào ra cơ sở (BIOS), điều này giúp các hãng khác có thể sx các máy tính tương thích và các bản mạch cắm tương thích khiến cấu truc IBM-PC trở thành một cấu trúc chuẩn công nghiệp. Điều này khiến cho kiểu thiết kế kín PS/2 (cùng thời) thất bại trên thị trường vi tính cá nhân trong khi cấu trúc IBM-PC ngày càng chiếm lĩnh thị trường máy tính cá nhân. Bộ vxl 80386DX là một vxl 32bit hoàn thiện với 32bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ với bộ nhớ tối đa 4GB. Để đáp ứng tốc độ của 80386 và yc cao của những bản mạch điều khiển màn hình phân giải cao, chuẩn khe cắm EISA (extended industry standard architecture) được đưa ra. Đây chính là chuẩn khe cắm 32 bit với tốc độ truyền là 33Mbit/s. 1

Bao Hanh Bao Tri May Tinh

Embed Size (px)

Citation preview

LÔØI GIÔÙI THIEÄU

LÒCH SÖÛ PHAÙT TRIEÅN MAÙY TÍNH

Lịch sử máy cá nhân gắn liền với chặng đường phát triển của IBM-PC. Máy IBM-PC được khởi đầu từ một phòng thí nghiệm tại Atlanta (Georrgia, USA), mục đích của công trình thí nghiệm là thiết kế một sản phẩm vi tính đầu thấp. Điều này có nghĩa là IBM không sử dụng các vxl của chính hãng mà dùng các vxl rẻ hơn của hãng khác như: Intel, Motorola, Zilog.

1979-1980: IBM cho ra đời máy Datamaster dùng vxl 16 bit 8086 của Intel.

1980: Đưa ra khái niệm: Personal Computer (PC). Chiếc IBM-PC đầu tiên dùng vxl 8bit 8085 của Intel.

1981-1982: Dù Intel có vxl 16bit nhưng giá thành còn cao, Để đáp ứng thị trường máy rẻ tiền, Intel đưa ra vxl 8 bit 8088 mà trong nó là vi mạch 16bit 8086. IBM dùng vxl này để thiết kế PC thế hệ thứ hai: PC-XT (extended technology) 8088 có 8 bit bus dữ liệu và 20bit bus địa chỉ, có khả năng quản lý tối đa 1MB bộ nhớ vật lý, chạy với tần số đồng hồ 4,77 MHz. Bên trong nó có 8 khe cắm mở rộng (khe cắm 8bit XT – hay XT-Slots), khe này có 62 chân. Máy PC-XT trang bị hai đĩa mềm 360KB, 256 KB Ram (cắm trong 1 trong 8 khe cắm trên). PC-XT dùng HDH CP/M và ct BASIC 80 của Micrrosoft.

1984: Khi vxl 16bit đã quen thuộc thị trường, Intel đưa ra vxl 80286, là vxl 16bit hoàn thiện, có thêm 4bit bus địa chỉ, quản lý 16MB bộ nhớ. IBM tung ra thị trường máy PC-AT (advanced technllogy) với bộ vxl 80286, với nó PC hoạt động trong chế độ bảo vệ cho phép chia bộ nhớ ra nhiều đoạn dài linh động và ưu tiên cho các ct ứng dụng do đó tránh được va chạm khi nhiều ct chạy một lúc – đây là nền tảng của chế độ đa nhiệm trên 80286. PC-AT làm việc với tần số 6-8 MHz, do phải thêm 8bit bus dữ liệu, 4bit bus địa chỉ, 8bit yêu cầu ngắt cứng và một số bit điều khiển mới, do vậy PC-AT cần bổ xung thêm khe cắm. Để đảm bảo tương thích với máy XT, khe cắm XT cũ vẫn giữ nguyên, thêm một đoạn khe cắm nối dài bổ xung thêm 36 chân, loại khe cắm mới này được gọi là ISA (Industry Standard Architecture) sau khi nó được cải tiến thêm một chút và đã chở thành chuẩn ISA.

1987: Thế hệ PC mới ra đời với vxl 80386. Bắt đầu từ đây IBM công khai cấu tạo máy và nội dung ct HDH vào ra cơ sở (BIOS), điều này giúp các hãng khác có thể sx các máy tính tương thích và các bản mạch cắm tương thích khiến cấu truc IBM-PC trở thành một cấu trúc chuẩn công nghiệp. Điều này khiến cho kiểu thiết kế kín PS/2 (cùng thời) thất bại trên thị trường vi tính cá nhân trong khi cấu trúc IBM-PC ngày càng chiếm lĩnh thị trường máy tính cá nhân. Bộ vxl 80386DX là một vxl 32bit hoàn thiện với 32bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ với bộ nhớ tối đa 4GB. Để đáp ứng tốc độ của 80386 và yc cao của những bản mạch điều khiển màn hình phân giải cao, chuẩn khe cắm EISA (extended industry standard architecture) được đưa ra. Đây chính là chuẩn khe cắm 32 bit với tốc độ truyền là 33Mbit/s.

1990: 80486 ra đời với nhiều chức năng hơn, cụ thể là 8 Kbyte bộ nhớ đệm mã lệnh (code cache) và một bộ đồng xử lý toán học. Tần số làm việc đặc trưng của máy vi tính trong thời kỳ này là 66MHz.

1993: Vxl Pentium đầu tiên ra đời mở ra một kỷ nguyên mới với 64bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ, 8KB bộ đệm dữ liệu, 8KB bộ đệm mã lệnh. Bộ đồng xử lý toán học của Pentium làm việc nhanh gấp 10 lần so với 80486. Khi này các sx phần cứng lớn thoả thuận một chuẩn khe cắm mới PCI-bus (Peripheral Components Interconnect), và do đó bản mạch chính máy vi tính cá nhân chỉ còn lại vài vi mạch, tất cả các vi mạch ngoại vi của cấu trúc IBM-PC cũng như vi mạch điều khiển PCI được tích hợp vào một vi mạch duy nhất, có tên là PCI-chipset.

1995: Khả năng đa môi trường (multimedia) của máy vi tính cá nhân càng ngày càng hoàn thiện khi Pentium MMX , PenPro, Pen II lần lượt ra đời. Tần số đồng hồ cao nhất 300 MHz. Một chuẩn giao diện ngoại vi mới ra đời từ sự thoả thuận từ nhiều hãng lớn là bus tuần tự đa dạng (Universal Serial Bus).

1999 P!!! Ra đời, chuẩn PC99 xoá bỏ bus ISA. Bus PCI, giao diện đồ hoạ tiên tiến AGP, giao diện ngoại vi USB và IEEE 1934 là những đặc điểm nổi bật.

1

Từ năm 2000: Một cấu trúc vxl 64bit ra đời. Intel cho ra đời nhiều vi mạch tổng hợp thích hợp với vxl của chính hãng. Chipset đảm nhiệm hầu hết các chức năng điều khiển trên máy và có bộ điều khiển hiển thị cấy ở bên trong . Thị trường máy tính cá nhân cũng như thị trường vxl và vi mạch tổng hợp được chia thành nhiều phần đáp ứng nhu cầu đa dạng trong xã hội.

Trên đây có thể là những kiến thức cơ bản, có thể giúp bạn tham khảo, lắp ráp, nâng cấp máy tính. Đây chỉ là một lượng kiến thức rất nhỏ trong vô vàn kiến thức về phần cứng. Hi vọng qua đó với những bạn mới tiếp xúc với tin học có thể có thêm một chút khái niệm để đọc những tài liệu cao hơn, hay chí ít khi đọc những bài viết chứa toàn những thuật ngữ tin học, bạn không phải bỡ ngỡ nhiều.

CHÖÔNG I: CAÙC BOÄ PHAÄN CUÛA MAÙY TÍNH

2

A.Thùng máy ( Case)

    Có 2 dạng thùng thông dụng là loại nằm theo kiểu máy Mỹ và loại đứng theo kiểu máy Ðài Loan. Về phương diện giải nhiệt trong điều kiện khí hậu nước ta thì loại đứng có ưu điểm đối lưu không khí tốt hơn nên ít nóng máy và rộng rải thuận tiện cho việc lắp ráp hơn loại nằm.

     Thùng máy loại thường có 2 ngăn 5 1/4 inch và 2 ngăn 3 1/2 inch (để gắn 2 loại ổ đĩa mềm, ổ CD-Rom, hộc ổ cứng tháo rời...) ngoài máy và 2 ngăn 3 1/2 inch (để gắn ổ đĩa cứng cố định) trong máy, loại đặc biệt là 3 hay 4 ngăn 5 1/4 inch, 2 ngăn 3 1/2 ngoài máy và 4 ngăn 3 1/2 inch trong máy.

Mặt trước thùng máy luôn luôn có các chi tiết sau:

Nút bấm nguồn:

     Dùng đóng, ngắt cả 2 dây điện nguồn để đảm bảo an toàn. Vì màn hình lấy điện qua 1 trạm trung gian ở thùng máy nên nút bấm nầy cũng có tác dụng luôn cho màn hình.

    Bộ nguồn của thùng máy có tác dụng đổi điện xoay chiều (110V hay 220V) thành điện 1 chiều ((12V và (5V) cung cấp cho toàn bộ máy. Ðể tránh cắm nhiều dây lỉnh kỉnh, người ta thiết kế thêm 1 trạm nối điện cho màn hình và 1 cầu chì bảo vệ cho cã bộ đổi điện và trạm nối. Trong bộ nguồn còn có thêm quạt hút nhỏ để hút hơi nóng trong máy thổi ra ngoài.

     Ðể đáp ứng vấn đề bổ sung các thành phần cần thiết sau nầy như: Card âm thanh, CD- Rom..., bạn nên chọn mua bộ nguồn có công suất 230W trở lên. Khi hoạt động, bạn chỉ nghe tiếng quạt hút cũa bộ nguồn, nếu có tiếng động lớn hay có tiếng rít là có trục trặc như: quạt bị rít, cánh quạt chạm dây nối, bị quá tải...Cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm, nếu không có thể gây nguy hiểm cho các linh kiện điện tử trong máy.

Chú ý: Khi mở điện cho máy chạy, bạn không nên chạm vào bất cứ vật kim loại nào nối với máy tính kể cã các đầu nối dây nếu bạn không mang dép, vì do thiết kế cũa bộ nguồn chúng sẽ có điện xoay chiều. Ðiều nầy là bình thường, không phải do chạm dây và không ảnh hưởng gì đến hoạt động cũa máy.

     Trong trường hợp bộ nguồn hư hay bạn cần nâng cấp bộ nguồn có công suất cao hơn, bạn nên tìm mua lẻ về thay thế. Thường những chổ bán lẻ riêng bộ nguồn là những cửa hàng nhỏ. Ða số các cửa hàng lớn bán luôn cả thùng máy.

ổ khoá bàn phím:

    Dùng khoá lại, không cho sử dụng bàn phím để điều khiển máy tính.

Nút Turbo:

    Là loại nút bấm tự giữ, dùng thay đổi tốc độ hoạt động cũa máy, bấm vào là nhanh (đèn Led sáng), nhả ra là chậm (đèn Led tắt).

    Nếu nút nầy có tác dụng ngược lại là do bị cắm ngược dây, cần phải tráo đổi lại dây 1 và 3 (nút có 3 dây cắm lên Mainboard).

Nút Reset:

    Là loại nút bấm không tự giữ, dùng khởi động lại máy tính trong trường hợp máy bị treo mà bàn phím không thể khởi động lại bằng cách bấm Ctrl+Alt+Del. Nút nầy còn gọi là nút khởi động nóng vì quá trình khởi động giống như tắt mở điện nguồn gọi là (khởi động nguội).

Ðèn báo số:

3

    Dùng để trang trí cho đẹp, hoàn toàn không có tác dụng gì đối với hoạt động cũa máy. Bạn có thể tắt luôn cho đở tốn điện nếu bộ nguồn có công suất thấp.

    Khi bạn mua lẻ thùng máy, trong thùng sẽ kèm theo sơ đồ hướng dẫn cách Set đèn báo nầy, mỗi thùng máy tuỳ theo kiểu sẽ có sơ đồ khác nhau. Còn khi mua cả máy, người bán sẽ không kèm sơ đồ nầy cho bạn. Nếu muốn bạn có thể yêu cầu vì không có sơ đồ nầy bạn không thể Set mò được.

Mặt sau thùng máy có các chi tiết sau:

Bộ nguồn: Khi cắm dây không nên mở điện cho máy để tránh trường hợp bị điện giựt và cháy Card điều khiển hay mainboard.

ổ nối dây điện nhà và ổ nối đây điện màn hình:

    2 ổ nối nầy được thiết kế đặc biệt để tránh tình trạng nối lộn dây.

    Nếu bạn muốn cắm màn hình riêng hay nếu màn hình của bạn có điện thế khác với diện thế cũa thùng máy, bạn có thể thay đầu nối dây và cắm trực tiếp vào ổ cắm điện nhà thích hợp, không cần phải qua trạm trung gian nầy.

 ổ nối dây bàn phím:

      Là loại ổ nối tròn DIN có 5 chân, bạn nên quan sát kỹ vị trí 5 chân để cắm cho đúng (nếu vị trí đúng, bạn chỉ cần ấn nhẹ tay là vào), không nên cắm đại hay nhấn quá mạnh tay (do lệch chân mà không biết), có thể làm nứt mainboard vì ổ cắm nầy hàn trực tiếp lên mainboard.

ổ nối dây tín hiệu màn hình:

      Nói chung các ổ nối dây đều có hình dạng đặc biệt để tránh cắm ngược đầu dây hay cắm lộn dây. Khi cắm cần phân biệt ổ cắm hay đầu cắm cái chỉ có lổ và ổ cắm hay đầu nối đực chỉ có chấu, ổ nối và đầu cắm phải ngược nhau thì mới kết nối được.

       Ðây là ổ nối cái, 15 chân, chia làm 3 hàng, do dây màn hình to và cứng nên sau khi cắm bạn nên bắt vít để giữ cho chắc. Nếu cắm lỏng lẻo, màn hình cũa bạn chạy không ổn định.

Cổng COM 1:

    Là loại ổ nối đực, 9 chân, chia làm 2 hàng. Thường dùng để cắm dây nối mouse.

 Cổng COM 2:

    Là loại ổ nối đực, 25 chân, chia làm 2 hàng.

Cổng Game:

    Là loại 15 chân, cái, chân chia làm 2 hàng nên dài hơn ổ cắm dây màn hình. Các Mainboard đời mới PCI có I/O on board hiện nay không có cổng Game, nếu bạn có Card âm thanh thì sử dụng cổng Game trên Card nầy (gần như tất cả Card âm thanh đều có cổng Game) cũng được. Cổng Game của Card âm thanh còn được dùng để nối với MIDI.

Cổng máy in (LPT):

    Là loại 25 chân, cái, chân chia làm 2 hàng.

Chú ý: Cả 4 cổng đều nối vào 1 Card duy nhất là Card Super I/O nếu máy không phải là loại PCI I/O On Board. Loại máy nầy không có cổng Game và 3 cổng còn lại nối trực tiếp lên mainboard.

4

    Khi nối dây của cổng vào Card I/O hay mainboard coi chừng nối lộn đầu dây cắm của cổng COM 1 và COM 2 vì chúng giống nhau.

    Trên đây là các chi tiết bắt buộc phải có cho 1 máy tính đơn giản nhất, nếu bạn có thêm Card bổ sung như: Âm thanh, mạng, modem...thì mỗi card nầy đều có thêm các ổ nối dính liền với Card.

2- Bàn Phím:

      Bàn phím có rất nhiều loại, tốt xấu tùy theo giá tiền. Có 1 cách để xác định chất lượng nhanh và tương đối chính xác là: Cầm bàn phím lên càng nặng tay càng tốt và ngược lại.

       Bàn phím thường có 101 phím, bàn phím mới hổ trợ cho Windows 95 có 104 phím..

3- Màn hình:

      Có rất nhiều nhản hiệu và giá cả khác nhau. Người mua lần đầu khó có thể xác định chất lượng vì có bao giờ "xài" qua cái nào đâu mà so sánh. Tốt nhất là dựa vào uy tín của nơi bán để an tâm về chất lượng. Theo chúng tôi việc mua kính che là không cần thiết vì chưa có tài liệu chính thức nào công nhận bức xạ của màn hình có hại cho con người và các màn hình đời mới đều có bức xạ rất thấp. Ngoài ra do gắn thêm kính lọc, bạn phải điều chỉnh màn hình sáng hơn , tăng độ tương phản của màn hình để bù lại độ xám của kính lọc, tức là bạn bắt màn hình chạy mạnh hơn và dỉ nhiên là mau giảm thọ hơn không xài kính lọc.

       Màn hình loại cũ, điều chỉnh bằng nút vặn (analog). Màn hình mới, điều chỉnh bằng nút bấm (digital).

4- Mouse:

      Hỗ trợ cho bàn phím khi chạy với Dos hay còn gọi là chế độ TEXT. Không thể thiếu được nếu chạy các chương trình có giao diện đồ hoạ như Windows. Kèm theo Mouse có đĩa mềm chứa chương trình điều khiển và sách hướng dẫn.

B.Phân biệt các thành phần trong thùng máy

1- Bộ nguồn:

    Có hình khối chữ nhật nằm trên cùng, trong hộp đi ra các đầu đây nối gồm có:

    - 2 đầu cung cấp điện cho mainboard. Lưu ý khi cắm 2 đầu nối nầu phải tuân theo nguyên tắc: 4 dây đen của cả 2 đầu (mỗi đầu 2 dây) phải nằm liên tiếp sát nhau và nằm giữa.

    - 4 đầu cung cấp điện cho các thành phần khác. Như: ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, CD- Rom...Nếu thiếu các bạn có thể mua loại đầu nối chia 2 để bổ sung. Các đầu nối có 2 loại: Nhỏ riêng dùng cho ổ 1.4Mb, loại nầy dể cắm lộn làm hư nguồn nên khi cắm cần quan sát kỹ chớ đừng cắm mò (2 cạng gờ của đầu nối dây phải ôm miếng đế nhựa của ổ nối). Lớn dùng cho các thiết bị khác, loại nầy có 2 cạnh bị vát nên không thể cắm ngược được.

    - 1 dây cấp điện cho bảng hiện số trước mặt thùng máy. Tuỳ theo thùng máy, có thùng không cần dây cấp điện nầy.

2- Mainboard:

      Là bản mạch lớn nhất trong thùng máy, trên bản mạch nầy có các đầu nối để cắm CPU, RAM, CARD bổ sung.v..v...Thường bản mạch chiếm trọn 1 bên hông cũa thùng máy dạng đứng. Bản mạch nầy cần được bắt kỹ vào vách đở của thùng máy, tối thiểu phải bắt 2 ốc để tránh xê dịch theo chiều ngang và có đầy đủ các chốt đệm bằng nhựa để tránh nhún theo chiều đứng. Nếu không kỹ, khi ráp hay tháo card bổ sung dể làm bản mạch bị xộc xệch gây ra chạm mạch hay nứt mạch in do oằn.

5

       Nên chọn loại mainboard theo chuẩn PCI chứ đừng chọn VESA Local Bus để sau nầy khi nâng cấp máy, bạn vẫn sử dụng được các card bổ sung cũ.

3- CPU:

        Ðược cắm trên 1 đế cắm vuông bằng nhựa, nếu là 486 trở lên thì luôn luôn có kèm theo quạt để giải nhiệt cho CPU. Cũng có vài loại CPU không có quạt mà chỉ dùng bản giải nhiệt dán cứng vào lưng CPU. Cần cẩn thận tách các dây nhợ xa khỏi quạt vì chỉ cần quạt ngưng chạy do cánh quạt chạm vào một dây dẫn nào đó là kể như quạt và CPU cùng "tiêu" một lượt.

       Các mainboard 486 hay Pentium cho phép bạn thay đổi đủ loại CPU có tốc độ khác nhau, miễn là cùng họ 486 hay Pentium. Cho nên bạn có thể nâng cấp riêng con CPU theo túi tiền của bạn, nhưng khi thay đổi họ CPU, bạn phải thay luôn mainboard. Khi mua máy hay mainboard, bạn phải đòi cho được sách hướng dẫn kèm theo mainboard, nếu thiếu cuốn nầy kể như bạn không thể nào thay đổi gì trên mainboard, thậm chí không thể sửa chữa máy của bạn khi có trục trặc. Ðối với mainboard PCI còn có thêm đĩa mềm chứa chương trình dành cho thành phần I/O on board.

       Khi tháo ráp CPU bạn cần lưu ý cạnh có dấu chấm trên CPU phải trùng với cạnh có chấm của đế cắm. Thường cạnh nầy cũng vát xiên để dể phân biệt với 3 cạnh còn lại. Do CPU có nhiều điện thế hoạt động khác nhau nên khi thay đổi CPU cần quan tâm tới việc Set lại điện thế cung cấp cho CPU, nếu quá cao, CPU sẽ "nổ".

 4- Ram:

      Là những miếng dài cắm vào các đầu nối đặc biệt dành riêng cho nó, thường có vị trí trên cùng, sát bộ nguồn của máy. Tuỳ theo thiết kế của mainboard, có 3 loại Ram là:

    - 30 chân: Hay có trong các mainboard đời cũ. Gồm 2 Band, mỗi Band bắt buộc phải cắm cùng lúc 4 cây Ram giống nhau mới sử dụng được. Do bất tiện nầy nên hiện nay không còn sản xuất nữa.

    - 72 chân: Các mainboard mới chỉ sử dụng loại nầy. Gồm 4 Band, mỗi Band chỉ cần 1 cây Ram là sử dụng được nên dể thay đổi hơn loại cũ. Tuy nhiên tùy theo mainboard mà vị trí Band khi cắm 1 cây có thể khác nhau, cũng có loại mainboard cho phép bạn cắm 1 cây vào bất cứ Band nào. Trong trường hợp sử dụng từ 2 cây ram trở lên, bạn bắt buộc phải có sách hướng dẫn cũa mainboard để biết phải cắm theo thứ tự nào, và tuỳ theo dung lượng cây Ram mà chúng có vị trí Band quy định khác nhau.

    - 168 chân: Là loại mới nhất và nhanh nhất, mỗi cây có dung lượng 16Mb trở lên. Thường trên main board đời mới có 4 slot 72 chân và 2 slot 168 chân.

Chú ý: Trên thị trường cũng có xuất hiện 2 loại bản mạch gọi là ConvertRam, dùng để chuyển đổi 4 cây ram 30 chân thành 1 cây 72 chân hay 2 cây ram 72 chân thành 1 cây 72 chân. Nó rất đơn giản, dể sử dụng và rất có ích trong tình hình hiện nay, giá khoảng 20US trở lại.

5- Card màn hình và Card I/O:

      Khi quan sát Card nầy hay Card I/O, ngoài việc phân biệt tên con Chip trên card, bạn cần chú ý thêm loại giao tiếp của card.

    - Card 8Bit: Có 1 đoạn chân để cắm vào ổ nối.

    - Card 16Bit: Có 2 đoạn chân để cắm vào ổ nối, 1 đoạn chân dài và 1 đoạn ngắn hơn.

    - Card 32 Bit VESA: Có 3 đoạn chân, trong đó ngoài 2 đoạn giống card 16 Bit còn có thêm đoạn thứ 3 có xẻ 1 rảnh nhỏ.

- Card 32Bit PCI: Chỉ có 1 đoạn chân ngắn, có xẻ 1 rảnh nhỏ.

6

       Phải dùng Card 32Bit cho máy 486 trở lên. Trong trường hợp bạn mua mainboard PCI thì không có Card I/O vì thành phần nầy nằm luôn trên mainboard (I/O on board).

Chú ý: Card 16 Bit có thể sử dụng được trên cả mainboard PCI và VESA, nhưng Card 32 Bit VESA chỉ sử dụng được trên mainboard theo chuẩn VESA và tương tự vậy cho Card PCI.

       Ði kèm với Card màn hình Và Card I/O là đĩa mềm chứa các chương trình điều khiển dành riêng cho Card của hãng sản xuất và tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng như tháo ráp card. Khi mua các bạn nhớ đòi cho được mấy thứ nầy.

6- ổ đĩa mềm:

      Thường hiện nay bạn chỉ cần ráp loại 1.4Mb, vì loại 1.2Mb không còn thông dụng và giá mắc hơn. Cách kiểm tra ổ đĩa mềm hay nhất là bạn thử cho format 1 đĩa mềm, chép chương trình lên đĩa rồi đem qua máy khác đọc và cho ổ đĩa đọc 1 đĩa mềm được format, ghi bằng máy khác. Nếu ổ đĩa không format được hay chỉ đọc được đĩa do chính nó ghi thì bạn phải đổi ổ đĩa khác.

7- ổ đĩa cứng:

      Nên mua loai IDE vì dể sử dụng và giá rẻ. Luôn luôn đòi hỏi người bán ghi chính xác dung lượng và nhản hiệu ổ đĩa cứng vào hoá đơn vì đây là thiết bị quan trọng, mắc tiền và nếu hư thì quả là 1 tai họa lớn cho người sử dụng. Kèm theo ổ đĩa dung lượng trên 528 Mb phải có đĩa mềm chứa chương trình điều khiển ổ đĩa của hãng sản xuất, không có chương trình nầy bạn không thể dùng ổ đĩa trên các máy 386 hay 486 đời cũ do Bios các máy nầy không chấp nhận ổ đĩa lớn hơn 528 Mb.

       Trong trường hợp bạn mua mainboard đời mới, bạn có thể vào Bios Setup khai báo loại ổ đĩa dung lượng cao nầy và sử dụng bình thường như các ổ đĩa loại nhỏ, không cần dùng chương trình quản lý đặc biệt chi cho rắc rối.

C.Các thiết bị bổ sung cần thiết

1/ ổ CD-Rom: 

      Tổng quát: ổ đĩa CD-Rom có thể nghe được tất cả các đĩa nhạc dân dụng một cách độc lập qua lổ cắm Headphone hay qua Card âm thanh bằng đầu nối âm thanh 3 chấu riêng. Khi đọc đĩa dành riêng cho máy tính, 2 đường âm thanh âm thanh nầy bị vô hiệu hoá vì dữ liệu và âm thanh nếu có đều được truyền bằng cáp dẹp, đường cáp nầy bắt buộc phải nối và đâu là do thiết kế của ổ đĩa như phần trình bày dưới đây.

       Hiện nay ổ CD Rom là thiết bị không thể thiếu của máy tính, vì tính kinh tế và đa dụng của nó.

     ổ CD-Rom có 3 loại giao tiếp:

- Loại có Card riêng: Loại nầy khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào Card riêng đi kèm theo ổ đĩa. Có Card cho phép bạn nối với 4 loại ổ đĩa CD-Rom khác nhau (nhưng chỉ sử dụng mỗi lần 1 ổ). Trên Card sẽ có 2 chấu cắm (L,R) giống chấu cắm của Radio Cassette để dùng cho việc nghe đĩa nhạc.

- Loại nối vào Card âm thanh: Ða số ổ đĩa CD-Rom thuộc loại nầy. Ðường cáp tín hiệu phải nối vào Card âm thanh khi sử dụng. Nếu máy tính không điều khiển được Card âm thanh thì kể như không điều khiển được ổ đĩa luôn (nghĩa là nếu bạn không có đúng Driver của Card Sound thi bạn sẽ không sử dụng được o đĩa CDRom). 

- Loại IDE: Các ổ đĩa đời mới thuộc loại nầy, đường cáp tín hiệu dùng chung với cáp ổ đĩa cứng. Trên ổ đĩa CD-Rom cũng có các Jump để xác lập là ổ đĩa chính (master) hay ổ đĩa phụ (slave). Tuy nhiên bạn không cần khai báo trong Bios Setup, vì ta phải dùng phần mềm để điều khiển nó giống như khi bạn sử dụng ổ đĩa cứng theo chuẩn giao tiếp SCSI.

7

      Tốc độ của CD-Rom cho ổ dưới 12 được tính như sau: 150Kb cho tốc độ x1, như vậy nếu x2 là 300Kb, x4 là 600Kb, x6 là 900Kb. ổ trên 12 do thiết kế đặc biệt nên đọc ở tâm đĩa chậm hơn ngoài rià đĩa và chỉ ở ngoài rìa mới đạt được tốc độ tối đa như quảng cáo.

Khi mua ổ đĩa CD-Rom, bạn nên chú ý các phẩm chất sau:

    * Buffer: dung lượng Ram cache gắn trên ổ đĩa, dung lượng nầy càng cao càng tốt và ổ đĩa càng mắc tiền. Dung lượng Buffer thường là 32Kb, 64Kb, 128Kb, 256Kb.

    * Chuẩn tương thích: Càng tương thích với nhiều chuẩn càng tốt, tối thiểu phải tương thích với những chuẩn sau: CD-CA, CD-ROM (mode 1, mode 2, Mixer mode, Multi session Photo CD, MPC2...). Tương lai chúng ta sẽ sử dụng nhiều loại đĩa CD ghi được nên chuẩn Multi session phải có để đọc chúng.

    * Cách lấy đĩa ra khi máy không có điện: Có nhiều cách lấy đĩa khi không có điện, thường là có một lổ nhỏ ở mặt trước máy, phiá dưới hộc chứa đĩa. Khi muốn lấy đĩa ra, bạn chọt một que nhỏ vào lổ nầy (ổ đĩa Sony) hay dùng một cây vặn vít nhỏ chọt vào lổ và vừa vặn vít vừa dùng tay kéo học ra (các ổ đĩa khác). Có loại ổ đĩa rẻ tiền không cho bạn lấy đĩa ra khi không có điện.

    Ði kèm theo ổ đĩa CD-ROM phải có sách hướng dẫn và đĩa mềm chứa chương trình điều khiển.

2- Card âm thanh:

     Card âm thanh có rất nhiều chủng loại giá chênh lệch rất khũng khiếp. Mắc nhất và chất lượng cao nhất là của hãng Creative, rẻ nhất và chất lượng thấp nhất là của Trung Quốc. Rất khó đành giá chất lượng Card âm thanh bằng cách nghe vì không có cơ sở để so sánh nên nhiều người chọn mua loại rẻ tiền mà quên rằng vấn đề chuẩn rất quan trọng, các Card âm thanh của các hãng khác thường quảng cáo là tương thích hoàn toàn với Sound Blaster của Creative nhưng thực chất lại không phải như vậy. Tất cả các phần mềm Multi Media muốn phát hành rộng rải đều phải nhận diện và sử dụng được Card Sound Blaster vì đây là chuẩn về Card âm thanh, còn các loại vô danh khác nó không cần quan tâm. Do đó sử dụng Card Sound Blaster là bạn hoàn toàn an tâm cài đặt bất cứ chương trình nào, còn nếu sử dụng Card vô danh thì bạn coi chừng phần mềm không điều khiển được và cả bộ vừa Card âm thanh, vừa CD-Rom đều vô giá trị.

      Các bạn chú ý cho vấn đề sau: Card 8Bit, 16Bit, 32Bit là nói về việc xữ lý âm thanh chớ không có liên quan gì đến tốc độ vận chuyển dữ liệu. Trong việc xữ lý âm thanh, Card càng nhiều Bit cho chất lượng ghi phát âm thanh càng cao. Ðối với người sử dụng bình thường chỉ cần Card 16Bit là quá tốt (không thua gì dàn máy HIFI). Card 32Bit chỉ cấn thiết cho dân chuyên nghiệp soạn nhạc có sử dụng Organ điện tử kết nối vào cổng MIDI của Card âm thanh. Card 8Bit khi xữ lý các file âm thanh thì tốt nhưng khi nghe đĩa CD nhạc thì thật dở gần như trở thành MONO, do đó khi nghe CD nhạc bạn nên nghe bằng lổ Headphone có chất lượng cao hơn khi nghe qua card sound vì không bị card nầy xữ lý bậy bạ.

      Thông thường khi mua Card âm thanh, ngoài sách hướng dẫn còn có thêm vài đĩa mềm hay có khi là đĩa CD chức các chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích về âm thanh kèm theo.

     Chú ý: Hiện nay ổ đĩa CD-ROM x2 và Card âm thanh 16Bit chỉ còn khoảng 200US cho cả bộ. Ðây là tình trạng đáng mừng, nhưng chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân tuột giá nhanh như vậy vì chúng tôi sợ tình trạng "remark" cho ổ đĩa CD-ROM (tốc độ 1 sửa thành tốc độ 2) hay là làm giả nhản hiệu các hãng danh tiếng.

      Do ổ đĩa CD-Rom đã bắt đầu thông dụng nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại đĩa CD dùng lau chùi đầu đọc Laser của ổ đĩa, các bạn cũng nên kiếm mua đĩa nầy về để dành, giá chỉ khoảng 8US.

3/ Ðĩa mềm:

     Thông dụng là đĩa 1.4Mb, đĩa 1.2Mb hầu như vắng bóng. Khi mua đĩa mềm nên chú ý: Hiện nay xuất hiện đĩa giã rất nhiều, hiệu nào cũng có giã, đừng thèm chọn loại nổi tiếng mua chi cho tốn tiền vô ích, chất lượng không hơn gì loại vô danh (bởi nó là giã), cứ việc chọn mua loại rẻ nhất mà xài là kinh tế nhất.

8

      Khi sử dụng đĩa mềm nhớ đừng để đĩa gần vật có từ tính như: nam châm, màn hình, các bộ nguồn điện nhà...Nó sẽ bị xoá.

4/ Ðĩa CD-ROM:

     Ðại đa số đĩa CD-ROM ta sử dụng hiện nay là của Trung Quốc sản xuất lậu, chất lượng không cao nhưng tính ra vẫn rất có ích vì giá rẻ. Ngoài ra còn có loại đĩa ghi được sản xuất tại thành phố.

Khi sử dụng đĩa CD-ROM, bạn chú ý các vấn đề sau:

    Cùng 1 đĩa nhưng có ổ đọc được, có ổ không đọc được. Cùng 1 ổ nhưng có đĩa đọc được, có đĩa không, tuỳ theo hiệu.

    Nhiều khi trong một loạt đĩa, tất cả đều hư giống nhau, đó là lỗi sản xuất không khắc phục được.

    Nếu đĩa bị trầy nhiều, không đọc được, bạn có thể đem đánh bóng (HTK) cho mất các vết trầy, đòi hỏi người đánh phải có tay nghề cao để khi đánh, mặt đĩa không bị dợn sóng do mòn không đều. Hiện nay cũng đã có bán các dụng cụ đánh bóng đĩa CD bằng tay giá khoảng vài chục ngàn VN.

    Ðĩa CD loại ghi được, có thể ghi nhiều lần đến khi nào hết dung lượng đĩa thì thôi nhưng để đọc được đĩa nầy, ổ đĩa CD phải tương thích với chuẩn Multi Session. Hiện nay các chổ ghi đĩa không nhận ghi nhiều lần cho bạn vì sợ hư đĩa.

CHÖÔNG II: CAÁU TRUÙC CAÙC THAØNH PHAÀN CUÛA MAÙY TÍNH

9

1.Bộ nguồn ATX

    Các máy tính sản xuất gần đây, nhất là từ Pentium II trở đi đều sử dụng mainboard và bộ nguồn theo chuẩn ATX.

    Bộ nguồn ATX hoạt động tiết kiệm, an toàn và linh động hơn bộ nguồn AT vì ta có thể điều khiển một số hoạt động của bộ nguồn thông qua Bios trên mainboard. Thí dụ: Có thể bật/tắt máy từ xa thông qua card mạng, modem, cổng...Tắt máy bằng lịnh Shutdown của Windows 95. Theo dỏi tình trạng hoạt động của máy, kiểm tra nhiệt độ CPU, Mainboard, tự động tắt máy để tiết kiệm nguồn hay để bảo vệ.

    Ðiểm khác biệt lớn nhất khi ráp bộ nguồn ATX là đầu cắm cung cấp điện cho mainboard và công tắc Power.

-Ðầu cắm

    Ðầu cắm ATX có 20 chân

Chân Tín hiệu Chân Tín hiệu

1 +3.3v 11 +3.3v

2 +3.3v 12 -12v

3 Ðất (Ground) 13 Ðất (Ground)

4 +5v 14 PW_ON (mở nguồn)

5 Ðất (Ground) 15 Ðất (Ground)

6 +5v 16 Ðất (Ground)

7 Ðất (Ground) 17 Ðất (Ground)

8 PWRGOOD (nguồn tốt) 18 -5v

9 +5vSB 19 +5v

10 +12v 20 +5v

-Công tắc Power

    Do có 1 số tính năng điều khiển từ xa nên về nguyên tắc bộ nguồn phải luôn luôn được cấp điện. Bạn sẽ không thấy công tắc Power tự giử theo kiểu AT nữa (Sau khi bấm, công tắc sẽ tự giử trạng thái đó cho đến khi bấm lần nửa để thay đổi trạng thái), thay vào đó là 1 nút bấm kích (tự động trở về vị trí ban đầu sau khi ngưng bấm) tương tự như nút Reset.

    Khi bạn bấm nút nầy, đường tín hiệu thứ 14 của đầu cắm nguồn (PW_ON) sẽ được nối đất để tạo ra tín hiệu mở máy nếu máy đang trong tình trạng tắt (hay tắt máy nếu máy đang trong tình trạng mở).

Chú ý: Khi mở máy bạn chỉ cần kích nút Power (bấm rồi nhả liền) nhưng đặc biệt khi tắt, tùy theo mainboard có thể bạn phải bấm rồi giử sau 4 giây mới được nhả (do xác lập trong Bios).

    Khi máy trong tình trạng tắt, thực sự bộ nguồn vẫn tiêu thụ 1 lượng điện rất nhỏ để duy trì sự hoạt động cho mạch điều khiển tự động mở máy (theo xác lập trong Bios hay chương trình điều khiển). Chỉ khi nào bạn rút dây cắm nguồn hay tắt điện bằng công tắt phía sau bộ nguồn thì máy bạn mới bị ngắt điện hoàn toàn.

10

-Kiểm tra bộ nguồn rời

    Ðể kiểm tra nhanh bộ nguồn có hoạt động hay không, bạn có thể kích nối tắt đường tín hiệu 14 và 15 (chập rồi nhả liền) hay chắc ăn nhất là cắm đầu nối nguồn vào Mainboard rồi kích nối tắt 2 chấu của Jumper PowerSw trên mainboard (khi thử chỉ cần có bộ nguồn và mainboard ATX là đủ, không cần thêm gì nữa).

2.Bus (Baêng thoâng)

        Hai loại bus tốc độ cao đang ganh đua chiếm ưu thế trên trường máy tính để bàn. Cái nào thích hợp hơn cả với bạn để thực hiện các ứng dụng đồ họa đầy màu sắc hay gói dữ liệu

        Lý do chính có thể được diễn giải bằng ba từ: Peripheral Component Interconnect (liên kết thành phần ngoại vi) (PCI).            

-Ngôn ngữ của Local Bus

        Vấn đề trên đã được nhắc tới khi Windows đưa các hình ảnh đồ họa màu trung thực vào PC. Bên trong CPU, bộ vi xử lý 486 chuyển dữ liệu với tốc độ 33MHz, sử dụng local bus 32-bit nội. Nhưng luồng dữ liệu đồ hoạ lại đụng phải một đường dẫn hẹp một khi đi qua bus ISA. Được thiết kế cách đây 10 năm, ISA hoạt động với 8MHz và là bus 16-bit. Khi các ứng dụng yêu cầu khả năng đồ họa màu thực, video chuyển động và hình ảnh 3 chiều, lúc đó ISA trở nên bị quá tải.

        Để loại trừ sự tắc nghẽn, các nhà sản xuất hệ thống và thiết bị ngoại vi đã phải tạo ra đường dữ liệu tắt cho các thành phần có nhu cầu tốc độ nhiều nhất. Bằng cách nối trực tiếp mạch điều khiển đồ họa (graphic adapter) và có thể các thiết bị khác vào bộ xử lý, các nhà sản xuất có thể tạo ra tuyến dữ liệu rộng nhanh cho các thành phần cần tốc độ. Và đó là điểm chung cho sự ra đời của các chuẩn local bus giống với VL. Bằng cách tạo ra một đường chung gắn vào bus tốc độ cao của bộ xử lý, local bus chuẩn đã loại bỏ hiện tượng tắc nghẽn dữ liệu trong các máy PC.

        Các bus VL và PCI đều thực hiện một công việc như nhau. Cả hai đóng vai trò là tuyến dữ liệu 32-bit giữa CPU và thiết bị ngoại vi, hoạt động với tốc độ cao (PCI: 33MHz và VL: 40MHz), tốc độ truyền dữ liệu gần tương đương (PCI 120MB/sec và VL: 132MB/sec). Hơn nữa, cả PCI lẫn VL đều có các đặc tính nhằm tương thích với các thiết bị ISA sẵn có.

        VL và PCI cung cấp hiệu năng tương đương, ít nhất cũng trên các hệ thống hiện có. Khi chạy các ứng dụng Windows trên các hệ thống có cấu hình Pentium tương đương được trang bị bus VL hoặc PCI, không thấy sự khác biệt hiệu năng rõ ràng. Trong khi hệ thống PCI cho thấy các hệ số tốt trong cuộc thử nghiệm, hệ thống VL cũng cho thấy chỉ kém 2% điểm. Đối với nhiều người dùng, đó không phải là khía cạnh hiệu năng bắt buộc.

        Nhưng hai chuẩn đã sinh ra từ đó - và sự khác biệt có thể xác định cái nào tồn tại lâu hơn. Bus VL được xem như không đắt lắm, là giải pháp tiếp cận nhanh thị trường. Được xây dựng trên local bus sẵn có trên tất cả CPU 486 Intel, VL hoạt động với tốc độ của bộ xử lý, hoặc đối với các CPU DX2 gấp đôi xung, nó hoạt động bằng nửa tốc độ của bộ xử lý. Bus VL điều khiển tối đa 2 hoặc 3 thành phần, tăng cường hiệu suất các bo mạch đồ họa và cả đĩa cứng. Điều quan trọng tuơng tự là các hệ thống bus VL và thiết bị ngoại vi giá rẻ, chỉ hơn chút ít các phần hợp thành ISA của chúng.

        Giá trị của công nghệ này sẽ bao nhiêu? Các nhà sản xuất nghĩ rằng sẽ đắt thêm hàng trăm dollar trên các hệ thống PCI, nhưng giá có thể thay đổi khi Intel, công ty duy nhất sản xuất chip PCI, cố gắng thu hút bớt thị trường của chuẩn bus VL.

-Chuyển dữ liệu trên bus

        Tốc độ chuyển dữ liệu 16-bit của ISA - 8MHz quá chậm so với các CPU nhanh ngày nay, các tập tin lớn và các ứng dụng đồ họa. Các bus PCI và local bus VESA (VL) tăng tốc độ chuyển dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu liên tục, chế độ làm việc của đĩa cứng và các bo mạch đồ họa. Tuy vậy mỗi loại sử dụng phương thức khác nhau để chuyển dữ liệu giữa bộ nhớ hệ thống và thiết bị.

11

-VL Bus: giải pháp trực tiếp

        Bus VL là phần mở rộng của local bus của CPU 486. Dữ liệu đi trực tiếp thông qua bus CPU đến bus VL. Một vài loại bo mạch giao tiếp VL có trang bị vùng đệm nhằm giữ cho dữ liệu không bị mất trước khi thiết bị có thể nhận được. Bởi vì bus VL chuyển dữ liệu với tốc độ từ 25 đến 40 MHz, các bo mạch VL phải điều khiển được các tốc độ xung khác nhau. Mỗi bo mạch VL thêm vào một đường tải cho bus CPU, làm giảm số tín hiệu của bus và hạn chế VL dùng chỉ cho hai hoặc ba thiết bị.á

-PCI Bus: hơn cả local bus

        PCI thêm vào bộ điều khiển và mạch tăng tốc nhằm tạo ra bus tách biệt với bus của CPU, và các thiết bị phụ nhằm tăng cường đường dữ liệu. Một phương pháp PCI dùng để tăng tốc độ chuyển là tăng tốc dữ liệu liên tục. Đối với dữ liệu không liên tục, CPU phải mất thời gian xác định địa chỉ của đoạn dữ liệu cần đọc, sau đó tốn thêm thời gian để đọc đoạn dữ liệu đó. Đối với dữ liệu liên tục, như vùng nhớ hình ảnh, tăng cường xác định địa chỉ kế tiếp trong lúc đang đọc dữ liệu ở địa chỉ hiện hành. Một cách khác để chuyển dữ liệu liên tục, gọi là multiplexing, là gấp đôi đường truyền bằng cách gửi dữ liệu xuống các đường địa chỉ. Sau cùng, mạch tăng tốc PCI có thể lưu dữ liệu trong vùng đệm của nó, cho phép bộ tăng tốc đọc dữ liệu từ bộ nhớ đồng thời chuyển dữ liệu cho thiết bị. Và bởi vì bus PCI tách biệt với CPU, tín hiệu của nó có thể cung cấp cho nhiều thiết bị hơn so với bus VL.

        PCI là một giải pháp mềm dẻo và tinh vi trên thị trường bus máy tính. PCI cho phép các nhà sản xuất nhanh chóng thiết kế các loại PC khác nhau một cách đảm bảo.

3.Bo Mạch Chủ (Motherboard)

Trong số các thành phần cấu thành máy tính, nếu CPU là yếu tố quyết định khả năng và tốc độ xử lý của hệ thống thì bo mạch chủ đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định cho tất cả các thiết bị khác, kể cả CPU. Bản thân tên gọi motherboard cũng chứng tỏ điều này.

Bo mạch chủ, hay còn gọi là bo mẹ (motherboard) có ý nghĩa rất lớn trong cả hệ thống PC của bạn. Bạn có thể là chủ nhân của ổ đĩa cứng SCSI nhanh nhất, đầu DVD/CD-ROM tân kỳ, 64 MB SDRAM DIMM, BXL Pentium II 400MHz, card âm thanh Creative Sound Blaster Live, đồ họa Voodoo II và modem V.90 56kbps... nghĩa là những gì tốt nhất có thể.

Nhưng tất cả những thứ trên sẽ đều không có nghĩa lý nếu máy tính của bạn thường xuyên bị treo, chạy chập chờn. Đây là cơn ác mộng của nhiều người dùng máy tính mà có lẽ nguyên nhân chính là bạn đang có một bo mạch chủ chất lượng kém.

Thật không có gì tồi tệ hơn khi bạn vừa hoàn tất bản luận án 80 trang được trình bày tỷ mỉ với nhiều hình ảnh minh họa, và ghi thực hiện động tác lưu cuối cùng, máy tính đột ngột đưa ra thông báo lỗi "chết người", đại loại như "không thể lưu lên đĩa cứng bởi....", và sau đó hoàn toàn bất động trước mọi thao tác của bạn. Chỉ còn cách cuối cùng là tắt máy rồi bật lại. Kết quả thật thảm hại: tập tin Word của bạn giờ đây chỉ là rỗng tuếch với kích thước 0 byte. Tất cả những nỗ lực của bạn nhằm hồi phục lại tập tin đều vô nghĩa. Cũng từ đây, bạn mới hiểu được tác hại của một bo mạch chủ tồi.

-Bài học về tốc độ

Đối với người tự lắp ráp máy tính, điều quan trọng là phải chọn đúng bo mạch chủ. Bởi nếu có trục trặc sau này, bạn phải tự mình xoay sở lấy mà không có sự hỗ trợ kỹ thuật nào. Bạn có thể đẩy tốc độ bus PCI lên đến 133MHz, nhưng khi đó đừng đòi hỏi nhà cung cấp đổi cho bạn bo khác trong trường hợp sự cố. Tốc độ quan trọng, nhưng tính ổn định có ý nghĩa lớn hơn. Có gì hay ho khi bạn lái xe với tốc độ 200km/h để chỉ đi được nửa quảng đường vì xe chết máy. Tốc độ của bo mạch chủ phải nhanh. Tuy nhiên sự ổn định và những đặc tính khác như khả năng hỗ loại CPU, chế độ tiết kiệm năng lượng, các đầu kết nối I/O và kiểm soát nhiệt độ.. đóng vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng hệ thống và đáng giá với chi phí bỏ ra.

Để minh họa, bạn hãy thử xem thử một máy server dùng cho LAN. Server và các phần mềm đi kèm không chỉ mạnh về cấu hình, tính năng mà nó còn báo trước được những sự cố sắp xảy ra, cho dù đó là đĩa cứng hay các vấn đề liên quan đến mạng, và thường là tự khắc phục chúng. Điều này cho thấy tầm quan trọng

12

của sự ổn định và độ tin cậy của một hệ thống. Bạn dể dàng nhận thấy là các máy PC xoàng xĩnh thường có nhiều thiết bị, tính năng phụ trợ bổ sung nhằm hấp dẫn người mua.

-Thử nghiệm thực tế

Chúng ta cùng xem xét một số bo mạch sử dụng chip "Klamath", Pentium II của Intel. Đây không phải là những CPU mạnh nhất, và chúng sử dụng loại SDRAM DIMM 66MHz và thậm chí còn EDO DRAM SIMM/DIMM. Các bo mạnh dựa trên bộ chip 82440LX này không hỗ trợ AGP và có giá thấp trong số các bo mạch Slot 1. Các bo mạch mới loại Super Socket 7 (bus 100MHz) vừa được đưa ra có giá cao hơn. Loại bo mạch tân tiến và nhanh nhất sử dụng bộ chip Intel 82440BX AGP có thể chạy ổn dịnh ở tốc độ 100MHz và hỗ trợ AGP, SDRAM DIMM 100MHz và tính năng tự kiểm soát. Nhưng đối với các bạn, người tự lắp ráp máy tính, thì hay nhất có lẽ là đặc tính tự phát hiện và tự cấu hình được cài sẵn vào nhiều bo mạch loại BX, giúp bạn khỏi phải khó nhọc với các jumper và switch DIP (dual in-line package).

Ngoài ra, các thiết bị ngoại vi được sử dụng cùng với bo mạch bao gồm: đĩa cứng Quantum Fireball SE2 2,1 GB, 64MB SDRAM DIMM cho các bo mạch LX và 64MB SDRAM DIMM 100MHz theo chuẩn PC-100 cho bo mạch BX; Card AGP và 2D/3D; 24x CD-ROM...

Vấn đề tồn tại chung cho tất cả các bo mạch, và không chỉ đối với các loại đang xem xét mà còn tất cả bo mạch trước đây là sự không cẩn thận, lẫn lộn, đôi khi sai trong tài liệu và sơ đồ hướng dẫn. Thật khó để xác định vị trí cắm đèn LED của đĩa cứng, và thậm chí cả công tắc nguồn. Điều này có thể do phần lớn các bo mạch chủ đều được sản xuất tại Đài Loan, nơi mà tiếng Anh chưa phải thông dụng.

Với người dùng PC, không có gì hạnh phúc hơn khi máy tính khởi động chuẩn xác. Nếu tất cả được cấu hình đúng, trò chơi 3D sẽ chạy nhanh và trơn tru, các ứng dụng văn phòng được thực hiện nhịp nhàng, không có sự trì trệ khó chịu. Hơn nữa, bạn có thể tin chắc rằng bo mạch của bạn đang kiểm soát nhiệt độ và mọi hoạt động của nó với sự chính xác và cẩn thận.

Bo mạch sử dụng bộ chip Intel 822440BX

Aristo AM-608BX

Được giới thiệu như một bo mạch tích hợp cao, gọn và có giá hấp dẫn, Aristo AM-608BX hỗ trợ SDRAM và Registered SDRAM, có đặc tính Super I/O, Ultra-DMA/33, PCI Bus Master IDE, AGP version 1.0, tuân thủ PCI version 2.1, USB, theo chuẩn VRM 8.2, kiểm soát hệ thống LM79/75 và Creative sound (tùy chọn). Khe cắm Slot 1 có thể tiếp nhận bất kỳ loại Pentium II nào từ 233 - 450MHz với tốc độ bus 66MHz hoặc 100MHz. Voltage Regulator Module (VRM) được cài sẵn trên bo cho phép dễ dàng nâng cấp lên các bộ xử lý OverDriver của Intel trong tương lai.

Bo mạch hỗ trợ đến 412MB SDRAM hay 1GB Registered SDRAM với các khe DIMM 168 chân. SDRAM chỉ được hỗ trợ cho bus 66MHz. Có 4 khe DIMM (đủ để nâng cấp bộ nhớ), 3 khe cắm ISA (1 dùng chung với PCI), một khe cắm AGP1 (hỗ trợ version 1.0, 1x/2x), và 4 khe cắm PCI Bus-Master. Bo mạch thuộc loại ATX (ATX form factor). BIOS hệ thống là loại flash có thể nâng và có jumper để thay đổi điện áp 5V hay 12V. BIOS có thể nhận biết đĩa cứng loại LBA với dung lượng trên 8,4GB. Về khả năng quản lý năng lượng, Aristo hỗ trợ SMM, APM và ACPI.

Ngoài ra, còn có công tắc chuyển đổi dùng để tạm ngưng thao tác hệ thống (suspend/resume), Wake-On-LAN (WOL), Wake-On-Ring (WOR) dùng cho modem và tuân theo tiêu chuẩn Energy Star "green PC". Bo Aristo AM608BX là loại PC97/98 và bao gồm cả tính năng kiểm soát hệ thống.

AZZA PT-6IB

13

Đây là bo mạch nhanh thứ hai trong số các bo BX được xem xét (điểm PC WorldBench 98 là 172), và thuộc loại tốt đối với tùy chọn giá thấp. Tuy nhiên, có vài vấn đề về setup và phải khởi động lại vài lần. Nhưng sau khi thiết lập, bo mạch hoạt động bình thường.

Điều gây nhầm lẫn là hàng chân nối đèn tín hiệu của LED/power/HDD không có ký hiệu cho cực dương/âm (+/-), buộc người dùng phải tự mò mẫm để thử.

    Với một PCI Local Bus, PT-6IB là bo mạch loại ATX dựa trên cơ sở bộ chip hệ thống 82440BX AGPset và Winbond I/O. Nó bao gồm hai kênh PIO (Programmed Input/Output) và cổng Ultra-DMA/33 Bus Master mode PCI IDE cài trên bo, một cổng điều khiển đĩa mềm, hai cổng serial tốc độ cao (UART) và một cổng parallel nhiều chế độ, hỗ trợ mouse PS/2, cổng hồng ngoại IrDA và USB. AZZA có thể chạy với các chip Pentium II từ 233 đến 450MHz với cấu trúc SEC.

Ngoài ra, PT-6IB còn có các đặc tính như mạch chỉnh điện áp, hỗ trợ +1,8V DC đến +3,5V DC của CPU, kích thước từ có thể là 8-, 16-, 32- và 64-bit, đường địa chỉ 32-bit. Trên bo có 3 khe cắm DIMM 168 chân, cho phép tối đa 384MB bộ nhớ loại parity và ECC (error correcting code). AZZA PT-6IB hỗ trợ tính năng Wake-On-LAN và các chức năng Green (tiêu chuẩn môi trường).

DFI P2XBL

Bo mạch P2XBL được trang bị đế cắm CPU Slot 1 cho Pentium II các loại từ 266MHz đến 450MHz. PCI Bus có thể thiết lập 66MHz hay 100MHz. Với 3 khe cắm dành cho bộ nhớ loại DIMM 168 chân, kích thước bộ nhớ có thể đạt 384MB. Khe cắm mở rộng bao gồm: một dành riêng cho AGP, ba PCI, hai ISA và một chung cho PCI/ISA. Tất cả khe cắm PCI và ISA có Bus Mastering. P2XBL hỗ trợ bộ nhớ EC và ECC.

    Hệ thống kèm theo Desktop Management Interface (DMI) 2.0 được cài vào Award BIOS có thể nâng cấp. Tiện ích này tự động ghi lại các thông tin về cấu hình hệ thống và lưu chúng vào "vùng DMI" (một phần trong BIOS Plug-and-Play của hệ thống. DMI được thiết kế nhằm giúp việc bảo dưởng, sửa chữa, khắc phục sự cố trở nên dễ dàng hơn. Kết nối I/O có sẵn trên bo mạch bao gồm: hai cổng serial ND16C550 tương thích DB-9, một cổng parallel SPP/ECP/EPP DB-25, một giao tiếp cho đĩa mềm hỗ trợ đến hai ổ đĩa mềm loại 2,88MB, một cổng mouse PS/2 mini-DIN-6, một cổng bàn phím PS/2 mini-DIN và một đầu nối Wake-On-LAN. Ngoài ra, bo mạch còn có một cổng IrDA và hai USB.

Bộ điều khiển PCI Bus Master IDE cho phép hai giao tiếp PCI IDE hỗ trợ 4 thiết bị IDE. Bo mạch cũng hỗ trợ Ultra-DMA/33 (chế độ Synchronous Ultra DMA/33), Enhanced IDE PIO Mode 3 và Mode 4 với tốc độ truyền 16,6MB/s, ATAPI CD-ROM và LS-120 và Iomega ZIP. DFI P2XBL còn có đầu cắm cho Creative SB-Link để kết nối giữa bo hệ thống và card Creative SB PCI. Bo mạch này có khả năng theo dõi và điều khiển nhiệt độ làm việc và hoạt động của quạt thông gió.

    P2XBL đạt 172 điểm trong thử nghiệm. Setup bo mạch dễ dàng và nó làm việc ổn định.

Elitergroup P6BX-A+

Đây là bo mạch nhanh nhất và cũng là một trong số những bo mạch nhiều tính năng nhất (điểm trắc nghiệm 176). P6BX-A+ không chỉ chạy ổn định mà còn rất dễ setup, cả điện áp cho BIOS và xung nhịp đều được tự động thiết lập. Tuy nhiên, tài liệu hướng dẫn còn chưa hoàn hảo.

14

    Bo mạch có 3 khe cắm DIMM, có thể tiếp nhận 384MB SDRAM loại 3,3V. Elitegroup chỉ sử dụng SDRAM 100MHz tuân theo chuẩn PC-100 để đạt tốc độ cao nhất. Đặc tính tiết kiệm năng lượng bao gồm nguồn cung cấp loại ATX và ACPI. BIOS hệ thống hỗ trợ tự động Wake-On-LAN và Wake-On-Call. P6BX-A+ còn được trang bi SB-Link của Creative, cho phép tương thích ngược giữa chip PCI audio và chip ISA audio (thuật ngữ thường dùng là "PC to PCI bridge").

Bo mạnh có 7 khe cắm mở rộng: hai ISA 16-bit, năm PCI 32-bit (trong đó 1 dùng chung với ISA) và một khe cắm AGP. Các cổng

chuẩn gồm hai kênh Enhanced IDE, mỗi kênh hỗ trợ hai thiết bị; một đầu nối hỗ trợ hai ổ đĩa mềm; một cổng parallel và hai cổng serial; hai cổng USB; hai cổng PS/2 (cho mouse và bàn phím). Sử dụng firmware (phần mềm được cài cứng), bạn có thể cài thêm phím nóng để bật nguồn (power-on hot-key).

Gigabyte GA-686BX

Gigabyte là một trong những nhà sản xuất có tên tuổi trên thị trường hiện nay. Bo mạch mới GA-686BX của Gigabyte (172 điểm PC WorldBench 98) kèm theo một đĩa CD-ROM với 6 tiện ích hữu dụng cho mainboard. Tài liệu trình bày tốt với nhiều sơ đồ và hình ảnh. Bo mạch làm việc tốt và ổn định. Các đầu cắm cho LED, DIP swich được bố trí hợp lý, mạch lạc và tiết kiệm chỗ.

Về tính năng, GA-686BX được trang bị một khe cắm AGP, đế Slot 1 tiếp nhận Pentium II 233 - 450MHz. Tốc độ bus có thể thay đổi 66 hay 100MHz và được tự động điều chỉnh. Bo mạch gồm bộ chip Intel 440BX AGPset, Winbond 83977 I/O và chip Winbond 83781 Health (tương đương với LM78). Bộ chip 440BX hỗ trợ

đặc tính Quad-Port Acceleration (QPA) của Intel, cho phép mở rộng băng thông giữa CPU, AGP, 100MHz SDRAM và bus hệ thống PCI. Phần bộ nhớ gồm 4 khe cắm 3,3V DIMM với khả năng hỗ trợ tới 1GB DRAM. Khả năng mở rộng gồm 1 khe cắm AGP, bốn khe PCI và ba khe ISA.

    GA-686BX được trang bị 2Mbit Award BIOS loại flash có chức năng chống virus và Green. Nó còn cung cấp những thông tin bổ ích như nhiệt độ CPU và tình trạng quạt gió. Đầu cắm nguồn loại ATX và các chế độ tắt/mở được áp dụng công nghệ mới nhất. Bo mạch còn hỗ trợ Wake-On-LAN, đầu nối Creative SB-Link, cầu chì bảo vệ bàn phím. Các driver bao gồm LDCM, SIV, Intel PIIX4 và

Ultra DMA/33 Bus Master IDE.

Microstar (MSI) MS-6116

Giống như bo mạch LX, MS-6116 với bộ chip 82440BX có đầy đủ tính năng và là bo mạch rất ổn định. mặc dù chỉ đạt điểm 170 (thấp nhất trong thử nghiệm). Nhưng bạn cần biết rằng khác biệt 10 điểm không đáng kể và khó nhận thấy đối với nhiều người. Bo mạch có nhiều khả năng tự theo dõi và kiểm soát nhiệt độ tăng cường.

Một số đặc tính cơ bản của MS-6116 là tuân theo chuẩn PCI/ISA và Green, kết nối Host/AGP, các chức năng ACPI, hỗ trợ Ultra-DMA/33 và SHMC (system hardware monitor control). SHMC có thể nhận biết CPU, nguồn điện, vòng quay của quạt và kiểm soát điện áp và nhiệt độ của CPU, hệ thống. Đế cắm Slot 1 trên bo có thể dùng cho Pentium II 233 - 400MHz. Tỷ lệ tốc độ lõi/bus được thay đổi từ x2 đến x6 hoặc cao hơn. Switching

15

Voltage Regulator cho phép điều chỉnh điện áp DC và tuân theo chuẩn Intel VRM 8.2. Bo MS-6116 hỗ trợ cho bus 66,6MHz và 100MHz, cũng như dành cho 75MHz và 83MHz.

    Bộ nhớ chính gồm 4 khe cắm DIMM cho phép đạt tối đa 512MB. Bo mạch cũng hỗ trợ chức năng ECC và hỗ trợ 3,3V SDRAM DIMM. Có thể mổ rộng với một khe AGP (hỗ trợ thiết bị AGP bất kỳ với 66MHz/133MHz và 3,3V), 4 khe cắm PCI và 3 khe ISA (một khe cho cả ISA và PCI). MS-6116BX hỗ trợ PCI Bus Interface 3,3/5V.

Bộ điều khiển IDE trên cơ sở bộ chip Intel 82371EB PCI cho phép một ổ cứng và/hay một ổ CD-ROM với PIO, Bus Master và Ultra-DMA/33. Các thiết bị cài sẵn trên bo gồm cổng cho 2 ổ đĩa mềm, hai cổng serial, một parallel (SPP/EPP/ECP), hai USB và một IrDA.

Tyan S1846S/L/A Tsunami ATX

Bo mạch chất lượng cao của Tyan giành được sự tin cậy của người dùng trên thế giới (mặc dù giá cũng cao). Bản hướng dẫn sử dụng bo mạch rất rõ ràng, cẩn thận và chi tiết, tốt nhất trong số các tài liệu được xem xét.

Về những đặc tính cơ bản, S1846S/L/A Tsunami ATX có thể hỗ trợ Pentium II 233MHz đến 400MHz và cao hơn. Ngoài ra còn có tùy chọn cho chip Celeron. Bo mạch chạy ở tốc độ bus 66MHz hoặc 100MHz và trên bo cài sẵn các thành phần VRM. Tsunami được trang bi bộ chip National "309" Super I/Ovà Intel 82440BX AGPset. Bo mạnh sử dụng công nghệ GTL+ cho phép giảm năng lượng tiêu thụ và EMI (electro-Magnetic Interference). Ngoài ra còn có đặc tính Wake-On-LAN khi sử dụng với bộ nguồn ATX. Một tính năng khác là power-recovery-after-interrupt (hồi phục nguồn sau khi ngắt).

    Khả năng mở rộng của bo mạch gồm 5 khe cắm 32-bit PCI, hai khe 16-bit ISA và một khe chung PCI/ISA. Trên bo có hai cổng USB loại ATX, một IrDA, một cổng parallel tốc độ cao, hai cổng serial UART16550 và hỗ trợ ổ đĩa mềm Mode-3. Hệ thống I/O và điều khiển đĩa gồm hai cổng Ultra-DMA/33 PCI Bus Master cho phép CD-ROM loại EIDE. Bus Mastering hỗ trợ PIO Mode 3 và 4 (tốc độ truyền đạt 22MB/s) và hai ổ đĩa mềm (dung lượng đến 2,88MB).

Các bo mạch chủ (BMC) dùng cùng chipset thường có tính năng rất giống nhau, tuy nhiên BMC ECS có thêm một số đặc điểm mới khá độc đáo làm cho sản phẩm của hãng

khác biệt với các thương hiệu khác. Các BMC ECS được thử nghiệm trong tháng này đều dùng chipset Intel hỗ trợ bộ xử lý (BXL) Intel socket 775, trong khi Gigabyte dùng BXL AMD socket 939 cũng được thêm vào nhiều tính năng cao cấp càng làm tăng hiệu năng cho hệ thống vốn đã mạnh này.

ECS 865-M7

Các BMC dùng chipset Intel 865GV thường dùng BXL socket 478, hỗ trợ VGA tích hợp nhưng không có khe AGP để nâng cấp đồ họa. ECS 865-M7 tuy cũng dùng chipset 865GV nhưng có một số cải tiến khá hay như hỗ trợ BXL Intel socket 775 mới, đồ họa tích hợp và có thêm khe AGP Express (thuật ngữ riêng của ECS) cho phép nâng cấp khi cần khả năng xử lý đồ họa mạnh hơn, khe CNR dùng cho card âm thanh, mạng hoặc modem với giá thấp hơn card thường.

BMC này được thiết kế theo chuẩn Micro ATX nên khá gọn, tuy nhiên cũng làm cho việc tháo/lắp bộ nhớ hơi bất tiện nếu có card đồ họa rời.

ECS 865-M7 đáp ứng tốt nhu cầu phổ thông dành cho gia đình và văn phòng với các giao tiếp cần thiết có sẵn như âm thanh 6 kênh, mạng 10/100, SATA, VGA tích hợp giúp tiết kiệm chi phí. Kết quả thử nghiệm cho thấy

ECS 865-M7

 

16

BMC có tốc độ xử lý các ứng dụng thông thường khá cao, khả năng xử lý đồ họa tương đối tốt, tuy nhiên với các tác vụ đồ họa nặng thì hiệu năng giảm đi khá nhiều.

ECS 915G-A và ECS 915P-A

ECS 915G-A và 915P-A có thiết kế rất giống nhau từ vị trí khe cắm, ngõ giao tiếp, thiết bị đi kèm và tính năng ngoại trừ 915G-A có đồ họa tích hợp.

Cả hai BMC đều hỗ trợ bộ nhớ DDR và DDR2 với công nghệ dual channel (kênh đôi) nhưng cùng lúc chỉ dùng được một loại; với 2 khe nên có thể hỗ trợ tối đa 2GB. Cả hai đều dùng họ chipset 915 của Intel nên có khe đồ họa PCI Express; ngoài ra ECS còn tăng cường thêm khe AGP Express nên người dùng “tự do” hơn trong việc lựa chọn card đồ họa; riêng 915G-A có thêm VGA tích hợp khá mạnh nên có đến 3 tùy chọn: tích hợp, PCI Express và AGP Express. Hai BMC còn có các điểm đặc trưng của dòng chipset 915 gồm âm thanh 8 kênh, giao tiếp đĩa cứng SATA, mạng gigabit.

Khả năng xử lý của 915P-A khá cao trong cả ứng dụng phổ thông và đồ họa, 915G-A có vẻ chưa thể hiện được sức mạnh trong ứng dụng phổ thông khi kém hơn 915P-A khá nhiều, phần xử lý đồ họa có được cải thiện nhưng vẫn kém chút ít so với 915P-A, tuy nhiên BMC này có được chip đồ họa tích hợp giúp tiết kiệm chi phí.

ECS 915P-PF4 Extreme

ECS 915P-PF4 thuộc dòng Extreme nên có thiết kế hay và nhiều tính năng cao cấp. Điểm đáng chú ý đầu tiên là hệ thống tản nhiệt cho chip cầu bắc, cầu nam trông khá hay với dòng chữ Extreme, ngoài ra còn có quạt tản nhiệt với khung dẫn luồng khí màu xanh đọt chuối nổi bật nằm ngay vị trí của giao tiếp máy in LPT, vì vậy LPT được chuyển ra gắn phía sau thùng máy bằng cáp đi kèm. BMC có hệ thống 5 đèn LED nằm cạnh các khe PCI và PCI Express x1 giúp chẩn đoán lỗi.

BMC dùng chipset Intel 915P, hỗ trợ 4 khe bộ nhớ DDR2 dual channel, đồ họa PCI Express và nhiều giao tiếp cao cấp khác gồm IEEE 1394 cho video, âm thanh 8 kênh, ngõ vào/ra cho âm thanh số SPDIF, 6 giao tiếp SATA, mạng gigabit, khe PCI Extreme với băng thông lớn rất hiệu quả nếu dùng cho card âm thanh chất lượng cao. ECS 915P-PF4 Extreme được thiết kế với các tính năng và công nghệ dành cho máy chủ (server) với bo mạch 6 lớp, đặc tính Trinity RAID cần thiết cho file server, Dual LAN giúp BMC trở thành người trung gian, có thể “trò chuyện” với cả Internet và intranet. Sức mạnh của 915P-PF4 Extreme còn thể hiện ở các tiện ích đi kèm và cho phép chỉnh xung hệ thống ở bước nhảy 1MHz.

Kèm theo BMC có BIOS dự phòng cho trường hợp BIOS chính bị lỗi và mặt nạ đưa giao tiếp USB và IEEE 1394 ra phía trước thùng máy giúp thao tác thuận tiện hơn.ECS 915P-PF4 Extreme với nhiều giao tiếp, công nghệ dành cho server, tốc độ xử lý cao nên có thể đáp ứng yêu cầu máy tính mạnh để giải trí, xử lý đồ họa hay làm server cho gia đình hay văn phòng nhỏ.

Gigabyte K8NXP-SLI

K8NXP-SLI thuộc dòng 8 Sigma cao cấp của Gigabyte được thiết kế bắt mắt, trông “rất ngầu” với nhiều khe cắm và ngõ giao tiếp.

BMC dùng chipset nForce4 SLI cao cấp của NVIDIA, hỗ trợ BXL AMD K8 socket 939, bộ nhớ DDR dual channel cho phép mở rộng đến 4GB; 10 ngõ USB, 3 IEEE 1394, 8 khe SATA, âm thanh 8 kênh và ngõ vào/ra cho âm thanh số, giao tiếp đĩa cứng qua SATA RAID và có cả giao tiếp “mới toanh” SATA2 hỗ trợ RAID cho tốc độ gấp đôi SATA, hai ngõ mạng tốc độ gigabit tăng cường giao tiếp mạng.

Điểm đặc trưng của dòng 8 Sigma là hệ thống nguồn phụ DPS (Dual Power System) với quạt tản nhiệt giúp tăng tính ổn định dòng, công nghệ Dual BIOS cũng không thể thiếu giúp khôi phục BIOS. BMC này cũng có sẵn card mạng không dây giúp K8NXP-SLI trở thành trung tâm “truyền thông” cho cả mạng không dây và có dây.

 

ECS 915G-A

ECS 915P-A

 

 

ECS 915P-PF4 Extreme

17

Điểm đặc biệt của chipset nForcd4 SLI là công nghệ SLI (Scalable Link Interface) cho phép BMC chạy cùng lúc 2 card đồ họa hỗ trợ SLI, vì thế xử lý đồ họa mạnh lên rất nhiều.

Nếu bạn chọn mua sản phẩm này nhưng là bộ đặc biệt (limited edition) thì có cả card đồ họa Dual 6600GT. Card 2 trong 1 này (hỗ trợ SLI) có sẵn 2 chip NVIDIA GeForce 6600GT và được tản nhiệt bằng hai quạt, có ngõ ra VGA, DVI và S-Video. Đây là sản phẩm mới của Gigabyte, nổi bật với bộ nhớ 256MB DDR3, trong đó mỗi chip 6600GT là 128MB với băng thông 256bit.

Kèm theo BMC gồm nhiều phụ kiện (xem bảng) và nhiều tiện ích hay giúp xem thông tin, ép xung, phục hồi và cập nhật hệ thống... Việc cài đặt trình điều khiển cho BMC đơn giản với giao diện web và chỉ cần chọn cài đặt một lần cho tất cả

thiết bị.

Với kết quả thử nghiệm thì K8NXP-SLI chưa phát huy sức mạnh với các ứng dụng phổ thông của SYSmark 2004 và PCMark04, nhưng đối với 3Dmark03 thì hệ thống này quá tuyệt vời với tốc độ “chóng mặt” khi dùng card đồ họa Dual 6600GT. Tuy chưa công bố nhưng chúng tôi nghĩ giá của sản phẩm này có thể ở mức gây “choáng”. Nếu bạn luôn “quay quắt” với công nghệ cao như IEEE 1394, SATA RAID, SATA2 RAID, SPDIF, Wireless LAN và SLI; sức mạnh xử lý và đặc biệt là đồ họa thì sản phẩm này là sự lựa chọn đáng giá. 

4.TÌM HIỂU, PHÂN LOẠI, VÀ NHẬN DẠNG CPU

Giới thiệu

Ðể phần nào giúp đỡ các bạn mới trong việc chọn lựa và phân loại cpu, tôi viết bài nầy để chia sẽ cùng các bạn một số kiến thức căn bản về cpu. Những thông số và hình ảnh trong bài là do tôi đã thu thập từ internet vốn hầu hết từ các tác giả ở Mỹ. Cũng vì mục đích học tập, tôi nêu lên đây chung để các bạn khác tiện theo dõi và kiểm tra loại cpu (thường là củ) mình đang có hoặc sắp mua. Nếu bạn nào thấy cần thiết sao chép, truyền bá thì cá nhân tôi rất khuyến khích bạn, tuy nhiên để mang tính trung thực, mong các bạn không nên sửa đổi (thêm

Gigabyte K8NXP-SLI

 

18

bớt) nếu bạn không chắc chắn trong nguồn tin để trách việc truyền đạt thông tin thiếu chính xác đến người tham khảo.

Sự bùng nổ các chủng loại máy tính trên thị trường khiến nhiều người thực sự bối rối. Băn khoăn đầu tiên của họ là CPU (Central Processing Unit - bộ xử lý trung tâm): Cho dù Intel chiếm phần lớn thị phần máy PC, nhưng AMD (Advanced Micro Devices) cũng không phải là không có chỗ đứng. Ngoài ra, một số nhà sản xuất khác cũng vẫn nỗ lực đưa ra các loại CPU khác nhau. Tất cả đều mong muốn thị phần của mình sẽ ngày một lớn hơn.

-Thực chất CPU là gì?

    CPU trong máy tính của bạn là một chip, tức là mạch tích hợp điện tử thu nhỏ, chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp về mọi hoạt động của máy tính. CPU là đầu não điều khiển máy tính từ lúc khởi động cho đến khi tắt máy.

    Các quảng cáo cho máy PC đều đề cập tới thông số megahertz. Vậy megahertz là gì?

    Thông số megahertz đặc trưng cho tốc độ hoạt động của CPU. Nói một cách nôm na, thông số này đo "nhịp tim" của chip. Con số đứng trước megahertz chỉ ra có bao nhiêu triệu nhịp đập diễn ra trong một giây. Ví dụ, chip 400MHz đập 400 triệu nhịp/giây, gấp đôi số lần của chip 200MHz.

-Những thuật ngữ thông dụng cần biết

    Để có cái nhìn khái quát trước khi đi sâu vào các khái niệm, bạn hãy tham khảo phần từ điển thuật ngữ "Những thuật ngữ căn bản" trong bài này. Một số nguồn trực tuyến, như Webopedia, The PC Guide hay Tom' s Hardware Guide, cũng cung cấp định nghĩa về các thuật ngữ máy tính cơ bản.

    Trên thị trường hiện nay, CPU của Intel bán chạy nhất, trong đó chủ đạo là dòng Pentium. Vậy có bao nhiêu loại chip Pentium và chúng khác nhau như thế nào?

    Cho đến nay, Intel đã đưa ra bốn thế hệ Pentium. Đầu tiên là Pentium thế hệ thứ nhất, bộ xử lý 32 bit, nghĩa là nó xử lý được 32 bit dữ liệu đồng thời. Với số lượng transitor nhiều hơn gấp ba so với thế hệ CPU trước đó - chip 486 - Pentium bắt đầu sự nghiệp vào năm 1993 ở tốc độ dưới 100MHz.

    Ra đời sau Pentium là Pentium Pro và Pentium II. Cho dù đều là chip 32 bit và cùng có tên Pentium nhưng Intel đã quan tâm cải tiến để chúng xứng đáng là những chip thế hệ thứ sáu. Nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng trên các server, Pentium Pro có hai vùng lưu trữ dữ liệu (thường gọi là cache) L1 và L2. Việc thêm cache phụ L2 vào CPU tuy có làm tăng giá thành của chip nhưng đã đem lại khả năng truyền thông tin với tốc độ của CPU.

    Một trong những điểm mới của Pentium II là thiết kế Slot 1, nghĩa là CPU được tổ chức trên một bo mạch con để cắm vào bo mạch mẹ (motherboard) qua khe cắm dài và mảnh. Cache L2 cũng thuộc bo mạch con nói trên nhưng không được tích hợp vào CPU. Thiết kế này có một vài thuận lợi: rẻ hơn thiết kế của Pentium Pro, cho phép Intel tăng kích thước cache L2, đồng thời tăng tốc độ của cache L2 lên bằng 1/2 tốc độ CPU. Theo thời gian, tốc độ của Pentium II tăng từ 233MHz lên 450MHz và nhờ đó, tốc độ của cache L2 cũng tăng theo.

    Bước cuối cùng trong nấc thang tăng trưởng của Pentium là sự ra đời của chip thế hệ thứ bảy - Pentium III.

-Điểm khác biệt giữa Pentium III và các chip Pentium thế hệ trước là gì?

    Theo Intel, chip Pentium III có nhiều cải tiến nhưng chủ yếu tập trung vào khả năng xử lý ảnh ba chiều, nhận dạng tiếng nói, chất lượng phát video (đạt tốc độ 30 khung hình/giây) và tốc độ truy cập Internet. Tuy nhiên, những hứa hẹn này cần phải có thời gian kiểm chứng. Hai vật cản lớn trên con đường phát triển của Intel là: sự cần thiết có các phần mềm mới và tốc độ kết nối Internet của người dùng.

    Intel đã bổ sung 70 lệnh mới vào tập lệnh của Pentium III. Do một lệnh đơn trong tập lệnh có thể xử lý đồng thời một số mục dữ liệu, nên Intel gọi là SSE (Streaming Single Instruction, Multiple Data [SIMD] Extension). Khi

19

các nhà phát triển phần mềm viết chương trình multimedia, những lệnh này sẽ góp phần cải thiện việc xử lý ảnh, phát video và nhận dạng tiếng nói.

    Những điều kiện khách quan cũng có thể hạn chế khả năng của Pentium III trong truy cập Internet. Theo lý thuyết, Pentium III hiển thị ảnh ba chiều thật hơn, chiếu video tốt hơn, tuy nhiên người sử dụng chỉ có được các lợi thế này khi kết nối trực tiếp Internet với tốc độ truyền dữ liệu ít nhất là 1,5 Mb. Một modem thông thường tốc độ 56,6 Kb/s nối qua đường điện thoại sẽ khó tận dụng được ưu thế của Pentium III.

    Các hệ thống Pentium III đầu tiên trên thị trường được trang bị 512K cache L2, bus hệ thống 100MHz và tốc độ CPU là 450 hay 500MHz. Pentium III 550MHz được đưa ra vào quí II năm 1999.

-Chip Celeron là gì? Nó có thuộc loại Pentium?

    Celeron thuộc vào lớp con của Pentium II. Chúng cũng mắc phải những vấn đề lịch sử. Intel giới thiệu chip Celeron với mục đích hình thành thị trường PC giá rẻ (dưới 1000 USD). Công ty đã hạ giá chip bằng cách bỏ qua cache L2, do vậy tốc độ chip này còn thấp hơn cả Pentium MMX 233MHz. Các nhà sản xuất, giới báo chí và người tiêu dùng đều đánh giá thấp loại chip này.

    Intel đã xem xét lại Celeron, cải tiến nó thành Celeron II và bổ sung 128K cache L2. Kết quả là hiệu năng của CPU tăng đáng kể do cache L2 có tốc độ bằng tốc độ CPU. Các thử nghiệm cho thấy, chip Celeron 300MHz với cache L2 128K chạy ngang với chip Pentium II có 512K cache L2 gắn riêng.

    Tiếp tục, Intel cho ra đời những chip Celeron có tốc độ ngày càng cao, từ 300MHz lên 333MHz, 366MHz, 400MHz và 433MHz. Do cả Celeron và Celeron II đều có tốc độ 300MHz nên đã nảy sinh sự nhầm lẫn. Cho dù Intel đã ngưng sản xuất chip Celeron nguyên thủy, nhưng chúng vẫn xuất hiện trong sản phẩm của một số nhà phân phối. Nếu bạn chỉ có khả năng mua máy tính dùng Celeron 300MHz thì hãy lựa chip cải tiến 300A.

    Cyrix Corp. (trực thuộc National Semiconductor Corp.) và Integrated Device Technology chỉ là những tên tuổi mà bạn có thể ghi nhận. Hầu hết các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và người sử dụng quan tâm đến PC đều tập trung vào Intel và AMD.

-Giải nghĩa các tên mã

    Giống như đối với Microsoft và các nhà phát triển phần mềm khác, bạn có thể tham khảo các chip sắp ra đời thông qua tên mã. Thông thường tên mã sẽ biến mất khi chip được đưa ra thị trường. Sau đây là danh sách một số tên mã: Cooper Mine - CPU sắp ra đời của Intel. Đó là chip Pentium III tích hợp cache L2 256K.

Dixon - Chip Pentium II 500MHz của Intel dùng cho máy tính di động.

Geyserville - Một công nghệ chip di động mới sẽ đưa ra vào cuối năm 1999. Dự tính, CPU này sẽ rút ngắn khoảng cách về tốc độ giữa máy tính để bàn và máy xách tay.

Katmai - Là tên khác của Pentium III. Đôi khi bạn sẽ thấy phần tham chiếu tới tập lệnh Katmai, gồm 70 lệnh mới của CPU.

Mendocino - Tên mã của chip Celeron II.

Merced - Tên các chip của Intel được chế tạo dựa trên kiến trúc IA-64.

McKinley - Là chip cải tiến từ Merced sẽ được đưa ra vào cuối năm 2001. Chip này dự kiến có tốc độ bus hệ thống nhanh gấp ba lần so với Merced.

Sharptooth - Tên mã K6-III của AMD.

Tanner - Tên khác của chip Xeon.

20

Willamette - Là chip được chế tạo dựa trên lõi Pentium II đã được điều chỉnh. Theo dự báo thì chip này nhanh gấp 1,5 lần Pentium II.

Hình dáng và pin (chân) bên ngoài của cpu: Sự khác biệt giửa các loại FC-PGA, PPGA, CPGA, Slot 1, Slot A, Socket 370 and Socket 7. CPU có nhiều hình dáng và cấu trúc chân (pin) khác nhau, tùy theo từng "model" và từng chủng loại, tôi xin giới thiệu đến các bạn 7 chủng loại căn bản (mới nhất là pentium III,  chưa có pentium 4, sẽ cập nhật thêm sau).  Nếu bạn chưa từng nghe qua các chủng loại trên thì tạm thời chấp nhận tên gọi chúng với bản viết tắt dưới đây, chẳng qua là chúng được gọi từ hình dạng của mỗi CPU mà thôi.

SEPP Single Edge Processor Package

SECC Single Edge Contact Cartridge

SECC2 Single Edge Contact Cartridge 2

CPGA Ceramic Pin Grid Array

FC-PGA Flip Chip Pin Grid Array

PPGA Plastic Pin Grid ArrayCeleron 300A to 533 comes in PPGA, from Celeron 566 in FC-PGA

Sẽ có rất nhiều trường hợp bạn sẽ lẫn lộn khi lựa chọn cpu hoặc người bán cố ý gạt bạn bằng cách giới thiệu sai sự thật. Căn bản hơn là bạn nên nhớ là cpu chỉ có ở 2 thể là slot (slot A, slot 1...) hoặc là socket (socket 370, socket A, socket 423...). CPU dạng slot (nghĩa tiếng Anh là rãnh, khe cắm) là loại có cấu thì cao dẹp và to, chân cắm có cấu trúc như các chân cắm RAM. Socket thì luôn là hình vuông, có rất nhiều chân ló ra như bàn đinh phía dưới, thường thì số chân của nó sẽ được gọi kèm theo, ví dụ, socket 370 có nghĩa là loại cpu "socket" với 370 chân. Như các bạn thấy hình dưới đây, mặc dù cùng là slot hay socket nhưng cấu hình chân và tên gọi sẽ rất khác biệt với nhau. Làm thế nào để nắm chắc chủng loại đây? bạn phải đọc thông tin trên mang trên mình nó là chắc nhất! và bạn nên nhớ là chỉ có AMD và Intel là hai thế giới khác hẵn nhau!

Dưới đây là một số mẩu mã bạn có thể dùng để kiểm chứng (trên thực tế thị trường có rất nhiều loại).

Hình trên là 2 loại "slot" cpu của Intel và của AMD, mặc dù chúng giống nhau như đúc (số chân là 242, hình dạng...) nhưng signals (tín hiệu) bên trong hoàn toàn khác, nếu motherboard của bạn là loại slot A cho AMD thì bạn không thể nào đem con slot 1 của Intel mà bỏ vô được! Bảo đảm máy bạn sẽ không chạy và con chip yêu dấu của bạn sẽ không

còn...sống luôn!

21

nhìn từ phía trước

nhìn từ phía sau

Hình trên là 3 con "socket" cpu thuộc chủng loại socket 370 và socket 7 (bạn nhớ đọc chú thích trên nó!), loại socket 370 có ..370 chân trong khi socket 7 sẽ có ... 321 chân! mặt dù bên ngoài thoáng nhìn qua bạn có thể cho là chúng giống nhau.

-Làm sao để đọc các thông tin trên chip đây?

Cách đọc thông số trên chip AMD Rồi sẽ có rất nhiều trường hợp bạn cầm trên tay một con chip sản xuất từ đời...Tần Thủy Hoàng mà lầm tưởng là mới ra trong năm 2000! có thể chúng sẽ giống y như đúc nhưng khác nhau ở kỹ nghệ chế tạo là 0.25 micron hoặc là 0.18 micron. Hoặc chúng khác nhau ở "core voltage" (dòng điện cần để chạy clock của con chip), mà quan trọng nhất bạn nên nhớ là cpu càng "xịn" thì càng có core voltage thấp! (đây là xu hướng phát triễn chung trong kỹ nghệ cmos, bạn hảy hình dung rằng muốn chuyển trạng thái từ 0 sang 1 thì cpu phải có clock nhảy từ 0V lên 1.6V lẹ hơn hay từ 0V lên 3.3V ?)

Nếu bạn nhìn kỹ vùng khoanh tròn trên thì sẽ thấy cách thông số đại khái như dưới đây:

Hàng đầu tiên (AMD-K7800MPR52B  A) sẽ được giải thích cặn kẽ dưới đây.

22

Cách đọc thông số trên chip Intel Pentium IIÐây là một ví dụ lấy từ con Pentium II

Bạn nên chú ý hàng đầu tiên (350/512E/100/2.2V)

Theo hình trên ta có: Internal clock speed = 350Size of L2 cache = 512KBFrequency of the Front Side Bus = 100Core voltage = 2.2V

23

Cách đọc thông số trên chip Intel Pentium III

Chú thích chung: CPU được nhận dạng qua hình dáng, thông số kỹ thuật và chipset liên quan đến nó. Sẽ có một số từ ngữ tiếng Anh mà tôi cảm thấy rất khó diễn nghĩa vì nó liên quan đến cả kỹ thuật và từ ngữ, chẳng hạn khi tôi nói chipset có nghĩ là nói đến tổ hợp nhiều chips trên motherboard (không có liên quan gì đến cpu vốn cũng được gọi là chip) được các nhà sản xuất motherboard định sẵn về system bus, front side bus, AGP, loại RAM dùng cho nó...nói cách khác đi là chipset trên motherboard sẽ quyết định tất cả tính năng của motherboard.  On die là một từ có lẽ bạn sẽ thường thấy khi người ta nói đến "cache memory,"  sẵn dịp bạn cũng nên nhớ là cache memory thường có giá trị rất nhỏ (dưới 1MB!), nguyên do là vì cache memory chế tạo rất khó, cũng là "memory" nhưng cache memory có tốt độ lẹ hơn memory bình thường (tất cả các loại RAM) rất nhiều và "on die" là một vị trí nằm trên rìa cpu.  Thông thường bạn sẽ thấy người ta đề cập đến vị trí (on die hoặc onboard) và tốc độ (1/2 cpu speed, 2/3 cpu speed ...) của cache memory.  Mọi thứ trên thế gian hình như được đặt để với ý định và hệ thống rõ ràng! nếu bạn muốn chế một loại memory có tốt độ chạy gần với tốc độ cpu thì chỉ làm cấu trúc...giống cpu thôi! thành ra bạn sẽ thấy trường hợp cache nằm "on die" là vậy! riêng cache nằm onboard thì sẽ có tốc độ chậm hơn cach on die rất nhiều (tùy vào nhà chế tạo motherboard, trên nguyên lý thì họ có thể là cache "onboard" có tốc độ gần với cpu nhưng giá cả cho người tiêu dùng đôi khi mang tính quyết định hơn)Theo luật chế tạo thì cache càng nằm gần cpu thì càng chạy mạnh, lý do đơn giản là do hiện tượng Transmission Line, nếu bạn nào học hề hardware bạn sẽ thấy những cản trỡ kỹ thuật hiện nay là do hiện tượng Transmission Line và EMI (Electro Magnetic Interference) mà ra, đây cũng là đề tài nóng bỏng để các sinh viên, kỹ sư trẽ có cơ hội tìm một chổ đứng trong các vị trí khoa học then chốt hiện nay.  Hãy lấy một ví dụ đơn giản là tại sao các nhà chế tạo chip gặp khó khăn trong việc nâng cấp tốc độ cpu? tại sao họ chế ra một con chip nhỏ xíu có tốc độ 1.5GigHz thay vì một con chip to ... gấp đôi để có tốc độ 3GHz !!???? Ðiều nầy nếu khả thi thì các tai chế tạo tại Intel có lẽ đã tung ra con cpu có tốc độ vài chục GigHerzt rồi!  Trong tương lai bạn sẽ thấy chip càng xịn sẽ càng ....nhỏ theo qui luật của Transmission Line và EMI, nếu có dịp tôi sẽ đào sâu đề tài nầy để các bạn thích hardware tham khảo.  Vì thời gian có hạn, tôi sẽ dừng lại đây, hy vọng là các bạn sẽ thu thập được chút thông tin, tôi sẽ cập nhật hệ thống Pentium 4 và AMD hiện hành nếu điều kiện cho phép.

-Những thuật ngữ căn bản

    Bảng thuật ngữ sau sẽ giúp bạn nắm được các khái niệm cơ bản.

3DNow! - tập gồm 21 lệnh CPU nhằm tăng tốc độ truyền thông giữa CPU và card đồ họa 3D. Các lệnh này đưa ra khả năng tạo hình ảnh thật hơn trên màn hình và hình video mịn. Công nghệ 3DNow! tương tự như công nghệ SSE của Intel.

Bus - đường truyền điện tử để truyền dữ liệu giữa các bộ phận trong máy tính. Khi đề cập tới CPU, bus hay bus hệ thống (system bus) ám chỉ mối liên kết giữa CPU hay bộ nhớ với các thành phần khác của PC.

24

Cache - vùng nhớ mà CPU dùng để lưu các phần của chương trình, các tài liệu sắp được sử dụng. Khi cần, CPU sẽ tìm thông tin trên cache trước khi tìm trên bộ nhớ chính.

Integrated cache (cache tích hợp) - cache được hợp nhất ngay trên CPU. Cache tích hợp tăng tốc độ CPU do thông tin truyền đến và truyền đi từ cache nhanh hơn là phải chạy qua bus hệ thống. Các nhà chế tạo thường gọi cache này là on-die cache.Cache L1 - cache chính của CPU. CPU trước hết tìm thông tin cần thiết ở cache này. Ơở các chip Pentium thì cache L1 là cache tích hợp.

Cache L2 - cache thứ cấp. Thông tin tiếp tục được tìm trên cache L2 nếu không tìm thấy trên cache L1. Cache L2 có tốc độ thấp hơn cache L1 và cao hơn tốc độ của các chip nhớ (memory chip). Trong một số trường hợp (như Pentium Pro), cache L2 cũng là cache tích hợp.

Megahertz - số đo tốc độ tính toán của CPU. Một megahertz cho một triệu chu trình xử lý trong một giây.

MMX (Multimedia Extensions) - tập gồm 57 lệnh multimedia do Intel phát triển năm 1997. Mục đích chính của MMX là nâng cao hiệu quả xử lý các lệnh lặp về âm thanh, hình ảnh và đồ họa. Máy đạt được điều này phần nào do một dòng lệnh đơn có thể xử lý đồng thời một số mục dữ liệu.

Motherboard (bo mạch mẹ) - bo mạch chính trong máy PC. Tất cả các bo mạch khác đều cắm vào bo mạch chính và nhận thông tin điều từ bo mạch này.

SIMD (Single Instruction, Multiple Data) - phương pháp xử lý thông tin, cho phép một lệnh xử lý một số mục dữ liệu đồng thời. Các tập lệnh MMX, 3DNow! và SSE được xây dựng xoay quanh khái niệm này.

Slot 1 - khe cắm dài và mảnh nằm trên bo mạch chính. Nó dùng để cắm card chứa CPU vào bo mạch chính. Card chứa CPU gồm có CPU và cache L2. Thiết kế này dùng cho bộ xử lý Pentium II nhằm tăng tốc độ của cache L2.

Slot 2 - cũng là khe cắm dùng để cắm card CPU (gồm CPU và cache L2) vào bo mạch chính. Khác với thiết kế Slot 1, thiết kế Slot 2 cho phép CPU giao tiếp với cache L2 ở tốc độ của bộ xử lý.

Socket L7 Connector - đế cắm hình chữ nhật nằm trên bo mạch chính dùng để cắm CPU vào. Trước đây, các chip Pentium và AMD dùng thiết kế này, sau đó nó được thay dần bởi thiết kế Slot 1.

Super 7 - bản cải tiến của thiết kế Socket 7. Super 7 thống nhất tốc độ bus hệ thống là 100MHz. Thay đổi thiết kế này cho phép nâng cao 50% tốc độ truy cập tới cache L2 và bộ nhớ chính.

SSE (Streaming SIMD Extension) - tập gồm 70 lệnh mà Intel đưa vào Pentium III để phục vụ việc xử lý dữ liệu. Các lệnh này hỗ trợ cho xử lý ảnh, video, âm thanh và dữ liệu ba chiều.

5.Bên trong bộ xử lý

Bộ vi xử lý là trái tim của máy tính hiện đại; đây là một loại chip được tạo thành từ hàng triệu transistor và những thành phần khác được tổ chức thành những khối chức năng chuyên biệt, bao gồm đơn vị xử lý số học, khối quản lý bộ nhớ và bộ nhớ đệm, khối luân chuyển dữ liệu và phép toán luận lý suy đoán.

Bộ vi xử lý của máy tính hiện nay đã phát triển cực mạnh về khả năng, tốc độ và tính phức tạp so với thập niên trước đây. Tốc độ cao, kích thước nhỏ, số lượng transistor khổng lồ. Nếu bộ xử lý năm 1983 chỉ có 30.000 transistor thì hiện nay với một số bộ xử lý con số này là trên 40 triệu.

Bất kỳ chương trình máy tính nào cũng bao gồm rất nhiều lệnh để thao tác với dữ liệu. Bộ xử lý sẽ thực hiện chương trình qua bốn giai đoạn xử lý: nạp, giải mã, thực thi và hoàn tất.

Giai đoạn nạp (lấy lệnh và dữ liệu) đọc các lệnh của chương trình và dữ liệu cần thiết vào bộ xử lý.

Giai đoạn giải mã xác định mục đích của lệnh và chuyển nó đến phần cứng tương ứng.

25

Giai đoạn thực thi là lúc có sự tham gia của phần cứng, với lệnh và dữ liệu đã được nạp sẵn, các lệnh sẽ được thực hiện. Quá trình này có thể gồm các tác vụ như cộng, chuyển bít hay nhân thập phân động.

Giai đoạn hoàn tất sẽ lấy kết quả của giai đoạn thực thi và đưa vào thanh ghi của bộ xử lý hay bộ nhớ chính.

Một bộ phận quan trọng của bộ vi xử lý là đồng hồ xung nhịp được thiết kế sẵn, xác định tốc độ làm việc tối đa của những bộ phận khác và giúp đồng bộ hoá những hoạt động liên quan. Hiện nay tốc độ nhanh nhất của bộ xử lý có trên thị trường là trên 2 GHz hay hơn hai tỷ xung nhịp mỗi giây. Một số người thích sử dụng thủ thuật "ép" xung để chạy ở tốc độ cao hơn, nhưng nên nhớ là khi đó nhiệt độ làm việc của chip sẽ cao hơn và có thể gây trục trặc.

-Các bộ phận của CPU

Mạch của bộ xử lý được thiết kế thành những phần luận lý riêng biệt - khoảng hơn một chục bộ phận - được gọi là những đơn vị thực thi. Chúng có nhiệm vụ thực hiện bốn giai đoạn trên và có khả năng xử lý gối đầu. Dưới đây là một số đơn vị thực thi phổ biến nhất.

Bộ luận lý số học: Xử lý tất cả những phép toán số học. Đôi lúc đơn vị này được chia thành những phân hệ, một chuyên xử lý các lệnh cộng và trừ số nguyên, phân hệ khác chuyên tính toán các phép nhân và chia số phức.

Bộ xử lý dấu chấm động (FPU): Thực hiện tất cả các lệnh liên quan đến dấu chấm động (không phải là số nguyên). Ban đầu FPU là bộ đồng xử lý gần ngoài nhưng hiện nay nó được tích hợp ngay trên bộ xử lý để tăng tốc độ xử lý.

Bộ phận nạp/lưu: Quản lý tất cả lệnh đọc hay ghi bộ nhớ.

Bộ phận quản lý bộ nhớ (MMU): Chuyển đổi địa chỉ của ứng dụng thành địa chỉ bộ nhớ vật lý. Điều này cho phép hệ điều hành ánh xạ mã và dữ liệu của ứng dụng vào những khoảng địa chỉ ảo để MMU có thể thực hiện các dịch vụ theo chế độ bảo vệ bộ nhớ.

Bộ phận xử lý rẽ nhánh (BPU): Dự đoán hướng đi của lệnh rẽ nhánh nhằm giảm sự ngắt quãng của dòng chuyển dữ liệu và lệnh vào bộ xử lý khi có một luồng xử lý nhảy đến một địa chỉ bộ nhớ mới, thường gặp trong các phép toán so sánh hay kết thúc vòng lặp.

Bộ phận xử lý vector (VPU): Xử lý các lệnh đơn, đa dữ liệu (single instruction multiple data-SIMD) để tăng tốc các tác vụ đồ hoạ. Những lệnh theo kiểu vector này gồm các tập lệnh mở rộng cho multimedia của Intel, 3DNow của AMD, AltiVec của Motorola. Trong một vài trường hợp không có bộ phận VPU riêng, chẳng hạn Intel và AMD tích hợp những tính năng này vào trong FPU của Pentium 4 và Athlon.

Không phải tất cả các bộ phận này đều thực thi lệnh. Người ta đã có những nỗ lực to lớn để bảo đảm cho bộ xử lý lấy lệnh và dữ liệu ở tốc độ nhanh nhất. Tác vụ nạp truy cập bộ nhớ chính (không nằm ngay trên CPU) sẽ chiếm nhiều chu kỳ xung nhịp, trong khi đó CPU lại không làm gì cả. Tuy nhiên, BPU sẽ phải làm việc rất nhiều để lấy sẵn dữ liệu và lệnh.

Một cách giảm thiểu tình trạng không hoạt động của CPU là trữ sẵn mã và dữ liệu thường được truy cập trong bộ nhớ ngay trên chip, như vậy CPU có thể truy cập mã và dữ liệu trên bộ nhớ đệm chỉ trong một chu kỳ xung nhịp. Bộ nhớ đệm chính ngay trên CPU (còn gọi là Level1 hay L1) thường chỉ có dung lượng khoảng 32KB và chỉ có thể lưu được một phần chương trình hay dữ liệu. Thủ thuật để thiết kế bộ nhớ đệm là tìm giải thuật để lấy thông tin quan trọng vào L1 khi cần đến. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tốc độ nên hơn một nửa số lượng transistor của bộ xử lý có thể dành cho bộ nhớ đệm.

Tuy nhiên, hệ điều hành đa nhiệm và một loạt các ứng dụng chạy đồng thời có thể làm quá tải ngay cả với bộ nhớ đệm L1 được thiết kế tốt nhất. Để giải quyết vấn đề này, cách đây nhiều năm, các nhà sản xuất đã bổ sung đường truyền tốc độ cao để bộ xử lý có thể giao tiếp với bộ nhớ đệm thứ cấp (Level2, L2) với tốc độ khoảng 1/2 hay 1/3 tốc độ của bộ xử lý. Hiện nay trong những bộ xử lý mới nhất như Pentium 4 hay PowerPC 7450 còn tiến xa hơn khi đưa bộ nhớ đệm L2 vào ngay trong CPU và hỗ trợ giao tiếp tốc độ cao với bộ nhớ đệm ngoài L3. Trong tương lai, các nhà sản xuất thậm chí còn tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ ngay trên CPU để tăng tốc độ lên cao hơn nữa.

26

6.Memory-RAM

-System memory:

khi ta nói đến "memory" thì có lẽ hơi mơ hồ và khó hiểu cho rất nhiều bạn, nhất là những bạn chưa có quen biết vi cấu trúc máy tính nhiều. Thực ra từ memory trong quá khứ được diễn tả như đại diện cho tất cả "vùng nhớ" trong computer ngoại trừ CPU. Ðó là trong quá khứ khi mà vi tính chưa phát triễn mạnh mẽ, chứ nếu dùng từ memory mà đề cập trong những thế hệ máy tính hiện nay thì danh từ nầy hoàn toàn mù mờ và không chích xác diễn tả các bộ phận trong máy vi tính nửa. Chúng ta có RAM, ROM, DRAM, SRRAM, DDR SDRAM... Ðể tránh sự lẫn lộn, tôi xin phép diễn tả ngắn gọn về memory và các thuật ngữ liên quan để bạn hiểu rõ.

-Memory:

Memory đơn giản là một thiết bị nhớ nó có thể ghi và chứa thông tin. ROM, RAM, Cache, Hard disk, Floppy disk, CD.... đều có thể gọi là memory cả (vì nó vẫn lưu thông tin). Dù là loại memory nào bạn cũng nên để ý đến các tính chất sau đây:

Sức chứa: thiết bị có thể chứa được bao nhiêu? Ví dụ: CD chứa được 650MB-700MB, Floppy disk chứa được 1.4MB, Cache chứa được 256KB...

tốc độ truy nhập: bạn nên lưu ý đến tốc độ vận truyền thông tin của thiết bị. Bạn có memory loại "chạy lẹ" khi mà thời gian truy cập thông tin ngắn hơn. Đây là phần quan trọng quyết định tốc độ truy cập của thiết bị. Ví dụ đơn giản là nếu bạn có con CPU chạy tốc độ 1.5Ghz trong khi đó hard disk của bạn thuộc loại "rùa bò" thì dù CPU có lẹ đến đâu nó cũng đàng phải....chờ thôi!Tính về tốc độ thì CPU bao giờ cũng lẹ nhất, sau đó là Cache, sau nữa là các loại RAM.

Interface: bạn nên xem cấu trúc bên ngoài của memory nó có phù hợp với (ăn khớp) các thiết bị khác của bạn không.  Ví dụ, nhiều loại RAM tren thị trường có số chân cắm và đặc tính khác nhau. Để phù hợp cho motherboard của bạn, bạn nên xem xét motherboard trước khi mua memory.

-Các loại memory

ROM (Read Only Memory)Ðây là loại memory dùng trong các hãng sãn xuất là chủ yếu. Nó có đặc tính là thông tin lưu trữ trong ROM không thể xoá được và không sửa được, thông tin sẽ được lưu trữ mãi mãi. Nhưng ngược lại ROM có bất lợi là một khi đã cài đặt thông tin vào rồi thì ROM sẽ không còn tính đa dụng (xem như bị gắn "chết" vào một nơi nào đó). Ví dụ điển hình là các con "chip" trên motherboard hay là BIOS ROM để vận hành khi máy vi tính vừa khởi động.

PROM (Programmable ROM)Mặc dù ROM nguyên thủy là không xoá/ghi được, nhưng do sự tiến bộ trong khoa học, các thế hệ sau của ROM đã đa dụng hơn như PROM. Các hãng sản xuất có thể cài đặt lại ROM bằng cách dùng các loại dụng cụ đặc biệt và đắt tiền (khả năng người dùng bình thường không thể với tới được). Thông tin có thể được "cài" vào chip và nó sẽ lưu lại mãi trong chip. Một đặc điểm lớn nhất của loại PROM là thông tin chỉ cài đặt một lần mà thôi. CD có thể được gọi là PROM vì chúng ta có thể copy thông tin vào nó (một lần duy nhất) và không thể nào xoá được.

EPROM (Erasable Programmable ROM)Một dạng cao hơn PROM là EPROM, tức là ROM nhưng chúng ta có thể xoá và viết lại được. Dạng "CD-Erasable" là một điển hình. EPROM khác PROM ở chổ là thông tin có thể được viết và xoá nhiều lần theo ý người xử dụng, và phương pháp xoá là hardware (dùng tia hồng ngoại xoá) cho nên khá là tốn kém và không phải ai cũng trang bị được.

EEPROM (Electronic Erasable Programmable ROM)Ðây là một dạng cao hơn EPROM, đặt điểm khác biệt duy nhất so với EPROM là có thể ghi và xoá thông tin lại nhiều lần bằng software thay vì hardware. Ví dụ điển hình cho loại EPROM nầy là "CD-Rewritable" nếu bạn ra

27

cửa hàng mua một cái CD-WR thì có thể thu và xoá thông tin mình thích một cách tùy ý. Ứng dụng của EEPROM cụ thể nhất là "flash BIOS". BIOS vốn là ROM và flash BIOS tức là tái cài đặt thông tin (upgrade) cho BIOS. Cái tiện nhất ở phương pháp nầy là bạn không cần mở thùng máy ra mà chỉ dùng software điều khiển gián tiếp.

RAM (Random Access Memory)Rất nhiều người nghĩ là RAM khác với ROM trên nhiều khía cạnh nhưng thực tế RAM chẳng qua là thế hệ sau của ROM mà thôi. Cả RAM và ROM đều là "random access memory" cả, tức là thông tin có thể được truy cập không cần theo thứ tự. Tuy nhiên ROM chạy chậm hơn RAM rất nhiều. Thông thường ROM cần trên 50ns để vận hành thông tin trong khi đó RAM cần dưới 10ns (do cách chế tạo). Tôi sẽ trở lại với phần "shadow BIOS ROM" sau nầy.

SRAM (Static RAM) và DRAM (Dynamic RAM)SRAM là loại RAM lưu giữ data mà không cần cập nhật thường xuyên (static) trong khi DRAM là loại RAM cần cập nhật data thường xuyên (high refresh rate). Thông thường data trong DRAM sẽ được refresh (làm tươi) nhiều lần trong một second để lưu giử lại những thông tin đang lưu trữ, nếu không refresh lại DRAM thì dù nguồn điện không ngắt, thông tin trong DRAM cũng sẽ bị mất.SRAM chạy lẹ hơn DRAM.  Nhiều người có thể lầm lẫn là DRAM là "dynamic" cho nên ưu việt hơn. Điều đó không đúng. Trên thực tế, chế tạo SRAM tốn kém hơn hơn DRAM và SRAM thường có kích cỡ lớn hơn DRAM, nhưng tốc độ nhanh hơn DRAM vì không phải tốn thời gian refresh nhiều lần. Sự ra đời của DRAM chỉ là một lối đi vòng để hạ giá sản xuất của SRAM (tôi sẽ nói rõ hơn về bên trong CPU, DRAM, và SRAM).

FPM-DRAM (Fast Page Mode DRAM)Ðây là một dạng cải tiến của DRAM, về nguyên lý thì FPM DRAM sẽ chạy lẹ hơn DRAM một tí do cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy cập thông tin. Những loại RAM như FPM hầu như không còn sản xuất trên thị trường hiện nay nữa.

EDO-DRAM (Extended Data Out DRAM)Là một dạng cải tiến của FPM DRAM, nó chạy lẹ hơn FPM DRAM một nhờ vào một số cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy cập data. Một đặc điểm nữa của EDO DRAM là nó cần support của system chipset. Loại memory nầy chạy với máy 486 trở lên (tốc độ dưới 75MHz). EDO DRAM cũng đã quá cũ so với kỹ thuật hiện nay.  EDO-DRAM chạy lẹ hơn FPM-DRAM từ 10 - 15%.

BDEO-DRAM (Burst Extended Data Out DRAM)Là thế hệ sau của EDO DRAM, dùng kỹ thuật "pineline technology" để rút ngắn thời gian dò địa chỉ của data. Nếu các bạn để ý những mẫu RAM tôi giới thiệu trên theo trình tự kỹ thuật thì thấy là hầu hết các nhà chế tạo tìm cách nâng cao tốc độ truy cập thông tin của RAM bằng cách cải tiến cách dò địa chỉ hoặt cách chế tạo hardware. Vì việc giải thích về hardware rất khó khăn và cần nhiều kiến thức điện tử cho nên tôi chỉ lướt qua hoặc trình bày đại ý.  Nhiều mẩu RAM tôi trình bày có thể không còn trên thị trường nữa, tôi chỉ trình bày để bạn có một kiến thức chung mà thôi.

SDRAM (Synchronous DRAM)Ðây là một loại RAM có nguyên lý chế tạo khác hẳn với các loại RAM trước. Như tên gọi của nó là "synchronous" DRAM, synchronous có nghĩa là đồng bộ, nếu bạn học về điện tử số thì sẽ rõ hơn ý nghĩ của tính đồng bộ.Synchronous là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực digital, trong giới hạn về chuyên môn tôi cũng rất lấy làm khó giải thích. Bạn chỉ cần biết là RAM hoạt động được là do một memory controller (hay clock controller), thông tin sẽ được truy cập hay cập nhật mổi khi clock (dòng điện) chuyển từ 0 sang 1, "synchronous" có nghĩa là ngay lúc clock nhảy từ 0 sang 1 chứ không hẳn là clock qua 1 hoàn toàn (khi clock chuyển từ 0 sang 1 hay ngược lại, nó cần 1 khoảng thời gian interval, tuy vô cùng ngắn nhưng cũng mất 1 khoảng thời gian, SDRAM không cần chờ khoảng interval này kết thúc hoàn toàn rồi mới cập nhật thông tin, mà thông tin sẽ được bắt đầu cập nhật ngay trong khoảng interval). Do kỹ thuật chế tạo mang tính bước ngoặc nầy, SDRAM và các thế hệ sau có tốc độ cao hơn hẳn các loại DRAM trước.Đây là loại RAM thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, tốc độ 66-100-133Mhz.

DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM)Ðây là loại memory cải tiến từ SDRAM. Nó nhân đôi tốc độ truy cập của SDRAM bằng cách dùng cả hai quá trình đồng bộ khi clock chuyển từ 0 sang 1 và từ 1 sang 0. Ngay khi clock của memory chuyển từ 0 sang 1 hoặc từ 1 sang 0 thì thông tin trong memory được truy cập.Loại RAM này được CPU Intel và AMD hỗ trợ, tốc độ hiện tại vào khoảng 266Mhz. (DDR-SDRAM đã ra đời

28

trong năm 2000)

DRDRAM (Direct Rambus DRAM)Ðây lại là một bước ngoặc mới trong lĩnh vực chế tạo memory, hệ thống Rambus (cũng là tên của một hãng chế tạo nó) có nguyên lý và cấu trúc chế tạo hoàn toàn khác loại SDRAM truyền thống. Memory sẽ được vận hành bởi một hệ thống phụ gọi là Direct Rambus Channel có độ rộng 16 bit và một clock 400MHz điều khiển. (có thể lên 800MHz)Theo lý thuyết thì cấu trúc mới nầy sẽ có thể trao đổi thông tin với tốc độ 800MHz x 16bit = 800MHz x 2 bytes = 1.6GB/giây. Hệ thống Rambus DRAM như thế nầy cần một serial presence detect (SPD) chip để trao đổi với motherboard. Ta thấy kỹ thuật mới nầy dùng 16bits interface, trông trái hẳn với cách chế tạo truyền thống là dùng 64bit cho memory, bởi thế kỹ thuật Rambus (sở hữu chủ của Rambus và Intel) sẽ cho ra đời loại chân Rambus Inline Memory Module (RIMM) tương đối khác so với memory truyền thống.Loại RAM này hiện nay chỉ được hỗ trợ bởi CPU Intel Pentum IV, khá đắt, tốc độ vào khoảng 400-800Mhz

SLDRAM (Synchronous-Link DRAM)Là thế sau của DRDRAM, thay vì dùng Direct Rambus Channel với chiều rộng 16bit và tốc độ 400MHz, SLDRAM dùng bus 64bit chạy với tốc độ 200MHz. Theo lý thuyết thì hệ thống mới có thể đạt được tốc độ 400Mhz x 64 bits = 400Mhz x 8 bytes = 3.2Gb/giây, tức là gấp đôi DRDRAM. Ðiều thuận tiện là là SLDRAM được phát triển bởi một nhóm 20 công ty hàng đầu về vi tính cho nên nó rất da dụng và phù hợp nhiều hệ thống khác nhau.

VRAM (Video RAM)Khác với memory trong hệ thống và do nhu cầu về đồ hoạ ngày càng cao, các hãng chế tạo graphic card đã chế tạo VRAM riêng cho video card của họ mà không cần dùng memory của hệ thống chính. VRAM chạy lẹ hơn vì ừng dụng Dual Port technology nhưng đồng thời cũng đắt hơn rất nhiều.

SGRAM (Synchronous Graphic RAM)Là sản phẩm cải tiến của VRAM mà ra, đơn giản nó sẽ đọc và viết từng block thay vì từng mảng nhỏ.

Flash MemoryLà sản phẩm kết hợp giửa RAM và hard disk. Có nghĩa là Flash memory có thể chạy lẹ như SDRAM mà và vẫn lưu trữ được data khi power off.

PC66, PC100, PC133, PC1600, PC2100, PC2400....Chắc khi mua sắm RAM bạn sẽ thấy họ đề cập đến những từ như trên. PC66, 100, 133MHz thì bạn có thể hiểu đó là tốc độ của hệ thống chipset của motherboard. Nhưng PC1600, PC2100, PC2400 thì có vẻ hơi...cao và quái lạ! Thực ra những từ nầy ra đời khi kỹ thuật Rambus phát triển. Ðặt điểm của loại motherboard nầy là dùng loại DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM). Như đã đề cập ở phần trên, DDR SDRAM sẽ chạy gấp đôi (trên lý thuyết) loại RAM bình thường vì nó dùng cả rising and falling edge của system clock. Cho nên PC100 bình thường sẽ thành PC200 và nhân lên 8 bytes chiều rộng của DDR SDRAM: PC200 * 8 = PC1600. Tương tự PC133 sẽ là PC133 * 2 * 8bytes = PC2100 và PC150 sẽ là PC150 * 2 * 8 = PC2400.

BUS: gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn data từ các bộ phận trong computer (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra.FSB (Front Side Bus) hành lang chạy từ CPU tới main memoryBSB (Back Side Bus) hành lang chạy từ memory controller tới L2 (Cache level 2)

Cache memoryLà loại memory có dung lượng rất nhỏ (thường nhỏ hơn 1MB) và chạy rất lẹ (gần như tốc độ của CPU). Thông thường thì Cache memory nằm gần CPU và có nhiệm vụ cung cấp những data thường (đang) dùng cho CPU. Sự hình thành của Cache là một cách nâng cao hiệu quả truy cập thông tin của máy tính mà thôi. Những thông tin bạn thường dùng (hoặc đang dùng) thường được chứa trong Cache, mổi khi xử lý hay thay đổi thông tin, CPU sẽ dò trong Cache memory trước xem có tồn tại hay không, nếu có nó sẽ lấy ra dùng lại còn không thì sẽ tìm tiếp vào RAM hoặc các bộ phận khác. Lấy một ví dụ đơn giản là nếu bạn mở Microsoft Word lên lần đầu tiên sẽ thấy hơi lâu nhưng mở lên lần thứ nhì thì lẹ hơn rất nhiều vì trong lần mở thứ nhất các lệnh (instructions) để mở Microsoft Word đã được lưu giữ trong Cache, CPU chỉ việc tìm nó và xài lại thôi.Lý do Cache memory nhỏ là vì nó rất đắt tiền và chế tạo rất khó khăn bởi nó gần như là CPU (về cấu thành và tốc độ). Thông thường Cache memory nằm gần CPU, trong nhiều trường hợp Cache memory nằm trong con

29

CPU luôn. Người ta gọi Cache Level 1 (L1), Cache level 2 (L2)...là do vị trí của nó gần hay xa CPU. Cache L1 gần CPU nhất, sau đó là Cache L2...

InterleaveLà một kỹ thuật làm tăng tốc độ truy cập thông tin bằng giảm bớt thời gian nhàn rổi của CPU. Ví dụ, CPU cần đọc thông tin thông từ hai nơi A và B khác nhau, vì CPU chạy quá lẹ cho nên A chưa kịp lấy đồ ra CPU phải chờ rồi!  A thấy CPU chờ thì phiền quá mới bảo CPU sang B đòi luôn sau đó trỡ lại A lấy cũng chưa muộn! Bởi thế CPU có thể rút bớt thời gian mà lấy được đồ ở cả A và B. Toàn bộ nghĩa interleave là vậy.

BurstingCũng là một kỹ thuật khác để giảm thời gian truyền tải thông tin trong máy tính. Thay vì CPU lấy thông tin từng byte một, bursting sẽ giúp CPU lấy thông tin mỗi lần là một block. 

ECC (Error Correction Code)Khi mua RAM bạn có thể thấy cụm từ nầy mô tả phụ thêm vào loại RAM. Ðây là một kỹ thuật để kiểm tra và sửa lổi trong trường hợp 1 bit nào đó của memory bị sai giá trị trong khi lưu chuyển data. Những loại RAM có ECC thường dùng cho các loại computer quan trọng như server. Tuy nhiên không có ECC cũng không phải là mối lo lớn vì theo thống kê 1 bit trong memory có thể bị sai giá trị khi chạy trong gần 750 giờ, người tiêu dùng bình thường như chúng ta đâu có ai mở máy liên tục tới...1 tháng đâu chớ!

Register và Buffer (cùng như nhau)Ðôi khi mua memory bạn có thể thấy người bán đề cập đến tính chất của memory là có buffer, register...Buffer và Register chủ yếu dùng để quản lý các modules trên RAM. Trông hình vẽ dưới chắc bạn cũng sẽ nhận ra được loại RAM có buffer. Loại RAM có buffer hay register thì sẽ chạy chậm hơn loại RAM không có buffer hay register một ít.

CAS (Column Address Strobe) latencyLatency nghĩa là khoảng thời gian chờ đợi để làm cái gì đó, CAS latency là thuật ngữ diễn tả sự delay trong việc truy cập thông tin của memory và được tính bằng clock cycle. Ví dụ, CAS3 là delay 3 "clock cycle". Trong quá khứ các nhà sản xuất cố gắng hạ thấp chỉ số delay xuống nhưng nó sẽ tỷ lệ nghịch với giá thành sản phẩm.

Cách tính dung lượng của memory (RAM)Thông thường RAM có hai chỉ số, ví dụ, 32Mx4. Thông số đầu biểu thị số hàng (chiều sâu) của RAM trong đơn vị Mega Bit, thông số thứ nhì biểu thị số cột (chiều ngang) của RAM. 32x4 = 32MegaBit x 4 cột = 128 Mega Bit = 128/8 Mega Bytes = 16MB. Có nhiều bạn có thể lầm tưởng thông số đầu là Mega Bytes nhưng kỳ thực các hãng sãn xuất mặc định nó là Mega Bit, bạn nên lưu nhớ cho điều nầy khi mua RAM. Ví dụ, 32Mx64 RAM tức là một miếng RAM 256MB.

Số Pin của RAM

Khi chọn RAM, ngoài việc chú ý tốc độ, sức chứa, ta phải coi số Pin của nó. Thông thường sốPin của RAM là (tuỳ vào loại RAM): 30, 72, 144, 160, 168, 184 pins.

SIMM (Single In-Line Memory Module)Ðây là loại ra đời sớm và có hai loại hoặc là 30 pins hoặc là 72 pins. Người ta hay gọi rõ là 30-pin SIMM hoặc 72-pin SIMM. Loại RAM (có cấu hình SIMM) nầy thường tải thông tin mỗi lần 8bits, sau đó phát triễn lên 32bits. Bạn cũng không cần quan tâm lắm đến cách vận hành của nó, nếu ra ngoài thị trường bạn chỉ cần nhận dạng SIMM khi nó có 30 hoặc 72 pins. Loại 72-pin SIMM có chiều rộng 41/2" trong khi loại 30-pin SIMM có chiều rộng 31/2" (xem hình)

30

DIMM (Dual In-line Memory Modules)Cũng gần giống như loại SIMM mà thôi nhưng có số pins là 72 hoặc 168. Một đặc điểm khác để phân biệt DIMM với SIMM là cái chân (pins) của SIMM dính lại với nhau tạo thành một mảng để tiếp xúc với memory slot trong khi DIMM có các chân hoàn toàn cách rời độc lập với nhau. Một đặc điểm phụ nửa là DIMM được cài đặt thẳng đứng (ấn miếng RAM thẳng đứng vào memory slot) trong khi SIMM thì ấn vào nghiêng khoảng 45 độ. Thông thường loại 30 pins tải data 16bits, loại 72 pins tải data 32bits, loại 144 (cho notebook) hay 168 pins tải data 64bits.

SO DIMM (Small Outline DIMM)Ðây là loại memory dùng cho notebook, có hai loại pin là 72 hoặc 144.  Nếu bạn để ý một tý thì thấy chúng có khổ hình nhỏ phù hợp cho notebook. Loại 72pins vận hành với 32bits, loại 144pins vận hành với 64bits.

RIMM (Rambus In-line Memory Modules) và SO RIMM (RIMM dùng cho notebook)Là technology của hãng Rambus, có 184 pins (RIMM) và 160 pins (SO RIMM) và truyền data mỗi lần 16bit (thế hệ củ chỉ có 8bits mà thôi) cho nên chạy nhanh hơn các loại củ. Tuy nhiên do chạy với tốc độ cao, RIMM memory tụ nhiệt rất cao thành ra lối chế tạo nó cũng phải khác so với các loại RAM truyền thống. Như hình vẽ bên dưới bạn sẽ thấy miến RAM có hai thanh giải nhiệt kẹp hai bên gọi là heat speader.  Nếu bạn dùng Pentium 4 sẽ gặp loại RAM nầy.

31

 

7.DMA và các chương trình quản lý bộ nhớ

        Giống như IRQ, DMA (Direct Memory Access) là một thành phần bí ẩn mà dường như tất cả chúng ta đều đã gặp nhưng chỉ có một số rất ít người có thể giải thích một cách chính xác.

        Trong các máy PC hiện nay, ngắt và IRQ (Interrupt ReQuest) được quan tâm đến nhiều, nhưng có một khía cạnh khác quan trọng đối với hoạt động của máy lại không được chú ý đến, đó là DMA hay Direct Memory Access (truy nhập bộ nhớ trực tiếp). Giống như IRQ, DMA là một thành phần bí ẩn mà dường như tất cả chúng ta đều đã gặp nhưng chỉ có một số rất ít người có thể giải thích một cách chính xác.

        Không hoàn toàn lý thuyết khi bạn tìm kiếm sự hiểu biết về DMA. Để lắp thêm một card âm thanh hoặc một thiết bị tiếp hợp (gọi tắt là thiết bị) vào máy tính, bạn có thể được yêu cầu chọn môt kênh DMA. Làm sao bạn biết cần phải chọn kênh nào và hậu quả sẽ ra sao khi bạn chọn sai kênh? Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta sẽ tìm hiểu DMA là gì, nó làm việc ra sao và ngày nay nó được sử dụng như thế nào trên các máy PC. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về tác động qua lại giữa bộ phận điều khiển DMA và những chương trình quản lý bộ nhớ 386 và khám phá ý nghĩa thực sự của tham số D = được cung cấp bởi trình quản lý EMM386.EXE của DOS.

    DMA là gì ?

32

        DMA là một kỹ thuật chuyển dữ liệu nhanh từ một card thiết bị tới bộ nhớ, từ bộ nhớ ra card thiết bị, hoặc trong một vài trường hợp từ một vị trí trong bộ nhớ tới một vị trí khác. Việc chuyển theo DMA rất quan trọng vì nó không yêu cầu đến sự thực thi của CPU. Chuyển theo DMA được thực hiện bằng cách lập trình một chip có tên là bộ điều khiển DMA (gọi ngắn gọn là DMAC), chip đó nằm trên bo mạch hệ thống của mọi máy PC. Việc lập trình thường được hoàn thành bởi một chương trình chạy trên máy tính của bạn (ví dụ một chương trình sao lưu đĩa cứng) hoặc bởi một thủ tục lưu trong ROM, hoặc trên một card thiết bị tiếp hợp (ví dụ trong ROM của card điều khiển đĩa mềm). Mỗi lần bộ điều khiển được khởi động và quá trình chuyển dữ liệu bắt đầu, CPU được tự do và làm việc khác trong khi DMAC tiếp tục thực hiện chuyển dữ liệu, có hai bộ vi xử lý đồng thời làm việc phục vụ bạn: một thực hiện mã (code), còn một chuyển dữ liệu.

        Việc chuyển theo DMAC quan trọng còn vì một lý do khác, nó chuyển dữ liệu trực tiếp từ nguồn dữ liệu đến nơi nhận mà không cần thông qua bất kỳ bộ phận lưu trữ trung gian nào. Quá trình đưa một byte dữ liệu từ một thiết bị tới một vị trí trong bộ nhớ thông qua CPU là một quá trình hai bước. Đầu tiên CPU đọc byte đó từ thiết bị và lưu trong một trong số các thanh ghi của nó. Tiếp theo đó nó đọc byte từ thanh ghi tới địa chỉ cần chuyển đến trong bộ nhớ. DMAC giảm quá trình trên xuống còn một bước, nó vận dụng các tín hiệu điều khiển trên đường truyền, vì thế byte đó được đọc và ghi chỉ trong một hành động.

        Một cách tốt để hiểu sự khác nhau trên là minh họa các quá trình trên như là một cuộc chơi bóng ném. CPU là người chơi ném bóng với hai người khác được gọi là A và B. Để chuyển bóng từ A tới B, CPU phải bắt quả bóng do A ném và tung nó cho B. DMA, theo một cách khác, sẽ nói A tung trực tiếp quả bóng cho B. Trong lúc ấy, CPU có thể làm các công việc khác như khởi động cầu thủ tiếp theo.

        Chuyển dữ liệu từ bộ nhớ đến bộ nhớ theo DMA hiện nay không được sử dụng nữa vì tốc độ CPU vượt trên DMAC rất nhiều, nhưng chuyển dữ liệu từ bộ nhớ đến thiết bị và từ thiết bị đến bộ nhớ là những kỳ tích đáng kể. Để đưa dữ liệu từ thiết bị vào bộ nhớ, DMAC kích hoạt đường truyền gây nên lệnh đọc từ thiết bị (một hoạt động đọc cổng I/O) và đồng thời tạo ra lệnh ghi vào bộ nhớ. Việc kích hoạt đọc từ cổng I/O sẽ làm cho thiết bị đặt một đơn vị - thông thường là một byte hoặc một Word - lên đường truyền dữ liệu của máy PC. Và vì tuyến đọc bộ nhớ được hoạt động đồng thời cho nên dữ liệu trên đường truyền được sao ngay vào bộ nhớ. Với mỗi lần ghi, DMAC dùng đường địa chỉ để chỉ định địa chỉ trong bộ nhớ nơi dữ liệu sẽ tới.

        Tương tự đối với quá trình chuyển theo DMA từ bộ nhớ đến thiết bị. Với mỗi đơn vị dữ liệu được chuyển, DMAC ra lệnh đọc đối với bộ nhớ và ghi đối với cổng I/O. Địa chỉ của bộ nhớ được đặt trên đường địa chỉ. Giống như quá trình trên, dữ liệu được chuyển trực tiếp từ nơi phát đến nơi nhận bằng cách sử dụng đường dữ liệu.

        DMAC được sử dụng trong phần lớn các máy PC là chip có ký hiệu 8237A hoặc tương đương. Các dòng máy Micro Channel và EISA đã sửa đổi kỹ thuật DMA tạo ra một chip riêng có các chức năng hơn hẳn 8237A, nhưng có rất ít chương trình điều khiển thiết bị tận dụng được những ưu điểm mở rộng đó. Dòng máy IBM-XT chỉ sử dụng một chip 8237A lập trình được cung cấp 4 kênh DMA riêng rẽ, đánh số từ 0 đến 3. Dòng máy IBM-AT (chiếm phần lớn thị trường máy PC hiện nay) sử dụng 2 chip 8237A cung cấp 8 kênh DMA độc lập đánh số từ 0 đến 7. Chỉ có 7 trong số 8 kênh DMA sử dụng được vì một kênh (kênh 4) được sử dụng để liên kết hai bộ điều khiển với nhau sao cho chúng có thể làm việc như một đơn vị thống nhất. Kênh 0 đến 3 chuyển 8 bit dữ liệu cùng một lúc và có thể lưu 64KB chỉ trong một lần hoạt động, trong khi kênh 5 đến 7 chuyển 16 bit và có thể chuyển được 128KB trong một lần hoạt động.

        Giống như bộ điều khiển ngắt, nơi nhận yêu cầu ngắt từ các thiết bị thông qua đường IRQ, một DMAC nhận yêu cầu DMA thông qua đường DMA request (DREQ). Chip 8237A cung cấp một vài phương thức và phương pháp hành động khác nhau, tuy nhiên một quá trình chuyển điển hình từ thiết bị tới bộ nhớ diễn ra như sau:

        DMAC được lập trình đầu tiên với địa chỉ của bộ nhớ sẽ ghi dữ liệu và số byte được chuyển. Khi thiết bị đã sẵn sàng bắt đầu quá trình chuyển, nó kích hoạt đường DREQ để kết nối với DMA. Sau khi được CPU cho phép điều khiển đường truyền, DMAC đưa ra địa chỉ bộ nhớ và tạo ra tín hiệu để một byte (hoặc một từ) dữ liệu được đọc từ thiết bị và ghi vào vùng được chỉ định trong bộ nhớ. Sau đó nó cập nhật địa chỉ bộ nhớ cho byte tiếp theo và lặp lại quá trình trên cho tới khi toàn bộ dữ liệu được chuyển hoàn tất. Dựa trên cách bộ điều khiển được lập trình, mỗi byte được chuyển có thể yêu cầu một tín hiệu DREQ riêng rẽ (phương thức chuyển đơn) hoặc chỉ một tín hiệu có thể khởi động tất cả quá trình truyền (phương thức chuyển khối hoặc theo yêu cầu).

33

        Có một thiết bị DMA có trên tất cả các máy PC là bộ điều khiển đĩa mềm. Dữ liệu trên đĩa mềm được đọc theo từng đơn vị 512 byte (1 sector) và được chuyển bằng DMA sử dụng kênh DMA số 2. Để đọc một sector dữ liệu, ngắt BIOS 13H lập trình DMA theo phương thức chuyển đơn và cung cấp một lệnh đọc cho điều khiển đĩa mềm. Khi thực hiện, điều khiển đĩa đọc byte dữ liệu từ đĩa và khởi động quá trình truyền bằng cách kích hoạt DREQ 2. Sau đó nó đọc lần lượt các byte khác theo cách như trên để chuyển byte vào địa chỉ vật lý trong bộ nhớ. Tới khi DMAC đã chuyển xong 512 byte, điều khiển đĩa tạo ra một ngắt cứng để báo cho CPU biết đã có thể sử dụng được sector đó.

   Các kênh DMA

        Khi bạn gắn một card thiết bị có sử dụng DMA trên máy PC, bạn thường được yêu cầu chọn kênh DMA. Đặt một DIP-switch hoặc định lại jumper với kênh DMA 5 sẽ thiết lập một giao tiếp vật lý giữa thiết bị và DMAC thông qua DREQ 5. Thông thường, phần mềm sử dụng thiết bị phải được cung cấp số hiệu kênh DMA ấn định để nó có thể lập trình DMAC cho việc chuyển theo DMA. Mặc dù theo lý thuyết có thể nhiều thiết bị chia sẻ một đường DREQ nếu chúng không đồng thời sử dụng, nhưng - như một luật - tốt nhất là giới hạn mỗi thiết bị sử dụng một kênh. Như vậy bạn sẽ chắc chắn không gặp xung đột DMA.

        Như đã biết, chúng ta không sử dụng được kênh DMA 2 và 4 vì chúng được dành cho điều khiển đĩa mềm và làm đường nối 2 chip DMA. Kênh 0 cũng không sử dụng được vì trên các máy PC trước đây nó được sử dụng để phục hồi bộ nhớ. Vào lúc khởi động, BIOS của máy PC nguyên thủy lập trình cho đồng hồ để cứ vài mili giây lại đưa yêu cầu đọc DMA giả - nhằm tạo ra việc đọc bộ nhớ nhưng không nhất thiết có thiết bị nhận dữ liệu đó - như vậy tránh mất thông tin trong DRAM. Tất cả các máy PC hiện nay phục hồi DRAM mà không cần sự giúp đỡ của hệ thống DMA. Tuy vậy bạn vẫn không thể sử dụng kênh DMA số 0 vì có một số máy không thiết lập kênh đó. Vậy bạn sẽ xử trí ra sao khi được yêu cầu chọn một kênh DMA? Câu trả lời là chọn các kênh DMA còn lại.

        Bảng dưới liệt kê danh sách các kênh DMA đã được phân bổ. Trên hầu hết các máy PC, kênh 1, 3, 5, 6 và 7 được để dành cho việc ghép nối với thiết bị. Dòng máy PS/2 sử dụng kênh 5 để chuyển dữ liệu cho đĩa cứng, còn dòng XT thì dùng kênh 3. Vì lý do này, khi sử dụng 2 dòng máy trên, bạn cần tránh sử dụng các kênh đó. Khi bạn còn chưa ấn định một kênh DMA cho một thiết bị nào thì bạn có thể sử dụng nó bất kỳ khi nào bạn muốn. Nhưng bạn nên theo dõi bảng phân bổ kênh DMA để không xảy ra hiện tượng hai thiết bị cùng chia sẻ một kênh DMA. Tôi viết trên quyển sổ để bàn của mình danh sách các IRQ và DMA đã được sử dụng. Khi cắm thêm một card thiết bị mới và tìm kiếm một DMA chưa sử dụng, tôi không phải tháo các card thiết bị đã cắm trong máy và xem các jumper của chúng.

        Có một vài trình tiện ích phát hiện được kênh DMA nào đã được sử dụng nhưng chúng không thực sự đáng tin cậy. Nếu bạn không có thông tin về các kênh DMA đã được phân bổ và bạn cũng không muốn lục tìm trong đống tài liệu của mình thì đã có một loạt các chương trình chẩn đoán phân tích máy thông báo cho bạn biết danh sách những kênh DMA đã sử dụng. Các chương trình trên chưa thực sự hoàn hảo nên có thể kết quả đưa ra sẽ không chính xác.

Các vấn đề quản lý bộ nhớ

        Các trình quản lý bộ nhớ theo 86 ảo như EMM 386.EXE., QEMM-386 và 386MAX gây ra một vấn đề đặc biệt đối với DMAC. Địa chỉ bộ nhớ được lập trình vào trong DMAC phục vụ cho việc chuyển theo DMA là các địa chỉ vật lý. Nhưng các trình quản lý trên thường xuyên định lại bản đồ bộ nhớ làm cho một địa chỉ bộ nhớ có trước tương ứng với một địa chỉ bộ nhớ vật lý khác (thông thường là một nơi không dùng đến trong bộ nhớ mở rộng). Khi một chương trình truy nhập đến phần địa chỉ đã được định lại, CPU chuyển yêu cầu đó đến địa chỉ vật lý phù hợp. Tuy nhiên, nếu DMAC cố gắng truy nhập đến địa chỉ trên, việc truy nhập sẽ thất bại vì không có cách nào để DMAC biết bản đồ bộ nhớ đã được định lại.

        Điều kết luận là các chương trình làm việc theo DMA có dữ liệu nạp trong vùng bộ nhớ cao (UMB) sẽ không làm việc được nếu không chịu sự kiểm soát của các chương trình quản lý bộ nhớ. Một DMAC được lập trình đưa dữ liệu ra cổng I/O và trong chế độ 86 ảo một trình quản lý bộ nhớ có thể chặn tát cả dữ liệu được đưa ra cổng I/O. Như vậy nó có thể dự đoán được các yêu cầu DMA sắp tới và thậm chí biết được cả địa chỉ bộ nhớ tiếp theo. Nếu các địa chỉ đó đã được sửa đổi, trình quản lý bộ nhớ sẽ lập trình lại DMAC theo địa chỉ bộ nhớ vật lý phù hợp. Sau đó nó cho phép quá trình chuyển DMA thực hiện như thường lệ.

34

        Một tình huống tai hại tiềm tàng xảy ra khi địa chỉ bộ nhớ vật lý đã được sửa đổi gửi cho quá trình chuyển theo DMA lại nằm ngoài vùng quản lý của DMAC. Phần lớn các DMAC bị giới hạn trong 16MB bộ nhớ, một số khác không thể đánh địa chỉ lớn hơn 8MB. Khi một địa chỉ nguồn hoặc đích nằm ngoài vùng DMAC có khả năng đánh địa chỉ, trình điều khiển bộ nhớ đưa ra mẹo sau: Nó định lại quá trình chuyển DMA ra một vùng đệm của nó - một vùng nằm trong vùng có thể truy nhập bới DMA - và cho phép quá trình chuyển thực hiện. Nếu vùng đệm đủ lớn để chứa dữ liệu thì sau khi quá trình chuyển kết thúc, trình quản lý bộ nhớ chuyển dữ liệu trong vùng đêm tới địa chỉ bộ nhớ thích hợp. Sự việc trên làm giảm hiệu quả của quá trình DMA nhưng bù lại nó làm cho hệ thống vẫn có thể thực hiện được.

        Một vấn đề thực sự xảy ra khi dữ liệu của quá trình chuyển DMA lớn hơn vùng đệm. Bạn sẽ nhận được một thông báo lỗi nhắc nhở tăng kích thước vùng đệm DMA của trình quản lý bộ nhớ, tiếp theo đó là việc máy bị treo cứng. Đó là sản phẩm của trình quản lý bộ nhớ trong khi nó đang cố gắng ngăn chặn việc thất thoát dữ liệu. Theo ngầm định, EMM386.EXE sử dụng vùng đệm DMA có kích thước 32KB. Kích thước vùng đệm có thể được đặt trong khoảng từ 16KB tới 256KB bằng cách sử dụng tham số D=; kích thước ngầm định thường là phù hợp vì trong hàng loạt trường hợp nó có khả năng chứa hết được dữ liệu DMAC.

        Thậm chí một trường hợp phức tạp khác nảy sinh khi DMAC không nằm trên bo mạch hệ thống mà nằm trên thiết bị, nơi mà trình quản lý bộ nhớ không thể điều khiển quá trình DMAC đưa dữ liệu ra cổng I/O. Điều đó xảy ra với một điều khiển đĩa cứng chỉ huy được đường truyền (BMC). Bộ điều khiển đó gây ra rất nhiều điều phiền toái khi người sử dụng khởi động SmartDrive của DOS 5.0 và nạp nó lên vùng bộ nhớ cao. Giải pháp được Microsoft đưa ra năm 1990 là mẫu chi tiết kỹ thuật của các thiết bị phục vụ ảo (VDS). VDS là một tập các phục vụ cho phép trình quản lý bộ nhớ cung cấp địa chỉ bộ nhớ của hệ thống cho BMC trước khi đọc và ghi. Tất nhiên, bộ điều khiển chứa DMAC phải nhận biết được VDS, nhưng giờ đây dường như hầu hết các bộ điều khiển đều có khả năng đó. Đó là tất cả những điều phức tạp thú vị. Điều kết luận là ngày nay việc sử dụng các thiết bị DMA với các trình quản lý bộ nhớ trong mode 86 ảo thực sự an toàn.

8.Kiểu Bộ Nhớ Trong DOS

        Máy vi tính 286, 386 hoặc 486 có thể có đến 5 kiểu bộ nhớ. Các chương trình phải được viết để sử dụng một kiểu bộ nhớ hoặc hơn nữa. Hãy hình dung các kiểu bộ nhớ như các phần tử xếp chồng lên nhau giống như chiếc bánh gatô ngày cưới.

    Bộ nhớ quy ước (conventional memory)

        Là lớp dưới cùng. Nếu máy tính chỉ có các chip nhớ với tổng dung lượng 640 KB, toàn bộ đây là bộ nhớ quy ước. Các chương trình chạy trong DOS đều phải dùng ít nhất kiểu bộ nhớ này.

    Các Khối Nhớ Cao (The Upper Memory Blocks)

        Là lớp kế tiếp chiếm tới 384 KB, cao hơn vùng nhớ quy ước. Vùng này (gọi tắt là UMB) bao gồm 6 khối (block), mỗi khối 64 KB. Do DOS đặt vùng này bên ngoài dành cho các chức năng phần cứng, bạn không thể thêm vào các chip nhớ để lấp đầy bộ nhớ này. Thông thường, các UMB chỉ được phần cứng đặt trên bản mạch chủ sử dụng. Các phần cứng đó là: bản mạch video, bản mạch giao diện của máy quét hình (scanner interface) và ROM.

    Vùng Nhớ Cao (The High Memory Area)

        Gọi tắt là HMA, là vùng 64 KB kế tiếp các khối UMB. Chỉ có một vài trình tiện ích dùng đến vùng nhớ này. Đó là HIMEM.SYS của Windows, QEMM-386 của QUARterdeck và một số phần mềm mạng.

    Bộ Nhớ Mở Rộng (Extended Memory)

        Là lớp trên của bộ nhớ quy ước, UMB và HMA. Máy 286 có thể có tới 15 MB bộ nhớ mở rộng, trong khi đó 386 về lý thuyết cho phép đạt tới 4 GB (4 tỉ bytes).

35

        Về mặt kỹ thuật, HMA là 64 KB đầu tiên của bộ nhớ mở rộng, tuy nhiên trong thực tế HMA và phần còn lại của bộ nhớ mở rộng có thể được xem như các lớp riêng biệt.

    Bộ Nhớ Bành Trướng (Expanted Memory)

        Là kiểu bộ nhớ thứ 5. Hãy hình dung nó được đặt bên ngoài các lớp khác. Kiểu bộ nhớ này yêu cầu một khối 64 KB của vùng UMB. Nếu chương trình cần nhiều hơn 64 KB bộ nhớ bành trướng, các phần của bộ nhớ bành trướng được trao đổi qua khối UMB này. Phương pháp này cho phép có được bộ nhớ bành trướng dung lượng lớn mà không cần phải dự trữ một vùng lớn bên trong bộ nhớ phân lớp. Bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa bộ nhớ mở rộng (extended memory) và bộ nhớ bành trướng (expanded memory) như sau. Các chip nhớ trên bản mạch chủ (mother board) hầu như bao giờ cũng được cấp phát cho bộ nhớ quy ước và bộ nhớ mở rộng. Bộ nhớ bành trướng thường được cài đặt (install) trên bản mạch riêng.

        Các máy với bộ xử lý 8088 hoặc không thể truy nhập được bộ nhớ mở rộng hoặc HMA. Những máy này chỉ được hạn chế bởi bộ nhớ quy ước, các khối UMB và bộ nhớ bành trướng. Các máy 286 hoặc cao hơn có thể có kiểu bộ nhớ bất kỳ hoặc có tất cả 5 kiểu.

        Bây giờ ta sẽ xem xét một vấn đề quan trọng: cách xác định sơ đồ cấp phát bộ nhớ cho máy tính của bạn.

        Với các máy 8088 và 8086 tất cả các chip nhớ phải được dành cho bộ nhớ quy ước hoặc (nếu bạn có hơn 640 KB) bộ nhớ bành trướng. Bạn không có lựa chọn nào khác.

        Trên các máy 286, bạn nên cấp phát toàn bộ nhớ ngoài 640 KB cho bộ nhớ mở rộng, nếu như bạn không có chương trình của DOS hổ trợ đặc biệt bộ nhớ bành trướng. Trong trường hợp này, bạn nên cấp phát đủ bộ nhớ bành trướng để đáp ứng nhu cầu của các chương trình DOS và dành phần còn lại như bộ nhớ mở rộng mà Windows và các trình khác có thể sử dụng.

        Đối với các máy 386, bạn nên cấu hình toàn bộ bộ nhớ ngoài 640 KB như bộ nhớ mở rộng. Bộ nhớ này sau đó có thể được chuyển đổi theo yêu cầu thành bộ nhớ bành trướng đối với các chương trình hổ trợ nó. Windows và QEMM-86 có thể chuyển đổi một cách tự động.

        Bạn sẽ cấp phát bộ nhớ trên máy của mình như thế nào? Các bản mạch bộ nhớ bành trướng bao giờ cũng có bộ chuyển đổi hoặc phần mềm mà bạn thiết đặt để xác định xem tất cả hoặc chỉ một phần của bộ nhớ được xem xét là bành trướng hay mở rộng. Chỉ cần thực hiện cấp phát đúng đắn trong nột lần. Việc cấp phát này sẽ còn tác dụng cho đến khi bạn thay đổi nó. Brian Livingson là chủ tịch của Ban Tư Vấn về Windows, tác giả của nhiều cuốn sách về Windows do IDG xuất bản.

9.Sơ Lược Về Đĩa Cứng

- Đĩa cứng bao gồm nhiều mặt (Side), trên một mặt có nhiều vòng tròn đồng tâm gọi là từ đạo (Track), trên một từ đạo ta chia nhỏ ra nhiều đoạn gọi là cung từ (Sector).- Để dễ dàng hình dung bạn có thể tưởng tượng đĩa cứng bao gồm nhiều đĩa 2 mặt, xếp chồng lên nhau, có dạng hình trụ tròn. À mà bạn khỏi cần tưởng tượng, bạn có thể xem hình dưới đây:- Tập hợp tất cả:      _ Các Track 0 tạo thành Cylinder 0      _ các Track 1 tạo thành Cylinder 1

36

Lưu ý:- Track, Cylinder, Side được đánh số thứ tự từ 0.- Sector bắt đầu bằng 1 (chứ không phải 0) vì Sector 0 trên mỗi Track được dành cho mục đích nhận diện chứ không phải để ghi trữ dữ liệu.- Số mặt (Side) = số đầu đọc / ghi (Head)- Dung lượng ổ đĩa = số bytes / sector x số sectors / track x số cylinders x số đầu đọc / ghi (Head).

Phân Khu Đĩa Cứng

Bạn có thể chia một ổ cứng thành những phân khu riêng biệt "thuộc quyền sở hữu" của các hệ điều hành khác nhau. Bên trong biên giới của mỗi phân khu, đĩa có thể được định dạng và được tổ chức về mặt logic để phù hợp với những nhu cầu của hệ điều hành sở hữu phân khu đó.

Partition 1  Partition 2   Partition 3  Unused

Sector ở ngay vị trí đầu tiên của đĩa cứng lưu các thông tin mô tả cách bố trí đĩa, gọi là bảng phân khu (Partition table). Nó bao gồm các thông tin sau: - Số mặt (Sides), số từ trụ (Cylinders) và số sector trên một track của mỗi phân khu.- Số các phân khu (Partitions).- Kích thước, vị trí của mỗi phân khu

Chúng ta sẽ đề cặp đến 2 loại phân khu: Phân khu DOS và Phân khu khác DOS:

a. Phân Khu DOS:Bạn có thể tạo 2 loại phân khu DOS trên đĩa cứng:+ Phân khu DOS sơ cấp (Primary DOS Partition): là vùng đĩa có chứa các tập tin Io.sys ; Msdos.sys ; Command.com dùng để khởi động Ms-Dos. Phân khu này cũng có thể được dùng để chứa thêm các tập tin khác.+ Phân khu DOS mở rộng (Extended DOS Partition): là vùng đĩa không có chứa các tập tin hệ thống đã nói trên. Phân khu này không bắt buột phải có trên đĩa. Phân khu DOS mở rộng có thể chứa tới 23 ổ đĩa logic. Ổ đĩa logic là một phần của đĩa cứng được dùng như là một ổ đĩa riêng biệt. Nếu phân khu đĩa sơ cấp không choán hết toàn bộ đĩa cứng thì bạn có thể tạo ra phân khu đĩa mở rộng trên phần còn lại.

b. Phân khu khác DOS:Phân khu khác DOS là phân khu dành cho hệ điều hành khác sử dụng như UNIX, OS/2... Bạn không thể dùng lệnh Fdisk của DOS để tạo phân khu này được.

Cấu trúc của một đĩa DOS

DOS chia đĩa ra làm 2 vùng: Vùng hệ thống (system area) và vùng dữ liệu (data area)

37

- Vùng hệ thống (system area): Dos dùng vùng này để theo dõi các thông tin thiết yếu về đĩa.

- Vùng dữ liệu (data area): Dùng để chứa dữ liệu.

* DOS chia vùng hệ thống ra làm 3 phần:  - Bản ghi khởi động: (Boot Record)  - Bảng cấp phát tập tin: (File Allocation Table)  - Thư mục gốc: (Root Directory)

Bản ghi khởi động (Boot Record): Bản ghi khởi động nằm ở ngay vị trí đầu tiên của một đĩa DOS, chứa một đoạn chương trình ngắn dùng để khởi động máy.

Bảng cấp phát tập tin (File Allocation Table): Để quản lý vị trí lưu trữ dữ liệu trên đĩa, DOS chia nó thành những đơn vị logic gọi là cluster. Cluster bao gồm một số sector liên tục trên vùng dữ liệu. Số secotr trên một cluster thay đổi từ dạng đĩa này đến dạng đĩa khác. Bảng FAT chứa các đề mục có chiều dài 12, 16 hoặc 32 bytes. Với một đề mục FAT dài hơn, DOS có thể theo dõi được nhiều cluster hơn và do đó hỗ trợ được đĩa lớn hơn. Việc cấp phát vị trí lưu trữ trên đĩa cho các tập tin được quản lý bởi bảng FAT, vốn chỉ là một bảng các con số, với mỗi chỗ trên bảng được dành mỗi một cluster trên đĩa. Con số được ghi lại trong mỗi đề mục bảng FAT của  mỗi cluster cho thấy rằng cluster đó là đang được dùng bởi một tập tin hay có thể dùng để chứa dữ liệu mới. Một con số zero trong đề mục FAT của cluster có nghĩa là cluster đó còn chưa được cấp phát cho tập tin nào cả. Nếu là một con số nào khác thì cluster đó đã được dùng rồi. Bởi vì một tập tin dữ liệu thường lớn hơn kích thước của một cluster, nên những con số trong bảng FAT được dùng để liên kết lại các cluster chứa dữ liệu của một tập tin nào đó. FAT có hai bảng, một được dùng và một để sao lưu đề phòng hư hỏng.

Thư mục gốc (Root Directory): Thư mục gốc ghi lại những tập tin lưu trữ trên đĩa. Đối với mỗi tập tin, có mộ đề mục thư mục (directory entry) ghi lại tên, phần mở rộng, ngày giờ tạo lập, thuộc tính... tập tin. Đề mục thư mục còn chứa một thông tin quan trọng khác của tập tin là cluster bắt đầu (starting cluster). Nhìn vào cluster này trong bảng FAT ta biết được cluster thứ hai, nhìn vào cluster thứ hai ta biết cluster thứ ba... của chuỗi cluster cung cấp cho việc lưu trữ tập tin.

Sau đây là hình ảnh và ví dụ minh họa:

Files name Starting cluster

Tailieu.Doc 2

Truy cập tài liệu FAT ta thấy:

- Nội dung của cluster thứ 2 cho biết cluster kế tiếp là cluster thứ 3.- Nội dung của cluster thứ 3 cho biết cluster kế tiếp là cluster thứ 5.- Nội dung của cluster thứ 5 cho biết cluster kế tiếp là cluster thứ 6.- Nội dung của cluster thứ 6 cho biết file đã kế thúc.

(Bạn có thể tìm hiểu vấn đề này qua chương trình DiskEdit).

10.Card Màn Hình Và Monitor

    Trên các máy 386, tốc độ card màn hình không quan trọng lắm nên người dùng không chú ý mà chỉ quan tâm đến độ phân giải.

38

     Khi bạn sử dụng máy từ 486 trở đi thì monitor và card màn hình có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất toàn hệ thống, vì nếu chúng chạy chậm sẽ gây ra hiện tượng thắt cổ chai làm giảm tốc độ toàn bộ hệ thống.

    10.1/ Card màn hình:

    a) Dành cho máy 386:

     Card màn hình của 386 cũng có các đặc điểm gíống như 486, nó chỉ khác là chạy 16Bit nên tốc độ chậm hơn và cũng có card tăng tốc 16Bit.

    b) Dành cho máy 486:

     Nếu đã mua máy 486 để tận dụng tốc độ cao thì không có lý do gì để giữ lại card màn hình 16Bit chậm chạp, Do tốc độ chậm nó sẽ kềm hãm tốc độ xử lý của CPU và khi bị thúc ép quá nó sẽ cập nhật màn hình lung tung hay gây ra nhiều hiện tượng kỳ quái khác mà bạn không thể ngờ là do card màn hình chậm chạp gây ra.

     Tối thiểu bạn nên trang bị card màn hình 32Bit (VL Bus) thường với 1Mb ram, tối ưu là card màn hình tăng tốc 32Bit (VL Bus Accelerator) với 1Mb ram. Khi chạy các chương trình đồ hoạ bạn mới thấy hiệu quả của nó thật xứng đáng với đồng tiền bạn bỏ ra. Card tăng tốc khác card thường ở chỗ nó có thêm 1 con CPU chuyên dùng để tính toán việc cập nhật màn hình (tốc độ tính toán của nó còn nhanh hơn tốc độ tính của CPU trên máy do nó được thiết kế chỉ để làm việc nầy. Khi làm việc, CPU trên máy chỉ cần ra những lịnh tổng quát, còn việc tính toán cập nhật từng điểm trên màn hình do con CPU nầy đảm nhiệm), tốc độ cập nhật vừa nhanh lại vừa giải phóng thời gian cho CPU chính làm chuyện khác.

     Ðộ phân giải cuả card 32Bit thường với 1Mb ram như sau:

- 640x480 tối đa 16 triệu màu (24 bit màu).

- 800x600 tối đa 65.536 màu (16 bit màu).

- 1024x768 tối đa 256 màu (8 bit màu).

     Ðộ phân giải cuả card 32Bit tăng tốc với 1Mb ram như sau:

- 640x480 tối đa 16,7 triệu màu (24 bit màu).

- 800x600 tối đa 256 màu (8 bit màu).

- 1024x768 tối đa 256 màu (8 bit màu).

- 1280x1024 tối đa 16 màu (4 bit màu).

    b) Dành cho máy 586 trở đi:

     Card màn hình hiện nay có giao tiếp PCI, Ram trên card thường từ 1 Mb đến 4Mb. Tăng tốc đồ hoạ và hổ trợ MPEG.

    Chú ý: Số lượng Ram trên card ảnh hưởng chủ yếu đến độ phân giải và độ sâu màu, ít ảnh hưởng đến tốc độ. Muốn tăng tốc độ card màn hình, phải dùng loại Ram nhanh hơn chớ không phải đơn giản là tăng dung lượng Ram.

   10. 2/ Monitor:

     Ða số monitor đang được bán là loại Super VGA, các monitor VGA không còn thấy bán nữa, do đó chúng tôi chỉ đề cập đến loại Super VGA 14 inches thông dụng.

39

     - Ðộ phân giải tối đa: 1024x768.

     - Chế độ hoạt động: có 2 loại Interlaced và Non Interlaced.

     - Tần số quét ngang/dọc: có 2 loại chất lượng thấp và chất lượng cao, cả 2 loại đều là quét tự động (Multi Scan).

    a) Ðộ phân giải:

     Ðộ phân giải tức là số điểm trên màn hình theo chiều ngang và chiều cao. Thí dụ: 640x480 tức là ngang có 640 điểm và cao có 480 điểm. Ðộ phân giải càng cao hình có thể hiển thị càng nhiều và càng nhỏ vì số điểm tăng trong khi diện tích không thay đổi, thời gian cập nhật màn hình càng lâu.

     Bạn cần phân biệt giữa độ phân giải và Dot pitch (Khoảng cách giữa 2 điểm kề nhau trên màn hình tính bằng mm, Dot pitch càng nhỏ màn hình càng sắc nét). Thí dụ: 800x600 0.28mm có nghĩa là 800 điểm ngang, 600 điểm dọc và khoảng cách giửa 2 điểm kề nhau 0,28mm.

     Bạn cần phân biệt giữa độ phân giải và số điểm phát sáng thật sự trên màn hình màu. Mỗi điểm của độ phân giải do 3 điểm phát sáng của 3 màu cơ bản hợp lại tương tự như màn hình tivi. Như vậy bạn cứ lấy độ phân giải x 3 thì được số lượng điểm phát sáng thực sự trên màn hình.

     b) Interlaced:

     Quét xen kẻ (interlacted) là kỹ thuật cập nhật màn hình đặc biệt để giảm giá thành monitor. Bạn hãy tưởng tượng đơn giản là màn hình của bạn có 480 vạch liên tiếp nhau từ trên xuống, theo nguyên tắc nó phải được cập nhật (tối/sáng) tối thiểu 50 lần trong 1 giây thì mắt bạn sẽ không phát hiện được do mắt có độ lưu ảnh. Nhưng để làm được chuyện nầy đòi hỏi tần số quét ngang (horizontal frequency) phải cao kéo theo tăng giá thành. Do đó người ta cho cập nhật xen kẻ, tức là trong mỗi lần chỉ cập nhật 240 vạch có số thứ tự chẵn hay lẻ (như vậy phải 2 lần cập nhật liên tiếp mới đủ 480 vạch) và tăng tốc độ cập nhật lên 70 lần.

     Mặc dù đã tăng tốc độ cập nhật, nhưng mắt chúng ta vẫn thấy chớp vì thực tế mỗi vạch chỉ được cập nhật có 35 lần trong 1 giây dù cho việc xen kẻ có làm giảm bớt hiện tượng nầy. Do đó rất ít người chấp nhận sử dụng màn hình nầy.

     c) Non Interlacted:

     Màn hình nầy có chất lượng cao và giá thành cũng cao hơn loại interlaced.

    d) Tần số quét:

     Quét dọc (vertical):

     Là tần số cập nhật màn hình/giây. Thí dụ: 70Hz có nghĩa trong một giây cập nhật màn hình 70 lần. Tần số nầy tối thiểu phải là 50Hz cho độ phân giải thấp và 60-70Hz cho độ phân giải cao.

     Quét ngang (horizontal):

     Tần số nầy khó nói cho các bạn hình dung nhưng các bạn có thể hiểu đơn giản là nó lệ thuộc vào tốc độ cập nhật màn hình x độ phân giải, có nghĩa nếu tốc độ cập nhật càng cao hay độ phân giải càng cao thì tần số quét ngang càng cao. (chính vì để giảm tần số nầy mớt xuất hiện monitor interlaced). Về mặt kỹ thuật tần số càng cao, thiết kế và sản xuất càng khó khăn nên tiêu chuẩn quét ngang là quan trọng nhất đối với monitor của máy tính và cho cả tivi dân dụng.

     - Ðối với màn hình interlaced, tần số nầy tối đa là: 31KHz cho loại chất lượng thấp và 36KHz cho loại chất lượng cao.

40

     - Ðối với màn hình non interlaced, tần số nầy tối thiểu là: 48KHz và tối đa có thể lên tới 100KHz trên các màn hình lớn.

     Chú ý:

     Màn hình Super VGA Interlaced chất lượng thấp chỉ thực hiện việc quét xen kẽ khi vào chế độ 800x600 trở lên, còn ở các chế độ khác nó là non interlaced.

     Màn hình Super VGA Interlaced chất lượng cao chỉ thực hiện việc quét xen kẽ khi vào chế độ 1024x768 trở lên, còn ở các chế độ khác nó là non interlaced.

    e)Ðiều chỉnh:

     Các Monitor đời cũ chỉnh theo kiểu Analog và có các nút điều chỉnh sau:

     Ðộ sáng. Ðộ tương phản. Kích thước ngang. Kích thước dọc. Di chuyển ngang. Di chuyển dọc. Chỉnh méo gối.

     Các Monitor đời mới chỉnh theo kiểu Digital tức là dùng nút bấm thay cho nút vặn. Ngoài các chức năng điều chỉnh như Analog, chúng có thề có thêm nút điều chỉnh độ nghiêng của màn hình.

    f)Phương pháp kiểm tra màn hình:

     Khi mua:

     Ðể kiểm tra màn hình là loại interlaced hay non interlaced khi mua monitor là bạn đọc trên nhãn thùng máy, nhãn dán sau đít máy và đọc trong sách hướng dẫn kèm theo monitor các chỉ tiêu sau:

     * Horizontal:

     - Nếu tối đa 31KHz, là interlaced chất lượng thấp.

     - Nếu tối đa 35KHz, là interlaced chất lượng cao.

     - Nếu tối đa 48KHz, là non interlaced chất lượng thấp (đạt yêu cầu cho loại 14 inches).

     - Nếu tối đa 57KHz, là non interlaced chất lượng trung bình (dùng cho màn hình trên 14 inches).

     - Nếu tối đa 64KHz, là non interlaced chất lượng cao (dùng cho màn hình trên 14 inches).

     * Vertical:

     Phải từ 50-90Hz (quét tự động)

     * Resolusion max (độ phân giải tối đa):

     1024x768 cho 14 inches. Cao hơn cho các màn hình trên 15 inches.

     Khi sử dụng:

     Ðòi hỏi bạn phải có card màn hình 1Mb, chạy được chế độ 1024x768 non interlaced. Dùng chương trình test màn hình trong dĩa của hãng sản xuất để kiểm tra màn hình của bạn. Nếu bạn không có chương trình nầy thì có thể dùng Windows để kiểm tra.

41

     Các hướng dẫn dưới đây vừa để Test màn hình vừa để chạy Windows ở các chế độ trên 800x600 non interlaced.

     - Bước 1: ở ngoài Dos, vào thư mục Windows, đánh Setup. Chọn driver màn hình là Supper VGA 1024x768 của Windows hay driver 1024x768 trong đĩa kèm theo card màn hình của hãng sn xuất (khuyên bạn nên dùng driver nầy). Cuối cùng trở về lại Dos.

     - Bước 2: Dùng trình tiện ích chứa trong đĩa kèm theo card màn hình cài chế độ Graphic 1024x768 non interlaced ngoài Dos (chương trình nầy luôn luôn có trong đĩa của tất cả các loại card màn hình). Mục đích là ép Windows phải chạy chế độ non interlaced khi khởi động, vì mặc nhiên của Windows là chọn interlaced cho các chế độ trên 800x600 khi chạy.

    Chú ý: Không được chạy NC sau khi chạy trình tiện ích vì khi NC chạy sẽ áp đặt lại chế độ TEXT cho màn hình.

     - Bước 3: Khởi động Windows, chạy Excel hay bất cứ chương trình gì mà khi hiển thị có nhiều đường ngang (càng nhiều càng tốt và càng khít thì càng dể xác định).

     Nếu các đường ngang nầy chớp liên tục là màn hình đang chạy interlaced.

     Nếu các đường nầy bình thường là đang chạy non interlaced.  

Màn Hình Tinh Thể Lỏng

    Màn hình tinh thể lỏng (liquid crystal display - LCD) được sử dụng cho các loại máy tính xách tay, tivi bỏ túi... Có ưu điểm hơn loại màn hình ống phóng điện tử vì rất mỏng gọn nhẹ và tiêu thụ năng lượng rất ít.

-Vài khái niệm cần thiết

    * ánh sáng phân cực phẳng: Loại ánh sáng chỉ có một phương dao động duy nhất, gọi là phương phân cực. ánh sáng bình thường có vô số phương dao động khác nhau.

    * Kính lọc phân cực: Lớp vật liệu có một phương đặc biệt gọi là quang trục. ánh sáng có phương phân cực trùng với quang trục của kính này có thể đi xuyên qua kính, ánh sáng mà phương phân cực vuông góc với quang trục của kính thì bị chặn (hấp thu) hoàn toàn.

    * Tinh thể lỏng: Loại vật liệu đặc biệt, có tính chất vật lý như một chất lỏng nhưng có các phân tử sắp xếp theo từng nhóm và sự định hướng của các nhóm này làm chúng giống như những tinh thể. Khi ánh sáng phân cực phẳng đi xuyên qua một lớp tinh thể lỏng phương phân cực của nó có thể bị xoay đi hay giữ nguyên tùy thuộc tinh thể lỏng ấy có dược áp một điện thế hay không và xoay đi nhiều hay ít tùy thuộc hiệu điện thế ấy lớn hay nhỏ.

-Cấu tạo một màn hình tinh thể lỏng

    Bộ phận chính của màn hình tinh thể lỏng là một lớp tinh thể lỏng được kẹp giữa hai tấm thủy tinh mỏng Mặt ngoài của mỗi tấm thủy tinh được phủ bằng một lớp kính lọc phân cực (quang trục của hai lớp kính lọc phân cực này vuông góc nhau). Mặt trong của một tấm thủy tinh được tráng một lớp điện cực trong suốt (gồm rất nhiều điện cực rất nhỏ), mặt trong của tấm kia thì được phủ một lớp kính lọc màu (gồm rất nhiều mảnh kính lọc rất bé màu đỏ, lục, lam). Tận cùng phía sau là một nguồn sánh huỳnh quang làm nền và ở trước cùng là một tấm kính. Khu vực màn hình ứng với một mảnh kính lọc màu được gọi là một điểm ảnh con (subpixel) ; một bộ ba điểm ảnh con màu đỏ, màu lục và màu lam được gọi là một điểm ảnh (pixel)

-Bật tắt một điểm ảnh con (subpixel)

    Tuy ánh sáng nền có vô số phương phân cực nhưng sau khi lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ nhất thì trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thằng đứng, và tiếp tục truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong suốt để đến lớp tinh thể lỏng. Như vậy ánh sáng đến lớp tinh thể lỏng là ánh sáng phân cực phẳng. Nếu

42

điện cực của một điểm ảnh con không được áp một điện thế, thì phần tinh thể lỏng ở nơi ấy không bị tác động gì cả, ánh sáng sau khi truyền qua chỗ ấy vẫn giữ nguyên phương phân cực, và cuối cùng bị chặn lại hoàn toàn bởi kính lọc phân cực thứ hai; ta nói điểm ảnh con này bị tắt và đối với mắt đây là một điểm tối. Ðể bật một điểm ảnh con, người ta đặt một điện thếvào điện cực của nó, làm thay đổi sự định hướng của các phân tử tinh thể lỏng ở nơi ấy; kết quả là ánh sáng sau khi truyền qua phần tinh thể lỏng ở chỗ điểm ảnh con này sẽ bị xoay phương phân cực đi, có thể lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ hai, tạo ra một điểm màu trên tấm kính trước.

-Hiển thị một hình ảnh chuyển động

    Hình ảnh hiện ra trên tấm kính trước là do sự cảm nhận tổng thể tất cả các điểm ảnh, ở đấy mỗi điểm ảnh mang một màu sắc và độ sáng nhất định, được qui định bởi mức độ sánh của ba điểm ảnh con của nó (tỉ lệ của ba màu dỏ, lục và lam), tức được qui định bởi việc bật/tắt các điểm ảnh con ấy.

    Ðể làm 'điều này, cùng một lúc các điện thế thích hợp sẽ được đặt vào các điểm ảnh con nằm trên cùng một hàng, đồng thời phần mềm trong máy tính sẽ ra lệnh áp điện thế vào những cột có các điểm ảnh con cần bật.

    Ở mỗi thời điểm, các điểm ảnh ở một trạng thái bật/tắt nhất định - ứng với một ảnh trên màn hình. Việc thay đổi trạng thái bật/tắt của các điểm ảnh tạo ra một hình ảnh chuyển động. Ðiều này được thực hiện bằng cách áp điện thế cho từng hàng từ hàng này đến hàng kế tiếp gọi là sự quét dọc) và áp diện thế cho từng cột từ cột này đến cột kế tiếp (sự quét ngang. Thông tin của một ảnh động từ máy tính được chuyển thành các tín hiệu quét dọc và quét ngang và tái tạo lại hình ảnh đó trên màn hình.

Màn hình tinh thể lỏng - LCD

    Máy tính sổ tay (notebook) khác với máy để bàn ở nhiều điểm: chúng nhỏ gọn, cơ động, làm việc với pin. Chúng thường được trang bị BXL kém mạnh hơn, có ít bộ nhớ hơn và ít có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, một trong những khác biệt cơ bản là màn hình hiển thị. Trong khi các hệ máy để bàn sử dụng loại màn hình CRT (Cathode Ray Tube - ống phóng tia điện tử) kềnh càng, thường lớn và nặng hơn cả bản thân máy thì notebook lại được trang bị màn hình mỏng, nhẹ - LCD (Liquid Crystal Display - màn hình tinh thể lỏng).

    Cho đến hiện nay, màn hình LCD đều thua kém trước CRT về tất cả các đặc tính cơ bản về hiển thị. Trước tiên, màn hình LCD màu chỉ trở nên thông dụng khoảng 2 năm trước đây. Đó là những loại ma trận thụ động (passive - matrix) có độ phân giải thấp (640 x 480) so với CRT (1600 x 1200), độ tương phản (contrast) và độ nét (sharpness) kém, thậm chí cả khi sử dụng màn hình LCD TFT (Thin Film Transistor - transistor loại mỏng). Mặc dù có những hạn chế như vậy, màn hình LCD loại VGA màu 640 x 480 vẫn đắt hơn nhiều so với màn hình CRT SVGA màu 800 x 600.

    Tuy nhiên, những bước phát triển công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến những thay đổi. Bạn được chứng kiến màn hình LCD TFT 800 x 600 chất lượng tốt đi kèm với những máy mức trung, trong khi màn hình LCD dual-scan rẻ tiền cũng cho chất lượng chấp nhận. Và cơ bản là giá thành cũng giảm nhiều.

Các loại màn hình LCD

    Những màn hình LCD bạn thấy hiện nay, về cơ bản có thể được hình dung như hệ thống van điều tiết lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng phía sau. bản thân LCD không tự phát sáng như màn hình CRT. Trong màn hình LCD, ánh sáng đi qua một vài lớp cực mỏng được cấu tạo từ vật liệu tinh thể lỏng có tính phân cực. Chất tinh thể lỏng nằm giữa hai mặt kính mỏng tạo nên màn hình. Hình ảnh hiển thị trên màn hình được xác định bởi một hệ thống lưới (ma trận) bao gồm nhiều điện cực, điều tiết lượng ánh sáng đi qua mổi điểm của lưới (pixel).

    Hiện nay, màn hình LCD được phân ra làm hai loại chính: thụ động (passive, bao gồm cả dual-scan) và tích cực (active - TFT). Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại là cách thức diều khiển mổi điểm (pixel) riêng biệt. Trong màn hình ma trận thụ động, mổi hàng điểm (pixel) ngang do một transistor điều khiển. Vì vậy, mổi điểm được điều khiển một cách thụ động. Trong khi đó, đối với màn hình LCD tích cực, mổi điểm có một transistor riêng để điều khiển, và đối với màn hình màu thì có đến 3 transistor cho mổi điểm (mổi transistor cho một màu cơ bản). Màn hình thực chất là một tập hợp (array) hình chữ nhật bao gồm nhiều transistor ở dạng lớp mỏng (thin film). Vì vậy còn có tên gọi là TFT (Thin film transistor).

43

    Màn hình LCD ma trận tích cực cho hình ảnh nhanh và đẹp hơn nhiều so với màn hình thụ động bởi khả năng điều khiển lượng ánh sáng đi qua mổi điểm tốt hơn. Bạn có thể nhận sự khác biệt ở đường nét, độ tương phản, tính trung thực màu cũng như khả năng phản ứng nhanh của màn hình đóng vai trò rất quan trọng trong hiển thị video chuyển động thực. Trong khi các loại màn hình ma trận tích cực mới nhất có khả năng tái hiện video với tốc độ 20 - 30 khung hình trong một giây thì màn hình ma trận thụ động, kể cả loại dual-scan chỉ đạt tới mức 5 khung hình một giây. Bởi vậy, nếu muốn chơi video MPEG trên máy notebook, bạn không nên chọn màn hình thụ động. Tuy nhiên, do công nghệ phức tạp trong quy trình sản xuất, cũng như tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng không cao (chỉ cần 3 trong số hàng trăm nghìn transistor bị hỏng, màn hình coi như bị loại bỏ), màn hình ma trận tích cực đắt hơn rất nhiều so với màn hình thụ động.

    Công nghệ Dual - scan là một cố gắng nhằm tăng cường hiệu năng của màn hình thụ động mà không làm tăng giá thành. Về cơ bản, theo công nghệ này, màn hình được chia thành hai nửa, với hai transistor cho mổi hàng. Như vậy, thời gian phản ứng, cũng như độ tương phản và độ sáng có tăng lên một ít. Tuy nhiên, so với màn hình tích cực, màn hình thụ động vẫn còn kém một khoảng xa.

    Hiện tại, các loại màn hình dual - scan hay TFT có độ phân giải 640 x 480 hay 800 x 600. Màn hình 640 x 480 thường có kích thước 9,5 hay 10,4 inch (theo đường chéo). Loại 800 x 600 có kích thước từ 10,4 đến 12 inch. Giá của màn hình 800 x 600 đắt hơn loại 640 x 480 không quá 50 USD.

Tương lai

    Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai gần. Nhiều dấu hiệu cho thấy thậm chí các máy notebook bình thường nhất cũng sẽ được trang bị màn hình LCD 800 x 600 chỉ trong vài tháng tới bởi giao diện đồ họa tăng cường của phần lớn các hệ điều hành hiện nay. Về kích thước màn hình, loại 10,4 hay 11,3 inch cho phép thể hiện tốt văn bản và đồ họa thậm chí khi font chữ nhỏ, sẽ trở nên thông dụng.

    Trong khi đó, màn hình có độ phân giải 1024 x 768 sẽ được trang bị cho các máy cấp cao hơn với kích cỡ màn hình 12,3 đến 13,3 inch. Chẳng hạn như máy thế hệ kế tiếp của IBM, ThinkPad siêu mỏng và nhiều sản phẩm khác của các nhà sản xuất có tên tuổi. Loại màn hình này không cho cho độ phân giải cao, mà còn trở nên mỏng hơn, còn khoảng 8 mm và không nặng hơn bao nhiêu so với loại 11,3 hay 11,8 inch hiện có.

    Do phần lớn người sử dụng độ phân giải 1024 x 768 sẽ chuyển sang dùng font màn hình lớn (120 dpi), màn hình 12,3 inch sẽ thích hợp với độ phân giải này. Trong khi font lớn có thể hạn chế số lượng ký tự thể hiện trên màn hình (với số ký tự tương đương trên màn hình 800 x 600 với font nhỏ), độ phân giải và độ chính xác của ký tự sẽ giống với bản in ra máy in. Việc tăng kích thước của ký tự trên màn hình cũng sẽ cho phép đạt được sự hiển thị tốt hơn khi sử dụng độ phân giải cao trên màn hình nhỏ. Đó là tại sao màn hình "nhỏ" 12,3 inch vẫn sẽ cho sự hiển thị tốt ngay với cả độ phân giải 1024 x 768.

    Một yếu tố quan trọng khác nữa là bảng màu hiển thị (color palette). Cho đến cuối năm ngoái, phần lớn các loại máy notebook trên thị trường đều hạn chế ở 256K màu cùng lúc, hoặc 512K (dual-scan) và 4096K cho TFT. Việc thay đổi tín hiệu vào thành 8 bit cho mổi màu dẫn đến khả năng thể hiện đến 16 triệu màu. Tuy nhiên hiện nay, không loại màn hình LCD nào có thể sánh được với màn hình CRT.

    Trong năm nay, 64K out of 256K màu sẽ là tối thiểu cho các máy notebook mức trung, trong nhiều máy cao cấp sẽ cho 16 triệu màu (màu thực) đồ họa trên màn hình LCD TFT. Tuy nhiên, 64K (high color) màu cũng đủ đáp ứng phần đông người dùng notebook, kể cả những ai cần xem phim MPEG-2 ghi trên đĩa DVD dung lượng lớn (DVD - Digital Video Disk, xem thêm bài đăng trên PC World VN số 5/1996, trang 20).

    Về mặt công nghệ, bạn sẽ chứng kiến sắp tới một đối thủ mới giữa màn hình thụ động và tích cực. Được biết với tên gọi: màn hình "active-addressing", loại LCD này có các hàng điểm được cập nhật một cách ngẫu nhiên dưới sự điều khiển của một chip được thiết kế chuyên cho mục đích này. Chất lượng màu, tốc độ tái hiện, độ tương phản, cũng như giá thành của loại mới này nằm ở mức giữa hai công nghệ đã biết.

    Ngoài ra, đã có những công nghệ vật liệu silicon mới dùng cho màn hình ma trận tích cực, cho phép giảm giá thành, tăng hiệu năng và độ tin cậy của màn hình. Với công nghệ này, các loại màn hình LCD siêu mịn có thể đạt tới độ phân giải 2560 x 2048 điểm trên màn hình 21 inch.

44

    Cả hai loại, màn hình tích cực và thụ động sẽ được cải tiến về những phương diện khác. Một trong những vấn đề quan trọng là màu sắc của màn hình sẽ được tăng cường để cho độ tương phản và độ sáng tốt hơn, dẫn đến tốc độ cập nhật từng điểm của màn hình sẽ nhanh hơn, hổ trợ tốt hơn cho video chuyển động thật.

    Nói tóm lại, công nghệ LCD sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong vài năm tới. Bạn sẽ được chứng kiến những màn hình LCD đầu tiên cho chất lượng hiển thị tương đương với màn hình CRT, nhưng lại trở nên mỏng hơn, nhẹ hơn.

    Ngoài ra, bạn cũng sẽ được biết tới những đối thủ mới của LCD: công nghệ màn hình tấm dẹt (plat-panel), chẳng hạn như FED (Field Emission Display - màn hình phát xạ trường: một loại CRT phẳng) và AM-EL (Active-Matrix Electroluminescent - Phát quang điện tử ma trận tích cực). Thay vì phải có nguồn sáng phía sau, loại màn hình AM-EL, giống như CRT và FED tự tạo ra nguồn sáng. Tuy nhiên, màn hình AM-EL sử dụng chất phát quang (phosphor) và điện áp để tạo ra ánh sánh, không giống như FED sử dụng lưới bao gồm các phần tử phát xạ (emitter) trên nền phẳng. Hai loại màn hình này sẽ được đưa ra thị trường trong đầu năm tới.

11.Parallel Port - Kiến trúc & Hoạt động

Ða số các máy vi tính đều trao đổi thông tin thông qua các ngã sau đây: Parallel port, Serial port, USB và Network card. Parallel port là một phần không thể thiếu trong việc sử dụng computer để giao tiếp với các thiết bị điện tử khác. Bài nầy chủ yếu dùng cho sinh viên hardware nhưng việc hiểu biết của nó cũng không thừa đối với các bạn học software.

-Cấu trúc của Parallel port nhìn trên phương diện hardwareParallel port bao gồm 25 pins (chân) được bố trí theo sơ đồ dưới đây, đa số giao diện đầu cắm của Parallel port đều ở dạng female:

8 pins dùng để gởi và nhận data (từ pin số 2 đến số 9) gọi là DATA Port (dân software cũng gọi như thế). Dữ liệu trao đổi qua 8 pin này được gói gọn trong 1 byte.

5 pins dùng để hiển thị tình trạng hoạt động của parallel port: đang bận, đang gởi/nhận thông tin...(các pin số 10-13 và pin số 15) gọi là STATUS Port. Dữ liệu trao đổi qua 8 pin này dùng 5 bit cao của byte.

4 pins dùng để điều khiển gọi là CONTROL Port, là các pin số 1, 14, 16 và 17. Dữ trao đổi qua pnin này dùng 4 bit thấp của byte.

8 pins còn lại được dùng tùy theo ý người sử dụng. Nếu không được sử dụng thì chúng sẽ được grounded (nối đất-thuật ngữ ngành điện?).

Ðây là cấu hình được thống nhất trong công nghệ vi tính và được công nhận bởi IEEE (vốn là một tổ chức lớn nhất về qui định hardware quốc tế). Bạn có thể kiểm tra lại các số pin và đánh dấu bằng cách nhìn rõ hơn vào các dây parallel port cũng như parallel port phía sau máy vi tính của bạn.

-Vài ví dụ cho hoạt động của parallel portDATA port là nơi thông tin sẽ được trao đổi từ computer đến các thiết bị khác (hai chiều). Khi lập trình ắt hẳn

45

cũng có khi bạn nghe nói đến chuyện viết 1 program/driver cho các hardware (nếu bạn làm cho một số hãng máy in, viễn thông...).  Ở đây driver cho parallel port chính là chương trình quản lý và điều khiển quá trình trao đổi thông tin này.DATA port có 8 pins tức là 1 bytes. Bạn có lẽ từng nghe kỹ thuật tải thông tin qua ngã parallel port là nhanh nhất (trong quá khứ) nhưng kỳ thực nó cũng chỉ dùng có 1byte = 8 bit = 8 cái pins nầy mà thôi! Tôi sẽ trỡ lại sau trong việc bàn thảo thế nào là một sợi dây parallel tốt.

STATUS port là nơi hiển thị các quá trình vận hành của parallel port. Một ví dụ đơn giản là giả sử bạn muốn in một bài viết ra printer (dĩ nhiên là qua ngã parallel port) nhưng khi nhấn nút "print" thì lại thấy máy vi tính hiển thị một thông báo hết giấy! Trên thực tế phía sau những hàng động nầy là một chuổi phối hợp giửa software và hardware. Khi bạn click "print" tức là bạn kích hoạt một trong những pins của CONTROL port bằng software để bảo cái printer in bài ra. Nhưng trước khi thực hiện việc in printer cũng tự biết nó hết giấy và tự kích hoạt một trong số những pins của STATUS port để báo cho computer biết là hết giấy. Kết quả là software điều khiển quá trình in kiểm tra (trước khi in) thấy được cho nên nó hiện thông báo hết giấy cho bạn. Nhiều hoạt động tương tự như printer chưa on, printer hết mực, printer bị kẹt giấy...cũng do phối hợp giửa những cái pins nầy mà ra. Tôi sẽ bàn kỹ hơn ở mức độ cấu trúc điện sau này.

-Cấu trúc của parallel port nhìn trên phương diện softwareThực ra thì với dân software, họ cũng không cần biết phía parallel port sau lưng máy tính có bao nhiên pin và mỗi pin cần bao nhiêu điện, cấu trúc như thế nào...Mấy cái nầy hơi thừa cho dân software! Tất cả những gì mà một người lập trình cần biết là address của các pin trên parallel port là đủ! 25 pins kia sẽ được chia làm 3 phần với tên gọi là DATA port (hay là DATA register), STATUS port (hay là STATUS register), và CONTROL port (hay là CONTROL register). Mỗi port là 8 bits với address hẵn hòi. Như mô tả từ đầu, DATA port sẽ là 8 bits, STATUS port có 5 pins cho nên sẽ cộng thêm 3 bit trống để tạo một byte, tương tự như thế cho CONTROL port. Riêng phần địa chỉ cho các port nầy cũng khá là phức tạp, vì nó liên quan đến BIOS.  Nếu bạn đã hiểu cách phân bố memory của máy tính thì đơn giản hơn, còn không thì hy vọng là lối giải thích của tôi sẽ làm bạn hiểu phần nào. Ðại khái là khi máy tính bật lên (turn on) thì BIOS sẽ làm việc trước, nó sẽ tìm kiếm và định địa chỉ cho cái port trong máy của bạn. Vì BIOS không cái nào giống cái nào cho nên lối qui định địa chỉ của nó cũng khác, tuy nhiên dưới đây là một ví dụ điển hình (bạn thường thấy) trong các máy vi tính ngày nay. Những địa chỉ nầy bạn có thể thấy khi khởi động máy trong các thông số BIOS hiện ra.

Port Address Ghi chú3BCh - 3BFh dùng cho prallel port vốn dính vào Video Card (cách cũ)378h - 37Fh khu vực memory thường dùng cho LPT 1278h - 27Fh khu vực memory thường dùng cho LPT 2 ....

(nên nhớ là mỗi khoản là 8 bits, tính theo hệ hexadecimal)Một điều tôi muốn nhắc các bạn là những thông tin đưa ra trên đây thường là thay đổi tùy theo từng máy tính, một máy có thể có nhiều LPT, thông thường thì BIOS sẽ dò xem trong máy có bao nhiêu port và sẽ qui định địa chỉ cho từng port. Theo tôi thường thấy thì nếu máy bạn có hai cái parallel port (nếu bạn mua motherboard có hai parallel port) thì LPT1 sẽ được gán vào điạ chỉ 378h-37Fh (8 bits).  Nếu có LPT2 thì sẽ được gán vào địa chỉ 278h-27Fh. Riêng phần 3BCh-3BFh trong quá khứ thường được dùng khi parallel port cài sẵn trong video card. Những loại nầy đã củ rồi, cho nên nhiều BIOS sẽ gán vào LPT1 cũng không chừng. Ðiều tốt nhất là bạn vào BIOS kiểm tra là biết ngay (life was not meant to be easy!).

Cũng lưu ý các bạn các điạ chỉ trên là port address qui định trên BIOS, khi BIOS qui định những địa chỉ trên (tắt máy vẫn còn) nó sẽ qui định kèm theo điạ chỉ lưu thông tin (tắt máy sẽ mất) cho từng port. Những địa chỉ dưới đây sẽ được dùng đa số bởi các bạn lập trình để kiểm tra xự hiện diện của parallel port trên máy bạn.

Start Address Function Software Identify0000:0408h LPT1's Base Address Base0000:040Ah LPT2's Base Address Base + 10000:040Ch LPT3's Base Address Base + 20000:040Eh LPT4's Base Address (note 1) Base + 3

46

-Ứng dụng của việc điều khiển parallel portViệc hiểu hoạt động và biết điều khiển parallel port là tối cần thiết cho các bạn đi chuyện sâu trong các kỹ nghệ hardware. Hầu hết các dụng cụ tân tiến thời nay điều liên quan đến việc dùng software để vận hành hardware, ví dụ như bạn có thể gỡi một lệnh từ máy vi tính làm cho tên lửa phóng đi, shutdown computer...điều thuộc dạng software điều khiển hardware. Và với trách nhiệm một người điều khiển nó, bạn phải thấu hiểu tất cả.  Một ví dụ đơn giản khác trong điều khiển học như điều khiển robot, nếu bạn dùng software từ máy vi tính kích hoạt một pin nào đó của cổng parallel và gỡi tới robot như mệnh lệnh, chẳng hạn đi tới phía trước, quay qua bên trái....

-Cấu trúc đào sâu bên trong của Parallel portDưới đây là liệt kê 25 chân của parallel port với tên gọi (hardware và software) và thứ tự của từng chân.

Chântên signal(dùng cho hardware)

Direction/type(nhìn từ PC)

Tên signal và thứ tựcủa bit(dùng cho software)

Normal signal line function

1 -STROBE OC/Pullup Control register bit 0kích hoạt thông báo gỡi hoặc nhận data, 0 là đọc, 1 là viết

2 D0 hai chiều Data register bit 0 bit 0 chứa data

3 D1 hai chiều Data register bit 1 bit 1 chứa data

4 D2 hai chiều Data register bit 2 bit 2 chứa data

5 D3 hai chiều Data register bit 3 bit 3 chứa data

6 D4 hai chiều Data register bit 4 bit 4 chứa data

7 D5 hai chiều Data register bit 5 bit 5 chứa data

8 D6 hai chiều Data register bit 6 bit 6 chứa data

9 D7 hai chiều Data register bit 7 bit 7 chứa data

10 -ACK Input Status register bit 6

Pulsed low by printer to acknowledge data byteRising (usually) edge causes IRQ if enabled

11 BUSY Input Status register bit 7 kích hoạt khi printer đang bận (busy)

12 NOPAPER Input Status register bit 5 kích hoạt khi printer hết giấy

13 SELECTED Input Status register bit 4 kích hoạt khi printer đang hoạt động

14 -AUTOFEED OC/Pullup Control register bit 1kích hoạt thông báo data đã sẵn sàng để đọc hoặc viết

15 -ERROR Input Status register bit 3kích hoạt khi printer bị lổi (vì nhiều lý do)

16 -INITIALIZE OC/Pullup Control register bit 2kích hoạt để printer reset lại vị trí ban đầu

17 -SELECT OC/Pullup Control register bit 3kích hoạt để đánh dấu printer nhận được valid address

18 Ground

... Ground chân (18-25) bỏ trống, dùng tùy ý

25 Ground

Thêm một hình minh hoạ tổng thể hoạt động của parallel port.

47

-Làm sao để truyền dữ liệu tới parallel port bằng software đây?Chắc các bạn học lập trình không xa lạ gì với lệnh outport() và inport() của C. Nếu bạn viết outportb(0x378,0xff); trong một chương trình C thì nó sẽ gởi giá trị 0xff (hệ hexa) = 128 (hệ decimal) = 11111111 (hệ binary) ra data register của parallel port (LTP1).  Theo giá trị vừa tính thì "11111111" nghĩa là 8 chân của data register trên parallel port sẽ có dòng điện 5volts hiện hữu. Nếu bạn là dân hardware, bạn có thể đo dòng điện tại các chân của parallel port (nên nhớ là với high frequency). Riêng với các bạn software, một khi đã hiểu sự hoạt động của cổng parallel port, bạn có thể hiểu rõ hơn cách hoạt động của các driver software.

12.Chuột, Bàn Phím Và Hơn Thế Nữa

    Có thể chia lịch sử ngành máy tính ra làm 4 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn tính toán: Hollerith nghĩ ra thẻ đục lỗ và ngày đó chỉ cần 80 cột là đủ tính toán cho cả nước Mỹ; giai đoạn Hai, hay còn gọi là kỷ nguyên Tự Động Hoá, đánh dấu bằng sự ra đời của bàn phím và các dòng lệnh, và người ta cho rằng thế là đủ để điều khiển máy tính; rồi tiếp theo là giai đoạn Ba với sự xuất hiện của chuột máy tính và đi kèm với nó là giao diện người dùng đồ hoạ (GUI), vì vậy người ta gọi đây là thời kỳ Máy Tính Hoá, nó hoàn thiện quá trình Xử-Lý-Thông-Tin-Như-Chúng-Ta-Biết-Về-Nó. Và giờ đây ta đang ở giai đoạn Bốn của lịch sử phát triển, đó là ngồi tại nhà mà truy cập Internet.

    ý tưởng sử dụng thiết bị trỏ thay cho bàn phím để di chuyển khắp tài liệu, vẽ hoặc cắt màn hình, trích một phần cơ sở dữ liệu, biểu đồ... đã thay đổi đáng kể cách chúng ta sử dụng máy tính. Chuột không còn là một phương án để lựa chọn trong việc dùng máy tính mà là thiết bị không thể thiếu, nhất là khi chạy Windows.

    Nhưng không phải ai cũng thích chuột, thậm chí còn có người không thể sử dụng nó vì những tổn thương do thao tác lặp đi lặp lại. Do đó người dùng nên biết về các lựa chọn khác nhau cho thiết bị trỏ/nhập liệu hiện đang có trên thị trường, đồng thời hãy sẵn sàng thử nghiệm các thiết bị khác nhau để tận dụng tối đa hiệu quả và sự tiện lợi mà chúng mang lại. Giải quyết cho chuột đi cùng với máy tính là điều tốn kém và thường gây thất bại.

    Dưới đây là một số loại chuột tinh xảo khác nhau và những thay thế cho chuột. Tuy nhiên bài báo sẽ không đề cập đến bàn phím, màn hình cảm nhận, thiết bị mã vạch, máy đọc ghi, thiết bị điều khiển từ xa, và các thiết bị điều khiển trò chơi.

48

    Do có sự đa dạng sản phẩm, và việc chọn được một thiết bị chuột phù hợp rất phụ thuộc vào sở thích cá nhân, kiểu cách làm việc, kích thước bàn tay của người sử dụng..., nên những thông tin trong bài chỉ có ý nghĩa tham khảo.

12.1. Tự cuộn màn hình

    Cải tiến quan trọng đầu tiên trong thiết kế chuột là bánh xe cuộn mà Microsoft đưa vào IntelliMouse năm 1996. Ngày nay, mỗi nhà sản xuất đều có các thiết kế khác nhau cho chức năng này. Một trong những điều thú vị và bất thường là việc IBM đưa thêm nút TrackPoint như một nút thứ ba để cuộn vào chuột ScrollPoint mới nhất của họ.

12.2. Đây có phải là chuột?

    Trừ một số ngoại lệ, còn nói chung chuột máy tính trông cũng giống chuột. Thế mà Anir Mouse của Animax International (một công ty của Na Uy) lại là một động vật hoàn toàn khác. Thực ra nó là joystick nhưng không phải để phục vụ cho các trò chơi hành động hay giả lập. Về mặt vệ sinh lao động, nó có một số ưu điểm so với các loại chuột tiêu chuẩn nhưng có lẽ chỉ phù hợp với những ai có vấn đề ở cổ tay.

12.3. Cố định đuôi chuột

    Thường thì đuôi chuột (dây nối) hay vướng vào những thứ đặt trên bàn. Giải pháp thứ nhất là sử dụng một mouse pad (đế chuột) có chốt giữ dây cố định. Chuột không dây là xu hướng phát triển tự nhiên, nhưng những phiên bản đầu tiên do dùng tia hồng ngoại nên làm hạn chế tầm giao tiếp của chuột. Nhiều model chuột không dây hiện đại sử dụng các tín hiệu tần số radio, do đó nó có thể thâm nhập qua nhiều chướng ngại vật để tìm đến bộ cảm nhận. Logitech đã áp dụng công nghệ này vào sản phẩm Cordless Desktop bao gồm một bàn phím không dây và chuột không dây.

12.4. Loạt sản phẩm Marble của Logitech

    Họ thiết bị trackball mang tên Marble của Logitech đưa ra rất nhiều lựa chọn cho người sử dụng. Bạn muốn dùng ngón cái để điều khiển đường đi trên màn hình? TrackMan Marble Plus giá 59,95 USD có một quả bóng nhỏ dùng ngón cái để điều khiển (chỉ dùng được tay phải) cùng với 3 nút bấm khác và một bánh xe. Nếu thích dùng ngón trỏ, bạn hãy chọn TrackMan Marble Mouse có một quả bóng ở chính giữa còn hai bên là 2 nút bấm. Còn thích sử dụng cả bàn tay thì sao? Đã có TrackMan Marble FX với một quả bóng lớn ở giữa để bạn điều khiển bằng ngón cái tay phải và các ngón còn lại. Tất cả các sản phẩm thuộc series Marble của Logitech đều rất dễ nhận ra bởi quả bóng có màu đỏ và bên ngoài là những chấm đen không đồng đều. Để biết điều khiển chuột bằng ngón nào là phù hợp thì chỉ có cách duy nhất là phải thử từng thiết bị vì đây hoàn toàn là ý thích cá nhân.

12.5. Trackball đầu tiên

    Trackball đầu tiên là Turbo Mouse cho Macintosh của Kensington (Expert Mouse là phiên bản tương ứng dành cho PC). Có thể thay đổi màu sắc và kiểu thiết kế của quả bóng lớn trên sản phẩm này. Hiện nay Kensington vẫn là nhà sản xuất chính loại chuột dành cho Macintosh. Một loại trackball nhỏ hơn và phổ biến hơn là Orbit có thiết kế dạng một quả bóng kích thước trung bình ở chính giữa còn hai bên là hai nút bấm. Cho đến nay thiết kế này vẫn bị Logitech và Microsoft bắt chước.

12.6. Bạn có cần màu sắc?

    Apple Computer Inc. đã làm cho cuộc sống của các nhà cung cấp thiết bị ngoại vi thêm phức tạp do yêu cầu các thiết bị phải có màu sắc "tiệp" với iMac. Ngoài Animax và Contour Design, Kensington vừa công bố cả chuột và trackball có màu phù hợp mà lại nối qua cổng USB chứ không phải Apple Desktop Bus.

12.7. Vật nhỏ dành cho mọi người

    Tiền thân của touchpad (bộ phận cảm nhận) trên máy laptop là thẻ (tablet) đồ họa mà các họa sĩ thiết kế đã sử dụng trong nhiều năm. Có lẽ hệ thống thẻ sáng giá nhất hiện nay là Intuos của Wacom Technology. Đây là hệ thống gồm một bảng con, một chuột "4 chiều" với tùy chọn đầu trỏ hình thấu kính (thường dùng để vẽ bản

49

đồ), ba loại bút khác nhau (có cả khả năng tẩy xóa) và một cây cọ điện tử. Với những phụ tùng này, bạn có thể trỏ-để-vẽ một cách thoải mái và hiệu quả.

12.8. CrossPad

    Loại bảng ghi mới nhất lại có cách tiếp cận khác hẳn. Nó không thay thế hoàn toàn cho chuột mà có những chức năng riêng. Với những ai thích viết tay, thiết bị có cách nhập liệu khá thuận tiện. CrossPad của A.T. Cross Inc. trông giống chiếc kẹp tài liệu với tấm bảng (pad) ở phía trên. Bạn dùng một cây bút đặc biệt để viết trên tấm bảng khi muốn ghi lại thông tin gì đó. CrossPad lưu chữ viết, biểu đồ, hay vài dòng phác thảo của bạn dưới dạng mực số - đây là cách mà các thiết bị trợ giúp số dùng bút hay sử dụng. Có hai loại kích thước bảng (loại nhỏ là CrossPad XP, 6x9 inch) và lưu được 50 trang. Kết quả có thể được nạp vào máy PC để lưu trữ lâu hơn, hay đưa vào một phần mềm nhận dạng chữ viết.

12.9. Mạnh nhất hay ... rắc rối nhất?

    Thế hệ chuột đầu tiên (đi kèm theo Lisa và Macintosh của Apple) chỉ có một nút bấm và vì thế người dùng chẳng thể nào mà nhầm lẫn được. Với Windows, bằng việc thêm một nút rất hữu dụng ở bên phải, Microsoft làm cho mọi việc rắc rối thêm một chút. Sau đó lần lượt là sự xuất hiện thêm một nút ở giữa có thể lập trình và nút bên hông bấm bằng ngón cái. Giờ đây, với Web Racer của Kensington, là thiết bị duyệt Web rất hấp dẫn, bạn sẽ càng lo bị nhầm lẫn nút. Ngoài bề mặt cảm nhận, Web Racer còn có thêm một số nút có khả năng lập trình để phục vụ cho việc duyệt Web, một nút cho menu và 4 nút xung quanh để cuộn. Đó là những tính năng mạnh của một sản phẩm mới, còn thích nó hay không là việc của bạn.

12.10. Web trên đầu ngón tay bạn

    Từ khi laptop được sử dụng rộng rãi thì bề mặt cảm nhận (touchpad) cũng trở nên phổ biến. Nhà sản xuất hàng đầu về thiết bị này là Cirque có một sản phẩm mới nhất để lướt trên Web, đó là Cruise Cat. Cruise Cat có rất nhiều tính năng mới lạ. Nó có những vùng đặc biệt để cuộn, di chuyển lên, xuống. Nó mô phỏng động tác nhấn chuột bằng việc gõ các ngón tay. Thiết bị còn có bộ nhận dạng chữ viết tay nên bạn có thể lập trình cho một tính năng để nó được kích hoạt khi bạn dùng ngón tay vẽ một hình nào đó trên bề mặt cảm nhận.

12.11. Chuột phù hợp sẽ tiết kiệm thời gian

    Chuột thế nào là phù hợp hoàn toàn tùy thuộc vào người trực tiếp sử dụng. Ví dụ có người rất thích Logitech MouseMan Wheel với thiết kế chú trọng vệ sinh lao động, có 3 nút bấm và một bánh xe ở phía trên cộng với một nút bấm ngay bên hông chuột (để dùng cho ngón cái). Một điểm thú vị khác của các sản phẩm Logitech là trình điều khiển chuột cho phép làm việc với mọi ứng dụng.

12.12. Thiết bị mới nhất trên thị trường

    Intellimouse Explorerlà loại chuột mới nhất của Microsoft. Thiết bị không dùng quả cầu như thường thấy ở phía dưới của chuột mà thay vào đó là một nguồn sáng ở bên trong chuột và bộ xử lý tín hiệu số để "quan sát hiện trường" và cảm nhận mọi chuyển động. Microsoft gọi công nghệ này là IntelliEye. Theo công ty thì Intellimouse Explorer có tốc độ cao và chính xác hơn các thiết bị cũ, đồng thời nó lại không yêu cầu phải có mouse pad.

12.13.Tràn ngập các thiết bị nhập liệu

    Giống với các sản phẩm cạnh tranh, Natural Keyboard Elite của Microsoft cũng bắt bạn phải "khổ trước, sướng sau". Trước hết, do bàn phím được tách thành 2 khối xa nhau và các phím mũi tên được bố trí lại nên bạn khó lòng có thể gõ mà không nhìn xuống bàn phím. Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì các phím mũi tên của Natural Keyboard Elite được sắp xếp hợp lý hơn sản phẩm của Kenesis và Cherry Electrical.

50

    Elite có thêm 3 phím đặc biệt dành cho Windows: một để khởi động menu Start, một cho các phím tắt có khả năng lập trình, và một có tác dụng như thao tác nhấn phím phải chuột để gọi phần trợ giúp cảm ngữ cảnh. Cả 3 phím này đều lớn hơn các phím thông thường và nằm ở vị trí tương tự như phím Ctrl và Alt của bàn phím thông thường. Thanh spacebar cũng được làm to hơn và cao hơn các phím khác.

    Elite mới được giới thiệu vào tháng Giêng vừa qua. Nó nhỏ hơn 2 inch so với bậc tiền bối của nó là Natural và cũng mỏng hơn. Một điểm mới nữa của sản phẩm này là có thêm bộ kết nối cho cổng USB.

Ergo Plus (G80-5000)

    Ergo Plus là sự kết hợp khá hoàn hảo giữa cách bố trí của bàn phím chuẩn IBM với nhiều lựa chọn sửa đổi. Ergo Plus bỏ đi phần các phím số, nếu cần bạn phải bỏ ra khoảng 25 - 30 USD để mua thêm và có thể đặt nó vào bất cứ chỗ nào trên bàn làm việc.

    Bạn có thể dùng bàn phím với độ dốc vào khoảng 8 độ hoặc bẻ ra 4 chân ở phía sau để nâng độ dốc lên thành 12 độ, giống như bàn phím chuẩn. Mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn khi bạn tách xa 2 nửa bàn phím (thanh spacebar cũng được kéo dài ra để trở thành cầu nối giữa 2 nửa) và tăng tối đa độ dốc ở chính giữa, tạo thành cấu trúc hình nón có góc so với đường nằm ngang là 10 độ.

    Có 2 điểm đáng chê ở sản phẩm này: các phím cuộn trang không được nhóm theo chuẩn và nằm ở góc xa bên phải; cáp dữ liệu rất kém linh động và không dấu đi được nên bạn không thể đặt bàn phím đối diện thẳng với máy tính.

The Classic

    Sau nhiều năm dùng bàn phím thông thường, bạn sẽ rất khó phá bỏ thói quen cũ. Hiếm có bàn phím công thái học nào lại đòi hỏi người dùng phải thay đổi thói quen nhiều như Kinesis Classic.

    Classic đặt các phím chữ cái gần nhau hơn trong 2 lòng chảo. Do người dùng đã quen với kiểu xếp xen kẽ nhau của bàn phím chuẩn nên khi chuyển sang bàn phím này thường bấm chệch đi khoảng 0,5 inch. Trong các phím thì Backspace là khó bấm nhất, tuy nhiên chỉ sau chừng vài ngày là bạn có thể quen được với bàn phím mới nhờ phần hướng dẫn trong DOS.

51

Trong 3 loại bàn phím công thái học điển hình giới thiệu ở đây thì Kinesis Classic xem chừng là có triển vọng lâu dài nhất, nhưng với điều kiện bạn phải có tính kiên nhẫn.

14.14.Các bàn phím công thái học

    Định nghĩa: Bàn phím công thái học (ergonomic) được thiết kế phù hợp với vận động tự nhiên của bàn tay người sử dụng. Chúng chia bàn phím thành 2 phần cách xa nhau chừng vài inch, đồng thời phím dành cho ngón cái được nâng cao hơn. Phím Backspace và phần bàn phím số được đặt gần nhau hơn để các ngón tay và cánh tay không bị với ra xa. Theo các nguyên tắc về công thái học thì những sửa đổi này sẽ giúp tránh được sự mỏi mệt, từ các ngón tay, cổ tay, đến vai của người dùng do cẳng tay được đặt sấp hoàn toàn (đối với bàn phím thông thường, cẳng tay bị xoắn khi ngón cái và bàn tay đặt song song với bàn phím).

    Hiện nay đang có trào lưu quan tâm đến các bàn phím công thái học, đây không còn là vấn đề công nghệ thuần túy mà đã trở thành vấn đề xã hội. Có những người buộc phải dùng bàn phím được thiết kế đặc biệt do họ bị khuyết tật ở tay hoặc mắc các bệnh về xương khớp.

    Tuy nhiên, những thử nghiệm độc lập cho thấy hiện chưa có kết luận nào đáng tin cậy về tác dụng lâu dài của bàn phím công thái học đến sức khỏe con người. Một thử nghiệm do Viện Quốc Gia về Sức Khỏe và An Toàn Lao Động (Mỹ) thực hiện năm 1995 kết luận "không có khác biệt đáng kể về sự thoải mái và căng thẳng giữa loại bàn phím chuẩn và loại công thái học là bàn phím được chia thành 2 phần và có thể điều chỉnh được". Nhưng ít ra thì theo nhiều người, bàn phím công thái học giúp cho việc gõ phím dễ dàng hơn.

    Các nhà nghiên cứu chia bàn phím công thái học thành 3 loại chính:

* Loại thứ nhất, phổ biến nhất và cũng có ít thay đổi nhất so với loại chuẩn. Trong bài là Microsoft Natural Keyboard Elite với thiết kế uốn cong ở 2 bên và gồ lên ở chính giữa.

* Loại thứ hai là loại có thể hiệu chỉnh được, tiêu biểu là Ergo Plus do Cherry Electrical giới thiệu. Loại này được chia làm 2 nửa ở chính giữa và hai bên có thể di chuyển riêng rẽ.

* Loại thứ ba gọi nôm na là bàn phím lòng chảo, ví dụ như Kinesis Classic. Bàn phím lòng chảo đặt nhóm phím chữ cái và nhóm phím số vào 2 lòng chảo bố trí ở hai bên, còn các phím điều khiển như Enter hay Backspace thì được chuyển vào giữa, ngay dưới ngón cái.

    Để viết bài này tác giả đã nhờ một số người dùng thử và lúc đầu ai cũng có cảm giác lúng túng khi sử dụng, nhưng sau khoảng 4 ngày luyện tập thì lại thấy sử dụng chúng thoải mái hơn loại bàn phím chuẩn.

15.USB hỗ trợ Plug-and-Play

52

USB nổi bật về khả năng truyền dữ liệu với tốc độ nhanh, chỉ cần cắm đầu nối là bạn có thể kết nối một chuỗi rất nhiều thiết bị khác nhau với PC - và tất cả đều không cần mở nắp máy. Bài báo này xem xét 30 sản phẩm USB để tìm hiểu công nghệ này đã phát triển như thế nào so với lời hứa hẹn hai năm trước

đây.

    Universal Serial Bus (Bus tuần tự đa năng - USB) thực chất là công nghệ kết nối ngoại vi tốc độ thấp và trung bình (và là một chuẩn không phụ thuộc hệ thống) do Compaq, Intel, Microsoft và NEC xây dựng. USB có thể vận chuyển dữ liệu với tốc độ đến 12 megabit mỗi giây (Mbps) - cao hơn nhiều lần so với khả năng truyền dữ liệu của cổng tuần tự có tốc độ tối đa chỉ 230 Kbps.

    Chẳng hạn một máy quét hình, một máy in, và chuột nhờ USB sẽ có thể giao tiếp đồng thời với PC mà không làm giảm tốc độ của bất kỳ thiết bị nào (ít nhất là về lý thuyết). Hơn nữa, kết nối chúng rất đơn giản, chỉ cần cắm vào dây cáp là xong - trực tiếp với PC hoặc qua hub (một số thiết bị ngoại vi dùng chung một hub).

    Có một vài sản phẩm USB, như camera số chẳng hạn, thậm chí có thể hoạt động được mà không cần dây nguồn riêng - đặc tả USB hỗ trợ việc truyền điện qua cáp USB, giống như cách bàn phím lấy điện qua dây cáp của nó. Tuy nhiên, các thiết bị công suất lớn như loa và hub USB thì vẫn cần cấp điện riêng.

    Chuẩn USB (phiên bản 1.1) có đặc điểm là đầu nối một cỡ nhưng lắp vừa với tất cả, vì vậy có thể thay thế cho các cổng khác trên PC của bạn. USB cho phép vận hành nhiều thiết bị qua một cổng, trong khi cổng tuần tự chỉ cho vận hành mỗi lúc một thiết bị. Đặc tả USB hạn chế chiều dài cáp nối giữa các thiết bị tốc độ cao là 5 mét, và các thiết bị tốc độ thấp là 3 mét.

15.1.Plug and Play

    Hấp dẫn nhất là sự hứa hẹn của USB về một kết nối Plug and Play không tranh chấp giữa 127 thiết bị với một cổng duy nhất - tuy nhiên bạn không nhất thiết phải gắn các thiết bị USB thành một chuỗi liên tục. Thay vào đó, chúng có thể phân thành nhiều nhánh từ một nguồn là máy tính bằng cách sử dụng các hub USB, và mỗi cổng nhận một thiết bị USB hoặc hub khác.

    Các thiết bị USB đều thuộc loại cắm nóng, nghĩa là bạn có thể cắm vào và rút ra ngay cả khi máy tính đang chạy, và cũng không cần phải khởi động lại PC để sử dụng thiết bị mới gắn vào.

    USB làm việc tốt nhất với Windows 98. Với Windows 95 thì chỉ các phiên bản OSR 2.1 và 2.5 mới hỗ trợ USB nhưng vẫn còn trục trặc, và bạn sẽ gặp một số thiết bị USB hoàn toàn không hoạt động được. Có lẽ chỉ nên nghĩ đến USB nếu bạn đang chạy Windows 98. (Những người dùng NT cũng vậy: NT không hỗ trợ USB nhưng Windows 2000 thì sẽ hỗ trợ.)

    Windows 98 có các driver dùng chung cho tất cả các kiểu thiết bị USB, cho nên chúng được nhận biết và có thể hoạt động mà không yêu cầu đĩa cài đặt riêng. Khi máy chủ USB phát hiện có một thiết bị được gắn vào thì PC đó sẽ đặt cấu hình cho thiết bị và nhắc bạn nạp driver của nó vào.

15.2.USB được đưa vào thử nghiệm

    Sau gần 2 năm chờ đợi các sản phẩm USB được phân phối rộng rãi trên thị trường, cuối cùng các công ty phần cứng đã đưa ra những thiết bị ổn định, xứng đáng với hứa hẹn của USB.

    Nhóm thử nghiệm (NTN) đã tiến hành kiểm tra 30 sản phẩm và nhận thấy rằng "hương vị" của USB thật ngọt ngào và say đắm (một khi đã quen với mức độ Plug and Play này, bạn sẽ không thể từ bỏ). NTN đã cắm các sản phẩm USB vào máy Pentium II 450 MHz hiệu Compucon MJP450, có 128MB bộ nhớ SDRAM và ổ cứng 8,4GB đang chạy Microsoft Windows 98, và máy notebook Compaq Presario 1260.

    Rõ ràng sản phẩm phần cứng USB đã tiến một bước dài kể từ khi NTN xem xét một số sản phẩm vào năm ngoái, lúc đó các thiết bị đã không hoạt động hoặc làm treo PC. Lần thử nghiệm này, các sản phẩm kết nối với nhau mà không xảy ra tranh chấp nào. NTN đã có thể tráo đổi nóng các thiết bị ngoại vi, cắm vào và rút ra mà không phải khởi động lại máy tính.

53

16.3.Các bộ thích ứng

-Bộ thích ứng USB của Comoss cho máy in cổng song song

    Bộ thích ứng này cho phép bạn nối nhiều thiết bị cổng song song vào PC bằng cách kết nối chúng qua một cổng USB. Như vậy, bạn có thể sử dụng hai hay nhiều máy in hoặc một máy in song song và máy quét trên một PC, đồng thời vẫn có thể giao tiếp với một thiết bị được nối với cổng song song của máy tính. Bạn chỉ việc cắm một đầu dây cáp này (có 4 màu cho bạn lựa chọn) vào đầu nối USB của PC, còn đầu kia thì cắm vào thiết bị cổng song song.

-Card USB/PCI

    Nếu máy tính của bạn là loại được sản xuất từ 18 tháng trước (kém hơn hoặc tương đương Pentium 166 MHz) thì thường không được trang bị cổng USB - nếu có đi nữa thì đó cũng là kiểu thiết kế cũ và hoạt động không chính xác. Gặp trường hợp này bạn có thể bổ sung thêm cổng USB bằng cách dùng card mở rộng PCI. Cắm cáp USB vào một trong hai cổng USB ngoài của card đó là bạn đã sẵn sàng để kết nối với thiết bị USB đồng thời cài đặt driver.

-Cáp Data Extension (BF-200A)

    BF-200A là một thiết bị dữ liệu giúp cho các ngoại vi USB tăng chiều dài cáp chuẩn thêm từ 2,5m đến 5m. Bạn cũng có thể nối năm đoạn cáp Data Extension với nhau để có chiều dài cực đại 25m. Cáp này có tác dụng như một hub USB thông suốt và là phương tiện cho các dòng dữ liệu lưu chuyển lên xuống.

-Wacom PenPartner USB

    Phiên bản USB của thiết bị đồ họa đơn giản do hãng Wacom chế tạo gồm một bút vẽ nhạy cảm với áp lực, và bảng vẽ màu xanh mờ kích thước 182x196mm (diện tích sử dụng để vẽ 96x128mm). Nó có kèm theo phần mềm Painter Classic của MetaCreation. Bạn có thể dùng đầu nhọn của bút Ultrapen này để vẽ những đường rất mảnh hoặc biên tập và chỉnh sửa lại hình ảnh; đầu còn lại tròn và to hơn dùng để xóa, làm mờ hoặc làm sáng các màu sắc. Phần mềm của bút cho phép người dùng chọn và áp dụng 256 mức áp lực. Bút Ultrapen còn có thể thực hiện chức năng của chuột.

54

-Hub USB 4 cổng Global Connection (BF-400), Hub USB 7 cổng (BF-700)

    BF-400 có 4 cổng dẫn xuống, còn BF-700 thì có 7 cổng. Cả hai hub này đều có hai chế độ cung cấp nguồn: cấp điện qua bus để kết nối những thiết bị công suất lớn như camera số và hub; và tự cấp điện dùng cho những thiết bị công suất nhỏ như chuột, bàn phím, hay joystick. Tuy nhiên, theo đặc tả USB, chỉ có bốn cổng dẫn xuống là có thể hoạt động trong chế độ cấp điện qua bus. Cho nên với loại hub bảy cổng mà muốn khai thác trên bốn cổng, thì hub đó chỉ được vận hành theo chế độ tự cấp điện với các thiết bị công suất nhỏ mà thôi.

    Cả hai loại hub này đều hỗ trợ cách mắc theo tôpô hình sao sáu lớp, và có thể truyền dẫn tin cậy đối với những đoạn cáp USB dài 5m. Tất cả các cổng đều có thể hoạt động với tốc độ cao nhất 12 Mbps và thấp 1,5 Mbps. Các hub này còn có một đèn LED để báo động khi gặp trục trặc trong kết nối USB.

-Máy in phun mực

Epson Stylus Color 900

    Hãng Epson đã nâng cao chất lượng hình ảnh của loại máy in 900 này bằng cách thu nhỏ kích thước giọt mực tối thiểu đến mức chỉ còn 3 pico lít, đồng thời tăng số đầu phun mực lên 50% so với loại máy 850. Máy in 900 cho độ phân giải hình ảnh 1440x720 dpi và kèm theo một cổng USB cùng với đầu nối song song chuẩn.

    Chất lượng ảnh in ra của Stylus Color 900 giống như ảnh chụp. Ngay cả khi in trên giấy thường, hình ảnh cũng khá ấn tượng, còn trên giấy đặc biệt thì xuất sắc. Văn bản, các đường vẽ trang trí và hình ảnh đều rất sắc nét; văn bản in trên giấy thường gần bằng chất lượng của máy in laser.

-Thiết bị lưu trữ

ổ USB MO640 của LaCie

    ổ quang-từ tháo lắp MO640 3,5 inch có thể đọc và ghi dữ liệu lên các cartridge 128MB, 230MB, 540MB và 640MB (giá mỗi megabyte khoảng 0,04 USD). Ôổ MO640 nặng 460g, thời gian tìm kiếm 28ms, tốc độ truyền cực đại 1,2MB/giây, bộ đệm 2MB, và quay với vận tốc 3.600 vòng/phút. Giống như ổ cứng USB, MO640 có kèm theo phần mềm Silverlining 98.

55

17.Ghi đĩa CD-RW

ổ đĩa CD-RW đang trở thành nỗi đam mê mới cho những ai muốn ghi lại dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng.Loại ổ đĩa CD-RW lắp ngoài đã nhanh chóng chuyển sang chuẩn giao diện USB (và trong một số trường hợp, cả chuẩn Firewire hay IEEE1394). Phần lớn ổ đĩa đều dùng USB làm tiêu chuẩn, vì loại dựa trên chuẩn SCSI không phổ biến trong lĩnh vực này. Ðiều đó có nghĩa là ít nhất bạn cần có Windows 98SE hay Windows 2000 nếu muốn dùng chúng. Tuy nhiên phải cảnh giác: các hãng sản xuất ổ đĩa CD-RW chưa đủ thời gian thích đáng để theo dõi và hiệu chỉnh các driver USB kèm theo của họ. Có trường hợp nhóm thử nghiệm đã phải vất vả vì sự không tương thích với các thiết bị ngoại vi USB khác trong hệ thống thử nghiệm, do một số ổ đĩa này cứ khăng khăng nhận về mình quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống.

Có thể nói việc cài đặt các ổ đĩa CD-RW chuẩn USB nói chung là suôn sẻ nhờ tính năng plug-and-play đơn giản của chúng. Bạn có thể cài đặt và cho chạy chỉ trong vòng 5 phút. Một điểm cần chú ý: phải format trước đĩa CD-RW nếu muốn ghi và ghi lại lên nó như vẫn làm đối với các loại ổ đĩa khác. Công việc này mất khoảng 20 đến 90 phút tùy cấu hình máy tính của bạn. Có thể sự chờ đợi này là không thể chấp nhận được nếu bạn đang vội. Một ngoại lệ đáng chú ý trong đợt khảo sát này là ổ đĩa của HP chỉ cần ba phút format nhanh để bạn có thể bắt đầu ghi dữ liệu trong khi nó vẫn tiếp tục thực hiện format đầy đủ.

Một ổ đĩa ghi được sẽ không có giá trị gì nếu không có phần mềm thích hợp đi kèm mà bạn sử dụng được thành thạo. Bạn sẽ cần đến nó để tạo ra các CD dữ liệu ISO 9660 có thể đọc được bằng mọi máy tính. Tiêu chuẩn thực tế để sử dụng thành thạo là các phần mềm Directed và Easy CD Creator của Adaptec; chúng có những wizard dễ hiểu dẫn dắt bạn thực hiện quy trình. Hãy xem kỹ tài liệu để đảm bảo có bản sao Easy CD Creator và Directed kèm theo driver UDF (Universal Disk Format) của Adaptec. Driver UDF này sẽ cho phép ổ đĩa của bạn tạo ra CD mà bạn có thể thao tác với nó thông qua Windows Explorer nhờ dễ dàng kéo và thả. Có thể tải driver này từ http://www.adadtec.com/. 

Hầu hết các ổ đĩa lắp ngoài đều có tốc độ đọc chậm. Nói chung chúng nằm trong khoảng 6x đến 8x, rất kém so với tốc độ trung bình 32x của hầu hết các ổ đĩa CD- ROM. Những ổ đĩa này đều nhằm mục đích lưu trữ và không thể xem là thay thế cho ổ CD-ROM dù là loại tồi. Nếu muốn có ổ đĩa CD-RW truy cập nhanh, bạn phải kiếm loại lắp trong; loại này đa số có tốc độ đọc 24x, nhưng máy bạn phải có sẵn một khoang trống dự trữ. 

Âm thanh là một ứng dụng đáng quan tâm của các ổ đĩa CD-RW, nhất là hiện nay Internet và các tập tin MP3 đang phổ biến. ở đây cũng có kèm theo một số phần mềm cung cấp cho bạn các công cụ để tải xuống, lưu trữ, và giải mã các tập tin MP3, Real Audio, hoặc các tập tin Windows Mediaencoded. 

17.1.CD-RW so với CD-R 

Có hai khác biệt lớn giữa CD-RW và CD- R: giá cả và độ bền dữ liệu. ổ đĩa CD-RW có thể ghi vào đĩa CD-R hoặc đĩa CD-RW (nhưng bạn không thể xóa dữ liệu đã được ghi trên CD-R) đồng thời cũng đọc được các đĩa CD-ROM và CD âm nhạc. ổ CD-R có thể ghi cố định lên đĩa CD-R nhưng không thể ghi lại nhiều lần, tuy nhiên được phép ghi lần lượt trong nhiều phiên làm việc cho đến khi hết đĩa. Hiện nay, đĩa chuẩn CD-R và CD-RW có thể lưu trữ 650MB dữ liệu, mặc dù loại CD-RW mới, dung lượng lớn, đã tăng giới hạn này lên đến 700MB. Tuy nhiên đĩa CD-RW đắt hơn từ ba đến năm lần so với đĩa CD-R, đồng thời đĩa CD-R có nhiều nhãn hiệu khác nhau để lựa chọn. 

56

ổ đĩa CD-R vẫn có giá trị mặc dù CD-RW ngày càng tăng trưởng. Với dung lượng tương đương CD-RW, đĩa CD-R vừa rẻ vừa có thể đọc được gần như trên bất kỳ ổ CD hay DVD nào (làm cho nó trở thành một phương tiện phân phối rất tốt). Nhưng loại ổ đĩa chỉ dùng với CD-R thì đáng phải lo ngại vì giá của ổ đĩa CD-RW ngày càng hạ. Cho nên việc bổ sung thêm tính linh hoạt của CD-RW sẽ rất đáng giá đối với số tiền mà bạn phải trả thêm cho nó. Và nếu muốn tạo ra đĩa nhạc CD, bạn sẽ thích dùng ổ CD-RW chứ không phải CD-R. 

17.2.HP CD-WRITER 8250E 

Thử nghiệm thiết bị ngoại vi của hãng HP thường rất dễ chịu vì HP ít có sai sót. Chưa thấy hãng sản xuất nào có các sản phẩm ổ đĩa CD-RW đa dạng như của HP. Mỗi loại ổ đĩa nhằm đến một mục tiêu ứng dụng riêng như SOHO (văn phòng nhỏ và văn phòng gia đình), người say mê máy tính, khách hàng trẻ tuổi, khách hàng phổ thông, và cả các thị trường chuyên dụng. Chính vì vậy các ổ đĩa của HP thường có tính khả dụng tốt hơn, ngay cả khi chúng không dẫn đầu trong các phép thử hiệu năng hoặc giá không phải rẻ nhất. 

ổ đĩa HP CD-Writer 8230e là một ví dụ điển hình về khả năng ứng dụng và kỹ thuật chế tạo. Ðó là một thiết bị nhỏ, nhẹ và được lắp trong một hộp plastic cứng màu xám, có một lớp phủ trong suốt, phớt xanh, chiếm khoảng hai phần ba diện tích mặt trên của hộp. 

Việc cài đặt đã thực hiện hoàn hảo nhờ các hướng dẫn theo từng bước được mô tả trong một biểu đồ khổ lớn kèm theo. ổ đĩa có kèm các dây cáp âm thanh (dùng cho những người thích MP3 và Audio CD), công cụ tạo nhãn CD, một đĩa CD-R, một đĩa CD- RW, và phần mềm tốt nhất trong các phần mềm kèm theo ổ đĩa được bình chọn. Phần mềm này có các tính năng Print Office của Corel (phiên bản tiếng Anh, tiếng Hoa đơn giản, tiếng Hoa truyền thống), HP Musicmatch Jukebox dùng để tạo các CD nhạc riêng, và HP Simple Backup để phục hồi các tập tin hệ điều hành khi gặp sự cố. 

Một bổ sung đáng ghi nhận là MyCD của HP - phần mềm dành cho những người mới nhập môn. Ðây là một phần mềm thú vị, làm cho toàn bộ quá trình tạo đĩa CD trở nên đơn giản. Ngay cả so với phần mềm Adaptec DirectCD thì sử dụng MyCD cũng đơn giản hơn và thích thú hơn. Một phần thưởng nữa là tiện ích HP's Fast Format dùng để format một đĩa trong vòng 3 đến 5 phút. Tiện ích này làm cho đĩa có thể ghi vào ngay cả khi chưa được format đầy đủ, nhưng nó chỉ đọc được bằng ổ đĩa CD-RW của HP. Format đầy đủ phải mất từ 20 đến 50 phút. 

Về tổng thể, CD-Writer 8230e tốn ít thời gian nhất, chỉ 3,29 để ghi hết 100MB với tốc độ ổ đĩa là 5,7. Với giá 273 USD ổ đĩa 8230e không phải là rẻ nhất, song nhờ có tốc độ cao, các phần mềm kèm theo rất xuất sắc, có cả công cụ gắn nhãn CD, nên nó đạt danh hiệu Best Buy. 

Hãng sản xuất: Hewlett-packard 

17.3.KODAK EXTERNAL 4832E CD-R/RW WRITER 

Kodak 4832e CD-R/RW Writer thực chất là ổ đĩa lắp trong được bọc bằng kim loại cứng cáp màu xám và được xếp vào loại thiết bị xách tay. Tuy nhiên, nó lại hơi nặng nên không đúng tính chất "xách tay" lắm. 

Ngoài một logo màu đỏ trên bề mặt, ổ đĩa này hầu như không có gì nổi bật. Việc cài đặt được tiến hành thông suốt, ngoại trừ một trục trặc nhỏ khi khởi động lại hệ thống thử nghiệm. Nói chung, ổ đĩa USB này hoạt động tốt. 

Kodak 4832e CD-R/RW Writer là ổ đĩa CD-RW 8x/4x/32x, nghĩa là nó đọc với tốc độ nhanh hơn so với ổ HP. Thực tế, nó được ghi nhận có thời gian truy cập nhanh nhất trong phép thử này nhờ bộ nhớ đệm lớn đến 2MB. Và nó cũng không kém trong các phép thử ghi và ghi lại khi đạt được tốc độ ghi tương đối khá là 3:48s và tốc độ ghi lại là 3:44s. Nó cũng có tốc độ ổ đĩa được xếp hạng thứ hai là 5.1. Chung cuộc, 4832e CD- R/RW Writer được xếp vào hàng tốt thứ hai trong đợt bình chọn này vì giá rẻ hơn khoảng 16 S$ mà chỉ chậm hơn tám miligiây so với đấu thủ nhanh thứ hai là Iomega ZipCD 650. Nếu bạn không cần nhiều đến tính khả chuyển thì Kodak 4832e CD-R/RW Writer là ổ đĩa có giá trị cao về tốc độ. 

17.4.EASYSTOR ECD-RW 1210U

57

Easystor ECD-RW 1210U là ổ đĩa OEM do hãng TEAC cung cấp. Nó là ổ đĩa duy nhất trong đợt bình chọn này có tốc độ ghi 12x nhưng không hoạt động đúng tiềm năng của mình. Nó được đặt trong một hộp mềm màu xám trên nền màu đỏ tía. Một đặc điểm không thuận lợi của hộp này là công tắc điện nằm ở bên dưới nút đưa đĩa ra (eject). Công tắc này dễ bị che khuất khi khay đĩa CD trượt ra ngoài. Ðã một vài lần ngẫu nhiên nhóm thử nghiệm bị tắt máy khi đang cố đẩy CD vào. 

Tưởng chừng ổ đĩa Easystor thực hiện tốt hơn nhiều về tốc độ ghi so với các ổ đĩa loại 4x và 8x, nhưng nó cũng chỉ được xếp hạng thứ hai sau ổ đĩa HP mà thôi. Không những không đuổi kịp các ổ đĩa khác để đạt danh hiệu Best Buy, ổ đĩa ECD-RW 1210U còn gây thất vọng với tốc độ tổng thể của nó. Tốc độ ghi chỉ đạt 3:32s, nhanh hơn có ba giây so với ổ đĩa HP CD-Writer 8230e thuộc loại 4x, và có tốc độ ghi lại là 3:27s. 

Với dự tính đủ để đáp ứng cho những yêu cầu công việc ở mức hơi thấp, ổ đĩa ECD-RW 1210U được xếp vào loại có các đối thủ cạnh tranh trên trung bình trong thị trường lưu trữ bằng CD-RW. 

17.5. IOME6A ZIPCD 650 

Xuất hiện với hộp ngoài màu đỏ-xám trầm tĩnh với những đường cong bao quanh ổ đĩa này có vẻ là một bổ sung dễ thương cho máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu ghi đĩa CD của bạn. Có một điều đáng tiếc là nó không thể lấy điện nguồn qua đầu nối USB (giống như một số máy quét). Nếu muốn sử dụng đồng thời ổ đĩa này làm máy nghe đĩa CD thì phải có một dây cáp âm thanh cắm vào sau lưng ổ đĩa và nối với máy tính. Thiết bị này có các bộ phận điều khiển ổ CD thông thường như núm chỉnh âm lượng và jack cắm headphone cũng như các đèn chỉ báo CD đang có mặt và quá trình ghi đang tiến hành. 

Có lẽ đây là nhãn hiệu tiêu dùng được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu, Iomega đã tạo danh tiếng cho kiểu thiết kế của mình bằng cách kết hợp tính khả dụng tốt và giá trị cao. Tiếc là hãng này đã không chịu khó thường xuyên trau chuốt dòng sản phẩm của mình như những đối thủ cạnh tranh. Cho nên, mặc dù ZipCD 650 có tính khả dụng tổng thể thuộc loại hiếm có nhưng nó vẫn chậm hơn một chút so với các sản phẩm đầu bảng khác. ổ đĩa Iomega ZipCD 650 này chỉ đạt kết quả khiêm tốn là 6:59s trong phép thử tốc độ ghi và 6:46s trong phép thử ghi lại. 

Tuy nhiên ZipCD 650 vẫn đánh giá là sản phẩm xuất sắc ở mức độ nhập môn cho những người lưu trữ không thường xuyên, cho dù các máy của HP và Kodak rẻ hơn và phần mềm kèm theo tốt hơn. ZipCD 650 có giao diện hấp dẫn, được thiết kế rõ ràng để người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc ghi vào ổ đĩa CD-RW. Phần mềm kèm theo rất hữu ích và thân thiện với người dùng. 

ZipCD 650 có kèm theo các phần mềm Adaptec Easy CD Creator và Direct CD cùng với QuikSync của chính Iomega. Phần mềm của Iomega này về cơ bản giống như một hệ thống sao lưu tự động. Mỗi khi bạn cắt một tập tin vào folder đã được thiết kế trên đĩa cứng. QuikSync sẽ chép nguyên tập tin đó vào đĩa sao lưu QuikSynd. Bản sao lưu này được cất vào đĩa cùng một lúc với tập tin gốc được cất. Dĩ nhiên, phần mềm này cũng dùng được với các ổ đĩa Iomega khác như Zip, Jaz hay Click.

17.6.HP CD-WRITER 8230E 

Dữ liệu cần phải được lưu giữ ở một nơi nào đó, và còn đâu tốt hơn ổ đĩa CD-RW? Giá của những ổ đĩa này đang hạ xuống rất nhanh nhưng chúng ta muốn có nhiều phần mềm hữu ích hơn được kèm theo từng loại ổ đĩa CD-RW. Ngoài ra, chỉ với những gì hiện có bạn đã có thể ghi hầu như mọi loại tập tin vào đĩa một cách dễ dàng.

Phải thừa nhận rằng cả bốn ổ đĩa CD-RW trong đợt thử nghiệm này đều là những "đấu thủ" xuất sắc. Sau khi cân nhắc, hai đấu thủ được chọn ứng viên ngôi vị Best Buy là HP CD-Writer 8230e và Kodak's 4832e. 

Về mặt tốc độ tổng thể của ổ đĩa, máy HP chỉ nhỉnh hơn Kodak's 4832e một chút là 0,7 điểm. HP CD-Writer 8230e kém xa máy Kodak về thời gian truy xuất ngẫu nhiên một khoảng 20 ms. Tuy nhiên, truy xuất trọn gói của Kodak 4832e thì chậm hơn máy HP đến 37 ms. Ðiểm số trung bình của hai máy lần lượt hòa nhau ở mức 4 phần trăm. 

Mặc dù Kodak 4832e rẻ hơn nhưng danh hiệu Best Buy đã được trao cho ổ đĩa HP CD-Writer 8230e. Sản phẩm của HP hấp dẫn nhất trong nhóm. Nó rất dễ cài đặt và ghi vào CD rất nhanh, hiệu quả và dễ dàng. CD-Writer 8230e còn kèm theo một gói phần mềm xuất sắc bao gồm Easy CD Creator của Adaptec cùng với tiện ích Fast

58

Formet của HP giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian format đĩa. Là một đấu thủ đáng tuyên dương trong cuộc đua, Kodak 4832e CD-R/ RW đã về nhì trong gang tấc với hiệu năng và gói phần mềm rất mạnh của mình. Cuối cùng Iomega ZipCD 650 được ghi nhận là ổ đĩa hợp thời trang có tính khả dụng cao và dễ sử dụng.

18.Những ổ ghi đĩa thế hệ mới

         Chưa có bao giờ việc lưu trữ dữ liệu từ máy vi tính lên đĩa CD lại dễ dàng và phổ biến như ngày nay. Giá đĩa CD trắng – loại "no name" – có dung lượng 700 MB bán lẻ còn rẻ hơn cả đĩa mềm 1.4 MB (4.000 đồng so với 5.000 đồng). Ổ ghi đĩa loại thường thường bậc trung cũng chỉ dưới 200 USD. Tốc độ ghi 2X (300 KB/giây) và loại ổ chỉ ghi đĩa một lần (CD-R) đã trở thành "xưa rồi Diễm". Trên thị trường VN hiện nay, mèng nhất cũng là loại có tốc độ ghi 4X và đã là ổ ghi thì có nghĩa là phải có trọn bộ "tam sên" : đọc (R), ghi (W) và ghi lại (RW) – thế mới là sành điệu.

         Hiện nay, trong lĩnh vực ghi đĩa CD vi tính đang có ít nhất là 3 cuộc chạy đua : tốc độ, khả năng và sự tiện lợi.

-Tốc độ nhanh đến... cháy đĩa

         Về tốc độ, hiện nay, người tiêu dùng đang choáng cả người với loại ổ ghi tốc độ 16X (2.400 KB/giây). Tại TPHCM vào thời điểm đầu tháng 4-2001 mới có khoảng hai nhãn hiệu ổ ghi đạt được tốc độ này là Plextor PX-W1610TA (giá khoảng 345 USD cho loại IDE) và Yamaha CRW-2100E/S (giá 225 USD cho IDE và 285 USD cho SCSI).

Cả hai model này đều có tốc độ ghi 16X, ghi lại 10X và đọc 40X. Trong khi ổ PX-W1610TA được giới thiệu là nếu không dùng đĩa CD "hàng hiệu" thì sẽ tự động ghi ở tốc độ rùa bò lật ngửa ... 1X, thì ổ CRW-2100 vẫn thoải mái ghi với tốc độ 16X trên đĩa "no-name" ghi mark tốc độ có 12X, và đọc cũng ngọt như đường phèn. Tuy nhiên, xin lưu ý, nếu ghi ở tốc độ 16X mà xài đĩa "dởm", bạn dễ gặp hiện tượng "cháy đĩa" khét lẹt – cháy lớp màng nhựa phủ mặt ghi của CD. Riêng về CD-RW thì chỉ có thể đạt được tốc độ 8X hay 10X với loại đĩa có ký hiệu "High Speed". Các đĩa CD-RW thông dụng hiện nay chỉ có tốc độ tối đa 4X.

         Thế nhưng, tốc độ ghi đĩa CD chưa dừng ở đó. Tại triển lãm Cebit 2001 mới đây, hãng Yamaha đã trình làng loại ổ ghi lại CRW -2200 có tốc độ ghi 20X, ghi lại 10X và đọc 40X. Thế hệ ổ ghi mới này có tới 5 model, ngoài IDE còn có SCSI-3 (Ultra SCSI) và USB 2.0.

-Khả năng ngày càng ấn tượng hơn

         Với thế hệ ổ ghi tốc độ cao, các hãng phải giải quyết vấn đề tốc độ truyền tải dữ liệu với các giao tiếp hiện hành. Bộ nhớ đệm buffer mà không được duy trì luôn ở mức tràn đầy (full) để cứ thập thò, cà giựt thì chất lượng đĩa ghi cũng cà tưng, dễ rớt đĩa như chơi. Các hãng Plextor, Creative,... sử dụng công nghệ Burn-Proof để ngăn ngừa tình trạng buffer bị thiếu (underrun) và cho phép đa nhiệm, cho dù chỉ dùng có 2MB bộ nhớ buffer. Còn các hãng như Sony, Yamaha,... thì mở rộng dung lượng buffer từ 4 tới 8 MB. Nhưng sang tới ổ ghi tốc độ 20X, Yamaha áp dụng công nghệ phòng tránh lỗi thiếu buffer mới gọi là SafeBurn.

         Hầu như các ổ ghi thế hệ cao tốc đều sử dụng được cả loại đĩa CD-R 80 có dung lượng 700 MB.

         Nhưng nổi bật nhất trong vụ dung lượng đĩa CD phải nói là Sony. Hãng này đã tung ra thị trường loại ổ ghi thế hệ mới SONY DD-RW CRX200E-RP tốc độ ghi 12X, ghi lại 8X và đọc 32X, gắn trong với giao diện E-IDE có khả năng ghi được loại đĩa CD-R 1.3 GB. Giá của ổ ghi này bán trên Internet là 239 USD (tương đương ổ ghi Yamaha 2100E). Đây là ổ CD-RW đầu tiên trên thế giới sử dụng tiêu chuẩn  Double Density CD – DDCD  (đĩa mật độ chặt gấp đôi). Sony cũng đã bán ra loại đĩa CDQ-13G1 (đĩa CD-R 12X) và CD-RW13G1 (đĩa CD-RW 8X) dùng cho loại ổ ghi này.

-Tiện lợi và càng tiện lợi hơn

         Việc có thể đẩy tốc độ ghi lên cao (hiện là 20X với ổ Yamaha) với giao diện nối tiếp IDE đã giúp tiết kiệm nhiều tiền cho người tiêu dùng. Trước đây, để có tốc độ ghi cao, người ta phải dùng card SCSI vừa đắt tiền, vừa bất tiện.

59

         Hiện nay, các hãng sản xuất ổ ghi đang hướng tới việc giải quyết tình trạng một máy vi tính cần tới 2-3 ổ CD/DVD. Giải pháp được chọn là "ba bốn xôi nhồi một chõ". Hãng Panasonic vừa công bố chi tiết về thế hệ ổ ghi mới DVD-ROM/CD-RW Panasonic KXL-CB10AN có khả năng vừa ghi được đĩa CD-R, CD-RW, vừa đọc được đĩa DVD, DVD-RAM. Giá bán ở Nhật Bản khoảng 410 USD.

         Trong khi đó, Sony đã rao bán trên Internet loại ổ Slimdock CDRW/DVD  Combo R505 có khả năng tương tự, với giá 599 USD.

         Các hãng Toshiba, QPS Que!, Addonics,... cũng  đang bán các model Combo này với giá cạnh tranh hơn. Chẳng hạn, model Addonics Mobile CardBus DVD/CD-RW gắn ngoài có tốc độ 12X10X32X (đĩa CD) và 8X (đĩa DVD) có giá 487 USD. Còn model Toshiba SD-R1002  CD-RW/DVD  giao diện IDE gắn trong có tốc độ 4X4X24X (CD) và 4X (DVD) chỉ có giá 199 USD.

19.DVD Phương Tiện Lưu Trữ Thế Hệ Kế Tiếp

    DVD đang trở thành một phương thức lưu trữ quan trọng trong tương lai gần. Đã có biết bao trở ngại, nhưng vẫn tràn đầy hy vọng. Vậy, công nghệ mới đầy hứng thú này là gì, và nó lưu trữ những gì cho bạn?

    Đến cuối thế kỷ này, có thể bạn sẽ chứng kiến sự cáo chung của ổ CD-ROM, CDI, máy video CD, và ngay cả đĩa laser cũng như máy karaoke. Người thay thế sẽ là DVD, tức là Digital Versatile Disc. Với tên gọi đầu tiên là digital video disc (đĩa video số), DVD đã được phát triển thành một phương tiện lưu trữ tín hiệu video số, như các phim dài chẳng hạn. Nhưng sức mạnh của DVD đã tỏ ra to lớn hơn - khả năng video của nó tốt hơn VHS, âm thanh số tuyệt diệu, và có lẽ quan trọng nhất là khả năng lưu trữ dữ liệu cực lớn của nó.

    Sau một cuộc chiến dữ dội, các nhà khổng lồ trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, công nghiệp giải trí và công nghiệp máy tính, cuối cùng đã đồng ý với tiêu chuẩn mới này cho thế hệ kế tiếp của đĩa quang dung lượng lớn, nhưng chỉ sau khi cuộc chiến tranh giữa hai chuẩn - Multimedia CD (MMCD) do Sony/Philips đề xuất, và đĩa Super Density (SD) của liên minh SD Alliance, mà đứng đầu là Toshiba và Time Warner - đe dọa chia cắt ngành công nghiệp. Mỗi nhóm có những lý lẽ riêng buộc mọi người tuân theo định chuẩn của mình, và chống lại định chuẩn của phía kia. May mắn thay, nhờ áp lực gián tiếp của đông đảo người dùng khác nhau, cả hai bên đã ngưng tranh chấp và cùng đồng ý với một "định chuẩn thống nhất". Các nhóm này đã đi đến một thỏa hiệp bằng cách chấp nhận các đặc tả vật lý của SD Alliance và công nghệ điều biến tín hiệu của Sony/Philips.

    Vậy thì công nghệ mới này, một cách chính xác, sẽ giúp bạn những gì trong việc lưu trữ? Nói ngắn gọn, DVD hứa hẹn sẽ trở thành nguồn cung cấp tín hiệu video số cho TV và máy tính của bạn trong vòng một năm nữa. Đây không phải là lời hứa suông, giống như những thiết bị mẫu đầy ấn tượng đã được trưng bày tại các cuộc triển lãm thương nghiệp vào đầu năm ngoái.

    Có vẻ như DVD đã trở thành một phương thức quan trọng. Thực ra, tất cả các hãng sản xuất audio/video lớn của Nhật đều đã trưng bày hoặc công bố các sản phẩm DVD.

    Định chuẩn DVD sẽ hỗ trợ cho nhiều ứng dụng khác nhau. Nhưng một máy hoặc một ổ đĩa chưa thể làm được mọi cái bạn cần. Sản phẩm đầu tiên trong loạt DVD là máy chơi video DVD - thiết bị tiêu dùng giống như máy chơi đĩa laser, nối với TV và chạy các đĩa phim DVD. Máy này cũng chơi được các đĩa CD âm thanh. Tuy nhiên, chúng không chứa bất kỳ một bộ phận tính toán nào bên trong, và cũng không có giao tiếp (như SCSI chẳng hạn) để có thể nối vào máy tính. Điều này có nghĩa là chúng không chạy được các đĩa CD-ROM hoặc DVD-ROM.

    Thiết bị đầu tiên thuộc loại này, máy chơi đĩa DVD-A300 của Panasonic, giá khoảng 900 USD, chạy được đĩa video CD và CD âm thanh cũng như đĩa phim DVD. Panasonic có bán kèm theo một số đĩa mẫu DVD, nhưng chúng ta vẫn đang đợi những đĩa phim của Time Warner và Columbia.

    Sản phẩm thứ hai sẽ là ổ đĩa DVD-ROM, có giá xấp xỉ như máy chơi đĩa video. Một loại thiết bị ngoại vi cho máy tính, tương tự như ổ CD-ROM, sẽ chạy cả DVD-ROM, CD-ROM hiện có, và cả CD âm thanh, nhưng không chạy được đĩa phim DVD. Để xem được đĩa phim DVD bằng máy tính, máy tính phải được trang bị thêm thiết bị giải mã video DVD MPEG và thiết bị giải mã âm thanh Dolly AC-3. Yêu cầu này có thể thay đổi nếu có một số

60

hãng chế tạo loại ổ DVD-ROM có kèm theo các mạch giải mã tín hiệu video DVD. Tuy nhiên việc tổ hợp này sẽ làm cho ổ đĩa rất đắt tiền.

    DVD hứa hẹn có tốc độ truyền dữ liệu nhanh, video phân giải cao, và khả năng lưu trữ đến 17 gigabyte. Nó cũng tương thích ngược khi đọc CD âm thanh, CD-ROM, video CD, và CD tương tác.

    Còn kích cỡ thì thế nào? Đĩa DVD giống như đĩa CD: có cùng đường kính 120 mm và độ dày 1,2 mm. Hai loại đĩa cùng được chế tạo bằng một loại chất dẻo như nhau, cả hai đều được phủ một lớp phản xạ mỏng trên bề mặt và một lớp bảo vệ ngoài cùng. Các hốc (pit) biểu diễn cho các mã số được đọc bằng một tia laser đỏ phản xạ ra từ mặt đĩa. Mỗi đĩa DVD có thể chứa ít nhất 4,7 gigabyte trên một mặt, gấp khoảng bảy lần sức chứa của CD-ROM. Loại đĩa hai mặt chứa được 9,4 gigabyte. Đặc tả của DVD có xác định loại đĩa hai lớp, chứa được đến 8,5 gigabyte mỗi lớp, nên dung lượng tổng cộng mỗi đĩa là 17 gigabyte.

20.Thiết Bị Lưu Trữ Tháo Lắp

Việc sử dụng các thiết bị lưu trữ có thể tháo lắp được đang làm thay đổi môi trường làm việc tập thể. Nhiều công ty đang tiến hành nối mạng nơi làm việc của họ đều rất chú ý đến nhu cầu về bộ nhớ.

Các thiết bị lưu trữ có dung lượng lớn tháo lắp được là giải pháp tốt nhất cho phép người sử dụng tập thể lưu trữ được những thông tin mật trong môi trường làm việc chung. Trong số những thiết bị lưu trữ đó có: ổ đĩa Zip 250MB và đĩa Jaz 1GB của công ty Iomega Hong Kong Ltd mới được tung ra thị trường. Cả Zip và Jaz đều được gọi là siêu đĩa mềm (SuperFloppy). Đĩa Zip 250MB có dung lượng lớn gấp 175 lần so với đĩa mềm 1,44 MB. Ngoài dung lượng lớn, các đĩa Zip và Jaz có thể lưu trữ các thông tin mật và với khả năng tháo lắp được, chúng có thể bảo vệ những thông tin đó khỏi một số vi rút. Nếu thông tin mật được lưu trữ trong các thiết bị ngoài, nó có thể được bảo vệ khỏi tình trạng rò rỉ thông tin khi vi rút tấn công.

Ngoài ra, các đĩa Zip và Jaz còn có chế độ đặt mật khẩu không chỉ bảo vệ ở mức tệp tin. ở các đĩa mềm hay bộ nhớ thông thường, dữ liệu mật được lưu trong các tệp có đặt mật khẩu và việc bảo vệ dữ liệu chỉ dừng ở mức tệp, giống như ngôi nhà chỉ có một lần cửa. Do đó, một khi mật khẩu bị phá thì thông tin sẽ bị lấy cắp ngay. Nhưng nếu bạn dùng phần mềm IomegaWare (phần mềm miễn phí đi kèm khi bạn mua các ổ đĩa Zip và Jaz), thông tin của bạn sẽ được bảo vệ ở mức đĩa. Khi người sử dụng nhập mật khẩu cho các đĩa Zip và Jaz, kết hợp với khả năng di chuyển được của chúng, thì không ai có thể mở được chiếc đĩa đó trừ người sử dụng.

Ngoài Zip và Jaz, Iomega cũng còn chào bán ổ đĩa di động Clik! Mobile Drive và đĩa Clik! 40MB. ổ Clik! Mobile Drive được thiết kế cho các sản phẩm số di động bao gồm camera số, máy tính cá nhân xách tay và máy tính notebook. Kích thước của đĩa Clik! 40MB là 2x2 inch- gần bằng một nửa chiếc thẻ tín dụng. ổ Clik! Mobile Drive có hai cấu hình: nhóm camera số và nhóm Clik! Mobile Plus. Các ổ Clik! Drive cho camera số được bán kèm với thanh đọc vỉ mạch bộ nhớ cực nhanh (Clik! Flash Memory Reader), một pin tích hợp và một bệ nối máy tính để bàn cổng song song (parallel port desktop docking station). Hiện nay, dung lượng của những vỉ mạch đi đồng bộ với các camera số giới hạn ở 8MB, những vỉ mạch có dung lượng lớn hơn rất đắt.

Thanh đọc vỉ mạch cho phép người sử dụng máy camera số download những bức ảnh từ vỉ mạch sang các đĩa Clik!. Do vậy ngay cả trong trường hợp vỉ mạch đã đầy kín dữ liệu và người sử dụng có việc phải rời máy tính, những chiếc đĩa Clik! 40MB có thể được dùng làm bộ nhớ trung gian tạm thời.

21.Video Số Trong Những Chiếc Hộp Nhỏ

    Bạn còn nhớ các cuộc chiếu phim ở gia đình? Phải đợi đến tối bạn mới kéo ra một chiếc máy có hai tay quay, nặng nề và bất tiện. Bạn gắn một tờ giấy trắng lên tường, hoặc có thể dùng màn hình riêng. Mọi thành viên gia đình tụ tập trong gian phòng tối, trong khi bố bạn vừa thở hổn hển vừa cuộn qua cuộn lại cuộn phim bằng một cơ cấu rối rắm với những bánh xe truyền động và tay quay, cho đến khi chuẩn bị xong để chiếu cuộn phim dài có bốn phút.

    Đó là chiếc máy camera quay phim gia đình 8mm thời xưa, suốt vài chục năm nó là phương tiện duy nhất để những người không chuyên nghiệp ghi lại hình ảnh động. Hiện nay, mọi việc đều khác hẳn; với số tiền thực tế ít

61

hơn nhiều so với giá của máy camera và máy chiếu 8mm ngày xưa, bạn đã có thể mua được máy camcorder có khả năng ghi hình ảnh cả tĩnh lẫn động cùng với âm thanh, đồng thời còn có thể chiếu lại ngay tức khắc.

    Khả năng xem được hình ảnh sống động là một trong những công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống của chúng ta trong thế kỷ này. Đầu tiên là các sản phẩm của Hollywood, rồi đến phim công nghiệp và tiếp thị, và sau đó là phim gia đình.

    Hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của một thời đại mới, trong đó có thể tạo ra và trao đổi các tập hình video động thực sự qua Internet, đồng thời dùng chúng hàng ngày để dạy, học, tiếp thị, lập kế hoạch và nhiều ứng dụng khác nữa. Công nghệ mới này tuy còn phải thử thách về mặt thiết bị, nhưng nó đã đưa ra một lối thoát cho sự sáng tạo, đổi mới, và ghi lại cuộc sống hàng ngày. Để đáp ứng niềm say mê video trong đông đảo bạn đọc, bài báo này đã chọn ra ba thiết bị video mới - một camcorder hoàn toàn dùng kỹ thuật số và hai recorder có thể ghi và phát lại các hình ảnh video số.

    Nếu chúng ta tính toán chỉ số của một vật dụng dựa trên số lượng các đặc tính và chức năng, thì máy camcorder kỹ thuật số này sẽ vượt lên chiếm giải. Những người dùng máy tính thường quen lôi máy mới ra khỏi hộp mà không buồn đọc sách hướng dẫn sử dụng nên cũng thường hay gặp trục trặc. Có quá nhiều chế độ quay phim khác nhau, nhiều hiệu ứng đặc biệt, và nhiều khả năng tùy chọn yêu cầu bạn phải đọc cuốn sách đó.

    Ultura trang bị một ống kính thay đổi tiêu cự 20x với bộ phận phóng đại kỹ thuật số lắp phía trên, tăng cường khả năng tổng thể lên đến 320x. Tác giả đã ghi hình một chiếc đồng hồ văn phòng đặt cách xa 30m; hình ảnh của nó được ổn định bằng phương pháp điện tử và được ghi lên một băng cassette Mini-Digital Video. Bạn có thể điều chỉnh hình cần ghi bằng bộ phận viewfinder (tìm kiếm và quan sát) ngang tầm mắt, hoặc bằng một màn hình phẳng LCD màu, cả hai đều cho phép xem lại những hình bạn đã ghi được. Camcorder này là máy mạnh, dùng cho những nhà làm phim nghiệp dư mới vào nghề, vì có nhiều phần mềm biên tập mạnh và tương đối rẻ để bổ sung video chất lượng cao. Nó đã thực hiện mọi tác vụ theo yêu cầu thử nghiệm một cách thông suốt, không bị trục trặc, đây là điều hiếm xảy ra. Chắc chắn máy camcorder sẽ hấp dẫn không ít người ham mê.

    Loại camcorder nặng 230g này gây thất vọng thực sự. Với ống kính thay đổi tiêu cự 4x bằng kỹ thuật số và màn hình tinh thể lỏng, chiếc máy Internet Viewcam dễ sử dụng, có vẻ hoàn hảo trong việc xem và ghi lại các hình ảnh trên Internet. Nó thu giữ âm thanh và video dạng MPEG-4 khá tốt. Nhưng những tín hiệu video chất lượng tốt (320x240 pixel) thì chỉ trong 75 giây đã dùng hết các byte của card nhớ 4Mbyte SmartMedia lắp bên trong. Loại card 32Mbyte duy trì được gần 12 phút. Việc truyền tập tin có thể thực hiện dễ dàng thông qua bộ phận chứa đĩa mềm được lắp thêm vào. Với 4 chiếc pin AA có thể dùng liên tục khoảng 45 phút.

62

    Mặc dù khá gọn gàng, nhưng máy camera này không tiện lợi trong biên tập lại hình video, làm cho nó hầu như không dùng được cho công việc thực tế. Bạn không thể đặt tên hay biên tập đối với các hình video trong camera, đồng thời phần mềm kèm theo, PixLab Media Browser, cũng không thể cải thiện chất lượng và tiếng tốt hơn (hoặc thực hiện những việc khác). Microphone lắp trong hướng về bên trái, không có khả năng mắc thêm microphone định hướng riêng. Tác giả đã thử dùng mọi công cụ để chuyển đổi các tập tin của Viewcam sang một dạng khác có thể biên tập được, nhưng không có kết quả và Sharp cũng không trả lời về vấn đề này. Viewcam là thiết bị tốt để tạo ra các clip video nhanh. Nhưng nó là đồ chơi đắt tiền và tính hữu dụng lại hạn chế.

    Vào khoảng thời gian hãng Handspring Inc. giới thiệu chiếc máy Visor của họ (thực chất là Palm III có khe cắm dùng cho phần cứng bổ sung phù hợp), thì Casio cũng loan báo một loại máy camera kỹ thuật số lắp vừa vào khe cắm compact flash (CF) gắn bên trên máy trợ thủ cá nhân số hóa (personal digital assistant - PDA) dùng màn hình màu và được điều khiển bằng Windows CE: thiết bị E-100 Cassiopeia giá 399 USD. Mặc dù khe cắm của Visor tạo được ấn tượng mạnh hơn, nhưng tấm card camera mới của Cassiopeia lại có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng tỏ các khả năng của quy cách CF là gắn được vào hầu hết các máy tính Windows CE cũng như nhiều máy camera kỹ thuật số.

    Card camera gọn gàng như vậy, nhưng nó có gì tốt không? Đáng tiếc là không. Nó sẽ gây ấn tượng mạnh, và chắc chắn đủ sức để ghi những hình ảnh tĩnh dành cho Web. Nhưng nó vẫn mang tính thử nghiệm nhiều hơn là một thiết bị thực hành. Casio cho biết khi được nạp điện đầy, bộ pin ion lithium của Cassiopeia đủ để ghi hình video MPEG-1 liên tục trong 45 phút. Tuy nhiên, đặc trưng 45 phút này hoàn toàn không thực tế. Việc lắp đặt camera đòi hỏi bạn phải tháo bộ nhớ CF ra, cho nên bạn chỉ còn bộ nhớ lắp sẵn trên bo của Cassiopeia. Chiếc máy E-100 được thử nghiệm chỉ lưu được 5 phút video, đó là với giả thiết bạn đã tắt chức năng sổ ghi địa chỉ và

63

lịch. Bất kể thực hiện công việc gì, camera này thường ngưng ghi sau khoảng 5 giây. Nhiều loại máy camera kỹ thuật số đơn lẻ cũng sẽ thực hiện được công việc như vậy à và còn thực hiện tốt hơn.

22.Máy Tính Và Các Nguyên Nhân Hư Hại

    Xin nói trước, những điều viết dưới đây được tham khảo từ kinh nghiệm của rất nhiều người đã tiếp xúc với máy vi tính một thời gian dài, từ khi máy vi tính ở Việt Nam còn là máy 286, và không dịch từ bất cứ sách báo hay tạp chí kỹ thuật nào cả. Tuy nhiên, những kinh nghiêm đó cũng dựa trên ít nhiều cơ sơ khoa học.

- Vị trí đặt máy.

    Có thể đặt máy ở bất cứ chỗ nào đủ rộng trong nhà, tuy nhiên, tránh đặt máy bên dưới điều hoạ nhiệt độ hoặc giá sách. Ðã có trường hợp vật nặng để trên giá rơi xuống màn hình làm vỡ. Ðiều hòa nhiệt độ loai 2 cục cũng là tác nhân làm hỏng màn hình vì nó có thói quen nhỏ nước xuống phía dưới. Cũng không nên đặt máy tính ở nơi gần giá sách quá nếu nhà có mèo : mèo sẽ lấy màn hình (hoặc thùng máy) làm chỗ bật để nhảy lên giá sách hoặc nóc tủ. Phản lực của mèo sẽ đẩy màn hình rơi từ bàn máy xuống đất. Ðằng sau vị trí đặt máy nên bố trí một quạt thông gió (có thể là quạt treo) làm tản nhiệt do màn hình tỏa ra. Không nên đặt máy gần lò sưởi hoặc bếp: Khói bụi từ trong bếp sẽ bám rất chắc lên các thiết bị điên tử trong máy và có thể gây đoản mạch. Nhiệt tỏa ra của lò sưởi sẽ làm máy tính không hoạt động được với công suất tối đa. Phía trước máy tính cũng bố trí một khoảng rộng để có thể ngồi thoải mái trên ghế, và đằng sau ghế có thể đủ chỗ đứng cho một vài người. Bên tay phải máy tính, tốt nhất nên có một cái bàn, vì bạn sẽ cần chỗ để đặt sách vở viết. Các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét hình... nên đặt trong tầm tay. Ðằng sau máy phải thoáng đãng để có thể dể dàng tháo hoặc lắp các dây nhợ. Tránh đặt máy gần cửa sổ vì lý do an toàn : Phòng máy khoa hình họa vẽ kỹ thuật trường Ðại học Bách khoa HN đã bị kẻ gian mở cửa sổ, và tháo mất một ổ cứng của máy tính đặt sát cửa sổ. Không nên đặt máy gần TV hoặc bên dưới các thiết bị thu phát sóng TV: Sóng điện từ do máy tính phát ra (nhất là các máy có tần số thấp) thường làm nhiễu sóng TV. Nếu nhà có ít phòng, như các khu tập thể khép kín, nên đặt máy tại phòng khách - sẽ tiện hơn cho việc dùng máy về đêm, tuy nhiên sẽ rất phiền nếu đang làm việc thì khách đến hoặc khách là những đứa trẻ hiếu động.

- Ðiện.

    Trong quá trình sử dụng máy, nên trang bị thêm cho máy tính một bộ phận chống sét (nếu có modem) và một bộ ổn áp. Nhiều máy tính đã bị hỏng vì sét đánh vào đường dây điện thoại, sinh ra dòng điện chạy vào modem và dòng này đã làm cháy toàn bộ các thiết bị điện tử trong máy. Tốt nhất khi có dông , hãy rút dây điện thoại ra nếu không mua bộ chống sét. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bưu điện đang đưa dây điện thoại xuống lòng đất nên vấn đề này không cần quan tâm nữa. Bộ ổn áp là cần thiết ở nước ta- một nước luôn có những thay đổi bất ngờ về điện năng. Nhiều gia đình đã trang bị cho mình thiết bị lưu điện (UPS) để có thể an toàn tắt máy khi mất điện. Máy tính đang hoạt động bị ngắt điện bất ngờ thường gây ra những thiệt hại cũng... bất ngờ : mất dữ liệu , hỏng ổ cứng và cháy BIOS.

- Bụi

    Bụi là những hạt lơ lửng trong không khí, có kích thước rất bé nhưng nhiều hạt lại dẫn được điện và gây ngụy hiểm cho máy. Hãy mở vỏ máy thường xuyên và quét sạch các thiết bị lắp trong máy bằng một chiếc chổi mềm. Màn hình không cần che phủ vì bụi không làm nguy hại gì cho nó cả, ngược lại máy in lại rất dị ứng với bụi (nhất là máy in phun). Hãy đậy máy thật kín bằng một tấm khăn mềm , và chỉ mở ra khi in.

- Nước.

    Nước gây chập mạch dẫn đến cháy nổ nếu rơi đúng vị trí, hơi ẩm của nước cũng có thế làm hỏng ổ mềm và ổ CD. Tốt nhất là nên đặt nước cách thật xa máy tính, khi làm việc với máy tính không nên vừa làm vừa uống.

- Mèo

    Các động vật nuôi trong nhà không ý thức được giá cả của chiếc máy tính. Mèo rất thích nằm lên trên màn hình có lẽ do nhiệt độ ấm . Một số mèo lại khoái cắn dây nối đất của kính lọc màn hình hoặc dây nối đất của máy. Nhiều con mèo lại muốn "giải quyết nỗi buồn' tại máy tính, máy in.. và để lại mùi rất khó chịu. Khi bạn dùng

64

máy tính, mèo có thể tưởng nó đang đùa với bạn và. . . vồ tay đó cũng là lý do để bạn có thể làm các thao tác sai lệch. Hãy cấm tiệt mèo vào gần máy tính.

- Trẻ em

    Trẻ em thường tưởng chúng rất thông thạo vê máy tính. Một thao tác chúng thường làm là xóa đi một cái gì đó của bạn hoặc di chuyển đi đâu không rõ; Nói chung là không nên cho trẻ em sờ vào máy tính. Chúng có thể biến công sức hàng tháng trời của bạn thành mây khói đấy!

- Bật tắt nhiều

    Bật tắt máy tính quá nhiều là không tốt. Nhiều máy tính được thiết kế để bật suốt cho tới khi chúng trở nên quá lạc hậu. Tiền điện tiêu vào chiếc máy tính không nhiều; Trung bình 180W cho các bộ nguồn cũ và 250W cho các bộ nguồn mới (tính cả nguồn nuôi màn hình).

- Tháo lắp nhiều

    Sẽ không nguy hại nếu người tháo lắp là một chuyên gia (phải tháo lắp chừng 100 lần sẽ thành một chuyên gia) còn nếu không, bạn có thể cắm nhầm nguồn, làm gãy chân cắm , rơi ổ cứng xuống đất (thảm họa)... và nhiều tai họa khó lường khác nữa. Nói chung những người vỗ ngực tự xưng là chuyên gia phần cứng thường phải phá hỏng ít nhất một máy vi tính. Dòng điện bị dò trong máy tính không lớn lắm. Nó có thể làm giật nẩy người lên, nhưng đó chỉ là phản xạ mà thôi . Trước khi chạm tay (hoặc tôvít) vào bất cứ thiết bị nào lắp trong thùng máy, bạn phải chạm tay vào tường (hoặc gõ tôvít xuống đất) để nối đất. Những điện tích trong người bạn sẽ có thể ào ào đổ sang máy tính và làm cháy thiết bị đầu tiên mà nó gặp. Nói chung, những điều trên chỉ có thể giữ cho máy tính khỏi hỏng mà thôi, thông thường tuổi thọ của nó là mười năm, nhưng ít người dùng một chiếc máy quá 4 năm.

CHÖÔNG III: LAÉP RAÙP MAÙY TÍNH

1.Cần Biết Khi Ráp Máy Tính

    Khi tự ráp máy vi tính PC, bạn sẽ được lợi nhiều hơn là mua máy ráp sẵn. Nhưng nó cũng đòi hỏi bạn nhiều thứ trong đó quan trọng nhất là lòng ham mê tìm hiểu vì nếu thiếu cá tính nầy bạn sẽ mau bỏ cuộc khi gặp trục trăc (là chuyện thường xẩy ra).

     Bài viết nầy có mục đích khuyến khích các bạn trẻ tự ráp máy hay tự nâng cấp máy bởi vì chỉ có qua việc làm nầy các bạn mới học hỏi được nhiều về cấu trúc máy, cách hoạt động cũng như cách xử lý khi có hư hỏng.

     Tuy nhiên chúng tôi xin khuyên bạn nào không ham thích về kỹ thuật là đừng nên tự ráp máy vì trong quá trình ráp máy có vô số vấn đề phức tạp xẩy ra chớ không đơn giản hễ ráp là chạy đâu.

   - Ưu Ðiểm:

     Tiết kiệm cho bạn rất nhiều tiền, theo kinh nghiệm của chúng tôi là khoảng 10% trị giá máy.

     Linh kiện do bạn tự chọn lựa nên hợp với tình hình kinh tế của bạn và chất lượng món hàng cũng do bạn quyết định. Ngoài ra do mua lẻ nên bạn sẽ có đầy đủ các sách hướng dẫn, đĩa driver và bao bì cho từng linh kiện.

     Các thao tác lắp ráp sẽ được tiến hành kỹ lưỡng hơn ngoài tiệm và cách sắp xếp trong máy cũng hợp ý hơn.

     Bạn hiểu rõ về máy của bạn hơn và mạnh dạn sửa chữa máy khi có trục trặc nhỏ như: lỏng chân Card, lỏng chấu cắm, các mối nối tiếp xúc không tốt...

65

     Sau khi ráp thử một lần, bạn sẽ có hứng thú giúp đỡ bạn bè và tự nâng cao trình độ về phần cứng máy tính.

   - Khuyết Ðiểm:

     Tốn nhiều công sức đi lùng mua linh kiện cho vừa ý, thời gian ráp máy nếu chưa có kinh nghiệm có thể kéo dài cả ngày. Ðó là chưa kể linh kiện không dùng được phải đem đổi.

     Ðòi hỏi phải có kiến thức căn bản về phần cứng, phải có tính kỹ lưỡng, kiên nhẩn khi lắp ráp.

     Phải biết cách xử lý những va chạm giữa các linh kiện với nhau. Thí dụ: Ngắt, địa chỉ, DMA...

     Sau đây là phần trình bày theo thứ tự thực tế để bạn dễ tiếp thu.

   - Lắp Ráp Các Phần Cơ Bản Ðể Test Máy:

   - Kiểm Tra Bộ Nguồn:

     Bạn nối dây điện nguồn (dây cáp bự màu đen có 4 dây con) đến công tắc Power, chú ý là có 2 loại công tắc là nhấn và bật lên xuống, bạn phải xem sơ đồ hướng dẫn trên nhãn bộ nguồn để nối cho đúng vì cách xếp đặt chân 2 loại khác nhau. Nối dây cấp điện 5VDC cho mặt hiện số (xem cách nối trong tờ giấy hướng dẫn kèm theo thùng máy). Sau đó đóng công tắc nguồn, quạt của bộ nguồn phải quay và bảng hiện số phải sáng (bạn không điều khiển được do chưa nối dây vào mainboard) nếu bộ nguồn tốt. Bộ nguồn không được phát tiếng động lạ như: hú, rít, lạch xạch...

   - Ráp ổ Ðĩa:

     Ráp các ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM vào thùng máy, gắn các dây cáp tín hiệu cho chúng nhưng khoan gắn cáp cấp điện.

   - Ráp Mainboard:

     Ráp mainboard lên miếng sắt đỡ bên hông thùng máy. Gắn đầy đủ các chốt đệm bằng nhựa. Cố gắng bắt đủ 2 con ốc cố định cho mainboard, tốt nhất là nên lót thêm miếng lót cách điện cho phần ốc đế và ốc xiết để tránh chạm điện khi mainboard xê dịch.

     Căn cứ vào sách hướng dẫn, bạn kiểm tra và set lại các Jumper cho đúng với loại CPU của bạn. Bạn cần quan tâm tới Jumper Volt vì nếu set sai CPU sẽ nổ trong 1 thời gian ngắn (thường điện thế của Pentium là 3V).

   - Ráp Ram:

     Mainboard 486 cho phép bạn sử dụng từ 1 cây SIMM đến 4 cây (có 4 bank). Mainboard Pentium bắt buộc phải gắn 1 cặp 2 cây SIMM cho 1 Bank (có 2 bank). Bạn xác định chiều gắn SIMM bằng cách đặt đầu chân khuyết cạnh của SIMM vào đầu có gờ chặn của bank. Bạn không nên trộn lẫn vừa EDORAM vừa DRAM, chỉ nên xài 1 loại cho "bảo đảm".

   - Ráp Các Dây Cắm Của Thùng Máy:

     Bạn nên ráp các dây cắm của thùng máy lên mainboard trước khi ráp Card để tránh vướng và khi ráp card bạn dễ chọn Slot hơn. Ðọc kỹ sách hướng dẫn của mainboard để cắm các đầu đây cho đúng. Ðối với đèn báo khi không lên bạn chỉ cần xoay ngược đầu cắm lại, không sợ hư hỏng. Ðối với nút Turbo khi nút có tác dùng ngược, bạn cũng làm như trên. Dây Reset và dây Loa không phân biệt đầu, cắm sao cũng được.

     Chú ý là có mainboard không có đầu nối cho nút Turbo (Turbo vĩnh viễn), có khi bạn phải tách dây đèn Turbo từ bảng đèn cắm trực tiếp vào đầu cấm Turbo Led trên mainboard.

   - Ráp Card:

66

     Bình thường máy cấu hình chuẩn chỉ có card màn hình PCI. Bạn cắm card vào slot nào trong 4 slot PCI cũng được. Các card bổ sung như: Sound, Modem, Netware, MPEG, thường là cắm vào 4 Slot ISA. Trước khi cắm bạn chú ý đặt card vào Slot để xem thử có khớp không, nếu không phải xê dịch mainboard hay miếng sắt đỡ cho khớp rồi mới đè cho phần chân ăn sâu vào Slot. Nên đè luân phiên từ đầu một cho dễ xuống.

     Chúng tôi khuyên bạn nên ráp chỉ một mình card màn hình cho dù bạn có nhiều card . Sau khi máy đã khởi động tốt bạn mới ráp các card khác tiếp tục.

   - Ráp CPU:

     Gắn CPU vào quạt trước khi gắn CPU vào mainboard, chú ý cắm cạnh khuyết của CPU vào đúng cạnh khuyết của ổ cắm (cạnh khuyết là cạnh thiếu 1 chân hay lỗ ở góc vuông). Khi cắm, bạn so khớp chân với lỗ rồi thả nhẹ nhàng CPU xuống. Khi CPU không tự xuống có thể do cần gạt chưa gạt lên hết cỡ hay chân CPU bị cong cần phải nắn lại. Nếu ổ cắm còn mới, bạn chỉ cần đè nhẹ tay là xuống. Tuyệt đối không được dùng sức đè CPU xuống khi nó không tự xuống được, bạn có thể làm gẫy chân CPU (coi như bỏ !).

   - Ráp Cáp Tín Hiệu Của ổ Ðĩa:

     Bạn chỉ cần nối cáp cho ổ đĩa mềm khởi động trước để test máy. Bạn cắm cáp tín hiệu vào đầu nối FDD trên mainboard hay trên Card I/O rời. Phải chú ý đấu cho đúng đầu dây số 1 của cáp vào đúng chân số 1 của đầu nối.

   - Ráp Dây Cáp Cấp Ðiện Cho ổ Ðĩa:

     Ðầu tiên chỉ nên ráp dây cáp cấp điện cho ổ đĩa mềm khởi động để Test máy. Sau khi máy chạy tốt mới nối cho các ổ đĩa còn lại.

   - Ráp Cáp Cấp Ðiện Cho Mainboard:

     Khi nối cáp cấp điện cho mainboard, bạn chú ý là 4 dây đen phải nằm sát nhau và nằm giữa. Ráp ngược cáp có thể làm hư mainboard hay chết các con chip.

   - Linh Tinh:

Tóm gọn các dây nhợ lại thành từng bó, cột và cố định vào chỗ nào gọn. Tránh để dây chạm vào quạt giải nhiệt của CPU, tạo khoảng trống tối đa cho không khí lưu thông dễ dàng trong thùng máy.

   - Khởi Ðộng Lần Ðầu Tiên:

      Ðây là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình ráp máy. Bạn kiểm tra lần cuối cùng rồi bật máy. Nếu mọi việc đều ổn, trong vòng 10 giây, màn hình phải lên và Bios tiến hành kiểm tra máy. Nếu trong 10 giây , màn hình không lên là có chuyện gay go, bạn phải lập tức tắt máy và kiểm tra lại các thành phần sau:

     Jumper: Kiểm tra lại các jumper tốc độ mainboard, tốc độ CPU, điện thế CPU có đúng chưa?

     DRAM: Coi chừng Ram chưa cắm khớp vào đế, cắm lại Ram thật cẩn thận. Ðây là lỗi thường xẩy ra nhất.

     CPU: Kiểm tra lại chiều cắm của CPU, kiểm tra xem có chân nào cong do cố nhấn xuống đế không? Lỗi nầy hiếm nhưng vẫn xẩy ra cho những người ít kinh nghiệm. Khi nắn lại chân phải nhẹ nhàng và dứt khoát, tránh bẻ đi bẻ lại nhiều lần sẽ làm gẩy chân.

     Card màn hình: Kiểm tra xem chân card màn hình xuống có hết không?, hay thử đổi qua Slot khác xem sau. Trường hợp card màn hình bị hư hay đụng mainboard rất hiếm.

      Nếu tất cả đều đúng nhưng máy vẫn không khởi động được, bạn cần liên hệ với nơi bán mainboard vì xác xuất lỗi do mainboard là cao nhất trong các thành phần còn lại. Có trường hợp mainboard bị chạm do 2 con ốc

67

đế không được lót cách điện. Có trường hợp cần phải set các jumper khác với sách hướng dẫn (chỉ có người bán mới biết). Có khi bạn phải ôm cả thùng máy ra chỗ bán mainboard nhờ kiểm tra dùm.

      Nếu máy khởi động tốt là bạn đỡ mệt và tiến hành ráp hoàn chỉnh máy. Chú ý trong giai đoạn nầy bạn nên sử dụng xác lập mặc nhiên (default) trong Bios, khi nào máy hoàn chỉnh và chạy ổn định mới set Bios lại sau.

    - Ráp Bổ Sung Ðể Hoàn Chỉnh Máy:

      Nối cáp tín hiệu và cáp điện cho các ổ đĩa còn lại.

      Nối các cổng COM và LPT. Chú ý là phải sử dụng bộ dây được cung cấp kèm theo Mainboard, dùng bộ dây khác có thể không được do thiết kế khác nhau. Nối Mouse và máy in.

      Ráp các Card còn lại: Nguyên tắc chung khi ráp các Card bổ sung là chỉ được ráp từng Card một, khởi động máy, cài đặt các driver điều khiển. Nếu Card hoạt động tốt mới ráp tiếp Card khác. Cách làm nầy giúp bạn xác định chính xác Card nào trục trăc trong quá trình ráp, không phải đoán mò.

      Trước khi ráp Card bổ sung cần cẩn thận kiểm tra các jumper so với sách hướng dẫn để tránh bị đụng ngắt, điạ chỉ, DMA...

    - Khởi Ðộng Lại Và Kiểm Tra Kỹ Lưỡng:

      Sau khi ráp hoàn chỉnh, các bạn cho khởi động máy. Tiến hành kiểm tra các thiết bị ngoại vi như sau:

    - Kiểm Tra ổ Ðĩa Mềm:

      Cách kiểm tra triệt để nhất là Format chừng 2 hay 3 đĩa mềm còn mới và bạn biết chắc là tốt sau đó ghi thử lên đĩa và đem qua máy khác đọc. Có trường hợp ổ đĩa mềm đọc, ghi bình thường nhưng không format được hay khi format báo đĩa hư nhiều. Có trường hợp đĩa ghi bằng máy mới khi đem qua máy khác không đọc được hay ổ đĩa mới không đọc được đĩa máy khác - Ðây là do đầu từ bị lệch so với các ổ đĩa khác. Có trường hợp ổ đĩa hoạt động bình thường nhưng không thể khởi động máy được, thay ổ đĩa khác vẫn như vậy - Ðây là do Mainboard. Có trường hợp ổ đĩa đọc ghi được một thời gian rồi bắt đầu phát tiếng kêu lớn và không đọc được đĩa nữa hay lúc được lúc không - ổ đĩa hư cần thay ổ khác, đừng cố xài sẽ hư đĩa mềm.

    - Kiểm Tra Các Thành Phần Khác:

      Dùng chương trình PCCHECK chứa trên đĩa mềm để kiểm tra toàn bộ máy, kể cả ổ đĩa CDROM.

    - Linh Tinh:

      Tiến hành Fdisk và format đĩa cứng.

- Cài Ðặt Hệ Ðiều Hành:

      Cài đặt hệ điều hành vào ổ đĩa cứng để chấm dứt tình trạng khởi động bằng ổ đĩa mềm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi hệ điều hành dùng để xác định chất lượng máy tốt nhất là Windows 95 và Windows NT. Máy nào cài được coi như đã có xác nhận chất lượng cao. Trên thực tế, các máy ráp linh kiện rẻ tiền và không chuẩn sẽ khó lòng cài Windows 95 chứ nói gì đến Windows NT. Có nhiều chỗ bán máy “dỏm” không dám cài Windows 95 khi có yêu cầu của khách vì họ sợ không cài được. Bạn chỉ cần cài thử để kiểm tra chất lượng máy rồi xoá chứ không cần sử dụng luôn, đây cũng là dịp cho bạn thử hệ điều hành mới ngoài Dos và Windows 3.xx.

      Sau khi cài hệ điều hành xong, bạn mới có thể tiến hành việc tăng tốc máy và set lại Bios theo ý bạn.

2.Cách Setup BIOS

68

    Khi khởi động máy lần đầu tiên, máy tính sẽ đọc một tập hợp dữ liệu được lưu trong CMOS (một chip bộ nhớ đặc biệt luôn hoạt động nhờ 1 cục pin nhỏ), không có thông tin nầy máy tính sẽ bị tê liệt. Việc xác lập các thông tin nầy gọi là Setup Bios và bao giờ người bán cũng phải làm thủ tục Setup Bios ngay sau khi ráp máy. Nhưng bạn cũng phải biết cách Setup Bios để đề phòng trường hợp máy tự mất các thông tin lưu trong Bios vì các lý do như: Hết pin, nhiễu điện, virus...Hiện nay, người ta dùng Flash Ram để lưu thông tin Bios nên không cần phải có Pin nuôi trên mainboard. Tùy Mainboard, các mục trong Bios có thể khác nhau theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix...) nhưng về căn bản chúng vẫn giống nhau và trong phần nầy chủ yếu bàn về căn bản, còn các tính năng riêng bạn phải chịu khó tìm hiểu thêm nhờ vào các kiến thức căn bản nầy.

     Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ TEXT. Gần đây đang phát triển loại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương tự Windows và sử dụng được Mouse trong khi Setup nhưng các mục vẫn không thay đổi.

    Chú ý thao tác để vào Bios Setup là: Bấm phím Del khi mới khởi động máy đối với máy Ðài Loan. Ðối với các máy Mỹ, thường là bạn phải thông qua chương trình quản lý máy riêng của từng hãng nếu muốn thay đổi các thông số của Bios.

    * Bios thường: Di chuyển vệt sáng để lựa chọn mục bằng các phím mũi tên. Thay đổi giá trị của mục đang Set bằng 2 phím Page Up và Page Dn. Sau đó nhấn phím Esc để thoát khỏi mục (giá trị mới sẽ được lưu trữ). Nhấn F10 để thoát Setup Bios nếu muốn lưu các thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để lưu, N để không lưu. Nhấn Esc nếu muốn thoát mà không lưu thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để không lưu, N để trở lại màn hình Setup Bios.

    * Bios Win: Màn hình Setup xuất hiện dưới dạng đồ họa gồm nhiều cửa sổ, sử dụng được mouse nếu bạn có mouse loại: PS/2 mouse, Microsoft mouse, Serial mouse, Logitect C mouse. Dùng mouse bấm kép vào cửa sổ để mở một thành phần, bấm vào mục cần thay đổi, một cửa sổ liệt kê giá trị xuất hiện, bấm vào giá trị muốn chọn rồi thoát bằng cách bấm vào ô nhỏ ở góc trên bên trái. Nếu không có mouse, dùng các phím mũi tên để di chuyển, đến mục cần thay đổi bấm Enter, xuất hiện hộp liệt kê, chọn giá trị mới, bấm Enter, cuối cùng bấm Esc.

    2.1. Setup các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup):

     Ðây là các thành phần cơ bản mà Bios trên tất cả các loại máy PC phải biết để quản lý và điều khiển chúng.

    * Ngày, giờ (Date/Day/Time):

    Bạn khai báo ngày tháng năm vào mục nầy. Khai báo nầy sẽ được máy tính xem là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi. Các thông tin về ngày giờ được sử dụng khi các bạn tạo hay thao tác với các tập tin, thư mục. Có chương trình khi chạy cũng cần thông tin nầy, thí dụ để báo cho bạn cập nhật khi quá hạn, chấm dứt hoạt động khi đến ngày quy định...Bình thường bạn Set sai hay không Set cũng chẳng nh hưởng gì đến hoạt động của máy. Các thông tin nầy có thể sửa chữa trực tiếp ngoài Dos bằng 2 lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của Windows mà không cần vào Bios Setup.

     Chú ý: Ðồng hồ máy tính luôn luôn chạy chậm khong vài giây/ngày, thỉnh thoảng bạn nên chỉnh lại giờ cho đúng. Nhưng nếu quá chậm là có vấn đề cần phải thay mainboard.

    * ổ đĩa mềm (Drive A/B):

      Khai báo loại ổ đĩa cho ổ A và ổ B, bạn căn cứ vào việc nối dây cho ổ đĩa để xác định. ổ đĩa nối với đầu nối ngoài cùng của dây nối là ổ A, ổ kia là B. ổ có kích thước lớn là 1.2M 5.25 inch, ổ nhỏ là 1.44M 3.5 inch. Nếu không có thì chọn Not Installed. Nếu bạn khai báo sai, ổ đĩa sẽ không hoạt động chớ không hư hỏng gì, bạn chỉ cần khai báo lại. Trong các mainboard sử dụng Bios đời mới, khai báo sai loại ổ dĩa 1.2Mb thành 1.4Mb hay ngược lại, ổ dĩa vẫn hoạt động bình thường nhưng kêu rất lớn lúc mới bắt đầu đọc đĩa, về lâu dài có thể hư đĩa.

      Các Bios và các card I/O đời mới cho phép bạn tráo đổi 2 ổ đĩa mềm mà không cần tráo đổi dây (swap floppy drive), tức là ổ A thành ổ B và ngược lại khi sử dụng. Khi tráo đổi bằng cách Set jumper trên card I/O, bạn nhớ khai báo lại trong Bios Setup (Khi tráo bằng lịnh Swap trong Bios thì không cần khai báo lại), nhưng có ứng dụng không chịu cài đặt khi Swap đĩa mềm, nhất là các ứng dụng có bảo vệ chống sao chép.

69

     * ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE:

    Phần khai báo ổ đĩa cứng rắc rối hơn, bắt buộc bạn phải khai báo chi tiết các thông số, bạn khai báo sai không những ổ cứng không hoạt động mà đôi khi còn làm hư ổ cứng nếu bạn khai báo quá dung lượng thật sự của ổ cứng và cho tiến hành FDISK, FORMAT theo dung lượng sai nầy. May mắn là các Bios sau nầy đều có phần dò tìm thông số ổ cứng IDE tự động (IDE HDD auto detection) nên các bạn khỏi mắc công nhớ khi sử dụng ổ đĩa cứng loại IDE. Chúng tôi sẽ nói về phần auto detect nầy sau. Ngoài ra, các ổ cứng sau nầy đều có ghi thông số trên nhãn dán trên mặt. Bạn cho chạy Auto detect, Bios sẽ tự động điền các thông số nầy dùm bạn. Việc khai báo ổ cứng C và D đòi hỏi phải đúng với việc Set các jumper trên 2 ổ cứng. Bạn xác lập ổ cứng không phải qua đầu nối dây mà bằng các jumper trên mạch điều khiển ổ cứng. Các ổ cứng đời mới chỉ có một jumper 3 vị trí: ổ duy nhất, ổ Master (ổ C), ổ Slave (ổ D) và có ghi rõ cách Set trên nhãn. Các ổ đĩa cứng đời cũ nhiều jumper hơn nên nếu không có tài liệu hướng dẫn là rắc rối, phải mò mẫm rất lâu.

     * ổ đĩa cứng (Drive E/F) loại IDE:

      Các Bios và các card I/O đời mới cho phép gắn 4 ổ dĩa cứng, vì hiện nay các ổ dĩa CDROM cũng sử dụng đầu nối ổ cứng để hoạt động, gọi là CDROM Interface IDE (giao diện đĩa IDE) để đơn giản việc lắp đặt.

     Chú ý: Khai báo là NONE trong Bios Setup cho ổ đĩa CD-ROM.

     * Màn hình (Video) - Primary Display:

EGA/VGA: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu EGA hay VGA, Super VGA.

       CGA 40/CGA 80: Dành cho loại màn hình sử dụng card màu CGA 40 cột hay CGA 80 cột.

       Mono: Dành cho loại màn hình sử dụng card trắng đen, kể c card VGA khi dùng màn hình trắng đen.

      * Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt):

    Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên chọn mục nầy vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên bạn không thể biết các lỗi khác, nếu có.

       Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của bàn phím.

       Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa.

       Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của ổ đĩa và bàn phím.

       Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Bạn nên chọn mục nầy để biết máy bị trục trặc ở bộ phận nào mà có phương hướng giải quyết.

      * Keyboard:

    Install: Cho kiểm tra bàn phím trong quá trình khởi động, thông báo trên màn hình nếu bàn phím có lỗi.

       Not Install: Không kiểm tra bàn phím khi khởi động. Chú ý: chọn mục nầy không có nghĩa là vô hiệu hoá bàn phím vì nếu vậy làm sao điều khiển máy. Nó chỉ có tác dụng cho Bios khỏi mất công kiểm tra bàn phím nhằm rút ngắn thời gian khởi động.

      2.2. Setup các thành phần nâng cao (Advanced Setup):

    * Virut Warning:

    Nếu Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format... bạn cần phải Disable mục nầy.

70

    * Internal cache:

    Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) Cache (L1) nội trong CPU 486 trở lên.

    * External cache:

       Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) cache trên mainboard, còn gọi là Cache mức 2 (L2).

      * Quick Power On Self Test:

       Nếu enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa.

      * About 1 MB Memory Test:

       Nếu Enable Bios sẽ kiểm tra tất cả bộ nhớ. Nếu Disable Bios chỉ kiểm tra 1 Mb bộ nhớ đầu tiên.

      * Memory Test Tick Sound:

       Cho phát âm thanh (enable) hay không (disable) trong thời gian test bộ nhớ.

      * Extended Bios Ram Area:

    Khai báo mục nầy nếu muốn dùng 1 Kb trên đỉnh của bộ nhớ quy ước, tức Kb bắt đầu từ địa chỉ 639K hay 0:300 của vùng Bios hệ thống trong bộ nhớ quy ước để lưu các thông tin về đĩa cứng. Xác lập có thể là 1K hay 0:300.

     * Swap Floppy Drive:

      Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục nầy bạn không cần khai báo lại loại ổ đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O.

     * Boot Sequence:

    Chọn ổ đĩa cho Bios tìm hệ điều hành khi khởi động. Có thể là C rồi đến A hay A rồi đến C hay chỉ có C. Bạn nên chọn C,A hay chỉ có C, để đề phòng trường hợp vô tình khởi động bằng đĩa mềm có Virus.

     Hiện nay trên các Mainboard Pentium. Bios cho phép bạn chỉ định khởi động từ 1 trong 2 ổ mềm hay trong 4 ổ cứng IDE hay bằng ổ cứng SCSI thậm chí bằng ổ CD Rom cũng được.

    * Boot Up Floppy Seek:

     Nếu Enable Bios sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track. Nếu Disable Bios sẽ bỏ qua. Chọn enable làm chậm thời gian khởi động vì Bios luôn luôn phải đọc đĩa mềm trước khi đọc đĩa cứng, mặc dù bạn đã chọn chỉ khởi động bằng ổ C.

    * Boot Up Numlock Status:

     Nếu ON là cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng) sau khi khởi động, nhóm phím bên tay phải bàn phím dùng để đánh số. Nếu OFF là cho phím Numlock tắt (đèn Numlock tối), nhóm phím bên tay phải dùng để di chuyển con trỏ.

    * Boot Up System Speed:

    Quy định tốc độ của CPU trong thời gian khởi động là High (cao) hay Low (thấp).

71

     * Memory Parity Check:

      Kiểm tra chẵn lẻ bộ nhớ. Chọn theo mainboard vì có loại cho phép mục nầy enable, có loại bắt bạn phải disable mới chịu chạy. Ðầu tiên bạn chọn enable, nếu máy treo bạn chọn lại là disable. Mục nầy không ảnh hưởng đến hệ thống, chỉ có tác dụng kiểm tra Ram.

     * IDE HDD Block Mode:

      Nếu ổ đĩa cứng của bạn hỗ trợ kiểu vận chuyển dữ liệu theo từng khối (các ổ đĩa đời mới có dung lượng cao). Bạn cho enable để tăng tốc cho ổ đĩa. Nếu ổ đĩa đời cũ bạn cho disable mục nầy.

     * Pri. Master/Slave LBA (Logic Block Addressing) Mode:

      Nếu 2 ổ đĩa cứng được nối vào đầu nối Primary của card I/O có dung lượng lớn hơn 528Mb, bạn cho enable mục nầy.

     * Sec. IDE Ctrl Drives Install:

      Mục nầy để khai báo máy bạn có ổ đĩa cứng nối vào đầu nối Secondary của card I/O. Các chỉ định có thể là Master, Mst/Slv và disable.

     * Sec Master/Slave LBA Mode:

      Xác lập LBA cho đầu nối thứ 2.

      Chú ý: Các mục hỗ trợ cho ổ đĩa cứng có dung lượng lớn và các card I/O đời mới giúp bạn sử dụng ổ đĩa có dung lượng trên 528Mb. Trong trường hợp bạn cho enable các mục nầy rồi mới tiến hành Fdisk và Format đĩa, nếu sau đó bạn lại disable các mục nầy hay đem gắn qua máy khác cũng chọn disable, bạn sẽ không thể sử dụng được ổ dĩa cứng. Khi dùng ổ CDROM có đầu nối IDE, bạn nên gắn vào đầu nối Secondary để khỏi ảnh hưởng đến ổ dĩa cứng (gắn vào đầu nối Pri) khi cần chạy 32BitDiskAccess trong Windows.

     * Typematic Rate Setting:

      Nếu enable là bạn cho 2 mục dưới đây có hiệu lực. 2 mục nầy thay thế lịnh Mode của DOS, quy định tốc độ và thời gian trể của bàn phím.

     * Typematic Rate (Chars/Sec):

      Bạn lựa chọn số ký tự/giây tuỳ theo tốc độ đánh phím nhanh hay chậm của bạn. Nếu bạn Set thấp hơn tốc độ đánh thì máy sẽ phát tiếng Bip khi nó chạy theo không kịp.

     * Typematic Delay (Msec):

      Chỉ định thời gian lập lại ký tự khi bạn bấm và giữ luôn phím, tính bằng mili giây.

     * Security Option:

      Mục nầy dùng để giới hạn việc sử dụng hệ thống và Bios Setup.

      Setup: Giới hạn việc thay đổi Bios Setup, mỗi khi muốn vào Bios Setup bạn phải đánh đúng mật khẩu đã quy định trước.

      System hay Always: Giới hạn việc sử dụng máy. Mỗi khi mở máy, Bios luôn luôn hỏi mật khẩu, nếu không biết mật khẩu Bios sẽ không cho phép sử dụng máy.

72

      Chú ý: Trong trường hợp bạn chưa chỉ định mật khẩu, để Disable (vô hiệu hoá) mục nầy, bạn chọn Password Setting, bạn đừng đánh gì vào các ô nhập mật khẩu mà chỉ cần bấm ENTER. Trong trường hợp bạn đã có chỉ định mật khẩu nay lại muốn bỏ đi. Bạn chọn Password Setting, bạn đánh mật khẩu cũ vào ô nhập mật khẩu cũ (Old Password) còn trong ô nhập mật khẩu mới (New Password) bạn đừng đánh gì cả mà chỉ cần bấm ENTER. Có mainboard thiết kế thêm 1 jumper để xoá riêng mật khẩu ngoài jumper để xoá toàn bộ thông tin trong CMOS. Tốt hơn hết là bạn đừng sử dụng mục nầy vì bản thân chúng tôi chứng kiến rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười do mục nầy gây ra. Lợi ít mà hại nhiều. Chỉ những máy tính công cộng mới phải sử dụng tới mục nầy thôi.

     * System Bios Shadow, Video Bios Shadow:

      Nếu enable là cho copy các dữ liệu về System và Video trong Bios (có tốc độ chậm) vào Ram (tốc độ nhanh) để rút ngắn thời gian khi cần truy nhập vào các dữ liệu nầy.

     * Wait for <F1> if Any Error:

      Cho hiện thông báo chờ ấn phím F1 khi có lỗi.

     * Numeric Processor:

    Thông báo có gắn CPU đồng xử lý (Present) trên máy hay không (absent). Mục nầy thường có cho các máy dùng CPU 286, 386, 486SX. Từ 486DX trở về sau đã có con đồng xử lý bên trong CPU nên trên các máy mới có thể không có mục nầy.

     * Turbo Switch Funtion:

      Cho nút Turbo có hiệu lực (enable) hay không (disable). Mục nầy thường thấy ở các Bios đời củ, trên các máy đời mới lựa chọn nầy thường bằng cách Set jumper của Mainboard. Từ Mainboard pentium trở đi không có mục nầy.

     2.3. Setup các thành phần có liên quan đến vận hành hệ thống (Chipset Setup):

     * Auto Configuration:

      Nếu enable, Bios sẽ tự động xác lập các thành phần về DRAM, Cache...mỗi khi khởi động tùy theo CPU Type (kiểu CPU) và System Clock (tốc độ hệ thống). Nếu Disable là để cho bạn tự chỉ định.

     * AT Clock Option:

      Nếu Async (không đồng bộ) là lấy dao động chuẩn của bộ dao động thạch anh chia đôi làm tốc độ hoạt động cho AT Bus (bus 8 - 16Bit). Thường là 14.318MHz/2 tức 7.159MHz. Có Bios còn cho chọn tốc độ của mục nầy là 14.318MHz. Nếu Sync (đồng bộ) là dùng System Clock (do bạn chỉ định bằng cách Set jumper trên mainboard) làm tốc độ chuẩn.

     * Synchronous AT Clock/AT Bus Clock Selector:

      Chỉ định tốc độ hoạt động cho AT Bus bằng cách lấy tốc độ chuẩn (system clock) chia nhỏ để còn lại khoảng 8MHz cho phù hợp với card 16Bit. Các lựa chọn như sau:

      CLKI/3 khi system clock là 20 - 25MHz.

      CLKI/4 khi system clock là 33MHz.

      CLKI/5 khi system clock là 40MHz.

      CLKI/6 khi system clock là 50MHz.

73

      Tốc độ nầy càng lớn (số chia càng nhỏ), máy chạy càng nhanh do tăng tốc độ vận chuyển dữ liệu. Tuy nhiên lớn đến đâu là còn tùy thuộc vào mainboard và card cắm trên các Slot (quan trọng nhất là card I/O). Các bạn phải thí nghiệm giảm số chia từng nấc và chú ý máy có khởi động hay đọc đĩa bình thường không, nếu phát sinh trục trặc thì giảm xuống 1 nấc. Thường thì bạn có thể tăng được 2 nấc, thí dụ: System clock là 40MHz, bạn chọn CLKI/3. Card ISA 8 và 16 Bit có thể chạy tốt trong khoảng từ 8MHz đến 14MHz. Nếu nhanh quá, thường card I/O gặp trục trặc trước (không đọc được đĩa cứng).

     * AT Cycle Wait States/Extra AT Cycle WS:

      Ðể enable hay disable việc chèn thêm 1 thời gian chờ vào thời gian chuẩn của AT Bus. Nếu system clock dưới 33MHz chọn disable. Nếu trên 33MHz chọn enable.

     * Fast AT Cycle:

      Khi enable sẽ rút ngắn thời gian chuẩn của AT Bus.

     * DRAM Read Wait States/DRAM Brust Cycle:

      Dưới 33MHz là: 3 - 2 - 2 - 2 hay 2 - 1 - 1 - 1

      Từ 33 - 45MHz là: 4 - 3 - 3 - 3 hay 2 - 2 - 2 - 2

      50MHz là: 5 - 4 - 4 - 4 hay 3 - 2 - 2 - 2

      Chọn mục nầy ảnh hưởng lớn đến tốc độ CPU.

     * DRAM/Memory Write Wait States:

      Chọn 1WS khi hệ thống nhanh hay DRAM chậm (tốc độ 40MHz trở lên). Chọn 0WS khi hệ thống và DRAM có thể tương thích (33MHz trở xuống).

     * Hidden Refresh Option:

      Khi enable, CPU sẽ làm việc nhanh hơn do không phải chờ mỗi khi DRAM được làm tươi.

     * Slow Refresh Enable:

      Mục nầy nhằm bảo đảm an toàn dữ liệu trên DRAM, thời gian làm tươi sẽ kéo dài hơn bình thường. Bạn chỉ được enable mục nầy khi bộ nhớ của máy hỗ trợ việc cho phép làm tươi chậm.

     * L1 Cache Mode:

      Lựa chọn giữa Write-Through và Write-Back cho Cache nội trong CPU 486 trở lên. Xác lập Write-Through máy sẽ chạy chậm hơn Write-Back nhưng việc lực chọn còn tuỳ thuộc vào loại CPU.

     * L2 Cache Mode:

      Xác lập cho cache trên mainboard.

     * IDE HDD Auto Detection/IDE SETUP:

      Khi chọn mục nầy sẽ xuất hiện một cửa sổ cho bạn chỉ định ổ đĩa cần dò tìm thông số (2 hay 4 ổ đĩa tuỳ theo Bios). Sau đó bạn bấm OK hay YES để Bios điền vào phần Standard dùm cho bạn. Trong Bios đời mới, Auto detect có thể đưa ra vài loại ổ đĩa. Tuỳ theo cách sử dụng ổ dĩa (normal, LBA,...) mà bạn chọn loại thích hợp.

74

     * Power Management Setup:

     Ðối với CPU 486:

      Phần nầy là các chỉ định cho chương trình tiết kiệm năng lượng sẵn chứa trong các Bios đời mới. Chương trình nầy dùng được cho cả 2 loại CPU: Loại thường và loại CPU kiểu S. CPU kiểu S hay CPU có 2 ký tự cuối SL là một loại CPU được chế tạo đặc biệt, có thêm bộ phận quản lý năng lượng trong CPU. Do đó trong phần nầy có 2 loại chỉ định dành cho 2 loại CPU.

     Ðối với Pentium:

      Dùng chung cho mọi loại Pentium hay các chíp của các hảng khác cùng đời với Pentium.

     * Power Management/Power Saving Mode:

      Disable: Không sử dụng chương trình nầy.

      Enable/User Define: Cho chương trình nầy có hiệu lực.

      Min Saving: Dùng các giá trị thời gian dài nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm năng lượng ít nhất).

      Max Saving: Dùng các giá trị thời gian ngắn nhất cho các lựa chọn (tiết kiệm nhiều nhất).

     * Pmi/Smi:

      Nếu chọn SMI là máy đang gắn CPU kiểu S của hãng Intel. Nếu chọn Auto là máy đang gắn CPU thường.

     * Doze Timer:

      Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Khi đúng thời gian máy đã rảnh (không nhận được tín hiệu từ các ngắt) theo quy định, CPU tự động hạ tốc độ xuống còn 8MHz. Bạn chọn thời gian theo ý bạn (có thể từ 10 giây đến 4 giờ) hay disable nếu không muốn sử dụng mục nầy.

     * Sleep Timer/Standby timer:

      Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S. Chỉ định thời gian máy rảnh trước khi vào chế độ Sleep (ngưng hoạt động). Thời gian có thể từ 10 giây đến 4 giờ.

     * Sleep Clock:

      Mục nầy chỉ dùng cho CPU kiểu S: Stop CPU hạ tốc độ xuống còn 0MHz (ngưng hẳn). Slow CPU hạ tốc độ xuống còn 8MHz.

     * HDD Standby Timer/HDD Power Down:

      Chỉ định thời gian ngừng motor của ổ đĩa cứng.

     * CRT Sleep:

      Nếu Enable là màn hình sẽ tắt khi máy vào chế độ Sleep.

     * Chỉ định:

      Các chỉ định cho chương trình quản lý nguồn biết cần kiểm tra bộ phận nào khi chạy.

75

     Chú ý: Do Bios được sản xuất để sử dụng cho nhiều loại máy khác nhau nên các bạn luôn luôn gặp phần nầy trong các Bios. Thực ra chúng chỉ có giá trị cho các máy xách tay (laptop) vì xài pin nên vấn đề tiết kiệm năng lượng được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi khuyên các bạn đang sử dụng máy để bàn (desktop) nên vô hiệu hoá tất cả các mục trong phần nầy, để tránh các tình huống bất ngờ như: đang cài chương trình, tự nhiên máy ngưng hoạt động, đang chạy Defrag tự nhiên máy chậm cực kỳ...

     2.4. Phần dành riêng cho Mainboard theo chuẩn giao tiếp PCI có I/O và IDE On Board (peripheral Setup):

     * PCI On Board IDE:

      Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) 2 đầu nối ổ đĩa cứng IDE trên mainboard. Khi sử dụng Card PCI IDE rời, ta cần chọn disabled.

     * PCI On Board Secondary IDE:

      Cho hiệu lực (enabled) hay vô hiệu (disabled) đầu nối ổ đĩa cứng IDE thứ 2 trên mainboard. Mục nầy bổ sung cho mục trên và chỉ có tác dụng với đầu nối thứ 2.

     * PCI On Board Speed Mode:

      Chỉ định kiểu vận chuyển dữ liệu (PIO speed mode). Có thể là Disabled, mode 1, mode 2, mode 3, mode 4, Auto. Trong đó mode 4 là nhanh nhất.

     * PCI Card Present on:

      Khai báo có sử dụng Card PCI IDE rời hay không và nếu có thì được cắm vào Slot nào. Các mục chọn là: Disabled, Auto, Slot 1, Slot 2, Slot 3, Slot 4.

     * PCI IRQ, PCI Primary IDE IRQ, PCI Secondary IDE IRQ:

      Chỉ định cách xác lập ngắt cho Card PCI IDE rời.

      Chú ý: Trong mục nầy có phần xác lập thứ tự gán ngắt cho các Card bổ sung. Thí dụ: 1 = 9, 2 = 10, 3 = 11, 4 = 12 có nghĩa là Card đầu tiên cắm vào bất kỳ Slot nào sẽ được gán ngắt 9, nếu có 2 Card thì Card cắm vào Slot có số thứ tự nhỏ sẽ được gán ngắt 9, Slot có số thứ tự lớn sẽ được gán ngắt 10.v..v...

     * IDE 32Bit Transfers Mode:

      Xác lập nầy nhằm tăng cường tốc độ cho ổ đĩa cứng trên 528Mb, nhưng cũng có ổ đĩa không khởi động được khi enabled mục nầy dù fdisk và format vẫn bình thường.

     * Host to PCI Post Write W/S, Host to PCI Burst Write, Host to DRAM Burst Write:

      Các mục nầy xác lập cho PCU Bus, không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ CPU, có thể để nguyên xác lập mặc nhiên.

     * PCI Bus Park, Post Write Buffer:

      Khi enabled các mục nầy có thể tăng cường thêm tốc độ hệ thống.

     * FDC Control:

      Cho hiệu lực hay không đầu nối cáp và xác lập địa chỉ cho ổ đĩa mềm.

     * Primary Seral Port:

76

      Cho hiệu lực hay không cổng COM 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.

     * Secondary Serial Port:

      Cho hiệu lực hay không cổng COM 2 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy. Chú ý: Nếu bạn sử dụng Card bổ sung có xác lập điạ chỉ là COM 1 hay COM 2, bạn phải disabled cổng tương ứng trong hai mục trên.

     * Parallel Port:

      Cho hiệu lực hay không cổng LPT 1 và xác lập địa chỉ cho cổng nầy.

     5. Hướng dẫn Setup Bios:

    Trong các tài liệu đi kèm mainboard, đều có hướng dẫn Setup Bios. Khi mua máy hay mua mainboard, các bạn nhớ đòi các tài liệu nầy vì nó rất cần cho việc sử dụng máy.

     Trong các phần Setup trên, phần Standard, Advanced có ảnh hưởng đến việc cấu hình máy. Phần Chipset ảnh hưởng đến tốc độ máy. Phần PCI ảnh hưởng đến các gán ngắt, địa chỉ cho các Slot PCI, cổng; cách vận chuyển dữ liệu cho IDE On Board.

     Nếu gặp các thành phần hoàn toàn mới, trước tiên bạn hãy Set các thành phần đã biết, kiểm tra việc thay đổi của máy, cuối cùng mới Set tới các thành phần chưa biết. Chúng tôi xin nhắc lại, việc Setup Bios sai không bao giờ làm hư máy và các bạn sẽ dễ dàng Setup lại nhờ vào chính Bios. Trên mainboard luôn luôn có 1 Jumper dùng để xóa các thông tin lưu trong CMOS để bạn có thể tạo lại các thông tin nầy trong trường hợp không thể vào lại Bios Setup khi khởi động máy.

     Khi tiến hành tìm hiểu Setup Bios, bạn nên theo một nguyên tắc sau: Chỉ Set từng mục một rồi khởi động máy lại, chạy các chương trình kiểm tra để xem tốc độ CPU, ổ đĩa có thay đổi gì không?. Cách làm nầy gíúp bạn phát hiện được ảnh hưởng của từng mục vào hệ thống và bạn có thể biết chắc trục trặc phát sinh do mục nào để sửa chữa. Khi xẩy ra trục trặc mà bạn không biết đối phó, bạn chỉ cần vào lại Bios Setup chọn Load Bios Default hay bấm F6 trong phần Set mà bạn muốn phục hồi sau đó khởi động máy lại là xong. 

Cách Ðể UPGRADE BIOSCHO MAINBOARD ASUS

 

Khi nào cần upgrade (flash) BIOS ?

    Một file upgrade BIOS thường chứa đựng một hoặc nhiều tính chất sau đây:

    Bổ sung thêm các chức năng BIOS mới

    Khắc phục các lỗi (bug) hoặc các vấn đề tương thích.

    Bổ sung việc nhận diện và hỗ trợ các CPU mới.

    File upgrade BIOS mới nhất luôn chứa các chức năng sửa lỗi từ các revision trước đó. Vì thế, bạn không cần phải flash mọi BIOS reversion ở giữa revision hiện có trên mainboard bạn và revision mới nhất. Chẳng hạn, từ BIOS hiện nay của mainboard có revision 1006, bạn vẫn có thể upgrade thẳng lên revision 1010.

    Tuy nhiên, nếu máy của bạn đang hoạt động ổn định, không có các vấn đề và các xung đột, cũng như chưa có yêu cầu nâng cấp lên các CPU mà BIOS revision hiện hữu chưa hỗ trợ, hãng sản xuất mainboard khuyến cáo bạn không nhất thiết phải flash BIOS mới. Việc cố gắng xử lý một hệ thống đang vận hành tốt có thể dẫn tới hậu quả một hệ thống bị đổ vỡ.

77

    Việc update là cần thiết để giúp mainboard tương thích với các thiết bị mới, nhất là mỗi khi có một loại CPU mới ra đời. Nhưng đây cũng là một công việc cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có thể làm chết BIOS, nhất là khi đang update nửa chừng mà bị cúp điện cái bụp. Nếu không có UPS để tích lưu điện, tốt hơn cả là vừa "ấp", vừa niệm Phật. Hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn trong chương trình.

    Tuyệt đối tuân theo các hướng dẫn trong Manual của mainboard cũng như trong trang hướng dẫn kèm theo từng BIOS. Mỗi hãng và mỗi model mainboard sử dụng một type BIOS riêng biệt, không thể có sự "lắp lẫn".

Cách xác định revision của BIOS hiện hữu :

    Hãy boot máy. Trong lúc BIOS đang kiểm tra bộ nhớ, hãy xem nơi dòng : #401A0-XXXX. Ðây là dòng nằm ở hàng thứ ba, tính từ đỉng màn hình xuống. Bốn chữ số cuối cùng chính là BIOS revision. Chẳng hạn, #401A0-0202 có nghĩa là máy bạn có BISO revision 0202. Các mainboard thế hệ mới nhất thường ghi rõ revision của BIOS ở dòng thứ ba này. Thí dụ mainboard P2B ghi "ASUS P2B ACPI BIOS Revision 1010".

Tiến trình flash BIOS :

Ðầu tiên, bạn:

1. Hình Thành Ðĩa FLASH Có Khả Năng BOOT :

    Hình thành một đĩa mềm có khả năng boot. Bằng cách từ dấu nhắc MS-DOS đánh dòng lệnh FORMAT A: /Q/S. Chú ý là trên đĩa khởi động này chỉ có các file hệ thống chứ không được có hai file "AUTOEXEC.BAT" và "CONFIG.SYS"

    Copy file công cụ flash (thí dụ AFLASH21.EXE, hay PFLASH2.EXE,.... tùy theo type BIOS và mainboard) vào đĩa này.

    Copy file upgrade BIOS revision mới nhất mà bạn muốn flash vào đĩa này. File này có mang tên type mainboard và có đuôi là .AWD.

2. LOAD BIOS DEFAULT :

Boot máy.

    Khi BIOS đang kiểm tra bộ nhớ và các thiết bị phần cứng, nhấn phim DEL (Delete) để vào CMOS.

    Chọn LOAD BIOS DEFAULT và LOAD SETUP DEFAULT

    SAVE Và Thoát Khỏi CMOS.

3. SAVE BIOS Hiện Hữu :

    Nếu không có sẵn file AWD của BISO revision hiện hữu, bạn cần phải Save nó vào đĩa mềm ngay từ BIOS của mình để đề phòng trong trường hợp mainboatrd của bạn không tương thích với revision mới thì có cái cũ mà nạp lại.

    Nạp đĩa boot tạo lúc nãy vào ổ.

    Boot lại máy.

    ở dấu nhắc MS-DOS, đánh tên file công cụ flash (thí dụ A:\AFLASH21) để kích hoạt công cụ flash.

78

 

    Nhấn phím số 1 để chọn lệnh : 1. Save Current BIOS To File.

   Gõ Enter.

Chú ý : Nếu sau dòng chữ Flash Memory: xuất hiện chữá "unknown" (không biết) thay vì tên rõ rành rành của bộ nhớ flash, thì chip bộ nhớ của máy bạn hoặc không phải thuộc loại có thể lập trình được, hoặc không được ACPI BIOS hỗ trợ. Và như vậy nó không thể được lập trình bằng công cụ ghi the Flash Memory Write utility.

    Màn hình Save Current BIOS To File xuất hiện. Bạn điền tên file của BIOS muốn save vào. Nhớ đánh cả dường dẫn tới đĩa lưu và đuôi AWD của file. Thí dụ : A:\BX2I009.AWD.

Gõ Enter.

4. UPGRADE BIOS : Ðánh phím số 2 trên màn hình menu chính để chọn 2. Update BIOS In-cluding Boot Block and ESCD

79

   Gõ Enter.

    Màn hình Update BIOS In-cluding Boot Block and ESCD xuất hiện. Ðánh chính xác đường dẫn và tên file BIOS mới vào. Thí dụ A:\BX2I1010.AWD

    Gõ Enter

   Khi xuất hiện màn hình yêu cầu bạn khẳng định việc upgrade Are you sure (Y/N) ?, bạn hãy gõ chữ Y để bắt đầu quá trình flash.

    Công cụ flash sẽ xóa các dữ liệu hiện có trong chip ROM BIOS và bắt đầu nạp các thông số của revision mới vào thay thế.

    Sau khi xong, trên màn hình sẽ xuất hiện dòng chữ báo đã thành công (Flashed Successfully).

    Khi xuất hiện dòng chữ thông báo hỏi bạn có tiến hành flash trở lại lần nữa không, hãy đánh chữ N (No) để kết thúc quá trình flash. Chỉ đánh chữ Y (Yes) nếu như việc upgrade gặp sự cố, trình flash không hoàn thành nhiệm vụ được, cần cố gắng flash lại lần nữa.

   Sau khi hoàn tất, nhấn phím ESC để trở về màn hình chính.

   Chú ý đọc kỹ những hướng dẫn trên màn hình.

80

    Nhấn ESC để thoát về MS-DOS.

    Lấy đĩa mềm ra khỏi ổ

    Restart máy.

    Nhấn Del để mở CMOS.

    Chọn lệnh LOAD BIOS DEFAULT và LOAD SETUP DEFAULT để cho CMOS upgrade các thông số BIOS mới

    SAVE và thoát khỏi CMOS.

    Restart lại máy và lần này bạn có thể vào CMOS để hiệu chỉnh lại các thông số theo ý mình. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, tốt nhất là bạn cứ để mặc CMOS load Setup Default và vào chạy Windows để kiểm tra xem có tương thích không. Sau đó mới restart lại máy và vào CMOS hiệu chỉnh lại BIOS.

Chú ý : Nếu gặp sự cố trong quá trình upgrade BIOS, bạn ÐừNG TắT MáY, vì điều này có thể khiến cho máy bạn không còn có thể boot lại được nữa. Chỉ nên lặp lại quá trình flash. Nếu các vấn đề vẫn không khắc phục được, bạn chỉ còn có nước upgrade lại file BIOS revision cũ mà bạn save lại lúc đầu.áá Trong trường hợp số con rận ốm đói, nếu công cụá Flash Memory Writer không thể upgrade thành công 1 file BIOS hoàn chỉnh, máy bạn có thể "ò e Rôbe đánh đu" nghìn thu vĩnh biệt, không còn khởi động lại được nữa. Giải pháp : Xách mainboadr đi ... bảo hành, hay tới một dịch nụp nào có máy nạp ROM BIOS để làm một con BIOS mới. Dĩ nhiên là bạn phải cung cấp file BIOS tương thích với mainboard của mình cho họ.

Ghi chú : Các hình ảnh trên đây có thể không giống với trình flash BIOS mà bạn đang sử dụng. Chúng chỉ có tính chất minh họa giúp bạn có một số ý niệm về quá trình flash. Bởi lẽ mỗi trình flash BIOS có giao diện khác nhau.

3.Cách vào Bios Setup

    Ðối với vài Bios thông dụng, ta có những cách để vào Bios Setup như sau:

Bios Chuổi phím

Ami Phím Del

Award Ctrl+Alt+Esc

Dtk Esc

Ibm Ps/2 Ctrl+Alt+Ins sau Ctrl+Alt+Del

Phoenix Ctrl+Alt+Esc hay Ctrl+Alt+S

Sony F3

Compaq F10

   Ðối với những Bios lạ hay khi bạn không nhớ chuổi phím quy định, bạn có thể ép buộc máy phải vàp Bios Setup bằng cách thay đổi cấu hình máy như: tháo bớt ram, tháo rời dây cáp tín hiệu ổ mềm, ổ cứng...Ðiều nầy gây ra lổi cấu hình Bios và máy sẽ đề nghị bạn vào Bios Setup để xác lập lại.

4.Cách Xóa Password Trong BIOS

81

    Password được chứa trong CMOS RAM, có nhiều cách xóa thông tin trên bộ nhớ CMOS RAM :

    * Bằng jumper "clear CMOS" trên mainboard. Bạn phải tham khảo tài liệu về mainboard của máy bạn (đi kèm khi mua máy) để biết cụ thể vị trí jumper nầy. Có một số mainboard có 1 jumper dành riêng để chỉ xóa mật khẩu mà không xóa các thông số khác.

    * Bằng cách gỡ chip RAM CMOS ra khỏi mainboard 1 thời gian (để các tụ lọc phóng hết điện) rồi gắn lại nếu chip này được gắn trên một đế.

    * Bằng cách chập mạch các transistor và RAM CMOS trên mainboard (cách nầy không nên làm nếu không biết về điện tử).

    * Bằng cách gỡ pin nuôi CMOS ra khỏi mainboard rồi gắn lại. Tuy nhiên tùy theo loại pin mà có thể sẽ phải dùng mỏ hàn và đòi hỏi phải biết về kỷ thuật hàn mạch điện tử.

    Sau khi đã xóa được RAM CMOS, bạn khởi động máy lại, vào trình Setup để cấu hình lại các thông số đúng cho BIOS. Nếu bạn quên các thông số này, bạn có thể dùng chức năng "Load BIOS default".

5.Bảo vệ CMOS

    Máy tính đang chạy thông báo lỗi "CMOS Checksum Error". Máy bị hỏng. Tôi phải làm gì?

    Thông báo lỗi CMOS (Complementary Metal - Oxide Semiconductor) này thuộc về một chip được nuôi bằng pin gắn trên bo mẹ dùng để lưu giữ các thông tin cấu hình phần cứng. Một số thông tin trong đó - ví dụ kiểu đĩa cứng mà bạn đã cài đặt - khá quan trọng. Đối với loại dữ liệu này bạn không hề muốn bị mất. Nếu không có trong tay những chương trình có thể sao lưu dự phòng các thông tin CMOS như Norton Utilities hoặc Nuts & Bolts, bạn phải in ra hoặc ghi lại các thông tin đó: vào chương trình cài đặt PC bằng cách nhấn phím <Delete> hoặc một phím nào đó (thường được ghi trên màn hình) ngay khi đang xảy ra quá trình khởi động - trước khi Windows bắt đầu khởi động. Bạn vào từng màn hình của chương trình này và nhấn <Print Screen> để in ra, hoặc ghi lại thông tin trong đó.

    Về lỗi này: PC của bạn sẽ phát thông báo lỗi nếu nó cho rằng thông tin CMOS đã bị thay đổi mà không phải do bạn chủ động thay đổi. Virus, hết pin, hoặc một bất thường nhất thời nào đó có thể gây tình trạng này.

    Khi nhận được thông báo lỗi này, bạn phải phục hồi lại các thông số cài đặt của CMOS. Nếu có đĩa Rescue Disk của Norton hoặc của Nuts & Bolts, hãy khởi động lại máy bằng đĩa khởi động khẩn cấp đó và thực hiện theo những chỉ dẫn của nó. Nếu sao lưu dự phòng được ghi trên giấy, bạn phải vào chương trình cài đặt hệ thống và phục hồi lại các thông số cài đặt bằng tay. Nếu không có sao lưu dự phòng, bạn tìm hiểu cấu hình của hệ thống thông qua tài liệu kỹ thuật của máy, hoặc hỏi nơi mua máy.

    Khi đã nhập lại những thông tin này, bạn lưu lại những thay đổi và khởi động PC. Kiểm tra để bảo đảm mọi thứ đều hoạt động tốt, đóng Windows và tắt máy tính. Sau vài phút, bật máy trở lại. Nếu vẫn còn thông báo lỗi thì pin trong máy đã hết. Bạn phải mở nắp PC và thay pin mới - hoặc nhờ kỹ thuật viên làm việc này. Nếu pin được hàn lên bo mẹ, có lẽ bạn còn phải thay cả bo mẹ đó (tuổi thọ của pin máy tính khoảng năm năm).

82

Hình 2: Tạo ra một khung chứa chương trình DOS bằng việc xác định nó được tải vào như thế nào và những tập tin nào khác được tải.

Nếu trục trặc không phải do pin, bạn cập nhật chương trình chống virus mới nhất rồi thực hiện quét virus. Nếu chương trình quét không tìm thấy gì, thì hy vọng trường hợp hỏng CMOS này chỉ là một tai nạn ngẫu nhiên và sẽ không xảy ra lần nữa.

5.Chẩn Đoán Bệnh Qua Tiếng Bíp Của BIOS

Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính? Nó chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test).

Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Nếu giải mã được những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính. Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chip xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chip điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.

Bài này, chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được đề cập tới trong bài này.

(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và máy in được reset chẳng hạn.

83

BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua xem xét ổ đĩa C).

-Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS AMI

1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, do là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chip trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chip nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.

1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác

1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

-BIOS PHOENIX

Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.

-Mô tả mã lỗi chẩn đoán POST của BIOS PHOENIX

1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.

1-1-4: BIOS cần phải thay.

1-2-1: Chip đồng hồ trên mainboard bị hỏng.

1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

84

1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.

1-4-2: Xem lại RAM.

2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vần đề.

3-1-_: Một trong những chip gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.

3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.

3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.

3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.

4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.

4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.

4-2-3: Tương tự như 4-2-2.

4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.

4-3-2: Xem 4-3-1.

4-3-3: Xem 4-3-1.

4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.

4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.

1-1-2: Mainboard có vấn đề.

1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.

6.Lắp Đặt Một Máy PC Mới

    Bạn đang đứng đó, và ngổn ngang xung quanh là những thùng các-tông lớn. Một máy PC vừa mới được đưa quà tặng cho con bạn, hay là một bổ sung mới nhất cho phòng thí nghiệm máy tính, thì bạn cũng phải khui thùng ra, và lắp đặt nó lên càng sớm càng tốt, để biết chắc đã nhận đúng theo hàng đặt trước, và mọi cái đều chạy.

    Bạn càng phải mở ngay, nếu đó là quà tặng Giáng Sinh, vì vào hai giờ sáng ngày lễ Chúa ra đời không phải là lúc để đau khổ với chiếc máy không hoạt động. Khi đã biết nó chạy tốt, bạn có thể xếp lại vào thùng, an tâm tận hưởng những niềm vui của ngày lễ cuối năm, thay vì phải chờ được trợ giúp kỹ thuật trên máy điện thoại.

85

    1. Mở tất cả các thùng. Bố trí một chỗ rộng để làm việc và thời gian cũng phải rộng rãi. Lấy mọi cái trong hộp ra, kiểm tra xem có nhận được đúng như đơn đặt hàng không. Nếu cửa hàng có kèm theo một bản danh sách đóng gói, hãy đánh dấu từng mục hàng khi lấy nó ra khỏi thùng. Bảo vệ nguyên vẹn mọi thứ - kể cả các bao plastic. Chưa vội điền vào phiếu bảo hành.

    2. Sắp xếp máy. Đặt hộp máy tính, màn hình, bàn phím, chuột, loa và mọi thứ đã mua lên bàn; bố trí chúng gần đúng như các vị trí sẽ sử dụng. Làm thế nào có chỗ trống sau lưng máy để dễ mắc nối các dây cáp. Tìm tài liệu hướng dẫn "Getting Started" (Bắt đầu lắp đặt) và đọc kỹ.

    3. Mắc nối. Đầu tiên là cắm tất cả các dây cáp, sau đó mới nối dây cấp điện AC. Bạn có thể bị lẫn lộn vì có nhiều hãng sản xuất ghi biểu tượng không được rõ ràng lắm trên các cổng, cho nên việc đọc tài liệu hướng dẫn là cần thiết. Không lắp ép buộc bất kỳ đầu nối nào. Nếu máy tính của bạn có modem trong, nhớ nối với đường dây điện thoại.

86

    4. Bật điện. Bật điện cho màn hình, loa, và hộp máy tính. Nếu Windows 95 không bị trục trặc, bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình, rồi nhảy qua bước 6. Nếu không có biểu hiện gì cả khi đã bật điện cho mọi bộ phận cứng, hãy kiểm tra những chỗ nối với điện AC. Nếu nhìn thấy thông báo lỗi kỳ quặc hay xảy ra các trục trặc khác, hãy sang bước 5.

    5. Máy bị trục trặc? Đầu tiên hãy kiểm tra cáp màn hình có gắn chặt vào cổng của nó hay không. Sau đó mở nắp hộp máy chính. Kiểm tra để bảo đảm tất cả các dây cáp bên trong đều được mắc đúng, và tất cả card đều được cắm chắc trong các khe cắm của chúng. Bật điện lại cho hệ thống. Nếu vẫn không chạy, hãy gọi điện cho cửa hàng hoặc cho đường dây hỗ trợ kỹ thuật của hãng cung cấp máy.

87

    6. Thử máy. Cho chạy một số trình ứng dụng kể cả một chương trình chạy với CD-ROM. Chơi một đĩa nhạc CD, ghi một số bài hát, quay số gọi ra ngoài thông qua modem, và in vài tài liệu. Nếu mọi việc đều có vẻ thông suốt, hãy cất những thùng các tông và bao gói lên gác xép, và điền vào phiếu bảo hành rồi gửi đi.

88

CHÖÔNG IV: CAØI ÑAËT HEÄ ÑIEÀU HAØNH CHO HEÄ THOÁNG MAÙY TÍNH

Khôûi ñoäng maùy tính ñeå chaïy ra MSDOS ngaøy nay khoâng coøn laï gì ñoái vôùi nhieàu ngöôøi vaø noù laø 1 ñieàu raát caàn thieát ñoái vôùi nhöõng ai söû duïng maùy tính vì noù seõ giuùp baïn laøm nhieàu coâng vieäc maø luùc Win bò loãi , nhöng Fdisk , Format , Ghost .... vaø ñaây laø phaàn cô baûn cho nhöõng ai môùi quen vôùi maùy tính .

Ñeå khôûi ñoäng maùy tính thì khi baät maùy leân laàn ñaàu tieân baïn coù theå ñeø phím F2 cho maùy theá heä Pentium 4 sau naøy hoaëc thoâng thöôøng laø phím Delete ñeå vaøo CMOS vaø neáu duøng maùy tính caàm tay cuûa Motorola thì nhaán Esc .

CMOS cuûa nhieàu haõng khaùc nhau nhöng noù cuõng chæ khaùc veà giao dieän maø thoâi.

Khi vaøo maøn hình  CMOS baïn choïn doøng thöù 2 hoaëc thöù 3 vaø tìm ñeán doøng "First Boot .." vaø goõ Enter hoaëc daáu "+","-" ñeå tìm CDROM ñöùng ñaàu choïn noù , sau ñoù nhaán F10 vaø thoaùt (Y).(Daïng CMOS ñôøi cuõ)

Neáu CMOS cuûa baïn laø P4 sau naøy thì tìm Menu Boot vaø choïn doøng "Boot ...(tuyø phieân baûn CMOS)" vaø cuõng tìm CDROM , thöôøng thì noù ñöùng ñoäc laäp.

Khôûiñoäng coù nhieàu kieåu khaùc nhau do moãi ngöôøi laøm ñóa coù moät yù rieâng cuûa mình vaø döôùi ñaây laø caùc hình thöùc khôûi ñoäng thoâng duïng nhaát hieän nay :

89

90

Hình treân neáu baïn choïn 1 thì noù seõ khoâng khôûi ñoäng baèng CD ROM maø vaøo thaúng oå cöùng .

91

Cuõng nhö kieåu ôû treân thì choïn 2 thì noù seõ chaïy thaúng vaøo oå cöùng , daïng naøy thöôøng gaëp khi caøi Win 98 - Me .

Moät daïng khôûi ñoäng maø hieän nay toâi coù theå noùi laø tieän duïng nhaát laø cuûa Hiren Boot.

Khi oå cöùng cuûa baïn môùi mua veà hay heä ñieàu haønh cuûa maùy bò virus phaù hoûng baïn caàn FDISK laïi ñeå oån ñònh heä thoáng (döõ lieäu cuûa baïn treân oå cöùng cuûa baïn seõ maát heát ). Baïn khôûi ñoäng laïi maùy baèng ñóa CDROM hay oå MEÀM coù chöùa file khôûi ñoäng (BOOT) vaø khi khôûi ñoäng xong , töø daáu nhaác A:\ baïn goõ FDISK vaø Enter . Maøn hình sau ñaây seõ xuaát hieän :

92

Maøn hình naøy hoûi baïn coù söû duïng oå ñóa vôùi dung löôïng lôùn khoâng thì baïn nhaán " Y " vaø Enter

Maøn hình naøy coù 4 phaàn :

93

1.Taïo Partition

2.Thieát laäp oå ñóa hoaït ñoäng

3.Xoaù Partition

4.Hieån thò Partition

Neáu oå cöùng môùi mua baïn choïn 1 coøn oå cöùng cuõ thì baïn 3 ñeå xoaù töøng Partition . Vaø ôû baûng tieáp theo baïn choïn 1 ñeå taïo Primary Partition (Partition chính).

Noù seõ hoûi baïn coù duøng taát caû cho 1 Partition khoâng thì baïn choïn "N" vaø Enter

Baïn nhaäp soá vaøo trong daáu [ ] tuyø thuoäc vaøo dung löôïng baïn muoán .

94

Noù thoâng baùo cho baïn bieát ñaõ hoaøn thaønh vaø nhaán Esc ñeå thoaùt .

Baïn seõ gaëp laïi nhö hình ban ñaàu vaø cuõng nhaán soá moät nhöng ñeán maøn hình naøy thì baïn choïn soá 2 .

 Ñeå taïo caùc Partition coøn dö  vaø noù seõ laáy phaàn coøn laïi laøm Partition Logical .

Neáu nhö muoán taïo theâm 1 Primary nöõa thì baïn laøm nhö böôùc treân .

95

Hình naøy thoâng baùo soá dung löông coøn laïi cuûa oå ñæa vaø noù seõ laáy laøm Extended .

Baïn neân choïn "Y" vì noù hoûi baïn coù muoán hieån thò oå Logical khoâng . Sau ñoù noù seõ töï ñoäng queùt vaø thoâng baùo ñaõ hoaøn thaønh , nhaán Esc ñeå trôû laïi hình ñaàu tieân  vaø choïn soá 2 ñeå taïo oå ñóa caàn hoaït ñoäng .

96

Baïn choïn 1 ñeå laáy oå Primary laøm oå hoaït ñoäng chính vì khi caøi Windows noù hay nhaän noù ñeå caøi .

Ñaây laø maøn hình khi baïn nhaán soá 3 (Xoaù Partition ) ôû hình choïn 1 trong 4 . Neáu laø oå môùi thì baïn khoûi choïn böôùc naøy . Nhaán Esc lieân tuïc ñeå thoaùt ra vaø baét ñaàu FORMAT töøng oå ñóa nhö hình sau :

97

Noù seõ laáy nhöõng taäp tin heä thoáng vaøo oå C :(/s) vaø (/q) laøm nhanh .

Khoâng neân ñaùnh 2 leänh naøy neáu nhö muoán caøi WINDOWS XP ngoaøi DOS .

Ñaây chæ laø nhöõng phöông phaùp sô ñaúng ñeå giuùp baïn FDISK laïi oå cöùng , vieäc taïo bao nhieâu Primary hay Logical laø tuyø vaøo sôû thích cuûa baïn .

Khi baïn ñaõ bieát caùch khôûi ñoäng , vieäc ñaùnh leänh ôû DOS cuõng laø 1 trôû ngaïi vì neáu baïn khoâng bieát leänh thì nhieàu luùc muïc ñích cuûa baïn chaúng coù gì nhieàu khi khôûi ñoäng vaøo DOS .

Döôùi ñaây laø 1 soá leänh maø baïn thöôøng hay duøng :

Format :

+ Format cuûa ñóa  meàm (cöùng) : A:\ format C: \S \Q (hay D:\..)

    \S laáy 1 soá taäp tin cuûa heä thoáng(SYSTEM)

    \Q laøm nhanh(QUICK)

+Format oå A nhanh : Môû Notepad vaø goõ leänh ñôn giaûn sau

            @echo off

            format A:

            pause

Vaø sau ñoù löu thaønh file coù ñuoâi laø ".bat"

+Format C: khi caøi WinXP : A:\ Format C:

Dir:Töø 1 oå ñóa muoán tìm kieám 1 taäp tin hay thö muïc nhanh thì goõ leänh sau :

        E:\DIR  /P (Töøng trang )

98

        C:\DIR /W (Theo coät)

Leänh caøi Win :

        E:\SETUP.EXE khi Win laø ñóa Full (Win rieâng seõ ñaày ñuû hôn laø Win Neùn vì deã loãi)

Chuyeån thö muïc :Neáu baïn duøng Win Neùn thì choïn thö muïc vaø goõ leänh

        E:\CD WIN9X

       E:\WIN9X>SETUP.EXE

       E:\WIN9X>CD \ ---> E:\

Fdisk :

        A:\FDISK

        A:\FDISK \MBR : Xoaù Master Boot Record cuûa oå ñóa khi Virus xaâm nhaäp vaøo Phaàn naøy

Sau khi phaân hoaïch vaø ñònh daïng cho caùc oå ñóa, ta tieán haønh caøi ñaët heä ñieàu haønh cho maùy tính.

PHAÀN CHUAÅN BÒ 1.- Ñóa CD caøi ñaët heä ñieàu haønh Windows 98SE.2.- Duøng ñóa khôûi ñoäng maùy tính (ñóa  Win 98SE  coù theå chaïy ñöôïc oå ñóa CD-ROM).

PHAÀN CAØI ÑAËT

1. Ñöa ñóa khôûi ñoäng vaøo oå CDROM, khôûi ñoäng maùy tính, sau khi maùy khôûi ñoäng xong, ñöa ñóa Win98SE  vaøo oå ñóa CD. Choïn oå ñóa\ thö muïc coù taäp tin Setup.exe treân ñóa CD-ROM. Goõ leäânh Setup vaø Enter (E:\WIN98 \ setup.exe)Baïn coù theå duøng leänh E:\DIR /W ñeå tìm taäp tin naøy

2. Microsoft Scandisk seõ chaïy chöông trình kieåm tra oå ñóa

99

2.- Sau khi kieåm tra xong, Microsoft Scandisk thoâng baùo keát quaû vieäc kieåm tra. Neáu oå ñóa caøi ñaët coù loãi thì khoâng theå tieáp tuïc caøi ñaët ñöôïc.\ Choïn Exit ñeå tieáp tuïc

3.- Maøn hình caøi ñaët Windows ñöôïc hieån thò \ Choïn Continue

100

4.- Caùc taäp tin ñöôïc chöông trình Wizard sao cheùp ñeå hoã trôï cho ngöôøi caøi ñaët.

5.- Maøn hình thoâng baùo xaùc nhaän baûn quyeàn. Choïn I accept the Agreement\ Next

101

6.- Nhaäp soá CD Key vaøo 5 oâ troáng trong khung, vieäc caøi ñaët khoâng theå tieáp tuïc neáu nhaäp sai soá Serial cuûa phaàn meàm \ Next

7.- Chöông trình caøi ñaët yeâu caàu xaùc nhaän thö muïc caøi ñaët Windows ,neáu baïn caøi 1 heä ñieàu haønh thì baïn  Choïn Next .Coøn neáu caøi 2 Win thì baïn neân choïn Other directory neáu khoâng baïn seõ coù theå ñeø leân heä ñieàu haønh cuõ.

102

8.- Choïn löïa caùch caøi ñaët Window 98 : Typical (caøi cho maùy tính caù nhaân), Custom (löïa choïn theo yeâu caàu caøi ñaët), Compact (caøi tieát kieäm oå ñóa). Thöôøng choïn laø Typical \ Next . Coøn neáu baïn ñaõ bieát nhieàu hôn moät chuùt thì baïn neân choïn Custom vì noù cho baïn choïn nhöõng ñieàu caàn vaø khoâng caàn theo yù baïn . 

9.- Nhaäp Teân ngöôøi duøng vaøo oâ Name, coâng ty, ñôn vò vaøo oâ Company\ Next

103

10.- Muïc Windows Components naøy yeâu caàu ngöôøi duøng choïn thaønh phaàn muoán caøi ñaët:Choïn Show me the list of component so I can choose ñeå coù theå löïa choïn caøi ñaët caùc thaønh phaàn trong Windows.

Neáu choïn Show me the list of component so I can choose maøn hình lieät keâ danh saùch caùc thaønh phaàn ñeå löïa choïn caøi ñaët vaøo heä thoáng.

104

11.- Chöông trình yeâu caàu xaùc laäp teân quoác gia ñeå keát noái tröïc tuyeán vieäc truy caäp Internet.

12.- Chöông trình caøi ñaët yeâu caàu ngöôøi duøng ñöa ñóa meàm vaøo oå ñóa A ñeå taïo ñóa khôûi ñoäng (choïn OK ñeå taïo, Cancel ñeå boû qua)

105

13.- Chöông trình baét ñaàu thöïc hieän vieäc caøi ñaët.

Sau khi caøi ñaët thaønh coâng chöông trình seõ khôûi ñoäng laïi maùy tính.

106

14.- Maøn hình Winwows 98 khôûi ñoäng laïi laàn ñaàu tieân.

15.- Winwows 98 baét ñaàu kieåm tra vaø caøi ñaët töï ñoäng caùc thieát bò phaàn cöùng vaø caùc xaùc laäp heä thoáng cuûa maùy tính maø Windows tìm thaáy cho ñeán khi Windows taùi khôûi ñoäng laàn thöù 3 thì hoaøn thaønh vieäc caøi ñaët.

16 .- Xaùc laäp muùi giôø ñòa phöông

107

17.- Xaùc laäp caùc löïa choïn caøi ñaët heä thoáng maùy tính

18.- Caùc böôùc nhaän dieän thieát bò töï ñoäng (Plug and play) cuûa Windows

108

 

 

109

 

Maùy töï khôûi ñoäng laïi vaø vaøo maøn hình chính cuûa Windows ñeå hoaøn taát vieäc caøi ñaët

Vieäc caøi ñaët Win Me cuõng khoâng khaùc Win 98 vì noù chæ laø Heä Ñieàu Haønh nhö laø 1 phieân baûn naâng caáp cuûa Win 98 .

Vì vaäy toâi cuõng khoâng ñöa ra caùch caøi ñaët noù ñeå caùc baïn xem.Nhöng toâi chæ coù vaøi ñieàu muoán noùi döôùi ñaây chæ theo kinh nghieäm thoâi , neáu coù ñieàu gì thì caùc baïn boû qua :

+ Caøi Win Me seõ gaëp khoâng ít loãi khi söû duïng noù , vaø khi caøi Win Me baïn neân taét maùy ñeå traùnh loãi ,baïn khoâng neân caøi baét cöù thöù gì ngoaøi Win ME.(Neân nghæ giaûi lao vaøi tieáng )

+Win Me ñöôïc Microsoft cho laø phieân baûn maïnh khi caøi heä ñieàu haønh töø Win 2000 trôû veà sau chöa xuaát hieän .

110

Neáu baïn ñaõcoù file Ghost roài thì baïn haõy thöû ñeå bieát ñieàu naøy ,bieát ñaâu baïn seõ khoâng gaëp loãi nhö toâi ñaõ neâu , vì nhieàu luùc caøi Win cuõng tính ñeán heä thoáng cuûa baïn nöõa.

Toâi ñaõ töøng thöû caøi Oracle 8.1 treân Win XP pro -SP1 cuûa 1 maùy taïi tieäm ñóa thì chaïy toát nhöng khi ñem veà nhaø thì noù khoâng nhaän maëc duø toâi caøi Win laàn ñaàu tieân chöa coù chöông trình gì caû vaø cuõng ñaõ thöû caû khi coù chöông trình.

Sau ñaây laø caùch söûa 1 loãi treân Win ME neáu baïn naøo ñaõ caøi vaø gaëp loãi naøy :

Loãi veà Mmsystem.dll hay Rundll32

Caùc thoâng baùo thöôøng xuaát hieän :

* Rundll32 - This program has performed an illegal operation and will be shut down

* Rundll -This program has performed an illegal operation and will be shut down

Vaán ñeà coù theå xaûy ra neáu doøng "drivers = mmsystem.dll" bò maát khoûi phaàn [boot]cuûa taäp tin System.ini

Caùch khaéc phuïc :

*Tìm file System.ini coù trong "/Windows" vaø click ñoâi ,choïn Notepad ñeå chænh . Theâm doøng sau vaøo phaàn [boot]cuûa taäp tin : "drivers = mmsystem.dll". Löu vaø ñoùng laïi vôùi tin nhö cuõ .Khôûi ñoäng laïi maùy.

Ñaây chæ laø 1 trong nhöõng loãi cuûa Win ME vaø cuõng laø 1 trong nhieàu caùch khaéc phuïc noù .

Windows XP laø moät heä ñieàu haønh chaïy treân neàn Windows , neân ñeå coù theå caøi ñaët noù baïn chæ caàn Format C: laø ñöôïc töø daáu A:\

Neáu baïn caøi song song vôùi 1 HÑH khaùc thì khoâng caàn phaûi Format maø chæ chuù yù khi caøi Baïn neân choïn Partition khaùc vôùi Win ñang chaïy neáu khoâng noù seõ caøi ñeø leân .

Win XP baûn thaân noù khoâng hoå trôï caøi DOS nhöng ñaõ caøi nhieàu saùch vôû , baøy söû duïng nhöõng ñoaïn leänh khaù daøi ñeå caøi ñöôïc Win XP . Nhöng toâi chæ caàn moät thuû thuaät ñôn giaûn nhö sau laø ñaûm baøo baïn coù theå caøi ñöôïc WIN XP ngoaøi DOS:

+Baïn khi Format oå C: Baïn chæ caàn goõ A:\Format C:

+Sau ñoù baïn boû ñóa CD WinXP vaøo vaø noù seõ baûo baïn nhaán 1 Phím baát kyø.

+Khi noù ñaõ Test xong nhö caùc hình caøi ñaët döôùi ñaây , noù baûo baïn thoaùt vaø khi noù khôûi ñoäng laïi noù cuõng baûo baïn nhaán 1 phím baát kyø nhöng laàn naøy baïn khoâng nhaán maø ñeå töï noù laøm vieäc.

Ñeå caøi noù baïn boû ñóa Win XP vaøo vaø taïi oå CDROM ví duï : E:\

 Baïn goõ E:\setup.exe vaø Enter noù seõ baét ñaàu kieåm tra nhö hình sau :

111

Baïn goõ Enter ñeå tieáp tuïc

112

 

Nhaán F8 hoaëc I ñeå tieáp tuïc caøi ñaët

Baïn chæ caàn Enter ñeå tieáp tuïc vì noù tìm ñóa troáng cuûa Partition luùc baïn

FDISK 

113

 

Baïn choïn Format baèng NTFS hay FAT tuyø baïn nhöng baïn neân choïn FAT

Vì hieän nay nhieàu phaàn meàm chöa chaïy ñöôïc vôùi NTFS duø noù laøm cho Win XP chaïy toát hôn .

Nhaán ENTER ñeå tieáp tuïc .

114

115

Nhöõng quaù trình treân laø luùc Win ñang kieåm tra vaø caøi ñaët

116

Baïn goõ teân vaøo Name vaø Organization (cô quan ,toå chöùc) vaø Nhaán Next.

Nhaäp CD KEY treân ñóa vaøo vaø nhaán Next.

117

Nhaäp teân cuûa maùy tính vaøo vaø khoâng nhaát thieát baïn phaûi caøi Password neáu baïn nhaäp vaøo phaûi nhôù noù.

Doøng treân laø goõ Password laàn ñaàu vaø laàn sau chæ ñeå kieåm tra laïi .

Nhaán Next ñeå tieáp tuïc

Choïn thôøi gian vaø ngaøy giôø nhö hình treân ,nhaán Next

118

Noù thoâng baùo seõ töï ñoäng choïn ñoä phaân giaûi maøn hình .

119

Chæ caàn nhaán Next ñeå xuaát hieän baûng sau :

120

Duøng ñeå baïn coù theå nhaäp teân ngöôøi söû duïng 1 ngöôøi hay nhieàu ngöôøi nhö hình sau :

121

Nhaán Next ñeå hoaøn thaønh coâng vieäc .

Maøn hình naøy ñeå baïn choïn Teân naøo baïn söû duïng

Khi baïn ñaõ bieát khôûi ñoäng roài , vaø 1 luùc naøo ñoù chaúng may baïn gaëp vaán ñeà treân HÑH vì virus ñaõ bò nhieãm ,noù khoâng cho baïn vaøo Win vaø caùch toát nhaát laø baïn vaøo DOS  ñeå duøng nhöõng chöông trình dieät virus ngoaøi DOS ñeå dieät chuùng.

Sau ñaây toâi seõ chæ cho baïn caùch dieät virus ngoaøi DOS baèng caùc chöông trình thoâng duïng hieän nay nhö  : BKAV384 , D32 , NORTON ANTIVIRUS .Nhöng baïn phaûi chaéc 1 ñieàu laø treân ñóa phaûi coù nhöõng chöông trình naøy .

Tröôùc tieân baïn khôûi ñoäng CDROM taïidaáu nhaác A: baïn goõ A:\nc

Maøn hình Nc seõ xuaát hieän nhö hình döôùi vaø baïn söû duïng phím Tab ñeå di chuyeån giöõa 2 baûng , vaø baïn tìm file d2319.exe vaø enter.

122

123

Baïn choïn oå ñóa ñeå dieät virus nhö hình döôùi:

124

Hình treân choïn navdx.exe ñeå chaïy Norton Antivirus , vaø file Bkav384.exe ñeå baïn chaïy Bkav virus

125

Vieäc söû duïng Nc thì baïn khoâng nhaát thieát phaûi laø chaïy treân CDROM , baïn coù theå chaïy treân oå cöùng neáu maùy baïn coù cheùp caùc file naøy , caùc file naøy chæ chaïy treân HÑH naøo hoå trôï DOS.

Neáu baïn chaïy treân CDROM vaø söû duïng ngoaøi DOS thì töø daáu A:\ baïn goõ teân oå ñóa CDROM (A:\E:)

126

vaø caùc leänh söû duïng nhö sau:

E:\bkav384 (nhö treân)

E:\d2319 (nhö treân)

E:\NAVDX C: /M+ B+ /REPAIR (nhö treân)

E:\SCANPM C:\ /SUB /ALL neáu duøng McAfeeVirusScan

Vaø nhaác baïn 1 laàn nöõa laø caùc file naøy phaûi coù treân ñóa. Hieän naøy nhöõng phieân baûn DOS dieät virus  môùi cuûa hai haõng nöôùc ngoaøi coù treân ñóa Hiren Boot (Ñóa khôûi ñoäng naøy raát hay).

Chia ổ đĩa bằng FDISK

Dùng lệnh Fdisk để tạo - xóa các phân khu DOS:

Tại dấu nhắc DOS gõ Fdisk, Enter (có thể bạn phải gõ cả đường dẫn). Xuất hiện menu như sau:

Microsoft Windows 98 Fixed Disk Setup Program

(C)Copyright Microsoft Corp. 1983 - 1998  

FDISK Options

Current fixed disk drive: 1

Choose one of the following:

1. Create DOS partition or Logical DOS Drive 2. Set active partition 3. Delete partition or Logical DOS Drive 4. Display partition information  

Enter choice: [1]

Press Esc to exit FDISK

Xem thông tin các Partation :- Từ menu chính, gõ số 4 Enter.

Display Partition Information

Current fixed disk drive: 1

Partition Status Type Volume Label Mbytes System Usage C: 1 A PRI DOS HIEUTHUAN 6817 FAT32 35%

127

D: 2 PRI DOS HIEUTHIEN 6817 FAT32 35% E: 3 PRI DOS MYDUYEN 5836 FAT32 30%

Total disk space is 19469 Mbytes (1 Mbyte = 1048576 bytes)

Press Esc to continue

Nếu có phân khu Dos mở rộng thì màn hình như trên sẽ xuất hiện thêm hay dòng sau trước dòng "Press Esc to continue":

    The Extended DOS Partition contains Logical DOS Drives.

    Do you want to display the logical drive information (Y/N).......?[Y]

Partation: Ghi ký tự biểu diễn và đánh số cho từng phân khu đĩa.Status: Hiển thị chữ A (Active) kế bên phân khu hoạt động.Type: Cho biết phân khu nào là phân khu DOS sơ cấp, phân khu nào là phân khu DOS mở rộng hoặc không phải DOS.Volume Label: Cho biết nhãn của các phân khu, vùng này có thể trống.Mbytes: Cho biết kích thước của từng phân khu tính theo Megabytes. (1Mbyte=1,048,576bytes(= 1024 x 1024))System: Cho biết loại FAT (12, 16 hay 32)Usage: Cho biết phân khu chiếm bao nhiêu phần trăm đĩa cứng.

Nhấn Enter để xem thông tin các ổ đĩa logic trong phân khu DOS mở rộng, nếu có.

Display Logical DOS Drive Information

    Drv  Volume Label  Mbytes   System   Usage    E:    DEATH17      1428    FAT32      100%

    Total Extended DOS Partition size is 1428 Mbytes (1 Mbyte = 1048576 bytes)

    Press Esc to continue

Drv: Hiển thị tên các ổ đĩa logic trong phân khu DOS mở rộng.Volume Label: Cho biết nhãn của từng ổ đĩa logic (có thể trống).Mbytes: Cho biết kích thước của tứng ổ đĩa logic tính bằng Megabytes.System: Cho biết loại FAT (12, 16, hay 32)Usage: Cho biết ổ đĩa logic chiếm bao nhiêu phần trăm phân khu mở rộng.Total Extended DOS Partition size... cho biết kích thước của phân khu DOS mở rộng. trong trường hợp này là 1428 Mbytes.

Để xóa phân khu DOS hay ổ đĩa logic: - Từ menu chính, gõ số 3 Enter

Delete DOS Partition or Logical DOS Drive

128

Current fixed disk drive: 1

Choose one of the following:

1. Delete Primary DOS Partition 2. Delete Extended DOS Partition 3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition 4. Delete Non-DOS Partition

Enter choice: [ ]

Press Esc to return to FDISK Options

- Gõ 4 Enter để xóa các phân khu khác DOS

- Gõ 3 Enter. Nhập tên ổ đĩa logic muốn xóa và nhấn Enter. Nhập nhãn đĩa, nếu có. Ngược lại, nhấn Enter. Xuất hiện thông báo yêu cầu xác nhận lần cuối có muốn xóa ổ đĩa logic hay không. Nhấn Y, Enter để xóa. Nhấn Esc để hủy bỏ (không xóa), trở lại menu chính.

- Gõ 2 Enter. Xuất hiện thông báo hỏi bạn lần cuối có muốn xóa phân khu DOS mở rộng hay không? Nếu muốn, nhấn Y Enter để xóa. Tất cả dữ liệu trên phân khu DOS mở rộng sẽ bị xóa sạch (bạn phải xóa tất cả các ổ đĩa logic trong phân khu DOS mở rộng, rồi mới xóa phân khu mở rộng). Nhấn Esc để trở lại menu chính

Tạo phân khu DOS hoặc ổ đĩa logic: - Từ menu chính, gõ 1 Enter.

Create DOS Partition or Logical DOS Drive

Current fixed disk drive: 1

Choose one of the following:

1. Create Primary DOS Partition 2. Create Extended DOS Partition 3. Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

Enter choice: [1]

Press Esc to return to FDISK Options

- Để tạo phân khu DOS sơ cấp gõ 1 Enter. Xuất hiện thông báo:     Do you wish to use the maximum availble size for a Primary DOS Partition (Y/N).........? [Y]

(Bạn muốn dành toàn bộ đĩa cho phân khu DOS sơ cấp hay không? (Yes/No))

Nếu muốn dành toàn bộ đĩa cho phân khu DOS sơ cấp, nhấn Enter. Nếu không gõ N nhấn Enter.

129

Create Primary DOS Partition

    Current fixed disk drive: 2

    Total disk space is 810 Mbytes (1 Mbyte = 1048576 bytes)

    Maximum space available for partition is 810 Mbytes (100%)

    Enter partition size in Mbytes or percent of disk space (%) to create a Primary DOS partition............: [ 810]

    Press Esc to return to FDISK Options 

Hãy nhập kích thước mong muốn và nhấn Enter.Ví dụ: [ 405] hoặc [ 50%]

Tạo phân khu DOS mở rộng: - Từ menu chính, gõ 1 Enter- gõ tiếp 2 Enter.

Create Extended DOS Partition

    Current Extended DOS Parition

    Current fixed disk drive: 2

Partition Status Type Volume Label Mbytes System Usage D: 1 A PRI DOS MOTHER   406 FAT16 50%

    Total disk space is 810 Mbytes (1 Mbyte = 1048576 bytes)

    Maximum space available for partition is 405 Mbytes ( 50% )

    Enter partition size in Mbytes or percent of disk space (%) to create an Extended DOS PArtition............: [ 405]

    Press Esc to return to FDISK Options

Kích thước mặc định của phân khu DOS mở rộng là toàn bộ phần còn lại của đĩa cứng sau khi bị phân khu sơ cấp chiếm chỗ (trong trường hợp này 405 Mbytes).

Gõ Enter để láy kích thước mặc định. Nếu không, gõ con số tính bằng megabytes hay phần trăm định dùng làm phần mở rộng DOS trên đĩa rồi nhấn Enter.

Nhấn Esc để tiếp tục.

Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

130

    No logical drives defined

    Total Extended DOS Partition size is 105 Mbytes (1 Mbyte = 104576 bytes)

    Maximum space available for logical drive is 405 Mbytes (100% )

    Enter logical drive size in Mbytes or percent of disk space (%)...[ 405]

 

    Press Esc to return to FDISK Options

Xác định ổ đĩa logic. Kích thước mặc định cho ổ đĩa này là toàn bộ phân khu DOS mở rộng.

Gõ Enter để lấy kích thước mặc định. Nếu không, gõ con số tính bằng megabytes hay phần trăm cho đĩa logic thứ nhất trên phân khu DOS mở rộng. Nhấn Enter.Ví dụ: [ 50%]

Tiếp tục tạo ổ đĩa logic thứ hai, thứ ba... cho đến khi toàn bộ phân khu mở rộng đã được gán hết cho các ổ đĩa logic.

Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

    Drv  Volume Label  Mbytes   System   Usage    F:    BROTHER       203    UNKNOWN     50%    G:    SISTER        202    UNKNOWN     50%

    All available space in the Extended DOS Partition is assigned to logical drives.

    Press Esc to continue.

Tạo phân khu hoạt động:

Phân khu hoạt động là phân khu chứa hệ điều hành dùng để nạp vào máy mỗi khi bạn khởi động hay thiết lập lại (reset) hệ thống. Nếu trên toàn bộ đĩa cứng chỉ có một phân khu DOS sơ cấp thì bạn không cần quan tâm việc tạo phân khu việc tạo phân khu hoạt động, còn trên đĩa cứng có nhiều phân khu thì bạn phải thiết lập phân khu hoạt động.

- Từ menu chính, gõ số 2 Enter. trên màn hình xuất hiện các trạng thái của mỗi phân khu. Phân khu hoạt động được chỉ định bằng chữ A.

Set Active Partition    Current fixed disk drive: 1

    Partition  Status   Type   Volume Label  Mbytes   System   Usage

131

    C: 1         A     PRI DOS  HIEUTHUAN     6817   FAT32       35%    D: 2               PRI DOS  HIEUTHIEN     6817   FAT32       35%    E: 3               PRI DOS  MYDUYEN       5836   FAT32       30%

Total disk space is 19469 Mbytes (1 Mbyte = 1048576 bytes)

Enter the number of the partition you want to make active...........: [ ]

Invalid entry, please enter 1-3.

Press Esc to return to FDISK Options

- Gõ vào con số của phân khu bạn muốn tạo thành phân khu hoạt động. Trị mặc định là con số của phân khu hoạt động hiện hành.

- Nhấn Esc để trở về menu chính. Bạn chỉ có thể làm cho phân khu DOS sơ cấp hoạt động được mà thôi. Nếu bạn cố làm cho phân khu DOS mở rộng hoạt động thì Fdisk sẽ hiễn thị thông báo:

    Partition is not starable, active partition not changed

(Phân khu được chọn không thể dùng để khởi động được, phân khu hoạt động không thay đổi)

Định Dạng Đĩa Cứng

Sau khi dùng lệnh Fdisk bạn phải dung 2 lệnh Format để tạo dạng (định dạng) cho phân khu vừa tạo hay sửa đổiNếu bạn không tạo dạng đĩa, Ms-Dos sẽ xuất hiện thông báo sau khi bạn sử dụng đĩa cứng:

Invaid media type

- Nếu bạn tạo dạng phân khu DOS sơ cấp để khởi động đĩa cứng thì hãy dùng lệnh format [drive] /s hoặc lệnh sys để chuyển các tập tin hệ thống từ đĩa mềm hệ thống vào phân khu sơ cấp.

- Khi tạo dạng đĩa cứng thì bạn phải tạo dạng cho các phân khu riêng biệt. Ví dụ: nếu bạn tạo phân khu sơ cấp (đĩa C) và phân khu mở rộng (đĩa D, đĩa E) thì bạn phải dùng lệnh format 3 lần:

format C: /sformat D:format E:

Lệnh format đầu tiên tạo dạng và chuyển các tập tin hệ thống từ đĩa mềm cho ổ C. Hai lệnh sau tạo dạng cho hai ổ đĩa logic D và E. Nếu trong lệnh format bạn dùng thêm /u thì sẽ không lưu lại thông tin rên đĩa (không thể dùng Unformat để phục hồi đĩa bị format nhấm).

Lưu ý:Khi bạn chỉ sửa đổi một vài chứ không phải toàn bộ các phân khu và các ổ đĩa thì phải cẩn thận khi tạo dạng, vì lệnh Fdisk có thể gán tên khác cho ổ đĩa, sau khi bạn thay đổi phân khu đĩa hay đĩa logic, khiến bạn có thể vô tình tạo dạng nhầm ổ đĩa có chứa dữ liệu.

132

Việc tạo dạng bằng lệnh format như trên gọi là tạo dạng logic. Đĩa cứng trước khi xuất xưởng, thông thường đã được các nhà máy tạo dạng cấp thấp (còn gọi là tạo dạng vật lý). Quá trình tạo dạng này tạo ra các sector vật lý, được hoàn tất với những chổ đánh dấu địa chỉ cho nó, được dùng như những cái thẻ tên (name tag) để nhận diện.

Tạo dạng logic để chuyển một đĩa thành một dạng phù hợp với những tiêu chuẩn của hệ điều hành. Khi một đĩa được tạo dạng cho DOS, cấu trúc kiểu DOS sẽ được tạo ra. Việc tạo dạng logic đĩa là tấm bản đồ đường đi mà DOS, hoặc một hệ điều hành bất kỳ nào đó, dùng để định hướng và nhận ra đĩa đó. Sau khi dùng lệnh format, đĩa cứng của bạn đã được tạo dạng theo kiểu cấu trúc của DOS. vậy cấu trúc của một đĩa DOS như thế nào?

Lắp tạm ổ cứng thứ 2 để sao chép

Tất cả các ổ cứng trên tị trường hiện nay đều tuân theo một trong ba chuẩn giao tiếp: IDE (Integrated Drive Electronics), EIDE (Enhanced IDE) và SCSI (Small Computer System Interface). Chuẩn giao tiếp quy định dung lượng tối đa, tốc độ truyền dữ liệu... của ổ cứng.

EIDE là sự mở rộng của chuẩn IDE, vì vậy nó hoàn toàn tương thích với chuẩn IDE trước đó. Điều này có nghĩa là ta có thể sử dụng chuẩn EIDE trên máy PC có các thiết bị IDE, EIDE cho phép quản lý cùng một lúc 4 thiết bị, 2 trong số đó có thể là CD-ROM, Scanner...

Ổ đĩa EIDE phổ biến, dễ sử dụng và đều dễ lắp đặt, có thể tự làm lấy ngay cả khi bạn không phải là người sửa chữa máy tính có kinh nghiệm.

Để lắp tạm ổ cứng EIDE thứ hai và trong máy, hãy thực hiện theo các bước sau:

1. Tắt điện máy tính và mở hộp máy. Có hai đầu nối EIDE, chính và phụ trên bo mẹ của PC. Thông thường bạn sẽ thấy một cái có cáp nối với ổ đĩa cứng EIDE (kênh EIDE chính), còn cái kia có cáp nối với ổ CD-ROM (kệnh EIDE phụ). Trên hai cáp này có thể có đầu phụ chưa dùng đến.

2. Cài đặt jumper: Xem xét ổ đĩa muốn thêm vào, bạn sẽ thấy một cầu nối (Jumper) nhỏ và ba dãy cọc nằm ở đâu đó gần phía sau lưng. Các đôi cọc này có thể được đánh dấu MA (Master), SL (Slave), và CS (Cable Select). Nếu dự định lắp hai ổ đĩa trên cùng một cáp, bạn phải nối để một ổ là Master (chính), ổ còn lại là Slave (phụ). Ổ C luôn là ổ cứng chính. Nếu có ổ phụ thì là ổ D. Nếu dự định lắp vào một cáp riêng, thì hoặc cắm cầu nối vào cọc master hoặc bỏ nó đi. Tuy nhiên, kỹ thuật này không phải như nhau với các nhà sản xuất khác nhau. Hãy xem sơ đồ thiết lâp jumper ngay trên ổ đĩa hoặc tài liệu kèm theo.

3. Cấm cáp dữ liệu vào ổ đĩa. Phải đảm bảo chân số một trên cáp dữ liệu (thường được đánh dấu bằng một đườc màu đỏ ở rìa cáp) nối đúng vào chân số 1 trên ổ đĩa. Cắm cáp nguồn. (thông thường, khi bạn cắm đúng cáp dữ liệu và cáp nguồn thì dây màu đỏ của cáp nguồn nằm sát rìa đỏ của cáp dữ liệu).

4. Cài đặt ổ đĩa: Máy tình của bạn sẽ không thể sử dụng ổ đĩa mới gắn vào nếu nó không được định nghĩa trong BIOS. Bước đầu tiên là cho chạy chương trình cài đặt BIOS và thiết lập các thông số cho ổ đĩa mới gắn vào.Nếu máy của bạn là loại sản xuất trong vài năm gần đây, BIOS có thể tự phát hiện ổ đĩa mới và các đặc trưng vật lý của nó.

- Khởi động lại máy.- Nhấn phím Del (Delete) - (Cũng có thể là phím khác, xem tài liệu kèm theo bo mẹ để vào cửa sổ thiết lập CMOS).- Chọn HDD AUTO DETECTION (Dò tìm tự động ổ đĩa cứng).

Primary Master: ổ đĩa chính (master) ở kênh EIDE chính.Primary Slave: ổ đĩa phụ (slave) ở kênh EIDE chính.

133

Secondary Master: ổ đĩa chính (master) ở kênh EIDE phụ.Secondary Slave: ổ đĩa phụ (slave) ở kênh EIDE phụ.

Trong bảng liệt kê cấu hình, hãy chọn cấu hình phù hợp với ổ đĩa của bạn. Một cách đơn giản là bạn xem ở cột Options mơi có con số và chữ (Y) (ví dụ 1(Y) hay 2(Y)), để ý giá trị cột SIZE ở hàng này có đúng với dung lượng đĩa cứng của bạn không. Nếu đúng, gõ Y, ENTER để chọn. Nhấn ESC để bỏ qua không chọn.

Có một cách đơn giản hơn để BIOS tự động phát hiện đĩa cứng của bạn là vào STANDARD CMOS SETUP.Xác định đĩa cứng của bạn là: Primary Master, Primary Slave hay Secondary Master, Secondary Slave ? ở cột HARD DISKS.

Sau đó, ở cột type chọn Auto. Nhấn F10. Y. ENTER để lưu các thiết lập và thoát.

Nếu BIOS không phát hiện được ổ đĩa mới, bạn sẽ phải nhập số mặt đĩa, số rãnh, số sector... Nếu có dùng một bộ điều khiển EIDE hoặc phần mềm quản lý đĩa, thì tài liệu này sẽ báo cho bạn biết cách nhập vào các đặc trưng vật lý của ổ đĩa. Có thể bạn phải khởi động lại máy sau khi cài đặt.

PHAÀN MEÀM GHOST VAØ DRIVE IMAGE

Vôùi söï phaùt trieån cuûa neàn coâng ngheä phaàn meàm ngaøy nay , nhieàu luùc baïn muoán thöû vaø söû duïng chuùng nhöng khi söû duïng baïn laïi khoâng thích vaø vieäc xoùa noù ñi laø ñieàu ñôn giaûn nhöng vieäc xoaù cöù laëp ñi laëp laïi treân 1 heä ñieàu haønh noù seõ laøm aûnh höôûng ñeán toác ñoä truy xuaát döõ lieäu cuûa heä thoáng vaø Win seõ chaïy chaäm hôn .

Ñeå khaéc phuïc tình traïng naøy baïn caàn löu tröõ  caû HÑH vaø caùc chöông trình vôùi söï hoå trôï cuûa 2 phaàn meàm GHOST vaø DRIVE IMAGE , nhöng toâi chæ giuùp baïn veà söû duïng GHOST vì noù coù haàu heát treân taát caû caùc ñóa khôûi ñoäng hieän nay .

134

Toâi chæ giuùp baïn veà vieäc neùn GHOST vaø bung neùn . Baïn choïn Partition vaø khoâng choïn disk vaø check (Neáu baïn ñaõ raønh thì thöû töï nhieân)\ To Image (Choïn oå ñóa caàn neùn vaø tìm oå ñóa löu noù) 

135

136

Baïn muoán löu Win thì choïn oå ñóa coù chöùa win , ôû ñaây toâi choïn 1 vì win toâi ñöôïc caøi treân ñoù , baïn coù löu oå döõ lieäu cuõng ñöôïc , vaø caùi baïn caàn phaûi hieäu khi neùn Ghost laø khi neùn oå naøy thì phaûi löu oå khaùc.OK

137

Choïn nôi caàn löu vaø baïn coù theå duøng chuoät nhöng khi khoâng coù chuoät baïn phaûi söû duïng phím Tab.\Save

138

Noù coù cho baïn choïn nhöõng  cheá ñoä neùn khaùc nhau : No , Fast , High . ÔÛ cheá neùn High thì toác ñoä xöû lyù seõ laâu hôn 2 phaàn tröôùc .Tuøy baïn choïn töø  traùi sang phaûi vì caøng veà sau noù seõ ñöôïc neùn nhieàu hôn vaø ít toán dung löôïng hôn .

Baïn neân choïn Yes vì khi nhaán No baïn seõ trôû laïi ban ñaàu .

139

Hình treân ñöôïc duøng ñeå giuùp baïn giaûi neùn . Local\Partition\From Image (Nghóa cuûa noù laø ñeán ñaâu ñeå giaûi neùn ).Baïn choïn nhö caùch söû duïng ñeå löu .

140

Sau 3 laàn nhaán enter baïn seõ gaëp hình sau :(ÔÛ caùi Enter cuoái cuøng neáu nhö baïn neùn laø oà löu tröû thì baïn neân ñeø leân oå löu tröû neáu khoâng caån thaän baïn coù theå ñeø leân oå chöùa Win)

Baïn Nhaán Yes , neáu nhaán No baïn seõ trôû laïi vò trí ban ñaàu .

Toâi ñaõ khoâng söû duïng Drive Image vì noù khoâng ñöôïc thoâng duïng nhö Ghost. Nhöng khi baïn duøng Ghost baïn cuõng neân xem phieân baûn cuûa noù laø bao nhieâu neáu khoâng ñuùng phieân baûn noù seõ khoâng Ghost ñöôïc .

Vaø ñieàu toâi caàn löu yù vôùi caùc baïn laø khoâng neân bung Ghost treân neàn Win vì khi dang söû dung Win maø baïn bung noù ra duø ñöôïc nhöng win seõ coù vaán ñeà .

Cài Đặt Card Màn Hình

Mục đích của chúng tôi là hướng dẫn các bạn cài đặt card màn hình vào máy tính. Công việc sẽ trở nên rất đơn giản nếu các bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn Bị

Bước đầu tiên trong tiến trình cài đặt card màn hình vào một máy tính là phải gỡ bỏ driver cũ đã cài vào hệ điều hành từ trước đó. Tuy nhiên, trước khi làm việc đó, bạn phải đọc kỹ quyển hướng dẫn sử dụng (User's Manual) gửi kèm theo card màn hình mới của bạn. Thường thì quyển sách sẽ hướng dẫn bạn qua các bước cụ thể, tương tự như lời hướng dẫn ở đây của chúng tôi.

Bạn hãy mở system properties (thuộc tính hệ thống) bằng cách nhắp chuột phải vào biểu tượng My Computer trên màn hình, và chọn properties. Bạn cũng có thể làm theo cách khác, bằng cách mở Control Panel, và nhắp đúp vào biểu tượng System. Khi cửa sổ System Properties được mở, bạn hãy chọn thẻ Device Manager, kéo thanh cuộn (scroll bar) xuống mục Display Adapter. Khi bạn chọn mục này, máy tính sẽ hiển thị card màn hình hiện thời. Nhắp vào và lựa tuỳ chọn Remove (gỡ bỏ), chọn Yes khi cửa sổ nhắc (prompting window) hiện ra.

141

Card màn hình trước đây của bạn có thể đi kèm theo một số phần mềm chuyên biệt, tức là chỉ sử dụng được bằng card cũ. Vì vậy bạn sẽ phải gỡ bỏ cả những phần mềm đó đi. Bạn hãy chọn Control Panel, nhắp vào biểu tượng Add/Remove Programs. Tất cả các phần mềm đã cài đặt đều được liệt kê tại đây, bạn có thể nhìn thấy phần mềm cần gỡ bỏ. Khi bạn đã gỡ bỏ phần mềm, máy tính sẽ yêu cầu bạn khởi động lại hệ thống. Bắt đầu từ đây, bạn có thể thực hiện một trong hai cách thức cơ bản: bạn gỡ bỏ card cũ và cài card mới, khởi động lại máy khi quá trình cài đặt xong xuôi; hoặc bạn có thể quay lại Windows và máy tính sẽ tự động phát hiện card màn hình, và thường thì máy tính sẽ hiện ra Standard PCI Graphics Adapter (VGA) (driver card màn hình ngầm định mà Microsoft cung cấp).

Thao tác trên thường được thực hiện trong Windows 95 để việc cài đặt card màn hình mới được dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows 98 hoặc cao hơn, thì không nhất thiết phải thực hiện thao tác trên. Vấn đề ở đây là khi máy tính khởi động lại với card màn hình cũ, nó sẽ tự động phát hiện và sau đó tự động cài đặt driver trước đây của bạn (thậm chí không hề đưa ra lời khuyến cáo bạn cài Standard PCI Graphics Adapter). Vì thế, chúng tôi khuyên bạn không nên thực hiện thao tác này.

Nếu bạn đang dùng máy tính có chip màn hình on-board, tức là chip được gắn lền với bo mạch chủ, bạn nên vô hiệu hoá nó. Bạn có thể rút jumper trên bo mạch, hoặc thay đổi tuỳ chọn trong BIOS. Để thao tác một cách chính xác, bạn nên đọc qua tài liệu hướng dẫn mà nhà sản xuất bo mạch chủ đưa cho bạn. Nếu không có, bạn có thể tải tài liệu này từ Website của nhà sản xuất.

Bước 2: Lắp Đặt Card Màn Hình

Đây là bước mà những người chưa quen với việc cài đặt nghĩ rằng chắc là rất khó. Bởi vì khi bạn mở vỏ máy ra là bạn nhìn ngay thấy lớp lớp các bản mạch điện tử cắm xen kẽ nhau và bạn cảm thấy sợ hãi vì nghĩ rằng mình sẽ đụng chạm đến một chi tiết nào đó và làm hỏng hóc một bộ phận trong máy tính. Nhưng thực sự cài đặt một card màn hình là một công việc rất dễ dàng.

Bạn hãy lấy card màn hình mới ra và kiểm tra loại chân cắm mà nó sử dụng (có thể nó được giới thiệu trên hộp đựng card màn hình của bạn). Chân cắm nằm trong hai loại sau:

Loại thứ nhất giống như chiếc card ở phía trên trong hình minh họa, card này sử dụng chân cắm AGP. Loại thứ hai giống như chiếc card ở bên dưới hình minh hoạ, nó sử dụng chân cắm PCI. Phần lớn các loại card sản xuất hiện nay sử dụng chân cắm AGP nhiều hơn là PCI, bởi vì AGP (Accelerated Graphics Port - cổng tăng tốc đồ họa) được thiết kế riêng cho các loại card đồ họa. Bus AGP chạy ở tốc độ mặc định là 66 MHz, trong khi bus PCI chạy ở tốc độ 33 MHz. Bus AGP cũng có khả năng hỗ trợ băng thông cao hơn, lên tới 1.017MB/giây ở chế độ 4x, và 508.6MB/giây ở chế độ 2x. Loại PCI chỉ có thể đạt băng thông 127,2MB/giây, không thích hợp đối với các loại máy tính hiện nay. Bus AGP cũng hỗ trợ truy cập bộ nhớ hệ thống chính cho việc lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu, thay cho việc chỉ duy nhất sử dụng thẻ nhớ.

Bây giờ là lúc bạn gỡ bỏ card màn hình cũ. Loại card cũ của bạn có thể nằm trong khe cắm PCI hoặc AGP. Bạn có thể dễ dàng xác định được card màn hình bởi vì nó được nối trực tiếp với màn hình máy tính thông qua một dây dẫn lớn. Bạn hãy dùng tua-vít tháo ốc, nhẹ nhàng rút chiếc card ra khỏi khe cắm. Khi đã lấy card cũ ra khỏi máy, bạn nên cho nó vào một bao mềm để bảo quản tránh hư hỏng.

Tiếp theo, chắc hẳn bạn muốn cắm chiếc card mới vào đúng loại khe cắm trên bo mạch chủ dành cho nó. ở trong hình mình họa, khe cắm màu trắng là PCI, màu nâu là AGP.

Bây giờ, bạn hãy đưa chiếc card màn hình vào đúng khe cắm đã xác định. Bạn không nên làm xô lệch các bộ phận khác trong máy. Trước khi cắm card vào khe cắm, bạn nên giữ cho chúng thẳng hàng và vuông góc với bo mạch chủ.

Sau khi đã đặt thẳng hàng, bạn có thể nhẹ nhàng ấn card xuống khe cắm. Chú ý rằng phải ấn chân cắm của card xuống hết khe cắm, để cho tất cả các bộ phận tiếp xúc ở chân cắm có thể liên kết với các bộ phận ở khe cắm.

Khi đã xong xuôi, bạn phải vặn ốc để giữ cố định card màn hình trong vỏ máy. Thường thì chúng tôi sẽ không vặn ốc chặt ngay, mà chúng tôi sẽ cài đặt và thiết lập cấu hình cho card mới hoàn chỉnh rồi mới vặn ốc chặt. Bởi vì khi cài đặt card mới có thể bạn sẽ gặp phải một số trục trặc hay xung đột và lúc đó bạn lại phải tháo ốc ra.

142

Bước 3: Cài Đặt Trình Điều Khiển (Driver) Card Màn Hình

Sau khi bạn đã hoàn thành việc lắp đặt card màn hình, và chiếc card đã được cắm dây nối với màn hình, bạn có thể tiến hành cài đặt trình điều khiển (driver) cho card mới. Bạn hãy bật máy tính lên. Nếu màn hình hiển thị theo chế độ khởi động lại thì bạn có thể bắt đầu quá trình cài đặt. Nếu màn hình không thị gì thì tức là bạn đã cắm nhầm card vào một khe cắm không đúng, hoặc bạn đã quên gỡ bỏ chip màn hình trên bo mạch (on-board) và từ đó có xung đột xảy ra.

Khi quá trình khởi động của máy tính diễn ra bình thường, máy tính sẽ hiển thị một cửa sổ tự động phát hiện card mới. Cửa sổ này sẽ nhắc bạn chọn trình điều khiển cho chiếc card màn hình mới của bạn. Trình điều khiển này thường được nhà chế tạo cung cấp cho bạn khi bạn mua card và thường là nằm trong một đĩa CD-ROM. (Bạn hãy chỉ đường dẫn cho máy đến trình điều khiển đó khi cửa sổ trên hiện ra). Nếu bạn không có đĩa CD-ROM chứa trình điều khiển, máy tính sẽ tự động cài đặt trình điều khiển chuẩn Standard PCI Graphics Adapter, nó sẽ không đúng lắm so với trình điều khiển của nhà chế tạo. Xét trên một khía cạnh nào đó thì việc cài đặt trình điều khiển chuẩn này cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn nên nhanh chóng kiếm trình điều khiển đúng với chiếc card của bạn do nhà chế tạo cung cấp.

Giả sử bạn đã có đĩa CD-ROM chứa trình điều khiển card màn hình. Khi bạn đặt đĩa vào ổ đọc CD, file autorun sẽ tự động chạy file setup.exe, và bạn có thể tiến hành cài đặt theo trình tự do phần mềm đưa ra.

Bước 4: Khắc Phục Sự Cố

Khi cài đặt, bạn có thể sẽ gặp phải một số trục trặc. Chúng tôi xin nêu ra ở đây một số lỗi thường gặp trong quá trình cài đặt card màn hình. Đầu tiên, nếu máy tính không bật lên sau khi bạn cài đặt card màn hình (hoặc phát ra tiếng kêu bip bip bip), bạn có thể cần phải gỡ bỏ card mới và cắm lại card màn hình cũ vào máy tính . Nếu card cũ chạy bình thường thì tức là card mới của bạn đã xung đột với hệ thống, hoặc card mới của bạn đã bị hỏng vì một lý do kỳ cục nào đó. Cũng có thể trong quá trình lắp đặt card mới bạn đã làm xô lệch chân cắm của một số thiết bị bên trong vỏ máy. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra kỹ lại vị trí thanh nhớ Ram hay CPU cũng như các dây cáp trong máy.

Một trục trặc nữa cũng thường xảy ra là màn hình sẽ tối đen khi bạn chơi một trò chơi (game) đặc biệt nào đó. Lỗi là do card màn hình của bạn lúc đó liên hệ với màn hình thông qua trình điều khiển plug & play ngầm định, không phải trình điều khiển của loại màn hình bạn đang sử dụng. Công việc bạn phải làm lúc này là liên hệ với nhà sản xuất màn hình và xin trình điều khiển chuẩn cho loại màn hình máy tính của bạn. Khi đã cài đặt xong trình điều khiển chuẩn, bạn có thể yên tâm chơi bất cứ loại game nào.

Nếu thỉnh thoảng màn hình lại bị treo khi đang sử dụng máy tính, có thể nguyên nhân là do card quá nóng hoặc chạy không đúng đặc tính kỹ thuật. Trường hợp card bị nóng, bạn cần thay một chiếc quạt gió lớn hơn cho máy. Trường hợp thứ hai bạn cần sửa lại đồng hồ hệ thống. Nguyên nhân là do tốc độ của chip đã bị ép chạy quá tốc độ. Bạn có thể sử dụng một chương trình gọi là powerstrip để giảm tốc độ chip xuống. Nếu các cách thức trên vẫn không cải thiện được tình hình thì có lẽ là bạn đã mua phải một card màn hình tồi.

Trên đây là cách thức cài đặt mới một card màn hình. Chúng tôi hy vọng qua hướng dẫn trên bạn có thể tự mình cài đặt chiếc card thành công.

Giới thiệu về FAT32

        Trong những bài viết về Windows 98 - Memphis trên PC World thời gian gần đây, hẳn các bạn đã nghe nói nhiều về một kỹ thuật mới được Microsoft đưa vào sử dụng. Đó chính là FAT32. Tuy nhiên, ít người biết rằng FAT32 đã được Microsoft âm thầm đưa ra trong một phiên bản trước của Windows 98: đó là OEM Service Release 2 hay còn gọi tắt là Win95 OSR2. Vậy FAT32 là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến máy tính của bạn? Mời các bạn theo dõi bài viết sau

FAT 32 Là Gì Và Lợi Ích Của Nó?

     Như các bạn đã biết, đơn vị lưu trữ nhỏ nhất trên đĩa là sector gồm 512 byte. Để quản lí đĩa và theo dõi sector nào đã sử dụng và sector nào còn trống có thể cấp phát cho các file mới, DOS sử dụng một cấu trúc gọi

143

là bảng FAT. Đây là từ viết tắt của "File Allocation Table" dịch sang tiếng Việt là "Bảng cấp phát file". Bảng FAT bao gồm các thẻ dữ liệu về mỗi sector trên đĩa. Con số đi sau FAT chỉ kích thước của FAT. FAT16 có 216= 65536 thẻ dữ liệu còn FAT32 có 232= 4294967296 thẻ.

     Khi sử dụng FAT16, bạn chỉ có 65536 thẻ để quản lí các sector trên đĩa. Vì vậy nếu đĩa cứng lớn hơn 32MB hay nói cách khác là có nhiều hơn 65536 sector thì FAT16 không thể quản lí hết từng sector một. Do đó từ phiên bản DOS 4.0 Microsoft đã sử dụng giải pháp cluster. Cluster là một nhóm sector được FAT16 dùng chung một thẻ dữ liệu để quản lí như một sector duy nhất. Bây giờ khi cấp phát đĩa cho một file mới bạn sẽ phải cấp toàn bộ một cluster chứ không thể cấp riêng một sector nữa. Bảng sau đây sẽ cho biết kích thước cluster tuỳ vào ổ cứng của bạn.

Kích thước paritition Kích thước cluster

<128MB 2KB

128MB-256MB 4KB

256MB-512MB 8KB

512MB-1GB 16KB

1GB-2GB 32KB

            FAT16 không hỗ trợ các paritition lớn hơn 2GB.

     Ví dụ: để kích thước cluster nhỏ hơn 8K trong FAT16, bạn phải đặt kích thước của paritition < 512 MB

     Windows 95 và mọi phiên bản của DOS đều quản lí đĩa cứngcủa bạn theo FAT16. Sự xuất hiện của các đĩa cứng ngày càng lớn hơn sẽ dẫn tới kích thước cluster lớn hơn và điều này tương đương với lãng phí đĩa. Bởi vì nếu kích thước cluster trên đĩa cứng 1.2GB của bạn là 32KB, khi cấp phát đĩa cho 1 file chỉ gồm 1 byte bạn vẫn phải cấp cho nó toàn bộ 1 cluster. Do đó bạn sẽ lãng phí 32KB-1byte còn lại. Chỗ còn lại này (gọi là slack) không thể sử dụng được cho các file khác.

     Sự ra đời của FAT32 đã cải thiện được tình hình tồi tệ trên: nó hỗ trợ các paritition lớn tới 2Terabytes, và kích thước cluster nhỏ hơn 4 K với mọi parition nhỏ hơn 8 GB. Đó là vì nó có tới 4294967296 thẻ dữ liệu để quản lí đĩa.

     Bảng sau là kích thước cluster mặc định cho FAT32

Kích thước partition Kích thước cluster

<260 MB 512 bytes

260 MB - 8 GB 4 KB

8 GB - 16 GB 8 KB

16 GB - 32 GB 16 KB

>32 GB 32 KB

            Lưu ý rằng kích thước nhỏ nhất của mỗi parritition sử dụng FAT32 được tạo bằng FDISK là 512MB, vì vậy bạn không thể FDISK rồi FORMAT một đĩa sử dụng FAT32 mà nhỏ hơn 512MB được. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng phần mềm Paritition Magic để chuyển đổi một ổ đĩa đang sử dụng FAT16 sang sử dụng FAT32.

     Điểm Yếu Của FAT32

      Nếu FAT32 có lợi ích nhiều như vậy, tại sao bây giờ Microsoft mới đưa ra sử dụng. Đó là vì nếu đĩa cứng của bạn có kích thước cluster càng nhỏ thì máy càng chậm. Điều này đúng với mọi hệ điều hành, mọi dạng FAT. Lí do là với kích thước cluster nhỏ, các file sẽ bao gồm nhiều cluster hơn và do đó việc đọc ghi sẽ lâu hơn. Chẳng hạn trong hệ thống có kích thước cluster là 16KB, một file ảnh 320KB sẽ bao gồm 20 cluster, việc mở file này sẽ phải thực hiện 20 lần thao tác đọc cluster. Nhưng nếu kích thước cluster là 2KB thì file đó sẽ bao gồm

144

160 cluster và việc mở file sẽ phải thực hiện tới 160 lần thao tác đọc cluster. Do đó các ứng dụng có nhiều tác vụ đọc ghi đĩa sẽ chậm đi rõ rệt. Thế nhưng nếu bạn sử dụng cluster lớn hơn thì slack cũng lại lớn dẫn đến lãng phí đĩa cứng.

      Trong trường hợp sử dụng cùng kích thước paritition và cluster, các thử nghiệm cho thấy FAT32 và FAT16 cho tốc độ xấp xỉ nhau (chênh lệch trong vòng 2%)

      Vậy là bạn phải lựa chọn giữa hiệu năng máy và đĩa cứng: cluster nhỏ sẽ làm bớt slack nhưng lại làm giảm tốc độ đĩa cứng. Cluster lớn hơn làm tăng lượng lãng phí và cũng làm tăng hiệu năng đĩa. Microsoft đã quyết định hộ chúng ta (bằng cách qui định kích thước cluster 4K là mặc định với FAT32) rằng cluster cỡ 4K là cân bằng giữa slack và hiệu năng. Dù sao đi nữa, người sử dụng kinh nghiệm vẫn có khả năng tự quyết định cho chính mình kích thước cluster cần thiết với tham số /Z bí mật của lệnh FORMAT (xem phần làm thế nào để tạo một đĩa cứng sử dụng FAT32 bên dưới).

     Những Nguy Hiểm Của FAT32

      Các tiện ích đĩa cũ rất trở nên nguy hiểm với FAT32. Vì không biết được cấu trúc FAT mới, khi thao tác trực tiếp lên đĩa cứng chúng sẽ phá huỷ dữ liệu của bạn. Các tiện ích nổi tiếng của Norton hiện đã có bản nâng cấp cho FAT32 trên WEB Site của Symantec. Ngoài ra các chương trình tiện ích thao tác trên cấp file mà không truy cập trực tiếp vào đĩa có thể chạy bình thường, kể cả các chương trình sao lưu.

      Lưu ý là bạn không thể thực hiện chức năng nén đĩa với FAT32 ngay cả bằng chương trình DriveSpace3 đi kèm với OSR2 và Memphis

     Tôi Phải Làm Thế Nào Để Format Đĩa Cứng Bằng FAT32?

      Với chương trình FDISK đi cùng với OSR2, Microsoft chỉ cho phép bạn sử dụng FAT32 trên các đĩa cứng lớn hơn 512MB. Khi bắt đầu chạy FDISK, bạn phải sử dụng chức năng "large disk support" để chọn FAT32. Sau khi thoát khỏi FDISK và khởi động lại, sử dụng chương trình FORMAT đi kèm với bộ OSR2 để tạo dạng đĩa cứng.

      Lưu ý rằng bạn phải chủ động khởi động lại sau khi FDISK, việc này không còn tự động như trước các phiên bản trước. Nếu bạn không khởi động lại mà chạy FORMAT ngay, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi lạ lùng.

     Thủ Thuật:

      Để tạo ra những paritition nhỏ hơn 512MB mà vẫn sử dụng FAT32, bạn có thể sử dụng tham số bí mật /FPRMT của FDISK. Đây là một tham số không công bố, nó không được liệt kê trong bất cứ tài liệu nào về FDISK của Microsoft, do đó hãng này không chịu trách nhiệm về những hỏng hóc có thể xảy ra với đĩa cứng của bạn nếu sử dụng tham số này. Mặc dù những thử nghiệm của chúng tôi đã tỏ ra rất suôn sẻ, bạn vẫn phải chịu một sự mạo hiểm nho nhỏ nếu sử dụng chức năng này.

      Ngoài ra còn có một tham số bí mật của lệnh FORMAT để tạo dạng đĩa với kích thước cluster bất kỳ: "FORMAT /z:n" trong đó n là số sector cho một cluster mà bạn mong muốn. Đây cũng là một tham số không được Microsoft công bố.

     Để Có FAT32 Trước Khi Cài OSR2

      Bạn cần phải có đĩa khởi động của OSR2. Trong đĩa này sẽ có đầy đủ FDISK và FORMAT phiên bản mới. Để tạo ra nó có hai cách:

      Cách1: bắt đầu cài OSR2, tiến hành bình thường cho đến khi được đề nghị tạo đĩa khởi động, trả lời có để tạo ra nó rồi sau đó thoát khỏi quá trình cài đặt. Bạn sẽ có một đĩa khởi động với đầy đủ FDISK, FORMAT mới.

      Cách 2: chỉ thực hiện được nếu bạn đang dùng Windows 95, bạn đã cài đặt nó từ đĩa Win95 Full CD và bạn đang có trong tay đĩa OSR2 Full CD. Cho đĩa mềm trắng vào ổ A và cho đĩa CD OSR2 vào ổ CD-ROM. Sau đó

145

vào Control Panel > Add/Remove Programs > Startup Disk, rồi nhấn nút Create Disk. Win95 sẽ tạo đĩa khởi động bằng cách lấy các file dữ liệu từ đĩa OSR2.

     Để Chuyển Đổi FAT16 Sang FAT32 Và Ngược Lại

      PowerQuest đã cho ra đời sản phẩm Paritition Magic 3.0. Khi chúng tôi sử dụng tiện ích này để chuyển đĩa cứng sang chế độ sử dụng FAT32, kích thước phần trống của đĩa tăng từ 58 lên 268MB với một đĩa 1.2 GB. Tuy nhiên kết quả đối với bạn có thể khác tuỳ thuộc vào kiểu của các file trên đĩa cứng của bạn.

      Microsoft cũng có một tiện ích tương tự nhưng chỉ cho phép chuyển đổi 1 chiều từ FAT16 sang FAT32 là CVT.EXE. Tiện ích này vẫn còn đang ở dạng beta test và đi cùng với bản OSR2 và Memphis.

      Để nhận biết một đĩa cứng đã sử dụng FAT32 hay chưa bạn nhất nút phải chuột vào biểu tượng một ổ đĩa đó trong My Computer rồi chọn chọn properties . Nếu thấy tham số Type là FAT32 là đúng

Sử Dụng ổ Đĩa Cứng IDE

            1- Sơ Nét Về Ðặc Tính Kỹ Thuật:

      A/ Giao Tiếp:

       ổ đĩa cứng đang được dùng đại trà hiện nay trên các máy PC gia đình là loại theo chuẩn giao tiếp IDE do tính dễ lắp ráp và giá thành thấp. Ngoài ra còn có chuẩn SCSI nhưng không thông dụng do giá thành cao, đòi hỏi phải có card SCSI riêng cũng như phần mềm quản lý các thiết bị SCSI riêng.

      B/ Lắp Ráp, Kết Hợp Và DI Chuyển:

       Máy PC cho phép bạn sử dụng 2 ổ đĩa cứng (Mainboard đời cũ) hay 4 ổ đĩa cứng (Mainboard đời mới) cùng lúc. Ðể phân biệt các ổ đĩa trên cùng 1 cáp tín hiệu, chúng ta phải xác lập bằng cách nối tắt các chân cắm được quy định cụ thể trên từng ổ đĩa (set jumper). Nhà sản xuất luôn cung cấp sơ đồ set jumper kèm theo ổ đĩa của mình vì nếu thiếu, chỉ có cách là set "mò" hay dựa trên ổ đĩa khác.

      Chú ý: Bạn phải hiểu về nguyên lý, máy tính xem ổ đĩa cứng là 1 thiết bị IDE hay nói một cách khác, máy PC cho phép bạn sử dụng tối đa 4 thiết bị IDE nối vào 2 dây cáp. ổ đĩa CDROM theo chuẩn giao tiếp IDE cũng được xem là 1 thiết bị IDE nên sẽ được tính vào tổng số nầy.

      Các quy ước khi lắp ráp, kết hợp ổ đĩa:

      Dây cáp: Cáp tín hiệu của ổ đĩa cứng có 3 đầu nối giống y nhau. 1 đầu để gắn vào đầu nối IDE trên Card I/O hay mainboard, 2 đầu còn lại để gắn vào đầu nối trên 2 ổ đĩa cứng. Khi cắm dây, chú ý cắm sao cho vạch sơn đỏ ở cạnh cáp nối với chân số 1 của đầu nối. Thường chân số 1 được quy ước như sau:

       Trên mainboard hay trên card I/O: Cạnh có ghi số 1 hay có dấu chấm tròn hay dấu tam giác.

      Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên mainboard, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp.

       Trên ổ đĩa: Cạnh có ghi số 1 hay vạch sơn đỏ trên cáp nằm sát dây cắm nguồn.

      Chú ý: Có hãng sản xuất, đã ngừa trường hợp cắm ngược cáp bằng cách bỏ bớt 1 chân ở đầu nối trên ổ đĩa cứng, và bít 1 lổ tương ứng ở đầu nối trên cáp.

       Khi nối cáp, cố gắng xoay trở đầu cáp sao cho đoạn dây đi từ mainboard hay Card I/O đến ổ đĩa cứng là ngắn nhất. Thậm chí bạn có thể nối đầu giữa lên Mainboard, 2 đầu bìa lên ổ đĩa cứng.

146

      ổ đĩa: Giữa 2 nhóm ổ đĩa 1,2 và 3,4 phân biệt bởi hai dây cáp gắn vào 2 đầu nối Pri (thứ nhất 1,2) hay Sec (thứ nhì 3,4). Giữa ổ đĩa 1,2 hay 3,4 phân biệt bằng cách set Jumper trên mỗi ổ đĩa là Master (1,3) hay Slave (2,4).

       - Trên ổ đĩa có các set sau:

Master (single): Chỉ sử dụng 1 ổ đĩa duy nhất.

Master (dual): ổ nầy là master nhưng có kết hợp với ổ khác.

Slave: ổ nầy là slave.

Cable Selec: Xác lập master hay slave bằng cáp (giống ổ đĩa mềm)

       Thông thường bạn nên set là Master (dual) hay Slave, nhưng khi dùng ổ đĩa Caviar có khi bạn bắt buộc phải set là Master (single) nó mới chịu chạy.

       ổ đĩa khởi động bắt buộc phải được set là Master và được gắn vào cáp Pri (1).

       Có trường hợp 2 ổ đĩa không chịu chạy chung với nhau khi gắn cùng 1 cáp. Bạn phải sử dụng 2 cáp cho 2 ổ đĩa nầy, nếu máy bạn không có đường cáp thứ 2 bạn buộc phải đổi ổ đĩa khác (hay xảy ra với ổ Caviar của WD).

      Chú ý: Trong số những cải tiến trong BIOS của mainboard P5, quan trọng và có ích trong sử dụng là phần BOOT máy. Cải tiến nầy giúp bạn khỏi mất thì giờ đặt lại các jumper cho ổ đĩa cứng khi chuyển đổi.

       Bạn có thể chọn lựa cho Boot máy bằng ổ đĩa mềm A, ổ đĩa CD ROM, ổ đĩa SCSI, ổ đĩa cứng C hay D, E, F (nếu có). Nghĩa là ngoài các ổ đĩa truyền thống như A, C, bạn có thể cho Boot bằng CD ROM và bất cứ ổ đĩa cứng vật lý nào đang có trên máy mà không cần phân biệt chúng đang là Master hay Slave, là IDE hay SCSI.

      Thí dụ: Máy bạn có ổ đĩa A, 1 ổ đĩa CDROM (G), 3 ổ đĩa cứng IDE (C, D, E), 1 ổ đĩa cứng SCSI (F). Bạn có quyền chỉ định cho khởi động bằng ổ đĩa nào trong số các ổ đĩa nầy (A, C, D, E, F, G) cũng được.

       Khi bạn sử dụng Win97 (OSR2 hay Memphis), bạn không cần khai báo ổ đĩa cứng thứ 2 trở đi trong Bios (kể cả ổ mềm). Win97 tự biết các ổ đĩa nầy và đặt tên cho chúng tiếp theo tên ổ đĩa Logic cuối cùng trên ổ đĩa vật lý có khai báo. Dĩ nhiên là khi đó chúng không thể khởi động được do không có khai báo.

      C/ Tuổi Thọ:

       Tuổi thọ của ổ đĩa cứng chính là tuổi thọ của các thành phần di chuyển trong cấu tạo ổ đĩa. ổ đĩa có 2 mô tơ chính là mô tơ quay đĩa và mô tơ dịch chuyển đầu từ. Ðể đảm bảo tốc độ truy xuất cao của ổ đĩa, ổ đĩa cứng bắt buộc phải quay liên tục từ khi bạn mở máy cho đến khi bạn tắt máy và đầu từ luôn luôn treo lơ lửng phía trên mặt đĩa 1 khoảng cách cực nhỏ bởi 1 lớp đệm khí được tạo ra do tốc độ quay nhanh (khi ổ đĩa ngưng quay, đầu từ sẽ "đáp" lên trên mặt đĩa do mất lớp đệm khí. Ðể an toàn, hãng sản xuất tạo vị trí đáp tự động cho đầu từ khi tắt máy). Như vậy mô tơ quay đĩa có chế độ làm việc nặng nhất và tuổi thọ của nó quyết định tuổi thọ của ổ đĩa. Hay nói 1 cách khác, tuổi thọ của ổ đĩa tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng máy chớ không tuỳ thuộc vào thời gian truy xuất ổ đĩa như đĩa mềm.

       Về nguyên tắc kỹ thuật trong việc sử dụng động cơ, càng ít lần tắt mở động cơ càng thọ. Như vậy khi bạn cho máy chạy liên tục 24/24, ổ đĩa cứng của bạn sẽ đạt thời gian sử dụng tối đa. Ðối với máy gia đình, do việc sử dụng không liên tục (mỗi ngày mở máy vài lần) nên tuổi thọ ổ đĩa có giảm nhưng bù lại thời gian sử dụng thực sẽ kéo dài hơn (thí dụ: ổ đĩa nếu chạy liên tục 24h/ngày sẽ thọ thọ 10.000giờ tức là 417 ngày thực tế, nếu chạy không liên tục 8h/ngày, tuổi thọ giảm còn 7.000giờ nhưng sẽ là 875 ngày thực tế). Việc tắt mở máy còn làm tăng nguy cơ va chạm đầu từ với mặt đĩa, tạo hư hỏng không phục hồi được. Do đó bạn càng hạn chế việc tắt mở máy càng tốt.

147

       Trong Bios các máy mới thường hay có mục chỉ định ngừng ổ đĩa cứng khi không hoạt động sau 1 thời gian nhất định (Power Manager). Chúng tôi khuyên bạn đừng sử dụng mục nầy vì nó chỉ có tác dụng trên những máy xách tay là loại máy mà người ta chấp nhận giảm thọ tất cả các linh kiện trong máy để đổi lấy thời gian sử dụng pin lâu. Nếu bạn thích sử dụng mục nầy thì cứ thử và chú ý tiếng kêu của ổ đĩa khi chuyển trạng thái hoạt động, có thể bạn sẽ cảm thấy tội nghiệp ổ đĩa của bạn.

      2- Bios Setup:

       Sau khi lắp ráp ổ đĩa, bạn phải làm thủ tục khai báo trong Bios để máy chấp nhận cho ổ đĩa là 1 thành phần của máy. Có 2 trường hợp khai báo cho ổ đĩa dưới 528Mb và trên 528Mb.

      ổ đĩa dưới 528Mb: Khai báo bình thường trên mọi loại mainboard cũ cũng như mới. Bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản hay dùng Auto Detect IDE.

      ổ đĩa trên 528Mb: Ðối với các mainboard đời mới, bạn cần khai báo C (cylinder) H (head) S (sector) theo số liệu nhà sản xuất ghi trên nhản sau đó chọn thêm mục LBA hay dùng Auto Detect IDE rồi chọn thông số do Bios đề nghị có kèm LBA. Ðối với mainboard đời cũ không có mục LBA, bạn không thể sử dụng được phần dung lượng trên 528Mb của ổ đĩa thông qua Bios, bạn bắt buộc phải dùng chương trình Disk Manager của hãng sản xuất ổ đĩa cứng (Quantum, WD, Ontrack...), chương trình nầy cũng đảm trách luôn việc Fdisk và Format cho ổ đĩa (đặc tính của chương trình nầy chúng tôi sẽ bàn sau).

      3- Quản Lý, Sử Dụng:

      A/ Cách Quản Lý Của Hệ Ðiều Hành:

       Ðặc điểm quan trọng mà người sử dụng cần hiểu rõ là cách cấp phát không gian đĩa để chứa file của hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành có 1 cách quản lý khác nhau, chúng tôi chỉ chú trọng bàn về Dos, Win95 và sẽ nói sơ về Win NT.

      Dos, Win 95: Tùy theo dung lượng của ổ đĩa Logic mà đơn vị cấp phát cho tập tin thay đổi theo. Cụ thể như sau:

Dung Lượng ổ Đĩa Logic Ðơn Vị Cấp Phát (Cluster)

Ðến 31,5Mb 512Byte

trên 31,5 1Kb

trên 64Mb 2Kb

trên 127Mb 4Kb

trên 254,9Mb 8Kb

trên 504,9Mb 16Kb

trên 1Gb 32Kb

trên 2Gb 64Kb

    Cách cấp phát trên có nghĩa là tuỳ theo file của bạn có kích thước bao nhiêu mà hệ điều hành sẽ cấp phát số đơn vị (cluster) tương ứng. Dung lượng đơn vị phải bằng hoặc lớn hơn dung lượng file cần chứa, nếu trong 1 đơn vị cấp phát còn dư cũng sẽ bị bỏ, không dùng chứa file khác được. Thí dụ: Trên ổ đĩa 860Mb. Nếu file 234byte sẽ được cấp 1 cluster 16Kb, Nếu file 50Kb sẽ được cấp 4 cluster 64Kb.

     Như vậy trên ổ đĩa logic có dung lượng lớn, bạn chứa file nhỏ càng nhiều, bạn càng bị mất dung lượng đĩa do có những khoảng bị bỏ trống quá nhiều. Ðiều nầy dẩn đến việc cần phải tính toán chia ổ đĩa Logic sao cho kích thước Cluster là có lợi nhất tuỳ theo thực tế sử dụng.

148

    Win NT: Nói tổng quát, Win NT có thể sử dụng cách quản lý đĩa của Dos, Win 95 để bạn có thể sử dụng đồng thời Win NT và Dos, Win 95 trên cùng 1 máy. Nhưng Win NT cũng có 1 cách quản lý riêng của mình là đơn vị cấp phát lớn tối đa chỉ có 4Kb cho ổ đĩa logic trên 254,9Mb và không có bất kì hệ điều hành nào có thể sử dụng được ổ đĩa do Win NT quản lý theo kiểu riêng.

     B/ Sử Dụng:

     Ðể sử dụng được ổ đĩa cứng với hệ điều hành Dos/Win 95, bạn phải tiến hành các thủ tục sau:

    Fdisk: chương trình dùng để chỉ định cho hệ điều hành quản lý ổ đĩa như thế nào.

    Format: Ðịnh dạng đĩa theo tiêu chuẩn quy định của hệ điều hành để hệ điều hành có thể sử dụng được ổ đĩa.

     Trong trường hợp bạn mới ráp máy hay làm lại ổ đĩa master của mình, bạn phải khởi động bằng đĩa mềm rồi mới dùng chương trình được chứa trên đĩa mềm mà tiến hành thao tác với ổ đĩa cứng.

    Cách làm đĩa mềm khởi động như sau:

     * Ðưa đĩa mềm vào ổ đĩa A, đánh lịnh FORMAT A: /S

     * Chép tối thiểu các file sau lên đĩa mềm: Fdisk, format, Sys (Chú ý: phải cùng version với Dos bạn đã dùng để format đĩa mềm trước đó). Bạn có thể chép thêm NC, các chương trình chống Virus, các chương trình tiện ích...tuỳ theo nhu cầu và dung lượng đĩa mềm còn trống.

    4- Cách Sử Dụng Fdisk:

     Khi bạn đánh lịnh Fdisk, màn hình đầu tiên như sau:

     FDISK Options

     Current fixed disk drive: 1

     Choose one of the following:

     1. Create DOS partition or Logical DOS Drive

     2. Set active partition

     3. Delete partition or Logical DOS Drive

     4. Display partition information

     5. Change current fixed disk drive

     Enter choice: [1]

Giải thích:

    * Create DOS partition or Logical DOS Drive: Tạo khu vực trên đĩa (có thể là 1 phần, có thể là toàn bộ) và tạo ổ đĩa Logic cho Dos sử dụng.

     Trong mục nầy còn có các mục con sau:

     Create DOS Partition or Logical DOS Drive

149

     Current fixed disk drive: 1

     Choose one of the following:

     1. Create Primary DOS Partition

     2. Create Extended DOS Partition

     3. Create Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

     * Ðầu tiên bạn phải tiến hành mục 1 tức là tạo Partition Dos thứ nhất. Vùng nầy có đặc điểm là chỉ chứa 1 ổ đĩa duy nhất có dung lượng chiếm toàn bộ không gian vùng và chỉ ổ đĩa nầy được phép khởi động. Nếu bạn không chia nhỏ ổ đĩa cứng vật lý thì bạn cho vùng nầy chiếm toàn bộ ổ đĩa vật lý và quá trình fdisk kể như hoàn tất, Dos sẽ tự động chỉ định cho ổ đĩa nầy là ổ khởi động. Nếu bạn muốn chia nhỏ ổ đĩa, bạn chỉ định kích thước cụ thể cho vùng nầy rồi tiến hành mục 2.

     * Mục 2 tạo vùng đĩa mở rộng dành cho Dos. Dung lượng là không gian còn lại của ổ đĩa vật lý hay chỉ 1 phần nếu bạn muốn dự trữ 1 vùng riêng ngoài tầm kiểm soát của Dos (dành cho hệ điều hành khác) gọi là vùng Non Dos. Vùng Dos mở rộng nầy sẽ chứa tất cả các ổ đĩa Logic mà bạn muốn tạo và bạn tiến hành tạo chúng bằng mục 3.

     Khi tạo ổ đĩa Logic bạn nên chú ý là đừng nên tạo quá nhiều (tốt nhất là 2) vì dung lượng còn trống sẽ bị phân tán trên từng ổ đĩa Logic khiến cho việc cài đặt các chương trình lớn trở nên khó khăn. Ngoài ra nếu bạn có nhiều ổ đĩa vật lý, bạn cần chú ý cách gán tên ổ đĩa Logic của Dos như sau:

     Dos đặt tên theo thứ tự ABC và gán cho vùng Pri trên mỗi ổ đĩa vật lý trước (theo thứ tự ổ đĩa vật lý) sau đó mới đến các ổ đĩa Logic trên vùng Ext của từng ổ đĩa theo thứ tự. Thí dụ: Có 2 ổ đĩa vật lý, trên ổ đĩa master (1) chia 1 Pri, 2 Logic, trên ổ đĩa Slave (2) chia như ổ 1. Chúng sẽ được gán tên như sau: ổ 1 có C (Pri), E, F (Logic). ổ 2 có D (Pri), G, H (Logic). Thứ tự gán tên rất quan trọng nếu sơ ý sẽ dẩn đến việc Format sai ổ đĩa.

    Set active partition: Chỉ định ổ đĩa được phép khởi động. Theo quy định của Dos, chỉ có ổ đĩa nằm trong Pri Partition mới được phép active (ổ đĩa C). Mục nầy chỉ dùng khi bạn không cho vùng Pri chiếm toàn bộ dung lượng ổ đĩa vật lý.

    Delete partition or Logical DOS Drive: Xoá bỏ những gì bạn tạo trong mục 1. Theo quy định của Dos, quá trình xóa phải ngược lại với quá trình tạo, nghĩa là cái gì tạo đầu tiên phải được xoá sau cùng và ngược lại.

     Trong mục nầy có các mục con:

     Delete DOS Partition or Logical DOS Drive

     Current fixed disk drive: 3

     Choose one of the following:

     1. Delete Primary DOS Partition

     2. Delete Extended DOS Partition

     3. Delete Logical DOS Drive(s) in the Extended DOS Partition

     4. Delete Non-DOS Partition

     Trong mục nầy bạn phải tiến hành ngược từ dưới lên trên tức là tiến hành theo thứ tự 4,3,2,1.

150

    Display partition information: Hiển thị tình trạng hiện tại của ổ đĩa cứng. Mục nầy bạn nên chọn đầu tiên để tránh tình trạng thao tác lộn ổ đĩa.

    Change current fixed disk drive: Chọn ổ đĩa vật lý để thao tác.

    Chú ý: Khi bạn Fdisk trên ổ đĩa cứng nào (logic hay vật lý) toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa đó sẽ bị xoá. Fdisk chỉ dùng cho ổ đĩa cứng, bạn không thể Fdisk ổ đĩa mềm.

    5- Cách Sử Dụng FORMAT:

     Việc phân vùng, tạo ổ đĩa Logic giống như mới quy hoạch miếng đất trống. Muốn sử dụng bạn còn phải cất nhà và đó là nhiệm vụ của Format.

     Format được dùng cho đĩa cứng lẩn đĩa mềm và gần như là chương trình thông dụng khi sử dụng máy tính. Nhưng Format có 2 tính năng chưa được đánh giá đúng mức là format triệt để (/u) là quá trình kiểm tra đĩa kỹ lưỡng nhất và format /q (format nhanh) là cách xoá đĩa có nhiều file nhanh nhất.

     Công dụng chính của Format /u là định dạng ổ đĩa theo đúng tiêu chuẩn của hệ điều hành. Bạn hãy tưởng tượng như việc san bằng mọi thứ hiện có trên miếng đất, chia lô rồi cất nhà, chia phòng, đặt số nhà, lên sơ đồ...để chứa hàng hoá sau này. Có nghĩa là làm mới toàn bộ, xoá bỏ hết cái cũ. Trong quá trình xây dựng nó còn kiểm tra đánh dấu vị trí xấu không sử dụng được.

     Công dụng của Format /q là không làm gì có ảnh hưởng đến hàng hoá hiện chứa trên miếng đất, mọi xây dựng cũ vẩn giữ nguyên. Nó chỉ làm một việc đơn giản là tuyên bố toàn bộ khu vực nầy hiện đang trống, chưa có gì cả. Khi nào có hàng hoá mới gởi vào nó mới tống cái cũ đi để chứa.

    6- Boot Bằng Dos Hay Windows 95:

     Sau khi bạn Fdisk xong, bạn có thể dùng lịnh Format c: /s để vừa định dạng vừa làm cho ổ đĩa cứng khởi động được.

     Trong trường hợp đĩa cứng đã format sẫn, bạn có thể cho khởi động bằng đĩa mềm rồi dùng lịnh SYS để chuyển các file hệ thống từ đĩa mềm xuống đĩa cứng, giúp cho đĩa cứng tự khởi động được.

     Nếu Sys từ đĩa mềm, hệ điều hành trên đĩa cứng sẽ giống y như đĩa mềm. Do đó cần cẩn thận chọn đĩa mềm đúng hệ điều hành khi muốn dùng lịnh Sys.

     7- Boot Bằng Dos Hay Windows 95:

     Ðể cho đĩa cứng khởi động bằng Dos version nào, bạn chỉ cần có đĩa mềm khởi động version đó rồi Sys xuống mà không cần phải cài lại nguyên bộ Dos hay Windows 95

    Chú ý: Trên đĩa mềm nên có thêm các file Fdisk, Format, Sys, Himem, Emm386, Smartdrv...cùng hệ điều hành.

     Khi Sys cho Windows 95, bạn phải tạo lại thông tin trong file MSDOS.SYS thì Windows mới chạy được. Thí dụ:

     [Paths]

     WinDir=C:\MEMPHIS

     WinBootDir=C:\MEMPHIS

     HostWinBootDrv=C

151

     [Options]

     BootMulti=1

     BootGUI=1

     BootWin=1

     Network=1

     Trong nội dung nầy quan trọng nhất là phần [Paths]. Phần nầy thay đổi tuỳ theo thực tế trên từng máy.

     Giải Thích:

    WinDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa Windows 95.

    WinBootDir=C:\MEMPHIS: Tên và địa chỉ của thư mục chứa file hệ thống cần thiết khi khởi động của Windows 95.

    HostWinBootDrv=C: Tên ổ đĩa khởi động.

         Boot 2 Hệ Ðiều Hành:

* Nếu đã có Dos: Bạn đổi các file

       Command.com thành Command.dos . Io.sys thành Io.dos . Msdos.sys thành Msdos.dos . Autoexec.bat thành Autoexec.dos . Config.sys thành Config.dos

       Rồi Sys Windows 95 từ đĩa mềm xuống. Cuối cùng tạo lại Msdos.sys giống như phần trên.

* Nếu đã có Windows 95: Bạn chép (copy) các file đã liệt kê của Dos xuống đĩa cứng và đổi đuôi là Dos. Cụ thể như: Command.dos, Io.dos, Msdos.dos, Autoexec.dos, Config.dos. Thêm dòng BootMilti=1 vào file Msdos.sys của Windows 95.

Chú ý:

* Nếu dùng Windows 95 bản OSR2 (950B), khi copy bạn đổi Io.sys thành IBMBIO.COM, Msdos.sys thành IBMDOS.COM. Các file khác vẫn như cũ. Cụ thể như:

Command.com thành Command.dos . Io.sys thành Ibmbio.com . Msdos.sys thành Ibmdos.com . Autoexec.bat thành Autoexec.dos . Config.sys thành Config.dos

     Ðồng thời bạn phải xóa file MSDOS .DOS nếu có hiện diện trong thư mục gốc.

     * Bạn phải sửa chữa các đường dẫn trong Autoexec.bat, Autoexec.dos và Config.sys, Config.dos cho đúng với tình

trạng của từng hệ điều hành ví có 1 số file hệ thống không thể dùng "lẫn lộn" được.

            8- Sử Dụng Disk Manager Của Hãng Sản Xuất Ðĩa Cứng:

    Có nhiều chương trình Disk Manager do các hãng sản xuất đĩa cứng đưa ra (Quantium, WD, Ontrack, Conner...), mục đích là giúp cho người dùng có thể sử dụng ổ đĩa lớn hơn 504MB trên máy đời cũ có BIOS không nhận biết được những ổ đĩa dung lượng lớn nầy.

152

    Khi sử dụng các chương trình nầy, bạn nên chú ý các vấn đề sau:

    ổ đĩa có dùng Disk Manager phải là ổ đĩa khởi động, vì nếu nó không là ổ đĩa khởi động, chương trình Disk Manager của ổ đĩa nầy sẽ không được nạp khi khởi động máy, và kết quả là máy của bạn không thể nhận diện cũng như sử dụng được ổ đĩa nầy.

    Chương trình nầy chỉ nên sử dụng trên các máy đời cũ (386), không nên sử dụng trên các máy đời mới (486, 586...) có BIOS hỗ trợ LBA. Vì nó không tương thích với Windows 95.

    Ðể "dụ khị" người sử dụng, các chương trình luôn luôn dùng đơn vị tính: 1MB=1000000Byte, khác với đơn vị tính của Dos là: 1MB=1048576Byte. Như vậy dung lượng ổ đĩa do các chương trình nầy báo cáo lớn hơn khoảng 5% dung lượng do Dos báo cáo.

    Khi bạn đã cài chương trình nầy, nó sẽ chiếm Master Boot Record làm "của riêng" và bạn không thể nào "tống khứ" nó đi được, dù cho dù bạn có Fdisk hay format lại. Bạn phải dùng Diskedisk xoá sạch Master Boot Record rồi sau đó mới Fdisk và format lại.

E-IDEBước Kế Tiếp Chuẩn IDE

    Không giống với quá trình phát triển liên tục và mạnh mẽ của các bộ vi xử lý trong máy vi tính nhằm đáp ứng yêu cầu của các phần mềm hiện nay, các đĩa cứng có hệ thống điều khiển theo chuẩn IDE đã làm hạn chế tính năng của toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy chuẩn E-IDE (Enhanced-IDE) đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề trên.

    1. Giới Thiệu

    Sự phát triển của các máy vi tính tăng một cách nhanh chóng và đều đặn. Các nhà sản xuất cố gắng tung ra thị trường những hệ thống nhanh hơn, mạnh hơn để phục vụ cho nhu cầu về Multimedia, video chuyển động liên tục và thực tại ảo - những mục tiêu của người sử dụng hiện nay. Phần lớn các chương trình và dữ liệu phục vụ cho các sản phẩm đó được chứa trong đĩa cứng của máy tính. Các sản phẩm phần mềm đó thường yêu cầu truy cập một khối lượng dữ liệu lớn trong đĩa cứng với tốc độ nhanh. Như vậy, một máy vi tính với chuẩn giao tiếp đĩa cứng IDE (Intergrated Drive Electronics) trở nên lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu.

    Cùng với việc ra đời của các bộ vi xử lý ngày càng mạnh, yêu cầu của người sử dụng cũng ngày càng tăng làm cho hệ thống đĩa cứng vô hình chung đã trở thành một cái cổ chia làm cản trở quá trình phát triển. Việc sản xuất và sử dụng chuẩn IDE tạo ra sự cản trở cho toàn bộ hệ thống. Vì lý do trên, một chuẩn mới có tên E-IDE (IDE tăng cường) đã được xây dựng. Các đặc tínnh mà E-IDE cung cấp đã thỏa mãn yêu cầu của các phần mềm hiện đại về khả năng quản lý đĩa cứng với dung lượng lớn hơn và tốc độ truy cập nhanh hơn. E-IDE cũng cho phép quản lý cùng một lúc đến 4 thiết bị mà 2 trong số đó có thể là các thiết bị khác đĩa cứng.

    2. Mô Tả Về IDE

    Dựa trên cấu trúc của chuẩn giao tiếp đĩa WD1003 được phát triển bởi IBM và Western Digital Corporation, giao tiếp IDE đã vượt lên trên cả hai chuẩn trước đó là ST506 và ESDI về tính năng trong khi hạ giá thành bằng cách chuyển phần lớn các hàm của bộ điều khiển vào thiết bị. Từ khi được giới thiệu vào năm 1986, chuẩn giao tiếp IDE (thường được gọi là ghép nối AT hay ATA) đã thâm nhập rộng rãi như một phương thức rẻ nhất và tiện lợi nhất để điều khiển đĩa cứng trên máy vi tính. Hiện nay 97% số máy PC mới sử dụng giao tiếp IDE để quản lý đĩa cứng. Tuy nhiên, mặc dù IDE rất thành công, cũng còn có một số hạn chế làm cho nó không còn thích hợp với các máy tính đời mới.

    Bốn Điểm Hạn Chế Chính Của Chuẩn IDE Là:

    Mỗi bộ điều khiển chỉ có một kênh truyền dữ liệu và nhiều nhất là hai thiết bọ có thể cùng sử dụng kênh đó.

    Các thiết bị đó chỉ có thể là đĩa cứng.

153

    Một partition đĩa cứng lớn nhất không quá 528 MB.

    Tốc độ truyền dữ liệu bị giới hạn trong khoảng 3MB/Giây.

    Phần cứng của máy tính PC/AT nguyên bản được thiết kế để hổ trợ cho 2 card điều khiển đĩa cứng, mỗi một card có thể điều khiển hai đĩa, mỗi đĩa cứng có một đường giao tiếp riêng. IDE cho phép dùng một đường giao tiếp cho hai ổ đĩa - một đĩa chủ (master) và một đĩa phụ (slave). Vì không phải tất cả các nhà sản xuất máy PC đều sản xuất các thiết bị sử dụng phương pháp giao tiếp đối ngẫu, nên hệ thống thường không thể hổ trợ quá 2 thiết bị, mặc dù trên thực tế từ MS-DOS 5.0, phần mềm hệ điều hành đã có khả năng hổ trợ tới 7 thiết bị.

    Trong thời gian gần đây giao tiếp IDE chỉ có thể hổ trợ đĩa cứng, như vậy các thiết bị như ổ CD-ROM hoặc đầu đọc băng từ (tape) không thể sử dụng được chuẩn IDE. Tình huống đó đã được cải thiện khi ổ đĩa CD-ROM, có khả năng nối trực tiếp với giao tiếp chuẩn IDE ra đời. Tuy nhiên những ổ đĩa loại trên không được thông dụng.

    Một trong những điểm hạn chế lớn nhất của chuẩn IDE là giới hạn 528 MB- dung lượng đĩa tối đa mà IDE có thể quản lý. Điều đó được quyết định thông qua cách mà BIOS và card điều khiển nắm giữ số lượng Cylinder, đầu từ và sector (CHS) của đĩa cứng, những thông số xây dựng nên dụng lượng đĩa. Bởi vì hệ thống phải thực hiện việc biên dịch hai tập hợp thông số đó, chỉ có những giá trị chung nhỏ nhất giữa chúng có thể được sử dụng để quyết định dung lượng đĩa tối đa của đĩa (xem hình 1).

    Trên phần lớn các hệ thống, vận tốc chuyển dữ liệu bị giới hạn bởi tốc độ đường dữ liệu IDS - tức là vào khoảng 2-3 MB/giây. Một thức tế đáng buồn là độ rộng của đường dữ liệu ISA là 16 bit, như vậy thật không dễ dàng làm tăng khối lượng dữ liệu trên đường truyền. Gần đây mặc dù có sự ra đời của cấu trúc local bus cũng không làm cải thiện được tình hình trên vì giao tiếp IDE nguyên thủy không được thiết kế để tận dụng đường truyền có độ mở rộng. Trên phần lớn các máy PC, local bus chỉ được sử dụng bởi hệ thống video trong khi đĩa cứng được gắn với đường dữ liệu ISA cổ lổ.

    3. Quá Trình Phát Triển Của E-IDE

    Nhận ra giới hạn của chuẩn IDE, nhiều nhà sản xuất máy PC đã sử dụng SCSI (giao diện các hệ thống máy tính nhỏ) như là một giải pháp. SCSI có hàng loạt các ưu điểm như:

    Có thể quản lý được nhiều nhất 7 thiết bị trên một card.

    Có thể điều khiển được ổ đĩa CD-ROM, ổ đọc băng từ, ổ đĩa quang và thậm chí cả scanner (máy quét hình).

    Loại SCSI mới nhất có tên Fast Wide SCSI-2 có khả năng chuyển dữ liệu với tốc độ 20 MB/giây bằng cách sử dụng một cache có sẵn trong card.

    Mặc dù có rất nhiều ưu điểm như đã nêu trên, SCSI được xem là một sự lựa chọn đắt tiền vì card điều khiển lẫn thiết bị tuân theo chuẩn đó đều đắt hơn so với các card và thiết bị IDE.

    Nhận thấy thị trường cần một thứ gì đó tốt hơn IDE, các nhà sản xuất đĩa cứng chính quyết định xây dựng nên chuẩn E-IDE, một chuẩn hứa hẹn sẽ mang lại tính năng cao và nhiều ưu điểm nhưng có giá cả cạnh tranh.

    E-IDE đã được thiết kế để cải tiến các hạn chế của chuẩn IDE trước đây bằng cách hổ trợ các đĩa cứng dung lượng lớn hơn, quản lý tới 4 thiết bị trên hai đường giao tiếp riêng biệt, hổ trợ CD-ROM, bămng từ và có tốc độ truyền nhanh hơn.

    Điểm quan trọng đặc biệt về E-IDE: Nó là một sự mở rộng của chuẩn IDE và vì vậy nó hoàn toàn tương thích với chuẩn IDE trước đó. Điều đó có nghĩa là bạn có thể sử dụng thiết bị E-IDE trên một máy PC có các thành phần IDE, mặc dù như vậy các thiết bị đó hoạt động không hiệu quả so với khi chúng được nối với một card điều khiển E-IDE.

    Chuẩn E-IDE sử dụng một tập lệnh và thanh ghi điều khiển mở rộng đã đem lại 5 điểm tăng cường so với chuẩn ATA gốc.

154

    3.1. Dung Lượng

    Vấn đề về giới hạn 528 MB của chuẩn IDE được giải quyết bằng cách sử dụng một bảng tham số điều khiển tăng cường, toàn bộ 24 Aàbit được sử dụng để quyết định tham số điều khiển. 24 bit đó được chia ra thành các phần, 10 bit được sử dụng để chỉa ra số cylinder, 8 bit cho số đầu từ và 6 bit còn lại dành để lưu trữ số sector. Như vậy số lượng giới hạn sẽ là cylinder, 255 đầu từ và 64 sector trong một đĩa.

    EDPT mới tạo ra một sửa đổi trong ngắt 13H vì vậy nó sẽ dịch thông tin về số cylinder, đầu từ, sector được chuyển tới nó cho một địa chỉ khối logic 28 bit (LBA). Sau đó LBA được nạp vào trong các thanh ghi hồ sơ tác vụ của ổ đĩa. Bit 6 của thanh ghi DSH của ổ đĩa được sử dụng để chặn phần chương trình điều khiển ổ đĩa (phần sụn - firmware) và thông dịch các thông tin trong các thanh ghi hồ sơ tác vụ thành khuôn dạng LBA thay cho thông tin về số cylinder, đầu từ và sector. Quá trình chuyển đổi đó làm cho số lượng đầu từ hợp lệ thay đổi từ 32 đến 255 và sẽ cho phép dung lượng tối đa là 8,4 GB.

    Sử dụng LBA để điều khiển tham số ổ đĩa có nghĩa là toàn bộ 28 bit có thể được sử dụng để quyết định dung lượng đĩa, đem lại một giới hạn lý thuyết là 136,9 GB. Thật đáng tiếc là DOS chỉ có khả năng đánh địa chỉ trong phạm vi 8,4 GB và hiện nay đó là giới hạn của một ổ đĩa đơn. Các hệ điều hành xử lý không thông qua BIOS như UNIX có thể sử dụng khả năng đánh địa chỉ của LBA và như vậy chúng sẽ hổ trợ các ổ đĩa có dung lượng lớn hơn 8,4 GB.

    3.2 Nhiều Thiết Bị

    Chuẩn E-IDE cung cấp (tối thiểu) sự hổ trợ cho hai cổng độc lập, mỗi cổng có khả năng quản lý hai thiết bị thông qua hai kênh làm việc tách biệt. Các cổng đó được thiết kế thành một cổng chính và một cổng phụ. Chúng sử dụng các ngắt cứng khác nhau đó là IRQ14 và IRQ15.

    Với một cổng IDE chuẩn đơn, mỗi kênh làm việc có khả năng hổ trợ hai thiết bị IDE một là Master (Chủ) và một làm Slave (Tớ), nhưng chỉ có duy nhất một lệnh được phép thực hiện tại một thời điểm đối với mỗi kênh. Cổng đối ngẫu của chuẩn E-IDE có khả năng thực hiện đồng thời hai lệnh cho phương pháp mô phỏng để tăng cường tính năng của hệ thống. Như vậy có thể định hình một hệ thống với hai thiết bị, một nằm trên cổng chính và một nằm trên cổng phụ. Sự phân bố đó sẽ đem lại tính năng cao hơn so với cấu hình Master - Slave khi quá trình vào/ra đĩa ngày càng tăng.

    Tương tự như vậy, các cổng đối ngẫu IDE cho phép một thiết bị có tốc độ cao được nối vào cổng chính và một thiết bị chậm hơn nối vào cổng chính và một thiết bị chậm hơn nối vào cổng phụ. Nếu cấu hình như trên được hình thành, nó sẽ cho phép phát sinh cho cổng chính (chỉ cổng chính mà thôi) một quá trình chuyển dữ liệu theo IDE tốc độ cao thông qua việc tính toán thời gian. Có thể đây là một giải pháp tối ưu hóa không mang lại chút lợi ích nàokhi phát sinh việc tính toán thời gian cho quá trình truy nhập các thiết bị có tốc độ chậm như CD-ROM hoặc băng từ. Ngược lại, một người sử dụng thông thường hiếm khi yêu cầu dữ liệu thồng thời trên cả đĩa cứng và CD-ROM, như vậy hoàn toàn có thể chia xẻ một cổng cho một đĩa cứng IDE với một CD-ROM IDE.

    Phần lớn các máy tính đời mới sử dụng thiết kế VL-Bus hoặc PCI. Trong phần lớn các trường hợp, cổng chính sẽ sử dụng Local Bus còn cổng phụ sẽ giao tiếp thông qua ISA Bus thông thường. Vì vậy, các thiết bị có tốc độ cao như đĩa cứng được ghép nối vào cổng chính còn các thiết bị chậm hơn sẽ giao tiếp thông qua cổng phụ. Trong tương lai, hoàn toàn có thể thiết lập cả hai cổng thông qua Local Bus để tăng cường tính năng của toàn bộ hệ thống.

    Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của E-IDE là khả năng hổ trợ đĩa gương (mirroring) và đĩa kép (duplexing).

    Mirroring là mức đầu tiên của RAID (Redundant Array of Inexpensive/ Independent Disks). Một cặp thiết bị được "phản chiếu" nghĩa là mỗi thiết bị đọc và ghi cùng một dữ liệu. Nếu một trong hai thiết bị hỏng, thiết bị còn lại vẫn cho phép truy nhập dữ liệu.

    Duplexing là mức thứ hai của RAID. Một hệ thống lưu trữ kép nhỏ sử dụng các bộ điều khiển phần cứng tách biệt để giao tiếp giữa các tiết bị và hệ thống. Mirroring được sử dụng để đề phòng trường hợp hỏng hóc đĩa còn duplexing được thiết kế để tránh các trường hợp sai hỏng bộ điều khiển đĩa.

155

    Phần lớn các nhà sản xuất máy PC sẽ nhờ đến một giải pháp sử dụng SCSI nhằm cung cấp hoặc là duplexing hoặc là Mirroring bằng cách sử dụng 4 ổ đĩa SCSI và hai bộ điều khiển SCSI. Tương tự như vậy, các hệ thống kém sức chịu đựng sử dụng kỹ thuật RAID, nhưng những giải phảp trên thường tốn kém và là độc quyền của một số nhà sản xuất. Giải pháp chuyển đổi sang sử dụng cổng đối ngẫu của E-IDE có thể cung cấp các chức năng tương đương với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các bộ điều khiển SCSI và tránh được sự độc quyền của các nhà sản xuất RAID.

    3.3. Tốc Độ Truyền

    Bằng cách khai thác hiệu quả giao tiếp VL- Bus hoặc PCI trong các máy PC đời mới, E-IDE có thể thành công trong việc truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn giới hạn 2-3 MB/giây của sự hợp tác giữa IDE và ISA. Để sử dụng được phần khe cắm mở rộng mà kiến trúc local bus cung cấp, một tập hợp các chế độ chuyển dữ liệu mới đã được cài đặt trong chuẩn E-IDE. Các chế độ đó cho phép máy PC có tốc độ truyền dữ liệu biến thiên từ 8-20 MB/giây, vì vậy E-IDE có khả năng đối sánh với các SCSI chất lượng cao về mặt tính năng.

    Các phương thức truyền theo chế độ nguyên bản 1 và 2 được định nghĩa trong chuẩn IDE vẫn được giữ nguyên trong E-IDE. Đó là vào/ra bộ xử lý (PIO) và truy nhập bộ nhớ trực tiếp (DMA), mỗi phương thức cho phép thiết bị chuyển dữ liệu theo đường truyền 16 Bit. Dựa trên tính chất vật lý của đĩa cứng và chu trình thời gian, các chế độ đó có thể đạt được tốc độ truyền lớn nhất là 8.33 MB/giây.

    Với chế độ 3 mới, quá trình truyền dữ liệu từ card E-IDE tới thiết bị được quản lý bởi một bộ điều khiển ảo sử dụng công nghệ điều khiển tràn có dùng tín hiệu sẵn sàng của kênh vào/ra (IORDY). Chế độ đó định nghĩa một thiết bị vào/ra CPU có tốc độ truyền 120 ns (nano giây) và sử dụng phương thức truyền PIO. Như vậy tốc độ truyền sẽ phụ thuộc vào tốc độ bộ nhớ của máy tính (xem hình 3). Bộ nhớ của máy càng nhanh thì tốc độ truyền càng lớn và khả năng lớn nhất có thể đạt được là 11,11 MB/giây.

    Một điểm đáng chú ý là Seagate đã chọn để miêu tả các đĩa E-IDE của họ như là các thiết bị ATA nhanh. Các đặc tính kỹ thuật mà Seagate đưa ra bao gồm khả năng đặc biệt đọc và ghi nhiều khối, như vậy nó có thể nâng tốc độ của quá trình truyền dữ liệu tới 4 MB/giây khi ghép nối với một giao tiếp IDE chuẩn. Ngoài các khả năng bổ sung thiết bị do Seagate cung cấp có các tính năng hoàn toàn tương thích với chuẩn E-IDE.

    Vào thời điểm hiện đại, chế độ 3 cung cấp khả năng truyền dữ liệu nhanh nhất. Tuy nhiên chế độ 4 đã được phát triển và kiểm ngihệm và nó mang lại một tốc độ nhanh hơn (khoảng 16,7 MB/giây). Các nhà sản xuất đĩa cứng Conner và Seagate đã tung ra thị trường các sản phẩm tuân theo chế độ 4 và hy vọng nó sẽ được sử dụng rộng rãi trong quý 2 của năm nay.

    Cuối cùng, đó là chế độ 5, chế độ có khả năng tốc độ truyền dữ liệu tới 20 MB/giây, sách ngang với Fast Eide SCSI về mặt tính năng (xem hình 3). Các thông số kỹ thuật của chế độ 5 vẫn chưa hoàn thành nhưng các sản phẩm tuân theo chế độ 5 sẽ được đưa vào sử dụng trong cuối năm nay. Nguyên nhân mang lại tốc độ truyền cao là thiết kế và chất lượng của cáp giao tiếp. Dây cáp kiểu cũ tạo ra giới hạn về tốc độ truyền cho chế độ 5, do đó trong tương lai các nhà sản xuất PC có thể sẽ phải sử dụng một loại cáp mới.

    3.4. Chỉ Số Về ATAPI

    Như vậy, E-IDE đã có thể đối sánh một cách hiệu quả hơn so với SCSI hùng mạnh, việc hổ trợ các thiết bị khác đĩa cứng đã được đưa vào chuẩn. Giao diện gói ATA (ATAPI), hoàn thành vào năm 1994, định nghĩa một tập lệnh mới trong đó có yêu cầu đánh địa chỉ các thiết bị như CD-ROM và băng từ thông qua giao diện ATA.

    ổ đĩa CD-ROM sử dụng giao diện E-IDE hiện nay đã có bán trên thị trường và sau đó một thời gian sẽ có các ổ đọc băng từ tuân theo ATAPI. Ưu điểm của các thiết bị E-IDE là giá cả. Phần lớn các máy PC trên thị trường đang sử dụng ổ đĩa cứng IDE, vì vậy điều dễ hiểu là nên sử dụng ổ đĩa cứng IDE, vì vậy điều dễ hiểu là nên sử dụng cùng một kiểu giao tiếp hơn là cài đặt một card SCSI đắt tiền hoặc một card điều khiển độc quyền khác.

    Các ổ đĩa CD-ROM tuân theo ATAPI có thể sử dụng với bất kỳ card âm thanh nào để thể hiện một cách đầy đủ mức MPC2 về Multimedia. Một dây cáp tiếng chuẩn sẽ cung cấp đường tiếng từ ổ đĩa tới card âm thanh.

    3.5 "Cắm Là Chạy"

156

    Cuối cùng, ổ đĩa E-IDE cung cấp các thông tin bổ sung BIOS và các phần mềm điều khiển để cho phép phát hiện tự động các đặc tính của E-IDE mà không nhờ tới người sử dụng. Tính năng đó sẽ giúp ích rất nhiều cho các máy tính "Plug -and-Play" trong tương lai.

    Thực tế là một số máy PC cũ sẽ không tận dụng được hết các chức năng của E-IDE vì sự gượng ép khi làm việc với BIOS và Bus hệ thống. Phần lớn các máy PC sản xuất trong 2 năm trở lại đây có kiến trúc local - bus có thể sử dụng được E-IDE. Trong tương lại sắp tới, mọi đĩa cứng IDE cũ sẽ được thay thế bằng chuẩn E-IDE mới. Điều đó có nghĩa là thế hệ máy PC tiếp theo và có giá cả cạnh tranh.

    E-IDE mang lại cho người sử dụng khả năng lưu trữ lớn hơn và đã gỡ bỏ được cản trở thừa kế từ chuẩn IDE. Đó là chính là điều mà thị trường cần khi mà các ứng dụng hiện nay bắt đầu làm cho người ta nhận ra giới hạn của hệ thống đĩa cứng.

Sử Dụng ổ Đĩa CD ROM

1- Ðặc Tính Kỹ Thuật:

    ổ đĩa CD ROM có 2 loại giao tiếp là:

     A/ ISA hay AT Bus: Cho các ổ đĩa cũ, tốc độ 1 hay 2. Khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào Card âm thanh hay Card I/O riêng. Thường các Card âm thanh hay thiết kế sẵn đầu nối cho 3 loại ổ đĩa thông dụng là Pana, Sony và Mitsu. Các hãng sản xuất không nổi tiếng phải bán kèm Card riêng cho ổ đĩa của mình.

     B/ IDE: Cho các ổ đĩa đời mới, tốc độ 2 trở đi. Khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào đầu nối IDE của I/O như ổ đĩa cứng hay nối vào đầu nối IDE của Card Sound.

      Ðể nhận diện loại giao tiếp, bạn đừng căn cứ và cáp vì chúng có thể giống nhau. Bạn nên quan sát phía sau ổ đĩa, chúng thường có một bộ Jumper với các vị trí Set như sau: Master, Slave, Cap Selec cho IDE. Không Jumper hay có Jumper Set ID= 0, 1, 2, 3 cho ISA.

     2- Cài Ðặt:

     A/ Loại ISA:

      Bạn nối cáp tín hiệu vào Card riêng hay Card Âm thanh có đầu nối dành cho ổ đĩa của bạn. Nếu là Card âm thanh nhà sản xuất thường có ghi đầu nào dành cho ổ đĩa nào lên hẳn Card cho dễ, nếu trên Card không ghi, bạn nên xem trong sách hướng dẫn.

      Bạn phải Set địa chỉ cho ổ đĩa CD ROM bằng các Jumper trên Card đời cũ hay bằng phần mềm trên card đời mới. Thường đối với loại ISA, bạn không cần Set ngắt.

      Nếu bạn nối vào Card sound, đầu tiên bạn phải cài đặt các chương trình điều khiển card sound. Chỉ khi nào Card sound chạy tốt, ổ đĩa CD ROM mới hoạt động được. Ðó là do nó phải mượn đường đi qua card sound.

     B/ Loại IDE:

      Bạn nối vào đầu còn lại của cáp ổ đĩa cứng, vào đầu nối IDE trên card âm thanh hay vào đầu nối Sec IDE trên mainboard. Bạn phải Set ổ đĩa CD ROM của bạn là Master hay Slave sao cho không đụng với các ổ đĩa cứng hay ổ đĩa đang có. Nếu nó 1 mình 1 cáp thì Set sau cũng được.

      Nếu bạn nối vào card sound, bạn phải cho card sound chạy tốt như trên đã nói. Sau đó bạn cho hiệu lực (enable) và set ngắt, địa chỉ cho đường IDE 2 trên card sound. Trong trường hợp trên mainboard có đường Sec IDE, bạn phải vào BIOS set Disable đường nầy cho chúng khỏi "đụng". Có khi bạn set ngắt và địa chỉ thông qua dòng lịnh trong Config.sys.

     * CD ROM IDE Interface cho Card Sound hay I/O:

157

      Ðịa chỉ I/O : 170H 1E8H 168H

      Ngắt : 15 11 hay 12 10 hay 11

3- Quản Lý Và Sử Dụng:

    Dos quản lý ổ đĩa CD ROM không thông qua BIOS như ổ đĩa mềm hay ổ đĩa cứng. Bạn phải cài Driver thiết bị (do hãng sản xuất cung cấp kèm theo, có đuôi file là SYS) vào file Config.sys để Dos có thể chấp nhận và quản lý ổ đĩa CD ROM như 1 thành phần của máy. Ngoài ra bạn còn phải nạp 1 chương trình dùng để sử dụng và gán tên cho ổ đĩa CD ROM là MSCDEX.EXE (do Dos cung cấp) vào file Autoexec.bat.

     A/ Loại ISA:

      Mỗi ổ đĩa CD ROM loại ISA đều phải sử dụng đúng Driver của hãng sản xuất, ổ đĩa sẽ không hoạt động nếu sai Driver. Dòng lịnh cài đặt trong config.sys và autoexec.bat có thể như sau:

     DEVICEHIGH=C:\CDROM\SBCD.SYS /B:340 /D:CD1 /L:F /V

      SBCD.SYS= TRìNH ÐIềU KHIểN ổ ÐĩA CD ROM SONY.

      /B:340= Ðịa chỉ của ổ đĩa.

      /D:CD1= Tên ổ đĩa (tên nầy phải trùng với tên trong Autoexec.bat).

      /V= Hiển thị thông tin về quá trình cài đặt.

     LH C:\DOS\MSCDEX.EXE /D:CD1 /L:F /V

      /D:CD1= Tên ổ đĩa (tên nầy phải trùng với tên trong config.sys).

      /L:F= Tên logic gán cho ổ đĩa CD ROM.

     B/ Loại IDE:

      Loại ổ đĩa CD ROM nấy bạn sử dụng dễ dàng hơn loại ISA nhưng nếu máy bạn thuộc loại cũ thì có hơi rắc rối hơn các máy loại mới. Các dòng lịnh trong các file hệ thống giống như loại ISA nhưng có thêm set ngắt. Thí dụ:

     DEVICE=C:\CDROM\CR_ATAPI.SYS /P:170,15 /D:CD1 /L:F /V

      CR_ATAPI.SYS= TRìNH ÐIềU KHIểN ổ ÐĩA CD ROM PANA.

      /P:170,15= Ðịa chỉ của ổ đĩa (170) và ngắt (15).

     LH C:\DOS\MSCDEX.EXE /D:CD1 /L:F /V

     Chú ý: Bình thường, bạn không cần ghi thông số /P: trong dòng lịnh. Driver tự dò ra địa chỉ và ngắt nhưng đôi khi bạn phải chỉ định trên các mainboard đời cũ.

      Bạn có thể dùng Driver của hãng sản xuất khác nếu đó là Driver đa dụng cho ổ đĩa CD ROM IDE. Thí dụ: SBIDE.SYS, ECSCIDE.SYS.v..v...Nhưng tốt nhất vẫn là dùng đúng Driver, bởi vì khi dùng Driver đa dụng có thể chương trình Xing (xem đĩa phim) không chịu chạy.

      Dòng lịnh cài driver CD ROM luôn luôn phải nằm dưới dòng lịnh xác lập card sound. Thí dụ:

158

     DEVICEHIGH=C:\4X4\TROINIT.SYS /A220 /I5 /D1 /H5 /P340 /CS /CA340 /G

     DEVICEHIGH=C:\CDROM\SBCD.SYS /B:340 /D:CD1 /L:F /V

      Khi bạn gắn chung ổ đĩa CD ROM với ổ đĩa cứng, bạn không thể chạy 32BITDISKACCESS trong Windows 3.xx. Có vài hãng cung cấp driver tên WDCTRL.386 kèm theo để bạn có thể sử dụng trong trường hợp nầy. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên dành đường Sec IDE trên mainboard (PCI) hay Card I/O (Vesa) cho ổ đĩa CD ROM, nó sẽ chạy ổn định hơn. Ðối với các máy cũ không có Sec IDE, nên mua Card sound có đầu nối IDE vì đây chính là đường SEC IDE bổ sung cho máy.

      Các đĩa cài đặt driver kèm theo ổ đĩa CD ROM do người bán cung cấp đôi khi rất lộn xộn. Có đĩa cài rất dễ dàng, có đĩa không cài được phải cài thủ công. Trường hợp nầy là do hãng sản xuất hay do chỗ bán sĩ làm ăn không nghiêm túc (chúng tôi đã từng bị khách hàng than phiền do tin tưởng chỗ bỏ sĩ mà không kiểm tra lại đĩa driver). Khi gặp trục trặc khi cài driver bạn nên tham khảo ý kiến nơi bán, xem lại file Read me hay kiểm tra lại dòng lịnh trong 2 file hệ thống.

      Khi gắn ổ đĩa CD ROM vào Card Sound, bạn phải luôn luôn Set và cài đặt chương trình cho Card Sound trước. Chỉ khi nào Card Sound chạy tốt và cổng CD Rom đã được Set đúng thì bạn mới cài được ổ đĩa CD ROM.

      4- Sử Dụng ổ Ðĩa CD Rom Với Windows 3.XX:

      Bạn cài driver trong 2 file hệ thống, ổ đĩa CD ROM phải chạy tốt ngoài Dos thì mới chạy tốt trong Windows 3.xx. Nếu bạn muốn nghe CD nhạc trong Windows 3.xx. Bạn vào win, chạy Control Panel/Drivers, chọn ADD rồi chọn [MCI] CD Audio.

    5- Sử Dụng ổ Ðĩa CD Rom Với Windows 95/NT:

      Ðể sử dụng ổ đĩa CD ROM loại IDE hay loại ISA của 3 hãng Pana, Sony, Mitsu trong Windows 95/NT, bạn không cần cài lịnh trong Config.sys hay Autoexec.bat (thậm chí bạn chẳng cần có 2 file nầy trên máy). Các dòng lịnh đã nói trên chỉ cần thiết khi bạn muốn sử dụng ổ đĩa CD ROM ngoài dấu nhắc Dos (không vào GUI).

     A/ LOạI ISA:

      Nếu bạn cài đặt ổ đĩa CD ROM trước khi cài Windows 95/NT. Windows 95/NT sẽ tự động thay thế driver của Dos (16bit) bằng driver của Windows 95/NT (32bit).

      Nếu bạn cài đặt ổ đĩa CD ROM sau khi cài Windows 95/NT. Windows 95/NT. Bạn dùng tiện ích Add New Hardware để Windows tự dò tìm hay bạn có thể chỉ định Driver cho nhanh. Sau đó Windows sẽ hỏi địa chỉ của bộ Windows 95/NT gốc để chép các driver điều khiển cần thiết.

     B/ LOạI IDE:

      Windows 95/NT tự nhận biết khi khởi động cho dù chúng do bất cứ hãng nào sản xuất. Khi đó trong Device Manager của Windows sẽ có thêm mục CDROM.

      Mục Auto insert notification dùng để sử dụng tính năng Autoplay của Windows 95 (khi đưa đĩa nhạc vào là tự động hát).

     Chú ý:

      Windows NT chỉ hỗ trợ ổ đĩa CD ROM loại ISA của 3 hãng: Pana, Sony, Mitsu. ổ đĩa của các hãng khác không chạy được trong Windows NT. Windows NT không chấp nhận các driver của Dos.

      Ðối với những ổ đĩa CD ROM ISA không được Windows 95 hỗ trợ, bạn bắt buộc phải cài driver của chúng trong 2 file hệ thống. Bạn cũng sẽ không sử dụng được tính năng AUTOPLAY của Windows 95.

159

      Nếu trong 2 file hệ thống có cài Driver của CD ROM. Khi bạn vào Windows 95, bạn có thể thấy máy bạn có tới 2 ổ đĩa CD ROM. Ðó là do Dos gán tên logic cho ổ đĩa khác với tên logic của Windows 95. Bạn có thể sửa chữa bằng cách thay đổi tên gán của Dos (/L:) hay thay đổi tên gán của Windows 95 cho chúng trùng nhau.

      Nếu bạn cài driver CD ROM trong 2 file hệ thống rồi cài Windows 95, Win sẽ bỏ dòng lịnh trong Autoexec.bat và chuyển vào file DOSSTART.BAT. File nầy sẽ được nạp khi bạn chọn MS -DOS mode.

     6- Làm Cho Ðĩa Cd Rom Khởi Ðộng Ðược:

      * Ðể làm đĩa CD khởi động, bạn phải có 1 chương trình đặc biệt để tạo đĩa CD khởi động trong quá trình ghi đĩa do cấu trúc của đĩa CD khác với ổ đĩa cứng. Bạn có thể tạo đĩa CD khởi động theo hệ điều hành Dos hay Windows 95, 97 đều được.

      * Sau khi khởi động xong. Track khởi động trên đĩa CD sẽ chiếm đĩa A (Nếu bạn chỉ có 1 ổ mềm A, nó sẽ bị đổi tên thành B. Nếu bạn có 2 ổ mềm, ổ tên B sẽ biến mất). Track dữ liệu sẽ là ổ đĩa CD bình thường và có ký tự tiếp theo ổ đĩa cứng. Bạn có thể khởi động và chạy chương trình chỉ trên 1 đĩa CDROM.

      * Ðể máy khởi động bằng đĩa CD, bạn phải có ổ đĩa CD theo chuẩn giao tiếp IDE, gắn trực tiếp vào Mainboard (có thể gắn vào bất cứ đường IDE nào trên main, set Master hay Slave đều được) và Bios trên Main phải hổ trợ việc nầy (có thêm mục chọn lựa cho Boot bằng ồ đĩa CDROM).

     Chú ý:

      Có 1 số Mainboard tuy cho chọn Boot bằng CD Rom nhưng thực tế lại không Boot được.

      Có 1 số ổ đĩa không Boot được do khó đọc đĩa ghi, bạn phải tìm loại đĩa thích hợp với ổ đĩa nầy.

Sử Dụng Card Sound

          I- Dẫn Nhập:

    Card Sound hiện nay được trang bị trên hầu hết máy PC vì nó rất cần thiết cho việc học tập và chơi trò chơi. Trên thị trường có đủ loại Card Sound với đủ loại tính năng và đủ loại giá. Trong phạm vi bàI viết, chúng tôi không thể đề cập đến tất cả mà xin mạn phép chỉ bàn về các tính năng chung nhất cho tất cả các Card Sound.

     II- Tổng Quát:

     1- Ðặc Tính Kỹ Thuật:

     Tuy có nhiều loại Card Sound nhưng nói chung về mặt kỷ thuật phần cứng, chúng có những điểm đồng nhất sau:

    A/ Sử Dụng Tài Nguyên Hệ Thống:

     Luôn luôn có các xác lập về ngắt và điạ chỉ cho các thành phần : Audio, MPU 401 Midi, Game Port, FM chip, ISA CD ROM, IDE Port. Trong đó:

    Chuẩn Creative Sound

* Audio Interface :

Ðịa chỉ I/O : 220H (mặc nhiên), 240H, 250H, 280H.

Ngắt : 5 (mặc nhiên), 2, 7, 10.

DMA 8 Bit : 1 (mặc nhiên), 0, 3.

160

DMA 16 Bit : 5 (mặc nhiên), 6, 7.

* Game Port :

Ðịa chỉ I/O : 200H (mặc nhiên).

* MPU-401 MIDI Interface :

Ðịa chỉ I/O : 330H (mặc nhiên), 300H.

 * FM Chip :

Ðịa chỉ I/O : 388H (mặc nhiên).

* CD ROM ISA Interface :

Ðịa chỉ I/O : 220H

* CD ROM IDE Interface :

Ðịa chỉ I/O : 170H, 1E8H, 168H

Ngắt : 15, 11 hay 12, 10 hay 11

Chú Ý: - Do Card Sound Creative được xem là chuẩn nên Card Sound của mọi hãng khác cũng phải theo cho giống vì các phần mềm có sử dụng Card Sound đều viết tương thích với chuẩn. Nếu Card Sound không theo chuẩn, các phần mềm sẽ không điều khiển được chúng. Ngoài ra việc không theo chuẩn còn dễ gây ra va chạm với các thiết bị khác, khiến cho việc cài đặt phần cứng trở nên khó khăn.

     - Khi phải xác lập khác với mặc nhiên, cần lưu ý tránh đụng với các thiết bị khác, cụ thể như sau:

     I/O: 240H có thể đụng với card MPEG. 300H có thể đụng card mạng.

     IRQ: 7, 10 có thể đụng với LPT1, card MPEG, card mạng.

     DMA: 6 có thể đụng với card MPEG.

     CD ROM IDE: Có thể đụng với đường IDE SEC trên mainboard PCI có IDE on board. Khi sử dụng đường IDE của card sound, bạn nên Disable đường IDE SEC trên mainboard bằng cách set trong BIOS.

    B/ Ðấu Nối Thiết Bị:

    Line In: Dùng để nối với các thiết bị phát âm thanh khác, như: Cassette, máy CD, Wallman, Video...

    Line out: Dùng để đưa âm thanh của Card Sound ra các thiết bị phụ trợ khác, như: Ampli, đầu Video, Heaphone. Chú ý: Tín hiệu ra rất nhỏ vì không sử dụng phần ampli của card sound nên không nối trực tiếp vào loa lớn được, nhưng bù lại âm thanh tốt hơn đường Speaker.

    Speaker: Dùng đưa âm thanh ra trực tiếp loa ngoài. Công suất ampli của các Card Sound trung bình khoảng 4 Watt, vừa đủ cho người sử dụng máy nghe trong phòng nhỏ. Chú ý: Ampli của các Card Sound chất lượng chỉ vào loại trung bình nên khi nghe qua ngã nầy, âm thanh không hay lắm. Tốt nhất nên dùng Ampli rời có chất lượng cao hơn.

161

    Mic: Nối Micro vào đường nầy để thâu, hay khi học đàm thoại bằng máy tính. Chú ý: Bạn có thể dùng bất cứ loại micro nào nhưng tôt hơn hết là nên dùng micro thiết kế đặc biệt cho máy tính vì nó nhỏ gọn, tương thích trở kháng với Card Sound nên nhạy.

    Game/Midi: Dùng để nối với tay điều khiển trò chơi (Joystick) và đàn Organ điện tử. Chú ý: Bạn nên mua thêm đầu nối đa năng cho cổng nầy để có thể gắn 1 lúc 2 joystick+Midi.

    ISA CD ROM: Chỉ dùng cho các ổ đĩa CDROM theo chuẩn ISA, thường các card sound chỉ hổ trợ 3 hãng Pana, Mitsu và Sony.

    IDE CD ROM: Dùng cho tất cả các ổ đĩa CDROM theo chuẩn IDE, bất kể do hãng nào sản xuất.

Chú Ý: Trên card (phía trong) còn có đầu nối lấy tín hiệu từ đầu ra loa PC của mainboard, bạn có thể mắc song song với loa hay bỏ luôn loa trong thùng máy.

    2- Cài Ðặt:

    A/ Phần Cứng:

     Bạn gắn Card Sound vào slot ISA còn trống. Nối cáp Audio và cáp tín hiệu của ổ đĩa CD ROM lên Card Sound. Nối loa và các thiết bị khác như: Micro, Heaphone, joystick, Ampli... vào các jack ngoài của Card Sound.

Chú Ý: Cáp Audio chỉ sử dụng để truyền âm thanh của đĩa CD nhạc. Âm thanh của các đĩa dữ liệu như: Ðĩa CD Phim, đĩa học ngoại ngữ, đĩa trò chơi, đĩa từ điển...đều truyền theo đường cáp IDE đến card sound.

     Ðôi khi dây cáp Audio kèm theo ổ đĩa CDROM không đúng với đầu nối cùa Card, bạn phải xếp đặt lại các đầu dây cho đúng thì mới có tiếng khi nghe đĩa CD nhạc (xem trong tài liệu đi kèm).

    B/ Xác Lập Việc Sử Dụng Tài Nguyên:

     Ðối với các card xác lập bằng Jumper, bạn phải xem tài liệu để thay đổi jumper cho phù hợp với tài nguyên còn lại trong hệ thống, tránh đụng chạm với các card khác. Thông thường nếu máy bạn không có nhiều card, bạn nên giữ nguyên các xác lập mặc nhiên của hãng sản xuất.

     Ðối với các card xác lập bằng phần mềm (trên card không có Jumper), bạn phải dùng phần mềm kèm theo của hãng sản xuất để xác định việc sử dụng tài nguyên. Ðiều nầy rất cần thiết khi bạn cần thay đổi xác lập mặc nhiên nếu sử dụng với Dos và Win 3.xx. Trong trướng hợp bạn không thay đổi thì bạn cũng không nhất thiết phải có chúng, card của bạn vẫn làm việc bình thường dù chỉ cài đặt các ứng dụng (sử dụng xác lập mặc nhiên của hãng sản xuất khi xuất xưởng) . Hiên nay các card đới mới đều áp dụng phương pháp nầy để tránh cho người sử dụng việc mở máy khi cần thay đổi.

     Bạn cần cài đặt phần mềm nầy sau khi lắp ráp card hay khi cần thay đổi xác lập. Tùy theo hãng, chương trình sẽ có tên khác nhau và không thể dùng lẩn lộn, bạn nên tham khảo sách hướng dẫn kèm theo.

     Sau khi bạn chạy chương trình nầy, nó sẽ tự động sửa đổi các file hệ thống dùm cho bạn. Thí dụ:

     - Thêm vào trong Autoexec.bat các dòng sau:

SET BLASTER=A220 I7 D1 T4

SET SOUND16=C:\OPTI930

     Các dòng nầy có tác dụng giúp những chương trình chạy với Dos và Win 3.xx biết cách điều khiển card sound.

     - Thêm vào Config.sys các dòng sau:

162

DEVICE=C:\OPTI930\cdsetup.sys /T:X

     Drv nầy phải có trong Config.sys thì chương trình xác lập tài nguyên mới chạy được.

     Bạn cũng có thể thêm vào bằng tay cho lẹ mà không cần dùng chương trình cài đặt.

    C/ Phần Mềm:

     Thông thường card sound luôn kèm theo các đĩa chương trình bao gồm các phần mềm điều khiển cho Dos, Win 3.xx và Win 95. Có một số card cung cấp thêm chương trình dùng để Test và kiểm tra xem card có va chạm với hệ thống không. Bạn cần cài đặt chúng theo đúng hướng dẫn trong tài liệu và tuỳ theo hệ điều hành trên máy bạn.

     Ðối với Dos, Win 3.xx. Chương trình cài đặt là file có tên Setup.exe hay Install.exe, bạn cho chạy file nầy và trả lời các câu hỏi của nó cho đúng.

     Ðối với Win 95, bạn chạy Add New Hardware, chọn Other devices, chọn Have Disk rồi khai báo địa chỉ ổ đĩa có chứa đĩa gốc.

    3- Sử Dụng CARD SOUND:

     Bao giờ hãng sản xuất cũng cung cấp tối thiểu là các chương trình dùng để nghe đĩa CD, file WAV, file MIDI và quan trọng nhất là chương trình điều chỉnh âm thanh (MIXER). Tùy hệ điều hành mà chúng có giao diện và cách sử dụng khác nhau.

Chú Ý: Có ứng dụng kèm theo card sử dụng cho nhiều loại card khác cũng được nhưng cũng có ứng dụng chỉ sử dụng cho card riêng như Sound Blaster, trong trướng hợp nầy bạn không thể cài đặt được nhưng bạn có thể sao chép trên một máy khác có cài sẵn nếu bạn biết cách xác lập lại khi đem qua máy mình.

    A/ Mixer Dos:

     Việc điếu khiển trong môi trường Dos rất dễ. Bạn chạy chương trình Mixer trước để xác lập mặc nhiên cho card có giá trị mỗi lần khởi động máy, sau đó chạy ứng dụng để nghe và điều chỉnh lại trong ứng dụng nếu muốn (giá trị nầy bị mất khi thoát ứng dụng). Bạn chú ý phần Input/Recording Control, bạn phải chọn Source là Line hay CD khi bạn chỉ nghe, chọn Mic khi muốn thâu.

     Các ứng dụng ngoài Dos thường chạy với giao diện dòng lịnh, chỉ có những hãng lớn mới viết giao diện đồ hoạ. Các chương trình trò chơi và một số ứng dụng có thể điểu khiển trực tiếp vài loại card sound thông dụng trên thị trường khi dò thấy chúng trong máy bạn.

    B/ Mixer Win

    Chú ý: Bạn có thể sử dụng drv tương thích do Windows cung cấp để điều khiển card sound trong trướng hợp không có drv của hãng gốc (đương nhiên là có một số chức năng không dùng được). Nhưng không làm như vậy được trong môi trường Dos.

     * Với Win 3.xx: Bạn mở nhóm MAIN\Control Panel, chạy DRIVER và chọn Creative Lab Sound Blaster vì card sound thường phải tương thích và chấp nhận cho drv nầy điều khiển.

     Ðể kiểm tra card có chạy được không. bạn mở MAIN\Control Panel\Sound, bạn chọn mục . Nếu được, danh sách liệt kê bên phải có hiệu lực (đậm). Nếu không được, cả 2 cửa sổ sẽ mờ đi.

     * Với Win 95: Bạn dùng Add New Hardware rồi chọn Sound Video and game controllers, trong danh sách liệt kê bên trái, bạn chọn Creative Labs rồi chọn Creative Labs Sound Blaster Pro phía bên phải. Nếu Win 95 chấp nhận thì khi khởi động lại bạn sẽ thấy biểu tượng volume bên góc phải thanh Taskbar.

163

     Nếu trên máy bạn có nhiều card, đôi khi bạn phải dùng Divice Manager để xác lập lại việc sử dụng tài nguyên cho card khi có va chạm.

    C/ CD PLAY:

    * Dos:

     Các chương trình điều khiển đĩa CD nhạc trong Dos rất đơn giản, chúng có thể có giao diện dòng lịnh hay đồ hoạ và làm việc với mọi loại ổ đĩa (dỉ nhiên là ổ đĩa và card sound của bạn đang hoạt động tốt).

    * Win 3.xx và Win 95:

     Bạn dùng Media play của Win3.xx, Win95 để điều khiển đĩa CD hay dùng CD Player của Win95 hay chạy chương trình của hãng khác cung cấp đều được.

    D/ AUDIO PLAY:

     Ða số chương trình Audio play kèm theo card thường chạy theo kiểu dòng lịnh ngoài Dos, muốn đẹp bạn phải vào Win. Bạn nghe được các file Wav và Midi. Nếu bạn cài đặt chương trình chuyên dùng, bạn có thể dùng bàn phím như cây Organ điện tử.

     Trong Windows có kèm sẳn chương trình Media Play chơi được file âm thanh (Wav, Midi...), Video (Avi) và mở được thêm rất nhiều dạng file có âm thanh và hình ảnh khác.

    4- Trục Trặc Và Xử Lý:

     Không Sử Dụng Được Đường CD ROM Trên Card Sound:

     Ðối với đầu nối ISA, bạn phải xác lập điạ chỉ trên card và trong dòng lịnh cài drv điều khiển ổ đĩa CD ROM (config.sys) cho đúng.

     Ðối với đầu nối IDE, bạn phải xác lập sao cho không được đụng với các ổ đĩa cứng đang có. Thường trên card hay xác lập mặc nhiên trùng với đường IDE 2 trên Mainboard. Trong trường hợp máy bạn chỉ có 1 hay 2 ổ đĩa cứng, bạn nên cho đường IDE 2 trên mainboard (gắn CD ROM trên card sound) hay đường IDE trên card sound (gắn CD ROM lên mainboard) mất hiệu lực để chúng khỏi đụng nhau.

     Riêng card của Creative loại PNP, do đường IDE xác lập không đụng với mainboard nên bạn có thể sử dụng được 4 ổ đĩa cứng (gắn trên mainboard) và 2 ổ đĩa CD ROM (gắn trên card sound).

     Media Play Của Win 3.Xx Không Chơi Đĩa CD Nhạc Được Trong Khi ổ Đĩa CD Hoạt Động Tốt:

     Bạn cài drv [MCI]CD Audio vào Win nếu có bộ đĩa gốc hay chép file có tên Mcicda.drv trên máy khác (nếu không có đĩa gốc) vào thư mục System rồi vào Control Panel cài đặt theo thủ tục nhưng khi Win hỏi "dùng lại drv củ hay cài đặt drv mới", bạn chọn dùng lại Win sẽ cập nhật System.ini cho bạn mà không đòi hỏi đĩa gốc.

     Không Nghe Tiếng Khi Chơi Đĩa Nhạc:

     Nếu do ổ đĩa thì bạn cũng không nghe được bằng đường Phone. Nếu ổ đĩa tốt là do đường tín hiệu từ CD xuống card sai, hay do bạn chỉ định Input/Source cho card sound chưa đúng, hay điều chỉnh Volume quá nhỏ.

     Báo Lổi Khi Chơi File Wav, Midi:

    Card bị đụng với hệ thống, cần xác lập lại các thông số cho card.

     Nếu không báo lổi và chương trình hiển thị là đang phát mà không nghe âm thanh. Bạn chỉnh Volume quá nhỏ, cần kiểm tra bằng chương trình Mixer (với điều kiện loa tốt vá dây nối ra loa cắm đúng).

164

    Card Sound Không Tương Thích Với Mainboard:

     Có thể xẩy ra cho card sound PNP hay xác lập tài nguyên bằng phần mềm.

     Máy bị treo, không thể khởi động ngay trong quá trình test máy (màn hình không lên).

     Card sound chạy bình thường, nhưng chỉ sử dụng theo các xác lập mặc nhiên. Không thể chạy được chương trình cấu hình của card.

    Card Sound Không Tương Thích Với Phần Mềm:

     Chương trình không thể điều khiển được card sound, nên không phát ra âm thanh (sẽ có các thông báo lổi). Bạn phải biết phần mềm hổ trợ cho loại card nào để cấu hình lại card của mình cho đúng nếu được.

Sử Dụng USB

    Có thực USB cho phép kết nối 127 thiết bị vào một cổng duy nhất, đồng thời có thể cấp nguồn cho từng thiết bị? Tôi không biết cách nào để có thể nối theo chuỗi các thiết bị USB của mình như các bài báo đã nói.

    Đúng là, về lý thuyết, bạn có thể gắn đến 127 thiết bị vào hệ thống, và cũng đúng là ghép nối Universal Serial Bus có thể cấp điện giới hạn cho từng thiết bị. Nhưng cũng có một số vấn đề thực tiễn quan trọng mà bạn phải cân nhắc kỹ để nối kết thành công các thiết bị ngoại vi USB vào hệ thống.

    Để thiết lập một kết nối USB, bạn cần có cả phần cứng lẫn BIOS hỗ trợ USB, đồng thời còn phải có phiên bản thích hợp của Windows. Lý do là tuy bo mẹ của bạn có cổng USB, nhưng như vậy không có nghĩa là bạn có BIOS và phần cứng thích hợp. Để biết PC có sẵn sàng cho USB hay không, bạn có thể chạy USBReady, một tiện ích miễn phí có trên FileWorld của PC World Online (www.fileworld. com) hoặc ở địa chỉ www.usb.org/fag.html. Chương trình sẽ kiểm tra phần cứng, các driver đã cài đặt, và phiên bản Windows trên hệ thống của bạn, đồng thời xác định những gì cần thiết, nếu có, để USB hoạt động (hình 2).

165

Hình 2: Hệ thống của bạn đã sẵn sàng đối với USB chưa? Cho chạy USB Ready, và để cho tiện ích miễn phí này tự tìm hiểu.

    Nếu bị trục trặc với cổng USB, đồng thời bo mẹ đang dùng đã có hơn 18 tháng tuổi, thì cổng đó có thể được thiết kế không thích hợp. Một số hãng sản xuất bo mẹ đã "đi trước thời đại" đưa cổng USB vào trước khi chuẩn USB được xây dựng xong. Muốn biết thông tin bo mẹ của mình, bạn đọc kỹ tài liệu kèm theo, hỏi nhà cung cấp hay vào Web site của nhà sản xuất.

    Nếu bo mẹ có cổng loại cũ không hoạt động, hoặc không được trang bị cổng USB, thì bạn có thể bổ sung thông qua card PCI mở rộng như USB BusPort của Belkin chẳng hạn.

    Windows 98 lẫn các phiên bản cuối của Win 95 (OSR2.1 và 2.5) đều hỗ trợ USB. Nhưng nếu dùng Win 95 thì phải nhớ tìm hiểu về thiết bị ngoại vi của mình để bảo đảm các driver USB của Win 95 đang có sẵn để dùng cho nó.

    Nếu hệ thống của bạn có đủ mọi thứ cần thiết cho USB mà vẫn không thể làm cho một thiết bị ngoại vi USB nào đó hoạt động thì hãy kiểm tra USB đã được kích hoạt trong chương trình cài đặt CMOS chưa: nhấn vào một phím thích hợp (theo thông báo trên màn hình) khi máy tính đang khởi động. Trong trình setup, bạn tìm thấy thiết lập USB - có thể tên gọi sẽ khác nhau tùy theo phiên bản và nhãn hiệu của BIOS.

    Để kết nối nhiều thiết bị vào một cổng USB đơn, bạn cần phải có hub. Hai đầu nối ra ngoài hình chữ nhật được lắp trên các bo mẹ loại mới - hub cơ sở - cho phép bạn kết nối một thiết bị ngoại vi vào mỗi cổng này. Nếu những thiết bị đó có hub lắp sẵn riêng với các đầu nối ra ngoài, bạn sẽ có thể nối thêm thiết bị ngoại vi bổ sung khác.

    Ví dụ màn hình ADI MicroScan 6P có kèm theo một hub bốn cổng gắn trên đế của nó, rất thuận tiện để cắm chuột, bàn phím, và các thiết bị ngoại vi để bàn khác. Nếu một trong các ngoại vi mới gắn vào này có riêng hub, bạn còn có thể tiếp tục bổ sung thêm nhiều thiết bị nữa vào chuỗi đó. Tuy nhiên không phải mọi thiết bị ngoại vi đều có hub riêng. Trong trường hợp này bạn có thể mua một hub độc lập có bốn hoặc bảy cổng nhỏ loại ExpressBus 4-Port Hub giá 50USD của Belkin.

    Một kênh USB đơn - nơi các cổng sau lưng máy tính được nối vào - cung cấp băng thông cực đại 12 mbps cho tất cả các thiết bị được gắn vào. Nếu cần băng thông rộng hơn để dùng cho các thiết bị ngoại vi xử lý nhiều dữ liệu như máy quét hay máy in, bạn phải bổ sung thêm một kênh khác, ExpressBus của Belkin chẳng hạn, để tăng thêm 12 mbps nữa.

    Cổng USB không chỉ phân phối dữ liệu cho ngoại vi, mà còn phân phối điện nữa. Hub USB được phân ra hai loại: hub lấy điện từ đầu nối lối vào và có thể đưa ra tối đa 100 mA mỗi cổng; hub tự cung cấp lấy điện từ dây cắm điện riêng của nó, có thể đưa ra đến 500 mA mỗi cổng. Nếu các thiết bị ngoại vi USB tiêu thụ dòng điện lớn hơn khả năng hỗ trợ của bus, thì toàn bộ bus có thể bị ngưng. Bạn kiểm tra xem sự tranh chấp tiềm tàng này có

166

gây trục trặc cho bạn hay không bằng cách tìm biểu tượng cảnh báo nằm cạnh mục Universal Serial Bus Controller trong Device Manager của Windows.

Tăng Cường Khả Năng Máy In

    Bạn đang gặp trục trặc trong khi in những tập tin đồ họa lớn hoặc phức tạp? Trên một số máy in bạn có thể điều chỉnh vài thông số cài đặt giúp cho việc in các tập tin lớn. Chọn Start .Settings.Printers, nhấn nút phải chuột lên biểu tượng máy in, chọn Properties.

    Nhấn vào nhãn Details, trong hộp Transmission retry kéo dài khoảng thời gian gửi dữ liệu cho máy in của Windows 98. Sau đó nhấn chuột lên nút Spool Setting và thay đổi format của dữ liệu Spool từ EMF thành Raw. Khi in xong đổi cài đặt này về lại EMF.

Máy In LASER Và Mực In

    Ngày càng có nhiều công ty, cơ quan và cả hộ gia đình sử dụng máy laser (đơn sắc) cho việc in văn bản, vì chất lượng in tuyệt hảo cũng như giá thành rất thấp cho một trang in. Nhưng đến khi sắp hết mực, thì một bài toán luôn làm người tiêu dùng phải đắn đo : nên thay hộp mực in (Toner Cartridge) "xịn" để bảo đảm tuổi thọ cho chiếc máy đắt tiền này, hay là nạp lại mực để tiết kiệm ngân quỹ, và nếu nạp thì làm thế nào chọn nơi nạp mực tin cậy được, nhằm bảo đảm chất lượng cho 2500 trang in tiếp sau đó ?

Vận Hành

    Để hiểu tầm quan trọng của hộp mực, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu sơ lược cách vận hành của một máy in laser. Qui trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là "chấm trên inch" (dots per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in ( dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp). Qui trình in được chia ra làm 6 bước :

    1) Làm sạch: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn , hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc : các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti à .

    2) Tích điện: sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.

    3) Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in.

    4) Rửa ảnh: Aảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).

    5) Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.

    6) Định hình: Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180 ( C làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy.

Mực IN (Toner)

167

    2 yếu tố quyết định chất lượng mực in laser là thành phần nguyên liệu và công nghệ chế tạo. Ngày nay côngthức, công nghệ chế tạo đã không có gì là bí mật. Xu hướng của hầu hết các công ty chế tạo máy in là bán máy in với giá thấp và mực in với giá cao, vì thế chúng ta luôn tìm thấy trong các quyển cẩm nang sử dụng lời dặn dò đại loại : "àchúng tôi đã thiết kế máy in, hộp mực in, công thức mực in một cách hài hoà để cung cấp cho khách hàng một chất lượng in tuyệt hảo, việc sử dụng mực không do chúng tôi sản xuất sẽ có thể gây tổn hại đến máy in, làm giảm chất lượng trang in v.và." Tuy nhiên với giá thành một toner cartridge mới khá cao ( HP 5L, 6L 49 USD ố mực nạp 5 USD) thì chắc chắn không mấy người tiêu dùng, cả các công ty VN chọn mua cartridge mới.

    Trong lần đến tìm hiểu về kỹ thuật tái nạp mực in cho các hộp mực máy laser tại công ty Opal tại TP Hồ Chí Minh ( công ty chiếm thị phần lớn nhất về nạp mực tại TP HCM và Hà Nội), ông Nguyễn Thi - giám đốc công ty - đã nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của chúng tôi quanh vấn đề nạp mực. Theo ông, thứ nhất thì không có gì bí mật và quá khó khăn trong việc nạp mực cho một toner cartridge của máy in laser, ai cũng có thể làm được nếu biết tháo lắp các chi tiết bên trong hộp mực. Điều thứ hai chất lượng mực để nạp cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Thế nhưng nạp mực để có thể in hết mực (2500 trang in) thì không phải ai cũng có thể làm được. Trái với điều lo lắng về chất lượng mực xịn hay không xịn của người tiêu dùng, ông đánh giá các yếu tố, theo thứ tự quan trọng, để một ống mực tái nạp đạt chất lượng cao nhất có thể có:

Tình trạng của hộp mực trước khi phải nạp mực lần đầu tiên : người tiêu dùng cần "nâng niu" hộp mực, làm đúng và nhẹ nhàng các thao tác tháo lắp, khi kẹt giấy chuyện ưu tiên số 1 là nhẹ nhàng tháo hộp mực, không được để hộp mực ra ngoài ánh sáng quá vài phút ( nên để trong ngăn kéo hoặc bao bì đóng gói màu đen khi mới mua ), luôn luốn lấy giấy kẹt trong máy in theo chiều đi tới của trang giấy. Một cartridge sử dụng không đúng cách có thể làm hỏng chi tiết bên trong khiến việc nạp mực ( lần đầu tiên ) khó đạt chất lượng cao.

Mực in , nên chọn của các công ty sản xuất có nguồn gốc tin cậy. Nói chung không có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu.

Thao tác trong cách nạp mực Kiến thức của người sử dụng

    Qui trình của việc nạp mực gồm các thao tác sau :

1. Tháo rã các bộ phận của hộp mực 2. Làm vệ sinh ố hút sạch bụi, dò các hư hỏng hao mòn của các bộ phận. 3. Hút sạch mực thừa 4. Lắp ráp các chi tiết đã làm sạch 5. Nạp mực mới 6. In test trang đầu tiên

    Nếu bạn mới mua máy in laser với hộp mực mới tinh, thì đây là những điều bạn rất nên thực hiện từ lần sử dụng đầu tiên:

Vệ sinh thường xuyên máy in ( tháo hộp mực cất đúng cách) hút bụi, giấy vụn bên trong máy. 80% sự cố của máy in là từ vệ sinh kém, môi trường nhiều bụi.

Khi bị kẹt giấy, lập tức lấy hộp mực cất trong hộp tối, rút giấy thuận chiều trang giấy đi tới Không nên tắt máy in trong giờ làm việc vì muốn tiết kiệm điện. Độ ẩm cao của không khí (miền Bắc

VN) cũng là nguyên nhân làm mực vón cục, gây trục trặc Không nên sử dụng giấy quá mỏng, giấy quá xấu ( giấy thô còn sót tạp chất có thể làm xước các trống,

tạo các lỗi không thể khắc phục được trên trang in. Cở GSM 70 là tốt. Khi trang in có vệt mờ dọc, lấy hộp mực và lắc đều, nếu tình trạng trên biến mất : hộp mực sắp hết, bạn

chỉ còn có thể in vài chục trang nữa thôi. Chính xác hơn bạn có thể cân hộp mực. ( HP 6L mới: 735 gram; hết mực: 635 gram)

Một cơ sở nạp mực chuyên nghiệp luôn thử in một trang trước khi nạp, ghi mã số của hộp mực để bạn chắc chắn là sẽ nhận lại hộp mực của mình chứ không phải một hộp khác, và phải đảm bảo in cho đến khi hết mực. Giá một lần nạp 150.000 đồng, cũng có thể rẻ hơn vài chục ngàn đồng (HP 6L) tuỳ nơi, nhưng đừng vì ham rẻ mà ôm lấy các phiền toái về sau. Bảo trì máy in, hộp mực đúng cách bạn có thể tái nạp hộp mực đến à 5 lần, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ !

168

    Tóm lại việc nạp mực in, nếu thực hiện đúng phương pháp tại các cơ sở chuyên nghiệp thì hoàn toàn không có hại gì cho máy, hay chất lượng trang in cả. Chính phủ một số nước như Mỹ Nhật cũng yêu cầu các cơ quan công phải tái nạp mực in với một tỷ lệ nhất định vì mục tiêu bảo vệ môi trường.

Modem Cáp

Định nghĩa: Modem cáp là thiết bị được dùng để chuyển dữ liệu trên các đường truyền cho truyền hình cáp. Loại đường truyền này, gọi là cáp đồng trục, mang lại băng thông lớn hơn nhiều so với đường điện thoại thông thường. Nối modem này với cáp truyền và với PC sẽ mang lại khả năng truy cập Internet tốc độ cao.

    Sắp tới đây, có thể bạn sẽ để mắt đến modem cáp, cho dù công việc của bạn là lướt trên Web hay hỗ trợ người dùng từ xa. Loại modem này kết nối đến PC thông qua cáp truyền hình và mang lại tốc độ truy cập nhanh cho người làm việc ở xa, văn phòng chi nhánh cũng như người dùng gia đình.

    Trên lý thuyết, tốc độ tải xuống của các thiết bị này, tức là thời gian cần để tải xuống một tập tin, có thể đạt 35M bit/s, nhưng thực tế thường chỉ đạt 1,5M bit/s, tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ cáp. Đối với người dùng không còn "mê tín" vào tốc độ 56K bit/s khi truy cập qua đường điện thoại theo cách gọi số thì ngay với 1,5M bit/s ố nhanh gấp 26 lần ố cũng đã là điều gây phấn khích. Tốc độ gửi thông điệp đi từ PC, còn được gọi là tốc độ tải lên, thường chậm hơn nhiều so với tốc độ tải xuống và hiên vào khoảng 128K bit/s.

    Các nhà phân tích đều thống nhất rằng modem cáp sẽ là đối thủ cạnh tranh gay gắt đối với dịch vụ đường truyền kỹ thuật số DSL mà các công ty điện thoại đang đẩy mạnh. Đường truyền DSL cũng cho phép truy cập Internet với tốc độ cao nhưng dùng đường điện thoại bằng đồng hiện có. Cả hai loại modem cáp và DSL có tốc độ quá nhanh nên người ta cũng không quan tâm đến tốc độ tải lên chậm hơn nhiều so với tốc độ tải xuống.

    Ngay cả ở thị trường Mỹ thì các công ty cáp cũng phải giải quyết nhiều vấn đề trước khi có thể đưa ra dịch vụ này trên toàn quốc. Sở dĩ như vậy là vì đường cáp truyền hình chủ yếu đi qua hộ gia đình chứ không qua các văn phòng hay khu trung tâm thành phố, điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp phải cân nhắc đến vấn đề chi phí khi muốn đưa cáp truyền hình vào khu vực làm việc của họ. Hơn nữa những công ty cáp xây dựng mạng truyền hình của họ độc quyền trên một khu vực nên người dùng chỉ có một lựa chọn duy nhất về nhà cung cấp. Hiện thời cả dịch vụ modem cáp và DSL ở Mỹ đều có giá 40 USD/tháng và phí cài đặt một lần 300 USD để có tốc độ tải xuống 1,5M bit/s.

    Mạng cáp là loại mạng dùng chung, nghĩa là 500 nhà sẽ ở trong cùng một nút. Tuy nhiên, những hãng cung cấp dịch vụ này cho biết việc dùng chung sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ. Một vấn đề khác cũng được quan tâm là tính bảo mật, nhưng những cải tiến về khả năng truy cập modem cáp đang được thực hiện và vấn đề bảo mật sẽ không còn phải lo lắng vào cuối năm nay. Theo dự đoán của các nhà phân tích thì cần phải mất 18 tháng nữa DSL và modem cáp mới có thể thay thế cho khả năng truy cập bằng đường gọi số 56K bit/s trong nhiều ứng dụng nghiệp vụ, đặc biệt là đối với các văn phòng chi nhánh và những người làm việc ở xa.

169

Truy cập Internet cho những người làm việc từ xaNgười làm việc ở nhà muốn truy cập Internet nhanh hơn có thể lựa chọn:

Modem gọi số Tốc độ có thể lên đến 56K bit/s

Đường truyền số bất đồng bộ

Tốc độ có thể lên đến 8M bit/s khi tải xuống và 386K bit/s khi truyền lên

Mạng modem cáp Tốc độ lên đến 35M bit/s khi tải xuống (hiện thời là 1,5M bit/s) và 128K bit/s khi truyền lên

Nguồn: ADSL Forum, Motorola

Cách Thức Cài Đặt Máy In Phun Màu Mới

    Nếu bạn vừa trang bị một máy in phun màu mới, và muốn cài đặt cho nó hoạt động với PC thì trước hết bạn cần kiểm tra xem đi cùng với máy in mới đã có đủ các phụ kiện sau hay chưa:

- Sách hướng dẫn cài đặt và sử dụng;

- Hộp mực màu và hộp mực đen trắng;

- Driver của máy in (được lưu trên đĩa mềm hoặc trên CD-ROM);

- Dây nguồn hoặc bộ adaptor.

    Hầu hết các nhà sản xuất không cung cấp cáp in (parralel hoặc USB) như một phụ kiện đi cùng, nên có thể bạn phải mua cáp in riêng để nối máy in với PC.

Đưa Máy In Vào Hoạt Động

    Dưới đây là những bước cơ bản trong việc cài đặt máy in phun màu, nếu vẫn gặp khó khăn, bạn nên tham khảo thêm sách hướng dẫn cài đặt và sử dụng đi kèm theo máy.

    Trước hết, hãy tháo bỏ các vật liệu đóng gói và cắm điện cho máy in bằng dây nguồn hay bộ adaptor. Sau đó nối cáp in parralel bằng cách cắm đầu dây không có vít vào máy in và gập hai chốt mắc ở đầu này lại để cố định, còn đầu dây kia có vít được bắt vào PC và vặn vít chặt lại.

    Bật nút on/off trên máy in, khi đó đèn báo có điện sẽ sáng và đèn báo mực in nhấp nháy. Mở nắp máy in ra, bộ phận giữ hộp mực sẽ tự động chạy ra giữa, cho phép bạn đặt hộp mực vào đó.

    Tiếp theo, bạn lấy hộp mực mới ra khỏi bao bì. Cần lưu ý khi gỡ bỏ băng bảo vệ đầu in trên hộp mực, vì đầu in này rất dễ bị hỏng nếu không cẩn thận khi lấy ra. Sau đó lắp hộp mực vào máy in và đậy nắp máy lại. Đèn báo mực in sẽ còn tiếp tục nhấp nháy một chút nữa rồi mới tắt hẳn (lúc đó bạn có thể "nghe thấy" tiếng bộ phận giữ hộp mực trở về vị trí cũ của nó ở bên phải máy in).

Cài Đặt Phần Mềm

    Trước khi dùng được máy in mới, bạn phải cài đặt phần mềm driver của máy in đó lên PC của bạn. Cần kiểm tra để đảm bảo PC hoạt động tốt và đáp ứng được yêu cầu về cấu hình tối thiểu, máy in đã nối với PC và không có thiết bị ngoại vi nào khác (như máy quét chẳng hạn) được cài đặt giữa máy tính và máy in.

    Nếu đang chạy các chương trình khác trên PC, bạn cần phải thoát ra, trừ chương trình cài đặt máy in và Windows Explorer. Phần mềm driver cho máy in được lưu trên đĩa mềm hoặc CD-ROM đi kèm theo máy; nếu driver nằm trên CD-ROM và hệ điều hành trên PC của bạn là Microsoft Windows, bạn chỉ cần cho CD vào ổ CD-ROM của PC; hầu hết các chương trình cài đặt máy in sẽ chạy tự động từ CD-ROM.

170

    Nếu chương trình không chạy tự động thì bạn chọn Start rồi chọn Run từ Taskbar. Gõ tên ổ CD-ROM của máy bạn vào (thường là D:\ hoặc E:\), tiếp theo là setup.exe (D:\setup.exe hoặc E:\setup.exe) và chọn OK.

    Khi màn hình của chương trình cài đặt máy in hiện ra thì chọn Install driver (lựa chọn này có thể có tên khác nhau tuỳ thuộc vào nhà sản xuất máy in). Khi đó chương trình sẽ yêu cầu bạn thoát ra khỏi các chương trình khác nếu đang chạy. Tiếp theo, bạn chọn Next. Hộp thoại License Agreement (thỏa thuận về bản quyền phần mềm) có thể xuất hiện, bạn xem thỏa thuận này rồi chọn Accept hoặc Agree (đồng ý chấp nhận).

    Sau đó chọn cổng in; nếu máy in của bạn đang bật và đã được nối với PC bằng cáp in parralel thì chương trình cài đặt máy in sẽ tự động nhận thấy máy in và cổng nối máy in. Tiếp đó bạn chỉ cần theo đúng các hướng dẫn của chương trình cài đặt trên màn hình.

In Thử

    Cho giấy vào khay nạp giấy và chọn lệnh in thử để kiểm tra hoạt động của máy in. Hầu hết các chương trình cài đặt đều có lệnh in thử, nếu không thì trong sách hướng dẫn có đủ thông tin về cách cho giấy vào máy in và in thử. Trong công đoạn cuối cùng của việc cài đặt driver, chương trình sẽ yêu cầu khởi động lại Windows. Bạn phải khởi động lại Windows trước khi phần mềm cho máy in có thể vận hành được.

Máy in mặc định

    Để cài đặt máy in phun mới thành máy in mặc định trong Windows, bạn chọn Start, Settings rồi Printers từ hộp thoại Taskbar.

    Nhấn chuột phải vào biểu tượng máy in phun của bạn, khi đó đã hiện lên trên màn hình, rồi chọn Set As Default.

    Sau đó bạn nên cân chỉnh lại hộp mực theo các hướng dẫn trong sách sử dụng để đạt được chất lượng bản in tốt nhất. Bây giờ máy in phun mới đã hoàn toàn sẵn sàng để đem lại cho bạn những bản in sắc nét và rực rỡ nhất!

CHÖÔNG V: NAÂNG CAÁP HEÄ THOÁNG MAÙY TÍNH

    Cho dù là CPU hay ổ CD-ROM, modem hay bộ nhớ, việc nâng cấp có thể là cần thiết nhưng đôi lúc lại không.

    Coù máy 486 cũ kỹ của bạn dường như có thể làm việc không nghỉ, nhưng nó không thể chạy Windows 98. Còn chiếc Pentium-133 mà công ty mua hai năm trước đã tỏ ra uể oải, đặc biệt là khi bạn nạp Office 97. Những ứng dụng phổ biến nhất đều bảo đảm giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, nhưng với điều kiện chúng không buộc máy tính của bạn phải chào thua ngay từ đầu.

    Bạn hiểu cần phải có máy tính mới. Ai lại chẳng cần? Nhưng có lẽ nên tiêu số tiền đó vào chuyến du lịch Paris thay vì mua một máy PII-450. Nếu chỉ nâng cấp một số bộ phận chọn lọc trong máy, bạn có thể nâng cao sức mạnh của máy lên một ít mà vẫn còn đủ tiền để tản bộ trên quảng trường Elysées.

    Tuy nhiên, nâng cấp cũng có giới hạn. Trong thời buổi có thể mua một máy Pentium II mới với giá dưới 1000 USD, bạn chẳng nên bỏ ra quá 200 USD để xào nấu lại một hệ thống đã cũ. Ráng tăng thêm chút bộ nhớ hay mua hẳn một máy mới với những con chip cáu cạnh, đằng nào khôn ngoan hơn? Một video card nhanh hay modem 56-kbp thần tốc có thể giúp bạn làm việc tốt hơn không? Hoặc một ổ cứng lớn hơn thì sao? Hay một bộ DVD-ROM? Một cổng USB?

171

    Trong bài hướng dẫn nâng cấp máy tính này, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định phải tập trung công sức và tiền bạc vào đâu, hay liệu có thể không cần nâng cấp gì cả chăng. Chúng tôi cho bạn cái nhìn tổng quan về những cải tiến chủ chốt trong hệ thống: bộ nhớ, CPU, lưu trữ, card đồ họa, modem, và nhiều thứ nữa. Bạn hãy xem qua toàn bộ danh mục lựa chọn của chúng tôi để hình dung giải pháp tốt nhất cho hoàn cảnh của bạn, sau đó nghiên cứu kỹ các bảng tóm tắt để nắm rõ những thách thức về kỹ thuật mà bạn sẽ phải giải quyết.

    Dù bạn muốn chạy phiên bản mới nhất của Microsoft Office, chuyển sang Windows NT hay chỉ cần chơi Quake II, chúng tôi sẽ giúp bạn quyết định cần nâng cấp bộ phận nào trong máy, bộ phận nào thì cứ để yên vị. Còn khoản tiền tiết kiệm được, cố nhiên là tự bạn quyết định sẽ tiêu vào việc gì.

Nâng Cấp Bộ Nhớ

    Vì giá của RAM hệ thống hiện đang thấp chưa từng có, nâng cấp hữu hiệu mà ít tốn kém nhất chính là nâng cấp bộ nhớ. Dù bạn đang dùng máy Windows nào đi nữa, việc nâng cấp bộ nhớ sẽ làm chạy nhanh hơn thấy rõ. Có thêm RAM mới, máy tính sẽ bớt chậm do phải lệ thuộc vào bộ nhớ ảo, vốn là biện pháp để buộc ổ cứng đóng vai trò bộ nhớ thay thế khi RAM không còn chỗ trống. Nhờ có RAM mới, dữ liệu được xử lý nhanh hơn, các thành phần khác trong hệ thống như CPU và card đồ họa có thể làm việc hết khả năng tiềm tàng chứ không phải chầu chực chờ đĩa cứng.

    Nếu đang ì ạch trên một máy 486 chỉ có 8MB RAM, bạn nên nâng cấp lên ít nhất 16 MB; và nếu lên hẳn 32 MB thì Windows 95 sẽ còn chạy tốt hơn nữa. Nếu thêm 16MB RAM vào một hệ Pentium đã có sẵn 16MB, máy sẽ chạy tuyệt vời mà bạn chỉ mất không đầy 50 USD. Và nếu bắt đầu từ 32MB, bạn có thể cần tăng lên 64MB, mà thêm 32MB còn rẻ tiền hơn một bữa tối cho hai người ở nhà hàng sang trọng. Và nếu muốn chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc, đặc biệt là các phần mềm ngốn nhiều RAM như Microsoft Power Point hay Lotus Notes, bạn sẽ thấy có thêm bộ nhớ quả là hay hơn nhiều.

172

Bộ nhớ khác nhau

    Trước khi nâng cấp, cần biết chính xác mình đang có loại bộ nhớ nào và cần thay bằng cái gì. Cách dễ nhất là gọi Web site của một nhà sản xuất lớn về bộ nhớ, chẳng hạn Kingston Technology (www .kingston.com) hay Crucial Technology (www.crucial.com). Chỉ cần nhập vào nhãn hiệu và model của máy bạn, site đó sẽ cho biết máy bạn dùng loại RAM nào và báo giá cho nó. Hầu hết các máy Pentium và một số Pentium MMX đều có EDO RAM được tổ chức trên một môđun bộ nhớ 72 chân một hàng (single inline). Bạn phải lắp đặt các SIMM theo cặp; vì vậy, muốn nâng cấp lên 32MB chẳng hạn, bạn cần có hai SIMM 16MB. Các hệ Pentium MMX mới hơn và hầu hết hệ Pentium II đều dùng những SDRAM nhanh hơn, được lắp trên môđun bộ nhớ 168 chân hai hàng (dual inline), và bạn có thể lắp mỗi lần một DIMM. Nếu là máy loại 486 cũ, có lẽ bạn đang dùng SIMM 32 chân chứa Fast Page Mode DRAM loại cũ.

    Trong khi hầu hết các hệ Pentium II và Pentium Pro đều dùng bộ nhớ loại parity hay error correcting code để phát hiện những dữ liệu bị hỏng, nhiều hệ Pentium và Pentium MMX lại dùng bộ nhớ non-parity đơn giản hơn. Bạn cần xác định rõ kiểu bảo vệ dữ liệu trong RAM hiện tại của mình là dạng nào và bảo đảm bộ nhớ mới tương hợp với nó. Bạn có thể tự biết bằng cách đếm số chip trên môđun bộ nhớ. Nếu thấy một bên có chín con chip, đây hẳn là loại bộ nhớ parity hay tự sửa lỗi, không thì nó thuộc loại non-parity.

173

Tốc độ của RAM

    Một số hệ Pentium MMX có kèm EDO DRAM nhưng bao gồm cả một cặp ổ cắm DIMM để có thể gắn các SDRAM nhanh hơn. Trong khi một số bo mạch chủ có thể chạy với cả SIMM lẫn DIMM cùng một lúc, bạn có thể tránh những trục trặc có thể phát sinh cũng như làm chậm hệ thống bằng cách chỉ gắn một thứ mà thôi. Nếu đang có bo mạch chủ 100MHz - kể cả Pentium II-350 và CPU AMD K6-2-350, bạn cần thận trọng khi gắn SDRAM mới vào máy. Bus nhanh hơn thì cần bộ nhớ tinh vi hơn, thường gọi là PC100 SDRAM. Còn PC66 SDRAM, vốn chậm hơn, rất có thể không chạy được nếu gắn vào bo mạch chủ nhanh hơn.

    Tóm lại, dù muốn chạy chương trình minh họa, dùng bảng tính dày đặc đến hoa cả mắt hay chơi những game mới nhất, bạn chỉ cần thêm bộ nhớ là có thể tăng tốc cho chiếc máy cũ của mình được rồi.

Tăng cường bộ xử lý

    Máy chậm quá, bạn muốn tăng tốc phải không? Thay CPU xem chừng là một ý hay, nhưng thường thì chẳng đáng làm vậy.

    Vào cái thời một máy tính mới có giá ít nhất hai ngàn USD thì bỏ ra 200 đến 350 USD để nâng cấp CPU hãy còn hợp lý. Nhưng hiện nay cách đó không còn hấp dẫn nữa. Máy 486 và Pentium đời đầu vốn cần CPU mới hơn hết, cũng chính là những máy ít có khả năng chạy với CPU mới hơn cả. Thậm chí dù có nâng cấp BIOS để có thể chạy CPU mới hoặc ngậm đắng nuốt cay mà cài hẳn một bo mạch chủ mới, bạn vẫn cứ phải dùng một đĩa cứng nhỏ, RAM chậm rì và một video card đáng đưa vào hiệu đồ cổ. Dù có mua được CPU mới với giá bèo nhất đi nữa thì tân trang lại bộ đồ lề cũ rích vẫn là lợi bất cập hại.

    Trong trường hợp nâng cấp CPU, ứng viên số một là các hệ Pentium 75-MHz, 90-MHz và 100MHz nếu chủ nhân chúng không đủ tiền mua máy mới. Nhưng Pentium hiện có của bạn càng cao cấp, bạn càng ít có lợi hơn nếu thay CPU mới. Và đừng có ý định gắn bộ xử lý Pentium II mới nhất vào hệ Pentium cũ đang dùng. Các CPU Pentium II và Celeron của Intel không cắm được vào ổ cắm chuẩn bộ xử lý Pentium hay Pentium MMX của bạn.

174

Chọn CPU

    Nếu vẫn nhất quyết nâng cấp, bạn sẽ phải chọn một trong hai cách: hoặc mua một bộ nâng cấp hoặc chỉ mua CPU. Các bộ nâng cấp như MxPro-233 của Evergreen Technologies (199 USD, www.evergreen.com) và 200-MHz Pentium OverDrive với công nghệ MMX của Intel (199USD, www.intel.com) thích hợp với các hệ Pentium cũ và bao gồm mọi thứ cần thiết cho việc nâng cấp: CPU mới, quạt làm mát, hộp nóng (heat sink) và phần mềm để đánh giá và thực hiện tương thích với BIOS trong hệ. Nếu CPU hiện có của bạn gắn vào một môđun Socket 5, bạn sẽ cần một bộ nâng cấp trong đó có bộ chuyển điện thế chẳng hạn như MxPro. Bạn có thể tiết kiệm vài đồng bằng cách chỉ mua con chip, nhưng vẫn phải mua quạt làm mát và phải bảo đảm rằng CPU mới chạy được trong bo mạch chủ của bạn.

175

    Tốc độ xung nhịp (clock) đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ sự nâng cấp nào. CPU chạy càng nhanh, máy của bạn làm việc càng ngon lành. Đồng thời, nếu nâng cấp sao cho mở rộng được cache sơ cấp (L1) của CPU thì rất tốt, bởi bộ nhớ nhanh này có thể bù cho những bộ phận chậm hơn như RAM.

    Nếu bạn có hệ Pentium Pro, hãy tính đến chuyện mua bộ Pentium II OverDrive Processor của Intel dành cho máy Pentium Pro; bộ này cho phép bạn nâng tốc độ đồng hồ lên đến 333MHz (cao hơn giới hạn 200-MHZ của

176

Pentium Pro). Việc nâng cấp sẽ bổ sung các chỉ thị MMX và lõi PII để Windows 95 chạy nhanh hơn. Có điều giá hơi cao: những 550 USD. Tuy nhiên, nó sẽ tiếp sức sống mới cho các máy PC già nua.

    Kể từ đầu năm 1999, Evergreen sẽ phục vụ nâng cấp CPU trên một PCI card, nghĩa là bất cứ máy tính nào chấp nhận card PCI (kể cả một số máy 486) đều có thể nâng cấp lên Pentium II. Giá cả sẽ thay đổi, nhưng dù sao bạn vẫn có thể nâng cấp lên Celeron có 64MB RAM mà chỉ tốn từ 350 đến 500 USD.

Giải pháp đĩa cứng

    Hệ điều hành Windows 98, các ứng dụng như Microsoft Office, và các tập tin dữ liệu cứ mãi phình ra không ngừng, tất cả những thứ đó đều ngốn không gian đĩa. Điều này có nghĩa là đĩa cứng 2GB của bạn, mới năm ngoái dường như quá lớn, giờ xem chừng đã bắt đầu chật chội.

    Nếu máy bạn là loại tương đối mới và đã hết chỗ chứa thì bổ sung ổ cứng là một ý tưởng rất hay. Bạn thật may mắn: đã xuất hiện thế hệ ổ cứng mới dung lượng vừa lớn vừa chạy nhanh mà giá lại chưa bao giờ "mềm" như hiện nay. Bạn có thể bỏ ra 150 USD để sở hữu một ổ 4GB, nhưng tội gì không thêm 50 USD nữa mà có thể sải một bước dài và tha hồ tung hoành về sau? Hiện các ổ cứng 6,5GB như Medalist Pro 6530 của Seagate (www.seagate.com) đang là cái đinh trên thị trường ổ cứng, giá khởi điểm không đầy 200 USD.

Mở rộng không gian đĩa

177

    Nếu chừng đó vẫn chưa đủ không gian cho bạn, còn có nhiều thứ khác để bạn chọn. Bỏ ra chừng 200 USD mua được ổ cứng 8 GB; còn nếu bạn thật sự cần kho lưu trữ khổng lồ, đã có các ổ cứng từ 10GB đến 12GB giá từ 250 đến 350 USD. Giá cả này là cho ổ EIDE, chuẩn cho hầu hết máy tính để bàn. Nếu bạn cần ổ đĩa SCSI, hãy chuẩn bị rút hầu bao thêm 30% đến 50% nữa, cộng với 100 - 200 USD cho card điều khiển SCSI (controller). Nhưng cần biết rằng hầu hết ứng dụng văn phòng thông thường cho máy để bàn, nếu dùng với SCSI thì cũng chẳng tốt hơn lên bao nhiêu. Ôổ này chỉ thật sự đắc địa nếu dùng với các ứng dụng chuyên nghiệp tốn nhiều đĩa, như đồ họa, hoặc server trên mạng.

    Lắp đặt ổ cứng mới là một trong các nâng cấp phổ biến nhất và là sự đầu tư có ích vào máy tính. Nhưng bạn hãy thực tế: nếu máy bạn là 486 hoặc Pentium các đời đầu thì nâng cấp chẳng có lợi gì lắm, bởi những chip này không chạy kịp với tốc độ lưu chuyển dữ liệu cực nhanh của các ổ cứng đời mới nhất, thành thử lại vô hiệu hóa chính thế mạnh của ổ cứng là tốc độ. Nếu đó là trường hợp của bạn, có lẽ đã đến lúc cần đầu tư mua hẳn một hệ mới.

    Một khi bạn vẫn quyết định nâng cấp ổ cứng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng kinh nghiệm và kỳ vọng của mình. Nếu mới làm quen với máy tính, chưa gì đã ngán ngẩm nghĩ đến việc cầm ốc vít, hoặc nếu quá vụng tay vụng chân, hãy để một dịch vụ máy tính làm giúp cho bạn. Mặt khác, nếu bạn thành thạo máy tính thì lắp ổ đĩa mới chẳng phải việc gì khó. Hiện nay các bộ nâng cấp ổ cứng đều có kèm theo chỉ dẫn từng bước cũng như dụng cụ lắp đặt và cáp. Thậm chí các bộ nâng cấp còn có một phần mềm giúp loại trừ hoàn toàn những khó khăn vì không tương thích với các hệ cũ hơn và tự động hóa việc chuyển dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới.

178

    Nếu máy của bạn chưa tới một năm tuổi, có thể nó có một giao diện UltraDMA cài sẵn, đôi khi gọi là UltraATA hay AT-4, hoạt động tuyệt hảo với các ổ UltraDMA hiện nay. Bạn có thể gắn ổ UltraDMA vào một EIDE chuẩn - là giao tiếp thường có trong các máy tính sản xuất trong vòng ba bốn năm trở lại đây, nhưng hiệu quả sẽ không được tối đa như với ổ UltraDMA. Các máy tính cũ hơn cần nâng cấp BIOS thì mới có thể chạy với UltraDMA; bạn hãy kiểm tra lại với nhà sản xuất. Nếu máy của bạn không có giao tiếp UltraDMA (xem lại trong chỉ dẫn kèm theo máy), bạn bỏ ra thêm 60 - 80 USD mua một card UltraDMA để gắn thêm vào, ổ đĩa mới sẽ hoạt động hoàn hảo ngay.

CD hay DVD

    Ngày nay đĩa CD có lẽ đã trở nên quen thuộc với hầu hết chúng ta. Nếu muốn cài đặt Microsoft Office 97, hay chơi You Don't Know Jack hoặc đơn giản chỉ nghe bản Giao Hưởng Số 9 của Beethoven trong khi làm việc, bạn cần phải chạy đĩa CD. Điều này có nghĩa là bạn phải có một ổ CD-ROM. Nhưng nếu muốn xem phim trên máy vi tính, hay tự làm phim hoặc chuẩn bị hệ thống để sẵn sàng tiếp nhận những phần mềm thế hệ mới, bạn cần phải nâng cấp ổ đĩa.

    Hệ thống của bạn có lẽ đã có sẵn ổ CD-ROM chạy với tốc độ 4X hay nhanh hơn, và có thể bạn đã thử nâng lên ổ 32X hay 40X rẻ tiền. Nhưng thử nghĩ mà xem: thực ra, mọi đầu CD-ROM đều được viết cho ổ 2X hoặc 4X, do đó mua một thiết bị nhanh hơn cũng chẳng làm ứng dụng chạy tốt hơn. Lý do chính đáng để mua một ổ CD mới là ổ cũ của bạn đã chết ngắc mà bạn lại không có tiền, không có thì giờ, hoặc bạn muốn lắp một ổ DVD-ROM thay cho CD-ROM. Một ổ CD-ROM 32X rẻ tiền giá chỉ có 50 USD mà vẫn có thể giúp bạn quay đĩa trong khi tạm thời chưa mua được máy mới có lắp sẵn ổ DVD-ROM.

179

Tương lai là DVD-ROM

    Nếu bạn mua máy Pentium trong khoảng hai năm trở lại đây thì cách hay hơn nhiều là bỏ ra từ 200 đến 350 USD mua một ổ DVD-ROM có thể đọc cả các CD cũ lẫn đĩa phim, trò chơi và nhiều thứ khác bằng DVD. Quả thật là ngoài phim và dăm ba đĩa giải trí ra thì hiện ít có đĩa DVD nào khác, tuy nhiên, do ngày càng nhiều máy tính mới có kèm ổ DVD-ROM, tình hình này sẽ thay đổi.

    Nâng cấp DVD thường phải dùng một bộ, chẳng hạn Sony DDU220E/H (giá 349 USD, www.sony.com), gồm cả card giải mã (decoder card) MPEG 2 để chạy phim video DVD. Card giải mã là thứ không thể không có, mặc dù nó làm đội giá ổ đĩa lên khoảng 100 USD. Dùng bộ giải mã MPEG 2 kiểu phần mềm thì chỉ có thể cho ra những phim video "chập chờn" nếu máy của bạn thấp hơn Pentium II-350 (và ngay cả với máy Pentium II-450, vẫn thấy tình trạng "chập chờn" nếu bạn làm một việc khác trong khi DVD đang xem phim. Vì vậy, trừ khi máy của bạn đã có phần cứng MPEG lắp sẵn, nếu không, đừng chần chừ gì nữa, hãy mua một bộ nâng cấp có bao gồm cả card giải mã). Cần nhớ rằng việc lắp đặt có thể khó khăn: nào là một card giải mã và một ổ DVD-ROM, trình điều khiển (driver) cho cả hai thứ đó, lại còn kết nối âm thanh giữa card MPEG với card âm thanh, trong quá trình lắp đặt có thể phát sinh lắm chuyện đau đầu.

Nghe đĩa của chính bạn

180

    Nếu muốn có một ổ đĩa cho phép bạn vừa ghi vừa xem dữ liệu trên đĩa, tình huống có thể còn phức tạp hơn nữa. Bất cứ ai, một khi nghĩ đến chuyện sáng tác hay phổ biến âm nhạc, tác phẩm đồ họa, phim video hoặc phần mềm, tất phải tính đến việc mua một ổ CD-R hay CD-RW. Cả hai đều cho phép bạn tự tạo những đĩa CD-R 500MB có thể chạy trên bất cứ ổ CD-ROM nào. Đúng là bạn có thể tự sản xuất đĩa nhạc của chính mình. Các ổ CD-RW còn cho bạn xóa và dùng lại dữ liệu trên những đĩa đặc biệt có thể ghi lại được. Đĩa này đắt hơn, mỗi cái chừng 20 USD so với đĩa CD-R chỉ có 5 USD hoặc thấp hơn. Nhưng bởi vì bạn có thể dùng lại các đĩa CD-RW nên có đắt một chút cũng đáng. Năm ngoái, các ổ CD-RW như CD-Writer Plus 72001 của Hewlett-Packard (giá 399 USD; www.hewlett-packard.com) đã giảm giá xuống bằng ổ CD-R (từ 350 đến 650 USD), nên hiện nay càng có ít lý do để bạn mua ổ CD-R.

    Nhưng ngay cả dung lượng dữ liệu 500MB của đĩa CD-R hiện nay hoá ra cũng không nhiều. Muốn có kho dữ liệu tối đa có thể xóa được, bạn phải chi từ 400 - 800 USD để mua ổ DVD-RAM; nó cho phép lưu tối thiểu 2,6GB mỗi hộp (cartridge). Chỉ có một vấn đề: cartridge DVD-RAM không thể chạy trong thiết bị nào khác ngoài ổ DVD-RAM. Đồng thời ổ DVD-RAM lại không thể ghi dữ liệu vào vật mang nào khác, mặc dù chúng có thể chơi cả CD-ROM, CD lẫn DVD. Do đó, nếu bạn mua ổ DVD-RAM hay một trong các biến thể của nó, đừng mong dùng cartridge DVD-RAM ở đâu khác ngoài chính ổ đĩa của mình, nên bạn không thể đút cartridge vào túi quần rồi đi nhét vào ổ DVD-RAM nào cũng được. Nhưng chưa hết: chuẩn DVD-RAM vẫn có đối thủ, chủ yếu là DVD-RW, một chuẩn 3GB do Hewlett-Packard, Philips và Sony hỗ trợ. Nếu không cần bổ sung kho dữ liệu ngay bây giờ, bạn hãy cứ bằng lòng với ổ CD-RW chừng nào một trong các chuẩn DVD-RAM đang cạnh tranh hiện nay chưa thật sự nổi trội lên.

Đồ họa nhanh

    Nâng cấp video card là một ý tưởng có vẻ hay, chừng nào bạn chưa xem xét thấu đáo hơn. Thực tế là nếu card đồ họa của bạn chưa tới hai năm tuổi và bạn ít quan tâm đến trò chơi, ảnh kỹ thuật số, quay video hay xem tivi trên máy tính, thì thay card có lẽ chỉ là vung tiền qua cửa sổ. Với những ứng dụng thông thường như xử lý văn bản, bảng tính, thậm chí trình diễn (presentations) đồ họa, thì dù sử dụng card nhanh nhất hay chậm nhất bạn cũng chẳng thấy có gì khác nhau. Tìm đúng card đồ họa bạn cầnDẫu vậy, với một số người, dùng đúng card đồ họa là chuyện khác hẳn. Nếu cần xem hay xử lý ảnh, bạn phải có card đồ họa đủ bộ nhớ mới có thể hiển thị ảnh màu 24 bit ở đúng độ phân giải bạn muốn.Để xác định bạn cần card đồ họa có bộ nhớ bao nhiêu, hãy chú ý thật kỹ khi máy khởi động: dòng graphic card BIOS cho thấy rõ số dung lượng bộ nhớ. Nếu muốn chạy ở độ phân giải 800 x 600, bạn cần ít nhất 2MB bộ nhớ video mới có thể hiển thị ảnh màu 24 bit; còn nếu muốn độ phân giải cao hơn nữa (1024 x 768 hay 1280 x 1024) thì 4MB mới đủ. Card 8MB sẽ cho bạn thoải mái chọn độ phân giải tới 1600 x 1200, hầu như chỉ dành riêng cho các ứng dụng CAD hay đồ họa cao cấp làm việc với màn hình 21 inch và lớn hơn. Số RAM thừa không dùng để hiển thị hình ảnh có thể giúp tăng một phần tốc độ xử lý nhờ lưu dữ liệu tốt hơn. Hầu như mọi card đồ họa mới như STB Velocity 128 (giá 99 USD) có ít nhất 4MB bộ nhớ video; nhiều card khác như ATI XpertYỵPlay98 (giá 95 USD; www.atitech.com) có tới 8MB.

181

    Bạn có thể nâng cấp video RAM trên hầu hết các loại card đồ họa, nhưng mua card mới có nhiều bộ nhớ hơn thì hay hơn nhiều, đặc biệt là khi card hiện tại của bạn đã quá hai năm tuổi. Các nhà sản xuất card đều đặn nâng giá mỗi lần nâng cấp bộ nhớ của mình. Bạn có thể may mắn tìm được bộ nhớ của nhà sản xuất thứ ba tương thích mà giá lại phải chăng; tuy nhiên, lắp đặt được nó mà không phải bẻ cong các chân hoặc không làm hỏng đế cắm nào là cả một thách thức, đó là chưa kể dùng nó bạn chẳng được bảo hành gì hết. Chỉ những người sành sỏi về kỹ thuật nếu tìm được giá nâng cấp hợp lý mới dám làm kiểu này. Nếu bạn không phải người như thế, hãy ngậm bồ hòn làm ngọt mà mua hẳn một card mới vậy.

182

Hoàn thiện hình ảnh

    Khi mua card đồ họa mới thì các trò chơi (game) vẫn là thứ được lợi nhiều nhất. Đó là do các nhà sản xuất luôn tối ưu hóa các game dành cho các chip đồ họa 3D (là bộ xử lý chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc tính toán những chi tiết hình ảnh 3 chiều). Tốc độ và mức phong phú của các chi tiết hình ảnh 3 chiều tùy theo bộ chip thuộc loại nào. Hiện nay, các loại card chứa bộ chip Voodoo2,

Làm việc với modem

183

    Modem cáp, ASDL, và những công nghệ mới khác đang manh nha xuất hiện đều hứa hẹn một ngày kia có thể lướt Web "nhanh như ý nghĩ". Nhưng trừ khi bạn sống ở một trong số ít đô thị lớn, nơi những dịch vụ này đang được thử nghiệm, bằng không, bạn đừng vội mơ tưởng đến những điều chưa thể có ngay được đó. Hầu hết người dùng Internet, đặc biệt những ai sống ở vùng nông thôn, sẽ tự hài lòng với POTS (plain old telephone service, dịch vụ điện thoại cũ thông thường) trước một tương lai có thể nhìn thấy được.

Mua modem mới

    Nếu bạn phát mệt vì cứ phải ngồi chơi xơi nước trong khi chờ modem 28.8 hay 33.6kbp ì ạch bò, nhất định đã đến lúc cần nâng cấp lên 56 kbp. Thật là may: hai công nghệ 56 kbp cạnh tranh nhau xưa nay (K56flex và x2) đã hợp nhất thành một chuẩn duy nhất gọi là V.90, và các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), tuy từ từ nhưng chắc chắn, đang chuyển đổi sang chuẩn này.

Tuy nhiên, nâng cấp modem 28.8 hay 33.6 đang dùng có thể khá rắc rối. Một số nhà sản xuất modem cho bạn tự nâng cấp lên V.90 bằng cách thay một cặp chip, hoặc có một chương trình đổi hàng có bù tiền cho phép bạn mua modem V.90 với giá hạ. Nhưng các chương trình này đang phá sản vì modem V.90 - cũng như mọi phần cứng máy vi tính khác - hiện đang giảm giá.

184

    Giải pháp hợp lý nhất là hãy tặng modem cũ, chậm của bạn cho một trường học hay tổ chức từ thiện nào đó rồi mua modem hoàn toàn mới. Giá khởi điểm của modem V.90 lắp trong (internal) khoảng từ 80 USD, còn modem lắp ngoài như Diamond Multimedia SUpraExpress 56 giá khoảng 100 USD (www.diamondmm .com). Lắp đặt modem ngoài khá dễ, còn gắn modem trong thì tốn sức hơn một chút. Nếu không muốn tự làm, bạn hãy nhờ dịch vụ làm thay.

    Nếu đã có một modem K56flex hoặc x2, bạn có thể nâng cấp lên chuẩn V.90 miễn phí bằng cách tải xuống một số phần mềm từ Web site của nhà sản xuất modem; phần mềm này thực hiện nâng cấp bằng cách lập trình lại một chip trong modem. Tuy nhiên, có một điều kiện: trước khi làm bước này, bạn cần phải biết nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của bạn có hỗ trợ chuẩn V.90 hay không (hiện tại, các ISP tại Việt Nam chưa hỗ trợ chuẩn này). Sau khi nâng cấp, một số modem không thể tương thích trở lại với K56flex hay x2 nữa. Nếu ISP đã làm việc tốt với modem của bạn thì thôi; nâng cấp lên V.90 chẳng ích lợi gì nếu bạn không cần. Tính tương thích của V.90 thay đổi tùy theo nhà sản xuất và model; do đó bạn cần kiểm tra Web site của nhà sản xuất modem.

Kết Nối Tốc Độ Cao

    Máy tính luôn chạy trơn tru, vẫn chưa đủ! Bạn còn phải làm sao cho các thiết bị đồng hành của nó cũng chạy tốt như thế. Nếu có một máy ảnh số, máy quét (scanner) và/hoặc thiết bị lưu dữ liệu ngoài, bạn sẽ gặp vấn đề: nhiều dụng cụ quá mà không đủ cổng nối. Tìm giải pháp nào bây giờ? Câu trả lời: bổ sung vài cổng nhanh (fast ports) vào.

    May cho bạn, Universal Serial Bus cuối cùng đã đường hoàng bước vào cuộc, SCSI đang vững bước mạnh mẽ, và các nối kết 1394 "nhanh như ánh sáng" chẳng bao lâu nữa sẽ ra đời.

Bạn cần tốc độ nào?

    Tuy vậy, đầu tiên bạn cần cân nhắc xem mình cần tốc độ bao nhiêu. Nhiều máy quay video để bàn, máy ảnh số và máy quét có độ phân giải thấp đòi hỏi một cổng USB. Nếu mua máy tính vào năm ngoái, có lẽ bạn đã có hai cổng USB mở, mỗi cổng có thể di chuyển 12MB dữ liệu mỗi giây ("nhanh như gió" so với cổng song song 1,2MBp). Đã đến lúc bạn cần dùng chúng. Nếu đang làm việc với một máy tính cũ hơn, bạn phải dạy nó một vài mẹo mới. Những bộ công cụ nâng cấp USB hiện nay rất rẻ. Bộ nâng cấp hai cổng PCI-4U USB của Entrega Technologies chẳng hạn, giá 40 USD (www.entrega.com) có thể đút lọt vào khe PCI trống trong một hệ chạy Windows 98.

185

    Còn nếu bạn muốn nối vào một thiết bị cần giải băng rộng hơn, chẳng hạn một ổ đĩa ngoài hay máy quét có độ phân giải cao, USB chịu thua. Bạn cần một nối kết SCSI. SCSI 2 (loại nối kết SCSI phổ biến nhất) nhanh hơn USB từ hai tới ba lần. Với người dùng chưa có nối kết SCSI, nhiều thiết bị ngoại vi có cả một card SCSI kèm theo. Tuy vậy hãy thận trọng: card SCSI theo bộ có thể không phù hợp với các đặc tả (specifications) mới nhất, nên lắp đặt có thể hơi rắc rối và làm việc "lôm côm" nếu gắn vào những thiết bị SCSI khác mà nó được cung cấp đồng bộ. Tốt hơn là hãy tự mua lấy một card SCSI (giá khởi điểm từ khoảng 75 USD).

    Độ rộng băng (bandwidth) của SCSI là một ưu điểm, nhưng thiết bị SCSI lại đắt hơn và khó lắp đặt hơn là thiết bị USB. Một hệ bus mới gọi là 1394 (aka FireWire) hứa hẹn cả công nghệ SCSI lẫn USB đều sẽ đáng đồng tiền bát gạo của bạn. Bus 1394 sẽ cho phép người dùng bổ sung nhiều thiết bị mà không cần khởi động lại hệ thống và tốn công sức. Nó cũng có thể truyền dữ liệu nhanh hơn USB tới 16 lần. Adaptec hiện đang bán một card kết hợp 1394/SCSI PCI giá 699 USD (www.adaptec.com), nhưng nếu mua nó bây giờ, bạn sẽ chỉ có thể dùng nối kết 1394 với dăm ba máy ảnh số mà thôi. Trong vài ba năm tới, giá sẽ hạ và khi đó bạn sẽ có thể mua các máy quét, ổ cứng và thiết bị ngoại vi khác tương thích với 1394.

Kinh Nghiệm Nâng Cấp

    Cách đây không lâu, bạn đã bỏ ra hơn 2000 USD mua một PC mới với cấu hình: bộ xử lý Pentium 166 MHz, 16MB RAM và đĩa cứng 2GB. Rõ ràng là không rẻ, nhưng bạn đã có sức mạnh tính toán mà nhiều người từng mơ ước.

186

    Vào thời điểm cuối 1999, khi làm việc với chiếc máy tính này, trong đầu bạn lại nảy sinh một loạt tính từ không mấy dễ chịu: chậm chạp, chật hẹp, thiếu thốn. Đơn giản là máy tính của bạn không đủ sức theo kịp với các ứng dụng đòi hỏi cao hiện nay, đơn cử như Windows 2000. Hơn nữa, các cửa hàng máy tính gần như cho không các hệ thống mới có tính năng tương tự như máy của bạn.

    Trong thời đại các PC được bán rẻ, gần như cho không, việc gì bạn phải nâng cấp máy hiện có? Trước hết, các sản phẩm nâng cấp hiện nay tính năng cũng như máy mới, và rẻ hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, máy tính mà bạn thực sự muốn có cũng phải đến 1500, 2000 USD hoặc hơn. Ngay cả những hệ thống được trang bị CPU mới nhất và nhiều tính năng nhất cũng chưa chắc đã hấp dẫn.

    Tóm lại, máy bạn đang dùng cũng có thể mạnh ngang với loại PC giá thấp tốt nhất nếu được nâng cấp đúng cách. Mua những thành phần thích hợp, bạn có thể duy trì cho hệ thống cũ làm việc thêm một - hai năm nữa, đến khi các máy mới mạnh hơn, rẻ hơn và hấp dẫn đến nỗi không cưỡng lại được.

    Tuy nhiên đừng đi quá xa. Nguyên tắc giới hạn: nếu bạn phải chi hơn 400 USD để kéo dài thêm thời gian làm việc của PC là một năm, hoặc phải bổ sung thêm hơn 3 thành phần, thì không đáng tiền và cũng không đáng công để nâng cấp (nguyên tắc này chỉ áp dụng cho các thành phần bên trong như CPU, RAM và ổ cứng, chứ không phải với thiết bị ngoại vi như màn hình, máy in hay máy quét).

    Nâng cấp một cách thông minh đòi hỏi đầu tư có suy nghĩ và có kế hoạch. Dưới đây là hướng dẫn nâng cấp hàng năm về mọi thứ từ RAM, thay thế CPU đến các phương án lưu trữ, modem tốc độ cao, các loại cổng mới như USB và IEEE 1394; và cả thời điểm khi nào thì nâng cấp, khi nào không. Hướng dẫn còn giúp bạn đảm bảo để máy cũ có thể du hành sang thiên niên kỷ mới mà không bị sự cố Y2K.

    Bạn đã có đầy đủ các dụng cụ vặn ốc vít chưa? Hãy bắt đầu.

187

188

Tăng tốc: Nâng cấp RAM và CPU

    Nếu mục tiêu của bạn là tăng tốc độ cho máy tính cũ, thì bổ sung bộ nhớ và thay thế CPU là hai nâng cấp hiệu quả nhất. RAM rẻ và dễ cài đặt, vì thế chẳng mấy khó khăn khi quyết định nâng cấp bộ nhớ tới mức hợp lý, chẳng hạn 64MB nếu bạn muốn chạy Windows 98 hoặc Office 2000 với tốc độ tối ưu. Hiện tại, giá RAM khoảng 1,5 - 4 USD/MB tùy loại, kích thước và hãng sản xuất.

    Nâng cấp bộ xử lý là việc phức tạp hơn. Nếu hệ thống mà bạn cần giá hơn 1000 USD và bạn không muốn chi số tiền lớn như vậy, thì một CPU mới (kèm bổ sung thêm RAM nếu cần) có thể là thay thế hiệu quả tạm thời. Chi phí? Từ 90 đến 400 USD. Tuy nhiên nâng cấp bộ xử lý chỉ bắt nguồn từ vấn đề tài chính; nó không thể tăng tốc độ PC của bạn lên ngang tầm các hệ thống có bộ xử lý nhanh nhất như Pentium III và Athlon. Muốn như vậy bạn phải thay bo mạch chủ (xem mục "Bo mạch chủ của mọi nâng cấp - The Mother(board) of All Upgrades" tại www.pcworld.com/nov99/upgrade).

Nhờ bộ nhớ

    Nâng cấp RAM không cải thiện đáng kể tốc độ như bạn có thể đạt được với nâng cấp bộ xử lý, nhưng bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt, nhất là khi làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc. Bản thân việc nâng cấp rất đơn giản, chỉ là cắm một hoặc nhiều module bộ nhớ vào khe cắm trên bo mạch chủ; vấn đề là phải chọn đúng loại module thích hợp cho PC của bạn. Hãy tham vấn sách hướng dẫn hay Web site của nhà sản xuất PC, hoặc mua RAM của nhà cung cấp nào có thông tin về sự tương thích giữa RAM và các hệ thống, như Crucial (www.crucial.com) hay Kingston (www.kingston.com). Nên nhớ là có thể bạn phải bổ sung cả cặp module nhớ (xem thêm các thủ thuật phần cứng trong www.pcworld.com/jul99/hwtips để chọn RAM).

    Nhóm thử nghiệm đã nâng cấp một PC Hewlett-Packard Vectra VL5 Series 5 - máy tính thời kỳ 1996 có CPU Pentium 166 (không MMX) - từ 16MB RAM lên 64MB. Phí tổn gần 100 USD với 10 phút, và điểm tốc độ theo PC World-Bench tăng từ 78 lên 90, nghĩa là 15%. Đây không phải là bước cải thiện lớn (điểm 90 chưa bằng nửa số điểm của một hệ thống mới nằm trong danh sách 10 PC tiết kiệm hàng đầu), nó đáng giá với chi phí thấp và bớt được những khó khăn - nhất là khi bạn thường xuyên chuyển đổi giữa các ứng dụng, làm việc với các bảng tính hay file đồ họa lớn, hoặc thực hiện những công việc đòi hỏi nhiều bộ nhớ.

    Nếu 64MB RAM là tốt thì 128MB chắc phải tốt hơn? Không hẳn như vậy. Với hệ thống HP Vectra, tốc độ còn giảm khi được nâng cấp lên 128MB; nếu bạn vận hành PC với các bộ chip cũ 430FX, 430HX, 430VX hay 430TX của Intel, kết quả cũng như vậy. Các bộ chip này có giới hạn memory-caching, làm giảm tốc độ khi bộ nhớ tăng quá 64MB. Những bộ chip hệ thống mới hơn và những bo mạch sử dụng bộ chip không phải của Intel thì không gặp vấn đề này. Mặc dù vậy, trên 64MB tốc độ thường tăng ít.

189

    Tuy nhiên nếu dự định nâng cấp lên Windows 2000, có thể bạn cần đến 128MB RAM. Thử nghiệm tốc độ chưa được tiến hành với hệ điều hành mới này, nhưng tính năng quản lý bộ nhớ của nó hơn hẳn so với Windows 95 và 98 và có thể tận dụng tốt hơn dung lượng trên 64MB (với điều kiện PC không sử dụng một trong số chip nêu trên). Chỉ nâng cấp RAM không thôi thì không thể làm cho hệ thống cũ đáp ứng được những tính năng của Win 2000, ít nhất bạn cũng muốn có một PC cỡ Pentium II. Hệ thống hiện thời của bạn càng cũ thì khả năng bo mạch, card video hay các thành phần khác không tương thích hoàn toàn với hệ điều hành mới càng lớn. Tóm lại: nếu bạn dự kiến sử dụng Windows 2000 trong tương lai gần, đòi hỏi hệ thống phải nâng cấp toàn diện, thì phương án thông minh nhất là mua một PC mới có cài sẵn Windows 2000.

Cần một bộ não mới

    Nâng cấp bộ xử lý không còn là thứ xa xỉ như thời mà các sản phẩm OverDrive của Intel thịnh hành. Ba nhà sản xuất - Evergreen Technologies, Kingston Technology và PowerLeap - cung cấp CPU nâng cấp trên cơ sở nhiều loại bộ xử lý khác nhau bao gồm K6-2, K6-III của AMD và Celeron của Intel (bạn không thể cắm Pentium III hoặc ngay cả Pentium II vào bo mạch Pentium hiện thời của bạn vì các chip mới đó có kèm theo card plug-in không tương thích với khe cắm mà các CPU cũ sử dụng).

    Nghe có vẻ đáng sợ nhưng thực chất phần lớn các nâng cấp CPU không phức tạp hơn nhiều so với nâng cấp RAM. Tuy nhiên công việc có rườm rà hơn. Trước khi nâng cấp CPU, bạn cần kham khảo Web site của nhà sản xuất (hoặc trực tiếp) về khả năng tương thích với PC của mình. Mặc dù đã tương thích, vẫn có thể nảy sinh vấn đề. Chẳng hạn, khi thử nghiệm, cả TurboChip 233 (149 USD) và TurboChip 366 (209 USD) nâng cấp đều không làm việc với PC HP Vectra Pentium 166. Theo thông tin của Kingston tại Web site thì chỉ có TurboChip 366 mới không tương thích với hệ thống trên.

    Nếu hệ thống của bạn không hoạt động với một CPU nâng cấp nào đó, bạn có thể làm cho nó tương thích bằng cách nâng cấp BIOS ghi lại được (flash upgrade) nhờ các trình tương ứng. Unicore cung cấp các BIOS giá khoảng 60 - 70 USD, giải quyết được nhiều vấn đề tương thích. Tuy nhiên nên nhớ là bo mạch chủ sẽ tiêu tan nếu quá trình ghi BIOS bị hỏng - chẳng hạn mất điện khi tiện ích flash đang thực hiện nâng cấp. Thay thế chip BIOS mới sẽ phục hồi bo mạch chủ, nhưng chi phí này nằm ngoài chế độ bảo hành máy tính.

Thủ thuật với card Evergreen

    AcceleraPCI của Evergreen là một kiểu nâng cấp CPU mới. Bởi vì là card PCI, nó có thể dùng chip Intel Celeron (các chip Celeron không cắm vừa vào máy tính cũ). Card này còn chứa SDRAM riêng; đưa nó vào khe

190

cắm PCI trống bất kỳ trong hệ thống, CPU và bộ nhớ của nó sẽ thay thế cho CPU và bộ nhớ trên bo mạch chủ của PC.

    Nếu bạn đang cân nhắc AcceleraPCI, hãy tải và chạy tiện ích phần mềm đánh giá từ Web site của Evergreen, chỉ trong vài phút nó sẽ cho biết card này có phù hợp với PC của bạn không. Nếu hệ thống của bạn có bus PCI thì có khả năng phù hợp, nhưng Evergreen khuyên không nên dùng card này với các máy 486 hay Pentium II.

    Tác giả bài này đã thử nghiệm AcceleraPCI 433/64 (399 USD) có Celeron 433 MHz và 64MB RAM. Card nâng cấp này dễ cài đặt hơn các nâng cấp CPU truyền thống vì không phải làm động tác tháo chip cũ ra khỏi khe cắm CPU của PC rồi lại cắm chip mới vào. Chỉ sau 15 phút là hệ thống nâng cấp có thể hoạt động, và kết quả thật ấn tượng: máy HP đạt điểm 158 của WorldBench 98, gấp đôi so với ban đầu có 16MB RAM, và tốc độ tăng 76% so với khi nâng cấp lên 64MB mà không nâng cấp CPU.

    Tuy nhiên PC đã nâng cấp này vẫn chậm hơn PC Celeron 433 là 19%. Đó là vì các hệ thống mới được hưởng những công nghệ tăng tốc khác mà máy cũ không có, như loại bộ nhớ mới hơn, ổ cứng nhanh hơn, hệ thống đồ họa mạnh hơn.

    AcceleraPCI có một vấn đề tồn tại, có lẽ liên quan đến driver hay bộ chip đồ họa: hệ thống nâng cấp không chịu tắt hoàn toàn bởi nút Windows Start. Mỗi khi bạn tắt nó bằng nút này, nó sẽ khởi động lại.

PowerLeap: một sản phẩm nâng cấp khác

    So với thiết kế card PCI mới của Evergreen, PL-K6-III (199 USD) của PowerLeap là cách nâng cấp CPU truyền thống hơn. Nó có bộ xử lý AMD K6-III 400 MHz với bộ điều chỉnh công suất và điện thế, ở dạng module thay thế cho CPU hiện thời. Bạn có thể dùng nó nâng cấp cho các PC Pentium, Pentium MMX, AMD K5 và K6, các CPU Cyrix.

    Mặc dù PL-K6-III đòi hỏi phải tháo CPU hiện thời và thay bằng cái mới, nhưng việc cài đặt không phức tạp hơn mấy so với card AcceleraPCI. Phần lớn các CPU đều có mấu để bạn dễ dàng bẩy nó lên khỏi khe cắm; sau đó cắm CPU mới vào khe, phải đảm bảo các chân không bị cắm sót hoặc cong; kéo mấu xuống để giữ chặt; rồi cắm nguồn điện cho PC. Quá trình này chiếm khoảng 15 phút, trừ phi CPU bị kẹt bởi một thành phần khác như khoang ổ đĩa chẳng hạn. Trong trường hợp này, trước hết bạn phải tháo bộ phận gây cản trở ra.

    Khác với Evergreen, PowerLeap không cung cấp tiện ích kiểm tra xem PC có tương thích với nâng cấp hay không. Nếu hệ thống của bạn không có trong danh sách các máy tương thích và không tương thích trên Web site của công ty, bạn đành phải thử vận may của mình. Ngoài ra, hướng dẫn cài đặt của PowerLeap còn gây thêm nhầm lẫn vì nó đưa ra nhiều thông số thiết lập phức tạp cho các CPU khác nhau mà không chỉ rõ là chúng áp dụng cho bộ xử lý nâng cấp chứ không phải CPU ban đầu của máy tính.

    Nâng cấp này có thể tăng tốc độ cho máy. Khi cài đặt nó trong hệ thống thử nghiệm HP Vectra Pentium 166 đã được nâng cấp lên 64MB RAM, điểm PC WorldBench 98 của hệ thống tăng đến 169 - 88% so với khi chỉ nâng cấp 64MB RAM, và hơn gấp đôi so với ban đầu là 16MB RAM. Điểm này thấp hơn 18% điểm của hệ thống K6-III-400 mới với 64MB RAM; không có gì đáng ngạc nhiên vì hệ thống K6 có thêm tính năng cải thiện tốc độ là card đồ họa AGP 16MB RAM.

191

    ở đây, PC cũng gặp phải khó khăn giống như với nâng cấp của Evergreen là không tắt được hoàn toàn bằng nút lệnh Windows Start. PowerLeap cho biết tại Web site của họ có tiện ích sửa lỗi này.

Bo mạch chủ trên card

    PowerLeap sẽ đưa ra một loại card bao gồm: CPU, phân hệ đồ họa, âm thanh, modem 56 kbps, nối mạng ethernet, và các kết nối cho ổ đĩa - thực chất là thay thế bo mạch chủ, bạn có thể cài đặt dễ dàng bằng cách cắm nó vào một trong các khe cắm của bo mạch chủ. Dự kiến ra mắt vào tháng 11/99, phiên bản đầu tiên của nâng cấp này sẽ là card ISA giá dưới 300 USD gồm có AMD K6-III 400 MHz hoặc hơn, 64MB RAM, adapter đồ họa Trident 3D với 8MB RAM và bộ chip Apollo của VIA. Phiên bản card PCI sẽ có tiếp theo sau.

    Trong khi đó, Evergreen đã sẵn sàng sản phẩm thay thế CPU cho các hệ thống Pentium II đầu tiên như model 233 MHz, ra đời cách đây khoảng 2 năm rưỡi. Sản phẩm đầu tiên là Performa 400 sẽ sử dụng Celeron-400 với giá 199 USD. Phiên bản Celeron-500 là Performa 500 giá 300 USD đang được tiến hành.

Không gian đĩa: giới hạn cuối cùng - Nâng cấp phương tiện lưu trữ

    Các bộ xử lý mới và lượng RAM lớn có thể tăng tốc cho PC cũ, nhưng để làm việc được bạn cần có không gian trên đĩa cứng - và cần nhiều. Cài đặt cơ bản Windows 98 tốn khoảng 125MB đĩa cứng; Microsoft Office 2000 chiếm 190 đến 650MB. Nếu bạn muốn chuẩn bị sẵn sàng cho Windows 2000, hãy để dành 650MB cho hệ điều hành này.

    Tất nhiên bạn còn phải có chỗ chứa tài liệu và các file khác trên đĩa cứng, và nếu bạn làm việc với các ảnh số hóa, video hay audio, các file của bạn sẽ nhanh chóng từ megabyte phình lên mức gigabyte. Nếu còn đang dùng ổ 1GB đến 3GB thì rõ ràng bạn phải nâng cấp ổ đĩa mới. Tuy nhiên ổ cứng không phải là khả năng lưu trữ duy nhất; các phương tiện tháo lắp, CD-R/CD-RW hay băng từ đều phù hợp với nhu cầu của bạn.

    Do dung lượng lớn và rẻ tiền, đĩa cứng thực sự là bửu bối trong vương quốc PC. Hiện nay, dung lượng 4GB đến 8GB là hơi nhỏ, phổ biến là loại 13GB đến 18GB, còn các model 20GB đến 28GB đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. IBM dự kiến trong tháng 11/99 sẽ đưa ra ổ 37GB với giá khoảng 420 USD.

    ở mức thấp, ổ Seagate U8 8,4GB chỉ còn có 105 USD. Nhưng để có đủ chỗ cho các ứng dụng tương lai, tốt nhất bạn nên kiếm một ổ trong khoảng 17GB đến 20GB, chẳng hạn Barracuda ATA 20,4GB của Seagate giá 219 USD. Bạn cũng có thể chọn một trong số các ổ đĩa được giải Best Buy của PC World Mỹ mới đây (www.pcworld.com/oct99/hard_drives): WD Caviar của Western Digital hoặc DiamondMax Plus 5120 của Maxtor; cả hai đều có dung lượng 20,4GB; ổ Maxtor đắt hơn nhưng tốc độ cao hơn.

Bắt tay vào việc

    Cài đặt đĩa cứng mới là nâng cấp phổ biến, nhưng cũng không phải là công việc dành cho những người kém thành thạo. Quá trình này sẽ mất 2 hay 3 giờ đồng hồ. Bạn không những cần mở thùng máy mà còn phải loay hoay với cả mớ dây nhợ, thiết lập jumper và lắp đĩa vào trong PC. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn nên thuê cửa hàng vi tính nào đó.

    Muốn tự lắp đặt, bạn cần kiểm tra để đảm bảo ổ cứng có đầy đủ cáp, sách hướng dẫn và phần mềm để sao nội dung ổ cứng cũ sang ổ mới (tham khảo thêm www.pcworld.com/may99/upgrade_guide). Các ổ Seagate rất dễ cài đặt: mỗi ổ đĩa có kèm theo hướng dẫn cài đặt cơ bản in ngay trên ổ đĩa, một cuốn hướng dẫn từng bước, phần mềm phân tích cấu hình PC rồi in ra những chỉ dẫn theo từng trường hợp cụ thể.

    Mọi PC sản xuất sau năm 1994 đều có giao tiếp ổ cứng EIDE chuẩn trên bo mạch chủ, vì vậy bạn có thể cài đặt bất kỳ ổ cứng EIDE nào thế hệ mới nhất. Loại ổ SCSI tốc độ cao thường đắt hơn ổ EIDE cùng kích thước ít nhất 100 USD và đòi hỏi có card bổ sung, thiết kế cho các ứng dụng như file server mạng. Bạn sẽ không nhận thấy sự chênh lệch tốc độ khi chạy các ứng dụng máy để bàn điển hình từ ổ SCSI.

192

    Nếu PC của bạn đã quá 3 năm thì thường là BIOS của nó không thể xử lý trực tiếp các ổ cứng lớn hơn 8,4GB. May mắn là mỗi ổ đĩa có kèm theo phần mềm cài đặt khắc phục được giới hạn này. Nhưng có thể bạn muốn nâng cấp cả BIOS. Nâng cấp BIOS không chỉ cho phép cài đặt ổ cứng lớn mà còn đảm bảo cho PC xử lý đúng về thời gian khi bước sang tháng 1/2000 (xem mục "Nâng cấp thế kỷ").

    Đừng hy vọng đạt tốc độ tối đa của ổ cứng mới khi cài đặt nó trên PC cũ. Những ổ mới thường có giao tiếp EIDE phiên bản mới nhất, là UltraDMA/66 hay UltraATA/66, về lý thuyết có thể truyền dữ liệu với tốc độ 66 megabit/giây. Nhưng chỉ những PC gần đây nhất mới có hỗ trợ UltraDMA/66 trên bo mạch chủ; phần lớn những PC sản xuất trong 3 năm trở lại đây đều hỗ trợ UltraDMA/33. Những PC cũ hơn thường hỗ trợ EIDE Mode 4, chạy bằng nửa tốc độ của UltraDMA/33.

    Rất may là tất cả các ổ UltraDMA/66 đều làm việc với giao diện EIDE cũ, và hậu quả về tốc độ không đáng kể lắm như bạn tưởng. Ví dụ ổ đĩa kết nối qua UltraDMA/33 chậm hơn 20% so với qua UltraDMA/66. Nhưng nếu muốn tận dụng tối đa tốc độ, hãy cài đặt bo mạch bổ sung UltraDMA/66 cùng với ổ cứng mới của bạn. Bo mạch Ultra66 của Promise Technology giá khoảng 59 USD, và vì nó là Plug and Play nên cài đặt khá dễ dàng.

ZIP, ORB và JAZ

    Có một thời, nếu cần không gian lưu trữ dữ liệu lớn, bạn phải mua ổ đĩa tháo lắp với hàng chồng đĩa. Sự xuất hiện của các ổ cứng lớn, rẻ tiền đã thay đổi điều này, nhưng vẫn còn nhiều lí do để đầu tư cho phương tiện lưu trữ tháo lắp: chúng rất thuận tiện trong việc trao đổi các file quá lớn, sao lưu và lưu trữ dữ liệu, cũng như bảo vệ những thông tin mật.

    Khả năng lựa chọn ổ đĩa tháo lắp càng được mở rộng từ khi Iomega đưa ra ổ Zip đầu tiên cách đây vài năm. Riêng Iomega đã có hơn nửa tá model, từ ổ Zip cổng song song 100MB (khoảng 100 USD) đến ổ Jaz SCSI 2GB (350 USD). ổ Orb của Castlewood Systems (200 USD) rất đáng giá vì mỗi đĩa 2,2GB của nó chỉ có 30 USD (trong khi một đĩa Jaz 2GB là 125 USD, nếu mua 3 đĩa thì mỗi cái 100 USD).

    Cài đặt ổ tháo lắp trong (internal) cũng tương tự như thay ổ cứng chuẩn (để chứa được ổ đĩa, máy tính của bạn phải có khoang trống phía ngoài).

    Bạn cũng có thể chọn model lắp ngoài (external), chỉ đơn giản cắm vào cổng song song của máy tính. Nhưng những ổ loại này bao giờ cũng chậm hơn nhiều so với loại lắp trong. Để có tốc độ cao hơn, hãy chọn ổ lắp ngoài nối qua cổng USB của PC (xem mục "USB, DVD và những thứ khác"). Thử nghiệm cho thấy Zip USB 100MB External của Iomega nhanh hơn gấp 4 lần loại cổng song song (xem thêm thông tin về các ổ tháo lắp trong bài "Ôổ tháo lắp sẽ thay thế đĩa mềm?"

CD-RW phục vụ công việc và giải trí

193

    Đối với phương tiện lưu trữ tháo lắp dễ chia sẻ và thực sự rẻ, không gì có thể đánh bại nổi CD ghi được. Ngay cả với dung lượng tối đa tương đối khiêm tốn là 650MB (CD-RW khoảng 620MB), chúng vẫn là phương tiện lý tưởng để sao lưu các file dữ liệu luôn sẵn sàng truy cập hoặc lưu trữ các file mà thỉnh thoảng bạn mới cần tới. Và không thể quên một công dụng phổ biến nhất của nó: chứa những bản nhạc mà bạn ưa thích.

    Hầu hết các ổ CD ghi được hiện nay là loại ghi lại được nhiều lần, nghĩa là bạn có thể ghi trên cả đĩa CD-R trắng ghi một lần (1 USD/đĩa) và CD-RW ghi nhiều lần (10 USD/đĩa). Giá ổ CD-RW rẻ nhất là dưới 200 USD. Trước khi mua phải kiểm tra yêu cầu hệ thống của ổ đĩa, thông thường bạn cần có ít nhất Pentium-166, 32MB RAM, ổ cứng UltraDMA/33 để truyền dữ liệu đủ nhanh khi tạo CD. Nhớ để dành ít nhất 1GB trống trên đĩa cứng cho quá trình này.

    ổ DVD ghi được hay DVD-RAM là một lựa chọn khác. Đĩa loại này chứa được 4,7GB dữ liệu, nhưng giá ổ đĩa thì khá đắt, tới 750 USD. Điều quan trọng là chưa có chuẩn thống nhất, vì vậy đĩa DVD ghi bằng ổ DVD-RAM của nhà sản xuất này có thể không đọc được trên ổ khác. Lời khuyên: bạn nên chờ một năm nữa để chuẩn được thiết lập và giá hạ bớt.

Đến với băng từ

    Nếu bạn chuyển sang sử dụng một đĩa cứng khổng lồ thì cũng nên nâng cấp hệ thống sao lưu. Bạn có thể sử dụng ổ tháo lắp như Orb, nhưng ổ này phù hợp với việc sao lưu có lựa chọn những dữ liệu quan trọng hơn là sao lưu toàn bộ đĩa cứng. Ngay cả khi phần mềm sao lưu có nén dữ liệu, thì việc sao lưu nguyên một ổ cứng 10GB chắc phải tốn 3 đĩa Orb.

    Thay vì như vậy, hãy cân nhắc dùng ổ băng từ với một cuộn băng có đủ dung lượng để chứa toàn bộ ổ cứng. Nếu ổ cứng của bạn lớn, ổ băng từ dung lượng cao như HP Colorado 14GB của Hewlett-Packard là thích hợp nhất.

    Hầu hết các ổ băng từ đều có thể thiết lập để sao lưu file tự động, nhưng bạn vẫn phải tự đổi băng, và tốt nhất nên cất các băng sao lưu ở một chỗ an toàn. Như vậy khi ổ cứng bị trục trặc, bạn hoàn toàn có thể phục hồi lại công việc của mình.

Cải thiện hình ảnh: Nâng cấp màn hình

    Những gì bạn thấy được khi sử dụng PC phụ thuộc chủ yếu vào màn hình và card đồ họa của hệ thống. Tuy không phải máy tính cũ nào cũng đòi hỏi phải nâng cấp màn hình, thực tế màn hình tốt đem lại lợi ích cho mọi người kể cả dùng bảng tính lẫn chơi trò chơi.

    Màn hình mới và lớn hơn thường cho hình ảnh sáng sủa, rõ nét hơn. Cài đặt màn hình chỉ tốn vài giây mà chẳng cần công cụ gì, và nếu mua màn hình bây giờ bạn vẫn có thể sử dụng nó với PC mua sau này.

    Khi nâng cấp, bạn nên bỏ qua các model 15 inch và nhắm đến loại 17 inch như Diamond Plus 71 giá 369 USD của Mitsubishi, được chọn là sản phẩm Best Buy trong tháng 11 của tạp chí PC World Mỹ. Với màn hình cỡ lớn như vậy, bạn có thể chạy Windows với độ phân giải 1024x768, số điểm nhiều hơn 63% so với chế độ 800x600, hiển thị lượng thông tin tại một thời điểm nhiều hơn hẳn. Điều này mang lại lợi ích cho mọi ứng dụng, nhất là những công việc như chế bản. Màn hình 19 inch còn tốt hơn nữa và ngày càng rẻ hơn - VisionMaster 450 của Iiyama giá 459 USD. Tuy nhiên bạn sẽ phải dành khá nhiều chỗ cho loại màn hình lớn này.

LCD: mỏng, hiện đại, đắt tiền

    Khi mua màn hình mới, có thể bạn sẽ chọn một trong số các LCD (màn hình tinh thể lỏng) phẳng đang được ưa chuộng. Chúng chiếm ít chỗ, các model tốt cho hình ảnh tươi sáng và rõ nét. Nhưng do qui trình sản xuất phức tạp nên giá LCD cao, và còn cao trong một thời gian nữa.

194

    Trừ phi ngân quĩ của bạn vô hạn, chắc bạn sẽ phải chọn màn hình cỡ trung bình: LCD model 15 inch giá trong khoảng 1000 đến 1200 USD. Princeton DPP560 là sản phẩm Best Buy, giá 1085 USD. DPP560 là model số hóa (xu hướng chủ yếu của các LCD hiện nay), vì vậy nó đòi hỏi phải cài đặt card đồ họa số hóa kèm theo. Điều này làm cho quá trình nâng cấp lâu hơn và việc sử dụng màn hình với PC mua sau này cũng sẽ phức tạp hơn.

Sự rắc rối của card

    Cũng như màn hình, card đồ họa mới ngày càng rẻ hơn và cao cấp hơn - nhưng không có nghĩa là phải nâng cấp. Nếu bạn sử dụng PC chủ yếu để tạo tài liệu trong trình xử lý văn bản, tính toán các con số trong bảng tính hay duyệt Web, card đang dùng đã đủ tốt. Tuy nhiên, nếu thường phải làm việc với các ứng dụng đồ họa 3D như phần mềm hoạt họa hay chơi game, bạn sẽ muốn có một card với chip đồ họa 3D mới nhất. Nếu PC không có khe cắm AGP dành riêng, bạn cần chọn card đồ họa PCI như 3D Blaster Banchee của Creative Labs giá 80 USD. Card này cho tốc độ 3D xuất sắc, khiến cho các gamer không đắn đo khi nâng cấp.

    Trường hợp PC có khe cắm AGP, card đồ họa mới với bộ xử lý mạnh và nhiều RAM có thể tăng tính năng đồ họa của PC cũ lên ngang tầm các hệ thống mới. Với bộ xử lý đồ họa mới và 32MB RAM, card Millennium G400 giá 199 USD của Matrox đủ sức mạnh cáng đáng các game phức tạp nhất hiện nay. Nếu bạn đang chạy Windows 98 và có hai màn hình, G400 cho phép trải giao diện làm việc trên cả hai màn hình này.

    32MB RAM của Millennium G400 cho tốc độ tốt hơn và hình ảnh sinh động hơn, nhưng card với 16MB cũng đủ dùng cho các ứng dụng nghiệp vụ, phần lớn các game và thậm chí cả soạn thảo hình. Khi mua card nhớ lưu ý tốc độ của RAMDAC là chip chuyển đổi hình ảnh trên PC thành các tín hiệu analog red (đỏ), green (lục), blue (lam) cho màn hình sử dụng. RAMDAC càng nhanh thì hình ảnh càng uyển chuyển (đặc điểm này rất hữu dụng đối với các trò chơi). Để có tốc độ tối ưu, hãy chọn RAMDAC tốc độ tối thiểu 250 MHz.

    Lưu ý: PC có các khe cắm PCI và AGP đời đầu dễ bị trục trặc với các card đồ họa mới. PC của bạn cần tương thích với đặc tả PCI 2.0 hoặc PCI 2.1 hay 2x AGP. Sách hướng dẫn kèm theo PC hoặc Web site của nhà sản xuất có thể cho bạn biết điều này. Một hệ thống trang bị PCI có tuổi đời khoảng 4 - 5 năm có thể hỗ trợ PCI 1.0. Còn PC trang bị AGP với hơn 2 năm tuổi thường hỗ trợ AGP 1X. Phần lớn các bo mạch AGP hiện thời đều làm việc được trong khe cắm AGP 1X nhưng không cho tốc độ tối đa.

Quan trọng là driver

    Cài đặt một card đồ họa mới nói chung là đơn giản. Vì tất cả các card đồ họa hiện nay là Plug and Play, Windows sẽ nhận biết card mới sau khi bạn cài đặt nó và hướng dẫn bạn từng bước thiết lập driver cần thiết.

    Tuy nhiên trước khi cài đặt card, bạn cần tải driver mới nhất từ Web site của nhà sản xuất. Driver đi kèm card không chắc là bản mới nhất; card bạn mua có thể đã nằm trong kho của cửa hàng một thời gian, trong lúc đó nhà sản xuất luôn cải tiến driver để sửa lỗi và tăng tốc độ.

195

USB, DVD và những thứ khác: Công nghệ mới cho PC cũ

    Ngay cả khi đã nâng cấp bộ xử lý cho PC cũ, tăng RAM, cài đặt ổ cứng lớn và bổ sung mới card đồ họa cùng màn hình lớn, hệ thống của bạn vẫn không hoàn toàn hiện đại. Có những công nghệ khác phân biệt PC mới với model cũ: cổng USB, ổ DVD-ROM, modem 56 kbps v.v... Bạn cũng có thể bổ sung những thành phần này cho hệ thống của mình, nhưng hãy thận trọng: một số cần có, số khác không nên động tới.

USB trở thành hiện thực

    Sau nhiều năm trăn trở, cuối cùng USB đã thực sự vào cuộc. Chuột, bàn phím, modem, máy in, ổ đĩa lắp ngoài, loa và scanner dựa trên chuẩn USB đã ra đời, và những thiết bị khác cũng đang hình thành. USB đem lại nhiều lợi ích bao gồm tốc độ xuất sắc (12 mbps/giây), Plug and Play thực sự và khả năng tráo đổi nóng (nối và ngắt các thiết bị ngoại vi mà không cần tắt PC).

    Nếu PC của bạn được sản xuất trong vòng 3 năm trở lại đây, nó có thể có sẵn cổng USB (một cặp jack hình chữ nhật nhỏ ở mặt sau máy). Nếu không có, bạn có thể bổ sung hỗ trợ USB bằng một nâng cấp khá rẻ. Trước hết, kiểm tra trong hướng dẫn của PC xem hệ thống có hỗ trợ USB trên bo mạch chủ không. Nếu có, bạn cần thêm adapter (10 - 20 USD) để kết nối bo mạch chủ với mặt sau máy. Nếu không, bạn có thể mua card add-in như 2-Port USB Upgrade của Entrega (khoảng 30 USD).

    Nên nhớ là bạn cần có Windows 98 để tận dụng được lợi thế của USB. Windows 95 OSR2 (phiên bản kèm theo hầu hết các PC ra đời trong vòng một năm trước khi có Win 98) hỗ trợ USB trên lý thuyết, thực tế nhiều thiết bị ngoại vi USB như ổ đĩa Iomega USB Zip không làm việc với Windows 95.

    Một giao tiếp tốc độ cao bạn có thể không cần đến là IEEE 1394. Còn được gọi là FireWire (của Apple Computer) và I.Link (của Sony), IEEE 1394 truyền dữ liệu với tốc độ tăng vọt - 25 MBps. Giao tiếp này hiện có trên các camcorder số và một vài ổ cứng cao cấp. Các thiết bị ngoại vi khác như scanner hứa hẹn sẽ có trong tương lai, nhưng hiện nay rất ít người dùng cần đến công nghệ này. Card adapter IEEE 1394 còn rất đắt: HotConnect 8920 1394 của Adaptec giá khoảng 300 USD.

Tình trạng tiến thoái lưỡng nan của DVD

    Đối với phần lớn người dùng, ngay cả ổ CD-ROM mới nhanh nhất như model 52X của Kenwood và HiVal cũng không đủ tốc độ để thuyết phục họ nâng cấp. Vì thế khi đề cập đến nâng cấp CD-ROM, thực chất là vấn đề bạn có nên bổ sung ổ DVD-ROM không. Nhưng DVD-ROM còn chưa đẩy lui được CD-ROM. Lý do chính: ngoại trừ phim ra thì hiện có rất ít đầu đĩa DVD, một phần bởi vì đa số phần mềm không cần đến dung lượng 4,7GB của DVD.

196

    Bạn có cần bổ sung ổ DVD-ROM? Không, trừ khi bạn thích xem phim trên DVD hoặc chơi các trò chơi phức tạp. Nhưng để xem phim thì tốt hơn bạn nên mua đầu DVD riêng để tại nhà, loại này cho chất lượng tốt hơn loại gắn PC và giá cũng đang hạ tới mức 200 USD.

    Nếu quyết định mua ổ DVD-ROM (cho PC), hãy chọn một bộ như PC-DVD Encore 6X của Creative Labs với Dxr3. Bộ này gồm cả bo mạch giải mã phần cứng MPEG để xem được nội dung nén của phim DVD. Các ổ DVD có bộ giải mã phần mềm giá chỉ có 99 USD nhưng đòi hỏi CPU cao cấp như Pentium III và chất lượng hình thì không tốt bằng. Có lẽ bạn cũng sẽ cần card âm thanh và loa tốt.

    Bổ sung bộ DVD khá phức tạp, nhất là khi bạn cài đặt cả card âm thanh mới và giữ lại ổ CD-ROM hiện thời. Bạn phải nối nhiều dây và cài đặt nhiều phần mềm, và có thể còn gặp vấn đề tương thích với những thành phần khác của PC. Vì vậy hãy đọc hướng dẫn thật cẩn thận, dành một buổi cho công việc này, khi cần nên tham khảo ý kiến chuyên gia.

56K: sự tăng tốc đáng giá

    Nếu bạn vẫn đang dùng modem kết nối với tốc độ 28,8 hay 33,6 kbps thì đã đến lúc nâng cấp lên 56 kbps (trừ khi bạn định chuyển sang thứ khác nhanh hơn như cáp hay DSL). Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet hiện nay đều thiết lập ở 56 kbps, và modem 56 kbps có thể tăng tốc đáng kể cho việc duyệt Web nhờ kết nối thực tế trong khoảng 40 - 45 kbps.

    Trước khi mua modem mới, nhớ thăm Web site của nhà sản xuất modem hiện tại của bạn xem có nâng cấp hay không. Trong một số trường hợp, nâng cấp lên 56 kbps chỉ đơn giản là "ghi lại" (flashing) bộ nhớ bên trong modem bằng cách chạy phần mềm nào đó. Nhưng với các modem đã 3 - 4 năm tuổi thì không áp dụng được phương án này. Khi đó, bạn có thể nâng cấp firmware của modem cũ (tốn khoảng 25 đến 50 USD), hoặc mua modem mới.

    Modem mới hiện nay khá rẻ. Ví dụ FaxModem 56K Dualmode lắp trong của Zoom Telephonics bán với giá 70 USD. Như mọi modem lắp trong, nó có thể khó cài đặt nếu có xung đột với các cổng COM hiện hữu trên PC. Muốn dễ dàng hơn, hãy chọn modem đắt tiền hơn chút ít, loại cắm vào cổng nối tiếp hay cổng USB, như model Dualmode lắp ngoài của Zoom 90 USD.

Dồi dào băng thông

    Các modem quay số sẽ không thể vượt quá tốc độ 56 kbps, vì vậy nếu muốn có băng thông rộng đến Internet, lựa chọn tốt nhất là modem cáp hay kết nối DSL. Tuy nhiên hiện nay chỉ có một số khu vực được áp dụng công nghệ này (đô thị của các nước phát triển).

    Hai loại kết nối này có thể vượt kết nối quay số 56 kbps tới 1000% hay hơn, và cung cấp kết nối thông suốt mọi lúc - như vậy bạn không cần phải quay số mỗi khi muốn duyệt Web hay kiểm tra e-mail. Phí hàng tháng từ 40 đến 80 USD.

197

    Nâng cấp lên kết nối cáp hay DSL rất đơn giản vì bạn không phải tự làm, đó là việc của kỹ thuật viên từ nhà cung cấp dịch vụ (75 - 200 USD). Trong tương lai, những chuẩn mới sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất bán modem cáp và DSL, bạn có thể mua chúng tại cửa hàng máy tính và tự lắp đặt. Còn bây giờ bạn chỉ có thể chờ đợi.

Lắp đặt bo mạch chủ mới

    Đương nhiên là bạn có thể nâng cấp nhiều bộ phận khác nhau trong máy tính, nhưng để cải thiện một cách đáng kể hiệu năng làm việc của máy thì phải nâng cấp bo mạch chủ - nghĩa là thay bộ xử lý và các môđun nhớ mới.

    Các bus hệ thống 100 và 133 MHz trên bo mạch chủ hiện nay dễ gây ra tắc nghẽn lưu thông giữa CPU và các bộ phận khác trong máy, chẳng hạn bộ nhớ hệ thống. Các bộ phận tăng cường lắp sẵn bên trong như cổng USB và cổng song song tốc độ cao, sẽ giải phóng sự ùn tắc trên đường dẫn ra các thiết bị ngoại vi bên ngoài. Nếu muốn hạn chế chi phí dưới mức 350 USD, bạn nên tìm mua loại bo mạch chủ được trang bị bộ xử lý AMD K6-III-400 và 64MB SDRAM. Còn nếu có 500 USD, hãy tìm loại bo mạch chủ dùng CPU Intel Pentium III-450 hoặc 500 và bộ nhớ SDRAM 128MB.

    Trước khi mua, bạn phải tìm hiểu kỹ xem thùng máy PC của bạn phù hợp với bo mạch chủ loại AT hay ATX. Nếu hệ thống được mua từ hai năm trước, nhiều khả năng nó dùng bo mạch chủ AT. Gặp trường hợp này, bạn phải tìm loại bo mạch chủ nào hỗ trợ bộ vi xử lý kiểu chân Socket 7 (như K6-III và MII của Cyrix).

    Trên thị trường, loại này phổ biến hơn bo mạch chủ AT hỗ trợ vi xử lý kiểu chân Socket 1 (như Pentium II và III của Intel). Còn nếu PC của bạn mới hơn, nhiều khả năng nó yêu cầu bo mạch chủ ATX, và bạn có thể dùng bộ xử lý Slot 1 hay Socket 370 mới nhất.

    Trường hợp đặc biệt là thùng máy PC không thích hợp với cả bo mạch chủ AT lẫn ATX thì có lẽ bạn phải thay hộp máy và bộ nguồn hệ thống.

198

    Nâng cấp bo mạch chủ tương đối phức tạp. Bạn phải bỏ ra nhiều thời gian (nửa ngày) và công sức cho phương án này. Hãy chuẩn bị tinh thần cho những rắc rối có thể xảy ra, và nếu có thể, nên mời một người thông thạo phần cứng trợ giúp. Và quan trọng là đừng quên sao dự phòng toàn bộ đĩa cứng.

1. Tháo các card và dây cáp

    Chuẩn bị một chỗ làm việc rộng rãi; tắt điện PC; rút phích ra khỏi ổ cắm điện; tháo chuột, bàn phím, màn hình và các dây cáp bên ngoài ra khỏi máy. Mở năẳp máy, quan sát kỹ bên trong và tính toán phải tháo những bộ phận nào để có thể tiếp cận được bo mạch chủ. Đôi khi bạn phải tháo ổ cứng hoặc các bộ phận phần cứng khác.

    Trước khi bắt đầu làm việc bên trong PC, bạn phải đeo vòng chống tĩnh điện vào cổ tay và cặp một đầu dây vào vật kim loại đã được nối đất. Tháo vít giữ các card lắp trong (A), và nhẹ nhàng tháo từng card ra.

    Dùng băng keo đánh dấu các dây cáp khi bạn tháo chúng. Tháo các đầu nối điện của bo mạch chủ (B), cáp ổ đĩa mềm, và đầu nối IDE (C), đánh dấu cáp nào nối với kênh chính, cáp nào nối với kênh phụ. Tháo các đầu nối nhỏ gắn vào các chuyển mạch và đèn chỉ thị LED ở mặt máy (D). Nếu đang làm việc với bo mạch chủ loại AT (như hình vẽ), bạn còn phải tháo các dây cáp dùng cho cổng song song và nối tiếp, và cả dây cáp dùng cho đầu nối chuột hay cho các cổng USB (nếu có).

Bo mạch chủ AT

    Bo mạch chủ AT loại mới có thể có các tính năng dựa trên công nghệ mới như khe cắm AGP và bus hệ thống 100MHz, nhưng nó cũng phải hỗ trợ một số tính năng cũ bao gồm cổng bàn phím kiểu AT và đầu nối điện, cùng với cổng nối tiếp, cổng song song và cổng chuột riêng cắm vào các đầu nối trên bo mạch chủ. Hay gặp nhất là loại có đế cắm CPU 321 chân (Socket 7).

199

Bo mạch chủ ATX

    Bo mạch chủ ATX mới tích hợp số lượng cổng nhiều hơn, bao gồm các cổng USB, cổng bàn phím kiểu PS/2, cổng chuột, và tiêu chuẩn hóa cách xếp đặt ở phía sau bo mạch chủ.

    Bo này có thể có một khe cắm CPU kiểu Slot 1, nhưng cũng có thể có đế cắm CPU kiểu 370 chân (Socket 370) như trong hình ở bên dưới khe cắm CPU.

2. Tháo bo mạch chủ cũ

    Hầu hết các bo mạch chủ đều được gắn vào vỏ máy bằng 6 đến 9 chiếc vít. Cẩn thận tháo các vít này ra và đặt chúng vào một khay nhỏ.

200

    Sau khi đã tháo hết các vít, bạn có thể lấy bo mạch chủ ATX ra bằng cách đẩy nó trượt nhẹ về phía trước rồi nhấc lên. Bo mạch chủ AT đôi khi còn được gia cố bằng các giá đỡ bằng nhựa, và bạn phải đẩy nó trượt nhẹ về một bên để làm cho những giá đỡ này rời khỏi các khe (giấu kín) bên dưới.

3. Lắp bo mạch chủ mới

    Bo mạch chủ ATX dễ dàng trượt vào hộp máy. Bo mạch chủ AT có thể bắt bạn phải dịch chuyển một số chốt dùng để giữ bo chặt vào hộp, sao cho các lỗ gắn trên bo mạch chủ khớp vào các chốt đó. Thông thường bạn không cần dùng lại các đế nhựa (nếu có) của bo mạch chủ AT cũ.

    Sau khi đã dóng thẳng các lỗ gắn, bạn gắn chặt bo mạch chủ vào bằng các vít đã tháo ra trong bước 2. Đừng siết các vit này quá chặt - chỉ nên vừa khít.

4. Lắp RAM và CPU vào bo mạch chủ

    Cắm môđun (hay các môđun) bộ nhớ DIMM vào khe, bắt đầu từ khe được đánh dấu Bank0, theo chỉ dẫn trong sách hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ hoặc ngay trên bo mạch chủ. Các môđun này chỉ lắp vừa theo một cách. Đẩy chúng trượt một cách dứt khoát cho đến khi các khóa trên hai đầu khe cắm cài vào đúng chỗ. Nếu định lắp CPU vào đế cắm phẳng, bạn nâng cần bẩy trên đế cắm, cẩn thận cắm CPU xuống (chân 1 trên CPU phải nhằm thẳng vào lỗ 1 trên đế), giữ chắc nó trong vị trí, và khóa cần bẩy xuống. Nếu định lắp CPU vào khe cắm, bạn cẩn thận cắm nó xuống cho đến khi nó nằm chắc trong vị trí.

201

5. Lắp lại các card và các dây cáp

    Gắn lại tất cả các dây cáp và đầu nối mà bạn vừa tháo ra trong bước 1. Thực hiện chậm và cẩn thận (không làm cong các chân), đồng thời nhớ rằng các đầu nối này có thể không nằm đúng vào chỗ như trên bo mạch chủ cũ. Kiểm tra kỹ xem mọi thứ đã được nối đúng chưa.

202

    Lưu ý: Đừng quên nối dây cáp điện cho quạt của CPU vào jumper của nó trên bo mạch chủ (E). Nếu nối sai, CPU mới có thể bị cháy.

    Cắm lại các card lắp trong, và bắt chặt chúng xuống bằng các vit bạn vừa tháo ra khi nãy. Nối lại màn hình, chuột, bàn phím và các thiết bị ngoại vi khác. Cắm cáp điện PC vào nguồn điện AC nhưng khoan đậy nắp máy cho đến khi nào bạn tin chắc mọi thứ đều hoạt động tốt.

6. Khởi động hệ thống mới

    Bật điện máy tính. Nếu các thông báo khởi động bình thường đều xuất hiện trên màn hình, bạn đã đi được nửa chặng đường. Tuy nhiên cũng phải chuẩn bị cho một số quá trình khởi động lại trong Windows 9x. Lúc đầu, hệ điều hành sẽ cảm thấy lạ lẫm với những thiết bị mới mà nó tìm thấy nhưng sau đó nó sẽ tự cấu hình lại cho phù hợp.

203

    Nếu PC hoàn toàn không chạy hoặc có chạy nhưng bị treo trong Windows, bạn tắt điện, rút phích điện AC, và kiểm tra lại các chỗ nối. Nếu vẫn không giải quyết được vấn đề, hãy liên lạc với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của hãng sản xuất bo mạch chủ.

Lắp đặt bộ xử lý có tốc độ cao hơn

    Nếu chiếc máy tính từng một thời là niềm kiêu hãnh của bạn, mà nay trở nên ì ạch hơn thì có lẽ đã đến lúc phải thay CPU. Đây là phương án nâng cấp PC có thể tự làm mà lại mang lại lợi ích cao nhất. Nhưng trước hết, bạn phải cân nhắc xem việc nâng cấp CPU có đáng giá so với số tiền và công sức phải bỏ ra hay không. Trái với nhiều người thường suy nghĩ, tăng tốc độ CPU lên gấp đôi sẽ không gấp đôi được hiệu năng thực sự của máy. Các tắc nghẽn hệ thống khác như đĩa cứng chậm, card đồ họa hoạt động lề mề, và lượng RAM nghèo nàn, sẽ không được cải thiện khi bạn có một bộ xử lý nhanh hơn. CPU mới trong hệ thống cũ thường chỉ cải thiện hiệu năng không quá 25%, mặc dù lợi ích đạt được của bạn có thể tùy thuộc việc cải thiện tương ứng ở tốc độ xung nhịp và cấp độ nâng cấp của các bộ phận khác. Quy tắc là: nếu đạt tốc độ xử lý dưới 100 MHz thì, nói chung, không đáng để đầu tư.

    Đồng thời, bạn cũng phải xem xét kỹ chi phí nâng cấp. Nếu tổng chi phí (bao gồm mua thêm RAM, mua đĩa cứng mới, v.v...) mà vượt quá 60-75% giá của một hệ thống mới có tốc độ xấp xỉ, thì tốt nhất là đem cho máy cũ và mua máy mới hoàn toàn. Bạn có thể nâng cấp CPU loại 486-33 hoặc 486-66 thành loại 486-120 hoặc 486-133 với giá 100 USD, tăng tốc độ của Pentium-75 hoặc P-90 lên 200 MHz giá 100-150 USD, và chuyển Pentium-133 thành 233 MHz với giá khoảng 200 USD.

    Hãng Intel không còn sản xuất chip nâng cấp OverDrive cho các Pentium chuẩn nữa, nhưng một số công ty vẫn chế tạo các bộ nâng cấp Plug-and-Play. Các nhà sản xuất này bao gồm Evergreen (www.evertech.com), Kingston (www.kingston.com), và Trinity Works (www.trinityworks.com).

    Nếu không vội vàng, bạn có thể chờ đợi ít lâu nữa: Evergreen gần đây vừa công bố một sản phẩm nâng cấp mới (sẽ có trong quý đầu năm nay) đặt bộ xử lý trên một card PCI cắm thêm bên trong. Hãng này hứa hẹn card của họ sẽ nâng cấp hầu như mọi hệ thống (kể cả 486) bằng cách sử dụng chip Celeron của Intel hoặc K6-2 của Advanced Micro Devices để đạt tốc độ trên 400 MHz.

    Nếu PC bạn đang dùng chạy CPU Pentium II loại cũ, chậm thì có thể thay bằng loại có tốc độ cao hơn, như Pentium II - 333 chẳng hạn. Nhưng phải tính toán để chi khoảng 450 - 475 USD cho chip đó. (Chú ý: Bạn không thể nâng cấp PC PII cũ thành máy 350-, 400- hay 450 MHz mà không thay bo mạch chủ mới.)

    Nếu hệ thống hiện tại của bạn đang dùng chip Pentium Pro thì có thể thay thế bằng chip Intel OverDrive dùng cho Pentium II để nâng tốc độ xử lý lên 300 hay 333 MHz. Nhưng với 549 USD, kiểu nâng cấp này có thể không kinh tế đối với nhiều hệ thống.

204

    Không nên mua CPU Intel, AMD, hoặc Cyrix ở "chợ đen" (các cửa hàng bán lẻ không được ủy quyền). Thậm chí nếu tìm được nguồn tin cậy thì các chip "trần trụi" này cũng rất khó lắp đặt, mà chỉ cần một lắp đặt sai cũng đủ đánh hỏng chúng ngay tức khắc. Tóm lại bạn nên chọn dùng một gói nâng cấp hoàn chỉnh loại Plug-and-Play. Điều cuối cùng: nếu máy tính của bạn đã ba năm tuổi trở lên thì phải nâng cấp cả BIOS mới đủ sức quản lý CPU mới. Trước khi mua, bạn hãy đến Web site của hãng sản xuất chip nâng cấp để tham khảo bảng liệt kê các hệ thống tương thích. Mặt khác, một số chip nâng cấp có kèm theo các tiện ích dùng để kiểm tra xem hệ thống của bạn có tương thích hay không trước khi lắp đặt. Tất cả các hãng đều bảo đảm trả lại tiền nếu bộ nâng cấp không hoạt động.

    Dưới đây là cách nâng cấp bộ xử lý.

205

Cài Đặt CPU Mới Nhanh Hơn

    Trừ khi mới đến từ một hành tinh khác bằng không, bạn không thểá không chứng kiến được tốc độ của dòng thác CPU tuôn ra từ các nhà sản xuất trong thời gian gần đây. Hàng loạt Bộ xử lý mới với tính năng ưu việt xuất hiện: Pentium MMX và Pentium II của Intel, K6 của Advanced Micro Devices, 6x86MX của Cyrix, và tất cả đều cần cho công việc của bạn.

    Nâng cấp CPU chủ yếu dành cho các máy PC 486 và Pentium cũ. Với bộ nâng cấp có giá từ 100 đến 120 USD, phần lớn máy 486 có thể được nâng cấp bằng chip tương đương Pentium của AMD hay Cyrix chạy ở tốc độ 100 hay 133MHz, tùy thuộc vào loại máy đang sử dụng. Các công ty đưa ra những bộ nâng cấp như vậy bao gồm Evergreen (www.evertech.com), Kingstone (www.kingstone.com) và Trinity Works (www.trinityworks.com).

    Nếu máy PC của bạn đang chạy Pentium 60, 75-, 90- hay 100-MHz thì sẽ có nhiều lựa chọn nâng cấp với chip Pentium MMX của Intel (www.intel.com) (xem bài "Nâng cấp hay mua mới" trong PC World VN số 11/1997). Bạn có thể có phương án 120- đến 160-MHz tùy vào CPU đang sử dụng.

    Giá nâng cấp bắt đầu khoảng 200 USD đối với bộ nâng cấp của Trinity Works dùng cho Pentium 60 lên 120MHz, hay P-75 lên 133MHz. Với 260 USD, Evergreen đưa ra bộ nâng cấp từ Pentium-60 hay Pentium-75 lên 6x86-PR166+ của Cyrix. Bạn có thể chi 220 USD cho bộ nâng cấp lên Intel Pentium MMX OverDrive, từ Pentium 75- lên 125-MHz, hay từ Pentium 90- lên 150MHz. Cũng với giá tương tự, bạn sẽ mua chip MMX OverDrive để nâng cấp Pentium 100 lên 166MHz.

    Nếu máy của bạn đang chạy Pentium 120 hay 133-MHz, bạn chỉ đơn giản lấy CPU cũ ra khỏi chân đế, thay đổi vài jumper và gắn lại CPU loại Pentium chuẩn 166- hay 200-MHz với giá tương ứng 225 và 300 USD.

206

    Trước khi thực hiện nâng cấp, bạn nên đọc kỹ tài liệu hướng dẫn hay hỏi nơi cung cấp CPU để biết xem bo mạch của bạn có chấp nhận việc nâng cấp trực tiếp hay không. Các bo mạch chủ mới nhất hiện nay đều có thể làm việc được với chip MMX.

    Còn Pentium II thì sao? Bởi có thiết kế đặc biệt khác thường, nên BXL này đòi hỏi bo mạch chủ phải có thiết kế riêng cho nó. Vì lý do này, Pentium II không nằm trong phương án nâng cấp.

    Nhưng đừng nghĩ rằng thay một CPU với tốc độ xử lý gấp đôi thì máy của bạn sẽ chạy nhanh hơn hai lần. Tính tổng thể, việc nâng cấp sẽ tăng tốc độ trung bình của hệ thống khoảng 25%, mặc dù thực tế có thể hơi khác.

    Bởi vậy, hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định nâng cấp. Nâng cấp toàn bộ bo mạch chủ (kể cả CPU) sẽ cho tốc độ cao hơn nhiều mà chi phí lại không quá bao nhiêu. Một bo mạch chủ kèm Pentium 166-MHz có giá khoảng 300 - 350 USD, với Pentium 200-MHz, bạn cần trả thêm khoảng 100 USD.

    Cũng cần lưu ý rằng một số máy PC không thể nâng cấp bởi chúng sử dụng bo mạch chủ theo chuẩn riêng, BIOS không chuẩn hay CPU được hàn trực tiếp ngay lên bo mạch. Một số bộ nâng cấp kèm theo danh sách máy PC không thể nâng cấp, hoặc đi theo một đĩa mềm chứa tiện ích kiểm tra liệu máy của bạn có thể nâng cấp được không.

    Tuy nhiên, đối với phần lớn các máy lắp ráp hiện nay tại Việt Nam, vấn đề nâng cấp luôn có thể thực hiện được.

    Một khi nhận thức được sự cần thiết của nâng cấp và quyết định thực hiện, thì lắp mới CPU là công việc nói chung không khó nhưng đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn. Hãy xem là từng bước thực hiện.

    1. Tìm đúng giải pháp nâng cấp. Tìm cách nhận biết loại CPU hiện tại trên máy của bạn bằng cách đọc tài liệu kèm theo máy, chạy các trình tiện ích cài sẵn hay chương trình chẩn đoán như Nuts & Bolt. Cũng có thể mở vỏ máy tìm đến CPU, thường là một chip lớn hình vuông có thiết diện cỡ 15 - 20 cm2, bên trên có gắn quạt gió hay bộ tản nhiệt.

Xem xét mọi thứ xung quanh CPU, chẳng hạn như card mở rộng, mà chúng có thể cản trở thao tác, và quạt gió hay bộ tản nhiệt. Tiếp theo, kiểm tra kỹ tài liệu kèm theo bộ nâng cấp hay CPU, hoặc hỏi nơi cung cấp CPU mới để chắc chắn là nó thích hợp với máy của bạn. Hãy cẩn thận, đặc biệt nếu bạn có máy 486: đế cắm (socket) cho CPU trong các máy này có thể có kích cỡ và hình dáng không như nhau, và đôi khi không thể nâng cấp được.

207

    2. Sao lưu ổ cứng. Không loại khả năng việc nâng cấp thất bại sẽ làm hỏng dữ liệu của bạn trên đĩa cứng. Cách ngăn ngừa chuẩn mực lâu nay đối với công việc này, hay đối với bất kỳ nâng cấp phần cứng nào khác là sao lưu toàn bộ đĩa cứng.

    3. Gỡ bỏ CPU cũ. Tắt nguồn, rút dây nguồn, tháo vỏ máy. Nếu cẩn thận hơn, nên nối đất toàn bộ máy.

Tìm CPU. Trong phần lớn trường hợp, nó nằm ở nơi trống và dễ tìm.

Nếu bạn phải gỡ bỏ các card nằm xung quanh CPU để dễ thao tác thì phải nhớ đánh dấu các dây nối để sau này lắp lại được chính xác.

Nếu CPU có gắn quạt gió, tháo bỏ dây cấp nguồn cho quạt. Lưu ý là một số CPU kèm theo quạt của nó, hay chỉ có bộ tản nhiệt hoặc nói chung không có gì cả.

Trước khi gỡ CPU, hãy tìm cạnh của chip có góc cắt nhỏ, cho biết đó là chân số 1 và nhớ rằng vị trí của nó trên đế cắm có ý nghĩa rất quan trọng khi cắm CPU mới.

Các bo mạch chủ sau này thường kèm theo đế cắm ZIF (Zero Insertion Force), giúp bạn dễ dàng tháo CPU chỉ bằng động tác kéo thanh đòn bẩy, nhấc CPU và tháo nó ra.

Nhưng đối với một số máy cũ, đặc biệt là 486, bạn phải dùng một dụng cụ đặc biệt kèm theo bộ nâng cấp để bẩy CPU lên một cách cẩn thận.

208

    4. Lắp CPU mới. Bản thân bạn phải nối đất và sau đó lấy CPU ra khỏi bao chống tĩnh điện. Cẩn thận cắm nó vào đế cắm trên bo mạch chủ.

Hãy đảm bảo tuyệt đối là chân số 1 của CPU (góc bị vát) phải thẳng hàng với chân cắm số 1 trên đế cắm (thường được đánh dấu). Nếu cắm CPU không đúng, coi như bạn sẽ phá hỏng nó khi bật máy.

Nếu bo mạch chủ có đế ZIF, dùng các ngón tay ấn mạnh CPU xuống và đẩy thanh đòn bẩy xuống để khóa chặt CPU. Nếu không có đế ZIF, chỉ cần ấn mạnh CPU xuống một cách cẩn thận.

Lắp lại các card và cáp nối nếu đã tháo chúng ra, nối dây nguồn và bật máy. Nếu không có trục trặc, hệ thống sẽ khởi động bình thường.

Trong trường hợp máy không làm việc, tắt ngay nguồn và kiểm tra kỹ xem bạn đã làm đúng các bước chưa, nhất là khi cắm CPU mới.

Nếu không cải thiện được tình hình, bạn đã mua phải CPU không tốt hay không thích hợp với máy của bạn. Hãy yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp.

    5. Cài đặt tiện ích CPU nâng cấp và kiểm tra chip mới. Phần lớn các bộ nâng cấp kèm theo những tiện ích để kiểm tra chip mới và đôi khi còn có tác dụng tối ưu tốc độ của nó. Đọc kỹ chỉ dẫn trong tài liệu và chạy tiện ích để xem bạn đạt được tốc độ bao nhiêu (hình bên cạnh là tiện ích đi theo bộ nâng cấp của Intel OverDrive).

209

Trước khi đóng vỏ máy, nên chạy thử các chương trình và ứng dụng có sẵn trên máy để chắc chắn là chúng làm việc bình thường.

Nếu máy PC của bạn bị treo hay có vấn đề gì khi chạy ứng dụng, thì đây là lúc nên cầu cứu trợ giúp từ nhà cung cấp hay người có chuyên môn. Có thể nâng cấp này không thích hợp với máy của bạn.

Thủ Thuật Nâng Cấp RAM

    Trong vòng vài năm qua, giá của một megabyte Ram đã từ hơn 40USD hạ xuống chỉ còn 2USD, khiến việc tăng cường bộ nhớ trở thành biện pháp nâng cấp PC có nhiều khả năng thực hiện nhất. Hầu hết các hệ thống máy hiện nay đều được trang bị 32 - 64 MB Ram, và một số kiểu máy cao cấp còn có đến 128 MB. Cho nên, nếu đang chạy Windows 9x trên một máy Pentium loại cũ chỉ có 16 MB, mà bạn cảm thấy PC của mình hơi thấp hơn yêu cầu, thì đó là nhận định hoàn toàn chính xác. Dưới đây là những điều bạn cần biết rõ để chuẩn bị cho một nâng cấp bộ nhớ thành công.

Đúng Kiểu Ram

    Bạn xem kỹ bo mẹ trong PC của mình để xác định loại Ram cụ thể phù hợp với hệ thống máy. Biết rõ những yêu cầu của bo mẹ trước khi mua Ram thì mọi việc sẽ thông suốt. Mua liều làm cho hệ thống không khởi động được, gây ra các thông báo lỗi cố định, hoặc (trong trường hợp xấu nhất) có thể làm hỏng ngay chính bộ Ram đó.

    Dưới đây là những điều bạn cần biết rõ về bo mẹ của mình trước khi mua bộ nhớ.

    Kiểu Ram. Bộ chip (chip set) trên bo mẹ sẽ quyết định hệ thống máy hỗ trợ kiểu bộ nhớ nào. Hầu hết các bộ chip Pentium thế hệ đầu tiên hỗ trợ DRam loại Fast Page Mode, thường gọi ngắn gọn là DRam, hoặc loại có tốc độ nhanh hơn gọi là Edo Ram.

    Một số bộ chip Pentium mới - và tất cả các bộ chip Pentium II - cũng hỗ trợ một trong hai dạng SDRam này. Máy Pentium và Pentium II chạy ở tốc độ xung nhịp đến 333 MHz sử dụng SDram cho bo mẹ loại 66MHz. Các hệ máy Pentium II mới hơn chạy ở tốc độ từ 350 MHz trở lên thì dùng PC-100 SDram với bo mẹ loại 100MHz. PC-100 SDram có thể hoạt động tốt trong hầu hết các máy SDram kiểu cũ, nhưng loại SDram dùng cho bo mẹ 66 MHz thì không hoạt động được trong các hệ máy PII mới.

    Kiểu đế cắm. Các chip nhớ được bán ra theo hai kiểu môđun: Simm và Dimm (xem hình 1). Hầu hết các bo mẹ của hệ thống 386 và 486 đều dùng đế cắm Simm 72 chân. Môđun Dimm 168 chân chứa Edo Dram hoặc SDram; loại Dimm này thường thấy trên các máy Pentium thế hệ đầu tiên và trên tất cả các máy Pentium II.

210

    Mặc dù môđun Dimm có thể lắp từng chiếc một, nhưng môđun Simm 72 chân thì phải cài đặt theo từng đôi (gọi là bank) có cùng dung lượng. Một số loại bo mẹ yêu cầu bạn phải cắm môđun nhớ vào đế theo một thứ tự xác định - thông thường các môđun lớn nhất vào các bank đầu tiên. Có một số ít bo mẹ đòi hỏi bạn phải dùng các môđun cùng một cỡ.

    Tốc độ. Các loại chip nhớ chạy theo các tốc độ khác nhau. Các chip Dram và Edo Dram nói chung có tốc độ 80, 70, hoặc 60 nanô giây (thông thường trên vỏ chip Dram hoặc Edo Dram đều có ghi số hiệu cho biết tốc độ của chip). Lắp bộ nhớ nhanh vào một bo mẹ chậm thì được nhưng sẽ không tăng hiệu năng hệ thống. Còn lắp bộ nhớ chậm vào bo mẹ nhanh có thể gây ra trục trặc. Cho nên phải mua bộ nhớ có cùng tốc độ với loại bộ nhớ đang được lắp trên bo mẹ.

    Kiểm tra lỗi. Một số môđun Ram có sẵn khả năng kiểm tra lỗi (gọi là parity), nhưng một số khác thì không. Không được lẫn lộn chúng với nhau. Rất may là đa số các hệ máy Pentium đều dùng bộ nhớ không parity, cho nên vấn đề này không có ảnh hưởng đối với đa số người mua bộ nhớ. Bạn cũng có thể tiến hành kiểm tra chương trình cài đặt CMos; việc kiểm tra lỗi phải được thiết lập trong Bios.

    Màu chân cắm. Các môđun Simm và Dimm loại cũ đều có chân mạ vàng phù hợp với màu của các đế cắm bộ nhớ trên bo mẹ. Loại bo mẹ và bộ nhớ mới dùng thiếc cho đỡ tốn nên có chân màu bạc. Để đạt kết quả tốt nhất, không dùng lẫn hai loại màu chân này; qua vài năm có thể hình thành một lớp ôxit gây ra lỗi bộ nhớ.

Đúng số lượng Ram

    Số lượng Ram cần thiết cho PC của bạn nhiều hay ít là tùy thuộc vào hệ điều hành và công việc phải gánh vác của nó. Muốn biết PC của bạn đang có bao nhiêu Ram, hãy nhấp nút phải chuột lên My Computer.Proper-ties và chọn nhãn General.

    Các máy chạy Windows yêu cầu tối thiểu 16MB Ram - và số lượng này chỉ đủ nếu bạn giới hạn máy tính của mình trong phạm vi e-mail, xử lý văn bản, lướt Web không nhiều, và đa nhiệm tối thiểu. Còn nếu bạn làm việc với bảng tính, các chương trình trình diễn, hoặc cơ sở dữ liệu, đồng thời duy trì hai hoặc ba trình ứng dụng mở cùng một lúc, thì hệ thống ít nhất cũng phải có 32 MB. Trường hợp đa nhiệm từ bốn ứng dụng trở lên và phải làm việc với đồ họa hay chơi game, bạn phải có 64 MB. Nếu chạy Windows NT, bạn cần từ 32 MB đến 128 MB bộ nhớ Ram, tùy khối lượng công việc.

    Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng khi cho chạy các trình ứng dụng hoặc chuyển đổi giữa chúng với nhau (xem hình 2). Tuy nhiên, càng bổ sung thêm nhiều Ram, mức độ tăng hiệu năng ứng với mỗi megabyte sẽ không tăng lên tương ứng. Quy luật giảm dần tác dụng bộc lộ rõ ở đây. Tồi tệ nhất là một số máy Pentium thậm chí còn chạy chậm hẳn lại. Lý do là có một số bộ chip - những chip dùng để điều khiển luồng dữ liệu chạy trong PC - chỉ hỗ trợ cache cho 64 MB đầu tiên trong Ram hệ thống.

211

Đúng số lượng môđun

    Ngoài việc phải chú ý đến các đặc trưng của bo mẹ, bạn còn phải xác định số lượng môđun và tổ hợp của các môđun nhớ để mua cho đúng. Các yếu tố này phụ thuộc vào số lượng đế cắm còn trống trên bo mẹ và dung lượng môđun nhớ mà bo mẹ có thể hỗ trợ.

    Các bo mẹ chỉ tiếp nhận những tổ hợp nhất định nào đó của các môđun nhớ trong các đế cắm bộ nhớ của chúng. Tài liệu hướng dẫn sử dụng sẽ liệt kê lượng Ram tổng cộng được hỗ trợ và các tổ hợp môđun nhớ đặc trưng để tạo nên lượng RAM đó.

    Nếu bo mẹ còn 2, 4 hoặc 6,... đế cắm Simm, hay 1, 2, 3,... đế cắm Dimm, bạn phải tính toán tổng hợp các môđun mà bo mẹ yêu cầu để có được lượng Ram muốn bổ sung. Ví dụ, nếu muốn bổ sung 48MB vào một bo mẹ có bốn đế cắm Simm 72 chân còn rỗi, bạn có thể tính ngay ra rằng bo đó không có khả năng chấp nhận sự tổng hợp của bốn môđun Simm 12MB hay hai môđun Simm 24MB. Trong trường hợp này sẽ phải cắm bốn môđun Simm loại 8MB vào hai bank rỗi, và hai môđun Simm loại 16 MB vào hai bank kia.

    Tuy nhiên, để bổ sung cùng lượng 48 MB đó vào một bo mẹ chỉ có hai đế cắm Simm còn trống, bạn sẽ phải dùng cách khác. Vì môđun Simm 24MB không có sẵn, cho nên rõ ràng là không thể nào tìm được một đôi Simm đáp ứng cho việc bổ sung thêm 48MB như yêu cầu. Do vậy, bạn phải dàn xếp để một đôi Simm cho bạn một dung lượng tổng cộng khác, hoặc phải tháo bỏ hai Simm đang dùng rồi cắm lên bốn đế cắm đó một tổ hợp các Simm sao cho dung lượng tổng của chúng bằng 48 MB cộng với dung lượng của 2 Simm đã gỡ ra.

1. Khử tĩnh điện

    Giống như tất cả các linh kiện điện tử trong PC, môđun nhớ rất dễ bị hỏng do tĩnh điện. Trước khi nhấc các môđun nhớ mới mua ra khỏ túi bảo vệ tĩnh điện, bạn phải đeo vòng tay khử tĩnh điện (hình chụp) và cặp đầu dây của nó vào một vật kim loại đã được tiếp đất (chẳng hạn chiếc vít gắn trên nắp ổ cắm điện AC - sau khi đã nới lỏng ra một ít, và cạo sạch sơn). Nếu không có vòng chống tĩnh điện, bạn nhớ tự tiếp đất bằng cách chạm

212

tay vào một vật kim loại đã nối đất trước khi động vào các môđun nhớ mới mua, hoặc bất cứ một linh kiện nào bên trong máy tính.

2. Xác định các đế cắm bộ nhớ

    Tắt điện máy tính, rút phích cắm ra khỏi ổ điện AC (rất quan trọng trong trường hợp hệ máy của bạn dùng Pentium II), và tháo nắp máy. Các đế cắm bộ nhớ của hệ máy Pentium - đế cắm SIMM màu trắng (A), hoặc đế cắm SIMM kết hợp với DIMM dài hơn, màu đen (B) - có thể ở bất kỳ chỗ nào trong máy, nhưng thông thường được lắp về phía trước máy khi bạn nhìn đối diện nó. Các đế cắm bộ nhớ của máy Pentium II, Pentium III, hoặc K6 - hầu như lúc nào cũng là loại Dimm - thường có xu hướng ở gần CPU. Các môđun nhớ PC lắp vào đế cắm theo một tập hợp gọi là bank. Đế cắm Dimm chỉ yêu cầu một Dimm cho mỗi bank; còn đế cắm loại SImm 72 chân cần có hai SIMM mỗi bank. Có nghĩa bạn có thể thêm vào hoặc bớt ra mỗi lần một Dimm, nhưng đối với đế SIMM 72 chân thì sẽ phải thêm hoặc bớt mỗi lần hai Simm cho cùng một bank. Ngay cạnh các đế cắm, bạn có thể nhìn thấy các nhãn gắn trên bo mẹ chỉ rõ số hiện hành của đế cắm (C và D). Bank nào có số hiệu thấp cắm trước.

3. Tháo Ram cũ

213

    Đọc mục "Trợ Giúp - Phần Cứng" ở trang 108 để xác định có cần thực hiện bước này không. Nếu cần tháo Simm, bạn phải hết sức cẩn thận. Chúng được giữ chặt trong đế cắm nhờ các kẹp bằng kim loại hoặc bằng plastic khá mỏng manh. Bạn phải nhả kẹp mới tháo SIMM được. Dùng các đầu ngón tay (một lần nữa, phải nhớ khử tĩnh điện trước) hoặc một cái vặn vít phẳng rất nhỏ, nhẹ nhàng đẩy các kẹp đó sang một bên (A). Sau đó xoay Simm về một phía (B); nó phải được nhấc ra một cách dễ dàng, không dùng sức. Chú ý vết lõm ở một đầu Simm - bạn phải nhớ chiều của nó để lắp các Simm mới.

    Hầu hết các đế cắm Dimm loại cũ không dùng kẹp. Thông thường có thể nhấc thẳng Dimm ra khỏi khe cắm (D). Nếu cần, bạn có thể lay nhẹ để nhấc chúng lên.

4. Cắm Ram mới

    Lắp Simm trước hết phải hướng vết lõm (A) theo đúng chiều (như trong bước 3), và cắm nó vào chân đế theo một góc nghiêng (B). Sau đó ấn chặt xuống và xoay nó đứng thẳng dậy. Cắm như vậy cho đến khi lắp hết tất cả các Simm. Đối với Dimm thì chỉ cần cắm vào đế của nó, và hai vết lõm (hình C chỉ biểu hiện một) sẽ chỉ cho phép cắm theo một chiều. Ấấn thẳng xuống một cách chắc chắn, nhưng không cố ép. Nếu đế Dimm có các kẹp, bạn hãy khớp nó vào chỗ. Nếu không khớp có thể do bạn ấn Dimm chưa xuống hết.

    Có một số PC đòi hỏi bạn phải cài đặt jumper hoặc chuyển mạch nhỏ để báo cho PC biết về bộ nhớ mới. Nếu máy tính của bạn được sản xuất từ ba năm trước, bạn phải đọc lại tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết rõ có phải thực hiện thêm bước bổ sung này hay không.

214

    Trước khi bật điện máy tính, kiểm tra kỹ lại các môđun nhớ vừa lắp đặt. Chúng phải ngay hàng và đứng thẳng. Bảo đảm tất cả các Simm và các Dimm đều được lắp đúng chỗ.

5. Chạy thử máy

    Cắm dây nối điện vào ổ cắm và bật điện cho máy tính, nhưng chưa đậy nắp máy. Hầu hết các loại PC mới đều tự nhận biết bộ nhớ mới và hiển thị nó trên màn hình. Có một số loại máy cũ thì hiển thị thông báo lỗi và yêu cầu bạn vào Bios của hệ thống để cài đặt lại. Thông thường, bạn không cần phải chỉ ra lượng Ram mới trong cài đặt Bios, chỉ cần thoát ra và khởi động lại máy.

6. Nếu bị trục trặc

    Trường hợp PC không chịu chấp nhận Ram mới (hoặc hoàn toàn không khởi động được), bạn tắt máy, rút phích cắm điện, kiểm tra lại để bảo đảm tất cả các Simm hoặc các Dimm đều được cắm chắc chắn trong đế của chúng (rất dễ bỏ qua một môđun bị lệch hàng). Nếu không khắc phục được, bạn tháo tất cả các môđun nhớ ra ngoài và lần lượt cắm lại. Nếu vẫn không gặp may, có thể bộ nhớ của bạn bị hỏng, trường hợp này rất hiếm gặp nhưng không phải không có. Bạn phải yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật từ các dịch vụ.

Đĩa cứng trong PC mới

    Chuyển đổi từ PC cũ sang PC mới là một công việc buồn chán và mất thời gian. Đúng vậy, bạn có thể cài đặt lại trình soạn thảo văn bản và trình bảng tính của mình trong thời gian không quá một giờ, nếu vẫn còn giữ tất cả các đĩa gốc. Nhưng làm cho chiếc PC mới hoạt động tốt như PC cũ có nghĩa là bạn phải tìm hoặc tải xuống các tiện ích hay dùng, nhập lại vô số những sửa đổi trong các ứng dụng mà bạn đã mất nhiều công thực hiện, và sao chép lại password của các Web site, cài đặt dial-up, v.v... Cộng thêm thời gian cho việc giải quyết những tranh chấp phần cứng, cũng như các vấn đề về tính tương thích không thể tránh khỏi, bạn còn phải mất nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày.

    Làm thế nào để có thể vừa tiếp tục làm việc trên PC cũ vừa chuyển dữ liệu sang PC mới và bảo đảm phần cứng mới là phù hợp? Bạn sẽ không đủ chỗ để đặt cả hai PC. Có thể bạn vẫn phải chép hệ điều hành cùng với các trình ứng dụng đã cài đặt trên PC cũ sang hệ thống mới. Sau đó, với hai hệ điều hành tồn tại trên cùng một đĩa cứng, dùng một tiện ích đa khởi động như System Commander Deluxe của V Communication (50 USD) hay PartitionMagic của PowerQuest (70 USD) để chọn hệ điều hành nào cho thích hợp mỗi khi khởi động hệ thống. Toàn bộ quá trình gồm hai bước. Lắp đặt đĩa cứng cũ vào PC mới, lập cấu hình cho bản sao Win 95 hoặc Win 98 cũ để chúng có thể hoạt động được với phần cứng trên PC mới.

215

    Bạn cần phải có hai tiện ích bổ sung thêm cho chương trình đã khởi động: một điều chỉnh phân vùng đĩa, và một để di dời dữ liệu từ đĩa này sang đĩa khác.

    Có một số chương trình thích hợp để thực hiện một hoặc cả hai nhiệm vụ này. Nhiều người thích dùng Partition Commander của V Communication. Các sản phẩm khác như PartitionMagic, DriveImage (70 USD), và DriveCopy (30 USD), tất cả đều của PowerQuest, cũng chứa các tiện ích khá tốt có thể giúp bạn thực hiện công việc.

Xử lý những cái cũ

    Việc lắp đặt ổ đĩa IDE trong PC mới không có gì khó khăn. Trước tiên lấy thông tin cài đặt của đĩa cứng từ chương trình setup CMOS của PC cũ - bạn sẽ cần đến những thông tin này để bảo đảm cho ổ đĩa hoạt động chính xác trong PC mới. Vào chương trình cài đặt CMOS bằng cách gõ <Delete>,<F1>, hoặc một tổ hợp phím khác trong khi máy đang khởi động. Chuyển đến trình đơn cài đặt đĩa cứng và ghi lại các thông số cài đặt đối với đĩa đó, bao gồm các con số về Cylinders, Heads, và Sectors. PC mới sẽ nhận biết các thiết lập này khi lắp đặt ổ đĩa, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ phải nhập các dữ liệu này bằng tay. Bạn cũng phải hủy cài đặt mọi chương trình chống virus trên PC mới, vì có thể chúng sẽ lẫn lộn bởi các thiết lập mới và thông báo về những virus giả tạo.

    Tiếp theo, chép thư mục cài đặt từ Windows CD-ROM của hệ thống cũ vào đĩa cứng. Bằng cách này, nếu bị trục trặc với các CD-ROM driver trên PC mới, bạn vẫn có thể truy cập vào các tập tin cài đặt và những thành phần cập nhật. Đối với Windows 95, đó là thư mục Win 95 dung lượng 34 MB. Đối với Windows 98 - thư mục Win 98, bạn chỉ cần chép 105 MB các tập tin trong thư mục đó chứ không phải tất cả mọi thứ. Bạn cũng phải có sẵn đĩa driver của PC mới trong trường hợp Windows yêu cầu.

    Tháo đĩa cứng cũ. Trước khi rút phích cắm điện máy tính và sờ mó vào bất kỳ bộ phận hoặc dây nối nào trong máy, bạn phải tự nối đất bằng cách chạm tay vào khung kim loại của vỏ hộp. Tháo dây cáp cấp điện và dây cáp tín hiệu IDE của ổ đĩa. Sau đó xem xét cẩn thận cách đĩa cứng gắn vào máy tính như thế nào. Thông thường việc tháo toàn bộ khoang ổ đĩa dễ hơn chỉ tháo ổ đĩa.

    Chuẩn bị di chuyển. Hầu hết các bo mẹ từ Pentium về sau đều có hai đầu nối EIDE lắp sẵn, một cho kênh chính và một cho kênh phụ. Mỗi kênh hỗ trợ hai ổ cứng hoặc hai thiết bị khác. Một thiết bị được quy định là "master", còn thiết bị kia là "slave", để phân biệt giữa hai thiết bị cùng gắn vào một kênh. Ôổ đĩa cứng có sẵn bên trong máy tính mới bao giờ cũng là master trong kênh chính. Nếu bạn định gắn ổ đĩa cũ vào kênh chính

216

(CD-ROM hoặc ổ đĩa khác không chiếm chỗ trước ở đây) bạn phải thiết lập lại jumper của ổ đĩa đó cho phù hợp với vai trò hoạt động slave. Trên vỏ đĩa thường có sơ đồ mô tả cách cài đặt jumper.

    Cài đặt đĩa cứng trong hệ thống mới. Bây giờ bạn tiến hành gắn đĩa cứng và lắp nó vào trong khoang thích hợp. Bật điện cho hệ thống và nhập lại chương trình cài đặt CMOS. Vào trình đơn tự động cài đặt hoặc tự động phát hiện đĩa cứng EIDE, chọn đĩa cứng mà bạn vừa lắp đặt, và lập cấu hình cho nó.

    Giao diện các trình đơn này thay đổi tùy theo hãng sản xuất BIOS, nhưng sử dụng chúng để thực hiện việc lập cấu hình không mấy khó khăn. Nói chung, khả năng tự động phát hiện và tìm kiếm bốn ổ đĩa - ổ master, ổ slave trên cả hai kênh chính và phụ. Đối với ổ đĩa vừa gắn thêm, các chọn lựa thay đổi cho đến khi bạn đi đến kênh xác định và chọn ổ đĩa đó. Hình 1 trình bày một trình đơn cài đặt đĩa cứng điển hình của CMOS. Khi gặp điều gì còn phân vân, bạn nên xem lại tài liệu kỹ thuật của hệ thống.

    Tiếp theo, chuẩn bị đĩa mới để tiếp nhận dữ liệu từ đĩa cũ. Để thực hiện điều này, bạn phải tạo ra một phân vùng riêng trên đĩa cứng mới đủ sức chứa hết các nội dung trên đĩa cũ. Ôổ đĩa mới của bạn có thể có một phân vùng lớn, thường là C:. Bạn phải thu hẹp bớt phân vùng này, bằng một tiện ích như Partition Commander chẳng hạn (xem hình 2) để có chỗ cho phân vùng hai dành riêng chứa nội dung của ổ đĩa cũ. Sau khi đã tạo được phân vùng hai, bạn có thể đưa nguyên nội dung của đĩa cũ sang phân vùng dành riêng của đĩa mới bằng một tiện ích sao chép như DriveCopy 20 chẳng hạn.

Windows cũ trong căn nhà mới

    Công việc kế tiếp là cài đặt System Commander. Sau đó, trình đơn đa khởi động sẽ cho phép bạn chọn hệ điều hành thích hợp khi khởi động PC mới.

    Đây là giai đoạn cần nhiều thủ thuật khéo léo. Những thiết lập Windows mà bạn vừa chuyển sang phân vùng mới vốn được cấu hình ứng với bo mẹ, Bios, và các thành phần trong hệ thống cũ. Lần đầu tiên khởi động vào Windows 98 trong hệ thống mới, HĐH sẽ tự thiết lập lại cấu hình. Windows 98 làm việc này tốt hơn nhiều so với Windows 95.

    Khi Windows thực hiện xong thao tác khởi động đầu tiên của nó, bạn hãy kiểm tra Device Manager (chọn Control Panel.System) đồng thời bảo đảm tất cả phần cứng của bạn đều đang hoạt động. Nếu có một thiết bị nào đó lọt ra khỏi danh sách hoặc có một vòng tròn màu vàng xuất hiện bên cạnh tên thiết bị thì bộ phận phần cứng đó chưa được cài đặt đúng. Gặp trường hợp này, bạn thử khởi động lại một hai lần. Nếu không giải quyết được, bạn cho chạy chương trình cài đặt của Windows, nó sẽ thực hiện hoàn chỉnh một quá trình cài đặt lại, trong khi vẫn giữ nguyên các chương trình đã cài đặt của bạn. Và nếu sách lược đó không thành công, bạn hãy dùng cách thủ công để cài đặt driver cho thiết bị này theo yêu cầu của wizard Add/Remove Hardware trong Control Panel.

Hai quy trình rút gọn

217

    Nếu may mắn có các ổ đĩa tháo lắp tương thích dung lượng lớn - như loại ổ đĩa Jaz chẳng hạn - trên cả hai hệ thống cũ và mới, bạn có thể dùng phương tiện tháo lắp này để chuyển dữ liệu một cách đơn giản. Nếu tất cả dữ liệu của bạn không chứa hết trên một đĩa tháo lắp, bạn sẽ phải dùng khả năng nén và nối đĩa (disk spanning) của chương trình diskimaging như DriveImage.

    Tiện ích này sẽ nén nội dung của đĩa cứng - khoảng một nửa kích thước nguyên thủy - để có thể sao chép được vào một đĩa tháo lắp rồi phục hồi lại trên máy kia. DriveImage có khả năng phân vùng tốt để thiết lập ổ đĩa đích của bạn.

    Cuối cùng, nếu có đủ không gian, bạn có thể cho chạy song song cả hai hệ thống. Bỏ ra một khoản chi phí cho cáp và hộp chuyển mạch dữ liệu, bạn sẽ có thể chạy cả hai PC bằng một bàn phím, một chuột, và một màn hình.

Giữ cho màn hình luôn tỉnh táo

    Tôi vừa mua được một máy PC Pentium II-400 mới toanh chạy Win 98 nhưng màn hình của nó luôn chuyển sang chế độ ngủ (sleep) chỉ sau khoảng 5 phút không dùng. Tôi đã gọi điện cho cửa hàng bán máy và họ đã hướng dẫn tôi về quá trình vô hiệu hóa chế độ tiết kiệm điện trong cài đặt BIOS. Nhưng chẳng giúp ích được gì. Màn hình vẫn bị trống rỗng. Có nên mang máy trả lại cho cửa hàng?

    Không nên. Nếu bo mẹ của bạn hỗ trợ tính năng Advanced Power Management, Windows 98 có thể kiểm soát các thông số cài đặt về điện đối với các bộ phận khác nhau trong hệ thống của bạn, ngay cả khi khả năng quản lý điện đã được vô hiệu hóa trên CMOS.

    Chọn Start.Settings.Control Panel.Power Managemnet và duyệt lại các thông số cài đặt xuất hiện trong phần Power Schemes. Trong bảng liệt kê Turn off monitor thả xuống, bạn chọn Never để vô hiệu hóa việc tắt màn hình.

Lắp đặt ổ cứng mới

    Bạn đang lo là dung lượng đĩa cứng của mình không đủ? Ngoài những đòi hỏi của Windows, Office và các phần mềm khác, bạn phải đối mặt với những yêu cầu cấp bách về không gian đĩa. Để xây dựng hay biên soạn những tập tin đồ họa, âm thanh hoặc video, bạn phải có nhiều hơn so với ổ cứng 2GB hoặc 4GB EIDE mua từ năm ngoái.

218

    Tuy nhiên, trước khi lắp đặt ổ cứng mới, bạn nên chú ý: máy PC trước 1994 không thể nhận biết loại ổ đĩa lớn hơn 528 MB, máy PC trước 1996 bị giới hạn ở mức 2,1 GB, và một số PC mới hơn không thể chạy với ổ đĩa trên 8,4 GB. Mặc dù các phần mềm kèm theo ổ đĩa EIDE sẽ vượt qua các giới hạn này, song hãy xem xét để cập nhật BIOS của PC bằng mọi cách, nhất là trường hợp bạn quan tâm đến vấn đề tương thích Y2K. Nếu PC của bạn có BIOS flash (loại ghi được), thì có thể nâng cấp bằng cách tải xuống phần mềm từ Web site của hãng sản xuất. Nếu không, bạn phải mua một chip nâng cấp BIOS. ổ đĩa EIDE mới dùng giao tiếp 33 mbps Utra DMA/33. Các đầu nối EIDE trên bo mẹ của PC đã được chế tạo từ hơn hai hoặc ba năm trước không thể xử lý nổi tốc độ này. Bạn có thể dùng các ổ đĩa cùng thời này nhưng không thể tránh bị thiệt thòi chút ít về hiệu năng.

    Vì ổ đĩa mới lớn hơn ổ cũ, nên cài đặt nó là ổ đĩa C:, còn ổ cũ thì dùng làm ổ D:. Muốn chép dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới, bạn dùng tiện ích sao chép đi kèm ổ đĩa mới, hoặc mua riêng (một số tập tin chép bằng lệnh DOS sẽ không chạy).

1. Tối ưu ổ đĩa đang dùng. Trước hết phải bảo đảm ổ đĩa cứng đang dùng của bạn không bị trục trặc. Chạy ScanDisk (chọn Start. Programs. Accessories. System Tools. ScanDisk), và sau đó tối ưu hóa ổ đĩa (Start. Programs. Accessories. System Tools. Disk Defragmenter). Tiếp theo, thực hiện sao lưu toàn bộ nội dung của ổ đĩa.

    Nếu phần mềm chuẩn bị đĩa có bán kèm theo ổ đĩa cứng mới, và được chứa trên đĩa mềm có khả năng khởi động, bạn đút đĩa đó vào ổ A: và khởi động lại máy PC. Nếu phần mềm này không chứa trên đĩa mềm khởi động được, bạn phải khởi động lại máy bằng một đĩa khác có sẵn trong máy hoặc tạo một đĩa khởi động như vậy. Để tạo đĩa mềm khởi động được, bạn đưa đĩa trắng vào ổ A:, nhấn kép chuột lên My Computer, chọn ổ đĩa đó, rồi chọn File.Format. Chọn Full format, và đánh dấu vào ô bên cạnh dòng Copy system files. Sau khi máy đã được khởi động lại và xuất hiện dấu nhắc A>, bạn đưa đĩa chứa phần mềm chuẩn bị đĩa vào, và làm theo những hướng dẫn của tài liệu sử dụng để chạy phần mềm đó.

    2. Khảo sát ổ đĩa cũ. Tắt điện máy tính, mở nắp máy, và tìm hiểu xem các jumper trên ổ đĩa đang dùng dễ hay khó thâm nhập. Nếu may mắn, bạn có thể thâm nhập vào các jumper này mà không phải tháo ổ đĩa cũ ra. Nếu phải tháo, bạn tháo cáp dẹt (A) và cáp cấp điện (B) ra khỏi ổ đĩa, đồng thời chú ý dây màu trên cáp dẹt nối vào ổ đĩa như thế nào (dây này thường có màu đỏ). Bảo đảm phải có một đầu nối thứ hai trên cáp dẹt để gắn vào ổ đĩa mới, đồng thời cũng phải có sẵn một đầu nối cáp điện còn rỗi đang nằm đâu đó trong máy tính. Nếu không, bạn sẽ phải tìm mua một dây cáp dẹt cho hai ổ đĩa và adapter dạng chữ Y để tạo ra hai đầu nối điện từ một đầu.

219

    Nếu phải tháo ổ cũ để thâm nhập vào các jumper, có thể chỉ cần trượt nó ra một cách đơn giản, hoặc phải mở bốn con vít. Dù theo cách nào cũng phải cẩn thận để không làm hỏng các bộ phận điện tử nhạy cảm bên dưới ổ đĩa, đồng thời nhớ xem xét kỹ các bộ phận của ổ đĩa.

    3. Cài đặt các jumper ổ đĩa. Khi có hai ổ đĩa EIDE nối chung vào một cáp dữ liệu, một ổ phải được cài đặt thành ổ chính (master) và ổ kia là ổ phụ (slave). Hầu hết các loại ổ đĩa - như ổ Western Digital trình bày ở đây đều có thiết lập jumper đơn để bạn sử dụng trong trường hợp PC chỉ có một ổ đĩa.

    Phần lớn các ổ đĩa cứng đều chỉ ra cách thiết lập jumper, được in trên nhãn gắn ở mặt trên của chúng (C). Nếu ổ đĩa của bạn không có, xem trong sổ tay hướng dẫn sử dụng kèm theo để biết về các cách cài đặt.

    Tiến hành cài đặt jumper trên ổ đĩa mới thành ổ chính, và đổi cài đặt jumper trên ổ đĩa cũ thành ổ phụ.

    4. Lắp đặt phần cứng. Nếu trong bước 2 bạn đã tháo ổ đĩa cũ thì bây giờ lắp lại. Đưa ổ đĩa mới vào khoang của nó, bảo đảm sao cho đủ gần với ổ đĩa kia để các đầu nối của cáp có thể cắm vừa vào từng ổ đĩa. Với một số PC, bạn phải lắp một cặp đường ray hoặc thậm chí cả giá đỡ để ổ 3,5 inch vừa vào khoang ổ đĩa 5,25 inch (xem lại trong hộp đựng PC; các hệ thống mới có thể kèm theo đường ray và giá đỡ dự phòng).

    Gắn hai đầu nối trên cáp dẹt vào các ổ đĩa cũ và mới. Mỗi đầu nối gắn vào ổ đĩa nào cũng được, chỉ cần bảo đảm sợi dây màu trên cáp đó phải hướng vào chân gần đầu nối điện (một số hệ thống mới thường kèm theo đầu nối cáp dữ liệu có khóa để đề phòng bạn cắm sai). Đến đây bạn kiểm tra lại xem cáp dữ liệu đã được nối chắc chắn vào bo mẹ chưa. Thông thường cáp của ổ cứng được nối với đầu nối EIDE đầu tiên, còn cáp của các thiết bị EIDE khác thì nối vào đầu nối EIDE thứ hai. Cắm các đầu nối cấp điện vào cả hai ổ đĩa.

    5. Sao chép từ cũ sang mới. Khởi động PC. Trong khi đang khởi động, bạn vào chương trình cài đặt của máy tính và kiểm tra để chắc chắn các ổ đĩa 1 và 2 đều đã được thiết lập ở Auto (D) sao cho hệ thống của bạn tự động phát hiện hai ổ đĩa này, đồng thời cài đặt đúng các thông số. Lưu lại các thông số cài đặt rồi khởi động lại từ đĩa mềm khởi động.

220

    Đưa đĩa mềm chứa tiện ích sao chép ổ đĩa vào, rồi nhập lệnh (thường lệnh này được in trên nhãn đĩa) để chạy chương trình. Làm theo các hướng dẫn (như Ontrack được trình bày ở đây) để cài đặt ổ đĩa mới, sau đó chép tất cả dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới.

    6. Bước cuối cùng. Khi thực hiện xong phần mềm tiện ích, bạn rút đĩa mềm ra và khởi động lại PC. Máy sẽ phải khởi động và chạy Windows bình thường. Khi đã tin chắc mọi thứ đều hoạt động, bạn nên format lại ổ đĩa cũ để dọn sạch nó trước khi tiếp nhận dữ liệu mới. Để thực hiện điều này, bạn nhấn kép chuột lên My Computer, nhấn nút phải chuột lên chữ cái của ổ đĩa cũ (giờ đây là D:) và chọn Format.

Lắp đặt card đồ họa mới

    Thay bộ xử lý mới hoặc lắp thêm RAM có thể tăng tốc độ xử lý các ứng dụng nghiệp vụ cho PC, nhưng muốn tận dụng hết ưu thế của các ứng dụng Windows nhiều hình họa và các game 3D thế hệ mới nhất hiện nay, chỉ có card đồ họa loại tốt mới đảm đương nổi. Rất may là card đồ họa ngày càng trở nên nhanh hơn và mạnh hơn nhưng giá vẫn tiếp tục hạ. Hiện nay một card đồ họa giá 50 USD đến 150 USD đã có thể hoạt động tốt hơn nhiều so với những card có giá tương đương hồi năm ngoái.

    Thay thế bộ điều khiển đồ họa của PC là một trong những công việc nâng cấp thường xuyên nhất mà người sử dùng máy tính có thể tự làm, và cũng là công việc dễ nhất. Các hãng sản xuất card đồ họa chủ yếu có ATI (www.atitech.com), Diamond (www.diamondmm.com); Hercules (www.hercules.com), Intergraph (www.intergraph. com/ics), Matrox (www.matrox. com), Real 3D (www.real3d .com), Creative (www.soundblaster.com và STB (www. stb.com). Nếu quyết định thực hiện phương án này, bạn phải tìm hiểu PC của mình dùng khe cắm PCI hay AGP. Máy kiểu cũ thường có khe PCI, nhưng máy mới, đặc biệt là các hệ thống dùng Pentium II, có xu hướng trang bị một khe đơn loại Accelerated Graphics Port có tốc độ đồ họa cao hơn một ít. Lưu ý rằng một số máy tính có tính năng đồ họa AGP nhưng không có khe cắm AGP. Thay vào đó, chúng có một chip điều khiển đồ họa AGP được gắn trực tiếp trên bo mẹ. Nếu PC của bạn là loại như vậy, bạn phải vô hiệu hóa chip này và nâng cấp bộ thích ứng đồ họa của PC (graphics adapter) bằng một card PCI.

    Quyết định mua loại card nào tùy vào những gì bạn dự định làm với hệ thống của mình. Các ứng dụng nghiệp vụ thông thường (kể cả ứng dụng đồ họa như Microsoft PowerPoint và Adobe Photoshop) chỉ dùng đồ họa 2D,

221

trong khi đó các game lại yêu cầu 3D tốc độ cao. Tất cả các loại card hiện nay đều xử lý cả 2D lẫn 3D, nhưng loại này có thể tốt hơn loại kia tùy từng tác vụ. Ví dụ, card StarFighter của Real3D, được thiết kế chủ yếu cho game, có tốc độ 3D cực tốt, nhưng chỉ cho tốc độ trung bình đối với các ứng dụng 2D. Một số bo khác thỏa hiệp giữa hai tác vụ để cả hai đều tốt vừa phải, và có một số bo khác tối ưu tốt cho cả hai. Chẳng hạn, PC World Mỹ đã đánh giá card Matrox Millennium G200 (loại card đồ họa được dùng trong ví dụ ở đây) có hiệu năng tuyệt vời trong ứng dụng 2D lẫn 3D.

    Lượng bộ nhớ kèm theo card đồ họa không còn là một vấn đề quan trọng nữa. Trừ một số không đáng kể, còn hầu hết các bo hiện nay đều có ít nhất 8MB RAM - quá đủ để hiển thị True Color (16,8 triệu màu) ở độ phân giải 1024 x 768, và thực hiện hàng chục công việc với tốc độ cần thiết của hầu hết các game. Tuy nhiên, nếu bạn định chơi những game mới nhất yêu cầu tính năng đồ họa 3D siêu mạnh, bạn phải mua những loại card mới có 12MB hoặc 16MB RAM, như STB Velocity 4400 chẳng hạn. Với loại game 3D thì bộ nhớ càng lớn sẽ cho tính chân thực càng cao.

    Nhiều loại card còn có thêm một số tính năng khác như bộ điều chỉnh TV, giải mã DVD, hoặc cổng nối PC với TV. Chọn thêm tính năng nào là tùy theo các ứng dụng mà bạn sẽ dùng.

    Cuối cùng để tận dụng chế độ đồ họa phân giải cao nhất của card mới, bạn nên cân nhắc mua một màn hình loại mới.

Hãy làm theo những bước sau để nâng cấp card đồ họa:

    1. Tìm driver mới nhất. Driver là phần mềm điều khiển card đồ họa, nó có chức năng rất quan trọng trong việc làm cho card hoạt động với hiệu năng và độ tin cậy cao nhất. Rất may là các hãng chế tạo card đồ họa thường xuyên nâng cấp driver của họ. Trước khi lắp đặt card mới, bạn nên vào Web site của hãng đó để kiểm tra ngày tháng của driver mới nhất. Nếu driver trên Web site mới hơn driver trên đĩa mềm hay trên CD-ROM kèm theo card, hãy tải xuống và lưu vào một folder trên đĩa cứng (đa số trường hợp bạn phải bung các tập tin cần thiết từ một folder ZIP đã được nén, hoặc chạy tập tin .exe tự động giải nén các tập tin đó). Trước khi bắt tay vào việc, hãy xem kỹ tập tin readme vì có thể có những thông tin quan trọng về lắp đặt.

    Bạn cũng nên sao lưu lại tất cả dữ liệu đề phòng trường hợp có sai sót.

    2. Thay card. Tắt điện máy tính, tháo đầu nối màn hình ra khỏi mặt sau của card đồ họa và mở nắp máy tính.

222

    Tháo các vit giữ card đồ họa trên máy, chạm tay vào khung máy để tự nối đất người bạn, cẩn thận rút card ra.

223

    Xác định khe cắm là AGP (A) hay PCI (B). Dóng thẳng và cắm card mới vào như hình (C) đối với AGP, hoặc hình (D) đối với PCI. Vặn chặt vit để giữ card cố định.

    Nối cáp màn hình vào đầu nối ở mặt sau card đồ họa. Đừng đậy nắp máy tính vội.

    3. Cài đặt phần mềm. Bật điện PC. Thông thường bạn phải nhìn thấy một thông báo xuất hiện nhanh trên màn hình cho biết Windows đã phát hiện được phần cứng mới và đang cài đặt phần mềm cho nó.

    Bạn nhìn thấy màn hình nào là tùy theo phiên bản Windows nào đang được dùng. Đọc kỹ nội dung các màn hình này và làm theo hướng dẫn trong đó. Nếu định dùng một driver nâng cấp (xem bước 1), bạn biết folder nào lưu driver đó. Nếu dùng driver kèm theo card, đưa đĩa mềm hoặc CD-ROM vào máy. Windows 98 sẽ tự động tìm đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM nếu bạn đánh dấu vào các ô thích hợp; với Windows 95 bạn phải xác định nơi chứa driver hoặc dùng nút Browse đề tìm.

    Có thể bạn sẽ được gợi ý về tùy chọn cài đặt các tính năng hoặc các tiện ích bổ sung. Có thể bạn còn bị yêu cầu đưa đĩa CD-ROM gốc của Windows 9x vào. Cuối cùng, bạn phải khởi động lại máy tính.

    4. Thay đổi các thiết lập. Sau khi khởi động lại, PC sẽ vào một chế độ đồ họa mặc định. Chọn thiết lập nào và chọn chúng như thế nào là tùy thuộc vào loại card đồ họa bạn lắp đặt. Dĩ nhiên, trước hết bạn phải đọc tài liệu kỹ thuật của card để có các hướng dẫn, nhưng thường bạn phải chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn đúp chuột lên Display, và lên nhãn Settings. Dùng các con trượt ỏColor paletteõ và ỏDisplay areaõ để thiết lập độ sâu màu và độ phân giải. Nếu chưa biết chắc màn hình của mình có thể hoạt động với những giá trị thiết lập nào, bạn thử một số tổ hợp khác nhau. Windows sẽ kiểm thử từng giá trị và thông báo để bảo đảm rằng màn hình hoạt động tốt.

224

    Với một số card, như Millennium G200 của Matrox được trình bày ở đây, bạn phải cài đặt các tiện ích tùy biến riêng của chúng để có thể truy cập từ biểu tượng trong khay hệ thống của thanh tác vụ Windows 9x. Các tiện ích khác thì cài đặt biểu tượng tùy biến riêng của chúng trong Control Panel.

    Nếu gặp vấn đề - chỉ đạt độ phân giải VGA bìnhthường chẳng hạn - bạn kiểm tra lại các đầu nối cáp, bảo đảm card được cắm chắc chắn trong khe của nó, và sau đó thử cài đặt lại các driver này.

Lắp Đặt Card Âm Thanh Mới

    Nếu bạn thường mất nhiều thời gian để nghe âm thanh phát ra khi chạy các chương trình trình diễn đa phương tiện, khi chơi game, thử nghiệm âm nhạc số hoặc nghe nhạc từ đĩa CD trong lúc làm việc thì bạn nên có card âm thanh (Sound Card) loại mới nhất.

    Sound card cũ, nhất là các model rẻ tiền gắn trong nhiều PC, thường bị nhão tiếng, dải tần hẹp và tỷ số tín hiệu trên tạp âm thấp (có nghĩa là bạn nghe có tiếng rít, tiếng hú, hoặc tiếng lọc cọc).

    Những hạn chế này khiến âm thanh của PC không còn hấp dẫn, thậm chí làm cho bạn mỏi mệt. Lắp đặt một sound card mới là cách khắc phục nhanh chóng và tương đối rẻ; bạn sẽ có âm thanh và các tính năng chất lượng cao - như âm thanh xoay chiều chẳng hạn - để hỗ trợ cho các chương trình mới nhất.

    Chắc bạn rất lúng túng khi chọn sound card mới. Bạn sẽ dễ dàng chọn sound card ở cửa hàng máy tính gần nhà bạn hay đặt hàng qua thư tín giá từ 50-75$ đến 300$, hoặc đắt hơn. (Hầu hết các card này dùng bus ISA; card PCI cũng vừa được tung ra thị trường). Đừng mua loại chất lượng thấp. Hãy bỏ ra 150 hoặc 200$ để mua một card như loại Sound Blaster AWE64 Gold của Creative Labs (www.creaf. com).

    Hầu hết các sound card đều có khả năng MIDI (Musical Instrument Digital Interface - Giao diện nhạc cụ số) rất cần khi chơi game và cần cho những ứng dụng có cường độ âm thanh lớn.

    Bạn nên đầu tư cho loại card có khả năng tổng hợp wavetable MIDI phát tiếng với chất lượng tốt nhất. Ký hiệu "16", "32" hoặc "64" thường là một phần trong dãy số ký hiệu model của sound card. Chúng cho biết số bit và cả số nốt card có thể phát đồng thời. Càng nhiều nốt, chất lượng âm thanh càng cao. Mặc dù tất cả các card

225

có trang bị MIDI đều nối với những thiết bị cuối MIDI như bàn phím piano chẳng hạn, nhưng card cao cấp thường có luôn phần mềm soạn nhạc. Trước khi mua sound card bạn phải xem dây cáp dữ liệu của ổ CD-ROM bên trong máy tính có nối với card cũ hay không. Nếu có, bạn phải mua loại sound card có giao diện CD-ROM lắp sẵn trên board; hãng Turtle Beach có sản xuất loại này. Nếu ổ CD-ROM của bạn là loại cũ và tốc độ chậm, bạn nên mua bộ công cụ nâng cấp sound card và ổ CD-ROM như Sound Blaster Discovery AWE 64/24X.

    Có một số sound card loại mới dùng đầu nối âm thanh CD-ROM bên trong khác kiểu so với card cũ. Nếu card mới của bạn không có cáp phù hợp, bạn phải mua cái khác.

    Hầu hết các bộ loa lắp sẵn trong những PC được bày bán đại trà đều là loại rẻ tiền - và chất lượng âm thanh cũng vậy. Muốn nghe hết những gì sound card mới phát ra, bạn phải nâng cấp cả bộ loa. Để có kết quả tốt nhất, bạn phải chi từ 150 đến 250USD để mua một bộ loa đa phương tiện hi-fi thực sự. Hai hãng sản xuất loa đáng chú ý nhất là Altec Lansing (www.altecmm.com) và Cambridge Soundworks (www.hifi.com)

    Lắp đặt sound card cũng cần thủ thuật, mặc dù với model PCI có thể dễ hơn một chút. Bài này hướng dẫn bạn cách lắp đặt một card mới.

1. Xóa phần mềm sound card cũ.

    Để quá trình cài đặt không bị xung đột, trước tiên phải xóa hết phần mềm sound card cũ đi.

    Trong Windows 95, chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn đúp chuột lên biểu tượng System, và chọn mục Device     Manager. Nhấn vào dấu cộng bên cạnh tiêu đề "Sound, video and game controllers", chọn đúng model của sound card cũ và nhấn Remove (xem hình). Xóa tất cả các mục khác có liên quan đến sound card, như cổng trò chơi trên sound card chẳng hạn.

    Nếu sound card của bạn có riêng các trình ứng dụng (như bộ phối âm, bộ biên tập tập tin âm thanh hay bộ chơi nhạc MIDI), hãy xóa hết chúng bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng Uninstall trong từng nhóm chương

226

trình tương ứng, hoặc chọn Start.Settings.Control Panel rồi nhấn đúp chuột lên biểu tượng Add/Remove Programs.

    Các tính năng âm thanh của máy tính được gắn trực tiếp trên bo mạch mẹ thay vì trên sound card bổ sung ? (Đọc lại tài liệu hướng dẫn sử dụng, xem xét bên trong PC, hoặc xem dây cáp loa được cắm vào máy như thế nào). Nếu đúng như vậy, bạn phải vào chương trình thiết đặt PC và vô hiệu hóa các khả năng âm thanh của board mẹ.

2. Tháo sound card cũ.

    Tắt máy tính, giữ nguyên dây nối đất của máy để khử tĩnh điện có thể làm hỏng máy. Mở vỏ máy ra.

    Tháo tất cả các dây cáp nối đằng sau sound card đang dùng (các dây loa, micrô, đường âm thanh vào, v.v...). Trong hộp máy có một dây cáp âm thanh mỏng nối từ ổ CD-Rom đến sound card (hoặc đến board mẹ). Tháo đầu nối trên sound card.

    Nếu có dây cáp dữ liệu cỡ rộng, màu xám, nối ổ CD-ROM với card, bạn cũng tháo luôn nó ra. Tiếp theo tháo các vit giữ card và cẩn thận nhấc nó ra.

3. Lắp sound card mới.

    Trước khi lắp thêm card mới, hãy nối nó với cáp âm thanh của ổ CD-ROM. (Có thể bạn phải mua thêm một dây cáp nếu card mới không có). Nếu card mới có đầu nối ổ CD-ROM, hãy nối vào dây cáp dữ liệu khổ rộng. Phải bảo đảm sợi màu đỏ trên cáp gắn với chân số 1 của đầu nối sound card. Lưu ý rằng có một số ít sound card (nhất là loại card có giao diện CD-ROM) vẫn còn sử dụng cầu nối (jumper). Nếu card mới của bạn thuộc loại đó, bạn phải đọc kỹ tài liệu để biết có cần thay đổi các vị trí cài đặt cầu nối hay không. (Thường thì các vị trí cài đặt mặc định đã ổn rồi)

    Tiếp đất bằng cách sờ vào khung máy tính rồi cẩn thận lắp card mới vào. Siết chặt các vít giữ card.

    Nối lại các dây cáp ngoài. Lưu ý rằng với một số card mới, như card Sound Blaster AWE64 Gold chẳng hạn, nối với loa bằng các jack cắm RCA. Gặp trường hợp này bạn phải dùng thêm một đầu chuyển tiếp.

    Đừng vội đóng nắp PC lại nếu chưa chắc mọi cái đều chạy tốt.

227

4. Cài đặt driver và các ứng dụng của sound card.

    Khởi động lại PC. Bạn sẽ thấy Windows thông báo là đang tìm phần cứng mới xuất hiện và cài phần mềm cho nó. Có thể bạn phải đưa đĩa mềm hoặc CD-ROM cài đặt kèm theo sound card mới vào.

    Hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn cài đặt. Có thể bạn phải khởi động máy lại lần nữa để hoàn thành việc cài đặt các trình ứng dụng đi kèm với sound card mới - thường là bộ phối âm, bộ biên tập tập tin âm thanh, và các tiện ích MIDI. Làm theo những hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn sử dụng card.

5. Nghe thử

    Muốn kiểm tra card mới, chọn Start.Programs.Accessories. Multimedia.Media Player. Nếu không có Media Player, hãy cài nó bằng cách chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn đúp chuột lên biểu tượng Add/Remove Programs, và chọn mục Windows Setup. Nhấn vào hộp kiểm tra kế mục Multimedia, nhấn OK, rồi tiếp tục làm theo hướng dẫn. Có thể bạn cũng cần đĩa gốc Windows 95.

    Khi đã có Media Player trên màn hình, chọn File.Open và chọn một trong các tập tin âm thanh trong thư mục Media. Sau đó nhấn chuột vào nút "play" - nút có hình tam giác hướng lên. Nếu không nghe thấy gì cả, chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn đúp chuột vào biểu tượng System, rồi chọn Device Manager.

228

    Nếu có dấu chấm than màu vàng xuất hiện kế bên "Sound, video and game controllers" nghĩa là đã có trục trặc gì đó khi cài đặt phần cứng. Chọn Start.Help tìm Hardware Conflit Troubleshooter rồi làm theo các hướng dẫn trên màn hình.

Lắp đặt ổ đĩa CD-RW

    Trong khi chờ đợi "DVD ghi lại được" (DVD Rewritable - DVD-RW) tự khẳng định (không thể trong một hai năm tới), thì phương án tốt nhất để tạo ra các đĩa CD là CD-RW. Công nghệ "ghi nhiều lần" này đã thay thế CD-R (recordable - có thể ghi) trên mọi lĩnh vực, nhờ khả năng thêm và bớt dữ liệu trên CD - là những việc mà công nghệ "ghi một lần" của CD-R không thể thực hiện được. Trong khi đĩa CD-RW có giá cao hơn CD-R rất nhiều (20 USD so với 1 USD), thì khả năng "có thể ghi lại" đã làm cho nó rất thích hợp với công việc sao lưu, và xứng với giá tiền của nó.

    Nếu bạn đang cân nhắc việc bổ sung thêm một ổ đĩa CD-RW cho hệ thống thì trên thị trường đang có rất nhiều sản phẩm của các hãng khác nhau, bao gồm Hewlett-Packard, Hival, Philips, Ricoh, Smart & Friendly, và Yamaha. Giá các ổ EIDE lắp trong vào khoảng từ 300 USD đến 350 USD; ổ dùng cổng song song lắp ngoài từ 400 USD đến 450 USD; các ổ SCSI cả loại lắp trong lẫn lắp ngoài đều có sẵn, nhưng giá cao hơn, bắt đầu từ 500 USD. (Có thể bạn cũng cần có một card SCSI lắp thêm bên trong giá từ 100 USD đến 200 USD.)

    ổ EIDE CD-RW kinh tế nhất vẫn ghi ở tốc độ 2X và đọc ở 6X. Nếu sẵn lòng chi thêm một ít tiền (khoảng 100 USD), thì bạn có thể có loại ổ đĩa EIDE CD-RW mới nhất (như CD-Writer Plus 8110i của HP được trình bày ở đây) ghi ở tốc độ 4X và đọc ở tốc độ 24X (loại Plus ghi vào đĩa CD-RW ở tốc độ 2X và đọc chúng ở tốc độ 8X). Tốc độ ghi có thể tạo sự khác biệt: ghi đầy một đĩa CD-R hoàn chỉnh mất khoảng 35 phút với ổ 2X, nhưng với ổ 4X chỉ mất có 18 phút. Tuy nhiên bạn phải có ổ đĩa lắp trong (EIDE hoặc SCSI) hoặc ổ SCSI gắn ngoài mới đạt được tốc độ 4X đó; các ổ CD-RW dùng cổng song song bị hạn chế ở tốc độ ghi 2X.

    ổ đĩa SCSI thường cho hiệu năng cao hơn và được thiết kế để dùng cho những công việc nặng, chủ yếu là những lắp đặt cộng tác thường phải tạo nhiều đĩa CD.

    Trong thời gian hiện nay, các thiết bị ghi SCSI 4X là chuẩn nhất, mặc dù kiểu 2X vẫn còn gặp trong các hoạt động cần tiết kiệm ngân sách; các thiết bị ghi 8X sẽ trở nên thông dụng trong tương lai không xa.

    Đây là một phần thưởng giá trị: bạn có thể dùng ổ CD-RW để nén các đĩa CD-R. Đa số người dùng đều thực hiện ghi đĩa CD-R nhiều hơn CD-RW. Lý do đơn giản là khía cạnh kinh tế. Đĩa CD-R trắng rẻ và thường được các nhà sản xuất hào phóng tặng miễn phí để khuyến mãi hoặc kèm thêm vào các thiết bị khác. Đĩa CD-RW trắng giá khoảng 20 USD/chiếc - với không gian lưu trữ lớn đến 529 MB (đĩa CD-RW không có đủ dung lượng 650MB như CD-R vì phải san sẻ bớt cho việc format và thông tin thư mục).

    Nếu PC của bạn có khoang ổ đĩa mềm 5.25 inch còn rỗi thì rất thuận lợi cho ổ đĩa CD-RW lắp trong. Bạn sẽ vẫn muốn giữ lại ổ CD-ROM đang dùng của mình vì tốc độ nhanh của nó trong việc đọc các đĩa nguồn, dù cho đó có là loại lắp trong hay lắp ngoài. Dưới đây là các bước lắp đặt ổ đĩa CD-RW; đối với EIDE thì xuất phát từ bước 1, còn loại dùng cổng song song thì từ bước 2.

1. Ghép nối ổ đĩa CD-RW loại EIDE.

    Có một số ổ đĩa yêu cầu bạn phải cài đặt phần mềm của chúng trước khi lắp đặt ổ đĩa. Hãy đọc kỹ tài liệu kỹ thuật và các hướng dẫn cài đặt nhanh kèm theo ổ đĩa trước khi bắt đầu. Nếu phải cài đặt phần mềm trước, bạn nhảy qua bước 3 và sau đó mới quay trở lại bước này.

229

    Tắt điện PC và mở nắp máy.

    ổ CD-ROM đang dùng của bạn có thể được nối bằng cáp dữ liệu rộng vào đầu nối kênh EIDE thứ cấp (A) trên bo mẹ; và đầu nối phụ thêm của cáp đó (B) là nơi tốt nhất để ghép nối ổ đĩa CD-RW mới của bạn. Nếu thấy cả ổ cứng và ổ CD-ROM đều đang gắn vào đầu nối kênh EIDE sơ cấp, thì hãy xem xét để cắm ổ CD-ROM sang kênh thứ cấp.

    Nếu ổ CD-ROM đã được cắm vào đầu nối EIDE thứ cấp trên bo mẹ rồi, thì cài các jumper của ổ CD-RW sang vị trí Slave (C) rồi cắm ổ đó vào đầu nối phụ thêm trên cáp. Phải bảo đảm mép cáp có đánh dấu đỏ được nối với Pin 1 trên ổ CD-RW (thường nằm kề đầu nối nguồn).

    Nếu hiện chưa có gì gắn vào đầu nối EIDE thứ cấp trên bo mẹ, thì cài các jumper của ổ CD-RW vào vị trí Master và dùng dây cáp bán kèm ổ đĩa này để nối nó với bo mẹ.

    Muốn ổ CD-RW phát nhạc và các âm thanh khác, thông thường bạn sẽ phải tháo cáp âm thanh của ổ CD-ROM ra trước vì hầu hết card âm thanh chỉ đủ chỗ cho một cáp.

    Gắn ổ đĩa này vào PC. Có một số hộp máy yêu cầu phải có những giá lắp đặc biệt. May mắn ra thì các giá lắp này có kèm theo PC của bạn. Nếu không có, bạn sẽ phải hỏi hãng sản xuất PC hoặc nơi bán máy.

    Tìm một đầu nối nguồn còn rỗi và cắm nó vào ổ đĩa.

    Chuyển sang bước 3.

2. Ghép nối ổ CD-RW dùng cổng song song.

230

    Bật điện PC và ấn phím (hoặc các phím) để nhập chương trình cài đặt BIOS của hệ thống (công việc này thay đổi tùy theo các nhà sản xuất nên phải đọc tài liệu hướng dẫn). Hãy bảo đảm cổng song song trên PC của bạn được cài đặt ứng với EPP (Enhanced Parallel Port), hoặc tốt hơn là với ECP (Enhanced Capabilities Port). Trên nhiều máy, cài đặt BIOS (A) sẽ cho chế độ kết hợp ECP/EPP. Đó là chế độ lý tưởng.

    Tắt điện hệ thống. Nếu có máy in hoặc một thiết bị dùng cổng song song nào đó đã được gắn vào thì hãy tháo dây cáp của thiết bị đó ra.

    Nối một đầu cáp dữ liệu đi kèm ổ CD-RW với cổng song song của PC, còn đầu kia của cáp thì nối với đầu nối thích hợp ở mặt sau ổ CD-RW (B).

    Nếu bạn có máy in hoặc một thiết bị dùng cổng song song nào đó thì nối lại dây cáp của nó vào cổng máy in (cổng song song trung gian) sau lưng của ổ CD-RW (C).

Nối cáp nguồn vào mặt sau ổ CD-RW (D), và cắm dây cáp điện đó vào một ổ cắm AC thích hợp.

Cuối cùng, nếu định dùng ổ CD-RW mới để nghe đĩa CD nhạc bằng máy tính thì nối cáp âm thanh (E) từ sau lưng ổ CD-RW đến jack vào card âm thanh của hệ thống.

3. Cài đặt phần mềm.

    Bật điện PC và cài đặt phần mềm bán kèm ổ CD-RW (A). Thủ tục thay đổi tùy nhà sản xuất, nên phải theo sát các hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật.

231

    Nếu lắp đặt ổ CD-RW loại EIDE lắp trong thì Windows 95, Windows 98, hoặc có thể phần mềm của ổ CD-RW sẽ phát hiện được nó một cách tự động khi khởi động và cài đặt phần mềm driver cần thiết (B). Có thể máy sẽ yêu cầu bạn cài đĩa CD-ROM Windows 9x nguyên thủy vào.

    Đối với ổ CD-RW dùng cổng song song, bạn phải làm theo các hướng dẫn (không giống nhau đối với các loại ổ khác nhau). Phần mềm này sẽ tự động cài đặt tất cả các driver cần thiết. Có thể bạn yêu cầu khởi động lại hệ thống sau khi quá trình cài đặt đã hoàn thành.

    Sau khi phần mềm driver được cài đặt và ổ đĩa đã có thể hoạt động, bạn còn phải cài đặt các ứng dụng CD-RW, thường chứa trên CD-ROM bán kèm ổ đĩa.

    Nếu phần mềm cài đặt không thể tìm được ổ đĩa, bạn chuyển vào Start.Settings.Control Panel, nhấp đúp chuột lên biểu tượng System, rồi chọn nhãn Device Manager. Nếu ổ đĩa mới hiện ra với một dấu chấm than bên cạnh, bạn vào Start.Help, gõ hardware troubleshooter vào hộp tìm kiếm, và làm theo hướng dẫn. Nếu vẫn không làm cho ổ đĩa hoạt động được, bạn gọi điện yêu cầu trợ giúp kỹ thuật.

4. Bắt đầu tạo ra các đĩa CD.

    Phần mềm đi kèm ổ CD-RW sẽ hướng dẫn bạn qua suốt quá trình tạo các đĩa CD-R âm thanh và dữ liệu, cũng như chuẩn bị các đĩa CD-RW để sử dụng (việc format mỗi đĩa CD-RW mất khoảng một giờ).

232

Lắp đặt ổ đĩa DVD-ROM

    Không như dự đoán, mặc dù đã qua nhiều năm, ổ đĩa DVD-ROM vẫn chưa thay thế được ổ CD-ROM. Tuy nhiên, ổ DVD-ROM là một thiết bị ngoại vi đang trở nên phổ biến trong máy PC mới.

    Đĩa DVD-ROM cho hình video động với chất lượng cao hơn nhiều so với CD-ROM, đồng thời cũng nâng tính hiện thực của các game lên mức độ mới. Phương tiện DVD-ROM còn cho phép chứa các phần mềm giáo dục và giải trí có nội dung phong phú trên một số lượng đĩa ít hơn so với CD-ROM. Tài liệu địa lý Complete National Geographic chẳng hạn, được ghi trên một bộ gồm 30 đĩa CD-ROM hoặc chỉ 4 đĩa DVD-ROM. Và trò chơi Riven phổ biến được xuất bản trên 5 đĩa CD-ROM, nhưng với DVD-ROM thì chỉ cần 1 đĩa.

    Các bộ cài đặt DVD-ROM thuộc thế hệ thứ ba, như Creative Labs PC-DVD Encore 6X D được giới thiệu ở đây, sẽ cho bạn hiệu năng DVD-ROM mới nhất, đồng thời vẫn có thể đọc được các CD-ROM bình thường. Bộ cài đặt có card giải mã PCI MPEG-2 (như Encore) cho bạn khả năng xem phim DVD trên màn hình máy tính hoặc trên TV. Sau đây là cách lắp đặt bộ DVD-ROM thế hệ thứ ba gồm ổ đĩa với giao tiếp IDE (giao tiếp phổ biến nhất hiện nay).

1. Chuẩn bị hệ thống máy tính để nâng cấp.

233

    Việc lắp đặt ổ DVD-ROM, card giải mã MPEG, và tất cả các phần mềm cần thiết sẽ làm thay đổi cấu hình PC của bạn. Cho nên, để an toàn, bạn phải bảo đảm PC không bị trục trặc nào và giải quyết hết mọi sự bất tương hợp trước khi bắt đầu. Chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn kép lên biểu tượng System (hoặc nhấn nút phải chuột lên My Computer và chọn Propertiess), rồi nhấn tiếp lên Device Manager. Nếu nhìn thấy dấu chấm than bên cạnh bất kỳ mục thiết bị nào, bạn hãy chọn Start.Helps, rồi xác định và chạy trình tìm hỏng phần cứng thích hợp của Help. Đồng thời tiến hành sao lưu toàn bộ đĩa cứng.

2. Lắp card giải mã MPEG.

    Tắt máy PC và rút dây điện ra khỏi ổ cắm. Tiếp đất người bạn - tốt nhất là dùng một vòng chống tĩnh điện đã kẹp vào vật kim loại nối đất. Tháo nắp máy và tìm một khe PCI còn trống. Tháo miếng che kim loại của khe đó ra khỏi mặt sau máy PC. Cẩn thận gắn card giải mã vào khe cắm và bảo đảm nó đứng vững chắc. Vặn chặt các vít giữ.

3. Lắp ổ DVD-ROM.

234

    Hiện nay, bo mạch chủ PC có hai kênh IDE, một chính và một phụ, mỗi kênh đều có đầu nối riêng (A). Một dây cáp nối ổ đĩa cứng của bạn vào kênh chính, còn dây cáp kia thường nối ổ CD-ROM vào kênh phụ. Nếu trên mỗi dây cáp đó còn có một đầu nối dự trữ nằm giữa bo mẹ và thiết bị thì mỗi kênh còn hỗ trợ thêm một thiết bị thứ hai nữa. Nếu có thể, bạn nối ổ DVD-ROM vào cùng cáp với ổ CD-ROM. Trường hợp đã có một ổ thứ hai - như ổ băng từ hoặc ổ Zip chẳng hạn - chiếm mất đầu nối dự trữ này, thì bạn nối ổ DVD-ROM vào cùng cáp với ổ đĩa cứng. Hy vọng một trong hai cáp IDE của bạn còn đầu nối trống. Nếu không, bạn dùng dây cáp có kèm theo trong bộ nâng cấp ổ DVD-ROM.

    Bảo đảm các jumper trên mặt lưng ổ DVD-ROM được thiết lập ở vị trí "slave" (B). Nếu cần có một khung gá ngoài để gắn ổ này trong máy tính (ví dụ, bạn lắp ổ 3,5 inch vào khoang 5,25 inch), hãy lắp nó vào. Đẩy trượt ổ DVD-ROM vào trong khoang ổ đĩa của PC (C) đồng thời nối cáp IDE và cáp điện vào sau lưng ổ DVD-ROM (D). Chú ý lắp đúng mép có màu (thường là đỏ) của cáp IDE vào chân 1 trên đầu nối của ổ DVD-ROM (nó được đánh dấu).

235

4. Nối dây cáp tiếng (audio) và cáp video.

    Đây là lúc mà bạn cảm thấy mình rất giống một thợ điện. Bạn sẽ phải cắm nhiều dây cáp và thực hiện nhiều chi tiết ghép nối tùy theo từng hãng sản xuất. Các ghép nối được trình bày ở đây chỉ áp dụng riêng cho bộ Creative Labs PC-DVD Encore 6x với hệ giải mã Dxr3. Bạn đọc kỹ tài liệu hướng dẫn kèm theo bộ cài đặt của mình và thực hiện từng bước đúng như sau:

236

    a. Nối cáp audio từ sau lưng ổ DVD-ROM đến đầu vào Audio 1 của card MPEG.

    b. Nếu đã có cáp audio nối từ lưng ổ CD-ROM đang dùng đến card âm thanh, bạn hãy tháo nó khỏi card âm thanh và gắn với đầu vào Audio 2 của card MPEG.

    c. Nối dây cáp audio từ đầu ra Audio của card MPEG đến đầu vào Audio của card âm thanh.

    d. Tháo cáp màn hình ra khỏi cổng đồ họa trên PC và cắm nó vào đầu ra màn hình ngoài trên card MPEG.

    e. Nối dây cáp dẫn ngược tín hiệu video (kèm theo bộ DVD-ROM) từ card MPEG đến đầu ra màn hình trên card đồ họa của PC.

    f. Nếu định xem phim DVD bằng TV, bạn dùng một trong các dây cáp video kèm theo bộ nâng cấp (có đầu nối kiểu RCA hoặc kiểu S-video tùy theo khả năng của TV) để nối đầu ra video của card MPEG với đầu vào video của TV.

    g. Nếu bạn có máy thu stereo hoặc hệ thống loa PC có thể giải mã âm thanh vòng (surround) Dolby Digital , thì dùng một dây cáp (thường không có trong bộ DVD-ROM) để nối card MPEG này với hệ thống stereo.

5. Cài đặt các driver và phần mềm điều khiển ổ DVD-ROM.

    Cắm điện cho PC và bật máy. Windows 95 hoặc 98 sẽ phát hiện ổ đĩa và card mới, đồng thời yêu cầu cài đặt các driver. Đưa đĩa chứa driver (đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM) vào PC và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Tiếp theo, cài đặt phần mềm điều khiển DVD-ROM có kèm theo trong bộ nâng cấp. Các chi tiết cài đặt thay đổi

237

tùy theo hãng sản xuất, cho nên bạn phải làm theo các hướng dẫn đối với bộ của bạn. Có thể phải khởi động lại PC sau cài đặt.

    Cuối cùng, kiểm tra xem ổ đĩa mới có đọc được cả đĩa CD-ROM lẫn đĩa DVD-ROM hay không. Nếu bị trục trặc - máy tính không nhận biết ổ đĩa hoặc không đọc được đĩa, hay bạn không nghe được âm thanh chẳng hạn - hãy tắt PC và kiểm tra lại tất cả các đầu nối (vì có nhiều dây cáp nên rất dễ cắm sai vị trí). Nếu vẫn không giải quyết được trục trặc, bạn gọi điện cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của nơi cung cấp. Khi đã chắc chắn mọi thứ đều hoạt động tốt, bạn tắt máy tính và lắp lại nắp máy.

Gắn thêm ổ đĩa tháo lắp

    Nhờ có dung lượng lớn, dễ dàng mang chuyển, và khả năng bảo mật đơn giản nhưng rất hiệu quả, ổ đĩa tháo lắp (removable-media drive) đã trở thành một trong những loại thiết bị lưu trữ phổ biến nhất. Với một ổ đĩa loại này, bạn có thể lưu trữ dữ liệu trên nhiều cartridge hoặc nhiều đĩa một cách an toàn và có thể đem về nhà khi tan sở.

    Đây cũng là phương tiện thuận tiện để lưu dữ liệu quan trọng hoặc những tập tin nhỏ thường dùng đến (để dành không gian quý báu trên đĩa cứng cho các tập tin âm thanh, video, hay đồ họa lớn cỡ vài megabyte). Nhờ tính phổ biến của ổ đĩa tháo lắp (cũng như đĩa và cartridge của chúng) nên việc trao đổi tập tin có kích thước lớn với bạn bè và đồng nghiệp được thực hiện dễ dàng trong khi trao đổi bằng e-mail là không thể được.

238

    Các loại ổ đĩa tháo lắp bắt đầu nở rộ từ năm ngoái. Loại ổ Zip 100 MB và 250 MB của Iomega vẫn là phổ biến nhất. Sau đó là ổ Jaz 2 GB tốc độ cao cũng của công ty này. Nhưng các đối thủ khác như SuperDisk (hay LS-120) lại có khả năng lưu trữ 120 MB trên đĩa có kích thước chỉ bằng đĩa mềm truyền thống.

    Ngoài ra, ổ Orb mới của Caslewood có tốc độ cao và dung lượng đến 2,2 GB dữ liệu trên loại cartridge giá rẻ (xem bài "Ôổ tháo lắp sẽ thay thế đĩa mềm?" trên PC World VN - 6/99, trang 45).

    Ngoại trừ những ổ đĩa tháo lắp đặc biệt, loại ổ đĩa lắp ngoài nối với cổng song song hay cổng USB (Universal Serial Bus) của PC là dễ lắp đặt và khả chuyển nhất. Nhưng nếu bạn có thể thực hiện được quá trình lắp đặt phức tạp hơn thì ổ đĩa lắp trong - IDE hoặc SCSI - có tốc độ nhanh và tiện sử dụng hơn. Bài kỳ này hướng dẫn cách lắp đặt cả hai loại ổ đĩa tháo lắp trong và ngoài.O P>

ổ IDE

1. Tìm đầu nối

    Tắt PC, rút phích cắm điện và mở vỏ máy ra. Có hai đầu nối IDE (A), chính và phụ trên bo mẹ của PC. Thông thường, bạn sẽ thấy một cái có cáp nối với ổ đĩa cứng IDE, còn cái kia có cáp nối với ổ CD-ROM IDE. Trên hai cáp này có thể có đầu nối phụ chưa dùng đến. Cách được nhiều người ưa thích là dùng đầu nối phụ trên cáp của ổ CD-ROM. Nếu không có đầu nối phụ này, bạn có thể dùng dây cáp kèm theo ổ đĩa tháo lắp.

    Trong một số trường hợp, cả ổ cứng lẫn ổ CD-ROM đều được nối vào một cáp. Nếu máy tính của bạn được cài đặt theo cách này, hãy dùng cáp kèm theo ổ đĩa tháo lắp, và gắn nó vào đầu nối IDE phụ trên bo mẹ.

2. Thiết đặt các jumper

    Nếu ổ đĩa tháo lắp của bạn là ổ thứ hai trên cáp, bạn dùng một chiếc kìm nhọn chuyển jumper (B) sang vị trí "slave". (Hầu hết các ổ đĩa đều thiết đặt slave là mặc định.) Nếu trên cáp chỉ có một ổ đĩa, hãy cắm jumper vào vị trí "master".

239

    Chú ý: Nếu gắn ổ đĩa tháo lắp vào cùng cáp với ổ cứng, có thể bạn phải thay đổi các thông số jumper trên ổ cứng đó. Một số ổ đĩa tháo lắp dành riêng một vị trí jumper nếu chúng là ổ đĩa duy nhất trên cáp IDE. Trong trường hợp này bạn phải chuyển các jumper trên ổ cứng sang vị trí "master".

ổ SCSI

1. Lắp card SCSI

    Nếu PC của bạn chưa có card SCSI hoặc không có sẵn đầu nối SCSI, bạn sẽ phải lắp thêm một card SCSI. Hầu hết các loại card hiện nay đều là Plug and Play, nhưng vẫn nên làm theo các chỉ dẫn trong tài liệu kỹ thuật. (Card Jaz Jet của Iomega được trình bày ở đây được thiết kế đặc biệt để dùng cho ổ Jaz.)

240

2. Thiết đặt số định danh SCSI và tạo kết thúc cho ổ đĩa

    Các ổ đĩa SCSI phải được đặt riêng một số định danh (ID number) duy nhất bằng cách thiết đặt các jumper (A) trên ổ đó. Nếu ổ đĩa tháo lắp SCSI là ổ SCSI duy nhất trong PC, thì ID mặc định (thường là 4 hoặc 5) là thích hợp nhất. Còn nếu có nhiều thiết bị SCSI khác nữa trong PC, bạn phải kiểm tra lại tất cả để bảo đảm ổ đĩa mới có số ID không trùng lặp.

241

    Theo chuẩn SCSI, thiết bị gắn ở cuối mỗi cáp phải được kết thúc. (Nếu không còn thiết bị lắp ngoài nào nữa thì bản thân card SCSI là thiết bị cuối và nó phải được kết thúc). Một số ổ đĩa có các jumper để thực hiện kết thúc, nhưng ổ Jaz của Iomega thì không. Thay vào đó, nó có kèm theo một cáp SCSI (B) tự kết thúc. Nếu lắp đặt ổ Jaz vào cáp SCSI khác thì phải bảo đảm ổ Jaz này không phải là thiết bị cuối cùng.

áp dụng cho cả hai loại ổ đĩa

3. Nối cáp và gắn ổ đĩa

    Chọn một khoang ổ đĩa còn trống và có thể thao tác từ bên ngoài. Nếu có sẵn khoang 5 1/4 inch mà ổ đĩa của bạn là loại 3 1/2 inch, bạn có thể làm cho chúng vừa với nhau bằng một công cụ lắp ráp. Khi lắp xong card SCSI mới, bạn gắn cáp dữ liệu SCSI vào đầu nối của nó (hình bên phải). Kéo đầu tự do của cáp dữ liệu này ra đằng sau khoang ổ đĩa và nối nó vào ổ đĩa mới, đẩy một phần ổ đĩa vào trong khoang nếu cần. Phải bảo đảm chân 1 trên cáp dữ liệu (thường được đánh dấu bằng dây màu đỏ ở rìa cáp) nối đúng vào chân 1 trên ổ đĩa. Cùng với cáp dữ liệu, kéo một dây cáp nguồn của ổ đĩa và nối vào ổ đĩa. Sau đó đẩy hết ổ đĩa vào trong khoang.

ổ IDE

242

ổ SCSI

243

4. Cài đặt phần mềm

    Tất cả các ổ đĩa tháo lắp đều có kèm theo phần mềm và driver riêng. Chi tiết ổ đĩa có thể khác nên bạn phải làm theo các hướng dẫn trong tài liệu kèm theo ổ đĩa.

    Nếu gặp trục trặc - chẳng hạn, PC không nhận ra ổ đĩa mới - hãy tắt PC và kiểm tra lại tất cả các đầu nối. Nếu vẫn không khắc phục được, hãy gọi bộ phận hỗ trợ kỹ thuật. Tất cả các hãng sản xuất ổ đĩa tháo lắp đều có hỗ trợ ban đầu miễn phí.

244

Lắp Đặt Cổng Nối Tiếp Và Song Song Tốc Độ Cao

    Cổng song song và nối tiếp này nằm khiêm tốn sau lưng PC của bạn nhưng lại là nơi tạo ra các kết nối quan trọng với thế giới bên ngoài - và rất có thể phải nâng cấp nếu bạn muốn nối chúng với modem 56 kbps, ổ Zip, hoặc với thiết bị cổng song song mới khác.

    Đặc biệt, bạn càng có xu hướng muốn nâng cấp cổng vào/ra nếu PC của bạn là loại cũ - tức là loại có hai cổng nối tiếp và một cổng song song trên một card cắm thêm. Cả hai loại cổng này đều không đủ nhanh để thích ứng với những thiết bị ngoại vi tốc độ cao hiện nay. Ngay cả PC loại mới có các cổng gắn ngay trên board hệ thống cũng có thể phải nâng cấp trước khi mắc thêm modem ngoài tốc độ cao hoặc bổ sung nhiều ngoại vi dùng cổng song song.

    Cổng nối tiếp được gắn gần chip UART (Universal Asynchronous Receiver/Transmitter - Bộ thu/phát không đồng bộ vạn năng). PC loại cũ dùng UART kiểu 8250 và 16450; cả hai đều không đáp ứng được yêu cầu của các thế hệ modem hiện đại. PC hiện nay dùng phổ biến UART 16550. Các kiểu UART mới nhất, 16650 và 16750, là loại cần cho những ghép nối từ ISDN trở lên. Các chip này thường không gắn trên board hệ thống. (Lưu ý là modem lắp trong đều được trang bị UART thích hợp, nên không có vấn đề gì.)

    Các thế hệ PC mới nhất được sản xuất với một cổng song song thỏa mãn các tiêu chuẩn Enhanced Parallel Port (EPP) và Extended Capabilities Port (ECP). Loại cổng này có khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 1MB đến 2MB mỗi giây - đủ nhanh cho hầu hết các tác vụ. Nhưng có thể cần cổng thứ hai nếu bạn định bổ sung thêm ngoại vi dùng cổng song song khác, vì cách ghép nối mượn đường đi có thể bị trục trặc (chẳng hạn, nếu lắp đặt một máy in và một máy quét hình, có thể phải tắt cái này để chạy cái kia). Một số hãng đã chế tạo hàng loạt card vào/ra khác nhau. Hai hãng hàng đầu là Lava Computer (www.lavalink.com) và Siig (www.siig.com). Pacific Commware (www.turbocom.com) thì sản xuất loại TurboExpress Port 920, bán giá khoảng 80USD và dùng UART 16750. Việc lắp đặt card cổng song song bổ sung vào PC sẽ tiết kiệm được cho bạn khoảng 30USD. Nếu PC cũ yêu cầu cải tạo hoàn chỉnh việc vào/ra, với board có hai cổng nối tiếp (mỗi cổng dùng một chip 16550) và một cổng song song, bạn phải tốn khoảng 40USD. Đây đều là board ISA; một số hãng có chế tạo các kiểu board PCI nhưng không có ưu điểm gì hơn, trừ trường hợp bạn không có khe cắm ISA còn rỗi. Cuối cùng rồi thì tất cả cổng cao niên này sẽ được thay thế bởi Universal Serial Bus (USB), chủ tương lai của hầu hết các ngoại vi lắp ngoài. USB đã được trang bị cho hầu hết máy bán ra trong năm ngoái. Tuy nhiên việc bổ sung board USB cho máy cũ hiện nay chưa phải cấp bách vì ngoại vi hỗ trợ nó còn hiếm và đòi hỏi phải có Windows 95 OEM Service Release 2 mà Microsoft chưa cho phép bạn cài đặt. Việc nâng cấp lên USB sẽ hấp dẫn hơn khi có Windows 98 và nhiều loại ngoại vi USB nữa ra đời. Cũng có thể sẽ không phải như vậy.

Cổng song song

    1. Kiểm tra cổng song song. Trong hầu hết PC mới, các cổng vào/ra đều nằm trên board hệ thống cho nên dễ biết cổng song song hiện hành có phù hợp với các chế độ EPP và ECP cao tốc hay không. Để thực hiện việc này, bạn vào chương trình cài đặt hệ thống (của bạn) và kiểm tra phần cứng (thường được lấy tên gì đó đại khái như "Integrated Peripheral"). Nếu cổng song song nằm trên card cắm thêm thì xem tài liệu thuyết minh kèm theo. Trong trường hợp không có tài liệu, trình tiện ích miễn phí có tên gọi parallel.exe của Parallel Technologies (www.lpt.com) sẽ cho bạn biết cổng của mình có hỗ trợ EPP/ECP hay không.

245

    2. Mua card cổng song song mới. Nếu bạn muốn bổ sung ngay cổng song song thứ hai cho hệ thống đang dùng thì mua card cổng đơn, như loại Siig Parallel Pro ở hình dưới, là chắc chắn nhất. Tìm mua loại có khả năng EPP/ECP, đôi khi được gọi là "IEEE 1284".

Bạn cũng có thể bổ sung thêm nhiều cổng song song, nhưng việc cài đặt sẽ phức tạp: bạn có thể rơi vào tình trạng tranh chấp các địa chỉ vào/ra và các IRQ (yêu cầu ngắt).

    3. Lắp đặt card mới. Sao lưu dữ liệu, tắt PC, và tháo hộp máy. Hầu hết card cổng song song đều có cầu nối, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của card. Thông thường cổng song song thứ hai trong một PC được cài đặt địa chỉ vào/ra bằng 278 và IRQ bằng 5. Cổng ECP cũng yêu cầu có một kênh truy cập bộ nhớ trực tiếp (DMA), thường là kênh 1.

Tìm khe cắm trống, cắm card mới vào, và vặn chặt các vít giữ. Chưa vội đậy nắp máy lại nếu chưa chắc chắn là mọi thứ đều hoạt động tốt.

Bây giờ khởi động máy tính. Không như khi nâng cấp các bộ phận phần cứng khác, cổng song song không đòi hỏi phần mềm đặc biệt, và thường cũng không tham gia vào bất cứ quy trình cài đặt nào.

Cách tìm các nguyên nhân gây trục trặc

246

Làm thế nào để bảo đảm các cổng của bạn đều mở. Trong Windows 95, bạn chọn Start. Settings. Control Panel. System. Nhấn chuột lên nhãn Device Manager. Nếu có dấu than xuất hiện kế bên Ports có nghĩa là ở đó có trục trặc. Nếu đúng như vậy, bạn chọn Start. Help và tìm khung hình Hardware Conflict Troubleshooter. Mở Troubleshooter và làm theo các bước hướng dẫn.

Cổng nối tiếp

    1. Kiểm tra các cổng nối tiếp. Để xem xét một cách chính xác nhất các cổng COM, bạn cần có một tiện ích phần mềm. Nuts & Bolls của Helix (www.helixsoftware.com), như trong hình trên, cũng có những phép chẩn đoán tiên tiến.

Nhưng chắc chắn nhất là dùng tiện ích Microsoft System Diagnostic (MSD). Trên CD-ROM của Windows 95, bạn sẽ tìm thấy MSD trong thư mục Other\Msd. Chạy MSD và chọn hộp COM Port (hình dưới) để xem bảng danh sách cổng COM và các UART của chúng. (Chú ý nếu bạn có chuột mắc vào cổng COM, tiện ích này sẽ không báo cáo đúng về UART của cổng đó. Tuy nhiên các cổng nối tiếp kép (dual serial port) luôn dùng cùng một kiểu UART, cho nên coi UART nhanh nhất được liệt kê trong hộp là thích hợp với cả hai. Đồng thời cũng chú ý là tiện ích MSD này đôi khi xác định sai các loại UART mới).

Nếu đang dùng Windows 3.x, bạn tìm MSD trong thư mục DOS. Không như phiên bản Win95, Windows 3.x báo cáo đồng nhất về các cổng COM.

    2. Mua cổng mới. Nếu UART trong PC của bạn thuộc loại cũ, thì tốt nhất là dùng card vào/ra song song/nối tiếp kết hợp để nâng cấp mọi thứ, giống như card kiểu I/O Professional của Siig (hình dưới, trái).

Nếu muốn chuẩn bị PC cho modem 56 kbps sau này, bạn mua card cắm thêm có cổng tốc độ cao dựa trên chip UART kiểu 16550 là tối thiểu. Có thể dùng I/O Expender 25 của Siig (hình dưới, phải), có cổng nối tiếp 9 chân cộng với một cổng nối tiếp 25 chân theo đặt hàng.

247

    3. Lắp đặt card. Sao lưu dữ liệu, tắt máy, và tháo vỏ máy. Nếu thay card I/O cũ, bạn tháo mọi dây chuột hoặc modem đang mắc với nó rồi tháo card.

Nếu card mới có các cầu nối (jumper) hay chuyển mạch (switch), bạn đọc kỹ bản hướng dẫn kèm theo. (Card không có cầu nối loại Plug and Play thông dụng hơn.)

Tìm một khe cắm trống, cắm card mới vào, và vặn chặt các vít giữ. Nối lại các dây chuột và modem nếu cần.

Khởi động PC và chú ý xem có những biểu hiện bất thường không. Cài đặt mọi phần mềm kèm theo card. Nếu card mới không có cầu nối và PC của bạn là loại mới thì thực hiện các cài đặt theo chuẩn Plug and Play. Với PC cũ (hoặc Windows 3.x) việc cài đặt card không có cầu nối thực hiện bằng phần mềm đi kèm theo nó.

Nếu các cổng nằm trên bo mạch mẹ, có thể bạn phải vô hiệu hóa chúng (thông qua chương trình cài đặt hệ thống của bạn) để đưa card mới vào hoạt động.

Thay Thế Cổng Giao Tiếp

        Các cổng nối tiếp và song song trên máy tính của bạn là những thứ cuối cùng mà bạn có thể nghĩ đến chuyện thay thế. Vậy mà Intel và những nhà sản xuất khác cho rằng đã đến lúc loại bỏ các cổng này. Chúng ta thử khảo sát xem nguyên nhân vì sao.

        Khi nào là lúc bạn quan sát chăm chú phía sau máy tính để bàn của bạn lần chót? Chắc là khi bạn cài đặt một thiết bị ngoại vi mới - modem, máy in hay chuột. Thật đáng sợ, đúng không? Tất cả những sợi cáp và dây nhợ đó như một mớ bòng bong. Giá như có thể loại bỏ chúng đi thì tốt biết bao. Hãy ráng đợi, đó chính là điều sắp xảy ra.

        Một máy tính điển hình có 2 cổng nối tiếp, 1 cổng song song, 1 cổng VGA, 1 cổng trò chơi, 2 cổng kết nối cho chuột và bàn phím. Nếu bạn thường dùng tới thiết bị ngoại vi, như nhiều người khác hiện nay, bạn sẽ phải

248

nghĩ đến bộ sao (ghép) cổng hay cái gì đó tương tự cho phép bạn nối được nhiều thiết bị ngoại vi hơn vào hệ thống.

        Bạn sắp có được lựa chọn tốt hơn. Universal Serial Bus (USB - Kênh nối tiếp đa dụng) là công nghệ mới sẽ thay thế cổng song song, nối tiếp và các cổng thiết bị I/O (vào/ra) khác, hứa hẹn thay đổi cách thức kết nối thiết bị ngoại vi vào máy tính.

    Nhận Định

        Do số lượng thiết bị ngoại vi của máy tính tăng dẫn đến nhu cầu về cổng tăng, một nhóm các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp máy tính và viễn thông đã phát triển Universal Serial Bus. USB hứa hẹn giải quyết được một số vấn đề cho người dùng máy tính.

        Trước tiên, công nghệ USB sẽ loại bỏ được mối quan tâm về tính tương thích của thiết bị I/O. Nó cung cấp khả năng kết nối cho tất cả các cổng nối tiếp, song song, bàn phím, chuột, trò chơi v.v... Có nghĩa là kết thúc những lo lắng về tốc độ truyền dữ liệu của cổng và thiết bị ngoại vi, về kiểm tra sự tương đương (parity) và thiết lập ngắt. USB được thiết kế để chuẩn hoá các kết nối ngoại vi, nhờ vậy cải thiện được việc kết nối tổng thể các thiết bị ngoại vi.

        Thứ hai, bạn có khả năng kết nối tới 127 thiết bị ngoại vi cùng với nhau qua một cổng duy nhất. Đó là vì các thiết bị ngoại vi USB có thể nối theo kiểu móc xích cái nọ với cái kia, hai cái cạnh nhau trong phạm vi 5 mét. Do đó việc kết nối dây sẽ ít phiền phức và dễ dàng hơn nhiều. Chẳng hạn, bàn phím có thể cắm vào khe USB trên màn hình và chuột thì cắm vào bàn phím là nơi thích hợp nhất cho nó.

        Thứ ba, công nghệ USB có khả năng giảm chi phí sản xuất đáng kể, và như vậy giảm giá của các máy hiện tại đòi hỏi card giao diện bổ sung cho các chức năng chủ yếu như âm thanh. Giá các thiết bị ngoại vi cũng có thể giảm nhưng không phải đối với tất cả các loại. Ví dụ các modem USB có thể phân phối với các chip điều khiển riêng và chỉ kết hợp khối dữ liệu.

        Như vậy chúng có thể tận dụng khả năng xử lý của CPU để thực hiện các chức năng điều khiển. Giá cả lại tuỳ thuộc nhiều vào sự chênh lệch giữa chi phí thực hiện công nghệ USB trên thiết bị và giá bộ chip mà nó không cần đến nữa.

    Ưu thế

        Vậy thì những đặc điểm chính của công nghệ USB là gì? Khe cắm USB là một cổng 4 chân với tốc độ 12 megabit/giây. Nó chỉ sử dụng 4 dây loại rẻ tiền cho nên chi phí thực hiện tương đối rẻ. Các nhà sản xuất thiết bị ngoại vi có thể tạo các hub USB mở rộng trong thiết bị hoặc trong một hộp USB riêng biệt. Các hub mở rộng này cung cấp các khe cắm bổ sung và có thể kết nối theo dạng cây (tree), cho phép tới 127 thiết bị kết nối vào một cổng nằm ở phía sau hay một bên khung máy.

        Sẽ phải có hai bộ chip khác nhau điều khiển bus. Về phía PC đòi hỏi một bộ chip thực hiện giao diện USB, như chip PCI 430HX mới của Intel. Về phía thiết bị ngoại vi cần có chip điều khiển thiết bị ngoại vi USB như 82930A của Intel.

        Thực tế mỗi nhà sản xuất chip có kế hoạch đưa ra tính tương thích USB trong thế hệ chip tiếp theo của họ. Chip 82930A là chip điều khiển thiết bị ngoại vi đầu tiên tương thích USB.

        Các thiết bị USB có loại chip này sẽ bao gồm modem, máy in, điện thoại, loa digital, bút điện tử, bàn phím, chuột, joystick (cần điều khiển con trỏ), scanner và camera số.

        Một ưu thế nữa của USB: bus USB có nguồn 5V, có nghĩa là có thể cấp nguồn nuôi cho các thiết bị chỉ qua kết nối USB, cho phép các nhà sản xuất và người dùng cuối loại bỏ được adapter nguồn cồng kềnh.

    Kết nối móc xích

249

        Các nhà sản xuất USB chính là Intel, Compaq, IBM, Microsoft, NEC và Northern Telecom. Các công ty này hy vọng và đang cố gắng thúc đẩy để công nghệ USB trở thành chuẩn công nghiệp. Tại một hội nghị mới đây của các nhà phát triển USB, các sản phẩm USB được trình diễn bao gồm màn hình Philips và thật khó tin, có cả Microsoft joystick. Compaq và Intel cho rằng các PC tiêu dùng sẽ cần đến cổng USB trước tiên, tiếp theo là máy để bàn cộng tác rồi đến máy notebook. Có lẽ notebook là được lợi nhất từ công nghệ tạo kết nối thiết bị ngoại vi dễ dàng.

        Tuy nhiên vì công nghệ USB có khả năng tăng giá thành làm cho nhiều nhà sản xuất hiện nay còn chưa ủng hộ nó. Các nhà sản xuất sản phẩm số lượng lớn như bàn phím và màn hình nhận thấy rõ ràng chi phí sẽ tăng nếu họ dùng các thành phần USB, nhưng không có nghĩa là họ không thấy rằng những sản phẩm này sẽ chiếm lĩnh thị trường. Compaq sẽ bắt đầu đưa ra sản phẩm USB trước cuối năm 1996. Trước tiên, khe cắm USB sẽ được bổ sung vào các cổng hiện hữu cho phép người dùng tận dụng các thiết bị USB mới trong khi vẫn sử dụng được cổng song song và nối tiếp. Dần dần hy vọng là sẽ chỉ còn 2 cổng USB ở phía sau máy của bạn.

    Cuộc tranh đấu

        Thực tế không đơn giản như vậy. Đúng là công nghệ USB vượt xa cổng song song và nối tiếp truyền thống. Nó nhanh hơn gấp vài lần, đa dụng và có đủ băng thông để hỗ trợ những công nghệ như ISDN. Nhưng không phải là không có cạnh tranh. Tốc độ dữ liệu 12 megabit/giây của USB là đủ cho hầu hết các thiết bị ngoại vi, lại không đáp ứng nhu cầu tốc độ cao của màn hình video, mạng cục bộ, ổ đĩa ngoài hay CD-ROM. Công nghệ USB thực sự chỉ phù hợp với các thiết bị ngoại vi có tốc độ truyền dữ liệu thấp hay trung bình như digital audio (âm thanh số), ảnh, điện thoại, các thiết bị vào/ra như joystick, gamepad (bảng trò chơi), bàn phím và chuột. Đối thủ chính là 1394 FireWire của Viện Kỹ Thuật Điện và Điện Tử của Mỹ (Institute of Electrical and Electronics Engineers).

        Chuẩn 1394 FireWire 6 dây và nhanh hơn gấp bội USB - 400 megabit/giây - và nó có thể đáp ứng các thiết bị như CD-ROM, ổ cứng và video camcorder. Bỏ qua cổng nối tiếp là dĩ nhiên, nếu FireWire phổ biến, ngay cả SCSI (Small Computer Systems Interface, dùng để kết nối các thiết bị tốc độ cao) cũng bị loại. Tháng 5 vừa qua, Apple đã công bố kế hoạch tích hợp FireWire vào toàn bộ sản phẩm của họ, bắt đầu từ 1997. Năm 1998, công ty sẽ đưa FireWire vào tất cả các bo mạch chủ trong máy để bàn và notebook của họ. Tuy nhiên, công nghệ USB đã đi trước FireWire, và các sản phẩm tích hợp FireWire (chủ yếu là loại sản phẩm điện tử tiêu dùng) chưa thể ra đời sớm hơn giữa năm 1997.

    Chuyển chế độ

        Mặc dù không nhanh được như FireWire, USB vẫn có những ưu thế riêng của nó. Một số công ty đã phát triển USB là các công ty viễn thông như Northern Telecom. Nguyên nhân: công nghệ USB hứa hẹn đưa điện thoại-máy tính (computer telephony) lên những đỉnh cao mới. USB sẽ cho phép điện thoại thông minh thế hệ tiếp theo có khả năng cắm trực tiếp vào máy tính, tạo điều kiện cho bạn sắp xếp thứ tự các cuộc gọi và gửi thông điệp tiếng nói dễ dàng hơn.

        Ví dụ, khi điện thoại reo, biểu tượng gọi với thông tin định danh người gọi xuất hiện ở cuối màn hình. Nếu bạn quyết định không nghe, bạn có thể chuyển sang chế độ hộp thư tiếng nói hay máy trả lời. PC sẽ tiếp tục thực hiện các công việc khác trong khi cuộc gọi đang tiến hành, và khác với các ứng dụng điện thoại hiện nay, điện thoại máy tính sẽ vẫn làm việc khi tắt PC.

        Bạn sẽ có thể dùng PC để thực hiện các chức năng điện thoại thực sự mà không buộc phải sử dụng card âm thanh kép, cặp loa và microphone riêng gắn vào máy tính. Tóm lại, công nghệ USB sẽ chuyển máy tính của bạn thành thiết bị điện thoại vừa gọi vừa có thể trả lời.

    ứng dụng phổ biến

        Một ưu thế khác của chuẩn USB so với cổng nối tiếp và song song là USB có thể khuyến khích phát triển các thiết bị ngoại vi phức tạp như camera số. Chuẩn USB sẽ cho phép PC khai thác sức mạnh của các ngành công nghiệp khác, tạo bước đầu tiên cho các nhà phát triển muốn tích hợp PC với ngành điện tử tiêu dùng. Bổ sung công nghệ USB vào màn hình sẽ cho nó khả năng điều khiển dễ dàng mọi thứ từ VCR đến modem.

250

        Đây là thiết bị plug-and-play cơ bản, nghĩa là bạn sẽ không phải mở máy ra khi mua một thiết bị ngoại vi mới. Thực tế, thậm chí bạn không cần cả tắt máy tính trước khi cài đặt vật lý và sau đó không phải khởi động lại máy. Chỉ cần cắm đầu nối USB của thiết bị ngoại vi và bus này sẽ phát hiện được việc bổ sung (hay tháo bỏ) thiết bị. USB sẽ tự động xác định tài nguyên hiện có, như phần mềm điều khiển và băng thông của bus, rồi làm cho chúng có tác dụng mà không cần sự can thiệp của bạn. Điều này rõ ràng thuận tiện hơn nhiều việc thiết lập jumper và thay đổi IRQ.

        Những phát triển mới cho thấy các khe cắm USB có thể sát cánh cùng với chuẩn 1394 FireWire. USB sẽ đảm nhiệm phần tốc độ thấp, còn FireWire dành cho dữ liệu tốc độ cao. Chuẩn PC Simply Interactive mới đây của Microsoft bao gồm cả FireWire và USB là những công nghệ chủ chốt. Các nhà phân tích công nghiệp máy tính mặc dù rất mong đợi cuộc chiến về chuẩn cũng không đặt hai công nghệ này đối chọi nhau, vì thực tế USB bổ sung cho FireWire. Hãy tin tưởng là máy tính và thiết bị ngoại vi USB khi ra đời sẽ làm thay đổi hẳn cuộc sống của bạn.

Phương thức tốt nhất cho Plug and Play

        Công nghệ mới Universal Serial Bus (USB - bus tuần tự đa năng) hứa hẹn việc cài đặt các thiết bị ngoại vi thông dụng sẽ trở nên dễ dàng và cho phép thông lượng nhanh hơn các cổng song song và tuần tự.áá

        Đã mấy tháng nay, nhiều nhà sản xuất đang khẩn trương xúc tiến với kế hoạch sản phẩm USB (Universal Serial Bus). Được thiết kế để thay thế cho các cổng tuần tự (serial), song song (parallel), bàn phím, chuột bằng một kết nối đơn cho phép nhiều thiết bị với khả năng Plug and Play (cắm và chạy) dễ dàng, USB được hỗ trợ bởi nhiều nhà sản xuất lớn như Compaq, IBM. Những công ty sản xuất khác: Gateway, Digital, US Robotics, Logitech, Philips, Altec Lansing cũng đang kết thúc giai đoạn cuối cho các thiết bị USB.áá

Một cổng, nhiều thiết bị ngoại vi

        Thiết bị USB sử dụng loại đầu nối rẻ tiền, có kích cỡ như đầu cắm dây điện thoại và có thể truyền tới 12 Megabit/giây - nhanh hơn bất cứ cổng tuần tự hay song song thông dụng nào. Dải thông này làm cho USB trở nên lý tưởng cho nhiều thiết bị có tốc độ thấp và trung bình, từ máy in cá nhân cho đến scanner độ phân giải thấp, loa. Những thiết bị cần dải thông lớn hơn, như video camcorder, máy in độ phân giải cao và băng từ dung lượng lớn, sẽ làm việc tốt hơn với công nghệ SCSI hay chuẩn 1394 - FireWire.áá

        Một cổng đơn bố trí ở mặt sau của PC có thể hỗ trợ cho nhiều thiết bị được nối móc xích với nhau. Khả năng này cho phép bạn không phải quan tâm đến việc còn khe cắm trong PC hay không khi muốn bổ sung thêm thiết bị.áá

        Cuối năm nay, Microsoft sẽ có kế hoạch bổ sung khả năng hỗ trợ USB vào Windows 95 và mở rộng công nghệ Plug and Play. Nếu cắm một thiết bị USB vào PC được trang bị USB, bạn không cần phải thiết lập lại IRQ hay jamper và khởi động lại, hệ thống sẽ tự nhận biết kết nối và tải driver cần thiết.áá

    Bước đầu tiên

        Có 3 yếu tố cần thiết để USB có thể làm việc: một máy PC được trang bị USB (là một mạch điện tử chuyên dụng); các thiết bị ngoại vi cũng có mạch USB này; driver (phần mềm điều khiển) cho phép thiết bị giao tiếp với HĐH của PC.áá

        Một số nhà sản xuất PC hàng đầu như IBM và Compaq đã tung ra máy PC để bàn với cổng USB vài tháng nay. Dell, Sony và Toshiba đang có kế hoạch xuất xưởng loại PC này. Theo IBM, bạn sẽ không phải trả thêm tiền cho công nghệ mới này. Các PC notebook với USB cũng sẽ được đưa ra vào giữa năm 1997. Những PC 486 và mạnh hơn với bus PCI cũng có thể nâng cấp lên USB bằng cách sử dụng card bổ sung của CMD Technology với giá 59 USD (tại Mỹ). Card loại này có 2 cổng USB.áá

        Cuối năm nay, Microsoft sẽ đưa ra thị trường phiên bản Windows 95 hỗ trợ cho các thiết bị USB. Nếu có kế hoạch mua máy trong thời gian đó, bạn nên lưu ý rằng máy phải kèm theo phiên bản Windows 95 đó.áá

Thiết bị USB

251

        Hiện tại, trên thị trường đã xuất hiện những thiết bị USB đầu tiên. Phần lớn, giá của chúng tương đương hoặc hơn không đáng kể so với các thiết bị cũ. Có trước tiên là những thiết bị truyền thông, thiết bị nhập, màn hình và loa. Trong tháng 11, Mitel đưa ra điện thoại giá 349 USD với modem 33,6 Kbps, nối vào PC thông qua cổng USB hay cổng serial. Philips trong tháng 12 sẽ tung ra màn hình với 3 đầu nối USB. Ngoài ra, bạn có thể có được loa USB từ Altec Lansing.áá

        Các thiết bị như bàn phím, modem, scanner và các thiết bị nhập khác sẽ được bán ra trong đầu năm tới.

Lắp Đặt Máy Quét Cá Nhân

    Cách đây không lâu, chỉ có chuyên viên đồ họa và người ham thích việc quản lý tài liệu mới sử dụng máy quét hình (scanner), và sản phẩm này được xem như là một phương tiện vừa rẻ tiền vừa quen thuộc, tương tự chụp X quang trong bệnh viện. Hiện nay hầu hết các loại máy quét văn phòng đều dễ có khả năng đầu tư và sử dụng, chúng đang tràn ngập trong các doanh nghiệp và gia đình trên thế giới.

    Máy quét có thể làm được nhiều việc chứ không chỉ quét các bức hình vào PC, mặc dù đó vẫn là chức năng chính. Ví dụ, bạn có thể liên kết nó với máy in để photocopy số lượng ít, nối với modem fax để fax số lượng ít, dùng phần mềm nhận dạng ký tự quang học để chuyển các trang in thành tài liệu có thể biên tập được hoặc lưu trữ và đánh chỉ số các tài liệu có giá trị, như hóa đơn, bản khai thuế. Hầu hết máy quét đều kèm theo nhiều phần mềm cho các ứng dụng như đã kể trên.

    Các máy quét có nhiều kiểu, nhiều đặc trưng kỹ thuật, và nhiều giá. Các kiểu chính là flatbed (mặt phẳng) và sheetfed (từng tờ).

    Máy quét flatbed chiếm nhiều chỗ nhưng cũng làm được nhiều việc: mở nắp máy và bề mặt quét phẳng của chúng cho phép bạn có thể quét những tài liệu rộng hoặc kềnh càng như sách hay các bức ảnh gắn với nhau. Máy sheetfed thuộc loại nhỏ và cầm tay - có một số thậm chí có thể cất kín trong khoảng giữa bàn phím và màn hình. Nhưng hầu hết chỉ xử lý được các bức hình hoặc trang giấy tiêu chuẩn. Các loại máy quét cũng khác nhau về độ phân giải, được biểu diễn theo đơn vị số chấm trên mỗi inch (dpi). Quảng cáo thường đưa ra những độ phân giải rất cao như 2400 hoặc 4800 dpi, nhưng đó chỉ là con số lý thuyết, dùng phần mềm để tạo ra ước lượng tốt nhất về hình ảnh. Đặc trưng quan trọng là độ phân giải quang, đó là những gì mà máy quét thực sự đưa vào PC.

    Hầu hết các máy quét đều quét ở độ phân giải 300 x 600 dpi - rất phù hợp đối với yêu cầu của đa số người dùng, và là độ phân giải cực đại mà đa số máy in có thể xử lý.

    Bạn còn có thể chọn lựa khả năng hỗ trợ màu 24 bit hoặc 30 bit. Nói chung, các kiểu 30 bit cho kết quả tốt hơn một chút, nhưng chưa thật khác biệt.

    Ngoài ra, máy quét có thể chia thành hai chủng loại: SCSI và song song (cổng máy in). Máy quét SCSI có chất lượng hoạt động tốt hơn nhưng giá thường đắt hơn một cách đáng kể và lắp đặt cũng khó hơn nhiều.

    Giá cả đã tụt nhiều trong năm rồi. Bạn có thể tìm mua một máy quét tồn kho với giá chỉ 100 USD, còn nói chung giá thay đổi trong khoảng từ 200 USD đến trên 1500 USD. Với số tiền dưới 300 USD, ban có thể mua các loại như máy quét flatbed ScanJet 5pse của Hewlett-Packard, hoặc sheetfed PaperPort Strobe kiểu compact của Visioneer; cả hai đều được trình bày trong bài này. Các nhãn hiệu máy quét phổ biến khác là Agfa, Epson, Microtek, Mustek, và Umax.

Dưới đây là cách lắp đặt một máy quét mới.

Máy quét cổng song song

    1. Nối máy quét. Nếu phía sau PC chưa nối với thiết bị nào cả, bạn chỉ việc cắm máy quét vào. Nếu đã có máy in, hãy tháo cáp máy in ra khỏi cổng song song, và cắm cáp máy quét vào cổng đó. Tiếp theo, bạn cắm cáp máy in vào ổ cắm máy in (còn gọi là cổng song song dẫn qua) nằm trên máy quét, hoặc vào hộp nối dây trung tâm (như với máy Visioneer PaperPort Strobe được trình bày ở đây). Cũng thực hiện theo trình tự như vậy đối

252

với các thiết bị cổng song song khác, như ổ Zip chẳng hạn. Nếu có khóa an toàn khi chuyên chở gắn trên máy quét, thì hãy mở khóa. Nối vào điện AC.

    2. Cài đặt phần mềm. Bật điện cho máy quét rồi cho PC. Nhập chương trình cài đặt vào (trình tự thay đổi tùy theo hãng sản xuất máy quét) rồi nhập tiếp Device Manager của Windows 95 vào để bảo đảm cổng song song của bạn được thiết lập ở ECP và/hoặc EPP. (Để có hướng dẫn đầy đủ, bạn mở tập tin trợ giúp Admin\Reskit \Helpfile\Win 95 rk.hlp trên CD-ROM của Windows 95. Gõ extended trong mục đó.) Nếu trình cài đặt của bạn không có các tùy chọn ECP và EPP, bạn vẫn có thể dùng máy quét nhưng nó sẽ hoạt động chậm hơn. Thoát khỏi cài đặt và khởi động lại PC.

Trong Windows, tiến hành cài đặt phần mềm đi kèm theo máy quét. Khởi động lại PC của bạn nếu cần. Sau đó, cho chạy chương trình chuẩn của máy quét.

    3. Bắt đầu quét. Kiểm thử máy quét và các phần mềm tương ứng của nó để bảo đảm mọi cái đều hoạt động tốt.

253

Nếu có trục trặc, đóng PC và kiểm tra lại lần nữa tất cả các đầu nối. Bảo đảm máy quét đã được cắm điện và bật điện, trước khi khởi động PC. Nếu vẫn còn bị trục trặc, bạn gọi điện cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của hãng sản xuất máy quét.

Máy quét Flatbed SCSI

    1. Cài đặt phần mềm. Đọc hướng dẫn sử dụng để biết phải cài đặt phần mềm hay phần cứng trước; đối với máy quét HP ScanJet 5pse ở đây thì bắt đầu với phần mềm.

Theo các hướng dẫn để cài đặt phần mềm đi kèm với máy quét của bạn. Thông thường bạn phải xác định sẽ dùng card giao diện SCSI đã lắp sẵn trong PC hay card SCSI bán kèm cùng với máy quét. Hầu hết các máy quét còn yêu cầu bạn phải chạy một chương trình chuẩn.

    2. Lắp card SCSI vào và nối máy quét. Đóng Windows lại và tắt PC. Nếu hệ máy của bạn đã có sẵn card SCSI thì chuyển sang mục sau. Nếu chưa có, bạn mở nắp máy, và lắp card SCSI đi kèm với máy quét vào. Hầu hết các card không yêu cầu một cài đặt đặc biệt nào, nhưng một số có các cầu nối hoặc chuyển mạch nhỏ. Đọc kỹ hướng dẫn để biết cách cài đặt trong trường hợp này.

Nối cáp SCSI giữa PC và máy quét. Hầu hết các máy quét SCSI đều có hai ổ nối giống nhau, do đó bạn có thể nối thành chuỗi các thiết bị SCSI khác thông qua máy quét này. Rất hiếm khi bị trục trặc đối với đầu nối mà bạn sử dụng.

Các thiết bị SCSI phải được kết thúc. Ơở một số máy quét, bạn có thể bật một chuyển mạch hoặc dùng một đầu kết thúc đặc biệt cắm vào ổ nối SCSI còn trống. Đọc lại sách hướng dẫn lần nữa.

Cuối cùng, mỗi thiết bị SCSI yêu cầu phải có con số định danh riêng, thường được cài đặt ngay trên máy quét bằng một chuyển mạch quay. Nếu máy quét là thiết bị SCSI duy nhất, bạn dùng ngay số định danh đã được nhà máy mặc nhiên đặt trước. Còn nếu PC có thêm các thiết bị SCSI khác, bạn phải bảo đảm số định danh của máy quét không bị tranh chấp với các định danh của chúng. (Để biết các số định danh SCSI nào đã được dùng, bạn hãy theo dõi các liệt kê trên màn hình khi khởi động hệ thống.)

254

Hầu hết máy quét flatbed khi chuyên chở có các thanh trượt hoặc vit để hãm chặt các bộ phận. Hãy mở các chi tiết hãm này!

    3. Kiểm tra và bắt đầu quét. Bật điện cho máy quét trước khi cho PC (giống như mọi thiết bị SCSI lắp ngoài khác).

Nếu đã lắp card SCSI mới, Windows 95 sẽ phát hiện thấy nó và cài đặt phần mềm thích hợp. Có thể bạn cần phải có CD-ROM gốc của Windows 95 hoặc phần mềm đi kèm theo máy quét.

Nếu máy quét có kèm theo phần mềm thử máy, bạn cho nó chạy để bảo đảm mọi cái đều hoạt động tốt. Tiếp theo, nếu tất cả đã phù hợp, hãy thử một ứng dụng quét.

Bị trục trặc? Đóng PC lại và kiểm tra tất cả các đầu nối lần nữa.

Gắn Thêm ổ Cartridge Có Thể Tháo Lắp

    Hiện nay bạn đã có thể thực hiện được điều đó. Dù bạn muốn sao lưu những dữ liệu quan trọng, trao đổi qua lại các file làm tại nhà và cơ quan hoặc chia sẻ những bức ảnh số ưa thích với bạn bè thân thiết, các ổ cartridge tháo lắp mới nhất đều có thể cho bạn khả năng lưu trữ gần như vô hạn.

    ở cấp thấp, các loại ổ như Iomega Zip (www.iomega. com) và Imation SuperDisk (www. superdisk.com) đều có dung lượng cartridge từ 100 MB đến 120 MB. Ôổ SuperDisk đọc được cả đĩa mềm 3.5 inch 1.44 MB. Loại cartridge cao cấp có dung lượng từ 1 GB của SyQuest SparQ (www.syquest. com) và 1.5 GB của SyQuest SyJet cho đến loại mới nhất là Iomega Jaz đều có thể lưu trữ đến 2 GB.

    Các ổ cartridge cũng khác nhau về cách ghép nối. Loại lắp ngoài dùng cổng song song, lắp đặt dễ nhất và tính lưu động cao nhất, nhưng tốc độ tương đối chậm.

    Các kiểu theo chuẩn SCSI - cả lắp trong lẫn lắp ngoài - đều cho phép thực hiện nhanh việc sao lưu, chạy trình ứng dụng trực tiếp từ cartridge, và trình diễn các tập tin âm thanh hoặc video. Nhưng chúng yêu cầu phải có card SCSI, giá khoảng 100 USD, lắp thêm bên trong. Trong khi đó ổ cartridge tháo lắp kiểu EIDE gắn trong loại mới, có sự cân bằng hợp lý giữa tốc độ và tính dễ cài đặt. (Các ổ Zip và SyJet đều có kiểu EIDE với giá tương đương loại SCSI lắp trong.)

255

    Giá cả đều khá cao, bắt đầu từ 150 USD của Super Disk, rồi 200 USD của Zip Plus hoặc SyQuest SparQ 1 GB, 279 USD đối với Iomega Jaz 1GB lắp trong (299 USD loại lắp ngoài), đến 300 USD của SyQuest SyJet 1.5GB, và 499 USD của SyQuest SyJet 2GB.

    Giá cartridge bắt đầu từ 15 USD đối với Zip và SuperDisk, 33 USD đối với SparQ, 66 USD đối với SyJet, 99 USD đối với Jaz 1GB rồi 125 USD đối với Jaz 2GB.

    Nếu định dùng ổ lắp trong, bạn phải tìm hiểu xem có phải bổ sung thêm khoang ổ băng (thường không có) và có dễ dịch chuyển ổ trước khi gắn các dây cáp hay không.

    Cho dù bạn chọn sản phẩm nào thì cũng không ảnh hưởng đến cách lắp đặt và vận hành ổ cartridge trình bày dưới đây.

    1. Mắc ổ dùng cổng song song. Vào chương trình cài đặt BIOS của PC (các chi tiết thay đổi theo từng nhà sản xuất) và bảo đảm cổng song song đó đã được thiết lập ở chế độ EPP.

Tắt điện PC.

Gắn dây cáp của ổ đĩa với cổng song song của PC. (Nếu bạn đang dùng máy in riêng thì tháo cáp máy in ra khỏi PC, gắn cáp của ổ với cổng song song của PC, rồi cắm cáp máy in vào cổng máy in của ổ đĩa.)

Nối điện.

Sang bước 5.

    2. Mắc ổ kiểu EIDE lắp trong. Nếu có đầu nối còn rỗi trên cáp dữ liệu mắc giữa ổ cứng và bo mẹ, bạn cài các jumper trên ổ cartridge vào vị trí "slave" (A). Nếu không có đầu nối rỗi, bạn cài vào vị trí "master".

Luồn cáp dữ liệu và cáp điện xuyên qua khoang ổ mới, rồi nối chúng với ổ cartridge (B). (Nếu cáp không đủ dài, bạn phải gắn ổ trước khi nối các dây cáp.) Trường hợp không còn đầu nối rỗi trên cáp dữ liệu đang dùng, bạn gắn dây cáp bán kèm ổ cartridge vào đầu nối EIDE thứ hai trên bo mẹ.

Tiếp theo, gắn ổ cartridge vào (C).

256

Chuyển sang bước 5.

    3. Mắc ổ kiểu SCSI lắp trong. Nếu PC của bạn không có card SCSI thì gắn thêm một card mới. Tắt điện PC, mở nắp máy, và làm theo các hướng dẫn kèm theo card đó.

Kiểm tra ID SCSI và đầu kết thúc trên ổ đó. Các ổ lắp trong nói chung đòi hỏi bạn phải thiết lập các jumper (A) cho cả hai vấn đề này. Thông thường bạn có thể chạy với các cài đặt jumper mặc định, nhưng nên đọc bản hướng dẫn sử dụng một cách cẩn thận cho chắc chắn.

Cắm đầu nối cáp điện còn rỗi vào ổ.

Mắc dây cáp dẹt (dữ liệu) vào giữa ổ và card SCSI (B). Kiểm tra kỹ để bảo đảm sợi màu đỏ của cáp nối đúng với chân 1 trên cả ổ lẫn card.

Gắn chặt ổ đĩa (C).

Chuyển sang bước 5.

    4. Mắc ổ kiểu SCSI lắp ngoài. Nếu PC của bạn không có card SCSI gắn sẵn, bạn phải lắp một cái mới (A). Tắt điện PC, mở nắp máy, và làm theo những hướng dẫn kèm theo card đó.

Kiểm tra ID và đầu kết thúc SCSI (B). Nói chung bạn có thể dùng ID SCSI mặc định của nhà sản xuất. Hầu hết các ổ đều quản lý đầu kết thúc một cách tự động, nhưng để chắc chắn, bạn nên xem lại bản hướng dẫn sử dụng.

Nối cáp dữ liệu giữa card SCSI và ổ, sau đó nối các dây cấp điện (C).

Chuyển sang bước 5.

257

    5. Cài đặt phần mềm. Những bước cuối cùng để cài đặt phần mềm thay đổi tùy theo hãng sản xuất; đọc kỹ bản hướng dẫn kèm theo ổ cartridge của bạn. Nói chung bạn phải lắp cartridge kèm theo vào ổ, mở điện cho ổ và cho PC, rồi chạy chương trình cài đặt từ một đĩa mềm đi kèm.

Nếu phần mềm cài đặt không tìm thấy ổ mới, bạn phải tắt PC và kiểm tra lại tất cả đầu nối.

Đối với loại ổ lắp ngoài, bạn phải bảo đảm cắm dây cấp điện đã được cắm vào ổ điện. Nếu ổ cartridge có công tắc mở, phải bật vào vị trí mở.

Nếu vẫn tiếp tục bị trục trặc, bạn chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn đúp chuột lên biểu tượng System, và lên dải Device Manager. Nếu ổ mới của bạn có một dấu chấm than nằm kế tiếp dải đó, bạn chọn Start.Help, tìm một tiện ích để phát hiện các tranh chấp phần cứng và làm theo từng bước hướng dẫn của nó.

258

CHÖÔNG VI: CAÙC SÖÏ COÁ VAØ CAÙCH KHAÉC PHUÏC

1.Bảo Trì, Bảo Dưỡng Máy Vi Tính

Hiện nay, máy vi tính đã trở nên quen thuộc, chỉ cần có khoảng từ 4 đến 6 triệu đồng là bạn có thể sắm cho mình chiếc máy vi tính loại trung bình. Tuy nhiên, với trình độ kỹ thuật có hạn, nên đa số người dùng chỉ biết sử dụng khi máy đang hoạt động tốt mà không hề nghĩ đến việc bảo trì, bảo dưỡng máy. Do đó không phát huy tối đa tuổi thọ của máy, có khi lại vô tình góp phần làm cho các bộ phận của máy tính nhanh hỏng.

Vậy làm thế nào để sửa chữa những vấn đề thông thường? Làm thế nào để tự bảo trì máy tính của mình, kéo dài tuổi thọ cho máy?

Xin nêu một vài kinh nghiệm để bảo trì máy vi tính như sau:

1. Máy tính phải được đặt nơi khô ráo, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, hay nơi quá bẩn bụi.

2. Nếu ở trong môi trường nhiều bụi thì sau khi tắt máy khoảng 15-20 phút (cho máy đủ thời gian toả nhiệt) nên dùng mảnh vải che bụi cho cả máy vi tính và các thiết bị ngoại vi khác. Ðể ngăn ngừa bị làm tắc quạt và phủ lên mặt cảm biến nhiệt điện tử, ít nhất tuần một lần nên mở vỏ máy và thổi bụi bằng can nén khí (loại này bạn có thể hỏi mua ở bất kỳ cửa hàng bán thiết bị máy vi tính nào). Không nên dùng máy hút bụi vì có thể làm tuột các mối kết nối hoặc làm hỏng những bộ phận nhỏ. Tránh cầm can dốc ngược từ trên xuống vì như vậy nó sẽ thổi chất làm lạnh thay vì khí. Nhớ thường xuyên kiểm tra quạt mát của bộ nguồn PC và làm sạch nó. Có thể nhìn thấy quạt này qua tấm lưới vỏ máy và nó hay bị dính bụi nhất.

3. Không cần phải là một chuyên gia phần cứng, bạn vẫn có thể phục hồi được hệ thống máy của mình từ tình trạng bên bờ vực thẳm trong một số trường hợp sau đây:

- Hệ thống bị treo hoặc thường gặp lỗi "General protection fault" của Windows. Ðó là do CPU, quạt CPU, hoặc RAM bị cắm lỏng. Vậy bạn nên tắt hệ thống, mở hộp máy, cắm lại CPU trong khe cắm của nó. Tháo và lắp lại RAM. Bật máy kiểm tra xem quạt CPU có quay không.

- Bật máy nhưng không có gì trên màn hình. Là do kết nối cáp màn hình bị lỏng, hoặc màn hình bị hỏng. Bạn nên kiểm tra sao cho cáp nguồn và cáp màn hình được gắn chặt, bật nút công tắc màn hình, chỉnh nút điều chỉnh ánh sáng đề phòng khi ai đó không biết đã tắt công tắc hoặc điều chỉnh nút này. Cuối cùng bạn có thể mang màn hình của mình cắm vào máy khác để kiểm tra.

- Máy bật nhưng không tìm thấy đĩa khởi động, máy báo "Replace the disk, and then press any key" hoặc không nhận biết ổ CD-ROM. Ðó là do ổ đĩa mềm vẫn còn một đĩa trong đó, bạn chỉ việc lấy đĩa đó ra và ấn Enter là được. Hoặc, do cáp ổ đĩa bị hỏng hay không kết nối (có khi do chuột, gián... đã chui vào trong máy để cắn đứt). Gặp trường hợp này bạn nên tắt hệ thống, mở hộp máy cắm chặt dữ liệu với cả bộ mạch chủ và ổ đĩa. Kiểm tra xem cáp nguồn có nối với từng ổ đĩa không, hay có thể cáp đã bị đứt thì cần phải thay.

- Các phím bị dính chặt hoặc lặp lại. Ðó là do các chuyển mạch phím bị dính bụi, tóc hoặc rác vụn. Bạn chỉ việc dùng bút bi hay dùng bút chì nhẹ nhàng bẩy phím kẹt lên, thổi bụi bằng khí nén. Nếu không đem lại kết quả tức là phím đã bị hỏng.

- Sờ tay lên máy thấy nóng, máy treo hoặc dừng vài phút khi bật. Ðó là do quạt hệ thống bị hỏng hoặc dính bụi. Bạn nên mở vỏ máy, thổi bụi khỏi nguồn bằng nén khí. Thay thế bộ nguồn nếu quạt hỏng hoặc kêu to khi chạy.

- Máy chạy đến biểu tượng Windows rồi đứng như trời trồng. Ðó là do Windows đã bị sự cố. Bạn nên dùng đĩa khởi động khẩn cấp để khởi động lại, sau đó dùng lệnh Scan Disk để sửa lỗi đĩa hay dùng chương trình diệt Virus để quét và kiểm tra. Nếu vẫn không được thì bạn phải cài lại Windows.

2. Pad Vaø Caùch Khaéc Phuïc

    Các chuyên gia về PC không chỉ giải đáp cho bạn những thắc mắc thường gặp, họ còn giúp bạn nhanh chóng làm dịu những cơn nhức đầu khó chịu vì phần cứng máy tính.

259

    Không dễ gì tìm được sự trợ giúp hữu ích, nhất là khi PC của bạn dở chứng mà chẳng có lấy một lời thông báo. Nơi có trách nhiệm bảo trì máy chưa chắc đã trả lời ngay trong ngày. Người phụ trách kỹ thuật của cơ quan bạn có thể lại vắng mặt. Lúc này có lẽ bạn "sôi máu" lắm? Tốt nhất là xắn tay áo lên và tự làm mọi việc.

    Giải pháp cho các vấn đề phần cứng thông dụng nhất chính là sự hiểu biết của bạn. Tất cả những gì bạn cần là một cuốn hướng dẫn nhỏ, và rất nhiều điều cần thiết mà bạn có thể tìm thấy ở bài này. Vậy những vấn đề gì về phần cứng mà người dùng thường hay gặp nhất? Có phải 32 MB RAM cho tốc độ chậm? Hay ổ cứng dở chứng? Cũng có thể card đồ họa mới lại hoạt động chẳng hơn gì cái cũ.

    Với mỗi vướng mắc phần cứng, tác giả sẽ đưa ra những chẩn đoán và mô tả qui trình giúp bạn tự giải quyết. Bạn chỉ cần chuẩn bị làm quen với hoạt động bên trong của hệ thống như chương trình CMOS, nó chứa câu trả lời cho nhiều vấn đề phần cứng.

Tuy nhiên những chỉ dẫn ở đây cũng không thể giải quyết được mọi trục trặc về phần cứng có thể xảy ra. Cần hiểu rõ khả năng của mình và biết dừng đúng lúc, đó là lời khuyên "vàng". Tự sửa chữa máy tính đem lại nhiều lợi ích, nhưng đôi khi bạn vẫn cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia.

Cơ bản về hệ thống

Quá nóng

Thỉnh thoảng màn hình của tôi chỉ còn một màu xanh, ổ cứng chậm hẳn đi, hệ thống bị treo. Hãy cho lời khuyên.

    Máy lạnh trong phòng bạn chạy thế nào? Nên nhớ nhiệt độ cao là kẻ thù nguy hiểm nhất của PC. Phải chịu đựng lâu tình trạng quá nóng có thể giảm tuổi thọ hoặc phá hủy hệ thống của bạn. Màn hình xanh và ổ cứng trì trệ là những biểu hiện kinh điển cảnh báo hiện tượng quá nóng, cần biện pháp giải quyết tức thời.

    Hãy bắt đầu bằng việc lau bụi bám trên PC. Bụi bít kín các khe thoát gió của quạt cũng có thể làm tăng nhiệt độ bên trong. Kiểm tra kỹ cả bên trong hệ thống, lớp bụi sẽ tác động như chất cách nhiệt, làm nóng các chip và mạch điện. Nên dùng bình khí nén để thổi bụi; không được lau bằng nước hay chất tẩy rửa; nếu cần lau phải dùng vật liệu chống tĩnh điện để lau.

    Cuối cùng, kiểm tra để đảm bảo tất cả các quạt làm mát đều chạy tốt. Quạt của bộ nguồn khi sắp hỏng thường gây tiếng ồn lớn, nhưng quạt nhỏ cho CPU thì hầu như không nghe rõ, nó mà hỏng thì CPU của bạn cũng có thể tiêu luôn vì nóng. BIOS của phần lớn các PC Pentium II đều theo dõi RPM (vòng quay/phút) của mỗi quạt và đưa ra thông báo lỗi khi phát hiện thấy có nguy hiểm. Cần xem lại tính năng này trong chương trình thiết lập CMOS của bạn có được kích hoạt không.

    Đối với những thiết bị cũ không có tính năng kiểm tra quạt, hãy cài đặt tính năng kiểm tra nhiệt độ. Phần mềm 110 Alert của PC Power and Cooling có giá 17 USD, nó sẽ phát chuông khi nhiệt độ bên trong của PC vượt quá 43oC và báo động cho bạn nếu quạt CPU hỏng.

Không đủ điện

Tôi mới bổ sung một ổ đĩa thứ hai là ổ Zip, và ổ CD-RW cho hệ thống Pentium II-233 mà tôi tự lắp ráp. Nhưng hiện giờ hộp máy rất nóng, khó mà chạm tay vào được. Liệu có phải hệ thống bị quá tải?

    Bạn đã tự xác định được vấn đề. Khi bộ nguồn máy PC phải nuôi thêm những thành phần mới, hiện tượng bị nóng lên chứng tỏ nó làm việc quá tải. Phần lớn các bộ nguồn có công suất 200W, như vậy có thể không đủ. Nếu bạn mua loại máy rẻ thì thường bộ nguồn khá yếu. Điều này dẫn đến những trục trặc và nhiệt độ tăng gây nguy hiểm. Giải pháp là một bộ nguồn mới. Hãy kiểm tra xem bộ nguồn hiện tại có công suất bao nhiêu, rồi dự tính 25 W cho đĩa cứng bổ sung và 10 W cho mỗi thiết bị mới khác. Cộng hết cả lại và dự phòng thêm 20 %, đó sẽ là lượng công suất cần thiết cho bộ nguồn mới mà bạn nên mua.

Password của tôi là gì?

260

Tôi thiết lập password hệ thống mới để đăng nhập mỗi khi mở máy tính, nhưng chắc là tôi gõ nhầm nên sau đó tôi không thể khởi động máy được nữa. Có cách nào thiết lập lại password?

    Password hệ thống mà bạn nói tới được lưu trong CMOS, một chương trình nhỏ quản lý nhiều chức năng của máy tính (xem mục "Trong bụng quái vật"). Đáng tiếc, việc mất password CMOS cũng giống như đánh rơi chìa khóa trong đống rác: bạn sẽ phải thực hiện nhiều việc phiền phức.

    Chẳng có cách giải quyết nào đơn giản cho trường hợp quên mất password CMOS. Bạn có thể gọi đến nhà sản xuất hệ thống hay BIOS hỏi xem PC của bạn có password mặc định không. Nếu không, bạn sẽ phải tốn một ít thời gian mày mò bên trong hệ thống. Hãy xem cuốn hướng dẫn hệ thống, tìm jumper của bo mẹ để thiết lập lại password. Trong trường hợp không có thì tìm jumper thiết lập lại toàn bộ CMOS. Cách cuối cùng là tháo viên pin nhỏ trên bo mẹ ra, chính nó duy trì các thông số thiết lập CMOS. Nhưng nên nhớ rằng một khi hủy bỏ các thiết lập CMOS, bạn phải cài đặt lại bằng tay một cách thủ công.

Thiếu bộ nhớ

Thỉnh thoảng khi làm việc trong Windows, mở và đóng các chương trình, tôi nhận được thông báo không đủ bộ nhớ. Hệ thống của tôi đã có 32 MB RAM. Tôi có cần bổ sung thêm?

    Không cần. Có thể bạn bị thất thoát bộ nhớ. Đôi khi trong lúc một chương trình phần mềm đóng lại, nó không giải phóng bộ nhớ đã sử dụng, vì vậy Windows không biết sự tồn tại của phần bộ nhớ này. Vấn đề này trầm trọng hơn nhiều trong Windows 3.x so với trong Windows 95/98, tuy nhiên vẫn xảy ra trong Win95/98. Cách duy nhất để sửa đổi là khởi động lại PC. Nếu xác định được chương trình nào chiếm dụng bộ nhớ như vậy, bạn có thể cài đặt lại để đề phòng trường hợp có lúc nó sẽ bị hỏng.

      Xác định nguồn gốc gây ra trục trặc thường không dễ. May mắn là Windows 9x có một công cụ chẩn đoán xuất sắc - System Monitor - liên tục theo dõi hiệu năng của PC theo thời gian thực. Để chạy System Monitor, hãy vào menu System Tools (chọn Start.Programs.Accessories.System Tools). Nếu System Monitor không có ở đó, bạn phải cài đặt nó từ CD-ROM Windows 9x thông qua Add/Remove Programs trong Control Panel.

      Chọn Numeric Charts và Always on Top trong menu View để đặt một cửa sổ nhỏ trên màn hình làm việc. Sau đó từ menu Memory Manager của System Monitor (chọn Edit.Add Item.Memory Manager để truy cập nó), chọn các thông số

thống kê hiệu năng mà bạn muốn hiển thị. Chú ý ba chỉ số - Unused physical memory (bộ nhớ vật lý không sử dụng đến), Swapfile in use (file hoán chuyển đang sử dụng), Swapfile size (kích thước file hoán chuyển) - khi bạn mở, sử dụng và đóng các ứng dụng khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn xác định nguồn gốc gây thất thoát. Nhớ xem xét cả thống kê Threads thông qua Edit.Add Item.Kernel.Threads. Nó sẽ tăng hoặc giảm tùy theo số lượng chương trình đang chạy. Nếu nó tăng không phụ thuộc công việc bạn đang làm thì có thể bạn đã bị thất thoát bộ nhớ.

Sắp hết pin

Sau khi tôi tắt máy tính đi khoảng vài giờ là đồng hồ hệ thống lại chỉ sai thời gian. Không hiểu PC chậm đi, hay đồng hồ tay của tôi chạy nhanh lên, hay Superman đã kéo lùi thời gian lại?

    Theo cách nói thông tục là PC của bạn bị chậm đi. Có một viên pin nhỏ trên bo mẹ nuôi đồng hồ hệ thống khi bạn tắt PC. Đồng hồ chậm có nghĩa là cần phải thay pin. Nếu pin chết hẳn thì bạn có nguy cơ bị mất toàn bộ các thông số thiết lập quan trọng trong chương trình CMOS của mình vì pin này nuôi cả CMOS.

261

    Hãy kiểm tra trong cuốn hướng dẫn xem pin của bạn là loại gì và nằm ở vị trí nào trên bo mẹ. Thông thường nó là loại pin nhỏ dạng rời dễ tháo lắp. Nếu như pin được nối với bo mẹ bằng dây thì bạn cũng có thể gắn pin thay thế vào mối nối bên cạnh. Phải nhớ lưu tất cả thông số thiết lập CMOS trước khi thay pin; nếu không bạn có thể bị trắng tay.

Máy bị treo và không phục hồi được

Thật là cú sốc nếu vào một buổi sáng bận rộn, bạn khởi động máy PC và thấy nó chết cứng. Trong trường hợp này, hãy lạc quan và thực hiện theo các bước sau:

1. Kiểm tra những gì rõ rệt nhất. Hãy xem tất cả các dây cáp hệ thống có cắm bình thường không. 2. Tìm đầu mối. Khởi động lại PC và theo dõi kỹ màn hình xem có manh mối về hỏng phần cứng không.

Nếu các thành phần khởi động tốt thì một thông báo xác nhận sẽ xuất hiện trên màn hình. Khi có một thành phần gặp sự cố, PC có thể hiển thị thông báo lỗi về sự cố này.

3. An toàn. Khởi động Windows trong chế độ Safe bằng cách giữ F8 ngay trước khi Windows khởi động. Chọn Safe Mode từ Startup Menu của Windows để tải riêng hệ điều hành, không có các driver và các chương trình khác.

4. Khởi động lại. Nếu PC khởi động trong chế độ Safe, hãy khởi động lại, trở về Startup Menu của Windows và chọn Step-by-step confirmation. Nó sẽ tải mỗi lần một driver. Nếu may mắn, bạn sẽ xác định được driver hay thiết bị nào là thủ phạm.

5. Đọc phần giải thích. Nếu PC vẫn trục trặc, hãy khởi động lại, vào Startup Menu và chọn Logged (\bootlog.txt). Nhờ vậy sẽ tạo ra một file log gọi là bootlog.txt trong folder gốc ghi lại từng bước của quá trình khởi động và xác nhận bước đó thành công hoặc thất bại.

6. Đi đến kết luận. Mặc dù file log mang tính kỹ thuật, nhưng kiểm tra nó bằng một trình văn bản sẽ có thể cung cấp đầu mối cho bạn. Nếu không thì nó cũng có ích cho người hỗ trợ kỹ thuật.

Lưu trữ

Mất cluster

Tôi vô ý nhấn phải nút tắt PC khi chưa thoát khỏi Windows. Sau đó tôi khởi động máy thì ScanDisk tìm thấy các cluster thất lạc và các file liên kết chéo (cross-linked file), rồi hỏi xem có muốn lưu chúng lại không. Có cần không?

    Có thể có, có thể không. Sau khi tắt máy không đúng qui định, ScanDisk thường tìm thấy các cluster thất lạc và file liên kết chéo. Cả hai chỉ là lỗi tính toán trong bảng định vị file (File Allocation Table - FAT) của đĩa cứng chứ không phải hỏng vật lý trên bề mặt đĩa.

    Tất cả các file trên đĩa cứng đều được chia thành nhiều đoạn nhỏ gọi là cluster. Cluster thất lạc đơn giản là cluster không còn được kết nối với file hiện hữu. Trừ khi bạn sợ mất file quan trọng mà bạn đã mở khi máy gặp sự cố, còn không thì không cần chuyển đổi các cluster thất lạc thành file; chúng thường vô dụng. Đối với các cluster hỏng cũng vậy; nên xóa chúng đi.

    File liên kết chéo, theo FAT của đĩa cứng, là file có dùng chung cluster với file khác. ScanDisk sẽ đề nghị tạo hai file riêng biệt, mỗi file có một bản sao riêng của cluster tranh chấp. Đây là phương án tốt nhất mà bạn nên theo.

    Nếu nghi ngờ ổ cứng bị hỏng, bạn hãy chạy ScanDisk. Nhấn Start.Programs .Accessories.System Tools.ScanDisk và chọn mục Thorough. Tiện ích này sẽ quét toàn bộ bề mặt đĩa để kiểm tra chỗ hỏng vật lý. (Lưu ý: quá trình này có thể mất hàng giờ tùy theo kích thước đĩa của bạn). Có thể sẽ xuất hiện một số sector hỏng do hao mòn và hư hỏng thông thường. Nhưng nếu bạn thường xuyên phát hiện thấy các sector hỏng ngày càng xuất hiện nhiều, thì chắc là có vấn đề. Hãy sao lưu ngay toàn bộ dữ liệu và mua cho mình một ổ đĩa mới.

Thiếu bộ nhớ ảo

Tôi không thay đổi máy tính và các ứng dụng đã vài năm, bỗng dưng gần đây lại thấy xuất hiện thông báo 'insufficient memory' (không đủ bộ nhớ) khi tôi mở một số bảng tính. Điều gì xảy ra với bộ nhớ của máy?

262

    Thật là một câu hỏi hóc búa. Có vẻ như vấn đề không phải ở bộ nhớ. Có thể sau nhiều năm sử dụng đĩa cứng của bạn đã chật cứng. Windows cần chỗ trống trên đĩa để xử lý file tráo đổi - là nơi chứa dữ liệu khi RAM bị trưng dụng hết. Nếu bạn mở các bảng tính lớn hay nhiều ứng dụng mà đĩa cứng đã đầy, file hoán chuyển không thể làm việc bình thường.

    Bạn có hai lựa chọn: giải phóng đĩa bằng cách xóa hay chuyển dời các file, hoặc di chuyển file hoán chuyển sang nơi khác (partition hay ổ cứng bổ sung) có nhiều chỗ hơn. Để chuyển file hoán chuyển đi, nhấn phím phải vào My Computer, chọn Properties, nhấn vào ô Performance trong hộp thoại System Properties. Nhấn nút Virtual Memory và chọn Let me specify my own virtual memory settings. Hộp 'Hard disk' sẽ liệt kê các partition và đĩa hiện có đồng thời cho biết dung lượng còn trống của từng cái.

Đĩa bị co lại

Tôi mua một ổ đĩa mà tôi cho là loại EIDE 2 GB và cài đặt nó vào hệ thống Pentium II mới bằng tính năng tự động phát hiện (autodetect) trong chương trình thiết lập CMOS, nhưng Windows lại báo ổ đĩa chỉ có 504 MB. Có phải tôi đã bị lừa?

    Không phải. Nhưng người ta thường nói: "Đừng nên tin ai, ngay cả chính mình". Có thể bạn đã cài đặt đĩa cứng sai trong chương trình thiết lập CMOS. Hãy trở lại chương trình tự phát hiện của CMOS và thử cài đặt lại đĩa cứng. Chương trình sẽ đưa ra vài lựa chọn cấu hình. Có thể lần trước bạn đã chọn nhầm cấu hình để máy tính hiểu rằng ổ đĩa mới là loại IDE (kích thước hạn chế ở mức 504 MB). Lần này hãy chọn phương án LBA (Logical Block Addressing), nó cho phép PC của bạn định cấu hình ổ đĩa lớn hơn 504 MB.

Chính và phụ

Tôi không thể nào làm cho máy tính của mình nhận biết được ổ cứng mới. Tôi đã cài đặt nó vào cùng cáp EIDE điều khiển ổ cứng đầu tiên và thử thiết lập nó trong CMOS nhưng không thành công.

    Không sao đâu. Khi bạn kết nối hai đĩa cứng hay các thiết bị EIDE khác vào cùng một cáp, một thiết bị phải được chỉ định là "chính" (master) và một là "phụ" (slave). Nếu ổ ban đầu của bạn là ổ khởi động, nó được thiết lập là ổ chính. Có thể ổ mới cũng được thiết lập là ổ chính và vì vậy hệ thống không "thấy" được nó. Muốn khắc phục điều này, bạn chỉ cần thay đổi jumper trên ổ mới để đặt thành ổ phụ. Bạn sẽ tìm thấy các thông số thiết lập jumper ngay trên ổ cứng hoặc trong tài liệu kèm theo. Nếu trên ổ cứng không ghi sẵn, bạn nên lấy bút ghi thẳng lên đó để tiện tham khảo sau này.

Vấn đề khởi động

Tôi muốn khởi động máy bằng đĩa mềm cấp cứu. Tôi đưa đĩa mềm vào ổ và bật máy thì thấy Windows vẫn được khởi động từ ổ cứng. Trong trường hợp này tôi có cần làm mất hiệu lực ổ cứng không?

    Đừng nên làm vậy. Hãy kiểm tra các thông số thiết lập ổ đĩa khởi động trong chương trình thiết lập CMOS của hệ thống. Tìm Boot Sequence hay thông số nào tương tự. Nó có thể được đặt là 'C:, A:', có nghĩa là hệ thống sẽ xét đến ổ C trước tiên khi khởi động, sau đó mới đến ổ A. Hãy thay đổi thông số này thành 'A:, C:'. Phần lớn các máy tính mới đều có BIOS cho phép bạn thiết lập ổ khởi động thứ nhất là ổ Zip, LS-120 hay CD-ROM.

Đĩa mềm kém chất lượng

Tôi chạy ScanDisk trên một số đĩa mềm mà tôi dùng để sao lưu các file cũ và thấy có nhiều sector hỏng, vì vậy tôi đã chuyển dữ liệu sang đĩa mới. Có nên format lại rồi dùng những đĩa cũ này không?

    Về mặt lý thuyết thì có, nhưng không an toàn chút nào. Khi một đĩa mềm, nhất là đĩa đã dùng vài năm, có dấu hiệu trục trặc thì tốt nhất là sao lại dữ liệu trên đó vào đĩa mới rồi vứt nó đi.

Đĩa cứng quá lớn?

263

Tôi mới bổ sung một đĩa cứng 4 GB cho hệ thống Pentium 166 chạy Windows 95. Nhưng tôi gặp đủ thứ rắc rối trong quá trình làm cho Windows nhận biết ổ cứng này. Điều gì xảy ra vậy?

    Trước hết hãy liên hệ với nhà sản xuất hệ thống để biết chắc BIOS của bạn có hỗ trợ ổ 4 GB không. Nếu không, bạn cần phải nâng cấp BIOS bằng cách tải nó từ Web site của nhà sản xuất hoặc mua mới từ một hãng thứ ba như Micro Firmware chẳng hạn.

    Nếu vấn đề không phải do BIOS, thì có thể thủ phạm là hệ thống định vị file (FAT) mà PC sử dụng để tổ chức file trên đĩa cứng. Như đã biết, FAT16 không hỗ trợ các phân vùng (partition - phân vùng đĩa cứng được định nghĩa bằng chữ cái tên ổ đĩa) lớn hơn 2 GB. Nếu đang dùng FAT16, bạn có hai lựa chọn: tạo nhiều phân vùng nhỏ đủ cho FAT16 xử lý, hoặc nâng cấp lên FAT32. Bạn có thể tạo 2 hay 3 phân vùng, mỗi phân vùng này không lớn hơn 2 GB, bằng tiện ích DOS FDISK nếu đĩa cứng đang trống. Còn nếu có dữ liệu, bạn cần tiện ích kiểu như PartitionMagic 70 USD của PowerQuest để thực hiện công việc này. Số tiền đầu tư cũng đáng giá.

    Phương án thứ hai là nâng cấp hệ thống file của đĩa lên FAT32, có thể hỗ trợ phân vùng lớn tới 8 GB. Nhưng bạn chỉ có thể làm điều này khi có Win 98 hoặc phiên bản OSR2 của Win 95. Để xác định phiên bản Win 95 bạn đang dùng, nhấn phím phải chuột vào My Computer và chọn Properties. Nếu số phiên bản kết thúc bằng B tức là bản OSR2 và bạn có thể dùng PartitionMagic chuyển đổi hệ thống thành FAT32. Windows 98 có tiện ích chuyển đổi riêng của nó.

Vấn đề âm thanh

Cả ổ CD-ROM và loa của tôi đều hoạt động tốt khi tôi chơi các trò chơi như Flight Simulator hay Tomb Raider. Nhưng khi đưa CD nhạc vào thì tôi lại không nghe được gì. Có điều khiển âm thanh riêng cho CD nhạc không?

    Không, mà bạn cũng không cần đến. Vấn đề của bạn khá phổ biến. Tín hiệu từ CD audio, bỏ qua mọi hoạt động bên trong PC, đi từ ổ CD-ROM đến card âm thanh nhờ một dây cáp nhỏ. Vì thế không ít trường hợp dây cáp này tiếp xúc kém hoặc hoàn toàn không còn tác dụng. Hãy nối lại cáp hoặc mua cáp mới với giá khoảng 5 USD.

Đổi ổ đĩa mềm

Tôi mới đổi ổ đĩa mềm 5,25 inch cũ vào máy để sao chép một số đĩa cũ. Mọi động tác lắp đặt có vẻ đúng, nhưng Windows không chịu nhận ổ đĩa này. Có thể cho biết tại sao?

    Bạn cần phải kiểm tra chương trình thiết lập CMOS. Hãy vào màn hình đầu tiên trong chương trình thiết lập, bạn sẽ tìm thấy những thông số cài đặt cho ổ đĩa mềm. Bạn cần thay đổi ổ A: từ 3,5 inch (hay 1,44 MB) thành 5,25 inch (hay 1,2 MB). Đừng quên đổi trở lại khi bạn lắp ổ 3,5 inch vào.

Trục trặc với ổ Zip

264

Tôi gắn một ổ Zip lắp ngoài vào cổng song song của máy in laser mà không thấy máy tính có phản ứng gì? Tại sao?

    Khi phải dùng chung cổng song song, ổ Zip và máy in luôn gây gổ với nhau (giống như Microsoft và Bộ Tư Pháp Mỹ). Muốn cho hai thiết bị này chạy đồng thời trên một cổng song song thì khá phức tạp nếu không muốn nói là không thể được. Có thể tham khảo thông tin về tính tương thích và các biện pháp giải quyết rắc rối liên quan đến ổ Zip tại trang Web của nhà sản xuất. Nếu vẫn không tìm thấy lời giải, hãy tải xuống và cài đặt trình điều khiển mới nhất dành cho máy in của bạn. Sau đó kiểm tra xem cổng song song có làm việc tốt không bằng cách nhấn phím phải chuột vào My Computer và chọn Properties. Tìm trong mục Ports (COM and LPT) và nhấn đúp vào mục cổng LPT, quan sát hộp 'Device Status' để xem nó có đang thực hiện đúng chức năng không. Nếu không, bạn phải liên hệ với nhà sản xuất hệ thống. Còn nếu đúng thì bước tiếp theo là tìm thông số thiết lập cổng song song trong chương trình cài đặt CMOS và đảm bảo không đặt nó là ECP; các thiết lập Standard và EPP thì thân thiện với Zip hơn.

    Một cách làm khác là vô hiệu hóa hỗ trợ định hướng kép (bidirectional) của máy in. Việc này có thể làm mất một số khả năng giao tiếp của máy in (chẳng hạn thông báo sắp hết giấy) nhưng lại có tác dụng "đánh thức" các ổ Zip đang trong trạng thái "lơ mơ". Cách thực hiện như sau: chọn Start.Settings.Printers để mở thư mục Printers; nhấn phím phải chuột lên biểu tượng máy in của bạn rồi chọn Properties; cuối cùng, chọn nhãn Details, nhấn nút Spool Settings rồi đến Disable Bi-directional Support for this printer.

ổ Zip gây ồn khi hoạt động

ổ Zip của tôi khi chạy thường phát ra tiếng ồn. Tôi được biết đây có thể là biểu hiện của sự hỏng hóc, không biết có phải đĩa của tôi sắp hỏng không?

    Đừng quá lo lắng! Có thể thần chết chưa đến gõ vào ổ Zip của bạn đâu. Đôi khi tiếng động lịch kịch là hoàn toàn bình thường đối với ổ đĩa này, đặc biệt là khi nó truy xuất hoặc lưu dữ liệu. Nhưng nếu tiếng ồn lớn và phát ra liên tục thì bạn nên liên hệ ngay với nơi cung cấp thiết bị. Trong lúc chưa xác định được vấn đề, chớ nhét đĩa có dữ liệu quan trọng vào ổ.

    Nếu thích tự mình giải quyết vấn đề, bạn thử cho chạy chương trình chẩn đoán đi kèm theo ổ Zip. Nhấn phím phải chuột lên biểu tượng ổ Zip trong Explorer, chọn Diagnostics rồi chọn tiếp Diagnose now. Nếu mọi chuyện vẫn chưa sáng tỏ, bạn hãy thử một tiện ích mạnh hơn của Gibson Research có tại www.grc.com/clickdeath.htm.

    ẩn bên dưới màn hình nhiều màu sắc và các biểu tượng ngạo mạn của Windows là BIOS, một phần mềm nhỏ bé với các lệnh đơn giản nhằm kiểm soát những phần cơ bản nhất của PC. Trong khi BIOS biết cách đọc đĩa mềm 720 KB và 1,44 MB thì nó lại không biết hệ thống của bạn có loại ổ gì (hoặc có ổ đĩa mềm hay không). Cần phải cho BIOS biết những điều này khi bật PC. Đó chính là thông tin được lưu trong các thông số thiết lập CMOS của bạn. CMOS dựa trên một chip nhỏ được nuôi bằng pin, hoạt động cả khi máy PC đã tắt. Ngày nay, mỗi BIOS có một chương trình thiết lập CMOS mà bạn có thể sử dụng để định cấu hình và giải quyết trục trặc cho các thành phần cơ bản của PC.

    Có nhiều cách khác nhau để vào chương trình thiết lập CMOS. Hầu hết các PC đều có thông báo xuất hiện trên màn hình khi bạn bật máy, cho biết cần nhấn DEL, F1 hay phím nào khác để mở chương trình này. Nếu không nhìn thấy thông báo, bạn nên tham khảo sách hướng dẫn.

265

    Không phải tất cả các chương trình thiết lập CMOS đều thể hiện giống nhau. Các nhà sản xuất BIOS khác nhau thường sử dụng thuật ngữ khác nhau cho cùng thông số thiết lập. Nhưng bạn sẽ dễ dàng nhận biết được phần lớn các thông số bạn cần. Trong trường hợp không nắm rõ về thông số nào đó, bạn có thể tham khảo trong cuốn hướng dẫn kèm theo hệ thống hoặc bo mẹ.

    Kinh nghiệm khi làm việc trong CMOS: đừng cắt hết mọi đường thoái lui. Vô tình thay đổi sai thông số có thể làm máy ngưng hoạt động. Khi vào chương trình thiết lập, hãy tìm chức năng 'Exit Without Saving Changes' (thoát mà không lưu những thay đổi) hoặc tương tự. Sau này, nếu bạn có chút nghi ngờ là đã thay đổi một thông số không quen thuộc thì hãy chọn lối thoát này.

    Để an toàn, nhớ sao lưu tất cả thiết lập CMOS trước khi có bất kỳ thay đổi nào. Nhiều chương trình có thể giúp bạn làm việc này, kể cả Norton Utilities; hoặc cũng có thể ghi lại bằng tay.

    Phải cảnh giác với những lựa chọn 'Load BIOS Defaults' (tải các thông số mặc định của BIOS) vì bạn không thể biết chắc các giá trị thiết lập mặc định này có phải là giá trị tối ưu ban đầu không. Các nhà sản xuất PC thường thay đổi thiết lập BIOS để phù hợp với PC của họ và các cấu hình riêng.

    Cuối cùng, biện pháp duy nhất để giải quyết một số xung đột phần cứng là nâng cấp BIOS bằng phiên bản mới nhất của nhà sản xuất. Phần lớn các PC hiện nay chứa flash BIOS cho phép nâng cấp thông qua chương trình phần mềm có được từ nhà sản xuất hệ thống. Bạn có thể xác định phiên bản BIOS đang dùng của mình khi quan sát màn hình khởi động.

Vào bên trong máy

Khi đã quyết định tự sửa lỗi phần cứng, sớm hay muộn gì bạn cũng có lúc phải tháo nắp máy và thò tay vào bên trong. Nhưng đừng vội manh động trước khi tiến hành những bước sau:

1. Tháo cáp. Chỉ tắt máy cũng chưa đủ. Nhiều hệ thống vẫn còn có dòng điện dù nhỏ khi đã tắt. Để an toàn bạn phải rút cả modem và cáp mạng ra.

2. Sắp xếp có tổ chức. Nên hình dung trước những công việc bạn sẽ làm bên trong PC. Bạn cần có chỗ để "vật lộn" với các card mở rộng và chip bộ nhớ, đồng thời làm sao để nhìn rõ được mọi thứ.

3. Nối đất. Người bạn có thể tích điện đủ để bị giật bởi những dòng điện nhỏ trong máy tính. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là đeo dây nối đất vào cổ tay (có bán ở các cửa hàng đồ điện tử). Iít nhất cũng nên chạm tay vào vỏ kim loại của PC trước khi xử lý mạch điện bên trong.

4. Cẩn thận. Khi kéo hay đẩy các card bổ sung, đừng quên là mạch điện của chúng rất mỏng manh. Không bao giờ nên vặn, xoắn card mở rộng. Nhấn card vào khe cắm mở rộng đôi khi cũng phải hơi mạnh tay, nhưng nhớ từ từ thôi.

5. Dùng công cụ chuẩn. Đừng bao giờ làm việc với máy tính bằng những thứ đồ linh tinh tiện tay vớ được như dao, kẹp giấy, chúng có thể gây tổn thương cho bạn cũng như cho máy.

Đảm bảo về driver

Driver phần mềm mà bạn có kèm theo card video có thể đã lỗi thời. Để có được driver tốt nhất, hãy lưu ý đến những lời khuyên khôn ngoan này:

266

1. Tìm đúng phiên bản. Tìm hiểu số model và số series chính xác của thiết bị phần cứng trước khi vào Web site của nhà sản xuất để tải driver.

2. Đừng nhầm lẫn. Lưu ý đừng lấy nhầm bản beta của driver, nó có thể gây rắc rối cho hệ thống của bạn. 3. Làm theo chỉ dẫn. Hãy đọc tài liệu và làm theo những gì nó hướng dẫn. Nhà sản xuất bao giờ cũng

nắm rõ nhất cách cài đặt các driver của họ. 4. Trước tiên phải gỡ bỏ các driver cũ. Khi thay thế một card hiện hữu, phải loại bỏ driver cũ trước khi

cài đặt phần cứng mới. Vào Device Manager bằng cách nhấn phím phải chuột lên My Computer và chọn Properties. Tìm thiết bị cũ rồi nhấn nút Remove. Vì bạn không thể loại bỏ card đồ họa trong Device Manager, hãy thay đổi driver của nó thành driver VGA chuẩn của Windows.

5. Không bao giờ ngắt giữa chừng quá trình cài đặt driver. Nếu có thay đổi ý định, bạn cũng phải hoàn tất quá trình cài đặt driver rồi hãy gỡ bỏ nó. Nếu dừng giữa chừng có thể làm thay đổi hoặc hỏng các file hệ thống chủ chốt.

6. Không cần phiên bản mới nhất. Nếu card đồ họa, card âm thanh và những thứ tương tự đang làm việc tốt thì việc gì phải nâng cấp lên phiên bản driver mới nhất? Hãy xem xét mọi chi tiết trong Web site của công ty xem có nhất thiết phải chuốc thêm phiền phức hay không.

Các IRQ, DMA ...

Ai đã từng cài đặt card và các thiết bị ngoại vi thời DOS và Windows 3.x còn thịnh hành hẳn sẽ biết rất rõ cảm giác hoảng sợ khi nhắc tới IRQ, DMA, hay địa chỉ I/O. Giải tỏa nỗi lo lắng này quả không dễ. Windows 9x đã làm cho qui trình dễ dàng hơn chút ít nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không bị sự cố.

Nếu muốn gán IRQ riêng của mình, bạn phải tới ô Resources của từng thiết bị và bỏ chọn Use automatic settings.

IRQ, DMA và địa chỉ I/O (thường được gọi là tài nguyên hệ thống) được gán riêng cho từng bộ phận trong máy tính. Chúng điều khiển dòng dữ liệu lưu thông một cách trật tự giữa các bộ phận và máy tính. Nếu có 2 bộ phận cùng dùng chung một nguồn tài nguyên, chẳng hạn modem và chuột đều được thiết lập là IRQ 3, thì hệ thống có thể gặp sự cố. Cũng may là Windows 9x, bus PCI và công nghệ Plug-and-Play đã hợp sức làm tốt công việc phân bổ tài nguyên mỗi khi khởi động hệ thống. Nhưng xung đột vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các loại card cũ, không hỗ trợ Plug-and-Play mà chỉ làm việc với một hoặc hai nguồn tài nguyên cụ thể.

Trong Windows 98, xung đột tài nguyên được liệt kê trong Hardware Resources.Conflicts\Sharing trong tiện ích System Information. Nếu là Windows 95, bạn tìm xung đột trong Device Manager.

Dù trong trường hợp nào, nếu có xung đột tồn tại bạn cũng phải khắc phục ngay trong Device Manager. Giả sử bạn có một card âm thanh và một card mạng, cả hai đều không Plug-and-Play và đều được thiết lập là IRQ 5, nhưng theo tài liệu kỹ thuật thì card mạng còn có thể thiết lập lại là IRQ 7. Như vậy, trước tiên, bạn phải thiết lập card mạng là IRQ 7. Sau đó giữ lại cả IRQ 5 và IRQ 7 để Windows khỏi dùng chúng cho các thiết bị khác. Cách làm là nhấn đúp vào biểu tượng Computer trong Device Manager và chọn Reserve Resources. Nếu Windows nhận biết cả hai card này cùng thiết lập của chúng thì coi như xong. Còn không, bạn phải nhấn đúp vào tên của từng card trong Device Manager, tới ô Resources và buộc mỗi card phải chấp nhận IRQ do bạn đưa ra bằng cách bỏ chọn Use automatic settings.

Đồ HọA

3D hay không 3D?

Tôi mới cài đặt card đồ họa 3D cho máy tính của mình vì trước đây máy không chơi được game. Nhưng với card mới máy vẫn không chơi được các game 3D. Tại sao vậy?

267

    Lạ thật! Máy tính của bạn có lẽ vẫn còn đang dùng chip đồ họa cũ. Những hệ thống có chip đồ họa được tích hợp ngay trên bo mạch chủ có thể tự động tìm và cài đặt card đồ họa mới. Nhưng cũng có một số yêu cầu bạn phải vô hiệu hóa chip tích hợp bằng cách thay đổi thiết lập jumper trên bo mạch chủ hoặc thay đổi thiết lập trong chương trình cài đặt CMOS. Hãy quan sát trên màn hình khi máy tính khởi động để tìm thông báo về tên của chip hoặc card đồ họa đang sử dụng. Vấn đề sẽ được xác minh nếu bạn thấy màn hình không hiển thị tên card mới.

Hỏng màn hình

Màn hình của tôi mới đây xuất hiện các vệt màu sau khi sử dụng khoảng vài giờ. Đó là dấu hiệu màn hình sắp hỏng?

    Chưa hẳn. Nếu tình trạng này có thể khắc phục bằng cách tắt màn hình đi rồi bật lại thì nguyên nhân chỉ là những trường điện từ rải rác trên màn hình. Thay vì tắt màn hình, bạn có thể nhấn nút giải từ (degauss button) trên băng điều khiển của màn hình, nút này thường có hình một miếng nam châm nhỏ. Màn hình sẽ nhấp nháy trong chốc lát rồi trở về bình thường.

Màn hình rung

Màn hình 19 inch mới của tôi tự nhiên bị rung. Có thể khắc phục được không?

    Trước hết cần phải nói rằng độ rung của màn hình là một đặc tính liên quan đến tỉ lệ "làm tươi" (refresh) theo chiều dọc. Tỉ lệ làm tươi là số lần trong một giây màn hình vẽ lại toàn bộ hình ảnh đang hiển thị. Nếu tỉ lệ này dưới 70 Hz (là 70 màn hình/giây) màn hình có thể bị rung. Trung bình con số này phải nằm trong khoảng từ 75 đến 85 Hz, thậm chí cao hơn nếu bạn thường xem hình có độ phân giải cao.

    Bây giờ hãy kiểm tra xem card đồ họa và màn hình có làm tốt trách nhiệm của mình không. Để xác định tỉ lệ làm tươi của card đồ họa, đầu tiên bạn nhấn đúp vào biểu tượng Display trong Control Panel rồi chọn nhãn Settings. Sau đó nhấn nút Advanced và chọn Adapter. Bạn sẽ nhìn thấy một số lựa chọn ở phía cuối hộp thoại: Optimal, mặc định Adapter, và một tập hợp các tỉ lệ làm tươi riêng cho một số adapter. Không phải màn hình nào cũng hỗ trợ tất cả các tỉ lệ làm tươi, vì thế bạn phải xem kỹ tài liệu hướng dẫn đi kèm với màn hình. Cả hai phương án Optimal và mặc định Adapter sẽ chọn một tỉ lệ làm tươi dựa trên những hạn chế của màn hình. Optimal thiết lập tỉ lệ cao hơn, nhưng để Windows đưa ra một tỉ lệ tối ưu thì nó cũng cần phải biết những giới hạn của màn hình. Nếu Windows không thể tìm thấy file.inf cho màn hình thì nó sẽ tự động đưa ra tỉ lệ làm tươi là 60 Hz. Chọn Monitor trong hộp thoại Properties của adapter. Nếu màn hình của bạn không được liệt kê trong danh sách, bạn nhất nút Change và làm theo các chỉ dẫn.

268

Màn hình dở chứng

Máy tính ở nhà của tôi có màn hình rất khác với màn hình ở cơ quan khi hiển thị cùng một hình ảnh. Màn hình máy tính ở cơ quan hiển thị hình ảnh rất rõ nét còn màn hình ở nhà thì cho hình mờ hơn dù đã hết sức điều chỉnh. Có phải màn hình cũ ở nhà của tôi sắp hỏng?

    Nếu nói về chất lượng hình ảnh thì không phải màn hình nào cũng như nhau. Màn hình cũ có thể đã đến tuổi "về hưu" vì khi thành phần phospho của màn hình trở nên già cỗi thì hình ảnh mà nó hiển thị bị mờ và nhòe. Để khắc phục tạm thời tình trạng này bạn có thể chỉnh độ tương phản và độ sáng của màn hình. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn giữa hình mờ (blurring) với hình có bóng (ghosting). Nếu hình có bóng thì có thể là do card đồ họa và màn hình kết nối với nhau chưa tốt, bạn hãy cẩn thận kiểm tra lại chỗ cắm này. Dây cáp "rởm" hoặc quá dài cũng là một nguyên nhân. Thử thay dây mới xem tình hình có được cải thiện không.

Trình bảo dưỡng màn hình

Trình bảo dưỡng màn hình (screen saver) có giúp kéo dài tuổi thọ của màn hình?

    Nhận định trên chỉ đúng với màn hình monochrome. Màn hình phospho màu ngày nay chịu đựng tốt hơn bậc tiền bối của chúng. Vì vậy, screen saver có giá trị giải trí nhiều hơn là giúp kéo dài tuổi thọ. Không những thế, việc chạy screen saver còn có thể làm màn hình mau hỏng hơn. Đúng là độ sáng của phân tử phospho trên màn hình sẽ bị mờ dần đi sau một thời gian sử dụng nhưng thành phần bị hỏng đầu tiên lại là súng điện tử (electron gun), bộ phận dẫn đường cho chùm tia chiếu sáng của màn hình. Vì vậy cách tốt nhất để bảo dưỡng màn hình là thiết lập các công cụ quản lý màn hình để màn hình được tự động tắt đi khi không sử dụng. Trong Windows 98, bạn có thể kích hoạt và hiệu chỉnh những thiết lập này trong mục Power schemes nằm trong biểu tượng Power Management của Control Panel. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần tắt hẳn màn hình khi không dùng đến nó trong một thời gian.

Mất con trỏ

269

Tôi mới cài đặt một phần mềm đồ họa mới và sau đó, khi làm việc trong chương trình này, con trỏ bị biến mất mỗi khi tôi nhấn vào thanh menu. Vì sao vậy?

    Những vấn đề về đồ họa thường xảy ra khi có sự xung đột giữa ứng dụng và trình điều khiển đồ họa sai hoặc cũ. Để xác định xem vấn đề của bạn có phải do trình điều khiển đồ họa hay không, bạn hãy thử cài driver VGA của Windows. Cách làm như sau: nhấn phím phải vào My Computer, chọn Properties, nhấn vào nhãn Device Manager rồi chọn View devices by type, nhấn đúp vào Display adapters. Tiếp theo, nhấn đúp vào adapter màn hình, chọn Driver, chọn tiếp Update Driver rồi nhấn Next. Chưa hết, bạn nhấn vào Display a list, chọn Next, nhấn Show all hardware, chọn Standard display types trong danh sách các nhà sản xuất và Standard Display Adapter trong danh sách Models. Nhấn Next để kết thúc.

Thiết bị ngoại vi

Modem của tôi phát ra tiếng ồn khi làm việc. Làm thế nào để khắc phục?

    Trong Control Panel, bạn nhấn đúp vào biểu tượng Modems rồi điểm sáng modem của bạn trong danh sách. Sau đó chọn Properties. Trong ô General bạn sẽ thấy một thanh trượt điều chỉnh mức độ âm thanh modem phát ra. Nếu modem của bạn không hỗ trợ tính năng này thì bạn tới ô Connection và nhấn vào nút Advanced. Ơở đây có hộp "Extra settings" để bạn thêm một số lệnh điều khiển modem. Để modem giữ im lặng khi làm việc, gõ ATMO.

Kết nối bị gián đoạn

Tôi rất bực mình khi modem tự nhiên ngắt kết nối tới ISP. Mà điều này xảy ra rất thường xuyên, khoảng 2 lần/giờ. Nguyên nhân này do đâu: phần mềm, phần cứng hay ISP?

    Những lần mất kết nối một cách ngẫu nhiên thường xảy ra khi modem hoặc cổng tuần tự không duy trì được dòng lưu thông của dữ liệu. Sự bất lực này có thể do những điều kiện về đường dây, phần cứng đã cũ, hoặc cả hai. Sau đây là một số cách để làm chậm lại dòng lưu thông dữ liệu và từ đó có thể khắc phục được vấn đề.

    Đầu tiên trong Control Panel, bạn mở Modems và nhấn vào Properties. Ơở phía cuối ô General, bạn có thể thay đổi tốc độ tối đa của modem bằng cách chọn tốc độ chậm hơn sau đó kết nối lại đến ISP. Điều này tất nhiên làm chậm tốc độ modem, nhưng bạn lại có thể duy trì được kết nối.

    Bạn có thể thử cách khác là tới ô Connection trong Properties và nhấn vào nút Port settings. Có hai thanh điều khiển luồng dữ liệu thông qua cổng tuần tự. Kéo ngược hai thanh này về bên trái rồi thử kết nối lại.

Modem không giao tiếp được với DOS

Tôi mới mua một hệ thống Celeron-433 nhưng không làm sao cho modem làm việc được với các phần mềm giao tiếp DOS cũ. Tại sao?

    Nhiều hệ thống rẻ tiền có modem phần mềm (Winmodem) không làm việc được trong môi trường DOS. Modem loại này thiếu những phần cứng có trong các modem chuẩn. Thay vì sử dụng chip, chúng lại dùng phần mềm lưu trên đĩa cứng để chỉ huy các hoạt động, mà những phần mềm này lại chỉ chạy trong Windows. Nếu quá yêu các chương trình DOS cũ của mình, bạn hãy bỏ tiền mua một modem mới, loại lắp trong có giá 40 USD đến 80 USD mà thôi.

Modem X

Modem mới của tôi làm việc rất tốt khi kết nối Web nhưng một số tính năng, như Caller ID, lại không có tác dụng. Tôi có phạm sai lầm khi cài đặt?

    Rất có thể. Nhiều vấn đề có thể xảy ra khi bạn cài đặt không đúng driver cho modem. Khi bắt đầu cài đặt một modem, Windows sẽ tìm kiếm thông tin cấu hình sao cho phù hợp với modem đó, nếu không thấy thông tin cần thiết, Windows sẽ coi modem của bạn là loại chung chung, có khả năng thực hiện các hoạt động cơ bản chứ không chứa những tính năng riêng được thiết kế đặc trưng cho loại modem đó. Nếu bạn cài đặt modem bằng

270

phần mềm đi kèm thì thường không có vấn đề gì xảy ra, nhưng cũng nên vào Web site của nhà sản xuất để xem có trình điều khiển mới không.

    Để biết đang dùng phiên bản trình điều khiển nào, bạn nhấn đúp vào tên modem trong Device Manager và chọn nút Driver. Nút Update Driver khởi động một trình wizard dẫn bạn đi qua các bước cài đặt một trình điều khiển mới từ cơ sở dữ liệu trình điều khiển của Windows có trong đĩa CD-ROM Windows, hoặc cũng có thể trên đĩa mềm, đĩa cứng hoặc CD-ROM của nhà sản xuất modem.

Rắc rối của máy in

Văn bản và hình ảnh trong Word khi tôi in từ máy in laser trông cứ như bị nóng chảy ra vậy. Hãy giúp tôi!

    Máy in của bạn có thể đã đến lúc phải sửa chữa, nhưng trước hết bạn nên thử một số biện pháp rẻ tiền hơn xem sao.

    Đầu tiên, bạn phải đọc phần "Các tình huống đối với máy in" cũng trong bài này. Nếu những chỉ dẫn ở đây không giúp được gì, và máy in lại là loại hỗ trợ Postscript, hãy chạy một trình điều khiển Postscript. Nếu việc in ấn trở lại bình thường thì có thể nguyên nhân là do file unidrv.dll bị hỏng. Hãy sao lại phiên bản gốc từ đĩa CD-ROM Windows 98.

    Bạn cũng có thể thử bỏ qua chức năng spooling của Windows. Đây là chức năng chuyển tác vụ in thành một định dạng dữ liệu trung gian gọi là EMF, lưu trữ lại rồi sau đó in ra. Gửi tác vụ in trực tiếp đến máy in là bỏ qua qui trình này và vì thế tránh được những xung đột mà máy in có thể có với chức năng spooling trong Windows. Để tắt/mở spooling, bạn mở Details trong menu Properties và nhấn vào Spool Settings.

Máy in trục trặc? Từ ô Details của máy in bạn nhấn vào nút Spool Settings (A). Sau đó bạn có thể thử bật/tắt tính năng Spooling (B) hoặc cũng có thể thay đổi định dạng dữ liệu của nó để có thể sử dụng RAM máy in một cách hiệu quả hơn (C).

    Cuối cùng, bạn hãy thử in từ DOS. Cách đơn giản để làm việc này là chọn Restart in DOS mode trong menu Shutdown của Windows và chờ cho dấu nhắc DOS xuất hiện. Tại dấu nhắc, bạn gõ dir>LPT1 và Enter. Câu lệnh đơn giản này tạo một danh sách thư mục các tên file và sau đó gửi chúng đến máy in. Nếu danh sách này được in ra mà không có vấn đề gì thì có vẻ như vấn đề bạn nêu là do lỗi phần mềm, chứ không phải lỗi phần cứng. Còn nếu cố gắng này chẳng mang lại điều gì thì hãy nhanh chóng gọi cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật.

Hình ảnh không đồng đều

Khi tôi in file văn bản bằng máy in laser thì không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu là file hình ảnh thì chỉ in được một phần của hình ảnh đó. Tại sao?

271

    Có thể máy in không có đủ bộ nhớ để in toàn bộ hình ảnh. Nếu thường xuyên phải in đồ họa, bạn nên tăng cường bộ nhớ.

    Nếu máy in của bạn đã có trên 1 MB bộ nhớ thì có thể trình điều khiển máy in không sử dụng bộ nhớ đó. Mở Properties của máy in bằng cách nhấn phím phải vào biểu tượng máy in trong folder Printer. Sau đó chọn Device options. Nếu thấy thiết lập bộ nhớ thì kiểm tra xem thông số có phù hợp không. Bạn cũng có thể tới ô Details, nhấn vào nút Spool Settings và đổi thiết lập 'Spool data format' từ EMF thành RAW. Việc làm này có thể làm tăng hiệu quả RAM của máy in.

    Phương cách cuối cùng là hạ bớt độ phân giải của máy in trong mục Graphics. Cách này làm giảm chất lượng hình ảnh của hình in ra nhưng tiết kiệm được bộ nhớ của máy in.

Chuột khó điều khiển

Tôi thay đổi độ phân giải của màn hình từ 640x480 thành 800x600 và thế là con trỏ chuột trở nên rất khó điều khiển. Có thể khắc phục được không?

    Biểu hiện bất thường của chuột thường là do có xung đột giữa trình điều khiển chuột và trình điều khiển màn hình. Để xác định cụ thể, nhấn phím phải chuột vào My Computer, vào Properties và chọn Performance. Sau đó nhấn nút Graphics rồi đẩy con trỏ trên thanh Hardware acceleration một nấc về bên trái. Nếu sau đó chuột hoạt động lại bình thường thì có nghĩa là bạn đã có xung đột với trình điều khiển.

Các vấn đề về USB

Tôi có máy tính Pentium-233 chạy Windows 95 với các cổng USB gắn sẵn, nhưng tôi không làm sao cho chuột USB hoạt động được. Chẳng lẽ USB không phải là loại Plug and Play?

    USB là Plug and Play. Nhưng có cổng USB không có nghĩa là chuột chắc chắn sẽ làm việc được. Khi mới có USB, một số máy tính được gắn cổng USB chỉ nhằm "lấy le" chứ lúc đó các đặc tả USB chưa ra đời. Để thiết lập một kết nối USB, bạn phải có đúng loại phần cứng, đúng phiên bản Windows (Win 95 OSR2 hoặc Win 98), và đúng BIOS. Muốn biết máy tính đã có sẵn USB chưa, bạn chạy usbready.exe, một tiện ích miễn phí để kiểm tra hệ thống và cho biết máy còn cần những gì. Tải file này từ Web site USB (www.usb/usbready.exe).

    Nếu có một cổng chưa được gán chức năng, bạn có thể thêm các cổng USB với một card mở rộng PCI như USB BusPort của Belkin giá 50 USD (www.belkin.com).

Các tình huống đối với máy in

Thật khó chịu nếu bạn đang muốn in một file quan trọng mà lại thấy xuất hiện dòng chữ "Error writing to LPT1" trên màn hình. Rất có thể máy in bị hỏng, nhưng trước khi mang máy đi sửa bạn thử làm theo các chỉ dẫn sau đây:

1. Kiểm tra nguồn điện và giấy. Phải đảm bảo là máy đã được cắm vào nguồn điện và giấy có sẵn trong khay. Giải phóng bộ nhớ máy in bằng cách tắt máy trong giây lát rồi bật lại.

2. Kiểm tra dây cáp. Cáp máy in phải được gắn chặt ở cả đầu máy tính và đầu máy in. Nếu cáp quá cũ hoặc quá dài thì việc truyền tín hiệu cũng không được tốt. Hãy bỏ ra vài chục nghìn đồng để mua một dây cáp mới, loại IEEE 1284 (chứ không phải tương thích IEEE 1284) chất lượng cao.

3. Kiểm tra các cổng. Vào Device Manager (nhấn phím phải chuột vào My Computer rồi chọn Properties). Tới 'PORTS (COM and LPT)' và nhấn đúp vào thiết lập LPT1. Phải đảm bảo là hộp thoại 'Device status' không có các xung đột IRQ và DMA.

4. Dàn xếp các xung đột. Nếu bạn có xung đột DMA với cổng song song thì phải kiểm tra xem cổng này có được cấu hình là ECP không. ECP được dùng trong đa số các máy in mới, giúp tăng tốc độ in nhờ sử dụng RAM của máy tính. Nếu máy in dùng ECP và bạn bị xung đột DMA, thì hãy chỉ định cổng song song là một DMA không được sử dụng thông qua chương trình thiết lập CMOS hoặc Device Manager. Nếu máy in không hỗ trợ ECP, bạn cần cấu hình cổng song song sao cho chậm hơn và tương thích trong thiết lập CMOS. Đa số các máy tính đều có 4 thiết lập. Thiết lập chuẩn là chậm nhất nhưng lại có khả năng tương thích rộng.

272

5. Cài đặt trình điều khiển mới. Nếu trình điều khiển bị trục trặc hoặc quá cũ, bạn hãy cài đặt một phiên bản mới bằng cách vào folder Printers (chọn Start.Settings.Printers) và xóa biểu tượng máy in của bạn đi. Sau đó tới Web site của nhà sản xuất máy in bạn đang dùng để tải về và cài đặt một trình điều khiển mới. Còn nếu không, bạn cài đặt lại trình điều khiển hiện tại thông qua biểu tượng Add Printer.

Tìm kiếm sự cố

Đừng nhọc công tìm kiếm sự cố, chúng sẽ tự tìm đến bạn. Và chừng nào chúng đến gõ vào máy tính của bạn thì bạn chỉ muốn nhanh chóng tống khứ chúng ra khỏi cửa. Mặc dù có nhiều tiện ích từ các hãng thứ ba, nhưng bạn vẫn cứ nên chọn điểm xuất phát là các công cụ trong Win95 và Win98.

1. Các wizard khắc phục hỏng hóc. Cả Win95 và Win98 đều có các wizard giúp giải quyết các tranh chấp phần cứng và nhiều vấn đề khác. Để xem danh sách các wizard này bạn chọn Start.Help, vào ô Index rồi gõ troubleshooting.

2. Device Manager. Đây là công cụ rất hữu hiệu để phát hiện những trục trặc phần cứng và thay đổi thông số cài đặt. Nhấn phím phải vào My Computer và chọn Properties để tìm Device Manager. Biểu tượng vòng tròn vàng xung quanh dấu chấm than (!) là thông báo có sự cố.

3. Tiện ích System Information. Bạn có thể tìm tiện ích tuyệt vời này của Win98 tại Start.Programs.Accessories.System Tools. Tiện ích có 3 phần: Hardware Resources cho bạn thông tin sơ bộ về IRQ, DMA cùng một số tài nguyên khác; Components liệt kê tất cả những thiết bị có sự cố và cung cấp thông tin về driver; Software Environment chỉ ra những chương trình đang chạy.

4. Tiện ích System Configuration. Nằm trong menu Tools của tiện ích System Information, chương trình này cho phép hiệu chỉnh, vô hiệu hóa, hoặc chạy một phần hay toàn bộ các file hệ thống, chẳng hạn như system.ini và autoexec.bat. Theo cách này bạn có thể biết chính xác nguyên nhân của vấn đề là do đâu.

5. System File Checker. Đây là một công cụ khác có trong tiện ích System Information của Win98. Nó có thể phát hiện các file bị hỏng hoặc không theo chuẩn, sau đó tự thay bằng các phiên bản gốc có trong đĩa CD-ROM Windows 98.

6. Registry Checker. Có lẽ đây là công cụ quan trọng nhất trong các chương trình của System Information. Nó quét Registry và sửa chữa một vài hỏng hóc nhất định. Thế nhưng chức năng quan trọng nhất của Registry Checker lại là sao lưu các file Registry (system.dat và user.dat) và nhiều file quan trọng khác.

Màn Hình Đổi Màu

    Khi màn hình chuyển qua một màu nào đó như: đỏ hay xanh thì điều nầy có nghĩa là 3 đường tín hiệu màu (đỏ, xanh dương, xanh lá) từ card điều khiển màn hình truyền qua màn hình đã bị tắt 1 hay 2 đường nên màu của đường còn lại sẽ mạnh lên và bạn sẽ không thể nhận được màu trắng trên màn hình.

    Nếu bạn hay tháo ráp phần cứng, nên kiểm tra lại cáp tín hiệu của màn hình. Bạn thử quan sát các chân tiếp xúc, dùng kềm nhọn nắn lại các chân cong, kéo các chân bị thụt vào ra lại (cần nhiểu 1 giọt keo dán sắt để cố định để nó không thụt vào lần nửa). Nắn dây cáp từng đoạn một vì có thể dây cáp bị đứt ngầm ở 1 đoạn nào đó (thường dây cáp hay bị đứt ngầm gần đầu cắm). Có thể tạm khắc phục việc đứt ngầm bằng cách dùng dây hay băng keo để cố định đoạn cáp hỏng trước khi mổ cáp để sửa hay thay cáp.

    Nếu máy cố định một chổ (ít khi tháo ráp), bạn nên kiểm tra lại đầu cắm cáp (mở ra quan sát các chân tiếp xúc rồi cắm lại). Kiểm tra lại card màn hình (rút ra cắm lại hay thay thử card khác). Kiểm tra màn hình (thường thì lỗi do linh kiện màn hình bị hư hỏng).

Máy Không Điều Khiển Được ổ CứngDo Thời Gian Khởi Động Quá Nhanh

    Có 1 số máy mỗi khi mở máy đều báo không có ổ cứng, phải khởi động lại bằng cách bấm Ctrl+Alt+Delete thì ổ cứng mới được nhận dạng. Lỗi nầy có thể do máy tính khởi động quá nhanh nên Bios đã truy xuất ổ cứng trước khi nó hoạt động.

273

    Bạn hãy thử khắc phục lỗi nầy như sau: Vào Bios xác lập các mục Quick Power on Selft-Test là Disable; Fast Boot Option là Disable; Above 1 Mb là Enable; Hard Disk Initialization time-out là 30 sec.

    Mục đích các xác lập là để kéo dài thời gian khởi động, kịp cho ổ cứng làm việc trước khi Bios dò tìm đến nó.

Thay Pin CMOS

    Đồng hồ thời gian trong PC của bạn bị chậm phải không? Đó là một cảnh báo rằng pin CMOS của nó sắp hết. Và khi pin hết hẳn, bạn sẽ bước vào thời kỳ sử dụng máy tính đầy khó khăn, dĩ nhiên là cho đến khi thay pin mới. Pin này cung cấp điện vừa cho đồng hồ bên trong PC, vừa cho chip nhớ CMOS lưu trữ tất cả các thông số cài đặt mang tính sống còn của PC, như các thông số đĩa cứng và dung lượng bộ nhớ chẳng hạn. Có nhiều loại pin CMOS, và tuổi thọ của chúng rất khác nhau. Pin lithium được lắp trong PC khoảng một hai năm trước, sẽ sống kéo dài năm hay sáu năm, nhưng loại pin trong các PC cũ tuổi thọ trung bình chỉ vài ba năm.

    Pin CMOS thường chết từ từ. Khi nó chết hẳn thường có hiển thị thông báo "CMOS Road Error" hoặc "CMOS Battery Failure" lúc bật nguồn cho PC. Điều này có nghĩa PC của bạn không biết cách khởi động như thế nào vì các thông số quan trọng của nó đã mất. Một số loại máy cũ thậm chí làm điều này cũng khó khăn, và hiển thị một thông báo lỗi kiểu mật mã. Dưới đây là cách thay pin CMOS.

    1. Cất giữ lại những thông tin cài đặt. Thông qua các màn hình hiển thị cài đặt của PC ghi lại tất cả các thông số cài đặt, hoặc sao lưu bằng một chương trình như Norton Utilities chẳng hạn.

    2. Tìm chỗ gắn pin CMOS. Nếu may mắn, tài liệu hướng dẫn sử dụng PC của bạn sẽ chỉ rõ pin CMOS này được đặt ở đâu, thuộc loại gì, và thay như thế nào. Nhưng phổ biến là tài liệu nói rất ít hoặc không nói gì cả. Hãy tắt điện máy tính, mở nắp máy, và xem xét bên trong. Kiểu pin CMOS chỉ rơi vào một số chủng loại cơ bản, như được trình bày trên, khác nhau ở vỏ pin, cách nối, điện áp và loại hóa chất.

    3. Mua đúng chủng loại pin. Hỏi cửa hàng máy tính của bạn có pin thay thế không. Bạn có thể tìm ở www.battery-big.com/battery-big để có các thông tin mới về các đặc trưng kỹ thuật của pin.

274

    4. Thay pin. Tháo pin cũ ra, lắp pin mới vào, bật điện cho PC, và đọc các thông báo lỗi. Trong chương trình cài đặt PC của bạn, hãy nhập vào ngày và giờ. Nếu cần, hãy nhập các thông số cài đặt khác hoặc phục hồi chúng từ đĩa mềm sao lưu đã được lập bằng chương trình tiện ích của bạn.

ổ Cứng Trên 4Gb Không Khởi Động Được

    Có vài ổ cứng trên 4Gb không khởi động được trên một số mainboard, bạn có thể Fdisk bình thường nhưng máy sẽ bị treo khi khởi động lại. Theo chúng tôi thì vấn đề do Bios và hệ điều hành làm việc không "khớp" với nhau.

    Có 1 cách để sử dụng tạm các ổ đĩa nầy trong khi chờ thay thế mainboard hay ổ cứng.

1/ Vào Bios, chọn mục tự động phát hiện ổ cứng.

2/ Vào mục khai báo ổ cứng, điều chỉnh lại số đầu đọc (H) từ 16 thành 15.

3/ Nhân số cylinder với 16 rồi chia cho 15, nếu kết quả có số lẻ thì bỏ số lẻ (làm tròn xuống).

4/ Ðiều chỉnh số cylinder thành số mới (lớn hơn số củ) nầy.

5/ Lưu thay đổi rồi thoát Bios.

6/ Fdisk và Format như bình thường.

Thí dụ: Nếu thông số do Bios tự động dò tìm là 9924x16x63 (CHS). Ta điều chỉnh thành 10585x15x63 (CHS).

Chú ý: Ghi nhớ giá trị nầy để khai báo khi đem ổ cứng qua máy khác hay khi bị mất thông tin CMOS.

275

Phối Hợp ổ Cứng Và ổ Cdrom

    Bạn không nên gắn 2 ổ cứng có tốc độ truy xuất dữ liệu chênh nhau nhiều (thí dụ: ổ 500Mb và ổ 3.2Gb) vào cùng 1 đường cáp dữ liệu vì như vậy sẽ không tận dụng được hết hiệu suất của ổ đĩa có tốc độ cao. Ðiều nầy cũng đúng như vậy khi gắn chung ổ cứng và ổ CDRom có tốc độ chênh nhau.

    Tốt nhất là tách riêng ổ cứng nhanh và ổ cứng chậm (hay CDRom) trên 2 đường EIDE khác nhau.

Chú ý: Trên thực tế, việc 2 ổ đĩa có tốc độ chênh lệch nhiều gắn chung với nhau còn có thể làm chúng chạy không ổn định và hay bị báo lỗi truy xuất khi chạy chương trình, thậm chí có khi làm cả hệ thống chạy không ổ định luôn (máy hay bị treo bất tử).

10 Thủ Thuật Đối Với Modem

1. Cập nhật driver mới nhất

    Trước hết và tốt nhất, bạn phải chắc rằng mình có các driver mới nhất cho modem của mình. Các driver này thường có ở trang Web của nhà sản xuất. Nếu không biết chính xác địa chỉ trang Web của nhà sản xuất, bạn đọc kỹ tài liệu kèm theo modem để tìm tên chip dùng cho modem. Bạn có thể vào trang Web của nhà sản xuất bằng cách gõ tên của loại chip vào ô địa chỉ trong trình duyệt.

2. Phục hồi các thiết lập ban đầu

    Nếu modem của bạn không hoạt động, hãy thử dùng lệnh AT&F1 hoặc ATZ. Lệnh AT&F1 thường phục hồi cấu hình khi xuất xưởng modem, còn ATZ thường đặt lại cấu hình mặc định (default).

3. Không có tín hiệu và âm thanh của modem

    Nếu bạn không thể nghe được tín hiệu, hãy cắm lại jack nối với đường dây điện thoại và kiểm tra xem đã chỉnh âm lượng đủ lớn để có thể nghe được âm thanh phát ra từ modem chưa. Nếu modem nhận được tín hiệu và gọi đi được nhưng không thể kết nối thì nguyên nhân phần nhiều là từ phía modem mà bạn đang kết nối tới.

    Để điều chỉnh âm lượng của modem, vào Control Panel/Modem, chọn Properties và điều chỉnh thanh trượt. Nếu vẫn không thể kết nối được, hãy thử quay một số khác để kiểm tra.

4. Dây nối ngắn

    Nếu có thể được, hãy dùng dây nối càng ngắn càng tốt, vì dùng dây dài, tín hiệu nhận được sẽ kém, cũng có nghĩa là kết nối sẽ chậm hơn.

5. Hãy để modem được riêng biệt

    Không nên cắm điện thoại vào chấu cắm Phone trên modem, điều đó có thể làm ảnh hưởng tới các kết nối Internet/Fax/BBS. Đối với một số modem, khi bạn cắm điện thoại vào, nó chỉ có thể kết nối được ở tốc độ 31.200? Nhưng khi bạn rút điện thoại ra nó lại đạt tốc độ 33.600?

6. Chỉnh thông số MTU cực đại

    Một số người nhận thấy rằng tác vụ truyền file trên Internet khá chậm, thường chỉ trong khoảng 900 -1800 ký tự (character), ngay cả với modem 56K. Nguyên nhân có thể liên quan đến một thông số của Win95/98 gọi là Maximum Transmission Unit (MTU). Hãy nhìn vào mục "Bytes received/sec" trong System Monitor và so sánh thông số đó với thông số mà trình duyệt Web của bạn thông báo. Hai số này chỉ nên khác nhau trong khoảng 10%-12%. Nếu thông số do System Monitor thông báo là 3300 thì thông số còn lại phải vào khoảng 3000. Nếu

276

như 2 thông số này sai lệch quá nhiều thì có thể là do thông số MTU của Windows 95/98. Microsoft vẫn chưa đưa ra chương trình nào để sửa thông số này, nhưng bạn có thể tải về từ địa chỉ: http://www.aimnet.com/Aạjnavas/modem/tcpipcfg.exe.

7. Bộ đệm lớn hơn

    Trong bất cứ tác vụ truyền dữ liệu nào cũng sẽ có một phần dữ liệu bị mất đi trên đường truyền và không có cách nào để lấy lại được. Nhưng bạn có thể tăng tỷ lệ nhận tín hiệu chính xác bằng cách bổ sung thêm một dòng lệnh vào file SYSTEM.INI. Có điều trước khi bắt đầu, bạn cũng nên biết cách Windows điều khiển luồng dữ liệu tới như thế nào. Modem của bạn gửi dữ liệu tới trình điều khiển COMM của Windows, trình điều khiển này lưu dữ liệu vào một vùng đệm cho tới khi chương trình truyền thông của bạn lấy lại. Nhưng thật không may là công việc này chỉ được làm khi chương trình rảnh rỗi, kết quả là nó không thể lấy được dữ liệu từ trình điều khiển COMM thường xuyên như yêu cầu.

    ở chế độ mặc định, Windows chỉ dành ra một phần bộ nhớ có khả năng lưu trữ 128 ký tự (character). Nhưng một khi modem đã được nối mạng thì dòng dữ liệu đi vào máy bạn một cách liên tục. Máy tính có thể tạm thời ngừng dòng dữ liệu đi vào này, nhưng làm như vậy sẽ mất thời gian nên dữ liệu vẫn tiếp tục đi vào mà không được lưu giữ ở bộ đệm của trình điều khiển COMM. Nếu kết nối của bạn chậm hoặc chương trình truyền thông nhanh thì bộ đệm chứa 128 ký tự có thể đủ, nhưng nếu ngược lại thì lượng bộ nhớ đệm đó sẽ là quá nhỏ.

    Bạn có thể khắc phục được vấn đề này theo cách sau:

+ Mở file SYSTEM.INI bằng một trình soạn thảo văn bản.

+ Tìm mục [386enh]

+ Thêm dòng có dạng như sau: COMxBuffer=num

    trong đó "x" là một số từ 1 tới 4 cho biết tên của cổng COM mà modem của bạn sử dụng, còn "num" là số trong khoảng 128 tới 10.000 để xác lập độ lớn của bộ đệm. Thường bạn nên đặt ở giá trị 10.000. Sau đó nếu trong thời gian tải file về mà tốc độ truyền bị giảm dần thì hãy đặt một số nhỏ hơn cho đến khi vừa ý.

    Bạn cần phải khởi động lại Windows để xác lập này có tác dụng.

8. Tiếp thêm sức mạnh cho các cổng COM

    Thông thường, Windows 95/98 đặt cấu hình cho các cổng COM ở tốc độ 9.600bps, nhưng nếu bạn sử dụng modem 14,4 Kbps thì nên tăng trị số này.

    Mở Control Panel/System, kích chuột vào tab Device Manager, mở rộng nhánh Ports, nhấn đúp chuột vào mỗi cổng COM, chọn thanh Port Setting và thay đổi thông số "Bits Per Second" lên ít nhất là 57.600 (hình 2), sau đó nhấn nút Advanced và đánh dấu chọn "Use FiFO buffers [requires 16550 compatible UART]".

9. Truyền dữ liệu nhanh hơn và tăng tốc kết nối

    Với Windows 95/98, mở Control Panel/Modem, chọn nút Properties; trong thanh General, chọn "Maximum Speed" là 115.200; trong thanh Connection, chọn Advanced và đánh dấu chọn "User Error Control", "Compress Data" và "Use Flow Control (Hardware)".

10. Giảm thiểu nhiễu đường dây điện thoại

    Nhiễu (tiếng ồn) đường dây điện thoại là một trong những yếu tố dễ phát hiện nhất. Nhiễu đường dây không phải là vấn đề với các modem thuộc loại ISDN, DSL hoặc modem cáp mà với loại đường dây điện thoại kiểu tuần tự (analog), như ở nước ta thì nó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết nối chậm.

    Để kiểm tra mức độ tiếng ồn, bạn nhấc ống nghe lên và lắng nghe âm thanh. Có thể bạn sẽ nghe thấy các âm thanh rè rè khác nhau và khác âm thanh tín hiệu, đó có thể là do chất lượng dây điện thoại kém, do hơi nước

277

hoặc một vài nhân tố khác. Cách tốt nhất để giảm bớt tiếng ồn đường dây là cố gắng sử dụng dây điện thoại càng ngắn càng tốt, nếu vẫn không được hãy gọi nhân viên sửa chữa điện thoại của Bưu điện đến để kiểm tra chất lượng đường dây.

Modem Của Bạn Bị Trục Trặc

    Thật khó chịu. Bạn đang cố thử check email và ... không có tín hiệu điện thoại, không truy cập được vào Web và không có thông báo lỗi. Ðừng hoảng loạn. Hãy tiến hành các bước sau để phát hiện ra lỗi:

1. Kiểm tra modem

    Kiểm tra xem modem có còn nối với máy tính không: vào Control Panel/Modem/Diagnostics, chọn modem trong danh sách các thiết bị sau đó kích vào More Info. Windows sẽ gửi lệnh đến modem yêu cầu đưa ra thông báo về việc cài đặt và tình trạng hiện thời của modem. Kiểm tra lại việc cài đặt modem, các dây cáp nối với modem và bản thân modem. Click "More Info" để biết chi tiết cổng điều khiển modem, ngắt và địa chỉ.

2. Nghe tín hiệu điện thoại

    Kiểm tra xem modem còn nối với đường điện thoại không: nhờ loa đặt trong modem. Ðặt chế độ loa của modem trong Control Panel/Modem sau đó bật modem và chọn Properties. Bạn sẽ tìm thấy nút điều khiển loa của modem dưới nút General. Hãy kết nối vào mạng và nghe thử. Bạn sẽ nghe được tiếng điện thoại, tiếng bấm số trong modem tiếp đó là tín hiệu trả lời từ ISP.

3. Kiểm tra kết nối

    Thậm chí ngay cả một chuyên gia máy tính cũng không bỏ qua những chi tiết hiển nhiên, dễ thấy. Liệu tất cả các cáp dữ liệu đã được cắm chưa? Chắc chắn rồi, nghe có vẻ hơi ngớ ngẩn nhưng những thứ đơn giản như vậy có thể làm bạn mất hàng tiếng đồng hồ không vào được mạng. Vì vậy, hãy kiểm tra tất cả các cáp dữ liệu, đường nối giữa modem và giắc điện thoại, giữa máy tính và modem, và giữa nguồn với modem. Phải đảm bảo tất cả đã được nối chắc chắn. Một vấn đề khác cần kiểm tra là modem có làm việc được không, một số modem ngoài có nút on, off riêng nên khi vào mạng phải bật sang "on".

4. Kiểm tra giắc cắm điện thoại

    Nếu không nhận được tín hiệu điện thoại, có thể là do giắc cắm điện thoại không cắm vào modem mà cắm vào điện thoại cố định. Nếu đã cắm đúng, có thể nguyên nhân do modem hoặc đường cáp nối từ modem đến điện thoại. Ðể giải quyết, chúng ta vào Control Panel/modem setting phía dưới Dialing Properties. Kiểm tra xem đã đặt tín hiệu âm thanh trong modem chưa và tích vào Disabling call waiting.

    Nếu modem có thể quay số trực tiếp và nghe được tín hiệu điện thoại mà không có tín hiệu trả lời, hãy kiểm tra số máy chủ đã đúng chưa, nếu đúng rồi tức nghĩa là ISP có vấn đề.

5. Kiểm tra driver của modem

    Bạn nghe được tín hiệu quay số, ISP có tín hiệu trả lời nhưng đột nhiên modem bị treo. Ðiều đó có nghĩa là hai modem (của bạn và của ISP) không tương thích về tốc độ và tiêu chuẩn kết nối. Nếu kết nối vẫn không thành công, có thể do driver của modem. Bạn cần cập nhật driver mới nhất nhờ lấy từ trên mạng hoặc nhờ trợ giúp kĩ thuật.

6. Kết nối với ISP

    Bạn hãy thiết lập kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet. Trong trường hợp máy tính của bạn và máy của ISP trao đổi giao thức và password quá lâu có nghĩa là có vấn đề không ổn. Sự thay đổi cài đặt là do ISP. Tuy nhiên, bạn có thể xem chỉ dẫn cài đặt của ISP và đảm bảo không có gì thay đổi trong cài đặt (Phần Settings giữa Windows Network và Dial Up Networking). Nếu còn gì khác sai sót, hãy ghi cẩn thận bất cứ lỗi nào được thông báo và yêu cầu trợ giúp kĩ thuật từ ISP.

278

7. Tăng tốc kết nối

    Xin chúc mừng, cuối cùng bạn đã khôi phục lại được sự kết nối mạng! Nếu bạn nối mạng với tốc độ chậm hơn mức bình thường, trước tiên hãy xem chắc chắn là tốc độ cao nhất đã được cài ở Window chưa. Vào Control Panel chọn Modems, bật modem lên rồi chọn Properties. Tốc độ có thể đặt lớn hơn tốc độ cao nhất ở modem của bạn. Ví dụ đặt tốc độ 57,6Kbps cho modem 28Kbps hoặc 33Kbps hay 115,2Kbps cho modem 56Kbps. Một số ISP đặt các số điện thoại riêng cho các loại modem đặc biệt, nhất là modem 56K (K56flex,x2 và v.90). Kiểm tra ISP và đổi số máy.

8. Ngắt kết nối bí hiểm

    Bạn đang tải xuống các thông tin quan trọng và đường điện thoại bị ngắt, có thể là do hỏng hóc đột ngột trong phần cài đặt của bạn, công ty bạn hoặc của ISP. Nếu điều này xảy ra thường xuyên hãy kiểm tra: Bạn đã tắt Call waiting chưa?, vào Control Panel/Modems/Dialing Properties. Ðồng thời loại bỏ bớt các điện thoại chung đường phone. Phải đảm bảo bạn không quay số đến các ISP có chế độ giới hạn thời gian cho mỗi cuộc gọi.

9. Liên hệ với ISP của bạn

    Phải thường xuyên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ. Ðiều này giúp cho bạn ít gặp trục trặc khi nối mạng. Kiểm tra trang chủ hàng ngày để đảm bảo sự cập nhật thông tin. Bạn cũng cần phải tìm những số máy mới để liên hệ, những dịch vụ bổ xung (như các trang chủ, những account e-mail thêm) hoặc nhà cung cấp đại diện giúp bạn truy cập vào các trang Web thông dụng.

Giải Quyết Sự Cố Đĩa Cứng

Như thường lệ, khi bật máy tính, thay vì logo Windows quen thuộc, thì hôm nay bạn chẳng nhìn thấy gì cả. Bạn nghĩ, "thế là đĩa cứng của mình đi đứt rồi!", và bắt đầu lo lắng, phải làm gì đây?

Cũng giống như viên phi công khi đối mặt với một sự cố nghiêm trọng: dùng cuốn cẩm nang cứu hộ và cố gắng chỉnh từng thứ một.

1. Ðừng quá lo lắng: Màn hình trống rỗng hoặc trục trặc trong quá trình khởi động không phải lúc nào cũng do hỏng đĩa cứng. Ðĩa cứng hiện nay thường "thọ" hơn các bộ phận khác của PC, cũng như việc chạy các tiện ích hệ thống không cần thiết hoặc thay và cài đặt lại phần cứng thường.

2. Khởi động lại: Tắt máy tính, chờ 10 giây, và bật máy lại. Ðộng tác này sẽ điều chỉnh lại máy tính - và thông thường thì vậy là đủ để giải quyết trục trặc này.

3. Kiểm tra bên ngoài: Nếu màn hình vẫn trống rỗng, kiểm tra lại tất cả các dây tiếp điện, cáp nối, và các đầu nối để bảo đảm là chúng không bị lỏng. Kiểm tra thiết bị chống đột biến điện, bảo đảm cầu chì của nó chưa bị đứt hoặc chưa bị hư hỏng. Ðồng thời phải kiểm tra lại các núm vặn tương phản và xem độ sáng màn hình có bị vặn xuống mức thấp nhất không.

4. Lắng nghe tiếng động: Khi PC khởi động bạn phải lắng nghe tiếng quạt chạy ở bộ nguồn cấp điện. Bạn cũng phải nghe thấy tiếng quay của đĩa cứng. Nếu tất cả đều im lặng, có thể nguồn cấp điện bị hỏng hay một chỗ nối điện bị lỏng. Hãy mở nắp hộp máy và kiểm tra để bảo đảm tất cả các dây cáp đều được gắn chắc. Nên nhớ là phải luôn đeo vòng chống tĩnh điện hay có các biện pháp khử tĩnh điện thân thể trước khi chạm vào bất kỳ một bộ phận nào bên trong PC.

Nếu nghe thấy một loạt tiếng bip trước khi hệ thống bị treo, bạn phải ghi nhớ số tiếng bip và các tiếng đó dài hay ngắn. Thông báo lỗi bằng âm thanh này được tạo ra từ BIOS hệ thống và cho bạn biết những thông tin về một trục trặc đã được phát hiện. Tìm nhà sản xuất máy tính để xác định thông báo lỗi đó có nghĩa cụ thể là gì.

5. Tìm các đầu mối: Khi khởi động PC chạy chương trình Power-On Self Test (Kiểm tra khi mở máy) để xác nhận sự hiện diện của các bộ phận phần cứng chủ yếu như chip nhớ, card video và ổ đĩa.

Quan sát kỹ các thông báo lỗi xuất hiện trên màn hình.

279

Bạn cũng có thể đọc thấy câu xác nhận hoặc thông báo lỗi khi hệ thống khởi động các thiết bị cao cấp hơn như ổ CD-ROM. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng cần thông báo lỗi. Nếu hệ thống bị treo trong khi đang thiết lập cấu hình cho một thiết bị ngoại vi thì có khả năng đó chính là thủ phạm.

Nếu hệ thống của bạn khởi động Windows thì ít nhất một phần đĩa của bạn vẫn hoạt động. Windows 95 và 98 vẫn dùng các tập tin DOS autoexec.bat và config.sys để nạp các driver đối với một số bộ phận phần cứng cũ. Nếu PC của bạn bị treo trong lúc nạp driver này, hãy nhấn sau khi thấy "Starting Windows 9x". Ðộng tác này cho phép bạn chạy các tập tin đó mỗi lần một dòng để thấy rõ trục trặc xảy ra khi đang nạp thiết bị nào.

- Nếu nhìn thấy thông báo lỗi "Boot disk failure" hoặc "Operating system not found" thay vì thông báo "Starting windows 9x", thì có nghĩa là PC không nạp được Windows từ đĩa cứng. Có thể đĩa cứng đã bị hỏng nặng.

6. Khởi động từ đĩa mềm. Quá trình này sẽ bỏ qua ổ đĩa cứng và dùng để xác nhận máy tính của bạn vẫn bình thường. Dùng đĩa khởi động Windows kèm theo máy của bạn (nếu không có đĩa khởi động này thì tốt nhất là tạo ra một đĩa như vậy). Cách làm như sau: Ðưa đĩa vào ổ đĩa mềm, nhấn Add/Remove Programs trong Control Panel, chọn Startup Disk và nhấn Create Disk.

Khởi động lại hệ thống bằng đĩa khởi động trong ổ đĩa mềm. Nếu hệ thống khởi động thành công và hiển thị dấu nhắc A:\> có nghĩa là PC của bạn đang hoạt động tốt. Thử truy cập đĩa cứng bằng cách gõ C: và nhấn . Nếu thấy xuất hiện dấu nhắc C:\>, thì chuyển đổi các thư mục và thử chép một tập tin nhỏ vào đĩa mềm.

Nếu thành công, bạn có thể ghi vào đĩa cứng, và đĩa cứng có thể vẫn còn một sức sống nào đó (đôi khi các đĩa cứng chết từ từ). Tận dùng thời cơ để sao lưu các tập tin quan trọng, sau đó chạy một tiện ích chẩn đoán đĩa cứng như ScanDisk hoặc Norton Disk Doctor.

7. Kiểm tra thông số CMOS. Nếu gặp thông báo lỗi "Dirve C: not found" (hoặc đại khái như vậy), có thể PC của bạn không nhận ra đĩa cứng vì bị mất các thông số thiết lập CMOS. Ðiều này xảy ra khi pin nuôi CMOS yếu hoặc hỏng. Ðể khắc phục, vào chương trình setup CMOS: Trong khi PC đang khởi động, nhấn phím hoặc hoặc hoặc bất kỳ phím nào do nhà sản xuất PC quy định (xem tài liệu kỹ thuật kèm theo máy). Nếu không có đĩa cứng nào được liệt kê, bạn phải nhập lại thông số cài đặt đĩa cứng này. Bạn có thể khai báo các thông số một cách thủ công (các thông số này thường được in trên vỏ ổ đĩa cứng), nhưng hầu hết các PC sẽ nhập lại chúng dùm bạn bằng tiện ích tự động lập cấu hình ổ cứng của chương trình cài đặt CMOS.

Nếu đã thực hiện tất cả các bước kể trên mà ổ đĩa cứng của bạn vẫn bị trục trặc thì đã đến lúc phải hỏi các chuyên gia.

Máy In, Mực In : Dùng Sao Cho Đúng Cách ?

Nên Bảo Quản Máy In Thế Nào Cho Đúng Cách ?

Để sử dụng tốt máy in nên lưu ý những điểm sau :

- Vị trí đặt máy : Đặt nơi bằng phẳng, dây cáp máy in và cáp điện phải gọn gàng. Nên đặt máy ở nơi thông thoáng và ngoài tầm với trẻ em.

- Hộp mực: Không được để hộp mực lâu ngoài không khí vì mực sẽ bị khô. Với bình mực máy in laser, không được để ngoài ánh sáng mà phải cho vào túi nhựa đen cột lại. Nếu không dùng máy trong thời gian dài, nên tháo hộp mực ra cho vào hộp kín bảo quản.

- Làm vệ sinh máy : Mỗi ba tháng một lần, nên làm sạch bụi mực tích tụ bên trong máy. Cách làm vệ sinh cụ thể cho từng kiểu máy thường được ghi rõ kèm theo hình minh họa trong quyển sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy.

-Không tắt máy đột ngột :Với máy in phun màu, không nên tắt máy ngay khi vừa in xong mà phải chờ cho máy đủ thời gian thực hiện thao tác che đầu in lại, tránh cho mực bị khô.

Tại Sao Máy In Bị Kẹt Giấy ?

280

* Giấy bị kẹt có thể do :

+ Giấy quá mỏng: Trường hợp này nên sử dụng đúng loại giấy được nhà sản xuất khuyến cáo (thông thường là giấy có định lượng từ 75g/m2 trở lên).

+ Giấy bị ẩm: Trong những ngày mưa nhiều, giấy rất dễ bị ẩm. Nên chú ý bảo quản giấy bằng cách để trong bao nhựa kín chống ẩm và chỉ nên nạp giấy vừa đủ dùng.

+ Trục kéo giấy bị mòn: sau một thời gian sử dụng trục kéo giấy của máy in bị mòn nên không còn lấy giấy đúng một tờ nữa. Trường hợp này nên liên hệ với trung tâm bảo hành để được sửa chữa, thay thế phụ tùng.

+ Bât trục đổi hướng giấy ra trong lúc máy đang in. Máy in thường có chốt bật để đổi hướng giấy in ra, nếu bật chốt này trong lúc máy đang in, giấy sẽ bị kẹt.

Khi Bị Kẹt Nên Xử Lý Ra Sao ?

Khi máy in bị kẹt giấy, bạn lần lượt làm như sau : 1/ Tắt điện nguồn máy in. 2/ Mở nắp máy, tháo hộp mực. 3/ Tùy theo phần giấy nhô ra, bạn dùng hai tay kéo nhẹ để rút ngược giấy đi vào hay rút tiếp tục theo chiều giấy đi ra. Thao tác nhẹ nhàng tránh làm rách giấy, không giật mạnh tay.

Giấy Bị Rách Kẹt Lại Một Mẫu Nhỏ Bên Trong Máy In, Phải Làm Sao ?

Trong trường hợp này, bạn lắp hộp mực trở lại, đóng nắp máy, mở điện nguồn. Máy in sẽ quay các trục lăn và đẩy mẫy giấy kẹt bên trong ra. Nếu vẫn không được, bạn tắt máy, bật trục đổi hướng rồi mở điện trở lại. Một số máy in có thêm công tắc hay chốt gạt đẩy giấy, bạn bấm công tắc này để trục lăn quay đẩy mẫu giấy kẹt ra.

Nếu đã làm như trên mà vẫn không lấy mẫu giấy rách ra được, tốt nhất bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành. Không nên cố dùng vật nhọn cạy gỡ hay tháo máy ra.

Mực In Chính Phẩm Mảng Lại Lợi Ích Gì ?

Mực in chính phẩm sẽ giúp kéo dài tuổi thọ máy in và có các tính năng như

- Không bị rò rỉ, chảy mực.- Mau khô nên không làm lem hay nhòe màu.- Không làm mòn các bộ phạn điện tử.- Được đặc chế để giữ cho mặt giấy luôn phẳng khi in.- Chữ in sắc nét, hình ảnh rõ ràng.- Tiết kiệm được chi phí về lâu dài.

Tìm Hiểu Về Máy Quét Hình

            Giải đáp 10 câu hỏi phổ biến nhất về công nghệ máy quét (scanner) và các kiểu máy thông dụng hiện nay.

            Bạn muốn có một thiết bị có thể thâu tóm cả chồng giấy tờ công văn thành một bộ có chỉ mục trên đĩa mềm 3,5 inch? Một thiết bị điện tử phi thường có thể làm được điều đó: máy quét hình (scanner). Và việc thu gọn các tài liệu giấy tờ này không phải là việc duy nhất nó có thể làm cho bạn.

            Bạn muốn nhanh chóng biến một bức thư in thành thư mẫu? Rất dễ. Bạn muốn đưa một bức ảnhđẹp vào trong bản tin hoặc trang Web của mình? không khó khăn gì. Bạn cần màu sắc? Tốn kém hơn nhưng không đến nỗi như những năm trước đây.

            Ngay khi còn rất đắt, máy quét đã tìm được vị trí trong xu thế chung và xuất hiện trong công tác văn phòng ở nhiều nước. Dù dùng Windows ở nhà hay văn phòng thì máy quét cũng tăng năng suất công việc của bạn lên rõ rệt.

281

            Bài này sẽ cung cấp cho bạn những điều cần thiết để có thể mua đúng kiểu máy đáp ứng yêu cầu của bạn

            Câu hỏi 1: Máy quét hình làm việc như thế nào?

            Máy quét hình tương tự như máy sao chụp (Photocopy). Một thiết bị tích điện kép (Charge-Coupled Device -CCD) sẽ thu lấy hình ảnh điện tử trên trang giấy bằng cách biến cường độ sáng phản xạ từ đó lên thành thông tin số. Bạn có thể lưu bằng phương pháp điện tử những thông tin này trên đĩa, dưới dạng một tập tin, rồi đưa nó ra máy in, hoặc dùng nó như ảnh bitmap để chèn vào một chương trình ấn loát văn phòng. Bạn cũng có thể gửi trực tiếp các tài liệu quét vào mọt chương trình fax, hoặc dùng phần mềm nhận dạng ký tự bằng quang học (optical-character-recognition - OCR) chuyển chúng thành văn bản ASCII để có thể đưa vào trình xử lý văn bản yêu thích của mình. Nói chung, cấu tạo của máy quét gồm ba bộ phận chính: Thấu kính nhạy quang, cơ cấu đẩy giấy cho phép bạn có thể tiến hành quét ở một vùng xác định trên trang, và mạch logic điện tử dùng để biến đổi ánh sáng phản xạ thành hình ảnh điện tử.

            Với các công nghệ thiết kế khác nhau, máy quét có thể ghi lại các hình đen-trắng, theo thang độ xám, hoặc màu của nguồn sáng phản xạ. Các máy quét đơn giản nhất thì ghi hình theo dạng thức đen - trắng, loại tinh vi hơn có thể ghi các mức màu xám khác nhau hoặc ghi màu. Máy quét đen trắng chỉ ghi sự khác biệt về cường độ sáng bằng hai trạng thái: có chấm hoặc không (đen hoặc trắng). Với cùng bức ảnh đó, các máy quét thang màu xám biến đổi cường độ ánh sáng phản xạ thành một loạt các điểm (pixel) có độ xám khác nhau. giống như card video của bạn, máy quét có thể cho số lượng mức xám từ 4 đến hơn 16 triệu mức.

            Máy quét màu cũ dùng cơ chế quét ba lần để ghi lại các sắc màu bằng cách rọi lần lượt lên tài liệu các nguồn sáng đó, lục, và xanh. Các kiểu mới dùng công nghệ quét một lần hiệu quả hơn. Thông tin màu thu được thông qua các bộ lọc đặc biệt trong CCD hoặc nhờ các lăng kính ba màu có thiết kế đặc biệt .

            Thành phần quan trọng thứ hai của máy quét là cơ cấu phân phối tài liệu vào bộ phận  cảm biến quang. Các phần tử cảm biến quang chạy trên mặt giấy là một quá trình cơ học có thể gây ra méo hình điện tử. Có một số kiểu phân phối giấy được dùng trong ba loại máy quét phổ biến. (xem câu hỏi 2 bên dưới).

            Bộ phận quan trọng thứ ba của máy quét là mạch logic dùng để chuyển đổi các thông tin quét được thành ảnh số. Tuỳ mục đích sử dụng, bạn có thể quét một hình với các độ phân giải khác nhau để truyền fax, để biến đổi văn bản bằng OCR, hoặc để dùng với chương trình chế bản. Các thuật toán cài bên trong máy quét sẽ gọt giũa kết cấu tổng thể của hình ảnh này bằng cách sửa các chi tiết và loại trừ méo dạng do quá trình quét cơ học gây ra.

            Câu hỏi 2: Có những loại máy quét nào?

         Máy quét dùng cho PC có ba cấu hình phổ biến: loại cầm tay (hand-held), loại nạp giấy (sheet-fed) và loại phẳng (flatbed). Mỗi loại đều có những ưu điểm và những hạn chế.

            Máy quét cầm tay là loại đơn giản và rẻ nhất. Thông thường chúng giống như thiết bị chuột máy tính và được gắn vào cổng song song hay nối tiếp. Bằng cách di chuyển máy quét trên mặt trang giấy, bạn sẽ thu được nội dung của nó dưới dạng một bức ảnh điện tử. Máy quét cầm tay phổ biến trong những năm trước đây do giá cả của loại nạp giấy và quét phẳng quá cao. Hiện nay giá cả các loại máy quét cao cấp đã giảm nên kiểu cầm tay không còn mấy hấp dẫn.

            Với máy quét cầm tay, bạn phải dùng tay để di chuyển bộ phận cảm quang trên mặt giấy nên ảnh nhận được dễ bị méo dạng. Máy cầm tay còn bị hạn chế do kích thước hình ảnh mà nó thu được chỉ là một phần nhỏ của trang giấy (thường lớn nhất là 4x6 inch). Mặc dù bạn có thể quét liên tiếp nhiều lần rồi ghép các mẩu trang lại với nhau, nhưng kết quả không đủ chính xác cho phần mềm OCR sử dụng. Kết quả ghép nối các hình bitmap còn kém hơn.

            Máy quét cầm tay loại cũ hầu hết có độ phân giải hạn chế dưới 200 dpi (số chấm trên mỗi inch) và đen-trắng 2 bit. Chất lượng này có thể thoả mãn đối với việc thu các hình một nét đơn giản hoặc truyền các bản fax bitmap, nhưng không đủ đối với OCR hay với các ảnh nghệ thuật. Một số loai máy quét cầm tay kiểu mới có thể tái tạo các hình với 15 hoặc 256 mức màu xám và độ phân giải

282

400 dpi. Máy quét ScanMan Color 2000 của Logitech thậm chí còn ghi được ảnh màu. Tuy nhiên, các kiểu đó vẫn bị hạn chế do phải kết nối ảnh và thao tác thủ công.

            Máy quét nạp giấy, còn gọi máy quét cá nhân, là bước kế tiếp. Với thiết bị này bạn đút một tờ giấy vào khe máy, ở đó các con lăn cơ học sẽ tiếp nhận và tự động chuyển nó đi ngang qua bộ phận cảm biến quang của máy quét. Một số Công ty cung cấp các loại máy chiếm rất ít chỗ trên bàn làm việc , gọi là "no footprint". Chẳng hạn như Paperport IX của hãng Visioneer kết hợp máy quét với bàn phím PC. Máy này có thể xử lý tài liệu rộng 8,5 inch dài 30 inch .Storm Primax EasyPhoto Reader còn có kiểu nhỏ đủ để gắn được vào khoang ổ đĩa của máy tính, nhưng không phù hợp với các ảnh chụp hay tài liệu lớn hơn 4x6 ich.

            Máy quét cá nhân có tốc độ nhanh hơn các kiểu cầm tay và nói chung cho kết quả tốt hơn. Đây là loại phù hợp đẻ chuyển đổi OCR với số lượng lớn các trang 8,5x11 ich, đặc biệt là khi có khay đầu vào chứa nhiều tờ giống như ở máy photopy. Với giá hơi cao hơn một chút, máy còn được kèm theo phần mềm xử lý tài liệu và biên tập ảnh. Hạn chế của loại máy quét cá nhân này là không tái tạo được các trang từ sách và tạp chí đóng thành quyển. Với loại tài liệu này, bạn cần phải có máy quét phẳng.

            Nói chung máy quét phẳng là kiểu linh hoạt và mạnh nhất mà bạn có thể mua. Tuy vậy, nó chiếm chỗ trên mặt bàn nhiều hơn và giá cả đắt hơn, mặc dù khoảng cách giữa giá cả và công nghệ đang được thu hẹp một cách nhanh chóng. Giống như máy photocopy bình thường, khi dùng máy quét này, bạn áp mặt các trang rời, tạp chí... xúông một mặt thuỷ tinh hữu cơ trong suốt. Khi đóng nắp máy, các cảm biến quang sẽ tự động quét ngang tài liệu. Vì máy quét phẳng được thiết kế cho các ứng dụng cao cấp, nên đa số có độ màu và độ phân giải tốt hơn.

            Máy quét phẳng nói chung có độ tin cậy về mặt cơ học cao hơn loại cầm tay hay loại nạp giấy, đơn giản vì chúng ít cần đến tác động của người dùng. Với loại máy này, không còn phải lo ngại là tay bạn có thể đưa lệch, hay giấy bị kẹt giữa các con lăn do nhăn hoặc bẩn. Ngoài ra , do tài liệu gốc đứng yên trong khi bộ phận cảm quang dịch chuyển lên xuống để quét, nên không bị ảnh hưởng của loại giấy đưa vào dù là loại mỏng hay láng.

            3. Phải làm gì khi lắp đặt các loại máy quét?

         Máy quét cầm tay và nạp giấy dễ lắp đặt nhất, vì thông thường bạn chỉ cần cầm thẳng vào cổng nối tiếp hoặc song song ở mặt sau máy tính của mình và sử dụng được ngay. Một số máy quét nạp giấy cho phép gắn máy in vào cùng cổng đó qua một đầu nối liên thông gắn trên máy quét. Nhờ đó , bạn vẫn tiếp tục  in mà không phải rút máy quét ra.

            Máy quét phẳng được thiết kế để có độ phân giải cao hơn và màu dày hơn, nên sẽ làm việc quá chậm nếu dùng cổng nối tiếp/song song. Vì vậy, hầu hết nối với card giao diện SCSI, hoặc card đặc biệt ứng với một máy quét cụ thể. Thông thường, bạn có thể nối tuần tự một số thiết bị SCSI (gọi là daisychaining - nối chuỗi cánh hoa) rồi sau đó nối với card SCSI qua đầu nối liên thông trên máy quét.

            Nếu bạn có card SCSI và các thiết bị SCSI, như ổ CD-ROM hoặc đĩa cứng , đã lắp đặt trên máy tính, thì bạn chỉ cần gắn máy quét vào chuỗi máy đó. phải bảo đảm là đã có đúng loại dây cáp và đầu cắm nếu định dùng card SCSI có sẵn. Các cửa hàng máy tính và điện tử thường có bán sẵn các bộ chuyển đổi SCSI và dây cáp nối giao diện SCSI các kiểu: SCSI lắp trong 50 chân, SCSI - 2 lắp ngoài 50 chân, Centronix SCSI và Wide SCSI -3. Nếu bạn đã cài đặt phần cứng và phần mềm cho các thiết bị SCSI khác thì bạn chỉ cần cắm máy quét vào và cài đặt phần mềm của riêng nó. Còn nếu máy quét là thiết bị  SCSI đầu tiên thì bạn phải làm việc nhiều hơn một chút; bạn sẽ phải cài đặt card SCSI bên trong máy tính và cho Win 3.x hoặc Win 95 nhận diện nó. Nói chung công việc này không có gì khó khăn.

            Nếu card là loại cũ, không phải chuẩn PCI, bạn sẽ phải bảo đảm hệ thống máy của bạn có sẵn interrupt và địa chỉ cổng thích hợp, giống như cài đặt một card âm thanh. Card PCI SCSI thường lập cấu hình một cách tự động.

            Trong Win 95, khả năng Cắm và Chạy (Plug-and-Play) của hệ điều hành sẽ tự động phát hiện sự có mặt của thiết bị SCSI mới và nhắc bạn đút đĩa chứa phần mềm của máy quét vào. Với Win3.x có thể bạn phải cài đặt bằng tay phần mềm của máy quét - gọi là driver (bộ điều khiển ) vào thư mục \WINDOWS\SYSTEM và nạp

283

nó vào trong tập tin CONFIG.SYS. Tuy nhiên, việc cài đặt của Win 95 có thể thay đổi một cách đáng kể trong năm sau .

            Câu hỏi 4: Phần mềm máy quét như thế nào?

         Phần mềm tốt thực sự là thành phần quan trọng nhất gắn với máy quét. Trước đây, phần mềm quét bắt người dùng phải đưa vào hàng loạt thông số kỹ thuật mới thu được kết quả thoả đáng. Các tham số cho độ phân giải (số lượng chấm trên mỗi inch), độ sáng, độ tương phản, các hiệu chỉnh gamma... được ẩn giấu trong hàng loạt trình đơn rối rắm. Ngày nay, một trình quét loạt tốt sẽ làm hầu hết mọi việc cho bạn. Giao diện có thể tự động phát hiện tài liệu mà bạn đưa vào là màu, theo thang độ xám, hay đen trắng. Bạn chỉ phải đưa vào những chỉ dẫn tối thiểu: đang quét ảnh cho chế bản, tạo ra một bản fax, hay thực hiện chuyển đổi OCR?

            Phần mềm này sẽ điều khiển máy quét và truyền hình ảnh thu được vào trình ứng dụng thích hợp trên màn hình Windows của bạn. Một số phần mềm quét hiện nay còn bao gồm cả bộ biên tập hình ảnh như Adobe Photoshop Limited Edition, Corel PhotoPaint, hoặc Micrografx, Picture Publisher. Một phần mềm quét tốt còn bao gồm cả các phiên bản có giới hạn của phần mềm OCR chuyên nghiệp, như Caere Omnipage hoặc Xerox Texbridge. Nếu bạn có ý định dùng máy quét để lưu các tài liệu giấy vào đĩa thì hãy tìm bộ quản lý tài liệu như những loại được trình bày trong câu hỏi 10. Một số bộ quản lý tài liệu có chứa cả phần mềm OCR.

            Nhiều máy quét hiện nay có một tính năng khá hữu ích gọi là hỗ trợ TWAIN. Đây là một chuẩn giao diện cho phép bạn quét trực tiếp từ (hoặc vào) các trình ứng dụng phổ biến của PC như PageMaker, Photoshop, PhotoPaint, Microsoft Imaging for Win95. Nếu bạn muốn có sự linh hoạt bổ sung này thì hãy xem máy quét định mua có kèm bộ điều khiển TWAIN không. Trước khi mua máy quét bạn cũng nên kiểm tra phần mềm đi kèm để biết giao diện có tính trực giác và có các tính năng mà bạn cần hay không. Hãy lưu ý về bảo hành, các hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, và khả năng nâng cấp bộ điều khiển.

            Câu hỏi 5: Máy quét lưu hình ảnh dưới dạng nào và chiếm bao nhiêu không gian đĩa?

         Một phần mềm quét loại tốt cho phép bạn xuất hình ảnh dưới mọi dạng đồ hoạ PC phổ biến: TIF, BMP, PCX, GIF và JPG. Trình quản lý tài liệu cũng cho phép bạn lưu các thư viện hình ảnh theo dạng đặc biệt riêng của nó. Tất cả các dạng này, trừ GIF, đều hỗ trợ các hình ảnh đến 16 triệu màu; các ảnh GIF hạn chế chỉ 256 màu.

            Khoảng không gian đĩa cứng cần để lưu một ảnh phụ thuộc vào độ phân giải, kích thước, và độ dày màu khi quét, và dạng mà bạn chọn. Một số dạng hình ảnh bao gồm TIF, GIF và JPG có khả năng nén (tuỳ chọn) nên có thể giả nhỏ kích thước của các tập tin bitmap. Bảng "Tập tin ảnh quét" sẽ cho biết kích thước của các tập tin tiêu biểu cho một ảnh màu 3x5 inch quét ở các độ phân giải và độ dày màu khác nhau, cũng như các trang nhiều mức xám được quét với diện tích 8,5x9,7 inch.

            Câu hỏi 6: Muốn quét ảnh chụp có màu, cần quan tâm đế các tính năng nào?

         Để quét được các bức ảnh màu, bạn phải chú ý xem xét chất lượng của các cảm biến CCD trong thiết bị quét, cũng như độ phân giải và độ dày màu mà kiểu máy quét đó có thể thoả mãn.

            Cách duy nhất để đo chất lượng CCD của máy quét một cách thực sự là thực hiện quét cùng một bức ảnh với các kiểu máy khác nhau rồi so sánh kết quả trên cùng một thiết bị ra (cùng máy in hoặc cùng tổ hợp màn hình card video).

            Độ phân giải mà máy quét hỗ trợ có thể cho một đánh giá bổ sung để xem nó có phù hợp với nhiệm vụ đã cho hay không. Độ phân giải phản ánh khả năng phát hiện và hiển thị chính xác các chi tiết nhỏ nhất của máy quét. Hầu hết các máy in laser đều tạo ra bản in có độ phân giải 300 dpi, và nếu bạn muốn tạo ra một bức ảnh có cùng độ phân giải đó thì cũng phải thực hiện quét với 300 dpi. Nếu bạn quét một ảnh chỉ để hiển thị trên màn hình hoặc trên trang Web thì 75 dpi là đủ. Các bức ảnh dùng cho việc xuất bản mang tính thương mại phải có độ phân giải 600 đến 1200 dpi.

            Hầu hết các máy quét có khả năng quét ảnh màu thì đồng thời cũng có khả năng ghi hình ảnh với  300 dpi theo chiều ngang. Một số được quảng cáo có khả năng quét dọc 600 dpi, nhưng độ phân giải dọc không

284

quan trọng lắm trừ khi bạn cần thay đổi tỉ lệ hoặc xử lý ảnh đó sau này. Khi cần định lại kích cỡ hoặc thay đổi hình ảnh thì độ phân giải dọc lớn sẽ tránh được méo dạng.

            Bạn phải cẩn thận khi xem xét độ phân giải danh định của máy quét tính theo dpi. Nên nhớ, đối với một số máy quét, người ta đưa ra hai khả năng dpi. Trị số dpi thứ hai lớn hơn và có được do phép nội suy toán học, không phản ánh khả năng vật lý thực khi máy quét phát hiện ánh sáng và tạo ảnh điện tử.

            Kết quả quét nội suy với giá trị dpi cao tỏ ra tốt hơn kết quả quét "thô" với giá trị dpi nhỏ. Tuy nhiên, quét thô ở độ phân giải cao bằng lăng kính tốt thường cho kết quả tốt hơn quét nội suy.

            Yếu tố thứ hai cần quan tâm khi quét ảnh màu là độ dày màu. Độ dày màu được đo bằng số lượng sắc màu có thể gán cho một pixel. Màu 1 bit chỉ gồm có 2 mũ 1 bằng 2 màu: đen và trắng. Màu 8 bit biểu thị 2 mũ 8 hay 256 màu. Để ảnh điện tử thể hiện được gam màu tự nhiên khi nhìn ảnh chụp cần có độ dày màu 24 bit hay 16 triệu màu.

            Có một số quảng cáo khoa trương rằng máy của họ có màu bên trong 30 bit và màu thể hiện ngoài 24 bit. Điều này có nghĩa là việc quét thô hình ảnh trước khi đến màn hình có thể chứa thêm một số mức màu để hiệu chỉnh sai sót. Các mức thêm đó không xuất hiện trên màn hình hoặc bản in, nhưng chúng cho gam màu rộng hơn, từ đó phần mềm chuyển đổi sẽ được chọn đúng sơ đồ màu. Máy quét 30 bit hỗ trợ cho sự truyền tông màu, bằng cách bảo tồn các chi tiết rất tối của ảnh trong các vùng mờ của bức ảnh.

            Khi định quét ảnh màu, chắc chắn bạn muốn dùng một chương trình biên tập ảnh mạnh như Adobe Photoshop hoặc Corel PhotoPaint để điều chỉnh sắc màu, độ bão hoà, độ sáng và độ tương phản. Máy quét cũng sẽ phải có một số hỗ trợ để làm phù hợp màu - hiệu chỉnh các tông màu mà máy in của bạn in ra.

            Một số máy quét cá nhân hỗ trợ màu nhưng nói chung chúng không tinh vi như máy quét phẳng. ở thời điểm viết bài này, Visioneer đã có kế hoạch đưa ra máy Paperport IX màu).

            7. Kiểu máy PC có ảnh hưởng gì đến máy quét định mua hay không?

         Hiệu suất hoạt động của các phương thức kết nối nối tiếp, song song, và SCSI phụ thuộc vào tốc độ CPU và dung lượng bộ nhớ máy tính. Những gì hoạt động tốt trên một máy Pentium 133 MHz với 32MB RAM có thể sẽ khá chậm trên máy 486 DX2/66 với 8MB RAM.

            Một cách chắc chắn nhất để kiểm tra xem giao tiếp máy quét có đáp ứng được yêu cầu của bạn hay không là chọn một tài liệu hoặc bức ảnh vào đo thời gian cần thiết để máy quét chạy và hiển thị ảnh đó trên màn hình.

            Câu hỏi 8: Nếu muốn dùng máy quét chủ yếu cho COR thì phải chú ý đến những chức năng nào.

         Để quét một tài liệu và chuyển nó thành văn bản có thể biên tập được, bạn không cần đến một máy quét màu, nhưng cần phải cân nhắc kỹ về độ phân giải.

            Độ phân giải càng cao, thì phần mềm OCR càng dễ dàng chuyển đổi chính xác kết quả quét thành văn bản. Một số người cho rằng 200 dpi (chất lượng fax đẹp) là đủ, nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy rằng phần mềm OCR ít mắc lỗi chuyển đổi hơn khi độ phân giải từ 300 dpi trở lên. Khả năng 256 mức xám có thể là cần thiết khi giấy bị nhàu hoặc chữ có màu không đều.

            Phần mềm OCR hoạt động bằng cách quét các cụm pixel trên trang và thực hiện các kết hợp thông qua bảng tra ký tự chữ -số và các từ trong tự điển. Một chương trình OCR hoàn chỉnh sẽ bao gồm cả tính năng tự động kiểm lỗi chính tả đối với văn bản được chuyển đổi hoặc tính năng tương tác cho phép bạn hiệu chỉnh các kết hợp do tra bảng. Phần mềm này cũng sẽ báo cho bạn khi nó không nhận dạng được một nhóm pixel nào đó, bạn có thể gán bằng tay một chữ hoặc một tổ hợp chữ vào đó.

            Một chương trình OCR tốt sẽ có khả năng chuyển đổi các ảnh bitmap thành văn bản với độ chính xác tối thiểu là 98%. Độ chính xác này tuy khá tốt nhưng chưa đủ. Nếu 97% của 1000 ký tự trên trang được chuyển đổi tốt thì vẫn còn phải sửa đến 50 lỗi!

285

            Phần mềm OCR tốt còn phải có khả năng phân biệt kích thước phông chữ, cũng như văn bản đậm và nghiêng, để giữ nguyên các đặc điểm đó khi đưa vào trình xử lý văn bản thông thường ( Microsoft Word, WordPerfect...).

            Câu hỏi 9: Máy quét cỡ nào là tốt nhất cho phần mềm OCR?

         Đa số các chương trình OCR đều có thể chuyển đổi từ các dạng ảnh bitmap chuẩn sang dạng ASCII một cách trực tiếp, nhưng kết quả chuyển đổi OCR với máy quét cầm tay thừơng không đáp ứng yêu cầu. Khi ghép các phần của một trang nào với nhau bằng máy quét cầm tay, rất có thể tạo ra khoảng cách khác nhau giữa các từ. Điều này có thể làm cho chương trình OCR nhầm lẫn.

            Nếu cần quét các trang từ một quyển sách, bạn phải dùng máy quét phẳng thay vì máy quét cá nhân, tất nhiên trừ trường hợp bạn đã dùng một máy photocoy phẳng. Nếu định quét một số lượng lớn trang rời, bạn nên dùng kiểu máy có khay vào chứa được nhiều tờ để nó lần lượt nạp vào máy (với máy quét cá nhân) hoặc một bộ nạp tài liệu tự động (với máy quét phẳng).

            Câu hỏi 10: Cần phải có những gì để lưu trữ, nhân bản, hoặc fax đi các tài liệu đã quét được?

         Bạn sẽ cần phải có trình quản lý tài liệu để cung cấp một hệ thống lưu trữ cho các ảnh quét  của bạn. Nói chung, phần mềm như vậy sẽ cho một cây thư mục có phân cấp mà bạn có thể kéo và thả các tập tin vào đó. Một trình quản lý tài liệu tốt còn cho phép bạn xác định các ảnh quét thông qua biểu tượng hình thu nhỏ và tóm tắt gắn với mỗi tập tin.

            Mới đây, Visioneer paperport giới thiệu một phần mềm quản lý tài liệu tiên tiến. Phần mềm này còn có khả năng tiếp nhận trực tiếp các ảnh từ nhiều loại máy quét; giao diện trực giác của nó cho phép kéo hình thu nhỏ và thả lên các biểu tượng sẽ fax đi tài liệu quét, thực hiện chuyển đổi OCR, gửi hình ảnh đến máy in hoặc đến một trình ứng dụng biên tập ảnh, cho phép bạn thêm vào các chú thích hoặc lưu trữ ảnh trong một thư mục.

Paperport đi kèm theo các máy quét cá nhân của Visioneer, và một phiên bản của chương trình này được bán kèm với hầu hết các máy quét của Hewlett-Packard. Vào thời điểm viết bài này, Visioneer vừa phát hành phiên bản có tên Paperport Deluxe có nhiều tính năng hơn, và bạn có thể dùng nó với mọi máy quét hỗ trợ TWAIN. Paperporrt Deluxe dùng phần mềm OCR để tự động dịch các tài liệu quét được, đồng thời gắn chỉ số cho chúng để dễ khi cần. Hệ thống lưu trữ của nó có thể hỗ trợ đến 10.000 thư mục (folder) lồng vào nhau, và bạn có thể tự động lưu các ảnh quét thành dạng nén. Paperport Duluxe có khả năng đặc biệt để quét thành các danh thiếp và còn có Visioneer FormTyper dùng để chuyển mẫu in sẵn thành các tài liệu OCR để bạn có thể điền vào các chỗ trống, ký tên vào bản mẫu đã điền, và gửi trở lại bằng fax.

            Các chương trình quản lý tài liệu kèm theo các máy quét thông dụng gồm có Document Papermaster, Page Wizard của Microtek, và ScanWizard cũng của Microtek.

Tăng Tốc Độ Truy Cập Web Bằng Modem 56 Kbps

    Nếu đang còn sử dụng những modem 33,6; 28,8; hoặc thậm chí cả với 14,4 kilobit mỗi giây, thì đây là thời cơ để bạn thâm nhập vào thế giới tốc độ cùng với modem 56 kbps. Thiết bị này về thực chất không truyền dữ liệu ở tốc độ đó, nhưng nếu hãng cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hỗ trợ thì chúng sẽ nhanh hơn so với những cái bạn đang có.

    Sự cạnh tranh khốc liệt đã đẩy giá modem xuống khá thấp. Loại modem rẻ nhất có giá chưa tới 100 USD, còn hầu hết trong khoảng từ 125 đến 200 USD. Các kiểu modem cao cấp đều có những tính năng bổ sung thêm như thư thoại và speakerphone (tất cả các modem hiện nay đều có thể phát và thu fax).

    Ban đầu, các modem 56 kbps đều dùng một trong hai chuẩn đặc trưng không tương thích nhau: x2 và K56 flex. Sắp tới đây, hầu hết các ISP (nhà cung cấp dịch vụ Internet) đều chỉ hỗ trợ một đặc trưng - và trên ít đường dây điện thoại hơn. Tình trạng này sẽ thúc đẩy nhanh chóng việc tuân theo tiêu chuẩn quốc tế duy nhất V.90 đã được thành lập hồi tháng hai năm nay và hy vọng sẽ được chấp nhận chính thức vào tháng chín sắp tới. Các modem hỗ trợ tiêu chuẩn mới đã bắt đầu xuất hiện lác đác. Hơn nữa, tất cả các nhà cung cấp modem đều hứa là người dùng sẽ có thể nâng cấp các modem 56 kbps loại cũ thành chuẩn thống nhất cuối cùng.

286

    Nhưng cũng như mọi thứ khác trong đời thường, ở đây cũng có những trò ma quái trong các chi tiết. Một số hãng hứa sẽ nâng cấp miễn phí, trong khi một số hãng khác lại nói là sẽ thu một lệ phí danh nghĩa. Bạn có thể nâng cấp cho một số modem bằng cách tải xuống và cài đặt một phần mềm của hãng từ Web; một số modem khác thì phải gửi lại cho hãng để nâng cấp.

    Các hãng cung cấp modem chính là 3COM, Boca Research, Cardinal, Diamond Multimedia, Hayes, logicode, Motorola, Practiacal Peripherals và Zoom Telephonics. Rất khó dự đoán tốc độ truyền dữ liệu thực của một modem 56 kbps. Hầu hết người dùng đều có thể hy vọng sẽ tải xuống với dải tốc độ từ 40 đến 50 kbps. Ngay trong điều kiện lý tưởng, tốc độ cũng không thể vượt quá 53,3 kbps vì hiện tại đang còn hạn chế tốc độ trên các đường dây điện thoại ở trị số này. Tốc độ gửi dữ liệu đi cũng bị hạn chế bởi công nghệ ở giá trị cực đại 33,6 kbps. Nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng lắm khi bạn truy cập Web, vì chủ yếu bạn chỉ tải dữ liệu về máy mình. Đồng thời, modem 56 kbps cũng cực kỳ khó tính đối với chất lượng của đường dây điện thoại. Đặc biệt, nếu bạn đang sống trong các vùng hẻo lánh xa các trung tâm điện thoại, thì đường dây có thể bị tạp âm mạnh. Một đường dây có vẻ tốt khi dùng điện thoại thông thường có thể không phù hợp để truyền tốc độ cao. Và trong các khu vực trung tâm thành phố, công ty điện thoại thường kết hợp nhiều cuộc gọi trên một kênh, nên có thể đẩy bạn xuống khu vực tốc độ chậm. Để biết rõ nơi nào gây tắc nghẽn kết nối với Web, bạn hãy thử dùng Net Medic của VitabSigns Software (tải xuống một phiên bản tự do từ www.vitalsigns.com).

    Khi đã được phép kết nối, việc lắp đặt modem 56 kbps không khác mấy so với việc lắp đặt các modem khác. Dưới đây là cách thực hiện chi tiết.

    1. Kiểm tra đường dây điện thoại. Nếu nghi ngờ về khả năng truyền dữ liệu tốc độ cao của đường dây điện thoại bạn đang dùng thì phải thử nó trước khi mua modem mới. Hãng 3Com có cung cấp một BBS (Bulletin board system) miễn phí có thể kiểm tra chất lượng đường dây điện thoại của bạn để dùng với mọi loại modem. Bạn có thể dùng phương tiện này để đo thử chất lượng đường dây cho một modem K56 flex, x2, hay V.90.

Bạn cần có một chương trình đầu cuối (không phải là Web browser) để thử đường dây. Trong Windows 95 hoặc NT 4.0, chọn Start. Programs.Accessories.HyperTerminal, nhấn kép chuột vào Hypertrm.exe, và làm theo các hướng dẫn để nối với số điện thoại 1-888-877-9248 (số điện thoại tại Mỹ).

Khi đã được ghép nối, gõ "line test" tại dấu nhắc "First Name", và ngồi đợi trong khi đường dây được kiểm tra. BBS sẽ báo lại cho bạn biết đường dây của bạn tốt đến mức độ nào (hoặc xấu). Để có được sự chỉ thị tin cậy nhất về chất lượng đường dây, bạn nên lặp lại phép thử ở các thời điểm khác nhau trong ngày.

Nếu BBS cho biết đường dây của bạn không thể xử lý được dữ liệu tốc độ cao, bạn hãy cố đo thử trên một đường dây khác nếu có. Nếu kết quả vẫn là âm tính, thì đành phải duy trì modem đang dùng.

Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về phép thử đường dây này từ site của 3Com ở địa chỉ www.3com.com/need4_56k/linetest.html.

Lưu ý: Phần kiểm tra đường dây trên đây chỉ thực hiện được ở Mỹ. Tại Việt Nam hiện nay chưa có dịch vụ này. Nếu không có điều kiện kiểm tra, bạn phải bỏ qua bước này.

    2. Tìm ISP. ISP hiện tại của bạn có thể hỗ trợ đối với x2, với K56 flex, hoặc với chuẩn quốc tế mới v.90 - hay cũng có thể hỗ trợ đồng thời hai hoặc cả ba chuẩn đó. Hãy xem trang Web của hãng cung cấp, gửi e-mail, hoặc gọi điện thoại cho nhóm hỗ trợ kỹ thuật của họ. Đồng thời cũng tìm hiểu xem ISP đó có cung cấp những số điện thoại dành để truy cập các dịch vụ 56 kbps hay không.

287

Nếu ISP của bạn không hỗ trợ cho 56 kbps thì tìm hiểu danh sách về các ISP khác mà bạn biết.

Sẽ rất tốt nếu tải xuống được phiên bản mới nhất của Microsoft Dial-Up Networking for Windows 95 (www.microsoft.com/windows 95/info/dialup.htm).

    3. Mua modem. Bước tiếp theo là quyết định mua modem 56 kbps loại lắp trong hay loại đặt ngoài. Nếu định nâng cấp từ một modem đang sử dụng, thì tốt nhất là thay thế nó bằng cái cùng loại (trong hay ngoài). Nếu chọn loại lắp ngoài thì phải bảo đảm cổng nối tiếp trên máy tính của bạn dùng loại chip UART tốc độ cao - ít nhất là 16550 (hầu hết các PC sản xuất trong vài năm gần đây đều dùng loại này). Để có nhiều thông tin hơn về cổng nối tiếp, bạn xem lại bài "Lắp đặt cổng nối tiếp và song song tốc độ cao" trong Thế Giới Vi Tính - PC World VN số 4/1998, tr. 120. Về các modem 56 kbps của các hãng tên tuổi đã được thử nghiệm, xem lại bài "Modem 56 Kbps và việc chống tắc nghẽn truyền thông" trên PC World VN số 10/1997, tr. 84.

    4. Hoán đổi các modem. Nếu modem mới định lắp đặt là loại lắp trong, bạn tháo đường dây điện thoại (và luôn cả máy điện thoại, nếu bạn có máy này nối qua modem) ra khỏi card modem cũ, mở nắp máy PC, tháo card modem cũ ra khỏi bo mạch chủ và thay card modem mới vào. Nối lại đường dây điện thoại (và cả điện thoại, nếu cần). Đừng vội đậy nắp máy.

288

Nếu modem là loại đặt ngoài, bạn tháo cáp nối tiếp và đường dây điện thoại (kể cả máy điện thoại nếu có lắp), tháo modem cũ, và nối lại mọi cái vào modem mới. Đừng quên nối dây cấp điện của modem, và bật mở công tắc điện nếu có.

    5. Thiết lập cấu hình cho modem. Khởi động lại PC. Nếu trước đây đã lắp đặt modem trong và dùng Windows 95, nó sẽ phát hiện thiết bị mới khi bắt đầu khởi động và sẽ đòi hỏi driver. Đút đĩa mềm hay CD-ROM chứa driver vào máy và làm theo các hướng dẫn trên màn hình. Bạn nên đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng modem.

Nếu trước đây đã lắp đặt modem ngoài hoặc đang chạy NT 4.0 (với một modem trong hay ngoài), bạn chọn Start.Settings.Control Panel và nhấn kép chuột vào biểu tượng Modems. Trong hộp thoại Modems Properties, bạn điểm sáng tên của modem cũ. Nhấn chuột vào Remove.

Sau đó nhấn chuột vào nút Add. Trên màn hình kế tiếp, đánh dấu vào ô Donõt detect my modem, và nhấn chuột vào Next. Nhấn chuột vào nút Have Disk trên màn hình tiếp theo, đút đĩa mềm hay CD-ROM vào đi kèm với modem mới vào máy, và làm theo những hướng dẫn trên màn hình. Cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy một màn hình báo cho biết mọi cái đã được cài đặt đúng.

    6. Cập nhật các thông tin của ISP. Nếu bạn vẫn dùng ISP như trước, bạn chọn Start.Programs.Accessories. Dial-up Networking, nhấn nút phải chuột lên biểu tượng của kết nối hiện hành của bạn, và chọn Properties. Kiểm tra xem modem mới của bạn phải hiển thị trong hộp "Connect using". Nếu ISP của bạn yêu cầu một số điện thoại khác cho truy cập 56 kbps, thì hãy điền vào.

Nếu sử dụng ISP mới, bạn chọn Start.Programs.Accessories.Dial-up Networking, nhấn kép chuột vào Make New Connection, và thực hiện theo những bước trên màn hình, đưa vào những thông tin theo yêu cầu. Chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn chuột lên Internet rồi lên nhãn Connection, và bảo đảm rằng ghép nối này được chọn làm mặc định cho việc quay số điện thoại.

289

Đồng thời bạn cũng phải cài đặt các thông số mạng đối với ISP mới của mình. Chọn Start.Settings.Control Panel, nhấn kép chuột vào Network, nhấn chuột lên nhãn Configuration, điểm sáng TCP/IP Dial-Up Networking trong danh sách cuộn ở trên đầu của hộp thoại, và nhấn vào Properties. Nhập tất cả những thông tin được yêu cầu vào (những thông tin này do ISP cung cấp khi bạn đăng ký dịch vụ).

Đến đây bạn có thể thử lần cuối kết nối mới của mình. Nắm chắc số điện thoại yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật của ISP trong trường hợp bạn gặp rắc rối.

Máy Tính, Camera - Nối Với Nhau Là Chạy!

    Cách đây không lâu, muốn biên tập hình video trên PC, bạn phải bỏ ra hơn 1000 USD cho card thu video (video capture card), đó là chưa kể bạn còn cần đến ổ đĩa cứng SCSI cao cấp và máy tính loại nhanh nhất. Nhưng hiện nay, với 150 USD đến 400 USD, bạn đã có trong tay phần cứng thu video có khả năng hoạt động được với hầu như mọi loại PC Pentium. Tuyệt diệu hơn nữa, hầu hết hệ thống thu video mới nhất đều có thể cắm thẳng vào cổng song song trong PC của bạn. Sau đó chỉ việc cắm cáp đầu ra video của máy camcorder (máy quay video) vào thiết bị thu này, nối thêm một số dây cáp khác, cài đặt phần mềm biên tập video (bán kèm theo thiết bị) là bạn đã có thể tạo ra một chương trình video riêng của mình.

    Các thiết bị thu video được chế tạo theo nhiều loại thị hiếu khác nhau. Về việc đánh giá loại nào là thích hợp tùy thuộc vào việc bạn muốn dùng hình ảnh vừa thu được làm gì.

    Loại sản phẩm cấp thấp, như Play Snappy giá 100 USD (www.play.com), được thiết kế chủ yếu để thu các hình tĩnh từ video, thích hợp trong việc chuyển hình ảnh bằng phương tiện e-mail qua Net, hoặc để đưa video vào các chương trình giới thiệu trình diễn. Play Snappy dùng công nghệ tinh vi để làm sắc nét và nâng cao chất lượng hình ảnh. Các sản phẩm cao cấp hơn, như Video Sphinx Pro 299 USD của Future/Tel (www. futuretel.com), thu hình video chất lượng cao dùng cho các trang Web hoặc trong các trình diễn được soạn thảo công phu.

    Tuy nhiên, hầu hết mọi người dùng thiết bị thu video là để biên tập lại hình ảnh video, gắn thêm tiêu đề hay để chuyển cảnh hoặc ghi sản phẩm đã hoàn thiện lên băng video. Những sản phẩm có giá hợp lý như Pinnacle Studio 400 (xem sản phẩm ở bước 2) 229 USD, nhưng lại có các tính năng mà cho đến gần đây mới chỉ xuất hiện trong các trình biên tập video của những máy PC đắt tiền (mà vẫn chưa đạt đến trình độ chất lượng chuyên nghiệp). Một sản phẩm khá phổ biến khác là Buz giá 199 USD của Iomega (www.iomega. com/buz) cho dù nó không cắm được vào cổng song song và yêu cầu phải có card SCSI đặc biệt có gắn chip xử lý video.

    Về phương diện máy tính, ít nhất bạn cũng phải có loại Pentium-133 và bộ nhớ 16MB (32MB là tốt nhất). Bạn còn phải có nhiều không gian đĩa cứng vì hình video được thu vào mặc dù đã nén nhưng vẫn chiếm khoảng 2MB cho mỗi phút.

    Nên nhớ, bạn sẽ phải nối nhiều cáp để thu và biên tập hình video trên PC, nhưng kết quả sẽ rất xứng đáng với công sức bỏ ra. Sau đây là cách thực hiện để xây dựng một hệ thống biên tập video. Muốn đạt kết quả tốt nhất, bạn nên đọc kỹ các bản hướng dẫn sử dụng thiết bị, đồng thời dành nhiều thời gian để thực tập và hoàn thiện kỹ thuật biên tập của mình.

    1. Cài đặt cổng song song. Các thiết bị thu video cắm vào cổng máy in yêu cầu cổng song song phải có tốc độ cực đại. Khởi động lại PC, cho chạy tiện ích cài đặt của BIOS (chi tiết có thể khác nhau tùy hãng chế tạo) và tìm thông số cài đặt đối với cổng máy in; thông số này thường được liệt kê trong trình đơn cài đặt của BIOS,

290

dưới tiêu đề "Integrated Peripherals". Hãy bảo đảm nó được cài đặt ứng với Extended Capabilities Port, tức là ECP. Lưu thông số cài đặt này và khởi động lại PC. Khi Windows đã chạy, chọn Start.Tools.Disk Defragmenter, và tiến hành defrag (sắp xếp) ổ đĩa mà bạn sẽ lưu video lên đó. Tiếp theo, bạn cài đặt phần mềm thu video. Hầu hết các hộp thu video đều yêu cầu cài đặt phần mềm này trước khi ghép nối phần cứng. Đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng và làm theo các bước được nêu trong đó.

    2. Nhận dạng các kết nối. Bạn phải tiến hành nối bốn thiết bị: PC, camcorder, thiết bị thu video và VCR. Các máy camcorder đều có một đầu nối tiêu chuẩn là ngõ ra video - jack cắm RCA đơn, thường màu vàng, và hoạt động với cáp video tiêu chuẩn. Trong hầu hết các trường hợp, camcorder còn có hai jack cắm RCA nữa (một đỏ, một trắng) dùng làm đầu ra âm thanh. Loại Hi-8 còn kèm theo đầu nối S-video-out và dây cáp (hình phóng đại).

Máy camcorder cũng đòi hỏi phải có một bộ phận điều khiển từ xa. Đó có thể là đầu nối hồng ngoại, một jack nhỏ LANC, hoặc là đầu nối năm chân trong camcorder hiệu Panasonic.

Cáp đầu ra video thường đi kèm với camcorder; cáp âm thanh đi với card âm thanh của PC; và cáp điều khiển từ xa thì nằm trong phần cứng thu video.

    3. Ráp nối phần cứng. Đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng của hộp thu video, hoặc chạy trình hướng dẫn trong đĩa CD-ROM cài đặt phần mềm (nếu có). Bạn cũng phải có diện tích phòng đủ rộng để lắp đặt mọi thứ. Dưới đây là cách thực hiện:

Tắt máy tính, nối thiết bị thu video vào cổng máy in (cổng song song) trên PC, và nối bộ adapter điện AC với hộp. Cắm một đầu của bó cáp chính đi kèm với hộp vào cổng tuần tự của PC, còn đầu kia cắm vào jack điều khiền từ xa của camcorder. Nếu điều khiển camcorder bằng hồng ngoại thì đặt camera và VCR cạnh nhau, sao cho bộ phận thu phát hồng ngoại trên cáp hướng thẳng vào cả hai máy.

291

Tiếp theo, nối dây cáp video (loại hỗn hợp tiêu chuẩn, hoặc loại S-video có sẵn theo camcorder) giữa jack đầu ra video của camcorder và jack đầu vào video của máy VCR.

Nối cáp âm thanh từ jack đầu ra âm thanh của camcorder với đầu vào line của card âm thanh ở phía sau máy tính. Cuối cùng gắn cáp âm thanh nối từ đầu ra của card âm thanh với đầu vào âm thanh của VCR.

    4. Cài đặt phần mềm. Kiểm tra lại để bảo đảm mọi thứ đã được ghép nối đúng (như trong sơ đồ). Hầu hết các phần mềm thu video đều sử dụng một wizard cài đặt để hướng dẫn bạn thực hiện các bước cần thiết.

    5. Xử lý video. Các thủ tục dùng để thu, biên tập hình và ghi tác phẩm cuối cùng vào băng từ thay đổi ít nhiều tùy hãng sản xuất, nhưng thường là dễ thực hiện.

Ví dụ, phần mềm của Pinnacle Studio sẽ tự động tạo ra một loạt các hình phác họa nhỏ (hình dưới) khi bạn nạp video từ máy camcorder vào. Việc biên tập có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách kéo và thả các hình nhỏ đó để sắp xếp chúng theo thứ tự mà bạn muốn. Khi thực hiện xong, phần mềm này sẽ đưa tác phẩm video đã hoàn thiện vào băng từ trong VCR.

292

Cách Sử Dụng Hộp Đĩa Cứng Tháo Ráp

    Trên thị trường có bán Hộp đĩa cứng tháo ráp rất tiện dụng, cách sử dụng như sau:

     Hộp gồm có 2 phần ráp nối với nhau qua 1 đầu nối tương tự như các cổng COM hay LPT.

Phần chết: Giống như gá đỡ cho phần sống (tháo ráp được), được bắt chết bằng ốc vào hộc dành cho ổ đĩa 1.2Mb. Dây nguồn và cáp ổ cứng được gắn vào phần nầy.

Phần sống: Giống cái hộp dùng để chứa ổ cứng kiểu IDE.

     Khi sử dụng, bạn chỉ việc bỏ ổ cứng vào hộp, nối dây, gắn vào phần chết là xong. Khi không dùng hay khi cần thay thế đĩa cứng, bạn chỉ cần rút phần sống ra, thay đĩa mới rồi gắn vào lại.

Chú ý: Mọi thao tác tháo lắp đều phải được tiến hành sau khi ngắt điện nguồn vào máy.

     Hiện nay các chỗ chép đĩa đều trang bị hộp nối nầy để phục vụ cho việc chép trực tiếp lên đĩa cứng do khách đem lại (nhanh, gọn hơn chép ra đĩa mềm). Nếu bạn thường hay tháo lắp đĩa cứng thì nên trang bị.

Cất Tất Cả Vào ổ Băng Sao Lưu

    Có một lời khuyên chí tình: Hãy sao lưu lại các dữ liệu!

    Bạn đã nghe thấy bao giờ chưa?

    Có, nhưng thường bỏ qua.

    Bỏ qua lời khuyên đó là một hiểm họa cho chính bạn.

    ổ đĩa cứng hiện nay có độ tin cậy rất cao, nhưng vẫn có thể bị hỏng. Mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể vô tình xóa đi những tập tin mang tính sống còn - một sự cố sẽ trở nên phổ biến nếu có ai đó dùng chung PC với bạn.

    ổ băng (tape drive) vẫn là phương tiện xuất sắc để sao lưu dữ liệu và các trình ứng dụng. Chúng không có tốc độ nhanh như loại ổ cartridge có thể tháo lắp (removable-cartridge drive), nhưng có thể đáp ứng với dung lượng khổng lồ của các ổ cứng hiện nay, cho phép bạn tiến hành sao lưu mọi thứ chỉ trong một lần. Hơn nữa, cartridge băng rẻ hơn nhiều so với cartridge tháo lắp và các loại ổ băng mới nhất và các loại ổ băng mới nhất có kèm theo phần mềm phát hiện tình trạng khẩn cấp cho phép bạn phục hồi dữ liệu từ băng sao lưu mà không phải cài đặt lại Windows 95 trước đó - một phiền phức không phải nhỏ trong quá khứ.

    Khi chọn ổ băng, điều đầu tiên bạn phải cân nhắc là dung lượng cartridge. Cần chú ý rằng dung lượng được tính đối với dữ liệu nén. Phần mềm đi kèm với ổ băng sẽ tiến hành nén các dữ liệu khi sao lưu với tỉ số nén trung bình là 2:1 (loại tập tin đã nén như các tập tin .zip hoặc DriveSpace sẽ không cần nén nữa). Thế nên ổ băng được xem là có dung lượng 8GB thực tế chỉ chứa 4 GB. Bạn có thể chọn dùng phương pháp không nén dữ liệu, nhưng điều này sẽ làm chậm quá trình sao lưu.

293

    Khi chọn ổ băng, bạn phải tính đến việc phát triển về sau. Ví dụ, bạn hiện có một ổ cứng 2GB, nhưng nếu có dự tính nâng cấp thì nên mua loại ổ băng có khả năng chứa lớn hơn. (Bạn có thể dùng nhiều băng để sao lưu một ổ cứng lớn nhưng công việc sẽ rất phiền toái).

    Cũng như các bộ phận phần cứng PC khác, giá ổ băng đang ngày càng hạ. Bạn có thể tìm thấy loại 2GB đến 3GB có giá khoảng 120-160$, trong khi loại 4GB đến 6GB giá chỉ xấp xỉ 200$. Còn ổ băng 8GB (trở thành tiêu chuẩn đối với PC có ổ cứng lớn) giá cũng chỉ khoảng 250$. Các nhãn hiệu chính của ổ băng sao lưu gồm có Hewlett - Packard (www.hp. com) với loại ổ lắp ngoài Colorado 8GB như hình chụp ở bước 1 bên dưới; Iomega (www.iomega.com); Seagate (www.seagate.com), loại ổ lắp trong TapeStor 8GB như hình chụp ở bước 2.

    Cartridge băng Travan của hãng Imation (www.imation.com/dsp/travan/index.html) hiện là tiêu chuẩn để sao lưu PC. Giá cartridge bắt đầu từ 17$ đối với loại dung lượng nhỏ và cao nhất khoảng 28$ đối với loại 8GB. Bạn không thể hạ giá hơn nữa vì chỉ phải trả chưa đầy một penny cho mỗi megabyte. Ôổ băng dùng cho PC có hai loại: ổ lắp ngoài dùng cổng song song và ổ lắp trong EIDE. (Ôổ băng SCSI có tốc độ và khả năng lưu trữ tốt hơn nhưng giá đắt hơn nhiều và được thiết kế chủ yếu dùng cho máy server mạng).

    ổ băng lắp ngoài dễ lắp đặt và có thể chuyển dễ dàng từ máy này sang máy khác, nhưng tốc độ chậm - chỉ bằng phân nửa hay một phần tư tốc độ của ổ lắp trong. Tốc độ thay đổi tùy loại sản phẩm, nhưng bạn có thể đạt từ 20 MB đến 40 MB mỗi phút đối với ổ băng cổng song song, và từ 40 MB đến 60 MB mỗi phút đối với ổ EIDE.

    Việc lắp đặt ổ băng tương đối đơn giản. Dưới đây là các bước lắp đặt cho cả hai loại lắp trong và lắp ngoài.

1) Mắc nối ổ băng cổng song song

    Vào trình cài đặt hệ thống PC của bạn (các thao tác chi tiết thay đổi tùy theo hãng sản xuất). Kiểm tra lại, bảo đảm cổng song song trong PC được cài đặt ở chế độ Enhanced Parallel Port. Có một số cài đặt, như trường hợp ở đây, có khả năng thực hiện chế độ liên hợp ECP/EPP.

    Tắt máy PC. Nếu nó đang gắn với máy in, bạn tháo cáp máy in ra khỏi cổng song song. Cắm một đầu dây cáp ổ băng (kèm theo ổ băng) vào cổng song song của PC và cắm đầu kia vào ổ nối thích hợp ở mặt sau ổ băng.

    Nếu có máy in, bạn nối cáp máy in tiếp vào cổng máy in trên ổ băng.

    Nối dây cáp cấp điện vào mặt sau ổ băng và cắm đầu kia vào ổ cắm điện xoay chiều.

    Chuyển sang bước 3.

294

2) Mắc nối ổ băng EIDE

    Có một số ổ băng lắp trong yêu cầu bạn phải cài đặt phần mềm của chúng trước khi lắp đặt ổ băng. Hãy đọc kỹ bản hướng dẫn đi kèm ổ băng trước khi bắt đầu công việc.

    Tắt máy tính và tháo nắp máy.

    Tính toán cách mắc nối cáp dữ liệu như thế nào cho tốt. Không nên sử dụng đầu nối phụ có sẵn trên cáp dữ liệu đang nối với ổ cứng của PC (kênh EIDE chính) vì nó có thể sẽ làm chậm tốc độ hoạt động của PC. Thay vào đó, bạn nên sử dụng kênh EIDE thứ hai (đầu nối giữa trong hình A).

    Nếu có ổ CD-ROM hoặc một thiết bị nào khác đã được gắn vào cổng EIDE thứ hai trên bo mẹ này, hãy cài các jumper của ổ băng vào vị trí "slave" (hình B). Nếu cổng này còn rỗi, bạn cài các jumper vào vị trí "master".

    Lắp ổ băng vào PC (hình C). Nếu không có khoang trống dùng cho ổ 3,5 inch ở mặt trước, bạn tìm một thiết bị thích ứng để dùng với khoang trống 5,25 inch, thường có đi kèm với hầu hết các ổ băng.

    Nếu có một thiết bị khác đã gắn vào đầu nối EIDE thứ hai này rồi, bạn phải gắn ổ băng mới vào đầu nối phụ trên cáp dữ liệu. Nếu chưa có, bạn nối trực tiếp dây cáp đi kèm với ổ băng mới vào đầu nối EIDE thứ hai. Dù gắn cách nào, bạn cũng phải bảo đảm đầu dây cáp có đánh dấu màu nằm thẳng hàng với chân 1 của ổ băng (thường kế tiếp đầu nối cấp điện).

    Tìm đầu nối cấp điện còn rỗi và cắm vào ổ băng.

3) Cài đặt phần mềm

    Bật máy và cài đặt phần mềm đi kèm với ổ băng. Trình tự cài đặt thay đổi tùy theo hãng sản xuất và kiểu loại ổ băng. Hãy cẩn thận làm theo đúng những hướng dẫn trên màn hình.

    Nếu bạn vừa lắp ổ băng EIDE kiểu lắp trong, Windows 95 sẽ tự động phát hiện ra nó khi khởi động và cài đặt phần mềm theo đúng yêu cầu. (Có thể bạn sẽ phải sử dụng CD-ROM gốc chứa Windows 95).

    Đối với ổ băng dùng cổng song song, phần mềm này sẽ tự động cài đặt mọi driver cần thiết. Có thể bạn cần phải khởi động lại PC sau khi đã hoàn tất quá trình cài đặt.

295

    Nếu phần mềm cài đặt không thể tìm ra ổ băng, bạn chọn Start.Setting.Control Panel, nhấp đúp chuột lên biểu tượng System rồi nhấp chuột lên nhãn Device Manager. Nếu có dấu chấm than xuất hiện tiếp sau ổ băng mới, hãy tới Start.Help, dùng trình tiện ích tìm hư hỏng phần cứng và làm theo các hướng dẫn. Nếu sau đó mà ổ băng vẫn không chạy thì đã đến lúc bạn phải nhờ tới các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật quen biết. Nếu đang dùng Windows NT, thì phải cài đặt driver cho ổ băng một cách thủ công. Đĩa CD-ROM cài đặt của Windows NT có chứa các driver cho hầu hết các ổ băng, nhưng cũng có thể bạn cần dùng đến một driver riêng biệt khác. Kiểm tra lại xem có driver nào của Windows NT thích hợp với ổ băng không. Nếu không thì cũng đừng lo - bạn có thể tải xuống driver từ Web site của hãng cung cấp sản phẩm.

    Khi đã có driver, bạn chọn Start.Setting rồi Control Panel, nhấp đúp chuột lên biểu tượng Tape Devices và tuân theo các hướng dẫn trên màn hình.

4) Bắt đầu tiến hành sao lưu

    Dùng phần mềm sao lưu để tạo đĩa hồi phục trong tình trạng khẩn cấp và tiến hành sao lưu toàn bộ. Hãy tuân thủ chặt chẽ một lịch trình định trước- bản sao lưu chỉ có tác dụng nếu nó được cập nhật thường xuyên. Để hoàn toàn yên tâm, bạn hãy giữ bản sao ở một địa điểm cách biệt khác.

296

297