87

Báo Quốc Gia số 120

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo Quốc Gia số 120

Citation preview

Page 1: Báo Quốc Gia số 120
Page 2: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 2

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL

Mục Lục QG 120

Lá thư chủ nhiệm Trần Đình Thắng 3

Thời sự VN : Bất chấp sự can ngăn củadư luận…

Tin tức 4

Thời sự Canada Từ Uyên 5

Biên bản buổi Đại Hội Bất Thường… Trần Đình Thắng 7

Sinh hoạt cộng đồng NVQG – Tin vắn CĐ Cộng Đồng 9

Sinh hoạt cộng đồng bạn - hội Hồng Đức Hồng Đức 11

Món quà bauxit cho Trung Quốc Financial Times 12

10 lý do đình chỉ khai thác bauxite... Nhiều tác giả 14

Báo TQ khen Nguyễn Tấn Dũng.... Trích Người Việt 22

Công nhân TQ vào VN, lách để viết? Nam Nguyên- RFA 25

Những điều không tử tế trong dự án khaithác bauxite…

Mai Thanh Truyết 27

Hiểm nguy và thoát hiểm Bùi Tín 31

Cuộc đột phá có ý nghiã lịch sử 33

Đọc sử để nhìn nhận hôm nay Lê Công Định 37

Bauxite giết bá đạo Nguyễn Đan Quế 39

Muốn tìm hiểu về ngày 19-06? Giao Chỉ 41

Hậu quả của ngày 30-04… Đặng Tấn Hậu 53

Phan Nhật Nam, văn chương và nhữnghệ luỵ thời thế

Nguyễn Mạnh Trinh 60

Trăn trở của một người Việt lưu vong Lê Quốc 63

Người lính không có số quân Trần Như Xuyên 67

Đâu là sư thật Đặng Xuân Khánh 71

Chữ Hiếu trong muà lễ Vu Lan Nguyễn Bá Hoa 73

Hò hẹn Mộng Thu 78

Trang Thơ Nhiều tác giả 81

Tin khoa học VOA 85

Vui buồn với Quốc Gia Trần Mộng Lâm 86

Quảng Cáo 88

BAN GIÁM SÁT

Đoàn Đình Thuỷ …………………………………………………Chủ tịchÐào Trọng Cần………………………………………………Phó Chủ tịchNguyễn Bá Hoa …………………………………………….Tổng Thơ KýNguyễn Kim Chi ……………………………………………..……Ủy viên

BAN CHẤP HÀNHTrần Ðình Thắng ………………………………………...........Chủ tịchVũ Văn Thái ……………………………………….Phó Chủ tịch Nội VụÐặng Thị Danh ……………………………………………Tổng Thơ KýLưu đình Hiếu…………………………………………………..…Thủ Quỹ

CỐ VẤN ÐOÀN- Nguyễn Văn Phú- Lâm Xuân Quang- Thân Trọng An- Nguyễn Kim Chi, cố vấn Tài Chánh

Ðiều hành Văn Phòng: bà Lâm Hồng Hà

Cố vấn pháp luật:- LS Nguyễn An Lạc

CÁC UỶ VIÊN- Uỷ viên Y Tế Xã hội ……...: Ðào Thị Hồng Trang- Uỷ viên đặc nhiệm………….: Phan Văn Ninh- Ủy viên Thể thao ………..…: Dương Tâm Chí

TẠP CHÍ QUỐC GIAChủ nhiệm kiêm Chủ bút: Trần Ðình Thắng

Tổng thơ ký : Nguyễn Văn Khiêm

BAN BIÊN TẬPTừ Uyên, Lê Quốc, Nguyễn Bá Hoa, Lâm Văn Bé, Thân Trọng An, Trần Mộng Lâm

VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA :

Cấn T. Bích Ngọc, Dư Mỹ, Dương Tử, Dương Ðình Xuân, Ðặng Chương, Ðông Phước, Hồ Mạnh Trinh, Lâm Chương, Lâm Lễ Trinh, Lâm Xuân Quang, Lê Bạch Lựu, Lê Hữu Mục, Lê Mai Lĩnh, LêQuang Xuân, Lê Quỳnh Mai, Lê Thái Lâm, Lê Văn Châu, Lọ Lem, Lưu Nguyễn Ðạt, Lưu Thư Trung, Mộng Thu, Ngô Minh Hằng, Nguyễn Bá Dĩnh, Nguyễn Ðăng Tuấn, Nguyễn Hải Bình, Nguyễn Khánh Hoà, Nguyễn Tấn Khang, Nguyễn Thanh Bình, Phạm Ngũ Yên, Phan Nhật Nam, Phan Tấn Khôi, Phan Xuân Sinh, Quan Dương, Tiểu Thu, Thái Việt, Thuỷ Trang, Tôn Thất Tuệ, Tốt Ðen,Trà Lũ, Trần Cao Thăng, Trần Thị Lý, Trần Văn Dũng, Trần Trung Ðạo, Trần Hoài Thư, Trương Chi

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THANH do Hoàng Việt phụ tráchTrên băng tần 1280 AM

mỗi tối thứ hai từ 11 g 00 đến 12 g 00

Ảnh bià: Vinh danh người lính VNCHThư từ, bài vở, chi phiếu xin gửi về điạ chỉ :

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL6767 Côte des Neiges suite 495, Montréal, Québec,

CANADA,H3S2T6Tél : (514) 340-9630 Fax : (514) 340-1926Web site : http://www.congdongvietnam.ca

E-mail : [email protected]ăn phòng mở cửa 6 ngày trong tuần

(nghỉ chủ nhật)

Page 3: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 3

Lá thư chủ nhiệm

Đã gần bốn năm trong chức vụ Chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal vàChủ nhiệm Báo Quốc Gia, nay đã đến lúc tạm ngừng để tìm hiểu, học hỏi và nhất là có thì giờ sửa soạn cho một ngày mai tốt đẹp hơn, tại sao?

1- khó khăn trong việc đào tạo và khuyến khích gia nhập Cộng Đồng cuả các thế hệ nối tiếp

2- nghị quyết 36 của Cộng Sản, trong đó bọn ‘’ ăn cơm Quốc Gia thờ ma CỘNG SẢN’’ ngay trong tập thể của chúng ta, bọn này có mặt trong tất cả các hoạt động kể các cơ cấu điều hành

3 –hiện nay có hai lực lượng tay sai CS đang phá hoại tập thể hải ngoại đó là đám ‘’quốc doanh hải ngoại’’ và đám cấu kết và làm ăn với kinh tài CS, nhưng chúng nói đủ điều ra vẻ ta đây chống cộng, nhưng ai cũngbiết chúng là tay sai CS. Hai lũ người này là hai lũ người tệ hại nhất vì chúng đã bán linh hồn cho CS vì‘’lợi’’. Bọn Quốc doanh Hải ngoại và bọn Cấu kết với Kinh tài CS chính là bọn nằm vùng cho CS hiện nay, vìchúng hoặc hoạt động theo chỉ thị của CS hoặc làm lợi cho CS. Hai lũ người khốn nạn này làm mọi cách để BẢO VỆ chế độ CS hầu THỦ LỢI. Bọn QUỐC DOANH HẢI NGOẠI và bọn CẤU KẾT với KINH TÀI CS hiện đầy dẫy khắp nơi. HẢI NGOẠI là điạ bàn mà CSVN đang thi hành nghị quyết 36, và đã bỏ ra nhiều tiền cho hoạt động này, khiến rất nhiều kẻ nguyên là tị nạn đã bán mình, nhất là trong giới truyền thông và các tu sĩ phágiới chỉ biết ‘’tiền’’ và ‘’lợi’’.

Nhiều hội đoàn để chúng lợi dụng danh nghiã, hoặc là đang cấu kết với chúng để lũng đoạn hàng ngũ Quốc Gia và để BAO CHE cũng như làm cái mộc cho chúng để đồng bào nghĩ rằng chúng chống cộng kỳ thật chúng đang PHỤC VỤ CHO VC.

4-Hải ngoại khó khăn. Quốc nội thì điều khiển bởi một chính quyền ngu dốt chỉ nghĩ đến quyền lợi, lo sợ suy thoái và bị lật đổ bởi toàn dân nên không từ chối bất cứ hành động nào: đàn áp Tôn Giáo, triệt hạ các phong trào dân chủ và để chứng tỏ điạ vị độc tôn cai quản đất nước, đảng CSVN không ngần ngại mời quan thầy TC vào khai thác BAUXIT Tây Nguyên dù cho sự phản đối của mọi từng lớp nhân dân. Chúng cũng không ngần ngại cắt nhượng lãnh thổ và lãnh hải cho kẻ thù phương Bắc.

Sau đây xin cám ơn tất cả thành viên Ban Chấp Hành trong thời gian qua, đặc biệt Dược sĩ kiêm Kế toán viênLưu Đình Hiếu, mặc dù rất bận rộn nghề nghiệp và gia đình, Luật sư Trần Đức Anh Thư trong chức vụ Phó Chủ tịch Ngoai Vụ đã tổ chức thành công chợ Tết 2009 và Ngày Hướng Nghiệp, các thành viên trong Ban Giám Sát.Cám ơn các Hội Đoàn đã giúp đỡ Cộng Đồng trong các hoạt động Truyền thông, Văn Hoá, Xã Hội..Tôi cũng gửilời tri ân cùng tất cả quí vị Cố vấn nhất là Luật sư Nguyễn An Lạc đã mất rất nhiều thì giờ và tâm trí để giúp các công việc khó khăn của Cộng Đồng như trong việc kiện cáo giữa các thành viên điều hành Công Đồng cũ, của một công ty ngoại quốc với Ban Chấp ành cũ, trong sự trung gian về một bài báo lăng nhục tôn giáo và QuânLực Việt Nam Cộng Hoà. Xin cám ơn BS Từ Uyên và đặc biệt BS Trần Mộng Lâm đã lo trông coi các tiết mục cho báo Quốc Gia trong bốn năm qua, ông Nguyễn Văn Khiêm đã làm thiện nguyện Tổng Thư Ký Báo Quốc Gia, những vị thiện nguyện và nhân viên văn phòng.

Cầu chúc cho Cộng Đồng có một tân Ban Chấp Hành đáp ứng được các công việc của tập thể chúng ta, Đối Nội cũng như Đối Ngoại.

TRẦN ĐÌNH THẮNG

Page 4: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 4

Thời sự VN:Bất chấp sự can ngăn của dư luận, Thủ tướng CSVN vẫn khẳng định: “Đưa khai thác bô-xít thànhngành công nghiệp lớn”- NV-Sunday, May 10, 2009

Nhà của nhân công Trung Quốc tại khu khai thác bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. Hình:CLBNBTD

HẢI PHÒNG 10-05 (NV)- Bất chấp những lời can ngăn của hàng trăm nhà khoa học, nhàvăn hóa, các cựu tướng lãnhquân đội cộng sản, trong vàngoài nước về chủ trương khaithác bauxite Tây Nguyên, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng vẫn khẳng định “Đưa khai thácbô-xít thành ngành côngnghiệp lớn” trong một cuộc gặp gỡ cử tri tại quận Lê Chân,thành phố Hải Phòng, hôm 9tháng 5, 2009.Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam, trích nguyên văn lời ông Nguyễn Tấn Dũng, nói: 'Việc khai thác sẽ được chỉ đạo nghiêm túc và có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường; giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng; đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bô-xít trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên'.Ông Nguyễn Tấn Dũng cònnhấn mạnh: “Tài nguyên đất nước ta hạn hẹp trong khi trữ

lượng bô-xít lớn thứ 3 thế giới, riêng ở Tây Nguyên trên 5 tỷ tấn.”Như vậy, xem như dự án khai thác bauxite Tây Nguyên, màcụ thể hai dự án là Tân Rai(tỉnh Lâm Đồng) và Nhân Cơ(tỉnh Đắc Nông) sẽ được nhàcầm quyền Việt Nam tiếp tục tiến hành.Mới đây, hôm 7 tháng Năm,khi đến thăm tướng Võ NguyênGiáp (người có 2 bức thư phản đối khai thác Bauxite Tây Nguyên) tại nhà riêng, ôngNguyễn Tấn Dũng đưa ra lời hứa hẹn “'Chính phủ xin tiếp thu ý kiến của Đại tướng”, nay trở thành “lời hứa gió bay”.“Quyết tâm” khai thác bauxiteTây Nguyên bằng mọi giá của nhà cầm quyền Việt Nam xem như một sự lệ thuộc vào TrungQuốc và được truyền thông quốc tế đặc biệt quan tâm. Mới đây, trong một bài viết trên tờ Financial Times của Anh, nhàbáo David Pilling đã thẳng thắn chỉ ra rằng, dự án bauxiteTây Nguyên chính là “món quàcủa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dâng lên cho TrungQuốc”.Bài báo cũng dùng từ “Quốc gia phụ thuộc” (client states) để ám chỉ mối quan hệ giữa nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay với Bắc Kinh.Vẫn theo lời tờ báo này, thâmthụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc là một lý do giải thích vì sao nhà cầm quyền Việt Nam cứ quyết tâm thúc đẩy vụ bauxite.Tác giả bài báo cũng nói Việt Nam đã hoàn toàn bất lực khi Trung Quốc đuổi tập đoàn dầu khí ExxonMobil ra khỏi dự án khai thác dầu khí với

PetroVietnam ở biển Đông hồi năm ngoái.Tuy nhiên, dư luận trong vàngoài nước phản đối khai thác bauxite Tây Nguyên khôngphải không có hiệu quả khi nó khiến giới cầm quyền phải chùn tay.Một tiền lệ mà từ trước tới nay chưa hề có, là chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng đã phải tổ chức một cuộc hội thảo về bauxite Tây Nguyên hôm 9tháng Tư, tại Hà Nội để lắng nghe ý kiến phản biện của các nhà khoa học, nhà văn hóa vàcác trí thức.Trong một thông báo mới đây, được Vietnamnet trích dẫn, lãnh đạo Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam (TKV)(nhà thầu chính khai thác bauxite Tây Nguyên) chohaysẽ tiếp tục mở nhiều cuộc hội thảo khoa học để tiếp thu những ý kiến hay,nhằm “bảo đảm tổ hợp bô-xít nhôm LâmĐồng hoạt động “thân thiện với môi trường”. Để tiếp tụctrấn an dư luận, hôm 8 tháng 5, 2009, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phải cử Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng TàiNguyên – Môi Trường, vào TâyNguyên thị sát dự án khai thác bauxite Nhân Cơ.Tại đây, theo lời tờ Tuổi Trẻ tường thuật, là dự án Nhân Cơchuẩn bị chưa tốt. Tờ báo dẫn lời ông Bùi Cách Tuyến, phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường cho hay “trong báo cáo của chủ đầu tưthông tin về hồ bùn đỏ quá sơsài và chưa đánh giá hết được yếu tố phát thải của các hạng mục thuộc dự án nhà máyalumin.”(Th.)

Page 5: Báo Quốc Gia số 120

QuÓc Gia 5

Thời sự tháng sáu 2009

háng sáu đã đến với chúng ta và chắc chắn mùa hè mang lại thêm vài hơi ấm lạc quan mong đợi.Từ thời gian cuối năm 2008 tới sáu tháng đầu năm 2009, nhân dân Canada và Québec luôn luôn lo âu vìchịu ảnh hưởng cuả tình hình kinh tế thế giới đang tiếp tục suy thoái.

Số người thất nghiệp trong nước ngày một cao hơn và đã lên tới tỷ lệ10,4% vì hàng ngàn công nhân ngành xehơi đã một phần bị mất việc, phần còn lại cũng còn lo không bảo vệ chỗ làm mặc dầu đã chấp nhận giảm luơngđáng kể. Tại Hoa kỳ hãng xe hơi General Motor đã chính thức phá sản và chánh phủ Hoa kỳ đã phải nắmquyền điều hành và góp 60% vốn có nghiã là bỏ thêm 30 tỷ thêm vào số 20 tỷ cho vay trước đây, Canada cũnggóp 12% cổ phần và số còn lại do nghiệp đoàn công nhân xe hơi chung vốn. Hãng Chrysler chưa lo ngại phásản vì đã bán công ty Fiat của Ý chung vốn trước đây nhưng vẩn đang yêu cầu chính phủ Liên Bang cho vay cảnhiều tỷ mỹ kim để có thể sắp xếp lại cơ sở sản xuất. Các hãng này nay chú trọng tới việc sản xuất các loại xesử dụng ít nhiên liệu hoặc chuyển qua điện năng, các xe sản xuất từ nay sẽ nhỏ hơn trước. Tâm lý người Mỹmuốn nhà lớn, xe mạnh, nhưng nợ nhiều ngày nay không còn là “giấc mơ’’’ american dream như xưa nữa.Các hãng sản xuất liên hệ tới kỹ nghệ hàng không cũng sa thải hoặc cho nhân viên vể hưu non. Tại Canada cáchãng Bombardier, CAE nơi cả vài ngàn nhân viên đủ cấp đang mang phồn thịnh cho quận St Laurent cũng đanglo ngại vì theo đà suy thoái kinh tế toàn cầu các khế ước đặt hàng đã sút giảm và số chuyên viên dù nhiều tàinăng cũng không đủ để đảm bảo được các hãng lớn này lưu dụng.Các cơ quan truyền thông lớn như Globe and Mail tại Toronto và The Gazette tại Montreal cũng giảm một sốnhân viên văn phòng, trong khi đó tờ Journal de Montreal đã thải hồi toàn thể nhân viên trong khi chờ đợi cuộcthảo luận về lương bổng.Riêng tờ La Presse vẫn đứng vững nhưng số quảng cáo cũng không còn nhiều như trước.Các cơ sở du lịch đang lo ngại vì số khách giảm nhiều cả về phẩm và lượng.Hàng trăm cuộc du lịch đang đại hạ giá vì giờ chót thiếu nhân số đầy đủ. Vé máy bay cũng như các chuyến baycũng không còn nhiều khách chiếu cố, phần vì ngân sách gia đình eo hẹp hơn trước, phần vì từ nay qua Hoa kỳcác du khách phải có sổ thông hành và các trung tâm cấp thông hành làm việc ngày đêm cũng chưa cung cấpmau chóng cho người ghi danh nạp đơn.Các hàng ăn sang trọng cũng bớt khách, trái lại các tiệm ăn trung lưu hay bình dân nay lại đông khách hơntrước và nhờ đó tạo thêm một số việc cho nhân viên nhưng lương nhân viên này cũng thấp dù mức lương tốithiểu hiện nay tại Quebec đã được tăn lên 9 gia kim một giờ.Nhằm mục đích tạo công việc, các chính phủ từ Liên bang, Tỉnh bang và các Thành phố dành nhiều tài khoảncho việc xây cất và sửa chữa đường xá và cầu cống. Các công trường này tuy mang lại việc làm cho một số lớnnhân viên nhưng gây nhiều trở ngại cho việc giao thông và số tai nạn lưu thông mỗi ngày một nhiều.Cách chi tiêu của người dân cũng thay đổi ít nhiều. Chỉ số mua sắm sút giảm chừng 2% tương đương với mứcđộ suy thoái cuả Tổng Sản Lượng toàn quốc.Chánh phủ Liên bang, một mặt tiếp tục giảm mọi chi tiêu, giảm lãi xuất của ngân hàng chính nhằm gián tiếpkhuyên dân giảm mức tiết kiệm vì tiền lời quá thấp, nhờ đó khuyến khích tăng mãi lực, tiền tệ lưu thông mongkinh tế phục hồi, nhưng cũng ít ai thừa tiền mua bán lớn và thuế gián thu dựa vào các khoản thuế trên lưngngười tiêu thụ không đạt được như dự tính. Mới đây Tổng Trưởng Tài chánh Liên bang cho biết tài khoá 2009theo ngân sách sẽ thất thu 34 tỷ nhưng với tình trạng hiện tại, mức thiếu hụt có thể tăng tới 50 tỷ nếu hai hãngxe hơi General Motor và Chrysler không thành công trong dự án tái tạo.Nhìn về Tỉnh Bang Québec tình trạng kinh tế cũng không khá hơn. Mức độ ngân sách thiếu hụt không trầmtrọng như Ontario nhưng tai họa gây ra vì nhóm quản trỉ quỹ đầu tư và tiết kiệm của Québec đã sai lầm trongmột vụ đầu tư lớn gây nên thất thoát 40 tỷ khiến toàn dân Québec hoang mang và đả kích chính phủ đã khôngkiểm soát cơ quan tuy tự trị nhưng chịu trách nhiệm lớn tới nền kinh tế Québec và cũng khiến những người caotuổi lo ngại vì tiền hưu bổng của người già cũng nằm trong thành quả cuả quỹ này. Những người đã lãnh hưubổng trước đây không bị ảnh hưởng. Nhưng có thể trong thời gian tới đối với những vị đang sưả soạn nghỉ hưu,các điều kiện tuổi được nhận hưu bổng và các loại hưu bổng sẽ phải xét lại.

T

Page 6: Báo Quốc Gia số 120

QuÓc Gia 6

Các công nhân trong kỹ nghệ đốn cây và sản xuất giấy cũng đang bi quan vì gỗ và giấy xuất cảng qua Hoa kỳnay chịu thuế cao hơn và hơn nữa Liên bang chú ý tới trợ giúp ngành xe hơi tại Ontario nhiều hơn kỹ nghệ lâmsản tại Québec.Trên phương diện chính trị tình trạng cũng chưa sáng sủa. Tại Liên bang, từ khi đảng Liberal có lãnh tụ mới

Mike Ignatieff, đảng Conservative e ngại, một mặt vừa mở cuộc họp quan trọng tại Montreal qui tụ nổi một cửtọa đông tới 1500, nhưng các giới quan sát chính trị chưa nhận thấy đảng đang nắm quyền tạo được niềm tincủa dân Québec và ngay sau đó các cuộc thăm dò ý kiến cho biết trong toàn quốc hai đảng Conservative vàLiberal ngang sức nhưng tại Québec đảng Conservative vẫn còn thua xa Bloc Québecois và chưa ngang sức vớiLiberal và cũng chưa tìm được những khuôn mặt uy tín để đưa ra tranh cử trong một cuộc tuyển cử trongtương lai.Đảng Conservative đã cảm thấy nguy ngập và đảng này đang tung ra chiến dịch đả phá Ignatieff. ĐảngConservative cho rằng Ignatieff tuy quốc tịch Canada nhưng xa nước đã lâu nên không thấu hiểu lòng dân, hơnnữa chương trình của Ignatieff cũng không khác gì chương trình của cựu lãnh tụ Stephane Dion.Tuy nhiên Ignatieff cũng chưa tỏ ra ý muốn hợp lực với các đảng đối lập khác để đánh đổ chánh phủ thiểu sốhiện tại.Trở qua Québec tình hình cũng không sáng tỏ. Dân chúng chưa hết lo ngại về món thất thu 40 tỷ cuả quỹ đầutư và phát triển, nay các phụ nữ mắc ung thư vú và đang được chữa trị cũng lại gập nỗi lo âu mới. Việc tiết lộnhiều sai lầm của việc phân biệt các sinh thiết tại các phòng thí nghiệm bịnh lý cơ thể học đã khiến các bịnhnhân không được chữa trị đúng mức đang là một đề tài gây phản ứng bất lợi cho khả năng của y sĩ chuyênkhoa ngành này và cũng khiến lòng tin vào nền y tế phổ thông miễn phí của Québec sút giảm nhiều.Hơn thế nữa tinh trạng thiếu y sĩ toàn khoa cũng khiến người dân không tìm được y sĩ gia đình để có thể đượcchỉ dẫn và điều trị thường xuyên các bịnh thông thường nên chỉ còn con đường tìm đến phòng cấp cứu của cácbịnh viện khiến không những các phòng này tràn ngập và nhân viên làm việc quá sức đôi khi gây nên việc chẩnđoán sai lầm hay cho thuốc quá liều.Tuy nhiên chánh phủ Jean Charest vẫn đứng vững vì còn đa số và ông còn mang giấc mơ mở thêm một chươngtrình khai thác thủy điện mới nhằm tăng trưởng kinh tế Québec và tạo nên một số công việc mới.Việc xây dựng cầu và sửa chữa hệ thống giao thông đang tiến hành tại nhiều nơi. Các công tác này quả cómang lại công việc mới nhưng cũng gây trở ngại chp việc lưu thông và cũng khiến các tai nạn tăng gia mặc dầumôt số trạm kiểm soát tốc độ qua hệ thống Radar đã được đặt tại vài nơi quan yếu,Đô trưởng và Hội đồng thành phố Montréal cũng không thiếu chuyện làm phật lòng dân. Một số hội viên thànhphố lạm quyền hoặc ít nhiều móc nối với các hãng thầu tư nhân khiến Đô trưởng Gerald Tremblay phải thanh lýnội bộ để sửa soạn ra tái cử vào tháng 10 tới.Ngoài ra tình hình thế giới cũng không lạc quan, Trung Hoa đang đe dọa miền biển Nam hải, Iran và Bắc Hàncũng tăng trưởng việc khai thác vũ khí hạt nhân và tại Pakistan trận chiến giữa nhóm Taliban đang xâm nhậpđịa phận gần thủ đô Islambamad cũng khiến quân dân Pakistan chống trả ác liệt.Tuy nhiên thế giới cũng có dịp quên nỗi lo âu khi được thưởng ngoạn các cuộc thịnh diễn thể thao quan trọng.Trận chung kết giải bóng đá giữa Barcelone và Manchester United, bảy trận hockey giửa Pittsburgh vàWashinton đã được cả trăm triệu người trên thế giới theo dõi trong tháng 05 và trong tháng này các khán giảlại được no mắt trước các trận chung kết giải Stanley giữa Pittsburgh và Detroit. Các ngôi sao ngành quần vợtnhư Nadal, Djokovic, Roddik,Venus William Ivanovic, lần lượt bị loại trong giải quần vợt Roland Garros tại Phápđược coi như một cơn địa chấn.Tháng sáu cũng khiến Thế giới tưởng nhớ tới ngày 04-06-1989 khi quân đội nhân dân Trung hoa cộng sản nhậnlệnh của Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng xua chiến xa vào tàn sát sinh viên Bắc Kinh trong khi các sinh viên đangtranh đấu bất bạo động đòi Tự Do Dân Chủ, đồng thời sa thải Tổng Bí Thư Triệu tử Dương. Và vừa đây Hồi kýcủa Triệu Tử Dương cựu Tổng Bí Thư bị quản thúc và vừa từ trần đã được phổ biến để phơi bầy mức độ tànđộc của con người cộng sản. Ngày 06-06-1944 cũng được Thế giới hàng năm ghi nhận như ngày lịch sử khiquân Đông Minh đổ bộ lên vùng Normandie đánh dấu ngày tàn lụi của chế độ bá quyền Đức Quốc Xã.Cộng đồng người Việt quốc gia vùng Montréal cũng sắp có ban Giám Sát và ban Chấp hành mới. Qua Đại hộibất thường ngày 03-05-2009 vừa qua, ngày bầu cử từ nay ấn định trong tháng 06 thay vì tháng 10 như từ 15năm trước.Ước mong rằng các thành viên tài ba và sáng suốt sẽ ra nhận lãnh nhiệm lãnh đạo trong giai đoạn này trongkhi trong nước đảng Cộng Sản độc quyền nắm quyền trong nước đang tứ bề thọ địch và có thể suy sụp bất cứgiờ nào. Lòng dân đã chuyển lại thêm áp lực từ nhiều phía bên ngoài, chế độ toàn trị độc tài chắc sớm sụp đổđể năm 2010 Hà Nội sau 1000 năm thành lập sẽ trở lại thủ đô của văn minh và dân chủ.

Từ Uyên 01-06-2009

Page 7: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 7

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉALCommunauté Vietnamienne au Canada, Région de Montréal

6767, Côte des Neiges #495, Montréal, QC, H3S 2T6, CanadaTél: (514) 340-9630 Fax: (514) 340-1926

Website: www.congdongvietnam.ca Email: [email protected]

BIÊN BẢNBUỔI ĐẠI HỘI ĐỒNG BẤT THƯỜNG

NGÀY 3- 5- 2009* * * * * *

Tham chiếu :* Điều 8 - Nội Quy của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal,* Biên bản buổi họp ngày 26-3-2009 của Ban Chấp Hành và Ban Giám Sát,* Thơ mời ngày 30-3-2009 ,v/v tham dự Đại Hội Đồng bất thường,

* * * * *Ngày giờ tiến hành buổi họp : 11 giờ , ngày 3 – 5 -2009Địa điểm : Trụ sở Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal

Địa chỉ : 6767 Côte des Neiges – Phòng họp : Grande salle (Đại sảnh)

Chương trình buổi Đại Hội :- 10g00 Kiểm soát tình trạng hợp lệ các cử tri

Phát phiếu bầu cử cho cử tri hợp lệ- 11g00 Nghi lễ chào quốc kỳ VNCH - Phút mặc niệm

Sau phần nghi lễ, Ban tổ chức tiến hành kiểm túc số hiện diện, do chưa đủ 1/5 tổng số hội viên họp lệ, chấp hành đúng theo điều 9 Nội quy, ban Tổ chức chờ đúng 30 phút sau giờ khai mạc:

Số hội viên hợp lệ hiện diện lúc bấy giờ là 59 người và 13 giấy Ủy quyện hợp lệ .Tổng cộng có 72 cử tri hợp lệ

Ban Chủ tọạ đại hộiChiếu điều 10 của Bản Nội Quy, Ban tổ chức mời :Ông Trần Đình Thắng Chủ tịch Ban Chấp Hành Cộng đồng làm Chủ tọa đại hội .Bà Đặng Thị Danh , Tổng thơ Ký BCH, làm thơ ký đại hộiÔng Nguyễn Bá Hoa , Tổng thơ ký Ban Giám sát , làm thơ ký đại hội

Đúng 11g 35, ông Trần Đình Thắng chào mừng tất cả quí hội viên hiện diện và tuyên bố khai mạc phiên họp đại hội bất thường :

Kính thưa quí vị,Sau gần hai nhiệm kỳ trong chức vụ Chủ tịch BCH - CĐ NVQG, chúng tôi đã có những khó khăn trong khi thi hành công tác nhất là vào những tháng cuối năm, Cộng Đồng phải có thời gian để chuẩn bị tổ chức các lễ hội tất niên và tân niên, quan trong hơn cả là tổ chức Hội Chợ Tết truyền thống theo nghi lễ cổ truyền Việt Nam. Do đó chúng tôi đề nghị xin tu chính một chi tiết ghi nơi điều 8-a và 8-b trong Bản Nội Quy (điều 8-a cũ :Phiên họp khoáng đại 2 năm 1 lần vào ngày chủ nhật thứ nhất của tháng 10 đề ... bầu Ban Chấp hành và BanGiám sát ) ; (điều 8-b cũ : Phiên họp thường niên vào năm không có họp khoáng đại, vào chủ nhật thứ nhất của tháng 10 )Nay xin tu chính :Điều 8-a mới : Phiên họp Đại hội khoáng đại 2 năm 1 lấn bầu BGS và BCH được tổ chức vào một ngày chủ nhật trong tháng 6 .Điều 8-b mới : Phiên họp thường niên vào năm không có họp khoáng đại, vào một ngày chủ nhật trongtháng 6 để Ban Chấp hành và Ban Giám sát tường trình hoạt động.

Ưu điểm :

Page 8: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 8

Việc tu chính điều 8-a và điều 8-b Bản Nội Quy được những thuận lợi như sau :- Tân Ban Chấp Hành , sau khi bàn giao công tác ổn định, có thì giờ rộng rãi tìm chọn các địa điểm

thích hợp, giá cả phải chăng tiết kiệm được ngân quỹ của Cộng đồng, để tổ chức những ngày lễ quan trọng vào dịp cuối năm cũ và đầu năm mới, nhất là việc tổ chức Hội chợ Tết theo truyền thống Việt Nam … Vì cónhững địa điểm Ban tổ chức (BTC) cần liên lạc và đặt chỗ trước ít nhất là 5 tháng, nếu cận ngày quá BTC sẽ không có cách nào chọn lựa tốt hơn và giá thuê cũng đắt hơn.

Về nhân sự, BTC cũng được dễ dàng mời các hội đoàn, các đoàn thể hợp tác hoặc trợ lực trong công tác.

Phần phát biểu ý kiến :Trong không khí đầu xuân ấm áp, vui tươi của buổi Đại hội, có rất nhiều ý kiến đóng góp của quí vị

như : Ông Từ Uyên, ông Trần văn Thanh, Ông Vũ văn Thái, ông Đoàn Đình Thủy, ông Lý Hồng Sen, ông Đoànvăn Bích, ông Đào Đức Hoàng, ông Phan văn Ninh, ông Lê Quang Tiến, cô Trần Đức Anh Thư và còn nhiều quí vị khác nữa ... Tuy ý kiến có khác nhau nhưng tất cả đều trong tinh thần chân thành xây dựng lợi ích chung của Cộng Đống.Sau phần phát biểu ý kiến dồi dào, ông Trần Đình Thắng ,chủ tọa buổi đại hội, dung hòa và lấy ý kiến chung :

*- Chọn một ngày chủ nhật trong tháng 6 để tổ chức Đại hội khoáng đại bầu cử Ban Giám sát và BanChấp Hành nhiệm kỳ mới . Đồng ý với nội dung Tu chính điều 8-a mới và điều 8-b mới.

*- Đặc biệt cho năm nay 2009, sẽ tổ chức Đại Hội khoáng đại vào ngày 14-6-2009.

Biểu quyết :

Tất cả cử tọa đều đồng ý sử dụng lá Phiếu để biểu quyết .Sau khi tất cả cử tri đã bỏ lá phiếu vào thùng phiếu, chủ tọa mời 2 vị làm kiểm phiếu viên và quan sát viên :Bà Trần Thị Mười và ông Nguyễn Thu Lương.

Kết quả kiểm phiếu :

Phiếu thuận : 70 phiếuPhiếu trắng : 1 -Phiếu bất hợp lệ : 1 -Tổng cộng có 72 phiếu bầu gồm : 70 phiếu thuận, 1 phiếu trắng và 1 phiếu bất hợp lê. ( không có ýkiến nào thắc mắc về kết quả kiểm phiếu)

Ông Trần Đình Thắng, chủ tọa buổi đại hội tuyên bố kết quả kiểm phiếu là:70 phiếu thuận, 1 phiếu trắng 1 phiếu bất hợp lệ.

Đến đây , không có cử tọa nào còn muốn phát biểu ý kiến nữa .Ông chủ tọa Trần đình Thắng , thay mặt chủ tọa đoàn phiên họp đại hội bất thường chân thành cám ơn tất cả các hội viên cộng động đến tham dự đầy đủ phiên họp hôm nay, đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng rất bổ ích tạo bầu không khí thân thiện nhưng không kém phần sôi nổi trong khi phát biểu ý kiến đưa kết quả buổi đại hội đến thành công mỹ mãn . Và ông cũng không quên cám ơn Ban tổ chức đã chuẩn bị rất chu đáo cho buổi họp hôm nay.

Phiên họp đại hội bất thường với kết quả tốt đẹp được kết thúc vào hồi 12g30 ngày 3 - 5 -2009.

Chủ tọa

Trần Đình Thắng

Thơ ký Thơ kýĐặng Thị Danh Nguyễn Bá Hoa

Page 9: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 9

6767 Côte des Neiges # 495- Montréal (Québec) - H3S 2T6Tél: (514) 340-9630 & (514) 340 -9170 - Fax: (514) 340 1926

SINH Hoåt C¶NG ÇÒNG

TØ THáNG 10-2008 T§I THáNG 06-2009

- 04-10-08 : tham gia Lể Tổ của Sa Long Cương.- 09-10-08 : tham gia ngày Champ de Commerce của Quebec.- 11-10-08 : hợp khẩn với các Hội Đoàn và Nhân Sì về tờ Thời Báo.- 12-10-08 : tham dự Lể Hội ra mắt của đoàn Vũ và Trống Lạc Việt.- 16-10-08 : biểu tình ở Montréal tại khách sạn Hyatt, chống phái đoàn cộng sản do bà Nguyễn Thị Doan.- 17-10-08 : biểu tình ở Québec, Francophonie, để phản đối một nước VNCS không có tự do và nhân quyền.- 02-11-08 : tham dự sinh hoạt của Y Giới Cao Niên

Đề tài: theo dấu chân Phật trên đường tơ lụaDiễn giả: ông Vũ Văn Thái

- 08-11-08 : cùng các hội đoàn và nhân sĩ bẩu UBDNGT với Thời Báo.- 22-11-08 : tiệc gây quỹ chợ Tết Kỷ Sửu- 27-11-08 : tiếp xúc với Thời Báo- 22-12-08 : UBDNGT với Thời Báo giải nhiệm- 18-01-09 : Hội Chợ Tết Kỷ Sửu- 01-02-09 : Ra mắt sách Thế Lực Đen của Chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh- 01-03-09 : Tham gia Lễ Hai Bà Trưng do Hội Phụ Nữ tổ chức- 07-03-09 : Ngày Hướng Nghiệp- 20-03-09 : Tham gia Ba năm thành lập của khối 8406- 19-04-09 : cùng Y giới Cao Niên tổ chức thảo luận về Vua Hùng và Quốc Kỳ Việt Nam.

Diển giả: Sử gia Trần Gia Phụng- 26-04-09 : cùng Hội Bảo Vệ Di Sản tổ chức Lể Truy Điệu tại Tượng Đài Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và

Thuyền Nhân Tử Nạn vì Tự Do.- 03-05-09 : Đại Hội Đồng bất thường (đề nghị tổ chức bầu BCH và BGS vào tháng sáu).- Giỗ Tổ Hùng Vương và Ngày Quốc Hận 30-04-75.- 16,17 và 18-05-09 : du ngoạn Gaspésie.- 31-05-09 : Tham gia diễn hành Văn hóa ở Ottawa. - 01-06-09 : khai giảng lớp Sushi (tuyển 10 học viên).- 08-06-09 : mở lớp kèm toán hè cho học sinh bậc Trung học và dự bị Đại học.

Hàng tháng, CĐ tổ chức vào một ngày thứ năm để đồng hương có dịp hội ngộ và trao đổi những kiến thức về y tế, văn hóa, lịch sử… và cùng nhau dùng cơm đạm bạc.Đã được tổ chức vào những ngày thứ năm : 09-10-2008 ; 13-11-2008 ; 11-12-2008 ; 12-03-2009 ; 19-04-2009 &21-05-2009

Page 10: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 10

TIN VẮN CỘNG ĐỒNG

* Nghị Quyết HCR258 Khuyến Cáo Trường Đại Học Houston và cáctrường Đại Học tại Tiểu BangTexas trong việc cấm treo Cờ Đỏ tại trường Đă Được Thông qua.

Thay Mặt Cộng Đồng Việt Nam Tại Hoa kỳ VAC-USA, Ủy Ban Hạ Cờ Đỏ tại UH và Đại Diện gia đ́nh phụ huynh con em đang theo học tại University of Houston xin chân thành cảm ơn DânBiểu Hubert Võ đă sốt sắng hổ trợ mạnh mẽ và cương quyết cho Ủy Ban Hạ Cờ Đỏ cuả VC tại UH trong những ngày tháng qua trên quyết tâm Hạ Cờ Đỏ cuả VC tại UH. Vào lúc 3 giờ 15 ngày thứ năm 22 tháng 5 năm 2009, Dân biểu Hubert Võđă cho chúng tôi biết là Đại diện cuả UH hứa sẽ hạ cờ đỏ tại UH vào ngàythứ ba 26 tháng 5 năm năm 2009 với điều kiện là Dân Biểu Hubert Võ hăythu hồi lại nghị quyết cấm treo cờ đỏ tại các trường Đại Học. Dân Biểu Hubert Võ đă trả lời cho ông Đại diện UH rằng nghị quyết này sẽ áp dụng trên toàn trường Đại Học tại Texas chứ không riêng gì tại UH.Khi chúng tôi xuống UH Center vàongày thứ ba th ́ cờ đỏ vẫn chưa hạ nhưng lại có cờ Vàng treo lên. Chúngtôi đă thấy ngay âm mưu cuả bọn CS nằm vùng quyết ăn thua đủ trong việc Hạ Cờ Đỏ tại UH. Tôi gọi ngay cho Bân Biểu Hubert Võ và sau khi Dân Biểu Hubert Võ gọi cho trường UH th ́ BanGiám Đốc cho biết đă có chỉ thị hạ cờ đỏ nhưng chưa biết schedule ngàynào. Hôm nay qua nghị quyết HCR258 cuả Dân Biểu Hubert Võ đệ tŕnh và với trong một thời gian kỷ lục 7 ngày nghị quyết HCR258 đă được thông qua cả thượng viện và hạ viện.

HCR258 là nghị quyết luật pháp khuyến cáo các trường Đại HọcHouston ( University of Houston) vả tất cả các trường đại học tại tiểu bang Texas phải treo cờ Vàng là biểu tượng cuả người Việt Quốc gia đại diện cho Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS tại Texas chứ KHÔNG ĐƯỢC TREO CỜ ĐỎ CỦA VC nữa. Được biết nghị quyết HCR258 cuả dân biểu Hubert Võ đă

được thông qua vảo lúc 8 giờ 05 phút tối hôm qua ngày 30 tháng 5 năm2009.

Theo Dân biểu Hubert Võ Cộng Đồng VN tại Austin hiện giờ (Tối chủ nhật) đă đem thức ăn vào cảm ơn các nghị sĩ dân biểu cuả TB Texas vửa passed nghị quyết HCR258. Sự đấu tranh vàsự quyết tâm cuả người Việt tỵ nạn CS tại Houston trong việc Hạ Cờ Đỏ tại Đại Học Houston là một bài học cho những ai chưa tin vào sự phẫn nộ đồng loạt cuả đồng hương trước những âm mưuđen tối trong những sự việc đi ngược lại nguyện vọng cuả người dân. Đâycũng lại là một bài học đích đáng cho những tên Việt gian đang làm tay saicho CS tại thành phố này .Một lần nữa chúng tôi xin thay mặt Ũy Ban Hạ Cờ Đỏ tại UH, Gia Đ́nh Phụ Huynh Con em đang theo học tại UH và Cộng Đồng VN tại Hoa Kỳ xin cangợi Tinh Thần Phục Vụ cuả Dân Biểu Hubert Võ trên quyết tâm không chấp nhận Cờ Đỏ treo chung với cờ Vàngcũng như xin thành kính tri ân DânBiểu Hubert Võ đă thực sự đáp ứng được nguyện Vọng của người Dân.

Thay Mặt Ủy Ban Hạ Cờ Đỏ: Ông Nguyễn Toàn Vẹn Chủ Tịch ; Ông Đỗ Quảng Cố Vấn ; Cựu Đại Tá Nguyễn văn Nam Yễm Trợ ; Ông Lưu Quý TùngVận động.; Bà Tôn Nữ Hoàng HoaNgoại giao Thay mặt Cộng Đồng VN tại Hoa Kỳ VACUSA , Tôn Nữ Hoàng Hoa Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành

* Diễn Hành ngày 31-05-09Chiều chủ nhật xong chương trình về nhà thì cảm thấy mệt đừ, nhưng chắc

không thấm vào đâu so với các anh ở

phương xa như Toronto, Montreal,Kitchener về tham dự. Trước ngày diễn hành các anh Tiến, anh Thắng ở Montreal, anh Tấn, anh Hoàng ở Toronto-Kitchener cũng đã bỏ nhiều

thời gian và công sức để vận động

đồng bào thân hữu về Ottawa tham dự. Đặc biệt lần đầu gặp được các cháu thiếu nhi trong ban quân nhạc Toronto trình diễn thật lạ mắt và rất hay, đúng là niềm hãnh diện của CĐ

Toronto. Tôi đã đi theo đoàn diễn hànhnhìn cờ rợp kéo thật dài, lần đầu tiênOttawa được đón đoàn quân nhiều mầu cờ sắc áo của Gia Đình Mũ Đỏ Montreal, CQNQLVNCH Toronto,CSVSQ Thủ Đức-Toronto, thật vinh dự và hãnh diện. Mặc dù trời mưa, nhưng mỗi người vẫn đi, cờ vẫn vươn cao thật khí thế. Tôi có dịp tham dự lễ rước cờ vàng ngày 30-4tại Toronto, diễn hành 30 năm tại Washington. Đã nhìn được đoàn người với rừng cờ như con rồng vàng uốn khúc giửa thủ đô Washington, Toronto., người như ngạt thở giữa khíthế ngút trời của đồng bào. Hôm naycó cơ hội sống lại cảm giác năm nàonơi mình đang sinh sống -Ottawa. Mặc dù không bằng như DC và Toronto,nhưng cũng để lại ấn tượng khó quênkhi được hoà mình cùng đồng bàokhắp nơi trong đoàn diễn hành.

Cám ơn các anh trong Gia Đình Mũ Đỏ, CQN Toronto, CSVSQ Thủ Đức Toronto rất nhiều. Lúc bế mạc, anh Thắng, anh Tiến, anh Tấn đã bắt tay tôi và chúcmừng Ottawa. Cám ơn các anh nhiều, nếu không có các anh ở Montreal, Toronto, Kitchener thì làm gì Ottawa tổ chức thành công được. Các anh mới làchủ lực của đoàn diễn hành. Đặc biệt trong ngày chủ nhật về mặt truyền thông có anh Hách của đài SBTN-Toronto, anh Thành của Việt Times-Toronto đã bỏ công từ phương xaxuống Ottawa làm phóng sự và phỏng vấn. Bước kế tiếp là nhờ mặt trận truyền thông quảng bá thành quả này.Mạo muội thay mặt BTC cám ơn anhHách, anh Thành trước.

Trước khi dứt, xin kể lại 1 chuyện vui vui. Khi BTC dọn dẹp đồ về thì có 1 xecảnh sát tấp vô , anh cảnh sát trẻ ngồi trong xe hỏi những người mặc quânphục lính VN đâu rồi. Khi được biết đãvề hết rồi, anh cảnh sát cười nói tiếc quá anh quay trở lại muốn chụp hìnhlưu niệm với những CQNQLVNCH. (có lẽ anh này là 1 trong những nhân viêncảnh sát hướng dẫn đoàn diễn hành) –

Phóng viên Ottawa.

__________________________________________________________________________________

Page 11: Báo Quốc Gia số 120

11

Ngày 20-5-2009 vØa qua, Nhà Væn Hoá HÒng ñÙc

và Trung Tâm Væn Hoá Giáo Døc HÒng ñÙc vØa t° chÙc ñåi H¶i các Månh ThÜ©ng Quân tåi trø sª Nhà Væn Hoá HÒng ñÙc trên ÇÜ©ng Iberville Montréal, v§i s¿ hiŒn diŒn cûa Bác Sï TrÀn ñình Th¡ng, Chû TÎch C¶ng ñÒng NgÜ©i ViŒt QuÓc Gia vùng Montréal cùng s¿ tham d¿ cûa m¶t sÓ Çông các thân hào nhân sï và các månh thÜ©ng quân.ChÜÖng trình gÒm có 3 phÀn trình bày chính:1/ Thành quä nh»ng hoåt Ƕng cûa Nhà Væn Hoá HÒng ñÙc trong 4 næm vØa qua k‹ tØ ngày khai trÜÖng Nhà Væn Hoá và nh»ng ÇÎnh hܧng công tác cûa Nhà Væn Hoá và Trung Tâm Væn Hoá Giáo Døc HÒng ñÙc trong nhiŒm kÿ 2008-2010.Thuy‰t trình viên: ông ñào ThiŒn Khiêm, Nguyên T°ng Giám ñÓc BŒnh ViŒn Ste-Justine và là Chû TÎch H¶i ñÒng Quän TrÎ U› Ban Th¿c HiŒn Nhà Væn Hoá HÒng ñÙc.2/ ñŠ án thành lÆp và phát tri‹n ThÜ ViŒn HÒng ñÙc (d¿ trù khai trÜÖng vào tháng 8 næm 2009).Thuy‰t trình viên: Giáo sÜ Lâm Væn Bé, nguyên Giám ñÓc ThÜ ViŒn Mile-End Montréal, thành viên H¶i ñÒng Quän TrÎ Trung Tâm Væn Hoá Giáo Døc HÒng ñÙc Ç¥c trách thÜ viŒn HÒng ñÙc. 3/ ñŠ án thành lÆp và phát tri‹n TrÜ©ng Âm Nhåc Tri-Son (HÒng ñÙc) d¿ trù khai trÜÖng vào tháng 9 næm 2009.Thuy‰t trình viên: Nhåc sï Låi VÛ Hán DÜÖng, tÓt nghiŒp Cº nhân

vŠ dÜÖng cÀm và Cao h†c vŠ sáng tác (Maitrise en composition) tåi ViŒn ñåi H†c Montréal.Sau phÀn trình bày cûa 3 ÇŠ tài chính trên là phÀn thäo luÆn và Çóng góp š ki‰n rÃt xây d¿ng và quí báu cûa BS Chû TÎch C¶ng ñÒng và cûa các cº toå. M¶t sÓ các månh thÜ©ng quân cÛng Çã kh£ng ÇÎnh tåi ñåi H¶i së ti‰p tøc h‡ tr® và c° Ƕng månh më cho

TTVHGDHD và Nhà Væn Hoá HÒng ñÙc trong các công tác giáo døc, bäo tÒn và phát huy væn hoá ViŒt Nam trong bÓi cänh Ça væn hoá tåi häi ngoåi này. Vì con vì cháu chúng ta tÃt cä cùng n¡m tay.ñåi H¶i Månh ThÜ©ng Quân 2009 Çã k‰t thúc v§i m¶t tiŒc trà vui vÈ, Çoàn k‰t và thân mÆt.Sau Çây là tóm lÜ®c 10 ñÎnh Hܧng chính cûa Trung Tâm Væn Hoá Giáo Døc HÒng ñÙc và Nhà Væn Hoá HÒng ñÙc trong nhiŒm kÿ 2008-2010 cûa H¶i ñÒng Quän TrÎ.

tin sinh hoåt c¶ng ÇÒng

Page 12: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 12

"MÓN QUÀ BAUXITE CHO TRUNG QUỐC"

Thủ tướng (VC) Nguyễn Tấn Dũngcó vòng công du một tuần sangTrung Quốc

Sau hàng loạt bài trên các báoquốc tế về vụ khai thác bauxitegây điều tiếng ở Việt Nam, naytờ Financial Times của Anh nóihẳn rằng đây chính là "mónquà của Thủ tướng Nguyễn TấnDũng" cho phía Trung Quốc.

Bài của David Pilling hôm06/05/2009 nhìn vào cách thứcmột "nước Trung Hoa đang vươnlên" tìm cách làm lu mờ Nhật Bảnvà tăng sức ép lên các nước lánggiềng.

Nhưng trong hoàn cảnh của ViệtNam, tác giả nói vụ khai thácbauxite là vấn đề nổi bật, cho thấythực chất mối quan hệ với TrungQuốc.

Lần đầu tiên, một báo lớn ở Phương Tây dùng từ "quốc gia phụ thuộc" (client states) để nói về cách mối quan hệ này đang hướngtới.

Theo tác giả, Thủ tướng Việt NamNguyễn Tấn Dũng có vòng công dumột tuần thời gian gần đây để "được tiếp kiến" các lãnh đạoTrung Quốc.

Hiển nhiên, điều này không nói lêngì về cá nhân Thủ tướng Dũng vìông cũng chỉ làm như Tổng thống

Pháp Nicolas Sarkozy "tự đếnkhách sạn để được gặp ông Hồ Cẩm Đào" trong dịp Hội nghị G20 ở London vừa qua.

Nhưng điểm quan trọng là, theobài báo, thủ tướng Việt Nam"đã mang theo các món quàbauxite của Việt Nam, thứ tàinguyên tạo ra nhôm" (nguyênvăn: He brought with him gifts ofVietnamese bauxite, the main rawmaterial for aluminium).

Tác giả David Pilling gọi đây làcách "triều kiến Trung Quốc"(pay tribute to China) và nói về tương quan thế lực hai bên.

Việt Nam đã hoàn toàn bất lực khiTrung Quốc đuổi ExxonMobil rakhỏi dự án với PetroVietnam

Bình luận của Financial Times

Thâm hụt mậu dịch của Việt Namvới Trung Quốc cũng là vấn đề được hàng loạt báo chí quốc tế như trên Wall Street Journal, NewYork Times, The Economist hayAsia Times nêu ra như một lý do vìsao chính quyền Việt Nam cứ quyếttâm thúc đẩy vụ bauxite.

Nhưng David Pilling nói Việt Nam"đã hoàn toàn bất lực khi TrungQuốc đuổi ExxonMobil ra khỏi dự án với PetroVietnam" năm ngoái.

Trong khi không có ai ở Việt Nam,nước từng bị Trung Quốc "chiếmđóng 1000 năm" muốn vội vã trảithảm đón đầu tư của Trung QuốcFinancial Times viết rằng chínhquyền Việt Nam đã cấm một tờ báo nêu ra vấn đề gai góc về lãnhthổ với Trung Quốc.

Nhắc đến những phản đối vì lý domôi trường tại Việt Nam khi nhànước đưa ra dự án bauxite, bài báo

nói "Chính quyền cũng chỉ nói choqua chuyện những lo ngại về môisinh".

So sánh với khu vực

Một điểm đáng chú ý khác là sự sosánh vị thế và cách hành xử củaHàn Quốc và Việt Nam trong quanhệ với Bắc Kinh.

Bài báo nói Trung Quốc cũng làbạn hàng lớn nhất của Hàn Quốcvà ngược lại, các công ty Nam Hànđã đầu tư tới 40 tỷ đô vào TrungQuốc.

Trung Quốc nắm trong tay lá bàiBắc Hàn khiến Nam Hàn phải engại.

Mặt khác, Trung Quốc cũng nắmcon bài Bắc Hàn vốn là yếu tổ anninh chủ đạo cho sự sống còn củanhà nước Nam Hàn.

Hàn Quốc cũng có lúc công khai tỏ thái độ khi định nghĩa các quyền lợichiến lược và ngoại giao của họ đốivới Trung Quốc.

Financial Times, bản trên mạngđưa tin rằng Bộ Ngoại giao HànQuốc giữa tháng Tư đã công bố một bản phúc trình nói rằng "ảnhhưởng gia tăng của Trung Quốc cóthể khiến nỗ lực ngoại giao củaSeoul nhằm đảm bảo an ninh về tàinguyên bị nguy hại".

Page 13: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 13

Sự việc đã gây ra một cú chao đảonhỏ trong quan hệ hai bên, nhất làvì báo cáo cũng đề nghị Seoul phải"có biện pháp chống đỡ đối vớiTrung Quốc", nhưng rút cuộc cácquan chức ngoại giao Hàn Quốc đãphải tìm cách giải tỏa căng thẳngvì quan hệ song phương quá quantrọng.

Còn đối với Đài Loan, đây là ví dụ thứ ba cho thấy sức hút của TrungQuốc.

Tuy Đài Bắc vẫn mua 6,5 tỷ đôlavũ khí từ Hoa Kỳ để phòng thủ

trước Trung Quốc, có vẻ như bêncạnh chiến lược cải thiện quan hệ kinh tế, ngoại giao với Bắc Kinhvẫn được xúc tiến.

Vẫn Financial Times nói chính phủ Mã Anh Cửu gần đây cũng cho cáccông ty Trung Quốc vào đầu tư vàrất có thể sẽ chuẩn thuận vụ côngty China Mobile mua 12% cổ phầntrị giá 533 triệu đô trong công tyFar EasTone chuyên về điện thoạidi động ở Đài Loan.

Không biết có phải tình cờ haykhông mà cùng lúc Trung Quốc đã

đồng ý Đài Loan hưởng quy chế quan sát viên tại Tổ chức Y tế Thế giới.

Bài báo kết luận rằng với thế lựccủa Nhật Bản ngày càng giảm sútvì kinh tế trì trệ, Trung Quốcđang tìm cách gây sức ép lêncác nước láng giềng, trong đóViệt Nam là nước bị ép nhiềunhất.

(theo Financial Times)

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TIN V¡N

HẠ VIỆN MỸ THÔNG QUA DỰLUẬT NGÀY ‘NGƯỜI TỴ NẠN VIỆT NAM’VOA- 30/04/2009

Dân biểu Cao Quang Ánh

Dự luật đầu tiên của Dân biểu gốc Việt Cao Quang Ánh về việc lấy ngày 2 tháng 5 là ngày của 'Người tị nạn Việt Nam' đã được Hạ viện Hoa Kỳ thống nhất thông qua hôm 28 tháng 4.

Theo ông Cao Quang Ánh thì dự luật này để ghi nhớ sự kiện người Việt Nam tị nạn đến Hoa Kỳ, ghi lại những kinh nghiệm đau đớn của họ và những thành tựu mà họ đãđạt được ở quê hương mới, cũng như để vinh danh nước đã cưumang họ và các tổ chức tìnhnguyện đã đón những thuyền nhân

và giúp họ định cư và hội nhập vàoxã hội Hoa Kỳ. Vào ngày 2 tháng 5năm 2009 ngày của 'Người Tị nạn Việt Nam', Bộ phận Châu Á của Thư viện Quốc hội sẽ cùng với các tổ chức Mỹ-Việt trên toàn nước Mỹ tài trợ một buổi tòa đàm mang tên'Đường tới tự do: Hồi tưởng của Thuyền nhân'.

Ông Cao nói cũng giống như ông,nhiều người tị nạn khác đã tới Hoa Kỳ.

Thực tế thì đúng ngày 28 tháng 4năm 1974, ông đã lên chiếc C-130để tới Hoa Kỳ bắt đầu một cuộc sống mới.

Ông Cao Quang Ánh cho biết thêmrằng kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, khoảng 2 triệu thuyền nhân Việt Nam và những người tị nạn khác đã di tản đi khắp nơi trên thế giới.

Tính đến năm 2006, 72% số người Việt ở Mỹ đã nhập quốc tịch Hoa Kỳ, đây là tỉ lệ cao nhất trong cộng đồng người Châu Á ở Mỹ.

Dự luật H.Res. 342 lấy ngày 2tháng 5 năm 2009 là ngày của 'Người tị nạn Việt Nam' để vinh

danh chuyến đi tới tự do của những Người Mỹ gốc Việt.

CỰU QUÂN NHÂN QLVNCHTƯỞNG NIỆM CHIẾN SĨ TRẬNVONG

WESTMINSTER (NV) - Sáng hômThứ Hai 25 Tháng Năm, vào lúc 10giờ, hơn 60 anh chị em cựu quân nhân QLVNCH trong 17 hội đoàncủa Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California trong những lễ phục của binh chủng mình, đã làmlễ đặt vòng hoa Tưởng Niệm trước Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ nhân ngày lễ Memorial Day (Lễ Chiến Sĩ Trận Vong) của Hoa Kỳ.

Tiếp đó phái đoàn cựu quân nhân thuộc Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California đã đến Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại WestminsterMemorial Park, chia nhau đi cắm cờ Vàng và hoa trên các mộ cựu quân nhân VNCH được an táng tại đây.

Sau đó, vào buổi trưa cùng ngày,phái đoàn cũng sang tham dự Lễ Memorial Day tại nghĩa trang Westminster Memorial Park dothành phố Westminster tổ chức. Phái đoàn cựu quân nhân VNCH được kể là đông nhất trong buổi lễ của thành phố Westminster. (NH)

Page 14: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 14

10 lý do đình chỉ khai thác bauxite Tây Nguyên

31.03.2009 | TS. Nguyễn Đông Hải - Nhà văn Nguyên Ngọc - TS. Nguyễn Thành SơnĐã đăng trên VNN ngày 13.01.2009: 10 lý do đề nghị tạm dừng dự án bô-xít Tây Nguyên

háng 12/2007 và tháng 10/2008, UBND tỉnh Đắk Nông, Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng Viện Tư vấn phát triển đã

tổ chức hai cuộc hội thảo đánh giá về những dự án bô-xít của Tập đoàn TKV đang triển khai trên TâyNguyên với sự tham gia của: đại diện tỉnh Đắk Nông, chủ đầu tư-TKV, các nhà quản lý, các nhà khoa học

Ảnh: Những rừng thông và đồi chè trước đây đang bị san bằng để xây dựng nhà máy tuyển quặng bô - xít(VietNamNet).

thuộc những lãnh vực có liên quan (kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, địa chất, môi trường, xã hội v.v.).

Trong hoàn cảnh đang có nguy cơ rất hiện hữu về thiếu điện cho các ngành sản xuất khác, việc sản xuất nhôm kim loại là một định hướng sai lầm của VN.

Qua hai cuộc hội thảo, có thể tóm tắt hai ý kiến nhận xét đánh giá chủ yếu về khai thác bô-xít trên TâyNguyên được rút ra như sau:(1) Trên quan điểm vĩ mô và về mặt chiến lược, tuyệt đại đa số các nhà khoa học đã thống nhất đánh giá các dự án bô - xít đang được triển khai là: không cóhiệu quả về mặt kinh tế-tài chính; rất không hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội; với trình độ tiếp cận lạc hậu của chủ đầu tư cũng như của các đối tác Trung Quốc về các giải pháp công nghệ kỹ thuật, các dự án bô-xítđang được tích cực triển khai sẽ phá hủy môi trường

tại chỗ (của Tây Nguyên), sẽ gây ra những thảm họa về sinh thái trên diện rộng (cho các tỉnh Nam Trung Bộ của VN và các tỉnh của Campuchia); đang tạo ra thêm các yếu tố bất ổn định về an ninh trật tự xã hội trên Tây Nguyên.(2) Ở tầm vi mô và mang tính chất cục bộ, ý kiến của TKV- chủ đầu tư đã tự đánh giá về các dự án bô - xít

đang được triển khai là: kinh tế Tây Nguyênkém phát triển, vì vậy cần tận dụng khai thác nguồn tài nguyên bô - xít có hạn để tranh thủ xuất khẩu cho Trung Quốc nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách cho địa phương và cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, qua hai lần hội thảo, đã làm sángtỏ một số vấn đề:- Mặc dù trong các văn bản của TKV thường dùng khái niệm “alumin”, hay “công nghiệp bô xít-nhôm” (ngay cả nhà nghỉ của TKV cũng mang tên “Alumin”) nhưng trên thực tế, chỉ có các dự án khai thác bô - xít, và chế biến bô - xít thành nguyên liệu thô (có têngọi bằng tiếng Anh là alimina, hoặc bằng tiếng Pháp là alimine) để xuất khẩu cho Trung Quốc. Hoàn toàn không có dự án

nhôm (aluminium) nào đang được triển khai. Việc lạm dụng từ “alumin” không tồn tại trên thực tế của TKV trong điều kiện hạn chế về trình độ văn hóa cũng nhưngoại ngữ của đồng bào dân tộc ít người dễ dẫn đến hiểu nhầm là “nhôm”.- Theo báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnhĐắk Nông: “Trong vùng quy hoạch khai thác bô - xítdiện tích đất nông nghiệp, nhất là diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Hầu hết nhân dân sống trong vùng quy hoạch mỏ có nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Việc khai thác quặng bô - xít sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của toàn bộ các hộ dân trong vùng quy hoạch”.- Theo báo cáo của TKV tại Hội thảo phân tích về thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) mang tính chiến lược của các dự án bô - xít là: “Sử dụng nhiều đất đai; tiêu thụ năng lượng điện lớn; tác động lớn về môi trường và xã hội; cơ sở hạ tầng không đảm bảo; Rủi ro chính trị xã hội cao; thay đổi mối quan hệ tài nguyên với phát triển kinh tế và phong tục địa phương; Chi phí bảo vệ môi trường cao; v.v.”

T

Page 15: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 15

Thực tế là qua hai lần hội thảo, chúng ta đã có thể rút ra từ các nhận xét đánh giá trên là: Chủ đầu tư - TKVlà một tập đoàn của Nhà nước, có am hiểu về công nghệ kỹ thuật, có ý thức chính trị xã hội, luôn đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi nhuận của doanh nghiệp nên chấm dứt vô điều kiện càng sớm càng tốt việc triển khai các dự án bô - xít trên Tây Nguyên.Để làm sáng tỏ hơn về những đánh giá và kết luận trên, chúng tôi xin được bổ sung và làm rõ 10 lý dokhông nên triển khai các dự án bô - xít như sau:

1/ Triển khai các dự án bô - xít là không cần thiếtBa câu hỏi về chức năng cơ bản của nền kinh tế vĩ mô: sản xuất ra hàng hóa gì? sản xuất ra như thế nào? và để phục vụ cho các đối tượng nào trong xãhội? Nhiệm vụ chủ yếu mà bất kỳ nền kinh tế nàocũng cần giải quyết là giảm đến mức tối thiểu sự lãngphí trong việc sản xuất ra những sản phẩm không cần thiết và tăng cường đến mức tối đa việc sản xuất ra những sản phẩm cần thiết.Trước hết, nhu cầu về nhôm kim loại của VN khônglớn, theo số liệu của Bộ Công Thương, hiện nay vàtrong tương lai hàng năm VN chỉ nhập khẩu khoảng 100-150 nghìn tấn (tương đương với 2 chuyến tàu).Trên thị trường thế giới, nhôm kim loại luôn là mặt hàng thường xuyên có sẵn, chưa bao giờ xẩy ra khan hiếm. Về mặt kỹ thuật, nhôm chỉ được coi là “kim loại cơ bản”, không thuộc nhóm “kim loại quý hiếm” vì cóthể được thay thế bằng các sản phẩm khác như sắt, gỗ, nhựa, giấy. Ngành công nghiệp nhôm chỉ tồn tại ở một số ít nước trên thế giới, chủ yếu là ở những nước có dư thừa điện năng giá rẻ.Vì vậy, trong hoàn cảnh đang có nguy cơ rất hiện hữu về thiếu điện cho các ngành sản xuất khác, việc sản xuất nhôm kim loại là một định hướng sai lầm của VN. Alumina là nguyên liệu thô để luyện thành nhôm kimloại, và bô - xít là quặng đầu vào để tuyển thànhalumina. Việc khai thác bô - xít, tuyển thành nguyênliệu thô alumina chỉ phục vụ cho mục đích xuất khẩu lại càng là một định hướng sai lầm.Thứ hai, phát triển một ngành sản xuất tiêu tốn nhiều nước ngay trên một địa bàn còn đang khát nước làmột lựa chọn không thông minh. Theo báo cáo của chủ đầu tư, chương trình bô - xít trên Tây Nguyên chủ yếu tập trung vào khai thác quặng bô - xít để chế biến thành nguyên liệu thô là alumina để xuất khẩu trong điều kiện phải sử dụng nguồn nước ngọt, vốn cònđang rất khan hiếm, đang ngày càng cạn kiệt, nhưngrất cần cho việc phát triển các cây công nghiệp khác có giá trị xuất khẩu rất cao (như cà phê, chè, cao su).Công nghiệp khai thác, tuyển-luyện bô - xít thànhalumina có 3 ảnh hưởng rất tiêu cực đến nguồn nước: vừa tiêu hao rất nhiều nước (cần khoảng 60 mét khối nước cho 1 tấn), vừa làm ô nhiễm nguồn nước và vừa làm cạn kiệt nguồn nước tự nhiên.

Tất cả các dự án bô - xít đều nằm trong khu vực thượng nguồn lưu vực của sông Đồng Nai và Sêrêpốc. Việc khai thác bô - xít sẽ dẫn đến hậu quả không tránh khỏi là làm cạn kiệt nguồn nước của các con sông này. Trong đó, sông Đồng Nai đang đóng vai tròrất quan trọng trong việc ổn định kinh tế xã hội của các khu dân cư lớn đồng thời cũng là các khu côngnghiệp lớn như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, BìnhDương.Nước ngọt là nguồn lực phát triển các cây công nghiệp quan trọng, còn đang thiếu đối với Tây Nguyên. Sử dụng nguồn tài nguyên nước ngọt có hạn đó để phát triển cao su, cà phê hay chè, chúng ta cóthể dần dần lấy lại màu xanh cho Tây Nguyên.Tài nguyên nước ở Tây Nguyên là vô cùng quý giá vàđặc biệt, tài nguyên nước trong mùa khô là sự sống còn của nền kinh tế Tây Nguyên. Trong mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) tổng lượng mưa ở Đắk Nông bình quân chỉ đạt 35mm, trong khi mực nước ngầm ngày càng hạ thấp đang là một thách thức rất lớn đối với phát triển kinh tế nói chung và đối với cây công nghiệp nói riêng (đặc biệt là cây cà phê).

2/ Triển khai các dự án bô - xít không làm tăng ngânsách địa phươngVì mục tiêu của TKV hiện nay là khai thác và chế biến bô - xít thành nguyên liệu thô để xuất khẩu, nên cácdự án bô - xít không dẫn đến việc lan toả phát triển các dự án đầu tư có hiệu quả khác. Việc tăng thu ngân sách địa phương trên Tây Nguyên sẽ rất khiêmtốn. Các khoản nộp cho địa phương là thuế tàinguyên, phí bảo vệ môi trường, hay kể cả cái gọi là“thương quyền” của dự án khai thác bô - xít là khôngđáng kể, và không đủ bù số tiền ngân sách các tỉnh sẽ phải chi ra để khắc phục suy thoái môi trường do khai thác bô - xít.

Gần đây, ông Đặng Đức Yến - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định (trên mục Kinh tế-Xã hội một số báo gần đây) rằng “nếu dự án alumin này vào, tính từ các khoản thuế, phí bảo vệ môi trường… sẽ đóng góp cho tỉnh khoảng 1.600 tỷ đồng và đến năm 2011 thì có thể đạt hơn 2.000 tỷ đồng”. Chúng tôi cho rằng, nhận định như vậy là thiếu trách nhiệm và quá lạc quan vìcon số nêu trên là không đúng sự thật. Cả ngành côngnghiệp than của VN sau 120 năm phát triển, xuất khẩu trên 20 triệu tấn than/năm, hiện nay cũng chỉ có lợi nhuận trước thuế khoảng 3000 tỷ đ/năm, mức nộp cho ngân sách nhà nước còn ít hơn nhiều so với con số dự tính nộp cho Đắk Nông nêu trên của các dự án bô - xít!Bản thân dự án Nhân Cơ (theo tính toán ban đầu của chủ đầu tư), với số vốn đầu tư 2938,8 tỷ đồng, mức thuế nộp ngân sách chỉ khoảng 30,2 tỷ đồng. Số liệu này đến nay cũng không đáng tin cậy, vì 3 lý do:

Page 16: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 16

(i) đến nay con số này sẽ còn giảm vì tổng mức đầu tư chỉ sau 1 năm đã tăng lên trên 3200 tỷ (tổng mức đầu tư thực tế sau này chắc chắn sẽ tăng cao hơnnữa); (ii) giá thành sản phẩm của dự án chưa được xác định (bản thân Giám đốc Công ty Nhân Cơ cũng đã khôngthể trả lời được câu hỏi giá thành sản xuất và giá xuất khẩu nguyên liệu thô alumina là bao nhiêu?);(iii) hiện nay giá bán nguyên liệu thô alumina trên thế giới đang giảm mạnh. Ngay cả Trung Quốc cũng đãphải đóng cửa các dự án alumina ở tỉnh Sơn Đông vìkhông có hiệu quả.

Hồ chứa nước tiêu sẽ bị biến thành hồ chứa bùn đỏ. Ảnh: VietNamNet

3/ Triển khai các dự án bô - xít không có hiệu quảNhư trên đã phân tích, hầu như toàn bộ nguyên liệu thô alumina chỉ để xuất khẩu với quy mô lớn sẽ dẫn đến sự phục thuộc vào thị trường thế giới. Khách hàng mua nguyên liệu alumina của VN chỉ duy nhất làTrung Quốc. Nguồn cung cấp alumina trên thế giới rất phong phú (kể cả alumina được chế biến từ các loại quặng không phải bô - xít). Qui mô phát triển bô - xítcủa VN càng lớn, thì giá bán càng giảm, hiệu quả kinh tế càng thấp và sự phụ thuộc vào Trung Quốc càngcao.Thực tế, việc xuất khẩu nguyên liệu thô là aluminakhông có giá trị và không có hiệu quả kinh tế cao. Giá trị của alumina chỉ chiếm 10-12% so với giá trị củanhôm kim loại và chỉ bằng <5% so với giá trị của các sản phẩm từ nhôm kim loại (giấy nhôm, hộp nhôm, diura,).Kinh nghiệm từ chính TKV cho thấy trên thị trường khoáng sản, các doanh nghiệp VN không có khả năng cạnh tranh cao so với ngay các đối thủ trong khu vực. Ví dụ, việc xuất khẩu than của TKV hiện nay là một điển hình. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB)trong một Hội thảo ngay tại Hà Nội về chính sách phát

triển kinh tế của VN, giá xuất khẩu than của VN (được qui về cùng giá trị chất lượng theo nhiệt năng) vàocùng một thị trường là Nhật Bản chỉ bằng 2/3 giá than xuất khẩu của Australia. Tương lai đối với nguyên liệu thô alumina của TKV sẽ cũng không thể cạnh tranh được với Indonesia, vàcàng không thể cạnh tranh được với Australia, lànhững nước đã và đang xuất khẩu với qui mô lớn, có nhiều lợi thế về vận tải biển hơn hẳn VN.Ngoài ra, yếu tố công nghệ lạc hậu và thị trường tiêuthụ bị phụ thuộc nước ngoài cũng sẽ không cho phép TKV thu được hiệu quả kinh tế trong việc xuất khẩu nguyên liệu thô alumina. Trường hợp điển hình hiện

nay là dự án đồng Sinh Quyền của TKV. Việc xuất khẩu tinh quặng đồng hiện nay của dự án Sinh Quyền hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu đưa tinh quặng đồng từ Sinh Quyền về nhà máy Tằng Lỏong để luyện thành đồng kim loại có thể bán cho nhiều hộ tiêu dùng (trongnước và/hoặc xuất khẩu), nhưng vì nhập khẩu công nghệ luyện đồng lạc hậu (chỉ luyện ra được kim loại đồng “ba con chín” có độ tinh khiết chỉ đạt 99,95÷99,97%, trong khi tiêuchuẩn của thị trường thế giới cao hơn “bốn con chín” 99,995) giá bán đồng kim loại thấp, tỷ suất lợi nhuận của việc luyện đồng lại thấp hơn nhiều so với xuất khẩu quặng tinh.Đối với TKV, tương lai của ngành công nghiệp nhôm cũng không thể khá hơn hiện tại của các ngành công nghiệp đồng và than.

4/ Để xuất khẩu alumina phải đầu tư một hệ thống đường sắt không hiệu quảTheo kế hoạch của TKV, để xuất khẩu alumina cần xây dựng 270km đường sắt từ Bình Thuận lên TâyNguyên với chi phí ước khoảng 20.800 tỷ đồng (tươngđương với 1,3 tỷ đô la) và một cảng biển Bình Thuận với chi phí 9.100 tỷ đồng (khoảng 535 triệu đô la). Cả hai dự án này thuộc lĩnh vực hạ tầng chỉ để phục vụ cho xuất khẩu alumina và vận chuyển than từ cảng lên Tây Nguyên.Theo báo cáo về “định hướng công nghệ” của TKV tại Hội thảo, tuyến đường sắt còn được dùng để chở nước biển từ Bình Thuận lên Tây Nguyên để xử lý bùnđỏ?. Mặc dù các dự án bô - xít đang triển khai rầm rộ, nhưng hạng mục hạ tầng này đang còn “treo” và chưarõ. Cả hai hạng mục này cần phải được đầu tư bằng nguồn vốn của chủ đầu tư và hạch toán vào alumina.Như vậy, chắc chắn các dự án bô - xít và alumina trênTây Nguyên lại càng không hiệu quả. Còn nếu, để hai hạng mục này được xây dựng bằng tiền đóng thuế của người lao động trong cả nước thì cần phải được Quốc hội xem xét.Trong khi chờ đợi đường sắt (không biết bao giờ làm),chủ đầu tư dự tính sẽ sử dụng đường ôtô để chở than

Page 17: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 17

và các hóa chất độc hại khác từ biển lên Tây Nguyênvà chở alumina từ Tây Nguyên ra biển. Rất tiếc, cả ba mặt hàng “than” hóa chất và “alumina” lại không thể sử dụng cùng một loại xe tải để tận dụng hai chiều hàng đi-hàng về. Than có thể chở bằng xe thùng, xeben, còn alumina và hóa chất phải chở bằng xe bồn chuyên dùng hiện đại. Như vậy, theo “định hướng công nghệ” của chủ đầu tư, phương tiện vận tải ô tô sẽ được sử dụng để chở hàng triệu tấn hàng một năm trên cung độ hơn270km (về mặt kỹ thuật, cung độ tối ưu của vận tải ô tô loại 15-25T chỉ khoảng 10-15km). Vì vậy, giá thànhalumina sẽ tăng cao hơn nhiều (chỉ tính riêng chi phívận tải ra biển để xuất khẩu đã tăng thêm khoảng 1 triệu đ/tấn), việc xuất khẩu alumina không thể có lãi.

5/ Triển khai các dự án bô - xít là không an toàn về môi trường sinh thái

Một là: Môi trường đất bị chiếm dụng và môi trường sinh vật bị hủy hoại.Phần lớn, tới 95% bô - xít trên thế giới khai thác lộ thiên. Trong ngành mỏ, đây là phương thức khai thác đòi hỏi chiếm dụng nhiều đất, có tác hại huỷ diệt hệ thực vật và động vật, làm sói mòn trôi lấp đất. Mức độ chiếm dụng đất của các dự án bô - xít trên TâyNguyên rất lớn. Diện tích rừng và thảm thực vật bị phá huỷ trong khâu khai thác bình quân 30-50ha/tr.tấn bô - xít; diện tích mặt bằng bị chiếm dụng để xây dựng nhà máy tuyển bô - xít bình quân 150ha/tr.tấn công suất, và để tuyển alumina 450 ha/tr.tấn công suất.

Hai là: chất thải bùn đỏ sẽ phải tồn trữ vĩnh viễn trêncao nguyên dễ có nguy cơ bị trôi lấp, gây thảm họa về môi trường cho các tỉnh phía dưới.Bùn đỏ gồm các thành phần không thể hoà tan, trơ,không biến chất và tồn tại mãi mãi như Hematit,Natrisilico-aluminate, Canxi-titanat, Mono-hydratenhôm, Tri-hydrate nhôm v.v. Bùn đỏ là chất thải không thể tránh được của khâu chế biến bô - xít. Trênthế giới, chưa có nước công nghiệp phát triển nào (kể cả Mỹ) có thể xử lý được vấn đề bùn đỏ một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội (chỉ đáp ứng được khả năng của nhà đầu tư).Australia là nước có lợi thế về địa hình (bằng phằng, có lớp đá gốc), khí hậu (rất ít mưa) và dân cư (rất thưa) thuận lợi cho việc chế biến bô - xít và chôn cất bùn đỏ tại chỗ. Ở Việt Nam, nếu chế biến bô - xítthành alumina trên Tây Nguyên sẽ bắt buộc phải tạo ra các hồ chứa bùn đỏ thường xuyên đe doạ tình hìnhan ninh chính trị trên địa bàn (bọn khủng bố có thể lợi dụng biến các hồ bùn thành bom bẩn). Lượng “bom bẩn” tạo ra trên Tây Nguyên sẽ lớn gấp 3 lần lượng alumina thu được từ Tây Nguyên để xuất khẩu cho Trung Quốc. Ngoài ra, còn phải thường xuyên tồn

chứa một lượng lớn hoá chất độc hại (để chế biến bô -xít thành alumina) trong các kho hóa chất trên TâyNguyên.Chỉ riêng dự án của công ty cổ phần Nhân Cơ, theobáo cáo ĐTM, phần đuôi quặng nước thải và bùn thải có khối lượng tới hơn 11 tr.m3/năm. Dung tích hồ thải bùn đỏ sau 15 năm lên tới hơn 8,7 triệu m3. Với qui mô như vậy, thiệt hại do vỡ đập: không thể kiểm soát được, nguy cơ vỡ đập không thể lường trước được. Tương tự, dự án Tân Rai có lượng bùn đỏ thải ra môi trường khoảng 0,8 tr.m3/năm, lượng nước bẩn thải ra môi trường 4,6 tr.m3/năm. Khối lượng quặng bô - xítkhai thác của dự án này lên tới 2,32 tr.m3/năm, dẫn đến nguy cơ tổng lượng bùn đỏ phải tích trên caonguyên cả đời dự án Tân Rai 80-90 tr.m3. Nhưng tổng dung tích của hồ chứa của dự án chỉ có: 20,25 tr.m3, số còn lại không biết chứa ở đâu?, ai là người chịu trách nhiệm? chủ đầu tư? dân địa phương?

Ba là: các dự án bô - xít sẽ làm mất nguồn nước ngọt không có gì thay thế để phát triển các cây công nghiệp trên Tây Nguyên và mất nguồn nước cung cấp cho các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.Cả hai khâu tuyển bô - xít và tuyển alumina trên TâyNguyên đều đòi hỏi rất nhiều nước. Dự án Nhân Cơ cótổng mức tiêu dùng nước tới gần 15 triệu m3/năm. Dự án Tân Rai, có dự kiến xây đập chắn nước để đáp ứng nhu cầu của dự án khoảng 18 triệu.m3/năm. Như vậy, nguồn nước cho café, cao su và các nhu cầu khác bị mất đi hơn 33 tr.m3/năm. Lượng nước ngọt này chủ yếu dùng để tuyển quặng bô - xít, vì vậy không thể tuần hoàn, hay lọc để tái sử dụng cho các mục đích khác.

Bốn là: các dự án bô - xít trên Tây Nguyên sẽ làmthay đổi môi trường và sinh thái của cả khu vựcVấn đề môi trường chủ yếu liên quan đến các chất thải. Các chất thải không thể tránh được trong các dự án bô - xít gồm: (i) trong khai thác bô - xít, khối lượng chất thải rắn rất lớn, bình quân lượng đất đá phủ phải bốc lên và đổ thải 1m3/tấn bô - xít;(ii) trong khâu tuyển quặng bô - xít, lượng chất thải bình quân 1tấn/tấn quặng nguyên khai;(iii) trong khâu tuyển alumina lượng chất thải (gồm bùn đỏ, bùn oxalate, và nước thải) bình quân>2m3/tấn; và cuối cùng,(iv) trong khâu luyện nhôm, lượng chất thải độc hại bình quân 1kg/tấn. Ngoài các nguy cơ phá hủy môi trường tại chỗ, các dự án bô - xít alumina còn có những ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh được đến hệ sinh thái trên qui môrộng lớn.Trong khâu khai thác bô - xít, nguy cơ hiện hữu làthảm thực vật và động vật của Tây nguyên sẽ bị thay đổi. Trong khâu tuyển alumina nguy cơ hiện hữu là

Page 18: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 18

tiêu dùng nhiều nước, phải xây đập chắn, sẽ ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của các dòng chảy. Các biến đổi dị thường về thời tiết và khí hậu khu vực miền trung có nguy cơ sẽ xẩy ra ngay gắt hơn, hạn hán sẽ kéo dài hơn, lũ quét sẽ xẩy ra thường xuyênhơn (thiệt hại do các biến đổi dị thường về thời tiết hiện nay đã tới 4000-5000 tỷ đ/năm). Các chuyên giacủa Comecon (Hội đồng tương trợ kinh tế) ngày xưađã so sánh: để lấy được 1 tấn bô - xít trên TâyNguyên, cái giá Việt Nam phải trả là sẽ mất đi 1 tấn lúa ở miền nam trung bộ.

6/ Triển khai các dự án bô - xít là không phù hợp với năng lực của TKVTrong tất cả các khâu của việc phát triển ngành “bô -xít-nhôm”, TKV chỉ có thế mạnh duy nhất ở khâu đơn giản nhất là bốc xúc đất bazan để khai thác quặng bô - xít. Cáckhâu chủ yếu quan trọng còn lại đều phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài.Với chức năng là một tập đoàn kinh tế của Nhà nước, có trách nhiệm phát triển ổn định ngành than để cung cấp đủ than cho nền kinh tế, TKV hiện còn đang đứng trước những thách thức không thể vượt qua, đó là cung cấp đủ than cho các nhàmáy nhiệt điện.Kể từ khi được thành lập đến nay, trongsuốt hơn 13 năm qua, trong ngành thanhầu như TKV chưa có đầu tư tái sản xuất mở rộng, chưa xây dựng được thêm một mỏ than mới nào, toàn bộ sản lượng than hiện có đều được khai thác theo kiểu “thâm canh” đến tối đa tại các mỏ than được xây dựng từ thời bao cấp theo Tổng sơ đồ do Liên Xô (cũ) lập trước đây.Việt Nam có bể than đồng bằng Sông Hồng với tiềm năng (trữ lượng) gấp 20 lần bể than Quảng Ninh. Mặc dù điều kiện khai thác có khó khăn hơn so với bể than Quảng Ninh, nhưng than đồng bằng sông Hồng lại có chất lượng cao hơn, rất phù hợp cho các nhà máynhiệt điện, xi măng, phân bón, hoá chất, luyện kim v.v. Những nguồn lực có hạn của TKV nên chăng phải được ưu tiên để phát triển bể than đồng bằng sông Hồng để làm ra sản phẩm mà nền kinh tế VN đang rất cần, nhưng không thể nhập khẩu được trong tương laigần.Ngoài việc không thể tăng được sản lượng than do không có đầu tư đúng mức như trên, hiện nay, tại bể than Quảng Ninh, TKV còn phải đối mặt với hai vấn đề cũng chưa có khả năng giải quyết. Đó là: (i) vấn đề môi trường vùng than Quảng Ninh đang bị xuống cấp nghiêm trọng và (ii) vấn đề vi phạm kỹ thuật cơ bản (cũng rất nghiêm trọng) của các mỏ than đã và đanglàm tăng số vụ tai nạn lao động chết người cao gấp 3 lần mức bình quân của thế giới.

Yêu cầu về vốn đầu tư của riêng ngành than hiện nay cũng rất lớn, bình quân khoảng 1 tỷ đô la/năm.Ngoài ra, định hướng “kinh doanh đa ngành” của TKV đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập (phần lớn các dự án “đa ngành” không hiệu quả, đều phải được “bao cấp” từ hòn than, đặc biệt là các dự án điện Na Dương,công ty Tài Chính, khách sạn, du lịch, lắp ráp ôtô

v.v.). Gần đây, TKV còn được Chính Phủ giao bổ sung nhiệm vụ xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện chạy than. Tất cả những nhiệm vụ hệ trọng trên đang đènặng lên đôi vai gầy và quá mỏng manh của người thợ mỏ. Có thể nói, giao cho TKV những dự án ngoàithan cũng chẳng khác nào giao “ốc mang cọc cho rêu”.

Ảnh: Khai thác Bô - xít ở miền Tây Australia. Nguồn: britannica.com

Tương lai đối với nguyên liệu thô alumina của TKV sẽ cũng không thể cạnh tranh được với Indonesia, vàcàng không thể cạnh tranh được với Australia.

7/ Triển khai các dự án bô - xít là không đảm bảo sinh kế cộng đồng của các đồng bào dân tộc thiểu số trênTây NguyênĐồng bào các dân tộc thiểu số trên Tây Nguyên chủ yếu sống bằng nghề nông. Đất rừng Tây Nguyên ngắn với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với bà con dân tộc ít người, đất rừng không chỉ là khônggian sinh tồn, mà còn gắn liền với đời sống văn hóa. Suy giảm về tài nguyên rừng kéo theo suy giảm về văn hóa. Không một buôn làng nào không gắn với rừng như gắn với thần linh riêng của mình.Số liệu điều tra cụ thể của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tây Nguyên đã khẳng định: Khác với ý kiến lâu nay (của chủ đầu tư) cho rằng đất có hàm

Page 19: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 19

lượng bô - xít cao không thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, ở xã Nhân Cơ (trên địa bàn triển khai dự án bô - xít Nhân Cơ) diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 83,03%, đất lâm nghiệp 0,08% và chỉ có 2,1% đất chưa sử dụng. Tổng diện tích đất tự nhiên của xãNhân Cơ có 4.573 ha, trong đó có 3039,5 ha trồng cây công nghiệp là cà phê (2264 ha), cây điều (515 ha), cây tiêu (136 ha), và cau su (124,5 ha).Trong khi đó, diện tích chiếm đất của dự án Nhân Cơtrên 4000ha, tương đương với 87% diện tích đất tự nhiên của xã. Cũng theo báo cáo của nhóm nghiêncứu thuộc Đại học Tây Nguyên, đối với đồng bàoM’nông, chưa có dự án bô - xít Nhân Cơ đồng bào đãthiếu đất sản xuất rồi.Chiếm dụng phần lớn đất nông nghiệp nhưng các dự án bô - xít không mang lại chỗ làm việc cho đồng bàodân tộc thiểu số. Ví dụ, dự án Tân Rai có diện tích chiếm đất tới 4200ha, nhưng chỉ tạo ra chỗ làm việc cho tổng số 1668 lao động. Như vậy, bình quân dự án bô - xít cần 2,5ha đất để tạo ra 1 việc làm cho người phải có đào tạo. Trong khi đó, 1 ha đất dùng để phát triển cây công nghiệp sẽ tạo ra 5 chỗ làm việc cho bàcon dân tộc ít người không cần phải đào tạo.Cũng theo số liệu điều tra, khảo sát của Trường Đại học Tây Nguyên, trong 12 buôn làng của huyện Đắk Rlap, số người học hết lớp 9 để có đủ điều kiện tuyển dụng vào dự án cũng “chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Dự án bô - xít Nhân Cơ mới chỉ tuyển chọn được 2 (hai) con em đồng bào dân tộc tại chỗ đi đào tạo công nhân. Hiện dự án bô - xít Nhân Cơ đang gửi người đi đào tạo tại Trung Quốc, nhưng chủ yếu là con em của cán bộ trong công ty- từ các tỉnh khác đến.

Theo số liệu của Công ty Alumin Nhân Cơ, để triển khai dự án, số lượng lao động sẽ tập chung vào TâyNguyên khoảng 3000 người, bao gồm kỹ sư, côngnhân kỹ thuật (chủ yếu là người Trung Quốc) và một số ít còn lại là lao động từ ngoài Bắc vào. Đối với dự án Tân Rai (đang triển khai ở Lâm Đồng), tình trạng cũng tương tự, và nguy cơ còn hiện hữu hơn vì nhàthầu Trung Quốc đã thắng thầu.Khoảng cách giầu-nghèo giữa người có việc làm (từnơi khác đến, có thu nhập) và người không có việc làm (người dân tộc, không được đào tạo, không cònđất canh tác) sẽ gia tăng. Việc người dân tộc trên TâyNguyên sẽ bị đẩy ra ngoài cuộc sống xã hội ngay trênquê hương của mình, thay vào đó là làn sóng di cưmới của những lực lượng lao động có đủ trình độ từ Trung Quốc và các tỉnh ngoài Tây Nguyên đã trở thành hiện thực.

(Ví dụ điển hình là dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả của TKV ở Quảng Ninh hiện nay, sau khi trúng thầu, nhà thầu Trung Quốc đã đưa côngnhân và lao động phổ thông từ Trung Quốc sang thực hiện 100% công việc).

Ngoài ra, dự án bô - xít Nhân Cơ còn chiếm dụng, san lấp cả hồ nước ngọt (hồ Cá Trê của người M’nông bon Bù Zấp) là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và địa điểm hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn.

8/ Triển khai các dự án bô - xít là không phát triển bền vững Tây NguyênĐể phát triển bền vững, chúng ta cần có đánh giá, phân tích nghiêm túc các thế mạnh, các điểm yếu, các cơ hội, và các thách thức trong phát triển kinh tế của Tây Nguyên (các học giả Harvard thường gọi là“phân tích chiến lược”).Trước hết: Thế mạnh của Tây Nguyên là đất đỏ bazan. Đây là nguồn tài nguyên rất quý, là nơi duynhất có khả năng trồng cau su, cà phê, tiêu, điều, chè. Trong đó, tại các khu vực có mỏ bô - xít các câytrồng chủ lực là cà phê, điều, tiêu và cau su có năngsuất bình quân tương đối cao và trình độ thâm canh và canh tác của người dân cũng rất chuyên nghiệp. Đây không chỉ đơn giản là “thế mạnh”, theo khái niệm của kinh tế thị trường, đất đỏ bazan của Tây Nguyênlà “thế mạnh cạnh tranh cốt lõi”.Thứ hai: Điểm yếu của Tây Nguyên là hạ tầng cơ sở kém phát triển (đặc biệt là đường giao thông, nước ngọt và nguồn cung cấp điện) và trình độ đào tạo của người lao động có hạn.Thứ ba: Cơ hội phát triển kinh tế của Tây Nguyên lànhu cầu tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê, chè, điều, tiêu, cau su v.v. trong cân bằng ngân sách của Nhànước đang ngày càng tăng. Trong hoàn cảnh VN đãgia nhập WTO, thị trường cho các sản phẩm cà phê,điều, cao su ngày càng được đảm bảo. Theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm các cây công nghiệp trên vùng đất đỏ bazan có thể dần thay thế kim ngạch xuất khẩu của dầu thô (với trữ lượng có hạn và với sản lượng đang ngày càng giảm) của VN.Thứ tư: Thách thức lớn nhất của Tây Nguyên là do vị trí địa lý của Tây Nguyên với chức năng là “mái nhàcủa Đông Dương” việc phát triển kinh tế trên TâyNguyên có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường và vấn đề sinh thái không chỉ của Tây Nguyên mà còn của các tỉnh bên dưới (nam trung bộ của VN và các tỉnh của Lào và Campuchia).

Qua phân tích như trên, ta thấy, các dự án bô - xít-alumina hoàn toàn không phát huy được thế mạnh (thậm chí còn triệt tiêu các thế mạnh), nhưng lại khơisâu điểm yếu (làm căng thẳng hơn những mất cân đốivề giao thông, nước ngọt và điện năng), không tận dụng được cơ hội (thậm chí còn làm giảm cơ hội xuất khẩu), nhưng lại làm hiện thực hơn các thách thức (môi trường và sinh thái).Lựa chọn của Tây Nguyên: bô - xít-alumina hay câycông nghiệp?

Page 20: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 20

Trước hết, về mặt định hướng: phát triển cây công nghiệp là định hướng đã được Chính Phủ VN lựa chọn từ trước đến nay, có đầy đủ căn cứ khoa học, và kinhtế xã hội, đã và đang được thực tế của Tây Nguyênchứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Còn phát triển bô - xít là một định hướng hoàn toàn mới, nhưng rất nguy hiểm xét về mặt khoa học và kinh tế xã hội, tuy chưa được thực tế của VN chứng minh, nhưng trênthế giới, đã có rất nhiều ví dụ điển hình.Thứ hai, về nguyên tắc phát triển bền vững (hoặc phát triển sạch): phát triển cây công nghiệp là “pháttriển xanh” và sạch. Cây công nghiệp không chỉ có tác dụng lấy lại mầu xanh cho Tây Nguyên, còn có tácdụng giữ độ ẩm, hạn chế các thảm họa thiên tai nhưlũ quyét, lũ ống, chống khả năng khô cằn, điều hòanguồn cung cấp nước cho các tỉnh hạ lưu. Ngược lại, phát triển bô - xít là phát triển hủy diệt mầu xanh, xâm hại đến thảm thực vật và thảm sinh vật và làm ônhiễm không chỉ Tây Nguyên mà cả các tỉnh dưới hạ lưu.Thứ ba, về hiệu quả kinh tế: Các tính toán cho thấy, hiệu quả kinh tế của các dự án bô - xít thấp hơn nhiều

so với cao su và cà phê. Cùng với một số tiền bỏ ra (tạm lấy tổng mức đầu tư theo tính toán ban đầu của dự án bô - xít Nhân Cơ là 2938,8 tỷ đồng), nếu phát triển bô - xít, chủ đầu tư sẽ làm mất đi 4000 ha cây công nghiệp, nếu phát triển cây công nghiệp chủ đầu tư sẽ trồng mới được 34.754 ha cao su, hay 58.777 ha cà phê.

Tổng doanh thu hàng năm của bô - xít chỉ đạt 1.450 tỷ đồng, còn của cao su là 2.242 tỷ đồng, của cà phêlà 5.878 tỷ đồng. Khả năng thanh toán nợ của các dự án cao su và cà phê cao hơn của bô - xít khoảng 5 lần; Khả năng đóng góp cho ngân sách địa phươngcủa cao su cao hơn 23 lần, của cà phê cao hơn 72 lần. Tổng lao động sử dụng của bô - xít chỉ có tối đa 5000 người (chủ yếu di dân từ nới khác đến), nhưng của cao su là 173.000 người, của cà phê là 588.000 người (chủ yếu là lao động tại chỗ) v.v. (chi tiết xem bảng sau).

Chỉ tiêu so sánh đ/vị bô - xít Cao su Cà phê

1. Tổng vốn đầu tư, tỷ.đồng tỷ VNĐ

2.938,8 2.938,8 2.938,8

2. Diện tích cây xanh bị phá hủy ha 4.000 0 0

3. Diện tích cây xanh được trồng mới ha 0 34.754 58.777

4. Tổng Doanh thu hàng năm tỷ đ. 1.450 2.242 5.878

5. Tổng thuế nộp ngân sách hàng năm tỷ đ 30 701 2.175

6. Lợi nhuận sau thuế hàng năm tỷ đ 301 1.061 3.703

7. Khả năng thanh toán nợ của dự án B/C 1,9 9,0 9,0

8. Thời gian thu hồi vốn năm <5 >3 >1

9. Sử dụng lao động người 5000 173.000 588.000

Ghi chú: số liệu so sánh trên đến nay sẽ còn thay đổi theo hướng có lợi hơn cho cao su và cà phê, vì tổng mức đầu tư của dự án bô - xít Nhân Cơ sau một năm đã tăng lên hơn 3200 tỷ VNĐ. Con số thực sau nàychắc chắn sẽ còn cao hơn nữa.

9/ Triển khai các dự án bô - xít là không minh bạchKết quả của các lần hội thảo cho thấy, còn rất nhiều vấn đề quan trọng (như nêu trên) cần phải được làmrõ trước khi triển khai các dự án bô - xít. Hiện nay, mặc dù chủ đầu tư chưa làm rõ được bất cứ vấn đề gìnhưng vẫn tích cực triển khai. Cách làm như vậy làkhông minh bạch, không cầu thị và chưa hết trách nhiệm.

Điều đáng quan ngại hơn, là càng triển khai, càng nẩy sinh nhiều các câu hỏi chưa có câu trả lời, hoặc được

chủ đầu tư đưa ra các câu trả lời cũng không minh bạch. Ví dụ: (i) Như trên đã nêu, để xử lý bùn đỏ, chủ đầu tư dự tính sẽ vận chuyển nước biển bằng tàu hoả từ Bình Thuận lên Tây Nguyên?. (ii) Trong quá trìnhđấu thầu dự án Tân Rai, qui mô công suất đã được

chủ đầu tư điều chỉnh tăng lên gấp 2 lần chỉ căn cứ theo “ý kiến” của các nhà thầu nước ngoài. (iii) Cácchỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các vấn đề hiệu quả và vấn đề môi trường của dự án Tân Rai đã được giảm xuống đến mức nhà thầu không có công nghệ nguồn, đang phải đóng cửa các dự án của chính mình ở mẫu quốc cũng đã thắng thầu các dự án ở Tây Nguyên?Việt Nam đang rất cần triển khai các dự án nhiệt điện chạy than. Mặc dù các dự án điện là các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng, rất thiết yếu đối với nền kinh tế, Chính phủ vẫn yêu cầu chủ đầu tư phải làm rõ “đầu vào” và “đầu ra” (hợp đồng mua than và hợp đồng bán điện). Các dự án bô - xít là những dự án bán rẻ

Page 21: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 21

tài nguyên của đất nước, không những cả “đầu vào”“đầu ra” đều chưa rõ, mà bản thân công nghệ kỹ thuật (“hộp đen”) của dự án cũng còn tồn tại nhiều vấn đề không minh bạch. Những người đưa ra cácquyết định, các lựa chọn rất quan trọng về công nghệ kỹ thuật bô - xít-alumina lại không có kinh nghiệm gìvề alumina-bô - xít Tây Nguyên (giám đốc Công ty bô - xít Nhân Cơ không trả lời chính xác được câu hỏi “bể bùn đỏ có tổng mức đầu tư là bao nhiêu?”, chỉ đưa racon số “khoảng 200 tỷ đồng”, tức khoảng 12 triệu U$, thấp hơn 10-15 lần mức bình quân của thế giới, nhưng trên hội thảo cứ khẳng định bể chứa bùn đỏ khổng lồ rộng hơn 200ha “do nước ngoài thiết kế” là“rất an toàn”).

10/ Triển khai các dự án bô - xít là không tuân thủ luậtThứ nhất, theo Điều 14, Mục 1, Chương III của Luật Bảo vệ môi trường 2005, thì các chương trình như bô- xít ở Tây Nguyên, phải có Đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) trước khi phê duyệt.Mặc dù vậy, trên thực tế, các dự án bô - xít đã được triển khai, thậm chí có dự án đã đấu thầu, nhưng vẫn chưa có ĐCM được phê duyệt. Đây là một kẽ hở đang bị chủ đầu tư TKV cùng các nhà thầu Trung Quốc lợi dụng bỏ qua các nguy cơ về phá hủy môi trường vàcác thảm họa về sinh thái cho toàn bộ khu vực Nam Trung bộ của VN để chấp nhận và đưa những công nghệ lạc hậu vào Tây Nguyên.Thứ hai, Luật khoáng sản quy định: (tại khoản 1, điều 5) “Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; ưu tiên cácdự án có áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội cao”; (tại khoản 4 điều 5) “Chính phủ hạn chế việc xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô” và (tại khoản 1 điều 48) đã nêu rõ:nhà nước có chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư đối với các dự án chế biến khoáng sản thànhnguyên liệu tinh và sản phẩm.Trong khi đó, chương trình phát triển của TKV chỉ tập trung cho việc xuất khẩu alumina là một dạng nguyênliệu thô, không phải là sản phẩm nhôm. Các dự án alumina của TKV đang tích cực triển khai với công nghệ thải bùn đỏ (dạng lỏng) rất lạc hậu của Trung Quốc. Trong ngành công nghiệp nhôm của Thế giới, Trung Quốc không nằm trong số những nước có công nghệ nguồn. Chính các công nghệ thải bùn đỏ mà TKVđang nhập khẩu từ Trung Quốc vào Tây Nguyên hiện đang bị xã hội tẩy chay ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Các nước trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển, đã từ lâu chuyênsang công nghệ thải bùn đỏ thân thiện hơn với môi trường (dạng khô).

Thứ ba, theo “Chương trình nghị sự 21 của VN” về phát triển bền vững đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại QĐ số 153/2004/TTg-QĐ ngày17/8/2004, trong đó về các lĩnh vực tài nguyên môitrường đã quy định cần ưu tiên bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước, khai thác thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyênkhoáng sản; về định hướng phát triển bền vững đãnêu rõ quan điểm: phát triển ngành khai khoáng cânđối với phát triển chung của các ngành kinh tế khác.Trong khi đó, các dự án khai thác bô - xít và chế biến nguyên liệu thô alumina đều dự kiến xâm hại trên quymô lớn đến môi trường nước ngọt, môi trường đất của Tây Nguyên. Theo báo cáo của TS. Tuyết Nhung Buôn Krông (Đại học Tây Nguyên), dự án bô - xít Nhân Cơđã xâm hại đến sinh kế của cộng các bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn (chiếm đất canh tác, lấp cả hồ nước ngọt).Tóm lại, về nhiều khía cạnh tuân thủ luật, việc triển khai các dự án bô - xít trên Tây Nguyên hiện nay của chủ đầu tư cần phải được dừng lại kịp thời để xem xétđánh giá trước khi chưa quá muộn.

Nhận xét và kiến nghị

Mặc dù các dự án bô - xít đang trong thời kỳ triển khai, nhưng cân nhắc giữa “Mất và được trong việc khai thác bô - xít Tây Nguyên” chúng ta hoàn toàn tintưởng rằng:

(i) Mọi sai lầm đều có thể sửa chữa được; (ii) Những chi phí chủ đầu tư đã từng chi ra cho bô -xít không thể so sánh được với những thiệt hại vô cùng nặng nề mà nền kinh tế của đất nước sẽ phải ngánh chịu từ việc khai thác bô - xít;(iii) Cũng như dự án thép ở Vân Phong, chúng ta hãytiếp tục nói “không” với các dự án bô - xít trên TâyNguyên mang tính hủy diệt môi trường và không hiệu quả về mọi mặt.Ngày 5/11/2008, 17 nhà khoa học, quản lý, nghiêncứu thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan đến phát triển bền vững kinh tế-xã hội Tây Nguyên đã có Thư kínhgửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính Phủ và các tỉnh đề nghị tạm dừng khai thác bô - xít trênTây Nguyên.Với các lý do trình bầy trên, chúng tôi kính đề nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam xem xét không cho phép triển khai các dự án bô - xíttrên Tây Nguyên.

- TS. Nguyễn Đông Hải - Nhà văn Nguyên Ngọc - TS. Nguyễn Thành Sơn

Page 22: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 22

Báo Trung Quốc khen Nguyễn Tấn Dũng, đả kích nhóm trí thức chống khai thác bauxite Tây NguyênNV-Tuesday, May 05, 2009

VIỆT NAM, 05-05(NV) -“Tuy nhiên, một số nhân sĩ ở Việt Nam quốc nội không có thái độ hữu hảo với Trung Quốc lại có ý kiến bàn ra tán vào về việc hợp tác Trung Việt, yêu cầu đình chỉ một cách vô lý trước thời hạn những dự án mà các công ty nước ta đã đầu tư một số lượng tài chính rất lớn cũng như bắt đầu thi công từng phần của công trình. Thậm chí vào đầu năm nay còndấy lên hoạt động lấy chứ ký nhằm ủng hộ việc “Ngừng ngay các hạng mục khai thác bauxite ở Tây Nguyên”, đồng thời gửi thưđến Văn phòng Thủ tướng Việt Nam, và còn mời một vị tiền bối tướng lĩnh cao cấp trong quân đội làm người thay lời cho hoạt động ký tên ấy.”

Đoạn văn trên được trích từ một bài báo trên mạng “Hữu Nghị Quan Hạ” của Trung Quốc mới đây nhằm khẳng định ý kiến của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng là tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Trung Việt trong việc khai thác quặng bauxite tại Tây Nguyên,đồng thời lên tiếng châm chích “một số nhân sĩ Việt Nam không hữu hảo với Trung Quốc” có thái độ “bàn ra tán vào”, “đòi ngừng trước thời hạn những dự án mà các công ty Trung Quốc đã bỏ một số tiền rất lớn vào đầu tư và cũng đã thi công từng phần”, thậm chí còn ký Kiến nghị gửi lên Văn phòng Chính phủ yêu cầu đình chỉ việc khai thác quặng bauxite tại khu vực quan trọng này.Bài báo trên mạng “Hữu Nghị Quan Hạ” của Trung Quốc sau đó đã được các thành viên trong Ban điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam (bauxitevietnam.info) dịch sang tiếng Việt công bố vàohôm 5 tháng 5, 2009.Trang mạng Bauxite Việt Nam (bauxitevietnam.info) do một nhóm trí thức Việt Nam lập ra mới đây với mục đích ban đầu làthu thập chữ ký của các nhà trí thức, nhà khoa học, dân chúng và sinh viên học sinh cả trong lẫn ngoài nước nhằm phản đối việc chính quyền Việt Nam cho phép các nhà thầu Trung Quốc đưangười vào khai thác bauxite Tây Nguyên.Trên trang mạng này là ý kiến của hầu hết các trí thức, nhà khoa

học, nhà văn hóa, cựu tướng lĩnh quân đội cộng sản như Võ Nguyên Giáp, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thanh Sơn,Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng…Ngay sau đó, trang mạng này đã được sự ủng hộ của nhiều người, nhiều giới khác nhau với hàng ngàn chữ ký ủng hộ và giờ đây nó là tiếng nói chính thức và quyết liệt nhất phản đối lại chủ trương khai thác bauxite TâyNguyên khiến giới cầm quyền phải chùn tay.Trong khi đả kích các nhà trí thức Việt Nam thì bài báo trên mạng “Hữu Nghị Quan Hạ” lại ngỏ ý khen ngợi Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra ủng hộ “dã tâm” của họ: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khẳng định: Việc Trung Quốc và Việt Nam hợp tác xây dựng các hạng mục khai thác quặng bauxite tại Tây Nguyên là một quyết sách trọng đại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.”Báo này nói thêm: “Khoáng sản bauxite của Việt Nam có trữ lượng lớn tới mấy tỷ tấn, trước đây vì thăm dòchưa đủ và thiếu tiền đầu tư, hạn chế về kỹ thuật, nên không có cách gì tiến hành được ngay. Với sự tham dự của các Công ty Trung Quốc, các hạng mục khai thác quặng bauxite tại khu vực Tây Nguyên Nam Nam Bộ chung quy đã được khởi công xây dựng. Ngoài ra, để phục vụ cho việc khai thác quặng bauxite tại Tây Nguyên,báo cáo về việc đầu tư cho tuyến đường sắt nối từ hải cảng Bình Thuận đến Tây Nguyên cũng đã được hoàntất vào tháng 6 năm ngoái.”Bài báo trên “Hữu Nghị Quan Hạ”, kết luận: “Quan hệ hữu nghị Việt Trung từ một năm trước đây đã phát triển lên một bước, tuy nhiên hình như những “tạp âm” này lại khiến cho việc hợp tác song phương chân thành bị

Nhà cửa cho nhân công Trung Quốc khai thác bauxite đang được xây dựng tại khu Nhân Cơ, Lâm Đồng. Hình:CLBNBTD.

Đằng sau cái bắt tay này tại Diễn Đàn Châu Á BácNgao, Trung Quốc, hôm 17 tháng Tư, là những âm mưuđen tối của ngoại bang phương Bắc và chính quyền CSVN về bauxite Tây Nguyên. Hình: Getty Images.

Page 23: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 23

che trùm bởi một bóng râm u ám. Đúng vào lúc này, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ thái độ khẳng định hợp tác Trung Việt trong các hạng mục khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên đã có tác dụng “xua tan mây mù”.Việc những trí thức, cựu tướng lĩnh cộng sản, các nhà khoa học Việt Nam yêu nước chống lại chủ trương khaithác bauxite Tây Nguyên không chỉ gặp sự phản đối từ truyền thông, báo chí của “ngoại bang” mà ngay tại trong nước họ cũng chịu sự “chụp mũ” hết sức xấc láo của giới cầm quyền cũng như một vài tờ báo làm theolệnh đảng.Mới đây, trong một công văn của Bộ Công Thương Việt Nam gởi cho báo chí Việt Nam hôm 28 tháng Tư đã gọi ý kiến của nhóm trí thức này là “dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng.”Không chỉ có Bộ Công Thương, tờ Nhân Dân ngày 26 tháng Tư đã cho đăng bài có tựa đề “Chung Quanh Vấn Đề Khai Thác Bauxite Ở Tây Nguyên” của tác giả Xuân Quang, dùng những lời “đanh thép” để chụp mũ nhóm trí thức này như sau: “Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tìnhcảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ”.Tuy nhiên, những người trong nhóm trí thức đông đảo này vẫn không chùn bước khi mới đây, ngày 30 thángTư, 2009, đại diện nhóm trí thức là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn, Gs. Ts. Nguyễn Thế Hùng đãviết bản kiến nghị gởi Quốc hội CSVN khóa 12 đề nghị các đại biểu quốc hội xem xét lại toàn bộ dự án khai thác bauxite Tây Nguyên sau khi có kết luận của Bộ Chính Trị CSVN, tuy có cân nhắc ý kiến của người dân nhưng về chủ trương vẫn cho tiến hành kế hoạch khai thác bauxite.Bản kiến nghị có đoạn: “Nó nhắc nhở quý vị là những nhà lập pháp rằng một việc làm dù nhỏ nhặt, một lần giơtay biểu quyết dù vẫn ngập ngừng của quý vị, đều là một viên đá lót đường để dân tộc ta, Tổ quốc ta chắc chắn có cơ may ngẩng mặt nhìn ra năm châu thế giới. Điều trái ngược lại sẽ là cái chết được báo trước, không thể là gì khác!”. (Th.)

Bauxite: Hội thảo cứ hội thảo, khai thác cứ rầm rập ‘triển khai’

NV - Thursday, April 09, 2009

HÀ NỘI (TH) - Hoạt động chuẩn bị khai thác bauxite ở khu vực Tây Nguyên và tỉnh Lâm Ðồng vẫn được xúc tiến gấp rút trong khi một cuộc hội thảo về “xem xét ảnh hưởng đến môi trường và văn hóakhu vực” cũng được tổ chức ở HàNội hôm Thứ Năm 9/4/2009” với nhiều lời khuyến cáo không nênthực hiện.

Trong một bản tin của tờ Tuổi Trẻ, sự hối hả và gấp rút của những dự án khai thác bauxite tại hai khu vực Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Ðồng) và Nhân Cơ (huyện Dak R'Lấp tỉnh Ðắc Nông) được ký giả của báo này ghi nhận.

Theo Hiến Pháp CSVN, Quốc Hội của chế độ là “Cơ quan quyền lực cao nhất nước” lại chưa được cơhội bàn cãi nên hay không nên về một dự án lớn của quốc gia. Ðiều này chứng tỏ Ðảng CSVN dựng nên

cái gọi là “Quốc hội” chỉ là cái cơchế bù nhìn làm một thứ dân chủ giả hiệu.

“Quốc lộ 20 đoạn qua thành phố Bảo Lộc rẽ ngược trái 19km là đến vùng Tân Rai - thuộc thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Ðồng - nơi đang triển khai dự án khai thác khoáng sản bôxit. Hằng ngàyvới nhộn nhịp những chiếc xe container, xe tải chở sắt thép, vật liệu xây dựng vào ra... xới lên hơithở công nghiệp mới lạ đang ùavào xứ này...

“Trên một dải đồi mà giữa năm 2008 còn là những nương trà ở vùng Tân Rai, nay đã thành một mặt bằng liền rộng đến 50ha, sau khi được san ủi kỹ lưỡng.

“Sự hối hả cho việc xây dựng đang diễn ra ở hạng mục chính của dự án là nhà máy sản xuất alumin.

Chủ đầu tư của toàn bộ dự án bôxit - alumina Lâm Ðồng là Tập Ðoàn Than-Khoáng Sản VN (TKV).”

Báo Tuổi Trẻ tường thuật trong số ra ngày 9/4/2009 như vậy và kể thêm: “Nhà thầu thi công hạng mục quan trọng nhất - nhà máysản xuất alumina - là công tyChalieco. Chỉ huy trưởng công trìnhcủa nhà thầu thi công công trìnhchính (công ty Chalieco) nói cókhoảng 700 công nhân đang làmviệc ở đây và sắp tới có thêm1,000 người nữa. Hơn 20 dãy nhàđầu tiên đã được cất lên phục vụ việc ăn nghỉ của công nhân, kỹ sư.”

Bản tin của báo Tuổi Trẻ không dám nói Calieco là công ty quốc doanh Trung Quốc và đa số “công nhân, kỹ sư” làm việc ở đây được đưa sang từ Trung quốc trong khi nạn thất nghiệp ở Việt Nam ngày

Page 24: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 24

một tệ hại hơn.

Trong cùng bản tin nói trên tờ Tuổi Trẻ tường thuật hoạt động gấp rút chuẩn bị cho việc khai thác Bauxite ở Ðắc Nông như sau: “Ðứng từ trên cao nhìn xuống đại công trường (theo quy hoạch dự án xây dựng nhà máy có diện tích gần 200ha), màu đỏ bazan của đất phủ khắp một khoảng không gian rộng lớn. Ngọn đồi xưa kia là rẫy trồng mì, cà phê đã trở thành một vùngđất bằng phẳng, trải dài hun hút.

“Trục đường dẫn vào phần đất phía sau của dự án nhà máy đãđược trải nhựa xong, hai bênđường công nhân đang tiến hànhlàm đường ống lộ thiên thoát nước mưa.

“Khu vực dự tính làm hồ chứa bùnđỏ thuộc thôn 11, xã Nhân Cơ códiện tích 300ha, nằm bọc phía sau nhà máy chạy theo hình cánhcung. Nơi đây trước là lòng một con suối chạy dưới các chân đồi, vẫn còn màu xanh của cỏ, đối lập hẳn với phần nền màu đỏ sẫm của nhà máy.

“Bùn đỏ là chất thải dạng dung dịch của công nghệ tuyển luyện quặng bôxit thành alumina, khônghòa tan, không biến chất và tồn tại mãi mãi. Bùn đỏ được coi là tácnhân gây ô nhiễm môi trường vìtrong bùn đỏ có chứa dung dịch kiềm (Na2O) kèm theo có tính ănmòn mạnh và độ pH cao hơn 12,5thuộc diện phải xử lý theo tiêuchuẩn xử lý chất thải nguy hiểm.”

Ký giả báo Tuổi Trẻ nghe tin lễ khánh thành “xây dựng nhà máyluyện Alumina” ở xã Nhân Cơ vàongày 10/4/09 nhưng “tổng giám đốc công ty cổ phần alumin Nhân Cơ-TKV” tên Bùi Quang Tiến cải chính lại là “dự kiến ngày 26/4/09.”

Trong cuộc phỏng vấn dành chođài BBC, Nguyễn Ngọc Trân, từng là đại biểu quốc hội CSVN cho hay ông đã chất vấn đại diện các công ty tham dự khai thác bauxite tại Việt Nam về sự “xử lý chất thải độc

hại” đều không được trả lời.

“Chi phí như đã nói (xử lý chất thải độc hai và không tiêu hủy) là 3%-5% tổng đầu tư cho xử lý chất thải thì không thể đủ được. Sáng nay tôi có hỏi công ty Mỹ Alcoa vàChalco của Trung Quốc về kinh nghiệm xử lý hoàng thổ tức đất đãlấy quặng, cũng như xử lý bùn đỏ, và họ đầu tư bao nhiêu cho xử lý chất thải, thì chưa có công ty nàotrả lời cho tôi cả.”

Trong bài viết phổ biến trên báođiện tử “Tuần Việt Nam” một ngàytrước cuộc hội thảo nói trên, ôngTrân nêu ra cho thấy, giá nhôm trên thế giới đang xuống rất thấp vì nhu cầu không còn nhiều, Trung Quốc phải cắt giảm sản xuất đến 34%. Bởi vậy, ông cho rằng tiến hành khai thác bauxite tại Việt Nam hiện nay là không có giá trị kinh tế. Mà cũng vì vậy, ông e ngại đám quan chức CSVN tìm cách cắt giảm phí tổn sản xuất bằng cách “rút gọn khâu xử lý chất thải bùnđỏ, thậm chí đổ bừa chất thải chưaxử lý ra môi trường như đã bắt gặp trong thời gian qua.”

Ông ám chỉ đến tình trạng ô nhiễm môi trường, kênh rạch trên cả nước từ nam chí bắc của các nhàmáy sản xuất đủ loại.

Trong cuộc hội thảo ở Hà Nội ngày9/4/09 do Hoàng Trung Hải (phó thủ tướng CSVN chủ tọa) với sự tham dự của đại diện các bộ ngành, các tỉnh liên quan, tướng Võ Nguyên Giáp gửi một bức thưnữa thúc giục bãi bỏ đến các dự án khai thác bauxite.

“Tại cuộc hội thảo quan trọng này,tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xãhội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Ðảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho làkhông nên khai thác.

“Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự

phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.”

Ngày 17/3/2009, nhà cầm quyền Hà Nội loan báo tiếp tục “triển khai” các dự án khai thác bauxite tại Ðắc Nông và Lâm Ðồng bất chấp nhiều ý kiến chống đối. Trước đó, Nguyễn Tấn Dũng, sau khi có phản ứng của tướng Giáp đã cả quyết việc khai thác bauxite là “chủ trương lớn của Ðảng và nhà nước” CSVN nên sẽ không nghe theo các lời khuyến cáo.

Ðầu Tháng Tư, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, quyền viện trưởng Viện Tăng Thống kiêm viện trưởng Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đưa ra lời kêu gọi toàn dân biểu tình tại gia suốt cả Tháng Tư để chống lại kế hoạch khai thác bauxite của nhà cầm quyền Hà Nội. Trong cuộc hội thảo nói trên, theo sự tường thuật sơkhởi của VNExpress, chế độ Hà Nội đưa ra kế hoạch khai thác bauxitevà sản xuất nhôm từng giai đoạn, mà giai đoạn đầu (tới năm 2010) chỉ có 3 dự án khai thác bauxite vàbột alumina tại Tân Rai (Lâm Ðồng), Nhân cơ (Ðắc Nông) và KonHà Nừng (Gia Lai), bên cạnh dự án hydroxit nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Ðồng).

Những dự án lớn hơn sẽ được thực hiện cho đến năm 2025 thì một khu vực rộng lớn hàng ngàn km2đồi cây, vườn ruộng, nhà cửa trêncả nước sẽ biến thành những bãibùn đỏ mênh mông và không có sự sống.

Ngày 28/3/09, báo Tuổi Trẻ báo động từ tin tức của một cuộc hội thảo do Tổng hội Xây dựng nói rằng “Hàng vạn công nhân Trung Quốc” đã được đưa sang Việt Nam “và đem theo cả thiết bị của họ sang” để thực hiện các dự án ở Việt Nam từ xây dựng nhà máy ximăng đến khai thác bauxite.

*************************

Page 25: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 25

Công Nhân TQ vào VN: lách để viết?

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

rong khi những báo nhiều độc giả như Tuổi Trẻ Online bất ngờ dừng loạt bài về công nhân TQ ở Tây Nguyên, làng báo TPHCM vẫn còn một tờ

tiếp tục các bài viết về vấn đề này.

AFP

Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống vàlàm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.Một nhà báo lâu năm ở VN nói với chúng tôi rằng, không phải ngẫu nhiên một số báo phải ngưng một đề tài và báo khác lại được tiếp tục. Theo lời ông, có một vài biệt lệ và những báo làm đề tài nhậy cảm thường tiếp cận vấn đề rất khéo léo, một hình thức lách để viết mà vẫn tường trình được sự việc.Saigon Tiếp Thị là báo in và có thêm bản điện tử sgtt.com.vn, ngày 14/4/2009 tờ báo có phóng sự ghi nhận sự kiện hàng trăm công nhân TQ đang sống vàlàm việc ở dự án bauxite Tân Rai Lâm Đồng. Gần đây nhất ngày 6 /5/2009, Saigon Tiếp Thị đưa lên mạng bài ‘Người Quảng Tây ở Quảng Nam’ dưới hình thức phóng sự, ghi nhận sự kiện hơn 500 công nhân TrungQuốc đã vào VN từ ba năm qua, lao động tại các công trường thủy điện ở tỉnh Quảng Nam.

Công nhân TQ đã có mặt ‘trên từng cây số’Trước khi trở lại với bài báo SGTT, chúng tôi muốn tìmcâu trả lời là thực sự đã có bao nhiêu công nhân TQhoạt động ở VN, đặc biệt là lực lượng lao động phổ thông. Cuối tháng Tư, các báo ở VN đều đưa tin ôngNguyễn Thanh Hòa Thứ trưởng Bộ Lao Động ThươngBinh Xã Hội cho biết, có khoảng 50 ngàn người nước ngoài đang làm việc tại VN và 30% trong số này thuộc diện vào Việt Nam làm việc không hợp pháp. Con số chính thức này có thể chưa phản ánh đúng thực tế, vìtheo số liệu của Bộ Xây Dựng và Hiệp Hội Doanh Nghiệp Cơ Khí, các nhà thầu Trung Quốc đang nắm giữ vị trí tổng thầu nhiều dự án ở VN, bao gồm thủy điện nhiệt điện, nhà máy xi măng và phân bón. Theo

Tổng Hội Xây Dựng VN thì đã có hàng vạn công nhânTQ có mặt ở các công trình mà doanh nghiệp TQ trúng thầu. Doanh nghiệp TQ có thói quen mang theo công nhân làm việc kể cả lao động phổ thông, gồm luôn anh nuôi chị nuôi, công nhân vệ sinh và bảo vệ.Chắc chắn có khá nhiều công nhân lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở VN một cách bất hợp pháp.TS Nguyễn Quang A, VT viện Nghiên Cứu Phát TriểnCông nhân TQ đã có mặt ‘trên từng cây số’ theo cách nói vui của người bình dân. Trong dịp trả lời đài ACTD,TS Nguyễn Quang A Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển, một tổ chức độc lập ở Hà Nội đưa ra nhận định:

“Chắc chắn có khá nhiều công nhân lao động phổ thông nước ngoài đang làm việc ở VN một cách bất hợp pháp. Con số cụ thể là bao nhiêu thì tôi cũng chỉ được biết qua thông tin trên báo chí, nhưng mà người dân có thể cảm nhận được việc này qua một số dự án mà các nhà đầu tư nước ngoài trúng thầu.”

Trở lại bài báo ‘Người Quảng Tây ở Quảng Nam’ trênbáo SGTT bản điện tử ngày 6/5. Bài báo được dẫn nhập, Trên cung đường Hồ Chí Minh, đoạn đi qua huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam có một làng côngnhân người Quảng Tây Trung Quốc. Họ đã đến đây hơn ba năm để xây dựng hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn 2.Phóng viên Đoàn Nguyễn tác giả bài phóng sự ghi nhận rằng, cho đến thời điểm cuối tháng 4 trên đại công trường này, có 523 công nhân Trung Quốc. Dự án thủy điện này sắp hoàn thành, người TQ đã cóngay công trình thủy điện mới, cũng ở miền Trung Việt Nam để thi công tiếp.

Nỗi đau của nước nhược tiểu

T

Page 26: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 26

Công ty Cổ Phần Za Hưng thuộc tập đoàn Hà Đô, Bộ Quốc Phòng, địa chỉ 25 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, làchủ đầu tư công trình thủy điện Za Hung. Ông Nguyễn Văn Đảm, phó tổng giám đốc công ty, cho biết tổng đầu tư cho công trình là 600 tỉ đồng, người Trung Quốc đã thắng hai trong ba gói thầu xây lắp thuộc về công ty cổ phần Quế Năng, gói thầu lắp đặt thiết bị thuộc Công Ty Cổ Phần Quế Võng. Theo chân haicông ty này có 340 người Trung Quốc.Vẫn theo SGTT, ông Nguyễn Văn Đảm nhận xét, công nhân Trung Quốc làm việc hiệu quả hơn công nhânViệt Nam, thể hiện ở ba khía cạnh, sức khỏe tốt hơn,chuyên nghiệp hơn và có ý thức kỷ luật cao hơn. Tờ báo trích lời ông Nguyễn Văn Tê trưởng công an huyện Đông Giang cho biết, trong ba năm ở hai công trình của người Trung Quốc chỉ xảy ra 2 vụ ẩu đả với người địa phương, nếu so với những công trình chỉ có lao động Việt Nam là quá êm thắm.Công nhân Trung Quốc làm việc hiệu quả hơn côngnhân Việt Nam, thể hiện ở ba khía cạnh, sức khỏe tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và có ý thức kỷ luật cao hơn.Ông Nguyễn Văn Đảm, PTGĐ Cty Cổ Phần Za HưngVừa rồi là một phần bài Người Quảng Tây ở Quảng Nam trên báo mạng SGTT ngày 6/5/2009. Trongphóng sự này, nhà báo dành cơ hội cho giới chức Trung Quốc được lên tiếng, ông Ngô Hải Hoa 30 tuổi, phó giám đốc dự án công trình thủy điện Za Hung,người trực tiếp cai quản 300 lao động Trung Quốc phát biểu rằng, công nhân TQ muốn có việc làm chứ không muốn định cư. Ông Hoa tâm sự là bên TQkhông dễ kiếm việc, làm việc ở vùng rừng núi này của VN tuy xa nhà nhưng thu nhập cao hơn. Thu nhập lao động phổ thông 4.000 tệ mỗi tháng, chúng tôi tính ra tiền đồng VN tương đương gần 10 triệu 400 ngànđồng. Lao động phổ thông lương như thế quả là quácao so với công nhân VN. Còn với lương cán bộ quản lý như cá nhân ông Hoa vào khoảng 6.000 nhân dân tệ tức gần 16 triệu tiền Việt. Cán bộ quản lý Ngô Hải Hoa thêm rằng, cuộc sống ở công trình Za Hungkhông có gì phàn nàn. Thức ăn thì có đầu bếp Trung Quốc nấu, mùa nào thức nấy, chợ không thiếu thứ gì.Chỗ ở cũng không chật chội, mỗi công nhân 4 mét vuông, tổ trưởng thì hai người một phòng 20 métvuông, còn cán bộ quản lý thì được phòng riêng. Cánbộ TQ Ngô Hải Hoa cho biết tại công trình có internet,có chảo vệ tinh bắt được 30 đài TQ, có sân bóng đá,bóng chuyền điều ông Hoa cho là không khác gì đangở nhà bên TQ.

Quả là cách tiếp cận vấn đề của báo mạng SGTT rất khéo léo, phải đến những dòng cuối cùng mới thấy được nỗi đau của người nhược tiểu. Tác giả ĐoànNguyễn ghi nhận rằng, ở hai công trình thủy điện Za Hung và Sông Kôn số 2 này, người Việt đã bị gạt ra trong cuộc kiếm tìm việc làm ở ngay trên quê hươngmình. Đây là những công việc phổ thông ai làm cũng

được. Ông Đỗ Tài, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Giang xác định là khi triển khai hai dự án vừa nói, chính quyền địa phương đã yêu cầu nhà đầu tư phải ưu tiên sử dụng lao động địa phương. Theo lời ông Tài nhà đầu tư đã chỉ tuyển vài ba người ở địa phương và con số thật quá nhỏ bé nếu so với lao động Trung Quốc.Trung Quốc có chính sách hẳn hoi rõ ràng là người ta khuyến khích những nhà thầu Trung Quốc khi đi nhậnthầu, thì đem được càng nhiều lao động Trung Quốc ra nước ngoài càng tốt.TS Phạm Sĩ Liêm, Thứ Trưởng Bộ Xây DựngBáo mạng SGTT nhận định rằng, có thể ý chí của địa phương và quan điểm của nhà đầu tư còn chưa gặp nhau. Cũng có thể lao động TQ có những ưu điểm nổi trội hơn lao động nội địa. Nếu đúng như vậy, lao động Việt cũng cần xem lại mình trong phiên chợ việc làmtoàn cầu đầy sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Chính sách Trung QuốcNhận định về sự kiện lao động TQ hoạt động ở VN trong khi công nhân VN không có nhiều cơ hội tìmviệc. Trả lời Mặc Lâm đài ACTD, nguyên Thứ Trưởng Bộ Xây Dựng TS Phạm Sĩ Liêm phát biểu:“Trung Quốc có chính sách hẳn hoi rõ ràng là người ta khuyến khích những nhà thầu Trung Quốc khi đi nhận thầu, thì đem được càng nhiều lao động Trung Quốc ra nước ngoài càng tốt. Cũng như sử dụng càng nhiều càng tốt vật liệu xây dựng do Trung Quốc sản xuất. Hình như chính phủ họ còn đặc biệt ưu đãi những doanh nghiệp sử dụng được trên 35% tổng giá trị vật liệu sử dụng của công trình.”

Một khía cạnh khác trong bài ‘Người Quảng Tây ở Quảng Nam’ của báo mạng SGTT, mặc dầu các công trình thủy điện ở huyện miền núi Đông Giang dân cưđịa phương là người dân tộc thiểu số, thế nhưngnhững cuộc tình giữa công nhân TQ và cư dân địa phương vẫn diễn ra. Trong bài có đoạn nói về ‘Đứa con trắng bóc của người Cơ Tu’ mô tả khá rõ ràngchuyện một bé gái lai Tàu ra đời, kết quả của một vụ ngoại tình giữa một phụ nữ người dân tộc Cơ Tu vàcông nhân TQ. Bà vợ người Thượng này còn dọa bỏ chồng đi theo người TQ khi các công trình ở Đông Giang hoàn tất.

Thưa quí thính giả câu chuyện ‘Người Quảng Tây ở Quảng Nam’ của báo mạng SGTT mới chỉ là một nét chấm phá, một vệt nhỏ trong bức tranh sẫm màu về sự kiện công nhân TQ đang có mặt khắp nơi ở VN, từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Tây Nguyên vàtới tận miền Đông Nam Bộ. Hy vọng còn được đọc nhiều bài báo khác sinh động như vậy.

Page 27: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 27

Những điều không ''tử tế'' trong câu chuyện Bauxite Việt Nam

VietCatholic News (22 May 2009 21:01)

âu chuyện khai thác quặng mỏ bauxite và sự hiện diện của công nhân và chuyên

viên Trung cộng ở cao nguyênTrung phần Việt Nam hiện là một điểm nóng và là một đề tài đãđược người dân trong nước cũng như ở hải ngoại quan tâm. Truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình hầu như khai tháchàng ngày trên mọi mặt của vân đề từ gần 3 tháng qua.

Bài viết nầy, qua đề tựa lần lượt nêu ra một số vấn đề "bất cập"; trong đó những người có trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp của dự án, những người đang trực tiếp điều hành nhà nước CS Việt Nam…đã nêu ra, biện giải hay phản bác những "góp ý" của người dân trong và ngoài nước trên báochí, phòng vấn, hội thảo v.v… Sở dĩ có quá nhiều chuyện cần phải "bànlại" vì dự án khai thác quặng bauxite đã được chính Tổng bí thưĐảng CS là Nông Đúc Mạnh đã kývới TC ngày 3/12/2001 qua ký kết "…Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế…."

1/ Về diện tích đất khai thác: Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khaithác lớn lao như tại Đắk Nông gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2,gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh, nhưng vẫn được giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất "hoang", không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao suv.v… Nhưng trên thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ hơn năm rồi.

Hiện tại, những vụ kiện tụng vẫn còn đang tiếp diễn. Làm sao bàcon có thể chấp nhận được khi tiền

bồi thường hoàn toàn dưới giá trị của nhà và đất trồng. Một thí dụ điển hình là, một gia đình có nhàvà đất chung quanh, cộng thêmmột diện tích đang chờ thu hoạch có giá trị cây đang trồng là 60 triệu Đồng VN. Tất cả, được bồi thường 30 triệu, không đủ chi phí để mua miếng đất cất nhà ở khu được di dời!

2/ Vấn đề hoàn thổ và trình tự khai thác "cuốn chiếu": Theo biện giải của Phó Thủ tướng CS HoàngTrung Hải và mới đây nhứt được Thứ trưởng Bộ Khoáng sản lập lại là làm tới đâu lấp đất (hoàn thổ) tới đó và cho biết là tiến trình nầy rất thành công ở TC. Xin thưa, lớp đất mặt một khi đã được đào sới lên, dù được bảo quản kỷ lưỡng thìcũng phải trôi mất dưới sức chảy của những cơn mưa cao nguyênnhư thác đổ, nhứt là từ khi nạn phá rừng xảy ra hơn 30 năm nay.Và phải lấy đất ở đâu để lấp những vùng đã khai thác với từ 5 đến 20 thước sâu?

Nếu đúng như vậy, tại sao TC phải vội vã đóng cửa hàng trăm khukhai thác bauxite ở nước họ, màphải khăn gói sang một nơi xa xôiđể bắt đấu làm lại rất tốn kém. Vàtại sao không khai thác các khu mỏ bauxite ở gần biên giới Bắc –Trung mà phải vào tận Cao nguyênTrung phần Việt Nam? Có phải vìmột ẩn ý chính trị gì không?

3/ Vấn đề chuyên chở: Theo dự án, một đường xe lửa nối liền Đắk Nông tới Bình Thuận dài khoảng300 Km và một hải cảng sẽ được thiết lập tại Kê Gà (Bình Thuận). Hai công trình nầy dự kiến trong dự án, nhưng hoàn toàn khôngnghe nói đến chi tiết kỹ thuật, tàichính cần cho dự án, cũng như tiến

độ thi công vào giai đoạn nào…trong lúc hai dự án Tân Raivà Nhân Cơ đã bắt đầu đến giai đoạn xây dựng nhà máy. Có phải phải chờ 5 hay 10 năm nữa mới bắt đầu chuyển vận alumina về TC hay không?

4/ Vấn đề điện năng và nguồn nước cho khai thác: Theo như dự án Nhân Cơ, nguồn điện năng dùng cho việc khai thác bauxite để chế biến nhôm gồm việc xây dựng một nhà máy thuỷ điện tại Đắk Tít với công xuất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ nước chạy dọc theo soôg Serépok để cung cấp nước cho nhàmáy. Trong lúc đó, Ông PTT CSHoàng Trung Hải nói là dự án sẽ xây dựng 3 tổ máy với công suất 3x30 MW và lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai và một số suối trong khu vực để lấy nước cho việc khai thác. Như vậy, chẳng lẽ có hai dự án khai thác khác nhau ở tại Nhân Cơ. Người viết cũng không nghe nói đền nguồn điện và nước dùng để khai thác công trường Tân Rai ở Lâm Đồng, mặc dù ở hai nơinầy cùng chung một chỉ tiêu khaithác là 600.000 tấn nhôm (ròng)/năm.

Với tính cách thông tin, hiện tại lượng điện năng dùng cho toàn cõiViệt Nam là 58 tỷ KWH, và muốn khai thác 1,2 triệu tấn nhôm/năm phải cần đến 18 tỷ KWH. Như vậy tính khả thi của của hai nguồn điện trên (nếu nằm trong dự án) sẽ không cao nếu không nói là khôngtưởng.

Còn vấn đề nguồn nước, qua các dữ kiện "chung chung" nói trên,người đọc cũng sẽ dễ dàng nhận biết là có thể đến Tết "congo" mới hy vọng có đủ nước để hoàn thànhdự án.

C

Page 28: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 28

Một phương pháp "tối tân" nữa màngười viết với kinh nghiệm trên 20năm trong lãnh vực xử lý bùn phế thải ở Hoa Kỳ chưa được biết là,bùn đỏ sẽ được trích nước ra để còn 54,4% nước (bằng cách nào,dự án không nói tới) và nước cùngvới kiềm (sút) đã được trích ly sẽ được dùng lại để khai thác lô quặng khác, không cần phải thêmhoá chất.

Đây quả thật là một chu trình kínứng hợp với tiến trình tòan cầu hoá trong việc áp dụng công nghệ sạch và xanh vì bùn đỏ sẽ được trộn lẫn với lớp đất mặt, đất mùn(?) (ở đâu ra(?)), phân bón hữu cơ để hoànthổ và trồng cây công nghiệp, bảo vệ môi trường…

5/ Vấn để xử lý bùn đỏ: Theo tính toán của công nghệ khai thác quặng bauxite trên thế giới, trung bình khai thác 4 tấn quặng nguyênsinh sẽ có được 2 tấn alumina; vàtừ alumina sẽ điện phân được 1 tấn nhôm ròng. Lượng bùn đỏ trộn lẫn với nước là khoảng độ 2 tấn.

Nếu theo như diễn giải nêu trên thìkhông cần phải xử lý bùn đỏ vì bùnđỏ đã được biến thành đất nông nghiệp rồi?

Vấn đề hồ chứa bùn đỏ: Theo dự án, các hồ chứa bùn đỏ đều được thiết kế theo hệ thống thu hồi nước tuần hoàn kể trên.. Lợi dụng các khu vực thung lũng trong khu vực để xây dựng các hồ chứa quặng. Khu vực bãi chứa bùn đỏ sẽ dựa theo "tiêu chuẩn khồng chế ô nhiễm chôn lấp chất thải ô nhiễm" của Trung Cộng (tiêu chuẩn GB18598-2001) sử dụng giải pháp chống rò rỉ toàn diện, để tránh khỏi tình trạng dung dịch của bùnđỏ thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước dưới lòng đất (tức là nước ngầm).

Nếu theo tiến trình xử lý bùn đỏ ở phần trên, nước trong bùn đã được thu hồi và sử dụng lại, thì nước bùn đỏ đâu còn nữa mà phải bảo

quản chặt chẽ để tránh ô nhiễm mạch nước ngầm, cũng như trồng cây chung quanh khu chứa bùn đỏ để tránh "sạt nở"?

6/ Vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm: Để bảo đảm việc dung dịch trong hồ bùn đỏ không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, dự án Tân Rai vàNhân Cơ sẽ thiết kế bố trí 4 giếng quan sát, kiểm tra nguồn nước lở thượng nguồn, hạ nguồn gần bùnđỏ. Hạ lưu bãi bùn đỏ thiết kế 1 giếng đối chiếu, và bố trí 3 giếng ở hạ lưu, tổ hợp thành kiểm tra 3 chiếu để quan sát ảnh hưởng của dung dịch ở hồ chứa bùn đỏ đối với nguồn nước.

Xin thưa, nước rỉ của một bãi chứa bùn đỏ sẽ thấm qua các lớp đât đá bên dưới và lần lần sẽ đi vàonguồn nước ngầm. Do tiến trìnhthẩm thấu từ vài năm đến vài chục năm tuỳ theo điều kiện địa chất ở từng vùng, do đó các giếng quan trắc (chứ không phải quan sát) (monitoring wells) phải được thăm dò và đóng ở những độ sâu khác nhau để có thể thu hồi nước rỉ trước khi nước nầy thấm vào mạch nước ngầm. Việc nấy đòi hỏi phải cần có cuộc khảo sát sâu rộng để định vị các giếng chứ không phải đóng một vài giếng đã được "chỉ định". Và cần phải có hàng trămgiếng chứ không phải một vàigiếng ở thượng và hạ nguồn là đủ!

7/ Vấn đề ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ: Trong khi khai thác quặng nguyên sinh, bụi đỏ là nguyên nhân đầu tiên, ànhhưởng đến không khí trong vùng,không những ở vùng khai thác màbụi còn bay xa đến một chu vi rộng lớn của khu dân cư và khu trồng cây công nghiệp của dân chúng.

Ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khoẻ của con người là các loại bịnh về đường hô hấp vì đây là những hạt bụi ly ti có đường kính dưới 10 micron. Khi nhiễm dài hạn có thể đưa đến ung thư. Còn đối với cây

trồng, là sẽ bị phủ lớp bụi nầy, từ đó cây sẽ bị hạn chế tăng trưởng và mức thu hoạch cũng sẽ bị giảm theo.

Thêm nữa, tiến trình khai thác sẽ nảy sinh ra khí sulfur dioxid (SO2), và khí nầy sẽ tạo ra mưa acid, ảnh hưởng cũng không nhỏ đến cây trồng và người dân sống chung quanh. Tất cả vấn đề trên khôngđược nêu ra ngoài những mỹ từ đẹp đẽ kết quả của việc khai thác bauxite là làm tăng thêm phúc lợi cho người dân sống trong vùng,tạo dựng đường xá, trường học, y tế, và nhứt là nâng cao đời sồng kinh tế cho người địa phương (?).

Về bức xạ, dự án đã khẳng định làcác công ty nước ngoài đã phântích mẫu quặng ở Tân Rai và NhânCơ và kết quả là hoàn toàn khôngcó phóng xạ. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, radiumvà có nồng độ giao động trong khoảng 20 PicoCurie/Kg (hay L) tuỳ theo vùng. Và với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như côngtrường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác công nghiệp có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều, điển hìnhnhư tại bãi rác ở Los Angeles, bức xạ trung bình được tìm thấy trong hơn 25 năm là 40 PicoCurie/L.

Hãy nghe một người dân sống gần lò luyện nhôm của Chalco (Công ty đang thực hiện việc khai thác ở Nhân Cơ) ở Tây Tạng, được trích dẫn trên một bài đăng ở Mạng Lưới Hàng Động Fluoride (Fluoride Action Network) nói rắng: "Khói bao phủ sườn đồi. Nếu chúng tôi để cừu hay lừa ra gặm cỏ, răng của chúng trở nên vàng khè vàgiòn, rồi rụng hết. Gia súc của chúng tôi chết đói, và chúng tôimất kế sinh nhai của mình".

8/ Vấn đề hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc: Để trấn an dư luận phản đối sự hiện diện ồ ạt của công nhân và chuyên viên

Page 29: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 29

TC, nhiều cấp quyền lực của Việt Nam đã viện dẫn là có sự hợp tác quốc tế gồm nhiền nước trên thế giới tham gia trong việc khai thác nầy, và họ kê khai công ty Alcoa,Hoa Kỳ đã có 40% cổ phần khai thác.

Xin thưa, phát ngôn viên của Alcoa là Lowry đã công bố tại London vào ngày 28/4/2009 rằng công ty hoàn toàn không dự phần vào việc khai thác Nhân Cơ và Tân Rai, vàhiện đang nghiên cứu thăm dò địa chất và có thể ký kết để khai thác khu Gia Nghĩa (Đắk Nông) dự trùvào năm 2012.

Từ đó, chúng ta thấy những bàochữa hay giải thích của "chính quyền" các cấp đều là những hìnhthức chữa cháy để trấn an dư luận hay đánh lừa dư luận mà thôi.

Hiện tại, dân số ở cao nguyênTrung phần Việt Nam tăng lên đến 4,2 triệu so với 1,2 trước năm 1975, và trong thời điểm vừa kể, người thiểu số chiếm gần 90%. Còn mức gia tăng hiện tại ngàyhôm nay phải là do sự nhập cư của của người Việt và các dân tộc khác đến từ bên ngoài Cao nguyênTrung phần và dân tộc thiểu số nguyên khai đã được ước tính trong năm 2008 là khoảng độ 400 ngàn mà thôi. Như vậy, mức gia tăng nầy cho thấy Việt Nam đãgián tiếp đẩy người thiểu số rời khỏi đất nước Việt Nam, bằng cớ làhọ đã di chuyển sang Lào vàCamdodia từ mấy chục năm nay. Như vậy, sự gia tăng đến từ đâu? Phải chăng họ đến từ phương bắc?

Người "công nhân" TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay Tân Rai,mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam. Như tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã cótrên 4.000 công nhân và chuyênviên cư ngụ ở một khu vực hoàntoàn biệt lập có cổng rào riêng vàđược canh gác cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần nhiệt điện Hải

Phòng với trên 2000 công nhân,Công ty than Nông Sơn đã có trên100 và dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ tăng cường thêm 500 nữa. Thậm chí Công ty Điện Đạm CàMau cũng đã có trên 1.000.

Việt Nam đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng; theo con số chính thức đã có trên 1 triệu công nhân thất nghiệp đặc biệt là haikhu chế xuất Đồng Nai và SôngBé… Thế mà cũng đã có hàngngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong các hãng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Chính Thứ trưởng Bộ Lao động vàThương binh mới vừa công bố làkhông có công nhân "không cógiấy phép làm việc" và các công tyđều theo đúung thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin giấy phép và công ty thuêmướn phải chứng minh là loại công việc trên là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động. Xin hỏi các công nhân làmviệc trên hai công trường Tân Raivà Nhân Cơ như cất nhà, làmđường xá, làm mặt bằng, hay đàocác hố rãnh v.v… Đây có phải lànhững việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làmkhông?

9/ Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu: Trong một suy nghĩ đơngiàn, việc đấu thầu một công trìnhcó tính các quốc gia cần phải tham khảo và kêu gọi nhiều đối tác đấu thầu. Và cũng theo Luật Lao động và chủ trương của "nhà nước" công cuộc đấu thầu cần phải dành ưutiên cho các công ty nội địa để thứ nhứt bảo đảm công ăn việc làmcho người dân, và thứ hai bảo vệ công cuộc phát triển và tài nguyêncủa quốc gia.

Trong trường hợp hai công trình

Nhân Cơ và Tân Rai, cùng với nhiều công trình phát triển khác ở miền Bắc, sự việc không diễn ra như trên.

Bộ chính trị đạ định và đã dànhcho TC "cái đặc quyền khai thác" (đã dành hay đã bị hay cùng nhauhợp tác…vẫn còn là một câu hỏi lớn và bí mật giữa hai đảng CS TC và Vệt Nam). Mọi thủ tục tiến hànhđể thực hiện một công trình khaithác và sản xuất đều vượt ra ngoàikhuôn khổ của Bô luật Môi trường của Viêt Nam là phải nộp bản Nghiên cứu Tác động Môi trường (Enviromental Assessment Impacts– EAI) trước khi giấy phép khai thác được chấp thuận. Nghĩa làcông ty muốn khai thác phải chứng minh là quy trình sản xuất nầy bảo đảm không làm đão lộn hệ sinh thái trong vùng và giải quyết toànthể mọi phế thải từ không khí, đến phế thải rắn và lỏng.

Bộ chính trị còn cho thêm nhiều đặc quyền cho TC nữa là chấp nhận 35% vật liệu xây dựng, công nhân được chuyển thẳng từ TC, do đó, chúng ta không ngạc nhiên khithấy những vật liệu xây dựng vàgiải trí cho công nhân đều được chở từ TC sang, thậm chí đế những bàn cầu để tiểu tiện cũng …made in China nữa!

10/ Và điều thứ mười là cung cáchtuyên truyền không trung thực: Theo tuyên truyền và những "thông tin khoa học" chính thức phát ra từ "chính quyền" qua văn bản, tuyên bồ, họp báo…thì phẩm chất bauxite ổ Việt Nam thuộc vàoloại…tốt nhứt trên thế giới, có hàmlượng alumina cao và oxit silic thấp (SiO2).

Trên thực tế thì ngược lại. Quặng bauxite được khảo sát và thẩm định qua việc ước tính tỷ lệ hai hoá chất trên qua chỉ số Silic (mSi), nghĩa là tỷ lệ giữa alumina và silic.Và tỷ lệ nấy thấp đối với bauxite Việt Nam so với các quặng mỏ khác trên thé giới. Chỉ số mSi ở

Page 30: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 30

Nhân Cơ từ 3,5 đến 7,8 (trung bình4,93). Trong lúc đó, chỉ số quặng trên ở Indonesia là từ 14 đến 18, Úc, 11 – 20, Ấn Độ, 20 – 25. Dođó, tỷ lệ thu hồi Alumina rất thấp và dĩ nhiên sự phát thải bùn đỏ càng nhiều hơn. Và phương phápBayer áp dụng cho việc tách rữa nầy sẽ sử dụng nước nhiều hơn…vìphải cần tinh luyện qua tẩy rửanhiều lần để tăng nồng độ alumina trong quặng. Và sút phải được dùng nhiều hơn qua nhiều giai đoạn tẩy rửa bằng phương phápnầy.

Đôi với quặng ở Nhân Cơ, theo quytrình của dự án, thì giai đoạn 1, sẽ đạt được alumina đạt được hàmlượng 35 – 39%. Sau đó, phải cần đến giai đoạn 2 trong việc tẩy rửabằng sút tiếp theo để có thể đạt được nồng độ gần tinh khiết của alumina là 98,6%. Rồi sau đó mới tới giai đoạn điện phần để cho nhôm ròng. Vì vậy chúng ta nghe nói việc khai thác bauxite ở NhânCơ áp dụng theo phương phápBayer "ướt" là do việc sử dụng nhiều sút qua nhiều công đoạn tẩy rửa mà thôi (và dĩ nhiên, cần thêmsút thì cũng cần thêm nước để tẩy rửa).

Từ 10 sự việc "không tử tế" xảy ra cho hai dự án trên, tất cả đã nóilên não trạng cứng ngắt của lãnhđạo Việt Nam hiện tại. Có thể nói không "sợ trật" là trong bất cứ dự án nào có tính cách quốc gia ở Việt

Nam hiện tại, những "sự cố" nêutrên cũng sẽ xảy ra tương tự vàđiều khác biệt duy nhứt là tên của dự án đã được thay đổi mà thôi!

Câu chuyện Tân Rai và Nhân Cơcùng những câu chuyện phát triển khác đang xảy ra ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn dài dài, đã đang và sẽ báo hiệu sự phản kháng của đủ mọi tầng lớp dân chúng ở quốc nội và hải ngoại.

Tiếng nói của người dân, đã khôngđược chú ý, và nếu sự việc không được giải quyết thoả đáng, sự xáo trộn xã hội có thể bùng nổ trong một tương lai không xa và có thể đưa đến nội loạn.

Thiết nghĩ, tiên liệu trên đây cần phải được lằng nghe và sửa sai.

Mai Thanh TruyếtVAST- 5/2009Ghi Chú: Với tính cách thông tin,sau đây là những thông số kỹ thuật của nhà máy sản xuất nhôm của Alcoa tại Rockdale, Texas, Hoa Kỳ.

Năng lượng: Phải đốt 16.329 tấn than/ngày. Một năm đốt hết 1,4 triệu tấn than để chạy nhà máy cócông suất 500MW.

Nhu cầu nước: 8,3 triệu m3/nămÔ nhiễm môi trường: Tạo ra 3,7 triệu tấn Carbon dioxide (CO2), 500 tấn hạt bụi lơ lững, 10.000 tấn sulfur dioxide (SO2), 220 tấn hợp

chất hữu cơ, 720 tấn carbon monoxide (CO), 125.000 tấn tro (ash), 193.000 tấn bùn (khô), 77Kg thuỷ ngân, 102 kg arsenic, 51,7Kg chì và 1,8 kg cadmium. Các khíkể trên đã được hạn chế phát thải vài không khí qua những màng lọc của công ty. Còn tất cả phế thải rắn và lỏng đã được xử lý theo quy định của EPA Hoa Kỳ.Chất thải của lò luyện kim (lò luyện phải nóng đến 999 oC và dưới một điện cực 150.000 Amper): Cứ mỗi 1000 tấn nhôm ròng được sản xuất, phát thải ra 20 tấn phế thải độc hại do lớp cathode bị hao mòn.Phế thải gồm các hợp chất chứa ffuorr và cyanide. Đây là hai hoáchất, theo cơ quan WHO ảnh hưởng lên hệ sinh thái là huỷ diệt hoàn toàn thực động vầt trong vùng. Còn con người hấp thụ qua đường tiêu hoá hay hô hấp sẽ làmcho xương bị biến dạng (dị hình dị dạng) và hệ thần kinh bị hư hại. Các hiểm họa nầy sẽ không xảy ra cho Việt Nam, vì Việt Nam mặc dùtrong dự án nói đến chỉ tiêu sản xuất là 1,2 triệu tấn nhôm ròng,nhưng trên thực tế chỉ dừng ở giai đoạn đầu là khai thác alumina(oxid nhôm) và chuyển tải về đànanh nước lớn là TC để tiếp tục luyện nhôm.

(Nguồn: http://maithanhtruyet.blogspot.com/)Tiến sĩ Mai Thanh Truyết •

Hai vai chánhtrong vụ án Bauxite bán

nước cho Tàu Cộng:

- Nguyễn Tấn Dũng- Nông Đức Mạnh

Page 31: Báo Quốc Gia số 120

QuÓc Gia 31

HHii‹‹mm nngguuyy vvàà tthhooáátt hhii‹‹mmBùi Tín

rên đất Việt nam, hiểm nguy đang chất chồng.

Toàn là những hiểm nguy ở cường độ cao, rất cao, đến độ báo động đỏ.Mọi tấm lòng Việt nam hãy chungsức tìm ra lối thoát. Trước hết, nhóm lãnh đạo đảng cộng sản - bộ chính trị đảng cộng sản, như đang ngồi trên đống lửa.Vấn đề khai thác bâu-xít ở Tây nguyên đang thành đề tài bùng nổ.Các nhà khoa học có am hiểu sâu rộng nhất trong và ngoài nước đều chứng minh tai họa kinh khủng không có gì hạn chế nổi cho đời sống nhân dân, cho môi trường, cho văn hoá dân tộc nếu chính quyền cứ lao vào cái "chủ trươnglớn" (!) này.

Xem ra cái hứa hẹn "sẽ tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học" chỉ làmột lời xoa dịu vụng về, vì ảnh từ địa bàn khai thác cho thấy một trăm héc-ta đất đỏ đã được sanbằng, kèm theo tin vài ngàn côngnhân Trung quốc đã có mặt ở hiện trường.

Thế là việc chờ một cuộc họp thảo luận kỹ về việc cực kỳ hệ trọng nàytại phiên họp Quốc hội tới chỉ làmột trò dử kẹo để dỗ trẻ con.

Điều cực kỳ nghiêm trọng là những người lãnh đạo đất nước, trước hết là bộ chính trị 15 người đã tỏ ra coi thường phép nước, khinh thị những người họ gọi là đại biểu nhân dân, rẻ rúng các nhà khoahọc, khiêu khích ngang nhiên côngluận và toàn xã hội.

Điều gì sẽ xảy ra ? Bộ chính trị dùcho muốn lùi cũng không còn lùiđược nữa.

Họ đã bị xỏ mủi, gò ép, dử mồi bởi

những ông chủ nước lớn lắm mưuthâm, họ đã cắn câu, đã phải hạ bút ký trong Thông cáo chungTrung - Việt về "hợp tác khai thác bâu-xít Đác Nông", hàng ngàncông nhân Tàu đã có mặt với hàngtrăm máy ủi lớn, đâm lao họ phải theo lao, cố bịt tai trước những lời can ngăn, thuyết phục đầy lý lẽ vững chãi.

Họ có thể nghĩ rằng rồi thời gian qua đi, dân ta "dễ bảo lắm" (!), mọi sự sẽ đâu vào đấy thôi.

Họ nghĩ vậy là sai, là lầm to.

Vì hiểm họa họ mang lại cho nhân dân và đất nước thật sự là khủng khiếp, kéo dài, không có cách gìhàn gắn được.

Vì sự thật về tai hoạ bâu-xít đãkhông còn được che dấu, biện bạch vụng về, nào là "làm ở mức không rộng"(!), rằng "sẽ theo kiểu cuốn chiếu"(!), rằng " làm đến đâu bùn đỏ gây hại sẽ được đào sâuchôn chặt, rừng lại được trông bêntrên như trước"(!), vẫn chỉ là kiểu dỗ dành xoa đầu con trẻ !

Những trí thức hàng đầu của đất nước về khai khoáng, về luyện kim, về môi trường, về văn hoá đã nhập cuộc, đông đảo tướng lĩnh, sỹ quan, cựu binh sỹ đã lên tiếng, hàng vạn chữ ký đang nối đuôi bất tận, các văn nghệ sỹ tâm huyết chung lòng, tuổi trẻ khắp nước cảnh báo, tiếng thét vang : ngừng lại ! sai rồi ! không thể được ! hãymở cuộc trưng cầu dân ý ! không được hại nước, hại dân !

Hiểm nguy cho vùng Đác Nông,hiểm nguy cho Tây Nguyên, hiểm nguy cho vùng Nam Trung bộ, hiểm nguy cho cả đồng bằng sông Cửu long trù phú, hiểm nguy cho

cả đất nước này, cho toàn dân tộc này. Vậy thì có ai có chút lương tri,có ít nhiều lòng yêu nước, lòngthương dân lại không vào cuộc, tỏ thái độ kịp thời, rõ ràng, dứt khoát?

Chính do đó, 15 kẻ nắm trọn quyền cai trị đất nước đang tự đặt mìnhvào thế mũi nhọn của hiểm nguy. Cái hiểm nguy của riêng họ, không mảy may chung hiểm nguy với nhân dân, với đất nước.

Hiểm nguy tột đỉnh riêng của họ làhọ đang bị toàn dân chỉ mặt, nhận diện, là kẻ tội phạm lỳ lợm đang quyết dấn thân vào việc tàn phásâu rộng đất nước, bất kể sự can ngăn, cảnh báo răn đe của mọi người.

Cái vị thế tội phạm lỳ lợm của họ bắt nguồn từ khi họ bán mình choquỷ sứ, từ ngay sau khi Liên Xô đổ sập tan hoang, họ tìm nơi nươngtựa để hòng sống sót, họ chịu thế tôi đòi, thoả mãn mọi yêu sách của một lão chủ lòng tham không đáy,từ đất, biển, hải đảo đến mọi tàinguyên dưới biển... Đến khi dân Tàu ở Tứ Xuyên, Quảng Tây bị tai họa bùn đỏ bau-xít với nhiều bệnh quái ác, nhóm cầm quyền Bắc kinh liền nảy mưu thâm xuất khẩu tai họa sang đất Việt mà vẫn có nhôm loạ tốt quy mô lớn để sản xuất tênlửa, tàu ngầm, tầu vũ trụ...nhằmgây thanh thế cho Thiên triều.

15 kẻ trị vì ở Hànội không có cách gì thoái thác trước yêu cầu ngặt nghèo quái ác của Thiên triều, bọn này dùng ngay "16 chữ vàng " vàbằng khen " Bốn Tốt " - Tứ hảo (!) để tán tỉnh và cưỡng bức đàn emluôn biết vâng lời, luôn phải cúi đầu. Và mỗi kẻ ngoan ấy đều được thưởng riêng từng người đấy. Phần thưởng từ Trung Nam Hải bao giờ

T

Page 32: Báo Quốc Gia số 120

QuÓc Gia 32

cũng hào phóng. Còn doạ phạt nữa. Phạt thì khủng khiếp đấy, lôi từ kho kín của Tổng cục II hợp tácchặt với Tình báo Hoa Nam, "tội bêbối của từng người trong 15 nhàngươi ", "có cả tài liệu cực kỳ mật về ông Hồ của các ngươi nữa". Hãycoi chừng !

Lại còn thưởng chung ngay. Một con đường cao tốc Nam Ninh (thủ phủ tỉnh Quảng Tây) xuống Lạng Sơn - Hànội khai mạc mỗi ngàymột chuyến mở ngay từ sáng 1-1-2009; một con đường cao tốc khác từ Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) xuống Lào Cai - Hànội - Hải Phòng. Và khai mở ngay Vành đaiven biển từ Quảng Ninh xuống ĐàNẵng, giá trị 50 tỷ đôla, tiêu biểu cho hợp tác anh em (!) nồng thắm. Hai Hành lang + một Vành đai ấy chính là hai con dao nhọn và một chiếc kìm đặt trên cổ nước ta khi có biến động, như đúng 30 nămtrước. Phần thưởng hay mồi tẩm thuốc độc đây ?

Nhóm lãnh đạo cộng sản ở Hànội đã đi xa, quá xa trên con đường tệ hại, đe doạ tính mạng cuộc sống đồng bào ta, huỷ hoại tận gốc môi trường, sinh thái, còn mở rộng cửa đón tiếp lực lượng hàng vạn những kẻ đúng 30 năm trước đã tràn vào6 tỉnh biên giới nước ta phá huỷ tan hoang mọi nơi chúng đi qua,hãm hiếp phụ nữ, chặt cổ cụ già,ném trẻ em xuống giếng, và nayhọ còn cấm nhân dân ta ghi nhớ những tội ác ấy, cấm nhân dân ta tưởng nhớ các liệt sĩ chống bànhtrướng.

Sự bực bội, phẫn nộ, căm tức, uất hận của nhân dân nổ ra dây chuyền, kéo theo cả đông đảo

quân nhân và lực lượng an ninh chung một dòng suy nghĩ yêu nước và thương dân hoà nhập với quần chúng thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Hiểm nguy có thể thúc đẩy việc tạo nên sáng kiến mở lối thoát.Lối thoát chỉ có thể là điều chỉnh gấp, đi đến một lập trường duy nhất đúng lúc này với nước Trungquốc: - giữ vững chủ quyền, tư thế bình đẳng giữa 2 nước, quan hệ láng giềng tốt, giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng hoà bình;

- lược bỏ bớt những từ ngữ quá đậm đà như "16 chữ vàng ", "hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài,hướng tới tương lai ", láng giềng hữu nghị là đủ.

- láng giềng tốt là đủ; không cần ghi thêm: "đồng chí tốt" làm gì.

15 kẻ ở thượng đỉnh nên nhớ kỹ ý kiến xác đáng của ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cùng thứ trưởng Trần Quang Cơ hồi 1991: luôn nhớ lãnh đạo Trung quốc có 2 mặt, mặt dân tộc và mặt bành trướng, luôn cảnh giác với mặt bành trướng nước lớn rất thâm và độc của họ.

Nếu chưa chuyển hẳn sang lập trường dân chủ đa nguyên, hãy kết bạn khắp nơi, nhưng nghiêng dần về phía các nước dân chủ, tự do đông đảo, đa số trên thế giới, kết thân công khai với các nước dân chủ Đông Nam A' như : NamDương, Thái lan, Philippin, Mãlai,các nước Đông Bắc A' như NamHàn, Đài Loan, như các nước châu A' khác: Nhật bản, Ấn độ, kết thân với Hoa kỳ, Canada, Liên MinhChâu Âu, với cả Úc. Sẽ thấy dù sao

quan hệ với những nước dân chủ đông đảo trên đây còn dễ chịu, ngay thật, bình đẳng, đáng tin cậy hơn là chơi với "các đồng chí cộng sản phương Bắc- miệng Nam mô mà bụng một bồ dao " rất nhiều.

Chớ có ai bị quan niệm chính trị -địa lý cầm tù, cho rằng đã là lánggiềng với nước lớn thì phải chiều họ. Thời đại này, không gian khôngcòn quyết định. Khối nước ở quanh Trung quốc có chịu lép làm thânphận chư hầu đâu! Ấn độ, Mông cổ, Nhật, Thái lan, SriLanca, Pakixtan đều đứng vững bên anhkhổng lồ. Anh khổng lồ Đại Hán này từng bị anh Mãn Châu nhỏ xíu, bị anh Mông cổ bé tẹo cai trị hàngtrăm năm.

Trung quốc còn phải nhịn thở qua sông trong 15, 20 năm nữa để rút bớt khoảng cách còn quá lớn so với các nước dân chủ phát triển nhất.

Hãy cùng nhau nghĩ tìm lối thoát cho nước ta, cho dân ta trong cơnhiểm nghèo.

Nhóm lãnh đạo cũng có thể khỏi thoát thế hiểm riêng nếu họ chịu thoát hiểm theo cùng dân tộc.

Nếu không, dân ta vốn quật khởi kiên cường, vốn thông minh tài trísẽ vùng dậy gạt bằng mọi trở ngại, mọi thế lực hại dân hại nước để hoà nhập mạnh mẽ với thế giới dân chủ hùng hậu của thời đại, mở ra con đường thoát hiểm vinh dự cho dân tộc và nhân dân ta.

Bùi TínParis 10-3-2009.

džc, c° Ƕng và ûng h¶ tài chánh tåp chí quÓc

gia là yêu t° quÓc, ÇÒng bào và góp phÀn xây

d¿ng dân chû trên quê hÜÖng không còn

c¶ng sän Ƕc tài, tham nhÛng

Page 33: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 33

Cuộc đột phá có ý nghĩa lịch sử

PSN - 6.05.2009 | Bùi Tín

Vấn đề bôxít đang trở nên vấn đề

nóng bỏng nhất trong thời sự

nước ta. Trên mạng toàn cầu

Internet, địa chỉ

BauxiteVietnam.info đang được

bạn đọc trong và ngoài nước

chăm chú theo dõi cập nhật, với

số lượng đông đảo kỷ lục. Số

lượng người vẫy gọi nhau ký tên

vào Kiến nghị do 3 trí thức trong

nước khởi thảo đã từ 135, lên

1.100, rồi tăng lên 4.100, rồi nhảy

lên 27.000, nay đã lên gần trăm

ngàn, sẽ còn lên cao nữa ! Lòng

người chuyển mạnh.

Bản kết luận của Bộ chính trị công

bố trên Thông báo số 245 ra ngày

24-4-2009 rõ ràng mang tính chất

2 mặt. Một mặt, họ bị động,

chống đỡ, xoa dịu, công nhận các

nhân sĩ trí thức, các nhà khoa học

đã có nhiều ý kiến đúng, họ hoan

nghênh và tiếp thu, họ hứa "sẽ

điều chỉnh", "sẽ đánh giá lại" và

sẽ quan tâm đặc biệt đến bảo vệ

môi trường, họ sẽ không làm theo

bất cứ giá nào ... Họ cố trấn an

xoa dịu công luận xã hội đang

thức tỉnh và bắt đầu phẫn nộ.

Mặt khác, đây mới là mặt chính,

họ tiếp tục lao tới trong hành

động thực tế, cứ như bảo nhau là

không có gì thay đổi cả, cứ theo

kế hoạch đã định mà làm, đúng

như nhà sử học - đại biểu quốc

hội Dương Trung Quốc chán nản

thốt lên : " đã thành chuyện đã rồi

! ". Tổng bí thư Nông đức Mạnh

đã ký cam kết với tổng bí thư Hồ

Cẩm Đào tháng 5-2008, Tuyên bố

chung ghi trên giấy trắng mực

đen cam kết " hợp tác trong dự án

bôxít Đak-Nông " làm đầu vị hợp

tác, không ghi tên một dự án nào

khác; bút sa gà chết, ông Mạnh có

dám phủ định điều cam kết Đak-

Nông ấy không ?

Trên mặt chính này, bộ chính trị

đang tiến hành một cuộc phản

kích rất thâm độc, được chỉ đạo

chặt chẽ bởi 4 ủy viên bộ chính trị

: thủ tướng Dũng, bộ trưởng công

an Lê Hồng Anh, trưởng ban

tuyên huấn trung ương Tô Huy

Rứa, chủ tịch quốc hội Nguyễn

Phú Trọng, được tiếp sức bởi bộ

trưởng thông tin truyền thông Lê

Doãn Hợp, phó thủ tướng Hoàng

Trung Hải, bộ trưởng công thương

Vũ Huy Hoàng, tổng biên tập báo

Nhân dân Đinh Thế Huynh, 4 ủy

viên trung ương đảng; 8 nhân vật

trên đây, cùng tổng bí thư Nông

Đức Mạnh tạo nên Nhóm trung

tâm chỉ đạo 9 người nhằm ra

sức cứu vớt đảng ra khỏi cuộc

khủng hoảng nghiêm trọng này.

Hiệu lệnh phản kích là bài viết ký

tên Xuân Quang (?) đăng trên báo

Nhân Dân ngày 24-4, cùng ngày

với bản kết luận của bộ chính trị.

Bài báo sặc mùi hăm dọa các

nhân sỹ, trí thức, nhà khoa học,

kêu gọi mọi người cảnh giác

"chống mưu toan chính trị hoá

một vấn đề kinh tế ", "chống âm

mưu chia rẽ dân tộc", "chống lại

sự xuyên tạc của một số trí thức

bị lợi dụng và kích động" ...

Bài phản kích thứ hai là Thông cáo

của bộ Công thương được bộ

trưởng Vũ Huy Hoàng duyệt, trình

bày toàn bộ kế hoạch khai thác

quặng bôxít, chế tạo alumina, có

bài bản, bước đi, có bảo vệ môi

trường hoàn hảo(!), có hoàn thổ

từng diện tích, chè càphê khôi

phục sẽ có năng xuất cao hơn

trước(!), tóm lại đây là việc khai

Page 34: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 34

thác tiềm năng lớn của đất nước,

vì sự phồn vinh của nhân dân,

không có điều gì phải lo ngại;

thông cáo chụp cho các nhà khoa

học phản biện là không hiểu gì về

tình hình thực tế, nghe theo

những lời bịa đặt của kẻ xấu,

dùng những luận điệu hằn học

để kích động trong kiến nghị,

dùng những tiểu khí của kẻ thù

địch chế độ. Thông cáo còn kêu

gọi bộ thông tin truyền thông huy

động lực lượng báo chí mở cuộc

đấu tranh chống lại "thế lực đen

tối" nói trên.

Những kẻ bộ hạ của chính quyền

độc đảng liền vào cuộc bề hội

đồng, như vẫn thấy xưa nay, kể

từ khi chống các văn nghệ sỹ

khảng khái trong vụ "Nhân văn

Giai phẩm", chỉ khác là số những

kẻ ấy nay quá thưa thớt, một chỉ

dấu của thời thế.

Trên mạng Tuần Việt nam, một

Phạm Gia Minh nào đó cùng một

Thái Nam(?), lắp lại luận điệu của

Xuân Quang, lên giọng dạy đời,

đề cao Kết luận của bộ chính trị

độc quyền, xỉ vả các nhà khoa học

đã "bịa đặt" và "kích động", phán

rằng phản biện xã hội một cách

khoa học không được lồng tham

vọng cá nhân(!).

Một số cán bộ tuy có chút ít tự

trọng và ít nhiều tư duy độc lập,

nhưng do bản chất công chức của

đảng còn nặng, từng tỏ ra ủng hộ

Kiến nghị ngày 12 tháng 4, sau

khi có Kết luận của Bộ chính trị

ngày 24-4, liền xoay sang ngợi ca

"các Cụ", tự tát vào má mình,

rằng lãnh đạo đã biết lắng

nghe(!), đã biết tiếp thu ý kiến

xây dựng(!), đã điều chỉnh kế

hoạch(!). Đó là giảng viên Hà Văn

Thịnh và "nhà khoa học" Nguyễn

Ngọc Trân, từ Pháp về, từng được

ngồi trong Quốc hội. Họ sớm được

các bloggers trong nước gọi là

những chú "kỳ nhông" đổi màu

theo môi trường, những kẻ cơ hội

đáng thương, từ màu xanh Tây

nguyên chuyển sang màu đỏ

bôxít.

Hai trận tuyến rõ rệt đã hình

thành. Cuộc đấu tranh đang giữa

thời kỳ quyết liệt.

Thời điểm quan trọng sắp tới là

cuộc họp Quốc hội từ 20 tháng 5

đến giữa tháng 6, sau đó là vào

dịp họp ban chấp hành trung

ương đảng CS vào cuối năm. Tuy

quốc hội là do đảng CS tuyển

chọn và áp đặt, nhưng sức ép

công luận xã hội đang đòi hỏi các

đại biểu quốc hội phải tự nhận rõ

mình là "cơ quan quyền lực cao

nhất " như ghi trong Hiến pháp,

và phải có thái độ minh bạch,

tự chủ của mình, tán thành hay

phản biện, và trong bỏ phiếu về

vấn đề hệ trọng của quốc gia.

Xem ra thế lực đòi ngừng ngay

việc khai thác bôxít ở Tây nguyên,

hoặc chỉ nên khai thác thí nghiệm

ở quy mô nhỏ để rút kinh nghiệm

dần, không thể làm như hiện nay,

đang được đông đảo nhân dân

tán thành.

Nhóm đề xướng Kiến nghị và Thư

ngỏ gửi Quốc hội đã thuyết phục,

thu hút được nhiều trí thức dân

tộc có trí tuệ, học vấn và lòng yêu

nước cao bậc nhất ở nước ta và ở

nước ngoài; có thể nói là chất

"kem", chất "bơ" cực kỳ quý hiếm

của Tổ quốc, đã kéo nhau vào

cuộc, dấn thân cho nhân dân và

quê hương.

Trong nhóm dẫn đầu gồm chừng

100 vị của hơn 100 ngàn chiến sỹ

dấn thân này, có những trí thức

được đào tạo từ trong nước, từ

Tây Âu, từ Liên xô và Đông Âu, từ

Trung quốc, Nhật bản, từ Hoa kỳ,

Canada, nghĩa là hội tụ từ nhiều

nguồn, đều đồng tâm nhất trí

kiến nghị, can ngăn, khuyên giải

bộ chính trị hãy thức tỉnh, hãy

lắng nghe đầy đủ, hãy mười phần

thận trọng, hãy cân nhắc thiệt

hơn, hãy tính toán lợi hại cho kỹ

lưỡng, vì vận mệnh dân tộc, vì ấm

no hạnh phúc hay tai hoạ cho

nhân dân thân yêu. Nhiều nhà

Page 35: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 35

báo, văn nghệ sỹ có tâm huyết đã

ký tên vào Kiến Nghị.

Trong thời gian tới, mong rằng

các nhà khoa học đầu ngành về

khai khoáng, công nghệ, môi

trường, kinh tế, tài chính,an

ninh, văn hóa, lao động chung

sức xuất bản một tập sách nhỏ

làm Cẩm Nang cho ai muốn hiểu

rõ vấn đề khai thác bôxít ở nước

ta và trên thế giới, gửi tới tận tay

mỗi đại biểu quốc hội, và tán phát

cho toàn dân. Những ưu tư còn

tồn tại trong xã hội cần giải quyết

là :

- thực hiện như hiện nay

thì về kinh tế-tài chính sẽ lỗ

hay lãi ? lỗ và lãi ước tính

bao nhiêu ? Có đáng để đầu

tư bước đầu 680 triệu hay

800 triệu đôla không ?

- nguồn điện và nguồn

nước ra sao ? có vững

chắc, có bảo đảm không ?

- thảm hoạ môi trường

thực sự là ra sao ? khả năng

ta khắc phục được đến đâu

? có thể làm từng diện tích

hẹp theo kiểu cuốn chiếu

được không ?

- về xử dụng lao động

phổ thông nước ngoài thực

sự ra sao ? Họ đã có mặt

bao nhiêu ở Lâm Đồng, ở

Đak-Nông? họ có giấy tờ

hợp pháp không ? Có thật

đã ưu tiên cho người Việt

nam không ? Có thật chỉ

dùng công nhân chuyên

ngiệp nước ngoài mà nước

ta chưa đào tạo được hay

không ?

- chính quyền đã ký kết

với chính quyền và các công

ty nước ngoài những gì rồi,

đã cho các công ty nước

ngoài đấu thầu ra sao ? Có

thật công ty Chalco có

phương tiện kỹ thuật tiên

tiến nhất ? Phía ta đã giữ

vững chủ quyền ra sao? Tại

sao họ trương bảng toàn

chữ Hán và chữ Anh, không

có chữ Việt. Có thật đã có

những vụ đòi lấy vợ Việt và

chửa hoang ở nơi có công

nhân Trung quốc ?

- tác động về mặt an ninh

và văn hoá thật sự ra sao ?

về an ninh, chỉ cần in lại thư

của đại tướng Võ Nguyên

Giáp, của tướng Nguyễn

Trọng Vĩnh, phát biểu của

thiếu tướng Công an Lê Văn

Cương, thư của trung tướng

Đồng Sỹ Nguyên. Về văn

hoá chỉ cần in bài của nhà

văn Nguyên Ngọc về Văn

hóa - Rừng của Tây nguyên.

- rất nên sưu tầm gấp

những bài viết của các

chuyên gia môi trường

quốc tế (Liên xô cũ,

Canada, Mỹ, Úc, Pháp, Đức

...) về những hiểm hoạ của

việc khai thác bôxít trên thế

giới. Các trí thức Việt nam ở

nước ngoài có thể giúp cho

việc này.

- cũng nên đòi hỏi quốc hội

cử đoàn đi Tây nguyên

xem xét tại chỗ, vì các

báo cáo đều khác rất xa

phóng sự của nhiều phóng

viên xông xáo.

Vì tự tin ở kiến thức của mình, vì

tự tin vững ở lòng dạ trong sáng

của mình, nên nhóm dẫn đầu Kiến

nghị và Thư ngỏ rất bình tĩnh tiến

hành cuộc đấu tranh bằng lý lẽ,

bằng lập luận, qua dẫn chứng

thực tế đầy sức thuyết phục,

tránh đao to búa lớn, tránh nổi

nóng để chụp mũ bừa bãi như bộ

hạ của nhóm cầm quyền trên cao.

Đây là cuộc đấu tranh ôn hoà

không bạo lực, nhưng quyết liệt,

rất quyết liệt, đòi hỏi một phẩm

chất cao nhất của con người :

trọng lẽ phải, trọng sự thật, trọng

cuộc sống có nhân phẩm trên

Page 36: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 36

hành tinh, còn đòi hỏi phẩm chất

cao nhất của con người Việt

nam hiện tại : yêu nước mình,

thương thật lòng dân mình, xót xa

thật lòng vì đất nước lạc hậu

trong chiến tranh huynh đệ tương

tàn, chưa có tự do, hạnh phúc .

Cuộc đấu tranh chống hiểm hoạ

bôxít cũng là cuộc đấu tranh

chống cuộc "Bắc thuộc mới "

(kể từ cuối năm 1991) sau cuộc

họp Việt - Trung ở Thành Đô.

Đây là cuộc tấn công ôn hoà,

bằng lý lẽ, lập luận, nhưng quyết

liệt, rất quyết liệt để từ bỏ một

kiểu cai trị lạc hậu, cổ lỗ kiểu

phong kiến, một "triều đình cộng

sản" độc đoán ở thời kỳ tan rã,

không còn có khả năng lắng nghe,

ngày càng tham nhũng và mù

quáng, đang tự làm mất tính

chính đáng (legitimacy-

légitimité) trước con mắt tinh

tường của nhân dân trong thời đại

thông tin nhanh nhậy.

Mọi người mang dòng máu Việt

nam thuộc mọi lứa tuổi, làm bất

cứ ngành nghề gì, ở bất cứ đâu,

xin hãy nhận ra thời cuộc, nhận rõ

thời cơ hiếm có, tham gia cuộc

đấu tranh mang tính đột phá lịch

sử này, bằng sáng kiến và phương

cách của chính mình, để góp gió

thành bão, giải thoát đất nước ta

khỏi một chế độ lỗi thời, đã thuộc

hẳn về quá khứ, một chế độ độc

đoán vụ lợi riêng, chỉ mang lại hổ

thẹn, nghèo khổ và tủi nhục

cho dân tộc, cho nhân dân Việt

nam ta.

Ra khỏi cuộc đấu tranh lịch sử

này, chế độ độc đoán sẽ không

còn như trước nữa.

Bùi Tín

Paris 6-5-2009

****************************************************************************

DANH SÁCH MẠNH THƯỜNG QUÂN

Ñng h¶ c¶ng ÇÒng ûng h¶ báo QuÓc Gia

H† và Tên H† và Tên

Ông VÛ Ng†c Truy 50.00 Bà Ç¥ng ThÎ Danh 12.00

Ông NguyÍn Cao PhÓi 50.00 Bà Ç¥ng ThÎ Ng†c Lâm 500.00

Ông Nguyên Ng† 25.00 Ông Nguyên Ng† 25.00

T. C 125.00 T.C 537.00

Ñng h¶ Gi‡ t° ûng h¶ ngày diÍn hành ottawa

H¶i DÜ®c sï vùng Montréal 250.00 Trung tâm SAIM 200.00

Ông TrÀn Çình Th¡ng 100.00 H¶i ái h»u c¿u N» sinh Gia Long 100.00

Bà Ç¥ng ThÎ Danh 100.00 H¶i Nh§ Hu‰ 100.00

Bà NguyÍn Kim Chi 100.00 Bà Ç¥ng ThÎ Danh 300.00

Bà Ç¥ng ThÎ Minh Hà 200.00 1 vÎ Än danh 212.21

H¶i ái h»u c¿u n» sinh Gia Long 100.00

H¶i Tu°i vàng RÒng vàng 200.00

T.C 912.21

T.C 1050.00 Ñng h¶ ch® t‰t k› sºu

Cô TrÀn ÇÙc Thiên ThÜ 20.00

Ông TrÀn ÇÙc ThÎnh 50.00

T.C 70.00

T°ng C¶ng 2 624.21

Ban Giám Sát, Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal và Tạp Chí Quốc Gia chân thànhtri ân quí vị Mạnh Thường Quân và ư ớc mong mãi mãi nhận được sự ủng hộ quí báu cûa quí vị.

Page 37: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 37

ĐĐỌỌCC SSỬỬ ĐĐỂỂ NNHHÌÌNN NNHHẬẬNN HHÔÔMM NNAAYY

LLÊÊ CCÔÔNNGG ĐĐỊỊNNHH VVIIẾẾTT CCHHOO BBBBCC

Luật sư Lê Công Định

Gửi cho BBCVietnamese.com từ SàiGòn

Từ khi bắt đầu vào đại học lúc 17 tuổi đến nay, tôi vẫn giữ thói quen đều đặn hàng nămdành khoảng hơn một tháng đọc sách vở và tài liệu viết về đề tài Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại, chủ yếu nhằm giúp trao dồi vốn kiến thức hạn hẹp của tôi về lịch sử nước nhà.

Tây Nguyên là vùng đất quan trọng chiếnlược của Việt Nam

Tôi thường chọn thời gian làmcông việc nhẹ nhàng, nhưng đầy hào hứng này vào độ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4 mỗi năm. Đó cũng là khoảng thời gian của một năm thường gợi nhớ trong tôi nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn, vừa hào hùng nhưng cũng vừa bi thương, của dân tộc.

'Vai trò Tây Nguyên'

Năm nay, trong số những sách vở và tài liệu tôi đọc có một quyển sách đặc biệt mà năm 18 tuổi tôi đã có dịp xem qua, đó là tập hồi ký "Bên dòng Lịch Sử, 1940-1965" của Linh mục Cao Văn Luận, nguyênViện trưởng Đại học Huế và Giáosư Đại học Văn khoa Sài Gòn. Hơn20 năm trước tôi đọc quyển sách mang tính chất sử liệu này chủ yếu với ý định tìm hiểu các diễn biến lịch sử, mà vì nhiều lý do khác nhau thầy cô "dạy sử" của tôi ở trường trung học và cả những nhà"nghiên cứu" sử học sau 1975 tránh đề cập đến hoặc cố tình diễn giải sai lệch.

Linh mục Cao Văn Luận

Tuần vừa rồi có dịp mượn lại "BênDòng Lịch Sử" từ người bạn lớn tuổi để tra cứu một số chi tiết cần cho công việc nghiên cứu cá nhân, tôi xem lại tập sử liệu một cách say mê, bởi lẽ lần đọc này mang đến cho tôi tâm trạng khác trước, gần như là khám phá mới lạ. Quả thật Linh mục Cao Văn Luận có nhiều cơ hội tiếp xúc và đối thoại với các nhân vật lịch sử khác nhau của

Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong giai đoạn từ 1940 đến 1965, nhờ vậy thiên hồi ký của ông đãdẫn dắt người đọc đi qua các biến cố lịch sử trọng đại của đất nước một cách sinh động và lôi cuốn.

Trong phần kể về cuộc gặp gỡ vàtrò chuyện lần đầu tiên với cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa NgôĐình Diệm vào nửa đầu năm 1948 tại Đà Lạt, mà Linh mục Cao Văn Luận gọi là "câu chuyện bên lòsưởi năm 1948" (xem từ trang 165 đến 171 của bản in năm 1972), ông có nhắc đến một chi tiết lý thú trong nội dung câu chuyện mà tôinghĩ ít nhiều liên quan đến một sự việc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.

Khi được Linh mục Cao Văn Luận hỏi về chính sách của mình đối với Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954),ông Ngô Đình Diệm lúc ấy là nhàcách mạng khả kính tại Việt Nam, đã đề cập đến vấn đề Tây Nguyênnhư sau: "... ít người để ý là người Pháp lập ra Hoàng Triều CươngThổ, để biến tất cả vùng caonguyên Trung và Nam Phần thànhđất thuộc địa trực tiếp của Pháp." Linh mục Cao Văn Luận không khỏi ngạc nhiên vì Cụ Ngô Đình Diệm dường như xem Tây nguyên làchuyện hệ trọng đối với chủ quyền quốc gia, mà khi ấy dù chưa cầm quyền ông vẫn trăn trở về vận mệnh đất nước trước ý đồ của thực dân Pháp.

Linh mục Cao Văn Luận tường thuật tiếp:

"Ông Diệm trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn im lặng. Những lời ông nói ra nửa như suy tư, nửa như phân trần với tôi:

Page 38: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 38

- Vùng Cao Nguyên này có một tầm quan trọng lớn về chiến lược và kinh tế. Về chiến lược, nó nằm ở giữa ba quốc gia Việt Miên Lào. Aichiếm giữ được Cao Nguyên này cóthể gây áp lực được đối với cả baquốc gia đó. Người Pháp gọi vùngCao Nguyên là Hoàng Triều CươngThổ chỉ là một lối trá hình trênthực tế, chủ tâm của họ là biến vùng này thành thuộc địa Pháp. Về mặt kinh tế, thì vùng Cao Nguyênhết sức quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiênnhiên, nhiều khoáng sản chưađược khám phá và khai thác,nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam. Rồi còn vấn đề thể diện quốc gia, chủ quyền quốc gia nữa. Không thể bỗng dưng nhường cho Pháp một vùng đất quan trọng như thế, nằm ngay giữa lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam nàomuốn lên lại phải xin thông hành!

Ở đó chắc chắn có nhiều tàinguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khaithác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam.

Ngô Đình Diệm, theo lời kể của LM Cao Văn Luận

Tôi (tức là Linh mục Cao Văn Luận) chợt nhớ đến một cuốn sách khảo luận về địa dư Đông Pháp (tức làĐông Dương thuộc Pháp), không nhớ rõ tác giả, và tôi đem những ý kiến được nêu lên trong tập sách này trình bày lại với cụ Diệm:

- Cụ nói đúng. Tôi có đọc một cuốn sách viết đại ý rằng Pháp muốn ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam về phía tây, muốn để dân tộc Việt Nam dừng lại ở các miền duyên hải, còn Pháp thìphải giữ vững vùng Cao NguyênTrường Sơn, vừa để ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam, vừa canh phòng phía Lào. Như vậy khi lập Hoàng Triều Cương Thổ, đặt trực thuộc Pháp, thì Pháp đã

bắt đầu thi hành đúng cái chínhsách đó rồi."

Tiếp theo, tại trang 194 và 195,Linh mục Cao Văn Luận kể rằng vào năm 1953 khi ông gặp cụ Ngô Đình Diệm lần thứ hai ở Paris, cụ Diệm một lần nữa nhắc lại vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ với nhiều ưu tư và lo lắng hơn, khiến mọi người có mặt lúc ấy đều tỏ ý trách cứ cựu hoàng Bảo Đại mải mê ănchơi mà không lưu tâm đến bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã vậy còntrao hết cho người Pháp toànquyền khai thác Tây nguyên.

Sử học trung thực

Đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc.

Lê Công Định

Đọc xong những đoạn đối thoại quan trọng này trong "Bên DòngLịch Sử", tôi hạ quyển sách xuống với tâm trạng bàng hoàng. Chuyện của hơn 60 năm trước đây thật chẳng khác lắm so với vấn nạn của ngày hôm nay. Có điều những nhân vật lịch sử ngày ấy, như cụ Ngô Đình Diệm chẳng hạn, xem chừng rất quan tâm đến lợi ích, chủ quyền và thể diện của quốcgia. Họ trăn trở về điều này và xemTây Nguyên thực sự là vấn đề ưutiên trong chính sách của các chính quyền miền Nam thời bấy giờ, nhất là giữa bối cảnh có nhiều kẻ mang dã tâm xâm lược Việt Nam dù côngkhai hay ẩn ý.

Thật đáng trân trọng biết bao cách viết sử trung thực, tất nhiên theonhãn quan và hiểu biết tối đa của tác giả, trong đó lối diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ chừng mực, thể hiện sự tôn trọng dành cho mọi nhân vật của một thời đã qua, đặc biệt với cả những người không cùng chính kiến với mình. Chính vì

vậy, đọc các công trình khảo cứu của giới học giả ở miền Nam trước đây, nhất là trong lĩnh vực sử học mà tôi yêu thích, kẻ hậu sinh ở lứa tuổi tôi thường cảm thấy an tâm vàcó thể đặt phần lớn niềm tin vàonhững thông tin và kiến thức màmình tiếp nhận. Bởi lẽ ít ra các tác giả đó không có gì phải lo sợ khi muốn viết sự thật và trình bàynhận định thật của mình.

Cái hay của sử học trung thực làgiúp người đời sau hiểu được các diễn biến lịch sử trong quá khứ, bác bỏ lối đánh giá sai lệch với dụng ý bôi nhọ những nhân vật lịch sử ở bên kia chiến tuyến. Song điều quan trọng hơn cả, đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc hầu lưu tiếng thơmmuôn đời.

Tất nhiên, không chỉ có gương tốt, lịch sử còn đặc biệt răn dạy người đời sau bằng cả gương xấu. Trong lần đọc lại sử sách nước nhà nămnay, không hiểu vì sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật "thân bại danh liệt" như Trần Ích Tắc, LêChiêu Thống và Hoàng Cao Khải,rồi tự hỏi không biết 30 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ biết thêmnhững cái tên nào tương tự nhưvậy trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Bất giác tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra.../.

****************************

Page 39: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 39

BBAAUUXXIITTEE GGIIẾẾTT BBÁÁ ĐĐẠẠOO

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế

ế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã thu hút dưluận chưa từng thấy từ trước

tới nay.Qui hoạch bauxite Việt Nam 2007-2015, được Thủ Tướng phê duyệt từ ngày 01/11/2007, chia làm bagiai đoạn: 2007-2010; 2011-2015và tầm nhìn tới 2025.Theo đó, trong giai đoạn trước2010, Việt Nam tập trung khai thácquặng, sản xuất alumina xuất khẩuvà sản xuất hydroxide nhôm chonhu cầu trong nước và xuất khẩu.Trong giai đoạn này, Việt Nam dự kiến triển khai ba dự án alumina ở Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ(Đăk Nông), Kon Hà Nừng (Gia Lai) và dự án hydroxide nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Hai dự án Tân Rai và Đắk Nôngthực tế đã được triển khai và đãđền bù giải tỏa mặt bằng.Theo quy hoạch, hai dự án nàytổng cộng có 13 mỏ bauxite vớidiện tích thăm dò hơn 1.811 kmvuông, với tổng chi phí thăm dò dự kiến hơn 590 tỷ đồng. Mỗi dự án có công suất dự kiếnkhoảng 600.000 tấn alumina/năm.Dự án Tân Rai do nhà thầu Trungcộng Chalieco, công ty con của tậpđoàn khổng lồ Chalco.Một kế hoạch lớn như vậy mà Quốc Hội không hay. Đại biểu DươngTrung Quốc và Nguyễn Lân Đính khi được phỏng vấn cho biết không thể trả lời vì thiếu thông tin. CònChủ tịch Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội công khai tuyên bố dự án khai thác bauxite không cần đưa ra bàn ở Quốc Hội, viện lí: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quimô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, qui mô mỗi dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn600 triệu đô-la.”***

Ngày 9-4-2009 cuộc hội thảo một ngày về khai thác bauxite tại TâyNguyên với sự tham gia của nhiềuchuyên gia và nhà nghiên cứu xãhội đóng vai trò phản biện.Chủ trì hội nghị, Phó thủ tướngHoàng Trung Hải nói chủ trươngkhai thác bauxite và sản xuấtalumina của Đảng và Chính phủ là “đúng đắn”, nhưng cần tiến hànhnghiên cứu bổ sung về tác độngmôi trường.Trên thực tế cả hai dự án Tân Rai(Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đắk Nông)đều đã được triển khai theo một “qui trình lộn ngược”, thiếu nghiêncứu, đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế, tác động tiêu cực về văn hoá, xã hội, môi trường, và thiếu hẳn sự chuẩn bị từ qui hoạch đến kế hoạch thực hiện.Liên Hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA) nêu ra 7điểm bất cập trong quá trình lập quy hoạch và triển khai các dự án bauxite. Trong số này, có sự bất cập về kinh tế; bán rẻ tài nguyênkhông thể tái tạo; không thể giải thích được vấn đề cơ sở hạ tầng; hậu quả do sử dụng công nghệ Trung Quốc huỷ hoại môi trường không thể lường được, xuôi xuống tới đồng bằng sông Cửu Long; làmmai một bản sắc văn hóa bản địa; phân tầng xã hội; đe dọa an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ; nguy cơ thua lỗ nặng nề và tạo gánh nặng cho quốc gia về sau.Phó thủ tướng HTH cũng đã phải công nhận “không thể phát triển bằng mọi giá. Để phát triển thànhcông các dự án bauxite, cần có giải pháp quản lý, thực hiện chặt chẽ và hiệu quả và không để tiềm năngnày biến Tây Nguyên thành đóinghèo (sic)”.Và rằng chính phủ sẽ điều chỉnh quy hoạch ngànhbauxite và đánh giá lại hiệu quả kinh tế của các dự án.

Về an ninh quốc phòng, nhiều ýkiến đề cập tới vị trí chiến lược“nóc nhà Đông Dương” đã thu hútsự chú ý của đông đảo dư luậnngười Việt trong và ngoài nước.Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngườitừng được trao trách nhiệm chỉ đạochương trình khảo sát khai thác bauxite Tây Nguyên trong khuônkhổ hợp tác với khối Comecon củacác nước xã hội chủ nghĩa nhữngnăm 1980, đã gửi điện tới cuộc hộithảo can ngăn không nên khai thácbauxite vì “đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dàicủa đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng”.Mất đất biên giới miền Bắc, mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa, nay lại mời Trung Quốc vào trấn “nóc nhà Đông Dương”, dân ta tự hỏi: chủ quyền Việt Nam nay còngì nữa? Tổ Quốc đi về đâu?

***Bộ chính trị, cơ quan quyền lực caonhất của đảng Cộng sản Việt nam,vừa ra thông báo kết luận về việckhai thác bauxite, trong đó khẳngđịnh đây là “chủ trương nhất quántừ đại hội IX và đại hội X của đảng đến nay” và chỉ đạo “tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai hai dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng) và NhânCơ (Đăk Nông) do tập đoàn côngnghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức vàcá nhân nước ngoài”.Chỉ đạo vào giữa tháng 3 củaChính phủ viết: “Trong quá trìnhkhai thác, tập đoàn Việt Nam đượcphép thành lập công ty cổ phần cósự tham gia của công ty nướcngoài. Chính phủ ra điều kiện phíaViệt Nam giữ ít nhất 51% và phíanước ngoài không quá 40%”.

K

Page 40: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 40

Tập đoàn Alcoa (Hoa Kỳ) tham gia cổ phần vào dự án Nhân Cơ (Đăk Nông) 40%, nhưng mới đây đã rút rakhông tham dự; và tập đoàn luyện kim Vân Nam (Trung Quốc) tham gia dự án Tân Rai (Lâm Đồng) 20%.Tuy nhiên, nay theo chỉ đạo mới của Bộ chính trị, cáccông ty nước ngoài chỉ có thể làm nhà thầu. Và nhàthầu Trung Quốc đã đưa 583 công nhân đến Lâm Đồng trong đó có 38 nữ, và sẽ lên hàng ngàn, hàngvạn. Sự có mặt của công nhân Trung Quốc đặt ra vấn đề: dự án vi phạm luật trong việc sử dụng lao động nước ngoài; ảnh hưởng nặng nề đến công ăn việc làmcủa cư dân tại chỗ; và nhất là không thể quản lý được hoạt động của công nhân Trung Quốc vào làm việc theo hộ chiếu du lịch, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh địa phương. Xét về mặt nhân công và lao động, khai thác bauxite sẽ chiếm diện tích đất rất lớn nhưng tạo ít công ăn việc làm. Cụ thể, đối với dự án Tân Rai tại Lâm Đồng, thì bình quân 2,5 ha đất chỉ tạo ra 1 việc làm.Việc cả 2 nhà máy alumina đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của 1 công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại.Thế nhưng, việc công ty Chalieco của Trung Quốc thắng thầu tại Việt Nam lại càng đángphàn nàn hơn. Bỏ thầu Tân Rai thấp 352 triệu Mỹ kim, nhưng thắng, sau yêu cầu tăng lên 466 triệu Mỹ kim nhưng Việt Nam vẫn cứ vui vẻ chấp nhận. Tiến sĩNguyễn Thành Sơn khẳng định “nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, và với tiêu chí là lợi ích tối đa lâu dài của đất nước, chứ không phải của chủ đầu tư, thì không thể có một nhà thầu Trung Quốc nào cóthể thắng thầu trong bất cứ dự án bauxite nào.”

Trên khía cạnh văn hóa, nhà văn Nguyên Ngọc, người có quá trình nghiên cứu lâu dài về văn hóa Tây Nguyên, từng nói “Tây Nguyên hiện còn tồn tại dấu vết những nền văn hóa cổ xưa nhất của những dân tộc đã từng sống trên mảnh đất mà ngày nay gọi làmảnh đất Đông Dương.” Thế nhưng, khai thácbauxite Tây Nguyên chính là đe dọa trực tiếp nền tảng “không gian văn hóa cồng chiêng” độc đáo của địa phương này. “Khi Tây Nguyên mất nền tảng của mình, văn hóa của họ sẽ tan. Một khi văn hóa tan đi, đặc biệt đối với dân tộc thiểu số là nơi văn hóa đối với họ vô cùng sâu sắc, xã hội sẽ không thể ổn định, thậm chí các dân tộc không thể tồn tại một cách bền vững.”

***

Thay lời kếtBộ chính trị nhất quyết cứ cho tiếp tục khai thác bauxite Tây Nguyên là thách thức giữa bá đạo vàvương đạo, giữa dốt nát và khoa học, giữa cố chấp vàlẽ phải của tập đoàn Bộ chính trị tự cao tự đại khinh dân, coi thường các nhà khoa học - văn hoá.Nếu không ngưng ngay việc khai thác bauxite Tây Nguyên, việc tất yếu có thể xẩy ra, là các sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên và toàn dân tộc sẽ chứng tỏ cho Bộ chính trị biết rằng sự độc hại của bauxite sẽ tiêu diệt độc tài trước khi trở thành đại họa cho toàndân.8-5-2009

Bs Nguyễn Đan Quế

Biếm Hoạ (Việt Nam Exodus) - Đỉnh cao Chó Lợn

Page 41: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 41

Muốn Tìm Hiểu Về Ngày 19-06 ????

ả gia đình Tôi tới định cư tỵ nạn Cộng sản Việt Nam tại Hoa Kỳ, vào đầu tháng 8

năm 1992 theo diện H.O.10 (Humanitarian Operation), đến nay cũng được hơn mười năm. Các cháu nội, cháu ngoại của Tôi đãtiếp theo nhau vào Đại học. Có người đã tốt nghiệp, có người cònđang tiếp tục học nửa chừng, có người sắp sửa hết chương trìnhTrung học. Bạn bè của các cháu, có người là Hoa Kỳ chính gốc, cũng có người là Mỹ gốc Việt hay gốc các sắc tộc khác, đến nhà chơitrong những dịp Lễ hoặc kỷ niệm sinh nhật, biết Tôi là cựu Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng hoàngày xưa, nên thường đưa ranhững câu hỏi rất đơn giản vàthành thật, xin Tôi giải thích cho họ rõ nguyên do tại sao? Chẳng hạn như :

-Ngày Quân Lực 19 tháng 6 làngày gì vậy?-Việt Nam Cộng hoà đã tan rã,không còn Quân đội, tại sao các Ông vẫn hàng năm tổ chức ngàykỷ niệm làm chi vậy?

Tôi đã trả lời cho những người bạn của các cháu, một cách tổng quát đơn giản cho qua chuyện, nhưnghọ không chịu. nhất định yêu cầu Tôi phải soạn ra những câu trìnhbầy chi tiết hơn, để họ có thể dựa vào đó giải thích cho các bạn khác cũng thường thắc mắc như họ.Vì thế, Tôi đã phải cố gắng vận dụng trí nhớ, cũng như tham khảo các ngày tháng năm chính xáctrong 3 cuốn sách dưới đây, để soạn thành một tài liệu hướng dẫn đơn giản, nhưng tạm đầy đủ để làm vui lòng họ. Các sách ấy là :1-Bộ Quân sử Quân đội Việt Nam, Quyển IV, nói về Quân lực Việt Nam Cộng hoà giai đoạn hìnhthành 1946 -1955, do Phòng 5 Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH sưukhảo, biên soạn, và phổ biến ngày6 tháng 8 năm 1972 tại Saigon.

2-Việt Nam Niên biểu 1939-1975,Tập A và Tập B, của Chánh Đạo, do nhà xuất bản Văn Hoá phát hành năm 1996 tại Hoa Kỳ.3-Việt Nam Niên biểu Nhân vật chí, có ghi gần 900 tác nhân lịch sử cận đại, từ 1848 tới 1975, cũng của Chánh Đạo, do nhà xuất bản Văn Hoá phát hành năm 1997 tại Hoa Kỳ.Những điều Tôi trình bầy được gói ghém trong 3 mục chính sau đây :I.- Vì sao có Quân lực VNCH ?II.- Vì sao chọn 19 Tháng 6 làmNGÀY QUÂN LỰC ?III.- Những kỷ niệm ghi nhớ của riêng Tôi về ngày Quân lực VNCH.

Nay thấy nhiều Hội đoàn đã tổ chức các Đoàn Thế Hệ Trẻ, hướng dẫn họ nhập cuộc hoạt động để lần lần thay thế các Thế hệ Cha Ông, tiếp tục công cuộc đấu tranh hỗ trợ cho đồng bào trong nước Việt Nam vùng lên, lật đổ bạo quyền CSVN, giành lại Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, Bình đẳng cho mọi người. Do đó, Tôi thấy cũng là một việc làm rất hữu ích, nếu nhờ được các cơ quan truyền thông tiếp tay phổ biến rộng rãi, để bất cứ ai MUỐN TÌM HIỂU VỀ NGÀY 19 THÁNG 6,có sẵn tài liệu xử dụng mỗi khi cần đến, đỡ tốn công mất thì giờ tìmtòi sưu tập. Nhất là có được các sự kiện lịch sử trung thực về nguyêndo cuộc chiến “ý thức hệ” “nồi da xáo thịt”, do những người Cộng sản Việt Nam, theo lệnh của Cộng sản Quốc tế Liên xô lãnh đạo, gây ra trên đất nước Việt Nam trong Hậu bán Thế kỷ 20 vừa qua.Với tuổi già, bệnh hoạn, trí nhớ bị suy yếu sau 13 năm chịu cảnh tùđầy, lao động khổ sai trong các trại cải tạo của Cộng sản Việt Nam, nếu có điều nào sơ sót, mong quývị độc giả còn minh mẫn bổ túc giùm, Tôi chân thành cảm ơn.

I.- VÌ SAO CÓ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA (QLVNCH) ?

11.- QUAN NIỆM CHUNG VỀ NHU CẦU CẦN CÓ QUÂN LỰC.

Khi có một tập thể đông đảo người cùng chung nguồn gốc, hoặc nhiều Sắc tộc khác nhau nhưngsống bên nhau hoà thuận, theo cùng một chí hướng ước vọng giống nhau, đồng tâm hiệp lực sản xuất phát triển, để cùng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc ngàymột tân tiến hơn, thì nhóm người đó đương nhiên trở thành một DÂN TỘC và gọi nhau là ĐỒNG BÀO.KHOẢNG KHÔNG GIAN trên TráiĐất mà Dân Tộc đó chiếm giữ vàlàm chủ, cũng đương nhiên được coi là LÃNH THỔ QUỐC GIA riêngcủa họ, không một Dân tộc nàokhác được quyền xâm phạm, giànhgiật. Trong cuộc sống tập thể đông đảo như vậy, nhu cầu duy trì trật tự bảo vệ an toàn cá nhân cho mọi người trong nội bộ Quốc gia, cũng như chống lại các THẾ LỰC NGOÀIDÂN TỘC muốn xâm lấn, uy hiếp, trấn lột cuộc sống bình an của Dân Tộc mình là cần thiết, nên đươngnhiên cần phải có một lực lượng chuyên nghiệp, võ trang hùngmạnh gọi là QUÂN ĐỘI hay QUÂN LỰC để chuyên lo.Vì khoảng Không gian 3 chiều của mỗi Quốc gia gồm có : PHẦN ĐẤT, PHẦN TRỜI, và PHẦN BIỂN, do đó muốn bảo vệ được hữu hiệu, thì Tổ chức Quân đội cũng phải có đủ 3 loại Quân Chủng chuyên biệt khác nhau là : LỤC QUÂN, HẢI QUÂN, và KHÔNG QUÂN, để có thể hỗ tương nhau điều hành cuộc chiến, tùy theo nhu cầu của mỗi hoàncảnh tình huống khác nhau.

12.- BỐI CẢNH NÀO QUÂN LỰC VNCH ĐƯỢC THÀNH LẬP ?Suốt gần 100 năm, Quốc gia Việt

Nam bị THỰC DÂN PHÁP đô hộ, các Triều đình nhà NGUYỄN kế tiếp nhau, không được phép có Quân đội riêng, chỉ có Lực lượng Cảnh vệ trang bị vũ khí thô sơ gọi là LÍNH

C

Page 42: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 42

LỆ, LÍNH DÕNG, chuyên canh gáccác Dinh thự, bảo vệ an ninh, hầu hạ Vua và các Quan chức trong Triều đình, cũng như tại các Phủ, Huyện hành chánh thống thuộc Hoàng Triều mà thôi. Cho đến khi THẾ GIỚI ĐẠI CHIẾN HAI chấm dứt, Việt Nam giành lại được Độc lập cho Quốc gia thì Quân đội Quốc gia Việt Nam mới được thành lập.Sau đây là vài nét tóm lược, về bối cảnh Việt Nam vào lúc sắp kết thúc Thế giới Đại chiến II :Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quânNHẬT thực hiện chiến dịch Meigo (đã chuẩn bị từ mùa Xuân 1944)để lật đổ chính quyền PHÁP ĐÔ HỘ, và thay Pháp nắm quyền cai trị trên toàn cõi ĐÔNG DƯƠNG.Hai ngày sau đó, tức là Chủ nhật 11 tháng 3 năm 1945, tại Huế Vua BẢO ĐẠI tuyên bố Độc lập, hủy bỏ Hoà ước 1884 (do Triều đình nhàNguyễn trước kia ký với Chính phủ Pháp) và hứa hợp tác toàn diện với Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á do Nhật chủ xướng. Cùng ngày11-3-45, vào lúc 9 giờ sáng tại Hànội, Đại Việt Quốc Gia Cách Mệnh Ủy Viên Hội tuyên bố thànhlập ỦY HỘI HÀNH CHÁNH LÂMTHỜI, sau này đổi thành Ủy BanChính Trị Bắc Kỳ.Đến ngày 17 tháng 3 năm 1945,Vua Bảo Đại xuống chiếu chỉ, quy định từ nay sẽ đích thân cầm quyền, theo đúng tinh thần “DÂN VI QÚY”. Hai ngày sau, ngày 19-3-1945, ông PHẠM QUỲNH người lãnh đạo chính phủ trong Triều đình nhà Nguyễn cũ tại Huế xin từ chức. Đồng thời tại Hànội, Ủy Ban Chính Trị Bắc Kỳ do Đảng Quốc Gia Liên Minh thành lập vào ngày 11-3-45 cũng ra tuyên cáo tự giải tán. Nguyên văn bản Tuyên Cáo Quốc Dân như sau : “Chúng tôi thuộc Đảng Quốc Gia Liên Minh, nhân lúcgiao thời đã ra đảm nhận mấy công việc cần cấp như trật tự, cứu tế, v.v.. Nay tình thế đã tạm yên,chúng tôi tự thấy nhiệm vụ đã hết, xin tuyên bố giải tán, để nhường các ngài có thực tài, thực đức ra cáng đáng những công việc quan hệ hơn.”

Ngày 16-4-1945, Vua Bảo Đại ủy nhiệm cho ông TRẦN TRỌNG KIM đứng ra thành lập chính phủ mới, điều hành đất nước theo chế độ QUÂN CHỦ LẬP HIẾN. Ngay ngàyhôm sau, 17 tháng 4 năm 1945,ông Trần Trọng Kim trình danhsách thành phần chính phủ, vàđược Vua Bảo Đại chấp thuận ngay. Cờ Quốc gia Việt Nam độc lập mới ra đời (biểu tượng hìnhQUẺ LY, nền vàng, 2 sọc đỏ dài và2 sọc đỏ ngắn nối tiếp nhau nằm giữa 2 sọc dài. Tất cả các vạch đỏ đều nằm dọc suốt bề dài chínhgiữa nền cờ, quan sát từ xa trông như 3 sọc đỏ dài bằng nhau nằm trên hình chữ nhật vàng).Tôi nhớ dưới thời Pháp thuộc,

nước An-nam (Việt Nam ) cũng có Quốc kỳ (nền vàng với một sọc đỏ nằm chính giữa suốt chiều dài cờ, được giải thích là da vàng bọc máu đỏ). Hồi đó (thuộc Thập niên 1930và Thập niên 1940), Tôi học tại trường Trung Tiểu học Thị xã Lạng Sơn, mỗi sáng thứ hai, tất cả học trò và giáo sư (cả Pháp lẫn Việt) đều phải tập chung tham dự lễ chào cờ đầu tuần. Trong buổi lễ chào cờ, cả 2 lá Quốc kỳ Pháp (Tam tài=xanh,trắng,đỏ) và An-nam được kéo lên song song cùngmột lúc, và tiếp theo mọi người phải đồng ca 2 bài Quốc ca : Pháp (La Marseillaise) và An-nam (bàiĐăng Đàn, lâu rồi nên Tôi khôngcòn nhớ cả lời ca lẫn điệu nhạc).

Ngày 27 tháng 4 năm1945, Vua Bảo Đại cử ông PHAN KẾ TOẠI, cựu Tổng đốc Thái Bình,làm KHÂM SAI ĐẠI THẦN BẮC BỘ,để điều hành Kinh lược phủ Bắc Bộ đã được thành lập tại Hànội từ ngày24-4-1945.Trong khoảng thời gian hơn 5tháng sau biến cố 9-3-45, nhiều biến chuyển quan trọng trên chiến trường Á Đông, giữa quân Đồng Minh do Hoa Kỳ lãnh đạo và quânPhiệt Nhật đã xẩy ra. Rồi đùng một cái, hai trái bom nguyên tử củaHoa Kỳ thả xuống đất Nhật Bản, san bằng 2 Thành phố HIROSHIMA ngày 6 tháng 8, và NAGASAKI ngày

9 tháng 8. Tai họa khủng khiếp nàyđã khiến Nhật Hoàng, phải chịunhục xin đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15-8-1945. Thế chiến II chấm dứt. Caotrào tranh đấu giànhĐộc lập tại các Tiểu Nhược Quốc, nguyên là Thuộc địa của các nước Thực dân da trắng, bùng lên mạnhmẽ.Ngày 17 tháng 8 năm 1945, tạiHànội, các Công chức, cùng với các Đảng phái Quốc gia không Cộng sản, và các phong trào yêu nước trong quảng đại quần chúng, tổ chức mít tinh trước Nhà Hát Lớn, để ủng hộ chính phủ Trần trọng Kim. Đã bị nhóm Việt Minh Cộngsản của HỒCHÍ MINH trà trộn tham gia, rồi tinh ranh xảo quyệt lôi cuốn biến thành cuộc biểu tình doViệt Minh hướng dẫn, áp lực đòiVua BẢO ĐẠI phải thoái Vị, giải tánChính phủ TRẦN TRỌNG KIM, lập Ủy Ban Nhân dân cai trị một số Tỉnh, Quận, Huyện, Làng, Xóm mànhóm Việt Minh đang có mặt. Trong khi đó các Đảng phái Chính trị không Cộng sản như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân, Phục Quốc v.v…,cũng chiếm quyền điều hành tại một số Tỉnh mà họ đã có lực lượng bí mật hoạtđộng từ hồi đất nước còn doPháp và Nhật cai trị.

Khoảng cuối tháng 8 năm 1945,quân TRUNG HOA DÂN QUỐC của Ông Tưởng Giới Thạch, do Tướng LƯ HÁN chỉ huy, đại diện Liên Hiệp Quốc (LHQ) tới Hànội đóng Bản doanh, điều khiển các đơn vị thực hiện việc giải giới quân Nhật, tại các tỉnh trong vùng phía Bắc Vĩ tuyến 16 của Bán đảo Đông Dương.Có một Tổ chức Chính trị với danh xưng VIỆT NAM CÁCH MỆNH ĐỒNG MINH HỘI (VNCMĐMH) do Cụ NGUYỄN HẢI THẦN làm Chủ Tịch, cùng một số Lãnh tụ vàthành viên các Đảng Chính trị Việt Nam chống Pháp, lưu vong bênTrung Hoa (trong đó có Hồ Chí Minh), được Tướng LƯ HÁN đưa về nước vận động toàn dân Việt Nam bầu QUỐC HỘI LẬP HIẾN, thành

Page 43: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 43

lập CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP gồm Đại diện của đủ mọi xu hướng Chính trị khác nhau, để điều hành Quốc gia Việt Nam Độc lập với sự bảo trợcủa LHQ.

Mọi việc hoàn tất suông sẻ. Nhờ khéo vận động tuyên truyền xảo quyệt của nhóm Việt Minh, Hồ Chí Minh được Quốc Hội bầu giữ chức CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP, cụ Nguyễn Hải Thần làm PHÓ CHỦ TỊCH, và Cựu Hoàng Bảo Đại thoái vị được mời làm CỐ VẤN cho Chủ Tịch. Tất cả mọi bên QUỐC HỘI vàCHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP đều cùngthỏa thuận là Đảng nào đang nắm Chính quyền tại Tỉnh nào, thìđương nhiên được ưu tiên tiếp tục trách nhiệm cải tiến Chính quyền Hành chánh điều hành Tỉnh đó.Ngày 2 tháng 9 năm 1945, dânchúng Hànội và vùng phụ cận được kêu gọi dự MÍT TINH tại VƯỜN HOA CON CÓC (rond-point trước phủ Toàn quyền Pháp cũ, đã được Đốc lý Lai thời Chính phủ Trần Trọng Kim, đổi tên thành CÔNGTRƯỜNG BA ĐÌNH vào ngày 3tháng 8 năm 1945), để Chính phủ Liên hiệp và Quốc Hội trình diện Quốc dân. Trong buổi mít tinh, Hồ Chí Minh với tư cách Chủ TịchNước đọc bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP của NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA đầu tiên, sau gần 100 năm đất nước Việt Nam bị Thực Dân Pháp đô hộ.

Ngày 11 tháng 9 năm 1945, QuânANH CÁT LỢI, đại diện LHQ đổ bộ xuống Phi trường TÂN SƠN NHẤT,Saigon, để thi hành việc giải giới Quân Phiệt NHẬT, trú đóng tại các vùng phía Nam Vĩ tuyến 16 của bán đảo Đông Dương. Quân ANHđã dung túng cho 300 quân PHÁPtháp tùng, tiến chiếm Saigon làmbàn đạp, rồi tăng cường thêmquân để tái chiếm toàn miền Nam VN chỉ trong vòng có 5 tháng.Lợi dụng tình hình này, Hồ ChíMinh nhân danh Chủ Tịch nước, kêu gọi toàn dân góp vàng, gọi làTUẦN LỄ VÀNG, để mua vũ khí ủng hộ NAM BỘ KHÁNG CHIẾN. Nhưng

thực tế, phe nhóm Hồ Chí Minh đãdùng một phần số vàng này, đútlót cho Tướng Lư Hán và Bộ Tham mưu quân Tầu, để họ nhắm mắt làm ngơ cho bọn Hồ Chí Minh thi hành thủ đoạn đen tối, bắt bớ, giam cầm đầy ải, thủ tiêu các Lãnhtụ và thành viên các Đảng phái Quốc gia không chịu ngả theo Cộng sản. Nhóm Hồ Chí Minh đãphao tin, đổ tội cho các nhóm Đảng phái Quốc gia là tiếp tay với ngoại bang, gây nguy hại cho đất nước, và phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Vụ tàn sát các nhà yêu nước không theo Cộng sản này xong, HồChí Minh và nhóm Việt Minh chiếm độc quyền Lãnh đạo Quốc gia, tiến tới việc áp bức toàn dân Việt Nam phải sống theo Chế độ Cộng sản. Nay gọi là CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

Cụ Nguyễn Hải Thần Phó Chủ Tịch Chính phủ Liên Hiệp, đã phải cầu cứu các Đảng Quốc gia khôngCộng sản trong VNCMĐMH đang hoạt động tại Hànội, bảo vệ đưatrốn sang Tầu, qua ngả Lạng Sơnđể tái lưu vong. (Tôi hồi đó là Học viên TRƯỜNG QUÂN CHÍNH của PHỤC QUỐC QUÂN (trong Tổ chức VNCMĐMH) đang nắm Chính quyền điều hành tỉnh Lạng Sơn, nên đãđược vinh dự là một thành viêntrong nhóm hộ tống Cụ Nguyễn Hải Thần, vượt qua ẢI NAM QUAN ở Đồng Đăng sang Thị trấn Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Hoa.)Cựu Hoàng Bảo Đại, Cố vấn cho Chủ Tịch Chính phủ Liên Hiệp đang sống tại Hànội, cũng đã phải tìmcách thoát qua HỒNG KÔNG lưuvong.Ngày 28 tháng 1 năm 1946, QuânANH hoàn thành nhiệm vụ giải giới quân NHẬT xong rút đi, và traoquyền kiểm soát cai trị miền Nam VN, từ Vĩ tuyến 16 trở xuống cho ĐOÀN QUÂN VIỄN CHINH PHÁP. Ngày 4 tháng 2 năm 1946, Pháp táilập NAM KỲ TỰ TRỊ. (Thời Pháp đô hộ trước 1945, nước Việt Nam bị chia làm 3 phần, với 3 quy chế cai trị khác nhau : BẮC KỲ BẢO HỘ (Protectorat duTonkin), TRUNG KỲ

thuộc NGUYỄN TRIỀU của Vua Bảo Đại (Royaume d'Annam), vàNAMKỲ TỰ TRỊ (Cochinchine) một nhượng địa mà Vua GIA LONG hiến cho Pháp, tương tựnhư Hồng Kông của Trung Hoa đối với Anh Quốc, nhưng không quy định trong thờigian bao lâu.)

Ngày 6 tháng 3 năm 1946, lúc 16giờ 30 tại nhà số 38 đường LýThái Tổ - Hà Nội, HỒ CHÍ MINH và VŨHỒNG KHANH đã cùng SAINTENAY(đại diện Pháp) ký HIỆP ƯỚC SƠBỘ, chấp nhận cho quân PHÁP thay thế quân Trung Hoa ở phiá Bắc Vĩ tuyến 16. Pháp nhìn nhận Việt Nam là một “quốc gia tự do” (état libre) trong Liên hiệp Pháp (union francaise); và nhân dân Việt Nam sẽ tự quyết định sự thốngnhất lãnh thổ của mình qua một cuộc trưng cầu dân ý. Trong phụ ước về quân sự quy định 10,000 quân Việt Nam và 15,000 quânPháp sẽ giữ nhiệm vụ “tiếp phòng”180,000 quân Trung Hoa. Phápcòn hứa sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam trong vòng 5 năm. (Cao ủy D’Argenlieu rất bất mãn về những phụ bản quân sự, vì chính ôngcũng chẳng biết gì về sự nhân nhượng lạ lùng này.) Đến ngày 3-4-1946 tại Hà Nội, Võ nguyên Giáp,Vũ hồng Khanh lại cùng Valluy,Salan ký Phụ bản Hoà ước về quân sự, trong đó Việt Minh đồng ý cho Pháp trú đóng tại các nơi sau đây :Hà Nội, 5,000 lính; Hải Phòng,1,750 lính; Nam Định, 825 lính; Hải Dương, 650 lính; Điện BiênPhủ, 825 lính; Hòn Gay, 1,025 lính. Dự định chiếm Nam Định vào ngày 7-4-1946. Cuộc chiếm đóng này còncó mục đích bảo vệ hơn 20 ngànPháp kiều còn đang bị kẹt trên đất Việt Nam, từ sau ngày quân Phiệt Nhật lật Pháp giành quyền cai trịĐông Dương ngày 9-3-1945.(Saintenay là một nhân viên tìnhbáo Pháp và Thiếu tá OSS Pattitình báo của Đồng minh chống Nhật hoạt động bên Trung Hoa, đãtừ Côn Minh đáp phi cơ về Hà Nội từ ngày 22-8-1945, khi tới phi trường Gia Lâm đã được Hồ Chí

Page 44: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 44

Minh cho người của Việt Minh đón, đưa vào cư ngụ tại Phủ Toànquyền Pháp cũ tại Hà Nội. VìSaintenay không chịu cư ngụ tại nơi nào khác ngoài Phủ ToànQuyền. Theo tài liệu hồi ký của Saintenay phổ biến công khai, thìhồi Hồ ChíMinh còn đang ở trong “bưng” vùng Tuyên Quang, ngày25-7-1945 Hồ Chí Minh đã nhờtoán AGAS Mỹ chuyển cho Saintenay một bức thư chấp nhận sự trở lại Việt Nam của Pháp, với điều kiện cho Việt Nam được Độc Lập trong vòng từ 5 năm đến 10năm.)Thi hành Hiệp ước Sơ bộ do Hồ Chí Minh và Saintenay ký ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, Quân Viễn Chinh Pháp do LECLERC chỉ huy, dùngđường bộ đi từ Hải Phòng lên Hànội, với sự bảo vệ an ninh của quân Việt Minh suốt dọc Quốc lộ 5(Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương,Hưng yên, Hànội) vào ngày 18-3-1946.Tháng 7năm 1946, quân Pháp từ Tiên Yên tiến qua Đình Lập, Lộc Bình vào Thị xã Lạng Sơn,và lênĐồng Đăng nơi có Ải Nam Quan (biên giới Việt Nam - Trung Hoa).Trong khi đó thì nhóm quân Pháptrốn qua Tầu, từ hồi bị quân Nhật lật đổ ngày 9 tháng 3năm 1945,cũng từ đất Trung Hoa trở về chiếm đóng Cao Bằng, Thất Khê là2 tỉnh biên giới cực Bắc của Việt Nam với Trung Hoa.

Sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ ngày6tháng 3 năm 1946 với Saintenaytại Hànội, theo sự sắp xếp của Pháp, Hồ Chí Minh dẫn đoàn tùytùng rời Hà Nội sang Pháp ngày31-5-1946, để dự Hội nghịFontainebleau dự trù khai mạc vàongày 6-7-1946, nhằm mặc cả chia chác quyền cai trị Việt Nam. Tại Pháp, Hồ Chí Minh đã đích thânvận động với các chính kháchthuộc Cánh Tả thân Nga đang có mặt trong Chính phủ Pháp, nhưngchẳng đem lại kết quả nào khả quan. Vì Hồ Chí Minh lúc đó, đãtiêu diệt hết các thành phần đối lậpvới Việt Minh Cộng sản ở trong

nước, nên không còn được Chính phủ Pháp coi là đại diện cho tất cả các thành phần chính trị và Tôngiáo của dân tộc Việt Nam nữa. Đặc biệt ngày 12-6-1946, Ngoại trưởng Pháp Goerges Bidault đích thân chỉ định Saintenay lo tiếp Hồ Chí Minh và đoàn tùy tùng sẽ tới Biarritz vào ngày 13-6-1946, vàlàm cách giữ Hồ đứng ngoài Hội nghị Fontainebleau, để Phạm vănĐồng làm trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Trong hơn 3 tháng trời, Hồ Chí Minh và đoàn tùy tùng ở Pháp thương thuyết trong bế tắc, ngày10-9-1946 Hội nghị Fontainebleau tan vỡ. Ngày 13-9-1946 tại Paris, Chính phủ Pháp phêchuẩn dự thảo Tạm ước (Modus vivendi) Moutet-Hồ Chí Minh. Theo Tạm ước này,hai bên hứa tôn trọng Hiệp ước Sơbộ 6-3-1946; ngưng chiến tại Nam bộ từ ngày 30-10-1946; ngày vàphương thức tổ chức trưng cầu dân ý sẽ ấn định sau; Pháp đồng ý trả tự do cho tù nhân chính trị; và,hai bên sẽ họp lại vào tháng 1-1947.Qua ngày hôm sau, 14-9-1946 vào lúc nửa đêm, MariusMoutet (Bộ trưởng Hải ngoại Pháp)và Hồ Chí Minh (Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) mới chính thức ký vào bản Tạm ước Pháp-Việt (đã được Chính phủ Pháp chấp thuận bản dự thảo từ ngàyhômtrước).Trong khoảng thời gian Hồ Chí Minh và đoàn tùy tùng thươngthuyết ở bên Pháp, tại Việt Nam quân Pháp dùng bạo lực quân sự lấn chiếm các Cơ sở cũ của Pháp tại Hà Nội, củng cố các vị trí đóng quân, hoàn chỉnh hệ thống tiếp vận, dùng tiền và danh lợi tổ chức mạng lưới tình báo dò thám thực lực quân đội Việt Minh, chuẩn bị tấn công tiêu diệt Việt Minh tái lập CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA cũ.

Khi trở về đến Hà Nội với bản Tạm ước Pháp-Việt (Moutet-Hồ ký ngày14-9-1946), Hồ Chí Minh vànhóm Việt Minh âm thầm ráo riết chuẩn bị kế hoạch TIÊU THỔ

KHÁNG CHIẾN, với dự mưu đánhúp quân Pháp trước ngày hẹn tái họp các phái đoàn tại Pháp vàotháng 1-1947.Mèo chuột gờm nhau mãi, cũngphải đến lúc cuộc chiến bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946,cùng một lúc trên toàn dải đất Việt Nam, y như hồi NHẬT lật đổ PHÁP ngày 9 tháng 3 năm 1945.Phe Hồ Chí Minh thất thế lo bảo toàn mạng sống, rút toàn bộ quân Chủ lực và Tự Vệ Thành ra khỏi Thành phố, áp bức dân chúng phải tản cư theo để làm bình phongchặn hậu, đỡ đạn cản đường săn đuổi của quân Pháp. Ai không tuân lệnh tản cư thì lập tức bị Việt Minh xử bắn ngay tại chỗ, với mảnh án lệnh VIỆT GIAN ghi nghuệch ngoạc ghim trên ngực áo, để người khác thấy gương mà liệu thân. Còn đitản cư vào rừng sâu núi thẳm, thìđói khổ không thực phẩm, bệnh hoạn không thuốc thang, lại còn bịcác TỰ VỆ ĐỊA PHƯƠNG hạch sách, dọa nạt, trấn lột trắng trợn, phải câm nín chịu đựng, nếu không sẽ bị vu cho tội làm GIÁN ĐIỆP, VIỆT GIAN, bị giam cầm tra khảođến chết một cách oan ức, không ai giám can thiệp.Quân Pháp toàn thắng, bắt đầu tái dụng các Quan lại thời đô hộ cũ, và nhóm con lai Pháp, lập hệ thống Hành chánh cai trị, giúp dân chúng tái tạo cuộc sống bình thường tại các Đô thị. Chiến tranh tiếp tục lan tràn qua các tỉnh kế cận Hà Nội, đến các vùng nông thôn,dân chúngphải sống giữa 2 gọng kềm VIỆT MINH và PHÁP, vô cùng thảm thương bi đát.

Trước hoàn cảnh đó, các Nhân sĩ Việt Nam thương nước yêu nòi, vàthành viên các Đảng phái Quốc gia Không Cộng sản, thoát chết sau vụ Việt Minh tàn sát hồi đầu năm 1946, ngồi lại với nhau tìm giải pháp ôn hoà, giành lại Độc lập chođất nước mà không phung phíxương máu của Dân tộc vì chiến tranh, đã đi đến kết luận, vận động mời Cựu Hoàng Bảo Đại đang lưuvong tại Hồng Kông, đứng ra

Page 45: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 45

thương thuyết với Chính phủ Pháp, tái dựng QUỐC GIA VIỆT NAM ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT cả 3 miền, trong KHỐI LIÊN HIỆP PHÁP.

Ngày 19 tháng 8 năm 1947, Cựu Hoàng Bảo Đại từ Hồng Kông tuyên bố bằng lòng đứng ra tiếp xúc điều đình với Chính phủ Pháp.Mãi tới ngày 5 tháng 6 năm 1948,trên chiếc tầu biển DUGUAY TROUIN, neo tại Vịnh HẠ LONG, Cựu Hoàng Bảo Đại mới tới để chứng kiến Thiếu tướng NGUYỄN VĂN XUÂN và mấy vị ĐẠI DIỆN CÁC MIỀN BẮC TRUNG NAM thuộc Chính phủ Trung Ương Lâm thời Việt Nam Thống nhất, cùng ÔngBOLLAERT (đại diện Chính phủ Pháp) ký bản HIỆP ƯỚC HẠ LONG,công nhận QUỐC GIA VIỆT NAM ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT CẢ 3 MIỀN BẮC - TRUNG -NAM, trongKHỐI LIÊN HIỆP PHÁP.Cờ Quốc gia Việt Nam mới là nền Vàng với Ba Sọc Đỏ nằm dài chínhgiữa (theo hình Quẻ Càn của Bát quái trận đồ), hiện nay người Việt lưu vong tỵ nạn Cộng sản vẫn coi là biểu tượng Quốc gia gốc của mình, và cũng đã được Ủy ban Văn Hoá Liên Hiệp Quốc và nhiều Thành phố, Quận, Tiểu Bang Hoa Kỳ chính thức công nhận bằng Nghị Quyết cho treo song hành với Cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại các công sở, trường học, và nơicông cộng.

Một ngày sau, tức là ngày 6 tháng6 năm 1948, QUỐC TRƯỞNG BẢO ĐẠI chỉ thị Thiếu Tướng Nguyễn văn Xuân Thủ Tướng Chính phủ Trung ương của nước Việt Nam Thống nhất cả 3 Miền, xúc tiến việc thành lập QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM (QĐQGVN), khởi sự bằng việc tổ chức TRƯỜNG SĨ QUAN VIỆT NAM HIỆN DỊCH tại Huế (tiền thân của Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, sau này vào thời Đệ Nhất Cộng Hoà tại miền Namdo ông Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống, lại cải danh thành TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA VIỆT NAM, có giá trị tương đương với các trường Võ

bị Lục quân Saint Cyr của Pháp vàWest Point của Hoa Kỳ) để đào tạo cấp Chỉ huy, trước khi thành lập các ĐƠN VỊ TÁC CHIẾN và CƠ SỞ YỂM TRỢ TIẾP VẬN HÀNH CHÁNH.Ngày 1 tháng 6 năm 1949, Khóa SĩQuan Hiện dịch đầu tiên tốt nghiệp tại Huế, được đặt tên là Khoá BẢO ĐẠI, cung cấp cho Bộ Quốc Phòngchính phủ Việt Nam 53 THIẾU ÚY hiện dịch. Đồng thời 4 TIỂU ĐOÀNVIỆT NAM đầu tiên cũng được khởi sự thành lập tại 2 miền Nam vàBắc VN, nhưng mãi tới ngày 1-10-1949 Bộ Quốc Phòng mới ban hànhNghị định chính thức quy định việc thành lập : -Tiểu đoàn 1 VN (Bặc Liêu), -Tiểu đoàn 2 VN (Thái Bình),-Tiểu đoàn 3 VN (Rạch Giá), -Tiểu đoàn 4 VN (Hưng Yên). (Tôi được cái vinh dự là một trong số 53 Sĩ quan Hiện dịch tốt nghiệp Khoá đầu tiên nêu trên, và được bổ nhiệm về Tiểu đoàn 2 VN tuyển mộ thành lập tại Hànội và Hải phòngtừ ngày 1-6-1949, huấn luyện xong vào khoảng tháng 10-1949 tập trung tất cả về Hà Nội, và khởi sự xuất phát đi hành quân tại các vùng Bắc Ninh, Hoà Bình, ĐôngTriều, Hưng yên, rồi tiến sang tỉnh Thái Bình, trụ quân tại đó ít lâu sau lại di chuyển về Sơn Tây, HàĐông...).Đến tháng 6 năm 1950, với sự thoả thuận của QUỐC HỘI PHÁP vàsự thông báo chính thức của CHÍNH PHỦ HOA KỲ đồng ý cung cấp viện trợ Quân sự cho Việt Nam, Thủ Tướng TRẦN VĂN HỮU mới chính thức công bố thành lập QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM CHỐNG CỘNG SẢN, với quân số 60,000 người, chia ra phân nửa CHỦ LỰC QUÂN và phân nửa PHỤ LỰC QUÂN.

Ngày 26 tháng 10 năm 1956, hainăm sau khi thi hành HIỆP ƯỚC ĐÌNH CHIẾN GENÈVE tháng 7 năm1954, không có tổ chức Tổng tuyển cử tại cả 2 miền Bắc và NamViệt Nam như quy định. Tại miền Nam Việt Nam, qua một cuộc “Trưng cầu Dân ý”, toàn thể Dân chúng đồng lòng quyết định phải

thay đổi Chế độ Chính trị, tên nước đổi thành VIỆT NAM CỘNG HÒA,Tổng Thống đầu tiên là Ông NGÔĐÌNH DIỆM, và Tổng Thống Diệm đã quyết định cải danh QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM thành QUÂNLỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ(QLVNCH).

II.- VÌ SAO CHỌN 19 THÁNG 6LÀM NGÀY QUÂN LỰC ?

Suốt từ khi QĐQGVN được thànhlập thời Quốc trưởng BẢO ĐẠI, qua thời Ông NGÔ ĐÌNH DIỆM làmTổng Thống, cả 2 vị Nguyên thủ Quốc gia này đều chỉ thị Bộ Tổng Tham mưu, nghiên cứu đề nghị một NGÀY KỶ NIỆM RIÊNG CHOQUÂN LỰC, để hàng năm tổ chức biểu dương lực lượng, cho Đồng bào Việt Nam và nhân dân Thế giới thấy được sự lớn mạnh của Quân Lực Việt Nam. Đồng thời cũng làngày toàn quốc tổ chức LỄ TƯỞNG NIỆM, ghi nhớ công ơn các TỬ SĨ VIỆT NAM (Quân đội và Đồng bàocác giới) đã VỊ QUỐC VONG THÂN, bảo vệ Tự do Dân chủ Nhân quyền Phồn vinh Hạnh phúc cho Dân tộc, và sự toàn vẹn lãnh thổ Thống nhất của Quốc gia Việt Nam. Chưa cuộc nghiên cứu nào được hoàn tất, trước khi các biến cố thay đổi lịch sử thời đại, đã tiếp theo nhau xẩy ra trên đất nước Việt Nam Cộng Hoà tại miền Nam thân thương của chúng ta.

Cho tới ngày 19 tháng 6 năm 1965,QLVNCH chính thức nhận viết một trang sử mới, lãnh trách nhiệm với toàn DÂN đứng ra thành lập Chính phủ theo hình thức JUNTA (Có Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Chủ Tịch giữ vai trò QUỐC TRƯỞNG, và Ủy ban Hành pháp Trung ương, Chủ Tịch giữ vai trò Thủ Tướng) để điều hành đất nước, cải tiến nền ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ (theo môthức Hoa Kỳ, Tổng Thống đích thân điều hành chính phủ) sang nền ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ (theo môthức Pháp, dưới quyền Tổng Thống có Thủ Tướng điều hành chínhphủ), thì Tướng NGUYỄN VĂN

Page 46: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 46

THIỆU, Chủ Tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, mới ban hành văn kiện chính thức quy định ngày 19THÁNG 6 là ngày kỷ niệm hàngnăm của Quân lực Việt Nam Cộng hoà.Ngoài ra, nếu truy lục Công báo Quốc gia trong suốt thời gian 15 năm trước, chúng ta sẽ thấy không biết do TIỀN ĐỊNH hay NGẪU NHIÊN, từ khi QĐQGVN được thành lập, có rất nhiều sự kiện thay đổi quan trọng về tổ chức, huấn luyện, cải tiến liên quan tới Quân đội đều xẩy ra vào tháng 6.Chẳng hạn :-Tháng 6 năm 1949, Khóa Sĩ quanHiện dịch đầu tiên của QĐQGVN tốt nghiệp, và 4 TĐVN đầu tiênđược khởi sự thành lập, do chính Sĩ quan Việt Nam phụ trách tuyển mộ, huấn luyện, chỉ huy (nhưngkhông biết vì sao mãi tới ngày 1-10-1949, Bộ Quốc Phòng mới ban hành Nghị định chính thức quy định việc thành lập : BVN 1 tại Bặc Liêu, BVN 2 tại Thái Bình, BVN 3 tại Rạch Giá, BVN 4 tại Hưng Yên).-Tháng 6 năm 1950, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam chống Cộng sản xâm lược, chính thức được Thủ Tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam công bố thành lập.

-Tháng 6 năm 1951, LỄ HƯNGQUỐC KHÁNH NIỆM VIỆT NAM đầu tiên, với cuộc duyệt binh các đơn vị Quân đội Quốc gia dưới lá Quốc kỳ Việt Nam (quẻ Càn, nền vàng với 3 sọc đỏ nằm dọc chính giữa suốt bề dài nền cờ), được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Saigon dưới sự Chủ toạ của Cựu Hoàng Bảo Đại Quốc trưởng Việt Nam, và Ngoại giao đoàn gồm Đại Sứ các nước đãcông nhận sự Độc lập Thống nhất của Quốc gia Việt Nam, sau gần 100 năm dân chúng phải sống dưới ách đô hộ của Thực Dân Pháp.

-Tháng 6 năm 1952, BỘ TỔNG THAM MƯU QĐQGVN được thànhlập và bắt đầu hoạt động. Ngoài vị Tham Mưu Trưởng Liên Quân phụ trách điều khiển Bộ Tham mưu,TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG còn có

2 vị PHỤ TÁ KHÔNG QUÂN và HẢI QUÂN (mặc dù QĐQGVN chưa cóĐơn vị Hải quân hay Không quân riêng). Vào cùng ngày, một TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT cũng được thành lập tại Hànội để đào tạo các Sĩ quan Tham mưu và Chỉ huy phối hợp Liên quân ở Cấp Trung Đoàn và Sưđoàn (sau này được biến cải thànhTrường Đại Học Quân Sự, giống như Command and General StaffCollege của Quân lực Hoa Kỳ).

III.- NHỮNG KỶ NIỆM GHI NHỚ CỦA RIÊNG TÔI, VỀ NGÀYQUÂN LỰC 19 THÁNG 6.

Mỗi lần kỷ niệm NGÀY QUÂN LỰC 19 THÁNG 6, mỗi người tùy theohoàn cảnh riêng đều ghi nhớ những kỷ niệm khác nhau. Riêngtôi, được may mắn phục vụ lâu năm trong các Cơ Sở Trung ương,thống thuộc Bộ Tổng Tham mưuQLVNCH tại Saigon, nên ghi nhận được nhiều kỷ niệm đặc biệt, màcác chiến hữu phục vụ tại các địa phương, cũng như các Đồng bào ítquan tâm đến các sinh hoạt QUÂN ĐỘI, không thấy được. Tôi xin kể ra đây để Qúy Vị cùng chia sẻ những điều thích thú đó.

A.- 19 tháng 6 năm 1966, kỷ niệm NGÀY QUÂN LỰC lần đầu tiên,cũng là ngày kỷ niệm một năm hoạt động của Chính phủ NGUYỄN CAO KỲ, nên ĐẠI HỘI ĐỒNG QUÂN LỰC, e ngại nếu tổ chức rềnh rang giữa Thủ đô Saigon, thì có thể bị BÁO CHÍ và các NHÓM ĐỐI LẬP phê phán là phung phí, kiêu binh,nên đã tổ chức rất khiêm tốn trong lãnh địa của Bộ Tổng Tham mưuQLVNCH (Trại Trần Hưng Đạo, Tân Sơn Nhất). Một số Đơn vị đại diện Hải, Lục, Không quân thuộc Chủ lực Quân, Địa phương quân, Nghiãquân, và Cảnh sát Quốc gia, được điều động về tham dự trong tinh thần đoàn kết HUYNH ĐỆ CHI BINH thắm thiết. (Lúc đó Tôi làTham mưu trưởng Bộ Chỉ huyTrung Ương Địa phương quân vàNghĩa quân, trực thuộc Bộ Tổng

Tham Mưu QLVNCH tại Saigon, doĐại tá Trương văn Xương làm Chỉ huy trưởng.)

Đặc biệt trong cuộc duyệt binh này, có một hình ảnh rất ngộ nghĩnh dễ thương không bao giờ quên được là, Tướng VĨNH LỘC cùng Bộ Tham mưu Quân đoàn IItừ PLEIKU về tham dự, ai cũng mặc trên người bộ SẮC PHỤC THƯỢNG miền Cao nguyên Trungphần VN, và ngồi trên lưng những con ngựa vùng Cao nguyên nhỏ thó, chớ không ngồi trên những chiếc xe Chỉ huy có cần Ăng-tennhư các vị Tư lệnh khác.

B.- Năm 1967, để cùng toàn dânhân hoan đón mừng NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ sắp ra đời vào tháng10, NGÀY QUÂN LỰC kỷ niệm lần thứ 2 được tổ chức rầm rộ trên Đại lộ TRẦN HƯNG ĐẠO, suốt từ dọc Bến Bạch Đằng trước Bộ Tư lệnh Hải quân, qua Công viên Quách thị Trang trước CHỢ BẾN THÀNHSaigon vào tận CHỢ LỚN. (Giữa Công viên trước Chợ Bến Thành cóxây dựng tượng Danh Tướng TRẦN NGUYÊN HÃN, Thánh Tổ Binh Chủng Truyền Tin, ngồi trên lưngngựa, một tay nắm con bồ câu dơcao như đang sẵn sàng thả nó bay đem thư đi.)Một đặc điểm đáng ghi nhớ về ngày kỷ niệm Quân lực lần thứ 2 này là, việc xây dựng đồng loạt những Tượng đài THÁNH TỔ các Quân Binh Chủng trong QLVNCH, Địa phương quân - Nghĩa quân, vàCảnh sát Quốc gia, tại tất cả các Công viên lớn trong Thủ đôSAIGON, để Đồng bào và Du kháchngoại quốc có dịp ghé Saigon chiêm ngưỡng, chụp hình kỷ niệm. Việc xây dựng các Tượng đài nàycòn có mục đích quan trọng khác, là chiếm hết các công viên để các đoàn biểu tình ngồi, của các nhóm Lãnh tụ Phật giáo chống đối Chínhphủ hồi đó không còn chỗ ngồi lì,gây ảnh hưởng và làm cản trở các sinh hoạt hàng ngày của Dân chúng. (Thánh Tổ của Địa PhươngQuân và Nghiã Quân là vua Lê Lợi,

Page 47: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 47

người anh hùng áo vải đất Lam Sơn, được xây dựng tại Công trường Minh Phụng bên Chợ Lớn, ngay nơi cửa ngõ chính từ các tỉnh miền Tây dẫn vào Thủ đô Saigon.)

C.- Sau Quốc hận 30-4-1975, ngày15 tháng 6 năm 1975 là hạn chót CSVN quy định bắt tất cả Quân nhân các cấp trong QLVNCH, không di tản ra ngoại quốc, phải trình diện để bị đưa đi lao độngkhổ sai trong các Trại Tập trung Cải tạo Tư tưởng của CSVN. Một năm sau cũng vào khoảng tháng 6, một số lớn (trong đó có Tôi) bị đưađi lưu đầy nơi rừng sâu nước độc, tại miền đất Bắc Xã hội Chủ nghiãViệt Nam.Một sự kiện đặc biệt mà tôi ghinhận, trong suốt thời gian bị giam giữ qua 9 Trại khác nhau là, khôngbiết ngẫu hợp hay theo chỉ thị của Trung ương đảng CSVN, năm nàocũng đúng vào ngày 19 tháng 6,chúng tôi không phải xuất Trại lao động. Được ở lại trong Trại giam, đem hết tư trang của mình ra giữa sân, không kể gì thời tiết mưa haynắng, bầy mỏng ra trước mặt theo từng Đội như ngồi bán Chợ Trời, để Cán binh cai tù vào kiểm tra lục xét. Mỗi lần như vậy, họ lại tịch thu tất cả những món nào mà cá nhânhọ muốn lấy, với một câu phán lạnh lùng : “-Đồ cấm, Tù khôngđược lưu giữ xử dụng.” Kỳ kiểm tra nào cũng mất suốt cả một ngày.Ngồi chờ đợi khám xét tư trangriêng và trong các phòng giam,suốt từ sáng sớm tới xẩm tối mới xong. Ngay khi chấm dứt cuộc khám xét, bao giờ cũng có lệnh buộc chuyển đổi phòng ngủ và nhàgiam giữa các Đội, và phải thi hành“khẩn trương”.

D.- Ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại Saigon đã xẩy ra một sự việc thật quan trọng không bao giờ quênđược là, CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM không được phép tổ chức lễ quy mô, trọng thể để vinh danh hơn 1OO VỊ TỬ ĐẠO VIỆT NAM ĐƯỢC PHONG THÁNH theo lệnh của Toà Thánh Vatican,

chỉ vì ngày 19 tháng 6 là kỷ niệm của QLVNCH thuộc Chế độ Saigon cũ. (Đây là lời của Đại diện Chính quyền Cộng sản địa phương giải thích cho một vị Linh Mục cư ngụ tại Nhà Thờ 3 Chuông ( Saint Thomas ) Phú Nhuận, Saigon. Vị Linh mục khả kính này quen Tôi từ hồi còn bị giam chung trong Trại Z30D đã nói lại cho biết, nhân dịp Tôi ghé thăm và tâm tình về các chuyện thời sự. Vị Linh Mục nàynguyên là Giáo sư dậy tại một Dòng tu của Thiên Chúa Giáo tại Thủ Đức, trong lãnh thổ tỉnh Gia Định, bị giam cả chục năm trời chỉ vì một tội “âm mưu vượt biên” màchính quyền địa phương gán choNgài. Thực ra Ngài không bao giờ có ý định vượt biên, mà chỉ cải trang mặc đồng phục cán bộ Cộng sản Việt Nam, để di chuyển được dễ dàng đến các nơi xa xôi hẻo lánh gặp “con chiên”, thừa hànhMục vụ theo chức năng Linh mục.)

E.- Suốt hơn 10 năm qua, định cưtỵ nạn Cộng sản Việt Nam tại Quận ORANGE Nam California (Thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạnCộng sản), có dịp được tham gia nhiều kỳ tổ chức LỄ KỶ NIỆM NGÀYQUÂN LỰC 19 THÁNG 6, Tôi đã ghinhận được một số kỷ niệm xúc động không sao quên được sau đây :1- Năm 1994, Tổng Hội Ái hữu Chiến tranh Chính trị QLVNCH Hải ngoại tại Nam California, được cácHội đoàn Ái hữu Quân đội các Quân Binh chủng khác ủy nhiệm, đứng ra phối hợp tổ chức NGÀYQUÂN LỰC tại GARDEN GROVE PARK, rất rầm rộ, có phi cơ baytrên nền Trời Quận Orange kéo theo Đại kỳ Việt Nam Cộng Hoà(nền vàng 3 sọc đỏ), có Cựu chiến binh Hoa Kỳ nhẩy dù xuống ngay vị trí hành lễ mang theo Quốc kỳ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà.Buổi lễ được rất đông Đồng hươngtỵ nạn CSVN hưởng ứng tham dự, điều này chứng tỏ rằng TÌNHQUÂN DÂN CÁ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ chưa hề phai lạt sau bao năm lưu vong. Một hiện tượng

khác cũng rất đặc biệt là, lần đầu tiên được cả chục vị Tướng nguyênthuộc Hải, Lục, Không quân QLVNCH và Phu nhân, đang lưuvong tại các vùng thuộc Quận Orange và Quận Los Angeles cũng đến tham dự. (Lúc đó Tôi là PhóChủ tịch Ngoại Vụ của Ban Chấphành Tổng Hội Ái hữu Chiến tranh Chính trị Hải ngoại tại Nam California, do cố Trung tá Nguyễn Ngọc Thông làm Chủ tịch Tổng hội.)2- Năm 1995, Hội Ái hữu Cựu Sinh viên Sĩ quan Trường Võ bị QGVN Nam California, đến lượt được giao trách nhiệm phối hợp tổ chức NGÀY QUÂN LỰC, đồng thời vận động thành lập LIÊN HÔI CỰU CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HOÀNAM CALIFORNIA. Liên Hội đãđược thành lập và Ngày Quân lực được tổ chức tại Công viên của ToàThị Chính Thị xã Westminster.Lần đầu tiên trong lịch sử tỵ nạn Cộng sản tại Nam California, người ta thấy lá QUỐC KỲ VIỆT NAM CỘNG HOÀ, được trang trọng kéo lên, song hàng với lá QUỐC KỲ HOA KỲ, ngay tại các cột cờ danh dự trước Toà Thị Chính của Thị xãWESTMINSTER, mặc dù Chính phủ Hoa Kỳ đã lập bang giao với Cộng sản Việt Nam. Nhân dịp này, Hội đồng Nghị viên Thành phố WESTMINSTER cũng đã đọc bản QUYẾT NGHỊ, công nhận NGÀYQUÂN LỰC VNCH 19 THÁNG 6 làmột biến cố được ghi thêm vàodanh sách các ngày kỷ niệm của Thành phố WESTMINSTER. Các Sự kiện này đã làm Tôi và mọi người có mặt trong buổi lễ, xúc động nghẹn ngào, rưng rưng lệ, xót xa cho hoàn cảnh ĐẠI NẠN của DÂN TỘC VIỆT NAM chúng ta ở trong nước, đang còn phải chịu đựng sự cai trị tàn bạo vô nhân đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đài phátthanh BBC bên Anh quốc, cũng loan tin phóng sự buổi lễ này tronggiờ phát thanh tiếng Việt của họ về Việt Nam, cho mọi người cùng biết.3- Đặc biệt năm 1999, ông FRANK FRY Thị trưởng đương nhiệm của Thành phố WESTMINSTER được

Page 48: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 48

mời đến tham dự Ngày Quân lực 19 tháng 6, trong lời phát biểu ý kiến đã kêu gọi việc gây quỹ xây dựng TƯỢNG ĐÀI KỶ NIỆM CÁC CHIẾN BINH HOA KỲ VÀ VIỆT NAM CỘNG HOÀ, đã hy sinh trong cuộc chiến chống Cộng sản để bảo vệ Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho dân tộc Việt Nam trước 30 tháng 4 năm 1975, tại thị xã Westminster.

(Ông ta hăng hái làm việc này, để giữ lời hứa với cử tri người MỸ GỐC VIỆT từ mùa Thu năm 1996, tại Trung tâm sinh hoạt người Việt Quốc gia trên đường Moran, bênhông thương xá Phước Lộc Thọ khu Little Saigon, lúc ông ta đến vận động tranh cử chức Thị trưởng, trong buổi lễ bàn giaotrách vụ Chủ Tịch Khu Hội Cựu Tùnhân Chính trị Nam California giữa Giáo sư Phan Ngô (tiền nhiệm) vàTôi (Nguyễn-huy Hùng tân nhiệm), trước sự hiện diện đông đủ các Hội trưởng thuộc Liên hội Cựu chiến sĩ QLVNCH Nam California, Đại diện các tổ chức đoàn thể Chính trị, một số Nhân sĩ, và khoảng gần 300 Cựu Tù nhân Chính trị thuộc Khu Hội Nam California.)Theo dự tính thì Tượng đài phải hoàn tất và khánh thành vào NgàyQuân Lực 19 tháng 6 năm 2000. Nhưng vì công trình này làm mất thể diện và giảm uy tín của CSVN trước dư luận Thế giới một cách trầm trọng, nên CSVN và bọn tay sai trở cờ đón gió muốn hoà hợp hoà giải với CSVN, làm đủ mọi cách cản trở gây chậm trễ các tiến trình

thực hiện tại Thị xã Westminster.Mặc dù vậy, với quyết tâm của mọi người (trong đó có cả các vị ĐẠI DIỆN DÂN CỬ thuộc Tiểu bang California và Liên bang Hoa Kỳ), các khó khăn đã được vượt qua một cách suông sẻ, nhưng tiến trình thực hiện đã không hoànthành được đúng theo thời hạn mong muốn.

Ngày 20 tháng 1 năm 2001 (tức làngày 26 tháng Chạp năm Canh Thìn), tại khu đất Thị xãWestminster dành để xây dựng Tượng đài Chiến sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà, Tổng Hội Sinh viênNam California đã tổ chức Hội chợ Tết Tân Tỵ (2001), và trongchương trình buổi Lễ Khai mạc Hộichợ cũng đã tổ chức đồng thời Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tượng đài thật là trang trọng, với rất đông đảo Đồng hương Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các Giới chức Công quyền Hoa Kỳ tham dự.Năm 2002, mọi thủ tục hành chánhvà kỹ thuật mới được hoàn tất đúng theo đòi hỏi. Trong một buổi họp công khai trước sự hiện diện của quần chúng, Hội đồng quản trị thị xã Westminster đã biểu quyết chấp thuận cho khởi công xây cất Tượng đài. Việc đấu thầu lựa chọn công ty đảm nhiệm xây cất được thực hiện kỹ lưỡng, và ngày 29tháng 4 năm 2002, thị xãWestminster và Ủy ban xây dựng tượng đài đã long trọng tổ chức “Lễ xới đất” khởi công xây dựng khu CÔNG VIÊN TỰ DO. Ngày 23

tháng 9 năm 2002, pho tượng 2 chiến sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hoà đã được di chuyển từ xưởng đúc của điêu khắc gia Nguyễn Tuấn tại Laguna Beach, về thị xãWestminster để an vị trên đài nơichính giữa CÔNG VIÊN TỰ DO (Sid Goldstein Freedom Park), đường All American Way (tên cũ là đường Monroe).

Năm 2003, Lễ khánh thành Công viên TỰ DO, với Tượng đài Chiến sĩHoa Kỳ-Việt Nam Cộng hoà, hiên ngang đứng trước 2 cột cao trương cờ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hòa (nền vàng 3 sọc đỏ) tung bay, và đài lửa thiêng bập bùng cháyquanh năm suốt ngàyđêm trước Tượng đài, đãđược tổ chức trọng thể vào lúc 11 giờ ngày 27tháng 4 năm 2003, và

mở cửa đón khách thập phươngđến chiêm ngưỡng.Tượng đài chiến sĩ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hoà tại Công viên Tự do bên đường All American Way của thị xã Westminster, trung tâm khuLittle Saigon Thủ phủ của người Việt tỵ nạn Cộng sản, là một di tích lịch sử vĩ đại có một không hai trênThế giới, được những người yêuchuộng Tự do Dân chủ Nhân quyền đóng góp, hoàn thành đúng mốc thời gian giao điểm giữa 2 Thế Kỷ 20 và 21.Tượng đài Chiến sĩ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hoà đem lại niềm vinh dự lớn lao cho Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà, và làmsáng danh CHÍNH NGHĨA của QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒAtrong cuộc chiến chống Cộng sản Quốc tế từ tháng 6 năm 1949 đến 30 tháng 4 năm 1975 trên đất nước Việt Nam, tiền đồn của Thế giới Tự do ngăn cản làn sóng Cộngsản Quốc tế lan tràn xâm chiếm toàn vùng Á Châu và Thái BìnhDương.Tượng đài Chiến sĩ Hoa Kỳ-Việt

Nam Cộng hoà, còn là biểu tượng cho gương hy sinh và tinh thần

Page 49: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 49

chiến đấu kiên trì bất khuất của những người Chiến sĩ yêu chuộng Tự do Dân chủ và Hoà bình của Nhân loại. Tượng đài Chiến sĩ Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hoà nhắc nhở, những ai trong quá khứ đã từng khoác áo lính Việt Nam Cộng hoà hay khôngkhoác áo lính, nhưng đã cùngđứng dưới lá CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ chiến đấu chống Cộng sản để bảo vệ hạnh phúc cho dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, phải luôn luôn nhớ rằng TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI QUỐC GIA DÂN TỘC VIỆT NAM CHƯA HOÀN THÀNH. Phải luôn luôn sáng suốt, đừng để bả lợi danh và những tiếng nỉ non tâng bốc ngọt ngào, của bọn Cộng sản gian xảo và tay sai đón gió trở cờ (kẻ thù của dân tộc) lôi cuốn, màcó những hành động và lời nói giúp cho chúng tồn tại lâu hơn nữa để tiếp tục hại dân hại nước. Hãy dứt khoát hăng hái tiếp tay đồng bàotrong nước vùng lên loại bỏ bọn chúng sớm chừng nào hay chừng nấy, để cho quốc gia dân tộc Việt Nam không rơi vào vòng đô hộ của Bá quyền Đỏ Trung Cộng.Ngày 27 tháng 4 năm 2002, được cái hân hạnh hoà đồng cùng hơn20,000 đồng hương Việt Mỹ tham dự buổi Lễ Khánh thành Tượng đài, Tôi đã cảm tác mấy vần thơ kỷ niệm, xin ghi lại để chư Vị cùngthưởng thức.

“ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNGBẤT TỬ”

Quận Cam nắng Hạ chan hoà,Bên nhau Việt Mỹ trẻ già hân hoan.Cờ Hoa xen lẫn cờ Vàng,Tung bay mở hội nghiêm trang đónmừng.Tượng hai Chiến sĩ Anh Hùng,Hiên ngang bất tử đứng cùng thời gian.Gương hy sinh rạng mây ngàn,Bao năm chiến đấu gian nan vì đời.Tự do sóng toả nơi nơi,Nhân quyền, Dân chủ, người người hưởng chung.Trọng thay nghiã khí kiêu hùng,Khác da khác giống nhưng cùng

ước mơ.Mơ toàn nhân loại an hoà,Công bằng, bác ái, nhà nhà ấm no.Tình thương dâng ngát muôn hoa,Hoà đồng Sắc Tộc Mầu Da Giống Nòi.

Để thay lời kết luận, cũng như trả lời cho những ai còn thắc mắc, vìsao thua trận phải lưu vong tỵ nạn, mà hàng năm vẫn còn tổ chức kỷ niệm một Quân lực không còn sự hiện diện. Tôi xin phép dùng bàiThơ sau đây, nói lên tâm trạng của người CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM CỘNG HOÀ, với đề tựa:

TRÁCH NHIỆM CHƯA HOÀNTHÀNH.

Bao năm nếm mật nằm gai,Dấu giầy đo bước sông dài, rừng sâu.Ngày đêm lận đận ải đầu,Vì Dân đâu ngại dãi dầu gió sương.Dốc lòng bảo vệ Quê hương,Chống loài Qủy Đỏ Bắc phươngbạo tàn.Bốn mùa chiến đấu hiên ngang,Giúp Dân xây dựng Xóm Làng yênvui.Chớ trêu Tai kiếp Giống nòi,Đồng minh phản bội, chơi vơi bẽ bàng.Hoạt đầu Lãnh tụ hai mang,Hô quân buông súng đầu hàng cầu vinh.Ô danh bại Tướng bán mình,Thế gian nguyền rủa, miệt khinh đời đời.Thương Dân bỏ xác biển khơi,Xót Quân lao khổ, giữa nơi ngục tù.Hận thù chồng chất Thiên thu,Non sông tan tác, xác xơ tìnhngười.Tha phương trăn trở khôn nguôi,Đồng lòng hiệp sức muôn người chung lo.Dẹp tan Cộng đảng vong nô,Cùng nhau dựng lại cơ đồ Việt Nam.

NGUYỄN-HUY HÙNGCựu Đại Tá Quân lực Việt Nam Cộng hoà,

Phụ tá tổng Cục trưởng Chiến tranh Chính trị,Kiêm Chủ nhiệm Nhật báo Tiền Tuyến,Cựu Tù Chính trị lưu vong tỵ nạn Cộng sản Việt Nam.

HỒN LÍNH CÒN VƯƠNG TRÊN

TÓC BẠCGiao Chỉ, San Jose - VietTribune

Hồn Lính còn vương trên tóc bạc,Anh nhớ sa trường, em có hay?...

MỐI TÌNH QUÂN DÂN ÐỔ LỬA TRƯA HÈ.

Một năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày, ngày chủ nhật vừa qua dường như là ngày nóng nhất của San Jose. Ban tổ chức đại nhạc hội ngoài trời gây quỹ cho thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa lần thứ ba đã códịp thử thách tình cảm bà conmiền Bắc. Nghĩ rằng tháng năm trời còn mát, hy vọng sẽ có trên10,000 người tham dự hoặc nhiều hơn. Kết quả tính từ sáng đến chiều, dù nắng đổ lửa trên sântrường trung học, nhưng người đến người đi vẫn vừa đủ con số dự trù, giữ cho không khí văn nghệ trưa hè rực lửa từ sân khấu đến hội trường.

“Cô Hạnh Nhơn” vị khách cao niêncủa đoàn nữ quân nhân, 82 tuổi đến từ miền Nam đã có dịp chia xẻ với cái nóng của miền Bắc. Cựu Trung tá trưởng đoàn nữ quân nhân của Không quân Việt Nam Cộng Hòa đã hiện diện suốt từ sáng đến 8 giờ tối chủ nhật. Sáng ngày thứ hai, khi hướng dẫn toànthể phái đoàn thăm viện Bảo TàngViệt Nam, “Cô Hạnh Nhơn ” rất vui vẻ khi nhận được tin giờ chót là số tiền quyên góp lên đến nửa triệu Mỹ kim, tính cả tiền thu đại nhạc hội và tiền từ bốn phương gởi về. Năm trước, đại nhạc hội tại Nam Cali với số tiền thu tổng kết trênmột triệu Mỹ kim đã được coi làthành tích vĩ đại của chương trìnhgây quỹ cho thương phế binh.

Page 50: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 50

Như vậy, 34 năm sau ngày mất nước tan hàng, một lần nữa, tìnhquân dân Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn sống mãi trong cộng đồng Việt trên toàn thế giới. Tôi có dịp hỏi thăm riêng “Cô Hạnh Nhơn” - Bà yêu cầu cứ gọi là Cô để có thể tạm quên tuổi cao niên -người phụ nữ đất thần kinh sinh

năm 1927 đã tham dự quân đội từ tuổi hoa niên trong Việt Binh Ðoàn.Cô đã trải qua bao nhiêu thăngtrầm dâu bể, chia xẻ niềm cay đắng từ chiến tranh đến tù đày để sau cùng làm người di tản trongcộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Không ngờ những năm trong tuổi hoàng hôn của cuộc đời, Trung tá Hạnh Nhơn lại là người hết sức bận rộn với “công vụ”. Cô còn nhớ kỳ đại hội nữ quân nhân 2004, dù gần 80 tuổi vẫn còn cố gắng lên dự tại thủ đô Washington DC.Năm nay, một lần nữa trở lại San Jose sau hơn 10 năm để cùng thử lửa đấu tranh với quân dân miền Bắc. Phái đoàn của Nữ quân nhân đến thăm viện bảo tàng vào ngày thứ hai đã đem lại cho chúng tôi nhiều câu chuyện rất cảm động.

Trong trang sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có nhiều trường hợp cả hai vợ chồng đều là quânnhân trong quân ngũ.

Cũng có nhiều hoàn cảnh cả vợ chồng đều đi tù tập trung “cải tạo”, đàn con thơ phải gởi gấm Bố Mẹ già nuôi nấng, dạy dỗ.

Cựu Thiếu Tá Bích Phượng (vợ)

Ngày nay cả vợ lẫn chồng đều mang hồn lính trên tóc bạc.

Cựu Thiếu Tá Hữu Đức (chồng)

NHỮNG VÌ SAO THỜI LỬA

ĐẠN.Nhân nhắc đến chuyện chồng lính, vợ lính, một bà nữ quân nhân tóc bạc đã nhắc nhở chúng tôi về câu chuyện người nữ quân nhân nhẩy dù đã hy sinh trên chiến trường Ðức Lập năm 1968. Xin kể lại với quý vị về cuộc đời vị tướng lãnh mũ đỏ đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Ðó làChuẩn tướng Trương Quang Ân, tưlệnh sư đoàn 23 bộ binh. Ông cùngra đi với phu nhân là Chuẩn úy Nữ quân nhân Dương thị Kim Thanh.

Chuẩn tướng Trương Quang Ân

Ông Ân nguyên là thiếu sinh quân xuất thân khóa 7 võ bị Ðà Lạt năm 1952. Một sinh viên sỹ quan vô cùng xuất sắc, tốt nghiệp thủ khoa và tình nguyện về nhảy dù. Ðơn vị đầu tiên là tiểu đoàn 3 nhảy dù,một đơn vị hỗn hợp Việt Pháp, đãtừng nhảy dù xuống cánh đồng Chum vào thời kỳ 1953. Sau trận này với cấp bậc trung úy, ông được

cử đi học tham mưu tại Pháp vàmột lần nữa ông đậu thủ khoa với khóa sinh 75 sỹ quan trong khối liên hiệp Pháp. Năm 1954 sauđánh trận Bình Xuyên, ông đãđược gắn hai lần anh dũng bội tinh với nhành dương liễu. Năm 1957, Đại tá Nguyễn Chánh Thi về thay Đại tá Ðỗ Cao Trí làm liên đoàntrưởng liên đoàn nhảy dù, Đại úy Trương Quang Ân về làm trưởng phòng 3. Một đám cưới hết sức đặc biệt giữa Đại úy Ân và Chuẩn úy Nữ quân nhân Dương Thị Kim Thanh được Đại tá Thi chủ hôn.. Chị Kim Thanh là một trong số hiếm hoi nữ quân nhân đầu tiên cóbằng dù.

Chú rể trao nhẫn cưới cho cô dâu trên cửa phi cơ và cả hai nhảy dùxuống bãi đáp Ấp Ðồn, Hóc Môn. Năm 1959, Trương Quang Ân nhận chức vụ chỉ huy tiểu đoàn 8 nhảy dù đánh vào mật khu Bời Lời. Tin tức về trận đánh được đăng trênbáo chí Saigon. Sau đó ông được cử đi học Chỉ huy Tham mưu caocấp tại Fort Leavenworth Hoa Kỳ và một lần nữa ông đỗ thủ khoa trong số 45 sỹ quan Ðồng Minh vàMỹ. Năm 1966 với cấp bậc Đại tá, ông về làm tỉnh trưởng Gia Ðịnh. Năm 1967 ông nhận chức vụ tưlệnh sư đoàn 23 Bộ Binh, lên cấp Chuẩn tướng. Trận Mậu Thân 1968, Bắc quân dùng toàn thể trung đoàn 33 chính quy và Việt cộng địa phương để đánh Ban MêThuột từ mùng 1 tết. Giao tranh trong năm ngày đầu năm, Chuẩn tướng Trương Quang Ân, Tư lệnh Sư đoàn với các đơn vị phòng thủ đã dẹp tan Bắc quân với gần 1,000 địch tử thương và 143 tù binh.Sau trận Mậu Thân, ngày 8 tháng 9năm 1968, tướng Ân cùng phunhân bay đi thăm viếng ủy lạo tiền đồn tại Ðức Lập. Vị Tư lệnh gặp các quân nhân, phu nhân gặp gia đình binh sĩ. Khi từ giã đơn vị, máy bay trực thăng vừa cất cánh thì vìtrục trặc kỹ thuật đã rớt xuống ngay trước mắt mọi người. Biết bao quân nhân cùng gia đình binhsĩ còn đang vẫy tay chào từ biệt đã

Page 51: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 51

chứng kiến thảm kịch đầy nước mắt. Những tin tức kể trên tôi ghi lại theo tài liệu của Phan Nhật Nam. Nhưng đặc biệt khi nói đến niêntrưởng Trương quang Ân, ngoài tàithao lược, ý chí vượt thắng, người ta phải nói đến đức độ thanh liêmtuyệt đối. Tang lễ của ông tổ chức ngay tại căn phố nhỏ trong cư xá sĩquan. Trong nhà còn hơn 50 ngànđồng là lương tháng cuối cùng của vị tư lệnh sư đoàn.. Theo thời giá

khoảng hơn 30 mỹ kim. Khi đến viếng tang gia Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, Phó Tổng thống Nguyễn cao Kỳ và Thủ tướng Trần văn Hương đã ngồi trên hàng ghế kêtạm trước mái hiên, thể hiện hìnhảnh một gia đình tướng lãnh hết sức đơn sơ thanh bạch. Sau đây là bài viết trên nhật báo Tiền Tuyến năm 1968 cần được đọc lại. Tài liệu này do báo Người Việt Boston sưu tầm và mới công bố năm 2008 - đúng 40 năm sau.

‘’ Chuẩn Tướng TRƯƠNGQUANG ÂN không còn nữaNguồn tin vừa được loan đi đã làmsửng sốt toàn thể chiến sĩ trongQuân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt là các chiến sĩ thuộc Khu 23 Chiến Thuật. Ðó là tin Chuẩn Tướng Trương Quang Ân, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật tử nạn phi cơcùng phu nhân và phái đoàn của Khu 23 Chiến Thuật sáng ngày chủ nhật 8-9-1968 vừa qua trên đường tới thăm viếng và tưởng thưởng các chiến sĩ đang hành quân tại Ðức Lập.

Nguồn tin trên quả đã gâyxúc động trong toàn thể chiến sĩ chúng ta, vì không nhiều thì ít,chúng ta cũng đã được biết về vị Tướng Lãnh vốn nổi tiếng về khả năng và kỷ luật gương mẫu. Chuẩn Tướng Trương Quang Ân siêngnăng tận tụy lúc nào cũng một lòng lo tròn nhiệm vụ. Trong thời gian vừa qua, Chuẩn Tướng làmviệc không có ngày nghỉ; mặc dầu công việc rất bề bộn, cũng đã dànhngày chủ nhật để cùng phu nhânvà phái đoàn của Khu 23 Chiến Thuật đáp máy bay đến vùng Ðức Lập với mục đích theo dõi cuộc hành quân đang diễn tiến và để tưởng thưởng tại chỗ các chiến sĩ xuất sắc.

Bất cứ trận chiến nào tại Khu 23 Chiến Thuật cũng đều có sự hiện diện của Tướng TrươngQuang Ân vào lúc sôi động nhất. Ðơn vị nào thuộc Khu 23 Chiến Thuật, hành quân cũng được chính Chuẩn Tướng đích thân tới tưởng thưởng và uỷ lạo. Chúng ta hẳn không quên Tướng Trương Quang Ân là một quân nhân hiện dịch, chọn binh nghiệp làm lẽ sống, tốt nghiệp Thủ khoa Khóa 7 Ðà Lạt, về Tiểu Ðoàn 3Nhảy Dù, lập những công trạng hiển hách đầu tiên trong đời binh nghiệp với trận đánh lừng lẫy tại bản Hu siu (Lào). Năm 1957, làmTrưởng Phòng Hành Quân của Lữ Ðoàn Nhảy Dù, kế đó là các chức vụ Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 8Nhảy Dù, Tham Mưu Trưởng Lữ

Page 52: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 52

Ðoàn, rồi Chiến Ðoàn Trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù. Sau một thời gian làm Tỉnh Trưởng Gia Ðịnh, Chuẩn Tướng Trương QuangÂn đảm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 25 Bộ Binh và cuối cùng, năm 1967 làm Tư Lệnh SưÐoàn 23 Bộ Binh kiêm Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ cuối cùng là Tư Lệnh Khu 23 Chiến Thuật từ năm 1967, đặc biệt từ Tết Mậu Thân, đã anh dũngđánh tan tất cả nỗ lực tấn công của Cộng quân nhằm chiếm đóngthị trấn của miền Cao nguyên này.Cũng trong suốt thời gian Chuẩn Tướng Trương Quang Ân làm TưLệnh, các chiến sĩ Sư Ðoàn 23 Bộ Binh đã tiếp tục tạo lập chiến thắng dồn dập, nêu cao danh dự đơn vị cũng như danh dự của toànthể Quân Ðội. Tướng TrươngQuang Ân được vinh thăng cấp bậc cuối cùng hiện tại vào ngày QuânLực 19-6-1968 vừa qua, cũng đãđược tưởng thưởng 30 huy chươngđủ loại kể cả Bảo Quốc Huân Chương.Suốt trong đời binh nghiệp, Chuẩn Tướng Trương Quang Ân lúc nàocũng nêu gương sáng về kỷ luật, chỉ biết sống cho Quân Ðội, chết cho Quân Ðội. Chuẩn Tướng cũng là một sĩ quan dũng cảm có tài chỉ huy, thương yêu thuộc cấp và đặc biệt là một trong những chiến sĩ Dùgiỏi nhất về môn nhảy tự động chính xác.

Trong tai nạn đau buồn nầy, phu nhân của Chuẩn Tướng cũng tử nạn cùng chồng. Phu nhân nhũ danh là Dương Thị Kim Thanh, nữ Chuẩn uý phục vụ tại Tổng Y Viện Công Hòa và là một trong 7 Nữ Phụ tá đầu tiên trong Quân Lực tốt nghiệp bằng Nhảy Dù. Cả gia đìnhđều phục vụ Quân Ðội. Cả Chuẩn Tướng và Phu Nhân trong suốt đời binh nghiệp đã nêu gương phục vụ cho tất cả thuộc cấp. Người chiến sĩ dũng cảm và tận tuỵ, con chim đầu đàn của SưÐoàn 23 Bộ Binh và Khu 23 Chiến Thuật không còn nữa, nhưng tinh

thần kỷ luật tuyệt đối và thiện chí phục vụ cao độ của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân sẽ còn là tấm gương sáng mãi mãi cho tất cả chiến sĩ chúng ta. Gắn liền cuộc đời vào binh nghiệp, tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, phục vụ Quân Ðội không mỏi mệt, lúc nào cũng nghĩtới đồng đội và thương yêu thuộc cấp. Ðó là tính chất của một chiến sĩ lý tưởng và là những yếu tố cao quý tạo thành cuộc đời của Chuẩn Tướng Trương Quang Ân vậy. “(Nhật báo Tiền Tuyến, tháng 9 năm 1968)

ANH NHỚ SA TRƯỜNG EM CÓ HAY?Dù cho mất nước tan hàng, chuyện lính tráng hơn 30 năm vẫn còn lưuluyến. Sau đại hội gây quỹ thươngphế binh tại San Jose năm nay, trên thị trấn Seattle của tiểu bang Washington, cựu đại tá mũ đỏ Phạm huy Sảnh tổ chức Ngày QuânLực 19 tháng 6 lần thứ 43 với đề tài tuyên dương các chiến binh Nhảy dù.

Ông Sảnh, cách đây 54 năm đãcùng 20 anh em đồng khóa CươngQuyết Ðà Lạt tình nguyện vào nhảy dù. Hơn 50 năm sau tình nghĩa mũđỏ vẫn tràn đầy nên ông đã thuyết phục các chiến hữu cựu quân nhân tại địa phương ngồi lại với nhau một lần để vinh danh riêng binhchủng tổng trừ bị lâu đời nhất của bộ Tổng Tham Mưu.Ban tổ chức vẫn ước mong có được một vị niên trưởng cao niên mũ đỏ về tham dự. Tiếc thay thời gian không chờ đợi, trời cũng chẳng chiều người. Mấy năm gần đây các tướng lãnh mũ đỏ của Việt Nam Cộng Hòa đã lần lượt ra đi.Tướng Lê quang Lưỡng, vị tư lệnh cuối cùng của Sư Ðoàn nhẩy dù rađi đầu tiên. Tiếp theo đến tướng Nguyễn Chánh Thi, người hùng mũđỏ của một thời binh biến cũng từ giã cỏi đời, Rồi đến ông Ngô Quang Trưởng, danh tướng mũ đỏ của VNCH cũng lên đường về cõivô cùng. Tướng Cao văn Viên, vị Tổng tham mưu trưởng cuối cùng

với tình nghĩa nhảy dù chan chứa cũng ra đi. Và mới đây, tướng DưQuốc Ðống hơn 10 năm tư lệnh sưđoàn mũ đỏ cũng không còn nữa. Một số niên trưởng khác đã từng đội mũ đỏ thì nay vì gia cảnh, vìsức khỏe nên cũng chẳng còn mấy người có cơ hội thuận tiện trở về ngồi lại bên nhau.Ban tổ chức chỉ còn biết kêu gọi tất cả mũ đỏ 4 phương trời từ Úc qua Âu châu và Nam Bắc Mỹ, ai còn cóhoàn cảnh xin đến với nhau trong kỳ họp mặt quân lực tháng 6-2009.Sẽ có buổi sáng diễn hành, sẽ có buổi chiều tưởng niệm. Sẽ có đại diện cố vấn đoàn mũ đỏ về dự. Cũng đã ghi nhận rằng trải qua 20 năm chiến tranh, 1.200 cố vấn Hoa kỳ lần lượt đứng bên cạnh nhảy dùViệt Nam, trong số này có hơn 150mũ đỏ Mỹ hy sinh, và nay đã cótrên 30 vị lên cấp tướng. Trước sau dù Mỹ hay Việt, mũ đỏ luôn luôn gọi chung là một gia đình. Riêngphần Việt Nam, ban Tổ chức đã ghilại một danh sách rất dài các anhhùng mũ đỏ hy sinh trên chiến trường trong đó có cả ông bàThiếu tướng Trương Quang Ân,trong trang sử nhẩy dù quân lực Việt Nam Cộng Hòa.Hiện nay, trong các cộng đồng của người Việt tha hương trên thế giới, gia đình nào cũng có mối liên hệ huyết tộc với thuyền nhân và người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Mối ân tình thể hiện qua nhiều hìnhthức và trải qua nhiều năm tháng. Tập hợp tưởng nhớ tháng tư, đại hội dành cho thương phế binh tháng năm, và tiếp theo ngày quânlực tháng sáu là những thí dụ cụ thể.

...Hồn lính còn vương trên tóc bạc, Anh nhớ sa trường em có hay ?...

Giao Chỉ, San Jose - VietTribune

Page 53: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 53

Hậu Quả Của Ngày 30-4-1975 Cho Dân Tộc Việt Nam(bài thuyết trình nhân ngày Quốc Hận 30-4-2009 tại Montreal)

Abstract

There are no words to fully describe the suffering of the boat people in the 80’s. They have been forced to leavetheir homeland and bought their freedom with their own blood and lives. Thirty years later, those fortunateenough to have settled in the free world have successfully rebuilt their lives. In recent years, many have enjoyedfrequent trips to Viet-Nam, many have gone back and built businesses there, and many have admonished thatperhaps it is time to “forgive and forget”.

In my opinion, it is true that with the passing of time, we may be able to forgive the most terrible wrongs doneto us. But we cannot forget, we MUST not forget, because if we do, we will let history repeat itself again andagain. And how many more generations must suffer?

So, lest we forget, the subject of my talk today is the Impact of the events of April 30th, 1975 and the untoldprice Viet Nam as a nation has been forced to pay since, in terms of poverty, social injustice, human rightsviolations, lost freedoms, economic bankruptcy, resource depletion and irreversible environmental damages inthe hands of the current corrupt and ignorant communist government.

About Author

Mr Dang Tan Hau holds a Master of Business Administration degree in the early 70’s. Mr. Hau is one of thefirst Vietnamese Canadian to hold senior management positions and to lead office automation projects inlarge Canadian corporations at that time.

His first book How To Automate Your Office published by the American Management Association in theearly 80’s was part of the innovative thinking that led to the development of the PC and the computer age aswe know it today.

His career includes senior management positions in marketing and strategic planning in the 70’s, 80’s and90’s, followed by roles as expert consultant in continuous improvement and market globalization.

He is the author of many articles and books in management, economics, social development and philosophy. Now retired, he focuses on cultivating a meaningful life of humanitarian service based upon the Buddhist

teachings of compassion, wisdom and courage. In particular, he works hard to share his knowledge with the next generation of Vietnamese Canadians as a

way to give back all that the community has given him. Though away since 1967, Mr Hau’s heart has never been far from his native land. He has continued to

monitor the political, social and economical situation in VN under the communist government andfrequently speaks to raise awareness in the international arena of abuses, corruption and disastrous actionsby the governing communist regime.

Tác Giả

Ô. Đặng Tấn Hậu tốt nghiệp cao học quản trị xí nghiệp tại Canada vào đầu thập niên 70. Ô. Hậu là một trong những người VN đầu tiên giữ vai trò giám đốc trong các đại xí nghiệp Canada và ứng dụng điện toán vào trong lãnh vực quản trị.

Vì thế, hội American Management Association đã mời ông viết quyển “Làm cách nào làm việc văn phòngbằng máy điện tử (How To Automate Your Office) vào đầu thập niên 80. Chính quyển sách này là một trong những viên gạch đầu tiên lót đường cho sự phát triển điện toán (PC) và nền kinh tế điện tử mà chúng ta biết ngày hôm nay.

Ô. Hậu từng là giám đốc và cố vấn cho các xí nghiệp trong các lãnh vực nghiên cứu thị trường, kế hoạch tàichánh trong suốt ba thập niên 70-80-90. Trong 15 năm gần đây, ông chuyên về hai lãnh vực quản trị phẩm chất và toàn cầu hóa.

Page 54: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 54

Ô. Hậu là tác giả nhiều bài viết về kinh tế, tài chánh và nghiên cứu thị trường trên các tờ báo thương mại, kinh tế tại Canada.

Ngoài lãnh vực chuyên môn, ông dành nhiều thời giờ tìm hiểu và phát triển đời sống tâm linh dựa trên tấm gương phụng sự và tinh thần bi-trí-dũng của Phật giáo.

Hiện nay, ông đã hưu trí và dùng thời giờ để tĩnh tâm và phục vụ cộng đồng người Việt hầu chia sẻ với các thế hệ tiếp nối những gì mà ông đã thừa hưởng.

Mặc dầu chưa bao giờ trở về VN từ ngày ông đi du học, ông Hậu luôn luôn gắn liền đời sống với quêhương. Ông thường để tâm lo lắng về sự an nguy, cơm no áo ấm, hạnh phúc của đồng bào bên nhà. Ôngsinh hoạt với các cộng đồng ngoại quốc ở khắp nơi để lên tiếng và tranh đấu đòi hỏi bạo quyền CSVN trả lại tự do, nhân quyền cho mọi giới đồng bào bên nhà, cũng như đòi hỏi chế độ CSVN bảo vệ an ninh, sự toànvẹn của lãnh thổ, lãnh hải VN và môi trường tại VN.

Hậu Quả Của Ngày 30-4-1975 Cho Dân Tộc Việt Nam(bài thuyết trình nhân ngày Quốc Hận 30-4-2009 tại Montreal)

Đặng Tấn Hậu

Mỗi năm, người Việt khắp năm châu đều tổ chức ngày Quốc Hận 30.4. Năm nay là năm thứ 34, là thời gian đủ dài để chúng ta bình tâm nhìn lại ngày 30.4.1975. Hôm nay, bài nói chuyện của tôi gồm haiphần:

phần thứ nhất trình bày về hậu quả của ngày 30.4.75 cho dân tộc VN; phần thứ hai trình bày phương thức đối kháng chống lại nhà cầm quyền CSVN.

HẬU QUẢ

Nơi đây, hậu quả được hiểu là kết quả do ngày 30.4.75 mang lại và cái giá mà dân tộc VN phải trả dobiến cố 30.4.75 gây ra. Chúng ta thử lần lượt tìm hiểu 4 lãnh vực chính: chính trị, kinh tế, tự do và cáctổ chức quốc tế.

Chính Trị

Có 3 hậu quả chính trong lãnh vực chính trị là 4 quyền độc lập, lãnh hải và đạo quân thứ 5 của Trung Cộng.

Bốn Quyền

Trước năm 1975, mặc dù miền nam đặt dưới thiết quân lực vì chiến tranh, chính thể miền nam vẫn có4 quyền độc lập (lập pháp, tư pháp, hành pháp, thông tin báo chí) nên người dân miền nam được luật pháp bảo vệ.

Sau năm 1975, đất nước VN đặt dưới điều 4 Hiến Pháp CSVN. Tất cả 4 quyền trên đều nằm dưới sự khống chế và chỉ đạo của đảng CSVN. Vì thế, những người trong đảng bao che với nhau, không một cơ quan nào dám lên tiếng bênh vực cho người dân.

Tham nhũng là hậu quả tất yếu nằm trong chính sách của đảng CSVN. Thí dụ, vụ PMU 18, hai nhà báotố cáo hai viên chức tham nhũng thì bị kết tội là “cố ý làm lộ bí mật công tác”, hai viên chức tham nhũng lại được thăng quan tiến chức.

Lãnh Hải

Page 55: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 55

Trước năm 1975, Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc lãnh hải của miền nam VN. Những người lính hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ lãnh hải của đất nước VN.

Sau năm 1975, chúng ta được biết thủ tướng CSVN Phạm văn Đồng đã ký giấy dâng Hoàng Sa vàTrường Sa cho Trung Cộng từ năm 1958. Ngày nay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại dâng thêm một số lãnh địa VN cho Trung Cộng như Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v..

Đạo Quân Thứ 5 của TC

Trước năm 1975, miền nam VN cho tất cả những người ngoại quốc; kể cả người Việt gốc Hoa được chọn lựa vô quốc tịch VN hay giữ quốc tịch ngoại quốc. Điều cần nhớ, có nhiều người Việt gốc Hoa đãsinh sống từ nhiều đời tại Việt Nam.

Sau năm 1975, CSVN đã cướp nhà, cướp của người Việt gốc Hoa qua hình thức đánh tư sản mại bản và đuỗi trên 300,000 người Việt gốc Hoa về Tàu và làm cho hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa phải vượt biển tìm tự do.

Ngày nay, thống kê cho biết chỉ còn 100,000 người Việt gốc Hoa ở lại Trung Quốc; số 200,000 người còn lại đi đâu? Phải chăng họ đã trở về VN để trở thành đạo quân thứ 5 hoạt động cho Trung Cộng.

Điều cần nhớ, người Hoa đến VN không cần chiếu kháng; ngược lại, người Việt hải ngoại phải có chiếu kháng mới được vào VN. Điều này chứng minh tinh thần khôn nhà dại chợ của nhà cầm quyền CSVN.

Kinh Tế

Bây giờ, tôi xin nói về 3 hậu quả trong lãnh vực kinh tế là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (kinh tế TT/XH), chương trình xóa đói giảm nghèo và khai thác quặng mõ Bauxite tại Tây Nguyên.

Kinh Tế TT/XH

Trước năm 1975, miền nam VN áp dụng kinh tế thị trường và cho phép nghiệp đoàn hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi thợ thuyền tại VN. Từ ngày 30.4.75 đến thập niên 80, CSVN áp dụng kinh tế bao cấp đưa tới nghèo đói và phá sản nên CSVN phải bắt chước theo đàn anh TC áp dụng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới tiêu đề “Đổi Mới”.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế tư bản mà mục đích chính là kiếm lời tối đa. Vì thế, các quốc gia tự do đều cho phép nghiệp đoàn hoạt động để bảo vệ quyền lời thợ thuyền. Kinh tế thị trường dưới chế độ CSVN chỉ có mục đích bốc lột thợ thuyền vì nghiệp đoàn không được phép hoạt động hay có hoạt động cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lời cho chủ nhân ông tư bản.

Kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế cộng sản dành đặc quyền cho đảng viên cộng sản, công an, bộ đội làm chủ các xí nghiệp lớn trong nước. Mục đích của nền kinh tế này là củng cố chế độ độc tài, nuôi dưỡng nô bộc cán bộ và bốc lột người dân trong nước. Tóm lại, kinh tế TT/XH là nền kinh tế mà người dân VN bị bốc lột hai lần; lần thứ nhất là tư bản xanh (tiền mỹ kim mầu xanh) và lần thứ hai là tư bản đỏ (CSVN).

Page 56: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 56

Kinh tế TT/XH là nền kinh tế quái đản làm chậm phát triển đất nước VN vì ai cũng biết kinh tế của một quốc gia thời hậu chiến phải phát triển ít nhất là 25% mỗi năm nếu muốn theo kịp các quốc gia láng giềng như trường hợp Nhật Bản và Đại Hàn thời hậu chiến.

Kinh tế VN chỉ phát triển từ 6% đến 8% trong mấy năm gần đây; lạm phát lại gia tăng bằng hai con số(25%-30%). Do đó, chúng ta dám kết luận kinh tế VN phát triển ở số âm; đó là chưa kể VN đang chịu ảnh hưởng lạm phát kinh tế trên thế giới.

Xóa Đói Giảm Nghèo

CSVN đưa ra chính sách xóa đói giảm nghèo để mang ngoại tệ vào trong hầu bao của nhà nước CSVN tức là xuất cảng các cô gái VN và thanh niên ra nước ngoài để làm nô lệ tình dục và nô lệ lao động. Đây là hình ảnh nhục nhã nhất cho dân tộc VN từ ngày lập quốc cho đến nay.

Quặng Mỏ Bauxite

Trước năm 1975, miền nam VN là một trong các thành viên có quyền phủ quyết (droit de veto) để bảo vệ môi trường sông Mékong nên TC không thể xây đập (dam) gây tai hại cho dân chúng sống dọc theo con sông Mékong chảy dài từ Tây Tạng đến Trung Hoa và VN.

Sau ngày 30.4.75, CSVN đã ngu xuẩn rút tên ra khỏi tổ chức quốc tế bảo vệ sông Mékong nên TC mới có thể xây đập (dam) ngăn chận nước ngọt chảy xuống đồng bằng miền nam VN. Vì thế, chúng ta mới thấy có hiện tượng nước mặn tràn vào ruộng lúa miền nam và làm hư hại mùa màng tại VN.

Ngày nay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuân theo lệnh của quan thầy TC, cho phép TC khai thác quặng mỏ Bauxite ở Tây Nguyên và cho phép hàng chục ngàn người Tàu đến VN khai thác quặng mỏBauxite nhằm giúp TC giảm thiểu nạn thất nghiệp tại TC.

Sự quyết định ngu xuẩn của thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã gây ra rất nhiều thiệt hại lớn cho đất nước VN; thứ nhất là làm hư hại môi trường VN; thứ hai là cho phép đoàn quân nhân công TC trànvào VN để trở thành đạo quân thứ 5 chuẩn bị ngày đồng hóa dân tộc VN.

Tuần báo The Economist phát hành ngày 25 tháng 4, 2009; nơi trang 48 có câu kết luận về sự quyết định của nhà cầm quyền CSVN trong vấn đề TC khai thác quặng mõ Bauxite tại VN như sau: “thereality is that in straitened economic times, beggars cannot be choosers” (thực tế là trong tình thế hết tiền, kẻ ăn xin không có quyền chọn lựa); tức là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi bằng hai đầu gối lạy thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo gởi người đến VN để khai thác quặng mõ Bauxite theo tất cả các điều kiện mà TC mong muốn.

Tự Do

Chúng ta thử tìm hiểu hai hậu quả liên quan đến vấn đề tự do; thứ nhất là tự do tư tưởng, thứ hai là tự do tôn giáo.

Tự Do Tư Tưởng

Trước năm 1975, sinh viên học sinh miền nam được tự do học hỏi các luồng tư tưởng trên thế giới; kể cả tư tưởng Mác-Lê. Sau năm 1975, bất cứ học sinh, sinh viên nào đọc hay dịch các bài thuộc về tưtưởng nhân bản (thí dụ, bản tuyên ngôn nhân quyền LHQ) đều bị nhà cầm quyền CSVN bắt cầm tù; đó

Page 57: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 57

là chính sách ngu dân chưa từng thấy trong lịch sử VN. Hành động khủng bố này đã làm suy yếu tiềm năng suy tư, ý chí đấu tranh của người dân trong nước.

Tự Do Tôn Giáo

Từ trước đến nay, CSVN vẫn quan niệm tôn giáo là thuốc phiện, là kẻ thù của CSVN. Ngày nay,CSVN biết không thể tiêu diệt tôn giáo nên nhà cầm quyền CSVN quyết định kiểm soát tôn giáo,khống chế tôn giáo và biến tôn giáo thành một thứ mê tín dị đoan.

Đối với Thiên Chúa giáo, các vị linh mục muốn được tấn phong đều phải có sự đồng ý của đảng CSVN. Ngoài ra, CSVN lấy đất của giáo sứ làm quán ăn chơi; khi giáo dân phản đối đòi lại đất của giáo sứ thì họ san bằng quán ăn chơi làm vườn hoa để rồi họ lấy vườn hoa khác cho người ngoại quốc mướn hay bán để lấy tiền củng cố chế độ.

Về Phật giáo, ngày nay, VN có hai giáo hội trong nước là giáo hội PGVN và giáo hội PGVN Thống Nhất. Giáo hội PGVN còn gọi là giáo hội Quốc Doanh đặt dưới sự kiểm soát, chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc là tổ chức ngoại vi của đảng CSVN. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do đại lão hòathượng Thích Quảng Độ lãnh đạo tranh đấu đòi độc lập với thế quyền.

CSVN biết không thể nào tiêu diệt nổi giáo hội Thống Nhất nên chúng đưa ra chiến lược dùng “Thống Nhất tiêu diệt Thống Nhất” mà nhà Phật gọi là “sư tử trùng thực sư tử nhục” tức là dùng con trùngtrong bụng sư tử để ăn thịt sư tử. CSVN xử dụng hai con cờ tiến sĩ Lê Mạnh Thát (tu suất thượng tọa Thích Trí Siêu) và thượng tọa Thích Tuệ Sĩ của giáo hội Thống Nhất nhằm triệt tiêu giáo hội Thống Nhất do ĐLHT Thích Quảng Độ lãnh đạo.

CSVN lập luận tín đồ “lo tu đi” (sic), đừng tranh đấu cho tự do tôn giáo hay chống đối hành động bánnước, hại dân của nhà cầm quyền CSVN. Tinh thần bi, trí và dũng của đạo Phật tại VN đã bị nhà cầm quyền CSVN biến thể thành một thứ tín ngưỡng mê tín dị đoan, cầu xin lễ bái, cầu phước và tài lộc.Lẽ tất nhiên, tiền cúng dường của bá tánh sẽ chạy vào hầu bao của đảng CSVN.

Tổ Chức Quốc Tế

Có hai tổ chức quốc tế mà chúng tôi muốn đề cập trong bài này là Mậu Dịch Quốc Tế (WTO) và Hội Đồng Bảo An (security council) Liên Hiệp Quốc.

Mậu Dịch Quốc Tế

Mậu dịch quốc tế là tổ chức quốc tế xử lý tranh chấp về vấn đề xuất nhập cảng giữa các quốc gia trênthế giới. CSVN được gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế; tất nhiên CSVN được tăng thêm uy tíntrên thị trường quốc tế; nhưng CSVN cũng đang bị trói buộc vào các luật lệ thương mại quốc tế; thí dụ, phẩm chất, bốc lột thợ thuyền, sản xuất hàng lậu (mà CSVN đứng đầu trên thế giới) v.v.

Hội Đồng Bảo An

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gồm có 15 hội viên với 5 hội viên thường trực có quyền phủ quyết (droit de veto) và 10 hội viên không thường trực, không có quyền phủ quyết. Mười hội viên khôngthường trực được bầu hai năm một lần. Năm 2008, không có quốc gia nào ở Á Châu ứng cử nên CSVNđược bầu vào Hội Đồng Bảo An với tư cách hội viên không thường trực.

Page 58: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 58

Mục đích của Hội Đồng Bảo An là giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề lãnh hải, lãnh thổ, môi trường, khủng bố v.v. Sự gia nhập của CSVN vào Hội Đồng Bảo An làm tănguy tín cho họ; nhưng cũng sẽ làm cho CSVN phải giải quyết các vấn nạn Hoàng Sa/ Trường Sa, tai hại môi trường và chính sách khủng bố của nhà cầm quyền CSVN đối với các nhà đối kháng tại VN.

Tóm lại, biến cố 30.4.1975 đã mang lại nhiểu hậu quả tai hại cho đất nước VN. Dân tộc VN đã phải trả cái giá quá đắt vì dân Việt mất hết tất cả quyền tự do, lãnh hải, lãnh thổ và chịu sự đe dọa của đại họa Hán tộc đồng hóa dân tộc VN vào một ngày không xa.

Điều đáng lo ngại nhất là nhà cầm quyền CSVN đã khủng bố người dân trong nước dưới nhiều hìnhthức khác nhau như tù đày, học tập, cho côn đồ đập phá, chính sách ngu dân, cô lập người yêu nước v.v. nên người Việt trong nước (và ngay cả một số người Việt hải ngoại) mất đi tinh thần quật cường, bất khuất của cha ông chúng ta. Họ đặt tinh thần an phận thủ thường, an nguy cá nhân trên sự an nguy của dân tộc VN vì họa mất nước và đồng hóa của Hán tộc.

TRANH ĐẤU

Nhớ lại năm xưa, các vị anh hùng dân tộc VN xem cái chết nhẹ tựa lông hồng và liều thân chống giặc ngoại xâm. Lý Thường Kiệt với 4 câu thơ: đất nước VN của người VN” (1), đánh cho ngoại bang tan tành. Ngày nay, CSVN cúi đầu làm nô lệ cho ngoại bang.

Trần Bình Trọng đã khảng khái “ta thà làm quỷ nước nam còn hơn làm vương đất bắc”. Ngày nay,CSVN “thà làm tôi mọi cho đất bắc, chứ đừng nói đến làm vương”. Nguyễn Thái Học đã để lại cho hậu thế “không thành công thì thành nhân”. Thử hỏi CSVN biết gì về nhân, về nghĩa?

Ngày nay, chúng ta còn may mắn có Đức đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ trong nước. Ngài chỉ dạy chúng ta đang ở thế yếu, cách hay nhất là tranh đấu “bất tuân dân sự”, bất bạo động chống lại nhàcầm quyền CSVN nếu chúng ta muốn bảo vệ tổ quốc, môi trường và tranh đấu cho tự do, cho đất nước VN.

Ngài đề nghị những người trong nước đình công bãi thị, bất tuân lệnh của nhà cầm quyền CSVN trongtháng năm. Người Việt hải ngoại đấu tranh bằng cách không gởi tiền về VN, không đầu tư, không dulịch, không làm từ thiện cho CSVN. Hành động này sẽ làm đảo lộn kinh tế và xã hội của chế độ CSVN. Điều quan trọng là tinh thần bất khuất, không sợ hãi hiển lộ trong công cuộc tranh đấu cho đất nước.

Người trong nước thu thập tin tức khủng bố của nhà cầm quyền CSVN và gởi tin tức này ra nước ngoài. Người hải ngoại dùng tin tức này và trình cho các tổ chức quốc tế biết sự thật về hiện tình đất nước VN. Chúng ta bắt nhà cầm quyền CSVN giải thích về những quyết định ngu xuẩn của họ đã làmhư hại môi trường và vấn đề bán nước của nhà cầm quyền CSVN cho ngoại bang v.v.

Về vấn đề từ thiện, nếu người Việt hải ngoại có gởi tiền giúp từ thiện vì lòng trắc ẩn, chúng ta nên gởi tiền về cho các nhà đối kháng trong nước hay cho đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ để những vị nàychuyển tiền đến những người nghèo khó. Việc gởi tiền này vừa giúp cho người dân trong nước cần sự giúp đở, vừa gây uy tín cho các nhà đối kháng trong nước.

Điều cần biết, dù chúng ta gởi tiền về VN bằng ngả chính thức, chợ đen hay Western Union, tất cả tiền gởi của chúng ta đều vào túi của đảng CSVN vì lý do giản dị, CSVN giữ tiền “thật” (mỹ kim, gia kim)và họ đưa tiền “giả”, tiền mả, tiền Hồ cho người của chúng ta ở VN.

Page 59: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 59

Hôm nay, tôi xin tha thiết kêu gọi quý đồng hương và đại diện các hội đoàn lên tiếng ủng hộ, yểm trợ lời kêu gọi tranh đấu bất bạo động, bất tuân dân sự của Đức đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ đề xướng.

KẾT LUẬN

Kết luận, trước 75, người dân miền nam có đầy đủ tất cả; sau 75, chúng ta đã mất tất cả vì đảng CSVN là băng đảng ăn cướp. Chúng nhảy lên cướp chính quyền và không đại diện cho người dân VN.

CSVN cần tiền thì chúng bán lãnh hải và lãnh thổ cho ngoại bang. CSVN cần tiền thì chúng xuất cảng thanh niên, thiếu nữ VN ra nước ngoài để lấy ngoại tệ. CSVN cần tiền thì chúng bán luôn tài nguyênthiên nhiên và phá hoại môi trường của VN. Điều đáng e ngại nhất là họa đồng hóa của Hán tộc và ýchí bất khuất đấu tranh của dân Việt gần như bị tiêu diệt vì CSVN khủng bố người dân trong và ngoàinước.

Đầu tháng tư năm nay, có một em thuộc thế hệ nối tiếp (tôi không gọi thế hệ trẻ vì tuổi của em trên 30)đã hỏi tôi “tại sao quý bác thích làm chính trị? tại sao quý bác không hòa hợp hòa giải với nhà cầm quyền CSVN?

Tôi đã trả lời: Các em nghĩ sao “khi nhà cầm quyền CSVN san bằng nghĩa trang Biên Hòa, nơi cha ôngcủa các em đang yên nghĩ; ngược lại, CSVN lo bảo trì nghĩa trang của những người lính TC và ghi cáccâu trước nghĩa trang của người lính TC là “đời đời nhớ ơn các liệt sĩ TC”, những người lính đi xâmchiếm đất nước VN”.

Đầu tháng tư năm nay, chính phủ Canada có tổ chức buổi lễ tưởng niệm những người bị chết vì chínhsách diệt chủng (genocide). Những người còn sống của các sắc tộc khác như Do Thái, Armenia vàRwanda đều cùng có một nhận xét giống nhau “chúng tôi có thể tha thứ tội ác diệt chủng, nhưng chúngtôi không thể nào quên tội ác diệt chủng”.

Cùng thế đó, chúng tôi có thể tha thứ tội ác nhưng chúng tôi không thể nào quên tội ác do nhà cầm quyền CSVN gây ra. Chúng tôi làm chính trị hay có thái độ chính trị chống nhà cầm quyền CSVN để các em, thế hệ tiếp nối, có cơ hội kết thúc, giải thể chế độ CSVN nhằm mang lại tự do, độc lập và ấm no cho dân tộc VN.

Chúng tôi không thể nào buông xuôi không làm chính trị vì chúng tôi không muốn các em, thế hệ tiếp nối, sống mãi đời sống ly hương và đất nước VN sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới như trường hợp Tây Tạng ngày hôm nay.

Để kết thúc, tôi xin đọc một câu bằng tiếng Pháp:

“Pleure! O, Mon pays bien-aimé! ”(Hãy khóc đi! Thương quá VN ơi!).

Ghi chú:

1. Nam quốc sơn hà, nam đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâmphạm. Ngã đẳng hành khang thủ bại hư (Sông núi nước nam, vua nam ở. Sách trời ghi chép đãrành rành. Cớ sao lũ giặc vào xâm phạm. Chúng bây sẽ bị đánh tan tành).

Page 60: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 60

Nguyễn Mạnh Trinh

Phan Nhật Nam,

văn chương và những hệ lụy thời thế

Phan Nhật Nam

ôi muốn nói về tác giả Phan Nhật Nam từ tác phẩm đến đời sống của ông suốt trong

cả cuộc chiến và sau cuộc chiến ở vị trí của một độc giả qua những cảm nhận của cá nhân mình. Cóthể đó là những nhận xét có nhiều chất chủ quan vànhiều khi đầy cảm tính. Theo tôi, ở cương vị một người lính, Phan Nhật Nam phát biểu rất trung thực cái tâm cảm của một thế hệ thanh niên phải bắt buộc đi vào chiến tranh. Những tác phẩm của ông mang chất lửa của một người tốt nghiệp khóa sĩ quan hiện dịch của trường Võ Bị Đà Lạt chọn võnghiệp làm mục đích cho cuộc sống mình. Từ khi ra trường, viết lên những dòng chữ nói lên hoàibão của mình, dù cả những lúc binh nghiệp bị gập ghềnh trắc trở, ông vẫn là người lính trẻ thật nhiều mơ mộng và lãng mạn, tham dự cuộc chiến như một việc phải làmcủa một thanh niên như mọi người trong thế hệ của ông…: lý do à!Thật giản dị. Tôi muốn nói về một người lính và viết văn có lửa. Những tác phẩm của ông là kết tinh của xương máu tủy da của một người lính đã trải qua những

thống khổ của cuộc chiến. Văn chương của ông không phải là một thứ cưỡi ngựa xem hoa mà là cuộc đời thực, của cảm xúc thực. Viết về bè bạn, ông và họ chia sẻ niềm vui nỗi buồn của những người chung mang một thời thế, một cảnh ngộ của những nhiễu nhương, những oan khuất. Viết về chính mình, ôngkhông muốn là người phác họa một chân dung mà còn có thamvọng đi kiếm tìm ở đó những kinh nghiệm sống, những bài học của một người tuổi trẻ lớn lên trongchiến tranh nhưng tấm lòng lúcnào cũng ngây thơ tin tưởng vàonhững tốt đẹp nhân bản.Phan Nhật Nam là tên tuổi sau nàycủa Phan Ngọc Khuê, thay đổi tênvì lý do cha ông không được vào

Đảng Cộng Sản vì lý do thuộc giai cấp tiểu tư sản, sinh năm 1943 ở Quảng Trị. Là một người lính, tốt nghiệp khóa 18 Võ Bị Đà Lạt vàđơn vị đầu tiên là binh chủng dù.Là một nhà văn, mang chiến tranh Việt Nam vào văn chương với tác phẩm đầu tay Dấu Binh Lửa và cáctác phẩm tiếp theo Dọc Đường Số Một, Ải Trần Gian, Dựa Lưng Nỗi Chết, Mùa Hè Đỏ Lửa, Tù Binh vàHòa Bình. Sau 1975, ông bị tù cải tạo 14 năm trong đó có 7 năm 8 tháng bị kiên giam. Năm 1993, quaMỹ định cư và xuất bản Những Chuyện Cần Được Kể lại, Đường Trường Xa Xăm, Đêm Tận Thất Thanh, Mùa Đông Giữ Lửa. Tác phẩm Những Chuyện Cần Được Kể Lại được in với ấn bản Anh ngữ The Stories Must Be Told. Tác

phẩm Mùa Hè Đỏ Lửa được giải thưởng văn học toàn quốc năm 1973.Đó là một bút ký chiến tranh ghi lại một thời kỳ chúng ta gắng quênnhưng lại phải nhớ. Những địa danh như đồi Charlie, như An Lộc, như Quảng Trị, như sông Thạch Hãn, là những bãi chiến trường khốc liệt, nơi thử sức của những cường quốc qua võ khí, bom đạn viện trợ cho cả hai bên và ở chiến địa đó, không biết bao nhiêu làthanh niên Việt Nam ở hai bên bị gục ngã.Nhà thơ Đỗ Quý Toàn đã đọc một bài viết về Mùa Hè Đỏ Lửa trênChương Trình Văn Học Nghệ Thuật của đài truyền hình Việt Nam với tâm cảm bừng bừng đầy lửa. Tôi nhớ lúc đã nghe bài viết ấy buổi tối

khi vừa về thăm nhà từ đơnvị. Tôi vùa bước chân vàonhà, nghe chương trìnhchưa vội cơm nước gì cả màcảm xúc đã làm tôi tự nhiên

như thấy đã no ngang rồi và khôngthấy đói nữa. Về sau gặp lại nhàthơ Đỗ Quý Toàn thì ông cho biết là lúc ấy Phan Nhật Nam đang nằm trong Tổng Y Viện Cộng Hòa thấy thật lạ lùng khi được khen ngợi hết lời từ một cây bút chưa hề quen biết. Có lẽ, đó là những đồng cảm cùng phát sinh từ những tâm hồn đồng điệu. Cũng như nhà báo ChuTử đã hết lời ca tụng tập bút ký chiến tranh này và đề nghị lập một giải thưởng xứng đáng để trao tặng cho tác phẩm này.Không những thế, những người cầm bút đối nghịch phía bên kianhư Tô Hoài và Nguyễn Tuân đãphải có nhận định rằng quả thực Phan Nhật Nam đã viết những tác phẩm bằng máu của chính mìnhnhưng lại là loại máu bị nhiễm độc

T

‘’Những người lính không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần đi… ‘’

(Mac Arthur)

Page 61: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 61

(dù rằng chê bai nhưng vẫn không dấu được sự thán phục).Nhà thơ Đỗ Quý Toàn cũng có bàithơ cảm khái về Mùa Hè Đỏ Lửa có những câu như :

“Ngày mưa đọc lại Phan Nhật Namtrời bỗng sầm đen tóe sấm sétmặt đất ào ào trận pháo tuôntrong thành phố tử thần co quắpviên đạn cuối cùng đã bắn đingười chết giữa trời cơn đồng cháyhồn anh thảng thốt bay lên khôngsuốt dọc Trường Sơn đất rung rẩymặt trời chưa thấy đêm dài ôitừng khối lớn mênh mang đặc cứngqua khe nhìn lại đồi C2nhớ lại anh em ta nằm xuống…”

Nhà thơ đã làm thơ về một tác phẩm văn xuôi của một nhà thơ...Phan Nhật Nam cũng là một nhàthơ, không những mê thơ mà còncoi thi ca có vị trí trang trọng nhất trong văn chương. Giống như câuthơ Phùng Quán “vịn vào thơ màđứng dậy” trong 7 năm 8 tháng bị biệt giam, ông đã làm thơ như một cung cách vận động thân thể để chống lại cái khung cảnh tối tăm cô độc của xà lim kiên giam. Ôngdùng cán của một chiếc muỗng bằng inoxidable vạch những câu thơ trên tường. Và sau này ông đãnói đùa rằng mình đã có lúc khắc thơ lên đá…Cứ tưởng tượng một thời gian dài 7 năm 8 tháng mànằm bó rọ trong một căn phòng bịt kín thì cái cảm giác ấy sẽ kinh khiếp đến bực nào. Có lúc dường như ông quên cả tuổi tên và thời gian cũng chỉ là những ký ức mờ ảo không rõ rệt. Ông đã làm thơnhư vắt máu mình để viết ra :Bước đằng trước ba bướcBước đằng sau ba bướcNgang dọc hai mươi mốt gangCăn phòng chìm ảm đạmTa là ai họ Phan?Người Nam giam đất BắcĐôi lúc chợt bàng hoàngPhải chăng năm thứ tám?Phan Nhật Nam làm thơ để kể về đời mình. Những câu thơ uất nghẹn. Những cuộc đời mà bi thảm

cứ mãi kéo dài. Ông làm thơ kể chuyện về người em ruột, trong cái đau đớn của người bị vây bủa bởi bi thảm thống khổ :

Tôi đi làm lính chiến Trôi nổi chốn trận tiềnEm một thân côi cútĐâu được ngày đoàn viênMong phần sau lớn lênTình duyên nên mãn nguyệncầu em đời bình yênquên khuất thời uất nghẹnnào đâu buổi sụp vỡcảnh nước mất tan nhàlàm thân sơ thất sởvây quanh khổn mù saLong Thành, chồng tập trungAnh ngục tù lấm nhụcTrên quê hương lưu đàyRừng rực lửa địa ngụcBốn con thơ khốn cùngSức người căng vượt sốngTư trang bán sạch dầnCây rừng khô lá rụngTôi đi lên miền BắcNghiệt phần riêng thậm ngặtNhớ thương em dãi dầuNơi quê nhà bằn bặtRừng núi trời vào thuTù vượt đồi đốn nứaBên đường đèo nghỉ đỗNghe chuyện buồn thương tâmChồng cải tạo tập trungVợ ở nhà chết thảmBốn con nhỏ khốn cùngQuay quắt bên thây cứngNhững tưởng nghe nhầm taiGiật mình gào hỏi lạiÔi xiết bao kinh hãiĐúng tên chồng em gáiChuyện những Đồi hoa simNay một lần hiện thựcKhông chết người ngục tùMột mình Em oan tráiTôi bật khóc trên đồiNhìn khoảng không vần vũCó còn không ? Đất – TrờiMây mang mang kéo lũ...”

Bài thơ này ông làm năm 1983 khicòn đang bị nằm trong xà lim tối. Những tiếng kêu thất thanh: Có còn không? Đất? Trời?… Tiếng của mòn mỏi, của nặng nề hiện tại, củađau buồn qúa khứ và của nhọc

nhằn tương lai!!! Thơ của niềm đau nào mênh mang nhất, của đớn đau nào tột cùng…Con đường binh nghiệp của ông cũng khá gập ghềnh. Cùng khóaVõ Bị với ông có nhiều người đãlên đến cấp đại tá, trung tá. Thế mà, năm 1975 ông chỉ mới có cấp bậc đại úy nhiệm chức, nghĩa là chỉ trên cấp bực trung úy thực thụ một chút xíu. Dù rằng ông ở trong binh chủng nhảy dù và bị thương nhiều lần. Nhưng không phải vì thế màông không yêu quân đội. Ông viết về binh chủng nhảy dù của mình,về những cấp chỉ huy mà ông gọi là “ngoại khổ” hay về những bằng hữu của mình, những người bạn sống chết của ông với cả tấm lòngtrân trọng. Ông kể những “tai nạn” của đời binh nghiệp mình như một cách thế để hồi tưởng và nhớ lại chứ không có một chút nào cămhận cả. Ông viết về thân phận người lính, những người mà ôngcho rằng có thể chất và tâm hồn cứng cỏi như sắt, như một cách vinh danh những thiệt thòi và mất mát của họ. Và, chẳng bao giờ ông than van về cách đời đối xử không công bằng với mình...Nhà văn Nguyễn Bá Trạc, tác giả Ngọn Cỏ Bồng, là một bạn thân của ông đã viết như thế chứ không phải tôi. Sở dĩ tôi tin vào điều đó làvì anh Trạc là bạn của ông từ thuở ấu thơ ở Đà Nẵng cho đến bây giờ nên rất hiểu hoàn cảnh của ông. Xuất thân từ con nhà nghèo, cha đitập kết và bà mẹ nuôi dưỡng hai anh em ông trong hoàn cảnh gieo neo. Rồi bà mẹ mất sớm và haianh em đùm bọc với nhau để sống cho đến khi vào lính, gia nhập binh chủng nhảy dù bị thương bảy lần nhưng binh nghiệp lênh đênh. Saunăm 1975 thì bị 14 năm tù đàynghiệt ngã rồi qua xứ người thì lại bị hiểu lầm và có người kết án làcó tư tưởng chao đảo muốn hòagiải hòa hợp dân tộc, thậm chí làCộng sản nằm vùng nữa. Nhưngrồi thời gian qua đi, để thấy những luận điểm buộc tội ấy có vẻ mơ hồ không căn cứ. Trước sau, Phan Nhật Nam vẫn là một người lính và

Page 62: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 62

nhiều công việc ông làm đã chứng minh điều ấy.Nếu có một nhận xét khách quan, thì chúng ta sẽ nghĩ ngợi như thế nào để có sự công bằng hơn trongnhận xét về một mẫu nhân vật nhưPhan Nhật Nam?Có rất nhiều chuyện kể về ông. Tôi có người anh rể cùng bị tù với Phan Nhật Nam và anh tôi đã khenngợi hết lời về sức chịu đựng cũng như tư cách của ông trong tù. Một người nữa cũng ở chung trại với Phan Nhật Nam là anh Nguyễn Thế Đỉnh, một tiểu đoàn trưởng Biệt Động Quân nổi tiếng cũng nói với tôi rằng khi Phan Nhật Nam ở chung trại tù với anh tư cách rất đàng hoàng. Anh Đĩnh kể lại chuyện cha của anh Phan Nhật Nam là một cán bộ tập kết vàothăm thì anh cũng tỏ ra rất rõ ràngtrong sự phân định chính kiến của mình…Cũng như, chuyện giữa anh Phan Nhật Nam và nhà thơ Phan DuyNhân tức sinh viên Phan ChánhDinh, hai người là bạn chí thân với nhau. Khi Phan Duy Nhân lãnh đạo nhóm biểu tình ở Đà Nẵng thì PhanNhật Nam làm đại đội trưởng nhảy dù có nhiệm vụ giải tán đám biểu tình. Tiêu lệnh là phải bắt sống hoặc bắn chết Phan Duy Nhân nhưng khi Phan Nhật Nam biết thìmột người lính đã nổ súng và PhanDuy Nhân bị thương ở chân và bị bắt đầy đi Côn Đảo. Sau năm 1975, Phan Duy Nhân trở thànhphó trưởng ban tôn giáo trung ương và đi tìm những người thù cũ

để trả hận. Một người bạn cả hai người là sử gia Trần Gia Phụng đãhỏi sẽ cư xử ra sao với Phan Nhật Nam thì Phan Chánh Dinh trả lời làgiết, giết không thể có sự khoan hồng nào. Dù khi ấy Phan Nhật Nam đã vào tù cải tạo. Trước năm1975, Phan Nhật Nam đã viết trong bút ký của mình về người bạn thân Phan Chánh Dinh, người hay đọc bài thơ của Thủy Thủ, đăng ở trang đầu của báo Chỉ Đạo…Có lẽ giới tuyến phân cách hai bên đến nỗi hai người bạn thân thiết trở thành hai người thù địch ghìmsúng bắn nhau, một tệ hại của cuộc chiến nồi da xáo thịt…Dĩ nhiên, là nhà văn không thể làmột người tả một cách chân thưcmột trăm phần trăm. Phải có sự thêm bớt để sự kiện được nhìnngắm toàn diện hơn cũng như cóbề sâu hơn. Ở Phan Nhật Nam ông có phong cách của một người lính luôn luôn giữ trong tâm hồn mìnhngọn lửa của sự hiến tặng hết mình cho cuộc sống. Từ bút ký đầu tiên Dấu Binh Lửa đến các tác phẩm sau kể cả Mùa Hè Đỏ Lửa, những ngọn lửa hồng được nhen lên để soi rọi từng góc cạnh của chiến tranh. Và, từ những chứng tích ấy, những tâm tư, những nỗi niềm được giãi bày để người thế hệ sau có thể hiểu biết được phần nào con người Việt nam trong chiến tranh và trong khi đã ngưngtiếng súng nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp tục…Ở chủ quan tôi, một người đã làlính và có nhiều tâm tư có phần

trùng hợp với tác giả Mùa Hè Đỏ Lửa thì ý nghĩ của tôi rất đơn giản. Viết về chiến tranh có lẽ không ai hơn được Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh cùa Erich MariaRemarque với chân dung người lính muôn thuở, có thể tương tự với nhau dù ở bên này và bên kiachiến tuyến. Nhưng với Phan Nhật Nam, của Mùa Hè Đỏ Lửa thì chândung ấy lại đặc biệt của người lính Việt nam Cộng Hòa mà ông gọi là“người lính nhiệm mầu”. Và một điều khá lạ là chân dung ấy lại sinh động và đẫm chất nhân bản không thua người lính của Remarque.

Thành ra, tôi đọc và bị lôi cuốn theo những người lính nhưAnh Năm Nguyễn Đình Bảo tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, như Sông Lô Lọ Rượu tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 Nhảy Dù,như Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến, như Beo Gấm LêQuang Lưỡng tư lệnh Sư ĐoànNhảy Dù... Những người lính ngoại hạng, những người lính thép nhưng lại rất người, rất nhân bản. Giống như thống tướng Mac Arthur đã nói những người lính không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần đi… Nhưngvới tôi, họ vẫn sáng rực từ một niềm kính phục vì những hy sinh cho tổ quốc.

Nguyễn Mạnh Trinh●

“ Thuở trời đất nổi cơn gió bụiKhách má hồng nhiều nỗi truân chuyên

Xanh kia thăm thẳm từng trênVì ai gây dựng cho nên nỗi này?’’

(Chinh phụ ngâm)

Page 63: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 63

TTRRææNN TTRRªª CCûûAA MM¶¶TT NNGGÜÜ©©II VVIIŒŒTT LLÜÜUU VVOONNGG....

LÊ QUỐC

rung Cộng đã xâm chiếm

Việt Nam chưa ?. Hay chỉ

là những khẩu hiệu phóng

đại của những nhà đấu tranh dân

chủ - những vị quá mẫn cảm lo

lắng cho nền độc lập dân tộc Việt

Nam - những nhà báo viết những

bài bình luận tiên liệu chuyện còn

nằm trong ý đồ của những tên

Đại Hán đầu sỏ ?. Nhiều người ở

hải ngoại tỏ ý nghi ngờ. Câu trả

lời là : CÓ THẬT - TRUNG CỘNG

ĐÃ XÂM LĂNG VIỆT NAM …

Nhưng xâm lăng kiểu mới - xâm

lăng không tiếng súng - tinh vi,

hiểm độc - từng bước bao vây,

gậm mòn lãnh thổ, xâm lấn lãnh

hải, cài đặt tình báo, nuôi dưỡng,

mua chuộc lãnh tụ để có thể đi

đến việc thiết lập ngụy trang chế

độ Thái Thú. Tấn công - không

phải 3 mặt giáp công như trong

chiến thuật cổ điển – mà phối

hợp cùng một lúc tấn công nhiều

mặt : Khống chế về chính trị,

ngoại giao, tình báo. Nếu cần –

ám sát và thủ tiêu bằng nhiều

hình thức. Đặt căn cứ quân sự trá

hình,vừa khai thác kinh tế vừa

tiềm phục những sư đoàn dưới

lốt công nhân. Đội ngũ đông đảo

công nhân, chuyên viên nầy sẽ lập

gia dình với gái Việt Nam và nhứt

định không về Tàu, ở lại lâu dài

trên lãnh thổ Việt Nam. Vụ công

ty Chalieco (thuộc đại công ty

Chalco) khai thác `` bô xít `` tại

Tây Nguyên khiến cho đồng bào

hải ngoại và cả những công thần

của chế độ cũng phẫn nộ, lên

tiếng phản đối … Người Tàu vào

Việt Nam như chỗ không người,

không cần chiếu khán nhập cảnh.

Trước cơn khủng hoảng kinh tế

toàn cầu - đội ngũ thất nghiệp

người Tàu bị thải ra, tràn vào Việt

Nam ngày càng động đảo. Hàng

lậu Trung cộng đổ vào vô số kể:

Hóa chất, quần áo, vải vóc tràn

ngập đồng quê Việt Nam. Bởi là

sự thật hiển nhiên – quá nhiều tài

liệu nghiên cứu giá trị, nên không

cần kê ra xuất xứ để chứng minh.

Trung Cộng bơm vi khuẩn vào

máu kinh tế Việt Nam và mang

gánh nặng đè lên đầu, lên cổ dân

chúng. Chiếm Hoàng Sa, Trường

Sa - lấn vịnh Bắc Bộ (10.000 km2 ),

đè đầu lãnh tụ cắt đất aỉ Nam

Quan, thác Bản Giốc dâng cho

Thiên triều, ngang nhiên bắn giết

ngư phủ Việt Nam ngay trong

vùng biển thuộc chủ quyền Viêt

Nam - đuổi công ty khai thác dầu

khí Exxo - Mobil về nước - vẻ bản

đồ `` lưỡi rồng``, xuất bản sách

giáo khoa dạy cho trẻ con bậc

Tiểu học rằng toàn biển Đông Hải

là thuộc Trung hoa - rước đuốc

Thế vận hội Bắc Kinh đi ngang qua

Việt Nam và tỉnh Tam sa – như là

lãnh thổ của Trung Cộng. Xây 14

đập nước vĩ đại làm than trắng

tại Vân Nam – nhưng đó là một

lưỡi gươm treo trên đầu nước

Việt Nam. Muốn cho chết, cho

sống - chỉ cần tháo hay đóng chốt

đập nước lại.

Gần đây nhứt – Tướng CS Lê văn

Cương, đương kim Viện Trưởng

Viện Chiến lược và khoa học Công

An – cũng phải lên tiếng báo

động : `` Trung Quốc đã thuê một

vùng đất rông lớn thuộc tỉnh

Munbunkiri ( Lào) sát biên giới

Tỉnh Đắc Nông với thời gian 99

năm. Ông Tướng nầy cảnh cáo :``

Đây là hậu quả khôn lường đối

với an ninh quốc gia. Không biết

những người quyết định cho

Trung Quốc vào Tây Nguyên có

biết không ? ``

Hàng loạt những bằng chứng cụ

thể - hằng trăm bài nghiên cứu

giá trị của nhiều học giả uy tín ở

hải ngoại, những bản lên tiếng

của các đoàn thể - những cuộc

biểu tình chống Trung Quốc bị

đàn áp tại quốc nội - những nhà

báo tại Việt Nam mang biểu ngữ

ngồi trước quốc hội phản đối

Trung Cộng bị bắt giam, những

phát biểu quyết liệt tại quốc hội

Việt Nam của Dương trung Quốc

về vụ Tây Nguyên - những công

thần của chế độ - trước nguy cơ

mất nước vào tay Trung Công –

bất chấp hiểm nguy – cũng đã lên

tiếng..

Còn nghi ngờ gì nữa –

Tàu xâm lấn Việt Nam là một sự

thật hiển nhiên không còn gì để

bàn cãi - đồng bào hải ngoại biết.

T

Page 64: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 64

Mỹ biết. Tình báo chiến lược Anh

Pháp biết. Thế giới có thể biết,

nhưng là chuyện hàng xóm, không

liên quan đến mình. Đây là một

cuộc xâm lăng kiểu mới với sự

đồng lõa của những lãnh tụ đang

cầm quyền ở Việt Nam. Tổng

Thống Richard Nixon – trong tác

phẩm ``No more Việt Nam `` đã

viết một câu chí lý : ``Người Cộng

sản Trung Quốc đem Đảng của

mình để xây dựng quốc gia -

ngược lại người Cộng sản Việt

Nam mang quốc gia mình ra để

xây dựng Đảng``. Quả đúng như

vậy - Người Cộng sản Việt Nam

bất chấp Tổ Quốc, dân tộc, để

bảo vệ Đảng – tức bảo vệ quyền

bính. Mà Đảng là ai ? - gồm có

những ai ?. Tài sản đã lên đến bao

nhiêu triệu đô la rồi mà vẫn chứ

thấy đủ ?

Trong mọi mặt xâm lăng mà Trung

cộng đang tấn công tại Việt Nam -

cuộc xâm lăng văn hóa là tàn độc

và ghê gớm hơn cả. Mất lãnh thổ,

còn hy vọng có ngày lấy lại. Mất

văn hóa là mất vĩnh viễn. Một

trăm giống Việt (Bách Việt ) trừ

tộc Âu Việt và Lạc Việt - phía Nam

sông Dương Tử đã bị đồng hoá

hoàn toàn. Thậm chí không còn

dấu vết gì để còn biết mình là dân

Bách Việt. Cả Tôn dật Tiên - vốn là

dòng dõi Bách Việt – cũng bị Hán

hóa hoàn toàn. Hiện tại - cứ nhìn

dân Tây Tạng đang dần dần bị Tàu

đồng hoá. Đức Đạt lại Lạt Ma đã

nhìn thấy nguy cơ nầy : `` Trung

quốc đang âm mưu tiêu diệt văn

hóa của đất nước chúng tôi ``

Quả thật vây – một người Tây

Tạng lưu vong về thăm quê

hương đã phải ngạc nhiên thấy

người Tây Tạng trong khu phố cổ

Lhasa, bây giờ nói tiếng Trung

Quốc, ăn mặc như người Trung

quốc, học tiếng Hán. Hỏi tại sao :

Những người Tây Tạng nầy trả

lời:``Nếu không sử dụng tiếng

Trung Quốc sẽ bị trừng phạt và

hơn thề nữa, việc nói tiếng Trung

Quốc làm cho họ cảm thấy được

bình đẳng ngang hang với kẻ

thồng trị.`` Chẳng bao lâu- người

Tây Tạng sẽ bị Hán hóa - nếu dân

tộc Tây Tạng không vùng dậy nổi.

Tiêu diệt văn hóa là tiêu diệt vĩnh

viễn một dân tộc.

Tại Việt Nam hiện nay có phong

trào phục hoạt Khổng Tử - mục

đích để các thế hệ thanh niên Việt

Nam thấm nhuần cái tư tưởng :

Việt Nam và Tàu cùng tôn thờ

chung một ông thánh là Khổng Tử,

văn hóa ta có gốc là văn hóa Tàu.

Phong trào làm thơ Đường tại các

Câu lạc bộ Saigòn cũng như của

các Tỉnh hiện rầm rộ phát động.

Cũng nên nhớ rằng Khổng Tử là

một ``thánh hiền`` trong chủ

trương nhân trị, nhưng thực tế

cho thấy ông chủ trương HƯNG

HOA DIỆT DI, để phục vụ cho các

vua chúa thời đó. `` Hoà nhi bất

đồng ``nhưng `` HÒA để HÓA

ngưòi thành người Hán.`` Quan

niệm ``Thân tu, Gia Tề, Quốc trị,

Thiên hạ Thái Bình`` chỉ có trong

đầu óc các Triết Gia, trên chót

lưỡi của các nhà nho, nhà khoa

bảng - chứ chưa bao giờ thực

hiện được trong thới Xuân thu

chư hầu tranh bá đồ vương, dân

chúng lầm than, loạn lạc không

dứt.. Bình đây là Bình cho vua

chúa ngự trị trên đầu – bởi ai

cũng lo tu thân, tề gia – còn lòng

dạ nào nổi dậy phản lại thể chế

quân chủ. Suốt mấy ngàn năm –

trong đầu óc của mấy tên Đại Hán

Tàu quân chủ cũng như Tàu Cộng

Sản – chưa bao giờ từ bỏ chủ

trương bánh trướng vốn là huyết

thống của dân du mục hung hãn,

hiếu chiến và bành trướng. Từ

Mã Viện với cột đồng, Minh

Thành Tổ với sắc chỉ ngày 21-

tháng 8 năm 1406, ra lệnh cho

binh lính Tàu đốt sạch mọi sách

vở, văn tự, do ngươi Việt Nam

viết.. Những đống lửa khổng lồ

cháy suốt 2 năm, với mưu đồ xóa

sạch tận gốc văn hóa Việt.``( Vĩnh

Như - Mặt trận văn hoá giữa ta và

Tàu ) Nhưng quân nhà Minh đã

hoàn toàn thất bại trước anh

hùng Lê Lợi Nguyễn Trãi và những

chiến sĩ Việt Nam. Và sau nầy -

mỗi lần đánh chiếm nước ta -

quân Tàu đều đốt sách vở, phá

tan văn miếu, chùa chiền, mục

đích xóa sạch văn hóa ta.

Mấy ngàn năm trước - Khổng Tử

với chủ trương HƯNG HOA DIỆT

DI – giúp các vua chúa người Hán

- một mặt, bằng tư tưởng Nhân

trị ngoài cửa miệng và bằng sách

giáo khoa - mặt khác, thôn tính

bằng quân sự để cuối cùng tiêu

diệt văn hóa các bộ tộc Bách Việt

và đồng hoá hoàn toàn thành văn

hóa Hán. Và Mao trach Đông với

tham vọng là một Đại Trung Quốc

ở bên bờ Thái Bình Dương, chia

ba thiên hạ : Trục Mỹ (đuổi Mỹ về

bên kia bờ Thái Bình Dương )

trục Tây Âu và Trung Quốc, bá chủ

vùng Đông Á. Giang Trạch Dân, Hồ

Page 65: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 65

cẩm Đào – không hề từ bỏ chính

sách nầy – còn đẩy mạnh hơn

nữa với tư thế một cường quốc

kinh tế xếp vào một trong những

quốc gia hùng cường nhứt trên

thế giới.

MỎI MÒN, VÔ CẢM

Tại Mỹ - trong một buổi gặp gỡ

bạn bè, mọi người đang chú ý

đến câu chuyện thời sự nóng hổi

tại quê nhà – bỗng một bà ``mệnh

phụ phu nhân``giàu có trước 75,

nói:`` Ôi ! Hơi đâu mà nói mấy cái

chuyện tào lao đó. Chỗ tôi ở, mấy

thằng cha già 7,8 muơi tuổi, tối

ngày xúm lại nói toàn chuyện

``bô xít, bô xít ``, nghe phát ớn!.

Mình làm gì được nó, toàn là

quánh võ mồm``. Bà nầy - người

đẫy đà, da mặt láng lẩy vì mới

bơm ‘’bô tốc``, cười hô hố.., tự

cho mình nói một câu có ``ý

nghĩa``. Bà nầy thuộc giới tư bản

thiểu số – mà tư bản là vô Tổ

Quốc. Tôi nghe lòng xót xa… Một

người bạn khác rất hiền lành có

nghề nghiệp cao cấp, thờ ơ đến

lạnh nhạt mọi hoạt động của

người Việt hải ngoại và cả lập

trường của một người tị nạn

cũng lu mờ - nếu không nói là

muốn xóa bỏ.. Tôi nghe lòng buồn

bã..

Rải rác đó đây – cũng có những

người thuộc thế hệ già lão, sức

tàn, lực kiệt, chán nản, mỏi mòn –

cũng có những kẻ vong quốc đón

gió trở cờ, những tên `` nhổ rồi

liếm``, những kẻ ``nằm vùng``

trong nghị quyết 36, những nhà tu

đội lốt từ thiện.. những nhà báo

bị mua chuộc, bị cài đặt.. - muôn

hình vạn trạng…

Tuy nhiên – đó chỉ là một số ít thờ

ơ đến vong bản đáng buồn –

nhưng đa số vẫn tồn tại trong

huyết thống tinh thần dân tộc độc

lập trong tầng lớp quần chúng tại

hải ngoại – đa số thầm lặng,

không ồn ào, ít phát biểu – nhưng

thật sự họ là những người không

quên căn cước tị nạn của mình.

Họ có lập trường của những

người trốn chạy cái Thiên Đường

Cộng Sản. Họ thuộc khối đa số

thầm lặng… nhưng khi cần - họ

vẫn dũng cảm ào ạt đứng lên bày

tỏ lòng yêu nước của mình qua lá

cờ vàng biểu tượng chính nghĩa

Tự Do. Vụ Trần Trường là một thí

dụ. Vụ hạ cờ đỏ mới đây tại Đại

Học Houston là một thí dụ khác.

Vụ cô TIM bị ``cháy``khi đi xin tiền

làm từ thiện – cũng cho thấy tinh

thần của khối người Việt thầm

lặng Và còn nhiều trường hợp cụ

thể khắp nơi trên thế giới, đã

minh chứng khối người Việt thầm

lặng không tiêu cực như một số

người đã nghĩ.. Họ chỉ thiếu một

chữ `` THỜI ``mà thôi ! Và cái tinh

thần dân tộc tức là cái vốn văn

hóa vẫn còn nghi nghút trong lòng

đồng bào hải ngoại và cả đồng

bào trong nước. Cái ngọn lửa âm ỉ

đó không bao giờ tắt. Chỉ cần một

ngón gió thời cơ, sẽ bừng dậy

mãnh liệt… Đó là bộ mặt người

Việt hải ngoại. Còn trong nước thì

hoàn toàn bị bưng bít, báo chí, đài

phát thanh chỉ biết cúi đầu``đi lề

bên phải `` - dân chúng bình chân

như vại, không hế chuyện gì xảy

ra – thanh niên mỏi mòn, vô cảm,

không hoài bão, không lý tưởng -

chỉ biết làm sao để có tiền – hãy

nghe người Cộng sản khoe đã

thành công trong việc đào tạo thế

hệ thanh niên nầy : Do một tài

liệu TỐI MẬT, từ trong nước gửi

ra : ` `` Chúng ta phải duy trì sự sợ

hãi, phải tạo những hoạt động

đấu tranh dân chủ thành manh

mún, rời rạc, nhiều lãnh tụ nhưng

ít quần chúng, để dân chúng chán

ngán, thờ ơ,mỏi mòn vô cảm.. Và

chúng ta phải biết dùng mồi để

nhử, đánh vào thói tham lam ích

kỷ lẫn thói háo danh của người

đời - vừa phải làm sao để tinh

thần thực dụng và chủ nghĩa

mánh mun, chụp giựt trở thành

bản tính dân tộc - vốn đã rã rời về

ý chí, tan vỡ niềm tin,chán ngán

các loại ý thức hệ…Thành côngcủa

chúng ta là làm cho thế hệ trẻ

chán ngán đến tận cổ khi phải học

mãi một ý thức hệ lỗi thời bị nhồi

nhét đến phản cảm những tư

tưởng cũ ( tư tưởng Mác). Nhờ

đó ta đào tạo được một thế hệ

thanh niên thờ ơ,vô cảm, chai sạn

với lý tưởng và hoài bão mà

thanh niên thường có. Và cuối

cùng ta phải kiểm soát cả dạ dày

lẫn linh hồn của nhân dân, để duy

trì quyền lực``.

Người công sản Việt Nam chỉ còn

sợ một điều : Tinh thần dân tộc:

``Hiện nay tại Việt Nam chỉ còn le

lói một tinh thần dân tộc còn sót

lại trong máu huyết của mỗi

người Việt. Đây là con dao hai

lưỡi, là con giao long đang nằm

yên mà chúng ta phải biết lèo lái

một cách khôn ngoan để không

Page 66: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 66

xảy ra một Thiên an Môn ở Ba

Đình.``( Nguồn Vietland.Net )

Làm sao để cái gọi là chủ nghĩa

mánh mun chụp giựt thành bản

tính dân tộc, cho các thế hệ thanh

niên trở nên mỏi mòn, vô cảm …

để tất cả đều thờ ơ lãnh cảm với

mọi vấn đề đất nước để nắm

chặt quyền bính và bảo vệ tài sản

kếch xù.. Đảng cộng sản Việt Nam

chủ trương như vậy.

Tuy bị kềm chặt, khóa kìn, nhồi

nặn đến mềm nhão - khối thanh

niên sinh viên và dân chúng thầm

lặng trong nước - chắc chắn vẫn

tiềm tàng trong lòng - cái tinh

thần dân tộc. Đó là ngọn lửa

thiêng không bao giờ tắt trong

lòng người dân Việt. Mỗi khi

nước nhà bị họa ngoại xâm - từ

hội nghị Diên Hồng, hội nghị Bình

Than, rừng Chí Linh, gò Đống Đa –

dân chúng thề nguyền chống giặc

xâm lăng và nhứt định những ``Lê

chiêu Thống, Trần ích Tắc thời

nay`` - sẽ không có mồ chôn xác.

***********

Bản Trường Ca Mười Một

Sẽ một buổi nắng vàng tươi sông núi

Có ta về quê cũ: Việt Nam ta!

Ta sẽ về trong vạn tiếng quân ca

Trong pháo nổ tưng bừng thay tiếng súng

Ngày ta về, núi oai hùng dáng đứng

Biển vỡ ra, ngàn con sóng vươn mình

Gió reo cười, rừng nẩy lộc, hồi sinh

Chào đất mẹ trong ngày vui quang phục

Ngày ta về những oan hờn áp bức

Những gông cùm tàn bạo phải tro than

Ma quỉ, hung thần từ Bắc chí Nam

Sẽ ngã gục trong một giờ đền tội

Ngày ta về đời không còn bóng tối

Cây Việt Nam bừng nở nụ Nhân Quyền

Bởi lời thề sông Hoá mãi còn thiêng

Dưới kiếm báu của anh hùng Hưng Đạo

Ngày ta về, muôn lòng chung hoài bão

Toàn dân ta mong đợi, vỗ tay mừng

Có mẹ già chân mỏi, gánh oằn lưng

Cười rạng rỡ mừng con, bờ mắt ướt

Ngày ta về, Hoàng Sa triền sóng cuộn

Đòi phân minh lãnh hải, nghiệp sơn hà

Đòi Nam Quan, Bản Giốc của dân ta

Phải lấy lại vẹn toàn, không sứt mẻ!

Ngày ta về có hân hoan tuổi trẻ

Reo vang trời mừng phục quốc thành công

Đánh thức chim muông, rừng núi, ruộng đồng

Gọi cây cỏ, loan truyền tin chiến thắng!

Gương cao lá cờ tươi vàng với nắng

Nụ cười em ngà ngọc, đẹp vô cùng

Em vui mừng: từ đây nhé, non sông

Được giải thoát ách độc tài đảng trị!

Ngày ta về có những người chiến sĩ

Nhìn hận thù bằng ánh mắt bao dung

Mở rộng đôi tay đón kẻ đường cùng

Đã thành khẩn trở về cùng chính nghĩa

Ngày ta về những hình thù quái dị

Những lá bùa chuyên chính cũng tiêu tan

Trả lại trời xanh cho lá cờ vàng

Cho gương sáng vì đời mà tranh đấu

Sử Việt Nam sẽ công minh ghi dấu

Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Đan Quế, Khắc Toàn

Nguyễn Vũ Bình, Linh mục Lý, Chí Quang

Đảng vu khống, đảng giam tù, đảng hại

Ta sẽ về đứng bên bờ Đông Hải

Lòng ngậm ngùi nhìn biển vẫn mênh mông

Tưởng nhớ người đi vào cõi muôn trùng

Vùi trong sóng, bởi điên cuồng hải tặc

Ngày ta về, tiếc thương tràn lên mắt

Trước nấm mồ Người Chiến Sĩ Vô Danh

Chiến công này: hoa tưởng niệm dâng anh

Cờ truy điệu: lá cờ ngày phục quốc!

Ta sẽ đi đủ ba miền đất nước

Thăm trại tù một thuở nhốt dân ta

Để vỡ nền, gieo hạt giống muôn hoa

Cho đau nhức không phai màu sông núi

Ngày ta về, Huế, Sài Gòn, Hà Nội

Lòng dân vui như cánh bướm muôn màu

Mừng Việt Nam ngưỡng phục bởi năm châu

Do bất khuất dòng con Hồng cháu Lạc

Bởi Việt Nam có những Trần Quốc Toản

Có Đặng Dung, Nguyễn Huệ, có Trưng Vương

Có những người con yêu mến quê hương

Như Thái Học, như Ngô Quyền, Nguyễn Trãi

Có sáng chói tấm gương hùng cận đại

Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Hưng

Nhắc tên Người, sông núi cũng rưng rưng

Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Ngọc Cẩn

Ngày ta về Việt Nam thôi thống hận

Và trường ca là nhạc khúc ân tình

Là tiếng cười rực rỡ ánh bình minh

Là diễm tuyệt, em xanh màu áo lụa....

Ngô Minh Hằng

Page 67: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 67

Ngöôøi Lính Khoâng coù soá quaân

Trần như Xuyên

ối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đâylà ngày đầu tiên tôi nắm Đại

đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anhcủa tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.

Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ratrường, giờ đã lên nắm Đai đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù,Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi.Tôi nắm Đại đội hơi nhanh khôngphải vì mình tài giỏi gì mà năm 67khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôivề chẳng hạn, có Đại đội xử lý làmột Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng

không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghetin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lênxin, tôi được đưa về Tiểu đoàn4/46 thì một ông đàn anh khóa 16đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vàoNam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phónên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng nhưmắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trongviệc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là

một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

Cứ như vậy, những lần hànhquân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đã thuxếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.

Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học Tiểu học:- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?

T

Page 68: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 68

- Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi còn Trung úyTrang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công thì làmsao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thìcòn đánh đấm gì được.- Thiếu uý đừng lo, vợ nó phụ nó

rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lauchùi cây đại liên nữa.- Nhưng lỡ có chuyện gì làm saomình báo cáo.

Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội nhưvậy, lỡ có chuyện gì thì sao?

- Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đã đưanó về với má em rồi nhưng má emkhông ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.

Nở thực hiện lời "em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liênnữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơibăn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao,rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.

Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa chotôi, trước đó tôi có dặn anh ta làthỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem còn aikhông biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học, "ngày mãnkhóa", tôi kêu từng người đưa tờ

Chiến sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngàyphép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngàyđó.

Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trongxã, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.

Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:Long Xuyên, ngày....

anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh điđóng quân, dầu gì vợ chồng được

anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chìu chuộng má mà mávẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.Em, Ba.

Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, khôngbiết anh Hai có trả lời, trả vốn gìkhông hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông,chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu cònđội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyênmột dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gìcả, chẳng thà để tôi lờ đi như

không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.

Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đình Hà (ĐĐ1), Th/ULê xuân Sơn (ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.

Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà (ĐĐ2)

khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn làđịch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên vìtình người bạn cùng khóa, tôi choĐại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn,, tôi chạy lại cây đại liên, chochuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.

Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơhờ, liều lĩnh tấn công. Cũng tại nơicon rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôihành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây,đợi đêm xuống có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Hòa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng

“Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trangtrọng cho chị, thưa chị Nở…”

(Trần Như Xuyên)

Page 69: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 69

không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.

Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng LongAn này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant,Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng. Nở người hơithấp nhưng rất khỏe, một mình váccây đại liên cả với chân ba càng,mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhàolên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêuvà có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo vàtrực thăng bắn liên tục, ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng tráchnhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hànhquân vượt biên năm 1970 cũngnhư ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thìchiến trận lên tới cấp Sư đoàn,Quân đoàn.

Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưngTướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)

Hai ngày sau ĐĐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mêcái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩgiá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho

chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đình Hà.

Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mã Lai, tôi còn gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ thìvợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngangqua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơtay chào theo kiểu nhà binh, tôingạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao mình lại chàonhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quânnhân ư? Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khigặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơito ra. Tôi đem điều này hỏiThượng sĩ Hội thì ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.

Tôi gọi Nở lên:- Vợ cậu có bầu phải không?- Dạ, thưa Trung úy.- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ĐĐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.- Dạ, em cũng tính tháng này lãnhlương xong, Trung úy cho em cáiphép để em đưa nó về gởi bà già.- Được rồi, lúc nào muốn cứ lênđây.

Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưngquán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơiđây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ĐĐ, nhờ toán phục kích nổ súng trước nênĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt, tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khitới cây đại liên, tôi thấy có mấy

người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:- Gì vậy Nở?

Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:- Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!

Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cảcái áo trận, y tá Thọ đứng lên:- Chết rồi Trung úy.

Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nóchồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.

Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.

Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cáihòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào nhưmột lần chị đã chào tôi, chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương,không cả được lên cấp chỉ vì chị làNGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.

Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.

Page 70: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 70

***

Chị Nở thân mến, 40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ làmột sự tình cờ thôi, hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng khônghoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đãchiến đấu như một người lính thực thụ và đã hi sinh.

Một lý do nữa để tôi viết về chị làvì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đãlàm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi, cô Trâmnày chết ở đây nhưng không aibiết nắm xương khô vùi chôn nơiđâu, một người lính Mỹ hành quânqua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng vàtrao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.

Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơiđộng lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Đặng thùy Trâm làmột Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say vàlâu như vậy, anh được thăng lênlàm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anhta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn

y tá Thọ của Đại Đội mình năm xưakhông, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.

Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bàở hai chiến tuyến chết trong cùngcuộc chiến, trong cùng thời gian vàđộ tuổi cũng gần như nhau, nhưnghai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau, Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết, còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìmđể giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, còn cái cô Thùy Trâmkia đã từ ngoài đó vào đây, mangtrong lòng sự thù hận bởi sự tuyêntruyền nhồi nhét, miền Nam nàynào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.

Chị Nở có thấy điều buồn cười nàykhông là trong cuốn nhật ký, ThùyTrâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tànác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị, từ ngoài đólần mò vào tận trong này để tìmgiết người ta lại còn hô hoán là saongười ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ. Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì saoThùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không,thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làmlớn thì mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này,đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu màkhông chết và giả như có ô dù, giờ

có thể là Bộ trưởng Y tế hay làmGiám đốc một bệnh viện nào đó thìcũng là những con giòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.

Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, khôngbiết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.

Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ làông cụ già rồi, vẫn khó tính nhưtrước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đã mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, khôngchiến đấu, mất nước vì bị phải mất nước.

Quên kể cho chị nghe, mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịc chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ. Thôi tất cả đã qua,chúng tôi vẫn không bao giờ quênnhững người đã hi sinh vì mảnh đất miền Nam thân yêu, không baogiờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dântrong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này nhưđược thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.

Trần như Xuyên

Page 71: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 71

Trích: Người Việt Boston ngày 02-06-2009

Ðâu Là Sự Thật

Ðặng Xuân Khánh(Sinh viên trẻ đang sống trong thiên đàng xã nghĩa VC)

iới trẻ chúng tôi, thànhphần lớn lên sau chiến tranh không hiểu biết lý do

tại sao đã có cuộc chiến ÐôngDương lần thứ 2 (1954-1975),mà báo chí ngoại quốc thường gọi là chiến tranh Việt Nam

(Vietnam War).Chúng tôi đã được học tập dưới hệ thống nhà trường xã hội chủ nghĩa (XHCN) về lý do tại sao có cuộc chiến tranh Việt Nam qua những cụm từ như “chế độ khát máu Mỹ-Diệm”, ”miền Nam bị Mỹ, Nguỵ kìmkẹp”, “đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào”, “ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ”, “giải phóng miền Nam” v.v…Nhưng ngày nay, với sự phổ biến của công nghệ thông tin, chúng tôi đã biết nhiều hơn trước. Về lý do tại sao đã có và do ai gây ra cuộc chiến Việt Nam 1954-1975, hoàntoàn không phải như chúng tôi đãđược tuyên truyền trong nhàtrường.Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn vàithắc mắc rất đơn giản. Kính mong các bác, các chú, là những người đã và đang phục vụ cho đảng vànhà nước Việt Nam và những người vẫn khư khư cho rằng chiến tranh Việt Nam là cần thiết để “giải phóng miền Nam” thoát khỏi sự “kìm kẹp của Mỹ, Ngụy” v.v giải thích giùm:1. Sau năm 1954, sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã được ký kết ngày 27/10/1954chấm dứt chiến tranh Ðông Dươnglần thứ nhất. Trong thời gian chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) lãnh đạo chính quyền miền Bắc, tại sao 1 triệu người miền Bắc đã phải lêntàu đua nhau bỏ chạy vào miền Nam để cho “Mỹ - Diệm kìm kẹp”

mà không ở lại cùng nhà nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hoà và chủ tịch HCM? Số 1 triệu người này cóthể còn nhiều lần hơn nếu nhànước không dùng bạo lực ngăn chặn, không cho họ ra đi! Tại sao ngoại trừ một số các cán bộ đảng viên cộng sản (CS) tập kết ra Bắc, người dân miền Nam lại không đuanhau chạy ra Bắc theo chế độ CS của chủ tịch HCM, mà tuyệt đại đa số cứ nhất quyết ở lại cho “Mỹ -Diệm kìm kẹp”? Theo hiệp định Geneve thì lúc đó mọi người được hoàn toàn tự do lựa chọn đi ra miền Bắc hay ở lại miền Nam cơmà??2. Tại sao hồi còn chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thìdân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi màchạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn“được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy? Ðuanhau chạy vế phía có lính miền Nam để tiếp tục bị “kìm kẹp”, không lẽ họ ngu đần đến nỗi chỉ thích bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp” chứ không muốn được “giải phóng” à?3. Năm 1975, sau khi chiến tranh chấm dứt, “bộ đội giải phóng” chiếm toàn bộ miền Nam, đất nước thống nhất, Mỹ đã cút, Ngụy đãnhào. Tại sao dân miền Nam lại lũ lượt trốn chạy ra đi, bất chấp nguy hiểm, bão tố, cá mập, hải tặc màvượt Biển Ðông; bất chấp các bãimìn, hay bị Khơ-me Ðỏ chặt đầu; để bằng đường bộ băng qua

Campuchia sang Thái Lan?Theo ước tính của các cơ quantruyền thông, thông tin quốc tế thìhơn 1 triệu người đã đi bằng hìnhthức này (http://archives.cbc.ca/id-1-69-324/life-society/boat_people).Chúng tôi đã được học tập là “Mỹ-Diệm đã ban hành đạo luật 10/59 tố Cộng, diệt Cộng, lê máy chém đikhắp miền Nam”, nào là “bè lũ taysai quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu”, nào là “ghi khắc tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”…v.v…. Khi học xong, đọc hay nghe những dòng chữ như thế, thìchúng tôi nghĩ, chắc hẳn chế độ ở miền Nam dù với Diệm hay Thiệu thì cũng tàn ác kinh khủng lắm, thếnhưng tại sao lại suốt từ 1954 cho thời điểm ngày “Giải phóng” 30/4/1975 - 20 năm trời, không hề có hiện tượng người dân miền nam từ bỏ, trốn khỏi miền Nam để xuống tầu đi vượt biên? Thay vìđến khi bộ đội ta từ miền Bắc vàoNam “giải phóng”, lẽ ra phải ở lại mừng vui, thì họ lại kéo nhau ra đi là thế nào? Thế thì có tréo cẳng ngỗng không? Tại sao hàng ngàndân miền Bắc, nhất là từ Hải Phòng, đã có kinh nghiệm sống dưới sự lãnh đạo của Bác và Ðảng hơn 20 năm, cũng bỏ miền Bắc XHCN, vượt vịnh Bắc Bộ sang HongKong mong có cơ hội được sống với thế giới tư bản, chứ nhất định không ở lại miền Bắc XHCN “tươiđẹp”?4. Năm 2005, sau khi hoà bình đãvề trên quê hương được 30 năm, đảng CS đã lãnh đạo đất nước được 30 năm, (chính quyền SàiGòn chỉ lãnh đạo miền nam có 20năm thôi, 1954-1975), thì tại sao dân chúng vẫn còn lũ lượt tìm cáchrủ nhau ra đi. Trai thì đi lao động cho nước ngoài, rồi tìm cách trốn ở

GG

Page 72: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 72

lại, gái thì cắn răng chịu đựng tủi nhục lấy toàn đàn ông (già cả, tàntật, hết thời, …) của Ðài Loan,Singapore, Ðại Hàn, để có cơ hội thoát khỏi Việt Nam??? Tại sao du học sinh, thành phần gọi là tươnglai của đất nước vẫn luôn tìm mọi cách (ngay cả khi chưa học xong) để ở lại nước ngoài, như lập hôn thú (giả có mà thật cũng có) với người Việt hải ngoại, chứ nhất định không chịu trở về Việt nam???5. Những năm gần nay, những người Việt trước nay đã trốn đi vượt biên, chạy theo để “bám gót đế quốc”, là “rác rưởi trôi dạt về bên kia bờ đại dương”, là “thànhphần phản động”, là “những kẻ ăn bơ thừa, sữa cặn” như nhà nước Việt Nam vẫn từng đã nói. Nay

được chào đón hoan nghênh trở về Việt Nam làm ăn sinh sống và được gọi là “Việt kiều yêu nước”, “khúc ruột ngàn dặm”? Có đúng họ “yêunước” không? Tai sao họ không dám từ bỏ hoàn toàn quốc tịch Mỹ, Pháp, Canada, Úc, xé bỏ hộ chiếu nước ngoài và xin nhập lại quốc tịch Việt Nam và vĩnh viễn làmcông dân nước Cộng Hoà XHCNViệt Nam???6. Trong bộ môn lịch sử chươngtrình lớp 12, chúng tôi được giảng dạy rằng, “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” thành lập ngày20/12/1960 với mục tiêu “đấu tranh chống quân xâm lược Mỹ vàchính quyền tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Theo như chúng tôi tìm

hiểu, năm 1961 khi Ngô Ðình Diệm ký Hiệp ước quân sự với Mỹ, thìmiền Nam lúc ấy chỉ có các cố vấn Mỹ và một ít quân mang tính yểm trợ (US Support Troopes) với nhiệm vụ chính là xây dựng phi trường, cầu cống, đường xá… Mỹ chỉ bắt đầu đưa lính vào miền Nam từ năm 1965, sau khi lật đổ và giết Ngô Ðình Diệm do cương quyết từ chối không cho Mỹ trực tiếp can thiệp quân sự. Quân Mỹ thực sự đổ quân vào miền Nam sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Vậy thì vàothời điểm 20/12/1960, làm gì cóbóng dáng lính Mỹ nào ở Miền Nam, làm gì đã có ai xâm lược màchống?? Các bác, các chú chống ai, chống cái gì vào năm 1960???

___________________________________________________________________________________________

TIN BUỒN GIA ĐÌNH QLVNCH: HAI CỰU TƯỚNG LÃNH VNCH TỪ TRẦN

WESTMINSTER, California (NV) - Một người từng là đại sứ của Việt Nam Cộng Hòa tại Tunisia, Bắc Phi, và một người từng giữ chứctổng giám đốc Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng, cả hai đều vừa từ trần ở hải ngoại. Cựu Trung Tướng Trần Văn Minh đã mất tại Paris, Pháp. Cựu Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm mất tại San Jose, California. Ông Trần Văn Minh đãhưởng thọ 86 tuổi. Theo tài liệu do ông Hồ Ðắc Huân cung cấp, cố Trung Tướng Trần Văn Minh sanh ngày 19 Tháng Tám, 1923 tại Sài Gòn, tốt nghiệp Tú Tài 2 Pháp ban khoa học toán năm 1941. Năm 1944, ông tốt nghiệp trường Võ Bị Tông Sơn Tây với cấp bậc chuẩn úy và ratrường phục vụ Trung Ðoàn 5 Bộ Binh. Ông bắt đầu làm việc tại Bộ Quốc Phòng năm 1951 vàlên chức tổng thư ký thường trực Bộ Quốc Phòng năm 1958. Vào đầu Tháng Mười Một 1963, ông tham gia cuộc đảo chánh do Trung Tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Trong những năm sau ông Trần Văn Minh đã tiếp tục được thăng chức lên tới Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực năm 1965.

Năm 1971 ông được bổ nhiệm chức Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Tunisia ở Bắc Phi Châu. Ông giải ngũ năm 1974. Sau ngày 30 Tháng Tư,1975, ông định cư tại Pháp và sống ở đó cho đến ngày qua đời.

Trong khi đó, theo tin của gia đình, cựu Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm đã “ra đi trong bìnhthản, ngủ rồi đi luôn một cách êm ái” tại nhàriêng ở San Jose, California vào khoảng 4 giờ sáng ngày 30 Tháng Năm, 2009, hưởng thọ 83 tuổi.

Cũng theo tài liệu của ông Hồ Ðắc Huân, ông Bùi Ðình Ðạm chào đời ngày 26 Tháng Sáu,1926 tại Phương Trì, Ðan Phượng, Hà Ðông.Ông tốt nghiệp cử nhân văn khoa viện Ðại Học Sài Gòn năm 1970, theo học khóa 1 Bảo Ðại sau đổi thành Phan Bội Châu Trường Võ Bị Huế và tốt nghiệp năm 1949 với cấp bậc thiếu úy.

Ông Bùi Ðình Ðạm được thăng chức dần dần trong những năm sau đó, lên tới Tham MưuTrưởng Sư Ðoàn 7 Bộ Binh năm 1960 và cấp bậc thiếu tướng năm 1970. Vào năm 1973, ôngđược cử vào chức tổng giám đốc Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng và giữ chức ngày chođến hết Tháng Tư 1975.

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, ông định cư tại San Jose, California và ở đó cho đến ngàyqua đời. Trong hơn 30 huy chương mà cựu Thiếu Tướng Bùi Ðình Ðạm từng được trao có các huy chương cao quí như Ðệ Tam Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương, Lục Quân Huân Chương Ðệ Nhất hạng, và Anh Dũng Bội Tinh. (h.d.)

Page 73: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 73

CHỮ HIẾU TRONG

NGUYỄN BÁ HOA

A.- Ý Nghĩa chữ hiếu :

Một danh sĩ triều Nguyễn, ông Lý văn Phức, tác giả nhiều bộ sách, trong đó có cuốn Nhị Thập Tứ Hiếu Diễn Âm đã viết rằng : ‘‘Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết, thìsuy ra trăm nết đều nên’’.

Có thể nói hầu hết các tôn giáo vàtriết thuyết Á đông đều khuyên dạy con cái sống hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và các bậc trưởng thượng. Tinh thần hiếu đễ có khiđược coi là một phong tục sâu sắc, một tín ngưỡng (hiếu đạo). Hiếu làmột nết trọng yếu trong Nhân luân, được xem là ‘‘ Thiên kinh địa nghĩa’’, phân biệt loài người với các loài sinh vật khác. (Minh Tâm Bảo Giám). Trong kinh Thi có câu :Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù laoDục báo thâm ân, hạo thiênvõng cực

(Thương ơi cha mẹ, sanh ta nhọc nhằn. Muốn báo ơn sâu,trời cao lồng lộng).Trong kiếp ba sinh, nếu được Thượng đế cho bày tỏ một nguyện vọng, con sẽ xin thưa : ‘‘Kính xinThượng-Đế cho con sống với cha mẹ con như cũ để báo đáp công ơn sinh dưỡng núi cao, nước nguồn, dù cha mẹ con không giàusang phú quí bằng ai’’. Một mái ấm gia đình đượm tình thương chamẹ, một khung trời thương yêu,dịu ngọt đầy kỷ niệm êm đềm, thời tuổi hoa niên mình đã bơi lộitrong đó, sung sướng, ấm êm màkhông hay, để một ngày bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Ngày nay chamẹ đã khuất núi, mình đã lớn, đãgià nhưng đôi khi cũng cảm thấy bơ vơ lạc lõng không hơn gì đứa trẻ mồ côi. Con trẻ thiếu tìnhthương thì không lớn lên được; người lớn thiếu tình thương thì

cũng cằn cỗi héo mòn. Mặt trờimọc ở phương đông, lặn về phương tây là lẽ tuần hoàn của vũ trụ. Mặt trời, mặt trăng lặn rồi cònmọc lại, cha mẹ đã khuất núi rồibao giờ gặp lại ?!. Nếu có gặp chăng thì chỉ trong giấc mơ, haychỉ có trong chuyện huyền thoại Phạm Công Cúc Hoa... Trongnhững khoảnh khắc nào, một buổi xế chiều, đứng lặng yên nhìn chântrời thương về phía xa xôi màtưởng tượng nếu chân trời có thực thì nơi đó sẽ đông đúc người tìmvề, trong đó có cha mẹ chúng ta!.Chùa Giác Nguyên, trai-tăng thángbảy, tấm lòng son gởi lại bóng trăng rằm.Ngọn đèn sáng soi con cháu,thương vì hai đấng song thân. Câynhang hiếu hạnh thắp nên thơm,cúng dường Tam -Bảo mùa lễ Vu-lan.

Page 74: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 74

B.- Mùa lễ Vu - LanNhân mùa Vu Lan là mùa báo hiếu,trước kia trong thời kỳ quân chủ, có khi công cuộc tổ chức lễ lạc nầy được tiến hành từ trong triều đình đến các chùa chiền ở làng xã.Nói đến Lễ Vu lan, chúng ta nhớ đến tôn giả Mục-Kiền-Liên, tấm gương hiếu thảo của Ngài, dù trải qua bao thế kỷ, vẫn làm lay độngtất cả con tim của mọi thời đại :Trời có bốn mùa xuân là gốc,Người sanh trăm nết hiếu đứng đầu.(Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ, -Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên ).

Theo truyền thuyết, hơn 25 thế kỷ trước đây, Đức Phật đã giảng Kinh Vu Lan (Allambana sutra ) cho vị Đại đệ tử là Mục Kiền Liên.Trong Phật giáo, Vu Lan Bồn làmột phương pháp báo hiếu tốt nhất. Theo Hòa thượng Thích Thiện Hoa, « Vu Lan Bồn là phiênâm theo tiếng Phạn, người Trung Hoa dịch là : ‘‘giải đảo huyền’’, nghĩa đen là cởi trói người bị treo ngược; nghĩa bóng là cứu vớt những kẻ đau khổ nặng nề nhưđang bị treo ngược... Ngài Đại -hiếu Mục Kiền Liên, sau khi tuhành chứng được sáu phép thần thông, ngậm ngùi nhớ đến công ơncha mẹ, lo tìm cách báo đáp. Ngàidùng đạo nhản xem trong cõi khổ,nhận thấy người mẹ sanh làm loàingạ quỉ, thân thể ốm yếu, da bọc xương, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá,Ngài liền đem bát cơm đang ăn để dâng mẹ. Ngài vận thần thông, bưng bát cơm đi đến chỗ mẹ ở. Bàmẹ vì quá khao khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người khác cướp giựt, lấy tay trái che dấu bát cơm, tay mặt bốc ăn. Bởi lòngtham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm vừa đưa vàomiệng, thì hóa thành lửa đỏ, bàchẳng ăn được. Ngài Mục Kiền Liênthấy thế, hết sức đau buồn kêukhóc. Ngài liền trở về bạch Đức Phật, thuật lại như trên và cầu xin Đức Phật chỉ giáo cho phuơngpháp cứu độ mẫu thân...

Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dạy, đến rằm tháng bảy tổ chức lễ Vu -lan, sắm đủ các lễ vật, rước chư Tăng trong mười phươngthành tâm kính lễ trai-tăng cúng-dường, nên vong mẫu của Ngàithoát khỏi kiếp ngạ quỉ, sanh về cảnh giới lành. ».Theo một sự tích nữa về Lễ Vu Lan : Sau khi đắc đạo, Ngài Mục-Kiền-Liên (Moggallàna ) vị đại-đệ-tử của Đức Phật Thích-ca đi cứu mẹ ở địa -ngục, thấy mẹ là bàThanh-Đề bị treo ngược, đày đọa cùng quỉ đói. Quá thương cảm, ngài Mục- Kiền-Liên liền dùng thần thông dâng chén cơm cho mẹ. Nhưng lòng tham của bà Thanh-Đề thấy chén cơm thì lòng tham lamtrong tiền kiếp nổi bừng lên, khiến chén cơm hóa thành lửa đỏ rực, cháy phỏng cả miệng và tay. NgàiMục Kiền-Liên đau xót quá, nước mắt ròng ròng, lạy mẹ, Ngài trở về bạch Đức Phật, kể rõ đầu đuôi câu chuyện, cầu xin Đức Phật chỉ dạy phương cách cứu độ thân mẫu.Đức Phật bảo : - Thân mẫu ông khi còn tại thế thì tham lam, ích kỷ, khinh khi Tam bảo, đố kỵ các bậc chân tu và gây nhiều tội ác nặng nề; vì thế phúc đức một mình ôngkhông thể cứu độ được, mà phải thêm uy lực của chư tăng..Vậy, nhân ngày Rằm tháng Bảy, ngàychư tăng tròn 3 tháng an cư kiết-hạ, thân tâm thanh tịnh, ngày chưtăng tự tứ (buổi lễ kết thúc thời kỳ An-cư kiết- hạ, các vị tỳ-kheo tự mình nói lên những lỗi-lầm của mình khiến cho tâm được thanh tịnh - Tiểu Từ-điển Phật-hocthông-dụng – T.N Huỳnh Hữu Hồng), ngày chư Phật mười phương hoan hỉ. Nhân ngày nầy, ông thiết lập chay đàn (trai-đàn),nhờ công đức các vị chân tăng đồng tâm nhứt niệm nguyện cầu thì sẽ cảm hóa được mẹ ông, cảm thông đến mười phương chư Phật; như thế mới mong giải thoát được tội khổ. Tiền kiếp, mẹ ông tội căn nặng như tảng đá lớn, mà côngđức tu hành của một người nhưchiếc thuyền nhỏ, nên cần nhiều chiếc thuyền kết lại mới đưa được

tảng đá nặng kia qua sông thoát khỏi trầm luân...

Ngài Mục-Kiền-Liên vâng theo lời Đức Phật dạy, thành tâm kính lễ trai-tăng cúng dường, lòng chíhiếu chí thành của người con vàcông đức các vị chân tu thành tâmchú nguyện tạo nên sức mạnh cảm thông làm tỉnh ngộ xoay chuyển lòng tham lam u-mê nay hướng về nẻo thiện, Bà Thanh-Đề nhờ công đức của chư vị cao tăng và nhờ sự thành tâm cảm ứng sám hối của chính người trong cuộc nên ánhsáng từ bi đã chiếu rọi vào tâmthức vô minh, do đó mà chuyển được thành thiện tâm, thoát khỏi kiếp đọa đày ngạ-quỉ, được sanh về cảnh giới lành, tứ thời hữu bất tuyệt chi hoa, bát tiết hữu trường xuân chi cảnh.(bốn mùa có hoavĩnh cửu, suốt năm đẹp như cảnh mùa xuân).Hình ảnh bà Thanh-Đề vội chụp ngay bát cơm khi Ngài Mục-Kiền-Liên dâng lên, đã nói lên cái tâmtham lam mê muội và khi bà vừa đưa tay bốc cơm thì cơm biến thành than hồng, bụng đói màkhông làm sao ăn được, đó là cảnh đọa đày nơi địa ngục. Cảnh giới địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh là tamác đạo, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong con người chúng ta « tham sân si thị địa ngục ». Khinào chúng ta nổi giận là lửa địa nguc sân hận bùng cháy.Trong mỗi người chúng ta đều có thể có không nhiều thì it ba thứ độc hại tham lam, sân hận và simê hoặc khống chế hoặc sai khiến chúng ta. Tham vọng khiến người ta lúc chưa được thì cũng lo, khiđược rồi thì lo bị hư, bị mất, nênthường sống trong tâm trạng bất an, với những toan tính danh lợi cá nhân, bị chìm đắm trong lục dục thất tình, tinh thần lúc nào cũngnghi ngờ lo sợ, ăn không ngon,ngủ không yên nhiều khi bị ám ảnh như trong cơn ác mộng, bi quan nhìn thế sự lúc nào cũng phiền nảo khổ đau, đó là tự biến cuộc đời thành địa ngục trần gian. Giải thích theo tinh thần Phật giáo, thì do

Page 75: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 75

tâm thanh tịnh của chư Tăng huântập trong ba tháng an-cư kiết-hạ đã chuyển hóa tâm của bà ThanhĐề thấu rõ tội ác trong quá khứ vàtâm nguyện sám hối, khi tâm đãan dù gặp cảnh ngộ nào cũng an.Nói về đạo hiếu, nhà chí sĩ cáchmạng Phan Bội Châu chú giải rằng : ‘‘Hiếu là cái mối đầu sự tác dụng của đạo nhân’’. Người đời muốn hiểu rõ tâm thành, đôikhi phải qua thử thách. Có mùađông giá rét mới biết cây thông, cây bách có sức chịu đựng dai bền, gặp gió bão mới biết mầm cỏ nào cứng chắc.

C.- Những gương hiếu thảo :Những gương hiếu thảo từ ngànxưa còn ghi trong sử sách, cònnhắc nhở trong Nhị Thập Tứ Hiếu Diễn âm, tác giả Lý văn Phức (1785-1849).

*- Sự tích Thầy Mẫn Tử, (sự tích số 4 trong Nhị Thập Tứ Hiếu)nguời nhà Châu, tên là Mẫn Tổn, chữ đặt là Tử Khiên, học trò của Đức Khổng Tử, mẹ mất sớm, chacưới vợ khác. Mẹ ghẻ không ưaMẫn Tử cho ăn uống thất thường, cho mặc rách rưới mùa đông cũngnhư mùa hè. Nhưng do hiếu tâmđã làm xúc động lòng người cha vàcảm phục được từ tâm của bà kế mẫu, đem lại hạnh phúc cho cả nhà. Sau khi nghe Mẫn Tử trìnhthưa lòng hiếu thảo của mình :...Cha nghe nói cũng sa giọt tủi,Mẹ nghe rồi cũng đổi lòng xưaCho hay hiếu cảm nên từThấm lâu như đá chẳng từ lọ ai.

* - Chữ hiếu của một vị Vua

Vua Tự Đức là vị vua thứ tư trongtriều nhà Nguyễn, rất có hiếu với Mẹ.Có người trách vua Tự Đức chỉ đóng tròn một nửa thiên chức của

một đấng Quân vương. Nhưng đólà việc của triều đình sẽ được lịch sử phê phán. Nơi đây, chúng tôichỉ xin đề cập lòng chí hiếu của vua Dực Tông (1847-1883).‘‘Ngài thờ mẹ là Đức Từ Dũ (Từ Dụ) rất chí hiếu. Lệ thường cứ ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻthì ngự triều : mỗi tháng ngự triều 15 ngày, chầu cung 15 ngày, trừ khi đi vắng và khi se yếu ( tiếng se ở Huế nói cách tôn kinh, như vuađau thì nói vua se minh). Trong 36năm thường vẫn như thế, không sai chút nào.Khi chầu cung thì ngài tâu việc nhà, việc nước, việc xưa, việc nay. Đức Từ Dũ thuộc sử sách đã nhiều mà hiểu việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dũ ban câu chi hay, thìngài biên vào một quyển giấy gọi là Từ-Huấn-Lục.Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự săn tại rừng Thuận Trực (khu rừng cấm trên bờ sông Lợi giang cáchKinh thành Huế chừng 15 km) gặpphải khi nước lụt. Còn hai ngàynữa thì có kỵ Đức Hiến Tổ mà ngàichưa ngự về. Đức Từ- Dũ nóngruột sai quan đại -thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn Tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa mà ngàivội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ-Dũ ngồi xoay mặt vào màn,chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngàilấy một cây roi mây, dâng lênđể trên ghế trát kỷ, rồi ngàinằm xuống xin chịu đòn.Cách một hồi lâu, Đức Từ -Dũ xoaymặt ra lấy tay hất cây roi mà banrằng :- Thôi, ta tha cho ! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kỵ.Ngài lạy tạ lui về, nội đêm đóNgài phê thưởng cho các quan

quân đi hầu ngự. Đến sáng Ngàingự ra điện Long An lạy kỵ. Xem cách Ngài thờ mẹ như thế, thì từ xưa đến nay ít có ’’. (Trích VNSL-TTK)

Chữ hiếu không chỉ riêng cho một tôn giáo nào, quê hương Việt Nam chúng ta là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo : Nho, Phật, Lão và về sau có sự hiện diện của Thiên ChúaGiáo cùng với những tôn giáo có tính cách địa phương như Cao Đài,Phật giáo Hòa Hảo...

*- Chữ hiếu trong giáo lý Thiên-Chúa giáoChúng tôi xin trích một đoạn ngắn trong bài báo : Thiên Chúa Giáo vàvấn đề chữ hiếu - của Nguyễn Đức Cung :‘‘... Giáo lý của Thiên Chúa giáo cóđiều răn thứ bốn dạy là ‘‘thảo kính cha mẹ’’. Trong sách Huấn Ca của Cựu Ước có những lời dạy nhưsau : (xin trích)... Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầmAi kính mẹ thì tích trữ kho báuAi thờ cha sẽ được vui mừng vìcon cáiKhi cầu nguyện họ sẽ được lắng ngheAi tôn vinh cha sẽ được trường thọ,Ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làmcho mẹ an lòng.

Ý nghĩa hiếu thảo và thương yêugiữa cha mẹ với con cái cũng được Thánh Phao-lồ nhắc đến trong Thưgởi tín hữu Cô-lô-xê : « ... Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là điều đẹplòng Chúa. Những bậc cha mẹ đừng làm cho các con bực tức, kẻo chúng ngã lòng’’ ».

Dầu tôn giáo nào, người Việt Nam chúng ta cũng thấm nhuần lònghiếu thảo đối với cha mẹ và ông bàtổ tiên.

Page 76: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 76

Hương hoa dâng kính tổ tiên -(Dinh Độc Lập)

Truyền thống hiếu kính cha mẹ( Dinh Độc Lập - Ảnh P. M )

Tếp theo, chúng tôi xin nhắc đếnnhững gương hiếu hạnh thực tế khiến nhiều người cảm động và

khâm phục nơi quê hương thứ haiGia-Nã- Đại của chúng ta.

*- Canada được xếp hạng 15 trên thế giới về chăm sóc các bà mẹNhân ngày Lễ Mẹ, năm 2007, tổ chức Save the Children đã công bố bản phúc trình thường niênState of the World’sMothers ( Tình trạng của các bà Mẹ trên thế giới). Trong phúc trình nầy, 140 quốc gia được xếp hạng dựa vào sự an khang của các bà mẹ vàtrẻ em trong nước. Thụy Điển được sắp hạng nhứt, đứng đầu danh sách. Tuy Canada chỉ đứng hạng thứ 15, nhưngcác bà mẹ ở xứ sở hiền lành nầy được cư xử tốt

hơn, chăm sóc tốt hơn so với Hoa Kỳ, quốc gia có nền kinh tế lớn nhứt thế giới, được xếp hạng 26.

**. Lònghiếu thảo của cô béVéronique :Ông Daniel

Tessier,người đã hysinh trongkhi thi hànhnhiệm vụtảo thanh đường dây buôn bánma-túy, cóhơn 2 ngànngười đến dự tang lễ của ông vôcùng xúcđộng khi em

béVéronique

12 tuổi –con gái của Tessier -đứng trước

nhà thờ St. Vincent-de-Paul ở Laval đọc lá thơ em viết gởi cho người cha quá cố. Bên cạnh bức chân dung lớn của Tessier và 42 ngọn nến tượng trưng tuổi đời của

Page 77: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 77

Tessier.Véronique nói : ‘‘Chuyện xảy ra quá nhanh, nếu con biết xảy ra như vậy, con đã cố gắng ngăn cản ba không đi làm ngày hômđó’’.Véronique nghẹn ngào nức nở :‘‘Con thật đau đớn vô cùng, con đãkhóc và con như đã chìm trong cả hồ nước mắt. Con sẽ không bao giờ quên được những trò vui đùacủa ba với con cũng như khôngbao giờ quên được những nụ cười tươi đẹp của ba. Con gởi đến ba hàng ngàn chiếc hôn. Con thươngba lắm’’.

** - Một gương hiếu hạnh ở TorontoCô Lisa Dundas là một nhà giáo,cũng là một khán giả trung thànhcủa môn hockey. Vì lòng thươngcha, cho tròn chữ hiếu, cô đã tự nguyện hiến một quả thận cho cha già để đền đáp công đức sanh thành dưỡng dục, cô nói : ‘‘Chatôi đã cho tôi cuộc sống, tôi có bổn phận báo đáp công ơn chongười’’. Đươc biết người cha hạnh phúc đó là ông John Dundas, ôngbị chứng viêm thận và thận ông không còn hoạt động nữa nên hơncả năm qua, mỗi tuần ông phải sử dụng máy thẩm tách (dialysis)trong 15 tiếng đồng hồ. Ông John có thể phải chờ đợi khoảng 6 năm nữa mới hy vọng có người hiến thận cho mình. Chạnh lòng hiếu thảo trước đấng sanh thành,người con gái ông là nhà giáo Lisađã tình nguyện tặng thân phụ một trái thận vì thấy cha nhọc tâm do cuộc sống bất thường. Cộng việc thay thận đã diễn ra êm thắm ở bệnh viện St. Michael vào ngày 17-4- 2001. Hiên nay ông JohnDundas mang trong người một trái thận có tên là Asil, do chữ Lisa đọc ngược lại.

D.- Kết luậnGương hiếu thảo còn rất nhiều,chúng tôi xin kết thúc nơi đây :người xưa có câu :‘‘Chẳng ai không là mẹ cha,Nuôi con mới thầu cao xa ơnnầy.

(Thiên hạ vô bất thị để phụ mẫu -Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân).Lòng hiếu thảo như dây liên hệ đạo lý lễ nghĩa, có lúc ẩn, lúc hiện nhưng luôn luôn xuyên suốt trong cuộc sống tình cảm tinh thần của người Việt Nam chúng ta từ xưađến nay. Người đạo đức chơn thậtluôn luôn trau dồi đức hạnh để ‘‘Cúi đầu không hổ đất, ngửa mặt không thẹn trời, để có được lươngtâm chí thiện chí mỹ trong conngười’’. Ngoài ra, lòng hiếu thảo lànhững hoa thơm trong lành nhưhương thầm gió đồng nội, cần thiết cho cuộc sống văn minh ngày nay,để trang điểm cho đời sống thêmtươi đẹp đầy ý nghĩa. Lòng hiếu thảo, việc nhân nghĩa như ánhtrăng trên trời, đã là soi sáng khắpnơi; khi mờ khi tỏ, khi vơi, khiđầy-/

N. B. H ●

TTTIIINNN VVVẮẮẮNNN VVVIIIỆỆỆTTT NNNAAAMMM

Việt Nam 'mua 12 chiếc Su-30MK2'Bản tin của hãng AFP phát đi từ Moscow dẫn lời nhật báoVedomosti nói rằng Nga vừa kýhợp đồng cung cấp 12 chiếc tiêmkích phản lực Su-30MK2 cho ViệtNam.Tờ báo Nga nói nguồn tin của họ làtừ các quan chức cao cấp trongngành máy baySu-30 là thế hệ máy bay được tậpđoàn Sukhoi nâng cấp và pháttriển từ thập niên 1990, với nhiềuphiên bản cho các khách hàngkhác nhau, mà MK2 thường đượcbán cho các nước ven biển nhưViệt Nam, Trung Quốc, Indonesiavà Venezuela, có thêm hệ thốngchống tàu.Bản tin của AFP cho hay hợp đồngnày trị giá hơn 500 triệu USD, theosau một hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD cho 6 chiếc tàu ngầm Kilo hồitháng trước.Hai hợp đồng này đã đưa Việt Namlên hàng thứ năm trong danh sáchcác khách hàng mua vũ khí của

Nga, sau Ấn Độ, Algeria, Venezuelavà Trung Quốc, theo đánh giá củaVedomosti.Trong một bài phỏng vấn hiếm hoidành cho báo chí vào năm ngoái,tổng giám đốc Rosobronoexport -Anatoly Isaikin, công ty độc quyềnxuất khẩu vũ khí của Nga cho biếtmáy bay đang là mặt hàng bánchạy nhất trên thị trường, mà thế hệ máy bay Sukhoi mới nhất hiệnnay là Su-35.Sau một thời gian suy yếu, vài nămtrở lại đây nước Nga bắt đầu chiếmlại thị trường vũ khí thế giới.

Chính sách từ thời Putin đẩy mạnh việc bánvũ khí hiện đại cho Việt Nam

Bản tin AFP nói tổng thống DmitryMedvedev từng thông báo hồitháng Hai là họ đã đạt kỷ lục về doanh số vũ khí trong năm 2008,lên đến 8,35 tỷ USD, và hồi thángtrước Rosobronoexport nói cũngước tính con số tương tự trongnăm 2009.Trong một bài viết cho BBC,chuyên gia người Nga Sergei Blagov nhận xét Việt Nam bắt đầumua nhiều vũ khí Nga sau chuyếncông du của ông Vladimir Putinđến Hà Nội năm 2001.Năm 2003 Việt Nam ký hợp đồngmua hệ thống phòng không S-300trị giá 300 triệu USD, sau đó là 12chiếc tàu tên lửa Project 12418 trị giá 120 triệu USD vào năm 2004.

Tuy nhiên, "dù phía Nga tiếp tục bán một số vũ khí sang Việt Nam,Moscow thực ra coi trọng quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự với Trung Quốc hơn, mà ít để ý đến quan hệ với Việt Nam", theo nhậnxét của Sergei Blagov.

Page 78: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 78

LTS: Quốc Gia hân hoan chào mừng Hương Thơ Văn Đàn và xin giới thiệu với độc giả sáng tác của bà Hội trưởng Mộng Thu. Kính chúc Văn Đàn thành công trên con đường phục vụ Văn hoá và Nghệ thuật cho Cộng Đồng Người Việt vùng Montréal.

Truyện ngắn

HOØ HEÏN

Mộng Thu

ặt cốc cà-phê đen xuống bàn, cậu hầu bàn lễ phép:-Dạ thưa ông còn cần dùng chi nữa không ạ ?

Mồi xong điếu thuốc vẩy vẩy que diêm cho tắt lửa vứt vào cái gạt tàn, rít một hơi dài mắt nheo nheo vì khói người khách trả lời :-Anh tên Bất Lộ, cốc này đủ đô cho ngày hôm nay. Cám ơn em, emThử Thách.Cậu nhỏ tròn mắt ngạc nhiên :-Anh biết tên em ?Bất Lộ gật đầu :-Anh còn rõ em là con trai út của ông bà chủ quán này. Năm nay emvừa tròn mười lăm tuổi đang học lớp đệ lục trường công lập Tự Đức nữa kìa.Thật ra thì quán này cha mẹ Thử Thách sang lại mới được có sáu tháng nay và Thử Thách ï chỉ ra cuối tuần thôi. Lần đầu tiên giápmặt Bất Lộ không hiều sao Thử Thách đã để ý và nẩy sinh cảm tình với Bất Lộ có phải vì nét hiền hòa cử chỉ lễ độ khiêm tốn thêmmột điểm là lạ khi nào cũng đến ngày thứ bẩy, điều này nhờ mẹ cậu tiết lộ, bất di bất dịch ba giờ chiều không hề sai trệch. Điều độ hai cốc không hơn không kém, cà-phê đen không đường. Như vậy làbốn cuối tuần Bất Lộ hiện diện, nói hò hẹn không đúng vì lúc nào cũngchỉ cu ki đơn độc một mình từ lúc tới cho đến lúc về có chăng cặp mắt xa vắng nhìn ra cửa nhưngóng đợi, mong chờ đã làm Thử Thách chú ý muốn tìm hiểu, đó làngười khách thứ nhất.Người con gái có mái tóc dài buôngxõa ngang lưng rất trẻ thật khó

đoán bao nhiêu tuổi, làn da ngămngăm đen, mắt tròn to, sóng mũicao thon nhỏ, cặp môi hồng xinh xinh nhưng sao khuôn mặt lại mang mác vẻ sầu muộn, nét buồn vời vợi đau thương. Ngồi tại đúng quán một tiếng, tay chống cằm nhìn ra ngoài, nghĩ ngợi đâu đâu, bất động xuất thần không bị những tiếng động xung quanh ảnh hưởng làm gián đoạn cơn mộng mơ, chínhlà nữ khách thứ hai khiến Thử Thách thắc mắc tò mò. Điểm đặc biệt trùng hợp của đôi thanh niên,thiếu nữ, cùng ngày cùng giờ chỉ khác người trên gác kẻ dưới nhà.Thử Thách tinh nghịch đặt biệt danh « hai thần bí thứ bẩy ».-Thưa cô-Tím Vàng tên chị, cứ gọi chị đi em, chị chỉ hơn em có mấy tuổi thôi mà.Giọng nói êm, nhẹ, dịu dàng khiến Thử Thách quyến luyến mến mộ.-Mẹ em làm bánh sắn thơm ngonlắm, chị sơi một miếng nhé, em mời không tính tiền, Thử Thách thật thà.-Cám ơn nhiều nhưng đến giờ chị phải đi rồi, cô ta hẹn, lần sau nhé chị nhất định thưởng thức.Một nam, một nữ cùng trạng thái y như thất tình !!! Quyết chí khám phá bí ẩn nơi hai người hễ có dịp Thử Thách sáp lại, mỗi lần vài câuchuyện vẩn vơ, trời mưa trời nắng, dần dà Thử Thách đã gây được tình thân.-Đố anh Bất Lộ ở quán em có gì rất ư ly kỳ nếu anh nói trứng hôm nay em đãi anh, Thử Thách láu cá vặt vì biết chắc trăm phần trăm Bất Lộ không thể nào đoán ra.

Thử Thách đã khôn mà Bất Lộ còntinh hơn :-Về vấn đề gì đã chứ. Cậu em hỏi mơ hồ bao quát quá anh biết đâumà mò, thức ăn tuyệt hết chỗ chê,cà-phê ngon khỏi nói, à hay là emmuốn nhắc nhở anh cốc cà-phêbây giờ so với buổi đầu, to cao hơnphải vậy không nhân tiện đây em nhận hộ anh hai chữ cám ơn.Thử Thách xua tay :-Không phải vậy anh, ý em nói về người kìa, riêng ngày thứ bẩy thôi.Bất Lộ nhắc :-Người ?

Thấy Thử Thách gật đầu, Bất Lộ liếc khắp phòng, giờ này khôngđông lắm, kể cả chàng thì đếm trên đầu ngón tay vừa đủ số mười. Cuối phòng hai cô cậu trẻ, chụm đầu nhau âu yếm tinh tự, rủ rỉ rù rìcươiøi khúc kha khúc khích. Giữa phòng bốn người đàn ông đứng tuổi dáng chừng đang bàn luận một vấn đề chắc quan ttọng vì nétmặt nghiêm nghị, giọng nói rất nhỏ chỉ vừa đủ cho bọn họ nghe thôi. Cặp vợ chồng và đứa con nhỏ ngồi cái bàn ngay sát cửa ra vào, hết

Thử Thách khoái trá khi Bất Lộ lắc đầu chịu thua.-Anh đừng mất công suy nghĩ nữa bởi vấn đề tự em đặt ra đươngnhiên chỉ em mới có thể trả lời. Bật mí em còn đặt biệt danh cho anh nữa kia.Bất Lộ phì cười :-Anh, lạ nhỉ, này thế em xép anh vào hạng nào trong xã hội, hiền lương hay dữ dằn, chính hoặc tà,trông em cũng có dáng dấp thám tử đấy.Thử Thách láu cá :

Đ

Page 79: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 79

-Dạ tại anh thường đăm chiêu trầm ngâm, hơi khác lạ nên em nổi máu tìm hiểu, mong anh đừng giận em.-Không đâu em.Thử Thách hạ giọng thầm thì :-Để em nói anh nghe, ở tầng trêncó một chị cũng giống như anh.Bất Lộ kinh ngạc :-Vậy hả em ?Thử Thách ngập ngừng :-Theo em cả hai đều có tâm sự hay ngồi chung lại làm bạn anh há, biết đâu chúng mình chẳng bà conhọ hàng mà cứ mãi bận tâm tới anh chị.*Tiếng ho ra hiệu của Thử Thách, Bất Lộ chú ý nhìn về hướng cửa. Mặc cả bộ toàn đen, tóc xõa ngangvai, cô thiếu nữ đúng như Thử Thách tả. Vẻ đẹp liêu trai ở nơinàng có sức lôi cuốn mọi người phải ngắm, chiêm ngưỡng, kính mát đen to che kín từ đôi lông màycho tới gò má, gầy mảnh mai. Bước vào chợt đứng sững vì nhận ra bàn quen thuộc đã có người ngồi, cô ta phân vân tính quay bước.-Xin lỗi chị, bữa nay đông quá, ông khách này tới khổ nỗi chỉ còn trống có bàn này chỗ chị thường ngồi. Em không từ chối được vì là kháchquen. Ông ta có mặt lúc hai giờ em hy vọng ông ta rời khỏi trước khi trước khi chị tới chứ ai dè, Thử Thách phân trần.-Không sao, chị về, hẹn em tuần sau nhé.Thử Thách gãi đầu nhăn nhó :-Chị không ở lại em buồn hay làthế này, hôm nay chị chịu khó ngồi chung bàn nhé, anh này rất đànghoàng tử tế chị ạ.Cô gái do dự tiến thoái lưỡng nan vì Thử Thách cứ nằn nì giữ tay nhất định không buông.-Thưa cô nếu là chỗ ngồi quen hàng tuần của cô tôi không biết đã

chiếm , tôi xin đi ngay để hoànvị trí cho cô kẻo tội em Thử Thách sợ mất lòng khách. Xin chào.Cô gái vội giơ tay ngăn :-Thưa hãy khoan. Em về Thử Thách ái ngại, ông đi Thử Thách áy náy, nể tình Thử Thách thêm nữa

ông vẫn ưu tiên quyền của người đến trước, tuy ông có nhã ýnhường, nhận thì hóa ra em là kẻ không biết điều, trường hợp nàyem đành chiều theo đề nghị cậu nhỏ nêu ra, vừa lòng chưa chú bé.Thử Thách hài lòng dạ thật to.Lịch sự Bất Lộ kéo ghế mời cô gái xong sang ngồi phía đối diện.Xoa xoa bàn tay, cầm cuốn thực đơn, Thử Thách kính cẩn :-Thưa quý khách dùng chi ạ. Bổn tiệm có nhiều món ăn nổi tiếng, nem công chả phượng, rắn rùa,lươn, đầu bếp nổi tiếng đời vua Càn Long, bảo đảm có một không hai, hấp dẫn thơm ngon.Nhìn điệu bộ khôi hài của Thử Thách, Bất Lộ lẫn cô gái buồn cười.-Vậy hả.Thử Thách vỗ tay :-Hay, không ai bảo ai mà anh chị đồng thanh tương ứng, hí, hí, em

chuôn huyền chuồn .

Bất Lộ mở lời :-Thử Thách thật dễ thương phải không cô ?Cô gái như đang nghĩ đâu đâu, taylơ đẵng cầm thìa ngoáy qua ngoáylại cốc chanh đường không ngheBất Lộ hỏi. Tôn trọng phút suy tưcủa cô ta, Bất Lộ cũng im lặng thòtay vào túi lôi một tờ giấy gấp bốn định mở nhưng nghĩ sao cất trở lại. Bất Lộ rủa thầm cũng tại cái thưkhỉ này khiến cả tháng nay mìnhphải ứng chiến tại đây, quán ăn vàchỗ ngồi cũng do hắn chọn, thời hạn hai tháng, bốn tuần đã trôiqua một chút tin tức vẫn không. Bạn thân nhờ chẳng cách từ chối mà nào có nặng nhọc gì cho camcó lợi là đằng khác, ăn uống hắn đài thọ hết, từ chối ép nhận bằng được, tư cách thế đó, sòng phẳng rộng rãi .-Không cái nào ra cái nấy, cậu mất thì giờ tôi đâu để cậu tốn kém.-Thế nhỡ đúng ngày tháng, người hẹn không xuất hiện thì tính sao ?-Tôi về tới. Cậu hoàn thành việc tôi giao phó.Bất Lộ gặng :-Nhiệm vụ của tôi ?-Tôi đã ghi hết trong lá thư thứ nhất cậu cứ theo thế mà hành sự.

Dáng kiên nhẫn chờ đấy nhé, cậu nhớ kỹ, việc quan trọng cả đời tôi đó. Lá thư thứ hai, cậu hứa danh dự với tôi, chỉ khi gặp người ta mới mở ra nghe chửa. Sẽ có quà chocậu.Cái thằng úp úp mở mở nhưchuyện trinh thám không bằng. Cẩm nang cẩm niếc, vớ vẩn vô duyên nhưng thôi đã hứa, làm ơnthì làm ơn cho chót !.*Hôm nay là ngày cuối chẵn tám tuần như lời giao ước, nhìn đồng hồ đã quá giờ với bao thuốc lá đút vào túi Bất Lộ đứng lên thì vừa vặn vợ chồng Mai Một hối hối hả hả bước vào. Thật lạ, chồng tiến tới chào Bất Lộ, vợ săm săm trực chỉ lên lầu.Bắt tay bạn Mai Một reo vui :-May đến kịp, cậu đi theo tôi.Bất Lộ nhăn mày :-Đi, mà đi đâu đây cha ?Chẳng nói chẳng rằng, Mai Một kéo Bất Lộ quẹo về phía cầu thang.Bất Lộ chưng hửng ghì lại :-Lạc hướng rồi cha, cửa ra mé phải.Giữ chặt tay Bất Lộ, Mai Một nói nhỏ :-Hôm nay tôi giữ trọn tầng trên,bốn chúng ta tha hồ chuyện trò,bữa cơm này để cám ơn cậu đã lotròn việc ủy thác của tôi. Đây rồi, giới thiệu nhé, Tím Vàng, bạn thân vợ tôi, Bất Lộ bạn từ hồi tiểu học.-Em nghĩ anh làm việc dư thừa rồi, anh Bất Lộ và chị Tím Vàng đã biết nhau và khá thân nữa là khác, Thử Thách ranh mãnh nói leo.Vợ chồng Mai Một vỗ tay :-Vậy sao, hay quá. Thử Thách khai ngay cho anh chị biết tình trạng của họ tiến triển tới mức nào rồi.Thử Thách đưa hai ngón tay sátnhau.Mai Một nháy vợ :-Thành cặp, thành đôi, tuyệt, tuyệt.Bất Lộ, Tím Vàng cùng ngơ ngáctrước thái độ của ba người. Chợt nhớ ta Bất Lộ móc túi :-Người chờ không tới, tín vật hoàncố chủ. Tôi phủi tay xong chuyện.

Page 80: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 80

Cùng lúc Tím Vàng mở ví cầm phong bì dán kín giao trả vợ Mai Một.-Giao lại bà, rất ân hận .Mai Một và vợ tủm tỉm :-Gặp rồi lại bảo không. Tức cười ghê.Bất Lộ và Tím Vàng la hoảng :-Gặp rồi. Hồi nào. Ai hả ?Thấy Thử Thách gọi tên con gáicủa vợ Mai Một dù khách thường xuyên tới cũng không thể xưng hôthân thiện thế được phải có dây mơ rễ má họ hàng làng nước, nghi nghi, Bất Lộ bắt nọn.-Chơi đã chưa, vén màn sân khấu lên được chưa cậu Mai Một.Tím Vàng hỏi :-Chuyện gì vậy anh ?- Hò Hẹn do họ xếp đặt không

có vụ chờ ai đâu.Tím Vàng vỡ lẽ :-Thì ra, bà cụ già bận y phục đỏ thẫm chỉ là nhân vật tưởng tượng !.-Và, ông già áo lam đậm là người trên cung trăng, Bất Lộ tiếp lời Tím Vàng.Bị lật tẩy, Mai Một tỉnh bơ :-Đoán đúng, chính chúng tôi đầu sỏ, nhưng người có công và giữ vai trò móc nối tài tình là chú Thử Thách, em họ tôi.Bất Lộ, Tím Vàng cùng chưnghửng:-Hèn chi, người vô tình kẻ dụng tâm, bé cái nhầm, cứ tưởng cậu Thử Thách thật thà.-Quý vị quên câu thật thà là chaquỷ quái à, vợ Mai Một nhắc, trông vậy mà không phải vậy đâu.Thử Thách cãi :-Oan cho em. Trăm tội đổ đầu anh chị hết em thừa lệnh hành sự. Em thật tâm thương mến anh Bất Lộ chị Tím Vàng nên nhận vai trò nàychứ bộ.-Tôi làm chứng cho Thử Thách, Mai Một giải thích, hắn chỉ rõ câuchuyện khi tới đoạn móc nối hai bên diện kiến nhau thôi.Ngó nét mặt Thử Thách ỉu sìu, Bất Lộ vỗ vai an ủi :-Anh chị cám ơn em chẳng hết đâu có trách em phải không Tím Vàng.

-Anh Bất Lộ nói chẳng sai, Tím Vàng phụ họa, phải tặng em món quà xứng đáng mới được.-Khỏi cần quà cáp cho đóng vaiphù rể trong lễ đám cưới anh chị làem vui vô cùng.Ánh mắt tình tứ, Bất Lộ hỏi Tím Vàng :-Em nghĩ sao ?Thấy mọi người chăm chú chờ đợi câu trả lời của mình, Tím Vàngthẹn thùng ngập ngừng, vợ chồng Mai Một nhanh nhẩu :-Còn trăng với sao khỉ khô. Mau mau chọn ngày lành tháng tốt, tụi tôi nóng uống rượu mừng lắm rồi.-Được chứ nhưng quà cậu cho tôiđâu đã, Bất Lộ đòi.Chỉ Tím Vàng, Mai Một khoái trá :-Đó thôi.Vợ Mai Một cầm tay Bất Lộ đặt vàotay Tím Vàng :-Phần của tôi đây.Bất Lộ đùa :-Chịu thua đi Tím Vàng. Hai ông bàgian giảo mánh khóe kinh khủng mình không đối địch nổi đâu, anh nghĩ Khổng Minh cũng thua dài.Mai Một phì cười :-Cám ơn lời khen nhưng không nhờ cặp bài trùng này kèm thêm thằng nhóc tì kia thì làm sao kéo hai conthuyền không bến sáp gần nhau. Cậu thử nghĩ coi, cá tính cậu tự ái cao hơn trời, bị người yêu bỏ rơiđâm thù ghét tất cả đàn bà congái, lầm lẫn to, đó chỉ là một con sâu làm hỏng nồi canh thôi, đâu thể vơ đũa cả nắm, Mai Một pha trò, điển hình bà xã tôi đây dễ thương nhất thế giới. Cậu vừa ngoan cố lại cố chấp, không chịu giao tiếp với ai làm sao có cơ hội tìm hiểu chứ, hễ đề nghị là dẫy nẩy như đỉa phải vôi đành dùng trămmưu ngàn kế mới lôi cậu thoát khỏi cái tổ tò vò của cậu. Vợ Mai Một tiếp lời chồng :-Cho nên chúng tôi bàn nhau mãi.Anh Mai Một rành tình anh Bất Lộ. Tím Vàng tôi rõ tính nết cô ta không thiếu một chi tiết. Sau khi hôn phu chết cho mình có tướng sát phu lấy ai rồi cũng hại người vàở góa nên tự giam cầm đời mình từ chối bao lời cầu hôn, noiùi về cứng

đầu cứng cổ cô ta đoạt giải hạng nhất, khó lay chuyển, mối lái không ưa. Đừng tưởng dễ nghe, dàn cuộc tình này tôi phải vận dụng trí tuệ muốn nổ tung khối óc thông minh của mình, uống mất bao nhiêu thuốc nhức đầu mới nghĩ ra phương cách thần diệu này. Anh à, xuống lo cơm nước đãikhách để mặc đôi uyên ương tự do tâm tình đi.-Tím Vàng ơi, có gì vướng trên tóckìa nhờ Bất Lộ gỡ bây giờ chỉ có nó mới có quyền rờ đầu rờ cổ cô màthôi, xuống tới bậc thang chót Mai Một còn nói vọng lên đùa bỡn trêughẹo.Nhìn làn tóc dài buông xõa, Bất Lộ nhớ lại lần đầu tiên đi chơi với Tím Vàng bên bờ sông. Gió thổi mạnh nhũng sợi tóc bay rối tung che kín mặt mũi Tím Vàng phải búi tó lại. Bất Lộ ngây người ngắm làn dagáy trắng nõn nàkhhêu gợi nhưmời như gọi, không cưỡng được sức quyến rũ Bất Lộ đặt nhanh nụ hôn. Rụt cổ Tím Vàng la oai oái :-Aùi, nhột em.Bất Lộ tham lam tiến nhanh, bốn làn môi áp chặt, nóng bỏng nồng nàn. Toàn thân Tím Vàng mềm nhũn trong lòng Bất Lộ, hai tay bám víu bờ vai rắn chắc, hơi hướng con trai, Tím Vàng mê man rungđộng -Làm gì đứng thẫn thờ vậy anh ?Bất Lộ ỡm ờ :-Anh hả, anh đang nghĩ một người

Tím Vàng rít giọng :-Người nào, nói ngay-Ờ nhỉ ai há Bất Lộ giả bộ nhăn nhó cốt kéo dài thời giờ trêu TímVàng, đập tay lên trán, a nhớ rồi, một cô giống em như đúc. TímVàng tự nhiên anh muốn Aùnh mắt đa tình, nụ cười gian gian, biết thừa ý Bất Lộ, Tím Vàng ngúngnguẩy :

- Hổng chịu. Có người lên kìa /*.

MỘNG THU

Page 81: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 81

BBÀÀII TTƯƯỞỞNNGG NNIIỆỆMM4433 NNĂĂMM

QQUUÂÂNN LLỰỰCC VVIIỆỆTT NNAAMM CCỘỘNNGG HHÒÒAA AANNHH HHÙÙNNGG

Hôm nay,Trước bàn thờ Tổ Quốc uy danh Những người lính già cùng thế hệ tuổi xanh Hợp lòng chung khấn nguyện: Bao Anh Hùng trong cõi vĩnh hằng linh hiển Xin về đây chứng kiến Tâm Thành.Chúng tôi,Giữa trời lưu vong năm châu bốn biển Dâng nén hương lòng,trọn Nghĩa Tình đồng đội chi binh. Chúng tôi,Dù phai màu áo trận Nhưng Tổ Quốc luôn hiện hữu bên mìnhVà thời gian vẫn vuông tròn Trách Nhiệm. Đứng bên này bờ đại dương,chúng tôi hướng lòng tưởng niệm Về Đất Tổ Quê Cha.BỐN MƯƠI BA NĂM QUÂN LỰC CỘNG HÒANGÀY KỶ NIỆM LỪNG DANH QUÂN SỬ.Chúng tôi,Mang tuổi lính, và tuổi đời lênh đênh viễn xứ Cùng vận Nước gian nan. Từ bốn phương trời thế giới thênh thangVẫn còn vang bước quân hànhtrên Bốn Vùng Chiến Thuật. Theo dấu chân những Người đã khuất Nguyện lòng son cùng với Núi Sông.Trong ngậm ngùi chưa thỏa mộng tang bồng Cúi xin hương linh các Anh Hùng Tử Sĩ Phù hộ chúng tôi giữ tròn Tâm ChíSát cánh cùng nhau, tiếp bước kiên cường. Từ Địa Phương Quân đến các Binh Chủng hùng trấn biên cương,

Từ Hải Quân vượt sóng trùng dươngĐến Không Quân cánh đại bàng tung lướt gió, Đã có bao người ngày đêm gian khổ Vẫn bền gan, dù phải hy sinh. Giữ yên Đất Mẹ, quên cả thân mìnhĐem xương máu bảo toàn danh Tổ Quốc. Xác thân gửi vào lòng Dân Tộc Hồn còn sống mãi đến thiên thu.Từ Thiên Thần Mũ Đỏ tung cánh hoa dùĐến Cọp Rằn Mũ Nâu, cùng bước chân âm thầm Biệt Kích. Từ Cọp Biển Mũ Xanh, cùng nhau tạo nên chiến tích Lẫy lừng, Tổ Quốc Tri Ân. Dù nổi trôi theo vận nước trong khổ nạn ToànDânChúng tôi vẫn thẳng đứng, ngay hàng, hiện diện. Quân Lực hùng anh, lừng vang bách chiến Thỏa chí bình sinh cho vẹn ước nguyền. Quyết xông pha trên khắp mọi miền Thân Lính Chiến Vì Dân luôn tiến bước. Từ Bến Hải đến Cà Mau xuôi ngược, Cờ Vàng bay trên Quảng Trị Cổ Thành.Hoa Dù nghiêng đồng ruộng, Chao bóng giữa rừng xanh. Trên chiến địa vang dậy bước quân hànhHay âm thầm từng đêm xuyên lòng đất địch. “An Lộc địa, sử ghi chiến tíchBiệt Kích Dù vị Quốc vong thân!”Trọn một đời hãnh diện áo Quân Nhân Chung góp máu, dựng Cờ Thiêng đất Mẹ. Chúng tôi nguyện hiến dâng đời trai trẻ Cho Tổ Quốc tồn vinh.

Page 82: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 82

Đã bao người trong khói lửa hy sinh Không lùi bước, chắn ngang biển địch. Thành Đinh Công Tráng vang lời truyền hịch Đem máu xương vào chiến tích nghìn thu.Qua Miên Lào vượt đèo núi thâm uReo chiến thắng, trời nung Hè Đỏ Lửa!Tết Mậu Thân, giữ nguyên từng điểm tựa Ngạo nghễ Cờ Vàng trên Phú Văn Lâu.Bình Giả, Đầm Dơi, Hạ Lào,vượt qua rừng thẳm sông sâu Ghi tên vào Quân Sử. Truy địch Trường Sơn, Pleime, A Lưới,thành địa danh bất tử Hiển hách đến muôn đời. Hôm nay,Chúng tôi về đây xin khấn nguyện một lời Chung tiếp sức, không bao giờ bỏ cuộc. Cùng thế hệ cháu con giữ nguyên cờ Tổ Quốc, Song hành đòi lại quê hương.Chúng tôi nguyện noi gươngTừ Chiến Sĩ Vô Danh đến Anh Hùng Tướng LãnhGiờ phút cuối trên miền Nam bất hạnh Đã hiên ngang tuẫn tiết, chẳng quy hàng.Chúng tôi nguyện làm viên gạch lót đàngCho Hậu Duệ ngày mai về dựng Nước.

Sát cánh, kề vai, cùng nhau tiếp bước Cho vẹn toàn Nghĩa Khí Quân Dân.Vì Trách Nhiệm, cuối đời mang hoài bảo góp phần Chung truyền thống, dựng cao Cờ Chính Nghĩa. Chúng tôi nguyện một lòng tái xây tuyến địa Cùng Toàn Dân, Sử mới viết nghìn trang.Một ngày mai trong ánh sáng vinh quangTrên Đất Mẹ uy linh Cờ Tổ Quốc. Dưới biểu tượng Tự Do giữa mùa Xuân Dân Tộc Chúng tôi đây, luôn thẳng lối nghiêm hàng.Cúi xin hương linh Anh Hùng một thuở dọc ngang Về đây chứng giám. Bao thế hệ khắc sâu vào tâm khảm Một lời chung huyết thệ giữ lòng son.Xin giúp chúng tôi trong Đạo Nghĩa vuông trònVì Tổ Quốc thiêng liêng,Vì hào quang Danh Dự, Vì chu toàn Trách Nhiệm Xin trọn đời Tâm nguyện hiến dâng!

Võ Đại TônÚc Châu, 6/2009

Có M¶t LÀN ÇI

Có một lần đi chẳng muốn điNgổn ngang tâm sự nhớ ba KỳCố Đô em gái ôm sầu hậnLệ đẫm môi gầy khóc biệt ly .

Mái tóc u huyền như thoáng mâyChân son nhẹ bước cỏ chau màyĐầu che nón lá tay cầm nónEm sợ gió về áo trắng bay .Có những trưa hè nắng chói chanVe sầu điệp khúc giọng buồn thanEm đi phượng đỏ mùa hoa nởVĩ Dạ trúc đùa gió Thuận An .Nhớ Huế chao ôi ! nhớ quá trời

Chừ đây vạn dặm mịt mù khơiHương Giang khói sóng mờ nhân ảnhThượng Tứ trăng soi rạng bóng Hời .

Nhớ những chiều thu thăm Ngự ViênLên cầu Bạch Hổ, xuống Trường Tiền

Bâng khuâng nghe tiếng chuông Thiên MụTiếng trống nội thành, tiếng Đỗ Quyên .Thoảng tiếng Nam Ai khách dạo đànSông Hương lành lạnh, nước mênh mang

Kim Long em gái buôn trăng hátAi muốn mua trăng hỏi chị Hằng .Thành Nội bây chừ có mấy ai !Tịnh Tâm lạnh lẽo tháng năm dàiTrường xưa Đồng Khánh sương mờ lốiKhải Định tương tư những ngậm ngùi .Hồ Đắc Hàm rêu xanh đường cũ

Mậu Thân phố thị hận muôn đờiSầu lên đỉnh Ngự ngàn thông buốtChạnh nhớ nhung hoài biết nhớ ai ./.

TTX, Montréal, tháng 05-2009

Page 83: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 83

CHIẾN SĨ VIỆT NAM

Ta là chiến sĩ Việt Nam,Giống nòi anh dũng,trời Nam quật cường .Giã từ mái ấm học đường,Non sông mời gọi,gió sương lên đường.Cánh bằng tung gió ngàn phương,Con tàu vượt sóng đại dương muôn trùng ,Cánh dù căng gió vẫy vùng,Đất liền lừng tiếng người hùng pháo binh .Tang bồng,vào tử,ra sinh,

Gót giày xuôi ngược,chiến chinh dặm trường .Không trung, lục địa, đại dương,Ta là chiến sĩ bốn phương tung hoành,Chân trời, góc biển, đấu tranh,Đất trời ngang dọc, xứng danh râu mày .Noi gương bao đấng anh tài,Hồn thiêng sông núi, đường dài hy sinh .

TÌNH NON NƯỚC

Khóc quê hương khói lửa điêu tàn,Giải đất lành chinh chiến lầm than.Bốn ngàn năm lịch sử oai hùng,Giờ còn lại tiếng hờn sông núi .Tổ tiên ta xây thành lập quốc,Hiến máu xương tô điểm giang san .Giờ ta mang nỗi hờn vong quốc,Máu xương nầy thẹn với non sông .Làm sao quên được tình non nước?Tổ quốc nầy sống mãi trong ta .Việt Nam hỡi, ngàn năm yêu dấu ,Góc biển chân trời ta vẫn mang theo .

Trần Huỳnh Anh - Schroeder

Biển Sớm – Sơn dầu Vũ Kim Thanh

Page 84: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 84

Quốc Gia Giới thiệu một bài thơ Lạ, Thần Kỳ

LTS: Bài thơ này do ông Hồng Sơn giới thiệu làdo câu lạc bộ thơ trào phúng Hà Nội sưu tầm được.

Cảnh xuân

Cách đọc thứ nhất là đọc xuôi, bìnhthường:

"Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngờiThú vui thơ rượu chén đầy vơiHoa cài giậu trúc cành xuân biếcLá quyện hương xuân sắc thắm tươiQua lại khách chờ sông lặng sóngNgược xuôi thuyền đợi bến đông ngườiXa ngân tiếng hát đàn trầm bổngTha thướt bóng ai mắt mỉm cười".

Đến cách đọc thứ hai, là đọc ngược từ phải sang trái và từ dưới lên:

"Cười mỉm mắt ai bóng thướt thaBổng trầm đàn hát tiếng ngân xaNgười đông bến đợi thuyền xuôi ngượcSóng lặng sông chờ khách lại quaTươi thắm sắc xuân hương quyện láBiếc xanh cành trúc giậu cài hoaVơi đầy chén rượu thơ vui thúNgời sáng ánh xuân cảnh mến ta"

Cách đọc thứ ba, là đọc xuôi như cách đọc thứ nhất, nhưng mỗi câu thơ bỏ hai từ đầu:

"Cảnh xuân ánh sáng ngờiThơ rượu chén đầy vơiGiậu trúc cành xanh biếcHương xuân sắc thắm tươiKhách chờ sông lặng sóngThuyền đợi bến đông ngườiTiếng hát đàn trầm bổngBóng ai mắt mỉm cười"

Cách đọc thứ tư, là đọc ngược từ phải sang trái, từ dưới đọc lên, mỗi câu thơ lại bỏ hai từ cuối:

"Mắt ai bóng thướt thaĐàn hát tiếng ngân xaBến đợi thuyền xuôi ngượcSông chờ khách lại quaSắc xuân hương quyện lá

Cành trúc giậu cài hoaChén rượu thơ vui thúÁnh xuân cảnh mến ta"

Cách đọc thứ năm là đọc ngược từ phải sang trái, mỗi câu bỏ ba từ đầu:

"Cười mỉm mắt aiBổng trầm đàn hátNgười đông bến đợiSóng lặng sông chờTươi thắm sắc xuânBiếc xanh cành trúcVơi đầy chén rượuNgời sáng ánh xuân"

Cách đọc thứ sáu, là đọc xuôi, mỗi câu bỏ 3 từ cuối:

"Ta mến cảnh xuânThú vui thơ rượuHoa cài giậu trúcLá quyện hương xuânQua lại khách chờNgược xuôi thuyền đợiXa ngân tiếng hátTha thướt bóng ai"

Cách đọc thứ bảy, là đọc xuôi, mỗi câu thơbỏ bốn chữ đầu:

"Ánh sáng ngờiChén đầy vơiCành xanh biếcSắc thắm tươiSông lặng sóngBến đông ngườiĐàn trầm bổngMắt mỉm cười"

* Còn cách đọc thứ tám, là đọc ngược từ dưới lên, mỗi câu lại bỏ bốn từ cuối:

Bóng thướt thaTiếng ngân ngaThuyền xuôi ngượcKhách lại quaHương quyện láGiậu cài hoaThơ vui thúCảnh mến ta"

Page 85: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 85

TIN KHOA HỌC

Nam Triều Tiên hướng tới xe điện trực tuyến trong tương lai

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Clinton và các vị Thị trưởng từ khắp thế giới tuần này đang dự một hội nghị cấp cao tại Hán thành nhằm giảm bớt khí thải nhà kính trên toàn thế giới. Ông Boris Johnson,thị trưởng London tuyên bố các thành viên tham dự hội nghị hy vọng có thể nhất trí về những phương kế chấm dứt tình trạng ghiền sử dụng máy móc tiêu thụ năng lượng nhiệt trên thế giới. Theo tường trình của thông tín viên đài VOA từ Hán Thành, các khoa học gia Nam Triều tiên đangđề xuất một giải pháp trung dung.

Tại Trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu của Nam Triều Tiên, chiếc xe hơichạy bằng điện của ngày mai không đòi hỏi việc sạc hay đổi bình, bởi vì nócó thể lấy năng lượng ngay từ trên đường.Viện Công nghệ và Khoa học Cao cấp Triều Tiên có trụ sở ở Daejeon cách Hán thành 150 kilomet, đang nghiên cứu về một chiếc xe gọi là 'OLEV'. Đólà tên gọi tắt của Online Electric Vehicle, tạm dịch là Xe chạy bằng điện trực tuyến.

Vào thời điểm hiện tại, chiếc xe vừa nói chỉ giống như một chiếc xe chạy trong sân golf đã được nâng cấp. Nhưng giáo sư kỹ thuật Cho Dong-ho,giám đốc chương trình OLEV cho biết họ đang tiến hành một công nghệ đột phá.Ông Cho nói: "Mẫu xe này sẽ có một hệ thống cung cấp năng lượng đặt ngầm dưới đất.”

Một đoạn đường mà Viện Công Nghệ Khoa học Cao cấp Triều tiên, gọi tắt là KAIST, đặt ra để thử nghiệm, có những dây cáp cung cấp năng lượng

chôn dưới một đoạn đường mà trên đó chiếc xe sẽ chạy qua. Những máy hấp thu bằng từ tính nằm dưới đáy xe sẽ hút năng lượng dưới đất qua những luồng không khí sẽ giúp sạc bình mà không cần có thiết bị nối cụ thể nào. Những đoạn hút năng lượng này được đặt tại những giao lộ và nhiều nơi mà xe cộ thường tự nhiên chạy chậm lại, nhờ vậy xe cộ sẽ có thể sạc tới mức tối đa.Giao sư Cho nói rằng công nghệ vừa nêu sẽ có rất nhiều điểm lợi, nhưng cần thêm thời gian mới hoàn tất được.Theo giáo sư Cho, việc quảng bá công nghệ mới này sẽ tự động giải quyết nhiều vấn nạn về môi trường và sự khan hiếm nhiên liệu tại Nam Triều tiên. Theo ông, khó khăn chính là tạo dựng một hạ tầng cơ sở tốt và rộng lớn hơn.Giáo sư Cho nói thêm nếu những cuộc thử nghiệm hiện tại thành công, một cuộc thử nghiệm qui mô ngay tại hiện trường sẽ được hoạch định tại thủ đô Nam Triều tiên. Sau đó, những thành phố khác tại địa phương cũngsẽ có cơ hội áp dụng loại xe chạy bằng điện trực tuyến này.Một trong những điểm hấp dẫn chính của mẫu xe vừa kể là nó hủy bỏ việc cần thiết phải có hằng hà sa số những trạm sạc bình cho mỗi chiếc xe, và rồi người ta sẽ không cần liên tục đem đổi bình. Thay vì như vậy, những tuyến sạc bình xe sẽ nối kết với những trạm lớn hơn, mà Nam Triều tiên dự kiến sẽ sạc qua các cơxưởng hạt nhân.Ông Cho còn nói loại xe trực tuyến này cũng là một giải pháp tiết kiệm cho những nhà hoạch định về chuyênchở công cộng.Giáo sư Cho nói những nhà cạnh tranh chính về loại xe chạy bằng điện này là xe điện ngầm và xe điện trên mặt đất. Tuy nhiên, đặt những tuyến xe điện ngầm tốn khoảng 10 triệu đô la một kilomet, và tuyến xe điện trênđường tốn khoảng 5 triệu đô la một kilomet. Trong khi đó, ông nói, đặt những tuyến để xe hơi hút năng lượng trên đường chỉ tốn có 400 đôla ngàn cho mỗi kilomet.Vẫn theo ông Cho, cho đến nay, những thử nghiệm về công nghệ vừa nêu đã chứng tỏ nó có thể sử dụng an toàn gần người và máy móc. Những tuyến hút năng lượng trong tương lai sẽ được tạo mẫu đủ lớn để trước tiênnhững xe bus lớn có thể dùng được, tiếp đó sẽ được làm cho những chiếc xe nhỏ hơn. Mỗi một chiếc xe sẽ được thiết kế để có thể chuyển qua 'trạng thái sạc bình', như vậy nó vẫn có thể rời khỏi những tuyến sạc điện và lái tới bất kỳ nơi đâu trong một thời hạn ngắn. (tin VOA)

Tổng thống Nam Triều Tiên(trái) quan sát chiếc xe chạy điện trực tuyến tại Viện Công nghệ và Khoa học Cao cấp Triều Tiên ở Daejeon

Page 86: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 86

Vui Buồn Với...Quốc Gia.Trần Mộng Lâm.

hư vậy là Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Montréal lại sắp họp Đại Hội Đồng để bầu lại một Ban

Chấp Hành và một Ban Giám Sát mới. Chúng ta sẽ có những nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết để tiếp tục

phục vụ những người Việt xa xứ, hiện cư ngụ tại thành phố đầy mộng mơ này.

Thời gian đi quá mau. Ông chủ tịch mãn nhiệm Trần Đình Thắng đã hoàn tất 4 năm lèo lái con thuyền Người

Việt Quốc Gia vùng Montréal qua khỏi những sóng gió nhiều khi làm nản lòng những người chỉ biết đem thiện

chí phục vụ cho tập thể, nói một cách nôm na là “ăn cơm nhà, vác ngà voi”. Tất cả những thành viên của các

Ban Chấp Hành và ban Giám Sát trong hai nhiệm kỳ vừa qua rất đáng được tuyên dương cho thiện chí của họ.

Đến với Tạp Chí Quốc Gia vùng Montréal trong gần bốn năm vừa qua trong một hoàn cảnh có thể gọi là “bất

khả kháng”, vì tình đồng đội, tinh bạn, và cũng vì tập thể, chúng tôi cũng đã khóc cười với tạp chí Quốc Gia

trong bằng ấy năm trời.

Tạp chí Quốc Gia giúp tôi có phương tiện để đến với những người đồng hương, có khi để tâm tình trong những

ngày lễ trọng đại như Lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, hay ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cũng có khi để cùng nhau

nhắc lại những đau buồn trong ngày quốc hận, tháng tư đen hay ngậm ngùi trong các ngày Quân Lực, tiếc

thương cho một quân đôi hào hùng của miền Nam, một thời giày sô, áo trận, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Bao nhiêu số báo, là bao nhiêu kỷ niệm buồn vui, chia sẻ cùng bạn bè, các người cầm bút, rất có lòng, có

thiện chí với dân tộc, đất nước, tranh đấu cho Nhân Quyền, Dân Quyền, cho toàn vẹn lãnh thổ, cho sự trường

tồn của Việt Nam. Xin được một lần cảm ơn các nhà văn, nhà báo, các nguời trình bầy, ấn loát, phát hành, lấy

quảng cáo, đã góp phần cho sự hoàn thành các số Quốc Gia. Xin cảm ơn các độc giả đã đón nhận Quốc Gia

trong sự thương mến.

Và cũng xin quý độc giả rông lòng tha thứ cho các lỗi lầm của cá nhân người viết bài này khi vì vội vã, vô ý, hay

vì tuổi tác, hay cũng có thể vì, nói theo Bùi Giáng: Ở quá lâu nơi quê người, phạm phải. Tỷ như viết lầm tên cha

của Mỵ Châu là Triệu Đà thay vì Thục Phán. Triệu Đà là cha của Trọng Thủy chứ không phải cha của Mỵ Châu,

điều này đến một em bé tiểu học cũng không thể không biết. Vậy thì cũng bắt chước như một chương trình TV

(Classe de 5ème), nhận ở đây là tôi không bằng một em bé học tiểu học.

Một kỷ niệm khác cũng xin nhân dịp này trình bầy cùng bạn đọc để quý vị thấy được những vui buồn của người

làm báo. Sự việc xẩy ra như sau : Số báo Quốc Gia mới đây chúng tôi có cho đăng truyện ngắn Đôi Mắt Phượng

của nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh.

Bản thân chúng tôi không được hân hạnh quen biết với ông Nguyễn Đạt Thịnh nhưng thấy câu chuyện cảm

động. Nói lên sự đau đớn của người dân miền Nam kể từ tháng tư đen 1975, gia đình tan nát, người đàn bà trở

thành vật hy sinh cho sự sống còn của đàn con, khi người đàn ông bất lực, bị tù đầy, chúng tôi cho đăng lại

truyện ngắn này. Sau khi tờ Quốc Gia này ra mắt đọc giả, môt đàn anh của chúng tôi cho chúng tôi biết là

truyện này đã xuất hiện vào năm 1979 trên tờ Tập San Y Sỹ của gia đình Y Khoa vùng Montréal. Điều đáng ghi

nhận là khi đó tác giả của truyện ngắn này được ghi là Trần Quang. Từ đó một câu hỏi được đặt ra là truyện

ngắn này có thực sự là của ông Nguyễn Đạt Thịnh hay không?

Phải thú thật là phát giác này làm chúng tôi bực bội rất nhiều vì dù muốn, dù không, nếu có sự đạo văn, thì

Quốc Gia cũng có phần trách nhiệm vì đã phổ biến truyện này dưới tên tác giả Nguyễn Đạt Thịnh. Không biết

cách nào liên lạc được với ông Nguyễn Đạt Thịnh, tôi nhờ Diễn Đàn Công Luận chuyển tới ông lời đề nghị ông

cho biết một cách chính thức là ông có phải là tác giả thực sự truyên ngắn này hay không?

N

Page 87: Báo Quốc Gia số 120

Quốc Gia 87

Câu hỏi của tôi bị một người ngoại cuộc trả lời một cách lãng xẹt là: Hỏi vớ vẩn, truyện cho đọc chùa, không trả

đồng xu cắc bạc nào mà lại làm ồn ào !!

Rất may cho chúng tôi là sau đó ông Nguyễn Đạt Thịnh đã lên tiếng xác nhận một cách chính thức là ông chính

là tác giả truyện ngắn đó. Sau đó tôi còn được biết là tại Toronto, có người thương cảm còn gửi chi phiếu cho

ông Nguyễn Đạt Thịnh để giúp đỡ gia đình Phượng. Chi phiếu này đã được ông NĐT gửi trả lại người gửi. Tin

đi, tin lại, sau đó ông NĐT còn hỏi địa chỉ của tôi, và sau đó, ông còn gửi biếu tôi qua đường bưu điện hỏa tốc

(priority mail) một tuyển tập truyện ngắn của ông đã xuất bản năm 1986 và mang cùng một tên. Đó là quyển

Đôi Mắt Phượng.

Vậy là về vấn đề tác giả, mọi hiểu lầm đã được giải tỏa. Câu chuyện vui buồn văn nghệ đến đây chưa chấn dứt.

Một người bác sỹ đàn em sau đó hờn trách chúng tôi đã tiếp tay với người ngoài giới để, theo như lời anh: Xỉ

nhục giới bác sỹ. Thật là buồn cười. Nếu nhân vật trong truyện là một người thầy giáo, thì giới giáo sư sẽ phiền

lòng, nếu là một kỹ sư, thì giới kỹ sư sẽ nổi giận. Tôi thực không hiểu nổi là tại sao người ta không chịu hiểu là

tác giả không muốn xỉ nhục ai hết. Ông chỉ muốn mượn văn chương để mô tả một thảm cảnh của cuộc đời sau

tháng tư đen. Bản thân tôi, cũng là một y sỹ, tôi không thấy câu truyện này bôi xấu giới cầm ống nghe gì hết.

Câu chuyên Đôi Mắt Phượng làm tôi liên tưởng đến một câu chuyện khác cũng khá lý thú, xin kể ra cho quý bạn

nghe chơi tuy nhiều người đã được biết. Nhà Văn Phó Thường Dân cách đây khỏang một năm có viết cho Quốc

Gia một phóng sự kể lại chuyến về thăm than nhân tại qurê nhà, ông thấy Miền Nam thay đổi nhiều. Người

miền Bắc kéo vào và dành hết mọi chỗ, mọi sinh hoạt, chèn ép người miền Nam. Cảnh tượng thay đổi, ngôn

ngữ thay đổi, và con người thay đổi. Ông thấy như vậy, và ông đã tả ra như vậy, một cách rất sống động, rất

thành thực.Đây là một trong những thành công của nhà văn, và cũng của báo Quốc Gia, vì sau đó bài phóng sự

này xuất hiện tại nhiều diễn đàn, báo điên tử bên Mỹ nhưng không đề rõ xuất xứ, và tên tác giả Phó Thường

Dân bị bôi xóa hẳn để thêm vào tên Nguyễn Văn Trấn hay gì gì đó, tôi quên mất rồi. Báo hại Phó Thường Dân

phải gửi đính chính đi khắp nơi. Điều đó chứng tỏ tiếng nói của Quốc Gia được truyền đi một cách rông rãi, hữu

hiệu hơn là chúng ta tưởng.

Chuyên vui, chuyên buồn của tờ Quốc Gia nói hoài không hết, thí dụ như có bài báo của Quốc Gia bị phê bình

một cách khắt khe, lỗi lầm đổi tên về một nhân vật Montréal do sự vô ý của toà soạn...v.v Làm sao được,

nhân vô thập toàn và có làm, là có sai. Việc cần thiết là biết nhận lỗi. Và chúng tôi đã nhận lỗi.

Các ban Chấp Hành, Ban Giám Sát rồi sẽ thay đổi.

Ban Biên tập của tờ Quốc Gia rồi cũng sẽ thay đổi.

Nhưng tờ Quốc Gia mãi mãi sẽ là tiếng nói của Cộng Đồng.

Trong niềm tin này, chúng tôi xin cầu chúc cho Ban biên Tập tương lai của Quốc Gia sẽ thành công để tờ báo

của chúng ta đẹp hơn, bài vở phong phú hơn, và nhất là xuất hiện đều đều, dài dài. Công Đồng còn, thì tờ

Quốc Gia còn. Như thế, phải là như thế.

BAN BIÊN TẬP VÀ TOÀ SOẠN QUỐC GIA XIN KÍNH CHÀO TỪ GIÃ TOÀN THỂ ĐỘC GIẢ, ĐỒNG BÀO CÙNG QUÍ

VỊ MẠNH THƯỜNG QUÂN SAU 4 NĂM PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL.

KÍNH CHÚC TÂN BAN CHẤP HÀNH, BAN GIÁM SÁT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA VÙNG MONTRÉAL

CÙNG QUÍ VỊ PHỤ TRÁCH TẠP CHÍ QUỐC GIA NHIỆM KỲ MỚI HOÀN THÀNH XUẤT SẮC TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI

ĐỒNG HƯƠNG VIỆT NAM VÀ ĐỒNG BÀO VIỆT NAM TẠI QUÊ NHÀ.