21
Bài giảng hướng dẫn rèn nghề môn chăn nuôi lợn 1. Mục tiêu - Giúp cho sinh viên biết và thực hiện được quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn bao gồm, quy trình chăn nuôi lợn thịt, quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản. - Sinh viên thực hiện thành thạo các thao tác kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp trong quy trình chăn nuôi lợn. - Sinh viên tham khảo và học được công tác quản lý, lập kế hoạch đối với một trại lợn giống. - Rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ, khắc phục khó khăn trong thực tế sản xuất. Từ đó tạo ra lòng say mê nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, củng cố kiến thức và tính sáng tạo trong sản xuất. 2. Yêu cầu - Mỗi sinh viên cần phải thực hiện đầy đủ các buổi rèn luyện nghề theo thời gian biểu mà phòng đào tạo quy định. - Chấp hành tốt mọi nội quy quy định của Nhà trường, Trung tâm thực hành thực nghiệm. 1

bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

Bài giảng hướng dẫn rèn nghề

môn chăn nuôi lợn1. Mục tiêu

- Giúp cho sinh viên biết và thực hiện được quy trình kỹ thuật chăn nuôi

lợn bao gồm, quy trình chăn nuôi lợn thịt, quy trình chăn nuôi lợn nái sinh

sản.

- Sinh viên thực hiện thành thạo các thao tác kỹ thuật từ đơn giản đến

phức tạp trong quy trình chăn nuôi lợn.

- Sinh viên tham khảo và học được công tác quản lý, lập kế hoạch đối

với một trại lợn giống.

- Rèn luyện tính cần cù, chăm chỉ, khắc phục khó khăn trong thực tế

sản xuất. Từ đó tạo ra lòng say mê nghề nghiệp, có tinh thần trách

nhiệm cao, củng cố kiến thức và tính sáng tạo trong sản xuất.

2. Yêu cầu

- Mỗi sinh viên cần phải thực hiện đầy đủ các buổi rèn luyện nghề theo

thời gian biểu mà phòng đào tạo quy định.

- Chấp hành tốt mọi nội quy quy định của Nhà trường, Trung tâm thực

hành thực nghiệm.

- Đi rèn nghề đúng giờ, làm đúng quy định.

- Nghiêm túc học tập, học hỏi mọi người xung quanh những vấn đề liên

quan môn học.

1

Page 2: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

Bài 1

Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

1. Mục tiêu

- Sinh viên thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt.

- Sinh viên thực hành thành thạo các thao.

2. Yêu cầu

- Sinh viên phải được học môn chăn nuôi lợn và đọc kỹ quy trình rèn nghề.

- Đi đúng giờ, làm đúng thời gian quy định.

- Thời gian rèn nghề chăn nuôi lợn thịt 3 buổi. Chia theo nhóm 15- 20

SV/nhóm/buổi.

3. Khung kế hoạchTT

Nội dung

Thời gian tiến hành Kết quả Thang

điểm

100

Điểm

đạtBuổi sáng

7h-11h

Buổi chiều

13h30-

17h30

1 Giới thiệu quy trình chăn nuôi lợn thịt

7h- 7h20 13h30- 13h50

Sv chú ý lắng nghe

1.1 Kiểm tra đàn lợn 7h20- 7h30

13h50- 14h10

Biết cách đánh giá

10

1.2 Chuẩn bị dụng cụ, thức ăn.

7h30- 7h50

14h10- 14h30

Đầy đủ 20

1.3 Cân thức ăn và cho lợn ăn

7h50- 8h 14h30- 15h

Đúng định mức

20

1.4 Vệ sinh chuồng trại

8h- 9h 15h- 16h Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

20

1.5 Thu dọn, bàn giao dụng cụ

9- 9h30 16h- 16h30

Đủ dụng cụ. 10

1.6 Nghỉ giải lao 9h30-10h 16h30- 16h45

Tại chỗ

2 Công tác thú y 10h- 10h45

16h45- 17h15

Nếu có 20

3 Đánh giá và cho điểm.

10h45- 11h

17h15- 17h30

2

Page 3: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

4. Nội dung công việc

4.1 Giới thiệu quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt

* Bước 1. Kiểm tra đàn lợn

Biết được tình trạng của đàn lợn, từ đó đưa ra phương pháp chăm sóc nuôi

dưỡng, điều trị thích hợp.

* Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ, thức ăn

- Dụng cụ: Xe chở phân, chổi, xẻng, vòi phun nước

- Thức ăn: Thức ăn tinh, thức ăn xanh (nếu có).

* Bước 3. Cân thức ăn, cho lợn ăn

- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn của lợn.

- Quét máng ăn sạch sẽ, tận thu thức ăn dư thừa của bữa trước đem đổ cho

cá hoặc đổ xuống hố phân.

- Cân thức ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với từng giai đoạn lợn.- Tiêu chuẩn ăn của lợn thịt (tham khảo)

Tháng

tuổi

Khối lượng lợn

(kg)

Lượng thức ăn

(kg/con/ngày)

2- 3 10 0,5- 0,6

20 1,0- 1,2

30 1,2- 1,5

3- 5 40 1,6- 1,7

50 1,8- 2,0

5- 7 60- 80 2,1- 2,3

80- 100 3,0- 3,5

- Cách cho ăn: Dải đều cám ra máng, tránh không để cho cám rơi vãi

hay dồn một chỗ.

- Giờ cho ăn: Lợn từ 15- 30kg: Cho ăn 3 bữa, buổi sáng 8h, buổi trưa

10h30, buổi chiều 16h.

- Lợn từ 31kg- xuất chuồng: Cho ăn 2 bữa, buổi sáng 8h, buổi chiều 15h.

3

Page 4: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

- Cho lợn ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau, thức ăn xanh phải

được rửa sạch mới cho lợn ăn.

- Mùa hè ta cần phải bật quạt mát cho lợn, mùa đông phải hạ rèm che

để giữ ấm cho lợn.

Chú ý: Hàng ngày cần phải quan sát xem khả năng tiêu thụ thức ăn của

đàn lợn, để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khi lợn ăn xong tiến hành

vệ sinh chuồng trại.

* Bước 4. Vệ sinh chuồng trại

- Hót phân vào xe, đổ đúng nơi quy định, quét sạch cống rãnh.

- Chuồng nào quá bẩn ta tiến hành rửa cả chuồng, kết hợp tắm cho lợn

(đối với mùa hè trời nóng nực). Đối với mùa đông, chỉ rửa những chuồng quá

bẩn.

- Sau khi dọn vệ sinh song phải quét sạch nước trên nền chuồng, quét

đường đi lại.

* Bước 5. Thu dọn và bàn giao dụng cụ

Tất cả dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và cất đúng nơi quy định.

4.2 Thực hiện các thao tác khác

* Công tác thú y trong chăn nuôi lợn thịt

- Chữa trị các bệnh xảy ra.

- Đến kỳ tẩy ký sinh trùng.

- Đến kỳ tiêm vacxin phòng bệnh.

Chú ý: Sinh viên trực tiếp điều trị dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

5. Đánh giá kết quả

- ý thức học tập, mức độ sinh viên hoàn thành công việc được giao.

- Thực hiện yêu cầu kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn thịt.

- Cho điểm theo thang điểm.

4

Page 5: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

Bài 2

Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản

1. Mục tiêu

- Sinh viên phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

lợn nái sinh sản.

- Giúp sinh viên xử lý được những trường hợp bất thường khi lợn đẻ.

- Biết cách chăm sóc lợn con mới sinh.

2. Yêu cầu

- Sinh viên phải được học môn chăn nuôi lợn và đọc kỹ quy trình trước

khi đi rèn nghề.

- Đi đúng giờ, làm đúng thời gian quy định.

- Thời gian rèn nghề chăn nuôi lợn nái sinh sản 4 buổi. Chia nhóm 15-

20 Sv/nhóm/buổi.

3. Khung kế hoach

TT Nội dungThời gian tiến hành

Kết quảThang điểm 100

Điểmđạt

Buổi sáng 7h- 11h

Buổi chiều 13h30- 17h30

1 Giới thiệu quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản.

7h- 7h20 13h30- 13h50

Sv chú ý lắng nghe

1.1 Kiểm tra đàn lợn. 7h20- 7h30

13h50- 14h10

Biết cách đánh giá

10

1.2 Chuẩn bị dụng cụ 7h30- 7h45

14h10- 14h30

Đầy đủ 10

1.3 Cân thức ăn, cho lợn ăn. 7h45- 8h 14h30- 15h Đúng tỷ lệ 10

1.4 Vệ sinh chuồng trại 8h- 9h 15h- 15h45 Vệ sinh sạch sẽ

20

1.5 Các thao tác khác 9h- 10h 15h45- 16h15

Đúng quy trình kỹ thuật

20

1.6 Thu dọn dụng cụ, bàn giao dụng cụ

10h- 10h15

16h15- 16h30

Đủ dụng cụ

10

1.7 Nghỉ giải lao 10h15- 10h30

16h30- 16h45

Tại chỗ

2 Công tác thú y. 10h30- 10h50

16h45- 17h15

Đúng kỹ thuật.

20

5

Page 6: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

3 Đánh giá và cho điểm 10h50- 11h

17h15- 17h30

4. Nội dung công việc

4.1 Giới thiệu quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản

* Bước 1. Kiểm tra đàn lợn

Phân biệt được lợn ốm, lợn khoẻ, từ đó đưa ra phương pháp chăm sóc nuôi

dưỡng thích hợp.

* Bước 2. Chuẩn bị dụng cụ, thức ăn

- Dụng cụ: Xe chở phân, chổi, xẻng, vòi phun nước.

- Thức ăn: Thức ăn tinh, thức ăn xanh (nếu có).

- Dụng cụ thú y: Khay đựng dụng cụ, dao thiến, kéo,kìm bấm, xilanh,

thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh...

* Bước 3. Cân thức ăn, cho lợn ăn

- Thức ăn đảm bảo cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

- Cân thức ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với từng giai đoạn lợn.

* Tiêu chuẩn ăn.

- Lợn nái hậu bị và chờ phối.

Lợn nái hậu bị ngoại và chờ phối

Khối lượng (kg) Kg thức ăn/con/ngày

15-30 0,6- 1,4

30- 60 1,4- 1,8

60- 90 1,8- 2,0

90- 120 2,0- 2,4

- Đối với lợn nái chửaLợn nái chửa

Giai đoạn lợn Kg thức ăn/con/ngày

Chửa kỳ I (84 ngày đầu) 1,5- 2

Chửa kỳ II (85 ngày đến khi đẻ) 2-2,5

6

Page 7: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

- Lợn nái nuôi con.Lợn nái nuôi con

Giai đoạn lợn Kg thức ăn/con

1- 5 ngày đầu sau khi đẻ 0,5- 2

6 ngày sau khi đẻ đến khi cai sữa 1,5 + (0,3 số con)

- Cách cho ăn: Dải đều cám ra máng, tránh không để cho cám rơi vãi hay

dồn một chỗ.

- Cho ăn theo đúng thời gian đã quy định.

- Thức ăn cho lợn nái thơm ngon, không bị thối mốc hư hỏng.

- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau.

Chú ý: Thức ăn xanh phải được rửa sạch, để ráo nước, cho ăn theo tiêu

chuẩn.

. * Bước 4. Vệ sinh chuồng trại

- Hót phân vào xe đổ đúng nơi quy định, quét sạch cống rãnh.

- Chuồng nào quá bẩn ta tiến hành rửa cả chuồng, kết hợp tắm cho lợn (đối

với mùa hè trời nóng nực). Đối với mùa đông, chỉ rửa những chuồng quá bẩn

- Vệ sinh sạch ổ úm.

- Sau khi dọn vệ sinh song ta quét sạch nước trên nền chuồng, đường đi

lại.

* Bước 5. Các thao tác khác

- Kỹ thuật đỡ đẻ và chăm sóc lợn con mới sinh.

+ Chuyển lợn nái về chuồng lợn nái đẻ trước 7 ngày.

- Kỹ thuật đỡ đẻ lợn:

+ Khi lợn con sinh ra, dùng vải mềm lau sạch từ đầu đến hết cơ thể (nếu đẻ

bọc phải xé bọc ngay), lau sạch nhớt ở mũi, miệng lợn con.

+ Cắt rốn: Buộc cuống rốn cách da bụng 1- 1,5cm bằng chỉ, dùng kéo bấm

đã được sát trùng cắt phía ngoài chỗ chỉ buộc, sau khi cắt xong dùng cồn iốt

bôi vào vết cắt.

7

Page 8: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

+ Cắt đuôi: Dùng kéo bấm đã sát trùng để cắt đuôi lợn con, cách khớp

đuôi nối với cơ thể khoảng 2,5cm. Sau khi cắt dùng thuốc sát trùng bôi vào

vết thương.

+ Bấm nanh: Dùng kìm bấm nanh để bấm, tránh bấm quá nông hoặc quá

sâu.

+ Bấm số tai: Theo quy định bấm số tai, lấy phía mặt lợn làm chuẩn

Phần tai trái: Vành trên số 3, vành dưới số 1, chóp đỉnh số 100

Phần tai phải: Vành trên số 30, vành dưới số 10, chóp đỉnh số 200.

Mỗi vành tai trên, dưới chỉ được bấm 3 lần số.

- Cân khối lượng sơ sinh và ghi chép vào sổ.

* Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con.

- Bổ sung sắt cho lợn con:

Cách 1: Tiêm 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ với liều 200mg/con.

Cách 2: Tiêm lần 1 vào ngày thứ 3 sau khi đẻ với liều lượng 100mg/con.

Tiêm lần 2 vào ngày thứ 7 sau khi đẻ với liều lượng 100mg/con.

+ Cách tiêm: Dùng bơm tiêm sạch lấy dung dịch sắt (Fe Dextran 10%) ra

khỏi lọ chứa, dùng kim tiêm 16 để lấy thuốc. Sau khi lấy đủ số thuốc cần

tiêm, thay kim, dùng kim 7 để tiêm. Không cần thay hoặc sát trùng kim tiêm

cho từng con lợn, nếu vị trí tiêm bẩn lau chất sát trùng. Vị trí tiêm, tiêm vào

cơ bắp ở cổ. Sau khi tiêm giữ ngón tay ở chỗ tiêm 1 lúc để tránh thuốc chảy

ngược ra.

Chú ý: Phải kiểm tra liều dùng ghi trên nhãn sản phẩm, hạn sử dụng.

Không tiêm sắt ở mông cho lợn con.

* Thiến lợn (với lợn đực 7- 10 ngày tuổi).

- Dụng cụ: Khay đựng dụng cụ, nước sát trùng cồn 700, dao thiến (dao

lam), panh, giẻ sạch, bông, xilanh, kim tiêm (kim 7 hoặc kim 9), vitamin K,

thuốc kháng sinh…

- Thao tác kỹ thuật:

+ Bắt lợn: 1 người giữ, 1 người thiến.

+ Dùng nước sát trùng rửa sạch, lau khô vùng dịch hoàn.

8

Page 9: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

+ Dùng panh kẹp chặt bông đã ngấm thuốc sát trùng (cồn 700), sát trùng

vị trí thiến, sát trùng từ trong ra ngoài theo hình xoáy trôn ốc.

+ Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp chặt 2 dịch hoàn.

+ Tay phải cần dao thiến (dao lam), mổ dọc theo cơ đường trắng (giữa 2

dịch hoàn), vết thiến dài khoảng 2-2,5cm.

+ Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái kẹp chặt từng bên dịch hoàn.

+ Cắt màng bao dịch hoàn.

+ Dùng panh kẹp chặt thừng dịch hoàn cách đầu trên dịch hoàn 1-2cm.

+ Dùng dao cắt đứt. Với dịch hoàn còn lại làm tương tự.

+ Dùng panh kẹp chặt bông đã thấm thuốc sát trùng (cồn) thấm hết máu

tại vị trí thiến.

+ Rắc thuốc kháng sinh vào vết thiến.

Chú ý: Sau khi thiến, nếu lợn con chảy nhiều máu phải tiêm vitamin K

(2ml/1 con).

Sau khi thiến cầm 2 chân sau dốc ngược lợn đem thả vào chuồng.

- Tập ăn cho lợn con vào 7- 10 ngày tuổi.

+ Sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên cho lợn con tập ăn.

+ Tiêu chuẩn ăn: Lợn con từ 7-10 ngày tuổi rắc thức ăn vào máng ít một

cho lợn liếm nhấm nháp tự do.

- 10 -20 ngày tuổi 100g/con/ngày.

- 20-30 ngày tuổi 150 -200g/con/ngày.

- 30-45 ngày tuổi 250-350g con/ngày.

- 50 ngày tuổi 350-400g/con/ngày.

+ Phương pháp tiến hành cai sữa:

Tiến hành cai sữa ngày đầu cho lợn mẹ gặp lợn con 2-3 lần. Ngày thứ 2

cho lợn mẹ gặp lợn con 1-2 lần. Ngày thứ 3 tách hẳn.

Chú ý: Lợn mẹ trước khi cai sữa 2-3 ngày giảm khẩu phần ăn. Đối với

lợn con đến giai đoạn cai sữa cho ăn như sau: ngày tách mẹ giảm đi 1/2 lượng

thức ăn của lợn con so với ngày trước đó. Ngày kế tiếp giảm đi 1/3 so với

ngày trước cai sữa. Ngày kế tiếp (ngày thứ 4) trở lại lượng thức ăn của ngày

9

Page 10: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

trước khi cai sữa. Theo dõi lượng thức ăn nếu lợn con không có biểu hiện về

rối loạn tiêu hoá thì từ ngày thứ 5 trở đi cho ăn tăng dần theo khẩu phần.

Chú ý: Đối với lợn con luôn giữ chuồng sạch, khô. Mùa đông giữ ấm, tránh

gió lùa, không để chuồng ẩm ướt.

- Tiến hành cai sữa cho lợn vào 21 ngày tuổi:

10

Page 11: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

Lịch dùng vacxin cho lợn con

Tuổi lợn con

(ngày)Văcxin Bệnh được phòng Liều tiêm bắp

7 Hyoresp Mycoplasma 2ml/con

28Hy resp

Pestiffa

Mycoplasma

Dịch tả

2ml/con

2ml/con

60 Pestiffa Dịch tả 2ml/con

* Bước 6. Thu dọn và bàn giao dụng cụ

- Dụng cụ vệ sinh phải được rửa sạch, cất đúng nơi quy định.

- Dụng cụ thú y phải được khử trùng bằng nước đun sôi.

4.2 Công tác thú y trong chăn nuôi lợn nái sinh sản

- Chữa trị các bệnh xảy ra.

- Đến kỳ tẩy ký sinh trùng.

- Đến kỳ tiêm vacxin phòng bệnh.

- Lợn con được 50- 60 ngày tuổi tiêm phòng vacxin dịch tả, tụ huyết

trùng với liều lượng 3ml/con/tiêm bắp.

Chú ý: Sinh viên trực tiếp chữa trị dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

5. Đánh giá kết quả

- ý thức học tập, thời gian rèn nghề.

- Mức độ hoàn thành công việc được giao.

11

Page 12: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

Bài 3

Quy TRình kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống

1. Mục tiêu

- Sau rèn nghề sinh viên phải thực hiện tốt quy trình chăm sóc và nuôi

dưỡng lợn đực giống.

- Sinh viên làm thành thạo các thao tác.

2. Yêu cầu

- Sinh viên phải được học môn chăn nuôi lợn, đọc quy trình trước khi

thực hành.

- Mạnh dạn tiếp khi tiếp xúc với lợn đực.

- Các thao tác kỹ thuật phải nhanh, gọn, thành thục, chính xác.

- Chia theo nhóm, mỗi nhóm 15- 20 SV/nhóm/1 buổi. Thời gian rèn

nghề 1 buổi.

3. Khung kế hoạch

TT Nội dungThời gian tiến hành

Kết quảThang điểm 100

Điểm đạtBuổi sáng

7h- 11hBuổi chiều

13h30- 17h301 Giới thiệu quy trình

chăn nuôi lợn đực.7h- 7h20 13h30- 14h Sv chú ý

lắng nghe1.1 Chuẩn bị dụng cụ, thức

ăn7h20- 7h45 14h- 14h30 Đủ dụng cụ,

thức ăn10

1.2 Cân thức ăn, cho lợn ăn 7h45- 8h 14h30- 15h Đúng tỷ lệ 30

1.3 Vệ sinh chuồng trại 8h- 9h 15h- 16h Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

30

1.4 Thu dọn, bàn giao dụng cụ.

9h- 9h30 16h- 16h15 Đủ dụng cụ 10

1.5 Nghỉ giải lao 9h30- 9h45 16h15- 16h30 Tại chỗ

2 Công tác thú y 9h45- 10h45 16h30- 17h15 Nếu có 203 Đánh giá và cho điểm 10h45- 11h 17h15- 17h30

4. Nội dung công việc

* Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu

- Dụng cụ: Xẻng, chổi, thúng, vòi phun nước, xe chở phân, đĩa xúc thức

ăn.

- Vật liệu: Thức ăn tinh, thức ăn thô xanh (nếu có).

12

Page 13: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

* Bước 2. Cân thức ăn, cho lợn ăn

- Tiêu chuẩn ăn.

Khối lượng lợn (kg) Số lượng thức ăn/kg/con/này

30- 60 1,3- 2,2

60- 80 2,2- 2,5

80- 120 2,5

- Cho ăn 2 bữa/ngày, sáng 8giờ, chiều 15giờ.

- Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh sau.

Chú ý: Thức ăn xanh phải được rửa sạch, để ráo nước, cho ăn theo tiêu

chuẩn, khống chế về khối lượng.

* Bước 3. Vệ sinh chuồng trại

- Quét máng ăn sạch sẽ, tận thu thức ăn dư thừa của bữa trước đem cho cá

hoặc đổ xuống hố phân.

- Hót phân vào xe và đổ đúng nơi quy định

Chuồng nào quá bẩn ta tiến hành rửa cả chuồng, kết hợp tắm cho lợn (đối

với mùa hè trời nóng nực), quét sạch cống rãnh, đường đi lại.

Mùa đông, chỉ rửa những chuồng quá bẩn. Sau khi vệ sinh song phải quét

sạch nước trên nền chuồng.

* Bước 4. Thu dọn và bàn giao dụng cụ

Dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ, cất đúng nơi quy định.

4.2 Công tác thú y trong chăn nuôi

- Định kỳ kiểm tra chất lượng tinh dịch.

- Tiêm phòng vacxin theo định kỳ cho lợn, lịch phòng bệnh phụ thuộc vào

tình hình dịch tễ ở từng nơi.

5. Đánh giá kết quả

- ý thức học tập, thời gian rèn nghề.

- Mức độ hoàn thành công việc được giao.

- Cho điểm theo thang điểm.

13

Page 14: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

Tài liệu tham khảo

1. Lê Xuân Cương, Năng suất sinh sản của lợn nái, NXB khoa học kỹ

thuật, Hà Nội, 1986.

2. Phạm Hữu Doanh, Lư Kỹ, Kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản, Hà Nội,

1997.

3. Hoàng Nghĩa Duyệt, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1998- 1999,

Huế, 1999.

4. Lê Thanh Hải, Chế Quang Tuyên, Phạm Xuân Giáp, Những vấn đề kỹ

thuật và quản lý sản xuất theo hướng nạc, NXB Nông nghiệp, thành

phố Hồ Chí Minh, 1997.

5. Vũ Ngọc Hiệp, Kỹ thuật chăn nuôi và quản lý lợn nái sinh sản ở Pháp,

Tạp chí thông tin KHKT- CN, tháng 12/1987.

6. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Giáo trình

truyền giống nhân tạo vật nuôi.

7. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Thức ăn và nuôi dưỡng lợn, NXB Nông

nghiệp, Hà Nội, 2003.

8. Trần Đình Miên, Vũ kinh Trực, Chọn giống và nhân giống gia súc,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1962.

9. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo, Giáo

trình chăn nuôi lợn, 2003.

10. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Giáo trình di truyền chọn

giống, dùng cho cao học, 1995.

11. Nguyễn Văn Thiện, Võ Trọng Hốt và cộng tác viên 1996, chăn nuôi

lợn ở gia đình và trang trại.

12. Nguyễn Văn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy

Hoan, Chăn nuôi lợn giáo trình sau đại học, NXB Nông nghiệp, Hà

Nội, 1998.

14

Page 15: bài 1: chế biến thức ăn cho lợn - Tuaf.edu.vntuaf.edu.vn/gallery/files/Mo ta de cuong chi tiet HP Ren... · Web view- Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn

15