30
Bài 4: Son tho hp đồng kinh tế thương mi DWS104_Bai4_v2.0013101228 67 BÀI 4: SON THO HP ĐỒNG KINH TTHƯƠNG MI Xin chào các bn hc viên! Rt hân hnh được gp các bn trong bài 4 Son tho hp đồng kinh tế thương mi. Văn bn hp đồng kinh tế là văn bn hết sc quan trng đối vi sn xut kinh doanh ca doanh nghip. Trong quá trình hot động trên thương trường các doanh nghip cn phi n định các mi quan hđể chđộng quá trình sn xut kinh doanh ca mình. Hp đồng kinh tế thương mi là công cgiúp cho hthc hin được sn định trong sn xut kinh doanh, giúp cho hpháp lý hóa các mi quan htrong sn xut kinh doanh. Do vy bt cngười lãnh đạo và cán bqun lý nào cũng phi hiu biết và son tho thành tho các các hp đồng kinh tế thương mi này. Mc tiêu Mc tiêu cơ bn ca bài là hiu được các loi hp đồng kinh tế thương mi và son tho được các loi hp đồng đó vi cht lượng cao. Mc tiêu cthlà: Hiu được hp đồng mua bán hàng hóa và son tho được hp đồng mua bán hàng hóa; Hiu được hp đồng vn chuyn hàng hóa và son tho được hp đồng vn chuyn hàng hóa; Hiu được hp đồng kinh tế dch vvà son tho được hp đồng kinh tế dch v; Hiu được hp đồng nghiên cu khoa hc và trin khai kthut và son tho được hp đồng nghiên cu khoa hc và trin khai kthut; Hiu được hp đồng liên kết kinh tế và son tho được hp đồng liên kết kinh tế.

BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

  • Upload
    vanthu

  • View
    214

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 67

BÀI 4: SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI

Xin chào các bạn học viên!

Rất hân hạnh được gặp các bạn trong bài 4 Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại. Văn bản hợp đồng kinh tế là văn bản hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động trên thương trường các doanh nghiệp cần phải ổn định các mối quan hệ đểchủ động quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hợp đồng kinh tế thương mại là công cụ giúp cho họ thực hiện được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh, giúp cho họ pháp lý hóa các mối quan hệ trong sản xuất kinh doanh. Do vậy bất cứ người lãnh đạo và cán bộ quản lý nào cũng phải hiểu biết và soạn thảo thành thạo các các hợp đồng kinh tế thương mại này.

Mục tiêu

Mục tiêu cơ bản của bài là hiểu được các loại hợp đồng kinh tế thương mại và soạn thảo được các loại hợp đồng đó với chất lượng cao.

Mục tiêu cụ thể là:

Hiểu được hợp đồng mua bán hàng hóa và soạn thảo được hợp đồng mua bán hàng hóa;

Hiểu được hợp đồng vận chuyển hàng hóa và soạn thảo được hợp đồng vận chuyển hàng hóa;

Hiểu được hợp đồng kinh tế dịch vụ và soạn thảo được hợp đồng kinh tế dịch vụ;

Hiểu được hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật và soạn thảo được hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật;

Hiểu được hợp đồng liên kết kinh tế và soạn thảo được hợp đồng liên kết kinh tế.

Page 2: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

68 DWS104_Bai4_v2.0013101228

Nội dung

Những vấn đề chung về văn bản hợp đồng kinh tế thương mại;

Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa;

Soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa;

Soạn thảo hợp đồng kinh tế dịch vụ;

Soạn thảo hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật;

Soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế.

Page 3: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 69

CÁC TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống 1

Viện Đại học Mở Hà Nội thuê công ty san nền Việt Hùng phá dỡ nhà ăn cũ nát và vận chuyển các phế thải để lấy mặt bằng xây nhà ăn cho sinh viên mới.

Câu hỏi Trong tình huống đó Viện Đại học Mở Hà Nội và công ty san nền Việt Hùng cần soạn thảo văn bản gì?

Trong tình huống này Viện Đại học Mở Hà Nội và công ty san nền Việt Hùng cần soạn thảo hợp đồng kinh tế dịch vụ. Không phải soạn thảo hợp đồng vận chuyển vì công ty san nền Việt Hùng vừa phá dỡ và vừa vận chuyển phế thải.

Khi ký các hợp đồng cần xem xét kỹ chức năng của các đơn vị để chọn hợp đồng cho phù hợp với tình huống cụ thể.

Tình huống 2

Nhà máy Chế tạo ô tô 1 – 5 dự định mời Nhà máy Cơ khí Hà Nội cung cấp động cơ cho ô tô và các sản phẩm cơ khí khác.

Câu hỏi Trong tình huống đó Nhà máy Chế tạo ô tô 1 – 5 và Nhà máy Cơ khí Hà Nội cần dùng văn bản gì?

Trong tình huống này Nhà máy Chế tạo ô tô 1 – 5 và Nhà máy Cơ khí Hà Nội cần thảo luận với nhau để đi đến ký kết một trong ba hợp đồng kinh tế sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng gia công đặt hàng, hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh.

Trong một tình huống có thể ký kết nhiều loại hợp đồng khác nhau. Vì vậy chúng ta cần thỏa thuận với nhau để ký hợp đồng nào đó có lợi nhất cho các bên.

Page 4: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

70 DWS104_Bai4_v2.0013101228

4.1. Những vấn đề chung về hợp đồng kinh tế thương mại

4.1.1. Khái niệm hợp đồng kinh tế thương mại

Kinh tế thị trường có giá trị rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi qua lại của các doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thị trường cũng là nơi xác lập các quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng trên cơ sở các bên cùng có lợi. Đồng thời thị trường cũng là nơi cung cấp các thông tin, tạo ra các yêu tố cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để hoạt động có hiệu quả trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải pháp lý hóa các mối quan hệ của mình thông qua ký kết các hợp đồng kinh tế thương mại.

Khái niệm

Hợp đồng kinh tế thương mại (HĐKTTM) là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hợp đồng kinh tế là các thỏa thuận có liên quan đến xác lập các quan hệ liên kết qua lại để đảm bảo sản xuất kinh doanh như hợp đồng liên kết kinh tế, hợp đồng liên doanh… Hợp đồng thương mại là hợp đồng thiết lập các mối quan hệ qua lại trong trao đổi hàng hóa dịch vụ để đảm bảo sản xuất kinh doanh cho các bên. Thực chất hợp đồng kinh tế thương mại là sự pháp lý hóa quan hệ của các bên trong quan hệ để lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên. Do vậy hợp đồng kinh tế thương mại có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Hợp đồng kinh tế thương mại hiện nay có rất nhiều loại và có nhiều cách phân loại khác nhau như:

Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng kinh tế thương mại, có thể chia ra:

o Hợp đồng kinh tế thương mại ngắn hạn:

Là hợp đồng có thời gian thực hiện từ một năm trở xuống thường được sử dụng để trao đổi hàng hóa một lần hoặc cung ứng hàng hóa có thời hạn một năm.

o Hợp đồng kinh tế thương mại dài hạn:

Là hợp đồng có thời gian thực hiện trên một năm. Thường dùng xác lập các mối quan hệ lâu dài có thể đến 7 hoặc 10 năm.

Căn cứ vào nội dung của hợp đồng kinh tế thương mại, có thể chia ra:

o Hợp đồng mua bán hàng hoá.

o Hợp đồng vận chuyển hàng hoá.

o Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng cơ bản.

o Hợp đồng kinh tế dịch vụ.

Page 5: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 71

o Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

o Hợp đồng mua bán bản quyền sáng chế.

o Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.

o Hợp đồng gia công, đặt hàng.

o Hợp đồng thương mại quốc tế.

o Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu.

4.1.2. Thể thức chung của hợp đồng kinh tế thương mại

Các loại văn bản hợp đồng kinh tế thương mại khác nhau thường có nội dung khác nhau nhưng thông thường đều có một thể thức chung như sau:

Quốc hiệu: Đây là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung của nó có tính chất pháp lý. Riêng trong hợp đồng ngoại thương không ghi quốc hiệu vì các chủ thể của loại hợp đồng này thường có quốc tịch khác nhau.

Tên gọi hợp đồng: Là tên gọi hợp đồng theo chủng loại cụ thể. Tên hợp đồng ghi chữ to đậm ở chính giữa, phía dưới quốc hiệu. Tên hợp đồng không được ghi chung chung theo tên phân loại, mà phải ghi tên cụ thể của trao đổi. Ví dụ: Hợp đồng mua bán xi măng, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng…

Số và ký hiệu hợp đồng: Được ghi dưới tên hợp đồng. Nội dung này cần thiết cho việc lưu trữ, tra cứu khi cần thiết. Số là số thứ tự hợp đồng hai bên phát sinh. Phần ký hiệu hợp đồng thường là chữ viết tắt của chủng loại hợp đồng theo phân loại. Thí dụ: Số: 02/HĐMBHH (mua bán hàng hoá), số: 72/HĐUTXK (Uỷ thác xuất khẩu) v.v...

Những căn cứ xác lập hợp đồng: Nêu những văn bản pháp quy của nhà nước điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng kinh tế thương mại như các pháp lệnh, nghị định, quyết định v.v... và các văn bản hướng dẫn của các ngành, các địa phương, các thoả thuận của các bên trong những cuộc họp bàn về nội dung hợp đồng trước đó.

Thời gian, địa điểm ký hợp đồng: Đây là cơ sở pháp lý xác nhận sự giao dịch của các bên chủ thể và là căn cứ để nhà nước thực hiện sự xác nhận hoặc kiểm soát. Thời gian và địa điểm thường có câu thông lệ sau:

“Hôm nay, hồi…giờ, ngày…tháng…năm…tại…chúng tôi các bên gồm có:”

Phần tự xưng của các chủ thể hợp đồng có các nội dung sau:

o Tên doanh nghiệp: Tên gọi chính thức theo giấy phép đăng ký kinh doanh. Đây là biện pháp để các bên kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân và hoạt động thực tế của tổ chức doanh nghiệp tránh khả năng lừa đảo.

o Địa chỉ doanh nghiệp: Là địa chỉ chính thức của doanh nghiệp. Phải ghi rõ số nhà, đường phố (xóm, ấp), phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố) để tiện liên hệ hoặc tìm hiểu thực trạng.

o Số điện thoại, telex, fax, website, Email: Đây là các phương tiện thông tin cần thiết để các bên liên hệ nhằm giảm chi phí đi lại trong trường hợp các bên không có nhu cầu bắt buộc phải gặp mặt.

o Tài khoản ngân hàng: Đây là nội dung được các bên đặc biệt quan tâm vì nó xác định tình hình tài chính, khả năng thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Phải ghi rõ số tài khoản, tên ngân hàng và chủ tài khoản để thanh toán sau này.

Page 6: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

72 DWS104_Bai4_v2.0013101228

o Mã số thuế để các bên trả thuế cho nhà nước.

o Người đại diện ký kết: Về nguyên tắc, người đại diện hợp pháp ký kết phải là thủ trưởng đơn vị hoặc người đứng tên trong giấy phép kinh doanh, thì phải đầy đủ chức vụ họ và tên. Nếu là đại điện ủy quyền thì phải ghi chức vụ, họ tên và giấy uỷ quyền kèm theo. Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các thủ tục như: Số lưu, thời gian viết uỷ quyền, họ tên, chức vụ của người viết giấy uỷ quyền, nội dung, phạm vi và thời hạn uỷ quyền. Về mặt pháp lý, người uỷ quyền phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với nội dung hợp đồng như chính họ đã ký vào hợp đồng.

Nội dung hợp đồng là phần chủ yếu của văn bản hợp đồng kinh tế. Nội dung hợp đồng kinh tế ràng buộc trách nhiệm của các bên ký kết, vì vậy, các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, cụ thể, đúng pháp luật và có khả năng thực hiện. Tuỳ theo từng loại hợp đồng mà các bên chủ thể thoả thuận các điều khoản được ghi vào nội dung.

Phần ký kết hợp đồng kinh tế thương mại bao gồm:

o Số lượng bản hợp đồng cần ký:

Căn cứ vào yêu cầu lưu trữ, giao dịch với ngân hàng, trọng tài kinh tế, cơ quan chủ quản cấp trên v.v... mà các bên cần thoả thuận lập ra số lượng bao nhiêu bản. Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là các bản này phải có nội dung giống nhau và có giá trị pháp lý như nhau. Thường có câu thông lệ là: “Hợp đồng này làm thành…bản và bằng…thứ tiếng, chúng có giá trị như nhau và mỗi bên giữ… bản và nộp cho cơ quan nhà nước…bản.” Nếu các bên cùng ở trong nước thì có thể bỏ phần bằng các thứ tiếng khác nhau.

o Đại diện các bên ký kết:

Mỗi bên chỉ cần cử một người đại diện ký kết, thông thường là giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc uỷ quyền. Việc ký hợp đồng cũng có thể thực hiện gián tiếp, như một bên soạn thảo theo tinh thần nội dung đã thoả thuận rồi ký trước và chuyển cho các bên đối tác. Các bên này xem xét và cũng ký theo. Việc ký này cũng có giá trị như trực tiếp cùng ký. Nhưng người đại diện các bên ký kết phải ký đúng chữ ký đã đăng ký và thông báo, không được ký tắt hoặc ký chữ ký khác với chữ ký đã đăng ký. Sau khi ký, phải đóng dấu của cơ quan.

4.1.3. Nội dung của hợp đồng kinh tế thương mại

Nội dung của hợp đồng kinh tế thương mại thường có các loại sau đây:

Điều khoản chủ yếu:

Đây là những điều khoản bắt buộc phải có để hình thành nên nội dung hợp đồng cụ thể, được các bên quan tâm thoả thuận trước tiên, nếu thiếu một trong những

Page 7: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 73

điều khoản chủ yếu này thì hợp đồng kinh tế thương mại không có giá trị. Điều khoản chủ yếu thường bao gồm các điều khoản cơ bản sau: Tên các trao đổi, số lượng các trao đổi, chất lượng các trao đổi, giá cả các trao đổi, thanh toán giữa các bên, chuyển giao giữa các bên, trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng, các chế tài điều tiết. Ngoài các điều khoản trên có thể còn các điều khoản khác như: Lắp đặt, chạy thử, bảo hành, mã ký hiệu hàng hóa và vận chuyển.

Điều khoản thường lệ:

Là những điều khoản mà nội dung đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (đã được pháp luật điều chỉnh), các bên có thể ghi hoặc không ghi, nếu ghi vào thì nhắc nhở nhau, nếu không ghi vào thì chúng vẫn mặc nhiên có giá trị pháp lý (như các vấn đề trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự...).

Điều khoản tuỳ nghi:

Là những điều khoản được đưa vào hợp đồng kinh tế thương mại nhằm tạo các điều kiện thuận lợi cho nhau trong thực hiện hợp đồng. Những điều khoản này hoặc chưa có quy định của nhà nước hoặc đã có quy định của nhà nước nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế mà không trái với pháp luật (ví dụ: thưởng khi hoàn thành trước thời hạn).

4.1.4. Văn bản phụ lục và biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại

Văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế thương mại

Việc lập và ký kết văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế thương mại được áp dụng trong trường hợp các bên hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hoá các điều khoản của hợp đồng kinh tế mà khi ký kết chưa có điều kiện cụ thể hoá, hoặc các chi tiết quá rườm rà không tiện ghi trong văn bản hợp đồng kinh tế. Văn bản phụ lục hợp đồng nếu được một pháp nhân xác lập thì không cấn phải ký kết, nếu không thì các bên phải ký kết như ký hợp đồng.

Ví dụ: Một hợp đồng giao nhận thầu xây dựng cơ bản có cả bản luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình là phụ lục của hợp đồng, hợp đồng mua bán dây truyền sản xuất cũ có cả biên bản đánh giá chất lượng dây truyền do hai bên xác lập là phụ lục của hợp đồng.

Về nguyên tắc, khi xây dựng văn bản phụ lục phải tuân thủ các điều sau đây:

o Nội dung văn bản phụ lục không được trái với nội dung văn bản hợp đồng kinh tế thương mại.

o Thủ tục và cách thức ký kết văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế thương mại cũng giống như thủ tục và cách thức ký văn bản hợp đồng kinh tế thương mại.

o Văn bản phụ lục hợp đồng kinh tế thương mại là bộ phận không tách rời của văn bản hợp đồng kinh tế thương mại và có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng kinh tế thương mại.

Biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại

Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế thương mại, có thể xảy ra các tình huống đòi hỏi phải điều chỉnh một số nội dung của các điều khoản để việc thực hiện

Page 8: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

74 DWS104_Bai4_v2.0013101228

được thuận lợi hơn hoặc để khắc phục các trở ngại. Chẳng hạn, khi ký kết hợp đồng, hai bên thoả thuận thời gian hoàn thành công trình xây dựng là một năm kể từ ngay ký, nhưng do mưa lũ đột xuất, việc thi công gặp trở ngại, phải kéo dài hơn thời gian quy định. Lúc này các bên có thể bàn bạc thoả thuận lập biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại để thêm bớt hoặc thay đổi nội dung các điều khoản của hợp đồng đang thực hiện. Biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế thương mại.

Về cơ cấu, biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại giống như biên bản sự vụ và cần có các yếu tố sau:

o Quốc hiệu;

o Tên biên bản bổ sung;

o Thời gian, địa điểm lập biên bản;

o Các chủ thể tham gia hợp đồng;

o Lý do lập biên bản bổ sung;

o Nội dung thoả thuận về sự thêm, bớt hoặc thay đổi một hay một số điều khoản của hợp đồng đã ký;

o Sự cam kết thực hiện những thoả thuận trong biên bản bổ sung;

o Ký biên bản bổ sung: Những người có quyền hoặc được uỷ quyền ký kết hợp đồng kinh tế thương mại thì có quyền ký biên bản bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại.

Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại

Sau khi các bên thực hiện xong hợp đồng kinh tế thương mại, nếu nhận thấy không còn có vướng mắc gì nữa, các bên lập biên bản thanh lý HĐKTTM. Về mặt pháp lý, biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại xác nhận sự thoả mãn của các bên về việc thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký kết, không còn các hậu quả phải giải quyết. Nội dung của biên bản thanh lý cũng giống như biên bản sự vụ và thường có các tiêu thức sau:

o Quốc hiệu;

o Tên biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại;

o Thời gian, địa điểm lập biên bản;

o Những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng;

o Xác nhận của các chủ thể (các bên) về kết quả thực hiện hợp đồng;

o Cam kết không khiếu nại về thực hiện hợp đồng kinh tế thương mại;

o Ký biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại: Những người đã ký hợp đồng kinh tế thương mại phải ký vào biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế thương mại.

4.1.5. Tính chất hợp pháp của hợp đồng kinh tế thương mại

Hợp đồng kinh tế thương mại được coi là hợp pháp phải có đầy đủ các điều kiện sau:

Chủ thể hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể hợp đồng được xác định là các tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc các cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp. Một tư cách

Page 9: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 75

pháp nhân được coi là đầy đủ phải đáp ứng các yêu cầu là: Phải được một tổ chức có thẩm quyền thành lập và được chính quyền nhà nước cho phép hoạt động, phải có đủ lượng vốn pháp định theo quy định của luật pháp, phải chủ động được sản xuất kinh doanh của mình.

Không vi phạm các điều cấm của luật pháp về các sản phẩm và dịch vụ không được

phép trao đổi.

Đại điện ký kết phải hợp pháp theo quy định của luật pháp. Đại diện ký kết hợp pháp

là thủ trương đơn vị hay người được thủ trưởng đơn vị ủy quyền và phải có giấy

ủy quyền hợp pháp. Trong ký kết hợp đồng kinh tế không được phép thực hiện ký

thay hoặc thừa lệnh.

Tất cả các hợp đồng kinh tế vi phạm một trong các điều kiện trên đều được coi là hợp

đồng vô hiệu và bị luật pháp cưỡng chế hủy bỏ. Trong một vài trường hợp, hợp đồng

kinh tế thương mại được coi là hợp đồng vô hiệu ở mức độ thấp (các hợp đồng vô hiệu

nhưng các bên đều biết và không có tính chất lừa đảo, không có chủ ý lừa dối luật pháp).

Các hợp đồng này luật pháp cho phép thực hiện nhưng chịu sự giám sát chặt của các

cơ quan luật pháp.

4.2. Kỹ thuật soạn thảo một số loại hợp đồng kinh tế thương mại

4.2.1. Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá

4.2.1.1. Những vấn đề chung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Khái niệm

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận bằng văn bản có tính chất pháp lý

được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập,

thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quy định bên bán

có nghĩa vụ chuyển hàng hóa cho bên mua làm

sở hữu, còn bên mua có nghĩa vụ trả cho bên bán

một khoản tiền tương đương với giá trị của hàng

hóa mà hai bên thỏa thuận. hàng hóa được xác

định trong luật thương mại bao gồm: Máy móc,

thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng, các

động sản, nhà ở dùng để cho thuê và mua bán.

Với các loại trên, hàng hóa được xác định rất phức tạp, vì vậy người soạn thảo hợp

đồng cần phải quán triệt các đặc điểm sau đây của hàng hóa:

Chất lượng hàng hóa được biểu hiện cả mặt ngoài và mặt trong. Chất lượng mặt

ngoài có thể kiểm tra một cách dễ dàng, như còn chất lượng mặt trong thực sự khó

có cơ sở đánh giá chính xác, vì vậy người soạn thảo phải đưa ra các quy định ràng

buộc với chất lượng hàng hóa mặt trong.

Mua bán hàng hóa có chuyển quyền sở hữu tuyệt đối, vì vậy trong hợp đồng cần

có điều khoản quy định chuyển quyền sở hữu này.

Page 10: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

76 DWS104_Bai4_v2.0013101228

4.2.1.2. Cách soạn thảo các điều khoản chính của hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa được soạn thảo theo mẫu và chú ý các điều khoản sau:

Điều khoản về tên hàng hoá

Phải nêu tên hàng hóa theo danh mục trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước để các bên ký kết và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được. Không được viết tên hàng hóa theo từ địa phương.

Nếu là hàng trao đổi với nước ngoài thì trong hợp đồng phải ghi tên mặt hàng bằng tiếng Việt và tiếng của nước tham gia ký kết hoặc tiếng Anh. Tên hàng hóa phải ghi đầy đủ cả mã ký hiệu hàng hóa hoặc quy định về chất lượng hàng hóa.

Nếu mặt hàng có kèm nhiều linh kiện rời hoặc cần mô tả cụ thể về màu sắc, hình dáng, nên lập bản phụ lục kèm theo.

Ví dụ: Lạc nhân loại 1; lò vi sóng SANYO EM-C7586V; Tivi SONY FD Trinitron WAGA 21 Inch.

Điều khoản về số lượng hàng hoá

Đây là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hoá. Số lượng hàng hoá phải được ghi chính xác, rõ ràng, theo đơn vị đo lường hợp pháp do nhà nước quy định. Nếu tính theo trọng lượng thì phải ghi cả trọng lượng tinh và trọng lượng cả bì.

Trong những hợp đồng có mua bán nhiều loại hàng hoá khác nhau thì phải ghi riêng số lượng, trọng lượng từng loại, sau đó ghi tổng giá trị của hàng hoá mua bán.

Nếu đơn vị đo có tính chất khái quát như: Bao, thùng, cây…thì phải cụ thể hóa các chi tiết trong tổng thể đó. Ví dụ: Xi măng 10000 bao (50kg) ; mỳ ăn liền HẢO HẢO 1000 thùng (30 gói – 80gram/gói); gạo nếp cái hoa vàng 10000 bao (10 kg).

Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hoá

Trong hợp đồng phải ghi rõ phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, màu sắc v.v...Tuỳ theo từng loại hàng hoá mà các bên có thể thoả thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách cho phù hợp. Thông thường việc thoả thuận về chất lượng và quy cách hàng hoá dựa theo ba cách sau đây:

o Căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng:

Dựa vào tiêu chuẩn (TCVN) do nhà nước hoặc cơ quan đo lường chất lượng sản phẩm ban hành. Cũng có thể dựa trên các tiêu chuẩn ISO, được quốc tế công nhận. Nếu dựa vào tiêu chuẩn thì phải dẫn văn bản chứa tiêu chuẩn đó là gì, và nó trở thành phụ lục hợp đồng kinh tế thương mại.

o Nếu hàng hoá chưa được tiêu chuẩn hoá:

Phải áp dụng cách mô tả tỉ mỉ để thoả thuận về chất lượng, quy cách, các đặc tính của hàng hoá. Ở cách này không được dùng các từ chung chung, khó quy

Page 11: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 77

trách nhiệm khi vi phạm như “chất lượng tốt”, “hàng phải bảo đảm”, “hàng phải khô”, “hàng phải ăn được”. Trong trường hợp việc mô tả quá dài dòng thì có thể xác lập thành phụ lục của hợp đồng. Ví dụ: Chất lượng dây truyền sản xuất bia được đánh giá thông qua biên bản đánh giá của hội đồng thẩm định chất lượng do hai bên thành lập.

o Nếu hàng hoá đã được sản xuất ổn định theo lô sản phẩm có thể thoả thuận theo mẫu hàng, với điều kiện: Phải chọn mẫu của chính lô hàng ghi trong hợp đồng; mẫu hàng phải tiêu biểu cho loại hàng đó; số lượng mẫu ít nhất là 3, trong đó mỗi bên giữ 1 mẫu và giao cho người trung gian giữ một mẫu. Các mẫu này là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng nên phải cặp chì, đánh dấu, ghi số lượng quy định trong hợp đồng vào mẫu để đề phòng mất mát, tráo đổi. Ngoài mẫu còn quy định điều kiện chấp nhận lô hàng.

Ví dụ: Chất lượng áo sơ mi được đánh giá bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên 5% và điều kiện chấp nhận là 0,05 (tức cho phép lẫn không quá 5% hàng kém chất lượng).

Ngoài ba phương pháp quy định chất lượng hàng hoá phổ biến kể trên, trong thực tế ký kết hợp đồng còn áp dụng những phương pháp sau:

o Xác định chất lượng theo điều kiện kỹ thuật: Bao gồm những đặc tính kỹ thuật cụ thể, mô tả loại vật liệu sản xuất hàng hoá, nguyên lý công nghệ, phương pháp kiểm tra, kiểm định chất lượng.

o Xác định sau khi đã xem sơ bộ: Người bán bảo đảm chất lượng hàng như khi người mua xem và đồng ý. Hàng hoá bán theo cách này thường ở các cuộc bán đấu giá và lấy từ kho ra.

o Xác định theo hàm lượng từng chất trong hàng hoá: Hợp đồng phải ghi rõ phần trăm hàm lượng chất có ích và hàm lượng tối thiểu các tạp chất. Chẳng hạn như khi mua bán quặng, nguyên liệu thực phẩm (chất có dầu, chất có đường v.v...).

o Xác định theo lượng thành phần: Hợp đồng ghi chỉ số xác định lượng thành phần cuối cùng thu được từ một đơn vị nguyên liệu. Chẳng hạn lượng tinh bột thu được từ 1kg gạo, khoai, sắn..., lượng dầu thu được từ 1kg hạt có dầu (lạc, vừng, đậu nành, cọ...), hoặc có thể tính bằng phần trăm.

o Xác định theo trọng lượng tự nhiên: Được thể hiện bằng kilogam của một hectolýt ngũ cốc. Trọng lượng tự nhiên phản ánh hình dáng, kích cỡ, độ chắc, tỉ trọng v.v... cho thấy chất lượng của bột và lượng tấm.

o Xác định theo hiện trạng của hàng hoá: Áp dụng cho hàng tươi sống, có mùi vị, màu sắc, độ chín không ổn định.

o Xác định theo phẩm chất bình quân tương đương: Tức là việc xét nghiệm các chất chủ yếu trong hàng hoá phải tương đương với hàm lượng chất chủ yếu đã thoả thuận trong hợp đồng, thường áp dụng với loại hàng ngũ cốc, thực phẩm.

Page 12: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

78 DWS104_Bai4_v2.0013101228

Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu phải thận trọng và tỉ mỉ hơn khi sử dụng ngôn ngữ và văn phạm để đảm bảo được các nguyên tắc và tập quán quốc tế về xuất nhập khẩu và các thủ tục buôn bán ngoại thương, không để xảy ra tranh chấp hoặc bị lợi dụng nhận hàng giả, hàng kém chất lượng.

Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu

Cần quy định rõ ràng bằng việc mô tả tỉ mỉ hình thức, kích thước, chất liệu làm bao bì, vị trí đặt và nội dung ký mã hiệu, phải đảm bảo nguyên tắc mỹ thuật, rõ ràng.

Thông thường, những quy định này là theo công nghệ bao bì đóng gói, in ấn ký mã hiệu của nhà sản xuất. Đối với loại hàng hoá cần hai lớp bao bì thì cũng quy định rõ cách thức từng lớp một cách rõ ràng, đầy đủ, để các bên cùng thực hiện. Mã ký hiệu hàng hóa có bản quyền thì ghi theo mã ký hiệu trong bản quyền, nếu không có bản quyền thì phải mô tả tỉ mỉ.

Điều khoản về giao nhận hàng

Điều khoản giao nhận hàng ghi trong hợp đồng bao gồm các nội dung sau:

o Thời gian giao nhận hàng:

Là thời hạn và thời điểm giao nhận hàng được ghi trong hợp đồng. Thời hạn là khoảng thời gian nhất định hoàn tất việc giao hàng. Thời điểm là thời gian cụ thể thực hiện việc giao hàng. Thời điểm có thể chia theo từng đợt, theo ngày tháng. Có thể lập một phụ lục về lịch giao hàng kèm theo hợp đồng kinh tế thương mại. Cần ghi rõ trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp không giao hoặc nhận hàng đúng lịch.

o Địa điểm giao hàng:

Trong hợp đồng cần ghi rõ địa chỉ giao hàng phù hợp với khả năng vận chuyển và đảm bảo an toàn cho phương tiện, tránh các khâu trung gian không cần thiết.

o Phương thức giao nhận:

Phải ghi rõ phương thức cân, đo hoặc đếm theo đúng pháp luật với nguyên tắc bên giao và bên nhận cùng dùng một phương thức như nhau.

o Giấy tờ giao nhận:

Phải ghi rõ các giấy tờ cần thiết cho việc chuyên chở và giao nhận: Vận đơn, biên lai giao nhận, hoá đơn đã tính thuế v.v...

o Phương thức giải quyết những sự cố xảy ra trong nghiệm thu, bàn giao hàng hoá như chất lượng hàng không đúng hợp đồng, hàng bị hư hỏng do vận chuyển...

o Phương thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển, trách nhiệm vận chuyển hàng hoá.

o Phương tiện, trách nhiệm và thời gian bốc xếp hàng hoá.

o Người có trách nhiệm giao nhận và ký vào các văn bản giao nhận.

Điều khoản bảo hành lắp đặt chạy thử và hướng dẫn sử dụng

o Phải ghi rõ thời hạn bảo hành và quy chế bảo hành và các vị trí có trách nhiệm bảo hành hàng hóa.

Page 13: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 79

o Các tài liệu hướng dẫn sử dụng cần thiết phải ghi rõ là loại nào, nhất là hàng

dược phẩm, mỹ phẩm và phương tiện kỹ thuật. Đối với những loại hàng có ghi

vào bao bì thời hạn sử dụng và đã có văn bản hướng dẫn sử dụng đặt trong bao

bì thì không cần ghi trong hợp đồng nữa.

o Đối với hàng hóa phải lắp đặt thì cần ghi rõ lắp đặt ai thực hiện, chi phí lắp đặt

ai chịu.

o Đối với hàng hóa cần phải chạy thử thì ghi rõ ai có trách nhiệm chạy thử, chi phí

chạy thử ai chịu.

Điều khoản về giá cả

Điều khoản này rất quan trọng, cần phải ghi

rõ ràng các nội dung sau:

o Đơn vị tính giá:

Căn cứ vào tính chất của hàng hoá và

thông lệ buôn bán mặt hàng đó trên thị

trường (trọng lượng, thể tích, độ dài, cái,

chiếc v.v...). Đơn vị tính giá thường trùng

với đơn vị tính khối, số lượng hàng hoá.

o Giá thường bao gồm các loại:

Giá bán hàng hoá;

Phí chuyên chở, bốc xếp, bảo quản, lưu kho v.v...

Do vậy cần phải khẳng định giá bao gồm các loại nào. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu là giá FOB (Free On Board), là giá giao hàng tại tầu ở cảng xuất phát (người bán phải chịu phí tổn bốc hàng lên tàu) và giá CIF (Cost, Insurance and Freight) là giá giao hàng tại cảng đến (người bán chịu phí tổn chuyên chở,

bảo hiểm, bốc xếp toàn bộ).

o Đồng tiền tính giá:

Có thể tính bằng nội tệ hoặc ngoại tệ. Trong ngoại thương giá có thể được tính bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc của nước thứ ba. Tuy nhiên, việc chọn đồng tiền để tính giá đôi khi còn chịu ảnh hưởng của tập

quán buôn bán quốc tế.

o Phương pháp định giá:

Các bên có thể thoả thuận việc định giá vào thời điểm ký kết hợp đồng hoặc trong thời gian hợp đồng có hiệu lực hoặc theo thời điểm thanh toán. Mức giá có thể theo các phương pháp: Giá cố định (không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng), giá di động hoặc giá trượt (sẽ thay đổi nếu thị trường biến động), giá quy định sau (có thể được xác định theo từng chuyến giao hàng). Trong hợp đồng kinh tế thương mại cần phải ghi rõ những nguyên tắc, thủ tục để xác

định giá.

o Điều kiện điều chỉnh giá:

Hai bên cần quy định rõ những biến động bất lợi nào thì hai bên gặp nhau để

thảo luận lại giá.

Page 14: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

80 DWS104_Bai4_v2.0013101228

Điều khoản thanh toán

Hai bên cần thống nhất phương thức thanh toán theo những nội dung sau:

o Tổng số tiền thanh toán các bên phải khẳng định rõ: Tổng số tiền thanh toán cho nhau là bao nhiêu, thanh toán với nhau làm bao nhiêu lần, bằng đồng tiền nào.

o Cách thức thanh toán: Đối với hàng nội địa, việc thanh toán phải theo quy định của nhà nước, đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì tuỳ theo tính chất của loại giao dịch kinh tế. Các quan hệ chi trả mà các bên có thể chọn các cách thức thanh toán như:

Thanh toán bằng tiền mặt, ngân phiếu.

Thanh toán bằng đổi hàng (khấu trừ).

Thanh toán bằng séc.

Thanh toán uỷ nhiệm chi.

Thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế (Letter of credit – L/C).

o Hợp đồng cũng phải ghi rõ thời hạn thanh toán. Nếu hợp đồng không ghi thời hạn thanh toán thì theo thông lệ, sau mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hoá đơn đòi tiền việc thanh toán phải được thực hiện. Có thể hai bên thống nhất các chiết khấu cần thiết để thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán.

o Điều kiện ràng buộc với thanh toán: Các bên phải quy định rõ việc thanh toán chậm thì cần phải có biện pháp gì. Trong thực tế trao đổi các nước thường quy định nếu bên thanh toán chậm theo thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất phạt gấp 3 lần so với lãi suất cho vay của ngân hàng.

Việc thanh toán chỉ có thể coi như hoàn thành khi bên bán nhận được đầy đủ các khoản tiền cần thanh toán ghi trong hợp đồng, bằng các cách thức thanh toán đã nêu trên hoặc bằng các tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh có giá trị, tương đương với số tiền phải trả.

Điều khoản về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải quy định rõ trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng. Đây là những cam kết cụ thể về quyết tâm thực hiện nghiêm chỉnh mọi điều khoản thoả thuận. Trách nhiệm của các bên thường được viết theo các khoản sau:

o Trách nhiệm tinh thần: Các bên phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận.

o Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: Các bện phải cam kết phối hợp đầy đủ trong thực hiện hợp đồng như: Thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện…

o Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ trong giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp hành động.

Trong quan hệ ngoại thương phải ghi rõ khi xảy ra những trường hợp trên cần lập biên bản để cơ quan có thẩm quyền ở nước người mua hàng kiểm tra, xác nhận để đính kèm vào đơn khiếu nại về nội dung vi phạm.

Page 15: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 81

Điều khoản về tranh chấp hợp đồng (các chế tài cho hợp đồng)

Các bên phải xác định các chế tài cho hợp đồng để các bên phải có trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng. Chế tài hợp đồng thường có ba loại sau:

o Các điều khoản miễn trách:

Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau như: Chậm trong chuyển giao dưới 1 giờ, chậm ngày chuyển giao mà các bên đã thông báo cho nhau, thanh toán tiền cho nhau chậm một vài ngày…

o Các điều khoản thương lượng:

Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên phải gặp nhau để thương lượng. Nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: Các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều khoản của hợp đồng (giao hoặc nhận hàng chậm, hàng giao không đủ số lượng, không đúng quy cách phẩm chất, thiếu phụ tùng phụ kiện, chậm thanh toán v.v...).

o Các trường hợp xử lý trước tòa:

Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết.

Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng mua bản hàng hóa có hiệu lực từ ngày ký hoặc sau một số ngày là do các bên thoả thuận. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ ngày ký biên bản thanh lý hợp đồng. Cần quy định rõ bên nào đứng ra tổ chức thanh lý hợp đồng và thời điểm ký biên bản thanh lý.

Biên bản thanh lý hợp đồng cần ghi nhận ưu, khuyết điểm của các bên, nếu còn vấn đề tồn tại, phải quy định rõ các nghĩa vụ còn phải thực hiện để hoàn tất hợp đồng (trong nhiều trường hợp nếu còn tồn tại thì chưa nên thanh lý hợp đồng). Thông thường trong hợp đồng mua bán hàng hóa có câu thông lệ về thời hạn như:

“Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…tháng…năm…và phải được hoàn tất đến hết ngày…tháng…năm… Sau khi hợp đồng hết hạn…ngày, các bên gặp nhau tại… làm thanh lý hợp đồng.”

Điều khoản về các thoả thuận khác (điều khoản tùy nghi nếu thấy cần)

Trong các trường hợp xét thấy cần thiết, các bên có thể đưa vào hợp đồng những vấn đề cụ thể nào đó mà pháp luật về hợp đồng kinh tế thương mại chưa quy định để thoả thuận cho đầy đủ và rõ ràng vì lợi ích của một bên hoặc tránh các khả năng xấu có thể xảy ra.

Phần này có thể do kinh nghiệm ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng đã cho họ bài học về sự thận trọng và thẳng thắn, miễn là sự thoả thuận này không trái với pháp luật nhà nước.

Page 16: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

82 DWS104_Bai4_v2.0013101228

4.2.2. Soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hoá

4.2.2.1. Những vấn đề chung về hợp đồng vận chuyển

Khái niệm

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên vận tải và bên thuê vận chuyển, về việc bên vận tải có nghĩa vụ vận chuyển một lượng hàng hóa nhất định đến địa điểm đã ấn định và bàn giao cho bên thuê vận chuyển, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ nhận số hàng hóa đã vận chuyển đó và trả chi phí vận chuyển theo sự thỏa thuận của hai bên.

Trong vận tải, hàng hóa di chuyển trên một quãng đường tương đối dài và có rất nhiều sự phức tạp trong quản lý và giám sát sự an toàn của hàng hóa. Vì vậy người soạn thảo hợp đồng vận chuyển hàng hóa cần quán triệt các đặc điểm cơ bản sau đây vào các điều khoản của hợp đồng:

Trong vận tải hàng hóa, chủ sở hữu với hàng hóa là bên thuê vận chuyển, vì vậy cần có các điều khoản bảo vệ quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.

Vận chuyển hàng hóa trên đường cần có các giấy tờ minh chứng cho tính hợp pháp của hàng hóa, vì vậy cần có các quy định về các giấy tờ đó và trách nhiệm của các bên trong việc chuẩn bị các giấy tờ đó.

Vận chuyển hàng hóa có sự bốc xếp cả hai đầu, vì vậy cần quy định rõ ai là người thực hiện hoạt động bốc xếp này, chi phí ai chịu trách nhiệm.

Vận chuyển hàng hóa có rất nhiều khả năng xảy ra các trục trặc trong thực hiện, vì vậy các bên cần phải có quy định rõ người có trách nhiệm giải quyết các trục trặc đó.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa có vị trí rất quạn trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến chất lượng của hợp đồng này để không xảy ra các hậu quả đáng tiếc làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

4.2.2.2. Soạn thảo nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Các điều khoản cần chú ý

Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Điều khoản về phượng tiện vận chuyển

Điều khoản về an toàn vận chuyển

Điều khoản về giao nhận hàng

Điều khoản về áp tải

Điều khoản về xếp dỡ hàng hoá

Điều khoản về cước, phụ phí vận tải và thanh toán

Điều khoản về thanh toán

Điều khoản về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng

Điều khoản chế tài hợp đồng

Thời gian hiệu lực của hợp đồng

Page 17: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 83

Soạn thảo nội dung hợp đồng vận chuyển theo mẫu có sẵn và chú ý các điều khoản sau đây:

Điều khoản về đối tượng hợp đồng

Phải nêu tên hàng hoá vận chuyển, loại hàng, đặc điểm (tươi sống, dễ vỡ, dễ bắt mùi, dễ cháy nổ, hàng quý...), trọng lượng đơn vị hàng hóa vận chuyển và tổng trọng lượng vận tải, cự li chuyên chở, loại đường chuyên chở... để cho các bên chuẩn bị cho quá trình vận chuyển.

Đặc biệt một số hàng hóa cấn phải xin phép vận chuyển như các hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa cần có cách bảo đảm an toàn đặc biệt như hàng dễ cháy, dễ nổ…, hàng quý hiếm cần có hình thức bảo vệ đặc biệt như vàng, tiền, đá quý…

Điều khoản về phượng tiện vận chuyển

Phải ghi rõ loại phượng tiện (ô tô, máy bay, xà lan, tàu thuỷ, xe lửa). Trong các loại phương tiện phải ghi rõ chủng loại của phương tiện, chẳng hạn có mui, không mui (đối với toa xe lửa, sà lan, ô tô), tự dỡ hàng (ô tô), có các thiết bị bảo vệ đặc biệt (máy lạnh, máy hút ẩm).

Điều khoản về an toàn vận chuyển

Tuỳ loại hàng hoá vận chuyển mà có các thoả thuận về an toàn hàng hoá như: Phải có máy lạnh (hàng tươi sống), phải vệ sinh phương tiện (hàng thực phẩm, hàng dễ bắt mùi), phải có che phủ (hàng sợ ướt), phải có thiết bị phòng chống (hàng dễ cháy nổ), phải có xe đặc chủng (tiền, hàng quý, hàng siêu trường, siêu trọng)...

Điều khoản về giao nhận hàng

o Hợp đồng phải ghi cụ thể và chính xác địa điểm, ngày giờ giao nhận để các bên phối hợp nhịp nhàng, đồng thời làm cơ sở cho việc tính cự li, nhiên liệu, cước. Nếu các nơi giao nhận khó đưa phương tiện vào, phải tổ chức trung chuyển thì phải ghi rõ phương tiện vận tải trung gian là gì, ai là người thực hiện, nếu cần kho trung chuyển thì phải ghi rõ loại kho, giá thuê và ai là người thực hiện. Nếu chủ hàng chưa có hàng khi phương tiện đến thì sau 30 phút (đối với ô tô) chủ hàng phải chứng nhận cho phương tiện về, nếu chờ 1 giờ thì chủ hàng phải cho phương tiện về và trả toàn bộ chi phí cho chuyến vận chuyển đó. Nếu không có người nhận, bên vận tải chờ 30 phút và nhờ chính quyền địa phương xác nhận phương tiện có đến để bên nhận chịu toàn bộ chi phí cho chuyến vận tải đó.

o Hợp đồng phải ghi rõ phương thức giao nhận. trong thục tế có các phương pháp giao nhận sau: Theo trọng lượng, thể tích; Theo nguyên toa (xe lửa) hầm (tàu thuỷ); Theo nguyên bao, nguyên đai, nguyên kiện; Theo mớn nước (với phương tiện thuỷ). Hai bên cần kiểm tra kỹ trước khi nhận và giao hàng.

o Phải quy định rõ người có trách nhiệm chuyển giao. Người chuyển giao phải có các giấy tờ gì chứng minh.

Page 18: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

84 DWS104_Bai4_v2.0013101228

o Phải quy định rõ các giấy tờ bàn giao, các văn bản xác nhận sự chuyển giao hợp pháp này, quy định cách giải quyết các trục trặc trong chuyển giao.

Bên vận tải không nhận chuyên chở nếu hàng hoá không đúng loại ghi trong hợp đồng hoặc bao bì không đúng cách. Bên nhận hàng cũng phải kiểm tra kỹ khi nhận, nếu thấy có nghi vấn phải lập biên bản, có xác nhận của bên vận tải để làm căn cứ giải quyết. Hàng đã được giao nhận xong, có xác nhận của hai bên thì bên vận tải sẽ không chịu trách nhiệm nếu hàng bị hư hỏng, mất mát. Đối với loại hàng có tỷ lệ hao hụt định mức (tươi sống, lương thực, nhiên liệu...), hai bên phải ghi rõ mức hao hụt cho phép và cách thức xử lý những hao hụt quá mức cho phép.

Điều khoản về áp tải

Trường hợp chủ hàng có cử áp tải, phải ghi rõ vào hợp đồng. Nếu chủ hàng có cử áp tải, bên vận tải không chịu trách nhiệm về chi phí dọc đường cho người áp tải, những mất mát dọc đường và các trở ngại về thiếu giấy tờ, thủ tục của hàng hoá. Các trường hợp sau đây, chủ hàng nhất thiết phải cử áp tải: Hàng quý (kim cương, vàng, bạc) và tiền; Hàng tươi sống phải chăm lo dọc đường; Hàng nguy hiểm (cháy, nổ); Súng ống, đạn dược; Linh cữu, hài cốt.

Điều khoản về xếp dỡ hàng hoá

Phải ghi rõ ai chịu trách nhiệm bốc, dỡ hàng hóa, phí tổn xếp dỡ do ai chịu (chủ hàng nơi đi, nơi đến). Thời gian, phương tiện xếp dỡ ở hai đầu hoặc có hay không có trung chuyển cũng cần được thoả thuận và ghi đầy đủ trong hợp đồng.

Điều khoản về cước, phụ phí vận tải và thanh toán

Trong vận tải, ngoài giá cước chính, bên vận tải còn phải chi các phụ phí như: Phí tổn điều phương tiện, phí qua cầu, phí đường cao tốc, phí chuyển tải (từ đường bộ xuống đường sông, sang đường sắt và ngược lại), phí tổn vật dụng chèn lót, chuồng cũi (nếu chở súc vật sống), cảng phí, hoa tiêu phí (với đường thuỷ), lệ phí bến đỗ (với đường bộ)...

Giá cước chính được tính theo đơn vị nào như: Đồng/tấn – km, đồng/ người – km, đồng/chuyến. Cự li vận chuyển giữa đi và đến cần được xác định theo cự li tính cước. Nếu cần có thể tính riêng chuyến đi và về khác biệt nhau.

Điều khoản về thanh toán

Tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau là bao nhiêu và thanh toán bằng đồng tiền nào.

Thanh toán bao nhiêu lần và cần có các ràng buộc gì với mỗi lần thanh toán.

Các ràng buộc đối với thanh toán chậm, thanh toán nhanh, không thanh toán.

Phương thức thanh toán cho nhau như: Thanh toán tiền mặt, thanh toán séc, thanh toán khấu trừ…

Điều khoản về trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa cần phải quy định rõ trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng. Đây là những cam kết cụ thể về quyết tâm thực hiện

Page 19: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 85

nghiêm chỉnh mọi điều khoản thoả thuận. Trách nhiệm của các bên thường được viết theo các khoản sau:

o Trách nhiệm tinh thần: Các bên phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận.

o Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: Các bên phải cam kết phối hợp đầy đủ trong thực hiện hợp đồng như: Thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện…

o Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ trong giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp hành động.

Điều khoản chế tài hợp đồng

Các bên phải xác định các chế tài cho hợp đồng để các bên phải có trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng. Chế tài hợp đồng thường có ba loại sau:

o Các điều khoản miễn trách: Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau như: Chậm trong chuyển giao dưới 1 giờ , chậm ngày chuyển giao mà các bên đã thông báo cho nhau, thanh toán tiền cho nhau chậm một vài ngày….

o Các điều khoản thương lượng: Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên phải gặp nhau để thương lượng. nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: Các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều khoản của hợp đồng (giao hoặc nhận hàng chậm, hàng giao không đủ số lượng, không đúng quy cách phẩm chất, thiếu phụ tùng phụ kiện, chậm thanh toán v.v...).

o Các trường hợp xử lý trước tòa: Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết.

Thông thường hàng hoá vận chuyển bị hư hỏng sẽ xử lý như sau:

o Nếu thuộc loại hàng không sửa chữa được như lương thực thực phẩm, nông sản, thuỷ sản... thì dựa trên cơ sở phẩm chất hàng hoá khi nhận chở và khi giao hàng mà hai bên thoả thuận tỷ lệ bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì hai bên yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.

o Nếu thuộc loại hàng có thể sửa chữa được như máy móc, dụng cụ, phụ tùng... thì chủ hàng sửa chữa, bên vận tải đài thọ phí tổn. Nếu không chữa được, thì bên vận tải bồi thường toàn bộ giá trị hàng hoá.

Trường hợp hàng hoá được bảo hiểm thì phải chuyển hồ sơ đến công ty Bảo hiểm giải quyết bồi thường. Nếu số tiền bồi thường do công ty bảo hiểm chi trả thấp hơn giá trị hàng hoá hư hỏng thì bên vận tải phải chi bù.

Thời gian hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng phải ghi rõ thời gian hiệu lực kể từ lúc phương tiện bắt đầu được điều đến nhận hàng, cho đến lúc hàng được giao xong và thanh toán xong các khoản tiền cần thiết, kể cả tiền bồi thường nếu có.

Thường có câu thông lệ sau: “Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…tháng…năm… và phải được hoàn tất đến hết ngày…tháng…năm… Sau khi hợp đồng hết hạn…ngày, các bên gặp nhau tại…làm thanh lý hợp đồng.”

Page 20: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

86 DWS104_Bai4_v2.0013101228

4.2.3. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng kinh tế dịch vụ

4.2.3.1. Những vấn đề chung về hợp đồng kinh tế dịch vụ

Khái niệm

Hợp đồng kinh tế dịch vụ là sự thỏa thuận của hai bên về việc bên nhận dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ xác định yêu cầu đối với dịch vụ và trả tiền dịch vụ phí theo thỏa thuận của hai bên.

Trong thực tế nền công nghiệp hiện đại, tính chất chuyên môn hóa xã hội ngày càng sâu sắc thì các hợp đồng dịch vụ ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính còn các hoạt động khác thường đi thuê các tổ chức dịch vụ xã hội. Thông thường các hoạt động dịch vụ các doanh nghiệp thường đi thuê là:

Dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị;

Dịch vụ sửa chữa các công trình kiến trúc, nhà xưởng;

Các dịch vụ vệ sinh;

Các dịch vụ bảo vệ, an ninh;

Các dịch vụ sinh hoạt khác kể cả dịch vụ công nghiệp. Các hoạt động dịch vụ hoàn toàn khác các loại hoạt động sản suất kinh doanh khác. Do vậy người soạn thảo hợp đồng cần quán triệt các đặc điểm cơ bản sau đây của hoạt động dịch vụ vào hợp đồng dịch vụ:

Các công việc dịch vụ rất đa dạng, phức tạp, nhỏ lẻ và không được tiêu chuẩn hóa rõ ràng, vì vậy người soạn thảo cần xác định rõ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ rõ ràng. Nếu không có tiêu chuẩn chất lượng thì cần xác định rõ yêu cầu chất lượng dịch vụ thế nào để có cơ sở nghiệm thu sau này.

Các công việc dịch vụ có nhiều khoản chi phí khác nhau và phạm vi khoán cũng khác nhau, vì vậy người soạn thảo cần phải xác định rõ các loại chi phí đó là gì và có các tiêu chuẩn chất lượng cần đảm bảo hay không.

Hoạt động dịch vụ cần có sự phối hợp giữa hai bên rất chặt chẽ, vì vậy cần chỉ ra người lãnh đạo có đủ quyền lực giải quyết phụ trách trực tiếp.

4.2.3.2. Soạn thảo nội dung của hợp đồng kinh tế dịch vụ

Hợp đồng kinh tế dịch vụ được soạn thảo theo mẫu có sẵn cho các loại và chú ý các điều khoản sau:

Đặc điểm

Tên các dịch vụ

Tiến độ thực hiện công việc và thời gian hoàn thành

Về vật tư đảm bảo cho dịch vụ

Chi phí cho dịch vụ

Nghiệm thu dịch vụ

Bảo hành dịch vụ

Thanh toán dịch vụ

Trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng

Điều khoản chế tài hợp đồng

Page 21: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 87

Tên các dịch vụ

Xác định cụ thể tên dịch vụ, số lượng, chủng loại, quy cách, khối lượng, hoặc nội dung công việc dịch vụ. Về số lượng cần thống nhất cách xác định, vì đây là cơ sở tính các chi phí dịch vụ. Về chất lượng nếu có tiêu chuẩn đánh giá thì các bên cần thống nhất cụ thể, nếu không có tiêu chuẩn chất lượng thì cần nêu rõ yêu cầu dịch vụ cần phải đạt được. Cần xác định rõ phạm vi dịch vụ diễn ra để có các biện pháp đảm bảo cho các hoạt động có liên quan khác.

Tiến độ thực hiện công việc và thời gian hoàn thành

Nếu công việc phức tạp và chia thành nhiều công đoạn thì cần ghi rõ tiến độ thực hiện dịch vụ.

Nếu công việc có thể thực hiện gọn thì chỉ cần ghi rõ thời gian hoàn thành. Cần xác định rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc dịch vụ, nếu có sự linh động thời gian thực hiện cần xác định rõ ràng

Ví dụ: Làm ngoài giờ hành chính, làm về đêm (từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng), và các biện pháp đảm bảo an toàn cho khu vực làm việc và các hoạt động khác.

Về vật tư đảm bảo cho dịch vụ

Cần quy định rõ: Bên nào chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, phụ tùng đặc chủng khó kiếm trên thị trường. Thời gian phải cung cấp và ghi rõ phải chịu trách nhiệm về chất lượng vật tư đó. Vật tư cũ, hỏng tháo dỡ ra do bên nào thu hồi, giá thu hồi thế nào, nếu phải chuyên chở đi thì ai chịu chi phí đó.

Chi phí cho dịch vụ

Hai bên cùng thoả thuận chi phí của dịch vụ bao gồm các loại nào sau đây:

o Chi phí cho vật tư nguyên nhiên vật liệu,

o Chi phí cho các loại thiết bị, dụng cụ lao động,

o Chi phí cho lao động thực hiện các dịch vụ,

o Các chi phí khác nếu có.

Nếu các chi phí trên xác định quá phức tạp thì có thể xác lập bản dự toán cho dịch vụ và làm thành phụ lục của hợp đồng. Hai bên thống nhất tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau và đồng tiền dùng để thanh toán.

Nghiệm thu dịch vụ

Hai bên phải quy định rõ thể thức nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu, thành phần nghiệm thu, thời gian nghiệm thu, các văn bản xác lập trong nghiệm thu. Nếu dịch vụ được nghiệm thu thành nhiều lần thì cần quy định rõ các lần nghiệm thu cụ thể và các văn bản nghiệm thu của từng lần, nghiệm thu tổng thể.

Bảo hành dịch vụ

Hai bên phải ghi rõ thời gian bảo hành tính từ ngày thực hiện xong hợp đồng, và phải ghi rõ trách nhiệm từng bên khi xảy ra hư hỏng trong thời gian bảo hành, và trách nhiệm khắc phục các hư hỏng xảy ra. Hai bên cần quy định đảm bảo vật chất cho bảo hành dịch vụ và các ràng buộc với đối với đảm bảo này.

Page 22: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

88 DWS104_Bai4_v2.0013101228

Thanh toán dịch vụ

Hai bên cần ghi rõ tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau, thanh toán làm bao nhiêu lần, mỗi lần bao nhiêu, các điều kiện ràng buộc cho mỗi lần thanh toán và tổng quyết toán cho dịch vụ. Hai bên cần quy định rõ các chi phí phát sinh hợp pháp cho dịch vụ và các văn bản minh chứng cho các chi phí phát sinh đó.

Trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng

Hợp đồng kinh tế dịch vụ cần phải quy định rõ trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng. Đây là những cam kết cụ thể về quyết tâm thực hiện nghiêm chỉnh mọi điều khoản thoả thuận. Trách nhiệm của các bên thường được viết theo các khoản sau:

o Trách nhiệm tinh thần: Các bên phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận.

o Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: Các bện phải cam kết phối hợp đầy đủ trong thực hiện hợp đồng như: Thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện…

o Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ trong giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp hành động.

Điều khoản chế tài hợp đồng

Các bên phải xác định các chế tài cho hợp đồng để các bên phải có trách nhiệm trong thực hiện hợp đồng.

Chế tài hợp đồng thường có ba loại sau:

o Các điều khoản miễn trách: Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau như: Chậm trong chuyển giao dưới 1 giờ, chậm ngày chuyển giao mà các bên đã thông báo cho nhau, thanh toán tiền cho nhau chậm một vài ngày….

o Các điều khoản thương lượng: Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên phải gặp nhau để thương lượng. Nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: Các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều khoản của hợp đồng.

o Các trường hợp xử lý trước tòa: Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết.

4.2.4. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật

4.2.4.1. Khái quát chung về nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật

Khái niệm

Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các đơn vị và cá nhân khoa học với nhau hoặc với các doanh nghiệp về việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, thiết kế, thử nghiệm, lắp ráp, vận hành, hiệu chỉnh và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị.

Page 23: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 89

Bên nhận hợp đồng có nghĩa vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu theo đúng yêu cầu của bên giao hợp đồng, bên giao hợp đồng có nghĩa vụ xác định chính xác các yêu cầu nghiên cứu và trả chi phí nghiên cứu theo sự thỏa thuận của các bên. Hoạt động nghiên cứu khoa học rất phức tạp và có hàm lượng chất xám cao, vì vậy người soạn thảo hợp đồng cần quán triệt các đặc điểm sau đây vào các điều khoản của hợp đồng:

Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật có rất nhiều loại như: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, vì vậy các bên cần xác định phạm vi nghiên cứu rõ ràng.

Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật rất khó đánh giá kết quả nghiên cứu, khó chủ động điều tiết tiến độ và chi phí cho hợp đồng, vì vậy các bên cần tính toán và dự tính các tình huống có thể xảy ra để tính chính xác các chi phí.

Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong thực hiện, vì vậy các bên cần quy định rõ trách nhiệm đối với thực hiện hợp đồng.

Do tính phức tạp của các hoạt động khoa học công nghệ và triển khai kỹ thuật nên hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật hết sức đa dạng và nhiều khi rất khác nhau về nội dung. Mặt khác, các chủ thể ký hợp đồng ở phần này cũng không nhất thiết là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, mà có thể là cá nhân nhà khoa học hoặc một nhóm các nhà khoa học đứng ra nhận hợp đồng. Bên giao hợp đồng cũng có thể là cá nhân.

4.2.4.2. Kỹ thuật soạn thảo nội dung hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật

Soạn thảo hợp đồng theo mẫu có sẵn và chú ý các điều khoản sau:

Các điều khoản

Đối tượng của hợp đồng

Thời hạn phải hoàn thành

Chi phí cho nghiên cứu

Hướng dẫn sử dụng kết quả nghiên cứu, ứng dụng

Bảo mật cho nghiên cứu

Bản quyền của đề tài

Nghiệm thu kết quả nghiên cứu

Thanh toán

Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng

Điều khoản chế tài hợp đồng (tranh chấp hợp đồng)

Page 24: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

90 DWS104_Bai4_v2.0013101228

Đối tượng của hợp đồng: Cần nêu rõ các tên công việc nghiên cứu hoặc triển khai, phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và kết quả cuối cùng phải đạt được bằng hiện vật, công trình nghiên cứu hoặc một hình thức nhất định.

Thời hạn phải hoàn thành: Phải xác định rõ thời gian nghiên cứu bắt đầu từ thời gian nào và phải được hoàn tất đến hết ngày tháng năm nào. Nếu việc nghiên cứu lâu dài, phức tạp, phải quy định thời hạn hoàn thành từng phần việc thì cần quy định rõ thời gian từng giai đoạn công việc và các sản phẩm đạt được của từng giai đoạn đó.

Chi phí cho nghiên cứu: Các bên phải xác định rõ chi phí cho từng hoạt động của nghiên cứu. Nếu nghiên cứu chia ra nhiều giai đoạn như: Giai đoạn triển khai nghiên cứu, giai đoạn thu thập tài liệu, giai đoạn xử lý tài liệu, giai đoạn hoàn chỉnh và nghiệm thu thì cần chỉ rõ chi phí cho mỗi giai đoạn đó như thế nào. Cuối cùng chỉ rõ tổng chi phí cho nghiên cứu là bao nhiêu, có điều kiện ràng buộc gì không.

Hướng dẫn sử dụng kết quả nghiên cứu, ứng dụng: Có văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết nghiên cứu hay không và có cần cán bộ đến hướng dẫn cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng không, có cần tập huấn cho những người thực hiện không.

Bảo mật cho nghiên cứu: Các bên phải quy định rõ trách nhiệm bảo mật cho đề tài nghiên cứu và quy định rõ thời gian cần giữ bí mật cho nghiên cứu ngay cả khi nghiên cứu đã hoàn thành..

Bản quyền của đề tài: Cần quy định rõ bản quyền của đề tài thuộc về ai. Theo thông lệ bản quyền của đề tài thuộc về bên thuê nghiên cứu. Các bên cần quy định các giải pháp bảo vệ bản quyền của đề tài.

Nghiệm thu kết quả nghiên cứu: Cần quy định cụ thể thành phần hội đồng nghiệm thu, cách thức nghiệm thu, thời gian nghiệm thu. Các bên phải thống nhất cách thức phản biện nghiên cứu và người phản biện nghiên cứu.

Thanh toán: Phải ghi rõ tổng số tiền các bên thanh toán cho nhau và thanh toán bằng đồng tiền nào. Nếu nghiên cứu chia ra nhiều giai đoạn thì phải chỉ rõ tạm ứng bao nhiêu lần và các ràng buộc của mỗi lần tạm ứng, các chứng từ cho mỗi lần tạm ứng. Thanh quyết toán nghiên cứu vào lúc nào và các văn bản dùng trong thanh quyết toán nghiên cứu..

Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng: Phải ghi rõ trách nhiệm của các bên về các lĩnh vực sau:

o Trách nhiệm tinh thần: Các bên phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận.

o Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: Các bên phải cam kết phối hợp đầy đủ trong thực hiện hợp đồng như: Thông báo cho nhau trong chuyển giao, thông báo các trục trặc trong thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện…

o Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ trong giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp hành động.

Điều khoản chế tài hợp đồng (tranh chấp hợp đồng): Các bên cần xác định rõ các trường hợp sau:

o Các điều khoản miễn trách: Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau như: Chậm trong

Page 25: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 91

chuyển giao dưới 1 giờ, chậm ngày chuyển giao mà các bên đã thông báo cho nhau, thanh toán tiền cho nhau chậm một vài ngày…

o Các điều khoản thương lượng: Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên phải gặp nhau để thương lượng. nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: Các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều

khoản của hợp đồng.

o Các trường hợp xử lý trước tòa: Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể

không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết.

4.2.5. Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế

4.2.5.1. Những vấn đề chung về liên kết kinh tế

Khái niệm

Hợp đồng liên kết kinh tế là văn bản thể hiện toàn bộ sự thỏa thuận của các bên về việc phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích kinh tế và

thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên.

Trong nền kinh tế hiện đại, tính chất chuyên môn hóa ngày càng sâu và rộng, vì vậy

các hoạt động liên kết diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.

Nội dung và phạm vi liên kết có thể trong từng địa phương, cũng có thể có tính chất quốc gia và quốc tế. Hiện nay liên kết có rất nhiều loại với những mức độ liên kết rất khác nhau, vì vậy người soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế cần hiểu rõ và quán triệt

các đặc điểm sau đây vào hợp đồng:

Liên kết kinh tế có ba mức độ sau đây: Hợp tác sản xuất kinh doanh giữa các bên, liên doanh, liên hiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy người soạn thảo hợp đồng phải

phân biệt rõ đặc điểm nội dung của từng loại để soạn thảo hợp đồng được chính xác.

Các tổ chức liên kết có tư cách pháp nhân riêng, vì vậy khi soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế không được phép làm mất hoặc suy giảm tư cách pháp nhân của

các bên.

Các bên tham gia liên kết đều có các điều lệ và quy chế hoạt động riêng, vì vậy khi soạn thảo hợp đồng không được vi phạm các quy định trong các văn bản quy phạm

của các bên.

Các tổ chức liên kết đều có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội thông qua các chính sách thuế và các khoản tự nguyện khác, vì vậy khi soạn thảo hợp đồng liên kết kinh tế

không được làm suy giảm các nghĩa vụ trên.

Thực tế hiện nay đang diễn ra các hoạt động liên doanh của các doanh nghiệp là phổ biến. Liên doanh là hình thức liên kết kinh tế của các doanh nghiệp trên cơ sở góp vốn để hình thành lên một doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân riêng nhưng chịu sự

chi phối và quản lý của các tổ chức tham gia liên doanh.

Liên doanh có thể diễn ra giữa hai doanh nghiệp trong nước hoặc giữa các doanh

nghiệp trong nước (hoặc nhiều) với doanh nghiệp nước ngoài.

Page 26: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

92 DWS104_Bai4_v2.0013101228

4.2.5.2. Soạn thảo nội dung hợp đồng liên doanh

Soạn thảo hợp đồng liên doanh theo mẫu có sẵn và chú ý các điều khoản cơ bản sau:

Các điều khoản

Điều khoản về tên liên doanh

Điều khoản về thời gian hoạt động của liên doanh

Điều khoản về góp vốn

Điều khoản về xây dựng cơ sở vật chất cho liên doanh

Điều khoản về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của bộ máy quản lý

Điều khoản về soạn thảo các văn bản pháp quy cho hoạt động liên doanh

Điều khoản về quản lý tài chính và hoạt động kế toán

Điều khoản về quản lý lao động

Điều khoản về quan hệ lao động trong liên doanh

Điều khoản trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng

Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng (các chế tài của hợp đồng)

Điều khoản về tên liên doanh: Các bên cần phải thỏa thuận kỹ về tên liên doanh, chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp liên doanh, thị trường của liên doanh, phạm vi hoạt động của liên doanh, địa điểm đóng trụ sở.

Điều khoản về thời gian hoạt động của liên doanh: Các bên phải khẳng định thời gian hoạt động của liên doanh từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào và sau khi hết hạn hoạt động thì sẽ giải quyết như thế nào, nếu xảy ra phá sản thì giải quyết như thế nào.

Điều khoản về góp vốn: Các bên cần thỏa thuận rõ về: Tỉ lệ vốn đóng góp của các bên, hình thức góp vốn, thời gian góp vốn, thời điểm tính vốn.

Điều khoản về xây dựng cơ sở vật chất cho liên doanh: Các bên phải thỏa thuận về thành lập một ủy ban điều hành vấn đề xây dựng cơ sở vật chất cho liên doanh. Quy định chức năng nhiệm vụ hoạt động của ủy ban này. Quy định về nhà thầu xây dựng và nhà thầu cung ứng máy móc thiết bị cho liên doanh.

Điều khoản về tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của bộ máy quản lý: Các bên cần thảo luận và quy định rõ:

o Thành lập hội đồng quản trị và nguyên tắc hoạt động của hội đồng quản trị,

o Thành lập ban giám đốc công ty và nguyên tắc hoạt động của ban giám đốc công ty,

o Thành lập bộ máy quản lý công ty và nguyên tắc hoạt động của bộ máy quản lý công ty.

Page 27: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 93

Điều khoản về soạn thảo các văn bản pháp quy cho hoạt động liên doanh: Các bên phải thành lập một ủy ban soạn thảo các văn bản quy phạm cho các hoạt động của liên doanh như: Điều lệ hoạt động liên doanh, các quy chế hoạt động của liên doanh, các nội quy, quy trình quy phạm hoạt động của các bộ phận trong liên doanh.

Điều khoản về quản lý tài chính và hoạt động kế toán: Các bên cần thảo luận và quy định cụ thể các nguyên tắc quản lý tài chính, quy định hoạt động của hệ thống kế toán, vấn đề phát hành cổ phiếu thu hút vốn, vấn đề chuyển nhượng vốn, vấn đề rút vốn ra khỏi liên doanh, vấn đề phân chia lợi nhuận và vấn đề chịu tổn thất rủi ro.

Điều khoản về quản lý lao động: Các bên cần thỏa luận và quy định rõ: Thị trường tuyển dụng lao động ở đâu, cách thức tiến hành tuyển dụng lao động, có cần tập huấn hay đào tạo thêm cho đội ngũ lao động tuyển dụng không, nếu có ai là người chịu trách nhiệm thực hiện, cần có các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội như thế nào, cần có các chính sách sử dụng về thời gian lao động, các chế độ ưu đãi khác.

Điều khoản về quan hệ lao động trong liên doanh: Các bên cần thảo luận và quy định rõ quan hệ lao động dựa trên các nguyên tắc nào, vấn đề hợp đồng lao động, vấn đề kỷ luật lao động, vấn đề sa thải người lao động, vấn đề quan hệ với công đoàn, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ lành nghề…

Điều khoản trách nhiệm của các bên thực hiện hợp đồng: Các bên cần quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia liên doanh về các loại sau:

o Trách nhiệm tinh thần: Các bên phải cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận.

o Trách nhiệm phối hợp với nhau trong thực hiện: Các bên phải cam kết phối hợp đầy đủ trong thực hiện hợp đồng như: Thông báo cho nhau trong các hoạt động, thông báo các trục trặc trong thực hiện hợp đồng, thông báo cho nhau các khó khăn gặp phải trong thực hiện…

o Trách nhiệm giải quyết các trục trặc trong thực hiện hợp đồng: Các bên phải cam kết phối hợp với nhau đầy đủ trong giải quyết các trục trặc xảy ra để đảm bảo hiệu quả cao trong phối hợp hành động.

Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng (các chế tài của hợp đồng): Các bên cần quy định rõ các loại trường hợp sau:

o Các điều khoản miễn trách: Các bên cần dẫn ra các trường hợp trục trặc khi thực hiện ở mức độ nhỏ mà các bên có thể thông cảm cho nhau.

o Các điều khoản thương lượng: Các bên cần quy định rõ các trường hợp trục trặc mà các bên phải gặp nhau để thương lượng. Nếu các trường hợp trục trặc mà có thể xác định được ngay hình thức xử phạt thì cần quy định rõ như: Các trường hợp phải bồi thường, các mức phạt cụ thể do không thực hiện được các điều khoản của hợp đồng.

o Các trường hợp xử lý trước tòa: Các bên cần phải nêu ra các trường hợp cụ thể không giải quyết được thông qua thương lượng mà phải cần tòa án giải quyết và chỉ định tòa án.

Page 28: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

94 DWS104_Bai4_v2.0013101228

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Để hoạt động có hiệu quả trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải pháp lý hóa các mối quan hệ của mình thông qua ký kết các hợp đồng kinh tế thương mại. Hợp đồng kinh tế thương mại (HĐKTTM) là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Hợp đồng kinh tế là các thỏa thuận có liên quan đến xác lập các quan hệ liên kết qua lại để đảm bảo sản xuất kinh doanh như hợp đồng liên kết kinh tế, hợp đồng liên doanh… Hợp đồng thương mại là hợp đồng thiết lập các mối quan hệ qua lại trong trao đổi hàng hóa dịch vụ để đảm bảo sản xuất kinh doanh cho các bên. Thực chất hợp đồng kinh tế thương mại là sự pháp lý hóa quan hệ của các bên trơng quan hệ để lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên. Do vậy hợp đồng kinh tế thương mại có vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận bằng văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa quy định bên bán có nghĩa vụ chuyển hàng hóa cho bên mua làm sở hữu, còn bên mua có nghĩa vụ trả cho bên bán một khoản tiền tương đương với giá trị của hàng hóa mà hai bên thỏa thuận.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên vận tải và bên thuê vận chuyển về việc bên vận tải có nghĩa vụ vận chuyển một lượng hàng hóa nhất định đến địa điểm đã ấn định và bàn giao cho bên thuê vận chuyển, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ nhận số hàng hóa đã vận chuyển đó và trả chi phí vận chuyển theo sự thỏa thuận của hai bên. Trong vận tải, hàng hóa di chuyển trên một quãng đường tương đối dài và có rất nhiều sự phức tạp trong quản lý và giám sát sự an toàn của hàng hóa.

Hợp đồng kinh tế dịch vụ là sự thỏa thuận của hai bên về việc bên nhận dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ xác định yêu cầu đối với dịch vụ và trả tiền dịch vụ phí theo thỏa thuận của hai bên. Trong thực tế nền công nghiệp hiện đại, tính chất chuyên môn hóa xã hội ngày càng sâu sắc thì các hợp đồng dịch vụ ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính còn các hoạt động khác thường đi thuê các tổ chức dịch vụ xã hội.

Hợp đồng Nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các đơn vị và cá nhân khoa học với nhau hoặc với các doanh nghiệp về việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng, thiết kế, thử nghiệm, lắp ráp, vận hành, hiệu chỉnh và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Bên nhận hợp đồng có nghĩa vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu theo đúng yêu cầu của bên giao hợp đồng, bên giao hợp đồng có nghĩa vụ xác định chính xác các yêu cầu nghiên cứu và trả chi phí nghiên cứu theo sự thỏa thuận của các bên.

Hợp đồng liên kết kinh tế là văn bản thể hiện toàn bộ sự thỏa thuận của các bên về việc phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi ích kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên. Trong nền kinh tế hiện đại, tính chất chuyên môn hóa ngày càng sâu và rộng, vì vậy các hoạt động liên kết diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Nội dung và phạm vi liên kết có thể trong từng địa phương, cũng có thể có tính chất quốc gia và quốc tế.

Page 29: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

DWS104_Bai4_v2.0013101228 95

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thế nào là hợp đồng kinh tế thương mại, tại sao các doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng kinh tế thương mại?

2. Tại sao phải sử dụng phụ lục và biên bản điều chỉnh, bổ sung hợp đồng kinh tế thương mại?

3. Thế nào là hợp đồng kinh tế thương mại hợp pháp và vô hiệu?

4. Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa và khi nào sử dụng hợp đồng này?

5. Thế nào là hợp đồng vận chuyển hàng hóa và khi nào sử dụng hợp đồng này?

6. Thế nào là hợp đồng kinh tế dịch vụ và khi nào sử dụng hợp đồng này?

7. Thế nào là hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật và khi nào sử dụng hợp đồng này?

8. Thế nào là hợp đồng liên kết kinh tế và khi nào sử dụng hợp đồng này?

Page 30: BÀI 4: SO N TH O H P NG KINH T TH NG M Ieldata11.topica.edu.vn/HocLieu/DWS104/Giao trinh/06... · Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại DWS104_Bai4_v2.0013101228

Bài 4: Soạn thảo hợp đồng kinh tế thương mại

96 DWS104_Bai4_v2.0013101228

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Viện Đại học Mở Hà Nội mua của Công ty Điện tử Hà Nội 100 máy photcopy về trang bị cho các khoa, phòng ban. Hãy viết hợp đồng ghi nhận sự trao đổi này? (Mọi dữ liệu cần thiết có thể dự tính hợp lý).

2. Viện Đại học Mở Hà Nội thuê Công ty Vận tải 4, Bộ giao thông vận tải chuyên chở 10000 tấn xi măng từ Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Hải Dương về công trường xây dựng nhà B1 Viện Đại học Mở Hà Nội. Hãy viết hợp đồng ghi nhận quan hệ này? (Mọi dữ liệu cần thiết có thể dự tính hợp lý).

3. Viện Đại học Mở Hà Nội thuê Công ty máy tính Minh Anh bảo trì toàn bộ hệ thống máy tính của trường đang hoạt động. Hãy viết hợp đồng ghi nhận quan hệ này? (Mọi dữ liệu cần thiết có thể dự tính hợp lý).

4. Công ty Hon Da thuê khoa Tài chính ngân hàng Viện Đại học Mở Hà Nội nghiên cứu toàn bộ nhu cầu xe máy của hãng Hon Da tại thị trường miền Bắc trong năm 2009. Hãy viết hợp đồng ghi nhận quan hệ này? (Mọi dữ liệu cần thiết có thể dự tính hợp lý).

5. Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng đã liên kết thành lập công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường học. Hãy viết hợp đồng ghi nhận mối quan hệ này? (Mọi dữ liệu cần thiết có thể dự tính hợp lý).