36

Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn
Page 2: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH- TIỀN LÊ

1• Nhà Đinh xây dựng đất nước.

2• Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

3• Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn.

I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ

II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA

1• Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

2• Đời sống xã hội và văn hóa.

TIẾT

1

TIẾT

2

Page 3: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA.

1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Nông nghiệp.

Thủ công nghiệp.

Thương nghiệp.

TIẾT

2

Page 4: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh – Tiền Lê:

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã chia ruộng đất cho

người dân để cày cấy.

- Tổ chức lễ cày Tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản

xuất.

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.

- Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích.

=> Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển. Nông dân trồng lúa

Trồng dâu nuôi tằm

Page 5: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Phim: Vua Lê Đại Hành cày ruộng tịch điền thúc đẩy canh nông

Page 6: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào đầu xuân năm 987, vua Lê Đại Hành làm Lễ Tịch điền, cày ruộng để khuyến

khích dân chúng trồng trọt sản xuất và đó là Lễ Tịch điền đầu tiên của nước ta được sử sách ghi lại. Đến thời nhà Lý, lễ

này được tổ chức long trọng hơn và là một trong những ngày hội chính của triều đình vào mùa xuân.

Page 7: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thực

hiện Nghi Lễ Tịch điền ở Đọi Sơn (Hà

Nam) năm 2012.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thực

hiện đường cày khai hội Tịch điền Đọi Sơn (

Hà Nam) năm 2010.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng các

bô lão xuống đồng đi cày đầu năm, cầu

mong mùa màng bội thu vào năm 2017

Page 8: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Xây dựng một số xưởng thủ công nhà nước: đúc tiền, rèn vũ

khí, may mũ áo, xây dựng cung điện, chùa chiền,…

- Thủ công nghiệp nhân dân:

+ Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như nghề dệt

lụa, kéo tơ, làm đồ gốm,…

* Thương nghiệp:

- Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước.

- Có sự giao lưu, buôn bán với nước ngoài, nhất là với Trung

Quốc.

- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành ở

các địa phương.

Gạch in chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”

và “Giang Tây quân”, đất nung, thế kỷ 10, Hoa

Lư -Ninh Bình

Tượng uyên ương trang trí kiến trúc, đất nung, thế

kỷ 10, Hoa Lư - Ninh Bình

Page 9: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Mặt trước ghi Thái

Bình hưng bảo, mặt sau

ghi chữ “Đinh”

Đồng tiền Thái Bình hưng

bảo, tiền đầu tiên của Việt

Nam

Page 10: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Thiên Phúc Trấn Bảo

(mặt trước)

Thiên Phúc Trấn Bảo

(mặt sau ghi chữ Lê)

Sử cũ viết: “…năm giáp thân 984, mùa xuân tháng hai, đúc tiền Thiên Phúc…”.

Nhà Lê viết quốc tính lên mặt sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng

với tiền Trung Hoa vốn đã được dùng ở nước Việt từ trước

Page 11: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

1. Bước đầu xây nền kinh tế tự chủ:

Nông nghiệp:

- Ruộng đất thuộc sở hữu của làng xã, chia đều cho nông dân

- Tổ chức lễ Tịch điền, khai khẩn đất hoang, chú trọng thủy lợi.

Thủ công nghiệp:

- Xây dựng xưởng thủ công : đúc tiền, chế vũ khí, xây cung điện,…

- Phát triển nghề thủ công cổ truyền

Thương nghiệp:

- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê hình thành.

- Buôn bán với nước ngoài.

Nội

dung

bài

ghi

Page 12: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

2. Đời sống xã hội và văn hóa (hướng dẫn tự học)

Xã hội Nội dung

Tầng lớp thống trị

Tầng lớp bị trị

Tầng lớp thấp kém nhất trong

xã hội

Văn hóa Nội dung

Giáo dục

Đạo phật

Các loại hình văn hóa dân gian

Page 13: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI-XII)BÀI 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. SỰ THÀNH LẬP NHÀ LÝ.

2. LUẬT PHÁP VÀ QUÂN ĐỘI.

Page 14: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Tượng Lý Thái Tổ - Tượng đài đặt tại vườnhoa Chí Linh, theo hướng nhìn ra hồ HoànKiếm nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội (xâydựng năm 2004).

• Hoàn cảnh thành lập nhà Lý:

- Năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời Triều tiền Lê chấm

dứt, Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua, Nhà Lý

thành lập.

- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi thành

Thăng Long.

- Đổi tên nước là: Đại Việt năm 1054.

1. Sự thành lập nhà Lý

Page 15: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Phim : Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long

Page 16: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

CHIẾU DỜI ĐÔ

Tại sao Lý Công Uẩn dời đô về Đại La ?

Page 17: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nhưng nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên).

Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình)

Kinh đô Thăng Long ( Hà Nội)

Page 18: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Ngày 24-9-2010, tại UBND thành phố Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã trao tặng phiên bản khắc mộc bản

"Chiếu Dời Đô" cho UBND thành phố Hà Nội nhân dịp chuẩn bị Đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Page 19: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Chiếu dời đô, bản dịch của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Page 20: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý nằm ven sông Hồng (còn gọi là sông Nhị, hay Lô Giang thời Lý)

Page 21: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Một trong những công trình kiến trúc còn lại hiện nay tại Di tích Hoàng thành Thăng Long

Page 22: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ấy là Chủ tịch Quốc

hội châm đuốc khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long

vào năm 2010.

Page 23: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long (Hà Nội) vào năm 2010

Page 24: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

* Tổ chức chính quyền trung ương:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.

- Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

* Tổ chức chính quyền địa phương:

- Chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu.

- Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Page 25: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý.

Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng

chặt chẽ, mọi quyền lực của vua ngày lớn mạnh.Tượng đài vua Lý Thái Tổ

Page 26: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

1. Sự thành lập nhà Lý:

Năm 1009 Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua.

Năm 1010 dời đô về Đại La, đổi tên là Thăng Long.

Tên nước : Đại Việt (1054)

Tổ chức chính quyền :

+ Trung ương: Vua đứng đầu, dưới có quan Đại thần và các Quan văn, võ

+ Địa phương: cả nước chia 24 Lộ, dưới có Phủ, Huyện, Hương và xã

Nội

dung

bài

ghi

Page 27: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

2. Luật pháp và quân đội thời Lý.

Page 28: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Phim :Vua Lý Thái Tông ban hành luật hình thưLuật pháp

thời Lý

Page 29: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.

Luật Hình thư là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước quân chủ Việt Nam.

“Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng.”

=> Vì vậy, việc cho ra đời một bộ luật với những quy định rõ ràng làm căn cứ cho việc xét xử là thật sự cần thiết.

Luật pháp

thời Lý

Tác dụng:

+ Bộ luật Hình thư ra đời thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ trước đó.

+ Bảo vệ và xét xử công bằng đối với nhân dân, cải thiện đời sống cho nhân dân, đất

nước được yên bình, ổn định.

Page 30: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Cấm quân và quân địa phương.

- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về

cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất,

khi cần triều đình sẽ điều động.

- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí

trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn

đá...

* Nhận xét:

- Quân đội nhà Lý được tổ chức quy củ, chặt chẽ và khá hùng mạnh.

- Chính sách “ngụ binh ư nông” là một chính sách sáng tạo và phù

hợp với hoàn cảnh của đất nước.

Quân đội

thời Lý

Page 31: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức

tước cho các tù trường dân tộc miền núi.

- Với nhà Tống, nhà Lý giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở

hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.

- Để ổn định biên giới phía Nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa

do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.

* Nhận xét:

- Chính sách của nhà Lý chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh

trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chính sách của nhà Lý đối với các nước láng giềng luôn tuân thủ nguyên tắc độc lập, chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và nếu nguyên tắc đó bị vi phạm thì sẽ kiên quyết đòi lại.

Đối nội - đối ngoại

Page 32: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

- Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.

- Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

- Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

Nhà Lý đã làm gì để củng

cố quốc gia thống nhất ?

Page 33: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

2. Luật pháp và quân đội. Luật pháp: 1042 ban hành bộ Hình thư.

- Bảo vệ vua và triều đình,

- Bảo vệ của công, sản xuất nông nghiệp

- Cấm giết hại trâu bò

- Xử phạt người phạm tội

Quân đội:

- Chia thành 2 bộ phận : Cấm quân và Quân địa phương.

- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”

Bảo vệ khối đoàn kết toàn dân :

- Chủ trương đoàn kết dân tộc.

- Quan hệ bình đẳng với các nước , kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nội

dung

bài

ghi

Page 34: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Câu 1: Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

A. 1008 B. 1009

C. 1010 D. 1011

Câu 2: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ

Lý.

B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.

C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài

được.

D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận

tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa

của một quốc gia độc lập

Câu 3: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao

nhiêu?

A. Năm 1010.

B. Năm 1045.

C. Năm 1054.

D. Năm 1075.

Câu 4: Bộ luật thành văn đầu tiên củ nước ta là:

A. Hình thư B. Gia Long

C. Hồng Đức D. Cả 3 đều sai

Câu 5: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu,

bò?

A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.

B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.

C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.

D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 6 : Cấm quân là:

A. quân phòng vệ biên giới.

B. quân phòng vệ các lộ.

C. quân phòng vệ các phủ.

D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.

BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Page 35: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

Dặn dò

Hoàn thành các bài tập cuối mỗi bài giảng.

Làm cá nhân.

Hình thức: làm Powerpoit hoặc Word hoặc viết làm ra giấy chụp hình gửi bài.

Mục tiêu: điểm cộng cho học tập chuyên cần.

Tên file: TÊN HỌC SINH_LỚP_VD: NGUYỄN VĂN A_7.2_Nộp bài đến email:

[email protected] ( lớp 7/2, 7/5, 7/7,7/9,7/10,7/11,7/12)

[email protected](lớp 7/3,7/6,7/8)

[email protected] (lớp 7/1, 7/4)

Các em đọc trước và soạn bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).

Page 36: Bài 9 - f2.hcm.edu.vn

CẢM ƠN CÁC EM

ĐÃ THEO DÕI BÀI GIẢNG !

36