5
Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA VINAHF T ngày tôi tình cờ biết được câu chuyện “Cái Cân uỷ Ngân” hiện đang xảy ra cho những người nghèo, tôi viết một bài vào năm 2010: http://www.vinahf.org/media/pub/NguoiBanDuaCai.pdf Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh bán bưng” như người phụ nữ nghèo trong bài viết để nuôi con, dần dần với “Nhất thiết duy tâm tạo”, ý định này thành một động cơ, rồi một quyết tâm để VINAHF thử nghiệm chương trình “Cho Người Nghèo Vay Vốn Không Lãi” (CVKL) để giúp họ làm ăn, chống nghèo trong khả năng rất hạn chế của mình. Khi trao đổi với những người bạn trong ban chấp hành, họ có những quan ngại, và sự dè dặt về chương trình CVKL, trên lý thuyết hấp dẫn nhưng dễ bị thất bại vì quá khó khăn để thực hiện, nhất khi BCH đặt ra nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời, chưa kể ngân sách VINAHF không chắc đảm bảo cho các chương trình hiện có, tìm đâu ra ngân sách cho một chương trình mới “phiêu lưu” này! Với tôi, sự e ngại chính đáng là “Déjà vu” như khi BCH nghĩ đến việc thực hiên chương trình học bổng với cam kết giúp dài hạn các học sinh học đến tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, mỗi khi thấy tương lai là một câu hỏi lớn vì ngại ngùng, tôi nhớ đến bài hát Hướng Đạo của Nguyễn Đức Quang: “Làm việc đi không lo khen chê Làm việc đi hãy say và mê Cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết Mình chậm chân theo sau người ta Còn ngồi đây nghĩ lo viễn vông ắc mắc ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong ...” ế là Ban chấp hành VINAHF đã cùng tôi vào cuộc với chương trình CVKL này. Cũng như với chương trình học bổng, tôi đã chọn Quảng Nam, đây là cái nôi của VINAHF, nơi thử nghiệm cho các ý tưởng mới (concept proving) về các dự án giúp người nghèo của VINAHF, bởi vì tôi biết nơi đây có những sáng lập viên VINAHF, các thiện nguyện viên, những người bạn chân tình, thẳng thắng, trung thực qua bao nhiêu năm giúp người nghèo, cùng tôi xây Người phụ nữ này cần và đã có thêm vốn VINAHF để mua thêm hàng bán thêm thu nhập hàng ngày. Một trong những gia đình đầu tiên vay vốn để nuôi bò ở Quảng Nam Gia đình vay nhỏ để có vốn bán hàng tại nhà

Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA ... · Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA ... · Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh

Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA VINAHF

Từ ngày tôi tình cờ biết được câu chuyện “Cái Cân Thuỷ Ngân” hiện đang xảy ra cho những người nghèo, và tôi có viết một bài vào năm 2010: http://www.vinahf.org/media/pub/NguoiBanDuaCai.pdf

Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh bán bưng” như người phụ nữ nghèo trong bài viết để nuôi con, dần dần với “Nhất thiết duy tâm tạo”, ý định này thành một động cơ, rồi một quyết tâm để VINAHF thử nghiệm chương trình “Cho Người Nghèo Vay Vốn Không Lãi” (CVKL) để giúp họ làm ăn, chống nghèo trong khả năng rất hạn chế của mình. Khi trao đổi với những người bạn trong ban chấp hành, họ có những quan ngại, và sự dè dặt về chương trình CVKL, trên lý thuyết hấp dẫn nhưng dễ bị thất bại vì quá khó khăn để thực hiện, nhất khi BCH đặt ra nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời, chưa kể ngân sách VINAHF không chắc đảm bảo cho các chương trình hiện có, tìm đâu ra ngân sách cho một chương trình mới “phiêu lưu” này!

Với tôi, sự e ngại chính đáng là “Déjà vu” như khi BCH nghĩ đến việc thực hiên chương trình học bổng với cam kết giúp dài hạn các học sinh học đến tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, mỗi khi thấy tương lai là một câu hỏi lớn vì ngại ngùng, tôi nhớ đến bài hát Hướng Đạo của Nguyễn Đức Quang:

“Làm việc đi không lo khen chê Làm việc đi hãy say và mê Cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết Mình chậm chân theo sau người ta Còn ngồi đây nghĩ lo viễn vông Thắc mắc ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong ...”

Thế là Ban chấp hành VINAHF đã cùng tôi vào cuộc với chương trình CVKL này. Cũng như với chương trình học bổng, tôi đã chọn Quảng Nam, đây là cái nôi của VINAHF, nơi thử nghiệm cho các ý tưởng mới (concept proving) về các dự án giúp người nghèo của VINAHF, bởi vì tôi biết nơi đây có những sáng lập viên VINAHF, các thiện nguyện viên, những người bạn chân tình, thẳng thắng, trung thực qua bao nhiêu năm giúp người nghèo, cùng tôi xây

Người phụ nữ này cần và đã có thêm vốn VINAHF để mua thêm hàng bán thêm thu nhập hàng ngày.

Một trong những gia đình đầu tiên vay vốn để nuôi bò ở Quảng Nam

Gia đình vay nhỏ để có vốn bán hàng tại nhà

Page 2: Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA ... · Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh

dựng VINAHF, và họ đã chứng tỏ tính kiên trì, nhẫn nại, làm tất cả những gì có thể để giúp cho VINAHF, cho người nghèo với cái tinh thần chịu khó vì việc nghĩa, và chương trình đã thử nghiệm tại đây với hai kiện tướng chủ chốt của VINAHF là anh Phạm Văn Dũng, anh Nguyễn Mươi, tôi ở Mỹ về gom góp số tiền cho dự án, và anh Phan Phạm Hoàng ở Saigon cùng tôi đến Quảng Nam, chung sức bắt đầu kế hoạch, chúng tôi đi đến các gia đình đầu tiên nhận tiền vay không lãi tại Quảng Nam để mở màn cho CT CVKL của VINAHF.

Ngày chia tay các anh về lại Hoa Kỳ, tôi để lại các anh vài ngàn và mong các anh giúp VINAHF, giúp tôi trong một sứ mạng khó khăn này với sự tin tưởng: “Chú làm việc tôi yên tâm!”.

Đây là một giai đoạn thử thách nhất cho dự án CVKL, rất nhiều emails qua lại, nhiều đêm nói chuyện với nhau, và chúng tôi đang chờ đợi kết quả từ các gia đình cho vay ở Quảng Nam đề có câu trả lời cho nhiều câu hỏi khó như: Làm sao để chọn đúng được gia đình cần vay? Tiêu chuẩn gì để chọn? Số tiền cho vay bao nhiêu là hợp lý? Ai quyết định sự hợp lý của thời gian trả vốn? Cho họ vay nếu họ không trả thì làm gì được? Có gì bảo đảm họ sẽ trả? Thời gian trả và thu hồi thế nào? Ai đi thu hồi vốn? Ai là người chịu trách nhiệm khi việc kinh doanh bị thất bại? v.v... Đa số các gia đình vay là để chăn nuôi, trồng trọt mà vùng đất Quảng Nam thường xuyên bị mưa lũ, súc vật nuôi bị nước cuốn trôi hay bệnh hoạn, mùa màng thì dựa vào thời tiết, cho vay với nhiều rủi ro mà không có gì bảo đảm, mà cho dù thành công nếu họ không trả vốn thì VINAHF có thể làm được gì???

Đây cũng là các câu hỏi BCH VINAHF đã đặt ra mà câu trả lời chung là “mình không biết” và trông chờ vào việc “vừa học vừa làm”, cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết. Giống như việc thử nghiệm cho các dựa án trước, về Chương Trình Học Bổng, hay CT Xây Nhà Cho Người Nghèo, tôi chờ câu trả lời của các TNV ở Quảng Nam từ hiện trường chớ không phải luôn tin từ cái “lý luận màu xám” cho cái “cây đời mãi mãi xanh tươi”. Tôi đã cầu nguyện cho dự án micro-finance “phiêu lưu” mà tôi đã đặt tin tưởng vào các sự chân thật của

người nghèo, tôi luôn tin vào tính bổn thiện, Phật tính luôn vốn có trong mỗi con người. VINAHF luôn cố là khơi dậy những gì tốt nhất vốn có trong con người.

Hơn nữa, bao nhiêu năm làm việc cho VINAHF đã cho tôi niềm tin vào những người nghèo, người bất hạnh, họ “tàn” nhưng không “phế” khi cho họ cơ hội, với người nghèo, cho dù có nghèo về vật chất, thiếu thốn nhưng họ không hề nghèo về tính chân thật, lòng tự trọng, và sẽ không “bất tín” với niềm tin mà ai đó đã tin vào họ. VINAHF đặt mọi nguồn lực cho dự án CVVKL này vào chính lòng tin ở người nghèo. (You may say I’m a dreamer but I’m not the only one! Imagine - Beatles)

Con đường VINAHF đi qua không dễ dàng, nhưng rất vui với tình đồng đội, với lòng tin, sự tôn trọng lẫn nhau, sự làm việc tận tuỵ, kiên trì, kiên nhẫn, thẳng thắn với tính “QN hay cãi”, sự hy sinh của các thiện nguyện viên, nhờ đó việc thử nghiệm cho 10 gia đình ở Quảng Nam đã thành công với

Một gia đình vay 5 triệu đồng để bán hàng rong bằng xe gắn máy.

Một chị nông dân ở Tây Nguyên mượn vốn nuôi bò

Page 3: Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA ... · Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh

kết quả thuyết phục để Ban chấp hành VINAHF quyết định đưa chương trình CVKL này – VINAHF Microfinance Project - trở thành một mục tiêu chiến lược, dài hạn, và VINAHF đủ tự tin để sẵn sàng để khai triển cho các nơi khác, VINAHF từ từ bắt đầu ở Cam Ranh, Kiên Giang rồi đến Hà Tĩnh và dần dần đến Đồng Tháp, Phụng Hiệp, Tây Nguyên, Tiền Giang, Quảng Bình, Quảng Trị với những khó khăn mới…

Cũng như trên 60 câu chuyện chiến đấu và thành công của 60 học sinh tốt nghiệp ĐH/CĐ từ chương trình học bổng VINAHF, đàng sau 77 gia đình cho vay cũng có những câu chuyện gay cấn, khó xử với những quyết đinh khó khăn để tối ưu, và công bình cho mọi gia đình nghèo ở khắp các nơi với nguồn vốn quá hạn hẹp để cho vay.

Số tiền cho vay các gia đình ít nhất từ 5 triệu có đến nhiều nhất là 30 triệu. Các gia đình vay 5 triệu phần lớn là giúp cho họ có tiền mua phân bón sau thiên tai, hay để mua bán rất nhỏ, như xe bán hàng lưu động với khả năng chỉ làm được đến đó của người vay. Phần lớn các khoản vay VINAHF là 15 triệu, và VINAHF có điều chỉnh theo thời giá mức giới hạn vốn vay. Chỉ có một trường hợp 30 triệu với kết quả có hậu để viết lại ở đây.

Đó là đơn xin vay vốn của gia đình ông Quận ở Ba Hòn, Kiên Giang được Linh mục Phạm Văn Dũng giới thiệu, xin vay 15 triệu. Gia đình nghèo có mảnh đất nhỏ có thể canh tác nhưng ở đây không có nước tưới tiêu cho trồng trọt, họ là những nông dân biết canh tác, quí “tất đất tất vàng” nhưng đành phải bỏ phí nó bao nhiêu năm, trừ khi có “phép lạ” mang nước đến đây, và cách duy nhất là khoan giếng với dự tính khoảng 15 triệu đồng.

Đơn của gia đình ông Quận nhanh chóng được chấp thuận, nhưng một thời gian sau, Linh Mục Dũng – một TNV uy tín của VINAHF ở Kiên Giang, đã giúp VINAHF thành công với các dự án giúp người nghèo trên 10 năm qua - email tôi cho biết ông Quận đã mang số tiền trả lại, vì không làm được. Tôi ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên VINAHF giúp vốn mà gia đình trả lại, với các gia đình nghèo, số tiền 15 triệu là một số tiền lớn, tại sao ông trả lại?

Qua lại vài email tôi biết với lòng thành thật, ông Quận trả lại vì không muốn phụ vào lòng tin mà VINAHF đã đặt vào qua số tiền lớn mà ông mong ước được vay – Hoá ra là khi ông đã có tiền từ VINAHF và gọi các người đào giếng đến để khoan giếng như họ đã ước tính 15 triệu (để ông mượn VINAHF). Sau khi đào thử, họ nói đất nơi ông có quá nhiều tầng đá cứng, quá khó để đào giếng được, phải đào thật sâu xuyên qua đá mới có thể có nước, mà vẫn không chắc là nước ngọt hay nước chua, nếu chua thì vô ích vì không tưới tiêu được, chưa hết số tiền để đào giếng nay không phải là 15 triệu, mà là gấp đôi 30 triệu.

Vì thể, ông Quận ngậm ngùi với niềm hy vọng tắt nhanh cho việc trồng trọt trên mảnh đất duy nhất mà gia đình có được, và ông đành trả lại số tiền này để giữ chữ tín.

VINAHF chưa hề cho gia đình nào vay số tiền lớn đến 30 triệu, với số tiền này VINAHF có thể cho 2, 3 gia đình với kế hoạch làm ăn ít rủi ro như việc đào giếng này. “Có cho vay hay không cho?” - Ngân sách là quan trọng nhưng VINAHF vẫn giúp người nghèo không chỉ qua con số, mà giúp một

Đến thăm gia đình nghèo ở Hà Tĩnh vay 5 triệu để mua đồ bán hàng rong. Dù lớn hay nhỏ mọi gia đình nghèo đều được VINAHF quan tâm với sự tôn trong trong quyết định chon lựa cách làm ăn phù hợp cho mình!

Page 4: Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA ... · Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh

con người, giúp một gia đình – Với nhiều email và text messages qua lại với Cha Dũng, Tôi suy nghĩ và xin LM Dũng có một conference với ông Quận, tôi và cha Dũng. Đêm đó, Cha Dũng, ông Quận ở tại nhà thờ Hòn Chông nói chuyện qua điện thoại với tôi. Tôi lắng nghe ông Quận và giải thích với ông Quận về quan điểm VINAHF với tất cả sự tôn trọng, buổi nói chuyện khá lâu để giúp ông Quận quyết định, nhưng chính ông cũng không biết phải làm gì, ký mượn số tiền

lớn 30 triệu (khoảng $1500 đô la) mà đào lên không có nước ngọt thì làm sao ông trả được nợ? Linh Mục Dũng cũng không biết làm sao, tôi không dám hứa vì VINAHF có qui định rõ ràng về mức tối đa 20 triệu mà mọi đơn đều phải tuân theo.

Khi tôi hỏi ông Quận, nếu bỏ qua cái sợ của việc mang nợ 30 triệu, hay sợ không có nước ngọt, thì nguyện vọng ông thế nào? Trong cái giọng chất phát, chân thành của người nông dân nghèo, ông cho tôi biết ông muốn cho một cơ hội để được trồng trọt trên mảnh đất nhỏ của gia đình mình – Nghĩa là ông mong được một cơ hội để thử thời vận. May mắn đường truyền hôm đó rất tốt, tôi nghe rõ và hiểu được tâm tư của người nông dân này, với niềm hy vọng tìm mạch sống trên mảnh đất nhỏ này để không phải đi làm thuê, họ muốn tự canh tác chớ không muốn làm người tá điền, mà cái nghèo đã không làm ước mơ ông được thành hiện thực. Sau cuộc nói chuyện, tôi đã quyết định, đêm đó, trước khi đi ngủ tôi thắp hương cho Phật và Ba tôi, như vẫn hay làm khi tôi đắn đo cho một quyết định nào đó.

Tôi quyết định sẽ chấp nhận rủi ro, thuyết phục cô Julia Triệu người phụ trách CT VVKL và BCH “đặc cách” cho gia đình ông Quận một ngoại lệ cho dù nhiều “rủi ro”. BCH VINAHF đã đồng ý và ủng hộ cho quyết định, chấp nhận rủi ro được để giúp gia đình người nông dân này một cơ hội, cho dù quyết định thiếu logic về mặt ngân sách, nhất là lúc VINAHF vẫn còn cần chứng minh sự thành công, hiệu quả của việc cho vay.

Sau đó Hoàng gởi thêm 15T đến cha Dũng để đưa cho ông Quận, tôi cầu nguyện cho ông và chờ đợi… Cho đến một hôm, LM Dũng viết email báo tin cho tôi biết là giếng mà ông Quận muốn đào, phải xuyên qua đá cứng, sâu đến 45 mét, và đã có nước ngọt, gia đình ông Quận mừng quá… Đọc thư LM Dũng, tôi hình dung gia đình ông Quận sung sướng với nguồn Gặp được anh Quận – tay bắt mặt mừng!

Hình của LM Dũng gởi tiếp về vườn rau xanh ngát với nguồn nước ngọt, mạch sống cho gia đình người nông dân nghèo từ chương trình Micro Finance của VINAHF

Page 5: Bài hát của Nguyễn Đức Quang VỚI DỰ ÁN MICRO-FINANCE CỦA ... · Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh

nước ngọt phun lên, như mạch sống từ đây cho gia đình ông. Tôi ngồi trong phòng làm việc và cũng mừng muốn rơi nước mắt cho sự may mắn đã đến với gia đình ông Quận. Sau đó LM Dũng đã gửi thêm vài hình ảnh về nguồn nước ngọt trong lành, từ sâu trong lòng đất, LM cho biết thêm, không chỉ cho tưới cây mà có thể uống được nữa!

Trong chuyến đi từ thiện xuyên VIệt tháng 12/2017, khi đến Kiên Giang, đoàn VINAHF có ghé thăm gia đình ông Quận, và chúng tôi đã gặp nhau. Cả đoàn VINAHF thật sự vui mừng khi thấy mảnh “vườn rau xanh ngát một màu” của gia đình ông Quận, và khi vợ ông Quận ôm chặt tôi cám ơn với nhiều xúc động chân thật dâng trào từ “bà mẹ quê” này, đó là cảm giác sẽ lưu lại mãi để tôi thấy bao nhiêu công sức của nhiều người đóng góp cho VINAHF, đặc biệt là cho CTCVKL đã được đền bù xứng đáng, mà tôi quá may mắn được đại diện để sống trong những giây phút hạnh phúc cùng gia đình người nông dân này.

Hôm nay, tôi nhận được email của Julia Triệu, báo cho biết về kết quả thêm 7 gia đình nữa chỉ trong quí 1/2018 từ các nơi khác ngoài cái nôi Quảng Nam – đó là Nghệ Tĩnh – Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Nguyên, cho thấy CTCVKL đã lớn mạnh, vươn ra khỏi cái nôi ban đầu ở Quảng Nam và đem kết quả áp dụng các nơi khác.

Tôi viết bài này với lòng biết ơn đến những người bạn đồng hành, trung kiên, những người thân yêu trong gia đình, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các thiện nguyện viên đã âm thầm làm việc đàng sau, mọi người đã đặt tin tưởng như “kiềng ba chân” vào VINAHF để giúp cơ hội đổi đời cho những người nghèo và VINAHF sẵn sàng chia xẻ kinh nghiệm của mình với bất cứ ai muốn làm micro finance. Nhờ VINAHF tôi đã sống được những giây phút, mà mỗi khi nhớ lại trong lòng tôi luôn tràn ngập niềm vui sướng, lòng biết ơn và sự mãn nguyện.

Với niềm vui từ một email, và biết ơn đời với bao nhiêu “trùng trùng duyên khởi ”, thuận duyên hoà với chướng duyên, trợ duyên kỳ lạ, để có được VINAHF hôm nay, nhất là khi nhớ lại từ bài viết năm nào với một suy nghĩ, ước mơ vu vơ về Micro finance mà hôm nay chỉ còn hơn một năm nữa VINAHF sẽ đạt hay sẽ vượt con số một trăm gia đình nghèo sẽ được cho vay vốn chống và thoát nghèo, với số tiền cho vay gấp cả hơn ngàn lần so với câu chuyện viết cách đây 7 năm “...Làm việc đi hăng say và mê, cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết...Thắc mắc ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong”.

Mùa Đông New Jersey sắp qua, một buối sáng cuối tuần cuối Đông “sương trắng nắng tràn” với niềm tin một mùa Xuân nữa sẽ đến với VINAHF, với chương trình Cho Vay Không Lãi để mang niềm hy vọng đến những người nghèo như gia đình người nông dân nghèo ở Hòn Chông, Kiên Giang - ông Quận.

Tôi nhớ mãi sự xúc động và vui mừng của chị Quận khi gặp đại diện VINAHF đến viếng thăm gia đình và chúc mừng cho gia đình anh chị.

Viếng thăm một người mẹ mượn vốn của VINAHF để mở quán ăn sáng nuôi con học đại học