163
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH BÙI THHƯƠNG TRẦM QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ HẠNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Hà Ni - 2019

BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

VỀ HẠNH PHÚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2019

Page 2: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM

QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY

VỀ HẠNH PHÚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Mã số: 62 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Lê Ngọc Văn

2. TS. Hà Việt Hùng

Hà Nội - 2019

Page 3: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,

có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Bùi Thị Hương Trầm

Page 4: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 20

1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu ................................................................. 20

1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu hạnh phúc ............................................ 25

1.3. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc ................................... 29

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc 36

1.5. Kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu của luận án ..................... 44

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ................... 52

2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 52

2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 64

Chương 3: QUAN NIỆM CHUNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC .. 79

3.1. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên .... 79

3.2. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội .................. 81

3.3. Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân ................................ 84

3.4. Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc .............. 86

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

VỀ HẠNH PHÚC ........................................................................................... 95

4.1. Khu vực sống và quan niệm hạnh phúc .......................................... 95

4.2. Nhóm tuổi và quan niệm hạnh phúc ............................................... 97

4.3. Tôn giáo và quan niệm hạnh phúc ................................................ 100

4.4. Dân tộc và quan niệm hạnh phúc .................................................. 103

4.5. Mức sống và quan niệm hạnh phúc .............................................. 108

Chương 5: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

VỀ HẠNH PHÚC .......................................................................................... 113

5.1. Tình trạng hôn nhân và quan niệm hạnh phúc .............................. 113

5.2. Độ dài hôn nhân và quan niệm hạnh phúc .................................... 118

5.3. Đặc điểm hôn nhân, đặc điểm cá nhân và quan niệm hạnh phúc .. 129

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 137

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ....... 144

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 146

PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 157

Page 5: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: Thông tin người trả lời 14

Bảng 2: Phân bố mẫu phỏng vấn sâu 17

Bảng 3.1:Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự

nhiên xếp theo thứ tự ưu tiên của người trả lời

79

Bảng 3.2: Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội xếp

theo thứ tự ưu tiên của người trả lời

82

Bảng 3.3: Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân xếp theo thứ

tự ưu tiên của người trả lời

84

Bảng 4.1: Quan niệm hạnh phúc theo nhóm nông thôn - đô thị 96

Bảng 4.2: Quan niệm về hạnh phúc theo nhóm tuổi 98

Bảng 4.3: Quan niệm về hạnh phúc theo nhóm tôn giáo 101

Bảng 4.4: Quan niệm về hạnh phúc theo dân tộc 105

Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109

Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân 114

Bảng 5.2: Quan niệm hạnh phúc theo độ dài hôn nhân 119

Bảng 5.3: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh

vực kinh tế - môi trường tự nhiên

127

Bảng 5.4: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh

vực gia đình - xã hội

130

Bảng 5.5: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh

vực đời sống cá nhân

132

Page 6: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

DANH MỤC BIỂU

Trang

Biểu 3.1: Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc 87

Biểu 3.2: Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc

chia theo giới tính

92

Hộp: Quan niệm hạnh phúc thay đổi theo giai đoạn phát triển của gia đình 123

Page 7: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phụ nữ là một nửa của nhân loại. Không có vấn đề gì liên quan đến

nhân loại mà không liên quan đến phụ nữ. Hạnh phúc không phải là một

ngoại lệ. Ở Việt Nam và trên thế giới, từ trước đến nay mặc dù có rất ít công

trình nghiên cứu riêng biệt liên quan đến quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc, nhưng đã có khá nhiều tranh luận. Đáng tiếc, những tranh luận đó

lúc đầu phần lớn là ý kiến của đàn ông. Họ đưa ra và ấn định những giá trị,

chuẩn mực khuôn mẫu ứng xử, vai trò đặc trưng cho phụ nữ và nam giới. Trải

qua những thời kỳ lịch sử rất lâu dài của các hình thái kinh tế - xã hội tiền

công nghiệp hóa, cho đến trước các cuộc cách mạng về công nghiệp, nữ tính

và nam tính là điều không một ai nghi ngờ. Nó chi phối quan niệm về hạnh

phúc gắn liền với phẩm chất giới tính mà xã hội gán cho họ.

Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc chỉ thật sự thay đổi khi chính

phụ nữ nhận thức lại về cái gọi là “nữ tính” của mình từ các làn sóng nữ quyền

do phụ nữ khởi xướng, bắt đầu từ làn sóng nữ quyền thứ nhất cuối thế kỷ XIX

sang đầu thế kỷ XX, xuất hiện ở nước Anh và phát triển mạnh ở Mỹ, đến làn

sóng nữ quyền thứ hai những năm 1960 - 1970 của thế kỷ XX, phát triển ở Anh,

Mỹ sang các nước phương Tây, và làn sóng nữ quyền thứ ba bắt đầu từ những

năm 1980 lan rộng ra toàn cầu. Kể từ đây, quan niệm về hạnh phúc trở thành

cuộc tranh luận của hai giới chứ không còn là sự áp đặt của đàn ông.

Có thể nhận thấy trong xã hội Việt Nam truyền thống, hạnh phúc từ

quan niệm của người phụ nữ về căn bản hầu như không mang mầu sắc cá

nhân mà gắn liền với hạnh phúc của gia đình, cộng đồng. Ngay cả những việc

riêng tư liên quan trực tiếp đến đời sống cá nhân của mình như chuyện hôn

nhân, người phụ nữ cũng tùy thuộc vào sự định đoạt của người khác. Nhà sử

học Nguyễn Thừa Hỷ gọi đó là những cuộc hôn nhân “phi cá nhân”. Ông viết:

Page 8: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

2

“Đặc điểm cơ bản của hôn nhân trong xã hội Việt Nam truyền thống là tính

chất phi cá nhân, nghĩa là không chỉ là việc riêng tư của hai người nam nữ tự

nguyện đến với nhau trên cơ sở gắn bó tình cảm và giao kết xã hội. Đó là một

công việc dân sự được dàn xếp “theo quy ước” của tập thể, có ý kiến và sự công

nhận của cộng đồng (cha mẹ, gia đình, họ hàng, làng xóm)” [84, tr.162]. Chính

vì không có quyền quyết định hạnh phúc của mình cho nên trong hôn nhân,

người phụ nữ chỉ còn biết trông chờ vào sự may rủi và tin vào duyên số: “Thân

em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?; Thân em như giếng giữa

đàng/Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”; Thân em như hạt mưa sa/Hạt

vào đài các hạt ra ruộng cày (Ca dao) [124, tr.223]

Khi đã lấy chồng, người phụ nữ tiếp tục phụ thuộc vào chồng và gia

đình nhà chồng. Họ quan niệm hạnh phúc gắn liền với việc thực hiện tốt nhất

và đẩy đủ nhất vai trò, bổn phận của người vợ, người mẹ và người con dâu

trong gia đình theo những chuẩn mực và mong đợi của người khác. Trong

suốt cuộc đời của mình, phụ nữ là người lao động, người nội trợ, chăm sóc gia

đình, hy sinh cho chồng con và gia đình nhà chồng. Hạnh phúc của họ là lấy

chồng, có nhiều con, yêu chồng, thương con, nghe theo lời dạy bảo của

chồng, cha mẹ chồng và “gánh vác giang sơn nhà chồng”.

Liệu đây có phải là một “bí ẩn nữ tính” của người phụ nữ? Bởi vì

dường như không phải chỉ có người phụ nữ Việt Nam truyền thống coi gia

đình, chồng con là niềm hạnh phúc duy nhất của mình mà hàng triệu cô gái Mỹ

vào các thập niên 50-60 của thế kỷ XX cũng ước mơ trở thành “bà nội trợ”.

Betty Friedan, người Mỹ, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Bí ẩn nữ tính” xuất

bản lần đầu tiên ở Mỹ năm 1963 đã viết: “Mơ ước duy nhất của họ [những

người phụ nữ Mỹ] là trở thành người vợ, người mẹ hoàn hảo; tham vọng lớn

nhất của họ là có năm đứa con và một ngôi nhà đẹp, cuộc chiến duy nhất của

họ là làm sao có chồng và giữ được chồng. Họ không nghĩ tới các vấn đề phi

nữ tính của thế giới bên ngoài nhà; họ muốn đàn ông đưa ra quyết định trọng

Page 9: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

3

đại. Họ hãnh diện với vai trò phụ nữ của mình, và tự hào điền vào chỗ trống

trong mục điều tra dân số cụm từ: “Nghệ nghiệp: nội trợ” [39, tr.33].

Thực tiễn này đã và đang gây ra những tranh luận cả trong đời sống và

trong khoa học xung quanh quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Trong

nhiều thập kỷ đã qua, về mặt lý thuyết ít nhất chúng ta đã chứng kiến hai

trường phái đối lập nhau. Đó là trường phái chức năng và trường phái nữ

quyền. Trường phái chức năng (đại diện là T. Parsons) cho rằng, quan niệm

của người phụ nữ về hạnh phúc gắn liền với bản năng giới tính của họ. Các

nhà chức năng luận sáng tạo ra một thuật ngữ, một khái niệm phù hợp với

luận điểm này, đó là “thiên chức của người phụ nữ”. Theo đó, bản tính tự

nhiên của phụ nữ là sinh đẻ, nuôi con, làm việc nhà, và với họ hạnh phúc là

khi có chồng, có con và làm tốt tất cả những công việc trong phạm vi gia

đình. Hạnh phúc của người phụ nữ là “hạnh phúc của bà nội trợ”. Ngược lại,

bản tính tự nhiên của người đàn ông là hoạt động bên ngoài xã hội, và người

đàn ông chỉ cảm thấy hạnh phúc khi tạo dựng nên sư nghiệp cho bản thân và

kiếm tiền nuôi sống vợ con, gia đình. Phụ nữ và nam giới có vai trò khác nhau

nhưng “bổ sung” cho nhau. Sự kết hợp giữa nam và nữ, vợ và chồng tạo nên

một gia đình hoàn hảo, ở đó người chồng đóng vai trò “công cụ”, người vợ

đóng vai trò “biểu cảm” (T. Parons). Quan niệm này đã hình thành từ rất lâu

trong lịch sử, tạo nên những giá trị và khuôn mẫu ứng xử vững bền được cả

người dân và người lãnh đạo xã hội đồng tình. Nó chính là cơ sở xã hội để

hình thành nên quan điểm chức năng luận trong lý thuyết xã hội học về vai trò

của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Quan niệm chức năng luận này không hề bị thách thức gì trong các xã

hội nông nghiệp châu Á và cả xã hội phương Tây trong thời kỳ đầu của quá

trình công nghiệp hóa (trong đó có nước Mỹ). Nhưng với quá trình công

nghiệp hóa, nhiều giá trị nhân văn mới về tự do, dân chủ, bình đẳng, về quyền

con người đã hình thành trong lòng các nước phương Tây. Đây là cơ sở xã hội

Page 10: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

4

để hình thành trường phải nữ quyền thay đổi quan niệm về hạnh phúc của

người phụ nữ. Người ta xem xét lại cái gọi là “thiên chức giới tính của phụ

nữ”. Các nhà nữ quyền là những người đầu tiên lên tiếng về sự không thỏa

đáng của khái niệm này. Đối với các nhà nữ quyền, nữ tính không bao gồm tất

cả những vai trò mà xã hội gán cho người phụ nữ ngoài hai đặc điểm không

thay đổi là sinh đẻ và cho con bú. Những vai trò còn lại như làm việc nhà,

chăm sóc trẻ em, người già, người ốm… là những công việc mà cả phụ nữ và

nam giới đều có thể làm được và có thể chuyển hóa cho nhau tùy hoàn cảnh.

Kết quả nghiên cứu của các nhà nữ quyền về đời sống gia đình ở Mỹ và các

nước phương tây khác đã đưa ra những kết luận ngược lại với quan điểm chức

năng về cảm nhận của người phụ nữ đối với công việc nội trợ trong gia đình.

Đó không phải là cảm nhận hạnh phúc như người ta gán cho họ mà là sự buồn

chán khi phải nuôi con nhỏ, làm việc nhà, đó là cảm giác bị cầm tù khi chỉ

sống quanh quẩn trong bốn bức tường của ngôi nhà với những công việc lặp

đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác. Gavron, H. (1966) đã sử dụng khái

niệm “người vợ bị giam cầm” để mô tả và phân tích những người mẹ trẻ

thuộc tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động cảm nhận về sự bất hạnh của

mình trong hôn nhân. Tác giả đi đến kết luận rằng, mặc dù có một số cặp vợ

chồng trẻ chia sẻ công việc gia đình (đó là loại gia đình mà sau này Young và

Willmott (1975) gọi là “gia đình đối xứng -symmetrical family”, còn lại hầu

hết những người vợ khác cảm thấy hôn nhân là một thứ cạm bẫy (traped) và

là nơi bị giam hãm (imprisoned) dẫn theo Lê Ngọc Văn [66].

Ngày nay quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có nhiều thay

đổi, nhưng cuộc tranh luận về hạnh phúc vẫn còn tiếp diễn trên phạm vi toàn

thế giới, từ các nước phương Tây sang các nước phương Đông, từ các nước

phát triển sang các nước đang phát triển. Các nước Phương Tây đã có lịch sử

nghiên cứu 50 năm về phụ nữ và hạnh phúc và đã đạt được các bước đi dài. Ở

Việt Nam, cuộc tranh luận này dường như chỉ mới bắt đầu. Hơn thế nữa,

những quan niệm khác nhau về hạnh phúc không dừng lại ở phạm vi các

Page 11: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

5

“tranh luận” mà quan trọng hơn, nó được thể hiện bằng các hành động trong

đời sống thực tiễn.

Nhìn lại các nghiên cứu về phụ nữ, ta sẽ không xa lạ gì với những

nghiên cứu về sự bất hạnh như ly hôn, bạo lực, bất bình đẳng, trầm cảm...

Những nghiên cứu về hạnh phúc lại ít nhiều bị thờ ơ. Con người thường dễ kể

về những căng thẳng, đau khổ, lo lắng hơn là chia sẻ cách họ thụ hưởng hạnh

phúc như thế nào. Nói chung, con người trải nghiệm các cảm giác tiêu cực

một cách sẵn sàng và mãnh liệt hơn so với cảm giác tích cực. Dường như,

chiến lược tồn tại của con người thường là hướng đến ngăn chặn rủi ro hơn là

tìm kiếm hạnh phúc.

Rất khó để tìm thấy một tiêu đề hay một tên đề tài trọn vẹn cho một

nghiên cứu riêng về quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Có lẽ quan

điểm “phi cá nhân” về hạnh phúc đã chi phối chủ đề nghiên cứu này? Điểm

qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan niệm của người phụ nữ

về hạnh phúc, có thể thấy một xu hướng nổi bật là quan niệm hạnh phúc chỉ

được đề cập đến trong các chủ đề về hạnh phúc gia đình, cộng đồng và xã hội.

Chẳng hạn, Ở Việt Nam, xuất hiện các bài viết đề cao vai trò của người phụ

nữ trong việc xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình như: “Vài nét bàn về

hạnh phúc gia đình ở Việt Nam” [71]; “Gia đình hạnh phúc”, “Bảo vệ hạnh

phúc gia đình”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc” [69]; “Quan niệm về hạnh

phúc gia đình thời kỳ đổi mới” [98].

Có thể nhận thấy, nghiên cứu khoa học về hạnh phúc ở Việt Nam nói

chung và về người phụ nữ nói riêng còn để lại quá nhiều khoảng trống cả về

lý thuyết và thực tiễn. Thế giới đã bước vào giai đoạn hậu hiện đại hóa với

mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi

người, trong đó phụ nữ là một nửa nhân loại. Vậy, người phụ nữ quan niệm

như thế nào về hạnh phúc? Vì sao hình thành các tranh luận khác nhau, thậm

chí đối lập nhau về hạnh phúc? Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc có

Page 12: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

6

thay đổi theo thời gian hay không? Vì sao thay đổi hoặc không thay đổi? Có

sự khác biệt trong quan niệm của phụ nữ thuộc các nhóm xã hội khác nhau về

hạnh phúc hay không? Vì sao có sự khác biệt hay không khác biệt? Những

câu hỏi này chỉ có thể được trả lời thông qua các nghiên cứu xã hội học thực

nghiệm. Đề tài: “Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh

phúc” là một nỗ lực của tác giả góp phần làm sáng tỏ quan niệm của người

phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc, qua đó cung cấp những luận cứ

khoa học góp phần nâng cao hạnh phúc của người phụ nữ và kiểm chứng tính

đúng đắn của các lý thuyết xã hội học có liên quan qua trường hợp Việt Nam.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quan niệm của người

phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc; trên cơ sở đó cung cấp những luận

cứ khoa học nhằm nâng cao hạnh phúc của người phụ nữ.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc.

- Nhận diện quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc.

- Phân tích điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người

phụ nữ ở các nhóm xã hội khác nhau về hạnh phúc.

- Cung cấp những luận cứ khoa học tạo cơ sở cho việc định hướng giá

trị hạnh phúc trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung và những

chính sách đặc thù cho phụ nữ nói riêng.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc.

Page 13: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

7

3.2. Khách thể nghiên cứu

Người phụ nữ tại các điểm nghiên cứu.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu: Quan niệm của người phụ nữ

Việt Nam hiện nay về hạnh phúc được xem xét trên ba lĩnh vực chính: quan

niệm hạnh phúc của người phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên;

quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ trong lĩnh vực gia đình - xã hội; và quan

niệm hạnh phúc của người phụ nữ trong lĩnh vực đời sống cá nhân.

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án sẽ phân tích bộ số liệu

của đề tài độc lập cấp quốc gia: “Hạnh phúc của người Việt Nam: quan niệm,

thực trạng và chỉ số đánh giá” do PGS.TS Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm, thực

hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2018. Với tư cách là thành viên và là thư

ký đề tài, tác giả luận án đã được chủ nhiệm cho phép gắn các nội dung phục

vụ riêng cho luận án vào trong bộ công cụ của đề tài (phiếu hỏi, hướng dẫn

phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm) để thu thập thông tin. Bên cạnh đó, chủ

nhiệm đề tài cũng tạo điều kiện để tác giả luận án thực hiện riêng các phỏng

vấn sâu trong thời gian khảo sát thực địa để phục vụ luận án. Luận án chính là

một sản phẩm đào tạo của đề tài cấp Nhà nước.

Đề tài độc lập cấp quốc gia điều tra tại 05 tỉnh, thành phố đại diện cho

05 vùng địa lý, mỗi tỉnh lựa chọn 01 phường và 01 xã. Cụ thể như sau:

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Ninh Bình

Vùng Tây Bắc Bộ: Sơn La

Vùng Tây Nguyên: Đắc Lắc

Vùng Đông Nam Bộ: Tp. Hồ Chí Minh

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: An Giang

Page 14: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

8

- Phạm vi về thời gian: Phạm vi thời gian được nói ở đây là khoảng thời

gian mà đối tượng nghiên cứu đang vận hành. Nói một cách cụ thể, đề tài cần

nghiên cứu quan niệm và thực tế hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam ở thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, muốn thấy được hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam

hiện nay thì tất yếu cần phải so sánh với mẫu hình của nó trong các xã hội

nông nghiệp cổ truyền trước đó. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, luận

án sẽ mở rộng phạm vi về thời gian qua việc thực hiện các nghiên cứu hồi cố

(cũng có thể qua các tài liệu lịch sử, các dấu ấn để lại qua văn hóa dân gian,

các tác phẩm văn học, nghệ thuật, v.v…) về hạnh phúc của người phụ nữ Việt

Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.

4. Câu hỏi nghiên cứu

- Người phụ nữ hiện nay quan niệm như thế nào về hạnh phúc?

- Người phụ nữ ở những nhóm xã hội khác nhau có quan niệm khác

nhau về hạnh phúc?

- Yếu tố nào tác động rõ nhất đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc?

5. Giả thuyết nghiên cứu, biến số và khung phân tích

5.1. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Theo quan niệm của người phụ nữ, hạnh phúc là có thu

nhập ổn định, gia đình hòa thuận và có sức khỏe tốt.

Giả thuyết 2: Người phụ nữ ở những nhóm xã hội khác nhau có sự

tương đồng nhiều hơn khác biệt trong quan niệm về hạnh phúc.

Giả thuyết 3: Yếu tố mức sống có tác động rõ nhất đến quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc.

Page 15: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

9

5.2. Biến số

- Biến độc lập:

Yếu tố cá nhân: tuổi, học vấn, giới tính, tôn giáo, khu vực, mức sống, việc

làm, tài sản, sức khỏe, tình trạng hôn nhân.

Yếu tố xã hội: sự tham gia, các mối quan hệ thân hữu, sự cân bằng cuộc

sống và công việc.

Yếu tố tự nhiên: các vấn đề môi trường, các vấn đề đô thị hóa.

- Biến can thiệp: Điều kiện kinh tế - xã hội của 05 địa bàn nghiên cứu;

quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm mục tiêu đảm bảo hạnh

phúc cho phụ nữ.

- Biến phụ thuộc: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về

hạnh phúc được đo trên ba khía cạnh: quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực

kinh tế-môi trường tự nhiên; quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình-xã

hội; quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân.

5.3. Khung phân tích

Page 16: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

10

Điều kiện kinh tế - xã hội đất nước và địa phương

Hệ thống chính sách và các quy định pháp luật

Định

hướng

giải

pháp

Đặc điểm cá nhân: khu vực

nông thôn - đô thị, nhóm tuổi,

tôn giáo, dân tộc, mức sống

Đặc điểm hôn nhân: tình trạng

hôn nhân, độ dài hôn nhân

QUAN

NIỆM

CỦA

NGƯỜI

PHỤ NỮ

VỀ HẠNH

PHÚC

Quan niệm hạnh phúc

trong lĩnh vực kinh tế-

môi trường tự nhiên

Quan niệm hạnh phúc

trong lĩnh vực gia

đình-xã hội

Quan niệm hạnh phúc

trong đời sống cá nhân

Page 17: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

11

6. Cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận

Luận án ứng dụng một số lý thuyết sau:

- Lý thuyết hệ thống

Lý thuyết này nhìn nhận sự phát triển của mỗi cá nhân trong sự phát

triển của một hệ thống. Trong hệ thống này bao gồm rất nhiều yếu tố và

chúng luôn tương tác với nhau tạo thành thể thống nhất.

Cho dù hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của con người, nhưng nó lại

dựa trên những yếu tố khách quan - cơ sở tạo nên sự cảm nhận hạnh phúc - đó

là mức độ thỏa mãn của con người trong các mối quan hệ với môi trường

sống xung quanh. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi

trường của chính bản thân cá nhân con người. Như vậy, cảm nhận hạnh phúc

của người phụ nữ vốn có quan hệ không thể tách rời với ba môi trường sống

đã nêu và lý thuyết hệ thống là cơ sở giúp tìm được mẫu số chung, giúp trả lời

câu hỏi người phụ nữ hiện nay quan niệm như thế nào về hạnh phúc, nhìn một

cách tổng thể.

- Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một

trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn. Trong

thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con

người theo 5 cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản (basic needs)

Nhu cầu về an toàn (safety needs)

Nhu cầu về xã hội (social needs)

Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Page 18: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

12

Luận án nghiên cứu sử dụng lý thuyết này để phân tích và lý giải trong

mối tương quan giữa nhu cầu và quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ.

Cũng có khi quan niệm thúc đẩy nhu cầu và có khi quan niệm hạn chế nhu

cầu. Đặt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện

nay, quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc thể hiện trong mối liên hệ

chặt chẽ với việc đáp ứng các nhu cầu như thế nào.

Cụ thể, lý thuyết nhu cầu của Maslow được vận dụng để giải thích sự

thay đổi quan niệm của người phụ nữ Việt Nam về hạnh phúc qua các thời kỳ

lịch sử khác nhau và sự khác biệt trong quan niệm của người phụ nữ thuộc

các nhóm xã hội khác nhau. Những thay đổi và khác biệt này phản ánh sự

thỏa mãn nhu cầu của người phụ nữ ở các cấp độ khác nhau. Gỉa thuyết ở đây

là phụ nữ trong xã hội truyền thống đề cao việc thỏa mãn các nhu cầu kinh tế

- vật chất, các mối quan hệ gia đình, họ hàng, cộng đồng; trong khi phụ nữ

trong xã hội hiện đại ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn, quan hệ bên

trong gia đình, hộ hàng, cộng đồng, còn thỏa mãn nhu cầu trong các mối quan

hệ xã hội, và nhu cầu được thể hiện mình… Tương tự như vậy, hạnh phúc

theo quan niệm của phụ nữ thuộc các nhóm nghèo, vùng đồng bào dân tộc

thiểu số… nghiêng về thỏa mãn nhu cầu cơ bản về kinh tế - vật chất và quan

hệ gia đình, trong khi phụ nữ ở khu vực thành phố, phụ nữ có trình độ học vấn

cao, phụ nữ nhóm kinh tế khá giả… có thể sẽ đề cao các giá trị hạnh phúc

thuộc về thỏa mãn nhu cầu quan hệ xã hội và cống hiến bản thân cho xã hội…

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này bao gồm việc sưu tầm và sử dụng các kết quả nghiên

cứu đã có, các số liệu thống kê, các tài liệu có liên quan... Phương pháp phân

tích thứ cấp giúp cho luận án sử dụng các nguồn dữ liệu đã có theo quan điểm

của riêng mình. Nhưng điều quan trọng hơn là các nguồn tài liệu thứ cấp còn

giúp cho những người thực hiện đề tài biết được lịch sử vấn đề nghiên cứu,

Page 19: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

13

trong đó các tác giả đi trước đã làm được gì, những gì họ chưa làm được,

những gì họ đã làm nhưng chưa đủ, cần phải bổ sung, hoàn thiện. Các tài liệu

thứ cấp cũng giúp tác giả luận án có được cái nhìn mang tính lịch sử - so sánh

để phát hiện sự khác biệt về hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam trong bối

cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện

nay với hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam ở các xã hội nông nghiệp cổ

truyền trước đó. Tóm lại, việc điểm lại các nghiên cứu và tài liệu đã có sẽ giúp

tác giả luận án biết được rằng cần bắt đầu từ đâu và cần đi tiếp như thế nào.

6.2.2. Phương pháp phân tích số liệu thống kê có sẵn

Như đã đề cập tới ở phần phạm vi không gian nghiên cứu, luận án sẽ sử

dụng số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Hạnh phúc của người Việt Nam: quan

niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” để phân tích quan niệm và các yếu tố tác

động tới quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc của người phụ nữ. Qua

đó, cung cấp những luận cứ khoa học tạo cơ sở cho việc định hướng giá trị

hạnh phúc trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung và những chính

sách đặc thù cho phụ nữ nói riêng.

Cơ sở số liệu:

Đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số

đánh giá” là một nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ đã giao cho Viện Hàn lâm

Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì, Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm, thực hiện trong

30 tháng (từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2018). Đề tài tiến hành điều tra khảo sát

theo phương pháp điều tra định lượng và điều tra định tính.

Điều tra định lượng: Tiến hành điều tra 2.500 phiếu theo phương pháp

chọn mẫu ngẫu nhiên tại 05 tỉnh/thành. Tuy nhiên, vì luận án chỉ tìm hiểu

quan niệm của người phụ nữ nên sẽ tiến hành lọc mẫu, chỉ chọn ra người trả

lời là nữ để có được thông tin một cách trực tiếp: người phụ nữ tự đưa ra quan

niệm của chính bản thân mình về hạnh phúc. Chính vì thế mẫu phân tích của

luận án còn 1.443 phiếu.

Page 20: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

14

Đặc điểm mẫu phân tích:

Bảng 1: Thông tin người trả lời

Số lượng Tỉ lệ (%)

Khu vực sống

Nông thôn 644 44,6

Đô thị 799 55,4

Nhóm tuổi

Dưới 40 674 46,8

40-59 622 43,2

60 trở lên 145 10,0

Theo tôn giáo

Có 791 54,9

Không 649 45,1

Dân tộc

Kinh 1013 70,7

Dân tộc khác 420 29,3

Mức sống

Khá 260 18,1

Trung bình 738 51,5

Nghèo 436 30,4

Tình trạng hôn nhân

Kết hôn 1205 91,3

Độc thân 115 8,7

Độ dài hôn nhân

1-10 năm 367 29,7

11-30 năm 590 47,8

31 năm trở lên 277 22,5

Nguồn: Số liệu xử lý của luận án

Page 21: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

15

Điều tra định tính: thực hiện 192 cuộc tọa đàm, phỏng vấn sâu, thảo

luận nhóm đại diện cho các nhóm xã hội.

Phương pháp phân tích số liệu:

Trên cơ sở số liệu gốc, tác giả tiến hành lọc người trả lời là nữ để phân

tích theo mục đích, nội dung nghiên cứu của luận án bằng chương trình SPSS.

Các phân tích tần suất (frequency), phân tích nhị biến (crosstabs), hồi quy

logistic sẽ được sử dụng.

Phân tích tần suất (frequency): cung cấp thông tin chung về quan niệm

hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Phân tích nhị biến (crosstabs): kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng yếu

tố độc lập đến hạnh phúc của người phụ nữ. Hệ số Khi-bình phương (chi-

square) được sử dụng để xem xét những yếu tố đó có mức độ quan hệ như thế

nào đến hạnh phúc của người phụ nữ, các biến số đó có ý nghĩa về mặt thống

kê không?.

Phân tích hồi quy logistic: phân tích hồi quy là sự phân tích mối quan

hệ phụ thuộc của một biến số (gọi là biến phụ thuộc) vào các biến số khác

(gọi là biến độc lập hoặc biến giải thích). Trên cơ sở khung lý thuyết đã được

xây dựng, tất cả các biến số được giả định có liên quan về mặt lý thuyết với

hạnh phúc của người phụ nữ (đã phân tích nhị biến) sẽ được đưa vào mô hình

hồi quy đa biến. Phân tích hồi quy cho phép xác định được những yếu tố tác

động thực sự đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Nếu chỉ dừng lại

ở phân tích nhị biến, một số biến số có thể tác động đồng thời đến quan niệm

của người phụ nữ về hạnh phúc. Nói một cách cụ thể hơn, phân tích hồi quy

logistic giúp tác giả luận án nhận diện rõ hơn sự khác biệt/tương đồng trong

quan niệm của người phụ nữ thuộc các nhóm xã hội khác nhau.

Page 22: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

16

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Bên cạnh phương pháp phân tích số liệu của đề tài cấp nhà nước, tác

giả sẽ thực hiện riêng các phỏng vấn sâu bởi có nhiều lý do khiến các câu hỏi

định lượng không thể có được đầy đủ những thông tin mà luận án cần thu

thập. Luận án sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 50 người phụ nữ đảm bảo cơ cấu về

độ tuổi, dân tộc, học vấn, tôn giáo, mức sống, vùng miền… Cụ thể:

Tỉnh Sơn La: 10 phỏng vấn sâu

Tỉnh Ninh Bình: 10 phỏng vấn sâu

Thành phố Hồ Chí Minh: 10 phỏng vấn sâu

Tỉnh An Giang: 10 phỏng vấn sâu

Tỉnh Đắc Lắc: 10 phỏng vấn sâu

Luận án thực hiện phương pháp nghiên cứu case study bởi đặc trưng

của hạnh phúc là mang tính chủ quan, là một quá trình dựa trên trạng thái

tương đối ổn định, dài lâu, không phải là trạng thái tinh thần, tình cảm viên

mãn hay hứng thú nhất thời, bất chợt. Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu sẽ tập

trung nghiên cứu tình huống để xác định điểm mốc thời gian mà người phụ nữ

cảm thấy hạnh phúc. Từ điểm mốc này, các sự kiện/yếu tố liên quan sẽ được

khai thác để tìm hiểu quan niệm và yếu tố tác động tới quan niệm hạnh phúc

của người phụ nữ.

Luận án chọn mẫu phỏng vấn sâu theo phương pháp có chủ đích và

phân chia theo năm tiêu chí chính: khu vực, nhóm tuổi, mức sống, tôn giáo,

dân tộc. Một số tiêu chí khác như trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, độ dài

hôn nhân được lồng ghép trong 5 tiêu chí chính vừa nêu.

Page 23: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

17

Bảng 2: Phân bổ mẫu phỏng vấn sâu

Nhóm tuổi Mức sống Dân tộc

Tổng <40 40-59 >=60 Giàu TB Nghèo Thiểu số Kinh

Ninh

Bình

Nông thôn 1 1 1 1 1 5

Đô thị 1 1 1 1 1 5

Sơn La Nông thôn 1 1 1 1 1 5

Đô thị 1 1 1 1 1 5

Đắc Lắc Nông thôn 1 1 1 1 1 5

Đô thị 1 1 1 1 1 5

Tp. Hồ

Chí

Minh

Nông thôn 1 1 1 1 1 5

Đô thị 1 1 1 1 1 5

An

Giang

Nông thôn 1 1 1 1 1 5

Đô thị 1 1 1 1 1 5

Tổng 6 6 7 6 8 7 5 5 50

Kinh nghiệm cho thấy, người học vấn cao thường có nhiều hiểu biết

việc điều tra, cho nên họ thường dễ dàng tiếp nhận các câu hỏi và thường cho

những trả lời chính xác; người thuộc tầng lớp trung bình thường đưa ra những

câu trả lời thường không thật chính xác lắm; người nhút nhát thường không

dám trả lời vì sợ sai; người có quá khứ phức tạp thường dè dặt; đối với người

tự tin thì người nghiên cứu rất khó tìm câu trả lời chuẩn xác; đối với người

bông đùa, khôi hài thì người nghiên cứu thường thu được những câu trả lời có

độ tin cậy thấp; còn người ba hoa thường hay đưa vấn đề đi lung tung. Khó

nắm bắt nhất là những người có bản lĩnh tự tin thái quá, vì họ rất kín kẽ, biết

cách dấu kín một cách nhất quán mọi suy nghĩ, nếu người nghiên cứu không

có kinh nghiệm "cài các bẫy logic", thì rất khó tìm được câu trả lời ở những

người này [82]. Chính vì thế, trước mỗi đối tượng được chọn để phỏng vấn,

người nghiên cứu cần có những cách tiếp cận phỏng vấn khác nhau. Phương

pháp tiếp cận tâm lý học cũng sẽ được áp dụng để thu thập những thông tin

cần thiết cho nghiên cứu.

Nguồn: đã trích dẫn

Page 24: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

18

6.2.4. Phương pháp xử lý thông tin

- Thông tin thu thập được từ thực tế bao gồm: báo cáo tình hình kinh tế

xã hội tại các địa bàn nghiên cứu, các file ghi âm phỏng vấn sâu và báo cáo

điền dã tại thực địa.

- Các file ghi âm sẽ được gỡ băng trên Word.

- Luận án sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý thông tin định lượng.

- Các thông tin định lượng và định tính sẽ được kết hợp hợp lý trên cơ

sở khoa học để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Các phân tích định lượng được

phân tích trên mối quan hệ nhân quả. Các phân tích định tính sẽ hỗ trợ để giải

thích, làm rõ số liệu.

7. Điểm mới của luận án

- Trên thế giới hiện nay, rất nhiều nghiên cứu về hạnh phúc đã được

thực hiện nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này ít được đề cập tới. Đến thời điểm

hiện tại, ở Việt Nam chỉ có thể kể tên 05 nghiên cứu trực tiếp về hạnh phúc

nói chung và chưa có nghiên cứu riêng nào về hạnh phúc của người phụ nữ

(điều này sẽ được làm rõ trong phần tổng quan tài liệu). Vì vậy, kết quả của

luận án sẽ góp phần nhận diện quan niệm về hạnh phúc từ góc nhìn của người

phụ nữ.

- Tại Việt Nam, mới chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về hạnh

phúc. Những công trình sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu

tố tác động tới hạnh phúc còn ít ỏi hơn. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy

đa biến trong phân tích bộ số liệu của đề tài cấp nhà nước đầu tiên về bộ chỉ

số hạnh phúc của người Việt Nam, tác giả luận án hy vọng rằng sẽ xác định

được những yếu tố thúc đẩy hoặc hạn chế hạnh phúc của người phụ nữ. Qua

đó, cung cấp những luận cứ khoa học tạo cơ sở cho việc định hướng giá trị

hạnh phúc trong các chính sách phát triển và gợi mở những hướng nghiên cứu

tiếp theo.

Page 25: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

19

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

8.1. Ý nghĩa lý luận

- Luận án góp phần xây dựng nhận diện và hoàn thiện hơn khái niệm

“Hạnh phúc” từ góc nhìn của người phụ nữ.

- Thông qua việc vận dụng các lý thuyết để phân tích, giải thích kết quả

điều tra thực nghiệm quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh

phúc, luận án góp phần kiểm định mức độ phổ biến, tính đúng đắn của 02 lý

thuyết (lý thuyết hệ thống và lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow) trong

bối cảnh của xã hội Việt Nam.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả của luận án sẽ mang đến những nhận thức mới có tính hệ

thống về quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc, và đó

là những bằng chứng quan trọng cho việc hoạch định chính sách hoặc triển

khai những biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của

người phụ nữ nói riêng và những chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

- Trên thế giới hiện nay, việc nghiên cứu về hạnh phúc đã trở thành một

ngành khoa học thực thụ nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này dường như vẫn

đang bị bỏ trống. Tác giả luận án hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ góp

phần nhỏ trong việc đặt nền móng cho quá trình hình thành một chuyên ngành

khoa học xã hội về hạnh phúc trong tương lai ở Việt Nam.

- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình nghiên

cứu, giảng dạy các bộ môn xã hội học gia đình, giới và phát triển…

9. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,

nội dung luận án gồm 5 chương (20 tiết).

Page 26: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

20

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Đôi nét về nguồn tài liệu

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát

triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ là nhóm xã hội có nhiều

biến động theo những chiều hướng khác nhau, từ lao động việc làm đến đời

sống hôn nhân và gia đình, từ sức khỏe sinh sản đến bình đẳng giới trong gia

đình và xã hội, v.v… Những vấn đề này thu hút được một khối lượng khá lớn

các nghiên cứu xã hội học với những quy mô khác nhau, từ quy mô quốc gia

đến quy mô vùng miền, khu vực và cả các nghiên cứu trường hợp (case

studies). Những nghiên cứu này đã mô tả và cung cấp cho người đọc thông tin

đa dạng, nhiều chiều về đời sống của người phụ nữ, lý giải nguyên nhân xã

hội những biến đổi vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã

hội, v.v…

Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay, hạnh phúc với tư cách là đối

tượng nghiên cứu của khoa học thực nghiệm, đặc biệt là xã hội học hầu như

còn vắng bóng cả trên bình diện hạnh phúc xã hội nói chung và hạnh phúc của

các nhóm xã hội nói riêng, trong đó có nhóm phụ nữ.

Khi tìm kiếm các công trình nghiên cứu về hạnh phúc, tác giả luận án

nhận thấy: nếu phạm trù “happiness” (hạnh phúc) được đề cập đến rất nhiều

trong các công trình nghiên cứu nước ngoài thì phạm trù “conception of

happiness” (quan niệm về hạnh phúc) lại ít được đề cập tới. Các công trình

liên quan tới quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc còn hiếm hoi hơn rất

nhiều và thường là những công trình nghiên cứu về gia đình (với các chủ đề

như: sự hài lòng/không hài lòng về cuộc sống gia đình, sự hài lòng/không hài

lòng về quan hệ hôn nhân, gia đình, trong mối quan hệ cộng đồng) chứ không

phải những công trình nghiên cứu riêng về hạnh phúc … Và như thế mới chỉ

đề cập tới được những khía cạnh xung quanh hạnh phúc của người phụ nữ

Page 27: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

21

chứ chưa phải là một cái nhìn tổng thể và quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc cũng chưa được đề cập đến.

Ở Việt Nam, trong bối cảnh các công trình nghiên cứu về hạnh phúc là

rất ít, tác giả chưa tìm được công trình nghiên cứu riêng nào về hạnh phúc từ

góc nhìn của phụ nữ. Có một công trình gần nhất với vấn đề nghiên cứu của

luận án là một luận văn thạc sỹ của Chương trình đào tạo kinh tế Fulbright

(FETP) sử dụng bộ số liệu của cuộc Điều tra giá trị thế giới tại Việt Nam năm

2001. Luận văn này đề cập đến hạnh phúc trong tương quan giới tính (nam-

nữ): giữa phụ nữ và nam giới, ai là người hạnh phúc hơn?, có nghĩa là mới chỉ

dừng lại ở việc tìm hiểu một khía cạnh rất nhỏ trong cảm nhận hạnh phúc chứ

không phân tích quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc.

Trong khi quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc thường vắng bóng

ở các công trình nghiên cứu thì lại được nhắc đến khá thường xuyên trên báo

chí Việt Nam, tiêu biểu là Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô, Báo Phụ

nữ thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thanh niên hay một số báo mạng như

Phununet.com, Vietnamnet.vn, VnEpress... Các báo này thường có các diễn

đàn về hạnh phúc trên chuyên mục Phụ nữ và thời cuộc, Đời sống, Bạn đọc,

Tâm sự, Chia sẻ…Cách hiểu về “hạnh phúc” trên báo chí mang nhiều tính chất

giải trí và đặt quan niệm hạnh phúc gắn liền với quan niệm hạnh phúc gia đình.

Do có ít các công trình nghiên cứu trực tiếp về quan niệm của người

phụ nữ về hạnh phúc nên luận án sẽ mở rộng phạm vi tìm kiếm tài liệu ở hai

khía cạnh: (1) không chỉ tìm các tài liệu về “conception of happiness”(quan

niệm hạnh phúc) mà tìm thêm các tài liệu về “happiness” (hạnh phúc), “self-

reported happiness” (hạnh phúc chủ quan), “life satisfaction” (sự thỏa mãn

về cuộc sống), “quality of life” (chất lượng cuộc sống), “welfare/well-being”

(phúc lợi) và (2) không chỉ tìm các công trình nghiên cứu khoa học, sách, luận

án, luận văn mà còn tìm thêm các báo cáo, bài viết, tư liệu ghi chép, báo, tạp

chí và các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Page 28: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

22

Muốn hiểu được quan niệm của người phụ nữ hiện nay về hạnh phúc,

tất yếu phải so sánh với mẫu hình của nó trong các xã hội nông nghiệp cổ

truyền trước đó. Để làm được điều này, luận án sẽ tìm kiếm các tài liệu lịch sử

ở dạng tư liệu ghi chép, báo, tạp chí và các tác phẩm văn học nghệ thuật từ

đầu thế kỷ 20 đến năm 1975.

Dựa vào các nguồn tài liệu thu thập được, trong phần tổng quan, tác giả

luận án chia thành ba phần: (1) Hướng tiếp cận nghiên cứu hạnh phúc; (2)

Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến

quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Từ đó, tác giả phát hiện các vấn

đề đặt ra từ nguồn tài liệu, đánh giá về các kết quả nghiên cứu đã có, xác định

kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu cho luận án.

Hạnh phúc bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học thực

nghiệm từ những năm 1960 và hạnh phúc của người phụ nữ được quan tâm

nghiên cứu từ những năm 1970 ở các nước phương Tây. Martin Sehgman,

GS. Đại học Pennsylvania, Chủ tịch Hiệp hội bác sĩ tâm lý Mỹ là một trong

những người nhiệt thành lên tiếng đòi môn nghiên cứu về hạnh phúc phải

được chú trọng với tính cách là một khoa học liên ngành, chuyên nghiên cứu

định lượng về hạnh phúc, nhằm bổ sung, thay thế cho những lĩnh vực mà triết

học và tôn giáo còn đang giải thích một cách rối rắm hoặc trừu tượng [54].

Các chủ đề về phụ nữ liên quan tới hạnh phúc được tập trung chủ yếu ở

ngành Tâm lý học xã hội và Xã hội học. Tâm lý học chú trọng đến trị liệu và

tư vấn để người phụ nữ có những cảm xúc tích cực hơn. Xã hội học chú trọng

lý giải nguồn gốc và các yếu tố tác động tới hạnh phúc của người phụ nữ từ

các góc độ: cá nhân, gia đình, xã hội.

Hạnh phúc của người phụ nữ là một trong những nội dung quan trọng

của điều tra xã hội của Mỹ (General Social Survey - GSS). Tuy nhiên, trước

đó, vào năm 1861 công trình The Science of Happiness (Khoa học về hạnh

phúc) do một nhóm tác giả xuất bản tại Luân Đôn của nước Anh được coi là

Page 29: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

23

tác phẩm đầu tiên nghiên cứu khoa học về hạnh phúc. Từ đó đến nay, nhiều

bài báo khoa học về hạnh phúc đã được công bố, nhiều công trình khoa học

về hạnh phúc đã được xuất bản.

Báo cáo Hạnh phúc thế giới (World Happiness Report) đầu tiên được

công bố vào tháng 4 năm 2012, nhằm hỗ trợ Hội nghị cấp cao của Liên Hợp

Quốc về hạnh phúc và phúc lợi xã hội. Số liệu của báo cáo được thu thập từ

người dân tại hơn 150 quốc gia. Với Hội nghị này, LHQ khuyến cáo các nước

nên coi hạnh phúc là thước đo đúng đắn của tiến bộ xã hội và là mục tiêu của

chính sách công. Kể từ đó WHR được tiếp tục nghiên cứu và công bố vào

Ngày Quốc tế về Hạnh phúc các năm 2013, 2015, 2016, 2017, 2018. Khoảng

thời gian mỗi báo cáo giới hạn để đo đạc hạnh phúc của các quốc gia là 3

năm, chẳng hạn Báo cáo 2016 nghiên cứu, đánh giá hạnh phúc của các quốc

gia trong các năm từ 2013 đến 2015, Báo cáo 2017 nghiên cứu, đánh giá hạnh

phúc của các quốc gia trong các năm từ 2014 đến 2016.

Ban đầu, hầu hết các nghiên cứu về hạnh phúc nằm trong một chủ đề

nghiên cứu rộng hơn là chất lượng cuộc sống (quality of life). Các nghiên cứu

về chủ đề này cố gắng xác định xem thế nào là một cuộc sống tốt đẹp và thực

tế đã đáp ứng được những yêu cầu hiện thực hóa nó được bao nhiêu, từ đó tìm

ra những điều làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Trường phái nghiên cứu này

xuất phát từ hệ tư tưởng của thời Khai sáng (Enlighment) mà theo đó, trọng

tâm của cuộc đời con người chính là cuộc sống của chính họ, chứ không phải

phục vụ cho các đấng quân vương hay ở một cõi thiên đường nào đó. Vì vậy,

việc cố gắng để đạt được mục đích và sự hạnh phúc là những giá trị chủ đạo và

có thực của mọi thời đại, và đời sống xã hội chính là môi trường để công dân có

được cuộc sống tốt đẹp đó. Sang thế kỷ 19, thuyết Thực lợi (Utilitarian) cho rằng

một xã hội tốt đẹp là xã hội mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhiều người nhất.

Đến thế kỷ XX, quan điểm này được mở rộng và được hiện thực hóa thông qua

Page 30: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

24

những cải cách xã hội và có tác động quan trọng đến việc xây dựng các nhà

nước phúc lợi (Welfare State) [65].

1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu hạnh phúc

1.2.1. Hướng tiếp cận xã hội học

Đến những năm 1970, hạnh phúc đã trở thành tâm điểm của các nghiên

cứu về Chỉ báo xã hội ở Mỹ (American Social Indicator), ở Đức và các khu

vực thuộc vùng Normandi. Vào những năm 1980, lần đầu tiên một cuộc khảo

sát lịch đại quy mô về hạnh phúc được thực hiện ở Australia do hai tác giả

Heady và Wearing thực hiện. Đây có thể coi là một nghiên cứu biến đổi quan

niệm về hạnh phúc của con người ở tầm quốc gia qua các thời kỳ lịch sử khác

nhau. Các tác giả như Veenhoven (1984), Argyle (1987) và Meyers (1992)

đều có những nghiên cứu về chủ đề này. Năm 1993, Veenhoven (hiện nay là

Giám đốc Cơ sở dữ liệu Hạnh phúc thế giới, tại Hà Lan) đã xây dựng một thư

mục gồm 2.475 nghiên cứu về đánh giá cuộc sống và đó chính là một phần

trong cơ sở dữ liệu thế giới về hạnh phúc.

Những nghiên cứu về hạnh phúc chú trọng vào một số câu hỏi như:

• Hạnh phúc là gì?

• Con người thực sự hạnh phúc là như thế nào?

• Mọi người có hạnh phúc như nhau không?

• Nếu không thì tại sao lại có sự khác biệt đó?

• Những yếu tố nào quyết định mức độ hạnh phúc?

• Hạnh phúc có đo được không?

• Liệu có thể kéo dài hạnh phúc và làm cho nó tăng lên không?

Hạnh phúc của người phụ nữ là chủ đề rất được quan tâm trong lĩnh

vực nghiên cứu giới, đặc biệt khi nghiên cứu về bất bình đẳng: bất bình đẳng

trong giáo dục, bất bình đẳng trong việc làm, bất bình đẳng trong tham chính,

bất bình đẳng trong thụ hưởng hạnh phúc… Theo tác giả Betsey Stevenson và

Page 31: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

25

Justin Wolfers: trên thực tế, tồn tại một khoảng cách giới trong thụ hưởng

hạnh phúc. Betsey Stevenson and Justin Wolfers đưa ra một “nghịch lý suy

giảm hạnh phúc của phụ nữ” (paradox of declining female happiness). Hai tác

giả phân tích hạnh phúc của phụ nữ trong 35 năm bằng việc phân tích bộ số

liệu Khảo sát Xã hội của Mỹ (GSS - General Social Survey). Khảo sát này bắt

đầu thực hiện từ năm 1972 và được lặp lại hàng năm. Mẫu nghiên cứu khoảng

1.500 người mỗi năm từ 1972-1993 (ngoại trừ năm 1979, 1981, 1992) và tiếp

tục với khoảng 3.000 người mỗi năm từ 1994 đến 2004, tăng lên 4.500 người

vào năm 2006. Khoảng thời gian dài của GSS và việc sử dụng phương án

khảo sát phù hợp để đo lường hạnh phúc là rất lý tưởng cho việc phân tích xu

hướng hạnh phúc theo thời gian [2].

Kết quả phân tích GSS cho thấy: những năm 1970, phụ nữ hạnh phúc

hơn nam giới nhưng sau đó, mức độ hạnh phúc của phụ nữ có xu hướng giảm,

trong khi mức độ hạnh phúc của nam giới ở một khoảng ổn định. Đến những

năm 1990, phụ nữ hạnh phúc ít hơn nam giới. Điều này liên quan đến quyền

lực kinh tế và quyền của người phụ nữ. Phong trào giải phóng phụ nữ, quyền

tự do kinh tế, chính trị, xã hội đã thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và họ cũng

kỳ vọng rằng người phụ nữ sẽ cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, trên thực tế

không phải như vậy. Người phụ nữ vừa phải nỗ lực kiếm tiền ngoài xã hội,

vừa phải chăm sóc con cái và làm việc nhà. Việc nhà ít khiến đàn ông bị trầm

cảm nhưng đóng góp vào sự trầm cảm của phụ nữ [2]

Cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa nam và nữ trong cảm nhận về

hạnh phúc diễn ra sôi nổi ở nhiều ấn phẩm khoa học nghiên cứu về hạnh

phúc. Tác giả Chris Herbst cùng đồng quan điểm với Betsey Stevenson và

Justin Wolfers khi cho rằng: có sự khác biệt về giới trong cảm nhận hạnh

phúc. Sự khác biệt này thay đổi theo thời gian, giai đoạn lịch sử và khác nhau

ở mỗi quốc gia, khu vực. Do đó, quan hệ giữa giới và hạnh phúc cũng theo đó

mà rất khác biệt [5].

Một nghiên cứu xã hội học bàn nhiều tới hạnh phúc của người phụ nữ

một cách tương đối tổng hợp là công trình phân tích của Giáo sư Doh Chull

Page 32: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

26

Shin (người Hàn Quốc), giảng dạy ở khoa chính trị, đại học Mosouri,

Columbia, Mỹ. Dựa trên số liệu nghiên cứu về hạnh phúc thế giới (năm 2004)

thu thập được ở 7 nước có nền văn hóa nho giáo nổi bật (Hồng Kong, Hàn

Quốc, Singapor, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam), ông phân tích

mức độ hạnh phúc theo thang bậc likert (từ -2 đến +2) và chỉ ra rằng: hôn

nhân (sự ràng buộc vợ chồng) chứ không phải thu nhập, mới đem lại hạnh

phúc cho con người và mối quan hệ này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong 7

quốc gia nho giáo kể trên, Singapo, Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc nổi

lên là các quốc gia hạnh phúc tốp đầu. Hồng Kong, Hàn Quốc và Đài Loan ở

các tốp sau, vì chịu nhiều các yếu tố khác chi phối không phải là hôn nhân.

Về xếp hạng khu vực, đây là khu vực có những quốc gia có nhiều hạnh phúc

hơn bất hạnh nhưng đa số người dân chưa đạt đến mức độ rất hạnh phúc [49].

Hướng tiếp cận xã hội học thể hiện rõ ưu điểm trong những nghiên

cứu lịch đại về hạnh phúc. Các nghiên cứu không chỉ đo lường được sự

biến đổi hạnh phúc theo thời gian mà còn phân tích các yếu tố tạo nên hạnh

phúc theo nhiều chiều cạnh, nhiều tầng lớp. Một số các yếu tố tạo nên hạnh

phúc của phụ nữ được các nghiên cứu xã hội học nhấn mạnh như: quyền

lực kinh tế và công việc chăm sóc không được trả công [2]; quyền quyết

định trong gia đình [13]; tình trạng hôn nhân, khu vực nông thôn - đô thị

[3]; sự gắn kết vợ chồng [102]…

1.2.2. Hướng tiếp cận tâm lý học

Từ năm 1861 công trình The Science of Happiness (Khoa học về hạnh

phúc) do một nhóm tác giả xuất bản tại Luân Đôn nước Anh được coi là tác

phẩm đầu tiên nghiên cứu khoa học về hạnh phúc. Những học giả đầu tiên có

công trong việc hình thành khoa học về hạnh phúc là nhà tâm lý Martin

Seligman thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ); nhà tâm lý Edward Diener với

biệt hiệu "tiến sĩ Hạnh Phúc", thuộc Đại học Illinois (Mỹ), và nhà tâm lý học

Mihaly Csikszentmihalyi (người Mỹ gốc Hungary).

Page 33: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

27

Nhìn chung, hạnh phúc được nghiên cứu theo một số chủ đề lớn như:

sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống, tâm lý tích cực của con người...

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu về chủ đề này đã được xuất

bản vào các năm 1987 (Argyle), 1999 (Diener), 2006 (Dolan và các tác giả

khác), 1984, 1995 (Veenhoven). Từ năm 2000, tạp chí Nghiên cứu về Hạnh

phúc (Journal of Happiness Studies) đã ra đời.

Cuộc khảo sát đầu tiên có sự đo lường về hạnh phúc được thực hiện ở

Mỹ trong những năm 1960. Mục đích của nó là lập biểu đồ về sức khỏe tinh

thần của con người. Vào thời điểm đó, hạnh phúc cũng là một chủ đề trong

một nghiên cứu quốc gia về những vấn đề cần quan tâm đối với con người

của tác giả Cantril (1965).

Kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực là một trong những bí quyết

của hạnh phúc. Cách chúng ta phản ứng lại những điều khó chịu liên quan

mật thiết với trạng thái tinh thần khỏe mạnh tổng thể của ta. Khi Davidson

khảo sát trạng thái tâm lý của đối tượng thí nghiệm, ông phát hiện ra rằng sự

chiếm ưu thế vượt trội của phần bên trái hay phần bên phải trong thùy trước

trán cũng được phản ảnh trong cuộc sống hàng ngày. Những người có não

phải hoạt động mạnh hơn, ít kiểm soát cảm xúc tiêu cực hơn thường có xu

hướng sống nội tâm, bi quan và hay nghi ngờ. Họ hay trầm trọng hóa những

vấn đề nhỏ, có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tương đối cao và nói chung có xu

hướng bất hạnh. Ngược lại, những người có thùy trước trán bên trái hoạt động

mạnh hơn thường tỏ ra vui vẻ, hướng ngoại. Họ luôn tự tin, lạc quan, tinh thần

phấn chấn. Họ thấy dễ dàng gần gũi mọi người và dường như được sinh ra với

khả năng luôn nhìn thấy phía tươi đẹp của cuộc sống [103].

Trong lĩnh vực nghiên cứu về não bộ của phụ nữ và nam giới, các nhà

khoa học cũng luôn băn khoăn để tìm ra câu trả lời, liệu có hay không chính

xác cụm từ: “Bộ não phụ nữ và Bộ não nam giới”?. Bộ não phụ nữ có khác bộ

não nam giới trong cách kiểm soát những cảm xúc tiêu cực để hạnh phúc?

Page 34: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

28

Dưới tác động về hoóc môn giới tính và sự khác biệt về nhiễm sắc thể,

nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, về cơ bản bộ não của phụ nữ và nam giới là

khác nhau trên cơ sở sinh học, mà không cần có sự can thiệp nào khác từ các

yếu tố xã hội hay văn hóa (Richie và cộng sự 2017, Brizenine 2007, Kimura

1999; trích theo Trần Thị Vân Nương, 2017). Các ấn phẩm như “You Just

Don’t Understand” (Chỉ là Anh không hiểu) (1990) của Tannen và “Men from

Mars, Women from Venus” (Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim)

(1992) của John Gray, phân tích sự khác nhau cơ bản giữa phụ nữ và nam

giới. Một số công trình gần đây thảo luận về sự khác nhau giữa não bộ của

phụ nữ và nam giới (Ví dụ, The Female Brain (Bộ não nữ giới) (2006) của

Brizendine; Why Gender Matters (Tại sao giới lại là vấn đề) (2005) của Sax.

Qua các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học theo tiếp cận tâm lý hy

vọng sẽ tạo ra nhiều phương pháp để áp dụng các khám phá khoa học thần

kinh mới hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn.

1.2.3. Hướng tiếp cận kinh tế học

Bên cạnh các nhà tâm lý học, các nhà kinh tế học cũng bắt đầu nghiên

cứu về hạnh phúc. Trên thực tế, các nhà triết học và kinh tế học cổ điển như

Aristotle, Bentham, Mill, Smith đã từng đưa vấn đề hạnh phúc vào trong các

công trình nghiên cứu của mình. Kinh tế học về hạnh phúc nhấn mạnh đến

những quan niệm mở rộng về tính thực dụng (utility) và phúc lợi (welfare).

Richard Easterlin, nhà kinh tế học hiện đại, là người đầu tiên trở lại chủ đề

nghiên cứu về hạnh phúc vào những năm 1970. Đến cuối những năm 1990,

nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này đã được các nhà kinh tế khác thực

hiện. Nói đến kinh tế học về hạnh phúc không có nghĩa là cách đo lường phúc

lợi dựa trên thu nhập, mà là cách tiếp cận nhằm đo lường sự mở rộng về chất

lượng cuộc sống con người (wellbeing).

Luận điểm quan trọng của tiếp cận kinh tế trong nghiên cứu hạnh phúc

là: dù những cá nhân là khác nhau nhưng đều có chung mức độ ổn định về

Page 35: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

29

hạnh phúc chủ quan. Những sự kiện cuộc sống quan trọng có thể tạo ra sự

phân tán tại thời điểm nhưng ảnh hưởng thường là tạm thời, sau một thời gian

“phân tán”, mọi người lại quay trở về thời điểm trước đây của họ. Khi phân

tích hạnh phúc từ tiếp cận kinh tế, cần phải giải thích mối liên kết ít nhất giữa

bộ ba của các biến số: tính cách ổn định của con người (bao gồm cả những nét

tính cách riêng); các sự kiện đời sống quan trọng, những thang đo của hạnh

phúc chủ quan (sự hài lòng cuộc sống, tác động tích cực); và tình trạng ốm

yếu (lo lắng, thất vọng, tác động tiêu cực). Cách phân tích này rất thuyết phục

vì nó được phát triển trong một kết cấu tích lũy từng tầng lớp chứng minh để

hỗ trợ nó và làm cho nó có vẻ hấp dẫn hơn trong việc giải thích các liên kết

giữa ba bộ biến. Tiếp cận kinh tế học chỉ ra rằng các cá nhân khác nhau về

đường cơ sở hay điểm khởi đầu của hạnh phúc chủ quan một phần do sự khác

biệt về điểm số đặc tính cá nhân ổn định của tinh thần hướng ngoại và thần kinh

nhạy cảm. Những người hướng ngoại đạt điểm hạnh phúc chủ quan cao hơn so

với những người hướng nội và những người tương đối nhạy cảm (dễ bị kích

thích) đạt điểm thấp hơn những cá nhân ổn định về mặt cảm xúc.

Tiếp cận kinh tế học có một ý nghĩa quan trọng khi đưa ra dự báo các

sự kiện cuộc sống sẽ xảy ra trong bất kỳ một khoảng thời gian nhất định của

một người bình thường, sau đó hạnh phúc chủ quan sẽ không thay đổi. Mô

hình này của các kết quả đã giúp đưa ra “mức độ cân bằng” của hạnh phúc và

đau khổ (chứ không phải là “đường cơ sở” hoặc “điểm khởi đầu”) và để nhận

thức tính cách, sự kiện cuộc sống, hạnh phúc và đau khổ như đang được ở

trạng thái cân bằng.

1.3. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc

Tìm hiểu quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc là một điều khó

khăn bởi bản chất của hạnh phúc là do ý chủ quan của người trả lời. Trong khi

đó, ý chủ quan lại được phát triển và hình thành thông qua trải nghiệm sống

cùng với sự giáo dục và văn hóa. Đôi khi tồn tại sự xung đột giữa quan niệm

Page 36: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

30

và hành động. Theo Menis Yousry, quan niệm gồm hai phần: phần thứ nhất là

ý thức hiện tại của chúng ta - chúng ta có thể gọi đây là bản chất của chúng ta

(phần mà chúng ta cũng có thể gọi là trái tim hoặc tiếng nói bên trong, và đây

là bản thân chúng ta) - và phần thứ hai là tính cách của chúng ta, phần mà

chúng ta sử dụng để thể hiện bản thân với thế giới. Hai chiều này của ý thức

có thể xung đột với nhau khi quan niệm của chúng ta thường không phù hợp

với những gì được cho là bản thân chúng ta và cách chúng ta nên hành xử [76,

tr.21]. Khi đề cập tới mâu thuẫn này trong quan niệm về hạnh phúc của phụ

nữ Mỹ đầu thế kỷ 20, Betty Fridan với công trình nghiên cứu “Bí ẩn nữ tính”

đã tạo nên một bước đột phá mang tính tiên phong về giá trị hạnh phúc của

phụ nữ. Cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1963 và được đánh giá là cuốn sách

quan trọng nhất thế kỷ 20. “Bí ẩn nữ tính” phân tích quan niệm, suy nghĩ,

niềm tin ở phụ nữ “rõ đến nỗi mỗi người đều có thể nhận ra mình trong đó…

mọi thứ giữa đàn ông và đàn bà là khác nhau” (Nhận xét của Caroline Birt

trong phần mở đầu của cuốn sách Bí ẩn nữ tính).

Theo quan niệm của phụ nữ Mỹ đầu thế kỷ 20, hạnh phúc là khi vai trò

bà nội trợ hiện đại được đáp ứng, gồm: làm vợ, làm bồ, làm mẹ, làm y tá,

người tiêu dùng, đầu bếp, lái xe, chuyên gia về trang trí nội thất, chăm trẻ, sửa

thiết bị, làm mới đồ gỗ, dinh dưỡng và giáo dục (13 vai trò) [39, tr.49]. Người

phụ nữ dường như không có bất kỳ một tham vọng nghề nghiệp nào. Quan

niệm của phụ nữ về hạnh phúc lúc bấy giờ là kết hôn và có bốn đứa con. Các

chuyên gia thống kê đặc biệt sửng sốt trước sự gia tăng đột biến số trẻ em.

Thay vì sinh hai con như trước, giờ phụ nữ có bốn, năm, sáu đứa con. Những

người phụ nữ từng muốn theo đuổi nghề nghiệp thì nay biến con cái thành

nghề nghiệp của mình [39, tr.31]. Mơ ước duy nhất của họ là trở thành người

vợ, người mẹ hoàn hảo; tham vọng lớn nhất của họ là có năm đứa con và một

ngôi nhà đẹp, cuộc chiến duy nhất của họ là làm sao có chồng và giữ được

chồng. Họ muốn đàn ông đưa ra quyết định trọng đại. Họ hãnh diện với vai

Page 37: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

31

trò phụ nữ của mình và tự hào điền vào chỗ trống trong mục điều tra dân số

cụm từ: “Nghề nghiệp: nội trợ” [39, tr.33].

Câu hỏi đặt ra ở đây là: khi người phụ nữ suy nghĩ theo quan niệm

chung của xã hội về hạnh phúc, liệu họ có quan niệm riêng của họ về hạnh

phúc không? Quan niệm của chính họ về hạnh phúc là gì? Một bà mẹ bốn

con, bỏ học đại học năm 19 tuổi để lấy chồng và “đã thử mọi thứ mà người ta

cho là phụ nữ hay làm – có thú vui riêng, làm vườn, muối dưa, làm đồ hộp,

giao du với hàng xóm, tham gia các ủy ban, tổ chức những buổi tiệc trà bên

Hội phụ huynh… nhưng tôi tuyệt vọng. Tôi bắt đầu thấy mình không có tính

cách. Tôi chỉ là người bưng đồ ăn, mặc quần áo cho bọn trẻ, dọn giường, ai đó

được gọi đến khi muốn có thứ gì đó. Nhưng tôi là ai mới được chứ?” [39,

tr.37]. Rõ ràng người phụ nữ Mỹ giữa thế kỷ 20 đã “bị mắc bẫy” giữa quan

niệm xã hội về “bà nội trợ Mỹ hạnh phúc” với quan niệm của chính bản thân

họ về hạnh phúc.

Vấn đề đặt ra trong cuốn sách của Betty Fridan cho thấy quan niệm

hạnh phúc là một phạm trù không dễ trở thành đối tượng mổ xẻ duy lý và

định lượng của khoa học. Từ trước đến nay, khoa học vẫn thường bất lực

trước sự biến thiên phức tạp của đối tượng này. Thật khó để hiểu thế nào là

hạnh phúc. Định lượng được nó qua các phân tích khoa học chính xác lại càng

khó hơn. Nhưng chẳng lẽ khoa học, đặc biệt các khoa học chính xác và thực

nghiệm lại không giúp được gì để con người có thể hiểu hạnh phúc một cách

dễ dàng hơn. Ý tưởng này không được các nhà triết học và thần học hưởng

ứng. Nhưng nó lại thôi thúc các nhà tâm lý học, các chuyên gia khoa học xã

hội và thậm chí cả các nhà toán học... bất chấp thất bại, nhẫn nại nghiên cứu

và thể nghiệm [54].

Vấn đề là ở chỗ, quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc dẫu phức

tạp thế nào cũng không thể tách rời khỏi bối cảnh xã hội và những đặc điểm

cá nhân của chính người phụ nữ đó. Và như thế thì quan niệm hạnh phúc của

Page 38: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

32

người phụ nữ không phải là một đại lượng trừu tượng. Với cách tiếp cận khoa

học phù hợp, ta có thể tìm hiểu và định lượng được nó một cách cụ thể. Đi

theo hướng này, luận án bắt đầu thử nghiệm tìm hiểu quan niệm của người

phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc.

Như đã đề cập ở phần đôi nét về nguồn tài liệu: muốn hiểu rõ được

quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc, tất yếu phải so

sánh với mẫu hình của nó trong các xã hội nông nghiệp cổ truyền trước đó.

Dựa vào các nguồn tài liệu thu thập được, luận án chia làm 04 giai đoạn: đầu

thế kỷ 20 đến 1945; từ 1946 - 1954; từ 1955 đến 1975; từ 1976 đến nay.

- Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đầu thế kỷ 20 đến 1945

Những biến chuyển về bối cảnh kinh tế xã hội giai đoạn này tác động

trực tiếp tới quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Việc mở riêng các

trường nữ học cho nữ thanh niên đã định hướng quan niệm về hạnh phúc.

Theo quan niệm của một bộ phận phụ nữ cấp tiến lúc bấy giờ: hạnh phúc là có

học hành, có nghề nghiệp, có ý chí tự lập và tự chủ về kinh tế. Phụ nữ được

cổ vũ học hành để nâng cao kiến thức, tập thể dục để nâng cao sức khoẻ, và

có nghề nghiệp để tự chủ cuộc sống. Trên các tờ báo thời bấy giờ, có thể bắt

gặp những khẩu hiện như “Chị em ta đừng ăn bám chồng con nữa” (Phương

Lan, Phụ nữ Tân Văn số 64, tr.5). Hạnh phúc là khi phụ nữ được nhìn nhận và

tôn trọng: “phụ nữ biết khuyên chồng, dạy con nên người hữu ích cho xã hội,

biết lo về nghề nghiệp để gia đình được sung túc, đất nước được thịnh vượng,

thì ấy là quốc sự” (Cái chức vụ của phụ nữ trong các kỳ tuyển cử, Phụ nữ Tân

Văn, số 4, tr.5). Theo ghi chép “Hồ sơ Guermut” của phái bộ điều tra do

chính phủ Pháp phái sang thuộc địa, ở mục “điều kiện của đàn bà và trẻ con”

thể hiện rõ quan niệm hạnh phúc của phụ nữ: có quyền đối với tài sản do

mình làm ra, đi học tại trường thực nghiệm cho con gái, có nơi tìm việc làm

dành riêng cho phụ nữ, luật lao động được thi hành nghiêm túc, được đảm bảo

quyền nghỉ ngơi khi sinh nở, quyền ly dị khi chồng ngoại tình…

Tuy nhiên, quan niệm hạnh phúc trên mang tính “hình mẫu” của một

cuộc đấu tranh ý thức hệ nhiều hơn là trên thực tế. Đó là quan niệm của phụ

Page 39: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

33

nữ tầng lớp thị dân và trí thức. Xét trên diện rộng toàn xã hội, các lề thói cũ

đạo lý Khổng Mạnh vẫn được duy trì. Vai trò của gia tộc can thiệp khá sâu

vào đời sống cá nhân và người phụ nữ cũng không nằm ngoài quy luật này.

Hạnh phúc trong quan niệm của người phụ nữ giai đoạn này không phải là

hạnh phúc cá nhân mà là hạnh phúc của gia tộc, là việc duy trì truyền thống

danh giá của dòng họ [48].

- Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc giai đoạn 1946 - 1954

Giai đoạn này là thời kỳ đất nước đối mặt với vô vàn khó khăn thách

thức do tình trạng thù trong giặc ngoài. Không khí kháng chiến, đánh giặc giữ

nước, bảo vệ tự do dân tộc là mục tiêu, là mong muốn của mỗi cá nhân, mỗi

gia đình. Với người phụ nữ, hạnh phúc trong giai đoạn này là có chồng đi

kháng chiến và gánh vác các công việc ở hậu phương. Phụ nữ làm tất cả các

công việc của nghề nông thay thế cho nam giới. Phụ nữ tham gia công an xã,

dân quân, hoặc trở thành đội trưởng, đội phó sản xuất. Rất nhiều phòng trào

được phát động: “Phụ nữ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”, “Phụ nữ học

cày, học bừa”, “Chống bắt lính”, “Tầm vông diệt giặc”, “đòn gánh đánh càn”.

Có thể nói, quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc bị ảnh hưởng sâu sắc

bởi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Hình ảnh một người phụ nữ

hạnh phúc là đảm đang, thủy chung, hiếu thuận và yêu nước. Hạnh phúc là

được tuyên dương, khen thưởng vì lao động giỏi [92].

- Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc giai đoạn 1955 - 1975

Trong giai đoạn này, nền kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của miền

Bắc có sự biến đổi sâu sắc. Xu hướng xây dựng và nhịp điệu biến đổi ở miền

Bắc luôn luôn bị chi phối bởi sự nghiệp chống Mỹ сứu nước, giải phóng miền

Nam, thống nhất đất nước. Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc trong

giai đoạn này là đảm đang các công việc gia đình và tích cực tham gia công

tác chính trị - xã hội.

Page 40: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

34

Trong gia đình, người phụ nữ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong phát

triển kinh tế. Nhà sử học Nguyễn Hồng Phong đã miêu tả sinh động hoạt động

kinh tế của người phụ nữ như sau: “Trên đám ruộng của người tiểu nông họ

trồng đủ các thứ lúa, khoai, vừng, lạc, đậu. Trong thửa vườn nho nhỏ mùa nào

thứ ấy, mỗi thứ một tý. Có chuồng gia súc với trâu bò, lợn và có sân gia cầm:

gà, vịt, ngỗng, ngan,… Ngoài ra lại có khung cửi để dệt vải lụa. Nghĩa là

trong kinh tế gia đình chúng ta thấy đủ các thành phần của nền kinh tế toàn

quốc: có cây công nghiệp như thầu dầu, vừng, lạc, đậu,… và cây lương thực;

có chăn nuôi gia súc và gia cầm; có ao chuôm thả cá, thả bèo, thả rau muống;

có thủ công nghiệp - nghề phụ của người dân” [91, tr.481]. Ngoài xã hội,

người phụ nữ tham gia tích cực các hoạt động từ cấp cơ sở đến cấp trung

ương… Trên báo Phụ nữ Việt Nam thời kỳ này đăng tải rất nhiều tấm gương

điển hình phụ nữ trong mọi lĩnh vực của hợp tác hóa nông nghiệp, Ví dụ:

“Hàng năm, hàng nghìn kiện tướng làm phân, làm thủy lợi đã chiếm những kỷ

lục cao nhất như Nguyễn Thị Hoàn, Cao Thị Min, Phùng Thị Thử, Phạm Thị

Ngoãn,v.v…” (15 năm phấn đấu thực hiện và bạo vệ quyền nam nữ bình

đẳng. Báo PNVN, số 84, tháng 9/1960).

Có thể nói, thời kỳ này, quan niệm hạnh phúc được định hướng bởi

nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa. Mô hình “gia đình dân chủ, hòa thuận và

hạnh phúc”, hay mô hình gia đình mới, gia đình xã hội xã hội chủ nghĩa đã

được nhà nước chủ trương xây dựng và tuyên truyền phát động khá sâu rộng

như là mô hình gia đình lý tưởng để hướng tới [89]. Và mô hình này cũng

định hướng quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc.

- Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc giai đoạn 1976 - nay

Đây là giai đoạn nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, bước vào

thời kỳ đổi mới tư duy về mọi mặt. Nền kinh tế phát triển đã tạo ra giá đỡ vật

chất cho những biến đổi xã hội, trong đó có biến đổi cơ cấu xã hội, biến đổi

giá trị xã hội. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Ủy, quan niệm của

Page 41: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

35

người phụ nữ về hạnh phúc không gắn với tiền bạc mà nghiêng nhiều hơn về

gia đình. Do đó, phụ nữ luôn hạnh phúc hơn nam giới. Tác giả luận giải điều

này từ văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng là: nữ

giới thường an phận hơn, hạnh phúc của họ không gắn liền với tiền bạc và

kinh tế nên ít bị ảnh hưởng bởi các suy thoái kinh tế và cảm thấy hạnh phúc

hơn [113, tr.37].

Trái ngược với kết quả này, điều tra của Công ty Nghiên cứu thị

trường Nielsen lại chỉ ra rằng phụ nữ Việt Nam kém hạnh phúc hơn nam

giới. Trong 51 quốc gia tham gia điều tra, chỉ có 3 quốc gia có thực tế này

là Việt Nam, Brazil và Nam Phi. Theo quan niệm của người phụ nữ, hạnh

phúc là khi họ có những mối quan hệ tích cực và ba mối quan hệ quan

trọng là: mối quan hệ với bạn bè, mối quan hệ với con cái và mối quan hệ

với đồng nghiệp và lãnh đạo [127].

Trên đây là kết quả rất khác biệt của hai điều tra có quy mô lớn đề cập

tới quan niệm về hạnh phúc. Sự khác biệt có thể do thời điểm điều tra khác

nhau hoặc do lựa chọn mẫu nghiên cứu khác nhau.

Dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa, xã

hội Việt Nam đang có biến chuyển sâu sắc, dẫn theo đó là những biến đổi

trong hệ giá trị. Cuộc sống vật chất của con người ngày một nâng cao và điều

này ảnh hưởng như thế nào tới quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc?

Những bài viết trên báo chí đã đưa ra một thực trạng: quan niệm kiểu “hạnh

phúc là một tấm chăn hẹp” hay “chỉ có hạnh phúc khi có tiền”, “hạnh phúc

của người này là khổ đau của người kia”… đang dần len lỏi vào suy nghĩ của

một bộ phận người dân. Những yếu tố cốt yếu tạo nên hạnh phúc của người

phụ nữ trong truyền thống như sự hy sinh, nhường nhịn, chung thủy, lòng

khoan dung…có thể không còn là những giá trị quan trọng trong suy nghĩ của

một bộ phận phụ nữ hiện nay.

Page 42: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

36

Việc các kết quả nghiên cứu khác nhau và sự biến đổi trong quan niệm

về hạnh phúc đã cho thấy sự cần thiết có một nghiên cứu cụ thể về quan niệm

của người phụ nữ về hạnh phúc. Trên thực tế, người phụ nữ quan niệm như

thế nào về hạnh phúc? Đây là câu hỏi sẽ được giải đáp trong luận án.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc

1.4.1 Mức sống và hạnh phúc

Xưa nay, hầu hết các lý thuyết đạo đức xã hội thường nói rằng, tiền bạc

gần như không có liên hệ nhân quả nào với hạnh phúc. Tuy nhiên, các nhà

khoa học đã cố gắng tìm hiểu mối quan hệ này và kết quả cũng rất khác biệt.

Nhà xã hội học Glenn Firebaugh, Đại học Pennsylvama and Laura

Tach, Đại học Harvard (Mỹ) đã nghiên cứu về vấn đề này và rút ra kết luận:

hạnh phúc là khi có tiền nhưng với điều kiện người kiếm ra tiền phải cảm thấy

họ kiếm được nhiều hơn những người quanh họ. Cũng cho kết quả tương sự là

nghiên cứu của Edward Diener, nhà tâm lý học Đại học lninois (Mỹ). Diener

kết luận, sẽ là không đúng nếu nói hạnh phúc không cần đến tiền bạc nhưng

mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp. Quan niệm hạnh phúc là khi có tiền tồn

tại tương đối phổ biến. Dẫn chứng là nhóm người giàu thường có tỉ lệ hài

lòng với cuộc sống cao hơn nhiều so với nhóm người nghèo. Hiện tượng này

đúng cho cả những nước giàu và những nước nghèo. Chuyên gia kinh tế

Andrew Oswald của Đại học Warwick (Anh) cũng đồng ý với Edward Diener

khi nghiên cứu một nhóm người trúng xổ số từ 2.000 USD đến 250.000 USD.

Kết quả chỉ ra là mức độ hài lòng với cuộc sống của nhóm người này tăng so

với hai năm trước khi họ trúng số. Và mức độ hài lòng tăng tỷ lệ thuận với

mức thưởng: trúng thưởng càng lớn người trúng thưởng càng hài lòng hơn với

cuộc sống của mình [53].

Các nghiên cứu ở Châu Mỹ La tinh cũng cho thấy bất bình đẳng thu

nhập có tác động tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc của người nghèo và có tác

Page 43: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

37

động tích cực đến người giàu. Ở khu vực mà bất bình đẳng lớn và những thiết

chế công cũng như thị trường lao động không hiệu quả thì bất bình đẳng là

biểu hiện của những ưu thế hoặc yếu thế kéo dài chứ không phải là cơ hội và

tính cơ động của các nhóm. Tình trạng mất quyền và nghèo khổ thường

không thể làm cho người ta hạnh phúc [26].

Tuy nhiên, Daniel Kahneman, người nhận giải Nobel kinh tế năm 2002,

cùng các đồng nghiệp ở Đại học Princeton, Mỹ lại thu được kết quả khác và

đưa ra phát hiện mới khi nghiên cứu mối liên hệ giữa hạnh phúc và thu nhập

của các hộ gia đình. Trước tiên, nghiên cứu của Daniel Kahneman xác nhận là

tỷ lệ hạnh phúc ở những gia đình có thu nhập trên 90.000 USD cao gấp đôi

những gia đình có thu nhập dưới 20.000 USD. Nhưng số liệu cho thấy hầu

như không có sự khác biệt nào về hạnh phúc giữa nhóm gia đình có thu nhập

trên 90.000 USD với nhóm có thu nhập từ 50.000 đến 90.000 USD. Daniel

Kahneman kết luận: quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc rất mờ nhạt và quan

niệm “hạnh phúc là khi có tiền” không có cơ sở rõ ràng. Không phải ngẫu

nhiên mà các tư tưởng gia thường khuyên con người không nên lấy tiền bạc

làm thước đo hạnh phúc [53].

Đồng quan điểm với Daniel Kahneman, các nhà nghiên cứu hạnh phúc

theo tiếp cận kinh tế học cho rằng: người nghèo vẫn có thể có hạnh phúc và

người giàu chưa hẳn đã có hạnh phúc; một quốc gia giàu có chưa hẳn là một

quốc gia có nhiều người hạnh phúc hơn một quốc gia kém giàu có hơn. Vì

người nghèo có ít nhu cầu hơn nên họ có thể dễ thỏa mãn hơn và do đó cũng

dễ cảm thấy hạnh phúc hơn khi đạt được các nhu cầu cơ bản và tất yếu. Người

nghèo thì thoát nghèo là hạnh phúc, trong khi người giàu lại lo chất lượng

cuộc sống bị suy giảm [4].

Ở nghiên cứu đầu tiên của mình, Easterlin chỉ ra một nghịch lý vẫn

chưa có lời giải đáp. Khi hầu hết các nghiên cứu về hạnh phúc đều cho kết

quả là trong mỗi quốc gia, những người giàu có hạnh phúc hơn những người

Page 44: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

38

nghèo, thì các nghiên cứu về hạnh phúc giữa các quốc gia và theo thời gian

khác nhau lại cho thấy rất ít mối liên hệ nếu có giữa tăng thu nhập bình quân

đầu người với mức độ hạnh phúc [26]. Nhìn chung, ở các nước giàu có hơn

thì người dân ở đó sẽ hạnh phúc hơn, nhưng hạnh phúc dường như chỉ tăng

theo mức tăng thu nhập đến một điểm nhất định và không vượt qua điểm mốc

đó. Ngay cả giữa các quốc gia nghèo hơn và kém hạnh phúc hơn thì mối quan

hệ giữa thu nhập trung bình và mức hạnh phúc trung bình cũng không rõ ràng.

Khi nghiên cứu về hạnh phúc ở các nước Châu Á, yếu tố thu nhập cũng

là một trong những yếu tố chủ điểm. Có hai luồng tranh luận về sự cần thiết

nghiên cứu mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc. Quan điểm thứ nhất, ví

dụ quan điểm của Doh Chull Shin [49], nghiên cứu hạnh phúc cần thoát ly

khỏi yếu tố thu nhập bởi kinh nghiệm nghiên cứu hạnh phúc ở những quốc

gia Nho giáo (trong đó có Việt Nam) cho thấy, nhiều người vẫn còn chịu chi

phối bởi văn hóa Nho giáo truyền thống nên lo ngại rằng nếu phát biểu những

quan niệm gắn liền với vật chất có thể bị coi là người dung tục, tầm thường.

Quan điểm thứ hai cởi mở, cân bằng hơn khi coi thu nhập là một trong những

yếu tố tạo nên hạnh phúc. Ví dụ: Frijters, Haisken-DeNew & Shields (2004)

đã ghi nhận rằng sự tăng lên của thu nhập dẫn tới hạnh phúc cao hơn. Hay

nghiên cứu của Stevenson, B. and J.Wolfers (2008) cho thấy thu nhập rất

quan trọng bởi nó định hướng mức sống và khả năng tiêu dùng - những yếu tố

tiền đề của hạnh phúc. Những kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa mức

sống và hạnh phúc gợi ra rằng: trong quan niệm về hạnh phúc, tiền chỉ là một

yếu tố, chắc chắn còn có những yếu tố khác nữa.

1.4.2 Tình trạng hôn nhân và hạnh phúc

Người phụ nữ có quan niệm hạnh phúc là phải kết hôn? Một số

nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Nghiên cứu của Carol

Graham, Soumya Chattopadhyay thực hiện năm 2012 cho thấy có mối liên hệ

giữa hạnh phúc và tình trạng hôn nhân. Nhìn chung, những người đã kết hôn

cảm thấy hạnh phúc hơn những người không kết hôn. Những người trẻ đã kết

Page 45: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

39

hôn (trong độ tuổi từ 15-40) ít hạnh phúc hơn mức trung bình, trong khi đó,

những người trên 40 tuổi đã kết hôn hạnh phúc hơn mức trung bình. Cùng với

đó, những người đã kết hôn ở khu vực đô thị hạnh phúc hơn mức trung bình.

Tuy vậy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hạnh phúc giữa

những người kết hôn và không kết hôn ở khu vực nông thôn [3].

Một nghiên cứu cũng bàn nhiều tới các yếu tố tạo nên hạnh phúc một

cách tương đối tổng hợp là công trình phân tích của Giáo sư Doh Chull Shin

(người Hàn Quốc), giảng dạy ở khoa chính trị, đại học Mosouri, Columbia,

Mỹ. Dựa trên số liệu nghiên cứu về hạnh phúc thế giới (năm 2004) thu thập

được ở 7 nước có nền văn hóa nho giáo nổi bật (Hồng Kong, Hàn Quốc,

Singapo, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam), ông phân tích mức độ

hạnh phúc theo thang bậc likert (từ -2 đến +2) và chỉ ra rằng: hôn nhân (sự

ràng buộc vợ chồng) chứ không phải thu nhập, mới là yếu tố đem lại hạnh

phúc và mối quan hệ này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong 7 quốc gia nho giáo

kể trên, Singapo, Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc nổi lên là các quốc gia

hạnh phúc tốp đầu. Hồng Kong, Hàn Quốc và Đài Loan ở các tốp sau, vì chịu

nhiều các yếu tố khác chi phối không phải là hôn nhân. Về xếp hạng khu vực,

đây là khu vực có những quốc gia có nhiều hạnh phúc hơn bất hạnh nhưng đa số

người dân chưa đạt đến mức độ rất hạnh phúc [49].

Mối quan hệ giữa hôn nhân và hạnh phúc là mối quan hệ rất đặc biệt.

Nếu hôn nhân là chỉ báo cao nhất thể hiện hạnh phúc gia đình thì ly hôn lại là

chỉ báo thể hiện sự thất vọng về hạnh phúc gia đình ở mức độ cao. Trong

quan niệm của người phụ nữ, hôn nhân đem tới hạnh phúc nhưng các vấn đề

trong hôn nhân như bạo lực, căng thẳng… lại có tác động rất tiêu cực đến tình

trạng sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như cảm nhận hạnh phúc của phụ

nữ đó. Thậm chí làm gia tăng tỷ lệ tự tử, trầm cảm, nghiện rượu và nhiều tệ

nạn xã hội khác…

Page 46: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

40

1.4.3 Mức gắn kết vợ chồng và hạnh phúc

Theo tác giả Moos, R. and Moos, B.S. (1994) khái niệm gắn kết là

“mức độ cam kết, giúp đỡ và hỗ trợ mà các thành viên trong gia đình dành

cho nhau” [trích theo 20, tr.6]. Trong đó, những cam kết về vai trò trách

nhiệm có tác động rất quan trọng tới quan niệm và cảm nhận hạnh phúc của

người phụ nữ.

Sự gắn kết vợ chồng có ý nghĩa quan trọng trong quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc. Hai vợ chồng dành cho nhau những lời khen,

thường xuyên biểu lộ tình yêu, tạo cơ hội gặp nhau ngay cả khi giải quyết

mâu thuẫn (tránh giải quyết qua tin nhắn), mềm dẻo trong giải quyết vấn đề

và đôi khi cần sự tức giận (“Angry but honest conversations”) - có thể tức

giận nhưng trung thực rất có ích cho việc đem lại hạnh phúc lâu dài. Khi nói

lên sự thật, sẽ dễ tha thứ và quên. Hơn thế nữa, khi nói rõ ràng về sự tức giận

có vai trò rất quan trọng. Nó như một dấu hiệu để người bạn đời biết rằng

hành vi đó là không được chấp nhận, qua đó mỗi cá nhân sẽ tự điều chỉnh

hành vi [23].

Một số nghiên cứu cho thấy quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc

bị ảnh hưởng bởi khuôn mẫu giới trong gia đình. Với người phụ nữ, hạnh

phúc là khi có người chồng làm chỗ dựa về kinh tế. Cả hai vợ chồng đều kiếm

được tiền càng tốt nhưng để hạnh phúc, nhất định vợ không nên kiếm tiền

nhiều hơn chồng. Khi người chồng khẳng định được vai trò “công cụ” của

mình thì khi đó, hạnh phúc của người phụ nữ là “giữ lửa” cho gia đình. Người

phụ nữ sẽ không mong gì hơn là gia đình hoà thuận, các quan hệ nội ngoại ôn

hoà. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hạnh phúc và tình trạng kinh tế của người

chồng là thay đổi theo thời gian. Năm 1950, với người phụ nữ, hạnh phúc là

có người chồng có tình trạng và năng lực nghề nghiệp cao hơn mình. Đến

cuối năm 1970, kết quả nghiên cứu cho thấy hạnh phúc là khi chồng - vợ có

tình trạng kinh tế xã hội tương đương nhau [2].

Page 47: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

41

Không chỉ nhắc đến trách nhiệm kinh tế của người chồng, theo quan

niệm của người phụ nữ, hạnh phúc là khi người chồng biết chia sẻ với vợ việc

nhà bởi hạnh phúc luôn xuất phát từ những điều “nhỏ nhặt” nhưng không gì

có thể thay thế. Theo thông báo chính thức của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ

của phụ nữ, thời gian lao động của nữ thường cao hơn nam giới 3-4h/ngày

[90]. Khi quỹ thời gian lao động bị xé lẻ bởi nhiều việc không tên trong gia

đình thì khả năng cân bằng giữa công việc và gia đình để người phụ nữ có thể

cảm nhận được trọn vẹn hạnh phúc là một điều khó khăn.

Những nghiên cứu về gia đình từ lâu đã nhấn mạnh sự tham gia của

phụ nữ vào lực lượng lao động được trả lương không phải là sự chuyển đổi vị

trí từ công việc nhà, vì thế phụ nữ làm các công việc chăm sóc không được

trả công là làm “ca thứ hai”. Việc nhà ít khiến đàn ông bị trầm cảm nhưng

đóng góp vào sự trầm cảm của phụ nữ. Betsey Stevenson và Justin Wolfers

(2009) đã đưa ra một nghịch lý suy giảm hạnh phúc của phụ nữ [2]. Phong

trào giải phóng phụ nữ, quyền tự do kinh tế, chính trị, xã hội đã thúc đẩy sự

tiến bộ của phụ nữ và họ cũng kỳ vọng rằng người phụ nữ sẽ cảm thấy hạnh

phúc. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy. Nhiều sự lựa chọn cũng

làm cuộc sống của phụ nữ trở nên phức tạp hơn và việc gia tăng cơ hội việc

làm của nữ giới trên thị trường đã dẫn đến sự gia tăng tổng số lượng công

việc mà phụ nữ phải đảm nhiệm. Người phụ nữ vừa phải nỗ lực kiếm tiền

ngoài xã hội vừa phải chăm sóc con cái và làm việc nhà. Áp lực này là

nguyên nhân suy giảm hạnh phúc của người phụ nữ.

Để có được hạnh phúc, người phụ nữ cũng mong muốn người chồng

giải quyết mâu thuẫn một cách chủ động, lành mạnh như một cách thể hiện sự

tôn trọng với vợ. Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng phải được giải quyết một cách

thẳng thắn, không đi đường vòng theo kiểu hình tam giác, nghĩa là nhờ một

thành viên khác trong gia đình truyền đạt lại cảm xúc và đứng ra thực hiện.

Cần mềm dẻo trong giải quyết vấn đề. Không có phép mầu nào cũng như

không có cách giải quyết một chiều nào. Hiệu quả của mỗi quyết định tuỳ

thuộc vào từng tình huống liên quan đến quyết định đó [13].

Page 48: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

42

1.4.4 Văn hóa và hạnh phúc

Văn hóa đóng một vai trò hiển nhiên trong nhận thức về hạnh phúc [39].

Có hai luồng quan điểm về tác động của văn hóa tới quan niệm hạnh phúc.

Quan điểm thứ nhất xuất phát từ tiếp cận sinh học. Quan điểm này cho

rằng mặc dù chúng ta tiếp tục học hỏi và phát triển cho đến những ngày cuối

đời, nhưng phần lớn những gì tạo nên con người chúng ta, khiến chúng ta trở

thành như hôm nay, đều xảy ra trong giai đoạn đầu đời. Mối quan hệ đầu tiên

con người có là với cha mẹ, đặc biệt là với mẹ, và mối quan hệ này tạo mô

thức cho các mối quan hệ của đứa con trong suốt cuộc đời. Trước khi chào

đời, mỗi cá nhân đã trải nghiệm thế giới và cảm xúc của người mẹ ngay từ

trong bụng mẹ. Bằng cách này, người mẹ đã định hình cấu trúc não bộ về mặt

xã hội của đứa bé. Trong cuốn “Cuộc sống bí mật của đứa trẻ chưa chào đời”,

Thomas Verny và John Kelly giải thích rằng bụng mẹ là trải nghiệm đầu tiên

và là ngôi nhà đầu tiên mà đứa trẻ chưa chào đời biết đến. Nếu môi trường đó

bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc lo lắng hoặc thậm chí cảm xúc bị hắt hủi ở

bên trong người mẹ thì đứa trẻ trước tiên sẽ có cảm giác thế giới là một nơi

không thân thiện. Người cha, bằng sự gắn kết và tương tác với đứa con, cũng

bộc lộ những định kiến, những giá trị vô thức của mình qua cách ứng xử và

đóng góp vào việc tạo ra bản chất của đứa trẻ. Khả năng đáp ứng và nuôi

dưỡng của cha mẹ ảnh hưởng lớn đến sự nhận thức về bản thân và những

tương tác xã hội của đứa trẻ trong suốt cuộc đời [76].

Như vậy, theo tiếp cận sinh học, định hướng hạnh phúc của một con

người được hình thành từ trong bụng mẹ, bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ và

cảm xúc của người mẹ. Cảm xúc của người mẹ in sâu vào tinh thần của đứa

con chưa chào đời đến mức chúng có thể tồn tại trong suốt cuộc đời. Nếu

trong quá trình phát triển trong bụng mẹ, đứa con cảm thấy không an toàn thì

nó củng cố một dự đoán vô thức rằng thế giới mà nó sắp chào đời cũng giống

như thế giới mà nó đã trải nghiệm trong bụng mẹ. Đứa trẻ được hướng tới

Page 49: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

43

một tính cách nhất định trong cách nó hiểu người khác, cách nó cảm nhận về

cuộc sống cá nhân và xã hội. Nếu như trong cuộc sống của bà mẹ mang thai

đã có sẵn cảm xúc tiêu cực thì thường những cảm xúc này vẫn tiếp diễn sau

khi đứa trẻ chào đời và nó hướng tới những tổn thương tương tự. Nó sẽ khó

có thể cảm nhận được những cảm xúc tích cực và với nó, hạnh phúc là một

điều khó khăn. Sẽ cần rất nhiều nỗ lực mới có thể thay đổi được những ảnh

hưởng này. “Ví dụ hoàn hảo nhất là trường hợp sinh ra trong một gia đình

theo tôn giáo mà chúng ta có thể sẽ bảo vệ hoặc đấu tranh vì nó trong suốt

cuộc đời” [76].

Quan điểm thứ hai theo định hướng khác biệt văn hoá lại nhấn mạnh

vai trò của ý nghĩa và thực hành xã hội trong việc hình thành cảm xúc. Những

ý nghĩa và thực hành xã hội này tạo nên cái gọi là “lối sống” ở mỗi cộng đồng

và đó là văn hoá. Với những nhà lý luận này, cảm xúc không phải là kết quả

trực tiếp từ cơ chế hoạt động của hệ thần kinh và tâm sinh lý mà nó luôn hiện

hữu và chịu ảnh hưởng của bối cảnh văn hoá cụ thể. Nói một cách ngắn gọn là

con người ở các nền văn hoá khác nhau có quan niệm hạnh phúc rất khác

nhau [66].

Trú ngụ trong tiềm thức sâu thẳm của con người là ảnh hưởng của thời

gian và truyền thống thúc đẩy chúng ta đi theo một hướng nhất định. Các

nghiên cứu hạnh phúc ở Châu Á cho rằng trong ý thức chung về Nho giáo,

tính tập thể được bắt nguồn như một đặc điểm quan trọng và không giống như

người phương Tây luôn coi cá nhân là trung tâm của mọi ý nghĩ, hành động.

Quan niệm hạnh phúc trong bối cảnh văn hóa Nho giáo phải có đặc trưng

mang tính chung, mục tiêu chung, sở thích chung và mong ước mang tính tập

thể hơn là tính cá nhân. Trong đời sống Khổng giáo, hạnh phúc là khi một

người có mối quan hệ tốt với mọi người và quan hệ này còn quan trọng hơn

tri thức hay tiền bạc của cá nhân đó. Khi nghiên cứu hạnh phúc ở Hàn Quốc,

Park (2009) cũng phát hiện rằng, quan niệm hạnh phúc luôn gắn với mối

Page 50: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

44

quan hệ cá nhân. Các cá nhân chỉ hạnh phúc khi cá nhân đó có các mối quan

hệ tích cực trong gia đình và có cuộc sống tương đối đầy đủ về vật chất. Bối

cảnh Châu Á mang tính chất tiêu biểu, chứng minh cho nhận định: “Con

người là một sản phẩm của bối cảnh xã hội. Bất cứ nỗ lực nào nhằm cố gắng

để hiểu được họ phải đánh giá dựa trên gia đình của họ” [15, tr.106].

Đối với người phụ nữ Việt Nam, vai trò trách nhiệm bị ảnh hưởng rõ

bởi khuôn mẫu giới trong gia đình. Khuôn mẫu này gắn phụ nữ chủ yếu với

việc chăm sóc và nam giới với việc duy trì gia đình về vật chất, quyết định

những việc quan trọng. Đây là vai trò được truyền thông, giáo dục và dân gian

ủng hộ. Câu nói nổi tiếng của Khổng Tử là “Nghĩa vụ của đàn bà không phải

là kiểm soát hay chịu trách nhiệm” đã tác động đến giáo dục, thần thoại và

truyền thông của Việt Nam. Tư tưởng này tác động đến quan niệm của người

phụ nữ về hạnh phúc theo nhiều tầng lớp. Hạnh phúc của người phụ nữ là

chồng làm chỗ dựa cho gia đình (hàm ý người chồng có tiềm lực mạnh về

kinh tế, có mối quan hệ xã hội rộng và chịu trách nhiệm về những quyết định

quan trọng của gia đình).

Mối quan hệ giữa văn hóa và quan niệm về hạnh phúc rất cần được

quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện

nay. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, những nhu cầu và mong muốn của con

người tăng lên do những giá trị, chuẩn mực toàn cầu mới quy định, nhưng

những cơ hội lại bị hạn chế do những điều kiện khác nhau ở các địa phương,

các nước khác nhau. Vì vậy, quan niệm hạnh phúc cũng rất khác nhau.

1.5. Kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu của luận án

1.5.1 Vấn đề đặt ra từ nguồn tài liệu, đánh giá về các kết quả nghiên

cứu đã có

Các tài liệu tác giả luận án thu thập được phần lớn không bàn trực tiếp

đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc nhưng việc mở rộng nội hàm

khái niệm tìm kiếm và đa dạng các loại tài liệu tìm kiếm đã giúp tác giả có cái

Page 51: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

45

nhìn bao quát về quan niệm hạnh phúc theo thời gian và nhận ra được khoảng

trống trong nghiên cứu.

Ở các nước phương Tây, chủ đề hạnh phúc được bắt đầu nghiên cứu

bởi các ngành khoa học thực nghiệm từ những năm 1960 và thu hút một khối

lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu từ những nghiên cứu cơ bản nền tảng

về hướng tiếp cận, các trường phái lý thuyết … đến những nghiên cứu ứng

dụng về những khía cạnh rất nhỏ như tiền bạc và hạnh phúc, sức khỏe và hạnh

phúc, trầm cảm và hạnh phúc, tỷ lệ trúng xổ số và hạnh phúc… Tuy nhiên,

chủ đề nghiên cứu hạnh phúc liên quan tới phụ nữ chỉ được thực sự quan tâm

từ những năm 1970 (muộn hơn 10 năm so với những nghiên cứu chung về

hạnh phúc). Các chủ đề nghiên cứu hạnh phúc liên quan tới phụ nữ được ghi

nhận bởi cuộc đấu tranh của phong trào nữ quyền nhằm bảo vệ và mở rộng

các quyền của người phụ nữ. Theo đó, xem xét sự phát triển phụ thuộc, tình

trạng bất bình đẳng nam nữ là kết quả của kiến tạo xã hội và ảnh hưởng chủ

yếu của chuẩn mực, tập tục, điều kiện xã hội - văn hoá (nghĩa là các đặc điểm

giới), chứ không phải do những đặc điểm giới tính (sinh học, bẩm sinh) qui

định. Do vậy, quan điểm nữ quyền tự do cho rằng, nếu những rào cản mang

tính cấu trúc (kinh tế- xã hội) bị xóa bỏ sẽ mở ra nhiều không gian, sự tự do

chọn lựa linh hoạt cho cả phụ nữ, nam giới và sẽ định hướng quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc [67].

Ở Việt Nam cho đến nay, hạnh phúc với tư cách là đối tượng nghiên

cứu của khoa học thực nghiệm, đặc biệt là xã hội học hầu như còn vắng bóng

cả trên bình diện hạnh phúc xã hội nói chung và hạnh phúc của các nhóm xã

hội nói riêng, trong đó có nhóm phụ nữ. Chủ đề nghiên cứu hạnh phúc liên

quan tới phụ nữ thường được lồng ghép trong những công trình nghiên cứu về

gia đình với các chủ đề như: sự hài lòng/không hài lòng về cuộc sống gia

đình, sự hài lòng/không hài lòng về quan hệ hôn nhân, gia đình, cộng đồng…

chứ không phải là những công trình nghiên cứu về hạnh phúc. Và như thế mới

Page 52: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

46

chỉ đề cập tới được những khía cạnh xung quanh hạnh phúc chứ chưa phải là

một cái nhìn tổng thể theo quan niệm của người phụ nữ.

Có thể kể tên một số nghiên cứu trực tiếp về hạnh phúc nói chung,

trong đó có lồng ghép quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc:

- Điều tra Giá trị thế giới năm 2001: Đây là cuộc điều tra quốc tế về sự

thay đổi văn hóa, xã hội và chính trị, được thực hiện qua những cuộc thăm dò

ý kiến người dân mang tính đại diện cho quốc gia thuộc hơn 65 xã hội tại 6

châu lục với gần 80% dân số. Tính đến năm 2001, đây là cuộc điều tra duy

nhất về hạnh phúc được thực hiện tại Việt Nam. Viện Nghiên cứu con người -

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã thực hiện cuộc điều tra tại Hà

Nội dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Phạm Minh Hạc và sự hỗ trợ của Trung

tâm Nghiên cứu Dân chủ thuộc Đại học California tại Irvine. Các lần nghiên

cứu sau của tổ chức này ở Việt Nam (ví dụ năm 2010, 2012) chỉ thấy công bố

thứ hạng của Việt Nam chứ không có các báo cáo như đợt khảo sát 2001.

Điều tra này đã tiến hành tìm hiểu quan niệm, niềm tin của người dân về các

vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt

giữa nam và nữ về hệ giá trị và quan niệm hạnh phúc. Những khác biệt này

được tạo ra trong quá trình xã hội hóa, hay chịu sự tác động của văn hóa [94].

- Điều tra toàn cầu về hạnh phúc của Công ty Nghiên cứu thị trường

Nielsen thực hiện năm 2008 trên 51 quốc gia (trong đó có Việt Nam) với

28.153 người tham gia trả lời qua mạng. Kết quả của điều tra này chỉ ra rằng

phụ nữ Việt Nam kém hạnh phúc hơn nam giới. Trong 51 quốc gia tham gia

điều tra, chỉ có 3 quốc gia có thực tế này là Việt Nam, Brazil và Nam Phi.

- Điều tra “Sự hài lòng với cuộc sống” được tiến hành năm 2011 bởi

nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Nghiên cứu

điều tra tại 4 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước: Hà Nội, Hải Dương, Bình

Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với mẫu 2.400 người. Ở nghiên cứu này,

hạnh phúc được nghiên cứu qua sự hài lòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy

Page 53: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

47

người dân Việt Nam khá lạc quan về đời sống gia đình. Mức độ hài lòng với

các khía cạnh: hôn nhân, con cái, mối quan hệ với con cái của người dân ở cả

miền Bắc và Nam là tương đối cao. Mức độ hài lòng ở các khía cạnh gia đình

được người dân đánh giá cao hơn các khía cạnh khác như kinh tế, nghề

nghiệp, thu nhập hay điều kiện môi trường sống [44].

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Hữu Ủy trong chương trình

Fulbright năm 2009: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Việt

Nam”. Tác giả luận văn đã sử dụng bộ số liệu của cuộc Điều tra Giá trị Thế

giới năm 2001 để phân tích. Luận án này nghiêng nhiều về chuyên ngành kinh

tế học khi sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích hạnh phúc. Kết quả

phân tích được nhắc tới ở phần trên [113].

Ngoài các công trình trên, có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên

ngành dựa trên các số liệu điều tra được trích từ kết quả của các dự án nghiên

cứu về các vấn đề gia đình, trong đó có lồng ghép các câu hỏi quan niệm về

hạnh phúc. Ví dụ Lê Thi [70;71], Hồ Sĩ Quý [54], Hoàng Bá Thịnh [57], Bùi

Thị Hương Trầm [40; 41]... Trong các nghiên cứu này, quan niệm của người

phụ nữ về hạnh phúc thường gắn liền với cuộc sống hôn nhân - gia đình.

Hạnh phúc chính là sự hài hòa các mối quan hệ gia đình. Việc nuôi dưỡng tốt

các mối quan hệ gia đình cũng là tạo điểm tựa cho hạnh phúc cá nhân. Các

nghiên cứu mới chỉ mang tính phát hiện bước đầu và gợi mở cho các nghiên

cứu tiếp theo về hạnh phúc ở Việt Nam.

Gần đây nhất (đầu tháng 12/2017), Hội thảo Tâm lý học Đông Nam Á

đã tổ chức ở Việt Nam với chủ đề “Hạnh phúc con người và phát triển bền

vững”. Đây là hoạt động của Hiệp hội Tâm lý học ứng dụng quốc tế (IAAP)

tổ chức 2 năm/lần. Hội thảo khu vực lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Quốc

(1995), sau đó tại Mexico (1997), Nam Phi (1999), Ấn Độ (2001), Ả-rập-xê-

út (2003)… Hội thảo Tâm lý học khu vực Đông Nam Á 2017 là hội thảo tâm

lý học đầu tiên của khu vực Đông Nam Á do Việt Nam đăng cai tổ chức. Hội

Page 54: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

48

thảo đã thu hút rất nhiều bài viết liên quan đến hạnh phúc nhưng chỉ từ góc độ tâm

lý học (đánh giá, đo lường tâm lý, ứng dụng tâm lý học vào đời sống xã hội...).

Trong bối cảnh quá ít các nghiên cứu về hạnh phúc của người phụ nữ

Việt Nam như thế thì một số nghiên cứu lại đưa ra những kết quả khác nhau

như phần trên đã phân tích về nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Ủy và điều tra

của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen.

Trong khi quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc thường vắng bóng

ở các công trình nghiên cứu thì lại được nhắc đến khá thường xuyên trên báo

chí Việt Nam, tiêu biểu là Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô, Báo

Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thanh niên hay một số báo mạng như

Phununet.com, Vietnamnet.vn, VnExpress... Các báo này thường có chuyên

mục “Phụ nữ và thời cuộc”, “Đời sống”, “Bạn đọc”, “Tâm sự”, “Bàn về hạnh

phúc gia đình”, thực chất là diễn đàn để các độc giả cùng quan tâm chia sẻ

quan niệm về hạnh phúc. Nhiều nội dung thảo luận dưới những tiêu đề như

“bí quyết giữ hạnh phúc gia đình”, “làm thế nào để giữ hạnh phúc gia đình”,

“vụt mất hạnh phúc”... Ví dụ bài viết “Điểm chung của các đôi hạnh phúc”

của tác giả Kim Anh [63], bài “Tuyệt chiêu giữ hôn nhân hạnh phúc” của tác

giả Thụy Ân [112], bài “Tại sao các cặp vợ chồng càng hạnh phúc càng giống

nhau” của tác giả Vương Linh [125]...

Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc trên báo chí thường gắn liền

gia đình. Ví dụ: nhiều báo tổ chức các cuộc thi viết về hạnh phúc gia đình và

lý giải hạnh phúc gia đình, trong đó nhấn mạnh phụ nữ phải có trách nhiệm

“giữ lửa” hạnh phúc và chỉ thực sự hạnh phúc khi gia đình hạnh phúc. Đó là

những bài giật tít theo kiểu như “Biết tha thứ để được hạnh phúc” tác giả

Ngọc Thi [79]; “Khổ vì mẹ khó tính, buồn vì vợ không nhẫn nhịn” tác giả

Văn.ht [120]; “Vũ khí bí mật của những người vợ hạnh phúc” tác giả Thanh

Mai [105]; “Muốn hôn nhân hạnh phúc, phụ nữ cần một chút “mánh khóe”

tác giả Tú Anh [118]. Các bài báo này thường hướng tới các quy chuẩn đạo

Page 55: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

49

đức, mang tính chất khuyên răn, dựa nhiều trên cảm nhận chủ quan của người

viết mà ít tính học thuật.

Nhìn chung, các nghiên cứu về hạnh phúc thường được đặt trong bối

cảnh văn hóa. Con người ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ thường được

khuyến khích khẳng định cái tôi của mình và chủ động tìm kiếm hạnh phúc cá

nhân, trong khi ở châu Á lại nhấn mạnh đến tính kết nối và phụ thuộc lẫn

nhau của cá nhân với những người khác. Sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau là

tâm điểm của suy nghĩ, hành động và động cơ thúc đẩy hành động. Có vẻ như

sự hỗ trợ và chăm sóc của người thân sẽ có vai trò trong quan niệm hạnh phúc

của nhiều người ở châu Á. Vì vậy, quan niệm hạnh phúc ở nền văn hóa Bắc

Mỹ là những thành tích cá nhân và sự tự trọng. Còn ở châu Á, hạnh phúc là sự

điều chỉnh theo chuẩn mực xã hội và thực hiện nghĩa vụ. Hạnh phúc được

xem là trạng thái thỏa hiệp giữa các chủ thể trên cơ sở sự cảm thông, tình cảm

và hỗ trợ lẫn nhau [35].

1.5.2. Kinh nghiệm và định hướng nghiên cứu của luận án

Về nội dung nghiên cứu, luận án xác định một khía cạnh rất cụ thể là:

quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc. Luận án

nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc trong ba lĩnh vực: hạnh

phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên, hạnh phúc trong lĩnh vực

gia đình - xã hội, hạnh phúc trong đời sống cá nhân.

Bởi quan niệm hạnh phúc không thể tách rời đặc điểm cá nhân của

chính người phụ nữ đó và bối cảnh xã hội nói chung nên luận án cũng tìm

hiểu mối quan hệ giữa quan niệm hạnh phúc với các yếu tố đặc điểm cá nhân

của người phụ nữ, đặc điểm xã hội của người phụ nữ và các yếu tố tự nhiên.

Đặc điểm cá nhân của người phụ nữ được xác định như: tuổi, học vấn, giới

tính, tôn giáo, thu nhập, việc làm, tài sản, nhà ở, sức khỏe, tình trạng hôn

nhân, tình trạng gia đình, mức độ tin tưởng vào tương lai. Đặc điểm xã hội: sự

tham gia, các mối quan hệ thân hữu, sự cân bằng cuộc sống và công việc. Yếu

Page 56: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

50

tố tự nhiên: các vấn đề môi trường, các vấn đề đô thị hóa, sự an toàn. Luận án

cũng tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội của 05 địa bàn nghiên cứu; quan

điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước như là những

yếu tố trung gian nhằm nhận diện rõ nét hơn quan niệm hạnh phúc.

Về phương pháp nghiên cứu, như đã phân tích ở trên, quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc chỉ được đề cập nhiều qua các bài báo và chủ yếu

dựa trên sự chiêm nghiệm cá nhân. Sự thiếu vắng cách tiếp cận định lượng

trong nghiên cứu hạnh phúc không khỏi gây khó khăn cho người đọc trong

việc nhận quan niệm về hạnh phúc và việc hình dung sự biến đổi quan niệm

hạnh phúc theo thời gian, khó khăn trong việc xác định các yếu tố tác động

đến quan niệm hạnh phúc theo nhiều chiều cạnh, nhiều tầng lớp.

Luận án sẽ phân tích bộ số liệu của đề tài độc lập cấp Nhà nước “Hạnh

phúc của người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” được

thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2018. Đề tài cấp Nhà nước tiến hành

điều tra 2.500 phiếu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 05 tỉnh/thành.

Tuy nhiên, vì luận án chỉ tìm hiểu quan niệm của người phụ nữ nên sẽ tiến

hành lọc mẫu, chỉ chọn ra người trả lời là nữ để có được thông tin một cách

trực tiếp: người phụ nữ tự trả lời về hạnh phúc của chính bản thân họ. Chính

vì thế mẫu phân tích định lượng của luận án sẽ còn khoảng 1.300 phiếu.

Bên cạnh phương pháp phân tích số liệu của đề tài độc lập cấp nhà

nước, tác giả đã thực hiện riêng các phỏng vấn sâu bởi có nhiều lý do khiến

các câu hỏi định lượng không thể có được đầy đủ những thông tin mà luận án

cần thu thập. Luận án tiến hành phỏng vấn sâu 50 người phụ nữ đảm bảo cơ

cấu về độ tuổi, dân tộc, học vấn, tôn giáo, mức sống, vùng miền…

Bằng việc kết hợp phương pháp định lượng và phương pháp định

tính, luận án sẽ cung cấp được những luận cứ khoa học xác thực cho vấn

đề nghiên cứu.

Page 57: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

51

Tiểu kết chương 1

Các nước Phương Tây đã có lịch sử nghiên cứu 50 năm về hạnh phúc

của người phụ nữ và đã đạt được các bước đi dài. Ở Việt Nam cho đến nay,

hạnh phúc với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học thực nghiệm,

đặc biệt là xã hội học hầu như còn vắng bóng cả trên bình diện hạnh phúc xã

hội nói chung và hạnh phúc của các nhóm xã hội nói riêng, trong đó có nhóm

phụ nữ.

Chủ đề nghiên cứu hạnh phúc liên quan tới phụ nữ thường được lồng

ghép trong những công trình nghiên cứu về gia đình hoặc những bài báo

mang nhiều tính chiêm nghiệm cá nhân. Và như thế mới chỉ đề cập được

những khía cạnh xung quanh hạnh phúc chứ chưa phải là một cái nhìn tổng

thể theo quan niệm của người phụ nữ. Trong bối cảnh quá ít các nghiên cứu

về hạnh phúc ở Việt Nam như thế thì một số nghiên cứu lại đưa ra những kết

quả khác nhau như phần trên đã phân tích về nghiên cứu của tác giả Trần Hữu

Ủy và điều tra của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen.

Ngày nay quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có nhiều thay

đổi, nhưng cuộc tranh luận về hạnh phúc vẫn còn tiếp diễn trên phạm vi toàn

thế giới, từ các nước phương Tây sang các nước phương Đông, từ các nước

phát triển sang các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, những quan niệm khác

nhau về hạnh phúc không dừng lại ở phạm vi các “tranh luận” mà quan trọng

hơn, nó được thể hiện bằng các hành động trong đời sống thực tiễn. Do đó, rất

cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu về quan niệm hạnh phúc. Luận án

sẽ nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đặt trong tổng thể ba

lĩnh vực: hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế-môi trường tự nhiên, hạnh phúc

trong lĩnh vực gia đình - xã hội, hạnh phúc trong đời sống cá nhân.

Page 58: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

52

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm công cụ

Để thực hiện nghiên cứu khoa học, công việc đầu tiên mỗi nhà nghiên

cứu cần phải tiến hành đó là thao tác xác định khái niệm, lý thuyết; xây dựng

hoặc vận dụng các cơ sở lý luận, tức luận cứ lý thuyết cho nghiên cứu của mình.

- Khái niệm “Hạnh phúc”

Câu hỏi quan trọng nhất trong mọi câu hỏi là: hạnh phúc thực sự là gì?

Vilayanur S.Ramachandran - nhà khoa học lỗi lạc gốc Ấn - người đã gây chấn

động với lý thuyết về một “khối Chúa” (God module) trong não bộ giúp khám

phá những điều bí ẩn về cơ thể con người, giúp con người thoát khỏi nỗi đau

của thể xác nhưng khi nói về hạnh phúc của con người, ông vẫn phải thốt lên

“Và chúng ta thậm chí chưa biết hạnh phúc là gì” (Vilayanur

S.Ramachandran nói câu này vào năm 2000, [trích theo 103, tr.2]). Câu nói

của S.Ramachandran chính là chất xúc tác cho công trình nghiên cứu về hạnh

phúc của Stefan Klein. Càng đi sâu vào chủ đề này, Stefan Klein phát hiện ra

rằng: S.Ramachandran đã sai. Hạnh phúc - cái cảm giác phức tạp có vẻ siêu

phàm này lại được nghiên cứu rất cẩn thận dưới góc độ khoa học và từ nhiều

chuyên ngành khác nhau.

Hạnh phúc không phải là một khái niệm mang tính khung mẫu

(paradigm) kiến tạo nên diện mạo riêng của bất kỳ học phái triết học hay thần

học nào. Song vẫn là một giá trị nhân sinh quan trọng bậc nhất của đời sống

con người nên ngay từ rất sớm trong lịch sử nhận thức, hạnh phúc đã là đối

tượng được mọi tôn giáo và nhiều trường phái triết học quan tâm, đặc biệt,

các triết thuyết theo dòng nhân học (Philosophical Anthropology). Việc xác

định khái niệm hạnh phúc cùng với những tiêu chuẩn mang đậm màu sắc chủ

Page 59: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

53

quan của nó đã trở thành lý do tồn tại của mọi tôn giáo và mọi nhân sinh quan

triết học. Hạnh phúc trở thành đối tượng phân tích không bao giờ cạn, được

coi là vấn đề vĩnh cửu để triết học, thần học và các lý thuyết nhân sinh và xã

hội phải chiêm nghiệm và bàn luận [53].

Khái niệm hạnh phúc được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo

nghĩa rộng nhất, hạnh phúc là một khái niệm tổng hợp dùng cho những điều

tốt đẹp. Nghĩa này thường được sử dụng đồng nghĩa với các khái niệm như

“well-being”, hay “chất lượng cuộc sống” và dùng để chỉ cả phúc lợi xã hội

và cá nhân. Giáo sư Ruut Veenhoven ở trường Đại học Erasmuss Rotterdam,

Hà Lan là một trong những nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu về

hạnh phúc và nhiều bài viết đề cập đến nội hàm khái niệm này. Theo ông:

“hạnh phúc là một khái niệm chỉ rõ mức độ mà theo đó, các cá nhân nhận

thấy những mong ước trong cuộc đời họ đều có thể đạt được. Đó cũng là thời

điểm mỗi người có những cảm xúc tốt đẹp về cuộc sống. Hạnh phúc thúc đẩy

sự tích cực của mỗi người, tạo nên sức khỏe và làm cho họ trở nên năng động,

sáng tạo hơn” [21].

Theo nghĩa hẹp hơn, khái niệm hạnh phúc được sử dụng để chỉ cảm

giác tận hưởng cuộc sống của chủ thể. Trong các công trình nghiên cứu của

tác giả phương Tây, hạnh phúc thường được giải thích là sự thỏa mãn nhu cầu

cá nhân trong một bối cảnh xã hội cụ thể, bao gồm các nhu cầu về vật chất,

tinh thần, môi trường tự nhiên và xã hội… Hạnh phúc là sự đánh giá tổng thể

về chất lượng sống, là trạng thái tinh thần tốt lành, bao gồm cả tích cực và

tiêu cực và những phản ứng do xúc cảm của con người đối với các trải

nghiệm của họ [16].

- Khái niệm hài lòng với cuộc sống (life satisfaction)

Khái niệm “hài lòng với cuộc sống” (life satisfaction) có ý nghĩa tương

tự và thường được sử dụng như khái niệm “hạnh phúc”. Điểm mạnh của khái

niệm “hài lòng” so với khái niệm “hạnh phúc” là nó nhấn mạnh đến đặc điểm

Page 60: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

54

chủ quan của chủ thể. Khái niệm hạnh phúc bao gồm cả khía cạnh tốt khách

quan, đặc biệt đối với những nhà triết học. Vì vậy, người ta thường sử dụng từ

“hạnh phúc chủ quan” để tránh nhầm lẫn. Khái niệm hạnh phúc chủ quan chỉ

một đánh giá tổng thể về cuộc sống, liên quan đến những tiêu chí trong tâm trí

của con người như suy nghĩ thế nào, có thoả mãn sự mong đợi không, có đạt

được mức độ mong muốn mà người ta nghĩ đến không. Khách thể đánh giá là

cuộc sống xét trên tổng thể chứ không phải một lĩnh vực nào đó trong cuộc

sống, như việc làm hay gia đình. Trên quan điểm đó, hạnh phúc được coi là

sự đánh giá của một người về cuộc sống của mình xét trên tổng thể, chứ

không chỉ là những điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống tốt đẹp (như có

môi trường dễ sống và có những khả năng tốt) [22]. Cách nhìn mới mẻ này

khác với quan niệm đồng nhất hạnh phúc với chất lượng cuộc sống (quality of

life) trong đó chỉ bao gồm những gì tốt đẹp.

- Hạnh phúc và bất hạnh

Hạnh phúc không có nghĩa là sẽ không có những điều phàn nàn hay

buồn chán. Một người khá hài lòng với cuộc sống của họ xét trên phương

diện tổng thể nhưng vẫn có thể có những nỗi buồn phiền hay lo lắng. Bởi vì,

chính những buồn phiền, lo lắng sẽ lại góp phần xây dựng hạnh phúc cho

tương lai. Thậm chí, trong cuộc sống của con người, nếu không có điều gì

phải phàn nàn và lo lắng nữa, thì người ta cũng chẳng còn lý do nào để phấn

đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Ruut Veenhoven định nghĩa hạnh phúc là

“phép cộng của vui sướng và khổ đau” [22].

Cảm giác hạnh phúc không hề loại bỏ cảm giác bất hạnh. Con người

thường xuyên trải nghiệm trạng thái mâu thuẫn này nhưng thường không ý

thức được những sắc thái tinh tế của nó. Cuộc sống luôn bị phân tách thành

hai mặt như yêu và ghét, sống và chết, trẻ và già, ngày và đêm… và hạnh

phúc cũng không nằm ngoài quy luật. Bản chất hai mặt của hạnh phúc và bất

hạnh là nền tảng nhất và rõ ràng nhất “Hạnh phúc hóa thành bất hạnh: đó là

Page 61: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

55

hai mặt của vấn đề, như hai mặt của một đồng xu. Nếu bạn đang ở phía bên

này, hẳn là mặt bên kia đang ẩn náu và chờ cơ hội để xuất hiện” [93, tr.20].

Một người khá hài lòng với cuộc sống của họ xét trên phương diện tổng thể

nhưng vẫn có thể có những nỗi lo lắng. Tương tự như vậy, hiện nay hạnh

phúc được coi là sự đánh giá của một người về cuộc sống của mình xét trên

tổng thể. Theo quan niệm này, hạnh phúc là kết quả của cuộc sống và nó khác

biệt với những điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống tốt đẹp, như có môi

trường dễ sống và có những khả năng tốt. Cách quan niệm này khác với quan

niệm hiện đang được quan tâm là chất lượng cuộc sống (quality of life), bao

gồm tất cả những gì tốt đẹp.

- Sự khác biệt văn hóa và hạnh phúc

Trong tâm lý học cổ điển, cảm xúc thường được xem là yếu tố quan

trọng và nó xuất phát từ khía cạnh sinh học. Tuy nhiên, gần đây, một số tác giả

theo định hướng khác biệt văn hoá lại nhấn mạnh vai trò của ý nghĩa và thực hành

xã hội trong việc hình thành cảm xúc. Những ý nghĩa và thực hành xã hội này tạo

nên cái gọi là “lối sống” ở mỗi cộng đồng và đó là văn hoá. Với những nhà lý luận

này, cảm xúc không phải là kết quả trực tiếp từ cơ chế hoạt động của hệ thần kinh

và tâm sinh lý mà nó luôn hiện hữu và chịu ảnh hưởng của bối cảnh văn hoá cụ

thể. Nói một cách ngắn gọn là con người ở các nền văn hoá khác nhau có thể trải

nghiệm hạnh phúc của mình rất khác nhau [65].

Là cảm nhận chủ quan của con người, nhưng hạnh phúc lại dựa trên

những yếu tố khách quan - cơ sở tạo nên sự cảm nhận hạnh phúc - đó là mức

độ thỏa mãn trong các mối quan hệ với môi trường sống xung quanh. Người

hạnh phúc là người chủ động trong cuộc sống, trong công việc, cống hiến của

mình, và biết lựa chọn và thụ hưởng một cách hợp lý tất cả những yếu tố mà

cuộc sống đem lại. Như vậy, hạnh phúc là đầu ra của toàn bộ quá trình phấn

đấu của con người với tư cách là một cá nhân và thành viên của cộng đồng,

dân tộc, đất nước. Con người có thể tìm kiếm và trải nghiệm về hạnh phúc, do

Page 62: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

56

đó, người ta không chỉ có thể cảm nhận, mà còn có thể mô tả và phân tích nó

trên bình diện khoa học.

Trong luận án, tác giả sử dụng khái niệm hạnh phúc của Ruut

Veenhoven: “Hạnh phúc là một khái niệm chỉ rõ mức độ mà theo đó, các cá

nhân nhận thấy những mong ước trong cuộc đời họ đều có thể đạt được” [21].

Luận án sẽ đi tìm hiểu các yếu tố tạo nên hạnh phúc theo mong ước của người

phụ nữ.

Có thể nêu lên một số đặc trưng chủ yếu của hạnh phúc như sau để

tạo cơ sở cho việc thao tác hóa khái niệm:

- Hạnh phúc được đặc trưng bởi phương thức đạt mục tiêu. Chẳng

hạn, thu nhập cao có được bằng cách hủy hoại môi trường không được

đánh giá cao so với đạt được thu nhập ấy bằng áp dụng công nghệ mới để

phát triển nền kinh tế xanh (bảo vệ môi trường); hạnh phúc không chỉ hạn

hẹp trong lĩnh vực vật chất mà còn cả trong lĩnh vực tinh thần.

- Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hình thành trên cơ sở thỏa mãn

nhu cầu vật chất, tinh thần và môi trường sống. Đây là đặc trưng bản chất

của hạnh phúc, nó không chỉ định hướng các tiêu chí tạo nên hạnh phúc mà

còn quy định phương pháp nghiên cứu hạnh phúc. Bởi vì, bản chất của đối

tượng bao giờ cũng quyết định nội dung và phương pháp xác định nó.

- Hạnh phúc là một quan hệ tác động qua lại giữa một bên là trạng thái

tình cảm và bên kia là các nhu cầu về vật chất, tinh thần và môi trường sống

được đáp ứng. Điều này có nghĩa là hạnh phúc không chỉ cảm nhận được mà

còn có thể lượng hóa được qua những sự vật, hiện tượng đối ứng với nó.

- Hạnh phúc là một quá trình dựa trên trạng thái tương đối ổn định,

dài lâu, không phải là trạng thái tinh thần, tình cảm viên mãn hay hứng thú

nhất thời, bất chợt.

Page 63: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

57

2.1.2 Thao tác hóa khái niệm “Quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc”

Luận án thao tác hóa khái niệm “Quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc” dựa trên hai cơ cở:

- Cơ sở thứ nhất: Dựa trên đặc trưng bản chất của hạnh phúc (là trạng

thái cảm xúc hình thành trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần và

môi trường sống).

- Cơ sở thứ hai: Dựa trên hạnh phúc chủ quan (liên quan đến những

tiêu chí mong ước trong suy nghĩ của con người để có được hạnh phúc).

Có hai cách tiếp cận chính trong xây dựng các tiêu chí để tính chỉ số

hạnh phúc. Một là, xây dựng dựa vào các chỉ báo, đơn chiều hoặc đa chiều, đo

lường hạnh phúc chủ quan của các cá nhân (gọi là tiêu chí hạnh phúc chủ

quan). Thứ hai là loại tiêu chí hạnh phúc tổng thể được xây dựng trên cơ sở

mở rộng công thức tính bằng cách bổ sung vào các tiêu chí về điều kiện và

môi trường sống khách quan bên ngoài. Cách tiếp cận của luận án thuộc loại

thứ nhất và các tiêu chí được nói ở đây là tiêu chí hạnh phúc chủ quan.

Theo ý kiến của nhiều nhà khoa hoc, việc đo lường hạnh phúc sẽ thiếu

chính xác nếu chỉ thực hiện bằng một câu hỏi tổng hợp kiểu “Theo Ông/ Bà,

cần đạt được các tiêu chí gì để có được hạnh phúc”. Trong trường hợp của

Việt Nam, việc khảo sát bằng một câu hỏi “thô” như thế có nhiều khả năng

dẫn đến những kết quả sai lệch, không chính xác. Để tránh những rủi ro như

thế, cần thao tác hóa khái niệm hạnh phúc thành những tiêu chí thực nghiệm

cụ thể hơn. Qúa trình thao tác hóa đó được triển khai qua hai bước. Bước một,

thao tác hóa khái niệm hạnh phúc thành các tiêu chí gộp trung gian và bước

hai, tiếp tục thao tác hóa các tiêu chí trung gian này thành các tiêu chí thực

nghiệm cụ thể.

Quan niệm hạnh phúc được đo lường thông qua 3 tiêu chí gộp trung

gian là ba lĩnh vực sau :

Page 64: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

58

• Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

• Lĩnh vực gia đình - xã hội

• Lĩnh vực đời sống cá nhân

Tiếp tục quá trình thao tác hóa làm “mịn hóa” 3 tiêu chí gộp trung gian

trên thành các tiêu chí thực nghiệm, thu được tổng cộng 33 tiêu chí cơ sở chia

đều cho 3 lĩnh vực. Cụ thể, các tiêu chí như sau:

- Những tiêu chí trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên gồm:

• Được ăn ngon

• Được mặc đẹp

• Có nhà ở riêng

• Có công ăn việc làm đầy đủ

• Được làm công việc mình thích

• Có đủ tiện nghi sinh hoạt

• Có thu nhập ổn định

• Có tài sản và tiền để dành

• Có hệ thống dịch vụ tốt

• Môi trường tự nhiên trong lành

• An toàn vệ sinh thực phẩm tốt

- Những tiêu chí trong lĩnh vực gia đình - xã hội gồm:

• Gia đình hoà thuận

• Con cháu chăm ngoan, học hành tấn tới

• Quan hệ họ hàng tốt

• Quan hệ láng giềng tốt

• Có bạn bè tốt

Page 65: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

59

• Quan hệ nơi làm việc tốt

• Có vị thế, địa vị xã hội

• An ninh, an toàn xã hội đảm bảo

• Chính quyền thân thiện, công tâm

• Được tự chủ, tự quyết về bản thân

• Môi trường xã hội tự do, dân chủ

- Những tiêu chí trong lĩnh vực đời sống cá nhân gồm:

• Có sức khoẻ tốt

• Có năng lực làm việc

• Có trình độ học vấn

• Thể hiện được năng lực của mình

• Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí

• Có niềm tin vào con người, xã hội

• Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn

• Thành công trong cuộc sống

• Làm được việc có ý nghĩa

• Luôn có mục tiêu phấn đấu

• Thích ứng nhanh với cuộc sống

2.1.3 Các lý thuyết nghiên cứu

Luận án ứng dụng một số lý thuyết sau:

- Lý thuyết hệ thống

Luận điểm cơ bản của lý thuyết hệ thống

Page 66: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

60

Lý thuyết này nhìn nhận sự phát triển của mỗi cá nhân trong sự phát

triển của một hệ thống. Trong hệ thống này bao gồm rất nhiều yếu tố và

chúng luôn tương tác với nhau tạo thành thể thống nhất. Luận điểm cơ bản

của thuyết này là: hệ thống là khả năng con người có thể nhận biết một cái gì

đó ở tư cách là cái toàn bộ. Đây là luận điểm quan trọng áp dụng trong nghiên

cứu hạnh phúc của người phụ nữ bởi hạnh phúc không phải là một cảm giác

tĩnh, “nhất thành bất biến” mà luôn vận động và biến đổi trong không gian và

theo thời gian. Do vậy, hạnh phúc là cả một quá trình cảm nhận và chiêm

nghiệm. Hay hiểu như tác giả Ruut Veenhoven khi định nghĩa hạnh phúc là

“phép cộng của vui sướng và khổ đau” [22], có nghĩa hạnh phúc được coi là

sự đánh giá của một người về cuộc sống của mình xét trên tổng thể - sự cộng

lại của những điều may mắn và không may mắn, chứ không phải chỉ có may

mắn. Và một người hạnh phúc thì điều đó chỉ có nghĩa là họ có nhiều điều tốt

đẹp, nhiều may mắn hơn so với những gì tệ hại và không may mắn.

Sự vận dụng lý thuyết hệ thống trong luận án

Cho dù hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của con người, nhưng nó lại

dựa trên những yếu tố khách quan - cơ sở tạo nên sự cảm nhận hạnh phúc - đó

là mức độ thỏa mãn của con người trong các mối quan hệ với môi trường

sống xung quanh. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi

trường của chính bản thân cá nhân con người. Như vậy, hạnh phúc của người

phụ nữ vốn có quan hệ không thể tách rời với ba môi trường sống đã nêu và

lý thuyết hệ thống là cơ sở giúp tìm được mẫu số chung, giúp trả lời câu hỏi

các yếu tố nào sẽ tạo nên hạnh phúc cho người phụ nữ, nhìn một cách tổng thể.

- Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow

Luận điểm cơ bản của lý thuyết

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một

trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn. Năm

1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó

Page 67: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

61

được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của

con người theo 5 cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản (basic needs)

Nhu cầu an toàn (safety needs)

Nhu cầu xã hội (social needs)

Nhu cầu được quý trọng (esteem needs)

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

+ Nhu cầu cơ bản như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các

nhu cầu làm cho con người thoải mái,… Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và

mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu

cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng,

những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu

cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc,

giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Chúng

ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát

hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

Page 68: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

62

+ Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này

không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa các nhu cầu về an toàn,

an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự

sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này thường được khẳng định

thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các

khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,… Nhiều người

tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn

này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.

+ Nhu cầu thứ ba còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ

phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình

thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc

tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào

đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm. Mặc

dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh

rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các

bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.

+ Nhu cầu tầng thứ tư còn được gọi là nhu cầu được quý trọng (self

esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể

trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng

chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng

của bản thân.

+ Nhu cầu ở tầng thứ năm, nhu cầu “thể hiện mình”, chính là nhu cầu

được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để

làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Hai thành tố nhu cầu và tình cảm thường gắn với nhau như hình với

bóng. Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt một cái gì đó, là trạng thái mất cân bằng

về mặt tâm lý trong cơ thể. Chính trạng thái này đòi hỏi con người phải hành

động để lập lại cân bằng. Khi nhu cầu được thỏa mãn sẽ xuất hiện tình cảm

Page 69: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

63

tích cực, ngược lại khi nhu cầu không được thỏa mãn, trạng thái mất cân bằng

không được khắc phục sẽ làm cho con người xuất hiện tình cảm tiêu cực.

Tình cảm có tính bền vững, ổn định và chân thực, nó phản ánh chính xác nội

tâm thực của con người. Tình cảm được thể hiện thông qua các xúc cảm cụ

thể và tình cảm càng sâu sắc bao nhiêu thì xúc cảm sẽ càng thể hiện mãnh liệt

bấy nhiêu.

Sự vận dụng lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow trong luận án

Đề tài nghiên cứu sử dụng lý thuyết này để phân tích và lý giải trong

mối tương quan giữa nhu cầu và quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ.

Cũng có khi quan niệm thúc đẩy nhu cầu và có khi quan niệm hạn chế nhu

cầu. Đặt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện

nay, quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc thể hiện trong mối liên hệ

chặt chẽ với việc đáp ứng các nhu cầu như thế nào.

Cụ thể, lý thuyết nhu cầu của Maslow được vận dụng để giải thích sự

thay đổi quan niệm của người phụ nữ Việt Nam về hạnh phúc qua các thời kỳ

lịch sử khác nhau và sự khác biệt trong quan niệm của người phụ nữ thuộc

các nhóm xã hội khác nhau. Những thay đổi và khác biệt này phản ánh sự

thỏa mãn nhu cầu của người phụ nữ ở các cấp độ khác nhau. Gỉa thuyết ở đây

là phụ nữ trong xã hội truyền thống đề cao việc thỏa mãn các nhu cầu kinh tế

- vật chất, các mối quan hệ gia đình, họ hàng, cộng đồng; trong khi phụ nữ

trong xã hội hiện đại ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn, quan hệ bên

trong gia đình, hộ hàng, cộng đồng, còn thỏa mãn nhu cầu trong các mối quan

hệ xã hội, và nhu cầu được thể hiện mình… Tương tự như vậy, hạnh phúc

theo quan niệm của phụ nữ thuộc các nhóm nghèo, vùng đồng bào dân tộc

thiểu số… nghiêng về thỏa mãn nhu cầu cơ bản về kinh tế - vật chất và quan

hệ gia đình, trong khi phụ nữ ở khu vực thành phố, phụ nữ có trình độ học vấn

cao, phụ nữ nhóm kinh tế khá giả… có thể sẽ đề cao các giá trị hạnh phúc

thuộc về thỏa mãn nhu cầu quan hệ xã hội và cống hiến bản thân cho xã hội…

Page 70: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

64

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội

Sau hơn 30 năm đổi mới (từ 1986), xã hội Việt Nam đã và đang trải

qua những biến đổi cực kỳ sâu sắc trên nhiều phương diện, mà xét về bản

chất, thì đó là sự chuyển đổi từ nền văn minh nông nghiệp cổ truyền sang nền

văn minh công nghiệp và hiện đại, đồng thời chuyển từ cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Người ta gọi

đây là một cuộc “chuyển đổi kép”.

Về kinh tế, đó là sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp chỉ với hai thành

phần kinh tế: nhà nước và tập thể (hợp tác xã) sang nền kinh tế thị trường với

sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân đang ngày

càng có vị trí quan trọng của cấu trúc kinh tế quốc gia. Qua các kỳ Đại hội

Đảng, vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân dần được khẳng định và

nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội X của Đảng năm 2006 nhận định: Kinh tế tư

nhân là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền

kinh tế”; Nghị quyết Đại hội XI của Đảng năm 2011 cho rằng: “Hoàn thiện cơ

chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những

động lực của nền kinh tế”. Gần đây, Hội nghị Trung ương 5 khóa XII (tháng

5/2017) đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu

phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh,

bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất

lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Nghị quyết được đánh

giá là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho khu vực kinh tế

tư nhân và toàn bộ nền kinh tế.

Nhờ chính sách mở cửa, Việt Nam đã vượt qua đói nghèo lạc hậu vươn

lên nước có thu nhập trung bình, chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu (vào

WTO), nền kinh tế không ngừng phát triển, mức sống vật chất của người dân

Page 71: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

65

được nâng cao đáng kể. Về chính trị, Việt Nam thực hiện một chính sách

ngoại giao đổi mới, mở cửa với phương châm: đa dạng hóa, đa phương hóa,

làm bạn với tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới không phân biệt chế

độ chính trị và trình độ phát triển. Về văn hóa, trong thời kỳ mới, Việt Nam

chủ trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là

nền văn hóa luôn biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, đồng thời cởi mở tiếp nhận các giá trị nhân văn mới của nhân

loại làm giàu cho bản sắc văn hóa dân tộc.

Cuộc chuyển đổi kép này vẫn đang còn tiếp diễn, thậm chí đang ở buổi

ban đầu, khi các giá trị và khuôn mẫu văn hóa của xã hội công nghiệp chưa

hình thành một cách đầy đủ, mà các giá trị và khuôn mẫu của xã hội nông

nghiệp vẫn chưa mất đi những ảnh hưởng của nó . Tình trạng quá độ giữa hai

thời đại chắc chắn sẽ làm thay đổi quan niệm về sự lựa chọn giá trị. Con

người Việt Nam hiện nay đang sống đồng thời với cả 3 nền văn minh: nông

nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp và tương ứng với nó là 3 nền văn hóa

với sự đan xen và trầm tích của 3 hệ thống giá trị khác nhau. Nền văn minh

nông nghiệp đề cao các giá trị trong các mối quan hệ gia đình, cộng đồng,

trong khi nền văn minh công nghiệp nhấn mạnh các giá trị vật chất và sự giàu

có của cá nhân. Còn nền văn minh hậu công nghiệp coi trọng chất lượng cuộc

sống, cống hiến, sáng tạo, bảo vệ môi trường, tự do cá nhân, dân chủ xã hội.

Sự đan xen của các hệ giá trị này chắc chắn sẽ tạo nên bức tranh đa màu sắc

trong quan niệm và lựa chọn hạnh phúc của con người Việt Nam trong bối

cảnh hiện nay. Nói cách khác, đó là quan niệm và sự lựa chọn hạnh phúc của

con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường

và hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế.

Ngoài những biến đổi kinh tế - xã hội chung, trong thời kỳ đổi mới, cấu

trúc xã hội Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Như chúng ta đã biết, xã hội là

một tập hợp người có nhiều điểm chung như cùng sống với nhau trong một

Page 72: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

66

lãnh thổ có chủ quyền, có chung lịch sử, chế độ chính trị, trình độ phát triển

kinh tế, gắn bó với nhau bằng pháp luật, ngôn ngữ ..v..v.. Do có chung quan

niệm về giá trị, khuôn mẫu ứng xử, vai trò xã hội, tức là có chung một nền

văn hóa. Tuy nhiên, ngoài những điểm chung, tập hợp người trong một quốc

gia còn có vô số những đặc điểm khác nhau như giới tính, độ tuổi, học vấn,

mức sống, nghề nghiệp, tộc người, tôn giáo… tạo thành những nhóm hay

cộng đồng xã hội khác nhau trong lòng một xã hội rộng lớn và người ta gọi đó

là các cấu trúc xã hội. Mỗi nhóm, cộng đồng xã hội như thế là một yếu tố của

cấu trúc xã hội tổng thể, nhưng cũng có những sắc thái riêng, có vị trí vai trò

khác nhau trong hệ thống cấu trúc xã hội, do đó hình thành các tiểu văn hóa

nhóm với những quan điểm độc đáo về giá trị và sự lựa chọn giá trị.

Hạnh phúc với tư cách là giá trị cao nhất của con người đương nhiên sẽ

được các nhóm xã hội tiếp nhận vừa theo những chuẩn mực văn hóa chung,

vừa mang dấu ấn của các tiểu văn hóa (văn hóa nhóm). Câu hỏi đặt ra là quan

niệm hạnh phúc và mức độ hạnh phúc giữa các nhóm xã hội ở Việt Nam hiện

nay là tương đồng nhiều hơn hay khác biệt nhiều hơn? Vì sao? Số liệu điều tra

của đề tài sẽ giúp chúng ta đưa ra câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi này. Tuy

nhiên, giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi ở đây là sự tương đồng sẽ chiếm ưu

thế so với sự khác biệt. Giả thuyết này dựa trên cả thực tiễn và lý thuyết.

Về thực tiễn, trong thời kỳ Đổi mới, xã hội Việt Nam đang có sự

chuyển biến mạnh mẽ cấu trúc xã hội do tác động của quá trình CNH, HĐH,

hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều ngành nghề mới xuất hiện và cùng với đó là

sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư. Theo tác

giả Đỗ Thiên Kính, ở Việt Nam hiện nay khi phân chia các nhóm xã hội dựa

vào nghề nghiệp, chúng ta có một cấu trúc thứ bậc bao gồm 9 tầng lớp xã hội

cơ bản. Đó là (1) các nhà lãnh đạo các cấp và các ngành; (2) nhóm doanh

nhân; (3) các nhà chuyên môn bậc cao; (4) những người nhân viên; (5) những

người công nhân (thợ thuyền); (6) tầng lớp buôn bán – dịch vụ; (7) tầng lớp

Page 73: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

67

tiểu thủ công nghiệp; (8) những người lao động giản đơn; (9) tầng lớp nông

dân [50, tr.120].

Tuy nhiên, theo nhận xét của Lê Ngọc Văn, sự phân tầng (một biểu

hiện của cấu trúc xã hội) mà tác giả Đỗ Thiên Kính nêu lên là sự phân tầng

chưa triệt để, chưa đạt đến sự lắng kết cần thiết, do đó chưa tạo thành một

chỉnh thể thống nhất (như chỉnh thể “hai giai một tầng” thời bao cấp, hay

chỉnh thể “sĩ, nông, công, thương” thời phong kiến). Nói một cách hình ảnh

đó mới chỉ là những lớp “bùn non” phủ lên một hệ thống giá đỡ cũng chưa có

gì chắc chắn. Hệ thống giá đỡ đó chính là những đặc trưng về văn hóa, mà

biểu hiện tập trung là hệ giá trị của từng nhóm, từng giai tầng xã hội đã hình

thành nên tiểu văn hóa của riêng mình, có thể tái tạo qua các thế hệ khác

nhau, thì khi ấy sự phân tầng xã hội mới đạt đến sự ổn định cần thiết [66,

tr.29-30]. Về vấn đề này, nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu (1984)

cũng cho rằng, các giai cấp không chỉ khác nhau về kinh tế và nghề nghiệp, mà

còn khác nhau về văn hóa. Theo ông, mỗi giai cấp có một nền văn hóa riêng (nhu

cầu, sở thích, phong cách ngôn ngữ, cách ứng xử, các nghi lễ, v.v…). Sự khác biệt

văn hóa vừa là chỉ báo để nhận biết giai cấp, vừa là điều kiện để các cá nhân gia

nhập vào các giai cấp, giai tầng xã hội. Bourdieu cũng đặc biệt nhấn mạnh về tính

liên tục và tính bền vững của văn hóa giai cấp [100].

Ở Việt Nam, các giai tầng, giai cấp mới được hình thành trong thời kỳ

Đổi mới rõ ràng là chưa có sự lắng kết cần thiết về văn hóa hay nói như

Bourdieu là chưa đạt đến tính liên tục và tính bền vững của văn hóa giai cấp.

Thực tế này cho chúng ta một giả định rằng sự khác biệt văn hóa giữa các giai

tầng ở nước ta chưa thật sự rõ nét, trong khi đó sự tương đồng văn hóa có thể

chiếm ưu thế hơn, mặc dù họ thuộc các nhóm xã hội khác nhau theo số liệu

thống kê quốc gia.

Về lý thuyết, văn hóa có hai lĩnh vực: văn hóa vật chất (kinh tế, kỹ

thuật, giao thông, phương tiện sinh hoạt…) và văn hóa phi vật chất/văn hóa

Page 74: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

68

tinh thần (giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu ứng xử, luật pháp, phong tục tập

quán, đạo đức…). Hai lĩnh vực này có quan hệ và tác động qua lại với nhau.

Văn hóa vật chất thay đổi làm tiền đề cho thay đổi văn hóa tinh thần và ngược

lại văn hóa tình thần thay đổi thúc đẩy thay đổi văn hóa vật chất. Văn hóa vật

chất có tốc độ và cường độ biến đổi nhanh hơn và mạnh hơn văn hóa phi vật

chất. Do đó, trong sự biến đổi xã hội, đặc biệt là các xã hội đang phát triển

thường xuất hiện sự không tương ứng giữa biến đổi văn hóa vật chất và văn

hóa phi vật chất. Nhà xã học Mỹ W.F.Ogburn gọi là “chậm trễ văn hóa”

(cultural lag) .

Ở Việt Nam, “sự chậm trễ văn hóa” thể hiện ở chỗ, mặc dù Việt Nam

đã bước vào thời kỳ CNH, HĐH, HNQT nhưng nhiều giá trị cổ truyền được

hình thành trong lịch sử vẫn được lưu giữ và tiếp tục là sự lựa chọn của đại đa

số dân cư. Các giá trị và khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, xã hội vẫn tiếp nối

các khuôn mẫu truyền thống. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến quan niệm

hạnh phúc của người phụ nữ. Vì thế mặc dù đời sống kinh tế vật chất, phương

tiện sinh hoạt đã có những thay đổi đáng kể và có sự khác biệt về mức sống

giữa nhưng quan niệm về hạnh phúc của các nhóm phụ nữ trong xã hội vẫn có

sự tương đồng nhiều hơn sự khác biệt.

Trên đây là bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội làm nền tảng cho việc

nghiên cứu quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc.

2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản pháp luật định hướng

giá trị hạnh phúc trong sự phát triển của phụ nữ

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ không những được nhìn nhận như

một tư tưởng chính trị mà còn là tư tưởng về xã hội và quản lý xã hội. Hồ Chí

Minh đặc biệt quan tâm tới sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng

nam nữ, tạo cho phụ nữ cuộc sống ấm no tự do và hạnh phúc. Người thức tỉnh

Page 75: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

69

phụ nữ phải tự vươn lên, tự giải phóng mình, chủ động đấu tranh cho sự phát

triển và tiến bộ của chính mình và của cả giới nữ.

Những quan niệm và tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, tựu trung lại,

xoay quanh hai chủ đề lớn: giải phóng phụ nữ và thực hiện phát triển vì sự

tiến bộ của phụ nữ. Người rất chú ý tới các mối quan hệ xã hội mà thông qua

đó thể hiện rõ vai trò của phụ nữ. Có một số khía cạnh sau được đề cập tới:

- Phụ nữ với tư cách người lao động, người dân trong cộng đồng xã hội

và người công dân trong thể chế nhà nước. Do đó, phụ nữ, trong tư cách con

người, để có được hạnh phúc phải được hưởng các quyền tự nhiên mà ai cũng

có: quyền được sống, được lao động, quyền tự do, quyền bình đẳng thuộc

nhân quyền và dân quyền.

- Phụ nữ trong tư cách con người là một chủ thể, một cá nhân cần phải

được tôn trọng tính cách, đạo đức, nhân phẩm.

- Phụ nữ mang thiên chức đặc thù gắn với đặc điểm tâm sinh lý của giới

nữ. Đó là thiên chức làm vợ, làm mẹ, thực hiện sứ mệnh tái sản xuất xã hội.

Đây không chỉ là sự tồn tại và phát triển sinh học mà hơn thế, phụ nữ tham

gia trực tiếp vào sáng tạo văn hoá của mọi nền văn hoá của nhân loại.

- Phụ nữ còn hiện diện với tư cách là một lực lượng lao động, sản xuất

và làm kinh tế, tạo ra sự phồn vinh của cả cộng đồng xã hội. Do đó, nguồn

nhân lực nữ là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu nguồn nhân lực xã

hội. Không một lĩnh vực nào tạo nên đời sống mà lại không có mặt phụ nữ.

- Với Việt Nam, phụ nữ còn nằm trong kết cấu đa dân tộc, do đó, Hồ

Chí Minh đặc biệt quan tâm tới chất lượng sống và hạnh phúc của phụ nữ các

dân tộc thiểu số [59].

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội, Hồ Chí Minh không chỉ

thấy ở đó giá trị nhân đạo cao quý do cách mạng đem lại cho phụ nữ mà còn

nhấn mạnh tới tính pháp lý của việc thừa nhận, công nhận và thực hiện vai trò

Page 76: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

70

cũng như quyền đó của phụ nữ. Là người trực tiếp chỉ đạo soạn thảo Hiến

pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới, năm 1946 và Hiến pháp sửa đổi, năm

1959, Người nhấn mạnh: “mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có

quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và

gia đình” [60, tr.586-587].

Tư tưởng Hồ Chí Minh hướng tới đảm bảo hạnh phúc cho phụ nữ là

nguồn sức mạnh tinh thần thúc đẩy mỗi người và cả cộng động dân tộc trong

đó có phụ nữ vươn lên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Hiện nay, phụ nữ

Việt Nam đang nhập cuộc mạnh mẽ vào công cuộc công nghiệp hóa, điện đại

hóa và hội nhập quốc tế, cùng đồng hành với dân tộc, hướng tới tầm nhìn

2020 để xây dựng xã hội Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc. Phụ nữ Việt

Nam đang tham gia vào cuộc đấu tranh đó với sức cổ vũ và tỏa sáng cao quý

của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Văn bản pháp luật

Văn bản pháp luật quốc tế

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào

nền kinh tế thế giới, việc thực hiện các cam kết chính trị, các mục tiêu phát

triển chung của quốc gia và toàn cầu, trong đó có mục tiêu bình đẳng giới là

một giải pháp nền tảng nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo hạnh phúc cho

người dân nói chung và người phụ nữ nói riêng. Chỉ khi phụ nữ được bình

đẳng, phụ nữ mới có thể thụ hưởng hạnh phúc.

Các văn bản pháp lý quốc tế giai đoạn 1945-1962: Trong giai đoạn này,

một số vấn đề trước đó vốn được coi là riêng tư (nội bộ gia đình) bắt đầu vượt

qua những rào cản văn hoá, tập tục và truyền thống cũ, và được trao đổi và

tranh luận cởi mở hơn ở cấp độ toàn cầu, nhằm góp phần đảm bảo phụ nữ

được hạnh phúc trên cơ sở hưởng đầy đủ các quyền con người cơ bản v.v.

Page 77: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

71

Giai đoạn 1963 đến 1975: LHQ tăng cường tập trung các hoạt động

nâng cao vai trò phụ nữ với tư cách là người tham gia, hưởng lợi và chủ thể

phát triển.

Giai đoạn 1976-1985: thúc đẩy vị thế phụ nữ và đạt mục tiêu BĐG tại

Hội nghị quốc tế, thúc đẩy hợp pháp hoá phong trào quốc tế phụ nữ.

Giai đoạn 1985-1995: “Bình đẳng, phát triển và hoà bình” cho phụ nữ

và mọi thành viên trong xã hội.

Tóm lại, ở cấp độ phát triển toàn cầu, trong khoảng 3 thập kỉ gần đây,

đã có những nỗ lực khắc phục rào cản về nhận thức, thay đổi cách nhìn và

theo hướng đồng thuận về cam kết chính trị và định hướng chương trình hành

động chung nhằm mục tiêu BĐG và quyền thụ hưởng hạnh phúc của phụ nữ,

coi đó là tiền đề cơ bản đảm bảo ổn định chính trị, hoà bình, an ninh và phát

triển bền vững ở các cộng đồng, quốc gia.

Văn bản pháp luật Việt Nam

Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức, thời Lê Sơ)

Luật Hồng Đức tiếp thu nhiều thành tựu lập pháp của Trung Hoa (chịu

ảnh hưởng của luật pháp nhà Đường và nhà Minh) nhưng nó có những điểm

không giống với các bộ luật của nhà nước phong kiến Trung Quốc cả về nội

dung lẫn bố cục. Điểm tiến bộ đặc biệt trong luật Hồng Đức là vai trò của

người phụ nữ đó được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời

trong khu vực. Điểm này thể hiện rất rõ ở hai chương "Hộ hôn" và "Điền

sản". Các tòa án thời Pháp thuộc hay Tòa thượng thẩm Sài Gòn thời Việt Nam

Cộng hòa thường dựa trên các quy định này để phân xử các vụ kiện tụng liên

quan tới tài sản vợ-chồng.

Những điểm tiến bộ cụ thể:

- Phụ nữ được trả công ngang bằng với nam, "không có sự phân biệt về

tiền công nhật cho lao động đàn ông với đàn bà" (Điều 23).

Page 78: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

72

- Con gái có thể huỷ hôn nếu chồng chưa cưới có tật: "Con gái thấy

chồng chưa cưới có ác tật có thể kêu quan mà trả đồ sính lễ" (Điều 322).

- Người vợ được phép ly hôn trong trường hợp chồng không chăm

nom, săn sóc vợ trong 5 tháng (1 năm - nếu vợ đó có con). Nếu vợ đem đơn

đến công đường thì bộ luật cho phép cưỡng bức ly hôn. Nghĩa là, người

chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không buộc phải

làm tròn bổn phận của mình (Điều 310).

- Khi thuận tình ly hôn, phải có chứng nhận của cả hai vợ chồng: Giấy

ly hôn được làm dưới hình thức hợp đồng, người vợ và người chồng mỗi bên

giữ một bản làm bằng (Điều 167).

- Khi ly hôn, người vợ được quyền giữ tài sản riêng và hưởng 1/2 tài

sản chung. Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của

chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình

nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản

chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn,

tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai

người (Điều 374, 375 và 376).

- Không phân biệt con trai và con gái trong quyền thừa kế tài sản: Nếu

cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người

con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con (điều 388); "người giữ hương

hỏa có con trai trưởng thì dựng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì

dựng con gái trưởng" (điều 391). "Ruộng hương hỏa giao cho con trai, cháu

trai, nếu không có thì giao cho cháu gái ngành trưởng".

- Hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân

nam: không áp dụng hình phạt "trượng" cho đàn bà (Điều1).

Page 79: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

73

Có thể thấy, nhà nước thời Lê Sơ đã bắt đầu nhận thấy vai trò lớn lao

của người phụ nữ trong sản xuất và trong cuộc sống. Đó là điểm tiến bộ trong

các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hệ thống pháp luật hiện thời

Việt Nam là một trong các quốc gia có môi trường pháp lý tích cực về

bình đẳng giới. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể

nhằm phù hợp với tinh thần các công ước quốc tế và xu thế hội nhập, tích cực

cụ thể hoá cam kết thực hiện mục tiêu chung về bình đẳng giới và các mục

tiêu phát triển toàn cầu. Nguyên tắc bình đẳng giới đã được chú trọng ngay từ

khâu lựa chọn nhân sự để thành lập Ban soạn thảo, thường có 30-45% thành

viên nữ (CHXHCNVN 1999: 22).

Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị

Quyền bình đẳng tham gia chính trị của phụ nữ được ghi nhận trong:

- Hiến pháp 1946, Hiến pháp sửa đổi 1992 “Công dân Việt Nam có

quyền bình đẳng ngang nhau về mọi mặt kinh tế chính trị văn hóa, xá hội và

gia đình” (Điều 63, Hiến pháp năm 1992).

- Luật bình đẳng giới năm 2006 (điều 11).

- Nghị quyết số 11- NQ/TƯ của Bộ chính trị về “Công tác phụ nữ thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” .

- Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm

2010, Và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 của Thủ

tướng chính phủ ngày 24/12/2010.

Bình đẳng trong quyết định và chia sẻ công việc gia đình

- Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình, 2017 quy định: “Vợ, chồng bình

đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”.

Page 80: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

74

- Khoản 3, Khoản 5, Điều 18, Luật Bình đẳng giới, 2006 quy định: “Vợ

chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng

các biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ khi con

ốm theo quy định của pháp luật; các thành viên nam, nữ trong gia đình cú

trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”.

- Khoản 2, Điều 33, Luật Bình đẳng giới, 2006 quy định: “Giáo dục các

thành viên (trong gia đình) có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công

việc gia đình”

- Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

2030 tiếp tục khẳng định quan điểm: Gia đình là tế bào của xã hội, là môi

trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và

phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn

nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bình đẳng vợ chồng về sở hữu tài sản trong gia đình

- Khoản 2, Điều 18, Luật Bình đẳng giới, 2006 quy định: “Vợ, chồng

có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử

dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong

gia đình”.

- Khoản 3, Điều 48, mục 5 Luật Đất đai (sửa đổi), 2003 ghi: “Trường

hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thỡ giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng”.

- Điều 43, Nghị định181/2004/NĐ CP ngày 29/10/2004 quy định về

việc ghi tên người sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

“Trường hợp gia đình sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao đất không

thu tiền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi cả họ, tên vợ

và họ, tên chồng; trường hợp hộ gia đình đề nghị chỉ ghi họ, tên vợ hoặc họ,

Page 81: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

75

tên chồng thì phải có văn bản thoả thuận của vợ và chồng có chứng thực của

Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn”.

Bình đẳng trong lao động, việc làm

- Hiến pháp 1992 quy định "Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân".

- 14 Công ước của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), trong đó có Công

ước 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một

công việc có giá trị ngang nhau, Công ước 45 về sử dụng phụ nữ vào những

công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ,...

Các nội dung chính của pháp luật đối với lao động nữ trong lĩnh vực

lao động bao gồm: quyền được đảm bảo về việc làm, về tiền lương, đảm bảo

về xã hội (bảo hiểm xã hội), bảo vệ chức năng sinh học và được đào tạo nghề

dự phòng. Các nội dung pháp luật nêu trên được xây dựng xuất phát từ quan

điểm là trong nền kinh tế thị trường, lao động nữ thuộc một trong những

nhóm dễ bị tổn thương cần hỗ trợ của chính phủ, của xã hội và của cộng

đồng. Hệ thống luật pháp, chính sách việc làm đối với lao động nữ quy định

một số biện pháp tích cực, ưu tiên nhằm bù đắp thiệt thòi của họ và giúp cho

lao động nữ khắc phục các rào cản về giới, khuyến khích lao động nữ vừa

hoàn thành tốt các công tác xã hội và vai trò làm mẹ, làm vợ trong gia đình.

Bình đẳng trong giáo dục - đào tạo

- 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục.

- Chiến lược tăng trưởng xoá đói giảm nghèo và nhiều cam kết khác

của Chính phủ. Trong đó chú trọng một số mục tiêu chính như chất lượng và

sự phù hợp giáo dục cho mọi người; phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ

sở vào năm 2010; tạo cơ hội học tập suốt đời, huy động tham gia của cộng

đồng vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo; quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực

giáo dục. Các chính sách chung cho giáo dục đào tạo và các điều kiện hỗ trợ

cho nhóm học sinh đặc biệt, nghèo, dân tộc, vùng khó khăn, cung cấp tín

Page 82: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

76

dụng cho sinh viên, mượn sách, học bổng nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận

giáo dục ở các bậc học cao hợn,... và các hoạt động nhằm thúc đẩy bình đẳng

giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (ví dụ, quĩ, sáng kiến hỗ trợ,...)

Phòng, chống bạo lực trong gia đình

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, 2007 với 6 chương và 46 điều đã

giải thích về hành vi bạo lực gia đình, những nguyên tắc phòng, chống bạo

lực gia đình, xử phạt hành vi bạo lực gia đình. Các hành vi bạo lực gia đình bị

cấm bao gồm: hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại

đến sức khoẻ, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự,

nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu

quả nghiêm trọng; ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia

đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh,

chị, em với nhau; cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết

hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; chiếm đoạt, huỷ hoại,

đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên

khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; cưỡng ép

thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của

họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ

thuộc về tài chính (Khoản 1, Điều 2). Người có hành vi vi phạm pháp luật về

phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý

vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây

thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 42).

Chương 2 của luận án đã tập trung luận giải cơ sở lý thuyết và cơ sở

thực tiễn liên quan đến quan niệm hạnh phúc. Cơ sở lý thuyết bao gồm khái

niệm, thao tác hóa khái niệm, lý thuyết áp dụng trong luận án. Cơ sở thực

tiễn gồm (1) Bối cảnh kinh tế-văn hóa-xã hội; (2) Tư tưởng Hồ Chí Minh

và các văn bản pháp luật định hướng giá trị hạnh phúc trong sự phát triển

của phụ nữ.

Page 83: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

77

Lý thuyết mang ý nghĩa dẫn luận chỉ đường khai mở cho nghiên cứu

khoa học. Dó đó, trên cơ sở xác định khái niệm, thao tác hóa khái niệm, luận

án sẽ xác định được trọng tâm vấn đề nghiên cứu. Luận án cũng sử dụng ba lý

thuyết trong nghiên cứu: Lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu và lý thuyết

điểm hạnh phúc. Theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu quan niệm về hạnh

phúc của người phụ nữ Việt Nam là một chủ đề khó và phức tạp. Do đó, khó

có một lý thuyết nào có thể giúp giải quyết các vấn đề một cách triệt để và

thấu đáo. Việc vận dụng đồng thời ba cách tiếp cận như trên có ngụ ý rằng

các lý thuyết sẽ bổ sung cho nhau, qua đó giúp cho việc nhìn nhận, phân tích

và đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc hơn.

Thông qua việc điểm lại, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn

bản pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam cho tấy, việc định hướng giá trị

hạnh phúc trong các chính sách phát triển cho phụ nữ không phải là vấn đề có

tính chất kĩ thuật mà là quá trình chính trị. Hạnh phúc không thể xem xét một

cách tách rời với những quan tâm chính trị khác và cần đặt hạnh phúc ở trọng

tâm của quản trị chính trị, gắn bó mật thiết với phát triển và hoà bình. Điều

này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách khắc phục các khuôn

mẫu, tư duy thiên lệch về phụ nữ và nam giới, xây dựng quan điểm triết lí,

cách suy nghĩ mới, theo đó mọi thành viên nữ và nam cần được coi trọng với

tư cách là đối tác, chủ thể chính của mục tiêu hạnh phúc. Trên cơ sở thông

điệp đó, cộng đồng quốc tế nhất trí xây dựng một khung khổ quan điểm rộng

mở, với những điểm nhấn tích cực hơn về bình đẳng giới cũng như tạo cơ sở

cho việc định hướng giá trị hạnh phúc trong các chính sách phát triển và gợi

mở những hướng nghiên cứu tiếp theo.

Page 84: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

78

Tiểu kết chương 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu. Luận án

tập trung làm rõ các khái niệm công cụ và các đặc trưng chủ yếu của hạnh

phúc để tạo cơ sở cho việc thao tác hóa khái niệm.

Luận án thao tác hóa khái niệm “Quan niệm của người phụ nữ về

hạnh phúc” dựa trên hai cơ cở: 1) Dựa trên đặc trưng bản chất của hạnh

phúc và 2) dựa trên hạnh phúc chủ quan. Do đó, luận án nghiên cứu quan

niệm của người phụ nữ về hạnh phúc trên 03 lĩnh vực: Quan niệm hạnh phúc

trong lĩnh vực kinh tế-môi trường tự nhiên; Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh

vực gia đình-xã hội và Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân. Ba lĩnh

vực này được cụ thể thành rất nhiều tiêu chí.

Luận án ứng dụng hai lý thuyết trong nghiên cứu quan niệm của người

phụ nữ về hạnh phúc: lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu của Maslow.

Cho dù hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của con người, nhưng lại dựa

trên những yếu tố khách quan - đó là mức độ thỏa mãn của con người trong

các mối quan hệ với môi trường sống xung quanh. Lý thuyết hệ thống là cơ sở

giúp trả lời câu hỏi các yếu tố nào sẽ tạo nên hạnh phúc cho người phụ nữ, nhìn

một cách tổng thể. Lý thuyết nhu cầu của Maslow được vận dụng để giải thích

sự thay đổi quan niệm của người phụ nữ Việt Nam về hạnh phúc qua các thời

kỳ lịch sử khác nhau và sự khác biệt trong quan niệm của người phụ nữ thuộc

các nhóm xã hội khác nhau. Luận án cũng làm rõ bối cảnh văn hóa, xã hội; tư

tưởng Hồ Chí Minh và điểm lại các văn bản pháp luật định hướng giá trị hạnh

phúc làm cơ sở nghiên cứu cho luận án.

Page 85: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

79

Chương 3

QUAN NIỆM CHUNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC

3.1. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

Các yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên được quan

niệm là tất cả những gì do con người sáng tạo, tiếp thu, lựa chọn trong mối

tương quan với môi trường tự nhiên, nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh tồn hàng

ngày của họ. Biểu hiện tập trung của nhóm này là các yếu tố đáp ứng nhu cầu

ăn, mặc, ở, đi lại. Tuy nhiên, trong việc thoả mãn các nhu cầu bất biến này, ở

mỗi thời kỳ lịch sử, biểu hiện của chúng lại có sự biến đổi rất đáng kể [66].

Trong nghiên cứu này, người phụ nữ được chọn 5/11 yếu tố mà theo quan

niệm của họ, chỉ có được hạnh phúc khi có các yếu tố này.

Số liệu bảng 3.1 cho thấy người phụ nữ quan niệm: hạnh phúc là khi có

thu nhập ổn định, có nhà ở riêng, có công ăn việc làm đầy đủ, an toàn vệ sinh

thực phẩm tốt và môi trường tự nhiên trong lành.

Bảng 3.1: Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự

nhiên xếp theo thứ tự ưu tiên của người trả lời

% N

1. Có thu nhập ổn định 76,3 1100

2. Có nhà ở riêng 70,6 1017

3. Có công ăn việc làm đầy đủ 69,0 995

4. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt 47,5 684

5. Môi trường tự nhiên trong lành 47,3 681

6. Được ăn ngon 43,4 626

7. Được làm công việc mình thích 36,2 522

8. Có đủ tiện nghi sinh hoạt 34,2 493

9. Có tài sản và tiền để dành 32,4 467

10. Được mặc đẹp 29,9 431

11. Có hệ thống dịch vụ tốt 13,8 199

N= 1443

Nguồn: đã trích dẫn

Page 86: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

80

Thu nhập là một trong những yếu tố chủ điểm khi nghiên cứu về hạnh

phúc chủ quan. Có hai luồng tranh luận về sự cần thiết đo lường mối quan hệ

giữa thu nhập và hạnh phúc. Quan điểm thứ nhất, ví dụ quan điểm của Doh

Chull Shin [49], đo lường hạnh phúc thoát ly khỏi yếu tố thu nhập bởi kinh

nghiệm nghiên cứu hạnh phúc ở những quốc gia Nho giáo (trong đó có Việt

Nam) cho thấy, còn khá nhiều người vẫn còn chịu chi phối bởi văn hóa Nho

giáo truyền thống nên lo ngại rằng nếu phát biểu những quan niệm gắn liền

với vật chất có thể vẫn bị coi là người dung tục, tầm thường. Quan điểm thứ

hai cởi mở, cân bằng hơn khi coi thu nhập là một trong những yếu tố có ảnh

hưởng tới hạnh phúc. Ví dụ: Frijters, Haisken-DeNew & Shields [9] đã ghi

nhận rằng sự tăng lên của thu nhập dẫn tới hạnh phúc chủ quan cao hơn. Hay

nghiên cứu của Stevenson, B. and J.Wolfers [24] cho thấy thu nhập rất quan

trọng bởi nó định hướng mức sống và khả năng tiêu dùng - những yếu tố tiền

đề của hạnh phúc.

Nghiên cứu này đã mạnh dạn đưa yếu tố thu nhập vào tìm hiểu quan

niệm hạnh phúc của người phụ nữ. Kết quả chỉ ra rằng “có thu nhập ổn định”

là ưu tiên lựa chọn hàng đầu, sau đó là “có công ăn việc làm đầy đủ” -

phương tiện để tạo thu nhập ổn định, bền vững. Như vậy, yếu tố sinh tồn đáp

ứng nhu cầu sống cơ bản là rất quan trọng trong đảm bảo hạnh phúc của

người phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn sâu cũng góp phần

làm rõ điều này:

“Trước tiên cứ phải có thu nhập. Tiền vẫn quan trọng. Khi có tiền mình

hạnh phúc hơn bởi vì mình tự tin hơn, có thể làm những việc mình thích, có

thể giúp đỡ mọi người mà không cần phải lo lắng […] Mình chủ động được

thu nhập thì mình cũng chủ động được trong nắm giữ hạnh phúc” (PVS nữ,

mức sống trung bình, kết hôn dưới 10 năm, xã Ninh Giang, Ninh Bình)

Nguồn: Dữ liệu định tính của luận án

Page 87: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

81

“Bây giờ mọi người nghĩ về tiền nhiều hơn nên tiền cũng quan trọng

hơn trong đem lại hạnh phúc. Có tiền là có hạnh phúc. Hết tiền là hết hạnh

phúc” (PVS nữ, mức sống trung bình, kết hôn hơn 20 năm, Tp. Buôn Ma

Thuột, Đắc Lắc)

Với hai yếu tố được lựa chọn là “có nhà ở riêng” và “môi trường tự

nhiên trong lành” đã cho thấy kết quả tương đồng với một số nghiên cứu

trước đây về các yếu tố tác động đến hạnh phúc chủ quan. Ô nhiễm tiếng ồn

và ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đáng kể đến sự hài lòng về cuộc

sống [7]. Có những bằng chứng chứng tỏ rằng điều kiện nhà ở có tác động

đến hạnh phúc chủ quan. Hiểu được mối quan hệ giữa chất lượng môi trường

với hạnh phúc chủ quan là rất quan trọng để kết nối các điều kiện môi trường

thực tế (bao gồm chất lượng nguồn không khí và mở rộng không gian xanh)

với những chính sách đảm bảo hạnh phúc cho phụ nữ. Hiểu được nhu cầu có

nhà ở riêng là một thành tố quan trọng của điều kiện vật chất trong đời sống

của người phụ nữ sẽ hướng nhà nước quan tâm hơn tới chính sách nhà ở.

Người phụ nữ luôn mong muốn có nơi ở an toàn, tạo cho họ cảm giác họ

thuộc về nơi đó.

3.2. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội

Những yếu tố thuộc lĩnh vực gia đình - xã hội phản ánh quan hệ giữa

con người với con người. Về mặt tâm lý học, các mối quan hệ xã hội là một

trong những động lực nội sinh (intrinsic motivation) có thể làm tăng hạnh

phúc một cách mạnh mẽ [6].

Trong lĩnh vực này, người phụ nữ cũng được yêu cầu lựa chọn 5/11 yếu

tố cho là có tác động quan trọng nhất tới hạnh phúc. Số liệu bảng 3.2 cho thấy

5 yếu tố người phụ nữ ưu tiên lựa chọn là: gia đình hoà thuận; con cháu chăm

ngoan, tấn tới; quan hệ họ hàng tốt; an ninh, an toàn xã hội bảo đảm và quan

hệ láng giềng tốt.

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 88: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

82

Bảng 3.2: Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội xếp theo

thứ tự ưu tiên của người trả lời

% N

1. Gia đình hoà thuận 96 1383

2. Con cháu chăm ngoan, tấn tới 77,4 1115

3. Quan hệ họ hàng tốt 60,8 876

4. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm 54,4 784

5. Quan hệ láng giềng tốt 50,6 135

8. Có bạn bè tốt 31,9 460

7. Môi trường xã hội tự do, dân chủ 30,7 443

6. Được tự chủ, tự quyết về bản thân 29,8 430

10. Chính quyền thân thiện, công tâm 24,6 355

9. Quan hệ nơi làm việc tốt 21,2 305

11. Có vị thế, địa vị xã hội 15,3 220

N= 1443

Các nghiên cứu hạnh phúc ở Châu Á cho rằng trong ý thức chung về

Nho giáo, tính tập thể được bắt nguồn như một đặc điểm quan trọng và không

giống như người phương Tây luôn coi cá nhân là trung tâm của mọi ý nghĩ,

hành động. Một cuộc sống hạnh phúc trong bối cảnh văn hóa Nho giáo phải

có đặc trưng mang tính chung, mục tiêu chung, sở thích chung và mong ước

mang tính tập thể hơn là tính cá nhân. Trong đời sống Khổng giáo, hạnh phúc

chỉ xuất hiện nếu một người có mối quan hệ tốt với mọi người và quan hệ này

còn quan trọng hơn tri thức hay tiền bạc của cá nhân đó trong việc tạo nên

hạnh phúc. Khi nghiên cứu hạnh phúc ở Hàn Quốc, Park (2009) cũng phát

hiện rằng mối quan hệ của một cá nhân rất quan trọng trong việc nâng cao

hạnh phúc. Các mối quan hệ gia đình và cuộc sống tương đối đầy đủ về vật

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 89: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

83

chất sẽ mang lại hạnh phúc, sự thỏa mãn và cuộc sống viên mãn cho mọi cá

nhân. Bối cảnh Châu Á mang tính chất tiêu biểu, chứng minh cho nhận định:

“Con người là một sản phẩm của bối cảnh xã hội. Bất cứ nỗ lực nào nhằm cố gắng

để hiểu được họ phải đánh giá dựa trên gia đình của họ” [15].

Kết quả nghiên cứu cho thấy: theo quan niệm của người phụ nữ, hạnh

phúc của họ vẫn gắn liền với những mối quan hệ gia đình hơn là những yếu tố

mang tính cá nhân - những giá trị tự thể hiện như “có vị thế, địa vị xã hội”,

“được tự chủ, tự quyết về bản thân”. Yếu tố mang lại hạnh phúc cho người

phụ nữ không gì khác mà chính là nhu cầu tình cảm đến từ gia đình, con cháu,

họ hàng. Một phụ nữ còn chia sẻ quan điểm rằng: nếu người phụ nữ hướng

quá nhiều tới thành công bên ngoài có thể lại là nguồn cơn của bất hạnh, chứ

không phải tiền đề của hạnh phúc:

“Để người phụ nữ thực sự hạnh phúc thật không đơn giản vì

phải phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là những mối quan hệ với gia

đình mình, gia đình hai bên. Phụ nữ vẫn trọng gia đình hơn. Gia đình

vẫn là số một. Gia đình hạnh phúc thì phụ nữ sẽ hạnh phúc […] Nếu

người phụ nữ hướng quá nhiều tới thành công bên ngoài chưa chắc đã

hạnh phúc đâu, nhiều khi là bất hạnh đấy và có thể có hậu quả nghiêm

trọng” (PVS nữ, mức sống trung bình, kết hôn hơn 20 năm, thị trấn

Nông Trường, Sơn La)

Có thể nói, trong suy nghĩ của người phụ nữ, gia đình là một tổ ấm cho

hạnh phúc cá nhân, nơi các sợi dây ràng buộc về mặt tình cảm giữ vai trò

trung tâm. Hạnh phúc cá nhân chính là sự hài hoà các mối quan hệ trong gia

đình. Việc nuôi dưỡng tốt các mối quan hệ gia đình cũng là tạo điểm tựa cho

hạnh phúc cá nhân. Điều này đưa đến một nhận định rằng: thay đổi bối cảnh

gia đình (hoặc các mối quan hệ gia đình) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối

với các thành viên trong gia đình nói chung và đối với cảm nhận hạnh phúc

của người phụ nữ nói riêng. Cách con người quan hệ với người khác có ý

nghĩa hơn những gì họ có.

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 90: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

84

3.3. Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân

Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, một khía cạnh không thể

bỏ qua trong cấu trúc hạnh phúc của con người là những yếu tố thuộc đời

sống cá nhân như sức khoẻ, trình độ học vấn, năng lực làm việc… Trong đó,

có cả những yếu tố tinh tế và phức tạp như niềm tin cá nhân, đời sống tinh

thần, cảm nhận thành công trong cuộc sống…

Trong 11 yếu tố đưa ra ở nghiên cứu này, 05 yếu tố được người phụ nữ

lựa chọn có tác động quan trọng nhất tới hạnh phúc là: có sức khoẻ tốt; đời

sống tinh thần, tâm linh yên ổn; có thời gian nghỉ ngơi, giải trí; làm được việc

có ý nghĩa và có niềm tin vào con người, xã hội.

Bảng 3.3: Quan niệm hạnh phúc trong đời sống cá nhân

xếp theo thứ tự ưu tiên của người trả lời

% N

1. Có sức khỏe tốt 96,0 1383

2. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn 60,9 878

3. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí 58,1 837

4. Thành công trong cuộc sống 45,3 653

5. Có trình độ học vấn 43,8 631

6. Làm được việc có ý nghĩa 43,3 624

7. Có năng lực làm việc 43,3 624

8. Có niềm tin vào con người, xã hội 36,1 520

9. Luôn có mục tiêu phấn đấu 33,6 484

10. Thể hiện được năng lực của mình 21,8 314

11. Thích ứng nhanh với cuộc sống 17,3 250

N= 1443

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 91: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

85

Mặc dù sức khỏe là biến số khá phức tạp để có thể đo lường trong các

khảo sát về hạnh phúc nhưng đã có những bộ công cụ đo lường về sự hài lòng

cuộc sống đặt trong tương quan so sánh với tình trạng sức khỏe. Cả sức khỏe

thể chất và tinh thần đều có mối liên hệ với mức độ hạnh phúc chủ quan.

Khảo sát ở các nhóm gặp vấn đề về sức khỏe thấy có sự suy giảm hạnh phúc.

Theo báo cáo của ONS (2012) những người khỏe mạnh có tỷ lệ hài lòng về

cuộc sống cao hơn rất nhiều những người ốm đau dài hạn. Theo số liệu báo

cáo của Lucas (2007) từ các nghiên cứu panel quy mô lớn đại diện quốc gia

đã ghi nhận sự ốm yếu, bất lực có liên quan đến mức độ giảm sút hạnh phúc

(với độ lệch chuẩn 0,40 đến 1,27).

Trong nghiên cứu này, “có sức khỏe tốt” là yếu tố được người phụ nữ

ưu tiên lựa chọn cao nhất (98,9%). Sức khỏe mang tính chất nền tảng cho mọi

hoạt động hướng đến hạnh phúc:

“Một người hạnh phúc chắc chắn là một người khỏe mạnh. Khi

mình khỏe, mình mới cảm nhận được cuộc sống, mình mới có thể vạch

ra các kế hoạch của cuộc đời và nỗ lực để đạt được nó [...] Khi mình

khỏe mạnh, mình có nhiều điều để ước. Còn khi không khỏe mạnh thì

chỉ có một điều ước duy nhất là được khỏe mạnh mà thôi” (PVS nữ,

mức sống khá, kết hôn hơn 20 năm, xã Ninh Giang, Ninh Bình)

Yếu tố tiếp theo được lựa chọn là “có đời sống tinh thần, tâm linh yên

ổn”. Một nghiên cứu gần đây về giá trị gia đình đã chỉ ra rằng: gia đình là cội

nguồn nuôi dưỡng đời sống tinh thần, tâm linh của mỗi người. Những giá

trị mà gia đình mang đến hết sức bền vững, ẩn sâu, lan tỏa và tạo nên giá trị

tâm linh của văn hóa gia đình. Xét đến cùng, con người cần tổ ấm gia đình tức

là cần có một giá trị tâm linh để duy trì sự sống của mình trên một bình diện

văn hóa mà chỉ ở đó con người mới có [41]. Như phần trước đã phân tích, với

người phụ nữ, hạnh phúc luôn gắn với gia đình nên đến phần này, người phụ

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 92: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

86

nữ tiếp tục lựa chọn yếu tố đem lại hạnh phúc là có đời sống tinh thần, tâm

linh yên ổn cũng là điều hợp logic.

Với hai yếu tố mà người phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn là “có

sức khỏe tốt” và “có đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn” đã gợi đến một quốc

đảo được Báo cáo chỉ số hạnh phúc hành tinh 2006 (HPI - Happy Planet

Index) đánh giá là hạnh phúc nhất thế giới - quốc đảoVanuatu. Đây là kết quả

nghiên cứu của NEF (New Economics Foundation), một Tổ chức nghiên cứu

kinh tế - xã hội có trụ sở chính tại Vương quốc Anh. Dựa vào các số liệu chọn

lọc từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra,

NEF đã tập hợp và đưa ra được bức tranh về thực trạng hạnh phúc của 178

nước (tức là hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới). Trong báo cáo,

chỉ số hạnh phúc của Vanuatu là 68,2 - cao nhất thế giới.Vanuatu - tên gọi

đảo quốc này nghĩa là "Miền đất vĩnh hằng". Quốc gia này nằm ở phía nam

Thái Bình Dương. Dân số Vanuatu gồm nhiều sắc tộc nhưng sống rất hoà

thuận với nhau. Ở Vanuatu hiện vẫn rất ít các thiết bị tiêu dùng hiện đại,

người dân không ưa những dịch vụ kiểu siêu thị hay nhà hàng Mc

Donaldnhưng ở đây phần đông dân số sống thanh thản bình yên đến tận 85-90

tuổi. Nhiều tài liệu ca ngợi Vanuatu là thiên đường nơi hạ giới bởi môi trường

trong lành, con người khoẻ mạnh, thân thiện [53].

Mặc dù đã có những tranh cãi về báo cáo HPI của NEF khi quá quy

giản các chỉ số đo hạnh phúc nhưng không thể phủ nhận rằng hai yếu tố sức

khỏe và đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn là hai yếu tố quan trọng trong

quan niệm hạnh phúc chủ quan.

3.4. Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc

Sau khi đưa ra quan niệm về hạnh phúc ở ba lĩnh vực riêng rẽ như đã phân

tích ở trên, người phụ nữ tiếp tục được hỏi về quan niệm của mình khi phải

lựa chọn hai trong ba lĩnh vực. Theo quan niệm của người phụ nữ, hai nhóm

yếu tố nào trong ba nhóm (kinh tế-môi trường tự nhiên, gia đình-xã hội, đời

Page 93: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

87

sống cá nhân) sẽ đem lại hạnh phúc? Kết quả nghiên cứu cho thấy: lĩnh vực

gia đình-xã hội được lựa chọn cao nhất và lĩnh vực đời sống cá nhân được lựa

chọn thấp nhất (Biểu 3.1). Bước phân tích tiếp theo này tiếp tục ủng hộ kết

quả nghiên cứu ở phần trên khi chỉ ra rằng, theo quan niệm của người phụ nữ,

hạnh phúc vẫn gắn liền với những mối quan hệ gia đình hơn là những yếu tố

mang tính cá nhân.

Biểu 3.1: Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc (%)

Các kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, trong các mối quan hệ gia đình,

người phụ nữ đặc biệt chú ý tới mối quan hệ vợ chồng:

“Lựa chọn hai trong ba lĩnh vực thì chị sẽ chọn đầu tiên là gia

đình, là gia đình hòa thuận đấy. Chị không biết mọi người quan

niệm thế nào chứ với chị, hạnh phúc là khi gia đình hòa thuận, hai

vợ chồng yêu thương nhau, biết chia sẻ công việc với nhau. Như các

cụ nói đấy, thuận vợ thuận chồng thì mọi cái mình đều làm được,

kinh tế cũng tự đến” (PVS nữ, mức sống trung bình, kết hôn hơn 20

năm, Tp.Hồ Chí Minh)

Nguồn: Đã trích dẫn Nguồn: Đã trích dẫn

Page 94: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

88

Theo quan niệm của người phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu, xét riêng

trong mối quan hệ vợ chồng, “hạnh phúc là được yêu và được tôn trọng” và

biểu hiện cụ thể là thường xuyên biểu lộ tình yêu, tạo cơ hội gặp nhau ngay cả

khi giải quyết mâu thuẫn và tôn trọng sự riêng tư.

Hạnh phúc là thường xuyên biểu lộ tình yêu

Tình yêu là yếu tố không thể thiếu của hạnh phúc. “Muốn có hạnh

phúc thì phải có tình yêu trong đó. Nếu không có tình yêu thì vợ chồng không

muốn nhìn mặt nhau chứ đừng nói đến hạnh phúc” (PVS, mức sống trung

bình, kết hôn 1-10 năm, Ninh Bình). Trong suốt giai đoạn phát triển của gia

đình sẽ không tránh khỏi những căng thẳng và sự căng thẳng thường lớn nhất

tại các thời điểm chuyển giao từ một giai đoạn này sang một giai đoạn khác,

ví dụ khi gia đình thêm hoặc mất đi một thành viên. Vào những thời điểm

này, việc người chồng biết cách thể hiện tình yêu với vợ không chỉ khiến

người vợ cảm thấy hạnh phúc tại thời điểm ấy mà còn có ý nghĩa trong việc

đảm bảo hạnh phúc dài lâu bởi nó định hướng tích cực cho mối quan hệ tương

lai của hai vợ chồng.

Theo chia sẻ của một phụ nữ trẻ, thời điểm phát hiện có thai là lúc lo

lắng nhất nhưng cũng là lúc cảm nhận rõ ràng được niềm hạnh phúc nhất bởi

mọi người trong gia đình đều thể hiện tình yêu với bạn ấy một cách rõ ràng,

đặc biệt là người chồng:“Anh ấy nói chuyện ngọt ngào hơn và nói yêu vợ

thường xuyên hơn. Ví dụ, hay gọi nịnh: vợ yêu ơi, em yêu ơi. 12 giờ đêm, nếu

em đói cũng sẵn sàng vào bếp làm đồ ăn cho vợ” (PVS, mức sống trung bình,

kết hôn 1-10 năm, Sơn La)

Cách thể hiện tình yêu của những đôi vợ chồng trung tuổi thường kín

đáo hơn nhưng cũng không kém phần tinh tế. Một phụ nữ 48 tuổi kể rằng

chồng bà luôn đi cùng bà tới các buổi lễ cầu nguyện cuối tuần. Bạn ông rủ

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 95: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

89

ông đi trước, ông không đi mà cố tình lấy cớ gì đó để đi cùng bà. Sau rồi mọi

người biết, không rủ ông nữa và thỉnh thoảng trêu chọc “đôi vợ chồng nhà

này dính nhau như sam”. Ban đầu, bà hơi ngại vì già rồi mà vẫn bị trêu nhưng

sau bà thấy vui vì ông và bà có thời gian bên nhau nhiều hơn. Bà bảo hai vợ

chồng từ khi lấy nhau đều thế, làm việc gì cũng có nhau.

Trên thực tế, mọi hành động trong cuộc sống hằng ngày đều có thể

được xem là một tín hiệu của tình yêu dù chỉ những người trong cuộc mới

nắm bắt được. Những thế hệ khác nhau sẽ có cách thể hiện tình yêu khác nhau

nhưng rõ ràng sự thể hiện thường xuyên tình yêu của người chồng là cách để

người phụ nữ thấy mình được yêu - yếu tố tạo nên hạnh phúc.

Hạnh phúc là tạo cơ hội gặp nhau ngay cả khi giải quyết mâu thuẫn

Gia đình không chỉ là tổ ấm, là chỗ dựa tinh thần cho các cá nhân mà

còn là nơi có những mối quan hệ căng thẳng, bất hòa, mẫu thuẫn, xung đột

giữa các thành viên. Những mâu thuẫn trong gia đình là tất yếu và đôi khi là

cần thiết. Qua những lần mâu thuẫn này, mối quan hệ vợ chồng được cân

bằng lại, xác định lại và tổ chức lại để giải quyết và chấp nhận những khác

biệt. Điều quan trọng là cách giải quyết mâu thuẫn như thế nào. Các cuộc

phỏng vấn sâu ghi nhận cách giải quyết mâu thuẫn của người chồng là điều

phụ nữ rất lưu tâm. Phụ nữ mong muốn người chồng giải quyết mâu thuẫn

một cách chủ động, lành mạnh như một cách thể hiện sự tôn trọng với vợ.

Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng phải được giải quyết một cách thẳng

thắn, không đi đường vòng theo kiểu hình tam giác, nghĩa là nhờ một thành

viên khác trong gia đình truyền đạt lại cảm xúc và đứng ra thực hiện. Cần

mềm dẻo trong giải quyết vấn đề. Không có phép mầu nào cũng như không có

cách giải quyết một chiều nào. Hiệu quả của mỗi quyết định tuỳ thuộc vào

từng tình huống liên quan đến quyết định đó. Nghiên cứu về tâm lý học xã hội

đã chỉ ra rằng những cặp đôi thường xin lỗi, giải quyết các vấn đề qua tin

nhắn điện thoại có xu hướng ít hạnh phúc hơn. Một trong những yếu tố để

Page 96: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

90

giải quyết mâu thuẫn hiệu quả là trao đổi một cách trực tiếp. Đôi khi những

cuộc nói chuyện “angry but honest conversations” - có thể tức giận nhưng

trung thực - rất có ích cho việc đem lại hạnh phúc lâu dài. Khi nói lên sự thật,

sẽ dễ tha thứ và quên. Hơn thế nữa, khi nói rõ ràng về sự tức giận như là một

dấu hiệu để người bạn đời biết rằng hành vi đó là không được chấp nhận và từ

đó sẽ dần điều chỉnh hành vi [13].

Câu chuyện một phụ nữ chia sẻ về cách giải quyết mâu thuẫn của hai

vợ chồng là một minh họa cho quan niệm: hạnh phúc là được tôn trọng trong

mọi hoàn cảnh, đặc biệt khi gia đình có mâu thuẫn:

“Hai vợ chồng cô có một quy định: chuyện gì cũng phải nói với nhau,

ngay cả khi không vừa ý với nhau điều gì cũng phải nói, không được

để bụng, đặc biệt không được để bố mẹ hai bên can thiệp vào chuyện

vợ chồng. Hai vợ chồng tự giải quyết với nhau là tốt nhất. Đôi lúc

cũng to tiếng đấy, cũng giận nhau cả tuần nhưng khi nói được với

nhau thì cũng hiểu nhau hơn, tôn trọng quan điểm của nhau hơn.

Hạnh phúc không thể thiếu được điều này đâu” (PVS, mức sống trung

bình, kết hôn 10-20 năm, Ninh Bình)

Hạnh phúc là tôn trọng sự riêng tư cá nhân

Một yếu tố nữa đem lại hạnh phúc theo quan niệm của phụ nữ là tôn

trọng sự riêng tư cá nhân. Dường như đây là một quan niệm mới về hạnh

phúc xét riêng trong mối quan hệ vợ chồng. Đề tài ghi nhận được điều này ở

một số phụ nữ trẻ sống tại địa bàn thành phố. Theo họ, phụ nữ hiện nay có rất

nhiều mối quan hệ xã hội - có những mối quan hệ bạn bè thân mật, có những

mối quan hệ công việc, xã giao và người chồng cần tôn trọng điều này. Trong

một phỏng vấn sâu, người phụ nữ trẻ kể chuyện về một đôi vợ chồng khác mà

cô ấy biết. Anh chồng rất ghen và thường xuyên kiểm soát vợ bằng các hình

thức như quy định giờ có mặt ở nhà, không muốn vợ về thăm ông bà ngoại

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 97: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

91

quá thường xuyên vì người yêu cũ của vợ ở gần đó, kiểm tra điện thoại và

theo dõi các mối quan hệ xã hội của vợ trên facebook. Anh chồng sử dụng cả

bạo lực để “dạy” vợ khi có bất cứ nghi ngờ gì về khả năng không chung thuỷ

của vợ. Người phụ nữ trẻ dùng từ “bất hạnh” để mô tả về người vợ trong câu

chuyện. Từ một người sôi nổi, thích tham gia các hoạt động xã hội, khi lấy

chồng, người vợ trở thành người khép kín, thụ động. Kết thúc câu chuyện,

người phụ nữ trẻ khẳng định: người chồng cần tin tưởng vợ hơn là kiểm soát

và trong không gian gia đình vẫn cần tồn tại không gian cá nhân. Rõ ràng, nhu

cầu được tôn trọng sự riêng tư cá nhân trong mối quan hệ vợ chồng là nhu cầu

có thực của phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả của đề tài chỉ mang tính

gợi mở những có lẽ cần quan tâm nghiên cứu tới mối quan hệ giữa sự riêng tư

và quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Đây là chủ đề nghiên cứu khá

thú vị khi gia đình đang biến đổi trong bối cảnh công nghiệp hoá - hiện đại

hoá và hội nhập quốc tế.

Có khác biệt về ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm của phụ nữ

và nam giới về hạnh phúc?

Cơ sở của sự khác biệt giữa nam và nữ đã được đề cập trong nhiều

nghiên cứu. Nhiều quan niệm truyền thống về sự khác biệt vai trò của giới

được xác định bởi các đặc điểm giới tính. Những quan điểm hiện đại đã có

nhiều thay đổi. Vai trò của giới có thể học được trong quá trình xã hội hóa của

từng cá nhân. Yếu tố văn hóa cũng tác động rất lớn đến việc xác định vai trò

của giới trong một xã hội cụ thể. Những khác biệt giới có thể được tìm thấy

trong thái độ đối với một số vấn đề trong cuộc sống. Vậy trong quan niệm về

hạnh phúc, giữa nam và nữ có khác biệt?

Kết quả chỉ ra rằng nam và nữ không có khác biệt trong ưu tiên lựa

chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc. Tỷ lệ lựa chọn lĩnh vực gia

đình-xã hội đều cao nhất ở cả nam và nữ, sau đó đến lĩnh vực kinh tế-môi

trường tự nhiên và lĩnh vực đời sống cá nhân (Biểu 3.2).

Page 98: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

92

Biểu 3.2: Ưu tiên lựa chọn lĩnh vực trong quan niệm về hạnh phúc

chia theo giới tính (%)

Tỷ lệ lựa chọn lĩnh vực gia đình-xã hội cao gần gấp đôi tỷ lệ lựa chọn

lĩnh vực đời sống cá nhân cho thấy trong quan niệm của cả phụ nữ và nam

giới, tính “chung” được đề cao hơn tính “riêng” trong việc tạo nên hạnh phúc.

Giải thích điều này từ góc độ văn hóa, tác giả P.Mus (1952) cho rằng điều này

là dễ hiểu với nền văn hóa Châu Á bởi “mỗi cá nhân thuộc về làng trước khi

thuộc về chính bản thân mình” [97].

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, con người được sinh ra và lớn

lên trong ba tổ chức cộng đồng là: cộng đồng gia đình, cộng đồng thân tộc và

cộng đồng làng xã. Ba cộng đồng đó là thế giới riêng của con người. Họ sống

nhờ vào các cộng đồng đó và cũng vì các cộng đồng đó. Sự hiện diện của một

con người không có nghĩa cá nhân đó là ai mà là ở chỗ anh ta là con ai, cháu

ai, người của làng nào. Cái giá trị anh ta mang không phải là cái anh ta có, mà

là cái gia đình, họ hàng, làng xã anh ta có [66]. Mối quan hệ qua lại giữa ba

cộng đồng này tạo nên sự cố kết, là khởi nguyên cho tinh thần tương thân

tương ái của các thành viên, giúp các thành viên không cảm thấy bơ vơ, cô

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 99: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

93

độc, ít nhiều có được một sự đùm bọc của những người thân (theo nghĩa

rộng). Trong cộng đồng này, gia đình có vị trí rất quan trọng. Gia đình không

đơn thuần là địa hạt của “việc nhận” với ý nghĩa đối ngược của “việc tạo ra”

mà là một phần của cuộc sống, trong đó con người đầu tư rất nhiều cảm xúc,

năng lượng sáng tạo và những tưởng tượng mới của mình [116]. Và như thế,

hạnh phúc - một dạng cảm xúc chủ quan - cũng luôn gắn với những cảm xúc

được sáng tạo và tái tạo trong môi trường gia đình.

Có thể nói, giữa phụ nữ và nam giới, sự giống nhau về quan niệm

hạnh phúc vẫn là cơ bản. Sự khác biệt, nếu có, có thể cần phân tích kỹ hơn

trong các nhóm cụ thể, ví dụ: giữa nam và nữ trong nhóm tuổi khác nhau,

mức sống khác nhau, học vấn khác nhau, nghề nghiệp khác nhau…

Page 100: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

94

Tiểu kết chương 3

Chương 3 phân tích quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc trong ba

lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên, năm yếu tố tạo nên

hạnh phúc là có thu nhập ổn định, có nhà ở riêng, việc làm đầy đủ, an toàn vệ

sinh thực phẩm tốt và môi trường tự nhiên trong lành. Trong lĩnh vực gia đình

- xã hội, hạnh phúc là khi gia đình hòa thuận, con cháu chăm ngoan, quan hệ

họ hàng tốt, an toàn xã hội và quan hệ láng giềng tốt. Trong lĩnh vực đời sống

cá nhân, hạnh phúc là khi có sức khỏe tốt, tinh thần yên ổn, có thời gian nghỉ

ngơi, thành công trong cuộc sống và có trình độ học vấn.

Kết quả của luận án đồng thuận với một số nghiên cứu trước đây khi

chỉ ra rằng theo quan niệm của người phụ nữ, hạnh phúc vẫn gắn liền với

những mối quan hệ gia đình hơn là những yếu tố mang tính cá nhân - những

giá trị tự thể hiện như “có vị thế, địa vị xã hội”, “được tự chủ, tự quyết về bản

thân”. Yếu tố mang lại hạnh phúc cho người phụ nữ không gì khác mà chính

là nhu cầu tình cảm đến từ gia đình, con cháu, họ hàng.

Giải thích điều này từ góc độ văn hóa, tác giả P.Mus (1952) cho rằng

điều này là dễ hiểu với nền văn hóa Châu Á bởi mỗi cá nhân thuộc về làng

trước khi thuộc về chính bản thân mình. Trong xã hội Việt Nam truyền thống,

con người được sinh ra và lớn lên trong ba tổ chức cộng đồng là: cộng đồng

gia đình, cộng đồng thân tộc và cộng đồng làng xã. Trong cộng đồng này, gia

đình có vị trí rất quan trọng. Gia đình không đơn thuần là địa hạt của “việc

nhận” với ý nghĩa đối ngược của “việc tạo ra” mà là một phần của cuộc sống.

Và như thế, hạnh phúc - một dạng cảm xúc chủ quan - cũng luôn gắn với

những cảm xúc được sáng tạo và tái tạo trong môi trường gia đình.

Page 101: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

95

Chương 4

ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN

VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC

Ở phần trên, báo cáo đã phân tích quan niệm về hạnh phúc của người

phụ nữ nhìn một cách tổng thể. Nhưng như chúng ta đã biết, không có người

phụ nữ chung chung, trừu tượng, chỉ có người phụ nữ tồn tại trong các nhóm

xã hội, tôn giáo, học vấn, độ tuổi, mức sống,… khác nhau. Nghiên cứu quan

niệm hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam là nghiên cứu hạnh phúc của tất

các các nhóm phụ nữ trong xã hội và tổng hòa lại là hạnh phúc chung của

người phụ nữ Việt Nam. Do đó, luận án tiếp tục đi tìm hiểu xem ở những

nhóm phụ nữ khác nhau thì quan niệm về hạnh phúc có điểm nào tương đồng

và khác biệt?

Nhìn chung, các nghiên cứu, các cuộc thảo luận về hạnh phúc đều củng

cố quan điểm rằng: hạnh phúc - ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân - là

một vấn đề đa chiều và phức tạp. Trong giới hạn của luận án, tác giả chỉ phân

tích phụ nữ trong một số nhóm xã hội chia theo đặc điểm cá nhân (theo khu

vực nông thôn-đô thị, nhóm tuổi, tôn giáo, dân tộc, mức sống) và trong tổng

số 33 yếu tố, luận án cũng chỉ chọn ra 15 yếu tố chia đều cho cả 3 lĩnh vực đã

được người phụ nữ ưu tiên lựa chọn.

4.1. Khu vực sống và quan niệm hạnh phúc

So với nhiều nước trên thế giới, đô thị ở Việt Nam phát triển tương đối

chậm. Cho đến khoảng 1945, đại đa số cư dân Việt Nam vẫn sống ở nông

thôn, còn văn hóa Việt Nam, nói như nhà sử học Trần Quốc Vượng, là “văn

hóa xóm làng”. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam lại trải qua 30

năm chiến tranh, phần lớn cư dân đô thị lại tản cư/sơ tán về nông thôn, họ

sống không khác gì người dân nông thôn. Từ ngày Đổi mới (1986) với tốc độ

công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều làng xã lại nhanh

chóng trở thành phố phường. Điều này có nghĩa là lối sống nông thôn và lối

sống đô thị ở Việt Nam đã và đang có sự giao thoa/xen kẽ rất sâu sắc. Liệu

Page 102: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

96

đặc điểm này có được phản ánh qua kết quả điều tra về việc lựa chọn yếu tố

tạo nên hạnh phúc ở hai khu vực hay không (xem bảng 4.1).

Bảng 4.1: Quan niệm hạnh phúc theo nhóm nông thôn-đô thị (%)

Nông thôn Đô thị

Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

1. Có thu nhập ổn định 75,8 76,8

2. Có công ăn việc làm đầy đủ** 73,3 65,7

3. Môi trường tự nhiên trong lành 50,3 44,8

4. Có nhà ở riêng 68,8 72

5. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt** 52,2 43,7

Lĩnh vực gia đình - xã hội

6. Gia đình hoà thuận 96,7 95,4

7. Con cháu chăm ngoan, tấn tới 83,4 72,5

8. Quan hệ họ hàng tốt 65,0 57,4

9. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm 57,5 51,9

10. Quan hệ láng giềng tốt 59,4 56,6

Lĩnh vực đời sống cá nhân

11. Có sức khỏe tốt* 97,0 95,1

12. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn* 65,2 57,6

13. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí 59,2 57,2

14. Thành công trong cuộc sống 45,0 45,6

15. Có trình độ học vấn 42,1 45,2

Mức ý nghĩa thống kê: *P<0,1 ** P<0,05 ***P<0,01

Các yếu tố có dấu * thể hiện sự khác biệt

Ở nhóm khu vực, sự lựa chọn yếu tố tạo nên hạnh phúc thể hiện tính

tương đồng nhiều hơn khác biệt khi chỉ có 4/15 yếu tố là có ý nghĩa thống kê.

Trong 4 yếu tố này, nông thôn đều có tỷ lệ lựa chọn cao hơn nhóm đô thị. Ở

yếu tố “có công ăn việc làm đầy đủ”, tỷ lệ lựa chọn ở nông thôn là 73,3%,

trong khi tỷ lệ lựa chọn ở đô thị là 65,7%. Điều này có thể xuất phát từ khác

biệt về thị trường việc làm giữa nông thôn và đô thị. Địa bàn đô thị mà

nghiên cứu lựa chọn là một phường trung tâm của thành phố - nơi thị trường

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 103: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

97

lao động rất đa dạng so với địa bàn nông thôn - một xã thuần nông, khá khép

kín. Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân các xã nghiên cứu, khoảng 70% -

75% dân số xã làm nông nghiệp là chủ yếu. Mặc dù người dân cũng tham gia

các nghề phụ như thợ mộc, thợ nề, buôn bán sản xuất vật liệu xây dựng...

nhưng chủ yếu là nam giới và công việc chỉ mang tính chất vụ mùa, tự phát.

Người phụ nữ chỉ ở nhà làm nông nghiệp và chăm sóc gia đình. Vì thế, nhu

cầu có công việc làm đầy đủ là nhu cầu thực tế của người phụ nữ nông thôn.

Trong khi đó với người phụ nữ đô thị, việc tìm kiếm việc làm cũng phần nào

dễ dàng hơn nên có thể họ chuyển sự lựa chọn sang các yếu tố khác như lời

chia sẻ của một người dân:

Ở thành phố, công việc dễ kiếm hơn. Phụ nữ tham gia công tác xã hội

xong có thể làm thêm công việc chuyên môn hoặc buôn bán, chạy chợ.

Còn ở nông thôn, phụ nữ chỉ làm ruộng, nuôi mấy con vịt, con gà. Những

lúc nông nhàn thì chồng đã đi làm nghề phụ rồi nên mình phải ở nhà

trông coi ruộng vườn, chăm sóc con cái cho chồng yên tâm” (PVS, mức

sống trung bình, kết hôn 10-20 năm, Tp. Hồ Chí Minh)

So sánh sự lựa chọn trong ba lĩnh vực, bảng 4 cho thấy sự khác biệt ở

lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên với 2 yếu tố có ý nghĩa thống kê, và

lĩnh vực đời sống cá nhân có 2 yếu tố, trong khi lĩnh vực gia đình - xã hội

không có yếu tố nào. Điều này cho thấy với người phụ nữ tại địa bàn nghiên

cứu, không phân biệt nông thôn hay đô thị, các mối quan hệ gia đình vẫn là

tiêu chí hàng đầu trong quan niệm hạnh phúc.

4.2. Nhóm tuổi và quan niệm hạnh phúc

Những người cùng lứa tuổi thường có những hồi ức chung về các sự

kiện lớn, về hoàn cảnh, môi trường mà họ đã trải qua, những dấu ấn thời gian

đã để lại trong họ những tình cảm đặc biệt, khiến trong thâm tâm họ thường

có một ý thức chung về cách nhìn nhận và hướng giải quyết các vấn đề diễn

ra trong đời sống. Trong khi đó, đặc điểm khác nhau giữa các nhóm tuổi là

cách nhận biết và giải quyết các vấn đề cùng xảy ra trong cùng một thời điểm.

Họ có những đặc điểm khác nhau trong suy nghĩ, hành động vì họ được thúc

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 104: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

98

đẩy bởi các hệ giá trị tư tưởng khác nhau, diễn ra trong các hoàn cảnh lịch sử

khác nhau… [71]. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu muốn tìm hiểu xem ở

những nhóm tuổi khác nhau liệu người phụ nữ có quan niệm khác nhau về

yếu tố tạo dựng hạnh phúc?.

Tuổi của người trả lời được chia thành 3 nhóm. Khoảng cách trung bình

giữa các nhóm được tính là 20 năm. Thế hệ người cao tuổi là những người từ

60 tuổi trở lên. Thế hệ trung tuổi được tính tương đương nhóm từ 40 đến 59

tuổi. Thế hệ trẻ tương đương nhóm từ 18 đến 39 tuổi.

Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: ở những nhóm tuổi khác nhau, có cả sự

tương đồng và khác biệt ở cả ba nhóm yếu tố.

Bảng 4.2: Quan niệm về hạnh phúc theo nhóm tuổi (%)

< 40 40-59 60+

Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

1. Có thu nhập ổn định 77,9 75,7 72,4

2. Có công ăn việc làm đầy đủ* 68,4 70,7 66,2

3. Môi trường tự nhiên trong lành 45,8 47,5 52,4

4. Có nhà ở riêng** 65,8 74,2 76,6

5. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt 45,9 47,8 53,8

Lĩnh vực gia đình - xã hội

6. Gia đình hoà thuận 95,5 96 97,9

7. Con cháu chăm ngoan, tấn tới*** 70,4 81,6 91,7

8. Quan hệ họ hàng tốt 58,8 62,0 64,8

9. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm** 50,8 57,2 59,3

10. Quan hệ láng giềng tốt** 52,9 62,0 62,8

Lĩnh vực đời sống cá nhân

11. Có sức khỏe tốt 95,4 96,5 96,6

12. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn*** 55,0 65,7 69,0

13. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí** 55,7 58,5 68,3

14. Thành công trong cuộc sống** 49,9 43,0 33,8

15. Có trình độ học vấn 43,1 45,0 41,4

Mức ý nghĩa thống kê: *P<0,1 ** P<0,05 *** P<0,01

Các yếu tố có dấu * thể hiện sự khác biệt

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 105: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

99

Ở nhóm kinh tế - môi trường tự nhiên, có 2/5 yếu tố thể hiện sự khác

biệt. Trong đó, nhóm phụ nữ trẻ chú trọng nhiều hơn tới yếu tố đem lại hạnh

phúc là “có công ăn việc làm đầy đủ”, nhóm phụ nữ cao tuổi chú trọng nhiều

hơn tới “có nhà ở riêng”. Có thể thế hệ trẻ đang trong giai đoạn tự lập và gây

dựng sự nghiệp nên dành sự quan tâm nhiều hơn cho việc làm, còn những

người cao tuổi đã đến ngưỡng ổn định nên yếu tố việc làm không còn là điều

băn khoăn nữa. Nhóm phụ nữ cao tuổi rất chú ý tới yếu tố “có nhà ở riêng” vì

theo một ý kiến chia sẻ, nhà ở riêng như một không gian riêng tư, giúp họ

chủ động được các hoạt động mà không ảnh hưởng đến các thành viên khác,

đặc biệt là con cái.

“Già rồi rất cần có nhà ở riêng, đặc biệt khi mình có các nhu cầu,

mong muốn khác với thế hệ trẻ. Con cái bây giờ ngủ muộn, dậy muộn,

thích đưa nhau ra nhà hàng ăn. Người già thì thích sáng dậy sớm, tập

thể dục giữ gìn sức khoẻ, nấu mấy món dân dã đơn giản […] Khi ở

chung, không phải mình muốn làm gì cũng được. Cứ ở riêng, muốn gì

làm nấy là hạnh phúc nhất” (PVS, mức sống khá, kết hôn hơn 20 năm,

An Giang)

Không gian gia đình vừa là một cấu trúc tự nhiên vừa là một cấu trúc

xã hội nên không nên noi việc “có nhà ở riêng” như một nhu cầu đơn thuần

về khía cạnh kinh tế mà nên hiểu như là một phần của sự biến đổi quan niệm

cá nhân, mà đặc trưng của nó là sự khẳng định quyền tự chủ của người cao

tuổi trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Trước đây, mô hình sống ưa thích

là tam tứ đại đồng đường, người cao tuổi sống cậy nhờ con cháu. Hiện nay,

tại địa bàn nghiên cứu, người phụ nữ cao tuổi muốn có nhà ở riêng như một

nhu cầu về sự riêng tư, độc lập trong cuộc sống.

Ở nhóm gia đình - xã hội, có 3/5 yếu tố thể hiện sự khác biệt là “con

cháu chăm ngoan, tấn tới” “an ninh, an toàn xã hội đảm bảo” và “quan hệ họ

hàng tốt”. Tỷ lệ lựa chọn của nhóm trẻ đều thấp hơn nhóm cao tuổi ở cả 3

yếu tố này. Đặc biệt, ở yếu tố “con cháu chăm ngoan, tấn tới”, tỷ lệ lựa chọn

của nhóm trẻ thấp hơn rất nhiều: 70,4% so với 91,7% (Bảng 5). Trường hợp

này liên quan đến học thuyết kinh điển của William Goode (1963) rằng công

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 106: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

100

nghiệp hoá và đô thị hoá đã đẫn đến việc chuyển từ hệ thống gia đình đa hệ

sang hệ thống gia đình vợ chồng. Xu hướng toàn cầu hoá hướng đến vai trò

trung tâm của quan hệ vợ chồng, hay còn gọi theo tác giả Yunxiang Yan là

“sự chiến thắng của quan hệ hôn nhân” - mối quan hệ hôn nhân theo chiều

ngang thay thế cho mối quan hệ cha-con theo chiều dọc [37]. Nhóm phụ nữ

trẻ trong nghiên cứu này chính là thế hệ từ khi sinh ra là bắt đầu của thời kỳ

đổi mới. Họ trưởng thành trong thời kỳ đất nước đang có sự chuyển đổi từ cơ

chế bao cấp sang kinh tế thị trường, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công

nghiệp và hiện đại hóa và chịu sự chi phối của xu thế toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế. Nhóm trẻ theo phong cách sống hiện đại, phần nào không còn

lệ thuộc quá nhiều vào các giá trị truyền thống nên cũng ít dành sự ưu tiên

cho yếu tố “con cháu chăm ngoan, tấn tới”.

Ở nhóm đời sống cá nhân, cũng có 3/5 yếu tố thể hiện sự khác biệt, tuy

nhiên khoảng cách không quá lớn. Càng nhiều tuổi, càng quan tâm nhiều hơn

tới thời gian nghỉ ngơi giải trí và có đời sống tinh thần tâm linh yên ổn trong

công cuộc kiếm tìm hạnh phúc.

Nhìn chung, ở những nhóm tuổi khác nhau sẽ có quan niệm khác nhau

về yếu tố tác động quan trọng tới hạnh phúc. Điều này cũng rất phù hợp với

quy luật văn hóa bởi sự biến đổi văn hóa sẽ diễn ra nhiều hơn trong những

nhóm trẻ, từ đó dẫn tới những khác biệt giữa các thế hệ. Sự biến đổi sẽ xảy ra

rộng khắp khi một thế hệ mới trẻ hơn thay thế thế hệ già hơn trong cư dân

trưởng thành của một xã hội.

4.3. Tôn giáo và quan niệm hạnh phúc

Tôn giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa. Đây là nhận định đã

được nhiều nhà khoa học nhất trí. Triết lý và giáo luật của tôn giáo có ảnh

hưởng rất lớn tới nhận thức, tư tưởng, tâm lý và lối sống không chỉ của chính

tín đồ mà ảnh hưởng đến cả xã hội thế tục, xét trên nhiều phương diện. Vậy

tôn giáo có ảnh hưởng đến quan niệm về hạnh phúc? Tại địa bàn nghiên cứu

có ba tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo và Hòa Hảo, trong đó Thiên chúa

giáo là chủ đạo. Nghiên cứu gộp ba tôn giáo này thành một nhóm - “có tôn

giáo”, và nhóm thứ hai là những người không theo tôn giáo - “không tôn giáo”.

Page 107: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

101

Kết quả bảng 4.3 cho thấy, sự khác biệt là không nhiều trong quan niệm

về hạnh phúc cho dù thực tế phụ nữ có theo tôn giáo hay không. Rõ ràng,

hạnh phúc là một giá trị phổ quát. Sự xuất hiện của tôn giáo cũng không ngoài

mục tiêu đem lại an lạc, hạnh phúc cho tín đồ và loài người.

“Ước mong về hạnh phúc là điều ước chung của con người, không

phân biệt tôn giáo. Người bên Lương hay người bên Giáo, muốn hạnh

phúc cũng cần có kinh tế ổn định, cần có gia đình, các mối quan hệ họ

hàng và cần được đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh” (PVS nữ,

mức sống trung bình, kết hôn 10-20 năm, xã Ninh Giang, Ninh Bình)

Bảng 4.3: Quan niệm về hạnh phúc theo nhóm tôn giáo (%)

Có tôn giáo Không tôn giáo

Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

1. Có thu nhập ổn định 75,1 77,8

2. Có công ăn việc làm đầy đủ 68,8 69,5

3. Môi trường tự nhiên trong lành** 44,6 50,5

4. Có nhà ở riêng** 73,7 66,7

5. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt** 44,6 51,0

Lĩnh vực gia đình - xã hội

6. Gia đình hoà thuận** 94,6 97,7

7. Con cháu chăm ngoan, tấn tới*** 72,2 83,7

8. Quan hệ họ hàng tốt** 57,0 65,3

9. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm* 51,5 58,1

10. Quan hệ láng giềng tốt** 61,6 53,2

Lĩnh vực đời sống cá nhân

11. Có sức khỏe tốt** 94,7 97,5

12. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn 60,8 61,2

13. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí* 55,6 61,2

14. Thành công trong cuộc sống 46,3 44,1

15. Có trình độ học vấn 44,7 42,7

Mức ý nghĩa thống kê: *P<0,1 ** P<0,05

Các yếu tố có dấu * thể hiện sự khác biệt

Nguồn: Đã trích dẫn Nguồn: Đã trích dẫn

Page 108: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

102

Ở nhóm kinh tế - môi trường tự nhiên, có 3/5 yếu tố thể hiện sự khác

biệt. Người phụ nữ theo tôn giáo nghiêng nhiều hơn về yếu tố “có nhà ở

riêng”, trong khi người phụ nữ không theo tôn giáo nghiêng về yếu tố “môi

trường tự nhiên trong lành” và “an toàn vệ sinh thực phẩm”. Sự chênh lệch là

không nhiều. Nguyên nhân khác biệt có thể không nằm ở yếu tố tôn giáo

mà xuất phát từ địa bàn nghiên cứu. Cần có thêm nghiên cứu để hiểu rõ

hơn điều này.

Một cảm nhận chung khi phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là: nhóm

phụ nữ theo tôn giáo bày tỏ rằng hạnh phúc là khi sống có niềm tin – niềm tin

vào đấng linh thiêng, niềm tin vào con người, niềm tin vào xã hội. Điều này

có thể xuất phát từ những điều răn dạy của tôn giáo mà người phụ nữ đi theo.

Trong bốn điều đức Phật răn dạy để hướng tới cuộc sống tương lai hạnh phúc

thì điều răn thứ nhất là “có niềm tin trọn vẹn về giá trị đạo đức và tâm linh”.

Trong mười điều răn - được gọi là bản hiến pháp mà Thiên Chúa ban cho con

chiên, điều răn thứ nhất bao gồm đức tin-cậy-mến. Con người cần tin tưởng,

yêu mến và hy vọng vào Thiên Chúa. Yêu mến Thiên Chúa thì phải yêu mến

tha nhân (nghĩa là yêu mến con người).

“Nếu không có đức tin thì không thể sống hạnh phúc được. Cần tin vào

Chúa, tin vào con người. Điều quan trọng là phải cố gắng chứng tỏ với

Chúa, với người khác về sự chân thật của niềm tin, nghĩa là mình

không nên nghi ngờ, ngay cả là nghi ngờ trong lòng” (PVS, mức sống

trung bình, kết hôn 1-10 năm, Ninh Bình)

Đã có nhiều học giả bàn về vai trò của niềm tin đời thường và niềm tin

tôn giáo trong đời sống.

Niềm tin trong đời thường là sự hy vọng, trông mong rất bình dị của

chúng ta vào những điều trong cuộc sống giúp chúng ta siêu việt lên những

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 109: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

103

khó khăn của cuộc sống hay làm cho đời sống tinh thần của chúng ta được

thăng hoa. Niềm tin đời thường - từ những niềm tin của những người bình

thường nhất cho đến các bậc vĩ nhân - đều có một vai trò rất lớn trong đời

sống của họ. Chúng ta thử tưởng tượng một người không có niềm tin thì cuộc

sống của anh ta sẽ như thế nào. Tôi tin rằng người đó khó thể có được hạnh

phúc và sự bình lặng nội tâm cho dù là một phút giây ngắn ngủi và rốt cuộc

dẫn anh ta đến sự tự hủy hoại bản thân, hủy hoại môi trường sống và hủy diệt

cuộc sống của người khác [123, tr.1].

“Niềm tin tôn giáo hay trong hợp từ tín ngưỡng tôn giáo hàm ý một

niềm tin ở những cái siêu nhiên, nhưng đối với tôn giáo vẫn rất hiện thực, thậm

chí còn hiện thực hơn cả thế giới hiện tượng nữa, nhưng vẫn ở ngoài tầm nắm

bắt của giác quan và tri thức của con người bình thường” [78, tr.63]. Như vậy,

niềm tin tôn giáo là niềm tin trong đời thường đã được thăng hoa thành niềm tin

thiêng liêng trong các tôn giáo lớn. Con người không thể sống mà thiếu niềm tin

và cho dù là niềm tin đời thường hay niềm tin tôn giáo cũng đều hướng con

người tới điểm đích cuối cùng là có được một cuộc sống hạnh phúc.

4.4. Dân tộc và quan niệm hạnh phúc

Theo quan điểm của thuyết tương đối văn hoá do F. Boas khởi xướng,

mỗi tộc người, mỗi cộng đồng có những khác biệt riêng của mình dựa trên

những điều kiện địa lý, xã hội, lịch sử cụ thể và tất cả các cộng đồng cư dân

trên thế giới đều bình đẳng về văn hoá. Ở khía cạnh nhân học, con người hoàn

toàn có thể thoái mái sống và hài lòng với những gì mà họ có trong điều kiện

cụ thể và họ đang được sống trong nền văn hoá của chính họ. Văn hoá không

phải là mớ lộn xộn, pha tạp mà nó có tính mạch lạc, đi vào khuôn mẫu với sự

nỗ lực của từng cá nhân riêng lẻ. Những cá nhân ấy hiểu được cuộc sống của

họ và những gì có ý nghĩa đối với họ trong mối quan hệ với các thành viên

khác [46]. Vậy các dân tộc khác nhau có khác nhau trong quan niệm về hạnh

phúc?. Nghiên cứu này khảo sát 08 dân tộc gồm dân tộc Kinh, Thái, Mường,

Page 110: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

104

Tày, Mông, Chăm, Ê đê và Khơ me. Tuy nhiên vì cỡ mẫu của các dân tộc

thiểu số tương đối ít nên luận án gộp lại thành hai nhóm dân tộc là dân tộc

Kinh và các dân tộc khác.

Trong lĩnh vực kinh tế-môi trường tự nhiên, có 3/5 yếu tố thể hiện sự

khác biệt, trong đó hai yếu tố thể hiện sự khác biệt rõ rệt là “môi trường tự

nhiên trong lành” và “an toàn vệ sinh thực phẩm tốt”. Tỷ lệ lựa chọn hai tiêu

chí này của phụ nữ dân tộc Kinh cao hơn phụ nữ dân tộc thiểu số với các tỷ lệ

tương ứng là 51,5% so với 37,4% và 50,5% so với 40,2% (Bảng 4.4). Điều

này có thể xuất phát từ đặc thù địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này,

mỗi tỉnh sẽ chọn 01 phường (đại diện cho đô thị) và 01 xã (đại diện cho nông

thôn), người Kinh thường cư trú trên địa bàn phường và người dân tộc thiểu

số cư trú trên địa bàn xã. Do người Kinh cư trú trên địa bàn đô thị, luôn phải

đối diện với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng trong quá trình đô thị hóa nên

người Kinh lo lắng nhiều hơn về môi trường tự nhiên và an toàn vệ sinh thực

phẩm và chọn tiêu chí này là tiêu chí quan trọng tạo nên hạnh phúc.

Trong khi đó, người dân tộc thiểu số sống ở nông thôn – nơi chịu tác

động bởi đô thị hóa ít hơn nên có thể vấn đề môi trường chưa cần chú ý so với

những nhu cầu khác của cuộc sống. Bên cạnh đó, văn hóa người dân tộc thiểu

số sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên họ có

những kinh nghiệm và cách thức bảo vệ, khai thác môi trường tài nguyên

thiên nhiên từ rất lâu đời. Ví dụ: luật tục của người Thái quy định về sự cân

bằng sinh thái giữa con người với rừng núi; nó thể hiện trong tập quán phân

loại rừng thành từng khu vực nhằm phục vụ các nhu cầu khác nhau của cuộc

sống như: rừng núi phòng hộ nằm trên khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối

cấm khai thác; rừng núi dành cho việc khai thác tre, gỗ để dựng nhà và phục

vụ các nhu cầu cuộc sống thì tuyệt đối không được chặt đốt làm nương; núi

rừng phục vụ cuộc sống tâm linh, được gọi bằng tên chung là “rừng thiêng”.

Page 111: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

105

Với cách thức bảo vệ rừng như vậy, trong một thời gian dài các dân tộc thiểu

số đã tạo được môi trường sống trong lành [58].

Bảng 4.4: Quan niệm về hạnh phúc theo dân tộc (%)

Kinh Dân tộc

khác

Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

1. Có thu nhập ổn định 76,4 76,0

2. Có công ăn việc làm đầy đủ 70,1 66,0

3. Môi trường tự nhiên trong lành*** 51,5 37,4

4. Có nhà ở riêng* 72,2 66,4

5. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt*** 50,5 40,2

Lĩnh vực gia đình - xã hội

6. Gia đình hoà thuận** 95,3 97,6

7. Con cháu chăm ngoan, tấn tới*** 73,6 87,1

8. Quan hệ họ hàng tốt*** 56,1 72,1

9. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm 53,4 56,7

10. Quan hệ láng giềng tốt 58,5 55,7

Lĩnh vực đời sống cá nhân

11. Có sức khỏe tốt*** 95,1 98,1

12. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn 59,9 63,3

13. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí*** 54,7 66,4

14. Thành công trong cuộc sống 43,9 48,1

15. Có trình độ học vấn 44,2 43,1

Mức ý nghĩa thống kê: *P<0,1 ** P<0,05 ***P<0,01

Các yếu tố có dấu * thể hiện sự khác biệt

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 112: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

106

Nếu ở lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên, người phụ nữ Kinh có tỷ

lệ lựa chọn các yếu tố đem lại hạnh phúc cao hơn người phụ nữ dân tộc khác

thì ở lĩnh vực gia đình - xã hội lại ngược lại. Người phụ nữ dân tộc thiểu số có

tỷ lệ lựa chọn các yếu tố thể hiện sự khác biệt cao hơn người phụ nữ Kinh.

Các tỷ lệ tương ứng là 97,6% và 95,3% ở yếu tố “gia đình hòa thuận”; 87,1%

và 73,6% ở yếu tố “con cháu chăm ngoan, tấn tới”; 72,5% và 56,1% ở yếu tố

“quan hệ họ hàng tốt”.

Các dân tộc thiểu số cư trú thành các làng bản lớn, có mối quan hệ chặt

chẽ trong cộng đồng làng bản, dòng họ và gia đình. Các mối quan hệ đó đã

tạo dựng nên những đặc trưng văn hoá truyền thống có sức sống lâu bền trong

cộng đồng các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Khảo sát các dân tộc trong

nghiên cứu này cũng có đặc điểm xã hội chung như vậy. Sống trong cộng

đồng làng bản, con người cảm thấy được an toàn, được che chở, bảo vệ trong

tình yêu thương bởi những người thân trong gia đình, dòng họ và cộng đồng

của họ. Mỗi thành viên trong gia đình thường gắn bó với những người thân

trong các sinh hoạt thường ngày, sự quan tâm chăm sóc và họ cũng được giáo

dục, rèn luyện để trở nên là người có trách nhiệm của mình với gia đình, dòng

họ và cộng đồng ấy. Trong bối cảnh văn hoá đó, đặt sự chú ý tới các yếu tố

tạo nên hạnh phúc thuộc về gia đình, dòng họ, cộng đồng cũng là một đặc

điểm tất yếu đối với người phụ nữ các dân tộc thiểu số.

Trong quan niệm của người Mông, “phải sống như thế nào để đến lúc

chết có người khiêng quan tài” hay “đi đâu cũng phải có vợ, có chồng thì mới

thấy vui, có hạnh phúc”. Trong quan hệ vợ chồng, cũng phải có sự chia sẻ, hỗ trợ

cho nhau như “vợ là cái bếp lò, lúc nào cũng phải đỏ lửa, chồng là cái nồi đặt

trên bếp, lúc nào cũng phải có cái gì đó cho vào nồi để nấu chín thì gia đình mới

Page 113: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

107

hạnh phúc được, cả vợ và chồng mới có hạnh phúc” (PVS, mức sống trung bình,

Dân tộc Mông, Sơn La)

Trong lĩnh vực đời sống cá nhân, người phụ nữ dân tộc lựa chọn yếu tố

“có thời gian nghỉ ngơi, giải trí” cao hơn người phụ nữ dân tộc Kinh: 66,4%

so với 54,7%. Trong các phỏng vấn sâu, người phụ nữ dân tộc cho biết hiện

nay cuộc sống quá bận rộn, mọi người bận làm ăn nên ít tham gia các ngày

hội dân tộc. Các ngày hội dân tộc cũng không tổ chức nhiều các hoạt động

như ngày trước, hoặc rút ngắn thời gian, hoặc phong tục tập quán cũng có

những thay đổi giống người Kinh. Cảm nhận chung của người phụ nữ dân tộc

là sự thiếu vắng các câu hát ví, hát đối hay những điệu kèn trong lễ hội truyền

thống nên “các ngày hội đi chơi không vui như ngày xưa” (PVS, mức sống

trung bình, Sơn La).

“Trong đám cưới, các cụ nhà trai nhà gái ngày xưa còn có ca hát ca ví

này kia với nhau. Nhà trai đối đáp nhà gái, 2 bên đối đáp với nhau, bên

nào thua là phải uống rượu. Thế nhưng bây giờ là bỏ cái đấy. Tôi thấy

cái đấy là không giữ được, mà đưa vào những cái nhạc rock nhạc pop,

những cái nhạc gì mà coi như là ngồi mà không thể nói chuyện được

với nhau. Bây giờ ngồi nói chuyện với nhau mà cứ mở nhạc lên thì còn

ai nghe được nữa. Một người nói to thì cả mâm cũng phải nói to, rồi cả

một dãy mâm kia cũng thế. Ngồi được một lúc là về thôi” (PVS, mức

sống khá, Sơn La).

Có thể nói, trong cuộc sống của người dân tộc, các hoạt động nghỉ ngơi

giải trí thường thể hiện rõ tính cách cũng như bản sắc của dân tộc mình. Tuy

nhiên các lễ hội dân tộc đã mất dần một số yếu tố văn hóa – điều này có thể

phù hợp với nhịp sống mới nhưng lại khiến người người dân tộc không cảm

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 114: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

108

thấy hạnh phúc. Có thể vì lý do này mà người phụ nữ dân tộc ưu tiên lựa chọn

yếu tố “có thời gian nghỉ ngơi, giải trí” cao hơn người phụ nữ Kinh trong

quan niệm về hạnh phúc.

4.5. Mức sống và quan niệm hạnh phúc

Yếu tố mức sống luôn giữ vai trò chủ điểm trong nghiên cứu hạnh

phúc. Tiền có tạo nên hạnh phúc không là câu hỏi làm đau đầu rất nhiều các

nhà nghiên cứu cũng như các nhà đạo đức và câu trả lời không hề dễ dàng.

Câu hỏi này thu hút một lượng khá lớn các nghiên cứu xã hội học, kinh tế học

và các kết quả đưa ra cũng rất khác biệt. Một quan điểm đi theo châm ngôn

nổi tiếng của Benjamin Franklin “tiền không mua được hạnh phúc” hay tiền

không đong đếm được hạnh phúc. Kết quả một số nghiên cứu ủng hộ quan

điểm này khi cho rằng: người nghèo vẫn có thể có hạnh phúc và người giàu

chưa hẳn đã có hạnh phúc; một quốc gia giàu có chưa hẳn là một quốc gia có

nhiều người hạnh phúc hơn một quốc gia kém giàu có hơn. Khi giá trị quan

thiếu hụt thì vật phẩm sẽ trở thành thước đo duy nhất. Một khi con người tìm

thấy cảm giác về giá trị của bản thân, mới phát hiện ra rằng kỳ thực con người

không cần quá nhiều vật chất để hạnh phúc [4; 26; 49; 54].

Quan điểm thứ hai coi thu nhập là một trong những yếu tố tạo nên

hạnh phúc. Các nghiên cứu ghi nhận rằng sự tăng lên của thu nhập dẫn tới

hạnh phúc cao hơn và thu nhập rất quan trọng bởi nó định hướng mức

sống, định hướng khả năng tiêu dùng - những yếu tố tiền đề của hạnh phúc

[9;24]. Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2017 xác nhận một thực tế rằng:

người dân hạnh phúc hơn thường đi kèm với sự tăng trưởng mạnh mẽ về

kinh tế. Trong số 20 quốc gia có mức tăng hạnh phúc nhiều nhất trong giai

đoạn 2005-2007 và 2014-2016 thì 11 nước là thuộc diện có tốc độ tăng

trưởng kinh tế cao hàng đầu, chủ yếu tập trung ở Trung và Đông Âu (Báo

cáo Hạnh phúc thế giới 2017).

Luận án cũng muốn tìm hiểu xem liệu mức sống có ảnh hưởng tới quan

niệm của người phụ nữ về hạnh phúc hay không? Biến mức sống được xây

Page 115: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

109

dựng tổng hợp trên ba tiêu chí: 1- Tiêu chí tự đánh giá của người trả lời về

mức sống; 2- Số tài sản gia đình sở hữu và 3- Loại hình nhà ở. Kết quả thể

hiện ở bảng 4.5 dưới đây.

Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống (%)

Khá Trung

bình

Nghèo

Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

1. Có thu nhập ổn định 80,8 74,5 76,4

2. Có công ăn việc làm đầy đủ* 68,5 66,9 73,2

3. Môi trường tự nhiên trong lành*** 53,5 40,2 55,7

4. Có nhà ở riêng 70,4 71,3 69,0

5. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt** 52,3 43,1 52,3

Lĩnh vực gia đình - xã hội

6. Gia đình hoà thuận 96,2 95,4 97,0

7. Con cháu chăm ngoan, tấn tới*** 68,5 77,0 84,2

8. Quan hệ họ hàng tốt** 54,2 59,6 67,0

9. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm 53,1 53,9 56,2

10. Quan hệ láng giềng tốt** 52,3 61,0 55,7

Lĩnh vực đời sống cá nhân

11. Có sức khỏe tốt 96,5 94,4 98,2

12. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn*** 51,5 60,6 67,9

13. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí* 58,1 55,6 62,2

14. Thành công trong cuộc sống*** 51,2 48,8 35,6

15. Có trình độ học vấn** 53,1 43,5 38,9

Mức ý nghĩa thống kê: *P<0,1 ** P<0,05 *** P<0,001

Các yếu tố có dấu * thể hiện sự khác biệt

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 116: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

110

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với yếu tố “có thu nhập ổn định” tỷ lệ lựa

chọn rất cao và không có sự khác biệt giữa các nhóm mức sống. Hay nói cách

khác, theo quan niệm của người phụ nữ, tiền vẫn là yếu tố quan trọng để hạnh

phúc. Có hai cách lý giải cho vấn đề này.

Cách thứ nhất, có thể với cả phụ nữ thuộc nhóm mức sống khá giả

trong nghiên cứu này, thu nhập hiện nay của họ vẫn chưa đủ đến “điểm hạnh

phúc” theo cách lý giải của một số nhà nghiên cứu: hạnh phúc sẽ tăng theo

mức tăng thu nhập đến một điểm nhất định và không vượt qua điểm mốc đó.

Khi đến được điểm mốc, sự tăng tiền sẽ không làm tăng hạnh phúc [26]. Vậy

điểm mốc thu nhập là bao nhiêu sẽ là điểm hạnh phúc? Điều này tùy thuộc

vào điều kiện kinh tế và bối cảnh xã hội của mỗi quốc gia. Daniel Kahneman

- người nhận giải Nobel kinh tế năm 2002, cùng các đồng nghiệp ở Đại học

Princeton, Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu xác nhận tỷ lệ hạnh phúc dựa trên

thu nhập. Kết quả xác nhận những gia đình có thu nhập trên 90.000 USD cao

gấp đôi những gia đình có thu nhập dưới 20.000 USD. Nhưng số liệu cho thấy

hầu như không có sự khác biệt nào về hạnh phúc giữa nhóm gia đình có thu

nhập trên 90.000 USD với nhóm có thu nhập từ 50.000 đến 90.000 USD [54].

Như vậy, tại thời điểm Daniel Kahneman nghiên cứu, 50.000USD có thể

được coi là điểm thu nhập hạnh phúc.

Cách thứ hai, theo công bố mới của Ashley Whillans - giáo sư Đại học

Harvard khi nghiên cứu cách con người dùng tiền để giải thoát khỏi những

trải nghiệm tiêu cực và mua thời gian hạnh phúc. Tiền mua được thời giờ, và

từ đó, có thể khiến người ta hạnh phúc. Cụ thể, tiền có thể thuê người làm đỡ

việc nhà như giặt giũ, gấp quần áo và dọn dẹp. Tiền có sức mạnh làm những

phép trừ như trừ số giờ một người bị kẹt xe ngoài đường, trừ số giờ được coi

đi làm mà thực tế ngồi sau bánh lái - lúc đáng lẽ đã ở nhà, và trừ số giờ lau

nhà. Nghiên cứu của Whillans cũng thống kê người Mỹ ngày nay có nhiều

thời gian rảnh hơn 40 năm trước. Tuy nhiên thay vì tận hưởng, họ dành quỹ

Page 117: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

111

thời gian này nhận thêm việc, kiếm thêm tiền. Nên dù giờ làm việc rút ngắn,

con người ngày càng stress. Nhiều người thậm chí chấp nhận đi làm xa để sở

hữu ngôi nhà thật đẹp, khi mà chẳng còn mấy thời gian để ở. "Mua" thời gian

bằng phương thức thuê người làm thay việc dọn dẹp để tận hưởng cuộc sống

là cần thiết. Có thể dành thời gian này cho bạn bè, cho gia đình, cho những sở

thích cá nhân… Mất 4-5 giờ làm việc nhà một dịp cuối tuần cũng đồng nghĩa

với việc sẽ mất đi 4-5 tiếng làm việc khác khiến bản thân hạnh phúc (trừ

trường hợp họ coi làm việc nhà là một trong những sở thích cá nhân khiến

bản thân hạnh phúc) [1].

Cũng đề cập tới vấn đề sử dụng thời gian, Elizabeth Gilbert cảnh báo:

người Mỹ không có khả năng thả lỏng mình trong thú vui thuần túy. Người

Mỹ ngày càng làm nhiều giờ cật lực hơn, dài hơn và căng thẳng hơn bất kỳ ai

trên thế giới ngày nay để rồi phải dành cả ngày nghỉ cuối tuần trong áo ngủ,

ăn hạt ngũ cốc ăn liền và ngây người nhìn tivi. Đây là hiện tượng mà

Elizabeth gọi là “mẫu rập khuôn Mỹ buồn thảm hết sức” khi người quản lý

cao cấp quá căng thẳng được nghỉ phép nhưng không thể thư giãn, không thật

sự biết làm sao để không làm gì cả, không biết cách để tận hưởng cuộc sống

và để hạnh phúc [8, tr.106].

Nghiên cứu về quan hệ đánh đổi giữa tiền bạc và thời gian của Ashley

Whillans đã làm thay đổi cách con người tiêu xài thời gian để có hạnh phúc.

Thời gian chính là tiền bạc và tiền bạc cũng chính là thời gian. Thuê người

làm thay một số việc mà bản thân không thích là một trong những cách chi

tiêu đó.

Page 118: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

112

Tiểu kết chương 4

Chương bốn tìm hiểu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân tới quan

niệm của người phụ nữ về hạnh phúc.

Kết quả phân tích tương quan hai biến chỉ ra rằng: mặc dù ở những

nhóm xã hội khác nhau nhưng người phụ nữ có quan niệm tương đối thống

nhất về hạnh phúc. Trong quan niệm chung của người phụ nữ hiện nay, hạnh

phúc là khi có thu nhập ổn định. Rõ ràng không phải những người hạnh phúc

nhất là những người giàu có nhất nhưng chúng ta vẫn không thoát khỏi suy

nghĩ tiền có thể mua được hạnh phúc - hay ít nhất nó cũng mang lại cho ta

cảm giác hạnh phúc. Rất khó có thể thoát ra khỏi quan niệm bất thành văn ấy.

Tuy nhiên, cần lưu ý tính chất hai mặt của đồng tiền. Tiền mang lại hạnh phúc

nhưng nếu quá coi trọng đồng tiền sẽ rơi vào cái bẫy mà Elizabeth gọi là

“mẫu rập khuôn Mỹ buồn thảm hết sức” - khi con người chỉ biết mải mê kiếm

tiền mà quên đi cách tận hưởng những niềm vui của cuộc sống, thậm chí khi

được nghỉ ngơi cũng không biết cách để thư giãn. Thời gian cuối tuần là thời

gian trong áo ngủ, ăn hạt ngũ cốc ăn liền và ngây người nhìn tivi, qua ngày

nghỉ lại lao vào kiếm tiền.

Điểm khác biệt thể hiện ở nhóm tuổi. Người phụ nữ càng ở độ tuổi trẻ

càng đánh giá cao yếu tố “thành công” của cá nhân trong việc đem lại hạnh

phúc. Điều này cũng rất phù hợp với quy luật văn hóa bởi sự biến đổi văn hóa

sẽ diễn ra nhiều hơn trong những nhóm trẻ, từ đó dẫn tới những khác biệt giữa

các thế hệ.

Có thể nói quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc đã có sự biến

đổi, không phải đơn giản chỉ là sự tiếp tục chuẩn mực truyền thống mà nó còn

là sản phẩm của những quyết định duy lý hiện đại

Page 119: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

113

Chương 5

ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN

VÀ QUAN NIỆM CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ HẠNH PHÚC

5.1. Tình trạng hôn nhân và quan niệm hạnh phúc

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hạnh phúc và tình trạng

hôn nhân như trong phần tổng quan của luận án đã phân tích [3; 49; 15].

Nghiên cứu cụ thể về hạnh phúc ở Châu Á, hai tác tả Nichols và Schwartz đã

đưa ra nhận định: bối cảnh Châu Á mang tính chất tiêu biểu, chứng minh cho

quan điểm “Con người là một sản phẩm của bối cảnh xã hội. Bất cứ nỗ lực

nào nhằm cố gắng để hiểu được họ phải đánh giá dựa trên gia đình của họ”

[15, tr.106]. Chính vì thế, luận án muốn tìm hiểu xem tình trạng hôn nhân có

chi phối quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc không?.

Để đảm bảo tính chính xác của thông tin, trong phần này, luận án

loại khỏi mẫu những người góa, ly hôn/ly thân. Như vậy, đề tài đã loại

khỏi mẫu 123 trường hợp và mẫu nghiên cứu hiện tại chỉ còn lại 1.320

trường hợp.

Trong tổng số 33 yếu tố, luận án cũng chỉ chọn ra 15 yếu tố đã được

người phụ nữ ưu tiên lựa chọn chia đều cho cả 3 lĩnh vực.

Bảng 5.1 cho thấy, trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên, có ba

yếu tố thể hiện sự khác biệt trong quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc

là “môi trường tự nhiên trong lành”, “có nhà ở riêng” và “an toàn vệ sinh

thực phẩm tốt”. Trong đó, sự khác biệt nhiều nhất thể hiện ở yếu tố “có nhà ở

riêng” với tỷ lệ lựa chọn của người phụ nữ có chồng là 71,2% và của người

phụ nữ độc thân là 53%.

Page 120: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

114

Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân (%)

Có chồng Độc thân

Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

1. Có thu nhập ổn định 73,6 79,1

2. Có công ăn việc làm đầy đủ 68,8 70,4

3. Môi trường tự nhiên trong lành** 46,9 59,1

4. Có nhà ở riêng***

71,2 53,0

5. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt** 47,0 56,5

Lĩnh vực gia đình - xã hội

6. Gia đình hoà thuận 96,0 94,8

7. Con cháu chăm ngoan, tấn tới*** 78,8 52,2

8. Quan hệ họ hàng tốt** 61,6 51,3

9. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm 53,9 56,5

10. Quan hệ láng giềng tốt*** 58,8 39,1

Lĩnh vực đời sống cá nhân

11. Có sức khỏe tốt 95,8 94,8

12. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn 60,6 54,8

13. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí** 58,0 47,8

14. Thành công trong cuộc sống 46,0 41,7

15. Có trình độ học vấn** 43,6 55,3

N 1205 115

Mức ý nghĩa thống kê: *P<0,1 ** P<0,05 *** P<0,001

Các yếu tố có dấu * thể hiện sự khác biệt

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 121: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

115

Trong tháp nhu cầu của Maslow, nhà ở được xếp vào nhu cầu thứ hai –

nhu cầu an toàn: con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của

mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này thường được khẳng định thông qua

mong muốn về nhà ở riêng như một phương thức ổn định cuộc sống. Trong

văn hóa Việt Nam, nhà ở được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành

công trong sự nghiệp, sự trưởng thành, độc lập, tự chủ trong cuộc sống: “an

cư lạc nghiệp”. Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, sau khi kết hôn, phần

lớn các cặp vợ chồng sẽ ở cùng gia đình chồng. Khi nghiên cứu về mô hình

chung sống sau hôn nhân ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nancy Wiegerma đã

hỏi nhiều phụ nữ nông thôn rằng họ sống ở đâu sau khi kết hôn, những phụ

nữ này coi đó là một câu hỏi “lạ lùng, kỳ cục” và đáp: “Tất nhiên là chúng tôi

sống với bố mẹ chồng chứ sống ở đâu khác?” [72, tr.35]. Các cặp vợ chồng

sẽ tách riêng khi đủ năng lực tự lập, tự chủ về kinh tế hoặc con cái của họ đã

lớn [95; 80; 81].

Với người phụ nữ có chồng, nhà ở riêng mang ý nghĩa nhiều hơn trong

quan niệm về hạnh phúc bởi với họ nhà ở riêng không chỉ đơn thuần là nơi

bảo vệ gia đình mà nó còn là tượng trưng cho một cuộc sống ổn định, tự chủ,

độc lập. Bên cạnh đó, có nhà ở riêng cũng đồng nghĩa với khoảng không gian

riêng tư mà người phụ nữ có thể thoải mái thể hiện những hành động tình cảm

với chồng mà không cần để ý tới thái độ của bố mẹ. Trong bối cảnh xã hội

truyền thống, khi những biểu hiện của tình cảm vợ chồng không được khuyến

khích thể hiện ở chỗ đông người thì có thể thấy nhà ở riêng là không gian

riêng tư để hai vợ chồng nảy sinh cảm xúc và gần gũi nhau.

“Không dám mạnh dạn trước mặt bố mẹ hay mọi người đâu. Có lúc

nào ngơi việc dành thời gian cho nhau là vợ chồng chui vào buồng rồi

thì ôm hôn nhau trong im lặng thôi chứ làm sao mà dám mạnh dạn như

bây giờ” (Thảo luận nhóm nữ, An Giang).

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 122: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

116

“Hồi đấy xấu hổ chứ không như bây giờ. Không dám nói câu yêu nhau

ra ngoài đâu. Chỉ có ngủ với nhau, tâm sự với nhau mới nói yêu hay

thương mình lắm thế nọ thế kia thôi. Độc nói hai người với nhau thôi.

Ban ngày không dám nói” (PVS, nữ, mức sống trung bình, Đắc Lắc)

Còn với người phụ nữ độc thân, có thể họ chưa nghĩ nhiều tới yếu tố

nhà riêng mà đang dành sự quan tâm cho những vấn đề khác.

Trong lĩnh vực gia đình - xã hội, cũng có ba yếu tố thể hiện sự khác

biệt quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc là “con cháu chăm ngoan, tấn

tới”, “quan hệ họ hàng tốt” và “quan hệ láng giềng tốt”. Trong đó, có hai yếu

tố thể hiện sự khác biệt nhiều hơn. Tỷ lệ lựa chọn lần lượt ở nhóm phụ nữ có

vợ/chồng và nhóm phụ nữ độc thân ở yếu tố “con cháu chăm ngoan tấn tới” là

78,8% và 52,2% và ở yếu tố “quan hệ láng giềng tốt” là 58,8% và 39,1%

(Bảng 5.1). Kết quả này góp phần khẳng định thêm nhận định của các học giả

trước đây khi nghiên cứu về “tính chung” trong quan niệm hạnh phúc ở Châu

Á: quan niệm hạnh phúc trong bối cảnh văn hóa Nho giáo phải có đặc trưng

mang tính chung, mục tiêu chung, sở thích chung và mong ước mang tính tập

thể hơn là tính cá nhân. Hạnh phúc là khi một người có mối quan hệ tốt với

mọi người và quan hệ này còn quan trọng hơn tri thức hay tiền bạc của cá

nhân đó. Trong nghiên cứu này, theo quan niệm của người phụ nữ, họ chỉ

hạnh phúc khi có mối quan hệ tốt với láng giềng và khi con cháu hạnh phúc.

Họ lấy việc thỏa mãn nhu cầu của người khác làm hạnh phúc cho mình. Quan

niệm này thể hiện rõ ràng hơn ở những người phụ nữ đã có gia đình.

Trong lĩnh vực đời sống cá nhân, quan niệm của người phụ nữ có

vợ/chồng và phụ nữ độc thân thể hiện sự tương đồng nhiều hơn khác biệt. Chỉ

có hai yếu tố khác biệt với độ chênh lệch không nhiều. Trong khi người phụ

nữ có vợ/chồng lựa chọn yếu tố “có thời gian nghỉ ngơi giải trí” cao hơn

(58,0% so với 47,8%) thì người phụ nữ độc thân lựa chọn yếu tố “có trình độ

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 123: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

117

học vấn” cao hơn (55,3% so với 43,6%) (Bảng 5.1). Có thể vì người phụ nữ

độc thân chưa bận rộn với công việc gia đình nên họ có nhiều thời gian hơn

để theo đuổi con đường học vấn và chủ động hơn trong sắp xếp thời gian nghỉ

ngơi vui chơi giải trí. Với người phụ nữ có gia đình, quỹ thời gian trong ngày

bị xé lẻ cho nhiều công việc, đặc biệt là những công việc chăm sóc không

được trả công.

Logic thông thường là khi phụ nữ tham gia ngày càng nhiều trong các

lĩnh vực hoạt động chuyên môn và xã hội, thì sự tham gia của nam giới trong

các công việc gia đình cần phải được tăng lên. Tuy nhiên các nghiên cứu cho

thấy lượng thời gian người chồng sử dụng cho công việc gia đình và chăm sóc

con cái không liên quan đến việc vợ của anh ta có một công việc được trả

lương hay không. Có nghĩa là người phụ nữ dù là ai, như thế nào thì công việc

gia đình và chăm sóc con cái vẫn là bổn phận của họ, bất chấp họ làm nội trợ

hay lao động kiếm tiền. Một số nghiên cứu gần đây ở Việt Nam chỉ ra rằng:

phụ nữ trung bình dành hơn 5 giờ đồng hồ mỗi ngày cho những công việc

“không tên” như nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con… nhiều hơn nam giới từ

2 tới 2,5 giờ đồng hồ (Vụ Bình đẳng Giới, 2016). Hay một nghiên cứu khác

cho thấy: tổng số thời gian người vợ dành cho các công việc gia đình gấp đôi

người chồng (1.879 so với 986 phút ở người chồng) và nếu tính theo ngày,

tình hình cũng tương tự khi người vợ phải dành 4,4 giờ cho các công việc gia

đình ngoài công việc sản xuất, trong khi người chồng chỉ mất trung bình 2,3

giờ [114]. Sự tham gia vào thị trường lao động cũng như thực hiện những

công việc tạo thu nhập của người phụ nữ sẽ bị hạn chế bởi trách nhiệm với

các công việc gia đình. Việc dành nhiều thời gian cho các công việc gia đình

dẫn đến tình trạng nghèo thời gian và trực tiếp ảnh hưởng đến quyền làm việc,

quyền học tập và quyền nghỉ ngơi của phụ nữ. Việc nhà ít khiến đàn ông bị

trầm cảm nhưng đóng góp vào sự trầm cảm của phụ nữ [2].

Page 124: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

118

“Sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhiều áp lực, về nhà lại cơm nước,

con cái, dọn dẹp, không còn thời gian cho riêng mình nữa. Được ngày

nghỉ lại đưa đón con đi học thêm, hoạt động bên nội, bên ngoại. Đến

thời gian ngủ còn thiếu chứ đừng nói đến nghỉ ngơi, giải trí. Bảo sao

cứ hay tức chồng, quát con… Có được ngày nghỉ mà chỉ ăn với ngủ

thôi đã là hạnh phúc” (PVS, nữ cán bộ, kinh tế trung bình, lập gia

đình 10 năm, Ninh Bình).

Do đó, nam giới nếu chỉ ghi nhận đóng góp của phụ nữ thôi chưa đủ mà

cần tham gia nhiều hơn vào công việc gia đình nếu muốn đem lại hạnh phúc

cho phụ nữ nói riêng và đảm bảo hạnh phúc gia đình nói chung.

5.2. Độ dài hôn nhân và quan niệm hạnh phúc

Theo thời gian, mọi cuộc hôn nhân đều thay đổi vì bản thân người vợ

người chồng luôn liên tục thay đổi và dần trở thành một người nào đó khác

hẳn về tri thức, về xã hội và cảm xúc. Vậy quan niệm hạnh phúc của người

phụ nữ có thay đổi theo độ dài hôn nhân?.

Tương tự như phần trên, luận án loại khỏi mẫu những người chưa kết

hôn, những người góa và số ít trường hợp trả lời “không nhớ” về năm kết hôn.

Như vậy, đề tài đã loại khỏi mẫu 209 trường hợp và mẫu nghiên cứu hiện tại

chỉ còn lại 1.234 trường hợp.

Trong tổng số 33 yếu tố, luận án cũng chỉ chọn ra 15 yếu tố đã được

người phụ nữ ưu tiên lựa chọn chia đều cho cả 3 lĩnh vực.

Số năm kết hôn của người phụ nữ được chia thành 3 khoảng: 10 năm

trở xuống, 11-30 năm và 31 năm trở lên với giả định về đường đời của gia

đình là khoảng thứ nhất ứng với giai đoạn khởi đầu, hình thành cuộc hôn nhân

và có con; khoảng thứ hai ứng với giai đoạn nuôi con nhỏ đến khi con trưởng

thành; khoảng thứ ba ứng với giai đoạn chia tách bắt đầu khi đứa con lớn nhất

trưởng thành.

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 125: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

119

Bảng 5.2: Quan niệm hạnh phúc theo độ dài hôn nhân (%)

1-10

năm

11-30

năm

31 năm

trở lên

Lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

1. Có thu nhập ổn định 78,2 75,8 78,3

2. Có công ăn việc làm đầy đủ 66,8 70,5 67,9

3. Môi trường tự nhiên trong lành 46,0 45,4 52,0

4. Có nhà ở riêng*** 65,4 74,7 72,6

5. An toàn vệ sinh thực phẩm tốt* 49,9 42,9 52,3

Lĩnh vực gia đình - xã hội

6. Gia đình hoà thuận* 94,8 95,3 98,6

7. Con cháu chăm ngoan, tấn tới*** 68,4 79,7 91,0

8. Quan hệ họ hàng tốt* 56,7 62,5 65,3

9. An ninh, an toàn xã hội bảo đảm*** 53,1 51,0 62,8

10. Quan hệ láng giềng tốt*** 51,8 61,7 62,8

Lĩnh vực đời sống cá nhân

11. Có sức khỏe tốt* 94,8 95,6 98,2

12. Đời sống tinh thần, tâm linh yên ổn*** 55,6 59,2 71,5

13. Có thời gian nghỉ ngơi, giải trí 54,0 59,7 60,6

14. Thành công trong cuộc sống*** 50,7 46,8 37,3

15. Có trình độ học vấn* 39,8 46,8 41,5

Mức ý nghĩa thống kê: *P<0,1 ** P<0,05 *** P<0,001

Các yếu tố có dấu * thể hiện sự khác biệt

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 126: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

120

Số liệu bảng 5.2 cho thấy nhóm yếu tố gia đình - xã hội thể hiện sự

khác biệt nhiều nhất theo số năm kết hôn. Số năm kết hôn càng nhiều, người

phụ nữ càng chú ý tới các mối quan hệ gia đình - xã hội, trong đảm bảo hạnh

phúc cá nhân. Về mặt lý thuyết, các cá nhân thường dựa vào gia đình như

nguồn lực duy nhất để tạo nền tảng hỗ trợ trước nền công nghiệp hóa tư bản

chủ nghĩa, quá trình đô thị hóa và những xu hướng cực đoan trong giáo dục.

Tuy nhiên, thiết chế gia đình yếu đi khiến các quan hệ gia đình chuyển từ

nguồn lực xã hội thành các rủi ro. Một cá nhân có thể bị buộc phải giúp đỡ

các thành viên khác trong gia đình hoặc họ hàng thay vì nhận được sự giúp đỡ

của họ. Nhiều trường hợp quyết định hoãn kết hôn, hoãn sinh con để tránh

mọi rủi ro. Giải thích cho điều này, Chang Kyung-Sup (2010) đưa ra khái

niệm “xu hướng cá nhân nhằm tránh rủi ro”. Xu hướng cá nhân hóa nhằm

tránh rủi ro được định nghĩa là khuynh hướng xã hội của các cá nhân nhằm

giảm thiểu những rủi ro liên quan đến gia đình trong cuộc sống hiện đại bằng

cách quay trở lại trạng thái cá nhân trong cuộc sống.

Có thể những người kết hôn trong khoảng 1-10 năm trở lại đây ít bị ảnh

hưởng bởi văn hóa truyền thống hơn, trong khi lại tiếp nhận công nghiệp hóa,

hiện đại hóa nhiều hơn nên trong quan niệm hạnh phúc của họ, các yếu tố gia

đình không xếp vị trí cao như những người kết hôn 31 năm trở lên. Họ có xu

hướng nghiêng về những yếu tố cá nhân, ví dụ yếu tố “thành công trong cuộc

sống” như bảng kết quả đã chỉ ra. Tỷ lệ lựa chọn yếu tố “thành công trong

cuộc sống” ở lớp thế hệ kết hôn 1-10 năm là 50,7% - cao hơn tỷ lệ lựa chọn ở

lớp thế hệ kết hôn 31 năm trở lên là 37,3%. Mặc dù vậy, điều này chưa phải là

biểu hiện của cá nhân chủ nghĩa. Nó chỉ phản ánh ý nghĩa của các mối quan

hệ gia đình trong quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc.

Những người kết hôn 31 năm trở lên dành sự chú ý đặc biệt cho các

mối quan hệ gia đình-xã hội. Phải chăng trải qua một chặng đường dài với rất

nhiều sự kiện trong cuộc sống gia đình, vui sướng có, khổ đau có, người phụ

nữ mới nhận thức được rằng hạnh phúc của cá nhân chỉ có được khi các mối

Page 127: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

121

quan hệ gia đình - xã hội được thỏa mãn? hay những người kết hôn 31 năm

trở lên chính là lớp thế hệ đã sống và được nuôi dưỡng trong nền văn hoá

truyền thống đề cao các giá trị gia đình, đề cao tính kết nối và phụ thuộc lẫn

nhau. Sự kết nối và phụ thuộc là tâm điểm của suy nghĩ và các cá nhân được

khuyến khích hành động với cam kết về vai trò, trách nhiệm trong các mối

quan hệ sẵn có. Trong nền văn hoá truyền thống này, hạnh phúc của người

phụ nữ chính là là hy sinh cho chồng, cho con như một ý kiến chia sẻ:

“Người phụ nữ hạnh phúc là hy sinh. Thấy chồng con hạnh phúc là mình

hạnh phúc”(PVS, mức sống khá, kết hôn 31 năm trở lên, Ninh Bình).

“Để hạnh phúc thì người phụ nữ phải biết sống, nghĩa là tôn trọng bố

mẹ, chăm lo cho các thành viên, đảm đang việc nội trợ và biết nhịn

chồng” (PVS, mức sống khá, kết hôn 10-20 năm, Tp. Hồ Chí Minh)

Sự hy sinh này không phải đến từ một phía người phụ nữ mà cả những

thành viên khác, đặc biệt là người chồng:

“Chồng mình cũng hy sinh nhiều thứ cho gia đình nên mình cũng phải

hy sinh chứ, không thể nghĩ cho riêng mình được. Chồng mình hạnh

phúc khi mình hạnh phúc thì mình cũng hạnh phúc khi chồng hạnh

phúc”(PVS, mức sống khá, kết hôn hơn 20 năm, Ninh Bình).

Sự hy sinh trong câu chuyện của người phụ nữ chia sẻ không phải là

một điều gì đó quá nặng nề mà mang nghĩa “bao dung” “độ lượng” nhiều hơn.

Bao dung là thái độ ứng xử cho qua, xả bỏ, coi như không có gì, khi đứng

trước lỗi lầm, sai trái của người khác, khi gặp việc không vừa ý. Độ lượng là

thái độ dễ cảm thông và tha thứ cho người có sai sót, lầm lỡ. Không chỉ người

chồng cảm nhận được hạnh phúc từ sự bao dung của người phụ nữ mà ngay

bản thân người phụ nữ cũng nhận được hạnh phúc từ chính sự bao dung ấy.

Logic này được hiểu theo quan niệm của đạo Phật “cho đi nghĩa là nhận lại”

hay theo thuyết “sự lựa chọn hợp lý” của xã hội học. Người phụ nữ cho và

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 128: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

122

nhận là để được sống trong một hạnh phúc.

Để khẳng định quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ có đồng nghĩa

với sự hy sinh không cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu khác. Nhưng

có thể nói quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ bị chi phối bởi các mối

quan hệ gia đình, đặc biệt là mối quan hệ vợ chồng. Nhận định này được thể

hiện một cách rõ ràng hơn qua việc xem xét “hành trình đường đời” của người

phụ nữ với quan niệm hạnh phúc. Trong suốt “hành trình đường đời” này,

hình ảnh của người chồng luôn thể hiện vai trò chi phối rất nổi bật.

Dưới đây là lược đồ mô phỏng lại đường đời gia đình của người phụ

nữ. Lược đồ này dựa trên tiếp cận phát triển (tiếp cận đường đời) để mô

phỏng đường đi của nó. Các điểm nút thay đổi của gia đình được xem xét

thông qua các sự kiện, những thách thức mà hai vợ chồng phải đối mặt cũng

như cách thức mà họ giải quyết các khó khăn để cảm nhận hạnh phúc, hướng

tới hạnh phúc. Dĩ nhiên không phải mọi sự kiện quan trọng của gia đình đều

được ghi nhận đầy đủ trên lược đồ bởi mục tiêu của luận án là tìm hiểu xem

mối quan hệ vợ chồng chi phối như thế nào tới quan niệm của người phụ nữ

về hạnh phúc hơn là quá chú ý đến mọi sự kiện có thể có.

Lược đồ: Đường đời gia đình của chị Mai1

1975 1980 1998 2006

1976 1986 2000 2016

Gia đình hoà thuận

Có thu nhập ổn định

Con cháu chăm

ngoan, tấn tới

Có sức khỏe tốt

Ghi chú: Đường nét liền biểu diễn đường đời gia đình của chị Mai.

Năm ghi mốc các sự kiện đáng nhớ của gia đình. Các cột ghi quan niệm

hạnh phúc ứng với từng giai đoạn.

1 Tên những người trong câu chuyện đã được thay đổi

Page 129: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

123

1975: Chị Mai cưới anh Sơn

1976: Chị Mai sinh con gái đầu lòng

1980: Chị Mai sinh con trai thứ hai

1986: Thời kỳ bắt đầu đổi mới

1998: Con lớn của chị Mai lập gia đình

2000: Chị Mai có cháu ngoại đầu tiên

2006: Chồng chị Mai mất

2016: Chị Mai hiện ở cùng gia đình con trai thứ hai

Câu chuyện gia đình chị Mai được nêu dưới đây là một minh họa

về mối quan hệ vợ chồng ảnh hưởng đến quan niệm hạnh phúc theo từng

giai đoạn của gia đình.

Hộp: Quan niệm hạnh phúc thay đổi

theo giai đoạn phát triển của gia đình

Chị Mai lập gia đình năm 1975. Khi đó là giải phóng miền Nam nên kinh tế gia

đình rất khó khăn. Hai vợ chồng cùng làm công nhân nhà máy điện nên đám cưới

của hai anh chị được cơ quan đứng ra tổ chức. Năm 1976, chị Mai sinh con gái đầu

lòng. 4 năm tiếp theo, chị sinh con trai thứ hai. Giai đoạn chị Mai lập gia đình cho

tới khi sinh 2 con là đang thời bao cấp, mọi hàng hoá, lương thực đều khan hiếm. Vì

bận con nhỏ nên việc xếp hàng mua nhu yếu phẩm đều do anh Sơn đảm nhiệm. Chị

Mai nhớ nhất hình ảnh anh Sơn sau khi làm ca về là đứng xếp hàng mua gạo, thịt,

củi. Nhiều khi phải xếp hàng đến 1- 2 giờ sáng, đem cả màn đi mắc hoặc xếp gạch

ngồi chờ. Khi về đến nhà, anh Sơn lại tranh thủ giúp chị làm việc nhà, chăm con,

không ngại việc gì, thậm chí giặt cả đồ sau sinh cho vợ vì bố mẹ và họ hàng đều ở

xa. Với chị Mai, hạnh phúc lúc này là khi vợ chồng chia sẻ, quan tâm, động viên và

cùng hiểu nhau để gia đình luôn vui vẻ, hoà thuận.

Từ năm 1986, khi nhà nước thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện, gia đình

chị Mai cũng phải đối diện với nhiều thách thức. Lương công nhân của hai vợ

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 130: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

124

chồng phải rất tiết kiệm mới nuôi được hai con ăn học và chi tiêu hàng ngày. Khi

hàng hoá được tự do chọn lựa cũng là lúc phải đối diện với câu chuyện về đồng

tiền. Theo chị Mai, thời bao cấp mọi người đều nghèo nhưng sống với nhau vô tư,

chan hòa. Từ khi Đổi mới, mọi người nghĩ về tiền nhiều hơn và tiền cũng quan

trọng hơn trong đem lại hạnh phúc. Cả hai vợ chồng đều cố gắng làm tăng ca. Anh

Sơn cùng bạn bè nhận thêm công việc sửa chữa đồ điện để đảm bảo thu nhập cho

gia đình. Hạnh phúc lúc này với chị Mai là gia đình có nguồn thu nhập ổn định.

Năm 1998, con gái lớn của chị Mai lập gia đình và năm 2000, chị Mai có cháu

ngoại đầu tiên. Vì gia đình con gái lớn ở cùng phường với gia đình chị Mai nên thời

gian này, cả hai vợ chồng chị Mai đều dành nhiều thời gian sang nhà con gái, vừa

giúp con gái làm việc nhà, vừa chăm cháu nhỏ. Khi nhìn thấy các con công việc ổn

định, thăng tiến, các cháu khoẻ mạnh là chị Mai thấy hạnh phúc.

Năm 2006, anh Sơn mất đột ngột do ngã cầu thang. Đây là một cú sốc lớn với

chị Mai. Trong cả cuộc đời cho đến khi chồng đột ngột ra đi là mốc thời gian chị

không bao giờ quên. Chị Mai sút 10 kg và buông xuôi tất cả. “Tôi đã chết theo

chồng” - lời chia sẻ của chị. Chị thấy cuộc đời không còn ý nghĩa và không còn mục

tiêu để sống. 3 năm sau đó, chị Mai mới ổn định được tinh thần. Sau khi chồng chị

Mai mất, vợ chồng con gái mua nhà về ở ngay cạnh nhà chị để cả nhà quây quần.

Đến thời điểm đề tài khảo sát, năm 2016, niềm hạnh phúc của chị Mai, ưu tiên trước

hết, là mong có sức khoẻ tốt, không bệnh tật, không nghĩ đến tuổi tác. Hạnh phúc

của chị Mai tóm tắt lại là “3 quên, 4 có, 5 không”;

- 3 quên: quên tuổi tác, quên bệnh tật, quên hận thù

- 4 có: Có gia đình chung (không sống cô đơn), có con cháu, có nhà riêng, có

tài sản, có bạn đời/bạn tri kỷ.

- 5 không: không chăm cháu, không ở chung với con cháu, không bán nhà đi ở

với con cháu, không can thiệp đến công việc riêng của con, không từ chối khi con

cho tiền.

Xem xét lược đồ và câu chuyện về gia đình chị Mai có thể thấy, quan

niệm về hạnh phúc của chị Mai thay đổi theo những giai đoạn phát triển của

gia đình. Và đằng sau sự thay đổi đó là câu chuyện tình cảm của hai vợ

chồng. Cách hai vợ chồng cùng chia sẻ mọi vui buồn, khó khăn từ khi kết hôn

đến khi một trong hai người ra đi đã khẳng định rằng: với người phụ nữ,

Page 131: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

125

người chồng luôn có một vị trí quan trọng và mối quan hệ vợ chồng luôn có

ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm, suy nghĩ của người phụ nữ nói chung và

đến quan niệm về hạnh phúc của người phụ nữ nói riêng.

5.3. Đặc điểm hôn nhân, đặc điểm cá nhân và quan niệm hạnh phúc

Kết quả phân tích tương quan hai biến cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh

hưởng đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Tất cả các yếu tố này

sẽ được đưa vào mô hình phân tích đa biến logistic (logistic regression) để

đánh giá ảnh hưởng riêng của mỗi yếu tố lên biến phụ thuộc.

Luận án sẽ phân tích mối quan hệ giữa 15 yếu tố đã được người phụ

nữ ưu tiên lựa chọn với các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân và các yếu

tố đặc trưng cho hôn nhân. Trước tiên, hệ biến đặc điểm cá nhân sẽ được đưa

vào trước, sau đó đưa tiếp hệ biến đặc trưng cho hôn nhân để xem có sự thay

đổi hay không.

Biến phụ thuộc gồm 15 biến, chia đều cho cả 3 lĩnh vực (lĩnh vực kinh

tế - môi trường tự nhiên; lĩnh vực gia đình - xã hội; lĩnh vực đời sống cá

nhân) như đã phân tích ở tương quan hai biến. Mỗi một biến sẽ có hai giá trị:

1- Có chọn; 0- Không chọn.

Với mỗi yếu tố mà người phụ nữ lựa chọn, luận án sẽ chạy 2 mô hình

hồi quy logistic với hệ biến độc lập cụ thể như sau:

Mô hình 1: hệ biến đại diện cho đặc điểm cá nhân gồm: khu vực sinh

sống (nông thôn/đô thị), tuổi, tôn giáo, dân tộc, mức sống.

Mô hình cuối: đưa tiếp hệ biến đặc trưng cho hôn nhân gồm: tình trạng

hôn nhân và độ dài hôn nhân.

5.3.1. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên

Bảng 5.3 cung cấp kết quả chạy hồi quy: tương ứng với các phân loại

của mỗi biến số là tỷ số chênh lệch giữa tác động của loại đặc trưng đó đến

việc lựa chọn hành động. Trong bảng này, luận án chỉ đưa ra kết quả của mô

Page 132: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

126

hình cuối cùng (khi tất cả các biến số phân tích đều được đưa vào mô hình).

Số liệu trong bảng ứng với các phân loại của mỗi biến số là tỉ số chênh lệch

[odd ratios] giữa tác động của loại đặc trưng đó đến quan niệm hạnh phúc của

người phụ nữ so với tác động của loại đặc trưng dùng để so sánh. Tỷ số cho

loại dùng để so sánh luôn nhận giá trị bằng 1. Nếu tỷ số chênh lệch của một

loại đặc trưng nào đó lớn hơn 1, nghĩa là nhóm người mang đặc trưng đó ghi

nhận hành động mang lại hạnh phúc cao hơn nhóm người mang loại đặc trưng

dùng để só sánh. Ngược lại, nếu tỷ số chênh lệch cho loại đặc trưng nào đó

nhỏ hơn 1 thì nhóm người mang đặc trưng đó ít có khả năng ghi nhận hành

động trong việc đem lại hạnh phúc hơn nhóm người mang loại đặc trưng dùng

để so sánh. Các dấu sao (*, **, ***) ghi bên cạnh tỷ số chênh lệch cho thấy

tác động của loại đặc trưng này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Tỷ số

càng kèm nhiều dấu sao thì tác động càng quan trọng. Tỷ số không kèm dấu

sao nghĩa là không có bằng chứng để khẳng định tác động của loại đặc trưng

đang xét có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên, mô hình hồi quy logistic

cho thấy: khi đưa thêm các yếu tố đặc trưng hôn nhân không làm thay đổi

nhiều về mức độ tác động của các biến độc lập. Tổng mẫu phân tích trong mô

hình cuối là 1153 trường hợp.

Kết quả hồi quy logistic khẳng định kết quả phân tích hai biến khi chỉ ra

rằng: mặc dù ở những nhóm xã hội khác nhau nhưng người phụ nữ có quan niệm

tương đối thống nhất về hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên.

Trong đó quan niệm hạnh phúc là khi có “thu nhập ổn định” và “có nhà ở riêng”

là nhiều sự tương đồng hơn cả. Hay nói cách khác, trong quan niệm chung của

người phụ nữ hiện nay, hạnh phúc là khi có thu nhập và có nhà ở.

Page 133: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

127

Bảng 5.3: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh

vực kinh tế-môi trường tự nhiên (kết quả phân tích hồi quy logistic)

Biến số độc lập

Thu

nhập ổn

định

(Mô hình

cuối)

Việc làm

đầy đủ

(Mô hình

cuối)

Môi

trường

trong

lành

(Mô hình

cuối)

Nhà ở

riêng

(Mô hình

cuối)

An toàn

VSTP

(Mô hình

cuối) N

Tỷ số

chênh

lệch

Tỷ số

chênh

lệch

Tỷ số

chênh

lệch

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh lệch

Đặc điểm cá nhân

Khu vực

Nông thôn 0,9 1,7*** 1,6*** 0,9 1,8*** 541

Đô thị 1 1 1 1 1 612

Nhóm tuổi

Dưới 40 1,3 1,1 0,8 0,7 0,5** 549

40-59 tuổi 1,3 1,1 0,9 0,8 0,8 508

60 trở lên 1 1 1 1 1 96

Tôn giáo

Có tôn giáo 0,9 0,9 0,6*** 1,3 0,6*** 617

Không tôn giáo 1 1 1 1 1 536

Dân tộc

Kinh 0,9 1,3* 2,5*** 1,3 2*** 804

Dân tộc khác 1 1 1 1 1 349

Mức sống

Khá 1,1 0,8 0,8 1,1 0,9 204

Trung bình 0,8 0,6*** 0,5*** 1,1 0,7** 593

Nghèo 1 1 1 1 1 356

Đặc trưng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân

Có chồng 1 3,1 0,4 1,2 0,7 1146

Độc thân 1 1 1 1 1 7

Độ dài hôn nhân

10 năm trở xuống 0,8 0,9 1 0,9 1,6* 360

11-30 năm 0,9 1 0,9 1,2 1 550

31 năm trở lên 1 1 1 1 1 243

1153

Mức ý nghĩa: ***<0,01; **<0,05; *<0,1

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 134: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

128

Trong phần tương quan hai biến, luận án đã phân tích hai luồng quan

điểm xung quanh chủ đề hạnh phúc và tiền. Quan điểm thứ nhất “tiền không

làm nên hạnh phúc” và quan điểm thứ hai “có tiền là có hạnh phúc”. Kết quả

của luận án bước đầu đồng thuận với quan điểm thứ hai xét từ quan niệm của

người phụ nữ trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Rõ ràng không phải những

người hạnh phúc nhất là những người giàu có nhất nhưng chúng ta vẫn không

thoát khỏi suy nghĩ tiền có thể mua được hạnh phúc - hay ít nhất nó cũng

mang lại cho ta cảm giác hạnh phúc. Rất khó có thể thoát ra khỏi quan niệm

bất thành văn ấy. Như quan điểm một bạn trẻ khi được hỏi về tiền và hạnh

phúc “Tiền làm nên hạnh phúc chứ. Nếu chị có tiền mà không hạnh phúc

nghĩa là chị không biết tiêu tiền” (PVS nữ, mức sống trung bình, Thành phố

Hồ Chí Minh). Điều này gợi ra rất nhiều hướng nghiên cứu xung quanh chủ

đề tiền và hạnh phúc: đâu là giới hạn của tiền để đem lại hạnh phúc?, thói

quen tiêu dùng và hạnh phúc? Ví dụ nghiên cứu của Ashley Whillans (2019)

nghiên cứu cách con người dùng tiền để giải thoát khỏi những trải nghiệm

tiêu cực và mua thời gian hạnh phúc. Sự đánh đổi giữa tiền bạc và thời gian là

cách con người tiêu xài thời gian để có hạnh phúc.

Tương tự như thu nhập, nhà ở là một yếu tố đem lại hạnh phúc theo

quan niệm chung của phụ nữ. Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại, nhà ở riêng

trong quan niệm hạnh phúc được gọi tên là “không gian hạnh phúc” - nó

không chỉ là không gian sống riêng giới hạn bởi diện tích m2 mà còn được đo

bằng hệ sinh thái và tiện ích xung quanh khu vực sống. Điều này làm thay đổi

quan niệm về hạnh phúc: ngôi nhà không chỉ là nơi hình thành các liên kết

chặt chẽ của các thành viên trong gia đình mà còn là nơi hình thành các liên

kết chặt chẽ của gia đình với cộng đồng, với thiên nhiên. Không phải ngẫu

nhiên mà Chỉ số hạnh phúc hành tinh (Happy Planet Index – HPI) chọn yếu tố

sinh thái là một trong ba tiêu chí đánh giá cuộc sống hạnh phúc lâu dài và bền

vững. Hạnh phúc không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển hay

không phát triển, giàu hay nghèo, có nhiều tiện nghi hay ít tiện nghi… mà phụ

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 135: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

129

thuộc vào tuổi thọ bình quân cao hay thấp, hài lòng hay không hài lòng với

cuộc sống của mình, và đặc biệt là việc tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên ảnh

hưởng nhiều hay ít đến hệ sinh thái xung quanh.

Sự khác biệt quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực kinh tế - môi trường

tự nhiên thể hiện rõ ràng nhất ở nhóm phụ nữ chia theo khu vực (nông thôn -

đô thị) và nhóm phụ nữ chia theo dân tộc.

Phụ nữ ở nông thôn lựa chọn yếu tố “môi trường tự nhiên trong lành”

cao gấp 1,6 lần phụ nữ ở đô thị; gấp 1,7 lần ở yếu tố “có việc làm đầy đủ” và

gấp 1,8 lần ở yếu tố “an toàn vệ sinh thực phẩm”.

Người phụ nữ Kinh lựa chọn yếu tố “môi trường tự nhiên trong lành”

cao gấp 2,5 lần và ở yếu tố “an toàn vệ sinh thực phẩm” cao gấp 2 lần người

phụ nữ dân tộc khác.

Trong nghiên cứu này, lựa chọn địa bàn nghiên cứu của nhóm phụ nữ

Kinh là địa bàn phường, nhóm phụ nữ người dân tộc là địa bàn xã. Do người

phụ nữ Kinh cư trú trên địa bàn đô thị, luôn phải đối diện với tình trạng ô

nhiễm ngày càng tăng trong quá trình đô thị hóa nên họ lo lắng nhiều hơn về

môi trường tự nhiên và an toàn vệ sinh thực phẩm và chọn tiêu chí này là tiêu

chí quan trọng tạo nên hạnh phúc.

Trong khi đó, người phụ nữ dân tộc thiểu số sống ở nông thôn – nơi

chịu tác động bởi đô thị hóa ít hơn nên có thể vấn đề môi trường chưa cần chú

ý so với những nhu cầu khác của cuộc sống. Bên cạnh đó, văn hóa người dân

tộc thiểu số sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, gắn bó mật thiết với thiên nhiên

nên họ có những kinh nghiệm và cách thức bảo vệ, khai thác môi trường tài

nguyên thiên nhiên từ rất lâu đời.

5.3.2. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội

Tiếp theo, luận án tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ giữa năm yếu tố tạo nên

hạnh phúc trong lĩnh vực gia đình - xã hội theo quan niệm của người phụ nữ với

các biến độc lập. Hệ biến độc lập và cách chạy mô hình hồi quy logistic cũng

tương tự như phần phân tích trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên.

Page 136: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

130

Bảng 5.4: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh

vực gia đình - xã hội (kết quả phân tích hồi quy logistic)

Biến số độc lập

Gia đình

hòa thuận

(Mô hình

cuối)

Con cháu

chăm

ngoan

(Mô hình

cuối)

Quan hệ

họ hàng

tốt

(Mô hình

cuối)

An ninh

bảo đảm

(Mô hình

cuối)

Quan

hệ láng

giềng

tốt

(Mô

hình

cuối)

N

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh

lệch

Tỷ số

chênh

lệch

Đặc điểm cá nhân

Khu vực

Nông thôn 1,2 2*** 1,2 1,3* 1 541

Đô thị 1 1 1 1 1 612

Nhóm tuổi

Dưới 40 1,4 0,6 0,9 0,6* 1,3 549

40-59 tuổi 1,4 0,6 0,9 0,9 1,2 508

60 trở lên 1 1 1 1 1 96

Tôn giáo

Có tôn giáo 0,6 0,6*** 0,9 0,7*** 1,5*** 617

Không tôn giáo 1 1 1 1 1 536

Dân tộc

Kinh 0,6 0,6*** 0,6*** 0,9 1,1 804

Dân tộc khác 1 1 1 1 1 349

Mức sống

Khá 0,9 0,9 0,8 0,9 0,8 204

Trung bình 0,7 0,7* 0,7** 0,9 1,0 593

Nghèo 1 1 1 1 1 356

Đặc trưng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân

Có chồng 1 6,3** 1,1 0,4 1,2 1146

Độc thân 1 1 1 1 1 7

Độ dài hôn nhân

0-10 năm 0,2** 0,2*** 0,6* 1 0,5** 360

11-30 năm 0,2** 0,4*** 0,9 0,7* 0,8 550

31 năm trở lên 1 1 1 1 1 243

1153

Mức ý nghĩa: ***<0,01; **<0,05; *<0,1

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 137: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

131

Mô hình hồi quy logistic cho thấy: khi đưa thêm các yếu tố đặc trưng

hôn nhân đã làm thay đổi rất nhiều mức độ tác động của các biến độc lập, đặc

biệt là biến lớp thế hệ kết hôn và độ dài hôn nhân. Tổng mẫu phân tích trong

mô hình cuối vẫn là 1.153 trường hợp.

Lớp thế hệ kết hôn càng xa càng đánh giá cao các yếu tố thuộc lĩnh vực

gia đình - xã hội trong việc tạo nên hạnh phúc. Cụ thể, với yếu tố “gia đình

hòa thuận” tỷ lệ lựa chọn ở lớp thế hệ kết hôn giai đoạn 1957-1985 cao gấp

5,5 lần tỷ lệ lựa chọn ở lớp thế hệ kết hôn giai đoạn 2006-2017. Tương tự, tỷ

lệ lựa chọn ở yếu tố “con cháu chăm ngoan” cao gấp 5 lần và ở yếu tố “quan

hệ láng giềng tốt” cao gấp 1,9 lần. Điều này có thể lý giải rằng những người

kết hôn giai đoạn 1957-1985 là lớp thế hệ “thấm” nhiều hơn văn hóa Nho

giáo mà như các kết nghiên cứu hạnh phúc ở Châu Á đã chỉ ra rằng: một cuộc

sống hạnh phúc trong bối cảnh văn hóa Nho giáo phải có đặc trưng mang tính

chung, mục tiêu chung, sở thích chung và mong ước mang tính tập thể hơn là

tính cá nhân. Trong đời sống Khổng giáo, hạnh phúc chỉ xuất hiện nếu một

người có mối quan hệ tốt với mọi người và quan hệ này còn quan trọng hơn

tri thức hay tiền bạc của cá nhân đó trong việc tạo nên hạnh phúc. Trong quan

niệm của người phụ nữ, hạnh phúc cá nhân được đặt trong hạnh phúc gia đình

- nơi các sợi dây ràng buộc về mặt tình cảm giữ vai trò trung tâm. Việc nuôi

dưỡng tốt các mối quan hệ gia đình cũng là tạo điểm tựa cho hạnh phúc cá

nhân. Điều này đưa đến một nhận định rằng: thay đổi bối cảnh gia đình (hoặc

các mối quan hệ gia đình) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với các thành

viên trong gia đình nói chung và đối với hạnh phúc của người phụ nữ nói

riêng. Mối quan hệ của người phụ nữ với gia đình có ý nghĩa hơn những gì họ

có. Tạo dựng một mối quan hệ với gia đình, họ hàng, cộng đồng là một trong

những cách cơ bản để người phụ nữ có thể tìm thấy tính liên tục và ý nghĩa

của xã hội.

5.3.3. Quan niệm hạnh phúc trong lĩnh vực đời sống cá nhân

Bảng 5.5 đưa ra kết quả phân tích hồi quy logistic về quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc trong lĩnh vực đời sống cá nhân. Kết quả tiếp tục

chỉ ra rằng: quan niệm của người phụ nữ có nhiều điểm tương đồng hơn khác

biệt. Khác biệt rõ nhất là hai biến số: nhóm tuổi và nhóm mức sống.

Page 138: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

132

Bảng 5.5: Tác động của các yếu tố tới quan niệm hạnh phúc trong lĩnh

vực đời sống cá nhân (kết quả phân tích hồi quy logistic)

Biến số độc lập

Sức khỏe

tốt

(Mô hình

cuối)

Tinh thần

yên ổn

(Mô hình

cuối)

Có thời

gian nghỉ

ngơi

(Mô hình

cuối)

Thành

công

(Mô hình

cuối)

Có học

vấn

(Mô

hình

cuối) N

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh lệch

Tỷ số

chênh

lệch

Đặc điểm cá nhân

Khu vực

Nông thôn 1,6 1,2* 1,1 0,9 0,9 541

Đô thị 1 1 1 1 1 612

Nhóm tuổi

Dưới 40 1,3 1,1 1 2,2** 0,5** 549

40-59 tuổi 1,7 1,4 0,9 1,5 0,7* 508

60 trở lên 1 1 1 1 1 96

Tôn giáo

Có tôn giáo 0,8 1,1 1,2 1 1 617

Không tôn giáo 1 1 1 1 1 536

Dân tộc

Kinh 0,4* 0,9 0,5*** 0,9 0,8 804

Dân tộc khác 1 1 1 1 1 349

Mức sống

Khá 0,6 0,6** 1,1 1,9*** 1,6*** 204

Trung bình 0,3** 0,7** 0,8* 1,7*** 1,1 593

Nghèo 1 1 1 1 1 356

Đặc trưng hôn nhân

Tình trạng hôn nhân

Có chồng 1 1,2 0,5 5,4 0,6 1146

Độc thân 1 1 1 1 1 7

Độ dài hôn nhân

0-10 năm 0,4 0,6** 0,7 1 1,3 360

11-30 năm 0,4 0,6*** 0,9 1 1,6** 550

31 năm trở lên 1 1 1 1 1 243

1153

Mức ý nghĩa: ***<0,01; **<0,05; *<0,1

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 139: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

133

Về sự tương đồng, có thể thấy trong toàn thể các biến số, biến số tôn

giáo không thay đổi nhiều tỷ số chênh lệch. Có thể nói, trong lĩnh vực đời

sống cá nhân, người phụ nữ có chung quan niệm về hạnh phúc dù người phụ

nữ đó theo tôn giáo hay không. Dù người phụ nữ có thực hiện các nghi lễ tâm

linh hay không thực hiện các nghi lễ tâm linh cũng luôn hướng đến một đời

sống tinh thần yên ổn, tạo ra một nơi yên nghỉ an toàn cho những cảm giác

hân hoan hay tổn thương phức tạp nhất của mình. Xét về khía cạnh tâm lý, tất

cả mọi người đều cần một cất giữ an toàn cho các cung bậc cảm nhận của

mình và hạnh phúc là một trong những trải nghiệm đó để duy trì chính mình -

tinh thần và tâm linh - ở một tọa độ xác định, trong một trạng thái cân bằng

hoàn hảo. Vì vậy mà mỗi con người cần biết chính xác mình đang ở đâu tại

mỗi thời điểm, cả trong quan hệ với thiêng liêng và với gia đình của mỗi

người ở đây, trên trần thế này. Nếu đánh mất sự cân bằng đó, mỗi cá nhân sẽ

mất sức mạnh của mình và khó có thể tìm thấy hạnh phúc. Do đó, không phải

là một giả thuyết buồn cười khi nói người Bali là những bậc thầy cân bằng

toàn cầu, những người mà đối với họ duy thì thăng bằng hoàn hảo là một nghệ

thuật, một khoa học và một tôn giáo của hạnh phúc [8].

Về sự khác biệt, biến số “nhóm tuổi” được sử dụng như một chỉ báo về

sự biến đổi quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc và rõ ràng quan niệm

của người phụ nữ về hạnh phúc đã thay đổi theo thời gian. Người phụ nữ càng

ở độ tuổi trẻ càng đánh giá cao yếu tố “thành công” của cá nhân trong việc

đem lại hạnh phúc. Cụ thể, tỷ lệ lựa chọn yếu tố này ở nhóm phụ nữ dưới 40

tuổi cao gấp 2,2 lần nhóm phụ nữ 60 tuổi trở lên. Trong một số phỏng vấn

sâu, những người tuổi trẻ đôi khi không hiểu được tại sao mẹ và bà của mình

lại phải “hy sinh” bản thân cho gia đình nhiều đến thế, phải chịu “thiệt thòi”

nhiều đến thế, không thể tự đưa ra lựa chọn của riêng mình nếu sự “thành

công” của cá nhân có thể ảnh hưởng đến gia đình.

“Đến bây giờ, em vẫn không thể hiểu được tại sao mẹ em lại chịu hi

sinh, thiệt thòi nhiều đến thế vì gia đình. Thời trẻ mẹ em xinh nhất làng và hát

rất hay. Một dịp có đoàn hát về làng biểu diễn, mẹ em rất muốn được đi theo

Page 140: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

134

đoàn hát, muốn được biểu diễn nhưng ông bà ngoại không cho, bắt ở nhà lấy

chồng, bảo đó là nghề “xướng ca vô loài”, làm xấu mặt gia đình. Mẹ kể rằng,

hồi đó mẹ em khóc nhiều lắm, nhịn ăn mấy ngày. Đoàn hát đi rồi mà mẹ ngẩn

ngơ cả tháng” (PVS nữ 28 tuổi, cán bộ, Ninh Bình).

Elizabeth Gilbert trong nghiên cứu của mình cũng mô tả một cảm nhận

băn khoăn tại sao trong quá khứ, người phụ nữ (cụ thể là người mẹ của mình)

lại có thể sống độc lập, mạnh mẽ, không phụ thuộc, không đòi hỏi điều gì ở

bất kì ai. Họ có thể tự làm mọi thứ cho bản thân như “một cái máy tự cấp”

trong khi vẫn đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của các thành viên khác trong gia

đình. “Cách người phụ nữ hành xử trong cuộc hôn nhân của mình - độc lập,

mạnh mẽ, không phụ thuộc. Một cái máy tự cấp. Có thể tồn tại mà không cần

những liều lượng lãng mạn hay tán tỉnh thường xuyên từ người nông dân cô

độc là cha tôi. Có thể hớn hở trồng vườn hoa cúc giữa những vách đá im lặng

không thể giải thích nổi mà đôi khi cha tôi dựng lên quanh ông. Tôi lớn lên

thấy trong nhà mình một người mẹ thường đón nhận tình yêu và trìu mến của

chồng bất cứ khi nào ông ấy nghĩ cần phải mang lại, nhưng sau đó luôn có thể

tránh đi và tự lo cho mình khi ông trôi dạt vào vũ trụ riêng biệt thờ ơ quên

lãng kém cỏi của ông. Dù sao, nó đã có vẻ như vậy đối với tôi, khi xem xét

cái điều rằng không ai (và nhất là trẻ con) có thể hiểu được những bí ẩn của

hôn nhân. Tôi tin khi lớn lên đã nhìn thấy một người mẹ không đòi hỏi điều gì

từ bất kì ai” [8, tr.140].

Nhìn chung kết quả phân tích quan niệm của người phụ nữ về hạnh

phúc trong cả ba lĩnh vực cho thấy: quan niệm của người phụ nữ về hạnh

phúc đã có sự biến đổi, không phải đơn giản chỉ là sự tiếp tục chuẩn mực

truyền thống mà nó còn là sản phẩm của những quyết định duy lý hiện đại.

Nguồn: Đã trích dẫn

Page 141: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

135

Tiểu kết chương 5

Chương năm tìm hiểu ảnh hưởng của đặc điểm hôn nhân tới quan niệm

của người phụ nữ về hạnh phúc. Sau đó, tất cả các yếu tố đặc điểm hôn nhân

và đặc điểm cá nhân (đã được phân tích ở chương 4) được đưa vào mô hình

phân tích đa biến logistic (logistic regression) để đánh giá ảnh hưởng riêng

của mỗi yếu tố lên biến phụ thuộc.

Nhìn chung, các nghiên cứu, các cuộc thảo luận về hạnh phúc đều củng

cố quan điểm rằng: hạnh phúc - ở cả cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân - là

một vấn đề đa chiều và phức tạp. Kết quả phân tích cho thấy có rất nhiều yếu

tố ảnh hưởng đến quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc nhưng nhìn

chung quan niệm của người phụ nữ (dù có đặc điểm cá nhân, đặc điểm hôn

nhân khác nhau) về hạnh phúc có nhiều điểm tương đồng hơn khác biệt.

Dù mỗi cá nhân có nhận ra một cách rõ ràng hay không nhưng tất cả

những nỗ lực trong cuộc sống đều hướng đến mục đích cuối cùng là được

hạnh phúc. Như kết quả phân tích đã chỉ ra: dù người phụ nữ có thực hiện các

nghi lễ tâm linh hay không thực hiện các nghi lễ tâm linh cũng luôn hướng

đến một đời sống tinh thần yên ổn, tạo ra một nơi yên nghỉ an toàn cho những

cảm giác hân hoan hay tổn thương phức tạp nhất của mình. Như Marci

Shimoff (2009) đã mô tả rất hay về cách con người giống nhau trong công

cuộc kiếm tìm hạnh phúc: hạnh phúc như một chuỗi hạt mà con người cần

nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm những hạt chuỗi. Nhưng dù những

hạt chuỗi đẹp, xấu hay xoàng xĩnh đi nữa thì nhất định phải có một sợi dây để

xâu chúng lại. Sợi dây đó chính là nội tâm thanh thản, bình yên - khi đó mới

có hạnh phúc thực sự.

Điểm khác biệt thể hiện ở lớp thế hệ kết hôn. Lớp thế hệ kết hôn càng

xa càng đánh giá cao các yếu tố thuộc lĩnh vực gia đình - xã hội trong việc tạo

nên hạnh phúc. Đôi khi những người phụ nữ hiện nay không thể hiểu được

Page 142: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

136

cách người phụ nữ ở thế hệ trước tìm thấy hạnh phúc trong một cuộc hôn

nhân nhiều trách nhiệm và ràng buộc. Để hiểu được họ cần phải nhìn nhận

trong bối cảnh văn hóa. Những người kết hôn giai đoạn 1957-1985 là lớp thế

hệ “thấm” nhiều hơn văn hóa Nho giáo mà một cuộc sống hạnh phúc trong

bối cảnh văn hóa Nho giáo phải có đặc trưng mang tính chung, mục tiêu

chung, sở thích chung và mong ước mang tính tập thể hơn là tính cá nhân. Họ

lấy hạnh phúc của các thành viên trong gia đình làm hạnh phúc của mình. Họ

độc lập, mạnh mẽ, không phụ thuộc ngay cả với cảm xúc của mình.

Page 143: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

137

KẾT LUẬN

1. Những điểm chính

1.1. Hạnh phúc là một hiện tượng xã hội đa chiều và có nhiều yếu tố.

Hạnh phúc tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của mỗi

người, và nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau, trong đó đáng chú ý đến

vai trò riêng của các mối quan hệ thân thiết. Việc đánh giá cuộc sống của một

người dựa trên hai yếu tố hợp thành hạnh phúc. Đầu tiên là nhận thức, thứ hai

là cảm nhận thực tế. Nói cách khác, các cá nhân trải qua quá trình suy nghĩ,

thông qua đó họ đánh giá những thành tựu của họ theo quan niệm của chính họ.

Kết quả của luận án mang tính khám phá bước đầu về yếu tố đầu tiên

hợp thành hạnh phúc: quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc. Có thể điểm

lại và bàn luận đôi nét về các vấn đề đã đề cập tới trong nghiên cứu như sau:

Quan niệm về hạnh phúc của người phụ nữ được khảo sát qua ba lĩnh vực:

kinh tế - môi trường tự nhiên; gia đình - xã hội; đời sống cá nhân. Ba lĩnh vực

này được xem là có liên quan đến hạnh phúc toàn diện của người phụ nữ. Mỗi

lĩnh vực lại bao gồm nhiều yếu tố phản ánh quan niệm chung của người phụ

nữ về những điều họ cho rằng sẽ mang lại hạnh phúc. Mặc dù nghiên cứu đã

phân tích tổng thể 33 yếu tố đại diện cho ba lĩnh vực nhưng rõ ràng 33 yếu tố

này chưa thể bao quát đầy đủ hết. Cần có những nghiên cứu tiếp theo được

thực hiện một cách bao trùm hơn nhưng có thể nói kết quả của nghiên cứu là

một nỗ lực của luận án bởi tìm hiểu quan niệm hạnh phúc của người phụ nữ là

điều cực kỳ khó khăn.

1.2. Trong lĩnh vực kinh tế - môi trường tự nhiên, “thu nhập ổn định”

- yếu tố sinh tồn đáp ứng nhu cầu sống cơ bản là rất quan trọng để đem lại

hạnh phúc. Xưa nay, hầu hết các lý thuyết đạo đức xã hội thường nói rằng,

tiền bạc gần như không có liên hệ nhân quả nào với hạnh phúc. Nhưng một số

nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng: tiền bạc có tạo ra hạnh phúc, tuy nhiên,

Page 144: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

138

đi kèm với một số điều kiện. Ví dụ người làm ra tiền phải cảm thấy họ kiếm

được nhiều tiền hơn người khác. Tuy nhiên, khi tiền bạc đã đáp ứng được nhu

cầu của con người ở một mức nhất định thì tiền bạc không còn là thước đo

của hạnh phúc nữa. Tóm lại, tiền bạc có liên quan tới hạnh phúc song mối

quan hệ giữa chúng vô cùng phức tạp.

Trong lĩnh vực gia đình - xã hội, theo quan niệm của người phụ nữ,

hạnh phúc là “gia đình hòa thuận”. Kết quả của nghiên cứu này đồng thuận

với một số nghiên cứu hạnh phúc ở Châu Á khi chỉ ra rằng hạnh phúc của phụ

nữ vẫn gắn liền với những mối quan hệ gia đình hơn là những yếu tố mang

tính cá nhân. Lý thuyết hệ thống đã đúng khi cho rằng: “Các mối quan hệ của

các thành viên trong gia đình tạo ra một tổng thể (ở đây là gia đình) lớn hơn

tổng từng thành phần khác của nó cộng lại” [19, tr.12]. Như vậy, để người

phụ nữ hạnh phúc, rất cần lưu ý tới các chính sách nhằm nâng cao chất lượng

các mối quan hệ trong gia đình, mang các thành viên lại gần nhau hoặc can

thiệp nhằm tăng tính tương tác giữa các thành viên trong gia đình.

Trong lĩnh vực đời sống cá nhân, ngoài yếu tố sức khỏe được lựa

chọn như yếu tố nền tảng cho mọi hoạt động hướng đến hạnh phúc, người phụ

nữ quan niệm rằng hạnh phúc là có đời sống tinh thần, tâm linh, yên ổn. Có

một điểm thú vị ở các nghiên cứu trước đây trong khía cạnh này là “các kết

quả nghiên cứu thường không thật sự thuyết phục, có những kết luận trái

ngược nhau, đa số kết luận chỉ đúng trong những phạm vi rất hạn chế. Điều

này nói lên rằng, hạnh phúc, vẫn như hàng nghìn năm trước đây, là đối tượng

không dễ nắm bắt và chinh phục. Và, có lẽ, chính điều này lại càng làm cho

việc nghiên cứu và chiêm nghiệm về hạnh phúc thêm phần thú vị và cuốn

hút” [54, tr.3].

1.3. Nhìn chung, quan niệm về hạnh phúc của người phụ nữ thể hiện

tính tương đồng nhiều hơn khác biệt. Tính tương đồng thể hiện ở 3 khía cạnh:

(1) Trong các chỉ báo đưa ra, số chỉ báo thể hiện sự tương đồng chiếm chủ

Page 145: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

139

yếu so với chỉ báo thể hiện sự khác biệt; (2) Với các chỉ báo thể hiện sự tương

đồng, xu hướng lựa chọn giống nhau không chỉ có trong nội tại mỗi nhóm mà

còn giống nhau ở trong cả 3 nhóm xã hội và (3) Ở những giá trị có sự khác

biệt, mặc dù các nhóm xã hội có lựa chọn khác nhau nhưng nếu đặt trong tổng

thể chung thì những yếu tố này đều có tỷ lệ lựa chọn cao hoặc thấp.

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giữa các nhóm xã hội có rất ít

sự khác biệt là do các gia đình khá giống nhau trong cấu trúc tổng thể (đặc

điểm của cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống là “nhất thể hóa về cấu

trúc”); đại bộ phận các hộ gia đình là sống ở nông thôn, đều làm ruộng và

đều nghèo khổ. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân cư có mức sống cao hơn (gia đình

địa chủ, phú nông, quan lại…) nhưng có thể chưa đủ để hình thành một văn

hóa riêng; hơn nữa họ đều sống ở nông thôn, tuân thủ văn hóa làng xã [66].

Sau Đổi mới, trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị

trường bước đầu xuất hiện các giai tầng xã hội mới, hình thành đô thị mới và

có sự phân biệt nông thôn - đô thị, cũng như hình thành lối sống khác với

nông thôn. Sự đa dạng nghề nghiệp bắt đầu tạo nên sự đa dạng của gia đình

và kéo theo đó là sự đa dạng về quan niệm cuộc sống.

1.4. Mặc dù số chỉ báo thể hiện sự khác biệt không nhiều nhưng cũng

gợi ý rằng: mỗi nhóm xã hội với đặc thù riêng đều ẩn chứa trong nó những

sắc thái riêng gắn liền với những điều kiện cụ thể cũng như những biến cố của

chính nó. Điểm khác biệt thể hiện ở nhóm tuổi và độ dài hôn nhân. Người phụ

nữ càng ở độ tuổi trẻ càng đánh giá cao yếu tố “thành công” của cá nhân trong

việc đem lại hạnh phúc. Lớp thế hệ càng xa càng đánh giá cao các yếu tố

thuộc lĩnh vực gia đình - xã hội trong việc tạo nên hạnh phúc. Điều này cũng

rất phù hợp với quy luật văn hóa bởi sự biến đổi văn hóa sẽ diễn ra nhiều hơn

trong những nhóm trẻ, từ đó dẫn tới những khác biệt giữa các thế hệ. Những

người kết hôn 31 năm trở lên là lớp thế hệ “thấm” nhiều hơn văn hóa Nho

giáo mà một cuộc sống hạnh phúc trong bối cảnh văn hóa Nho giáo phải có

Page 146: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

140

đặc trưng mang tính chung, mục tiêu chung, sở thích chung và mong ước

mang tính tập thể hơn là tính cá nhân. Điểm tương đồng và khác biệt về quan

niệm hạnh phúc của ba nhóm xã hội đã phân tích mới chỉ dừng lại ở việc nhìn

nhận như là những hiện tượng bề mặt. Rất cần có thêm những nghiên cứu quy

mô, với cỡ mẫu đủ lớn để tìm hiểu kỹ càng về vấn đề này.

1.5. Trong suy nghĩ của người phụ nữ, gia đình là một tổ ấm cho hạnh

phúc cá nhân, nơi các sợi dây ràng buộc về mặt tình cảm giữ vai trò trung

tâm. Hạnh phúc cá nhân chính là sự hài hoà các mối quan hệ trong gia đình.

Việc nuôi dưỡng tốt các mối quan hệ gia đình cũng là tạo điểm tựa cho hạnh

phúc cá nhân. Điều này đưa đến một nhận định rằng: thay đổi bối cảnh gia

đình (hoặc các mối quan hệ gia đình) sẽ tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ đối với

các thành viên trong gia đình nói chung và đối với cảm nhận hạnh phúc của

người phụ nữ nói riêng. Cách con người quan hệ với người khác có ý nghĩa

hơn những gì họ có.

Yếu tố mức sống luôn giữ vai trò chủ điểm trong nghiên cứu hạnh

phúc. Tiền có tạo nên hạnh phúc không là câu hỏi làm đau đầu rất nhiều các

nhà nghiên cứu cũng như các nhà đạo đức và câu trả lời không hề dễ dàng.

Báo cáo hạnh phúc thế giới các kỳ xác nhận một thực tế rằng: người dân hạnh

phúc hơn thường đi kèm với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế nhưng sự

tăng trưởng về kinh tế chỉ là một trong những thước đo mức độ hạnh phúc.

Báo cáo Hạnh phúc thế giới được thực hiện dựa trên 6 tiêu chí chính: sự giàu

có (thể hiện ở GDP bình quân đầu người), mức độ hỗ trợ xã hội, tuổi thọ và

sức khỏe, tự do lựa chọn cuộc sống yêu thích, sự hào phóng (thể hiện ở tỷ lệ

đóng góp từ thiện), và nhận thức của người dân về tham nhũng.

Tiêu chí được quan tâm nhiều nhất là sự giàu có thường rất dễ có thể

định lượng được, và thường được các chính phủ trên thế giới ưu tiên trong

việc điều hành đất nước. Trong khi đó, trường hợp các nước Tây và Bắc Âu

dẫn đầu bảng xếp hạng lại đang chỉ ra rằng, khi nền kinh tế phát triển đến

Page 147: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

141

mức đủ để tạo ra một GDP bình quân đầu người cao và ổn định thì tốc độ tăng

trưởng của nền kinh tế cao hay thấp không còn là điều được xã hội quá quan

tâm. Khi GDP đầu người ở mức cao và ổn định, thì các yếu tố khác như an

sinh xã hội, an toàn và trật tự trở nên quan trọng với người dân hơn là các vấn

đề về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Và đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất từ trước đến nay

trên toàn cầu, giữa các nhà kinh tế và các nhà chính trị: nên ưu tiên tăng

trưởng kinh tế hay ưu tiên các vấn đề an sinh xã hội. Lý tưởng nhất là đạt

được cả hai, nhưng thực tế cho thấy điều đó là khó có thể xảy ra. Những

người ủng hộ tăng trưởng kinh tế thì cho rằng các nước dẫn đầu bảng xếp

hạng hạnh phúc đang đi trên một con đường tự sát một cách êm ái. Vì khi hài

lòng với một nền kinh tế không có động lực sẽ rất nguy hiểm khi đối mặt với

bất ổn nếu xảy ra. Còn những người ủng hộ tăng thêm các biện pháp an sinh

xã hội thì cho rằng, các nhà lãnh đạo và nhà kinh tế đang lấy lý do về tầm

quan trọng của tăng trưởng để tước đi quyền lợi của người dân trong các vấn

đề an sinh xã hội.

Luận án mang tính khám phá bước đầu về quan niệm của người phụ nữ

Việt Nam hiện nay về hạnh phúc với hy vọng người phụ nữ hiểu rõ được bản

thân mình trong công cuộc kiếm tìm hạnh phúc. Mặc dù luận án đã nỗ lực

thao tác hóa khái niệm tạo cơ sở cho việc nghiên cứu nhưng khi đã khuôn lại

phạm vi cũng đồng nghĩa với việc luận án đã tự giới hạn nhận thức về quan

niệm hạnh phúc. Rõ ràng, chúng ta vẫn còn phải đi một chặng đường dài để

khám phá sự hình thành của thực tiễn sắp xếp văn hóa, phương thức biến đổi

và những hệ quả của nó với đời sống mỗi cá nhân, đời sống gia đình và mọi

mặt của đời sống xã hội.

2. Hạn chế của luận án

2.1. Do có ít các công trình nghiên cứu trực tiếp về quan niệm của

người phụ nữ về hạnh phúc nên luận án đã mở rộng phạm vi tìm kiếm tài liệu

Page 148: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

142

ở hai khía cạnh: (1) không chỉ tìm các tài liệu về “conception of

happiness”(quan niệm hạnh phúc) mà tìm thêm các tài liệu về “happiness”

(hạnh phúc), “self-reported happiness” (hạnh phúc chủ quan), “life

satisfaction” (sự thỏa mãn về cuộc sống), “quality of life” (chất lượng cuộc

sống), “welfare/well-being” (phúc lợi) và (2) không chỉ tìm các công trình

nghiên cứu khoa học, sách, luận án, luận văn mà còn tìm thêm các báo cáo,

bài viết, tư liệu ghi chép, báo, tạp chí và các tác phẩm văn học nghệ thuật từ

đầu thế kỷ 20 đến năm 1975.

Trong khi quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc thường vắng bóng

ở các công trình nghiên cứu thì lại được nhắc đến khá thường xuyên trên báo

chí Việt Nam, tiêu biểu là Báo Phụ nữ Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô, Báo

Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thanh niên hay một số báo mạng như

Phununet.com, Vietnamnet.vn, VnEpress... Các báo này thường có các diễn

đàn về hạnh phúc trên chuyên mục Phụ nữ và thời cuộc, Đời sống, Bạn đọc,

Tâm sự, Chia sẻ…Cách hiểu về “hạnh phúc” trên báo chí mang nhiều tính

chất giải trí và đặt quan niệm hạnh phúc gắn liền với quan niệm hạnh phúc gia

đình. Ví dụ: nhiều báo tổ chức các cuộc thi viết về hạnh phúc, hạnh phúc gia

đình và lý giải hạnh phúc gia đình, trong đó nhấn mạnh phụ nữ phải có trách

nhiệm “giữ lửa” hạnh phúc và chỉ thực sự hạnh phúc khi gia đình hạnh phúc.

Các bài báo này thường hướng tới các quy chuẩn đạo đức, mang tính chất

khuyên răn, dựa nhiều trên cảm nhận chủ quan của người viết mà ít tính

học thuật.

Bên cạnh tư liệu là các văn bản chính sách của Đảng và nhà nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa về phụ nữ, về hôn nhân gia đình, thì các tư liệu như

sách lý luận, tư liệu ghi chép quan điểm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và

Nhà nước có đề cập đến vấn đề phụ nữ cũng được sử dụng. Ví dụ ghi chép

“Hồ sơ Guermut” của phái bộ điều tra do chính phủ Pháp phái sang thuộc địa

về 13 yêu sách của phái yếu với những tiếng nói về ý chí tự lập của phụ nữ.

Page 149: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

143

Ví dụ cuốn “Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ” xuất bản năm 1960,

1970; cuốn “Vai trò và nhiệm vụ của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới

của cách mạng” của Lê Duẩn năm 1974. Luận án cũng sử dụng thêm các tác

phẩm văn học của nhóm Tự lực Văn đoàn để làm nổi bật tư tưởng/quan niệm

truyền thống về hạnh phúc của người phụ nữ. Tác giả luận án cố gắng tóm

lược tất cả các tài liệu lịch sử này để tổng kết thành một mẫu hình hạnh phúc

của người phụ nữ ở xã hội nông nghiệp cổ truyền.

2.2. Luận án sử dụng số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Hạnh phúc của

người Việt Nam: quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” để phân tích quan

niệm và các yếu tố tác động tới quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc

của người phụ nữ. Như thế có nghĩa, các câu hỏi định lượng không thể có

được đầy đủ những thông tin mà luận án cần thu thập. Mặc dù luận án đã bổ

sung bằng phương pháp định tính với 50 phỏng vấn sâu nhưng sự kết hợp

giữa định tính và định lượng vẫn thiếu sự nhuần nhuyễn. Trong tương lai, rất

cần có thêm các nghiên cứu được thực hiện bằng cả hai phương pháp định

lượng và định tính về quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc nói riêng và

hạnh phúc nói chung.

Page 150: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Bùi Thị Hương Trầm (2019), bài tham gia hội thảo quốc tế: “The feeling of

happiness in marriage” (International conference: The family in modern and

global societies: persistence and change) Hội thảo do Hội Xã hội học Việt

Nam tổ chức tháng 10/2019. Bài viết đã được chấp nhận trình bày tại hội thảo

và xuất bản sách.

2. Bùi Thị Hương Trầm (2018), “Hạnh phúc của phụ nữ - tiếp cận qua một số

nghiên cứu quốc tế và Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, Số 2 (176),

tr.66-71.

3. Bùi Thị Hương Trầm (2017), “Quan niệm của người phụ nữ về hạnh phúc

(Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Ninh Bình) ”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình

và Giới, Số 2, tr.71-79.

4. Bùi Thị Hương Trầm (2019), “Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ

mang thai và nuôi con nhỏ”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Thách thức và giải

pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”. Hội thảo do Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tháng 8/2019. ISBN: 978-604-9857-25-6.

5. Đặng Thị Hoa, Bùi Thị Hương Trầm (2019), “Bạo lực trên cơ sở giới và bạo

lực gia đình đối với phụ nữ dân tộc thiểu số: Thực trạng và các biện pháp ứng

phó”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc

thiểu số không bị bỏ lại phía sau”. Hội thảo do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam tổ chức tháng 8/2019. ISBN: 978-604-9857-25-6.

6. Đặng Thị Hoa, Trần Thị Vân Nương, Bùi Thị Hương Trầm (2018). Bài đăng

quốc tế “Domestic Violence against Women and Girls from Social

Anthropology Analysis Perspective: Case study of Vietnam” (Fifth

International Conference on Women & Gender Studies 2018). ISBN: 978-

955-4543-39-3.

7. Trần Thị Vân Nương, Bùi Thị Hương Trầm (2018) “Khó khăn trong đời sống

vợ chồng giai đoạn 1976-1986”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 6.

Page 151: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

145

8. Tác giả thành viên (2017), Sách “Bình đẳng giới trong chính trị từ chiều cạnh

thể chế, văn hóa và hội nhập quốc tế”, Trần Thị Minh Thi (chủ biên), Nhà

xuất bản Khoa học Xã hội.

9. Tác giả chương sách (2016), Chương “Thực trạng hôn nhân xuyên biên giới ở

các tỉnh miền núi” (tác giả) và Chương “Thực trạng quản lý hôn nhân xuyên

biên giới ở các tỉnh miền núi hiện nay” (đồng tác giả), Trong sách “Hôn nhân

xuyên biên giới với phát triển xã hội”, Đặng Thị Hoa (chủ biên), Nhà xuất bản

Khoa học Xã hội.

10. Lê Ngọc Văn, Mai Văn Hai, Đặng Thị Hoa, Bùi Thị Hương Trầm (2016),

Sách “Hệ giá trị gia đình Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

11. Bùi Thị Hương Trầm (2016), “Quan niệm về hoạt động dòng họ”, Tạp chí

Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 5, tr.71-79.

Page 152: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

1. Ashley Whillans. 2019. Use your money to buy happier time. Harvard

business review. https://hbr.org/ideacast/2019/01/use-your-money-to-buy-

happier-time [truy cập ngày 12/1/2019].

2. Betsey Stevenson, Justin Wolfers (2009), "Happiness inequality in the

United States", In “National bureau of economic research”.

3. Carol Graham, Soumya Chattopadhyay (2012), Gender and Well-Being

around the World: Some Insights from the Economics of Happiness, The

Brookings Institution.

4. Carol Graham (2005), "The Economics of Happiness: Insights on

globalisation from a ovel approach", World Economics, Vol.6, pp.41-55.

5. Chris Herbst (2012), Gender and Well-Being around the World: Some

Insights from the Economics of Happiness. Carol Graham and Soumya

Chattopadhyay The Brookings Institution.

6. Deci, E. L., & Ryan, R.M. (2000), The “What” and “Why” of Goal

Pursuits: Human needs and the self-determination of behavior.

Psychological Inquiry. 11(4), 227-268. doi: 10.1207/S15327965PL1104_01.

7. Dolan, P., T. Peasgood and M.White (2007), "Do we really know what

makes us happy? A review of theeconomic literature on the factors

associated with subjective well-being", JournalofEconomic Psychology,

Vol. 29.Pp. 94-122.

8. Elizabeth Gilbert (2006), Eat, pray, love: One Woman’s search for

everything across Italy, India and Indonesia. Nxb Bloomsbury.

9. Frijters, P., J.P.Haisken-DeNew and M.A. Shields (2004), "Money does matter!

Evidence from increasing real income and life satisfaction in East Germany

following reunification", American Economic Review, Vol 94. Pp 730-740.

Page 153: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

147

10. Gavron, H. (1966), The Captive Wife: Conflicts of housebound mothers.

Harmondsworth: Penguin.

11. Goode, William J. (1982), The family. Second edition. Prentice-hall

Foundations of modern sociology series.

12. Marci Shimoff, Carol Kline. 2009. Happy for no reason: 7 steps to being

happy from the inside out. Free Press, a division of Simon&Schuster, Inc.

13. Meltzer, James K. McNulty, Đại học Florida (2015), SMU reseach news,

1/2015.

14. Meltzer, James K. McNulty (2011) “Marriages Are More Satisfying When

Wives Are Thinner Than Their Husbands”, SAGE Journals, Vol 2, Issue 4.

15. Nichols, M. P. & Schwartz, R. C. (1995), Family Therapy: Concepts and

Methods (3rd ed). Boston: Allyn & Bacon.

16. OECD (2013), OECD Guidelines on Measuring Subjective Well-being

17. OECD (2016), "Strategic Orientations of the Secretary-General: For 2016

and beyond", Meeting of the OECD Council at Ministerial Level Paris, 1-

2 June 2016.

18. Olson, D. H. (1993), Circumplex Model of marital and family systems:

Assessing family functioning. In Walsh, F. (Ed.). Normal family

processes. (2nd ed.)

19. Park, C.-M. (2009), The quality of life in South Korea. Social Indicators

research. 92(2), 263-294.doi: 10.1007/s11205-008-9348-y.

20. Rebecca Launt Sapp (2003), Family conflict and family cohesion: Their

relationship to Youths’ behavior problems. Doctoral Dissertations.

21. Ruut Veenhoven (1991), Is happiness relative? Published in: Social

Indicators Research 24, pp.1-34.

22. Ruut Veenhoven (2003), "Happiness", The Psychologist, Vol16, pp.128-129.

23. Sara Boboltz (2014), This Is The Happiest Relationship Ever, According To

Science. (http://www.huffingtonpost.com/2014/01/16/happy- relationship-

Page 154: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

148

studies_n_4613060.html) [truy cập ngày 16/1/2014]

24. Stevenson, B. and J.Wolfers (2008), Economic growth and subjective

wellbeing: researching the Easterlin paradox. NBER working paper. No

14282. Cambridge. Mass.: National Bureau of economic research.

25. Stinnett, Dr. Nick and Nancy with Joe and Alice Beam (1999). Fantastic

Families/6 Proven Steps to Building a Strong Family. Howard Publishing

Co., West Monroe, LA.

26. Tapas Mishra, Mamata Parhi, Rausl Fuentes (2014). How interdependent

are cross-country happiness dynamics? Published online.

27. Veenhoven (1991), "Is happiness relative?" Published in: Social

Indicators Research 24, pp.1-34.

28. Veenhoven (2003) "Happiness", The Psychologist, Vol.16, pp.128-129

29. John F. Helliwell, Richard Layard and Jeffrey D. Sachs (edited) (2012),

World Happiness Report 2012. New York: Sustainable Development

Solutions Network.

30. John F. Helliwell, Richard Layard and Jeffrey D. Sachs (edited) (2013),

World Happiness Report 2013, New York: Sustainable Development

Solutions Network.

31. John F. Helliwell, Richard Layard and Jeffrey D. Sachs (edited) (2015),

World Happiness Report 2015, New York: Sustainable Development

Solutions Network.

32. John F. Helliwell, Richard Layard and Jeffrey D. Sachs (edited) (2016),.

World Happiness Report 2016, New York: Sustainable Development

Solutions Network.

33. John F. Helliwell, Richard Layard and Jeffrey D. Sachs (edited) (2016),

World Happiness Report 2017, New York: Sustainable Development

Solutions Network.

Page 155: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

149

34. John F. Helliwell, Richard Layard and Jeffrey D. Sachs (edited) (2018),

World Happiness Report 2018, New York: Sustainable Development

Solutions Network.

35. Yukiko Uchida, Vinai Ronasakkunkit, & Shinobu Kitayama (2004),

"Cultural Constructions of Happiness: Theory and Empirical Evidence",

Journal of Happiness Studies, Vol5, pp.223-239.

36. Yukiko Uchida, Vinai Ronasakkunkit, & Shinobu Kitayama (2004),

"Cultural Constructions of Happiness: Theory and Empirical Evidence",

Journal of Happiness Studies, Vol5, pp.223-239.

37. Yunxiang Yan (2003). Private life under Socialism: Love, Intimacy and family

change in a Chinese village 1949-1999, Stanford University Press.

Tài liệu tiếng Việt

38. Baird T. Spalding Nguyễn Phong (2018), Hành trình về phương Đông,

Nxb Thế giới.

39. Betty Fredan (2015), Bí ẩn nữ tính, Đại học Hoa Sen và Nxb Hồng Đức.

40. Bùi Thị Hương Trầm (2012) “Tình yêu trong hôn nhân (Qua cuộc khảo

sát tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc)”, Tạp chí Nghiên cứu gia

đình và giới, số 5.

41. Bùi Thị Hương Trầm (2017), “Quan niệm của người phụ nữ về hạnh

phúc (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Bình)”, Tạp chí Nghiên cứu gia

đình và giới, số 2.

42. Debbie Gisonni (2011), Hạnh phúc ở trong ta, Nxb. Trẻ

43. Devid Niven (2011), Phương Anh (dịch). Bí mật của hạnh phúc. Nxb. Trẻ

44. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2011), Sự hài lòng về cuộc sống,

Báo cáo đề tài.

Page 156: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

150

45. Đặng Nguyên Anh (2012), "Hạnh phúc và sự hài lòng: Mục tiêu của biến

đổi xã hội và quyền con người" Báo cáo khoa học tại Hội thảo “Biến đổi xã

hội, biến đổi khí hậu và quyền con người”

46. Đặng Thị Hoa (2018), "Quan niệm về hạnh phúc của người dân tộc thiểu

số (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Sơn La)", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình

và Giới, Số 2.

47. Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler. M.D (2018), Ngộ Đạo, Trần Văn

Huân (dịch), Sống hạnh phúc, chết bình an, Nxb Lao động.

48. Đặng Phương Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam các giá trị truyền thống và

những vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, Nxb. Lao động.

49. Doh Chull Shin (2009), “Chất lượng sống của người dân châu Á theo

nho giáo: Quan niệm về hạnh phúc”, (Nguyễn Khánh Hương dịch), Tạp

chí Nghiên cứu con người, số 1 (46).

50. Đỗ Thiên Kính (2016), "Biến đổi của hệ thống phân tầng xã hội ở Việt

Nam", Trong: Đặng Nguyên Anh (chủ biên), Biến đổi xã hội ở Việt Nam -

Truyền thống & hiện đại, Nxb. KHXH. Hà Nội, 2016, tr. 117-143.

51. Emile Chartier, Hồ Thanh Vân, Cao Việt Dũng, Nguyễn Ỉ Long (dịch)

(2016), Alain nói về hạnh phúc, Nxb Trẻ.

52. Endruwei G và cộng sự (2002), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

53. Hồ Sĩ Quý (2006), "Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số

hạnh phúc (HPI) của Việt Nam trong 178 nước", Tạp chí Thông tin

Khoa học xã hội.

54. Hồ Sỹ Quý (2006), “Chỉ số hạnh phúc (HPI) của 178 nước năm 2006”,

Tạp chí Nghiên cứu con người, số 5 (72).

55. Hoàng Anh Sướng (2017), Những chuyện có thật về nhân quả và phật

pháp nhiệm màu, Nxb. Hội nhà văn.

56. Hoàng Anh Sướng (2015), Hạnh phúc đích thực, Nxb Phương Đông.

Page 157: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

151

57. Hoàng Bá Thịnh (2012), “Sự hài lòng về hôn nhân và gia đình”, Tạp chí

Dân số & Phát triển, số 8.

58. Hoàng Văn Quynh (2018), "Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi

trường của một số tộc người ở Tây Bắc và Tây Nguyên",

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/luat-tuc-bao-ve-tai-nguyen-

thien-nhien-moi-truong-cua-mot-so-toc-nguoi-o-tay-bac-va-tay-nguyen-

6472/ [truy cập ngày 21/7/2017]

59. Hoàng Chí Bảo (2016), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ

nữ và nữ trí thức trong phát triển xã hội”. Tài liệu hội thảo: “Tăng

cường sự tham gia của phụ nữ tỉnh An Giang trong lĩnh vực nghiên

cứu khoa học” do Trường Đại học An Giang tổ chức.

60. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia.

61. John Gray (2011), Thạm Thị Thanh Huyền, Ngô Thị Chuyên (dịch), Đàn

ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim, Nxb Văn hóa Thông tin.

62. Joy (2012), Hạnh phúc tại tâm, Nxb. Hồng Đức.

63. Kim Anh (2018), “Điểm chung của các đôi hạnh phúc”,

https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/diem-chung-cua-cac-doi-

hanh-phuc-3144015.html, [truy cập ngày 6/2/2015]

64. Lê Đức Hạnh (2012), Hôn nhân và nếp sống đạo trong gia đình người

Việt công giáo, Nxb. Văn hóa - Thông tin.

65. Lê Ngọc Văn (2019), Hạnh phúc của người Việt Nam: quan niệm, thực

trạng và chỉ số đánh giá, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

66. Lê Ngọc Văn và cộng sự (2016), Hệ giá trị gia đình Việt Nam từ hướng

tiếp cận xã hội học, Nxb. KHXH, Hà Nội.

67. Lê Ngọc Văn (2006), Một số quan điểm lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu

gia đình. Trong sách Nghiên cứu gia đình - Lý thuyết nữ quyền, quan điểm

giới, Lê Ngọc Văn (chủ biên). Nxb KHXH, Hà Nội.

Page 158: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

152

68. Lê Ngọc Hùng (2013), Lý thuyết xã hội học hiện đại, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

69. Lê Thị Nhâm Tuyết (2010), Đặc thù giới ở Việt Nam và bản sắc dân tộc,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

70. Lê Thi (2002), “Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng

ngày”, Tạp chí Tâm lý học, số 6.

71. Lê Thi (2012), “Vài nét bàn về quan niệm hạnh phúc gia đình ở Việt

Nam”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 2.

72. Mai Huy Bích (2000), "Nơi cư trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông

Hồng". Tạp chí Xã hội học, Số 4. Tr.33-42.

73. Mai Văn Hai, Mai Kiệm (2003), Xã hội học văn hóa, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

74. Mai Văn Hai, Mai Kiệm (2003), Xã hội học văn hóa, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội.

75. Mattieu Ricard (2003), Bàn về hạnh phúc, Nxb. Tri thức.

76. Menis Yousry, Nguyễn Bích Lan (dịch) (2017), Tìm lại chính mình, Nxb

Phụ nữ.

77. Minh Niệm (2012), Hiểu về trái tim – nghệ thuật sống hạnh phúc, Nxb Trẻ.

78. Minh Chi (1995), Các vấn đề Phật học, Viện Nghiên cứu Phật học.

79. Ngọc Thi (2005), “Biết tha thứ để được hạnh phúc”,

https://nld.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/biet-tha-thu-de-duoc-hanh-phuc-

125944.htm, [truy cập ngày 1/9/2005].

80. Nguyễn Hữu Minh (2008), "Khuôn mẫu cư trú sau hôn nhân ở nông thôn

Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới. Số 2.

81. Nguyễn Hữu Minh (2011), "Khuôn mẫu cư trú sau hôn nhân ở nông thôn

Việt Nam", Trong sách Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Page 159: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

153

82. Nguyễn Lan Hương (1994), Một vài nhận xét bước đầu về mức sống

hiện nay của người Hà Nội, Tiểu luận môn học Phương pháp nghiên cứu

khoa học. Đại học Tổng hợp Hà Nội.

83. Nguyễn Thanh Tuấn (2012), Văn hóa bản địa Việt Nam, Nxb. Văn hóa

Thông tin.

84. Nguyễn Thừa Hỷ (2015), Văn hóa Việt Nam truyền thống - Một góc

nhìn, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

85. Nguyễn Thừa Hỷ (2016), Một góc nhìn lịch sử, văn hóa và con người

Việt Nam, Nxb. Thông tin và Truyền thông.

86. Nguyễn Trần Bạt (2011), Văn hóa và con người, Nxb Hội nhà văn

87. Nguyễn Trần Bạt (2011), Cải cách và sự phát triển, Nxb Hội nhà văn

88. Nguyễn Trọng Phấn (2016), Xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII, Nxb. Tổng

hợp thành phố HCM.

89. Nguyễn Thị Thập (1960), Bốn nguyên tắc hết sức cách mạng để xây dựng

gia đình mới và tốt đẹp, Trích tham luận đọc ở khóa họp Quốc hội thứ 11.

số 76, tháng 1 năm 1960, tr 24-26.

90. Nguyễn Thị Hà (2014), Báo cáo “Nghiên cứu về sự tham chính của phụ

nữ dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam”, Dự án hợp tác nghiên

cứu giữa Viện CNXHKH và Văn phòng RLS tại Việt Nam.

91. Nguyễn Hồng Phong (2005), Một số công trình nghiên cứu khoa học xã

hội và nhân văn, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

92. Nguyễn Tri Thư (1994), Vài nết về chính quyền cách mạng cấp cơ sở

trogn thời kỳ kháng chiến Pháp (1945-1954). Trong Kinh nghiệm tổ chức

quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Phan Đại Doãn, Nguyễn

Quang Ngọc (chủ biên). Nxb Chính trị quốc gia, tr. 164-188).

93. Osho. Lê Thị Thanh Tâm, Dương Ngọc Hân (biên dịch) (2016), Hạnh

phúc tại tâm, Nxb Hồng Đức.

Page 160: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

154

94. Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị (2002), "Định hướng giá trị trong

thời kỳ quá độ từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường tại

Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 1.

95. Phạm Văn Bích (2015), "Nơi cư trú sau hôn nhân của người Kinh ở đồng

bằng sông Hồng và cách xác định nó". Trong sách Gia đình Việt Nam

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Teramoto Miroru, Bùi Thế Cường, Phạm Văn Bích, Iwai Misaki, Viện

Nghiên cứu kinh tế Châu Á (IDE-JETRO). Tr.56-68.

96. Piere Gourou (2015), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Nxb. Trẻ

97. Philippe Papin, Olivier Tessier (2002), Làng ở vùng Châu thổ sông

Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

98. Phùng Thị Kim Anh (2009), "Quan niệm về hạnh phúc gia đình thời kỳ

Đổi mới", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 3/2009, tr. 12-23.

99. Richard Layard (2008) Hạnh phúc, Nxb. Tri thức.

100. Rodney Stark (2001), Xã hội học đại cương, Bản dịch của Trung tâm Xã

hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

101. Ruut Veenhoven (1991) “Is happiness relative?”, Social Indicators

Research 24. pp.1-34.

102. Sara Boboltz (2014), “This Is The Happiest Relationship Ever, According

To Science” http://www.huffingtonpost.com/2014/01/16/happy-

relationship-studies_n_4613060.html, [truy cập ngày 23/1/2014].

103. Stefan Klein. Nguyễn Thành Đạt (dịch) (2015), Sáu tỉ đường đến hạnh

phúc, Nxb Nhã Nam

104. T. An (2008), Phụ nữ Việt Nam kém hạnh phúc hơn đàn ông

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/phu-nu-viet-nam-kem-

hanh-phuc-hon-dan-ong-2269295.html, [truy cập ngày 30/11/2008].

Page 161: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

155

105. Thanh Mai (2013), “Vũ khí bí mật” của những người vợ hạnh phúc

https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/vu-khi-bi-mat-cua-nhung-

nguoi-vo-hanh-phuc-2894556.html, [truy cập ngày 14/10/2013]

106. Thích Nhất Hạnh (2018), Tìm bình yên trong gia đình, Nxb. Thế giới

107. Thích Nhất Hạnh (2017), Hạnh phúc mộng và thực, Nxb. Phương Đông

108. Thích Nhất Hạnh (2017), Quyền lực đích thực, Nxb. Phương Đông

109. Thích Nhất Hạnh (2016) Bước tới thảnh thơi, Nxb. Hồng Đức

110. Thích Nhất Hạnh, Chân Hội Nghiêm (chuyển ngữ) (2016), Hạnh phúc

cầm tay, Nxb. Lao động.

111. Thích Nhật Từ (2012), Hạnh phúc giữa đời thường, Nxb. Phương Đông.

112. Thụy Ân (2013), “Tuyệt chiêu giữ hôn nhân hạnh phúc”,

https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/tuyet-chieu-giu-hon-nhan-

hanh-phuc-2923866.html?ctr=related_news_click, [truy cập ngày

15/12/2013]

113. Trần Hữu Ủy (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Việt

Nam, Luận văn thạc sỹ, Chương trình đào tạo thạc sỹ của Fulbright, Mỹ.

114. Trần Thị Minh Thi (2017), Bình đẳng giới trong chính trị từ chiều cạnh

thể chế, văn hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Khoa học Xã hội

115. Trần Văn Thọ (2012), "Phát triển và hạnh phúc", trong: Câu chuyện phát

triển và hạnh phúc, Nxb Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 66-71.

116. Trịnh Duy Luân, Helle Rydstrom, Wil Burghoorn (2008), Gia đình nông

thôn Việt Nam trong chuyển đổi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

117. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2000), Các giá trị châu

Á và sự phát triển ở Việt Nam trong bối cảnh so sánh (Kỷ yếu Hội thảo

quốc tế tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24 đến 26 tháng 3 năm 1999). Hà Nội.

118. Tú Anh (2018). “Muốn hôn nhân hạnh phúc, phụ nữ cần một chút “mánh

khóe”, http://www.giadinhmoi.vn/phu-nu-can-mot-chut-manh-khoe-neu-

muon-hon-nhan-luon-hanh-phuc-d4520.html [truy cập ngày 18/6/2017]

Page 162: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

156

119. Văn Hiến "2015", "Cảm xúc của vợ quyết định hạnh phúc hôn nhân".

https://ngoisao.net/tin-tuc/gia-dinh/go-roi/cam-xuc-cua-vo-quyet-dinh-

hanh-phuc-hon-nhan-3148280.html, [truy cập ngày 20/2/2015]

120. Văn.ht (2015), “Khổ vì mẹ khó tính, buồn vì vợ không nhẫn nhịn”,

https://ngoisao.net/tin-tuc/gia-dinh/go-roi/kho-vi-me-kho-tinh-buon-vi-

vo-khong-nhan-nhin-3207479.html, [truy cập ngày 29/4/2015]

121. Vãn Tình (2018), Mỹ Linh (dịch) Bạn đắt giá bao nhiêu?, Nxb Thế giới.

122. Viện Xã hội học, Trung tâm Dân số Đại học Michigan (2000), Phương

pháp nghiên cứu điều tra chọn mẫu, Bài viết cho khóa đào tạo về

phương pháp tại Viện Xã hội học.

123. Võ Văn Thành (2014), Thử bàn về niềm tin đời thường và niềm tin tôn

giáo, Nguyệt san Giác Ngộ. Phụ trương nghiên cứu Phật học của Báo

Giác ngộ, số 215, tháng 2.

124. Vũ Ngọc Phan (2010), Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam, Nxb Thời

đại, Hà Nội.

125. Vương Linh (2016), “Tại sao các cặp vợ chồng càng hạnh phúc càng

giống nhau”, http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tai-sao-cac-cap-vo-chong-

cang-hanh-phuc-cang-giong-nhau-20160411105111694.htm, [truy cập

ngày 11/4/2016]

126. World Database of happiness (2012), trích từ Nguyễn Thị Thanh Tâm,

2014, báo cáo đề tài cấp Bộ: “Quan niệm, mức độ và các yếu tố tác động tới

hạnh phúc gia đình: nghiên cứu trường hợp tỉnh Quảng Ngãi”.

127. http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/phu-nu-viet-nam-kem-

hanh-phuc-hon-dan-ong-2269295.html

Page 163: BÙI THỊ HƯƠNG TRẦM · 2019-09-20 · Bảng 4.5: Quan niệm về hạnh phúc theo mức sống 109 Bảng 5.1: Quan niệm về hạnh phúc theo tình trạng hôn nhân

157

PHỤ LỤC

MỘT VÀI QUAN NIỆM TIÊU BIỂU VỀ HẠNH PHÚC

Epicurus

Hạnh phúc là mục đích tối hậu của đời sống loài

người. Sự yên bình và hợp lẽ phải là nền tảng của hạnh

phúc

Aristote

Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là

mục tiêu và cũng là giới hạn tận cùng của sự tồn tại

người

John Stuart Mill Hạnh phúc là sự giới hạn dục vọng hơn là thỏa mãn

dục vọng

Lucrece Tạo hóa đã an bài hạnh phúc vừa đúng mức cho mọi

người. Chỉ cần biết lựa chọn nó mà thôi

Heraclite

Nếu hạnh phúc thực sự nằm ở sự khoái cảm của cơ

thể, thì ta có thể nói rằng con bò có hạnh phúc thực sự

khi nó gặm cỏ khô

De Tocqueville Chấp nhận sự bất hạnh có lẽ còn ít đau khổ hơn là sự

mưu cầu hạnh phúc

Deni Diderot Người hạnh phúc nhất là kẻ đã tạo được hạnh phúc

cho nhiều người khác

Gustave Droz

Có một số người chỉ đạt đến mức sung sướng bằng

cách trang trọng góp nhặt từng mảnh vụn của hạnh

phúc vương vãi đó đây

Abraham Lincoln Chúng ta hạnh phúc vì tâm can ta cảm thấy vậy

Thiền sư Thích

Nhất Hạnh

Hạnh phúc chân thực chỉ có khi ta được hiểu, được

thương và ta có khả năng hiểu, thương những người

khác

Trích Hồ Sĩ Quý, 2007