16
CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DN CỦA CÁC DN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA ThS Thái Ninh, GVC khoa Kế toán - tài chính trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác thanh, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Khi thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, xử phạt hành chính về thuế đối với những trường hợp các đối tượng nộp thuế tính thuế không đủ, không đúng, nợ thuế kéo dài; hoặc cưỡng chế, xử lý hình sự các trường hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để gian lận, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế. Tình trạng gian lận và trốn lậu thuế là khá phổ biến trong thời gian qua, nên việc tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế đối với một số đối tượng nộp thuế và cán bộ viên chức ngành thuế vi phạm trở nên cấp bách hiện nay. Thực hiện tốt công thanh kiểm tra thuế sẽ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo sự bình đẳng và công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế. 1

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

  • Upload
    trannhi

  • View
    234

  • Download
    7

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DN CỦA

CÁC DN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC

THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA

ThS Thái Ninh, GVC khoa Kế toán - tài chính trường Đại học Nha Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác thanh, kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm

ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Khi thực hiện theo

cơ chế tự khai, tự nộp thuế, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế là tập trung vào

việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời những vi phạm để nhắc nhở, xử phạt

hành chính về thuế đối với những trường hợp các đối tượng nộp thuế tính thuế

không đủ, không đúng, nợ thuế kéo dài; hoặc cưỡng chế, xử lý hình sự các trường

hợp cố tình lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để gian lận, trốn thuế, chiếm đoạt tiền

thuế. Tình trạng gian lận và trốn lậu thuế là khá phổ biến trong thời gian qua, nên

việc tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật thuế đối

với một số đối tượng nộp thuế và cán bộ viên chức ngành thuế vi phạm trở nên cấp

bách hiện nay.

Thực hiện tốt công thanh kiểm tra thuế sẽ góp phần tăng nguồn thu cho

ngân sách, tạo sự bình đẳng và công bằng xã hội về nghĩa vụ thuế của đối tượng

nộp thuế. Trong những năm qua, cục thuế tỉnh Khánh hòa đã có nhiều nỗ lực

trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của các DN có vốn

đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục. Vì

vậy, bài viết này đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác công tác

thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp của các DN có vốn đầu tư nước

ngoài để góp phần tăng nguồn thu ngân sách tỉnh nhà.

II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ

1. Cơ sở lý luận về thanh kiểm tra thuế:

1.1. Khái niệm:

Thanh kiểm tra thuế là một tổ chức trong hệ thống tổ chức của thanh tra nhà

nước, là tổ chức cấu thành trong bộ máy quản lý của ngành tài chính, thanh tra tài

1

Page 2: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

chính nói chung và thanh tra thuế nói riêng là một công cụ quản lý tài chính của

nhà nước, đảm bảo cho các luật thuế, các chính sách chế độ và kế hoạch nhà nước

được chấp hành nghiêm, tạo bình đẳng và công bằng xã hội trong việc tạo nguồn

thu cho ngân sách nhà nước.

1.2. Mục đích của thanh kiểm tra thuế TNND của DN có VĐTNN

- Qua công tác kiểm tra phát hiện các bất cập về chính sách, chế độ, các quy

định của ngành về quản lý thuế TNDNđối với DN có VĐTNN để kiến nghị, bổ

sung, sửa đổi cho phù hợp (nếu có).

- Chống thất thu về về thuế thuế TNDN đối DN có VĐTNN nhằm đảm bảo

công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

- Đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thuế TNDN; thu

đúng, thu đủ, thu kịp thời vào Ngân sách Nhà nước; thực hiện công khai, dân chủ

trong việc xác định thuế TNDN của các DN có VĐTNN.

- Xác định ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý DN có VĐTNN của các

Chi cục Thuế, cục thuế nhằm phát huy những mặt tích cực và chấn chỉnh các sai

phạm (nếu có).

- Góp phần đưa công tác quản lý thuế, quản lý nội bộ ngành dần đi vào nề

nếp và theo đúng quy định của pháp luật.

1.3 Chuyển giá để trốn thuế TNDN của các DN FDI

Việc chuyển giá là thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch trên thị

trường, nhằm tối thiểu hóa số thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp trên toàn cầu. Việc

thực hiện áp đặt giá cả một cách chủ quan trong giao dịch liên kết không chịu tác động

của quy luật cung cầu thị trường, nên dẫn đến sự phản ánh sai lệch về kết quả kinh doanh

của các bên tham gia, gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác

định không chính xác cơ sở tính thuế.

Vì vậy, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các

chủ thể có mối quan hệ liên kết. Giá giao liên kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá.

Chúng ta cũng chỉ có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá

giao liên kết với giá thị trường. Nếu giá giao liên kết không tương ứng với giá thị trường

thì có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá.

2

Page 3: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

Việc trốn thuế TNDN qua chuyển giá của các DN FDI có thể được thực hiện ngay từ giai

đoạn đầu tư như việc tính giá trị cao cho công nghệ, thương hiệu (tài sản vô hình) và kể

cả TSCĐ hữu hình dẫn đến công ty con lỗ, công ty mẹ lời, nhà nước thất thu thuế TNDN.

Đến giai đoạn hoạt động sản xuất kinh

doanh, việc nâng giá vật tư, phụ tùng đầu vào

cũng sẽ kéo theo chi phí SX tăng lên, hoặc giá

giao liên kết thấp hơn giá bán sản phẩm cùng

loại, cùng chất lượng dẫn đến phần thuế TNDN

phải nộp giảm xuống.

3. Thực trạng công tác thanh, kiểm tra thuế TNDN của các DN có VĐTNN

3.1 Tình hình thu ngân sách của các DN có VĐTNN tại tỉnh Khánh Hòa

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Khánh Hòa đã góp phần đáng kể vào sự

nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa tỉnh nhà, các công ty ĐTNN đang chiếm ưu

thế trong các ngành mũi nhọn của tỉnh nhà như khách sạn, nhà hàng, resort, nghỉ

dưỡng cao cấp, nuôi trồng và chế biến thủy sản...

Ngoài việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường cho hàng hoá

Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng, thúc đẩy hoạt động xuất nhập

khẩu và cải thiện cán cân thương mại…các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trên

địa bàn tỉnh Khánh Hòa còn đóng góp khoảng 3,5-6% vào tổng thu Ngân sách của

tỉnh hàng năm.

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp số thu của ngành thuế giai đoạn 2009-2013

ĐVT: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêuNăm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

1Toàn ngành

thuế KH4.244.066 100% 5.238.980 100% 5.653.669 100% 6.377.569 100% 6.833.000 100%

2Số thu của

DN ĐTNN169.847 4,00% 190.992 3,65% 321.842 5,69% 226.101 3,55% 260.000 3,8%

3

Số thu thuế

TNDN của

DN ĐTNN

91.024 2,14% 98.951 1,89% 147.792 2,61% 79.958 1,25% 77.336 1,1%

Nguồn: Cục thuế tỉnh Khánh Hòa

3

Page 4: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

Có thể thấy rằng tổng mức vốn đầu tư đã đăng ký của các DN ĐTNN trên 1

tỷ USD trên địa bàn Khánh Hòa thì kết quả số thu về thuế TNDN đối với doanh

nghiệp có vốn ĐTNN còn nhiều khiêm tốn. Tỷ lệ này dao động khoảng từ 1,1%-

2,61% so với số thu toàn ngành thuế. Như vậy, có thể thấy số thu về thuế thu nhập

doanh nghiệp của khu vực ĐTNN chưa thực sự tương xứng với vị trí của nó.

3.2. Vấn đề biểu hiện chuyển giá để trốn thuế TNDN của các doanh nghiệp

FDI tại nước ta

Qua 25 năm hoạt động, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát

triển kinh tế xã hội của Việt Nam và Khánh Hòa là khó rõ nét và đã được khẳng định: là

nguồn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội. Các dự án FDI góp phần tăng thu

ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc

phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ kỹ

thuật và công nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam

hội nhập với nền kinh tế thế giới, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực,

nâng cao mức sống cho người lao động.

Bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, FDI cũng đã và đang bộc lộ

những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng. Gần đây, đã

xuất hiện hàng loạt sự việc tác động xấu đến sự phát triển của Việt Nam, gây bức xúc cho

dư luận xã hội, trong đó nổi bật lên là chuyển giá, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo

nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, tạo ra sự cạnh tranh không lành

mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến môi trường đầu tư.

Hiện tượng chuyển giá hầu như đều xảy ra đối với các công ty đa quốc gia. Tại

Việt Nam, hiện tượng chuyển giá đã xuất hiện và ngày càng nhiều tại các doanh nghiệp

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các hoạt động mua bán nội bộ của các công ty xuyên quốc gia, thường thông qua

các giao dịch như: giao dịch chuyển giao nội bộ tài sản cố định hữu hình hay tài sản cố

định vô hình; mua bán nguyên vật liệu, thành phẩm, thông qua sự dịch chuyển nguồn vốn

như cho vay và đi vay nội bộ; qua sự cung cấp các dịch vụ tài chính, tư vấn quản lý, qua

các chi phí cho việc quảng cáo và chi phí nghiên cứu phát triển. Những thủ thuật lách

thuế hay dấu hiệu chuyển giá phổ biến trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài tại Việt

Nam được thực hiện qua các hình thức sau:

4

Page 5: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

3.2.1.Nâng giá trị tài sản vốn góp:

Bên đối tác nước ngoài định giá các máy móc, thiết bị cao hơn nhiều so với giá trị

thực tế nhằm nâng giá trị vốn góp trong liên doanh của bên đối tác và nắm lấy quyền

quản lý công ty hoặc tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài) từ đó chi phí KHTSCĐ tăng cao dẫn đến lỗ giả lãi thật

3.2.2. Mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất của công ty mẹ với giá

cao và bán lại sản phẩm với giá thấp:

Nhiều doanh nghiệp FDI ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu các yếu tố đầu vào

cho sản xuất của các công ty mẹ hoặc các công ty khác trong hệ thống các công ty xuyên

quốc gia. Giá mua nguyên liệu của các sản phẩm này thường cao hơn gía thực tế rất

nhiều và bán sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp dẫn đến “ lỗ công ty con, lãi công ty

mẹ”

3.3.3. Chuyển giá thông qua việc chiếm lĩnh thị trường:

Để có thể thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp FDI

tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm là cho các doanh nghiệp giai

đoạn này bị lỗ. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi của Việt Nam cho giảm

trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, nên đã tìm mọi cách kê khai cả

phần chi phí làm thương hiệu của công ty mẹ.

Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong thời gian qua

bên cạnh việc bắt buộc từ mục đích tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp còn do

chính sự yếu kém trong quản lý cũng như còn thiếu và yếu trong việc phát triển các

ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.

Hiện nay, trên thế giới, ngành thuế các nước và các tổ chức quốc tế đều coi trọng

vấn đề chuyển giá. Việc quản lý giá chuyển nhượng để chống chuyển thu nhập qua giá

đang là “chủ đề thời sự” trong các diễn đàn quản lý thuế trên thế giới và trong khu vực.

Thông qua các giao dịch nội bộ, các công ty đa quốc gia thực hiện chính sách chuyển giá

nhằm tối thiểu hóa số thuế số thuế TNDN phải nộp.

Ngành thuế Việt Nam trong nỗ lực chống chuyển giá đã buộc các doanh nghiệp

giảm lỗ và truy thu thuế một khoảng tiền khá lớn. Chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh,

trong năm 2012, khi thanh tra 312 doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục, trong đó có doanh

nghiệp trong diện nghi vấn chuyển giá đã giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ

5

Page 6: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng và phạt gần 85 tỷ đồng, số thuế

truy nộp ngân sách là 275,43 tỷ đồng. Ở quy mô toàn quốc, trong năm 2011, sau khi

thanh tra, kiểm tra 921 doanh nghiệp FDI lỗ, ngành thuế đã xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng,

truy thu và phạt 1.669 tỷ đồng.

3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN tại các DN FDI của cục thuế tỉnh

Khánh Hòa trong năm 2013

Bảng 3.2 Kết quả thanh, kiểm tra các DN FDI của cục thuế tỉnh Khánh Hòa trong năm 2013

Đơn vị tính: VNĐ

Nội dung

Số DN chuyển

giá, có gd liên

kết dự kiến

đưa vào kế hoạch

thanh tra, Kiểm tra

Tổng số DN FDI đã thực

hiện thanh,

kiểm tra

Tổng số DN FDI đã thực

hiện thanh,

kiểm tra vi phạm phải

xử lý

Kết quả thu sau thanh tra, kiểm tra các DN FDITruy thu Phạt Giảm lỗ Truy

HoànGiảm K trừ

Thanh tra 18 2 1 628,867 563,779 32,724,637 0 0Kiểm tra 7 2 2 1,661,488 1,499,139 19,447,588 605,016 0

Cộng 25 4 3 2,290,355 2,062,918 52,172,225 605,016 0(Nguồn: Phòng thanh tra Cục thuế tỉnh Khánh Hòa)

Qua thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế, kết hợp kiểm tra

các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, có hoạt động giao dịch liên kết,

các doanh nghiệp lỗ; các sai phạm được phát hiện chủ yếu là: giảm giá trị

hàng tồn kho theo yêu cầu của thành viên góp vốn; tăng chi phí khấu hao

TSCĐ; trích lập dự phòng không đúng quy định; chi phí trích trước quá hạn

chưa chi; hao hụt nguyên vật liệu, thành phẩm không có lý do; hạch toán

chênh lệch tỷ giá không đúng quy định; doanh thu thấp nhưng chi phí phát

sinh lớn như chi phí khấu hao TSCĐ, chi trả lương cho bộ phận quản lý

doanh nghiệp, DN FDI phản ánh giá bán thấp hơn giá mua vào hoặc chênh

lệch giữa giá mua và giá bán quá thấp dẫn đến DN FDI bị lỗ, chưa có cuộc

thanh , kiểm tra nào về chuyển giá của các DN FDI tại tỉnh nhà.

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN của các DN FDI tại Khánh

Hòa thời gian qua mặc dù đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn

còn hạn chế cần khắc phục. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

6

Page 7: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

- Chưa có qui trình phân loại kiểm tra có hệ thống, khoa học để nhằm

phát hiện đối tượng có khả năng trốn thuế để tiến hành thanh tra dẫn đến

việc thanh tra thuế TNDN chưa hiệu quả

- Một bộ phận cán bộ thanh kiểm tra thuế chưa thật sự đáp ứng yêu

cầu của tình hình hiện nay, lực lượng thanh tra kiểm tra thuế mỏng về số

lượng và trình độ làm công tác thanh, kiểm tra thuế còn nhiều hạn chế, suy

thoái về đạo đức dẫn đến hiệu quả thanh, kiểm tra thuế chưa cao

4. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh kiểm tra thuế TNDN

của cục thuế Khánh Hòa đối với các DN FDI tại Khánh Hòa

4.1. Thanh kiểm tra việc áp dụng phương pháp xác định giá thị trường theo thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết

Theo TT66 doanh nghiệp tự chọn giá trị phù hợp nhất trong các giá trị của biên độ giá thị trường chuẩn để làm căn cứ điều chỉnh giá trị tương ứng của giao dịch liên kết và tự kê khai trên phụ lục GCN-01/QLT- thông tin về giao dịch liên kết để tự kê khai quyết toán và nộp thuế TNDN, nếu thấy có dấu hiệu chuyển giá thì cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế sẽ tiến hành xác minh và truy thu, xử phạt thế nếu có vi phạm.

Ví dụ về tình huống chuyển giá tại Công ty TNHH Long Sinh Việt Nam (A) là công ty con của Long Sinh (Đài loan-B),

+ Tình huống 1: Năm 2013 công ty A chuyên thu mua và chế biến cá ngừ đại dương File đông lạnh loại mắt to; Cty A lựa chọn được 10 giao dịch độc lập để so sánh số liệu về đơn giá bán bình quân của cá ngừ đại dương File đông lạnh loại mắt to giao tại Cty với đơn giá bán giao cho công ty mẹ tại nước ngoài sau khi đã loại trừ chi phí vận tải và bảo hiểm đường biển (nếu có) như sau: - Đơn giá bán bình quân cá ngừ đại dương File đông lạnh loại mắt to giao công ty mẹ: 9,55 USD/ pound (453gr)- Đơn giá bán bình quân cá ngừ đại dương File đông lạnh loại mắt to giao 10 công ty có giao dịch độc lập và A đã thực hiện phương pháp xác định giá thị trường theo biên độ giá thị trường chuẩn để điều chỉnh lại giá giao dịch liên kết như sau

(sử dụng cú pháp QUARTILE theo pp tứ phân vị để xác định số trung vị)

STT Tên DN ĐƠN GIÁ BÁN($/pound) Xác định tứ phân vị

1 M 8.7 Tứ phân vị thứ nhất 8.93752 N 8.8 Tứ phân vị thứ ba 9.895

7

Page 8: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

3 O 8.85 Số trung vị 9.6354 P 9.2    5 Q 9.4    6 R 9.87    7 S 9.88    8 T 9.9    9 U 9.95    

10 V 9.955    

Như vậy biên độ giá bán thị trường chuẩn là 9,635$/pound sai lệch so với giá giao liên kết 0,89% <1% không xãy ra khác biệt trọng yếu nên chấp nhận số liệu tự khai, tự nộp thuế TNDN.

+ Tình huống 2: Giả định cán bộ thanh, kiểm tra thuế tiến hành đối chiếu, xác minh nguồn dữ liệu nếu phát hiện như sau

STT Tên DN ĐƠN GIÁ BÁN($/pound) Xác định tứ phân vị

1 M 8.9 Tứ phân vị thứ nhất 9.06252 N 8.93 Tứ phân vị thứ ba 9.92753 O 8.95 Số trung vị 9.694 P 9.45 Q 9.56 R 9.887 S 9.928 T 9.939 U 9.9510 V 9.951

Lúc này biên độ giá bán thị trường chuẩn là 9,69$/pound sai lệch so với giá giao liên kết 1,47%% >1% xãy ra khác biệt trọng yếu, buộc DN phải điều chỉnh lại giá bán giao liên kết công ty mẹ; giả định số lượng hàng giao liên kết là 400.000 pound, cơ quan thuế tiến hành truy thu và xử phạt thuế như sau: - Số thuế TNDN bị truy thu: = 400000 x (9,69 - 9,55) x 21000 x 25% = 294.000.000đ - Phạt chậm nộp tiền thuế (giả định là 200 ngày) theo điều 26 luật QLT

= 294.000.000đ x 200 x 0,07% = 41.160.000đ- Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp Điều 107 luật QLT = 294.000.000đ x 20% = 58.800.000đ- Xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo TT166/2013/TT-BTC; điều 13:

Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu = 294.000.000đ

Tổng cộng số tiền thuế TNDN bị truy thu và nộp phạt trong trường hợp này là 687,960,000 VND. 4.2. Phân loại có hệ thống đối tượng thanh tra thuế

Tăng cường công tác kiểm tra, phân tích hồ sơ tại trụ sơ cơ quan thuế; Trong quá trình phân tích tập trung theo từng nhóm ngành kinh doanh như kinh doanh chế biến hải sản, xây dựng, có hoạt động đầu tư dự án, có

8

Page 9: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

hoạt động chuyển nhượng bất động sản, có hoạt động khai thác khoáng sản phải nộp thuế tài nguyên, phí môi trường... để rút ngắn thời gian, mang lại hiệu quả cao.

Xây dựng và thực hiện kiểm tra thuế theo chuyên đề tập trung ở một số ngành nghề kinh doanh trọng điểm nhằm tăng thu ngân sách trên địa bàn. 4.3. Tăng cường đội ngũ thanh, kiểm tra thuế đạt chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, nhận hối lộ của cán bộ thanh, kiểm tra thuế.

Yếu tố con người giữ một vị trí quan trong, hiện nay khối lượng công việc nhiều, đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp nên Cục thuế tỉnh nhà cần bổ sung thêm nhân sự cho phòng thanh tra, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ thanh tra thuế để chuyên theo dõi, kiểm soát chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác định giá thị trường, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng tin học, ngoại ngữ... Cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu có rủi ro trong lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

4.4. Tin học hóa thanh tra, kiểm tra thuếTriển khai áp dụng rộng rãi các ứng dụng tin học trong công tác kiểm tra,

thanh tra thuế và lãnh đạo cục quan tâm chỉ đạo nhập dữ liệu vào các ứng dụng tin học (ứng dụng TPR và BCTC); cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu thông tin NNT, áp dụng các tiêu chí đánh giá rủi ro để phân tích, lựa chọn lên kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN của các DNFDI tại cơ quan thuế đạt hiệu quả

Ngành thuế, cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng…cần tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối thông tin để có được một hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình quản lý thuế nói chung và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra xử lý vi phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.

4.5 Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra.

Cán bộ thanh tra phải động viên được quần chúng tham gia khi tiến hành thanh tra. Phải biết dựa vào quần chúng đáng tin, có hiểu biết để thu thập các thông tin, tài liệu cần thiết về đối tượng thanh tra phục vụ cho công tác thanh tra được dân chủ, khách quan, trung thực và hiệu quả thiết thực.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngọc Ánh, "Phát hiện nhiều vụ chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài (FDI) ở Bình Dương", CAND online ngày 12-3-2013 (http://www.cand.com.vn/vi-

VN/kinhte/2013/193886.cand)

2. Báo Thanh niên, online ngày 15-4-2014: Hàng loạt DN FDI chuyển giá trốn thuế

9

Page 10: Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, thanh tra kiểm tra thuế

3. Báo cáo công tác thanh tra - kiểm tra thuế toàn ngành năm 2013 và nhiệm vụ

giải pháp cho năm 2014 của Cục thuế tỉnh Khánh Hòa

4. Hoàng Châu, "Năm 2013: sẽ mạnh tay chống chuyển giá", Tinmoi.vn;

http://www.tinmoi.vn/nam-2013-se-manh-tay-chong-chuyen-gia-011143620.html.

5. Hương Ly, " Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, lỗ giả, lãi thật", Báo Hà Nội mới

ngày 3-2-2012.

6. Thanh tra Chính phủ (2013), "Kết luận Thanh tra về thu nộp ngân sách tại khu chế xuất

và doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh

Bình Dương và Đồng Nai" ( Số 2053/KL-TTCP, ngày 10-09-2013)

7. Lê Xuân Trường (2011), " Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung

pháp lý và các điều kiện thực hiện", Tạp chí Tài chính, số 5, tr18-22)

8. Anh Vũ - Hương Giang, (15/04/2014), Hàng loạt doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn

thuế , Thanh niên

10