16
Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017 Trang 1 BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI NĂM HỌC: 2016 - 2017 -o0o- 1. Tên thiết bị dạy học tự làm: MÔ HÌNH NGÔI TRƯỜNG CỦA EM 2. Môn: Mĩ thuật Lớp: 1, 2, 4, 3, 4, 5 Phục vụ tiết dạy, chương: Chủ đề 6: Em với Ngôi trường của em. …………….......................................Lớp 1 Chủ đề 3: Trường em …….……………………………..................................Lớp 2 Chủ đề 4: Em yêu Trường em……………………………….......................... Lớp 3 Chủ đề 6: Hoạt động ở Trường em………………………………………….. Lớp 4 Chủ đề 3: Hoạt động ở Trường em………………….......................................Lớp 5 Ngoài ra mô hình còn có thể dùng để giảng dạy ở một số môn học khác của các khối lớp có liên quan về Ngôi trường. 3. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thanh Nhàn 4. Đơn vị công tác: Trường TH B Bình Hòa 5. Tính mới và sáng tạo: Thiết bị dạy học tự làm dùng để phục vụ cho các bài học: Chủ đề 6: Em với Ngôi trường của em. …………….......................................Lớp 1 Chủ đề 3: Trường em …….……………………………..................................Lớp 2 Chủ đề 4: Em yêu Trường em……………………………….......................... Lớp 3 Chủ đề 6: Hoạt động ở Trường em………………………………………….. Lớp 4 Chủ đề 3: Hoạt động ở Trường em………………….......................................Lớp 5 Ngoài ra mô hình còn có thể dùng để giảng dạy ở một số môn học khác của các khối lớp có liên quan về Ngôi trường. 6. Tính khả thi: - Thời gian thực hiện: khoảng 35 ngày. - Đưa vào sử dụng từ năm học: 2016 2017 7. Tính hiệu quả: - Nguyên vật liệu để làm thiết bị dạy học: Giấy xốp (Bitít) vụn sau khi cắt băng ron. Phôm (Tấm nhựa PVC dùng trong trang trí nội thất). Hạt cườm. Súng bắn keo + keo nhựa, keo 502.

BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 1

BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỰ LÀM DỰ THI

NĂM HỌC: 2016 - 2017

-o0o-

1. Tên thiết bị dạy học tự làm: MÔ HÌNH NGÔI TRƯỜNG CỦA EM

2. Môn: Mĩ thuật Lớp: 1, 2, 4, 3, 4, 5 Phục vụ tiết dạy,

chương:

Chủ đề 6: Em với Ngôi trường của em. …………….......................................Lớp 1

Chủ đề 3: Trường em …….……………………………..................................Lớp 2

Chủ đề 4: Em yêu Trường em……………………………….......................... Lớp 3

Chủ đề 6: Hoạt động ở Trường em………………………………………….. Lớp 4

Chủ đề 3: Hoạt động ở Trường em………………….......................................Lớp 5

Ngoài ra mô hình còn có thể dùng để giảng dạy ở một số môn học khác của các khối

lớp có liên quan về Ngôi trường.

3. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thanh Nhàn

4. Đơn vị công tác: Trường TH B Bình Hòa

5. Tính mới và sáng tạo:

Thiết bị dạy học tự làm dùng để phục vụ cho các bài học:

Chủ đề 6: Em với Ngôi trường của em. …………….......................................Lớp 1

Chủ đề 3: Trường em …….……………………………..................................Lớp 2

Chủ đề 4: Em yêu Trường em……………………………….......................... Lớp 3

Chủ đề 6: Hoạt động ở Trường em………………………………………….. Lớp 4

Chủ đề 3: Hoạt động ở Trường em………………….......................................Lớp 5

Ngoài ra mô hình còn có thể dùng để giảng dạy ở một số môn học khác của các

khối lớp có liên quan về Ngôi trường.

6. Tính khả thi:

- Thời gian thực hiện: khoảng 35 ngày.

- Đưa vào sử dụng từ năm học: 2016 – 2017

7. Tính hiệu quả:

- Nguyên vật liệu để làm thiết bị dạy học:

Giấy xốp (Bitít) vụn sau khi cắt băng ron.

Phôm (Tấm nhựa PVC dùng trong trang trí nội thất).

Hạt cườm.

Súng bắn keo + keo nhựa, keo 502.

Page 2: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 2

Giây thép (dây chì).

Xi măng.

Một số vật liệu có sẵn trong sinh hoạt.

CÁCH LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: gồm 2 phần: đế mô hình và các chi tiết.

Phần đế mô hình:

Đế mô hình được làm từ phôm (tấm nhựa PVC dùng trong trang trí nội thất) và

được thiết kế dưới dạng có ngăn kéo để đựng một số chi tiết trong giảng dạy.

Các bước thiết kế đế mô hình và ngăn kéo

Các chi tiết:

a) Tạo dáng các loại cây:

Để tạo được sự mới lạ và thu hút học sinh hơn so với những bộ đồ dùng trước đây

nên mô hình này tôi tạo dáng cây từ những hạt cườm nhằm kích thích sự quan sát gây

hứng thú của các em nhiều hơn:

Đầu tiên chúng ta sử dụng dây thép hoặc dây đồng khâu các hạt cườm thành

chuỗi, sau đó phân chuỗi hạt cườm thành nhiều phần nhỏ. Cứ thế ta làm đến khi nào đủ

các phần hạt cườm để tạo thành một cây.

Page 3: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 3

Từ các phần hạt cườm nhỏ đó ta kết lại thành nhiều cành, tiếp theo ta sử dụng một

đoạn dây thép loại lớn làm phần thân và kết các phần cành vào thân cây.

Tiếp theo ta sử dụng bọc ni lông hoặc giấy bao tất cả các phần hạt cườm lại và

dùng xi măng pha với nước đắp vào thân cây và tạo dáng cây theo ý thích.

Page 4: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 4

Cuối cùng khi phần xi măng đã khô ta dùng màu nước vẽ vào thân cây cho cây

thêm sinh động.

Cứ thế ta tạo ra được nhiều loại cây với nhiều hình dáng khác nhau.

Một số cây được tạo từ hạt cườm

Page 5: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 5

b) Tạo Ngôi trường từ giấy xốp (Bi tít):

Đầu tiên ta tạo phần nền Ngôi trường theo kích thước đã chọn, sau đó dùng giấy

xốp màu vàng làm tường, trong lúc tạo phần tường ta đồng thời tạo phần cửa ra vào và

cửa sổ cho các phòng học. Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa ra

vào và cửa sổ cho Ngồi trường. Cuối cùng ta dùng giấy xốp màu đỏ tạo để mái trường.

Các bước làm Ngôi trường từ giấy xốp

c) Tạo các dáng người:

Trước tiên ta sưu tầm tranh học sinh về các hoạt động trong nhà trường như: học

sinh vui chơi nhảy dây; đá cầu, ngồi đọc sách, học sinh trò chuyện cùng thầy cô giáo,

tranh về Lễ chào cờ, diễn văn nghệ, học nhóm,… tiếp theo ta in các tranh đó (in màu).

Sau đó ta cắt tranh về các hoạt động và dán vào phần phôm thừa khi tạo phần đế mô hình,

sau khi dán tranh vào phôm xong ta tiến hành cắt tranh dán trên phôm và dùng một

miếng phôm nhỏ tạo phần chân và dùng keo 502 dán phần tranh vừa cắt xong cho đứng

lên (tạo hình 3D).

Page 6: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 6

Các dáng người tạo hình 3D từ tranh in màu

Page 7: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 7

Sau khi đã hoàn thành các chi tiết, ta sắp xếp các chi tiết lên đế mô hình sao cho bố

cục hợp lý.

Mô hình sau khi sắp xếp bố cục và dán cố định một số chi tiết

Lưu ý: Do mô hình được thiết kế để dạy các chủ đề về Nhà trường với nhiều hoạt

động khác nhau nên các dáng người và các nhóm người không được dán cố định vào đế

mô hình mà để giáo viên linh hoạt thay đổi các dáng người tùy theo từng nội dung. Chỉ

một số nhóm người được dán cố định trong các phòng học để làm hình ảnh phụ và làm

cho không gian của mô hình thêm sinh động.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy vẫn còn một số học sinh chưa tập trung

quan sát khi giáo viên giảng bài và các em gặp nhiều lúng túng không biết chọn nội dung

gì về Chủ đề Trường học, từ đó dẫn đến việc các em chọn nội dung giống nhau rất nhiều.

Chính vì thế ở mô hình này tôi tạo thêm hiệu ứng động và hiệu ứng ảnh sáng để thu hút

sự tập trung của các em hơn bằng cách tôi tạo thêm một số cột chong chóng làm hệ thống

thu phát điện cung cấp cho Ngôi trường sử dụng và tạo thêm hệ thống đèn phát sáng ở

các phòng học.

Nhưng các cột chong chóng gió trong mô hình quá nhỏ không thể nào chuyển

động được nhờ sức gió. Chính vì thế tôi thiết kế thêm hệ thống pin phía sau mô hình để

làm cho chong chóng quay và đèn phát sáng. Còn việc chuyển sức gió thành năng lượng

ở mô hình này tôi xin không đề cập đến (Dành cho các đồ dùng bên môn Vật lí làm rõ

hơn).

Lưu ý: Hiệu ứng động và ánh sáng chỉ là phụ. Giáo viên phải tập trung giảng dạy về

các hoạt động và các nội dung về nhà trường mới là chính.

Page 8: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 8

Lắp đặt hệ thống điện cho mô hình

Page 9: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 9

Bên cạnh những lý do vừa nêu trên, Mô hình Ngôi trường của em còn được thiết

kế dựa trên ý tưởng của một học sinh trong lúc dạy lớp 5 Chủ đề 6: Em và cộng đồng.

Trong chủ đề này có bài vẽ tranh Đề tài Ước mơ thì có một học sinh nêu: “Ước mơ của

em sau này lớn lên em sẽ trở thành một nhà kiến trúc sư để xây dựng nên những ngôi

trường đẹp và khang trang ở những vùng núi hẻo lánh để các bạn học sinh ở đó có điều

kiện học tập tốt, trong ngôi trường có hệ thống chong chóng gió phát điện để các bạn

học sinh có thể được học vi tính”.

Cuối cùng để mô hình thêm đẹp và có không gian hơn, ta tạo thêm một số chi tiết

như: bồn hoa, hàng rào, sân cỏ,… và sử dụng một bức tranh tùy thích dán lên miếng

phôm và dán vào phía sau mô hình để tạo phần phông nền. (Do mô hình này thiết kế với

ý tưởng ở vùng đồi núi nên bức tranh phía sau tôi chọn cảnh những cánh đồng ruộng bậc

thang để phù hợp hơn)

Toàn cảnh mô hình khi hoàn chỉnh

CÁCH SỬ DỤNG:

Khi giảng dạy, giáo viên để mô hình ở giữa lớp, dùng ghế hoặc bàn kê mô hình ở

vị trí thích hợp sao cho tất cả học sinh đều nhìn rõ.

Page 10: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 10

Sau đó giáo viên mở ngăn kéo ở đế mô hình lấy những dáng người với các hoạt

động phù hợp và xếp lên mô hình. Khi sắp xếp bố cục giáo viên phải chỉ học sinh đâu là

hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ. Có thể giáo viên đưa ra một nội dung cụ thể nào đó

và gọi học sinh lên chọn các dáng người trong ngăn kéo xếp vào mô hình, cho các học

sinh khác nhận xét sau đó giáo viên chốt lại.

Page 11: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 11

Gợi ý một số nội dung và hoạt động về Trường em: Giờ chào cờ đầu tuần, các bạn

chăm sóc hoa và làm vệ sinh sân trường, các học sinh vui chơi trong giờ giải lao, các bạn

tập thể dục trong sân trường, các bạn học nhóm và trò chuyện với nhau,…

Các bạn tưới hoa và làm vệ sinh sân trường

Page 12: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 12

Các bạn vui chơi trong giờ giải lao

Các bạn tập thể dục

Page 13: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 13

Các bạn học vẽ ngoài trời

Giáo viên có thể sắp xếp nhiều hoạt động diễn ra cùng lúc trên mô hình, sau đó

yêu cầu các em thích hoạt động nào thì vẽ hoạt động đó (một góc nào đó trong trường),

không nhất thiết phải vẽ hết các hoạt động. Dù vẽ nhiều hoạt động hay một hoạt động

giáo viên cũng nên nhắc nhở học sinh chú ý đến bố cục của tranh vẽ.

Mô hình được sắp xếp nhiều hoạt động diễn ra cùng lúc

Page 14: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 14

Khi tạo hiệu ứng động và hệ thống ánh sáng ta sử dụng 2 công tắc và 3 biến trở

phía sau mô hình:

+ Công tắc dán giấy màu cam: hệ thống đèn

+ Công tắc dán giấy màu đỏ: hệ thống chong chóng

+ 3 biến trở: điều khiển 3 chong chóng chạy nhanh hay chậm

Hình ảnh hướng dẫn cách lắp đặt pin

Page 15: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 15

Mô hình được bật hiệu ứng động và hiệu ứng ánh sáng

Điểm thuận lợi của mô hình:

Sử dụng được ở các chủ đề về Nhà trường ở các khối lớp và các môn học

khác liên quan đến Ngôi trường.

Dễ dàng thay đổi các dáng người cũng như cách sắp xếp nhiều bố cục khác

nhau.

Mô hình được thiết kế có ngăn kéo để đựng các dáng người.

Mô hình được thiết kế khá to nên học sinh ở những bàn cuối lớp có thể quan

sát rõ hơn đồ dùng hiện có.

Khi xoay mô hình học sinh được quan sát nhiều góc độ khác nhau mà không

cần phải di chuyển.

- Giá thành của thiết bị dạy học tự làm: 570.000 đồng (Năm trăm bảy mươi nghìn

đồng).

- Hiệu quả của thiết bị dạy học tự làm:

Đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện tại (Dạy Mĩ thuật theo

phương pháp Đan Mạch).

Học sinh hiểu và có nhiều sự lựa chọn nội dung về chủ đề Nhà trường, vẽ và tạo

hình 3D được nhiều dáng người phù hợp với từng hoạt động đã lựa chọn. (Không

còn lúng túng khi chọn nội dung và giống nhau như trước đây)

Page 16: BẢN THUYẾT MINH TÓM TẮT - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/26__Thuyet_minh.pdf · Tiếp theo ta dùng giấy xốp màu xanh lam trang trí phần cửa

Đồ dùng dạy học – Nguyễn Thanh Nhàn Năm học: 2016 - 2017

Trang 16

Tạo được sự mới lạ, hứng thú, hấp dẫn và học sinh tập trung hơn trong tiết học

nhờ mô hình có hiệu ứng động và hiệu ứng ánh sáng.

Truyền đạt cho học sinh hiểu biết thêm về kiến thức và sự hiểu biết trong nghệ

thuật tạo hình và nghệ thuật sắp đặt. Mặc dù kiến thức này là rất cao đối với học

sinh tiểu học.

Sử dụng mô hình này có thể linh hoạt thay đổi các dáng người và bố cục một cách

dễ dàng.

Mô hình xoay được nhiều hướng cho học sinh quan sát để thay đổi góc nhìn. Từ

đó học sinh vẽ được nhiều phối cảnh đẹp hơn.

Hệ thống điện của mô hình được sử dụng từ pin nên rất an toàn cho thầy, trò trong

quá trình dạy học và rất phù hợp đối với những trường chưa có điện.

Thông qua mô hình chúng ta có thể giáo dục học sinh ý thức tiết kiệm năng lượng,

chia sẻ và quan tâm đến các bạn gặp khó khăn trong cộng đồng.

Bên cạnh những thuận lợi và ưu điểm vừa nêu trên thì mô hình vẫn còn có điểm

hạn chế như sau:

Do mô hình được thiết kế to hơn so với các bộ đồ dùng hiện có ở trường để

những học sinh ở cuối bàn có thể qua sát rõ nên gây khó khăn trong quá trình di

chuyển.

8. Ý kiến nhận xét, sử dụng của Tổ trưởng hoặc của giáo viên trong tổ:

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

9. Ý kiến của Hội đồng chấm chọn của đơn vị:

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

…...........................................................................................................................................

10. Xếp loại sản phẩm: …………………………………………………………………

Bình Hòa, ngày....... tháng...... năm 2017

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và đóng dấu)