14
1 BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ - Chúa Nhât, ngày 17/04/2011 CHÚA NHT LLÁ NĂM A Tin mng: Mt 21,1-11 1 Khi thầy trò đến gần thành Giê-ru-sa-lem và tới làng Bết-pha-ghê, phía núi Ô-liu, Đức Giê-su sai hai môn đệ và 2 bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy. 3 Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay." 4 Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: 5 "Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ. 6 Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giê-su đã truyền. 7 Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giê-su cỡi lên. 8 Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi. 9 Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời. 10 Khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: "Ông này là ai vậy? " 11 Dân chúng trả lời: "Ngôn sứ Giê-su, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy." Đó là lời Chúa. Suy nim: ễ Lá có một khởi đầu vui nhưng lại có một kết cục buồn. Khởi đầu Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêsusalem. Kết cục, Chúa Giêsu chịu kết án, chịu khổ hình và chết trên thập giá. Con đường vào thành của Người là con đường vinh quang vương giả. Nhưng con đường lên Núi Sọ lại là con đường của kẻ tội đồ. Đám rước tưng bừng ngày Lễ Lá gọi ta cùng tiến bước theo Chúa. Tiến bước theo Chúa để hiểu rằng hành trình không kết thúc tại cổng thành Giêrusalem với đám đông ngưỡng mộ, với cành lá và quần áo trải thảm đường đi, nhưng kết thúc trên Núi Sọ với thập giá, với những lời nhục mạ, với hai tội nhân đồng hành. Chúa Giêsu không xưng vương trước đám đông cuồng nhiệt nghênh đón, nhưng lại xưng vương trước mặt Philatô, khi tay đã bị trói, khi thân thể đã tan nát không còn hình tượng con người, khi đã mất hết uy tín, đứng trước vành móng ngựa như một phạm nhân. Danh hiệu là Vua chỉ được chính thức ghi bằng chữ viết khi Người bị treo trên thập giá. Hành trình của Chúa là một hành trình gian khổ. Đích điểm chỉ đạt tới sau khi đã L

BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

1

BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ - Chúa Nhât, ngày 17/04/2011

CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A Tin mừng: Mt 21,1-11

1 Khi thầy trò đến gần thành Giê-ru-sa-lem và tới làng Bết-pha-ghê, phía núi Ô-liu, Đức Giê-su sai hai môn đệ và2 bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy.3 Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng,

Người sẽ gởi lại ngay."4 Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ:5 "Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi hiền hậu ngồi trên lưng lừa, lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.

6 Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giê-su đã truyền.7 Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giê-su cỡi lên.8 Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác

lại chặt nhành chặt lá mà rải lên lối đi.9 Dân chúng, người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô Con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời.

10 Khi Đức Giê-su vào Giê-ru-sa-lem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: "Ông này là ai vậy? "11 Dân chúng trả lời: "Ngôn sứ Giê-su, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy." Đó là lời Chúa.

Suy niệm:

ễ Lá có một khởi đầu vui nhưng lại có một kết cục

buồn. Khởi đầu Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêsusalem. Kết cục, Chúa Giêsu chịu kết án, chịu khổ hình và chết trên thập giá. Con đường vào thành của Người là con đường vinh quang vương giả. Nhưng con đường lên Núi Sọ lại là con đường của kẻ tội đồ. Đám rước tưng bừng ngày

Lễ Lá gọi ta cùng tiến bước theo Chúa. Tiến bước theo Chúa để hiểu rằng hành trình không kết thúc tại cổng thành Giêrusalem với đám đông ngưỡng mộ, với cành lá và quần áo trải thảm đường đi, nhưng kết thúc trên Núi Sọ với thập giá, với những lời nhục mạ, với hai tội nhân đồng hành. Chúa Giêsu không xưng vương trước đám đông cuồng nhiệt

nghênh đón, nhưng lại xưng vương trước mặt Philatô, khi tay đã bị trói, khi thân thể đã tan nát không còn hình tượng con người, khi đã mất hết uy tín, đứng trước vành móng ngựa như một phạm nhân. Danh hiệu là Vua chỉ được chính thức ghi bằng chữ viết khi Người bị treo trên thập giá. Hành trình của Chúa là một hành trình gian khổ. Đích điểm chỉ đạt tới sau khi đã

L

Page 2: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

2

từ bỏ tất cả, không phải chỉ là nhà cửa, y phục mà cả những người thân, cả thành công, cả danh dự, cả mạng sống. Tiến bước theo Chúa để chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của lòng người. Cũng đám đông ấy, hôm trước vừa vung tay chân hoan hô Chúa, hôm sau đã vội vung tay vung chân kết án Chúa. Cũng đám đông ấy hôm trước vừa reo hò chúc tụng Chúa, hôm sau cũng vẫn reo hò, nhưng để buộc tội Chúa. Cũng đám đống ấy, hôm trước vừa chen lấn nhau để nghênh đón Chúa, hôm sau đã xúm đông xúm đỏ để hành hạ Chúa. Cũng đám đông ấy, hôm trước vừa cởi áo, chặt cành lá lót đường Chúa đi, hôm sau đã lột áo Chúa, chặt cành gai cuốn lên đầu Chúa. Tiến bước theo Chúa để dứt khoát lựa chọn cho mình một con đường. Đường vào Giêrusalem chỉ có một và rộng thênh thang.

Mọi người đều tụ tập và cùng chung lối bước. Nhưng đường lên Núi Sọ chật hẹp và chia ra muôn ngả. Mỗi người đi theo con đường của mình. Đường Giêrusalem đông vui và phấn khởi vì mọi người ca hát tưng bừng. Nhưng đường lên Núi Sọ thật buồn thảm, chỉ có tiếng roi vọt, tiếng than khóc, tiếng chửi rủa. Đường vào Giêrusalem mọi người đều theo Chúa, mọi người đều là môn đệ Chúa. Nhưng đường lên Núi Sọ chỉ còn ít người theo Chúa. Có những người đã phản bội. Có những người đã trốn chạy. Có những người đã chối bỏ Thầy. Đường vào Giêrusalem có con lừa chở Chúa. Nhưng đường lên Núi Sọ Chúa phải vác thánh giá. Đi theo Chúa trên đường vào Giêrusalem thì dễ dàng và vui vẻ. Nhưng theo Chúa trên con đường Núi Sọ mới thật chông gai. Nếu tôi có mặt ở đó, tôi sẽ dễ dàng hoà nhập vào đoàn người cầm cành lá đón rước

Chúa. Nhưng khi Chúa đi lên Núi Sọ, tôi sẽ rẽ sang đường nào? Tôi sẽ rẽ sang con đường phản bội của Giuđa? Tôi sẽ rẽ sang con đường chối Chúa của Phêrô? Tôi sẽ rẽ sang những con đường hẻm in dấu chân trốn chạy của các môn đệ? Tôi sẽ phụ họa với đám đông kết án Chúa? Hay tôi cũng theo quân lính đánh đập Chúa? Trước sau gì tôi cũng phải lựa chọn một con đường. Lạy Chúa, xin cho con luôn tiến bước theo Chúa trên mọi nẻo đường Chúa đi. Xin thêm sức cho con để con kiên trì theo Chúa trên đường lên Núi Sọ. Amen. GỢI Ý CHIA SẺ 1) Hãy so sánh đường vào thành Giêrusalem và đường lên Núi Sọ. 2) Nếu bạn có mặt ở Giêrusalem hôm ấy bạn sẽ làm gì? 3) Bạn dám có lập trường riêng hay bạn chỉ biết làm theo đám đông? TGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

Bộ Phụng tự ấn định lễ kính Chân phước Gioan Phaolô 2 VATICAN. Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích ấn định lễ kính Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 vào ngày 22-10 hàng năm. Thông cáo công bố hôm 11-4-2011 nói rằng: "Nhân lễ tôn phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 do Đấng kế vị của Người, ĐTC Biển Đức 16, chủ sự ngày 1-5 sắp tới tại Quảng trường Thánh Phêrô, Bộ

Phụng Tự và kỷ luật bí tích công bố một sắc lệnh qui định việc tôn kính theo phụng vụ dành cho vị sắp được phong chân phước. Văn kiện đặc biệt xác định thể thức, thời gian và nơi chốn để cử hành lễ tạ ơn trong vòng một năm sau lễ phong chân phước; việc ghi tên vị chân phước vào lịch riêng của giáo phận Roma và các giáo phận ở Ba Lan,

cũng như trong các lịch riêng khác; việc chọn tên vị chân phước mới để đặt cho một thánh đường.” Trong Sắc Lệnh mang chữ ký ngày 2-4 của ĐHY Canizares Llovera, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và của vị Tổng thư ký là Đức TGM Augustino Di Noia, Bộ cho biết do tính chất ngoại thường của việc tôn phong chân phước Gioan

Page 3: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

3

Phaolô 2 đối với toàn thể Giáo Hội Công Giáo, và theo nhiều đơn xin, Bộ cho biết có thể cử hành thánh lễ tạ ơn về việc phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 trong vòng 1 năm sau lễ tôn phong, tức là từ sau ngày 1-5 tới đây, vào những ngày và nơi mà Đức Giám Mục giáo phận ấn định. Cũng vậy, Bề trên Tổng quyền các dòng tu có quyền ấn định ngày và nơi cử hành lễ tạ ơn cho toàn gia đình dòng tu thuộc quyền. Trong lễ này, có thể hát kinh Vinh Danh, đọc lời tổng nguyện riêng kính vị chân phước; còn các lời nguyện khác, kinh tiền tụng, ca tiền xướng và các bài đọc Kinh Thánh thì lấy ở phần chung các vị Mục Tử, Giáo Hoàng. Nếu hôm

đó là chúa nhật thường niên, thì có thể chọn các bài đọc thích hợp từ phần chung các vị Mục Tử với đáp ca liên hệ và bài Phúc Âm. Bộ Phụng tự cũng qui định lễ kính Chân phước Gioan Phaolô 2 được ấn định như lễ nhớ vào ngày 22-10 hàng năm trong lịch riêng của giáo phận Roma và các giáo phận ở Ba Lan. Lời tổng nguyện, bài đọc thứ hai của giờ Độc Vụ, với phần đối đáp lấy từ văn bản đính kèm Sắc Lệnh này. Về việc ghi lễ Chân Phước Gioan Phaolô 2 vào lịch riêng của các nước khác, với bậc lễ nhớ tùy ý, các HĐGM cho toàn lãnh thổ thuộc quyền, Đức GM cho giáo phận, Bề trên tổng quyền cho gia đình dòng tu

liên hệ, cần đệ đơn xin lên Bộ Phụng Tự. Bộ cũng nhắc lại rằng việc lấy tên vị chân phước để đặt cho một thánh đường thì cần có phép của Tòa Thánh, trừ khi lễ của Người đã được ghi trong lịch riêng. Trong trường hợp này không cần xin phép Tòa Thánh, và tại nhà thờ mang tên chân phước, được cử hành lễ kỷ niệm thánh hiến với bậc Lễ Kính (festum). Kèm theo sắc lệnh trên đây, Bộ Phụng tự công bố kinh tổng nguyện trong thánh lễ kính chân phước Gioan Phaolô 2 bằng tiếng latinh, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Bồ đào nha và Ba Lan. G. Trần Đức Anh OP

ROMA. Hôm 12-4-2011 chính quyền thành Roma đã mở cuộc họp báo để giới thiệu các sáng kiến đón tiếp các tín hữu hành hương về dự lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô 2 vào ngày 1-5 tới đây.

Hơn 3.500 người thiện nguyện sẽ cộng tác vào công việc giúp đỡ và thông tin cho các tín hữu hành hương tại 186 địa điểm cố định và 10 điểm lưu động. Sở bảo vệ dân chúng sử dụng hơn 100 xe cộ để chuyên chở vật dụng trợ giúp, kể cả xe chở nước và chống hỏa hoạn. Hơn 3.700 nhân viên cảnh sát thành phố được động viên trong 3 ngày lễ. Thêm vào đó 5.046 chỗ đậu được dành riêng cho các xe bus chở khách hành hương. Sở vệ sinh thành phố với 1.300 nhân viên với 400 xe chở rác và 400 nhà vệ sinh lưu động được bố trí tại các khu vực đông tín hữu, các bãi đậu xe bus và các quảng trưởng lịch sử. Về mặt y tế, có 1 nhà thương lưu động, 14 trạm cứu cấp, 87 xe cứu thương và 120 nhân viên cứu thương được huy động cho những ngày lễ (SD 12-4-2011)

G. Trần Đức Anh OP

WGPSG (7.04.2011) – Vào đầu tuần thứ Tư Mùa Chay 2011, Toà Tổng Giám mục TGP.TPHCM đã dành ra 3 ngày để đi thăm viếng, khích lệ di dân Công giáo Việt Nam tại Singapore, và nhân dịp này cũng gặp gỡ các Đấng Bản Quyền trong Giáo Hội tại đây. Phái

Chính quyền thành Roma góp

phần chuẩn bị lễ phong chân

phước Gioan Phaolô

TGP TP.HCM: Đức

hồng y đi thăm

kiều bào Việt Nam

tại Singapore

Page 4: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

4

đoàn gồm ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm, một số linh mục và giáo dân.

Khởi hành từ phi trường Tân Sơn Nhất vào buổi sáng thứ hai 4-4-2011, phái đoàn đã

đến Singapore

vào giữa trưa, và vào buổi chiều,

đã tiếp xúc với đồng bào Công giáo Việt Nam, rồi làm phép nhà của một công dân Việt Nam đang làm việc tại Singapore. Chiều hôm sau, thứ ba 5-4-2011, phái đoàn đã có một cuộc gặp gỡ trao đổi ân cần với các kiều bào và sinh viên Việt Nam tại Singapore. Trong bầu khí thân thương cảm động, mọi người đã tâm sự với nhau nhiều điều, gửi trao cho nhau những kinh nghiệm rất bổ ích. Nói chung, việc học hành và sinh hoạt của kiều bào Việt Nam ở đây tương đối thuận tiện. Tất nhiên, các kiều bào cũng phải phấn đấu vượt qua những khó khăn để thích nghi với môi trường. Đặc biệt, giới Công giáo Việt Nam ở đây rất nhớ những Thánh lễ cử hành bằng tiếng Việt, vì Thánh lễ tiếng Việt như thế, chỉ được cử hành tại đây mỗi tháng một lần. Hiện tại có hai linh mục Việt Nam thuộc Hội Thừa Sai Ba-lê đang giúp mục vụ cho người Công giáo Việt Nam ở Singapore là cha Gioan Nguyễn Văn Đích và cha Grêgôriô Nguyễn Văn Giảng. Các ngài cũng phải phụ trách nhiều công tác khác của Tổng Giáo phận Singapore.Trong dịp gặp gỡ này, mọi người đã quây quần bên nhau trong Thánh đễ đồng tế do ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn làm chủ tế. ĐHY đã dặn dò kiều bào những điều cần thiết và tương đối mới mẻ để sống trọn vẹn tinh thần Mùa Chay. Ngài khuyến khích

họ hãy trở nên chứng nhân Tin Mừng trong đất nước này. Trong Bài giảng Thánh lễ, ĐGM Phêrô nói đến dấu chỉ của niềm tin và tình thương được kể lại trong bài Tin Mừng. Dấu chỉ ấy đang và cần được thể hiện tại đây. Sau Thánh lễ, mọi người chào đón Đức Tổng Giám mục Nicholas Gerald Chia Yeck Joo của Singapore, và Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, vị Đại diện không thường trú của Vatican tại Việt Nam, đến thăm. Tất cả cùng nhau dùng một bữa cơm chiều thấm đẫm tình thân ái hân hoan. Trước đó, vào buổi sáng, phái đoàn cũng đã đến chào thăm Đức Tổng Giám mục Nicholas Joo tại Toà Tổng Giám mục Singapore, và chào thăm Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli tại nơi ở của ngài.Sáng thứ tư 6-4-2011, phái đoàn đã đến thăm những nơi tiêu biểu của đất nước Singapore và vào chiều tối đã ra phi trường để trở về Việt Nam.

(PV)

Chính phủ Malaysia cho phép nhập khẩu và in ấn Kinh

Thánh mọi ngôn ngữ

Kuala Lumpur - Chính phủ Malaysia đã cho phép nhập khẩu sách Kinh Thánh bằng mọi ngôn ngữ vào đất nước, và cho phép in ấn Kinh thánh tại địa phương. Chính quyền cũng đảm bảo với Kitô hữu rằng chính quyền sẽ không yêu cầu bất kỳ dấu tem hoặc số tuần tự nào trên sách Kinh Thánh nhập khẩu. Các quyết định này là một phần

của một giải pháp 10 điểm cho các tranh chấp về sách Kinh Thánh tiếng Malay.

Page 5: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

5

Chính phủ đã thông báo rằng sẽ không có điều kiện nào thêm nữa cho việc nhập khẩu hoặc in ấn tại địa phương sách Kinh Thánh cho bang Sabah và Sarawak, vì nhìn nhận có nhiều cộng đồng Kitô hữu ở các bang này. Tuy nhiên có một điều kiện cho sách Kinh Thánh nhập khẩu hoặc in tại địa phương trên bán đảo Malaysia. Những cuốn Kinh Thánh này sẽ có một thánh giá trên trang bìa và các chữ "Sách in Kitô giáo”. Quyết định này vì ích chung đòi hỏi của cộng đồng Hồi giáo đa số ở bán đảo Malaysia. Chính phủ cũng thông báo rằng sẽ không có việc cấm đoán hoặc hạn chế những người đi

du lịch giữa Sabah và Sarawak và bán đảo Malaysia, mang theo Kinh Thánh của họ. Bộ Nội vụ đã ban hành Chỉ thị về Kinh Thánh, và các cán bộ nào không tuân hành chỉ thị sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật. Chính phủ cũng đã cho phép các nhà nhập khẩu nhận lại 35.100 cuốn Kinh Thánh bị giữ lại ở Kuching và Port Klang, mà không tốn chi phí nào. Ông Datuk Seri Idris Jala, một phát ngôn viên chính phủ nói rằng "mặc dù có các thiếu sót của chúng tôi trong việc quản lý vấn đề Kinh Thánh này, chúng tôi hy vọng rằng các Kitô hữu sẽ thông cảm với chúng tôi". Ông nói thêm rằng có nhu cầu quan tâm, tha thứ và hòa giải giữa người Malaysia với nhau, “bất chấp mọi vết thương được tạo ra bởi sự khác biệt giữa chúng ta". Hội Kinh Thánh Malaysia đã chấp nhận giải pháp do chính phủ đề xuất. Chủ tịch Hội, ông Lee Min Choon, nói trong một tuyên bố rằng Hội "vô cùng xúc động bởi sự khiêm tốn của chính phủ khi thừa nhận các thiếu sót của mình trong việc quản lý vấn đề và xin sự tha thứ". Ông nói: “Hội Kinh thánh Malaysia sẵn sàng tha thứ, không do dự chút nào".

Nguyễn Trọng Đa

Vatican: di chuyển thi hài ĐGH Innôcentê để chuẩn bị cho ĐGH Gioan Phaolô II Vatican, 11 Tháng Tư 2011 (CNA / EWTN) - Nơi an nghỉ cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được chuẩn bị. Trong một buổi lễ thầm lặng tại Vương Cung Thánh

Đường Thánh Phêrô hôm 8 Tháng Tư, thi hài của Đức Giáo Hoàng Innôcentê XI đã được di chuyển ra khỏi bàn thờ Nhà nguyện Thánh Sebastian để mở đường cho việc phong chân phước Đức

Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thi hài Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hiện đang được chôn tại hầm mộ bên dưới bàn thờ chính của Vương Cung Thánh Đường, và

sẽ được chuyển đi sau lễ phong chân phước cho Ngài vào ngày 1 Tháng Năm. "Đây là nơi mà Đức Gioan Phaolô II sẽ an nghỉ vì đó là một nhà nguyện đặc biệt thích hợp Ngài", phát ngôn viên của Vatican Cha Federico Lombardi, SJ phát biểu với các nhà báo. "Vị trí khá gần lối vào Vương Cung Thánh Đường và ngay bên cạnh tượng Đức Mẹ Sầu Bi (Michelangelo)". ĐHY Angelo Comastri - người Ý, Giám quản Vương

Page 6: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

6

Cung Thánh Đường Thánh Phêrô đã chủ trì nghi thức đơn giản di chuyển thi hài Đức Giáo Hoàng Innôcentê. Nghi thức này bao gồm một cuộc rước nến và đọc tên tất cả các vị giáo hoàng đã được phong thánh.

Thi hài của Đức Innôcentê XI, vị Giáo Hoàng thuộc thế kỷ 17, đã được chuyển đến Bàn thờ Chúa Hiển Dung. Bàn thờ này nằm bên trái của bàn thờ chính, bị khuất

bóng bởi một bức tượng Thánh Anrê tông đồ bằng đá cẩm thạch. Trong khi đó, bàn thờ của Nhà nguyện Thánh Sebastian đã được trùng tu cải thiện hệ thống ánh sáng và âm thanh, để chuẩn bị làm nơi an nghỉ mới cho vị tân chân phước.

Việc di chuyển quan tài Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng sẽ diễn ra cách thầm lặng. Tuy nhiên, việc tôn kính công khai Ngài sẽ bắt đầu từ chiều ngày 1 Tháng Năm trở đi. "Phong chân phước" là bước thứ hai trong một quá trình gồm ba giai đoạn mà Giáo Hội Công Giáo đã thiết lập để tuyên một người đã qua đời là một vị thánh. Sau lễ này, người được phong sẽ mang danh hiệu "Chân phước" (hoặc "Á thánh").

Tiền Hô

Chương trình viếng thăm của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 tại Đức

ONN. Hôm 12-4-2011, HĐGM Đức đã công bố

chương trình viếng thăm của ĐTC Biển Đức 16 tại nước này từ ngày 22 đến 25-9 năm nay, tại 3 thành phố: Berlin, Erfurt và Freiburg-im-Breisgau. - ĐTC sẽ từ Roma đến thủ đô Berlin lúc 10 giờ rưỡi sáng ngày thứ năm, 22-9. Cuộc đón tiếp chính thức sẽ diễn ra 45 phút sau đó tại lâu đài Bellevue, với tổng thống Christian Wulff. Ban chiều cùng ngày vào lúc gần 5 giờ, ĐTC sẽ viếng thăm và đọc diễn văn tại Quốc hội liên bang Đức. Sau đó vào lúc 6 giờ rưỡi, ngài sẽ chủ sự thánh lễ trước lâu đài Charlottenburg, rồi nghỉ đêm tại Berlin.

Đức Cha Matthias Heinrich, Giám quản giáo phận Berlin bày tỏ vui mừng và hãnh viện vì cuộc viếng thăm của ĐTC tại Berlin vốn là một thành phố không có đa số dân theo Công Giáo. - Sáng thứ sáu 23-9, ĐTC sẽ bay đến thành phố Erfurt ở miền Đông Đức, viếng thăm Nhà thờ chính tòa địa phương lúc 11 giờ 15, rồi gặp gỡ đại diện của Giáo Hội Tin Lành đực tại tu viện Augustino, cử hành buổi phụng vụ Lời Chúa. Ban chiều, ngài sẽ đáp trực thăng đến Đền thánh Eichsfeld và cử hành Kinh Chiều tại đây vào lúc gần 6 giờ chiều, trước khi đáp trực thăng trở lại thành phố Erfurt và qua đêm tại tòa GM. Đức Cha Joachim Wanke, GM Erfurt, nói rằng cuộc viếng thăm của ĐTC tại Đức không phải chỉ dành cho các tín hữu Công Giáo mà thôi. Vì thế, trong cuộc viếng thăm của ngài tại giáo phận này, khía cạnh đại kết được đặc biệt nhấn mạnh, vì Martin Luther đã sống tại đây như một LM dòng thánh Augustino. Cuộc viếng thăm của ngài tại Đền thánh Eichsfeld nhắm khích lệ và củng cố đức tin của các tín hữu. - Sáng thứ bẩy, 24-9, lúc 9 giờ sáng, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ tại thềm Nhà thờ chính tòa Erfurt, rồi đáp máy bay đến phi trường Lahr thuộc miền Baden-Wuerttemberg, để dùng xe đến thành phố Freiburg ở miền tây nam Đức. Tại kính viếng Nhà thờ chính tòa địa phương vào lúc 2 giờ chiều và chào thăm dân chúng tụ họp tại quảng trường trước thánh đường. Lúc 5 giờ rưỡi chiều cùng ngày 24-9, ĐTC sẽ gặp gỡ đại diện Giáo hội Chính Thống, trước khi chủ sự buổi canh thức từ lúc 7

B

Page 7: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

7

giờ 15 phút chiều tối với các bạn trẻ tại khu vực Hội chợ triển lãm. - Sáng chúa nhật 25-9, ĐTC sẽ chủ sự thánh lễ lúc 10 giờ tại Phi trường thành phố Freiburg, rồi sau đó dùng bữa trưa với các GM thuộc HĐGM Đức gồm 27 giáo phận.

Ban chiều ngài còn một cuộc gặp gỡ tại Nhà hòa nhạc ở Freiburg trước khi ra phi trường Lahr, đáp máy bay lúc quá 7 giờ để trở về Roma. HĐGM Đức cho biết trong chương trình của ĐTC cũng dự kiến một cuộc gặp gỡ với Hội đồng Do thaí, các đại diện Hồi giáo, và các thành viên Ủy ban trung ương giáo dân Công Giáo Đức. Ngoài ra, ngài cũng sẽ hội kiến với bà thủ tướng liên bang Angela Merkel, Chủ tịch Quốc hội liên bang Đức ông Norbert Lammert, và các đại diện của Tòa bảo hiến. (SD 12-4-2011)

G. Trần Đức Anh OP

Đàng Thánh Giá TrỌng ThỂ tẠi Trung Tâm

Hành HƯƠng Thánh MẪu Tàpao, GP.PHAN THIẾT TAPAO - Lúc 18g30 ngày 12.4.2011, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đã chủ sự buổi đi đàng Thánh Giá trọng thể tại quảng trường Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao. Khoảng 6 ngàn khách hành hương đã quy tụ về sốt sắng tham dự nghi thức này. Đây là lần đầu tiên Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tàpao tổ chức đi Đàng Thánh Giá trọng thể do Đức Giám Mục Giáo phận chủ sự. Đúc Cha Giuse đích thân vác tất cả 14 chặng Đàng Thánh Giá. Có hai thầy phó tế phụ giúp ngài. Mười bốn chặng thánh giá

được bố trí đi bao quanh khuôn viên quảng trường. Cộng đoàn với nến sáng trên tay hướng theo đường thánh giá Chúa qua từng chặng đường khổ nạn. Các bài suy niệm Đàng Thánh Giá năm nay với Chủ đề theo chân các Thánh Tử Đạo Việt Nam. do một nữ tu và hai giáo dân thay phiên dẫn đọc và cộng đoàn cùng nhau suy niệm. Những chứng nhân đức tin bằng nhiều cách thức khác nhau đã đi lại con

đường khổ nạn khi xưa Thầy Chí Thánh Giêsu đã đi. Ngay trong lời dẫn nhập, câu Lời Chúa: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo ta” (Mt 16,24) mời gọi cộng đoàn nhìn lại cuộc đời mình. Mỗi người trong đời cũng tràn ngập thánh giá. Những đau khổ chồng chất trên thân phận thụ tạo như gánh nặng mà Thiên Chúa gởi đến là những phương tiện thánh hóa bản thân trên con đường nên thánh. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã không đi ra ngoài số mệnh nghiệt ngã đó, và còn hơn thế nữa, các Ngài đã noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu đổ máu đào ra như là chặng cuối cùng của một

Page 8: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

8

tình yêu “thí mạng cho người mình yêu” (Ga 15,13). Đến nơi đây, nơi Linh địa Tàpao này, cùng với các Tiền Nhân Tử Đạo, cộng đoàn đi lại con đường khổ nạn của Đức Kitô để cùng chia sẻ nỗi thống khổ của Chúa, chia sẻ những đớn đau xé nát trái tim Mẹ Maria. Rồi từ đó mỗi người nguyện sống xứng đáng hơn với tình yêu của Đấng Mục tử nhân lành đã hiến mạng sống mình cho đoàn chiên yêu dấu (Ga 10,11) và xứng đáng là hậu duệ của các anh hùng Tử Đạo Việt Nam. Sau chặng thứ 14, cộng đoàn hát vang bài ca Phục Sinh là đỉnh cao của niềm tin người Kitô hữu. Cuối buổi đi đàng Thánh Giá,

Đức Cha Giuse an phép lành cho cộng đoàn và hẹn gặp lại vào Thánh lễ Mừng kính Mẹ Maria sáng ngày hôm sau 13.4.

Trong một buổi đi đàng thánh giá, ĐTC Bênêdictô chia sẻ rằng: “Cuộc thương khó của Chúa Giêsu không thể không đánh động cả những con tim cứng cỏi nhất, vì đó là tột đỉnh mạc khải tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Thánh Gioan đã nhận xét: ”Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài để tất cả những ai tin nơi Người thì không bị hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Chính vì yêu thương chúng ta, Chúa Kitô đã chết trên thập giá! Qua bao thế kỷ, biết bao người nam nữ đã để cho mình bị mầu nhiệm ấy thu hút, và để đến lượt mình hiến mạng sống cho anh chị em nhờ ơn

Chúa giúp. Họ là những vị thánh và các vị tự đạo, nhiều người trong họ không được chúng ta biết đến. Ngày nay cũng thế, bao nhiêu

người trong cuộc sống âm thầm hằng ngày, kết hiệp đau khổ của họ với khổ đau của Đấng chịu đóng đanh,

và họ trở thành tông đồ cho một cuộc canh tân đích thực về tinh thần và xã hội”. Cùng với Mẹ Tàpao suy ngắm cuộc khổ nạn của Chúa, các tín hữu Kitô chúng ta không thất vọng mà vẫn luôn tín thác nhiều nơi Thiên Chúa và tin nơi sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta. Chúng ta nhìn thập giá như dấu hiệu đau khổ mà Chúa Kitô đã phải chịu và qua đó chúng ta tìm được can đảm để theo ngài trên con đường tín thác và tin tưởng. Mỗi Mùa Chay, khi suy ngắm đàng thánh giá thì không hình ảnh đáng nghi nhớ thứ hai sau Chúa Giêsu đó là Mẹ Maria. Người Mẹ luôn đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời của Chúa từ thủa ấu thơ cho đến dưới chân thập tự. Sự có mặt của Đức Maria trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu cho thấy vai trò quan trọng của Đức Maria trong nhiệm cục cứu độ, không chỉ cho Chúa Giêsu mà còn cho tất cả những ai tin. Và khi đau khổ, chúng ta cũng hãy đến với Mẹ để xin Mẹ nâng đỡ chúng ta như đã an ủi Chúa Giêsu khi xưa và giúp chúng ta đi trọn đường thánh giá của đời mình.

Hồng Hương

Thông b áo

KÍNH MỜI THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH

"NGÀY CỦA MẸ"

Kính thưa Quý vị và các bạn, Có lẽ không ít lần giữa dòng sống hối hả, bạn bắt gặp những gánh hàng rong tất tả ngược xuôi? Có những bà mẹ nhọc nhằn mang đôi gánh mưu sinh,

Page 9: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

9

để nuôi dưỡng gia đình và chắp cánh cho con bay vào đời. Có những bà mẹ mang nặng quang gánh của âu lo, của tất bật có tên và không tên, để chăm lo cho con khôn lớn thành người… “Gánh đời Mẹ” là chủ đề của sự kiện mừng “Ngày của Mẹ”, do Chương Trình Chuyên Đề trực thuộc Ban Mục Vụ Gia Đình sẽ tổ chức vào sáng thứ Bảy, 07/05/2011 từ 7g 30 – 12g00, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo Phận TP.HCM, số 6 bis Tôn Đức Thắng, Quận I. Đến với “Gánh đời Mẹ”, bạn sẽ ngạc nhiên và ấn tượng bởi sự công phu, phong phú và ý nghĩa sâu sắc của chương trình, với cung cách tiếp đón ân cần, lịch sự và chuyên nghiệp. Bạn sẽ có dịp lắng nghe những chia sẻ từ trái tim và những thông điệp mà Ban Tổ Chức muốn gửi gắm đến mọi người. Chương trình cũng mang đến cho bạn những phút giây lắng động, để viết cho Mẹ của mình những dòng tâm thư, dù có thể hiện giờ người Mẹ ấy hãy còn hay đã khuất bóng. Chương Trình thân mời bạn đến với khoảng không gian triển lãm những quang gánh của các bà mẹ tảo tần nuôi con, dưới ống kính của nhiếp ảnh gia trẻ tuổi nổi tiếng Trần Thế Phong. Bên cạnh đó, một góc chợ quê sinh động và đậm đà bản sắc văn hóa, sẽ được hiện ra ngay giữa lòng thành phố. Nơi “Gánh hàng rong” bạn có thể thưởng thức những món ăn dân giã gợi nhớ lại hương vị của tuổi thơ, của ký ức quê nhà…

CHƯƠNG TRÌNH MỪNG NGÀY CỦA MẸ NĂM 2011

Chủ đề: “GÁNH ĐỜI MẸ” Sáng Thứ Bảy, ngày 07/05/2011 (từ 07g30 – 12g00)

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Điạ điểm:

- Hội Trường GB. Phạm Minh Mẫn – Lầu 1, Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Tp.HCM, Số 6bis Tôn Đức Thắng Q. 1. Tp. HCM Mục đích :

- Tri ân công ơn trời biển và ca ngợi công đức của Mẹ - Giáo dục các bạn trẻ về giá trị lòng biết ơn đối với Mẹ - Giúp cho các bà mẹ nhìn lại và sống đúng thiên chức của mình

Đối tượng: - Một số khách mời quan trọng đã và đang cộng tác với Ban Mục Vụ Gia Đình của Giáo

Phận. - Khán giả Chương Trình Chuyên Đề, đặc biệt giới trẻ, sinh viên, công nhân và những ai

quan tâm đến giáo dục – gia đình (không phân biệt chức vị, lứa tuổi và tôn giáo). - Chương trình rộng mở đón chào tất cả những ai có mong muốn hiểu thêm công ơn trời

biển của Người Mẹ và ước mong cùng Chương Trình Chuyên Đề thể hiện một việc gì đó có ý nghĩa cho người Mẹ thân yêu của mình, nhân Ngày của Mẹ.

MỪNG NGÀY CỦA MẸ

07g30–08g00: Tiếp đón: Nhận quà, tặng thiệp, giấy bút viết thư Tham quan triển lãm ảnh về Mẹ: Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong 08g00–08g15: Khởi động: Cha FX. Nguyễn Minh Thiệu, SDB 08g15–08g20: Thánh hóa khai mạc: Thầy Giuse Nguyễn Thanh Phong, C.S.Sp 08g20–08g25: Giới thiệu thành phần tham dự

Page 10: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

10

08g25–08g30: Tuyên bố lý do: Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban MVGĐ, Tổng GP. Tp.HCM

08g30–10g15: PHẦN I: TÌNH MẸ CON

Tiếng nói từ trái tim và những ca khúc về Mẹ (Mỗi thuyết trình viên chia sẻ từ 4-7’) 1. Hát: “Gánh Hàng Rong” (Nhạc sĩ Lê Quốc Dũng)

Trình bày: Ca sĩ Thanh Sử, Nhóm Don Bosco múa phụ họa 2. Cám ơn ban giám khảo và Trao giải cuộc thi Viết Về Mẹ (15’)

6 giải khuyến khích, 3 giải III, 3 giải II và 3 giải I 3. Các thí sinh đoạt giải nhất cuộc thi “Ơn Cha Nghĩa Mẹ”: Chia

sẻ cảm nghĩ 4. Mẹ ơi con muốn nói (5-7’)

Sư cô Thích Nữ Diệu Bảo, Học viện Vạn Hạnh Tp.HCM 5. Tâm sự của “Người Con bị Mẹ bỏ rơi” (5-7’) 6. Hát: “Vẫn mãi là Mẹ” (Lm. Nhạc sĩ Thanh Yên)

Trình bày: Ca sĩ Mai Ly 7. Tâm sự của “Những người Mẹ bị Con bỏ rơi” tại Viện Dưỡng

Lão 528 Suối Tiên - Cây Gáo - Trảng Bom - Đồng Nai (15’) 8. Ai là người may mắn: Anh Giuse Đào Quốc Thái (10’)

10g15–10g40: Giải Lao – Tham quan Hội chợ “Gánh Hàng Rong” 10g40–12g00 : PHẦN II: TÂM TÌNH GỞI MẸ

1. Khởi động: Cha FX. Nguyễn Minh Thiệu 2. Kịch “Gánh Đời Mẹ”:

Đạo diễn Thanh Sâm – Tuấn Khôi và Nhóm Kịch Idecaf (15’) 3. Viết thư cho Mẹ, viết cảm nhận về chương trình (10’) 4. Chia sẻ từ khán giả (30’) 5. Hát: “Mẹ” (Nhạc sĩ Minh Đức)

Trình bày: Ca sĩ Xuân Trường 6. Lời khích lệ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm (10’) 7. Lời cảm ơn: Sr. Maria Hồng Quế, OP, Phụ trách CTCĐ 8. Hát tạ ơn – Chia tay

(Nguồn: WTGP.SAIGON)

( Mọi chi tiết xin liên hệ: Phòng tư vấn & văn phòng Ban mục vụ Gia đình, Trung tâm Mục vụ TGP.Tp.HCM, số 6bis Tôn Đức Thắng, Q.1, hoặc văn phòng nhà thờ Tân Hòa, địa chỉ số 525/92 Huỳnh Văn Bánh, P.14. Q.Phú Nhuận, ĐT: 08.39910524)

Ðức Gioan Phaolô II và truyền thông xã hội.

Roma - Kính thưa quý vị, các bạn thân mến. Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội loan báo sẽ triệu tập một Ðại hội những nguời viết Blogger, tức viết báo trên trang mạng. Ðại hội sẽ diễn ra vào ngày 2 tháng 5 năm 2011, tức một ngày sau khi đức Gioan Phaolo II được tôn phong chân phước.

hòng báo chí Tòa thánh giải thích về mục đích của đại hội như sau: "Mục đích của cuộc gặp gỡ là để

giúp tạo cuộc đối thọai giữa những người

viết báo trên mạng và đại diện Giáo hội, để lắng nghe kinh nghiệm của những người tích cực

P

Page 11: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

11

họat động trong lãnh vực này cũng như để hiểu rõ hơn những nhu cầu của cộng đồng mạng này. Cuộc gặp gỡ cũng sẽ cho phép trình bày những sáng kiến của Giáo hội tại Roma cũng như ở địa phương, nhằm giúp cho những người xử dụng phương tiện truyền thông mới này... Cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra một ngày sau khi đức Gioan Phaolo II đuợc tôn phong chân phước, bởi vì đây là dịp có nhiều nhà báo mạng có mặt tại Roma". Thật ra, tổ chức Ðại hội các nhà báo mạng vào ngày 2 tháng 5 năm 2011 không chỉ là một dịp thuận tiện sau lễ phong chân phước cho Ðức Gioan Phaolo II, mà còn nói lên mối quan tâm của vị giáo hoàng này đối với các phương tiện truyền thông xã hội mới. Thật vậy, ngày 22 tháng 2 năm 2005, không đầy hai tháng trước khi qua đời, đức Gioan Phaolo II đã cho công bố một tông thư với tựa đề "sự phát triển nhanh chóng". Trong lá thư, đức Gioan Phaolo II kêu gọi "đừng sợ những kỹ thuật mới". Theo ngài, đây là những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã cho phép con người xử dụng để khám phá, xử dụng và loan truyền chân lý về phẩm giá con người và về định mệnh con người. Trong khi hằng triệu nguời trên khắp thế giới đang cầu nguyện cho ngài chóng bình phục, thì đức Gioan Phaolo II lại xem tình trạng bệnh hoạn, yếu đuối của ngài như một dấu chỉ tiên tri. Kết thúc lá thư, ngài lập lại những lời mà ngài đã nói khi khai mạc triều đại giáo hoàng của mình: "Ðừng sợ". Trong lá thư, nhắc lại nội dung của thông điệp đầu tay của ngài "Sứ mệnh Ðấng Cứu Ðộ", ngài nói đến truyền thông như một "diễn đàn Aereopage" của thời đại. "Aeropage" là một diễn đàn công cộng tại thành Athenes, Hy lạp, nơi thánh Phaolo đã lên tiếng rao giảng về sự phục sinh của Chúa Giesu. Theo đức Gioan Phaolo II, cũng như thánh Phaolo, các tín hữu Kitô cũng được sai đến mọi nền văn hóa để loan báo Sự Thật xuyên qua đối thọai. Ngài khẳng định rằng truyền thông và những kỹ thuật truyền thông hiện đại là một cơ may cho các tín hữu của thời đại.

Ðức thánh cha đã viết tông thư về truyền thông để đánh dấu kỷ niệm 40 năm công đồng Vatican II cho công bố sắc lệnh về truyền thông xã hội có tựa đề "Inter mirifica", nghĩa là "Giữa những điều kỳ diệu". Mượn tựa đề này, ngài khẳng định rằng những kỹ thuật truyền thông tân tiến ngày nay là một trong "những điều kỳ diệu" cần đuợc Giáo hội xử dụng để thực thi sứ mệnh của mình. Ðức Gioan Phaolo II viết: "Giáo hội không những đuợc kêu gọi xử dụng các phương tiện truyền thông để loan báo Tin Mừng, mà ngày nay hơn bao giờ hết, để hội nhập sứ điệp cứu độ vào trong nền văn hóa mới mà các phương tiện truyền thông tạo ra và quảng bá. Giáo hội nói với chúng ta rằng việc xử dụng các kỹ thuật truyền thông hiện đại là một phần của sứ mệnh của Giáo hội trong thiên niên kỷ thứ ba". Trong phần thứ nhứt, tông thư của Ðức thánh cha nói đến sự cần thiết phải hoán cải. Theo Ðức thánh cha, các kỹ thuật tân tiến là một con dao hai lưỡi: nó có thể mang lại điều thiện mà cũng có thể tạo ra điều ác. Nó có thể đuợc xử dụng để loan báo Tin Mừng giải phóng hoặc để trói buộc người khác trong xiềng xích của tội lỗi và ảo tưởng của sự dữ. Ðức Gioan Phaolo II viết: "thế giời truyền thông cũng có nhu cầu cần đuợc Chúa Kitô cứu độ. Ðể phân tách các tiến trình và giá trị của truyền thông bằng con mắt đức tin, Kinh Thánh có thể đuợc xem như một chìa khóa để nắm bắt đuợc một sứ điệp không phải chóng qua, nhưng là nền tảng cho giá trị cứu rỗi. Lịch sử cứu độ tường thuật và ghi lại sự truyền thông của Thiên Chúa với con người, một sự truyền thông xử dụng mọi hình thức và cách thế để thông truyền. Con người đuợc tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa để đón nhận mạc khải và để đi vào đối thọai yêu thương với Ngài". Nhưng theo Ðức thánh cha, vì tội lỗi, khả năng đối thọai của con người về phương diện cá nhân cũng như xã hội đã bị xáo trộn; nhân lọai đã phải đau khổ và sẽ tiếp tục đau khổ vì thiếu cảm thông và chia cách. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bỏ mặc con người.

Page 12: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

12

Ngài đã sai Con Một của Ngài đến trong thế gian. Ngôi Lời Nhập Thể đã mang lại ý nghĩa thâm sâu nhứt cho sự truyền thông. Như thế, trong Chúa Thánh Thần, con người đuợc ban cho khả năng đón nhận ơn cứu độ, để công bố và làm chứng cho ơn cứu độ trước thế giới. Chúa Giesu là nhà truyền thông của Chúa Cha. Sự truyền thông của Chúa Con, từ Chúa Cha và trong Chúa Thánh Thần là để cho toàn thế giới. Ðức Gioan Phaolo II viết rằng "truyền thông thấm nhập vào những chiều kích thiết yếu của Giáo hội vốn đuợc kêu mời loan báo cho mọi người sứ điệp vui tươi của ơn cứu độ. Vì lý do này, Giáo hội nắm bắt các cơ hội thuận tiện được các phương tiện truyền

thông cống hiến như những con đường đuợc Thiên Chúa Quan phòng ban cho để gia tăng sự hiệp thông và để làm cho công cuộc rao giảng Tin mừng được thâm sâu hơn. Các phương tiện truyền thông cho phép biểu lộ tính cách phổ quát của Dân Chúa, bằng cách cổ võ một sự trao đổi mãnh liệt và trực tiếp hơn giữa các Giáo hội địa phương và nuôi dưỡng sự hợp tác. Ðức Gioan Phaolo II khẳng định rằng xử dụng các kỹ thuật truyền thông hiện đại chính là "thông hiệp với Quyền Năng của Chúa Thánh Thần". Dĩ nhiên, khi loan báo Tin Mừng, chúng ta sẽ gặp nhiều chống đối. Nhưng đừng sợ hãi vì bị thế gian chống đối.

Le Hoang Vu

BVSS: Thủ thuật phá thai hay giết người? a phá thai liều cho chị Trần Thị P. (21 tuổi, trú xã Phương Điền, huyện Hương Khê) được thực hiện tại Khoa Sản BV Đa

khoa Hà Tĩnh mới đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự coi thường tính mạng bệnh nhân, làm ẩu làm liều của BV này. Chị Trần Thị P. 21 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xã Phương Điền, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Không hiểu vì mâu thuẫn nội gia quá gay gắt hay vì tức giận người yêu phụ bạc, nên chị P. đã đến bệnh viện để “tẩy xoá giọt máu sinh linh” đang lớn dần từng ngày trong bụng mình. Chị P. nhập viện lúc 17h10 ngày 14/1/2011, trong hồ sơ bệnh án phụ khoa tại lưu trữ số 127 (của Phòng Kế hoạch tổng hợp) ghi: “Sản phụ có thai 21 tuần vào viện xin đình chỉ thai nghén”. Tiền sử sản phụ bắt đầu thấy kinh từ năm 15 tuổi, tính chất kinh nguyệt đều, không có bệnh phụ khoa, các bộ phận về tuần hoàn và hô hấp đều bình thường... Nhưng hồ sơ của chị P. đã có những sự mâu thuẫn ngay từ ban đầu, đó là khi xem xét phiếu khám bệnh vào viện tại phòng khám bệnh: PK cấp cứu, số vào viện 1100 2339 của bác sĩ Nguyễn Bá Trọng (không có chữ ký thực chỉ đề Nguyễn Bá Trọng bằng chữ vi tính) ngày 14/1 đề: “Lý do vào viện thai 4 tháng vỡ kế hoạch”, như vậy thai nhi của sản phụ chỉ mới 16 tuần? Phần phiếu xét nghiệm huyết học cũng được ghi rõ phần chẩn đoán: Thai 4 tháng. Không hiểu vì lý do gì, trong hồ sơ bệnh án, một điều cần thiết cho sản phụ này là phiếu siêu âm chụp hình 4 màu lại không có, thành thử thai nhi

trong bụng người mẹ trẻ này người ta chưa thể biết được già hay non, hình hài chân tay như thế nào?... Theo nhật ký phiếu chăm sóc số 127 của khoa Sản từ ngày 14-16/1, tình trạng sức khỏe sản phụ P. “tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không đau bụng, không ra máu AD, không dị ứng thuốc và chất lạ, tim thai 140 lần/phút”. Vào lúc 5h ngày 17/1, các y - bác sĩ theo chỉ đạo của ông Trưởng khoa Võ Trí Chính đã làm thủ thuật “phá thai” cho sản phụ P.. Thật bất ngờ: Một bé trai đầy đủ hình hài đã cất tiếng khóc chào đời. Hoảng quá, những người trong khoa Sản lên “cầu cứu” xin phép lãnh đạo BV tỉnh để có những “giải pháp tình thế”. Ngay sau đó, cháu bé được chuyển lên khoa Nhi và được nuôi dưỡng bằng lồng kính. Nhưng chỉ 2 ngày sau cháu bé đã tắt thở. Trong nhật ký hồ sơ bệnh án của sản phụ P. ở phiếu chăm sóc sức khỏe số 1 trang 2 phần cuối có ghi: “Sản phụ tỉnh táo, tim thai 140 lần/phút. Cơn co tử cung tần số 3 cổ tử cung mở hết, ối vỡ hoàn toàn. Sản phụ tức rặn, sau 3 phút xổ ra một bé trai non yếu, khóc to... Sau thủ thuật tử cung co tốt, máu âm đạo ra vừa”. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, BV đa khoa đã có “cuộc họp khẩn” và tiến hành “kiểm điểm nội bộ” để rút kinh nghiệm, nhưng nhiều người vẫn chưa tin được khoa Sản sẽ lập lại kỷ cương. Vì vậy, ngành y tế Hà Tĩnh và các cơ quan luật pháp cần phải vào cuộc để làm rõ vụ giết trẻ vô tội này. Theo Vũ Thuỳ Anh (nguồn: dân trí.com.vn)

C

Page 13: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

13

Page 14: BẢN TIN GIÁO XỨ TAM HÀ CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM A

14