2
Bản tin PwC Việt Nam Báo cáo tài chính: Góc nhìn sự kiện thực tế Vấn đề kế toán phải cân nhắc là gì? Bùng phát dịch do virus Corona (Covid-19) gây ra được coi là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh (adjusting event) hay không cần điều chỉnh (non-adjusting)? IAS 10 định nghĩa sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh (adjusting event) là một sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc (conditions) đã tồn tại vào ngày lập báo cáo. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (non-adjusting event) là những sự kiện liên quan đến các sự việc chỉ phát sinh sau ngày lập báo cáo. Vào ngày 31/12/2019, tình hình thực tế là có một vài trường hợp bị nhiễm virus chưa xác định được báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tại thời điểm đó chưa có bằng chứng cụ thể về việc lây nhiễm từ người sang người của hiện tượng bệnh này, và đây là các sự việc hiện hữu vào ngày 31/12/2019. Việc virus này lây lan rộng sau đó và được xác định là chủng virus corona mới không cung cấp thêm bằng chứng nào về những tình trạng đã xuất hiện vào ngày 31/12/2019, do đó được xác định là sự kiện phát sinh không cần điều chỉnh. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nên đảm bảo việc đo lường tài sản và nợ phải trả chỉ phản ánh đúng thực trạng hiện hữu vào ngày lập báo cáo. Những diễn biến sau đó không nên phản ánh trong kết quả đo lường đối với tài sản và nợ phải trả, ví dụ như: tổn thất tín dụng dự kiến theo IFRS 9, ‘Công cụ tài chính’; suy giảm tài sản hữu hình và vô hình theo IAS 36, ‘Suy giảm tài sản phi tài chính’. giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho theo IAS 2, ‘Hàng tồn kho; tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo IAS 12, ‘Thuế thu nhập’; hoặc bất kỳ tài sản hoặc nợ phải trả đang được đo lường theo giá trị hợp lý. Tóm lược Sự xuất hiện và lây lan của virus corona (Covid-19) vào đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và kinh tế tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các doanh nghiệp nên cân nhắc đến các tác động kế toán của những diễn biến này. Trong bản tin này, chúng tôi đề cập đến các tác động kế toán của virus corona (Covid-19) cho báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 dựa theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 10, ‘Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm’. Theo quan điểm của chúng tôi, sự phát triển và lây lan của virus diễn ra sau ngày 31/12/2019 là một sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (non-adjusting). Mặc dù bản tin này phân tích theo IFRS, tuy nhiên đánh giá này cũng phù hợp đối với báo cáo tài chính lập theo VAS. Các tác động kế toán của virus corona (Covid-19) Ngày phát hành: Tháng 2/2020

Bản tin PwC Việt Nam...Bản tin PwC Việt Nam Báo cáo tài chính: Góc nhìn sự kiện thực tế Vấn đề kế toán phải cân nhắc là gì? Bùng phát dịch

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản tin PwC Việt NamBáo cáo tài chính: Góc nhìn sự kiện thực tế

Vấn đề kế toán phải cân nhắc là gì?

Bùng phát dịch do virus Corona (Covid-19) gây ra được coi là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toánnăm cần điều chỉnh (adjusting event) hay không cần điều chỉnh (non-adjusting)?

IAS 10 định nghĩa sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh (adjusting event) là một sự kiện cung cấp bằng chứng về các sự việc (conditions) đã tồn tại vào ngày lập báo cáo. Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (non-adjusting event) là những sự kiện liên quan đến các sự việc chỉ phát sinh sau ngày lập báo cáo.Vào ngày 31/12/2019, tình hình thực tế là có một vài trường hợp bị nhiễm virus chưa xác định được báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tại thời điểm đó chưa có bằng chứng cụ thể về việc lây nhiễm từ người sang người của hiện tượng bệnh này, và đây là các sự việc hiện hữu vào ngày 31/12/2019. Việc virus này lây lan rộng sau đó và được xác định là chủng virus corona mới không cung cấp thêm bằng chứng nào về những tình trạng đã xuất hiện vào ngày 31/12/2019, do đó được xác định là sự kiện phát sinh không cần điều chỉnh.Ban lãnh đạo doanh nghiệp nên đảm bảo việc đo lường tài sản và nợ phải trả chỉ phản ánh đúng thực trạng hiện hữu vào ngày lập báo cáo. Những diễn biến sau đó không nên phản ánh trong kết quả đo lường đối với tài sản và nợ phải trả, ví dụ như:

tổn thất tín dụng dự kiến theo IFRS 9, ‘Công cụ tài chính’;suy giảm tài sản hữu hình và vô hình theo IAS 36, ‘Suy giảm tài sản phi tài chính’.giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho theo IAS 2, ‘Hàng tồn kho;tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo IAS 12, ‘Thuế thu nhập’; hoặc bất kỳ tài sản hoặc nợ phải trả đang được đo lường theo giá trị hợp lý.

Tóm lược

Sự xuất hiện và lây lan của virus corona (Covid-19) vào đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và kinh tế tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các doanh nghiệp nên cân nhắc đến các tác động kế toán của những diễn biến này.Trong bản tin này, chúng tôi đề cập đến các tác động kế toán của virus corona (Covid-19) cho báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019 dựa theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 10, ‘Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm’. Theo quan điểm của chúng tôi, sự phát triển và lây lan của virus diễn ra sau ngày 31/12/2019 là một sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (non-adjusting).Mặc dù bản tin này phân tích theo IFRS, tuy nhiên đánh giá này cũng phù hợp đối với báo cáo tài chính lập theo VAS.

Các tác động kế toán của virus corona (Covid-19)

Ngày phát hành: Tháng 2/2020

Sự lây lan của virus corona (Covid-19) là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (non-adjusting event). Tuy nhiên, các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo đôi khi cung cấp thêm thông tin trong trường hợp có nhiều điểm không chắc chắn tại thời điểm ngày lập báo cáo. Một số trường hợp sẽ cần được cân nhắc đánh giá – ví dụ, trường hợp khách hàng tuyên bố phá sản sau ngày lập báo cáo có thể phản ánh những vấn đề lớn hơn là sự lây lan dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra.

Hoạt động liên tụcIAS 10 cũng đề cập rằng doanh nghiệp không được lập báo cáo tài chính dựa trên cơ sở hoạt động liên tục nếu các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cho thấy giả định về hoạt động liên tục của doanh nghiệp không còn thích hợp. Yêu cầu này cũng được áp dụng cho dù các sự kiện phát sinh được coi là các sự kiện không cần điều chỉnh. Do đó các doanh nghiệp cần cân nhắc liệu những diễn biến sau ngày lập báo cáo có thể ảnh hưởng tới giả định về hoạt động liên tục của doanh nghiệp hay không.

Công bố trên báo cáo tài chínhCác sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh (non-adjusting event) sẽ không ảnh hưởng tới báo cáo tài chính, nhưng sẽ có yêu cầu công bố nếu trọng yếu. Việc công bố này cần đảm bảo minh bạch và cụ thể đối với từng doanh nghiệp, và cần nêu rõ bản chất của sự việc cũng như ước tính tác động về mặt tài chính. Các doanh nghiệp nên cân nhắc công bố tác động của những diễn biến sau ngày báo cáo về giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả (ví dụ: nhu cầu giảm giá trị tài sản hoặc đánh giá lại giá trị hợp lý), hoặc tác động của những diễn biến này đến doanh thu hoặc điều khoản đi vay.

Bị ảnh hưởng nhiều nhất là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc hoặc có hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp có trụ sở tại Trung Quốc.

Tác động tới ai và như thế nào?

Vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi:Trần Hồng Kiên - Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Kiểm toán (Email: [email protected] | Tel: +84 24 3946 2246)

Để biết thêm thông tin chi tiết

Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tổng quát và không được sử dụng thay cho ý kiến tư vấn của các tư vấn viên chuyên nghiệp.

©2020 Công ty TNHH PwC (Việt Nam). Bảo lưu mọi quyền. Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH PwC (Việt Nam), và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng biệt. Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.