4
tới thăm một số cựu sinh viên tại nơi làm việc của họ và sau đó sẽ cùng đến Hội An. Tại Hội An, sinh viên UoN sẽ có một đợt thực tập lâm sàng tại Kianh Foundation. Có thể xây dựng các mối liên kết Âm ngữ trị liệu như vậy luôn là một điều tuyệt vời. Còn lại 3 môn học trong học kì này: Thính học / Phục hồi thính lực, do Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy (Sonova Việt Nam), Bác sĩ Lê Trần Quang Minh (Bệnh viện Tai Mũi Họng, Tp Hồ Chí Minh), cô Dương Phương Hạnh (Trung tâm Nghiên cứu giáo dục người khiếm thính) và cô Leah Labrador (Công ty Cochlear, Singapore) tiến hành giảng dạy; tiếp đến là môn học Khuyết tật phức tạp do Tiến sĩ Gail Woodyatt giảng, và cuối cùng là môn học Thực hành chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp nâng cao. Sinh viên tiếp tục làm việc theo nhóm cho các đề án chuyên môn của họ. Mỗi nhóm sinh viên đều đang phát triển một nguồn tài liệu sách và đang được các cố vấn người Úc tích cực hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của cô Emily Armstrong, cô Louise Brown, cô Alison Winkworth và cô Leanna Fox. Sinh viên cũng làm việc theo nhóm để phát triển một số bài lượng giá ngôn ngữ tiếp nhận dành cho trẻ em. Đây là công việc thú vị và rất cần thiết, và thường đòi hỏi tôi và cô Simone phải cùng nhau cố gắng nắm bắt sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt. May mắn thay, chúng tôi cũng có được sự trợ giúp của Tiến sĩ Diane Jacobs (giảng viên môn Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em) và cô Mandy Mui Ngo (điều phối viên lâm sàng đầu tiên và biết tiếng Việt!) Chúng tôi mong được gặp các bạn trong học kỳ lâm sàng cuối cùng! Tin tức từ Điều phối viên lâm sàng Simone Maffescioni Xin chào, các bạn! Chúng tôi đã đến giai đoạn cuối của học kỳ lâm sàng 3. Trân trọng cảm ơn các nhà Âm ngữ trị liệu người Úc đã đến giám sát sinh viên. Chúng tôi rất may mắn được chào đón các chuyên viên lâm sàng sau đây: cô Liz Weston giám sát tại trường chuyên biệt Từng bước nhỏ, cô Catherine Turland tại bệnh viện Nhi đồng 2, cô Jenna Butterworth tại bệnh viện Tai Mũi Họng, cô Amanda Scott tại bệnh viện An Bình, cô Maureen Wilson tại bệnh viện Chợ Rẫy, cô Bronwyn Bail tại Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật thành phố Hồ Chí Minh, cô Janella Christie tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và cô Cliona Angelino-Kearnes tại bệnh viện Nhi đồng 1. Cô Libby và bản thân tôi cũng dành thời gian giám sát sinh viên bên ngoài thành phố Hồ Chí Minh. Tôi giám sát 2 sinh viên Hà Nội tại nơi làm việc của họ; bệnh viện Tai Mũi Họng và bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Cô Libby giám sát 1 sinh viên tại bệnh viện Lâm Đồng, gần Đà Lạt. Các giám sát viên đã cung cấp phản Bản tin tức Tháng 05 năm 2014 Trinh Foundation Australia Limited ACN 134 997 694 Tin tức từ Điều phối viên khóa học Libby Brownlie Chương trình ÂNTL tại thành phố Hồ Chí Minh xin kính chào. Kể từ bản tin lần trước, chúng tôi đã hoàn thành các môn học cuối cùng của học kỳ 5 – Rối loạn giao tiếp có nguồn gốc thần kinh (Christine Sheard) và Rối loạn nuốt ở người lớn (Louise Brown). Nét nổi bật của môn học thứ hai là Cuộc thi Nấu ăn Masterchef dành cho bệnh nhân rối loạn nuốt, trong đó sinh viên tạo ra những bữa ăn theo yêu cầu đặc biệt về kết cấu. Những món ăn nhìn thật tuyệt và rất ngon! Tiếp theo sau đó là học kỳ lâm sàng thứ ba, với 8 nhà Âm ngữ trị liệu đến từ Úc để giám sát sinh viên. Thật đáng ngạc nhiên là chúng ta đã bước vào 6 tháng cuối cùng của khóa học. Đây là tuần thứ 3 của học kỳ lý thuyết cuối cùng, với 2 tuần đầu tiên được dành để học môn học Tự kỷ, do Tiến sĩ Simone Griffin giàu kinh nghiệm và đam mê giảng dạy. Chúng tôi cũng rất may mắn có được cô Sophie Kerr (Giám đốc điều hành PECS, Úc) cùng làm việc với cô Simone trong 2 tuần. Với sự hỗ trợ của Bác sĩ Thanh (tốt nghiệp khóa đầu tiên), chúng tôi đã chuyển việc học tập môn này ra khỏi phạm vi trường đại học, và thay vào đó, đã học tại Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật trong cả 2 tuần. Điều này rất có lợi vì nó cho phép sinh viên nghiên cứu học phần lâm sàng của môn học này một cách chuyên sâu hơn và tích hợp các tài liệu bài giảng nhiều hơn. Một số giáo viên tại Trung tâm cũng có thể tham gia các buổi học và thực hành. Tất cả mọi người đều rất hào hứng với các cơ hội học tập mà mô hình này cung cấp. Chúng tôi hiện sắp kết thúc tuần đầu tiên của môn học Nói lắp, do Tiến sĩ Sally Hewat giảng dạy. Tiến sĩ Sally là một trong những giám đốc điều hành của TFA. Môn học này kết hợp với một chương trình chăm sóc chuyên sâu dành cho 4 khách hàng và được tổ chức tại bệnh viện Tai Mũi Họng. Sally đã đưa 5 sinh viên năm cuối của trường Đại học Newcastle Cô Louise Brown và cô Libby Brownlie cùng với một số sinh viên trong Cuộc thi Nấu ăn Masterchef dành cho bệnh nhân rối loạn nuốt Cô Sally Hewat đang giảng dạy môn Xử trí dựa trên bằng chứng cho tật nói lắp

Bản tin tức - Trinh Foundation Australia · đợt thực tập lâm sàng tại Kianh Foundation. Có thể xây dựng Có thể xây dựng các mối liên kết Âm ngữ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin tức - Trinh Foundation Australia · đợt thực tập lâm sàng tại Kianh Foundation. Có thể xây dựng Có thể xây dựng các mối liên kết Âm ngữ

tới thăm một số cựu sinh viên tại nơi làm việc của họ và sau đó sẽ cùng đến Hội An. Tại Hội An, sinh viên UoN sẽ có một đợt thực tập lâm sàng tại Kianh Foundation. Có thể xây dựng các mối liên kết Âm ngữ trị liệu như vậy luôn là một điều tuyệt vời. Còn lại 3 môn học trong học kì này: Thính học / Phục hồi thính lực, do Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy (Sonova Việt Nam), Bác sĩ Lê Trần Quang Minh (Bệnh viện Tai Mũi Họng, Tp Hồ Chí Minh), cô Dương Phương Hạnh (Trung tâm Nghiên cứu giáo dục người khiếm thính) và cô Leah Labrador (Công ty Cochlear, Singapore) tiến hành giảng dạy; tiếp đến là môn học Khuyết tật phức tạp do Tiến sĩ Gail Woodyatt giảng, và cuối cùng là môn học Thực hành chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp nâng cao. Sinh viên tiếp tục làm việc theo nhóm cho các đề án chuyên môn của họ. Mỗi nhóm sinh viên đều đang phát triển một nguồn tài liệu sách và đang được các cố vấn người Úc tích cực hỗ trợ. Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của cô Emily Armstrong, cô Louise Brown, cô Alison Winkworth và cô Leanna Fox. Sinh viên cũng làm việc theo nhóm để phát triển một số bài lượng giá ngôn ngữ tiếp nhận dành cho trẻ em. Đây là công việc thú vị và rất cần thiết, và thường đòi hỏi tôi và cô Simone phải cùng nhau cố gắng nắm bắt sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt. May mắn thay, chúng tôi cũng có được sự trợ giúp của Tiến sĩ Diane Jacobs (giảng viên môn Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em) và cô Mandy Mui Ngo (điều phối viên lâm sàng đầu tiên và biết tiếng Việt!) Chúng tôi mong được gặp các bạn trong học kỳ lâm sàng cuối cùng!

Tin tức từ Điều phối viên lâm sàng Simone Maffescioni

Xin chào, các bạn! Chúng tôi đã đến giai đoạn cuối của học kỳ lâm sàng 3. Trân trọng cảm ơn các nhà Âm ngữ trị liệu người Úc đã đến giám sát sinh viên. Chúng tôi rất may mắn được chào đón các chuyên viên lâm sàng sau đây: cô Liz Weston giám sát tại trường chuyên biệt Từng bước nhỏ, cô Catherine Turland tại bệnh viện Nhi đồng 2, cô Jenna Butterworth tại bệnh viện Tai

Mũi Họng, cô Amanda Scott tại bệnh viện An Bình, cô Maureen Wilson tại bệnh viện Chợ Rẫy, cô Bronwyn Bail tại Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật thành phố Hồ Chí Minh, cô Janella Christie tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và cô Cliona Angelino-Kearnes tại bệnh viện Nhi đồng 1. Cô Libby và bản thân tôi cũng dành thời gian giám sát sinh viên bên ngoài thành phố Hồ Chí Minh. Tôi giám sát 2 sinh viên Hà Nội tại nơi làm việc của họ; bệnh viện Tai Mũi Họng và bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Cô Libby giám sát 1 sinh viên tại bệnh viện Lâm Đồng, gần Đà Lạt. Các giám sát viên đã cung cấp phản

Bản tin tức

Tháng 05 năm 2014 ● Trinh Foundation Australia Limited ● ACN 134 997 694

Tin tức từ Điều phối viên khóa học Libby Brownlie

Chương trình ÂNTL tại thành phố Hồ Chí Minh xin kính chào. Kể từ bản tin lần trước, chúng tôi đã hoàn thành các môn học cuối cùng của học kỳ 5 – Rối loạn giao tiếp có nguồn gốc thần kinh (Christine Sheard) và Rối loạn nuốt ở người lớn (Louise Brown). Nét nổi bật của môn học thứ hai là Cuộc thi Nấu ăn Masterchef dành cho bệnh nhân rối loạn nuốt, trong đó sinh viên tạo ra những bữa ăn theo yêu cầu đặc biệt về kết cấu. Những món ăn nhìn thật tuyệt và rất ngon! Tiếp theo sau đó là học kỳ lâm sàng thứ ba, với 8 nhà Âm ngữ trị liệu đến từ Úc để giám sát sinh viên. Thật đáng ngạc nhiên là chúng ta đã bước vào 6 tháng cuối cùng của khóa học. Đây là tuần thứ 3 của học kỳ lý thuyết cuối cùng, với 2 tuần đầu tiên được dành để học môn học Tự kỷ, do Tiến sĩ Simone Griffin giàu kinh nghiệm và đam mê giảng dạy. Chúng tôi cũng rất may mắn có được cô Sophie Kerr (Giám đốc điều hành PECS, Úc) cùng làm việc với cô Simone trong 2 tuần. Với sự hỗ trợ của Bác sĩ Thanh (tốt nghiệp khóa đầu tiên), chúng tôi đã chuyển việc học tập môn này ra khỏi phạm vi trường đại học, và thay vào đó, đã học tại Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật trong cả 2 tuần. Điều này rất có lợi vì nó cho phép sinh viên nghiên cứu học phần lâm sàng của môn học này một cách chuyên sâu hơn và tích hợp các tài liệu bài giảng nhiều hơn. Một số giáo viên tại Trung tâm cũng có thể tham gia các buổi học và thực hành. Tất cả mọi người đều rất hào hứng với các cơ hội học tập mà mô hình này cung cấp. Chúng tôi hiện sắp kết thúc tuần đầu tiên của môn học Nói lắp, do Tiến sĩ Sally Hewat giảng dạy. Tiến sĩ Sally là một trong những giám đốc điều hành của TFA. Môn học này kết hợp với một chương trình chăm sóc chuyên sâu dành cho 4 khách hàng và được tổ chức tại bệnh viện Tai Mũi Họng. Sally đã đưa 5 sinh viên năm cuối của trường Đại học Newcastle

Cô Louise Brown và cô Libby Brownlie cùng với một số sinh viên trong Cuộc thi Nấu ăn Masterchef dành cho bệnh nhân

rối loạn nuốt

Cô Sally Hewat đang giảng dạy môn Xử trí dựa trên bằng chứng

cho tật nói lắp

Page 2: Bản tin tức - Trinh Foundation Australia · đợt thực tập lâm sàng tại Kianh Foundation. Có thể xây dựng Có thể xây dựng các mối liên kết Âm ngữ

hồi rằng mặc dù có nhiều thách thức nhưng họ vẫn thích thú khi giám sát sinh viên và cảm thấy được chăm sóc chu đáo. Các giám sát viên cho rằng đây là một trải nghiệm cá nhân và kinh nghiệm chuyên môn quý báu và cảm thấy hào hứng khi được tham gia vào sự phát triển của Âm ngữ trị liệu trong những giai đoạn đầu tại Việt Nam. Chúng tôi đang tiến dần đến đợt thực tập lâm sàng cuối cùng trước khi sinh viên tốt nghiệp. Đợt thực tập này sẽ diễn ra từ 30 tháng 06 đến 26 tháng 09. Hiện tại chúng tôi có 10 nhà Âm ngữ trị liệu đã sẵn sàng và háo hức đến giám sát sinh viên trong khoảng thời gian này. Thật tuyệt vời khi có nhiều chuyên viên lâm sàng đến thăm và chúng tôi rất mong được chào đón họ tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chỉ có 2 người trong số họ là chuyên viên trị liệu cho người lớn. Vì đây là đợt giám sát lâm sàng cuối cùng của sinh viên và nhiều bạn sẽ làm việc với người lớn, chúng tôi muốn cung cấp cho họ càng nhiều kinh nghiệm càng tốt. Nếu bạn, hoặc người bạn biết có kinh nghiệm làm việc với các dạng bệnh người lớn và sẵn lòng đến giám sát tối thiểu 2 tuần, xin vui lòng liên hệ với tôi. [email protected] Chúng tôi đặc biệt trân trọng sự có mặt của chuyên viên trị liệu người lớn ở Việt Nam vào giữa-cuối tháng chín để hỗ trợ tôi và cô Libby trong việc chấm điểm bài thi Viva lâm sàng của sinh viên. Hẹn gặp lại.

Tin tức từ Cựu sinh viên Âm ngữ trị liệu Các mô hình cung cấp dịch vụ sáng

tạo tại Việt Nam Anh Quyên (Bệnh viện Nhi đồng 1, Tp HCM) đã xuất hiện trên truyền hình Việt Nam để nói về sự can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ (bạn có thể truy cập vào liên kết Youtube tại trang Facebook của TFA). Anh đã viết một bài báo về Âm ngữ trị liệu cho trẻ em bị chẻ vòm (hở hàm ếch) trên Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, 39, số 5 – năm 2014. Vào tháng ba, anh đã trình bày tại Hội nghị điều dưỡng quốc tế tại bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội. Chúc mừng anh Quyên về những thành tựu mà anh đã đạt được.

Anh Điền (bệnh viện An Bình, Tp HCM) đang tổ chức một Nhóm trị liệu bằng mỹ thuật cho một số khách hàng bị đột quỵ. Lớp học do các sinh viên mỹ thuật của trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh hỗ trợ giảng dạy. Anh Điền đang tiến hành đánh giá sự thay đổi về chất lượng cuộc sống của khách hàng trước và sau khi tham gia nhóm này. Một lợi ích khác là sinh viên mỹ thuật có cơ hội được tìm hiểu về cách tương tác với những người gặp khó khăn về giao tiếp.

Chúng tôi sẽ cập nhật thêm thông tin về cựu sinh viên trong những bản tin tức tiếp theo. Emily Armstrong

Tháng 05 năm 2014 ● Trinh Foundation Australia Limited ● ACN 134 997 694

Mọi thứ đều liên quan đến các mối quan hệ Janella B. Christie

Bất cứ ai đã từng làm việc tại Việt Nam chắc chắn sẽ thừa nhận sự thật của câu nói này. Trong một đợt giáo dục lâm sàng gần đây tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội, khi chúng tôi đang kết thúc buổi làm việc với một bé trai bị chẻ vòm (hở hàm ếch), thì tôi chú ý thấy có sự thảo luận giữa mẹ cậu bé và Bác sĩ Nguyễn Hoàng Oanh. Tôi sớm nhận ra rằng người mẹ, cô Hoàng Xuân Lan, là nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), đài phát thanh quốc gia của Việt Nam. Có con trai bị chẻ vòm, cô đã xin phép được phỏng vấn Giám Đốc phẫu thuật hàm mặt và tôi, về tật hở môi và chẻ vòm, một vấn đề mà cô Lan e rằng còn ít người hiểu được. Như thường lệ, Giám đốc không thể gặp cô Lan được nên BS. Oanh và tôi được VOV phỏng vấn. Cô Lan muốn biết về tỉ lệ mắc phải các vấn đề về lời nói tại Việt Nam, làm thế nào để xử trí vấn đề lời nói của trẻ em bị chẻ vòm và vai trò của cha mẹ và giáo viên trong việc giúp đỡ những trẻ em này. Chắc chắn rằng đây là một cơ hội bất ngờ nhưng vô cùng quý giá để truyền tải thông điệp về ngành Âm ngữ trị liệu đang phát triển ở Việt Nam, những vấn đề về giao tiếp và nuốt, hở môi và chẻ vòm và về khóa học, cũng như những công tác tuyệt vời của TFA.

Khoa Âm ngữ trị liệu mới tại Hà Nội Cùng với quá trình phát triển của ngành Âm ngữ trị liệu tại Việt Nam, các khoa Âm ngữ trị liệu cũng bắt đầu xuất hiện. Khoa Âm ngữ trị liệu mới nhất vừa được thành lập tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Sinh viên Âm ngữ trị liệu, BS. Nguyễn Hoàng Oanh đã có mặt trong lễ khởi công xây dựng và hỗ trợ trong việc lên kế hoạch. Trong đợt giáo dục lâm sàng vào tháng ba, sinh viên Nhung, Lan, Quyên và BS. Nguyễn Hoàng Oanh đều thích thú làm việc trong không gian rộng rãi mới với thảm trải sàn và tủ để cất giữ dụng cụ.

Anh Quyên trình bày báo cáo của anh tại bệnh viện

Nhi Trung ương

Anh Điền và lớp trị liệu bằng mỹ thuật của anh

Cô Hoàng Xuân Lan (nhà báo), sinh viên BS. Nguyễn Hoàng Oanh, cô Janella Christie và cô Lê Thị Thanh Huyền

(phiên dịch viên)

Sinh viên Oanh trong lễ khởi công xây dựng cùng với cô Janella tại phòng khám mới của bệnh viện Răng Hàm Mặt

Trung ương Hà Nội

Page 3: Bản tin tức - Trinh Foundation Australia · đợt thực tập lâm sàng tại Kianh Foundation. Có thể xây dựng Có thể xây dựng các mối liên kết Âm ngữ

đình của những người bị đột quỵ); nói chuyện với các tình nguyện viên tiềm năng; và huy động vốn bằng giải thưởng bốc thăm, bán các con rối và các mặt hàng khác từ Việt Nam. Giải thưởng bốc thăm sẽ được công bố tại bữa tối của hội nghị SPA vào ngày 21/05/2014. Xin cảm ơn Tổ chức Âm ngữ trị liệu Úc đã hỗ trợ Trinh Foundation Australia!

Quan điểm của một tình nguyện viên

Jenna Butterworth Tôi luôn yêu thích đi du lịch và công việc của mình, nhưng đến năm nay tôi mới có dịp kết hợp cả 2 điều trên để đến Việt Nam và làm việc trong vai trò một giáo viên lâm sàng cho sinh viên tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh. Đây không phải là lần đầu tôi đến Việt Nam, nhưng không thể nào so sánh giữa một kì nghỉ với việc sống và làm việc trong một môi trường bận rộn và đầy tiếng còi xe tại Việt Nam (về tiếng còi xe, bạn đi thử thì sẽ biết ngay). Không thể phủ nhận có một chút khó khăn khi làm việc, nhưng tôi đã được tiếp thêm sinh lực khi nhìn thấy những gương mặt tươi mới, nhũng thử thách mới và môi trường làm việc mới. Những điều này có thể khiến bạn xem xét lại cách thực hành lâm sàng và phương pháp của riêng bạn, và có thể là chất xúc tác cho những ý tưởng và những câu hỏi lâm sàng mới. Đối với những ai muốn thử sức, nhưng không chắc chắn về mặt hậu cần và an toàn đi lại, cá nhân tôi cảm thấy Việt Nam là một nơi khá tốt để bắt đầu. Trinh Foundation Autralia đã cho tôi tất cả những thông tin và sự hỗ trợ cần thiết và sinh viên Việt Nam rất hiếu khách (những món ăn mà sinh viên đề nghị vượt trội hơn bất kỳ sách hướng dẫn nào). Ngành Âm ngữ trị liệu trên thế giới dường như đang tích cực mở rộng biên cương. Làm việc với Trinh Foundation tại Việt Nam cho phép các chuyên viên lâm sàng làm điều này một cách đúng nghĩa; nhưng đồng thời và quan trọng hơn là mở mang về bề rộng và chiều sâu của ngành nghề này tại Việt Nam. Khi ngành nghề được mở rộng thì số lượng bệnh nhân được giúp đỡ cũng tăng lên. Nói đến cùng, vấn đề không phải xoay quanh chúng tôi, mà là xoay quanh những trẻ em, thiếu niên và người lớn mà dịch vụ Âm ngữ trị liệu có thể hỗ trợ. Làm việc trong vai trò giáo viên tại Việt Nam là một trải nghiệm độc đáo và tôi đề nghị mọi người hãy thử sức. Để đọc thêm xin hãy tham khảo bài viết của cô Jenna trong Dự án Giao tiếp Quốc tế www.communication2014.com/get-involved/stories-from-others

Trinh Foundation Australia kỷ niệm sinh nhật lần thứ 6 vào ngày 27 tháng ba!

Chúng tôi đã kỷ niệm mối quan hệ đối tác giữa ngành Âm ngữ Ngôn ngữ trị liệu Việt Nam và Úc. Chúng ta đã cùng nhau đạt được rất nhiều thành tựu. Những gì chúng ta làm đã và đang thay đổi cuộc sống của những người gặp khó khăn về giao tiếp và nuốt tại Việt Nam. Bạn là 1 phần vô giá trong cuộc hành trình thành công của chúng tôi. Xin cảm ơn bạn!

Hội nghị quốc gia SPA

Tổ chức Âm ngữ trị liệu Úc (SPA) thật hào phóng khi đã cho Trinh Foundation Australia 1 gian hàng tại hội nghị triển lãm thương mại tại Melbourne! Từ ngày 18 đến ngày 21 tháng năm, các giám đốc và tình nguyện viên của chúng tôi sẽ có mặt tại gian hàng. Đây là 1 cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ các nhà Âm ngữ trị liệu tại hội nghị và truyền bá về công tác của TFA và tạo cơ hội cho mọi người tham gia. Nếu bạn có tham dự hội nghị, xin hãy ghé qua gian hàng của chúng tôi! Chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về những thành tựu mà chúng tôi đã đạt được và các dự án đang được triển khai; chia sẻ nguồn tài liệu với những nhà Âm ngữ trị liệu làm việc với cộng đồng người Việt tại Úc (‘Từ điển thuật ngữ chuyên ngành Âm ngữ trị liệu’ và sổ tay hướng dẫn dành cho gia

Tháng 05 năm 2014 ● Trinh Foundation Australia Limited ● ACN 134 997 694

Cô Jenna cùng với sinh viên ở bên ngoài bệnh

viện Tai Mũi Họng

…và giám sát sinh viên thực hiện tình

huống đóng vai

Việt Nam mừng sinh nhật của TFA (từ trái sang phải) Cựu sinh

viên Điền, cô Simone

Maffescioni và Sinh viên Dũng

Chúng tôi cần tình nguyện viên: những nhà Âm ngữ trị liệu

làm việc với dạng bệnh người lớn, để hỗ trợ trong quá trình giáo dục lâm sàng và chấm điểm sinh viên trong kỳ thi viva lâm sàng vào tháng 9 – tháng 10 năm 2014. Nếu

bạn có thể giúp, xin hãy email đến [email protected]

Chuyên viên lâm sàng của Central Coast NSW mừng sinh nhật của TFA cùng với thành viên Ban điều hành bà

Sue Woodward (giữa)

Sinh viên trường Đại học Newcastle mừng sinh nhật của TFA

Page 4: Bản tin tức - Trinh Foundation Australia · đợt thực tập lâm sàng tại Kianh Foundation. Có thể xây dựng Có thể xây dựng các mối liên kết Âm ngữ

Sự hỗ trợ liên tục dưới hình thức quỹ tài trợ, kiến thức chuyên môn và nguồn tư liệu là vô cùng quan

trọng đối với chương trình và chúng tôi rất trân trọng những hỗ trợ này.

Bạn có thể giúp chúng tôi bằng cách nào? Để biết thêm về cách thức quyên góp xin hãy ghé

thăm trang web của chúng tô

www.trinhfoundation.org Tháng 05 năm 2014 ● Trinh Foundation Australia Limited ● ACN 134 997 694

Ban điều hành TFA xin cảm ơn tất cả những giảng viên và giáo viên lâm sàng tình nguyện

về những đóng góp vô cùng quan trọng của họ đối với sự đào tạo Âm ngữ trị liệu

Sinh viên, Cựu sinh viên, Giảng viên và Giáo viên lâm sàng trong quá trình làm việc

Trinh Foundation Australia tự hào là đối tác của Dự án J594 Chương trình Âm ngữ-Ngôn ngữ Việt Nam với Tổ chức phát

triển toàn cầu (Global Development Group). GDG (ABN 57 102 400 993) là một tổ chức phi chính phủ của Úc được Bộ Ngoại

giao và Thương mại Úc (DFAT) phê chuẩn thực hiện các dự án nhân đạo với các đối tác khác.

Để biết thêm thông tin: www.gdg.org.au

Bạn có thể giúp chúng tôi bằng việc tổ chức một sự kiện gây quỹ nhỏ không?

Dựa trên kết quả của những công tác trước đây, chúng tôi đã phát triển các bộ tài liệu. Chúng được thiết kế để giúp các sự kiện diễn ra suôn sẻ hơn (bao gồm thư mời, ảnh áp phích, công thức và nhiều thứ khác nữa).

Tổ chức buổi tiệc trà chiều hoặc trà sáng cho TFA

Tiệc trao đổi quần áo với bạn bè của TFA.

Nếu bạn có thể tổ chức sự kiện và muốn hỗ trợ về nguồn lực, xin vui lòng gửi email đến

[email protected]

Ban điều hành TFA cũng muốn bày tỏ lời cảm ơn ông Michael

McLaughlin và bà Georgia MacGinley tại Lawyers HWL Ebsworth ở Brisbane, vì đã hỗ trợ, tư vấn dịch vụ pháp lý cho tổ chức của chúng tôi trên tinh thần tự nguyện.

Giáo viên lâm sàng cô Bronwyn Bail và sinh viên Cô Simone Griffin đang giảng

dạy môn Tự kỷ

Cô Sohie Kerr (PECS Úc) và cô Simone

Griffin cùng với một số nguồn tài liệu

Xin chúc mừng những sự kiện quan trọng của các đối tác Việt Nam:

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM kỷ niệm 25 năm ngày thành lập trường.

Nhóm Nói lắp, ECHO, tại thành phố Hồ Chí Minh, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5. (xem hình ở bên phai)

Giáo viên lâm sàng cô Maureen Wilson và sinh viên tại bệnh viện

Chợ Rẫy

Giáo viên lâm sàng cô Janella Christie đang giảng dạy một buổi học lâm sàng

Giáo viên lâm sàng cô Amanda Scott, cô Libby Brownlie và sinh viên đang

theo dõi một buổi hướng dẫn

Sinh viên Mỹ đang làm việc với một trẻ và mẹ của trẻ tại Hà Nội

Giảng viên cô Lindy McAllister và cô Louise Brown đang giảng dạy buổi học CPD (Phát

triển chuyên môn liên tục)

Giáo viên lâm sàng cô Cliona Angelino-Kearnes đang làm việc với sinh viên

(trên) và giám sát sinh viên

Giáo viên lâm sàng cô Liz Weston cùng với sinh viên ở bên ngoài trường Từng

bước nhỏ