30
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN ------- ------- THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH ẢNH ÂM THANH - ĐỊNH DẠNG TỆP MP4

BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNGHỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

------- -------

THUYẾT MINH DỰ THẢO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH ẢNH ÂM THANH - ĐỊNH DẠNG

TỆP MP4

HÀ NỘI, 2015

Page 2: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

MỤC LỤC

1. Tên gọi và ký hiệu tiêu chuẩn...................................................................1

2. Đặt vấn đề..................................................................................................1

2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa...........................................................................1

2.1.1.Tình hình tiêu chuẩn hóa về hệ thống mã hóa hình ảnh-âm thanh

MPEG-4 .....................................................................................................1

2.1.2.Giới thiệu tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-14...............................................4

2.2 Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn...................................................5

3. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn........................................................................7

4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn............................................................7

4.1 Tên của dự thảo tiêu chuẩn.......................................................................8

4.2 Bố cục của dự thảo tiêu chuẩn..................................................................8

5. Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn..........................................................9

Page 3: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

1. Tên gọi và ký hiệu tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn theo dự án: “Mã hóa các đối tượng hình ảnh âm thanh - Định dạng

tệp MP4”

Ký hiệu tiêu chuẩn: TCVN xxxx:2015

2. Đặt vấn đề

2.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa

2.1.1. Tình hình tiêu chuẩn hóa vềhệ thống mã hóa hình ảnh-âm thanh MPEG-4

Moving Picture Experts Group (MPEG) - "Nhóm các chuyên gia hình ảnh động" là

một nhóm các quy tắc hoạt động được thành lập bởi ISO và IEC để thiết lập các tiêu

chuẩn cho việc truyền tải âm thanh và video.

Chuẩn MPEG lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1988 là sáng kiến của Hiroshi Yasuda

(Nippon Telegraph vàđiện Telephone) và Leonardo Chiariglione, chủ tịch nhóm kể từ khi

thành lập. Hội nghị MPEG đầu tiên diễn ra vào tháng 5 năm 1988 tại Ottawa, Canada.

Tính đến cuối năm 2005, MPEG đã lên tới hơn 350 thành viên tham gia hội nghi từ các

lĩnh vực công nghiệp, các trường đại học và viên nghiên cứu khác nhau. Danh pháp chính

thức của MPEG là ISO/IEC JTC1/SC29 WG11.

Chuẩn MPEG gồm các bộ phận khác nhau. Mỗi bộ phận lại bao gồm một đặc điểm kỹ

thuật nhất định. Một số tiêu chuẩn MPEG thay đổi bởi những cải tiến và/hoặc những

phiên bản mới. MPEG đãđược tiêu chuẩn hóa bởi các định dạng nén và các tiêu chuẩn

phụ sau như: MPEG-1 (1993); MPEG-2 (1995); MPEG-3; MPEG-4 (1998); MPEG-7

(2002); MPEG-21 (2001); MPEG-A (2007); MPEG-B (2006); MPEG-C (2006); MPEG-

D (2007); MPEG-E (2007); MPEG-V (2011); MPEG-M (2010); MPEG-U (2010);

MPEG-H (2013); MPEG-DASH (2012).

MPEG-4 (1998): Mã hóa của các đối tượng nghe nhìn. (ISO/IEC 14496) MPEG-4 sử

dụng các công cụ mã hóa phức tạp đểđạt được những yếu tố nén cao hơn MPEG-2. Ngoài

việc mã hóa video hiệu quả hơn, MPEG-4 tiến gần hơn tới các ứng dụng đồ họa máy tính.

1

Page 4: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Với cơ cấu phức tạp hơn, bộ giải mã MPEG-4 trở thành bộ xử lý dựng hình 3 chiều và

các kết cấu bề mặt. MPEG-4 hỗ trợ Intellectual Property Management and Protection

(IPMP) (Quản lý và bảo vệ sở hữu trí tuệ), bằng việc cung cấp các cơ sởđể sử dụng các

công nghệđộc quyền để quản lý và bảo vệ những nội dung như quản lý bản quyền kỹ

thuật số. Nó cũng hỗ trợ MPEG-J, một chương trình giải pháp đầy đủđể tạo ra các ứng

dụng tương tác tùy chỉnh đa phương tiện (Ứng dụng Java với môi trường Java API) và

nhiều tính năng khác. Một số tiêu chuẩn video mới hiệu quả cao hơn (mới hơn Video

MPEG-2) đáng chú ý như là:

MPEG-4 Part 2 (Simple and Advanced Simple Profile)

MPEG-4 AVC (MPEG-4 Part 10 hoặc H.264). MPEG-4 AVC có thể sử dụng

trên HD DVD vàĐĩa Blu-ray, cùng với VC-1 and MPEG-2.

MPEG-4 được coi là chương trình nén over-the-air ở Brazil (ISDB-TB), dựa trên

truyền hình kỹ thuật số gốc ở Nhật Bản (ISDB-T).

Các đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như sau:

• Tín hiệu video được mã hóa rất hiệu quả, đặc biệt tốc độ bit thấp để có thể truyền

trên kênh thoại, Internet, các kênh điện thoại di động.

• Sử dụng giải thuật mã hóa video có khả năng nâng cấp để có thể mã hóa video

với tốc độ bit cao hơn (chất lượng hơn) sử dụng cho các mục đích phát sóng, truyền trên

băng thông rộng.

• Mã hóa tín hiệu audio, tiếng nói (speech), âm nhạc với tốc độ bit khác nhau.

• Cung cấp mức độ lỗi khác nhau trong giải thuật mã hóa, hướng đến ứng dụng cho

điện thoại di động.

• Dữ liệu video được mã hóa tách riêng đối tượng (người, xe chạy,…) và phần nền

của ảnh video.

• Biểu diễn âm nhạc tổng hợp vượt chất lượng MIDI.

• Có hiệu ứng không gian 3D audio.

• Có thể tổng hợp các đối tượng nghe-nhìn trong một không gian 3D để biểu diễn

2

Page 5: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

hình theo 2D và âm thanh 3D.

• Cung cấp nghi thức phục vụ cho việc tương tác.

• Dùng 1 định dạng file thống nhất để trao đổi giữa người sử dụng và server hoặc

client.

• Mở rộng định dạng URL của Web để hoàn thiện các nghi thức dùng cho lưu trữ,

phân phối dữ liệu nghe nhìn trong thời gian thực.

• Bảo vệ nội dung chỉ những người có bản quyền mới được truy cập.

Những đặc điểm ấn tượng này được xây dựng bởi đóng góp trí tuệ của 300 chuyên

gia từ 200 công ty của 20 quốc gia thực hiện trong 5.5 năm cho thấy sự bao hàm của

nhiều công nghệ và mức độ hội tụ kỹ thuật. Kết quả cuối cùng là chuẩn MPEG-4 hay

ISO/IEC 14496 gồm 6 phần với chức năng mỗi phần được nâng cấp từ các phần tương

ứng của MPEG-2. Có thể xem MPEG-4 là một tập của các kỹ thuật đã được chuẩn hóa và

có thể dùng để thực hiện các ứng dụng mới hoặc nâng cấp những ứng dụng cũ.

Một số ứng dụng dựa trên MPEG-4 như sau:

• Audio on Demand trên Web. Audio MPEG-4 16 Kbit/s cho chất lượng khá tốt

dùng cho những ứng dụng thương mại phù hợp tốc độ bit trên mạng Web hiện nay.

• Phát sóng radio số trên kênh băng hẹp, ví dụ: radio AM. Dịch vụ phát sóng này

sử dụng băng thông 6 KHz có thể truyền ở tốc độ 24 Kbit/s và cung cấp thêm nhiều dịch

vụ số mới.

• Các dịch vụ video trên Web. Khả năng tổng hợp các các ảnh 2D cho mục tiêu

quảng cáo, giới thiệu văn hóa, …

• Đa phương tiện tương tác trên điện thoại di động. Các dịch vụ video và audio

MPEG-4 với mức độ chất lượng nhúng khác nhau có thể sử dụng hiệu quả trên các kênh

điện thoại di động.

• Phát sóng đa phương tiện số. Các trạm phát sóng theo DAB ở châu Âu/Canada có

thể được sử dụng để phát sóng đa phương tiện tương tác. Các trạm khác có thể phát triển

dễ dàng bằng vệ tinh để cung cấp dịch vụ cho người đang di chuyển.

3

Page 6: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

• Hướng dẫn chương trình điện tử EPG (Electronic Program Guides). Khả năng

tổng hợp hình 2D khi dùng cho mục tiêu EPG có thể đạt được nhiều ưu điểm vượt trội.

• Các thực nghiệm thực tế ảo (Virtual Reality) trên Web. Khả năng nén cao của

MPEG-4 và khả năng chỉ download dữ liệu cần thiết khiến cho MPEG-4 là công cụ hiệu

quả để gia nhập vào thế giới ảo sử dụng các dòng truyền có tốc độ bit phù hợp với tốc độ

truyền tải trên Web hiện nay.

• Không gian ảo trên Web. Khả năng tổng hợp của MPEG-4 có thể tạo ra những

không gian ảo cho những thực nghiệm thú vị trên Web.

• Tương tác đa phương tiện cục bộ. Các thế giới ảo có thể lưu trữ trên CD-ROM hoặc

DVD- ROM, có thể cập nhật online từ Web hoặc kênh phát sóng.

So sánh MPEG-4 với một số định dạng Multimedia được sử dụng phổ biến:

4

Page 7: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Tiêu chuẩn ISO/IEC 14496 về MPEG bao gồm các bộ phận riêng rẽ, có quan hệ chặt

chẽ với nhau và có thể được triển khai ứng dụng riêng hay tổ hợp với các phần khác. Các

phần cơ bản là:

- Phần 1: Hệ thống (System);

- Phần 2: Hình ảnh (Visual);

- Phần 3: Âm thanh (Audio);

- Phần 4: Xác định việc triển khai một MPEG-4 phù hợp (Conformance);

- Phần 5: Các phần mềm tham chiếu, đưa ra một nhóm các phần mềm tham chiếu

quan trọng, được sử dụng để triển khai MPEG-4 và phục vụ như một ví dụ demo

về các bước phải thực hiện khi triển khai;

- Phần 6: Khung chuẩn cung cấp truyền thông đa phương tiện tích hợp DMIF

(Delivery Multimedia Integration Framework), xác định một giao diện giữa các

ứng dụng và mạng/lưu trữ;

- Phần 7: Các đặc tính của một bộ mã hoá video tối ưu (bổ xung cho các phần mềm

tham chiếu, nhưng không phải là các triển khai tối thiểu cần thiết).

- Phần 8: Truyền tải các nội dung đa phương tiện ISO/IEC 14496 trên mạng IP;

5

Page 8: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

- Phần 9: Mô tả phần cứng tham chiếu (Reference Hardware Description);

- Phần 10: MPEG-4 Advanced Video Coding/H.264 là thành tựu mới nhất về nén

video, trên cơ sở đồng bộ với khả năng tính toán và dung lượng bộ nhớ của các

máy tính PC hiện nay, ứng dụng các phương pháp mã hoá phức tạp hơn nhiều các

phương pháp trước đó và có thể thực hiện trong cả môi trường phần mềm và phần

cứng, do nhóm chuyên gia MPEG hợp tác với nhóm IUT Study Group phát triển

và có nhiều khả năng sẽ trở thành chuẩn mã hoá video quy mô toàn cầu, duy nhất

của ITU và ISO;

- Phần 11: Mô tả khung hình (Scene Description - được tách ra từ phần 1);

- Phần 12: Định dạng file truyền thông ISO (ISO Media File Format);

- Phần 13: Quản lý bản quyền nội dung IPMP (Intellectual Property Management

and Protection Extentions);

- Phần 14: Định dạng file MP4 (trên cơ sở phần 12);

- Phần 15: Định dạng file AVC (cũng trên cơ sở phần 12);

Các phần mới bổ sung tiếp cho chuẩn MPEG-4 sau này là:

- Phần 16: AFX (Animation Framwork eXtensions) và MuW (Multi-user Worlds);

- Phần 17: Định dạng chuỗi văn bản;

- Phần 18: Nén và sắp xếp font;

- Phần 19: Dòng văn bản tổng hợp;

- Phần 20: LASeR và SAF;

- Phần 21: Mở rộng khung đồ họa;

- Phần 22: Định dạng font mở;

- Phần 23: SMR;

- Phần 24: Tích hợp hệ thống và âm thanh;

- Phần 25: Mô hình nén đồ họa 3D;

- Phần 26: Sự phù hợp âm thanh;

- Phần 27: Sự phù hợp đồ họa 3D;

- Phần 28: Trình diễn font tổng hợp;

- Phần 29: Mã hóa video web;

- Phần 30: Văn bản định thời và phủ hình ảnh trong định dạng tệp tin ISO cơ bản;

6

Page 9: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

- Phần 31: Mã hóa video cho các trình duyệt.

MPEG là một câu chuyện thành công. Nó đã được phát triển từ nhiều thành phần khác nhau của công nghệ đa phương tiện và được tổng hợp để trở thành các chuẩn ứng dụng mạnh đúng thời điểm. Các chuẩn MPEG là sản phẩm từ tham vọng của hàng trăm nhà nghiên cứu khắp thế giới và hiện nay vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra chuẩn ứng dụng phù hợp với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người và công nghệ. Ngày nay, những kỹ thuật được phát triển trong phòng thí nghiệm đã được đưa ra thành các sản phẩm và dịch vụ. Sự phát triển của các chuẩn MPEG đã mang lại nhiều lợi ích cho tất cả ngành công nghiệp ứng dụng, triển khai nó.

2.1.2. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-14

ISO/IEC 14496-14– Công nghệ thông tin – Định dạng tệp MP4

Tiêu chuẩn này được công bố vào tháng 11/2003, ngày 01/4/2006 ISO và IEC công bố bản bổ sung của tiêu chuẩn: trong phần này bổ sung phụ lục B vào sau phụ lục A, ngày 15/6/2010 một bản sửa đổi được ISO và IEC đưa ra để hiệu chỉnh tiêu chuẩn.

MPEG-4 Part 14 hoặc MP4 là một định dạng đa phương tiện kỹ thuật số thường được sử dụng để lưu trữ hình ảnh và âm thanh, nhưng cũng có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu khác như phụ đề và hình ảnh tĩnh. Giống như hầu hết các định dạng chứa dữ liệu hiện đại, nó cho phép streaming qua Internet. Chỉ có phần mở rộng tên tập tin MPEG-4 Part 14chính thức là.mp4, nhưng có nhieuf phần mở rộng khác, phổ biến nhất m4a và .m4p. M4A (chỉ dành cho âm thanh) thường được nén bằng cách sử dụng mã hóa AAC (mất dữ liệu), nhưng cũng có thể ở định dạng Apple Lossless. M4P là một định dạng được bảo vệ, sử dụng công nghệ DRM để hạn chế sao chép. MPEG-4 Part 14 (theo tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-14: 2003) là một tiêu chuẩn quy định như một phần của MPEG-4.

MPEG-4 Part 14 là một phần của các tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-12: 2004 (MPEG-4 Part 12: định dạng tập tin phương tiện truyền thông cơ sở theo tiêu chuẩn ISO) được xây dựng trực tiếp dựa trên định dạng tệp QuickTime. MPEG-4 Part 14 về cơ bản giống với các định dạng tập tin QuickTime, nhưng có quy định cụ thể hỗ trợ cho Bộ mô tả đối tượng ban đầu (Initial Object Descriptors - IOD) và các tính năng MPEG khác. MPEG-4 Part 14 hoàn toàn thay thế điều 13 của tiêu chuẩn ISO/IEC 14496- 1 (MPEG-4 Part 1: Hệ thống), trong đó các tập tin định dạng MPEG-4 nội dung đã được quy định trước đó.

Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-14 với các tiêu chuẩn khác được thể hiện trong hình sau:

7

Page 10: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Hình 1: Mối quan hệ giữa các khuôn dạng tệp tin đa phương tiện

Cấu trúc

Tiêu chuẩn này cung cấp định dạng tệp tin MP4, bao gồm:

Lưu trữ của MPEG-4 (Điều 3),

Định danh tệp (Điều 4),

Các bổ sung đối với định dạng truyền thông cơ sở(Điều 5),

Sử dụng các trường mẫu(Điều 6),

Ngoài ra, tiêu chuẩn còn 01 phụ lục cung cấp thông tin:

Phụ lục A – Tuyên cáo bằng sáng chế;

Phụ lục B – Xử lý mốc thời gian và chỉ định tiểu sử/mức.

ISO/IEC 14496-14 đã có các tiêu chuẩn hoàn toàn tương đương ở một số quốc gia.

Bảng 1: Các tiêu chuẩn quốc gia tương đương ISO/IEC 14496-14

Quốc gia Tiêu chuẩn tương đương

AnhBS ISO/IEC 14496-14:2003

(ban hành 10/2/2004)

8

Page 11: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Canada

CAN/CSA-ISO/IEC14496-14-04

(R2015)

(Ban hành 2004)

Hàn QuốcKS X ISO/IEC 14496-14:2005

(Ban hành 26/12/2005)

Mỹ ANSI INCITS/ISO/IEC 14496-14

(Ban hành 2003)

Hà LanNEN-ISO/IEC 14496-14:2003

(Ban hành 2003)

2.2 Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn

Tại Việt Nam, trong lĩnh vực hình ảnh-âm thanh, nhà nước đã ban hành các văn bản

để thực hiện việc chuẩn hóa âm thanh, hình ảnh như sau:

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 2 năm 2009 của Thủ tướng Chính

phủ về Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020;

- Quyết định số 19/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/4/2008 của Bộ Thông tin và Truyền

thông về việc Ban hành "Quy định áp dụng tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin

trong cơ quan nhà nước";

- Thông tư số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14/9/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng

công nghệ thông tin và truyền thông;

- Thông tư 01/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông

về tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;

- Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT ngày 4/1/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc

Bộ Thông tin và Truyền thông;

9

Page 12: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

- Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền

thông công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà

nước.

Dưới định hướng phát triển của nhà nước, đồng thời để bắt kịp sự phát triển công nghệ

thông tin trên thế giới nói chung và lĩnh vực âm thanh hình ảnh nói riêng, cần phải cụ thể

hóa và xây dựng các tiêu chuẩn cho lĩnh vực này để đưa vào áp dụng. Sự bùng nổ của

công nghệ thông tin, internet, truyền hình, cũng đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải đưa

đến sự thống nhất chung giữa các công nghệ. Bên cạnh đó sự phát triển cũng như ưu

điểm của chuẩn MPEG-4 đã được các nước trên thế giới thừa nhận. Tại Việt Nam, hiện

tại chưa ban hành tiêu chuẩn nào trong các phần đã có của MPEG-4, như vậy, việc xây

dựng các tiêu chuẩn về MPEG-4 là thực sự cần thiết. MPEG-4 phần 14: định dạng tệp

mp4 là một tiêu chuẩn quan trọng của MPEG-4, tiêu chuẩn này quy định về dạng chứa dữ

liệu âm thanh hình ảnh, đồng thời đưa ra các cách truy xuất thông tin khi đọc dạng chứa

dữ liệu này.

Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn nhằm chuẩn hóa mã hóa các đối tượng

xử lý âm thanh hình ảnh theo Phần 14 của tiêu chuẩn MPEG-4 là rất cần thiết, phù hợp

với thực tế, nhằm nâng cao chất lượng các ứng dụng đa phương tiện nêu trên, đáp ứng

nhu cầu ngày càng cao của người dùng.

3. Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn

Trên cơ sở phân tích, nhận xét các tài liệu tiêu chuẩn của các tổ chức và các nước đã

tìm hiểu ở trên, dự thảo tiêu chuẩn này được sử dụng làm tài liệu tham khảo chính để xây

dựng quy chuẩn:

ISO/IEC 14496-14: 2003 Information technology -- Coding of audio-visual objects --

Part 14: MP4 file format;

ISO/IEC 14496-14, Information technology — Coding of audio-visual objects — Part 14:

MP4 file format, TECHNICAL CORRIGENDUM 1;

ISO/IEC 14496-14, Information technology — Coding of audio-visual objects — Part 14:

MP4 file format, AMENDMENT 1: Handling of MPEG-4 audio enhancement layers.

10

Page 13: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-14: 2003 và các bản

bổ sung, điều chỉnh của tiêu chuẩn này đã được công bố.

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, trong bản điều chỉnh ngày 15/6/2010 cho tiêu

chuẩn ISO/IEC 14496-14: 2003 là “ISO/IEC 14496-14, Information technology —

Coding of audio-visual objects — Part 14: MP4 file format, AMENDMENT 1: Handling

of MPEG-4 audio enhancement layers” có sửa đổi các nội dung tham chiểu đến tiêu

chuẩn ISO/IEC 14496-1:2004, tuy nhiên tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-1:2004 đã bị tổ chức

ISO và IEC hủy bỏ thay vao đó là tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-1:2010, trong quá trình

soạn dự thảo tiêu chuẩn nhóm chủ trì đã thực hiện sửa đổi các tham chiếu đến tiêu chuẩn

ISO/IEC 14496-1:2004 bằng các tham chiếu đến mục tương ứng của ISO/IEC 14496-

1:2010.Các thay đổi tham chiếu chi tiết đã được nêu tại Bảng 2 trong mục 5 của Thuyết

minh này.

Nội dung tiêu chuẩn quốc tế được chuyển thành nội dung tiêu chuẩn theo hình thức

chấp thuận hoàn toàn, phù hợp với thông tư 03/2011/TT-BTTTT ngày 04/01/2011 của Bộ

Thông tin và Tuyến thông và phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1-x:2008 về hướng

dẫn xây dựng tiêu chuẩnNội dung chính của dự thảo tiêu chuẩn.

“Phụ lục C: ký hiệu và thuật ngữ viết tắt” (không có trong tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-

14) được thêm vào nhằm giải thích rõ hơn các từ viết tắt trong tiêu chuẩn. Nội dung này

được thêm dựa trên các ý kiến chuyên gia và hội đồng nghiệm thu cấp Bộ.

4.1 Tên của dự thảo tiêu chuẩn

MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH ẢNH ÂM THANH - ĐỊNH DẠNG TỆP MP4

Coding of audio-visual objects -- MP4 file format

Đề xuất đổi tên mới:

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG ÂM THANH HÌNH

ẢNH- ĐỊNH DẠNG TỆP MP4

Information technology -- Coding of audio-visual objects -- MP4 file format

11

Page 14: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Giải trình lý do đổi tên mới:

Trong quá trình phát triển của công nghệ thông tin, thuật ngữ âm thanh hình ảnh đã và

đang được sử dụng rất phổ biến. Việc đổi tên “hình ảnh âm thanh” sang “âm thanh

hình ảnh” là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung và có sự thống nhất về thuật

ngữ đối với các tiêu chuẩn về công nghệ thông tin đã ban hành.

Bên cạnh đó việc thêm vào “Công nghệ thông tin” cũng thể hiện được lĩnh vực của tiêu

chuẩn ban hành và phù hợp với các tiêu chuẩn đã ban hành trước đó.

4.2 Bố cục của dự thảo tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn được xây dựng với bố cục như sau:

GIỚI THIỆU

1 PHẠM VI ÁP DỤNG

2 TÀI LIỆU VIỆN DẪN

3 LƯU TRỮ MPEG-4

4 ĐỊNH DANH TỆP

5 CÁC BỔ SUNG ĐỐI VỚI ĐỊNH DẠNG TRUYỀN THÔNG CƠ SỞ

6 SỬ DỤNG CÁC TRƯỜNG MẪU

PHỤ LỤC A (THAM KHẢO): TUYÊN BỐ VỀ BẰNG SÁNG CHẾ

PHỤ LỤC B (THAM KHẢO): XỬ LÝ MỐC THỜI GIAN ÂM THANH VÀ CHỈ

ĐỊNH THÔNG TIN HỒ SƠ/MỨC

PHỤC LỤC C (QUY ĐỊNH): KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

5. Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn

Bảng 2: Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn

12

Page 15: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn

ISO/IEC 14496-14:

2003

Sửa đổi, bổ sung

Giới thiệu Introduction

0.1 Nguồn gốc 0.1 Derivation Bổ sung phần “Chú thích” đề giải

thích các thuật ngữ viết tắt sau hình

1

0.2 Sự hoán đổi 0.2 Interchange Chấp thuận nguyên vẹn

0.3 Tạo lập nội dung 0.3 Content

Creation

Chấp thuận nguyên vẹn

0.4 Phiên trình diễn tạo

dòng

0.4Streamed

presentation

Chấp thuận nguyên vẹn

1 Phạm vi áp dụng 1 Scope Chấp thuận nguyên vẹn

2 Tài liệu viện dẫn 2 Normative

references

Sửa đổi “ISO/IEC 14496-1:2001”

bằng “ISO/IEC 14496-1:2010” theo

bản sửa đổi bổ sung

“AMENDMENT 1: Handling of

MPEG-4 audio enhancement layers”

công bố ngày 15/6/2010 của tiêu

chuẩn ISO/IEC 14496-14:2003

3 Lưu trữ MPEG-4 3 Storage of MPEG-

4

Sửa đổi trong tiểu mục 3.1.1 và 3.5

3.1 Rãnh ghi dòng

cơ sở

3.1 Elementary

Stream Tracks

Sửa đổi trong tiểu mục 3.1.1

3.1.1Dữ liệu dòng cơ

sở

3.1.1 Elementary

Stream Data

Sửa đổi trong mục ghi chú “Các giá

trị thẻ trên được quy định tại Bảng 1

của 8.2.2.2 và Bảng 2 của 8.2.3.2

13

Page 16: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn

ISO/IEC 14496-14:

2003

Sửa đổi, bổ sung

của đặc tả hệ thống MPEG-4, các

giá trị thực tế cần được tham chiếu

từ các bảng này.” bằng “Các giá trị

thẻ trên được quy định tại Bảng 1

của 7.2.2.1 và Bảng 2 của 7.2.2.3.2

trong tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-

1:2010, các giá trị thực tế cần được

tham chiếu từ các bảng này.”

3.1.2Bộ mô tả dòng cơ

sở

3.1.2 Elementary

Stream Descriptors

Chấp thuận nguyên vẹn

3.1.3Bộ mô tả đối

tượng

3.1.3 Object

Descriptors

Chấp thuận nguyên vẹn

3.2 Định danh rãnh

ghi

3.2 Track

Identifiers

Chấp thuận nguyên vẹn

3.3 Đồng bộ của các

dòng

3.3

Synchronization of

streams

Chấp thuận nguyên vẹn

3.4 Thành phần 3.4 Composition Chấp thuận nguyên vẹn

3.5 Xử lý của

FlexMux

3.5 Handling of

FlexMux

Sửa đổi “Hơn nữa, nên sử dụng định

dạng như được thể hiện trong mục

12.2.5 cho các định nghĩa chế độ

MuxCode” bằng “Hơn nữa, nên sử

dụng định dạng như được thể hiện

trong mục 7.4.2.5 trong tiêu chuẩn

ISO/IEC 14496-1:2010, cho các

14

Page 17: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn

ISO/IEC 14496-14:

2003

Sửa đổi, bổ sung

định nghĩa chế độ MuxCode”.

4 Định danh tệp 4 File Identification Sửa đổi “(ISO/IEC 14496-1:2001)”

bằng “(ISO/IEC 14496-1:2010)”

5 Các bổ sung đối với

định dạng truyền

thông cơ sở

5 Additions to the

Base Media Format

Sửa đổi trong tiểu mục 5.1.1, 5.1.2,

5.2, 5.6, 5.6.1, 5.6.2

5.1 Khuôn bộ mô tả

đối tượng

5.1 Object

Descriptor Box

Sửa đổi trong tiểu mục 5.1.1, 5.1.2

5.1.1 Cú pháp 5.1.1Syntax Sửa đổi phần tham chiếu “8.6.2 đến

8.6.4” bằng “7.2.6 trong ISO/IEC

14496-1:2010” theo bản sửa đổi bổ

sung “AMENDMENT 1: Handling

of MPEG-4 audio enhancement

layers” công bố ngày 15/6/2010 của

tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-14:2003

5.1.2 Giải nghĩa 5.1.2Semantics Sửa đổi phần tham chiếu “8.6.2 đến

8.6.4” bằng “7.2.6 trong ISO/IEC

14496-1:2010” theo bản sửa đổi bổ

sung “AMENDMENT 1: Handling

of MPEG-4 audio enhancement

layers” công bố ngày 15/6/2010 của

tiêu chuẩn ISO/IEC 14496-14:2003

5.2 Các loại tham

chiếu rãnh ghi

5.2 Track

Reference Types

Sửa đổi “dpnd-rãnh ghi này có một

phụ thuộc MPEG-4 trên rãnh ghi

15

Page 18: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn

ISO/IEC 14496-14:

2003

Sửa đổi, bổ sung

được tham chiếu” theo bản sửa đổi

bổ sung “AMENDMENT 1:

Handling of MPEG-4 audio

enhancement layers” công bố ngày

15/6/2010 của tiêu chuẩn ISO/IEC

14496-14:2003

5.3 Khuôn tiêu đề

rãnh ghi

5.3 Track Header

Box

Chấp thuận nguyên vẹn

5.4 Loại tham chiếu

xử lý

5.4 Handler

Reference Types

Chấp thuận nguyên vẹn

5.5 Khuôn tiêu đề

truyền thông MPEG-4

5.5 MPEG-4

Media Header Boxes

Chấp thuận nguyên vẹn

5.6 Khuôn mô tả

mẫu

5.6 Sample

Description Boxes

Sửa đổi “Đối với các dòng hình ảnh,

sử dụng một VisualSampleEntry;

đối với các dòng âm thanh sử dụng

một AudioSampleEntry…..”theo

bản sửa đổi bổ sung

“AMENDMENT 1: Handling of

MPEG-4 audio enhancement layers”

công bố ngày 15/6/2010 của tiêu

chuẩn ISO/IEC 14496-14:2003;

Thêm phần “Một

MP4AudioEnhancementSampleEntr

y cho thấy rằng rãnh….” vào cuối

tiểu mục theo bản sửa đổi bổ sung

16

Page 19: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn

ISO/IEC 14496-14:

2003

Sửa đổi, bổ sung

“AMENDMENT 1: Handling of

MPEG-4 audio enhancement layers”

công bố ngày 15/6/2010 của tiêu

chuẩn ISO/IEC 14496-14:2003

5.6.1 Cú pháp 5.6.1Syntax Bổ sung câu lệnh:“Class

MP4AudioEnhancementSampleEntry() extends AudioSampleEntry ('m4ae') {

ESDBox ES;}”

Theo theo bản sửa đổi bổ sung

“AMENDMENT 1: Handling of

MPEG-4 audio enhancement layers”

công bố ngày 15/6/2010 của tiêu

chuẩn ISO/IEC 14496-14:2003

5.6.2 Giải nghĩa 5.6.2Semantics Chấp thuận nguyên vẹn

5.7 Các Sự suy giảm

các giá trị ưu tiên

5.7 Degradation

Priority Values

Chấp thuận nguyên vẹn

6 Các trường mẫu

được sử dụng

6 Template fields

used

Chấp thuận nguyên vẹn

Phục lục A: Tuyên bố

về bằng sáng chế

Annex A: Patent

statements

Chấp thuận nguyên vẹn

Phụ lục B: Xử lý mốc

thời gian âm thanh

và chỉ định thông tin

Annex B: Handling

of Audio

Timestamps and

Chấp thuận nguyên vẹn

17

Page 20: BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGenglish.mic.gov.vn/Upload/TCVN/2.TM-Du-thao-TCVN-ISOIEC... · Web viewCác đặc điểm thiết kế của chuẩn MPEG-4 có thể tóm tắt như

Nội dung tiêu chuẩn Tài liệu viện dẫn

ISO/IEC 14496-14:

2003

Sửa đổi, bổ sung

hồ sơ/mức Profile/Level

Indication

Phụ lục C: Ký hiệu

và thuật ngữ viết tắt

Bổ sung theo ý kiến của hội đồng

nghiệm thu cấp Bộ.

18