108
1 Y BAN AN TOÀN Phiên hp ln th95 Chương trình nghị s22 MSC 95/22 19/06/2015 Bản chính: TIẾNG ANH BÁO CÁO CA Y BAN AN TOÀN PHIÊN HP 95 NI DUNG Mc lc 1 GII THIU THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ S2 CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC CƠ QUAN IMO KHÁC 3 XEM XÉT VÀ PHÊ CHUN CÁC SỬA ĐỔI BXUNG CHO CÁC VĂN KIỆN BT BUC 4 PHƯƠNG THỨC ĐỂ NÂNG CAO AN NINH HÀNG HI 5 TIÊU CHUẨN ĐÓNG TẦU MI DA TRÊN MC TIÊU 6 AN TOÀN TÀU KHÁCH 7 XEM XÉT LI VIC THC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TRUNG TÂM DLIU LRIT 8 VN CHUYN HÀNG HÓA VÀ CONTAINER (báo cáo phiên hp ln thnht ca Tiu ban) 9 YU TCON NGƯỜI, HUN LUYN VÀ TRC CA (báo cáo phiên hp ln thhai ca Tiu ban) 10 THIT KVÀ ĐÓNG TÀU (báo cáo phiên hp ln thhai ca Tiu ban) 11 HÀNG HI, THÔNG TIN LIÊN LC, TÌM KIM VÀ CU NN (báo cáo phiên hp ln thhai ca Tiu ban)

BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

1

ỦY BAN AN TOÀN

Phiên họp lần thứ 95

Chương trình nghị sự 22

MSC 95/22

19/06/2015

Bản chính: TIẾNG ANH

BÁO CÁO CỦA ỦY BAN AN TOÀN PHIÊN HỌP 95

NỘI DUNG

Mục lục

1 GIỚI THIỆU – THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỤ

2 CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC CƠ QUAN IMO KHÁC

3 XEM XÉT VÀ PHÊ CHUẨN CÁC SỬA ĐỔI BỔ XUNG CHO CÁC

VĂN KIỆN BẮT BUỘC

4 PHƯƠNG THỨC ĐỂ NÂNG CAO AN NINH HÀNG HẢI

5 TIÊU CHUẨN ĐÓNG TẦU MỚI DỰA TRÊN MỤC TIÊU

6 AN TOÀN TÀU KHÁCH

7 XEM XÉT LẠI VIỆC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TRUNG

TÂM DỮ LIỆU LRIT

8 VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ CONTAINER

(báo cáo phiên họp lần thứ nhất của Tiểu ban)

9 YẾU TỐ CON NGƯỜI, HUẤN LUYỆN VÀ TRỰC CA

(báo cáo phiên họp lần thứ hai của Tiểu ban)

10 THIẾT KẾ VÀ ĐÓNG TÀU

(báo cáo phiên họp lần thứ hai của Tiểu ban)

11 HÀNG HẢI, THÔNG TIN LIÊN LẠC, TÌM KIẾM VÀ CỨU NẠN

(báo cáo phiên họp lần thứ hai của Tiểu ban)

Page 2: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

2

12 CÁC HỆ THỐNG VÀ TRANG THIẾT BỊ TÀU THỦY

(Những vấn đề cấp bách bắt nguồn từ phiên họp lần thứ hai của Tiểu

ban)

13 KHẢ NĂNG XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP MỚI CHO VIỆC

THỰC THI

14 ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHÍNH THỨC, BAO GỒM CẢ AN TOÀN

TÀU BÁCH HÓA

15 CƯỚP BIỂN VÀ CƯỚP CÓ VŨ TRANG CHỐNG LẠI TÀU

THUYỀN

16 THỰC THI CÁC VĂN KIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

17 QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC KHÁC

18 ÁP DỤNG CÁC HƯỚNG DẪN CỦA ỦY BAN

19 CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC

20 BẦU CHỦ TỊCH VÀ PHÓ CHỦ TỊCH CHO NĂM 2016

21 CÁC CÔNG VIỆC KHÁC

22 YÊU CẦU HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN IMO KHÁC

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

ANNEX 1 RESOLUTION MSC.391(95) – ADOPTION OF THE

INTERNATIONAL CODE OF SAFETY FOR SHIPS USING

GASES OR OTHER LOWFLASHPOINT FUELS (IGF CODE)

ANNEX 2 RESOLUTION MSC.392(95) – AMENDMENTS TO THE

INTERNATIONAL CONVENTION FOR THE SAFETY OF LIFE

AT SEA, 1974, AS AMENDED(CHAPTERS II-1, II-2 AND

APPENDIX)

ANNEX 3 RESOLUTION MSC.393(95) – AMENDMENTS TO THE

INTERNATIONAL MARITIME SOLID BULK CARGOES

(IMSBC) CODE

Page 3: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

3

ANNEX 4 RESOLUTION MSC.394(95) – AMENDMENTS TO THE

PROTOCOL OF 1978 RELATING TO THE INTERNATIONAL

CONVENTION FOR THE SAFETY OF LIFE AT SEA, 1974

ANNEX 5 RESOLUTION MSC.395(95) – AMENDMENTS TO THE

PROTOCOL OF 1988 RELATING TO THE INTERNATIONAL

CONVENTION FOR THE SAFETY OF LIFE AT SEA, 1974

ANNEX 6 RESOLUTION MSC.396(95) – AMENDMENTS TO THE

INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF

TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR

SEAFARERS (STCW), 1978, AS AMENDED

ANNEX 7 RESOLUTION MSC.397(95) – AMENDMENTS TO PART A OF

THE SEAFARERS' TRAINING, CERTIFICATION AND

WATCHKEEPING (STCW) CODE

ANNEX 8 DRAFT MSC RESOLUTION ON AMENDMENTS TO THE

INTERNATIONALCONVENTION ON STANDARDS OF

TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR

SEAFARERS (STCW), 1978, AS AMENDED

ANNEX 9 DRAFT MSC RESOLUTION ON AMENDMENTS TO PART A OF

THE SEAFARERS' TRAINING, CERTIFICATION AND

WATCHKEEPING (STCW) CODE

ANNEX

10

DRAFT STCW CIRCULAR ON AMENDMENTS TO PART B OF

THE SEAFARERS' TRAINING, CERTIFICATION AND

WATCHKEEPING (STCW) CODE

ANNEX

11

RESOLUTION MSC.398(95) – AMENDMENTS TO PART B OF

THE INTERNATIONAL CODE ON INTACT STABILITY, 2008

(2008 IS CODE)

ANNEX

12

DRAFT AMENDMENTS TO THE INTRODUCTION OF THE 2008

IS CODE

ANNEX

13

RESOLUTION MSC.399(95) – AMENDMENTS TO THE

GUIDELINES FOR THE APPLICATION OF PLASTIC PIPES ON

SHIPS

(RESOLUTION A.753(18)), AS AMENDED BY RESOLUTION

MSC.313(88)

ANNEX DRAFT AMENDMENTS TO SOLAS REGULATION II-2/13

Page 4: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

4

14 (EVACUATION ANALYSIS)

ANNEX

15

DRAFT AMENDMENTS TO THE 2011 ESP CODE

ANNEX

16

RESOLUTION MSC.400(95) – AMENDMENTS TO THE

REVISED PERFORMANCE STANDARDS AND FUNCTIONAL

REQUIREMENTS FOR THE LONG-RANGE IDENTIFICATION

AND TRACKING OF SHIPS

(RESOLUTION MSC.263(84), AS AMENDED)

ANNEX

17

RESOLUTION MSC.401(95) – PERFORMANCE STANDARDS

FOR MULTI-SYSTEM SHIPBORNE RADIONAVIGATION

RECEIVERS

ANNEX

18

DRAFT AMENDMENTS TO THE FSS CODE

ANNEX

19

BIENNIAL STATUS REPORT OF THE SUB-COMMITTEES

ANNEX

20

PROVISIONAL AGENDAS FOR THE SUB-COMMITTEES

ANNEX

21

BIENNIAL STATUS REPORT OF THE MARITIME SAFETY

COMMITTEE

ANNEX

22

PROPOSALS FOR HIGH-LEVEL ACTION PLAN OF THE

ORGANIZATIONAND PRIORITIES FOR THE 2016-2017

BIENNIUM

ANNEX

23

POST-BIENNIAL AGENDA OF THE MARITIME SAFETY

COMMITTEE

ANNEX

24

MESSAGE OF THE UN SECRETARY-GENERAL

ANNEX

25

DRAFT ASSEMBLY RESOLUTION ON ENTRY INTO FORCE

AND IMPLEMENTATION OF THE 2012 CAPE TOWN

AGREEMENT

ANNEX

26

DRAFT ASSEMBLY RESOLUTION ON AMENDMENTS TO THE

RECOMMENDATION ON PILOT TRANSFER ARRANGEMENTS

(ANNEX TO RESOLUTION A.1045(27))

Page 5: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

5

ANNEX

27

STATEMENTS BY DELEGATIONS AND OBSERVERS

Page 6: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

6

1 GIỚI THIỆU – THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỤ

1.1 Phiên họp lần thứ 95 của Ủy ban An toàn Hàng hải đã được tổ chức tại Trụ sở

của IMO từ ngày 03 đến 12 tháng 06 năm 2015, dưới sự chủ trì của Chủ tịch ông

Christian Breinholt (Đan Mạch). Phó Chủ tịch Uỷ ban, Thuyền trưởng Abdullah

Muhammad Segar (Singapore), cũng tham dự.

1.2 Phiên họp có tham dự của các Đoàn đại biểu đại diện cho các Thành viên và

các Thành viên Liên kết; các đại diện của các Chương trình của Liên Hợp Quốc,

các cơ quan chuyên môn và các đơn vị khác; các quan sát viên từ các tổ chức liên

chính phủ có thỏa thuận hợp tác; và các quan sát viên từ các tổ chức phi chính phủ

hiện đang là tư vấn; như được liệt kê trong tài liệu MSC 95/INF.1.

1.3 Phiên cũng có tham dự của Chủ tịch Hội đồng, ông Jeffrey G. Lantz (Hoa Kỳ),

Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường Biển, ông Arsenio Dominguez (Panama) và

Chủ tịch Ủy ban Thuận lợi, ông Yury Melenas (Liên bang Nga).

Diễn văn khai mạc của Tổng thư ký

1.4 Tổng thư ký Liên nhiệt liệt hoan nghênh các đại biểu tham dự đọc bài diễn văn

khai mạc, toàn văn bài diễn văn có thể tải về từ trang web của IMO theo đường

liên kết sau: http://www.imo.org/MediaCentre/SecretaryGeneral/Secretary-

GeneralsSpeechesToMeetings

Phúc đáp của Chủ tịch

1.5 Chủ tịch cảm ơn bài diễn văn khai mạc của Tổng thư ký và phát biểu rằng lời

khuyên và yêu cầu của ông sẽ được đưa ra xem xét trong mỗi cuộc thảo luận của

Ủy ban.

Vụ lật tàu khách Eastern Star

1.6 Phúc đáp lời chia buồn của Tổng thư ký về vụ lật tầu khách Eastern Star trên

sông Dương Tử, Phái Đoàn Trung Quốc bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình và

báo cáo cho Uỷ ban rằng các nhà chức trách Trung Quốc đã huy động tối đa nguồn

lực cho hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.

Thông qua các chương trình nghị sự và các vấn đề liên quan

1.7 Ủy ban đã thông qua chương trình nghị sự (MSC 95/1) và đồng ý rằng công

việc của mình sẽ tuân thủ theo hướng dẫn bởi của thời gian biểu tạm thời (MSC

95/1/1), đã được sửa đổi, hiểu rằng nó là đối tượng phải điều chỉnh và theo tiến độ

thực hiện mỗi ngày. Trong bối cảnh này, Đoàn đại biểu của Bangladesh tuyên bố

một câu, như được nêu trong Phụ lục 27. Hơn nữa, Đoàn đại biểu của Malta đã

đăng ký phản đối của mình về việc không đưa vào một chương trình nghị sự một

mục bổ sung độc lập để thảo luận về các vấn đề liên quan đến di cư hỗn hợp bằng

đường biển (xem mục 21.1). Chương trình nghị sự, như đã được thông qua, cùng

với một danh sách các tài liệu được xem xét theo từng hạng mục của chương trình

nghị sự, đã được trình bầy trong tài liệu MSC 95/INF.21.

Page 7: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

7

Tư cách đại biểu

1.8 Ủy ban đã ghi nhận rằng tư cách của các Đoàn đại biểu tham dự phiên họp là

thích đáng và thích hợp.

2. CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁC CƠ QUAN IMO KHÁC

2 QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN KHÁC IMO

Kết quả của Phiên họp C 113, LEG 102 và MEPC 68

2.1 Ủy ban đã ghi nhận các quyết định của Phiên họp C 113 (MSC 95/2), LEG 102

(MSC 95/2/1) và MEPC 68 (MSC 95/2/2), và đã thực hiện hành động thích hợp

theo các hạng mục chương trình nghị sự liên quan.

Kết quả của Phiên họp PPR 2

2.2 Ủy ban đã xem xét các hành động được yêu cầu của phiên họp lần thứ hai của

Tiểu ban Phòng chống Ô nhiễm và Ứng phó (PPR) (PPR 2/21, PPR 21/02/Add.1

và MSC 95/2/3) và, cụ thể:

.1 Thông qua dự thảo giải thích thống nhất quy định II-2/16.3.3 Công ước

SOLAS về sản phẩm đòi hỏi chất ức chế oxy-phụ thuộc và chỉ đạo cho

Nhóm Soạn thảo Xem xét và Chấp nhận các sửa đổi đối với các Văn kiện

bắt buộc, được thành lập theo chương mục 3 chương trình nghị sự, để chuẩn

bị dự thảo thông tri MSC liên quan để Uỷ ban xem xét và phê duyệt;

.2 Đồng tình với quyết định của kỳ họp MEPC 68 và thông qua dự thảo giải

thích thống nhất mục 15.13.5 Bộ luật IBC cho các sản phẩm yêu cầu có chất

ức chế oxy phụ thuộc, và chỉ đạo nhóm soạn thảo trên đây để chuẩn bị dự

thảo thông tri liên quan MSC-MEPC cho Ủy ban xem xét, phê duyệt; và

.3 Ghi nhận rằng một sự hiểu biết tốt hơn về quy định VI/5-2 Công ước

SOLAS - Cấm các pha trộn của các loại hàng chất lỏng chở xô và sản phẩm

sinh ra trong quá trình đi biển và, do đó, không có yêu cầu phát triển thêm

hướng dẫn về việc áp dụng này quy định. Trong bối cảnh này, Đoàn đại biểu

của Hà Lan đã trình bày quan điểm của mình là sự hiểu biết tốt hơn này về

quy định VI/5-2 Công ước SOLAS là phải đảm bảo việc giải thích đúng và

thực hiện đầy đủ thích hợp và đúng đắn quy định này.

Report này của nhóm soạn thảo

2.3 Sau khi xem xét các phần báo cáo của nhóm soạn thảo liên quan đến danh mục

chương trình nghị sự này (MSC 95/WP.6), Ủy ban đã phê duyệt:

.1 MSC.1/Circ.1501 về Giải thích Thống nhất quy định II-2/16.3.3 Công

ước SOLAS cho sản phẩm yêu cầu chất ức chế oxy phụ thuộc; và

.2 MSC-MEPC.5/Circ.10 về Giải thích Thống nhất mục 15.13.5 của Bộ luật

IBC cho sản phẩm yêu cầu chất ức chế oxy phụ thuộc.

Page 8: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

8

3. XEM XÉT VÀ PHÊ CHUẨN CÁC SỬA ĐỔI BỔ XUNG CHO CÁC VĂN

KIỆN BẮT BUỘC

TỔNG QUAN

3.1 Các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS 1974 đã được yêu cầu xem xét và

thông qua các đề xuất sửa đổi cho:

.1 các chương II-1, chương II-2 cũng như các phụ lục của phụ lục (Giấy

chứng nhận) của Công ước SOLAS 1974, như được sửa đổi, phù hợp với

các quy định của Điều VIII của Công ước; và

.2 Bộ luật Hàng hải Quốc tế về chở xô Hàng rắn (IMSBC), phù hợp với các

quy định của Điều VIII và quy định VI/1-1,1 của Công ước.

3.2 Trên một phần ba các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS 1974 đã có mặt xem

xét và thông qua các sửa đổi đã nói trên của Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng,

phù hợp với các điều VIII(b)(iii) và điều VIII(b)(iv ) của Công ước. Những sửa đổi

đối với Công ước SOLAS 1974 và Bộ luật bắt buộc theo Công ước đã được ban

hành, theo Điều VIII(b)(i) Công ước SOLAS, để tất cả các Thành viên IMO và

Chính phủ ký kết Công ước bằng Thông tư No.3513 ngày 2 Tháng 12 năm 2014;

Thông tư No.3488 và Thông tư No.3489 ngày 17 Tháng 11 năm 2014, tương ứng.

3.3 Các Thành viên tham gia Nghị định thư năm 1978 SOLAS đã được mời tham

gia việc xem xét và thông qua các đề xuất sửa đổi các phụ lục của phụ lục Nghị

định thư. Các Thành viên chiếm hơn một phần ba tổng số các Thành viên tham gia

Nghị định thư đã có mặt việc xem xét và thông qua các sửa đổi đã nói ở trên bởi

Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng, phù hợp với các quy định của Điều VIII (b)(iii)

và VIII (b )(iv) Công ước SOLAS 1974 và Điều II Nghị định thư 1978 Công ước

SOLAS. Các đề xuất sửa đổi Nghị định thư 1978 SOLAS đã được ban hành theo

quy định của Điều VIII(b)(i) Công ước SOLAS và Điều II của Nghị định thư 1978

Công ước SOLAS tối tất cả các thành viên IMO và các Thành viên tham gia Nghị

định thư năm 1978 Công ước SOLAS bằng Thông tư No.3515 ngày 02 tháng 12

năm 2014.

3.4 Các Thành viên tham gia Nghị định thư năm 1988 Công ước SOLAS đã được

mời tham gia việc xem xét và thông qua các đề xuất sửa đổi các phụ lục của phụ

lục của Nghị định thư. Thành viên chiếm hơn một phần ba tổng số các Thành viên

tham gia Nghị định thư đã có mặt trong việc xem xét và thông qua các sửa đổi cho

biết do Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng, phù hợp với các quy định của Điều

VIII(b)(iii) và VIII(b )(iv) của Công ước SOLAS 1974 và Điều VI Nghị định năm

1988 Công ước SOLAS. Các đề xuất sửa đổi Nghị định thư 1988 của Công ước

SOLAS đã được ban hành theo quy định của Điều VIII(b)(i) Công ước SOLAS và

Điều VI (c) của Nghị định thư cho 1988 Công ước SOLAS tới tất cả các thành viên

IMO và các Thành viên tham gia Nghị định thư năm 1988 Công ước SOLAS bằng

Thông tư No.3516 ngày 02 Tháng Mười Hai 2014.

Page 9: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

9

3.5 Các Thành viên tham gia Công ước STCW 1978 đã được mời tham gia việc

xem xét và thông qua các đề xuất sửa đổi cho chương V của Công ước và các phần

mới AV/3 và BV/3 của Bộ luật STCW. Hơn một phần ba các Thành viên tham gia

Công ước STCW 1978 đã có mặt trong việc xem xét và thông qua các sửa đổi đã

nói ở trên do Ủy ban An toàn Hàng hải mở rộng, là phù hợp với các quy định của

Điều XII(1)(a)(iv) và qui định I /1.2.3 của Công ước. Các đề xuất sửa đổi Công

ước STCW 1978 và các phần A và B của Bộ luật STCW đã được ban hành theo

Điều XII (1)(a)(i) của Công ước tới tất cả các thành viên IMO và các Thành viên

tham gia Công ước, bằng Thông tư No.3508 ngày 02 tháng 12 năm 2014.

3.6 Ủy ban cũng đã được yêu cầu xem xét và phê duyệt dự thảo thông tri MSC về:

.1 Hướng dẫn kiểm tra áp xuất của ranh giới của két dầu hàng hóa theo chỉ

đạo trực tiếp của thuyền trưởng;

.2 Danh mục hàng rời rắn chở xô mà một hệ thống chữa cháy khí gas cố

định có thể được miễn trừ hoặc mà được một hệ thống chữa cháy khí gas là

không hiệu quả (MSC.1/Circ.1395/Rev.1);

.3 Hướng dẫn việc nộp các thông tin và hoàn thành các mẫu biểu cho các

thuộc tính của hàng hóa không được liệt kê trong Bộ luật Hàng hải Quốc tế

Hàng rắn chở xô (IMSBC) và điều kiện vận chuyển chúng

(MSC.1/Circ.1453); và

.4 Sửa đổi Hướng dẫn xây dựng và quy trình phê duyệt để lấy mẫu, kiểm

nghiệm và kiểm soát độ ẩm cho hàng rời rắn chở xô có khả năng hóa lỏng

(MSC.1/Circ.1454).

ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI CHO CÔNG ƯỚC SOLAS 1974

Đề xuất sửa đổi cho Chương II-1 Công ước SOLAS

Phần A - General - Quy định 2 - Các định nghĩa

Phần F - Thiết kế thay thế và những bố trí chung – Quy tắc 55.1 - Mục đích

Phần F - Thiết kế thay thế và những bố trí chung – Quy tắc 55.2 – Tổng quát

Phần F - Thiết kế thay thế và những bố trí chung – Quy tắc 55.3 - Phân tích

kỹ thuật

Phần G mới - Tàu sử dụng nhiên liệu có điểm cháy thấp - Quy tắc 56 - Áp

dụng

Phần G mới - Tàu sử dụng nhiên liệu có điểm nóng thấp - Quy tắc 57 - Yêu

cầu đối với các tàu sử dụng nhiên liệu có điểm cháy thấp

3.7 Ủy ban căn cứ rằng phiên BLG 17, phiên họp CCC 1 và Nhóm công tác liên

họp về Bộ luật Polar và Bộ luật IGF được thành lập tại phiên họp MSC 94, đã

chuẩn bị dự thảo sửa đổi Chương II-1 Công ước SOLAS để đưa Bộ luật Quốc tế về

Page 10: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

10

An toàn cho Tàu Sử dụng Khí gas hoặc Nhiên liệu khác có điểm cháy thấp (Bộ luật

IGF) vào bắt buộc, mà đã được phê duyệt tại phiên họp MSC 94.

Tàu miễn trừ tối cao

3.8 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/3/18 (Hà Lan và Tây Ban Nha), đề xuất

xóa mục 5 của dự thảo mới quy định II-1/56 mới Công ước SOLAS, trong đó có

quy định đối tàu tối cao tách khỏi áp dụng bắt buộc của Bộ luật IGF, và lưu ý các

quan điểm sau đây trong các cuộc thảo luận:

.1 Tàu của chính phủ không nên được miễn trừ áp dụng Bộ luật IGF kể từ

khi Bộ luật chỉ rõ về quy định của chương II-1, II-2 Công ước SOLAS, mà

chúng không bao gồm miễn trừ đối với các tàu của chính phủ với lý do là

chúng có chứa đựng những quy định về an toàn cơ bản cần được đáp ứng

bởi tất cả các tàu;

.2 Dự thảo quy định II-1/56.5 Công ước SOLAS quy định rõ ràng và phù

hợp ngang bằng với các quy định khác của Công ước SOLAS (như quy định

SOLAS V/1.1, XI-2/2.3 và XIV/2.4);

.3 Chương IX và Chương XI-2 Công ước SOLAS, trong đó có nội dung

quyền miễn trừ đối với tàu của chính phủ, có liên quan đến các quy trình

kiểm tra đánh giá và quy trình an ninh cao hơn về thiết kế tàu, trang thiết bị

và bố trí tàu;

.4 Lý do dẫn dắt là có chứa đựng một miễn trừ đối với các tàu của chính phủ

trong chương XIV SOLAS (các biện pháp an toàn cho tàu hoạt động trong

vùng nước Bắc cực) đã vượt ra ngoài những xem xét về mặt kỹ thuật;

.5 Mở rộng phạm vi của Bộ luật IGF để bao gồm cả các tàu của chính phủ

này không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn có liên quan đến chủ quyền của

Nhà nước;

.6 Tàu của chính phủ này thường được thiết kế, đóng và vận hành có khác

nhau, và thường xuyên nghiêm ngặt hơn, tiêu chuẩn đưa vào có tính đến các

nhiệm vụ đơn thuần phi thương mại mà chúng có thể được kêu gọi để thực

hiện;

.7 Tàu của chính phủ đó đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với những

gì có trong Công ước SOLAS thường là tàu hải quân, trong khi tàu khác của

chính phủ phải tuân theo Công ước SOLAS có liên quan đến thiết kế, thiết

bị, và bố trí, và trong bối cảnh này, là Bộ luật IGF với; và

.8 Dự thảo quy định II-1/56.5 Công ước SOLAS giải quyết các vấn đề lo

ngại về an toàn nẩy sinh trong tài liẹu MSC 95/3/18 từ khi nó quy định rằng

tàu chính phủ hoạt động nên hành động một cách phù hợp với Bộ luật IGF.

3.9 Sau khi xem xét các quan điểm nêu trên, Ủy ban đã quyết định giữ lại mục 5

của dự thảo quy định II-1/56 Công ước SOLAS.

Page 11: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

11

Miễn trừ cho những người chuyên chở gas khỏi các áp dụng của Bộ luật IGF

3.10 Trong việc xem xét phần dự thảo sửa đổi còn lại cho Chương II-1 Công ước

SOLAS, cụ thể dự thảo quy định II-1/56.4 mới Công ước SOLAS, Ủy ban căn cứ

rằng IACS đã tư vấn tại phiên họp MSC 94 rằng, nếu cả hai Bộ luật IGF và Bộ luật

IGC là để áp dụng đồng thời với một doanh nghiệp vận chuyển khí gas, thì khó

khăn sẽ nảy sinh trong việc áp dụng các yêu cầu đó là khác nhau giữa hai Bộ luật,

ví dụ về vị trí két tàu dầu và khoảng không gian bảo vệ đóng khẩn cấp (ESD).

3.11 Trong mối liên quan này, Ủy ban đã ghi nhận quan điểm của quan sát vien

IACS rằng dự thảo quy định mới II-1/56.4 Công ước SOLAS, như đã được phê

duyệt tại phiên họp MSC 94 và trình bầy trong phụ lục 1 của tài liệu MSC

95/WP.5, không cho phép bất kỳ sự miên man nào cho việc phê duyệt, trên cơ sở

từng trường hợp cụ thể, việc sử dụng các nhiên liệu có điểm nóng khác thấp hơn so

với hàng hóa trong vận chuyển theo các quy định hiện hành đối với thiết kế thay

thế trong Bộ luật IGC, kể từ khi dự thảo quy định II-1/56.4 Công ước SOLAS yêu

cầu Bộ luật IGF được áp dụng cho tất cả các trường hợp trừ khi khí bay hơi từ

hàng hóa đang được sử dụng làm nhiên liệu.

3.12 Sau đó, quan sát của IACS yêu cầu Ủy ban nhằm làm rõ có hay không Bộ luật

IGF nên áp dụng đối với Bộ luật IGC cho những tàu sử dụng nhiên liệu có điểm

cháy thấp chuyên dụng mà rằng chúng không bắt nguồn từ hơi hoặc khí bay hơi từ

hàng hóa của chúng.

3.13 Trong quá trình xem xét IACS yêu cầu để giải thích rõ, Ủy ban căn cứ vào

phiên họp CCC 1 đã nhất trí rằng Bộ luật IGF không nên áp dụng cho Bộ luật IGC

người chuyên chở gas mà không sử dụng bất kỳ nhiên liệu khí khác hay nhiên liệu

có điểm cháy thấp, ngoài khí hơi hoặc khí hơi từ hàng hóa của chúng. Do đó, quy

định II-1/56.4 Công ước SOLAS đã được soạn thảo như thể hiện trong phụ lục 1

của tài liệu MSC 95/WP.5.

3.14 Ủy ban cũng căn cứ rằng, tại phiên họp MSC 94, quan sát viên của IACS đã

nêu lên vấn đề khó khăn tiềm tàng phát sinh từ việc áp dụng hai Bộ luật (tức là Bộ

luật IGF và Bộ luật IGC) cho người vận chuyển khí gas hoá lỏng duy nhất (ví dụ

như nhiều vấn đề giải thích và yêu cầu việc cấp giấy chứng nhận kép).

3.15 Ủy ban tiếp tục căn cứ rằng phiên họp MSC 94 đã quyết định giữ lại quy định

II-1/56.4 Công ước SOLAS là không thay đổi, dựa trên quan điểm rằng bất kỳ một

khó khăn nào phát sinh từ yêu cầu đó mà khác giữa các Bộ luật IGF và Bộ luật

IGC có thể được giải quyết trên cơ sở từng trường hợp cụ thể bởi trách nhiệm của

Chính quyền hành chính và cấp giấy chứng nhận.

.3.16 Cho rằng vấn đề này đã được đưa lên một lần nữa tại kỳ họp này, Ủy ban đã

đồng ý để đưa ra quyết định chính sách về việc có hay không các Bộ luật IGF nên

áp dụng đối với các tàu thuyền mà là đối tượng tuân thủ của Bộ luật IGC sử dụng

nhiên liệu chuyên dụng có điểm cháy thấp mà không phải là khí hơi hoặc khí bay

hơi từ hàng hóa của chúng, để đảm bảo quy định rõ ràng có những liên quan đến

các vấn đề của việc áp dụng Bộ luật IGF cho các tàu đã nói ở trên.

Page 12: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

12

3.17 Sau đó, Ủy ban đã xem xét các quan điểm sau đây trình bày về vấn đề này:

.1 n ếu Bộ luật IGF và Bộ luật IGC đều áp dụng cho các doanh nghiệp chở

gas, sau đó người đi biền được chứng nhận theo quy định V/1-2 Công ước

STCW cho các tàu chở khí hóa lỏng cũng sẽ được yêu cầu phải được chứng

nhận theo quy định V/3 Công ước STCW cho tàu là đối tượng áp dụng Bộ

luật IGF;

.2 nếu từ "hàng hóa" đã được xóa trong dự thảo quy định II-1/56.4 Công ước

SOLAS, thì người chuyên chở gas sẽ có thể sử dụng nhiên liệu có điểm cháy

thấp mà là không bắt nguồn từ hơi hoặc khí bay hơi từ hàng hóa của chứng

mà không có bất kỳ đánh giá rủi ro bổ sung nào trên cơ sở từng trường hợp

cụ thể;

.3 Một tàu hoàn toàn tuân thủ Bộ luật IGC sẽ không cần phải tuân thủ Bộ

luật IGF, không phân biệt nguồn các nhiên liệu có điểm cháy thấp xuất phát

từ đâu;

.4 Một áp dụng kép của hai Bộ luật IGF và Bộ luật IGC cho người chuyên

chở gas là nên tránh và sẽ thích hợp hơn là không để cho Chính quyền hành

chính xem xét vấn đề này trên cơ sở từng trường hợp cụ thể bởi vì nó sẽ là

khó khăn để đạt được một áp dụng hài hoà; và

.5 Nếu Bộ luật IGF không áp dụng cho các tầu thuộc đối tượng áp dụng Bộ

luật IGC sử dụng phi hàng hóa nhiên liệu có điểm cháy thấp, khi đó các vấn

đề về vị trí két nhiên liệu cần phải được xem xét một cách cẩn thận,

đồng ý rằng Bộ luật IGF không nên áp dụng đối với tầu là đối tượng của Bộ luật

IGC, thậm chí cả trong trường hợp Bộ luật IGC cho tàu sử dụng nhiên liệu có điểm

cháy thấp mà không phải là hàng hóa. Do đó, Ủy ban đã chỉ đạo nhóm công tác

thực hiện các thay đổi cần thiết cho Chương II-1 Công ước SOLAS để phản ánh

các quyết định chính sách trên đây.

3.18 Sau khi xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến dự thảo sửa đổi SOLAS

Chương II-1, Ủy ban xác nhận các nội dung của đề xuất sửa đổi, tùy thuộc vào các

điều chỉnh cần thiết để phản ánh các quyết định chính sách ở trên (xem đoạn 3.17),

bao gồm cải tiến biên tập, nếu có .

Đề xuấ sửa đổi Chương II-2 Công ước SOLAS

Quy định 4 – Khả năng bốc cháy

Quy định 11 - Kết cấu đồng bộ

Quy định 20 - Bảo vệ không gian để xe, Không gian đực phân loại biệt và

không gian ro-ro

3.19 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp BLG 17,phiên họp CCC 1 và Nhóm công

tác liên hợp về Bộ luật Polar và Bộ luật IGF, được thành lập tại phiên họp MSC 94,

đã chuẩn bị dự thảo sửa đổi quy định II-2/4.2Công ước SOLAS để duy trì, phù họp

Page 13: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

13

với hướng dẫn về việc làm dự thảo để sửa đổi cho Công ước SOLAS và liên quan

đến các văn kiện bắt buộc( MSC.1/Cir.1500)..

3.20 Trong việc xem xét dự thảo sửa đổi SOLAS quy định II-2/4.2, Ủy ban đồng ý

rằng họ nên được sửa đổi để đảm bảo rằng các khoản hiện hành cho tàu hàng hiện

theo quy định hiện hành SOLAS II-2/4.2.4 được duy trì, theo với sự hướng dẫn về

dự thảo sửa đổi của Công ước SOLAS 1974 và các công cụ bắt buộc liên quan

(MSC.1/Circ.1500).

3.21 Ủy ban cũng căn cứ rằng dự thảo sửa đổi mục 5.3.2.2 của quy định II-2/4

Công ước SOLAS và dự thảo sửa đổi quy định II-2/11 và II-2/20 Công ước

SOLAS đã được phát triển bởi phiên họp SSE 1 và đã được chấp thuận bởi phiên

họp MSC 94.

3.22 Trong bối cảnh của quy định II-2/20 Công ước SOLAS, Ủy ban căn cứ

rằngtại phiên họp MSC 94 đã chỉ thị cho phiên họp SSE 2 để xem xét dự thảo sửa

đổi cho quy định I -2/20.3 Công ước SOLAS kết hợp với quy định II-2/19 Công

ước SOLAS, cho các mục đích nhất quán.

3.23 Về vấn đề này, Ủy ban, đã xem xét những vấn đề khẩn thiết xuất phát ra từ

phiên họp SSE 2 về vấn đề này, đã đồng ý với các đề xuất sửa đổi dự thảo sửa đổi

cho dự thảo quy định II-2/20.3 Công ước SOLAS, như đã trình bầy tại mục 2.2 của

tài liệu MSC 95/12 .

3.24 Sau đó, Ủy ban đã xác nhận các nội dung của đề xuất sửa đổi để Chương II-2

Công ước SOLAS, trong đó bao gồm cả dự thảo sửa đổi quy định II-2/20.3 Công

ước SOLAS, tùy thuộc vào sự đồng thuận điều chỉnh cho quy định II-2/4.2 Công

ước SOLAS và tiếp tục cải tiến biên tập, nếu có.

Quy chế 18 – Điều kiện thuận lợi cho máy bay trực thăng

3.25 Ủy ban căn cứ rằng dự thảo sửa đổi quy định II-2/18 SOLAS đã được phê

duyệt tại phiên họp MSC 92 và, tại giai đoạn phê chuẩn, phiên họp MSC 93 đã

quyết định chuyển dự thảo sửa đổi trở lại cho phiên họp SSE 2 để xem xét thêm,

với một phiên họp là cần thiết để hoàn chỉnh dự thảo sửa đổi.

3.26 Trong mối liên quan với dự thảo sửa đổi quy định II-2/18 Công ước SOLAS,

Ủy ban đã ghi nhận rằng tại phiên họp SSE 2 cũng đã chuẩn bị một chương 17 mới

Bộ luật FSS, để được xem xét theo danh mục 12 chương trình nghị sự (các vấn đề

khẩn thết xuất phát từ phiên họp SSE 2) để thông qua, với một quan điểm nhằm

thông qua ngay sau phiên họp MSC 96.

3.27 Theo kết quả của quyết định để chuẩn bị một chương 17 mới Bộ luật FSS,

phiên họp SSE 2 đã yêu cầu Ủy ban xem xét việc sửa đổi do hậu quả của dự thảo

sửa đổi quy định II-2/18 Công ước SOLAS, với một quan điểm để thông qua tại

phiên họp MSC 96 tốt hơn là tại phiên họp này, cùng với việc thông qua chương

17 mới Bộ luật FSS.

Page 14: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

14

3.28 Cân nhắc việc phát triển đã nói ở trên, Ủy ban đã quyết định xem xét hậu quả

việc sửa đổi dự thảo sửa đổi quy định II-2/18 Công ước SOLAS theo danh mục 12

chương trình nghị sự (xem mục 12.16).

Đề xuất sửa đổi cho phụ lục (Giấy chứng nhận) của phụ lục Công ước SOLAS

Mẫu Giấy chứng nhận an toàn cho tàu khách

Mẫu Giấy chứng nhận An toàn Cấu trúc cho Tàu hàng

3.29 Ủy ban căn cứ tại dự thảo sửa đổi phụ lục con (Giấy chứng nhận) trong phụ

lục SOLAS, vốn đã được phê duyệt tại MSC 94, mà đã được phát triển tại phiên

họp CCC 1 và Nhóm công tác Liên hợp về Bộ luật Polar và Bộ luật IGF được

thành lập tại phiên họp MSC 94, để giải quyết các yêu cầu về giấy chứng nhận Bộ

luật IGF.

3.30 Ủy ban ghi nhận rằng không có ý kiến về dự thảo sửa đổi đã được nhận, và

xác nhận các nội dung của đề xuất sửa đổi các phụ lục con của phụ lục Công ước

SOLAS, tùy thuộc vào cải tiến biên tập, nếu có.

Ngày có hiệu lực của các đề xuất sửa đổi

3.31 Ủy ban nhất trí rằng việc sửa đổi chương II-1, II-2 Công ước SOLAS và các

phụ lục kèm con của phụ lục, được đề xuất thông qua tại phiên họp hiện tại, nên

coi là đã được chấp nhận vào ngày 01 tháng 07 năm 2016 và có hiệu lực vào 01

Tháng 1 năm 2017.

ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI CHO NGHỊ ĐỊNH THƯ 1978 CÔNG ƯỚC SOLAS

Đề xuất sửa đổi cho phụ lục con của phụ lục Nghị định thư 1978 Công ước

SOLAS

Mẫu Giấy chứng nhận An toàn Cấu trúc cho Tàu hàng

3.32 Ủy ban căn cứ rằng các đề xuất sửa đổi Nghị định thư 1978 Công ước

SOLAS đã được phê duyệt tại phiên họp MSC 94 và những thay đổi bao gồm

những sửa đổi cần thiết để hài hòa các sửa đổi đối với các phụ lục con kèm theo

các phụ lục của Công ước SOLAS 1974 và các phụ lục của Nghị định thư 1988 của

Công ước SOLAS với các phụ lục con của phụ lục Nghị định thư 1978 có liên

quan đến việc cấp giấy chứng nhận của Bộ luật IGF.

3.33 Ủy ban ghi nhận rằng không có ý kiến nào được gửi về dự thảo sửa đổi phụ

lục con của phụ lục Nghị định thư 1978 Công ước SOLAS và đã xác nhận nội

dung của chúng, là đối tượng cho những cải tiến về biên tập, nếu có.

Ngày có hiệu lực của đề xuất sửa đổi

3.34 Ủy ban nhất trí rằng việc sửa đổi Nghị định thư 1978 Công ước SOLAS, đã

được đề xuất thông qua tại phiên họp hiện nay, nên sẽ được coi là đã được chấp

nhận vào ngày 01 Tháng 07 năm 2016 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm

2017.

Page 15: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

15

ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI CHO NGHỊ ĐỊNH THƯ 1988 CÔNG ƯỚC SOLAS

Đề xuất sửa đổi các phụ lục con của phụ lục Nghị định thư 1988 Công ước

SOLAS

Mẫu Giấy Chứng nhận An toàn cho tàu khách

Mẫu Giấy Chứng nhận An toàn Cấu trúc cho Tàu hàng

Mẫu Giấy Chứng nhận An toàn cho Tàu hàng

3.35 Ủy ban căn cứ rằng các đề xuất sửa đổi Nghị định thư 1988 của Công ước

SOLAS đã được phê duyệt tại phiên họp MSC 94 và những thay đổi bao gồm

những sửa đổi cần thiết để hài hòa các sửa đổi đối với các phụ lục con của các phụ

lục Công ước SOLAS 1974 và các phụ lục của Nghị định thư 1978 Công ước

SOLAS với các phụ lục con của phụ lục Nghị định thư 1988 có liên quan đến việc

cấp giấy chứng nhận cho Bộ luật IGF.

3.36 Ủy ban ghi nhận rằng không có ý kiến nào đã được đệ trình về dự thảo sửa

đổi phụ lục con của phụ lục Nghị định thư 1988 Công ước SOLAS và xác nhận nội

dung của chúng, là đối tượng cho những cải tiến biên tập, nếu có.

Ngày có hiệu lực của các đề xuất sửa đổi

3.37 Ủy ban nhất trí rằng việc sửa đổi Nghị định thư 1988 của Công ước SOLAS,

đã được đề xuất thông qua tại kỳ họp hiện tại, nên được coi là đã được chấp thuận

vào ngày 01 Tháng 07 năm 2016 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2017.

ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI VỚI CÁC BỘ LUẬT BẮT BUỘC THEO CÔNG ƯỚC

SOLAS

Đề xuất sửa đổi Bộ luật IMSBC

3.38 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp CCC 1 đã đồng ý để chuẩn bị hai bộ dự thảo

sửa đổi Bộ luật IMSBC như sau:

.1 Dự thảo sửa đổi (15/03), không bao gồm các vấn đề liên quan đến chất

HME, sẽ được hoàn thành tại phiên họp E&T 22, nộp trực tiếp cho phiên

họp MSC 95 với một quan điểm để phê chuẩn (MSC 95/3/Add.1, phụ lục 1);

.2 Một bộ riêng biệt của dự thảo sửa đổi không bắt buộc của Bộ luật IMSBC

có liên quan đến chất gây hại cho môi trường biển (HME) (tức là sửa đổi

mục 4.2 và một phần mới 14), để trình cho kỳ họp MEPC 68 để được tư vấn

và kỳ họp MSC 95 theo một quan điểm để phê chuẩn, có tính đến những lời

tư vắn của phiên họp MEPC 68 (MSC 95/3/Add.1, phụ lục 2).

3,39 Đối với dự thảo sửa đổi không bắt buộc cho Bộ luật IMSBC có liên quan đến

chất HME, Ủy ban ghi nhận rằng phiên họp MEPC 68 đã yêu cầu Ủy ban đồng

tình với quyết định của mình để phê duyệt dự thảo sửa đổi, là đối tượng để loại bỏ

Page 16: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

16

các đoạn văn bản trùng lặp của các quy định của Phụ lục V Công ước MARPOL

khỏi dự thảo phần 14 mới và sửa đổi lại phần mở đầu của phần đó cho phù hợp.

3.40 Sau khi xem xét, Ủy ban đồng tình với cách tiếp theo được đề xuất tại kỳ họp

MEPC 68 và, đã ghi nhận rằng không có ý kiến khác về dự thảo sửa đổi có liên

quan đến chất HME đã được gửi đến, đã xác nhận nội dung của của chúng, là đối

tượng điều chỉnh sửa đổi đã được đồng ý tại phiên họp MEPC 68.

3.41 Đối với dự thảo sửa đổi Bộ luật IMSBC đã được hoàn thiện bởi phiên họp

E&T 22 (tức là không liên quan đến chất HME), Ủy ban ghi nhận rằng không có ý

kiến đã được đệ trình và xác nhận nội dung của chúng.

3.42 Khi thảo luận về dự thảo đề xuất sửa đổi Bộ luật trong bối cảnh an toàn cho

người và tàu (MSC 95/3/Add.1, phụ lục 1), Ủy ban đã nhất trí rằng đề xuất mục

mới 3.1.2, nhằm giải quyết việc đánh giá nguy cơ an toàn cháy nổ, cần được sửa

đổi lại nhằm để thể hiện rõ ràng rằng một yêu cầu bắt buộc như vậy chỉ đề cập đến

quá trình hoạt động thường xuyên trên tàu, mà chúng được thực hiện bởi thuyền bộ

của tàu. Trong bối cảnh này, Ủy ban đã chỉ đạo cho nhóm soạn thảo để tiếp tục

xem xét vấn đề này.

3.43 Sau đó, Ủy ban đã đồng ý để chuyển dự thảo sửa đổi nêu trên để xem xét bởi

nhóm soạn thảo nhằm xác định những cải tiến biên tập bổ sung, nếu có.

Ngày có hiệu lực của đề xuất sửa đổi

3.44 Ủy ban nhất trí rằng các sửa đổi cho Bộ luật IMSBC, đã được đề xuất thông

qua tại phiên họp hiện tại, nên được coi là đã được chấp thuận vào ngày 01 tháng

07 năm 2016 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2017.

3.45 Ủy ban cũng đồng ý rằng, theo thông lệ, các Chính phủ Ký kết Công ước

SOLAS có thể áp dụng các sửa đổi trên cho Bộ luật IMSBC từ ngày 01 tháng 01

năm 2016, trên cơ sở tự nguyện.

Đề xuất sửa đổi cho Bộ luật ESP 2011

3.46 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã phê chuẩn sửa đổi cho Bộ luật

ESP 2011 (nghị quyết MSC.381(94)) và đã ghi nhận với sự đánh giá cao đề xuất

của IACS để hài hòa việc sử dụng các điều khoản liên quan đến các tổ chức được

công nhận xuyên suốt Bộ luật.

3.47 Về vấn đề này, Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/3/8 (IACS), đề xuất sửa

đổi liên quan đến Bộ luật ESP 2011 có liên quan đến các tổ chức.

3.48 Sau khi thảo luận, và đã đồng ý rằng các đề xuất sửa đổi có trong tài liệu

MSC 95/3/8 là của một biên tập nguyên bản, Ủy ban đã chỉ đạo nhóm soạn thảo để

chuẩn bị một đính chính cho phụ lục 2 cho báo cáo của tài liệu MSC 94 (MSC

94/21), nhằm kết hợp những sửa đổi nói trên vào văn bản xác thực của nghị quyết

DỰ THẢO BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN CHO TÀU SỬ DỤNG KHÍ

GAS HOẶC NHIÊN LIỆU KHÁC CÓ ĐIỂM CHÁY THẤP (BỘ LUẬT IGF)

Page 17: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

17

Tổng quan

3.49 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã phê duyệt, về nguyên tắc, bản

dự thảo Bộ luật Quốc tế về An toàn cho Tàu sử dụng Khí gas hoặc nhiên liệu khác

có điểm cháy thấp (Bộ luật IGF), như đã được chuẩn bị tại phiên họp CCC 1 (MSC

95/3/5, phụ lục), nhằm để phê chuẩn tại kỳ họp lần này.

3.50 Ủy ban cũng căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã thành lập Nhóm công tác

Liên hợp về Bộ luật Polar và Bộ luật IGF, Nhóm đã được chỉ đạo, ngoài những

điều khác, để hoàn chỉnh dự thảo Bộ luật IGF và nộp phần 3 báo cáo của mình về

dự thảo Bộ luật IGF cho phiên họp MSC 95.

Báo cáo (phần 3) của Nhóm công tác Liên hợp về Bộ luật Polar và Bộ luật

IGF

3.51 Ủy ban đã xem xét phần 3 báo cáo của nhóm công tác Liên hợp (MSC 95/3/4),

trong đó có bao gồm bản dự thảo Bộ luật IGF, như đã được chuẩn bị bởi nhóm

công tác, đưa ra tất cả các sửa đổi được thống nhất của nhóm công tác theo hình

thức sửa đổi và dẫn chiếu (track change) và, đã được phê duyệt báo cáo nói chung,

đã xem xét những hành động được yêu cầu của nhóm công tác liên hợp, như đã

trình bầy trong mục 31 của tài liệu MSC 95/3/4. Đặc biệt, Ủy ban:

.1 Ghi nhận các sửa đổi cho văn bản hiện hành của dự thảo Bộ luật IGF

(không liên quan đến các yêu cầu về vị trí két bảo vệ) được đồng thuận của

cả nhóm;

.2 Ghi nhận việc bao gồm cả Phiếu nhận nhiên liệu LNG như là một phụ lục

cho phần C của dự thảo Bộ luật IGF và những sửa đổi liên quan đến phần

18.3 của Dự thảo Bộ Luật;

.3 Xác nhận quyết định của nhóm để giới thiệu một lĩnh vực trong Phiếu

nhận nhiên liệu LNG để chỉ ra cho thấy hàm lượng lưu huỳnh chứa trong

nhiên liệu LNG;

.4 Ghi nhận thảo luận của nhóm về phạm vi và phương pháp luận của việc

đánh giá rủi ro theo dự thảo Bộ luật IGF; và

.5 ghi nhận thảo luận của nhóm và sửa đổi cho mục 5.3 của dự thảo Bộ luật

IGF có liên quan đến các yêu cầu về vị trí két bảo vệ (tức là xóa bỏ giới hạn

chiều dài két và sự lựa chọn FCN = 0,02 đối với tàu khách và FCN = 0.04

cho tàu hàng).

3.52 Sau khi xem xét các văn bản sửa đổi của dự thảo Bộ luật IGF được chuẩn bị

bởi nhóm công tác liêu hợp, Ủy ban đã đồng ý về nguyên tắc, để sửa đổi, tùy thuộc

vào việc xem xét của Ủy ban về các tài liệu đã nộp cho phiên họp về vấn đề này.

Phạm vi và phương pháp đánh giá rủi ro

3.53 Ủy ban ghi nhận rằng nhóm công tác hỗn hợp, được thành lập tại phiên họp

MSC 94, đã thảo luận về phạm vi và phương pháp đánh giá rủi ro và thống nhất

Page 18: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

18

không sửa đổi mục 4.2 do các quan điểm khác nhau về vấn đề này và sự thiếu vắng

các đề xuất cụ thể và đã công nhận là các Quốc gia Thành viên và các tổ chức quốc

tế có thể gửi đề xuất cụ thể cho phiên này để làm rõ về phạm vi dự kiến và phương

pháp đánh giá rủi ro theo Bộ luật IGF.

3.54 Liên quan đến phạm vi và phương pháp đánh giá rủi ro, Ủy ban đã xem xét

các tài liệu sau đây:

.1 MSC 95/3/11 (Na Uy), đề xuất sửa đổi dự thảo Bộ luật IGF để làm rõ

phạm vi phân tích rủi do đối với nhiên liệu khí tự nhiên không chỉ là các yếu

tố xác định trong các mục của phần A-1 của dự thảo Bộ luật IGF rằng là các

yêu cầu cụ thể đánh giá một rủi ro/phân tích, mà còn các sự kiện bên ngoài

(va chạm, mắc cạn, cháy và nổ khí mở rộng sang chất lỏng hóa khí, điện giật,

hoạt động nhận nhiên liệu, Giới hạn của chính phủ cho sự cố, giảm đối

tượng, vv) không xuất phát từ việc lắp đặt dùng nhiên liệu LNG. Giới thiệu

một mục mới cụ thể có thể chấp nhận được và những kỹ thuật phân tích rủi

ro đã được thừa nhận và cũng được coi là đề xuất; và

.2 MSC 95/3/15 (Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và

CESA), đề xuất sửa đổi dự thảo Bộ luật IGF để làm rõ rằng nếu tất cả các

quy tắc yêu cầu cho nhiên liệu khí gas thiên nhiên như được quy định tại

phần A-1 được đáp ứng, đánh giá rủi ro/phân tích chỉ được yêu cầu nếu

được tuyên bố rõ ràng theo các mục có liên quan của phần A-1.

3.55 Trong khi xem xét các tài liệu nêu trên, Ủy ban đã ghi nhận rằng chỉ có các đề

xuất có trong tài liệu MSC 95/3/15 nhận được sự hỗ trợ. Do đó, Ủy ban giao nhiệm

vụ cho nhóm công tác để làm rõ các yêu cầu về đánh giá rủi ro trong dự thảo Bộ

luật IGF luật dựa trên các đề xuất có trong tài liệu MSC 95/3/15.

Sự cố tải trọng két nhiên liệu

3.56 Ủy ban đã xem xét các tài liệu sau đây về các vấn đề liên quan đến sự cố tải

trọng lên két nhiên liệu:

.1 MSC 95/3/13 (Nhật Bản và CESA), gợi ý rằng mục 6.4.9.5.2 về các tải

trọng do tràn trên tàu là chưa rõ ràng vì nếu thuật ngữ "boong chính" được

hiểu như boong trên cùng, thì các tấm vỏ dày của các két chứa nhiên liệu

LNG, trong hầu hết các trường hợp, trở nên không thực tế và/hoặc bổ xung

thêm các vòng đai là trở nên cần thiết. Trong trường hợp két hình trụ loại A

hoặc loại B, là không khả thi để thiết kế chúng do là quá áp bề mặt rộng bên

ngoài. Do đó, sửa đổi khoản 6.4.9.5.2 của dự thảo Bộ luật IGF đã được đề

xuất để làm rõ các giả định tải trọng cho việc thiết kế cấu trúc của việc chèn

chống nổi; và

.2 MSC 95/INF.9 (Nhật Bản) có thông tin về ba trường hợp nghiên cứu về

tăng cường cho két chứa nhiên liệu LNG hình trụ trong điều kiện ngập nước,

phù hợp với mục 6.4.9.5.2 của dự thảo Bộ luật IGF.

Page 19: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

19

3.57 Sau khi xem xét các tài liệu nêu trên, Ủy ban đã quyết định chuyển chúng cho

nhóm công tác để xem xét thêm.

Giám sát nhiệt độ két nhiên liệu trong quá trình tiến hành nhận nhiên liệu

3.58 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/3/14 (Nhật Bản), đề xuất sửa đổi dự thảo

Bộ luật IGF nhằm theo dõi nhiệt độ nhiên liệu để tránh sự gia tăng nhanh áp lực

trong quá trình tiến hành nhận nhiên liệu, gây ra bởi sự pha trộn của nhiên liệu có

nhiệt độ khác nhau và để ngăn chặn sự phân lớp xảy ra trong quá trình nhiên liệu

vận động nếu các lớp nhiên liệu có nhiệt độ khác nhau được xác nhận. Cụ thể, giới

thiệu một mục mới 15.4.11 và sửa đổi mục 15.5.1 của dự thảo Bộ luật IGF đã được

đề xuất theo yêu cầu sau đây:

.1 Mỗi một két chứa nhiên liệu, trừ khi nó là một két độc lập thuộc loại C

được cung cấp một hệ thống cách nhiệt chân không và thiết kế có thiết bị xả

nhiên liệu áp xuất, nên được quy định với ít nhất ba thiết bị để đo và chỉ thị

nhiệt độ của nhiên liệu ít nhất tại ba vị trí; và

.2 Nhiệt độ két phải được theo dõi từ một vị trí an toàn, cách xa kể từ trạm

nhận nhiên liệu.

3.59 Sau khi xem xét các tài liệu trên, Ủy ban đã quyết định chuyển chúng cho

nhóm công tác để để xem xét thêm.

Vị trí an toàn của két nhiên liệu trên tàu khách

3.60 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/3/16 (Pháp và Tây Ban Nha) đề xuất sửa

đổi thêm cho mục 5.3.3.2 và mục 5.3.4.5 của dự thảo Bộ luật IGF để làm rõ

khoảng cách bảo vệ cho các két nhiên liệu trên tàu khách.

3.61 Sau khi xem xét các tài liệu trên, Ủy ban đã ghi nhận sự hỗ trợ chung cho các

đề xuất và quyết định chuyển chúng cho nhóm công tác để xem xét thêm chi tiết,

bao gồm cả quan điểm cho giải thích tương tự có thể được xem xét cho các yêu cầu

về vị trí két an toàn cho tàu hàng.

Danh mục kiểm tra an toàn cho việc nhận nhiên liệu

3.62 Sau khi xem xét tài liệu MSC 95/3/20 (Hoa Kỳ), có tài liệu tham khảo về

danh sách mẫu kiểm tra an toàn việc nhận nhiên liệu được phát triển bởi ISO và

IAPH và đề xuất phát triển một danh sách mẫu danh mục kiểm tra việc nhận nhiên

liệu, dựa trên các yêu cầu của dự thảo Bộ luật IGF và các tài liệu tham khảo được

cung cấp, sẽ được phát hành như hướng dẫn, nhằm thực hiện chuẩn hoá trước khi

luật có hiệu lực, Ủy ban ghi nhận việc hỗ trợ chung cho đề xuất và đã quyết định

chuyển các tài liệu đến phiên họp CCC 2 để xem xét thêm, có tính đến công việc

có liên quan đến nhận nhiên liệu LNG của nhóm công tác ISO về chất hóa lỏng và

cấp nhiên liệu khí gas cho tàu (ISO/TC 8/WG 8).

Làm rõ đề xuất và biên tập sửa đổi cho dự thảo Bộ luật IGF

3.63 Ủy ban đã xem xét các tài liệu sau đây:

Page 20: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

20

.1 MSC 95/3/9 (Nhật Bản), đề xuất sửa đổi biên tập xuyên suốt dự thảo Bộ

luật IGF cho mục đích rõ ràng và nhất quán;

.2 MSC 95/3/12 (Na Uy), đề xuất sửa đổi biên tập cho một số mục trong

chương 6 (hệ thống ngăn chặn nhiên liệu) của dự thảo Bộ luật IGF;

.3 MSC 95/3/17 (IACS), cung cấp các ý kiến, đề xuất sửa đổi lại và đề xuất

làm rõ về một số yêu cầu trong dự thảo Bộ luật IGF, cụ thể là: loại bỏ các

nguồn gây cháy trong các khu vực nguy hiểm; hạn chế những hậu quả cháy

nổ; hoạt động định kỳ giám sát; các kích thước của van giảm áp lực đối với

các hiệu ứng đảo chiều; rào cản đôi cho đường ống thông hơi; các định

nghĩa cho khu vực nguy hiểm, khu vực không nguy hiểm và điểm thoát; khu

vực nguy hiểm khoảng cách cho van giảm áp cho két LNG; và thông gió cho

không gian máy móc có chứa người tiêu thụ khí-nhiên liệu; và

.4 MSC 95/3/19 (Na Uy và Hoa Kỳ), đề xuất các sửa đổi sau đây cho dự

thảo Bộ Luật IGF:

.1 Chèn các định nghĩa về "giới hạn tải trọng", " giới hạn làm đầy " và

"nhiệt độ tham chiếu";

.2 Sửa đổi lại mục 6.8 để hiệu chỉnh những lỗi trong việc sử dụng các

thuật ngữ " giới hạn làm đầy" và " giới hạn tải trọng"; và

.3 Sửa đổi cho chú thích 19 đến mục 9.6.2 để xác định rõ hơn việc bố

trí cụ thể được đề cập giải quyết và ghi nhận rằng sự bố trí thẳng hàng

cho máy móc với khái niệm không gian gas an toàn mà không cần yêu

cầu một máy dò khí được trang bị trên động cơ.

3.64 Sau khi thảo luận, Ủy ban đã quyết định chuyển các tài liệu nói trên cho nhóm

công tác để xem xét chi tiết thêm.

Thành lập Nhóm công tác về Bộ luật IGF

3.65 Sau khi xem xét các vấn đề nổi bật và các vấn đề khác liên quan đến dự thảo

Bộ Luật IGF, Ủy ban đã thành lập Nhóm công tác về Bộ luật IGF và chỉ đạo, có

tính đến các ý kiến và các quyết định được thực hiện trong phiên toàn thể, cũng

như các tài liệu MSC 95/3/9 , MSC 95/3/12, MSC 95/3/13, MSC 95/3/14, MSC

95/3/15, MSC 95/3/16, MSC 95/3/17, MSC 95/3/19, MSC 95/WP.5/Add.1, và

MSC 95/INF.9, để:

.1 Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Chương II-1 Công ước SOLAS, trên cơ sở

phụ lục 1 của tài liệu MSC 95/WP.5;

.2 Hoàn thiện dự thảo Bộ luật Quốc tế về An toàn cho Tàu sử dụng Khí gas

hoặc Nhiên liệu có điểm cháy thấp khác (Bộ Luật IGF), dựa trên các phụ lục

của tài liệu MSC 95/3/5, như đã được sửa đổi tiếp của Nhóm công tác Liên

hợp cho các Bộ Luật Polar và Bộ Luật IGF đã được thành lập tại kỳ họp

MSC 94 (MSC 95/3/4, phụ lục);

Page 21: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

21

SỬA ĐỔI ĐỀ XUẤT CHO CÔNG ƯỚC STCW1978, NHƯ ĐÃ SỬA ĐỔI, VÀ

BỘ LUẬT STCW

3.66 Ủy ban căn cứ rằng những đề xuất sửa đổi đối với Công ước STCW và các

Phần A và Phần B của Bộ luật STCW, có liên quan đến Bộ luật IGF, đã được phát

triển tại phiên họp HTW 1 và đã được chấp thuận tại phiên họp MSC 94.

Đề xuất sửa đổi cho Công ước STCW

Quy định V/3 mới - Các yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với việc đào tạo và

năng lực của Thuyền trưởng, Sĩ quan, các chức danh và các nhân viên trên

tàu đối tượng áp dụng Bộ luật IGF

3.67 Ủy ban đã xem xét các tài liệu sau đây:

.1 MSC 95/3/10 (Thụy Điển) đề xuất sửa cho dự thảo sửa đổi Công ước

STCW và Bộ luật STCW như sau:

.1 Thay đổi mục 3 của dự thảo mới quy định V/3 Công ước STCW để

làm rõ việc kiểm tra gia hạn phải được yêu cầu cho cả hai giấy chứng

nhận cơ bản và nâng cao, di dời mục 3 đến hết quy định V/3 Công

ước STCW và đánh số lại cho các mục theo sau;

.2 Thay đổi biên tập cho mục 8 của dự thảo mới quy định V/3 Công

ước STCW;

.3 Thay đổi biên tập các mục khác của dự thảo mới quy định V/3

Công ước STCW để cho thẳng hàng theo định dạng với các quy định

khác có yêu cầu đi biển và chứng cứ tài liệu, chẳng hạn như các quy

định V/1-1 và quy định V/1-2 Công ước STCW;

.4 Giới thiệu một định nghĩa cho Bộ luật IGF trong quy định I/1 Công

ước STCW;

.5 Một sửa đổi cho quy định I/11 Công ước STCW xuyên suốt qua đó

các chứng chỉ được cấp theo quy định V/3 sẽ được loại trừ khỏi các áp

dụng của quy định I/11; và

.6 Giới thiệu của một dòng mới và một ghi chú mới trong bảng BI/2

của Bộ luật STCW cung cấp thông tin trên giấy chứng nhận được cấp

theo quy định V/3.

.2 MSC 95/3/21 (Na Uy và Hoa Kỳ), đề xuất sửa đổi dự thảo sửa đổi Công

ước STCW và dự thảo nghị quyết MSC liên quan và thông tri

STCW.7/Circ.23 như sau:

.1 Định dạng lại và thay đổi mục 8 của dự thảo mới quy định V/3

Công ước STCW để làm rõ hai tùy chọn hiện có (tức là đáp ứng yêu

cầu nhận nhiên liệu lên trên tàu mà Bộ luật IGF áp dụng hoặc đáp ứng

Page 22: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

22

yêu cầu hoạt động luân chuyển hàng hóa trên tàu của một tàu chở khí

hóa lỏng và chứng minh rằng kinh nghiệm phải ở trên tàu mà tàu này

chuyên chở như hàng hóa của bất kỳ loại nhiên liệu nào chựu điều

chỉnh bởi Bộ luật IGF);

.2 Giới thiệu của một mục 8bis mới trong dự thảo mới quy định V/3

Công ước STCW, cho phép Chính quyền hành chính so sánh tiêu

chuẩn về khả năng chuyên môn của người mà người đó đã từng làm

việc trên tàu được cấu trúc phù hợp với Hướng dẫn Tạm thời về An

toàn tàu cho máy chạy khí gas tự nhiên lắp đặt trên tàu (nghị quyết

MSC.285(86)) theo các tiêu chuẩn khả năng chuyên môn trong phần

AV/3 của Bộ luật STCW và quyết định xem trình độ của họ sẽ cần

phải được cập nhật;

.3 Giới thiệu một mục 3bis mới trong dự thảo Nghị quyết MSC về

việc phê chuẩn việc sửa đổi Công ước STCW, nhận ra một cách rõ

ràng việc đào tạo và kinh nghiệm trên tàu được đóng phù hợp với nghị

quyết MSC.285(86); và

.4 Sửa đổi thông tri STCW.7/Circ.23 mà nó là hậu quả do đề xuất cho

mục 8bis mới.

3.68 Sau khi xem xét các đề xuất sửa đổi cho mục 8 của dự thảo mới quy định V/3

Công ước STCW (xem mục 3.67.1.2 và mục 3.67.2.1), Ủy ban đã nhất trí chuyển

đề xuất trong tài liệu MSC 95/3/21 cho nhóm soạn thảo để hành động cho phù hợp.

3.69 Đối với đề xuất mới mục 8bis cho dự thảo mới quy định V/3 Công ước

STCW (xem mục 3.67.2.2), sau cuộc thảo luận, Ủy ban đã đồng ý để đưa vào các

mục trong quy định nói trên và chỉ đạo thích hợp cho nhóm soạn thảo.

3.70 Ủy ban đã xem xét đề xuất để làm rõ rằng việc gia hạn lại phải được yêu cầu

cho cả hai chứng chỉ cơ bản và chứng chỉ nâng cao, và đặc biệt hơn, đề xuất xóa

mục 3 của dự thảo mới quy định V/3 Công ước STCW và giới thiệu một mục mới,

tương tự mục tại đoạn cuối của quy định cho mục đích đó (xem mục 3.67.1.1). Sau

đó, Ủy ban đã đồng ý với đề xuất sửa đổi có trong tài liệu MSC 95/3/10 và chỉ đạo

thích hợp cho nhóm soạn thảo.

3.71 Sau khi xem xét đề xuất việc sửa đổi biên tập cho dự thảo mới quy định V/3

Công ước STCW, để căn chỉnh định dạng theo các quy định khác mà có yêu cầu

làm việc trên biển và chứng cứ tài liệu, chẳng hạn như các V/1-1 và quy định V/1-

2 (xem mục 3.67.1.3), Ủy ban, sau cuộc thảo luận, nhất trí với đề xuất sửa đổi biên

tập và chỉ đạo cho nhóm soạn thảo sao cho phù hợp.

3.72 Đối với các đề xuất để giới thiệu một định nghĩa của Bộ luật IGF trong quy

định I/1 của Công ước STCW và để sửa đổi qui định I/11 với mục đích để loại trừ

giấy chứng nhận được cấp theo dự thảo mới quy định V/3 do việc áp dụng các qui

định I/11 (xem mục 3.67.1.4 và mục 3.67.1.5), Ủy ban đã ghi nhận rằng các đề

xuất sửa đổi đã được coi là lần đầu tiên tại phiên họp MSC 95 và đã chưa được ban

hành theo Điều XII(1)(a)(i) của Công ước.

Page 23: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

23

3.73 Sau khi xem xét các đề xuất đã nói trên, Ủy ban đã nhất trí rằng đề xuất sửa

đổi đã nói ở trên là do hậu quả một dự thảo sửa đổi đã được ban hành và chỉ thị

cho các nhóm soạn thảo bao để đưa chúng vào trong các bộ dự thảo hiện tại của dự

thảo sửa đổi để phê chuẩn.

3.74 Sau khi xem xét dự thảo sửa đổi Công ước STCW, Ủy ban đã xác nhận nội

dung của chúng, tùy thuộc vào các sửa đổi được nhất trí ở trên và cải tiến biên tập,

nếu có.

Đề xuất sửa đổi cho phần A Bộ luật STCW

Phần mới A-V/3

3.75 Ủy ban, đã đồng ý để loại bỏ các dấu ngoặc vuông quanh mục 3 của dự thảo

mới phần AV/3, đã ghi nhận rằng không có ý kiến nhận được về dự thảo sửa đổi

cho phần A của Bộ luật và xác nhận nội dung của chúng, tùy thuộc vào những cải

tiến biên tập, nếu có.

Ngày có hiệu lực của các đề xuất sửa đổi

3.76 Ủy ban nhất trí rằng các sửa đổi cho Công ước STCW và phần A của Bộ luật

STCW, đã được đề xuất thông qua tại kỳ họp này, nên được coi là đã được chấp

nhận vào ngày 01 tháng 07 năm 2016 và có hiệu lực vào ngày 01 Tháng 01 năm

2017, phù hợp cùng với các sửa đổi liên quan khác để đưa bộ luật IGF thành bắt

buộc.

Đề xuất sửa đổi phần B của Bộ luật STCW

Phần mới B-V/3

3.77 Sau khi xem xét các dự thảo sửa đổi phần B của Bộ luật STCW, bao gồm đề

xuất để giới thiệu một dòng mới và một ghi chú mới trong bảng B-I/2 về cung cấp

thông tin về Giấy chứng nhận được cấp theo quy định V/3 Công ước STCW, như

trong tài liệu MSC 95/3/10 (xem mục 3.67.1.6), và sau cuộc thảo luận, Ủy ban đã

đồng ý với đề xuất sửa đổi đã nói ở trên và chỉ thị phù hợp cho nhóm soạn thảo.

Trong bối cảnh này, Ủy ban đã nhất trí rằng những sửa đổi nên có hiệu lực vào

ngày có hiệu lực của các sửa đổi đối với Công ước STCW và phần A của Bộ luật

STCW.

CÁC DỰ THẢO THÔNG TRI CÓ LIÊN QUAN

Dự thảo Thông tư sửa đổi STCW.7 về các Sửa đổi cho Hướng Dẫn tạm thời về

đào tạo cho thuyền viên trên tàu sử dụng các loại khí ga hoặc nhiên liệu có

điểm cháy thấp khác (STCW.7/Circ.23)

3.78 Ủy ban đã xem xét các sửa đổi cho Hướng dẫn Tạm thời về đào tạo cho các

thuyền viên trên tàu sử dụng các loại khí ga hoặc nhiên liệu có điểm cháy thấp

khác (STCW.7/Circ.23) được đề xuất trong tài liệu MSC 95/3/21 (xem mục

3.67.2.4), với mục đích thiết lập một mối quan hệ với các Hướng dẫn Tạm thời về

Page 24: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

24

an toàn cho máy chạy nhiên liệu khí ga tự nhiên lắp đặt trên tàu (Nghị quyết

MSC.285 (86)).

3.79 Sau khi thảo luận, Ủy ban, đã ghi nhận rằng Ban Thư ký đã chuẩn bị các đề

xuất sửa đổi theo hình thức của một thông tư dự thảo STCW.7 (MSC 95/WP.5,

phụ lục 7), đã đồng ý với các sửa đổi ở trên và xác nhận các nội dung của dự thảo

thông tri STCW.7, tùy thuộc vào nhứng cải tiến biên tập, nếu có.

Dự thảo Thông tri MSC về Hướng dẫn kiểm tra áp lực ranh giới của két dầu

hàng hóa theo chỉ đạo của thuyền trưởng

3.80 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã xem xét đề xuất của IACS

(MSC 94/3/6) về Hướng dẫn kiểm tra áp lực ranh giới của két dầu hàng hóa theo

chỉ đạo của thuyền trưởng, đã đồng ý rằng hướng dẫn cần được phổ biến thông qua

một thông tri MSC đã giao nhiệm vụ cho Ban Thư ký chuẩn bị thông tri MSC trên

đây.

3.81 Ủy ban đã xem xét dự thảo Thông tri MSC được chuẩn bị bởi Ban Thư ký

(MSC 95/3/6, phụ lục) và, đã ghi nhận rằng không có ý kiến nhận được, đã xác

nhận nội dung của chúng, tùy thuộc vào những cải tiến biên tập, nếu có.

Sửa đổi do hậu quả của thông tri MSC.1/Circ.1395/Rev.1, MSC.1/Circ.1453

và MSC.1/Circ.1454 liên quan đến dự thảo sửa đổi (15/03) Bộ luật IMSBC

3.82 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp CCC 1 đã được ủy quyền của phiên họp

E&T 22 để chuẩn bị dự thảo tất yếu, có liên quan đến dự thảo sửa đổi (15/03) Bộ

luật IMSBC, theo các Thông tri MSC sau đây:

.1 Danh mục hàng rời rắn mà với một hệ thống khí ga chữa cháy cố định có

thể được miễn giảm hoặc với một hệ thống khí ga chữa cháy cố định là

không hiệu quả (MSC.1/Circ.1395/Rev.1);

.2 Hướng dẫn cho việc gửi các thông tin và hoàn thành các mẫu biểu về

thuộc tính của hàng hóa không được liệt kê trong Bộ luật Hàng hải Quốc tế

Hàng rời rắn chở xô (Bộ luật IMSBC) và điều kiện chuyên chở chúng

(MSC.1/Circ.1453); và

.3 Hướng dẫn để xây dựng và các thủ tục phê duyệt để lấy mẫu, thử nghiệm

và kiểm soát độ ẩm cho hàng rời rắn có khả năng hóa lỏng

(MSC.1/Circ.1454),

và đã chỉ thị cho phiên họp E&T 22 trình trực tiếp đến phiên họp MSC 95 để xem

xét, với quan điểm để thông qua, cùng với những sửa đổi liên quan đến Bộ luật

IMSBC.

3.83 Ủy ban đã xem xét dự thảo sửa đổi do hậu quả của các Thông tri nêu trên

(MSC 95/8/Add.1, phụ lục 1; MSC 95/8/Add.1, phụ lục 2 và MSC

95/8/Add.1/Corr.1; và MSC 95/8/Add.1, phụ lục 3, tương ứng), như đã được chuẩn

bị tại phiên họp E&T 22 và, đã ghi nhận rằng không có ý kiến về dự thảo sửa đổi

Page 25: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

25

và dự thảo các thông tri MSC liên quan đã nhận được, đã xác nhận nội dung của

chúng, tùy thuộc vào những cải tiến biên tập, nếu có.

3.84 Đối với dự thảo sửa đổi cho thông tri MSC.1/Circ.1454, Ủy ban đồng ý rằng

chúng nên được phát hành như một phiên bản cho thông tri MSC.1/Circ.1454.

CÁC YÊU CẦU VỀ DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ CHO XUỒNG CỨU

SINH VÀ XUỒNG CẤP CỨU

3.85 Ủy ban đã quyết định rằng tài liệu MSC 95/INF.16 (France và các nước khác)

sẽ được xem xét theo mục 12 chương trình nghị sự (các vấn đề khẩn cấp phát sinh

từ phiên họp SSE 2) (xem mục 12.30).

THÀNH LẬP NHÓM SOẠN THẢO VỀ XEM XÉT VÀ THÔNG QUA CÁC

SỬA ĐỔI CHO VĂN KIỆN BẮT BUỘC

3.86 Sau khi thảo luận, Ủy ban đã thành lập Nhóm Soạn thảo về Xem xét và Chấp

thuận các Sửa đổi đối với Văn kiện Bắt buộc và chỉ đạo nhóm, có tính đến các

quyết định đã thực hiện trong phiên toàn thể, để chuẩn bị, để xem xét bởi Ủy ban

với quan điểm nhằm thông qua hoặc phê duyệt, nếu thích hợp:

.1 Văn bản cuối cùng của dự thảo sửa đổi Công ước SOLAS 1974, như đã

được sửa đổi, trong đó có Bộ luật IMSBC, cùng với các nghị quyết MSC

liên quan;

.2 Văn bản cuối cùng của dự thảo sửa đổi Nghị định thư 1978 và Nghị định

thư 1988 Công ước SOLAS, cùng với các dự thảo nghị quyết MSC liên

quan;

.3 Văn bản cuối cùng của dự thảo sửa đổi Công ước STCW 1978 và phần A

của Bộ luật STCW, cùng với dự thảo nghị quyết MSC liên quan;

.4 Văn bản cuối cùng của dự thảo thông tri về STCW.6 về sửa đổi phần B

của Bộ luật STCW;

.5 Văn bản cuối cùng của dự thảo đính chính cho nghị quyết MSC.381(94) –

các sửa đổi cho Bộ luật Quốc tế về Chương trình Nâng cao các Giám định

viên trong quá trình Giám định đối với Người chuyên chở Hàng rời và

Người chuyên chở Dầu năm 2011 (Bộ luật ESP 2011);

.6 Văn bản cuối cùng của dự thảo thông tri STCW.7 về sửa đổi đối với

Hướng dẫn Tạm thời về đào tạo cho thuyền viên trên tàu sử dụng các loại

khí ga hoặc nhiên liệu có điểm cháy thấp khác (STCW.7/Circ.23);

.7 văn bản cuối cùng của dự thảo thông tri MSC về Hướng dẫn Kiểm tra áp

lực ranh giới của két dầu hàng hóa theo chỉ đạo của thuyền trưởng;

.8 Văn bản cuối cùng của dự thảo sửa đổi Thông tri MSC về Danh mục hàng

rời rắn chở xô mà một hệ thống khí ga chữa cháy cố định có thể được miễn

giảm hoặc cho một hệ thống khí ga chữa cháy cố định là không hiệu quả;

Page 26: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

26

.9 Văn bản cuối cùng của dự thảo sửa đổi Thông tri MSC về Hướng dẫn cho

việc nộp các thông tin và hoàn thành các biểu mẫu về các thuộc tính của

hàng hóa không được liệt kê trong Bộ luật Hàng hải Quốc tế Hàng rắn Chở

xô (Bộ luật IMSBC) và điều kiện chuyên chở của chúng; và

.10 Văn bản cuối cùng của các dự thảo sửa đổi cho Hướng dẫn phát triển và

thủ tục phê duyệt về lấy mẫu, thử nghiệm và kiểm soát độ ẩm cho hàng rời

rắn chở xô có khả năng hóa lỏng (MSC.1/Circ.1454), với mục đích để phát

hành lại một phiên bản cho Thông tri MSC.1/Circ.1454.

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ LUẬT POLAR

Báo cáo của Nhóm tương ứng về phát triển của hướng dẫn về phương pháp

xác định giới hạn cho các hoạt động trong băng

3.87 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã thông qua phần Mở đầu và phần

I-A và I-B của Bộ luật Quốc tế cho Tàu Hoạt động ở vùng Nước cực (Bộ luật

Polar), nghị quyết MSC.385(94), nhưng một vài công việc do hậu quả vẫn sẽ được

hoàn thành.

3.88 Ủy ban cũng căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã thành lập Nhóm Tương

ứng về Phát triển các Hướng dẫn về phương pháp để xác định giới hạn cho các

hoạt động trong băng, với các điều khoản tham chiếu như được trình bầy tại mục

3.62 của tài liệu MSC 94/21.

3.89 Sau khi xem xét báo cáo của Nhóm tương ứng (MSC 95/3/7), có dự thảo

thông tri MSC hướng dẫn/Hướng dẫn nguyên tắc về các phương pháp để đánh giá

khả năng hoạt động và hạn chế trong băng, Ủy ban đã phê duyệt báo cáo nói chung

và đặc biệt:

.1 Xác nhận việc định dạng đã được thống nhất của nhóm để hướng dẫn và

các nguyên tắc cơ bản sau đây cũng đã được đồng ý của nhóm là:

.1 Hướng dẫn có thể được sử dụng để phát triển một hoặc nhiều hệ

thống (không hoàn toàn tán thành POLARIS);

.2 POLARIS là một hệ thống có thể chấp nhận được để đáp ứng các

hướng dẫn và nên được bao gồm như là phụ lục cho hướng dẫn; và

.3 Tên POLARIS được giữ lại;

.2 Đồng tình với quan điểm của nhóm về hiện trạng của các hướng dẫn, cụ

thể là các dự thảo hướng dẫn cần được công bố như là một thông tri MSC và

rằng bất kỳ sửa đổi trong tương lai sẽ thực hiện theo các thủ tục hướng dẫn

của Ủy ban;

.3 Ghi nhận các cuộc thảo luận về sự cần thiết để có thêm xác nhận của

POLARIS và tán thành đề xuất ban hành dự thảo hướng dẫn, khi chúng

được hoàn thiện, như Hướng dẫn Tạm thời và là có kinh nghiệm với các

Page 27: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

27

nguyên tắc này sẽ được báo cáo cho IMO để sử dụng vào một phiên bản

tương lai;

.4 Tán thành quan điểm của nhóm rằng POLARIS có thể được sử dụng cả ở

Bắc Cực và Nam Cực; và

.5 Ghi nhận những tiến bộ đã đạt được về sự phát triển của hướng dẫn và

rằng làm việc nhiều hơn là cần thiết giữa hai thời kỳ để hoàn thiện vấn đề

này.

3.90 Trong bối cảnh trên, Ủy ban đã ghi nhận đề xuất của phái Đoàn của Bahamas

rằng các nhóm tương ứng, nếu được tái thành lập, cần được chỉ thị để xem xét làm

thế nào các hướng dẫn tạm thời phải được xác nhận là hoàn thành và đề xuất một

khung thời gian phù hợp. Sau khi thảo luận, Ủy ban đã đồng ý với đề xuất trên.

Tái thành lập nhóm tương ứng

3.91 Có tính đến nhu cầu thiết để đạt tiến độ trong sự cân nhắc về việc thông qua

Bộ luật Polar bởi phiên họp MSC 94 và phiên họp MEPC 68, Ủy ban đã quyết

định tái thành lập Nhóm Tương ứng về Phát triển hướng dẫn về phương pháp xác

định giới hạn cho hoạt động trong băng, dưới sự điều phối của Na Uy*, và chỉ đạo

nhóm để:

.1 Phát triển tiếp nữa dự thảo hướng dẫn về phương pháp xác định giới hạn

cho hoạt động trong băng và dự thảo thông tri MSC có liên quan, về khung

đánh giá rủi ro và đưa vào tài liệu của tàu, dựa trên các tài liệu MSC 95/3/7,

MSC 94/3/7 và MSC 94/INF.13, có tính đến các tài liệu MSC 95/22, MSC

94/3/18, MSC 94/3/19, MSC 94/3/21, MSC 94/3/22, MSC 94/3/23 và MSC

94/WP.7, phụ lục 3;

.2 trao đổi thông tin về kinh nghiệm về hoạt động trong băng với mục đích

xác nhận tính họp lệ của hướng dẫn cho hoạt động trong băng;

.3 Xem xét và tư vấn về phương pháp và thời gian biểu trong việc xem xét

lại hướng dẫn tạm thời để xác nhận tình trạng của nó như đã được hoàn

chỉnh; và

.4 Nộp báo cáo cho phiên họp MSC 96, để xem xét theo mục 3 chương trình

nghị sự (xem xét và thông qua các sửa đổi cho các văn kiện bắt buộc).

(*) Điều phối viên:

Bà Turid Stemre

Cố vấn cao cấp

International environment, safety and security

Norwegian Maritime Authority

P.O. Box 2222

N-5509 Haugesund, Na Uy

Tel .: + 47 52 74 51 51

Email: [email protected]

Bổ sung việc thi hành hoặc các tiêu chuẩn kiểm tra

Page 28: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

28

3.92 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 93, sau khi xem xét các vấn đề cấp

bách phát sinh từ phiên họp SSE 1, đã ghi nhận rằng Tiểu ban SSE, sau khi xem

xét chương 8 đã được hoàn chỉnh (an toàn cháy/phòng chống cháy) và chương 9

(trang thiết bị cứu sinh và các bố trí) của Bộ luật Polar, như theo yêu cầu tại phiên

họp SDC 1, đã đồng ý rằng việc bổ xung thi hành hoặc bổ xung các tiêu chuẩn

kiểm tra có thể là cần thiết, nhưng đã quyết định rằng một cuộc thảo luận chi tiết

không nên thực hiện cho đến khi Bộ luật Polar được Ủy ban thông qua.

3.93 Sau khi ghi nhận rằng phiên họp MEPC 68 đã thông qua các quy định về mối

liên quan đến môi trường của Bộ luật Polar cùng với những sửa đổi liên quan cho

Phụ lục I, II, IV và V Công ước MARPOL, tiếp theo để thông qua chương XIV

mới của Công ước SOLAS và các quy định về an toàn liên quan của Bộ luật Polar

tại phiên họp MSC 94, Ủy ban đã chỉ đạo phiên họp SSE 3 xem xét liệu việc bổ

xung việc thực hiện hoặc bổ sung các tiêu chuẩn kiểm tra về an toàn cháy/phòng

chống cháy, trang thiết bị cứu sinh và việc bố trí có liên quan đến Bộ luật Polar là

cần thiết, theo các chương trình nghị sự mục "những công việc khác", và tư vấn

cho phiên họp MSC 96 về cách tốt nhất để tiến hành các công việc do phát sinh ở

trên.

BÁO CÁO CỦA NHÓM CÔNG CÔNG TÁC VỀ BỘ LUẬT IGF

3.94 Sau khi xem xét báo cáo của Nhóm công tác về Bộ luật IGF (MSC 95/WP.7)

(xem mục 3.65 ở trên), Ủy ban đã chấp thuận nó nói chung và đã hành động như

đã trình bầy trong mục 3.95 đến mục 3.97.

Dự thảo sửa đổi Chương II-1 Công ướcSOLAS

3.95 Ủy ban đã ghi nhận các cuộc thảo luận của nhóm về cách tốt nhất để phản ánh,

trong dự thảo sửa đổi Chương II-1 Công ước SOLAS, cụ thể quy định II-1/56.4,

Uỷ ban đã quyết định rằng Bộ luật IGF không nên áp dụng cho người chuyên chở

ga tuân thủ Bộ luật IGC (MSC 95/WP.7, mục 5 đến 11).

3.96 Đối với dự thảo sửa đổi Chương II-1 Công ước SOLAS đã được chuẩn bị của

nhóm công tác, Ủy ban đã đồng ý xem xét cùng với phần dự thảo sửa đổi Công

ước SOLAS còn lại được nhóm soạn thảo chuẩn bị (xem mục 3.99 đến mục 3.101).

Phê chuẩn Bộ luật Quốc tế An toàn cho Tàu Sử dụng Khí ga hoặc nhiên liệu

có điểm cháy thấp khác (Bộ luậtIGF)

3.97 Ủy ban mở rộng đã xem xét văn bản cuối cùng được nhóm công tác chuẩn bị

(MSC 95/WP.7, phụ lục 2) và phê chuẩn Bộ luật Quốc tế về An toàn cho Tàu Sử

dụng Khí ga hoặc Nhiên liệu có điểm cháy thấp khác (Bộ luật IGF), bằng nghị

quyết MSC. 391(95), như được trình bầy trong Phụ lục 1.

BÁO CÁO CỦA NHÓM SOẠN THẢO VỀ VIỆC XÉT VÀ PHÊ CHUẨN

SỬA ĐỔI CHO CÁC VĂN KIỆN BẮT BUỘC

3.98 Sau khi xem xét báo cáo của Nhóm soạn thảo về việc xem xét và phê chuẩn

sửa đổi cho các văn kiện bắt buộc (MSC 95/WP.6), Ủy ban đã phê chuẩn nói

Page 29: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

29

chung và đã thực hiện những hành động như được trình bầy trong mục 3.99 đến

mục3.117.

Thông qua sửa đổi cho Công ước SOLAS 1974, như đã được sửa đổi, bao gồm

cả các Bộ luật bắt buộc có liên quan đến

Thông qua việc sửa đổi cho Công ước SOLAS 1974

3.99 Ủy ban mở rộng, bao gồm cả các Đoàn đại biểu của 109 Chính phủ Ký kết

Công ước SOLAS 1974, đã xem xét văn bản chính thức sửa đổi cho Công ước, đã

được nhóm soạn thảo chuẩn bị (MSC 95/WP.6, phụ lục 1) và Nhóm công tác về

Bộ luật IGF (MSC 95/WP.7, phụ lục 2), và đã nhất trí thông qua việc sửa đổi bằng

nghị quyết MSC.392 (95), như được trình bầy trong Phụ lục 2.

3.100 Khi thông qua Nghị quyết MSC.392 (95), Ủy ban mở rộng đã quyết định,

phù hợp theo Điều VIII(b)(vi)(2)(bb) của Công ước SOLAS 1974, rằng việc đã

thông qua sửa đổi cho Công ước nên được xem như là đã được chấp thuận vào

ngày 01 tháng 07 năm 2016 (trừ khi, trước ngày đó, có phản đối được thông tin

đến Tổng thư ký, theo quy định tại Điều VIII(b)(vi)(2) của Công ước) và nên có

hiệu lực vào ngày 01 Tháng 01 năm 2017, phù hợp với các quy định của Điều VIII

của nó.

3.101 Cân nhắc các quyết định ở trên đây, Ủy ban đã yêu cầu Ban Thư ký hợp nhất

các sửa đổi cho Công ước SOLAS 1974 (xem mục 3.96 và 3.99) và xóa các ghi

chú trong phụ lục của Nghị quyết thông qua sửa đổi Công ước SOLAS, sau phiên

họp này.

3.102 Đối với tiêu đề của nghị quyết, đặc biệt là từ "như được sửa đổi", trong khi

đánh giá đúng những sửa đổi biên tập của Cơ quan Pháp luật của Ban Thư ký

nhằm phù hợp các thông lệ với các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc đề xuất, Ủy

ban đã thống nhất, trên cơ sở thực tiễn lâu dài của tổ chức, giữ lại văn bản chính

như đã được soạn thảo (tức là giữ lại những từ "như được sửa đổi" trong tiêu đề)

(xem thêm mục 3.111.2).

3.103 Sau đó, Ủy ban đã ghi nhận lời phát biểu của Đoàn đại biểu Tây Ban Nha

rằng là bổ xung từ "dầu" cho quy định II-2/4.2.1.4, việc sử dụng nhiên liệu có điểm

cháy dưới 60ºC trong các tàu hàng hiện có, trước khi có hiệu lực phần G mới của

chương II-1, là không được phép (ví dụ, hơi đun sôi là không được phép). Tuy

nhiên, theo quan điểm của Đoàn đại biểu, đọc tiêu đề của mục 2 (Sắp xếp cho dầu

nhiên liệu, dầu bôi trơn và dầu dễ cháy khác) và mục 2.1 (Hạn chế trong việc sử

dụng các loại dầu làm nhiên liệu), chúng có thể được hiểu là các loại nhiên liệu

ngoài dầu nhiên liệu là không thuộc quy định đó và rằng việc giải thích của IMO là

metan (như ví dụ do việc sử dụng ngày càng tăng) đã không được coi là một loại

nhiên liệu dầu, vấn đề này sẽ không tồn tại.

Thông qua sửa đổi cho Bộ luật IMSBC

3.104 Ủy ban mở rộng, bao gồm cả các Đoàn đại biểu của 109 Chính phủ ký kết

Công ước SOLAS 1974, sau khi xem xét các văn bản cuối cùng của các đề xuất

Page 30: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

30

sửa đổi Bộ luật IMSBC, được chuẩn bị của nhóm soạn thảo (MSC 95/WP.6, phụ

lục 4), đã được nhất trí thông qua sửa đổi bằng nghị quyết MSC.393(95), như được

trình bày trong phụ lục 3, và yêu cầu Ban Thư ký để cập nhật các bảng nội dung

của Bộ luật cho phù hợp.

3.105 Khi thông qua Nghị quyết MSC.393 (95), Ủy ban mở rộng đã xác định, theo

Điều VIII(b)(vi)(2)(bb) của Công ước SOLAS 1974, thông qua các sửa đổi được

cho Bộ luật IMSBC nên coi là đã được chấp nhận vào ngày 01 Tháng 07 năm 2016

(trừ khi, trước ngày đó, có ý kiến phản đối được thông tin đến Tổng thư ký, như

theo quy định tại Điều VIII(b)(vi)(2) của Công ước) và nên có hiệu lực vào 01

Tháng 01 năm 2017, theo các quy định của Điều VIII Công ước SOLAS.

Lỗi xuất bản của phụ lục 2 báo cáo của phiên họp MSC 94

3.106 Ủy ban đã phê duyệt lỗi xuất bản của phụ lục 2 báo cáo của phiên họp MSC

94 (sửa đổi cho Bộ luật Quốc tế về Chương trình Nâng cao Giám định viên trong

quá trình Giám định người chuyên chở hàng rời người chuyên chở dầu năm 2011

(Bộ luật ESP 2011) (nghị quyết MSC.381(94)), được chuẩn bị bởi nhóm soạn thảo

(MSC 95/WP.6, phụ lục 5), nhằm kết hợp các sửa đổi trong văn bản xác thực của

nghị quyết MSC.381(94), và yêu cầu Ban Thư ký thực hiện những hành động thích

hợp.

Thông qua sửa đổi cho Nghị định thư 1978 Công ước SOLAS

3.107 Ủy ban mở rộng, bao gồm cả các Đoàn đại biểu của 87 Thành viên tham gia

Nghị định thư 1978 Công ước SOLAS, đã xem xét văn bản cuối cùng của đề xuất

sửa đổi cho phụ lục con trong phần phụ lục của Nghị định thư đã được chuẩn bị

bởi nhóm soạn thảo (MSC 95/WP.6, phụ lục 2) và đã nhất trí thông qua sửa đổi

bằng nghị quyết MSC.394(95), như được trình bầy trong Phụ lục 4.

3.108 Khi thông qua Nghị quyết MSC.394(95), Ủy ban mở rộng đã quyết định,

theo Điều VIII(b)(vi)(2)(bb) của Công ước SOLAS 1974 và Điều II của Nghị định

thư 1978 Công ước SOLAS Protocol, mà thông qua các sửa đổi cho Nghị định thư

và nên coi là đã được chấp nhận vào ngày 01 tháng 07 năm 2016 (trừ khi, trước

ngày đó, có ý kiến phản đối được thông tin đến Tổng thư ký, như theo quy định tại

Điều VIII(b)(vi)(2) Công ước SOLAS 1974 và Điều II của Nghị định thư 1978

Công ước SOLAS) và nên có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2017, phù hợp

với các quy định của Điều VIII SOLAS và Điều II của Nghị định thư 1978 Công

ước SOLAS.

Thông qua sửa đổi cho Nghị định thư năm 1988 Công ước SOLAS

3.109 Ủy ban mở rộng, bao gồm cả các Đoàn đại biểu của 79 Thành viên tham gia

Nghị định thư 1988 Công ước SOLAS, đã xem xét văn bản cuối cùng các đề xuất

sửa đổi cho phụ lục con trong phần phụ lục của Nghị định thư đã được chuẩn bị

bởi nhóm soạn thảo (MSC 95/WP.6, phụ lục 3) và đã nhất trí thông qua sửa đổi

bằng nghị quyết MSC.395(95), như được trình bày trong phụ lục 5.

Page 31: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

31

3.110 Khi thông qua Nghị quyết MSC.395(95), Ủy ban mở rộng đã quyết định,

theo Điều VIII(b)(vi)(2)(bb) của Công ước SOLAS 1974 và Điều VI của Nghị

đinh thư 1988 Công ước SOLAS, mà thông qua sửa đổi cho Nghị định thư nên coi

là đã được chấp nhận vào ngày 01 tháng 07 năm 2016 (trừ khi, trước ngày đó, có ý

kiến phản đối được thông tin đến Tổng thư ký, theo quy định tại Điều

VIII(b)(vi)(2) của Công ước SOLAS 1974 và Điều VI của Nghị định thư 1988

Công ước SOLAS) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2017, phù hợp với

các quy định của Điều VIII Công ước SOLAS và Điều VI của Nghị định thư 1988

Công ước SOLAS.

Thông qua sửa đổi cho Công ước STCW 1978, như đã được sửa đổi , và Bộ

luật STCW

Thông qua sửa đổi cho Công ước STCW 1978, như đã được sửa đổi, và phần

A của Bộ luật STCW

3.111 Trong việc xem xét báo cáo của nhóm soạn thảo, Ủy ban:

.1 Tán thành đề xuất của nhóm về sửa đổi đoạn văn bản cho mục 11 quy

định mới V/3 Công ước STCW, trên cơ sở mục 15 của tài liệu MSC

95/WP.6;

.2 Tán thành quyết định của nhóm giữ nguyên từ "như được sửa đổi" trong

tiêu đề của Nghị quyết về việc thông qua các sửa đổi cho Công ước STCW

1978 (xem thêm mục 3.102); và

.3 Đồng ý với văn bản đề xuất cho các mục 1 và mục 2 của phần AV/3 mới,

như trong mục 18 của tài liệu MSC 95/WP.6, để thay thế cho đoạn văn bản

hiện tại trong các sửa đổi cho Bộ luật, và yêu cầu Ban Thư ký để có hành

động thích hợp.

3.112 Trong mối liên quan này, Ủy ban cũng đã đồng ý để sửa đổi cho đoạn văn

bản của quy định V/3, cụ thể là mục 9.3, như được trình bầy tại mục 22 của tài liệu

MSC 95/WP.6, và yêu cầu Ban Thư ký phải sửa đổi đoạn văn bản của các sửa đổi

cho phần A của Bộ luật cho phù hợp.

3.113 Ủy ban mở rộng, bao gồm cả các Đoàn đại biểu của 107 Thành viên Công

ước STCW 1978, đã xem xét văn bản cuối cùng của dự thảo sửa đổi cho Công ước

STCW 1978, như đã được sửa đổi, và phần A của Bộ luật STCW, được chuẩn bị

của nhóm soạn thảo (MSC 95 /WP.6, phụ lục 6 và phụ lục 7, tương ứng), và nhất

trí thông qua các sửa đổi, bao gồm cả những sửa đổi cụ thể trong các mục 3.111 và

3.112, bằng Nghị quyết MSC.396(95) và MSC.397(95), tương ứng, như được trình

bầy trong phụ lục 6 và phụ lục 7.

3.114 Khi thông qua nghị quyết MSC.396(95) và MSC.397(95), Ủy ban mở rộng

đã quyết định, theo Điều XII(1)(a)(vii)(2) của Công ước STCW 1978, mà đã thông

qua các sửa đổi cho Công ước và phần A của Bộ luật và phải được coi là đã được

chấp nhận vào ngày 01 tháng 07 năm 2016 (trừ khi, trước ngày đó, có phản đối

được thông tin cho Tổng thư ký, theo các quy định tại Điều XII(1)(a)( vii) của

Page 32: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

32

Công ước) và nên có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2017, phù hợp với các

quy định của Điều XII Công ước STCW 1978.

Thông qua sửa đổi cho phần B của Bộ luật STCW

3.115 Uỷ ban đã xem xét văn bản cuối cùng của đề xuất sửa đổi cho phần B của

Bộ luật STCW (xem thêm mục 3.77), như đã được chuẩn bị của nhóm soạn thảo

(MSC 95/WP.6, phụ lục 8), và nhất trí thông qua sửa đổi, để lưu hành bằng thông

tri STCW.6/Circ.11. Ủy ban đã quyết định rằng việc sửa đổi phần B của Bộ luật

STCW nên có hiệu lực vào ngày có hiệu lực của các sửa đổi Công ước STCW và

phần A của Bộ luật STCW, cụ thể là ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Các Thông tri liên quan

3.116 Uỷ ban xem xét các văn bản cuối cùng của dự thảo thông tư liên quan chuẩn

bị của các nhóm soạn thảo (MSC 95/WP.6, phụ lục 9-13) và đã được phê duyệt:

.1 STCW.7/Circ.23/Add.1 về Sửa đổi Hướng dẫn tạm thời về đào tạo thuyền

viên trên tàu sử dụng các loại nhiên liệu khí ga hoặc nhiên liệu có điểm cháy

thấp (STCW.7/Circ.23);

.2 MSC.1/Circ.1502 về Hướng dẫn về kiểm tra áp lực của ranh giới của két

dầu hàng theo chỉ đạo của thuyền trưởng;

.3 MSC.1/Circ.1395/Rev.2 về Danh mục hàng rời rắn chở xô mà hệ thống

khí ga chữa cháy cố định có thể được miễn hoặc hệ thống khí ga chữa cháy

cố định là không hiệu quả;

.4 MSC.1/Circ.1453/Rev.1 về Hướng dẫn việc nộp các thông tin và hoàn

thành các biểu mẫu về các thuộc tính của hàng hóa không được liệt kê trong

Bộ luật Hàng hải Quốc tế về chuyên chở hàng rời rắn (Bộ luật IMSBC) và

các điều kiện chuyên chở của chúng; và

.5 MSC.1/Circ.1454/Rev.1 về Hướng dẫn xây dựng và các thủ tục phê duyệt

để lấy mẫu, kiểm thử và kiểm soát độ ẩm cho hàng rời rắn chở xô có khả

năng hóa lỏng.

CHỈ ĐẠO CHO BAN THƯ KÝ

3.117 Ủy ban đã ủy quyền cho Ban Thư ký, khi chuẩn bị các văn bản xác thực cho

các sửa đổi được thông qua tại kỳ họp này, thực hiện điều chỉnh biên tập bất kỳ

nào mà đã được xác định, bao gồm cả việc cập nhật tài liệu tham khảo cho các mục

đánh số lại, và lưu ý cho Ủy ban bất kỳ một lỗi nào hay thiếu sót nào mà được yêu

cầu thực hiện bởi Chính phủ ký kết Công ước SOLAS 1974; hoặc Chính phủ ký

kết Công ước STCW 1978; hoặc các Thành viên tham gia Nghị định thư 1978 hay

Nghị định thư 1988 Công ước SOLAS.

3.118 Ủy ban tiếp tục yêu cầu Ban thư ký để đảm bảo rằng các văn bản chính thức

về các sửa đổi có trong các phụ lục báo cáo của Ủy ban đã được trình bày dưới

dạng văn bản sạch (tức là không còn các theo dõi thay đổi-track changes).

Page 33: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

33

4. PHƯƠNG THỨC ĐỂ NÂNG CAO AN NINH HÀNG HẢI

Các Báo cáo của các Đoàn đại biểu về liên quan đến tàu TUNA 1

4.1 Trước cuộc thảo luận được tiến hành theo mục 4 chương trình nghị sự, Đoàn

đại biểu của Quần đảo Cook Island đã thực hiện một tuyên bố lên án cuộc tấn công

vào tàu TUNA 1 được đang ký tại quần đảo Cook Island, vào ngày 10 tháng 05

năm 2015, bản tuyên bố đầy đủ về việc này được trình bày trong Phụ lục 27. Về

vấn đề này, Ủy ban đã ghi nhận tuyên bố của quần đảo Cook Island cũng như

những tuyên bố của các Đoàn đại biểu Georgia, Libya và Thổ Nhĩ Kỳ về cùng một

chủ đề, mà chúng cũng được trình bày trong phụ lục 27. Đoàn đại biểu Azerbaijan

đã cũng tuyên bố về chủ đề này..

Hướng dẫn cho việc xây dựng pháp luật về an ninh hàng hải quốc gia

4.2 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã tái thành lập các Nhóm tương

ứng về Hướng dẫn cho việc xây dựng pháp luật về an ninh hàng hải quốc gia và

chỉ thị cho Nhóm xem xét và hoàn thiện dự thảo hướng dẫn, có tính đến các ý kiến

và đề xuất trong tài liệu MSC 94/4/2 (Trung Quốc) và trình báo cáo cho kỳ họp

MSC 95.

4.3 Ủy ban đã xem xét báo cáo của Nhóm tương ứng (MSC 95/4), cùng với các tài

liệu MSC 95/4/5 (ITF và IFSMA), cho ý kiến về báo cáo và những lo ngại phát

sinh là dự thảo hướng dẫn vẫn còn quá theo thông lệ đặc biệt trong lĩnh vực đi bờ,

và sử dụng ngôn từ bắt buộc là không phù hợp với các quy định trong Bộ luật ISPS.

Thừa nhận rằng công việc tiếp theo được yêu cầu để giải quyết những mối lo ngại

và các câu truy vấn được thể hiện trong những cuộc thảo luận trong phiên toàn thể,

đặc biệt đối với sự cần thiết phải sửa đổi lại tất cả các ngôn từ bắt buộc, Ủy ban đã

đồng ý chuyển dự thảo hướng dẫn cho Nhóm công tác để sửa đổi thêm, có tính tài

liệu MSC 95/4/5 và ý kiến, nhận xét đã thực hiện trong phiên toàn thể.

Các biện pháp hướng tới tăng cường an ninh mạng hàng hải

4.4 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp FAL 39 và phiên họp MSC 94 đã xem xét an

ninh mạng hàng hải và phiên họp FAL 39 đã ghi nhận rằng mục tiêu kế hoạch đạt

được có liên quan trong Kế hoạch hành động Trọng tâm (HLAP) cho các Tổ chức

đã trao trách nhiệm về an ninh hàng hải cho Ủy ban MSC và không để là cho Ủy

ban FAL. Tuy nhiên, Hội đồng (C 113/D) đã xác nhận một mục tiêu mới để đưa

vào Kế hoạch hành động trọng tâm (HLAP) và ưu tiên trong hai năm 2016-2017

dưới sự giám sát của Ủy ban FAL. Do đó, phiên họp FAL 40 sẽ thảo luận về

những hướng dẫn liên quan đến khía cạnh tạo thuận lợi bảo vệ tấn công an ninh

mạng vận tải biển.

4.5 Ủy ban đã thống nhất, do đó, rằng bất cứ hậu quả đối với an ninh mạng cần

phải được thông tin đến Ủy ban FAL nhằm tìm kiếm việc xác nhận và, như đã

chấp thuận tại phiên họp MSC 94, cũng như các tổ chức quốc tế khác, bao gồm cả

Liên Hiệp Quốc và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU ).

Page 34: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

34

4.6 Ủy ban đã xem xét các tài liệu sau đây:

.1 MSC 95/4/1 (BIMCO và các tổ chức khác), Thông báo về các Hướng dẫn

kỹ nghệ an ninh mạng trên tàu, dự định sẽ được áp dụng bởi các chủ tàu,

người quản lý và người đi biển để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng hàng hải;

.2 MSC 95/4/2 (Canada), giải quyết sự mơ hồ tiềm năng, hạn hẹp và không

thống nhất của các quy định của Bộ luật ISPS có liên quan đến an ninh mạng

hàng hải;

.3 MSC 95/4/3 (Canada), đề xuất sự phát triển hướng dẫn an ninh mạng

hàng hải của tự nguyện IMO và người khai thác tàu;

.4 MSC 95/4/4 (IEC), thông báo về công việc đang tiến hành hiện nay của

IEC về việc phát triển một tiêu chuẩn mới IEC 61162-460: Điều khiển tàu

biển và trang thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến và hệ thống - Giao diện kỹ

thuật số - Nhiều người nói và Nhiều người nghe - Kết nối tốc độ cao - An

toàn và bảo mật;

.5 MSC 95/4/6 (Hoa Kỳ), đề xuất xây dựng hướng dẫn về quản lý rủi ro liên

quan đến không gian mạng về khía cạnh hàng hải nói chung, và cho các cơ

sở hạ tầng cảng biển và tàu biển cụ thể bằng cách hợp nhất hoặc tham khảo

các tiêu chuẩn hiện hành và thực tiễn tốt nhất; và

.6 MSC 95/INF.19 (Ủy ban Châu âu), thông báo về Hệ thống Cộng tác Quản

lý An ninh Không gian mạng/vật lý tự nhiên (CYSM) giải quyết lỗ hổng bảo

mật tiềm tàng tại các cảng biển liên quan đến không gian tích họp

“cyberphysical” của cơ sở hạ tầng của cảng.

4.7 Ủy ban tái khẳng định rằng an ninh mạng là một vấn đề quan trọng và kịp thời,

và rằng công việc về vấn đề này nên được tiến hành bởi Ủy ban phối hợp với Ủy

ban FAL, đồng thời đảm bảo tính nhất quán và tránh trùng lặp với những nỗ lực

của Liên Hiệp Quốc, EC, IEC, ngành công nghiệp và những việc khác khác về vấn

đề này.

4.8 Khi xem xét vấn đề này về tính thích hợp của các yêu cầu trong phần B của Bộ

luật ISPS trong mối liên quan đến an ninh mạng và liệu các quy định ở đây có là rõ

ràng, hiện đại và phù hợp, Ủy ban đã nhất trí rằng các sửa đổi cho phần B của Bộ

luật ISPS không được xác nhận tại thời điểm này và, hơn nữa, là ngoài phạm vi

của của các mục tiêu ngoài kế hoạch.

4.9 Ủy ban đã hỗ trợ phát triển hướng dẫn về vấn đề an ninh mạng và đã giao

nhiệm vụ cho nhóm công tác để thảo luận về các cách thức phù hợp tiếp theo đối

với việc phát triển các hướng dẫn như vậy, bao gồm cả việc có yêu cầu thiết nhằm

thiết lập một nhóm tương ứng, và để giới thiệu đến phiên toàn thể các hành động

đã được thực hiện.

Thành lập nhóm công tác

Page 35: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

35

4.10 Sau khi xem xét các vấn đề đã nêu ở trên, Ủy ban đã thành lập Nhóm công tác

về An ninh Hàng hải và chỉ đạo nhóm, có tính đến các ý kiến tài khoản, đề xuất và

quyết định đã thực hiện trong phiên toàn thể, để:

.1 Tiếp tục sửa đổi lại Hướng dẫn xây dựng pháp luật về an ninh hàng hải

quốc gia như được trình bầy trong tài liệu MSC 95/4, có tính đến tài liệu

MSC 95/4/5 và ý kiến, nhận xét đã thực hiện trong phiên toàn thể;

.2 Xem xét các tài liệu MSC 95/4/1, MSC 95/4/2, MSC 95/4/3, MSC 95/4/4,

MSC 95/4/6 và MSC 95/INF.19, có tính các ý kiến đã thực hiện trong phiên

toàn thể;

.3 Thảo luận về những cách thức phù hợp hướng tới việc phát triển hướng

dẫn về an ninh mạng hàng hải, bao gồm cả việc cần thiết phải thành lập một

nhóm tương ứng; và

.4 Nếu việc thành lập một nhóm tương ứng đã được tiến cử, phát triển dự

thảo các điều khoản tham chiếu để xem xét bởi Ủy ban.

Báo cáo của nhóm công tác

4.11 Sau khi xem xét báo cáo của nhóm công tác (MSC 95/WP.8), Ủy ban đã chấp

thuận nó nói chung và đã thực hiện hành động như được chỉ ra dưới đây.

Tái thành lập nhóm tương ứng

4.12 Đối với việc phát triển hướng dẫn về pháp luật an ninh hàng hải quốc gia, Ủy

ban đã quyết định tái thành lập Nhóm tương ứng về Hướng dẫn xây dựng Pháp luật

An ninh Hàng hải Quốc gia, dưới sự điều phối của Hoa Kỳ *, và chỉ đạo nhóm, có

tính đến các ý kiến, đề xuất và quyết định của được thực hiện tại phiên họp MSC

95 và các tài liệu MSC 95/4/5 và MSC 95/22 (phần 4), để:

* Điều phối viên:

Ông Stephen L. Cox, Esq.

United States Coast Guard

International Port Security Program

431 Crawford Street, Phòng 108

Portsmouth, Virginia 23.704

nước Mỹ

Tel: +1 757 398 6651

Mob: +1 757 544 6190

Email: [email protected]

.1 Sửa đổi lại Hướng dẫn xây dựng pháp luật về an ninh hàng hải quốc gia,

như đã có trong phụ lục của tài liệu MSC 95/4, và tái cấu trúc các quy định

để phân biệt rõ ràng, hoặc là bằng cách định dạng, bằng cách cung cấp các

thuyết minh cho từng điều khoản hoạc bằng cách chia các hướng dẫn trong

các phần khác nhau, giữa các phần:

.1 Các Quy định IMO bắt buộc như đã có trong chương XI-2 Công

ước SOLAS và Bộ luật ISPS; và

Page 36: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

36

.2 Các khuyến nghị và hướng dẫn của IMO được trình bầy trong phần

B của Bộ luật ISPS và trong các thông tri khác nhau của IMO cũng

như Hướng dẫn của IMO về An ninh Hàng hải và Bộ luật ISPS;

.2 Theo các nội dung được tư vấn đã được cung cấp của Bộ phận Pháp luật

của Ban thư ký về dự thảo hướng dẫn liên quan đến mục 1 đến mục 3 của

phụ lục con của phụ lục 1 theo tài liệu MSC 95/WP.8; và

.3 Nộp báo cáo cho phiên họp MSC 96.

Các biện pháp hướng tới tăng cường an ninh mạng hàng hải

4.13 Ủy ban đã tán thành đề xuất của nhóm nhằm chờ đợi kết quả việc hướng dẫn

của ngành hàng hải về an ninh mạng hàng hải trên tàu biển, trong đó dự kiến sẽ

được trình lên phiên họp FAL 40 và phiên họp MSC 96, và do đó, đã quyết định

không thành lập nhóm tương ứng về an ninh mạng hàng hải tại phiên họp này.

4.14 Ủy ban kêu gọi các Chính phủ thành viên và các tổ chức quốc tế hợp tác về

các đề xuất cho hướng dẫn về an ninh mạng hàng hải và trình cho phiên họp MSC

96.

5. TIÊU CHUẨN ĐÓNG TẦU MỚI DỰA TRÊN MỤC TIÊU

Tổng quát

5.1 Ủy ban đã căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã ghi nhận sự tiến bộ về việc

thực hiện các kiểm tra đánh giá GBS đã được khởi động (đóng tàu dựa trên mục

tiêu), cụ thể, có năm nhóm đánh giá đã được thiết lập và kiểm tra đánh giá tất cả 13

tổ chức được công nhận (ROs) và đã gửi tài liệu, với quan điểm để hoàn thiện các

báo cáo đánh giá để trình tới phiên họp MSC 96.

5.2 Ủy ban cũng căn cứ rằng, đối với việc tiếp cận cấp độ an toàn GBS (SLA),

phiên họp MSC 94 đã yêu cầu các Chính phủ thành viên và các tổ chức quốc tế gửi

ý kiến và đề xuất cụ thể cho việc sửa đổi các Hướng dẫn chung cho việc phát triển

các tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu của IMO (MSC.1/Circ.1394); và về dự thảo

Hướng dẫn Tạm thời cho việc áp dụng các tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu về cấp độ

an toàn cấp (SLA) cho quy trình làm quy tắc của IMO (MSC 94/WP.8, phụ lục).

5.3 Đối với kết quả của phiên họp SSE 2, Ủy ban đã quyết định xem xét các tùy

chọn cho kế hoạch làm việc trong tương lai trong khuôn khổ GBS cho các trang

thiết bị cứu sinh (SSE 2/20, phụ lục 4) theo danh mục chương trình nghị sự lần này,

theo quan điểm nhằm để quyết định về phạm vi và hướng quản lý các kết quả đầu

ra có liên quan (xem mục 5.12).

Thực hiện các cuộc kiểm tra đánh giá GBS

5.4 Ủy ban ghi nhận tài liệu MSC 95/5/1 (Thư ký), cung cấp một báo cáo tiến độ

thực hiện về kiểm tra đánh giá GBS, đặc biệt là tất cả năm đội đánh giá đã chuyển

giao báo cáo tạm thời của mình, trong đó bao gồm cả 13 báo cáo tạm thời có liên

Page 37: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

37

quan về các ROs và hai báo cáo tạm thời về các gói thông thường của IACS. Uỷ

ban cũng ghi nhận rằng năm nhóm đánh giá đã lập kế hoạch dự kiến cung cấp các

báo cáo cuối cùng của mình cho Tổng thư ký và ROs liên quan vào cuối tháng 6

năm 2015 và Ban Thư ký sẽ trình những báo cáo này cho phiên họp MSC 96 để

xem xét.

Thảo luận chung về tiếp cận cấp độ an toàn GBS (GBS-SLA)

5.5 Trước khi xem xét các đề xuất chi tiết đã được trình tới phiên họp về các vấn

đề có liên quan đến thông tri MSC.1/Circ.1394 và dự thảo hướng dẫn tạm thời, Ủy

ban ghi nhận bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Vương quốc Anh rằng, theo quan

điểm của mình, có một yêu cầu để tiếp tục thảo luận và chỉ đạo rõ ràng về cách tiếp

cận mức độ an toàn GBS (GBS-SLA) trước khi xây dựng các hướng dẫn trên đây,

do quá trình phức tạp của GBS-SLA. Trong ủng hộ tuyên bố, một số Đoàn đại biểu

đã bày tỏ sự lo ngại rằng GBS-SLA là một quá trình đánh giá rủi ro phức tạp đòi

hỏi kiến thức chuyên môn lão luyện và, do đó, cần xem xét cẩn thận về việc sử

dụng các GBS-SLA cho quy trình làm quy tắc của IMO là cần thiết. Sau khi thảo

luận, trong khi một số Đoàn đại biểu đề xuất hoãn cuộc thảo luận về vấn đề này

cho đến phiên tiếp theo, khi các tài liệu bổ sung có thể được trình đến, Ủy ban đã

quyết định chỉ đạo cho nhóm công tác thảo luận và xem xét các mục tiêu tổng thể

của SLA, bao gồm cả việc thực hiện, hậu quả và đề xuất một cách thức tiếp theo

của Uỷ ban.

Sửa đổi Thông tri MSC.1/Circ.1394

5.6 Sau khi xem xét tài liệu MSC 95/5 (Đức), đề xuất sửa đổi cho các Hướng dẫn

chung về việc phát triển các tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu của IMO

(MSC.1/Circ.1394) đối với cấu trúc và các nội dung của các chức năng yêu cầu

được sử dụng trong các tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu, trên cơ sở về đệ trình trước

đó của mình (MSC 94/5/2), để cung cấp hướng dẫn cho phép một sự phát triển

đồng nhất hơn các chức năng yêu cầu cho các văn kiện của IMO, Ủy ban đã

chuyển tài liệu này cho nhóm công tác để xem xét thêm về các sửa đổi cho các

hướng dẫn chung (MSC.1/Circ.1394).

Hướng dẫn tạm thời cho phương pháp tiếp cận cấp độ an toàn GBS (SLA)

5.7 Trong việc xem xét dự thảo hướng dẫn tạm thời (MSC 94/WP.8, phụ lục), Ủy

ban đã xem xét các tài liệu sau đây:

.1 MSC 95/5 (Đức), đề xuất dự thảo Hướng dẫn để xây dựng các tiêu chuẩn

dựa trên mục tiêu IMO về cách tiếp cận cấp độ an toàn, mà đồng hóa các

yếu tố thích hợp của thông tri MSC.1/Circ.1394 và các yếu tố được xem xét

trong việc xây dựng dự thảo các hướng dẫn tạm thời, và cũng đề xuất một

giai đoạn chuyển tiếp để sao cho quy định khung hiện hành của IMO có thể

được cập nhật về cách tiếp cận cấp độ an toàn GBS mới;

.2 MSC 95/5/3 (IACS), cung cấp các ý kiến về dự thảo các hướng dẫn tạm

thời có liên quan đến các vấn đề thẩm tra, lập các mục tiêu và công việc

GBS; bày tỏ quan điểm rằng có một yêu cầu cấp thiết để thoả thuận về cấu

Page 38: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

38

trúc của khuôn khổ pháp lý; và đề xuất rằng dự thảo hướng dẫn tạm thời

tham khảo theo hướng dẫn FSA thay cho việc kết hợp các phương pháp dựa

trên rủi ro trong hướng dẫn tạm thời;

.3 MSC 95/5/4 (Trung Quốc), đề xuất thay đổi cho định nghĩa "mức độ an

toàn cần thiết" trong dự thảo hướng dẫn tạm thời; và cung cấp các ý kiến về

tài liệu MSC 95/5/3, đặc biệt, liên quan đến các mối quan hệ giữa FSA và dự

thảo các hướng dẫn tạm thời, trình bày quan điểm cho rằng cách tiếp cận cấp

độ an toàn là một phương pháp phát triển toàn diện quy tắc cho FSA có thể

được sử dụng như một trong những công cụ dựa trên rủi ro, có tính đến một

số phương pháp dựa trên rủi ro có thể là không phù hợp cho việc hợp nhất

trong các Hướng dẫn FSA do sự khác biệt vốn có của chúng; và

.4 MSC 95/5/5 (Trung Quốc), cho ý kiến về tài liệu MSC 95/5/2, bày tỏ

quan ngại rằng dự thảo Hướng dẫn được đề xuất để xây dựng các tiêu chuẩn

của IMO về cách tiếp cận cấp độ an toàn dựa trên mục tiêu trình bày một sự

hợp nhất của dự thảo các hướng dẫn tạm thời và thông tri MSC .1/Circ.1394,

mà không phải là phù hợp với lộ trình đã được xác thực tại phiên họp MSC

94 (tức là bước đầu tiên là hoàn tất việc sửa đổi cho hai hướng dẫn và bước

thứ hai là xem xét làm thế nào để hợp nhất chúng), và đề xuất để tuân thủ lộ

trình đã được phê duyệt bởi kỳ họp MSC 94, tại phiên họp này, với việc biết

rằng tất cả các yếu tố trong dự thảo các hướng dẫn tạm thời phải phản ánh

được đầy đủ khi hai nguyên tắc này được hợp nhất trong tương lai.

5.8 Trong khi xem xét các tài liệu đã nói ở trên, Ủy ban, đã khẳng định lộ trình đã

được chấp thuận tại phiên họp MSC 94 (MSC 94/22, mục 5.14 và mục 5.15), đã

chuyển tài liệu trên đây cho nhóm công tác để xem xét chi tiết, nhằm phát triển tiếp

dự thảo tạm thời các hướng dẫn cho GBS-SLA.

Các tùy chọn cho kế hoạch làm việc tương lai trong khuôn khổ GBS cho các

trang thiết bị cứu sinh

5.9 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 đã chỉ đạo cho phiên họp SSE 2 báo

cáo kết quả công tác của mình về việc xây dựng dự thảo các hướng dẫn dựa trên

mục tiêu trong khuôn khổ của yêu cầu cho các trang thiết bị cứu sinh của tàu đến

phiên họp này và đã ghi nhận rằng kết quả được báo cáo trong tài liệu MSC 95/12

(mục 2.5).

5.10 Về vấn đề này, Ủy ban đã được tư vấn rằng phiên họp SSE 2, sau khi xem xét

cách làm thế nào để tiến hành dự thảo các hướng dẫn dựa trên mục tiêu đã nói ở

trên, đã chuẩn bị hai tùy chọn liên quan đến kế hoạch công việc trong tương lai cho

khuôn khổ GBS cho các trang thiết bị cứu sinh, theo quan điểm để Ủy ban quyết

định về phạm vi và phương hướng cho kết quả mục tiêu có liên quan.

5.11 Ủy ban đã xem xét hai tùy chọn đã được chuẩn bị tại phiên họp SSE 2 (SSE

2/20, phụ lục 4), cụ thể:

.1 Lựa chọn 1: Hoàn thành các hoàn thành các mục tiêu kết quả trong

"khuôn khổ mới về các yêu cầu cho các trang thiết bị cứu sinh" và "mục tiêu

Page 39: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

39

an toàn và các chức năng yêu cầu của Hướng dẫn về thiết kế thay thế và bố

trí theo chương II-1 và chương III Công ước SOLAS". Sau đó, tất cả các

công việc tiếp theo về xây dựng các chức năng yêu cầu theo Công ước

SOLAS sẽ được trình lên Ủy ban như một mục tiêu kết quả mới.

.2 Lựa chọn 2: Hoàn thành các mục tiêu kết quả trong "khuôn khổ mới về

các yêu cầu cho các trang thiết bị cứu sinh" và dùng kết quả công việc đã

được thực hiện khi xem xét các yêu cầu hiện tại cho các trang thiết bị cứu

sinh và xây dựng một bộ toàn diện các chức năng yêu cầu cho chương III

Công ước SOLAS. Các công việc về các mục tiêu kết quả về "mục tiêu an

toàn và chức năng yêu cầu của các Hướng dẫn về thiết kế thay thế và bố trí

theo chương II-1 và chương III Công ước SOLAS" sẽ chỉ được tiến hành sau

khi có hiểu biết rõ ràng về các chức năng yêu cầu đối với khuôn khổ mới đã

được thiết lập. Hơn nữa, một kế hoạch công việc cụ thể trong tương lai đã

được đề xuất (SSE 2/20, phụ lục 4).

5.12 Sau khi ghi nhận rằng có phân chia quan điểm về hai tùy chọn ở trên, Ủy ban

đã quyết định tiếp tục xem xét vấn đề này theo danh mục 12 chương trình nghị sự

(xem mục 12.6 đến mục 12.8).

Thành lập nhóm công tác

5.13 Sau khi xem xét các vấn đề ở trên, Ủy ban đã thành lập Nhóm công tác về

Tiêu chuẩn Dựa trên Mục tiêu và chỉ đạo nhóm, có tính đến các tài liệu MSC 95/5,

MSC 95/5/2 và Corr.1, MSC 95/5/3, MSC 95/5/4, MSC 95/5/5, MSC 94/WP.8 và

các ý kiến đóng góp đã thực hiện và quyết định đưa ra trong phiên toàn thể, để:

.1 Thảo luận và xem xét các mục tiêu tổng thể về mặt các phương pháp tiếp

cận cấp độ an toàn (SLA), bao gồm cả việc thực hiện và hệ quả, và đã đề

xuất một phương cách tiếp theo;

.2 Xem xét các sửa đổi cho Hướng dẫn chung về việc xây dựng các tiêu

chuẩn dựa trên mục tiêu của IMO (MSC.1/Circ.1394); và

.3 Xem xét thêm các dự thảo hướng dẫn tạm thời về việc áp dụng các tiêu

chuẩn dựa trên mục tiêu về cách tiếp cận cấp độ an toàn (SLA) cho quy

trình làm quy tắc của IMO.

Báo cáo của Nhóm công tác GBS

5.14 Sau khi xem xét báo cáo của nhóm công tác (MSC 95/WP.9), Ủy ban đã chấp

thuận chúng nói chung và đã hành động như mô tả dưới đây.

Sửa đổi cho những Hướng dẫn chung để xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên

mục tiêu của IMO (MSC.1/Circ.1394)

5.15 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1394/Rev.1 về Hướng dẫn chung

để xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu của IMO.

Thảo luận và xem xét các phương pháp tiếp cận mức độ an toàn

Page 40: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

40

5.16 Ủy ban đã ghi nhận thảo luận của nhóm về mục tiêu tổng thể về khía cạnh

cách tiếp cận cấp độ an toàn, bao gồm cả việc thực hiện và hậu quả.

5.17 Sau khi ghi nhận các khuyến nghị của nhóm về kế hoạch công việc trong

tương lai cho Tiểu ban SSE về việc xây dựng các chức năng yêu cầu cho chương

III Công ước SOLAS, Ủy ban đã đồng ý chuyển tài liệu LSA VIII/2/5 cho phiên

họp SSE 3, để xây dựng các chức năng yêu cầu cho chương III Công ước SOLAS.

5.18 Trong mối liên quan này, Ủy ban đã tán thành quan điểm của nhóm về các kế

hoạch công việc trong tương lai về tiếp tục xây dựng dự thảo hướng dẫn tạm thời

như sau:

.1 MSC 96 sẽ xem xét kết quả tạm thời của Tiểu ban SSE về việc xây dựng

các chức năng yêu cầu cho chương III Công ước SOLAS, và phát triển tiếp,

theo quan điểm để hoàn thiện, hướng dẫn tạm thời để phát triển và áp dụng

các tiêu chuẩn của IMO về cách tiếp cận cấp độ an toàn dựa trên mục tiêu.

Ngoài ra, một ví dụ cụ thể liên quan đến chương III Công ước SOLAS, bằng

việc thực hiện GBS-SLA, sẽ được bắt đầu;

.2 MSC 97 sẽ hoàn thiện Hướng dẫn tạm thời để phát triển và áp dụng các

tiêu chuẩn của IMO về cách tiếp cận cấp độ an toàn dựa trên mục tiêu. Ý

kiến phản hồi và chỉ đạo tiếp theo sẽ được chuyển tiếp đến phiên họp SSE 4

để hướng dẫn; và

.3 MSC 98 sẽ xem xét lại kết quả của Tiểu ban SSE về việc phát triển các

chức năng yêu cầu của chương III Công ước SOLAS và tiến độ thực hiện tại

MSC 96 và phiên họp MSC 97, và đưa ra quyết định về hướng tương lai cho

SLA.

5.19 Ủy ban tiếp tục ghi nhận thêm là nhóm công nhận một mối lo ngại về nhu cầu

cấp thiết cho một sự hiểu biết rộng hơn và tham gia nhiều hơn từ các Chính phủ

thành viên, trong đó có thể đóng góp vào sự phát triển và thực hiện các phương

pháp tiếp cận an toàn.

5.20 Về vấn đề này và mối liên quan đến khả năng có thể tăng gánh nặng hành

chính, Đoàn đại biểu của Nam Phi bày tỏ quan điểm rằng có một nhu cầu thiết để

xây dựng năng lực về việc phát triển và áp dụng của IMO về cách tiếp cận tiêu

chuẩn cấp độ an toàn dựa trên mục tiêu, để đảm bảo sự hiểu biết rộng hơn và tham

gia nhiều hơn của các Chính phủ thành viên nói trên. Sau đó, Ủy ban đã ghi nhận

sự cần thiết phải tiếp tục xem xét vấn đề xây dựng năng lực tại một phiên họp

trong tương lai.

5.21 Sau khi xem xét các vấn đề ở trên, Ủy ban ghi nhận tiến bộ về dự thảo Hướng

dẫn tạm thời để phát triển và áp dụng của IMO về cách tiếp cận tiêu chuẩn mức độ

an toàn dựa trên mục tiêu và yêu cầu các Chính phủ thành viên và các tổ chức quốc

tế gửi ví dụ cụ thể về GBS-SLA theo chương III SOLAS và có ý kiến và đề xuất

về dự thảo hướng dẫn tạm thời tới phiên họp MSC 96.

Page 41: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

41

6. AN TOÀN TÀU KHÁCH

Căn cứ

6.1 Ủy ban căn cứ là, kể từ khi lật tàu khách Costa Concordia, các phiên họp

MSC 90, MSC 91, MSC 92 và MSC 93 đã thành lập Nhóm công tác an toàn tàu

khách. theo kết quả công việc, Ủy ban đã thông qua sửa đổi cho chương III Công

ước SOLAS về huấn luyệt khẩn nguy và luyện tập khẩn nguy (nghị quyết

MSC.350(92); thông qua nghị quyết MSC.336(90) về các Biện pháp nhằm tăng

cường an toàn tàu khách; phê duyệt Thông tri MSC.1/Circ.1446/Rev.2 về Khuyến

cáo các biện pháp tạm thời cho các công ty tàu khách nhằm nâng cao an toàn tàu

khách; và phê duyệt kế hoạch hành động được sửa đổi về công tác dài hạn về an

toàn tàu khách (MSC 93/WP.6/Rev.1, phụ lục 3).

An toàn của ro-ro tàu khách

6.2 Ủy ban đã xem xét các thông tin được cung cấp bởi Ban Thư ký (MSC 95/6) về

công việc đang được thực hiện trong tổ chức liên quan đến an toàn tàu khách, hầu

hết trong số đó cũng có thể được áp dụng cho tàu ro-ro khách. Ủy ban đã ghi nhận

rằng tai nạn liên đới đến tàu ro-ro khách Norman Atlantic và vụ cháy gần đây trên

tàu Sorrento đã một lần nữa gây tập trung chú ý vào an toàn của tàu ro-ro khách

và giải cứu hành khách. Ủy ban tiếp tục ghi nhận là bản chất quốc tế của hành

khách và thuyền bộ nhấn mạnh sự cần thiết đối với một phản ứng quốc tế, thông

qua IMO, để đánh giá các báo cáo về điều tra tai nạn hàng hải và thực hiện hành

động, khi thích hợp, để tăng cường chế độ an toàn hiện nay cho tàu ro-ro khách.

Sửa đổi lại Kế hoạch hành động cho công tác dài hạn về an toàn tàu khách

6.3 Ủy ban căn cứ rằng sửa đổi kế hoạch hành động cho công tác dài hạn về an

toàn tàu khách đã được hoàn thiện tại phiên họp MSC 94 trừ khi Chính phủ Thành

viên được khuyến khích trình ra những biện minh cho bất kỳ một mục tiêu kết quả

ngoài kế hoạch để được đưa về như chi tiết trong bảng kế hoạch, bảng 1. Uỷ ban

cũng đã đồng ý rằng những vấn đề tiềm năng mà được biện minh đầy đủ đã không

trình cho phiên họp MSC 96 (May/June 2016) nên xóa khỏi bảng 1. Trong bối

cảnh này, Đoàn đại biểu Italy bày tỏ quan điểm là việc chuẩn bị các đề xuất đối với

một số những vấn đề phức tạp được liệt kê trong bảng 1 có thể tốn thời gian trên

một năm giữa phiên họp này và phiên hop MSC 96 và sẽ được mở rộng cho đến

phiên họp MSC 97 để cho phép các Chính phủ Thành viên thực hiện các đề xuất

phù hợp cho Ủy ban. Để kết thúc việc này, Ủy ban đã ghi nhận rằng các thông tin

có trong bảng 1 là luôn luôn sẵn sàng để hỗ trợ Chính phủ Thành viên chuẩn bị đề

xuất đối với mục tiêu kết quả ngoài ngoài kế hoạch tại bất kỳ thời gian nào trong

tương lai.

6.4 Trong việc xem xét kế hoạch hành động, như được tái phát hành bởi Ban Thư

ký (MSC 95/6/1), Ủy ban căn cứ rằng phiên họp MSC 94 đã chỉ đạo Ban Thư ký

cập nhật những kế hoạch trên cơ sở mục tiêu kết quả của các cuộc thảo luận tại

phiên họp đó của Ủy ban và, cụ thể, các danh mục đưa ra cho tương lai tại phiên

họp III 1 mà vẫn chưa được đưa vào kế hoạch, được thêm vào trong dấu ngoặc

Page 42: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

42

vuông. Ủy ban đã nhất trí đưa vào các danh mục đó, để xóa các dấu ngoặc vuông.

Trong bối cảnh này, quan sát viên của CLIA bày tỏ ý kiến rằng sẽ là thích hợp nếu

như mục 5.12 của tài liệu III 1/18 có thể được được bổ xung thêm vào như là một

chú thích cho mục 12 trong bảng 1 về xây dựng các hướng dẫn về đánh giá rủi ro

toàn diện, thông qua việc lập kế hoạch và giám sát chức danh; quản lý nguồn

buồng lái hiệu quả; và để loại bỏ phiền nhiễu, để đọc như sau:

"Phiên họp III 1 đã cho rằng nguy cơ đã biết được kết hợp với một kế hoạch

chuyến đi đã được coi như một phần của kế hoạch chuyến đi và kêu gọi thận

trọng chống lại sự cần thiết cho một quá trình đánh giá rủi ro toàn diện riêng

biệt. Phiên họp III 1 đã thống nhất rằng các quy định hiện hành cho việc lập

kế hoạch chuyến đi có tính đến nguy cơ đã biết được kết hợp với một kế

hoạch chuyến đi (SOLAS, quy định V/34) ".

6.5 Sau khi thảo luận, Ủy ban một lần nữa khuyến khích các Chính phủ Thành viên

quan tâm trình nộp, tới phiên họp MSC 96, những biện minh cho bất kỳ một mục

tiêu kết quả ngoài kế hoạch nào để được đưa vào tương lai như chi tiết trong bảng

1 kế hoạch hành động được cập nhật, có tính đến các quan điểm được thể hiện bởi

CLIA (mục 6.4 đề cập), khi thích hợp.

Đề xuất để cải thiện khả năng sống sót của tàu hành khách sau khi hư hại

6.6 Ủy ban đã xem xét Báo cáo kết quả tạm thời và hiện trạng của nghiên cứu lần

thứ ba được ủy quyền bởi Cơ quan An toàn Hàng hải châu Âu (EMSA 3) về mức

độ rủi ro của tàu khách liên quan đến mất ổn định, theo quy định tại tài liệu MSC

95/6/2 (Áo, và các nước khác), MSC 95/INF.4 và MSC 95/INF.5 (Ủy ban Châu

Âu). Ủy ban đã ghi nhận rằng, trên cơ sở các thông tin có trong những tài liệu này

và các tài liệu liên quan khác, các nhà đồng tài trợ đề xuất rằng Ủy ban ủy quyền

cho một cuộc họp về Nhóm các Chuyên gia Đánh giá An toàn Chính thức (FSA)

để công nhận những kết quả cuối cùng của nghiên cứu.

6.7 Sau khi thảo luận, Ủy ban đã quyết định xem xét vấn đề tổ chức một cuộc họp

giữa kỳ của Nhóm các Chuyên gia FSA theo danh mục 10 chương trình nghị sự

(Thiết kế tàu và Đóng tàu) (xem mục 10.6 và 19.42).

Nhũng thiết bị phát hiện người rơi xuống nước cho tàu khách

6.8 Ủy ban ghi nhận các thông tin được cung cấp bởi ISO (MSC 95/6/3) liên quan

đến một danh mục công việc mới ISO/TC 8 nhằm hỗ trợ trong việc giải thích

thống nhất các yêu cầu đối với các thiết bị phát hiện người rơi xuống nước, hoặc

tương tự, bằng việc quy định các tiêu chuẩn quốc tế cho các thiết bị như vậy. Quan

sát viên của ISO yêu cầu Ủy ban, các Chính quyền khu vực, các tổ chức NGO, các

tổ chức IGOS và các bên liên quan khác tham gia với ISO/TC 8, khi cần thiết, để

hỗ trợ việc xây dựng các danh mục công việc mới này trong hành động hướng tới

an toàn tàu khách.

Hội nghị về tăng cường an toàn cho tàu khách trên hành trình phi quốc tế

Page 43: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

43

6.9 Ủy ban ghi nhận rằng một hội nghị IMO về việc tăng cường an toàn cho tàu

khách trên hành trình phi quốc tế được tổ chức tại Manila, Philippines, ngày 24

tháng 04 năm 2015. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh đang tiến hành một

chương trình đạo đức được thực hiện bởi IMO thông qua Chương trình Hợp tác Kỹ

thuật của mình để cải thiện sự an toàn của các hoạt động vận tải trên biển và vùng

biển nội địa tại một số nước và vùng lãnh thổ trong khi thừa nhận rằng các khuôn

khổ pháp lý của các phà chở khách trong nội địa có thay đổi đáng kể từ nơi này

đến nơi khác. Hội nghị có tham dự của đại diện 13 cho Chính phủ Thành viên cũng

như các quan sát viên của các tổ chức quốc tế.

6.10 Ủy ban tiếp tục ghi nhận rằng hội nghị đã xem xét các hướng dẫn, mà đã được

phát triển bởi Tổ chức để xem xét bởi hội nghị, mục tiêu trong số đó là để cung cấp

một câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi liệu một chiếc phà nội địa là phù hợp cho cho

chính dịch vụ dự định của mình. Các hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan

đến việc mua một chiếc tàu cũ với ý định tham gia vào dịch vụ như một tàu khách

nội địa; một thay đổi trong giới hạn hoạt động; việc chuyển đổi hoặc sửa đổi của

một con tàu trước khi đưa tàu vào vào phục vụ như là một tàu khách nội địa; và

xác minh số lượng hành khách và lập kế hoạch chuyến đi. Các hướng dẫn này cũng

có thể được sử dụng để kiểm tra hoạt động của tàu mà đã được cung cấp các dịch

vụ hành khách và những người liên quan để xác minh số lượng hành khách và lập

kế hoạch chuyến đi trong hoạt động hàng ngày của mình.

6.11 Ủy ban cũng ghi nhận rằng hội nghị đã thông qua một tuyên bố thừa nhận các

yêu cầu cấp thiết để nâng cao sự an toàn của tàu khách trên chuyến đi phi quốc tế ở

một số nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng kêu gọi các Chính phủ xem xét và cập nhật

các quy định quốc gia liên quan đến phà chở khách của mình và áp dụng các

hướng dẫn đã được xem xét tại hội nghị này nhằm đảm bảo rằng một con tàu là

phù hợp cho mục đích trong chính vai trò dự định của mình. Tuyên bố cũng kêu

gọi các Chính phủ, những người cần hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề liên quan đến

hoạt động của phà trong nước để tìm kiếm sự giúp đỡ như vậy của Tổ chức hoặc từ

các Quốc gia khác. Trong bối cảnh này, tiếp thêmg tin về hội nghị này sẽ được

cung cấp cho Ủy ban Hợp tác Kỹ thuật bằng các phương tiện của tài liệu TC

65/INF.12.

7. XEM XÉT LẠI VIỆC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TRUNG TÂM

DỮ LIỆU

7.1 Ủy ban căn cứ các quyết định tại phiên họp MSC 94 liên quan đến các vấn đề

có liên quan đến tính bền vững và khả năng tồn tại của hệ thống LRIT (MSC 94/21,

mục 9.12).

7.2 Ủy ban có các tài liệu sau đây để xem xét:

.1 MSC 95/7 (Canada, và các nước khác), đề xuất các giải pháp thay thế cho

việc đánh giá các Trung tâm Dữ liệu LRIT (DCs) và các Trung tâm Trao đổi

Dữ liệu LRIT Quốc tế (IDE) để giải quyết các mối quan tâm đã phát sinh

Page 44: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

44

của các Chính phủ ký kết Công ước SOLAS về chi phí cao cho việc đánh

giá LRIT được tiến hành bởi IMSO, như là điều phối viên LRIT; và

.2 MSC 95/7/1 (IMSO), cung cấp thông tin về lệ phí đánh giá LRIT giữa

năm 2009 và năm 2015; kết quả của kỳ họp thứ hai mươi ba của Đại hội

đồng IMSO liên quan đến việc thông qua sửa đổi chính sách tính phí đánh

giá IMSO LRIT; và các hoạt động như là Điều phối viên LRIT.

7.3 Trong bối cảnh này, Chủ tịch yêu cầu Ủy ban trước tiên xem xét các vấn đề có

liên quan đến chi phí đánh giá và liệu có thể chuyển giao các chức năng đánh giá

cho IMO hoặc chủ thể khác nên được tính tới trong tương lai.

7.4 Đáp lại các đề xuất có trong tài liệu MSC 95/7, quan sát viên của IMSO đã

cung cấp thông tin cơ bản liên quan đến các chi phí đánh giá và các vấn đề khác có

liên quan, bao gồm cả các quyết định tại phiên họp MSC 91 (MSC 91/22, mục 6.6),

và làm thế nào lệ phí đã được giảm đáng kể trong vài năm qua, với khả năng có thể

giảm sâu hơn trong năm 2016.

7.5 Đoàn đại biểu Vanuatu, được ủng hộ bởi Đoàn đại biểu Ghana và các Đoàn đại

biểu khác, bày tỏ, ngoài những điều khác, theo các quan điểm sau đây:

.1 Nỗ lực IMSO để giảm chi phí đánh giá, bao gồm cả tái cơ cấu lại Ban

giám đốc IMSO, và kinh nghiệm của mình trong đạo đức đánh giá và các

khoản đầu tư có liên quan đến tuyển dụng nhân sự, phát triển các phần mềm

đánh giá, thiết lập các thỏa thuận cho dịch vụ, mua các phần cứng và bản

quyên cần thiết, v.v. nên đưa vào tính toán trước khi xem xét bất kỳ thay đổi

nào;

.2 Tiến hành các nhu cầu thấp cho các thông tin LRIT là một trong những

yếu tố chính ảnh hưởng đến tính bền vững tài chính dài hạn của hệ thống và

do đó ngăn ngừa các DCs thu hồi chi phí;

.3 Một cách có thể trong tương lai để giảm bớt gánh nặng tài chính là có thể

thay đổi tần số mặc định truyền phát thông tin LRIT từ 4 xuống 2 lần phát

trên một ngày;

.4 Đánh giá của các DC nên được duy trì theo một cơ quan độc lập hoặc tổ

chức nhằm bảo toàn các cuộc kiểm tra và cân bằng vốn có trong hệ thống

hiện hành;

.5 Nếu một phần chức năng đánh giá đã được chuyển giao cho các cơ quan

quản lý hoạt động LRIT hoặc IMO, có thể có xung đột lợi ích;

.6 Chuyển giao các chức năng đánh giá cho IMO sẽ có một tác động tài

chính trong Tổ chức và trong chính các Chính phủ thành viên, mà phải được

đánh giá cẩn thận trước khi thực hiện bất cứ các quyết định chính sách nào;

Page 45: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

45

.7 IMSO nên tiếp tục thực hiện những chức năng của Điều phối viên LRIT

và Ủy ban cần tiếp tục theo các thỏa thuận hiện tại để tiến hành các cuộc

đánh giá.

7.6 Đa số mọi người là ủng hộ quan điểm đã trình bày ở trên, trong khi các Đoàn

đại biểu khác ủng hộ các đề xuất trong tài liệu MSC 95/7 và khuyến cáo để khám

phá các tùy chọn tiếp theo cho việc tiến hành các cuộc đánh giá, bao gồm khả năng

chuyển giao các chức năng cho IMO hoặc bất kỳ thực thể nào khác.

7.7 Cân nhắc các quan điểm đã thể hiện và trước khi xem xét tất cả các đề xuất có

trong tài liệu MSC 95/7, các Đoàn đại biểu được yêu cầu, như là một bước đầu tiên,

để cho biết xem có nên theo đuổi tiếp tùy chọn nữa cho việc tiến hành các cuộc

đánh giá LRIT hay không. Trên cơ sở các quan điểm thể hiện bởi những người

phát biểu, Chủ tịch kết luận rằng Ủy ban đã có ý kiến rằng các chức năng đánh giá

nên để lại cho IMSO và không theo đuổi lựa chọn thay thế tiếp nữa để việc tiến

hành các cuộc đánh giá.

7.8 Ủy ban cũng xem xét liệu các vấn đề liên quan đến tần số đánh giá và các gánh

nặng hành chính của các DCs nên được tiếp tục thảo luận bằng một nhóm công tác

mà, lưu ý quyết định để giữ lại các chức năng đánh giá với IMSO, đồng ý không

xem xét việc này thêm nữa .

8. VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ CONTAINER

Tổng quan

8.1 Ủy ban đã phê duyệt, nói chung, báo cáo phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Vận

chuyển Hàng hoá và Container (CCC) (CCC 1/13, Corr.1 và Add.1; và MSC 95/8,

MSC 95 /8/Add.1 và Corr.1) và đã hành động như đã nêu trong các mục 8.2 đến

8.7, căn cứ rằng phiên họp MSC 94 đã thực hiện hành động về các vấn đề khẩn cấp

bắt nguồn từ phiên họp CCC 1 (MSC 94/21, mục 11).

Phê duyệt Chương trình kiểm tra liên tục (ACEP)

8.2 Ủy ban đã ghi nhận cuộc thảo luận của phiên họpCCC 1 về các vấn đề nổi bật

có liên quan đến cơ sở dữ liệu ACEP toàn cầu và nhóm tương ứng đã được thành

lập để tiến hành nội dung.

Phương pháp làm việc của các nhóm giữa hai thời kỳ

8.3 Về thực tiễn hiện tại đối với các phương pháp làm việc của các Nhóm công tác

E&T và ESPH, cụ thể thời hạn gửi tài liệu cho các cuộc họp E&T và đưa lên trang

mạng IMODOCS muộn những đệ trình liên quan đến các đề xuất mới, Ủy ban đã

ghi nhận kết quả thảo luận của phiên họp CCC 1, trong đó kết luận rằng bất kỳ đề

xuất nào về thay đổi phương pháp làm việc của các nhóm công tác giữa hai thời kỳ

phải được nộp cho các Uỷ ban, lưu tam rằng ngày tháng nộp tài liệu và sắp xếp

cuộc họp thuộc dưới sự giám sát của Uỷ ban.

Page 46: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

46

Dự thảo sửa đổi (38-16) cho Bộ luật IMDG và chỉ đạo cho Nhóm E&T

8.4 Ủy ban đã ghi nhận rằng Tiểu ban đã cho phép phiên họp E&T 23 (ngày 18 đến

22 tháng 05 năm 2015) để chuẩn bị các dự thảo sửa đổi (38-16) cho Bộ luật IMDG,

để trình tới phiên họp CCC 2.

Chương trình mẫu 3.18

8.5 Đối với đóng gói an toàn cho Vận chuyển Hàng hóa Đóng gói (CTUs) Với,

Ủy ban đã ghi nhận rằng Tiểu ban đã yêu cầu Ban Thư ký có những hành động cần

thiết để cập nhật Chương trình mẫu 3.18 về đóng gói an toàn cho CTUs.

Thông tri DSC

8.6 Ủy ban đã ghi nhận quyết định của Tiểu ban để ban hành phiên bản cho các

thông tri DSC và bất cứ thông nào trong tương lai là "thông tri CCC", khi thích

hợp.

Sửa đổi do hậu quả cho các thông tri MSC.1/Circ.1395/Rev.1,

MSC.1/Circ.1453 và MSC.1/Circ.1454 trong mối liên quan đến dự thảo sửa

đổi (15/03) Bộ luật IMSBC

8.7 Ủy ban căn cứ rằng việc sửa đổi do hậu quả cho các thông tri

MSC.1/Circ.1395/Rev.1, MSC.1/Circ.1453 và MSC.1/Circ.1454 trong mối liên

quan đến dự thảo sửa đổi (15/03) cho Bộ luật IMSBC (MSC 95/8/Add.1 và Corr.1)

đã được xem xét theo dạm mục 3chương trình nghị sự (xem mục 3.116).

9. YẾU TỐ CON NGƯỜI, HUẤN LUYỆN VÀ TRỰC CA CỦA PHIÊN HỌP

LẦN THỨ HAI CỦA TIỂU BAN

Tổng quan

9.1 Ủy ban đã phê duyệt, nói chung, báo cáo kỳ họp thứ hai của Tiểu ban về Yếu

tố con người, Đào tạo và trực ca (HTW 2/19 và MSC 95/9) và đã thực hiện hành

động như được chỉ ra dưới đây.

Hướng dẫn cho việc phát triển, xem xét và xác nhận của các khóa học mô

hình

9.2 Ủy ban, ghi nhận rằng phiên họp MEPC 68 đã thông qua dự thảo thông tri

MSC-MEPC cung cấp hướng dẫn về phát triển, xem xét và xác nhận hiệu lực cho

các chương trình mẫu, tùy thuộc vào quyết định đồng thời bởi Ủy ban, đã phê

duyệt thông tri MSC-MEPC.2/Circ.15 về Hướng dẫn phát triển, xem xét và xác

nhận hiệu lực của các chương trình mẫu.

Hướng dẫn cho Sỹ quan nhà nước cảng biển về Bộ luật ISM

9.3 Ủy ban, ghi nhận rằng phiên họp MEPC 68 đã đồng thuận để chuyển tiếp các

dự thảo thông tri MSC-MEPC.4 về hướng dẫn Sỹ quan nhà nước Cảng biển về Bộ

luật ISM cho Tiểu ban III xem xét và hoàn thiện, tùy theo quyết định đồng thời bởi

Page 47: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

47

phiên họp MSC 95, đồng ý để chuyển tiếp hướng dẫn đã nói ở trên cho Tiểu ban

III, để xem xét và hoàn thiện, với quan điểm để thông qua bởi Uỷ ban.

Gia hạn giấy chứng nhận cho thuyền trưởng, sĩ quan và chức danh phục vụ

trên tàu tùy thuộc vào Bộ luật IGF

9.4 Ủy ban đã quyết định xem xét các quy định liên quan đến gia hạn giấy chứng

nhận của thuyền trưởng, sĩ quan và chức danh phục vụ trên tàu tùy thuộc vào Bộ

luật IGF theo danh mục 3chương trình nghị sự (xem mục 3.70 và 3.71).

Sửa đổi cho Công ước STCW và Bộ luật liên quan đến yêu cầu đào tạo thuyền

trưởng và sĩ quan boong trên tàu hoạt động trong vùng nước cực

9.5 Ủy ban đã thông qua dự thảo sửa đổi cho Công ước STCW, phần A và B của

Bộ luật STCW, như đã trình bày tại phụ lục 8, phụ lục 9 và phụ lục 10, tương ứng,

liên quan đến các yêu cầu đào tạo đã được sửa đổi cho thuyền trưởng và sĩ quan

boong trên tàu hoạt động trong vùng nước cực, cùng với các dự thảo nghị quyết

MSC và thông tri STCW có liên quan.

9.6 Ủy ban đã chỉ đạo Ban Thư ký thực hiện các thay đổi biên tập do hậu quả, khi

thích hợp, trên cơ sở rằng Ủy ban đã quyết định về việc bao gồm các yêu cầu kiểm

tra gia hạn cấp giấy chứng nhận cho nhân viên phục vụ trên tàu tùy thuộc vào Bộ

luật IGF, và yêu cầu Tổng thư ký ban hành chúng theo Điều XII Công ước STCW

với quan điểm để phê chuẩn tại phiên họp MSC 96 (xem mục 3.70, mục 3.71 và

mục 9.4).

Xem xét lại Công ước STCW về huấn luyện an toàn đặc biệt cho tàu khách

9.7 Ủy ban, ghi nhận rằng phiên họp HTW 2 đã yêu cầu các Chính phủ Thành viên

và các tổ chức quốc tế quan tâm gửi ý kiến và đề xuất trên cơ sở các văn bản đã

được trình bày trong tài liệu HTW 2/WP.4, phụ lục 1, cho phiên họp HTW 3 xem

xét, kéo dài năm hoàn thành mục tiêu cho mục tiêu kết quả về "Xem xét lại Công

ước STCW về huấn luyện an toàn đặc biệt cho tàu khách", đến năm 2016.

Hướng dẫn về các quy định hợp nhất của IMO cho việc vận chuyển an toàn

hàng nguy hiểm ở dạng đóng gói bằng đường biển

9.8 Ủy ban tán thành đề xuất của Tiểu ban để chuyển tiếp dự thảo thông tri MSC

về Hướng dẫn hợp nhất các quy định của IMO về vận chuyển an toàn hàng nguy

hiểm ở dạng đóng gói bằng đường biển, cho Tiểu ban CCC xem xét và hoàn thiện,

với quan điểm để sau đó Ủy ban phê duyệt.

ECDIS - Hướng dẫn thực hành tốt

9.9 Ủy ban đã thông qua thông tri MSC.1/Circ.1503 về ECDIS - Hướng dẫn để

thực hành tốt.

Hướng dẫn cho Sỹ quan Nhà nước Cảng biển về Giấy chứng nhận của thuyền

viên, thời giờ nghỉ ngơi dựa trên cơ sở Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Huấn

Page 48: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

48

luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca cho thuyền viên (STCW), năm 1978,

được sửa đổi và yêu cầu định biên tối thiểu của Quốc gia có cờ.

9.10 Ủy ban đã tán thành đề nghị của Tiểu ban chuyển tiếp những góp ý liên quan

đến dự thảo thông tri MSC về hướng dẫn cho Sỹ quan Nhà nước Cảng biển về giấy

chứng nhận của thuyền viên, thời giờ nghỉ ngơi dựa trên cơ sở Công ước Quốc tế

về Tiêu chuẩn Huấn luyện, Cấp chứng chỉ và Trực ca cho thuyền viên ( STCW),

năm 1978, được sửa đổi và các yêu cầu định biên tối thiểu của Quốc gia có cờ

(HTW 2/WP.5, mục 20 đến mục 23) cho Tiểu ban III, chú ý, đặc biệt, rằng công

việc tiếp theo sẽ được thực hiện tại phiên họp HTW 3 .

Các vấn đề khác

9.11 Ủy ban đã chỉ đạo Ban thư ký thông báo cho Tiểu ban III rằng, đối với các

phiên bản/phát triển tương lai các hướng dẫn kiểm soát Nhà nước Cảng biển, Tiểu

ban III nên yêu cầu sớm thông số đầu vào từ các Tiểu ban kỹ thuật có liên quan

trong quá trình phát triển các hướng dẫn có liên quan.

Hướng dẫn thực hiện các sửa đổi Manila 2010

9.12 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/9/2 (IFSMA, InterManager, ITF và Học

viện Hàng hải), đề xuất ban hành ban hành một thông tri MSC khuyến cáo là các

thuyền viên hiện tại là người đã đáp ứng các yêu cầu thị lực mầu và thị lực tầm

nhìn xa áp dụng cho họ trước ngày có hiệu lực của sửa đổi Manila năm 2010 cho

Bộ luật STCW, tiếp tục là có đủ điều kiện để được cấp một Giấy chứng nhận y tế

"phù hợp với nhiệm vụ" cho đến thời gian khi mà Bộ luật STCW được định kỳ

xem xét lại và ban hành các tiêu chuẩn phù hợp cho thị lực mầu và thị lực tầm nhìn

xa được xem xét toàn diện hơn.

9.13 Trong các cuộc thảo luận kế tiếp, các quan điểm sau đây được trình bày:

.1 Hướng dẫn tại phần B nên được khuyến nghị để được sử dụng cho đến khi

các phương pháp mới xác định thị lực mầu và thị lực tầm nhìn xa cho thuyền

viên", đã được xây dựng;

.2 Một số Chính phủ Thành viên không áp dụng sự khác biệt trong các tiêu

chuẩn cho hiện tại (thuyền viên hiện tại) và thuyền viên mới thì phù hợp với

phần A-I/9 của sửa đổi Manila năm 2010, mà chúng sẽ có hiệu lực toàn bộ

từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;

.3 Ủy ban nên ban hành một thông tri để làm rõ các yêu cầu trong phần A-

I/9;

.4 Khi tuyển dụng, duy trì và phát triển tính chuyên nghiệp của thuyền viên

cần phải được xem xét, thị lực mầu và thị lực tầm nhìn xa của thuyền viên

không nên là một tác động về an toàn hàng hải;

.5 Sửa đổi năm 2010, cụ thể, mục 1, phần A-I/9, là căn cứ phân biệt khác

nhau giữa những người mới vào nghề đi biển, và những người đã làm việc

Page 49: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

49

trên biển, và rằng không có yêu cầu cấp thiết cho Uỷ ban Ban để ban hành

thông tri trong lĩnh vực này; và

.6 Tiểu ban HTW nên được chỉ đạo về:

.1 Xem xét các yêu cầu hiện tại theo chương trình nghị sự hiện tại về

"Hướng dẫn thực hiện sửa đổi Manila năm 2010 "; và.

2 Tư vấn cho Ủy ban về cách tốt nhất hướng tới sự phát triển cho một

giải pháp lâu dài về thị lực mầu và thị lực tầm nhìn xa của thuyền viên.

9.14 Sau vài cuộc thảo luận, Ủy ban đã nhất trí rằng sửa đổi Manila năm 2010 đã

công nhận là các yêu cầu y tế và thị lực cho thuyền viên ban đầu vào nghề và

thuyền viên hiện tại là có thể khác nhau theo quy định tại khoản 1, phần A-I/9 của

Bộ luật STCW, và là không có yêu cầu cấp thiết để ban hành thông tri về vấn đề

này. Hơn nữa, Ủy ban đã chỉ đạo Tiểu ban HTW xem xét các tiêu chuẩn thị lực

mầu và thị lực tầm nhìn xa hiện tại cho thuyền viên và:

.1 Quy định làm rõ, nếu cần thiết, theo mục tiêu kết quả hiện tại của Tiểu

ban về "Hướng dẫn thực hiện sửa đổi Manila 2010"; và

.2 Tham mưu cho Ủy ban về cách tốt nhất hướng tới việc phát triển một giải

pháp lâu dài về tiêu chuẩn thị lực màu và thị lực tầm nhìn xa cho thuyền

viên.

Sửa đổi lại hướng dẫn về giảm thiểu và quản lý mỏi mệt

9.15 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/9/3 (Vương quốc Anh) cung cấp các ý

kiến liên quan đến phạm vi việc xem xét và và cập nhật cho hướng dẫn về giảm

thiểu và quản lý mỏi mệt (MSC/Circ.1014) đã được đồng thuận tại phiên họp

HTW 2, và đề xuất làm rõ phạm vi trong mối liên quan đến định biên.

9.16 Trong cuộc thảo luận tiếp theo, các quan điểm sau đây đã được bày tỏ về:

.1 Có mối liên kết giữa các mức độ định biên và mỏi mệt;

.2 không có sửa đổi phải được thực hiện theo các yêu cầu hiện tại về các

mức định biên an toàn tối thiểu duy chỉ dựa vào việc xem xét mỏi mệt; và

.3 Quy định V/14 Công ước SOLAS và Nghị quyết A.1047(27) về các

Nguyên tắc để định biên an toàn tối thiểu không cần phải sửa đổi.

9.17 Trong bối cảnh này, một số Đoàn đại biểu đã bày tỏ ý kiến rằng Tổ chức cần

xây dựng các quy định bắt buộc có liên quan đến mức độ định biên an toàn tối

thiểu, trong khi những Đoàn đại biểu khác cho rằng Tổ chức không nên xây dựng

các quy định như vậy.

9.18 Sau vài cuộc thảo luận, Ủy ban đã đồng ý với việc làm rõ phạm vi liên có

quan đến định biên được đề xuất của Vương quốc Anh, như được trình bày trong

mục 11 tài liệu MSC 95/9/3, và đã chỉ đạo Tiểu ban HTW đưa vào khi xem xét lại

Hướng dẫn về giảm thiểu và quản lý mỏi mệt (MSC/Circ.1014).

Page 50: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

50

9.19 Ủy ban cũng đồng ý rằng quy định V/14 Công ước SOLAS và Nghị quyết

A.1047(27) về các Nguyên tắc định biên an toàn tối thiểu không cần phải sửa đổi.

BÁO CÁO CỦA TỔNG THƯ KÝ THEO MỤC 2, QUY ĐỊNH I/7 CÔNG

ƯỚC STCW

9.20 Trong giới thiệu báo cáo của Tổng thư ký (MSC 95/WP.3), Giám đốc Cơ

quan An toàn Hàng hải, thay mặt cho Tổng thư ký, tham mưu cho Uỷ ban rằng, khi

chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu của mục 2, quy định I/7 Công ước STCW, ông đã

thu hút và có tính đến các quan điểm của những người có thẩm quyền được lựa

chọn từ danh sách được thành lập theo mục 5 của phần A-I/7 Bộ luật STCW và

được ban hành theo thông tri MSC.1/Circ.797. Báo cáo, như theo yêu cầu của

thông tri MSC.1/Circ.1448, được bao gồm:

.1 Báo cáo của Tổng thư ký cho Ủy ban;

.2 Mô tả trình tự quy trình;

.3 Bản tóm tắt các kết luận đã đạt được theo hình thức của một bảng so sánh;

.4 Một chỉ dẫn các khu vực không áp dụng cho Chính phủ có liên quan.

9.21 Ủy ban sau đó được yêu cầu xem xét báo cáo được đính kèm theo tài liệu

MSC 95/WP.3 với mục đích xác nhận rằng các thông tin được cung cấp bởi các

Chính phủ có liên quan đã chứng minh rằng hiệu lực đầy đủ và hoàn chỉnh đã được

đưa ra cho các quy định của Công ước STCW.

9.22 Như trường hợp với các báo cáo của Tổng thư ký cho phiên họp làn trước, Ủy

ban đã đồng thuận xem xét bản báo cáo để:

.1 Xác định, từ báo cáo của Tổng thư ký, phạm vi của thông tin đánh giá của

ban đánh giá;

.2 Xem xét lại các các quy trình báo cáo để xác định bất kỳ mục yêu cầu yêu

giải thích nào;

.3 Xem xét lại các thông tin trình bày ở định dạng bảng so sánh để đảm bảo

rằng chúng phù hợp với báo cáo của Tổng thư ký; và

.4 Xác nhận rằng mỗi báo cáo phản ánh các quy trình cho việc đánh giá các

thông tin được cung cấp bởi Chính phủ có liên quan đã được theo dõi một

cách chính xác.

9.23 Ủy ban xác nhận rằng các quy trình để đánh giá các thông tin được cung cấp

đã được theo dõi một cách chính xác trong sự tôn trọng theo Công ước STCW đã

được đưa vào bản báo cáo của Tổng thư ký và chỉ đạo Ban Thư ký ban hành một

thông tư được cập nhật như thông tri MSC.1/Circ.1163/Rev.9.

BÁO CÁO CỦA THƯ KÝ TỔNG THEO QUY TẮC I/8 CÔNG ƯỚC STCW

Page 51: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

51

9.24 Trong giới thiệu bản báo cáo của Ông ta (MSC 95/WP.3/Add.1), Giám đốc

Cơ quan An toàn Hàng hải, thay mặt cho Tổng thư ký, đã tham mưu cho Uỷ ban

rằng, trong việc chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu tại khoản 3 của quy định I/8

Công ước STCW, ông đã khẩn thiết yêu cầu và có tính đến các quan điểm của

những người có thẩm quyền được lựa chọn từ danh sách được thành lập theo mục

5 của phần A-I/7 Bộ luật STCW và đã được ban hành bằng thông tri

MSC.1/Circ.797. Mỗi báo cáo, như theo yêu cầu của thông tri MSC.1/Circ.1449,

được bao gồm:

.1 Báo cáo của Tổng thư ký cho Ủy ban;

.2 Một mô tả của các quy trình theo đó; và

.3 Một bản tóm tắt các kết luận đã đạt được theo hình thức của bảng so sánh.

9.25 Ủy ban sau đó đã được yêu cầu xem xét các báo cáo đính kèm theo tài liệu

MSC 95/WP.3/Add.1 với mục đích xác nhận rằng các thông tin được cung cấp bởi

các Thành viên Công ước STCW theo quy định I/8 Công ước STCW đã khẳng

định rằng hiệu lực đầy đủ và toàn diện đã được đưa ra theo các quy định của Công

ước STCW.

9.26 Như là trường hợp theo các báo cáo của Tổng thư ký cho phiên họp trước đó

của Ủy ban, Ủy ban đồng ý xem xét tất cả các báo cáo chung để:

.1 Rà soát các quy trình báo cáo để xác định bất kỳ mục nào yêu cầu giải

thich rõ;

.2 Rà soát các thông tin trình bày ở định dạng bảng so sánh; và

.3 Xác nhận rằng mỗi báo cáo đã phản ánh rằng các quy trình cho việc đánh

giá thông tin được cung cấp bởi các Thành viên liên quan đã được theo dõi

một cách chính xác.

9.27 Ủy ban khẳng định rằng các quy trình cho việc đánh giá các thông tin được

cung cấp đã được theo dõi một cách chính xác đối với 6 Thành viên Công ước

STCW và yêu cầu Ban Thư ký ban hành một thông tri cập nhật thông tri

MSC.1/Circ.1164/Rev.15.

9.28 Đoàn đại biểu quần đảo Cook, trong lưu ý rằng tại nhiều cuộc họp của Uỷ ban,

các Thành viên Công ước STCW đã được thấy là hiệu lực đầy đủ và toàn diện theo

quy định I/7 và quy định I/8 của Công ước STCW đã được cam kết, và bày tỏ mối

quan tâm của mình là các Thành viên Cộng ước STCW đã không tự động cộng

nhận các giấy chứng nhận, theo qui định I/10, được ban hành bởi các Thành viên

khác cũng được thấy là Công ước đã được cam kết có hiệu lực đầy đủ và toàn diện.

Theo ý kiến của mình, Uỷ ban nên thảo luận về vấn đề ban hành này để xác định

những trở ngại mà dường như ngăn cản Thành viên Công ước công nhận như thế.

PHÊ DUYỆT NHỮNG NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN

Page 52: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

52

9.29 Ủy ban phê duyệt bổ xung những người có thẩm quyền được đề cử bởi các

Chính phủ (MSC 95/9/1 và MSC 95/9/1/Add.1) và yêu cầu Ban Thư ký ban hành

một thông tri cập nhật như là thông tri MSC.1/Circ.797/Rev.27 .

Dự án Cyclades: Tích hợp và phổ biến kiến thức về yếu tố con người thông

qua bài giảng điện tử (e-learning) cho đề án thành lập trung tâm thuyền viên

9.30 Ủy ban đã ghi nhận và đánh giá cao những thông tin có trong tài liệu MSC

95/INF.7 (WMU).

NGHIÊN CƯU NGUỒN NHÂN LỰC 2015 CỦA BIMCO/ICS

9.31 Các quan sát viên ICS cung cấp thông tin về tiến độ nghiên cứu nguồn nhân

lực năm 2015 của BIMCO/ICS và yêu cầu các Chính phủ Thành viên cung cấp cập

nhật chi tiết liên lạc.

10. THIẾT KẾ VÀ ĐÓNG TÀU

Tổng quan

10.1 Uỷ ban đã phê duyệt, nói chung, báo cáo của phiên họp lần thứ hai của Tiểu

ban Thiết kế và Đóng tàu (SDC) (SDC 2/25 và MSC 95/10/Rev.1) và đã thực hiện

hành động như được chỉ ra dưới đây.

Cửa kín nước (quy định II-1/13)

10.2 Uỷ ban đã xem xét các quan điểm khác nhau đã được bây tỏ tại phiên họp

SDC 2 (SDC 2/25, 3.11) về đề xuất sửa đổi quy định II-1/13 Công ước SOLAS để

giới thiệu phương pháp bảo vệ chống lại sự nghiền của người dân trong các hoạt

động hàng ngày của các cửa kín nước và đã ghi nhận các quan điểm sau đây bày tỏ

về vấn đề này:

.1 Đề xuất đã nói ở trên đáng để cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng lại nằm ngoài

mục tiêu kế hoạch hiện tại; Do đó, một minh chứng cho một mục tiêu mới

ngoài ngoài kế hoạch là cần thiết;

.2 Những mối liên quan giữa kỹ thuật và thực tiễn cần được xem xét một

cách cẩn thận khi mà từ trước đến nay cửa kín nước là những hệ thống rất

chắc khỏe;

.3 Có một vấn đề cấp thiết từ trước đến nay là đã có một số vụ tai nạn mà đã

dẫn đến tử vong trong quá trình vận hành thông thường của các cửa kín

nước; và

.4 Có một mối liên quan cấp thiết đến các hệ thống của tàu và việc đào tạo

và việc phê duyệt về vấn đề này nên được phối hợp với Tiểu ban SSE, đồng

ý rằng chúng là một việc ban hành cấp thiết và quyết định để chuẩn bị một

chứng minh cho một mục tiêu mới để được xem xét theo mục 19 chương

trình nghị sự (xem mục 19.32).

Page 53: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

53

Ngập nước trên tàu khách

10.3 Uỷ ban đã ghi nhận rằng công việc về hạn chế các điểm ngập nước trên boong

chính tàu khách đã được hoàn thành, nhưng không có tài liệu đã được gửi đến về

vấn đề này trong hai phiên họp của Tiểu ban.

Quy định phân vùng ổn định và mất ổn định

10.4 Uỷ ban xem xét dự thảo sửa đổi Chương II-1 Công ước SOLAS về những quy

định về phân vùng ổn định và mất ổn định, như được trình bày trong phụ lục 1

trong tài liệu SDC 2/25, cùng với tài liệu MSC 95/10/1 (Hoa Kỳ), đề xuất không

thông qua dự thảo sửa đổi vào thời điểm này vì cho đến nay một số sửa đổi bổ

sung cho Chương II-1 Công ước SOLAS vẫn hãy còn đang được Tiểu ban xem xét,

và tài liệu MSC 95/10/3 (Vương quốc Anh), về đề xuất cải tiến biên tập cho bản dự

thảo sửa đổi và bày tỏ quan ngại rằng việc thời gian áp dụng đã không tuân thủ

theo Hướng dẫn về soạn thảo dự thảo sửa đổi cho Công ước SOLAS 1974 và các

văn kiện bắt buộc có liên quan (MSC.1/Circ.1500).

10.5 Đã ghi nhận rằng:

.1 Có ủng hộ nói chung cho các đề xuất nêu trong tài liệu MSC 95/10/1 và

MSC 95/10/3;

.2 Các sửa đổi cho Chương II-1 Công ước SOLAS về những quy định về

phân khu ổn định và mất ổn định đã được dự định là một gói bao gồm toàn

diện các sửa đổi; và

.3 Theo như Hướng dẫn về hiệu lực của các sửa đổi cho Công ước SOLAS

1974 và các văn kiện bắt buộc có liên quan (MSC.1/Circ.1481), việc phê

duyệt các sửa đổi đã nói ở trên tại phiên họp MSC 96 sẽ không trì hoãn ngày

ngày có hiệu lực của chúng,

Ủy ban đã quyết định chuyển dự thảo sửa đổi và các tài liệu MSC 95/10/1 và MSC

95/10/3 cho phiên họp SDC 3 xem xét thêm về phạm vi áp dụng, với quan điểm để

thông qua tại phiên họp MSC 96.

Nghiên cứu lần thứ 3 của cơ quan EMSA có liên quan đến khả năng sống sót

của tàu khách

10.6 Ủy ban đã nhất trí tổ chức một cuộc họp giữa kỳ của Nhóm Các chuyên gia

FSA từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2015, dưới sự chủ trì của Chủ tịch ông

K. Yoshida, mục đích để xác thực tại phiên họp C 114 (xem mục 19.42), để công

nhận các nghiên cứu tại phiên hopk EMSA 3 có liên quan đến khả năng sống sót

của tàu khách, và chỉ đao cho nhóm chuyên gia báo cáo các kết quả trực tiếp tới

phiên họp SDC 3 để xem xét. Về việc này, Ủy ban đã ghi nhận rằng tài liệu MSC

93/6/2 và MSC 93/10/20, đã được chuyển đến các Tiểu ban tại phiên họp MSC 93,

kể từ khi chúng có liên quan đến khả năng sống sót của tàu khách, và sẽ được xem

xét tiếp tại phiên họp SDC 3.

Trở về an toàn đến cảng cho tàu khách

Page 54: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

54

10.7 Uỷ ban đã ghi nhận tiến bộ đã thực hiện được về các vấn đề có liên quan đến

bản dự thảo Hướng dẫn trở về an toàn đến cảng cho tàu khách.

Bộ luật ổn định nguyên vẹn 2008

Băng tích lũy trên tàu hàng khô chuyên chở gỗ cây trên boong

10.8 Uỷ ban thông qua, với những thay đổi nhỏ, bằng nghị quyết MSC.398(95),

các sửa đổi cho chương 6 của phần B Bộ luật IS Code 2008, như đã được trình bày

trong phụ lục 11.

Tiêu chí cho góc ổn định tối đa của tàu.

10.9 Kể từ khi Ủy ban đã xác nhận quyết định của Tiểu ban để hoàn thành mục

tiêu kế hoạch 5.2.1.1 (Các sửa đổi đối với tiêu chí cho góc ổn định tối đa hồi phục

của Bộ luật IS Code 2008), ở giai đoạn này, là quá sớm để rà soát lại chương 3 của

phần A Bộ luật IS Code 2008 về các tiêu chí cho góc ổn định tối đa hồi phục mà

không cần phải nghiên cứu thêm, không cần các phép đo thực tế của tàu và không

cần dữ liệu mô hình thử nghiệm.

Các Hoạt động di chuyển neo

10.10 Ủy ban đã thông qua dự thảo sửa đổi về sự ra đời bộ luật IS Code 2008 về

các tàu tham gia vào hoạt động di chuyển neo, như được nêu trong phụ lục 12, phù

hợp với quy định II-1/2.27 Công ước SOLAS (nghị quyết MSC.269(85)) và quy

định 3(16) của Nghị định thư LL Protocol năm 1988 (nghị quyết MSC.270(85)).

Về việc này, Ủy ban cũng đã được phê duyệt, về nguyên tắc, dự thảo sửa đổi cho

phần B của Bộ luật IS Code 2008 về các tàu tham gia vào hoạt động di chuyển neo,

như được nêu trong Phụ lục 4 tài liệu SDC 2/25, theo quan điểm để thông qua cùng

với việc thông qua các sửa đổi liên quan đã nêu ở trên. Ban Thư ký đã được yêu

cầu phải thực hiện hành động thích hợp.

Vận chuyển công nhân công nghiệp trên các tàu có tham gia vào tuyến hành

trình quốc tế

10.11 Về việc vận chuyển đến trên 12 công nhân công nghiệp trên các tàu có tham

gia vào tuyến hành trình quốc tế và dự thảo Thông tri MSC có liên quan đến Định

nghĩa Công nhân công nghiệp, như được nêu ra trong phụ lục 5 tài liệu SDC 2/25,

Ủy ban có trong tay các tài liệu sau đây để xem xét chúng:

.1 MSC 95/10/2 (Argentina), bày tỏ quan điểm cho rằng dự thảo định nghĩa

được chuẩn bị tại phiên họp SDC 2 có thể giới thiệu một vài lệch lạc vào

trong hệ thống quy tắc của Tổ chức, và do đó, đề xuất rằng các hướng dẫn

mới được phát triển phải không tác động đến các văn kiện bắt buộc của

IMO;

.2 MSC 95/10/4 (Pháp), ủng hộ quan điểm thể hiện trong tài liệu MSC

95/10/2, và đề xuất rằng dự thảo định nghĩa "chỉ là hướng dẫn tạm thời", với

quan điểm nhằm để thiết lập các biện pháp chuyển tiếp cho việc áp dụng các

Page 55: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

55

Công ước liên quan (ví dụ: Công ước SOLAS, Công ước MARPOL, Công

ước STCW, vv);

.3 MSC 95/10/8 (Hoa Kỳ), bày tỏ quan điểm cho rằng dự thảo Thông tri

MSC là một giải pháp "tạm thời" và đề xuất sửa đổi cho dự thảo định nghĩa

để đảm bảo thực hiện nhất quán và tránh bất kỳ một xung đột nào đối với

các văn kiện bắt buộc của IMO; và

.4 MSC 95/10/9 (Vanuatu), bày tỏ quan ngại về cuộc thảo luận tại phiên họp

SDC 2 liên quan đến "nhu cầu" một sửa đổi cho Công ước SOLAS và ủng

hộ kết quả của các nhóm tương ứng đã được thành lập tại phiên họp SDC 1

(SDC 2/8, phụ lục) kể từ đó, theo quan điểm của mình, thì chúng đáp ứng

được mục đích của các công việc đã được đồng thuận tại phiên họp MSC 92

(MSC 92/26, mục 23.19).

10.12 Trong khi xem xét các tài liệu trên đây và dự thảo thông tri MSC về Định

nghĩa về công nhân công nghiệp đã được chuẩn bị tại phiên họp SDC 2, Ủy ban đã

ghi nhận các quan điểm sau đây đã bày tỏ trong cuộc thảo luận:

.1 Rằng việc chấp thuận bản dự thảo định nghĩa về công nhân công nghiệp

mà không có một áp dụng cụ thể sẽ có những tác động tiếp theo đến các văn

kiện bắt buộc của IMO;

.2 Rằng bản dự thảo định nghĩa đã được phát triển để giải quyết các vấn đề

cho các tàu vận tải và có bố trí một số lượng nhỏ các công nhân công nghiệp

và, không có những hạn chế thích hợp cho chính các áp dụng của chúng, thì

chúng cũng sẽ có thể áp dụng đối với những tàu vận tải hoặc bố trí một số

lượng lớn công nhân công nghiệp;

.3 Thay vì phê duyệt bản dự thảo định nghĩa về công nhân công nghiệp như

là một giải pháp tạm thời, lợi ích tốt nhất của Tổ chức là để tiếp tục công

việc của mình để đưa ra, trong mối liên quan đến an toàn, một định hướng rõ

ràng và toàn diện cho tất cả các bên liên quan;

.4 Như dự thảo hiện nay, dự thảo định nghĩa mới về công nhân công nghiệp

sẽ tăng cường trách nhiệm của các quốc gia ven biển, mà không cho họ

những công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề này;

.5 Bản dự thảo định nghĩa là một cột mốc quan trọng để nhận biết và mô tả

rõ ràng loại nhân sự mới này, được đặc trưng bởi khả năng và năng lực khác

nhau đáng kể so với hành khách bình thường;

.6 Định nghĩa này là rất cần thiết bởi vì các lĩnh vực năng lượng ngoài khơi

đang phát triển để tạo điều kiện an toàn và chuyển giao hiệu quả các dịch vụ

kỹ thuật lắp đặt thiết bị ngoài khơi;

.7 Có một yêu cầu cho một giải pháp bắt buộc về vấn đề này, mà có thể kéo

theo sự phát triển cho các sửa đổi cho chương I Công ước SOLAS và, do đó,

các mục tiêu kết quả hiện tại nên được mở rộng hoặc một mục tiêu kết quả

mới cần phải được chuẩn bị; và

Page 56: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

56

.8 Một biện minh cho một mục tiêu kết quả mới cần phải được chuẩn bị, mà

nên xem xét các văn biện bắt buộc hiện tại, trước khi chuẩn bị sửa đổi bổ

xung hoặc một văn kiện mới.

10.13 Sau khi xem xét các quan điểm nêu ở trên, Ủy ban đã quyết định chuẩn bị

một biện minh cho một kế hoạch cho mục tiêu kết quả mới để xem xét theo mục 19

chương trình nghị sự (xem mục 19.25). Về việc này, Ủy ban đã ghi nhận tuyên bố

của quan sát viên CESA rằng họ ủng hộ các định nghĩa về công nhân viên công

nghiệp đã được chuẩn bị tại phiên họp SDC 2. Các văn bản đầy đủ tuyên bố của họ

được đưa ra trong phụ lục 27.

Bố trí kiểm tra cho khoang kín nước

10.14 Ủy ban, đã ghi nhận rằng Tiểu ban đã quyết định để hoàn thành việc xem xét

các sửa đổi cho quy định II-1/11 Công ước SOLAS và phát triển các hướng dẫn

liên quan để đảm bảo tính đầy đủ việc bố trí kiểm tra cho khoang kín nước, đến

nay sự đồng thuận đã không thể đạt được về dự thảo các sửa đổi, đã xem xét tài

liệu MSC 95/10/6 (IACS), đang đề xuất một dự thảo Thông tri MSC được chuẩn bị

dựa trên cơ sở về những hướng dẫn kiểm tra tàu dầu có trong phụ lục 7 của tài liệu

SDC 2/INF.8 (Nhật Bản).

10.15 Trong bối cảnh này, Ủy ban, đã ghi nhận các quan điểm sau đây bày tỏ về

vấn đề này:

.1 Rằng phiên họp SDC 2, sau nhiều năm xem xét các vấn đề này, đã quyết

định rằng không có nhu cầu sửa đổi quy định II-1/11 Công ước SOLAS như

là một mức độ an toàn là đủ;

.2 Các dự thảo hướng dẫn (SDC 2/INF.8, phụ lục 7) đã được xem xét tại

phiên họp SDC 2, nhưng cho đến nay không thể thống nhất vì nó không

được coi là cần thiết và không cần dự thảo sửa đổi SOLAS nữa; và

.3 Các nội dung của dự thảo hướng dẫn được dựa trên một yêu cầu hợp nhất

của IACS và, do đó, chúng đã hiển nhiên có sẵn cho bất kỳ một Chính quyền

hành chính nào nhằm để sử dụng trên cơ sở cho từng trường hợp cụ thể,

và cũng ghi nhận rằng là một đa số rõ ràng của những người phát biểu về vấn đề

này là đã không ủng hộ các đề xuất hướng dẫn, đã quyết định rằng không tiếp tục

công việc thêm hơn nữa là cần thiết về vấn đề này. Về vấn đề này, Ủy ban đã ghi

nhận các phát biểu của Đoàn đại biểu Hy Lạp và quan sát viên EC, các văn bản đầy

đủ của chúng được trình bày trong phụ lục 27.

Các yếu tố cho Chất dẻo gia cố dạng sợi (FRP) trong kết cấu tàu

10.16 Sau khi xem xét dự thảo thông tri hướng dẫn tạm thời MSC về sử dụng các

yếu tố cho Chất dẻo gia cố dạng sợi (FRP) trong kết cấu tàu: các Vấn đề An toàn

cháy, như được trình bày trong Phụ lục 6 tài liệu SDC 2/25, cùng với tài liệu MSC

95/10/7 (Hoa Kỳ), bày tỏ quan điểm cho rằng sẽ là quá sớm để phê duyệt dự thảo

hướng dẫn tạm thời tại giai đoạn này do vì việc xem xét đã không đưa ra được

nguồn gốc của các mục tiêu an toàn cháy và các chức năng yêu cầu trong phần A

Page 57: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

57

của Chương II-2 Công ước SOLAS, như theo chỉ đạo tại phiên họp MSC 93 (MSC

93/22, mục 10.10), Ủy ban, đã ghi nhận các quan điểm sau đây bày tỏ về vấn đề

này:

.1 Những quan ngại bày tỏ trong tài liệu MSC 95/10/7 đã hoàn toàn được

xem xét và giải quyết ở phiên họp SDC 2 và, do đó, các dự thảo hướng dẫn

tạm thời phải được phê duyệt kể từ khi chúng hỗ trợ như một công cụ tốt để

giải quyết các vấn đề về FRP trong các cấu trúc tàu;

.2 Có một nhu cầu thiết đối với các hướng dẫn tạm thời như là vật liệu FRP

đã được sử dụng và điều quan trọng để cho phép để thiết kế thay thế;

.3 Quy định II-2/17 Công ước SOLAS đã cho phép sự linh hoạt trong việc

thực thi bất kỳ yêu cầu nào trong chương II-2 và dự thảo hướng dẫn tạm thời

hiện hành không quy định cho việc thực hiện thống nhất các yêu cầu đó; và

.4 Tất cả các mối lo ngại cần phải được giải quyết trước khi phê duyệt

hướng dẫn tạm thời như vậy, đã quyết định phục hồi mục tiêu kết quả hiện

tại mục 5.2.1.21 về "Hướng dẫn sử dụng Chất dẻo gia cố dạng sợ (FRP)

trong kết cấu tàu" trong chương trình nghị sự tại phiên họp SDC 3 (xem

thêm mục 19.21) và chuyển tài liệu MSC 95/10/7 cho phiên họp SDC 3 để

xem xét thêm.

Lối đi an toàn tới mũi tàu dầu

10.17 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1504 về Giải thích thống nhất

cho Hướng dẫn lối đi an toàn tới mũi tàu dầu (nghị quyết MSC.62(67)).

Các Ống nhựa trên tàu biển

10.18 Ủy ban đã thông qua, bằng nghị quyết MSC.399(95), các sửa đổi Hướng dẫn

việc áp dụng các ống nhựa trên tàu (nghị quyết A.753(18)), như được sửa đổi theo

Nghị quyết MSC.313(88), và được trình bày trong Phụ lục 13.

Dự thảo sửa đổi quy định II-2/13 Công ước SOLAS

10.19 Ủy ban đã thông qua dự thảo sửa đổi quy định II-2/13 Công ước SOLAS về

phân tích di tản, như được trình bày trong Phụ lục 14 và yêu cầu Tổng thư ký ban

hành hành sửa đổi nói trên theo đúng Điều VIII Công ước SOLAS, với quan điểm

để thông qua sau đó tại phiên họp MSC 96.

10.20 Cân nhắc kỹ các quyết định đã nói ở trên, Ủy ban đã ghi nhận các thông tin

được cung cấp bởi các quan sát viên IACS rằng họ có ý định trình một tài liệu đến

phiên họp MSC 96 để xem xét trong việc cùng kết hợp với việc thông qua dự thảo

sửa đổi quy định II-2/13 Công ước SOLAS, có liên quan đến các vấn đề về ngôn

ngữ mập mờ và phạm vi áp dụng của các sửa đổi.

Giải thích thống nhất quy định II-2/13.6 Công ước SOLAS

10.21 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1505 về giải thích thống nhất quy

định II-2/13.6 Công ước SOLAS.

Page 58: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

58

Dự thảo sửa đổi quy định II-1/22 Công ước SOLAS

10.22 Ủy ban đã thông qua, về nguyên tắc, dự thảo sửa đổi quy định II-1/22 Công

ước SOLAS về các cửa kín nước, như đã được trình bày trong phụ lục 1 của tài

liệu SDC 2/25, với quan điểm nhằm thông qua tại phiên họp MSC 96, cùng với

việc thông qua dự thảo sửa đổi chương II-1 Công ước SOLAS về các quy định về

phân khoang và mất ổn định (xem mục 10.4).

Hướng về cửa kín nước trên tàu khách

10.23 Ủy ban đã chấp thuận, về nguyên tắc, Hướng dẫn về cửa kín nước trên tàu

khách mà chúng có thể được mở ra trong thời gian hàng hải, như đã được trình bày

trong phụ lục 11 của tài liệu SDC 2/25, theo quan điểm để thông qua tại phiên họp

MSC 97, cùng kết hợp với việc thông qua dự thảo sửa đổi cho quy định II-1/22

Công ước SOLAS (xem mục 10.4 và 10.22).

Hướng dẫn về luyện tập kiểm soát hư hại đối cho tàu khách

10.24 Ủy ban đã ghi nhận những tiến bộ đạt được về các vấn đề liên quan đến sửa

đổi Chương II-1 Công ước SOLAS và các hướng dẫn liên quan đến luyện tập kiểm

soát thiệt hại cho tàu khách.

An toàn tàu bách hóa

10.25 Ủy ban đã ghi nhận rằng việc xem xét các vấn đề có liên quan đến an toàn

tàu bách hóa đã được hoàn thành.

Dự thảo sửa đổi cho Bộ luật ESP 2011

10.26 Ủy ban đã phê duyệt dự thảo sửa đổi Bộ luật ESP 2011, như đã được trình

bày trong phụ lục 15, và yêu cầu Tổng thư ký ban hành các sửa đổi nêu trên theo

Điều VIII Công ước SOLAS, theo quan điểm để cùng thông qua tại phiên họp

MSC 96. Về việc này, Ủy ban đã quyết định rằng, trong tương lai, Hướng dẫn về

dự thảo sửa đổi cho Công ước SOLAS 1974 và các văn kiện bắt buộc có liên quan

(MSC.1/Circ.1500) không nên áp dụng, toàn bộ, cho Bộ luật ESP 2011, kể từ khi

bộ luật đã nói ở trên được cập nhật hàng năm tương tự như cập nhật đối với Bộ

luật IMDG và Bộ luật IMSBC.

Sửa đổi thông tri MSC.1/Circ.1464/Rev.1

10.27 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1507 về Sửa đổi cho Giải thích

thống nhất các quy định của chương II-1 và chương XII Công ước SOLAS, về các

Quy định kỹ thuật cho phương tiện tiếp cập để giám định (nghị quyết

MSC.158(78)) và cho các Tiêu chuẩn hiệu suất về thiết bị đo mực nước trên tàu

chở hàng rời và tàu có một hầm hàng duy nhất khác với tàu chở hàng rời (nghị

quyết MSC.188(79)) (thông tri MSC.1/Circ.1464/Rev.1).

Giải thích thống nhất quy định 36(6) của Nghị định thư LL 1988

Page 59: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

59

10.28 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1508 về Giải thích thống nhất

cho quy định 36(6) của Nghị định thư năm 1988 liên quan đến Công ước Quốc tế

về Mạn khô tàu biển 1966.

Giải thích thống nhất cho Bộ luật về Độ ồn trên Tàu

10.29 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1509 về Giải thích thống nhất

cho Bộ luật về Độ ồn trên Tàu (nghị quyết MSC.337(91)).

Giải thích thống nhất liên quan đến chống cháy

10.30 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1510 về Sửa đổi cho Giải thích

thống nhất của Chương II-2 Công ước SOLAS, Bộ luật FSS, Bộ luật FTP và các

quy trình có liên quan đến kiểm tra cháy nổ (MSC/Circ.1120), với những sửa đổi

nhỏ không quan trọng.

Giải thích thống nhất các quy định II-2/9 và quy định II-2/13 Công ước

SOLAS

10.31 Ủy ban, khi xem xét tài liệu MSC 95/10/5 (IACS), về đề xuất sửa đổi cho dự

thảo giải thích thống nhất được chuẩn bị tại phiên họp SDC 2 đặc biệt đối với cháy

toàn bộ tại ngăn cách của không gian xếp hàng ro-ro/xe tải trên tàu khách và tàu

hàng khô, đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1511 về Giải thích thống nhất cho

quy định II-2/9 và quy định II-2/13 Công ước SOLAS, với những sửa đổi được đề

xuất trong tài liệu MSC 95/10/5.

Dự thảo Bộ luật Tàu OSV hóa chất (Offshore Support Vessels (OSV)Chemical

Code)

10.32 Ủy ban đã ghi nhận rằng Tiểu ban đã chuyển chương 5 dự thảo Bộ luật Tàu

OSV Hóa chất về Chuyển giao hàng hóa cho phiên họp SSE 2 và phiên họp CCC 2,

để tư vấn cho phiên họp PPR 3, và đã chuyển bản cứng chương 2 của dự thảo Bộ

luật Tàu OSV Hóa chất cho phiên họp PPR 3, để phối hợp các mục đích. Về việc

này, Ủy ban cũng đã ghi nhận rằng Tiểu ban đã yêu cầu phiên họp PPR 3 xem xét

lại yêu cầu của mình cho Tiểu ban SDC để xem xét tất cả các yêu cầu về ổn định

hiện tại có sai khác với các Bộ luật của IMO và các Hướng dẫn có liên quan đến

tàu OSVs, với mục đích làm rõ phạm vi và mục đích công việc phải đảm nhiệm.

11. HÀNG HẢI, THÔNG TIN LIÊN LẠC, TÌM KIẾM VÀ CỨU NẠN

Tổng quan

11.1 Uỷ ban đã phê duyệt, nói chung, bản báo cáo kỳ họp thứ hai của Tiểu ban về

Hàng hải, Thông tin liên lạc và Tìm kiếm cứu nạn (NCSR) (NCSR 2/23 và MSC

95/11) và đã thực hiện hành động như được chỉ ra dưới đây.

Các tuyến luồng khác với hệ thống phân luồng giao thông (TSSs)

Page 60: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

60

11.2 Tuân theo nghị quyết A.858(20), Ủy ban đã thông qua các tuyến luồng mới

sau đây. Thành lập:

.1 Tuyến luồng hai chiều ở tây nam Biển Coral;

.2 Một khu vực để tránh va ở tây nam Biển Coral; và

.3 Năm khu vực để tránh va trong khu vực của quần đảo Aleutian;

để phổ biến bằng thông tri SN.1/Circ.331.

Thực thi việc cho các tuyến luồng đã được phê chuẩn

11.3 Uỷ ban quyết định rằng các tuyến luồng mới đã được chi tiết hóa trong mục

11.2 được thực thi sau sáu tháng sau khi được phê chuẩn, tức là vào lúc 0000 giờ

UTC ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Những Đề xuất và khuyến nghị liên quan đến các chức năng và hoạt động của

hệ thống LRIT

11.4 Ủy ban đã chỉ đạo Ban Thư ký sửa đổi mô-đun COMSAR trong trang GISIS

để cho phép đưa ra các giới hạn địa lý của các Khu vực Tìm kiếm và Cứu nạn sử

dụng định dạng tiêu chuẩn đã được định nghĩa cho hệ thống LRIT và yêu cầu các

Chính phủ thành viên để gửi lại các thông tin theo các định dạng thích hợp trước

đây đến khi việc thay đổi mô-đun được triển khai.

11.5 Uỷ ban đã thông qua nghị quyết MSC.400(95) về Sửa đổi cho Sửa đổi các

Tiêu chuẩn Hiệu suất và các các yêu cầu chức năng cho Hệ thống Nhận dạng và

lần tìm tầm xa (LRIT) của tàu (nghị quyết MSC.263(84), đã được sửa đổi), như đã

được trình bày trong phụ lục 16.

11.6 Uỷ ban đã phê duyệt sửa đổi cho thông tri MSC.1/Circ.1259/Rev.6 và thông

tri MSC.1/Circ.1294/Rev.4, bao gồm các tài liệu kỹ thuật LRIT, phần I và phần II,

tương ứng, và ủy quyền cho Ban Thư ký thực hiện bất kỳ điều chỉnh về biên tập

mà được xác định và ban hành chúng là thông tri MSC.1/Circ.1259/Rev.7 và thông

tri MSC.1/Circ.1294/Rev.5, tương ứng.

11.7 Ủy ban đã ủy quyền cho Cơ quan Quản trị Hoạt động LRIT chuẩn bị chi tiết

các thủ tục cần thiết cho giai đoạn thử nghiệm sửa đổi lần thứ hai của hệ thống

LRIT và phối hợp kiểm tra tất cả các DCs, các IDE và các máy chủ DDP.

Hài hòa hóa các Hướng dẫn liên quan đến Thiết kế lấy Con người làm Trung

tâm (HCD), Thuận tiện Kiểm tra, Thẩm định và Đánh giá (UTEA) và Đảm

bảo Chất lượng Phần mềm (SQA)

11.8 Ủy ban đã thông qua thông tri MSC.1/Circ.1512 về Hướng dẫn Đảm bảo Chất

lượng Phần mềm và Thiết kế lấy Con người làm Trung tâm Thiết kế cho Hàng hải

điện tử (e-navigation).

Tiêu chuẩn hiệu suất cho đa hệ thống hàng hải bố trí trên tàu

Page 61: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

61

11.9 Uỷ ban đã xem xét các dự thảo Tiêu chuẩn Hiệu suất cho đa hệ thống hàng

hải bố trí trên tàu được phát triển bởi phiên họp NCSR 2, cùng với các ý kiến trong

tài liệu MSC 95/11/1 (Na Uy).

11.10 Trong bối cảnh này, Đoàn đại biểu của Hà Lan, được ủng hộ của IALA và

ICS, đã bày tỏ quan điểm rằng các văn bản như đã được chuẩn bị bởi phiên họp

NCSR 2 không cần phải sửa đổi. Theo quan điểm của mình, phủ sóng toàn cầu là

không cần thiết kể từ khi vị trí xác định có bước nhẩy - đó là lý do đứng sau việc

phát triển này - chỉ là vấn đề trong các khu vực ven biển và không là vấn đề trong

vùng biển ngoài khơi. Tổ chức đã, vì lợi ích cho sự phát triển của hàng hải điện tử,

đã quyết định rằng đối với giải pháp vị trí có bước nhẩy, hàng hải và điều hòa thời

gian (PNT) phải được tìm kiếm bên ngoài hệ thống GNSS. Các hệ thống vô tuyến

hàng hải mới trên đất liền cho mục đích này đã được phát triển, chẳng hạn như e-

Loran và R-mode, mà chúng không những chỉ cung cấp việc hỗ trợ trong xác định

vị trí, mà còn cung cấp việc hỗ trợ cho việc đồng bộ hóa thời gian. Một số đại biểu

khác ủng hộ đề xuất của Na Uy và bày tỏ sở thích của họ cho việc sửa đổi như quy

định tại mục 9.2 trong tài liệu MSC 95/11/1.

11.11 Có tính tới việc ủng hộ nói chung cho đề xuất của Na Uy, Ủy ban đã thông

qua nghị quyết MSC.401(95) về Tiêu chuẩn Hiệu suất cho đa hệ thống thiết bị thu

vô tuyến điện hàng hải trang bị trên tàu, như đã được trình bày trong phụ lục 17,

với những sửa đổi như sau:

.1 Mục 3.3 được thay thế bằng văn bản mới như sau:

"Trong trường hợp hệ thống tín hiệu vô tuyến điện hàng hải ở trên bờ đã

được cung cấp và sử dụng trong các băng tần được bảo vệ, có khả năng hoạt

động sử dụng hệ thống tín hiệu vô tuyến điện hàng hải ở trên bờ được cung

cấp trong các băng tần được bảo vệ."; và

.2 Phần đầu tiên của mục 1.6 bằng văn bản mới như sau:

"Thiết bị thu, có khả năng kết hợp các phương pháp đo từ nhiều hệ thống

GNSS và một hệ thống vô tuyến điện hàng hải tùy chọn trên bờ, ..."

Đánh giá lại hệ thống GMDSS

11.12 Ủy ban đã tán thành hành động được của Tiểu ban, như là một trường hợp

ngoại lệ, trong việc ủy quyền cho Nhóm tuơng ứng việc Đánh giá lại hệ thống

GMDSS để nộp báo cáo cho phiên họp NCSR 3 hai tuần ngoài thời hạn đối với các

tài liệu cồng kềnh (tức là ngày 11 Tháng 12 năm 2015).

Xem sét lại Khuyến nghị ITU-R M.493-13

11.13 Ủy ban đã tán thành hành động đã được thực hiện của Tiểu ban trong hướng

dẫn của Ban Thư ký để chuyển tải các thông tin tuyên bố về việc xem sét lại

Khuyến nghị ITU-R M.493-13 cho Ban Công tác 5B của ITU-R (NCSR 2/23, phụ

lục 6) .

Page 62: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

62

Vị trí của IMO liên quan đến các danh mục chương trình nghị sự phiên họp

WRC-15

11.14 Ủy ban đã thông qua vị trí của IMO trong Hội nghị Thông tin liên lạc Vô

tuyến Thế giới của ITU (WRC-15), các chương trình nghị sự liên quan đến các vấn

đề liên quan của dịch vụ hàng hải (NCSR 2/23, phụ lục 7), và đã chỉ đạo cho Ban

Thư ký để truyền tải chúng đến Hội nghị WRC-15 được dự kiến diễn diễn ra từ

ngày 02 đến ngày 27 tháng 11 năm 2015.

11.15 Ủy ban đã ủy quyền cho Nhóm Liên hợp các Chuyên gia IMO/ITU trình

thêm bất kỳ thông tin bổ sung nào về vị trí IMO trong danh mục chương trình nghị

sự Hội nghị WRC-15 trực tiếp cho ITU để xem xét tại Hội nghị.

11.16 Ủy ban đã chỉ đạo Ban Thư ký tham khảo ý kiến với các Chính phủ Thành

viên của IMO có mặt tại Hội nghị WRC-15 về các vấn đề mới chưa được đưa vào

vị trí IMO như đã được phát triển và đã được chấp thuận của Ủy ban, và phải hành

động một cách thích hợp để bảo vệ lợi ích của IMO.

Xem sét lại thông tri SAR.7/Circ.11 - Danh sách các tài liệu IMO và các ấn

phẩm mà phải có tại Trung tâm Điều phối Cứu nạn Hàng hải (MRCC)

11.17 Các Ủy ban đã tán thành hành động đã được thực hiện của Tiểu ban để chỉ

thị cho Ban thư ký ban hành thông tri SAR.7/Circ.12 về danh sách các tài liệu của

IMO và các ấn phẩm phải có tại một Trung tâm Điều phối Cứu nạn Hàng hải,

Trung tâm điều phối chung Rescue.

Sửa đổi cho Sổ tay hướng dẫn IAMSAR

11.18 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1513 về Sửa đổi cho Sổ tay

hướng dẫn IAMSAR, có tính đến việc đồng tình của ICAO cùng với việc bao gồm

cả các đề xuất sửa đổi cho Sổ tay hướng dẫn, để đưa vào xuất bản phẩm năm 2016.

Phát triển Hệ thống Trao đổi Dữ liệu VHF (VDES)

11.19 Ủy ban đã ghi nhận và đánh giá cao những thông tin có trong tài liệu MSC

95/INF.12 (Nhật Bản, Thụy Điển và IALA), thông báo về tình trạng hiện tại về sự

phát triển của Hệ thống Trao đổi Dữ liệu VHF (VDES).

Bảo vệ tàu cáp ngầm và các hoạt động sửa chữa đối với các loại cáp ngầm

quốc tế

11.20 Đoàn đại biểu quần đảo Marshall, được ủng hộ của các Đoàn đại biểu khác,

có tính đến quan điểm của mình về nhu cầu cấp thiết để hướng dẫn cho tàu cáp

ngầm và các hoạt động sửa chữa cho các loại cáp ngầm quốc tế, và đề cập đến các

cuộc thảo luận có liên quan tại phiên họp NCSR 2 (NCSR 2/23, mục 22.1 đến

22.4), đã yêu cầu Ủy ban chỉ đạo cho phiên họp NCSR 3 phát triển hoặc là một

Giải thích Thống nhất liên quan đến quy tắc 18 của COLREG hoặc ban hành một

thông tư SN.

Page 63: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

63

11.21 Sau khi xem xét, Ủy ban đã lưu ý rằng Tiểu ban NCSR đã có một mục trong

chương trình nghị sự hiện tại về Giải thích Thống nhất các quy định của IMO về an

toàn, an ninh, và các công ước môi trường có liên quan (mục tiêu kế hoạch 1.1.2.3)

và quần đảo Marshall có thể gửi một tài liệu cho phiên họp NCSR 3 để xem xét

theo danh mục này.

12. CÁC HỆ THỐNG VÀ TRANG THIẾT BỊ TÀU THỦY

Tổng quan

12.1 Uỷ ban đã xem xét các vấn đề cấp thiết nẩy sinh từ kỳ họp thứ hai của Tiểu

ban (MSC 95/12) và đã thực hiện hành động như được chỉ ra dưới đây.

Tiêu chuẩn hiệu xuất, các yêu cầu chức năng và các yêu cầu hệ thống cho việc

đánh giá hệ thống quản lý khói

12.2 Ủy ban đã thông qua thông tri MSC.1/Circ.1514 về Tiêu chuẩn Hiệu suất, các

Yêu cầu Chức năng và yêu cầu hệ thống cho việc đánh giá hệ thống quản lý khói.

Sửa đổi bổ nghĩa cho dự thảo sửa đổi quy định II-2/20.3 Công ước SOLAS

12.3 Uỷ ban đã lưu ý rằng việc sửa đổi bổ nghĩa cho dự thảo sửa đổi quy định II-

2/20.3 Công ước SOLAS đã được xem xét theo mục 3 của chương trình nghị sự

(xem xét và thông qua các sửa đổi cho các văn kiện bắt buộc) (xem mục 3.21 đến

3.24).

Xem sét lại các Hướng dẫn thiết kế và các khuyến nghị về hoạt động cho các

hệ thống thông gió trong các không gian chở hàng ro-ro

12.4 Ủy ban đã thông qua thông tri MSC.1/Circ.1515 về việc Xém sét lại các

hướng dẫn thiết kế và khuyến nghị hoạt động cho các hệ thống thông gió trong

không gian chở hàng ro-ro.

Báo cáo về sự cố của tàu SWANLAND

12.5 Uỷ ban ghi nhận rằng, do hạn chế về thời gian, các báo cáo về sự cố của tàu

Swanland sẽ được xem thêm tại SSE 3 dưới "Bất kỳ công việc nào khác".

Kế hoạch công việc trong tương lai về khuôn khổ GBS cho các thiết bị cứu

sinh

12.6 Sau khi xem xét hai lựa chọn được đề xuất tại phiên họp SSE 2 có liên quan

đến kế hoạch công việc trong tương lai về khuôn khổ GBS cho các thiết bị cứu

sinh (SSE 2/20, phụ lục 4) theo mục 5 chương trình nghị sự (các tiêu chuẩn đóng

tàu mới dựa trên Mục tiêu) (xem mục 5.9 đến 5.12), Ủy ban đã ghi nhận các quan

điểm chia rẽ theo các tùy chọn và đã quyết định tiếp tục xem xét vấn đề này theo

danh mục chương trình nghị sự này.

12.7 Uỷ ban đã ghi nhận rằng Nhóm Công tác về tiêu chuẩn đóng tàu dựa trên mục

tiêu, trong quá trình thảo luận về mục tiêu tổng thể đối với cách tiếp cận mức độ an

Page 64: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

64

toàn, bao gồm cả việc thực thi, kết quả, và con đường phía trước, đã đề xuất một kế

hoạch làm việc mới trong tương lai cho Tiểu ban SSE về sự phát triển của các yêu

cầu chức năng của chương III Công ước SOLAS, đặc biệt, là:

.1 Tiểu ban SSE được chỉ đạo nhằm để phát triển các yêu cầu chức năng cho

chương III Công ước SOLAS, dựa trên những Hướng dẫn chung đối với

việc phát triển các Tiêu chuẩn đóng tàu dựa trên mục tiêu của IMO

(MSC.1/Circ.1394/Rev.1), với hai phiên cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ

này;

.2 Phiên họp SSE 3 báo cáo cho phiên họp MSC 96, như là một vấn đề cấp

bách, về tiến trình đối với sự phát triển liên quan đến các yêu cầu chức năng

cho chương III Công ước SOLAS, cùng với các ý kiến về các kinh nghiệm

đã thu được về việc thực thi thông tri MSC.1/Circ.1394/Rev.1, nếu có; và

.3 Phiên họp cuối cùng SSE 4 yêu cầu chức năng cho chương III Công ước

SOLAS để trình cho phiên họp MSC 98 để phê duyệt.

12.8 Sau khi thống nhất với kế hoạch công việc trên đây, Ủy ban yêu cầu các

Chính phủ thành viên và các tổ chức quốc tế để đề xuất ý kiến về yêu cầu chức

năng cho chương III Công ước SOLAS cho phiên họp SSE 3, để xem xét theo mục

4 chương trình nghị sự (mục tiêu an toàn và các yêu cầu chức năng của Hướng dẫn

về thiết kế thay thế và bố trí cho cho chương II-1 và chương III Công ước SOLAS),

có tính đến kết quả của công việc đã được thực hiện và báo cáo cho phiên họp SSE

2.

Xem xét lại các yêu cầu về điểm cháy cho dầu nhiên liệu trong Chương II-2

Công ước SOLAS

12.9 Sau khi ghi nhận quan điểm của phiên họp SSE 2 rằng các vấn đề có liên quan

đến việc xem xét lại các yêu cầu về điểm cháy cho dầu nhiên liệu trong Chương II-

2 Công ước SOLAS đã được xem xét theo Bộ luật IGF bởi Tiểu ban, Ủy ban đã

tán thành quan điểm trên và yêu cầu các Chính phủ thành viên và các tổ chức quốc

tế để gửi ý kiến và kiến nghị đến phiên họp CCC 2.

Sửa đổi cho Hướng dẫn đã được Sửa đổi về việc bảo dưỡng và giám định hệ

thống phòng cháy chữa cháy và trang thiết bị (MSC.1/Circ.1432)

12.10 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1516 về sửa đổi cho hướng dẫn

đã được sửa đổi về bảo dưỡng và giám định hệ thống phòng cháy chữa cháy và

trang thiết bị (MSC.1/Circ.1432).

Dự thảo sửa đổi chương 8 của Bộ luật FSS

12.11 Ủy ban đã thông qua dự thảo sửa đổi chương 8 Bộ luật FSS, như đã được

trình bày trong phụ lục 18, và yêu cầu Tổng thư ký ban hành thông tri cho các sửa

đổi nêu trên theo Điều VIII Công ước SOLAS, với quan điểm để được phê chuẩn

tại phiên họp MSC 96.

Phạm vi áp dụng và soạn thảo sửa đổi cho Bộ luật LSA

Page 65: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

65

12.12 Ủy ban lưu ý rằng không có hành động cụ thể cần thiết phải được thực hiện

ở giai đoạn này, nhưng các quy định áp dụng đã được quy định trong thông tri

MSC.1/Circ.1500 nên sẽ được áp dụng cho bất kỳ một sửa đổi nào trong tương lai

đối với Bộ luật LSA (SSE 2/20, mục 19.7). Về việc này, Đoàn công tác của Đức,

được ủng hộ của Đoàn đại biểu Tây Ban Nha, đã dành được vị thế của mình trong

việc chốt về vấn đề này.

Tài liệu tham khảo cho thông tri MSC.1/Circ.1206/Rev.1 trong chương III

Công ước SOLAS

12.13 Ủy ban đã ghi nhận rằng thông tri MSC.1/Circ.1206/Rev.1 về các biện pháp

phòng ngừa tai nạn với xuồng cứu sinh có thể được thay thế bằng một nghị quyết

bắt buộc MSC mới về Yêu cầu về định kỳ bảo dưỡng và bảo quản cho các xuồng

cứu sinh, xuồng cấp cứu, trang thiết bị hạ và cơ cấu móc nhả và, do đó, tài liệu

tham khảo cho thông tri này trong chương III Công ước SOLAS có thể cần phải

được cập nhật cho phù hợp trong tương lai.

Sửa đổi cho Bộ luật HSC 1994 và Bộ luật HSC 2000

12.14 Ủy ban, đã ghi nhận rằng không có hành động đã được thực hiện tại phiên

họp SSE 2 về việc chuẩn bị sửa đổi cho Bộ luật HSC 1994 và Bộ luật HSC 2000

HSC (MSC 94/21, mục 8.17) do việc rút đề xuất cơ sở (SSE 2/19/5), đã yêu các

Chính phủ Thành viên và các tổ chức quốc tế quan tâm gửi ý kiến và đề xuất tới

phiên họp SSE 3.

Dự thảo chương 17 mới cho Bộ luật FSS

12.15 Ủy ban đã thông qua dự thảo chương 17 mới của Bộ luật FSS, như đã được

trình bày trong phụ lục 18, và yêu cầu Tổng thư ký ban hành các sửa đổi nêu trên

theo đúng quy định VIII Công ước SOLAS, với một quan điểm để được thông qua

đồng thời tại phiên họp MSC 96.

Bổ nghĩa cho bản dự thảo sửa đổi quy định II-2/18 Công ước SOLAS

12.16 Sau khi xem xét các bổ nghĩa kéo theo cho dự thảo sửa đổi quy định II-2/18

Công ước SOLAS đã được phê duyệt tại phiên họp MSC 92 (MSC 92/26, phụ lục

13), như đã được trình bày trong phụ lục 2 của tài liệu SSE 2/20, Ủy ban đã nhất trí

tiếp tục xem xét chúng tại phiên họp MSC 96, với quan điểm để thông qua cùng

với chương 17 mới của Bộ luật FSS (xem thêm mục 12.15).

Sửa đổi chương 9 Bộ luật MODU 2009

12.17 Ủy ban đã phê chuẩn về nguyên tắc, dự thảo Nghị quyết về MSC sửa đổi cho

chương 9 Bộ luật MODU 2009, như đã được trình bày trong phụ lục 18 của tài liệu

SSE 2/20, với quan điểm để thông qua tiếp sau tại phiên họp MSC 96, cùng kết

hợp với chương 17 mới Bộ luật FSS (xem thêm mục 12.15), và đã yêu cầu Ban

Thư ký chuyển tiếp dự thảo nghị quyết MSC trên đây cho phiên họp MSC 96 một

cách phù hợp.

Chương 5 và Chương 8 của dự thảo Bộ luậ Hóa chất cho tàu OSV

Page 66: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

66

12.18 Ủy ban đã ghi nhận rằng các văn bản chương 5 và chương 8 của dự thảo Bộ

luật Hóa chất tàu OSV đã được xem xét và chuyển tiếp cho phiên họp PPR 3 để

phối hợp thực hiện.

Các biện pháp cho trang thiết bị nâng và tời trên tàu

12.19 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 89 đã thông qua một mục tiêu kết

quả mới về "Phát triển các yêu cầu đối với thiết bị nâng và tời trên tàu " và cho

rằng các phần sản phẩm cụ thể cần được chuẩn bị bởi Tiểu ban để Ủy ban phê

duyệt trước khi thực hiện bất kỳ một công việc kỹ thuật (MSC 89/25 , mục 22.26).

12.20 Về vấn đề này, Ủy ban cũng căn cứ rằng tại phiên họp SSE 2, đã thảo luận

rộng rãi việc làm thế nào để mục tiêu này phải được thực hiện sốt sắng, và đặc biệt,

cho dù có một nhu cầu cho việc sửa đổi bất kỳ văn kiện bắt buộc nào của IMO (ví

dụ như SOLAS, Bộ luật ISM, vv) và/hoặc chuẩn bị các hướng dẫn liên quan và

thành lập một nhóm tương ứng, kết luận rằng:

.1 Đã có thỏa thuận nhất trí rằng các hướng dẫn mạnh mẽ về an toàn cho các

trang thiết bị nâng và tời trên tàu cần phải được phát triển;

.2 Đa số những người đã phát biểu về vấn đề ủng hộ việc cần thiết sửa đổi

Công ước SOLAS, vối quan điểm nhằm tạo ra các yêu cầu bắt buộc về an

toàn cho các thiết bị nâng và tời trên tàu; và

.3 Một nhóm tương ứng có thể phải được thiết lập, tùy thuộc vào quyết định

tại phiên họp MSC 95, để tiến công việc giữa hai thời kỳ.

12.21 Ủy ban đã xem xét các tài liệu sau đây:

.1 MSC 95/12/1 (Antigua và Barbuda, và các nước khác), đã bày tỏ quan

điểm rằng các dữ liệu sự cố hiện có cho thấy một "nhu cầu thiết thức" cho

một yêu cầu bắt buộc cho Công ước SOLAS; yêu cầu tái thiết lập các Nhóm

Tương ứng về Trang thiết bị Nâng và Tời trên tàu; và yêu cầu Ủy ban xem

xét các biện pháp mà có thể được thực hiện nhằm khuyến khích việc báo cáo

chính thức cho các tổ chức có liên quan về tất cả các dữ liệu sự cố, bao gồm

cả "gần như sự cố" có liên quan đến sai sót của các thiết bị nâng và tời trên

tàu;

.2 MSC 95/12/2 (ICS), chỉ ra rằng những sửa đổi cho Công ước SOLAS và

các ấn phẩm của bất kỳ một hướng dẫn bắt buộc nào không được chứng

minh trên cơ sở các thông tin giới hạn hiện có và đề xuất rằng các hướng

dẫn tự nguyện tổng quát hơn có thể phải được phát triển, có tính đến các tiêu

chuẩn của ngành công nghiệp và thực tiễn tốt, để cung cấp hỗ trợ cho các

công ty khi phát triển các quy trình thích hợp trên tàu cho kiểm tra định kỳ,

bảo dưỡng và vận hành thiết bị nâng hạ, đặc biệt, đối với các thiết bị nâng và

tời được sử dụng trong các hoạt động bốc dỡ hàng hóa; và

.3 MSC 95/12/3 (Vanuatu), bày tỏ quan điểm rằng không có lý do rõ ràng để

phát triển các yêu cầu bắt buộc đối với thiết kế và cấu trúc; và chỉ ra rằng

bảo quản và kiểm tra giám định các trang thiết bị nâng hạ trên tàu đã được

Page 67: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

67

bảo hiểm theo SMS của tàu theo yêu cầu của Bộ luật ISM; và xác nhận rằng

các hứng dẫn không bắt buộc cho an toàn các trang thiết bị nâng và tời trên

tàu có thể được phát triển bởi tiểu ban SSE

Tiểu ban một tập trung vào việc bảo quản và kiểm tra giám định.

12.22 Có tính đến các tài liệu đã được đệ trình về vấn đề này và kết quả của nhóm

công tác được thành lập tại phiên họp SSE 2, Ủy ban đã ghi nhận các quan điểm

sau đây thể hiện về cách tốt nhất để tiến hành cùng với việc phát triển các hướng

dẫn của IMO cho thiết bị nâng và tời trên tàu:

.1 Rằng phạm vi của bất kỳ hướng dẫn nào của IMO nên được giới hạn theo

các quy trình trên tàu để kiểm tra giám định thường lệ, bảo trì và hoạt động

của các thiết bị nâng và tời được sử dụng trong các hoạt động di chuyển

hàng hóa, dựa trên các số liệu đệ trình về vấn đề này;

.2 Rằng các sửa đổi cho Công ước SOLAS với mục tiêu-rộng và cơ sở-chức

năng, cần được phát triển và được hỗ trợ bởi các hướng dẫn của IMO có liên

quan;

.3 Thiết kế, chế tạo và cấu trúc cũng nên được bao hàm theo hướng dẫn đã

được phát triển của IMO, trong đó có cả các quy định cho tời neo, tời cần

cẩu và cần cẩu đồ dự trữ và trang thiết bị đóng mở nắp hầm hàng; và

.4 Rằng thiết kế, chế tạo và cấu trúc các trang thiết bị nâng và tời phải dựa

trên cơ sở các Bộ luật hiện hành của ngành công nghiệp hoặc các tiêu chuẩn

chấp nhận được đối với Tổ chức.

12.23 Trong thảo luận về cách thức tốt nhất để tiến hành, Ủy ban, với quan điểm

nhằm quy định một phương hướng rõ ràng của chính sách cho phiên họp SSE 3, đã

quyết định tập trung thảo luận về các vấn đề sau:

.1 phạm vi và áp dụng cho các hướng dẫn về an toàn cho thiết bị nâng và tời

trên tàu;

.2 Sự cần thiết để phát triển cho các yêu cầu bắt buộc của Công ước SOLAS,

bổ xung thêm cho việc phát triển các hướng dẫn an toàn trang thiết bị nâng

và tời trên tàu; và

.3 Có một nhu cầu để thiết lập lại các Nhóm tương ứng SSE về Trang thiết

bị Nâng và Tời để tiến hành vấn đề này giữa hai thời kỳ.

Phạm vi và áp dụng các hướng dẫn về an toàn trang thiết bị nâng và tời trên

tàu

12.24 Sau khi xem xét các quan điểm liên quan đến phạm vi và áp dụng các hướng

dẫn an toàn trang thiết bị nâng và tời trên tàu, Ủy ban đã thống nhất rằng các

hướng dẫn của IMO cần được phát triển để bao hàm cả việc thiết kế, chế tạo và cấu

trúc cho những lắp đặt mới; các quy trình trên tàu để thường xuyên kiểm tra, bảo

Page 68: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

68

trì và hoạt động của các trang thiết bị nâng và tời; và công tác làm quen của thuyền

viên tàu và nhân viên trên bờ, có tính đến các dữ liệu trong tài liệu SSE 2/INF.2.

Phát triển các yêu cầu bắt buộc của Công ước SOLAS

12.25 Trong việc xem xét sự cần thiết cho sự phát triển các yêu cầu bắt buộc, Ủy

ban đã nhất trí rằng một mục tiêu và chức năng cơ bản của quy định trong Công

ước SOLAS cần được phát triển để yêu cầu rằng các trang thiết bị nâng và tời mới

trên tàu phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt hoặc là "phù hợp với các bộ luật hoặc

các tiêu chuẩn chấp thuận được của tổ chức" hay "đáp ứng yêu cầu của Chính

quyền hàng chính"; và duy trì sự phù hợp với những hướng dẫn an toàn trang thiết

bị nâng và tời trên tàu đã được phát triển bởi Tổ chức.

12.26 Trong vấn đề này, phiên họp SSE 3 đã được chỉ đạo để tiếp tục công việc

cho mục tiêu kết quả của công việc này, và cụ thể, là để tư vấn cho phiên họp MSC

97 chương nào của Công ước SOLAS cần phải được sửa đổi và phát triển danh

mục các Bộ luật ngành và/hoặc các Tiêu chuẩn ngành phải có trong lời chú thích

cuối trang hoặc một thông tri MSC, khi thích hợp.

Xem xét lại các Điều khoản của tài liệu tham chiếu cho Nhóm tương ứng SSE

về các Trang thiết bị nâng và Tời trên tàu

12.27 Lưu ý trong tâm các quyết định đã được thực hiện về phạm vi và áp dụng

cho các hướng dẫn về an toàn trang thiết bị Nâng và Tời trên tàu cũng như việc

phát triển của các yêu cầu bắt buộc của Công ước SOLAS (xem mục 12.24-12.26),

Ủy ban, đã xem xét bản dự thảo các điều khoản tham chiếu đã được đề xuất tại

phiên họp SSE 2 (SSE 2/20, mục 8.16), đã tán thành các quyết định của Tiểu ban

để tái thành lập Nhóm tương ứng về Trang thiết bị Nâng và Tời trên tàu, dưới sự

điều phối của Nhật Bản(*), và đã chỉ đạo nhóm, có tính đến cả các kết quả của

phiên họp SSE 2, các ý kiến và quyết định được thực hiện tại phiên họp MSC 95,

để:

ều phối viên:

Tiến sĩ Yoshitaka Ogawa

Trưởng nhóm Nhóm Tiêu chuẩn cấu trúc tàu

Cơ quan Đánh giá Độ bền cấu trúc

Viện Nghiên cứu Hàng hải Quốc gia

6-38-1, shinkawa, Mitaka,

Tokyo, 181-0004, Japan

Tel: + 81-422-41-3075

Fax: + 81-422-41-3085

Email: [email protected]

.1 Phát triển bản dự thảo hướng dẫn để bao gồm cả việc thiết kế, chế tạo và

cấu trúc cho việc lắp đặt mới; các quy trình trên tàu để kiểm tra giám định

thông thường, bảo quản duy trì hoạt động của các trang thiết bị nâng và tời;

và làm quen của thuyền viên tàu và nhân viên trên bờ, có tính đến các dữ

liệu trong tài liệu SSE 2/INF.2;

Page 69: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

69

.2 Chuẩn bị dự thảo mục tiêu hướng tới và chức năng cơ bản trong các quy

định của Công ước SOLAS đòi hỏi phải có trong các trang thiết bị nâng và

tời trên tàu được thiết kế, cấu trúc và lắp đặt hoặc là "phù hợp với các bộ

luật hoặc là phù hợp với tiêu chuẩn chấp nhận được của tổ chức" hay là

"việc được hài lòng của Chính quyền hành chính"; và được duy trì phù hợp

với những hướng dẫn về an toàn trang thiết bị nâng và tời trên tàu được phát

triển bởi Tổ chức; và

.3 Nộp báo cáo cho phiên họp SSE 3.

Bảo dưỡng định kỳ và bảo quản duy trì các xuồng cứu sinh, cấp cứu, trang

thiết bị hạ và cơ cấu nhả

12.28 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 93, đã ghi nhận một số sự mâu thuẫn

giữa yêu cầu của dự thảo sửa đổi cho quy định III/3 và quy định III/20 Công ước

SOLAS (MSC 93/3, phụ lục 2) và dự thảo Nghị quyết MSC về Yêu cầu đối với

bảo dưỡng định kỳ và bảo quản duy trì cho các xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu,

trang thiết bị hạ và cơ cấu nhả (MSC 93/3/4, phụ lục 1), đã quyết định chuyển dự

thảo nói trên cho phiên họp SSE 2 để xem xét thêm, với một phiên cần thiết để

hoàn chỉnh dự thảo sửa đổi.

12.29 Uỷ ban cũng căn cứ rằng tại phiên họp SSE 2, đã có thảo luận rộng rãi về dự

thảo sửa đổi đã nói ở trên cho chương III Công ước SOLAS và dự thảo nghị quyết

MSC, đã ghi nhận rằng có một số Đoàn đại biểu bày tỏ quan điểm rằng đề xuất cho

phép "Chứng chỉ cá nhân" để thực hiện các cuộc kiểm tra hàng năm và kiểm tra

hoạt động năm năm là không phù hợp với các hướng dẫn tại phiên họp MSC 93 và

đã quyết định rằng dự thảo sửa đổi quy định III/3 và quy định III/20 Công ước

SOLAS cũng như dự thảo nghị quyết MSC không thể được trình lên Ủy ban để

phê chuẩn ở giai đoạn này .

12.30 Liên quan đến việc này, Ủy ban đã ghi nhận các thông tin về phân tích

khoảng lỗ hổng quy định cho các yêu cầu về bảo dưỡng định kỳ và bảo quản duy

trì, như có trong tài liệu MSC 95/INF.16 (Pháp, Ý, Nga và Tây Ban Nha), và tuyên

bố của Chủ tịch của Tiểu ban SSE là làm rõ các thuật ngữ "kiểm tra hằng năm" và

"thử tra hoạt động năm năm".

12.31 Với quan điểm nhằm cung cấp một hướng dẫn rõ ràng cho phiên họp SSE 3,

Ủy ban đã nhất trí chỉ giải quyết các vấn đề sau đây:

.1 Luôn lưu ý rằng phiên họp SSE 2 đã đồng ý rằng việc bảo quản duy trì

cũng như việc kiểm tra giám định hàng tuần và hàng tháng có thể được thực

hiện bởi thuyền viên của tàu; và rằng việc sửa chữa, đại tu thiết bị, bao gồm

cả việc đại tu và kiểm tra phải thực hiện ít nhất một lần trong mỗi chu kỳ

năm năm, chỉ nên được thực hiện bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch

vụ được chứng nhận, việc chờ đợi ban hành để làm rõ của Ủy ban là liệu có

được hay không một công ty tư nhân được xác nhận* nên được cho phép

thực hiện kiểm tra toàn diện hàng năm, như đã được làm rõ bởi Chủ tịch

Tiểu ban; và

Page 70: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

70

* Theo định nghĩa tại quy định IX/1.2 Công ước SOLAS.

.2 Được hay không Tiểu ban SSE được phép đề xuất bất kỳ thêm sửa đổi

nào nữa cho quy định III/20 Công ước SOLAS trong khi hoàn thiện dự thảo

nghị quyết MSC về Yêu cầu đối với bảo dưỡng định kỳ và bảo quản duy trì

cho xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu, trang thiết bị hạ và cơ cấu nhả.

12.32 Trong thảo luận về các vấn đề đã được xác định, Ủy ban đã ghi nhận các

quan điểm phân kỳ sau đây được thể hiện trong cuộc thảo luận:

.1 Nên nghiêm cấm một cách rõ ràng đối với việc thuyền viên của tàu kiểm

tra hoạt động định kỳ năm năm;

.2 Ủy ban không nên tái đưa ra việc thảo luận về vấn đề này, nhưng nên trở

lại dự thảo các quy định cho Công ước SOLAS và nghị quyết MSC đã được

phê duyệt tại phiên họp MSC 92 và yêu cầu Tiểu ban SSE chỉ giải quyết các

vấn đề cụ thể đã được chuyển đến để xem xét tại phiên họp MSC 93 (MSC

93/22, mục 3.27 và mục 3.28);

.3 Cách tiếp cận ba phân cấp quy định tại mục 3.27.3 nên được sử dụng như

một cơ sở cho việc hoàn thiện vấn đề này;

.4 Các quy định trong Công ước SOLAS nên giải quyết câu hỏi "là phải làm

gì?" và "Khi nào được thực hiện?" và dự thảo nghị Quyết MSC nên giải

quyết " được thực hiện như thế nào nó?" và "Ai thực hiện?";

.5 Cụm từ "được đào tạo làm quen cùng với hệ thống" cần được loại bỏ

trong các quy định của Công ước SOLAS và như vậy tất cả các quy định

liên quan đến người thực hiện các hoạt động này được chứa đựng trong nghị

quyết MSC;

.6 Nghị quyết MSC nên được đưa ra trong những điều khoản rõ ràng và

không mơ hồ sao cho không có sự nhầm lẫn liên quan đến thực tế rằng các

hoạt động năm năm là được giới hạn cho các nhà cung cấp dịch vụ được ủy

quyền;

.7 Những sĩ quan có thâm niên đã được chứng nhận nên được phép để thực

hiện các hoạt động hàng năm; và

.8 Công việc tiếp theo là cần thiết để đảm bảo rằng các thuật ngữ chuyên

ngành được hợp lý hóa và để đảm bảo rằng quy định III/36 Công ước

SOLAS và các Hướng dẫn cho việc phát triển hoạt động và bảo quản duy trì

hàng năm các hệ thống xuồng cứu sinh (MSC.1/Circ.1205) được kiểm tra

dựa vào dự thảo nghị quyết MSC để đảm bảo rằng tất cả các quy định được

hài hòa và thống nhất.

12.33 Sau một cuộc thảo luận dài, Ủy ban đã yêu cầu các Chính phủ Thành viên

quan tâm và các tổ chức quốc tế xem xét các quan điểm được trình bày trong phiên

toàn thể và đề xuất một hướng tiếp theo để xem xét thêm cho Uỷ ban.

Page 71: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

71

12.34 Sau khi xem xét đề xuất hướng đi tiếp theo, Ủy ban đã nhất trí rằng, trên cơ

sở kinh nghiệm thực tiễn việc áp dụng thông tri MSC.1/Circ.1206/Rev.1 và thông

tri MSC.1/Circ.1277, việc kiểm tra toàn diện hàng năm phải được thực hiện bởi

nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền của Chính quyền hành

chính, có tính đến việc có am hiểu về một nhà cung cấp dịch vụ có thể là một thực

thể khác với nhà sản xuất (ví dụ như người khai thác tàu tuân thủ theo các tiêu

chuẩn có liên quan).

12.35 Trong thảo luận xem có được hay không việc Tiểu ban SSE được ủy quyền

để đề xuất sửa đổi tiếp nữa cho chương III Công ước SOLAS trong thời gian hoàn

chỉnh dự thảo Nghị quyết MSC về Yêu cầu đối với dịch vụ định kỳ bảo dưỡng và

bảo quản duy trì cho các xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu, thiết bị hạ và cơ cấu nhả,

Ủy ban, đã xác nhận, về nguyên tắc, các ý kiến cho rằng các quy định của Công

ước SOLAS nên giải quyết câu hỏi "là phải làm gì?" và "khi nào thực hiện?" và dự

thảo nghị quyết MSC phải giải quyết việc "làm thế nào?" và "ai làm?", đồng ý rằng

các quy định III/20 và quy định III/36 của Công ước SOLAS cũng như các Hướng

dẫn về việc phát triển hoạt động và hướng dẫn bảo quản duy trì cho các hệ thống

xuồng cứu sinh (MSC.1/Circ.1205) nên được xem xét thêm, để cho mục đích này

được nhất quán, nhưng không giới thiệu bất kỳ sửa đổi nào không cụ thể có liên

quan đến vấn đề này.

12.36 Do đó, Ủy ban, luôn lưu ý đến tầm quan trọng của vấn đề này trong việc bảo

dưỡng định kỳ và số lượng công việc phải thực hiện, đã đồng ý thiết lập lại mục

tiêu kế hoạch ban đầu về "Đánh dấu các quy định bắt buộc của thông tri

MSC.1/Circ.1206/Rev.1" trong chương trình nghị sự cho giai đoạn hai năm 2016-

2017 và chương trình nghị sự tạm phiên họp SSE 3, với mục tiêu hoàn thành trong

năm 2016, và đã chỉ đạo cho phiên họp SSE 3 về:

.1 xem xét lại dự thảo Nghị quyết MSC đã được đưa ra trong phụ lục 1 của

tài liệu MSC 93/3/4, có tính đến thông tri MSC.1/Circ.1206/Rev.1 và thông

tri MSC.1/Circ.1277 và rằng việc kiểm tra toàn diện hàng năm nên được

thực hiện bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền của

Chính quyền hành chính, bao gồm cả kiến thức hiểu biết rằng một nhà cung

cấp dịch vụ có thể là một thực thể khác với các nhà sản xuất (ví dụ như

người khai thác tàu tuân thủ các tiêu chuẩn có liên quan);

.2 Xem xét lại quy định III/20 và quy định III/36 của Công ước SOLAS và

thông tri MSC.1/Circ.1205, với mục đích thống nhất với dự thảo nghị quyết

MSC; và

.3 Báo cáo tới phiên họp MSC 96 như là một vấn đề cấp bách.

13. KHẢ NĂNG XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP MỚI CHO VIỆC THỰC

THI

Tổng quan

Page 72: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

72

13.1 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94 (MSC 94/21, mục 12.1) đã yêu cầu

Phó Chủ tịch Ủy ban, tham khảo ý kiến với Chủ tịch và được sự ủng hộ của Ban

Thư ký, để nộp, cho phiên họp MSC 95, một đánh giá sơ bộ về khả năng xây dựng

những liên quan và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật cần thiết có liên quan đến các sửa đổi

đã được phê duyệt cho các văn kiện bắt buộc và những mục tiêu kết quả đầu ra mới

ngoài kế hoạch liên quan đến những văn kiện bắt buộc, mà chúng đã được phê

chuẩn tại kỳ họp đó.

Đánh giá năng lực xây dựng liên quan đến việc thực hiện các biện pháp mới

13.2 Uỷ ban đã xem xét tài liệu MSC 95/13 (Phó Chủ tịch), cung cấp các kết quả

việc đánh giá sơ bộ đã nói trên, và đồng ý với đánh giá rằng việc hỗ trợ kỹ thuật có

thể cần thiết trong điều kiện cập nhật pháp luật và một số điều kiện đã có khả năng

xây dựng những tác động tích cực, Việc này có thể được giải quyết tốt hơn nữa

thông qua Chương trình Hợp tác Kỹ thuật hợp nhất (ITCP) của Tổ chức. Do đó,

Ủy ban đã kết luận rằng không cần thiết thiết lập Nhóm Đặc biệt Xây dựng Năng

lực Phân tích các Nhu cầu (ACAG) tại phiên họp này.

Đánh giá sơ bộ cho phiên họp tiếp theo

13.3 Uỷ ban đã yêu cầu Phó Chủ tịch cho năm dương lịch tiếp theo (xem đoạn

20.1), có tham khảo ý kiến với Chủ tịch cho năm dương lịch tiếp theo và cùng với

sự hỗ trợ của Ban Thư ký, nộp, cho phiên họp MSC 96, một đánh giá sơ bộ về xây

dựng năng lực tác động và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến sửa đổi đã được

phê duyệt về các văn kiện bắt buộc và các kết quả mục tiêu mới có liên quan đến

các văn kiện bắt buộc, mà chúng được thông qua tại phiên họp này.

14. ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CHÍNH THỨC, BAO GỒM CẢ AN TOÀN TÀU

BÁCH HÓA

Xem xét lại an toàn tàu bách hóa

14.1 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 93, đã đồng ý rằng cần nhiều thời gian

hơn nữa để xem xét đề xuất về việc thành lập một hệ thống giám định mở rộng cho

các tàu bách hóa và tăng cường trách nhiệm bảo trì cho máy tàu trong phạm vi hệ

thống quản lý an toàn (SMS) và các yêu cầu giám định tàu, đã đồng ý gia hạn năm

hoàn thành mục tiêu này đến năm 2015.

14.2 Sau khi xem xét các thông tin về kết quả của phiên họp SDC 2 có liên quan

đến việc xem xét lại an toàn tàu bách hóa, như đã được nêu trong các mục 5 đến

mục 7 của tài liệu MSC 95/14 (Thư ký), Ủy ban đã ghi nhận rằng việc xem xét các

vấn đề có liên quan đến an toàn tàu hàng đã được hoàn thành bởi Tiểu ban SDC và

đã đồng ý tính đến khi xem xét kế hoạch hành động trọng tâm của Ủy ban cho giai

đoạn hai năm kế tiếp.

Đánh giá an toàn chính thức (FSA)

Công khai tiếp cận các bài viết liên quan đến FSA

Page 73: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

73

14.3 Ủy bàn đã ghi nhận và đánh giá cao các thông tin được cung cấp trong tài liệu

MSC 95/INF.10 (Nhật Bản) về một phương pháp mới gần tương đương với sơ đồ

FN và thiết lập đường biên ALARP.

Sửa đổi Hướng dẫn FSA

14.4 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94, khi phê chuẩn dự thảo sửa đổi mục

9.3.3 về các Hướng dẫn đã được sửa đổi cho Đánh giá An toàn Chính thức (FSA)

để sử dụng trong quá trình làm quy tắc của IMO (MSC-MEPC.2/Circ.12), như đã

được đưa ra trong phụ lục 24 tài liệu MSC 94/21, đã chỉ đạo cho Ban Thư ký

chuyển tiếp dự thảo sửa đổi Hướng dẫn FSA đến phiên họp MEPC 68 để đồng thời

thông qua.

14.5 Về việc này, Ủy ban lưu ý rằng phiên họp MEPC 68 đồng thời phê duyệt sửa

đổi cho Hướng dẫn FSA và hướng dẫn sửa đổi sẽ được tái bản, theo đúng trình tự,

bởi Ban thư ký là thông tri MSC-MEPC.2/Circ.12/Rev.1.

Thời gian biểu của Nhóm các Chuyên gia FSA

14.6 Ủy ban căn cứ rằng để công nhận thời gian biểu của Nhóm các chuyên gia

FSA là thuộc phiên họp EMSA 3 nghiên cứu về khả năng sống sót của tàu khách

đã được xem xét theo mục 10 chương trình nghị sự (thiết kế và cấu trúc tàu) (xem

mục 1.6 và 19.42).

15. CƯỚP BIỂN VÀ CƯỚP CÓ VŨ TRANG CHỐNG LẠI TÀU THUYỀN

Thông tin liên quan đến cướp biển, thu thập và phổ biến thông tin liên quan

đến cướp biển

15.1 Ủy ban, trong việc xem xét tài liệu MSC 95/15 (Thư ký), đã hoan nghênh

những thành quả liên tiếp trong việc ngăn chặn cướp biển và cướp có vũ trang

trong vùng Vịnh Aden và biển tây Ấn Độ cũng như việc giảm các cuộc tấn công

được báo cáo cho khu vực Tây Phi.

15.2 Liên quan đến các yêu cầu của cảng và Quốc gia ven biển về nhân viên an

ninh có vũ trang tư nhân ký hợp đồng trên tàu, Ủy ban ghi nhận rằng cho đến nay

mới chỉ có 18 Quốc gia thành viên và một Thành viên liên kết đã hoàn thành bộ

câu hỏi đính kèm theo thông tri MSC-FAL.1/Circ.2 và do đó một lần nữa yêu cầu

cung cấp thông tin đó cho Ban Thư ký theo quan điểm để đăng nó trên trang tin

công cộng của Tổ chức.

15.3 Về việc báo cáo hành vi cướp biển và cướp có vũ trang cho Tổ chức, Ủy ban

lưu ý rằng có rất ít Quốc gia có cờ cung cấp các báo cáo cho Ban Thư ký để đưa

vào chuyên mục cướp biển và cướp có vũ trang trong trang tin GISIS. Ủy ban, do

đó, đã khẩn thiết yêu cầu quốc gia có cờ, cảng và các Quốc gia ven biển nộp báo

cáo cho Tổ chức nhằm cung cấp cho các Quốc gia thành viên và các tổ chức quan

sát viên, cũng như công chúng, một hình ảnh thực tế về sự cố cướp biển và cướp

Page 74: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

74

có vũ trang trên toàn thế giới. Báo cáo cần phải theo định dạng theo phụ lục 5 của

thông tri MSC.1/Circ.1333 và gửi đến địa chỉ [email protected].

15.4 Uỷ ban đã xem xét tài liệu MSC 95/15/4 (Colombia), trong đó đề xuất nhằm

cải thiện báo cáo về các sự cố cướp biển và cướp có vũ trang cho Tổ chức bằng

cách thiết lập một quy trình xác nhận sự việc cùng với việc chỉ định các địa chỉ liên

lạc quốc gia, và sửa đổi thông tri MSC.1 /Circ.1333 và MSC.1/Circ.1334 cho phù

hợp.

15.5 Ủy ban căn cứ vào các báo cáo về các cuộc tấn công trên thực tế và cố gắng

tấn công của cướp biển và cướp có vũ trang được gửi cho Tổ chức mà không có ý

định để sử dụng hoạt động khai thác tàu của tàu hoặc chủ tàu nhưng để phân tích

thống kê, để thiết lập xu hướng và cách tấn công của thủ phạm trong các khu vực

khác nhau của thế giới. Do đó một số Đoàn đại biểu kêu gọi thận trọng và nhắc

nhở Uỷ ban rằng các báo cáo viện dẫn về cáo buộc các hành vi cướp biển và cướp

có vũ trang để phản ứng ngay lập tức và hỗ trợ của các cơ quan thực thi pháp luật

đã tiếp nhận được và xử lý bởi tổ chức IMB-ISC và ReCAAP, người điều hành đội

ứng phó 24/7.

15.6 Trong khi một số Đoàn đại biểu ủng hộ một chế độ xác nhận cho báo cáo sự

cố về cướp biển và cướp có vũ trang trên trang GISIS, những người khác đặt câu

hỏi về tính thực tiễn và tính hữu dụng của một chế độ như vậy với mục đích của

chuyên mục cướp biển và cướp có vũ trang trên trang GISIS, ghi nhớ trong tâm

rằng việc bổ xung thêm những gánh nặng hành chính cho quốc gia có cờ và quốc

gia ven biển.

15.7 Sau khi xem xét, Ủy ban đã không ủng hộ việc phát triển cho một chế độ xác

nhận nhưng đồng ý rằng việc thành lập một cơ quan đầu mối quốc gia để giao tiếp

với các Tổ chức về những vấn đề về cướp biển và cướp có vũ trang sẽ cải thiện

chất lượng các báo cáo trên trang GISIS và giao nhiệm vụ cho nhóm công tác

nhằm sửa đổi thông tri MSC.1/Circ.1333 và thông tri MSC.1/Circ.1334 để có hiệu

quả.

15.8 Uỷ ban đã ghi nhận các thông tin được cung cấp trong tài liệu MSC 95/INF.6

(ReCAAP-ISC), cung cấp một bản cập nhật về các hoạt động được thực hiện bởi

ReCAAP-ISC và tình hình cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu tại Châu Á

trong năm 2014 .

15.9 Uỷ ban cũng ghi nhận thông tin được cung cấp trong tài liệu MSC 95/INF.18

(Ủy ban Châu Âu) về một nghiên cứu hiện đang thực hiện để đối chiếu thông tin

về cướp biển và cướp có vũ trang toàn cầu để bao hàm một cơ sở dữ liệu liên tục

của Ủy ban châu Âu nhằm mục đích chia sẻ chúng cho các bên hữu quan. Mục tiêu

xa hơn của dự án là cung cấp các khuyến nghị về một giải pháp bền vững và lâu

dài để đối chiếu và phổ biến các thông tin đó.

15.10 Về đề xuất trong tài liệu MSC 95/15/2 (Thư ký), đề xuất để mở rộng việc sử

dụng cơ sở phân bổ thông tin LRIT cho Vịnh Guinea, Ủy ban căn cứ vào những

kinh nghiệm tích cực thu được từ việc thiết lập các Cơ sở Phân bổ để cung cấp

Page 75: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

75

thông tin LRIT cho các lực lượng an ninh hoạt động trong vùng biển của Vịnh

Aden.

15.11 Đoàn đại biểu Ghana, trong khi bày tỏ sự đánh giá cao việc thiết lập Quỹ ủy

thác An ninh Hàng hải vùng Tây và Trung Phi của Tổng thư ký, đã bày tỏ mối lo

ngại ở mức độ tham vấn trước với Chính quyền Hàng hải Ghana (GMA) về vấn đề

này. Ông bày tỏ quan điểm cho rằng hiệu quả hoạt động của các MTISC-GoG sẽ

không thể đạt được trừ khi có những nỗ lực được thực hiện của Tổ chức và các

thành viên trong khu vực thực hiện chặt chẽ cùng với với GMA, và tham vấn ở cấp

độ khu vực là cốt lõi để thiết lập sự đồng thuận cần thiết của các Quốc gia Thành

viên trong khu vực đối với nơi bố trí đặt MTISC-GoG và cách làm việc của nó.

Ông cũng lưu ý tiếp, tầm quan trọng của tất cả các thành viên liên quan trong khu

vực cử một cố vấn, từ dưới lên, chứ không phải là cách tiếp cận từ trên xuống để

giải quyết các vấn đề an ninh hàng hải trong Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia

Trung Phi (ECCAS), Cộng đồng kinh tế các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS), và Ủy

ban vùng Vịnh Guinea (GGC).

15.12 Các Đoàn đại biểu của Angola, Cameroon, Nigeria và Nam Phi, ủng hộ

tuyên bố của Đoàn đại biểu Ghana, đã lập lại sự cần thiết phải tham vấn trước với

các nước trong khu vực trước khi đề xuất bất kỳ một biện pháp nào có khả năng

ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia hoặc khu vực của các quốc gia Châu Phi.

15.13 Một số phái Đoàn đã lưu ý rằng tình hình ở Vịnh Guinea vẫn còn là một vấn

đề lo ngại lớn, và trong khi thông cảm với mối lo ngại của các quốc gia trong khu

vực về tham vấn trước, đã ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng việc sử dụng các Cơ sở

Phân bổ Thông tin LRIT cho vùng Vịnh Guinea như là một biện pháp để tăng

cường an toàn hàng hải và an ninh của thuyền viên.

15.14 Với các cuộc gọi để tư vấn của các quốc gia trong khu vực, Tổng thư ký đã

đề xuất để bắt đầu một quá trình tham vấn trước khi thảo luận thêm về vấn đề này,

và cam kết mang lại các kết quả của quá trình đó để lưu ý cho Uỷ ban và, nếu

khung thời gian cho phép, lưu ý cho Đại hội đồng.

15.15 Ủy ban này, do đó, đã đồng ý đình chỉ bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề

này để cho phép quá trình tham vấn thực hiện tham vấn. Các đề xuất để làm rõ

phạm vi Khu vực Nguy cơ là đã định nghĩa trong cuốn Thực tiễn Quản lý Tốt nhất

để Bảo vệ Chống lại Dựa trên cơ sở Cướp biển Somalia (BMP 4).

15.16 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/15/1 (Ai Cập) và tài liệu MSC 95/15/5

(Vương quốc Hồi giáo Oman) về phạm vi Khu vực có Nguy cơ Cao (HRA) cướp

biển như theo định nghĩa trong cuốn Thực tiễn Quản lý Tốt nhất để Bảo vệ chống

lại Trên cơ sở Cướp biển Somalia, phiên bản lần thứ 4 (BMP 4).

15.17 Đoàn đại biểu Ai Cập bày tỏ quan điểm rằng Tổ chức đã mặc nhiên xác nhận

phạm vi các Khu vực có Nguy cơ Cao như được định nghĩa trong cuốn BMP 3 và

cuốn BMP 4 bằng việc ban hành chúng là thông tri MSC.1/Circ.1337 và thông tri

MSC.1/Circ.1339 tương ứng, mặc dù thực tế là đã không có cuộc tấn công thành

Page 76: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

76

công nào trong khu vực Biển Đỏ từ năm 2011. Tuyên bố của Ai Cập được đưa ra

trong phụ lục 27.

15.18 Đoàn đại biểu Vương quốc Hồi giáo Oman ủng hộ quan điểm được trình bày

của Ai Cập và bày tỏ quan điểm là Biển Oman cũng không đủ điều kiện như là một

khu vực có nguy cơ cao cướp biển và do đó cần được loại trừ ra khỏi định nghĩa

HRA trong BMP 4.

15.19 Các quan sát viên từ ICS, phát biểu đại diện cho các tổ chức BIMCO, ICS,

Intercargo, INTERTANKO và OCIMF, thừa nhận những mối lo ngại của Ai Cập

và thông báo cho Uỷ ban rằng một quá trình xem xét lại trong mối liên quan đến

Khu vực có Nguy cơ cao (HRA) đã được sự đồng thuật của các đại diện ngành

công nghiệp với Nhóm Tiếp xúc về Cướp biển ngoài khơi Bờ biển Somalia

(CGPCS), có tính đến các đánh giá mối đe dọa thường xuyên từ các lực lượng

quân sự tại các Cuộc họp Chia xẻ Nhận thức và Tách bỏ xung đột (SHADE). Như

thảo luận rộng rãi về Khu vực có Nguy cơ Cao (HRA) đã được thực hiện giới hạn

trong Nhóm Tiếp xúc về Cướp biển ngoài khơi Bờ biển Somalia (CGPCS) với một

kết quả của những ước đoán thận trọng tại phiên họp toàn thể sắp tới trong tháng

Bảy, ngành công nghiệp đã cho rằng nó sẽ phản tác dụng đối với việc Ủy ban can

thiệp bởi vì tiến trình đưa ra gần như là nghị quyết về việc đó, và cụ thể cho rằng

hầu hết các Quốc gia tham dự MSC cũng tham gia vào CGPCS và công việc của

chúng. Ủy ban đã được nhắc nhở rằng tình hình ở Ấn Độ Dương vẫn tồn tại việc

không chắc chắn có khả năng thực sự của một mối đe dọa của cướp biển đang hồi

sinh, và tư vấn rằng một thông tri MSC có khả năng gây hại cho việc tiếp tục thực

hiện thành công BMP, mà chúng đã được thừa nhận rộng rãi như như là nền tảng

cho việc liên tục hạn chế trên cơ sở hoạt động cướp biển Somalia, cùng với việc

triển khai các lực lượng quân sự, sử dụng các đội bảo vệ vũ trang khi cần thiết, và

xây dựng năng lực trên bờ.

15.20 Trong khi một số Đoàn đại biểu ủng hộ việc chờ đợi kết quả đánh giá mối

mối nguy cơ được thực hiện bởi các lực lượng hải quân mà chúng đã được báo cáo

cho SHADE và CGPCS, một số lớn các đại biểu, khi đó nói lại rằng BMP đã được

phát triển và sửa đổi bởi ngành công nghiệp và Tổ chức không có chi phối việc các

sửa đổi, có đồng cảm với các yêu cầu của Ai Cập, và do đó, đã ủng hộ ngay lập tức

hành động được thực hiện bởi Tổ chức để xây dựng một thông tư MSC giải quyết

những lo ngại của Ai Cập trình bày.

15.21 Một vài Đoàn đại biểu nhận thấy cần phải thừa nhận rằng việc triển khai

nhân viên an ninh có vũ trang tư nhân hợp đồng (PCASP) vẫn là cần thiết trên tàu

quá cảnh qua khu vực và kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển, trong đó có Ai Cập,

được chủ động trong việc thiết lập các quy trình và pháp luật để có thể phác thảo

các hành động được thực hiện trên tàu sử dụng nhân viên an ninh PCASP. Ai Cập

đã thông báo với Ủy ban rằng nó đã tạo điều kiện cho quá trình triển khai các nhân

viên an ninh PCASP trong vùng biển của mình bao gồm, ngoài những việc khác,

việc thành lập một kho vũ khí để sử dụng cho nhân viên an ninh PCASP đi vào

hoặc đi ra khỏi Biển Đỏ.

Page 77: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

77

15.22 Ủy ban, sau khi thảo luận, đã đồng ý giao cho nhóm công tác để phát triển

một dự thảo thông tri MSC, giải quyết các vấn đề nổi bật đã phát sinh trong phiên

toàn thể và sử dụng các phụ lục của tài liệu MSC 95/15/1 (Ai Cập) làm cơ sở.

15.23 Ủy ban tài liệu xem xét MSC 95/15/5 (Vương quốc Hồi giáo Oman), trong

đó đã đề xuất để loại trừ biển Oman theo Định nghĩa Khu vực Nguy cơ cao HRA

như được định nghĩa trong BMP. Tuyên bố của Vương quốc Hồi giáo Oman được

đưa ra trong phụ lục 27.

15.24 Đoàn đại biểu Cộng hòa Hồi giáo Iran, trong khi tài liệu MSC 95/15/5, đã

phản đối việc sử dụng không chính xác của thuật ngữ "Vịnh Ả Rập" thay cho thuật

ngữ chính xác và thích hợp là "Vịnh Ba Tư" tại mục 1.6 của tài liệu MSC 95/15/1.

Tuyên bố của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran được đưa ra trong phụ lục 27.

15.25 Sau khi xem xét các vấn đề đã phát sinh trong tài liệu MSC 95/15/5, Ủy ban

đã không ủng hộ việc chuyển tiếp tài liệu cho nhóm công tác để xem xét thêm.

An ninh được vũ trang trên tàu

15.26 Ủy ban nhắc lại rằng tại phiên họp MSC 90 đã yêu cầu ISO phát triển một

tiêu chuẩn cho các công ty an ninh hàng hải ty tư (MPSC) cung cấp các nhân viên

an ninh PCASP trên các tàu mà phiên họp MSC 93 đã đồng ý về công việc của

ISO trong việc phát triển ISO 28.007 phải phản ánh và dẫn chiếu một cách thích

hợp theo các hướng dẫn của IMO về Công ty An ninh hàng hải tư nhân MPSC

trong thông tri MSC.1/Circ.1406/Rev.2, nhưng sẽ yêu cầu xem xét một số từ ngữ

cẩn thận.

15.27 Ủy ban nhắc thêm rằng đã được thống nhất tại phiên họp MSC 94 để yêu cầu

các Quốc gia thành viên và các tổ chức quan sát viên đệ trình các đề xuất sửa đổi

cho thông tri MSC.1/Circ.1406/Rev.2 tới phiên họp MSC 95 với mục đích là thừa

nhận tiêu chuẩn ISO 28.007 như là một tiêu chuẩn cho các Công ty an ninh tư hàng

hải nhân (MPSC) trong khi, cùng lúc, cho phép các tiêu chuẩn quốc gia chiếm ưu

thế, và rằng một nhóm nhỏ do Đức đứng đầu đã gặp nhau bên lề phiên họp MSC

94 để thảo luận về những sửa đổi phù hợp.

15.28 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/15/3 (ISO), thông báo cho Tổ chức rằng

Đặc tính kỹ thuật đã công bộ hiện có (ISO PAS 28.007) đã được thay thế bằng tiêu

chuẩn ISO 28.007 mới được đã được công bố về Công ty An ninh hàng hải tư nhân

(MPSC) cung cấp Nhân viên An ninh có vũ trang hợp đồng trên tàu (PCASP). Như

trong các phiên trước đó của Ủy ban, ISO đề xuất để công nhận tiêu chuẩn ISO

28.007 bằng cách dẫn chiếu tiêu chuẩn trong hướng dẫn của IMO về MPSC trong

thông tri MSC.1/Circ.1406/Rev.2.

15.29 Uỷ ban cũng đã xem xét tài liệu MSC 95/INF.15 (Đức), đề xuất văn bản sửa

đổi cho thông tri MSC.1/Circ.1406/Rev.2 để đáp ứng theo quyết định của Ủy ban

để phản ánh và dẫn chiếu tiêu chuẩn ISO ISO 28.007 trong khi giữ lại quyền của

các Quốc gia thành viên để áp dụng tiêu chuẩn quốc gia riêng của họ, và đồng ý để

chuyển tiếp cả hai tài liệu về vấn đề này cho nhóm công tác với quan điểm nhằm

sửa đổi thông tri MSC.1/Circ.1406/Rev.2 cho phù hợp.

Page 78: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

78

15.30 Về vấn đề các kho vũ khí nổi trong Khu vực Nguy cơ cao (HRA), Ủy ban đã

xem xét tài liệu MSC 95/15/6 (Quần đảo Marshall), đề xuất tiến hành một cuộc

khảo sát toàn diện về số lượng các kho vũ khí nổi trong Khu vực Nguy cơ cao

(HRA) để xác định quy mô sử dụng và các cách thức hoạt động của họ.

15.31 Các đoàn đại biểu phát biểu đồng tình với quan điểm của Quốc gia

quần đảo Marshall rằng các kho vũ khí nổi đã là mối quan tâm đến sự an toàn

và an ninh cho thuyền viên cũng như cho các quốc gia trong khu vực và ủng

hộ việc tiến hành một cuộc khảo sát về số lượng các kho vũ khí nổi và cách

làm việc của họ.

15.32 Đoàn đại biểu Argentina đề xuất để yêu cầu các Chính quyền hành chính có

cờ là những kho vũ khí nổi đã được đăng ký và đã được cho phép để cung cấp

thông tin về vấn đề này cho phiên họp tiếp theo của Ủy ban.

15.33 Một số Đoàn đại biểu nêu ra vấn đề là những hành động nào đã được thực

hiện nếu số lượng và cách làm việc của kho vũ khí nổi đã được cung cấp cho Ủy

ban, luôn lưu ý rằng việc đăng ký và cấp phép cho các tàu như vậy là trách nhiệm

của các Quốc gia thành viên của Tổ chức.

15.34 Đoàn đại biểu Quốc gia Quần đảo Marshall đã cho biết họ sẽ tiến hành các

cuộc khảo sát và Đoàn đại biểu Vương quốc Anh đã lưu ý họ sẽ cung cấp một

nghiên cứu trước đây về vấn đề này cho phiên họp tiếp theo của Ủy ban.

15.35 Ủy ban cám ơn Quốc gia quần đảo Marshall đã đưa ra đề xuất và đề nghị

thực hiện một cuộc khảo sát và đồng ý chờ các thông tin được cung cấp của Quốc

gia quần đảo Marshall và Vương quốc Anh tại kỳ họp tiếp theo của Ủy ban, và yêu

cầu các Quốc gia thành viên, đặc biệt là những Quốc gia có kho vũ khí nổi đăng ký

dưới cờ của mình, gửi đề xuất về vấn đề này đến phiên họp tiếp theo của Ủy ban.

15.36 Sau khi xem xét các vấn đề trên đây, Ủy ban tiếp tục chỉ đạo Nhóm công tác

về An ninh Hàng hải được thành lập theo mục 4 chương trình nghị sự (xem mục

4.10), có tính đến các ý kiến được thực hiện trong phiên họp toàn thể, để:

.1 Chuẩn bị một dự thảo thông tri MSC về vị trí của tổ chức có liên quan đến

quy mô của Khu vực có Nguy cơ cao (HRA) theo định nghĩa trong cuốn

Thực tiễn Quản lý tốt nhất để Bảo vệ trên cơ sở Cướp biển Somalia (BMP 4)

đã được ngành công nghiệp phát triển, sử dụng các phụ lục của tài liệu MSC

95/15/1 làm cơ sở;

.2 Sửa đổi thông tri MSC.1/Circ.1333 và thông tri MSC.1/Circ.1334 để bao

gồm các quy định cho chuyên mục điểm liên lạc quốc gia về cướp biển và

cướp có vũ trang trong trang tin GISIS như được đưa ra trong tài liệu MSC

95/15/4; và

.3 Sửa đổi thông tri MSC.1/Circ.1406/Rev.2 đặc biệt là vê việc cấp phép cho

Công Ty Dịch vụ An ninh hàng hải (MPSC), có tính đến các tài liệu MSC

95/15/3 và MSC 95/INF.15, và chuẩn bị dự thảo thông tri

MSC.1/Circ.1406/Rev.3.

Page 79: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

79

Báo cáo của nhóm công tác

15.37 Sau khi xem xét báo cáo của nhóm công tác (MSC 95/WP.8), Ủy ban chấp

thuận nói chung và đã thực hiện những hành động như được chỉ ra dưới đây.

Thông tin liên quan đến báo cáo cướp biển, và việc thu thập và phổ biến

thông tin liên quan đến cướp biển

15.38 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1333/Rev.1 về Khuyến nghị với

các Chính phủ trong việc phòng ngừa và trấn áp cướp biển và cướp có vũ trang

chống lại tàu, trong đó kết hợp một quy định về thiết lập một Điểm Liên lạc Quốc

gia (NPoC) để thông tin liên lạc về thông tin cướp biển và cướp có vũ trang vối Tổ

chức.

15.39 Ủy ban đã đồng ý với nhóm các kiến nghị không sửa đổi thông tri

MSC.1/Circ.1334 như là quy định cho một Điểm Liên lạc Quốc gia (NpoC) cho

cho mục đích giao tiếp với Tổ chức sẽ không áp dụng đối với các chủ tàu, người

khai thác tàu, thuyền trưởng và thuyền viên, cho những người thông tri

MSC.1/Circ.1334 dự định.

Những đề xuất để làm rõ phạm vi của Khu vực có Nguy cơ cao Cướp biển

như được định nghĩa trong Thực tiễn Quản lý Tốt nhất để Bảo vệ Chống lại

trên cơ sở Cướp biên Somalia (BMP 4)

15.40 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1506 về Thực tiễn Quản lý Tốt

nhất để Bảo vệ Chống lại trên cơ sở Cướp biên Somalia.

An ninh vũ trang trên tàu

15.41 Ủy ban đã phê duyệt thông tri MSC.1/Circ.1406/Rev.3 về sửa đổi tạm thời

khuyến cáo cho Quốc gia có cờ liên quan đến việc sử dụng nhân viên an ninh tư

nhân có vũ trang trên tàu trong Khu vực có Nguy cơ cao, trong đó bao gồm cả các

sửa đổi liên quan đến chứng nhận Công ty Dịch vụ An ninh Tư nhân (MPSC), để

giải quyết việc công bố Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 28.007.

16. THỰC THI CÁC VĂN KIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

An toàn tàu container lớn

16.1 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 93, sau khi xem xét các tài liệu MSC

93/9/2 và MSC 93/INF.14 (Bahamas và Nhật Bản), đã ghi nhận báo cáo tạm thời

về việc điều tra tai nạn của tàu container MOL Comfort.

16.2 Trong bối cảnh này, Ủy ban đã xem xét các tài liệu sau đây:

.1 MSC 95/16 (Bahamas và Nhật Bản), cung cấp thông tin về các khuyến

cáo có trong báo cáo điều tra cuối cùng kết quả từ tổn thất của tàu MOL

Comfort và yêu cầu Chính quyền hành chính tham khảo những khuyến nghị

Page 80: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

80

này, và Tổ chức IACS nộp kết quả việc xem xét các khuyến cáo đã nói ở

trên, cho phiên họp sau theo mục này của chương trình nghị sự; và

.2 MSC 95/INF.11 (Bahamas và Nhật Bản), có báo cáo cuối cùng của Ủy

ban về an toàn tàu container lớn để đáp ứng với tổn thất của tàu MOL

Comfort.

16.3 Quan sát viên từ IACS, để đáp ứng với ba biện pháp được đề xuất trong mục

4 của tài liệu MSC 95/16, đã chỉ ra rằng các khuyến nghị này đã được giải quyết

bởi IACS và các thành viên của mình đã thông qua tại IACS UR S11A, chúng sẽ

có hiệu lực vào ngày 1 Tháng 7 năm 2016, cũng như trong các quy tắc yêu cầu cụ

thể và quy trình của cá nhân các thành viên IACS. Quan sát viên IACS tư vấn thêm

rằng tác động uốn lượn trên tàu container vẫn tiếp tục là đối tượng nghiên cứu,

mặc dù một vài biện pháp đã được thực hiện trong lĩnh vực này. Văn bản đầy đủ

bản tuyên bố của IACS được trình bày trong phụ lục 27.

16.4 Ủy ban, trong khi đánh giá cao những phản ứng tích cực liên quan đến an toàn

tàu container lớn, đã yêu cầu IACS duy trì thông báo về những phát triển tiếp theo

về các yêu cầu có liên quan của IACS về an toàn tàu container lớn tại các kỳ họp

trong tương lai.

17 QUAN HỆ VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC

Quan hệ với các tổ chức phi chính phủ

17.1 Uỷ ban đã ghi nhận các thông tin trong tài liệu MSC 95/17 (Thư ký) về các

quyết định của phiên họp C 113 liên quan đến các quan hệ với các tổ chức phi

chính phủ và tình trạng các áp dụng đối với cố vấn và và các vấn đề có liên quan.

Nhóm Liên hợp Công tác Đặc biệt FAO/IMO về đạnh bắt cá bất hợp pháp, vô

tổ chức và không báo cáo (IUU) và các vấn đề liên quan (JWG)

17.2 Ủy ban căn cứ rằng tại phiên họp MSC 94, sau khi xem xét các tài liệu MSC

94/10/1 (IMO và FAO) và tài liệu MSC 94/10/2 (WWF), cũng như ghi nhận những

sự kiện bổ xung đã thực hiện, đặc biệt, bởi các quan sát viên từ Tổ chức FAO và

Tổ chức ILO (MSC 94/22, phụ lục 9), đã đồng ý với quyết định của phiên họp

MEPC 67 và đã:

.1 Phê chuẩn việc tổ chức cuộc họp lần thứ ba của Nhóm Liên hợp công tác

đặc biệt FAO/IMO tàu cá IUU và các vấn đề liên quan (JWG);

.2 Đồng thuận rằng Tổ chức phải có đại diện tại cuộc họp của chín nước

Thành viên sau đây: Argentina, Canada, Trung Quốc, Quần đảo Cook, Đan

Mạch, Liberia, Na Uy, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ; và

.3 Đồng thuận rằng cuộc họp lần thứ ba JWG nên gặp nhau tại trụ sở của

IMO trong năm 2015 (xem đoạn 17.7).

Page 81: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

81

17.3 Uỷ ban cũng căn cứ rằng, trong việc xem xét các chương trình nghị sự tạm

thời của phiên họp lần thứ ba của Nhóm công tác liên hợp đặc biệt JWG, phiên họp

MSC 94 đã chỉ đạo cho Ban Thư ký cung cấp thông tin về các điều khoản tham

chiếu của Nhóm công tác liên hợp đặc biệt JWG và chương trình trước đây của họ,

để thông tin cho phiên họp lần này xem xét thêm .

17.4 Trong bối cảnh này, Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/17/1 (IMO và Ban

thư ký FAO), trong đó có các điều khoản tham chiếu của Nhóm công tác liên hợp

đặc biệt JWG và chương trình nghị sự của cuộc họp lần thứ nhất và lần thứ hai,

như đã được trình bày trong phụ lục 1, 2 và 3 trong tài liệu, tương ứng, cũng như

dự thảo chương trình nghị sự tạm thời của Nhóm công tác liên hợp đặc biệt JWG

lần thứ ba, như đã được trình bày trong Phụ lục 4 của tài liệu.

17.5 Uỷ ban đã ghi nhận các quan điểm ủng hộ sự cần thiết để đảm bảo rằng công

việc của Nhóm công tác liên hợp đặc biệt JWG lần thứ ba tập trung vào định nghĩa

rõ các mục trong chương trình nghị sự về "nhận dạng tàu cá, giám sát và theo dõi"

và sự cần thiết cho các Đoàn tham dự Đại hội phải nhận thức được các vấn đề cần

được thảo luận theo các mục về "bất kỳ doanh nghiệp nào khác" trước khi triệu tập

cuộc họp.

17.6 Sau khi thảo luận, Ủy ban đã phê duyệt chương trình nghị sự tạm thời, như đã

trình bày trong phụ lục 4 của tài liệu MSC 95/17/1, với những sửa đổi sau:

"7 Xem xét lại các phương tiện hiện có để xác định tàu, giám sát và theo

dõi."

17.7 Uỷ ban đồng ý rằng cuộc họp sẽ được tổ chức tại Trụ sở chính của IMO từ

ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2015, và lấy ngày 16 tháng 10 2015 là hạn cuối

cùng nộp các tài liệu sẽ được xem xét bởi Nhóm công tác liên hợp đặc biệt JWG

lần thứ ba.

18 ÁP DỤNG CÁC HƯỚNG DẪN CỦA ỦY BAN

18.1 Ủy ban căn cứ rằng phiên họp MSC 94 đã xây dựng dự các thảo hướng dẫn

cho các Uỷ ban về việc xem xét và xem xét lại các kết quả của nghiên cứu FSA; đã

phê chuẩn dự thảo các sửa đổi phần 4 hiện có của Hướng dẫn về tổ chức và

phương pháp làm việc của Ủy ban An toàn Hàng hải, Ủy ban Bảo vệ Môi trường

biển và các cơ quan trực thuộc (MSC-MEPC.1/Circ.4/Rev.3) và một dự thảo phụ

lục 6 mới, có các hướng dẫn để xem xét và xem xét lại các kết quả của nghiên cứu

FSA (MSC 94/21, phụ lục 23); và đã chỉ đạo cho Ban Thư ký để chuyển tiếp dự

thảo sửa đổi tới phiên họp MEPC 68 để đồng thời xem xét.

18.2 Trong nối liên quan này, Ủy ban đã ghi nhận rằng phiên họp MEPC 68 đồng

thời phê duyệt các sửa đổi cho Hướng dẫn các Ủy ban và các hướng dẫn sửa đổi sẽ

được tái phát hành, theo đúng trình tự, bởi Ban thư ký là thông tri MSC-

MEPC.1/Circ.4/Rev.4 .

Page 82: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

82

19 CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC

TIỂU BAN VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ VÀ CONTAINER (CCC)

Báo cáo hiện trạng giai đoạn thường kỳ hai năm của Tiểu ban và chương

trình nghị sự tạm cho phiên họp CCC 2

19.1 Ủy ban, đã tán thành với phiên họp MEPC 68 bổ xung thêm một mục tiêu đầu

ra mới ngoài kế hoạch về "yêu cầu bắt buộc đối với phân loại và công bố các hàng

rời rắn có hại cho môi trường biển" trong chương trình nghị hai năm một lần của

Tiểu ban CCC cho giai đoạn 2014-2015 và chương trình nghị sự tạm cho phiên

họp CCC 2 (tài liệu MSC 95/2/2), phê duyệt báo cáo hiện trạng hai năm một lần

của Tiểu ban và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp CCC 2, như đã được trình

bày tại các phụ lục 19 và phụ lục 20, tương ứng. Ban Thư ký đã được yêu cầu

thông báo cho phiên họp MEPC 69 sao cho phù hợp.

TIỂU BAN YẾU TỐ CON NGƯỜI, ĐÀO TẠO VÀ TRỰC CA (HTW)

An toàn cho các hoạt động làm giây

19.2 Ban nhớ căn cứ chúng đã được đồng ý để đưa vào trong chương trình nghị sự

hai năm 2016-2017 của Tiểu ban SDC và chương trình nghị sự tạm thời của phiên

họp SDC 3 một mục tiêu kế hoạch "Sửa đổi lại quy định II-1/3-8 Công ước

SOLAS và các hướng dẫn liên đới (MSC.1/Circ.1175) và các hướng dẫn mới về an

toàn cho các hoạt động là giây đối với tất cả các tàu", với ngày hoàn thành mục

tiêu trong năm 2017, cùng kết hợp với Tiểu ban SSE và Tiểu ban HTW khi có yêu

cầu của Tiểu ban SDC.

Đánh giá toàn diện cho Công ước STCW-F 1995

19.3 Sau khi xem xét tài liệu MSC 95/19/3 (Canada và những nước khác), đề xuất

xem lại phụ lục của Công ước STCW-F 1995 để sắp xếp các tiêu chuẩn của Công

ước càng nhiều càng tốt theo hiện trạng của ngành công nghiệp đánh bắt cá, Ủy

ban đã đồng ý đưa vào, trong chương trình nghị sự giai đoạn hai năm 2016-2017

của Tiểu ban HTW và chương trình nghị sự tạm thời của phiên họp HTW 3, một

mục tiêu đầu ra mới về "xem xét toàn diện Công ước STCW-F 1995". Ngoài ra,

Ủy ban, có tính đến mục tiêu đầu ra mới này cần nhiều thời gian hơn so với đề xuất

trong tài liệu, đã đồng ý bố trí mục tiêu kế hoạch có liên quan đến chương trình

nghị sự hai năm sau của Ủy ban với năm hoàn thành mục tiêu là trong năm 2018

(xem mục 19.41 và phụ lục 23).

19.4 Trong mối liên quan này, Đoàn đại biểu Panama bày tỏ quan điểm cho rằng

còn quá sớm ở giai đoạn này để quyết định về việc cần thiết phải triệu tập các cuộc

họp giữa hai thời kỳ như đã được dự kiến trong mục 13 của đề xuất trên đây, trước

cuộc thảo luận của Tiểu ban HTW. Sau đó, nếu các cuộc họp giữa hai thời kỳ là

cần thiết, cùng có chúng minh đúng đắn và được Uỷ ban phê chuẩn phù hợp theo

các quy định của quy trình.

Xem xét lại các Hướng dẫn về việc Thực thi Bộ luật ISM của Chính quyền

hành chính (nghị quyết A.1071(28))

Page 83: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

83

19.5 Uỷ ban đã xem xét tài liệu MSC 95/19/6 (Canada và các nước khác), đề xuất

sửa đổi các "hướng dẫn đã được sửa đổi về thực thi Bộ luật ISM của các Chính

quyền hành chính" (nghị quyết A.1071(28)), để sử dụng xác minh việc tuân thủ

hàng năm và trung gian theo các yêu cầu của Bộ luật ISM cũng như việc huấn

luyện kiểm tra đánh giá, và đã đồng ý để đưa vào trong chương trình nghị 2016-

2017 của Tiểu ban HTW và chương trình nghị sự tạm thời của phiên họp HTW 3,

một mục tiêu kế hoạch mới về "Các hướng dẫn đã được sửa đổi về việc thực thi Bộ

luật ISM của các Chính quyền Hành chính (nghị quyết A.1071(28)) về huấn luyện

kiểm tra đánh giá", với mục tiêu hoàn thành trong năm 2016.

Báo cáo tình hình Giai đoạn thường kỳ hai năm của Tiểu ban và chương trình

nghị sự tạm thời cho phiên họp HTW 3

19.6 Uỷ ban đã phê duyệt báo cáo tình hình giai đoạn thường kỳ hai năm của Tiểu

ban và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp HTW 3, như đã trình bày trong phụ

lục 19 và 20, tương ứng.

TIỂU BAN THỰC THI CÁC VĂN KIỆN CỦA IMO (III)

Báo cáo tình trạng hai năm của Tiểu ban và chương trình nghị sự tạm III 2

19.7 Uỷ ban xác nhận báo cáo tình hình giai đoạn hai năm của Tiểu ban và chương

trình nghị sự tạm thời cho phiên họp III 2, như đã được trình bày trong phụ lục 19

và 20, tương ứng.

TIỂU BAN HÀNG HẢI, THÔNG TIN LIÊN LẠC, TÌM KIẾM VÀ CỨU

NẠN (NCSR)

Xem xét lại các Quy định chung về tuyến đường tàu biển (nghị quyết

A.572(14))

19.8 Uỷ ban đã xem xét tài liệu MSC 95/19/4 (Đan Mạch và Hà Lan), đề xuất sửa

đổi "Quy định chung về tuyến đường tàu biển” (nghị quyết A.572(14))", để đảm

bảo khoảng trống điều động tàu đủ rộng cho các tàu trong vùng phụ cận của các

cấu trúc trên biển, và đã đồng ý để đưa vào trong chương trình nghị hai năm 2016-

2017 của Tiểu ban NCSR và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR 3,

một mục tiêu kế hoạch về "Sửa đổi các Quy định chung về tuyến đường tàu biển”

(nghị quyết A.572(14 )) về việc thiết lập nhiều cấu trúc trên biển", với mục tiêu

hoàn thành trong năm 2016.

Xem xét lại các Tiêu chuẩn Hiệu suất cho các EPIRB hoạt động trên tần số

406 MHz (nghị quyết A.810(19)), và các phần có liên quan đến chương IV

Công ước SOLAS

19.9 Uỷ ban đã xem xét tài liệu MSC 95/19/5 (Hoa Kỳ), đề xuất sửa đổi Nghị

quyết A.810(19) và chương IV Công ước SOLAS để đưa vào việc triển khai hệ

thống Cospas-Sarsat Độ cao-trung bình Quỹ đạo-Trái đất của Vệ tinh Tìm kiếm và

Cứu hộ (MEOSAR) và ban hành một thế hệ thứ hai Tiêu phát tín hiệu Cấp cứu tần

số 406 MHz, và đã đồng ý để đưa vào trong chương trình nghị sự hai năm 2016-

2017 của Tiểu ban NCSR và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR 3,

Page 84: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

84

một mục tiêu kế hoạch về "tiêu chuẩn hiệu suất đã được sửa đổi cho EPIRB hoạt

động trên tần số 406 MHz (nghị quyết A.810(19)) để bao gồm cả hệ thống Cospas-

Sarsat MEOSAR và thế hệ thứ hai của tiêu vô tuyến", với mục tiêu hoàn thành

trong năm 2017. Về đề xuất sửa đổi chương IV Công ước SOLAS, Ủy ban đã đồng

ý chuyển chúng tới các cuộc thảo luận theo mục tiêu kế hoạch 5.2.5.2 về "Sơ thảo

lần đầu cho việc xem xét chi tiết cho Hệ thống Thông tin Cứu nạn và An toàn

Hàng hải Toàn cầu (GMDSS)", với hiểu rõ rằng các yêu cầu của tiêu vô tuyến

EPIRB mới cần phải được thảo luận trong khuôn khổ trong việc xem xét lại chi tiết

của hệ thống GMDSS. Ủy ban cũng đồng ý tiếp là các quy trình dược quy định tại

các thông tri MSC.1/Circ.1481 và thông tri MSC.1/Circ.1500 phải được theo dõi

trong suốt quá trình xây dựng các sửa đổi có liên quan đến việc xem xét lại hệ

thống GMDSS.

Cải tiến phao vô tuyến EPIRB để giảm việc kích hoạt vô ý

19.10 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/19/9 (Cộng hòa Hồi giáo Iran), đề xuất

một phao vô tuyến EPIRB đã được cải tiến để giảm việc kích hoạt vô ý cho các

phao vô tuyến EPIRB. Tuy nhiên, Ủy ban, đã xem xét các quan điểm sau đây đã

được trình bày trong các cuộc thảo luận:

.1 Các vấn đề không liên quan trực tiếp đến an toàn;

.2 Các mối quan ngại về tác động của nhiều hệ thống báo động cho thuyền

viên; và

.3 Việc không rõ tác động của những báo động sai trên tần số 406 MHz có

tính tới cả việc xem xét đến việc sử dụng tăng thêm của các phao vô tuyến

EPIRB cho các tàu với mục đích giải trí,

đã đồng ý không đưa đề xuất mục tiêu kế hoạch này vào trong chương trình nghị

sự thường kỳ hai năm 2016-2017 của Tiểu ban NCSR và chương trình nghị sự tạm

cho phiên họp NCSR 3.

Xem xét lại các Hướng dẫn để chuẩn bị kế hoạch cho việc hợp tác giữa tìm

kiếm, các dịch vụ cứu nạn và tàu khách (MSC.1/Circ.1079)

19.11 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/19/7 (Đan Mạch và các nước khác), đề

xuất xem xét lại các Hướng dẫn để chuẩn bị kế hoạch cho việc hợp tác giữa tìm

kiếm, các dịch vụ cứu nạn và tàu khách (MSC.1/Circ.1079), đặc biệt liên quan đến

tàu khách quá cảnh qua nhiều khu vực SAR, và để phát triển các cách cải thiện và

đơn giản hóa hệ thống phân bố các kế hoạch SAR để hợp tác, và đã đồng thuận để

đưa vào, trong chương trình nghị thường kỳ hai năm 2016-2017 của Tiểu ban

NCSR và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR 3, một mục tiêu kế hoạch

về "Hướng dẫn đã được sửa đổi để chuẩn bị kế hoạch để hợp tác giữa tìm kiếm,

các dịch vụ cứu nạn và tàu khách (MSC.1/Circ.1079)", với mục tiêu hoàn thành

trong năm 2017.

Phát triển và thực hiện hàng hải điện tử (e-navigation)

Page 85: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

85

19.12 Ủy ban đã ghi nhận những quyết định đã được thực hiện tại phiên họp MSC

94 (MSC 94/21, mục 18.16 đến mục 18.17), và đã xem xét tài liệu MSC 95/19/8

(Australia và các nước khác) về việc thực hiện hàng hải điện tử để nâng cao an

toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển, với sáu mục tiêu kế hoạch được đề xuất

trong phụ lục, và các tài liệu MSC 95/19/12 (Australia và các nước khác), MSC

95/19/14 (IHO) và MSC 95/19/15 (IMPA), cho ý kiến về tài liệu MSC 95/19/8

(Australia và các nước khác). Ủy ban đã thảo luận về các đề xuất riêng biệt và các

quyết định kế tiếp được chứa đựng trong mục 19.12.1 đến mục 19.12.6 dưới đây.

Hướng dẫn về các cách thức hoạt động được tiêu chuẩn hóa, S-mode

19.12.1 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/19/8, phụ lục 1, đề xuất việc xây dựng

các Hướng dẫn về các chế độ tiêu chuẩn hóa hoạt động (S-mode) cho tất cả các

thiết bị định vị hàng hải, và các tài liệu MSC 95/19/12 và MSC 95/19/14, cho ý

kiến về đề xuất này, và đã đồng ý để đưa vào, trong chương trình nghị sự thường

kỳ hai năm sau của Ủy ban, một mục tiêu kế hoạch về "Hướng dẫn về chế độ tiêu

chuẩn hóa hoạt động, S-mode", với hai phiên họp cần thiết để hoàn thành danh

mục, giao cho Tiểu ban NCSR là cơ quan phối hợp (xem mục 19.41 và phụ lục 23).

Phát triển các mô-đun mới cho các tiêu chuẩn hiệu suất được xem xét lại cho

Hệ thống Hàng hải Tích hợp (INS) (nghị quyết MSC.252(83))

19.12.2 Ủy ban đã xem xét phụ lục 2, tài liệu MSC 95/19/8, đề xuất xem xét lại các

Tiêu chuẩn Hiệu suất đã được sửa đổi cho Hệ thống Hàng hải Tích hợp (INS)

(nghị quyết MSC.252(83)) liên quan đến việc hài hòa thiết kế buồng lái và hiển thị

các thông tin và tài liệu MSC 95/19/14, cho ý kiến về đề xuất này, và đã đồng ý để

đưa vào trong chương trình nghị sự thường kỳ hai năm 2016-2017 của Tiểu ban

NCSR và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR 3, một mục tiêu kế hoạch

về "bổ sung các mô-đun về Tiêu chuẩn Hiệu suất đã được sửa đổi cho Hệ thống

Hàng hải Tích hợp (INS) (nghị quyết MSC.252(83)) liên quan đến sự hài hòa cho

thiết kế buồng lái và hiển thị thông tin"; với một mục tiêu hoàn thành trong năm

2017.

Xem xét lại các Hướng dẫn và Tiêu chí cho hệ thống báo cáo tàu (nghị quyết

MSC.43(64))

19.12.3 Ủy ban đã xem xét phụ lục 3, tài liệu MSC 95/19/8, đề xuất sửa đổi các

Hướng dẫn và Tiêu chí cho hệ thống báo cáo tàu (nghị quyết MSC.43(64)), như đã

được sửa đổi, có liên quan đến tiêu chuẩn hóa và hài hoà hóa thiết bị báo cáo điện

tử của tàu và tự động thu thập các dữ liệu trên trên tàu để báo cáo, và đã đồng ý để

đưa vào, trong chương trình nghị sự thường kỳ hai năm 2016-2017 của Tiểu ban

NCSR và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR 3, một mục tiêu kế hoạch

về "Hướng dẫn đã được sửa đổi và các tiêu chí cho hệ thống báo cáo tàu (nghị

quyết MSC.43(64))", với mục tiêu hoàn thành trong năm 2017.

Xem xét lại các Yêu cầu Chung cho thiết bị vô tuyến lắp đặt trên tàu tạo

thành thành phần của hệ thống GMDSS và hệ thống trợ giúp hàng hải điện tử

Page 86: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

86

(nghị quyết A.694(17)) có liên quan đến Kiểm tra tính Đồng bộ Gắn liền

(BIIT) cho thiết bị hàng hải

19.12.4 Ủy ban đã xem xét, phụ lục 4, tài liệu MSC 95/19/8 đề xuất việc xem xét

lại các Yêu cầu Chung cho thiết bị vô tuyến lắp đặt trên tàu tạo thành thành phần

của Hệ thống Thông tin Cứu nạn và An toàn Hàng hải Toàn cầu (GMDSS) và cho

các hệ thống trợ giúp hàng hải điện tử (nghị quyết A.694(17)) liên quan đến kiểm

tra tính đồng bộ gắn liền (BIIT) cho thiết bị hàng hải, cùng với tài liệu MSC

95/19/14, cho ý kiến về đề xuất này, và đã đồng ý để đưa vào, trong chương trình

nghị sự thường kỳ hai năm sau của Ủy ban, một mục tiêu kế hoạch về "Yêu cầu

chung đã được Sửa đổi cho thiết bị vô tuyến lắp đặt trên tàu tạo thành thành phần

của Hệ thống Thông tin Cứu nạn và An toàn Hàng hải Toàn cầu (GMDSS) và cho

các thiết bị trợ giúp hàng hải điện tử (nghị quyết A.694 (17)) liên quan đến Kiểm

tra tính đồng bộ gắn liền (BIIT) cho các thiết bị hàng hải" , với hai phiên họp cần

thiết để hoàn thành các mục này, giao cho Tiểu ban NCSR là cơ quan phối hợp

(xem mục 19.41 và phụ lục 23).

Hướng dẫn việc hiển thị hài hòa thông tin hàng hải nhận được thông qua thiết

bị thông tin liên lạc

19.12.5 Ủy ban đã xem xét phụ lục 5, tài liệu MSC 95/19/8, đề xuất việc xây dựng

các Hướng dẫn việc hiển thị hài hòa thông tin hàng hải nhận được thông qua thiết

bị thông tin liên lạc, và tài liệu MSC 95/19/14, cho ý kiến về đề xuất này, và đã

đồng ý để đưa vào, trong chương trình nghị thường kỳ hai năm 2016-2017 của

Tiểu ban NCSR và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR 3, một mục tiêu

kế hoạch về "Hướng dẫn việc hiển thị hài hòa thông tin hàng hải nhận được thông

qua thiết bị thông tin liên lạc", với mục tiêu hoàn thành trong năm 2017.

Xem xét các báo cáo về xây dựng và thực thi Danh mục Hồ sơ Dịch vụ Hàng

hải (MSP) (và các báo cáo khác về hàng hải điện tử (e-navigation)) từ các

Quốc gia Thành viên và các tổ chức quốc tế

19.12.6 Ủy ban đã xem xét phụ lục 6, tài liệu MSC 95/19/8, đề xuất xem xét các

báo cáo về xây dựng và thực thi Danh mục Hồ sơ Dịch vụ Hàng hải (MSP) (và các

báo cáo khác về hàng hải điện tử (e-navigation)) từ các Quốc gia Thành viên và

các tổ chức quốc tế khác, bao gồm cả các đề xuất liên quan đến các giải pháp còn

lại không được ưu tiên tiềm năng cho hàng hải điện tử (e-navigationg), cùng với

các tài liệu MSC 95/19/14 và MSC 95/19/15, cho ý kiến về đề xuất trên. Phần lớn

Ủy ban có quan điểm cho rằng đề xuất này đã không tuân thủ với các Hướng dẫn

của Ủy ban (MSC-MEPC.1/Circ.4/Rev.4) nhưng, công nhận tầm quan trọng về

hàng hải điện tử (e-navigation) và rằng Tổ chức nên thực hiện vai trò đầu tầu, đã

yêu cầu các Chính phủ Thành viên và các bên liên quan khác quan tâm chuẩn bị

toàn diện minh chứng cho mục tiêu đầu ra này phù hợp với các thông tin yêu cầu

trong Phụ lục 3 nghị quyết A.1062(28), và gửi nó tới phiên họp MSC 96 để xem

xét. Đoàn đại biểu Na Uy đã đề xuất để phối hợp công việc với các bên quan tâm

và gửi một đề xuất đã được sửa đổi lại để xem xét tại phiên họp MSC 96.

Xây dựng và thực thi hàng hải điện tư (e-navigation)

Page 87: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

87

19.13 Có tính quyết định trong mục 19.12.6, Ủy ban đã nhất trí sửa đổi hành động

trọng tâm hiện tại 5.2.6 để đọc là "Xây dựng và thực thi hàng hải điện tử (e-

navigation)" để đưa vào Kế hoạch hành động trọng tâm cho năm 2016-2017.

Tiêu chuẩn hiệu suất cho thiết bị GMDSS lắp đặt trên tàu thích đáng với các

nhà cung cấp GMDSS bổ sung

19.14 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/19/10 (Hoa Kỳ), đề xuất để phát triển

một tiêu chuẩn thực hiện chung mới cho tàu lắp đặt các thiết bị GMDSS phù hợp

với các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh GMDSS bổ xung, và đã đồng ý để đưa vào

chương trình hai năm 2016-2017 của các Tiểu ban NCSR và chương trình nghị sự

tạm cho phiên họp NCSR 3, một mục tiêu kế hoạch về "tiêu chuẩn thực hiện cho

tầu lắp đặt thiết bị GMDSS phù hợp với các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh GMDSS

bổ xung", với mục tiêu cho năm 2016.

Các biện pháp để bảo vệ an toàn cho những người cứu trợ trên biển

19.15 Ủy ban căn cứ rằng nó đã đồng ý di chuyển đầu ra 5.1.2.2 về "Các biện pháp

để bảo vệ sự an toàn của người giải cứu trên biển" từ các chương trình nghị sự

thường kỳ hai năm sau của Uỷ ban sang chương trình nghị sự thường kỳ hai năm

2016-2017 của Tiểu ban NCSR và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR

3 (xem mục 21.16.3).

Báo cáo tình hình hai năm thường kỳ của Tiểu ban và chương trình nghị sự

tạm cho phiên họp NCSR 3

19.16 Ủy ban đã phê duyệt báo cáo tình hình của Tiểu ban giai đoạn thường kỳ hai

năm và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp NCSR 3, như đã trình bày trong

phụ lục 19 và 20, tương ứng.

Các vấn đề khẩn thiết bắt nguồn từ phiên họp NCSR 3 cho phiên họp MSC 96

19.17 Ủy ban, đã ghi nhận rằng do phiên họp NCSR 3 đến phiên họp MSC 96 là

rất gần nên chỉ những vấn đề cấp thiêt xuất phát ra từ phiên họp NCSR 3 sẽ được

xem xét tại phiên họp MSC 96, phù hợp theo Hướng dẫn của Ủy ban (MSC-

MEPC.1/Circ.4/Rev.4), đã đồng ý là các vấn đề sau đây phát sinh từ phiên họp

NCSR 3 sẽ được xem xét tại phiên họp MSC 96 là các vấn đề khẩn thiết, phần còn

lại được xem xét tại phiên họp MSC 97:

.1 Tuyến đường các phương tiện và các hệ thống báo cáo tàu bắt buộc;

.2 Công nhận của Galileo là một thành phần của hệ thống WWRNS;

.3 Công nhận hệ thống vệ tinh di động Iridium là một nhà cung cấp dịch vụ

GMDSS;

.4 Tiêu chuẩn thực hiện đối với thiết bị GMDSS lắp đặt trên tàu phù hợp với

các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh GMDSS bổ xung;

.5 Xem xét kết quả việc Xem xét lại hệ thống GMDSS và tiếp tục dự án phát

triển kế hoạch hiện đại hóa (NCSR 1/28, phụ lục 11); và

Page 88: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

88

.6 Biện pháp để bảo vệ sự an toàn cho người cứu trợ trên biển.

TIỂU BAN THIẾT KẾ VÀ CẤU TRÚC TÀU (SDC)

Chuyển giao kết quả liên quan đến Chương II-2 Công ước SOLAS từ Tiểu

ban SDC cho Tiểu ban SSE

19.18 Ủy ban đã xem xét các tài liệu MSC 94/17/1 và MSC 95/19/11 (Thư ký), có

một khuyến cáo chuyển tất cả các kết quả liên quan đến Chương II-2 Công ước

SOLAS từ Tiểu ban SDC cho Tiểu ban SSE, và đã đồng ý rằng các kết quả hiện

cho trong chương trình nghị sự thường kỳ hai năm của Tiểu ban SDC và chương

trình nghị sự tạm cho phiên họp SDC 3 vẫn nên đặt dưới sự điều phối của Tiểu ban

SDC. Tuy nhiên, Ủy ban cũng đồng ý rằng, trong tương lai, kết quả mục tiêu mới

có liên quan đến Chương II-2 Công ước SOLAS về nguyên tắc sẽ được giao cho

Tiểu ban SSE, nhưng sẽ được xem xét trên cơ sở từng trường hợp một.

19.19 Quần đảo Cook căn cứ việc tái cơ cấu của các tiểu ban đang trong tình trạng

rà soát và đang trong quy trình cải cách và ghi nhận rằng các hạng mục được đề

xuất chuyển giữa các Tiểu ban liên quan đến khối lượng công việc của các Tiểu

ban đang trong tình trạng mới sắp xếp, đã đặt câu hỏi liệu có nên đưa ra xem xét lại

các quyết định đã được thực hiện để giải quyết những áp lực công việc trong các

tiểu ban và Chủ tịch của họ.

Kiểm soát đóng các cửa kín nước cho tàu đóng mới

19.20 Ủy ban lưu ý rằng, trong việc xem xét một biện minh được đề xuất cho một

mục tiêu kế hoạch mới về kiểm soát đóng các cửa kín nước cho tàu mới, như đã

trình bày trong tài liệu MSC 95/WP.12, đã đồng ý để đưa vào trong chương trình

nghị sự thường kỳ hai năm 2016-2017 của tiểu ban SSE và chương trình nghị sự

tạm cho phiên họp SSE 3, một mục tiêu kế hoạch mới về "Xem xét lại quy định II-

1/13 và quy định II-1/13-1 Công ước SOLAS và các quy định khác có liên quan

đối với các tàu mới", với mục tiêu hoàn thành trong năm 2017, kết hợp cùng với

Tiểu ban SDC khi có yêu cầu của Tiểu ban SSE.

Hướng dẫn việc sử dụng Chất dẻo được Gia cố Dạng sợ (FRP) trong cấu trúc

tàu

19.21 Ủy ban lưu ý rằng đã đồng ý giữ lại mục tiêu kế hoạch hiện hành 5.2.1.21 về

"Hướng dẫn việc sử dụng Chất dẻo được Gia cố Dạng sợi (FRP) trong cấu trúc con

tàu" trong chương trình nghị sự của phiên họp SDC 3, bởi vì việc tiếp tục xem xét

của Tiểu ban SDC vẫn còn là cần thiết (xem mục 10.16).

Các hoạt động làm dây an toàn

19.22 Ủy ban đã xem xét các tài liệu MSC 95/19/2 (Áo và các nước khác) và MSC

95/INF.3 (Đan Mạch), đề xuất chuẩn bị sửa đổi cho quy định II-1/3-8 Công ước

SOLAS và các hướng dẫn liên đới, một cách phù hợp, để ngăn chặn tình huống

công việc không an toàn và có hại cho sức khỏe trong hoạt động làm dây cho tàu

mới, cùng với tài liệu MSC 95/19/13 (Nhật Bản) cho ý kiến về đề xuất này, và đã

đồng ý để đưa vào trong chương trình nghị sự thường kỳ hai năm 2016-2017 của

Page 89: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

89

Tiểu ban SDC và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp SDC 3, một mục tiêu kế

hoạch mới về " sửa đổi quy định II-1/3-8 Công ước SOLAS, các hướng dẫn liên

đới (MSC.1/Circ.1175) và các hướng dẫn mới về các hoạt động làm dây an toàn

cho tất cả các tàu", với mục tiêu hoàn thành trong năm 2017, cùng với các Tiểu

ban SSE và Tiểu ban HTW liên quan khi và khi có yêu cầu của Tiểu ban SDC.

19.23 Ủy ban đã nhất trí, phù hợp với thông tri MSC.1/Circ.1481 và thông tri

MSC.1/Circ.1500, là:

.1 Các sửa đổi được xây dựng phải áp dụng cho tất cả các tàu đóng mới có

trọng tải bằng và lớn hơn 3.000 tấn trọng tải toàn phần, và tàu mới dưới

3.000 tấn trọng tải toàn phần nên tuân thủ đến chùng mực theo thực tiễn;

.2 Văn kiện được sửa đổi là Công ước SOLAS (tức là quy định II-1.3.8

Công ước SOLAS 1974và bất kỳ sửa đổi nào khác phát sinh từ các sửa đổi);

.3 Rằng các sửa đổi được dựng nên có hiệu lực vào ngày 01 Tháng 01 năm

2020, với điều kiện là các sửa đổi được thông qua trước ngày 01 tháng 7

năm 2018.

Chuyên chở trên 12 công nhân

19.24 Ủy ban, trong khi xem xét một đề xuất minh chứng cho một mục tiêu kế

hoạch mới để một văn kiện bắt buộc và/hoặc các quy định giải quyết các tiêu

chuẩn an toàn cho việc chuyên chở trên 12 nhân trên tàu tham gia vào các tuyến

hành trình quốc tế, như trong tài liệu MSC 95/WP.12, đã đồng ý rằng phạm vi áp

dụng vào công việc phải được thực hiện không chỉ giới hạn cho các tàu trong lĩnh

vực ngành năng lượng ngoài khơi, mà cho tất cả các tàu tham gia vào tuyến hành

trình quốc tế, và rằng việc xem xét đích đáng phải được thực hiện để đảm bảo rằng

bất kỳ tiêu chuẩn được đề xuất nào không được xung đột với các yêu cầu khác của

các tổ chức khác và/hoặc các công ước khác.

19.25 Sau đó, Ủy ban đã đồng ý để đưa vào, trong chương trình nghị sự thường kỳ

hai năm 2016-2017 của Ủy ban An toàn Hàng hải, Tiểu ban SDC và chương trình

nghị sự tạm cho phiên họp MSC 96 và SDC 3, một mục tiêu kế hoạch mới về "Văn

kiện bắt buộc và/hoặc các quy định giải quyết các Tiêu chuẩn An toàn để chuyên

chở trên hơn 12 công nhân trên tàu tham gia vào tuyến hành trình quốc tế", với

mục tiêu hoàn thành trong năm 2017.

19.26 Trong việc xem xét cách thức tốt nhất để tiến hành công việc đối với mục

tiêu kế hoạch mới này, Ủy ban đã nhất trí là cần thảo luận về các vấn đề chính sách

trước bất kỳ công việc kỹ thuật chi tiết nào được thực hiện bởi Tiểu ban SDC. Tuy

nhiên, nhận thấy rằng sự cần thiết phải thực hiện tiến trình về vấn đề quan trọng

này và có tính đến khối lượng công việc nặng nề cho phiên họp SDC 3, Ủy ban đã

ủy quyền cho phiên họp SDC 3 thành lập một Nhóm các Chuyên gia (tức là bổ

xung thêm 3 công việc và 2 nhóm soạn thảo được dự kiến sẽ thiết lập) để kiểm tra

các đệ trình từ các Quốc gia Thành viên và các tổ chức quốc tế về các chế độ pháp

lý, trình tự pháp lý của mình để chuyên chở công nhân, sao cho Tiểu ban có thể

Page 90: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

90

xác định được các ví dụ thích hợp, bao gồm cả những ưu và khuyết điểm về cách

thức tốt nhất hướng tới, để xem xét bởi Ủy ban tại phiên họp MSC 96. Do đó , Ủy

ban đã yêu cầu các Quốc gia Thành viên và các tổ chức quốc tế gửi văn bản về chế

độ pháp lý và tiêu chuẩn pháp luật của họ tới phiên họp SDC 3.

Báo cáo hiện trạng giai đoạn thường kỳ hai năm của Tiểu ban và chương

trình nghị sự tạm cho phiên họp SDC 3

19.27 Ủy ban đã phê duyệt báo cáo tình trạng hai năm một lần các Tiểu ban và

chương trình nghị sự tạm SDC 3, như quy định trong phụ lục 19 và 20, tương ứng.

TIỂU BAN HỆ THỐNG TÀU VÀ THIẾT BỊ (SSE)

An toàn Các hoạt động làm dây

19.28 Ủy ban căn cứ rằng đã được đồng ý để đưa vào trong chương trình nghị sự

thường kỳ hai năm 2016-2017 của Tiểu ban SDC và chương trình nghị sự tạm thời

của phiên họp SDC 3 một mục tiêu kế hoạch về "Sửa đổi quy định II-1/3-8 Công

ước SOLAS và các hướng dẫn liên đới (MSC.1/Circ.1175) và các hướng dẫn mới

về an toàn các hoạt động làm dây cho tất cả các tàu", với mục tiêu hoàn thành

trong năm 2017, cùng kết hợp với Tiểu ban SSE và Tiểu ban HTW khi và khi có

yêu cầu của Tiểu ban SDC.

Bảo dưỡng định kỳ và bảo quản duy tri các xuồng cứu sinh, trang thiết bị hạ

và cơ cấu nhả

19.29 Ủy ban căn cứ rằng đã được đồng ý để thiết lập lại mục tiêu kế hoạch về

"Làm các quy định của thông tri MSC.1/Circ.1206/Rev.1 thành bắt buộc", để đưa

vào chương trình nghị sự thường kỳ hai năm 2016-2017 của Tiểu ban SSE và

chương trình nghị sự tạm thời cho phiên họp SSE 3, với mục tiêu hoàn thành trong

năm 2016 (xem mục 12.36).

Làm rõ các yêu cầu của Chương II-2 Công ước SOLAS về cửa sổ ngăn cháy

toàn bộ trên tàu khách và tàu chuyên dụng

19.30 Ủy ban, đã căn cứ quyết định trước đó có liên quan đến sự phối hợp của các

kết quả mục tiêu liên quan đến Chương II-2 Công ước SOLAS (xem mục 19.18),

đã xem xét đề xuất về mục tiêu kế hoạch mới đã có kế hoạch được chuẩn bị tại

phiên họp SDC 2 (SDC 2/25, phụ lục 25) để làm rõ các yêu cầu trong Chương II-2

Công ước SOLAS về của cửa sổ ngăn cháy toàn bộ trên tàu khách không chuyên

chở không quá 36 hành khách và tàu chuyên dụng với trên 60 người (nhưng không

quá 240 người) trên tàu và đồng ý để đưa vào trong chương trình nghị sự thường

kỳ hai năm 2016-2017 của Tiểu ban SSE và trong chương trình nghị sự tạm cho

phiên họp SSE 3, một mục tiêu kế hoạch mới được kế hoạch về "Làm rõ các yêu

cầu của Chương II-2 Công ước SOLAS về cửa sổ ngăn cháy toàn bộ trên tàu khách

chuyên chở không quá 36 hành khách và tàu chuyên dụng với trên 60 người

(nhưng không quá 240 người) trên tàu", với mục tiêu hoàn thành trong năm 2017.

19.31 Ủy ban đã nhất trí tiếp, phù hợp với thông tri MSC.1/Circ.1481 và

MSC.1/Circ.1500, là:

Page 91: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

91

.1 Phạm vi áp dụng của các sửa đổi được phát triển sẽ phải tiếp tục được

thảo luận tiếp bởi Tiểu ban SSE; Tuy nhiên, các sửa đổi sẽ được áp dụng cho

các tàu mới và tàu hiện có sau khi sửa chữa, hoán cải và sửa đổi đặc tính cơ

bản;

.2 Văn kiện được sửa đổi là Công ước SOLAS 1974 (tức là quy định II-

2/9.4.1.3.3 Công ước SOLAS và bất kỳ sửa đổi nào phát sinh do các sửa

đổi); và

.3 Rằng các sửa đổi được xây dựng nên có hiệu lực vào ngày 01 Tháng 01

năm 2020, với điều kiện là các sửa đổi được thông qua trước ngày 01 tháng

07 năm 2018.

Kiểm soát đóng kín nước cho tàu mới

19.32 Ủy ban đã xem xét đề đề xuất minh chứng cho một mục tiêu kế hoạch mới

có liên quan đến kiểm soát đóng cửa kín nước cho tàu mới (MSC 95/WP.12) và đã

đồng ý để đưa vào, trong chương trình nghị sự thường kỳ hai năm 2016-2017 của

Tiểu ban SSE và chương trình nghị sự tạm thời cho phiên họp SSE 3, một mục tiêu

kế hoạch mới đã được lên kế hoạch về "Sửa đổi quy định II-1/13 và quy định II-

1/13-1 Công ước SOLAS và các quy định khác có liên quan đối với tàu mới", với

mục tiêu hoàn thành trong năm 2017, cùng kết hợp với Ủy ban SDC khi và khi có

yêu cầu của Tiểu ban SSE.

Báo cáo hiện trạng giai đoạn thường kỳ hai năm của Tiểu ban và chương

trình nghị sự tạm cho phiên họp SSE 3

19.33 Ủy ban đã phê duyệt báo cáo hiện trạng giai đoạn thường kỳ hai năm của

Tiểu ban và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp SSE 3, như đã được trình bày

trong phụ lục 19 và 20, tương ứng.

Những vấn đề khẩn thiết bắt nguồn từ phiên họp SSE 3 đến phiên họp MSC

96

19.34 Ủy ban, đã ghi nhận rằng do rất gần từ phiên họp SSE 3 đến phiên họp MSC

96 nên chỉ có những vấn đề khẩn thiết bắt nguồn từ phiên họp SSE 3 sẽ được xem

xét tại phiên họp MSC 96, phù họp theo hướng dẫn của Uỷ ban (MSC-

MEPC.1/Circ.4/Rev.4), đã đồng ý rằng các vấn đề phát sinh từ phiên họp SSE 3 sẽ

được xem xét tại phiên họp MSC 96 là những vấn đề khẩn thiết sau đây:

.1 Các mục tiêu an toàn và các yêu cầu chức năng của Hướng dẫn về thay

thế thiết kế và bố trí cho chương II-1 và chương III Công ước SOLAS;

.2 Dự thảo giải thích thống nhất cho bơm chữa cháy trên tàu được thiết kế để

chuyên chở năm lớp container hoặc nhiều hơn trên hoặc phía trên boong thời

tiết; và

.3 Xây dựng các quy định cho thông tri MSC.1/Circ.1206/Rev.1 thành bắt

buộc, cùng với các vấn đề còn lại đang được xem xét tại phiên họp MSC 97.

Page 92: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

92

PHÊ DUYỆT MỤC TIÊU KẾ HOẠCH MỚI

19.35 Phù hợp với các quy định có liên quan theo Hướng dẫn về việc áp dụng Kế

hoạch Chiến lược và Kế hoạch Hành động Trọng tâm của Tổ chức (nghị quyết

A.1062(28)), Ủy ban, đã đồng ý với chương trình nghị thường kỳ hai năm của Tiểu

ban và chương trình nghị sự tạm thời cho phiên họp tới đây của tiểu ban, yêu cầu

Hội đồng ghi nhận các mục tiêu kết quả mới sau đây đã được sự đồng ý của Ủy

ban tại phiên họp này:

.1 Đánh giá lại toàn diện Công ước STCW-F 1995 (mục 19.3);

.2 Sửa đổi lại hướng dẫn về việc thực thi Bộ luật ISM của Chính quyền hành

chính (nghị quyết A.1071(28)) về kiểm tra đánh giá đào tạo (mục 19.5);

.3 Sửa đổi các quy định chung về tuyến đường của tàu (nghị quyết

A.572(14)) cho việc thành lập các hệ thống cấu trúc trên biển (mục 19.8);

.4 Xem xét lại Các tiêu chuẩn thực hiện cho tiêu vô tuyến EPIRBs hoạt động

trên tần số 406 MHz (nghị quyết A.810(19)) bao gồm cả hệ thống Cospas-

Sarsat MEOSAR và các tiêu cảnh báo thế hệ thứ hai (mục 19.9);

.5 Xem xét lại các Hướng dẫn để chuẩn bị kế hoạch hợp tác giữa các dịch vụ

tìm kiếm, cứu nạn và tàu khách (MSC.1/Circ.1079) (mục 19,11);

.6 Bổ sung mô-đun về các tiêu chuẩn thược hiện đã được sửa đổi cho hệ

thống hàng hải tích hợp (INS) (nghị quyết MSC.252(83)) liên quan đến sự

hài hòa của việc thiết kế buồng lái và hiển thị thông tin (mục 19.12.2);

.7 Sửa đổi Hướng dẫn và các tiêu chí cho hệ thống báo cáo tàu (nghị quyết

MSC.43(64)) (mục 19.12.3);

.8 Sửa đổi các yêu cầu chung đối với thiết bị vô tuyến lắp đặt trên tàu để tạo

thành một phần của Hệ thống Thông tin cứu nạn và an toan hàng hải

(GMDSS) và các hệ thống hỗ trợ hàng hải điện tử (nghị quyết A.694(17))

liên quan đến kiểm tra đính liền đồng bộ (BIIT) cho các thiết bị hàng hải

(mục19.12.4);

.9 hướng dẫn chỉ báo hài hòa thông tin hàng hải nhận được thông qua thiết bị

thông tin liên lạc (mục 19.12.5);

.10 Tiêu chuẩn thực hiện cho thiết bị GMDSS lắp đặt trên tàu để bổ xung

thêm các nhà cung cấp các dịch vụ vệ tinh GMDSS (mục 19.14);

.11 Sửa đổi quy định II-1/3-8 Công ước SOLAS và các hướng dẫn liên đới

(MSC/Circ.1175) và các hướng dẫn mới về an toàn các hoạt động làm dây

cho tất cả các tàu (đoạn 19.22);

.12 Văn kiện bắt buộc và/hoặc các quy định giải quyết các tiêu chuẩn an

toàn cho việc chuyên chở trên 12 công nhân trên tàu tham gia vào tuyến

hành trình quốc tế (mục 19.25);

Page 93: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

93

.13 Chi tiết các yêu cầu trong Chương II-2 Công ước SOLAS về cửa sổ ngăn

lửa toàn diện trên tàu khách chuyên chở không quá 36 hành khách và tàu

chuyên dụng với trên 60 người (nhưng không quá 240 người) trên tàu (mục

19.30);

.14 Sửa đổi các quy định II-1/13 và II-1/13-1 Công ước SOLAS và các quy

định khác có liên quan đối với tàu mới (mục 19,32); và

.15 Phân tích và xem xét các khuyến nghị để giảm gánh nặng hành chính

trong các văn kiện của IMO bao gồm cả những xác định được của Nhóm

SG-RAR (mục 21.21.3),

mà đã được bao gồm trong các Đề xuất cho Kế hoạch Hành động Trọng tâm và các

Ưu tiên cho Giai đoạn hai năm 2016-2017 (xem mục 19.40 và phụ lục 22).

HIỆN TRẠNG CỦA CÁC MỤC TIÊU KẾ HOẠCH CHO GIAI ĐOẠN HAI

NĂM 2014-2015

19.36 Sau khi nhắc lại rằng tình trạng của các mục tiêu kết quả theo kế hoạch sẽ

chỉ được trình ra sau phiên như một phụ lục cho của báo cáo của Ủy ban để tránh

bất kỳ một trùng lặp nào không cần thiết của công việc, Ủy ban đã yêu cầu Hội

đồng lưu ý các báo cáo tình hình giai đoạn thường kỳ hai năm của Ủy ban An toàn

Hàng hải, như đã được trình bày trong phụ lục 21.

ĐỀ XUẤT CHO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TRỌNG TÂM VÀ NHỮNG ƯU

TIÊN CHO GIAI ĐOẠN THƯỜNG KỲ HAI NĂM 2016-2017

19.37 Trong việc chuẩn bị Kế hoạch Hành động Trọng tâm cho Giai đoạn Thường

kỳ Hai năm 2016-2017, Ủy ban đã nhắc lại rằng đã chỉ đạo cho từng tiểu ban

chuẩn bị nội dung chương trình nghị sự thường kỳ hai năm của mình cho hai năm

tới tới đây tại kỳ họp tới đây của mình, để xem xét tại phiên họp MSC 95, và đã

yêu cầu Ban thư ký hỗ trợ theo cách thông thường, có tính đến:

.1 Các kết quả mục tiêu được lựa chọn cho chương trình nghị sự hai năm

một lần nên được diễn đạt trong các điều khoản SMART1;

(1) SMART: cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và thời gian giới hạn.

.2 Khi năm hoàn thành mục tiêu cho một mục tiêu kế hoạc cụ thể vượt quán

giai đoạn thường kỳ hai năm 2016-2017, kết quả mục tiêu tạm thời phải đặt

trong chương trình chương trình nghị sự hai năm với năm hoàn thành mục

tiêu là trong năm 2016 hoặc trong năm 2017, một cách thích hợp, và một

mục tiêu kết quả liên quan nên đặt trong chương trình nghị sự thường kỳ hai

năm sau của Ủy ban với năm hoàn thành được dự kiến; và

.3 Chương trình nghị sự thường kỳ hai năm và chương trình nghị sự tạm thời

không nên có các tiểu mục và các mục đặt trong chương trình nghị sự tạm

thời, nên phù hợp với kết quả mục tiêu trong chương trình nghị thường kỳ

hai năm của các Tiểu ban.

Page 94: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

94

19.38 Uỷ ban cũng nhắc lại rằng phiên họp MSC 94 đã yêu cầu Ban Thư ký, tham

khảo ý kiến với Chủ tịch, để chuẩn bị các đề xuất của Ủy ban cho Kế hoạch Hành

động Trọng tâm cho hai năm tới đây, để xem xét tại kỳ họp này và trình cho phiên

họp Hội đồng C 114.

19.39 Ủy ban căn cư thêm là quyết định trước đó (xem mục 21.20.3) liên quan đến

tài liệu MSC 95/21 để đưa vào một mục tiêu kế hoạch mới trong Kế hoạch Hành

động Trọng tâm (HLAP) năm 2016-2017 về "Phân tích và xem xét các khuyến

nghị để giảm gánh nặng hành chính trong các văn kiện của IMO bao gồm cả những

cái mà đã được xác định bởi Nhóm SG-RAR", với mục tiêu hoàn thành trong năm

2017.

19.40 Sau khi xem xét tài liệu MSC 95/19/1 (Thư ký), đề xuất sửa đổi cho mục

tiêu kết đã lập được giao Ủy ban đối với Giai đoạn Thường kỳ hai năm 2016-2017,

mà trong đó đã tính đến tiến trình đã làm của các tiểu ban trong giai đoạn thường

kỳ hai năm hiện nay, Ủy ban đã đồng ý đề xuất đối với Kế hoạch Hành động trọng

tâm của Tổ chức và ưu tiên cho giai đoạn hai năm 2016-2017, như được trình bày

trong phụ lục 22, để trình cho phiên họp Hội đồng C 114 thông qua; và yêu cầu

Ban Thư ký gửi bất kỳ một thay đổi đối với các đề xuất bổ xung xuất phát từ phiên

họp III 2 và phiên họp CCC 2 cho phiên họp CWGSP 14 hoặc phiên họp C/ES.28,

một cách thích hợp.

CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ THƯỜNG KỲ HAI NĂM SAU CỦA ỦY BAN

19.41 Ủy ban, đã ghi nhận rằng chương trình nghị sự thường kỳ hai năm sau được

cập nhật sẽ chỉ được đưa ra sau phiên họp là một phụ lục báo cáo của Ủy ban để

tránh trùng lặp không cần thiết của công việc, đã yêu cầu Hội đồng cần lưu ý cập

nhật chương trình nghị sự thường kỳ hai năm sau của Ủy ban An toàn Hàng hải,

như đã được trình bày trong phụ lục 23.

CÁC CUỘC HỌP GIỮA HAI THỜI KỲ

19.42 Ủy ban, có tính đến các quyết định được thực hiện tại các phiên họp MSC93,

MSC 94, MEPC 67, MEPC 68 và phiên họp hiện tại, đã phê duyệt hoặc xác nhận,

thích hợp, các cuộc họp giữa hai thời kỳ và yêu cầu Hội đồng xác nhận các quyết

định này:

.1 Phiên họp lần thứ 24 của Nhóm Biên tập và Kỹ thuật CCC, cho Bộ luật

IMDG Code, sẽ được tổ chức trực tiếp ngay sau phiên họp CCC 2;

.2 Phiên họp lần thứ 25 của Nhóm Biên tập và Kỹ thuật CCC, cho Bộ luật

IMDG Code, sẽ được tổ chức vào nửa đầu của năm 2016;

.3 Một phiên họp của Nhóm Chuyên gia FSA, sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 12

tháng 11 năm 2015 và báo cáo trực tiếp cho phiên họp SDC 3;

.4 Một phiên họp của Nhóm Công tác PPR về Đánh giá An toàn và Ô nhiễm

(ESPH), sẽ được tổ chức trong năm 2016, như theo phê duyệt của phiên họp

MEPC 67;

Page 95: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

95

.5 Phiên họp lần thứ 22 của Nhóm Công tác Liên hợp IMO/ICAO về Tìm

kiếm và Cứu nạn, sẽ được tổ chức tại Trenton, Ontario, Canada, từ ngày

ngày 14 đến 18 Tháng 9 năm 2015;

.6 Một phiên họp của Nhóm Công tác Liên hợp IMO/ICAO về Tìm kiếm và

Cứu nạn, sẽ diễn ra trong năm 2016;

.7 Phiên họp lần thứ 11 của Nhóm Liên hợp các Chuyên gia IMO/ITU về

các vấn đề Thông tin Vô tuyến điện Hàng hải, sẽ được tổ chức tại Trụ sở

chính của IMO từ ngày 5 đến 9 tháng 10 năm 2015;

.8 Một phiên họp của Nhóm Liên hợp các Chuyên gia IMO/ITU về các vấn

đề Thông tin Vô tuyến điện Hàng hải, sẽ diễn ra trong năm 2016; và

.9 Phiên họp lần thứ 3 của Nhóm Công tác Liên hợp FAO/IMO đặc biệt về

IUU tàu cá và các Vấn đề liên quan (JWG), diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng

11 năm 2015.

DANH MỤC TRỌNG YẾU ĐỂ ĐƯA VÀO CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ

CỦA CÁC UỶ BAN CHO 2 PHIÊN HỌP TIẾP THEO VÀ CÁC SẮP XẾP

ĐƯỢC ĐỀ XUẤT CHO PHIÊN HỌP MSC 96

Danh mục trọng yếu để đưa vào chương trình nghị sự cho phiên họp MSC 96

và phiên họp MSC 97

19.43 Ủy ban đã đồng ý đã đồng ý danh mục trọng yếu được đưa vào các chương

trình nghị sự phiên họp lần thứ 96 và lần thứ 97, như đã được trình bày trong tài

liệu MSC 95/WP.10, đã được sửa đổi.

Thiết lập các nhóm làm việc và các nhóm soạn thảo trong thời gian phiên họp

MSC 96

19.44 Ủy ban, có tính đến các quyết định được thực hiện theo các chương trình

nghị sự khác nhau, dự kiến rằng nhóm công tác và các nhóm dự thảo nằm trong số

các tiêu đề sau đây có thể được thiết lập tại phiên họp lần thứ 96 của Ủy ban:

.1 An toàn tàu khách;

.2 Các tiêu chuẩn dựa trên mục tiêu;

.3 An ninh hàng hải;

.4 Vận chuyển công nhân viên;

.5 Di cư lộn sộn bất an toàn; và

.6 Xem xét và ban hành sửa đổi cho các văn kiện bắt buộc,

Theo đó Chủ tịch, có tham khảo ý kiến với Ban Thư ký, có tính đến các đệ trình đã

nhận được về các chủ đề tương ứng, sẽ tư vấn cho Ủy ban trước phiên họp MSC

96 về lựa chọn cuối cùng cho các nhóm như vậy.

Page 96: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

96

19.45 Ủy ban nhất trí rằng Nhóm Đặc biệt về Xây dựng Năng lực phân tích nhu

cầu (ACAG) cũng có thể cần phải được thiết lập.

Khoảng thời gian và ngày tháng năm của hai phiên họp tới đây

19.46 Ủy ban ghi nhận rằng phiên họp lần thứ 96 đã lên kế hoạch dự kiến sẽ diễn

ra từ ngày 11 đến 20 tháng 5 năm 2016; và phiên họp lần thứ 97 được dự kiến vào

tháng 11 năm 2016

20 BẦU CHỦ TỊCH VÀ PHÓ CHỦ TỊCH CHO NĂM 2016

20.1 Theo Quy tắc về Quy trình của Ủy ban An toàn Hàng hải, Ủy ban đã nhất trí

bầu ông Brad Groves (Australia) là Chủ tịch và ông Juan Carlos Cubisino

(Argentina) là Phó Chủ tịch, cho năm 2016.

Bày tỏ cảm ơn

20.2 Uỷ ban đã bày tỏ lời cảm ơn chân thành và đánh giá cao ông Christian

Breinholt (Đan Mạch) và Capt. Abdullah Muhammad Segar (Singapore) về những

cống hiến tuyệt vời của mình cho Ủy ban trong suốt bốn năm qua, khi họ làm Chủ

tịch Ủy ban và Phó Chủ tịch Ủy ban.

21 CÁC CÔNG VIỆC KHÁC

Di cư lộn sộn bất an toàn bằng đường biển

Tổng quát

21.1 Sau khi đồng ý xem xét tài liệu MSC 95/21/13 (Tổng thư ký) theo chương

trình nghị sự mục 1, Ủy ban đã nhất trí tổ chức một phiên họp đặc biệt về di cư lộn

sộn bất an toàn bằng đường biển để xem xét kết quả của cuộc họp Liên quan Cấp

cao để giải quyết việc di cư lộn sộn bất an toàn bằng đường biển, và các vấn đề

khác xung quanh việc di cư bất an toàn.

21.2 Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng thư ký bày tỏ sự đánh giá cao của mình

cho Ủy ban vì sẵn lòng dành một buổi sáng phiên họp của Ủy ban cho việc di cư

lộn sộn bất an toàn mặc dù có một chương trình nghị sự dầy đặc. Ông tuyên bố

rằng tình hình hiện nay là cuộc khủng hoảng nhân đạo và không bền vững. Vì vậy,

là khẩn thiết đối với cộng đồng quốc tế để tăng cường quyết tâm để cùng nhau làm

việc để sao cho tìm được một giải pháp dường như là không có một thực thể có thể

đối phó với cuộc khủng hoảng này. Ông nhấn mạnh rằng sẽ là thích hợp cho Tổ

chức để đối phó với vấn đề di cư lộn sộn bất an toàn mà chúng đã rơi vào tầm ảnh

hưởng của mình.

Video thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon

21.3 Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon trong video thông điệp của mình, ngoài

những điều khác, đã cảm ơn ông Sekimizu và thành viên IMO về những nỗ lực của

Page 97: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

97

mình để giải quyết các thách việc thức di cư, năm nay, đã chứng kiến gia tốc chưa

từng có về số người buộc phải chạy trốn chiến tranh, nạn đói, nghèo nàn, hoặc vi

phạm nhân quyền đi tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Ông nhấn mạnh rằng bất kỳ

một con đường nào để giải quyết những thách thức di cư phải toàn diện sao cho

bảo vệ quyền con người, duy trì luật pháp quốc tế và công nhận những lợi ích của

di cư, và đòi hỏi tất cả để cùng nhau làm việc. Toàn văn bản video thông điệp được

trình bày trong phụ lục 24 và video có thể được xem bằng đường liên kết

http://www.imo.org/MediaCentre/HotTopics/seamigration/Pages/MSC-95-

session.aspx.

Cuộc họp Liên quan Cấp cao để giải quyết vấn đề di cư lộn sộn bất an toàn

21.4 Uỷ ban đã ghi nhận thông tin được cung cấp trong các tài liệu:

.1 MSC 95/2/1 và MSC 95/WP.11 (Thư ký) về kết quả của phiên họp LEG

102 có liên quan đến kết quả của cuộc họp Liên cơ quan Cấp cao để giải

quyết vấn đề di cư lộn sộn bất an toàn; và

.2 MSC 95/21/4/Rev.1 (Thư ký) về kết quả của các cuộc họp liên cơ quan để

giải quyết vấn đề di cư lộn sộn bất an toàn bằng đường biển, được tổ chức

tại Trụ sở chính của IMO vào ngày 04 và 05 tháng 03 năm 2015 theo sáng

kiến của Tổng Thư ký.

21.5 Sau khi xem xét các tài liệu MSC 95/21/10 và MSC 95/21/10/Add.1 (Thư ký)

trên cơ sở dữ liệu chung của IMO/IOM/UNODC về sự cố di cư, về những kẻ buôn

lậu bị nghi ngờ và các tàu thuyền, Ủy ban:

.1 Đã chấp thuận, như công việc đang tiến hành, các mẫu báo cáo sửa đổi

được trình bày trong phụ lục của tài liệu MSC 95/21/10/Add.1;

.2 Chuyển tiếp thông tri MSC/Circ.896/Rev.1 và các định dạng sửa đổi cho

Ủy ban FAL xem xét từ quan điểm của Ủy ban xem cùng với quan điểm để

thông qua đưa vào thông tri MSC/FAL tại phiên họp FAL 40 và phiên họp

MSC 96; và

.3 Yêu cầu các Chính phủ Thành viên đưa các định dạng báo cáo được sửa

đổi để lưu ý đến tất cả các bên có liên quan, và để cung cấp thông tin kịp

thời, chính xác về sự cố di cư và những kẻ bị nghi ngờ buôn lậu và các tàu

cho Tổ chức thông qua các mô-đun tạo thuận lợi trên trang tin GISIS.

Hướng dẫn mới của ngành công nghiệp về các hoạt động cứu hộ quy mô lớn

trên biển

21.6 Sau khi xem xét tài liệu MSC 95/21/1 (ICS), cung cấp hướng dẫn mới của

nghiệp về hoạt động cứu trợ quy mô lớn trên biển để đảm bảo sự an toàn và an

ninh cho người đi biển và giải cứu con người trong các hoạt động như vậy mà

chúng đã được xây dựng để đáp ứng với số lượng ngày càng tăng về tàu buôn tham

gia vào việc cứu người, thường là di cư, ở Địa Trung Hải, Ủy ban cám ơn Tổ chức

ICS đã phát triển hướng dẫn như vậy và khuyến khích các Chính phủ Thành viên

Page 98: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

98

và các tổ chức quan sát viên thúc đẩy tính khả dụng của chúng ngày càng rộng khi

có thể.

Thảo luận mở

21.7 Uỷ ban đã ghi nhận những báo cáo chuyển giao của các đại diện Tổ chức

UNODC, UNHCR, IOM và các quan sát viên của EC và tổ chức ICS, như được

trình bày trong phụ lục 27.

21.8 Các Đoàn đại biểu Bangladesh, Côte d'Ivoire, Hy Lạp, Indonesia, Ý, Malaysia,

Malta, Nigeria, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh,

và Hoa Kỳ, và các quan sát viên của BIMCO cũng đã có những phát biểu và ý kiến.

Ngoài ra, theo yêu cầu của họ, các báo cáo của các Đoàn đại biểu Bangladesh, Hy

Lạp, Indonesia, Ý, Nigeria, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh

và Hoa Kỳ, và các quan sát viên của BIMCO được trình bày trong phụ lục 27.

21.9 Đoàn đại biểu Ý làm các đề xuất cụ thể liên quan đến vấn đề di cư bất an toàn

bằng đường biển, trong đó bao gồm:

.1 Xem xét lại Công ước SAR, bao gồm định nghĩa "tai nạn" và giải thích;

.2 Phát triển và tăng kiểm soát về tàu bị nghi ngờ hoặc tàu không đạt tiêu

chuẩn, chúng không được tham gia vào các tuyến hành trình thương mại, mà

không có bất kỳ hàng hóa nào trên tàu, và không có điểm đến cụ thể;

.3 Tăng cường giám sát cảng và giám sát quốc gia ven biển, bao gồm cả việc

giám sát tàu quá cảnh;

.4 Phát triển thông tin và tư vấn cho người nhập cư tiềm năng về mối nguy

hiểm của các tuyến đường biển không thường xuyên;

.5 Xây dựng các chính sách rõ ràng của các Chính phủ về lên bờ của người

di cư;

.6 Tái tăng cường sức mạnh đối thoại giữa các Chính phủ trong khu vực Địa

Trung Hải và các khu vực khác về ngăn ngừa việc vô luật pháp, hành trình

không an toàn bằng đường biển và về đối xử với những người được cứu

sống trên biển, vì đây là một vấn đề quốc tế; và

.7 Phát triển cơ sở dữ liệu của chung về sự cố nhập cư và về những kẻ bị

nghi ngờ buôn lậu và tàu thuyền.

21.10 Đoàn đại biểu Malta cũng đưa ra đề xuất cụ thể cho Ủy ban để xem xét lại

chế độ pháp lý quốc tế hiện nay liên quan đến tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, di cư

lộn sộn bằng đường biển.

21.11 Những cân nhắc sau đây, Ủy ban:

.1 Bày tỏ quan ngại hiện nay, làn sóng chưa từng có về di cư lộn sộn bất an

toàn bằng đường biển trong vùng biển Địa Trung Hải, vịnh Bengal, Vịnh

Aden và ở các khu vựng khác trên thế giới; và qua những số lượng cao tử

Page 99: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

99

vong trên biển do việc buôn lậu người di cư không an toàn, tàu cực kỳ quá

tải không phù hợp cho việc vận chuyển người;

.2 Lên án các hoạt động của bọn tội phạm đang kẻ cho người lên tàu không

an toàn cùng với là không có liên quan cho an toàn sự sống trên biển;

.3 Căn cứ vào các quy định theo Công ước UNCLOS, Công ước SOLAS và

Công ước SAR liên quan đến nhiệm vụ của Thuyền trưởng một con tàu và

các nhiệm vụ cung cấp các hỗ trợ cho bất kỳ người nào gặp nạn trên biển,

bất kể quốc tịch nào hoặc tình trạng của một người như vậy;

.4 Cũng căn cứ là các nhiệm vụ của các Thành viên phối hợp và hợp tác để

đảm bảo rằng thuyền các trưởng tàu có hỗ trợ bằng cách cho lên tàu nhũng

người gặp nạn trên biển được giải thoát khỏi các nghĩa vụ của họ với độ lệch

đường tối thiểu lớn hơn từ dự kiến hành trình của tàu và rằng những người

được cứu trợ được chuyển giao tới một nơi an toàn ngay khi điều kiện có thể

hợp lý;

.5 Ghi nhận dự báo gia tăng số lượng người di cư lộn sộn dùng đường biển

và thực tế là nhiều sinh mạng hơn sẽ bị mất mát trừ khi điêu gì đó được thực

hiện và việc cứu sống con người vẫn là một ưu tiên cấp bách;

.6 Ca ngợi những hành động dũng cảm và những hành động vị tha của

những nhân viên lực lượng hải quân, bảo vệ bờ biển, thương gia và các đội

tàu cá và các chủ tàu của nhũng con tàu đã vui vẻ tiến hành cứu hộ người di

cư trên biển;

.7 Đã thu hút sự chú ý đến sự cần thiết phải nỗ lực hơn nữa để giải quyết

việc di cư bất an toàn qua các con đường di cư an toàn hơn và thường xuyên

hơn, giải quyết các yếu tố mà buộc người ta phải mạo hiểm tính mạng của

mình theo con đường đó, và loại bỏ tội phạm di chuyển người di cư không

an toàn bằng đường biển;

.8 Lưu ý với mối quan tâm tới những rủi ro cho những người tham gia vào

các hoạt động cứu trợ và việc đòi hỏi về cảng và các Quốc gia ven biển thực

hiện đầy đủ cho những hoàn cảnh đặc biệt trên tàu mà tàu đó đã tham gia

cứu trợ một số lượng người lớn;

.9 Công nhận rằng các thương thuyền và các dịch vụ cứu trợ hàng hải là bị

choáng ngợp và có một nhu cầu thuyết phục để tìm ra các giải pháp bền

vững;

.10 Đánh giá cao các sáng kiến và nỗ lực của Tổng thư ký IMO liên quan

đến các vấn đề xung quanh việc di cư bất an toàn bằng đường biển, và đã

yêu cầu ông duy trì việc tham gia với Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên

môn của Liên hiệp quốc, các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ nhằm

tìm giải pháp bền vững cho việc di cư bất an toàn bằng đường biển; và

.11 đồng ý ấn định một chương trình nghị sự trong chương trình làm việc

của Ủy ban để đối phó với các vấn đề liên quan đến "di cư lộn sộn bất an

Page 100: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

100

toàn bằng đường biển", và yêu cầu Ủy ban Tạo thuận lợi và Ủy ban Pháp lý

làm tương tự.

Xem xét các vấn đề chính (MSC 95/WP.13)

21.12 Sau khi xem xét ban đầu về vấn đề này, Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC

95/WP.13 (Thư ký), đã đề xuất Ủy ban nên thực hiện hành động về các vấn đề

chính thuộc thẩm quyền bao gồm tìm kiếm và cứu trợ, điều hành các thương

thuyền theo quan điểm việc phát triển gần đây về cứu hộ một số lượng lớn người di

cư và đặc biệt, việc giải thích "gặp nạn"; và xem xét làm thế nào để việc giám sát

của Chính phủ có cảng có thể được nâng lên, bao gồm cả việc giám sát tàu quá

cảnh.

21.13 Ủy ban bày tỏ quan ngại rằng các đề xuất đã không phản ánh các quyết định

của Ủy ban, cụ thể, đề xuất xem xét việc giải thích "gặp nạn" đã không được thống

nhất và đã không được thực hiện rõ ràng là các Cảng vụ làm thế nào để có thể theo

dõi các tàu quá cảnh.

21.14 Ủy ban ghi nhận rằng Hành động Trọng tâm 5.1.2 - "Phát triển và xem xét

về sơ tán an toàn, người sống sót, phục hồi và điều trị cho người sau tai nạn hàng

hải hoặc trong trường hợp bị nạn" và các mục tiêu kế hoạch liên đới 5.1.2.2 - "Các

biện pháp bảo vệ an toàn cho người được cứu trợ trên biển" đã được đưa vào

HLAP và các cơ quan cấp trên cho mục tiêu kế hoạch 5.1.2.2 là Ủy ban MSC và

Ủy ban FAL, cùng với Tiểu ban NCSR và Tiểu ban III như là cơ quan phối hợp và

cơ quan liên quan, tương ứng.

21.15 Uỷ ban cũng ghi nhận rằng phiên họp FAL 40 sẽ họp trong tháng 4 năm

2016 và có thể xem xét các vấn đề theo chương trình nghị sự của mình về các Biện

pháp để bảo vệ an toàn của người được cứu trợ trên biển.

21.16 Ủy ban ghi nhận ý định của Tổ chức ICS để chuyển tiếp các hướng dẫn phát

triển ngành công nghiệp về "Hoạt động cứu trợ quy mô lớn trên biển: Hướng dẫn

về bảo đảm an toàn và an ninh của người đi biển và cứu trợ con người" cho Tiểu

ban NCSR xem xét. Tổ chức ICS tiếp tục đề xuất là Ủy ban nên xem xét các hướng

dẫn như là một tài liệu trực tiếp được ban hành và cập nhật bởi ngành công nghiệp

đồng tài trợ.

21.17 Sau khi thảo luận thêm, Ủy ban:

.1 Đồng ý đưa vào chương trình nghị sự của phiên họp MSC 96 một mục về

"Di cư Lộn sộn bất An toàn bằng đường biển";

.2 Yêu cầu các Quốc gia thành viên thực hiện đệ trình cho phiên họp MSC

96, tiếp tục chi tiết thêm cho các vấn đề và đề xuất mà chúng đã phát sinh

trong phiên họp MSC 95;

.3 Đưa mục tiêu kế hoạch 5.1.2.2 vào chương trình nghị sự của phiên họp

NCSR 3 từ Chương trình nghị sự thường kỳ hai năm 2016-2017; và

Page 101: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

101

.4 Chuyển tiếp Hướng dẫn về bảo đảm an toàn và an ninh cho người đi biển

và người được cứu trợ cho Tiểu ban NCSR xem xét và chỉ đạo phiên họp

NCSR 3 báo cáo lại cho phiên họp MSC 96. Tuân thủ quy định III/1.5 Công

ước SOLAS về thay thế giải phóng xuồng cứu sinh và hệ thống thu hồi

xuồng cứu sinh.

21.18 Sau khi xem xét tài liệu MSC 95/21/7 (Hàn Quốc), nẩy sinh những khó khăn

thực tế có thể xảy ra trong việc thực hiện các quy định III/1.5 Công ước SOLAS về

việc thay thế phóng xuồng cứu sinh và hệ thống thu hồi và đề xuất sửa đổi thông

tri MSC.1/Circ.1392 nhằm làm rõ liệu các trường hợp trong đó các nhà sản xuất

xuồng cứu sinh không thể cung cấp một hệ thống thay thế thích hợp trong một

khung thời gian cho phép để hoàn thành việc thay thế trong thời gian giới hạn như

được quy định của Công ước SOLAS, Ủy ban đã nhất trí rằng một mục tiêu kế

hoạch mới là cần thiết để tiến hành về vấn đề này và yêu cầu Hàn Quốc trình một

đề xuất cho mục tiêu kế hoạch mới phù hợp với Hướng dẫn của Ủy ban (MSC-

MEPC.1/Circ.4/Rev.4).

Xem xét các yêu cầu hành chính trong các văn kiện bắt buộc

21.19 Ủy ban, trong khi xem xét tài liệu MSC 95/21 (Thư ký), căn cứ các quyết

định của tại phiên họp C 113 yêu cầu các ủy ban có liên quan xem xét lại các yêu

cầu hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và xem xét làm thế nào để tiến

hành các kết quả của Nhóm công tác Chỉ đạo Đặc biệt về Giảm các Yêu cầu Hành

chính (SG-RAR), theo một quan điểm để phát triển mục tiêu kế hoạch phù hợp để

được bao gồm cả trong Kế hoạch Hành động Trọng tâm (HLAP) cho năm 2016-

2017.

21.20 Ủy ban đã ghi nhận 167 yêu cầu trong phạm vi quản lý của Ủy ban, được

biên soạn bởi Ban Thư ký và có trong phụ lục của tài liệu MSC 95/21, và đã đồng

tình với kết luận của Ban thư ký là công việc tiếp tục là được yêu cầu phải thực

hiện một quyết định đã được thông báo về vấn đề đó, và cụ thể:

.1 Chỉ đạo cho Ban Thư ký phân tích thông tin trong phần phụ lục của tài

liệu MSC 95/21, có tính đến những quyết định gần đây của phiên họp Đại

hội đồng A 28 liên quan đến báo cáo thông qua trang GISIS (A.1074(28)) và

bất kỳ kết quả nào về vấn đề này từ phiên họp MEPC 68 (mà đã được đồng

tình), và báo cáo kết quả của phân tích này cho phiên họp MSC 96;

.2 Chỉ đạo cho Ban Thư ký chuẩn bị thông tin cho người đi biển và các bên

liên quan có quan tâm về những mục tiêu trọng yếu của Bộ luật ISPS; và

.3 Đã bao gồm một mục tiêu kế hoạch mới trong HLAP năm 2016-2017 về

"Phân tích và xem xét các khuyến nghị để giảm gánh nặng hành chính trong

các văn kiện của IMO bao gồm cả những điều đã được xác định bởi Nhóm

SG-RAR", với mục tiêu hoàn thành trong năm 2017.

Hiệu lực và việc thực thi Hiệp định Cape Town 2012

Page 102: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

102

21.21 Sau khi xem xét tài liệu MSC 95/21/2 (Iceland, Na Uy và Nam Phi), đề xuất

một dự thảo nghị quyết Đại hội đồng để thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Cape

Town 2012, Ủy ban đã thông qua một dự thảo nghị quyết Đại hội đồng về Hiệu lực

và thực thi Hiệp định Cape Town 2012 (thực hiện sớm Hiệp định) của Hội nghị

Quốc tế về An toàn Tàu cá, như đã được trình bày trong phụ lục 25, để trình lên

Đại hội đồng, tại phiên họp lần thứ 29 của mình, để phê chuẩn. Liên quan đến vấn

đề nỳ, một số đại biểu, trong đó bao gồm cả các Đoàn đại biểu của Bỉ, Đức, Nga và

Nam Phi, đã tham mưu cho Uỷ ban rằng họ đang trong quá trình phê chuẩn Hiệp

định nói trên.

Bộ luật quốc tế cho tàu hoạt động ở các vùng nước cực (Polar Code)

21,22 Trong việc xem xét các vấn đề liên quan đến Bộ luật Polar Code, Ủy ban đã

xem xét các tài liệu sau đây:

.1 MSC 95/21/3 (Iceland, New Zealand và Nam Phi), kêu gọi các Chính phủ

ở trên đây và các tổ chức quốc tế cung cấp thông tin về các sự cố tại vùng

nước Bắc Cực để hỗ trợ việc đánh giá phạm vi tiềm năng của Bộ luật Polar

Code đối với tàu phi Công ước hoạt động trong các vùng nước cực (giai

đoạn 2 của công việc về Bộ luật Polar Code) như hiện nay, Bộ luật Polar

Code chỉ áp dụng cho tàu chở hàng trọng tải 500 tấn đăng ký trở lên và tàu

khách; và

.2 MSC 95/21/11 (Tổ chức FOEI hoặc Tổ chức Môi trường Thái Bình

Dương), cho ý kiến về tài liệu MSC 95/21/3 và cung cấp thông tin về những

sự cố gần đây ở Bắc Cực và Nam Cực liên quan đến tàu Phi Công ước được

xem là hữu ích cho giai đoạn 2 của việc phát triển Bộ luật liên quan đến tàu

Phi Công ước.

21.23 Ủy ban đã ghi nhận các thông tin được cung cấp và khuyến khích các Quốc

gia thành viên và các tổ chức quốc tế gửi các thông tin được yêu cầu trong tài liệu

MSC 95/21/3 về hỗ trợ cho giai đoạn tiếp theo của chương trình công việc về Bộ

luật Polar Code, cho phiên họp tiếp theo.

Tàu treo cờ nước ngoài ghé vào các cảng biển đóng trên lãnh thổ tự trị Cộng

hòa Crimea và thành phố Sevastopol (Ukraine)

21.24 Ủy ban đã ghi nhận thông tin được cung cấp trong tài liệu MSC 95/21/5

(Ukraine) và MSC 95/21/12 (Liên bang Nga). Các Đoàn đại biểu của Georgia,

Ukraine và Hoa Kỳ, cũng như Latvia, được được sự ủng hộ của các Quốc gia Bỉ,

Croatia, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Italy, Litva, Moldova, Hà

Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovenia , Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương

quốc Anh, có tuyên bố về các thông tin đã được cung cấp, chúng được trình bày

trong phụ lục 27. Đoàn đại biểu Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thực hiện một tuyên bố.

Định dạng cho trao đổi điện tử và tiêu chuẩn báo cáo

21.25 Ủy ban, đã xem xét các tài liệu sau:

Page 103: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

103

.1 MSC 95/21/6 (IACS), cung cấp một cuộc thảo luận về việc thiết lập một

Định dạng Trao đổi Dữ liệu Chung hài hòa (UDEF) để trao đổi điện tử và

tiêu chuẩn các báo cáo nhằm thu hút được sự đồng tài trợ chung của các

Chính phủ thành viên cho việc trình tới phiên họp MSC 96 đề xuất một mục

tiêu kế hoạch mới để sửa đổi, hoặc bổ sung cho Bộ luật các Tổ chức được

công nhận (RO Code); và

.2 MSC 95/INF.13, bao gồm khuyến nghị mới nhất của IACS số 75 về định

dạng trao đổi và tiêu chuẩn các báo cáo,

Đã yêu cầu Tổ chức IACS và các Chính phủ thành viên có quan tâm đưa ra đề xuất

cho một mục tiêu ngoài có kế hoạch cho phiên họp MSC 96 phù hợp theo Hướng

dẫn của Ủy ban (MSC-MEPC.1/Circ.4/Rev.4).

Thang dây Hoa tiêu và lối đi tới boong tàu

21.26 Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/21/8 (IACS), đề xuất sửa đổi cho phần 5

phụ lục của nghị quyết A.1045(27) để tạo điều kiện thuận lợi thực thi nhất quán

quy định V/23.4 Công ước SOLAS, và đã đồng ý với đề xuất này, có tính đến các

đề xuất sửa đổi trong phạm vi của mục 3.2(vi) của tài liệu C/ES.27/D. Vì vậy, Ủy

ban đã nhất trí với dự thảo Nghị quyết Đại hội đồng về Sửa đổi các Khuyến nghị

về bố trí chuyển giao hoa tiêu (nghị quyết A.1045(27)), như được trình bày trong

phụ lục 26, để trình cho phiên họp lần thứ 29 Đại hội đồng để phê chuẩn.

Hợp tác IMO/IACS về Hệ thống Chứng nhận Chất lượng của Hiệp hội IACS

(QSCS)

21.27 Ủy ban đã căn cứ rằng tại phiên họp MSC 93 đã ghi nhận thông tin được

cung cấp bởi các nhà tư vấn/quan sát viên của IMO về Hệ thống Chứng nhận Chất

lượng của Hiệp hội IACS (QSCS) và chuyển đổi sang các tổ chức chứng nhận

được công nhận (ACBs), như đã được đưa ra trong báo cáo của các quan sát viên

của IMO trong phụ lục của tài liệu MSC 93/21/6, và rằng phiên họp MSC 92 đã

yêu cầu Ban Thư ký tiếp tục sắp xếp cho IMO tham gia vào trong Hệ thống QSCS

của IACS với đóng góp tài chính được cung cấp bởi Hiệp hội IACS cho giai đoạn

thường kỳ hai năm (MSC 92/25/1) và yêu cầu có báo cáo cho phiên họp MSC 95.

21.28 Về vấn đề này, Ủy ban đã xem xét tài liệu MSC 95/21/9 (Thư ký), có chứa

các báo cáo của các nhà tư vấn/quan sát viên của IMO, cung cấp thông tin về

những diễn biến trong chương trình kể từ khi có báo cáo cuối cùng, sau khi chuyển

đổi để chấp nhận giả định bởi Các tổ chức chứng nhận được công nhận (ACBS) về

trách nhiệm duy nhất và độc lập đối với việc kiểm tra đánh giá và đánh giá sự phù

hợp với chương trình này. Trong báo cáo của mình, các nhà tư vấn/quan sát viên

của IMO đã đề cao, cụ thể, những lo ngại liên quan đến các con số của các quan

sát viên là vượt quá số lượng của các đánh giá viên/các tổ chức bị đánh giá, trong

khi đó thừa nhận rằng sự giám sát của các ROs, như theo yêu cầu của Bộ luật RO,

có thể tăng cường trong tương lai.

21.29 Ủy ban, đã ghi nhận sự sắp xếp hiện tại giữa IACS và IMO liên quan đến sự

tham gia của nhà tư vấn /quan sát của IMO trong chương trình này là nhiệm vụ

Page 104: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

104

tương lai để kết thúc trong tháng 06 năm 2015, đãyêu cầu Ban Thư ký tiếp bố trí để

tham gia cho hai năm tiếp theo, với sự đóng góp tài chính của IACS, và cung cấp

một báo cáo cho phiên họp MSC 96.

Thông tin về các tài liệu còn lại

21.30 Ủy ban đã ghi nhận thông tin các tài liệu sau đây gửi đến kỳ họp này và các

thông tin được cung cấp trong tài liệu đó:

.1 MSC 95/INF.2 (Thư ký), cung cấp thông tin về trang tin Hệ thống Thông

tin Vận tải biển Hợp nhất Toàn cầu (GISIS), cụ thể, liên quan đến một mô-

đun mới về các văn kiện không bắt buộc;

.2 MSC 95/INF.8 (Áo và các Quốc gia khác), cung cấp thông tin về công tác

trong Liên minh Châu Âu về các hướng dẫn hoạt động cho những nơi tránh,

trú ẩn theo những sự cố gần hàng hải đây;

.3 MSC 95/INF.17 (Na Uy), cung cấp thông tin về những sự cố trong quá

trình cấp LNG; và

.4 MSC 95/INF.20 (Liên Hiệp Anh IAIN, IMarEST), cung cấp thông tin về

khung pháp lý và áp dụng cho Những Hệ thống Hàng hải Tự trị.

Áp dụng Bộ Luật về Độ ồn trên tàu

21.31 Ủy ban đã ghi nhận tài liệu MSC 95/INF.14 (Hy Lạp), tư vấn rằng một phân

tích đã được thực hiện về áp dụng Bộ luật về Độ ồn trên tàu và các phân tích nói

trên đã kết luận rằng một số tàu không thuộc phạm vi áp dụng quy định II-1/3-12

Công ước SOLAS. Cụ thể, Ủy ban đã ghi nhận rằng những tàu, mà các hợp đồng

đóng tàu được đặt đóng trước ngày 01 tháng 07 năm 2014 và sống tàu đã được đặt

hoặc là đang ở giai đoạn đặt cấu trúc tương tự vào hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm

2015, và việc giao tàu trong đó là trước ngày 01 tháng 07 năm 2018, không nằm

hoặc theo khoản 1 hoặc khoản 2 quy định Công ước SOLAS nêu trên. Trong khi

đó có sự hỗ trợ cho việc cần thiết phải xem xét các vấn đề được phát sinh trong các

thông tin của tài liệu nêu trên, Ủy ban đã yêu cầu Đoàn đại biểu Hy Lạp để gửi một

đề xuất cho phiên họp MSC 96 theo chương trình nghị sự về mục "Thực thi các

văn kiện và các vấn đề có liên quan".

Những thể hiện sự đánh giá

21.32 Ủy ban đã bày tỏ sự đánh giá cao cho những đại biểu sau đây và những

thành viên của Ban Thư ký, người gần đây đã từ nhiệm, đã nghỉ hưu hoặc được

chuyển đổi sang nhiệm vụ khác, hoặc là những việc tương tự như vậy, cho những

đóng góp quý báu của họ cho công việc và chúc họ nghỉ hưu sức khỏe và hạnh

phúc hoặc, như trường hợp có thể, thành đạt trong nhiệm vụ mới:

- Thuyền trưởng Moin Ahmed (IMO) (chuyển công tác)

- Bà Dany Broderick-Bunn (IMO) (về hưu)

- Ông Jo Espinoza-Ferry (IMO) (về hưu)

- Thuyền trưởng Mario Rubén Farinón (Argentina) (chuyển công tác)

Page 105: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

105

- Ông Sylvain LaChance (Canada) (về hưu)

- Ông Guangling Li (Trung Quốc) (trở về nhà)

- Ông Pedro San Miguel (IMO) (về hưu)

- Ông Bin Okamura (Nhật Bản) (về hưu)

- Bà Olga O'Neil (IMO) (về hưu)

- Ông Carlos Ormaechea (IMO) (về hưu)

- Bà Wilma Pereira (IMO) (về hưu)

- Thuyền trưởng Charlie Piersall (ISO) (về hưu)

- Bà Janet Tang (IMO) (về hưu)

- Ông Andrew Winbow (IMO) (về hưu)

22. YÊU CẦU HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN IMO KHÁC

22.1 Đại hội đồng, tại phiên họp lần thứ 29, đã được yêu cầu để:

.1 Ghi nhận việc phê chuẩn của Ủy ban về Bộ luật Quốc tế bắt buộc mới về

An toàn cho Tàu sử dụng Khí ga hoặc Nhiên liệu có Điểm cháy Thấp khác

(IGF Code) (mục 3.97 và phụ lục 1);

.2 Ghi nhận việc phê chuẩn của Ủy ban về những sửa đổi cho Công ước

SOLAS 1974 và một Bộ luật bắt buộc, Nghị định thư SOLAS 1978 và Nghị

định thư SOLAS 1988, và Công ước STCW 1978 và Bộ luật, Chúng được

dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2017; và thông qua/phê

chuẩn những văn kiện không bắt buộc (mục 3.99 đến mục 3.116 và phụ lục

2 đến phụ lục 7);

.3 Ghi nhận kết quả của phiên họp đặc biệt về di cư lộn sộn bất an toàn bằng

đường biển và đặc biệt là thông điệp của Tổng thư ký Liên hiệp quốc và

quyết định của Ủy ban để bổ xung thêm một mục mới về "di cư lộn sộn bất

an toàn bằng đường biển" trong chương trình nghị sự của phiên họp MSC 96

(mục 21.1 đến 21.17);

.4 Thông qua dự thảo nghị quyết Đại hội đồng về Hiệu lực và thực thi Hiệp

định Cape Town 2012 (Thực thi sớm Hiệp định) của Hội nghị Quốc tế về

An toàn cho Tàu cá (mục 21.21 và phụ lục 25); và

.5 Thông qua dự thảo nghị quyết Đại hội đồng về Sửa đổi cho Khuyến nghị

về các bố trí chyển giao hoa tiêu (nghị quyết A.1045(27)) (mục 2126 và phụ

lục 26).

22.2 Hội đồng, tại phiên họp lần thứ 100 và phiên lần thứ 14 của mình, đã được

yêu cầu để:

.1 Xem xét các báo cáo của phiên họp lần thứ 95 của Ủy ban An toàn Hàng

hải và, tuân theo Điều 21(b) Công ước IMO, truyền tải nó, với ý kiến và

những đề xuất của mình, đến phiên họp lần thứ 29 của Đại hội đồng ( mục

1.1 và 22.2);

Page 106: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

106

.2 Ghi nhạn việc thông qua của Ủy ban về Bộ luật Quốc tế bắt buộc mới về

An toàn cho Tàu Sử dụng Khí ga hoặc Nhiên liệu có Điểm cháy thấp khác

(IGF Code) (mục 3.97 và phụ lục 1);

.3 Ghi nhận việc thông qua của Ủy ban về những sửa đổi cho Công ước

SOLAS 1974 và một Bộ luật bắt buộc, Nghị định thư Công ước SOLAS

1978 và Nghị định thư Công ước SOLAS 1988, và Công ước STCW và Bộ

luật, chúng được dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2017; và

sự phê chuẩn/chấp thuận cho văn kiện không bắt buộc (mục 3.99 đến 3.116

và phụ lục 2 đến phụ lục 7);

.4 Ghi nhận những hành động của Ủy ban về những vấn đề liên quan đến an

ninh hàng hải và, cụ thể, công việc đang tiến hành liên quan đến việc xây

dựng pháp luật về an ninh hàng hải quốc gia và các cuộc thảo luận về các

biện pháp để nâng cao an ninh mạng hàng hải (mục 4.1 đến 4.14);

.5 Ghi nhận những tiến bộ đạt được về việc thực hiện kiểm tra đánh giá GBS,

đặc biệt là các nhóm kiểm tra đánh giá là theo đúng tiến độ để cung cấp báo

cáo cuối cùng của họ cho Tổng thư ký vào cuối tháng 06 năm 2015 và Ban

Thư ký sẽ nộp các báo cáo này, theo đúng trình tự, cho phiên họp MSC 96

để xem xét và hành động, khi thích hợp (mục 5.4);

.6 Ghi nhận sự tiến bộ của Ủy ban về những vấn đề liên quan đến an toàn tàu

khách (mục 6.1 đến 6.11);

.7 Ghi nhận những hành động của Ủy ban về các vấn đề liên quan đến việc

thực hiện việc xem xét lại và kiểm tra đánh giá cho Trung tâm dữ liệu LRIT

(mục 7.1 đến 7.8);

.8 Ghi nhận quyết định được thực hiện ra liên quan đến cướp biển và cướp

có vũ trang chống lại tàu, cụ thể (mục 15.1 đến mục 15.41);

.9 Ghi nhận những hành động được thực hiện của Ủy ban về các vấn đề liên

quan đến quan hệ với các tổ chức khác, cụ thể, về những vấn đề liên quan

đến cuộc họp lần thứ ba của Nhóm Công tác liên hợp IMO/FAO về IUU cá

và những Vấn đề liên quan (nục 17.2 đến mục 17.7 và mục 19.42.9);

.10 Ghi nhận các kết quả kế hoạch mới đã được đồng ý tại phiên họp để đưa

vào Kế hoạch Hành động trọng tâm và những ưu tiên trong giai đoạn thường

kỳ hai năm 2016-2017 (mục 19.35 và phụ lục 22);

.11 Ghi nhận báo cáo hiện trạng giai đoạn thường kỳ hai năm của Ủy ban An

toàn Hàng hải (mục 19.36 và phụ lục 21);

.12 Xác nhận đề xuất Kế hoạch Hành động trọng tâm và các ưu tiên giai

đoạn thường kỳ hai năm 2016-2017 (mục 19.40 và phụ lục 22);

.13 Ghi nhận cập nhật chương trình nghị sự thường kỳ sau hai năm của Ủy

ban An toàn Hàng hải (mục 19.41 và phụ lục 23);

Page 107: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

107

.14 Xác nhận các cuộc họp giữa hai thời kỳ được phê duyệt cho năm 2015

và 2016 (mục 19.42);

.15 Ghi nhận kết quả của phiên họp đặc biệt về di cư lộn sộn bất an toàn

bằng đường biển và cụ thể, là thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và

quyết định của Ủy ban để bổ xung thêm một mục mới về "Di cư lộn sộn bất

An toàn Bằng đường biển" trong chương trình nghị sự của phiên họp MSC

96 (mục 21.1 đến mục 21.17);

.16 Ghi nhận những quyết định liên quan đến việc xem xét lại các yêu cầu

hành chính trong các văn kiện bắt buộc (mục 21.19 và mục 21.20);

.17 Ghi nhận việc thông qua cho dự thảo nghị quyết Đại hội đồng về Hiệu

lực và thực thi Hiệp định Cape Town 2012 (Thực hiện sớm Hiệp định) của

Hội nghị Quốc tế về An toàn tàu cá (mục 21.21 và phụ lục 25); và

.18 Ghi nhận việc thông qua cho các dự thảo nghị quyết Đại hội đồng về các

khuyến nghị về các bố trí chuyển giao hoa tiêu (nghị quyết A.1045(27))

(mục 21.26 và phụ lục 26).

22.3 Uỷ ban Bảo vệ Môi trường biển, tại phiên họp lần thứ 69 của mình, được yêu

cầu để:

.1 Ghi nhận việc đồng thời thông qua cho thông tri MSC-MEPC.5/Circ.1502

về Giải thích Thống nhất mục 15.13.5 của Bộ luật IBC Code về các sản

phẩm yêu cầu chất ức chế oxy phụ thuộc (mục 2.3);

.2 Ghi nhận rằng Ủy ban đồng tình với các khuyến nghị của phiên họp

MEPC 68 về các vấn đề liên quan đến chất HME và đã thông qua việc sửa

đổi Bộ luật IMSBC (mục 3.40 và 3.104 và phụ lục 3);

.3 Ghi nhận việc thông qua của Ủy ban cho sửa đổi Công ước SOLAS 1974,

Công ước STCW 1978 và Bộ luật, và các Nghị định thư SOLAS 1978 và

Nghị định thư SOLAS 1988, có liên quan đến một Bộ luật Quốc tế bắt buộc

mới về An toàn cho Tàu Sử dụng khí ga hoặc Nhiên liệu có Điểm cháy thấp

khác (IGF Code), mà chúng đã được dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 01

tháng 01 năm 2017, và những chấp thuận/thông qua văn kiện không bắt

buộc có liên quan (mục 3.97 đến mục 3.103 và mục 3.107 đến mục 3.116 và

phụ lục 1 và phụ lục 2 và phụ lục 4 đến phụ lục 7);

.4 Ghi nhận những quyết định được thực hiện về các vấn đề nổi bật liên

quan đến Bộ luật Polar Code (mục 3.87 và mục 3.93);

.5 Ghi nhận việc chấp thuận các Sửa đổi cho các Hướng dẫn chung cho việc

xây dựng các tiêu chuẩn cơ bản dựa trên mục tiêu của IMO

(MSC.1/Circ.1394), mà chúng sẽ được phổ biến là thông tri

MSC.1/Circ.1394/Rev.1 (mục 5.15);

Page 108: BÁO CÁO C Y BAN AN TOÀN PHIÊN H I DUNG c l cvinamarine.gov.vn/DownLoad/news/MSC 95-22 - Report Of MSC-VN.pdf · Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Môi trường ... toàn văn

108

.6 Ghi nhận việc thông qua đồng thời cho thông tri MSC-MEPC.2/Circ.15

về Hướng dẫn để xây dựng, xem xét lại và xác nhận cho các chương trình

mẫu (mcuj 9.2);

.7 Ghi nhận việc thông qua đồng thời để chuyển tiếp các dự thảo thông tri

MSC-MEPC.4 về Hướng dẫn cho Sỹ quan Nhà Nước Cảng biển về Bộ luật

ISM Code cho Tiểu ban III xem xét và hoàn thiện cuối cùng (mục 9.3);

.8 Không thông qua đồng thời chương trình nghị sự thường kỳ hai năm của

Tiểu ban CCC và chương trình nghị sự tạm cho phiên họp CCC 2, bao gồm

một mục tiêu kế hoạch mới về "Những yêu cầu bắt buộc để phân loại và

khai báo hàng rời rắn là có hại cho môi trường biển" bổ xung thêm cho

phiên họp MEPC 68 ( mục 19.1 và phụ lục 19 và phụ lục 20);

.9 Ghi nhận việc thông qua đồng thời các cuộc họp giữa hai thời kỳ của

nhóm công tác được yêu cầu của Tiểu ban CCC và Tiểu ban PPR, được tổ

chức vào trong năm 2015 và năm 2016 (mục 19.42); và

.10 Lưu ý kết quả về các vấn đề liên quan đến việc xem xét lại các yêu cầu

hành chính trong các văn kiện bắt buộc (mục 21.19 và mục 21.20).

22.4 Uỷ ban Hợp tác Kỹ thuật, tại phiên họp lần thứ 65 của mình, đã được yêu cầu

để ghi nhận kết quả về các vấn đề liên quan đến xây dựng năng lực cho việc thực

thi cho các biện pháp mới (mục 13.1 đến mục 13.3).

22.5 Ủy ban Tạo thuận lợi, tại phiên họp lần thứ bốn mươi của mình, đã được yêu

cầu để:

.1 Ghi nhận những quyết định về các vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị

hướng dẫn về việc xây dựng pháp luật về an ninh hàng hải quốc gia cụ thể là

tái thiết lập nhóm tương ứng có liên quan (mục 4.2, mục 4.3 và mục 4.12);

.2 Ghi nhận những quyết định thực hiện về những biện pháp được đề xuất để

tăng cường an ninh mạng hàng hải, cụ thể là quyết định của Ủy ban để chờ

đợi kết quả của hướng dẫn của ngành công nghiệp về an ninh mạng hàng hải

trên tàu, mà chúng được dự kiến sẽ được trình lên phiên họp FAL 40 và

phiên họp MSC 96, trước khi bắt tay vào việc xây dựng hướng dẫn của Tổ

chức (mục 4.4 đến mục 4.10, mục 4.13 và mục 4.14).

(Các phụ lục sẽ được phát hành như là phụ lục của tài liệu này)

_________