172
SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Hướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG · Bạo lực 112 Thành viên Ủy Ban và Đại diện Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động 116 Các khuyến nghị

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀNVỆ SINH LAO ĐỘNG

Hướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

Mạng lưới Công đoàn quốc tế UNI là công đoàn toàn cầu trong ngành kỹ năng và dịch vụ củaThế kỷ 21 và là Liên hiệp công đoàn lớn nhất thế giới với khoảng 900 công đoàn thành viên vàhơn 20 triệu đoàn viên của 150 quốc gia. Công đoàn toàn cầu UNI là sự đổi mới công đoàn nhằmđáp lại các thách thức toàn cầu hiện nay.Thế giới việc làm đang thay đổi. Chúng ta có các doanh nghiệp toàn cầu với thị trường hàng hóavà dịch vụ toàn cầu. Quá trình hội nhập đã làm nổi lên thị trường lao động toàn cầu. Trong mỗingành nghề của UNI, một số công ty toàn cầu lớn đã bắt đầu quá trình sáp nhập. Các Công đoàntrong đó có UNI đang thích ứng với một thế giới không biên giới; Chúng tôi đang triển khai cácchiến lược hành động để thích ứng với thị trường lao động toàn cầu và tìm phương thức mớitiếp cận người lao động ở bất cứ nơi nào họ có mặt. Mục tiêu của Mạng lưới công đoàn quốc tếUNI nhằm tạo ảnh hưởng lớn hơn tại nơi làm việc, trong nội bộ các công ty, trong các thể chếtoàn cầu, đối với dư luận xã hội và các đoàn viên của mình.

Chương trình toàn cầu cho các công đoàn toàn cầuChương trình công đoàn toàn cầu sẽ bao gồm các tổ chức toàn cầu, các khung thỏa thuận toàncầu, các mục tiêu toàn cầu cho việc làm đích thực bao gồm tiền lương thỏa đáng, tiêu chuẩn tốithiểu về sức khỏe và an toàn lao động, đảm bảo quyền thương lượng tập thể cho tất cả mọingười, các hoạt động đoàn kết toàn cầu, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chính sách toàncầu và đại diện toàn cầu.

UNI là công đoàn toàn cầuCông đoàn toàn cầu UNI là một bộ phận chủ chốt của phong trào công đoàn đang thích ứng vớigiai đoạn mới này. UNI được công nhận bởi các tổ chức như ILO, Liên minh châu Âu và OECD.Ở châu Âu chúng tôi đã triển khai đối thoại xã hội trong mười ngành khác nhau và được Ủy banchâu Âu cũng như các đối tác sử dụng lao động công nhận. Chúng tôi mong nhận sự công nhậntương tự từ các tổ chức như Mercosur, ASEAN, SAARC, APEC, ASEM hoặc Liên minh châu Phi.Đó chính là những cái chung với các nhóm kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu, Mercosur,ASEAN, SAARC, APEC, ASEM, Liên minh châu Phi và các tổ chức khác. Tầm quan trọng củacác nhóm này đang được nâng cao. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào việc các tổ chức khu vựccủa UNI phải yêu cầu sự hiện diện của bộ mặt xã hội trong sự phát triển đó; rằng các thỏa thuậnthương mại cần phải bao gồm sự tôn trọng đối với công đoàn và quyền của người lao động. Đểcó được thị trường tự do, các doanh nghiệp cần phải đáp lại bằng trách nhiệm xã hội doanhnghiệp với tiêu chuẩn cao.

UNI-Apro là tổ chức công đoàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNI, bao gồm 180 côngđoàn thành viên với tổng số 3 triệu đoàn viên tại 20 quốc gia. UNI – Apro bao gồm công đoàn cácngành thương mại, dịch vụ vệ sinh và an ninh, tài chính, đồ họa và đóng gói, công nghệ thông tin& viễn thông, bưu chính vận chuyển, giải trí và nghệ thuật, các lao động đại lý và thời vụ,

UNICARE.Mục tiêu của UNI và UNI-Apro nhằm đưa đoàn viên UNI trở thành những người chơi toàn cầu,có thể đối phó được những tác động của toàn cầu hóa và kiên định quan điểm vì con người trongquá trình toàn cầu hóa. UNI-Apro có các chương trình nâng cao năng lực dựa trên cơ sở cáchoạt động tổ chức, các chiến dịch về việc làm đích thực, xây dựng liên minh với các công đoànvà các tổ chức phi chính phủ khác, gắn kết các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sáchquốc gia và liên quốc gia vào đối thoại xã hội trên quan điểm đối tác xã hội.Ở châu Á – Thái Bình Dương, UNI-Apro đã thúc đẩy thành lập Hội đồng Công đoàn ngành Dịchvụ ASEAN (ASETUC) cùng với các công đoàn toàn cầu khác như Công đoàn Gỗ và Xây dựngquốc tế châu Á- Thái Bình Dương (BWI-Apro), Công đoàn Viên chức quốc tế châu Á- Thái BìnhDương (PSI-Apro); Tạo điều kiện cho các công đoàn ASEAN trong các ngành dịch vụ được đónggóp một cách ý nghĩa cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN nhằm đảm bảo mang lại lợi ích chongười lao động và nhân dân ASEAN.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀNVỆ SINH LAO ĐỘNG

Hướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

Xuất bản lần thứ nhất vào tháng 8 năm 2013Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Hướng dẫn áp dụng trongngành thương mại bán lẻ

Để có bản sao của hướng dẫn này vui lòng liên hệ:

Mạng lưới Công đoàn quốc tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương(UNI Apro)Thư ký Khu vựcChristopher NgEmail: [email protected]: www.uni-apro.org

Hội đồng Công đoàn các ngành dịch vụ ASEAN (ASETUC)Tổng thư kýMohamed Shafie BP MammalEmail: [email protected]: www.asetuc.org

Biên dịch: Lê Thị Thu Dung

Hiệu đính: Đặng Bảo Nguyệt

Giấy phép xuất bản:

Lời tựa 5

Các Thông điệp 8

Hướng dẫn về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động 13trong ngành thương mại bán lẻ

Các Nguyên tắc trong quản lý nguy cơ 19

Lưu ý về phương tiện bảo hộ cá nhân (PTBHCN) 32

Sử dụng Găng tay 33

Các Hướng dẫn 35

Chất cồn, Chất gây nghiện và suy giảm chức năng cơ thể 36

Kiểm tra các chất gây nghiện 37

Ami-ăng 39

Chất gây ô nhiễm không khí 44

Áp bức 47

Nước uống 49

Diễn tập hỏa hoạn và Sơ tán 50

Sơ cứu 53

Xe nâng hàng 55

Chất độc hại 58

Ánh sáng 69

Nóng và Lạnh 71

Lạnh 76

Trượt chân, vấp ngã 78

Khuân vác thủ công 81

Tiếng ồn 86

Mục lục

Dụng cụ lao động 87

Mang thai và làm việc 91

Thiết bị có màn hình theo dõi 93

Nguy cơ đối với da 95

Làm việc theo ca 97

Căng thẳng 102

Giãn tĩnh mạch 110

Bạo lực 112

Thành viên Ủy Ban và Đại diện Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động 116

Các khuyến nghị đối với Ngành thương mại bán lẻ khu vực ASEAN: 128

Các Chính sách, Quy định và Luật pháp về SKATVSLĐ 130

Các Phụ lục 135

Phụ lục 1 - Danh mục thuật ngữ 136

Phụ lục 2 - Nguyên lý an toàn lao động đối với các hoạt động 138làm việc và rủi ro tại nơi làm việc

Phụ lục 3 - Giải pháp cho các nguy cơ về rối loạn cơ 140xương khớp nghề nghiệp (MSD)

Phụ lục 4 - Hướng dẫn về bạo hành tại nơi làm việc – 144cơ quan làm việc có thể làm gì?

Phụ lục 5 - Đánh giá phản ứng đối với bạo hành nội bộ: 146Bảng hỏi tại nơi làm việc

Phụ lục 6 - Bảng dữ liệu an toàn vật liệu 148

Phụ lục 7 - Công cụ lập bản đồ nguy cơ trươn, trượt tại nơi làm việc 154

Phụ lục 8 - Bảng kiểm và các Mẫu biểu 155

Thương mại Bán lẻ là một ngành năng động, sử dụng nhiều lao động vàlà bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế. Người lao động trongngành thường phải đối mặt với nhiều loại hiểm họa đặc thù về sức khỏevà An toàn Vệ sinh lao động đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc và có sự quantâm nghiên cứu.

Điều kiện an toàn tại nơi làm việc là trách nhiệm tập thể của ba đối tác xãhội: chính phủ, người sử dụng lao động và công đoàn. Các đối tác nàyphải phối hợp với nhau để củng cố văn hóa an toàn cũng như có nhữngbiện pháp chủ động để phòng ngừa tai nạn và các bệnh nghề nghiệp liênquan đến công việc. Quản lý sức khỏe và an toàn tốt không những bảo vệkhách hàng và cá nhân người lao động mà còn cải thiện được hiệu quả,lợi nhuận và sự bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đảm bảo cáctiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn lao động chính là mối quan tâm củaliên minh người lao động, Công đoànvà đơn vị quản lý.

Tài liệu hướng dẫn (Hướng dẫn) này có mục đích đưa ra những thông tinvà hướng dẫn cho các đối tác xã hội và các bên liên quan để cải thiện vànâng cao các chuẩn mực về sức khỏe và an toàn lao động trong đơn vịcủa họ cũng như trong toàn ngành thương mại bán lẻ.

Tài liệu này là kết quả nghiên cứu chung của Mạng lưới Công đoàn quốctế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (UNI Apro) và Hội đồng Công đoàncác ngành dịch vụ ASEAN (ASETUC) thông qua sự hỗ trợ của LO/FTFĐan mạch. Tài liệu này được soạn thảo dựa trên những hướng dẫn củaba hiệp hội lớn nhất, thuộc Mạng lưới Công đoàn quốc tế (UNI) trongngành thương mại bán lẻ toàn cầu, gồm có: Liên đoàn các Công đoànDệtmay, Hóa chất, Thực phẩm, Thương mại và Dịch vụ Nhật Bản (UAZENSEN), Hiệp hội các cửa hàng bán lẻ, phân phối và liên minh ngườilao động Úc (SDA) và Hiệp hội các cửa hàng bán lẻ, phân phối và liênminh người lao động Vương quốc Anh (USDAW).

Lời tựa

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

5

Tài liệu có trích dẫn và sử dụng nhiều nội dung trong các hướng dẫn liênquan về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động (OSH) của các tổ chức nóitrên, luật pháp, quy định, các điều luật, quy tắc, quy định và thực tế áp tạinhiều nước. Trong tài liệu cũng có sử dụng và tham khảo nhiều nghiêncứu, bài viết như đã liệt kê trong phần phụ lục. Các nội dung trong tài liệunày được phân loại theo các mức độ rủi ro và hiểm họa khác nhau đối vớivấn đề sức khỏe và an toàn lao động.

UNI Apro khuyến nghị nên sử dụng Phương pháp tiếp cận quản lý nguycơ để giảm các nguy cơ về sức khỏe và an toàn lao động cũng như để cảithiện công tác quản lý sức khỏe và an toàn lao động. Quản lý nguy cơ làmột tiếp cận mang tính hệ thống theo đó giúp xác định được những vấn đềnguy hiểm tại nơi làm việc, tìm hiểu được nguyên nhân và cách thức khắcphục và kiểm soát nó. Hướng dẫn thực hiện đối với mỗi loại hình rủi ro đềutuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của Tiếp cận Quản lý Nguy cơ.

Ngoài ra, cần phải nhận thức rõ là tiếp cận này chỉ có tác dụng nếu cácbên liên quan cũng như các đối tác xã hội có cam kết phối hợp chặt chẽvới nhau. Cuối cùng, cần phải thực hiện đối thoại thường xuyên để chiasẻ kinh nghiệm và xác lập hiểu biết chung về những nhiệm vụ có thể vàbắt buộc phải tiến hành để giảm rủi ro về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh laođộng (SKATVSLĐ).

Ngoài ra, tiếp cận quản lý nguy cơ cũng cần phải có cơ chế và quy trìnhđể tạo điều kiện và đảm bảo thực hiện những khuyến nghị trong Hướngdẫn. Điều này bao gồm việc chỉ định đại diện về Sức khỏe và An toàn laođộng và thành lập Ủy ban về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động. Ủyban này bao gồm đại diện từ nhiều đơn vị khác nhau, được trao quyền,hỗ trợ nguồn lực để có thể hoạt động được và hoạt động có hiệu quả.Ngoài ra, các thành viên của Ủy ban cần được đào tạo. Cuối cùng, thôngqua phương pháp tiếp cận này, người lao động được phổ biến để nhận

Tổn thương vàbệnh nghề nghiệpdo môi trườnglàm việc gây ra

Thay đổi môitrường làm việctheo hướngđảm bảo sứckhỏe và an toàn

Nơi làm việc antoàn và đảm bảosức khỏe

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

6

thức được những nguy cơ và rủi ro trong lao động, đồng thời nắm đượctrách nhiệm về an toàn lao động của chính họ, của đồng nghiệp, kháchhàng, và của những bên liên quan khác tại nơi làm việc cũng như đối vớicác trang thiết bị.

UNI Apro sẽ tiếp tục theo dõi kết quả thực hiện Hướng dẫn này, đồng thờihỗ trợ nâng cao năng lực và khả năng phối hợp cho các đối tác xã hộinhằm cùng nhau triển khai nội dung của Hướng dẫn. Chúng tôi sẽ tiếp tụchỗ trợ các chương trình phổ biến nội dung Hướng dẫn ra các nướcASEAN nhằm nâng cao nhận thức đối với rủi ro và giải pháp về SKATLĐtại nơi làm việc cũng như thông tin về tình hình áp dụng Hướng dẫn củacác công đoàn, doanh nghiệp và chính phủ. Chúng tôi mong muốn mởrộng hợp tác và phối hợp chặt chẽ với mạng lưới Sức khỏe và An toàn Vệsinh lao động ASEAN (OSHNET – ASEAN) nhằm nâng cao các chuẩnmực về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động trong khu vực.

Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và loại bỏ hiểmhọa trong môi trường làm việc. Hãy cùng nhau đưa ra những biện phápphòng ngừa để mọi người đều có thể hưởng lợi từ một môi trường muasắm và làm việc an toàn, khỏe mạnh.

Thay mặt cho UNI Apro và ASETUC, chúng tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ vàhướng dẫn của tổ chức SDA Úc, UA ZENSEN Nhật Bản và USDAWVương quốc Anh. Xin ghi nhận và đánh giá cao vai trò cố vấn và hỗ trợcủa mạng lưới OSHNET - ASEAN. Xin cảm ơn ý kiến đóng góp quý báucủa các đại biểu tham dự Hội thảo của UNI Apro/ASETUC về Hướng dẫnthực hành Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động trong ngành thương mạibán lẻ tổ chức tại Bangkok tháng 12 năm 2012. Những ý kiến đóng góptrong thội thảo này đều đã được đưa vào Hướng dẫn. Xin được bày tỏlòng biết ơn đối với những hỗ trợ trong quá trình xây dựng tài liệu này củaLO FTF Đan Mạch.

Christopher NgThư ký Khu vực của UNI Apro

Alice ChangTrưởng Ban Thương mại của UNI Apro

Singapore, ngày 1 tháng 7 năm 2013

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

7

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

8

Các thông điệp

Ước muốn về nơi làm việc An toàn và Lành mạnh là một quyền cơ bản của con người.Mọi người lao động đều mong muốn được an toàn khi đi làm và về nhà.

UNI Apro soạn thảo Hướng dẫn Sức Khỏe và An Toàn Lao Động (SKATLĐ) này nhằmgiúp và khuyến khích cả người lao động và người sử dụng lao động xây dựng và duytrì môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Thông qua phối hợp với nhau, người sửdụng lao động, người lao động và chính phủ có thể đảm bảo được các yêu cầu về antoàn và sức khỏe trong công việc.

Khi nói đến sức khỏe và an toàn lao động, người ta thường nói phòng bệnh hơn chữabệnh. Hướng dẫn này đưa ra những thông tin và lời khuyên thực tế về cách thức đốiphó với các vấn đề sức khỏe và an toàn lao động trong lĩnh vực thương mại và dịchvụ. Trong hướng dẫn có các thông tin về những rủi ro thường gặp đối với ngành thươngmại kèm theo những biện pháp có thể áp dụng để phòng ngừa tai nạn và bệnh nghềnghiệp tại nơi làm việc. Hướng dẫn này được tổng kết nhằm hỗ trợ người sử dụng laođộng và người lao động có được nơi làm việc an toàn, không có rủi ro đối với sức khỏe.

Tai nạn và bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc thường nảy sinh do điều kiện làm việckém an toàn cũng như từ những công việc độc hại. Hướng dẫn này áp dụng Phươngpháp tiếp cận Quản lý rủi ro đối với sức khỏe và an toàn lao động. Xác định, đánh giávà kiểm soát nguy cơ là cách hiệu quả nhất để kiểm soát rủi ro sức khỏe và an toàn laođộng tại nơi làm việc. Điều này cũng có nghĩa là phải chú trọng đến yêu cầu kiểm soátnguy cơ tại nguồn thay vì đợi cho tai nạn xảy ra mà đáng lẽ đã có thể phòng ngừa được.

Khuyến nghị người sử dụng lao động, người lao động và các chính phủ nên áp dụnghướng dẫn này trong xác định, kiểm soát nguy cơ tận gốc tại nơi làm việc để giảm thiểurủi ro xảy ra thương tổn hoặc bệnh nghề nghiệp.

Tôi tin rằng việc biên soạn và sử dụng hướng dẫn này sẽ giúp thiết lập được nơi làmviệc an toàn và lành mạnh hơn đối với người lao động.

Cuối cùng, tôi xin được chân thành cảm ơn tổ chức UA ZENSEN Nhật Bản, SDA Úc vàUSDAW Vương quốc Anh đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình xây dựng tài liệu này.

Ian BlandthornChủ tịch ngành thương mại - Mạng lưới Công đoànquốc tế khu vực Châu Á -Thái Bình Dương

Chủ tịch Ngành thương mại - Mạng lưới Công đoàn quốc tế khu vựcChâu á-Thái bình dương

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

9

Các thông điệp

Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động là vấn đề then chốt đối với người lao động trongngành thương mại bán lẻ. Bất cứ nơi nào chúng tôi thực hiện khảo sát, người làm việctrong các cửa hàng bán lẻ ở Úc đều đưa vấn đề sức khỏe và an toàn lao động lên hàngđầu trong nhóm các nội dung đề xuất Hiệp hội có chương trình hành động.

Người lao động phải được đáp ứng một môi trường làm việc lành mạnh cho sức khỏevà an toàn.

Gia đình người lao động phải được biết trụ cột gia đình của họ có được an toàn haykhông trong khi làm việc tạo thu nhập để gia đình tồn tại và phát triển. Nhiều người mặcnhiên cho rằng môi trường làm việc trong ngành thương mại bán lẻ là an toàn. Điềunày không hoàn toàn đúng. Quá trình bán lẻ bao gồm sự dịch chuyển hàng hóa từ nơitiếp nhận đến kệ hàng, sau đó đến nơi thanh toán và đến khách hàng.

Hàng hóa nặng, di chuyển lặp đi lặp lại, các tư thế bất tiện - tất cả những nhân tố nàyđều có thể dẫn đến tổn thương cơ-khung xương. Đôi khi nền nhà trơn do đổ chất lỏngcũng có thể gây ra trượt ngã và làm tổn thương người lao động.

Cuộc đời bốn mươi năm làm việc trong ngành thương mại bán lẻ của tôi đã chứng kiếnnhiều lao động bị tổn thương vĩnh viễn do tai nạn tại nơi làm việc. Phải công nhận rằngviệc mất năng lực làm việc và giảm khả năng hưởng thụ cuộc sống thực sự là bi kịch.Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tạo ra nơi làm việc an toàn và lành mạnhcho sức khỏe người lao động.

Điều này có thể đạt được - theo cách tốt nhất là thông qua hợp tác với người lao động,những người sẽ đóng vai trò loại bỏ tai nạn khỏi nơi họ làm việc.

Thiết lập Ủy ban hỗn hợp tại nơi làm việc về sức khỏe và an toàn lao động, họp thườngxuyên là điều nên làm để đảm bảo hợp tác trong vấn đề sức khỏe và an toàn lao động.Tôi hy vọng Hướng dẫn này sẽ có ích trong việc khởi tạo một môi trường làm việc đảmbảo sức khỏe và an toàn, đẩy mạnh hợp tác giữa người lao động và người sử dụnglao động trong và ngoài khu vực ASEAN.

Joe De BruynChủ tịch Mạng lưới Công đoàn quốc tế UNIThư ký quốc gia, Hiệp hội các cửa hàng bán lẻ, phân phối và liên minh người lao động Úcwww.sda.org.au

Thư ký Quốc gia, SDA ÚcChủ tịch, Mạng lưới Công đoàn quốc tế UNI

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

10

Các thông điệp

Tôi chắc chắn Hướng dẫn của UNI Apro về Sức khỏe và An toàn lao động đối với ngànhthương mại bán lẻ sẽ đóng góp vào việc cải thiện Sức khỏe và An toàn lao động trongngành thương mại tại khu vực đang có ngày càng nhiều nhà bán lẻ khổng lồ của chúngta. Cùng với sự giàu lên của giới trung lưu, ngành thương mại sẽ tiếp tục phát triểnmạnh làm cho vấn đề Sức khỏe và An toàn lao động trở nên quan trọng hơn.

Sức khỏe và sự an toàn của người lao động là cần thiết không chỉ đối với chính họ vàgia đình mà còn quan trọng đối với công ty, ngành công nghiệp bán lẻ và đất nước nóichung. Cần phải giành ưu tiên cao nhất cho vấn đề sức khỏe và an toàn của người laođộng, ngay cả khi môi trường kinh tế, điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Ngày nay,việc gây dựng lại "văn hóa an toàn" là bắt buộc ở mọi nơi với tôn chỉ "an toàn là trướchết", "sức khỏe tốt" và "môi trường làm việc thoải mái". Người sử dụng lao động và cácCông đoàncần phải chung sức để cải thiện điều kiện sức khỏe và an toàn cho ngườilao động bởi vì họ chính là người tạo nên sự thịnh vượng của doanh nghiệp và việcbảo đảm sức khỏe và an toàn lao động là tiền đề để người lao động có thể cống hiếntối đa năng lực trong công việc cũng như đảm bảo không còn lo lắng trong cuộc sốnggia đình họ.

UA ZENSEN tin rằng, nếu không có cải thiện về các điều kiện dành cho người lao độngvà một sự đảm bảo chắc chắn cho công việc của họ, sẽ không có ổn định trong quảnlý cũng như sự thịnh vượng lâu dài của một công ty.Công đoànvà người sử dụng laođộng cần phải là đối tác tốt của nhau, với địa vị ngang bằng.

Chuẩn mực sức khỏe và an toàn cao hơn sẽ có lợi cho cả người sử dụng lao động vàngười lao động, điều đó cũng giúp tăng năng suất, giảm thiểu thiệt hại trong kinh doanhvà tạo ra môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động. Về cơ bản, nền tảng củasức khỏe và an toàn đó là sự tin tưởng lẫn nhau giữa người lao động và giới quản lý.Tôi hy vọng với sự tham gia của chính phủ và việc áp dụng hướng dẫn này, mối quanhệ giữa người lao động - người sử dụng lao động sẽ được củng cố theo hướng manglại sức khỏe tốt hơn, điều kiện an toàn lao động cao hơn trong ngành thương mại củacác nước ASEAN.

Naoto OhmiChủ tịch UA ZENSENwww.uazensen.jp

Chủ tịch UA ZENSEN Nhật Bản

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

11

Các thông điệp

Quyền được hưởng tiêu chuẩn cao về sức khỏe và an toàn lao động là quyền cơ bảncủa con người. Mọi người lao động đều mong muốn về nhà an toàn, không bị thươngtổn trong khi làm việc. Họ cũng mong đợi được làm việc liên tục và có thu nhập trongsuốt thời gian đi làm mà không phải nghỉ việc do bệnh nghề nghiệp. Nguyên tắc nàyhiện nay được quy định trong các điều luật lao động quốc tế cũng như luật pháp củahầu hết các nước trên thế giới.

Thêm vào đó, người sử dụng lao động càng có hiểu biết về vấn đề sức khỏe và an toànlao động thì doanh nghiệp của họ càng mạnh. Người lao động có sức khỏe tốt và cólòng tin đối với người quản lý sẽ có năng suất và chất lượng công việc cao hơn. Việcgiảm các vụ tai nạn và các vấn đề liên quan đến sức khỏe trong công việc cũng giúptiết kiệm được kinh phí. Sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân sự mớiđể thay thế người bị thương tích, cắt giảm được chi phí bảo hiểm hoặc chi phí pháp lýphát sinh do phải đền bù hoặc cuối cùng là giảm được thiệt hại về tài sản.

Và còn nhiều những lợi ích khác về danh tiếng của doanh nghiệp. Kiểm soát tốt vấn đềsức khỏe và an toàn lao động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đó là tínhiệu đối với khách hàng và các bên liên quan khác rằng chúng tôi là đơn vị có hệ thốngquản lý tốt, đáng tin cậy và biết rõ trách nhiệm của mình đối với vấn đề Sức khỏe và antoàn lao động.

Mặc dù có những lợi ích tích cực như vậy, vấn đề sức khỏe và an toàn lao động lạithường bị lờ đi... Theo số liệu trong phần dẫn đề cho hướng dẫn này, hàng ngày luôncó nhiều người lao động bị thương hoặc thiệt mạng và hàng ngàn người phải gánh chịuảnh hưởng do vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc và làm tuổi đời làm việc củahọ bị cắt ngắn. Khó khăn ở đây là chính là việc thông điệp về sức khỏe và an toàn laođộng rất dễ bị bỏ qua do áp lực trong quản lý doanh nghiệp. Ý định tốt của quản lý caocấp trong doanh nghiệp thường không được chuyển tải một cách hiệu quả xuống nhómquản lý và người lao động ở hiện trường. Các chuẩn mực về sức khỏe và an toàn laođộng cũng có sự thay đổi vì mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn hoặc duy trì sản xuất bằng mọigiá. Ngay cả khi người lao động biết rằng có điều gì đó không ổn, trong nhiều doanhnghiệp, họ cũng chẳng có cách nào để nói ra được và ở đó cũng không có một hệ thốnggiúp xử lý những vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động.

Nhìn chung, hiểu biết hạn chế về sức khỏe và an toàn lao động vẫn rất phổ biến. Nhữnghiểm họa chính trong ngành công nghiệp nặng như khai mỏ, luyện thép thường đượcquan tâm do rủi ro hiển hiện ở những ngành đó là rất rõ ràng. Nhưng nhiều người vẫn

Tổng Thư ký Usdaw, Vương quốc Anh

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

12

đánh đồng quan điểm rằng trong ngành thương mại bán lẻ rủi ro là thấp, do đó vấn đềsức khỏe và an toàn lao động là không quan trọng. Nhưng thực tế thì ngành thươngmại bán lẻ có những hiểm họa riêng của nó và rủi ro phát sinh từ những hiểm họa đócần phải được kiểm soát.

Tai nạn trong công việc có thể làm chết người hoặc tổn thương nghiêm trọng. Một vụđiện giật, lùi xe hoặc ngã từ trên cao cũng nghiêm trọng như nhau bất kể nó diễn ra ởtrong cửa hàng hay ở nhà máy. Có những rủi ro khác mang tính đặc thù ngành hơn,chẳng hạn nguy cơ bị hành xử bạo lực từ công chúng. Tùy theo từng sản phẩm hànghóa bán ra mà người lao động trong cửa hàng có thể chịu ảnh hưởng của những chấtđộc hại. Làm việc liên tục trong thời gian dài, mang vác hàng hóa, áp lực công việc cũngcó thể làm tổn hại đến sức khỏe của người lao động. Đó là lý do tại sao tài liệu nàyđược chào đón nhiệt thành. Trong cuốn tài liệu, những nguyên tắc quản lý sức khỏe vàan toàn lao động, những hướng dẫn thực hành đối với các hiểm họa chính có thể gâyrủi ro đối với sức khỏe hoặc sự an toàn của người lao động trong ngành thương mạibán lẻ được trình bày, giải thích và làm rõ bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.

Cuốn sách cũng có một phần trong đó đưa ra những khuyến nghị hữu ích về vai tròcủa người đại diện Công đoàn đối với vấn đề sức khỏe và an toàn lao động. Một nghiêncứu của Mỹ, Châu Âu và Úc cho thấy rằng vấn đề sức khỏe và an toàn lao động đượcquản lý tốt hơn tại những nơi có đại diện Công đoàn năng nổ.

Mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa Công đoàn và người sử dụng lao động cũng đảmbảo tốt vấn đề sức khỏe và an toàn lao động do nó tạo ra cơ chế tham vấn người laođộng. Không ai có thể biết rõ hơn người lao động về những mối nguy hại ẩn chứa tạinơi làm việc. Việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của người lao động sẽ giúp đánhgiá rủi ro tốt hơn. Điều đó cũng đảm bảo tính khả thi và thực tiễn của các giải pháp liênquan đến vấn đề sức khỏe và an toàn lao động, và trên hết, nó liên tục phản hồi về hiệuquả của quy trình quản lý rủi ro. Đại diện Công đoàn về vấn đề sức khỏe và an toàn laođộng với thẩm quyền điều tra khiếu nại của các thành viên, điều tra tai nạn và thanhtra nơi làm việc sẽ thiết lập mối quan hệ với giới quản lý và tiến hành xác thực hiệuquả chính sách của người sử dụng lao động.

Những khuyến nghị trong cuốn tài liệu này được tổng hợp từ những kinh nghiệm thựctiễn của nhiều đại diện Công đoàn từ Úc, Nhật Bản và Vương quốc Anh, do đó chúngtôi tin rằng chúng có tính thực tiễn và có thể áp dụng được.

Trong bối cảnh ngành thương mại bán lẻ đang phát triển tại các nước ASEAN, nhữngkhuyến nghị, gợi ý trong tài liệu này sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Người sửdụng lao động áp dụng tài liệu này và phối hợp với các Công đoàn địa phương để quảnlý vấn đề sức khỏe và an toàn lao động sẽ được hưởng lợi. Bằng hành động, họ sẽcho người lao động thấy rằng họ thực sự quan tâm đến người lao động và điều đó sẽgiúp củng cố lợi nhuận và sự bền vững của doanh nghiệp.

John HannettTổng thư ký, Hiệp hội các cửa hàng bán lẻ, phân phối và liên minh người lao độngVương quốc Anhwww.usdaw.org.uk

HướNg DẫN Về SứC kHỏE Và AN TOàN

Vệ SINH lAO độNgTRONg NgàNH THươNg MạI

BÁN lẻ

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

14

Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động là gì?

Năm 1963, Ủy ban hỗn hợp của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổchức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định mục đích của Sức khỏe và An toànVệ sinh lao động (SKATVSLĐ) là nhằm:

“Tăng cường và duy trì sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và phúclợi xã hội của người lao động ở mọi ngành nghề ở mức cao nhất;Phòng ngừa sự suy giảm sức khỏe của người lao động do điều kiện làmviệc gây ra;

Bảo vệ người lao động trước các rủi ro do những nhân tố có hại với sứckhỏe gây ra tại nơi làm việc;

Tạo ra và duy trì môi trường làm việc đáp ứng được nhu cầu thể chấtvà tâm lý của người lao động".

SKATVSLĐ là một thành phần quan trọng của môi trường làm việc. Chỉ khitại nơi làm việc, người lao động cảm thấy an toàn và được bảo vệ thì khiđó họ mới có thể cống hiến toàn bộ năng lực và nâng cao hiệu suất làmviệc. Cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải có tráchnhiệm giữ cho môi trường làm việc được an toàn.

Môi trường làm việc có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người lao độngmới (người chưa được chuẩn bị sẵn những kiến thức để phòng ngừa).

Trước tiên, có thể thấy rõ tại những nơi có điều kiện làm việc không an toàn:• Máy móc không có thiết bị bảo vệ• Sàn nhà trơn trượt• Không đủ ánh sáng• Công việc quá tải

Tiếp theo là những nguy hiểm tiềm tàng phân theo các nhóm như:• Hóa học (khói, bụi, hơi, khí)• Vật lý (tiếng ồn, rung, phóng xạ)• Sinh học (các bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn, vi rút)• Nhóm nguy cơ liên quan đến tâm lý/ cơ cấu tổ chức (căng thẳng)

Trên thế giới, ở các nước phát triển người ta tổng kết là trung bình mỗi

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

15

năm cứ 10 người lao động thì có một người bị tai nạn nghề nghiệp và phảinghỉ việc.

Dù con số báo cáo có như thế nào đi nữa thì đó cũng chỉ là tỷ lệ rất nhỏ sovới thực tế vì có nhiều trường hợp tai nạn không được báo cáo và nhiềubệnh nghề nghiệp không được công nhận.

Rõ ràng người lao động, các Công đoàn và chính phủ có vai trò rất quan trọngtrong việc đảm bảo người sử dụng lao động hiểu được nghĩa vụ của họ làphải tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động.

Tại sao chúng ta cần chú trọng đến SkATVSlđ trong ngành thươngmại bán lẻ?

Điều quan trọng đối với các hướng dẫn về sức khỏe và An toàn Vệ sinhlao động là cần phải được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với các môitrường làm việc khác nhau trong bối cảnh có nhiều khung hướng dẫn phổquát liên quan đến nội dung này. Ví dụ hướng dẫn an toàn trong vận chuyểnthực phẩm sẽ không có nhiều tác dụng trong việc giảm các tai nạn gây tửvong đối với người lái xe.

Ngành thương mại bán lẻ của ASEAN đang mở rộng và hiện tại chiếm gần20% GDP toàn khu vực trong thập kỷ vừa qua (Xem Bảng 1). Ở Brunei,bán buôn và bán lẻ chiếm khoảng 38% GDP, ở Lào là 25% GDP và Singa-pore là 23% GDP.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

16

Bảng 1: đóng góp của khu vực bán lẻ vào gDP ở các nước ASEAN

Tăng trưởng trong ngành thương mại bán lẻ không chỉ góp phần vào sựtăng trưởng kinh tế của một quốc gia mà còn đóng vai trò quan trọng tạocác cơ hội việc làm. Ngành thương mại bán lẻ thu hút một tỷ lệ đáng kểnhân lực trong lực lượng lao động của đất nước. Số liệu trong Bảng 2 chothấy tình trạng việc làm trong lĩnh vực bán lẻ tại ASEAN với mức 19% sốviệc làm tại Brunei là thuộc ngành thương mại bán lẻ; ở Indonesia là 18%và ở Malaysia là 17%.

1Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm tính theo giá cố định. Phần tổng hợp dựa trên giá cố định năm2000 của đồng Đô la Mỹ. Số liệu Tài khoản quốc gia của Ngân hàng Thế giới2Thống kê năng suất năm 2012 của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO)3Ibid4Điều IV, Kết luận đoàn công tác tại Myanma của Quỹ Tiền tệ thế giới 25 tháng 1 năm 2012

Quốc gia Năm Tăng trưởng Đóng góp của Đóng góp của GDP1 Bán buôn và Bán lẻ Bán buôn và Bán lẻ(% hàng năm) vào tăng trưởng GDP vào GDP Quốc gia

(2000-20092) (2000-20093)Brunei Darussalam 2010 2,6 0,2% 38%Cam pu chia 2011 6,9 1,0% 14%Indonesia 2011 6,5 0,9% 17%Lào 2011 8,0 1,9% 25%Malaysia 2011 5,1 0,8% 20%Myanmar4 2011 5,5 2,4% 21%Philippines 2011 3,7 0,8% 18%Singapore 2011 4,9 1,0% 23%Thái Lan 2011 0,1 0,5% 12%Việt Nam 2011 5,9 1,3% 19%

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

17

5 Số liệu của ILO Laborsta. Lấy từ http://laborsta.ilo.org/STP/guest6 Bao gồm cả lao động làm dịch vụ, bán hàng và nhân viên kinh doanh thị trường7 -: Không có dữ liệu từ ILO8 Chủ định ban đầu của hệ thống này là sử dụng chúng như một công cụ để công ty có thể tự quyđịnh và quản lý một cách có hệ thống các vấn đề sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Tuy nhiên, hệthống này cần phải được kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo hiệu lực cũng như tính đúng đắn trongcác khâu thực hiện

Bảng 2: Tình trạng việc làm trong ngành thương mại bán lẻ khu vựcASEAN

Mặc cho vai trò quan trọng của ngành thương mại bán lẻ trong nền kinhtế của các nước ASEAN, các chuẩn mực hiện tại về sức khỏe và An toànVệ sinh lao động trong ngành này lại chưa đáp ứng được yêu cầu đặt rađối với rủi ro nghề nghiệp. Ví dụ luật pháp Singapore quy định là chỉ cáccông trường xây dựng, nhà máy đóng tàu, lọc hóa dầu, sản xuất linh kiệnbán dẫn, luyện kim mới phải thiết lập Hệ thống quản lý sức khỏe và antoàn lao động8. Bảng 3 dưới đây so sánh mức độ xảy ra tai nạn nghềnghiệp tại nơi làm việc trong năm 2012 ở khu vực bán lẻ của ASEAN vớinhóm mười quốc gia có ngành thương mại bán lẻ phát triển hàng đầu thếgiới – tỷ lệ tai nạn cao và số ngày nghỉ làm ở các nước ASEAN cho thấyviệc thiếu hoặc không đủ các biện pháp bảo đảm sức khỏe và An toàn Vệsinh lao động. Việc thiếu dữ liệu và tài liệu về sức khỏe và An toàn Vệ sinhlao động trong ngành thương mại bán lẻ tại khu vực ASEAN cũng là điềuđáng lo ngại.

Quốc gia Năm5 Việc làm trong ngành Tỷ lệ trong tổng việc làmthương mại bán lẻ6 (ngàn người) (%)

Brunei Darussalam 2001 27,461 19,0Cam pu chia 2004 440,541 7,0Indonesia 2007 18.114 18,0Lào 1995 85,7 4,0Malaysia 2008 1.776,1 17,0Myanmar7 - - -Philippines 2008 3.394 10,0Singapore 2008 208,2 11,2Thái Lan 2008 6.200 16,0Việt Nam 2004 3.610,2 9,0

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

18

9D

ữ li

ệu c

ủa IL

O. L

ấy từ

tran

g w

eb h

ttp://

ww

w.il

o.or

g/sa

few

ork/

coun

trie

s/la

ng--

en/in

dex.

htm

.10

Số

ngư

ời b

ị thư

ơng

mớ

i tro

ng n

ăm d

ươ

ng lị

ch c

hia

cho

số lư

ợng

lao

động

tron

g nh

óm k

hảo

sát v

à nh

ân v

ới 1

00,0

00

STT

Quố

c gi

aN

ăm9

Tỷ lệ

tử v

ong

do

Tỷ

lệ ta

i nạn

ta

i nạn

ngh

ề ng

hiệp

10ng

hiệp

ngh

ề (tr

ên 1

00,0

00

(khô

ng tử

von

g)N

ămC

ác v

ụ ta

i nạn

C

ác v

ụ ta

i nạn

Tổ

ngng

ười

lao

động

)gâ

y tử

von

gkh

ông

tử v

ong

01An

h20

060,

138

920

066

17.6

4217

.648

02Ả

Rập

Thố

ng n

hất

--

--

--

03M

ỹ20

02-

5,1

(trên

200

.000

20

0848

121

8.46

121

8.94

2gi

ờ là

m v

iệc)

04Tâ

y Ba

n N

ha20

081,

54.

220

2008

3910

9.36

010

9.39

905

Trun

g Q

uốc

--

--

--

-06

Pháp

--

--

--

-07

Đứ

c-

--

2008

5610

7.02

910

7.08

508

Nga

--

--

--

-09

Ý-

--

--

--

10Ả

Rập

Sau

di-

--

--

--

Brun

ei D

arus

sala

m-

--

--

--

Cam

puch

ia-

--

--

--

Indo

nesi

a-

--

--

--

Lào

--

--

--

-M

alay

sia

--

--

--

-M

yanm

ar-

--

--

--

Philip

pine

s20

070,

001,

8720

071

1657

1.65

8Si

ngap

ore

2006

0,00

0,20

2008

145

745

8Th

ái L

an-

--

--

--

Việt

Nam

--

--

--

-

Các

vụ

tai n

ạn n

ghề

nghi

ệp c

ó số

ngà

y ng

hỉ là

m

Các nước khu vực ASEANMười nước bán lẻ hàng đầu thế giới

Bản

g 3:

Hoạ

t độn

g ki

nh tế

– k

inh

doan

h bá

n bu

ôn, b

án lẻ

(Ngu

ồn: D

ữ li

ệu c

ủa IL

O. L

ấy từ

tran

g w

eb: h

ttp://

ww

w.il

o.or

g/sa

few

ork/

coun

trie

s/la

ng--

en/in

dex.

htm

)

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

19

Cùng với thực tế là ngành bán buôn và bán lẻ tiếp tục tăng trưởng tại cácquốc gia ASEAN, số các vụ tại nạn nghề nghiệp trong ngành, tại các quốcgia này cũng ra tăng ở mức tương tự như con số tai nạn nghề nghiệp ởnhóm 10 quốc gia có ngành thương mại bán lẻ hàng đầu thế giới. Nhữngcon số này là đáng kể và không nên bị bỏ qua. Chính vì vậy các biện phápvà tài liệu hướng dẫn về sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động nên đượcáp dụng càng sớm càng tốt.

Quản lý nguy cơ là thuật ngữ áp dụng cho phương pháp tiếp cận hệ thốngđể nhận diện những nguy hiểm tại nơi làm việc, làm rõ căn nguyên và cáchthức khắc phục và kiểm soát.

Phương pháp tiếp cận quản lý hiểm họa thường được áp dụng để xâydựng các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quy phạm thực hành. Khuyến nghịnên áp dụng cách tiếp cận này trong tất cả các vấn đề liên quan đến sứckhỏe và an toàn.

khái niệm:

Có hai loại nguy cơ cơ bản bao gồm loại có thể gây mất an toàn và loại cókhả năng tác động xấu đến sức khỏe con người.

Rủi ro là xác xuất trong đó nguy cơ gây ra tổn thương/ tai nạn

Nguy cơ nếu không được kiểm soát sẽ gây ra rủi ro dẫn đến tai nạn

Các Nguyên tắc trong quản lý nguy cơ

Nguy cơ Ruri ro Tai nạn

9D

ữ li

ệu c

ủa IL

O. L

ấy từ

tran

g w

eb h

ttp://

ww

w.il

o.or

g/sa

few

ork/

coun

trie

s/la

ng--

en/in

dex.

htm

.10

Số

ngư

ời b

ị thư

ơng

mớ

i tro

ng n

ăm d

ươ

ng lị

ch c

hia

cho

số lư

ợng

lao

động

tron

g nh

óm k

hảo

sát v

à nh

ân v

ới 1

00,0

00

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

20

Phương pháp tiếp cận Quản lý Nguy cơ

Bước 1: Nhận diện nguy cơ

Nhận diện nguy cơ là việc điều tra, xác định và ghilại tất các các rủi ro và nguy cơ có khả năng xảy ratại nơi làm việc

Nguy cơ có thể phát sinh từ:• Môi trường tại nơi làm việc (ví dụ: tòa nhà không

đủ hệ thống thông gió)• Máy móc, thiết bị (ví dụ: máy móc không có thiết bị bảo vệ)• Hóa chất (ví dụ: hơi độc từ dung môi)

Xem xét Nơi làm việc của Bạn như thế nào

Người đại diện về Sức khỏe và An toàn lao động (người đại diện) và thành viêncủa Ủy ban An toàn lao động và Sức khỏe nên nhận diện các vấn đề và thôngbáo cho người sử dụng lao động.

Giải quyết vấn đề là trách nhiệm của người sử dụng lao động

Bạn không cần phải là một chuyên gia mới có thể xác định được các mối nguyhại tại nơi làm việc của mình. Người làm việc trực tiếp là người phù hợp nhất đểnhận diện các tình huống nguy hiểm họ phải đối mặt hàng ngày.

Quan trọng là tất các rủi ro về sức khỏe và an toàn của người lao động được:

1. Nhận diện2. Ghi chép lại3. Báo cáo4. Xử lý

Chỉ cần vài kỹ năng cơ bản, ai cũng có thể học được để chỉ ra những mối nguyhiểm và lần ra được các hiểm họa tiềm tàng.

Nhận diệnnguy cơ/ rủiro tiềm ẩn

đánh giábản chấtcủa rủi ro

kiểm soátloại bỏ

nguy cơ

Theo dõivà rà soát

hiệu quả củaviệc kiểm

soát

Nhận diệnnguy cơ/ rủiro tiềm ẩn

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

21

• Hệ thống làm việc (ví dụ: lối thoát hiểm được dùng làm nơi làm việc lúccao điểm)

Nguy cơ tồn tại dưới nhiều dạng:• Vật lý (ví dụ: tiếng ồn)• Hóa học (ví dụ: các loại khí độc)• Tiêu chuẩn an toàn (ví dụ: chiều cao của bàn làm việc)• Tâm lý (ví dụ: căng thẳng do công việc quá tải)• Sinh học (ví dụ: các ống tiêm có chứa máu có thể đã bị nhiễm khuẩn)

Phương pháp:

1. kiểm tra

• Kiểm tra tổng quát

Thường xuyên kiểm tra tổng quát xung quanh nơi làm việc để:- Kiểm tra tính tuân thủ các quy trình đã được ban hành;- Xác định các vấn đề chưa được nhận diện trước đó;- Kiểm tra việc thực hiện những thay đổi hoặc cải thiện đã được thống

nhất trước đó;- Thảo luận các vấn đề về sức khỏe và an toàn với người lao động trực tiếp;- Báo cho người lao động về vai trò bạn là Đại diện Sức khỏe và An toàn

Vệ sinh lao động của họ.

Khi kiểm tra, cần có danh sách các nội dung cần kiểm tra và ghi thêm thôngtin đối với những nội dung cần sự chú ý của người quản lý.

Xem ví dụ bản danh sách các nội dung cần kiểm tra trong Phụ lục 8.

• Tiến hành điều tra/ kiểm tra tai nạn

Người quản lý cần thông báo cho những đại diện về sức khỏe và An toànVệ sinh lao động và thành viên Ủy ban SKATVSLĐ để tiến hành điều trahiện trường đối với các vụ tai nạn hoặc trường hợp suýt xảy ra tai nạn.

Đại diện/ thành viên của Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao độngcần xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân gây tai nạn hoặc tình huống suýt xảyra tai nạn.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

22

Sau khi điều tra cần tiếp tục thảo luận với người quản lý để có hướng thayđổi, đảm bảo không xảy ra các tai nạn tương tự.

Điều tra kỹ lưỡng tập trung vào các nội dung:• Ai – tên người bị tai nạn, người liên quan và nhân chứng• Cái gì – nguyên vật liệu, máy móc, vật chất• Ở đâu – vị trí, hoàn cảnh, ảnh chụp, sơ đồ• Khi nào – ngày giờ chính xác, giai đoạn nào trong quy trình/ca làm việc• Như thế nào – trình tự sự việc – trước, trong và sau• Tại sao – tất cả các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp có thể

• Điều tra đặc biệt

Đây có thể là một cuộc điều tra tiến hành theo yêu cầu của một thành viên,từ cảnh báo nguy cơ hoặc theo quyết định của Ủy ban SKATVSLĐ.

2. Thường xuyên thông tin về nguy cơ

Việc cập nhật thông tin thường xuyên có thể giúp các đại diện và Ủy banSKATVSLĐ nắm được các nguy cơ mới mà trước đó chưa được phát hiện.

3. Quy tắc và Tiêu chuẩn

Quy tắc và tiêu chuẩn bao gồm những khuyến nghị thiết thực về các vấnđề và chiến lược phòng ngừa để hỗ trợ kiểm soát nguy cơ.Đây là cơ sở để các tổ chức, doanh nghiệp đối chiếu và kiểm tra mức độđáp ứng của họ theo các quy định liên quan.

4. khảo sát người lao độngNguồn phù hợp nhất để nhận diện các nguy cơ thường chính là từ ngườilao động. Có thể khảo sát người lao động thông qua các phiếu hỏi đơn giảnhoặc qua phỏng vấn cá nhân. Câu hỏi khảo sát nên gắn với nguy cơ hoặcvấn đề sức khỏe cụ thể.

5. Bảng chỉ dẫn An toàn nguyên vật liệu (MSDS)

Bảng chỉ dẫn an toàn nguyên vật liệu là nguồn thông tin quan trọng giúpxác định nguy cơ từ hóa chất. Trong bảng chỉ dẫn có thông tin về thànhphần nguyên vật liệu, nguy cơ đối với sức khỏe và an toàn lao động cũngnhư các biện pháp kiểm soát cần thiết. Cần xem các thông tin này trước

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

23

khi mua và đưa nguyên vật liệu vào sử dụng. Mọi người đều có thể sửdụng hiệu quả bảng chỉ dẫn hướng dẫn sử dụng an toàn (HDSDAT) màkhông nhất thiết phải có chuyên môn.

Xem ví dụ HDSDAT trong Phụ lục 6

Báo cáo nguy cơ

Sau mỗi lần kiểm tra, thành viên Ủy ban hoặc Đại diện SKATVSLĐ cần phảibáo cáo về danh sách những rủi ro hoặc nguy cơ tiềm tàng mà họ nắmđược để có biện pháp xử lý.

Nếu có nhiều nguy cơ, cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên dựa trên các câuhỏi sau:• Vấn đề nào là nghiêm trọng nhất hoặc đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và

sự an toàn của con người?• Vấn đề nào khiến người lao động cảm thấy khó chịu và bực dọc nhất? • Vấn đề nào có thể được khắc phục một cách nhanh chóng?

Thông báo danh sách nguy cơ cần được ưu tiên xử lý cho người quản lývà kiểm tra xem giải pháp anh ta đưa ra có phải là giải pháp tốt nhất hiệncó không. Đồng thời cần trao đổi với người lao động liên quan về tính phùhợp của giải pháp đó.

Bước 2: đánh giá rủi ro

Rủi ro là khả năng xảy ra nguy hiểm đối với mộtngười. Nguy cơ khi đã được phát hiện cần đượcđánh giá để xác định mức độ nghiêm trọng hoặc cácrủi ro tiềm ẩn.

Quá trình đánh giá này bao gồm việc xem xét cácnguy cơ và khả năng con người phải chịu tác động.

Khi người lao động đối mặt với một nguy cơ, họ sẽ bị chi phối và chịu ảnhhưởng ở mức độ nào đó. Nếu bạn có thể chỉ ra được mối liên hệ giữa mứcđộ mà người lao động bị chi phối và ảnh hưởng của chúng thì rất có thểnguy cơ đó sẽ tạo ra các hệ lụy và do đó nó cần được kiểm soát.

đánh giábản chất

rủi ro

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

24

Cần đánh giá rủi ro và quyết định phương thức cũng như mức độ kiểmsoát. Đánh giá rủi ro bao gồm việc đưa ra kết luận và nhận định đúng vềmức độ rủi ro.

Đánh giá rủi ro cần dựa trên những yếu tố sau:a) Tần suất và thời gian tiếp xúcb) Hậu quả của việc tiếp xúc với nguy cơc) Xác xuất xảy ra thương tổn

Đánh giá nguy cơ thường đòi hỏi phải có sự trợ giúp của “chuyên gia” vàgồm các nghiệp vụ:• Nghiên cứu• Đo lường

Các chuyên gia liên quan cần đến trong giai đoạn này là:• Chuyên gia tiêu chuẩn an toàn – thiết kế nhiệm vụ và công cụ lao động• Chuyên gia về an toàn vệ sinh lao động – Ami-ăng, tiếng ồn, bức xạ, hóa chất

Khi tiến hành nghiên cứu, cần sử dụng các tài liệu tham khảo đã đượcchuẩn hóa (ví dụ như bảng chỉ dẫn an toàn nguyên vật liệu đối với hóachất), xem xét và rà soát các báo cáo nghiên cứu về các vấn đề tương tựvà đối chiếu với các mức giới hạn tiếp xúc được khuyến nghị.

Bước 3: kiểm soát rủi ro

Cần thực hiện các biện pháp kiểm soát nguy cơ phùhợp tại nơi làm việc khi xác định được nguy cơ vàđánh giá được rủi ro.

Với mỗi vấn đề đặc thù thường có nhiều phương thứcgiải quyết khác nhau. Có thể thực hiện kiểm soát rủi robằng việc sử dụng các Thang bậc kiểm soát rủi ro. Theo phương pháp này,các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự từ khả thi nhất đến kém khả thi nhất.Có thể sử dụng từng giải pháp đơn lẻ hay kết hợp các giải pháp với nhau.

Thang bậc kiểm soát rủi ro

Các phương án kiểm soát nằm ở nấc trên cùng (đầu danh sách) thườngđể khắc phục nguy cơ một cách trực tiếp. Các phương án ở nấc thấp hơn

kiểm soátkhắc phục

rủi ro

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

25

thường chú trọng vào thay đổi hành vi của người lao động hoặc giúp họthích nghi với nguy cơ hơn là khắc phục nguy cơ từ gốc.

Khi quyết định phương án kiểm soát, nên lựa chọn phương án càng ở nấctrên cùng của Thang bậc kiểm soát rủi ro càng tốt vì các phương án ở nấccàng thấp thì sẽ càng kém hiệu quả.

1. loại bỏ nguy cơ

Cách tốt nhất để không còn rủi ro là loại bỏ nguy cơ. Ví dụ như di dời cácnhà máy hay hóa chất độc hại hoặc chấm dứt, không sử dụng chúng.

Nếu không thể loại bỏ được nguy cơ, có thể áp dụng một hoặc kết hợpnhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro.

2. Thay thế bằng một nguy cơ ở mức thấp hơn

Phương án kiểm soát rủi ro hữu hiệu thứ hai là thay thế đối tượng phátsinh nguy cơ bằng một đối tượng khác có nguy cơ thấp hơn.Ví dụ: thay thế việc sử dụng hóa chất không an toàn bằng hóa chất an toànhơn (sử dụng chất hữu cơ được khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế…)hoặc thay thế một bộ phận/ thành phần của nhà máy hay thiết bị bằng bộphận/ thành phần an toàn hơn.

3. Sửa đổi quy trình làm việc

Phương án kiểm soát rủi ro hữu hiệu thứ ba là thực hiện sửa đổi quy trình hoặchệ thống làm việc. Ví dụ, gia cố máy móc bằng cách thêm bộ phận an toànhoặc loại bỏ những khâu nguy hiểm trong quy trình làm việc không an toàn.

4. Cách ly rủi ro

Phương án kiểm soát rủi ro hữu hiệu thứ tư là cách ly rủi ro khỏi người laođộng. Ví dụ: bố trí lớp cách âm xung quanh thiết bị gây tiếng ồn lớn hoặcsử dụng hoặc sử dụng thiết bị sản xuất tự động thay thế cho nhân công.

5. Các biện pháp quản lý rủi ro mang tính cơ giới

Phương án kiểm soát rủi ro hữu hiệu thứ năm là sử dụng máy móc.Ví dụ: dùng dụng cụ hỗ trợ cơ khí, tay nâng hàng, xe đẩy hoặc băng chuyền.

6. Các biện pháp hành chính về quản lý rủi ro

Phương án kiểm soát rủi ro hữu hiệu thứ sáu là thông qua sử dụng các biệnpháp hành chính. Đây là việc áp dụng các thao tác làm việc an toàn nhằmgiảm tiếp xúc với nguy cơ.

Ví dụ: đào tạo, luân chuyển công việc, hoặc sử dụng các quy trình bằngvăn bản có hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện công việc hoặc ai thìđược phép vào các khu vực nhất định.

7. Phương tiện bảo hộ cá nhân

Phương pháp kiểm soát rủi ro ít dùng nhất là sử dụng phương tiện bảo hộcá nhân (PTBHCN). Đây là phương tiện che chắn, và bảo vệ cơ thể ngườilao động khỏi nguy hiểm. Ví dụ: quần áo, giày, găng tay bảo vệ.

Phương pháp này có thể được sử dụng để bổ sung cho phương pháp kiểmsoát ở cấp độ cao hơn hoặc được dùng như một giải pháp ngắn hạn chođến khi phương pháp kiểm soát ở cấp độ cao hơn được áp dụng. Khi đượcyêu cầu, người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp và đảm bảo chứcnăng bảo hộ lao động của phương tiện lao động.

Bước 4: Theo dõi hiệu quả

Khi một phương án kiểm soát và giảm thiểu rủi ro đượclựa chọn và thực hiện thì phải theo dõi hiệu quả để đảmbảo đạt và duy trì được kết quả mong đợi. Việc theodõi bao gồm:• Kiểm tra xem những thay đổi có được áp dụng đúng

hay không• Kiểm tra xem có hạn chế được hậu quả và tác động của rủi ro đã được

xác định trước đó hay không• Theo dõi nếu người lao động phản ánh về những ảnh hưởng không

mong muốn có thể làm tăng hoặc phát sinh các nguy cơ khác

lưu lại các quyết định kiểm soát rủi ro

Cần phải tài liệu hóa tất cả các quyết định kiểm soát rủi ro đối với nhữngnguy cơ đã xác định được.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

26

đánh giávà rà soát

hiệu quả củaviệc kiểm

soát

Các chú ý khác đối với kiểm soát nguy cơ

Phương pháp tiếp cận Quản lý nguy cơ cần có sự tham gia của tất cả cácđối tác xã hội nhằm phổ biến và theo dõi những thực hành về sức khỏe vàAn toàn Vệ sinh lao động.

giáo dục và đào tạo

Tất cả người lao động đều phải được đào tạo một cách phù hợp về sứckhỏe và An toàn Vệ sinh lao động. Đặc biệt, đội ngũ quản lý và giám sát ởnơi làm việc cũng phải được đào tạo.

UNI Apro tin rằng người sử dụng lao động cần trả lương cho những ngàyngười lao động tham gia các hoạt động đào tạo về sức khỏe và An toàn Vệsinh lao động.

Quản lý

Nhiều công ty bán lẻ thường không quan tâm đầy đủ đến các vấn đề sứckhỏe và An toàn Vệ sinh lao động do họ quan tâm nhiều hơn đến việc bánhàng, thu lợi nhuận cùng với niềm tin rằng chức năng tổ chức công việc làmột đặc quyền của hoạt động quản lý.

Không thể xem vấn đề SKATVSLĐ theo nghĩa hẹp như vậy. Trên cơ sởgắn chặt với/và có sự đồng thuận của công đoàn, các nhà quản lý có nghĩavụ và trách nhiệm xây dựng các chương trình tổng thể để duy trì các hệthống làm việc an toàn cũng như môi trường làm việc lành mạnh cho ngườilao động.

Chiến lược bảo vệ SKATVSLĐ phải dựa trên các nguyên tắc sau:

1. Tất cả người lao động đều có quyền được làm việc trong một môitrường lành mạnh, an toàn và không có các hiệu ứng ngược tiêu cựccủa căng thẳng trong công việc. Trách nhiệm của người sử dụng laođộng là tạo ra và duy trì môi trường làm việc lành mạnh và an toàn;

2. Cải thiện sức khỏe và sự an toàn của người lao động nên được thực hiệnthông qua hạn chế nguy hiểm từ gốc và thay đổi môi trường làm việc theohướng phù hợp với nhu cầu của người lao động, thay vì điều chỉnh hànhvi của người lao động để thích nghi với rủi ro tại nơi làm việc;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

27

3. Người lao động có quyền được biết thông tin về những rủi ro mà họphải đối mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động có trách nhiệmcung cấp các thông tin đó;

4. Việc cải thiện sức khỏe và sự an toàn của người lao động - trong nhiềutrường hợp, chỉ đạt được thông qua nỗ lực tập thể hơn là nỗ lực thayđổi lối sống của từng cá nhân. Do đó, vấn đề sức khỏe và an toàn laođộng chính là sứ mệnh của công đoàn;

5. Chính phủ có trách nhiệm xây dựng, rà soát và bắt buộc thực hiện cáctiêu chí, chuẩn mực tối thiểu quy định về môi trường làm việc an toànvà lành mạnh trong ngành thương mại bán lẻ;

6. Người sử dụng lao động vi phạm các chuẩn mực SKATVSLĐ mà gâyra bệnh tật hoặc tổn hại đối với người lao động hoặc cộng đồng thì phảibị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.

đại diện về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

Đại diện SKATVSLĐ được Công đoàn bầu lên có trách nhiệm giúp củngcố và duy trì quyền lợi của người lao động về nơi làm việc lành mạnh vàan toàn.

Người Đại diện về SKATVSLĐ có trách nhiệm giải trình đối với người laođộng thông qua các kênh khác nhau của công đoàn. Để đẩy nhanh quá trìnhnày, người đại diện SKATVSLĐ nên là thành viên của công đoàn, do Côngđoàn bầu ra và thực hiện vai trò như một bộ phận của công đoàn cơ sở.

Để Người đại diện có thể đại diện cho người lao động đồng thời thực hiệnchức năng của mình một cách hiệu quả, cần phải dành cho họ cơ hội thamgia các chương trình giáo dục và đào tạo với ưu tiên cao nhất. Các chươngtrình giáo dục và đào tạo, trước hết cần đảm bảo:

(i) Do Công đoàn quản lý, quyết định nội dung đào tạo; và

(ii) Tất cả các Đại diện được chọn đều được tham gia đào tạo và đượcngười sử dụng lao động trả lương trong thời gian tham gia đào tạo.

Việc đào tạo liên tục để hỗ trợ người Đại diện củng cố nhận thức về cácvấn đề SKATVSLĐ đang hiện hữu cũng rất cần thiết.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

28

Để thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, Người đại diện cầnđược trao quyền thực hiện và có trách nhiệm như đề cập sau đây:

(i) Được kiểm tra toàn bộ hoặc một phần nơi làm việc bất cứ lúc nào,được chụp ảnh, lấy mẫu hoặc đo đạc nếu cần;

(ii) Có quyền tiếp cận tới tất cả các thông tin liên quan đến điều kiện sứckhỏe và an toàn tại nơi làm việc, chỉ được cung cấp thông tin về cánhân người lao động khi có sự đồng ý của người lao động và khôngđược sử dụng các thông tin này để gây thiệt hại cho người đó;

(iii) Mời và tháp tùng thanh tra chính quyền trong các chuyến thị sát nơilàm việc và được nhận báo cáo nếu có;

(iv) Có quyền dừng công việc, yêu cầu người lao động và những ngườikhác đang bị nguy hiểm ra khỏi khu vực nghi ngờ có nguy hiểm đe dọasức khỏe và sự an toàn (mà không bị trừ lương) trong khi chờ kết luậncủa thanh tra;

(v) Đưa ra thông báo tạm thời về yêu cầu khắc phục nguy cơ tại nơi làm việc;

(vi) Được thông báo về bất kỳ tai nạn hoặc trường hợp nguy hiểm tại nơilàm việc ngay khi nó xảy ra, được tiến hành kiểm tra khẩn cấp hiệntrường trước khi bị xáo trộn (ngoại trừ những thay đổi để đảm bảo antoàn), và được nhận bản sao bất kỳ báo cáo nào liên quan đến sự việcdo người sử dụng lao động lập;

(vii) Có quyền đại diện cho người lao động khi xảy ra tranh chấp về vấn đềan toàn hoặc khi có các yêu cầu nội bộ sau tai nạn;

(viii) Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến người đại diện trướckhi điều chỉnh nơi làm việc – vốn có thể gây ra những ảnh hưởng tiêucực đến sức khỏe và sự an toàn của người lao động;

(ix) Thực hiện tất cả các nghĩa vụ liên quan đến vai trò đại diện của mìnhvà vẫn được hưởng lương trong thời gian làm việc đó với đầy đủphương tiện cần thiết để tác nghiệp;

(x) Mời tư vấn hay cố vấn tới nơi làm việc sau khi thông báo cho ngườisử dụng lao động, chi phí phát sinh do người sử dụng lao động chi trả;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

29

(xi) Được bảo vệ trước sự ngược đãi hoặc phân biệt đối xử của người sửdụng lao động trong quá trình thực hiện công việc của của mình;

(xii) Có thể thực hiện công việc trong giờ làm việc mà không bị trừ lươnghoặc tước mất các quyền lợi khác.

Ủy ban/liên minh hỗn hợp về Quản lý Sức khỏe và An toàn Vệ sinhlao động

Việc hình thành các Ủy ban hỗn hợp/ liên minh Quản lý Sức khỏe vàAn toàn Vệ sinh lao động cần đảm bảo các tiêu chí sau:

• Thành viên của Ủy ban phải bao gồm cả thành viên của công đoàn vàđội ngũ quản lý với số lượng ngang nhau và với vai trò chủ trì được luânphiên giữa đội ngũ quản lý và thành viên công đoàn;

• Họp thường xuyên;

• Thời gian mà người lao động tham gia các cuộc họp của Ủy ban đượctính lương hợp lý theo Quy định hoặc Hợp đồng lao động;

• Thực hiện báo cáo đầy đủ về các vấn đề liên quan với người lao động;

• Được giao điều khoản tham chiếu có độ bao quát cao về nhiệm vụ đủđể có thể xem xét bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe và an toàncủa người lao động hoặc do bất kỳ bên nào nêu ra;

• Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn chung về phòng ngừa và kiểmsoát các nguy cơ tại nơi làm việc trong đó đảm bảo tối thiểu phải đápứng các Quy định và các Quy tắc thực hành hiện hành;

• Tổng hợp số liệu về tai nạn/ sự cố và bệnh tật tại nơi làm việc để tìmhiểu nguyên nhân và đưa ra các khuyến nghị về biện pháp phòng tránhtrong tương lai;

• Chịu trách nhiệm xây dựng, theo dõi và phổ biến các chuẩn mực và kinhnghiệm thực hành, quy tắc và thủ tục liên quan đến việc bảo vệ sức khỏevà an toàn của người lao động đến mọi người lao động;

• Đội ngũ quản lý có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Ủy Ban hỗn

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

30

hợp xuất phát từ nghĩa vụ pháp lý của họ trong việc phải tạo ra nơi làmviệc lành mạnh và an toàn cho người lao động;

• Ủy ban có thể mời tư vấn hoặc cố vấn đến nơi làm việc để hỗ trợ và tưvấn chuyên môn khi cần thiết;

• Thành viên của Ủy ban được tham gia các khóa đào tạo phù hợp và vẫnđược trả lương khi tham gia đào tạo;

Thông tin thêm về Người Đại diện SKATVSLĐ có trong phần cuối củahướng dẫn này.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

31

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

32

Tất cả các PTBHCN đều có chung một hạn chế – các nguy cơ và rủi ro vẫntồn tại. Điều này có nghĩa là một khi chức năng bảo hộ của PTBHCN bị vôhiệu, người lao động sẽ phải đối mặt trực tiếp với nguy hiểm. Ngoài ra, PTB-HCN còn có những bất lợi sau:

1. không đảm bảo được chức năng bảo hộ như yêu cầu;2. PTBHCN làm cho người lao động không thoải mái và gây khó khăn cho họ

khi làm việc; 3. Bản thân PTBHCN cũng có các nguy cơ riêng:4. Không thể kiểm soát được chức năng bảo hộ của PTBHCN;5. Để phát huy tác dụng bảo hộ của PTBHCN đồng nghĩa với việc áp đặt

trách nhiệm lên vai người lao động; 6. Hiệu quả của PTBHCN phụ thuộc vào việc nó có “vừa vặn” với người lao

động hay không;7. Sự phụ thuộc vào PTBHCN làm hạn chế sự phát triển của công nghệ

kiểm soát mới;8. Người lao động cần được đào tạo và được hướng dẫn sử dụng để sử

dụng PTBHCN một cách an toàn, tuy nhiên nhu cầu này thường khôngđược đáp ứng;

Một giải pháp pháp kiểm soát nguy cơ phù hợp cần phải đảm bảo:

• Nguy cơ được kiểm soát một cách chặt chẽ và đúng đắn;• Người lao động có thể tiếp tục thực hiện công việc của họ mà không

cảm thấy khó chịu hoặc căng thẳng;• Không làm phát sinh nguy cơ mới; và• Bất kỳ người nào có nguy cơ gặp nguy hiểm hoặc rủi ro thì được bảo vệ.

Ngay cả khi tất các các phương thức kiểm soát nguy cơ khác đã được triểnkhai, vẫn cần trang bị PTBHCN phù hợp cho những người lao động cónguy cơ cao phải đối mặt với những rủi ro và nguy hiểm về an toàn và sứckhỏe trong khi làm việc.

PTBHCN phải phù hợp với đặc thù của rủi ro và bản chất công việc. Thiếtkế PTBHCN cần đảm bảo các yếu tố về tiêu chuẩn lao động, đặc điểm thểchất của người sử dụng sao cho vừa vặn với họ, cần cân nhắc các yếu tố

lưu ý về phương tiện bảo hộ cá nhân(PTBHCN)

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

33

về kích thước thể hình, giới tính đặc biệt là đối với phụ nữ có thai. Cần lưuý đảm bảo:

• Tính tương thích: khi người lao động phải mang nhiều PTBHCN khácnhau, chúng phải tương thích với nhau và đảm bảo có tác dụng bảo hộkhi sử dụng kết hợp;

• PTBHCN đã trang bị phải được giữ cẩn thận, sạch sẽ hoặc thườngxuyên thay mới nếu cần;

• Phải có nơi cất giữ bảo quản PTBHCN khi không sử dụng; • PTBHCN phải được cấp phát miễn phí;• Phải phổ biến cho người sử dụng về cách sử dụng, bảo quản PTBHCN,

thông tin về các nguy cơ có thể phòng tránh được khi sử dụng PTBHCN,quy trình sử dụng;

• Phải có quy trình hướng dẫn cách sử dụng PTBHCN đúng cách;• Người lao động sử dụng PTBHCN theo đúng hướng dẫn, phải báo cáo

khi có mất mát hoặc khi PTBHCN bị sai hỏng thấy rõ;• Khi phải mang vác hàng hóa nặng, cần trang bị miếng bảo vệ bằng kim

loại đính trên giầy cho người lao động để tránh gây bầm tím cho họ khihàng hóa bị rơi.

Sử dụng găng tay

Găng tay thường được dùng khi làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặckhi tiếp xúc với các chất có thể gây bệnh về da. Tuy nhiên bản thân găngtay cũng có thể gây dị ứng đối với những làn da nhạy cảm.

Hơn nữa, găng tay phải chịu được phản ứng của hóa chất. Một số hóachất có thể làm thay đổi cấu trúc phân tử của vật liệu làm găng tay, sau đóngấm qua bề mặt găng và gây ảnh hưởng tới da và tay người sử dụng.Sử dụng găng tay bị thẩm thấu hoặc không phù hợp còn tệ hại hơn là laođộng không có găng tay.

Trước khi khuyến nghị sử dụng găng tay, phải chuẩn bị tài liệu hướng dẫnbảo vệ da đối với các hóa chất phản ứng mạnh.

• Tránh sử dụng găng tay cao su vì nó chứa protein có thể gây dị ứng choda. Dị ứng cao su có thể sẽ rất nguy hiểm đối với một số người nhạy cảm;

• Thận trọng trong sử dụng găng tay nhựa hoặc màng mỏng. Loại găngtay này được thiết kế chống thấm nên có thể gây đọng mồ hôi và cácchất bẩn ở bên trong có thể gây kích ứng da;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

34

• Sử dụng găng thoáng hoặc có đường thấm bằng vải bông có thể giảmkích ứng do mồ hôi gây ra;

• Người lao động cần được huấn luyện về cách thức sử dụng và tháo gỡgăng tay an toàn để tránh bị lây nhiễm bệnh thứ phát;

• Trang bị xà phòng chứa chất tẩy rửa nhẹ, nước nóng, nước lạnh và khăntắm để người lao động vệ sinh sau mỗi lần sử dụng găng tay.

Nên tham khảo nhãn sản phẩm có mô tả chi tiết của sản phẩm, trong đó cóthể có hướng dẫn cách bảo vệ da tốt nhất. Ví dụ: chủng loại găng tay cóthể bảo vệ da hiệu quả nhất trước tác hại do một sản phẩm nào đó gây rahay bảo vệ da theo cách nào là tốt nhất khi sử dụng sản phẩm.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

35

CÁC HướNg DẫN

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

36

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo ra nơi làm việc lành mạnh vàan toàn cho người lao động. Có nghĩa là tạo ra môi trường làm việc khôngcó những nguy cơ gây suy chức năng của người lao động.

Trách nhiệm của người lao động

Người lao động phải luôn luôn thực hiện công việc và trách nhiệm của mìnhmột cách an toàn.

UNI Apro không chấp nhận việc lạm dụng chất cồn và các chất gây nghiệntại nơi làm việc, đặc biệt là những nơi có rủi ro gây thương tổn cho ngườilao động hoặc đồng nghiệp của họ. Ví dụ: khi đang vận hành máy móc...

Yếu tố môi trường làm việc

Các chính sách và cách thức làm việc trong thực tiễn có thể tác động đến mứcđộ suy giảm chức năng hoặc thương tật của người lao động. Người sử dụnglao động nên tham khảo ý kiến của Đại diện Sức khỏe và An toàn và ngườilao động để xác định các tình huống công việc có thể phát sinh rủi ro. Nhìnchung, nên cân nhắc thực tiễn, khối lượng công việc và môi trường làm việc.

Các yếu tố như thời hạn hoàn thành công việc không hợp lý, môi trườnglàm việc kém, thiếu đào tạo và giám sát, không thỏa mãn với công việc,căng thẳng, làm việc theo ca và trong thời gian dài có thể gây ra nhiều nguycơ và rủi ro.

Các yếu tố sau có thể góp phần gây ra suy giảm chức năng và mệt mỏi ởngười lao động:• Làm việc theo ca, đặc biệt là ca đêm hoặc quá giờ• Thời gian nghỉ giữa ca không đủ• Đặc trưng tính chất công việc hay thay đổi• Công việc phải đứng trong thời gian dài• Công việc đòi hỏi phải mang vác thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại • Công việc nặng nhọc đòi hỏi nhiều sức lực, đặc biệt là trong thời gian dài• Công việc đơn điệu; và• Làm việc ban đêm kết hợp với làm việc quá giờ

Chất cồn, chất gây nghiện và suy giảm chức năng cơ thể

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

37

kiểm tra các chất gây nghiện

Kiểm tra nồng độ cồn và các chất gây nghiện tại nơi làm việc ngày càngđược chú trọng do nó gây ra nhiều vấn đề về luân thường và đạo đức. Tuynhiên có nhiều quan ngại về độ tin cậy và tính chính xác của loại hình kiểmtra đó, cũng như cách giải thích kết quả, sử dụng mẫu và đặc biệt là tínhchất bí mật và riêng tư của các thông tin này.

Nếu coi kiểm tra việc sử dụng chất gây nghiện tại nơi làm việc là một côngcụ để kiểm tra năng suất và hiệu quả công việc thì chúng cần được thựchiện một cách cẩn trọng. Nếu hiệu suất làm việc và hiệu quả công việc làmối quan tâm của người sử dụng lao động thì việc kiểm tra chất gây nghiệnnên được thực hiện. Tuy nhiên có nhiều cách khác nhau để đo lường hiệuquả công việc. Đo lường khối lượng, chất lượng công việc và thời gian cómặt của người lao động có thể được thực hiện bằng nhiều cách mà khôngcần sử dụng đến công cụ xét nghiệm máu và nước tiểu.

Việc kiểm tra các chất gây nghiện có nhiều hạn chế trong việc chứng minhngười lao động có vấn đề về sức khỏe liên quan đến sử dụng hoặc bịnghiện rượu hay chất gây nghiện hay không. Nó không chỉ ra được sựkhác biệt giữa việc sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện trong khi lại đòihỏi kết quả kiểm tra phải thể hiện được đánh giá về năng xuất lao độngcủa đổi tượng kiểm tra.

Vì thế việc kiểm tra các chất gây nghiện chỉ nên thực hiện dưới cácđiều kiện nghiêm ngặt nhất.

Các hướng dẫn

Kiểm tra các chất gây nghiện tại nơi làm việc chỉ nên thực hiện khi:

1. Sự suy giảm chức năng của một người do sử dụng các chất gây nghiệncó thể dẫn tới các rủi ro nghiêm trọng đối với sự an toàn của bản thânngười đó và những người khác;

2. Có lý do xác đáng để tin rằng người sẽ bị kiểm tra đó là bị suy giảm chứcnăng cơ thể do sử dụng chất gây nghiện;

3. Phương thức kiểm tra có thể xác định được sự hiện diện và độ tập trungnồng độ của một chất gây nghiện có khả năng gây ra suy giảm chứcnăng cơ thể.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

38

Việc kiểm tra chất gây nghiện cần đảm bảo:

1. Chỉ liên quan đến sự an toàn tại nơi làm việc;2. Có sự kiểm tra và tham gia đầy đủ của người lao động và công đoàn;3. Áp dụng với tất cả mọi lao động (kể cả đội ngũ quản lý);4. Chỉ ra được vấn đề tại nơi làm việc là do việc lạm dụng rượu và các chất

gây nghiện khác;5. Mang tính chất tư vấn, giáo dục, cải tạo, không mang tính chất trừng phạt;6. Nêu rõ bản chất của việc kiểm tra cần thực hiện;7. Chỉ liên quan đến việc phát hiện rượu và chất gây nghiện - không được

dùng để kiểm tra các nội dung khác như HIV và mang thai;8. Người bị sa thải do có kết quả dương tính với cồn và các chất gây nghiện

khác cần được điều trị, hoặc đảm bảo tuân theo quy định của pháp luậthay quy tắc thực hành đối với việc sa thải người lao động vì lý do sức khỏe;

9. Chỉ được sử dụng nếu cách này cho thấy có thể đưa ra thông tin chínhxác về suy giảm chức năng cơ thể do dùng thuốc gây nghiện; và

10. Giữ bí mật về các thông tin ở mọi mức độ.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

39

Ami-ăng

Ami-ăng là nguyên liệu để sản xuất hơn 3,000 sản phẩm như xi măng ami-ăng (dạng thanh hoặc ống), vải chịu nhiệt, vật liệu lợp mái nhà, đóng gói, gạchlát và các loại sơn. Ami-ăng còn được phun tạo lớp cách nhiệt cho các tòanhà và các công trình xây dựng khác.

Ami-ăng gây bệnh cho con ngườithông qua đường hô hấp do các sợiami-ăng rất nhỏ sẽ sẽ bị giữ lại trongcơ thể người.

Những sợi ami-ăng nhỏ nhất vớiđường kính dưới 8 micrô mét sẽthâm nhập sâu vào phổi của ngườitiếp xúc trực tiếp và không thể thảiloại ra khỏi cơ thể của người đó.Ngay cả những sợi dài nhất cũng vẫn là thách thức lớn đối với cơ chế tựbảo vệ và thanh lọc của cơ thể.

Theo thời gian, biểu hiện bệnh do ami-ăng gây ra như sau:

• Mảng bám phổi

Các mảng bám dày lên quanh thành ngực và cơ hoành.

• Tràn dịch màng phổi

Là sự tích tụ nước trong lồng ngực nhưng ở bên ngoài phổi.

• Xơ cứng phổi

Gây nên các vết vôi hóa tích tụ trong phổi, gây đau đớn, khó thở và cuốicùng là tử vong. Hiện tại không có cách gì chữa trị.

• Ung thư phổi

Các khối u phát sinh trong phế quản và phổi mọc lên sau 25 đến 30 năm kểtừ lần đầu tiên tiếp xúc với Ami-ăng và gây tử vong. Nguy cơ bị ung thưphổi sẽ tăng lên ở những người hút thuốc lá (mặc dù nguy cơ mắc bệnh do

X-quang phổi của một người bình thường (bên trái)X-Quang phổi của người bị bệnh mảng bám phổi(bên phải)

chất Amiăng là như nhau đối với người hút thuốc lá và không hút thuốc lá).

• Ung thư trung biểu mô màng phổi

Một loại ung thư hiếm gặp của vùng ngực (mảng phổi) hoặc vùng bụng(thành bụng). Các khối u mọc dày lên và cuối cùng có thể bao bọc toàn bộphổi, làm cho người bệnh đau đớn và chết. Hút thuốc lá không làm tăngnguy cơ này.

• Các loại ung thư khác

Ung thư thanh quản, dạ dày, ruột già, và có thể là buồng trứng, vú, thậnvà tủy xương.

• Các loại bệnh ung thư này, đặc biệt là ung thư trung biểu mô màng phổi

Xuất hiện ở con người và động vật tiếp xúc với Ami-ăng. Các loại ami-ăngkhác nhau đều gây nguy hại như nhau đối với sức khỏe con người. Cácbáo cáo khoa học chỉ ra rằng bệnh u mô trung biểu sẽ phát bệnh sau 25-30 năm dù chỉ tiếp xúc với lượng ami-ăng rất nhỏ.

Ami-ăng thường phát tán khi sửa chữa cửa hàng,nhà xưởng hoặc trung tâm thương mại. Đây là lúcngười lao động có thể bị phơi nhiễm.

Dưới đây là một số biện pháp giúp người lao độngcó thể đối phó trong những trường hợp bị phơinhiễm ami-ăng tại các tòa nhà hoặc công trình xâydựng, kể cả những người làm việc gần mà khôngtiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm chứa ami-ăngkhi chúng không được bảo quản chặt chẽ, hoặcngay cả khi còn bao gói hay bị vứt bỏ.

• Tham vấn

Tại nơi có sản phẩm chứa ami-ăng (hoặc nghi là có) trong một tòa nhàhoặc các công trình xây dựng, cần tổ chức trao đổi, chia sẻ thông tin đầyđủ giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua các thủ tụctham vấn theo từng bước của quá trình thanh tra, đánh giá và kiểm soát.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

40

• Thanh tra và xác định

Người có kiến thức về xây dựng sẽ xác định khu vực có thể có vật liệu chứaami-ăng. Sau đó cán bộ chuyên môn sẽ tiến hành tìm ra các vật liệu đó.

• lập hồ sơ

Chủ sở hữu hoặc đại diện phải tổ chức kiểm tra công trình của họ. Phải lậphồ sơ và ghi chép liên tục kết quả kiểm tra. Hồ sơ cần ghi rõ địa điểm, loạivà hiện trạng vật liệu ami-ăng phát hiện được, và phải chuẩn bị sẵn đểngười thuê nhà (người sử dụng lao động), người lao động, đại diện côngđoàn, đại diện cơ quan nhà nước, nhà thầu kiểm tra. Ngay cả những nơikhông phát hiện thấy ami-ăng vẫn phải ghi chép đầy đủ.

• kiểm soát

Mặc dù mục tiêu cuối cùng là duy trì môi trường làm việc không có ami-ăng, tuy nhiên trong ngắn hạn thì vẫn cần ưu tiên cho việc kiểm soát cácchất này.

Các sản phẩm có chứa ami- ăng, nếu ổn định và không thể tiếp cận đượcthì nên giữ nguyên vị trí cho đến khi được phá hủy toàn bộ, một phần hoặccải tạo. Tại những vị trí có ami- ăng trong điều kiện ổn định nhưng có thểtiếp cận được thì nên có biện pháp kiểm soát phù hợp dựa trên các phươngán được đưa ra dưới đây.

Chuyên gia tiêu hủy ami-ăng phải tiêu hủy ami-ăng đang trong tình trạngkhông ổn định hoặc đánh giá có thể gây rủi ro không thể chấp nhận đượcđối với sức khỏe.

Các loại sản phẩm, vật liệu có chứa ami-ăng để lại tại hiện trường cầnđược dán nhãn, ghi chú rõ ràng và phải được kiểm tra thường xuyên đểđảm bảo không bị xuống cấp hoặc làm tăng nguy hại đối với sức khỏe.

Chủ sở hữu của các tài sản trên cùng đại diện của họ hoặc người sử dụnglao động phải thiết lập các thủ tục phù hợp, trang bị thiết bị bảo hộ lao độngcho những người ra vào khu vực có ami-ăng trừ khi kết quả đánh giá rủi rocho thấy điều đó là không cần thiết. Trong mọi trường hợp, người ra vào khuvực đó phải hạn chế tối đa việc xáo trộn các sản phẩm có chứa ami-ăng.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

41

• Tiêu hủy và bảo quản

Chính phủ cần ban hành các quy định liên quan đến việc tiêu hủy ami-ănghoặc có biện pháp bảo quản cần thiết, bổ sung cơ chế đăng ký chuyên giatiêu hủy ami-ăng, cấp phép và rà soát giấy phép tiêu hủy các sản phẩm cóchứa ami-ăng khỏi những khu vực nhất định.

Chuyên gia tiêu hủy ami-ăng chỉ được thực hiện công việc nếu được sựcho phép của pháp luật nhà nước liên quan đến lĩnh vực này và giấy phéphành nghề còn hiệu lực áp dụng đối với một địa điểm cụ thể.

Chuyên gia tiêu hủy được chứng nhận cần thông báo đầy đủ cho chủ sởhữu tài sản, người sử dụng lao động và người lao động về việc tiêu hủy,và khi nào sẽ tiến hành thực hiện.

Trong thông báo cần có giải thích về các thủ tục nói chung, trang thiết bịcần thiết và những điểm cần lưu ý liên quan đến quá trình tiêu hủy.

Các sản phẩm chứa ami-ăng phải được tiêu hủy theo quy trình được cơquan có thẩm quyền quy định.

Thay thế

Do ami-ăng có tính năng đặc biệt nên không thể tránh khỏi việc phải sửdụng chúng trong một số trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên, nếu có thể, nên thay thế các sản phẩm có chứa ami-ăng bằngloại có hàm lượng ami-ăng thấp hơn hoặc tốt nhất là không có ami-năngvà đảm bảo các sản phẩm thay thế đó không gây nguy cơ đối với sức khỏecon người.

Khi xem xét vật liệu thay thế cần quan tâm đến mọi nguy cơ của vật liệu đó đốivới sức khỏe trong suốt các công đoạn từ sản xuất, sử dụng, vận chuyển, đếnbảo quản và tiêu hủy.

Cần tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với người lao động bị phơinhiễm nếu xét thấy sự phơi nhiễm là nghiêm trọng. Người sử dụng laođộng cần chính thức xác nhận bằng văn bản về việc phơi nhiễm ami-ăngcủa người lao động để tạo căn cứ yêu cầu bồi thường nếu sau này ngườilao động có tiến triển bệnh không tốt.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

42

Trong các cửa hàng bán lẻ, ami-ăng thường tồn tại dưới dạng vật liệu cáchnhiệt bao quanh đường ống, ống dẫn nhiệt điều hòa, gạch lát sàn, vật liệulợp, vật liệu tường hay lớp chống cháy trên tường và cửa.

Cần thực hiện các công việc cần thiết để đảm bảo:

• Mọi vật liệu nghi ngờ có ami-ăng đều phải được phân tích ngay trongphòng thí nghiệm có năng lực;

• Biện pháp kiểm soát được sử dụng phải phù hợp với luật pháp;• Người sử dụng lao động thực hiện các bước phù hợp để đảm bảo người

lao động không bị phơi nhiễm ami-ăng trong quá trình tiêu hủy; và• Người sử dụng lao động chỉ được thuê chuyên gia tiêu hủy đã được

chứng nhận.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

43

Không nên để không khí tại nơi làm việcbị phát tán các chất có thể gây ra tácđộng xấu đến sức khỏe và sự an toàncủa người lao động.

Tiêu chuẩn về mật độ các chất hóa họcriêng lẻ trong không khí phải đảm bảokhông làm ảnh hưởng tới sức khỏe vàkhông gây khó chịu cho người lao động.Đây là quy tắc chung để hạn chế ở mức thấp nhất có thể sự tiếp xúc củacon người với bất kỳ chất hóa học nào, bất kể chất đó có độc hại hay không.Một số chất, mặc dù trước đó được cho là tương đối an toàn nhưng sau đólại phát hiện có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe trong dài hạn.

Do đó, tất cả các hóa chất bất kể có đặc tính gì thì cũng đều cần phải kiểmsoát cẩn thận; điều này, một phần, để phòng trường hợp trong tương laiphát hiện ra rằng chúng có nguy cơ mà đáng ra đã có thể phòng tránh hoặchạn chế thông qua các biện pháp kiểm soát phù hợp, phần khác là do thiếuthông tin về ảnh hưởng của nó khi có nhiều chất khác cùng tồn tại.

Trong môi trường bán lẻ, những nơi người lao động có thể phải tiếp xúcvới không khí bị ô nhiễm là khu vực chứa thịt, khoang bốc dỡ hàng hoặcxe bán hàng di động tại các cơ sở đồ ăn nhanh.

Nhiễm độc khí CO (Cacbon mônôxít)

Những người làm việc tại các xe bán hàng lưu động, khoang bốc dỡ vàkho hàng ở các cửa hàng đồ ăn nhanh, cửa hàng rượu và các cửa hiệukhác như giặt là có thể bị nhiễm khói xe trong đó có khí CO và chì.

Nhiễm độc khí CO biểu hiện qua các triệu chứng như:

• Đau đầu;• Mệt mỏi;• Buồn nôn; và• Chóng mặt

Việc tiếp xúc thời gian dài đối với hàm lượng khí CO cao khiến cho cơ thể

Chất gây ô nhiễm không khí

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

44

bị suy yếu (đặc biệt là chân), rối loạn tinh thần dẫn đến suy sụp, bất tỉnh vàthậm chí tử vong.

Có thể đánh giá được mật độ các chất hóa học trong không khí. Cần cửngười có chuyên môn phù hợp và được đào tạo để thực hiện kiểm nghiệmthành phần không khí nếu thấy người lao động tiếp xúc với nguồn khôngkhí ô nhiễm ở mức độ nguy hiểm.

Nếu kết quả kiểm tra cho thấy người lao động đang phơi nhiễm ở mứckhông an toàn đối với các hóa chất trong không khí thì phải có hành độngcụ thể để đảm bảo người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp kiểmsoát phù hợp theo phương pháp kiểm soát tầng nấc rủi ro khác nhau cũngnhư theo quy định pháp luật liên quan.

Có thể xác định được mật độ khí CO trong không khí bằng máy phát hiện khíđộc cầm tay.

Cách thức kiểm soát

• Không để xe chở hàng nổ máy trong khoang bốc dỡ hàng.• Thay thế các máy móc chạy xăng. Chẳng hạn: dùng xe nâng chạy bằng

điện hay ga cho xe chạy bằng xăng.• Thiết kế sao cho khí thải phát ra từ các khoang bốc dỡ hàng hoặc xe

bán hàng lưu động không phả trực tiếp vào nơi làm việc.• Lắp đặt màn chắn như cửa sổ trượt ở xe bán hàng lưu động để giảm

mức độ tiếp xúc với khí thải. Lưu ý phải có hệ thống thông gió tốt.• Kiểm soát áp suất không khí để khí thải không xâm nhập nơi làm việc

bằng cách lắp rèm và quạt thông gió.• Giảm thời gian tiếp xúc. • Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân (chỉ sử dụng trong thời gian ngắn

và khi không còn cách nào khác).

Màng đóng gói thịt

Người ta sử dụng phương pháp cắt màng nhựa (PVC) dùng nhiệt trongphòng chứa thịt ở một số siêu thị. Dây cắt dài 20 inch được làm nóng bằngcách cho dòng điện đi qua để cắt vật liệu đóng gói. Khó kiểm soát chính xácnhiệt độ của dây cắt do dây rất mảnh.

Người vận hành máy cắt sẽ đưa màng nhựa cần cắt đi qua sợi dây đã

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

45

được làm nóng. Dưới tác động của nhiệt độ cao,màng nhựa sẽ bị cắt và rời ra ngay lập tức.

Trong quá trình cắt màng nhựa, sức nóng sẽ làmphát sinh khí. Đôi khi nhựa sẽ dính vào dây, cháyvà sinh khói. Tình trạng này còn trầm trọng hơntrong trường hợp lô nhả màng nhựa không căngđều làm cho bao gói bị rúm và cuộn vào dây cắt.

Các nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng khói và khí phátra từ việc cắt màng nhựa này sẽ gây ra các vấnđề về hô hấp cho người vận hành máy. Khí này có chứa hydroclorua (hy-drogen chloride hay axit clohidric khan) và benzin clorít (benzyl chloride)

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

46

Ức hiếp

ức hiếplà gì?

Ức hiếp là hành vi cố chấp, xúc phạm, lặng mạ, đedọa, hoặc lạm dụng quyền lực gây ra bất công. Đâylà một trong nhiều hình thức của phân biệt đối xửhoặc quấy rối diễn ra tại nơi làm việc và có thể biểuhiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Người ức hiếpcó thể là quản lý, người giám sát hoặt bất kỳ ai cóquyền lực hoặc địa vị, hay cũng có thể là người làm cùng hoặc khách hàng.

Sau đây là một số ví dụ về ức hiếp hoặc phân biệt đối xử:

• Có hành vi dọa dẫm - đe dọa, la hét hoặc coi thường• Lạm dụng ngôn từ• Chỉ trích liên tục• Đặt ra các mục tiêu không tưởng hay không thể thực hiện được hoặc

giám sát quá trình thực hiện công việc quá mức cần thiết• Trêu đùa một cách tục tĩu, gây tổn thương• Ép buộc ở lại để hoàn thành công việc hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác• Ép buộc làm thêm giờ• Phát tán tin đồn• Từ chối đề nghị nghỉ phép hoặc tham gia các khóa đào tạo• Cô lập• Che giấu thông tin• Xỉ nhục• Có hành vi đe dọa về thân thể/ thể chất

Tác động đến sức khỏe

Hành vi ức hiếp hoặc quấy rối tại nơi làm việc đều có thể gây nên tác độngngắn hạn và dài hạn tới sức khỏe, thể chất vàtâm lý của người lao động. Các triệu chứngbiểu hiện bao gồm:

• Tự trọng thấp• Đau đầu• Thiếu tập trung• Mất tự tinSỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

47

• Khó ngủ• Cảm giác bất lực• Cảm giác chán nản• Lo lắng và căng thẳng• Các vấn đề về dạ dày

Ảnh hưởng đối với môi trường làm việc

Ức hiếp không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân bị ức hiếpmà còn ảnh hưởngđến môi trường làm việc nói chung. Các ảnh hưởng bao gồm:

• Suy sụp tinh thần• Người lao động không có động lực làm việc• Giảm năng suất lao động• Biến động cao về quân số người lao động• Tỷ lệ nghỉ ốm tăng• Tăng áp lực và yêu cầu bồi thường của người lao động• Môi trường làm việc ức chế và không vui vẻ

Có thể làm gì để chấm dứt tình trạng này

Do tâm lý sợ hãi, hành vi ức hiếp tại nơi làm việc thường không được báocáo. Nhiều người lao động cho rằng họ không có nơi khiếu nại, đặc biệt làtrong môi trường làm việc có văn hóa chấp nhận/bỏ qua (và thậm chí làkhuyến khích) sự ức hiếpcủa giới quản lý, đồng nghiệp hoặc khách hàng.Trong trường hợp này chúng ta có thể làm gì?

• Ghi chép những hành vi ứng xử - ghi nhật ký hàng ngày;• Đối với các hình thức đe dọa, mặc dù không phải lúc nào cũng có thể

đối đầu với kẻ đe dọa nhưng ta có thể nói với họ là hành động của họ làsự xúc phạm và cần phải chấm dứt;

• Đưa vấn đề ra trước các cuộc họp của Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vệsinh lao động;

• Yêu cầu người quản lý đưa ra các quy chế liên quan đến sự ức hiếpvàdán nó tại phòng ăn hoặc phòng trà của công ty;

• Thảo luận với đồng nghiệp, những người có thể phải chịu đựng các vấnđề tương tự;

• Nếu có vấn đề về sức khỏe thì tham khảo ý kiến bác sĩ;• Tham khảo ý kiến các thành viên của công đoàn hoặc mời lãnh đạo Công

đoàn và thực hiện các thủ tục khiếu nại.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

48

Tại nơi làm việc, người lao động cần được cung cấp đầyđủ nước uống hợp vệ sinh.

• Để đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động, nước uốngphải có sẵn ở nơi phù hợp, được đánh dấu rõ ràng vàcó bảng chỉ dẫn hợp lý ở những nơi cần thiết;

• Cần bố trí đầy đủ cốc hoặc bình uống nước ngoại trừtrường hợp có vòi chuyên dụng và người lao động cóthể uống dễ dàng. Trong trường hợp không có cốc dùngmột lần thì phải có dụng cụ vệ sinh cốc ngay gần đó;

• Dụng cụ đựng nước như can, bình đựng hoặc bể chứanước phải có nắp đậy, được giữ gìn sạch sẽ và kiểmtra, khử trùng nếu cần. Chỉ nên chứa nước trong bìnhcó thể đổ lại và phải đóng kín để tránh nhiễm khuẩn vàcần đổ thêm nước ít nhất 1 lần trong ngày;

• Không nên đặt vòi nước uống ở những nơi có thể xảy ra nhiễm khuẩn thứcấp. Cũng không nên lắp trong phòng tắm hoặc nhà vệ sinh, cố gắng đặtbình nước uống càng xa những nơi này càng tốt;

• Đối với những nguồn nước dễ bị bội nhiễm chẳng hạn với như trườnghợp nước để phục vụ sản xuất thì phải ghi chú rõ ràng bằng các ký hiệuphù hợp và nhìn thấy được.

Nước uống

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

49

Các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn lao động (SKATLĐ) liên quan đến rủiro hỏa hoạn là nội dung có liên quan nhiều nhất đến nơi làm việc trongngành thương mại bán lẻ như tại kho hàng, trung tâm phân phối, trung tâmthương mại, các văn phòng làm việc. Người quản lý có trách nhiệm đảmbảo thực hiện các quy trình an toàn cháy nổ và sơ tán, bao gồm đào tạo vàbổ nhiệm cán bộ phòng cháy chữa cháy. Thêm vào đó, việc đảm bảo mọingười tại nơi làm việc nhận thức được các vấn đề liên quan đến quy trìnhsơ tán và đề phòng tránh hỏa hoạn cũng rất quan trọng.

• Lối thoát hiểm cần có bảng hiệu rõ ràng, không bị khóa và không cóchướng ngại vật trong mọi thời điểm;

• Thiết bị cứu hỏa phải được đảm bảo điều kiện vận hành tốt, phải có chỉdẫn rõ ràng và dễ tiếp cận;

• Cứ 200 m2 mặt sàn phải có một bình cứu hỏa và mỗi tầng phải có ít nhấtmột bình;

• Các chỉ dẫn phải được đặt ở nơi dễ nhìn và đáp ứng quy định của chính phủ;• Giữ cầu thang bộ, hành lang và đặc biệt là những nơi gần khu vực thoát

hiểm thông thoáng và không để vật liệu dễ bắt lửa;• Thực hiện chính sách cấm hút thuốc lá;• Bảo trì và theo dõi thiết bị nhằm đề phòng hỏng hóc có thể gây hỏa hoạn

hoặc cháy nổ;• Đối với hóa chất, cần đảm bảo đủ khối lượng, số lượng, thực hiện bảo

quản và dán nhãn nghiêm chỉnh.

Diễn tập hỏa hoạn và sơ tán

Nên thực hiện diễn tập hỏa hoạn thường xuyên và theo các thời điểm khácnhau trong ngày nhằm đảm bảo tất cả nhân viên đều có thể tham gia. Cầnlập biên bản diễn tập và lưu trữ đầy đủ.

Phương pháp

Làm gì khi có hỏa hoạn:

• Ngay lập tức đảm bảo an toàn cho bất kỳ người nào gần khu vực hỏa hoạn;• Gọi cứu hỏa hoặc đơn vị phụ trách phòng hỏa;• Chữa cháy. Ở những nơi có hộp cứu hỏa hoặc bình cứu hỏa di động thì

Diễn tập hỏa hoạn và Sơ tán

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

50

những người ở gần đó nên được tập huấn về cách thức sử dung. Tuynhiên, khi có hỏa hoạn mà thấy rõ là những nỗ lực kiểm soát hỏa hoạncó thể sẽ có những rủi ro không cần thiết thì những người ở gần đó nênrút ra và đóng cửa để hạn chế lửa lây lan;

• Tiến hành tập huấn cách thức:- Nhận biết biểu tượng chất dễ cháy theo nội dung Hệ thống quy chuẩn

toàn cầu về Phân loại và Ghi nhãn hoá chất (GHS) cho các hóa chất dễ cháy nổ;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn cháynổ đối với các chất dễ cháy như cách thức bảo quản, sử dụng an toàn và các quy trình khẩn cấp;

Nguyên tắc chung đối với những người ở gần khu vực có hỏa hoạn làkhông nên cố sử dụng ống cứu hỏa trừ khi đã được đào tạo về cách thứcsử dụng.

Sơ tán

Để kế hoạch sơ tán có hiệu quả, cần đảm bảo cácyêu cầu sau:

• Cơ chế cảnh báo hiệu quả - cần có công cụ cảnhbáo khẩn cấp (như chuông báo động);

• Lựa chọn nhân sự - lựa chọn nhân viên kiểm soátkhẩn cấp phải đảm bảo trình độ chuyên môn củangười được chọn tương xứng với mức tráchnhiệm giám sát mà họ đảm nhiệm;

• Đánh giá kế hoạch sơ tán - đánh giá chi tiết kếhoạch sơ tán phải bao gồm đánh giá lối thoát hiểmvà lối ra thông thường của tòa nhà, cũng như các tác động và ảnh hưởngcó thể xảy ra trong mọi trường hợp khẩn cấp (chẳng hạn khói) và cácphương pháp dự phòng phù hợp.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

51

gợi ý: 5 bước đánh giá rủi ro hỏa hoạn

➢ Bước 1 – Xác định nguy cơ hỏa hoạn: nguồn gốc phát lửa, nhiên liệu, oxy

➢ Bước 2 – Xác định những người có khả năng bị rủi ro cao: nhân viên,người không quen thuộc với nơi làm việc, người làm việc một mình, nhữngngười dễ bị rủi ro khác (chẳng hạn người khuyết tật)

➢ Bước 3: đánh giá, loại bỏ, giảm và tránh rủi ro: các biện pháp đề phònghỏa hoạn; cách thức bảo vệ con người khỏi hỏa hoạn

➢ Bước 4: lưu giữ, lập kế hoạch, hướng dẫn, thông báo và đào tạo: lưugiữ những phát hiện quan trọng và các biện pháp đã sử dụng; lên kế hoạchkhẩn cấp; thông báo cho những người liên quan; hợp tác với những ngườikhác; và tổ chức đào tạo

➢ Bước 5: Rà soát: rà soát bản đánh giá kế hoạch và chỉnh sửa khi cần thiết

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

52

Nên bố trí trang thiết bị, dụng cụ sơ cứu tại nơi làm việc. Những trang thiếtbị và dụng cụ này sẽ giúp thực hiện sơ cứu đối với người lao động nếu họbị thương hoặc bị ốm tại nơi làm việc. Người sử dụng lao động cũng nêncân nhắc xây dựng/trang bị phòng y tế với đội ngũ bác sĩ để thực hiện kiểmtra sức khỏe hoặc tiến hành sơ cứu khi cần thiết, đặc biệt là ở những nơinhư kho hàng.

• Tiến hành đánh giá để làm rõ mức độ hỗ trợ sơ cứu cần triển khai nơilàm việc

• Chỉ định người có chứng nhận đủ năng lực thực hiện sơ cứu để đảmnhiệm vai trò tổ chức cứu thương cũng như trông coi trang thiết bị sơcứu và gọi dịch vụ cấp cứu khi cần thiết

• Cần đảm bảo người được giao thực hiện sơ cứu phải luôn có mặt khingười lao động làm việc

• Người được chỉ định cần phải được đào tạo về nghiệp vụ sơ cấp cứu• Hàng năm phải tiến hành đào tạo lại về nghiệp vụ cho người được chỉ

định làm nhiệm vụ sơ cấp cứu• Có phòng sơ cấp cứu phù hợp• Ở những nơi xác định cần có hoạt động sơ cấp cứu, thì phải bố trí đủ

nhân lực, tại khu vực phù hợp để đảm bảo việc sơ cấp cứu được thựchiện ngay khi có vấn đề phát sinh.

Số lượng nhân sự cần thiết để thực hiện sơ cấp cứu theo cấp độ nguycơ như sau:

Sơ cứu

Cấp nguy cơ Số lượng lao động làm Số lượng nhân sự cần thiết để tại nơi làm việc nhiệm vụ cứu thươngThấp Dưới 25 Cần chỉ định ít nhất một người Ví dụ: văn phòng, 25-50 Ít nhất có một nhân viên cứu thươngthư viện cửa hàng, trên 50 Ít nhất có một nhân viên cứu thương

trên 100 lao động Cao Dưới 5 Ít nhất có một người được chỉ địnhVí dụ: người chế biến 5-50 Ít nhất là một nhân viên cứu thươngthực phẩm, kho bãi, làm Trên 50 Ít nhất là một nhân viên cứu thương công việc với máy móc trên 50 lao độnghoặc dụng cụ sắc bén

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

53

Số lượng trang thiết bị cần có trong bộ cứu thương và thiết bị cứu thươngdi động sẽ được quyết định sau khi thực hiện đánh giá rủi ro. Các đồ dùngtối thiểu trong bộ cứu thương gồm:

a Tờ bướm giới thiệu tổng quát về cứu thươnga 20 gói bông băng vô trùng (các loại kích cỡ) phù hợp với từng lọai hình

công việc a 2 miếng băng mắt vô trùnga 4 gói băng quấn riêng biệt hình tam giác (nên dùng loại vô trùng)a Băng dính (2.3m)a 6 gói băng quấn vết thương chưa xử trí với kích thước khoảng 12 cm x

12 cma 2 gói băng cỡ lớn quấn vết thương chưa xử trí kích thước khoảng 16

cm x 18 cma 2 đôi găng tay dùng 1 lần

Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm một số thứ như:

• Gạc thấm hút - 206 cm2 rộng tối thiểu là 10cm• Thuốc kháng khuẩn - 0,5g• Thuốc khử trùng - 0,5g• Thuốc chữa bỏng - 0,8g• Băng gạc hình tam giác -101 cm x 101 cm x 142 cm• Nước rửa mặt, mắt - 15ml• Cồn rửa tay nồng độ tối thiểu 61%

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

54

Việc sử dụng xe nâng hàng và các công cụ có động cơ khác tại nơi làmviệc thường ẩn chứa nguy cơ cao đối với sức khỏe và an toàn lao động.

Tùy thuộc nơi vận hành mà người điều khiển có thể phải có giấy phép điềukhiển phương tiện. Để đảm bảo vận hành tốt thiết bị, người điều khiển phảiđược hướng dẫn và đào tạo về cách thức sử dụng phương tiện.

Các nội dung cần được hướng dẫn, đào tạo thêm nhưng không giới hạn baogồm: Nâng treo, nâng 2 bên thành kiện hàng, nâng hàng với tay nâng kéodài, kéo, đẩy kiện hàng.

Các biện pháp thiết kế

Xe nâng hàng phải được trang bị đầy đủ lồng kéo, dây an toàn, còi, còi lùi,đèn trước, sau. Chỉ được sử dụng xe theo mục đích thiết kế, và tại các khuvực địa hình đã được thiết kế và quy định sử dụng cho xe nâng hàng, ví dụnơi gồ ghề hoặc sỏi đá.

Việc bảo dưỡng xe nâng hàng là bắt buộc. Thông tin về ngày bảo trì gầnnhất, tốc độ tối đa (50 hay 20 km/giờ) và trọng lượng của xe phải đượcdán trên xe để người lái có thể nhìn thấy. Việc này phải được quy định vàbắt buộc tuân thủ. Danh sách các nội dung kiểm tra an toàn cũng cần cósẵn để thuận tiện cho việc kiểm tra tự nguyện.

giới thiệu, đào tạo và giám sát

Người sử dụng lao động phải đảm bảorằng người lao động có thể vận hành xenâng hàng và các máy móc di động khácmột cách an toàn và thuần thục. Phải tổchức giới thiệu, làm quen với nơi làm việccho nhân viên mới hoặc lao động thuêtheo hợp đồng.

Cần đào tạo đầy đủ cho họ về các hệ thống an toàn, quy trình làm việc, quytắc thực hành, trang thiết bị máy móc và các nội dung về an toàn nói chung.

Người sử dụng lao động phải theo dõi việc sử dụng máy móc và tiến hành

Xe nâng hàng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

55

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

56

định kỳ việc đào tạo lại để đảm bảo hệ thống an toàn và các quy tắc thựchành công việc được tuân thủ trong mọi thời điểm.

Người đi bộ

Người đi bộ qua lại khu vực xe nâng đang làm việc có thể gây ra những tainạn chết người. Cần thiết phải phải hạn chế qua lại tại một số khu vực cụthể có máy móc đang làm việc.

Có thể áp dụng một số biện pháp giảm lượng người qua lại và/ hoặc hạnchế tiếp cận khu vực xe nâng đang làm việc như sau:

• Thiết lập vùng cấm qua lại• Cô lập khu vực làm việc• Lập hàng rào, chốt chặn, bố trí chướng

ngại vật, chăng dây phản quang• Chuyển các hoạt động không liên quan

ra khỏi khu vực cơ động của xe

Nhân viên cầm cờ hiệu / cảnh báo

Sử dụng nhân viên cầm cờ hiệu/cảnh báo là phương pháp hiệu quả đểkiểm soát giao thông ở các khu vực nội bộ có mức độ rủi ro cao. Nhữngngười này cần được trang bị công cụ thích hợp nếu cần như còi, quần áophản quang, cờ, đèn pin, đèn rọi, thiết bị liên lạc vô tuyến...

Áo phản quang

Áo phản quang là phương tiện bảo hộ cá nhân chứ không phải là công cụkiểm soát rủi ro.

Tuy vậy, cần trang bị áo phản quang cho người lao động làm việc gần khuvực xe nâng/ máy móc, thiết bị di động vận hành.

kiểm soát nguy cơ tại kho hoặc khu vực phân phối hàng hóa

a Khu vực làm việc chung• Giới thiệu và tập huấn về kiểm soát nguy cơ cho mọi lao động tại nơi

làm việc• Không cho khách thăm hoặc người đưa hàng ra khỏi nơi bốc hàng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

57

(ví dụ: không cho người không có phận sự vào khu vực kho hàng)• Xe nâng hàng không được đưa ra khỏi khu vực bốc hàng (ví dụ: cấm

vào bãi đỗ xe)• Có cửa ra vào dành riêng cho xe nâng hàng• Luôn đi đúng lề đường• Hạn chế tốc độ tối đa của xe nâng là 5km/giờ

a Kiểm soát tại kho hàng• Có đường đi bộ riêng tới khu vực làm việc• Kẻ đường vằn giao cắt tại những nơi cần thiết• Chỉ đi một chiều ở những nơi có hành lang hẹp• Đặt gương phản chiếu ở những điểm mù nguy hiểm• Đặt biển cảnh báo cỡ lớn, đèn chiếu (trước và sau), đèn nhấp nháy

xoay tròn, còi hơi

a Yêu cầu đối với người đi bộ/ người lao động• Không được điều khiển xe nâng nếu không có giấy phép hoặc chưa

được đào tạo• Không đi vào lối đi một chiều có xe nâng đang làm việc• Dựng chướng ngại vật khi có người đang làm việc tại khu vực lối đi

một chiều

a Yêu cầu đối với phương tiện/máy móc di động• Xe nâng phải có còi, đèn nháy và còi báo lùi• Máy lấy hàng phải có còi và âm thanh cảnh báo chuyển động

a Yêu cầu đối với người điều khiển xe nâng/ máy móc di động• Phải có giấy phép và được đào tạo sử dụng thiết bị• Phải tham gia nội dung giới thiệu làm quen với khu vực làm việc• Cấm vận hành thiết bị và phải tham gia đào tạo lại nếu vi phạm các quy

định về an toàn

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

58

Chất độc hại

Nhiều loại hóa chất và chất độc hại khác nhau được sử dụng hàng ngày ởcác cửa hàng và kho hàng. Phần khác được giữ trong kho để sử dụng nộibộ hoặc để bán cho người tiêu dùng. Hầu hết các chất đều có thể gây ranguy hiểm nếu không sử dụng chúng một cách cẩn thận và đúng cách. Mộtsố hóa chất rất nguy hiểm và không nên lưu giữ hoặc sử dụng trong khonếu không có biện pháp bảo đảm an toàn hợp lý cho người trực tiếp làmviệc với chúng.

Các chất độc hại này có thể gây bệnh cấp tính đối với con người khi tiếpxúc trong thời gian ngắn hoặc gây bệnh mãn tính nếu tiếp xúc trong thờigian dài.

Các chất độc hại trong ngành công nghiệp bán lẻ

Những lĩnh vực trong ngành thương mại bán lẻ tiếp xúc với chất độc hạibao gồm:

• Các cửa hàng và kho hàng lớn• Trạm xăng dầu• Siêu thị và các cửa hàng tạp hóa• Đại lý bán báo hoặc văn phòng phẩm• Các cửa hàng cung cấp hóa chất cho bể bơi• Cửa hàng xử lý ảnh • Kinh doanh gỗ• Cửa hàng sơn• Vườn ươm cây• Cửa hàng vật tư nước, van vòi• Cửa hàng điện tử• Hiệu thuốc• Cửa hàng đồ ăn nhanh

Một số hóa chất bán hoặc phân phối tại các đơn vị nói trên có tính chất độchại với con người. Sau đây là các sản phẩm hoặc một số thành phần củachúng có tính chất độc hại:

• Hóa chất xử lý ảnh• Keo dán và si• Hóa chất sử dụng trong làm vườn và cho vật nuôi

Hóa chất trong ngành in

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

59

• Chất tẩy rửa và làm sạch• Thuốc trừ sâu• Các loại sơn• Hóa chất sử dụng trong ngành thú y và nông nghiệp• Hóa chất bể bơi

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

• Đảm bảo tất cả các thùng chứa hóa chất độchại phải được dán nhãn phù hợp kể cả nhữngsản phẩm còn nguyên trong bao bì và sảnphẩm đang sử dụng hoặc đang trong quátrình lọc lắng. Phải giữ nguyên nhãn của cácthùng chứa này cho đến khi hết hóa chất vàdụng cụ chứa hóa chất được làm sạch.

• Tiến hành đánh giá các chất độc hại sử dụngtại nơi làm việc và thực hiện các biện pháp kiểmsoát nếu có yêu cầu trong kết quả đánh giá.

• Nhận thức được trách nhiệm của mình liênquan đến việc cung cấp hàng hóa nguy hiểm.Hàng hóa nguy hiểm là những loại có tính chấtdễ cháy, nổ, dễ bị ăn mòn, gây phản ứng hóahọc, gây độc hại, phóng xạ hoặc nhiễm khuẩn.

• Thực hiện giới thiệu và đào tạo đối với nhân viên phải làm việc với chấtđộc hại.

• Phải có sổ đăng ký chất độc hại nếu cần thiết. Nội dung ghi chép trongsổ bao gồm danh sách các chất độc hại, Bảng chỉ dẫn an toàn nguyênvật liệu của tất cả các chất độc hại sử dụng tại nơi làm việc kèm theothông báo đánh giá về một số nguy cơ. Các thông tin này phải luôn sẵnsàng, sẵn có và dễ tiếp cận đối với những lao động có nguy cơ phải phơinhiễm với các chất độc hại đó.

Tất cả các hóa chất độc hại sử dụng trong công việc, kể cả các gói hànghóa bán lẻ được mở bao bì trong cửa hàng hoặc kho hàng đều phải cóBảng chỉ dẫn an toàn nguyên vật liệu. Tương tự, việc mở thùng sơn trángthiếc để sơn cũng như trộn hóa chất để phun cây trong khu bán hàng làmvườn cũng phải đáp ứng yêu cầu nói trên. Người sử dụng lao động có tráchnhiệm thu thập Bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu từ các nhà cung cấp sản phẩm.

Người sử dụng lao động phải thực hiện hướng dẫn và đào tạo về cách đọc

Tất cả các loại hóa chất đều phảidán nhãn rõ ràng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

60

các ký hiệu ghi chú trên bao bì sản phẩm và cách sử dụng thông tin trongbảng chỉ dẫn an toàn nguyên vật liệu cho những lao động có khả năng phảitiếp xúc chất độc hại về các nguy cơ đối với sức khỏe.

Xem ví dụ về Bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu trong Phụ lục 6.

Quyền của Người lao động

• Có quyền biết thông tin về các hóa chất mà họ phải tiếp xúc• Có quyền được đào tạo về quy trình xử lý an toàn đối với sự cố tràn và

rò rỉ hóa chất• Người lao động phải được cung cấp đầy đủ quần áo và trang thiết bị bảo hộ.

Nhận diện các chất độc hại

Bước đầu tiên của quy trình đánh giá độc hại là xác định các chất độc hạitại nơi làm việc. Có thể thực hiện việc này dựa vào:

• Nhãn hàng hóa• Danh mục hàng hóa trong kho• Bảng kiểm kê hàng hóa• Bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu

(MSDS)• Sổ đăng ký hóa chất• Tài liệu kỹ thuật như sách, tạp chí

thương mại, tiêu chuẩn quốcgia...vv và

• Kinh nghiệm và thông tin từ những lần sử dụng hoặc xử lý hóa chấttrước đó

Nguồn thông tin chính để nhận diện chất độc hại là MSDS và nhãn sảnphẩm. Nhãn sản phẩm có thể chứa đầy đủ thông tin phục vụ cho việc đánhgiá khi các chất độc hại nằm trong gói hàng tiêu dùng.

Nhận diện nguy cơ khi tiếp xúc

Bước tiếp theo là nhận diện nguy cơ khi một người tiếp xúc với hóa chấttại nơi làm việc. Có thể làm việc này bằng cách kiểm tra "từng bước" trongkhu vực làm việc.

Có hạigây khó chịu

Có độc

Phóng xạ Dễ nổ Ô xy hóa gây cháy

Dễ cháy Ăn mòn

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

61

Để xác định những nhiệm vụ có rủi ro khi tiếpxúc, trong quá trình kiểm tra. người sử dụng laođộng cần thực hiện những việc sau:

• Trao đổi với người lao động để xác định cáctình huống phơi nhiễm chất chất độc hại cóthể xảy ra.

• Thảo luận với người lao động về quy trình vàthực tế công việc. Ví dụ: kể về những điềuxảy ra khi có sự cố tràn hóa chất

• Xem xét các trường hợp mà người lao độngcó thể phải tiếp xúc với chất độc hại trong quá trình sử dụng, ví dụ:a) Hít phải hơi hoặc bụi hóa chấtb) Tiếp xúc trực tiếp bằng tay hoặc mắtc) Ngấm trực tiếp qua da hay do tiếp xúc với bề mặt ô nhiễm hoặc từquần áo.

• Xác định xem chất độc hại có rò rỉ hoặc thoát ra nơi làm việc hay không,bằng cách ghi nhận:a) Có bằng chứng ô nhiễm thứ cấp như bụi hoặc khói b) Các chất được quan sát thấy trên quần áoc) Mùi của các chất, rò rỉ nhìn thấy được, các chất tràn ra ngoài hoặc tồn dưd) Dấu vết hóa chất bắn ra ngoàie) Trải nghiệm của người lao động hoặc các triệu chứng phơi nhiễm

• ước tính và ghi nhận khả năng, mức độ, tần suất và thời gian phơinhiễm khi thao tác với các chất độc hại, ví dụ khi mang vác thùng chứabị rỉ hoặc tràn hóa chất.

• Chú ý đến tất cả những người có khả năng bị phơi nhiễm như ngườilàm việc trực tiếp với các chất, làm việc gần hoặc đi qua khu vực cất giữhoặc vận chuyển hóa chất. Mặc dù chất độc hại trong các gói hàng cóthể không rò rỉ hay phát tán ở ra khu vực hoạt động của các cửa hàngbán lẻ hoặc kho hàng nơi chúng được cất giữ, để hoàn tất việc đánh giátoàn diện, vẫn cần kiểm tra thận trọng những khu vực này. Nếu có rò rỉhoặc phát tán chất độc hại ra khu vực làm việc liên quan nói trên, thì phảithực hiện việc kiểm tra khu vực làm việc đó.

Cũng có thể xác định được rủi ro, nguy cơ liên quan đến việc sử dụng cácchất độc hại thông qua phân tích báo cáo tai nạn, sự cố tràn hoặc rò rỉ hóachất. Có thế sử dụng những thông tin này để xác định địa điểm và thời gianxảy ra sự cố.

Phỏng vấn và kiểm tra người laođộng về các khu vực có nguy cơphơi nhiễm

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

62

đánh giá

Cần đánh giá đầy đủ và hợp lý các rủi ro đối với sức khỏe người lao độngdo tiếp xúc với các chất độc hại trong khi làm việc. Kết quả đánh giá là kếtluận quan trọng đối với việc sử dụng các chất độc hại tại nơi làm việc.

Nguy cơ có thể coi là “không đáng kể” hoặc “đáng kể” nếu kết quả đánhgiá cho thấy các chất độc hại đã được kiểm soát hoặc có thể kiểm soátđược ngay theo quy định trong Hướng dẫn sử dụng an toàn (HDSDAT) vàkhông gây nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe con người; trong trường hợpnày, đánh giá được coi là hoàn tất.

Việc đánh giá có thể được coi là “đơn giản và rõ ràng” nếu kết quả đánhgiá các nguy cơ hiện tại là không đáng kể và không có khả năng tăng trongtương lai.

Tuy nhiên nếu kết quả đánh giá là có nguy cơ đáng kể hoặc nguy cơ khôngchắc chắn đối với sức khỏe thì cần thực hiện đánh giá chi tiết hơn nữa.

lưu giữ báo cáo đánh giá

Phải lập hồ sơ đánh giá và đăng ký trong hệ thống quản lý hồ sơ (kèm theocác tài liệu khác tại nơi làm việc nếu không đăng ký quản lý hồ sơ).

Nội dung hồ sơ cần bao gồm ngày đánh giá, xác nhận các bước đánh giáđã được hoàn tất, HDSDAT hoặc/và thông tin tham khảo tương đươngkhác, ghi chép về phương pháp kiểm soát đang được áp dụng và danhsách các thành viên trong đội đánh giá. Khi kết quả đánh giá cho thấy có"nguy cơ đáng kể" đối với sức khỏe con người thì phải lập bản báo cáochính thức.

Báo cáo đánh giá phải để ở nơi dễ tiếp cận đối với người lao động, nhữngngười có khả năng bị phơi nhiễm các chất độc hại. Cách tốt nhất để ngườilao động có thể tiếp cận các báo cáo đánh giá là đưa ký báo cáo vào hệthống quản lý hồ sơ.

Đánh giá nơi làm việc cần được rà soát lại sau tối đa 5 năm kể từ ngàyđánh giá trước đó. Nếu kết quả đánh giá cho thấy cần phải theo dõi hoặctiến hành kiểm tra sức khỏe thì thời hạn lưu trữ báo cáo đánh giá phải đảmbảo tối thiểu là 30 năm.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

63

kiểm soát

• Loại bỏ các công việc không cần thiết liên quan đến xử lý hoặc sử dụngcác chất độc hại.

• Thay thế các chất độc hại bằng các chất ít độc hại hơn, các chất tươngtự ở dạng ít nguy hiểm hơn hoặc các chất tương tự trong quy trình ítnguy hiểm hơn.

• Khi cất trữ các chất độc hại hoặc hàng hóa nguy hiểm, cần bảo quảncách ly các chất dễ cùng nhau gây phản ứng hóa học (Thông thường,HDSDAT sẽ có các thông tin về biện pháp cất trữ an toàn).

• Kiểm tra đường thoát của hệ thống thông gió có phù hợp để tách bụi vàkhí không.

• Giảm sự tiếp xúc của nhân viên với các chất độc hại.• Đảm bảo tất cả các nhân viên có liên quan đến các chất độc hại phải

được đào tạo đầy đủ.• Phải có thiết bị phù hợp để sắp xếp và di chuyển hàng hóa.• Áp dụng các quy tắc làm việc an toàn như cấm hút thuốc và cấm ăn uống

trong khu vực sử dụng hoặc cất giữ các chất độc hại.• Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân như kính bảo hộ, khẩu trang và

găng tay PVA, PVC (sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân chỉ nên đượcxem là giải pháp cuối cùng. Xem thêm thông tin trong phần phương tiệnbảo hộ cá nhân).

• Những nơi cất trữ các chất độc hại phải có hệ thống thông gió đầy đủ.Một số chất độc hại cũng là những hàng hóa có độc tính và phải đượccất trữ theo cách phù hợp, chẳng hạn, thuốc sâu không được để cùngthực phẩm.

Ánh sáng: Phải có đủ ánh sáng để đọc nhãn sản phẩm được dễ dàng cũngnhư đảm bảo cho công tác kiểm tra thường xuyên hàng hóa lưu kho.

lối đi và cửa thoát hiểm: phải thông thoáng theo các quy định mang tínhbắt buộc.

kiểm tra y tế định kỳ: giúp theo dõi quá trìnhngười lao động tiếp xúc với các hóa chất cụ thểvà phát hiện sớm các dấu hiệu xấu của sứckhỏe. Việc này giúp ngăn ngừa các bệnh nghềnghiệp thông qua phát hiện sớm khả năng bịphơi nhiễm quá mức với hóa chất độc hại thểhiện qua các chỉ số phơi nhiễm cụ thể. Công tác

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

64

kiểm tra y tế cần bao gồm việc chủ động xác định những khu vực làm việccó nguy cơ cao, đánh giá rủi ro sức khỏe tiềm tàng, theo dõi sức khỏengười lao động và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Những ngườiđã phơi nhiễm các chất độc hại kể trên thì phải được kiểm tra y tế bắt buộcđịnh kỳ.

Việc thường xuyên theo dõi điều kiện vệ sinh nơi làm việc giúp bám sátđược mức độ phơi nhiễm hóa chất của người lao động. Hoạt động giámsát các chất ô nhiễm có độc tính trong không khí như khói, bụi, khí, sợi,hơi sẽ giúp đảm bảo giới hạn tiếp xúc của người lao động với các chất gâyô nhiễm ở trong mức cho phép. Giám sát điều kiện vệ sinh nơi làm việcgiúp xác định được các quy trình hoặc công việc có nguy cơ cao để có biệnpháp kiểm soát giảm thiểu rủi ro. Cuối cùng, hoạt động giám sát này còngiúp đánh giá được hiệu quả và sự phù hợp của các biện pháp kiểm soátnguy cơ.

Dụng cụ làm sạch/ vệ sinh

Những nơi có chất độc hại đều phải có bộ dụng cụ vệ sinh để sử dụngtrong trường hợp khẩn cấp, các vật dụng cụ thể cần có bao gồm:

• Túi chất khoáng diatomit (dạng mùn) hoặc cát;• Chổi lau nhà;• Thùng chứa đồ thải phù hợp;• Xẻng/ hót rác;• Chổi quét;• Dụng cụ cọ rửa, đánh bụi;• Dây buộc dài tối thiểu 4 mét (để chằng cô lập vị trí đổ hóa chất);• Bảng hiệu "Cảnh báo, đổ hóa chất – Không vào" ghi bằng màu đỏ trên

nền trắng;• Biển cảnh báo hình tam giác màu vàng hoặc da cam để treo ký hiệu thông

báo phù hợp;• Kính bảo hộ thích hợp, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc gia;• Đủ găng tay bảo hộ lao động thích hợp;• Có mặt nạ phòng độc, khẩu trang đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc gia

nếu cần;• Có quy trình hướng dẫn xử lý khẩn cấp in trên vật liệu láng nhiều lớp, dễ đọc.

Những đồ dùng này phải lưu giữ theo bộ, chỉ rõ nơi cất giữ cho tất cả nhânviên. Chỉ nên sử dụng các vật dụng này để dọn dẹp hóa chất độc hại, không

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

65

sử dụng cho mục đích thông thường khác.

Tất cả những người có nguy cơ phơi nhiễm hóa chất độc hại bị đổ do sự cốđều phải được đào tạo cách sử dụng bộ dụng cụ vệ sinh để xử lý khẩn cấpcác khu vực đổ hóa chất.

Khi ai đó bị dính hóa chất độc hại, phải đọc kỹ nhãn mác sản phẩm, HDS-DAT và quy trình xử trí khẩn cấp nếu có để có biện pháp sơ cứu phù hợp.Trong trường hợp cần thiết, phải liên hệ bộ phận y tế để tiến hành các biệnpháp chăm sóc khác.

Với các chất độc hại là vật liệu nguy hiểm, người bán lẻ hoặc thủ kho phảinắm được các quy tắc khi tiếp cận hàng hóa nguy hiểm liên quan đến cácchất độc hại đã nêu.

Thành viên của Ủy ban và đại diện Sức khỏe và An toàn Vệ sinh laođộng nên:

• Kiểm tra định kỳ xem tất cả các thùng chứa tại nơi làm việc có nhãn mácphù hợp không;

• Đảm bảo tất cả các chất độc hại tại nơi làm việc đều phải có HDSDAT kèmtheo (tại những nơi quy định phải có) và được cập nhật thường xuyên;

• Thường xuyên kiểm tra xem người lao động có thể tiếp cận các thông tinnhư HDSDAT và có được hướng dẫn, đào tạo để sử dụng HDSDAT không;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

66

Quy trình xử trí khẩn cấp

Người sử dụng lao động cần tổ chức hướng dẫn và đào tạo nhân viên về cácquy trình xử trí khẩn cấp giúp kiểm soát hóa chất bị đổ hoặc rò rỉ. Tùy thuộc vàoloại hóa chất, quy trình có thể bao gồm các nội dung sau:

• Báo cho người quản lý hoặc người giám sát khi có chất độc hại bị đổ hoặc ròrỉ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc, cần thiết lập khu vực cáchly có biển cảnh báo.

• Làm sạch ngay lập tức hóa chất độc hại bị đổ bằng cách xử lý trực tiếp hoặcgọi người có chuyên môn liên quan.

• Kiểm tra nhãn mác của thùng chứa còn nguyên hoặc, xem quy trình xử tríkhẩn cấp chung nếu có để xác định các vấn đề phát sinh cần được xử lý. Nếukhông đủ thông tin, thì tham khảo thêm tài liệu HDSDAT.

• Sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động và dụng cụ vệ sinh đã được bố trí, tiếnhành làm sạch phần hóa chất bị đổ một cách cẩn thận, tránh hít phải hóa chấtđộc hại hoặc để chúng dính vào da, quần áo.

• Đảm bảo tiêu hủy đúng cách các dụng cụ vệ sinh/ hóa chất thu được. Khi cónghi ngờ, hỏi ý kiến cán bộ chuyên môn hoặc nhà cung cấp (xem nhãn hànghóa), không được xả xuống cống hoặc bồn vệ sinh.

• Không cho khách hàng và nhân viên vào khu vực có sự cố và giữ nguyênbảng cảnh báo đến khi dọn sạch hóa chất bị đổ, xử lý hết mùi hóa chất.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

67

đồ dùng bảo hộ lao động

Nên duy trì đủ đồ dùng bảo hộ lao động phù hợp các kích cỡ khác nhaunhư đề cập dưới dây cho người lao động nếu không có hóa chất thay thếvà phương pháp kiểm soát khác an toàn và hiệu quả hơn:

• Găng tay PVC dài đến khuỷu tay khi phun và xử lý hóa chất bị đổ...;• Găng tay làm vườn - sử dụng khi di chuyển bầu cây hoặc trộn đất...vv

(nếu làm việc trong bộ phận sân vườn);• Mặt nạ/ miếng chắn - sử dụng khi phun hóa chất;• Kính bảo hộ - dùng khi trộn hoặc sử dụng hóa chất; và• Áo khoác/tạp dề để tránh bắn hóa chất vào quần áo và có thể ngấm vào da.

Thông tin và đào tạo

Cần thực hiện đào tạo liên tục và đào tạo lại cho tất cả nhân viên phải xửlý hóa chất. Những nội dung nên đào tạo bao gồm:

• Làm thế nào để thao tác với hóa chất một cách an toàn qua tìm hiểuthông tin trên nhãn mác sản phẩm và thông tin trong HDSDAT;

• Những ảnh hưởng đối với sức khỏe khi tiếp xúc với hóa chất;• Quy trình thực hiện khi sử dụng, xử lý, bảo quản, làm sạch và tiêu hủy hóa

chất độc hại; • Cách sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân hợp lý;• Quy trình xử trí khẩn cấp.

Sơn pha dầu, chất tẩy sơn(PS), dung môi pha sơn (PT)và sơn chống hà (AFA):• Clorua mê-ty-len (methylenechloride);• Chất tạo màu- Cát đi mi (cadmium)- Chì- Crôm- Nhựa thông (resins)• Dung môi- dichloroethane- turpentine (PT)- ammonia- dichlorobenzene- butanol- propylene glycol• Chất độn• Chất dẻo• Hợp chất mạ đồng (AFA)• Ê te dầu hỏa/ nhựa thông (PT)• Véc ni:- nhựa epoxy• Hóa chất dùng trong làmvườn và chăm sóc vật nuôi:• Algaecides• Thuốc diệt nấm• Thuốc diệt cỏ• Thuốc diệt chuột• Thuốc trừ sâu• Miticides• Thuốc diệt thực vật (herbi-cide) • Hóa chất sử dụng tại bể bơivà xử lý nước:• calcium hypochlorite• Muối đồng cloruýt dạng lỏng(liquid aluminium chloride)• trichloroisocyanuric acid• sodium bisulphate• sodium carbonate• sodium hypochlorite• Chất tẩy rửa:• tẩy nấm mốc

• chất ăn mòn• chất tẩy rửa• chất tẩy rửa đa năng• chất tẩy rửa thảm(>5% chlorine)- ê te glycol • chất làm sạch đường ống vàtẩy rửa lò:- caustic soda• Chất tẩy:- phosphates- silicates• Chất tẩy chén bát• Chất tẩy khô:- tetrachloro ethylene• Nước tẩy:- trichloroethane• Chất tẩy dầu mỡ• Chất làm sạch kim loại:- ammonia• Chất làm bóng:- làm bóng sàn hoặc nội thất- naphtha- nitrobenzene- phoóc môn• Chất tẩy rửa nhà vệ sinh:- para dichlorobenzene• Dung dịch lau cửa kính:- glycol ether• Các hóa chất khác• Dung môi:

- acetone- methanol• Keo và băng dính:- keo- urea formaldehyde- Nhựa epoxy- toluene, xylene• Dung dịch tẩy xóa• Pin, ắc quy:- chì- acid- cadmium• Chất làm lạnh:- amoniac• Chất chống đông:- ethylene glycol- methylated spirit• Hóa chất đuổi bọ nhậy:- naphthalene (dạng viên)• Thuốc trừ sâu:- organochlorins- organophosphates- chất hun khói- carbamates

Nguồn: Hướng dẫn kiểm soátcác chất độc hại tại nơi làm việctrong ngành thương mại bán lẻ.Worksafe, tháng 5 năm 1994.

Các loại hóa chất được coi là độc hại

Sau đây là hướng dẫn tham khảo về một số loại sản phẩm được xem làđộc hại. Cần tham khảo Danh sách các chất độc hại do mỗi nước quy địnhđể xác định xem một chất có phải là độc hại hay không.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

68

Ánh sáng

Ánh sáng tại nơi làm việc có vai trò rấtquan trọng đối với với sức khỏe và sựan toàn của người lao động. Nguy hiểmcàng được phát hiện nhanh chóng và dễdàng thì càng dễ để phòng tránh. Do đó,thiếu ánh sáng không những làm tăngnguy cơ rủi ro mà còn ảnh hưởng tớisức khỏe của mọi người tại nơi làm việcnhư gây ra các bệnh mỏi mắt, đau đầuvà đau nửa đầu. Quy định về cường độ ánh sáng đáp ứng yêu cầu vậnhành an toàn tại nơi làm việc cần dựa vào loại hình nguy cơ và bản chấtcông việc.

Cường độ ánh sáng khuyến cáo áp dụng cho các công việc và vị trí khácnhau như sau11

Ngoài ra cũng cần phải cân nhắc các yếu tố sau:• Nơi làm việc phải có đủ ánh sáng và loại ánh sáng phải phù hợp. Nếu được,

nên sử dụng ánh sáng tự nhiên thay cho sử dụng ánh sáng nhân tạo;

11Thông tin từ tài liệu Sức khỏe và An toàn HSG 38, phần chiếu sáng nơi làm việc ở Vương quốc Anh.

100 50Công việc yêu cầu quan sátchi tiết ở mức độ vừa phải

Bếp, nhà máy, khu vực lắpráp cấu kiện kích thướclớn, khu vực sản xuất gốm

200 100Công việc cần quan sát chitiết

Văn phòng, sản xuất tấmkim loại, đóng sách

500 200Công việc đòi hỏi phải quansát rất chi tiết

Phòng thiết kế, vẽ, các nhàmáy lắp ráp linh kiện điệntử, dệt may, nhà máy sảnxuất các sản phẩm dệt may

Hoạt động Vị trí cụ thể độ rọitrung bình (lux)

độ rọitối thiểu (lux)

20 5

50 20

Đi lại, di chuyển của conngười, máy móc vàphương tiện

Khu đỗ xe tải, hành lang,tuyến lưu thông

Đi lại, di chuyển của conngười, máy móc vàphương tiện tại khu vựcnguy hiểm; công việckhông đòi hỏi quan sát tỉ mỉ

Giải phóng mặt bằng xâydựng, đào, bới,khai quậtđất đai, khu vực bốc dỡhàng, đóng gói

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

69

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

70

• Cần phải có đủ ánh sáng để người lao động làm việc, sử dụng thiết bị,vận hành máy móc và di chuyển một cách an toàn và không bị mỏi mắt;

• Kiểm soát việc bố trí nơi làm việc, tránh để ánh sáng chói chiếu trựctiếp hoặc phản chiếu từ các bề mặt sáng bóng vào mắt người lao động;

• Không để xảy ra tình trạng thay đổi ánh sáng đột ngột từ sáng sang tối tạinơi làm việc.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

71

Nóng và lạnh gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe như khó chịu,căng thẳng hoặc ốm ở các mức độ khác nhau.

Vào mùa nóng, mọi người có thể bị đuối sức vì sức nóng trong các cửahàng, kho hàng không có hoặc có hệ thống thông gió và làm mát nhưngkhông phù hợp. Một số trường hợp trục trặc máy móc cũng có thể làmcho người lao động bị mệt mỏi do nóng.

Ngược lại, khi thời tiết trở lạnh, nếu không có hệ thống sưởi hoặc hệ thốngsưởi không hoạt động, nhiều người lao động sẽ bị cảm lạnh.

Đặc biệt, một số lao động phải làm việc quanh năm trong điều kiện rất lạnhnhư tại các phòng lạnh, cấp đông, khu vực bảo quản sữa tươi với nhiệtđộ thường xuyên duy trì ở mức thấp.

Tác động tới sức khỏe do đuối sức vì nóng

Làm việc trong điều kiện nóng bức có thể gây ra một số tác động xấu tớisức khỏe con người, cụ thể:

• giảm khả năng tập trung dẫn tới tăng nguy cơ tai nạn;• tăng cảm giác khó chịu khi sử dụng quần áo bảo hộ lao động;• cộng hưởng và làm ra tăng tác động tiêu cực của các nguy cơ khác như

tiếng ồn;• làm các bệnh vốn đã có từ trước trở nên trầm trọng hơn, ví dụ bệnh tim;• gây chuột rút - đau cơ, bắp do nóng;• kiệt sức vì nóng - làm cơ thể yếu, mệt, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt; và • đột quỵ do nóng - có thể dẫn đến suy sụp, mất ý thức và tử vong.

Phần lớn chúng ta đều cảm thấy khó chịu với nóng khi nhiệt độ ở mức25°C, do đó, người sử dụng lao động phải cố gắng duy trì nhiệt độ nơilàm việc thấp hơn mức này trong suốt thời gian làm việc. Các triệu chứngkiệt sức vì nóng sẽ bắt đầu xuất hiện khi nhiệt độ lên cao hơn mức 25°C.

Xác định

Bước đầu tiên là xác định xem nhiệt độ cao có thể là một nguy cơ với sức

Nóng và Lạnh

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

72

khỏe và an toàn lao động không?

1. Phân tích hồ sơ ghi chép về các tổn thương tại nơi làm việc để xác địnhxem đuối sức vì nóng xảy ra ở đâu, và trong công việc gì?

2. Tham khảo ý kiến người lao động đểa) xác định các rủi ro;b) đánh giá rủi ro;c) quyết định về việc áp dụng biện pháp kiểm soát nguy cơ; vàd) theo dõi hiệu quả của biện pháp kiểm soát nguy cơ đã thực hiện.

3. Trực tiếp quan sát nơi làm việc hoặc quá trình thực hiện công việc đểxác định công việc nào cần tiến hành kiểm tra cụ thể hơn.

đánh giá

Người sử dụng lao động sau đó nên tiến hành đánh giá rủi ro để xác địnhxem liệu có thể có rủi ro đối với sức khỏe và an toàn của người lao độngkhi tiếp xúc với nhiệt độ cao hay không.

Các yếu tố sau cần được tính đến khi tiến hành đánh giá:

• Nhiệt độ

Xác định nhiệt độ tại nơi làm việc mà người lao động tiếp xúc khoặc cókhả năng phải tiếp xúc. Nhiệt kế bầu khô thông thường là công cụ đơngiản nhất, đáp ứng tốt việc đo nhiệt nhằm phát hiện nguy cơ tiềm tàngcủa hiện tượng đuối sức vì nóng do biến đổi nhiệt độ theo mùa.

Do nhiệt độ có thể khác nhau ở từng nơi trong khu vực làm việc nêncần tiến hành đo nhiệt độ ở tất cả các khu vực có thể có nguy cơ gâyđuối sức vì nóng. Bắt đầu theo dõi nhiệt độ môi trường làm việc thườngxuyên khi số đo nhiệt kế tiến đến mức 250C.

• Độ ẩm, lưu thông khí và hệ thống thông gió

Độ ẩm cao kết hợp với việc thiếu hệ thống thông gió và không khí kémlưu thông làm tăng khả năng bị đuối sức vì nóng. Cơ thể cần không khíđể tự làm mát bằng cách toát mồ hôi. Không khí ngột ngạt, không thôngthoáng cùng với độ ẩm cao khiến cho cơ thể không thể làm mát một cách

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

73

tự nhiên, do vậy làm tăng khả năng bị đuối sức vì nóng.

• Cường độ và đặc thù công việc

Nếu công việc đòi hỏi mức độ hoạt động cao hoặc dùng nhiều sức lực thìkhả năng bị đuối sức vì nóng sẽ có xu hướng bắt đầu ở những mức nhiệtđộ thấp hơn (so với mức 25°C).

• Quần áo

Quần áo có ảnh hưởng lớn đến cơ chế toát mồ hôi - phương thức hạnhiệt chính của cơ thể. Khi mồ hôi bốc hơi, nhiệt độ cơ thể sẽ giảmxuống, sử dụng quần áo chật sẽ cản trở mồ hôi bốc hơi, không phù hợpvà có thể gây đuối sức vì nóng. Quần áo đồng phục hoặc hoặc trangphục ưa thích như cà vạt, tạp dề, tất chân có thể không phù hợp trongđiều kiện nóng bức. Vì vậy, người sử dụng lao động nên cho phép nhânviên của mình được chọn quần áo phù hợp với điều kiện nóng bức.

• Bức xạ nhiệt từ lò nướng, nồi nướng

Mức bức xạ nhiệt cao làm tăng khả năng bị đuối sức vì nóng.

• Đặc điểm sức khỏe những người có thể bị đuối sức vì nóng

Không phải tất cả nhân viên đều có khả năng chịu nóng giống nhau.Một số nhân tố làm tăng nguy cơ bị đuối sức vì nóng như:

- thừa cân;- thể trạng không đảm bảo;- tuổi tác;- có bệnh tim;- cơ thể mất nước do uống rượu hoặc bị ốm; và- đang dùng thuốc hoặc chất kích thích.

Tuy thế, trách nhiệm của người sử dụng lao động là đảm bảo môi trườnglàm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động.

Chiến lược kiểm soát đuối sức vì nóng

Khi nhiệt độ ở mức bị coi là có nguy cơ, người sử dụng lao động phải thực

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

74

hiện các biện pháp để kiểm soát hoặc loại bỏ chúng, tránh gây rủi ro chosức khỏe người lao động, cách thức cụ thể như sau:

• Lắp máy điều hòa không khí.- Nhiệt độ ở những khu vực làm việc mới cần được kiểm soát bằng

cách lắp máy điều hòa không khí nếu có thể được. Máy điều hòa cần được bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa ngay khi có sự cố.

- Lắp đặt vật liệu cách nhiệt trên mái nhà hoặc trên tường.- Lắp rèm tại cửa ra vào hoặc cửa sổ.- Lắp điều hòa không khí cho các phương tiện xe cộ do nhân viên sử

dụng vì mục đích công việc.- Lắp đặt hệ thống thông gió phù hợp, hiệu quả.

• Thay đổi cường độ làm việc.- Thay đổi công việc nặng nhọc (vận hành máy đầm), hay điều chỉnh

thời gian tiến hành công việc phải thực hiện vào lúc nóng bức (các công việc ngoài trời) vào thời điểm mát nhất trong ngày càng nhiều càng tốt.

- Bố trí nhiều người cùng làm việc để giảm tải công việc đối với một người.- Bố trí người làm luân phiên ở các khu vực có khả năng gây đuối sức

vì nóng.- Thực hiện công việc thay thế nhẹ nhàng hơn.- Bố trí lao động luân phiên đối với những công việc nặng nhọc.- Giảm chỉ tiêu thực hiện trong thời gian nhiệt độ tăng cao để người

lao động có thể làm việc với cường độ phù hợp.

• Bố trí thêm chỗ nghỉ trong phòng mát:- Khi nhiệt độ vượt quá 25°C.- Cho phép nghỉ giải lao. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghỉ giải lao có

thể giúp người lao động chống lại các tác động tiêu cực của nhiệt độ.- Nên thực hiện cơ chế nghỉ giải lao và điều chỉnh cho phù hợp với

điều kiện làm việc cũng như đáp ứng yêu cầu của cá nhân người lao động và cơ chế này cần được áp dụng một cách công bằng.

- Khi nhiệt độ vượt quá 25°C, cứ sau mỗi tiếng làm việc, người lao động nên được nghỉ giải lao 10 phút.

• Lắp đặt quạt thông gió.

• Liên tục bố trí nước mát để uống. Không nên dùng viên bù muối trừ khicó khuyến nghị của bác sĩ.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

75

• Phát phương tiện bảo hộ lao động phù hợp như mũ rộng vành hoặc mũkiểu akubra và kem chống nắng SPF15+ cho những người làm việcngoài trời.

• Sử dụng các công cụ cản nhiệt như tấm tráng nhôm hai mặt, vật liệucách nhiệt, tấm cản nhiệt và ống thoát nhiệt. Dùng tấm che nắng đểtránh nắng nóng trực tiếp.

• Công tác kiểm soát nguy cơ gây đuối sức vì nóng nên được thực hiệntrong những tháng có thời tiết mát mẻ sao cho khi nhiệt độ tăng đến mứcgây khó chịu thì các biện pháp khắc phục có thể phát huy tác dụng ngay.

Lạnh

Tác động của lạnh tới sức khỏe người lao động

Lao động trong ngành thương mại bán lẻ làm việc tại các phòng cấp đông,phòng lạnh, nơi bảo quản thực phẩm đông lạnh và tủ bảo quản sữa cóthể bị ảnh hưởng của điều kiện lạnh giá. Tác động của điều kiện lạnh giátới sức khỏe có thể bao gồm những biểu hiện sau:

1. Cóng giá - xảy ra khi nhiệt độ mô tế bàoxuống dưới nhiệt độ đóng băng và gây tổnthương và làm chết mô. Các triệu chứngbao gồm màu da đổi sang trắng hoặc vàngxám, xuất hiện mụn rộp, cảm giác lạnh sâu,tê cứng. Nạn nhân thường không biết mìnhbị cứng giá và tổn thương.

2. Buốt giá - khi mặt hoặc đầu, mũi tiếp xúc với gió lạnh làm cho dachuyển sang màu trắng.

3. Cước - vết sưng tấy ở thể trạng viêm.

4. Giảm thân nhiệt - triệu chứng bao gồm tê liệt, yếu cơ, cứng khớp vàchuột rút.

5. Ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ lạnh bao gồm viêm khớp, thấp khớp,đau ngực và bệnh tim.

6. Tăng tai nạn do tê cứng chân và tay.

đo độ lạnh

Có thể đo được độ lạnh bằng nhiệt kế bầu khô thông thường. Cơ thể sẽmất nhiệt khi nhiệt độ xuống dưới 180C và triệu chứng giảm nhiệt bắt đầuxuất hiện khi nhiệt độ xuống dưới 100C.

Chiến lược kiểm soát tình trạng đuối sức vì lạnh

Ở những khu vực lạnh sâu, biện pháp kiểm soát chủ yếu là sử dụngphương tiện bảo hộ cá nhân, thực hiện nghỉ giải lao và chú ý nhu cầu của

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

76

cá nhân người lao động.

• Sử dụng phương tiện bảo hộ như găng, tất,quần dày kết hợp với áo khoác giữ nhiệt cómũ trùm.

• Cung cấp thực phẩm và đồ uống nóng.

• Có các khu vực nghỉ ngơi ấm áp.

• Bố trí nơi thay đồ bảo hộ trong khu vực ấm áp.

• Người lao động được đào tạo và cung cấp thông tin về tác động củanhiệt độ lạnh, nhận biết các triệu chứng của đuối sức vì lạnh và đượcđào tạo về cách thức sử dụng quần áo bảo hộ.

• Nên áp dụng cơ chế làm quen khí hậu đối với nhân viên mới, ngườivừa nghỉ phép hoặc những người lâu không tiếp xúc với cái lạnh.

• Các biện pháp hành chính có thể bổ sung quy định hạn chế về thời gianngười lao động tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ lạnh.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

77

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

78

Trượt chân và ngã là các tai nạn thông thườngxảy ra trong kho hàng và có thể gây ra các tổnthương nghiêm trọng. Mặt sàn ướt, bẩn là nhữngnguyên nhân chính gây nên nguy cơ trượt chân.Nguyên nhân làm cho mặt sàn ướt, bẩn có thểlà do mái nhà dột, nước mưa chảy vào khoangbốc dỡ hàng, hoặc hàng hóa bị vỡ bao gói.

Một người khi vấp phải hàng hóa hoặc những vậtdụng xếp lộn xộn trên sàn. Thậm chí mặt sànkhông bằng phẳng cũng là nguyên nhân gâytrượt chân và ngã.

Ngã thường xảy ra khi làm việc ở trên cao, trong khi thực hiện công việcthường ngày hoặc những công việc bất thường khác. Cú ngã từ độ cao dướinửa mét cũng có thể gây nên chấn thương nghiêm trọng. Nguy cơ cao nhấtlà khi người lao động làm việc trên các kệ hàng, kệ hàng bị hư hỏng hoặc bịxếp quá tải. Cần tiến hành khoanh lô và không cho phép người không cónhiệm vụ ra vào những khu vực này khi đang thực hiện công việc. Khi làmviệc trên cao, việc làm rơi đồ vật cũng có thể gây ra những tổn thươngnghiêm trọng. Những khu vực cần chú ý bao gồm nơi bốc xếp hàng nhiềutầng hoặc khu vực làm việc của phương tiện bốc, dỡ hàng, giá để hàng vàkhu vực có gác lửng.

Có thể dễ dàng phòng tránh trượt chân, vấp ngã bằng các biện pháp sau:

đối với sàn nhà và cầu thang

• Sàn nhà phải phù hợp với loại hình công việc diễn ra tại đó.

• Ở những nơi sàn nhà luôn trong tình trạng ẩm ướt, cần thiết kế sao chomọi người có thể đi lại mà không bị trơn trượt ngay cả khi có chất bẩntrên sàn.

• Sàn nhà phải được dọn sạch đúng cách để đảm bảo không trơn trượt.

• Đá lạnh từ các thiết bị lạnh rơi ra sàn phải được dọn sạch thường xuyênđể tránh tan chảy gây trơn trượt.

Trượt chân, vấp ngã

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

79

• Hạn chế chỗ dốc hoặc gồ ghề trên sàn nhà, nếu có, phải đánh dấu hoặctạo màu khác biệt.

• Cầu thang phải dễ thấy, không trơn trượt, góc bậc thang phải làm tù, cótay vịn, các bậc cầu thang có độ cao, độ rộng bằng nhau.

Chướng ngại vật:

• Phải có lối đi phù hợp xuyên suốt khu vực làm việc.

• Lối đi cần được giữ thông thoáng, không chăng dây và không để chướngngại vật.

• Lối đi phải được dọn dẹp vệ sinh và luôn sạch sẽ.

• Thiết bị dọn rửa phải luôn sẵn sàng để loại bỏ nguy cơ trơn trượt càngsớm càng tốt.

• Quạt trần phải đủ cao sao cho người lao động và hàng hóa không vavào cánh quạt khi di chuyển.

Các biện pháp khác:

• Sử dụng giày, ủng chống trơn trượt.

• Hàng hóa chỉ được sắp xếp ở các khu vực quy định.

• Công tác đào tạo, các hệ thống làm việc an toàn và thiết bị phù hợp phảiluôn sẵn sàng để đảm bảo công việc được thực hiện suôn sẻ.

• Sử dụng rào, lưới chắn để bảo vệ người, đồ vật khi rơi từ trên cao, đặcbiệt trong trường hợp sử dụng thang dây, hoặc thang điện.

• Tuyến lưu thông và di chuyển (cho cả người và phương tiện) cần đượcgiữ thông thoáng và không có chướng ngại vật.

• Sàn nhà phải bằng phẳng, trong tình trạng tốt và sạch sẽ.

• Cần có hệ thống ánh sáng tốt.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

80

• Phải áp dụng tất cả các biện pháp kiểm soát nói trên đối với cả khu vựclàm việc trong nhà lẫn ngoài trời.

Để góp phần giảm nguy cơ trượt chân và vấp ngã tại nơi làm việc, USdawđưa ra công cụ hướng dẫn sơ đồ hóa nguy cơ tại nơi làm việc. Chi tiết xinxem Phụ lục 7, công cụ sơ đồ hóa nguy cơ ngã và trơn trượt tại nơi làm việc.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

81

Khuân vác thủ công

Tổn thương khi khuân vác cũng là một vấn đềquan trọng trong ngành thương mại bán lẻ. Hầuhết người lao động đều phải khuân vác nhiềutrong ngày làm việc. Khuân vác cường độ caobao gồm việc di chuyển đồ vật nặng, hoặc thậmchí đồ vật trọng lượng nhẹ cũng có thể gây rủiro nếu công việc có tính chất lặp đi lặp lại, tư thếkhuân vác không thuận lợi, hoặc khi nhấc đồ vậtphải căng hay vặn người.

Khuân vác là hoạt động mà con người phảidùng sức lực để nâng, nhấc, hạ thấp, kéo, đẩy, giữ hoặc chặn giữ các đồvật tĩnh hoặc động.

Tham khảo ý kiến

Người sử dụng lao động nên tham khảo ý kiến người lao động và đại diệncủa họ khi tiến hành xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan đếnhoạt động khuân vác.

Việc tham khảo ý kiến người lao động nên thực hiện ở giai đoạn thiết kế,lập kế hoạch và tiếp tục khi giới thiệu phương pháp làm việc mới, thực hiệnlắp đặt, chạy thử và đánh giá thiết bị. Điều này giúp đảm bảo tính phù hợpcủa thiết bị cũng như phương pháp làm việc mới đối với người lao độngvà được họ chấp nhận, từ đó giúp giảm thiểu được các rủi do liên quanđến việc sử dụng máy móc, thiết bị và tuân thủ phương pháp làm việc mớicủa người lao động.

Thiết kế

Tham khảo ý kiến người lao động trong giai đoạn thiết kế là biện pháp antoàn, hiệu quả và ít tốn kém để giảm nguy cơ gây chấn thương do hoạtđộng khuân vác. Trong lúc thiết kế ban đầu, nếu không tính đến các yếu tốrủi ro, sau này, có thể sẽ phải điều chỉnh và làm phát sinh thêm chi phí.

Khi soạn thảo các hướng dẫn và quy tắc lựa chọn, thiết kế và lắp đặt máymóc, đồ đạc, bố trí công việc và trưng bày hàng hóa nên kết hợp với cácnguyên tắc tiêu chuẩn lao động trong thiết kế.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

82

Ví dụ: Sử dụng thiết kế phù hợp sao cho nhân viên có thể tiếp cận mặt saucủa giá để hàng khi xếp và lấy hàng. Việc này có thể thực hiện được bằngcách giảm độ cao của giá hàng trên cùng hoặc bố trí công cụ hỗ trợ thíchhợp có bậc thang cho người lao động.

Nhiều siêu thị lớn đã giảm chiều cao giá để hàng khi trưng bày sản phẩmbằng cách áp dụng nguyên tắc trên.

Khu vực làm việc, khu vận hành, máy móc, thiết bị nên được bố trí cách xanhau để không xảy ra nguy cơ đối với sức khỏe và an toàn của người laođộng.Các quy tắc bố trí giá để hàng sau đây là ví dụ về thiết kế an toàn tại nơilàm việc:

• Trọng lượng sản phẩm - Các mặt hàng trọng lượng nhẹ được bố tríphía trên kệ để hàng. Các mặt hàng có trọng lượng nặng nên được đặtở giữa kệ. Trọng lượng hàng để trên kệ không được vượt quá trọnglượng tối đa cho phép của kệ và nên tiến hành kiểm tra kệ hàng thườngxuyên để kịp thời phát hiện rủi ro và sai hỏng đối với hàng hóa.

• Thùng chứa hàng - để giảm nguy cơ đổ vỡ, tránh đặt các thùng hàngthủy tinh ở dưới hoặc trên cùng kệ hàng.

• Ngày cấp hàng - Số lượng một mặt hàng trưng bày trên kệ chỉ nên hạnchế ở mức nhất định, tùy theo khả năng tiêu thụ của mặt hàng đó.

• Hàng trưng bày trên các giá trên cùng - Để dễ lấy hàng trên cao,không nên xếp chồng sản phẩm lên nhau.

• Nên có hệ thống an toàn để dọn dẹp hàng hóa đổ vỡ, thu hồi sản phẩmrơi do các giá hàng hoặc hàng hóa có thể bị di chuyển và rơi vào khegiữa các kệ hàng.

• Ở những nơi sử dụng hệ thống lấy hàng tự động, cần lắp đặt rào chắnngăn người lao động tiếp cận khu vực nguy hiểm có thiết bị đang vận hành.

• Băng tải cần đặt ở độ cao vừa phải để người lao động có thể lấy và đónggói hàng hóa. Phải đảm bảo không có những vị trí nguy hiểm có thể cuốnngười lao động hoặc làm họ bị kẹt vào băng tải.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

83

đào tạo và giám sát

• Phải kiểm tra và loại bỏ các kệ hàng hưhỏng, đồng thời đào tạo về cách sắp xếpkệ hàng an toàn.

• Đào tạo cho nhân viên về cách đóng góilồng hàng an toàn, loại bỏ những lồnghỏng. Điều này cũng giúp bảo vệ nhữngngười khác ở bộ phận sau của chuỗicung ứng hàng hóa.

• Khu vực chứa hàng nên được phân chia rõ ràng để đảm bảo hàng hóađược xếp đúng vị trí.

Cách tổ chức công việc, dây chuyền đóng gói và quy cách hàng hóa lànhững yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi thiết kế công việc đòi hỏi phảikhuân vác. Ví dụ: trước khi quyết định mua, người ta quan tâm đến yếu tốchi phối việc khuân vác sản phẩm như trọng lượng, kích thước, hình dángvà bao gói của chúng.

Cách thức đóng gói cũng ảnh hưởng đến hoạt động khuân vác khi giaohàng. Khi lên lịch giao hàng cần chú ý xem còn khu vực trống để chuẩn bịhàng và khả năng đáp ứng của nhân viên tại thời điểm giao hàng không.

Nên thử nghiệm và đánh giá trước khi lắp đặt máy móc mới hoặc dự kiếncó thay đổi cách bố trí tại nơi làm việc cũng như quy trình thực hiện côngviệc, chẳng hạn như khi có thiết kế mới đăng ký được xây dựng.

Khi thiết kế, thử nghiệm cần đánh giá cẩn thận nhu cầu nhân lực để đảmbảo có đủ khi đưa công việc vào thực hiện sau này.

Nhận diện nguy cơ

Người sử dụng lao động nên tránh các công việc đòi hỏi phải khuân vácdo chúng có thể gây ra nguy cơ chấn thương cho người lao động.Tuynhiên, nếu bắt buộc phải thực hiện khuân vác thì trước khi tiến hành cầnđánh giá nguy cơ có thể gây hại cho người thực hiện.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

84

Người sử dụng lao động nên:

• lưu giữ và phân tích số liệu về các sự cố liên quan đến khuân vác đểxác định loại sự cố, địa điểm và thời gian xảy ra;

• đánh giá để có biện pháp giảm nguy cơ ở mức thấp nhất có thể; và

• thảo luận với người lao động và đại diện người lao động về những vấnđề gắn với một số công việc cụ thể.

đánh giá

Đánh giá nhiệm vụ khuân vác cần tính đến các yếu tố sau:

• đặc điểm của đồ vật cần khuân vác;• hành động và cử động cần thực hiện khi

khuân vác;• các mức trọng lượng của đồ vật cần

khuân vác;• có sẵn thiết bị nâng và di chuyển không;• lực nâng cần thiết khi khuân vác;• thời gian và tần suất công việc;• thời gian và khoảng cách di chuyển khi khuân vác;• tư thế khi khuân vác làm việc ;• trình độ và kinh nghiệm của người thực hiện;• tuổi tác của người thực hiện công việc;• môi trường làm việc;• cách bố trí nơi làm việc và công tác quản lý;• phân tích số liệu về các sự cố, tai nạn liên quan;• quần áo và trang thiết bị bảo hộ lao động khi thực hiện công việc; và• Các yếu tố có liên quan khác theo đánh giá của người sử dụng lao động,

người lao động và đại diện người lao động.

Rủi ro tai nạn khi khuân vác có thể xảy ra do sự kết hợp của một số cácyếu tố trên. Vì vậy, nguyên nhân của tai nạn sẽ mang tính phức hợp. Khihướng dẫn thực hiện đánh giá rủi ro, cần nghiên cứu các quy định của nhànước về hoạt động khuân vác. Nếu cần, phải tham vấn ý kiến của chuyêngia tiêu chuẩn lao động. Ngoài ra, cũng cần tham chiếu khuôn khổ phápluật nhà nước về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động khi đưa ra nhữngyêu cầu cụ thể đối với công tác việc đánh giá rủi ro.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

85

Chiến lược kiểm soát

Một số đề xuất về giải pháp và biện pháp cải thiện hoạt động khuân váctrong ngành công nghiệp bán lẻ như sau:

• thay đổi kích thước và trọng lượng đồ vật cần khuân vác• tránh phải khuân vác hai lần ở khu vực có thể• tránh khuân vác nhiều lần, nhiều chặng nếu có thể• giảm lực nâng bằng cách điều chỉnh chiều cao vị trí đặt hàng • giảm sức đẩy bằng cách rút số lượng đồ vật trong mỗi lần di chuyển• đa dạng hóa công việc • bố trí đủ nhân viên cùng làm• bố trí đủ khoảng trống để di chuyển khi khuân vác• thiết kế và sắp xếp nơi làm việc ngay từ đầu• thiết kế lại lại nơi làm việc• nhân viên được đào tạo phù hợp về kỹ thuật khuân vác • sử dụng thiết bị nâng và di chuyển• đưa ra các chỉ số về rủi ro theo trọng lượng và khối lượng nặng nhất có

thể mang được khi lệch hoặc đúng trọng tâm• dùng pa let, thiết bị nâng và băng chuyền tải hàng• thiết lập tổ khuân vác• tổ chức đào tạo

khuyến nghị khối lượng mang vác tối đa theo vị trí và độ cao khác nhau

(Nguồn: Hướng dẫn mang vác http://www.usdaw.org.uk/adviceresources/healthsafety/hazards/manu-alhandling.aspx)

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

86

Tiếng ồn quá mức có thể gây ra các tác hạisau đối với thính giác con người:

• Mất thính giác tạm thời. Mất khả năngnghe tạm thời có thể xảy ra trong vài phút,vài giờ và thậm chí là vài ngày. Thôngthường, thính giác sẽ tự phục hồi sau đó.

• Về dài hạn, có thể xảy ra mất thính giác vĩnh viễn hoặc điếc nếu tiếp xúcvới tiếng ồn cường độ cao liên tục trong thời gian dài.

• Tiếng ồn cũng gây ù tai và đặc biệt đáng lo ngại vào ban đêm do tiếngồn gây khó ngủ cho con người.

• Khi tuổi càng cao thì độ nhạy của thính giác càng kém và tiếng ồn có thểlàm tăng mức suy giảm thính giác.

• Tiếng ồn rất lớn, như tiếng ồn từ vụ nổ có thể gây ra chấn thương đặcbiệt và được gọi là chấn thương âm thanh.

Căng thẳng

Tiếng ồn có thể gây ra trạng thái căng thẳng đối với một số người. Tiếngồn ở trong các cửa hàng hiếm khi gây ra tổn thương thính giác, nhưngtiếng ồn liên tục từ máy đếm tiền, điện thoại, tai nghe, âm nhạc và từ nhữngngười khác lại có thể là nguồn cơn của nhiều phiền toái hoặc gây mất tậptrung của con người. Môi trường ồn ào có thể gây ra cảm giác căng thẳngnhư khó chịu hoặc đau đầu và làm tăng nguy cơ tai nạn/ sự cố.

giới hạn tiếng ồn

Nên thường xuyên kiểm tra độ ồn tại nơi làm việc (ít nhất là 3 năm một lần)đối với nơi làm việc có nhiều hơn 10 người phải chịu tiếng ồn quá mức. Việctheo dõi các nguy cơ từ tiếng ồn nên do người có chuyên môn thực hiện.

Hướng dẫn chung:

• không để bất kỳ ai phải chịu tiếng ồn vượt quá 140dB

• độ ồn hàng ngày không vượt quá 85dB

Tiếng ồn

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

87

Dụng cụ lao động

Dụng cụ bao gồm các loại máy móc, thiết bị (bao gồm cả giàn giáo), côngcụ hoặc bộ phận của nó hoặc các phụ kiện kèm theo.

Trong ngành thương mại bán lẻ, dụng cụ bao gồm súng bắn giá, máy quét,dao dọc inox, xe nâng hàng, xe đẩy hàng, thang, vv.v. Trong lĩnh vực đồăn nhanh, dụng cụ bao gồm chảo, nồi, thiết bị cắt lát và máy trộn bột.

Mỗi nước có một chuẩn mực riêng quy định trách nhiệm của người thiếtkế, nhà sản xuất, nhập khẩu, cung cấp, lắp đặt và người sử dụng lao độngtrong xác định, đánh giá và kiểm soát nguy cơ. Cần tuân thủ chặt chẽ cácchuẩn mực này để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ do dụng cụ vàhệ thống làm việc liên quan gây ra.

Thiết kế và lắp đặt

Khi thuê thiết kế dụng cụ để sử dụng tạinơi làm việc, người sử dụng lao độngcần cung cấp cho đơn vị thiết kế cácthông tin liên quan đến dụng cụ làm việccó thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe vàan toàn tại nơi làm việc.

Người sử dụng lao động phải đảm bảogiảm thiểu các rủi ro đối với sức khỏe vàan toàn phát sinh trong quá trình lắp đặtvà chạy thử công cụ lao động.

Người sử dụng lao động phải đảm bảo thực hiện các biện pháp kiểm tra,thử nghiệm dụng cụ phù hợp để giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe và antoàn.

Nhận diện nguy cơ

Người sử dụng lao động phải đảm bảo nhận diện được các nguy cơ:

• trước và trong khi triển khai dụng cụ tại nơi làm việc;

• trước hoặc trong khi điều chỉnh dụng cụ hoặc thay đổi cách thức sử dụng

Máy móc được đặt ở phòng điều khiểnriêng để tránh tiếng ồn và tiếp xúc vớidung môi

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

88

dụng cụ hoặc hệ thống công tác liên quan có khả năng gây ra rủi ro antoàn và sức khỏe; và

• nếu người sử dụng lao động có thêm thông tin mới về an toàn và sứckhỏe liên quan đến dụng cụ hoặc hệ thống công tác liên quan;

Từ sự liên quan của các yếu tố đề cập dưới đây đối với công tác thiết kế,sản xuất, lắp đặt, thử nghiệm dụng cụ lao động, cần xác định các nguy cơđi kèm với chúng bao gồm:

• phù hợp của dụng cụ đối mỗi công việc cụ thể;

• thực tiễn và mục đích sử dụng dụng cụ lao động tại nơi làm việc;

• điều kiện môi trường nơi dụng cụ được sử dụng;

• các trường hợp bất thường có thể đoán trước, việc sử dụng không đúngcách và biến động của điều kiện hoạt động;

• hiểm họa tai nạn do va đập, mắc kẹt, bị mòn vv.v

• dụng cụ hỏng hóc làm giảm khối lượng thực hiện công việc;

• sự phù hợp của hệ thống dự phòng thứ cấp để hỗ trợ thực hiện khốilượng công việc đã bị giảm;

• hệ thống kiểm soát, bao gồm hệ thống bảo vệ và thông tin liên lạc;

• nguy cơ rơi đồ vật và đổ dụng cụ;

• sự phù hợp của nguyên liệu đối với dụng cụ/công cụ lao động;

• tính phù hợp và trạng thái của phụ kiện;

• yêu cầu tiêu chuẩn lao động đối với việc lắp đặt và sử dụng;

• thực hiện công việc không dùng dụng cụ;

• vị trí đặt dụng cụ và tác động của nó đối với thiết kế và cách bố trí nơilàm việc;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

89

• sự phù hợp và tính ổn định của dụng cụ và công cụ hỗ trợ;

• con người hoặc dụng cụ khác ở gần đó;

• lối ra và vào khu vực lắp đặt dụng cụ/ công cụ lao động; và

• năng lực của người vận hành.

đánh giá

Khi xác định được nguy cơ, người sử dụng lao động phải thực hiện đánhgiá rủi ro liên quan đến nguy cơ. Những rủi ro được đánh giá có thể nảysinh từ:

• hệ thống làm việc;

• cách bố trí và điều kiện của môi trường làm việc nơi dụng cụ được sửdụng;

• năng lực của người sử dụng dụng cụ; và

• yếu tố bất bình thường có thể dự đoán trước.

Trong quá trình thực hiện đánh giá thẩm định nguy cơ, người sử dụng laođộng - với mục đích nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhấp các rủi ro có thểxảy ra trong tương lai, phải đảm bảo xác định được các tài liệu thích hợpliên quan của dụng cụ cần được lưu giữ.

Chiến lược kiểm soát

Khi dụng cụ bị hư hại hoặc công năng bị xuống cấp đến mức thấy đượcnguy cơ có thể gây ra đối với sức khỏe và an toàn của người sử dụng thìphải ngừng sử dụng ngay đến khi nguy cơ được kiểm soát hoặc dụng cụđó được sửa chữa.

Chỉ sử dụng dụng cụ lao động theo mục đích thiết kế của nó trừ khi ngườisử dụng lao động quyết định và người có chuyên môn kết luận rằng việcthay đổi mục đích sử dụng đó không làm tăng rủi ro đối với sức khỏe và antoàn của người lao động.

Với những dụng cụ đã có điều chỉnh, người sử dụng lao động phải đảmbảo thiết kế của dụng cụ đã điều chỉnh đó được đánh giá trên cơ sở xemxét mọi rủi ro có thể đối với sức khỏe và an toàn.

Phải tham vấn đại diện Sức khỏe và An toàn:

• Mỗi khi có đề xuất thay đổi dụng cụ lao động hoặc hệ thống công tác liênquan đến nó;

• Trong quá trình xác định, đánh giá nguy cơ và xây dựng quy trình kiểmsoát rủi ro;

Khi thực hiện kiểm tra nơi làm việc, các thành viên Ủy ban hỗn hợp vàngười Đại diện SKATVSLĐ nên đưa tất cả hạng mục của dụng cụ/ công cụlao động vào danh sách kiểm tra và trao đổi với người lao động về bất kỳvấn đề nào liên quan đến việc vận hành dụng cụ/ công cụ lao động.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

90

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ pháp lý là đảm bảo sức khỏe, an toànvà phúc lợi của tất cả nhân viên, bao gồm cả lao động nữ mang thai và cókhả năng sẽ mang thai.

Trong quản lý lao động mang thai và có khảnăng sẽ mang thai tại nơi làm việc, cầnphối hợp áp dụng cùng lúc Luật chốngphân biệt đối xử và luật Sức khỏe và Antoàn lao động. Điều này có nghĩa là cácnguy cơ và rủi ro đối với lao động mangthai và có khả năng sẽ mang thai cần phảiđược nhận diện, thẩm định và kiểm soátmột cách khách quan, dựa trên giả địnhkhông có sự phân biệt đối xử và định kiến.

Mang thai không nên được nhìn nhận như rào cản đối với hoạt động laođộng. Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa mang thai (các trường hợp sinhcon khỏe mạnh và sinh con thiếu tháng, sảy thai hoặc thai chết lưu) và làmviệc đã không tìm ra ảnh hưởng bất lợi nào của việc mang thai với hoạtđộng lao động. Tuy nhiên, trong một số môi trường lao động, người lao độngmang thai và có khả năng mang thai phải đối mặt với một số rủi ro cụ thểmà người lao động khác không phải đối mặt.

Các vấn đề liên quan mà người sử dụng lao động cần lưu ý có thể bao gồm:

• Kiểm soát hoặc loại bỏ các chất độc hại như hóa chất, kim loại, các loạikhí hoặc các nguy hiểm về mặt sinh học có khả năng gây ra rủi ro chophụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc em bé của họ;

• Nhận diện và quản lý các công việc tay chân có rủi ro cao đối với laođộng mang thai như nâng nhấc vật nặng, các công việc đòi hỏi liên tụcphải sử dụng cầu thang hoặc làm việc trên thang;

• Tạo điều kiện cho người lao động mang thai ngồi làm việc thay vì đứnglàm việc;

• Luân phiên thay đổi nhiệm vụ hoặc công việc;

Mang thai và làm việc

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

91

• Cho phép người lao động mang thai được đi vệ sinh thường xuyên;

• Cho phép người lao động mang thai được uống nước thường xuyên;

• Tránh phân công nhiệm vụ làm việc ngoài trời trong những ngày nóngbức cho người lao động mang thai;

• Tránh không cho người mang thai tiếp xúc với các bệnh có thể lây nhiễm;

Bố trí cho người lao động mang thai được làm việc khác khi công việc hiệntại có liên quan đến chất chì.

Cung cấp trợ giúp và khuyến cáo về y tế là vô cùng quan trọng. Trongtrường hợp các chuyên gia y tế có khuyến cáo, người sử dụng lao độngnhận được các lưu ý này nhưng không tuân thủ thì người sử dụng lao độngphải chịu trách nhiệm với bất kỳ tổn thương hoặc tổn hại nào xảy ra vớingười lao động do lý do người sử dụng lao động không tuân thủ các thôngtin y tế đó.

Khi cần thiết, người sử dụng lao động nên tiến hành bố trí lại nơi làm việc chophù hợp với đặc điểm và diễn biến thông thường của thai kỳ của người laođộng. Người sử dụng lao động nên thảo luận vấn đề này với người lao độngmang thai để tìm ra các giải pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

92

Thiết bị có màn hình theo dõi (SBE) như thiết bị chiếu video, thiết bị trìnhchiếu điện tử và đầu đọc thẻ được sử dụng rộng rãi tại nhiều cửa hàng vàkho hàng.

Những tranh luận về những tác hại có thể xảy ra qua tiếp xúc với các thiếtbị trình chiếu video đã diễn ra trong hơn thập kỷ qua. Một số vấn đề về sứckhỏe có liên quan đến việc sử dụng các thiết bị có màn hình theo dõi là đụcthủy tinh thể, mỏi mắt, suy giảm thị lực, tai nạn nghề nghiệp do sử dụngqúa tải, trạng thái căng thẳng do công việc đơn điệu hoặc có thể gây sảythai hoặc dị tật thai nhi liên quan đến bức xạ.

Khi nói về các tác động đến sức khỏe do sử dụng SBE thì các kết quảnghiên cứu thường mâu thuẫn nhau. Do đó, để an toàn, chúng ta nên thốngnhất rằng các thiết bị SBE có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe.

Chiến lược kiểm soát

Có thể giảm thiểu tác hại của các thiết bị cómàn hình theo dõi (SBE) bằng cách:

• Những công việc cần sử dụng các thiết bịSBE nên được phân chia rải rác cho nhiềungười lao động, càng nhiều càng tốt. Tránhđể trường hợp một người buộc phải tiếp xúccác thiết bị SBE quá nửa thời gian làm việctrong một ngày của họ.

• Cho phép người lao động được nghỉ giải lao thường xuyên để cho mắtđược nghỉ ngơi, giải lao 10 phút sau mỗi giờ làm việc. Việc phân chiathời gian nghỉ giải lao này nên tùy thuộc vào lựa chọn của/và phù hợpvới người điều khiển thiết bị đó.

• Phụ nữ mang thai có quyền được chuyển đổi các công việc sử dụngthiết bị SBE sang các công việc khác mà không bị trừ lương hoặc khôngảnh hưởng đến lương hoặc thâm niên công tác.

• Thực hiện đánh giá môi trường làm việc và tiêu chuẩn lao động trướckhi bắt đầu triển khai làm việc với thiết bị mới.

Thiết bị có màn hình theo dõi

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

93

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

94

Bức xạ điện từ

Bức xạ điện từ (Electro-Magnetic Radiation - EMR) xảy ra có độ phổ rộng từ tiaX quang đến ánh sáng nhìn thấy được bao gồm cả bức xạ tia cực tím UV, bứcxạ sóng vô tuyến (Radio Frequency Radiation – RFR) và vi sóng.

Các quang phổ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe con người vàtia X được xem là có tác hại rõ ràng nhất.

Trong những năm gần đây, có nhiều tranh luận xung quanh nguy cơ đối sức khỏedo bức xạ điện từ gây ra. Những tranh luận tập trung chủ yếu vào bức xạ sóngđiện thoại di động và những người phơi nhiễm với sóng vô tuyến.

Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhưng thường chưa đưa ra đượcnhững kết luận mang tính thuyết phục.

Mặc dù chưa có minh chứng cụ thể về mối liên hệ mang tính khoa học giữa sóngđiện thoại di động và những tác hại không mong muốn của nó với sức khỏe củangười sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế và trong thí nghiệm đã có nhiều bằngchứng chứng tỏ về mối liên hệ này.

Các nghiên cứu độc lập đã chỉ ra mối liên hệ giữa bức xạ sóng vô tuyến tần sốthấp với bệnh ung thư và khiếm khuyết sinh học

Khi tác động của bức xạ điện từ với sức khỏe con người vẫn còn chưa rõ ràngvà là chủ đề tiếp tục được tranh luận bởi các nhà khoa học thì chúng ta nên thậntrọng đối với các bức xạ điện từ

• Kết quả nghiên cứu gần đây ở Thụy điển cho thấy có mối liên hệ giữa sự giatăng đau đầu và mệt mỏi ở người sử dụng điện thoại di động. Nghiên cứu chỉra rằng việc để điện thoại gần đầu có thể đã gây ra triệu chứng trên. “Khi ngườisử dụng điện thoại di động chuyển chế độ nghe thông thường sang dùng taynghe thì 80% các triệu chứng đau đầu và mệt mỏi này cũng biến mất”.

• Cần đào tạo về cách thức sử dụng thiết bị và các thông tin về nguy cơhay rủi ro nghề nghiệp mà bất kỳ thiết bị nào có thể gây ra.

• Khi thiết bị đã được lắp đặt, thực hiện kiểm tra thiết bị định kỳ và giámsát hoạt động của người điều khiển để đảm bảo không có vấn đề sứckhỏe nghiêm trọng nào xảy ra liên quan đến thiết bị.

• Màn hình hiển thị nên được điều chỉnh ở góc nhìn tối ưu và có bộ lọcchống lóa.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

95

Nguy cơ đối với da

Bệnh nghề nghiệp liên quan đến da

Bệnh nghề nghiệp liên quan đến da là vấnđề khá phổ biến, đặc biệt là đối với nhânviên bán lẻ làm các công việc như dọndẹp vệ sinh, phục vụ bàn hoặc chế biếnthức ăn... Hiện có một tỷ lệ cao người laođộng mà theo yêu cầu của công việc, tayhọ phải làm việc trong nước và/hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa như xàphòng và chất tẩy trong thời gian dài. Điều này có thể gây nên các phảnứng phụ đối với da như viêm da, nấm móng tay và dị ứng.

Một số nguyên nhân điển hình của bệnh kích ứng và dị ứng da đối với laođộng chế biến thực phẩm là:

• Kích ứng - xà phòng, hóa chất tẩy rửa, bột giặt, chất tẩy dạng bột. Viêmda kích ứng do tiếp xúc có thể xảy ra với bất kỳ ai có tiếp xúc với cácchất có thành phần hóa học, sinh học và vật lý gây kích ứng da. Ví dụ:những công nhân phải rửa tay nhiều hơn 20 lần/ngày hoặc tay làm việctrong nước hơn 2 giờ/ngày là những người có khả năng bị bệnh viêmda cao.

• Dị ứng - thực phẩm như rau, quả, các chất tạo hương vị như va-ni vàquế. Chứng viêm da tiếp xúc dị ứng thường ít phổ biến hơn. Bệnhthường xảy ra khi một cá nhân trở nên nhạy cảm với một chất nào đó.Ví dụ: Ni-ken được tìm thấy trong các đồng tiền xu có thể gây dị ứng vớimột số nhân viên thu ngân.

Chiến lược kiểm soát

• Thay thế bằng cách sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng ít gây kích ứng hơn.

• Nếu tay người lao động phải làm việc trong nước trong thời gian dài thì họnên được trang bị các loại sữa/ kem dưỡng da có chứa chất béo có nguồngốc tự nhiên (lanolin) để bổ sung dầu và chất béo đã bị mất qua da.

• Thiết bị máy móc. Sử dụng máy cắt rau để giảm thiểu hội chứng kích ứngvới nước tiết ra từ rau, quả. Nếu sử dụng chổi lau nhà thì nên dùng loại

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

96

có thể vắt tự động để giảm thiểu việc tiếp xúc với nước và chất tẩy rửa.

• Áp dụng nguyên tắc dán nhãn chi tiết sản phẩm, khi đó người lao độngvà người tiêu dùng được thông tin thích hợp về các thành phần của sảnphẩm. Dán nhãn chi tiết sản phẩm cũng giúp ích trong chuẩn đoán bệnhvẩy nến (eczema) và thay thế lựa chọn các sản phẩm khác.

• Cần thực hiện kiểm tra độc tính sản phẩm một cách chính xác. Điều nàymang lại lợi ích cho cả người lao động và người tiêu dùng nếu số lượngcác chất có độc tính trong sản phẩm được giới hạn. Việc hạn chế độctính của sản phẩm có thể đạt được bằng cách đưa ra danh sách cácchất được phép sử dụng tương tự như những chất đã sử dụng đó.

• Các nhà sản xuất nên chủ động trong việc khuyến khích sản xuất cácsản phẩm càng vô hại càng tốt. Cần duy trì việc đăng ký cả các tác dụngphụ không mong muốn lẫn các tác dụng có hại mà một số sản phẩn vàthành phần của chúng có thể gây ra.

• Khi xem xét việc thay thế sản phẩm, cần phải lưu ý là cụm từ “dị ứng đãđược kiểm nghiệm” xuất hiện trên một số sản phẩm nhất định, có thểgây nên hiểu lầm và không nói gì được về rủi ro thực tế mà sản phẩmcó thể gây ra.

• Bên cạnh việc lựa chọn sản phẩm thay thế ít chất độc hại hơn, nếu khôngphải là loại găng tay đã được kiểm định và được đánh giá là phù hợp,việc sử dụng những găng tay bảo vệ này sẽ không được khuyến khích.Xem phần sử dụng găng tay trong mục Phương tiện bảo hộ cá nhân

• Với mức độ hiểu biết hiện tại của chúng ta, hiện không có hệ thống kiểmnghiệm nào có thể đảm bảo hoàn toàn chống lại được dị ứng da.

Việc kiểm tra không giúp ngăn chặn được các bệnh về da nhưng phát hiệnbệnh sớm có thể ngăn chặn được những tiến triển nguy hiểm của bệnh.Khi có nguy cơ viêm da, việc kiểm tra phát hiện các dấu hiệu ban đầu nhưda khô, mẩn đỏ hoặc kích ứng là rất quan trọng.

Đào tạo người sử dụng các chất độc hại cũng là một phần không thể thiếuđể ngăn ngừa các bệnh nghề nghiệp.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

97

Làm việc theo ca đã tồn tại trong ngành côngnghiệp bán lẻ nhiều năm qua. Nhiều siêu thịthường xuyên hoạt động ca đêm, nhiều cửa hàngbán lẻ với hệ thống hoạt động dao động từ 3 camột ngày đến các ca làm việc được thay đổi luânphiên (nơi người lao động thay phiên làm việc vớicác ca sáng, chiều và đêm).

Ca làm việc 12 giờ đã trở thành một hệ thống củatổ chức công việc. Với sự gia tăng của các cửa hàng tiện ích và các siêuthị kinh doanh phục vụ 24 giờ trong ngày, thì sự thịnh hành của làm ca trongngành thương mại bán lẻ ngày càng tăng lên.

Cần phải lưu ý là có một tỷ lệ đáng kể các tai nạn xe cộ có liên quan đếngiấc ngủ. Khi tài xế bán lẻ mệt mỏi, dẫn đến khả năng quan sát và sự lanhlẹ kém đi. Điều này gây ra tác động tiêu cực tới hiệu xuất công việc củaanh ta, gồm cả việc gia tăng khả năng vượt vạch ranh giới và làm chủ tốcđộ trên đường kém.

Tác động đến sức khỏe và xã hội

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm việc theo ca gây ra nhiều nguy cơ đốivới sức khỏe. Bởi vì con người tồn tại theo nhịp sinh học và nhịp sinh họcnày dễ bị xáo trộn. Ví dụ: nhiệt độ cơ thể dao động theo nhịp sinh học, hệthống nội tiết, tiết niệu, hệ thống tim mạch, hô hấp và thần kinh cũng hoạtđộng theo mô hình nhịp sinh học.

Nhịp điệu của các cơ quan và bộ phận cơ thể người vận động theo cơ chế24 giờ và có mối liên hệ với các yếu tố môi trường như bình minh và hoànghôn, sự biến động của nhiệt độ, tiếng ồn vv.v.

Khi các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên cơ thể bị thay đổi, thường xảy ratrong thời gian làm ca, khiến cho nhịp điệu cơ thể cũng thay đổi theo và trởnên mất cân bằng.

Khi nhịp điệu cơ thể bị mất cân bằng dẫn tới sự thay đổi trong kiểm soátcác phản ứng và chức năng của cơ thể như giấc ngủ, cơn đói, sự tỉnh táovà nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề

Làm việc theo ca

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

98

nghiêm trọng đối với sức khỏe. Một khi nhịp sinh học của cơ thể đã bị xáotrộn thì cơ thể cũng không thể thích ứng với cơ chế hoạt động mới mộtcách dễ dàng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lao động làm việc theo ca thường haygặp phải các vấn đề sức khỏe sau:

• ảnh hưởng đến giấc ngủ, gia tăng sự mệt mỏi

• căng thẳng do công việc

• các vấn đề về dạ dày, ruột như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa

• rối loạn tim mạch

• ảnh hưởng đến thai kỳ

• làm trầm trọng thêm các bệnh đã có sẵn của con người như hen suyễn,tiểu đường, động kinh và một số các bệnh thần kinh khác.

Các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng làm việc theo ca là nguyên nhân làmsuy giảm sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc dẫn tới gia tăng sai sót ở conngười. Điều này có thể dẫn đến ra tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Công nhân làm việc theo ca còn cho biết làm việc theo ca và có ít thời giandành cho gia đình và bạn bè làm ra tăng sự xáo trộn và can thiệp trong giađình và sinh hoạt xã hội của họ.

Người lao động phải làm việc theo ca (không phải ca làm việc ban ngày)như làm việc cố định ca tối hoặc ca đêm (ví dụ: không luân phiên) thườnggặp các vấn đề nêu trên đặc biệt vào các dịp cuối tuần hoặc những ngàyđược nghỉ bù.

• Công nhân làm ca cho biết cơ thể họ thường xuyên xuất hiện các triệuchứng bệnh tật. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, mệt mỏi, cảm giác chánăn, các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, đau nhức cơ bắp và đau ngực. Ngoàira họ còn cho biết phải thực hiện thăm khám y tế và thường xuyên sử dụngthuốc như nhuận tràng, thuốc an thần, thuốc giảm đau và thuốc ho.

• Công nhân làm ca có thể phải chịu tình trạng ngủ không đủ giấc, cảm

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

99

giác không thư thái sau khi thức giấc, khó đi vào giấc ngủ và hay thứcgiấc giữa chừng.

• Nhìn chung, công nhân làm ca nhận thấy sức khỏe của họ trở nên kémđi so với người cùng tuổi. Họ lo lắng nhiều hơn về vấn đề sức khỏe vàcho rằng công việc ảnh hưởng đến sức khỏe của họ nhiều hơn so vớinhững công nhân làm ban ngày.

• Công nhân làm ca cho biết họ còn gặp nhiều trở ngại hơn đối với cuộcsống gia đình về mặt thời gian dành cho con cái và vợ chồng. Ngoài ra,họ thường tự cảm thấy mình là những cha/mẹ kém có trách nhiệm vớigia đình hơn so với những công nhân làm ban ngày.

• Công nhân làm ca thường cho rằng công việc của họ ảnh hưởng đếncuộc sống xã hội của họ nhiều hơn so với công nhân làm ban ngày, đặcbiệt đối với những sự vụ mà họ không có khả năng lập kế hoạch trước.

• Liên quan đến công việc, công nhân làm ca cho biết họ phải tập trungtinh thần cao hơn (tầm quan trọng, tính phức tạp), sử dụng cơ sở vậtchất kém hơn, môi trường làm việc khắc nghiệt hơn, công việc kém antoàn hơn so với công nhân làm ban ngày. Và công nhân làm ca cũngkhó đạt được thăng tiến trong nghề nghiệp.

• Những người lái xe ban đêm thường hay bị mệt mỏi dẫn tới giảm khảnăng tập trung và sự tỉnh táo. Điều này gây ra ảnh hưởng bất lợi đến hoạtđộng công việc, bao gồm tăng khả năng vượt vạch ranh giới và kiểm soáttốc độ của phương tiện giao thông kém.

• Các nội dung bên trên tái khẳng định quan điểm về các vấn đề xã hội vàsức khỏe chính liên quan đến làm ca là:- khó ngủ;- căng thẳng, khó chịu và các vấn đề khác về tâm lý và hành vi;- vấn đề về tiêu hóa;- giao thoa với cuộc sống gia đình và xã hội;- các vấn đề liên quan đến việc hay phải sử dụng thuốc.

Chiến lược kiểm soát

Khi không thể tránh làm ca thì quan trọng là phải thực hiện phân chia lịchlàm việc theo ca cố định như làm việc ca đêm hay ca ngày thay vì thực

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

100

hiện luân phiên thay đổi ca làm việc. Cách phân chia này sẽ giúp làm giảmcác chi phí xã hội và sức khỏe.

Ngoài ra cần chú ý vào nâng cao điều kiện làm việc cho những người làmca như:

• cung cấp trang thiết bị phù hợp cho việc ăn tối và ăn đêm;

• cung cấp thông tin về các tác động có thể đối với sức khỏe, xã hội vàcác biện pháp khắc phục;

• hỗ trợ để giải quyết các vấn đề về đi lại và chăm sóc con cái; và

• đàm phán các thỏa thuận để có thêm ngày nghỉ cho công nhân làm ca.

Usdaw đã xây dựng một hướng dẫn về thời gian nghỉ ngơi và làm việc củangười lái xe. Hướng dẫn này được xem là hữu ích đối cho công đoàn khiđàm phán về thời gian làm việc và nghỉ ngơi cho lái xe. Sự khác biệt giữangười lái xe chở hàng trọng tải nhỏ hơn 3,5 tấn và những người lái xe chởhàng trọng tải lớn (TTL) với trọng tải lớn hơn 3,5 tấn như sau:

Đối với người lái xe tải trọng tối đa 3,5 tấn:

• Thời gian lái xe một ngày: không quá 10 giờ trong khoảng thời gian 24giờ lái xe (tính từ lúc bắt đầu thực hiện nhiệm vụ)

• Nhiệm vụ hàng ngày: không quá 11 giờ (ngoại trừ những ngày khônglái xe)

• Thời gian thực hiện công việc hàng tuần: không vượt quá thời gianlàm việc trung bình 48 giờ một tuần so với kỳ tham chiếu(cá nhân cóthể quyết định không tham gia nếu họ muốn)

• Quyền được nghỉ phép có trả lương hàng năm là 5,6 tuần

• Kiểm tra sức khỏe đối với nhân viên lái xe đêm và được quyền nghỉ ngơiđầy đủ. Thời gian nghỉ ngơi nên đủ dài và liên tục để đảm bảo người láixe đó không gây nguy hiểm cho bản thân, cho đồng nghiệp và nhữngngười khác và đồng thời không gây hại đến sức khỏe của bản thân họtrong ngắn và dài hạn.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

101

Đối với lái xe tải trọng lớn hơn 3,5 tấn:

• Thời gian lái xe một ngày không quá: 9 hoặc 10 giờ trong 2 ngày trongmột tuần

• Thời gian lái xe một tuần không quá: 56 giờ

• Thời gian lái xe hai tuần không quá: 90 giờ

• Thời gian lái xe liên tục không quá: 4,5 giờ

• Thời gian nghỉ ngơi khi lái xe: thời gian nghỉ tối thiểu là 45 phút saumỗi 4,5 giờ lái xe liên tục. Có thể nghỉ làm 2 lần, lần thứ nhất là ít nhất15 phút và lần thứ 2 là ít nhất 30 phút – trên thời gian lái xe là 4,5 giờ.

• Thời gian nghỉ hàng ngày: tối thiểu là 11 giờ, trong một số trường hợpcó thể giảm xuống tối thiểu là 9 giờ nhưng không quá 3 lần trong thờigian nghỉ hàng tuần. Thời gian nghỉ hàng ngày có thể được chia làm 2lần, lần thứ nhất là ít nhất 3 giờ và lần thứ 2 là ít nhất 9 giờ. Thời giancòn lại phải được kết thúc trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm kết thúcngày nghỉ hoặc tuần nghỉ cuối cùng.

• Thời gian nghỉ hàng tuần: thời gian nghỉ định kỳ hàng tuần là ít nhất45 giờ, hoặc trong một số trường hợp giảm xuống nhưng không thấphơn 24 giờ, và không được bắt đầu muộn hơn 6 chu kỳ 24 giờ liên tiếptính từ lúc kết thúc thời gian nghỉ tuần trước đó. Trong 2 tuần liên tiếp,người lái xe phải có ít nhất 2 lần nghỉ/một tuần, tương đương ít nhất 45giờ một tuần. Thời gian nghỉ rơi vào 2 tuần thì chỉ có thể tính vào bất kỳtuần nào chứ không thể tính vào cả hai tuần. Bất kỳ thời gian bị giảm trừnào sẽ được bù vào một khoảng thời gian nghỉ ngơi tương ứng, cộngvào thời gian nghỉ khác với ít nhất là 9 giờ trước khi kết thúc tuần thứ 3sau tuần đó.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

102

Căng thẳng có thể được định nghĩa lànhững hành động và hoàn cảnh mà bạnkhông thể kiểm soát được một cách dễ dànghoặc nếu bạn cố kiểm soát thì cái giá mà bạnphải trả là nước mắt của bản thân một cáchkhông cần thiết. Căng thẳng liên quan đếncông việc phát sinh khi một người không thểđương đầu với các các yêu cầu đặt ra chohọ. Căng thẳng liên quan đến công việc cóthể là một nguyên nhân quan trọng gây rabệnh tật và thường đi kèm với việc người lao động phải nghỉ ốm, biến độngnhân sự và nhiều vấn đề khác.

Giám đốc điều hành không phải là nhóm duy nhất bị căng thẳng. Mà nhânviên bán lẻ cũng phải chịu căng thẳng do công việc gây ra.

Căng thẳng thường gặp là mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm. Đôi khi nó đượcbiểu hiện khi một người trở nên hung hăng và thù địch. Đây là các dấu hiệuhoặc triệu chứng của căng thẳng, do đó nguyên nhân hay “tác nhân gâycăng thẳng” tại nơi làm việc cần được nhận diện, được loại bỏ hoặc đượckiểm soát.

Phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng

Khi một người bị căng thẳng, cơ thể người đó sẽ tự động ở trạng thái sẵnsàng đối phó thông qua tăng huyết áp, tăng dịch a xít dạ dày, đổ mồ hôinhiều vv.v.

Khi tình trạng căng thẳng qua đi cơ thể sẽ trở lại trạng thái bình thường.Cơ thể vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng đối phó nếu căng thẳng vẫn tiếp diễn.Khi căng thẳng diễn ra quá lâu, nó sẽ gây hại cho cơ thể, cơ thể sẽ bị kiệtsức và có thể xảy ra đột quỵ

Theo Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới, trầm cảm và bệnh tim đượcxem là vấn đề chính của sức khỏe cộng đồng và sức khỏe nghề nghiệp.Cả hai bệnh này đều liên quan đến căng thẳng do công việc.

Căng thẳng diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh như:

Căng thẳng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ 103

• Loét dạ dày, tiêu hóa kém;

• Đau lưng, đau đầu;

• Hen suyễn; và

• Tăng huyết áp và bệnh động mạch vành

Căng thẳng liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến suy sụp tinh thần vàlà nguyên nhân dẫn đến lạm dụng rượu hoặc thuốc an thần.Căng thẳng đôi khi cũng dẫn đến các hành động vô lý, gây ra các xung độtxã hội. Nó còn đi vào trong đời sống gia đình và xã hội của người bị căngthẳng, gây ra các vấn đề về quan hệ xã hội và hôn nhân gia đình.

Nguyên nhân gây ra căng thẳng là gì?

Nguyên nhân gây ra căng thẳng trong ngành thương mại bán lẻ có thể đượcphân thành các yếu tố vật lý và các yếu tố liên quan đến thiết kế công việc.

• Yếu tố vật lý

- Tiếng ồn- Môi trường nóng bức- Môi trường lạnh - Thiếu/thừa ánh sáng- Trang thiết bị lỗi - Trang thiết bị được bảo trì hoặc thiết kế nghèo nàn- Trang thiết bị nguy hiểm- Trọng lượng nặng

• Thiết kế công việc

- Không đủ nhân lực và các nguồn lực thực hiện công việc

- Bố trí các ca làm việc không hợp lý - Đào tạo kém hoặc không đầy đủ- Tổ chức công việc nghèo nàn- Thay đổi nhiệm vụ liên tục hoặc bị cắt giảm

giờ làm- Công việc không ổn định

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

104

- Hướng dẫn kém khi thực hiện công việc- Mối quan hệ giữa công việc và quản lý không tốt đẹp - Không hài lòng với người quản lý phụ trách- Thiếu tham vấn về các thay đổi và các quyết định diễn ra tại nơi làm việc- Không hiểu biết về các quyết định quản lý- Các kỹ năng công việc không được sử dụng hết - Công việc lặp đi lặp lại nhàm chán- Sự lạm dụng và đòi hỏi của khách hàng- Sự đè nén, Ức hiếp- Công việc quá tải- Đe dọa sa thải

Chiến lược kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng phải được giải quyết bằng cách tập trung vào nguyên nhâncủa nó chứ không phải bằng cách giúp đương đầu với các hệ quả của nó.Các khóa học kiềm chế căng thẳng, thiền và các bài tập thể dục khác khônggiải quyết được triệt để vấn đề. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh vào sựkhác biệt của bản thân mỗi người khi đối mặt với căng thẳng.Chiến lược quản lý căng thẳng tập trung vào phản ứng cá nhân, do đóchiến lược đối phó với căng thẳng là không thích hợp. Nó làm sao lãng sựtập trung vào nguyên nhân thực sự của căng thẳng tại nơi làm việc. Căngthẳng chỉ có thể được ngăn chặn bằng việc nhìn vào cách thức tổ chứccông việc và thực hiện đàm phán để thay đổi.

Các nguyên nhân cụ thể gây ra căng thẳng ở mỗi nơi làm việc cần đượcnhận diện và xử lý.

Giải quyết các vấn đề như khối lượng công việc, mô hình làm việc vàmôi trường làm việc nhằm:

• Giao những yêu cầu công việc phù hợp, mà người lao động có thể hoànthành trong giờ làm việc hoặc trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.

• Đảm bảo kỹ năng và năng lực của người lao động đáp ứng được yêucầu công việc

• Đảm bảo năng lực và kỹ năng của người lao động phù hợp với yêu cầucủa công việc

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

105

• Thiết kế công việc không vượt quá năng lực của người lao động

• Giải quyết những quan ngại của người lao động về môi trường làm việccủa họ

Kiểm soát công việc của bản thân người lao động

• Nếu có thể, người lao động nên được tự kiểm soát tiến độ công việc của mình

• Khuyến khích người lao động vận dụng kỹ năng và tính sáng tạo trong quátrình làm việc

• Khuyến khích người lao động nâng cao kỹ năng làm việc

• Nếu có thể, khuyến khích người lao động phát triển các kỹ năng mới cóthể giúp họ đảm nhận các công việc và thử thách mới

• Cho phép người lao động được giải thích khi có sai sót

• Tham vấn với người lao động về các mô hình làm việc của họ

Hỗ trợ: Khuyến khích, tài trợ và nguồn lực

• Đưa ra các chính sách và các quy trình để hỗ trợ người lao động mộtcách đầy đủ

• Thiết lập hệ thống cho phép và khuyến khích người quản lý có thể hỗtrợ các nhân viên dưới quyền

• Thiết lập hệ thống cho phép và khuyến khích người lao động hỗ trợ cácđồng nghiệp của họ

• Thông báo để người lao động được biết về những hỗ trợ sẵn có dành chohọ, cách thức và thời điểm mà họ có thể tiếp cận được các hỗ trợ này.

• Người lao động biết cách tiếp cận đến các nguồn lực cần thiết để thựchiện nhiệm vụ của họ

• Người lao động nhận được các phản hồi thường xuyên và tích cực

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

106

Xây dựng các mối quan hệ tốt trong công việc

• Khuyến khích ứng xử tích cực tại nơi làm việc để tránh xung đột và đảm bảosự công bằng.

• Chia sẻ thông tin liên quan đến công việc.

• Đưa ra các chính sách và quy trình để ngăn ngừa hoặc xử lý các hànhvi không thể chấp nhận được.

• Đưa ra cơ chế cho phép và khuyến khích người quản lý giải quyết cáchành vi không thể chấp nhận được.

• Đưa ra cơ chế cho phép và khuyến khích người lao động báo cáo vềcác hành vi không thể chấp nhận được.

Vai trò: Người lao động nên hiểu vai trò của họtrong công ty và công ty nên đảm bảo ngườilao động không có sự xung đột về vai trò.

• Đảm bảo hài hòa hóa, càng nhiều càng tốt,các yêu cầu khác nhau đặt ra cho ngườilao động.

• Cung cấp thông tin cho phép nhân viên hiểu được vai trò và trách nhiệmcủa họ.

• Đặt ra các yêu cầu rõ ràng cho từng nhân viên.

• Xây dựng cơ chế cho phép nhân viên được bày tỏ ý kiến về những xungđột hoặc sự bất ổn liên quan đến thực hiện vai trò và trách nhiệm của họ.

Thay đổi: Cách thức quản lý và truyền thông về sự thay đổi của công ty

• Cung cấp thông tin kịp thời đến người lao động để họ hiểu được nguyênnhân dẫn đến những thay đổi như dự kiến.

• Đảm bảo tham vấn đầy đủ ý kiến của nhân viên về những thay đổi vàtạo cho họ cơ hội ảnh hưởng tới bản đề xuất thay đổi đó.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

107

• Thông báo cho nhân viên về những tác động có thể của bất kỳ sự thayđổi nào của công ty đến công việc của họ. Nếu cần thiết, cung cấp đàotạo thêm cho nhân viên để giúp họ có thể bắt kịp những thay đổi diễn ratrong công việc.

• Thông báo cho nhân viên về lịch trình thay đổi.

• Cho phép nhân viên tiếp cận đến các hỗ trợ cần thiết trong quá trình diễnra thay đổi.

Các thành viên của Ủy Ban hỗn hợp và Đại diện Sức khỏe và An toàn laođộng nên:

• Lắng nghe và quan sát hành vi của người lao động có thể giúp xác địnhtình trạng căng thẳng của họ;

• Ghi chép lại bằng văn bản các vấn đề/ sự kiện, bao gồm cả các cáchtiếp cận để chuyển cho người sử dụng lao động;

• Khảo sát người lao động;

• Xác định nguyên nhân gây ra căng thẳng tại nơi làm việc chứ không phảilà áp dụng chiến lược đối phó với căng thẳng đó;

• Theo dõi các số liệu về nghỉ ốm và sơ cấp cứu để xem liệu có tỷ lệ nghỉốm cao và/hoặc thương tật và kiểm chứng nếu những dữ liệu đó thayđổi theo thời gian.

• Thảo luận nguyên nhân gây ra căng thẳng và đề xuất giải pháp khả thivới nhà quản lý; và

• Phản đối các nỗ lực của nhà quản lý trong việc giải quyết các căng thẳngbằng các bài tập kiểm soát căng thẳng, thay đổi phong cách sống, haynhững kỹ thuật giảm bớt căng thẳng.

Tổ chức lao động Quốc tế (IlO) đã tiến hành nghiên cứu nhiềuchương trình kiểm soát căng thẳng khác nhau và nhận thấy hầu hếtcác chương trình tư vấn và giảm bớt căng thẳng là không hiệu quảtrong việc cải thiện môi trường làm việc.

Bạn có thể làm gì để giảm thiểu căng thẳng tại nơi làm việc

1. Nói chuyện với đồng nghiệp của bạn. Liệu họ có đang bị căng thẳngkhông? Tổ chức khảo sát tại nơi làm việc của bạn để nhận diện nguyênnhân căng thẳng và đề xuất các biện pháp xử lý.

2. Khuyến khích đồng nghiệp của bạn nói chuyện với Đại diện Sức khỏevà An toàn lao động và đại diện của công đoàn về cách xử lý căng thẳngtại nơi làm việc.

3. Đưa vấn đề căng thẳng ra trước các cuộc họp nhân viên và cuộc họpcủa Ủy Ban hỗn hợp về Sức khỏe và An toàn lao động và xây dựng mộtkế hoạch giải quyết căng thẳng đó.

4. Trao đổi với nhà tuyển dụng của bạn về các nguyên nhân gây ra căngthẳng - chỉ cho họ thấy các kết quả khảo sát. Nói với họ về các giải phápkhả thi. Điều gì có thể giúp xây dựng một môi trường làm việc tốt đẹp hơn?

5. Vận dụng luật sức khỏe và an toàn lao động của quốc gia mà bạn đangsinh sống. Nhà tuyển dụng của bạn có trách nhiệm tạo ra môi trườnglàm việc lành mạnh và an toàn. Trao đổi với công đoàn nơi bạn là thànhviên về những điều bạn có thể làm được.

6. Liên lạc với công đoàn, là những người có thể giúp bạn đưa ra giải phápgiải quyết căng thẳng tại nơi làm việc.

Các chính sách phòng ngừa căng thẳng

Các chính sách phòng ngừa căng thẳng nên được xây dựng dựa trên thảothuận giữa người sử dụng lao động, người lao động và các đại diện củahọ và nên:

• Thừa nhận căng thẳng là một trong những vấn đề của thuộc sức khỏevà An toàn Vệ sinh lao động, chúng hoàn toàn có thể phòng ngừa vàgiải quyết được;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

108

• Nhận ra rằng căng thẳng phát sinh do cách thức tổ chức công việc;

• Nhận diện nhân tố chính góp phần gây ra căng thẳng tại nơi làm việc;

• Phác thảo quy trình đơn giản, rõ ràng để người lao động có thể nêu lên mốiquan ngại của họ mà không phải lo sợ bị đe dọa hoặc phân biệt đối xử;

• Có quy trình rà soát và đánh giá liên tục.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

109

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

110

giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch bịphình hoặc biến dạng.

Hầu hết máu trong cơ thể chúng ta đượcbơm về tim theo hướng ngược với chiềutrọng lực. Để chống lại xu hướng máu chảyngược về tĩnh mạch, hệ thống tuần hoàncủa chúng ta có nhiều các van nhỏ vận hànhmột chiều.

Nếu các van đó hoạt động tốt, máu sẽ chảytheo một chiều trong mạch máu mà khôngbị chảy ngược trở lại.

Nếu các van đó bị yếu đi, máu có thể thoátly ngược lại tĩnh mạch, gây phù nề. Hiện tượng này gây nên tình trạngphình tĩnh mạch.

Tại sao chúng ta cần phải lo ngại về hiện tượng phình tĩnh mạch?

Có một số nguyên nhân quan trọng làm cho hiện tượng này trở nên đáng quanngại đó là:

• Giãn tĩnh mạch gây biến dạng tĩnh mạch;

• Chúng gây ra đau đớn và mệt mỏi;

• Chúng gây ra hiện tượng vữa thành mạch với đặc tính là không lành lạiđược hoặc mất một thời gian dài để lành lại;

• Có thể gây ra bệnh viêm da.

Những ai phải chịu đựng bệnh giãn tĩnh mạch?

• Khoảng 40% phụ nữ trên thế giới bị chứng giãn mạch ở mức độ nào đó,và trầm trọng hơn đối với những người phải đứng hoặc ngồi trong thời

Giãn tĩnh mạch

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

111

gian dài (ví dụ người bán hàng). Nam giới cũng có thể bị mắc chứng này.

• Với phụ nữ mang thai, hiện tượng này có thể trầm trọng hơn.

• Có các bằng chứng cho thấy hiện tượng này cũng có thể di truyền.

• Tuổi càng nhiều thì càng dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch.

• Thừa cân hoặc cao quá cũng có thể là một nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch.

• Sàn nhà lạnh, cứng và việc phải đứng liền trong thời gian dài cũng cóthể là một nguyên nhân.

Vậy Bạn phải chú ý những triệu chứng nào?

• Máu đổi màu xung quanh mắt cá chân.

• Đau nhức cơ bắp chân, đặc biệt là sau khi đứng trong một thời gian dài.

• Dưới da, phần bị giãn tĩnh mạch bắt đầu lan rộng.

• Xuất hiện và lan rộng của bệnh vẩy nến eczema.

Chứng giãn mạch có thể điều trị bằng cách nào?

• Tránh đứng im trong một thời gian dài.

• Thường xuyên giải lao, đi lại loanh quanh hoặc ngồi xuống. Yêu cầu bốtrí ghế ngồi đối với các công việc có thể làm được trong tư thế ngồi.

• Sử dụng giày/tất bảo hộ.

• Phẫu thuật tước tĩnh mạch có hiệu quả nhưng, trong một số trường hợp,bạn có thể cần tiếp tục các điều trị khác do giãn tĩnh mạch có thể tái diễn.

Bạo lực

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

112

Bạo lực công việc là những hoàn cảnh màmột người bị lạm dụng, đe dọa hay bị tấncông trong các tình huống liên quan đếncông việc. Điều này có thể bao gồm hànhvi lạm dụng lời nói hoặc đe dọa cũng nhưđánh đập. Bất kỳ hình thức quấy rối vàbạo lực nào của người làm cùng, quản lýhoặc bên thứ ba đối với người đi làm đềulà không chấp nhận được.

Người lao động có thể phải hứng chịu nhiều dạng bạo lực từ việc tấn công, đedọa và trộm cắp đến việc phân biệt đối xử và quấy rối tình dục cũng như lạmdụng lời nói từ khách hàng.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ quan tâm bố trí chỗ làm việc an toànvà không có các nguy cơ đối với sức khỏe. Điều này gồm cả việc triển khaicác bước cần thiết để giảm thiểu tối đa khả năng gây nảy sinh những tìnhhuống bạo lực.

Người lao động trong ngành thương mại bán lẻ có thể phải hứng chịu hànhvi bạo lực của khách hàng, những người thường có xu hướng mất kiên nhẫnkhi phải đợi ở khu vực thanh toán cũng như từ trộm cướp. Rủi ro đối với nhânviên tăng lên theo thời gian làm ngoài giờ hay việc triển khai các dịch vụ ngânhàng yêu cầu nhân viên ngân hàng phải giữ thêm tiền trong ngăn kéo.

Tất cả người lao động trong ngành thương mại bán lẻ đều có thể bị căng thẳngthêm do hậu quả của việc lo sợ, ngay cả khi họ không trực tiếp liên quan đếncác tình huống bạo lực.

giảm nguy cơ bạo lực

Phải thừa nhận là các công ty bán lẻ không thể ngăn chặn khả năng xảy rabạo lực đối với người lao động, tuy nhiênhọ có thể áp dụng các biện pháp làm giảmthiểu các nguy cơ xảy ra bạo lực.

Cần chú ý đến các nội dung sau:

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

113

• Cách bố trí cửa hàng:

- Để ngăn kéo đựng tiền ở vị trí xa khách hàng;- Để hàng hóa có giá trị cao ở vị trí khó với tới;- Nếu có thể, áp dụng phương thức mua hàng không dùng tiền mặt;- Mở rộng quầy thanh toán và/hoặc nâng độ cao của quầy thanh toán; và- Cung cấp đầy đủ ánh sáng và tầm nhìn rộng để nhân viên có thể

nhanh chóng kêu gọi sự trợ giúp hoặc rời khỏi vị trí khi có nguy cơ xảy ra bạo lực. Điều này cũng giúp nhận diện những kẻ đáng nghi một cách dễ dàng.

Các thiết bị an ninh - chuông báo động, màn hình và máy quay an ninh,công cụ, biển hiệu an ninh cảnh báo ví dụ như yêu cầu khách hàng bỏ mũbảo hiểm khi trước khi vào cửa hàng, kiểm tra giấy tờ tùy thân của ngườimuốn vào khu vực hạn chế ra vào của cửa hàng, các thiết bị an toàn vàcảnh báo cá nhân.

• Phương thức thu tiền:

- Sử dụng két an toàn.- Không cố định thời gian chuyển tiền mặt ra khỏi ngân hàng;- Thay đổi đường đi đến ngân hàng;- Hạn chế lượng tiền mặt tại cửa hàng; và- Cân nhắc sử dụng dịch vụ thu tiền chuyên nghiệp.

• Cần bố trí đủ số lượng nhân viên, để:

- thực hiện các hoạt động di chuyển có rủi ro cao hoặc để kết nối tin tức với trung tâm điều hành;

- giảm khả năng khách hàng bị mất kiên nhẫn trong lúc xếp hàng chờ đợi;- đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ và sản phẩm để làm hài

lòng khách hàng;- đóng vai trò như người trông hàng, tránh tình trạng bị ăn cắp đồ;- giám sát khu vực cửa ra, vào, và khu vực giao hàng có nguy cơ cao;- đảm bảo nhân viên không làm việc một mình hoặc quá ít nhân viên

đặc biệt là vào buổi tối và các thời điểm có nguy cơ rủi ro cao.

• Đào tạo nhân viên:- về quy trình xử lý khẩn cấp và sử dụng các thiết bị an ninh;- về cách ứng xử trong trường hợp gặp côn đồ hoặc các tình huống khác;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

114

- về quy trình xử lý tiền mặt.

• Đảm bảo an toàn khi ra, vào cửa hàng đặc biệt là vào ban đêm:

- có hệ thống chiếu sáng bên ngoài cửa hàng tốt và đầy đủ áng sáng tại khu vực đỗ xe.

- đảm bảo là ban điều hành phải biết rõ lịch trình làm việc chi tiết của nhân viên.

- cung cấp đầy đủ phương tiện đi lại và cảnh báo cá nhân cho nhân viên khi phải làm việc một mình.

• Đảm bảo các chương trình chăm sóc khách hàng được thiết kế và quản lý đầy đủ. Điều này sẽ đặc biệt thích hợp để giải quyết khiếu nại.

Ảnh hưởng của bạo lực

Các vụ bạo lực tại nơi làm việc gây ra ảnh hưởng dai dẳng đến thể chất vàtâm lý của người lao động. Mỗi người có phản ứng khác nhau đối với cácvụ bạo lực nhưng dưới đây là các triệu chứng đặc trưng của căng thẳngsau chấn thương gồm:

• Tăng nhịp tim.

• Có triệu chứng mất ngủ và đa cảm.

• Căng cơ bắp.

• Tình trạng mộng du.

• Hay giật mình khi ngủ.

• Có cảm giác sợ hãi.

• Có cảm giác sợ quay lại làm việc.

• Có cảm giác bị ám ảnh.

• Lo lắng.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

115

• Trầm cảm.

• Đau buồn.

• Mặc cảm tội lỗi.

Sau mỗi vụ bạo lực, người sử dụng lao động cần cung cấp tư vấn trầmcảm sau chấn thương cho nhân viên từ những người có kinh nghiệm vềlĩnh vực này

Người lao động khi bị bạo lực có thể cần được chăm sóc y tế, được tưvấn, hỗ trợ và nghỉ làm để hồi phục sau những tác động của bạo lực

Người lao động có thể được bồi thường cho bất kỳ bệnh tật, chấn thươnghoặc căng thẳng là kết qủa của vụ bạo lực gây ra. Người lao động cần tiếptục được hỗ trợ, tư vấn đặc biệt trong trường hợp họ phải ra tòa với tưcách là nhân chứng, đòi bồi thường thông qua cơ chế bồi thường tội phạmhoặc yêu cầu bồi thường của người lao động.

Các thành viên của Ủy Ban hỗn hợp và đại diện Sức khỏe và An toànVệ sinh lao động nên:

• Thảo luận với các đồng nghiệp về cách thức làm giảm nguy cơ bạo lực tạinơi làm việc;

• Báo cáo về vấn đề bạo lực với người sử dụng lao động - không đợi đếnkhi sự việc phát sinh mới báo cáo;

• Đưa vấn đề bạo lực vào nội dung chương trình thảo luận của Ủy Banhỗn hợp về Sức khỏe và An toàn lao động;

• Thảo luận với người sử dụng lao động về chiến lược kiểm soát để phòngngừa bạo lực tại nơi làm việc; và

• Đảm bảo có ban tư vấn thích hợp để thực hiện tư vấn cho người laođộng khi xảy ra bạo lực.

Công đoàn có thể bổ nhiệm một đại diện Sức khỏe và An toàn Vệ sinh laođộng (SKATVSLĐ) làm đại diện cho người lao động. Đại diện này sẽ chịutrách nhiệm thông báo các vấn đề về sức khỏe và An toàn Vệ sinh laođộng với nhà quản lý trên cơ sở thay mặt cho những người lao động màanh ta hoặc cô ta đại diện.

Xử lý vấn đề

Đại diện SKATVSLĐ không phải là một chuyên gia, một cán bộ về an toannghề nghiệp một cách hiển nhiên, hay nhiệm vụ của anh ta/cô ta là đểgiám sát lực lượng lao động.Tuy nhiên, đại diện SKATVSLĐ và người lao động biết rõ hơn ai hết vềnơi làm việc của mình, vì thế họ hình dung tốt hơn về những hiểm họa, rủiro tiềm ẩn tại nơi làm việc của họ.

khi nhận được tố cáo của nhân viên khác

Khi được người lao động tiếp cận kèm với một phàn nàn của anh ta haycô ta, đại diện SKATVSLĐ nên:

i) Phỏng vấn người lao động.

• Tìm một nơi riêng tư để thực hiện phỏng vấn.

• Nếu người đó đang rất buồn bực và lo lắng, giúp anh ta/ cô ta bình tĩnh lại.

• Lắng nghe vấn đề khiến họ buồn bực và lo lắng. Một người đại diệntốt là người biết lắng nghe.

ii) Ghi chép.

• Tìm hiểu.

• Bản chất vấn đề.

Thành viên Ủy Ban và Đại diện Sứckhỏe và An toàn Vệ sinh lao động

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

116

• Phạm vi vấn đề.

• Các nhân chứng.

• Lý do xảy ra vấn đề.

• Vấn đề xảy ra như thế nào.

• Vấn đề xảy ra khi nào.

• Ai bị ảnh hưởng.

• Có vấn đề nào tương tự xảy ra trước đó không.

• Các tình huống đặc biệt.

• Nắm được toàn bộ thông tin liên quan đến sự việc.

• Nếu bạn phải trình bày với người quản lý hoặc cán bộ nhân sự về vấn đề, bạn cần phải có sự chuẩn bị.

Cách chuẩn bị tốt nhất là nắm được toàn bộ các thông tin liên quan đếnsự việc. Bạn nên tham khảo luật SKATVSLĐ và tất cả các thông tin liênquan về vấn đề cụ thể mà người lao động hiện đang gặp phải.

Bạn có thể cần liên lạc tới một trong các đơn vị sau:

• Văn phòng công đoàn;

• Thư viện tại địa phương;

• Nhà chức trách chịu trách nhiệm về SKATVSLĐ nghiệp ở quốc gia nơi bạnsinh sống; hoặc

• Internet – có rất nhiều thông tin về các cơ quan chịu trách nhiệm vềSKATVSLĐ mà bạn có thể tham khảo.

iii) Xác nhận lại các ghi chép của bạn.

Kiểm tra tính chính xác của các thông tin mà bạn đã ghi chép với người đưa

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

117

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

118

ra yêu cầu

iv) Nhất trí về tiến trình hành động

Đi đến thỏa thuận với người khác về tiến trình thực hiện các hành độngđể giải quyết vấn đề.

Bắt đầu tiến trình giải quyết vấn đề từ chính bạn

• Chắc chắn là bạn đã có tất cả thông tin liên quan về sự việc

• Ghi chép lại toàn bộ sự việc một cách khách quan, ví dụ như ghi lại cácthông tin và chú thích cụ thể

• Quyết định tiến trình hành động của bạn

giải quyết một khiếu nại

Nếu đại diện SKATVSLĐ là người tiếp nhận khiếu nại, anh ta/cô ta nêntuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1. khiếu nại là chính đáng

Không khiếu nại nào được xử lý trừ khi khiếu nại đó là chính đáng. Nếukhiếu nại đó là chính đáng, thì tất cả các đàm phán và thảo luận cần phảiđược xuất phát từ điểm chính đáng đó.

Điều quan trọng là khi tiến trình và hành động giải quyết khiếu nại đượcbắt đầu thì chúng phải được tiếp tục theo đuổi để xử lý đến cùng. Một khitiến trình giải quyết khiếu nại bị bỏ lửng giữa chừng, thì bản thân ngườilao động sẽ bị bối rối và người đại diện sẽ mất vị thế của mình.

2. Chuẩn bị cho vụ khiếu nại.

Sau khi đã quyết định theo đuổi vụ khiếu nại, cần phải đầu tư thời gian đểthực hiện và lập kế hoạch về cách thức để giải quyết vấn đề.

• Xác nhận lại tất các thông tin sự việc.

• Ghi chú lại các điểm mấu chốt mà bạn muốn xử lý.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

119

• Người đưa ra khiếu nại nên đi cùng với bạn tới văn phòng. Đừng đi mộtmình.

3. Tại sao phải đàm phán?

Tại sao phải đàm phán khi đã có các quy định liên quan trong luật?

Thông thường các vấn đề tồn tại mà không thể được xử lý ngay lập tức.Nhiều khi, thảo luận chưa chắc sẽ đi đến giải pháp vì có sự khác nhau về ýkiến và thứ tự ưu tiên.

Các biện pháp tạm thời cần được đưa ra để bảo vệ người lao động trongkhi giải pháp và khung thời gian liên quan đang được thống nhất.

4. Tuyên bố về vụ khiếu kiện

Thông báo một cách quyết liệt nhưng lịch sự các luận điểm mang tínhthuyết phục nhất của bạn về vụ khiếu nại.

Mục đích của việc đàm phán là để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Khôngđược đưa ra những câu trả lời né tránh.

Nếu người quản lý nhận thấy là các tranh luận đang theo chiều hướngchống lại bạn họ sẽ sớm thông báo cho bạn biết. Đó là lý do tại sao bạn nênlường trước tất cả các tình huống có thể chống lại hoặc ủng hộ bạn để khingười quản lý đưa ra quan điểm của họ sẽ không khiến bạn bị bất ngờ.

Bạn nên chuẩn bị các câu trả lời cho tất cả vấn đề. Bạn nên mang đếncuộc họp tất cả các quy định, luật, quy phạm và các tài liệu nghiên cứu vềSKATVSLĐ liên quan để bảo vệ luận điểm của bạn.

5. Tránh rắc rối

Trong một số trường hợp, người quản lý sẽ tìm cách gây sức ép lên ngườiđại diện SKATVSLĐ. Người quản lý có thể nói với người đại diện là trướchết phải trung thành với công ty và để giữ gìn hòa khí tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, trách nhiệm đầu tiên của người đại diện là trách nhiệm đối vớinhững người mà anh/ cô ta đại diện, sau đó đến Công đoàn.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

120

Nếu chúng ta bỏ qua các thành viên mà chúng ta đại diện, bỏ qua Côngđoàn và bỏ qua nguyên tắc hòa bình mà chúng ta đang theo đuổi thì chúngta đang phá bỏ hiệu quả của công đoàn và trách nhiệm mà chúng ta đượcgiao phó.

6. Hãy chân thành

Trong khi làm việc với các nhà quản lý, phải giữ nguyên tắc chân thành vàluôn nói thật. Đôi khi lợi ích ngắn hạn có thể đạt được bằng cách không nóira sự thật, nhưng cuối cùng ai đó có thể sẽ phát hiện ra là sự thật đã đượcnói ra hay chưa. Nếu một người đã bị phát hiện nói dối dù chỉ một lần thìkhông ai có thể tin tưởng người đó nữa. Nói thật không có nghĩa là đẩy tìnhhuống xấu đi. Nói thật là yếu tố quan trọng để duy trì sự tín nhiệm.

7. Các điểm cần lưu ý khi tiến hành đàm phán với người sử dụnglao động

Đàm phán là sự đối mặt trực tiếp trong mối quan hệ công việc. Đó là khi cácđại diện của Công đoàn, ban lãnh đạo gặp mặt trực tiếp, thông thường làngồi đàm phán tại bàn.

Hầu hết các Công đoàn đều có phong cách riêng của họ và tốt nhất là nênáp dụng phương pháp tiếp cận phù hợp với đặc điểm và tính cách riêngcủa bạn.

Nên ghi nhớ một số điểm đơn giản giúp nâng cao kỹ năng và hiệu quả củabạn với vai trò là một nhà đàm phán. Các điểm này có thể tóm lược lạibằng nguyên tắc 3P và 2C dưới đây:

• Chính sách (Policy).

• Kế hoạch (Plan).

• Dự đoán (Predict).

• Phối hợp (Co-ordinate)

• Kiểm soát (Control).

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

121

Cách giải quyết vấn đề

Chính sách là điều mà bạn muốn đạt được khi đàm phán. Cần đảm bảomọi người trong Công đoàn biết chính xác về chính sách đó trước khi bạntiến hành đàm phán. Nếu vụ khiếu nại được giải quyết không đầy đủ sovới mức yêu cầu đề ra ban đầu, bạn phải đảm bảo là tất cả mọi ngườitrong Công đoàn biết điều đó. (Nếu nhà quản lý đưa ra mức bồi thườngthấp hơn so với yêu cầu của người lao động, bạn phải quay lại hỏi ý kiếnngười lao động để có quyết định cuối cùng xem có chấp nhận hoặc từ chốiđề nghị đó)

kế hoạch

Những lập luận của bạn là gì, ai sẽ là người trình bày và khi nào trình bày?Bạn sẽ thực hiện những hành động nào hoặc hành động nào bạn có thểthực hiện nếu đàm phán không thành công. Liên quan đến điều này, đừngđưa ra bất kỳ cam kết hoặc những hù dọa nào rằng bạn không chắc làbạn có thể làm được gì hay rằng các thành viên đó chưa chỉ thị cho bạnlàm.

Dự đoán

Nhà quản lý sẽ có thái độ và ý kiến đối lập như thế nào? Hãy hình dung racác câu hỏi tình huống bao gồm cả các câu hỏi hóc búa nhất.

Hợp tác

Hợp tác với nhóm đàm phán của Công đoàn. Đừng bao giờ tham gia đàmphán một mình và luôn xác định ai là người đứng đầu của đại diện Côngđoàn. Bạn cần phải chắc chắn rằng tất cả các thành viên trong nhóm đàmphán của Công đoàn đã nắm được đầy đủ nội dung đàm phán trước khiđi vào đàm phán.

kiểm soát

Trong khi đàm phán, nhóm đàm phán của công đoàn phải luôn luôn duytrì kỷ luật và sự bình tĩnh. Đừng bày tỏ ý kiến trước khi đến lượt mình vàđừng tỏ ra lúng túng trước những nhận xét hoặc tuyên bố không liên quan.

Liệu người mà bạn đang đàm phán với có thể giải quyết được vấn đề

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

122

không? Nếu không, bạn có thể đang lãng phí thời gian, đôi khi lãng phíthời gian là khó tránh khỏi. Trong thực tế, thuyết phục đại diện lãnh đạo(dù họ có phải hoặc không phải là người có thẩm quyền quyết định cuốicùng) về tính nghiêm trọng của yêu cầu của bạn vẫn có thể được coi là lợithế cho bạn.

Nếu vấn đề bạn đưa ra là nghiêm trọng liên quan đến SKATVSLĐ, thì nênthực hiện các hành động phù hợp với luật pháp của quốc gia mà bạn đangsinh sống. Điều này có thể bao gồm cả việc đưa ra các thông báo cải thiệntạm thời và trình tự dừng công việc tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.

Không để thời gian đàm phán kéo dài quá thời gian hợp lý

8. đi đến thỏa thuận

Đôi khi một cuộc thảo luận sẽ dẫn thẳng đến một thỏa thuận có thể chấpnhận được. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, một cuộc thảo luận lạikhông dẫn đến bất kỳ một thoả thuận hoặc hy vọng đạt được thỏa thuậnnào. Trong tình huống này, cần mời người tổ chức Công đoàn tham gia.Liên lạc với nhà chức trách địa phương về SKATVSLĐ và tổ chức đoànthanh tra nơi làm việc là điều cần thiết.

Chỉ số rõ ràng nhất để đánh giá mức độ thành công của đàm phán là thỏathuận cuối cùng mà nó đạt được. Các thành viên Công đoàn nên tránh bấtđồng quan điểm với nhau trước mặt nhà quản lý trong khi đàm phán.

Luôn phải ghi chép lại nội dung trong quá trình đàm phàn. Cuối mỗi phiênđàm phán, lãnh đạo Công đoàn nên tóm tắt những điểm mà ông/bà ta tinlà đã được quyết định. Điều này cũng cho phép các nhà quản lý đính chínhlại bất kỳ sự hiểu lầm hoặc đồng ý nào với các nội dung đã được tóm tắtđể tránh sự bất đồng về sau.

Ghi nhớ: luật lệ và các Quy định đặt ra một chuẩn mực tối thiểu khôngthể thỏa hiệp.

9. Chiến lược và chiến thuật trong đàm phán

Chiến lược là phương pháp tổng thể để đạt được mục tiêu tổng thể

Chiến thuật là các hành động cụ thể nhằm đạt được từng phần của mục

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

123

tiêu cụ thể, trên tiến trình đạt mục mục tiêu tổng thể.

Có thể cân nhắc áp dụng một số chiến thuật sau:

• Hạn chế tối đa thời gian chuẩn bị của đối phương

• Giảm thiểu mức độ kỳ vọng của đối phương.

• Khiến cho đối phương phải thay đổi các ưu tiên của họ

• Hãy linh động.

• Khiến cho đối phương phải chấp nhận các tiêu chí bạn đưa ra.

• Chuẩn bị cho sự nhân nhượng.- Cố gắng giành lấy sự nhân nhượng đầu tiên từ đối phương.- Nếu bạn nhân nhượng, thì bạn cũng sẽ nhận lại được sự nhân

nhượng như vậy từ đối phương.- Đưa ra sự nhân nhượng của mình một cách chậm rãi.- Đưa ra một nhượng bộ nhỏ - nhưng yêu cầu sự đáp lại lớn hơn.

• Hãy sẵn sàng để sử dụng các cách tiếp cận khác nhau nếu bạn bị đưavào thế bế tắc.- Tìm cách trì hoãn. - Thảo luận về hậu quả của việc không đạt được thỏa thuận.- Đưa ra quan điểm, cái nhìn hoặc góc tiếp cận mới và tìm phương án

thay thế.- Không sử dụng hay đe dọa sử dụng sức mạnh phi vật chất

10. Ảnh hưởng trong tương lai của các cuộc đàm phán hiện tại

Diễn tiến của cuộc đàm phán hôm nay sẽ ảnh hưởng đến các cuộc đàmphán khác trong tương lai.

Nếu Công đoàn phải sử dụng sức mạnh để ép công ty đàm phán và nếucác cuộc đàm phán đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng thì mối quanhệ trong tương lai giữa các bên sẽ khác đi rất nhiều so với các cuộc đàmphán được diễn ra trong bầu không khí thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.

Do vậy để đạt được lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên thì tất cả nên cùng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

124

cố gắng tạo ra và duy trì một mối quan hệ thân thiện.

• Cuộc đàm phán thành công là cuộc đàm phán đi đến kết thúc với sự tintưởng của các bên, đó là:- cuộc đàm phán đáng giá;- vị thế và sự tôn trọng giữa các bên đều không bị tổn hại;- đàm phán là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề;- các bên tham gia đàm phán khách quan và hợp lý;- thỏa thuận đạt được sau đàm phán là công bằng và có lợi cho các bên;- thỏa thuận đã đạt được là chắc chắn; - không có bên tham gia đàm phán nào từ chối kết quả đàm phán để

tránh không phải đàm phán lại.

Ngắn gọn hơn, cuộc đàm phán thành công là khi:

• bạn biết cái bạn muốn;

• cái bạn muốn là hợp lý, và bạn đáng được hưởng điều đó;

• bạn có thể thuyết phục người sử dụng lao động sẵn sàng tham gia đàmphán; và

• kết quả đàm phán là thỏa đáng và phù hợp với các nội dung được liệt kêở phần trên.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

125

Các điểm cần ghi nhớ

• Tự tin;• Chuẩn bị tốt; • Bình tĩnh – đừng đánh mất sự bình tĩnh của mình;• Trung thực – đừng nói dối hay lừa gạt;• Tập trung vào vấn đề - không đi chệch hướng;• Hãy lắng nghe ý kiến của các bên tham gia đàm phán;• Sẵn sàng hợp tác khi có thể – đừng gạt mọi người sang một bên;• Không thảo luận cá nhân trong lúc đàm phán;• Nếu hai bên không đi đến thỏa thuận và bạn định đưa vấn đề lên cấp có thẩm

quyền cao hơn, hãy trao đổi với người sử dụng lao động;• Nếu bạn thắng, hãy thông báo với các thành viên công đoàn ngay lập tức

(nhưng đừng tỏ ra hả hê);• Phán quyết tốt và sự nhạy cảm của bạn về vấn đề là vô cùng quan trọng và

không thể thay thế; • Không ai giống ai, bạn cần có các cách hành xử và chiến lược khác nhau cho

mỗi người; • Luôn luôn giữ bình tĩnh;• Công đoàn được xem như là một bó đũa và mỗi thành viên được xem như là

một chiếc đũa của bó đũa đó. Dễ dàng bẻ một chiếc đũa nhưng sẽ không hềđơn giản để bẻ cả bó đũa.

• Khi được lựa chọn là Đại diện SKATVSLĐ của Công đoàn tức là bạn đã khôngcòn là thành viên tự do nữa. Bạn phải tuân thủ các chính sách và quy địnhcủa Công đoàn. Bạn luôn phải nỗ lực làm việc một cách đúng đắn – cho Côngđoàn, thành viên công đoàn, người sử dụng lao động và cho cả chính bạn.Bạn phải hợp tác chặt chẽ với Công đoàn bởi vì sự hỗ trợ của họ sẽ giúp chocông việc của bạn trở nên hiệu quả hơn. Bởi vì Công đoàn hoạt động trênphạm vi rộng, ở nhiều môi trường làm việc tương tự nhau, nên họ có thể giúpbạn nhận diện nguy cơ mới, hay đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đã từngđược áp dụng tại các nơi làm việc khác.

• Các Đại diện và thành viên của Ủy ban ATSKNN không có quyền áp đặt quyềnhạn của mình. Bất kỳ quyền hạn nào mà bạn có, bạn phải tự vận động để cóđược. Những quyền mà bạn có do chính người lao động trao cho bạn, nhữngngười đã bầu bạn và tin rằng họ có thể dựa vào bạn, và còn xuất phát từ lòngtin của người tuyển dụng bạn, khi họ thấy rằng họ có thể tin tưởng bạn.

Cập nhật tin tức cho Công đoàn mọi lúc

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

126

Các Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

Công ty của bạn nên cân nhắc thành lập Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vệsinh lao động. Ở một số nước, việc thành lập Ủy ban Sức khỏe và An toànlà bắt buộc. Vai trò của Đại diện và Ủy ban SKATVSLĐ là khác nhau nhưnglại bổ sung cho nhau. Người đã được lựa chọn là Đại diện SKATVSLĐcũng đồng thời là một thành viên của Ủy ban và anh ta/cô ta nên cố gắnglàm việc trên tinh thần đóng góp tích cực cho sự phát triển của Ủy ban.

Không phải tất cả các vấn đề đều cần được Ủy ban xử lý, đặc biệt nhữngtrường hợp cần có phương án xử lý ngay lập tức. Các Đại diệnSKATVSLĐ có quyền thực hiện các chức năng của họ và quyết địnhphương án giải quyết các vấn đề liên quan sức khỏe và an toàn. Các thànhviên của Ủy ban Sức khỏe và An toàn thường không có quyền đó.

Chức năng của Ủy ban

Vai trò của Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động là để thúc đẩysự hợp tác và trao đổi giữa người lao động và người sử dụng lao độngbằng cách khởi xướng, phát triển và thực hiện các phương án đã đượcphác thảo để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người lao động. Ủy bantạo cơ chế cho việc xây dựng chính sách, quy trình và thảo luận các vấnđề có ý nghĩa quan trọng liên quan đến nơi làm việc và trong một sốtrường hợp là cho cả tổ chức.

Ủy ban không phải là đối tượng tốt nhất để giải quyết các vấn đề về antoàn và sức khỏe thường ngày, mà các vấn đề đó cần được xử lý tốt nhấtvà kịp thời nhất bởi những người có liên quan trực tiếp, đó là Đại diệnSKATVSLĐ và các nhà quản lý.

Nguồn thông tin

Một trong những nguồn thông tin giá trị nhất là bản thân bạn và đồngnghiệp của bạn. Không chuyên gia nào biết về quy trình làm việc tốt hơnchính những người làm công việc đó. Để xây dựng nguồn thông tin có giátrị nhất này - bạn phải thảo luận các vấn đề về SKATVSLĐ và quy trìnhlàm việc với đồng nghiệp của bạn

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

127

Nếu bạn cần các thông tin khác về sức khỏe và an toàn, bạn có thể liên hệ:

Công đoàn

Luôn tham khảo ý kiến Công đoàn- các thành viên Công đoàn có thể đãgặp vấn đề tương tự với vấn đề của bạn. Đồng thời, điều này cũng giúpcho Công đoàn luôn cập nhật được thông tin về các vấn đề mà bạn gặpphải tại nơi làm việc

Công đoàn có thể hỗ trợ bạn trong một số việc như sau:

• Thông tin về các nguy cơ và rủi ro cụ thể;

• Hỗ trợ trong quá trình kiểm tra, đánh giá và thực hiện đàm phán;

• Một chuyên gia am hiểu về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động;

• Sách và tài liệu về sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động;

• Hỗ trợ và tư vấn về bồi thường cho người lao động;

Bạn cũng có thể liên lạc với các tổ chức sau ở quốc gia nơi bạn sinh sống:

• Bộ lao động

• Hội đồng Thương mại và Lao động

• Các thư viện

• Cục bảo vệ môi trường

• Sở y tế

1. Công nhận bệnh nghề nghiệp: Các tai nạn thường có yếu tố bất ngờnhưng trên thực tế có nhiều bệnh và tử vong gây ra bởi vấn đề sức khỏetại nơi làm việc. Mối liên hệ giữa công việc và ốm đau thường không rõràng và một số căn bệnh lại mất thời gian dài để phát bệnh như ung thư,viêm phế quản, điếc do tiếng ồn. Sự an toàn của người lao động làmviệc trong văn phòng và cửa hàng sẽ không phải là các vấn đề quánghiêm trọng nhưng dù vậy, họ lại phải đối mặt với một số vấn đề nghiêmtrọng về sức khỏe. Điều này có thể gồm các vấn đề liên quan đến antoàn có thể thấy rõ như máy móc nguy hiểm, nguy cơ sức khỏe về lâudài do tiếng ồn, căng thẳng hoặc các vấn đề phúc lợi như trang bị nhàvệ sinh, phòng tắm rửa.

2. Cách tiếp cận định hướng hành động có sự tham gia trong quản lýnguy cơ một cách chủ động: Tăng cường chú ý tới sự tích cực thamgia của người lao động và các nhà quản lý vào các hoạt động có tínhchất phòng ngừa. Đồng thời cần chú ý hơn tới sự tham gia tích cực củangười lao động và nhà quản lý trong các hoạt động phòng ngừa cũngnhư các phương pháp tiếp cận quản lý hệ thống sao cho phù hợp vớicác chuẩn mực quốc tế đang hiện hành. Xu hướng này được củng cốbằng sự ra tăng nhận thức về nhu cầu đảm bảo sức khỏe và An toàn Vệsinh lao động của mọi người lao động. Như được nhấn mạnh trongChiến lược Toàn cầu về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động do ILOđưa ra vào năm 2003, việc áp dụng quy trình quản lý nguy cơ chủ độngtại tất cả các nơi làm việc là rất quan trọng12.

3. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự tham gia công đoànvào SkATVSlđ: Công đoàn đóng vai trò quan trọng trong SKATVSLĐ.Trong khi các nhà quản lý có trách nhiệm đảm bảo nơi làm việc lànhmạnh và an toàn thì công đoàn cấp cơ sở được xem là phù hợp nhấttrong việc xác định nguy cơ và giảm rủi ro một cách hiệu quả. Một nghiêncứu của OECD13 đã phát hiện ra mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ

Các khuyến nghị đối với Ngànhthương mại bán lẻ khu vực ASEAN:

12 Kazutaka K. vai trò của chương trình định hướng hành động có sự tham gia trong việc nâng caosức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, Sức khỏe và An toàn tại nơi làm việc (SH@W), 2012,3:155-65. Tham khảo tại: http://dx.doi.org/10.5419/SHAW.2012.3.3.155. 13 Rueda S. (2004) Siniestralidad laboral y Fortaleza syndical en la OECD Arch Prev RIESGOSLabor 7 (4): 146-152.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

128

tai nạn gây tử vong và sức mạnh của công đoàn. Điều này, do đó đãgiúp công nhận quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể là vô cùngquan trọng để đảm bảo cho sức khỏe nghề nghiệp14.

4. Thông tin về sức khỏe và an toàn cho người lao động: Luật quy địnhthông tin về sức khỏe, an toàn và phúc lợi phải được cung cấp cho ngườilao động thông qua các công cụ như áp phích hoặc tờ rơi dưới các hìnhthức truyền thông đã được phê duyệt.

5. Quan điểm về giới trong lĩnh vực SkATVSlđ: Tổ chức Y tế thế giới(WHO, 2006) đã đề cập rằng các đặc điểm cụ thể có yếu tố giới trongcác vấn đề về sức khỏe nghề nghiệp có thể là kết quả của sự khác nhauvề giới khi phải đối mặt với các yếu tố rủi ro, tâm lý, kết hợp với sự khácbiệt về giới ở góc độ sinh học15. Phụ nữ thường được trả lương thấp,công việc bấp bênh về chăm sóc y tế và xã hội. Điều này góp phần làmtăng mức độ căng thẳng và bất an. Mệt mỏi do công việc, bị thương dolàm việc quá sức lặp đi lặp lại, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và cácbệnh lây nhiễm xảy ra ở lao động nữ phổ biến hơn so với lao động nam..

6. Thường xuyên rà soát các tiêu chuẩn và quy định pháp luật liênquan: Cùng với sự biến đổi của các nguy cơ và rủi ro trong sức khỏe vàAn toàn Vệ sinh lao động, pháp luật và các tiêu chuẩn liên quan cần đượcrà soát thường xuyên. Đặc biệt trong bối cảnh các thỏa thuận về thươngmại đã đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế đối với các công ty hoạt động tronglĩnh vực môi trường ở cấp quốc gia.

7. Người lao động bất cẩn không phải là vấn đề, nhưng nơi làm việcnguy hiểm lại là vấn đề: rất nhiều tai nạn và bệnh tật xảy ra tại nơi làmviệc được đổ lỗi là cho sự bất cẩn của người lao động. Người lao độnglà con người, do vậy có thể mắc lỗi. Chính vì vậy cần phải phòng ngừatai nạn bằng cách cải thiện công việc, hệ thống làm việc, máy móc hoặcmôi trường làm việc.

14 Partanen T.J. Wesseling C. Castillo C. Johansson K.M. (2005) ) Quan điểm tăng cường sức khỏetại nơi làm việc ở Mỹ La Tinh và vùng Caribê, Tạp chí Quốc tế về sức khỏe môi trường lao độngcủa Caribe số 11: 313-321.15 Messing K. & Ostlin P. (2006) Công bằng giới, công việc và sức khỏe: xem xét các bằng chứng,Tổ chức Y tế Thể giới (WHO).

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

129

Thật không may là không có nước nào ở khu vực ASEAN có luật cụ thểquy định về vấn đề sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động trong ngànhthương mại bán lẻ/thương mại. Tuy nhiên, các khuôn khổ pháp lý chungcó thể quy định những vấn đề chính trong ngành thương mại bán lẻ/thương mại theo một cách rộng và bao trùm hơn, gồm:

1. Úc (Nam Úc), sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: luật an toànthương mại. Công báo của Chính phủ Nam Úc, 1978-07-27

2. Úc (Tasmania), Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Quy địnhsửa đổi nhà máy, cửa hàng, văn phòng (số 2), 1973

3. Úc (Victoria), Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Các quy định vềSức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động (khi bê hàng bằng phương phápthủ công) 1988.S.R.Số 298. Các quy định này có mục tiêu nhằm giảmsố lượng và tính chất nghiêm trọng của các vụ tai nạn do làm việc chântay tại nơi làm việc, để yêu cầu người sử dụng lao động tiếp cận vàkiểm soát nguy cơ và rủi ro phát sinh từ các vận động, công việc phảilàm bằng phương pháp thủ công, chân tay tại nơi làm việc

4. Belarus, các biện pháp bảo vệ trong một số lĩnh vực cụ thể của hoạtđộng kinh tế: Nghị định số 63, ngày 9 tháng 12 năm 2003 của BộThương Mại phê duyệt Quy tắc An toàn Vệ sinh lao động trong các tổchức thương mại. Quy tắc này bao gồm các điều khoản về các yếu tốsản xuất nguy hiểm, các quy trình công nghệ, các yêu cầu về môi trườnglàm việc và nơi làm việc liên quan đến không gian, độ thoáng, hệ thốngthoát hơi, ánh sáng, bảo vệ khỏi tiếng ồn và các trang thiết bị.

5. Belarus, Nghị định số 136, ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Laođộng và Bảo trợ Xã hội phê duyệt hướng dẫn liên ngành về An toànVệ sinh lao động của người lao động thực hiện công việc bốc dỡ. Nghịđịnh này đưa ra các yêu cầu an ninh chung ở thời điểm trước, trongvà sau khi vận chuyển và trong trường hợp khẩn cấp.

Các Chính sách, Quy định và Luật phápvề SKATVSLĐ

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

130

6. Belarus, Nghị định số 162, ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ Laođộng và Bảo trợ Xã hội phê duyệt các tiêu chuẩn ngành cụ thể đối vớiviệc cấp miễn phí phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao độngtrong ngành dịch vụ người tiêu dùng.

7. Bulgaria, Nghị định số 16, ngày 31 tháng 5 năm 1999 về các định mứcsinh hóa và các quy tắc làm việc thủ công bằng các vật liệu nặng.

8. Phần lan, bảo vệ khỏi các rủi ro cụ thể: Quyết định của Hội đồng Nhànước liên quan đến vận chuyển và nâng nhấc bằng tay tại nơi làm việc(Số 1409 năm 1993).

9. Phần lan, bảo vệ khỏi các rủi ro cụ thể: Quyết định của Hội đồng Nhànước liên quan đến bảo vệ người lao động chống lại nguy cơ, rủi rovà khuyết tật do phải tiếp xúc với tiếng ồn tại nơi làm việc (Số 1404năm 1993).

10. Hungary, bảo vệ khỏi các rủi ro cụ thể: Nghị định Chính phủ số76/2003 sửa đổi Nghị định số 18/2001 về bảo vệ người lao động chốnglại các rủi ro do tiếp xúc với tiếng ồn trong lúc làm việc. Nghị định nàyquy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải kiểm tra độ ồntại nơi làm việc khi có lý do để tin rằng độ ồn tại nơi làm việc có thểgây nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động.

11. Indonesia, pháp luật liên quan đến môi trường làm việc: Kep51/MEN/99: Nghị định của Bộ Lao động về ngưỡng các giá trị tới hạn(TLV) ở góc độ vật chất tại nơi làm việc

12. Indonesia, Quy định nghĩa vụ và quyền của nhân viên SKATVSLĐ: Per2/MEN/1992: Bộ Lao động.

13. Ireland, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: An toàn, Sức khỏe vàphúc lợi tại nơi làm việc (người lao động đang mang thai…). Điều lệ,1994 (S.L. No. 446, năm 1994).

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

131

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

132

14. Na-uy, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Pháp lệnh (Số 1357của năm 2011) liên quan đến việc thực hiện công việc, sử dụng trangthiết bị làm việc và các yêu cầu kỹ thuật liên quan. Nội dung bao gồmlàm việc với trang thiết bị nâng hàng, và trang thiết bị làm việc di động.

15. Ba lan, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Quy định số 342, 14tháng 4 năm 1995 của Bộ Thương mại và Công nghiệp liên quan đếnsức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động, quy định về an toàn cháy nổ vàphối hợp di chuyển khi làm việc trong hầm mỏ

16. Ba lan, sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Lệnh số 365, ban hành8 tháng 6 năm 1995 của Bộ Thương mại và Công nghiệp chỉnh sửaLệnh ban hành ngày 8 tháng 8 năm 1990 liên quan đến sức khỏe vàAn toàn Vệ sinh lao động trong sản xuất, tích trữ và vận chuyển trongnhà các vật liệu dễ phát nổ.

17. Ba lan, Bảo hộ trong một số lĩnh vực cụ thể của hoạt động kinh tế:Quy định ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ cơsở hạ tầng liên quan đến sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động tronggiao thông đô thị và giao thông xe buýt liên đô thị (Văn bản số 341)

18. Trung Quốc (Đặc khu hành chính Hồng Kong), bảo vệ khỏi các nguycơ cụ thể: Quy định Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động (Thiết bịhiển thị màn hình) (L.N số 59, năm 2002), quy định về sức khỏe và Antoàn Vệ sinh lao động của nhân viên, những người thường sử dụngtrạm làm việc trong quá trình làm việc (bao gồm thiết bị hiển thị mànhình như màn hình máy vi tính).

19. Nam Phi, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Quy định trang thiết bịsức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động (Số.R.924). Quy định về cơ sở vậtchất khi thực hiện công việc bao gồm thiết bị vệ sinh, cơ sở vật chất chosự an toàn của người lao động, phòng thay đồ, phòng ăn, nước uống,ghế ngồi và các điều kiện và cơ sở vật chất của phòng làm việc. Đồngthời quy định về quy chế xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quyđịnh.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

133

20. Canada, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: SOR/90-21: Quy địnhy tế về không hút thuốc. Quy định được ban hành dưới Đạo luật Y tếkhông hút thuốc, trong đó nghiêm cấm hút thuốc lá ở tất cả các khuvực thuộc thẩm quyền liên bang ngoại trừ các phòng và khu vực đượcphép hút thuốc đã được chỉ định rõ.

21. Thái lan, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Đạo luật bảo vệ sứckhỏe người không hút thuốc lá, B.E 2435 (1992), quy định các khu vựccấm hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe do hút thuốc thụ động.

22. Thái lan, Đạo luật Môi trường, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động:B.e. 2554, gồm các quy định cụ thể liên quan đến hạn chế quyền và tựdo của người sử dụng lao động và người lao động.

23. Singapore, Bảo vệ khỏi các rủi ro cụ thể: Quy định Sức khỏe và Antoàn nơi làm việc (tiếng ồn), ban hành năm 2011 (Số S 424).

24. Vương Quốc Anh, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Quy địnhvề phương tiện bảo hộ cá nhân tại nơi làm việc, ban hành năm 1992(S.I. No. 2966 of 1992). Áp đặt các yêu cầu đối với sức khỏe và Antoàn Vệ sinh lao động liên quan đến cung cấp, sử dụng phương tiệnbảo hộ cá nhân tại nơi làm việc.

25. Vương Quốc Anh, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Quy địnhcác hoạt động mang vác thủ công bằng tay chân, 1992 (S.I. Số. 2793của năm 1992). Đề ra các hệ quả đối với các yêu cầu tối thiểu về sứckhỏe và An toàn Vệ sinh lao động khi phải mang vác bằng tay vốn córủi ro về chấn thương lưng đối với người lao động.

26. Vương Quốc Anh, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Quy địnhthông tin về sức khỏe và an toàn cho người lao động, 1989 (S.I. Số. 682năm 1989). Quy định yêu cầu phải cung cấp thông tin về sức khỏe, Antoàn Vệ sinh lao động và phúc lợi cho nhân viên thông qua các hìnhthức truyền thông đã được phê duyệt như tờ rơi, áp phích..vv.v

27. Vương Quốc Anh, Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động: Quy địnhvề điện tại nơi làm việc, năm 1989 (S.I. Số. 635 năm 1989). Áp đặt cácyêu cầu về sức khỏe và an toàn liên quan đến điện tại nơi làm việc(xây dựng an toàn các thiết bị điện và hệ thống điện, làm việc trên hoặcgần dây dẫn điện, đủ không gian làm việc, công cụ tiếp cận, đủ ánhsáng, năng lực của người làm việc).

28. Vương Quốc Anh (Bắc Ireland), Sức khỏe và An toàn Vệ sinh laođộng: Quy định về Sức khỏe và An toàn (dấu hiệu và tín hiệu an toàn)(Bắc Ireland), năm 1996 (Số. 119 năm 1996). Quy định tổng thể về cácdấu hiệu và tín hiệu an toàn phù hợp với hướng dẫn của Châu Âu.

29. Mỹ, Bảo hộ trong các lĩnh vực cụ thể của hoạt động kinh tế: Điều lệ vềphương tiện bảo hộ cá nhân cho ngành công nghiệp nói chung (29CFR phần 1910). Các tiêu chuẩn an toàn công nghiệp chung trong xửlý phương tiện bảo hộ cá nhân (PTBHCN). Các tiêu chuẩn bao gồmcác yêu cầu chung đối với tất cả các PTBHCN và các tiêu chuẩn thiếtkế, lựa chọn và sử dụng đối với một số loại PTBHCN cụ thể (PTBHCNđối với mắt, mặt, đầu, tay và chân).

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

134

CÁC PHụ lụC

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

135

Từ viết tắt

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASETUC Hội đồng Công đoàn các ngành Dịch vụ ASEAN

CETSC Tiểu ban về Năng lực, Giáo dục và Đào tạo

DOlE Phòng Lao động và Việc làm

EPSC Tiểu Ban công chúng và sự tham gia

gDP Tổng sản phẩm quốc nội

HSE Quản lý về an toàn sức khỏe

ICOH Ủy Ban Quốc tế về sức khỏe nghề nghiệp

IlO Tổ chức Lao động Quốc tế

lgVs Phương tiện chuyên chở hàng hóa lớn

MAC Biểu đồ đánh giá mang vác thủ công

MOlISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

MOM Bộ Lao động

MSDs Rối loạn cơ, xương, khớp

NIlP Viện Nghiên cứu quốc gia về Bảo hộ Lao động

OHS Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

OSHC Trung tâm Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

OSHD Phòng Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

OSHI Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động của Indonesia

OSHMS Hệ thống quản lý Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

OSHNET Mạng lưới Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

PTBHCN Phương tiện bảo hộ cá nhân

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

136

Phụ lục 1 – Danh mục thuật ngữ

QEC Kiểm tra phơi nhiễm cấp tốc

REBA Đánh giá tổng thể cơ thể nhanh

RUlA Đánh giá nhanh chi trên

TCS Kiểm soát nhiệt độ kho

Usdaw Liên đoàn các cửa hàng bán lẻ, phân phối và liên minh

người lao động Vương quốc Anh

WHO Tổ chức y tế thế giới

WSHAC Ủy ban Tư vấn sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

137

Các công việc trong ngành thương mại bán lẻ rất đa dạng và thường phải chianhỏ chúng thành các nhóm để thực hiện đánh giá. Dưới đây là bảng kiểm vàcác công cụ có thể giúp ích trong quy trình đánh giá:

• kiểm tra phơi nhiễm cấp tốc (Quick Exposure Check-QEC) là công cụcó tính thực tiễn cao để đánh giá độ phơi nhiễm với nguy cơ về rối loạn cơ,xương, khớp (MSDs) liên quan đến công việc. Công cụ này giúp đánh giáhiệu quả của các hành động đã được triển khai tại nơi làm việc và cung cấphướng dẫn về cách thức chia nhỏ một công việc thành các nhiệm vụ cụ thểđể đánh giá. Tham khảo tại trang web:http:/ /www.surreyergonomics.org.uk/ indes.php?option=comcontent&task=view&id=5&Itemid=7

• đánh giá nhanh chi trên (RUlA) là công cụ để để điều tra an toàn lao độngtại nơi làm việc khi có bệnh rối loạn chi trên liên quan đến công việc đượcbáo cáo. Tham khảo tại trang web: http://www.rula.co.uk/

• đánh giá tổng thể cơ thể nhanh (REBA) đánh giá những tư thế của ngườilao động dễ gây ra nguy cơ hay rủi ro tai nạn nghề nghiệp cho họ. Thamkhảo tại trang web: http://hsc.usf.edu/-tbernard/HollowHills/REBA M11.pdf

• Bảng đánh giá rủi ro do “rối loạn chi trên tại nơi làm việc” là trợ giúp đểđánh giá rủi ro và hỗ trợ người sử dụng lao động nhận diện nguy cơ tiềm ẩncủa bệnh rối loạn chi trên và cách giảm thiểu rủi ro. Tham khảo tại:http://www.hse.gov.uk/msd/pdfs/worksheets.pdf

• Biểu đồ đánh giá việc mang vác thủ công (The Manual Handling As-sessment Chart-MAC) giúp người đánh giá nhận diện nơi làm việc màngười lao động phải thực hiện các thao tác mang vác thủ công, chân tay cónguy cơ cao. Tham khảo tại: http://www.hse.gov.uk/msd/mac/index.htm

• Hướng dẫn đánh giá công việc thanh toán tại Siêu thị và Phòng chốngcác Rối loạn Cơ xương cung cấp thông tin về thiết kế an toàn và sử dụng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

138

Phụ lục 2 – Nguyên lý an toàn lao độngđối với các hoạt động làm việc và rủi rotại nơi làm việc

thiết bị thanh toán tại siêu thị dựa trên các nghiên cứu thực hành An toàn vàSức khỏe (HSE) tại Anh. Tham khảo tại: http://hse.gov.uk/lau/lacs/58-1.htm

• Quyền sức khỏe và an toàn trong ngành thương mại bán lẻ và phânphối - cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, bao gồm tư vấn đánhgiá rủi ro và tóm lược các rủi ro chính ở ngành nghề khác nhau trong lĩnhvực bán lẻ. Tham khảo tại:http://www.hsa.ie/eng/Publications_and_Forms/Publications/Retail/Health_and_Safety_at_Work_-_Retail_and_Distribution_Sectors_.html

• Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp của Canada và Bảng thông tin antoàn nâng hạ, di chuyển và kéo, đẩy. Tham khảo tại: http://www.osh-foreveryone.org/wsib/files/ont_esao/safetyinfo.html

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

139

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

140

Phụ lục 3 – Giải pháp cho các nguy cơvề rối loạn cơ xương khớp nghềnghiệp (MSD)16

Những biểu hiện cần chú ý

đầu/ Cổ

Mình

giải pháp khắc phục (tùy thuộc kết quả thử nghiệmtại hiện trường và các phân tích chuyên môn)

Đầu vặn lệch sang mộtbên

3 Đưa vật vào giữa tầm nhìn

Đầu chúi về phía trướchoặc bị lác mắt

3 Hạ màn hình, tài liệu hoặc dụng cụ làm việc xuống mứcphù hợp3 Ngửa màn hình về phía sau3 Kiểm tra chất lượng hiển thị hình ảnh, chiều cao chữhoặc khoảng cách đến màn hình3 Tham vấn với chuyên gia thị lực

Cổ giãn về phía sau, đầuhơi ngửa ra sau

3 Đặt màn hình trực tiếp xuống bàn thay vì đặt trên bộ CPU(bộ xử lý trung tâm)3 Tháo đế quay và đặt màn hình trực tiếp xuống bàn (chú ýđể khoảng thông gió)3 Kiểm tra kính và đề nghị bố trí kính thuốc không gọngdành riêng cho làm việc với máy tính

Cổ gập nhiều(xuống dưới)

3 Ngửa màn hình ra phía sau3 Đặt nghiêng tài liệu - không đặt lên mặt bàn3 Nâng màn hình, tài liệu hoặc dụng cụ làm việc đến độcao phù hợp3 Điều chỉnh tư thế và tập làm quen3 Kiểm tra đeo kính thuốc phù hợp

Thân bị vặn3 Sắp xếp lại đồ đạc trên bàn/ quầy làm việc 3 Bố trí thêm khoảng trống cho đầu gối di chuyển3 Sử dụng bàn làm việc hình chữ U3 Sử dụng ghế xoay

Lệch thân hoặc congmình thường xuyên hoặckéo dài

3 Sắp xếp đồ đạc thường sử dụng trên bàn hoặc quầy làmviệc gần tầm với trước mặt3 Bố trí bàn di chuột, chỗ để tay hoặc giá đặt tay3 Đưa chuột hoặc bàn phím lại gần thân người3 Đảm bảo bàn làm việc có chiều cao phù hợp, chẳng hạnngười lao động không phải chỉnh tư thế bất hợp lý để thựchiện công việc3 Đặt đồ vận cần nâng nhấc, di chuyển tại vị trí phù hợpvới chiều cao hợp lý

16 Thông tin được lấy từ các website: http://office-ergo.com/a.htm; http://www.hse.gov.uk/pubns/indg242.pdf;http://www.safecomputingtips.com/ventilation-ergonomics.html; và http://www.oshforeveryone.org/wsib/files/ont_esao/safetyinfo.html;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

141

Những biểu hiện cần chú ý

Tay

Tay/Cổtay

giải pháp khắc phục (tùy thuộc kết quả thử nghiệmtại hiện trường và các phân tích chuyên môn)

Gập hoặc rướn vai kéodài khi giữ điện thoại

3 Dùng tai nghe điện thoại3 Dùng loa ngoài của điện thoại

Phải nâng vai lên hoặccơ vai bị căng

3 Tập điều chỉnh thói quen hoặc giảm căng cơ3 Hạ thấp mặt bàn hoặc dụng cụ làm việc3 Hạ thấp tay ghế3 Nâng cao ghế nếu chân vẫn chạm đất

Khuỷu tay có chiềuhướng xiên ra ngoài (vai giãng ra)

3 Hạ thấp mặt bàn làm việc3 Hạ thấp tay ghế3 Chỉnh tay ghế gần lại3 Tập điều chỉnh ý thức và thói quen

Khuỷu tay, cẳng tay bấtđộng trong thời gian dàitrên mặt bàn, tay ghếcứng hoặc sắc

3 Bố trí miếng đỡ, mặt bàn và tay ghế có góc, cạnh tròn(làm vát những cạnh sắc)3 Thay tay ghế 3 Dùng tai nghe điện thoại3 Tập điều chỉnh thói quen

Một hoặc cả hai tay phảivới tới bàn phím, chuộthoặc dụng cụ trong lúclàm việc

3 Kéo bàn phím lại gần người3 Sử dụng bàn di chuột, miếng đỡ tay, khuỷu tay3 Đưa chuột hoặc dụng cụ làm việc lại gần bàn phím3 Sắp xếp đồ đạc thường sử dụng trên bàn hoặc quầy làmviệc gần tầm với trước mặt

Tay hoặc bàn tay giữnguyên vị trí làm việctrong thời gian dài

3 Quy định thời gian nghỉ ngơi3 Thông báo cho người lao động về các loại rủi ro liên quan3 Thay đổi và thực hiện luân chuyển công việc 3 Xác định những phần của công việc có thể thực hiện tựđộng hóa

Cổ tay bẻ sang một bênkhi sử dụng thiết bị làmviệc

3 Tập điều chỉnh thói quen3 Sử dụng bàn phím phù hợp3 Bàn phím thiết kế rời hoặc phím cách xa3 Thử dùng thiết bị phù hợp và thu thập phản hồi củangười lao động

Cổ tay bẻ ra sau (kéodãn) hoặc ra trước (colại) trong thời gian dài

3 Tập điều chỉnh thói quen3 Bố trí chỗ đặt tay3 Hạ thấp, nâng lên hoặc điều chỉnh độ nghiêng của bàn phím3 Thử dùng thiết bị phù hợp và nghe phản hồi của ngườilao động

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

142

Những biểu hiện cần chú ý

Tay/Cổtay

giải pháp khắc phục (tùy thuộc kết quả thử nghiệmtại hiện trường và các phân tích chuyên môn)

Đặt cổ tay, bàn tay trênbàn phím hoặc bàn làmviệc cứng, sắc trong thờigian dài

3 Tập điều chỉnh thói quen3 Bố trí chỗ đặt tay3 Thiết kế miếng đỡ, mặt bàn có góc, cạnh cong

Nhấn và giữ phím 3 Tập điều chỉnh thói quen3 Bố trí miếng đỡ tay hoặc cẳng tay

Gõ phím nhanh, liên tụchoặc lâu

3 Đa dạng hóa công việc nhiều hơn3 Quy định chế độ nghỉ ngơi bắt buộc3 Giảm làm quá giờ

Gõ phím với lực mạnh3 Tập điều chỉnh thói quen3 Sử dụng bàn phím cảm ứng ánh sáng

Nâng, sử dụng dập ghim,đục lỗ, mở thư quá nhiềuhoặc phải ráng sức kếthợp với các tư thế bất lợi

3 Dùng thiết bị hỗ trợ cơ khí;3 Giảm trọng lượng phải nâng đỡ3 Chuyển phần phải nâng nặng lại gần thân mình ở độ caotrung bình 3 Mài sắc dao mở thư

Dùng chuột lâu

3 Đa dạng hóa công việc nhiều hơn3 Áp đặt chế độ nghỉ ngơi bắt buộc3 Đổi tay3 Dùng con trỏ khác 3 Sử dụng các công cụ hỗ trợ tay, gồm cả bàn nhỏ3 Đưa chuột lại gần thân mình 3 Sử dụng bàn phím không có phần phím số3 Học cách dùng phím nóng thay vì nhấn chuột

Dụng cụ đòi hỏi phảinắm hoặc dùng mộtngón tay

3 Dùng các thiết bị khác có thể sử dụng phần khỏe hơncủa cánh tay3 Luân chuyển công việc3 Đi găng tay

Dụng cụ quá lớn hoặcnhỏ so với tay của ngườilao động

3 Thử dùng thiết bị khác3 Cho phép người lao động chọn kích thước dụng cụ làmviệc phù hợp3 Đi găng tay

Cầm đồ vật quá lạnh 3 Đi găng tay3 Luân chuyển công việc

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

143

Những biểu hiện cần chú ý

Chân

Tưthế

ngồi

Tưthế

đứng

giải pháp khắc phục (tùy thuộc kết quả thử nghiệmtại hiện trường và các phân tích chuyên môn)

Chân đung đưa, khôngcó chỗ đặt chắc chắnhoặc tư thế ngồi có xuhướng ép về phía sau

3 Hạ thấp ghế3 Hạ thấp bàn làm việc3 Tập điều chỉnh thói quen3 Bố trí miếng đỡ chân (cách cuối cùng)

Ngồi lâu, đặc biệt chỉ sửdụng một tư thế

3 Thay đổi công việc nhiều hơn3 Áp đặt chế độ nghỉ ngơi bắt buộc3 Bố trí ghế cho phép đổi tư thế, kích thước, điều chỉnhtheo chuyển động, hoặc dễ điều chỉnh3 Tập điều chỉnh thói quen3 Đưa điện thoại/ máy in sang khu vực khác của văn phòngđể bắt buộc người sử dụng phải đứng khi sử dụng; đề nghịđứng khi sử dụng điện thoại3 Kiểm tra độ vừa của ghế ngồi3 Lắp đặt bàn làm việc đòi hỏi phải đứng/ ngồi khi thao tác

Không có điểm tựa thắtlưng

3 Bố trí tay đỡ thắt lưng3 Hướng dẫn cách thức thả lỏng lưng, độ cao/độ nghiêng3 Kiểm tra độ vừa của ghế ngồi, đặc biệt là chiều cao chỗtựa lưng/ thắt lưng

Không tựa lưng ghếtrong thời gian dài

3 Kiểm tra độ vừa của ghế ngồi, đặc biệt là độ sâu/ chiềucao đệm ngồi3 Kiểm tra khoảng trống để chân3 Kiểm tra màn hình, chiều cao chữ 3 Tập điều chỉnh thói quen

Đứng lâu, đặc biệt chỉsử dụng một tư thế

3 Thay đổi công việc nhiều hơn3 Áp đặt chế độ nghỉ ngơi bắt buộc3 Tập điều chỉnh thói quen 3 Lắp đặt bàn làm việc đòi hỏi phải đứng/ ngồi khi thao tác

Phụ lục 4 – Hướng dẫn về bạo hành tạinơi làm việc – cơ quan làm việc có thểlàm gì?

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

144

Mỗi nơi làm việc có thể tạo nên sự khác biệt quan trọng về an toàn vàphúc lợi của người lao động là nạn nhân của bạo hành nội bộ và đồngnghiệp của họ bằng việc đưa các quy định về bạo hành nội bộ vào cácthỏa ước của doanh nghiệp. Thêm vào đó chính sách bạo hành nội bộ vàcác văn bản nhấn mạnh đến sự an toàn, linh hoạt và các lựa chọn chongười lao động, những người đang bị lạm dụng là rất quan trọng. Chínhsách phải phù hợp với/và hỗ trợ các chuẩn mực về an toàn tại nơi làmviệc, đồng thời cân bằng quyền lợi của tất cả nhân viên để có một môitrường làm việc an toàn thoải mái và dễ tiếp cận.

Những khuyến nghị sau được tập hợp từ nhiều chính sách, quy trình củacác môi trường làm việc hiện tại ở Úc và rút ra từ những kinh nghiệm quốctế của Liên minh Doanh nghiệp Mỹ nhằm chấm dứt bạo lực bạn tình; Hộiđồng Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động Ontario; Phòng Y tế, Dịch vụxã hội và An toàn công cộng của Bắc Ireland.

BướC 1: đưa ra quy trình để xây dựng chính sách hành về bạo hànhnội bộ tại nơi làm việc có sự tham gia của các bên liên quan chủ chốttại nơi làm việc. Bao gồm tất cả các bên liên quan trong nội bộ cơ quannhư nhà quản lý cấp cao, bộ phận nhân sự, bộ phận an ninh công ty, bộphận pháp lý, truyền thông nội bộ, quan hệ công chúng, chương trình hỗtrợ nhân viên, Công đoàn và các cán bộ chương trình về sức khỏe, antoàn và y tế;

BướC 2: Xác định phạm vi trách nhiệm chính. Lập kế hoạch đánh giáchương trình, duy trì cơ sở dữ liệu về các vụ việc, tiến hành rà soát cácvụ việc và tác động của các vụ việc đó;

BướC 3: Xây dựng chính sách để giải quyết bạo hành nội bộ. Ví dụ:định nghĩa rõ ràng về bạo hành nội bộ, dẫn chứng các ví dụ/trường hợpbạo hành đã xảy ra và ảnh hưởng đến môi trường làm việc, cam kết rõràng của người sử dụng lao động để thực hiện quyền tại nơi làm việc liênquan đến bạo hành nội bộ..vv.v;

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

145

BướC 4: Xây dựng quy trình thực hiện quy định/ quyền. Như cácbiện pháp an ninh, kế hoạch và quy trình được ban hành tại nơi làm việcđể bảo vệ người lao động chống lại bạo hành nội bộ, các thông tin pháplý và anh ninh liên quan;

BướC 5: Ban hành chính sách. Ban hành bộ tài liệu dễ đọc, cô đọng vềchính sách và phân phát tới toàn bộ nhân viên;

BướC 6: Cung cấp đào tạo. Tổ chức một loạt các khóa đào tạo tại nơilàm việc cho các nhà quản lý, giám sát, đại diện công đoàn và nhân viênvề bạo hành nội bộ, quyền lợi, chính sách và các thủ tục giải quyết; đàotạo các nhân viên chủ chốt về việc nhận diện và ngăn ngừa bạo hành nộibộ ở nơi làm việc;

BướC 7: Nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền tại nơi làmviệc. Ví dụ: trưng bày các tài liệu giáo dục về bạo hành ở những nơi dễtiếp cận, thiết kế các bảng thông tin, thường xuyên tổ chức các buổi tậphuấn nâng cao nhận thức và giáo dục ở tất cả các cấp của tổ chức, kếthợp đào tạo về bạo hành nội bộ vào các buổi họp về an toàn hiện có;

BướC 8: đưa ra các quy định về trách nhiệm đối với kẻ bạo hànhnếu họ làm việc trong tổ chức. Đánh giá cụ thể nguy cơ nếu kẻ bạohành vẫn được tiếp tục làm việc tại tổ chức. Cần thực hiện chế độ chămsóc đặc biệt nếu người bị bạo hành cũng là nhân viên của tổ chức.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

146

Câu hỏi Phải làm Thời hạnHướng dẫn trả lời

Chúng ta đã tiến hành khảosát trong tổ chức để tìm raxem có bao nhiêu người báocáo về vấn đề bạo hành nộibộ chưa?

Một cách để kiểm tra là thông quakhảo sát vô danh. Ví dụ: Sử dụngphương thức khảo sát Surveymon-key – sử dụng công cụ khảo sát miễnphí, thông qua trang web.

Chúng ta có quyền không cóbạo hành tại nơi làm việckhông?

Tại nơi làm việc chúng ta cóxây dựng chính sách chốngbạo hành nội bộ và kế hoạchđảm bảo an toàn cho ngườilao động đang phải chịu bạohành nội bộ không?

Xem thêm hướng dẫn làm thế nào đểxây dựng chính sách ở các tờ rơicung cấp thông tin

Tất cả các bên liên quan chủchốt có tham gia vào việc lậpkế hoạch và xây dựng chínhsách chống bạo hành nội bộkhông?

Có các chính sách chống bạo hànhnội bộ tại nơi làm việc là rất quantrọng để bổ sung các điều khoản quyđịnh về quyền không có bạo hành nộibộ ở nơi làm việc.

Chúng ta có công khai cácđiều khoản và chính sáchchống bạo hành nội bộ tại nơilàm việc không?

Các bên liên quan có thể gồm nhânsự, nhân viên SKATVSLĐ và các nhàlãnh đạo.

Người quản lý/ giám sát đãđược chuẩn bị đầy đủ đểphản ứng khi người lao độngtiết lộ vấn đề bạo hành nội bộkhông?

Cân nhắc đến việc đưa ra các tờ rơi,áp phích, email, các buổi trao đổithông tin và thảo luận các quyền liênquan vào buổi họp định hướng chonhân viên mới.

Chúng ta đã có các chínhsách để đối phó trong trườnghợp người lao động là nạnnhân của bạo hành nội bộchưa?

Xem xét liệu quy tắc thực hành hiệntại tại nơi làm việc, các chính sách ITcó đủ để phòng chống hành vi bạohành không. Nếu không thì nên cânnhắc đến bổ sung nội dung đó.

Phụ lục 5 – Đánh giá phản ứng đối với bạohành nội bộ: Bảng hỏi tại nơi làm việc

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

147

Câu hỏi Phải làm Thời hạnHướng dẫn trả lời

Có chương trình trợ giúpnhân viên trang bị kỹ năng vàhiểu biết về vấn đề bạo hànhnội bộ không?

Các dịch vụ hỗ trợ và trợ giúpnạn nhân bị bạo hành nội bộcó có sẵn ở địa phương đểchúng ta có thể giới thiệu chonhững nạn nhân bị bạo hànhđến để được giúp đỡ không?

(Nguồn: Trung tâm thông tin bạo hành nội bộ Úc (2011). Bạo hành nội bộ và môi trường làm việc,trang 18)

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

148

Phụ lục 6 – Bảng dữ liệu an toàn vật liệu

Bảng dữ liệu về an toàn vật liệu (Material Safety Data Sheets-MSDS)

THÔNg TIN NHẬN DạNg

Tên sản phẩm: Tên khác:Mã sản phẩm của nhà sản xuất: Số UN :Mã số phân loại hàng hóa nguy hiểmvà rủi ro kèm theo: Mã số hóa chất nguy hiểm:Số hiệu trong danh mục chất độc: Sử dụng:

Biểu hiện bề ngoài: Nhiệt độ nóng chảy/ nhiệt độ sôi:Áp lực hơi:(pascals hoặc mm của Hg ở 25°C): Trọng lượng riêng:Nhiệt độ bắt cháy (°C): Giới hạn mật độ bắt lửa (%):Hòa tan trong nước (g/L): Đặc tính khác:

đẶC TÍNH VẬT lÝ

ẢNH HưỞNg đẾN SứC kHỏECấp tính: Mãn tính:Nuốt phải:Mắt:Da:Hít phải:Trợ giúp y tế khẩn cấp Lời khuyên cho bác sĩ:Nuốt phải:Mắt:Da:Hít phải:Thiết bị trợ giúp y tế khẩn cấp:

đẶC TÍNH NgUY HIỂM đỐI VớI SứC kHỏE

Hóa chất: Số CAS:Tỷ lệ:

THàNH PHẦN

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

149

THẬN TRỌNg kHI SỬ DụNg

Tiêu chuẩn tiếp xúc:Kiểm soát kỹ thuật:Bảo hộ cá nhân:Tính dễ cháy:

Lưu trữ và vận chuyển:Sự cố tràn và xử lý:Nguy hiểm cháy/nổ:Thông tin khác:

THÔNg TIN XỬ lÝ AN TOàN

Đầu mối liên lạc: Ngày:

lIÊN lạC

Tài liệu tham khảo chính:

THÔNg TIN kHÁC Và TàI lIệU THAM kHẢO

SAMPLE

SAMPLE

SAMPLE

SAMPLE SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Hướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ150

Phụ lục 6 – Bảng dữ liệu an toàn vật liệu

CHỈ DẫN AN TOàN NgUYÊN VẬT lIệU

Công ty: XYZ Pty LtdĐịa chỉ: 1 Smith Street, Melbourne 3000Số điện thoại: 123 4567

NHẬN BIẾT

Tên sản phẩm: Hydrochloric Acid – đậm đặcTên gọi khác: Muriatic acid, spirits of salts, hydrogen chloride solutionCDS: 10611, Ban hành: 06/86 Số UN: 1789Đặc tính nguy hiểm: chất ăn mòn 8 Mã số hóa chất nguy hiểm: 2RSố hiệu trong danh mục chất độc: S6 Sử dụng: Hóa chất thông dụng

đẶC TÍNH VẬT lÝ

Biểu hiện bề ngoài: Chất lỏng trong, bốc khói từ không màu đến hơi vàng. Hút ẩm, mùi hăng. Hòa tan trong nước (tỏa nhiệt)Trọng lượng riêng: 1.190, Mật độ bay hơi tương đối: 1.26Có tính ăn mòn cao đối với hầu hết kim loại thông thường, sản sinh khí hydro dễ cháy. Có thể dẫn đến hỏa hoạn nếu tiếp xúc với vật liệu dễ cháy. Tỏa nhiệt khi phản ứng với nước và chất kiềm mạnh. Phản ứng với hypochlorite sinh khí clo.

THàNH PHẦN

Thành phần hóa học: Dung dịch hydro clorua 33% (xấp xỉ)Số CAS: 7647-01-0

đẶC TÍNH NgUY HIỂM đỐI VớI SứC kHỏE

Ảnh hưởng đến: Độc hại đối với sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp. Độ ăn mòn cao sức khỏe đối với da và mắt. Có thể gây cháy da. Có thể gây tổn thương

mắt vĩnh viễn nếu dây vào mắt. Hơi bốc ra gây kích ứng với mắt,màng nhầy và hệ hô hấp. Phơi nhiễm hơi hóa chất nồng độ caohoặc axit dưới dạng sương có thể gây ra các tổn thương phổi bao gồm phù phổi và khí thũng.

Trợ giúp y tế khẩn cấpDa: Ngay lập tức rửa sạch vùng da bị dính hóa chất bằng nước sạch.

Cởi bỏ ngay quần áo bị nhiễm hóa chất và phải giặt sạch trước khi mặc lại. Nếu da bị sưng, đỏ, phồng rộp hoặc bị dị ứng, hãy đến ngay trung tâm y tế để được điều trị.

SAMPLE

SAMPLE

SAMPLE

SAMPLE SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

151

Mắt: Ngay lập tức dùng nhiều nước sạch rửa mắt trong ít nhất 15 phút.Phải mở mắt khi rửa. Cởi bỏ quần áo nếu nhiễm hóa chất và rửasạch vùng da dính hóa chất nếu có. Hỗ trợ y tế khẩn cấp. Đưa tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế.

Hít qua đường thở: Di chuyển nạn nhân khỏi nơi tiếp xúc hóa chất – tránh để tai biến. Cởi bỏ quần áo nhiễm hóa chất và nới lỏng quần áo còn lại. Đểnạn nhân ở tư thế thoải mái nhất và giữ ấm cơ thể. Để nạn nhânnghỉ ngơi cho đến khi hồi phục hoàn toàn. Nếu nạn nhân ngừngthở, tiến hành hô hấp nhân tạo đến khi nạn nhân thở lại bình thường. Trong trường hợp ngừng tim, áp dụng biện pháp xoa bóp tim. Nếu nạn nhân thở khó nhọc và người tím tái (xanh) thì phải đảm bảo đường thở thông suốt, có đủ không khí và cho nạnnhân thở bằng mặt nạ với sự hỗ trợ của người có chuyên môn.Tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Nuốt phải: Rửa sạch miệng bằng nước. Uống nhiều nước. KHÔNG KÍCH THÍCH nôn. Tìm kiếm trợ giúp y tế. Các trung tâm thông tin về chất độc của địa phương có thể hỗ trợ thêm về thông tin đối vớichất độc trong danh mục chất độc.

Lời khuyên đối với: Điều trị triệu chứng và giống như phác đồ điều trị bệnh nhân tiếpbác sĩ xúc với axít ăn mòn.

Độc tính: Lượng hít phải gây tử vong LC50 (ở chuột): 3124ppm (trong 1 giờ)Lượng phải tối thiểu có thể gây chết người (con người): 1300ppm(30 phút)Tiếp xúc lâu dài có thể gây đổi màu răng, mòn răng, loét mũi và miệng.Chưa thấy có báo cáo kết luận gây đột biến gen, ung thư và quáithai ở những người có liên quan đến phơi nhiễm khí hydro clorua.

THẬN TRỌNg kHI SỬ DụNg

Giới hạn phơi nhiễm: Không có số liệu quy định riêng đối với hóa chất nàyTuy nhiên, ngưỡng tới hạn (TLV) là: khí hydro clorua: 5ppm(7mg/m³) – mức trầnMùi vị <5ppmGây kích ứng màng nhầy và hô hấp > 35ppm. Giá trị trần là mứcnồng độ không được vượt quá dù chỉ tức thời.Ngưỡng giá trị tới hạn là giá trị bình quân gia quyền của mật độtập trung hóa chất trong không khí tại nơi làm việc trong ngày làmviệc 8 giờ thông thường và 40 giờ một tuần mà tất cả nhân viênbị tiếp xúc nhiều lần, ngày qua ngày mà không bị ảnh hưởng xấuđến sức khỏe.

Thông gió: Duy trì nồng độ hóa chất trong không khí thấp hơn ngưỡng giá trị tới hạn. Sử dụng hệ thống thông gió đầy đủ.

SAMPLE

SAMPLE

SAMPLE

SAMPLE

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

152

Bảo vệ cá nhân: Mã phương tiện bảo vệ ICI: DTránh tiếp xúc. Đeo găng tay không thấm nước, sử dụng mặt nạ,kính bảo hộ, ủng cao su, tạp dề và quần cao su. Sử dụng hệ thống thông gió đầy đủ. Nếu có nguy cơ hít phải thì sử dụng mặtnạ lọc khí. Nếu sử dụng mặt nạ lọc khí thì phải đảm bảo bình lọcphù hợp đối với không khí bị ô nhiễm và trong điều kiện vẫn hoạtđộng tốt. Luôn phải rửa tay trước khi hút thuốc lá, ăn uống hoặcđi vệ sinh. Giặt sạch quần áo và phương tiện bảo vệ trước khi cất đi và trước khi sử dụng lại.

Tính dễ cháy: Không cháy.

THÔNg TIN XỬ lÝ AN TOàN

Bảo quản và Số UN: Nhóm đóng gói 2, 1789 di chuyển Được phân loại vào nhóm 8 (có tính ăn mòn), hóa chất nguy hiểm

khi vận chuyển. Tham khảo các quy định liên về bảo quản và dichuyển hóa chất độc hại. Không được xếp cùng với các hóa chấtnguy hiểm khác khi bị ướt (lớp 4.3), tác nhân oxy hóa (lớp 5), xianua (lớp 6) hoặc thực phẩm. Sản phẩm này là chất độc trongdanh mục (S6) nên phải được phân loại, bảo quản và sử dụng theo Luật về chất độc hại có liên quan. Bảo quản ở nơi thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Bảo quản bao bì để không bị rách, rời và thường xuyên kiểm tra sự rò, rỉ hóa chất

Hóa chất bị đổ/ tràn: Giải phóng người không có thiết bị bảo vệ ra khỏi khu vực. Tăngcường thông gió. Mặc đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân bao gồm cả giày dép chống thấm. Quay theo hướng gió thổi. Sử dụngbình xịt nước để phân tán hơi hóa chất. Sử dụng cát và nước trong khi làm sạch. Tránh để hóa chất chảy vào cống hoặc kênhrạch. Pha loãng với nước và trung hòa bằng tro soda hoặc với vôi tôi. Bơm nước để rửa thông qua vòi từ khoảng cách an toànkhi có phản ứng tỏa nhiệt xảy ra và lượng hơi bốc lên tăng. Rửasạch sàn và để khô nước. Cần thông báo với các dịch vụ khẩn cấp nếu hóa chất tràn ra ngoài trên diện rộng.

Tiêu hủy hóa chất tràn:Tham khảo ý kiến Cơ quan Quản lý Chất thải về cách thức xử lý.Sau khi pha loãng hoặc đã được trung hòa, cần đổ chất thải lỏngở khu vực phù hợp.

Nguy hiểm cháy nổ: Không bắt lửa, nhưng dễ cháy nổ do khí hydro phát ra sau phảnứng hóa học khi tiếp xúc với kim loại. Nếu có cháy sẽ sản sinh ralượng khí độc cao. Mang các bao/ hộp chứa hóa chất khỏi khu vực có cháy nếu việc đó là an toàn. Người dập lửa phải mang mặt nạ khí nếu có nguy cơ tiếp xúc với khí phát ra do hóa chất bịphân hủy khi bị cháy.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

153

SAMPLE

SAMPLE

THÔNg TIN kHÁC Và CÁC TàI lIệU THAM kHẢO

Tài liệu tham: Tiêu chuẩn sức khỏe môi trường 21 của Úckhảo chính Quy định khi chuyển hàng hóa nguy hiểm “Clo và Hydro clorua”

bằng đường bộ và đường tàu, WHO 1982. Công báo năm 1984- Khối thịnh vượng chung; ngưỡng giá trị tới hạn đối với các chấthóa học ở môi trường làm việc, Hội nghị của Chính phủ Mỹ về vệ sinh công nghiệp 1985; sổ tay chất độc hại phiên bản 11 củaEd. R. Dreisbach Lang Medical, xuất bản năm 1983

lIÊN lạC

Đầu mối liên lạc: Ngày:

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

154

Phụ lục 7 – Công cụ lập bản đồ nguy cơtrơn, trượt tại nơi làm việc

Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động của nước Anh (Usdaw) đãđặt mục tiêu giảm nguy cơ trơn, trượt, vấp ngã tại nơi làm việc là mục tiêuưu tiên. Kết quả là, Công cụ Lập bản đồ Nguy cơ và rủi ro17 đã đượcUsdaw đưa ra để hỗ trợ thực hiện. Dưới đây là một số lời khuyên18 vềcách thức sử dụng công cụ lập bản đồ nguy cơ và rủi ro như sau:

➢ Phác thảo bản đồ khu vực (bản vẽ không nhất thiết phải là một tácphẩm nghệ thuật miễn là nó hiển thị được khu làm việc bị ảnh hưởngbởi trơn, trượt).

➢ Đánh dấu trên bản đồ tất cả các vị trí trơn, trượt xuất hiện trong 12tháng qua (hoặc bất kỳ thời gian nào liên quan).

➢ Thảo luận với người lao động để xác định các vị trí có thể được xem làtrơn trượt và đưa vào trong sơ đồ.

➢ Tìm hiểu từ người lao động về nguyên nhân xảy ra trơn trượt tại khuvực đó.

Bất kỳ “điểm nóng” nào sẽ nhanh chóng được đưa vào sơ đồ. Khi vấn đềvà nguyên nhân gây ra vấn đề đã được xác định, thì:

➢ Thảo luận với các nhà quản lý.➢ Quyết định xem hành động gì cần phải thực hiện.➢ Tiếp tục theo dõi để có biện pháp xử lý phù hợp. ➢ Đảm bảo người lao động sẽ được thông báo về nếu tình trạng trơn trượt

được cải thiện.

17 Sơ đồ hóa nguy cơ là công cụ mà các đại diện sức khỏe và an toàn có thể sử dụng để huyđộng sự tham gia của mọi người vào quá trình nhận diện vấn đề và mối nguy tại nơi làm việcdựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của họ.18 Luật bổ sung của Usdaw. Sơ đồ hóa nguy cơ và rủi ro đối với các điểm trơn trượt, sức khỏevà an toàn.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

155

Phụ lục 8 – Bảng kiểm và các Mẫu biểu

BẢNg kIỂM Về SứC kHỏE Và AN TOàNNgàNH BÁN lẻ Và đỒ ĂN NHANH

Đại diện Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động:.........................................., Ngày ................................

Hệ THỐNg QUẢN lÝ

Có chính sách về Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động của công ty cho tất cả nhân viên không? oCó oKhôngTất cả các yêu cầu về pháp lý liên quan có được xác địnhvà thực hiện không? oCó oKhôngTai nạn và bệnh tật xảy ra đối với nhân viên có được ghi lại và phân tích không? oCó oKhôngNhân viên có được hỏi ý kiến về các thiết bị, đồ đạc và phương pháp làm việc mới không? oCó oKhông

đàO TạO

Có đào tạo nhân viên mới về sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động không? oCó oKhôngCông ty có tiến hành đào tạo định kỳ về các mối nguy cơ và rủi ro cụ thể không? oCó oKhôngCó thực hiện đào tạo cho Đại diện Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động không? oCó oKhôngCó đào tạo cho các thành viên của Ủy ban Sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động không? oCó oKhông

CÁC QUY TRÌNH kHẨN CẤP

Có văn bản nào hướng dẫn xử lý trường hợp khẩn cấp không? oCó oKhông

Tài liệu hướng dẫn có các nội dung sau không?:• Hỏa hoạn oCó oKhông• Sự cố rò rỉ các chất hóa học oCó oKhông• Rò rỉ khí oCó oKhông• Đe dọa bom mìn oCó oKhông• Sự cố bạo lực oCó oKhông• Bỏng oCó oKhông• Sốc điện oCó oKhông• Có thường xuyên thực hiện đào tạo về quy trình xử lý khẩn cấp không? oCó oKhông

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

156

HỏA HOạN

Có sẵn bình cứu hỏa và ở vị trí dễ tiếp cận không? oCó oKhôngCó đầy đủ loại bình cứu hỏa và phù hợp không? oCó oKhôngBình cứu hỏa có đựơc kiểm tra thường xuyên không? oCó oKhôngNgười lao động có được đào tạo về cách thức sử dụng bình cứu hỏa không? oCó oKhông

lỐI THOÁT HIỂM

Có chướng ngại vật không? oCó oKhôngCó biển chỉ dẫn rõ ràng không? oCó oKhông

HỌNg CứU HỏA

Họng cứu hỏa có được kiểm tra thường xuyên không? oCó oKhôngChuông báo cháy có được kiểm tra thường xuyên không? oCó oKhôngHệ thống vòi phun nước có được kiểm tra thường xuyên không? oCó oKhông

Sơ CẤP CứU

Có đủ bộ dụng cụ sơ cấp cứu không? oCó oKhôngNgười lao động có được tiếp cận bộ dụng cụ sơ cấp cứu không? oCó oKhôngCó đủ người được đào tạo về sơ cấp cứu không? oCó oKhôngCó phòng để thực hiện sơ cấp cứu không? oCó oKhôngCó số điện thoại để gọi cấp cứu không? oCó oKhông

TIệN ÍCH

Có đủ nhà vệ sinh không? oCó oKhôngCó thiết bị tẩy rửa không? oCó oKhôngCó xà phòng và thiết bị sấy khô không? oCó oKhôngNhà vệ sinh và thiết bị tẩy rửa có được làm sạch thường xuyên không oCó oKhôngCó các đơn vị xử lý vệ sinh không? oCó oKhông

PHÒNg THAY đỒ

Phòng thay đồ có riêng biệt với nhà vệ sinh không? oCó oKhôngCó tủ chứa đồ và có đủ ngăn chứa đồ không? oCó oKhôngCó ghế ngồi không? oCó oKhôngPhòng thay đồ có được dọn dẹp vệ sinh không? oCó oKhôngCó phòng tắm không? oCó oKhông

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

157

PHÒNg ĂN

Có ghế ngồi và ghế được giữ ở điều kiện tốt không? oCó oKhôngCó bàn và trong điều kiện tốt không? oCó oKhông

Có thiết bị rửa chén bát không? oCó oKhôngCó dụng cụ nấu ăn không? oCó oKhôngPhòng ăn có đựoc dọn dẹp sạch sẽ không? oCó oKhôngPhòng ăn có đủ không gian không? oCó oKhông

ÁNH SÁNg

Ánh sáng có phù hợp không? oCó oKhôngCó đủ ánh sáng không? oCó oKhôngLà ánh sáng trực tiếp hay ánh sáng phản chiếu, chói? oCó oKhôngÁnh sáng phản chiếu từ tường và trần nhà? oCó oKhôngCó đủ ánh sáng trong các trường hợp khẩn cấp không? oCó oKhông

THANg

Có thang không? oCó oKhôngThang được giữ ở điều kiện tốt? oCó oKhôngThang được bảo quản đúng cách không? oCó oKhông

CHĂM SÓC NHà XưỞNg NÓI CHUNgSàN NHà

Sàn nhà được giữ ở điều kiện tốt không? oCó oKhôngSàn nhà có sạch sẽ không? oCó oKhôngCó thảm trên sàn ngay từ đầu không? oCó oKhôngSàn có được thiết kế không trơn trượt trong khu vực ẩm ướt không? oCó oKhôngSàn có được thiết kế không trơn trượt trong khu vực thực phẩm không? oCó oKhôngCác chất dây ra sàn có được dọn dẹp nhanh chóng không? oCó oKhông

lỐI đI

Có đủ rộng cho việc di chuyển không? oCó oKhôngCó để hàng hóa ở lối đi không? oCó oKhôngHàng hóa được xếp chồng lên nhau một cách an toàn không? oCó oKhôngCó dấu ngăn cách giữa khu vực chứa hàng và lối đi không? oCó oKhông

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

158

MANg VÁC THỦ CÔNg

Nơi làm việc có được thiết kế và phù hợp cho những công việc phải thực hiện bằng tay không? oCó oKhôngCó được cung cấp thiết bị khi người lao động phải mang vác bằng tay không?oCó oKhôngTrọng lượng của hàng hóa có được hiển thị không? oCó oKhôngCó áp dụng luật và các quy định cho vận chuyển hàng hóa thủ công bằng chân tay không? oCó oKhôngCó phải nâng hạ các vật nặng trong quá trình làm việc không? oCó oKhôngNhân viên được đào tạo khi thực hiện công việc mang vác thủ công không? oCó oKhông

kHU VỰC CHứA HàNg

Thiết kế khu vực chứa hàng có giảm thiểu được việc phải nâng hạ không? oCó oKhôngNguyên liệu có được cất giữ ở thùng và trên giá để đồ không? oCó oKhôngGiá để hàng có đang trong điều kiện tốt hay không? oCó oKhôngThùng chứa hàng có đang trong điều kiện tốt không? oCó oKhôngCó đủ không gian cất trữ hàng không? oCó oKhôngKhu vực chứa hàng có sạch không? oCó oKhôngThiết kế hệ thống lối đi, khu vực cất trữ có đầy đủ không? oCó oKhông

THIẾT BỊ

Cung cấp xe nâng hàng và thiết bị nâng hạ (xe đẩy hàng, tấm nâng hàng) có đủ số lượng không? oCó oKhôngCó thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ cho người vận hành thiết bị không? oCó oKhôngCó bảo dưỡng thường xuyên xe nâng hàng và thiết bị nâng hạ không? oCó oKhôngKiểm tra an toàn trước khi vận hành không? oCó oKhôngKiểm soát đầy đủ tổ chức công việc và quy trình làm việc không? oCó oKhôngSự phù hợp của nhiên liệu với môi trường làm việc? oCó oKhôngCất trữ pin và nhiên liệu và xử lý thích hợp? oCó oKhôngTầm nhìn cho lái xe? oCó oKhôngSử dụng thiết bị cảnh báo? oCó oKhông

kHU VỰC BỐC HàNg

Thiết kế và bài trí phù hợp khoang bốc dỡ hàng? oCó oKhôngThiết kế đường dốc cho xe nâng hàng? oCó oKhôngChuẩn bị đầy đủ rào chắn và lối đi? oCó oKhôngThông khí đầy đủ? oCó oKhôngKhí CO (xe tải có tắt động cơ khi không xếp dỡ hàng không)? oCó oKhôngHoạt động của sàn nâng hạ? oCó oKhông

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

159

MÁY lU/MÁY đẦM

Cung cấp máy lu? oCó oKhôngCung cấp máy đầm? oCó oKhôngAn toàn khi tiếp cận? oCó oKhôngHoạt động và Đóng ngắt phù hợp, an toàn? oCó oKhôngĐào tạo khi sử dụng? oCó oKhông

CÁC CHẤT độC HạI

Sử dụng các quy định về các chất độc hại? oCó oKhôngCung cấp thông tin/bảng dữ liệu về các hóa chất? oCó oKhôngCất trữ phù hợp các chất độc hại? oCó oKhôngCác chất đôc hại có được dán nhãn không? oCó oKhông

Cung cấp quần áo bảo hộ phù hợp? oCó oKhôngCác chất độc hại có được nhận diện và đánh giá không? oCó oKhôngĐào tạo có được thực hiện không? oCó oKhông

NÓNg

Có thiết kế môi trường làm việc để giảm thiểu việc tiếp xúc với cái nóng không?oCó oKhôngTheo dõi nhiệt độ không? oCó oKhôngSừ dụng hệ thống nóng/lạnh không ? oCó oKhôngBảo dưỡng hệ thống nóng/lạnh không? oCó oKhông

PHÒNg lạNH Và PHÒNg CẤP đÔNg

Khả năng mở cửa phòng lạnh từ bên trong? oCó oKhôngCung cấp PTBHCN phù hợp – áp khoác, găng tay…? oCó oKhôngGiữ gìn và vệ sinh phù hợp khu vực lạnh? oCó oKhôngCó thực hiện đào tạo và cung cấp thông tin về làm việc trong điều kiện lạnh? oCó oKhông

CẦU THANg

Duy trì ở điều kiện tốt? oCó oKhôngTay vịn ở điều kiện tốt? oCó oKhôngCác bậc thang không có chướng ngại vật? oCó oKhôngTrụ đỡ ở điều kiện tốt? oCó oKhông

ỦY BAN SứC kHỏE Và AN TOàN Vệ SINH lAO độNg

Ủy ban thành lập theo quy định của pháp luật? oCó oKhôngHọp thường xuyên (tối thiểu 3 tháng một lân)? oCó oKhôngCác quyết định của ủy ban được thông báo tới nhân viên? oCó oKhôngCác quyết định của ủy ban được thực hiện? oCó oKhôngThành viên của ủy ban được đào tạo? oCó oKhông

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

160

Hệ THỐNg CÔNg VIệC

Công việc đòi hỏi nhiều cố gắng hoặc lặp đi lặp lại? oCó oKhôngKhối lượng công việc dàn đều suốt ca làm việc? oCó oKhôngCông việc nặng nhọc xen kẽ với công việc nhẹ nhàng? oCó oKhôngĐủ nhân lực thực hiện công việc ? oCó oKhôngNhân viên có bị căng thẳng không? oCó oKhông

đỔ XE

Có cung cấp đủ chỗ đỗ xe cho nhân viên không? oCó oKhôngTình trạng khu vực đỗ xe – có an toàn oCó oKhôngKhu vực đỗ xe có đủ ánh sáng? oCó oKhông

Khu vực đỗ xe có đảm bảo an ninh? oCó oKhôngKhu vực đỗ xe có sạch sẽ không? oCó oKhôngCó khu vực cho người qua đường không? oCó oKhông

THIẾT BỊ đĂNg kÝ / Bộ gHI

Vị trí của máy quét/ bàn phím và cân cho cá nhân điều hành? oCó oKhôngKệ đóng gói hàng có được thiết kế phù hợp? oCó oKhôngBộ ghi có thế điều chỉnh được? oCó oKhôngCó cung cấp thảm không? oCó oKhôngNhân viên làm việc luân phiên? oCó oKhôngNgười vận hành được tham gia đào tạo? oCó oKhông

kHU VỰC CHUẨN BỊ THỰC PHẨM Và CHẾ BIÊN

Máy móc và thiết bị:

Thiết kế an toàn lao động? oCó oKhôngTuân thủ tất cả các quy định và luật lệ? oCó oKhôngThường xuyên bảo dưỡng và kiểm tra? oCó oKhôngĐào tạo về cách thức sử dụng? oCó oKhôngQuy trình an toàn được giới thiệu? oCó oKhôngKý hiệu cảnh báo ở các đồ dùng nóng? oCó oKhôngThông tin được cung cấp bằng ngôn ngữ phù hợp? oCó oKhôngĐào tạo về chế biến và vệ sinh thực phẩm oCó oKhông

Quần áo bảo hộ lao động:

Đủ về số lượng và kích thước? oCó oKhôngĐược vệ sinh và bảo quản thường xuyên? oCó oKhôngPhù hợp với loại hình công việc? oCó oKhôngLái xe đưa hàng (đồ ăn nhanh):Được tham gia đào tạo về cách thức đối phó trong tình huống bạo lực? oCó oKhông

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

161

Được giới thiệu về quy trình khẩn cấp? oCó oKhôngKhu vực phục vụ đồ ăn mang về (đồ ăn nhanh):Khu vực làm việc có được thiết kế để tránh tiếp xúc với khí CO không? oCó oKhông

AN TOàN CÁ NHÂN

Nhân viên bị rơi vào tình huống mà họ có nguy cơ bị quấy rối và tấn công không? oCó oKhôngCó quy trình xử lý tiền mặt không? oCó oKhôngCó đảm bảo đầy đủ an toàn cho nhân viên không? oCó oKhôngCó đào tạo cho toàn thể nhân viên về cách thức xử lý trong trường hợp bạo lực không? oCó oKhông

BẢNg kIỂM HÓA CHẤT

Nơi làm việc:.................................................................................................................................................................................

Đại diện sức khỏe và An toàn Vệ sinh lao động:.........................................................................................

Có bảng thông tin an toàn vật liệu thích hợp đi kèm sản phẩm không? oCó oKhôngCó thể thay thế sử dụng hóa chất an toàn hơn không? oCó oKhôngCó đào tạo trước khi sử dụng sản phẩm không? oCó oKhôngSản phẩm có được ghi vào bản chứng từ ký hóa chất không? oCó oKhôngTất cả các sản phẩm mới có được đánh giá trước khi sử dụng không? Ai đánh giá? oCó oKhôngCác báo cáo y tế có được lưu giữ cho việc xử lý các hóa chất độc hại này không? oCó oKhôngTất cả các sản phẩm được dán nhãn và bảo quản phù hợp không? oCó oKhôngCó thể sử dụng máy móc tự động để tránh phơi nhiễm? Máy có được bảo dưỡng định kỳ không oCó oKhôngNếu phải bắt buộc sử dụng thiết bị bảo hộ khi xử lý hóa chất độc hại thì người sử dụng có được đào tạo trước khi sử dụng không? oCó oKhôngCó bố trí đào tạo cho nhân viên mới, nhân viên của tổ chức và có tổ chức các lớp bồi dưỡng không? oCó oKhôngQuy trình nào được đưa ra để xử lý chất thải an toàn với môi trường?oCó oKhôngThông tin có được cập nhật thường xuyên và thông tin có toàn diện không? oCó oKhôngNgười sử dụng lao động có giám sát chặt chẽ các hoạt động đào tạo không? oCó oKhông

Cải thiện ngay tức thì:.............................................................................................................................................................

Cải thiện trong dài hạn:..........................................................................................................................................................

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

162

XỬ lÝ Và BẢO QUẢN HÓA CHẤT Và CHẤT DỄ CHÁY

Có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu an toàn liên quan đến cất trữ, xử lý, vận chuyển vàchế biến các chất độc hại không? Chú ý: kiểm ra quy định về SKATVSLĐ năm 1995 và Mã hàng hóa nguy hiểm của Úc oCó oKhôngCó xây dựng và cập nhật thường xuyên bảng nguyên vật liệu độc hại không?oCó oKhôngCác quy trình kiểm soát vật chất gồm trang phục, các quy trình, tiếp đất, có đảm bảo, được thường xuyên kiểm tra và ghi chép không? oCó oKhôngCác thùng chứa, can chứa chất dễ cháy có được dán nhãn, hướng dẫn và bao gói phù hợp và đình kèm sản phẩm khi cần thiết không? oCó oKhôngTất cả các thùng chứa hoặc can chứa hóa chất khác có được dán nhãn thích hợp và được xử lý với đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động ở những nơi cần thiết không? oCó oKhôngCó đầy đủ các ký hiệu cảnh báo độc hại các loại được để khắp nơi làm việc không? oCó oKhông

Cải thiện ngay tức thì:.............................................................................................................................................................

Cải thiện trong dài hạn:...........................................................................................................................................................

BẢNG KIỂM VỀ MANG VÁC THỦ CÔNG AN TOÀNDANH MỤC NHẬN DIỆN RỦI RO TỔNG THỂ

Mô tả vị trí làm việc:...........................................................................................................................................................

Ngày:....................................................................................................................................................................................................

Mô tả nhiệm vụ:.......................................................................................................................................................................

Người đánh giá:....................................................................................................................................................................

Đại diện người lao động:..................................................................................................................................................

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

163

DI CHUYỂN, Tư THẾ Và BàI TRÍ TRONg QUÁ TRÌNH MANg VÁC THỦ CÔNg

1. Có thường xuyên cúi người xuống với, tay hạ thấp xuống dưới đùi? oCó oKhông2. Có nâng nhấc thường xuyên hoặc trong thời gian dài qua vai không? oCó oKhông3. Có cúi người thường xuyên hoặc trong thời gian dài oCó oKhông4. Tư thế mang vác không thoải mái thường xuyên hoặc trong thời gian dài, tức là các tư thế không phải là hướng về phía trước và thẳng đứng? oCó oKhông

NHIệM Vụ Và MụC TIÊU

5. Mang vác thủ công được người lao động thực hiện thường xuyên và trong thời gian dài? oCó oKhông6. Vật được di chuyển và mang vác ở khoảng cách dài? oCó oKhông7. Trọng lượng của vật được mang vác là:

a) Lớn hơn 4.5 kg và mang với tư thế ngồi? oCó oKhôngb) Lớn hơn 16 kg và được mang ở tư thế khác không phải ngồi oCó oKhôngc) Lớn hơn 55 kg? oCó oKhôngChú ý: trọng lượng không được sử dụng để quy định giới hạn tuyệt đối, nhưng nólà một trong những yếu tố quan trọng phải được cân nhắc đến khi đánh giá và kiểmsoát rủi ro.

8. Có phải sử dụng lực đẩy/kéo lớn khi đẩy, kéo hoặc các thao tác dùng lực khác? oCó oKhông9. Có khó khăn hoặc nguy hiểm khi phải mang vác không? oCó oKhông10. Có khó khăn hoặc không an toàn khi phải giữ vật nặng không? oCó oKhông

MÔI TRưỜNg làM VIệC

11. Có phải công việc được thực hiện trong không gian hạn chế không? oCó oKhông12. Có đủ ánh sáng cho hoạt động mang vác an toàn không oCó oKhông13. Thời tiết có đặc biệt nóng hoặc lạnh không? oCó oKhông14. Mặt sàn nơi làm việc có lộn xộn, không bằng phẳng, trơn trượt hoặc không an toàn không? oCó oKhông

CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN

15. Có người lao động mới vào làm việc hoặc mới đi làm lại sau một thời gian dài không làm việc. oCó oKhông16. Kết quả thực hiện công việc có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan, các thương tật hoặc các yếu tố đặc biệt khác oCó oKhông17. Có phải quần áo của người lao động hoặc thiết bị bảo hộ lao động không phù hợp với hoạt động mang vác thủ công? oCó oKhông

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

164

đÁNH gIÁ RỦI ROHàNH độNg Và DI CHUYỂN

18. Vật được mang vác bằng cả hai tay hay chỉ bằng một tay oCó oKhông19. Vật được đẩy hoặc kéo ngang phía trước của cơ thể không oCó oKhông20. Có cần thiết phải nghiêng người sang một bên để nâng hoặc sử dụng sức lực không? oCó oKhông21. Phải thực hiện hai động tác cùng một lúc trong khi một động tác là phải giữ cố định một vật mà không có giá đỡ oCó oKhông22. Phải thực hiện một số công việc ở cùng một ví trí khi, trong đó một số công việc tốt nhất nên được thực hiện khi ngồi và một số khác lại tốt nhất khi đứng? oCó oKhông

*Trả lời CÓ đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên hoặc khác với với những hành động đượccoi là chính xác và các hoạt động di chuyển được khuyến cáo nghĩa là có ra tăng nguycơ và rủi ro.

BỐ TRÍ NơI làM VIệC Và gÓC làM VIệC

23. Việc bố trí nơi làm việc cho phép nhân viên:a) Vận dụng tư thế thẳng đứng và hướng mặt về phía trước oCó oKhôngb) Có tầm nhìn tốt khi làm việc oCó oKhôngc) Thực hiện hầu hết các công việc ở chiều cao ngang thắt lưng và trong tầm với? oCó oKhông

24. Việc bố trí có phù hợp với các công việc đòi hỏi phải mang vác thủ công và đặc điểm thể chất của nhân viên không? oCó oKhông25. Có đủ không gian cho việc di chuyển khi phải thực hiện các hoạt động mang vác thủ công không? oCó oKhông26. Có đủ các công cụ cơ khí trợ giúp khi làm việc liên quan đến mang vác không? oCó oKhông27. Chiều cao của công cụ làm việc có thể điều chỉnh được và phù hợp với nhân viên và công việc không? oCó oKhông28. Có đủ không gian cho cử động chân không? oCó oKhông29. Khi một người phải thực hiên nhiều công việc mang vác thủ công khác nhau, anh ta/cô ta có được bố trí thực hiện các nhiệm vụ mang vác khác nhau để tránh phải di chuyển quá nhiều.oCó oKhông

* Trả lời KHÔNG đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên đồng nghĩa với rủi ro ra tăng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

165

VỊ TRÍ Và Tư THẾ làM VIệC

30. Vật cần được mang vác ở vị trí khó đoán biết và nắm giữ đối với người lao động oCó oKhông31. Trong khi mang vác, người lao động phải thực hiện thường xuyên và trong thời gian dài các tư thế:

a) Vác qua vai? oCó oKhôngb) Nghiêng về phía sau? oCó oKhôngc) Quay người về phía sau? oCó oKhôngd) Nghiêng người sang một bên? oCó oKhông

* Trả lời CÓ đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên đồng nghĩa với rủi ro ra tăng

THỜI gIAN Và TẦN SUẤT MANg VÁC THỦ CÔNg Và VỊ TRÍ VẬT đưỢC MANg VÁC

kHOẢNg CÁCH DI CHUYỂN

32. Công việc được thực hiện thường xuyên? oCó oKhông33. Công việc đòi hỏi phả mang vác lặp đi lặp lại trong thời gian làm việc? oCó oKhông34. Việc mang vác được thực hiện ngoài giờ làm việc? oCó oKhông35. Di chuyển khoảng cách xa khi mang vác? oCó oKhông36. Vật cần mang vác được đặt ở vị trí thấp hơn đùi? oCó oKhông37. Vật cần mang vác được đặt ở vị trí cao hơn vai? oCó oKhông38. Vật cần mang vác cần phải đặt vào đúng vị trí? oCó oKhông

TRỌNg lưỢNg CỦA VẬT MANg VÁC Và lỰC MANg VÁC

39. Khi trượt, kéo, hay đẩy vật cần phải mang vác, có dễ dàng di chuyển vật không? oCó oKhông40. Người lao động có phải sử dụng nhiều lực trong khi ngồi không? oCó oKhông41. Người lao động có phải kéo, đẩy đồ vật trong khi ngồi mà không ngồi vững vàng và có chỗ dựa vững chắc không? oCó oKhông42. Trọng lượng của vật được kéo, đẩy, hoặc di chuyển vượt quá 55 kg mà không có công cụ cơ khí hỗ trợ hoặc sự hỗ trợ của đội nâng hàng? oCó oKhông43. Trọng lượng của vật mang vác trên 16 kg? (Nếu câu trả lời là có thì cần phải chú ý đến trong quy trình đánh giá). oCó oKhông44. Vật có trọng lượng lớn hơn 4,5 kg được nâng, hạ hoặc mang vác trong ở tư thế ngồi oCó oKhông

* Trả lời CÓ đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên đồng nghĩa với rủi ro ra tăng

VỊ TRÍ Và Tư THẾ làM VIệC

45. Nếu một người hoặc động vật:a) Cần phải vận chuyển theo cách đặc biệt để đảm bảo sức khỏe sự an toàn của họ oCó oKhông b) Cử động mạnh trong quá trình mang vác? oCó oKhông

46. Nếu một vật thể:a) Ở hình dạng khó cầm giữ khi di chuyển ở tư thế cân bằng? oCó oKhôngb) Khó cầm giữ? oCó oKhôngc) Không cân bằng hoặc bộ phận của nó có thể chuyển động đột ngột? oCó oKhôngd) Nhẵn, trơn trượt hoặc ẩm ướt? oCó oKhônge) Có cạnh sắc nhọn hoặc lồi lõm? oCó oKhôngf) Rất nóng hoặc rất lạnh? oCó oKhôngg) Chắn tầm nhìn của người mang vác? oCó oKhôngh) Một người phải xử lý các tấm vật liệu hoặc đồ vật có kích thước lớn mà không có đai an toàn, hoặc không có người khác hỗ trợ oCó oKhôngi) Đồ vật có chiều ngang lơn hơn 50 cm (được đo theo hướng ngang người)?oCó oKhôngj) Đồ vật có chiều dài lơn hơn 30 cm (đo theo hướng cách cơ thể)? oCó oKhôngk) Bất kỳ kích thước hai chiều của vật đó lớn hơn 75cm? oCó oKhông

* Trả lời CÓ đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên đồng nghĩa với rủi ro ra tăng

TỔ CHứC CÔNg VIệC

47. Công việc thường xuyên bị ảnh hưởng do tắc nghẽn, thay đổi đột ngột hoặc trì hoãn cung cấp nguyên vật liệu. oCó oKhông48. Công việc bị ảnh hưởng không có sẵn nhân viên khi cần hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn được giao oCó oKhông49. Không bố trí đội ngũ nâng nhấc khi cần và/ hoặc không tổ chức thực hiện một cách an toàn oCó oKhông50. Có không đủ nhân viên để thực hiện công việc khi khối lượng công việc phát sinh nhiều nhất oCó oKhông51. Thiếu chương trình bảo dưỡng hiệu quả đối với công cụ, dụng cụ và thiết bị được sử dụng cho việc mang vác thủ công oCó oKhông52. Quy trình phát hiện và sửa chữa thiết bị không an toàn là chưa phù hợpoCó oKhông53. Công việc không đều hoặc thất thường oCó oKhông54. Thiếu lựa chọn hiệu quả/mua, hướng dẫn và chương trình bảo trì cho các thiết bị, máy móc mang vác cơ học oCó oKhông

* Trả lời CÓ đối với bất kỳ câu hỏi nào ở trên đồng nghĩa với rủi ro ra tăng

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

166

MÔI TRưỜNg làM VIệC

55. Sàn nhà và mặt sàn có gồ gề và trơn trượt không? oCó oKhông56. Có các tầng khác nhau tại nơi làm việc không. ? oCó oKhông57. Có phải nơi làm việc bừa bộn thiếu quan tâm đến công tác vệ sinh không? oCó oKhông58. Có quá nóng, lạnh, gió hoặc ẩm không? oCó oKhông59. Có nhiều khói, khí, hơi nước không? oCó oKhông60. Có rung quá mức không? oCó oKhông61. Công việc có phải phải thực hiện trong một không gian hạn hẹp không? oCó oKhông62. Có phải ánh sáng dưới mức khuyến nghị theo Chuẩn mực của Úc, quy tắc thực hành AS1680 đối với ánh sáng bên trong và môi trường làm việc trực quan không? oCó oKhông

* Đối với bất kỳ câu hỏi nào, nếu câu trả lời là KHÔNG đồng nghĩa với rủi ro ra tăng

kỸ NĂNg Và kINH NgHIệM

63. Nhân viên có được đào tạo phù hợp về nguy cơ mang vác thủ công và/hoặc kỹ thuật mang vác không? oCó oKhông64. Nhân viên có được đào tạo thích hợp về nhận biết rủi ro và đánh giá nhiệm vụ để lựa chọn và áp dụng kỹ thuật mang vác phù hợp không? oCó oKhông65. Có được đào tạo phù hợp với công việc liên quan đến mang vác thủ công không? oCó oKhông66. Nhân viên có được định hướng ban đầu về yêu cầu an toàn và thực hành công việc tại nơi làm việc không? oCó oKhông67. Đối với công việc mang vác nặng, nhân viên có kinh nghiệm từ trước liên quan đến mang vác nặng không? oCó oKhông68. Yêu cầu công việc có nằm trong khả năng về thể lực của nhân viên không?oCó oKhông

* Đối với bất kỳ câu hỏi nào, nếu câu trả lời là KHÔNG đồng nghĩa với rủi ro ra tăng.

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

167

SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNGHướng dẫn trong ngành thương mại bán lẻ

168

Hội đồng Công đoàn ngành Dịch vụ ASEAN (ASETUC) được thành lập ngày27 tháng 3 năm 20007. Đây là mạng lưới công đoàn các ngành dịch vụ trongkhu vực ASEAN nhằm hình thành và và đưa ra sự phản hồi của công đoànvà người lao động đối với sự phát triển nhanh chóng của ASEAN.

Mục tiêu của ASETUC nhằm xúc tiến mối quan hệ hợp tác và hài hòa giữangười lao động và người sử dụng lao động trong khu vực ASEAN thôngqua các đối thoại xã hội chặt chẽ và có ý nghĩa. ASETUC tuyên truyềnquan điểm đối tác xã hội đối với quan hệ lao động giữa công đoàn – ngườisử dụng lao động nhằm đạt được việc làm đích thực, năng suất lao độngvà năng lực cạnh tranh.

Mục tiêu chính của chúng tôi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vữngcùng với việc nâng cao tiêu chuẩn sống và việc làm, bao gồm đủ việc làm,bảo trợ xã hội, các cơ hội bình đẳng, việc làm có chất lượng và các yếu tốxã hội khác. Vì vậy, ASETUC là:

1. Dự đoán và xác định các xu hướng hợp nhất và các mối quan tâm trongquá trình tự do hóa dịch vụ trong Thiết chế Kinh tế ASEAN (ASEAN Eco-nomic Blueprint).

2. Nâng cao nhận thức trong các công đoàn thành viên về ASEAN và ảnhhưởng của nó đối với người lao động nhằm đảm bảo sự tham gia củangười lao động được ủng hộ khi cân nhắc các khía cạnh xã hội trongcác chính sách của ASEAN.

3. Thúc đẩy đối thoại xã hội ba bên trong khuôn khổ ASEAN nhằm đảmbảo người lao động trong ASEAN được tiếp cận việc làm đích thực, cácđiều kiện làm việc an toàn và các dịch vụ công đáp ứng được như y tếvà giáo dục.

4. Tạo sự gắn bó giữa các công đoàn thành viên để gắn kết trong đối tácxã hội và đối thoại xã hội nhằm ghi nhận sự quan tâm chung của ngườilao động và người sử dụng lao động trong quá trình hội nhập khu vựcđang diễn ra.

5. Thiết lập mạng lưới và xây dựng quan hệ với các tổ chức dân sự xã hộicó cùng khuynh hướng nhằm đóng góp một cách ý nghĩa cho việc xâydựng cộng đồng ASEAN nhằm đem lợi ích cho người lao động và nhândân ASEAN.

Mạng lưới Công đoàn quốc tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (UNI Apro)170 Upper Bukit Timah Road,#14-01 Bukit TImah Shopping CentreSingapore 588179Tel: (65) 6467 7888Fax: (65) 6468 1410Email: [email protected]: www.uni-apro.org

Hội đồng Công đoàn các ngànhdịch vụ ASEAN (ASETUC)No. 27, Jalan Limau ManisBangsar Park59000 Kuala LumpurMalaysiaTel: (603) 2284 1232Fax: (603) 2282 0555Email: [email protected]: www.asetuc.org