15
BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T.2021

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT

NGÀNH THỦY SẢN 5T.2021

Page 2: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 1

Tổng quan tình hình xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu 5T.2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, XKTS của Việt Nam đạt 806,2 nghìn tấn với

trị giá 3,27 tỷ USD (+13,12% yoy). Trong đó, XKTS tháng 5/2021 đạt 790,37 triệu USD (+23,15% yoy), tăng

trưởng ở hầu hết các thị trường, chỉ có Trung quốc ghi nhận giảm 25,68% yoy. Nguyên nhân tăng mạnh trong

tháng 5.2021 là do khả năng chống dịch Covid – 19 ở hai thời điểm là khác nhau. Nếu tháng 5/2020 cả thế giới

bất ngờ và đang tìm cách chống dịch thì tháng 5/2021 việc chống dịch Covid – 19 chủ động hơn đã giúp cho

xuất khẩu thủy sản tăng trưởng tốt.

Nguồn: Vasep

Tình hình xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu thị trường

Nhu cầu tiêu dùng thủy sản ở các thị trường chính đang tăng trở lại về lượng và đa dạng hóa về sản phẩm.

Trong khi nguồn cung thủy sản của một số nhà cung cấp lớn như Ấn Độ và một số nhà cung cấp ở Đông Nam

Á và Nam Mỹ giảm do chịu tác động từ dịch Covid – 19, có thể gây ra tình trạng mất cân đối thủy sản ở một số

thị trường trong thời gian tới và là cơ sở khiến giá một số mặt hàng thủy sản tăng. Đây là cơ hội cho các doanh

nghiệp Việt nam khi đanggiữ được nguồn cung và hoạt động sản xuất ổn định có cơ hội gia tăng thị phần tại

các thị trường này.

3,40

3,60

3,80

4,00

4,20

4,40

4,60

0

100

200

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

US

D/k

g

ngh

ìn t

ấn

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt nam 2020-2021

Sản lượng 2020 Sản lượng 2021 Giá XK TB 2020 Giá XK TB 2021

-200

0

200

400

600

800

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10T11T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10T11T12 T1 T2 T3 T4 T5

Giá trị XNK thủy sản của Việt nam giai đoạn 2019-2021

Xuất khẩu Nhập khẩu

DIỄN BIẾN NGÀNH THỦY SẢN TRONG NƯỚC

Page 3: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 2

Nguồn: Vasep

Tình hình xuất khẩu thuỷ sản theo cơ cấu sản phẩm

Giá trị xuất khẩu tôm. Ước tính xuất khẩu tôm của Việt Nam T5.2021 đạt 34 nghìn tấn với trị giá 305 triệu

USD, tăng 6,3% yoy về lượng và tăng 3,4% yoy về trị giá. Xuất khẩu tôm của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021

ước đạt 142,9 nghìn tấn với trị giá 1,26 tỷ USD, tăng 8,8% yoy về lượng và tăng 9,3% yoy về giá trị.

Giá trị xuất khẩu cá tra. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 600 triệu

USD, tăng 10% so với cùngk ỳ năm 2020. Các thị trường xuất khẩu lớn của cá tra Việt Nam trong 5 tháng đầu

năm 2021 bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brazil và Thái Lan. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra đạt khoảng 27 triệu

USD sang Brazil và 26 triệu USD sang Thái Lan, lần lượt tăng 38,7% và 8,5% yoy.

Thị trường tiêu thụ tôm nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Nhập khẩu tôm toàn cầu. Giai đoạn 2012 – 2019, nhập khẩu tôm toàn cầu tăng 1,1 triệu tấn lên 3,15 triệu tấn

trong năm 2019. Năm 2020, dưới tác động của dịch covid-19, nhập khẩu tôm toàn cầu ước tính giảm 3% yoy.

(đạt 3,042 triệu tấn). Trong đó, các thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm tổng cộng

khoảng 77% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm về lượng và 80% về giá trị trên thị trường thế giới và có tính quyết

định về tình hình nhập khẩu và các xu hướng trong năm 2021.

Nguồn: ITC, VCBS tổng hợp

300

400

500

600

700

5T.2018 5T.2019 5T.2020 5T.2021

triệ

u U

SD

Giá trị xuất khẩu của Việt nam sang một số

thị trường chính

Nhật bản Mỹ

EU Trung quốc và Hongkong

20,37%

16,87%

12,29%

50,47%

Tỷ trọng xuất khẩu 5 tháng đầu năm

2021

Mỹ Nhật bản Trung quốc và Hongkong Khác

7,48%

4,78%

7,05%

9,30%

5,32% 6,06%

-3,49%

-6%

-4%

-2%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

0

200.000

400.000

600.000

800.000

1.000.000

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

tấn

Giá trị nhâp khẩu tôm của một số nước và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu

tôm toàn cầu

Trung Quốc Việt Nam Mỹ EU Nhật bản Toàn cầu

NHU CẦU TIÊU THỤ TẠI CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH

Page 4: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 3

Đánh giá Triển vọng phục hồi tại các thị trường chính:

Thị trường Mỹ - hồi phục sớm và kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Nhờ những yếu tố tích cực hỗ trợ: (1) tiến độ tiêm vắc xin được đẩy nhanh; (2 xu hướng cải thiện rõ nét trong

lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ, thị trường lao động Mỹ cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực tăng số lượng

việc làm và các gói kích cầu tiêu dùng nhiều chuyên gia nước này kỳ vọng đầu 3Q.2021 sẽ là thời điểm

đánh đầu thời điểm phục hồi của ngành nhà hàng. Tuy nhiên các xu hướng tiêu dùng vẫn chịu ảnh hưởng

của thói quen trong đại dịch, do đó chúng tôi cho rằng các nhà hàng bán thức ăn nhanh nhờ vào giá bán thấp và

tiện lợi sẽ phục hồi nhanh hơn so với các nhà hàng phục vụ tại chỗ trong ngắn hạn, nhu cầu đối với tôm

thẻ chân trắng vẫn cao hơn so với tôm sú.

Thị trường EU – phục hồi chậm hơn nhưng mang lại triển vọng dài hạn trong tương lai nhờ

hiệp định EVFTA.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU tháng 5/2021 ước đạt 23.000 tấn với trị giá 105 triệu USD, tăng

48,48%yoy về lượng và tăng 44,77%yoy về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam tới EU tăng 15%yoy về lượng và tăng 18,6%yoy về trị giá, đạt 59,07 nghìn tấn với trị giá 390,4 triệu

USD, chiếm 10,6% về lượng và chiếm 12,05% về trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự báo, xuất khẩu

thủy sản của Việt Nam tới EU trong 3Q.2021 sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. .

Việt Nam

Ấn Độ

Indonesia

Thái Lan Ecuador

Hs03061710 (tôm sú PD đông lạnh)

Thuế cơ bản 20 12 12 12 12

GSP 4,2 4,2 4,2

EVFTA 0

Tôm nước sâu HS03061791

Tôm chân trắng đông lạnh HS03061792

Tôm hẹ, tôm chì HS03061793

Thuế cơ bản 20 12 12 12 12

GSP 4,2 12 4,2

0

5

10

15

20

25

0

20

40

60

80

100

120

140

160Tương quan giá trị xuất khẩu và thuế XKTS vào thị trường EU

Giá trị xuất khẩu Thuế XK

Page 5: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 4

EVFTA 0

Tôm nước lạnh HS03061794

Thuế cơ bản 18 12 12 12 12

GSP 4,2 12 4,2

EVFTA Giảm dần về 0%

trong 5 năm

Tôm dạng bột nhão HS16052110

Tôm khác HS16052190 16052900

Thuế cơ bản 20 20 20 20 20

GSP 7 7 7 7

EVFTA Giảm dần về 0%

trong 7 năm

Nguồn: VCBS tổng hợp và ước tính

Thị trường Trung quốc- tồn tại rủi ro dịch bùng phát.

Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 đột ngột. Hiện

Quảng Đông đang chiếm khoảng 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung quốc và là nơi có 2 cảng Thâm

Quyến và Quảng châu (2 cảng biển lớn thứ 3 và thứ 5 trên thế giới theo khối lượng container). Điều này có thể

gây ra sự đình trệ hàng loạt tại các cảng lớn của Trung quốc, đẩy chi phí vận chuyển vốn đã ở mức cao, gây nên

sự gián đoạn chuỗi cung ứng, vốn đang gặp khó khăn vì thiếu container do ảnh hưởng của dịch covid-19.

Cảng Trạm Giang, một trong những trung tâm trung chuyển lớn ở Trung Quốc, sẽ tạm ngừng nhập khẩu

thực phẩm đông lạnh từ các nước sản xuất thủy sản lớn bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan, cùng với 8

quốc gia châu Á khác từ 20/6 đến 15/7/2021; bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Nepal,

Bhutan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mông Cổ.

Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp tôm trên sàn có tỷ trọng xuất khẩu vào Trung Quốc thấp nên ở thời điểm

hiện tại chính sách này chưa có nhiều tác động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu kịch bản các cảng khác của Trung

quốc cũng áp dụng chính sách tạm ngừng nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản sẽ bị

ảnh hưởng.

Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính tăng trong những tháng đầu năm giá xuất khẩu và giá cá

tra, tôm nguyên liệu trong nước nhích nhẹ.

Giá xuất khẩu tôm trung bình 5 tháng đầu năm 2021 đạt 8,9 USD/kg, tăng nhẹ 0,59% yoy.

Chúng tôi cho rằng giá tôm 3 tháng cuối năm 2020 vẫn ở mức thấp khiến người dân hạn chế thả mới. Vì vậy

giá tôm nguyên liệu có thể tiếp tục tăng nếu các thị trường tiêu thụ chính không có nhiều biến động bất lợi.

7

8

9

10

11

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Giá xuất khẩu tôm trung bình của Việt

nam giai đoạn 2019-2021

2019 2020 2021

0

200

400

600

800Diễn biến giá tôm nguyên liệu tại tỉnh

Khánh Hòa

Tôm chân trắng (cỡ 60-80 con/kg)

Tôm sú (Cỡ 40 con/kg)

Page 6: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 5

CƠ HỘI NÀO CHO VIỆT NAM TRƯỚC SỰ HỒI PHỤC CỦA THẾ GIỚI

Giá xuất khẩu cá tra vẫn duy trì ở mức 1,97 USD/kg, tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức giá cá tra nguyên liệu hiện nay đã tăng khoảng 3.500-4.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên

mức giá này theo Bộ NN&PTNTT vẫn chỉ tương đương chi phí sản xuất do giá thức ăn cá tra đã liên tục tăng

mạnh trong thời gian qua.

Nguồn: Vasep, VCBS tổng hợp

(1) Các đối thủ cạnh

tranh gặp khó

khăn về nguồn

cung do ảnh

hưởng của dịch

covid-19

Ấn Độ đối mặt với những khó khăn kép: (1) Làn sóng lây nhhiễm covid-19 mới bùng phát tại Ấn độ đã dẫn

đến biến động mạnh về nguồn cung và giá; (2) Nông dân Ấn Độ đang thu hoạch sớm để tránh rủi ro, nên cỡ

tôm thu hoạch nhỏ, dẫn đến tình trạng có thể thiếu nguồn cung tôm cỡ lớn trong ngắn hạn từ Ấn độ để phục vụ

kênh nhà hàng; (3) tình trạng thiếu container, cước vận chuyển, chi phí đóng gói và chi phí nhân công đồng loạt

tăng.

Cơ hội cho Việt nam tại thị trường Mỹ và Nhật bản.

- Lo ngại về việc thiếu nguồn cung tôm, đặc biệt là tôm cỡ lớn cùng với những bất lợi trên thị trường Mỹ

khi ngành tôm Mỹ đang gây áp lực trên thị trường Mỹ để áp mức thuế 2% đối với tôm nước ấm Ấn độ

đồng thời cáo buộc các nhà sản xuất tôm Ấn độ sử dụng lao động cưỡng bức và kháng sinh cấm. Điều này

có thể tác động đến thị phần dẫn đầu của Ấn độ tại thị trường Mỹ (với 36%) là cơ hội cho các nước đảm

bảo được nguồn cung nhưng đang có mức thị phần khá khiêm tốn tại thị trường này (9%).

- Thị trường Nhật bản vốn được biết đến là thị trường khó tính với các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực

phẩm khắt khe cũng như nguồn cung ổn định là cơ hội để Việt nam giữ vững hoặc nâng cao thị phần tại

nước này khi các đối thủ cạnh tranh đang đối mặt với tác động tiêu cực của dịch.

Theo nhiều phân tích của các chuyên gia nước này, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đang trở nên kém lợi nhuận

hơn ở Ấn Độ do giá cả giảm và các vấn đề dịch bệnh, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm thẻ bị giảm sút

đáng kể. Do đó, nhiều khả năng nước này có thể tập trung nhiều hơn vào hoạt động nuôi tôm sú trong thời gian

tới và hướng tới thị trường mục tiêu là Trung quốc.

Ecuador tiếp tục bị hạn chế nhập khẩu tại thị trường Trung quốc. Mới đây, Hai nhà xuất khẩu tôm

Ecuador lại bị một lệnh đình chỉ khác từ Trung Quốc do thủy sản nhiễm COVID. Hai công ty này đã bị Trung

Quốc đình chỉ vào tháng 5 và tháng 6 do bị phát hiện lô tôm thẻ chân trắng có nhiếm covid-19.

1,50

1,70

1,90

2,10

2,30

2,50

2,70

2,90

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Giá xuất khẩu cá tra trung bình của Việt

nam, giai đoạn 2019-2021

2019 2020 2021

0

1

2

3

4

5

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

Diễn biến giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh Đồng Tháp

(VND/con)

Giá cá tra thịt trắng loại 1 (cỡ 0,7-0,8kg)

Giá cá giống (bột)

Page 7: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 6

Những rủi ro liên quan đến hạn chế xuất khẩu vào Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà xuất khẩu của Ecuador tăng

XK sang các thị trường khác khi đầu năm nay đã vượt qua Indonesia trở thành nhà cung cấp lớn nhất của thị

trường Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, ngành tôm nước này nên chuyển hướng sang các sản phẩm tôm lột vỏ và bỏ đầu

để phục vụ các thị trường khác. nhưng cũng là “chất xúc tác” cho việc tái cơ cấu cơ bản ngành tôm nước này

theo hướng sản xuất nhiều sản phẩm chế biến hơn, vốn không phải là điểm mạnh của ngành tôm Việt nam.

Thị phần của một số nước xuất khẩu tôm tại 3 thị trường Mỹ, Trung Quốc và Nhật bản

Nguồn: ITC, VCBS tổng hợp

(2) Các doanh

nghiệp đẩy mạnh

đầu tư trong

năm 2020 là

động lực cho

năm 2021.

Doanh

nghiệp

Vùng

nuôi

Tỷ lệ tự

chủ

Nhà máy

chế biến

Dự án

MPC 900 10% 2- 76.000

tấn/năm

Đã chuyển đổi 760 ao nuôi truyền thống ( 400 tại Lộc An

và 360 tại Kiên giang) sang mô hình ao nuôi công nghệ

cao, dự kiến hoàn thành chuyển đổi 1000 ao trong năm

2020 và hoàn tất toàn bộ vào năm 2021.

Dự kiến khởi công nhà máy chế biến thủy sản Minh Phát

vào tháng 5/2021 với quy mô công suất 30.000 tấn thành

phẩm/năm, đưa vào hoạt động T5/2022.

Đẩy mạnh việc nuôi tôm thương phẩm công nghệ cao 2-3-4

ở vùng nuôi Minh Phú Lộc An và Minh Phú Kiên Giang đã

giúp tự chủ được nguyên liệu, cho phép tăng mật độ nuôi

trồng lên 3-4 lần và tăng tỷ lệ sống của tôm (từ 60-70% lên

90%).

ANV 250 100% 3- 220.000

tấn (600

tấn.ngày)

Tháng 5/2020, thành lập công ty TNHH MTV Nam Việt

Solar với mức vốn điều lệ 54 tỷ đồng, thực hiện dự án điện

áp mái để cung cấp điện cho các nhà máy đông lạnh trong

năm 2020.

Cuối tháng 7/2020, thành lập Công ty phân bón hữu cơ

Nam việt để triển khai dự án sản xuất phân hữu cơ, nhằm

tận dụng từ nguồn phân cá dưới đáy cao và cá chết từ vùng

nuôi với công suất khoảng 70.000 tấn/năm

Mỹ Trung quốc Nhật bản

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Page 8: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 7

RỦI RO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN

FMC 270 20% 4- 85

tấn/ngày

Đầu năm 2020, kho lạnh 6.000 tấn của FMC đã đi vào hoạt

động, kỳ vọng giúp công ty chủ động hơn trong công tác

quản lý hàng tồn kho và tiết giảm chi phí lưu trữ.

Mở rộng vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 81 ha vào đầu

năm 2020, bên cạnh vùng nuôi tôm cũ tại thị xã Vĩnh Châu

(tỉnh Sóc Trăng), nâng tổng diện tích nuôi tôm của Sao Ta

lên 270 ha, tăng 30% so với năm 2019. Tháng 5/2020, Sao

Ta đã hoàn thành công tác thả giống tại vùng nuôi này, dự

kiến đến tháng 10/2020 sẽ bắt đầu thu hoạch.

IDI 250 90% 300- 700

tấn/tháng

Kế hoạch xây dựng trong năm 2021, nhà máy sản xuất bao

bì thủy sản: capex dự kiến khoảng 200 tỷ đồng, dự kiến

khởi công trong Q3.2020

CMX 300ha - 300 - 1000

tấn/tháng

Vốn cần để mua tôm nguyên liệu lớn, nguồn vốn của công

ty còn hạn chế, trong khi ngân hàng cung cấp hạn mức cho

vay đối vối các công ty thủy sản trong các năm qua còn hạn

chế.

Giá cước vận tải vẫn

trên đà tăng và khó

đoán

Sự gia tăng xuất khẩu từ Trung quốc sang phương Tây, kết hợp với sự đình trệ tại các cảng do tác động của

dịch covid-19 khiến nhiều container nằm không đúng chỗ, hiện tượng xếp hàng chờ tàu ngoài cảng và giá

cước vận chuyển tăng. chi phí vận chuyển ở mức cao đột biến cùng xu hướng tăng của giá cá nguyên liệu

sẽ tiếp tục tạo áp lực lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản.

Diễn biến thời tiết không

ủng hộ

Chu kỳ La Nina được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra tại khu vực Đông Nam Á trong đầu năm 2021, trước khi

chuyển sang pha trung bình vào cuối năm. Hầu hết các đợt La Nina gây mưa nhiều, nguy cơ cao làm giảm

độ mặn ở các vùng ven biển, ảnh hưởng đến chất lượng nước của hoạt động nuôi tôm.

Vấn đề hạn hán, xâm ngặp mặn: Những năm gần đây, tình trạng hạn mặn tại các tỉnh ĐBSCL diễn ra

ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng hầu hết đến hiệu quả canh tác và nuôi trồng thủy sản. Xâm nhập mặn

làm sức đề kháng của con tôm bị giảm, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh và gây hại trên diện rộng.

Vấn đề dịch bệnh vẫn

còn nhiều nguy cơ

Môi trường không thuận lợi khiến tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, sức đề kháng trên con

tôm suy giảm làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công. Các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp mỗi

năm đều gây thiệt hại hàng loạt đến diện tích đất của người nuôi tôm.

-1,5

-1

-0,5

0

0,5

1

1,5

2

2,5

3

10

/11

02

/12

06

/12

10

/12

02

/13

06

/13

10

/13

02

/14

06

/14

10

/14

02

/15

06

/15

10

/15

02

/16

06

/16

10

/16

02

/17

06

/17

10

/17

02

/18

06

/18

10

/18

02

/19

06

/19

10

/19

NOAAONI Index

Page 9: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 8

DOANH NGHIỆP KHUYẾN NGHỊ

Bảng tổng hợp khuyến nghị doanh nghiệp thủy sản

Doanh

nghiệp

Dự phóng KQKD Gía mục tiêu Khuyến nghị

FMC DTT: 5.078 tỷ đồng (+15% yoy)

LNST: 286,17 tỷ đồng (+26,64% yoy)

42.981 đồng/CP Khả quan

MPC DTT: 15.465 tỷ đồng (+7,9% yoy)

LNST: 771,5 tỷ đồng (+15,43% yoy

42.324 đồng/CP Khả quan

VHC DTT: 7.927 tỷ đồng (+12,7% yoy)

LNST: 816,4 tỷ đồng (+15,83% yoy)

48.810 đồng/CP Khả quan

ANV DTT: 4.209 tỷ đồng (+22,4% yoy)

LNST: 268,1 tỷ đồng (+32,6% yoy)

36.357 đồng/CP. Nắm giữ

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA (HOSE)

Tình hình hoạt động kinh doanh

KQKD: Kết thúc 5T.2021, FMC ghi nhận doanh số đạt 75,6 triệu USD, trong đó thành phẩm tôm chế biến

đạt 7.320 tỷ đồng. Trong đó, tháng 5 được coi là khởi đầu cao điểm chế biến tại FMC cũng như cộng đồng

doanh nghiệp tôm với thành phẩm tôm chế biến (tích hợp kết quả kinh doanh từ KAC) là 2.057 tấn

(+16,88% yoy), doanh số chung đạt 16,9 triệu USD (+13% yoy).

TRIỂN VỌNG – DỰ PHÓNG – ĐỊNH GIÁ

Chủ động tăng tỷ lệ tự chủ vùng nuôi và đầu tư nhà máy chế biến.

Mở rộng diện tích nuôi tôm, tăng tỷ lệ tự chủ lên đến 50% vào năm 2025

Tính đến cuối năm 2020, FMC sở hữu vùng nuôi với diện tích khoảng 270 ha, với khoảng 320 ao (tương

đương tỷ lệ tự chủ đạt 20%).

0

5

10

15

20

25

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

T1.2

02

0

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

T1.2

02

1

T2

T3

T4

T5

trệu

US

D

tấn

Sản lượng tôm thành phẩm và doanh và

doanh số chung của FMC, giai đoạn 2020-

2021

Sản lượng tôm thành phẩm Doanh số chung

16,8%

45,5%

20,1% -9,2%

+24,2%

16,3%

50,3% 1,3% 5,8% 114,9%

220.000

230.000

240.000

250.000

260.000

270.000

0

5000

10000

15000

20000

25000

2016 2017 2018 2019 2020

VN

D/g

tấn

Sản lượng tôm thành phẩm và tiêu thụ của

FMC qua các năm

Thành phẩm Tiêu thụ ASP

FMC – KHẢ QUAN

Page 10: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 9

Trong giai đoạn 2021- 2022, FMC chủ trương nâng diện tích nuôi tôm thêm khoảng 100ha và hướng đến

mục tiêu đạt diện tích lên 450-500 ha vào năm 2025 (tương ứng đạt tỷ lệ tự chủ khoảng 50%) chủ động

kiểm soát giá thành sản xuất trong bối cảnh diễn ra cạnh tranh gay gắt nguồn tôm nguyên liệu trên thị

trường giữa các doanh nghiệp. Nhờ các vùng nuôi của Công ty đều sở hữu các chứng nhận quốc tế về an

toàn thực phẩm, do đó, chất lượng tôm từ vùng nuôi của FMC đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về vệ sinh và

truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu Châu Âu, Mỹ và Nhật.

Nâng cao năng lực sản xuất thông qua đầu tư xây dựng hai nhà máy mới, tăng gấp đôi công suất so với

hiện tại, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022.

FMC dự kiến đầu tư mở rộng xây dựng nhà máy thủy sản Sao Ta, với công suất 15.000 tấn thành

phẩm/năm, tăng thêm khoảng 50% công suất so với các nhà máy hiện tại với tổng số vốn đầu tư là khoảng

200-250 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022. Nhà máy mới được định hướng sẽ tập trung

chế biến các sản phẩm tôm cao cấp, chủ yếu phục vụ thị trường EU – thị trường mà tôm Việt Nam có

nhiều lợi thế nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA. Trong năm 2020, sản lượng chế biến

của công ty đã tăng hơn 20% yoy, gần hết ngưỡng công suất thiết bị. Hai nhà máy chế biến đang triển khai

xây dựng sẽ phát huy tác dụng từ năm 2022.

Đầu tư xây dựng thêm một nhà máy chế biến tôm Tam An tại công ty con Khang An Foods với công

suất 5.000 tấn thành phẩm/năm, nhằm tranh thủ các lợi thế hiện hữu để gia tăng doanh thu xuất khẩu sản

phẩm tôm tại công ty này. Chúng tôi kỳ vọng, giai đoạn kể từ năm 2022, khi hai nhà máy chế biến tôm Sao

Ta và Tam An với tổng công suất 20.000 tấn thành phẩm/năm đi vào hoạt động, nâng tổng công suất lên

50.000 tấn thành phẩm/năm, quy mô doanh thu mỗi năm của FMC sẽ tăng lên khoảng 5.000-7.000 tỷ đồng

(hiện tại khoảng 4.000 tỷ đồng).

Tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA tại thị trường EU.

Định giá

Cơ sở giả định

(1) Sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 19.310 tấn với giá bán tăng 5% yoy.

(2) Sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 1.297 tấn với giá bán tăng 2% yoy.

(3) BLNG được cải thiện lên mức 5,6% nhờ gia tăng tỷ lệ tự chủ vùng nuôi và kỳ vọng giá xuất khẩu

tăng.

Khuyến nghị

Chúng tôi khuyến nghị FMC cho mục tiêu trung và dài hạn nhờ vào (i) tỷ trọng hưởng lợi tại thị trường

EU tương đối cao (dao động ~27%-30%); (ii) việc duy trì tỷ trọng cân bằng tại các thị trường chính được

cho là lợi thế của doanh nghiệp trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chính vẫn chưa thực sự

ổn định. Chúng tôi dự phóng KQKD của FMC trong năm 2021F với DTT đạt 5.078 tỷ đồng (+15% yoy),

LNST đạt 286,17 tỷ đồng (+26,64% yoy), tương đương với EPS đạt 5.835 đồng/CP. Sử dụng phương

pháp định giá Chiết khấu dòng tiền và So sánh tương đối, VCBS ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu

FMC là 42.981 đồng/CP và giữ quan điểm KHẢ QUAN trong trung và dài hạn với cổ phiếu FMC.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ (UpCOM)

Tình hình hoạt động kinh doanh

KQKD: Theo chia sẻ của BLĐ công ty trong ĐHCĐ, trong T5.2021 Công ty đãký được 13.043 tấn tôm,

tương đương tổng giá trị 150 triệu USD. Tính đến ngày 16.06.2021, công ty đã ký thêm được 3.500 tấn,

tương ứng giá trị 45 triệu USD.

MPC – KHẢ QUAN

Page 11: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 10

Nguồn: MPC

Triển vọng- Dự phóng –Định giá

Hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA khi được hưởng lợi thế về thuế xuất khẩu tôm vào thị trường EU ( thị

trường hiện đang đóng góp khoảng 13% trong giá trị xuất khẩu của MPC).

Bước đầu của kế hoạch làm chủ nguồn nguyên liệu sạch, thông qua:

(i) Nâng cao các khu vực nuôi truyền thống với “Công nghệ 2-3-4” giúp tăng sản lượng và nâng cao chất

lượng nguồn nguyên liệu.

(ii) Xây dựng khu sản xuất tôm sú và tôm thẻ chân trắng bố mẹ thích nghi, kháng bệnh lớn nhanh cùng

khu sản xuất tôm giống chất lượng cao ở tỉnh Ninh Thuận kết hợp khu sản xuất con dời và tảo làm

thức ăn cho tôm.

(iii) Kết hợp công nghệ AI và nền tảng Blockchain để xây dựng một ứng dụng di động thông minh

(Mobile app) để quản lý nuôi tôm...

Theo đó, công ty kế hoạch đến năm 2022 có thể nâng tỷ lệ tự chủ lên 30% 70% (vào năm 2025) và

100% (vào năm 2030).

Định giá

Cơ sở giả định

1) Sản lượng xuất khẩu đạt 61.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt 672,4 triệu USD.

2) Chi phí vận tải gây áp lực lên BLNG tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng giá bán trung bình đạt 11 USD/kg

và việc nâng cao các vùng nuôi truyền thống giúp công ty gia tăng được sản lượng, qua đó cải thiện

BLNG lên mức 5,0% (năm 2020 đạt 4,7%).

Khuyến nghị

Chúng tôi cho rằng việc duy trì tỷ trọng cân bằng tại các thị trường chính và chú trọng vào chất lượng

tôm giống là động lực tăng trưởng cho MPC trong thời gian tới. Chúng tôi dự phóng KQKD của VHC

trong năm 2021F với DTT đạt 15.465 tỷ đồng (+7,9% yoy), LNST đạt 771,5 tỷ đồng (+15,43% yoy),

tương đương với EPS đạt 3.792 đồng/CP. Sử dụng phương pháp định giá Chiết khấu dòng tiền và So sánh

tương đối, VCBS ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu MPC là 42.324 đồng/CP và giữ quan điểm KHẢ

QUAN trong trung và dài hạn với cổ phiếu MPC.

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2017 2018 2019 2020

Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm

Sản phẩm tươi Sản phẩm hấp Sản phẩm GTGT

25,35%

24,47%

13,24%

13,00%

23,93%

Cơ cấu doanh thu theo thị trường của

MPC năm 2020

Mỹ

Nhật

Canada

Khối EU

Khác

Page 12: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 11

CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN (HOSE)

Tình hình hoạt động kinh doanh

KQKD: Kết thúc 5T.2021, VHC ghi nhận DTT đạt 3.391 tỷ đồng (+26,42% yoy). Trong đó, T5.2021,

mảng cá tra và phụ phẩm ghi nhận sư tăng trưởng mạnh, lần lượt là 46% yoy và 51% yoy. Trong khi thị

trường châu Âu giảm hơn 20%yoy, Trung quốc cũng ghi nhận tăng nhẹ (+9% yoy) thì thị trường Mỹ cho

thấy sự hồi phục mạnh, đạt 314 tỷ đồng (+188% yoy).

Kết quả kinh doanh của SGC trong T5.2021 ghi nhận sự sụt giảm ở mảng phồng tôm và gạo, lần lượt là -

15% mom và -25% mom do tiêu thụ tại thị trường châu Âu tăng nhẹ nhưng tình hình tiêu thụ trong nước

kém khả quan, giảm mạnh 53% mom.

Nguồn: VHC

Hưởng lợi khi thị trường Mỹ hồi phục trở lại nhờ duy trì vị thế top đầu doanh nghiệp xuất khẩu cá

tra lớn nhất Việt nam. Trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ, VHC đóng

góp 53% và thị trường này cũng chiếm 54% trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu của VHC năm 2019. Kỳ

vọng khi thị trường Mỹ tăng nhập hàng tồn kho từ cuối 4Q.2020 và đầu năm 2021 trong kịch bản thị

trường thế giới ổn định trở lại, đặc biệt là kênh nhà hàng, khách sạn (hiện đang chiếm khoảng 60% doanh

thu xuất khẩu của VHC tại thị trường Mỹ).

Dựa trên quan sát về số lượng đơn hàng cho Q2/2021, VHC cho biết nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ đang cho thấy

dấu hiệu phục hồi theo quan sát về số lượng đơn hàng cho 2Q.2021. Thị trường Mỹ thường có giá bán tốt

hơn so với thị trường Trung Quốc, do vậy kì vọng mức phục hồi của thị trường Mỹ sẽ phần nào cải thiện

biên lợi nhuận gộp của mảng cá fillet trong các tháng tới.

Đẩy mạnh đầu tư trong năm 2021. Dự kiến capex trong năm nay khoảng 1.300 tỷ đồng : (1) xây dựng

nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại giống, sở hữu đất cho khu liên hợp nông nghiệp-thủy sản công nghệ cao

(khoảng 700 tỷ đồng), (2) cải tạo nhà máy tại Thanh Bình và Thực phẩm Vĩnh Phước (200 tỷ đồng), (3)

đầu tư khác (400 tỷ đồng). VHC có chiến lược trở thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn bao gồm sản phẩm

cá, trái cây, collagen & gelatin, v.v.; vì vậy trong tương lai, doanh nghiệp dự kiến mỗi năm sẽ đầu tư

khoảng 1.000 tỷ đồng thực hiện chiến lược trên, với nguồn vốn chủ yếu từ khoản vay.

VHC gần đây đã mua lại 49,89% cổ phần của công ty Sa Giang (HNX: SGC) từ SCIC với tổng vốn đầu tư

là 37,7 tỷ đồng. Sagimex là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu bánh phồng tôm từ năm 1960 với tổng

công suất 200 tấn/năm. Điều này cho thấy động thái của VHC trong việc phát triển mảng sản phẩm giá trị

gia tăng

0

500

1000

1500

2000

2500

Cá tra Phụ

phẩm

C&G Sản phẩm

GTGT

SGC Khác

Cơ cấu doanh thu theo mảng kinh doanh

5T.2020 5T.2021

0

500

1000

1500

Mỹ Châu Âu Trung quốc Khác

Cơ cấu doanh thu theo thị trường

5T.2020 5T.2021

VHC – KHẢ QUAN

Page 13: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 12

Tiếp tục duy trì lợi thế tại thị trường Mỹ khi mức thuế chính thức được giữ nguyên là 0 USD/kg.

Ngày 28/06/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế

chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với sản phẩm cá tra, dựa trên dữ liệu đánh giá trong giai đoạn từ

01/08/2018 tới 31/07/2019. Theo đó, VHC sẽ được nhận mức thuế ưu đãi 0,00 USD/kg cho sản phẩm cá

tra, thấp hơn mức trong kết quả sơ bộ hồi tháng 12 năm ngoái (0,09 USD/kg). Với múc thuế này VHC tiếp

tục duy trì khả năng cạnh tranh trong ngắn hạn tại thị trường Mỹ.

Định giá

Cơ sở giả định

(1) Sản lượng xuất khẩu tại thị trường Mỹ tăng trưởng 26% yoy, thị trường Trung quốc tăng trưởng 5%

yoy, thị trường châu Âu giảm 8% yoy.

(2) Mảng collagen và gelatin dự kiến sẽ tăng trưởng 7,2% yoy với giá bán tăng 5% nhờ các sản phẩm

mới. Mảng collagen và gelatin tạm thời có mức tăng trưởng khá khiêm tốn so với mức tăng của năm

ngoái do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gelatin tương đối khó khăn tại thời điểm này do một số khách hàng

chuyển sang sử dụng các dòng sản phẩm gelatin có nguồn gốc từ gà, lợn để tiết kiệm chi phí. Chúng tôi

dự kiến tăng trưởng 10% yoy, trong đó giá bán tăng 5% nhờ đóng góp của các sản phẩm mới.

(3) BLNG của VHC trong năm 2021 dự kiến sẽ tăng lên và đạt 17,4% nhờ các sản phẩm giá trị gia tăng

mới.

Khuyến nghị

Tận dụng ưu thế là một trong những doanh nghiệp thủy sản đầu ngành, chúng tôi kỳ vọng VHC sẽ được

hưởng lợi khi thị trường trong và ngoài nước hồi phục trở lại, đặc biệt là thị trường Mỹ trong những

tháng tới. Chúng tôi dự phóng KQKD của VHC trong năm 2021F với DTT đạt 7.927 tỷ đồng (+12,7%

yoy), LNST đạt 816,4 tỷ đồng (+15,83% yoy), tương đương với EPS đạt 4.288 đồng/CP. Sử dụng

phương pháp định giá Chiết khấu dòng tiền và So sánh tương đối, VCBS ước tính giá trị hợp lý của cổ

phiếu VHC là 48.810 đồng/CP và giữ quan điểm KHẢ QUAN trong trung và dài hạn với cổ phiếu

VHC.

CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT (HOSE)

Tình hình hoạt động kinh doanh

KQKD: Kết thúc 1Q.2021, ANV ghi nhận DTT đạt 3.391 tỷ đồng (+26,42% yoy). Trong đó, T5.2021,

mảng cá tra và phụ phẩm ghi nhận sư tăng trưởng mạnh, lần lượt là 46% yoy và 51% yoy. Trong khi thị

trường châu Âu giảm hơn 20%yoy, Trung quốc cũng ghi nhận tăng nhẹ (+9% yoy) thì thị trường Mỹ cho

thấy sự hồi phục mạnh, đạt 314 tỷ đồng (+188% yoy).

-

1.000

2.000

3.000

4.000

Thành

phẩm

đông lạnh

Thành

phẩm

chá cá

Phụ

phẩm

Thức ăn Cá

nguyên

liệu

Điện mặt

trời

Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm

2017 2018 2019 2020

-

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

2017 2018 2019 2020

Cơ cấu doanh thu theo thị trường

xuất khẩu trong nước

ANV – NẮM GIỮ

Page 14: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 13

Việc tự chủ 100% nguyên liệu giúp công ty kiểm soát chi phí đầu vào trước bối cảnh biến động giá

cá nguyên vật liệu. Vùng nuôi Bình Phú có diện tích khoảng 600ha, với 224 ao cá thịt và 64 ao cá giống,

giúp công ty gia tăng tính hiệu quả của chuỗi sản xuất khép kín, tạo động lực tăng trưởng trong tương lai.

Mảng năng lượng điện mặt trời đóng góp doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như giúp

cải thiện chi phí đầu vào.

Năm 2021, Điện mặt trời áp mái được dự đoán sẽ là 1 trong những động lực tăng trưởng của ANV trong

2021, dự án được chia ra làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 đã hoàn thành 53 MW điện áp mái (mức giá là 1.943đ/kwh, tương đương 8,38cent/1kwh).

- Giai đoạn 2 , ANV sẽ đầu tư 150MW tại trang trại Bình Phú, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021

và giá bán điện sẽ theo cơ chế đấu thầu cạnh tranh.

Ưu thế trong dài hạn tại thị trường Mỹ với mức thuế chống bán phá giá áp dụng 0%

Ngày 28/06/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế

chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với sản phẩm cá tra, dựa trên dữ liệu đánh giá trong giai đoạn từ

01/08/2018 tới 31/07/2019. Theo đó, ANV sẽ được nhận mức thuế ưu đãi 0,00 USD/kg cho sản phẩm cá

tra, thấp hơn mức trong kết quả sơ bộ hồi tháng 12 năm ngoái (0,09 USD/kg) và kỳ đánh giá POR 15 là

0,69 USD/kg. Thị trường Mỹ được coi là đầy tiềm năng với giá xuất khẩu cao hơn các thị trường khác, tạo

động lực để ANV quay lại thị trường Mỹ trong năm nay sau khi rời thị trường này vào năm 2014. Tuy

nhiên chúng tôi cho rằng đóng góp từ hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của ANV trong năm nay sẽ chưa lớn

do cần thời gian để khai thác hiệu quả thị trường này.

Định giá:

Cơ sở giả định:

(1) Sản lượng xuất khẩu tại thị trường Trung quốc & Hồng kông và EU tăng trưởng lần lượt là 5% yoy

và 3% yoy.

(2) Dự phóng dự án điện mặt trời sẽ đóng góp trong năm 2021F và 2022F lần lượt là 10,5 tỷ đồng và

21,4 tỷ đồng.

(3) BLNG được nâng lên mức 6.4% nhờ sự đóng góp của vùng nuôi Bình Phú.

Khuyến nghị

Với ưu thế tự chủ nguyên liệu 100% trong bối cảnh biến động giá nguyên vật liệu và sự hồi phục tại của

thị trường xuất khẩu, chúng tôi dự phóng KQKD của ANV trong năm 2021F với DTT đạt 4.209tỷ đồng

(+22,4% yoy), LNST đạt 268,1 tỷ đồng (+32,6% yoy), tương đương với EPS đạt 2.102 đồng/CP. Sử

dụng phương pháp định giá Chiết khấu dòng tiền và So sánh tương đối, VCBS ước tính giá trị hợp lý

của cổ phiếu ANV là 36.357 đồng/CP. Do mức giá hiện tại của ANV đã tiệm cần đến giá mục tiêu của

VCBS nên chúng tôi khuyến nghị Nắm giữ đối với trong trung và dài hạn với cổ phiếu ANV.

Page 15: BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN 5T

BÁO CÁO CẬP NHẬT NGÀNH THỦY SẢN

VCBS Research Department Page | 19

Báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài

chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VCBS hay

các đơn vị/thành viên liên quan đến VCBS. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo. VCBS không chịu bất kỳ

trách nhiệm nào trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên

nhân chủ quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, VCBS không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong

báo cáo phân tích cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.

Báo cáo này thuộc bản quyền của VCBS. Mọi hành động sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo và/hoặc xuất bản mà không có sự

cho phép bằng văn bản của VCBS đều bị nghiêm cấm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Mọi thông tin liên quan đến báo cáo trên, xin quý khách vui lòng liên hệ:

Trần Minh Hoàng Lê Đức Quang, CFA Nguyễn Thị Thùy Dung

Trưởng phòng Phân tích Nghiên cứu

[email protected]

Trưởng nhóm Phân tích Ngành & DN

[email protected]

Chuyên viên phân tích

[email protected]

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK

http://www.vcbs.com.vn

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG