29
ng dng phân tích không gian trong lp quy hoch sdng đất tích hp và l ng ghép đa lợi ích vào kế hoch REDD+ cp tnh CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD Báo cáo hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Hi tho và phiên làm vic kthut được tchc nhm thúc đy shp tác trong khu vc vlp quy hoch REDD+ gia các nước trong khu vc tiu vùng hlưu sông Mê Kông Tngày 2 đến ngày 6/10, Hà Ni và Xuân Mai Soạn bởi Charlotte Hicks (UNEP-WCMC) Corinna Ravilious (UNEP-WCMC) Nguyễn Thanh Phương (UN Environment / UN-REDD Viet Nam)

Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

Ứng dụng phân tích không gian trong lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp và lồng ghép đa lợi ích vào kế hoạch REDD+ cấp tỉnh

CHƯƠNG TRÌNH UN-REDD

Báo cáo hội thảo chia sẻ kinh nghiệm

Hội thảo và phiên làm việc kỹ thuật được

tổ chức nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong

khu vực về lập quy hoạch REDD+ giữa các

nước trong khu vực tiểu vùng hạ lưu sông

Mê Kông

Từ ngày 2 đến ngày 6/10, Hà Nội và Xuân Mai

Soạn bởi Charlotte Hicks (UNEP-WCMC)

Corinna Ravilious (UNEP-WCMC)

Nguyễn Thanh Phương (UN Environment / UN-REDD Viet Nam)

Page 2: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

Hội thảo và các phiên làm việc kỹ thuật được mô tả trong báo cáo này được tổ chức và thực hiện với sự hợp tác của Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Hợp tác Phát triển CHLB Đức (GIZ), Viện Sinh thái rừng và Môi trường (IFEE) và Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP-WCMC trong vai trò thay mặt Chương trình UN-REDD toàn cầu).

Bắt đầu đi vào thực hiện từ năm 2013, Giai đoạn II của Chương trình UN-REDD Việt Nam kế thừa những thành quả chính của Giai đoạn I (2009-2012). Được thiết kế để giảm phát thải tại 6 tỉnh, phối hợp với chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã, cộng đồng địa phương và khu vực tư nhân, Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II hướng đến mục tiêu “Nâng cao khả năng của Việt Nam để có thể hưởng lợi từ các khoản chi trả dựa trên kết quả trong tương lai cho REDD+ và hỗ trợ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”. Chương trình UN-REDD là một “Chương trình hợp tác của Liên Hợp Quốc về giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) ở các nước đang phát triển”. Được khởi động năm 2008 và xây dựng dựa trên vai trò chức năng và chuyên môn của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Chương trình cung cấp hỗ trợ cho tiến trình thực hiện REDD+ của các quốc gia và thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa và được thông tin đầy đủ của tất cả các bên liên quan, bao gồm cộng đồng người dân bản địa và sống phụ thuộc vào rừng, trong quá trình thực hiện REDD+. Chương trình UN-REDD cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thông qua Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP-WCMC) cho hội thảo lần này. UNEP-WCMC là một trung tâm chuyên về đánh giá đa dạng sinh học của UNEP, tổ chức liên chính phủ về môi trường hàng đầu thế giới. Tính đến nay, trung tâm đã có hơn 35 năm hoạt động trong cả lĩnh vực nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách thực tiễn.

Bản quyền 2017 Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

Báo cáo này có thể được tái bản vì mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận mà không cần phải xin phép miễn là phải thừa nhận nguồn gốc của báo cáo. Sử dụng lại bất kỳ biểu số liệu nào trong báo cáo này thì phải xin phép bên nắm bản quyền gốc của báo cáo. Không được kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích thương mại báo cáo này mà không xin phép Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc bằng văn bản. Hồ sơ xin cấp phép, gồm thư nói rõ mục đích và mức độ, quy mô tái bản, phải được gửi đến Giám đốc Trung tâm UNEP-WCMC, số 219 đường Huntingdon, Cambridge, CB3 0DL, Vương quốc Anh.

Nội dung của báo cáo này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, các tổ chức có đóng góp hoặc người biên tập. Thiết kế và trình bày trong báo cáo này cũng không mang bất kỳ một ẩn ý bày tỏ một quan điểm nào của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc hoặc các tổ chức có đóng góp, người biên tập hoặc nhà xuất bản liên quan đến tình trạng pháp lý của bất kỳ một quốc gia, lãnh thổ, khu vực thành thị hoặc quyền kiểm soát khu vực thành thị đó hoặc liên quan đến việc phân định mặt trận hoặc biên giới hoặc định tên gọi, mặt trận hoặc biên giới. Việc đề cập tên một tổ chức hoặc sản phẩm thương mại trong báo cáo này không mang ẩn ý chúng được chứng thực / thừa nhận bởi Chương trình Môi trường LHQ.

Nếu độc giả có bất kỳ ý kiến góp ý nào về báo cáo này, xin gửi các ý kiến đó đến ông Nguyễn Thanh Phương qua địa chỉ email: [email protected]

Trích dẫn được khuyến nghị: Hicks, C., Ravilious, C. và Nguyen Thanh, P. (2017). Ứng dụng phân tích không gian trong lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp và lồng ghép đa mục đích vào lập kế hoạch REDD+. Báo cáo sự kiện chia sẻ kinh nghiệm nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực về REDD+ giữa các nước ở tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông. Báo cáo được xây dựng theo sự uỷ quyền của Chương trình UN-REDD. Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới của Chương trình Môi trường LHQ, Cambridge, Vương quốc Anh.

Lời cảm ơn: Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GIZ Việt Nam, IFEE và Ban quản lý Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, và những người đã tham gia vào sự kiện chia sẻ kinh nghiệm này cho những đóng góp và thông tin. Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của Lera Miles và Miriam Guth (UNEP-WCMC).

Chương trình Môi trường LHQ

khuyến khích các thực hành có lợi

cho môi trường trên toàn cầu và

chính trong các hoạt động của tổ

chức. Chính sách phát hành của

chúng tôi nhắm đến mục tiêu giảm

dấu vết các bon.

Page 3: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

4

Mục lục

Giới thiệu .................................................................................................................................................... 6

Tổng quan ................................................................................................................................................ 6

Bối cảnh ................................................................................................................................................... 6

Phần 1 – Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ...................................................................................................... 8

Phần 2 – Phiên làm việc kỹ thuật ............................................................................................................. 11

1. Ngày 1 ................................................................................................................................................ 11

1.1 Giới thiệu về phiên làm việc ...................................................................................................... 11

1.2 Thông tin cơ sở cho phiên làm việc kỹ thuật ............................................................................. 13

1.3 Áp dụng tiến trình phân tích không gian để lập bản đồ các áp lực và các nguy cơ đối với rừng

……………………………………………………………………………………………………………………………………………..14

2. Ngày 2 ................................................................................................................................................ 16

2.1 Ứng dụng tiến trình phân tích không gian vào lập bản đồ các lợi ích tiềm năng ...................... 16

3. Ngày 3 ................................................................................................................................................ 19

3.1. Đi thực địa tại Vườn quốc gia Ba Vì ........................................................................................... 19

3.2 Bài tập GPS trên núi Luốt (khu vực rừng thuộc VNUF) .............................................................. 19

4. Ngày 4 ................................................................................................................................................ 20

4.1 Xác định các địa điểm ưu tiên cho REDD+ ................................................................................. 20

4.2 Phiên hướng dẫn tăng cường .................................................................................................... 22

4.3 Phiên bế mạc ............................................................................................................................. 23

5. Bước tiếp theo và nguồn lực bổ sung .............................................................................................. 24

Phụ lục 1 – Chương trình Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm ......................................................................... 25

Phụ lục 2 – Chương trình Phiên làm việc kỹ thuật .................................................................................. 26

Phụ lục 3 – Danh sách đại biểu tham dự Phiên làm việc kỹ thuật .......................................................... 28

Phụ lục 4 – Tóm tắt kết quả khảo sát phản hồi ....................................................................................... 30

Page 4: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

5

Danh mục các từ viết tắt

CIAT Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế

EbA Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái

FAO Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc

GHG Khí nhà kính

GIS Hệ thống thông tin địa lý

GIZ Tổ chức Hợp tác Phát triển CHLB Đức

GPS Hệ thống định vị toàn cầu

IFEE Viện sinh thái rừng và Môi trường

INDC Cam kết do quốc gia tự quyết định tạm thời

ITP-SEA Chương trình tập huấn quốc tế - Đánh giá môi trường chiến lược

ISPONRE Viên Chiên lươc Chinh sach Tai nguyên va Môi trương

IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

KBA Khu vực đa dạng sinh học cốt lõi

LMB Lưu vực hạ lưu sông Mê Kông

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

NGO Tô chưc Phi chinh phu

NRAP Chương trình hành động REDD+ quốc gia

PAMs Chính sách và giải pháp

PDR Cộng hoà dân chủ nhân dân

PFES Chi trả dịch vụ môi trường rừng

PRAP Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh

REDD+ Giảm phát thải khí nhà kinh thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và

suy thoái rừng, bảo tồn trữ lực các bon rừng, quản lý bền vững tài

nguyên rừng và nâng cao trữ lượng các bon rừng

SEA Đánh giá môi trường chiến lược

SRD Trung tâm phát triển nông thôn bền vững

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UN Environment Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

UNEP-WCMC Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới của UNEP

UN-REDD Programme Chương trình hợp tác của Liên Hợp Quốc về giảm phát thải khí nhà

kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) ở các nước đang phát

triển

VFD Chư ơng tr ình rừng và Đồng bằng Việt Nam

VNUF Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam

VUPDA Hôi Quy hoach Phat triên Đô thi Viêt Nam

WWF Quỹ Môi trường toàn cầu

Page 5: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

6

Giới thiệu

Tổng quan

Báo cáo trình bày các thông điệp và kết quả chính của một sự kiện chia sẻ kinh nghiệm được tổ chức nhằm

mục tiêu thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước ở tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông và xây dựng

năng lực về các công cụ và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp. Sự kiện này cũng đặt trọng

tâm đến việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào trong việc lập quy hoạch và xây

dựng kế hoạch REDD+ ở cấp địa phương. Sự kiện chia sẻ kinh nghiệm gồm 02 phần:

1) Một hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về các công cụ và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất

tích hợp và xây dựng kế hoạch REDD+ ở cấp tỉnh tại Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2017;

2) Một phiên làm việc kỹ thuật về các công cụ và phương pháp lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp

và lồng ghép đa lợi ích vào kế hoạch REDD+ cấp tỉnh tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam,

Xuân Mai, từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 10 năm 2017.

Bối cảnh

Thoả thuận Paris ghi nhận tầm quan trọng của lĩnh vực sử dụng đất trong vai trò hỗ trợ cho các nỗ lực

toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu khí hậu. Nhiều quốc gia đã đưa lâm nghiệp và/hoặc nông nghiệp

vào trong báo cáo đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC) bởi lượng phát thải khí nhà kính

(GHG) của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và các lĩnh vực sử dụng đất khác hiện đã chiếm ¼ tổng lượng

phát thải toàn cầu. Quy hoạch sử dụng đất là một tiến trình đặt ra các mục tiêu, xác định những hoạt

động nên thực hiện để đạt được các mục tiêu đó và địa bàn triển khai những hoạt động này trên một

tổng thể cảnh quan.

REDD+, được định nghĩa là Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy

thoái rừng cộng với vai trò của bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên

rừng, là một sáng kiến toàn cầu nhằm khuyến khích các nước đang phát triển đóng góp cho nỗ lực giảm

thiểu biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động của ngành lâm nghiệp và lĩnh vực sử dụng đất. Triển khai

thực hiện chiến lược REDD+ quốc gia thông qua việc lập quy hoạch sử dụng đất hiện đang ngày càng được

xem như là một giải pháp hỗ trợ cho các chiến lược phá triển phát thải thấp ở cấp độ cảnh quan. Thông

qua việc hài hoà hoá các nỗ lực ở cấp tỉnh hoặc cảnh quan, mối quan hệ tương hỗ giữa tiềm năng giảm

thiểu biến đổi khí hậu của REDD+ và các sáng kiến phát triển khác sẽ có thể được hiện thực hoá.

Việt Nam hiện đã bước sang giai đoạn thực hiện của Chương trình REDD+. Thông qua Chương trình hành

động REDD+ quốc gia (NRAP), trong giai đoạn 2012 – 2016, Việt Nam đã áp dụng phương pháp tiếp cận ở

cấp địa phương, cho xây dựng các Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) cụ thể hóa các chính sách

và giải pháp REDD+ (PAM) để giải quyết các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng cụ thể ở từng

địa phương cũng như các rào cản đối với các hoạt động tăng cường trữ lượng các bon rừng. PRAP của

một số tỉnh đã được xây dựng thông qua việc sử dụng nhiều công cụ và phương pháp như các hội thảo

có sự tham gia về “lý thuyết thay đổi”, phân tích không gian và lập bản đồ có sự tham gia, và phân tích lợi

ích và rủi ro. Tính đến cuối năm 2016, đã có hơn 10 tỉnh ở Việt Nam đã xây dựng và phê duyệt PRAP.

Kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và thực hiện REDD+ ở Việt Nam và trong khu vực đã cho thấy rằng

REDD+ cần phải đặt trong bối cảnh khởi xướng hoặc thúc đẩy một sự chuyển đổi về cách mà rừng được

nhìn nhận và quản lý rừng. Các biện pháp can thiệp không thể chỉ giới hạn trong ngành lâm nghiệp mà

cần phải xem xét đến tất cả các hoạt động sử dụng đất và rừng khác, các yếu tố chính sách, kinh tế xã hội

cũng như một số các yếu tố khác sẽ là động lực tạo nên sự thay đổi nói trên, và cả sự đánh đổi có thể xảy

ra giữa các mục tiêu và lĩnh vực khác nhau trong cùng một cảnh quan. REDD+ cần phải có được một vị trí

Page 6: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

7

vững chắc trong tầm nhìn chung của sự phát triển bền vững và/hoặc xanh của một quốc gia.

Những điểm cần phải quan tâm đến đó đã được phản ánh trong NRAP sửa đổi của Việt Nam được phê

duyệt hồi tháng 4/2017 với mục tiêu “hỗ trợ việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất tích hợp ở cấp tỉnh (và

quy hoạch sử dụng đất có liên quan) với sự tham gia có hiệu quả của các bên liên quan nhằm cân bằng

các mục tiêu về rừng và của các ngành khác”. Thêm vào đó, Luật Quy hoạch mới được thông qua của Việt

Nam, một khi chính thức có hiệu lực, sẽ tạo nên những thay đổi căn bản trong tiến trình lập quy hoạch,

yêu cầu phải áp dụng phương pháp tích hợp trong lập quy hoạch sử dụng đất. Việt Nam không phải là

quốc gia duy nhất thực hiện cải cách trong lĩnh vực quy hoạch. Trong khu vực, ứng dụng phương pháp

quy hoạch sử dụng đất tích hợp cũng đang ngày được quan tâm nhằm mục tiêu hài hoà hoá các mục tiêu

và chức năng trong cảnh quan – vì các tác động môi trường, xã hội và kinh tế - đồng thời xác định và giảm

thiểu tối đa những sự đánh đổi giữa chúng.

Page 7: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

8

Phần 1 – Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về các công cụ và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp và xây

dựng kế hoạch REDD+ cấp tỉnhdiễn ra trong một ngày và do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), GIZ và Chương

trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II phối hợp tổ chức ngày 02/10/2017. Tham gia hội thảo có hơn 80 đại

biểu (16 nữ) đến từ các bộ ngành như MPI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD); Bộ Tài

nguyên và Môi trường (MONRE); các viện nghiên cứu như Viện Chiến lược và Chính sách tài nguyên môi

trường (ISPONRE) và Viện chiến lược phát triển (SDI); Hiệp hội Quy hoạch và phát triển nông thôn Việt

Nam (VUPDA); và các tổ chức xã hội dân sự như WWF và Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD)

và các tổ chức, các dự án quốc tế như Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh thái rừng và dịch

vụ hệ sinh thái ở Việt Nam GIZ-MARD và Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD). Hội thảo còn có sự

tham gia của các đại biểu đến từ các quốc trong tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông như Cambodia, Lào và

Myanmar.

Các mục tiêu của hội thảo:

Xây dựng nhận thức cho các nhà quản lý và quy hoạch về lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp và

lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào khung quy hoạch.

Giới thiệu các công cụ và phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp và phương pháp lồng

ghép các dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào quy hoạch.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc gia và quốc tế cũng như các thực hành tốt trong lĩnh vực này.

Xác định các nhu cầu và cơ hội trong bối cảnh quốc gia để thể chế hoá và triển khai lập quy hoạch

sử dụng đất tích hợp và lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu, xác định các bước đi

tiếp theo.

Chương trình chi tiết của hội thảo ở Phụ lục 1. Các bài trình bày tại hội thảo gồm giới thiệu về lồng ghép

dịch vụ hệ sinh thái vào quy hoạch, định giá hệ sinh thái, vai trò của phân tích không gian trong lập quy

hoạch sử dụng đất tích hợp, dự thảo Luật quy hoạch của Việt Nam, và một số trường hợp nghiên cứu

điển hình của Việt Nam và một số quốc gia khác trong khu vực.

Hội thảo bao gồm nhiều phiên thảo luận:

Phiên thảo luận với các diễn giả chia sẻ kinh nghiệm khu vực và quốc tế về lồng ghép dịch vụ hệ

sinh thái và biến đổi khí hậu vào công tác quy hoạch

Phiên thăm quan triển lãm và thảo luận (World café) được thiết kế để cho các đại biểu tham gia

hội thảo tham quan triển lãm và trình bày về 6 nhóm công cụ/phương pháp lập quy hoạch sử

dụng đất tích hợp và lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào công tác quy hoạch,

gồm:

o Phương pháp chồng xếp bản đồ sử dụng các lớp bản đồ trong suốt để đánh giá đa lĩnh

vực và mục tiêu trong một cảnh quan (Chương trình UN-REDD/UNEP-WCMC)

o Công cụ định giá dịch vụ hệ sinh thái - Dự án ValuES (GIZ)

o Bản đồ hệ sinh thái và Terra-i (CIAT)

o Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) (UNDP/ITP-SEA)

o Thích ứng dựa trên hệ sinh thái (EbA) (GIZ)

o Ứng dụng công cụ InVest ở Việt Nam (ISPONRE)

Sau cùng là phiên thảo luận nhóm về những thách thức và cơ hội cũng như hướng đi nhằm

khuyến khích lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp có cân nhắc đến các dịch vụ hệ sinh thái và biến

đổi khí hậu.

Page 8: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

9

Các thảo luận tại hội thảo đã đề cập đến nhiều vấn đề chính và đưa ra các khuyến nghị trong lĩnh vực

triển khai thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp và thúc đẩy việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái

và biến đổi khí hậu vào tiến trình quy hoạch. Các nội dung thảo luận được tóm tắt như sau:

Các thách thức / vấn đề chính:

Điểm mạnh và hạn chế của việc định giá hệ sinh thái: Định giá hệ sinh thái là một công cụ có tính hữu

ích rất cao. Công cụ này sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin/thảo luận các giá trị hệ sinh thái

và là một giải pháp để tích hợp nhiều giá trị hơn vào quá trình ra quyết định. Tuy nhiên, để tăng

cường việc ứng dụng phương pháp này, cần phải cân nhắc đến mục đích của việc định giá cũng như

nhu cầu và mối ưu tiên của các nhà quản lý và cách thức bổ sung các thông tin kinh tế bằng các loại

thông tin khác.

Các thách thức trong việc thúc đẩy hợp tác thực sự giữa các lĩnh vực: Nhiều rào cản đối với việc hợp

tác giữa các ngành khác nhau trên cùng khu vực cảnh quan đã được thảo luận và đề cập, bao gồm

những khó khăn trong chia sẻ số liệu, định hướng và mục tiêu chính sách khác nhau, và thiếu cơ chế

phối hợp.

Năng lực và hiểu biết về các vấn đề liên quan giữa các nhà hoạch định chính sách: Dù rằng đã có

nhiều tiến bộ đáng kể nhưng tình trạng thiếu hụt các kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về dịch vụ

hệ sinh thái, định giá, tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như một số vấn đề quan trọng

khác là vẫn còn tồn tại, đặc biệt ở cấp địa phương.

Thực hiện theo kế hoạch: Ngoài những thách thức trong việc lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp thì

cần phải điều hướng nguồn lực và tập trung vào việc thực hiện những quy hoạch đó ví dụ như thiết

lập khuôn khổ và nguồn lực để hỗ trợ tiến trình thực hiện dài lâu của quy hoạch.

Ảnh (Trên): Diễn đàn và phần hỏi đáp chung toàn thể; (Dưới): Các hoạt động trong phiên triển lãm (© GIZ)

Page 9: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

10

Các cơ hội / giải pháp chính:

Các cơ chế tăng cường sự phối hợp giữa các ngành: Để thực sự khuyến khích/thúc đẩy sự phối hợp,

cần thiết phải có áp lực hoặc cơ chế từ cấp cao yêu cầu các bộ/ cơ quan khác nhau phải chia sẻ thông

tin và hợp tác trong quy hoạch sử dụng đất.

Làm chậm tiến trình xây dựng chính sách và quy hoạch: Trong một vài quốc gia và một vài trường

hợp, để tăng cường chất lượng thực hiện về lâu về dài, chúng ta nên cân nhắc đưa vào giai đoạn thực

hiện thí điểm các chính sách và / hoặc quy hoạch mới trong quá trình xây dựng chính sách. Các dự án

thí điểm có thể được khuyến nghị cho các vùng/tỉnh có nguy cơ bị tổn thương môi trường cao

hoặc/và có tầm quan trọng về đa dạng sinh học.

Thúc đẩy xây dựng các kế hoạch tích hợp không gian: Lập kế hoạch tích hợp không gian, gồm kế

hoạch sử dụng đất, xem xét các dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu, có thể giúp giải quyết những

thách thức của sự phối hợp liên ngành như đã đề cập ở trên cũng như nâng cao nhận thức của các

bên liên quan về giá trị dịch vụ hệ sinh thái.

Xây dựng cơ chế kiểm tra và cân bằng giữa các ngành/bộ: Các cơ chế và tiến trình hỗ trợ cho việc

hợp tác giữa các bộ/ngành cần cân nhắc đến những sự mất cân bằng tiềm ẩn giữa các bộ/ngành ví

dụ như có một bộ hoặc một ngành nào đó trở nên “mạnh hơn” bộ ngành khác và do đó có thể gây

ảnh hưởng đến quá trình lập quy hoạch như tạo thuận lợi cho mục tiêu/mối quan tâm của bộ ngành

đó hơn.

Ảnh: Thảo luận nhóm (© GIZ)

Page 10: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

11

Phần 2 – Phiên làm việc kỹ thuật

Phiên làm việc kỹ thuật diễn ra từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 10 năm 2017 tại Viện sinh thái rừng và môi

trường (IFEE) thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VNUF) ở thị trấn Xuân Mai (chương trình làm

việc chi tiết tại Phụ lục 2).

Mục tiêu chính của phiên làm việc này bao gồm:

Cung cấp tập huấn kỹ thuật về phân tích không gian và các công cụ khác, đặc biệt là các công cụ

được thiết kế để hỗ trợ cho lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp và lồng ghép đa lợi ích vào công tác

lập kế hoạch REDD+ ở cấp địa phương;

Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm khu vực về lập kế hoạch không gian REDD+ giữa các nước

trong tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Tham gia phiên làm việc có 18 đại biểu (5 đại biểu nữ) đến từ Việt Nam, Cambodia, Lào và Myanmar (và

hai quan sát viên từ GIZ). Các đại biểu là đại diện cho cơ quan chính phủ về lâm nghiệp và bảo tồn, tổ

chức phi chính phủ và viện nghiên cứu (Danh sách đại biểu chi tiết có trong Phụ lục 3) với nền tảng và

kinh nghiệm khác nhau về phân tích không gian, từ những người hoàn toàn chưa có kiến thức về GIS đến

những người đã có kiến thức ở mức trung bình và cao. Mặc dù phần lớn các đại biểu đều chọn làm việc

trên ArcGIS nhưng họ cũng thực hiện một số hoạt động trên QGIS1 (một phần mềm mã nguồn mở). Tài

liệu tập huấn cho các bài tập thực hành được xây dựng cho cả hai loại phần mềm này.

Phiên làm việc tập trung vào việc giới thiệu các khái niệm cơ bản, thảo luận và thực hành các bài tập kỹ

thuật bổ trợ dựa trên tiến trình lập kế hoạch tích hợp điểm cho việc lập kế hoạch REDD+ ở cấp địa

phương, và xem xét cách thức mà các thông tin không gian có thể được đưa vào trong tiến trình này. Đại

biểu được học cách sử dụng phân tích không gian để hỗ trợ cho các bước này theo tiến trình như sau:

Hiểu và lập bản đồ về các áp lực và nguy cơ đối với rừng;

Xác định và lập bản đồ các lợi ích REDD+ được lựa chọn; và

Phương pháp xác định các khu vực / điểm ưu tiên cho các hoạt động REDD+

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được thực hành một số kỹ năng GPS cơ bản và đi thực tế tại Vườn quốc

gia Ba Vì để tìm hiểu về công tác quản lý rừng và hoạt động phát triển sinh kế ở trong và quanh vườn.

Phiên làm việc cũng dành những khoảng thời gian riêng cho các đại biểu thực hành các bài tập cụ thể

hoặc các vấn đề mà họ quan tâm cũng như làm việc trong nhóm nhỏ với các giảng viên. Thảo luận đối với

mỗi bước trong tiến trình xây dựng kế hoạch REDD+ đã mang đến cơ hội trao đổi kiến thức giữa các

nước.

1. Ngày 1

1.1 Giới thiệu về phiên làm việc

Tiếp sau lời chào mừng đến từ VNUF và hoạt động khởi động, phiên làm việc bắt đầu với bài trình bày của

bà Charlotte (UNEP-WCMC) về các công cụ hỗ trợ lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp. Phần trình bày tập

trung chủ yếu vào vai trò của phân tích không gian trong xây dựng kế hoạch REDD+ và giới thiệu tiến trình

lập kế hoạch và các công cụ hỗ trợ cho tiến trình này. Các hoạt động trong phiên làm việc được thiết kế

tương ứng với các giai đoạn khác nhau trong tiến trình lập kế hoạch REDD+.

1 http://www.qgis.org/en/site/

Page 11: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

12

Sau đó bà Lucy Emerton (GIZ) đã trình bày về chủ đề định giá dịch vụ hệ sinh thái, nhấn mạnh đến việc

định giá thấp hệ sinh thái là một rào cản lớn đối với lập quy hoạch sử dụng đất tích hợp có hiệu quả, và

cung cấp ví dụ về cách định giá hệ sinh thái đã được thực hiện trong một số dự án (bao gồm dự án ở Vườn

quốc gia Cát Tiên của Việt Nam). Bà Lucy nhấn mạnh đến một số vấn đề và thách thức như việc cố gắng

tính toán giá trị kinh tế cho một khía cạnh đa dạng sinh hoặc và dịch vụ hệ sinh thái nhất định có thể có

rất ít ý nghĩa đối với các nhà quản lý hay việc nhấn mạnh đến đa lợi ích và tránh các chi phí phát sinh do

suy thoái môi trường có thể là một công cụ rất mạnh.

Ảnh: Phần trình bày của bà Lucy Emerton (GIZ) (©UNEP-WCMC)

Ảnh (phải): Hoạt động phá băng, bắt đầu phiên làm việc. Ảnh (Trái): Giới thiệu quy trình công việc lập kế hoạch

(© UNEP-WCMC)

Page 12: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

13

1.2 Thông tin cơ sở cho phiên làm việc kỹ thuật

Sau các phần trình bày giới thiêu, bà Corinna (UNEP-WCMC) và ông Nguyễn Văn Thị (IFEE) cung cấp tài

liệu cho các đại biểu, kiểm tra phần mềm và trợ giúp đại biểu cài đặt “Hộp công cụ lập bản đồ đa lợi ích”

UN-REDD (xem Hộp 1 dưới đây). Sau đó, ông Thị đã giới thiệu tổng quan về dữ liệu phân tích không gian

của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là dữ liệu được sử dụng làm ví dụ cho các bài tập trong phiên làm việc, gồm:

Dữ liệu về thay đổi độ che phủ rừng 1995-2010 và 2010-2014

Dữ liệu về độ che phủ rừng của nhiều năm

Ba loại rừng (phòng hộ, sản xuất, đặc dụng)

Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Cơ sở hạ tầng hiện tại

Kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông

Điểm khai thác mỏ đã được lên kế hoạch

Tỉ lệ nghèo (cho từng xã)

Dân số (mật độ dân số cho các xã)

Hồ chứa thuỷ điện

Bà Corinna sau đó có giới thiệu các tập số liệu quốc tế bổ sung và nguồn tiếp cận trực tuyến của các số

liệu này:

Các vùng đa dạng sinh học chính (KBAs): http://datazone.birdlife.org/home

Danh sách đỏ các loài đang bị đe doạ của IUCN: http://www.iucnredlist.org/

Mô hình số độ cao và hồ chứa thuỷ điện (DEMs): http://hydrosheds.org/

Đập và hồ chứa: http://www.gwsp.org/products/grand-database/global-reservoir-and-dam-

grand-database-project.html

Cháy rừng: https://firms.modaps.eosdis.nasa.gov/download/

Baccini 2012 sinh khối trên mặt đất (không bao gồm sinh khối dưới mặt đất hoặc chuyển đổi

sang các bon): http://www.whrc.org/mapping/pantropical/carbondataset_form.htm

Saatchi 2011 sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, bể chứa các bon trên và dưới mặt

đất: http://carbon.jpl.nasa.gov/; http://carbon.jpl.nasa.gov/data/dataMain.cfm

Avitable 2015 sinh khối trên mặt đất: http://www.wur.nl/en/Expertise-Services/Chair-

groups/Environmental-Sciences/Laboratory-of-Geo-information-Science-and-Remote-

Sensing/Research/Integrated-land-monitoring/Forest_Biomass.htm

So sánh các bộ dữ liệu các bon: https://carbonmaps.ourecosystem.com/

Worldclim: http://worldclim.org/version2

Cơ sở dữ liệu thế giới về các khu vực được bảo vệ: https://www.protectedplanet.net/

Dân số thế giới: http://www.worldpop.org.uk/data/

OpenDevelopment Mekong: https://opendevelopmentmekong.net/

Page 13: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

14

1.3 Áp dụng tiến trình phân tích không gian để lập bản đồ các áp lực và các nguy

cơ đối với rừng

Bà Corinna trình bày về các áp lực và nguy cơ đối với rừng, chủ đề chính của Ngày 1. Tiếp sau phần trình

bày là thảo luận nhóm về các loại dữ liệu không gian có thể được sử dụng để lập bản đồ áp lực đối với

rừng, bao gồm các áp lực trực tiếp và gián tiếp, và những số liệu gì có thể được thu thập bởi các lĩnh vực

khác.

Chủ đề được tiếp tục bằng một hoạt động thực hành GIS để xem xét mối quan hệ tiềm ẩn giữa rừng và

các áp lực hiện tại cũng như trong tương lai lên rừng. Các đại biểu được chia thành các nhóm nhỏ và thực

hiện việc chồng lấp và lựa chọn sử dụng các dữ liệu phân tích không gian về áp lực như đường giao thông,

địa điểm khai thác mỏ, và khu vực thuỷ điện của tỉnh Hà Tĩnh. Các đại biểu được yêu cầu suy nghĩ xem các

bước phân tích nào (xem Hộp 2) có thể được sử dụng để trợ giúp cho việc xác định các áp lực và nguy cơ

tương lai tiềm ẩn như xem xét khoảng cách giữa vùng mất rừng trong quá khứ và đường giao thông để

xác định nguy cơ từ quy hoạch cơ sở hạ tầng. Có hai nhóm đã trình bày kết quả thảo luận trước toàn thế

đại biểu.

Ảnh: Đại biểu thảo luận về áp lực và nguy cơ cũng như lĩnh vực nào có thể có được số liệu gì và trình bày kết quả thảo luận trước toàn thể đại biểu (©UNEP-WCMC)

Hộp 1: Hộp công cụ và hướng dẫn lập bản đồ đa lợi ích của UN-REDD

Chương trình UN-REDD đã xây dựng nhiều tài liệu tập huấn và công cụ GIS để sử dụng trong công tác lập kế

hoạch các hoạt động REDD+. Các tài liệu này được thiết kế nhằm hỗ trợ cán bộ kỹ thuật thực hiện phân tích

không gian để xác định các khu vực phù hợp cho các hoạt động REDD+ và có thể mang đến nhiều lợi ích. Các

tài liệu này được xây dựng cho cả phần mềm QGIS (nguồn mở) và ArcGIS, tuỳ theo nhu cầu của các quốc gia

đối tác. Các tài liệu đã tiếp tục được phát triển và thử nghiệm ở các quốc gia đối tác và tài liệu hướng dẫn

được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một bộ công cụ ArcGIS tuỳ biến đã được UNEP-WCMC xây dựng

để phục vụ cho việc phân tích đa lợi ích REDD+ - còn được biết đến với tên gọi Bộ công cụ lập bản đồ đa lợi

ích. Bộ công cung cấp các công cụ phân tích raster và vector để trợ giúp cho việc xác định, lập bản đồ và hiểu

về mối liên hệ không gian giữa trữ lượng các bon hệ sinh thái, các dịch vụ hệ sinh thái khác nhau, bảo tồn đa

dạng sinh học, sử dụng đất và áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên.

http://bit.ly/GIStools-redd

Page 14: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

15

Hộp 2: Tiến trình phân tích không gian

Bản đồ lập kế hoạch/quy hoạch sử dụng đất đòi hỏi phải có một sự lô-gíc rõ ràng có thể giải trình và giải thích

được cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác, bao gồm những người có và không có nền

tảng kiến thức kỹ thuật. Mặc dù phân tích không gian và phương pháp có sự tham gia là bổ sung cho nhau và

bổ sung thêm giá trị cho tiến trình lập kế hoạch/quy hoạch nhưng mà kết hợp cả 2 phương pháp này cũng làm

gia tăng tính phức tạp.

Xác định rõ và tài liệu hoá mỗi bước trong tiến trình phân tích là thực sự cần thiết nhằm đảm bảo rằng một

phương pháp có cơ sở và có sự kết nối giữa các phương pháp đã được sử dụng để lập các bản đồ khác nhau.

Trước khi thực hiện bất kỳ một phân tích không gian nào, cần phải làm rõ các câu hỏi mà phân tích sẽ phải trả

lời và phải đủ chi tiết để nhóm phân tích không gian có thể lập được bản đồ. Việc này liên quan đến việc xác

định thứ tự các bước phân tích phù hợp, yêu cầu đầu vào (về số liệu và bất kỳ tiêu chí nào) và kết quả đầu ra

được mong đợi từ phân tích. Xác định được một lô-gíc không gian chắc chắn (một chuỗi các bước xử lý GIS kỹ

thuật) và thứ tự các bước để đưa vào tiến trình phân tích không gian sẽ giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo

phân tích là phù hợp với câu hỏi đặt ra.

Tiến trình thường được trình bày dưới dạng biểu đồ, thiết lập đầu vào, các bước xử lý GIS, tiêu chí và đầu ra.

Tiến trình tài liệu hoá cách thức các bản đồ được lập ra và có thể ghi lại cách thức mà các thông tin thu thập từ

tiến trình có sự tham gia và phân tích không gian được kết hợp. Một tiến trình làm việc có thể được hướng dẫn

bởi một cán bộ kỹ thuật thông qua các bước phân tích hoặc, nếu cán bộ kỹ thuật GIS chọn lựa, thứ tự các bước

có thể được xâu chuỗi và chạy lặp đi lặp lại (ví dụ sử dụng công cụ xây dựng mô hình của ArcGIS).

Tài liệu hoá tiến trình làm việc sẽ giúp việc rà soát và điều chỉnh các phân tích trở nên dễ dàng hơn (ví dụ nếu

như có thêm thông tin mới cập nhật) và cho phép các bước được chia sẻ giữa các cán bộ kỹ thuật và nhóm.

Nguồn: García-Rangel, S., Hicks, C., Ravilious, C., Williamson, A., và Nguyen, T.P. (2017) Lập kế hoạch sử dụng

đất tích hợp cho REDD+: Kết hợp phân tích không gian và phương pháp có sự tham gia ở Việt Nam. Chương

trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, Hà Nội.

Ảnh: Corinna hỗ trợ về GIS cho các đại biểu đến từ Myanmar (Phải). Các đại biểu Cambodia trình bày kết quả thảo luận trước toàn thể đại biểu (trái) (©UNEP-WCMC)

Page 15: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

16

2. Ngày 2

2.1 Ứng dụng tiến trình phân tích không gian vào lập bản đồ các lợi ích tiềm năng

Ngày thứ hai tập trung đến chủ đề đa lợi ích tiềm năng của các hoạt động REDD+ và tìm hiểu một số kỹ

thuật để lập bản đồ những lợi ích đó. Bà Charlotte trình bày về các dịch vụ hệ sinh thái, lợi ích từ rừng, và

đa lợi ích của REDD+ (xem Hộp 3) và điều hành thảo luận với nhóm để nhắc lại xem REDD+ là gì, 5 nhóm

hoạt động chính của REDD+ là gì và các hoạt động REDD+ cụ thể. Ví dụ:

5 nhóm hoạt động REDD+ Ví dụ về hoạt động cụ thể

Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng

Giảm việc áp lực chuyển đổi thông qua cải thiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất

Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế suy thoái rừng

Cung cấp giải pháp thay thế cho nhiên liệu đốt từ rừng tự nhiên

Bảo tồn trữ lượng các bon rừng Nâng cao công tác quản lý các khu vực được bảo vệ hiện có

Quản lý bền vững tài nguyên rừng Khuyến khích áp dụng phương pháp khai thác giảm tác động

Nâng cao trữ lượng các bon rừng Phục hồi rừng suy thoái thông qua kế hoạch làm giàu rừng

REDD+ có tiềm năng mang đến đa lợi ích, bao gồm các lợi ích xã hội và môi trường bên cạnh lợi ích về mặt

giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các lợi ích xã hội từ việc thực hiện REDD+ có thể bao gồm công tác quản lý

rừng được cải thiện, tăng cường sự tham gia vào trong quá trình ra quyết định ở cấp tỉnh về sử dụng đất,

và trong một số trường hợp là nâng cao lợi ích tài chính cho sinh kế. Lợi ích về môi trường từ việc đảm

bảo các chức năng sinh thái của rừng bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ hệ sinh

thái mà con người vẫn phải phụ thuộc vào như bảo tồn đất đai, thụ phấn, du lịch và tái tạo. Tuy nhiên,

phụ thuộc vào cách thức REDD+ được thực hiện, nó cũng mang những rủi ro tiềm tàng như áp lực lên

rừng như việc rừng có thể bị dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác hoặc quyền tiếp cận rừng của

cộng đồng địa phương có thể bị giảm đi. Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)

yêu cầu các quốc gia khuyến khích và ủng hộ các nguyên tắc đảm bảo an toàn theo Thoả thuận Cancun

đồng thời cung cấp thông tin về cách thức mà những nguyên tắc này được thực hiện và tôn trọng trong

quá trình thực hiện các hoạt động REDD+. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn được xây dựng nhằm đảm

bảo các lợi ích và giải quyết các rủi ro tiềm tàng của REDD+. Một chương trình REDD+ nếu mang lại đa lợi

ích và tránh được các rủi ro xã hội và môi trường có thể đóng góp cho thì sẽ có thể đóng góp cho hàng

loạt các mục tiêu chính sách ngoài việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Các đại biểu được chia thành 3 nhóm để thảo luận nhằm xác định các mục tiêu cho REDD+ cũng như

những lợi ích xã hội và môi trường tiềm năng từ 3 hoạt động REDD+: Phục hồi rừng; tăng cường công tác

bảo tồn rừng; và lâm nghiệp cộng đồng. Tương tự như một lợi ích bổ sung, chúng tôi có bánh trung thu

trong giờ nghỉ giải lao nhân dịp Tết trung thu! Sau thời gian các nhóm trình bày kết quả, Corinna đã cung

cấp một số ví dụ về các loại thông tin phân tích không gian có thể được sử dụng để lập bản đồ về đa lợi

ích hiện tại và/hoặc tiềm năng trên một cảnh quan như Các khu vực đa dạng sinh học chính (KBAs), dữ

liệu về các loài và nghèo đói. Tiếp tục làm việc trong 3 nhóm, các đại biểu đã thảo luận về cách thức mà

họ có thể lập bản đồ ba lợi ích được xác định cho hoạt động REDD+ của nhóm.

Page 16: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

17

Bà Corinna sau đó đã giới thiệu Bộ công cụ xác định đa lợi ích cho ArcGIS của Chương trình UN-REDD, và

sau bữa ăn trưa, các đại biểu bắt đầu lập bản đồ phân bổ các loại lợi ích khác nhau như các khu vực quan

trọng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, các khu vực có tiềm năng về giảm nghèo cũng như các lợi

ích khác. Hai nhóm đã trình bày hai lớp bản đồ lợi ích mà họ đã xây dựng: Nhóm đại biểu Lào chia sẻ bản

đồ cho thấy những khu vực có tỉ lệ nghèo cao với những khu rừng ưu tiên có tiềm năng được nhấn mạnh;

và một nhóm đại biểu Cambodia đã trình bày bản đồ ưu tiên KBAs. Nhóm GIZ và một nhóm đại biểu

Cambodia khác thì đang xây dựng bản đồ về đa dạng loài.

Ảnh: Bà Charlotte giới thiệu phiên làm việc về các dịch vụ hệ sinh thái, lợi ích từ rừng, và đa lợi ích từ REDD+ (trái); Các nhóm đang thảo luận về mục tiêu REDD+ và các lợi ích xã hội và môi trường tiềm năng cho hoạt động REDD+ của họ (phải) (©UNEP-WCMC)

Ảnh: (Trái) Kết quả thảo luận nhóm về hoạt động REDD+ nhằm tăng cường bảo tồn rừng và loại số liệu có thể được sử dụng để lập bản đồ lợi ích; (Phải) Ảnh: Bánh trung thu (©UNEP-WCMC)

Page 17: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

18

Hoạt động cuối cùng của ngày thứ hai là một thảo luận về cách thức mà các thông tin về rừng, áp lực và

lợi ích có thể được kết hợp với nhau thông qua một bài tập về xây dựng bản đồ sử dụng các thông tin

khác nhau trên bảng trắng. Các đại biểu sau đó đã quay trở lại với bài tập phân tích không gian để bổ sung

thêm lớp bản đồ áp lực lên lớp bản đồ lợi ích để xem liệu có sự thay đổi nào trong các khu vực được ưu

tiên cho REDD+ của họ hay không.

Ảnh: Trình bày kết quả xây dựng bản đồ KBA ưu tiên (©UNEP-WCMC)

Ảnh: Tham gia thảo luận nhóm về kết hợp lớp bản đồ lợi ích và áp lực (©UNEP-WCMC)

Ảnh: Các đại biểu đang xây dựng bản đồ đa lợi ích (©UNEP-WCMC)

Page 18: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

19

3. Ngày 3

3.1 Đi thực địa tại Vườn quốc gia Ba Vì

Ngày thứ 3 của phiên làm việc bắt đầu bằng một chuyến đi thực địa đến Vườn quốc gia Ba Vì. Nhân viên

của vườn quốc gia đã chào đón chúng tôi và giới thiệu tổng quan về các hệ sinh thái và các hoạt động bảo

tồn của vườn. Là nhà của nhiều loài động thực vật (bao gồm cả những loài đặc hữu), Vườn quốc gia và

các khu vực lân cận mang đến những cơ hội phát triển kinh tế cho người dân địa phương. Sau khi đi thăm

quan trong rừng, chúng tôi đã ăn trưa ở độ cao 1000m so với mặt nước biển.

3.2 Bài tập GPS trên núi Luốt (khu vực rừng thuộc VNUF)

Sau khi quay trở lại VNUF, IFEE điều hành toàn bộ phiên làm việc buổi chiều thực hành việc sử dụng GPS

để xác định toạ độ, ghi lại toạ độ và đo đạc đường biên giới. Các đại biểu được chia thành các nhóm riêng

biệt mỗi quốc gia và được cung cấp một toạ độ để tìm kiếm bằng GPS. Các đại biểu phải tìm kiếm một đồ

vật được giấu tại một toạ độ cụ thể trong rừng. Khi tìm được, nhóm sẽ đi theo đường ranh giới xung

quanh toạ độ trung tâm và đo đạc diện tích và các đại biểu sẽ ghi lại các điểm trên đường đi để ghi lại các

loài thực vật tại mỗi điểm toạ độ. Một số nhóm đã lấy toạ độ tại các điểm giữa trong khi các nhóm khác

lấy toạ độ khi họ thay đổi hướng đi. Các đại biểu cũng được yêu cầu ghi lại bằng tay các điểm toạ độ và

mô tả rừng tại mỗi điểm đó.

Ảnh: Đi thăm quan rừng, Vườn quốc gia Ba Vì (©UNEP-WCMC)

Bài tập: Các đại biểu làm bài tập GPS trong khu vực rừng trên núi Luốt (©UNEP-WCMC)

Page 19: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

20

Sau khi hoàn tất việc thu thập số liêu, các đại biểu tiếp tục làm việc trong hội trường và IFEE đã hướng dẫn các đại biểu đưa dữ liệu GPS vào trong phần mềm GIS, phần lớn các đại biểu làm bài tập này bằng ArcGIS và chỉ có một số rất ít sử dụng QGIS. Có hai cách để đưa số liệu vào 1) ghi lại các toạ độ bằng tay và chuyển vào một bảng tính Excel cùng với các mô tả và 2) kết nối trực tiếp GPS vào máy tính và chuyển số liệu vào ArcGIS hoặc QGIS. Các đại biểu đã lập ra một bản đồ đơn giản khu vực mà họ đi đi thăm cũng như tính toán diện tích của khu vực đó.

4. Ngày 4

4.1 Xác định các địa điểm ưu tiên cho REDD+

Trong ngày cuối cùng của phiên làm việc, ông Thị (IFEE) trợ giúp các đại biểu hoàn thiện bài tập về lập bản

đồ sử dụng các điểm GPS, và một nhóm đã trình bày kết quả.

Ảnh: ông Thị trợ giúp các đại biểu chuyển dữ liệu GPS vào GIS (©UNEP-WCMC)

Ảnh: Các đại biểu chuyển số liệu GPS vào phần mềm ArcGIS (trái). Một ví dụ về các tập dữ liệu GPS được thu thập (trên) (©UNEP-WCMC)

Ảnh: Các đại biểu trình bày kết quả bài tập GPS (trái); Hình 1: Bản đồ và các khu vực GPS được tính toán lại trong ArcGIS (trên bên phải) (©UNEP-WCMC)

Page 20: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

21

Sau đó chúng tôi xem lại quy trình làm việc của kế hoạch với các đại biểu và khi một nhóm thực hiện một

bài tập để chứng minh các loại thông tin không gian khác nhau có thể được kết hợp như thế nào để giúp

xác định các khu vực ưu tiên cho các hành động REDD + nhất định.

Các đại biểu được chia thành các nhóm nhỏ để tập hợp các loại thông tin không gian khác nhau được tạo

ra trong 3 ngày làm việc trước đó. Các đại biểu bắt đầu với lớp bản đồ lợi ích được lập ra trong Ngày 2, và

bổ sung thêm thông tin về rừng và áp lực từ Ngày 1, họ cũng được yêu cầu xác định các khu vực ưu tiên

cho các hoạt động REDD+ bằng cách vẽ một đa giác lên bản đồ (đối với những người mới bắt đầu sử dụng

GIS) hoặc lựa chọn khu vực sử dụng các công cụ phân tích không gian (đối với đại biểu có trình độ GIS cao

hơn). Hai nhóm đã trình bày bản đồ cuối cùng: một nhóm đại biểu Cambodia đã xác định các khu vực ưu

tiên cho việc thành lập các khu vực được bảo vệ để tăng cường trữ lượng các bon trong các khu vực rừng

đã bị suy thoái. Một nhóm đại biểu Việt Nam xem xét các khu vực nâng cao trữ lượng các bon trong vùng

rừng đặc dụng. Bản đồ của nhóm Cambodia thứ 2 thể hiện ở hình dưới (Hình 3), thể hiện các khu vực ưu

tiên bảo tồn rừng với lợi ích của việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Ảnh: Các đại biểu trình bày bản đồ các khu vực ưu tiên (© UNEP-WCMC)

Hình 3: Bản đồ của nhóm Cambodia xác định các khu vực ưu tiên cho hoạt động REDD+ nhằm tăng cường bảo tồn rừng. Khu vực ưu tiên được xác định bằng cách lựa chọn các khu vực Rừng đặc dụng giàu trong KBAs nhưng không tính đến khu vực trong phạm vi 500m vùng đệm từ đường giao thông đã được đề xuất

Page 21: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

22

4.2 Phiên hướng dẫn tăng cường

Toàn bộ buổi sáng được dành cho phiên hướng

dẫn tăng cường – mỗi đại biểu tự quyết định xem

chủ đề hoặc bài tập nào họ muốn thực hiện, có thể

là GIS hoặc xem xét phương pháp không dùng GIS

như phân tích chi phí – lợi ích và WaterWorld

(www.policysupport.org/waterworld).

Các nhóm khác tiếp tục với các bài tập nâng cao

năng lực về GIS liên quan đến lớp bản đồ lợi ích đối

với nguy cơ xói mòn đất, độ giàu loài và giảm

nghèo. Một nhóm chọn thực hiện bài tập hướng

dẫn việc hình ảnh hoá hai tập số liệu chủ đề sử

dụng chú thích kiểu ma trận. Hướng dẫn được cung

cấp cụ thể trong QGIS và ArcGIS.

Hình 4: Bản đồ của các nhóm về nguy cơ xói mòn đất

Ảnh: Bà Corinna hỗ trợ các nhóm đại biểu các nước trong phiên hướng dẫn (©UNEP-WCMC)

Page 22: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

23

4.3 Phiên bế mạc

Sau bữa trưa, nhóm không biết về GIS có phần trình

bày kết quả của phiên hướng dẫn. Nhóm này xem xét

phương pháp một phân tích chi phí – lợi ích cho lập

kế hoạch REDD+ và nền tảng WaterWorld. Hai đại

biểu từ nhóm GIZ cũng chia sẻ lớp bản đồ mà họ xây

dựng. Borey đại biểu từ Cambodia trình bày lớp bản

đồ về đa dạng loài của tỉnh Hà Tĩnh có chồng xếp với

KBAs. Nhóm đại biểu Việt Nam lập bản đồ tỉ lệ nghèo

trong tỉnh và xác định các khu vực cho đồng quản lý

rừng dựa vào cộng đồng.

Hình 5: Bản đồ về đa dạng loài do nhóm Cambodia xây dựng

Ảnh: Bà Borey (Cambodia) trình bày bản đồ về đồ đa dạng loài

(Hình 4 dưới đây) (©UNEP-WCMC)

Page 23: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

24

Phiên bế mạc cũng có một số thảo luận về những bài học thu được từ phiên làm việc kỹ thuật; ví dụ:

Mối quan tâm đến phân tích chi phí-lợi ích để hỗ trợ lập kế hoạch REDD+, nếu số liệu sẵn có

(Myanmar)

Điều chỉnh tiến trình lập kế hoạch cho các hoạt động lập kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia ở

cấp tỉnh ví dụ xác định các hoạt động cho cộng đồng bảo vệ rừng (Lào)

Tận dụng các tập dữ liệu quốc tế về đa dạng sinh học hữu ích có sẵn (Đức)

Ứng dụng GIS trong xây dựng quy trình lập kế hoạch (Việt Nam)

Tiếp theo việc trao chứng chỉ, các đại biểu được cung cấp thêm một loạt các bài tập hướng dẫn và nguồn

thông tin cho ArcGIS và QGIS và hoàn thiện khảo sát đánh giá về phiên làm việc kỹ thuật (xem Phụ lục 4

tóm tắt kết quả khảo sát). Phương (UN-REDD) bế mạc phiên làm việc bằng lời cảm ơn các đại biểu, đơn vị

tổ chức và các giảng viên.

5. Bước tiếp theo và nguồn lực bổ sung Các đại biểu đều bày tỏ sự quan tâm đến việc ứng dụng các kỹ thuật và công cụ được chia sẻ tại phiên

làm việc vào hoạt động thường ngày của họ trong vai trò người thực hiện chính sách lâm nghiệp. Điều

này có thể bao gồm việc chọn lựa các khu vực để mở rộng một can thiệp cụ thể nào đó, đánh giá việc

khoanh vùng, lập bản đồ các loại hình mục đích sử dụng rừng và ưu tiên các khu vực cho “chi trả dịch

vụ môi trường rừng” (PFES). Trong trương lại gần, IFEE và Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II

sẽ xây dựng một cuốn sổ tay về lập kế hoạch không gian cho lập kế hoạch REDD+ cấp địa phương. Cuốn

sổ tay sẽ tập trung vào kinh nghiệm xây dựng PRAP của Việt Nam, hướng đến đối tượng sinh viên và

người thực thi chính sách trong nước cũng như quốc tế; cuốn sổ tay sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt

và tiếng Anh.

Ảnh: Trao chứng chỉ (©UNEP-WCMC)

Page 24: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

25

Phụ lục 1 – Chương trình Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm

Hội thảo về Lập kế hoạch tích hợp: Tích hợp các dịch vụ Hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào Lập kế hoạch

Khách sạn Hanoi Club, 76 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội Thứ Hai, Ngày 02 tháng 10 năm 2017

Thời gian

Chủ đề Chịu trách nhiệm

8:00 Đăng ký đại biểu

8:30 Phát biểu khai mạc Chủ toạ

8:50 Bài trình bày tổng quan: Lập kế hoạch không gian tích hợp (tiếp cận cảnh quan trong bối cảnh thực hiện REDD+)

Charlotte Hicks,

UNEP-WCMC

9:10 Kinh nghiệm quốc tế về tích hợp các dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào lập quy hoạch không gian và kinh tế

Lucy Emerton,

ValuES/GIZ

9:40 Lập kế hoạch tại Việt Nam: Những đề xuất cho việc Lập kế hoạch tích hợp không gian để đạt được các mục tiêu phát triển và các thách thức

Bộ KH&ĐT

10:00 Nghỉ giải lao

10:15 Những thành tựu và thách thức trong quy hoạch sử dụng đất và không gian trong khu vực: Cambodia, Lào và Myanmar

Đại diện các nước

10:45 Thảo luận: những vấn đề và thách thức chính trong việc thúc đẩy lập kế hoạch/ quy hoạch tích hợp

Toàn thể đại biểu

12:00 ĂN TRƯA

13:00 Các phiên làm việc nhóm: Các công cụ và phương pháp tiếp cận của Lập kế hoạch tích hợp sử dụng đất và tích các dịch vụ Hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào quy hoạch không gian

- Chồng xếp các lớp bản đồ (UNREDD) - ValuES (GIZ) - Bản đồ hệ sinh thái và Terra-i (CIAT) - Đánh giá môi trường chiến lược, SEA (UNDP/ ITP SEA) - Thích ứng theo hệ sinh thái, EbA (GIZ) - InVest (ISPONRE)

UNREDD: Charlotte Hicks

GIZ-ValuES: Lucy Emerton

CIAT: Pablo Imbach

SEA : Jiri Dusik

EbA: Ivo Litzenberg

ISPONRE: Manh Lai

14:50 Nghỉ giải lao

15:10 Thảo luận nhóm: Quy hoạch không gian tích hợp: Lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào quy hoạch:

- Các cân nhắc chủ yếu cho khung chính sách/pháp luật

- Các cách thức thực tiễn và các bước tiếp theo

Toàn thể đại biểu

16:15 Phiên toàn thể: Chia sẻ kết quả thảo luận Toàn thể đại biểu

16:45 Tổng kết Chủ toạ

Page 25: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

26

Phụ lục 2 – Chương trình Phiên làm việc kỹ thuật

Thời gian Chủ đề và người trình bày / người điều hành

Ngày 1 – Thứ ba, ngày 3 tháng 10

08:15 – 09:30 Khởi hành từ Hà Nội đi xuống Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Xuân Mai

09:30 – 10:00 Đăng ký đại biểu và nhận tài liệu

10:00 – 12:00 1. Giới thiệu

Chào mừng & giới thiệu (20 phút – UN-REDD/WCMC)

Giới thiệu chương trình làm việc (10 phút - UN-REDD)

Lồng ghép hệ sinh thái và biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch (20 phút - GIZ)

Trìn bày & Thảo luận: Tiến trình lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp và các công cụ phân tích không gian có sẵn hỗ trợ cho tiến trình này (30 phút – WCMC)

Hỏi đáp (10 phút)

Kiểm tra USB, tập số liệu và phần mềm: Hướng dẫn khai thác những số liệu có được từ các ngành khác nhau (20 phút – IFEE & WCMC)

12:00 – 13:30 ---- Ăn trưa

13.30 – 15.15

2. Áp lực lên rừng

Tiếp tục kiểm tra phần mềm nếu cần thiết (15 phút)

Trình bày: Những áp lực hiện tại / tương lai lên rừng và tại sao lại cần phải lồng ghép thông tin từ các ngành khác nhau? (20 phút – WCMC)

Thảo luận nhóm: Những loại số liệu gì từ các ngành khác có thể giúp lập bản đồ áp lực hiện tại / tương lai lên rừng (30 phút – WCMC)

3. Chồng xếp thông tin phân tích không gian về áp lực

Giới thiệu bài tập: Làm việc nhóm hai người để chồng xếp bản đồ thay đổi tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh với các lớp bản đồ ngành khác (giao thông, thuỷ điện, khai thác mỏ, trồng rừng…)

Mục tiêu là trả lời một câu hỏi kiểu như “Khu vực rừng nào có thể phải chịu áp lực lớn nhất từ những sự phát triển trong tương lai?” hoặc “Đâu là nguyên nhân tiềm năng sẽ gây ra tác động lớn nhất lên rừng?” Bắt đầu làm bài tập nhóm

15:15 – 15:30 ---- Giải lao

15:30 – 17:00 Tiếp tục làm bài tập nhóm.

Phản hồi lại từ bài tập áp lực: Các nhóm (2 người) có thể xung phong trình bày hết nội dung bản đồ của nhóm để nhận được ý kiến phản hồi. (2-3 nhóm trình bày rồi đến phần phản hồi; cho đến cuối phiên tất cả các nhòm đều nhận được phản hồi ít nhất là một lần)

Thảo luận: Phân tích áp lực lên rừng nằm ở đâu trong tiến trình lập kế hoạch? Bằng cách nào có thể kết hợp các loại thông tin khác nhau?

Ngày 2 – Thứ tư, ngày 4 tháng 10

08:30 – 10:00 4. Xác định các lợi ích

Trình bày: Các giá trị của rừng và lợi ích của REDD+ (20 phút – WCMC)

Bài tập nhóm về xác định lợi ích (45 phút – WCMC)

Trình bày nhanh – Loại lợi ích gì mà các nhóm đã xác định được (15 phút)

10:00 – 10:15 ---- Giải lao

10:15 – 12:00 Trình bày ngắn: Dữ liệu không gian nào có thể được sử dụng để lập bản đồ lợi ích (10 phút – WCMC)

Mỗi nhóm thảo luận về dữ liệu không gian mà nhóm có thể dùng để lập bản đồ lợi ích? Cái gì không thể / không nên lập bản đồ (30 phút)

Trình bày kết quả: 3 lợi ích chính mà nhóm đã xác định và loại dữ liệu cần để lập bản đồ những lợi ích đó (20 phút)

Page 26: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

27

5. Lập bản đồ đa lợi ích

Giới thiệu bộ công cụ xác định đa lợi ích (45 phút WCMC)

12:00 – 13:30 ---- Ăn trưa

13:30 – 15:15 Bài tập lập bản đồ một lợi ích theo nhóm 2 người: Mục tiêu là tối thiểu mỗi nhóm phải hoàn thiện được lớp bản đồ cho một lợi ích. Mỗi nhóm có thể lựa họn một lớp bản đồ để làm việc, và nó cần thể hiện rõ mối liên hệ với rừng / sự thay đổi tỉ lệ che phủ rừng. Có thể bao gồm: a) Các khu vực quan trọng cho đa dạng sinh học (ví dụ PAs + KBAs) b) Tiềm năng giảm nghèo c) Độ đa dạng loài d) Thuỷ điện / Chi trả dịch vụ môi trường e) Kiểm soát nguy cơ xói mòn đất….

15:15 – 15:30 ---- Giải lao

15:30 – 17:00 Tiếp tục hoàn thiện bài tập nhóm. Bằng cách nào chúng ta có thể kết hợp thông tin về rừng, áp lực và đa lợi ích để xác định các khu vực ưu tiên cho tiềm năng thực hiện REDD+? Mỗi nhóm thực hiện việc xác định ưu tiên cho một hoạt động đơn giản được lấy làm ví dụ.

Trình bày kết quả thảo luận; hai nhóm xung phong trình bày

Ngày 3 – Thứ năm, ngày 5 tháng 10

07:45 – 8:00 Khởi hành từ VNUF đến Khách sạn Thiên Bình

8:00 – 9:30 Di chuyển vào Vườn quốc gia Ba Vì

9:30 – 10:00 Bài trình bày của Vườn quốc gia (30 phút)

10:00 – 11:30 Thăm quan Vườn quốc gia Ba Vì

11:30 – 12:30---- Ăn trưa tại nhà hàng Ba Vì

12:45 – 14:15 Khởi hành từ Vườn quốc gia Ba Vì đi lên núi Luốt (ở VNUF)

14:30 – 16:00 Đi thực tế (IFEE ) - Chia làm 4 nhóm (2 nhóm đại biểu Việt Nam và 2 nhóm đại biểu quốc tế) và đi lên núi

Luốt để thực hành GPS (60 phút cho mỗi nhóm) - Nhanh chóng xác định các khu vực trên địa bàn - Xác định toạ độ các điểm (bằng GPS)

16:00 – 17:30 Bài tập: Cập nhật tệp tin SHAPE sử dụng thông tin GPS (nửa ngày)

Ngày 4 – Thứ sáu, ngày 6 tháng 10

08:30 – 10:00 - Hoàn thiện bài tập GPS (Nếu cần) 6. Hướng dẫn các quốc gia/nhóm (IFEE & WCMC)

Mỗi nhóm đại biểu của mỗi quốc gia có thể đưa số liệu của họ và trình bày vấn đề mà họ muốn giải quyết với sự giúp đỡ của các giảng viên. Hoặc họ có thể lựa chọn một bài tập hướng dẫn để làm việc sử dụng số liệu của nước họ. (Đại biểu sẽ thông tin cho các giảng viên trong ngày thứ 2 về chủ đề hoặc bài tập hướng dẫn mà họ muốn làm để có chuẩn bị trước)

10:00 – 10:15 ---- Giải lao

10:15- 12:00 Tiếp tục phiên hướng dẫn 12:00 – 13:30 Ăn trưa

13:30 – 14:45 Phiên kết thúc: - Những gì mà các nhóm của mỗi quốc gia đã làm? - Bài học thu được từ phiên làm việc? - Trao chứng chỉ - Hoàn tất khảo sát

15:00 Bế mạc

Page 27: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

28

Phụ lục 3 – Danh sách đại biểu tham dự Phiên làm việc kỹ thuật

Người điều hành / Giảng viên

STT Họ và tên Tổ chức Quốc gia Giới tính

Nguyễn Thanh Phương Chương trình Môi trường liên hợp quốc (UN-REDD)

Việt Nam Nam

Charlotte Hicks UNEP-WCMC Anh/Úc Nữ

Corinna Ravilious UNEP-WCMC Anh Nữ

Vũ Thị Kim Oanh IFEE Việt Nam Nữ

Nguyễn Văn Thị IFEE Việt Nam Nam

Lã Nguyên Khang IFEE Việt Nam Nam

Nguyễn Thanh Tùng Phiên dịch Việt Nam Nam

IFEE

Trần Quang Bảo Phó Hiệu trưởng VNUF Việt Nam Nam

Lê Sỹ Doanh Viện trưởng IFEE Việt Nam Nam

Phạm Văn Duẩn Phó Viện trưởng IFEE Việt Nam Nam

Đại biểu

STT Họ và tên Tổ chức Quốc gia Giới tính

1 Mr. Than Naing Win Sở Lâm nghiệp Myanmar Nam

2 Mr. Si Thu Aung Sở Lâm nghiệp Myanmar Nam

3 Mrs. Hout Naborey, Trưởng phòng kiểm kê rừng/ Cán bộ kỹ thuật của MRV, Dự án GDANCP

Cambodia Nữ

4 Mr. Net Norint Phó Trưởng Văn phòng kiểm kê rừng/ Cán bộ kỹ thuật của MRV,GDANCP

Cambodia Nam

5 Mr. Chin Pich Trưởng phòng địa chính, bản đồ và địa lý của FiA/MAFF

Cambodia Nam

6 Mr. Phann Phearum Chuyên viên kỹ thuật cao cấp FiA/MAFF

Cambodia Nam

7 Mr Bounhome Souannhaphanh

Bộ TN&MT, NREIC Lao PDR Nam

8 Mrs. Khanhkham Douangsila

Hiệp hội thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững (PSNUA)

Lao PDR Nữ

9 Mr. Choyria Machang Hội Phát triển bền vững Nông nghiệp và Môi trường, SAEDA-AGRISUD

Lao PDR Nam

10 Tăng Quỳnh Anh Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE)

Việt Nam Nam

11 Trần Thị Thu Huế Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE)

Việt Nam Nữ

12 Vũ Thị Minh Huệ Viện nghiên cứu quản lý đất đai Việt Nam Nữ

13 Trần Anh Tuấn Viện Chiến lược phát triển VN Việt Nam Nam

14 Phạm Minh Hiền Viện Chiến lược phát triển VN Việt Nam Nam

15 Trịnh Minh Hiếu Viện Chiến lược phát triển VN Việt Nam Nam

16 Hoàng Thọ Vương Viện Chiến lược phát triển VN Việt Nam Nam

17 Rebecca Younan GIZ, Việt Nam Đức Nữ

Page 28: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

29

18 Dirk Hoffman GIZ, Việt Nam Đức Nam

Cán bộ hỗ trợ / hậu cần

Nguyễn Quang Huy IFEE Việt Nam Nam

Lê Sỹ Hoà IFEE Việt Nam Nam

Bùi Thanh Tùng IFEE Việt Nam Nam

Trần Thị Hiền Lương IFEE Việt Nam Nữ

Nguyễn Thị Ánh Vân IFEE Việt Nam Nữ

Nguyễn Thị Thanh Loan IFEE Việt Nam Nữ

Đoàn Thị Mỹ Dung IFEE Việt Nam Nữ

Page 29: Báo cáo h i th o chia s kinh nghi m - UN-REDD

30

Phụ lục 4 – Tóm tắt kết quả khảo sát phản hồi

Cuối phiên làm việc kỹ thuật, các đại biểu đã trả lời các câu hỏi khảo sát trực tuyến để cung cấp các phản

hồi của họ về phiên làm việc. Một số kết quả chính như sau:

19 bảng trả lời được hoàn thiện (1 bảng trả lời được gửi đi do lỗi) bởi từ 32% đại biểu nữ (6 đại biểu)

và 68% đại biểu nam (13 đại biểu). Về nội dung sự tham gia của họ trong tiến trình REDD+, phần lớn

các đại biểu cho biết họ chỉ thỉnh thoảng được tham gia trong các cuộc họp hoặc sự kiện về REDD+

(68%) hoặc họ thường xuyên tham gia thực hiện REDD+ như là một phần công việc hàng ngày (18%).

Về tính hiệu quả của phiên làm việc, 61% đại biểu (11 đại biểu) thấy phiên làm việc rất có hiệu quả,

33% (6 đại biểu) cho rằng hiệu quả chỉ ở mức trung bình và 6% cho rằng không hiệu quả (1 đại biểu).

50% (9 đại biểu) cho rằng phiên làm việc kỹ thuật có hiệu quả đối với việc nâng cao kiến thức của họ

về GIS và phân tích không gian liên quan đến lập kế hoạch sử dụng đất tích hợp cho REDD+. 50% đại

biểu còn lại cho rằng hiệu quả chỉ ở mức trung bình.

Về vấn đề kiến thức về các chủ đề GIS đã được cải thiện thế nào sau phiên làm việc kỹ thuật:

o 72% đại biểu cảm thấy kiến thức của họ về các loại dữ liệu cho việc xây dựng bản đồ đa lợi

ích của REDD+ được cải thiện rất nhiều.

o Đối với các chủ đề như cách thức phân tích không gian có thể đóng góp cho việc lập kế

hoạch REDD+, lập bản đồ nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng, cách thức sử dụng

GPS, và cách thức sử dụng dữ liệu raster/vector, khoảng 50-55% đại biểu ghi nhận được sự

cải thiện cao.

o 17% ghi nhận chỉ có rất ít hoặc không có sự cải thiện đối với kiến thức của họ về cách sử

dụng dữ liệu vector trong khi đó 50% khi nhận mức cải thiện trung bình trong cách sử dụng

tiến trình công việc.

61% (11 đại biểu) nhìn chung hài lòng với phiên làm việc kỹ thuật và 39% (7 đại biểu) cho rằng mức độ

hài lòng của họ chỉ ở mức trung bình.

Khi được hỏi về tính hiệu quả của các phương pháp kết hợp được sử dụng trong phiên làm việc, 78%

đại biểu (14 đại biểu) cho rằng có hiệu quả và 22% (4 đại biểu) đánh giá bình thường. Nếu được tái

cấu trúc lại nội dung phiên làm việc, phần lớn đại biểu (56%) cho rằng cần ưu tiên cho bài tập nhóm.

22% cho rằng không cần thay đổi và 17% cho rằng cần có thêm bài trình bày và hướng dẫn trong khi

đó chỉ có 6% đặt ưu tiên lên phần thảo luận.

Về kết quả phiên làm việc, đại biểu có kế hoạch thực hiện các hoạt động sau đây sau khi trở về:

o Chia sẻ các kiến thức thu được (3 đại biểu)

o Ứng dụng và thực hành kỹ thuật GIS (6 đại biểu)

o Đánh giá mục đích sử dụng đất / độ che phủ đất để xác định mất rừng và suy thoái rừng cho

công tác phục hồi các khu vực suy thoái.

o Kiểm tra các cấu trúc, thể chế và con người có liên quan tham gia vào REDD+ cũng như phản

hồi về vai trò và vai trò tiềm năng của các viện nghiên cứu.

Các ý kiến góp ý, phản hồi hoặc khuyến nghị khác gồm yêu cầu phải cân nhắc kỹ hơn trình độ kỹ năng / nền tảng kiến thức của các đại biểu, công tác hậu cần cần được cải thiện (chỗ ở, bữa ăn, đi lại và DSA) và mong muốn có thêm tập huấn trong tương lai.