12
0 BÁO CÁO Tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018 1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong 10 tháng đầu năm của tỉnh có nhiều thuận lợi hơn năm trước về thời tiết do ít mưa bão và áp thấp nhiệt đới; các loại hoa màu sinh trưởng, phát triển tốt; trồng rừng được khẩn trương đẩy mạnh; khai thác gỗ (rừng trồng) vẫn duy trì thường xuyên; khai thác và nuôi trồng thủy sản vẫn duy trì ở mức cao. 1.1. Nông nghiệp a) Trồng trọt: Vhè thu, nhìn chung người dân đã sử dụng đúng cơ cấu giống lúa được cơ quan chức năng khuyến cáo. Các giống lúa chủ lực gồm OM6979, SV181, MT10, OM6600, Đài Thơm 8; giống lúa bổ sung: DT45, ĐH815-6, Hà Phát 3; giống triển vọng: Bắc Thịnh, QNg13, QNg6. Việc chuyển đổi diện tích lúa không hiệu quả sang gieo trồng các loại cây khác được các địa phương tiếp tục triển khai. Lúa hè thu gieo sạ được 34.153,4 ha, giảm 0,3% (114,5 ha) so với cùng vụ năm 2017, năng suất tăng nhưng diện tích giảm làm cho sản lượng giảm 39,6 tấn. Đến nay, đã thu hoạch xong lúa hè thu. Nhthời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển nên năng suất lúa đạt 58,8 tạ/ha, tăng 0,1 t/ha so với vụ hè thu năm 2017; trong đó, năng suất của các huyện đồng bằng đạt 61,5 t/ha, tăng 0,5 t/ha; năng suất của các huyện miền núi đạt 48,2 tạ/ha, giảm 1,2 tạ/ha. Sản lượng lúa hè thu đạt 200.953,9 tấn, giảm 39,6 tấn so với vụ hè thu 2017; trong đó, sản lượng lúa của các huyện đồng bằng đạt 167.937,4 tấn, tăng 0,4% (729 tấn); sản lượng lúa của các huyện miền núi đạt 33.016,5 tấn, giảm 2,3% (768,6 tấn). Do tính an toàn và hiệu quả kinh tế nên việc canh tác vụ mùa ngày càng ít được chú trọng. Diện tích lúa mùa ước đạt 2.077,7 ha, giảm 7,5% (177,1 ha) so với cùng vụ năm 2017. Tính đến giữa tháng 10, có 600 ha đã được thu hoạch (huyện Trà Bồng 190 ha, Tây Trà 10 ha, Sơn Tây 400 ha). Các loại cây hoa màu vụ mùa không biến động nhiều. Tính đến giữa tháng, gieo trồng được 1.194,8 ha ngô, giảm 0,9% (10,9 ha) so với vụ mùa 2017; khoai lang ước đạt 43,1 ha, tăng 3,4%; lạc ước đạt 175,6 ha, giảm 0,9% (1,6 ha); đậu tương ước đạt 6,5 ha, giảm 7,1% (0,5 ha); rau đạt 2.503,2 ha, giảm 7,2% (194,6 ha); đậu đạt 323,4 ha, giảm 6% (20,6 ha). b) Chăn nuôi

BÁO CÁO T t 10 8 1. - quangngai.gov.vn filedịch bệnh nghiêm trọng chưa xảy ra. Ước tính tại thời điểm 31/10/2018, đàn trâu toàn tỉnh có 71.655 con, tăng

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

0

BÁO CÁO Tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2018

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong 10 tháng đầu năm của tỉnh có

nhiều thuận lợi hơn năm trước về thời tiết do ít mưa bão và áp thấp nhiệt đới; các

loại hoa màu sinh trưởng, phát triển tốt; trồng rừng được khẩn trương đẩy mạnh;

khai thác gỗ (rừng trồng) vẫn duy trì thường xuyên; khai thác và nuôi trồng thủy

sản vẫn duy trì ở mức cao.

1.1. Nông nghiệp

a) Trồng trọt:

Vụ hè thu, nhìn chung người dân đã sử dụng đúng cơ cấu giống lúa được

cơ quan chức năng khuyến cáo. Các giống lúa chủ lực gồm OM6979, SV181,

MT10, OM6600, Đài Thơm 8; giống lúa bổ sung: DT45, ĐH815-6, Hà Phát 3;

giống triển vọng: Bắc Thịnh, QNg13, QNg6. Việc chuyển đổi diện tích lúa không

hiệu quả sang gieo trồng các loại cây khác được các địa phương tiếp tục triển

khai.

Lúa hè thu gieo sạ được 34.153,4 ha, giảm 0,3% (114,5 ha) so với cùng vụ

năm 2017, năng suất tăng nhưng diện tích giảm làm cho sản lượng giảm 39,6 tấn.

Đến nay, đã thu hoạch xong lúa hè thu. Nhờ thời tiết thuận lợi cho sinh

trưởng và phát triển nên năng suất lúa đạt 58,8 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ hè

thu năm 2017; trong đó, năng suất của các huyện đồng bằng đạt 61,5 tạ/ha, tăng

0,5 tạ/ha; năng suất của các huyện miền núi đạt 48,2 tạ/ha, giảm 1,2 tạ/ha.

Sản lượng lúa hè thu đạt 200.953,9 tấn, giảm 39,6 tấn so với vụ hè thu

2017; trong đó, sản lượng lúa của các huyện đồng bằng đạt 167.937,4 tấn, tăng

0,4% (729 tấn); sản lượng lúa của các huyện miền núi đạt 33.016,5 tấn, giảm

2,3% (768,6 tấn).

Do tính an toàn và hiệu quả kinh tế nên việc canh tác vụ mùa ngày càng ít

được chú trọng. Diện tích lúa mùa ước đạt 2.077,7 ha, giảm 7,5% (177,1 ha) so

với cùng vụ năm 2017. Tính đến giữa tháng 10, có 600 ha đã được thu hoạch

(huyện Trà Bồng 190 ha, Tây Trà 10 ha, Sơn Tây 400 ha).

Các loại cây hoa màu vụ mùa không biến động nhiều. Tính đến giữa tháng,

gieo trồng được 1.194,8 ha ngô, giảm 0,9% (10,9 ha) so với vụ mùa 2017; khoai

lang ước đạt 43,1 ha, tăng 3,4%; lạc ước đạt 175,6 ha, giảm 0,9% (1,6 ha); đậu

tương ước đạt 6,5 ha, giảm 7,1% (0,5 ha); rau đạt 2.503,2 ha, giảm 7,2% (194,6

ha); đậu đạt 323,4 ha, giảm 6% (20,6 ha).

b) Chăn nuôi

1

Trong tháng 10, chăn nuôi có sự chuyển biến tích cực do giá thu mua lợn

vẫn đang có xu hướng tăng; giá thịt bò hơi vẫn giữ ổn định.

Thời tiết trong tháng 10 (mưa nắng xen kẽ) dễ làm phát sinh các loại dịch

bệnh ở gia súc và gia cầm, nhất là các dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, lở mồm

long móng gia súc, heo tai xanh. Tuy nhiên, tính đến giữa tháng, ngoài các loại

dịch bệnh thông thường phát sinh cục bộ, mức độ thiệt hại không đáng kể, các

dịch bệnh nghiêm trọng chưa xảy ra.

Ước tính tại thời điểm 31/10/2018, đàn trâu toàn tỉnh có 71.655 con, tăng

1,2% (879 con) so với cùng thời điểm năm 2017. Trong 10 tháng đầu năm 2018,

sản lượng thịt trâu xuất chuồng đạt 2.720,9 tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm

2017 (do xuất chuồng và giết thịt trâu đã trưởng thành nhiều hơn).

Đàn bò có 280.150 con, tăng 0,4% (1.010 con) so với cùng thời điểm năm

2017. Trong 10 tháng đầu năm 2018, sản lượng thịt bò xuất chuồng đạt 15.523,3

tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2017. Sản lượng bò hơi xuất chuồng tăng thấp

là do giá thu mua bò trong thời gian đầu năm có xu hướng giảm nhẹ rồi giữ ổn

định nên không kích thích phát triển.

Đàn lợn có 404.380 con, giảm 0,9% (3.820 con) so với cùng thời điểm năm

2017. Đàn lợn giảm là do giá thịt lợn hơi đầu năm giảm làm ảnh hưởng đến thu

nhập của người nuôi, dẫn đến hạn chế thả nuôi lại sau xuất chuồng. Sản lượng

thịt lợn hơi xuất chuồng trong 10 tháng ước đạt 34.281,4 tấn, giảm 7,9% so với

cùng kỳ năm 2017.

Đàn gia cầm tại thời điểm 31/10/2018 ước đạt 5.570 ngàn con, tăng 11,6%

so với thời điểm 31/10/2017; trong đó, đàn gà ước đạt 4.115,6 ngàn con, tăng

11,7%. Ước 10 tháng đầu năm, trọng lượng thịt gia cầm xuất chuồng đạt 10.700,8

tấn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, trọng lượng thịt gà ước đạt

8.561,3 tấn, tăng 15,4%.

1.2. Lâm nghiệp

Trong tháng, miền núi có mưa đều nên việc trồng rừng được đẩy mạnh.

Diện tích rừng trồng tập trung trong tháng ước đạt 2.977 ha, tăng 4,5% (127 ha)

so với tháng 10 năm 2017. Ước tính 10 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng tập

trung đạt 12.301 ha, tăng 7,5% (862 ha) so với cùng kỳ năm 2017.

Sản lượng gỗ khai thác trong tháng ước đạt 122.075 m3, tăng 10,4%

(11.509 m3) so với tháng 10 năm 2017 (do thời tiết năm nay thuận lợi, việc thu

hoạch vẫn duy trì thường xuyên). Ước tính 10 tháng, sản lượng gỗ khai thác đạt

1.061.897 m3, tăng 10% (96.634 m3) so với cùng kỳ năm 2017.

Từ đầu tháng 10 đến nay, không phát sinh cháy rừng và nguy cơ cháy cũng

giảm nhờ có mưa đều, nắng nóng giảm. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 10, toàn

tỉnh xảy ra 03 vụ cháy rừng với tổng diện tích bị cháy là 5,43 ha (rừng trồng),

tăng 1 vụ, tương ứng với 3,36 ha so với cùng kỳ năm 2017.

2

Trong tháng 10, qua tổ chức tuần tra, kiểm tra và truy quét, phát hiện 31 vụ

vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Tính từ đầu năm, phát hiện 265 vụ vi

phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; trong đó, có 24 vụ phá rừng, phát rừng với

diện tích 7,05 ha. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ phá, phát rừng tăng 4 vụ

nhưng diện tích phá giảm 14,63 ha. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ (rừng

trồng) bị phá là 1,33 ha; diện tích rừng sản xuất (rừng trồng) là 4,1 ha. Tất cả các

vụ phá, phát rừng đều nhằm mục đích lấy đất làm nương rẫy (17 vụ) hoặc trồng

cây lâu năm (7 vụ). Qua đó, thu giữ 106,5 m3 gỗ tròn và 214,7 m3 gỗ xẻ,…; thu

nộp ngân sách Nhà nước 2,6 tỷ đồng.

1.3. Thủy sản

Trong tháng, mặc dù có bão và áp thấp nhiệt đới trên biển nhưng mức độ

ảnh hưởng đến hoạt động khai thác không nhiều. Sản lượng thủy sản tháng 10

ước đạt 23.642,3 tấn, tăng 46,9% (7.548,1 tấn) so với tháng 10 năm 2017.

Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, thời tiết trên vùng biển đánh bắt truyền

thống của ngư dân Quảng Ngãi thuận lợi hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2017

nên sản lượng khai thác biển tăng mạnh. Sản lượng thủy sản 10 tháng đầu năm

ước đạt 230.011,6 tấn, tăng 25,8% (47.231,3 tấn) so với cùng kỳ năm 2017.

a) Khai thác

Sản lượng khai thác trong tháng ước đạt 22.924,6 tấn, tăng 50,8% so với

tháng 10/2017 (khai thác trên biển 22.835,6 tấn, khai thác nội địa 89 tấn). Trong

đó, cá đạt 21.110 tấn, tăng 48,6% so với cùng tháng năm 2017; tôm đạt 127,1 tấn,

tăng 4,9%; các loại thuỷ sản còn lại đạt 1.687,6 tấn, tăng 93,6%.

Ước tính 10 tháng, sản lượng khai thác đạt 223.911,1 tấn, tăng 26,6% so với

cùng kỳ năm 2017 (khai thác trên biển 223.349,8 tấn, khai thác nội địa 561,3

tấn). Trong đó, cá đạt 210.486,1 tấn, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2017; tôm

đạt 1.680,4 tấn, tăng 51,5%; các loại thuỷ sản còn lại đạt 11.744,7 tấn, tăng

44,5%.

b) Nuôi trồng

Trong tháng, dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản không xảy ra. Ước tính thu

hoạch 717,7 tấn thuỷ sản, giảm 19,9 % (178,6 tấn) so với tháng 10 năm 2017;

trong đó, sản lượng cá nuôi đạt 179,2 tấn, giảm 30,9% (80,3tấn); tôm nuôi đạt

524,5 tấn, giảm 17,3% (109,6 tấn).

Ước tính 10 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh thả nuôi 2.236,3 ha thuỷ sản các

loại, tăng 2,3% (50,9 ha) so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, diện tích nuôi tôm

đạt 1.040,6 ha, bằng diện tích cùng kỳ năm 2017 (tôm sú đạt 63,6 ha, giảm 0,3%;

tôm thẻ chân trắng đạt 977 ha). Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch 10 tháng

ước đạt 6.100,5 tấn, tăng 2,6% (152,1 tấn) so với cùng kỳ năm trước; trong đó,

sản lượng cá đạt 1.327,6 tấn, giảm 12%; tôm đạt 4.511,8 tấn, tăng 8,3% (tôm sú

ước đạt 101,6 tấn giảm 17,7; tôm thẻ chân trắng ước đạt 4.408,1 tấn, tăng 9,1%);

ốc hương đạt 154,1 tấn, giảm 32,4%.

3

- Sản xuất giống: Nhu cầu con giống lớn nhưng sản xuất giống còn khá

yếu kém do hạn chế về kỹ thuật. Ước tính 10 tháng đầu năm, sản xuất được 4,701

triệu con giống, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, giống cá bớp

4.800 con; cá giống nước ngọt 0,355 triệu con; giống ốc hương 4,3 triệu con, cá

dìa 6.000 con, cua xanh 6.000 con, hải sâm 10.000 con.

2. Sản xuất công nghiệp

Ước tính giá trị sản xuất tháng 10 năm 2018 đạt 9.664,4 tỷ đồng (theo giá

SS2010), giảm 1,5% so với tháng trước. Nguyên nhân sản xuất công nghiệp trong

tháng giảm chủ yếu do sản lượng sản phẩm lọc hóa dầu tháng này giảm 6 ngàn

tấn so với tháng trước; sản xuất gạch, ngói giảm do tháng này đã bước vào mùa

mưa; sản xuất phân bón giảm do yếu tố thời vụ. Nếu không tính sản phẩm lọc hóa

dầu thì giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng giảm 2,86% so với tháng trước.

Tính chung 10 tháng đầu năm, GTSX công nghiệp đạt 96.806,4 tỷ đồng

(theo giá SS 2010), tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính

tăng là do năm trước Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng hoạt động gần 02

tháng (từ 5/6-23/7/2017) để bảo trì bảo dưỡng định kỳ (SP lọc hoá dầu 10 tháng

đầu năm tăng 899,5 ngàn tấn so cùng kỳ năm trước); sản phẩm tai nghe không

nối với micro (khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) tăng hơn 4,7 triệu cái; dăm gỗ

nguyên liệu giấy tăng 176 ngàn tấn… Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt

80.066,9 tỷ đồng, tăng 17,3%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 12.475,6 tỷ đồng, tăng

4,0% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 4.264 tỷ đồng, tăng 39,3%.

Nếu không tính sản phẩm lọc hóa dầu thì giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,58%

so với cùng kỳ năm trước.

Một số sản phẩm công nghiệp 10 tháng đầu năm tăng khá so với cùng kỳ

2017 như: Thuỷ sản chế biến đạt 9.640 tấn, tăng 5,9%; đường RS đạt 12.895 tấn,

tăng 14,0%; quần áo may sẵn đạt 12.939 ngàn cái, tăng 13,0%; gạch xây đạt

405.565 ngàn viên, tăng 6,2%; nước khoáng và nước tinh khiết đạt 75.069 ngàn

lít, tăng 11,4%; nước máy đạt 11.785 ngàn m3, tăng 16,0%; dăm gỗ nguyên liệu

giấy đạt 716.870 tấn, tăng 32,7%; sản phẩm lọc hóa dầu đạt 5.880,8 ngàn tấn,

tăng 18,1%; điện thương phẩm đạt 944,17 triệu kwh, tăng 9,9%...

Tuy nhiên, có một số sản phẩm giảm so cùng kỳ gồm: Bia các loại giảm

1,7%; bánh kẹo các loại giảm 13,8%; nước ngọt các loại giảm 5,1%; tinh bột mỳ

giảm 21,3%; điện sản xuất giảm 22,5%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 10/2018

ước tính tăng 12,5% so với tháng trước và giảm 3,82% so cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến,

chế tạo tăng 13,41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các ngành cấp II có chỉ

số tiêu thụ tăng là: Dệt tăng 41,65%; sản xuất trang phục tăng 29,52%; chế biến

gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) - sản xuất sản

phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 26,27%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu

mỏ tinh chế tăng 15,91%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 27,02%;

4

sản xuất kim loại tăng 11,81%. Các ngành cấp II còn lại có chỉ số tiêu thụ giảm

gồm: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 9,5%; sản xuất đồ uống giảm 3,35%;

sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 34,01%; sản xuất sản phẩm từ cao su và

plastic giảm 67,37%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm

49,82%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm

66,67%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm

4,91%

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời

điểm 31/10/2018 giảm 2,87% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,28%

so với cùng thời điểm năm trước. So với cùng thời điểm năm trước, các ngành

cấp II có chỉ số tồn kho giảm gồm: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre,

nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) - sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

giảm 47,79%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 19,64%; sản

xuất kim loại giảm 88,41%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc,

thiết bị) giảm 1,7%. Các ngành còn lại có chỉ số tồn kho tăng gồm: Sản xuất chế

biến thực phẩm tăng 19,86%; sản xuất đồ uống tăng 79,48%; dệt tăng 55,55%;

Sản xuất trang phục tăng 32,34%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

tăng 28,11%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 40,76%; sản xuất sản

phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 303,44%.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp

dự tính tại thời điểm 31/10/2018 tăng 1,88% so với cùng thời điểm tháng trước.

Trong đó, chỉ số sử dụng lao động thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng

0,26% so với cùng thời điểm cuối tháng trước; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà

nước tăng 1,44%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng

3,28%. Theo ngành công nghiệp thì chỉ số sử dụng lao động trong các doanh

nghiệp công nghiệp khai khoáng không tăng, không giảm; công nghiệp chế biến,

chế tạo tăng 2,05%; sản xuất, phân phối điện không tăng, không giảm; cung cấp

nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,87%.

Trong 20 ngành công nghiệp cấp II điều tra tính chỉ số sử dụng lao động thì

chỉ có ngành sản xuất phương tiện vận tải khác dự kiến có chỉ số sử dụng lao động

tại 31/10/2018 giảm 1,31% so với tháng trước. Trừ ngành dệt và ngành sản xuất

sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng cao (tương ứng 10,1%

và 5,17%), các ngành khác còn lại tăng nhẹ hoặc bằng tháng trước.

3. Tình hình đăng ky doanh nghiệp

Trong tháng (tính đến ngày 20/10/2018), toàn tỉnh có 51 doanh nghiệp đăng

ký thành lập mới1 với số vốn đăng ký là 681 tỷ đồng, tăng 8,5% về số doanh

nghiệp và tăng 100,4% về số vốn đăng ký so với tháng cùng kỳ năm trước. Bên

cạnh đó, trong tháng có 09 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, có 05

doanh nghiệp đã giải thể và có 04 doanh nghiệp hoạt động trở lại.

1 Trong đo, công ty cô phân 2 đơn vi; công ty TNHH 2TV trơ lên 16 đơn vi; công ty TNHH 1TV 32

đơn vi;DN tư nhân 01 đơn vi;

5

Tính chung 10 tháng, toàn tỉnh có 625 doanh nghiệp đăng ký thành lập

mới2 với số vốn đăng ký là 6.409,66 tỷ đồng, tăng 5,2% về số doanh nghiệp nhưng

giảm 51,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân

một doanh nghiệp đạt 10,26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 183 doanh nghiệp đăng ký

tạm ngừng hoạt động, có 51 doanh nghiệp đã giải thể và có 92 doanh nghiệp hoạt

động trở lại.

4. Đầu tư, xây dựng

Trong tháng, rải rác có mưa lớn nên phần nào ảnh hưởng tới công tác thi

công, xây lắp; UBND tỉnh yêu cầu các ban quản lý dự án đẩy mạnh giải ngân vốn

đầu tư công theo đúng kế hoạch, trong đó chú trọng các dự án trọng điểm, các dự

án chuyển tiếp, các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia Xây

dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững; thực hiện việc cắt giảm, điều

chuyển kế hoạch vốn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 5626/UBN-

TH ngày 18/9/2018.

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn Nhà nước do địa phương quản lý

trong tháng ước đạt 289,4 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước. Trong đó, vốn

ngân sách nhà nước đạt 285,4 tỷ đồng, tăng 1,4%; vốn vay đạt 2,6 tỷ đồng, tăng

0,6%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 1,4 tỷ đồng, tăng 0,4%.

So với cùng kỳ năm trước, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn Nhà

nước do địa phương quản lý tăng 0,9%. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tăng

0,9%; vốn vay giảm 0,9%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước tăng 3,8%.

Tính chung 10 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn Nhà

nước do địa phương quản lý đạt 2.648,5 tỷ đồng, giảm 0,1% so cùng kỳ năm

2017. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đạt 2.609,6 tỷ đồng, giảm 0,2%; vốn

vay đạt 25,1 tỷ đồng, tăng 4,9%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước đạt 13,8 tỷ

đồng, giảm 0,2%.

5. Thương mại, dịch vụ, giá cả

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2018

ước đạt 4.357,8 tỷ đồng, tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 11,12% so với

tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó: thành phần kinh tế nhà nước ước đạt 283,1

tỷ đồng, tương ứng tăng 1,57% và 24,59%; kinh tế cá thể ước đạt 3.126,1 tỷ

đồng, tương ứng tăng 0,35% và 10,40%; kinh tế tư nhân ước đạt 945,2 tỷ đồng,

tương ứng tăng 0,60% và 9,93%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,9 tỷ

đồng, không tăng giảm so với tháng trước và tháng cùng kỳ năm trước vì khu vực

này chỉ có một doanh nghiệp cho thuê bất động sản nên doanh thu ổn định qua

từng tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xét theo

ngành hoạt động thì hoạt động bán lẻ hàng hoá ước đạt 3.219,3 tỷ đồng, tương

2 Trong đo, công ty cô phân 58 đơn vi; công ty TNHH 2TV trơ lên 198 đơn vi; công ty TNHH 1TV

360 đơn vi; doanh nghiêp tư nhân 09 đơn vi;

6

ứng tăng 0,88% và 9,90%; hoạt động lưu trú ước đạt 26,8 tỷ đồng, tương ứng

giảm 0,77% và tăng 7,50%; hoạt động ăn uống ước đạt 778,3 tỷ đồng, tương ứng

giảm 0,83% và tăng 12,82%; hoạt động du lịch lữ hành ước đạt 1,0 tỷ đồng,

tương ứng giảm 0,62% và tăng 30,94%; hoạt động dịch vụ ước đạt 332,5 tỷ đồng,

tương ứng giảm 0,10% và tăng 20,04%.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 42.333,3 tỷ đồng, tăng 10,69% so với cùng kỳ năm

trước. Xét theo thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nước ước đạt 2.643,6 tỷ đồng,

tăng 19,97%; kinh tế cá thể ước đạt 30.555,3 tỷ đồng, tăng 10,29%; kinh tế tư

nhân ước đạt 9.102,2 tỷ đồng, tăng 9,56%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước

đạt 19,2 tỷ đồng, không tăng giảm so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt

động: bán lẻ hàng hoá ước đạt 31.145,7 tỷ đồng, tăng 9,73%; doanh thu hoạt

động dịch vụ lưu trú ước đạt 268,2 tỷ đồng, tăng 11,87%; dịch vụ ăn uống ước

đạt 7.880,1 tỷ đồng, tăng 13,01%, du lịch lữ hành ước đạt 8,3 tỷ đồng, tăng

20,67%; doanh thu hoạt động dịch vụ ước đạt 3.031,0 tỷ đồng, tăng 14,70% so

với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành

và dịch vụ tiêu dùng khác tháng này giảm so với tháng trước là do tình hình thời

tiết trong tháng đã bắt đầu vào mùa mưa nên nhu cầu tham quan du lịch của du

khách trong và ngoài tỉnh giảm, đặc biệt là nhu cầu du lịch biển đảo Lý Sơn giảm

đáng kể do tình hình biển động, tàu thuyền phục vụ du lịch hạn chế. Bên cạnh đó,

vào mùa mưa nên các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh đã chững lại nên

doanh thu các ngành dịch vụ hỗ trợ phục vụ nhu cầu xây dựng giảm, và nhu cầu

vui chơi giải trí của người dân giảm nên doanh thu ngành dịch vụ vui chơi giải trí

và dịch vụ khác trong tháng giảm.

5.2. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2018 tăng 0,69% so với tháng trước;

tăng 2,00% so với tháng 12 năm trước; tăng 2,92% so với cùng tháng năm trước;

bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 3,10% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 10/2018 tăng 0,69% so tháng trước, đây là mức tăng cao trong

những tháng gần đây, do những nguyên nhân chính sau: (1) Thực hiện lộ trình

tăng học phí theo Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND ngày 01/9/2016 của Chủ

tịch UBND tỉnh về việc quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, phổ

thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên

nghiệp công lập thuộc tỉnh Quảng Ngãi quản lý từ năm học 2016-2017 đến năm

học 2020-2021; (2) Do thời tiết chuyển mùa làm giá thuỷ sản tươi sống tăng cao

dẫn đến giá thực phẩm tăng; (3) Từ ngày 01/10/2018 giá gas điều chỉnh tăng

12.000 đồng/ bình 12 kg; (4) Điêu chỉnh theo xu hướng tăng giá xăng dầu trong

tháng vào các ngày 06/10/2018 và 22/10/2018. Trong 11 nhóm hàng hoá và dịch

vụ có 7/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số tăng, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn

uống tăng 0,71% (trong đó, lương thực tăng 0,01%, thực phẩm tăng 1,21%; ăn

uống ngoài gia đình không tăng, không giảm); nhà ở, điện nước, chất đốt và

7

VLXD tăng 0,06%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18%; thuốc và dịch vụ y tế

tăng 0,13%; giao thông tăng 1,69%; giáo dục tăng 3,63%; văn hoá, giải trí và du

lịch tăng 0,14%. Có 4/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm:

Đồ uống và thuốc lá giảm 0,35%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,05%; bưu

chính viễn thông giảm 0,08%; hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,02%.

CPI bình quân 10 tháng tăng 3,10% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

CPI 10 tháng tăng do một số nguyên nhân sau: (1) thực hiện điều chỉnh giá dịch

vụ y tế và thực hiện lộ trình tăng học phí; (2) giá nhiên liệu trên thị trường thế

giới trong 9 tháng tăng mạnh làm cho giá xăng dầu trong nước phải điều chỉnh

theo xu hướng tăng (giá xăng trong 10 tháng sau 8 lần điều chỉnh tăng giá và 4

lần điều chỉnh giảm giá đã tăng 3.170 đồng/lít; giá dầu diezen trong 10 tháng sau

10 lần điều chỉnh tăng giá và 4 lần điều chỉnh giảm giá đã tăng 3.070 đồng/lít);

(3) giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng do nhu cầu xây dựng tăng, giá xi măng, sắt

thép đều tăng. CPI bình quân 10 tháng so với cùng kỳ năm trước, có 10/11 nhóm

hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó tăng mạnh ở các nhóm hàng hoá

và dịch vụ: Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 6,18%; thuốc và dịch vụ y

tế tăng 12,78%; giao thông tăng 10,49%; giáo dục tăng 5,32%; hàng hoá và dịch

vụ khác tăng 4,99%. Chỉ có 1/11 nhóm hàng hoá và dịch vụ giảm: Bưu chính

viễn thông giảm 0,37%.

Chỉ số giá vàng tháng 10/2018 tăng 0,32% so với tháng trước; giảm 1,10%

so với tháng 12 năm trước; giảm giảm 1,88% so với cùng tháng năm trước; bình

quân 10 tháng tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng

10/2018 tăng 0,19% so với tháng trước; tăng 2,75% so với tháng 12 năm trước;

tăng 2,70% so với cùng tháng năm trước; bình quân 10 tháng tăng 0,99% so cùng

kỳ năm trước.

6. Hoạt động vận tải (không kể vận tải đường săt)

Vận tải hành khách trong tháng 10 năm 2018 ước đạt 530,4 nghìn lượt

khách với mức luân chuyển 114.311,1 nghìn lượt khách.km, so với tháng trước

giảm 4,78% về vận chuyển và giảm 4,29% về luân chuyển, tương ứng tăng

7,63% và 5,05% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, vận tải hành khách ước đạt vận

chuyển là 5.404,3 nghìn lượt khách và luân chuyển ước đạt 1.218.954,5 nghìn

lượt khách.km, tăng 12,42% về vận chuyển và tăng 11,68% về luân chuyển so

với cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế thì kinh tế nhà nước ước đạt

267,1 nghìn lượt khách với mức luân chuyển 9.348,7 nghìn lượt khách.km, tăng

tương ứng 6,75% và 6,76%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 5.137,2 nghìn lượt

khách với mức luân chuyển 1.209.605,8 nghìn lượt khách.km, tăng tương ứng

12,73% và 11,72%. Phân theo ngành vận tải, vận tải hành khách đường bộ ước

đạt 5.020,6 nghìn lượt khách về vận chuyển và luân chuyển ước đạt 1.207.462,0

nghìn lượt khách.km, tăng tương ứng 9,41% và 11,30%; Vận tải hành khách

đường biển ước đạt là 383,7 nghìn lượt khách và luân chuyển ước đạt 11.492,5

8

nghìn lượt khách.km, tăng tương ứng 75,44% và 74,96% so với cùng kỳ năm

trước.

Vận tải hàng hóa trong tháng 10 năm 2018 ước đạt 1.091,5 nghìn tấn với

mức luân chuyển 158.677,9 nghìn tấn.km, giảm 4,23% về vận chuyển và giảm

2,95% về luân chuyển so với tháng trước và tăng tương ứng 25,30% và 15,48%

so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

ước đạt 1.079,3 nghìn tấn với mức luân chuyển 158.312,0 nghìn tấn.km, giảm

tương ứng 4,18% và 2,94% so với tháng trước và tăng tương ứng 25,35% và

15,47% so với tháng cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy

ước đạt 12,2 nghìn tấn với mức luân chuyển 365,9 nghìn tấn.km, giảm tương ứng

8,00% và 7,97% so với tháng trước và tăng tương ứng 20,93% và 20,85% so với

tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2018, vận tải hàng hóa ước đạt vận chuyển

là 10.328,5 nghìn tấn và luân chuyển ước đạt 1.588.212,8 nghìn tấn.km, tăng

22,51% về vận chuyển và tăng 18,74% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: Vận tải hàng hoá đường bộ về vận chuyển ước đạt 10.208,7 nghìn tấn

và luân chuyển ước đạt 1.584.625,8 nghìn tấn.km, tăng 22,48% về vận chuyển và

tăng 18,73% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; Vận tải hàng hoá đường

biển ước đạt 119,8 nghìn tấn và luân chuyển ước đạt 3.587,0 nghìn tấn.km, tăng

25,13% về vận chuyển và tăng 24,77% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu hoạt động vận tải kho bãi tháng 10/2018 giảm so với tháng

trước nhưng tăng so với tháng cùng kỳ năm trước. Cụ thể: doanh thu hoạt động

vận tải kho bãi tháng 10/2018 ước đạt 328,1 tỷ đồng, giảm 4,41% so với tháng

trước và tăng 14,13% so với tháng cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh

tế thì kinh tế nhà nước ước đạt 36,3 tỷ đồng, tương ứng giảm 2,06% và tăng

16,49%; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 291,9 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,7% và

tăng 13,84%. Phân theo ngành kinh tế thì vận tải đường bộ ước đạt 245,0 tỷ

đồng, tương ứng giảm 4,27% và tăng 11,43%; vận tải đường thủy ước đạt 7,5 tỷ

đồng, tương ứng giảm 4,56% và tăng 31,47%; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải

ước đạt 75,7 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,87% và tăng 22,11%. Phân theo ngành

vận tải thì vận tải hành khách ước đạt 86,9 tỷ đồng, tương ứng giảm 3,92% và

tăng 5,80%; vận tải hàng hóa ước đạt 165,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,46% và

tăng 15,45%, dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 75,7 tỷ đồng, tương ứng

giảm 4,87% và tăng 22,11%. Nguyên nhân doanh thu vận tải, kho bãi tháng 10

năm 2018 giảm so với tháng trước là do thời tiết chuyển mùa, nhu cầu vận tải

giảm, nhất là du lịch biển đảo Lý Sơn không còn nhộn nhịp, biển động nên số

lượt tàu vận chuyển giảm; cộng với việc sinh viên các trường đã nhập học ổn

định trong tháng 9 nên nhu cầu đi lại trong dân không cao. Bên cạnh đó nhu cầu

xây dựng trong tháng đã chững lại do thời tiết chuyển mưa nên hoạt động vận tải

giảm so với tháng trước.

Tính chung 10 tháng, tổng doanh thu hoạt động vận tải kho bãi ước đạt

3.206,8 tỷ đồng, tăng 13,21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phân theo loại

9

hình kinh tế thì kinh tế nhà nước ước đạt 308,8 tỷ đồng, tăng 24,42%; kinh tế

ngoài nhà nước ước đạt 2.898,1 tỷ đồng, tăng 12,14%. Phân theo ngành kinh tế

thì vận tải đường bộ ước đạt 2.430,45 tỷ đồng, tăng 11,17%; vận tải đường thủy

ước đạt 70,0 tỷ đồng, tăng 35,27%; hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước đạt

706,4 tỷ đồng, tăng 18,82%. Phân theo ngành vận tải thì doanh thu vận tải hành

khách ước đạt 888,4 tỷ đồng, tăng 6,84%; vận tải hàng hoá ước đạt 1.612,1 tỷ

đồng, tăng 14,61%; hoạt động kho bãi, hỗ trợ vận tải ước đạt 706,4 tỷ đồng, tăng

18,82%.

7. Một số vấn đề xã hội

7.1. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

Trong năm 2018, nhờ chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, giám

sát, xử lý các ổ dịch nhỏ, không để bùng phát trên diện rộng. Tình hình Hội

chứng da dày sừng bàn tay bàn chân tương đối ổn định. Trong 9 tháng có 04 ca

bệnh mới; chưa phát hiện trường hợp nhiễm vi rút ZIKA, cúm A (H5N1); bệnh

sốt rét được kiểm soát chặt chẽ; bệnh sốt xuất huyết trong 8 tháng đầu năm là 330

ca, giảm 42,9% so cùng kỳ 2017. Không có tử vong do các bệnh dịch.

Ngành Y tế tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các cơ sở

khám, chữa bệnh, triển khai hệ thống đăng ký khám bệnh (bốc số) tự động và

nhất là cải cách thủ tục, quy trình khám bệnh, chuyển tuyến, ra viện theo hướng

gọn nhẹ, nhanh chóng, không để người bệnh phải chờ đợi lâu. Triển khai thực

hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Liên Bộ Y tế - Tài

chính về việc Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng hạng

trên toàn quốc. Đồng thời thường xuyên phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xem

xét, thống nhất giải quyết những vướng mắc thuộc thẩm quyền…

Ngộ độc thực phẩm: Trong tháng không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.

Tính từ đầu năm đã xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm, cụ thể: Ngày 21/5/2018,

xảy ra 01 vụ ngộ độc thực phẩm làm 19 em học sinh tiểu học Trần Phú phải nhập

viện điều trị với triệu chứng đau bụng, chóng mặt và nôn, không có người tử

vong. Sau một ngày điều trị tại bệnh viện, các em đã xuất viện. Nguyên nhân do

ăn Trà sữa và Rau câu bị nhiễm vi sinh vật Coliform.

7.2. Hoạt động văn hoá, thể thao; phát thanh – truyền hình:

Trong tháng, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh, Đội Tuyên truyền – Trung

tâm Văn hoá nghệ thuật tỉnh tổ chức các buổi biểu diễn phục vụ nhân dân trên địa

bàn tỉnh, như: chương trình văn nghệ tuyên truyền “Hãy nói không với những

trang mạng xấu, độc” tại các xã trên địa bàn huyện Ba Tơ. Bên cạnh đó, tỉnh

phối hợp với Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chuẩn bị tổ chức Liên hoan nghệ

thuật sân khấu chuyên nghiệp Tuồng, Bài chòi và Dân ca kịch toàn quốc – 2018

tại tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 20/10 đến 28/10/2018.

Sở VHTT&DL tỉnh trong tháng đã phối hợp với Tổng cục Thể thao (Bộ Văn

hoá, Thể thao và Du lịch) và Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức

thành công Giải Cầu lông trung cao tuổi toàn quốc tại Quảng Ngãi. Tổ chức

10

thành công các môn thi đấu nằm trong Đại hội Thể dục, thể thao tỉnh; tổ chức tập

huấn cho các vận động viên chuẩn bị tham gia Đại hội thể dục thể thao toàn quốc

năm 2018.

Đài Phát thanh và Truyền hình đã tập trung tuyên truyền, phản ánh các hoạt

động chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh quan trọng diễn ra

trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng

bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020; Chương trình hành động của Tỉnh uỷ

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; sơ kết 02 năm thực

hiện 04 Kết luận, 05 nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ khoá XIX. Tiếp tục tuyên

truyền thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy

mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây

dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên”

gắn với tập trung giới thiệu điển hình “Những tấm gương bình dị mà cao quí”

trên địa bàn tỉnh; công tác xây dựng Đảng theo Nghị quyết TW 4 khoá XI về

“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết Trung ương 4,

khoá XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy

thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự

chuyển hoá” trong nội bộ”; Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về thực hiện

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; Kế

hoạch của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khoá XII; tuyên truyền việc học tập, quán triệt, triển khai thực

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khoá XII. Tuyên truyền các kỳ họp và nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh

khoá XII…

7.3. Tình hình tai nạn giao thông

Tình hình tai nạn giao thông trong tháng (tính từ ngày 16/9/2018 đến

15/10/2018), toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm

trọng trở lên), chết 13 người, bị thương 04 người. Trong đó TNGT đường bộ xảy

ra 12 vụ, chết 12 người, bị thương 03 người; TNGT đường sắt xảy ra 02 vụ, chết

01 người, bị thương 01 người; TNGT đường thủy nội địa không xảy ra.

So với tháng 10/2017, số vụ tăng 04 vụ, số người chết tăng 02 người, số

người bị thương không tăng không giảm. Trong đó, TNGT đường bộ: số vụ tăng

03 vụ, số người chết tăng 02 người, số người bị thương giảm 01 người; TNGT

đường sắt: số vụ tăng 01 vụ, số người chết không tăng không giảm, số người bị

thương tăng 01 người; TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không tăng,

không giảm). So với tháng 9/2018, số vụ giảm 01 vụ, số người chết giảm 02

người, số người bị thương giảm 05 người. Trong đó, TNGT đường bộ: số vụ

giảm 02 vụ, số người chết giảm 02 người, số người bị thương giảm 06 người;

TNGT đường sắt: số vụ tăng 01 vụ, số người chết không tăng không giảm, số

người bị thương tăng 01 người; TNGT đường thủy nội địa: không xảy ra (không

tăng, không giảm).

11

Tính chung 10 tháng (từ ngày 16/12/2017 đến ngày 15/10/2018), toàn tỉnh

đã xảy ra 127 vụ TNGT (các vụ có hậu quả từ ít nghiêm trọng trở lên), chết 133

người, bị thương 58 người. Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 118 vụ, chết 125

người, bị thương 56 người; TNGT đường sắt xảy ra 09 vụ, chết 08 người, bị

thương 02 người; TNGT đường thủy nội địa không xảy ra.

So với cùng kỳ năm trước, số vụ tăng 10 vụ, số người chết tăng 11 người,

số người bị thương tăng 01 người. Trong đó, TNGT đường bộ: số vụ tăng 03 vụ,

số người chết tăng 05 người, số người bị thương giảm 01 người; TNGT đường

sắt: số vụ tăng 07 vụ, số người chết tăng 06 người, số người bị thương tăng 02

người; TNGT đường thủy nội địa: không tăng không giảm.

Va chạm giao thông trong tháng xảy ra 22 vụ, số người bị thương 39

người. So với tháng 10/2017, số vụ giảm 10 vụ; số người bị thương giảm 03

người. So với tháng 9/2018, số vụ tăng 10 vụ; số người bị thương tăng 23 người.

Tính chung 10 tháng, va chạm giao thông xảy ra 197 vụ, số người bị thương 288

người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 216 vụ; số người bị thương giảm

308 người./.