36
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNG ĐỒNG SÓC TRĂNG KHOA NÔNG NGHIP – THY SN VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN BÁO CÁO THC TP TT NGHIP TRUNG CP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y PHƯƠNG PHÁP P NBNG MÁY VÀ CHĂM SÓC ĐÀN GÀ SAO SINH SN TI TRI HUNH MINH, TP.SÓC TRĂNG 2010 SINH VIÊN THC HIN HUNH NGUYÊN BÌNH MSSV :08ST04H004 LP : CNTY K2 Tháng 8/2010

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP NGÀNH …...Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

  • TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG

    KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

    PHƯƠNG PHÁP ẤP NỞ BẰNG MÁY VÀ CHĂM SÓC ĐÀN GÀ SAO SINH SẢN TẠI TRẠI

    HUỲNH MINH, TP.SÓC TRĂNG 2010

    SINH VIÊN THỰC HIỆN HUỲNH NGUYÊN BÌNH

    MSSV :08ST04H004 LỚP : CNTY K2

    Tháng 8/2010

  • TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG CẤP NGÀNH CHĂN NUÔI THÚ Y

    PHƯƠNG PHÁP ẤP NỞ BẰNG MÁY VÀ CHĂM SÓC ĐÀN GÀ SAO SINH SẢN TẠI TRẠI

    HUỲNH MINH, TP.SÓC TRĂNG 2010

    Giáo Viên Hướng Dẫn Sinh viên thực hiện ThS . LÂM THANH BÌNH HUỲNH NGUYÊN BÌNH MSSV : 08ST04H004 LỚP : CNTY K2

    Tháng 8/2010

  • i

    Chuyên đề kèm theo đây, với tựa là “Phương pháp ấp nở bằng máy và chăm sóc đàn gà Sao sinh sản tại trại Huỳnh Minh, TP.Sóc Trăng năm 2010” do HUỲNH NGUYÊN BÌNH thực hiện, báo cáo và đã được Hội đồng chấm chuyên đề thông qua.

    ThS. Lâm Thanh Bình

    Ủy viên, Thư ký

    KS. Nguyễn Như Tấn Phước KS. Lê Thị Thu Phương

    Phản biện 1 Phản Biện 2

    Sóc Trăng, ngày tháng năm 2010

    BS. Tiền Ngọc Hân

    Chủ tịch Hội đồng

  • ii

    LỜI CẢM ƠN

    Em chân thành cảm ơn!

    Quý thầy cô trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng. Trong thời gian tôi học tập tại trường và trong 3 tháng thực tập ở trang trại, quý thầy cô trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng đã nhiệt tình dìu dắt và truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, nâng cao sự hiểu biết của bản thân tôi trong ngành chăn nuôi thú y nói riêng và sự tiếp thu khoa học kỹ thuật thời đại nói chung.

    Cảm ơn thầy Lâm Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt bài tốt nghiệp này.

    Cảm ơn cô chú Huỳnh Minh (trại Trại chăn nuôi Huỳnh Minh địa chỉ số 3 kênh Thị Đội khóm 3 phường 8 thành phố Sóc Trăng) đã tạo điều kiện, cùng các anh (chị) đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua.

    Xin chân thành cảm ơn!

  • iii

    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

    ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... ....................................................................................................... .......................................................................................................

  • iv

    MỤC LỤC Trang

    LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................... iii MỤC LỤC............................................................................................................................ iv CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................. 2

    2.1. Đặc điểm sinh học của gà Sao ................................................................................ 2 2.1.1. Đặc điểm ngoại hình....................................................................................... 2 2.1.2. Phân biệt trống mái ........................................................................................ 2 2.1.3. Tập tính của gà sao ........................................................................................ 2 2.1.4. Hiện tượng mổ cắn ......................................................................................... 3 2.1.5. Tập tính tắm, bay và kêu ................................................................................. 3 2.1.6. Tập tính sinh dục ............................................................................................ 3

    2.2. Giới thiệu sơ lược về máy ấp .................................................................................. 3 2.2.1. Cấu tạo máy ấp .............................................................................................. 4 2.2.2. Cơ chế hoạt động của máy ấp......................................................................... 4 2.2.3. Phương thức hoạt động của máy ấp................................................................ 4

    2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở .............................. 5 2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ.................................................................................. 5 2.3.2. Ảnh hưởng của ẩm độ..................................................................................... 6 2.3.3. Ảnh hưởng của độ thông thoáng khí................................................................ 7 2.3.4. Ảnh hưởng của đảo trứng ............................................................................... 7 2.3.5. Ảnh hưởng của khối lượng trứng .................................................................... 7 2.3.6. Ảnh hưởng của vitamin và khoáng trong thức ăn ............................................ 8 2.3.7. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn............................................................... 9

    CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 11 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 11

    3.1. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................................. 11 3.1.1. Thời gian thực tập ........................................................................................ 11 3.1.2. Địa diểm thực tập ......................................................................................... 11

    3.2. Phương tiện và phương pháp tiến hành................................................................. 11 3.2.1. Dụng cụ hàng ngày....................................................................................... 11 3.2.2. . Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 11 3.2.3. Mục đích khảo sát......................................................................................... 11

    3.3. Phương pháp tiến hành ......................................................................................... 12 3.2.4. Chọn giống hậu bị ........................................................................................ 12 3.2.5. Mật độ nuôi và tỉ lệ ghép .............................................................................. 12 3.2.6. Chuồng trại .................................................................................................. 12

    CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 13 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.................................................................................................... 13

    4.1. Tổng sản lượng trứng ........................................................................................... 13 4.2. Ấp trứng bằng máy............................................................................................... 14 4.2.1. Chọn trứng vào ấp ............................................................................................ 14 4.2.2. Kiểm tra sinh vật học (soi trứng) ấp trứng gia cầm............................................ 14

    4.2.2.1. Các bước thực hiện:.................................................................................. 15 4.2.2.2. Giai đoạn 6 ngày ấp ................................................................................. 15 4.2.2.3. Giai đoạn 18 ngày ấp................................................................................ 15 4.2.2.4. Giai đoạn 25 ngày ấp................................................................................ 15

  • v

    4.3. Kết quả ấp nở ....................................................................................................... 16 4.3.1. Tỷ lệ gà mắc bệnh khi ấp .................................................................................. 18 Khi phát hiện ra tỷ lệ gà con mắc bệnh khi ấp mà nguyên nhân chính là do không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của đàn gà bố mẹ thì tại cơ sở có tiến hành điều trị như sau: ........ 18 4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng gà Sao sinh sản.................................................................. 18

    4.4.1 Thức ăn hàng ngày cho gà Sao ..................................................................... 18 4.4.1.1 Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi đến bốn 4 tuổi ................................................... 18 4.4.1.2 Giai đoạn gà từ 5 tuần tuổi đến 15 tuần tuồi................................................. 18 4.4.1.3 Giai đoạn gà hậu bị đến khi đẻ ..................................................................... 19 4.4.2. Vệ sinh phòng bệnh ...................................................................................... 19 4.4.2.1. Phòng bệnh bằng vaccine ......................................................................... 19 4.4.2.2. Dùng thuốc phòng bệnh cho gà................................................................. 20 4.4.3. Một số bệnh thường gặp trong giai đoạn 1 ngày đến 5 tuần tuổi ................... 21

    4.5. Một số bệnh lý thường gặp ở ấp trứng bằng máy .................................................. 21 4.5.1. Bệnh chân, cánh ngắn (Micromelia) ............................................................. 21 4.5.2. Bệnh khoèo chân (Perosit) ............................................................................ 21 4.5.3. Bệnh động kinh (Atexia) ............................................................................... 21 4.5.4. Bệnh bết dính khi nở ..................................................................................... 22

    4.6. Ưu điểm và nhược điểm của chế độ ấp đa kỳ so với chế độ ấp đơn kỳ .................. 22 4.6.1. Ưu điểm........................................................................................................ 22 4.6.2. Nhược điểm .................................................................................................. 22

    CHƯƠNG 5 ........................................................................................................................ 23 5.1. Kết luận ............................................................................................................... 23 5.2. Đề xuất và kiến nghị............................................................................................. 23

    MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHUYÊN ĐỀ............................................................ 24 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 29

  • 1

    CHƯƠNG 1

    ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây ở nước ta có nhiều nơi nổi lên phong trào nuôi gà sao đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang … được biết đến với những ưu thế nổi trội như: sức đề kháng cao, ít bệnh tật chi phí tương đối thấp, nhẹ vốn đầu tư nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo.

    Để góp phần mang lại hiệu quả cho mô hình nuôi gà sao sinh sản thì phương thức ấp trứng nhân tạo và tự cung cấp con giống là rất quan trọng. Vì thế Chuyên đề “Phương pháp ấp nở bằng máy và chăm sóc đàn gà Sao sinh sản tại trại Huỳnh Minh, TP.Sóc Trăng năm 2010 ” được tiến hành nhằm mục đích khảo sát khả năng sản xuất trứng của gà Sao và khả năng ấp nở của trứng gà Sao.

  • 2

    CHƯƠNG 2

    CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Đặc điểm sinh học của gà Sao

    Gà Sao (Guineafowl) có tên khoa học là Numida Meleagris, có nguồn gốc từ gà rừng ở Madagascar, hiện đang được nuôi nhiều ở Zimbabwe, Nigeria, Pháp, Italia và Hungari theo phương thức nuôi công nghiệp và chăn thả. Trước đây, gà Sao được nhập vào Việt Nam chủ yếu để nuôi làm cảnh. Gà có nhiều tên gọi khác nhau như: Gà Nhật, gà Phi, chim trĩ châu Phi… Tên gọi gà Sao là do đặc điểm ngoại hình của nó có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những chấm trắng tròn nhỏ 2.1.1. Đặc điểm ngoại hình

    Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở một ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có bốn ngón và có hai hàng vảy

    Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng, chân khô, đặc biệt con trống không có cựa

    2.1.2. Phân biệt trống mái

    Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở một ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu hai tiếng còn con trống kêu một tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu một tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được hai tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được sáu tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành (hình 2, 3, 4, 5)

    2.1.3. Tập tính của gà sao

    Trong hoang dã gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng hai mươi con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp

  • 3

    trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn con của nó

    Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu

    Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động lạ. Đặc biệt gà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra. Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban điêm chúng ngủ thành từng bầy

    2.1.4. Hiện tượng mổ cắn

    Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền tường chuồng phải làm chắc chắn

    2.1.5. Tập tính tắm, bay và kêu

    Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sớm, hai tuần tuổi gà Sao đã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn

    Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông dưới các và nằm phơi dưới nắng

    2.1.6. Tập tính sinh dục

    Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ

    2.2. Giới thiệu sơ lược về máy ấp

    Là loại máy bán tự động

    điểu chỉnh nhiệt độ tự động

    độ ẩm không điều chỉnh được

    đảo trứng bằng tay

  • 4

    Công suất ấp 500 trứng

    2.2.1. Cấu tạo máy ấp

    Máy được thiết kế hình chử nhật và chia làm 2 khoang, được làm bằng 2 lớp ván ép ở giửa là một lớp mốm xốp, khay trứng được đóng bằng nẹp gổ phía trên phía dưới là một lớp lưới chì

    Hai bên hông máy bố trí 8 lổ thông hơi: 4 lổ phía trên dùng để lấy không khí từ ngoài vào và 4 lổ phía bên dưới để đẩy không khí trong máy ra ngoài

    Máy có các bộ phận sau: Cầu dao tổng, núm điều chỉnh nhiệt, 3 bóng đèn 75w cung cấp nhiệt, hệ thống đèn báo, rơle nhiệt, quạt hút và đẩy không khí

    Ở cửa máy được bố trí một lớp kiếng để tiện quan sát bên trong máy, sau lớp kiếng được đặt nhiệt kế và ẩm kế (hình 14)

    2.2.2. Cơ chế hoạt động của máy ấp

    Khi bật cầu dao tổng các bộ phận của máy hoạt động: Quạt hút không khí từ bên ngoài vào khoang trên qua lổ thông hơi ở đây không khí được đốt nóng bằng 3 bóng đèn và được quạt đẩy không khí từ khoang trên xuống khoang dưới (nơi chứa trứng) và đẩy không khí từ khoang dưới qua bên ngoài qua lổ thông hơi ở khoang dưới.

    Khi thiếu nhiệt hệ thống đèn báo hoạt động như sau: Bóng đèn màu đỏ bật lên và bóng đèn cung cấp nhiệt ở khoang trên hoạt động, khi nhiệt độ đủ thì bóng đèn màu xanh bật lên và đèn cung cấp nhiệt ngưng hoạt động, quạt hoạt động suốt thời gian ấp

    2.2.3. Phương thức hoạt động của máy ấp

    Do tình hình chắn nuôi tại cơ sở nhiều loài gia cầm khác nhau và số lượng nhỏ nên máy ấp được hoat động theo phương thức đa kỳ, đa giống

    Đa kỳ: trứng đưa vào ấp không nhất thiết phải cùng một thời gian mà có thể đưa vào với nhiều móc thời gian khác nhau tùy theo số lượng trứng (khi số lượng trứng đủ 1 vĩ thì có thể đưa vào) hoặc gặp thời tiết không thuận lợi cho việc bảo quản trứng thì trứng nhặt được trong ngày có thể đưa vào ấp ngay nhưng phải gi ngày ấp lên trứng để theo dõi (hình 12)

    Đa Giống: trong máy có nhiều loại trứng khác nhau

    Trứng mới vào sẽ được để ở khay đầu và di chuyển dần xuống dưới khi tuổi ấp càng cao

    Do máy hoạt động theo phương thức đa kỳ đa giống nên không thể điều chỉnh nhiệt độ riêng cho từng loại trứng hay từng giai đoạn phát triển của phôi mà chỉ có thể lấy nhiệt độ chung. Trong máy thường có các loại trứng sau (gà, ngan, ngỗng) và nhiệt độ trong máy là 37,50C – 380C và độ ẩm 60 - 65%, với nhiệt độ và độ ẩm trên số ngày ấp của các loại trứng như sau

  • 5

    Trứng gà: 21 ngày

    Trứng gà Sao: 28 ngày

    Trứng ngan: 35 ngày

    Trứng ngỗng: 30 ngày

    Vì số lượng gà con nở ra không nhiều nên chưa có trang bị máy nở chuyên dụng gà được nở ngay tại máy ấp và đưa sang chuồng úm (hình 14, 15)

    2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở

    2.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ

    Trong các máy ấp lớn, nhiệt độ ấp thường trong phạm vi 37 – 380C và rất ít khi vượt ra ngoài giới hạn này.

    Giai đoạn đầu (6 -7 ngày sau khi ấp) cần nhiệt độ cao hơn khoảng 37,8 – 380C. Nhiệt độ cao làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hóa thức ăn trong trứng của phôi, niệu nang khép kín sớm. Nước trong trứng bốc hơi nhanh, tạo khoảng trống niêu nang để chứa nước nội sinh (nước tạo ra do quá trình trao đổi chất). Do đó kích thích phôi tiêu hóa nhiều lòng trắng, lòng đỏ hơn và thải nhiều chất cặn bả

    Vào cuối chu kỳ ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang tiêu đi, lúc này phôi hô hấp bằng phổi

    Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự lớn của phôi, biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém, phôi chết nhiều sau 4 – 6 ngày ấp. Những trứng chết phôi lúc này có vòng máu nhỏ, nhạt

    Nếu nhiệt đủ hoặc thấp chút ít, gà nở khỏe, lông bông, bụng nhẹ, nhanh nhẹn

    Nếu thiếu nhiệt kéo dài dưới 370C thì gà nở nặng bụng, sau này thường bị ỉa chảy. Sau khi gà nở, mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà hoặc hồng nhạt

    Khi trứng ấp phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35 – 360C kéo dài trong nhiề thời điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lòng đỏ có màu xanh lá cây

  • 6

    Bảng 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở của trứng gà

    Nhiệt độ (oC)

    Tỷ lệ nở (%)

    Thời gian ấp kéo dài (ngày)

    35,6 10 - 36,1 50 22,5 36,7 70 21,5 37,2 80 21 37,8 88 21 38,3 85 21 38,9 75 19,5 39,4 50 19,5

    (Nguồn: G. Petkova, 1978)

    2.3.2. Ảnh hưởng của ẩm độ

    Có hai ảnh hưởng quan trọng

    Thứ nhất: ảnh hưởng bởi sự điều hào bay hơi nước từ trứng, phần lớn trong thời gian ấp, độ bay hơi nước của trứng phụ thuộc trực tiếp phụ thuộc vào độ ẩm tương đối của máy ấp. Nếu độ ẩm tương đối trong máy tăng thì lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại. khi bay hơi làm cho khối lượng trứng giảm

    Trong những ngày đầu ấp trứng, cần làm giảm sự bay hơi nước trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dể hòa tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỷ lệ chết phôi

    Giữa quá trình ấp, lượng nước trong trứng bớt dần cho nên ẩm độ tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ bay hơi nước nội sinh (nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất của phôi)

    Vào cuối thời kỳ ấp, phôi đã phát triển hoàn toàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để cho gà con dể nở. Do đó độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các giai đoạn ấp khác

    Thứ hai: Trong nửa đầu chu kỳ ấp nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ không khí trong máy ấp. Vì trứng mới vào chỉ thu nhiệt, chưa tỏa nhiệt. Lúc này trứng bị mất nhiệt do sự bay hơi nước. Vì vậy độ ẩm cao trong những ngày đầu sẽ làm giảm sự bay hơi nước, góp phần giữ nhiệt đồng thời làm nước trong trứng bốc hơi từ từ

    Vào nửa sau của chu kỳ ấp trứng, do quá trình trao đổi chất của phôi tăng, trứng sản nhiệt nhiều. Một phần nhiệt này dùng vào việc làm bay hơi nước. Nhiệt độ của trứng nhất là những ngày cuối của chu kỳ ấp cao hơn so với nhiệt độ không khí trong máy ấp. Vì vậy trong những ngày cuối cùng này phải tăng độ ẩm trong máy để hút bớt nhiệt của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và trong máy ấp

  • 7

    Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (trên 80%) thì gà nở bị yếu, ít hoạt động, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân nhợt nhạt. Gà con bị bụng to và nặng

    2.3.3. Ảnh hưởng của độ thông thoáng khí

    Độ thông thoáng khí là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và tốc độ đẩy không khí bẩn (chứa nhiều CO2, H2S…) khí nóng trong máy ra ngoài. Đảm bảo thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng O2 cần thiết cho phôi hô hấp và phát triển, đồng thời loại bỏ khí độc CO2 ra ngoài, đảm bảo lượng CO2 không quá 0,2% trong máy

    Nếu nồng độ khí CO2 vượt cao, nồng độ khí O2 giảm có thể làm phôi chết hàng loạt

    Dấu hiệu của phôi chết ngạt thường thấy ở phôi của trứng ấp sau 9 – 12 ngày, tất nhiên còn có thể kết hợp một số nguyên nhân khác như trứng bị bẩn lấp hết lổ thông khí trên mặt vỏ trứng

    2.3.4. Ảnh hưởng của đảo trứng

    Mục đích của việc đảo trứng là tránh cho phôi khỏi dính vào vỏ, làm cho quá trình trao đổi chất được cải thiện đồng thời có tác dụng làm cho phôi phát triển tốt nhất, đặc biệt quan tâm ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa. Trứng được đảo một góc 900 nếu xếp nghiêng, đảo 1800 nếu xếp nằm ngang 2 giờ/1 lần. Một ngày đảo 10-12 lần. Nếu 6 ngày đầu không đảo phôi dính vào vỏ không phát triển và chết. Sau 13 ngày không đảo túi niệu không khép kín, lượng abumin không vào được bên trong túi niệu dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, khi gia cầm mổ vỏ sẽ không đúng vị trí, phôi bị dị hình ở phần mắt, mỏ, đầu

    Ở ấp thủ công trứng thường xếp ngang nên khi đảo chỉ cần xoa tay làm lật trứng lên là được

    2.3.5. Ảnh hưởng của khối lượng trứng

    Bảng 2: Khối lượng trứng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại 1

    Khối lượng trứng

    (g)

    Tỷ lệ ấp nở

    %

    Tỷ lệ gà loại 1

    %

    Khối lượng gà con 1 ngày tuổi (g)

    44 – 48

    49 – 52

    53 – 56

    57 – 60

    61 – 64

    65 – 70

    63,0

    74,0

    81,0

    86,1

    86,5

    76,7

    61,0

    73,0

    80,7

    85,1

    85,7

    74,7

    30,2

    34,1

    36,4

    39,0

    40,9

    44,5

    (Nguồn: Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thị San, 1993)

  • 8

    Số liệu trong bảng cho thấy trứng nở cao và tỷ lệ gà loại 1 đạt cao nhất khoảng khối lượng trứng từ 53 – 64g

    2.3.6. Ảnh hưởng của vitamin và khoáng trong thức ăn

    Thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi và quá trình ấp nở, cũng như chất lượng của gà con

    Thiếu vitamin B1 (Thiamin). Đặc trưng khi trứng thiếu vitamin B1 là gà con nở có hiện tượng viêm đa thần kinh (Polineurist). Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số con có thể bị liệt, bị động kinh (atexia)

    Thiếu vitamin B2 (Riboflavine). Khi thiếu vitamin B2 làm cho phôi chậm phát triển, phôi chết nhiều vào giữa và cuối thời kỳ ấp. từ 9 – 14 ngày sau khi ấp nở những phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn, gà nở đi bằng đầu gối

    Thiếu vitamin H (Biotin). Khi thiếu vitamin H gây chết phôi, những phôi chết thấy biến dạng đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, bàn chân ngắn lại. Gà con ngửa đầu ra sau lưng và quay tròn đến khi chết, gà bị bệnh thần kinh

    Thiếu vitamin B12 (Cobalamine). Khi thiếu vitamin B12 tỷ lệ chết phôi tăng lên ở giai đoạn 16 – 18 ngày ấp. Cơ chân bị teo, chân nhỏ kém phát triển, khô. Phôi bị xuất huyết toàn thân

    Thiếu vitamin A . khi thiếu vitamin A phôi ngừng phát triển, tỷ lệ phôi chết tăng , thận sưng, xung huyết và động nhiều muối urat màu trắng ngà. Gà con nở ra mắt nhắm nghiền, da chân khô

    Thiếu vitamin D (cholecalcipherol). Chất lượng trứng giảm, tỷ lệ nở giảm , trứng bị dị hình nhiều , vỏ mỏng, do đó nước trong trứng bay hơi mạnh. Khả năng sử dụng canxi photpho của phôi kém gây tỷ lệ chết phôi cao trong giai đoạn cuối thời kỳ ấp. Tuy nhiên thừa vitamin D cũng làm giảm tỷ lệ ấp nở

    Thiếu vitamin E (alpha-Tocopherol). Tỷ lệ trứng không phôi cao. Phôi phát triển chậm, hệ tuần hoàn bị phá hủy, thấy xuất hiện vòng máu. Phôi chết nhiều sau 3 – 4 ngày ấp

    Thiếu canxi, photpho. Vỏ trứng mỏng, dị hình, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở kém, phôi chết nhiều. Gà nở ra bị khuyết tật ở các bộ phận xương chân đầu cánh…

    Thiếu mangan. Giảm chất lượng vỏ trứng, phôi phát triển kém và dị hình như chân ngắn, đầu to, mỏ vẹt, đùi cong. Gà con gục đầu vào bụng. Điển hình gà con nở ra bị sưng khớp xương, đi lại khó khăn

  • 9

    2.3.7. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn

    Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Inter 5006

    Thành phần Đơn vị Giá trị

    Độ ẩm % 14

    Năng lượng trao đổi Kcal/kg 2400

    Protein thô % 16

    Xơ thô % 11

    Canxi % 1 -1.2

    Photpho % 0.7

    Natriclorua % 0.4– 0.5

    Bảng 4: thành phần dinh dưỡng của thức ăn Inter 5003

    Thành phần Đơn vị Giá trị

    Độ ẩm % 13

    Năng lượng trao đổi Kcal/kg 2700

    Protein thô % 12

    Xơ thô % 11

    Canxi % 1 – 1.5

    Photpho % 0.3

    Natriclorua % 0.3 – 0.5

  • 10

    Bảng 5: thành phần dinh dưỡng của thức ăn Inter 6005

    Thành phần Đơn vị Giá trị

    Độ ẩm % 13

    Năng lượng trao đổi Kcal/kg 2700

    Protein thô % 18

    Xơ thô % 10

    Canxi % 3 – 3.5

    Photpho % 0.5

    Natriclorua % 0.2 – 0.4

  • 11

    CHƯƠNG 3

    PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm thực tập

    3.1.1. Thời gian thực tập

    Từ ngày 01/04/2010 – 20/06/2010

    3.1.2. Địa diểm thực tập

    Trại chăn nuôi HUỲNH MINH số 03 kênh thị đội thuộc khu vực khóm 3 phường 8 Thành Phố Sóc Trăng

    Trại có diện tích 1hecta được xây tường bao xung quanh, mái lợp tole được bố trí các khu nuôi riêng biệt gồm: dãy chuồng heo thịt, chuồng heo nái, dãy chuồng gà và chuồng bò.

    Phía trước là khu nghĩ ngơi sinh hoạt của công nhân, phòng bếp và nhà vệ sinh và dãy chuồng heo thịt gồm 11 chuồng với diện tích là 20m2/chuồng một chuồng để trống cách ly heo bệnh với quy mô 150 heo thịt. Phía sau là dãy chuồng heo nái gồm 4 chuồng nái sinh sản và 10 ô chuồng dành cho nái mang thai, kế đến là dãy chuồng gà gồm 6 chuồng 4 dãy chuồng gà thịt với quy mô 500 con và 2 chuồng gà sinh sản với quy mô 100 con. Phía dưới các dãy chuồng bố trí các hố ga và đường nước dẩn xuống hố biogas diện tích của hầm biogas chiều dài 8m và chiều rộng là 1,2m. Chất thải sau khi được xử lý được đưa xuống ao nuôi cá, diện tích ao nuôi là 3000m2. Phía bên trái ao cá là chuồng bò với diện tích là 30m2 gồm 10 con (hình 1, trang 22).

    3.2. Phương tiện và phương pháp tiến hành

    3.2.1. Dụng cụ hàng ngày

    Sổ ghi chép hàng ngày để theo dõi khả năng sinh sản của gà Sao, và tỷ lệ trứng đưa vào ấp, tỷ lệ trứng loại, tỷ lệ nở …

    Khay để trứng, dụng cụ soi trứng, bao tay, khẩu trang, ủng mang trong trại.

    3.2.2. . Đối tượng khảo sát

    Khảo sát 35 gà Sao sinh sản (30 con mái và 5 con trống)

    Khảo sát trứng gà Sao (800 trứng)

    3.2.3. Mục đích khảo sát

    Khả năng sinh sản của gà Sao.

    Khả năng ấp nở của trứng gà Sao bằng máy ấp.

    Quy trình chăm sóc đàn gà Sao sinh sản.

  • 12

    3.3. Phương pháp tiến hành

    3.2.4. Chọn giống hậu bị

    Ở giai đoạn gà được 16 tuần tuổi sau khi chuẩn bị chuồng nuôi tiến hành tách gà nuôi hậu bị và loại bán thịt

    Chọn những con có ngoại hình tương đối gà mái có trọng lượng từ 1- 1,2kg gà trống có trọng lượng từ 1,4kg-1,5kg linh hoạt

    3.2.5. Mật độ nuôi và tỉ lệ ghép

    Sau khi lựa chọn gà hậu bị được 30 con mái, 5 con trống và tỉ lệ ghép 1/6. Tổng đàn là 35 con mật độ nuôi là 0,57m2/1con

    3.2.6. Chuồng trại

    Với diện tích chuồng nuôi 20m2 và được bố trí 2 máng ăn và 2 bình nước ngay ở giữa chuồng xung quanh chuồng nuôi rào lưới kín và 2 xào đậu được treo cao 2m xung quanh vách tường

  • 13

    CHƯƠNG 4

    KẾT QUẢ THẢO LUẬN

    4.1. Tổng sản lượng trứng

    Sau thời gian thực tập và theo dõi khả năng sản xuất trứng cũng như khả năng ấp nở của trứng gà Sao thu được kết quả sau:

    Bảng 8: Tổng sản lượng trứng

    Ngày Tổng số trứng Trứng loại Trứng dị hình Trứng đưa vào ấp

    21/2 – 28/2

    1/3 – 31/3

    1/4 – 30/4

    1/5 – 31/5

    1/6 – 20/6

    30

    225

    481

    707

    721

    18

    27

    168

    400

    679

    12

    18

    -

    -

    -

    -

    180

    313

    307

    42

    Tổng cộng 2164 1292 30 842

    Tính từ ngày đẻ quả trứng đầu tiên 21/02/2010 đến ngày 30/06/2010 (trong 129 ngày) thì số lượng trứng thu được là 2164 trứng bình quân 72 trứng/mái. Chi tiết từng loại trứng, trong đó:

    Số trứng loại 1292 trứng (bán trứng tươi, mất cân đối, bị dập nứt, dính phân hoặc vết máu

    Số trứng chọn đưa vào ấp là 842 trứng

    Số trứng bị dị hình 30 trứng (hình dạng méo mó, vỏ mỏng, sần xùi vỏ bị nứt, hoặc trứng quá to, hình 13)

    Nguyên nhân có thể do gà Sao sinh sản sớm. Gà bắt đầu đẻ ở tuần tuổi 17,7 (124 ngày) sớm hơn dự định 58 ngày (ngày dự định là 26 tuần hay 182 ngày). Những chỉ số trên cho thấy quy trình chăm sóc nuôi dưỡng chưa hợp lý đặc biệt là thời gian chiếu sáng dài.

  • 14

    Biểu đồ 1: Thể hiện số lượng trứng gà sao trong 119 ngày khảo sát

    Qua biểu đồ 1 cho thấy sản lượng trứng cao nhất là từ ngày thứ 99-119 (trung bình 24,05 trứng/ngày) và giai đoạn 68-99 ngày (trung bình 22,8 trứng/ngày). Thấp nhất là từ 1-7 ngày (trung bình 4,2 trứng/ngày) và giai đoạn 7-38 ngày (trung bình 7,2 trứng/ngày)

    4.2. Ấp trứng bằng máy

    4.2.1. Chọn trứng vào ấp

    Chọn những trứng đạt khối lượng 50 – 65g.

    Quả trứng cân đối, có đầu nhọn đầu to rõ ràng.

    Vỏ trứng chắc bóng mịn, không bị dập nứt.

    Không có vết bẩn của phân hoặc vết máu.

    Cần loạị bỏ những trứng có hình dạng méo mó, vỏ mỏng, sần sùi vỏ bị nứt, hoặc trứng quá to ( vì những trứng này nở kém, tỷ lệ nuôi sống thấp. Trứng quá dài hoặc quá tròn cũng không đưa vào ấp vì tỷ lệ lòng đỏ và lòng trắng không cân đối)

    Sau khi chọn trứng xong tiến hành vệ sinh và sát trùng trứng trước khi đưa vào ấp.

    4.2.2. Kiểm tra sinh vật học (soi trứng) ấp trứng gia cầm

    Trước khi đưa trứng vào ấp tiến hành chạy máy và xông sát trùng buồng ấp bằng Formol sau đó đưa trứng vào ầp, khi trứng ấp được khoảng 3 – 4 giờ bắt đầu đảo trứng và tiếp tục duy trì cách khoảng 3 – 4 giờ thì tiếp tục đảo trứng và mỗi lần đảo trứng thì mỗi lần làm mát trứng (dùng nước ấm phun lên mặt trứng, không dùng nước lạnh phun

    30

    225

    481

    707 721

    0100200300400500600700800

    số trứ

    ng

    7 38 68 99 129số ngày khảo sát

    Biểu đồ 1: sản lượng trứng gà Sao

  • 15

    lên mặt trứng vì khi phun nước lạnh sẽ làm nhiệt độ của trứng giảm đột ngột gây chết phôi)

    Dụng cụ soi trứng được làm bằng thùng gổ bên trong đặt 1 bóng đèn 75w, phía trên khoét 1 lổ bằng khay đựng trứng để soi (hình 6)

    4.2.2.1. Các bước thực hiện:

    Sắp trứng vào khay, đầu to hướng lên trên

    Đặt khay trứng lên phía trên thùng gổ

    Xoay từ trứng để kiểm tra

    4.2.2.2. Giai đoạn 6 ngày ấp

    Dụng cụ soi trứng gồm: Một bóng đèn 75w đặt trong hộp gổ ở trên khoét một lổ đủ để ánh sáng phát ra chùm kín quả trứng

    Đặc điểm của phôi phát triển tốt sau 6 ngày ấp

    Bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch máu, mạch máu phân bổ giống mạng nhện

    Khi soi phải xoay trứng hơi mạnh mới thấy phôi (phải xoay hơi mạnh một cái để thấy phôi chuyển động, không xoay nhẹ từ từ vì khi xoay nhẹ thì phôi sẽ không chuyển động)

    Đặc điểm của trứng chết phôi và trứng không phôi

    Nếu trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn vào nhau là trứng không phôi

    Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng thì phôi di động lung tung có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu màu sẩm

    4.2.2.3. Giai đoạn 18 ngày ấp

    Đối với trứng ấp được 18 ngày phải soi đầu nhọn của trứng xem màng niệu nang đã khép kín chưa

    Đặc điểm của trứng chết phôi trong giai đoạn 18 ngày ấp

    Phôi không chuyển động

    Trứng có màu nâu sẩm

    Sờ vỏ trứng thấy lạnh

    Phôi yếu biểu hiện màng niệu nang bị hở

    4.2.2.4. Giai đoạn 25 ngày ấp

    Ở giai đoạn này có thể chia làm 4 loại

  • 16

    Loại thứ nhất: Những trứng khi soi thấy màng niệu nang gồm buồng khí, đầu nhọn trứng tối sẩm, buồng khí lớn thấy rỏ cổ gà con ngọ nguậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh , trứng có khả năng nở toàn bộ và sớm

    Loại thứ hai: Những trứng khi soi thấy màng niệu nang đã tiếp giáp với buồn khí đầu nhọn của quả trứng tối sẩm nhưng đầu gà con chưa nhô lên buồn khí. những trứng có phôi phát triển như vậy là bình thường nhưng nở chậm hơn loại thứ nhất

    Loại thứ ba: Đầu nhọn của trứng còn có chổ sáng chưa sẩm hẳn, nguyên nhân ở đó còn có long trắng chưa tiêu hết. Loại trứng này phôi phát triển không bình thường, có tỷ lệ chết cao và nở kém, gà mổ vỏ nhưng không chui ra được hoặc khi nở ra túi lòng đỏ nằm ngoài xoang bụng

    Loại thứ tư: Những trứng có phôi phát triển không hoàn chỉnh. Đầu nhọn con sáng, đầu phôi chưa nhô lên buồng khí, mạch máu chưa teo biến đi, buồng khí nhỏ. Gà nở cuối cùng xấu và yếu hoặc bị sát vỏ

    4.3. Kết quả ấp nở

    Bảng 9: Kết quả ấp nở

    Ngày ấp, nở Số lượng trứng đem

    ấp

    Trứng không phôi

    Trứng hư Số trứng nở Tỷ lệ nở %

    22/3/2010 80 32 15 33 41,3

    27/3/2010 100 15 20 65 65,0

    17/4/2010 133 17 16 100 75,2

    22/4/2010 80 10 15 55 68,8

    27/4/2010 100 8 20 72 72,0

    2/5/2010 140 7 19 114 81,4

    8/5/2010 85 5 11 69 81,2

    12/5/2010 82 5 14 63 76,8

    Tổng cộng 800 99 130 571 71,4

    Trứng nở bình thường là khoảng 28 ngày, có một số trứng do nhỏ hơn bình thường nên khoảng 27 ngày thì nở và một số trứng lớn hơn thì khoảng 30 ngày thì nở.

    Qua kết quả bảng 9 cho thấy tỷ lệ ấp nở chỉ đạt 71,4% và tỷ lệ nở thấp nhất (41,3- 65%) vào những ngày ấp đầu 22-27/3/2010. Số trứng không phôi (15-40%) và số

  • 17

    trứng hư cao (18,75-20%), ngoài ra việc mất điện thường xuyên đã ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ nở mặc dù ấp với phương thức đa kỳ với ưu điểm là trứng ấp trứng (những trứng già tuổi ấp, cụ thể là trứng trên 10 ngày ấp tỏa nhiệt, trứng mới vào dưới 10 ngày tuổi thu nhiệt).

    80

    100

    133

    80

    100

    140

    85 82

    32

    15 1710 8 7 5 5

    1520 16 15

    20 1911 14

    0

    20

    40

    60

    80

    100

    120

    140

    160

    22/3/2010 27/3/2010 17/4/2010 22/4/2010 27/4/2010 02/05/2010 08/05/2010 12/05/2010

    Số trứn

    g

    Ngày ấp

    Biểu đồ 2: Kết quả ấp trứng

    Số lượng trứng Trứng không phôi Trứng hư

    Qua biểu đồ 2 cho thấy số lượng trứng không phôi cao trong những trứng đẻ ở giai đoạn đầu (32 trứng) và giảm dần trong những trứng đẻ ở giai đoạn sau (5 trứng). Điều này có thể giải thích là do tuổi trưởng thành sinh dục của gà sao trống muộn hơn gà sao mái.

  • 18

    4.3.1. Tỷ lệ gà mắc bệnh khi ấp

    Bảng 10: Tỷ lệ gà mắc bệnh khi ấp

    Khi phát hiện ra tỷ lệ gà con mắc bệnh khi ấp mà nguyên nhân chính là do không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của đàn gà bố mẹ thì tại cơ sở có tiến hành điều trị như sau:

    Bổ sung dinh dưỡng bằng Viarmasol (20g/10L ) pha vào nước uống hàng ngày

    Tăng lượng thức ăn hổn hợp (thay vì chỉ cho ăn vào buổi chiều)

    4.4. Chăm sóc nuôi dưỡng gà Sao sinh sản

    4.4.1 Thức ăn hàng ngày cho gà Sao

    4.4.1.1 Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi đến bốn 4 tuổi

    Trong giai đoạn này thì thức ăn chủ yếu là thức ăn hổn hợp dành riêng cho gà con Inter 5006 đến khi gà được hai tuần tuổi thì bổ sung thêm thức ăn rau xanh (lục bình, rau muống và chuối) và tăng dần lên.

    4.4.1.2 Giai đoạn gà từ 5 tuần tuổi đến 15 tuần tuồi

    Trong giai đoạn này thì thức ăn chủ yếu là thức ăn hổn hợp dành cho gà từ 28 ngày đến xuất bán Inter 5003 và bổ sung thức ăn rau xanh thường xuyên.

    Các bệnh gặp phải Số con mắc bệnh Nguyên nhân

    Bệnh chân, cánh ngắn (Micromelia)

    3 Do thức ăn của đàn gà sinh sản không cân đối chất đạm, chất khoáng như mangan, vitamin B2, vitamin H…

    Bệnh khoèo chân (Perosit) 4 Do thiếu chất khoáng mangan, axit folic, vitamin B2, H…

    Bệnh động kinh (Atexia)

    6 Do thiếu chất khoáng

    mangan, vitamin B2, H, B1

    Bệnh bết dính khi nở

    25 Do thiếu vitamin B2, H,

    nhưng lại thừa đạm, do chế độ ấp

  • 19

    4.4.1.3 Giai đoạn gà hậu bị đến khi đẻ

    Ở giai đoạn này thì cho ăn hạn chế khi tách riêng nuôi hậu bị thì thức ăn chủ yếu vẩn là rau xanh vào ban ngày, và buổi chiều cho ăn thức ăn hổn hợp dành riêng cho gà đẻ Inter 6005.

    Lượng thức ăn hổn hợp thu nhận hàng ngày là 70g/con cho đến khi đẻ quả trứng đầu tiên thì thức ăn cho ăn thường xuyên là thức ăn hổn hợp dành riêng cho giai đoạn sinh sản lượng thức ăn và chỉ bổ sung thức ăn rau xanh vào buổi trưa.

    Lượng thức ăn hổn hợp thu nhận hàng ngày là 143g/con.

    4.4.2. Vệ sinh phòng bệnh

    Hàng ngày quét dọn rửa chuồng, vệ sinh máng ăn, bình nước uống, sát trùng định kỳ mỗi tuần bằng formol 5% phun toàn bộ không gian chuồng nuôi và xung quanh chuồng nuôi

    4.4.2.1. Phòng bệnh bằng vaccine

    Bảng 6: Phòng bệnh bằng Vaccine

    Ngày tuổi Loại vaccine và cách sử dụng Phòng bệnh

    1 Niu-cat-xơn (chũng F). nhỏ mắt, nhỏ mũi Dịch tả gà. Cho gà khỏe mạnh dưới 2 tuần tuổi

    21 Niu –cat-xơn (chũng laxota). Cho uống Dịch tả gà. Cho gà khỏe mạnh trên 2 tuần tuổi

    35 Niu-cat-xơn (chũng M). tiêm dưới da cánh Dịch tả gà. Cho gà khỏe mạnh trên 1 tháng tuổi

    50 Vacxin cúm H5N1 lần 1 Cúm gia cầm

    90 Vacxin cúm H5N1 lần 2 Cúm gia cầm

    Định kỳ 6 tháng tái chủng lại Niu-cat-xơn (chủng M) và cúm H5N1

  • 20

    4.4.2.2. Dùng thuốc phòng bệnh cho gà

    Bảng 7: Thuốc phòng bệnh cho gà

    Thuốc dùng và cách sử dụng Liều lượng Công dụng

    Viarmasol- 1000 (Vitamin +Acid amin + khoáng chất). Pha vào nước uống hàng ngày

    10g/10L nước uống Bổ sung dinh dưỡng cho gà, tăng sức đề kháng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, cải thiện phẩm chất phôi và tỷ lệ ấp nở

    Paravit-C (Paracetamon + Vitamin C). Bổ sung vào những ngày thời tiết bất lợi hoặc hổ trợ điều trị với kháng sinh, pha vào nước uống hoặc trộn với thức ăn

    Phòng:100g/1000kg thể trọng

    Trị: 100g/500kg thể trọng

    Hạ nhiệt giảm đau, phối hợp với kháng sinh điều trị cảm cúm, sốt cao do viêm nhiễm, chống stress

    Electrolyte. Bổ sung vào những ngày thời tiết bất lợi hoặc hổ trợ điều trị với kháng sinh, pha vào nước uống

    Phòng: 1,5g/ 1L nước

    Trị: 2,5g/ 1L nước uống

    Điều trị hiện tượng mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể gia cầm do tiêu chảy, sốt cao gây ra, chống stress

    Sulfaquinoxalin. Pha vào nước uống định kỳ 3 – 5 ngày/tháng . Dùng cho gà dưới 8 tuần tuổi

    Phòng: 1g/1L nước dùng liên tục 3 ngày

    Trị: 2g/1L nước dùng liên tục 5 ngày

    Phòng và điều trị bệnh cầu trùng

    Tetracoli – Fort ( Oxytetracyline + colistin sulfate). Pha vào nước uống định kỳ 3 – 5 ngày/tháng . Dùng cho gà hậu bị và sinh sản

    Phòng: 1g/1L nước dùng liên tục 3 ngày

    Trị: 2g/1L nước dùng liên tục 5 ngày

    Phòng và điều trị một số bệnh như: phó thương hàn, tụ huyết trùng, Ecoli, CRD…

    Menbendasol. Trộn vào thức ăn cho ăn vào buổi sáng (khi gà được 2 tháng tuổi)

    6mg/1kg thể trọng Trị ký sinh trùng ( giun sán, giun đũa, sán dây…)

  • 21

    4.4.3. Một số bệnh thường gặp trong giai đoạn 1 ngày đến 5 tuần tuổi

    Trong tình hình chăn nuôi thực tế tại trại cho thấy gà Sao thường chỉ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa chưa thấy gà có biểu hiện triệu chứng về bệnh trên đường hô hấp. Nhất là giai đoạn gà con từ 1- 4 tuần tuổi thường bị cầu trùng và phó thương hàn

    Các triệu chứng ghi nhận tại trại như sau:

    Cầu trùng: Phân gà có màu nâu đỏ, sau khi mổ xem bệnh tích thấy hai manh tràng sưng to có màu đen bên trong lẩn máu (hình 7)

    Phó thương hàn: phân gà loãng màu trắng, dính bệt vào hậu môn, mổ xem bệnh tích không thấy có biểu hiện gì đặc trưng

    Ở giai đoạn này nếu mất điện vào ban đêm thì gà sẽ nằm chồng lên nhau và tỷ lệ hao hụt cao, mặc dù khi cúp điện đã sưởi ấm bằng than và nhiệt độ đo được là 320C. Nhưng khi thắp đèn dầu nhiệt độ đo được là 300C thì gà nằm tản ra không chồng lên nhau nửa. Cho thấy gà Sao nằm chồng lên nhau có thể không phải vì lạnh mà có thể là sợ tối

    Ở giai đoạn tuần tuổi thứ 5 trở đi thì tỉ lệ hao hụt vì bệnh rất thấp nhưng tỷ lệ hao hụt tại trại ở giai đoạn này thường là do cắn mổ nhau vì giai đoạn này thường nuôi chung gà Sao và gà tàu

    Ở giai đoạn tách riêng nuôi hậu bị thì chưa thấy trường hợp nào chết do bệnh, có 2 trường hợp chết do vướng vào lưới giăng

    4.5. Một số bệnh lý thường gặp ở ấp trứng bằng máy

    4.5.1. Bệnh chân, cánh ngắn (Micromelia)

    Phôi bị biến dị trầm trọng, do sự phát triển sụn, xương của tứ chi kém. Biểu hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to. Xương ống ngắn và cong. Một hiện tượng khác – đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, lông không bông (hình 8a, 8b)

    4.5.2. Bệnh khoèo chân (Perosit)

    Biều hiện các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị sưng, gân bị trượt khỏi khớp, trường hợp này làm chân gà khoèo về một phía, gà hầu như không đi lại được, hoặc đi bằng khủy chân đi bằng đầu gối (hình 9a, 9b)

    4.5.3. Bệnh động kinh (Atexia)

    Gà con vừa nở ra có cử động hổn loạn, đặc trưng nhất là ngả đầu về phía lưng, mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn, hoặc đầu gục vào bụng

    Nói chung thần kinh không điều khiển được quá trình vận động, gà không ăn uống được kiệt sức và chết ngay trong 1 – 2 ngày đầu (hình 10a, 10b)

  • 22

    4.5.4. Bệnh bết dính khi nở

    Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lổ vỏ trứng mà gà vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt. Một số trường hợp lổ vỏ trứng rộng to, gà nở được nhưng chất lỏng nhày này làm lông dính bết, có khi dính cả vỏ trứng, làm gà không cử động được (hình 11a, 11b)

    4.6. Ưu điểm và nhược điểm của chế độ ấp đa kỳ so với chế độ ấp đơn kỳ

    4.6.1. Ưu điểm

    Thời gian bảo quản trứng ngắn (dưới 5 ngày)

    Duy trì được nhiệt độ ổn định trong máy (trứng ấp trứng) mặc dù trong điều kiện không thuận lợi

    Khi gặp thời tiết không thuận lợi cho việc bảo quản trứng thì có thể đưa vào ấp ngay sau khi thu nhặt trứng và xử lý trứng

    Có thể ấp được nhiều loại trứng

    Phù hợp với quy mô nuôi nhỏ

    4.6.2. Nhược điểm

    Do ấp nhiều loại trứng và nhiều mốc thời gian khác nhau nên không thể điều chỉnh được nhiệt độ phù hợp cho từng loại trứng hay từng thời gian phát triển của phôi dẩn đến tỷ lệ nở thấp hơn so với ấp đơn kỳ

    Rất khó trong khâu vệ sinh sát trùng buồng ấp

    Giảm tuổi thọ của máy ấp

  • 23

    CHƯƠNG 5

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

    Theo kết quả thực tập tại trại cho thấy gà Sao có sức đề kháng bệnh cao, nhất là ở giai đoạn hậu bị và sinh sản

    Trong thực tế nếu nuôi gà Sao sinh sản tập trung, không làm ổ đẻ thì hiện tượng ấp bóng ít thấy xảy ra

    Khả năng cho thịt hay cho trứng điều cao hơn so với giống gà tàu nuôi tại trại

    Với phương thức ấp đa kỳ thì tỷ lệ nở thấp hơn so với đơn kỳ, số lượng gà con mỗi đợt thấp làm tăng giá thành trong khi nuôi

    5.2. Đề xuất và kiến nghị

    Nên trang bị thêm máy phát điện để nâng cao được hiệu quả chăn nuôi cũng như khâu ấp nở trong điều kiện mất điện liên tục

    Nên phân công lịch trực ban đêm cho nhân công hoặc hệ thống chống trộm để có chương trình chiếu sáng hợp lý

    Cần xây thêm một lối đi phụ để khi có xây dựng hay sửa chửa không phải đi ngang khu nuôi

  • 24

    Hầm Bioga

    MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG CHUYÊN ĐỀ

    Ao cá

    Chuồn

    g bò

    Cổng

    Đườ

    ng P

    hạm

    Hùn

    g

    Kênh Thị Đội

    wc

    Phòng bếp

    Phòng chứa đồ

    Phòng nghỉ

    Chuồng heo thịt

    Chuồng gà

    Hin

    h 1.

    Sơ đồ

    trại

    chă

    n nu

    ôi H

    uỳnh

    Min

    h Chuồng nái chữa

  • 25

    Hình 2: sừng và tích gà Sao mái Hình 3: Bộ phận sinh dục gà Sao mái

    Hình 4: Sừng và tích gà Sao trống Hình 5: Bộ phận sinh dục gà Sao trống

    Hình 6: Đèn soi trứng Hình 7: Cầu trùng manh tràng

  • 26

    Hình 8a,b: Bệnh chân, cánh ngắn (Micromelia)

    Hình 9a,b: Bệnh khoèo chân (Perosit)

    Hình 10a,b: Bệnh động kinh (Atexia)

  • 27

    Hình 11a,b: Bệnh bết dính khi nở

    Hình 12: Ghi ngày lên trứng để theo dỏi Hình 13: trứng dị hình

    Hình 14: chuồng úm gà con

    Hình 15: Gà được nở tại máy

  • 28

    1/ Cầu dao điện 2/ Núm điều chỉnh nhiệt 3/ Quạt 4/ Khay đựng trứng 5/ Khay nước 6/ Đèn báo 7/ Đèn cung cấp nhiệt 8/ Rơle nhiệt 9/ Nhiệt kế

    Hình 16: Máy ấp trứng

    4

    1

    2

    3

    5

    6

    8

    9

    7

  • 29

    Tài liệu tham khảo PGS. TS. BÙI ĐỨC LŨNG “ Ấp trứng gia cầm bằng phương pháp thủ công cổ truyền có cải tiến” Nhà xuất bản Nông Nghiệp

    Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng (Investigating Hatchery Practice - Effects of Nutrition)

    http://www.chicucthuyhcm.org.vn/?act=XemChiTiet&Cat_ID=34&News_ID=1162&LinksFrom=http://www.chicucthuyhcm.org.vn/default.aspx

    Kỷ thuật nuôi gà Sao

    http://agriviet.com/nd/1192-ky-thuat-nuoi-ga-sao

    http://www.chicucthuyhcm.org.vn/?act=XemChiTiet&Cat_ID=34&News_ID=1162&http://www.chicucthuyhcm.org.vn/default.aspxhttp://agriviet.com/nd/1192-ky-thuat-nuoi-ga-sao