9
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội Tháng 02/2017 Fed tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2017 lên mức 0,75%-1%, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2018. Trong tháng 2, hoạt động sản xuất của Mỹ lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2014, tăng trưởng việc làm mạnh hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm và niềm tin người tiêu dùng giảm nhẹ hơn dự kiến. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tháng 2 tăng chậm hơn tháng trước và CPI tăng chậm lại do giá năng lượng giảm. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cơ bản và chương trình nới lỏng định lượng do lạm phát cơ bản vẫn còn yếu. Lĩnh vực sản xuất Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) trong tháng 2 mở rộng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 4/2011, lạm phát tăng bằng mục tiêu của ECB nhưng lạm phát cơ bản vẫn thấp, tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Tuy nhiên, niềm tin người tiêu dùng tháng 1 giảm so với tháng trước, doanh số bán lẻ giảm trái dự báo. Nhật Bản đón nhận nhiều tin tức trái chiều trong tháng vừa qua khi tăng trưởng kinh tế quý 4/2016 đạt 0,3%, cao hơn ước tính đưa ra trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của quý 3/2014, hoạt động sản xuất, doanh số bán lẻ và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng mạnh hơn tháng trước, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp giảm trái dự báo, chi tiêu hộ gia đình giảm mạnh hơn tháng trước, niềm tin người tiêu dùng bất ngờ giảm. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2017 thấp hơn năm trước nhằm chuẩn bị cắt giảm nợ và đảm bảo ổn định tài chính. Kinh tế Trung Quốc đón nhận nhiều tin tức trái chiều trong tháng 2 khi lĩnh vực sản xuất mở rộng trái dự báo bất chấp lo ngại về các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ , sản xuất công nghiệp tăng cao hơn tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tăng thấp và cán cân thương mại quay đầu thâm hụt lần đầu tiên kể từ tháng 3/2014. Đầu tháng 2 cũng là thời điểm kết thúc nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, khác với năm 2016, thời gian nghỉ Tết tập trung trong tháng 2. Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,2% so với cùng kỳ, PMI tháng 2 đạt mức kỷ lục trong 21 tháng và đứng đầu các nước Asean, số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký trong 2 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ. Về tổng cầu, tổng mức bán lẻ tiếp tục mở rộng so với cùng kỳ năm 2016. Nhìn chung, các chỉ số vĩ mô đều cải thiện so với năm trước và là những tín hiệu tích cực cho bước khởi đầu một năm tài chính mới 2017. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là chỉ riêng trong tháng 2, nhập siêu cả nước ở mức rất cao 2,04 tỷ USD. Do nhiều mặt hàng xuất khẩu chiến lược giảm mạnh về lượng và trị giá nên riêng trong tháng 2, đồng thời, nhập siêu tháng 2 lại tăng rất mạnh do nhiều doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sau Tết Nguyên đán 2017. BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ Tóm tắt nội dung Những người thực hiện: Với sự đóng góp ý kiến của: Nguyễn Đức Hải Trưởng Phòng Nghiên cứu và Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896 Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối Bùi Quỳnh Vân Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243 Đỗ Kim Thoa Chuyên viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 390

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội

Tháng 02/2017

Fed tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2017 lên mức 0,75%-1%, nâng dự báo tăng

trưởng kinh tế Mỹ năm 2018. Trong tháng 2, hoạt động sản xuất của Mỹ lên mức

cao nhất kể từ tháng 8/2014, tăng trưởng việc làm mạnh hơn dự báo, tỷ lệ thất

nghiệp giảm và niềm tin người tiêu dùng giảm nhẹ hơn dự kiến. Tuy nhiên, doanh số

bán lẻ tháng 2 tăng chậm hơn tháng trước và CPI tăng chậm lại do giá năng lượng

giảm.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cơ bản và chương trình

nới lỏng định lượng do lạm phát cơ bản vẫn còn yếu. Lĩnh vực sản xuất Khu vực

đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) trong tháng 2 mở rộng với tốc độ mạnh nhất kể

từ tháng 4/2011, lạm phát tăng bằng mục tiêu của ECB nhưng lạm phát cơ bản vẫn

thấp, tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Tuy nhiên, niềm tin người tiêu dùng tháng 1 giảm so

với tháng trước, doanh số bán lẻ giảm trái dự báo.

Nhật Bản đón nhận nhiều tin tức trái chiều trong tháng vừa qua khi tăng trưởng

kinh tế quý 4/2016 đạt 0,3%, cao hơn ước tính đưa ra trước đó nhưng vẫn thấp hơn

mức tăng của quý 3/2014, hoạt động sản xuất, doanh số bán lẻ và chỉ số giá tiêu

dùng đều tăng mạnh hơn tháng trước, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, sản xuất

công nghiệp giảm trái dự báo, chi tiêu hộ gia đình giảm mạnh hơn tháng trước, niềm

tin người tiêu dùng bất ngờ giảm.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2017 thấp hơn năm trước nhằm chuẩn bị

cắt giảm nợ và đảm bảo ổn định tài chính. Kinh tế Trung Quốc đón nhận nhiều tin tức

trái chiều trong tháng 2 khi lĩnh vực sản xuất mở rộng trái dự báo bất chấp lo ngại về

các biện pháp bảo hộ thương mại của Mỹ , sản xuất công nghiệp tăng cao hơn tháng

trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tăng thấp và cán

cân thương mại quay đầu thâm hụt lần đầu tiên kể từ tháng 3/2014.

Đầu tháng 2 cũng là thời điểm kết thúc nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, khác với

năm 2016, thời gian nghỉ Tết tập trung trong tháng 2. Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh

tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, chỉ số sản

xuất công nghiệp tăng 15,2% so với cùng kỳ, PMI tháng 2 đạt mức kỷ lục trong 21

tháng và đứng đầu các nước Asean, số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký

trong 2 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ. Về tổng cầu, tổng mức bán lẻ tiếp

tục mở rộng so với cùng kỳ năm 2016. Nhìn chung, các chỉ số vĩ mô đều cải thiện so

với năm trước và là những tín hiệu tích cực cho bước khởi đầu một năm tài chính

mới 2017. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là chỉ riêng trong tháng 2, nhập siêu cả

nước ở mức rất cao 2,04 tỷ USD. Do nhiều mặt hàng xuất khẩu chiến lược giảm

mạnh về lượng và trị giá nên riêng trong tháng 2, đồng thời, nhập siêu tháng 2 lại

tăng rất mạnh do nhiều doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ

cho sản xuất sau Tết Nguyên đán 2017.

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ

Tóm tắt nội dung

Những người thực hiện:

Với sự đóng góp ý kiến của:

Nguyễn Đức Hải

Trưởng Phòng Nghiên cứu và Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896

Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo

sử dụng ở trang cuối

Bùi Quỳnh Vân

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243

Đỗ Kim Thoa

Chuyên viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 390

Page 2: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

2

MỸ

Hoạt động sản xuất tăng cao hơn dự báo: Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản

xuất tháng 2 tăng lên mức 57,7 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/2014, từ mức 56 điểm hồi

tháng 1, cao hơn dự báo tăng lên mức 56,4 điểm. PMI tăng một phần do số đơn đặt hàng mới

tăng mạnh, chỉ số đơn đặt hàng mới tăng lên mức 65,1 điểm trong tháng 2 từ mức 60,4 điểm

trong tháng 1, mức cao nhất kể từ tháng 12/2013. Chỉ số sản xuất tăng lên mức 62,9 điểm

trong tháng 2 từ mức 61,4 điểm hồi tháng 1, mức cao nhất kể từ tháng 3/2011.

Doanh số bán lẻ tăng chậm hơn tháng trước: Doanh số bán lẻ trong tháng 2 tăng nhẹ 0,1%

so với tháng trước, trùng dự báo của các chuyên gia kinh tế, sau khi tăng 0,6% vào tháng 1. So

với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tháng 2 tăng 5,7%.

.CPI tăng chậm lại do giá năng lượng giảm: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng nhẹ

0,1% so với tháng trước sau khi tăng 0,6% hồi tháng 1, trùng dự báo. CPI tháng 2 tăng nhẹ dù

giá năng lượng giảm tới 1% trong tháng 2 sau khi tăng 4% vào tháng 1. Nếu loại trừ thực

phẩm và năng lượng, CPI cơ bản tăng 0,2% so với tháng trước trong tháng 2 sau khi tăng 0,3%

vào tháng 1, trùng dự báo. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2 tăng 2,7%, cao hơn mức

tăng 2,5% của tháng 1, mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2012. CPI cơ bản tăng 2,2% so với

cùng kỳ năm trước trong tháng 2, thấp hơn mức tăng 2,3% của tháng 1.

Niềm tin người tiêu dùng giảm nhẹ hơn dự báo: Niềm tin người tiêu dùng giảm nhẹ hơn dự

báo trong tháng 2 khi chỉ giảm xuống mức 96,3 điểm từ mức 98,5 điểm hồi tháng 1, mức cao

nhất 13 năm qua. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ

sẽ giảm xuống mức 96 điểm. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tuy giảm trong tháng vừa qua

nhưng mức điểm của 3 tháng gần đây là cao hơn bất cứ giai đoạn nào tính từ tháng 3/2004.

Chỉ số thành phần phản ánh kỳ vọng người tiêu dùng giảm xuống mức 86,5 điểm trong tháng

2 từ mức 90,3 điểm hồi tháng 1, trong khi đó chỉ số điều kiện kinh tế hiện tại tăng nhẹ.

Tăng trưởng việc làm cao hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm: Tăng trưởng việc làm tại Mỹ

mạnh hơn dự báo trong tháng 2. Bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 tăng thêm 235 nghìn

việc sau khi tăng mạnh 238 nghìn việc trong tháng 1, các chuyên gia kinh tế chỉ dự báo mức

tăng thêm 195 nghìn việc trong tháng này. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 đã giảm chỉ

còn 4,7% từ mức 4,8% của tháng trước đó, trùng với dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Fed tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2017, nâng dự báo tăng trưởng 2018: Cục dự trữ

liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất đúng như dự kiến trong cuộc họp giữa tháng 3, lên mức

0,75%-1%. Fed cho rằng thị trường lao động tiếp tục mạnh lên và các hoạt động kinh tế đang

mở rộng với tốc độ vừa phải. Đây là lần nâng lãi suất thứ 2 của Fed trong 3 tháng gần đây và

là lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump làm Tổng thống. Fed cho biết cơ quan này vẫn còn kế

hoạch nâng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2017, 3 lần trong năm 2018 và 3 lần trong năm

2019, kế hoạch này không thay đổi so với hồi tháng 12 năm ngoái. Ngoài ra, Fed giữ nguyên

dự báo GDP trong năm 2017 ở mức 2,1%, nhưng lại nâng dự báo GDP trong năm 2018 lên

2,1%. Trong khi đó, ước tính tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn vẫn ở mức 1,8%.

Biểu đồ 2: PMI sản xuất (ISM)

Fed tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2017 lên mức 0,75%-1%, nâng dự báo tăng trưởng

kinh tế Mỹ năm 2018. Trong tháng 2, hoạt động sản xuất của Mỹ lên mức cao nhất kể từ tháng

8/2014, tăng trưởng việc làm mạnh hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm và niềm tin người tiêu

dùng giảm nhẹ hơn dự kiến. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ tháng 2 tăng chậm hơn tháng trước và

CPI tăng chậm lại do giá năng lượng giảm.

Biểu đồ 3: CPI mm

Biểu đồ 4: Niềm tin người tiêu dùng

Biểu đồ 5: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 1: GDP qq

2,3

2,0

2,6

2,0

0,9 0,8

1,4

3,5

1,9

0

1

2

3

4

12/14 3/15 6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16

%

57,7

47

49

51

53

55

57

59

02/15 08/15 02/16 08/16 02/17

0,1%

-0,8%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

2/14 5/14 8/14 11/14 2/15 5/15 8/15 11/15 2/16 5/16 8/16 11/16 2/17

96,3

86

88

90

92

94

96

98

100

2/15 4/15 6/15 8/15 10/15 12/15 2/16 4/16 6/16 8/16 10/16 12/16 2/17

4,7

4,6

4,8

5,0

5,2

5,4

5,6

5,8

6,0

2/15 8/15 2/16 8/16 2/17

%

Page 3: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

3

CHÂU ÂU

Lĩnh vực sản xuất mở rộng với mạnh nhất kể từ tháng 4/2011: Chỉ số nhà quản trị mua

hàng lĩnh vực sản xuất (PMI) tháng 2 tăng lên mức 55,4 điểm, mức cao nhất kể từ tháng

4/2011, từ mức 55,2 điểm của tháng 1. Các chuyên gia kinh tế dự báo PMI sản xuất tháng 2 sẽ

tăng lên tới mức 55,5 điểm. Cả hoạt động sản xuất và số đơn đặt hàng mới đều tăng với tốc độ

mạnh nhất từ tháng 4/2011, khảo sát cho thấy mức tăng này có được nhờ ảnh hưởng tích cực

của sự lạc quan trong kinh doanh cũng như tốc độ tạo việc làm của tháng 2.

Lạm phát tăng bằng mục tiêu của ECB nhưng lạm phát cơ bản vẫn thấp: Chỉ số giá tiêu

dùng (CPI) tăng lên mức 2% trong tháng 2 do giá năng lượng và thực phẩm tăng, bằng mục

tiêu của ECB, sau khi đạt mức 1,8% vào tháng 1. Đây là mức tăng cao nhất của CPI kể từ

tháng 12/2012, cao hơn mức dự báo 1,9%. Nếu loại trừ năng lượng, thực phẩm, đồ uống có

cồn và thuốc lá, CPI cơ bản vẫn giữ ở mức 0,9% trong tháng 2 như tháng trước.

Niềm tin tiêu dùng giảm: Niềm tin người tiêu dùng Eurozone giảm xuống mức -6,2 điểm từ

mức -4,8 điểm hồi tháng 1. Trong khi đó, tại EU, niềm tin người tiêu dùng giảm 0,9 điểm

xuống còn -5,2 điểm trong tháng 2.

Doanh số bán lẻ bất ngờ giảm: Doanh số bán lẻ Eurozone tháng 1 giảm 0,1% so với tháng

trước sau khi giảm 0,5% sau điều chỉnh vào tháng 12, trái dự báo tăng 0,3%. Doanh thu bán lẻ

giảm do doanh số thực phẩm và phi thực phẩm đều giảm. Doanh số bán thực phẩm, đồ uống

và thuốc lá giảm 0,1% so với tháng trước, doanh số phi thực phẩm cũng giảm 0,2%. So với

cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ tháng 1 tăng 1,2%, thấp hơn mức tăng 1,5% theo dự báo

của các chuyên gia kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp ổn định: Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ đã

đạt 9,6% vào tháng 1, bằng tỷ lệ thất nghiệp của tháng trước đó, và đạt mức thấp nhất kể từ

tháng 5/2009.

ECB giữ nguyên lãi suất cơ bản và chương trình nới lỏng định lượng do lạm phát cơ bản

vẫn còn quá yếu: Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cơ bản và

chương trình nới lỏng định lượng đúng như dự báo trong cuộc họp ngày 09/3 bất chấp một số

lời kêu gọi thắt chặt chính sách tiền tệ. Chương trình mua trái phiếu hàng tháng của ECB sẽ

tiếp tục duy trì cho đến ít nhất là tháng 12 với quy mô giảm dần xuống còn 60 tỷ EUR, tương

đương 63 tỷ USD kể từ tháng 4 tới đây từ mức 80 tỷ EUR hiện nay. ECB cũng giữ nguyên

mức lãi suất tái cấp vốn từ 0%, lãi suất cho vay qua đêm ở mức -0,4% và lãi suất cho vay biên

ở mức 0,25%. Lạm phát khu vực đã chạm mức 2% mà ECB đã đặt ra kể từ đầu năm 2013

nhưng lạm phát cơ bản sau khi loại trừ ảnh hưởng của giá năng lượng vẫn còn quá yếu để cắt

bỏ chương trình kích thích. ECB sẵn sàng mở rộng chương trình nới lỏng định lượng về mặt

quy mô hoặc thời gian nếu lạm phát kỳ vọng không đạt được.

Biểu đồ 6: PMI sản xuất

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) giữ nguyên lãi suất cơ bản và chương trình nới lỏng

định lượng do lạm phát cơ bản vẫn còn yếu. Lĩnh vực sản xuất Khu vực đồng tiền chung Châu

Âu (Eurozone) trong tháng 2 mở rộng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 4/2011, lạm phát tăng

bằng mục tiêu của ECB nhưng lạm phát cơ bản vẫn thấp, tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Tuy nhiên,

niềm tin người tiêu dùng tháng 1 giảm so với tháng trước, doanh số bán lẻ giảm trái dự báo.

Biểu đồ 8: Doanh số bán lẻ mm

Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

Biểu đồ 9: Tỷ lệ thất nghiệp

Biểu đồ 5: GDP qq

0,4

0,8

0,4

0,3

0,5 0,5

0,3

0,5

0,4

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

12/14 3/15 6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16

%

55,4

50

51

52

53

54

55

56

02/15 05/15 08/15 11/15 02/16 05/16 08/16 11/16 02/17

2,0%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

2,5%

2/15 5/15 8/15 11/15 2/16 5/16 8/16 11/16 2/17

-0,1%

-1,5%

-1,0%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

01/14 01/15 01/16 01/17

9,6

9,5

10,0

10,5

11,0

11,5

12,0

12,5

01/12 07/12 01/13 07/13 01/14 07/14 01/15 07/15 01/16 07/16 01/17

%

Page 4: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

4

NHẬT BẢN

Tăng trưởng kinh tế quý 4/2016 sau điều chỉnh cao hơn ước tính trước đó: Tăng trưởng

GDP quý 4/2016 của Nhật đạt 0,3% so với quý trước, thấp hơn mức dự báo 0,4% của các

chuyên gia kinh tế và tăng so với mức ước tính 0,2% đưa ra hồi tháng trước nhưng bằng mức

tăng của quý 3. So với cùng kỳ năm trước, GDP quý 4/2016 tăng 1,2%, cao hơn mức ước tính

1% đưa ra hồi tháng trước, nhưng thấp hơn mức dự báo tăng 1,5% của các chuyên gia và mức

tăng 1,4% của quý 3.

Hoạt động sản xuất mở rộng với tốc độ nhanh hơn tháng trước: Hoạt động sản xuất tiếp

tục mở rộng trong tháng 2 với tốc độ nhanh hơn khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tăng

lên mức 53,3 điểm từ mức 52,7 điểm hồi tháng 1, mức cao nhất 35 tháng qua. Các chuyên gia

kinh tế dự báo PMI sản xuất tháng 2 tăng lên mức 53,6 điểm. Số công việc mới, sản lượng và

tăng trưởng việc làm trong tháng 2 đều mạnh hơn tháng trước trong khi đó số công việc tồn

đọng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 12/2015.

Doanh số bán lẻ tăng mạnh hơn tháng trước: Doanh số bán lẻ sau khi điều chỉnh yếu tố

mùa vụ tháng 1 tăng 0,5% so với tháng trước, cao hơn dự báo tăng 0,3%, sau khi giảm 1,6%

vào tháng 12. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ tháng 1 tăng 1%, trùng dự báo và

cao hơn mức tăng 0,6% của tháng 12.

Sản xuất công nghiệp giảm trái dự báo: Sản xuất công nghiệp tháng 1 giảm 0,8% so với

tháng trước, trái dự báo tăng 0,4% của các chuyên gia kinh tế, sau khi tăng 0,7% vào tháng 12.

So với cùng kỳ năm trước, sản lượng công nghiệp tháng 1 tăng 3,2%, thấp hơn dự báo tăng

4,4% của các chuyên gia nhưng bằng mức tăng của tháng trước đó.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao hơn tháng trước: CPI tháng 1 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm

trước, trùng dự báo nhưng cao hơn mức tăng 0,3% của tháng 12. CPI cơ bản sau khi loại trừ

giá thực phẩm tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, trái dự báo không thay đổi, sau khi giảm

0,2% vào tháng 12. So với tháng trước, CPI tăng 0,1% trong khi CPI cơ bản tăng 0,3%.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm: Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1 giảm xuống mức 3% đúng như dự báo từ

mức 3,1% của tháng 12. Tỷ lệ việc làm so với số ứng viên vẫn ở 1,43 lần, không đổi so với

tháng trước và thấp hơn dự báo ở mức 1,44 lần.

Chi tiêu hộ gia đình giảm mạnh hơn tháng trước: Chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình tháng 1

giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước xuống mức 279.249 yen sau khi giảm 0,3% vào tháng

12, các chuyên gia dự báo mức giảm của tháng 1 là 0,3%. Thu nhập trung bình hộ gia đình

Nhật trong tháng 1 đứng ở mức 441.064 yen, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.

Niềm tin người tiêu dùng bất ngờ giảm: Niềm tin người tiêu dùng tháng 2 bất ngờ giảm

xuống mức 43,1 điểm từ mức cao nhất 40 tháng, 43,2 điểm hồi tháng 1, trái dự báo tăng lên

mức 43,5 điểm của các chuyên gia kinh tế.

Nhật Bản đón nhận nhiều tin tức trái chiều trong tháng vừa qua khi tăng trưởng kinh tế quý

4/2016 đạt 0,3%, cao hơn ước tính đưa ra trước đó nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của quý

3/2014, hoạt động sản xuất, doanh số bán lẻ và chỉ số giá tiêu dùng đều tăng mạnh hơn tháng

trước, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp giảm trái dự báo, chi tiêu hộ

gia đình giảm mạnh hơn tháng trước, niềm tin người tiêu dùng bất ngờ giảm.

Biểu đồ 11: Chỉ số giá tiêu dùng yy

Biểu đồ 13: Chi tiêu hộ gia đình yy

Biểu đồ 10: Doanh thu bán lẻ yy

Biểu đồ 12: Niềm tin người tiêu dùng

Biểu đồ 9: GDP yy

2,7

5,3

0,0

0,6

-1,0

1,92,2

1,2 1,2

-2

-1

0

1

2

3

4

5

6

12/14 3/15 6/15 9/15 12/15 3/16 6/16 9/16 12/16

%

1,0%

-12%

-10%

-8%

-6%

-4%

-2%

0%

2%

4%

6%

0,4

-1

0

1

2

3

01/15 07/15 01/16 07/16 01/17

%

43

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

02/12 02/13 02/14 02/15 02/16 02/17

-1,2%

-12%

-10%

-8%

-6%

-4%

-2%

0%

2%

4%

6%

Page 5: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

5

TRUNG QUỐC

Lĩnh vực sản xuất mở rộng trái dự báo bất chấp lo ngại về các biện pháp bảo hộ thương

mại của Mỹ: Lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 2 nhờ nhu cầu từ

nước ngoài tăng mạnh giúp số đơn đặt hàng mới tăng, bất chấp những lo ngại về các biện pháp

bảo hộ thương mại của Chính phủ Mỹ. PMI sản xuất Trung Quốc bất ngờ tăng lên mức 51,7

điểm trong tháng 2 từ mức 51 điểm hồi tháng 1, trái dự báo giảm xuống mức 50,8 điểm của

các chuyên gia. Khảo sát cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể được cải thiện tháng thứ

6 liên tiếp và sự mở rộng sản xuất của tháng 2 vừa qua là mạnh thứ 2 chỉ trong vòng 4 năm.

Sản xuất công nghiệp tăng cao hơn tháng trước: Sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm

2017 tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6% của tháng 12 và mức tăng

6,2% theo dự báo của các chuyên gia kinh tế. Dữ liệu kinh tế của 2 tháng đầu năm được gộp

lại nhằm loại trừ ảnh hưởng của kỳ nghỉ tết nguyên đán kéo dài vừa qua.

Doanh số bán lẻ tăng chậm lại: Tăng trưởng bán lẻ 2 tháng đầu năm 2017 chậm lại, ở mức

9,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 10,9% của tháng 12 cũng như thấp hơn mức dự

báo 10,6% của các chuyên gia kinh tế.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn tháng trước: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng

0,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng dự báo 1,7% của các chuyên gia kinh tế và

thấp hơn nhiều mức tăng 2,5% của tháng 1. Cơ quan này cũng cho biết chỉ số giá nhà sản xuất

Trung Quốc tháng 1 tăng tới 7,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng dự báo 7,7%

của các chuyên gia kinh tế và cũng cao hơn mức tăng 6,9% của tháng trước đó.

Cán cân thương mại thâm hụt lần đầu tiên kể từ tháng 3/2014: Tính theo Nhân dân tệ

(NDT), nhập khẩu tăng mạnh trong tháng 2 thêm 44,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn

mức dự báo 23,1% của các chuyên gia kinh tế. Trong khi đó, xuất khẩu chỉ tăng 4,2% so với

cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức dự báo tăng 14,6% của các chuyên gia kinh tế. Theo

đó, cán cân thương mại Trung Quốc trong tháng 2 đã lần đầu tiên thâm hụt 60,4 tỷ NDT, lần

đầu tiên kể từ tháng 3/2014, trái với mức thặng dư 172,5 tỷ NDT của tháng trước đó.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2017 thấp hơn năm trước nhằm chuẩn bị cắt

giảm nợ và đảm bảo ổn định tài chính: Tại Đại hội nhân dân toàn quốc diễn ra đầu tháng 3,

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng

kinh tế năm 2017 thấp hơn năm trước nhằm chuẩn bị cắt giảm những khoản nợ chồng chất và

đảm bảo ổn định tài chính. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt

khoảng 6,5%, thấp hơn mức 6,7% đạt được vào năm 2016. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy

thoái khi Chính phủ cố gắng thay đổi sự phụ thuộc từ xuất khẩu sang tiêu dùng. Thủ tướng

Trung Quốc cho rằng mục tiêu tăng trưởng năm 2017 là phù hợp để tạo ra xã hội thịnh vượng

vừa phải. Bên cạnh đó, lạm phát năm 2017 dự kiến sẽ ở mức 3%, không thay đổi so với năm

trước. Triển vọng tăng trưởng M2 được hạ xuống còn khoảng 12% từ mức 13% vào năm

2016, mục tiêu thâm hụt ngân sách duy trì ở mức 3% GDP. Ngoài ra, ông Lý cũng cho biết tỷ

giá NDT trong năm 2017 sẽ được tự do hóa hơn nữa.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2017 thấp hơn năm trước nhằm chuẩn bị cắt giảm nợ

và đảm bảo ổn định tài chính. Kinh tế Trung Quốc đón nhận nhiều tin tức trái chiều trong tháng

2 khi lĩnh vực sản xuất mở rộng trái dự báo bất chấp lo ngại về các biện pháp bảo hộ thương mại

của Mỹ , sản xuất công nghiệp tăng cao hơn tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại. Tuy

nhiên, doanh số bán lẻ tăng thấp và cán cân thương mại quay đầu thâm hụt lần đầu tiên kể từ

tháng 3/2014.

Biểu đồ 17: Cán cân thương mại

Biểu đồ 15: CPI yy

Biểu đồ 16: Sản lượng CN & bán lẻ yy

Biểu đồ 14: PMI sản xuất

Biểu đồ 14: GDP yy

6,80

6,0

6,5

7,0

7,5

8,0

12/13 6/14 12/14 6/15 12/15 6/16 12/16

%

51,7

47

48

49

50

51

52

53

0,8

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

02/15 08/15 02/16 08/16 02/17

%

9,5

6,3

0

2

4

6

8

10

12

1/16 2/16 3/16 4/16 5/16 6/16 7/16 8/16 9/16 10/1611/1612/16 1/17 2/17

%

Doanh số bán lẻ yy Sản lượng công nghiệp yy

-1,3%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

-20

-10

0

10

20

30

40

50

60

70

tỷ U

SD

Cán cân thương mại Xuất khẩu yy

Page 6: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

VIỆT NAM - SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ: Chỉ số

sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Hai ước tính tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước (do

tháng Hai năm trước trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nên số ngày làm việc ít hơn). Tính

chung 2 tháng đầu năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 2,4% so với cùng

kỳ năm trước.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2017 giảm 16% so với

tháng trước và giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/2/2017 tăng

13,3% so với cùng thời điểm năm 2016. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế

tạo tháng 1/2017 là 74,4%,

Theo báo cáo mới nhất của Nikkei, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam đã

tăng lên mức cao nhất trong 21 tháng qua và đứng đầu Đông Nam Á. Cụ thể, chỉ số PMI của

Việt Nam đã tăng từ mức 51,9 trong tháng 1/2017 lên 54,2 trong tháng 2/2017, vượt qua hàng

loạt các nước láng giềng như Singapore (48,6), Malaysia (49,4) hay Thái Lan (50,6). Lĩnh vực

sản xuất của Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng trong tháng 2, với sản lượng và số lượng

đơn đặt hàng mới tăng trưởng nhanh hơn trong khi các công ty tăng tồn kho hàng mua với tốc

độ cao kỷ lục. Trong khi đó, mức độ lạc quan trong kinh doanh đã được cải thiện đáng kể. Tốc

độ tăng giá đầu vào đã chậm lại đôi chút, nhưng mức tăng mạnh của gánh nặng chi phí gần

đây khiến các công ty phải tăng giá đầu ra nhanh hơn.

Tổng mức bán lẻ có xu hướng giảm so với tháng trước, nhưng tăng so với cùng kỳ: Hoạt

động thương mại dịch vụ trong tháng đã trở lại ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhưng có xu

hướng giảm so với tháng trước. Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

tháng Hai ước tính đạt 309,3 nghìn tỷ đồng, giảm 6,5% so với tháng trước và tăng 7,2% so với

cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch

vụ tiêu dùng ước tính đạt 640 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ

yếu tố giá tăng 5,6% (thấp hơn mức tăng 7,6% của cùng kỳ năm 2016)

Số vốn đăng ký doanh nghiệp 2 tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong tháng Hai,

cả nước có 5.461 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 62,3 nghìn tỷ đồng, giảm

39,3% về số doanh nghiệp và giảm 31% về số vốn đăng ký so với tháng trước do thời gian này

trùng với kỳ nghỉ tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, cả nước

có 14.451 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 152,6 nghìn tỷ đồng,

tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 35% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016; số

vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,6 tỷ đồng, tăng 29,9%

Đầu tháng 2 cũng là thời điểm kết thúc nghỉ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, khác với năm 2016,

thời gian nghỉ Tết tập trung trong tháng 2. Do vậy, các chỉ số vĩ mô trong tháng 2 năm nay ở

mức cao hơn so với cùng kỳ. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,2% so với cùng kỳ,

PMI tháng 2 đạt mức kỷ lục trong 21 tháng và đứng đầu các nước Asean, số doanh nghiệp

thành lập và số vốn đăng ký trong 2 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ. Về tổng cầu, tổng

mức bán lẻ tiếp tục mở rộng so với cùng kỳ năm 2016. Nhìn chung, các chỉ số vĩ mô đều cải

thiện so với năm trước và là những tín hiệu tích cực cho bước khởi đầu một năm tài chính mới

Biểu đồ 20: Chỉ số sản xuất IIP

Biểu đồ 23: Tăng trưởng bán lẻ yoy

Biểu đồ 22: PMI sản xuất

Biểu đồ 21: Chỉ số tồn kho CN chế biến

Biểu đồ 19: Tăng trưởng GDP (q/q-4)

5,98% 6,03%6,28%

6,50% 6,68%

5,48%5,78% 5,93%

6,21%

00%

01%

02%

03%

04%

05%

06%

07%

08%

12/14 03/15 06/15 09/15 12/15 03/16 06/16 09/16 12/16

7,9%6,2%

7,9% 7,8% 7,4% 7,2% 7,3% 7,2% 7,0% 7,2% 8,3%

0,7%

15,2%

-22,3%

23,8%

-1,7%

2,4%1,1% 2,1%

0,8%3,4%

6,0%

2,0%4,7%

-6,2%

-2,1%

-30%

-20%

-10%

0%

10%

20%

30%

02/16 03/16 04/16 05/16 06/16 07/16 08/16 09/16 10/16 11/16 12/16 01/17 02/17

YoY

MoM

8,9% 8,7% 9,0% 9,2% 8,9% 9,0% 8,9% 8,8%

8,1%8,3%

13,3%

4,0%

4,8% 4,6% 4,9%

1,2%

2,4%2,9% 2,6%

2,0%

2,8%

0,7%0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

03/16 04/16 05/16 06/16 07/16 08/16 09/16 10/16 11/16 12/16 01/17

YoY

MoM

50,350,7

52,352,7 52,6

51,952,2

52,9

51,7

54

52,451,9

54,2

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

02/16 04/16 06/16 08/16 10/16 12/16 02/17

Chỉ số PMI sản xuất

7,40%

0%

2%

4%

6%

8%

10%

12%

14%

16%

18%

20%

Page 7: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

VIỆT NAM - XUẤT NHẬP KHẨU

Kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng 11,4% so với cùng kỳ 2016: Kim ngạch hàng

hóa xuất khẩu tháng Hai năm nay đạt 13,11 tỷ USD, giảm 8,6% so với tháng trước, trong đó

khu vực kinh tế trong nước đạt 3,82 tỷ USD, giảm 16,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

(kể cả dầu thô) đạt 9,29 tỷ USD, giảm 6,9%. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch hàng

hóa xuất khẩu đạt 27,44 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó khu vực kinh

tế trong nước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 12,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)

đạt 19,2 tỷ USD, tăng 16,1%.

Kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2016: Kim ngạch

hàng hóa nhập khẩu tháng Hai đạt 15,15 tỷ USD, tăng 14,9% so với tháng trước, trong đó khu

vực kinh tế trong nước đạt 6,04 tỷ USD, tăng 1,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt

9,11 tỷ USD, tăng 18,7%. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt

28,3 tỷ USD, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt

11,5 tỷ USD, tăng 22%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD, tăng 21,4%.

Cán cân thương mại thực hiện tháng Hai nhập siêu 2,04 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế

trong nước nhập siêu 2,22 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu

180 triệu USD. Tính chung 2 tháng đầu năm 2017 nhập siêu 860 triệu USD, trong đó khu vực

kinh tế trong nước nhập siêu 3,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)

xuất siêu 2,5 tỷ USD.

Về nguyên nhân khiến tháng 2 nhập khẩu gia tăng dẫn đến nhập siêu tăng mạnh, Tổng cục Hải

quan cho rằng do tháng 2 nhiều doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho

sản xuất sau Tết Nguyên đán 2017, trong đó nhập khẩu nhiều sản phẩm trọng điểm như máy

móc, thiết bị, linh kiện điện tử, sắt thép và phụ liệu dệt may đều tăng cả lượng và giá trị. Bên

cạnh đó, việc gia tăng nhập khẩu của Việt Nam do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá đồng

USD cuối năm 2016 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và dự kiến tăng lãi suất trong tháng

3/2017, cũng như tốc độ tiêu dùng, phục hồi chậm của các thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU.

Đáng lẽ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được việc tăng lãi suất này để gia tăng giá trị

xuất khẩu, tuy nhiên do năng lực xuất khẩu của các DN Việt Nam hạn chế, nhu cầu nhập khẩu

gia tăng nên việc bỏ nhiều tiền hơn để nhập khẩu đã khiến nền kinh tế nhập siêu lớn chỉ trong

1 tháng.

Do nhiều mặt hàng xuất khẩu chiến lược giảm mạnh về lượng và trị giá nên riêng trong tháng

2, đồng thời, nhập siêu tháng 2 lại tăng rất mạnh do nhiều doanh nghiệp đã tăng nhập khẩu

nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sau Tết Nguyên đán 2017. Do vậy, tháng 2/2017 Việt

Nam ghi nhận nhập siêu rất lớn 2,04 tỷ USD. Con số nhập siêu lớn đã đẩy lo ngại về tình

trạng thâm hụt kéo sẽ dài đối với cán cân thương mại Việt Nam do ảnh hưởng của tỷ giá tăng

dần theo lộ trình tăng lãi suất của Fed trong bối cảnh năng lực xuất khẩu chưa có bứt phá

mạnh mẽ nhưng nhập khẩu lại có chiều hướng gia tăng tương đối.

Biểu đồ 24: Xuất Nhập khẩu

Biểu đồ 25: XNK Khu vực FDI

Biểu đồ 26: Xuất dầu thô - Nhập xăng dầu

Biểu đồ 27: Xuất khẩu theo khu vực Biểu đồ 28: Xuất nhập khẩu tích lũy Biểu đồ 29: Cơ cấu xuất siêu

13,1115,15

-2,04-5

0

5

10

15

20

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng

tỷ USD

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

0

2

4

6

8

10

12

14

05/13 10/13 03/14 08/14 01/15 06/15 11/15 04/16 09/16 02/17

Xuất siêu Xuất khẩu Nhập khẩu

tỷ USD

0,23

0,55

0,0

0,2

0,4

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

02/13 08/13 02/14 08/14 02/15 08/15 02/16 08/16 02/17

Xuất dầu thô Nhập xăng dầu

tỷ USD

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

KV trong nước FDI

tỷ USD

10,97%

15,6%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

04/1

4

06/1

4

08/1

4

10/1

4

12/1

4

02/1

5

04/1

5

06/1

5

08/1

5

10/1

5

12/1

5

02/1

6

04/1

6

06/1

6

08/1

6

10/1

6

12/1

6

02/1

7

XK yy tích lũy

NK yy tích lũy0,93

-2,13-3,0

-2,0

-1,0

0,0

1,0

2,0

3,0

tỷ USDXuất siêu của khu vực trong nước

Xuất siêu của khu vực FDI

Page 8: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

8

VIỆT NAM - FDI, ODA, KIỀU HỐI

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/2/2017 thu hút 313 dự án cấp

phép mới với số vốn đăng ký đạt 2,03 tỷ USD, tăng 7,6% về số dự án và tăng 6,5% về vốn

đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 137 lượt dự án đã cấp phép từ các năm

trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 759,5 triệu USD.

Trong 2 tháng năm nay còn có 654 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài

với tổng giá trị góp vốn là 619 triệu USD. Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự

án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 2 tháng đầu

năm 2017 đạt 3.407,4 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài thực hiện 2 tháng đầu năm 2017 ước tính đạt 1.550 triệu USD, tăng 3,3% so với

cùng kỳ năm 2016.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2017 tăng 0,23% so với tháng trước, trong đó nhóm nhà ở

và vật liệu xây dựng tăng cao nhất với 0,77%, chủ yếu do tác động của giá gas được điều

chỉnh tăng mạnh từ đầu tháng và nhu cầu điện, nước sinh hoạt tăng khi thời tiết đang chuyển

dần sang mùa nóng. Ngoài ra, tháng 2 cũng tương ứng là tháng Giêng năm Đinh Dậu, do

vậy, nhu cầu đi lại ăn uống giải trí dịp này cũng tăng cao cũng góp phần đẩy CPI tháng 2

tăng so với tháng trước.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/2/2017 thu hút 313 dự án cấp

phép mới với số vốn đăng ký đạt 2,03 tỷ USD, tăng 7,6% về số dự án và tăng 6,5% về vốn

đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 137 lượt dự án đã cấp phép từ các năm

trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 759,5 triệu USD.

VIỆT NAM - CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2017 tăng 0,69% so với tháng 12/2016

và tăng 5,02% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 2 tháng đầu năm nay

tăng 5,12% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng với mức tăng. Dẫn đầu là nhóm

nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%. Giao thông tăng 0,56% được giải thích chủ yếu do sự

tăng giá xăng ở các đợt điều chỉnh giá. Giá xăng dầu bị ảnh hưởng của hai đợt điều chỉnh tăng

vào ngày 03/02 và 18/02 làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 1,19% so với tháng trước góp

phần làm cho CPI tăng khoảng 0,05%. Bên canh đó, CPI tăng cũng được giải thích do sự điều

chỉnh giá gas tăng 28.000đ/ bình 12 kg do làm cho chỉ số giá gas tăng 8,01% so tháng trước.

Giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 bao gồm chi phí tiền lương ở khu vực thành thị

của tỉnh An Giang làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế cả nước tăng 0,27% so với tháng

trước. Tháng hai cũng là tháng Giêng âm lịch, do vậy nhu cầu tiêu dùng trong dịp này cũng

đẩy CPI tháng hai tăng. Các nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch, Hàng hóa và dịch vụ khác tăng,

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng, Thiết bị và đồ dùng gia đình cũng tăng trong tháng này.

Bên cạnh đó, trong tháng hai có 3 nhóm có chỉ số giá giảm là Bưu chính viễn thông giảm;

May mặc, mũ nón, giầy dép giảm; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,01%. Nhóm Giáo dục ổn định.

Biểu đồ 30: Chỉ số giá tiêu dùng

Biểu đồ 31: Đóng góp của 1 số mặt hàng

vào mức tăng CPI chung

5,02%

0,23%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

1,0%

-1%

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

7%

Ytd YoY MoM

CPI

0,23%

-0,6%

-0,4%

-0,2%

0,0%

0,2%

0,4%

0,6%

0,8%

1,0%Giao thông Nhà ở, VLXD

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống MoM

1,37

0,7

0,0

0,5

1,0

1,5

2,0

2,5

3,0

3,5

4,0

4,5

5,0

02/15 08/15 02/16 08/16 02/17

Vốn đăng ký và bổ sung Vốn thực hiệnTỷUSD

Biểu đồ 32: Vốn FDI đăng ký và thực hiện

theo tháng

Page 9: BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ - pgbank.com.vn€¦ · Do vậy, các chỉ số vĩ mô kinh tế Việt Nam trong tháng 2 năm nay ở mức cao hơn so với cùng kỳ

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243, 247, 390 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.