12
CK Kết quả 2018Q3 Dự báo 2019 Định giá Khuyến nghị Doanh thu LNST Doanh thu LNST Giá mục tiêu (VND/CP) P/E forward P/B forward Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) Giá trị (tỷ VND) Yoy (%) HPG 41,450 22% 6,834 23% 60,219 5% 8,547 0% 32,100 8.0 1.4 NĂM GIỮ HSG 34,441 31% 410 -69% 38,677 12% 247 -40% 7,400 6.3 0.5 NẮM GIỮ NKG 1,683 23% 189 260% 17,763 17% 368 -23% 6,000 3.6 0.4 BÁN KÉM TÍCH CC Ngày cp nht: 18/12/2018 Phạm Văn Tuấn (+84-28) 5413 5472 tuanphamphs.vn Danh sách các cphiếu trong ngành Sàn Giá CP (14/12) Vn hóa (tđồng) HPG HOSE 33,500 73,593 POM HOSE 8,900 2,199 TIS UPCOM 10,700 1,970 VIS HNX 25,00 1,875 DNY HOSE 4,700 1,002 VGS HNX 9,200 350 HSG HOSE 7,250 2,952 DTL HOSE 41,100 2,486 NKG HOSE 8,170 1,522 SMC HNX 15,950 869 TLH HOSE 5,980 604 Biến động ngành so vi Index Lch sđịnh giá ngành Đối din vi một năm gp nhiu ri ro khó lường Cp nht KQKD 3Q2018: Theo sliu ca 11 doanh nghip thép niêm yết trên 2 sàn HNX và HSX, kết thúc Q3/2018, tng doanh thu và l i nhun ca nhóm ngành thép đạt lần lượt là 135,552 và 8,277 t đồng , doanh thu tăng trưởng 23% tuy nhiên li nhun sau thuế st gim 6% so vi cùng knăm trước Trong nửa đầu 2018 và các năm vtrước, ngành thép được hưởng li khá rõ nét tvic thtrường bất động sn hi phc trli sau cuc khng hoảng cũng như chu kỳ đầu tư lớn cho cơ sở htng ca chính ph. Đồng thi vic áp dng thuế bo hlên sn phm tTrung Quc cũng có tác động tương đối tích cc ti tình hình chung ca toàn ngành. Do đó có thể thy rõ do gặp được các thun lợi trong các năm qua, ngành thép Việt Nam đã đẩy mạnh gia tăng công suất nhm tn dng nhng li thế có được. Tuy nhiên các yếu tbt lợi đang dần xut hin khiến LNST ca nhóm ngành thép có din biến không my lạc quan trong giai đoạn gần đây Trin vng 2019: Chúng tôi nhn thy 2019 có thslà năm có tác động khá ln ti toàn ngành thép khi các du hiệu ban đầu cho thấy toàn ngành đang có du hiu gim tc sau quãng thời gian tăng trưởng ấn tượng trong sut giai đoạn va qua. Đây sẽ là giai đoạn ngành thép xut hin sphân hóa rõ nét gia các mng thép cũng như các doanh nghiệp. Do đó cơ hội cũng như thách thức có thsxut hin riêng bit tng doanh nghip cththay vì ctoàn ngành như giai đoạn trước. Đối vi nhóm ngành thép dt (tôn mạ), chúng tôi có đánh giá kém tích cực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này do 2 lý do chính (1) Giá nguyên vt liu tăng mạnh ảnh hưởng trc tiếp ti KQKD; (2) hoạt động mrng công sut sdng tlđòn bẩy cao gây ri ro ti khnăng hoạt động trong bi cnh ngành thép dẹt đang chịu áp lc vđầu vào. Đối vi nhóm ngành thép dài (thép ng, thép xây dng), chúng tôi đưa ra quan điểm trung lp thay vì tích cực như giai đoạn đầu năm khi ngành xây dựng tăng trưởng chm li do tác động tngành bất động sản qua đó tác động đến nhóm VLXD. Ngoài ra vic các quc gia khác liên tc mcác cuộc điều tra và áp thuế lên sn phm thép Vit Nam làm cho trin vng xut khu kém tích cực hơn mặc dù đây là hướng đi khá tiềm năng đối vi các doanh nghip sn xut thép ca Vit Nam. Cùng với đó giá thép thế gii gim mnh có thskhiến ngành thép đối din với 1 năm gặp nhiều khó khăn do gia tăng áp lực cnh tranh nội địa cũng như gim bớt đi triển vng cho mng xut khu Ri ro: Trong ngn hn các rủi ro đang dần ldin liên quan ti vic bất động sn chịu tác động tiêu cc ttht cht tín dng cho ngành, cùng với đó là rủi ro khó lường tcuc chiến tranh thương mại M-Trung. Bên cạnh đó dư thừa vcông suất cũng như áp lực cnh tranh vẫn là điểm đáng chú ý với ngành thép trong các năm trở lại đây -40% -30% -20% -10% 0% 10% Vnindex Thép 0 2 4 6 8 P/E NGÀNH THÉP BÁO CÁO TRIN VNG NGÀNH THÉP 2019 Ngành: Thép CP NHT KT QUKINH DOANH 2018Q2

BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Mã CK

Kết quả 2018Q3 Dự báo 2019 Định giá

Khuyến nghị

Doanh thu LNST Doanh thu LNST Giá mục

tiêu (VND/CP)

P/E forward

P/B forward Giá trị

(tỷ VND) Yoy (%)

Giá trị (tỷ

VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ

VND)

Yoy (%)

Giá trị (tỷ VND)

Yoy (%)

HPG 41,450 22% 6,834 23% 60,219 5% 8,547 0% 32,100 8.0 1.4 NĂM GIỮ

HSG 34,441 31% 410 -69% 38,677 12% 247 -40% 7,400 6.3 0.5 NẮM GIỮ

NKG 1,683 23% 189 260% 17,763 17% 368 -23% 6,000 3.6 0.4 BÁN

KÉM TÍCH CỰC

Ngày cập nhật: 18/12/2018

Phạm Văn Tuấn

(+84-28) 5413 5472 – tuanphamphs.vn

Danh sách các cổ phiếu trong ngành

Mã Sàn Giá CP (14/12)

Vốn hóa (tỷ đồng)

HPG HOSE 33,500 73,593

POM HOSE 8,900 2,199

TIS UPCOM 10,700 1,970

VIS HNX 25,00 1,875

DNY HOSE 4,700 1,002

VGS HNX 9,200 350

HSG HOSE 7,250 2,952

DTL HOSE 41,100 2,486

NKG HOSE 8,170 1,522

SMC HNX 15,950 869

TLH HOSE 5,980 604

Biến động ngành so với Index

Lịch sử định giá ngành

Đối diện với một năm gặp nhiều rủi ro khó lường

Cập nhật KQKD 3Q2018: Theo số liệu của 11 doanh nghiệp thép niêm yết trên 2 sàn HNX và HSX, kết thúc Q3/2018, tổng doanh thu và lợi nhuận của nhóm ngành thép đạt lần lượt là 135,552 và 8,277 tỷ đồng , doanh thu tăng trưởng 23% tuy nhiên lợi nhuận sau thuế sụt giảm 6% so với cùng kỳ năm trước

Trong nửa đầu 2018 và các năm về trước, ngành thép được hưởng lợi khá rõ nét từ việc thị trường bất động sản hồi phục trở lại sau cuộc khủng hoảng cũng như chu kỳ đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng của chính phủ.

Đồng thời việc áp dụng thuế bảo hộ lên sản phẩm từ Trung Quốc cũng có tác động tương đối tích cực tới tình hình chung của toàn ngành.

Do đó có thể thấy rõ do gặp được các thuận lợi trong các năm qua, ngành thép Việt Nam đã đẩy mạnh gia tăng công suất nhằm tận dụng những lợi thế có được.

Tuy nhiên các yếu tố bất lợi đang dần xuất hiện khiến LNST của nhóm ngành thép có diễn biến không mấy lạc quan trong giai đoạn gần đây

Triển vọng 2019: Chúng tôi nhận thấy 2019 có thể sẽ là năm có tác động khá lớn tới toàn ngành thép khi các dấu hiệu ban đầu cho thấy toàn ngành đang có dấu hiệu giảm tốc sau quãng thời gian tăng trưởng ấn tượng trong suốt giai đoạn vừa qua.

Đây sẽ là giai đoạn ngành thép xuất hiện sự phân hóa rõ nét giữa các mảng thép cũng như các doanh nghiệp. Do đó cơ hội cũng như thách thức có thể sẽ xuất hiện riêng biệt ở từng doanh nghiệp cụ thể thay vì cả toàn ngành như giai đoạn trước.

Đối với nhóm ngành thép dẹt (tôn mạ), chúng tôi có đánh giá kém tích cực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này do 2 lý do chính (1) Giá nguyên vật liệu tăng mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới KQKD; (2) hoạt động mở rộng công suất sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao gây rủi ro tới khả năng hoạt động trong bối cảnh ngành thép dẹt đang chịu áp lực về đầu vào.

Đối với nhóm ngành thép dài (thép ống, thép xây dựng), chúng tôi đưa ra quan điểm trung lập thay vì tích cực như giai đoạn đầu năm khi ngành xây dựng tăng trưởng chậm lại do tác động từ ngành bất động sản qua đó tác động đến nhóm VLXD.

Ngoài ra việc các quốc gia khác liên tục mở các cuộc điều tra và áp thuế lên

sản phẩm thép Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu kém tích cực hơn mặc

dù đây là hướng đi khá tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thép của

Việt Nam.

Cùng với đó giá thép thế giới giảm mạnh có thể sẽ khiến ngành thép đối diện

với 1 năm gặp nhiều khó khăn do gia tăng áp lực cạnh tranh nội địa cũng như

giảm bớt đi triển vọng cho mảng xuất khẩu

Rủi ro: Trong ngắn hạn các rủi ro đang dần lộ diện liên quan tới việc bất động

sản chịu tác động tiêu cực từ thắt chặt tín dụng cho ngành, cùng với đó là rủi

ro khó lường từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Bên cạnh đó dư thừa

về công suất cũng như áp lực cạnh tranh vẫn là điểm đáng chú ý với ngành

thép trong các năm trở lại đây

-40%

-30%

-20%

-10%

0%

10%

Vnindex Thép

0

2

4

6

8P/E NGÀNH THÉP

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP 2019

Ngành: Thép

CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 2018Q2

Ngành: Thủy sản

Page 2: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 2

Tổng quan ngành thép Việt Nam

Ngành thép Việt Nam đang “tận hưởng” một chu kỳ tăng trưởng khá thuận lợi nhờ vào hàng loạt các yếu tố vĩ mô tích

cực hỗ trợ tới sự phát triển của ngành. Qua đó, tốc độ tăng trưởng kép CAGR của ngành giai đoạn 2014-2017 đạt mức

20% - một mức tăng trưởng tương đối ấn tượng.

(Nguồn: FiinPro)

Ngành thép mặc dù vậy vẫn chịu tác động dư cung không chỉ do công suất trong nước mà còn tới từ lượng thép nhập

khẩu, đặc biệt là thép Trung Quốc khi đây luôn là thị trường thép nhập khẩu chính vào Việt Nam với tỷ trọng quanh

mức 50% trong các năm qua. Điểm tích cực nhất là sản lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc có tín hiệu sụt giảm nhờ

vào sản lượng bổ sung HRC từ Formosa trong năm 2017. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới nhờ vào

sản lượng HRC của Formosa và HPG sẽ tiếp tục gia tăng trong các năm tới khi Formosa đã gia tăng công suất và

HPG Dung Quất mở rộng trong 2019.

(nguồn : VSA, Fiinpro)

Nhìn chung, để lý giải cho việc ngành thép tăng trưởng tương đối tích cực trong các năm vừa qua, bất chấp nỗi lo về

dư cung, chúng tôi cho rằng có thể phải kể đến 3 yếu tố chính : Sự hồi phục của khu vực bất động sản, Giá thép hồi

phục và các chính sách bảo hô.

1. Sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực bất động sản.

Kể từ sau bong xảy ra trong giai đoạn 2007 – 2010, ngành bất động sản đã hồi phục tương đối lạc quan kể từ giai đoạn

2011 khi van tín dụng được điều hành một cách cẩn trọng hơn cùng hàng loạt các chính sách hỗ trợ tích cực tới từ chính

phủ. Qua đó các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm bất động sản như xây dựng, vật liệu xây dựng được hưởng lợi

khá nhiều từ sự hồi phục này.

8.94

14.3

17.1

21.2422.33

6.9

9.8612.19

14.3215.66

0

5

10

15

20

25

2014 2015 2016 2017 11T2018

Sản lượng thép ( triệu tấn)

Cung nội địa Cầu

1.33 1.88 2.83.76

11.714

17.5

15

0

5

10

15

20

2014 2015 2016 2017

Cán cân xuất-nhập khẩu thép ( triệu tấn)

Xuất Khẩu Nhập Khẩu

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP 2019

Page 3: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 3

(Nguồn: PHS, NHNN)

Ngoài việc thị trường bất động sản nóng lại trong các năm gần đây, chính sách tài khóa mở rộng mà trọng tâm trong đó

là nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng gia tăng cũng là điểm nhấn giúp nhóm ngành vật liêu xây dựng cũng được hưởng

lợi. Theo công bố của bộ kế hoạch và đầu tư, đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn 2010-2015 đạt 12.6 tỷ

USD và tăng gấp đôi lên 25 tỷ USD vào 2016 – 2020. Ngoài ra Việt Nam còn đang là nước chi cho cơ sở hạ tầng/GDP

vào mức cao nhất Châu Á với tỷ lệ là 5.7%.

Ngân sách cho đầu tư công (tỷ đồng)

(Nguồn : Trading economics)

2. Bảo hộ ngành dưới sức ép cạnh tranh đến từ Trung Quốc

Mặc dù ngành thép có tín hiệu hồi phục từ giữa năm 2012 nhờ thị trường bất động sản ấm lên, tuy nhiên các doanh

nghiệp trong cùng ngành giai đoạn này chưa thực sự có chuyển biến tích cực dó áp lực cạnh tranh tới từ các sản phẩm

có giá cả cạnh tranh hơn tới từ Trung Quốc. Do đó nhìn chung, giai đoạn 2012-2014, các doanh nghiệp thép Việt vẫn

chật vật phục hồi mặc dù ngành bất động sản đã tích cực hơn trước đó rất nhiều

6.3%

12.5%

25.0%

50.0%

100.0%

0

100

200

300

400

500

20072008200920102011201220132014201520162017

Tăng trưởng tín dụng và tín dụng bất động sản

Tín dụng cho bất động sản (nghìn tỷ) Tăng trưởng tín dụng

-

20,000

40,000

60,000

80,000

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Lượng căn hộ chào bán

Nguồn cung SG Nguồn cung HN

Page 4: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 4

(Nguồn: Bộ công thương)

Kể từ 3/2016, bộ Công thương đã ra quyết định áp thuế tự về thép Việt Nam trước sức ép tới từ đối thủ Trung Quốc,

đồng thời sau đó vào năm 2017, các sản phẩm tôn mạ và tôn màu cũng được áp dụng các loại thuế tự về và thuế chống

bán phá giá. đây được coi như là thông tin hỗ trợ tích cực nhất cho toàn ngành sau quãng thời gian trông chờ. Kể từ

sau các quyết định này, cùng với việc thị trường bất động sản bùng nổ và giá thép thế giới hồi phục mạnh, các doanh

nghiệp thép đã có một năm kinh doanh đầy ấn tượng và kéo dài cho hết năm 2017.

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

1/1/2016 1/1/2017 1/1/2018 1/1/2019 1/1/2020

Thuế tự vệ ngành thép

Thép dài phôi thép

-5.0%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

2013 2014 2015 2016 2017 3Q2018

Biên lợi nhuận gộp

DNY DTL HPG HSG NKG POM SMC TIS TLH VGS VIS

Page 5: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 5

3. Giá thép hồi phục Giá thép thế giới (Nguồn : trading economics)

Ngoài việc ra, việc giá thép hồi phục mạnh

từ năm 2016 sau khi tạo đáy vào cuối 2015

cũng giúp ngành thép hưởng lợi khi giá

bán tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu cho

thép xây xựng gia tăng khi nền kinh tế thế

giới tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn kỳ

vọng, cùng với đó là động thái cắt giảm

sản lượng từ các nhà máy gây ô nhiễm

của Trung Quốc giúp cán cân cung cầu

cân bằng hơn và đẩy giá thép tăng mạnh

xuyên suốt kể từ giữa 2016 cho tới giữa

năm 2016.

Cộng hưởng với chính sách thuế bảo hộ

cùng với lượng hàng thành phẩm và

nguyên vật liệu giá rẻ đã giúp cho các

doanh nghiệp thép tăng trưởng mạnh mẽ

trong quãng thời gian vừa qua.

Hiện tại giá thép sau quãng thời gian tăng

tốc đang cho tín hiệu hụt hơi và có khả

năng sẽ tiếp tục chịu áp lực trong năm

2019

Tuy nhiên, cũng chính những yếu tố đã ủng hộ cho chu kỳ tăng trưởng của ngành lại đang phát ra những tín hiệu không

mấy lạc quan trong nửa cuối 2018 và có thể kéo dài sang năm 2019. Do đó không loại trừ khả năng năm 2019 ngành

thép có thể sẽ tiếp tục chứng kiến đà giảm tốc như trong giai đoạn nửa cuối 2018.

1. Tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ ngành bất động sản

Tuy vậy tăng trưởng đang có dấu hiệu chững lại. Theo số liệu thống kê của Fiinpro cho thấy, sản lượng thép Việt Nam

tăng trưởng khá ấn tượng trong 10 tháng đầu năm 2018 với sản lượng tiêu thụ đạt 14.2 triệu tấn thép các loại tăng

mạnh 28% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, sản lượng thép tiêu thụ tăng mạnh chủ yếu nhờ vào nhà máy Formosa đi và hoạt động và đóng góp sản

phẩm tiêu thụ từ Tháng 9/2017, nếu loại bỏ sản lượng tới từ nhà máy thép này, tính chung sản lượng tiêu thụ thép của

Việt Nam chỉ tăng nhẹ ở mức 7.7%.

(Nguồn: Fiinpro)

111.3%

-14.3%

20.0%

52.5% 49.5%

28.4%

8.8%

24.3%13.9%

36.4%

-40.0%

-20.0%

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

120.0%

-

200,000

400,000

600,000

800,000

1,000,000

1,200,000

1,400,000

1,600,000

1,800,000

2,000,000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

Sản lượng thép tiêu thụ nội địa 10T2018 (tấn)

2017 2018 Tăng trưởng ( YoY)

Page 6: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 6

Lý giải cho sản lượng tiêu thu chậm lại có thể kể đến việc thị trường nhà đất có tín hiệu chững lại khi dòng tín dụng

trong năm 2018 đang có dấu hiệu chậm lại và cũng như siết lại đối với lĩnh vực này.

- Tính chung hết tháng 9/2018, tăng trưởng tín dụng là 9.52%, thấp hơn rất nhiều so với mức 12.16% của

9T2017.

- Đồng thời quy định về tỷ lệ cho vay vốn trung và dài hạn cũng sắp có hiệu lực kể từ 01/01/2019.

- Hay kể đến việc các khoản vay cho lĩnh vực bất động sản chịu hệ số rủi ro cao hơn cũng khiến cho dòng vốn

vào ngành bất động sản có phần thắt chặt hơn các năm trước.

Do đó ngành vật liệu xây dựng nói chung và thép nói riêng, đặc biệt là nửa cuối 2018 có thể đang phản ánh quá trình

giảm tốc của ngành bất động sản.

(Nguồn: NHNN)

Chúng tôi cho rằng quá trình giảm tốc này có thể sẽ tiếp tục kéo dài cho tới nửa cuối năm sau khi chính sách tiền tệ

tiếp tục thắt chặt với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể chỉ giao động quanh mức 14-15%. Tuy vậy ngành

thép và bất động sản thường có độ nhạy với nền kinh tế, do đó khi nền kinh tế trở nên ổn định hơn sau giai đoạn thắt

chặt chính sách tiền tệ này, chúng tôi kỳ vọng nhóm thép có thể sẽ tăng trưởng trở lại từ cuối năm 2019.

2. Nhu cầu thép giảm kéo giá đi xuống do lo ngại về tăng trưởng toàn cầu.

Giá thép thế giới sau khi đạt đỉnh vào tháng 6/2018 đã ghi nhận sự điều chỉnh và giảm mạnh từ mốc 4,780 NDT/tấn

xuống còn 3,720NDT/tân, tương ứng mức giảm 22% trong 3 tháng vừa qua. Do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung, nhiều nhà đầu tư khá lo ngại về khả năng giảm tốc của nền kinh tế thế giới, qua đó làm ảnh

hưởng tới nhu cầu tiêu thụ các loại hàng hóa qua đó nhìn chung các loại tài sản rủi ro đều chịu mức giảm khá đáng kể

và thép không nằm ngoài xu hướng đó.

Điều này vô hình chung gây sức ép khá lớn lên ngành thép trong nước khi các sản phẩm nội địa bắt buộc phải giảm

giá nhằm có thể cạnh tranh với thép Trung Quốc. Do đó trong kể từ quý cuối 2018, các doanh nghiệp thép đều đã hạ

giá bán nhằm có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc, ngoài ra không loại trừ khả năng giá thép có thể sẽ còn tiếp tục

kéo dài trong năm 2019.

Tuy vậy giá thép thế giới có thể tìm thấy điểm hỗ trợ khi ngành thép Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục chuyển hướng loại

bỏ các ngành công nghiệp gây ô nhiễm như thép, qua đó sản lượng thép Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục suy giảm từ

mức đỉnh 810 triệu tấn trong năm 2018 xuống còn 744 triệu tấn vào năm 2019, qua đó hộ trợ tới ngành thép toàn cầu.

Tuy nhiên về vấn đề này, chúng tôi tỏ ra không mấy lạc quan khi trong thực tế, chính phủ Trung Quốc đã có dấu hiệu

nới lỏng các quy định về vấn đề này một phần nhằm hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc vốn đang chịu sức ép tới từ nguy

cơ giảm tốc trong năm tới.

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec

Tăng trưởng tín dụng (YoY)

2017 2018

Page 7: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 7

(Nguồn: Hiệp hội thép thế giới)

3. Giá nguyên liệu nhìn chung có xu hướng giảm chậm hơn giá thép thành phẩm.

Mặc dù giá thép đã sụt giảm trong thời gian qua, tuy nhiên giá nguyên liệu chính là than cốc và quặng (thép xây dựng )

và thép cán nóng (HRC) lại không giảm tương đương. Điều này vô hình chung gây tác động lên biên lợi nhuận của

nhóm ngành thép mà đặc biệt là nhóm ngành tôn mạ chịu ảnh hưởng rõ nét nhất trong năm 2018 vừa qua.

(Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)

4. Rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại và các hàng rào thuế quan.

Ngoài các vấn đề trên, ngành thép Việt Nam trong thời gian qua đã gặp không ít khó khăn liên quan tới các vụ kiện và

cuộc điều tra liên quan tới chống bán phá giá hoặc trợ cấp. Tính đến hết tháng 6/2018, tổng số vụ kiệnn chống phá giá

liên quan tới nhóm thép chiếm hơn ½ tổng số vụ kiến và các vụ điều tra vẫn còn tiếp tục kéo dài và xuất hiện cho tới

nay.

Điều này có tác động không mấy lạc quan đối với các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là nhóm tôn mạ khi đây là đối tượng

chủ yếu mà các vụ điều tra nhắm vào.

600

650

700

750

800

850

900

950

2017 2018 2019F 2020F

Sản lượng và tiêu thụ thép tại Trung Quốc

Cung Cầu

Page 8: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 8

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Nhóm thép xây dựng – Trung lập

Tính chúng 10T2018 tổng sản lượng thép xây dựng tiêu thụ đạt 8.2 triệu tấn, tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó HPG vẫn là nhà sản xuất thép lớn nhất chiếm 22% thị phần thép xây dựng, theo sau là POM (~10%) , TIS

(~5%), Formosa Hà Tĩnh(~5%)….

Nhờ vào việc thị trường thép tăng trưởng tương đối tích cực cùng giá thép cao hơn so với mặt bằng chung năm 2017,

các doanh nghiệp thép xây dựng niêm yết ghi nhận tốc độ tăng trưởng doanh thu tương đối tích cực khi tổng doanh thu

các doanh nghiệp thép xây dựng niêm yết đạt 70,573 tỷ đồng (+17% YoY), lợi nhuận sau thuế cũng tăng 12% và đạt

7,185 tỷ đồng.

Tuy nhiên việc tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của HPG khi đây là doanh nghiệp duy nhất ghi nhận tốc

độ tăng trưởng dương (22% so với cùng kỳ).

DT 9T2008 DT 9T2017 % thay đổi LN 9T2018 LN 9T2017 % thay đổi

HPG 41,450 33,800 23% 6,834 5,614 22%

POM 10,106 8,331 21% 401 514 -22%

TIS 8,231 7,193 14% 46 80 -43%

VIS 3,857 4,613 -16% -131 67 -

DNY 1,412 1,603 -12% -7 36 -119%

VGS 5,517 4,567 21% 42 53 -21%

Tổng 70,573 60,107 17.4% 7,185 6,364 12.9%

Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp thép xây dựng có thể đang gặp các bất lợi chung và câu chuyện riêng tồn tại ở

mỗi doanh nghiệp, do đó triển vọng trong năm tới của nhóm ngành thép xây dựng đang phát ra tín hiệu không thật sự

khả quan.

Tập đoàn Hòa Phát – Tổ hợp Dung Quất đem lại lợi thế cho HPG trong dài hạn

Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp chiếm thị phần số một trong nhóm thép xây dựng với thị trường tập trung chủ yếu

ở khu vực phía Bắc. Kết thúc 9T/2018, HPG đạt thu 41,450 tỷ đồng doanh và 6,800 tỷ đồng LNST lần lượt tăng trưởng

24% và 21% so với cùng kỳ năm trước.

Kể từ năm 2019 – 2021, động lực chính cho tăng trưởng của HPG nằm ở tổ hợp Dung Quất. Trong năm 2017, sản lượng

thép xây dựung HPG tiêu thụ đạt khoảng 2.1 triệu tấn, vượt công suất của HPG là 2 triệu tấn thép/năm, do đó giai đoạn

1 hoàn tất vào Q2/2018 có thể được coi như bài toán nhằm giải đáp vấn đề của HPG trong các năm tới.

Ngoài ra giai đoạn 2 với công suất khoảng 2 triệu tấn thép HRC/năm có thể giúp HPG đưa vào sử dụng nội bộ cho các

sản phẩm như tôn mạ và ống thép nhằm cải thiện biên lợi nhuận hoặc dùng để xuất khẩu giúp đa dạng hóa danh mục

sản phẩm cũng là điếm nhấn ở tổ hợp này.

77%

-22%

1%

33% 38%

4%-7%

5% 9%

60%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

0

400000

800000

1200000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

Sản lượng thép xây dựng tiêu thụ toàn thị trường(tấn)

2017 2018 Growth ( YoY)

22%

10%

7%5%5%

51%

Thị phần thép xây dựng

HPG

POM

TIS

Formosa

VGS

Khác

Page 9: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 9

Sản phẩm Công suất Thời gian hoàn thành(dự kiến)

Giai đoạn 1 Thép xây dựng 2 triệu tấn/năm Q1/2019

Giai đoạn 2 Thép cán nóng (HRC) 2 triệu tấn/năm Q3/2020

Lợi thế lớn nhất của HPG nằm ở công nghệ với lò cao BOF giúp giảm chi phí sản xuất so với công nghệ cũ là lò điện

EAF của một số doanh nghiệp như POM, VIS. Do đó HPG có biên lợi nhuận gộp luôn vượt trội so với các đối thủ trong

cùng ngành. Ngoài ra lợi thế về quy mô cũng là nhân tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của HPG.

Tuy vậy chúng tôi cũng lưu ý các rủi ro trong ngắn hạn có thể đang đe dọa tới triển vọng của HPG trong tương lai khi

ngành thép nói chung và thép xây dựng nói riêng có thể đối mặt với giai đoạn giảm tốc sau quãng thời gian tăng trưởng

ấn tượng, qua đó vô hình chung gây tác động tiêu cực lên HPG trong giai đoạn tổ hợp Dung Quất mới đi vào hoạt động

với chi phí lãi vay cũng như khấu hao ban đầu khá lớn.

Thông tin công bố gần đây nhất của HPG cho thấy kết thúc tháng 11, HPG đã vượt mốc lợi nhuận kế hoạch là 8,100 tỷ,

tuy nhiên tính cho Quý 4/2018, chúng tôi cho rằng lợi nhuận của HPG có thể sẽ tăng trưởng âm khoảng 10-15%, như

vậy LNST của HPG có thể sẽ xấp xỉ hoặc thấp hơn so vợi dự phóng trong báo cáo gần đây nhất của chung tôi. Tuy

nhiên do các rủi ro đang dần hiện ra như trong báo cáo trước đã đề cập, chúng tôi tiếp tục hạ dự báo lợi nhuận cho năm

2019, đồng thời đưa ra khuyến nghị: Năm Giữ đối với HPG.

Thép dẹt ( tôn mạ ) – Kém tích cực

Năm 2018 có thể coi như một năm khó quên đối với nhóm ngành tôn mạ khi các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm

này chịu tác động không mấy tích cực tới từ giá nguyên liệu. Mặc dù sản lượng của các doanh nghiệp tăng trưởng khá

tích cực nhờ vào sức tiêu thụ tốt tới từ thị trường, tuy nhiên lợi nhuận của nhóm này lại chứng kiến sư sụt giảm khá

mạnh.

Kết quả kinh doanh các doanh nghiệp tôn mạ

DT 9T2008 DT 9T2017 % thay đổi LN 9T2018 LN 9T2017 % thay đổi

NKG 11,348 9,297 22.1% 230 556 -59%

HSG 34411 26336 30.7% 410 1210 -66%

DTL 2,392 2,195 9.0% 69 171 -60%

Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới KQKD không mấy lạc quan của các doanh nghiệp này là (1)Giá nguyên liệu đầu

vào là thép cán nóng (HRC) tăng mạnh, trong khi đó các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn đầu vào khiến

biên lợi nhuận gộp sụt giảm mạnh. (2)Ồ ạt mở rộng công suất dựa vào đòn bẩy khiến doanh nghiệp gặp khó khăn

trong điều kiện thị trường kém thuận lợi.

(1).Tính chung kể từ sau khi tạo đáy vào nửa cuối 2015 – đầu 2016, giá HRC đã tăng mạnh có thời điểm lên đến gần

gấp 2 lần, các doanh nghiệp tôn mạ sau khoảng thời gian hưởng lợi từ giá tồn kho thấp đã bắt đầu chịu ảnh hưởng rõ

nét khi giá HRC tăng mạnh trở lại trong bối cảnh các doanh nghiệp tôn mạ không có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu

đầu vào

Giá hợp đồng thép cán nóng tương lại

(Nguồn: Investing.com) (Nguồn: BCTC, PHS tổng hợp)

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

2013 2014 2015 2016 2017 3Q2018

Biên lợi nhuận gộp

HSG NKG DTL

Các dn tôn mạ tích trữ

được nguyên liệu giá rẻ

Page 10: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 10

(2). Hoạt động của các doanh nghiệp đều được tài trợ bằng nợ vay với tỷ lệ không phù hợp, qua đó khi thị trường gặp

bất lợi, các doanh nghiệp này đều gặp khó khăn do chịu áp lực về mặt thanh khoản, đặc biệt là HSG với tỷ lệ đòn bẩy

trên 3.x, đối với 2 doanh nghiệp còn lại là NKG và DTL nhìn chung có dấu hiệu đưa tỷ lệ đòn bẩy về mức an toàn hơn.

Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen – Cơ cấu tài chính mất cân bằng.

Hoa sen là doanh nghiệp đầu ngành trong mảng tôn mạ với thị phần chiếm khoảng 37%, đối với mảng ống thép HSG

chỉ đứng sau HPG với thị phần khoảng 18%. Kết thúc niên độ 2017-2018, HSG ghi nhân tốc độ tăng trưởng doanh thu

tương đối khả quan với doanh thu thuần đạt 34,411 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên áp lực tới từ nguyên liệu đầu vào gây sức ép lên HSG, khiến biên Lợi nhuận gộp của HSG sụt giảm nghiêm

trọng, qua đó LNST của HSG cũng chỉ còn 410 tỷ đồng, bằng 1/3 so năm trước. Ngoài áp lực từ việc giá vốn đầu vào

tăng mạnh, tỷ lệ đòn bẩy cao cũng khiến HSG chịu áp lực trả lãi tương đối lớn, qua đó càng khiến cho HSG chịu kết quả

kinh doanh không mấy lạc quan.

Trong năm tới, HSG có thể sẽ tiếp tục đối mặt với tình hình kém khả quan với các vấn đề tồn đọng từ năm 2018, do đó

đây có thể là giai đoạn HSG cải tổ mạnh mẽ hoạt động của mình khi cắt giảm các chi nhánh cũng như chi phí nhằm cân

đối lại cơ cấu tài chính một cách phù hợp hơn.

Ngoài ra chúng tôi cũng lưu ý về vấn đề quản trị của HSG trong giai đoạn trước với các giao dịch nội bộ là các công ty

liên quan khiến cho HSG kém minh bạch về mặt này.

Hiện tại nhà đầu tư có thể quan sát diễn biến của HSG thông qua các hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp cũng như giá

HRC để có quyết định tham gia cố phiếu HSG.

0

1

2

3

4

5

6

2014 2015 2016 2017 3Q2018

Tổng nợ/VCSH

HSG DTL NKG

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

-

5,000,000

10,000,000

15,000,000

20,000,000

25,000,000

30,000,000

35,000,000

40,000,000

2013 2014 2015 2016 2017 2018E

KQKD giai đoạn 2013-2018

doanh thu LNST Biên LN gộp

37%

16%16%

5%

3%

23%

Thị phần mảng tôn mạ

HSG NKG Đông Á Phương Nam DTL khác

Page 11: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Báo cáo cập nhật Ngành Thép

Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo. Khách hàng phải chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư của mình Trang 11

Công ty cổ phần Nam Kim – Các biện pháp bảo hộ thương mại gây tổn hại tới doanh nghiệp.

Tương tự như HSG, NKG – nhà sản xuất tôn mạ đứng thứ 2 với 17% thị phần cũng chịu tác động tiêu cực tới từ giá

HRC tăng cao trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra việc các nước liên tiếp áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại như áp thuế chống bán phá giá, thuế chống

trợ cấp đối với doanh nghiệp thép Việt Nam khiến cho triển vọng của NKG kém tích cực hơn khi thị trường xuất khẩu

của NKG đóng góp tỷ trọng tương đối lớn (60% nội đia – 40% xuất khẩu ).

Thương mại thép – Không đánh giá

Các doanh nghiệp thép thuong mại như SMC và TLH có biên lợi nhuận khá thấp, phù hợp với đặc thù của các doanh

nghiệp thương mại. Trong đó biên lợi nhuận có sự biến động cùng chiều với giá thép.

Nhìn chung, biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp này tạo đáy cùng lúc với giá thép thế giới vào cuối năm 2015 và

cải thiện mạnh trong năm 2016 nhờ vào việc ngành thép hồi phục nhờ vào lượng hàng tồn kho giá rẻ cùng hoạt động

đầu cơ chờ đợi chính sách bảo hộ có hiệu lực trong năm 2016

(Nguồn:BCTC, PHS tổng hợp)

Khuyến nghị

Nhìn chung với các diễn biến như hiện tại, chúng tôi không đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng của nhóm ngành

thép, đặc biệt là trong năm 2019 tới đây khi các diễn biến vĩ mô không thật sự thuận lợi báo hiệu 1 năm đầy khó khăn

của nhóm ngành thép. Tuy nhiên trong dài hạn, với lợi thế đặc biệt là nội tại, chúng tôi ưu tiên lựa chọn cổ phiếu HPG

do đây là doanh nghiệp đầu ngành với công nghệ sản xuất hiện đại đem lại lợi thế cạnh tranh cũng như giúp HPG có

thể vượt qua giai đoạn khó khăn trong năm tới. Tuy nhiên nhà đầu tư nên thận trọng theo dõi diễn biến tình hình hiện

tại , đặc biệt là giá thép để có quyết định phù hợp.

126 518 707 -

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

2015 2016 2017

KQKD NKG 2015-2017 ( tỷ đồng)

Xuất khẩu Nội địa LNST

Thị trường xuất khẩu NKG

Indonesia Châu Âu Mỹ malaysia Ấn Độ

2.0%

6.0%

-1.0%

16.0%

12.0%

8.0%

3.0% 3.0%

1.0%

7.0%6.0%

5.0%

2013 2014 2015 2016 2017 3Q2018

BIÊN LỢI NHUẬN GỘP

TLH SMC

Page 12: BÁO CÁO TRIỂN V NG NGÀNH THÉP 2019 - PHS · Báo cáo cập nhật Ngành Thép Báo cáo này cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo.Khách hàng phải chịu

Đảm bảo phân tích

Mỗi nhân viên phụ trách về phân tích, chiến lược hay nghiên cứu chịu trách nhiệm cho sự chuẩn bị và nội dung của tất cả các phần có

trong bản báo cáo nghiên cứu này đảm bảo rằng, tất cả các ý kiến của những người phân tích, chiến lược hay nghiên cứu đều phản ánh

trung thực và chính xác ý kiến cá nhân của họ về những vấn đề trong bản báo cáo. Mỗi nhân viên phân tích, chiến lược hay nghiên cứu

đảm bảo rằng họ không được hưởng bất cứ khoản chi trả nào trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai liên quan đến các khuyến cáo

hay ý kiến thể hiện trong bản báo cáo này.

Định nghĩa xếp loại

Mua = cao hơn thị trường nội địa trên 10%

Giữ = bằng thị trường nội địa với tỉ lệ từ +10%~ -10%

Bán = thấp hơn thị trường nội địa dưới 10%.

Không đánh giá = cổ phiếu không được xếp loại trong Phú Hưng hoặc chưa niêm yết.

Biểu hiện được xác định bằng tổng thu hồi trong 12 tháng (gồm cả cổ tức).

Miễn trách

Thông tin này được tổng hợp từ các nguồn mà chúng tôi cho rằng đáng tin cậy, nhưng chúng tôi không chịu trách nhiệm về sự hoàn chỉnh

hay tính chính xác của nó. Đây không phải là bản chào hàng hay sự nài khẩn mua của bất cứ cổ phiếu nào. Chứng khoán Phú Hưng và

các chi nhánh và văn phòng và nhân viên của mình có thể có hoặc không có vị trí liên quan đến các cổ phiếu được nhắc tới ở đây. Chứng

khoán Phú Hưng (hoặc chi nhánh) đôi khi có thể có đầu tư hoặc các dịch vụ khác hay thu hút đầu tư hoặc các hoạt động kinh doanh khác

cho bất kỳ công ty nào được nhắc đến trong báo cáo này. Tất cả các ý kiến và dự đoán có trong báo cáo này được tạo thành từ các đánh

giá của chúng tôi vào ngày này và có thể thay đổi không cần báo trước.

© Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS).

Tòa nhà CR3-03A, Tầng 3, 109 Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5479 Fax: (+84-28) 5 413 5472 Customer Service: (+84-28) 5 411 8855 Call Center: (+84-28) 5 413 5488 E-mail: [email protected] / [email protected] Web: www.phs.vn PGD Phú Mỹ Hưng

Tòa nhà CR2-08, 107 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 5 413 5478 Fax: (+84-28) 5 413 5473

Chi nhánh Quận 3

Tầng 2, Tòa nhà Phương Nam, 157 Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp. HCM Điện thoại: (+84-28) 3 820 8068 Fax: (+84-28) 3 820 8206

Chi Nhánh Thanh Xuân

Tầng 1, Tòa nhà 18T2, Lê Văn Lương, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phone: (+84-24) 6 250 9999 Fax: (+84-24) 6 250 6666

Chi nhánh Tân Bình

Tầng trệt, P. G.4A, Tòa nhà E-Town 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Điện thoại: (+84-28) 3 813 2405 Fax: (+84-28) 3 813 2415

Chi Nhánh Hà Nội

Tầng 3, Tòa nhà Naforimex, 19 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Phone: (+84-24) 3 933 4560 Fax: (+84-24) 3 933 4820

Chi nhánh Hải Phòng

Tầng 2, Tòa nhà Eliteco, 18 Trần Hưng Đạo, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng Phone: (+84-225) 384 1810 Fax: (+84-225) 384 1801