28
BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG XUẤT KHẨU Tháng 3 năm 2020 THUỘC NHIỆM VỤ “Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics giai đoạn 2017-2020”

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG XUẤT KHẨU

Tháng 3 năm 2020

THUỘC NHIỆM VỤ

“Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics giai đoạn 2017-2020”

Hà Nội, 2020

Page 2: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Xuất khẩu than bằng đường biển sang một số thị trường, 2 tháng đầu năm 2020. 3Bảng 2: Cơ cấu phương thức giao hàng trong xuất khẩu than 2 tháng năm 2020...............4Bảng 3: Các cảng biển, cửa khẩu trong xuất khẩu than của Việt Nam 2 tháng năm 2020. .5Bảng 4: Phương thức vận tải trong xuất khẩu nhựa của Việt Nam 2 tháng năm 2020......13Bảng 5: Một số cảng, cửa khẩu trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa của Việt Nam 2 tháng năm 2020...............................................................................................................16

Tháng 02-2020 1

Page 3: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

NỘI DUNG BÁO CÁO

1. Mặt hàng than:

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 02 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu than các loại của nước ta đạt trên 138,7 nghìn tấn, trị giá đạt 19,2 triệu USD, tăng mạnh 348,7% về lượng và 380,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 02 tháng đầu năm nay, nước ta xuất khẩu than sang 5 thị trường là Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Lào. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt hơn 58,6 nghìn tấn với trị giá 7,14 triệu USD; tăng 90,1% về lượng và 80,1% về trị giá so cùng kỳ năm 2019; chiếm tỷ trọng 42,2% về lượng và 37,3% về trị giá xuất khẩu than của cả nước. Tiếp đến là thị trường Hàn Quốc với lượng xuất khẩu đạt trên 11 nghìn tấn và trị giá 1,5 triệu USD, cùng kỳ năm ngoái nước ta không xuất khẩu sang thị trường này... Tiếp đến là xuất khẩu sang Thái Lan (21,7 nghìn tấn); Indonesia (1,25 nghìn tấn); Lào (85 tấn)

1.1. Phương thức vận tải:

Trong 02 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu than của Việt Nam bằng đường biển đạt gần 99,7 nghìn tấn và hơn 13,3 triệu USD, tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái với mức tăng lần lượt là 163,7% và 189,1%. Xuất khẩu than bằng đường biển được thực hiện sang các thị trường chính như Nhật Bản, Singapore, Xri Lanca, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan.

Bảng 1: Xuất khẩu than bằng đường biển sang một số thị trường, 2 tháng đầu năm 2020

Phương thức vận chuyển/Thị trường XK

2T/2020 So với 2T/2019 (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD) Lượng Trị giá

Đường biển 99.66913.289.00

3 163,7 189,1- Nhật Bản 58.620 7.150.298 113,2 102,8- Singapore 22.000 3.904.112- Xri Lanca 76 19.579- Philippines 38 9.799- Hàn Quốc 5.520 756.396- Thái Lan 13.415 1.448.820

Tháng 02-2020 2

Page 4: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan1.2. Phương thức giao hàng:

Về phương thức giao hàng trong xuất khẩu than, trong 02 tháng đầu năm nay, xuất khẩu than được thực hiện với ba phương thức chính là FOB, DAF và CFR. Trong đó, bằng phương thức FOB chiếm 99,9% lượng than và 99,7% giá trị, tương ứng gần 99,6 nghìn tấn và 13,3 triệu USD, tăng mạnh 163,6% về lượng và 189 về trị giá so cùng kỳ năm 2019. Phương thức FOB được sử dụng trong xuất khẩu sang các thị trường: Nhật Bản, Singapore, Xri Lanca, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc.

Với phương thức xuất khẩu DAF, lượng than xuất khẩu chỉ chiếm 0,1%, tương ứng với 0,2% về trị giá; được sử dụng cho xuất khẩu sang thị trường Lào.

Bảng 2: Cơ cấu phương thức giao hàng trong xuất khẩu than 2 tháng năm 2020(về lượng và giá trị xuất khẩu)

Phương thứcgiao hàng

2T/2020 So với 2T/2019 (%)

Thị trường cung cấp chínhLượng (tấn)

Trị giá (USD) Lượng Trị giá

FOB 99.649 13.282.503 163,6 189,0Nhật Bản, Singapore, Xri Lanca, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc

DAF 85 29.827 466,7 468,1 LàoCFR 20 6.500 Nhật Bản

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan1.3. Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu:

Việt Nam xuất khẩu than trong 02 tháng đầu năm nay chủ yếu qua Cảng Cẩm Phả (Tỉnh Quảng Ninh) chiếm tỷ trọng tới 99,8% về lượng và 99,7 % về trị giá, tăng 163,3% về lượng và 188,2% về trị giá so cùng kỳ năm ngoái; từ cảng này xuất sang hai thị trường: Thái Lan (chiếm 70,92%) và Hàn Quốc (chiếm 29,08%).

Ngoài ra, mặt hàng than còn được xuất khẩu qua Cảng Tiên Sa (Tp Đà Nẵng) (chiếm tỷ trọng 0,13% về lượng và 0,27% về trị giá) sang các thị trường Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan. Xuất qua cửa khẩu Lao Bảo- tỉnh Quảng Trịnh chiếm tỷ trọng 0,09% về lượng và 0,22% về trị giá, sang các thị trường Xri Lanca, Philippines, Nhật Bản.

Tháng 02-2020 3

Page 5: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Hình 1: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu than 2 tháng năm 2020

Cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh)

99.78%

Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị)

0.09%

Cảng Tiên sa (Đà Nẵng) 0.13%

Về lượng

Cảng Cẩm Phả (Quảng Ninh)

99.51%

Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị)

0.22%

Cảng Tiên sa (Đà Nẵng) 0.27%

Về trị giá

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng 3: Các cảng biển, cửa khẩu trong xuất khẩu than của Việt Nam 2 tháng năm 2020

Cảng-cửa khẩu2T/2020 So với 2T/2019

(%)Thị trường cung cấp chínhLượng

(tấn)Trị giá (USD) Lượng Trị

giáCảng Cẩm Phả (Quảng Ninh) 99.515 13.250.230 163,3 188,2

Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan

Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) 85 29.827 LàoCảng Tiên Sa (Tp Đà Nẵng) 134 35.877 Xri Lanca, Philippines, Nhật Bản

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan1.4. Một số thông tin liên quan

Ngành công nghiệp than Ohio Valley bị ảnh hưởng vì COVID-19, tác động đến

nhu cầu điện và thương mại quốc tế.

Kể từ ngày 23/03/2020 các bang trên khắp Thung lũng Ohio (Hoa Kỳ) ra lệnh đóng

cửa các doanh nghiệp không thiết yếu để giúp làm chậm sự lây lan của coronavirus, các

mỏ than sẽ vẫn mở. Nhưng cũng như nhiều ngành công nghiệp, đại dịch toàn cầu đang

làm căng thẳng ngành than và một số chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp đang gặp

khó khăn này có thể phải đối mặt với những thách thức lớn trong những tháng tới khi nhu

Tháng 02-2020 4

Page 6: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

cầu điện và xuất khẩu quốc tế bị đình trệ, mà ảnh hưởng trước mắt là gây sự sụt giảm lớn

trong quý 2.

Khi nền kinh tế bị đình trệ, nhu cầu về điện đang giảm. Trong khi việc sử dụng than

cho điện đã giảm trong những năm gần đây, 23,5% tất cả các thế hệ tiện ích đến từ việc

đốt than vào năm 2019, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. Đó có thể là một

thách thức đối với một tiểu bang như West Virginia, nơi một phần đáng kể than của nó bị

đốt cháy bởi các tiện ích.

Ngành công nghiệp cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong việc xuất

khẩu than ra nước ngoài, bao gồm cả Trung Quốc, vốn bị COVID-19 tấn công mạnh mẽ.

Những hoàn cảnh kinh tế này đã thúc đẩy nhóm thương mại than quốc gia, Hiệp hội

khai thác quốc gia, yêu cầu Quốc hội giúp đỡ, nói rằng một ngành công nghiệp than mạnh

là rất quan trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia. Trong thời điểm khó khăn này,

công việc thiết yếu của các công ty khai thác than là sản xuất nhiên liệu đảm bảo nhu cầu

nhiệt điện của đất nước, chủ tịch Rich NMA Nolan nói trong một lá thư gửi Quốc hội và

Nhà Trắng. Bức thư bao gồm một yêu cầu cứu trợ 220 triệu USD cho các khoản thuế tài

trợ cho Quỹ ủy thác người khuyết tật phổi đen, hỗ trợ 25.700 công ty khai thác than tàn

tật và người phụ thuộc của họ, cũng như giảm 50% phí cải tạo môi trường.

2. Mặt hàng sắt thép

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 2 tháng

đầu năm 2020 đạt 1,17 triệu tấn với trị giá 648,8 triệu USD, giảm 4,7% về lượng và giảm

16,1% về trị giá so so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp

FDI đạt 518,6 nghìn tấn với trị giá 296 triệu USD, giảm 25,6% về lượng và giảm 32,2%

về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019.

2.1. Phương thức vận tải

Sắt thép được xuất khẩu trong tổng 2 tháng đầu năm 2020 chủ yếu bằng đường

biển, chiếm 74% về lượng và 75,9% về giá trị sắt thép xuất khẩu, giảm 7,4% về lượng

nhưng xuất khẩu bằng đường biển đã giảm giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm

Tháng 02-2020 5

Page 7: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

trước. Các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Inđônêsia, Mỹ, Malaysia, Thái

Lan, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan, Bỉ, Nhật Bản, Ấn Độ, Mêhicô, Canađa, Italia.

Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này bằng đường hàng không giảm mạnh, chiếm chưa đến 1%, giảm tương ứng 97,5% và 14% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong 2 tháng đầu năm khiến hoạt động hàng không toàn cầu bị gián đoạn. Trong hai tháng đầu năm, sắt thép được xuất khẩu bằng đường hàng không sang các thị trường xuất khẩu chính là: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Myanma, Đức, Singapore, Côlombia, Lithuania.

Hình 2: Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu sắt thép tháng 02 và 2 tháng

đầu năm 2020

Đường biển

74.0%

Đường khác

23.1%

Đường bộ2.9%

Đường hàng không0.0%

Cơ cấu phương thức vận tải XK sắt thép trong 2T/2020 (% về lượng)

Đường biển

75.9%

Đường khác

21.8%

Đường bộ2.3%

Đường hàng không0.0%

Cơ cấu phương thức vận tải XK sắt thép trong 2T/2020 (% về trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

2.2. Phương thức giao hàng

Sắt thép được xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020 chủ yếu bằng phương thức giao hàng FOB chiếm tỷ trọng 56% về lượng và 48,2% về kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước; tăng 5,5% về lượng và giảm 11,6% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019. Phương thức này được sử dụng để xuất sang các thị trường sau: Campuchia, Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Canađa, Anh, Bỉ, Pakixtan, Hà Lan, Malaysia, Ấn Độ, Papua New Guinea, Nga, Ôxtrâylia, Mêhicô, Pháp.

Tháng 02-2020 6

Page 8: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Xuất khẩu thép bằng phương thức CFR chiếm tỷ trọng cao thứ hai với 27,2% về lượng và 29,8% về trị giá, giảm 32,5% về lượng và 37,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu chính bằng phương thức này là: Malaysia, Philippines, Inđônêsia, Thái Lan, Mêhicô, Hàn Quốc, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ, Bỉ, Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Braxin, Ấn Độ, Êcuado, Ôxtrâylia, Đức, Hy Lạp.

Ngược lại với chiều hướng giảm, một số phương thức giao hàng có lượng thép xuất khẩu tăng gồm: FCA tăng 30%; DAP tăng 48,6%; CPT tăng 35,4%; xuất khẩu sang các thị trường chính như: Campuchia, Lào, Inđônêsia, Malaysia, Thái Lan, Mỹ, Tanzania, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Pháp, Canađa, Đức, Nhật Bản, Campuchia, Nhật Bản.

Hình 3: Cơ cấu phương thức giao hàng trong xuất khẩu sắt thép 2 tháng năm 2020

FOB 56.0%

CFR 27.2%

CIF 9.9%

EXW 1.6%

FCA 1.8% Khác

3.6%

(% về lượng)

FOB 48.2%

CFR 29.8%

CIF 14.7%

EXW 1.9%

FCA 2.0%

Khác3.4%

(% về trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan2.3. Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu

Trong 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sắt thép qua khoảng 20 cảng, cửa khẩu khác nhau, trong đó Cảng Sơn Dương dẫn đầu về lượng sắt thép xuất khẩu với 302,3 nghìn tấn (chiếm 30,2% tỷ trọng về lượng) tương ứng với 131,7 triệu USD (chiếm 24,1% tỷ trọng về kim ngạch). Sắt thép từ cảng Sơn Dương được xuất khẩu sang các thị trường chính gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Hàn Quốc.

Cảng Cát Lái (Tp Hồ Chí Minh) đứng thứ hai về kim ngạch (chiếm 19%) đạt trên 104 triệu USD; về lượng (chiếm 12,9%) đạt 129,3 nghìn tấn. Các thị trường xuất khẩu chính qua cảng này là: Inđônêsia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ,

Tháng 02-2020 7

Page 9: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Mỹ, Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan, Gibuti, Philippines, Nga, Ôxtrâylia, Reunion, Đức, Myanma, Pháp.

Bến cảng Tổng hợp Thị Vải ở vị trí thứ ba đạt 38,3 nghìn tấn, tương đương với 21,3 triệu USD (chiếm 3,8% về lượng và 3,9% về trị giá). Các thị trường xuất khẩu chính từ Bến cảng này là Anh, Bỉ, Mêhicô, Campuchia, Mỹ, Thái Lan.

Hình 4: Cơ cấu cảng/cửa khẩu trong xuất khẩu sắt thép 2 tháng năm 2020

Cảng Sơn

Dương 30.2%

Cảng Cát Lái

(TP HCM) 12.9%

Bến cảng Tổng hợp Thị Vải

3.8%

Cảng SP-PSA (Vũng Tàu)

3.1%

Cảng Tam Hiệp 3.1%

CK Vĩnh Hội Đông 3,8%

Cảng, cửa khẩu khác

43.1%

(% về lượng)Cảng Sơn

Dương 24.1%

Cảng Cát Lái

(TP HCM) 19.0%

Bến cảng Tổng hợp Thị Vải

3.9%

Cảng SP-PSA (Vũng Tàu)

3.4%

Cảng Tam Hiệp 2.4%

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông 3.6%

Cảng, cửa

khẩu khác

43.5%

(% về trị giá)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Ngoài ra, xuất khẩu thép còn qua các cảng/cửa khẩu khác như: Cảng SP-PSA (Tp Vũng Tàu), Cảng Tam Hiệp, Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, Cảng ICD Phước Long 3 (Tp Hồ Chí Minh), Cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa khẩu Khánh Bình, Cảng container quốc tế SP-ITC,...

Bảng 4: Top 20 cảng biển, cửa khẩu trong xuất khẩu sắt thép của Việt Nam 2 tháng năm 2020

Cảng/cửa khẩu2 tháng năm 2020 So 2T/2019 (%)

Thị trường xuất khẩu chính

Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Cảng Sơn Dương 302.276 131.696.016 -11 -19,6 Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Hàn Quốc

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

129.295 104.019.780 -18,7 -16,2 Inđônêsia, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc, Campuchia, Nhật Bản, Bỉ, Hà

Tháng 02-2020 8

Page 10: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Lan, Gibuti, Philippines, Nga, Ôxtrâylia, Reunion, Đức, Myanma, Pháp

Khác 161.660 75.531.899 47,4 10,1

Inđônêsia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Canađa, Campuchia, Ấn Độ, Italia, Pháp, Lào, Ba Lan, Nhật Bản, Mỹ

Bến cảng Tổng hợp Thị Vải 38.288 21.250.248 -41,8 -57,1 Anh, Bỉ, Mêhicô, Campuchia, Mỹ, Thái Lan

Cảng SP-PSA (VTP Vũng Tàu) 30.687 18.666.237 -10,3 -12,3 Mỹ, Campuchia, Mêhicô, Braxin

Cảng Tam Hiệp 31.489 13.237.605 Trung Quốc, Thái LanCửa khẩu Vĩnh Hội Đông 38.524 19.718.562 0,2 -10 Campuchia

Cảng ICD Phước Long 3 (TP.HCM) 19.900 16.035.815 -53 -43,5

Campuchia, Mỹ, Italia, Inđônêsia, Gana, Ba Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Xri Lanca, Ôxtrâylia, Đức, Mêhicô, Anh, Ai Len, Canađa, Nhật Bản, Hà Lan, Croatia

Cảng Nghi Sơn (Tp Thanh Hoá) 39.107 19.665.033 140,8 58,2 Philippines, Đài Loan (Trung Quốc),

Nhật Bản, Hàn Quốc, MêhicôCửa khẩu Khánh Bình 29.235 16.443.168 9,6 -0,4 Campuchia

Cảng container quốc tế SP-ITC 17.016 13.065.291 -1,1 -10

Inđônêsia, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Xri Lanca, Nhật Bản, Pakixtan, Ấn Độ, Achentina, Hồng Kông (Trung Quốc), Bỉ, Braxin, Campuchia, Nam Phi, Ba Lan

Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương 31.871 17.427.863 -37,2 -40,6 Campuchia

Cảng PTSC (Tp Vũng Tàu) 15.496 10.244.380 Mêhicô, Thái Lan, Mỹ, Bỉ, MalaysiaCảng Thép miền Nam (Vũng Tàu) 26.584 13.467.296 -23,9 -34 Campuchia

Cảng POSCO (Tp Vũng Tàu) 25.417 15.028.803 -36 -41 Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan,

Mêhicô,Cảng Quốc tế SP-SSA (SSIT) 12.678 10.540.602 -52,9 -42,7 Italia, Tây Ban Nha, Mỹ, Ba Lan,

Mêhicô, Canađa, Braxin, Hà Lan,Cửa khẩu Bắc Đai 18.156 10.629.750 55,6 46,6 CampuchiaHOANG DIEU (Tp Hải Phòng) 11.803 5.631.585 Philippines, Thái Lan, Lào,

Cảng SITV (Tp Vũng Tàu) 15.332 9.085.457 -72,3 -76,1 Mêhicô, Campuchia, Mỹ

Cảng Nam Hải 7.507 5.105.222Malaysia, Myanma, Inđônêsia, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Italia, Singapore

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan2.4. Một số thông tin liên quan

Malaysia điều tra chống bán phá giá đối thép mạ có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc

Tháng 02-2020 9

Page 11: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Ngày 13 tháng 3 năm 2020, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) thông báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán dẹt không hợp kim, được phủ hoặc mạ nhôm hoặc kẽm có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.

1. Hàng hóa bị điều tra: thép cán dẹt không hợp kim, được phủ hoặc mạ nhôm hoặc kẽm.

2. Nguyên đơn: NS Bluecope Malaysia Sdn.Bhd

3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn quốc bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Malaysia (có sự gia tăng tuyệt đối, chênh lệch giá, ép giá, kìm giá, suy giảm về dòng tiền và tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư).

– Thời kỳ điều tra bán phá giá: từ 01/8/2016 tới 31/7/2019.

– Thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra: Trước 5pm ngày 17 tháng 4 năm 2020 (theo giờ Malaysia). Bản trả lời này có thể sẽ được thẩm tra tại chỗ để xác minh sự chính xác, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

– Các nhà sản xuất được biết tới (known producers/exporters): Hoa Sen, Maruichi Sun Steel, Nam Kim, Tân Phước Khanh, Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á. Các công ty xuất khẩu chưa được biết tới, mong muốn tham gia vụ việc, phải đăng ký với MITI trước ngày 03 tháng 4 năm 2020.

– Thông tin liên lạc của Cơ quan điều tra Malaysia:

Trade Practices Section

Ministry of International Trade and Industry

Level 9, Menara MITI

No. 7 Jalan Sultan Haji Ahmad Shah

50480 Kuala Lumpur, MALAYSIA

(Attn: Ms. Gayatri Kumaraveloo / Ms. Ennie Salina Roseli)

Tel. No     : +603 – 6208 4634

Tháng 02-2020 10

Page 12: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Fax No     : +603 – 6211 4429

Email        : [email protected]

– MITI sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp được biết tới (known producers/exporters). Các doanh nghiệp chưa được biết tới phải liên lạc với MITI để nhận bản câu hỏi.

– Các bên muốn tham gia phải liên lạc để đề nghị cung cấp bản câu hỏi trong vòng 15 ngày tính từ ngày MITI thông báo khởi xướng điều tra.

– Các bên muốn tham gia phải điền bản trả lời và nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra trong vòng 30 ngày tính từ ngày MITI thông báo khởi xướng điều tra.

Việc không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ (bao gồm nhưng không giới hạn bởi không yêu cầu bản câu hỏi điều tra, nộp bản tra lời câu hỏi hỏi điều tra, không thực hiện các yêu cầu đúng thời hạn), có thể dẫn tới kết quả bất lợi cho vụ việc, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại:024.7303.7898 (máy lẻ 140, 120).

Di động: 0906.227.890 (anh Việt Anh) và 0383.818.178 (Chị Nguyễn Trang Nhung). Email: [email protected][email protected][email protected].

3. Mặt hàng nhựa và sản phẩm từ nhựa

Theo thống kê sơ bộ, trong 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu nhựa của nước ta đạt 160,31 nghìn tấn, trị giá 169,13 triệu USD, giảm 13,8% về lượng và giảm 20,9% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của nước ta đạt 496,8 triệu USD, giảm 1,4% so với 2 tháng năm 2019.

3.1. Phương thức vận tải

Khoảng 90,1% giá trị nhựa và sản phẩm nhựa của Việt Nam được xuất khẩu bằng đường biển trong 2 tháng năm 2020, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2019, tới các thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Inđônêsia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Đức,

Tháng 02-2020 11

Page 13: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Anh, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Bănglađet, Malaysia, Ôxtrâylia, Myanma, Hồng Kông (Trung Quốc), Canađa, Pháp.

Hình 5: Cơ cấu phương thức vận tải trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa 2 tháng đầu năm 2020 (về trị giá)

Đường biển90.1%

Đường hàng

không5.8%

Đường bộ3.7%

Đường khác0.4%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Xuất khẩu mặt hàng này bằng đường hàng không giảm 36,1% chiếm tỷ trọng 5,8%, được sử dụng trong xuất khẩu sang các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Braxin, Thái Lan, Áo, Ôxtrâylia, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Myanma, Singapore, Anh, Đức, Malaysia.

Ngoài ra, sản phẩm nhựa được xuất khẩu thông qua đường bộ chỉ chiếm 3,7% nhưng tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảng 4: Phương thức vận tải trong xuất khẩu nhựa của Việt Nam 2 tháng năm 2020

Phương thúc vận chuyển

02 tháng năm 2020

so 2T/2019

(%)Thị trường xuất khẩu

Đường biển 663.387.582 -3,9

Nhật Bản, Mỹ, Inđônêsia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hà Lan, Đức, Anh, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, Bănglađet, Malaysia, Ôxtrâylia, Myanma, Hồng Kông (Trung Quốc), Canađa, Pháp

Đường hàng không 42.552.167 -36,1

Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Braxin, Thái Lan, áo, Ôxtrâylia, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Myanma, Singapore, Anh, Đức, Malaysia

Đường bộ 26.990.843 7 Campuchia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Papua New Guinea, Malaysia, Nhật Bản,

Tháng 02-2020 12

Page 14: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Phương thúc vận chuyển

02 tháng năm 2020

so 2T/2019

(%)Thị trường xuất khẩu

Hàn Quốc,

Đường khác 3.009.803 49,5Campuchia, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Đan Mạch, Thái Lan, Panama, Andora, Pakixtan, Trung Quốc, Thụy Điển

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan3.2. Phương thức giao hàng:

Trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa sử dụng phương thức giao hàng FOB chiếm tỷ trọng lớn nhất về trị giá (chiếm 42,5%), giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2019 đạt 312,7 triệu USD; sử dụng cho xuất khẩu tới các thị trường chính như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, Inđônêsia, Ôxtrâylia, Ấn Độ, Canađa, Thái Lan, Trung Quốc, Bỉ, Pháp, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Ba Lan, Nga, Braxin.

Xuất khẩu mặt hàng này sử dụng phương thức CIF cũng giảm 13,3% trong 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 24,4%, được sử dụng cho xuất khẩu tới các thị trường: Nhật Bản, Inđônêsia, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Hà Lan, Myanma, Nam Phi, Hồng Kông (Trung Quốc), Ôxtrâylia, Singapore, Rumani.Hình 6: Cơ cấu phương thức giao hàng trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa

2 tháng năm 2020 (về trị giá)

FOB 42.5%

CIF 24.4%

EXW 11.5%

CFR 11.9%

FCA 3.0%

DAF 1.8%

DAP 1.6%

Khác3.3%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Tháng 02-2020 13

Page 15: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Tiếp đến là xuất khẩu bằng phương thức EXW, giảm 10%, chiếm 11,5% tỷ trọng, dùng cho xuất khẩu sang các thị trường chính: Inđônêsia, Hàn Quốc, Bănglađet, Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Pakixtan, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Goatêmala, Malaysia, CH Dominica, Các TVQ Arập .

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước còn xuất khẩu mặt hàng này bằng các phương thức giao hàng khác như: CFR, FCA, DDP, DAP, DAF, CIP, DUU, đạt trên 2 triệu USD. Nhìn chung, hầu hết các phương thức đều giảm so với cùng kỳ năm trước; riêng phương thức DAP tăng mạnh 219,2%.

3.3. Cảng biển, cửa khẩu xuất khẩu:

Trong 2 tháng đầu năm 2020, cảng Cát Lái (Tp. Hồ Chí Minh) xử lý 31,4% giá trị nhựa và sản phẩm từ nhựa xuất khẩu của nước ta, tương đương 198 triệu USD, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm trước, từ đây xuất khẩu sang các thị trường: Nhật Bản, Inđônêsia, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Ấn Độ, Anh, Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), Ôxtrâylia, Myanma, Đức, Nam Phi, Pháp, Campuchia.

Hình 7: Cơ cấu cảng, cửa khẩu trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa 2 tháng đầu năm 2020 (về trị giá)

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh) 31%

Tân Cảng Hải

Phòng (Tân Cảng

Đình Vũ) 8%

Cảng Nam Hải

8%

Cảng CÁI MÉP - TCIT (Vũng Tàu)

5%

Cảng Hà Nội 4%

Cảng Đình Vũ -

Hải Phòng

4%

Cảng ICD Tran-simex

4%

Cảng, CK khác35%

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan

Giá trị xuất khẩu mặt hàng này qua Tân Cảng Hải Phòng (Tân Cảng Đình Vũ) đứng thứ hai, đạt 52,7 triệu USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ. Như vậy cảng này đã góp phần

Tháng 02-2020 14

Page 16: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

xử lý 8,4% giá trị nhựa xuất khẩu của cả nước, sang các thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêsia, Mỹ, Bănglađet, Myanma, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Italia, Iran, Ấn Độ, Hy Lạp, Hồng Kông (Trung Quốc), Anh.

Đứng thứ ba là Cảng Nam Hải đạt 48,2 triệu USD, chiếm 7,6% về giá trị, tăng 6,3% so cùng kỳ năm ngoái; từ đây xuất sang các thị trường như: Inđônêsia, Nhật Bản, Mỹ, Bănglađet, Singapore, Ba Lan, Anh, Malaysia, Trung Quốc, Myanma, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ôxtrâylia, Braxin, Tây Ban Nha, Bỉ, Ấn Độ, Pháp.

Đáng chú ý, trong khi xuất khẩu sang đa số giảm thì xuất khẩu qua Cảng Cái Mép - TCIT (Tp Vũng Tàu) tăng khá mạnh 92,7%.

Bảng 5: Một số cảng, cửa khẩu trong xuất khẩu nhựa và sản phẩm từ nhựa của Việt Nam 2 tháng năm 2020

Cảng, cửa khẩu2 tháng

năm 2020 (USD)

so 2T/2019 (%) Thị trường xuất khẩu

Cảng Cát Lái (Tp Hồ Chí Minh) 197.996.716 -11,7

Nhật Bản, Inđônêsia, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Ấn Độ, Anh, Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), Ôxtrâylia, Myanma, Đức, Nam Phi, Pháp, Campuchia, Singapore

Khác 98.102.815 22,6Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Anh, Canađa, Bỉ, Ôxtrâylia, Inđônêsia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Mêhicô, Italia, Thụy Điển, Pháp

Tân Cảng Hải Phòng (Tân Cảng Đình Vũ) 52.743.440 -17,7

Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêsia, Mỹ, Bănglađet, Myanma, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Italia, Iran, Ấn Độ, Hy Lạp, Hồng Kông (Trung Quốc), Anh

Cảng Nam Hải 48.209.833 6,3

Inđônêsia, Nhật Bản, Mỹ, Bănglađet, Singapore, Ba Lan, Anh, Malaysia, Trung Quốc, Myanma, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ôxtrâylia, Braxin, Tây Ban Nha, Bỉ, Ấn Độ, Pháp

Cảng CÁI MÉP - TCIT (Tp Vũng Tàu) 33.069.840 92,7

Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Đức, Anh, Inđônêsia, Đan Mạch, Ôxtrâylia, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan, Philippines, Bỉ, Ấn Độ, Xri Lanca, Braxin, Nga, Canađa, Estonia

Cảng Hà Nội 26.469.707 -49,8

Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Braxin, Inđônêsia, Mỹ, Áo, Ôxtrâylia, Nga, Thái Lan, Đức, CH Séc, Các TVQ Arập Thống nhất, Malaysia, Philippines, Tây Ban Nha

Cảng Đình Vũ - Hải Phòng 25.116.922 -35,6

Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêsia, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Philippines, Các TVQ Arập Thống nhất, Bănglađet, Yêmen, Chilê, Nga, Pakixtan, Pháp, Đức, Italia, Anh, Đan Mạch, Ôxtrâylia

Cảng ICD Transimex 24.519.947 23,6 Mỹ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Inđônêsia, Goatêmala, Pháp, Anh, Mêhicô, Philippines, Canađa, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Chilê,

Tháng 02-2020 15

Page 17: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Cảng, cửa khẩu2 tháng

năm 2020 (USD)

so 2T/2019 (%) Thị trường xuất khẩu

Đan Mạch, Thái Lan, Lithuania, Hondura

Cảng Nam Đình Vũ 14.290.108 -39,3

Nhật Bản, Pakixtan, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Ôxtrâylia, Các TVQ Arập Thống nhất, Mêhicô, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanma, Inđônêsia, Canađa, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, ,

Đình Vũ Nam Hải 22.284.007 -46,7

Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Myanma, Nga, Italia, Pháp, Hồng Kông (Trung Quốc), Inđônêsia, Tây Ban Nha, Látvia, Philippines, Malaysia, Bỉ

Cảng ICD Phước Long 3 (TP.HCM) 16.037.087 -16,5

Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Ôxtrâylia, Singapore, Gibuti, Bănglađet, Inđônêsia, Đức, Canađa, Pháp, Italia, ả Rập Xê út, Tây Ban Nha, Bỉ, Chilê, Anh, Nhật Bản, Camêrun

GREEN PORT (HAI PHONG) 14.227.404 -2,5

Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hồng Kông (Trung Quốc), Bănglađet, Myanma, Malaysia, Nga, Pakixtan.

Tân Cảng (189) 11.247.607 -24,8 Nhật Bản, Trung Quốc, Inđônêsia

Cảng container quốc tế SP-ITC 9.679.682 -50,6

Inđônêsia, Malaysia, Campuchia, Nhật Bản, Anh, Hà Lan, Nam Phi, Đức, Braxin, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Nga, Qata, Tân Caledonia, Bỉ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Myanma

Cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) 7.252.878 -22,8 Campuchia, Malaysia.

Cảng Tiên Sa TP (Đà Nẵng) 7.724.386 -38,8

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Inđônêsia, Anh, Ấn Độ, Các TVQ Arập Thống nhất, Tây Ban Nha, Bănglađet, Đài Loan (Trung Quốc), Canađa, Côtxta Rica, Ukraina, Mêhicô, Ba Lan, Hà Lan, Pháp, Êcuado

Cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang) 5.146.962 4,9 Campuchia.

PTSC Đình Vũ 7.523.663 -27,8

Mỹ, Nhật Bản, Canađa, Ba Lan, Trung Quốc, Panama, Ai Len, Italia, Tớc cơ và Cai cốt, Đức, Hồng Kông (Trung Quốc), Bỉ, Nêpan, Anh, Papua New Guinea, Ôxtrâylia, Đôminica, Xri Lanca, Braxin

Cảng Hải Phòng 5.095.068 13,7

Nhật Bản, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Canađa, Italia, Đức, Ba Lan, Marôc, Ấn Độ, Bỉ

Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) 4.615.689 -49,3 Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Pêru,

Philippines, Canađa, Côlombia, Bỉ, Mêhicô, Hondura.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục hải quan3.4. Một số thông tin liên quan:

Trong năm 2019, chất dẻo nguyên liệu là mặt hàng xuất khẩu vào EU có mức tăng trưởng cao nhất đạt 19,13 triệu USD.

Tháng 02-2020 16

Page 18: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Tuy nhiên, trước diễn biến dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, châu Âu trở thành tâm dịch của thế giới, các nước EU đã có những động thái quyết liệt hơn trong việc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Ngày 17/3/2020, lần đầu tiên Lãnh đạo của tất cả các quốc gia thành viên EU đã thống nhất với đề xuất của Ủy ban châu Âu thông qua một kế hoạch chung đóng cửa biên giới khu vực lãnh thổ EU. Việc đóng cửa biên giới (closure of external borders) không phải là phong tỏa (lockdown).

Theo đó, những người không phải công dân EU sẽ không được nhập cảnh vào khu vực này trong ít nhất 30 ngày tới và có thể kéo dài nếu cần thiết. Công dân EU, thân nhân của họ, các nhà ngoại giao, nhân viên/chuyên gia y tế và những người vận chuyển hàng hoá được miễn áp dụng quy định trên. Việc di chuyển trong nội khối được cho phép nhưng sẽ chịu những hạn chế nhất định.

Mục đích của quy định này là bảo vệ sức khỏe của công dân EU, đảm bảo sự đối xử phù hợp đối với những cá nhân có nhu cầu di chuyển và đảm bảo hàng hóa và các dịch vụ cơ bản có thể tiếp cận được.

Quy định kiểm soát dịch bệnh này của EU trước mắt có thể chưa tác động trực diện đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU bởi lẽ quy định này chỉ áp dụng đối với hành trình di chuyển của các cá nhân; hoạt động vận chuyển, thông thương hàng hóa cơ bản không bị hạn chế.

Tuy nhiên xét trên một số khía cạnh kinh tế, các biện pháp kiểm soát dịch trên thực tế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa từ khâu xuất khẩu, vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ đến tiêu thụ hàng hóa; gây gián đoạn hoặc làm chậm trễ dòng chảy kinh tế - thương mại - dịch vụ.

Ngoài ra, lượng cung - cầu của thị trường; nhu cầu trao đổi hàng hóa; các hoạt động giao thương giữa EU với các đối tác trong đó có Việt Nam cũng sẽ phần nào bị hạn chế. Nhu cầu mua sắm hàng hóa không quá thiết yếu như hàng dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại,… (đây là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU) khả năng sẽ suy giảm. Tuy nhiên, dự báo sức mua đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm vẫn có thể được duy trì.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, hàng hóa nhập khẩu vào các nước EU bằng đường hàng không có thể bị ảnh hưởng đáng kể do nhiều chuyến bay bị hoãn, hủy hoặc cắt giảm.

Tháng 02-2020 17

Page 19: Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu logisticsxkvietnam 32020... · Web view3. Cáo buộc: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc

Báo cáo về tình hình hoạt động Logistics trong xuất khẩu

Ngoài ra, vận tải nội khối cũng ít nhiều bị ảnh hưởng do một số quốc gia siết quy định kiểm soát biên giới.

Hiện nay, EU là đối tác thương mại quan trọng, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU tương đối lớn. Trong năm 2019, lượng hàng hóa xuất khẩu qua đường biển đạt 20,5 tỷ euro, đường hàng không đạt 14,5 tỷ euro, đường sắt đạt 671 triệu euro; trong khi nhập khẩu qua đường biển, đường hàng không và đường sắt lần lượt là 5,990 tỷ euro, 3,56 tỷ euro và 9 triệu euro.

Các quy định liên quan đến kiểm soát dịch cũng có thể sẽ: gây đình trệ việc ký kết các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới giữa Việt Nam với các đối tác EU; cản trở các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư hai Bên; cản trở việc di chuyển của các chuyên gia và lao động trong những lĩnh vực bị hạn chế trong bối cảnh siết chặt cách ly để chống dịch.

Tháng 02-2020 18