314
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Tài liệu bồi dưỡng NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC THỐNG KÊ (Chương trình thống kê viên chính) (Ban hành kèm theo Quyết định số 1642/QĐ-BKHĐT ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Tài liệu bồi dưỡng NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC THỐNG KÊ

(Chương trình thống kê viên chính)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1642/QĐ-BKHĐT ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hà Nội – 2016

Page 2: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Chủ biên:

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Biên soạn:

• Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin Chuyên đề 1,2

• Viện Khoa học Thống kê Chuyên đề 3,4,6

• Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia Chuyên đề 5

MỤC LỤC

2

Page 3: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

Chuyên đề 1QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ

I. GIỚI THIỆU CHUNG

II. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ

III. MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ TRÊN THẾ GIỚI

IV. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Chuyên đề 2HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007

II. ÁP DỤNG HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007 TRONG CÔNG TÁC PHÂN NGÀNH

III. CÁC BẢNG CHUYỂN ĐỔI VÀ TỔNG HỢPPhụ lục 1. Quan hệ giữa VSIC 2007, VSIC 1993, ACIC và ISIC rev.4

Phụ lục 2. Quan hệ giữa VSIC 2007 với phân loại sản phẩmPhụ lục 3. Cấu trúc tổng hợp đối với tài khoản quốc gia

Chuyên đề 3XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

II. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

III.XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

IV. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

V. THIẾT KẾ PHIẾU ĐIỀU TRA

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬPChuyên đề 4

ĐIỀU TRA CHỌN MẪUI. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU, ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNGII. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪUIII. XÁC ĐỊNH CỠ MẪU, PHÂN BỔ MẪU VÀ TÍNH SAI SỐ CHỌN MẪU

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU

V. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

3

Page 4: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Chuyên đề 5TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN

QUỐC GIA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDPPHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢN QUỐC GIA

I. LỊCH SỬ HÍNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN TỔ DÙNG TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA

III. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA

IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP CHỦ YẾU

PHẦN II. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP

I. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT

II. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP

III. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CUỐI CÙNG

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Chuyên đề 6MỘT SỐ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG

PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

LỜI NÓI ĐẦU

4

Page 5: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (gọi tắt là Nghị định số 18); Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18; Quyết định số 03/2008/QĐ-BNV ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thống kê, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thống kê (Chương trình thống kê viên chính) tại Quyết định số 1642/QĐ-BKHĐT ngày 04 tháng 12 năm 2012. Tài liệu này gồm 06 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Qui trình sản xuất thông tin thống kê;

Chuyên đề 2: Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007;

Chuyên đề 3: Xây dựng phương án điều tra thống kê;

Chuyền đề 4: Điều tra chọn mẫu;

Chuyên đề 5: Tổng quan về tài khoản quốc gia và các phương pháp tính GDP;

Chuyên đề 6: Một số kỹ năng phân tích thống kê và phần mềm tin học trong phân tích thống kê.

Qua thực tế giảng dạy và học tập, các chuyên đề 3, 4, 6 của Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thống kê nói trên đã được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế trong các hoạt động thống kê.

Tổng cục Thống kê mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các giảng viên, học viên và bạn đọc để Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thống kê (Chương trình thống kê viên chính) được hoàn thiện hơn./.

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

5

Page 6: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CHUYÊN ĐỀ 1

6

Page 7: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Thực hiện tiến trình quản lý chất lượng trong hoạt động của Tổng cục Thống kê, việc xây dựng và thực hiện hệ thống quy trình sản xuất thông tin thống kê khoa học, hợp lý, phù hợp điều kiện sản xuất trong nước và phù hợp với xu hướng quốc tế là việc làm quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở kiến trúc tổng thể của Tổng cục Thống kê do tư vấn của dự án Hiện đại hóa Tổng cục Thống kê đề xuất; những định hướng đã được xác định trong Chiến lược phát triển thống kê đến năm 2020, tầm nhìn 2030; và xu hướng phát triển thống kê quốc tế, chuyên đề này đã nghiên cứu và đề xuất quy trình sản xuất thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê với những nội dung chính như sau:

1. Mục đích xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất thông tin thống kê

- Thống nhất hóa việc sản xuất thông tin thống kê ở tất cả các chuyên ngành, các thời kỳ, các cấp quản lý trong Hệ thống thống kê tập trung

- Đồng bộ hóa giữa chuyên môn nghiệp vụ với ứng dụng CNTT

- Minh bạch hóa quá trình sản xuất thông tin thống kê

- Nâng cao chất lượng thông tin

- Đạt hiệu quả công việc cao

2. Các khái niệm định nghĩa

- Quy trình: Là trình tự các bước thực hiện một công việc theo thứ tự từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, trong đó kết quả đầu ra của một bước là đầu vào của bước tiếp theo.

- Quy trình cấp dưới: Là quy trình thực hiện trong từng bước của một quy trình. Như vậy, một quy trình có thể bao gồm nhiều quy trình cấp dưới.

- Quy trình cấp cao nhất (cấp trên cùng): là trình tự các bước thực hiện của toàn bộ một nhiệm vụ.

3. Nội dung tổng quát của xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất thông tin thống kê

- Xác định các bước và thứ tự thực hiện các bước của quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao nhất.

- Xác định quy trình thực hiện trong từng bước của các quy trình cấp trên

7

Page 8: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Xác định các điều kiện cần thiết để áp dụng quy trình vào thực tế quá trình sản xuất thông tin thống kê Việt Nam

- Ban hành và triển khai áp dụng quy trình vào thực tế sản xuất thông tin thống kê

4. Phương pháp xây dựng quy trình sản xuất thông tin thống kê

- Rà soát, chọn lọc từ thực tế tiến hành công việc để xác định các khâu công việc cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra một cách khả thi, hiệu quả nhất.

- Xác định thứ tự thực hiện các khâu công việc theo từng bước, từ bước đầu đến bước kết thúc.

- Xác định quy trình (cấp dưới) thực hiện ở từng bước trong quy trình.

- Ban hành và thống nhất sử dụng quy trình đối với công việc đó

- Triển khai áp dụng thực tiễn và cải tiến, tiếp tục phát triển

5. Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quy trình sản xuất thông tin thống kê

- Đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất

- Rõ ràng

- Chi tiết, đơn giản, dễ hiểu, hiểu thống nhất

- Đầy đủ, đúng thứ tự các bước thực hiện

- Kết quả của cả quy trình cấp dưới phải là kết qủa của bước thực hiện trong một quy trình.

6. Một số lợi ích chính khi sản xuất thông tin thống kê theo quy trình

- Hệ thống sản xuất thông tin thống kê đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, cụ thể

- Thông tin thống kê được sản xuất theo định hướng siêu dữ liệu

- Hệ thống sản xuất thông tin được hỗ trợ toàn diện của CNTT

- Thay đổi phương thức sản xuất thông tin thống kê theo hướng tích cực, hiện đại

- Tiếp cận và hòa nhập với thống kê tiên tiến trên thế giới

II. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ

Hiện nay, quá trình sản xuất thông tin thống kê bao gồm 4 khâu công việc chính, đó là: thu thập thông tin; tổng hợp thông tin; phân tích thông tin và phổ biến, lưu trữ thông tin.

1. Thu thập thông tin

1.1. Các kênh thu thập thông tin bao gồm: Điều tra và Tổng điều tra thống kê; chế độ báo cáo cơ sở và khai thác từ hồ sơ hành chính.

8

Page 9: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Thu thập thông tin từ kênh điều tra thống kê thực hiện với những việc chính, gồm: xây dựng hoặc cập nhật phương án điều tra; có thể tập huấn nghiệp vụ đối với một số cuộc điều tra mới và tiến hành thu thập thông tin theo phương án điều tra.

- Thu thập thông tin từ kênh chế độ báo cáo cơ sở thực hiện những công việc chính, gồm: Xây dựng và ban hành chế độ báo cáo áp dụng đối với từng đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh, áp dụng thường trong một thời kỳ dài (5 năm, 10 năm); tiếp nhận báo cáo theo kỳ báo cáo để tổng hợp chung.

- Thu thập thông tin từ kênh khai thác hồ sơ hành chính thực hiện các việc chính, gồm: thiết lập cơ chế cung cấp và tiến hành khai thác thông tin từ hồ sơ hành chính của các cơ quan chức năng.

1.2. Xác định thông tin thu thập: Hiện tại, thông tin thu thập chủ yếu dựa trên điều kiện về nguồn lực và hệ thống thông tin lịch sử. Ngoài ra, những năm gần đây Tổng cục Thống kê đã tổ chức cuộc điều tra nhu cầu thông tin, chu kỳ 5 năm để xác định nhu cầu thông tin thống kê của các nhóm đối tượng sử dụng thông tin thống kê. Tuy nhiên, công việc này chưa ổn định, chưa đi vào nề nếp. Do vậy, căn cứ để xác định thông tin thu thập chưa sát với nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin.

1.3. Công tác chuẩn bị cho việc thu thập thông tin: Hiện công việc này được tiến hành một số nội dung sau:

- Lập, giao kế hoạch công tác hàng năm bao gồm cả thu thập thông tin qua điều tra và qua hệ thống chế độ báo cáo cơ sở;

- Rà soát cập nhật hoặc xây dựng mới các phương án điều tra trên cơ sở chương trình điều tra thống kê quốc gia và chương trình điều tra thống kê hàng năm và tập huấn nghiệp vụ (đối với những nghiệp vụ cần thiết phải tập huấn);

- Xây dựng kế hoạch tài chính;

- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ của CNTT (mới chỉ dừng lại đối với một số nghiệp vụ một cách đơn lẻ, thiếu tính đồng bộ xuyên suốt).

1.4. Công tác thu thập thí điểm: Hiện chưa có quy định cho vấn đề này, nên việc thí điểm chưa có nền nếp, thực hiện theo kiểu đơn lẻ, không theo chuẩn mực nhất định, tùy tiện, có chỗ thực hiện, chỗ không, có lúc thực hiện, lúc không.

1.5. Việc thực hiện thu thập dữ liệu: hiện tiến hành những nội dung chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch thu thập dữ liệu và kế hoạch kiểm tra, giám sát;

- Cung cấp, ghi chép thông tin và làm sạch thông tin thu thập;

- Thực hiện giám sát, kiểm tra.

9

Page 10: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

2. Tổng hợp thông tin

- Thông tin đã thu thập được tổng hợp riêng cho từng chuyên ngành, từng lĩnh vực riêng rẽ, từng kênh thông tin hoặc kết hợp với tính đồng bộ, thống nhất chưa cao.

- Trình tự tổng hợp thông tin khác nhau giữa các chuyên ngành, giữa các thời kỳ, độ ổn định và thống nhất chưa cao.

- Những hoạt động chính thực hiện việc tổng hợp thông tin hiện gồm:

+ Nhập tin

+ Làm sạch dữ liệu

+ Tổng hợp, suy rộng (đối với điều tra thống kê)

+ Tổng hợp chung

+ Làm sạch dữ liệu tổng hợp

3. Phân tích thông tin

- Những thông tin cơ bản cấp quốc gia được phân tổ, phân loại theo biểu mẫu xây dựng sẵn (Niên giám thống kê). Cấp tỉnh chưa hoàn toàn thống nhất giữa các tỉnh, giữa các năm.

- Thông tin chuyên đề được thực hiện theo các yêu cầu và biểu mẫu cụ thể, không theo một kế hoạch, chương trình thống nhất từ trước và không thống nhất giữa các thời kỳ.

- Những hoạt động chính thực hiện việc phân tích hiện gồm:

+ Phân tổ, kết xuất dữ liệu theo các mẫu biểu đầu ra

+ Bình luận, diễn giải một số dữ liệu

4. Phổ biến, lưu trữ thông tin

- Thông tin được phổ biến bằng nhiều phương pháp, nhiều hình thức, nhiều trình tự khác nhau, chưa theo một nguyên tắc, trình tự thống nhất, xuyên suốt;

- Thông tin được cung cấp bằng một số phương tiện phổ biến hiện nay;

- Thông tin được lưu trữ bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện, chưa có sự thống nhất, chưa theo quy trình cụ thể.

* Tóm lại: Hiện tại, quá trình sản xuất thông tin thống kê có một số đặc điểm chính sau:

- Quy trình tiến hành công việc giữa các chuyên ngành trong Tổng cục Thống kê không giống nhau, gây ra sự không thống nhất về dữ liệu.

10

Page 11: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Việc chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ chưa được tiến hành một cách chặt chẽ, gây ra sự không tương thích và không nhất quán.

- Các đơn vị của Tổng cục Thống kê thực hiện công việc một cách khép kín, độc lập một cách tương đối, gây cản trở đối với việc tối ưu hóa và thống nhất các dịch vụ dùng chung trong toàn Ngành.

- Việc xây dựng và sử dụng siêu dữ liệu chưa được chú trọng, gây cản trở việc chuẩn hóa, đồng bộ hóa toàn hệ thống.

- Việc ứng dụng CNTT phục vụ quá trình sản xuất thông tin thống kê rời rạc, đơn lẻ, chưa có thiết kế tổng thể, chưa liên thông giữa các khâu, các bước, các thời kỳ do nghiệp vụ chưa được chuẩn hóa đồng bộ thống nhất. CNTT được ứng dụng ở các khâu công việc với các mức độ khác nhau, nhiều khâu chưa thể ứng dụng CNTT.

III. MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ TRÊN THẾ GIỚI

1. Quy trình đề xuất thông tin thống kê của EUROSTATS

- EUROSTATS đưa ra mô hình chung cho thống kê Châu Âu, trên cơ sở mô hình đề nghị của Newzealand có bổ sung của Canada và Úc. Quy trình cấp cao nhất gồm 9 bước:

(1) Xác định nhu cầu

(2) Thiết kế

(3) Xây dựng

(4) Tiến hành thu thập

(5) Làm sạch và tổng hợp

(6) Phân tích

(7) Phổ biến

(8) Lưu trữ

(9) Đánh giá

- Trong mỗi bước của quy trình cấp cao đều xác định quy trình thực hiện với tổng số 47 bước nhỏ

- Mô hình này được khuyến nghị sử dụng cho cả quá trình sản xuất thông tin thống kê hoặc có thể áp dụng cho riêng từng chuyên ngành.

- Mô hình này hướng tới việc tạo thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT, chia sẻ các thành phần của các phần mềm trên cơ sở siêu dữ liệu (metadata).

- Mô hình này còn hướng tới việc cải tiến liên tục (thể hiện qua bước đánh giá, nhận phản hồi và lập kế hoạch cải tiến).

11

Page 12: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

2. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Úc

- Thống kê Úc cũng áp dụng mô hình 9 bước như EuroStats nêu trên.

- Thống kê Úc xác định những giá trị mang lại từ mô hình này tập trung vào:

+ Tập trung và kiểm soát được giá trị của tài sản thông tin;

+ Nâng cao chất lượng thông tin, nâng cao vị thế cơ quan thống kê;

+ Tạo thuận lợi trong thực hiện công việc và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thống kê thông qua việc áp dụng và cải tiến các quy trình làm việc;

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các nghiệp vụ;

+ Mô hình theo hướng ứng dụng tối đa CNTT đối với toàn bộ các quy trình nghiệp vụ trên cơ sở metadata.

3. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Hàn Quốc

- Hệ thống thông tin thống kê của thống kê Hàn Quốc là sự kết hợp của nhiều hệ thống, trong đó có hệ thống sản xuất thông tin thống kê. Hệ thống sản xuất thông tin thống kê sử dụng mô hình gồm 6 bước: thiết kế điều tra; thu thập dữ liệu; xử lý dữ liệu; phổ biến thông tin và quản lý dữ liệu; hỗ trợ thống kê chất lượng; và đánh giá. Khâu xác định nhu cầu và khâu lưu trữ dự liệu thuộc các hệ thống khác trong hệ thống chung đồng bộ.

- Mô hình của Thống kê Hàn quốc có một số đặc điểm chính là:

+ Xây dựng và áp dụng kiến trúc tổng thể;

+ Chú trọng xây dựng và quản lý siêu dữ liệu;

+ Hệ thống được CNTT hỗ trợ đầy đủ, đồng bộ theo các quy trình nghiệp vụ;

+ Xây dựng và áp dụng giám quản CNTT hiệu quả.

4. Quy trình sản xuất thông tin thống kê của thống kê Thụy Điển

- Thống kê Thụy Điển sử dụng mô hình 9 bước:

(1) Xác định nhu cầu

(2) Thiết kế và lập kế hoạch

(3) Xây dựng và thử nghiệm

(4) Thu thập thông tin

(5) Tổng hợp

(6) Phân tích

(7) Phổ biến thông tin

12

Page 13: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

(8) Đánh giá và phản hồi

(9) Hỗ trợ và cơ sở hạ tầng

- Mô hình này có một số đặc điểm:

+ CNTT hỗ trợ theo quy trình nghiệp vụ, hướng dịch vụ, tăng cường việc tái sử dụng;

+ Siêu dữ liệu giữ vai trò là tâm điểm tích hợp hệ thống.

* Tóm lại: Như vậy, các mô hình quy trình sản xuất thông tin thống kê quốc tế mặc dù có những sự khác nhau, nhưng hầu hết bao gồm các khâu công việc sau: Xác định nhu cầu thu thập thông tin; thiết lập, xây dựng và thử nghiệm hệ thống thu thập thông tin; tiến hành thu thập thông tin; tổng hợp thông tin thu thập; phân tích thông tin; phổ biến thông tin; lưu trữ thông tin; và đánh giá và phản hồi. Những nội dung chính thực hiện các khâu công việc đó như sau:

- Khâu xác định nhu cầu thông tin:

+ Thu thập và xem xét nhu cầu thông tin thống kê của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê

+ Xác định những nhu cầu thông tin có khả năng đáp ứng

+ Xác định thông tin thu thập

+ Xác định các khái niệm, định nghĩa

+ Kiểm tra tính sẵn có của thông tin

+ Dự thảo đề xuất thực hiện (Bussiness Case)

- Khâu chuẩn bị thu thập thông tin:

+ Thiết kế đầu ra

+ Thiết kế các biến

+ Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

+ Thiết lập dàn mẫu và phương pháp chọn mẫu

+ Xác định phương pháp xử lý dữ liệu

+ Thiết kế hệ thống và quy trình thực hiện

+ Tiến hành xây dựng theo các thiết lập

+ Thí điểm hệ thống thu thập

+ Thí điểm hệ thống xử lý dữ liệu

+ Hoàn thiện toàn bộ hệ thống thu thập thông tin

13

Page 14: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Khâu thu thập thông tin:

+ Tiếp nhận mẫu

+ Sắp xếp, bố trí việc thu thập

+ Tiến hành thu thập dữ liệu

+ Hoàn tất việc thu thập

- Khâu tổng hợp thông tin:

+ Đánh mã

+ Làm sạch

+ Suy rộng thông tin

- Khâu phân tích thông tin:

+ Chuẩn bị dữ liệu đầu ra thô

+ Làm sạch dữ liệu đầu ra

+ Diễn giải, giải thích

+ Sử dụng biện pháp điều chỉnh

+ Hoàn thiện dữ liệu đầu ra

- Khâu phổ biến thông tin:

+ Cập nhật hệ thống thông tin phổ biến

+ Sản xuất các sản phẩm thông tin để phổ biến

+ Quản lý thông tin đã phổ biến

+ Quảng bá thông tin

+ Quản lý hệ thống người sử dụng thông tin

- Khâu lưu trữ thông tin:

+ Xây dựng nguyên tắc lưu trữ

+ Quản lý dữ liệu lưu trữ

+ Phục vụ tra cứu dữ liệu lưu trữ

- Khâu đánh giá, phản hồi:

+ Thu thập thông tin đầu vào cho việc đánh giá

+ Thực hiện việc đánh giá

+ Thiết lập kế hoạch hành động

14

Page 15: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

IV. QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÔNG TIN THỐNG KÊ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Ngày 24 tháng 9 năm 2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 945/QĐ-TCTK phê duyệt Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao của Tổng cục Thống kê.

1. Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao

1.1. Quy trình gồm các bước thực hiện sau:

(1) Xác định nhu cầu thông tin

(2) Chuẩn bị thu thập thông tin

(3) Thu thập thông tin

(4) Xử lý thông tin

(5) Phân tích thông tin

(6) Phổ biến thông tin

(7) Lưu trữ thông tin

1.2. Lý do chính chọn mô hình 7 bước trên

- Phù hợp với thực tế điều kiện đất nước và cách làm của thống kê Việt Nam

- Phù hợp với xu hướng chung của quốc tế (mô hình 7 bước này, ngoài khâu đánh giá và phản hồi, sẽ cơ bản đủ các khâu đề cập ở trên).

2. Quy trình thực hiện các bước của Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao

Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin

- Nội dung công việc:

+ Xác định các nhu cầu về thông tin thống kê của lãnh đạo Đảng, Nhà nước các cấp, nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Cân đối giữa nhu cầu xã hội và nguồn lực thực tế để xác định những thông tin thống kê cần thu thập để cung cấp.

- Quy trình thực hiện:

(1) Thu thập, tập hợp và xem xét nhu cầu thông tin thống kê của các đối tượng sử dụng; và kiểm tra tính sẵn có của thông tin

(2) Xác định thông tin cần thu thập trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực thực hiện

(3) Xác định đối tượng, phạm vi thu thập thông tin

15

Page 16: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Bước 2: Chuẩn bị thu thập thông tin

- Nội dung công việc:

+ Lập kế hoạch thu thập thông tin

+ Rà soát, cập nhật, xây dựng mới phương án điều tra

+ Chuẩn bị nguồn lực, phương tiện phục vụ thu thập thông tin

+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác phục vụ thu thập thông tin

+ Thực hiện thu thập dữ liệu ở phạm vi hẹp để thử nghiệm tất cả các nội dung đã chuẩn bị trước khi tiến hành chính thức

- Quy trình thực hiện:

(1) Thiết kế đầu ra

(2) Xây dựng phương thức thu thập số liệu (phương án thu thập, kế hoạch thu thập, tập huấn,...)

(3) Xác định phương pháp xử lý dữ liệu và xây dựng hệ thống CNTT hỗ trợ

(4) Xây dựng kế hoạch nguồn lực

(5) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát

(6) Tiến hành thí điểm việc thu thập thông tin

(7) Hoàn thiện các nội dung chuẩn bị thu thập dữ liệu

(8) Tập huấn nghiệp vụ

(9) Phân bổ nguồn lực, trang thiết bị

Bước 3: Thu thập thông tin

- Nội dung công việc:

+ Triển khai thu thập dữ liệu thực tế

+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thu thập dữ liệu

- Quy trình thực hiện:

(1) Cung cấp và tiếp nhận thông tin

(2) Làm sạch thông tin vừa tiếp nhận

(3) Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thu thập thông tin

Bước 4: Xử lý thông tin

- Nội dung công việc:

+ Tổng hợp và làm sạch thông tin

16

Page 17: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

+ Suy rộng thông tin (đối với điều tra thống kê)

- Quy trình thực hiện:

(1) Đánh mã, nhập tin

(2) Tổng hợp và suy rộng (đối với điều tra thống kê)

(3) Tổng hợp chung

(4) Làm sạch dữ liệu tổng hợp

Bước 5: Phân tích thông tin

- Nội dung công việc:

+ Phân tổ, phân loại thông tin

+ Diễn giải, bình luận

- Quy trình thực hiện:

(1) Kết xuất thông tin theo các biểu đầu ra

(2) Đánh giá, bình luận, diễn giải số liệu

Bước 6: Phổ biến thông tin

- Nội dung công việc: Cung cấp thông tin phục vụ các nhu cầu của người sử dụng thông tin

- Quy trình thực hiện:

(1) Xác định thông tin phổ biến

(2) Sản xuất, rà soát, cập nhật các sản phẩm thông tin đưa ra phổ biến

(3) Tổ chức quản lý thông tin đã phổ biến

Bước 7: Lưu trữ thông tin

- Nội dung công việc: Lưu trữ thông tin phục vụ tra cứu, đối chiếu, so sánh (lưu trữ thông tin ở tất cả các khâu trong quy trình sản xuất thông tin thống kê)

- Quy trình thực hiện:

(1) Tổ chức hệ thống và tiến hành lưu trữ thông tin theo quy định

(2) Tổ chức tra cứu thông tin

3. Các quy trình cấp dưới

Các bước thực hiện trong mỗi quy trình lại được chi tiết hóa theo một quy trình, cho đến khi bước thực hiện là một việc đơn nhất, không thể chia nhỏ ra các bước thực hiện. Trong mỗi quy trình có thể bao gồm hỗn hợp những bước được thực hiện bằng một quy trình, có cả những bước là một việc đơn nhất.

17

Page 18: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

4. Bổ sung, cải tiến, liên tục phát triển

Quy trình sản xuất thông tin thống kê luôn được đánh giá, kiểm định để cải tiến, nâng cấp phù hợp với sự phát triển cũng như điều kiện của từng giai đoạn.

5. Công tác lãnh đạo, giám sát thực hiện

Việc xây dựng và triển khai thực hiện quy trình sản xuất thông tin thống kê được thực hiện dưới sự chỉ đạo, giám sát của Đội Giám quản quy trình. Các hoạt động thuộc quá trình sản xuất thông tin thống kê đều được giám sát thực hiện theo đúng quy trình đã ban hành.

6. Công tác kiểm định

Việc tuân thủ quy trình được định kỳ kiểm định để các hoạt động luôn diễn ra theo đúng quy trình, đồng thời kịp thời bổ sung, chỉnh sửa khi có bất cập.

7. Một số điều kiện chủ yếu để áp dụng quy trình vào thực tế

- Cần có môi trường áp dụng thuận lợi: Quy trình sản xuất thông tin thống kê cần phải được lãnh đạo Tổng cục ban hành để toàn hệ thống áp dụng.

- Cần có quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tổng cục và lãnh đạo đơn vị các cấp trong toàn Ngành.

- Cần có biện pháp thích hợp để thay đổi nhận thức, thay đổi thói quen tùy tiện, thay đổi phương thức làm việc của toàn thể cán bộ công chức toàn Ngành.

- Cần phải xây dựng bộ quy trình khả thi, rõ ràng, cụ thể, hiệu quả.

- Cần ứng dụng triệt để CNTT vào tất cả các khâu, các bước trong quy trình.

- Cần nghiên cứu, xây dựng siêu dữ liệu để làm căn cứ xây dựng quy trình hiệu lực, hiệu quả.

- Cán bộ công chức toàn Ngành, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và thống kê viên chính trở lên phải có kiến thức, hiểu biết và có thể tự thiết lập các quy trình làm việc liên quan đến nhiệm vụ của mình.

- Cần tăng cường hợp tác và chia sẻ nghiệp vụ giữa các đơn vị, giữa các cán bộ, công chức.

18

Page 19: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Anh/chị cho biết mục đích chính của việc xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất thông tin thống kê

2. Anh/chị cho biết nội dung tổng quát của quy trình sản xuất thông tin thống kê

3. Anh/chị cho biết những nguyễn tắc chính xây dựng quy trình sản xuất thông tin thống kê

4. Anh/chị hãy nêu các bước trong quy trình cấp cao của quy trình sản xuất thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê

5. Anh/chị hãy lập quy trình thực hiện công việc mà bộ phận của anh/chị đang được giao phụ trách.

19

Page 20: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính thức Nghiên cứu Kiến trúc Tổng thể của dự án Hiện đại hóa Tổng Cục Thống Kê.

2. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học, đề tài “Nghiên cứu áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 vào hoạt động của Tổng cục Thống kê”.

20

Page 21: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CHUYÊN ĐỀ 2

HỆ THỐNG PHÂN NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007

1. Mục đích, căn cứ, cấu trúc cơ bản của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007

I.1. Mục đích xây dựng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (Vietnam Standard Industrial Classification – gọi tắt là VSIC 2007) là bảng phân loại chuẩn các hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh thổ kinh tế Việt Nam theo 5 cấp độ ngành và chú giải chi tiết nội dung từng ngành.

VSIC 2007 được xây dựng và ban hành nhằm áp dụng trong các lĩnh vực liên quan đến ngành kinh tế như:

- Công tác thống kê bao gồm thu thập, xử lý, tổng hợp, biên soạn, công bố và lưu giữ số liệu thống kê;

- Lập qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội;

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội theo thời gian và những mục đích nghiên cứu khác;

- So sánh quốc tế và khu vực.

I.2. Căn cứ xây dựng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007

VSIC 2007 được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:

- Sự biến động, phát triển của các hoạt động kinh tế, thực trạng sử dụng Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993) và những phát triển của Hệ thống này trong ngành Thống kê và các Bộ, ngành;

- Phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản lần thứ 4 (International Standard Industrial Classification - gọi tắt là ISIC Rev.4), khung phân ngành chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về phân ngành (ASEAN Common Industrial Classification – gọi tắt là ACIC) và kinh nghiệm xây dựng phân ngành quốc tế của các nước trên thế giới, đặc biệt kinh nghiệm của các nước ASEAN.

I.3. Cấu trúc cơ bản và cách đánh mã trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007

21

Page 22: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Cấu trúc cơ bản của VSIC 2007 được chia thành 5 cấp với số lượng và mã số cụ thể như sau:

- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;

- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 1 tương ứng và được mã hóa bằng hai chữ số từ 01 đến 99;

- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 2 tương ứng và được mã hóa bằng ba chữ số từ 011 đến 990.

- Ngành cấp 4 gồm 437 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 3 tương ứng và được mã hóa bằng bốn chữ số từ 0111 đến 9900.

- Ngành cấp 5 gồm 642 ngành được hình thành theo từng ngành cấp 4 tương ứng và được mã hóa bằng năm chữ số từ 01110 đến 99000.

Cách đánh mã trong VSIC 2007 cho các ngành từ cấp 2 đến cấp 5 được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Ngành cấp 2 được đánh mã liên tục, tuy nhiên có một số mã để mở để có thể đưa thêm ngành cấp 2 phù hợp với khả năng phát triển của các hoạt động kinh tế trong tương lai mà không ảnh hưởng đến hệ thống mã số hiện tại của VSIC 2007. Các mã này gồm: 04, 34, 40, 44, 48, 54, 57, 67, 76, 83 và 89;

- Cấu tạo mã số của các ngành cấp 3, 4 và cấp 5 gồm hai phần: phần thứ nhất là mã số của ngành sinh ra nó và phần thứ hai là mã số của bản thân ngành. Cụ thể, mã số của ngành cấp 3 gồm ba chữ số trong đó hai chữ số đầu là của ngành cấp 2 sinh ra nó; mã số của ngành cấp 4 gồm bốn chữ số trong đó ba chữ số đầu là của ngành cấp 3 sinh ra nó; tương tự như thế đối với cấu tạo mã số của ngành cấp 5. Ví dụ đối với ngành: “Vận tải hành khách bằng taxi” có mã số 49312, trong đó “4931” là mã số của ngành cấp 4: “Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành (trừ vận tải bằng xe buýt)” và “2” là mã số của vận tải bằng xe taxi;

- Các ngành trong VSIC 2007 nếu không được chia ra cấp dưới nó thì mã “0” được dùng để đánh mã cho cấp dưới nó. Ví dụ ngành cấp 5 “Hoạt động thú y” có mã 75000 do từ ngành cấp 2 “Hoạt động thú y” mã số 75 không chia tiếp thành cấp 3, cấp 4 và cấp 5.

- Việc sử dụng mã số “9” thường để chỉ các hoạt động“ khác” hoặc “chưa phân vào đâu”.

2. Một số khái niệm cơ bản

VSIC 2007 được xây dựng nhằm phân loại các hoạt động kinh tế, tuy nhiên hoạt động kinh tế thường diễn ra tại một đơn vị cụ thể, đơn vị này có thể thực hiện một hay

22

Page 23: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

nhiều hoạt động kinh tế. Vì vậy việc áp dụng VSIC 2007 liên quan đến một số khái niệm, định nghĩa gắn với hoạt động kinh tế và đơn vị thống kê.

2.1. Hoạt động kinh tế và ngành kinh tế

Hoạt động kinh tế là quá trình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, công nghệ, mạng thông tin… nhằm tạo ra các hàng hoá hoặc dịch vụ mới, như vậy mỗi hoạt động kinh tế có đặc trưng được thể hiện bằng qui trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.

Về lý thuyết sẽ là tốt nhất nếu mỗi hoạt động tạo nên một ngành, do vậy danh mục ngành là danh mục các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, danh mục ngành theo chuẩn mực tối ưu này không xác lập được do sự phong phú, tính phức tạp và hay thay đổi của các hoạt động kinh tế. Do đó ngành kinh tế trong VSIC 2007 là tập hợp các hoạt động kinh tế giống nhau dựa trên 3 tiêu chí xếp theo thứ tự ưu tiên dưới đây:

- Qui trình và công nghệ sản xuất của hoạt động kinh tế;

- Nguyên liệu đầu vào mà hoạt động kinh tế sử dụng để tạo ra sản phẩm;

- Đặc điểm của đầu ra của hoạt động kinh tế.

VSIC 2007 phân loại các hoạt động kinh tế dựa trên tính chất của hoạt động kinh tế, do đó cần lưu ý một số nội dung sau:

- Không căn cứ vào loại hình sở hữu, loại hình tổ chức, phương thức hay qui mô của hoạt động sản xuất. Chẳng hạn đối với hoạt động sản xuất giày dép thì bất kể hoạt động này thuộc sở hữu tư nhân hay nhà nước, loại hình tổ chức là doanh nghiệp độc lập hay phụ thuộc hay cơ sở kinh doanh cá thể, được thực hiện theo phương thức thủ công hay máy móc, với quy mô sản xuất lớn hay nhỏ đều được xếp vào ngành: “Sản xuất giày dép”, mã số 15200.

- Khái niệm “ngành kinh tế” khác với khái niệm “ngành quản lý”: Ngành kinh tế trong VSIC 2007 được hình thành từ các hoạt động kinh tế diễn ra trong lãnh thổ kinh tế của Việt Nam, bất kể các hoạt động kinh tế này do ai quản lý; ngược lại ngành quản lý bao gồm những hoạt động kinh tế thuộc quyền quản lý của một đơn vị nhất định (Bộ, ngành quản lý nhà nước …), bất kể hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào. Như vậy ngành quản lý có thể bao gồm một hay nhiều ngành kinh tế.

- Khái niệm ngành kinh tế cũng cần phân biệt với khái niệm nghề nghiệp. Ngành kinh tế gắn với đơn vị kinh tế, tại đó người lao động làm việc với các nghề nghiệp khác nhau. Lao động theo ngành kinh tế phản ánh hoạt động kinh tế của mỗi cá nhân trong tổng thể các hoạt động của đơn vị; nghề nghiệp của người lao động phản ánh kỹ năng và việc làm cụ thể của họ tại đơn vị. Ví dụ, một người lao động làm kế toán trong đơn vị có

23

Page 24: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

hoạt động chính “Sản xuất thuốc lá”, khi đó lao động được xếp vào ngành sản xuất thuốc lá nhưng nghề của lao động này là kế toán.

2.2. Loại hoạt động kinh tế: Hoạt động chính, hoạt động phụ và hoạt động phụ trợ

Loại hoạt động kinh tế là hoạt động sản xuất do một đơn vị thống kê thực hiện. Trong thực tế một đơn vị thống kê không chỉ thực hiện một mà thường nhiều hoạt động kinh tế. Để xác định đơn vị thống kê được phân loại vào ngành kinh tế nào, cần dựa vào đặc điểm của loại hoạt động kinh tế của đơn vị đó. Có 3 loại hoạt động kinh tế: Hoạt động chính, hoạt động phụ và hoạt động phụ trợ.

Hoạt động chính của một đơn vị là hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm lớn nhất trong số các hoạt động do đơn vị thực hiện. Hoạt động chính của đơn vị thường được xác định như sau:

- Nếu hoạt động của đơn vị rơi vào một ngành tương ứng thuộc VSIC 2007 chiếm từ 50% giá trị tăng thêm trở lên của đơn vị thì đó là hoạt động chính.

- Nếu các hoạt động rơi vào nhiều ngành thuộc VSIC 2007 và các hoạt động đều chiếm dưới 50% giá trị tăng thêm của đơn vị thì việc xác định hoạt động chính theo nguyên tắc từ trên xuống

Hoạt động phụ của một đơn vị là hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm nhỏ hơn giá trị tăng thêm của hoạt động chính. Sản phẩm của hoạt động phụ phải có khả năng cung cấp cho các đơn vị khác. Phần lớn các đơn vị đều thực hiện một vài hoạt động phụ.

Hoạt động phụ trợ là hoạt động được đơn vị thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động chính và hoạt động phụ của đơn vị thông qua việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho bản thân đơn vị đó sử dụng, như: lưu giữ sổ sách kế toán, mua nguyên vật liệu, quảng cáo. Hoạt động phụ trợ có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị;

- Là một phần chi phí của đơn vị;

- Đầu ra (thường là dịch vụ, đôi khi là hàng hoá) là một phần của sản phẩm cuối cùng của đơn vị và không tạo nên tích luỹ tài sản cố định;

- Thường chiếm giá trị nhỏ và không quan trọng trong giá trị đầu ra của đơn vị.

Những hoạt động sau không được coi là hoạt động phụ trợ:

- Sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ là một phần của tích luỹ tài sản. Chẳng hạn hoạt động xây dựng công trình có hạch toán riêng được xếp vào ngành xây dựng; hoạt động sản xuất phần mềm được xếp vào ngành thông tin truyền thông...

24

Page 25: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Sản phẩm sản xuất ra là một phần quan trọng của hàng hóa mà đơn vị bán ra trên thị trường mặc dù sản phẩm này được sử dụng một phần cho tiêu dùng trung gian của hoạt động chính;

- Sản xuất các hàng hoá, dịch vụ là một phần đầu ra không thể thiếu của hoạt động chính và hoạt động phụ. Chẳng hạn hoạt động sản xuất bao hộp do một bộ phận của đơn vị thực hiện để đóng gói sản phẩm;

- Sản xuất năng lượng (chẳng hạn như trạm điện hoặc nhà máy luyện than cốc) thậm chí nếu toàn bộ đầu ra của nó do đơn vị mẹ tiêu dùng;

- Mua hàng hóa sau đó bán lại mà không làm thay đổi trạng thái của hàng hóa;

- Hoạt động nghiên cứu và triển khai của đơn vị không cung cấp dịch vụ tiêu dùng cho bản thân quá trình sản xuất hiện hành.

Đơn vị thống kê: Đơn vị thống kê dùng trong hoạt động thống kê như thu thập thông tin, tổng hợp thông tin, phân tích thông tin. Tùy mục đích nghiên cứu, các nhà thống kê sẽ xác định đơn vị thống kê phù hợp, nói cách khác không có đơn vị thống kê duy nhất dùng trong hoạt động thống kê.

Doanh nghiệp: là một thực thể kinh tế được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp có quyền sở hữu tài sản, đưa ra các quyết định kinh tế và điều hành sản xuất kinh doanh, có thể tiến hành hoạt động sản xuất thuộc nhiều ngành kinh tế, tại nhiều địa điểm khác nhau.

Đơn vị ngành kinh tế: là một đơn vị chỉ thực hiện một loại hoạt động kinh tế tại một cấp ngành nhưng có thể diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Mục đích chính của việc nghiên cứu đơn vị ngành kinh tế nhằm thống kê các hoạt động diễn ra tại các đơn vị thể chế/doanh nghiệp theo ngành kinh tế.

Đơn vị địa bàn: là một doanh nghiệp hay một phần của doanh nghiệp chỉ tiến hành hoạt động kinh tế tại một địa điểm. Đơn vị địa bàn nhấn mạnh tới một địa điểm hoạt động mà không đề cập tới thực hiện hoạt động đó thuộc ngành kinh tế nào.

Như vậy nếu đơn vị ngành kinh tế nhằm thu thập thông tin để thống kê theo ngành thì đơn vị địa bàn nhằm thu thập thông tin để thống kê theo lãnh thổ.

Đơn vị cơ sở: là một đơn vị chỉ đóng tại một địa điểm và tiến hành một loại hoạt động kinh tế. Đơn vị cơ sở là đơn vị kết hợp thuộc tính của đơn vị ngành kinh tế và đơn vị địa bàn. Đơn vị cơ sở còn được gọi là đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn hay đơn vị hoạt động thuần nhất theo địa bàn.

Mục đích chính của việc nghiên cứu đơn vị cơ sở là xác định cơ cấu thuần nhất theo ngành kinh tế ở cấp 5 của VSIC 2007 của từng địa bàn.

25

Page 26: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tập đoàn (Tổng công ty) là một nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau về pháp lý và /hoặc tài chính.

Mục đích chính của việc nghiên cứu loại đơn vị thống kê này nhằm xác định sự liên kết về pháp lý, việc huy động, chu chuyển về tài chính, mua bán hàng hoá, thuế khoá giữa các doanh nghiệp thành viên. Mối quan hệ giữa các loại đơn vị thống kê được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 1. Mối quan hệ giữa các loại đơn vị thống kê

Một hoặc nhiều địa điểm Một địa điểm

Một hoặc nhiều hoạt độngĐơn vị thể chếDoanh nghiệp

Đơn vị địa bàn

Một hoạt động Đơn vị ngành kinh tếĐơn vị ngành kinh tế theo địa bàn;Đơn vị cơ sở

II. ÁP DỤNG HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM 2007 TRONG CÔNG TÁC PHÂN NGÀNH

1. Nguyên tắc áp dụng

Nguyên tắc giá trị tăng thêm và các tiêu chí thay thế

Nguyên tắc cơ bản để xếp đơn vị thống kê vào một ngành trong VSIC 2007 được căn cứ vào hoạt động chính của đơn vị đó. Hoạt động chính của đơn vị là hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm lớn nhất trong số các hoạt động do đơn vị thực hiện. Chỉ tiêu giá trị tăng thêm được tính gián tiếp và bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian của từng loại hoạt động kinh tế của đơn vị.

Trong thực tế nhiều khi không có đủ thông tin để tính giá trị tăng thêm cho từng loại hoạt động của đơn vị, vì vậy việc phân ngành cho các đơn vị phải sử dụng một số tiêu chí thay thế theo thứ tự ưu tiên lần lượt dưới đây :

- Giá trị sản xuất theo từng hoạt động của đơn vị;

- Số lao động làm việc trong từng hoạt động kinh tế của đơn vị;

- Doanh thu từng hoạt động của đơn vị.

2. Phân ngành đơn vị có nhiều hoạt động

26

Page 27: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Đơn vị có hoạt động hỗn hợp. Trong thực tế, đơn vị thường tiến hành nhiều loại hoạt động kinh tế khác nhau và các hoạt động này được xếp vào nhiều ngành trong VSIC 2007. Đơn vị tiến hành nhiều hoạt động khác nhau theo hai dạng:

- Đơn vị thực hiện một số hoạt động kinh tế và những hoạt động này độc lập với nhau về quy trình và công nghệ sản xuất - Trường hợp này được gọi là đơn vị có hoạt động hỗn hợp theo chiều ngang. Chẳng hạn một doanh nghiệp có hai hoạt động: chế biến thức ăn gia súc; xây lắp và sửa chữa các công trình xây dựng.

- Đơn vị thực hiện một số hoạt động kinh tế có mối liên hệ về quy trình và công nghệ sản xuất được thể hiện qua đặc trưng đó là sản phẩm đầu ra của hoạt động này là nguyên liệu đầu vào của hoạt động khác trong đơn vị - Trường hợp này được gọi là đơn vị có hoạt động hỗn hợp theo chiều dọc. Chẳng hạn một ®¬n vÞ s¶n xuÊt thÐp vµ c¸c s¶n phÈm kim lo¹i hoµn chØnh tõ thÐp sau ®ã.

Đối với các đơn vị có hoạt động hỗn hợp theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang, việc phân ngành được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a. Dựa vào hoạt động có giá trị tăng thêm (hoặc tiêu chí khác thay thế) chiếm từ 50% trở lên trong tổng giá trị tăng thêm của đơn vị thì xếp đơn vị vào ngành tương ứng của hoạt động đó;

b. Trường hợp không có hoạt động nào có giá trị tăng thêm chiếm từ 50% trở lên trong tổng giá trị tăng thêm của đơn vị thì việc xác định và sắp xếp đơn vị vào một ngành trong VSIC 2007 được thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống như sau:

- Xác định ngành cấp 1 có tỷ lệ cao nhất về giá trị tăng thêm;

- Trong ngành cấp 1 xác định ngành cấp 2 có tỷ lệ cao nhất về giá trị tăng thêm;

- Trong ngành cấp 2 xác định ngành cấp 3 có tỷ lệ cao nhất về giá trị tăng thêm;

- Trong ngành cấp 3 xác định ngành cấp 4 có tỷ lệ cao nhất về giá trị tăng thêm;

- Trong ngành cấp 4 xác định ngành cấp 5 có tỷ lệ cao nhất về giá trị tăng thêm.

Ví dụ dưới đây minh họa cụ thể các bước thực hiện để xác định ngành hoạt động chính của đơn vị.

Giả sử đơn vị có 8 hoạt động kinh tế theo ngành cấp 5 khác nhau với tỷ trọng giá trị tăng thêm của từng hoạt động được đưa ra trong bảng 2 dưới đây. Các hoạt động này thuộc vào 4 ngành cấp 2: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (mã 25); Sản xuất máy móc thiết bị chưa phân được vào đâu (mã 28); Bán buôn (mã 46); và Hoạt động kiến trúc, kiểm tra phân tích kỹ thuật (mã 71) và thuộc 3 ngành cấp 1: Công nghiệp chế biến, chế tạo (mã C); Bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (mã G); và Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (mã M).

27

Page 28: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có tỷ trọng giá trị tăng thêm lớn nhất, chiếm 52% (10 + 6 + 5 + 23 + 8); Ngành G chiếm vị trí thứ hai với tỷ trọng giá trị tăng thêm là 35% (7 + 28); Ngành M chiếm tỷ trọng 13% giá trị tăng thêm.

- Trong ngành C có ngành cấp 2: ‘Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu’ - mã ngành 28 có tỷ trọng giá trị tăng thêm lớn nhất, chiếm 42% (6 + 5 + 23 + 8) so với ngành cấp 2: ‘Sản xuất kim loại đúc sẵn’ - mã ngành 25 có tỷ trọng giá trị tăng thêm là 10%.

- Trong ngành cấp 2 Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu (mã 28) có ngành cấp 3 ‘Sản xuất máy chuyên dụng’ - mã 282 chiếm tỷ trọng giá trị tăng thêm là 31% (23 + 8) lớn hơn so với ngành cấp 3 ‘Sản xuất máy thông dụng’ - mã 281.

- Trong ngành cấp 3 ‘Sản xuất máy chuyên dụng’ có ngành cấp 4 (mã 2825) và cấp 5 (mã 28250) Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá có tỷ trọng giá trị tăng thêm chiếm 23%, lớn hơn so với ngành cấp 4 (mã 2829) và cấp 5 (mã 28299) Sản xuất máy chuyên dụng khác chưa được phân vào đâu (8%).

Vì vậy ngành hoạt động chính của đơn vị là: ‘Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá’ (mã 28250).

Bảng 2. Bảng xác định hoạt động chính của đơn vị

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Tên ngànhTỷ lệ phần trăm giá trị tăng thêm

C

25 251 2512 25120

Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

10

28

281

2811 28110

Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)

6

2818 28180

Sản xuất dụng cụ cầm tay chạy bằng mô tơ hoặc khí nén

5

282

2825 28250Sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá

23

2829 28299Sản xuất máy chuyên dụng khác chưa được phân vào đâu

8

G 46 461 4610 46101 Đại lý bán máy móc, 7

28

Page 29: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

thiết bị công nghiệp

465 4653 46530Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp

28

M 71 711 7110 71109Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác

13

Toàn bộ cách xác định trên được minh hoạ bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Toàn bộ hoạt động

G M

25 46 71

251 281 461 465 711

VA = 23% VA= 8%

2512 2811 2829 4610 4653 7110

25120 28110 28299 46101 46530 71109

29

MVA = 13% 525252%

CVA = 52% 525252%

GVA = 35% 525252%

25VA = 10%

28VA = 42%

281VA = 11%

282VA = 31%

2825; 28250

Page 30: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Lưu ý: Trong trường hợp đơn vị thay đổi hoạt động chính nhiều lần trong khoảng thời gian hoạt động do các nguyên nhân khác nhau, để tránh gặp khó khăn trong việc giải thích số liệu, quy định xử lý thay đổi hoạt động chính của đơn vị như sau:

- Thay đổi ngay khi biết đơn vị đã chuyển hoàn toàn hướng sản xuất kinh doanh (thể hiện bằng việc thay dây chuyền sản xuất…) và có hoạt động chính khác;

- Khi hai năm liền đơn vị luôn có hoạt động khác chiếm trên 50% giá trị tăng thêm (hoặc tiêu chí thay thế) trong tổng giá trị tăng thêm của đơn vị.

3. Nguyên tắc phân ngành đối với một số hoạt động đặc thù

3.1 Hoạt động thuê ngoài hoặc hợp đồng

a) Một số thuật ngữ

- Bên đi thuê, chủ hợp đồng là đơn vị đứng ra thuê hoặc đưa ra hợp đồng để đơn vị tham gia trong quan hệ hợp đồng (gọi là bên nhận hợp đồng) thực hiện một phần của toàn bộ quá trình sản xuất.

- Bên nhận thuê, bên nhận hợp đồng là đơn vị thực hiện qui trình sản xuất riêng biệt trên cơ sở quan hệ nhận thuê, nhận hợp đồng với bên đi thuê, chủ hợp đồng.

- Thuê ngoài, hợp đồng là thỏa thuận (hợp đồng) căn cứ theo yêu cầu của Bên đi thuê, chủ hợp đồng đối với Bên nhận thuê, Bên hợp đồng để thực hiện một qui trình sản xuất riêng biệt.

b) Các trường hợp chung

Đối với các trường hợp hoạt động thuê ngoài hoặc hợp đồng, nguyên tắc xử lý như sau:

* Bên nhận thuê, Bên nhận hợp đồng: được phân vào ngành cùng loại với đơn vị sản xuất ra hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại đó, trừ ngành thương mại (xếp vào 461) và ngành Xây dựng (xếp vào cùng ngành xây dựng tương ứng với hoạt động xây dựng). Ví dụ đơn vị A là Bên nhận may gia công thì được phân vào ngành cùng với ngành may. Nếu đơn vị A nhận bán đại lý quần áo may sẵn thì được xếp vào ngành ‘Đại lý’ có mã số 46101.

* Bên đi thuê, Chủ hợp đồng:

- Đối với ngành Chế biến: Bên đi thuê, Chủ hợp đồng thuê ngoài toàn bộ hoặc một phần sẽ được phân vào ngành chế biến nếu như Chủ hợp đồng sở hữu toàn bộ nguyên vật liệu là đầu vào của qui trình sản xuất (và sau đó sở hữu toàn bộ sản phẩm đầu ra). Ví dụ: Chủ hợp đồng A cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu cho Bên nhận hợp đồng B may

30

Page 31: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

trang phục bảo hộ lao động và sau đó Chủ hợp đồng A sở hữu toàn bộ sản phẩm, thì Chủ hợp đồng A xếp vào ngành ‘May trang phục’ (mã 14100).

Bên đi thuê, Chủ hợp đồng thuê ngoài toàn bộ hoặc một phần sẽ được phân vào ngành bán buôn nếu Chủ hợp đồng chỉ sở hữu một phần hoặc không sở hữu nguyên vật liệu là đầu vào của qui trình sản xuất và sau đó mua toàn bộ sản phẩm đầu ra. Ví dụ: Chủ hợp đồng A chỉ cung cấp một phần hoặc không cung cấp nguyên vật liệu cho Bên nhận hợp đồng B may trang phục bảo hộ lao động và sau đó mua toàn bộ sản phẩm, thì Chủ hợp đồng A xếp vào ngành bán buôn vải (mã 46411).

- Đối với các ngành khác: Bên đi thuê, Chủ hợp đồng có thể phân loại căn cứ vào hoạt động chính (nguyên tắc giá trị tăng thêm) để xếp cho thích hợp. Ví dụ: Nếu Chủ hợp đồng A có hai hoạt động, trong đó có hoạt động là thuê Bên B thực hiện đo đạc bản đồ và hoạt động chính là Xây dựng thì Chủ hợp đồng A được xếp vào ngành Xây dựng.

3.2 Trường hợp thuê ngoài dịch vụ việc làm

Trường hợp thuê ngoài dịch vụ việc làm cần phân biệt căn cứ vào hai tiêu chí: hợp đồng cố định hay tạm thời và phục vụ một hay nhiều Chủ hợp đồng. Cụ thể như sau:

- Nếu thuê ngoài trên cơ sở hợp đồng tạm thời và Bên nhận hợp đồng chỉ phục vụ một Chủ hợp đồng thì cả bên Chủ hợp đồng và Bên nhận hợp đồng đều phân theo hoạt động thực tế thực hiện;

- Nếu thuê ngoài trên cơ sở hợp đồng tạm thời và Bên nhận hợp đồng phục vụ nhiều hơn một Chủ hợp đồng thì Chủ hợp đồng được phân loại căn cứ vào hoạt động thực tế thực hiện, còn Bên nhận hợp đồng được phân vào Cung ứng lao động tạm thời (mã 78200);

- Nếu thuê ngoài trên cơ sở hợp đồng cố định và bên nhận hợp đồng chỉ phục vụ một Chủ hợp đồng thì bên Chủ hợp đồng và Nhận hợp đồng phân loại căn cứ vào hoạt động thực tế thực hiện;

- Nếu thuê ngoài trên cơ sở hợp đồng cố định và Bên nhận hợp đồng phục vụ nhiều hơn một Chủ hợp đồng mà các hoạt động thực hiện tương tự nhau thì Bên chủ và Bên nhận hợp đồng phân loại căn cứ vào hoạt động thực tế thực hiện;

- Nếu thuê ngoài trên cơ sở hợp đồng cố định và Bên nhận hợp đồng phục vụ nhiều hơn một Chủ hợp đồng mà các hoạt động thực hiện khác nhau thì Bên nhận hợp đồng phân loại vào Cung ứng và quản lý nguồn lao động (mã 78300).

4. Một số lưu ý khi phân loại hoạt động ở một số ngành cấp 1

4.1. Ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (ngành A)

31

Page 32: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Khó khăn nhất đối với ngành này là việc tách giá trị tăng thêm giữa hoạt động trồng trọt và chế biến toàn bộ sản phẩm sản xuất ra của đơn vị hay hoạt động nông nghiệp và các hoạt động khác thường mang lại giá trị lớn hơn hoạt động nông nghiệp. Trong trường hợp này tiêu chí thích hợp nhất thay thế giá trị tăng thêm là ‘số lao động làm việc’ để bảo đảm xử lý hài hoà trong việc xếp các đơn vị vào ngành Nông nghiệp hay ngành khác. Ví dụ một hộ gia đình có 3 lao động, trong đó có 2 lao động làm nông nghiệp và 1 lao động buôn chuyến. Mặc dù 1 lao động buôn chuyến tạo ra thu nhập lớn hơn, nhưng hộ gia đình vẫn được xếp vào hộ nông nghiệp.

4.2. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành C) và ngành Xây dựng (ngành F).

- Đối với hoạt động lắp đặt và lắp ráp. Nếu đơn vị thực hiện hoạt động lắp đặt và lắp ráp các hạng mục hoặc thiết bị trong xây dựng được phân vào ngành Xây dựng. Ví dụ đơn vị A chuyên lắp đặt điện trong các công trình xây dựng thì xếp vào ngành ‘Lắp đặt hệ thống điện’ mã số 43210 thuộc ngành Xây dựng. Nếu đơn vị thực hiện lắp đặt máy móc và thiết bị khác (so với các thiết bị theo chức năng của xây dựng) thì phân vào ngành ‘Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp’ (mã số 33200). Ví dụ đơn vị A chuyên lắp đặt dây chuyền sản xuất công nghiệp thì xếp vào 33200.

- Đối với các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng. Các đơn vị thực hiện sửa chữa và bảo dưỡng hàng hoá được phân vào các ngành cấp 5 sau đây tùy thuộc vào loại hàng hoá được sửa chữa, bảo dưỡng:

+ Ngành cấp 5: Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn (mã 33110);

+ Ngành cấp 5: Sửa chữa máy móc thiết bị (mã 33120);

+ Ngành cấp 5: Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học (mã 33130);

+ Ngành cấp 5: Sửa chữa thiết bị điện (mã 33140);

+ Ngành cấp 5: Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (mã 33150).

Riêng các đơn vị sửa chữa lớn máy bay, đầu máy và tàu được phân vào cùng ngành với đơn vị sản xuất. Ví dụ đơn vị A sửa chữa lớn máy bay thì xếp vào cùng ngành với ngành ‘sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan’ mã số 30300...

4.3. Ngành Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (Ngành G)

32

Page 33: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Ngành này bao gồm hoạt động bán ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác (45), bán buôn (46) và bán lẻ (47). Trong thực tế, nhiều đơn vị thực hiện cả hai hoạt động bán buôn và bán lẻ, trong đó bán lẻ được thực hiện cả trong cửa hàng và ngoài cửa hàng, hoặc bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nếu đơn vị đó có tỷ trọng giá trị tăng thêm hoặc doanh số của riêng một nhóm hàng cấp 5 nào đó chiếm từ 50% trở lên thì hoạt động chính của đơn vị đó được xếp theo nhóm ngành cấp 5 này. Nếu không có một nhóm ngành cấp 5 nào có tỷ trọng giá trị tăng thêm hoặc doanh số từ 50% trở lên thì áp dụng nguyên tắc xét từ trên xuống.

Sơ đồ 2. Ngành 46 có cấu trúc như sau

Trong ngành này, trước hết cần xác định hoạt động chính của đơn vị là đại lý, môi giới, đấu giá thì xếp vào 461, nếu là bán buôn tổng hợp thì xếp vào ngành 469, bán buôn chuyên doanh thì xếp vào các ngành 462 đến 466 tùy thuộc các nhóm ngành hàng chính. Tiếp theo, sử dụng nguyên tắc xét từ trên xuống để phân loại vào ngành cấp 4, cấp 5.

Sơ đồ 3. Ngành 47 có cấu trúc như sau

33

Page 34: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Trong ngành này trước hết cần xác định đơn vị bán lẻ thuộc loại bán lẻ tổng hợp rất nhiều ngành hàng hóa hay chuyên doanh một hay một số ngành hàng. Hoạt động bán lẻ được phân loại trước hết căn cứ vào loại cơ sở bán hàng và được chia thành 2 nhóm:

a. Bán lẻ trong cửa hàng được xếp vào các ngành cấp 3 từ 471 đến 477

trong đó:

- Các cửa hàng không chuyên doanh (hay cửa hàng kinh doanh tổng hợp) được xếp vào mã 471, bao gồm các loại cơ sở bán hàng: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa tổng hợp, minimart tại đó bán lẻ rất nhiều ngành hàng nhưng toàn bộ hoạt động bán lẻ do một doanh nghiệp hoặc một cơ sở thực hiện, tùy tỷ trọng ngành hàng để xếp vào mã 4711 hoặc 4719. Trong trường hợp tại siêu thị, trung tâm thương mại có nhiều cơ sở thuê địa điểm để thực hiện hoạt động bán lẻ thì mỗi cơ sở được gọi là một cửa hàng, phân loại vào các ngành cấp 3 từ 472 đến 477 tùy thuộc ngành hàng nào có tỷ trọng trội hơn. Nếu một cửa hàng bán lẻ trên đường phố, thôn xóm hoặc tại các chợ xây dựng kiên cố và bán rất nhiều ngành hàng hóa khác nhau, gồm 6 nhóm ngành cấp 5 trở lên thì được xếp vào nhóm cửa hàng không chuyên doanh, ngành 471.

- Cửa hàng chuyên doanh được xếp vào các ngành cấp 3 từ 472 đến 477 nếu cửa hàng bán lẻ kinh doanh từ 5 nhóm ngành cấp 5 trở xuống. Thuộc nhóm này có các loại cơ sở bán hàng như: cơ sở bán hàng tại nhà, cửa hàng trên mặt phố, quầy hàng/gian hàng do doanh nghiệp/cơ sở thuê tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng/gian hàng nằm trong các chợ lớn, xây dựng kiên cố (thường ở các thành phố). Các cửa hàng này chuyên bán một nhóm hàng hóa (ví dụ lương thực, thực phẩm hoặc hàng mỹ phẩm…) hoặc một số nhóm hàng hóa nhưng trong đó có một nhóm nổi trội (ví dụ: bán quần áo may sẵn, bột giặt, mỹ phẩm, nhưng trong đó khối lượng sản phẩm nổi trội là quần áo may sẵn…).

b. Bán lẻ ngoài cửa hàng được xếp vào các mã 478, 479, trong đó:

- Bán lẻ lưu động hoặc tại chợ, được xếp vào mã 478. Thuộc mã này có các cơ sở bán lẻ hàng hóa (kể cả đồ cũ): trước cửa nhà, lề đường, vỉa hè, bán lẻ trên các xe đẩy, các quầy hàng, sạp hàng, điểm bán hàng trong chợ (trừ các cơ sở đã được xác định là cửa hàng trong chợ).

- Các cơ sở bán lẻ tại một số chợ có qui mô lớn, đã qui hoạch (phần lớn ở khu vực thành thị) có cơ sở hạ tầng kiên cố, cơ sở bán lẻ các ngành hàng: nhiên liệu động cơ; đồ điện, điện tử; máy tính/thiết bị tin học/thiết vị viễn thông; thuốc và dụng cụ y tế; vàng bạc đá quí; tranh và các tác phẩm nghệ thuật; đồng hồ kính mắt; máy ảnh; phim, vật liệu ảnh; xe đạp, phụ tùng tại đây có qui mô và tính chất kinh doanh gần với loại hình cửa hàng, vì vậy các cơ sở này xếp vào các mã tương ứng từ 472 đến 477.

34

Page 35: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Các cơ sở bán lẻ tại các chợ nông thôn, chợ nhỏ, chợ xép, chợ cóc, chợ tạm… và cơ sở bán lẻ những nhóm hàng khác còn lại trong các chợ lớn của khu vực thành thị nói trên vẫn được xếp vào mã 478 với các ngành cấp 4, cấp 5 tương ứng với nhóm hàng nổi trội mà cơ sở đó bán lẻ.

c. Bán lẻ qua internet, đặt hàng qua bưu điện, bán lẻ bằng các máy bán hàng tự động…thuộc mã số 479.

4.4. Ngành Hoạt động Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (ngành K) và ngành Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (ngành M)

Trong ngành K có hai ngành cấp 5 cần chú ý là: “Hoạt động của công ty nắm giữ tài sản” (ngành 64200) và “Hoạt động quĩ tín thác, các quĩ và các tổ chức tài chính khác”(ngành 64300). Các đơn vị phân vào các ngành này không có thu nhập từ bán sản phẩm và thường không có nhân viên (đôi khi cũng có một hoặc một vài người hoạt động với vai trò là những đại diện pháp lý). Các đơn vị này thường được gọi là “hòm thư” hoặc “các thực thể có mục đích đặc biệt” và thường được đăng ký thành lập vì có lợi thế về thuế.

Khi phân loại một đơn vị thuộc hai ngành cấp 5 cần chú ý tới các ngành cấp 5 khác (hai trong số đó thuộc ngành cấp 1 (ngành M) và cấp 2 (mã 70) là ngành “Hoạt động của trụ sở văn phòng” (mã 70100) và ngành “Hoạt động tư vấn quản lý” (mã 70200).

Các ngành này có một số đặc trưng sau:

- Ngành “Hoạt động của công ty nắm giữ tài sản” (mã 64200) liên quan đến hoạt động của các công ty nắm giữ tài sản, mà hoạt động chính của các công ty này là sở hữu một nhóm và do đó không quản trị hay quản lý nhóm đó.

- Ngành “Hoạt động quỹ tín thác, các quỹ và các tổ chức tài chính khác” (mã 64300) là rất đặc thù, nó không liên quan đến một hoạt động kinh tế mà liên quan đến các đơn vị.

- Ngành “Hoạt động quản lý quỹ” bao gồm các hoạt động trên cơ sở phí hoặc hợp đồng (mã 66300).

- Ngành “Hoạt động của trụ sở văn phòng” bao gồm việc kiểm soát và quản lý hàng ngày hoạt động của các đơn vị có liên quan (mã 70100).

- Ngành “Hoạt động tư vấn quản lý” (mã 70220) bao gồm các hoạt động tư vấn liên quan đến các vấn đề như lập kế hoạch tổ chức và chiến lược hợp tác, chính sách và mục đích tiếp thị, các chính sách về nguồn nhân lực…

4.5. Ngành Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị, xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc (Ngành O)

35

Page 36: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Hoạt động của ngành này bao gồm các hoạt động chung của một quốc gia. Cần lưu ý phân vào ngành này gồm không những đơn vị nhà nước mà cả các đơn vị tư nhân như các hoạt động thuộc trật tự an toàn xã hội.

4.6. Ngành Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (Ngành T)

- Ngành “Hoạt động làm thuê các công việc gia đình trong các hộ gia đình” (mã 97) bao gồm các hoạt động của gia đình tư nhân như là người chủ của các công việc nội trợ. Đầu ra của hoạt động này được xem như sản xuất trong tài khoản quốc gia và do đó ngành này có trong VSIC 2007. Các hoạt động nội trợ cá nhân không được phân vào đây như: chăm sóc trẻ phân vào hoạt động trợ giúp xã hội không tập trung khác (mã 88900) hay giặt quần áo phân vào giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú (mã 96200), người hầu phân vào hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu (mã 96390)…

- Sự cần thiết để mô tả các hoạt động tự sản tự tiêu được hình thành trong việc thu thập số liệu như điều tra lực lượng lao động hay điều tra sử dụng thời gian lao động. Trong khi các hoạt động thị trường có thể mô tả chúng căn cứ vào các nguyên tắc để xác định chính xác mã trong VSIC 2007, thì việc áp dụng nguyên tắc này đối với các hoạt động tự sản tự tiêu gặp nhiều khó khăn vì trái ngược với các hoạt động thị trường, rất khó để xác định giá trị tăng thêm. Các hoạt động này thường bao gồm: hoạt động nông nghiệp, xây dựng, dệt vải, sửa chữa và các dịch vụ khác.

5. Một số quy định khi phân ngành các hoạt động kinh tế

5.1. Quy định chung

Các trường hợp sau đây là những quy định phân ngành các đối với những đơn vị có hoạt động hỗn hợp theo chiều dọc và hỗn hợp theo chiều ngang chung cho các quốc gia áp dụng Phân ngành chuẩn quốc tế ISIC rev.4:

Các hoạt động hỗn hợp theo chiều dọc gồm:

- Khai thác quặng bạc và luyện ngay thành thỏi tại mỏ được xếp vào ngành khai thác mỏ (mã số 07300)

- Sản xuất và trực tiếp lắp đặt máy móc và thiết bị như là một hoạt động kết hợp được xếp vào mã ngành sản xuất Công nghiệp chế biến, chế tạo (mã số C)

- Sản xuất sợi và từ đó sản xuất thành các sản phẩm vải dệt thành phẩm hoặc trang phục được xếp vào ngành Dệt (mã số 13)

- Tinh chế dầu thô và sau đó từ nguồn cung cấp dầu sản xuất ra các sản phẩm hoá dầu được xếp vào Sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế (mã số 19200)

36

Page 37: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Gia công ban đầu kim loại từ quặng và sau đó sản xuất ra kim loại đúc sẵn được xếp vào Sản xuất kim loại (mã số 24)

Các hoạt động hỗn hợp theo chiều ngang gồm:

- Sản xuất hàng hoá và sửa chữa các hàng hoá được xếp vào sản xuất hàng hoá tương ứng.

- Kết hợp bán lẻ sản phẩm và sửa chữa và bảo dưỡng các sản phẩm đó được xếp vào bán lẻ (mã số G)

- Kết hợp giữa sản xuất và bán lẻ hàng hoá được xếp vào sản xuất (mã số C)

- Kết hợp giữa hoạt động bán lẻ trong cửa hàng và ngoài cửa hàng (bán thông qua một cửa hàng trước cùng với bán qua catalog hoặc bán trên Internet) được xếp vào bán lẻ trong cửa hàng (nhóm ngành 471 - 477)

- Kết hợp giữa vận tải hành khách bằng đường hàng không và vận tải hàng hoá bằng đường không được xếp vào Vận tải hành khách hàng không (mã số 5100)

- Kết hợp giữa xuất bản và in ấn được xếp vào Hoạt động xuất bản (mã số 58)

- Việc kết hợp giữa tạo dựng các kết cấu cứng (các bức tường kỷ niệm để trang trí, v.v.) với việc tạo dựng các thực vật cảnh quan được xếp vào Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan (mã số 81300)

- Kết hợp giữa dịch vụ lò đốt rác thải và sản xuất điện được xếp vào Xử lý và tiêu huỷ chất thải (mã số 382)

- Kết hợp khóa đào tạo ngắn ngày với dịch vụ nơi nghỉ (như tập huấn tổng điều tra...) được xếp vào Dịch vụ lưu trú (mã số 55)

5.2. Quy ước phân ngành một số hoạt động kinh tế cụ thể của Việt Nam

- Hoạt động sản xuất meo nấm đưa vào ngành Sản xuất các sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu mã số 20290;

- Hoạt động ấp trứng đưa vào ngành Hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm mã số 01461;

- Trồng hoa nhài đưa vào ngành Trồng cây dược liệu mã số 01282;

- Trồng luồng để lấy măng xếp vào ngành Trồng và chăm sóc rừng tre, nứa mã số 02103.

- Khai thác giống thủy sản tự nhiên xếp vào ngành Khai thác thuỷ sản mã số 031

- Hoạt động bóc vỏ hạt điều; bóc vỏ đậu phộng: Xếp vào ngành Chế biến và bảo quản rau quả khác mã số 10309:

37

Page 38: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Sản xuất bánh phồng tôm xếp vào Sản xuất các loại bánh từ bột mã số 10710

- Sản xuất giá sống xếp vào ngành Chế biến và bảo quản rau quả khác mã số 10309

- Sản xuất thạch dừa xếp vào ngành Chế biến và bảo quản rau quả khác mã số 10309.

- Sản xuất than tổ ong xếp vào ngành Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ mã số 20120.

- Hoạt động sản xuất than củi từ các loại cây, gỗ (trừ hoạt động đốt than thủ công trong rừng) xếp vào ngành Sản xuất hoá chất cơ bản mã số 20110.

- Sản xuất than trấu xếp vào ngành Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ mã số 20120

- Sản xuất than thiêu kết xếp vào ngành Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ mã 20120

- May bao đựng gạo, vắt sổ quần áo xếp vào ngành Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu mã số 13290 ;

- Chuyên gia công vàng bạc cho các tiệm kinh doanh vàng xếp vào ngành Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan mã số 32110

- Thêu gia công trên vải xếp vào ngành Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác mã số 13210;

- Thêu các sản phẩm may mặc khác (trừ thêu trang phục) xếp vào ngành Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác mã số 13210;

- Thêu in gia công trên giày; Sản xuất guốc gỗ thành phẩm; Gia công đế giày bằng nguyên phụ liệu khác (xốp eva, giả da...) xếp vào ngành Sản xuất giầy, dép mã số 15200;

- Gia công một số chi tiết cho sản phẩm tủ thờ xếp vào ngành sản xuất gường tủ bàn ghế mã số 3100;

- Sản xuất các đồ lưu niệm như tranh, gạt tàn thuốc, hoa,…làm bằng tre, các loại tranh lưu niệm làm bằng cát, tranh khắc bằng gỗ,…xếp vào ngành Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ và vật liệu tết bện mã số 1629;

- Làm mộ bia xếp vào ngành Cắt tạo dáng và hoàn thiện đá mã số 23960;

- Sửa chữa ghe xuồng xếp vào ngành Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) mã số 33150;

- Sản xuất băng keo xếp vào ngành Sản xuất sản phẩm khác từ plastic mã số 22209;

38

Page 39: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Dịch vụ đổ nước xe, dán keo xe xếp vào ngành Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy mã số 45420;

- Hoạt động đồng nát, thu gom phế phẩm, phế loại được phân vào ngành Thu gom rác thải không độc hại mã số 38110;

- Hoạt động bán thuốc thú y xếp vào ngành Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế mã số 46492;

- Hoạt động trông, giữ xe xếp vào Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ mã số 52219;

- Buôn bán con giống thủy sản không qua ươm (kinh doanh mua bán thuần túy): xếp vào Bán buôn động vật sống mã số 46203;

- Bán lẻ thức ăn nuôi trồng thủy sản xếp vào ngành Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản mã số 46204;

- Bán lẻ phân bón, thuốc trừ sâu và hoá chất khác sử dụng trong hoạt động nông nghiệp xếp vào ngành Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu mã số 4669;

- Đại lý điện thoại để hưởng hoa hồng xếp vào ngành Hoạt động viễn thông có dây mã số 61100;

- Quản lý và bảo vệ trật tự tại các chợ xếp vào ngành Hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu mã số 82990;

- Hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo xếp vào ngành Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội mã số 84112;

- Bán lẻ vé số (bán lẻ qua đại lý hưởng hoa hồng) xếp vào ngành Hoạt động xổ số mã số 92001;

- Hoạt động của các phòng hát karaoke xếp vào ngành Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa dược phân vào đâu mã số 93290 (hoạt động phục vụ đồ uống cho các phòng hát được phân vào nhóm 5630 – Dịch vụ phục vụ đồ uống)

III. CÁC BẢNG CHUYỂN ĐỔI VÀ TỔNG HỢP

1. Căn cứ, nội dung, mô hình và quan hệ chuyển đổi

1.1. Căn cứ chuyển đổi

Căn cứ để chuyển đổi Hệ thống ngành kinh tế quốc dân từ phiên bản mới (VSIC 2007) sang phiên bản cũ (VSIC 1993) và ngược lại gồm:

39

Page 40: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- VSIC 1993 ban hành theo Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ và Quyết định số 143/TCTK/PPCĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

- VSIC 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Nội dung và quan hệ tương thích của Phân ngành chuẩn quốc tế phiên bản mới (ISIC Rev.4) và phiên bản cũ (ISIC Rev.3).

1.2. Nội dung và mô hình chuyển đổi

Toàn bộ nội dung ngành kinh tế từ cấp 1 đến cấp 5 của VSIC 2007 được chuyển sang ngành kinh tế các cấp tương ứng từ cấp 1 đến cấp 4 của VSIC 1993 và ngược lại. Mô hình chuyển đổi được thực hiện thông qua bảng chuyển đổi từ cấp 4, cấp 5 của VSIC 2007 sang cấp 4 của VSIC 1993 và ngược lại, trên cơ sở này thực hiện tổng hợp chuyển đổi ở cấp 3, cấp 2 và cấp 1

1.3. Quan hệ chuyển đổi

Khi chuyển đổi ngành kinh tế từ phiên bản mới sang phiên bản cũ và ngược lại của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) sẽ gặp phải ba mối quan hệ như sau:

- Quan hệ tương thích trực tiếp một – một. Khi nội dung của một ngành kinh tế trong phiên bản mới và phiên bản cũ và ngược lại của VSIC hoàn toàn trùng khớp thì toàn bộ ngành cũ được chuyển trực tiếp sang ngành mới tương thích và ngược lại.

- Quan hệ tương thích nhiều – một: Khi nội dung của nhiều ngành kinh tế của phiên bản mới tương thích với một ngành kinh tế của phiên bản cũ của VSIC và ngược lại, hay một ngành kinh tế mới chỉ là một bộ phận và nằm gọn trong một ngành kinh tế cũ và ngược lại. Trường hợp này ngành mới chuyển toàn bộ sang một ngành kinh tế cũ của VSIC và ngược lại.

- Quan hệ tương thích một - nhiều: Khi nội dung của một ngành kinh tế của phiên bản mới bao gồm nội dung của nhiều ngành kinh tế của phiên bản cũ của VSIC và ngược lại. Việc chuyển đổi được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

Trường hợp 1: Nếu có số liệu hoặc xác định được cơ cấu của nhiều ngành kinh tế trong phiên bản mới tương ứng với một ngành kinh tế trong phiên bản cũ của VSIC và ngược lại, thì căn cứ vào số liệu hoặc cơ cấu này để chuyển đổi một ngành kinh tế trong phiên bản mới sang nhiều ngành kinh tế trong phiên bản cũ của VSIC và ngược lại.

Trường hợp 2: Nếu không xác định được số liệu hoặc cơ cấu của nhiều ngành kinh tế trong phiên bản mới tương ứng với một ngành kinh tế trong phiên bản cũ và ngược lại,

40

Page 41: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

việc chuyển đổi một ngành mới sang nhiều ngành cũ và ngược lại được thực hiện bằng cách chia đều ngành mới cho các ngành cũ tương thích có số liệu và ngược lại.

- Đối với ngành Hoạt động của trụ sở văn phòng mã số 70110 trong VSIC 2007, khi chuyển sang ngành cũ về nội dung tương thích với mã ngành cũ là 7414; tuy nhiên do trước đây hoạt động của trụ sở văn phòng được tính chung vào hoạt động chính của doanh nghiệp; vì vậy khi chuyển đổi cần căn cứ vào cơ cấu lao động của các ngành cấp 4 cũ từ các nguồn: Điều tra doanh nghiệp, Tổng điều tra cơ sở kinh tế và Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, từ đó chuyển ngành mới về ngành cũ theo cơ cấu này.

- Đối với ngành Dịch vụ hỗ trợ giáo dục mã số 85600 trong VSIC 2007, khi chuyển sang ngành cũ về nội dung tương thích với ngành cũ có mã là 7414; 8532; 8090; tuy nhiên, do trước đây hoạt động này không được xác định rõ ràng nên qui định chuyển về ngành cũ ”Bổ túc văn hóa và giáo dục khác” mã số 8090.

1.4. Hình thức chuyển đổi.

Việc chuyển đổi được tiến hành thông qua các bảng chuyển đổi ở cấp 4 và cấp 5 của VSIC 2007 sang cấp 4 của VSIC 1993 và ngược lại có các dạng như sau:

- Bảng chuyển đổi từ VSIC 2007 sang VSIC 1993

VSIC 2007 VSIC 1993 Ghi chú

Mã ngành cấp 4

Mã ngành cấp 5

Tên ngành cấp 4, cấp 5

Mã ngành cấp 4

Tên ngành cấp 4

- Bảng chuyển đổi từ VSIC 1993 sang VSIC 2007

VSIC 1993 VSIC 2007 Ghi chú

Mã ngành cấp 4

Tên ngành cấp 4

Mã ngành cấp 4

Mã ngành cấp 5

Tên ngành cấp 4, cấp 5

- Trong bảng chuyển đổi dấu * thể hiện quan hệ giữa phiên bản cũ và phiên bản mới của VSIC và ngược lại là quan hệ một - nhiều hoặc quan hệ nhiều - một.

41

Page 42: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Cột ghi chú để ghi trong những trường hợp đặc biệt cần làm rõ hơn nội dung của tương thích đang thể hiện.

2. Quy trình chuyển đổi

Có thể mô tả một cách một cách chung nhất các bước của qui trình chuyển đổi như sau:

- Bước 1: Xác định quan hệ tương thích chuyển đổi (về lý thuyết) của từng cấp ngành giữa hai phiên bản phân ngành VSIC 1993 và VSIC 2007;

- Bước 2: Đánh giá hiện trạng số liệu có theo từng cấp ngành của cả hai phiên bản phân ngành theo dạng các quan hệ ở bước 1.

- Bước 3: Phân tích các quan hệ chuyển đổi đối với từng ngành để thấy được đối với từng chỉ tiêu cần chuyển đổi bao nhiêu quan hệ tương thích 1 – 1; bao nhiêu quan hệ tương thích 1 – nhiều và nhiều – 1 và bao nhiêu quan hệ tương thích nhiều – nhiều.

- Bước 4: Thực hiện chuyển đổi đối với số liệu của từng chỉ tiêu của từng cấp ngành theo hai phiên bản của phân ngành theo phương pháp từ dưới lên.

- Bước 5: Tính tổng số và cơ cấu số liệu đã chuyển đổi của từng cấp ngành trong tổng số theo từng chỉ tiêu; sau đó tính lại số tuyệt đối của từng cấp ngành theo từng chỉ tiêu theo tổng số giữ nguyên của chỉ tiêu theo hai phiên bản.

- Bước 6: So sánh đánh giá kết quả chuyển đổi số liệu theo hai phiên bản theo từng chỉ tiêu của từng cấp ngành và tổng số.

- Bước 7: Rút ra kết luận về số liệu đã chuyển đổi và giải pháp khắc phục.

42

Page 43: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Phụ lục 1. Quan hệ giữa VSIC 2007, VSIC 1993, ACIC và ISIC rev.4

1. Mối quan hệ giữa VSIC 2007, VSIC 1993, ACIC và ISIC rev.4

VSIC 2007 được xây dựng trên cơ sở VSIC 1993, ACIC và ISIC rev.4; cụ thể:

1.1. Về cơ bản cấu trúc của VSIC 2007 giống ISIC rev.4 và ACIC:

- VSIC 2007 giống hoàn toàn đến cấp 2 của ISIC rev.4

- VSIC 2007 giống hoàn toàn đến cấp 3 ACIC. Cả 3 cấp của ACIC được xây dựng trên cơ sở 3 cấp của ISIC rev.4

- Cấp 4 của VSIC 2007 được xây dựng trên cơ sở cấp 4 của ISIC rev.4, có phát triển chi tiết thêm một số ngành.

- Cấp 5 của VSIC 2007 được phát triển chi tiết phù hợp với đặc điểm và đáp ứng nhu cầu của Thống kê Việt Nam.

1.2. Sự khác biệt và liên mối liên hệ giữa các phân ngành trên

Bảng 1: Sự khác biệt về số lượng

VSIC1993 VSIC 2007 ACIC ISIC Rev.4

1. Ngành cấp 1 20 21 21 21

2. Ngành cấp 2 60 88 88 88

3. Ngành cấp 3 159 242 242 238

4. Ngành cấp 4 299 437 420

5. Ngành cấp 5 642

Bảng 2: Mối liên hệ giữa các ngành cấp 1 giữa VSIC 2007 và VSIC 1993

VSIC 2007 VSIC 1993

Mã Tên ngành Mã Tên ngành

A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

A Nông nghiệp và lâm nghiệp

B Thuỷ sản

B Khai khoáng C Công nghiệp khai thác mỏ

C Công nghiệp chế biến, chế tạo D Công nghiệp chế biến (loại trừ 37: Tái chế; 221: Xuất bản)

43

Page 44: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

DSản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

ESản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (loại trừ 41: Khai thác, lọc và phân phối nước)

ECung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

E

D

T

41: Khai thác, lọc và phân phối nước.

37: Tái chế

92: Hoạt động thu dọn vật thải, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng và các hoạt động tương tự

F Xây dựng F Xây dựng

GBán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

G

Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình (loại trừ 526: Sửa chữa đồ dùng cá nhân, gia đình)

H Vận tải và kho bãi I

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc (loại trừ 6304: Hoạt động của các tổ chức du lịch, các hoạt động hỗ trợ du lịch; 642: Viễn thông; )

I Dịch vụ lưu trú và ăn uống H Khách sạn và nhà hàng

J Thông tin và truyền thông

D

P

I

L

221: Xuất bản

9011: Sản xuất và phát hành phim, điện ảnh và phim vidieo;

9012: Chiếu phim điện ảnh và phim video;

9013: Hoạt động phát thanh và truyền hinh;

902: Hoạt động thông tấn;

642: Viễn thông;

731: Tư vấn về phần cứng;

732: Tư vấn và cung cấp phần mềm;

733: Xử lý dữ liệu;

734: Các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu;

739: Các hoạt động khác liên quan đến máy tính

K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm J Tài chính, tín dụng

44

Page 45: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

L Hoạt động kinh doanh bất động sản L 71: Các hoạt động liên quan đến bất

động sản

M Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

L

K;

O

74: Các hoạt động kinh doanh khác;

K: Hoạt động khoa học và công nghệ;

852: Hoạt động thú y

N Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

L

I

72: Cho thuê máy móc thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình;

6304: Hoạt động của các tổ chức du lịch, các hoạt động hỗ trợ du lịch;

O

Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị – xã hội; quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội bắt buộc

Q

M

911: Hoạt động của Đảng;

912: Hoạt động của đoàn thể;

M: Quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc

P Giáo dục và đào tạo N Giáo dục và đào tạo

Q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội O Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (loại

trừ 852: Hoạt động thú y)

R Nghệ thuật, vui chơi và giải trí P

Hoạt động văn hoá và thể thao (loại trừ 9011: Sản xuất và phát hành phim, điện ảnh và phim vidieo; 9012: Chiếu phim điện ảnh và phim viđiô; 9013: Hoạt động phát thanh và truyền hình; 902: Hoạt động thông tấn)

S Hoạt động dịch vụ khác

Q

G

T

913: Hoạt động của các hiệp hội kinh doanh và nghề nghiệp;

919: Hoạt động của các tổ chức hiệp hội khác chưa được phân vào đâu;

526: Sửa chữa đồ dùng cá nhân, gia đình;

93: Hoạt động dịch vụ khác.

T

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình

U Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ tư nhân

U Hoạt động của các tổ chức và V Hoạt động của các tổ chức và đoàn thể

45

Page 46: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

cơ quan quốc tế quốc tế

46

Page 47: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Phụ lục 2. Quan hệ giữa VSIC 2007 với phân loại sản phẩm

Phân loại hoạt động kinh tế và phân loại sản phẩm là hai phân loại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì sản phẩm là kết quả của hoạt động kinh tế. Về cơ bản có hai hướng để sắp xếp các sản phẩm hình thành Hệ thống sản phẩm.

1. Phân loại sản phẩm trung tâm (CPC) do Cơ quan thống kê Liên hợp quốc xây dựng. Phân loại này dựa trên đặc tính đặc điểm vật lý và bản chất tự nhiên của sản phẩm. Do đó CPC hình thành trên cơ sở sự giống và khác nhau về tính chất của sản phẩm được biểu hiện theo các tiêu chí lần lượt như sau:

- Là sản phẩm vật chất hay dịch vụ ;

- Tính hữu ích của sản phẩm được thể hiện bằng hình thái và công dụng của sản phẩm.

2. Phân loại sản phẩm theo hoạt động (CPA) do Uỷ ban thống kê Châu Âu (EUROSTAT) xây dựng. Phân loại này dựa trên nguồn gốc tạo ra sản phẩm là hoạt động kinh tế - ngành kinh tế. Do đó sản phẩm được phân loại gắn chặt và phát triển trên cơ sở ngành kinh tế.

Năm 1997, Tổng cục Thống kê đã xây dựng “Hệ thống phân loại sản phẩm chủ yếu” dựa trên Phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (PCPC).Tuy nhiên mức độ sử dụng còn hạn chế. Trong khi đó nhu cầu của Thống kê sản xuất và phát triển hệ thống chỉ số giá đòi hỏi việc xây dựng Hệ thống phân loại sản phẩm theo huớng CPA được khuyến khích và khả năng áp dụng cao. Vì vậy Danh mục sản phẩm mới của Việt Nam (VCPA) được xây dựng theo hướng này.

Phụ lục 3. Cấu trúc tổng hợp đối với tài khoản quốc gia

Trên giác độ tổng hợp của Tài khoản quốc gia cần thiết có hai cấp độ tổng hợp sử dụng cho báo cáo số liệu tài khoản quốc gia thống nhất giữa các quốc gia: thứ nhất gọi là “tổng hợp cấp cao” các ngành cấp 1 được chia thành 10/11 mục; thứ hai gọi là “tổng hợp trung gian” các ngành cấp 1 và 2 được chia thành 38 mục. Cụ thể như sau:

1. Tổng hợp cấp cao SNA/ISIC A* 10/11: Gồm 10 mục tổng hợp từ các ngành cấp 1 và một mục riêng cho ngành Chế tạo và chế biến.

Bảng 3: Tổng hợp cấp cao SNA/ISIC A* 10/11

ISIC rev.4 và VSIC 2007 Tên mục

1 A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

2 B, C, D và E Công nghiệp chế biến, chế tạo, Khai khoáng và Công nghiệp khác

2a C Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo

47

Page 48: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

3 F Xây dựng

4 G, H và I Bán buôn, bán lẻ; Vận tải và kho bãi; Các dịch vụ lưu trú và ăn uống

5 J Thông tin và truyền thông

6 K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

7 LHoạt động kinh doanh bất động sản (gồm cả cho thuê các căn hộ thuộc quyền sở hữu)

8 M và N Hoạt động chuyên môn, khoa học kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ

9 O, P và Q Hoạt động hành chính quốc phòng, giáo dục y tế và công tác xã hội

10 R, S, T và U Hoạt động khác

2. Tổng hợp trung gian SNA/ISIC A* 38

Bảng 4: Tổng hợp trung gian SNA/ISIC A* 38

A* 38 ISIC rev.4 và VSIC 2007 Ngành cấp 2

1 A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 01 - 03

2 B Khai khoáng 05 - 09

3 CA Sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá 10 - 12

4 CB Dệt, trang phục, da và các sản phẩm có liên quan 13 - 15

5 CC Chế biến gỗ, giấy và in ấn 16 - 18

6 CD Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế 19

7 CE Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất 20

8 CF Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu 21

9 CGSản xuất sản phẩm từ cao su, plastic và sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 22 + 23

10 CHSản xuất kim loại, và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) 24 + 25

11 CI Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 26

12 CJ Sản xuất thiết bị điện 27

13 CK Sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu 28

48

Page 49: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

14 CL Sản xuất các thiết bị vận tải 29 + 30

15 CM Chế biến khác, sửa chữa và lắp đặt máy móc thiết bị 31 - 33

16 DSản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 35

17 E Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 36 - 39

18 F Xây dựng 41 - 43

19 GBán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác 45 - 47

20 H Vận tải và kho bãi 49 - 53

21 I Dịch vụ lưu trú và ăn uống 55 + 56

22 JA Xuất bản, hoạt động phát thanh và nghe nhìn 58 - 60

23 JB Viễn thông 61

24 JC Dịch vụ công nghệ thông tin và thông tin khác 62 + 63

25 K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 64 – 66

26 LHoạt động kinh doanh bất động sản (gồm cả cho thuê các căn hộ thuộc quyền sở hữu) 68

27 MAHoạt động pháp lý, kế toán, quản lý, kiến trúc, phân tích, kiểm tra và kỹ thuật 69 - 71

28 MB Nghiên cứu và triển khai 72

29 MC Hoạt động chuyên môn, khoa học, kỹ thuật 73 - 75

30 N Hoạt động dịch vụ hành chính và hỗ trợ 77 - 82

31 OHoạt động quản lý nhà nước, quốc phòng và đảm bảo xã hội bắt buộc 84

32 P Giáo dục 85

33 QA Y tế 86

34 QB Hoạt động chăm sóc và trợ giúp xã hội 87 - 88

35 R Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 90 - 93

36 S Dịch vụ khác 94 - 96

37 T Hoạt động làm thuê các công việc gia đình, sản xuất sản phẩm cật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình 97 + 98

38 U Hoạt động của tổ chức và cơ quan quốc tế 99

49

Page 50: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân 1993 (VSIC 1993)

2. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007)

3. Hướng dẫn áp dụng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007

4. Phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội - 2003

5. International Standard Industrial Classification for all economic activities Revision 4 (ISIC rev.4) - United Nations Statistical Division.

50

Page 51: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CHUYÊN ĐỀ 3

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

1. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê

– Khái niệm: Điều tra thống kê là việc tổ chức một cách khoa học theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian, không gian.

– Khái niệm: Điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra.

Hay nói khác điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra (Luật Thống kê năm 2003). (bỏ cụm từ “Luật Thống kê năm 2003”)

– Ý nghĩa: Thông tin thu được từ điều tra thống kê là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng của hiện tượng nghiên cứu; cung cấp luận cứ xác đáng cho việc phân tích, phát hiện những yếu tố tác động đến hiện tượng nghiên cứu; căn cứ vững chắc cho việc phát hiện ra qui luật và dự đoán xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu.

2. Yêu cầu đối với điều tra thống kê

Điều tra thống kê phải đảm bảo 4 yêu cầu: Trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời.

- Trung thực. Người thu thập thông tin phải tuyệt đối trung thực, ghi chép đúng những thông tin đã được nghe thấy từ người cung cấp thông tin; đặt câu hỏi phải khách quan, không áp đặt ý định chủ quan, không đưa ra các gợi ý, không suy diễn, không thêm, bớt đối với bất cứ thông tin nào thu thập được từ điều tra. Đối với người cung cấp thông tin phải cung cấp những thông tin thực tế, không được cung cấp thông tin không đúng sự thật.

– Chính xác. Điều tra thống kê phải đảm bảo yêu cầu chính xác từ khâu chuẩn bị điều tra đến khâu công bố kết quả điều tra. Bất cứ một hoạt động nào liên quan đến điều tra không chính xác sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin thu được từ điều tra thống kê. Chẳng hạn, xác định mục đích điều tra không đúng sẽ điều tra sai đối tượng, thông tin thu được sẽ không chính xác; ghi thông tin vào phiếu điều tra không đúng qui định sẽ dẫn đến tổng hợp số liệu sẽ bị sai lệch.

51

Page 52: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Đầy đủ: Thông tin thu thập được từ điều tra thống kê phải đảm bảo đầy đủ về phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra. Không được bỏ sót bất kỳ thông tin nào đã được ghi trên phiếu điều tra phải thu thập.

- Kịp thời: Thông tin thu thập được từ điều tra thống kê phải phản ánh sát thời gian (thời điểm hoặc thời kỳ) phát sinh hiện tượng kinh tế - xã hội và phải phổ biến sớm những thông tin này tới các đối tượng sử dụng. Do vậy, yêu cầu kịp thời phải được quán triệt ngay từ khâu xác định vấn đề cần điều tra, đến việc công bố kết quả điều tra. Nếu xác định đúng vấn đề cần điều tra và tổ chức điều tra thu thập thông tin kịp thời, nhưng công bố kết quả điều tra chậm, không kịp thời sẽ làm giảm, thậm trí mất giá trị của thông tin.

3. Phân loại điều tra thống kê

– Điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên: Căn cứ vào tính liên lục, tính hệ thống để phân điều tra thống kê thành 2 loại: Điều tra thường xuyên; điều tra không thường xuyên. Điều tra thường xuyên là cuộc điều tra được tiến hành thường xuyên, lặp đi, lặp lại nhiều lần theo chu kỳ nhất định (tháng/quí/năm…), ví dụ điều tra giá tiêu dùng hàng tháng; điều tra doanh nghiệp hàng năm… là các cuộc điều tra thường xuyên. Ngược lại, là điều tra không thường xuyên hay điều tra đột xuất, ví dụ cuộc điều tra doanh nghiệp khó khăn do Tổng cục Thống kê tiến hành vào tháng 4/2012 là cuộc điều tra không thường xuyên.

– Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ: Căn cứ vào phạm vi điều tra để phân điều tra thống kê thành 2 loại: Điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.

+ Điều tra toàn bộ: Thu thập thông tin ở tất cả các đơn vị của tổng thể nghiên cứu . Ví dụ: Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành năm là cuộc điều tra toàn bộ doanh nghiệp. Cuộc điều này thu thập thông tin của tất cả (100%) doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng điều tra dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê tiến hành vào thời điểm 0h ngày 01/4/2009 là cuộc điều tra toàn bộ.

+ Điều tra không toàn bộ: Thu thập thông tin ở một số đơn vị của tổng thể nghiên cứu. Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra, điều tra không toàn bộ được phân chia thành 03 loại: Điều tra chọn mẫu; điều tra trọng điểm; điều tra chuyên đề.

++ Điều tra chọn mẫu chỉ chọn ra một số đơn vị (gọi là mẫu điều tra) theo những nguyên tắc nhất định (thường theo phương pháp ngẫu nhiên), đảm bảo tính đại diện cho tổng thể chung để điều tra, suy rộng cho tổng thể nghiên cứu. Ví dụ, điều tra giá tiêu dùng chỉ tiến hành thu thập giá của một số hàng hóa, dịch vụ (rổ hàng hóa, dịch vụ) ở một số đơn vị điều tra (mạng lưới điều tra giá) đại diện cho biến động giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và toàn quốc.

52

Page 53: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

++ Điều tra trọng điểm chỉ tiến hành thu thập thông tin ở một bộ phận trọng yếu, nổi trội xét theo tiêu thức điều tra trong tổng thể chung, nhằm nghiên cứu tính chất điển hình của hiện tượng. Ví dụ, điều tra năng suất lúa ở một tỉnh trọng điểm lúa; năng suất chè ở một tỉnh trọng điểm chè hoặc năng suất cà phê ở vùng trọng điểm cà phê của cả nước. Kết quả của điều tra trọng điểm không được dùng để tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể.

++ Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành thu thập thông tin ở một số ít, thậm chí chỉ thu thập thông tin của một đơn vị của tổng thể, nhưng đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh của đơn vị được chọn, nhằm rút ra vấn đề cốt lõi có tính chất bài học kinh nghiệm. Ví dụ, điều tra nghiên cứu tổ chức cánh đồng mẫu lớn mới xuất hiện trong sản xuất nông nghiệp hoặc điều tra đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp Nhà nước mới được cổ phần hóa. Kết quả điều tra trong các cuộc điều tra chuyên đề không được dùng để tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể nghiên cứu.

Mỗi loại điều tra thống kê nói trên có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùy vào mục đích nghiên cứu để lựa chọn loại điều tra cho phù hợp.

4. Phương pháp thu thập thông tin

Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin từ các đơn vị điều tra. Tùy theo điều kiện thực tế của đối tượng điều tra, nguồn nhân lực (con người, tài chính), thời gian... để lựa chọn phương pháp thu thập thông tin hợp lý. Có cuộc điều tra chỉ sử dụng được một phương pháp thu thập thông tin, nhưng có những cuộc điều tra có thể kết hợp nhiều phương pháp thu thập thông tin. Dưới đây trình bầy một số phương pháp thu thập thông tin thường được sử dụng trong các cuộc điều tra thống kê của Tổng cục thống kê.

– Phương pháp đăng ký trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp cân, đong, đo, đếm... và ghi chép thông tin thu được từ đối tượng điều tra hoặc trực tiếp giám sát việc cân, đong, đo đếm nói trên. Ví dụ: Điều tra suy dinh dưỡng, điều tra viên phải trực tiếp cân nặng và đo chiều cao... của đối tượng điều tra.

– Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp (điều tra viên gặp trực tiếp đơn vị điều tra để phỏng vấn, ghi phiếu) hoặc phỏng vấn gián tiếp (điều tra viên phỏng vấn đơn vị điều tra bằng điện thoại).

– Phương pháp gián tiếp: Cơ quan tổ chức điều tra (điều tra viên) gửi Phiếu điều tra (kèm bản hướng dẫn ghi phiếu) đến đơn vị điều tra bằng đường thư tín hoặc mạng Internet…, đơn vị điều tra nghiên cứu Phiếu điều tra và tự điền thông tin vào Phiếu và gửi tới cơ quan tổ chức điều tra theo thời gian và địa chỉ qui định. Phương pháp thu thập thông tin này, Cơ quan tổ chức điều tra cần phải gửi sẵn phong bì đã dán tem và ghi sẵn

53

Page 54: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

địa chỉ gửi (kèm với phiếu điều tra) để đơn vị điều tra bỏ Phiếu điều tra đã được ghi đầy đủ thông tin vào phong bì này gửi tới Cơ quan tổ chức điều tra.

5. Chương trình điều tra thống kê quốc gia

Chương trình điều tra thống kê quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28/6/2012. Theo đó, Chương trình điều tra thống kê quốc gia có các nội dung cơ bản sau:

a) Qui định chung

– Chương trình điều tra quốc gia bao gồm danh mục các cuộc điều tra, thời hạn điều tra, phân công thực hiện và các điều kiện thực hiện…

– Đáp ứng yêu cầu thông tin của hệ thống chỉ tiêu thống ke quốc gia…

– Bộ trưởng Bộ KH&ĐT có trách nhiệm trình Thủ tướng sửa đổi, bổ sung Chương trình điều tra quốc gia cho phù hợp…

– Là căn cứ để các Bộ, ngành chủ động xây dựng kế hoạch các cuộc điều tra…

– Cơ quan chủ trì là đơn vị xây dựng phương án điều tra, tiến hành điều tra…

– Kinh phí điều tra do ngân sách nhà nước cấp

– Những năm có Tổng điều tra, điều tra toàn bộ, các cơ quan chủ trì có trách nhiệm lồng ghép nội dung các cuộc điều tra vào Tổng điều tra, điều tra toàn bộ

b) Danh mục các cuộc điều tra thống kê quốc gia

– Số lượng các cuộc điều tra, tổng điều tra: 60 cuộc, trong đó:

+ Tổng điều tra: 03 cuộc;

+ Điều tra: 57 cuộc;

+ Tổng cục Thống kê thực hiện: 38 cuộc;

+ Bộ ngành thực hiện: 22 cuộc, gồm: Bộ TNMT: 1 cuộc; Bộ NN&PTNT: 2 cuộc; Bộ CT:2 cuộc; Bộ XD: 3 cuộc; Bộ TT&TT: 4 cuộc; Bộ GTVT: 1 cuộc; Bộ KHCN: 2 cuộc; Bộ YT: 5 cuộc; Bộ GD: 5 cuộc; Bộ LĐTBXH: 1 cuộc.

– Danh mục các cuộc điều tra thống kê quốc gia được trình bày ở dạng bảng, như sau:

TT Tên cuộc

điều tra

Mục đích

điều tra

Đối tượng

điều tra

Đơn vị điều tra

Loại điều tra

Nội dung điều tra

Thời kỳ, thời điểm

điều tra

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

I. Các cuộc Tổng điều tra

54

Page 55: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

II. Các cuộc điều tra

II. QUY TRÌNH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

1. Qui trình sản xuất thông tin thống kê trên thế giới

– Qui trình sản xuất số liệu thống kê do Tổ chức thống kê Châu Âu (Eurostat) xây dựng, gồm 9 bước: (1) Xác định nhu cầu; (2) Thiết kế; (3) Xây dựng; (4) Tiến hành thu thập; (5) Làm sạch và tổng hợp; (6) Phân tích; (7) Phổ biến; (8) Lưu trữ; (9) Đánh giá.

Qui trình sản xuất thông tin thống kê 9 bước nói trên là qui trình tổng quát (quy trình cấp cao). Mỗi bước của qui trình tổng quát nói trên lại bao gồm các qui trình cụ thể (qui trình cấp thấp).

– Qui trình sản xuất thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê là cơ quan chủ yếu sản xuất thông tin thống kê kinh tế, xã hội của nước ta. Hàng năm đã sản xuất ra nhiều loại thông tin thống kê phục vụ Đảng, nhà nước và các đối tượng dùng tin khác. Từ năm 2012 trở về trước, quá trình sản xuất các thông tin thống kê được thực hiện theo 3 giai đoạn chính: (1) Thu thập thông tin; (2) Xử lý, tổng hợp; (3) Phân tích và dự báo. Trong mỗi giai đoạn lai bao gồm nhiều hoạt động cụ thể. Năm 2003, TCTK đã ban hành Quy trình sản xuất thông tin thống kê cấp cao (Quyết định số 945/QĐ-TCTK ngày 24/9/2013), bao gồm 7 bước chính: (1) Xác định nhu cầu thông tin; (2) Chuẩn bị thu thập thông tin; (3) Thu thập thông tin; (4) Tổng hợp thông tin; (5) Phân tích thông tin; (6) Phổ biến thông tin; (7) Lưu trữ thông tin (xem thêm Chuyên đề 1)

2. Qui trình điều tra thống kê

Điều tra thống kê là một trong 3 hình thức thu thập thông tin thống kê, do đó, điều tra thống kê được thực hiện theo Quy trình sản xuất thông tin thống kê của Tổng cục Thống kê nói trên. Tuy nhiên, thuật ngữ trong từng bước sẽ được thay đổi cho phù hợp với điều tra thống kê. Quy trình điều tra thống kê sẽ được thể hiện quan sơ đồ ở hình 1 dưới đây:

55

Page 56: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Hình 1: Sơ đồ về Quy trình điều tra thống kê

1 2 3 4 5 6 7

1.1.Xác định nhu cầu điều tra

2.1 Xây dựng các khái niệm, tiêu thức

3.1 Điều tra viên xác nhận địa bàn điều tra

4.1 Làm sạch phiếu điều tra

5.1 Phác thảo nội dung phân tích

6.1 Xây dựng chiến lược phổ biến kết quả điều tra:- Xác định đối tượng - Xác định nội dung và hình thức phổ biến

7.1 Tổ chức lưu trữ kết quả điều tra

1.2 Hội thảo lấy ý kiến giữa các bên

2.2 Xây dựng Phương án điều tra:- Dự thảo phương án- Thiết kế phiếu-Thiết kế mẫu điều tra

3.2 Điều tra viên lập kế hoạch và liên hệ trước với các đơn vị điều tra

4.2 Phân loại và ghi mã

5.2 Lựa chọn mô hình, biến phân tích

7.2 Bảo trì kết quả điều tra

1.3 Cân đối các nguồn lực

2.3 Hội thảo 3.3 Thu thập thông tin tại các đơn vị điều tra

4.3 Nhập tin

5.3 Giải thích kết quả

6.2 Tiến hành phổ biến

7.3 Tổ chức tra cứu, khai thác

... 2.4 Điều tra thử nghiệm

3.4 Giám sát thu thập số liệu

4.4 Kiểm tra khâu nhập tin

5.4 Tham chiếu các nguồn số liệu khác

6.3 Hỗ trợ người sử dụng và tiếp nhận những ý kiến phản hồi

2.5 Hội thảo, hoàn thiện phương án điều tra

3.5 Nghiệm thu phiếu điều tra tại đia bàn

4.5 Kiểm tra logic

5.5 Dự thảo báo cáo phân tích

6.4 Giải đáp các ý kiến phản hồi

2.6 Dự toán kinh phí điều tra

3.6 Hoàn thiện thu thập số liệu tại địa bàn

4.6 Tính toán quyền số

5.6 Hội thảo và hoàn chỉnh báo cáo phân tích

2.7 Tuyển chọn và tập

4.7 Đánh giá dữ liệu

56

Xác định nhu cầu điều tra

Chuẩn bị điều tra

Thu thập thông tin

tại địa bàn

Tổng hợp kết quả điều tra

Phân tích kết quả điều

tra

Phổ biến kết quả điều tra

Lưu trữ kết quả điều tra

Page 57: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

huấn điều tra viên

và tổng hợp sơ bộ

4.8 Tổng hợp chính thức

57

Page 58: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

III. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

Phương án điều tra thống kê thuộc Bước 2 trong Quy trình điều tra thống kê 7 bước đã đề cập ở trên. Mục này sẽ trình bầy khái niệm, tầm quan trọng và nội dung của phương án điều tra thống kê.

1. Khái niệm, tầm quan trọng, yêu cầu của phương án điều tra thống kê

– Khái niệm: Phương án điều tra thống kê (gọi tắt là phương án điều tra) là một loại văn bản được xây dựng trước khi tiến hành một cuộc điều tra thống kê. Phương án điều tra thống kê quy định rõ cho từng cuộc điều tra về những vấn đề cần giải quyết hoặc cần hiểu thống nhất trước, trong và sau khi tiến hành điều tra.

– Tầm quan trọng: Phương án điều tra có tầm quan trọng như bộ tài liệu thiết kế kỹ thuật của một đề án hay công trình xây dựng. Các công việc chủ yếu của một cuộc điều tra và trình tự thực hiện chúng phải được thể hiện trong phương án điều tra. Các tổ chức và cá nhân liên quan đến cuộc điều tra sẽ căn cứ vào phương án điều tra để thực hiện các công việc được phân công.

– Yêu cầu: Phương án điều tra phải nhất quán, rõ ràng từ việc xác định mục đích điều tra đến kế hoạch thực hiện. Đặc biệt chú ý đến việc xác định đối tượng, đơn vị, nội dung điều tra. Một phương án điều tra đạt yêu cầu khi tất cả mọi người đều hiểu một cách thống nhất tất cả các nội dung được trình bày trong phương án điều tra.

2. Nội dung phương án điều tra

Tùy theo mỗi cuộc điều tra, nội dung cụ thể của phương án điều tra có thể thay đổi, nhưng nhất thiết phải bao gồm 11 nội dung chủ yếu sau:

- Mục đích, yêu cầu điều tra;

- Đối tượng, đơn vị, phạm vi điều tra;

- Thời điểm, thời kỳ số liệu, thời gian thu thập số liệu;

- Nội dung điều tra, phiếu điều tra

- Các phân loại, danh mục sử dụng trong điều tra;

- Loại điều tra, phương pháp thu thập số liệu;

- Tổng hợp và biểu đầu ra

- Kế hoạch tiến hành điều tra;

- Tổ chức thực hiện điều tra;

- Kinh phí điều tra;

- Các phụ lục.

58

Page 59: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tùy theo mỗi cuộc điều tra, nội dung cụ thể của phương án điều tra có thể thay đổi, nhưng nhất thiết phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Phương án điều tra thống kê gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích, yêu cầu điều tra;

b) Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra;

c) Loại điều tra;

d) Thời điểm, thời gian và phương pháp điều tra;

đ) Nội dung, phiếu điều tra;

e) Phân loại thống kê sử dụng trong điều tra;

g) Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra;

h) Kế hoạch tiến hành điều tra;

i) Tổ chức điều tra;

k) Kinh phí và các điều kiện vật chất cho điều tra.

Dưới đây sẽ trình bày chi tiết từng nội dung nói trên. (các nội dung trên cần được trình bày, bổ sung lại ở các mục dưới)

Ngoài ra cần thêm mục Thẩm định phương án điều tra thống kê (điều 32 của Luật Thống kê 2015)

2.1. Mục đích, yêu cầu điều tra

Nội dung đầu tiên và rất quan trọng của một Phương án điều tra là xác định rõ mục đích cuộc điều tra. Căn cứ để xác định mục đích điều tra là đối tượng sử dụng thông tin sẽ thu thập từ cuộc điều tra.

Để xác định chính xác mục đích cuộc điều tra, chúng ta phải đặt ra các câu hỏi và tìm lời giải cho chúng. Cuộc điều tra này phục vụ đối tượng dùng tin nào? Đối tượng dùng tin cần những thông tin gì? Yêu cầu cụ thể của những thông tin này là gì? thông tin trên địa bàn 1 tỉnh hay vùng, toàn quốc? thời gian nào?... Nội dung này sẽ quyết định đến các nội dung khác của phương án điều tra. Nếu xác định sai mục đích điều tra, sẽ dẫn đến xác định không đúng đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra.

2.2. Đối tượng, phạm vi, đơn vị điều tra

Đối tượng điều tra là đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu chứa đựng các nội dung thông tin cần được tiếp cận để điều tra thu thập thông tin. Ví dụ, các doanh nghiệp hoạt động theo Luật DN, Luật HTX là đối tượng điều tra của cuộc điều tra doanh nghiệp; nhân khẩu thực tế thường trú là đối tượng điều tra của cuộc điều tra lao động việc làm; Hộ gia đình là đối tượng điều tra của cuộc điều tra khảo sát mức sống dân cư.

59

Page 60: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Xác định đúng đắn đối tượng điều tra sẽ giúp cho việc quy định rõ phạm vi hiện tượng nghiên cứu, vạch rõ ranh giới giữa các hiện tượng đó với các hiện tượng khác, tránh được tình trạng bỏ sót đơn vị hoặc điều tra không đúng đối tượng điều tra.

Trong một cuộc điều tra, nhất là Tổng điều tra có thể có nhiều loại đối tượng điều tra, mỗi loại đối tượng điều tra lại bao gồm các đối tượng điều tra khác nhau. Ví dụ, Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp có 3 loại đối tượng điều tra: i) Đối tượng điều tra là các cơ sở SXKD (bao gồm các cơ sở SXKD thuộc doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đoàn thể); ii) Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; iii) Đoàn thể, hiệp hội.

Đơn vị điều tra là đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu, mà ở đó tiến hành thu thập thông tin để ghi vào phiếu điều tra. Ví dụ, mỗi doanh nghiệp hoạt động theo Luật DN, Luật HTX là một đơn vị điều tra của cuộc điều tra doanh nghiệp; mỗi hộ dân cư được chọn vào mẫu điều tra là đơn vị điều tra của cuộc điều tra lao động việc làm.

Nhìn chung đơn vị điều tra khác với đối tượng điều tra. Tuy nhiên, có một số cuộc điều tra, đơn vị điều tra trùng với đối tượng điều tra. Ví dụ: Điều tra doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa là đối tượng điều tra, vừa là đơn vị điều tra.

Phạm vi điều tra là việc xác định rõ phạm vi điều tra theo không gian (tỉnh, vùng, toàn quốc…) và/hoặc theo ngành kinh tế…

2.3. Thời điểm, thời kỳ số liệu, thời gian thu thập số liệu

Thông tin thống kê phải gắn với thời gian cụ thể, có thể là thời điểm (tại thời điểm nhất định), hoặc thời kỳ (khoảng thời gian nhất định). Do đó, trong phương án điều tra phải qui định rõ thời điểm, thời kỳ của những thông tin cần thu thập.

Thời điểm của số liệu: Qui định rõ số liệu cần thu thập tại thời điểm nào, ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 qui định thời điểm thu thập số liệu là 0 giờ ngày 1/4/2009. Có nghĩa là những trẻ em nào sinh sau thời điểm trên sẽ không được tính vào tổng dân số của Việt Nam tại thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009.

Thời kỳ số liệu: Qui định rõ số liệu cần thu thập trong khoảng thời gian nào? Số liệu của tháng, quí, năm? Ví dụ: “doanh thu năm… của doanh nghiệp” là thời kỳ số liệu điều tra của số liệu doanh thu trong cuộc điều tra doanh nghiệp.

Thời gian thu thập thông tin là thời gian qui định từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc việc thu thập thông tin trong cuộc điều tra. Tùy thuộc vào mức độ của từng cuộc điều tra để qui định thời gian thu thập thông tin hợp lý.

Lưu ý: Thời điểm của số liệu khác với thời gian tiến hành thu thập số liệu. Thời gian thu thập số liệu thường tiến hành sau thời điểm của số liệu (trừ những thông tin về xu hướng, dự báo).

2.4. Nội dung điều tra và phiếu điều tra

60

Page 61: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Nội dung điều tra là những thông tin cần thu thập trong một cuộc điều tra thống kê. Muốn xác định được chính xác những thông tin cần thu thập trong cuộc điều tra phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu điều tra. Người ta thường chia ra thành các nhóm thông tin cần thu thập từ một cuộc điều tra. Ví dụ: Nội dung trong cuộc Tổng điều cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 được chia thành 5 nhóm thông tin: Thông tin nhận dạng cơ sở; Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động; Thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh, tình hình hoạt động của cơ sở; Thông tin về tình hình ứng dụng CNTT; Thông tin về tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp.

Nội dung điều tra sẽ được cụ thể hóa và trình bày trên các phiếu điều tra. Phiếu điều tra (bảng hỏi) là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin chính xác từ các đơn vị điều tra. Toàn bộ nội dung điều tra được thể hiện trên phiếu điều tra (nó còn được coi là công cụ điều tra). Tùy theo mục đích, đối tượng, đơn vị, nội dung của mỗi cuộc điều tra sẽ sử dụng một hay nhiều mẫu phiếu điều tra khác nhau. Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 sử dụng 2 mẫu phiếu điều tra (01 phiếu cho điều tra toàn bộ - Phiếu ngắn; 01 phiếu cho điều tra mẫu – Phiếu dài); Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012 sử dụng 28 mẫu phiếu điều tra. Người thiết kế phiếu điều tra không chỉ đòi hỏi phải có nghiệp vụ chuyên môn, mà còn phải có kiến thức thẩm mỹ, kỹ năng thiết kế (xem mục V “Thiết kế phiếu điều tra”).

2.5. Các bảng phân loại, danh mục sử dụng trong điều tra

Tuy theo mục đích, yêu cầu, nội dung của mỗi cuộc điều tra sẽ sử dụng bảng phân loại, doanh mục khác nhau (dùng để thu thập, tổng hợp thông tin). Phương án điều tra phải ghi rõ bảng phân loại, danh mục nào được sử dụng cho cuộc điều tra (tên bảng phân loại, danh mục, số quyết định, năm ban hành…). Ví dụ, Phương án khảo sát mức sống dân cư năm 2010 (ban hành theo QĐ số 320/QĐ-TCTK nganỳ 26/5/2010) đã ghi rõ 04 bảng danh mục, gồm: Bảng mã dân tộc (được in sẵn trong phiếu khảo sát); Danh mục nghề nghiệp (mã 2 chữ số được in sẵn trong phiếu khảo sát); Danh mục ngành kinh tế quốc dân (mã 2 chứ số được in sẵn trong phiếu khảo sát; Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân (mã 2 chứ số được in sẵn trong phiếu khảo sát); Bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2008 được ban hành theo quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng chính phủ và những thay đổi đã được TCTK cập nhật đến thời đirmt điều tra.

2.6. Loại điều tra và phương pháp thu thập số liệu

Loại điều tra: Phương án điều tra phải qui định rõ loại điều tra là điều tra toàn bộ hay điều tra mẫu hay điều tra toàn bộ kết hợp điều tra mẫu. Tùy theo mục đích, yêu cầu điều tra để xác định loại điều tra phù hợp. Đối với cuộc điều tra sử dụng đồng thời 02 loại

61

Page 62: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

điều tra, phương án điều tra phải qui định rất cụ thể những thông tin nào phải điều tra toàn bộ, những thông tin nào cần phải điều tra mẫu và cần phải có lược đồ cụ thể cho từng loại điều tra.

Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu là cách thức thu thập thông tin để ghi vào phiếu điều tra. Trong điều tra thống kê, thường sử dụng 03 phương pháp thu thập thông tin:

(i) Phương pháp đăng ký trực tiếp: Điều tra viên trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra để tiến hành hoặc giám sát việc đếm, đong, đo… và ghi thông tin vào phiếu điều tra

(ii) Phương pháp phỏng vấn: gồm, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.

Phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt), điều tra viên trực tiếp phỏng vấn đơn đối tượng điều tra để ghi thông tin vào phiếu điều tra.

Phỏng vấn gián tiếp, điều tra viên phỏng vấn đối tượng điều tra qua điện thoại, hoặc gửi phiếu điều tra (qua thư tín, internet…) đến đối tượng điều tra để họ tự điền thông tin vào phiếu điều tra và gửi lại phiếu điều tra cho điều tra viên.

Mỗi phương pháp thu thập thông tin đều có những ưu điểm và hạn chế. Phỏng vấn trực tiếp sẽ thu thập được thông tin chính xác hơn, nhưng chi phí cao; ngược lại, thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn gián tiếp, chi phí thấp, nhưng thông tin thu thập được có thể thiếu chính xác hơn, vì nhiều người điền phiếu, nên xác xuất xảy ra sai sót lớn hơn. Căn cứ vào đối tượng, đơn vị và nội dung điều tra để quyết định sử dụng phương pháp thu thập số liệu thích hợp. Có cuộc điều tra có thể sử dụng một trong 02 phương pháp thu thập số liệu nói trên hoặc đồng thời sử dụng cả 02 phương pháp thu thập thông tin, nhưng có cuộc điều tra chỉ sử dụng được phương pháp phỏng vấn trực tiếp, không thể sử dụng phương pháp gián tiếp được. Ví dụ: Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình không thể sử dụng phương pháp gián tiếp để thu thập số liệu.

2.7. Tổng hợp và hệ thống biểu tổng hợp kết quả điều tra

Tổng hợp kết quả điều tra: Phương án điều tra phải ghi rõ qui trình và cách thức tổng hợp số liệu điều tra. Chẳng hạn, làm sạch phiếu, mã hóa, nhập tin (thủ công hay scanning), xử lý tập trung tại hay phân tán…

Hệ thống biểu tổng hợp kết quả điều tra: Phương án điều tra phải có hệ thống biểu tổng hợp kết quả điều tra (căn cứu vào thông tin được trình bày ở phiếu điều tra để thiết kế hệ thống biểu tổng hợp đầu ra; các biểu đầu tra phải đáp ứng được mục đích và yêu cầu điều tra. Trên cơ sở thiết kế biểu đầu ra để hoàn thiện phiếu điều tra.

2.8. Kế hoạch tiến hành điều tra

62

Page 63: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Phương án điều tra phải ghi chi tiết kế hoạch tiến hành điều tra, bao gồm, tên các công việc, thời gian thực hiện (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc), đơn vị/cá nhân thực hiện… Kế hoạch chi tiết tổ chức điều tra được lập theo sơ đồ găng hoặc lập thành bảng (gồm các cột chủ yếu: Tên công việc/hoạt động; thời gian thực hiện, cơ quan chủ trì). Kế hoạch chi tiết tổ chức điều tra phải thể hiện được đầy đủ những công việc từ giai đoạn chuẩn bị điều tra cho đến giai đoạn phân tích và công bố kết quả điều tra. Kế hoạch tiến hành điều tra chi tiết được để ở phụ lục đích kèm phương án điều tra

2.9. Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện cuộc điều tra là cách thức tiến hành cuộc điều tra này như thế nào; hình thành các tổ chức thực hiện cuộc điều tra (Ban chỉ đạo, Tổ thường trực…). Căn cứ vào qui mô, mức độ phức tạp của từng cuộc điều tra để hình thành các tổ chức thực hiện điều tra. Thông thường, các cuộc tổng điều tra với qui mô lớn cần hình thành Ban chỉ đạo và tổ thường trực giúp việc Ban chỉ đạo tổ chức điều tra.

2.10. Kinh phí điều tra

Phương án điều tra phải ghi rõ nguồn kinh phí được sử dụng chon cuộc điều tra và theo chế độ được qui định tại văn bản nào, kèm theo phụ lục kinh phí đã được tính toán chi tiết theo từng công việc điều tra.

Ngoài 10 nội dung chủ yếu như đã trình bay ở trên, phương án điều tra cần phải có các phụ lục đính kèm, như: Các phiếu điều tra; hệ thống biểu tổng hợp kết quả điều tra; qui trình điều tra/qui trình chọn mẫu điều tra; bảng tổng hợp kinh phí điều tra…

IV. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

1. Khái niệm, đặc trưng, bản chất của sai số điều tra

Khái niệm sai số điều tra thống kê: Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa trị số thực của hiện tượng nghiên cứu so với trị số của nó mà điều tra thống kê thu được.

Đặc trưng sai số điều tra thống kê: Sai số thống kê có tính chất tương đối, đây là đặc trưng cơ bản của số liệu thống kê. Một câu trả lời trong 1 cuộc điều tra thống kê có thể được coi là có bao hàm sai số chỉ khi nó được đem ra so sánh với một hệ thống chuẩn mực đã được chấp thuận. Xét hai ví dụ sau:

Ví dụ 1: Một cuộc điều tra về sử dụng đất nông nghiệp, người ta thu được số liệu về diện tích đất nông nghiệp của xã A là 66,4 ha. Nhưng cuộc Tổng điều tra nông nghiệp lại thu thập được số liệu là 66 ha. Đối với trường hợp này, được xác định là sai số, nếu Tổng điều tra nông nghiệp qui định lấy số chính xác đến phần chục; ngược lại, không được xác định là sai số, nếu Tổng điều tra nông nghiệp qui định lấy tròn số.

63

Page 64: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Ví dụ 2: Khi thu thập về ngày, tháng, năm sinh của một người, ta thu được số liệu là ngày 10/8/1980, nhưng thực tế là 10/8/1981, nhưng số liệu tổng hợp tuổi theo khoảng từ 1980 – 1984, trường hợp này không được coi là sai số thống kê, vì 1980 và 1981 đều nằm trong khoảng tuổi qui định trong điều tra.

Hiểu rõ sai số điều tra thống kê có tính chất tương đối sẽ giúp cho người sử dụng thông tin thống kê có thể sử dụng một cách linh hoạt kết quả điều tra, không cực đoan phủ nhận tất cả.

Bản chất của sai số điều tra thống kê: Sai số điều tra thống kê được xét trên 2 góc độ: Sai số điều tra của từng cá thể (sai số cá thể) và sai số điều tra của tập hợp các cá thể (sai số chung).

Sai số điều tra của từng cá thể được điều tra là chênh lệch giữa giá trị đích thực của cá thể với giá trị điều tra của cá thể đó. Chẳng hạn, giá trị đích thực của cá thể i là x i, giá trị điều tra là zi, sai số điều tra của cá thể này là di= zi-xi. Nếu di=0, không có sai số cá thể; di<0 là sai số lệch âm; di>0 là sai số lệch dương.

Sai số điều tra của tập hợp các cá thể được điều tra là tổng hòa các sai số điều tra cá thể. Chẳng hạn, tổng giá trị đích thực của các cá thể được điều tra là ∑xi, giá trị điều tra là ∑zi, sai số điều tra của các cá thể này là dtthẻ= ∑zi -∑xi. Nếu dtthể=0, không có sai số, có nghĩa là sai số điều tra của các cá thể đã được bù trừ cho nhau (định luật số lớn); d tthể # 0 là sai số điều tra.

Như vậy, sai số cá thể có thể xảy ra trong một cuộc điều tra, nhưng không có sai số chung. Hiểu được bản chất của sai số điều tra thống kê, nên chúng ta cần quan tâm đến sai số chung hơn là những sai số cá thể.

2. Các loại sai số điều tra thống kê

Căn cứ vào tính chất của các sai số trong điều tra thống kê, người ta chia thành 2 loại: (i) Sai số do tính chất đại diện; (ii) Sai số do đăng ký thông tin.

- Sai số do tính chất đại diện chỉ xẩy ra trong điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân của sai số này là do tính đại diện của mẫu điều tra. Một mẫu được chọn ra từ một tổng thể để điều tra sẽ không thể giống hoàn toàn như tổng thể, mà chỉ có thể đại diện đến một mức nhất định nào đó của tổng thể. Nếu mẫu được chọn một cách khoa học (ngẫu nhiên, đủ lớn...) sẽ có tính đại diện cao, sai số thấp. Ngược lại, thiết kế mẫu không đảm bảo khoa học, sai số đại diện sẽ rất lớn.

- Sai số do đăng ký thông tin (sai số phi chọn mẫu) là những sai số do khai báo, đăng ký, ghi chép... thông tin vào phiếu điều tra không chính xác trong các cuộc điều tra

64

Page 65: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

thống kê. Sai số loại này được thường được gọi là sai số phi mẫu. Sai số phi mẫu bao gồm sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống.

+ Sai số ngẫu nhiên là những sai số xẩy ra do ngẫu nhiên, tình cờ, không cố ý của những người có liên quan đến cuộc điều tra. Sai số loại này sẽ chịu sự chi phối của qui luật số lớn (nếu điều tra càng nhiều đơn vị, các sai lệch ngẫu nhiên sẽ có khả năng bù trừ, triệt tiêu nhau làm cho sai số chung càng nhỏ (Xem bản chất của sai số).

Ví dụ: Thu thập số liệu về thu nhập của hộ gia đình trong điều tra khảo sát mức sống dân cư, do các hộ gia đình được chọn mẫu điều tra, không thể nhở chính xác thu nhập của hộ gia đình mình trong 01 năm qua là bao nhiêu, một số hộ gia đình có thể khai cao hơn so với thực tế, nhưng một số hộ gia đình khác lại khai thấp hơn so với thực tế. Có thể một số hộ gia đình có xu hướng khai cao hơn so với thu nhập thực, một số hộ gia đình khác lại có xu hướng khai thập so với thu nhập thực. Sai sót này có thể bù trừ cho nhau (hộ khai cao hơn, sẽ bù cho hộ thấp hơn) theo qui luật số lớn.

+ Sai số hệ thống là những sai số do chủ định của những người tổ chức điều tra và/hoặc do lỗi của thiết kế điều tra (xác định sai đối tượng, đặt câu hỏi không chuẩn xác, xác định sai thanh đo...). Loại sai số này không chịu sự chi phối của qui luật số lớn.

Theo qui trình điều tra 7 bước, sai số do đăng ký có thể xẩy ra ở bất cứ bước nào của qui trình điều tra. Nhằm giảm thiểu sai số điều tra, đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ từng bước trong qui trình điều tra 7 bước.

V. THIẾT KẾ PHIẾU ĐIỀU TRA

1. Một số vấn đề chung về thiết kế phiếu điều tra

1.1. Khái niệm, vai trò và tầm quan trọng của phiếu điều tra

Phiếu điều tra thống kê (hay còn gọi là bảng hỏi thống kê) là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm thu thập đầy đủ thông tin ban đầu phục vụ mục đích của cuộc điều tra.

Phiếu điều tra là một bộ phận rất quan trọng của phương án điều tra thống kê. Hay nói khác, phiếu điều tra là phương tiện giao tiếp duy nhất giữa người thu thập (người phỏng vấn) với người cung cấp thông tin (người được phỏng vấn). Hầu như không có cuộc điều tra thống kê nào lại không sử dụng phiếu điều tra. Phiếu điều tra được thiết kế phù hợp, chính xác, thân thiện sẽ thu được những thông tin chính xác, ngược lại sẽ thu được những thông tin không chính xác, “các thí nghiệm chỉ ra rằng phạm vi sai sót liên quan đến các câu hỏi nhậy cảm và các câu hỏi mập mờ có thể lên đến 20% hoặc 30%” (Warwick và Liniger 1975,126).

Một phiếu điều tra tốt là phiếu điều tra được thiết kế không quá dài sau khi phiếu điều tra được biên tập đánh giá và dự thảo nhiều lần với các câu hỏi không khó trả lời và ngôn ngữ đơn giản, hợp lý.

65

Page 66: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

1.2. Yêu cầu

Thiết kế phiếu điều tra cần đạt được 4 yêu cầu: (i) Ngắn gọn; (ii) Logic; (3) Rõ ràng, dễ hiểu; (4) Thân thiện.

(i) Ngắn gọn: Phiếu điều tra được thiết kế ngắn gọn sẽ tránh lãng phí (giấy in, công phỏng vấn, làm sạch, mã hóa, nhập tin...), tránh gây cẳng thẳng cho người trả lời và cho điều tra viên. Mức độ ngắn gọn của phiếu điều tra tùy thuộc vào từng cuộc điều tra, nhưng tối đa không quá 14 trang A4 hoặc thời gian phỏng vấn không nên kéo dài quá 45 - 90 phút (Sức mạnh của thiết kế điều tra, 93).

(ii) Logic: Phiếu điều tra phải được thiết kế theo trật tự logic nhất định, như trình bầy các câu hỏi theo luồng tư duy tự nhiên của người hỏi và người trả lời. Ví dụ: Cần thu thập thông tin cá nhân của một người, cần sắp xếp các câu hỏi theo trình tự sau: Họ tên, giới tính, năm sinh, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thu nhập... Nếu không theo trật tự trên, người hỏi và người trả lời có thể bỏ sót hoặc trả lời không chính xác, đặc biệt là những thông tin có tính sự kiện.

(iii) Rõ ràng, dễ hiểu: Phiếu điều tra phải được thiết kế rõ ràng từng mục, từng chủ đề, từng câu hỏi... để người trả lời có thể tự đọc rồi điền thông tin vào phiếu. Hạn chế tối đa việc giải thích, hướng dẫn ghi phiếu điều tra. Đảm bảo đủ chỗ để ghi thông tin, chữ không quá nhỏ, quá dày. Thuận lợi cho việc đặt câu hỏi, câu trả lời; phù hợp với hình thức thu thập thông tin và áp dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý, tổng hợp kết quả điều tra.

(iv) Thân thiện: Hình thức phiếu điều tra đẹp, thân thiện với điều tra viên và người trả lời phỏng vấn. Tùy theo hình thức thu thập số liệu (trực tiếp hay gián tiếp) để thể hiện hình thức phiếu điều tra cho phù hợp. Hình thức phiếu điều tra không đẹp, không thân thiện sẽ gây ác cảm ngay từ ban đầu đối với cả điều tra viên và người được phỏng vấn, thậm chí đối tượng điều tra không hợp tác.

Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra gồm 4 nội dung chính: i) Câu hỏi (để hỏi đối tượng điều tra những thông tin cần điều tra); ii) Giải thích, hướng dẫn (giải thích, hướng dẫn cách hỏi, cách ghi, hay cách chuyển đến câu hỏi khác); iii) Câu trả lời của đối tượng điều tra; iv) Mã số câu hỏi hoặc câu trả lời.

2. Quy trình thiết kế phiếu điều tra

Có một số cách thể hiện các bước thiết kế phiếu điều tra, tài liệu này trình bày quy trình thiết kế phiếu điều tra theo 6 bước chính như Sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế phiếu ðiều tra

(1) Xác định thông tin cần thu thập

66

Page 67: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

2.1. Nguyên tắc thiết kế câu hỏi

Chưa có khuôn mẫu chuẩn nào cho thiết kế câu hỏi tốt, nhưng có 2 nguyên tắc cơ bản để tạo ra một câu hỏi tốt, đó là: (i) Thích hợp; và (ii) Chính xác.

(i) Thích hợp: Người thiết kế câu hỏi phải hiểu sâu sắc về câu hỏi mình đặt ra và phải biết chính xác mục đích của câu hỏi cần đạt được cái gì. Mục đích của câu hỏi sẽ quyết định thông tin cần thiết và hình thức ngôn từ được dùng để đặt câu hỏi. Câu hỏi thích hợp sẽ thu hút người trả lời và tạo điều kiện cho họ nhớ lại (ví dụ đối với các cuộc điều tra về mức sống, chi tiêu hộ gia đình hoặc các cuộc điều tra xã hội học). Câu hỏi không thích hợp, nhạy cảm sẽ làm cho đối tượng điều tra khó trả lời.

(ii) Chính xác: Một câu hỏi chính xác là câu hỏi thu được thông tin chính xác. Muốn thu được thông tin chính xác, không nên hỏi đối tượng điều tra những gì họ không hiểu rõ, hoặc ở thời điểm quá xa trong quá khứ đối với họ để nhớ chính xác. Vì đối tượng điều tra ít khi thú nhận sự thiếu hiểu biết của họ và họ thường có xu hướng trả lời bất cứ câu hỏi nào, thậm chí ngay cả những câu hỏi họ không biết hoặc hiểu nơ mơ.

Thiết kế câu hỏi thích hợp và chính xác là một nghệ thuật, trong đó, kinh nghiệm thực tế cùng với kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và hiểu biết tâm lý của người thiết kế câu hỏi đóng vai trò quan trọng. Người thiết kế câu hỏi, phải tự đặt mình “vào vị trí một đối tượng điều tra nhất định, hoặc một đối tượng điều tra ít được đào tạo nhất” thì mới thiết kế được câu hỏi tốt.

2.2. Xác định thông tin cần thu thập

67

(2) Xác định phương pháp thu thập số liệu và loại phiếu điều tra

(3) Tiến thành soạn thảo và đánh giá các câu hỏi

(4) Thiết kế cấu trúc phiếu điều tra

(5) Trình bày phiếu điều tra và thiết kế hình thức phiếu điều tra

(6) Điều tra thử nghiệm phiếu điều tra tại thực địa và hoàn thiện phiếu điều tra

Page 68: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

(i) Xác định mục đích và yêu cầu cuộc điều tra

Trả lời câu hỏi tìm hiểu vấn đề gì phục vụ mục đích và yêu cầu gì?

Để thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác theo yêu cầu đặt ra, nhà thiết kế phiếu điều tra cần nắm vững mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra.

Bước đầu tiên của bất cứ cuộc điều tra nào là phải quyết định cần thu thập thông tin cho mục đích gì. Về mặt lý luận, mục đích điều tra phải do nhà sử dụng thông tin đưa ra. Người dùng tin phải đưa ra yêu cầu một cách cụ thể và tương đối chi tiết về các loại thông tin cần thiết. Từ mục tiêu của cuộc điều tra sẽ xác định đối tượng nào cần điều tra và sẽ yêu cầu họ trả lời những thông tin gì. Thực tế cho thấy, các nhà thiết kế điều tra thường mong người sử dụng tin cho biết: thông tin (chỉ tiêu thống kê) cần điều ra là gì; mức độ chi tiết của từng chỉ tiêu ra sao; cấp độ thông tin đến đâu (thông tin cần chi tiết tới cấp xã, huyện, tỉnh hay chỉ dừng lại ở cấp Trung ương). Nếu mục tiêu không rõ ràng sẽ đem lại kết quả điều tra có thể không rõ ràng và dễ bị chệch. Việc xác định mục đích điều tra có tác dụng định hướng cho toàn bộ quá trình điều tra.

(ii) Xác định nội dung chi tiết

Trong thực tế mục tiêu điều tra thường được đặt ra rất ngắn gọn, để có thể thu thập được thông tin đáp ứng mục tiêu, người thiết kế điều tra phải trên cơ sở mục tiêu đó mà triển khai thành nội dung. Nội dung thường được phân theo từng chủ đề với mục tiêu chi tiết hơn, mỗi chủ đề thường tương ứng với một mục.

(iii) Xây dựng kế hoạch tổng hợp/phân tích

Sau khi đã xác định về cơ bản các chủ đề cùng mục tiêu chi tiết, người thiết kế cuộc điều tra cần thể hiện nội dung đã được xác định thành một bộ các biểu bảng tổng hợp số liệu điều tra, thường gọi là xây dựng các biểu thông tin đầu ra. Các thông tin đầu ra này có thể được coi là nội dung chủ yếu của kế hoạch tổng hợp, phân tích số liệu.

Các biểu thông tin đầu ra rất cần thiết cho việc thiết kê các câu hỏi cụ thể với hình thức phù hợp cho phiếu điều tra. Người thiết kế phiếu điều tra cần bám sát vào kế hoạch đó một cách thường xuyên trong quá trình chi tiết hóa tiêu thức điều tra thành các câu hỏi.

(iv) Xác định thông tin cần thu thập

Tuy ngay từ đầu đã xác định được đối tượng điều tra cơ bản, song khi xây dựng phiếu điều tra vẫn cần xác định đối tượng diều tra cụ thể. Vì vậy, trước khi xác định tiêu thức cho từng mục, điều cần thiết là phải xác định đối tượng điều tra cho từng mục, là thông tin thời điểm hay thời kỳ.

68

Danh sách biếnThông tin cá nhânBV1 Giới tínhBV2 TuổiBV3 Trình độ ĐTBV4 Chức vụCác biến điều traSV1 Luật giao thôngSV2 Nguồn lựcSV3 Quan điểm về....

Page 69: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Xác định các tiêu thức cần thu thập trên cơ sở mục tiêu đã đề ra ở bước trên.

Sắp xếp các tiêu thức theo trình tự hợp lý, thông thường trong cùng một mục, sẽ có một vài nhóm các tiêu thức liên quan với nhau, khi đó cần lưu ý sắp xếp sao cho thông tin ở tiêu thức trước có thể là điều kiện để kiểm tra việc ghi thông tin ở tiêu thức sau.

Tiếp theo người thiết kế phiếu điều tra cần liệt kê đầy đủ một danh mục (danh mục các biến) các thông tin cần thu thập để hoàn thành những mục tiêu và cụ thể hóa vào các câu hỏi. Khi liệt kê bản danh mục như vậy, cần tránh hai khuynh hướng: “thừa còn hơn thiếu” hoặc bỏ sót thông tin.

Tạo lập danh sách biến và dự kiến bảng biểu tổng hợp cũng có thể cung cấp một bức tranh tổng quát đáng tin cậy về phạm vi vấn đề thuộc phiếu điều tra. Danh sách biến là một bảng danh mục đơn giản trong đó mỗi biến được đưa ra tên và mã của biến. Một biến có thể là nguồn của một hoặc nhiều câu hỏi, phụ thuộc vào mức độ khó khăn để thu thu thập thông tin. Sau đó dự kiến bảng biểu tổng hợp có thể được thiết lập một cách nhanh chóng với sự trợ giúp của các mã biến, tạo khả năng để kiểm tra tất cả các biến cần thiết để trả lời cho những vấn đề bao gồm trong chủ đề điều tra. Phạm vi vấn đề có thể được kiểm tra một cách dễ dàng dựa vào những vấn đề về thực tế. Dự kiến các bản biểu tổng hợp là một phương thức tốt để bảo đảm rằng điều tra đã bao gồm tất cả các biến cơ bản cần thiết và các lĩnh vực nghiên cứu.

Danh sách biến cùng hệ thống bảng biểu tổng hợp tạo thành một công cụ quan trọng cần được sử dụng trong thiết kế từng phiếu điều tra. Cũng theo cách như vậy, các dự kiến về phân tích đa biến và dự kiến các đồ thị trình bày cũng nên được đưa ra và được kiểm tra cùng nhau. Là quá muộn nếu ở giai đoạn phân tích và trình bày kết quả mới phát hiện ra điều tra đã bỏ qua những biến có ý nghĩa lớn trong việc phân tích rõ ràng và sâu sắc các kết quả điều tra. Đối với các giai đoạn càng về sau thì khả năng thêm biến càng trở lên khó khăn và là quá muộn để thêm biến khi cuộc điều tra được bắt đầu.

Tiếp theo, cụ thể các câu hỏi nghiên cứu thành một hoặc một số các chỉ tiêu thống kê (các biến) và mỗi chỉ tiêu thống kê lại được cụ thể hóa thành một hoặc một số câu hỏi trong phiếu điều tra. Các chỉ tiêu thống kê này phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các khía cạnh của câu hỏi nghiên cứu. Để đảm bảo có đầy đủ các chỉ tiêu thống kê, cần xây dựng một bảng đối chiếu giữa danh sách các câu hỏi nghiên cứu (nội dung thông tin cần thu thập) với các chỉ tiêu thống kê và câu hỏi cần thu thập để tránh thừa và thiếu.

Danh mục chỉ tiêu đóng vai trò là cơ sở cho người thiết kế phiếu điều tra khi xây dựng các câu hỏi, hướng dẫn và các phương án trả lời. Danh mục chỉ tiêu bao gồm các lĩnh vực điều tra đã được thống nhất và các định nghĩa. Các câu hỏi nên được kiểm tra so

69

Dự kiến bảng biểuThông tin cá nhânBV1*BV2*BV3 BV3*BV2*BV5 BV4*BV1*BV5

Biểu kết hợp SV1* BV1, BV2 SV2* BV2, BV3 SV3* BV3, BV4

Page 70: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

sánh với danh mục chỉ tiêu nhằm tất cả các lĩnh vực của cuộc điều tra đã được đề cập. Trong nhiều trường hợp, rất khó để chuyển được một chỉ tiêu thành một câu hỏi. Do vậy, cần thực hiện một số công việc như xác định ý nghĩa của chỉ tiêu, cụ thể nội dung và xây dựng một nhóm các câu hỏi để các câu hỏi này có thể đo lường được hiện tượng đó.

Khi thiết kế phiếu điều tra cần cân nhắc kỹ mối quan hệ giữa khối lượng và chất lượng thông tin (nguồn lực, gánh nặng phải trả lời).

2.3. Xác định phương pháp thu thập, nhập tin số liệu và loại phiếu điều tra

Trả lời câu hỏi cuộc điều tra sẽ điều tra theo phương pháp thu thập, nhập tin và sử dụng loại phiếu điều tra nào?

Cách thức đưa ra câu hỏi, lựa chọn trả lời và phiếu điều tra được xây dựng phụ thuộc phần lớn vào phương pháp thu thập số liệu. Sử dụng phương pháp thu thập số liệu nào để có chất lượng số liệu thu thập tốt nhất trong mỗi cuộc điều tra, điều này còn phụ thuộc vào phạm vi điều tra, loại câu hỏi và người trả lời. Khi thiết kế một cuộc điều tra, cần tính toán đến nhu cầu về độ chính xác thống kê cũng như những chi phí và thời gian điều tra. Điều này có nghĩa, cần sự kết hợp hài hòa giữa mong muốn sử dụng phương pháp thu thập số liệu chính xác nhất với các nguồn lực sẵn có.

Như ta đều biết trong điều tra thống kê có thể áp dụng các phương pháp tiếp cận thu thập thông tin khác nhau nên phiếu điều tra được thiết kế cho từng phương pháp tiếp cận thu thập thông tin cũng không hoàn toàn giống nhau. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế phiếu điều tra cho từng phương pháp thu thập thông tin:

a) Phiếu điều tra dùng cho phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp là điều tra viên gặp trực tiếp đối tượng được điều tra phỏng vấn họ và ghi các thông tin thu được vào phiếu. Trong trường hợp này phiếu điều tra phải tiên liệu nhu cầu của cả người hỏi lẫn người trả lời. Nội dung của cả hai thường được in trên cùng một biểu mẫu, người trả lời phải được cung cấp những câu hỏi có ý nghĩa rõ ràng và những lời giải thích về cách trả lời theo đúng yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu đã được xác định.

Phỏng vấn trực tiếp được sử dụng chủ yếu khi phiếu điều tra gồm nhiều câu hỏi, phức tạp. Phỏng vấn trực tiếp tạo cho người thiết kế phiếu điều tra khả năng xây dựng được các phiếu điều tra với những lợi thế của cả phương pháp phiếu điều tra qua thư tín và phỏng vấn qua điện thoại. Một bất lợi thế của phương pháp này là những người phỏng vấn có thể có ảnh hưởng tương đối lớn đến cách thức trả lời của đối tượng điều tra, thông qua cách đọc câu hỏi và cách sử dụng ngôn ngữ qua các cử chỉ của họ.

b) Phiếu điều tra dùng cho phương pháp phỏng vấn điện thoại

70

Page 71: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại thường được đề xuất khi những cuộc điều tra trực tiếp hướng đến các cá thể mà ở đó chỉ những cá nhân thuộc mẫu có thể hoặc sẽ tự trả lời câu hỏi. Phỏng vấn qua điện thoại được sử dụng với những chủ đề quan trọng đối với đối tượng điều tra (ví dụ: các câu hỏi về chăm sóc con cái đối với cha mẹ của trẻ nhỏ) thường có hiệu quả rất tốt ngay cả khi thời gian phỏng vấn hơi dài.

Khi thiết kế câu hỏi cần phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu vì thông thường trong thời gian ngắn trí nhớ của đối tượng điều tra có thể sai sót và sẽ không có khả năng xử lý, giải thích vấn đề và câu trả lời tập trung vào cái gì?; Phương án lựa chọn trả lời không nên quá nhiều hoặc quá dài; Các câu hỏi phải được viết ra, người phỏng vấn nên đọc chúng theo cách để khuyến khích đối tượng điều tra đưa ra những câu trả lời đầy đủ hoặc theo các phương án trả lời; Các câu hỏi mà đòi hỏi sự suy nghĩ trước khi trả lời ít phù hợp với phương pháp điều tra qua phỏng vấn bằng điện thoại vì tốc độ của cuộc phỏng vấn là tương đối cao.

c) Phiếu điều tra dành cho phỏng vấn qua thư tín hoặc qua mạng Internet

Phương pháp gửi thư là gửi phiếu điều tra cùng với lời giới thiệu và hướng dẫn cách ghi phiếu bằng đường bưu điện hoặc qua mạng Internet tới đối tượng điều tra để họ tự ghi phiếu và gửi trả lại cho người điều tra. Trong trường hợp này, những yêu cầu của việc thiết kế phiếu điều tra là cao nhất vì ở đây người phỏng vấn không thể giúp đỡ gì cho người trả lời. Trong phiếu điều tra phải trình bày một cách khoa học, rõ ràng, dễ hiểu và dễ điền thông tin, đồng thời cần gửi kèm theo văn bản nói rõ mục đích của cuộc điều tra nghiên cứu và giải thích rõ nội dung của phiếu điều travà cách điền thông tin vào phiếu điều tra. Hình thức phỏng vấn qua thư tín đòi hỏi phải cung cấp một phương tiện dễ dàng để gửi trở lại các biểu mẫu đã điền xong, ví dụ như gửi kèm với một phong bì dán sẵn tem để gửi lại.

Do đối tượng điều tra có thời gian đọc và đưa ra các câu trả lời nên khi thiết kế phiếu điều tra có thể thiết kế câu hỏi có chỉ dẫn, giải thích, phương án trả lời, sử dụng câu nhạy cảm nhiều hơn so với phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, tránh những bảng biểu quá lớn và phức tạp mà trong đó yêu cầu đối tượng điều tra điền thông tin theo cả hàng và cột. Điều này thường dẫn đến quá nhiều chỗ ghi không đúng. Cũng không nên sử dụng những chỉ dẫn về bước nhảy vì điều này làm tăng rủi ro cho câu trả lời nếu điền vào vị trí không chính xác.

d) Phiếu điều tra áp dụng công nghệ quét, nhận dạng

Một trong những công đoạn đầu tiên, quyết định đến sự thành công của việc ứng dụng công nghệ quét là việc thiết kế phiếu. Nếu phiếu điều tra thiết kế không chuẩn, không đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của việc xử lý thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ghi phiếu của điều tra viên và ảnh hưởng đến quá trình xử lý sau này.

71

Page 72: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Có thể dùng Microsoft Word thiết kế phiếu điều tra để áp dụng công nghệ quét, nhận dạng (ICR).

Phiếu điều tra được thiết kế với mã trả lời đi kèm các ô nhỏ hoặc các ô to. Kích thước các ô là 3mm x 3mm đối với ô nhỏ và 6mm x 8mm đối với ô to. Khoảng cách giữa các ô nhỏ là 3mm và khoảng cách giữa 2 dòng có ô mã to là 2,5mm.

Nếu tập phiếu có nhiều trang, in các thông tin định danh vào một mặt của các trang khác nhau để có thể liên kết dữ liệu của cùng một tập phiếu với nhau, hoặc liên kết dữ liệu của đối tượng khác nhau của cùng một đơn vị điều tra.

Có thể dùng phiếu khổ A3 hoặc A4. Giấy in có trọng lượng ít nhất là 80g/m2 và có độ dai thích hợp. Nên dùng bút chì kim mềm 2B chất lượng tốt để ghi phiếu. Khi ghi phiếu phải rõ ràng, nét viết phải liền, mẫu các chữ số như khuyến nghị ở trang bìa của phiếu.

Việc bảo quản phiếu phải được quan tâm đặc biệt, tránh bị ẩm, bị ngấm nước, bị quăn mép. Chuyển phiếu từ địa bàn thu thập thông tin đến trung tâm xử lý thông tin phải được để trong hộp, không được để trong tải.

2.4. Tiến hành soạn thảo và đánh giá các câu hỏi

a) Soạn thảo các câu hỏi

Thực chất của việc soạn thảo các câu hỏi là người nghiên cứu tổ chức điều tra sẽ liệt kê và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các câu hỏi khi tiến hành thu thập thông tin. Để xây dựng được các câu hỏi như vậy, nhìn chung người nghiên cứu phải quan tâm đến hai vấn đề: nên dùng những loại/dạng câu hỏi nào và nên đặt các câu hỏi như thế nào.

Chọn loại câu hỏi: Căn cứ vào (i)Theo công dụng và (ii) hình thức biểu hiện, ta có các loại câu hỏi sau:

i) Theo công dụng, gồm 02 loại câu hỏi: Câu hỏi theo nội dung và câu hỏi theo chức năng.

Câu hỏi theo nội dung: gồm câu hỏi sự kiện, câu hỏi về tri thức và câu hỏi về thái độ, quan điểm, động cơ.

Căn cứ để phân loại câu hỏi theo nội dung:

- Những lĩnh vực về kinh tế hoặc xã hội...mà câu hỏi đề cập đến.

- Các yếu tố, các khía cạnh của đối tượng điều tra mà thông tin liên quan sẽ nhận được qua các câu hỏi tương ứng.

Câu hỏi sự kiện (còn gọi là câu hỏi thực tế/câu hỏi hành vi)

72

Page 73: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Mục đích của câu hỏi sự kiện nhằm thu thập các thông tin thực tế gắn với đối tượng điều tra và những sự kiện đã xảy ra đối với đối tượng điều tra.

Ví dụ: câu hỏi về giới tính, nơi ở, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân.

Câu hỏi về tri thức (còn gọi là câu hỏi hiểu biết).

Mục đích câu hỏi về tri thức nhằm xác định xem đối tượng hỏi có nắm được một tri thức nào không? hoặc đánh giá trình độ nhận thức về vấn đề điều tra.

Câu hỏi thái độ: thu thập những ứng xử của đối tượng được hỏi thông qua nhận xét, đánh giá...

Câu hỏi về quan điểm: quan điểm là thói quen xử sự, dạng tổng hợp và suy diễn của các ý kiến thái độ.

Câu hỏi về động cơ: động cơ là cơ sở bên trong của cách xử sự và thói quen xử sự...

Trong ba loại câu hỏi theo nội dung thì câu hỏi về thái độ, quan điểm, động cơ thường phức tạp và quan điểm của người được hỏi thường dễ bị thay đổi (ngay cả trong cuộc nói chuyện), đặc biệt liên quan đến những chủ đề nhạy cảm.

Câu hỏi theo chức năng

Gồm câu hỏi tâm lý, câu hỏi lọc và câu hỏi kiểm tra.

Câu hỏi tâm lý: nhằm tiếp xúc với đối tượng điều tra, giảm bớt căng thẳng và chuyển chủ đề điều tra.

Câu hỏi lọc: nhằm lọc đối tượng điều tra xem có đúng đối tượng nghiên cứu hay không và lọc nội dung điều tra xem đối tượng có liên quan đến những nội dung tiếp theo hay không?

Câu hỏi kiểm tra: nhằm kiểm tra tính khách quan hay độ chính xác của những thông tin mà người trả lời cung cấp. Tuy nhiên không nên đặt câu hỏi kiểm tra ngay kề với câu cần kiểm tra và không nên sử dụng quá nhiều câu hỏi kiểm tra trong phiếu điều tra.

ii) Theo hình thức biểu hiện của câu trả lời: Có 3 loại câu hỏi: Câu hỏi đóng; câu hỏi mở; câu hỏi vừa đóng, vừa mở.

Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi có sẵn phương án trả lời (áp dụng trong trường hợp xác định trước được phương án và thường có ít phương án trả lời).

Có một số loại câu hỏi đóng phổ biến như sau:

Câu hỏi có một phương án trả lời trong hai phương án lựa chọn:

73

Page 74: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Ví dụ: Doanh nghiệp có nằm trong khu công nghiệp, khu chế chế xuất, khu công nghiệp không? Có (1); Không (1). Chỉ có thể trả lời “Có”, mã 1, hoặc “Không”, mã 2.(Tổng điều tra các sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012).

Câu hỏi có một phương án trả lời trong nhiều phương án lựa chọn

Ví dụ: Loại hình kinh tế của Doanh nghiệp?

1 DN Nhà nước trung ương

2 DN Nhà nước địa phương

3 Công ty TNHH Nhà nước trung ương

4 Công ty TNHH Nhà nước địa phương

5 DN 100% vốn nước ngoài

6 DN nhà nước liên doanh với nước ngoài.

Câu hỏi bậc thang

Đây là dạng câu hỏi đóng mang tính chất phổ biến, câu hỏi với nhiều phương án trả lời nhưng nội dung trả lời được xếp theo thứ bậc. Khi thiết kế dạng câu hỏi này người ta đã sử dụng nhiều loại thang chia độ khác nhau như: thang điểm sắp xếp theo thứ bậc, thang đo khoảng, thang đo tỷ lệ, thang điểm Likert,…

Câu hỏi bậc thang cho phép lượng hóa được những thông tin cần thiết.

Câu hỏi có nhiều phương án trả lời có thể chọn một, nhiều hoặc tất cả phương án trả lời (khả năng trả lời như nhau).

Ví dụ: Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là nhằm mục đích gì ?

1 Tăng vốn lưu động

2 Mua máy móc thiết bị

3 Cải tiến máy móc, dây truyền sản xuất

4 Đầu tư công trình XDCCB

5 Khác

6 Không biết

Câu hỏi nhiều phương án trả lời song nội dung trả lời các phương án có giá trị các nhau.

Ví dụ: Các chỉ tiêu thống kê sau đây, trong điều kiện hiện nay theo ông/bà mức độ quan trọng của các chỉ tiêu

74

Page 75: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

này như thế nào theo ba mức độ: rất quan trọng, quan trọng và bình thường.

Rất quan trọng Quan trọng Bình thường

1 Tốc độ tăng trưởng x

2 GDP bình quân đầu người x

3 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu/GDP x

4 Hiệu quả vốn đầu tư x

Câu hỏi có nhiều phương án trả lời và trả lời tất cả các phương án nhưng xếp hạng theo thứ tự

Theo dạng câu hỏi này người trả lời sắp xếp thứ tự tương đối của các đề mục được liệt kê. Ở đây các lựa chọn có thể được so sánh lẫn nhau đồng thời. Về thực chất, trong trường hợp này, người ta đã sử dụng thang đo lường thứ tự để thiết lập câu trả lời.

Ví dụ, hãy xếp loại thứ tự từ quan trọng nhất (1) đến ít quan trọng nhất (4) các lý do để điều chỉnh công nghệ/máy móc thiết bị bằng cách đánh số thứ tự vào ô trống dưới đây:

1. Do công suất thấp

2. Do năng suất thấp

3. Để cải tiến chất lượng

4. Để đa dạng hóa sản xuất

5. Không biết.

Câu hỏi xếp hạng cho phép phân hạng được thông tin theo các mức độ ý nghĩa khác nhau.

• Ưu điểm của câu hỏi đóng

- Dễ dàng xử lý các câu trả lời, lọc thông tin và đánh mã tổng hợp;

- Đảm bảo tính nhất quán của các câu trả lời;

- Có thể làm sáng tỏ ý nghĩa của câu hỏi cho người phỏng vấn;

- Người phỏng vấn hoặc người được phỏng vấn dễ dàng hoàn thành các câu hỏi đóng, tỷ lệ trả lời cao;

75

Page 76: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Giảm sự sai lệch khi ghi chép các câu trả lời.

• Nhược điểm của câu hỏi đóng

- Làm mất tính tự nhiên trong các câu trả lời của người được phỏng vấn;

- Khó làm cho câu trả lời lựa chọn bắt buộc bao trùm toàn bộ;

- Có thể có sự biến thiên giữa những người được phỏng vấn trong việc diễn giải các câu trả lời lựa chọn bắt buộc;

- Có thể làm cho người được phỏng vấn mất bình tĩnh nếu họ không thể tìm được loại trả lời họ cảm thấy là áp dụng được cho họ;

- Khó tạo được mối quan hệ gần gũi vì người được phỏng vấn và người phỏng vấn ít có khả năng đối thoại với nhau.

Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có sẵn phương án trả lời. Áp dụng trong các trường hợp không thể xác định trước được phương án trả lời hoặc xác định được phương án trả lời nhưng số phương án trả lời quá nhiều nên không thuận tiện với câu hỏi đóng.

Câu hỏi mở có nhiều khả năng trả lời, đối tượng điều tra tự do đưa ra cách trả lời phù hợp với thực tế của họ như đối với thu thập thông tin về dân tộc hoặc nghề nghiệp vì không thể liệt kê tất cả dân tộc và nghề nghiệp nên để câu hỏi mở, đối tượng sẽ đưa ra một phương án trả lời, sau đó sẽ sử dụng mã số để tổng hợp. Câu hỏi mở cho phép người được hỏi linh động hơn trong câu trả lời. Khi trả lời một câu hỏi mở, người được hỏi thường tiết lộ nhiều hơn những gì họ định nói.

Ví dụ: Theo Ông (bà) hình thức niêm giám thống kê năm nên cải tiến như thế nào trong thời gian tới? đối tượng điều tra có thể đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến.

Các cuộc điều tra kết quả hoạt động kinh tế thường có những câu hỏi mở (câu hỏi định lượng), như hỏi về doanh thu, vốn, lợi nhuận, lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể), đối tượng điều tra phải điền số liệu cụ thể vào phiếu điều tra. Do đó, phải giải thích rõ phạm vi, thời kỳ, phương pháp tính và nguồn số liệu. Đối tượng điều tra không thể trả lời và điền ngay số liệu vào phiếu được, mà phải sử dụng sổ sách kế toán (đối với doanh nghiệp) hoặc điều tra viên hỏi một số câu hỏi phụ để tính toán ra số liệu (đối với hộ kinh doanh cá thể), chẳng hạn, hỏi về doanh thu của hộ kinh doanh phở, điều tra viên có thể hỏi về lượng bánh phở hoặc số lượt khách... để tính ra doanh thu bán phở.

Đây là dạng câu hỏi mà chỉ phần hỏi được thiết kế sẵn, còn phần trả lời thì bỏ ngỏ để người được hỏi có thể trả lời theo nội dung hoặc mức độ thông tin do họ xác định.

Ví dụ: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 của doanh nghiệp? (Tham chiếu các mã trong Báo cáo kết quả SXKD của doanh nghiệp để trả lời câu hỏi này):

76

Page 77: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tên chỉ tiêu Mã số Thực hiện năm 2011

01. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01

02. Các khoản giảm trừ doanh thuTrong đó: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp

02

03

03. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụTrong đó: - Doanh thu thuần bán lẻ (áp dụng cho các DN sản xuất) - Doanh thu thuần dịch vụ công nghiệp

0405

06

04. Trị giá vốn hàng bán 07

05. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 08

06. Doanh thu hoạt động tài chính 09

07. Chi phí tài chínhTrong đó: Chi phí lãi vay

1011

08. Chi phí quản lý doanh nghiệp 12

09. Chi phí bán hàng (lấy dòng cộng phát sinh TK 642)Trong đó: Chi phí vận tải thuê ngoài

1314

10. Trợ cấp sản xuất, kinh doanh (lấy số liệu phát sinh bên có của TK 333 (3339) đúng với nội dung trợ cấp sản xuất kinh doanh)

15

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD (16=08+09-10-12-10-15) 16

12. Thu nhập khác 17

13. Chi phí khác 18

14. Lợi nhuận khác (19=17-18) 19

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (20-16+19) 20

16. Chi phí thuế thu nhập (gồm thuế TNDN hiện hành + hoàn lại) 21

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (22=20-21) 22

• Ưu điểm của câu hỏi mở

- Bày tỏ được quan điểm một cách đầy đủ theo cách diễn đạt sáng tạo của đối tượng;

77

Page 78: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Thu được những thông tin mà người thiết kế không tiêu liệu trước được;

- Có thể đánh giá được kiến thức của người trả lời về vấn đề được hỏi;

- Thăm dò những lĩnh vực mới mà nhà nghiên cứu có kiến thức hạn chế;

- Giúp tạo ra các câu trả lời ở dạng lựa chọn cố định;

- Thông tin thu được phong phú và đa dạng.

• Nhược điểm của câu hỏi mở

- Tốn nhiều thời gian cho người hỏi và trả lời;

- Đối tượng trả lời cần có trình độ học vấn nhất định;

- Có thể được câu trả lời không thích hợp;

- Mất nhiều thời gian, kinh phí mã hóa các câu trả lời.

Câu hỏi vừa đóng, vừa mở: Là loại câu hỏi kết hợp cả 2 loại câu hỏi nói trên, có một số phương án trả lời cho sẵn và một phương án để mở.

Ví dụ: Nguồn kinh phí cho hoạt động điều chỉnh công nghệ/MMTB? (Khoanh tròn 01 phương án trả lời phù hợp nhất)

1. Ngân sách nhà nước

2. Vốn tự có của doạnh nghiệp

3. Vay tín dụng

4. Liên doanh

5. Khác, ghi rõ.......................................................................................

Trong thực tế điều tra thống kê thường áp dụng cả ba loại câu hỏi mở, câu hỏi đóng và câu hỏi vừa đóng và vừa mở. Việc lựa chọn loại câu hỏi tùy thuộc vào các yếu tố sau:

- Mục tiêu của phiếu điều tra: Câu hỏi đóng thích hợp khi mục tiêu là hỏi người được phỏng vấn xem họ đồng ý hay không đồng ý với một quan điểm nào đó. Câu hỏi mở thích hợp khi ta tìm hiểu quá trình mà người được phỏng vấn đưa ra quyết định đó.

- Mức độ thông tin của người được phỏng vấn về chủ đề câu hỏi: Câu hỏi mở thích hợp nếu người được hỏi biết ít về chủ đề đặt ra.

- Mức độ suy nghĩ của người được phỏng vấn về câu hỏi: Câu hỏi mở thích hợp nếu người được hỏi chưa định hình ý kiến của họ. Trong tình huống này, nếu sử dụng câu hỏi đóng có thể sẽ thu được kết quả khác với khi họ nhớ lại và đánh giá những kinh nghiệm đã trải qua.

(2) Cách diễn đạt câu hỏi

78

Page 79: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Cách diễn đạt câu hỏi là nội dung quan trọng nhất của thiết kế phiếu điều tra. Cách diễn đạt câu hỏi tốt (đúng, hay) sẽ thu được câu trả lời đúng, ngược lại đặt câu hỏi không tốt sẽ thu được thông tin không chính xác. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay đổi dù chỉ một từ trong câu hỏi có thể làm thay đổi khá lớn sự phân bố và độ chính xác của câu trả lời (Sức mạnh của thiết kế điều tra, 35). Không có một lý thuyết chung nào về cách diễn đạt câu hỏi. Tuy nhiên có một sự thống nhất về cái gì làm nên các câu hỏi hay và không hay.

Vì đối tượng điều tra có trình độ học vấn rất khác nhau, người có trình độ thấp nhất cũng hiểu và dẽ dàng trả lời câu hỏi, thì tất cả đối tượng điều tra khác đều trả lời tốt câu hỏi. Một câu hỏi tốt là câu hỏi diễn đạt ngắn gọn, có mục đích, đơn giản, và cụ thể (BOSS).

Do yêu cầu thống nhất của từng câu hỏi nên không có một lý thuyết chung nào về cách diễn đạt câu hỏi. Tuy nhiên, có 4 tiêu chí phải tuân theo khi diễn đạt một câu hỏi: ngắn gọn, mục đích, đơn giản và cụ thể.

Ngắn gọn

Các câu hỏi nên ngắn gọn. Những câu hỏi dài hơn sẽ nhanh chóng làm phức tạp thêm vấn đề và gây nhầm lẫn cho đối tượng cũng như người phỏng vấn.Tuy nhiên, vấn đề ngắn gọn không phải là giảm độ dài của câu hỏi mà là cách ngắn nhất để đặt câu hỏi mà không làm ảnh hưởng đến mục đích, nội dung của câu hỏi.

Người thiết kế cần tránh sử dụng những câu hỏi ẩn, nghĩa là các câu hỏi mà ý của nó liên quan đến câu hỏi khác. Ví dụ: câu hỏi “Tỷ lệ lãi suất hiện bạn đang phải trả là bao nhiêu?” ngụ ý hỏi có đang vay nợ không?. Số liệu thu được sẽ đáng tin cậy hơn nếu chúng ta hỏi thành 2 câu hỏi: Bạn có khoản nợ nào không? Và Bạn đang trả với mức lãi suất là bao nhiêu?.

Có mục đích

“Các câu hỏi không có mục đích đều có một đặc điểm chung: chúng thường gợi ý câu trả lời” (Peterson 2000). Người thiết kê phiếu điều tra phải chú ý đến tính trung lập của ngôn từ bởi vì mục đích của câu hỏi có thể bị vi phạm một cách có chủ ý. Do vậy, khi thiết kế phiếu điều tra cần chú ý những vấn đề sau:

Tránh nhũng câu hỏi dẫn dắt

Các câu hỏi dẫn dắt là các câu hỏi-bằng nội dung, cấu trúc hoặc cách diễn đạt-dẫn dắt đối tượng đi theo hướng một câu trả lời nhất định bằng việc ngụ ý hoặc gợi ý.

Ví dụ: Ông/bà cho biết, trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ như thế nào?

79

Page 80: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

1. Cực tốt; 2. Rất tốt; 3. Khá tốt; 4. Tốt; 5. Không tốt lắm.

Câu hỏi này có 3 yếu tố được đưa ra dẫn dắt đối tượng điều tra trả lời theo hướng tích ực:

(1) Sự tồn tại của từ “tốt” rất rõ trong phần chính của câu hỏi đã khéo che đi ngụ ý lôi kéo đối tượng đến 1 câu trả lời tích cực. Điều này, thậm chí còn có tác dụng lớn hơn nếu họ không biết rõ về sự kiện được hỏi.

(2) Phạm vi lựa chọn không cân xứng: Với tất cả sự lựa chọn đều đề cập đến các mức độ khác nhau của thái độ tích cực. Thậm chí mức độ thấp nhất của việc Thủ tướng điều hành chính sách tiền tệ cũng là “không tốt lắm”. Một sự cân đối hơn có thể là “Tồi”, “Rất tồi”, “Cực kỳ tồi tệ”.

(3) Cuối cùng, không có lựa chọn không tham gia “không biết”. Dẫn dắt những đối tượng điều tra không biết gì về việc điều hành chính sách tiền tệ của Thủ tướng cũng phải lựa chọn 1 trong 5 mức “tốt” để trả lời.

Tránh những câu hỏi nặng nề

- Các câu hỏi nặng nề thiên về những câu trả lời với các từ áp đặt tâm lý đối với đối tượng điều tra.

Đơn giản

Người thiết kế phiếu điều tranên dùng ngôn ngữ và thuật ngữ để khai thác các từ và các cụm từ đơn giản nhất. Khi thiết kế nên làm như sau:

Dùng các từ ngữ và cách diễn đạt đơn giản, trực tiếp và gần gũi với đối tượng phỏng vấn. Đảm bảo các đối tượng đều hiểu nghĩa của từ giống nhau. Tránh sử dụng từ lóng vì mọi người không hiểu cách diễn đạt như nhau.

Tránh dùng các từ kỹ thuật hoặc các khái niệm mà chỉ phổ biến với những người được đào tạo chuyên môn hóa và trình độ đào tạo nhất định

Khi cần dùng thuật ngữ kỹ thuật và không có khái niệm đơn giản nào phù hợp với thuật ngữ kỹ thuật thì phải giải thích trước khai câu hỏi được đặt ra.

Dùng cùng một định nghĩa trong toàn bộ mẫu điều tra

Các định nghĩa phải được phải được sử dụng thống nhất cho tất cả đối tượng để họ trả lời câu hỏi chính xác. Điều này sẽ cho kết quả câu trả lời có thể so sánh trong phạm vi quốc gia hoặc trong khu vực.

Để tránh tạo ra sự nhầm lẫn của đối tượng phỏng vấn thì người thiết kế phiếu điều traphải dùng một thuật ngữ thống nhất trong toàn bộ câu hỏi và các văn bản kèm theo.

80

Page 81: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tránh sử dụng cách diễn đạt phủ định hoặc phủ định kép, phủ định kép không chỉ tạo ra độ phức tạp của câu hỏi mà còn dẫn đến 1 câu trả lời duy nhất. Ví dụ: Anh không hài lòng với công việc của anh, có đúng không? Câu trả lời là “không” có nghĩa là anh ta “hài lòng” với công việc.

Cụ thể

Cụ thể có nghĩa là hỏi các câu hỏi rõ ràng, tỉ mỉ. Những câu hỏi mật mờ sẽ dẫn đến các câu trả lời mập mờ.

Tránh dùng các từ ngữ bất định

Người thiết kế phiếu điều tracần tránh những thứ quá chung chung, quá phức tạp, quá mơ hồ. Nên tránh sử dụng những từ ngữ bất định thường dùng hàng ngày như thường xuyên, thỉnh thoảng, thông thường, nhìn chung, hiếm khi, bình thường hoặc các từ tốt, xấu, thông qua, đồng ý, không thông qua, đồng ý, không đồng ý, thích, không thích vì những từ ngữ này thiếu tiêu chí mục đích phù hợp. Đối với người này thường xuyên có nghĩa là một ngày một lần nhưng đối với người khác lại có nghĩa một năm một lần.

Ví dụ cho câu hỏi sử dụng từ ngữ bất định:

Theo Ông (bà), mức độ khai các hồ sơ, thủ tục hải quan khi nhập cảnh như thế nào?

RẤT NHIỀU NHIỀU TRUNG BÌNH ÍT RẤT ÍT

___________1____________2________________3_________4____________5

Tránh dùng các từ viết tắt

Việc dùng các từ viết tắt không chỉ gây khó khăn cho đối tượng điều tra, mà còn có thể gây nhầm lẫn đối với cả điều tra viên. Chỉ sử dụng các từ viết tắt khi những từ viết tắt đã trở thành phổ thông như GDP, CPI.

Tránh dùng các câu hỏi đa nghĩa

Các câu hỏi đa nghĩa là các hỏi bao quát hai hoặc nhiều vấn đề cùng một lúc. Những câu hỏi đa nghĩa tạo ra sự không ổn định, nhầm lẫn và mật mờ. Ví dụ: Bạn có làm việc không? Đây là câu hỏi đa nghĩa, có thể hiểu là hôm qua làm việc, nhưng hôm nay không làm việc, hoặc đang thất nghiệp, không có việc làm, hoặc tôi muốn làm việc nhưng không có việc để làm.

2.5. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi

a) Tránh các câu hỏi nhạy cảm

Câu hỏi nhạy cảm, thường liên quan đến hành vi, hay đời tư của đối tượng điều tra (chẳng hạn, như các vấn đề liên quan đến hối lộ, nhận hối lộ, mại dâm, quan hệ tình dục...). Đối tượng điều tra có thể từ chối hoặc trả lời sai sự thật.

81

Page 82: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Khi sử dụng các câu hỏi nhạy cảm thì nên giải thích sự hợp lý của câu hỏi đối với mục đích nghiên cứu của cuộc điều tra, đảm bảo bí mật thông tin và phải nói rõ trong phiếu điều tra. Khi phỏng vấn chỉ nên hỏi khi có một mình đối tượng và điều tra viên.

Nếu không thể tránh được những câu hỏi nhạy cảm, thì phải dùng những câu hỏi bắc cầu.

b) Các câu hỏi trí nhớ

Những câu hỏi liên tưởng lại quá khứ là các câu hỏi về trí nhớ lâu dài. Mặc dù các sự kiện quá khứ không thực sự bị quên lãng nhưng việc gợi nhớ lại chúng có thể khó khăn và do đó sẽ trả lời không chính xác. Do vậy, cần tránh hoặc hạn chế sử dụng các câu hỏi đòi hỏi phải hồi tưởng, nhớ lại quá khứ.

Các nhà nghiên cứu điều tra đã xác định 3 loại sai lầm trí nhớ: đối tượng có thể quên các sự kiện cần gợi nhớ (bỏ sót), có thể gợi nhớ các sự kiện không xảy ra (nhiệm vụ), hoặc có thể thuật lại các sự kiện chính xác nhưng sai về thời gian (lẫn lộn) (Gaskell, Wright, và O’Muircheartaigh 2000).

Vậy một câu hỏi với thời gian bao xa thì không gây ảnh hưởng đến độ chính xác của số liệu điều tra? Điều này phụ thuộc vào ba nhân tố: sự nổi bật của sự kiện, tần suất của sự kiện và cách thiết kế câu hỏi. Những sự kiện có tần suất xảy ra nhiều hơn thì sẽ được nhớ chính xác hơn. Kinh nghiệm cho thấy rằng độ chính xác của trí nhớ có thể cải thiện nếu dùng phương pháp liệt kê tình tiết. Người thiết kế phiếu điều tra sẽ diễn đạt câu hỏi để tạo điều kiện cho việc liệt kê tình tiết.

c) Câu hỏi chủ quan (có mục đích)

Các câu hỏi chủ quan là các câu hỏi có mục đích (về ư kiến, hiểu biết, cảm giác và nhận thức).

Một trong những cách phổ biến nhất để hỏi một câu hỏi chủ quan là việc sử dụng thang đánh giá, được xác định rõ ràng để người trả lời có thể tích vào phần trả lời. Phương pháp thứ hai các chuyên gia thiết kế phiếu điều tra thường dùng khi thiết kế các câu hỏi về chất lượng là việc sử dụng thứ tự sắp xếp. Sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất.

Nếu mục đích của câu hỏi là đo cảm nhận của đối tượng về các chính sách hoặc các ý tưởng thì sử dụng dạng đồng ý – không đồng ý là phương pháp tốt nhất.

Khi thiết kế các câu hỏi cần đặc biệt quan tâm đến việc thiết kế và giải thích các câu hỏi mang tính chủ quan. Các câu hỏi dạng này rất dễ trả lời, tỷ lệ trả lời rất cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến những hạn chế của những câu hỏi mang tính chủ quan sự hợp lý của câu trả lời, tính có thể so sánh được của các câu trả lời và độ tin cậy của đối tượng điều tra.

82

Page 83: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

d) Chuỗi câu hỏi

Chuỗi câu hỏi không chỉ tạo điều kiện cho việc quản lý quá trình phòng vấn mà còn “khơi dậy mối quan tâm của đối tượng, làm tan mối nghi ngờ của họ, tạo điều kiện cho việc gợi nhớ và thúc đẩy sự hợp tác” (Warwick và Lininger 1975, 148). Do vậy, các câu hỏi phải tuân theo một chuỗi thời gian với hướng dẫn về cách điền lần lượt các câu trả lời mà không phải quay lại và điền hết toàn bộ phiếu điều tra.

Khi thiết kế chuỗi câu hỏi cần lưu ý đến ba yếu tố là: Các câu hỏi mở đầu, dòng câu hỏi và vị trí các câu hỏi nhạy cảm.

e) Các câu hỏi mở đầu

Câu hỏi mở dầu phải dễ, nhẹ nhàng và đáng quan tâm. Nó giúp đối tượng tạo dựng niềm tin vào mục đích cuộc điều tra, kích thích sự quan tâm và tham gia của họ, loại bỏ bất cứ nghi ngờ của họ về khả năng trả lời câu hỏi. Các câu hỏi mở đầu tốt sẽ kích thích đối tượng bộc lộ chính mình một cách chủ động trong khi vẫn duy trì được mục đích nghiên cứu. Để xây dựng và duy trì lòng tin thì người thiết kế câu hỏi phải thiết kế để người trả lời thấy rõ mối liên hệ giữa câu trả lời và mục đích của cuộc điều tra.

f) Dòng câu hỏi

Chuỗi các câu hỏi trong phần giữa của phiếu điều tra cần phải được thiết kế để tạo ra một dòng ý tưởng phù hợp và hợp lý về logic với đối tượng. Khi đề cập đến một chủ đề chung, tất cả các câu hỏi phải được đưa ra hết trước khi chuyển sang chủ đề thứ hai.

Cần tránh sự thay đổi đột ngột không theo trật tự logic hoặc sự thay đổi ngắt quãng của vấn đề vì nó sẽ tạo ra sự nhầm lẫn và có thể làm đối tượng thất vọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta nên chia các nội dung điều tra thành các chủ đề khác nhau liên hệ với nhau bằng các từ giải thích chuyển đổi trong cuộc phỏng vấn.

Cũng cần chú ý đến trật tự của câu hỏi để giúp trí nhớ của đối tượng hoặc dần dần đưa đối tượng đến với các chủ đề phức tạp, không vui.

g) Vị trí của câu hỏi nhạy cảm

Không nên để câu hỏi nhạy cảm ở đầu phiếu điều tra vì cần phải lấy lòng tin của đối tượng nhưng cũng không nên để loại câu hỏi này ở cuối cuộc phỏng vấn vì có thể để lại cho đối tượng một ấn tượng tiêu cực đối với cuộc điều tra. Do vậy, câu hỏi nhạy cảm cần được đưa vào thời điểm của cuộc phỏng vấn khi đối tượng có được niềm tin vào mục đích nghiên cứu và lòng tin vào người phỏng vấn. Chúng nên đặt ở nơi ít nhạy cảm nhất và đưa vào phiếu điều tra từ từ với một loạt các câu hỏi khởi động.

Đánh giá câu hỏi

83

Page 84: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Sau khi các câu hỏi được liệt kê, nhiệm vụ của người nghiên cứu điều tra là thực hiện đánh giá chúng. Trong quá trình này, có thể có những sự thay đổi cần thiết về nội dung câu hỏi và cách hỏi cũng có thể được định lại để chắc chắn rằng các câu hỏi là hợp lệ và hỏi đúng những vấn đề cần quan tâm. Hơn nữa, nhà nghiên cứu cố gắng giảm đến mức tối thiểu sự thiên về một khuynh hướng hoặc khả năng biết sẵn câu trả lời của câu hỏi do cách hỏi hoặc cách sắp xếp câu hỏi tạo ra trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức điều tra thử để có cơ sở đánh giá. Có 3 tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá và lựa chọn câu hỏi:

- Người được hỏi có thể hiểu câu hỏi;

- Người được hỏi có thể trả lời câu hỏi;

- Người được hỏi muốn trả lời câu hỏi.

Như vậy, yêu cầu cơ bản của giai đoạn đánh giá là chỉ ra một cách hệ thống các hạn chế của các câu hỏi đã được thiết kế và có phương án sửa lại một cách phù hợp.

Cần phải lưu ý rằng việc soạn thảo và đánh giá các câu hỏi là những công việc đan xen, tiếp nối với nhau và được lặp đi lặp lại một cách liên tục nhiều lần. Nói cách khác, các câu hỏi phải trải qua một chuỗi các phác thảo và có rất nhiều các bản thảo trước khi chúng được chấp nhận ở dạng cuối cùng.

2.6. Thiết kế cấu trúc phiếu điều tra

Có những câu hỏi tốt là rất quan trọng, song hiệu quả tổng hợp của một phiếu điều tra không chỉ dừng lại ở đó, mà còn phụ thuộc phiếu điều tra được cấu trúc như thế nào. Bởi vậy, sau phần soạn thảo và đánh giá câu hỏi nhà nghiên cứu phải tiếp tục quan tâm đến việc thiết kế cấu trúc phiếu điều tra. Liên quan đến cấu trúc hay bố cục phiếu điều tra về cơ bản có hai loại vấn đề phải giải quyết: (1) các phần mục của nó và sự sắp xếp, kết nối giữa chúng với nhau; (2) trình tự sắp xếp các câu hỏi ở trong đó.

Một cách phổ biến nhất, phiếu điều tra thường gồm các phần sau:

- Phần đầu: Tại phần này, người ta thường đề cập đến tên phiếu điều tra, lời giới thiệu (ý nghĩa, mục đích, bảo mật,…) phần quản lý (những thông tin về thời gian, địa điểm tiến hành, họ tên người thực hiện, mã hiệu phiếu điều tra, chữ ký xác nhận đã được tặng quà (nếu có) của người được hỏi, …)

- Phần nội dung: gồm các hướng dẫn để hoàn thành phiếu điều tra (đối với phiếu điều tratự điền); Các câu hỏi để thu thập thông tin cho cuộc điều tra và được nhóm thành các mô-đun (các chuyên mục) theo từng chủ đề.

- Phần kết: Lời cảm ơn, hướng dẫn gửi phiếu điều tra (đối với bộ câu hỏi tự điền).

Trong từng phần của phiếu điều tra, đặc biệt là trong phần nội dung thường có rất nhiều các câu hỏi và giữa chúng có những mối liên hệ, có logic nhất định. Một điều phổ biến xẩy ra là các câu trả lời ở phần trước sẽ ảnh hưởng đến phần sau. Hơn thế nữa, từng

84

Page 85: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

phần của một câu hỏi đơn lẻ có thể ảnh hưởng lẫn nhau theo nguyên lý đó. Bởi vậy, trình tự sắp xếp các câu hỏi trong mỗi phần được coi là không kém phần quan trọng. Về vấn đề này người ta phải quan tâm đến mấy điểm sau đây:

- Nếu những câu hỏi ở phần đầu được viết đơn giản, súc tích, gây ấn tượng, thích thú và dễ trả lời thì sẽ tạo thiện cảm tốt, thái độ cộng tác tích cực của người được hỏi đối với phiếu điều tra của phiếu điều tra. Những câu hỏi cụ thể, dễ hiểu, sẽ tạo cho người được hỏi cảm giác chủ động, tự tin. Ngược lại, nếu ngay từ đầu đã không khơi gợi sự tò mò, ham hiểu biết hay một mối quan tâm nào đó, sẽ khiến cho người được hỏi chán nản, thậm chí bỏ dở cuộc điều tra, phỏng vấn, bỏ dở phiếu điều tra.

Một thực tế đã cho thấy cần phải tập trung sự chú ý vào việc thiết kế, lựa chọn tiêu đề cho cuộc điều tra nghiên cứu và viết lời mở đầu của phiếu điều tra. Đây chính là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý từ người được hỏi và nó phải phản ánh chính xác chủ đề của cuộc nghiên cứu, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối tượng được đề cập tới. Chẳng hạn như “nghiên cứu về người tiêu dùng với hàng Việt Nam chất lượng cao 2011” hay “tìm hiểu quan điểm của các nhà lãnh đạo và quản lý cấp cơ sở về chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới…” hoặc là “chương trình quốc gia xóa đói, giảm nghèo, …”. Điều này quan trọng và góp phần làm tăng uy tín của cuộc điều tra nghiên cứu.

Khi sắp xếp cấu trúc phiếu điều tra, các chủ đề, các mục của phiếu điều tra cần sắp xếp theo một trình tự thích hợp, đúng logic, tự nhiên. Sắp xếp các câu hỏi bắt đầu với các câu hỏi dễ và tăng dần độ khó; Các câu hỏi “nhạy cảm” cần bố trí ở giữa hay cuối phiếu điều tra để hỏi khi mà mối quan hệ tốt, cởi mở và thân thiện đã được thiết lập giữa hai bên. Thường các câu hỏi ngắn dễ trả lời hơn các câu hỏi dài và phức tạp. Sắp xếp các câu hỏi theo nhóm: (i) Xác định đối tượng điều tra như họ tên, địa chỉ... (ii) Xác định các thông tin cơ bản của đối tượng điều tra (ĐTĐT) như giới tính, trình độ học vấn, đặc điểm về hộ gia đình...(iii) Nội dung cơ bản của cuộc điều tra.

- Vận dụng kỹ thuật sàng lọc cũng là điều hết sức cần lưu ý khi sắp xếp thứ tự các câu hỏi. Nó cho phép khẳng định người được hỏi đúng là đối tượng của cuộc nghiên cứu, tránh những hệ quả đáng tiếc, những lãng phí có thể xảy ra.

2.7. Trình bày phiếu điều tra và thiết kế hình thức phiếu điều tra

a) Trình bầy phiếu điều tra

Sau khi đã thiết kế được các câu hỏi, cần trình bầy các câu hỏi đó trên phiếu điều tra. Tùy theo hình thức thu thập số liệu (trực tiếp hay gián tiếp) và công nghệ nhập dữ liệu (nhập tin bàn phím hay sử dụng công nghệ quét) để trình bầy phiếu điều tracho phù hợp. Tuy nhiên, trình bầy phiếu điều tra đều có các điểm chung sau: Nhận dạng, đánh số thứ tự các câu hỏi, đánh mã câu hỏi, khoảng trống, các chỉ dẫn, phông chữ và cách trình bầy, ký hiệu, dịch ra ngôn ngữ khác.

85

Page 86: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Nhận dạng: Cần phải có một số thông tin để nhận dạng phiếu điều tra, nhất là đối với cuộc điều tra sử dụng từ 2 mẫu phiếu điều tra trở lên. Có thể dùng ký hiệu hoặc màu sắc hoặc cả 2 để nhận dạng phiếu điều tra. Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 sử dụng 2 mẫu phiếu: Phiếu 01/ĐT-TB (mẫu phiếu dùng cho điều tra toàn bộ); Phiếu 02/ĐT-M (mẫu phiếu dùng cho điều tra mẫu). Ký hiệu phiếu được đặt ở phía trên cùng, bên phải, trang đầu tiên của phiếu. Phía bên trái của phiếu thiết kế sẵn các ô để điền số thứ tự phiếu, số thứ tự của phiếu được đánh cho từng địa bàn điều tra, theo số tự nhiên tăng dần.

Đánh số thứ tự và mã số câu hỏi trên phiếu điều tra: Các câu hỏi cần được đánh số thứ tự và mã số đầy đủ, không bỏ sót và lặp lại. Ngay cả phiếu hỏi được chia thành các mục hoặc chương cũng cần phải đánh số và mã số tăng dần trong suốt phiếu điều tra.

Những câu hỏi để nhận dạng và liện hệ với đơn vị điều tra, như tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email của đơn vị điều tra và người đứng đầu đơn vị điều tra hoặc người trực tiếp điền phiếu... được bố trí ở vị trí đầu tiên, trang đầu của phiếu điều tra, tiếp theo mới đến các câu hỏi theo từng chủ đề của nội dung điều tra.

Khoảng trống: Cần có đủ khoảng trống giữa các câu hỏi để người phỏng vấn, người hiệu chỉnh, người mã hóa ghi thông tin hoặc ghi những chú thích cần thiết. Đặc biệt là khoảng trống (hộp) để ghi các câu trả lời. Các hộp để ghi các câu trả lời cần được xếp thẳng hàng ở phía bên lề bên tay phải của phiếu điều tra. Đôi khi dùng bảng để thể hiện câu hỏi và câu trả lời. Nếu không thể đặt hộp hoặc bảng ghi câu trả lời cạnh câu hỏi, thì cần dùng gạch kẻ chấm để nối chúng lại với nhau.

Đối với câu hỏi kết thúc mở, cần có đủ chỗ trống cho độ dài của một câu trả lời trung bình. Đối với câu hỏi cần mã hóa ở giai đoạn tiếp theo, cần có khoảng trống đề “giành riêng cho cơ quan điều tra ghi”.

Sử dụng hình tròn hoặc hình vuông để đánh dấu câu trả lời, hình chữ nhật hoặc bảng ghi số, mũi tên chỉ bước chuyển câu hỏi.

Các chỉ dẫn: Các chỉ dẫn là rất quan trọng đối với việc quản lý mẫu điều tra và thu thập số liệu chính xác. Cần phân biệt rõ đâu là câu hỏi, đâu là chỉ dẫn phải tuân theo (chỉ dẫn bước chuyển). Chỉ dẫn đặt cần đặt ngay trên câu hỏi và dùng phông chữ khác so với câu hỏi.

Ví dụ: Doanh nghiệp có xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2011 không?

1 Có Trị giá xuất khẩu: ..........USD Trị giá nhập khẩu........USD

2 Không Chuyển sang câu...( tiếp theo)

Phông chữ: Dùng phông chữ, cỡ chữ thống nhất cho tất cả các câu hỏi, khi cần nhấn mạnh một từ hoặc cụm từ nào trong câu hỏi thì in đậm (bold). Không nên sử dụng

86

Page 87: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

cỡ chữ quá nhỏ hoặc quá to, nên dùng cơ chữ “13 pt” và phông chữ “Times New Roman”.

Dịch: Phiếu điều tra cần được dịch ra ngôn ngữ khác (tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc), nếu đối tượng điều tra là người nước ngoài hoặc người dân tộc thiểu số.

b) Thiết kế hình thức phiếu điều tra

Hình thức trình bày phiếu điều tra là yếu tố rất quan trọng vì nó thể hiện “sản phẩm cuối cùng” của quá trình thiết kế phiếu điều tra, càng quan trọng hơn khi nó được gửi qua thư tín, được đưa cho người được hỏi tự trả lời và ngay cả đối với phương pháp phỏng vấn cá nhân hay phỏng vấn qua điện thoại, nó cũng tạo ra sự trợ giúp hữu ích. Vì vậy, bất cứ phiếu điều tra nào cũng cần phải trình bày rõ ràng, ngắn gọn, thu hút sự chú ý và dễ theo dõi, dễ nhận thấy… Ngoài ra, nó còn đòi hỏi phải được thể hiện trang trọng và đẹp.

Chất lượng in ấn, hình thức trình bày câu hỏi sẽ làm gia tăng tỷ lệ số phiếu điều tra phản hồi. Có những quy định chặt chẽ về khổ giấy, cách đặt lề, cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng chữ, các chữ in nghiêng, in đậm, chữ viết hoa, cách tạo bảng hay đặt cột trong một trang in… Tất cả những điều này cần được tuân thủ chặt chẽ và áp dụng sáng tạo khi lựa chọn hình thức cho phiếu điều tra.

Nguyên tắc đơn giản và ngắn gọn cũng đòi hỏi sự linh hoạt. Một câu hỏi tưởng như khá phức tạp có thể lại được đơn giản hóa nếu chúng ta đưa nó vào trong một bảng có dòng kẻ hoặc ô vuông để phân biệt từng thành tố, tránh được sự in ấn thêm số trang không cần thiết. Ngược lại, cũng không nên tiết kiệm số trang in mà một phiếu điều tra được trình bày quá dày đặc.

Đạt được một hình thức tối ưu cho phiếu điều tra sẽ góp phần làm tăng hiệu quả và sự thuận tiện cho công việc của người thực hiện cuộc điều tra phỏng vấn, đảm bảo sự chính xác và đầy đủ khi chép các thông tin cần thiết cũng như công việc hiệu chỉnh và xử lý dữ liệu thu thập được ở giai đoạn sau đó. Với những phiếu điều tra dài nhằm thu thập lượng thông tin lớn thì hình thức trình bày càng phải được cân nhắc, sắp xếp thận trọng. Cùng với sự phát triển của các phần mềm ứng dụng, kỹ thuật máy tính cộng với khả năng sáng tạo của người thiết kế phiếu điều trasẽ đảm bảo cả tính khoa học và nghệ thuật khi thể hiện phiếu điều tra.

2.8. Điều tra thử nghiệm phiếu điều tra tại thực địa và hoàn thiện phiếu điều tra

Phiếu điều tra đã được thiết kế và hiệu chỉnh nhiều lần, sau khi lấy lấy ý kiến chuyên gia, hội thảo, dù người thiết kế phiếu có hài lòng đến đâu, cũng chỉ mới hoàn thành trên lý thuyết. Từ lý thuyết đến thực tiễn luôn luôn có khoảng cách nhất định, do vậy, phiếu điều trasẽ được thử nghiệm tại thực địa (điều tra thử) là bước quan trọng cuối cùng trong quá trình thiết kế phiếu điều tra. Không nên vì thúc ép thời gian mà bỏ qua bước này. Thử nghiệm phiếu điều tra nhằm 3 mục đích: Đánh giá sự phù hợp của phiếu điều tra; đánh giá độ dài của cuộc phỏng vấn; và xác định chất lượng của cuộc phỏng

87

Page 88: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

vấn. Trên cơ sở thử nghiệm sẽ hoàn thiện phiếu điều tra trước khi chuyển khâu tập huấn, in ấn. Phiếu điều tra được thử nghiệm khoảng 15-25 đối tượng điều tra. Khi điều tra thử phiếu điều tra sẽ xác định và giải quyết các vấn đề chưa dự tính trước trong quá trình thiết kế, thí dụ như xem xét việc bố trí các chủ đề, hoặc cách bố trí chuỗi các câu hỏi trong từng chủ đề, hoặc cách đặt câu hỏi. Lý tưởng nhất, bạn nên thử điều tra cùng nhóm đối tượng sẽ điều tra chính thức. Nếu điều đó không thực hiện được thì phỏng vấn vài người, chứ không nên người soạn câu hỏi, lại thử phiếu điều tra. Khi tiến hành phỏng vấn thử sẽ bộc lộ những vấn đề không dự đoán trước được về từ ngữ tối nghĩa, câu hỏi không rõ ràng để có thể hiểu theo một nghĩa…Điều này sẽ giúp bạn thấy được người được phỏng vấn hiểu câu hỏi của bạn và đưa ra câu trả lời hữu dụng.

Yêu cầu đối với điều tra viên tham gia phỏng vấn thử: điều tra viên phải hiểu biết thấu đáo về mục đích cuộc điều tra. Họ cũng cần phải được huấn luyện cẩn thận và cơ bản về phiếu điều tra để hiểu được mục đích của từng câu hỏi, họ cần phải chú ý xem liệu câu hỏi đưa ra có được trả lời hiểu đúng theo yêu cầu của thiết kế điều tra.

Một trong những khâu rất giá trị của phỏng vấn thử là việc thảo luận về các câu hỏi với người trả lời phỏng vấn trước khi họ cho câu trả lời. Người trả lời phỏng vấn có thể sẽ được hỏi ý kiến của họ về từng câu hỏi, theo họ thì câu hỏi đó có nghĩa gì, có khó khăn gì với họ trong việc trả lời, hoặc họ có cảm nghĩ gì khi trả lời “không biết”. Người điều tra viên ghi lại các quan sát riêng của mình, các ý kiến đóng góp, gợi ý, các khó khăn của điều tra viên gặp phải khi phỏng vấn, cũng như các khó khăn trong việc xác định chỗ ở của người trả lời. Câu hỏi nào khiến người trả lời lúng túng hoặc khiến họ phật ý, điều tra viên gặp khó khăn gì trong việc gây thiện cảm với người trả lời; liệu trong qua trình phỏng vấn, người trả lời có tỏ ra quan tâm nhiều đến các chủ đề được hỏi hay không, ở mục nào hay câu hỏi nào điều tra viên phải giải thích thêm theo ý kiến của mình. Có câu trả lời mà chỗ dành cho trả lời không đủ chỗ…

Một số nội dung thử phiếu điều tra đối với đối tượng điều tra

- Đối tượng có hiểu cuộc điều tra này không? có hiểu câu hỏi và có trả lời đúng câu hỏi? Ý kiến của đối tượng về phiếu điều tra và các câu hỏi họ đã trả lời; điều tra viên và đối tượng phỏng vấn có dễ thực hiện phiếu điều tra; người trả lời có khó khăn gì khi trả lời một số câu hỏi khó.

- Đối tượng có thỏa mái trả lời câu hỏi này không?

- Cách diễn đạt câu hỏi có rõ ràng không?

- Các mục trả lời có tương xứng với kinh nghiệm của đối tượng không?

- Những mục nào đòi đối tượng phải suy nghĩ kĩ trước khi trả lời?

- Quá trình nhận thức nào cần có để trả lời các câu hỏi khó?

- Những mục nào gây ra sự bực bội, bối rối, hoặc nhầm lẫn?

- Có mục nào đối tượng coi là vui nhộn không?

88

Page 89: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Loại câu hỏi này có tạo ra khuynh hướng sai lệch không?

- Liệu các câu trả lời có thực sự đáp ứng được mục đích nghiên cứu không?

- Có thành ngữ bản địa nào nên đưa vào các mục cần tránh sự mập mờ không?

- Xác định thời gian để thực hiện phỏng vấn một phiếu điều tra?

- Bố cục của phiếu điều tra, thứ tự sắp xếp các câu hỏi có hợp lý? Phiếu điều tra có quá dài không?

- Theo ý kiến của đối tượng có vấn đề quan trọng nào khác bị bỏ qua trong phiếu điều tra không?

- Phiếu điều tra có dễ thực hiện không?

- Các mẫu lọc và mẫu nhảy có phù hợp không?

- Các chỉ dẫn có rõ không?

- Việc chuyển từ câu hỏi này sang câu hỏi khác có trôi chảy không?

Một số nội dung thử phiếu điều tra để đánh giá khả năng của người phỏng vấn

- Họ đọc câu hỏi như thế nào?

- Họ xử lí như thế nào trong các tình huống khó?

- Họ dùng các chỉ dẫn phiếu điều tra như thế nào?

- Họ giải thích các khái niệm cho đối tượng như thế nào?

- Họ thăm dò và ghi lại các câu hỏi như thế nào?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Anh/chị hãy nêu các hình thức thu thập thông tin thống kê chủ yếu đang được sự dụng hiện nay và điều kiện vận dụng đối với từng hình thức thu thập thông tin.

2. Anh/chị cho biết đơn vị điều tra, đối tượng điều tra, phạm vi điều tra của Tổng điều tra dân số, nhà ở; Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn; Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp? Hãy nhận xét về đơn vi điều tra, đối tượng điều tra trong 3 cuộc tổng điều tra này?

3. Anh/chị hãy chọn câu trả lời đúng nhất để xác định đối tượng điều tra của cuộc Khảo sát mức sống dân cư:

a) Hộ dân cư;

b) Các thành viên trong hộ dân cư;

c) Các xã có hộ dân cư được khảo sát;

d) Cả 3 trường hợp.

89

Page 90: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

4. Anh/chị hãy chọn câu trả lời đúng nhất để xác định đối tượng điều tra của cuộc điều tra năng suất, sản lượng lúa:

e) Hộ, trang trại có gieo trồng và thu hoạch lúa trong vụ điều tra;

f) Hộ dân cư;

g) Cây lúa;

h) Cả 3 trường hợp.

5. Anh/chị hãy nêu trình tự các bước của qui trình (cấp cao nhất) điều tra thống kê?

6. Các cuộc điều tra thống kê do đơn vị Anh/chị tiến hành có thực hiện theo qui trình 7 bước không? Nếu không, anh/chị hay mô tả các bước tiến hành một cuộc điều tra mà đơn vị anh/chị đã thực hiện. Hãy so sanh với qui trình điều tra 7 bước nói trên.

7. Tại sao trong phương án điều tra thống kê phải qui định rõ bảng phân loại, danh mục được sử dụng trong cuộc điều tra.

8. Nêu khái niệm, đặc trưng, bản chất và các loại sai số điều tra thống kê.

9. Có tính được sai số điều tra thống kê không? Hãy lý giải cho câu trả lời của mình?

10. Anh/chị hãy xây dựng phương án điều tra nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch thống kê?

11. Anh/chị hãy trình bày yêu cầu và nội dung thiết kế phiếu điều tra thống kê.

12. Có mấy loại câu hỏi? anh/chị hãy trình bày ưu nhược điểm của từng loại câu hỏi. Hãy lấy ví dụ đối với mỗi loại câu hỏi (khác ví dụ trong tài liệu).

13. Khi thiết kế phiếu điều tra cần đặc biệt quan tâm những loại câu hỏi nào? Hãy lấy ví dụ đối với mỗi loại câu hỏi đó.

14. Anh/chị hãy trình bày những nội dung chính của quy trình thiết kế phiếu điều tra. Theo anh/chị nội dung nào là quan trọng nhất và tại sao?

15. Đặt 10 câu hỏi dùng để phỏng vấn khách quốc tế đến Việt Nam năm và trình bầy các câu hỏi trên phiếu điều tra trên giấy A4: sử dụng các loại câu hỏi: đóng, mở, vừa đóng, vừa mở; chỉ dẫn bước nhảy.

16. Thiết kế cấu trúc một phiếu điều tra về “Thu thập thông tin khách du lịch đến Việt Nam năm 2012” hoặc một cuộc điều tra liên quan đến nghiệp vụ công tác của anh/chị.

90

Page 91: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật Thống kê;

– Quốc hội nước CHXHCNVN (2015), Luật Thống kê;

– Viện Khoa học Thống kê (2005), Một số vấn đề về phương pháp luận thống kê, NXB Thống kê;

– Viện Khoa học Thống kê (2005), Từ điển thống kê Việt, Anh, Pháp, NXB Thống kê;

– Viện Khoa học Thống kê (2004), Thuật ngữ ngữ thống kê thông dụng, NXB Thống kê;

91

Page 92: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

– Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo cuối cùng của gói thầu GSO5.1, Dự án hiện đại hóa Tổng cục Thống kê;

– Viện Khoa học Thống kê (2009), sách Thực hành Thống kê, NXB Thống kê;

– Tổng cục Thống kê (2012), Chuyên đề “Qui trình sản xuất số liệu thống kê”;

– Tổng cục Thống kê (2004), Tài liệu hướng dẫn Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012;

– Tổng cục Thống kê (2011), Tài liệu hướng dẫn Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2011;

– Tổng cục Thống kê (2004), Tài liệu hướng dẫn Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009;

– Ngân hàng thế giới (2002), Sức mạnh thiết kế điều tra thống kê;

– Đại học kinh tế quốc dân (2009), Giáo trình lý thuyết thống kê; NXB Giáo dục;

– Thủ tướng Chính phủ (2012), Chương trình điều tra thống kê quốc gia, Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28/10/2012.

CHUYÊN ĐỀ 4

ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

Chuyên đề 3 đã trình bày các loại điều tra thống kê, trong đó điều tra chọn mẫu là hình thức điều tra thống kê không toàn bộ, được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu thống

92

Page 93: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

kê nói chung và thống kê kinh tế - xã hội nói riêng. Chuyên đề này sẽ đi sâu trình bày những nội dung cơ bản của điều tra chọn mẫu trong thống kê kinh tế - xã hội và thông qua những ví dụ, bài tập thực hành nhằm nâng cao ứng dụng điều tra chọn mẫu vào thực tiễn công tác thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

I. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU, ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG

1.Thế nào là điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu (ĐTCM) là loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chọn một cách khoa học một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung. Ví dụ, để có năng suất và sản lượng lúa của một địa bàn điều tra nào đó (huyện A chẳng hạn) người ta chỉ tiến hành thu thập số liệu về năng suất và sản lượng lúa thu được trên diện tích lúa thu hoạch của một số hộ gia đình được chọn vào mẫu của huyện để điều tra thực tế, sau đó dùng kết quả thu được tính toán và suy rộng cho năng suất và sản lượng lúa của toàn huyện.

Điều tra chọn mẫu được ứng dụng rất rộng rãi trong thống kê kinh tế - xã hội như: Điều tra năng suất sản lượng lúa; Điều tra lao động - việc làm; Điều tra thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình; điều tra sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; Điều tra chăn nuôi gia súc, gia cầm; Điều tra ý kiến của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng; Điều tra biến động thường xuyên dân số; Điều tra chất lượng sản phẩm công nghiệp; Điều tra mức độ ô nhiễm của các ao, hồ, sông, rạch v.v.

2. Ưu điểm của điều tra chọn mẫu

Do chỉ tiến hành điều tra trên một bộ phận đơn vị mẫu trong tổng thể chung nên ĐTCM có những ưu điểm cơ bản sau:

- Tiến hành điều tra nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê.

- Tiết kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra.

- Cho phép thu thập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt đối với các chỉ tiêu có nội dung phức tạp, không có điều kiện điều tra ở diện rộng (tổng thể).

- Làm giảm sai số phi chọn mẫu (sai số do cân, đong, đo, đếm, khai báo, ghi chép, v.v...) vì khi tiến hành điều tra chọn mẫu sẽ có thời gian để tiếp cận, thu thập thông tin trên một đơn vị điều tra được đầy đủ và cụ thể hơn, có thể kiểm tra được số liệu chặt chẽ hơn…và như vậy số liệu thu thập được sẽ có độ tin cậy cao hơn.

- Cho phép nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, môi trường,... không thể tiến hành theo phương pháp điều tra toàn bộ: Ví dụ như nghiên cứu trữ lượng khoáng

93

Page 94: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

sản, thuỷ sản; điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường; các cuộc điều tra về dư luận xã hội, điều tra phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu khoa học, yêu cầu tiếp thị,…

3. Hạn chế của điều tra chọn mẫu

- Điều tra chọn mẫu luôn tồn tại "Sai số chọn mẫu" - Sai số do tính đại diện. Sai số chọn mẫu phụ thuộc vào độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu, vào cỡ mẫu và phương pháp tổ chức chọn mẫu.

- Kết quả ĐTCM không thể tiến hành phân nhỏ theo mọi phạm vi và tiêu thức nghiên cứu như điều tra toàn bộ, mà chỉ thực hiện được ở mức độ nhất định tùy thuộc vào cỡ mẫu, phương pháp tổ chức chọn mẫu và độ đồng đều giữa các đơn vị theo các chỉ tiêu được điều tra.

4. Điều kiện vận dụng của điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu thường được vận dụng trong các trường hợp sau:

- Thay thế cho điều tra toàn bộ trong những trường hợp quy mô điều tra lớn, đối tượng điều tra khó tiếp cận; nội dung điều tra cần thu thập nhiều chỉ tiêu.

- Quá trình điều tra gắn liền với việc phá huỷ sản phẩm, tức là sau khi điều tra đối tượng điều tra bị phá hủy như điều tra chất lượng thịt hộp, cá hộp; điều tra chất lượng đạn bắn súng…

- Để thu thập những thông tin tiên nghiệm trong những trường hợp cần thiết nhằm phục vụ cho yêu cầu của điều tra toàn bộ.

- Thu thập số liệu để kiểm tra, đánh giá và chỉnh lý số liệu của điều tra toàn bộ.

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

1. Tổng thể chung và tổng thể mẫu

1.1. Tổng thể chung là tổng thể của tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu

Các tham số của tổng thể chung

*Khi nghiên cứu chỉ tiêu bình quân sẽ có các tham số:

- Tổng cộng tổng thể chung (ký hiệu là X):

N

1iiN21 XX......................XXX ; (4.1)

- Số bình quân của tổng thể chung (ký hiệu là ):

94

Page 95: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

N

1iiX

N1

NXX ; (4.2)

- Phương sai của tổng thể chung (ký hiệu là S2):

N

ii XX

NS

1

22 1; (4.3)

Trong đó: Xi - Trị số tiêu thức nghiên cứu của từng đơn vị tổng thể chung thứ i (i = 1,2,…N).

N - Số đơn vị tổng thể chung.

* Khi nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ sẽ có các tham số

- Tỷ lệ chung (ký hiệu là P)

NNP

c

; (4.4)

Trong đó:

N - số đơn vị của tổng thể chung;

Nc- số đơn vị của tổng thể chung mang dấu hiệu nghiên cứu

(N > Nc)

Ví dụ: Khi điều tra tình hình trang bị ti vi của hộ gia đình thì N là tổng số hộ gia đình và Nc là số hộ gia đình có ti vi.

- Phương sai tổng thể chung (ký hiệu là S2):

S2 = P (1- P) ; (4.5)

1.2. Tổng thể mẫu là một bộ phận của tổng thể chung, gồm các đơn vị được chọn ra để trực tiếp thu thập thông tin làm căn cứ suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung

Các tham số của tổng thể mẫu (TTM)

* Khi nghiên cứu chỉ tiêu bình quân có các tham số:

- Tổng cộng tổng thể mẫu (ký hiệu là x):

n

1iin21 xx......................xxx ; (4.6)

- Số bình quân mẫu (ký hiệu là ):

95

Page 96: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

; (4.7)

- Phương sai mẫu điều chỉnh (gọi tắt là phương sai mẫu - ký hiệu là s2):

n

1i

2i

2 xx1n

1s ; (4.8)

Trong đó:

xi - Trị số tiêu thức nghiên cứu của từng đơn vị tổng thể mẫu thứ i (i = 1,2,…n).

n - Số đơn vị tổng thể mẫu.

* Khi nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ sẽ có các tham số:

- Tỷ lệ mẫu (ký hiệu là f):

nnf

c

; (4.9)

Trong đó:

n - số đơn vị của tổng thể mẫu;cn - số đơn vị của tổng thể mẫu mang dấu hiệu nghiên cứu

( n > cn )

- Phương sai mẫu (chưa điều chỉnh)2s = f (1- f); (4.10)

2. Ước lượng các tham số của tổng thể chung

Nội dung cơ bản của phương pháp điều tra chọn mẫu là dựa vào sự hiểu biết về tham số ' nào đó của tổng thể mẫu đã điều tra để suy luận thành tham số của tổng thể chung. Việc suy luận đó gọi là ước lượng. Trong điều tra chọn mẫu có ước lượng điểm và ước lượng khoảng. Ước lượng điểm là kết quả suy rộng chỉ lấy một giá trị (tại một điểm), còn ước lượng khoảng là kết quả suy rộng tương ứng với những giá trị được giới hạn trong một khoảng.

3. Chọn mẫu với xác suất đều và không đều (các kiểu chọn mẫu)

- Chọn mẫu với xác suất đều là đảm bảo mỗi đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu đều có cơ hội được chọn vào mẫu như nhau, và như vậy là khi chọn mẫu lưu ý đến sự khác biệt giữa các đơn vị tổng thể.

96

Page 97: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Chọn mẫu với xác suất không đều: Các đơn vị có thể được chọn vào mẫu theo xác suất tỷ lệ với quy mô (kích thước) theo tiêu thức nào đó của đơn vị điều tra.

4. Chọn lặp và chọn không lặp

- Chọn lặp (hay chọn trả lại) là trong N đơn vị của tổng thể chung, chọn ngẫu nhiên ra 1 đơn vị - đây là đơn vị thứ nhất của tổng thể mẫu. Sau đó trả lại đơn vị này vào tổng thể chung và từ N đơn vị của tổng thể chung lại chọn ngẫu nhiên ra 1 đơn vị - đây là đơn vị thứ 2 của tổng thể mẫu. Quá trình này được lặp lại cho đến khi chọn đến đơn vị thứ n của tổng thể mẫu. Trong chọn lặp, số khả năng thiết lập mẫu - K = N n với N là số lượng đơn vị của tổng thể chung và n là số lượng đơn vị của tổng thể mẫu.

- Chọn không lặp (hay chọn một lần) là mỗi đơn vị được chọn rồi, sau khi nghiên cứu không được trả về tổng thể chung và không có khả năng được chọn lại. Trong chọn không lặp, số khả năng thiết lập mẫu được tính bằng công thức:

!nN!n!NCK n

N ; (4.11)

5. Sai số chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu và tỷ lệ sai số chọn mẫu

5.1. Sai số chọn mẫu

Sai số chọn mẫu (SSCM) là sự khác nhau giữa giá trị ước lượng của mẫu và giá trị của tổng thể chung. Sai số chọn mẫu còn gọi là sai số do tính đại biểu và chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu vì chỉ điều tra một số ít đơn vị mà kết quả lại suy rộng cho cả tổng thể. Sai số chọn mẫu được dùng để tính tỷ lệ sai số chọn mẫu đánh giá độ tin cậy về số liệu điều tra và ước lượng số liệu điều tra theo phương pháp ước lượng khoảng của các chỉ tiêu nghiên cứu. Mỗi phương pháp tổ chức chọn mẫu sẽ có công thức tính sai số chọn mẫu riêng. Theo đó công thức tính cụ thể sẽ được trình bày ở mục IV (các phương pháp tổ chức chọn mẫu) của chuyên đề này.

5.2. Phạm vi sai số chọn mẫu

Phạm vi sai số chọn mẫu ( ) là đại lượng phản ánh sự khác biệt giữa trị số ước lượng của mẫu và trị số tổng thể chung tương ứng với xác suất tin cậy nhất định .

Mỗi xác suất tin cậy có hệ số tin cậy (t).

Theo hàm ý nghĩa của sẽ có giá trị của và t tương ứng. Như vậy khi có t

qua bảng phân phối xác xuất t (xem chi tiết ở phụ lục 1) sẽ xác định được hoặc khi có

sẽ xác định được t theo bảng ý nghĩa của hàm.

Dưới đây là một số trị số của t và :

97

Page 98: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

t = 1 = 0,6826

t = 1,5 = 0,8663

t = 2 = 0,9545

t = 2,5 = 0,9875

t = 3 = 0,9973

Như vậy khi biết được xác xuất tin cậy , tra bảng sẽ xác định được hệ số tin cậy t, và khi đã có hệ số tin cậy t và sai số chọn mẫu ta tính được phạm vi sai số chọn mẫu

của chỉ tiêu nghiên cứu theo công thức:

.t ; (4.12)

Quan hệ trên cho thấy phạm vi SSCM càng lớn thì xác xuất tin cậy càng cao và ngược lại.

Phạm vi sai số chọn mẫu ( ) là giá trị dương nếu trị số tổng thể chung lớn hơn trị số ước lượng và là âm nếu có quan hệ ngược lại. Vì vậy trị số tổng thể chung của chỉ tiêu

nghiên cứu ( ) sẽ nằm trong khoảng (từ .t đến .t ).

Từ đó suy ra:

xxx xXxxX ; (4.13a)

Và:

ppp fpffp ; (4.13b)

Ví dụ: Khi điều tra năng suất, sản lượng lúa của huyện “A” có năng suất lúa theo kết quả chọn mẫu: = 50 tạ/ha, tính được sai số chọn mẫu: µ = 1 tạ/ha. Nếu yêu cầu có độ tin cậy là 0,9545 tức là t = 2 thì ta sẽ có :

50 – 2*1 ≤ ≤ 50 + 2*1

Tức là : 48 ≤ ≤ 52

Kết luận, năng suất lúa bình quân của toàn huyện “A” sẽ nằm trong khoảng từ 48 đến 52 tạ/ha với xác suất tin cậy là 0,9545 hay 95,45%.

5.3. Tỷ lệ sai số chọn mẫu (H):

H = ; (4.14)

98

Page 99: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tỷ lệ sai số để đánh giá độ tin cậy về số liệu của chỉ tiêu nghiên cứu. H càng lớn thì độ tin cậy của số liệu càng kém và ngược lại.

6. Đơn vị chọn mẫu và dàn chọn mẫu

6.1. Đơn vị chọn mẫu

Đơn vị chọn mẫu là các đơn vị cơ bản hoặc nhóm đơn vị cơ bản được xác định rõ ràng, tương đối đồng đều và có thể quan sát được, thích hợp cho mục đích chọn mẫu. Ví dụ: Doanh nghiệp là đơn vị chọn mẫu của điều tra doanh nghiệp; hộ gia đình là đơn vị chọn mẫu của điều tra dân số; điều tra thu chi của hộ; đơn vị diện tích gieo trồng là đơn vị chọn mẫu của điều tra năng suất, sản lượng cây trồng.

Nếu chọn mẫu một cấp thì có một loại đơn vị chọn mẫu, còn nếu chọn mẫu nhiều cấp thì sẽ có nhiều loại đơn vị chọn mẫu.

6.2. Dàn chọn mẫu

Dàn chọn mẫu có thể là danh sách các đơn vị chọn mẫu với những đặc điểm nhận dạng của chúng hoặc là bản đồ chỉ ra ranh giới của các đơn vị chọn mẫu.

Trong tổng thể nghiên cứu, tùy thuộc vào lược đồ chọn mẫu sẽ có các loại dàn chọn mẫu khác nhau. Nếu điều tra mẫu một cấp có một loại dàn chọn mẫu. Còn nếu điều tra mẫu nhiều cấp thì sẽ có nhiều loại dàn chọn mẫu

7. Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn theo phương pháp phân tích chuyên gia

7.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên

Chọn mẫu ngẫu nhiên là cách chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể dựa trên qui luật xác suất (qui luật ngẫu nhiên). Cách đơn giản nhất của chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc dưới hình thức rút thăm. Trong điều tra chọn mẫu, chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu có sai số chọn mẫu nhỏ trong điều kiện số lượng mẫu đủ lớn và giữa các đơn vị tổng thể có tính đồng nhất cao.

7.2. Chọn mẫu hệ thống

Chọn mẫu hệ thống là chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể mà cách chọn các đơn vị cách nhau với khoảng cách cố định trên cơ sở các đơn vị điều tra được sắp xếp thứ tự theo một tiêu thức nào đó.

Ví dụ, huyện "X" có 10.000 hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (N=10.000). Cần chọn 500 hộ (n =500) để điều tra thu thập thông tin về năng suất, sản lượng thủy sản nuôi trồng. Nếu chọn hệ thống sẽ tiến hành như sau:

99

Page 100: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Lập danh sách 10.000 hộ gia đình của huyện theo thứ tự về quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản giảm dần.

- Chia tổng số hộ gia đình thành 500 nhóm đều nhau và sẽ có số hộ mỗi nhóm là K hộ: K= N: n = 10000: 500 = 20 (hộ gia đình).

- Chọn ngẫu nhiên một hộ ở nhóm thứ nhất, chẳng hạn rơi vào hộ có số thứ tự 15.

- Mỗi nhóm khác còn lại sẽ chọn 1 hộ có số thứ tự: nhóm 2: (15+K), nhóm 3: (15+2K),....; nhóm 500: (15+499K).

Kết quả chọn được 500 hộ như vậy gọi là chọn hệ thống.

7.3. Chọn mẫu theo phương pháp phân tích chuyên gia

Chọn mẫu theo phương pháp phân tích chuyên gia là chọn mẫu trên cơ sở phân tích xem xét chủ quan của người điều tra để chọn ra những đơn vị đại diện. Chủ quan ở đây được hiểu là những hiểu biết hay kinh nghiệm của chuyên gia về tổng thể cần nghiên cứu, ví dụ như một chuyên gia về nghèo đói ở Việt Nam đã có những hình dung trước về đặc điểm những hộ nghèo của Việt Nam như phân bố ở đâu, thu nhập bình quân thường thấp hơn khoảng bao nhiêu, và khoảng cách thu nhập giữa những người nghèo với nhau......Dựa trên những kinh nghiệm hay hiểu biết đó, người chuyên gia sẽ biết cách chọn mẫu điều tra hợp lý, đảm bảo tính đại diện của tổng thể với độ tin cậy như mong muốn.

III. XÁC ĐỊNH CỠ MẪU, PHÂN BỔ MẪU VÀ TÍNH SAI SỐ CHỌN MẪU

1. Xác định cỡ mẫu

Xác định cỡ mẫu (số đơn vị mẫu) chính là xác định số lượng đơn vị điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẫu là vừa đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi.

- Khi điều tra chọn mẫu để suy rộng số bình quân theo một tiêu thức nào đó:

+ Trường hợp chọn lặp:

; (4.15)

+ Trường hợp chọn không lặp:

100

Page 101: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

; (4.16)

- Khi điều tra chọn mẫu để suy rộng tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó:

+ Trường hợp chọn lặp:

; (4.17)

+ Trường hợp chọn không lặp:

; (4.18)

Trong đó:

- N là số đơn vị tổng thể chung.

- S2 và p (1- p) là phương sai của tổng thể chung với chỉ tiêu bình quân và chỉ tiêu tỷ lệ.

- là hệ số tin cậy

- , là phạm vi sai số chọn mẫu.

Các thông tin trên đây cần có từ khi chuẩn bị điều tra để xây dựng và quyết định phương án điều tra. Trong đó, số đơn vị tổng thể chung (N) lấy từ số liệu thống kê; xác xuất tin cậy (pt) và phạm vi SSCM (∆) do người tổ chức điều tra yêu cầu cho từng cuộc điều tra. Riêng phương sai của tổng thể chung (S2 và p(1-p)) thì phải dựa và kết quả của các cuộc điều tra trước đó; Trường hợp không có các cuộc điều tra trước tương tự hoặc có nhưng không tính được phương sai thì sẽ xử lý như sau:

- Khi điều tra nghiên cứu chỉ tiêu bình quân thì phải điều tra mẫu nhỏ để xác định phương sai

- Khi điều tra nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ thì sẽ lấy phương sai lớn nhất: p(1-p) = 0,t5 x (1-0,5) =0,25

Ví dụ, hãy xác định số hộ (cỡ mẫu) theo cách chọn không lặp để điều tra thu nhập 1 năm của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh “Y” có 200.000 hộ gia đình (N = 200.000), với xác xuất tin cậy là 0,9875 (tức là t = 2,5, có thể xem chi tiết ở bảng phân phối xác suất t ở phụ lục), phạm vi sai số chọn mẫu ( ) không vượt quá 2,52 triệu đồng/năm trong điều kiện có phương sai về thu nhập của hộ: S2=61,52.

Áp dụng công thức 3.16 ta có:

101

Page 102: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

(hộ gia đình)

2. Phân bổ mẫu

2.1. Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thể

Công thức xác định cỡ mẫu của từng tổ t (nt) như sau:

ttt

t fNnNN

n Ntf ; (4.19)

Trong đó:

- n là số đơn vị mẫu chung;

- nt là số đơn vị mẫu của tổ t;

- N là số đơn vị của tổng thể;

- Nt là số đơn vị của tổ t;

- f là tỷ lệ mẫu (Nnf )

Ví dụ, tiến hành điều tra thu chi của hộ gia đình ở huyện (Y) chia thành 3 vùng: cánh đồng (1), khe dọc (2) và vùng cao (3) với tổng số hộ gia đình N=200.000 hộ, trong đó vùng 1 có N1=100.000 hộ, vùng 2 có N2=65.000 hộ và vùng 3 có N3=35.000 hộ. Tiến hành điều tra ở 2000 hộ (n=2000) và phân bố mẫu cho 3 vùng (ở 3 tổ) có số mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thể.

Theo số liệu trên ta tính được tỷ lệ mẫu chung:

hoặc 1%

Dựa vào công thức 3.19 tính được cỡ mẫu cho các tổ:

- Tổ 1 (Vùng 1):

n1=100.000 x 0,01=1000 (hộ)

- Tổ 2 (Vùng 2):

n2=65.000 x 0,01= 650 (hộ)

- Tổ 3 (Vùng 3):

n3=35.000 x 0,01= 350 (hộ)

Tổng số n = n1 + n2 + n3= 1000 + 650 + 350 = 2.000 (hộ)

102

Page 103: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô của tổng thể chung có cách tính đơn giản và khi tính chỉ tiêu bình quân và chỉ tiêu tỷ lệ của tổng thể chung không phải đổi lại quyền số, nhưng có hạn chế là đối với tổ có quy mô nhỏ thì có thể cỡ mẫu không đủ đại diện, còn tổ có quy mô lớn thì có thể cỡ mẫu lại nhiều ở mức không cần thiết.

2.2. Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô tổng thể

Công thức tính số đơn vị mẫu (nt) của tổ t như sau:

nt = n . wt ; (4.20a)

Trong đó:

n - Số lượng đơn vị mẫu chung;

nt- Số đơn vị mẫu của tổ t

wt - tỷ lệ giữa căn bậc hai số đơn vị của tổ t ( tN ) và tổng căn bậc hai số đơn vị

của tất cả các tổ , với t = 1, 2, 3,…k : Chỉ số thứ tự của tổ

Thay vào công thức (3.20a) ta có:

K

1ttttt N:Nnw.nn ; (4.20b)

Cách phân bổ này sẽ khắc phục nhược điểm của phân bổ tỷ lệ với quy mô tổng thể nhưng khi suy rộng cho tổng thể tất cả các chỉ tiêu đều phải tính lại theo quyền số thực tế của tổng thể chung.

Trở lại ví dụ ở mục 2.1, ta tính được căn bậc hai về số đơn vị từng tổ và chung các tổ như sau:

- Từng tổ:

Tổ 1: = 316

Tổ 2: = 255

Tổ 3: = 187

- Tổng của 3 tổ: 316 + 255 + 187 = 758

Tiếp tục tính toán cỡ mẫu của từng tổ:

- Tổ 1: (hộ)

103

Page 104: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Tổ 2: (hộ)

- Tổ 3: 49375818720003 n (hộ)

Tổng số: n = n1 + n2 + n3 = 834 + 673 + 493 = 2000 (hộ)

2.3. Phân bổ Neyman

Phân bổ Neyman được coi là phân bổ tối ưu theo nghĩa thống kê thuần tuý. Cỡ mẫu vừa tính theo tỷ lệ của quy mô tổng thể chung vừa tính đến sự khác nhau về độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu của các tổ.

Công thức xác định cỡ mẫu (nt) cho tổ t như sau:

K

1ttt

ttt

SN

SN.nn

với (t=1,2,…K) ; (4.21)

Trong đó:

Nt - tổng số đơn của tổ t;

tS - độ lệch chuẩn về chỉ tiêu nghiên cứu của tổ thứ t.

2.4. Phân bổ mẫu có ưu tiên cho các tổ được đánh giá là quan trọng hơn

Cách phân bổ mẫu này thường được áp dụng khi có sự khác nhau đáng kể giữa các tổ về hàm lượng thông tin cần thiết. Theo nguyên tắc này, các tổ có hàm lượng thông tin thấp được phân bổ cỡ mẫu nhỏ. Tư tưởng này thường ứng dụng trong điều tra các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc tổ có quy mô doanh nghiệp lớn hơn (có sản lượng hoặc số lượng công nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hoặc tổng số công nhân của các doanh nghiệp) thì phân bổ theo tỷ lệ mẫu lớn hơn. Ngược lại các doanh nghiệp thuộc tổ có quy mô doanh nghiệp nhỏ hơn thì phân bổ tỷ lệ mẫu nhỏ hơn.

Tóm lại, phân bổ mẫu trong thực tế cần dựa vào việc phân tích đặc điểm cụ thể của các chỉ tiêu thống kê cần thu thập ở từng tổ. Mặc khác, cũng cần xét tới điều kiện thực tế diễn ra ở từng tổ. Điều này đặc biệt cần lưu ý trong khi phân bổ cỡ mẫu cho điều tra nhiều cấp.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU

Có nhiều phương pháp tổ chức chọn mẫu. Song trong thực tế công tác Thống kê thường áp dụng các phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, phương pháp chọn mẫu có phân tổ, phương pháp chọn mẫu nhiều cấp và phương pháp chọn mẫu chùm.

104

Page 105: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Dưới đây sẽ trình bày cách tổ chức chọn mẫu và cách tính các tham số của 4 phương pháp tổ chức chọn mẫu nói trên.

Cách trình bày của mục này được bắt đầu từ một ví dụ giả định về danh sách các làng, bản với số hộ gia đình nông thôn có vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh (viết tắt VĐT) của một địa bàn "Y" thuộc tỉnh miền núi (xem số liệu bảng 4.1).

Bảng 4.1. Số liệu giả định về số hộ gia đình nông thôn có vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh phân theo vùng của địa bàn “Y”

TT bản Tên bản Số hộ Vùng(*) TT bản Tên bản Số hộ Vùng

1 A 9 1 11 N 10 2

2 I 10 2 12 E 13 1

3 D 11 3 13 P 11 3

4 B 11 1 14 F 11 2

5 K 12 1 15 G 12 1

6 Y 12 2 16 Q 9 3

7 C 9 3 17 Z 10 2

8 L 10 2 18 J 8 1

9 V 11 1 19 H 13 1

10 M 10 1 20 S 14 2

Tổng số 216

1. Phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

1.1. Tổ chức chọn mẫu

Khi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản chỉ việc lập danh sách các hộ gia đình (HGĐ) có tên chủ hộ, địa chỉ và kèm theo số thứ tự từ 1 đến 216 của chung 20 làng, bản kể trên ở bảng 4.1. Sau đó dùng bảng số ngẫu nhiên (ví dụ như dùng lệnh truckrandom trên excel) hoặc rút thăm chọn ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách được lập trong bảng để được số hộ cần điều tra (ở đây là chọn 20 hộ).

1.2. Cách tính các tham số khi nghiên cứu chỉ tiêu bình quân

Gọi i là số thứ tự của hộ gia đình trên địa bàn điều tra

i = 1,2, . . . . . . . N (N = 216 - tổng số hộ của địa bàn điều tra)

i = 1,2 , . . . . . . . n (n = 20 - số hộ chọn mẫu trên địa bàn)(*)Ghi chú: 1: Vùng cánh đồng; 2: Vùng khe dọc; 3: vùng cao

105

Page 106: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

ix vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ thứ i

Từ đó có công thức:

+ VĐT bình quân một hộ:

; (4.22)

+ Phương sai mẫu:

n

ii xx

ns

1

22

11

; (4.23)

+ Sai số chọn mẫu:

Nn

ns 1

2

; (4.24)

Chú ý: nếu chọn mẫu theo cách chọn có lặp lại thì công thức tính sai số chọn mẫu

(4.24) sẽ bỏ đi hệ số

Nn1 .

2. Phương pháp tổ chức chọn mẫu phân tổ

2.1. Tổ chức chọn mẫu

Trở lại ví dụ bảng 4.1. phân các bản thành 3 vùng địa hình, tức là 3 tổ (1: cánh đồng; 2: khe dọc; 3: vùng cao). Các vùng này có điều kiện kinh tế khác nhau và do đó có mức độ đầu tư cho sản xuất kinh doanh của dân cư cũng khác nhau. Như vậy, việc phân chia các bản theo vùng địa hình sẽ liên quan nhiều đến vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của dân cư.

Gọi t là số thứ tự của các tổ (t = 1,2,…. K =3 - số tổ của địa bàn điều tra)

Tổ 1: t = 1 (vùng cánh đồng)

Tổ 2: t = 2 (vùng khe dọc)

Tổ 3: t = 3 (vùng núi cao)

Nt là số hộ gia đình của tổ (vùng) t

N là tổng số hộ gia đình của địa bàn điều tra (

K

1ttNN )

tn : số hộ chọn mẫu của tổ (vùng) t

106

Page 107: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

n tổng số hộ chọn mẫu của địa bàn (

K

1ttnn )

Ở đây tiến hành phân tổ mẫu cho các tổ theo cách chọn tỷ lệ thuận với qui mô của tổ, bằng cách đó ta tính được số hộ chọn mẫu của từng tổ:

Tổ 1: n1 = 99 x 0,0926 = 9

Tổ 2: n2 = 77 x 0,0926 = 7

Tổ 1: n3 = 40 x 0,0926 = 4

---------------------------------

Cộng: n = 20

Trong mỗi tổ trên lập một danh sách tất cả các hộ gia đình (tổ 1: 99 hộ; tổ 2: 77 hộ; tổ 3: 40 hộ). Rồi trong danh sách mỗi tổ đó chọn ngẫu nhiên không lặp lại lấy số hộ cần điều tra (tổ 1 = 9; tổ 2 = 7 ; tổ 3 = 4) để tiến hành điều tra thực tế.

2.2. Cách tính các tham số khi nghiên cứu chỉ tiêu bình quân

Gọi i là số thứ tự của hộ gia đình trong mỗi tổ

i = 1,2,…….Nt đối với tổng thể chung

i = 1,2,…….nt đối với tổng thể mẫu

itx : Vốn đầu tư (VĐT) của hộ thứ i thuộc tổ t

Từ đó ta có công thức tính các tham số:

+ VĐT bình quân của các đơn vị thuộc tổ t

tn

iit

tt x

nx

1

1 ; (4.25)

+ VĐT bình quân của tất cả các đơn vị điều tra

- Chọn theo tỷ lệ:

K

1ttt nx

n1x ; (4.26)

- Chọn không theo tỷ lệ:

K

1ttt Nx

N1x ; (4.27)

+ Phương sai mẫu của các đơn vị trong tổ t

107

Page 108: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

tn

itit

tt xx

ns

1

22

11

; (4.28)

+ Sai số chọn mẫu:

- Chọn theo tỷ lệ:

Nn

nst

x 12

; (4.29)

Trong đó:

K

1tt

K

1tt

2t

2t

n

nss

- Chọn không theo tỷ lệ:

2

1

2

11t

t

tK

t t

tx N

Nn

ns

N

; (4.30)

Chú ý: nếu chọn mẫu theo cách có lặp lại thì các công thức tính SSCM (4.29) và

(4.30) bỏ đi các hệ số

Nn1 và

t

t

Nn

1 .

3. Phương pháp tổ chức chọn mẫu 2 cấp

3.1. Tổ chức chọn mẫu

Cũng số liệu đã cho ở bảng 4.1 tiến hành chọn mẫu 2 cấp như sau: từ danh sách 20 làng bản chọn ngẫu nhiên không lặp lấy 4, tức là 20% số bản (chẳng hạn chọn được các bản số 1 ,5, 12 và 19). Các bản được chọn là mẫu cấp I. Tiếp theo lập danh sách các HGĐ của 4 bản này, rồi từ các danh sách đó chọn ngẫu nhiên không lặp ra số hộ đều nhau cho mỗi bản (5 hộ) để tiến hành điều tra. Như vậy tổng số hộ được chọn là 20 (hộ là mẫu cấp II).

Theo phương pháp chọn mẫu 2 cấp trong ví dụ đã cho, chỉ phải lập danh sách các HGĐ cho 4 bản (4 đơn vị mẫu cấp I) để chọn mẫu cấp II. Hơn nữa tổ chức điều tra chỉ tiến hành đối với 20 hộ trong phạm vi 4 bản. Như vậy về việc chuẩn bị và tổ chức điều tra theo mẫu 2 cấp thuận tiện hơn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và mẫu phân tổ. Tuy nhiên độ tin cậy của số liệu thấp hơn.

3.2. Cách tính các tham số khi nghiên cứu chỉ tiêu bình quân

Gọi j là số thứ tự của đơn vị mẫu cấp I (bản)

108

Page 109: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

j =l, 2, 3,...,M (M=20 tổng số bản của địa bàn điều tra)

j =l, 2, 3,....m (m = 4- số bản được chọn vào mẫu cấp I)

i là số thứ tự của đơn vị mẫu cấp II (HGĐ-hộ gia đình)

n là tổng số đơn vị mẫu cấp II (HGĐ)

n* là số đơn vị mẫu cấp II trong mỗi đơn vị mẫu cấp I (các đơn vị mẫu cấp I có số đơn vị mẫu cấp II bằng nhau: n* = n : m)

ijx là vốn đầu tư của HGĐ (đơn vị mẫu cấp II) thứ i thuộc bản (đơn vị mẫu cấp I)

thứ j

Ta có công thức tính các tham số:

+ VĐT bình quân của các đơn vị mẫu cấp II thuộc mẫu cấp I thứ j:

n

iijj x

nx

1

1 ; (4.31)

+ VĐT bình quân của tất cả các đơn vị điều tra:

m

j

n

iij

m

jj x

nx

mx

1 11

11 ; (4.32)

+ Phương sai mẫu cấp II (hộ) thuộc từng đơn vị mẫu cấp I (bản) thứ j:

n

ijijj xx

ns

1

22

11

; (4.33)

+ Bình quân các phương sai mẫu cấp II:

m

jjj s

ms

1

22 1 ; (4.34)

+ Phương sai mẫu cấp I:

m

jjb xx

ms

1

22

11

; (4.35)

+ Sai số chọn mẫu:

Nn

nms

Mm

ms jb 1

.1

22

; (4.36)

Trong đó: số đơn vị cấp II thực tế có bình quân trong mỗi đơn vị cấp I (N*) N* = N : M

109

Page 110: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Chú ý: nếu chọn mẫu theo cách chọn có lặp lại thì công thức tính SSCM (4.36) bỏ

đi các hệ số

Mm1 và

Nn1 .

4. Phương pháp tổ chức chọn mẫu chùm

Trong mẫu chùm có hai loại: mẫu chùm có kích thước bằng nhau và mẫu chùm có kích thước khác nhau. Sự khác nhau về kích thước của mẫu chùm liên quan đến sự khác nhau về cách tổ chức chọn mẫu và công thức tính các tham số chọn mẫu.

4.1. Tổ chức chọn mẫu

Tiếp tục nghiên cứu ví dụ mục I Nếu xác định mỗi chùm là một bản và cũng tiến hành điều tra cỡ mẫu n = 20 hộ gia đình thì cách tiến hành như sau:

* Với cỡ mẫu có kích thước các chùm bằng nhau (do người tổ chức điều tra ấn định) thì số chùm (m) cần chọn được xác định bằng cách chia tổng số mẫu cần điều tra (n) cho số mẫu qui định trong một chùm (n*), tức là n:n*= m. Ví dụ như trên cần điều tra 20 hộ (n=20) và giả sử qui định mỗi chùm chọn 10 hộ (n*=10) thì số chùm (bản) phải điều tra: m = 20:10 = 2 chùm (bản).

Sau khi xác định được số chùm cần chọn, ta lập danh sách tất cả các chùm rồi chọn ngẫu nhiên không lặp 2 chùm (bản) để tiến hành điều tra thực tế các đơn vị thuộc các chùm đó. Khi điều tra gặp chùm (bản) có số HGĐ >10 thì điều tra đủ 20 sẽ dừng lại, còn khi điều tra gặp chùm (bản) có số HGĐ < 10 thì điều tra hết bản đó sẽ tiếp tục điều tra các hộ ở bản tiếp theo để được đủ 10 hộ.

* Với cỡ mẫu có kích thước các chùm khác nhau thì quá trình chọn mẫu được tiến hành qua các bước sau đây:

- Chia tổng số HGĐ của địa bàn điều tra cho số bản đế xác định số hộ bình quân có trong một chùm (bản): N* = 216 : 20 11

- Chia số mẫu (HGĐ) cần chọn cho số hộ có trong một chùm (bản) để xác định số chùm (bản) cần điều tra (m):

m = 20 : 11 2 chùm (bản).

Trên cơ sở danh sách các bản ở bảng 4.1, tiến hành chọn 2 chùm (bản), rồi tổ chức điều tra thực tế toàn bộ số HGĐ của 2 chùm (bản) đó.

4.2. Cách tính các tham số khi nghiên cứu chỉ tiêu bình quân

Gọi j là thứ tự các chùm (bản), ở đây j = 1,2,…M (M=20) là toàn bộ số bản trong địa bàn điều tra, và j = 1,2 (m=2) là số bản chọn mẫu.

110

Page 111: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Gọi i là thứ tự các hộ gia đình, ở đây i = 1,2,…nj là số hộ của 1 chùm (bản), trong

đó: (n là số mẫu điều tra).

Nếu chọn mẫu chùm có kích thước bằng nhau thì các nj bằng nhau và bằng n* (n* số đơn vị bình quân trong một chùm).

Gọi xij là số vốn đầu tư của hộ thứ i thuộc chùm (bản) thứ j. Ta có công thức tính các tham số:

+ Vốn đầu tư bình quân của các đơn vị trong mỗi chùm ( ):

- Chùm có kích thước bằng nhau:

; (4.37)

- Chùm có kích thước khác nhau:

; (4.38)

+ Vốn đầu tư của tất cả các đơn vị điều tra:

- Chùm có kích thước bằng nhau:

; (4.39)

- Chùm có kích thước khác nhau:

m

j

n

iijm

jj

m

jjj j

xnn

nxx

1 1

1

1 1 ; (4.40)

+ Phương sai giữa các chùm:

- Chùm có kích thước bằng nhau:

m

jjb xx

ms

1

22

11

; (4.41)

- Chùm có kích thước khác nhau:

m

jjjb nxx

mnn

s1

22 1 ; (4.42)

111

Page 112: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

+ Sai số chọn mẫu:

Mm

msb

x 12

; (4.43)

Chú ý: nếu chọn mẫu có lặp thì công thức tính SSCM (3.43) bỏ đi hệ số

Mm1 .

V. QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

Trong công tác thống kê Việt Nam hiện nay, thực tế đang áp dụng đồng thời cả hai loại điều tra: điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu, trong đó điều tra chọn mẫu ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi.

Dù là điều tra toàn bộ hay điều tra chọn mẫu quá trình điều tra thống kê đều phải thực hiện qua 3 giai đoạn: chuẩn bị điều tra, tổ chức thu thập số liệu và xử lý tổng hợp, phân tích kết quả điều tra.

Tuy nhiên, riêng các cuộc điều tra chọn mẫu ngoài những yêu cầu chung của điều tra còn xuất hiện những công việc liên quan đến kỹ thuật chọn mẫu cần được bổ sung thêm hoặc cụ thể hơn trong từng nội dung của mỗi giai đoạn nêu trên, đặc biệt là giai đoạn một (chuẩn bị điều tra) và giai đoạn ba (xử lý tổng hợp và phân tích kết quả điều tra).

Ở mục này của tài liệu chỉ trình bày những nội dung cơ bản nhất thuộc về kỹ thuật chọn mẫu hoặc liên quan đến chọn mẫu trong phạm vi giai đoạn một và giai đoạn ba của quá trình điều tra thống kê.

1. Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra

Vấn đề chủ yếu nhất được đặt ra trong giai đoạn chuẩn bị điều tra là xây dựng phương án điều tra. Đây là văn bản quy định rõ những vấn đề cần được giải quyết thống nhất trước, trong và sau khi tiến hành điều tra.

Nội dung cụ thể của mỗi phương án điều tra phải thay đổi cho phù hợp với từng cuộc điều tra, nhưng thường bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

1.1. Xác định mục đích, nội dung, đối tượng và đơn vị điều tra

Xác định mục đích điều tra, nội dung điều tra, đối tượng điều tra và đơn vị điều tra đã được đề cập ở II chuyên đề 3 nên không trình bày ở đây.

1.2. Thiết kế mẫu

112

Page 113: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Thiết kế mẫu bao gồm các công việc: Phân loại đối tượng điều tra, xác định cỡ mẫu, xây đựng lược đồ chọn mẫu, lập dàn mẫu và quy định cách tiến hành chọn mẫu.

* Phân loại đối tượng điều tra

Trong thực tế có những cuộc điều tra đối tượng điều tra khá thuần nhất. Ví dụ như điều tra thu chi của hộ gia đình: đối tượng điều tra là HGĐ, các HGĐ có những đặc điểm về tổ chức và sinh hoạt tương tự nhau, có quy mô về số khẩu trong hộ khác nhau không nhiều. Nhưng cũng có những cuộc điều tra lại có đối tượng điều tra khá phức tạp. Ví dụ, điều tra vốn đầu tư phát triển sản xuất của các đơn vị ngoài quốc doanh: đối tượng điều tra vừa là đơn vị tập thể, vừa là đơn vị tư nhân, cá thể, liên doanh liên kết và thậm chí có cả đơn vị hành chính như xã phường; điều tra ý kiến của khách hàng về dịch vụ ngân hàng có đối tượng điều tra vừa là cá nhân, vừa là doanh nghiệp; Điều tra năng suất, sản lượng lúa có cả hộ gia đình trồng lúa và trang trại trồng lúa; Điều tra sản lượng thủy sản nuôi trồng có cả hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng, cả nuôi trồng không sử dụng lồng bè và nuôi trồng bằng lồng bè...

Với đối tượng điều tra phức tạp như vậy trước hết phải căn cứ vào đặc điếm và quy mô khác nhau của các loại hình đơn vị khác nhau mà phân chia thành các loại (nhóm các loại) đối tượng điều tra khác nhau.

Phân loại đối tượng điều tra như trên là cơ sở để xác định: hình thức và phương pháp thu thập số liệu cũng như hình thức và phương pháp chọn mẫu cho phù hợp. Có thể vừa áp dụng hình thức điều tra toàn bộ, vừa áp dụng hình thức điều tra chọn mẫu (ĐTCM) hoặc chỉ có áp dụng một hình thức là điều tra chọn mẫu. Riêng trong điều tra chọn mẫu tùy theo đặc điểm và quy mô của các loại đối tượng khác nhau mà có thể xác định tỷ lệ mẫu khác nhau, áp dụng các phương pháp tổ chức chọn mẫu khác nhau.

Trở lại ví dụ: khi điều tra vốn đầu tư phát triển sản xuất của các đơn vị ngoài quốc doanh ở tỉnh "X", chúng tôi đã tiến hành phân chia đối tượng điều tra thành các loại sau:

1. Hợp tác xã chuyên nghiệp;

2. Doanh nghiệp tư nhân;

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn;

4. Xã, phường và thị trấn;

5. Hộ gia đình.

Căn cứ tính chất quy mô và số lượng đơn vị của từng loại hình thuộc đối tượng trên có thể quyết định như sau:

113

Page 114: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

a) Hợp tác xã chuyên nghiệp và công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô lớn, nhưng số đơn vị không nhiều nên tiến hành điều tra toàn bộ.

b) Xã, phường và doanh nghiệp tư nhân: ĐTCM với tỷ lệ 1/3.

c) Hộ gia đình cũng ĐTCM nhưng do số hộ nhiều, quy mô lại nhỏ và ít chênh lệch nhau nên chọn theo tỷ lệ ít hơn: điều tra 3% số hộ nói chung và 1% số hộ có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Điều tra lấy ý kiến của khách hàng về về dịch vụ ngân hàng có thể chia thành 2 loại: khách hàng là cá nhân và khách hàng là doanh nghiệp. Khách hàng là cá nhân chọn cỡ mẫu với tỷ lệ nhỏ hơn; Điều tra năng suất, sản lượng thủy sản nuôi trồng có thể chia ra doanh nghiệp và hộ gia đình, mỗi loại này lại chia ra các hộ (doanh nghiệp) nuôi trồng không sử dụng lồng bè và nuôi trồng bằng lồng bè. Đối với doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản (kể cả bằng lồng bè và không sử dụng lồng bè) đều áp dụng hình thức điều tra toàn bộ, còn đối với hộ gia đình thì áp dụng hình thức điều tra chọn mẫu, nhưng hộ nuôi trồng không sử dụng lồng bè sẽ theo mẫu 3 cấp, còn ở hộ nuôi trồng bằng lồng bè sẽ theo mẫu 2 cấp.

Chú ý: Khi áp dụng ĐTCM cho các đối tượng với tỷ lệ mẫu khác nhau và đặc biệt có cả điều tra toàn bộ và ĐTCM thì kết quả ĐTCM nhất thiết phải suy rộng rồi mới được tổng hợp lại.

* Xác định cỡ mẫu (số đơn vị mẫu)

Xác định cỡ mẫu chính là xác định số lượng đơn vị điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẫu là phải vừa đủ (không nhỏ quá hoặc không lớn quá) để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi. Dưới đây là 3 cách xác định cỡ mẫu khác nhau.

Cách thứ nhất: Xác định cỡ mẫu đơn thuần theo lý thuyết tức là sử dụng các công thức ở mục III.

- Cỡ mẫu được xác định để điều tra nghiên cứu chỉ tiêu bình quân (áp dụng công thức 4.15 và 4.16):

Chọn lặp

2x

22Stn

Chọn không lặp

222x

22

StNSNtn

114

Page 115: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Cỡ mẫu được xác định để điều tra nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ (áp dụng công thức 4.17 và 4.18):

Chọn lặp Chọn không lặp

Khi áp dụng các công thức trên đây để xác định cỡ mẫu trong quá trình chuẩn bị phương án điều tra phải có được những thông tin sau:

+ N: Số đơn vị tổng thể (số liệu thực tế cần được xác định trước).

+ t: hệ số tin cậy và x, p : phạm vi sai số chọn (yêu cầu đặt ra của người quản lý hoặc tổ chức điều tra).

+ S2 và p(1 - p): các phương sai tổng thể chung. Số liệu để tính phương sai tổng thể chung, thực tế không có nên thường phải dùng số liệu từ các cuộc điều tra trước với các chỉ tiêu tương tự (nếu có). Trường hợp không có số liệu từ các cuộc điều tra trước thì tiến hành như sau:

- Khi điều tra nghiên cứu chỉ tiêu bình quân thì có thể điều tra mẫu nhỏ để xác định phương sai.

- Khi điều tra nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ thì có thế lấy phương sai tối đa là 0,25 [p(1-p)] = [0,5(1-0,5)].

- Chú ý là việc điều tra mẫu nhỏ khá phức tạp, mất nhiều thời gian, nhiều khi còn làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của cuộc điều tra chính.

Cách thứ hai: Xác định cỡ mẫu trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm của một số cuộc điều tra tương tự đã tiến hành trước đó ở trong nước và trên thế giới. Thực chất của cách xác định này là dựa vào cỡ mẫu của một hay một số cuộc điều tra có điều kiện và quy mô tương tự đã thực hiện thành công để ấn định cỡ mẫu cho cuộc điều tra sau. Có nhiều cách ấn định cỡ mẫu nhưng phổ biến nhất vẫn là dựa theo tỷ lệ mẫu tương ứng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thường có bổ sung thêm một tỷ lệ mẫu dự phòng nào đó (tỷ lệ mẫu dự phòng không quy định cụ thể là bao nhiêu, mà tùy thuộc vào tình hình thực tế về nhu cầu thông tin và điều kiện thu thập số liệu ở mỗi cuộc điều tra để ấn định cho hợp lý). Cách làm này đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện, tức là có tính khả thi cao nên được vận dụng khá phổ biến trong các cuộc điều tra chọn mẫu ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên làm như vậy chủ yếu vẫn là theo chủ nghĩa kinh nghiệm, chưa tính toán cụ thể theo yêu cầu lý thuyết về xác định cỡ mẫu.

115

Page 116: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Cách thứ ba: Xác định cỡ mẫu cũng dựa theo cỡ mẫu của cuộc điều tra nào đó (có điều kiện, quy mô tương tự và đã được tiến hành thành công), nhưng có điều chỉnh (tăng lên hoặc giảm đi) trên cơ sở phân tích tỷ lệ sai số chọn mẫu của một số chỉ tiêu chủ yếu. Cách xác định (ước lượng) cỡ mẫu này đơn giản và thuận tiện hơn cách xác định thứ nhất, và có cơ sở chắc chắn hơn xác định cỡ mẫu theo cách thứ hai, những đòi hỏi kết quả của cuộc điều tra trước đó được chọn để tham khảo thông tin phải tính được tỷ lệ sai số chọn mẫu của một số chỉ tiêu chủ yếu.

* Xác định lược đồ chọn mẫu

Trong thực tế không thể có lược đồ chọn mẫu nào áp dụng chung cho tất cả các cuộc điều tra, mà tùy thuộc vào yêu cầu thông tin, đặc điểm hiện tượng nghiên cứu và khả năng về kinh phí cho các cuộc điều tra khác nhau, để áp dụng những lược đồ chọn mẫu khác nhau. Dưới đây sẽ khái quát lại một số dạng chủ yếu về lược đồ chọn mẫu trong thực tế thường gặp.

Xét theo phương pháp tổ chức chọn mẫu có:

1. Lược đồ chọn mẫu đơn thuần 1 cấp (áp dụng phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản đã trình bầy ở mục 1 của IV).

Theo lược đồ này phương pháp tính toán các tham số và nội dung tổng hợp số liệu đơn giản. Song việc lập dàn chọn mẫu và tổ chức thực hiện điều tra là rất khó khăn, nên thường chỉ áp dụng cho những cuộc điều tra mẫu có qui mô nhỏ, có tính chất nghiên cứu thí điểm hoặc đi sâu vào một lĩnh vực nào đó.

2. Lược đồ chọn mẫu đơn thuần 2 hay nhiều cấp (áp dụng phương pháp tổ chức chọn mẫu 2 cấp (đã trình bầy ở mục 3 của IV). Ví dụ, điều tra sản lượng nuôi trồng thủy sản theo phương án điều tra năm 2008 của Tổng cục Thống kê là điều tra mẫu 3 cấp: cấp I là xã, cấp II là thôn và cấp III là hộ gia đình nuôi trồng thủy sản).

Về cách chọn và tính toán các tham số chọn mẫu của mẫu nhiều cấp là mở rộng mô hình của điều tra mẫu 2 cấp (trình bày ở mục 3 của IV).

Lược đồ này khá thuận tiện cho việc lập dàn chọn mẫu cũng như tổ chức điều tra nên trong thực tế công tác thống kê được áp dụng khá phổ biến.

3. Lược đồ chọn mẫu một cấp có phân tổ (tổ chức chọn mẫu và cách tính các tham số chọn mẫu đã trình bầy ở mục 2 của IV).

4. Lược đồ chọn mẫu nhiều cấp có phân tổ. Ví dụ điều tra chọn mẫu năng suất, sản lượng lúa: Nếu như toàn quốc điều tra tất cả các tỉnh/thành phố và mỗi tỉnh/thành phố điều tra tất cả các huyện (mẫu sẽ phân cho các tỉnh và các huyện). Đó là phân tổ theo tỉnh và theo huyện trong mỗi huyện chọn ra các xã và trong mỗi xã chọn ra các hộ hia đình.

116

Page 117: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Đây là lược đồ chọn mẫu phân tổ (phân ra các tỉnh, thành phố và các huyện tức là đến cấp huyện điều tra toàn bộ) với 2 cấp chọn mẫu (cấp I là xã và cấp II là hộ gia đình).

5. Lược đồ chọn mẫu 1 cấp có phân tổ kết hợp với mẫu chùm. Ví dụ, chọn mẫu 3% của tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999; Toàn quốc phân theo các tỉnh và thành phố, và mỗi tỉnh thành phố phân thành hai khu vực thành thị và nông thôn. Trong mỗi khu vực thành thị và nông thôn của từng tỉnh, thành phố chọn mẫu 3% số địa bàn và trong mỗi địa bàn được chọn tiến hành thu thập thông tin về chỉ tiêu sinh tử trên tất cả các hộ gia đình.

6. Lược đồ chọn mẫu 2 hay nhiều cấp có phân tổ kết hợp với mẫu chùm. Ví dụ, điều tra lao động việc làm, phân địa bàn điều tra thành hai khu vực: thành thị, nông thôn và 63 tỉnh thành phố. Sau đó mỗi khu vực của từng tỉnh, thành phố chọn ra một số phường (thành thị) hoặc xã (nông thôn). Trong từng phường (xã) chọn ra một nhóm các hộ gia đình ở cùng một khối phố hay một xóm với số lượng 30-50 hộ liền nhau để điều tra.

* Lập dàn và quy định cách tiến hành chọn mẫu

Sau khi có lược đồ chọn mẫu, công đoạn tiếp theo là lập dàn và quy định cách tiến hành chọn mẫu.

Lược đồ chọn mẫu thực hiện theo bao nhiêu cấp thì phải có bấy nhiêu loại dàn chọn mẫu.

Theo điều kiện lập dàn có thể phân thành những loại chính sau đây.

1. Loại dàn chọn mẫu có thể lập được một cách dễ dàng nhờ những danh mục đã có sẵn hoặc tài liệu đã được thu thập để có thể xây dựng ngay được các danh mục phục vụ cho việc lập dàn chọn mẫu.

Ví dụ: Danh sách các đơn vị hành chính như tỉnh, thành phố; huyện, quận, thị xã; xã, phường. Danh sách các doanh nghiệp nhà nước; danh sách các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức, Đảng, đoàn thể v.v... Loại dàn chọn mẫu này có thể lập và tiến hành chọn mẫu trong quá trình chuẩn bị điều tra.

2. Loại dàn chọn mẫu là danh sách các đơn vị có địa điểm cụ thể, nhưng thường không có sẵn danh sách như các bản, làng, xóm, đội sản xuất v.v... Loại dàn này thường phải kết hợp trong quá trình tiến hành điều tra để thiết lập. Tức là điều tra viên hoặc giám sát viên đến tận những xã (đơn vị lớn của tổng thể lớn có chứa các đơn vị đó) để lập danh sách các làng, bản, xóm rồi tiến hành chọn lấy một số mẫu (làng, bản, xóm) cần thiết cho điều tra. Chú ý khi chọn mẫu từ loại dàn này điều tra viên phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc đã được quy định thống nhất từ trước của ban chỉ đạo điều tra.

117

Page 118: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

3. Loại dàn chọn mẫu bao gồm số lớn các đơn vị và để có được dàn đó thường phải tiến hành điều tra toàn bộ như danh sách hộ gia đình để chọn mẫu điều tra thu chi của các hộ; danh sách các doanh nghiệp nhỏ để chọn mẫu điều tra doanh thu của các đơn vị này.v.v...

Trong thực tế khó có thể điều tra trực tiếp để lập được những dàn chọn mẫu như trên (phải lập danh sách tất cả các đơn vị thuộc địa bàn điều tra), vì số lượng đơn vị điều tra rất lớn.

Trong công tác điều tra thống kê khi gặp những trường hợp như vậy, thường tổ chức chọn mẫu nhiều cấp

4. Dàn chọn mẫu không xây dựng một cách trực tiếp

Ví dụ: Điều tra mức độ và cơ cấu vốn đầu tư của các HGĐ có đầu tư cho xây dựng. Dàn chọn mẫu để điều tra vốn đầu tư của các hộ là danh sách các hộ có đầu tư (hộ có đầu tư là đối tượng điều tra); danh sách khách hàng tham gia các dịch vụ ngân hàng, danh sách khách đi máy bay...

Để có loại dàn chọn mẫu này, đầu tiên phải tiến hành điều tra tất cả các hộ để xác định hộ có đầu tư và hộ không đầu tư. Sau đó mới lập danh sách các hộ có đầu tư để rồi chọn ra số hộ đầu tư cần thiết tiến hành điều tra. Đây là việc làm rất tốn kém mất nhiều thời gian và khó thực hiện được.

Trong thực tế, đối với dàn chọn mẫu loại này người ta không thể xây dựng một cách trực tiếp mà tiến hành bằng cách vừa điều tra vừa lập dàn mẫu. Riêng đối với khách tham gia dịch vụ ngân hàng hoặc khách đi máy bay thì không thể theo dàn chọn mẫu đã định trước mà phải vừa điều tra, vừa cập nhật.

1.3. Thiết kế phiếu điều tra và biểu tổng hợp (nội dung này được trình bày cụ thể ở mục III chuyên đề 3-Xây dựng phương án điều tra Thống kê)

Tuy nhiên đây là cuộc điều tra chọn mẫu cho nên biểu tổng hợp phải thiết kế cho 2 công đoạn:

Công đoạn 1: Biểu tổng hợp thuần túy từ các đơn vị mẫu.

Công đoạn 2: biểu của công đoạn hai là tính toán xây dựng trên cơ sở quyền số thực tế (số liệu tổng hợp chung để công bố).

2. Xử lý, tổng hợp và tính toán suy rộng kết quả điều tra chuyên môn

2.1. Một số vấn đề chung về xử lý tổng hợp kết quả điều tra chọn mẫu

118

Page 119: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

So với điều tra toàn bộ, xử lý tổng hợp số liệu ĐTCM có quy mô nhỏ hơn, song tính chất tổng hợp lại phức tạp hơn nhiều, vì số lượng chỉ tiêu điều tra thường nhiều hơn, quá trình tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu phải thực hiện chuyển đổi quyền số, và đặc biệt phải tính toán sai số chọn mẫu để có cơ sở đánh giá độ tin cậy của số liệu và suy rộng kết quả điều tra theo cách ước lượng khoảng.

Trong thực tế công tác điều tra, từ khi thành lập đến nay ngành Thống kê đã tiến hành vài trăm cuộc điều tra chọn mẫu khác nhau, song có rất ít cuộc điều tra đã tính được sai số chọn mẫu, có chăng chỉ ở một số cuộc điều tra về hộ gia đình (HGĐ) có chuyên gia nước ngoài trực tiếp hướng dẫn xử lý hoặc một số cuộc điều tra có quy mô nhỏ, mang tính chất nghiên cứu như điều tra chọn mẫu về kinh tế và xã hội ở Lạng Sơn năm 1992, điều tra doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 1993,…

Ở đây cũng cần lưu ý rằng do việc tính toán sai số chọn mẫu là rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức nên đối với các cuộc điều tra có nhiều chỉ tiêu nghiên cứu, thì không thể và cũng không nhất thiết phải tính sai số chọn mẫu cho tất cả các chỉ tiêu thu thập được số liệu điều tra, mà chỉ nên đặt ra đối với một số chỉ tiêu chủ yếu nhất.

2.2. Tổng hợp số liệu, tính toán SSCM đánh giá độ tin cậy và suy rộng kết quả điều tra

Như ta đã biết mỗi cuộc điều tra chọn mẫu có một lược đồ chọn mẫu riêng (một lược đồ điều tra có thể kết hợp hai hay nhiều phương pháp tổ chức chọn mẫu) và lược đồ điều tra sẽ quyết định quy trình tính toán kết quả điều tra. Do vậy, để bảo đảm tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu trong điều tra chọn mẫu được thuận lợi và đặc biệt là có thể tính SSCM người tổ chức tổng hợp số liệu điều tra phải nhận biết đầy đủ những đặc điểm và khái quát được lược đồ điều tra, từ đó có căn cứ để lựa chọn công thức và xác định lộ trình tính toán cho hợp lý làm căn cứ xây dựng mô hình tính toán, đảm bảo thuận lợi cho áp dụng công nghệ thông tin.

Yêu cầu cuối cùng của tổng hợp, suy rộng số liệu điều tra chọn mẫu là phải tính toán được sai số chọn mẫu, để có cơ sở đánh giá độ tin cậy của số liệu và ước lượng (suy rộng) số liệu điều tra theo khoảng như đã trình bày ở trên. Phần này chỉ trình bày cách tính toán, ước lượng số liệu theo điểm.

Quá trình tổng hợp suy rộng số liệu kết quả các chỉ tiêu điều tra chọn mẫu ở đây được đi từ một trường hợp cụ thể.

Chẳng hạn theo phương án điều tra sản lượng nuôi trồng thủy sản của TCTK năm 2008, quy định huyện là một địa bàn chọn mẫu và quy định cho điều tra sản lượng nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè là trong mỗi huyện chọn ra một số xã, trong mỗi xã

119

Page 120: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

chọn ra một số thôn và trong mỗi thôn chọn ra một số hộ gia đình nuôi trồng thủy sản để điều tra. Đó là lược đồ chọn mẫu 3 cấp (cấp I là xã, cấp II là thôn và cấp III là hộ gia đình). Mẫu điều tra được phân cho 2 hình thức nuôi trồng là nuôi trồng thâm canh và nuôi trồng quảng canh. Với lược đồ chọn mẫu nêu trên, tính toán suy rộng kết quả điều tra theo chỉ tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện qua 2 bước:

Bước 1: Tính toán năng suất bình quân một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản giữa các hộ theo phương thức nuôi trồng của cả huyện ở phạm vi các hộ chọn mẫu.

Bước 2: Dựa trên năng suất nuôi trồng thủy sản bình quân một đơn vị diện tích của từng phương thức nuôi trồng ở phạm vi mẫu nhân (x) với tổng diện tích nuôi trồng theo phương thức đó chung của huyện để được sản lượng nuôi trồng của mỗi phương thức nuôi trồng trong cả huyện và sau tổng hợp các hình thức nuôi trồng lại sẽ được sản lượng nuôi trồng thủy sản chung của huyện.

Dưới đây là công thức và ví dụ cụ thể về cách tính suy rộng sản lượng thủy sản trên cơ sở số liệu điều tra chọn mẫu.

a) Tính năng suất nuôi trồng thủy sản bình quân của mẫu

; (4.44)

Trong đó:

i - Số hộ điều tra (i = 1,2....n đối với phạm vi mẫu và i = 1.2...N đối với phạm vi tổng hợp chung).

j - Chỉ phương thức nuôi trồng (j = 1: thâm canh, j = 2: quảng canh).

- Năng suất bình quân một đơn vị diện tích giữa các hộ của cả huyện theo phương thức nuôi trồng j.

xij – Sản lượng thủy sản của hộ thứ i theo phương thức nuôi trồng j.

dij – Diện tích nuôi trồng của hộ thứ i theo phương thức nuôi trồng j.

b) Suy rộng sản lượng nuôi trồng thủy sản cho huyện

Sản lượng thủy sản theo phương thức nuôi trồng j của huyện (Sj)

Sj = . Dj ; (4.45)

Trong đó:

120

Page 121: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Dj – Toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi j của toàn huyện với:

Dj = ( i = 1, 2, …N)

c) Sản lượng thủy sản nói chung của tất cả các phương thức nuôi trồng của toàn huyện

S = ; (4.46)

d) Năng suất nuôi trồng thủy sản bình quân chung một đơn vị diện tích ở cả 2 phương thức nuôi trồng của toàn huyện

; (4.47)

Với D =

Trên đây là thiết lập hệ thống công thức tính toán suy rộng sản lượng, năng suất cho từng loại thủy sản. Nếu trường hợp có nhiều loại thủy sản và yêu cầu phải tổng hợp riêng cho từng loại, sau tổng hợp chung các loại thì sẽ áp dụng công thức trên tính cho từng loại, sau tổng hợp trực tiếp các loại thủy sản lại sẽ được số liệu chung về các loại thủy sản.

Ví dụ: Có số liệu về các hộ nuôi cá ở địa bàn “A” như sau:

- Có 20 hộ nuôi cá không bằng lồng bè với:

Tổng điện tích là: 180 ha

Trong đó: + Nuôi thâm canh 100 ha

+ Nuôi quảng canh 80 ha

- Kết quả điều tra 3 hộ gia đình của địa bàn đó như bảng 4.2:

Bảng 4.2. Kết quả điều tra 3 hộ gia đình của địa bàn A

Hộ 1 (i = 1) Hộ 2 (i =2) Hộ 3 (i = 3)

TổngChia ra

TổngChia ra

TổngChia ra

TC QC TC QC TC QC

121

Page 122: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

1.DT thu hoạch (ha) 5 3 2 6 3 3 8 5 32.SL cá thu hoạch (Tấn) 66 60 6 64 54 0 88 80 8

Căn cứ vào số liệu bảng 4.2, áp dụng các công thức 3.44, 3.45, 3.46 và 3.47 ta tính toán suy rộng sản lượng cá nuôi của địa bàn “A” như sau:

Năng suất nuôi cá theo từng phương thức:

- Theo phương thức nuôi thâm canh (j = 1)

(tấn/ha)

- Theo phương thức nuôi quảng canh (j = 2)

(tấn/ha)

Sản lượng nuôi cá theo từng phương thức:

- Theo phương thức nuôi thâm canh (j = 1)

S1 = 17,63 * 100 = 176 (tấn)

- Theo phương thức nuôi quảng canh (j = 2)

S2 = 3.0 * 80 = 240 (tấn)

Sản lượng nuôi cá ở cả 2 phương thức của toàn địa bàn “A”:

S = 1763 + 240 = 2003 (tấn)

Năng suất nuôi cá ở phạm vi chung toàn địa bàn “A”:

= 2003 : 180 = 11,13 (tấn/ha)

122

Page 123: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi

Hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng của các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Loại điều tra không toàn bộ nào thay thế được cho điều tra toàn bộ?

a. Điều tra trọng điểm

b. Điều tra chọn mẫu

c. Điều tra chuyên đề

Câu 2. Khi cỡ mẫu tăng lên (trong điều kiện tổng kinh phí và nhân lực cho điều tra không thay đổi) thì sai số phi chọn mẫu (sai số do cân đong, đo, đếm, ghi chép, khai báo...) sẽ như thế nào?

a. Tăng lên

b. Không thay đổi

c. Giảm đi

Câu 3. Yêu cầu của việc tính sai số chọn mẫu trong điều tra chọn mẫu phục vụ cho những yêu cầu nghiên cứu nào?

a. Ước lượng khoảng với chỉ tiêu nghiên cứu

b. Đánh giá độ tin cậy về số liệu của các chỉ tiêu nghiên cứu

c. Cả 2 yêu cầu trên

Câu 4. Khi cỡ mẫu (quy mô mẫu) không đổi, áp dụng phương pháp tổ chức điều tra chọn mẫu chùm sẽ có kết quả về sai số chọn mẫu như thế nào so với phương pháp tổ chức điều tra chọn mẫu có phân tổ?

a. Sai số chọn mẩu lớn hơn

b. Sai số chọn mẫu nhỏ hơn

c. Sai số chọn mẫu như nhau

Câu 5. Quy mô mẫu (cỡ mẫu) cần chọn để điều tra phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây:

a. Độ đồng đều của tổng thể nghiên cứu

b. Phạm vi sai số chọn mẫu do người quản lý đặt ra

c. Cả hai yếu tố trên

123

Page 124: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Câu 6. Để xác định được sản lượng thủy sản nuôi trồng ở địa bàn một huyện thống kê tiến hành thu thập số liệu về diện tích nuôi trồng (đối với hình thức không sử dụng lồng bè) và thể tích nuôi trồng (đối với hình thức nuôi trồng bằng lồng bè) ở tất cả các hộ gia đình có nuôi trồng thủy sản của huyện. Đồng thời chọn ra một số hộ cần thiết đại diện để điều tra năng suất nuôi trồng thủy sản. Mục đích cuối cùng của cuộc điều tra này là tính được sản lượng thủy sản nuôi trồng theo cả hai phương thức nuôi trồng. Hãy cho biết đây là áp dụng các phương pháp điều tra nào để thu thập số liệu?

a. Điều tra chọn mẫu

b. Điều tra toàn bộ

c. Điều tra chọn mẫu kết hợp với điều tra toàn bộ

Câu 7. Để thu thập số liệu về năng suất và sản lượng lúa ở tất các tỉnh/thành phố trong phạm vi cả nước, thống kê phân bổ mẫu theo hộ gia đình cho từng tỉnh. Trong mỗi tỉnh lập danh sách các xã để chọn ra số xã đại diện cần thiết, rồi trong mỗi xã được chọn lập danh sách các hộ để chọn ra số hộ cần thiết để tiến hành điều tra thực tế. Đó là lược đồ chọn mẫu gì?

a. Chọn mẫu 3 cấp

b. Chọn mẫu 2 cấp kết hợp với mẫu chùm

c. Chọn mẫu 2 cấp có phân tổ

Câu 8. Trong Tổng điều tra Dân số vào 1/4, khi điều tra về các chỉ tiêu: tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ quan Thống kê tiến hành phân bổ mẫu của toàn quốc cho các tỉnh và các tỉnh lại phân cho 2 khu vực: thành thị và nông thôn. Trong mỗi khu vực của từng tỉnh chọn ra 15% số địa bàn (một địa bàn có trên dưới 100 hộ gia đình), và các địa bàn được chọn sẽ tiến hành điều tra tất cả các hộ gia đình của địa bàn đó về 2 chỉ tiêu trên.

Đây là lược đồ chọn mẫu nào?

a. Chọn mẫu 3 cấp và điều tra cả chùm

b. Chọn mẫu 2 cấp có phân tổ

c. Chọn mẫu 1 cấp, có phân tổ và điều tra cả chùm

2. Bài tập

Bài 1. Xác định số điểm gặt (Mỗi điểm gặt 9 m2 ), tức là cỡ mẫu theo cách chọn không lặp để điều tra năng suất lúa của địa bàn “Y” có tổng diện tích thu hoạch là 1500 ha lúa với xác suất tin cậy là 0,9545, phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá 2 tạ/ha, trong điều kiện có phương sai về năng suất lúa của kỳ điều tra trước: S2 = 4,25

Bài 2. Tiến hành chọn mẫu 2000 hộ (n = 2000) để điều tra tình hình nông thôn và nông nghiệp ở khu vực “X” gồm 4 huyện với tổng số hộ gia đình là 200000 hộ; trong đó huyện 1 có 70000 hộ, huyện 2 có 50000 hộ, huyện 3 có 45000 hộ, huyện 4 có 35000 hộ.

124

Page 125: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Yêu cầu:

a. Phân bổ mẫu cho các huyện theo tỷ lệ thuận với quy mô hộ của từng huyện?

b. Phân bổ mẫu cho các huyện theo tỷ lệ thuận với căn bậc hai quy mô hộ của các huyện?

Bài 3. Một địa bàn có 20000 hộ gia đình (N = 20000), chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản lấy 200 hộ (n = 200) để điều tra về mức chi tiêu của hộ. Số liệu điều tra mẫu tính toán được: Mức chi tiêu bình quân 1 hộ 1 tháng là 2050 nghìn đồng; phương sai mẫu là 525000 (tính trên cơ sở đơn vị tính nghìn đồng).

Yêu cầu:

a. Tính sai số chọn mẫu?

b. Tính tỷ lệ sai số chọn mẫu?

c. Ước lượng chỉ tiêu chi tiêu bình quân 1 hộ 1 tháng với xác xuất tin cậy là 0,9545?

Bài 4. Một cuộc điều tra chọn mẫu về năng suất lúa có kết quả tính được năng suất lúa bình quân mẫu: = 45tạ/ha và sai số chọn mẫu về năng suất lúa: µ = 0,75 tạ/ha. Khi ước lượng năng suất lúa đạt từ 43,5 tạ/ha đến 46,5 tạ/ha thì xác xuất tin cậy là bao nhiêu %?

Bài 5. Một địa bàn ở nông thôn có tổng số 216 hộ gia đình. Chọn ngẫu nhiên đơn giản 20 hộ để điều tra mức đầu tư của hộ trong năm 2009. Kết quả điều tra của 20 hộ gia đình như sau:

Thứ tự hộ

Vốn đầu tư (xi – triệu đ)

Thứ tự hộ

Vốn đầu tư (xi – triệu đ)

Thứ tự hộ

Vốn đầu tư (xi – triệu đ)

A 1 A 1 A 1

1234567

15203519153130

891011121314

243312171625

151617181920

Tổng

242732141314

416200

Yêu cầu:

a. Tính vốn đầu tư bình quân 1 hộ trong năm (theo mẫu điều tra)?

b. Tính phương sai mẫu về vốn đầu tư?

c. Tính sai số chọn mẫu và tỷ lệ sai số chọn mẫu?

125

Page 126: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PTS. Tăng Văn Khiên – Bài giảng một số vấn đề về điều tra chọn mẫu, NXB Thống kê, năm 1997.

2. PTS. Tăng Văn Khiên – Điều tra chọn mẫu và ứng dụng trong công tác Thống kê, NXB Thống kê, năm 2003.

3. Tổng cục Thống kê – Một số thuật ngữ Thống kê thông dụng , NXB Thống kê, Hà Nội năm 2004.

4. Viện Khoa học Thống kê – Một số vấn đề phương pháp luận Thống kê, NXB Thống kê năm 2005.

5. Giáo trình Lý thuyết Thống kê của Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê, năm 2006.

6. Giáo trình Nguyên lý Thống kê của Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Thống kê, năm 2010.

126

Page 127: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CHUYÊN ĐỀ 5

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ TÀI KHOẢN QUỐC GIA

I. LỊCH SỬ HÍNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

1. Sự hình thành và phát triển Hệ thống Tài khoản quốc gia trên thế giới

Có thể coi ý tưởng đáng giá thu nhập quốc gia bắt đầu hình thành ngay từ thế kỷ thứ XVII. Năm 1665, Wiliam Petty và năm 1668, Gregory King đã đưa ra các chỉ tiêu nhằm đánh giá thu nhập quốc gia và chi tiêu dùng cuối cùng.

Vào thế kỷ 18, các nhà kinh tế Pháp theo trường phái trọng nông làm giảm khái niệm về thu nhập quốc gia do họ quan niệm chỉ có ngành nông nghiệp và khai thác trực tiếp từ thiên nhiên mới thuộc phạm trù sản xuất, tuy nhiên đóng góp của trường phái này về mặt học thuật là rất quan trọng.

Năm 1758, Francois Quesnay một thành viên của phái trọng nông đã xây dựng “Lược đồ kinh tế” (tableou economique) mô tả mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, và mô hình này được xem như tiền đề của bảng I/O (input-output table) của Leontief sau này.

Adam Smith đã phê phán tư tưởng của trường phái trọng nông và đề cao vai trò của công nghiệp chế biến trong nền kinh tế. Tuy vậy, Adam Smith cũng như Karl Marx, không thừa nhận vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế. Quan điểm này được thể hiện trong “Hệ thống các bảng kinh tế quốc dân - MPS” được áp dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa cho tới những năm 90 của thế kỷ XX.

Vào những thập niên 30 của thế kỷ trước, lý thuyết tổng quát của J.M.Keynes được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm thay đổi quan niệm của các nhà kinh tế thời kỳ đó khi họ chỉ sử dụng ý niệm thu nhập quốc gia như là cách đánh giá duy nhất của một quốc gia.

Dựa trên lý thuyết tổng quát của Keynes và lược đồ kinh tế của Francois Quensnay, năm 1941 Wassily Leontief đưa ra mô hình cân đối liên ngành (còn gọi là bảng I/O - được công bố trong công trình nghiên cứu “Cấu trúc của nền kinh tế Hoa Kỳ”).

127

Page 128: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Đầu những năm 1950, nhu cầu so sánh quốc tế đã thúc đẩy việc xây dựng hệ thống hạch toán quốc gia theo chuẩn mực quốc tế. Năm 1953, Hội Quốc Liên (tiền thân của tổ chức Liên hiệp quốc) xây dựng hệ thống tài khoản quốc gia đầu tiên dựa trên báo cáo của nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge do Richard Stone đứng đầu. Đây cũng là phiên bản đầu tiên của Hệ thống tài khoản quốc gia, còn gọi SNA, 1953.

Sau một thời gian áp dụng, cơ quan thống kê Liên hiệp quốc đã sửa đổi và kết hợp toàn diện các lý thuyết kinh tế và công bố SNA, 1968. Phiên bản này cũng do chính Richard Stone đứng đầu nhóm sửa đổi (còn gọi nhóm Cambridge). Ông xây dựng hệ thống này với mô hình I/O là trung tâm về ý niệm cũng như cách hạch toán.

Sau đó, do kinh tế thế giới phát triển nhanh và tổ chức Thống kê Liên hiệp quốc cần thống nhất về ý niệm và định nghĩa với các tổ chức khác như WB, IMF, Ủy ban Thống kê châu Âu (EUROSTAT), Tổ chức Hợp tác và phát triển châu Âu (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... những thành viên của các tổ chức này và chuyên gia kinh tế của các nước thành viên đã nhóm họp và SNA, 1993 ra đời.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế kéo theo sự thay đổi cả về chất và lượng đối với toàn bộ hoạt động kinh tế đòi hỏi công tác hạch toán quốc gia cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc đã tiến hành nghiên cứu, cập nhật, bổ sung và phiên bản SNA 2008 là phiên bản gần đây nhất đã được công bố, áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn thế giới.

2. Sự hình thành và phát triển Hệ thống Tài khoản quốc gia ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển công tác thống kê Tài khoản quốc gia Việt Nam, tiền thân là thống kê Cân đối Kinh tế quốc dân gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của ngành thống kê.

- Ngày 06 tháng 5 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký sắc lệnh thành lập Nha Thống kê Việt Nam, thuộc Bộ Kinh tế quốc dân sau đó là phòng thống kê trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Những cán bộ đầu tiên làm thống kê cân đối, thống kê tài chính lúc này đồng thời kiêm nhiệm những nhiệm vụ khác.

- Ngày 20 tháng 02 năm 1956 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký han hành “Điều lệ Tổ chức Cục Thống kê Trung ương, các cơ quan thống kê địa phương và các tổ chức thống kê các Bộ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, trong đó quy định công tác “thống kê về sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và bảng cân đối kinh tế quốc dân” thuộc phòng thống kê Tổng hợp của Cục Thống kê Trung ương.

- Ngày 26 tháng 12 năm 1960, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ thành lập Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Chính phủ.

128

Page 129: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Trong thời kỳ này, chỉ tiêu Thu nhập quốc dân cũng bắt đầu được tính cho các địa phương để phục vụ cho công tác lãnh đạo toàn diện của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tại cơ quan thống kê địa phương thường bố trí một đến hai cán bộ chịu trách nhiệm về thống kê Cân đối thuộc phòng thống kê Tổng hợp.Từ đó cho đến nay, công tác tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho địa phương luôn giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của thống kê Cân đối Việt Nam.

- Năm 1970 thành lập Vụ thống kê Cân đối kinh tế quốc dân sau này là vụ Thống kê Cân đối, Tài chính, Ngân hàng. Sau khi trở thành một vụ độc lập, công tác thống kê Cân đối kinh tế quốc dân có bước phát triển mới cả về chức năng, nhiệm vụ và cả về công tác cán bộ. Trong thời gian này, Tổng cục Thống kê bổ sung cho thống kê Cân đối nhiều cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có trình độ từ đại học trở lên ở trong nước và ở nước ngoài. Nhiều cán bộ được cử đi học thêm về nghiệp vụ chuyên môn, chính trị và đào tạo phó tiến sỹ ở nước ngoài. Đây là lực lượng cán bộ có nhiều đóng góp cho sự phát triển công tác này, không chỉ sau khi thống nhất đất nước mà cho cả các thời kỳ sau.

- Ở miền Nam, trước giải phóng, chính quyền Sài gòn đã thành lập Viện quốc gia Thống kê. Môt trong các nhiệm vụ của thống kê chính quyền Sài gòn là tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của miền Nam Việt Nam theo phương pháp của Liên hợp quốc.

- Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, thống kê Cân đối tài chính, Ngân hàng đã khắc phục nhiều khó khăn để triển khai công tác ở các tỉnh phía Nam và chỉ trong một thời gian ngắn đã xây dựng được hệ thống thống kê Cân đối, Tài chính, Ngân hàng thống nhất trong toàn quốc. Năm 1980, phương pháp tính các chỉ tiêu cơ bản của Cân đối kinh tế quốc dân, thống kê Tài chính, Ngân hàng đã được tập huấn cho cán bộ làm thống kê Cân đối ở Trung ương và các địa phương trong cả nước.

- Từ những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, thống kê Việt Nam đã từng bước nghien cứu và áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hợp quốc (SNA) vào Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1993, Việt Nam chính thức áp dụng hệ thống này thay thế cho Hệ thống Bảng Cân đối kinh tế quốc dân (MPS).

- Năm 1994, Vụ Thống kê Cân đối, Tài chính, Ngân hàng đổi tên thành Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia.

- Năm 2003, căn cứ vào Nghị định số 101/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thống kê ra Quyết định số 641/QĐ-TCTK của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong đó vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia thực hiện các công tác sau:

+ Thống kê Tài khoản quốc gia;

+ Thống kê Vốn đầu tư và giá trị Tài sản cố định;

+ Thống kê Tài chính tín dụng;

129

Page 130: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

+ Thống kê dịch vụ (các chỉ tiêu giá trị) của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

+ Thống kê hoạt động làm thuê công việc gia đình và hoạt động của các tổ chức quốc tế.

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN TỔ DÙNG TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA

1. Phạm vi sản xuất

Tài khoản Quốc gia 1993 của Thống kê Liên hợp quốc định nghĩa khái niệm sản xuất như sau: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”1.

Những hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích, được xã hội thừa nhận, dùng để bán hoặc trao đổi trên thị trường; dùng để duy trì hoạt động hoặc cấp không cho tiêu dùng của xã hội (như hoạt động Quản lý Nhà nước An ninh quốc phòng) và của hộ gia đình (như dịch vụ công, văn hóa, y tế, giáo dục...); hoặc dùng cho tự tiêu dùng trong nội bộ hộ gia đình đều thuộc phạm vi biên soạn GDP. Các hoạt động tự sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ rồi tự tiêu dùng các sản phẩm này trong các hộ gia đình (gọi tắt là tự sản, tự tiêu của hộ gia đình) cũng thuộc phạm vi tính toán bao gồm:

1.1. Các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản;

1.2. Các sản phẩm thuộc các hoạt động: Khai khoáng, công nghiệp chế biến, chế tạo; Sản xuất điện, khí đốt, nước sạch và xây dựng;

1.3. Dịch vụ nhà tự có để ở.

Các hoạt động nội trợ trong hộ gia đình như tự nấu ăn, tự dạy con cái học tập, tự vệ sinh nhà cửa… và các hoạt động bị luật pháp hiện hành cấm như: Hoạt động buôn lậu chất gây nghiện (ma túy), hoạt động mại dâm, hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động cờ bạc, hoạt động cho vay nặng lãi… đều không thuộc phạm vi biên soạn GDP.

2. Đơn vị thống kê trong TKQG

Thống kê Tài khoản quốc gia (TKQG) dùng hai loại đơn vị thống kê, đó là doanh nghiệp (và các đơn vị có tư cách pháp nhân như Doanh nghiệp) dùng cho thống kê tài chính, thống kê thu nhập, chi tiêu và đơn vị cơ sở ngành kinh tế dùng cho thống kê sản xuất.

1 Mục 1.20 Tài khoản Quốc gia 1993

130

Page 131: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Đơn vị cơ sở ngành kinh tế là một đơn vị thể chế hoặc một phần đơn vị thể chế chỉ thực hiện một loại hoạt động kinh tế trong một ngành kinh tế cấp thấp nhất (theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007- VSIC 2007), nhưng có thể diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau. Đơn vị cơ sở này được dùng để xác định đơn vị thường trú cho phạm vi cả nước.

Đơn vị địa bàn là một đơn vị thể chế hay một phần đơn vị thể chế có thể thực hiện một phần hoặc nhiều loại hoạt động kinh tế tại duy nhất một địa điểm.

Đơn vị cơ sở ngành kinh tế theo (hoặc trên, trong) địa bàn là một đơn vị thể chế hay một phần của đơn vị thể chế đóng tại một địa điểm và chỉ thực hiện một loại hoạt động kinh tế. Đơn vị cơ sở kết hợp hai thuộc tính này (thuộc ngành kinh tế và thuộc tính địa bàn) được dùng để xác định đơn vị thường trú cho phạm vi một tỉnh, thành phố (viết tắt là tỉnh).

3. Đơn vị thường trú

Đơn vị thường trú dùng để tính toán GDP được xác định cho phạm vi cả nước và phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

o Đơn vị thường trú cho phạm vi cả nước

Một đơn vị thể chế hoặc một phần đơn vị thể chế được coi là thường trú của Việt Nam, nếu đơn vị này có trung tâm lợi ích trong phạm vi lãnh thổ kinh tế Việt Nam, tức là đơn vị có trụ sở, nhà cửa (thuộc quyền chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê) dùng để hoạt động kinh tế hoặc để ở (hoặc cam kết hoạt động kinh tế hoặc để ở) lâu dài (từ một năm trở lên). Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia (hay một tỉnh) là lãnh thổ chịu sự quản lý Nhà nước của quốc gia (hoặc của tỉnh), ở đó các cơ sở sản xuất kinh doanh, cư dân, hàng hóa, tài sản và vốn được tự do lưu thông trong khuôn khổ pháp luật của nước Việt Nam.

Đơn vị thường trú này có thể là một doanh nghiệp (hoặc một phần doanh nghiệp), một cơ quan hành chính (hoặc một phần cơ quan hành chính), một đơn vị sự nghiệp (hoặc một phần đơn vị sự nghiệp), một cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, một hộ gia đình; một tổ chức và cơ quan quốc tế, được Nhà nước Việt Nam thành lập hoặc thừa nhận, được phép hoạt động kinh tế thuộc các ngành, nghề mà pháp luật Việt Nam không cấm.

Các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:

a/ Hộ gia đình: mỗi hộ gia đình đang sinh sống, hoạt động sản xuất kinh trong tất cả các ngành nghề, thuộc các loại hình, thành phần kinh tế;

b/ Các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động (có hoặc không có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế hay không nộp thuế cho cơ quan thuế) trong lãnh thổ kinh tế của Việt Nam hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài dưới một năm;

131

Page 132: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

c/ Các doanh nghiệp, hợp tác xã đang sản xuất kinh doanh, chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thuộc mọi loại hình, thành phần kinh tế, có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân; có hay không có sổ sách hạch toán kinh tế hay có báo cáo quyết toán tài chính… đáp ứng đầy đủ các quy định về thường trú trong lãnh thổ kinh tế của Việt Nam;

d/ Đại lý, chi nhánh, văn phòng đại diện, hãng sản xuất kinh doanh của nước ngoài, các tổ chức và cơ quan quốc tế đóng tại Việt Nam từ một năm trở lên;

e/ Các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp, hệ thống chính trị, chính trị - xã hội, xã hội của Việt Nam từ Trung ương đến cơ sở;

f/ Đại sứ quán, lãnh sứ quán, căn cứ quân sự, trạm nghiên cứu khoa học…của Việt Nam đang đóng và hoạt động ở nước ngoài;

g/ Các đơn vị sự nghiệp thuộc mọi loại hình, thành phần kinh tế của Việt Nam đang hoạt động trong lãnh thổ kinh tế Việt Nam hay các đơn vị, tổ chức hoạt động không vị lợi như các hiệp hội từ thiện, hữu ái, nghề nghiệp, tín ngưỡng tôn giáo (nhà thờ, nhà chùa) được thành lập hoặc thừa nhận bởi pháp luật và các quy định khác của nhà nước Việt Nam;

i/ Các hãng hàng không, đơn vị vận tải liên vận quốc tế; đơn vị khai thác dầu khí và tài nguyên khác ở thềm lục địa nằm trong lãnh hải quốc tế mà Việt Nam có quyền bất khả xâm phạm; khu vực tự do, kho ngoại quan thuộc lãnh thổ kinh tế của Việt Nam.

o Đơn vị thường trú theo phạm vị tỉnh

Đơn vị thường trú theo phạm vi tỉnh trước hết phải là đơn vị thường trú của Việt Nam và là đơn vi cơ sở ngành kinh tế trên địa bàn kinh tế (lãnh thổ kinh tế) của tỉnh; có trụ sở hoặc nhà cửa (thuộc quyền chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê) để thực hiện các hoạt động kinh tế, hoặc để ở (hoặc cam kết hoạt động kinh tế hoặc để ở) lâu dài (từ một năm trở lên) trên lãnh thổ của tỉnh. Mỗi đơn vị này chỉ được xác định cho duy nhất một tỉnh.

Xuất phát từ thực tiễn biên soạn GDP theo phạm vi tỉnh ở Việt Nam, khi xác định một đơn vị là thường trú cần căn cứ theo các tiêu chí sau:

3.1. Đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ ở tỉnh nào coi là thường trú của tỉnh đó;

3.2. Một đơn vị SXKD tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm (vật chất hoặc dịch vụ) ở nhiều tỉnh, song căn cứ vào từng loại hình kinh tế cụ thể, vào quy trình hình thành sản phẩm, cách thức tổ chức hạch toán kinh doanh, cách thức tổ chức nguồn thông tin và thu thập thông tin để quy định hoặc quy ước tiêu chí xác định đơn vị thường trú cho tỉnh nào hay “quy” cho tỉnh nào đó. Quy ước các doanh nghiệp dưới 30 lao động đối với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, dưới 10 lao động đối với các tỉnh còn lại và các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình đăng ký kinh doanh hoặc sinh sống tại tỉnh nào là thường trú của tỉnh đó.

132

Page 133: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

3.3. Đối với một số ngành, hoạt động kinh tế đặc thù (thí dụ sản xuất kinh doanh một ngành, một loại hoạt động diễn ra ở nhiều tỉnh trong cả nước song hạch toán sản xuất tập trung toàn ngành; hoạt động ngoại giao, quốc phòng…) chỉ xác định thường trú cho phạm vi cả nước, song kết quả sản xuất kinh doanh của các ngành, hoạt động này được phân bổ cho nhiều tỉnh hay “quy” chỉ cho một tỉnh nào đó;

3.4. Các văn phòng doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có chức năng giám sát, quản lý, lập chiến lược và kế hoạch tổ chức kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc (có mã ngành 7010) có trụ sở đóng ở tỉnh nào là thường trú của tỉnh đó. Các chi nhánh, đại lý, văn phòng đại diện…của doanh nghiệp và tổ chức không thuộc mã ngành 7010 đóng ở tỉnh khác nếu có sổ sách hạch toán kinh tế riêng, có báo cáo quyết toán tài chính riêng đều coi là thường trú của tỉnh. Các trường hợp còn lại xác định thường trú theo doanh nghiệp, tổ chức “mẹ”.

Các cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở (tổ chức 10 năm/lần), Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản (tổ chức 5 năm/lần) và Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp (tổ chức 5 năm/lần) là cơ sở để Tổng cục Thống kê xây dựng “Danh mục các đơn vị thường trú cho phạm vi cả nước và cho phạm vi tỉnh” của năm có Tổng điều tra. Song căn cứ vào “Chương trình điều tra thống kê quốc gia”, nhất là các cuộc điều tra “Doanh nghiệp”, “Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể”, “Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình” và các cuộc điều tra khác trong lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản để tổ chức cập nhật hàng năm danh mục các đơn vị thường trú này, dùng cho việc biên soạn chỉ tiêu GDP cho phạm vi cả nước và cho từng tỉnh.

4. Các phân tổ chủ yếu

4.1. Phân ngành và thành phần kinh tế

1.1.1.Ngành kinh tế

Chỉ tiêu GDP được phân ngành theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2007 (viết tắt là VSIC 2007), theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTg, ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Cơ sở để phân ngành kinh tế là đơn vị cơ sở chỉ thực hiện một loại hoạt động sản xuất hay hoạt động sản xuất chính chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA) của đơn vị, trong trường hợp có từ hai hoạt động sản xuất trở lên (thí dụ một đơn vị sản xuất, ngoài hoạt động SXKD chính còn có các SXKD khác, sản xuất phụ), về nguyên tắc kết quả SXKD khác hoặc phụ phải tính toán đưa về ngành tương ứng, song do điều kiên hạch toán SXKD và để giảm bớt chi phí trong thu thập thông tin, quy ước chỉ tính toán đưa về ngành tương ứng đối với các SXKD khác hoặc phụ có giá trị sản xuất (GO) chiếm trên 10 % so với SXKD chính).VSIC 2007 được Tổng cục Thống kê xây dựng trên cơ sở phân ngành chuẩn quốc tế, phiên bản 4.0, gồm 5 cấp:

- Cấp 1, gồm 21 ngành;

- Cấp 2, gồm 88 ngành;

133

Page 134: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Cấp 3, gồm 242 ngành;

- Cấp 4, gồm 437 ngành;

- Cấp 5, gồm 642 ngành.

1.1.2. Thành phần kinh tế

Ở nước ta chỉ tiêu GDP được phân tổ theo thành phần kinh tế, nhằm phản ánh cơ cấu kinh tế theo chế độ sở hữu và sự biến động của nó, phục vụ chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Tổng cục Thống kê quy định chỉ tiêu GDP của cả nước và từng tỉnh được phân theo 5 thành phần kinh tế sau:

- Kinh tế Nhà nước;

- Kinh tế tập thể;

- Kinh tế tư nhân;

- Kinh tế cá thể;

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2. Phân vùng lãnh thổ

Theo Quyết định số 183/TTg, ngày 15/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Tài khoản quốc gia ở Việt Nam, thì chỉ tiêu GDP được tính cho cả nước và cho 63 tỉnh. Về nguyên tắc số liệu của toàn quốc phải thống nhất với địa phương, nghĩa là số liệu tổng hợp từ 63 tỉnh phải bằng số liệu của cả nước.

4.3. Các phân tổ khác

Để đáp ứng yêu cầu phân tích, dự báo và nghiên cứu kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu GDP còn được biên soạn theo ngành sản phẩm, khu vực thể chế…:

- Phân ngành sản phẩm phục vụ cho việc thống kê và đánh giá các hoạt động giao dịch hàng hóa và dịch vụ giữa các đơn vị thường trú với nhau, giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. Phân ngành sản phẩm thường dùng để lập bảng cân đối liên ngành (bảng I/O), tính tích lũy tài sản theo loại tài sản và tính tiêu dùng cuối cùng theo nhóm sản phẩm;

- Chỉ tiêu GDP trong thống kê Tài khoản quốc gia ở Việt Nam còn được biên soạn theo các khu vực thể chế: phi tài chính, tài chính, Nhà nước, không vị lợi phục vụ hộ gia đình, hộ gia đình và khu vực nước ngoài.

5. Giá cả trong biên soạn giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm/GDP

5.1. Giá cơ bản, giá người sản xuất, giá người sử dụng cuối cùng

- Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra, trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp không do người sản xuất trả khi bán hàng;

134

Page 135: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế VAT được khấu trừ hay thuế được khấu trừ tương tự, Giá sản xuất không bao gồm phí vận tải và phí thương mại không do người sản xuất chi trả khi bán hàng;

- Giá sử dụng là số tiền người mua phải trả để nhận hàng hóa và dịch vụ tại thời gian và địa điểm do người mua yêu cầu. Giá sử dụng không bao gồm thuế VAT được khấu trừ hay thuế tương tự được khấu trừ. Giá sử dụng bao gồm cả phí vận tải do người mua phải trả.

- Mối liên hệ giữa ba loại giá được mô tả qua việc tính giá trị sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm, ở một tỉnh như sau:

a) GO theo giá cơ bản = Doanh thu tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ – Thuế đánh vào sản phẩm – Phí vận tải và phí thương nghiệp không do doanh nghiệp trả khi bán hàng + Trợ cấp sản phẩm

b) GO theo giá sản xuất = GO theo giá cơ bản + Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế sản phẩm khác (chú ý không bao gồm thuế VAT được khấu trừ hay thuế được khấu trừ tương tự do người mua phải trả) – Trợ cấp sản phẩm

c) GO theo giá sử dụng = GO theo giá sản xuất + Thuế VAT không được khấu trừ hay thuế tương tự không được khấu trừ + Phí vận tải và phí thương nghiệp do doanh nghiệp khác cung cấp

Ghi chú: Giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế được tính theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất; chi phí trung gian luôn luôn tính theo giá sử dụng cuối cùng. Giá trị tăng thêm của từng ngành được tính theo giá cơ bản hoặc giá sản xuất; GDP luôn là giá sử dụng cuối cùng.

5.2. Giá hiện hành, giá so sánh

- Giá hiện hành phản ánh giá trị trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, tài sản chu chuyển từ quá trình sản xuất, lưu thông phân phối tới sử dụng cuối cùng đồng thời với vận động của tiền tệ tài chính. Giá hiện hành là giá dùng trong giao dịch năm báo cáo

- Giá so sánh là giá hiện hành của năm được chọn làm gốc để nghiên cứu thay đổi của yếu tố giá, chỉ tiêu GDP của những năm khác nhau đều được tính theo giá của năm gốc. Có 3 phương pháp cơ bản để tính GDP theo giá so sánh, đó là:

+ Phương pháp tính trực tiếp từ lượng và giá theo từng loại (nhóm) sản phẩm của năm gốc;

+ Phương pháp giảm phát là dùng chỉ số giá phù hợp để loại trừ biến động về giá đối với các chỉ tiêu theo giá hiện hành của năm cần tính chuyển về giá so sánh năm gốc;

+ Phương pháp ngoại suy khối lượng là lấy giá trị của năm gốc nhân với chỉ số khối lượng phù hợp của năm cần tính so với năm gốc.

Chỉ tiêu GDP hiện đang được tính theo giá thực tế hàng năm và giá so sánh năm 2010.

135

Page 136: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

6. Khu vực thể chế

6.1. Đơn vị thể chế

Theo tài khoản quốc gia 1993 của Liên hợp quốc, đơn vị thể chế (institutional units) là đơn vị thống kê chung và được định nghĩa như sau: “Đơn vị thể chế là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác”2.

Đơn vị thể chế có các thuộc tính sau:

- Có quyền sở hữu hàng hóa và tài sản, do vậy đơn vị thể chế có thể trao đổi quyền sở hữu này thông qua hoạt động giao dịch với đơn vị thể chế khác;

- Có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những quyết định kinh tế của mình và đối với các hoạt động kinh tế có liên quan của đơn vị;

- Có khả năng phát sinh tiêu sản (có quyền huy động vốn), thực hiện các nghĩa vụ, cam kết và có tư cách pháp nhân tham gia vào các hợp đồng;

- Có điều kiện lập các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán trong đó có cả bảng cân đối kế toán, theo yêu cầu của quản lý sản xuất và pháp luật của Nhà nước.

6.2. Trong thực tế, đơn vị thể chế chia ra làm hai loại: đơn vị thể chế hộ gia đình (gồm một người hay một nhóm người hình thành hộ) và tổ chức kinh tế-chính trị-xã hội được pháp luật thừa nhận. Ở Việt Nam, đơn vị thể chế bao gồm các loại sau:

+ Hộ gia đình: hộ gia đình tiêu dùng và hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

+ Doanh nghiệp: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

+ Cơ quan hành chính và sự nghiệp;

+ Tổ chức chính trị, chính trị –xã hội;

+ Tổ chức không vị lợi: hiệp hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng

Có hai loại đơn vị giao dịch trong thống kê Tài khoản Quốc gia: loại thứ nhất liên quan tới những giao dịch xuất hiện trong Tài khoản tạo thu nhập; phân phối thu nhập, Tài khoản vốn- tài sản và Tài khoản tài chính; loại thứ hai liên quan tới các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ trong sản xuất, tiêu dùng và tích lũy. ứng với hai hình thức giao dịch nêu trên, Hệ thống Tài khoản Quốc gia dùng hai loại đơn vị thống kê: doanh nghiệp (enterprise) dùng cho thống kê về thu nhập, chi tiêu và thống kê tài chính; đơn vị ngành kinh tế (kind - of – activity units) dùng cho thống kê sản xuất.

Doanh nghiệp là một đơn vị thể chế hoặc là một liên kết của các đơn vị ngành kinh tế cùng chịu sự quản lý (trực tiếp hay gián tiếp) trong hoạt động sản xuất3. Một doanh nghiệp có quyền sở hữu tài sản, đưa ra các quyết định và điều hành sản xuất kinh doanh.

2 Tài khoản quốc gia 1993, mục 4.2.3 Mục 79 trong cuốn phân ngành ISIC

136

Page 137: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động sản xuất thuộc nhiều ngành kinh tế, tại nhiều địa điểm khác nhau. Ở Việt Nam doanh nghiệp là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, được thành lập và chịu sự điều chỉnh của các luật: Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đơn vị ngành kinh tế có thể là một đơn vị thể chế hoặc một phần của đơn vị thể chế chỉ liên quan tới một loại hoạt động sản xuất nhất định nhưng có thể diễn ra ở nhiều địa điểm (nơi) khác nhau. Đối với Việt Nam đó là các đơn vị hạch toán toàn ngành như: hoạt động sản xuất và phân phối điện thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, hoạt động bưu chính viễn thông thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam… Khi biên soạn Tài khoản quốc gia theo vùng, lãnh thổ, tỉnh, thành phố, kết quả sản xuất (Giá trị sản xuất và Giá trị tăng thêm) của đơn vị trên sẽ được tính toán và phân bổ cho các vùng, lãnh thổ, tỉnh, thành phố khác nhau.

Đơn vị cơ sở (establishment) là một đơn vị thể chế hay một phần của đơn vị thể chế đóng tại một địa điểm và tiến hành một loại hoạt động sản xuất, đơn vị cơ sở là một dạng đặc thù của đơn vị ngành kinh tế. Nếu doanh nghiệp chỉ tiến hành một loại hoạt động sản xuất ở một địa điểm thì doanh nghiệp này cũng là một đơn vị cơ sở. Đối với Việt Nam, đơn vị cơ sở còn là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức từ thiện, tôn giáo, hiệp hộiĂ chỉ thực hiện một hoạt động, ở một nơi nhất định.

Đơn vị cơ sở là đơn vị lý tưởng cho thống kê sản xuất. Doanh nghiệp dùng làm đơn vị thống kê trong lĩnh vực thống kê thu nhập, chi tiêu và thống kê tài chính. Không có đơn vị thống kê chung dùng để thu thập thông tin biên soạn các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của Tài khoản Quốc gia. Cùng một chỉ tiêu, nếu áp dụng phương pháp tính toán khác nhau thì phải dùng đơn vị thống kê khác nhau, chẳng hạn khi tính chỉ tiêu GDP theo phương pháp sản xuất, đơn vị thống kê là đơn vị cơ sở; nếu tính GDP theo khu vực thể chế thì đơn vị thống kê là doanh nghiệp, .

6.3. Khu vực thể chế

Tài khoản Quốc gia 1993 chia nền kinh tế thành sáu khu vực thể chế:

- Khu vực Phi tài chính;

- Khu vực Tài chính;

- Khu vực Nhà nước;

- Không vị lợi phục vụ hộ gia đình;

- Khu vực hộ gia đình;

- Khu vực nước ngoài.

137

Page 138: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Để phản ánh mối quan hệ giao dịch kinh tế giữa các đơn vị thể chế hoạt động trong nền kinh tế, Hệ Thống Tài khoản Quốc gia đã phân loại các đơn vị thể chế theo từng khu vực thể chế.

Nguyên tắc cơ bản để phân loại đơn vị thể chế vào từng khu vực thể chế như sau:

- Một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế nhất định;

- Những đơn vị thể chế có cùng chức năng hoạt động thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế;

- Những đơn vị thể chế có cùng tính chất về nguồn vốn (nguồn tài chính) cung cấp cho hoạt động thì xếp cùng vào một khu vực thể chế.

- Nếu một đơn vị thể chế có nhiều chức năng hoạt động khác nhau thì căn cứ vào chức năng hoạt động chính để xếp vào khu vực thể chế tương ứng.

Nội dung từng khu vực thể chế áp dụng trong thống kê Tài khoản quốc gia Việt Nam:

- Khu vực Phi tài chính bao gồm: các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp nhà nước, luật hợp tác xã, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài không kể các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số;

- Khu vực Tài chính bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, các công ty tài chính và cho thuê tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, các công ty xổ số kiến thiết;

- Khu vực Nhà nước bao gồm: các cơ quan hành chính sự nghiệp, An ninh quốc phòng, các tổ chức chính trị xã hội (Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam…);

- Khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình bao gồm: các hiệp hội từ thiện, hữu ái, các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng;

- Khu vực hộ gia đình bao gồm: các hộ gia đình thuần tuý tiêu dùng cuối cùng và các hộ gia đình vừa sản xuất vừa tiêu dùng (thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương, dịch vụ cá thể…);

- Khu vực nước ngoài bao gồm: các đơn vị thể chế không thường trú.

III. CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA

Các tài khoản kinh tế tổng hợp hình thành từ ba nhóm tài khoản:

- Nhóm tài khoản hiện hành (Current accounts): mô tả quá trình sản xuất tạo ra thu nhập, phân phối và sử dụng thu nhập. Nhóm này bao gồm các tài khoản: Tài khoản sản xuất (Production account); Tài khoản phân phối thu nhập (Distribution of income accounts).

- Nhóm tài khoản tích lũy (Accumulation accounts): mô tả những thay đổi về tích sản, tiêu sản và của cải thuần (chênh lệch giữa tích sản, tiêu sản) của từng khu vực và toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tài khoản tích luy

138

Page 139: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm Tài khoản vốn-tài sản (Capital account) và Tài khoản tài chính (Financial account); nhóm thứ hai gồm Tài khoản đánh giá lại tài sản và những thay đổi khác về khối lượng tài sản (Other changes in volume assets account and revaluation account).

- Bảng tổng kết tài sản (Balance sheets): mô tả giá trị tích sản, tiêu sản và của cải thuần tại đầu và cuối ky hạch toán.

1. Nhóm Tài khoản hiện hành

Nhóm tài khoản hiện hành là một dãy tài khoản, bắt đầu từ Tài khoản sản xuất và kết thúc bằng Tài khoản sử dụng thu nhập. Mỗi tài khoản đều có bên nguồn và bên sử dụng và chỉ tiêu đầu tiên xuất hiện bên nguồn ở tài khoản này là chỉ tiêu cân đối của tài khoản trước đó. Để dành là chỉ tiêu cân đối cuối cùng của nhóm tài khoản hiện hành.

1.1. Tài khoản sản xuất

Mục đích đưa ra Tài khoản sản xuất để nhấn mạnh đến chỉ tiêu Giá trị tăng thêm của nền kinh tế được hình thành như thế nào. Đây là chỉ tiêu cân đối quan trọng trong hệ thống Tài khoản Quốc gia. Giá trị tăng thêm biểu thị giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (một năm hoặc một quý).

Trong tài khoản sản xuất: chỉ tiêu Giá trị sản xuất ở bên nguồn mô tả kết quả sản xuất của nền kinh tế và chỉ tiêu Chi phí trung gian bên sử dụng. Chi phí trung gian biểu thị giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Chỉ tiêu Giá trị tăng thêm gộp xuất hiện bên sử dụng bằng Giá trị sản xuất trừ đi Chi phí trung gian và đóng vai trò là chỉ tiêu cân đối trong Tài khoản sản xuất. Khấu hao tài sản cố định không thuộc chi phí trung gian, được biểu thị thành một dòng riêng bên sử dụng để phân biệt chỉ tiêu giá trị tăng thêm gộp và giá trị tăng thêm thuần.

Sơ đồ tài khoản sản xuất (Tài khoản I)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Chi phí trung gian Giá trị sản xuất

Giá trị tăng thêm, gộp

Khấu hao tài sản cố định

Giá trị tăng thêm, thuần

Giá trị sản xuất có thể đánh giá theo giá cơ bản hoặc giá người sản xuất, hai loại giá này khác nhau bởi chỉ tiêu thuế, trợ cấp đánh vào sản phẩm hàng hoá và dịch vụ (gọi chung là thuế, trợ cấp đánh vào sản phẩm). Chi phí trung gian luôn đánh giá theo giá sử dụng cuối cùng. Tài khoản sản xuất được lập cho toàn bộ nền kinh tế, cho từng khu vực thể chế, cho ngành kinh tế hoặc cho đơn vị thể chế. Do đặc thù của sản phẩm được tạo ra

139

Page 140: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

trong nền kinh tế từ các khu vực thể chế khác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau, nên chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể tách thành hai nhóm: sản phẩm có tính thị trường và sản phẩm không có tính thị trường. Giá trị sản xuất và chi phí trung gian trong Tài khoản sản xuất chỉ thể hiện dưới dạng tổng số, không tách theo loại sản phẩm.

1.2. Tài khoản phân phối thu nhập

Tài khoản phân phối thu nhập mô tả quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập và tách ra thành ba quá trình chính: phân phối lần đầu (primary distribution), phân phối lần hai (secondary distribution) và phân phối lại thu nhập bằng hiện vật (redistribution in kind). Quá trình phân phối lần đầu đề cập tới phân phối giá trị tăng thêm theo các yếu tố lao động, tài sản và cho chính phủ (qua thuế, trợ cấp cho sản xuất và nhập khẩu). Phân phối lần hai liên quan tới quá trình phân phối lại thông qua chuyển nhượng hiện hành bằng tiền. Tài khoản mô tả quá trình này nhằm đánh giá chỉ tiêu Thu nhập khả dụng (disposable income). Phân phối lại thu nhập liên quan tới quá trình phân phối lại thông qua chuyển nhượng hiện hành bằng hiện vật. Tài khoản mô tả quá trình này nhằm đánh giá chỉ tiêu thu nhập khả dụng đã điều chỉnh.

1.2.1. Tài khoản phân phối lần đầu thu nhập (Tài khoản II.1 )

Tài khoản phân phối lần đầu thu nhập bao gồm hai tài khoản nối tiếp nhau: Tài khoản tạo thu nhập và Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu. Thu nhập lần đầu là những thu nhập của các đơn vị thể chế trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất hay sở hữu tài sản cần cho mục đích sản xuất.

Tài khoản tạo thu nhập mô tả chi tiết thu nhập lần đầu của các đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và của khu vực nhà nước. Nói cách khác, Tài khoản tạo thu nhập mô tả quá trình phân phối thu nhập cho các yếu tố trực tiếp liên quan tới quá trình sản xuất. Bên phải của Tài khoản tạo thu nhập là bên nguồn và chỉ có một chỉ tiêu đó là chỉ tiêu giá trị tăng thêm - chỉ tiêu cân đối của Tài khoản sản xuất đưa sang bên nguồn của Tài khoản tạo thu nhập.

Bên trái của Tài khoản tạo thu nhập là bên sử dụng, mô tả sử dụng giá trị tăng thêm. Vì thu nhập sở hữu phải trả từ các đơn vị được mô tả trong Tài khoản phân bổ thu nhập, do vậy bên sử dụng chỉ bao gồm hai trong một số chỉ tiêu cấu thành nên giá trị tăng thêm, đó là: thu nhập của người lao động do trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và thuế sản xuất phải nộp trừ đi trợ cấp sản xuất được nhận do tham gia vào quá trình sản xuất. Theo TKQG 1993 trong Tài khoản tạo thu nhập theo khu vực thể chế, chỉ tiêu thuế sản xuất và thuế hàng nhập khẩu không bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp và thuế được phép khấu trừ tương tự như thuế giá trị gia tăng phải nộp, vì hai loại thuế này không thuộc giá trị sản xuất khi tính giá trị sản xuất theo giá cơ bản hay theo giá người sản xuất.

Giá trị tăng thêm trừ đi thu nhập của người lao động và thuế trừ trợ cấp sản xuất nhận được là chỉ tiêu giá trị thặng dư/thu nhập hỗn hợp và đây là chỉ tiêu cân đối nằm bên

140

Page 141: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

sử dụng của Tài khoản tạo thu nhập. Giá trị thặng dư/thu nhập hỗn hợp biểu thị tình trạng dư thừa hay thiếu hụt thu nhập từ sản xuất trước khi chi trả hay nhận được thu nhập sở hữu. Giá trị sản xuất không bao gồm thu do chênh lệch giá, vì vậy giá trị thặng dư/thu nhập hỗn hợp là chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận cũng phải loại trừ yếu tố chênh lệch giá.

Tài khoản tạo thu nhập liên quan tới hoạt động sản xuất nên có thể lập cho từng đơn vị sản xuất, từng ngành kinh tế, từng đơn vị thể chế, khu vực thể chế và cho toàn bộ nền kinh tế.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thị trường của toàn bộ nền kinh tế bằng tổng giá trị tăng thêm gộp của tất cả các đơn vị thường trú tham gia vào quá trình sản xuất cộng với thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ khi giá trị sản xuất tính theo giá sản xuất; cộng với thuế trừ đi trợ cấp sản phẩm khi giá trị sản xuất tính theo giá cơ bản và cộng với thuế trừ đi trợ cấp hàng nhập khẩu. Thuế và trợ cấp hàng nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng phải xuất hiện ở bên sử dụng GDP trong Tài khoản tạo thu nhập của cả nền kinh tế, mặc dù chỉ tiêu này không xuất hiện ở bên sử dụng trong Tài khoản tạo thu nhập của từng khu vực thể chế.

Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu mô tả các đơn vị thể chế, các khu vực thể chế nhận những loại thu nhập do sở hữu lao động (liên quan trực tiếp tới sản xuất), sở hữu tài sản tài chính và tài sản hữu hình không do sản xuất tạo nên (chủ yếu là sở hữu đất và khoáng sản dưới lòng đất) có liên quan gián tiếp tới quá trình sản xuất. Do thu nhập sở hữu không liên quan trực tiếp tới sản xuất, Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu chỉ lập cho các đơn vị thể chế, khu vực thể chế và cho toàn bộ nền kinh tế.

Có hai loại thu nhập xuất hiện ở bên phải – bên nguồn của Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu. Loại thứ nhất bao gồm toàn bộ thu nhập lần đầu do các đơn vị và khu vực thể chế nhận được từ quá trình sản xuất; loại thứ hai bao gồm thu nhập sở hữu nhận được do sở hữu tài sản tài chính và tài sản hữu hình không do sản xuất tạo nên.

Sơ đồ tài khoản tạo thu nhập (Tài khoản II.1.1 )

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thu nhập của người lao động Giá trị tăng thêm

Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu

(Trừ) Trợ cấp sản xuất và nhập khẩu

Giá trị thặng dư/Thu nhập hỗn hợp

Bên nguồn của Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu mô tả bên thu, chỉ tiêu đầu tiên là giá trị thặng dư / thu nhập hỗn hợp được chuyển sang từ chỉ tiêu cân đối của Tài khoản tạo thu nhập; chỉ tiêu thứ hai là thu nhập của người lao động, theo khu vực thể chế chỉ tiêu này chỉ xuất hiện đối với khu vực hộ gia đình; chỉ tiêu thứ ba là thuế trừ đi trợ cấp

141

Page 142: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

sản xuất và hàng nhập khẩu, theo khu vực thể chế chỉ tiêu này chỉ xuất hiện đối với khu vực Nhà nước; chỉ tiêu cuối cùng là thu nhập sở hữu, mô tả khoản thu về do sở hữu tài sản tài chính và tài sản hữu hình không do sản xuất tạo nên. Chỉ tiêu cuối này có thể xuất hiện ở tất cả các khu vực thể chế. Các chỉ tiêu thu nhập của người lao động; thuế trừ đi trợ cấp sản xuất và hàng nhập khẩu; thu nhập do sở hữu tài sản tài chính gồm cả phần nhận được của các đơn vị thể chế thường trú từ các đơn vị thể chế không thường trú.

Bên sử dụng của Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu mô tả bên chi và chỉ có một chỉ tiêu đó là thu nhập sở hữu phải trả. Chỉ tiêu còn lại bên sử dụng có tên là cân đối thu nhập lần đầu và đóng vai trò làm chỉ tiêu cân đối của Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, cân đối thu nhập lần đầu chính là chỉ tiêu Thu nhập quốc gia (National income).

Nội dung cấu thành chỉ tiêu cân đối thu nhập lần đầu khác nhau theo từng khu vực thể chế vì chức năng và thực tiễn tham gia vào hoạt động trong nền kinh tế của từng khu vực thể chế khác nhau. Chẳng hạn đối với khu vực hộ gia đình, cân đối thu nhập lần đầu bao gồm thu nhập của người lao động và thu nhập hỗn hợp cộng với thu nhập sở hữu phải thu trừ đi thu nhập sở hữu phải trả cộng với thu nhập hỗn hợp từ dịch vụ nhà tự có tự ở của hộ gia đình. Đối với khu vực phi tài chính và tài chính, cân đối thu nhập lần đầu bao gồm giá trị thặng dư cộng với thu nhập sở hữu phải thu trừ đi thu nhập sở hữu phải trả.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đóng vai trò là chỉ tiêu cân đối trong Tài khoản sản xuất của cả nền kinh tế, tính bằng tổng giá trị tăng thêm gộp của tất cả các đơn vị thể chế thường trú trong nền kinh tế và thuế trừ đi trợ cấp sản xuất và hàng nhập khẩu. Thu nhập quốc gia gộp (GNI) có được bằng cách cộng các chỉ tiêu cân đối thu nhập lần đầu của tất cả các khu vực thể chế. Phạm vi đánh giá GDP và GNI hoàn toàn giống nhau, GNI khác với GDP bởi chênh lệch giữa tổng thu nhập lần đầu (thu nhập sở hữu) phải thu và phải trả giữa đơn vị thể chế thường trú và không thường trú. Bản chất của sự khác biệt giữa GDP và GNI ở chỗ chỉ tiêu GDP đánh giá sản lượng cuối cùng được tạo ra trong nền kinh tế, còn chỉ tiêu GNI đánh giá thu nhập.

Sơ đồ tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu (Tài khoản II.1.2)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thu nhập (lợi tức) sở hữu Giá trị thặng dư/ Thu nhập hỗn hợp

Thu nhập của người lao độngThuế sản xuất và thuế nhập khẩu(Trừ) Trợ cấp sản xuất

Thu nhập (lợi tức) sở hữu Cân đối thu nhập lần đầu

142

Page 143: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

1.2.2. Tài khoản phân phối thu nhập lần hai (Tài khoản II.2)

Hai tài khoản kế tiếp Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu đó là Tài khoản phân phối thu nhập lần hai (tài khoản II.2) và phân phối lại thu nhập (tài khoản II.3). Hai tài khoản này mô tả quá trình vận động tiếp theo của chỉ tiêu cân đối thu nhập lần đầu qua chuyển nhượng hiện hành để hình thành nên chỉ tiêu thu nhập khả dụng. Tài khoản phân phối thu nhập lần hai liên quan tới chuyển nhượng hiện hành bằng tiền, trong khi đó Tài khoản phân phối lại thu nhập liên quan tới chuyển nhượng hiện hành bằng hiện vật.

Chỉ tiêu cân đối của Tài khoản phân bổ thu nhập lần đầu là chỉ tiêu đầu tiên xuất hiện bên nguồn của Tài khoản phân phối thu nhập lần hai. Trừ chỉ tiêu này và chỉ tiêu thu nhập khả dụng (xuất hiện bên sử dụng), các chỉ tiêu còn lại xuất hiện trong tài khoản phân phối thu nhập lần hai đều là những chỉ tiêu thuộc chuyển nhượng hiện hành. Các chỉ tiêu còn lại xuất hiện đồng thời cả bên nguồn và sử dụng bao gồm: thuế thu nhập và tài sản; đóng góp xã hội; phúc lợi xã hội; chuyển nhượng hiện hành khác.

Chỉ tiêu thuế thu nhập và tài sản gồm thuế đánh vào thu nhập của hộ gia đình hoặc đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp và thuế đánh vào tài sản phải nộp đều đặn theo quy định. Chỉ tiêu này xuất hiện bên nguồn chỉ đối với khu vực Nhà nước (chỉ Nhà nước mới có quyền thu thuế); thuế thu nhập và tài sản phải nộp xuất hiện bên sử dụng đối với tất cả các khu vực thể chế còn lại.

Chỉ tiêu bảo hiểm xã hội là những khoản đóng góp thực tế vào các chương trình bảo hiểm xã hội. Những khoản đóng góp này có thể do người lao động đóng trực tiếp hay người chủ thuê mướn lao động đóng thay cho họ; đối tượng đóng góp xã hội còn bao gồm cả những người lao động không làm thuê (những người tự lao động). Về nguyên tắc, chỉ tiêu bảo hiểm xã hội có thể xuất hiện ở bên nguồn của tất cả các khu vực thể chế trong nền kinh tế, tuy vậy chỉ tiêu này xuất hiện nhiều nhất ở bên nguồn của khu vực Nhà nước và khu vực tài chính. Bảo hiểm xã hội xuất hiện bên sử dụng chỉ đối với khu vực hộ gia đình.

Chỉ tiêu phúc lợi xã hội gồm hai loại: bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội. Bảo hiểm xã hội là chuyển nhượng hiện hành từ những chương trình bảo hiểm xã hội có tổ chức; trong khi đó trợ cấp xã hội được cung cấp từ các chương trình bảo hiểm xã hội không phải quỹ bảo hiểm tập trung do Nhà nước quản lý và không đặt điều kiện cho người nhận phúc lợi cứu trợ phải có một khoản đóng góp trước đó. Chỉ tiêu phúc lợi xã hội xuất hiện bên nguồn của tài khoản đối với khu vực hộ gia đình và về nguyên tắc có thể xuất hiện bên sử dụng ở tất cả các khu vực thể chế của tài khoản này.

Chuyển nhượng hiện hành khác gồm một số loại, trong đó có hai loại chính: đóng và nhận tiền bồi thường bảo hiểm từ các loại bảo hiểm phi nhân thọ và chuyển nhượng hiện hành giữa các cấp của khu vực Nhà nước. Nhận tiền đóng bảo hiểm đi vào bên nguồn của tài khoản thuộc khu vực tài chính, chi đóng bảo hiểm xuất hiện bên sử dụng

143

Page 144: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

của tài khoản này thuộc tất cả các khu vực thể chế. Trả tiền bồi thường bảo hiểm xuất hiện bên sử dụng của tài khoản thuộc khu vực thể chế tài chính, trong khi đó nhận tiền bồi thường bảo hiểm có thể xuất hiện bên nguồn của tất cả các khu vực thể chế.

Sơ đồ tài khoản phân phối thu nhập lần hai (Tài khoản II.2)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thuế thu nhập và tài sản Cân đối thu nhập lần đầu

Bảo hiểm xã hội Thuế thu nhập và tài sản

Trợ cấp xã hội không kể chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật.

Bảo hiểm xã hội

Chuyển nhượng hiện hành khác Trợ cấp xã hội không kể chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật.

Chuyển nhượng hiện hành khác

Thu nhập khả dụng

Chỉ tiêu cân đối của Tài khoản phân phối thu nhập lần hai đó là Thu nhập khả dụng. Thu nhập khả dụng của khu vực thể chế /đơn vị thể chế bằng chỉ tiêu cân đối thu nhập lần đầu cộng với chuyển nhượng hiện hành nhận được (bên nguồn) trừ đi chi chuyển nhượng hiện hành (bên sử dụng).

Thu nhập khả dụng mô tả thu nhập của đơn vị thể chế hay khu vực thể chế có thể sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng hay để dành mà không hề ảnh hưởng tới của cải thuần hiện có của đơn vị hay khu vực thể chế.

1.2.3. Tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật (Tài khoản II.3)

Chuyển nhượng hiện hành không chỉ thực hiện bằng tiền mà bằng cả hiện vật như đã đề ở trên. Tài khoản phân phối lại bằng hiện vật mô tả thêm hai yếu tố trong quá trình phân phối lại, đó là: phúc lợi xã hội bằng hiện vật, chuyển nhượng hàng hoá và dịch vụ phi thị trường do khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình cung cấp. Lập tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật đáp ứng cho bốn mục đích:

- Cung cấp một bức tranh rõ nét về vai trò của Nhà nước;

- Cho phép đánh giá đầy đủ hơn thu nhập của khu vực hộ gia đình;

- Tạo thuận lợi cho việc so sánh về thời gian và không gian (so sánh quốc tế) khi chính sách kinh tế và xã hội thay đổi;

- Cung cấp một cách nhìn đầy đủ về quá trình phân phối lại thu nhập giữa các khu vực thể chế hoặc giữa các nhóm hộ gia đình khác nhau.

144

Page 145: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Chỉ tiêu cân đối của tài khoản trước – Thu nhập khả dụng trở thành chỉ tiêu đầu tiên bên nguồn của Tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật. Chỉ tiêu thứ hai xuất hiện cả bên nguồn và sử dụng đó là chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật. Bên nguồn, chỉ tiêu này chỉ xuất hiện trong tài khoản của khu vực hộ gia đình; bên sử dụng, chỉ tiêu này chỉ xuất hiện trong tài khoản của khu vực Nhà nước hoặc khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình.

Chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật gồm bốn loại: Phúc lợi bảo hiểm xã hội trên cơ sở hoàn trả; phúc lợi bảo hiểm xã hội bằng hiện vật khác; phúc lợi cứu trợ xã hội bằng hiện vật; chuyển nhượng hàng hoá và dịch vụ phi thị trường do khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình cung cấp. Phúc lợi bảo hiểm xã hội trên cơ sở hoàn trả là những khoản chi trước của hộ gia đình, sau đó được hoàn trả lại toàn bộ hoặc một phần từ đơn vị bảo hiểm cho dịch vụ khám chữa bệnh…

Chỉ tiêu cân đối của Tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật đó là Thu nhập khả dụng điều chỉnh. Thu nhập khả dụng điều chỉnh của khu vực thể chế /đơn vị thể chế bằng chỉ tiêu Thu nhập khả dụng cộng với giá trị của chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật nhận được (bên nguồn) trừ đi giá trị chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật thực hiện (bên sử dụng) của khu vực thể chế/ đơn vị thể chế.

Chỉ có khu vực Nhà nước và khu vực không vị lợi phục vụ hộ gia đình thực hiện chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật cho khu vực hộ gia đình nên thu nhập khả dụng điều chỉnh của hai khu vực này sẽ nhỏ hơn chỉ tiêu Thu nhập khả dụng của chúng. Ngược lại, thu nhập khả dụng điều chỉnh của khu vực hộ gia đình sẽ lớn hơn chỉ tiêu Thu nhập khả dụng. Tuy vậy, đối với toàn bộ nền kinh tế hai chỉ tiêu này luôn bằng nhau.

Sơ đồ tài khoản phân phối lại thu nhập băng hiện vật (Tài khoản II.3)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật. Thu nhập khả dụng

Chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật.

Thu nhập khả dụng đã điều chỉnh.

1.2.4. Tài khoản sử dụng thu nhập (Tài khoản II.4 )

Tài khoản sử dụng thu nhập mô tả các khu vực thể chế: Nhà nước, hộ gia đình và không vị lợi phục vụ hộ gia đình phân bổ Thu nhập khả dụng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành. Có hai chỉ tiêu biểu thị tổng thu nhập dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành: Thu nhập khả dụng và Thu nhập khả dụng điều chỉnh. Vì vậy có một tài khoản mô tả quá trình sử dụng thu nhập khả dụng và một tài khoản mô tả quá trình sử dụng thu nhập khả dụng điều chỉnh.

145

Page 146: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Bên nguồn của Tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng gồm hai chỉ tiêu: thu nhập khả dụng – chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối lần hai thu nhập chuyển sang và chỉ tiêu điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí.

Bên sử dụng của Tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng cũng gồm hai chỉ tiêu: chi tiêu dùng cuối cùng và điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí. Chi tiêu dùng cuối cùng mô tả giá trị hàng hoá và dịch vụ khu vực hộ gia đình và Nhà nước đã chi cho tiêu dùng cuối cùng. Cần lưu ý có những khoản Nhà nước chi nhưng hộ gia đình tiêu dùng, vì vậy tổng giá trị tiêu dùng của hộ gia đình không phải hoàn toàn do hộ gia đình chi. Để dành là chỉ tiêu cân đối của tài khoản này.

Cũng như Tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng, bên nguồn của Tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng điều chỉnh gồm hai chỉ tiêu: Thu nhập khả dụng điều chỉnh - chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối lại thu nhập bằng hiện vật chuyển sang và chỉ tiêu điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí.

Sơ đồ tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng (Tài khoản II.4.1)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Chi tiêu dùng cuối cùng Thu nhập khả dụng

Điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí.

Điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí.

Để dành

Bên sử dụng của Tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng điều chỉnh cũng gồm hai chỉ tiêu: thực tế tiêu dùng cuối cùng và điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí. Thực tế tiêu dùng cuối cùng mô tả giá trị hàng hóa và dịch vụ khu vực hộ gia đình và Nhà nước đã tiêu dùng, không kể nguồn kinh phí chi cho tiêu dùng cuối cùng đó đi từ đâu. Để dành là chỉ tiêu cân đối của tài khoản này. Chỉ tiêu để dành trong hai tài khoản II.4.1 và II.4.2 hoàn toàn giống nhau vì thu nhập bên nguồn và tiêu dùng bên sử dụng khác nhau bởi cùng một giá trị.

Chỉ tiêu điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí được hiểu là: trong thời gian lao động, thành viên của hộ gia đình đóng tiền vào quỹ hưu trí và nhận lương hưu khi đã nghỉ hưu. Tài khoản quốc gia coi

146

Page 147: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

toàn bộ dự trữ của quỹ hưu trí thuộc sở hữu tập thể của hộ gia đình và hộ gia đình có quyền nhận lương hưu từ quỹ này. Vì vậy đóng vào quỹ hưu trí và nhận tiền lương hưu không phải là chuyển nhượng giữa hộ gia đình với khu vực tài chính, mà giao dịch này hình thành tài sản có và tài sản nợ tài sản tài chính trong tài khoản tài chính và bảng tổng kết tài sản.

Tuy vậy, cách xử lý trên lại không phù hợp với nhận thức của hộ gia đình, đặc biệt các hộ chỉ bao gồm những người đã nghỉ hưu - họ coi lương hưu nhận được là thu nhập từ chuyển nhượng hiện hành và trong thực tế khoản thu từ chương trình bảo hiểm xã hội đã được xử lý là chuyển nhượng hiện hành trong Tài khoản phân phối lần hai thu nhập (tài khoản II.2).

Để làm hài hòa giữa các quan niệm, cách xử lý nêu trên và bảo đảm khoản chênh lệch giữa tiền đóng vào quỹ hưu trí và tiền nhận được từ quỹ hưu trí không tính vào chỉ tiêu để dành của hộ gia đình, khi đó cần cộng thêm khoản chênh lệch này vào chỉ tiêu Thu nhập khả dụng hoặc Thu nhập khả dụng điều chỉnh của khu vực hộ gia đình trong Tài khoản phân phối lần hai thu nhập. Thực hiện việc điều chỉnh này bảo đảm chỉ tiêu để dành của khu vực hộ gia đình bằng chỉ tiêu này khi chênh lệch giữa tiền đóng vào quỹ hưu trí và tiền nhận được từ quỹ hưu trí không hạch toán như chuyển nhượng hiện hành trong tài khoản phân phối thu nhập lần hai.

Sơ đồ tài khoản sử dụng thu nhập khả dụng điều chỉnh (Tài khoản II.4.2)

Sử dụng Giá trị Nguồn Giá trị

Thực tế tiêu dùng cuối cùng Thu nhập khả dụng điều chỉnh

Điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí.

Điều chỉnh những thay đổi cổ phần không hưởng lãi cố định thuần của hộ gia đình về quỹ hưu trí.

Để dành

2. Nhóm Tài khoản tích luy

Tài khoản tích lũy gồm hai nhóm tài khoản: nhóm thứ nhất gồm Tài khoản vốn - tài sản và Tài khoản tài chính; nhóm thứ hai gồm Tài khoản đánh giá lại tài sản và những thay đổi khác về khối lượng tài sản. Tài khoản tích luỹ mô tả thay đổi tích sản, tiêu sản và của cải thuần, do vậy cách thể hiện của tài khoản này giống như thể hiện theo truyền thống của Bảng tổng kết tài sản với bên trái mô tả tích sản, bên phải mô tả tiêu sản và của cải thuần. Tất cả những thay đổi về tích sản (dù tăng hay giảm) đều xuất hiện bên trái; những thay đổi về tiêu sản và của cải thuần (dù tăng hay giảm) xuất hiện bên phải của tài khoản.

147

Page 148: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tài khoản vốn - tài sản (Tài khoản III.1) mô tả các giao dịch liên quan tới việc nhận được tài sản phi tài chính và chuyển nhượng vốn do phân phối lại của cải. Bên phải của tài khoản bao gồm chỉ tiêu để dành thuần, chuyển nhượng vốn có thể nhận được và chuyển nhượng vốn phải trả (mang dấu âm) để có được chỉ tiêu thay đổi của cải thuần do thay đổi để dành và chuyển nhượng vốn. Bên trái của tài khoản mô tả đầu tư vào các loại tài sản phi tài chính khác nhau gồm tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm. Khấu hao tài sản cố định làm giảm giá trị tài sản vì vậy xuất hiện ở bên trái của tài khoản với dấu âm. Cho vay thuần hoặc đi vay thuần là chỉ tiêu cân đối của tài khoản này; cho vay thuần biểu thị số lượng vốn thuần hiện có của đơn vị hay khu vực thể chế có thể cung cấp cho đơn vị hay khu vực thể chế khác. Ngược lại, đi vay thuần biểu thị số lượng vốn đơn vị hay khu vực thể chế phải đi vay từ đơn vị hay khu vực thể chế khác.

Tài khoản tài chính (Tài khoản III.2) mô tả giao dịch liên quan tới tích sản, tiêu sản tài chính theo từng khu vực thể chế và cho toàn bộ nền kinh tế. Bên trái của tài khoản biểu thị giá trị nhận được trừ đi thanh lý tài sản tài chính, bên phải của tài khoản biểu thị chênh lệch giữa phát sinh tiêu sản với trả nợ. Chênh lệch giữa phát sinh tiêu sản tài chính thuần và nhận được tích sản tài chính thuần bằng về giá trị nhưng ngược dấu với chỉ tiêu cân đối của tài khoản tài sản (cho vay thuần/ đi vay thuần).

3. Bảng Nguồn và sử dụng (SUT), Bảng Cân đối liên ngành (I/O)

II.1. Bảng Nguồn và Sử dụng

Bảng Nguồn và Sử dụng (The supply and use table - SUT) bao gồm hai bảng:

- Bảng nguồn: mô tả chi tiết về nguồn sản phẩm do sản xuất trong nước và nhập khẩu tạo nên;

- Bảng sử dụng: mô tả chi tiết về sử dụng nguồn sản phẩm cho tiêu dùng trung gian trong sản xuất, tích luỹ tài sản, tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu (theo dòng). Bảng sử dụng cũng mô tả tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thu nhập (theo cột).

- Bảng nguồn và sử dụng cung cấp thông tin cơ bản cho biên soạn bảng cân đối liên ngành chi tiết nhằm mục đích phân tích và dự báo kinh tế

II.2. Bảng cân đối liên ngành

Bảng cân đối liên ngành (Input - Output table: I/O) cung cấp một lược đồ phân tích chi tiết các hoạt động sản xuất tạo ra hàng hóa, dịch vụ và mô tả luồng chu chuyển nguồn hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy Bảng cân đối liên ngành trong Hệ thống Tài khoản quốc gia thể hiện sự kết hợp hài hòa, tinh tế với phân loại chi tiết hơn của các tài khoản sau:

- Tài khoản mô tả nguồn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo từng loại sản phẩm (Tài khoản hàng hóa và dịch vụ – Tài khoản O);

148

Page 149: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Tài khoản sản xuất, Tài khoản tạo thu nhập.

- Bảng cân đối liên ngành có thể phân thành:

- Bảng cân đối liên ngành giá trị, hiện vật;

- Bảng cân đối liên ngành tĩnh, động;

- Bảng cân đối liên ngành lập cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế; lập cho phạm vi từng vùng, lãnh thổ.

Cấu trúc của Bảng cân đối liên ngành gồm các ô:

- Ô I: phản ánh chi phí trung gian để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ theo từng loại ngành, được chia thành 1,2,...n ngành sản phẩm (theo dòng và theo cột);

- Ô II: phản ánh từng loại sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng cho nhu cầu: tiêu dùng cuối cùng, tích lũy, xuất và nhập khẩu;

- Ô III: phản ánh các yếu tố của Giá trị tăng thêm: thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư/ thu nhập hỗn hợp;

- Theo hàng (Ô I và Ô II) phản ánh kết cấu sử dụng Giá trị sản xuất của từng ngành sản phẩm;

- Theo cột (Ô I và Ô III) phản ánh kết cấu giá trị của Giá trị sản xuất của từng ngành sản phẩm.

IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP CHỦ YẾU

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định; phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

Tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) dùng để nghiên cứu cơ cấu và sự biến động về cơ cấu kinh tế theo các ngành, các nhóm ngành, theo loại hình kinh tế, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội.

Tổng sản phẩm trong nước (theo giá so sánh) dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, của các ngành, các loại hình, các khu vực, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa và dịch vụ mới được tạo ra theo thời gian.

GDP luôn được đánh giá theo sử dụng. Khi giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì GDP được tính như sau:

149

Page 150: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

GDP =Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản

+Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

+Thuế nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ

Khi giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì GDP được tính như sau:

GDP =Giá trị tăng thêm theo giá sản xuất

+ Thuế VAT phải nộp +Thuế nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ

2. Tổng sản phẩm trong nước xanh (Green GDP/GDP xanh)

GDP xanh là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. GDP xanh phản ảnh sự phát triển của một quốc gia một cách toàn diện bao gồm cả nội dung kinh tế và môi trường.

GDP xanh là phần còn lại của GDP sau khi đã trừ các chi phí do khử chất thải từ sản xuất, tiêu dùng, chi phí tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.

Việc tính toán chỉ tiêu GDP xanh hay nói rộng ra là hạch toán môi trường trong tài khoản quốc gia (SEEA) chính là bước hoàn thiện tài khoản quốc gia của Liên Hiệp Quốc. Và như vậy, phương pháp tính chỉ tiêu GDP xanh được xem xét trên cơ sở của phương pháp tính GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia.

GDP xanh = GDP - Ω

Ω: Chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế, bao gồm:

- Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử

- Giá trị sản xuất của các ngành khai thác

- Chi phí sử dụng đất

3. Thu nhập quốc gia (GNI)

Thu nhập quốc gia phản ánh Tổng thu nhập của quốc gia thực sự có được, đây là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng được dùng để đánh giá tăng trưởng kinh tế một cách đầy đủ và thực lực của một quốc gia, là cơ sở nghiên cứu đánh giá các mối quan hệ sản xuất, phân phối, thu nhập cũng như các mối quan hệ kinh tế vĩ mô khác trong nền kinh tế.

Thu nhập quốc gia là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

150

Page 151: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần đầu. Do vậy, để tính chỉ tiêu này cần phải lập các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập hoặc phải xuất phát từ chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu có liên quan.

Thu nhập

quốc gia (GNI)

= GDP +

Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra

+

Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài

Trong đó:

- Chênh lệch (thuần) giữ thu nhập và chi trả về thu nhập lao động với nước ngoài là phần còn lại giữa các khoản thu nhập về tiền lương và tiền công lao động (bằng tiền hay hiện vật) và các khoản thu nhập khác mang tính chất trả công lao động cho công nhân và người lao động Việt Nam thường trú ở nước ngoài nhận được từ các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất không thường trú (nước ngoài) - (trừ đi) phần chi về thù lao lao động của các tổ chức, đơn vị dân cư sản xuất thường trú của Việt Nam chi trả cho công nhân và người lao động nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

- Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài là phần còn lại của thu nhập sở hữu do đơn vị và dân cư thường trú Việt Nam nhận được từ nước ngoài (từ đơn vị và dân cư không thường trú) - (trừ đi) thu nhập sở hữu của đơn vị và dân cư không thường trú Việt Nam. Thu nhập hay chi trả sở hữu bao gồm các khoản sau:

+ Thu nhập hoặc chi trả về lợi tức đầu tư trực tiếp với nước ngoài;

+ Thu nhập hoặc chi trả lợi tức đầu tư vào giấy tờ có giá như: cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá và công cụ tài chính khác.

+ Thu nhập hoặc chi trả lợi tức về cho thuê, mướn, quyền sử dụng, bản quyền sáng chế, nhãn mác, quyền khai thác khoáng sản phục vụ cho quá trình sản xuất, cho thuê đất đai, vùng trời, vùng biển, tô giới ..vv.

4. Thu nhập quốc gia khả dụng (GNDI)

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh thu nhập của một quốc gia được sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành, là cơ sở nghiên cứu các mối quan hệ giữa nguồn thu nhập, tiêu dùng cuối cùng và để dành. Chỉ tiêu thu nhập quốc gia khả dụng còn được dùng để tính một số chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia quan trọng khác.

Thu nhập quốc gia khả dụng là tổng thu nhập của quốc gia từ sản xuất, từ thu nhập sở hữu và từ chuyển nhượng hiện hành, là tổng nguồn thu nhập có thể dùng cho tiêu dùng cuối cùng và để dành (tiết kiệm) của quốc gia.

151

Page 152: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Đây là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối lại thu nhập. Tài khoản này cho biết số dư của thu nhập lần đầu được chuyển thành thu nhập khả dụng các khoản chuyển nhượng xã hội bằng hiện vật như thế nào.

Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI)

=Thu nhập quốc gia

(GNI)+

Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài

Trong đó:

Chuyển nhượng hiện hành là quá trình trao đổi “thu nhập” giữa các đơn vị và dân cư thường trú và không thường trú với mục đích cho tiêu dùng cuối cùng. Chuyển nhượng hiện hành thuần từ nước ngoài là chênh lệch giữa thu từ chuyển nhượng hiện hành từ bên ngoài với chi chuyển nhượng hiện hành cho bên ngoài:

+ Thuế đánh vào thu nhập và của cải thuần, gồm thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại lệ phí đánh vào của cải và tiêu dùng khác;

+ Chuyển nhượng hiện hành khác, gồm đóng bảo hiểm y tế, tiền hưu trí mất sức, đóng/chi trả bảo hiểm tai nạn, rủi ro, nộp niên liễm, nguyệt liễm, viện trợ nhân đạo, quà biếu, tặng của chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế, ngoài ra còn bao gồm cả các khoản quà biếu và kiều hối của các hộ gia đình nhận được từ nước ngoài và ngược lại gửi ra nước ngoài.

5. Tích luy tài sản (GCF)

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh năng lực sản suất hiện tại và tương lai của nền kinh tế, là cơ sở cho tái sản xuất mở rộng, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư và xã hội. Tích lũy tài sản gộp còn là căn cứ để nghiên cứu các mối quan hệ chủ yếu giữa tổng khối lượng sản phẩm sản xuất với nhu cầu tích lũy; giữa tích lũy và tiêu dùng cuối cùng; giữa khả năng tích lũy từ sản xuất trong nước và nguồn vốn đi vay, nhận từ đầu tư nước ngoài; nghiên cứu mức độ tăng tích lũy trong từng ngành kinh tế, từng khu vực thể chế .. .

Tích lũy tài sản là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chỉ tiêu cho đầu tư tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm trong một thời kỳ nhất định. Là tổng đầu tư vào tư liệu sản xuất, chỉ bao gồm tư liệu sản xuất được sản xuất ra (như máy móc, công trình xây dựng, đường xá, cầu cống, phương tiện giao thông, các nguyên bản nghệ thuật - văn hóa...) và những chi phí cải tạo và nâng cấp năng lực đối với những tài sản không do sản xuất tạo ra (như là nâng cao năng lực của đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên...).

6. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước (G)

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tổng giá trị dịch vụ phi thị trường, được nhà nước sử dụng cho quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội bắt buộc.

152

Page 153: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Chỉ tiêu tiêu dùng cuối cùng của nhà nước giúp các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách để nghiên cứu cơ cấu, mối quan hệ và tính cân đối giữa tiêu dùng của nhà nước với tổng tiêu dùng cuối cùng của xã hội; giữa tiêu dùng của nhà nước với chi tiêu của dân cư, giữa tiêu dùng của nhà nước với tổng chi ngân sách nhà nước, mức độ tiêu dùng cuối cùng của nhà nước so với GDP…

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ nhà nước đã sử dụng để chi tiêu cho các nhu cầu thường xuyên của nhà nước về quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc…

Phần giá trị sản phẩm dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp, nghiên cứu khoa học công, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị phục vụ cộng đồng …tạo ra từ cấp trung ương tới cấp xã để bảo đảm và duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước trong thời kỳ nhất định.

7. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư (C)

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ mức tiêu dùng cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cá nhân và hộ dân cư (quy ước là hộ gia đình) trong một thời kỳ nhất định (thường là quý và năm). Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư dùng để nghiên cứu mức sống dân cư, các mối quan hệ giữa tiêu dùng và tích lũy, giữa tiêu dùng cá nhân và tổng tiêu dùng cuối cùng của toàn xã hội, giữa tiêu dùng cuối cùng và GDP, thu nhập khả dụng, giữa sản xuất với nâng cao đời sống nhân dân…

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư là toàn bộ giá trị về sản phẩm vật chất và dịch vụ do cá nhân dân cư đã sử dụng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày của cá nhân dân cư trong năm, bao gồm:

- Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ gia đình: Là toàn bộ chi tiêu của hộ dân cư dùng để chi tiêu và tiêu dùng tự túc các sản phẩm vật chất và dịch vụ cho cuộc sống hàng ngày của toàn bộ thành viên trong các hộ gia đình. Đặc điểm của loại tiêu dùng cuối cùng này là làm giảm ngân sách của hộ gia đình. Nó bao gồm cả phần chi của hộ cho người lao động làm thuê công việc nội trợ trong gia đình, không bao gồm chi tiêu cho sản xuất.

- Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình hưởng thụ không phải trả tiền: Là những sản phẩm vật chất và dịch vụ của các đơn vị thường trú thuộc khu vực nhà nước và không vị lợi phục vụ trực tiếp cho cá nhân, như: y tế, văn hóa, giáo dục … , các tổ chức từ thiện, tôn giáo, hiệp hội ... và đơn vị không thường trú cho không cá nhân .

8. Để dành/Tiết kiệm (savings)

Chỉ tiêu phản ánh quy mô để dành/tiết kiệm của nền kinh tế, là nguồn lực tài chính trong nước có thể dành cho đầu tư, tiết kiệm lớn chứng tỏ tiềm lực tài chính dồi dào cho

153

Page 154: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

đầu tư phát triển và ít phụ thuộc vào nguồn tài chính ở bên ngoài, là cơ sở để nghiên cứu và đánh giá kết quả sản xuất của nền kinh tế, tạo nguồn cho đầu tư tái sản xuất mở rộng.

Tiết kiệm là một trong hai thành phần cấu thành của thu nhập quốc gia khả dụng, bằng hiệu số giữa thu nhập quốc gia khả dụng và tiêu dùng cuối cùng. Công thức tính tiết kiệm sau:

Tiết kiệm = Thu nhập quốc gia khả dụng – Tiêu dùng cuối cùng

9. Tốc độ tăng các nhân tố tổng hợp (TFP)

Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP-Total Factor Productivity) là chỉ tiêu phản ánh đích thực và khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng như chất lượng phát triển bền vững của kinh tế, là cơ sở để phân tích hiệu quả sản xuất xã hội, đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ, đánh giá trình độ tổ chức quản lý sản xuất … của mỗi ngành, mỗi địa phương hay quốc gia.

Kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân … (gọi chung là các nhân tố tổng hợp).

Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp được đo bằng tỷ lệ tăng lên của kết quả sản xuất do nâng cao năng suất của các nhân tố tổng hợp.

Phương pháp luận để ước lượng nguồn tăng trưởng dựa trên công trình nghiên cứu của Solow (1957)). Hàm sản xuất tổng thể được giả định có dạng tổng quát như sau:

Y = f(K, L,t) (1)

Trong đó, Y (GDP) là tổng sản phẩm trong nước, K và L là các tổng nhập lượng vốn và lao động và t là thời gian. Một giả định đơn giản nhất về tác động của thời gian là sự tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ và phương pháp quản lý, trong đó cho rằng tác động này làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ một sự kết hợp nhất định của hai nhân tố sản xuất là vốn và lao động. Tuy nhiên, nó không hề ảnh hưởng tới các sản phẩm biên tế tương đối của các nhân tố sản xuất riêng rẽ4. Với giả định này, hàm sản xuất có thể được viết như sau:

Yt = Atf(Kt, Lt) (2)

với A là tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý, điều hành... (được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp)

4 Sản phẩm biên tế riêng rẽ của một nhân tố sản xuất là sự gia tăng lượng sản phẩm sản xuất ra khi nhập lượng của nhân tố sản xuất đó tăng lên một đơn vị, với điều kiện là nhập lượng của các nhân tố sản xuất khác không thay đổi.

154

Page 155: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp được xác định qua công thức :

GA = GY - KGK - LGL

Ở đây GY tốc độ tăng của GDP; GK Là tốc độ tăng trưởng của vốn, và GL là tốc độ tăng trưởng của lao động; K và L là hệ số góc của vốn và lao động.

PHẦN II. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN CHỈ TIÊU GDP

I. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT

GDP luôn được đánh giá theo sử dụng. Khi giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì GDP được tính như sau:

GDP =Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản

+Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

+Thuế nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ

Khi giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì GDP được tính như sau:

GDP =Giá trị tăng thêm theo giá sản xuất

+ Thuế VAT phải nộp +Thuế nhập khẩu

hàng hóa và dịch vụ

1. Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời gian nhất định (quí hoặc năm). Giá trị sản xuất chỉ tính đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ trong các công đoạn sản xuất của cơ sở (không kể ngành Nông nghiệp). Thu do chênh lệch giá không tính vào giá trị sản xuất, song trợ cấp sản xuất được tính vào giá trị sản xuất. Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hóa sản xuất và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế.

Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất được trình bày cụ thể theo từng ngành kinh tế của VSIC 2007, phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất và hoạt động sản xuất của từng ngành, phù hợp với từng nguồn thông tin, từng thành phần, loại hình kinh tế của từng ngành kinh tế. GO được tính theo giá cơ bản và giá sản xuất và theo các phương pháp cơ bản sau:

a/ Phương pháp tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm:

Trong đó:

GO là giá trị sản xuất

155

Page 156: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Qi là sản lượng sản phẩm i

là đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i

N là số lượng sản phẩm

i là sản phẩm thứ i

b/ Phương pháp tính từ doanh thu tiêu thụ:

GO = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

+ Trợ cấp sản phẩm (nếu có)

± Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng đanggửi bán, sản phẩm dở dang

+ Thuế đánh vào sản phẩm phát sinh phải nộp

c/ Phương pháp tính từ doanh số tiêu thụ:

GO = Doanh số bán

– Trị giá vốn hàng bán ra, hoặc trị giá vốn hàng chuyển bán, hoặc chi phí từ các khoản chi hộ khách hàng

+ Trợ cấp sản phẩm (nếu có)

+ Thuế đánh vào sản phẩm phát sinh phải nộp

d/ Phương pháp tính từ các yếu tố chi phí sản xuất:

GO = Tổng chi phí sản xuất + Lợi nhuận + Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp

e/ Phương pháp tính riêng cho hoạt động SXKD đặc thù thí dụ hoạt động kinh doanh tiền tệ và bảo hiểm:

+ Đối với ngân hàng:

GO dịch vụ ngầm = Thu nhập sở hữu phải thu – Tổng tiền lãi phải trả

+ Đối với bảo hiểm:

GO = Phí bảo hiểm – Bồi thường bảo hiểm – Dự phòng phí + Thu nhập do đầu tư

Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính chung cho phạm vi của cả nước là chỉ tiêu chính thức (chỉ tiêu “chuẩn”), vì vậy tổng cộng giá trị sản xuất theo từng ngành kinh tế, của từng thành phẩn, loại hình kinh tế của 63 tỉnh phải bằng (hoặc xấp xỉ bằng) chỉ tiêu giá trị sản xuất của cả nước, trường hợp tổng cộng giá trị sản xuất của 63 tỉnh (tính cho từng ngành kinh tế thấp nhất có thể) nhỏ hoặc lớn hơn ±5% so với chỉ tiêu giá trị sản xuất tính cho cả nước thì phải xem xét qui trình tính của từng ngành (nguồn thông tin, phương pháp, công cụ tính toán, cơ chế phân công, phối hợp trong tính toán giữa các đơn vị có liên quan …)

156

Page 157: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

để hiệu chỉnh số liệu. Phương pháp tính toán và hiệu chỉnh sẽ được trình bày chi tiết trong phần giới thiệu đối với từng ngành kinh tế ở mục dưới.

2. Chi phí trung gian

Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản phẩm, chi phí trung gian phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận tải và các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất chi trả để đưa nguyên, nhiên liệu … vào sản xuất:

a/ Chi phí sản phẩm vật chất gồm:

- Nguyên vật liệu chính, phụ.

- Nhiên liệu, khí đốt.

- Điện, nước.

- Chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng.

- Chi phí sản phẩm vật chất khác.

b/ Chi phí dịch vụ gồm:

- Vận tải.

- Bưu điện.

- Bảo hiểm.

- Dịch vụ ngân hàng.

- Dịch vụ pháp lý.

- Dịch vụ quảng cáo.

- Chi phí dịch vụ khác.

Chi phí về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm không thể tính trực tiếp cho từng cơ sở sản xuất hoặc cho từng ngành (chi phí dịch vụ này còn được gọi là phí dịch vụ ngầm) vì vậy chi phí này sẽ được tính toán phân bổ cho tiêu dùng trung gian, tiêu dùng cuối cùng, tích lũy tài sản và xuất khẩu. Phương pháp phân bổ được trình bày chi tiết trong “Hoạt động Tài chính, Ngân hàng và Bảo hiểm”.

Trong một thời kỳ nhất định (thường là 5 năm) tỷ lệ và kết cấu của chi phí trung gian của một cơ sở sản xuất biến động không đáng kể, đồng thời nếu điều tra để tính toán tỷ lệ và cơ cấu chi phí này hàng năm là rất phức tạp và tốn kém, cả về công sức và tiền của, nên điều tra để tính toán tỷ lệ và kết cấu của chi phí trung gian thường được tiến hành 5 năm/ lần dùng cho một số năm tiếp theo. Song khi sử dụng các hệ số của năm điều tra cơ bản để

157

Page 158: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

tính cho năm báo cáo đều phải thu thập thông tin của năm hiện hành để tính toán cập nhật số liệu (do có sự thay đổi của từng năm tính toán so với năm điều tra cơ bản): Đối với khối doanh nghiệp việc tính toán dựa vào sự thay đổi của các yếu tố chi phí trung gian trong chi phí sản xuất theo yếu tố của các doanh nghiệp (thông qua thông tin điều tra chi phí sản xuất 2 năm/lần của điều tra doanh nghiệp hoặc thông tin từ biểu báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong báo cáo quyết toán tài chính doanh nghiệp). Đối với khối cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản dựa vào sự biến động của các yếu tố chi phí trung gian trong chi phí sản xuất 2 năm/lần, hoặc từ các cuộc điều tra chuyên đề về chi phí sản xuất của TKQG .Đối với các đơn vị dự toán NSNN căn cứ vào sự thay đổi của các khoản chi về vật chất và dịch vụ trong chi cho hoạt động hàng năm của NSNN. Các hoạt động, các ngành kinh tế khác căn cứ vào sự biến động của chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất hoặc chỉ số giá PPI, CPI để cập nhật. Khi tính cho các tỉnh; thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh sử dụng tỷ lệ và cơ cấu chi phí trung gian của năm điều tra cơ bản của hai thành phố này, các tỉnh còn lại sử dụng tỷ lệ và cơ cấu của vùng của năm điều tra cơ bản (tỉnh thuộc vùng nào sử dụng hệ số của vùng đó) và đều cần thu thập thông tin bổ xung để tính toán cập nhật như đã đề cập ở trên.

3. Giá trị tăng thêm

Dùng phương pháp sản xuất để tính VA, nghĩa là lấy giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian của từng hoạt động, từng ngành kinh tế tương ứng. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì giá trị tăng thêm tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm bao gồm các yếu tố sau:

a/ Thu của người lao động từ SXKD bằng tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị SXKD phải trả cho người lao động. Thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm tiền lương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn đơn vị sản xuất nộp thay cho người lao động

b/ Thuế sản xuất và trợ cấp sản xuất bao gồm: Thuế sản phẩm (Thuế VAT, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) và Thuế sản xuất khác (thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, thuế môn bài, lệ phí sản xuất …)

Trợ cấp sản xuất là khoản chuyển nhượng một chiều của nhà nước cho các doanh nghiệp, HTX và các tổ chức kinh tế khác. Trợ cấp sản xuất được hiểu là thuế sản xuất âm và làm tăng giá trị thặng dư của doanh nghiệp, HTX và các tổ chức kinh tế khác.

c/ Khấu hao tài sản cố định phản ánh giá trị của TSCĐ đã tiêu dùng trong quá trình sản xuất.

d/ Thặng dư/ Thu nhập hỗn hợp là thu nhập từ sản xuất của đơn vị sản xuất. Thặng dư tính bằng cách:

Thặng dư = VA – Thu của người lao động từ SXKD – Thuế sản xuất– Khấu hao TSCĐ + Trợ cấp sản xuất.

158

Page 159: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Thu nhập hỗn hợp phản ánh thu nhập của cơ sở SXKD cá thể và hộ gia đình, do không hạch toán riêng được tiền lương, tiền công và lợi nhuận từ sản xuất và dược tính bằng cách:

Thu nhập hỗn hợp = VA – Thuế sản xuất – Khấu hao TSCĐ + Trợ cấp sản xuất

Cũng như chỉ tiêu GO, chỉ tiêu VA tính chung cho phạm vi cả nước là chỉ tiêu “qui chuẩn”, vì vậy nếu tổng cộng VA theo từng ngành kinh tế của từng thành phần, loại hình kinh tế của 63 tỉnh không bằng VA của cả nước (lớn hoặc nhỏ hơn ±5%) thì phải xem xét lại qui trình tính của từng ngành để hiệu chỉnh số liệu. Phương pháp tính và hiệu chỉnh sẽ được trình bày trong phần giới thiệu theo từng ngành kinh tế ở mục dưới.

4. Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng nhập khẩu, bao gồm: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đánh vào các dịch vụ nhập khẩu đặc biệt, thuế đánh vào lợi nhuận nhập khẩu độc quyền, vào hệ thống đa tỷ giá hối đoái.

Thông tin về thuế nhập khẩu được thu thập tập trung từ Tổng cục Hải quan – Bộ Tài chính, giá trị thuế nhập khẩu của cả nước do Tổng cục Hải quan được phân tổ theo Cục Hải quan tỉnh, theo các doanh nghiệp do các tỉnh quản lý.

5. Tổng sản phẩm trong nước

GDP tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng cộng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Chỉ tiêu GDP tính theo ngành kinh tế được thể hiện dưới bảng sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế

Ngành kinh tế (theo ngành cấp 1 VSIC 2007)

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản2. Khai khoáng3. Công nghiệp chế biến, chế tạo4. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí5. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải6. Xây dựng7. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác8. Vận tải kho bãi9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống10. Thông tin và truyền thông11. Hoạt động Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

12. Hoạt động kinh doanh bất động sản13. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

159

Page 160: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

14. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ15. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước an ninh quốc phòng; Bảo đảm xã hội bắt buộc16. Giáo dục và đào tạo17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội18. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí19. Hoạt động dịch vụ khác20. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.21. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế Tổng cộng (1+2+ … + 21) Trừ: Dịch vụ phi ngân hàng, bảo hiểm phân bổ vào chi phí trung gian Cộng: Thuế giá trị gia tăng (VAT) và tương tự thuế giá trị gia tăngCộng: Thuế nhập khẩuTổng sản phẩm trong nước (GDP)

II. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP

GDP theo phương pháp thu nhập được tính theo công thức sau:

GDP =Thu nhập của

người lao động từ SXKD

+(Thuế sản xuất – Trợ cấp sản xuất)

+Khấu hao

TSCĐ+

Thặng dư/Thu

nhập hỗn hợp

1. Thu nhập của người lao động

Thu nhập của người người lao động từ sản xuất kinh doanh bao gồm tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải trả cho người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất trong kỳ hạch toán, thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm tiền lương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội do đơn vị đóng thay cho người lao động.

Tiền lương còn gồm cả thuế thu nhập phải nộp của người lao động do đơn vị sản xuất nộp thay.

Lương bằng tiền bao gồm các loại sau:

- Tiền lương trả đều đặn theo kỳ, bao gồm cả trả lương theo kết quả của từng công việc; trả tiền làm thêm giờ, làm đêm; làm vào các ngày nghỉ cuối tuần; đi công tác…

- Chi hỗ trợ định kỳ về nhà ở và đi lại từ nhà đến nơi làm việc và sản xuất;

160

Page 161: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Tiền lương phải trả người lao động do nghỉ việc tạm thời vì lý do của đơn vị sản xuất, không kể nghỉ do ốm đau, tai nạn lao động;

- Tiền thưởng đột xuất, và các khoản thanh toán cho người lao động liên quan tới hoạt động sản xuất của đơn vị theo những hợp đồng có thưởng;

- Tiền hoa hồng do đơn vị sản xuất trả cho người lao động.

Lương bằng tiền không bao gồm tiền hoàn trả lại của đơn vị sản xuất cho người lao động do người lao động ứng tiền trước để mua một số vật dụng dùng trong sản xuất như: mua công cụ, dụng cụ lao động; mua quần áo bảo hộ lao động; tiền hoàn trả lại cho người lao động do họ phải chuyển nhà đến nơi ở mới do yêu cầu của công việc.

Đơn vị sản xuất trả lương bằng hiện vật cho người lao động vì các lý do: sản xuất thừa không tiêu thụ được sản phẩm; cấp nhà hay phương tiện đi lại cho những người lao động thường xuyên làm việc xa nhà theo yêu cầu của sản xuất... Lương bằng hiện vật thường trả dưới các dạng sau:

- Quần áo đồng phục phát cho người lao động dùng được cả trong thời gian làm việc và không làm việc;

- Nhà ở hay dịch vụ nhà ở cho gia đình người lao động;

- Phương tiện đi lại và các đồ dùng lâu bền cho người lao động sử dụng;

- Cung cấp hàng hóa và dịch vụ là sản phẩm của đơn vị không thu tiền, thí dụ: đơn vị vận tải chuyên chở công nhân không lấy tiền; nhà hàng không thu tiền ăn của người lao động

- Chuyên chở người lao động từ chỗ ở tới nơi làm việc

- Cung cấp dụng cụ thể thao, vui chơi giải trí;

- Nhà trẻ, mẫu giáo cho con người lao động.

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bao gồm những khoản đơn vị sản xuất phải nộp bảo hiểm xã hội vì quyền lợi của người lao động cho các quỹ bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp bảo hiểm và những đơn vị khác liên quan tới quản lý và điều hành những chương trình bảo hiểm xã hội. ở Việt Nam các khoản đơn vị sản xuất nộp cho Nhà nước bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

Ở Việt Nam, bên cạnh những thu nhập của người lao động đã nêu ở trên, còn có một số khoản thống kê Tài khoản quốc gia coi là thu nhập khác của người lao động: phụ cấp hội nghị; tiền trả cho báo cáo viên; tiền lưu trú và phụ cấp đi đường khi đi công tác...

2. Thuế sản xuất và nhập khẩu, trợ cấp sản phẩm

161

Page 162: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Thuế sản xuất và hàng nhập khẩu bao gồm5:

- Thuế sản phẩm phải nộp khi người sản xuất đưa hàng hóa và dịch vụ vào lưu thông dưới bất kỳ hình thức nào như: bán, chuyển nhượng… như vậy, đối tượng của thuế đánh vào sản phẩm không bao gồm thành phẩm tồn kho. Loại thuế này gồm cả thuế hàng nhập khẩu khi hàng nhập khẩu đi vào lãnh thổ kinh tế hay dịch vụ phục vụ cho đơn vị thường trú từ đơn vị không thường trú;

- Thuế sản xuất khác bao gồm thuế đánh vào quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng, tài sản khác dùng trong sản xuất; hay thuế đánh vào thuê mướn lao động, trả thu nhập cho người lao động.

Thuế sản phẩm do các đơn vị sản xuất phải nộp cho Nhà nước, dựa trên cơ sở số lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và tính theo tỷ lệ phần trăm của giá của một đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Thuế sản phẩm bao gồm: Thuế giá trị gia tăng (Value added tax-VAT), thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,v.v… Thuế sản xuất khác đánh trên cơ sở đơn vị sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất, không kể đơn vị sản xuất nhiều hay ít sản phẩm.

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là trường hợp đặc biệt của thuế sản phẩm. VAT được thu theo từng giai đoạn của đơn vị sản xuất, nhưng cuối cùng toàn bộ thuế giá trị gia tăng đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Đơn vị sản xuất phải nộp thuế giá trị gia tăng bằng phần thuế VAT ghi trong hóa đơn bán sản phẩm cho khách hàng của đơn vị trừ đi thuế VAT đơn vị đã trả khi mua nguyên, vật liệu dùng trong chi phí trung gian hay mua tài sản tạo thành tích lũy tài sản cố định của đơn vị. Vì vậy thuế VAT đánh vào sản phẩm đơn vị gồm phần thuế được khấu trừ và không được khấu trừ.

Chi tiết các loại thuế sản phẩm trong Tài khoản quốc gia 1993 như sau:

- Thuế dạng giá trị gia tăng. Loại thuế này gồm thuế giá trị gia tăng theo mặt hàng; thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và thuế giá trị gia tăng không khấu trừ; thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

- Thuế nhập khẩu và thuế hàng nhập khẩu, không kể thuế VAT. Loại thuế này gồm thuế nhập khẩu và thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu bao gồm: thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt; lợi nhuận độc quyền nhập khẩu; thuế do hệ thống đa tỷ giá hối đoái.

- Thuế xuất khẩu. Loại thuế này bao gồm: thuế xuất khẩu; lợi nhuận độc quyền xuất khẩu; thuế do hệ thống đa tỷ giá hối đoái.

- Thuế sản phẩm khác. Loại này bao gồm: thuế doanh thu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt; thuế giao dịch vốn và tài chính; lợi nhuận độc quyền tài khóa.

5 Tài khoản quốc gia 1993, mục 7..49

162

Page 163: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Thuế sản xuất khác trong Tài khoản quốc gia 1993 gồm các loại sau:

- Thuế đánh vào quỹ lương hoặc lực lượng lao động.

- Thuế đất, nhà xưởng hay vật kiến trúc khác.

- Giấy phép kinh doanh và giấy phép hành nghề.

- Thuế sử dụng tài sản cố định.

- Thuế tem.

- Thuế ô nhiễm môi trường.

- Thuế giao dịch quốc tế.

Hiện nay, thuế sản phẩm và thuế sản xuất khác ở Việt Nam là các loại thuế phát sinh phải nộp trong năm, gồm các loại sau:

Thuế sản phẩm bao gồm:

+ Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT hàng bán nội địa, thuế VAT hàng nhập khẩu),

+ Thuế nhập khẩu;

+ Thuế xuất khẩu;

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt;

Thuế sản xuất khác: thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê đất, thuế môn bài.

Lệ phí. Pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước Việt Nam quy định: Lệ phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí. Các loại lệ phí được chia thành năm nhóm:

- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân;

- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan tới quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;

- Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh;

- Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia;

- Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác.

Đối với phí, pháp lệnh phí và lệ phí cũng quy định: Phí là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí. Theo pháp lệnh này, thống kê Tài khoản Quốc gia Việt Nam quy định toàn bộ các loại phí do đơn vị chi trả đưa vào chi phí trung gian. Nói cách khác, phí không phải là thuế.

163

Page 164: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Trợ cấp sản xuất là chuyển nhượng một chiều của Nhà nước cho các doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất hiểu theo nghĩa là thuế sản xuất âm và làm tăng giá trị thăng dư của doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất bao gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác.

Trợ cấp sản phẩm gồm:

- Trợ cấp nhập khẩu;

- Trợ cấp xuất khẩu gồm: trợ cấp trực tiếp vào hàng xuất khẩu, trợ cấp do thua lỗ của các tổ chức thương mại nhà nước, trợ cấp do hệ thống đa tỷ giá hối đoái. Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện trợ cấp xuất khẩu dưới các hình thức “Thưởng” do tìm được thị trường xuất khẩu mới, do tăng kim ngạch xuất khẩu…

- Trợ cấp sản phẩm khác gồm: trợ cấp cho sản phẩm sử dụng trong nước, trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện trợ cấp đối với các mặt hàng thiết yếu đối với vùng sâu, vùng xa…

Trợ cấp sản xuất khác gồm:

- Trợ cấp quỹ lương hoặc lực lượng lao động;

- Trợ cấp làm giảm ô nhiễm môi trường.

3. Khấu hao Tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định phản ánh giá trị của tài sản cố định tiêu dùng trong quá trình sản xuất và tính bằng chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ giá trị kinh tế thực của tài sản (giá trị kinh tế thực của tài sản là giá trị thực tế của tài sản trên thị trường tại thời điểm đánh giá). Khấu hao tài sản cố định dựa trên cơ sở thời gian dự kiến dùng vào sản xuất của tài sản. Khấu hao tài sản cố định không bao gồm giá trị tài sản cố định bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc chiến tranh… Khấu hao tài sản cố định xuất hiện trong Tài khoản vốn - tài sản, trong khi đó giá trị tài sản bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh xuất hiện trong Tài khoản những thay đổi khác về khối lượng tài sản.

Tài khoản Quốc gia đánh giá khấu hao tài sản cố định dựa trên giá trị kinh tế thực của tài sản. Thống kê Việt Nam tính khấu hao tài sản cố định theo khái niệm khấu hao của doanh nghiệp, nghĩa là dựa vào nguyên giá tài sản cố định và thời gian dự kiến dùng vào sản xuất. Hiện tại không có cơ sở thông tin để tính khấu hao tài sản theo khái niệm của Tài khoản quốc gia.

4. Thặng dư/Thu nhập hỗn hợp

Thặng dư/Thu nhập hôn hợp là thu nhập từ sản xuất của đơn vị sản xuất và được tính bằng giá trị tăng thêm trừ đi thu nhập của người lao động từ sản xuất, trừ thuế sản xuất phải nộp và cộng với trợ cấp sản xuất. Trong tài khoản tạo thu nhập (Tài khoản II.1.1) Thặng dư /Thu nhập hỗn hợp đóng vai trò là chỉ tiêu cân đối của tài khoản.

164

Page 165: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Thặng dư/Thu nhập hỗn hợp là hai thuật ngữ chỉ cùng một nội dung của đơn vị sản xuất là hộ gia đình. Thuật ngữ thu nhập hỗn hợp được dùng phản ánh thu nhập của đơn vị sản xuất hộ gia đình vì người quản lý sản xuất và lao động là thành viên của hộ, do không hạch toán riêng tiền lương của người quản lý và các thành viên của hộ. Thu nhập của đơn vị sản xuất này bao gồm cả tiền lương của người quản lý sản xuất, của lao động là thành viên hộ gia đình và lợi nhuận từ sản xuất được gọi là thu nhập hỗn hợp. Thặng dư là thuật ngữ áp dụng cho đơn vị sản xuất không phải dạng hộ gia đình, ở đó hạch toán được riêng tiền lương và lợi nhuận từ sản xuất.

Thặng dư/Thu nhập hỗn hợp là thu nhập từ sản xuất trước khi trừ mọi khoản chi trả sở hữu liên quan tới sản xuất như: trả lãi tiền vay, trả cổ tức… và được tính trên cơ sở gộp hoặc thuần. Thặng dư / Thu nhập hỗn hợp thuần bằng thặng dư/thu nhập hỗn hợp gộp trừ đi khấu hao tài sản cố định.

III. BIÊN SOẠN GDP THEO PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CUỐI CÙNG

GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng được tính theo công thức sau:

GDP = Tiêu dùng cuối cùng + Tích lũy tài sản ±Chênh lệch XNK hàng hóa và DV

1. Tiêu dùng cuối cùng

Tiêu dùng cuối cùng là một phần của Tổng sản phẩm trong nước sử dụng để thỏa mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân dân cư, hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm hai phần:

- Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình;

- Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.

1.1. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình là tiêu dùng về sản phẩm vật chất và dịch vụ do hộ gia đình mua trên thị trường, do tự sản xuất tự tiêu dùng và hưởng thụ không phải trả tiền từ các tổ chức nhà nước và không vị lợi phục vụ trực tiếp hộ gia đình. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình được phân theo mục đích sử dụng (Classification of individual consumption by purpose – COICOP)

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư phản ánh toàn bộ mức tiêu dùng cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cá nhân và hộ dân cư (quy ước là hộ gia đình) trong một thời kỳ nhất định (thường là quý và năm). Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư dùng để nghiên cứu mức sống dân cư, các mối quan hệ giữa tiêu dùng và tích lũy, giữa tiêu dùng cá nhân và tổng tiêu dùng cuối cùng của toàn xã hội, giữa tiêu dùng cuối cùng và GDP, thu nhập khả dụng, giữa sản xuất với nâng cao đời sống nhân dân…

165

Page 166: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư là toàn bộ giá trị về sản phẩm vật chất và dịch vụ do cá nhân dân cư đã sử dụng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày của cá nhân dân cư trong năm, bao gồm:

- Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ gia đình: Là toàn bộ chi tiêu của hộ dân cư dùng để chi tiêu và tiêu dùng tự túc các sản phẩm vật chất và dịch vụ cho cuộc sống hàng ngày của toàn bộ thành viên trong các hộ gia đình. Đặc điểm của loại tiêu dùng cuối cùng này là làm giảm ngân sách của hộ gia đình. Nó bao gồm cả phần chi của hộ cho người lao động làm thuê công việc nội trợ trong gia đình, không bao gồm chi tiêu cho sản xuất.

- Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình hưởng thụ không phải trả tiền: Là những sản phẩm vật chất và dịch vụ của các đơn vị thường trú thuộc khu vực nhà nước và không vị lợi phục vụ trực tiếp cho cá nhân, như: y tế, văn hóa, giáo dục … , các tổ chức từ thiện, tôn giáo, hiệp hội ... và đơn vị không thường trú cho không cá nhân .

Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ gia đình

Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ

gia đình=

Tiêu dùng cuối cùng do chi mua hàng hóa và

dịch vụ của hộ gia đình+

Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc của hộ gia đình

a. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ ngân sách của hộ gia đình. Có hai phương pháp tính như sau:

Phương pháp 1: Phương pháp tính từ chi ngân sách hộ dân cư.

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ thu nhập trong năm

=Tiêu dùng cuối cùng do mua trên thị trường bình quân một hộ hoặc nhân khẩu trong năm

xTổng số hộ hoặc số nhân khẩu bình quân trong năm

Công thức trên được tính riêng cho từng loại sản phẩm và theo từng loại hộ dân cư hoặc nhân khẩu của khu vực thành thị và nông thôn.

Phương pháp 2: Phương pháp tính từ tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân

=Tổng

mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ

-

Phần giá trị sản

phẩm do các đơn vị sản xuất

mua

-

Giá trị bán lẻ tư liệu sản

xuất còn lẫn trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và

dịch vụ

+

Giá trị sản phẩm mua cho tiêu dùng cuối cùng chưa có

trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch

vụ

Phần giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hộ gia đình mua cho nhu cầu tiêu dùng của hộ trong năm chưa có trong tổng mức bán lẻ được tính riêng cho từng loại như sau:

166

Page 167: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Tiêu dùng điện sinh hoạt

Tiêu dùng cuối cùng

=Tổng số KW giờ điện thương phẩm dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình

xĐơn giá bình quân của 1 KW giờ điện sinh hoạt

- Tiêu dùng nước sinh hoạt

Tiêu dùng cuối cùng

=Tổng số m3 nước máy hộ dân cư mua trong năm

xĐơn giá bình quân của 1m3

nước máy sinh hoạt

- Tiêu dùng cuối cùng về vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục...

Tiêu dùng cuối cùng

=

Giá trị sản xuất của vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục...

-

Phần giá trị sản phẩm của các ngành vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục...do các đơn vị sản xuất mua

-

Phần giá trị sản phẩm của các ngành vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục... do các hộ gia đình được hưởng không phải trả tiền

-

Phần giá trị sản phẩm của các ngành vận tải, bưu điện, du lịch, văn hoá, y tế, giáo dục... đã xuất khẩu (nếu có)

- Tiêu dùng cuối cùng là dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm: phần giá trị sản xuất đã được phân bổ cho khu vực hộ gia đình của hoạt động tài chính tín dụng.

- Tiêu dùng cuối cùng về xổ số là toàn bộ giá trị sản xuất của hoạt động xổ số.

- Tiêu dùng cuối cùng về dịch vụ làm thuê công việc nội trợ trong gia đình là toàn bộ giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê các công việc gia đình trong các hộ tư nhân

b. Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc (tự sản xuất tự tiêu dùng)

Tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc phải là phần giá trị đã được tính vào giá trị sản xuất của một ngành hay hoạt động nào đó, bao gồm:

- Tiêu dùng sản phẩm vật chất: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; tiểu thủ công nghiệp…

- Tiêu dùng về dịch vụ nhà tự có tự ở của hộ gia đình.. .

+ Tiêu dùng tự túc là sản phẩm vật chất được tính như sau:

Tiêu dùng tự túc

Tiêu dùng tự túc bình quân một hộ hoặc một nhân khẩu

x Tổng số hộ hoặc nhân khẩu

167

Page 168: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

=điều tra

Công thức trên được tính theo từng loại sản phẩm, từng loại hộ và theo thành thị, nông thôn.

+ Tiêu dùng tự túc về dịch vụ nhà tự có tự ở: giá trị nhà tự có tự ở được coi là một hoạt động dịch vụ nhà ở cho chính bản thân hộ gia đình.

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình hưởng thụ không phải trả tiền được tính như sau:

a. Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức nhà nước.

Tiêu dùng không phải trả tiền về vận tải, bưu điện, du lịch văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo

=

Giá trị sản xuất của các ngành, hoạt động vận tải, bưu điện, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo

-

Phần giá trị sản xuất của các ngành, hoạt động vận tải, bưu điện, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo bán trên thị trường cho mục đích sản xuất, cho tiêu dùng cuối cùng và cho xuất khẩu

b. Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức khác( tổ chức ngoài nhà nước, từ thiện, tôn giáo, hiệp hội…)

Tiêu dùng cuối cùng không phải trả tiền qua các tổ chức khác (tổ chức ngoài nhà nước, từ thiện, tôn giáo, hiệp hội) = (bằng) Giá trị sản xuất của hoạt động của các tổ chức trên - (trừ) Phần giá trị bán trên thị trường (nếu có) của các tổ chức đó.

Từ kết quả tính toán trên, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình theo các hình thức tiêu dùng sau:

a. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình theo đối tượng sử dụng = (bằng) Tiêu dùng cuối cùng từ thu nhập của hộ gia đình + (cộng )Tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình hưởng thụ không phải trả tiền.

b. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình theo đơn vị thường trú = (bằng) Tiêu dùng cuối cùng do chi mua hàng hóa và dịch vụ từ ngân sách hộ gia đình (cá nhân) + (cộng) phần giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ hộ gia đình (cá nhân) mua cho tiêu dùng chưa được tính trong tổng mức bán lẻ + (cộng) tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc + (cộng) tiêu dùng cuối cùng (hộ gia đình) cá nhân được hưởng thụ không phải trả tiền (mục b)

c. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình theo lãnh thổ = (bằng) Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân (hộ gia đình) từ tổng mức bán lẻ + (cộng) phần giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hộ gia đình (cá nhân) mua cho tiêu dùng chưa được tính trong tổng mức bán lẻ +

168

Page 169: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

(cộng) tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tự túc + (cộng) tiêu dùng cuối cùng hộ gia đình (cá nhân) được hưởng thụ không phải trả tiền.

Hiện nay Tổng cục Thống kê tính và công bố tiêu dùng cuối cùng theo đối tượng chi tiêu.

* Theo giá so sánh

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình do chi mua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách của gia đình theo giá so sánh

=

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình do chi mua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ ngân sách hộ gia đình (cá nhân) theo giá thực tế

năm báo cáo

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân của năm báo cáo so với năm gốc

Chỉ tiêu này được tính chi tiết theo từng nhóm sản phẩm cụ thể.

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình từ sản phẩm tự túc theo giá so sánh

=

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình từ sản phẩm tự túc theo giá thực tế (năm báo cáo)

của từng ngành sản phẩm

Chỉ số giảm phát theo từng ngành tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc

Chỉ tiêu này được tính chi tiết theo từng ngành sản phẩm.

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình được hưởng thụ không phải trả tiền theo giá so sánh

=

Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình hưởng thụ không phải trả tiền theo giá thực tế (năm báo cáo)

của từng ngành sản phẩm

Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của ngành sản phẩm tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc

1.2. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước

Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước là tiêu dùng về sản phẩm vật chất và dịch vụ của các cơ quan nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc, trong các tổ chức chính trị, các đơn vị hoạt động từ ngân sách phục vụ nhu cầu chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước được phân theo chức năng hoạt động (Classification of the Functions of the Government – COFOG)

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước phản ánh tổng giá trị dịch vụ phi thị trường, được nhà nước sử dụng cho quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng và bảo đảm xã hội

169

Page 170: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

bắt buộc. Chỉ tiêu này giúp các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách để nghiên cứu cơ cấu, mối quan hệ và tính cân đối giữa tiêu dùng của nhà nước với tổng tiêu dùng cuối cùng của xã hội; giữa tiêu dùng của nhà nước với chi tiêu của dân cư, giữa tiêu dùng của nhà nước với tổng chi ngân sách nhà nước, mức độ tiêu dùng cuối cùng của nhà nước so với GDP…

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ nhà nước đã sử dụng để chi tiêu cho các nhu cầu thường xuyên của nhà nước về quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc…

Phần giá trị sản phẩm dịch vụ công do các cơ quan quản lý nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp, nghiên cứu khoa học công, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị phục vụ cộng đồng …tạo ra từ cấp trung ương tới cấp xã để bảo đảm và duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước trong thời kỳ nhất định.

- Theo giá thực tế

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước

=

Giá trị sản xuất của hoạt động khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; phục vụ cộng đồng

-

Phần giá trị sản xuất của các hoạt động này bán trên thị trường (nếu có) và phần giá trị tự sản xuất để tích lũy (nếu có)

- Theo giá so sánh

Tiêu dùng cuối cùng của nhà nước theo giá so sánh

=

Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước theo giá thực tế (năm báo cáo)

Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của các ngành hoạt động thuộc quản lý nhà nước tương ứng của

năm báo cáo so với năm gốc

2. Tích luy tài sản

Tích luỹ tài sản là một phần của tổng sản phẩm trong nước được sử dụng để đầu tư tăng tài sản nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư.

Tích lũy tài sản gồm tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tài sản quý hiếm. Trong tích lũy tài sản bao gồm cả tài sản là gia súc, gia cầm, vườn cây lâu năm, sản phẩm hàng hóa dự trữ trong dân cư, dự trữ quốc gia, tài sản vô hình, các công trình kiến trúc khác như: Đê, kè, cầu, cống, đường giao thông, các công trình và tài sản vừa sử dụng cho quốc phòng, an ninh, vừa sử dụng cho đời sống sinh hoạt của dân cư.

Tích lũy tài sản còn được phân theo ngành, thành phần kinh tế và theo loại tài sản.

170

Page 171: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tích lũy tài sản phản ánh năng lực sản suất hiện tại và tương lai của nền kinh tế, là cơ sở cho tái sản xuất mở rộng, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư và xã hội. Tích lũy tài sản gộp còn là căn cứ để nghiên cứu các mối quan hệ chủ yếu giữa tổng khối lượng sản phẩm sản xuất với nhu cầu tích lũy; giữa tích lũy và tiêu dùng cuối cùng; giữa khả năng tích lũy từ sản xuất trong nước và nguồn vốn đi vay, nhận từ đầu tư nước ngoài; nghiên cứu mức độ tăng tích lũy trong từng ngành kinh tế, từng khu vực thể chế .. .

Tích lũy tài sản gộp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chỉ tiêu cho đầu tư tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm trong một thời kỳ nhất định. Là tổng đầu tư vào tư liệu sản xuất, chỉ bao gồm tư liệu sản xuất được sản xuất ra (như máy móc, công trình xây dựng, đường xá, cầu cống, phương tiện giao thông, các nguyên bản nghệ thuật - văn hóa...) và những chi phí cải tạo và nâng cấp năng lực đối với những tài sản không do sản xuất tạo ra (như là nâng cao năng lực của đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên...).

Tích lũy tài sản gộp được phân theo nhóm, loại tài sản và được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

Tích lũy tài sản bao gồm tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tích lũy tài sản quý hiếm

2.1. Tích lũy tài sản cố định

Nội dung:

Tích luỹ tài sản cố định là toàn bộ phần mới tăng thêm trong kỳ của tài sản có giá trị lớn, được sử dụng nhiều lần và có thời gian sử dụng trong sản xuất hơn một năm. Giá trị tài sản cố định mới tăng do kết quả của đầu tư trong năm của tất cả các đơn vị thường trú thuộc các ngành và thành phần kinh tế.

Tích lũy tài sản cố định bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình như :

- Các đơn vị sản xuất nhận được và trừ đi thanh lý tài sản cố định hữu hình mới và hiện có;

- Các đơn vị sản xuất nhận được và trừ đi thanh lý tài sản cố định vô hình;

- Phí chuyển nhượng mua bán tài sản hữu hình và vô hình hiện có, bao gồm cả phí trả cho các đơn vị đại lý mua bán, phí cho hợp pháp hóa quyền sở hữu tài sản...;

- Chi cải tạo lớn tài sản hữu hình không do sản xuất tạo ra (không tái tạo lại) như đất đai cho nông nghiệp...;

- Chi sửa chữa lớn làm tăng năng lực sản xuất của tài sản cố định;

- Nhận được tài sản cố định do thuê mua tài chính.

171

Page 172: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Phương pháp tính:

- Tích luỹ tài sản cố định theo giá thực tế

Tích lũy tài sản cố định tính bằng giá trị tài sản cố định nhận về (kể cả tài sản tự chế) trừ đi tài sản cố định thanh lý trong kỳ của các đơn vị thể chế.

Trong thực tế dựa vào chế độ hạch toán và báo cáo thống kê hiện hành, có hai phương pháp tính như sau:

Phương pháp 1: Phương pháp dựa vào sự tăng/giảm tài sản cố định:

Công thức chung dùng để tính tích lũy tài sản cố định theo từng loại như sau:

Tích lũy

TSCĐ=

Tổng giá trị TSCĐ cuối

kỳ theo nguyên giá

-

Tổng giá trị TSCĐ đầu kỳ theo nguyên

giá

+

Tăng TSCĐ do

đánh giá lại TSCĐ

-Giảm TSCĐ do đánh giá lại TSCĐ

Phương pháp 2: Phương pháp vốn đầu tư xã hội

Phương pháp này đòi hỏi thông tin về vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội thực hiện trong năm. Tuy nhiên, không phải toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội sẽ tính hết vào tích lũy tài sản cố định, vì có một phần trong vốn này không làm tăng tài sản cố định như: phần vốn dùng mua sắm tài sản lưu động chuẩn bị cho dự án đầu tư tài sản cố định, một phần vốn dùng đền bù hoa màu, giải phóng mặt bằng cho công trình xây dựng, vốn dùng để xây dựng lán trại tạm thời…

Công thức tính tích lũy tài sản cố định theo phương pháp vốn đầu tư như sau:

Tích lũy tài sản cố định trong kỳ = (bằng) Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội thực hiện trong kỳ - (trừ) vốn đầu tư không làm tăng tài sản cố định + (cộng) vốn đầu tư vào các loại tài sản dưới đây chưa có trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội nhưng làm tăng tài sản cố định:

+ Tích lũy tài sản cố định là đàn gia súc, gia cầm cơ bản;

+ Tích lũy tài sản cố định là vườn cây lâu năm;

+ Vốn ngân sách xã, phường đầu tư cho xây dựng ngoài phần ngân sách nhà nước cấp trên cấp,

+ Giá trị tiền công, nguyên vật liệu do đóng góp để xây các công trình thủy lợi, phúc lợi xã hội...,

+ Phí chuyển quyền sở hữu tài sản trong kỳ để mua tài sản cũ, nhà cửa, đất đai.

- Tích luỹ tài sản cố định theo giá so sánh:

172

Page 173: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Để tính tích luỹ tài sản cố định theo giá so sánh cần chia theo các loại tài sản: Tài sản cố định là nhà ở, tài sản cố định là công trình xây dựng vật kiến trúc, tài sản cố định là máy móc thiết bị, tài sản cố định do nuôi, trồng v.v… để từ đó dùng chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tư liệu sản xuất tương thích với từng loại tài sản để tính chuyển về giá so sánh. Cụ thể:

+ Đối với tài sản cố định là nhà ở, các công trình xây dựng và vật kiến trúc khác, xây dựng cơ bản dở dang: dùng chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của từng nhóm ngành hoạt động xây dựng tương ứng với các loại tài sản trên để tính chuyển từ giá thực tế về giá so sánh; Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của các nhóm ngành được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị sản xuất theo giá thực tế và giá trị sản xuất theo giá so sánh của năm báo cáo của nhóm ngành đó.

+ Đối với tài sản cố định là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải: dùng chỉ số giá máy móc thiết bị và phương tiện vận tải để tính chuyển về giá so sánh;

+ Đối với tài sản cố định cho hoạt động trồng trọt và chăn nuôi: tách riêng theo từng loại tích luỹ tài sản cố định do trồng trọt và chăn nuôi, sau đó dùng chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của trồng trọt và chăn nuôi để tính chuyển tài sản cố định tương ứng từ giá thực tế về giá so sánh;

+ Đối với loại tài sản vô hình: dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính chuyển từ giá thực tế về giá so sánh;

+ Đối với tài sản cố định do cải tạo đất, phát triển đồn điền, vườn cây ăn quả và tài sản cố định là phí chuyển quyền sử dụng tài sản dùng chỉ số giá giảm phát giá trị sản xuất ngành xây dựng cơ bản để tính chuyển từ giá thực tế về giá so sánh;

+ Đối với tài sản cố định là sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: dùng chỉ số giá sản xuất của nhóm hàng tương ứng để tính chuyển từ giá thực tế về giá so sánh;

- Đối với tài sản cố định là thành phẩm tồn kho: dùng chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của từng ngành tương ứng để tính chuyển từ giá thực tế về giá so sánh;

- Đối với tài sản cố định là gia súc, gia cầm cơ bản v.v…: dùng chỉ số giá sản xuất của sản phẩm chăn nuôi để tính chuyển từ giá thực tế về giá so sánh.

2.2. Tích lũy tài sản lưu động

Nội dung

Tài sản lưu động gồm tài sản là nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho, hàng hóa mua vào để bán ra.

Phương pháp tính

- Tích luỹ tài sản lưu động theo giá thực tế

173

Page 174: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Công thức chung để tính tích lũy tài sản lưu động theo từng nhóm tài sản như sau:

Tích lũy TSLĐ =

Giá trị TSLĐ cuối

kỳ-

Giá trị TSLĐ đầu

kỳ+

Giá trị TSLĐ tăng do đánh giá

lại

-Giá trị TSLĐ giảm do đánh

giá lại

- Tích luỹ tài sản lưu động theo giá so sánh

Để tính tích luỹ tài sản lưu động theo giá so sánh, cần chia các loại TSLĐ theo nhóm như: nguyên vật liệu; thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang vv.. rồi dùng chỉ số giá tương thích với từng loại tài sản lưu động để tính chuyển về giá so sánh. Cụ thể:

+ Đối với nhóm TSLĐ là nguyên, nhiên vật liệu, dùng chỉ số giá bán của người sản xuất theo từng nhóm để tính chuyển. Cụ thể dùng chỉ số giá bán của người sản xuất là nguyên vật liệu để tính giảm phát cho tích luỹ tài sản lưu động là nguyên vật liệu.

+ Đối với tích luỹ tài sản là nhiên liệu dùng chỉ số giá của người sản xuất là nhiên liệu để tính giảm phát.

+ Đối với nhóm thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang … dùng chỉ số giá bán của người sản xuất để tính chuyển từ giá thực tế về giá so sánh.

2.3. Tích lũy tài sản quý hiếm

Tài sản quý hiếm do các tổ chức, cá nhân (gồm cả hộ gia đình tiêu dùng) nắm giữ với mục đích bảo toàn giá trị của cải. Tài sản quý hiếm không bị hao mòn và thông thường không giảm giá trị theo thời gian.

Tích lũy tài sản quý hiếm bằng tổng giá trị tài sản quý hiếm nhận được trong kỳ - (trừ) giá trị nhượng bán tài sản quý hiếm trong kỳ. Còn có một cách tính khác là lấy tổng giá trị tài sản quý hiếm cuối kỳ trừ tổng giá trị tài sản quý hiếm đầu kỳ.

Tích lũy tài sản quý hiếm theo giá so sánh được tính bằng tích lũy tài sản quý hiếm theo giá thực tế chia cho chỉ số giá vàng năm báo cáo so với năm gốc.

3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bao gồm toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng… giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư là đơn vị thường trú của Việt Nam với các đơn vị, tổ chức, cá nhân dân cư không thường trú. Những hàng hóa và dịch vụ được coi là xuất, nhập khẩu khi đã thay đổi quyền sở hữu về hàng hóa đó giữa một bên là đơn vị thường trú và bên kia là đơn vị không thường trú, không lệ thuộc vào hàng hóa đó đã ra hoặc chưa ra khỏi biên giới quốc gia.

174

Page 175: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Việc xác định các chỉ tiêu xuất- nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ theo hệ thống tài khoản quốc gia dựa trên những nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thường trú và không thường trú của các đơn vị thể chế, tức là xác định mối quan hệ giao dịch kinh tế giữa một bên là các đơn vị và dân cư thường trú (gọi chụng là dân cư thường trú ) với một bên là các đơn vị và dân cư không thường trú (gọi chung là dân cư không thường trú). Khái niệm thường trú và không thường trú đã giới thiệu trong chương 3.

- Nguyên tắc thay đổi quyền sở hữu: xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ được hạch toán tại thời điểm khi quyền sở hữu về hàng hoá và dịch vụ được chuyển giao từ các đơn vị thường trú sang các đơn vị không thường trú và ngược lại.

- Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ được tổng hợp theo tháng, quý và năm.

- Giá trị được tính theo giá thị trường hiện hành và thống nhất quy định theo đồng tiền Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD). Điều này có nghĩa là:

+ Giá trị của hàng hoá xuất, nhập khẩu trong tài khoản quốc gia là giá trị thị trường tại thời điểm định giá thống nhất tại cửa khẩu hải quan của nước xuất khẩu hàng hoá đó (đánh giá theo giá FOB tại biên giới). Giá trị hàng hoá theo giá FOB bằng giá trị hàng hoá xuất khẩu theo giá sản xuất cộng cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm đến nơi giao hàng tại biên giới hải quan của nước xuất cộng phí thương nghiệp và cước phí bốc xếp và bảo hiểm hàng hoá lên các phương tiện vận tải tại biên giới hải quan của nước xuất.

+ Giá trị dịch vụ xuất, nhập khẩu được tính theo giá thực tế do đơn vị sử dụng dịch vụ phải trả.

Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông qua các hình thức chủ yếu sau:

- Mua bán, trao đổi của các đơn vị kinh doanh ngoại thương;

- Mua bán, trao đổi trực tiếp của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước với nước ngoài;

- Mua bán, trao đổi của các tổ chức, cá nhân ở các cửa khẩu biên giới, hải phận..

- Hàng hóa do chuyên gia, lao động, học sinh, khách du lịch tự mang vào hoặc đưa ra khỏi biên giới Việt Nam;

- Hàng hóa viện trợ của các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ cho Việt Nam. Hàng hóa do bà con Việt kiều gửi về nước;

- Xuất, Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thông qua việc mua bán, tiêu dùng trực tiếp của các đơn vị không thường trú như: khách du lịch, nhân viên đi công tác, lưu học sinh, các sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức an ninh quốc phòng.

175

Page 176: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Xuất, nhập khẩu hàng hoá không bao gồm những hàng hoá sau, mặc dù chúng có thể được chuyển qua biên giới:

- Hàng hoá nhập hay xuất quá cảnh nước ta.

- Những hàng hoá là các trang thiết bị vận tải và các phương khác được đưa đi hoặc đưa đến nước ta tạm thời (dưới 1 năm) không thay đổi quyền sở hữu.

- Giá trị những trang thiết bị và hàng hoá máy móc gửi đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào nước ta để duy tu bảo dưỡng hoặc sửa chữa mà những phương tiện máy móc trang thiết bị này không thay đổi hình dáng hoặc biến đổi vào hàng hoá sản phẩm khác. Tuy nhiên, những chi phí cho hoạt động sửa chữa, duy tu, nâng cấp các trang thiết bị và phương tiện trên được coi là xuất hay nhập khẩu.

- Những hàng hoá kể cả các động thực vật gửi đi hoặc đưa vào nước ta cho mục đích triển lãm, làm xiếc, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu, đóng phim, v.v… sau đó lại được đưa về.

- Những hàng hoá gửi đi để bán nhưng không bán được phải trả về.

- Những hàng hoá phương tiện trở đi hay trở về của các cơ quan sứ quán, lãnh sứ quán, các đoàn ngoại giao, các căn cứ quân sự của nước ta đóng ở nước ngoài hoặc ở nước ngoài đóng ở nước ta.

- Những hàng hoá gửi đi nước ngoài bị mất mát hoặc bị tổn thất xảy ra sau khi đã quan biên giới nhưng lại chưa thay đổi chủ sở hữu.

Xuất, nhập khẩu dịch vụ:

Xuất, nhập khẩu dịch vụ là sự mua bán, trao đổi các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trên các lĩnh vực giao thông vận tải, thông tin liên lạc, bảo hiểm, du lịch, tài chính ngân hàng, văn hoá thể thao, giải trí, giáo dục và đào tạo, y tế và những hoạt động dịch vụ khác do các đơn vị, tổ chức, dân cư thường trú (gọi chung là dân cư thường trú) cung cấp trực tiếp cho các đơn vị, tổ chức và dân cư không thường trú (gọi chung là dân cư không thường trú) và ngược lại.

Một số điểm cơ bản của xuất, nhập khẩu dịch vụ

Việc tiến hành các hoạt động dịch vụ được thực hiện trực tiếp giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng theo sự bố trí và sắp đặt trước. Điều này cũng có nghĩa là xuất, nhập khẩu dịch vụ đòi hỏi phải có sự tiếp xúc và quan hệ giữa đơn vị tổ chức và dân cư thường trú với đơn vị, tổ chức và dân cư không thường trú ở thời gian mà hoạt động dịch vụ diễn ra. Đặc điểm và hình thức tổ chức về trao đổi, mua bán dịch vụ với thế giới bên ngoài nhìn chung khác với trao đổi, mua bán hàng hoá vì sản xuất và trao đổi dịch vụ không thể tách rời nhau được mà phải liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

176

Page 177: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Giá trị xuất hay nhập khẩu dịch vụ với nước ngoài thường được tính bằng giá trị dựa trên cơ sở giá mà người sử dụng phải trả.

Những hoạt động dịch vụ được coi là xuất hay nhập phải là kết quả của quá trình sản xuất dịch vụ, chúng không bao gồm các khoản thu nhập theo nhân tố.

Thời gian tính các hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ là thời gian các dịch vụ đó được chuyển giao (hay người sử dụng tiếp nhận), nó thường xảy ra cùng một lúc với thời gian mà quá trình hoạt động sản xuất dịch vụ hoàn thành.

177

Page 178: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Khoanh tròn vào một mục a, b, c hoặc d)

1. Hoạt động nào sau đây không thuộc phạm trù sản xuất (theo SNA 1993):a. Hoạt động Tiểu thủ công nghiệp c. Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đìnhb. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm d. Tự giáo dục con cái nghiệp và thủy sản2. Hoạt động nào sau đây thuộc phạm trù sản xuất (theo SNA 1993): a. Tự chăm sóc con cái trong gia đình c. Tự dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa b. Dịch vụ nhà tự có tự ở d. Cả 3 trường hợp đều sai3. Trong Tài khoản quốc gia, khái niệm gộp và thuần khác nhau bởi: a. Thuế sản xuất c. Khấu hao TSCĐ b. Thặng dư sản xuất d. Cả 3 phương án trên đều sai4. Theo hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007, ngành kinh tế Việt

Nam được chia thành bao nhiêu cấp: a. 2 cấp c. 4 cấp b. 3 cấp d. 5 cấp5. Những đối tượng nào sau đây không được coi là đơn vị thường trú của

Việt Nam: a. Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài b. Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam c. Doanh nghiệp nước ngoài (FDI) hoạt động tại Việt Nam. d. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam6. Chỉ tiêu GDP luôn được tính theo giá nào? a. Giá cơ bản c. Giá sử dụng cuối cùng b. Giá người sản xuất d. Cả 3 loại giá nêu trên7. Giá trị sản xuất được tính theo giá nào? a. Giá cơ bản c. Giá sử dụng cuối cùng b. Giá người sản xuất d. Giá cơ bản và giá người sản xuất8. Chi phí trung gian của một ngành được tính theo giá nào? a. Giá cơ bản c. Giá sử dụng cuối cùng b. Giá người sản xuất d. Cả 3 loại giá nêu trên9. Thuế sản xuất khác có trong loại giá nào?

178

Page 179: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

a. Giá cơ bản c. Giá sử dụng cuối cùng b. Giá người sản xuất d. Cả 3 loại giá nêu trên

10. Thuế VAT phải nộp có trong loại giá nào? a. Giá cơ bản c. Giá sử dụng cuối cùng b. Giá người sản xuất d. Cả 3 loại giá nêu trên11. Có bao nhiêu phương pháp tính GDP a. 1 phương pháp c. 3 phương pháp b. 2 phương pháp d. 4 phương pháp12. GDP theo phương pháp sử dụng cuối cùng bao gồm những yếu tố nào: a. Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Chính phủ b. Tích lũy tài sản c. Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ d. Cả 3 yếu tố nêu trên.13. GDP theo phương pháp thu nhập, bao gồm: a. Thu của người lao động c. Thặng dư/thu nhập hỗ hợp gộp b. Thuế sản xuất d. Cả 3 yếu tố trên14. GDP theo phương pháp sản xuất: a. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành theo giá cơ bản b. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm c. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm – trợ

cấp sản phẩm d. Cả 3 phương án trên đều sai15. Các loại chỉ số giá nào dưới đây có thể được dùng để tính chuyển giá trị

sản xuất, chi phí trung gian và giá trị tăng thêm từ giá thực tế về giá so sánh: a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) b. Chỉ số giá người sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản và công

nghiệp (PPI) c. Chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất d. Cả 3 loại chỉ số giá nêu trên16. Giá trị sản xuất của hoạt động làm thuê công việc trong các hộ tư

nhân gồm: a. Tiền công trả trực tiếp cho người giúp việc trong hộ gia đình b. Chi phí về ăn, uống và sinh hoạt khác của hộ gia đình cho người giúp việc c. Tiền trả cho công ty cây xanh về việc thuê chăm sóc cây cảnh trong nhà d. Chỉ bao gồm khoản a và b

179

Page 180: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phương pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản Quốc gia ở Việt Nam, NXB Thống kê, năm 1998

2. Phương pháp biên soạn Hệ thống Tài khoản Quốc gia ở Việt Nam, NXB Thống kê, năm 2003

3. Hệ thống tài khoản Quốc gia (SNA1993), 1993, Liên Hợp quốc.

4. Hệ thống tài khoản Quốc gia (SNA2008), 2008, Liên Hợp quốc.

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 GDP Tổng sản phẩm trong nước

2 GNDI Thu nhập quốc gia khả dụng

3 GNI Thu nhập quốc gia

4 GO Giá trị sản xuất

5 Green GDP Tổng sản phẩm trong nước xanh

6 IO Bảng cân đối liên ngành sản phẩm

7 Savings Để dành

8 SNA Hệ thống tài khoản quốc gia

9 SUT Bảng Nguồn và sử dụng

10 TDCC Tiêu dùng cuối cùng

11 TFP Nhân tố tổng hợp

12 TLTS Tích lũy tài sản

13 VA Giá trị tăng thêm

14 XNK Xuất, nhập khẩu

180

Page 181: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

CHUYÊN ĐỀ 6

MỘT SỐ KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG

PHẦN MỀM TIN HỌC TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

Quá trình nghiên cứu thống kê có ba giai đoạn: Thu thập số liệu (còn gọi là giai đoạn điều tra thống kê), xử lý tổng hợp và phân tích & dự báo.

Giai đoạn phân tích dự báo thống kê (ở đây chỉ nói về một số kỹ năng phân tích thống kê) là quá trình tiếp nối nhưng đồng thời cũng là để sử dụng triệt để và nâng cao hiệu quả sử dụng số liệu thống kê. Vậy, phân tích thống kê là gì? Và tiến hành như thế nào đó là nội dung bài giảng chúng tôi muốn trình bày dưới đây.

I. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của phân tích thống kê

Phân tích thống kê là từ các biểu hiện về mặt lượng nhằm nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của hiện tượng số lớn về quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Khi phân tích thống kê, người ta căn cứ vào các số liệu thống kê đã được tổng hợp để tính toán các chỉ tiêu, các tham số cần thiết, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, các tham số đó bằng các phương pháp chuyên môn của khoa học thống kê, rút ra những kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề. Phân tích thống kê chính là phân tích định lượng, kết hợp với việc nhận thức và đánh giá sâu sắc về mặt chất. Một báo cáo phân tích thống kê thường là các nhận định, đánh giá được minh chứng bằng số liệu thống kê dưới dạng thông tin đơn lẻ, hoặc dưới dạng bảng hay đồ thị thống kê.

Chính nhờ có sự kết hợp chặt chẽ mặt lượng với mặt chất, nhờ việc nhận định đánh giá có minh chứng bằng số liệu cụ thể mà phân tích thống kê có sức thuyết phục cao và được áp dụng nhiều trong phân tích kinh tế xã hội.

Do các hiện tượng kinh tế - xã hội thường tồn tại không phải trong trạng thái tĩnh, cách biệt mà luôn luôn vận động, phát triển và có mối liên hệ ràng buộc với các hiện tượng khác, vì thế trong phân tích kinh tế xã hội nói chung cũng như phân tích thống kê nói riêng cần đặt hiện tượng nghiên cứu theo động thái phát triển và trong mối liên hệ với các hiện tượng, các chỉ tiêu có liên quan. Việc nghiên cứu hiện tượng theo quá trình phát

181

Page 182: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

triển và trong mối liên hệ ràng buộc với các hiện tượng khác cũng như các chỉ tiêu khác sẽ giúp cho việc phân tích được chính xác, phản ánh đúng bản chất và qui luật phát triển của hiện tượng. Ví dụ khi phân tích tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện “X”, không phải chỉ căn cứ vào số liệu về số lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng hay doanh thu về nuôi trồng thủy sản ở một số năm nghiên cứu, mà cần phải có sự so sánh với những thời gian khác cũng như kết hợp với phân tích các chỉ tiêu khác như số lượng lao động, các điều kiện cơ sở vật chất, mức độ và giá cả tiêu thụ sản phẩm, ...Có như vậy mới giải thích được một cách khách quan, bản chất của sự phát triển, xác định được ảnh hưởng của từng nguyên nhân tới kết quả nuôi trồng thủy sản.

2. Một số phương pháp chủ yếu thường dùng trong phân tích thống kê

Có nhiều phương pháp được dùng trong phân tích thống kê, mỗi phương pháp có cách tính riêng và điều kiện vận dụng nhất định. Trong thực tế tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và nguồn thông tin mà có thể áp dụng phương pháp này hay phương pháp khác cho phù hợp. Dưới đây là trình bày một số phương pháp chủ yếu và thường dùng nhất.

2.1. Phương pháp phân tổ

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Một ví dụ khác: Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở hữu), thành các ngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v...

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản của tổng hợp thống kê, là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác như phương pháp chỉ số, phương pháp tương quan, phương pháp cân đối,...

Tiêu thức thống kê (đặc điểm của đơn vị tổng thể để nhận thức hiện tượng nghiên cứu) được chọn làm căn cứ để phân tổ thống kê gọi là tiêu thức phân tổ. Tiêu thức phân tổ thống kê được chia thành 2 loại:

Tiêu thức số lượng và tiêu thức thuộc tính. Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu diễn được bằng con số, ví dụ độ tuổi, thu nhập bình quân của hộ gia đình, trình độ văn hoá, mức năng suất lao động, tiền lương bình quân,...

Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức không thể biểu hiện được bằng con số, ví dụ giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,...

Trong thống kê, có thể phân tổ theo một tiêu thức (gọi là phân tổ đơn) hoặc phân tổ theo hai hay nhiều tiêu thức (gọi là phân tổ kết hợp). Trường hợp phân tổ theo nhiều tiêu

182

Page 183: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

thức, số lượng các tiêu thức được tổng hợp thành một tiêu thức chung như là số bình quân nhiều chiều, gọi là phân tổ nhiều chiều.

2.2. Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày có tính chất quy ước các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị thống kê có thể biểu thị:

- Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.

- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu.

- So sánh các mức độ của hiện tượng.

- Mối liên hệ giữa các hiện tượng.

- Trình độ phổ biến của hiện tượng.

- Tình hình thực hiện kế hoạch.

Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện.

a) Biểu đồ hình cột

Biểu đồ hình cột là loại biểu đồ biểu hiện các tài liệu thống kê bằng các hình chữ nhật hay khối chữ nhật thẳng đứng hoặc nằm ngang có chiều rộng và chiều sâu bằng nhau, còn chiều cao tương ứng với các đại lượng cần biểu hiện.

Biểu đồ hình cột được dùng để biểu hiện quá trình phát triển theo thời gian, tình hình thực hiện kế hoạch, biểu hiện mối liên hệ giữa các hiện tượng.

b) Biểu đồ diện tích

Biểu đồ diện tích là loại biểu đồ, trong đó các thông tin thống kê được biểu hiện bằng các loại diện tích hình học như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình ô van,...

Biểu đồ diện tích thường được dùng để biểu hiện kết cấu và biến động cơ cấu của hiện tượng. (So sánh biến động cơ cấu của các hiện tượng trong cùng thời gian hoặc biến động cơ cấu của cùng một hiện tượng theo thời gian)

183

Page 184: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Tổng diện tích của cả hình là 100%, thì diện tích từng phần tương ứng với % của mỗi bộ phận phản ánh cơ cấu bộ phận đó.

Thông thường hay dùng biểu đồ diện tích hình tròn để phản ánh cơ cấu và biến động cơ cấu của hiện tượng. Trường hợp nếu hiện tượng có nhiều hiện tượng thì nên dùng diện tích hình chữ nhật cho dễ trình bày.

c) Biểu đồ tượng hình

Biểu đồ tượng hình là loại đồ thị thống kê, trong đó các dữ liệu thống kê được thể hiện bằng các hình vẽ tượng trưng. Biểu đồ tượng hình được dùng rộng rãi trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin trên các phương tiện sử dụng rộng rãi.

Khi sử dụng loại biểu đồ này phải theo nguyên tắc: cùng một chỉ tiêu phải được biểu hiện bằng cùng một loại hình vẽ, còn chỉ tiêu đó ở các trường hợp nào có trị số lớn nhỏ khác nhau thì sẽ biểu hiện bằng hình vẽ có kích thước lớn nhỏ khác nhau theo tỷ lệ tương ứng.

d) Đồ thị đường gấp khúc

Đồ thị đường gấp khúc là loại đồ thị thống kê biểu hiện các tài liệu bằng một đường gấp khúc nối liền các điểm trên một hệ toạ độ, thường là hệ toạ độ vuông góc.

Đồ thị đường gấp khúc được dùng để biểu hiện quá trình phát triển của hiện tượng, biểu hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể theo một tiêu thức nào đó, hoặc biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch theo từng thời gian của các chỉ tiêu nghiên cứu.

Trong một đồ thị đường gấp khúc, trục hoành thường được biểu thị thời gian, trục tung biểu thị mức độ của chỉ tiêu nghiên cứu. Cũng có khi các trục này biểu thị hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau, hoặc lượng biến và các tần số (hay tần suất) tương ứng. Độ phân chia trên các trục cần được xác định cho thích hợp vì có ảnh hưởng trực tiếp đến độ dốc của đồ thị. Mặt khác, cần chú ý là trên mỗi trục toạ độ chiều dài của các khoảng phân chia tương ứng với sự thay đổi về lượng của chỉ tiêu nghiên cứu phải bằng nhau.

e) Biểu đồ hình màng nhện

Biểu đồ hình màng nhện là loại đồ thị thống kê dùng để phản ánh kết quả đạt được của hiện tượng lặp đi lặp lại về mặt thời gian, ví dụ phản ánh về biến động thời vụ của một chỉ tiêu nào đó qua 12 tháng trong năm.

Để lập đồ thị hình màng nhện ta vẽ một hình tròn bán kính R, sao cho R lớn hơn trị số lớn nhất của chỉ tiêu nghiên cứu đã đạt được (lớn hơn bao nhiêu lần không quan trọng, miễn là đảm bảo tỷ lệ nào đó để hình vẽ được cân đối, kết quả biểu diễn của đồ thị dễ nhận biết). Sau đó chia đường tròn bán kính R thành các phần đều nhau theo số kỳ nghiên cứu (ở đây là 12 tháng) bởi các đường thẳng đi qua tâm đường tròn. Nối các giao điểm của bán kính cắt đường tròn ta được đa giác đều nội tiếp đường tròn. Độ dài đo từ tâm đường tròn đến các điểm xác định theo các đường phân chia đường tròn nói trên chính là

184

Page 185: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

các đại lượng cần biểu hiện của hiện tượng tương ứng với mỗi thời kỳ. Nối các điểm xác định sẽ được hình vẽ của đồ thị tương ứng với một năm. Mỗi năm là một đường vòng quanh tọa độ. Kết hợp vẽ cho nhiều năm tạo nên một đồ thị có nhiều vòng quanh như vậy như là hình màng nhện và chính vì thế nên gọi là đồ thị hình màng nhện (có sách còn gọi là đồ thị hình Ra đa)

2.3. Phương pháp dãy số biến động theo thời gian

Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Ví dụ sản lượng điện Việt Nam (tỷ kw/h) từ 2005 đến 2012 như sau: 24,7; 27,0; 29,3; 31,7; 33,6; 36,6; 40,7; 45,6.

Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

Căn cứ vào tính chất của thời gian trong dãy số có thể phân biệt hai loại:

+ Dãy số biến động theo thời kỳ (gọi tắt là dãy số thời kỳ): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Dãy số về sản lượng điện sản xuất ra hàng năm; GDP tính theo giá so sánh thời kỳ 2000 - 2012,...

+ Dãy số biến động theo thời điểm (gọi tắt là dãy số thời điểm): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng ở những thời điểm nhất định. Ví dụ: Dãy số về số học sinh phổ thông nhập học có đến ngày khai giảng hàng năm, dân số có đến thời điểm ¼ hàng năm, …

Căn cứ vào đặc điểm của dãy số biến động theo thời gian ta có thể vạch rõ xu hướng, tính quy luật phát triển của hiện tượng theo thời gian và từ đó có thể dự đoán khả năng hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai.

Các trị số của chỉ tiêu trong dãy số thời gian phải thống nhất về nội dung; phương pháp và đơn vị tính; thống nhất về khoảng cách thời gian và phạm vi không gian nghiên cứu của hiện tượng để bảo đảm tính so sánh được với nhau.

Các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian

- Mức độ bình quân theo thời gian: Mức độ bình quân theo thời gian là số bình quân về các mức độ của chỉ tiêu trong dãy số thời gian, biểu hiện mức độ điển hình của hiện tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài.

- Lượng tăng tuyệt đối: Lượng tăng tuyệt đối là hiệu số giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi của mức độ hiện tượng qua hai thời gian

185

Page 186: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

khác nhau. Nếu hướng phát triển của hiện tượng tăng thì lượng tăng tuyệt đối mang dấu dương và ngược lại. Lượng tăng tuyệt đối có đơn vị tính như đơn vị tính của chỉ tiêu nghiên cứu. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể tính các lượng tăng tuyệt đối như: Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (hay lượng tăng tuyệt đối từng kỳ là biến số giữa hai mức độ của các thời kỳ liền nhau); lượng tăng tuyệt đối định gốc (hay lượng tăng tuyệt đối cộng dồn là biến số giữa mức độ của thời kỳ nghiên cứu với mức độ thời kỳ đã chọn làm gốc so sánh); lượng tăng tuyệt đối bình quân (là số bình quân cộng giữa các lượng tăng tuyệt đối liên hoàn).

- Tốc độ phát triển (Chỉ số phát triển): Tốc độ phát triển là chỉ tiêu tương đối dùng để phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời kỳ / thời điểm khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Tốc độ phát triển được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số biến động theo thời gian, trong đó một mức độ được chọn làm gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các loại tốc độ phát triển như: Tốc độ phát triển liên hoàn (hay tốc độ phát triển từng kỳ là thương số giữa hai hai mức độ giữa các thời kỳ liền nhau); Tốc độ phát triển định gốc (hay tốc độ phát triển cộng dồn là thương số giữa mức độ thời kỳ nghiên cứu với mức độ của thời kỳ đã chọn làm gốc so sánh); Tốc độ phát triển bình quân (Là số bình quân tính giữa các tốc độ phát triển liên hoàn).

- Tốc độ tăng: Tốc độ tăng là chỉ tiêu tương đối phản ánh nhịp điệu tăng /giảm của hiện tượng qua thời gian và biểu hiện bằng số lần hoặc số phần trăm, được tính bằng cách so sánh lượng tăng tuyệt đối giữa hai thời kỳ với mức độ kỳ gốc chọn làm căn cứ so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể tính các loại tốc độ tăng như: Tốc độ tăng liên hoàn (từng kỳ); Tốc độ tăng định gốc (cộng dồn); Tốc độ tăng bình quân

- Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên: Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên nói lên mức độ thực tế của 1% tốc độ tăng, được tính bằng cách đem chia lượng tuyệt đối từng kỳ cho tốc độ tăng từng kỳ. Công thức tính:

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên =Lượng tăng tuyệt đối từng kỳ

Tốc độ tăng từng kỳ (%)hoặc:

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên =Mức độ kỳ gốc (liên hoàn)

100

Một số phương pháp biểu hiện xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng

- Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian: Là phương pháp điều chỉnh một dãy số biến động theo thời gian, nhằm nêu lên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Phương pháp này được áp dụng khi dãy số có những khoảng thời gian ngắn và có quá nhiều mức độ, do đó không thể hiện được rõ xu hướng phát triển của hiện tượng. Có thể

186

Page 187: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

rút bớt các mức độ trong dãy số bằng cách mở rộng các khoảng cách thời gian của các mức độ, như biến đổi mức độ chỉ tiêu hàng ngày thành mức độ chỉ tiêu hàng tháng, từ hàng tháng thành quý, từ hàng quý thành hàng năm,...

- Phương pháp số bình quân trượt (còn gọi là số bình quân dịch): Là phương pháp điều chỉnh một dãy số biến động theo thời gian có các mức độ lên xuống thất thường, nhằm loại trừ các nhân tố ngẫu nhiên và phát hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. Áp dụng phương pháp này, trước hết người ta lấy một nhóm (ba, bốn, năm,...) mức độ đầu tiên để tính một số bình quân. Tiếp tục tính các số bình quân trượt của các nhóm khác bằng cách lần lượt bỏ mức độ trên cùng và thêm vào mức độ kế tiếp cho đến mức độ cuối cùng của nhóm.

- Phương pháp điều chỉnh bằng phương trình toán học: Phương pháp điều chỉnh bằng phương trình toán học các mức độ của chỉ tiêu trong một dãy số biến động theo thời gian, nhằm nêu lên xu hướng phát triển cơ bản hiện tượng. Theo phương pháp này, có thể căn cứ vào tính chất biến động của các mức độ của chỉ tiêu trong dãy số để xác định một phương trình hồi quy biểu diễn biến động theo đường thẳng hoặc đường cong, từ đó tính các mức độ lý thuyết thay cho các mức độ thực tế của chỉ tiêu. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất có thể xây dựng được hệ thống phương trình chuẩn tắc để tính các tham số của các phương trình cần điều chỉnh. Một số dạng phương trình hồi quy đơn giản thường được sử dụng: Phương trình đường thẳng (bậc 1), đường bậc 2, đường bậc 3, hàm mũ, … Khác với số bình quân trượt, điều chỉnh dãy số liệu bằng phân tích toán học sẽ hợp lý hơn vì tùy thuộc vào xu thế biến động khác nhau, có thể lựa chọn phương pháp tính khác nhau để biểu hiện.

- Phân tích biến động thời vụ: Đó là phương pháp nghiên cứu và xác định sự biến động một cách có quy luật vào những thời kỳ nhất định trong vòng một năm của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Biến động thời vụ có thể do những nguyên nhân như điều kiện địa lý, thời tiết, tập quán sinh hoạt của con người,... Ví dụ: Trong công nghiệp, tình hình chế biến chè, mía, hoa quả hộp,... phụ thuộc vào vụ thu hoạch; trong xây dựng cơ bản khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong năm; trong thương nghiệp nhiều mặt hàng có lượng tiêu thụ nhiều hay ít tuỳ theo mùa.

Biến động thời vụ ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất và sinh hoạt, nhiệm vụ của thống kê khi phân tích biến động thời vụ là: Dựa trên số liệu thống kê nhiều năm (ít nhất là 3 năm) tính các chỉ số thời vụ.

Chú ý: Chúng ta có thể dễ dàng tính toán được các tham số của các phương pháp trên qua các phần mềm như: SPSS, STATA, Eview, Excel...

2.4. Phương pháp phân tích tương quan

187

Page 188: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các chỉ tiêu hoặc tiêu thức của hiện tượng (từ đây chỉ dùng từ "chỉ tiêu" đặc trưng cho cả hai), trong đó sự biến động của một chỉ tiêu này (chỉ tiêu kết quả) là do tác động của nhiều chỉ tiêu khác (các chỉ tiêu nguyên nhân) gọi là liên hệ tương quan - một hình thức liên hệ không chặt chẽ.

Ví dụ: Năng suất lúa tăng lên là do tác động của nhiều nhân tố: Phân bón, giống lúa, làm đất, chăm bón,... thì liên hệ giữa năng suất lúa và các nhân tố nêu trên là quan hệ tương quan; trong đó năng suất lúa là chỉ tiêu kết quả, còn phân bón, giống lúa, chi phí chăm bón, làm đất là các chỉ tiêu nguyên nhân.

Chú ý rằng trong quan hệ tương quan, tác động của các chỉ tiêu nguyên nhân đối với chỉ tiêu kết quả có các mức độ khác nhau: Có chỉ tiêu nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều (tương quan mạnh), có chỉ tiêu nguyên nhân gây ảnh hưởng không đáng kể (tương quan yếu). Điều này phụ thuộc vào tính chất quan hệ của các chỉ tiêu và điều kiện cụ thể của từng trường hợp.

Mục đích cuối cùng của phân tích thống kê là nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau và xác định mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng của nhiều chỉ tiêu nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả cụ thể như thế nào?

Một phương pháp toán học áp dụng vào việc phân tích thống kê nhằm biểu hiện và nghiên cứu mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu của hiện tượng kinh tế - xã hội là phương pháp phân tích tương quan.

Khi phân tích tương quan không thể xác định quan hệ và mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của tất cả các chỉ tiêu của hiện tượng mà chỉ thể hiện trên hai hay một số chỉ tiêu nào đó được xem là chủ yếu (có tương quan mạnh hơn) với giả thiết các chỉ tiêu khác còn lại coi như không thay đổi.

Quá trình phân tích tương quan gồm các công việc cụ thể sau:

- Phân tích định tính về bản chất của mối quan hệ, đồng thời dùng phương pháp phân tổ hoặc đồ thị để xác định mức độ thực tế của mối quan hệ tương quan, tính chất và xu thế của mối quan hệ đó.

- Biểu hiện cụ thể mối liên hệ tương quan bằng một phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng) hoặc phương trình hồi quy phi tuyến tính (đường cong) và tính các tham số của các phương trình hồi quy nói trên.

- Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bằng các hệ số tương quan hoặc tỉ số tương quan. Phương pháp tương quan cho phép đánh giá mức độ quan hệ bằng số liệu cụ thể giữa các chỉ tiêu của hiện tượng nghiên cứu. Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp phân tích tương quan, nên phương pháp có thể áp dụng rất rộng rãi và có hiệu quả trong phân tích thống kê kinh tế.

188

Page 189: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

- Khi nghiên cứu mối liên hệ tuyến tính tương quan giữa hai chỉ tiêu dùng phân tích hồi quy bậc nhất để biểu hiện mối liên hệ và hệ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ về mối liên hệ giữa hai chỉ tiêu.

- Khi nghiên cứu mối liên hệ tương quan phi tuyến tính giữa hai chỉ tiêu (một chỉ tiêu kết quả và một chỉ tiêu nguyên nhân) ta dùng phân tích hồi quy dạng hàm số Parabol bậc 2, bậc 3, hàm mũ, logarit, …để biểu hiện mối liên hệ và tính hệ số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ.

- Khi nghiên cứu mối liên hệ tuyến tính giữa nhiều chỉ tiêu (một kết quả và hai hay nhiều nguyên nhân) dùng phương pháp hồi quy tuyến tính nhiều biến để đặc trưng mối quan hệ và hệ số tương quan bội để phân tích quan hệ giữa các chỉ tiêu nguyên nhân với chỉ tiêu kết quả nghiên cứu.

- Phân tích tương quan là công cụ rất mạnh trong phân tích thống kê, dùng để nghiên cứu mối liên hệ của các hiện tượng vốn không có quan hệ trực tiếp (tức là quan hệ hàm số)

2.5. Phương pháp phân tích chỉ số

Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Chỉ số tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian hoặc không gian khác nhau, nhằm nêu lên sự biến động của hiện tượng qua thời gian hoặc không gian.

Ý nghĩa của chỉ số trong thống kê

- Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian (biến động của giá cả, giá thành, năng suất lao động, khối lượng sản phẩm, diện tích gieo trồng,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số phát triển.

- So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian (chênh lệch giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trường, giữa hai địa phương, hai khu vực,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số không gian.

- Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thường gọi là chỉ số kế hoạch.

- Phân tích mức độ ảnh hưởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tượng phức tạp (ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lượng công nhân đã ảnh hưởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất do công nhân tạo ra). Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ của các yếu tố nguyên nhân với nhau cũng như tính toán ảnh hưởng của mỗi yếu tố nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả.

189

Page 190: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Với ý nghĩa trên phương pháp chỉ số được áp dụng rất nhiều và thường xuyên trong công tác phân tích thống kê.

Một số hình thức phân loại chủ yếu về chỉ số

- Có hai loại chỉ số chủ yếu: Chỉ số cá thể và chỉ số tổng hợp;

- Có hai loại chỉ tiêu cấu thành tổng thể: Chỉ số chỉ tiêu chất lượng và chỉ số chỉ tiêu khối lượng;

- Căn cứ hình thức biểu hiện, chia thành chỉ số ở dạng cơ bản và chỉ số ở dạng biến đổi (xem chỉ số tổng hợp và chỉ số bình quân).

- Căn cứ thời kỳ gốc so sánh, chia thành chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc (xem chỉ số liên hoàn và chỉ số định gốc).

- Căn cứ số lượng nhân tố lượng biến của hiện tượng, chia thành chỉ số chung và chỉ số nhân tố (xem hệ thống các chỉ số).

Đặc điểm của phương pháp chỉ số: Là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng được với nhau, khi được chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phương pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu.

Trong công thức chỉ số tổng hợp, nhân tố: Biểu hiện sự biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu gọi là lượng biến của chỉ số. Ví dụ: Trong chỉ số giá cả, lượng biến của chỉ số là giá cả các loại hàng, trong chỉ số khối lượng sản phẩm, lượng biến của chỉ số là khối lượng sản phẩm mỗi loại.

Trong công thức chỉ số tổng hợp, nhân tố quan hệ trực tiếp với lượng biến của chỉ số: Được cố định ở một thời kỳ nào đó ở cả tử số và mẫu số của chỉ số gọi là quyền số. Ví dụ: Trong chỉ số giá cả, quyền số là khối lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ báo cáo; trong chỉ số khối lượng sản phẩm, quyền số là giá cả kỳ gốc.

Trong một chỉ số, quyền số có thể là một nhân tố (ví dụ, trong chỉ số tổng hợp về giá cả (xem chỉ số tổng hợp), quyền số là lượng hàng hoá tiêu thụ hoặc trong chỉ số tổng hợp về lượng hàng hoá tiêu thụ, quyền số là giá cả (xem chỉ số tổng hợp)); nhưng cũng có thể là tích của nhiều nhân tố khác nhau, (ví dụ, trong chỉ số bình quân điều hoà gia quyền về giá cả, chỉ số bình quân số học về khối lượng sản phẩm, quyền số đều là tích của giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ (p.q) (xem các chỉ số bình quân)).

190

Page 191: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Quyền số của chỉ số có thể giải quyết hai nhiệm vụ:

- Chuyển các phần tử vốn không trực tiếp cộng được với nhau thành dạng chung để có thể cộng được với nhau;

- Nói lên tầm quan trọng của mỗi phần tử trong toàn bộ tổng thể.

Hệ thống chỉ số: Hệ thống chỉ số là dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một đẳng thức nhất định. Có nhiều loại hệ thống chỉ số, trong thực tế công tác thống kê thường gặp hai loại: hệ thống chỉ số tổng hợp và hệ thống chỉ số nghiên cứu biến động chỉ tiêu bình quân.

Khi nghiên cứu biến động chỉ tiêu bình quân có 3 chỉ số lập thành một hệ thống: Chỉ số cấu thành khả biến, chỉ số cấu thành cố định và chỉ số ảnh hưởng kết cấu.

Chỉ số cấu thành khả biến. Đó là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ bình quân của hiện tượng nghiên cứu. Muốn tính chỉ số này, trước hết cần tính mức độ bình quân của hiện tượng ở hai thời kỳ, rồi đem so sánh hai mức độ đó với nhau. Chỉ số cấu thành khả biến phản ánh sự biến động đồng thời của hai nhân tố: Tiêu thức bình quân hoá và kết cấu tổng thể. Do đó, chỉ số cấu thành khả biến có thể được phân tích thành hai chỉ số nhân tố: Chỉ số cấu thành cố định và chỉ số ảnh hưởng kết cấu.

Trong phân tích thống kê chỉ số cấu thành khả biến thường được dùng để biểu hiện sự biến động một cách tổng quát của các chỉ tiêu bình quân như: Biến động giá thành bình quân, biến động năng suất lao động bình quân, biến động năng suất thu hoạch bình quân, v.v...

Chỉ số cấu thành cố định. Đó là chỉ tiêu tương đối nêu lên ảnh hưởng biến động của riêng tiêu thức bình quân hoá đối với sự biến động của chỉ tiêu bình quân. Trong chỉ số này kết cấu của tổng thể được cố định ở một kỳ nhất định.

Chỉ số cấu thành cố định được dùng để phân tích chất lượng của các công tác sản xuất, quản lý kinh tế, như: Đánh giá ảnh hưởng biến động của bản thân yếu tố giá thành sản phẩm đối với biến động của giá thành bình quân, đánh giá ảnh hưởng biến động của bản thân yếu tố tiền lương đối với biến động của tiền lương bình quân,...

Chỉ số ảnh hưởng kết cấu. Đó là chỉ tiêu tương đối phân tích ảnh hưởng biến động của kết cấu tổng thể đối với sự biến động của chỉ tiêu bình quân. Trong chỉ số này, tiêu thức bình quân hoá được cố định ở một kỳ nhất định.

Chỉ số ảnh hưởng kết cấu thường được dùng để phân tích ảnh hưởng của nhân tố kết cấu đối với biến động của các chỉ tiêu bình quân như: Thay đổi kết cấu sản phẩm cùng loại nhưng có giá thành khác nhau đối với sự thay đổi của giá thành bình quân, thay đổi kết cấu công nhân có mức lương khác nhau đối với sự thay đổi tiền lương bình quân,...

191

Page 192: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

2.6. Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối là một phương pháp chỉnh lý và phân tích các số liệu thống kê bằng cách sử dụng các bảng cân đối để nghiên cứu các quan hệ tỷ lệ, các mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội và để so sánh đối chiếu số liệu thu được từ nhiều nguồn và phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau.

Bảng cân đối là một hình thức trình bày kết cấu của cùng một tổng thể (hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội theo hai giác độ khác nhau) để phản ánh các quan hệ cân đối giữa các bộ phận trong tổng thể hoặc để so sánh, kiểm tra số liệu đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau.

Trong thống kê, các chỉ tiêu của bảng cân đối có thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị, đơn vị thời gian lao động. Do đó, phương pháp cân đối được sử dụng rộng rãi trong nhiều bộ môn thống kê kinh tế để phản ánh và kiểm tra quan hệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa thu và chi ngân sách, giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, v.v... Dựa vào sự cân bằng của phương trình kinh tế trong bảng cân đối, có thể phát hiện các mặt mất cân đối, các sai sót trong số liệu thống kê. Trong thống kê thường sử dụng hai loại bảng cân đối.

- Bảng cân đối "đơn": Đó là loại bảng cân đối biểu hiện một tổng thể gồm hai phần tử tương ứng với hai mặt đối lập, trong đó mỗi phần được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. Các loại bảng cân đối đơn thường gặp như cân đối xuất nhập khẩu hàng hoá, cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, cân đối giữa nguồn và sử dụng lao động, v.v... Cấu trúc của bảng cân đối đơn được trình bày theo dòng hoặc theo cột.

- Bảng cân đối "kép": Bảng cân đối "kép" (còn gọi là cân đối "bàn cờ") là loại bảng cân đối biểu hiện một tổng thể gồm hai phần tử tương ứng với hai mặt đối lập, trong đó mỗi bộ phận trong kết cấu của phần thứ nhất được phân tổ theo kết cấu của phần thứ hai và ngược lại mỗi bộ phận trong kết cấu của bộ phận thứ hai cũng được phân tổ theo kết cấu của phần thứ nhất.

Về cấu trúc, bảng cân đối kép được trình bày dưới dạng cân đối bàn cờ kết hợp giữa dòng và cột. Mỗi cột đều chia theo tất cả các dòng và mỗi dòng cũng được chia theo tất cả các cột.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

1. Xác định mục đích và yêu cầu của phân tích thống kê

192

Page 193: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Xác định mục đích phân tích là phải làm rõ việc phân tích đó sẽ đạt được những mục tiêu gì, yêu cầu cụ thể nào. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình phân tích thống kê. Chỉ trên cơ sở xác định mục đích, yêu cầu của phân tích một cách rõ ràng cụ thể thì mới có thể xác định được nội dung phân tích một cách khoa học và đầy đủ; mới có thể tiến hành lựa chọn tài liệu phân tích cũng như các chỉ tiêu dùng cho phân tích một cách xác thực, xác định mô hình và lựa chọn phương pháp phân tích một cách phù hợp.

Xác định mục đích, yêu cầu cụ thể của phân tích tức là phải xác định những vấn đề mà phân tích cần phải làm sáng tỏ, và đặt ra được những câu hỏi mà việc phân tích sẽ phải trả lời.

Tiếp theo công việc xác định mục đích, yêu cầu phân tích là xây dựng nội dung phân tích, tức là tiến hành cụ thể hóa các mục đích và yêu cầu của phân tích, đưa ra những phương án về thu thập thông tin, xử lý số liệu để có cơ sở rút ra được những nhận định đánh giá có chứng minh bằng con số nhằm làm sáng tỏ các vấn đề, trả lời các câu hỏi đặt ra theo yêu cầu và mục đích phân tích.

2. Xây dựng mô hình và lựa chọn phương pháp phân tích

2.1. Phân tích xu thế biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội

Như ta đã biết, các hiện tượng kinh tế - xã hội không ngừng biến động theo thời gian với các xu thế và tính chất khác nhau, do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vì vậy một trong những mục tiêu quan trọng của phân tích thống kê là phân tích xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian. Mục tiêu của phân tích xu thế biến động theo thời gian là nhằm nghiên cứu đặc điểm, tính chất biến động của hiện tượng qua các thời gian, biến động do ảnh hưởng của thời vụ, chỉ rõ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến sự biến động đó.

Để phân tích đặc điểm và xu thế biến động của hiện tượng qua thời gian, trong phân tích thống kê thường sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian.

Phương pháp phân tích dãy số thời gian để phân tích hiện tượng biến động theo chiều hướng nào, tăng lên hay giảm đi, tăng giảm nhanh hay chậm, mức độ tăng giảm có nhịp nhàng, đều đặn, ổn định và vững chắc hay không thông qua việc tính toán các đại lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng, giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên; tính toán số bình quân trượt, hàm xu thế... Nếu là hiện tượng biến động theo chu kỳ thì cần xác định được chu kỳ biến động của hiện tượng ra sao, tuân theo những qui luật nào (chủ yếu là biến động giữa các tháng, các quý trong một năm) thông qua việc tính toán chỉ số thời vụ.

Cũng nghiên cứu biến động theo thời gian nhưng để biểu hiện biến động của chỉ tiêu nhân tố một cách riêng biệt cũng như xác định ảnh hưởng biến động của các nhân tố

193

Page 194: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

đến biến động chung của hiện tượng thì kết hợp áp dụng phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy tương quan.

Ví dụ khi nghiên cứu xu thế biến động của chỉ tiêu giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam qua các năm, có thể dùng phương pháp chỉ số để phân tích thành 2 chỉ số thành phần phản ánh biến động về giá cả xuất, nhập khẩu và biến động lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, rồi tiếp đó dùng các phương pháp của dãy số thời gian phân tích xu thế biến động riêng của yếu tố giá cả và yếu tố của lượng hàng cũng như ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến biến động chung của giá trị xuất, nhập khẩu (xem trang 43 – Tạp chí Con số và Sự kiện số 8/2012). Một ví dụ khác: Kết hợp phương pháp dãy số biến động theo thời gian và phương pháp tương quan, sẽ nghiên cứu được mối liên hệ và tác động qua lại giữa chỉ tiêu năng suất lao động xã hội và giá trị xuất khẩu bình quân đầu người qua nhiều năm liên tục...

Trên cơ sở phân tích xu thế biến động đó bằng các phương pháp như đã nêu ở trên có thể tiến hành dự báo hiện tượng trong tương lai.

2.2. Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến biến động chung

Hiện tượng kinh tế xã hội không phải tồn tại một cách biệt lập, tách rời với các sự vật hoặc hiện tượng khác mà luôn có quan hệ qua lại và ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Vì vậy, quá trình phân tích kinh tế xã hội cũng chính là quá trình nghiên cứu mối liên hệ, phân tích tác động qua lại của các hiện tượng.

Do tính chất phức tạp của các hiện tượng kinh tế - xã hội, các mối liên hệ tồn tại cũng rất phong phú với những hình thức và tính chất khác nhau. Xét theo mức độ liên hệ giữa các hiện tượng, có thể phân biệt thành hai dạng liên hệ là liên hệ trực tiếp (liên hệ hàm số) và liên hệ tương quan.

Liên hệ trực tiếp hay liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ giữa các hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Mối liên hệ giữa giá cả nông sản xuất khẩu, lượng hàng nông sản xuất khẩu với giá trị xuất khẩu nông sản (giá trị xuất khẩu = giá cả nông sản x lượng hàng nông sản xuất khẩu), Liên hệ giữa năng suất lúa, diện tích thu hoạch với sản lượng lúa (sản lượng lúa = năng suất lúa x diện tích thu hoạch).

Đặc điểm của mối liên hệ trên là các chỉ tiêu liên kết với nhau thành phương trình toán học: vế trái của phương trình (như trên là giá trị xuất khẩu nông sản hoặc sản lượng lúa) là chỉ tiêu chung hay còn gọi là chỉ tiêu kết quả. Còn vế phải của phương trình (như trên là giá cả và lượng hàng nông sản xuất khẩu hoặc năng suất và diện tích lúa thu hoạch) là các chỉ tiêu nguyên nhân hoặc nhân tố. Với các loại phương trình trên khi mỗi nhân tố tăng lên bao nhiêu lần thì chỉ tiêu chung (chỉ tiêu kết quả) cũng biến động theo một quan hệ tương ứng.

194

Page 195: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Khi các hiện tượng kinh tế xã hội có mối liên hệ hàm số như trên, thống kê thường sử dụng các phương pháp chỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp cân đối… để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng đó, cũng như phân tích biến động của từng nhân tố và xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động chung.

Ví dụ: GDP của Việt Nam năm 2011 so với năm 2010 bằng 105,89%, đó chính là chỉ số khối lượng sản phẩm và khi nghiên cứu biến động của chỉ tiêu này thì sẽ cố định giá cả lại (cả 2 năm 2011 và 2010 đều tính theo giá 1994), tức là giá cả chỉ đóng vai trò quyền số được thiết lập theo nguyên tắc quan hệ trực tiếp giữa giá cả và khối lượng sản phẩm. Một ví dụ khác: giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân năm thời kỳ 2006 – 2011 là 19,98%; Bằng phương pháp chỉ số ta đã phân tích được là trong đó giá cả xuất khẩu tăng làm tăng 10,41%, còn do lượng hàng xuất khẩu tăng làm tăng 9,57% (19,98% = 10,41% + 9,57%).

Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa các hiện tượng nghiên cứu. Mối liên hệ này cho thấy khi hiện tượng (chỉ tiêu) này thay đổi thì có thể làm cho hiện tượng (chỉ tiêu) có liên quan thay đổi theo nhưng không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định. Trong quan hệ này, hiện tượng (chỉ tiêu) mà sự biến động của nó phụ thuộc vào sự biến động của hiện tượng (chỉ tiêu) khác gọi là nhân tố (chỉ tiêu) kết quả (toán học gọi là biến phụ thuộc), còn hiện tượng (chỉ tiêu) mà sự biến động của nó gây ảnh hưởng tới hiện tượng (chỉ tiêu) khác gọi là nhân tố (chỉ tiêu) nguyên nhân (toán học gọi là biến độc lập). Ví dụ, mối liên hệ giữa lượng phân bón với năng suất lúa thu hoạch là mối liên hệ tương quan vì khi lượng phân bón tăng lên thì sẽ làm cho năng suất lúa tăng lên. Tuy nhiên, không phải phân bón tăng lên bao nhiêu lần thì năng suất lúa sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng vì năng suất lúa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giống lúa, kỹ thuật chăm bón, thời tiết… Một ví dụ khác, mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ hộ nghèo là mối liên hệ tương quan. Tăng trưởng kinh tế sẽ làm cho thu nhập của người lao động tăng lên từ đó làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chế độ phân phối, tốc độ tăng dân số, tình hình lạm phát…Vì vậy khi nghiên cứu mối liên hệ tương quan cần thông qua quan sát số lớn các đơn vị nhằm loại trừ các yếu tố tác động ngẫu nhiên và phản ánh được mối liên hệ cơ bản của hiện tượng.

Phương pháp cơ bản để phân tích mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng kinh tế - xã hội là phương pháp hồi qui và tương quan. Thông qua phương pháp này có thể đánh giá được hình thức, tính chất của mối liên hệ (liên hệ thuận hay nghịch, liên hệ tuyến tính hay phi tuyến tính), phân tích được rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nguyên nhân đến sự biến động của nhân tố kết quả dựa trên phương trình hồi qui, đánh giá được mức độ chặt chẽ của mối liên hệ trên cơ sở tính toán hệ số tương quan (đối với tương quan tuyến tính) và tỷ số tương quan (đối với tương quan phi tuyến tính).

195

Page 196: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Ví dụ, khi sử dụng phương pháp hồi qui và tương quan để phân tích mối liên hệ giữa phát triển kinh tế với chất lượng lao động và trình độ công nghệ, ta xác định phát triển kinh tế là biến phụ thuộc, chất lượng lao động và trình độ công nghệ là biến độc lập ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Khi chất lượng lao động càng cao, trình độ công nghệ càng phát triển thì tốc độ phát triển kinh tế có xu hướng tăng lên.

Với cách tiếp cận như trên, theo số liệu của 84 ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam năm 2006, ta xây dựng được phương trình hồi qui phản ánh mối liên hệ tương quan giữa chỉ số phát triển kinh tế (y) với chỉ số chất lượng lao động (x1) và chỉ số trình độ công nghệ (x2) theo phương trình:

yx1x2 = - 40,77 + 0,3999x1+ 1,0077x2

Phương trình trên cho thấy cả chất lượng lao động và năng lực công nghệ đều tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế, cụ thể khi chỉ số chất lượng lao động tăng lên 1% thì chỉ số phát triển kinh tế có xu hướng tăng 0,3999%, còn chỉ số năng lực công nghệ tăng 1% thì chỉ số phát triển kinh tế tăng tương ứng 1,0077%.

Hệ số tương quan bội đánh giá trình độ chặt chẽ trong mối liên hệ tương quan này là r = 0,6777 phản ánh mối liên hệ giữa trình độ phát triển kinh tế với chất lượng lao động và trình độ công nghệ khá chặt chẽ.

Một ví dụ khác, vào những năm trước đây khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mắm sản xuất và lượng hải sản đánh bắt của nước ta liên tục nhiều năm, đã tính được hệ số tương quan R = 0,8388 có nghĩa là giữa sản lượng hải sản đánh bắt và sản xuất nước mắm trong năm có quan hệ khá chặt chẽ với nhau, hay nói cách khác nước mắm sản xuất của năm nào phụ thuộc chủ yếu vào hải sản đánh bắt của năm đó.

Trong kinh tế xã hội, quan hệ giữa các chỉ tiêu thống kê hoặc các yếu tố của hiện tượng phổ biến là quan hệ tương quan, chẳng hạn quan hệ giữa năng suất lao động xã hội với chỉ tiêu giá trị xuất khẩu bình quân đầu người; quan hệ giữa chi phí quảng cáo với doanh thu của doanh nghiệp; quan hệ giữa trình độ văn hóa của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ với tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên; quan hệ giữa mức độ phân hóa giàu nghèo với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, đặc điểm vùng miền...

Tuy nhiên còn có rất ít các báo cáo phân tích thống kê đã áp dụng phương pháp hồi quy tương quan để nghiên cứu mối quan hệ của các chỉ tiêu ở dạng quan hệ tương quan (quan hệ không hoàn toàn chặt chẽ như trên). Có chăng chỉ mới là kết quả thí nghiệm hoặc là các kết quả được vận dụng trong các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ ở các trường đại học, tức là phần lớn vẫn còn ở dạng lý thuyết.

Chưa áp dụng được nhiều phương pháp hồi quy tương quan trong phân tích thống kê một phần do kiến thức của cán bộ làm công tác thống kê hiểu biết về phương pháp này còn hạn chế và cũng chưa có thói quen áp dụng. Một phần do nguồn số liệu thống kê còn

196

Page 197: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

chắp vá, thiếu đồng bộ trong khi đó chủ thể nghiên cứu lại thiếu kinh nghiệm và điều kiện để lượng hóa thông tin và thu thập bổ sung số liệu phục vụ cho yêu cầu phân tích.

Cũng cần lưu ý thêm là áp dụng phương pháp hồi quy tương quan vào thực tế cần kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu định tính với phân tích định lượng. Chỉ khi nào qua nghiên cứu định tính làm rõ được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, yếu tố của hiện tượng và xác định chúng có quan hệ với nhau thì khi đó mới áp dụng phương pháp thống kê để tính toán đo lường về tính chất và mức độ mối quan hệ của hiện tượng đó.

2.3. Phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu của hiện tượng kinh tế - xã hội

Về mặt định lượng thì cơ cấu chính là tỷ trọng (tính bằng số lần hoặc phần trăm) của các bộ phận cấu thành tổng thể nghiên cứu xét theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ xét theo tiêu thức giới tính, dân số có 2 bộ phận cấu thành là nam và nữ. Cơ cấu dân số theo giới tính là tỷ trọng của nam và nữ so với tổng dân số. Còn chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành của tổng thể nghiên cứu.

Phân tích cơ cấu chính là nghiên cứu đánh giá vai trò của các bộ phận cấu thành tổng thể thông qua tỷ trọng của từng bộ phận đó chiếm trong tổng thể, và so sánh các tỷ trọng với nhau. Nếu bộ phận nào chiếm tỷ trọng lớn hơn tức là có vai trò lớn hơn và bộ phận nào chiếm tỷ trọng nhỏ hơn sẽ có vai trò nhỏ hơn.

Phân tích chuyển dịch cơ cấu chính là đánh giá sự thay đổi về tỷ trọng giữa các bộ phận của tổng thể qua các thời gian khác nhau. Do tổng tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tổng thể nghiên cứu là một số không đổi (bằng 1 nếu tỷ trọng tính theo đơn vị lần và bằng 100 nếu tỷ trọng tính theo đơn vị phần trăm) nên trong quá trình biến động, tỷ trọng của một bộ phận nào đó tăng lên thì tỷ trọng của các bộ phận còn lại sẽ giảm đi một lượng tương ứng và ngược lại.

Để có cơ sở phân tích chuyển dịch cơ cấu theo yêu cầu trên cần phải xem lại cơ cấu hai loại như sau:

Loại thứ nhất: Cơ cấu của hiện tượng bao gồm các bộ phận mà trong đó bộ phận này có thể thay thế hoàn toàn bộ phận khác và hiện tượng vẫn tồn tại. Ví dụ cơ cấu diện tích trồng lúa theo giống lúa có năng suất khác nhau, hoặc cơ cấu loại sản phẩm nào đó theo phẩm cấp (loại 1: tốt nhất; loại 2: trung bình và loại 3: xấu). Trong loại cơ cấu này có thể chuyển dịch đến mức mà bộ phận này thay thế toàn bộ cho bộ phận khác (Diện tích lúa có năng suất cao có thể thay thế toàn bộ diện tích lúa có năng suất thấp, hoặc sản phẩm loại 1 có thể thay thế hoàn toàn sản phẩm loại 2 và loại 3). Như vậy cơ cấu loại này thì chuyển dịch không có giới hạn, bộ phận nào đó có thể đạt mức 100% miễn là kết cục có hiệu quả cao hơn.

Loại thứ hai: Cơ cấu của hiện tượng bao gồm các bộ phận, mà trong đó bộ phận này không thể thay thế toàn bộ bộ phận khác được. Ví dụ cơ cấu chỉ tiêu GDP theo khu vực

197

Page 198: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

(Nông, lâm Nghiệp, Thủy sản; Công nghiệp Xây dựng và Dịch vụ) hoặc cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân theo vùng kinh tế (6 vùng trong cả nước). Với loại cơ cấu này chỉ cho phép chuyển dịch đến mức độ cần thiết, nghĩa là không thể thay đổi đến mức bộ phận này có thể thay thế được hoàn toàn cho bộ phận khác mà luôn phải đảm bảo quan hệ cân đối, hợp lý phù hợp với từng thời kỳ (ở Việt Nam hiện nay tỷ trọng các khu vực Công nghiệp Xây dựng và Dịch vụ có thể tăng lên, và tỷ trọng khu vực Nông, lâm Nghiệp, Thủy sản có thể giảm đi nhưng chỉ đến mức độ cần thiết chứ không thể không có hoặc quá nhỏ được. Trong thực tế, cơ cấu của một tổng thể nghiên cứu thuộc loại thứ hai trên đây có thể chuyển dịch một cách tự nhiên, nhưng cũng có thể chuyển dịch theo chủ trương, định hướng mong muốn của người quản lý. Khi cơ cấu chuyển dịch theo chủ trương, định hướng và mong muốn của người quản lý (tăng tỷ trọng của các bộ phận cần tăng, giảm tỷ trọng của các bộ phận cần giảm) thì sự chuyển dịch đó được gọi là chuyển dịch theo hướng tích cực đó chính là căn cứ để đánh giá, phân tích của chuyển dịch cơ cấu. Ví dụ, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP. Thông qua phân tích chuyển dịch cơ cấu, ta đánh giá được mức độ chuyển dịch như thế nào, cụ thể qua các năm tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng, điều đó thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay là theo hướng tích cực.

Ví dụ, có số liệu về cơ cấu các khu vực tính theo GDP qua các năm.

Bảng 1. Cơ cấu GDP phân theo ngành năm 2000, 2005, và 2010

ĐVT: %

Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 24,53 20,97 20,58

Công nghiệp và xây dựng 36,73 41,02 41,10

Dịch vụ 38,74 38,01 38,32

Số liệu trên cho thấy từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp có xu thế tăng lên, như vậy cơ cấu kinh tế của Việt Nam thời gian qua có thay đổi theo hướng tích cực nhưng tốc độ tăng từ năm 2005 đến năm 2010 còn chậm.

Khi phân tích cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu cần lưu ý là có những loại cơ cấu như cơ cấu dân số chỉ tính được trên cơ sở một chỉ tiêu (dân số), nhưng cũng có những loại cơ cấu như cơ cấu theo ngành kinh tế có thể tính được trên nhiều chỉ tiêu như giá trị sản xuất, tổng sản phẩm trong nước (GDP)… và theo các chỉ tiêu khác nhau sẽ có cơ cấu khác nhau (cơ cấu kinh tế toàn nền kinh tế quốc dân tính theo giá trị sản xuất sẽ khác

198

Page 199: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

nhiều so với kết quả tính theo GDP). Ví dụ ở tỉnh “B” nếu tính cơ cấu theo giá trị sản xuất nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm trên 50%, nhưng tính theo GDP chỉ chiếm trên 40%.Trong trường hợp có thể dùng nhiều chỉ tiêu để tính cơ cấu thì phải lựa chọn chỉ tiêu quan trọng và hợp lý nhất, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý.

Để có cơ sở tính toán cơ cấu của các chỉ tiêu theo tiêu thức nào đó, ta áp dụng phương pháp phân tổ thống kê, sau tính các tỷ trọng phản ánh cơ cấu của các bộ phận trong tổng thể. Để nghiên cứu biến động cơ cấu của hiện tượng, chỉ tiêu có thể áp dụng phương pháp dãy số thời gian, phương pháp chỉ số, phương pháp đồ thị…tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích phân tích hiện tượng, chỉ tiêu.

2.4. Phân tích tính đồng đều của hiện tượng nghiên cứu

Nhiều hiện tượng kinh tế xã hội cùng với việc đánh giá mức độ đạt được, nghiên cứu xu thế biến động và mối liên hệ của hiện tượng, còn phải nghiên cứu tính chất đồng đều của chúng. Chẳng hạn trong chỉ tiêu thu nhập của dân cư cần phải nghiên cứu về chênh lệch thu nhập của các hộ gia đình, ở các phạm vi khác nhau, thuộc các tầng lớp, đối tượng khác nhau hoặc nghiên cứu tình hình phân bổ dân số giữa các vùng miền, giữa các tỉnh thành phố cũng như giữa khu vực thành thị và nông thôn… Nếu mức chênh lệch về chỉ tiêu nghiên cứu giữa các đối tượng thuộc các phạm vi khác nhau càng nhỏ thì độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu càng cao, và ngược lại càng lớn thì độ đồng đều càng kém.

Có nhiều cách biểu hiện và đo lường mức độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu. Song thực tế chưa áp dụng một số cách đo lường sau đây:

- Xác định khoảng cách chênh lệch trị số của chỉ tiêu nghiên cứu thuộc đơn vị hoặc nhóm các đơn vị đạt mức độ cao nhất với đơn vị hoặc nhóm các đơn vị đạt mức độ thấp nhất. Trị số chênh lệch tính được càng nhỏ thì mức độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu càng cao và ngược lại. Thống kê mức sống dân cư hàng năm của Việt Nam thường dùng cách đo lường này để xác định mức độ chênh lệch về thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của nhóm dân cư có thu nhập và chi tiêu cao nhất với nhóm dân cư có thu nhập và chi tiêu thấp nhất (theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2010 trong cả nước: 20% số dân cư nhóm 1 (nhóm thu nhập cao nhất) so với 20% số dân cư của nhóm 5 (nhóm có thu nhập thấp nhất) có thu nhập bằng 9,2 lần và mức chi tiêu bằng 4,6 lần – xem Niên giám Thống kê năm 2011 của Tổng cục Thống kê, trang 663 và 671). Cách đo lường này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán. Song chỉ tính đến số liệu của nhóm đạt cao nhất và nhóm đạt thấp nhất (bỏ qua số liệu các nhóm ở các vị trí giữa).

- Biểu hiện bằng đường cong Lorenr và hệ số GINI. Đường cong Lorenr càng võng, cũng tức là hệ số GINI càng lớn thì mức độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu càng kém và ngược lại. Cách biểu hiện và đo lường theo cách này sẽ có kết quả toàn diện hơn cách

199

Page 200: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

đo lường bằng cách xác định khoảng cách chênh lệch, tất nhiên là tính toán phức tạp hơn. Nhưng nếu có số liệu đầy đủ thì có thể tính toán được một cách thuận lợi nhờ sự trợ giúp của công nghệ thông tin.

Tuy số liệu thống kê hàng năm ở Việt Nam chưa tính toán và công bố kết quả đánh giá chênh lệch thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình bằng đường cong Lorenr và hệ số GINI trên Niên giám thống kê hàng năm nhưng thường trong báo cáo phân tích kết quả khảo sát mức sống dân cư thường có tính toán cho toàn quốc và 6 vùng kinh tế.

- Xác định hệ số biến thiên. Ý nghĩa của hệ số biến thiên cũng tương tự như hệ số GINI: Hệ số càng nhỏ thì tính đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu càng cao và ngược lại. Việc đánh giá mức độ chênh lệch của chỉ tiêu nghiên cứu thông qua tính toán hệ số biến thiên là toàn diện nhất, nó tính đến trị số cụ thể và trực tiếp của tất cả các đơn vị trong tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên cách tính toán cũng phức tạp nhất nhưng nếu hiểu đầy đủ và sâu sắc đồng thời có quy trình tính toán hợp lý thì nhờ có sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì vẫn có thể thực hiện được thuận lợi.

2.5. Khai thác, thu thập, bổ sung thông tin và đánh giá số liệu phục vụ cho yêu cầu phân tích

Căn cứ vào các mô hình dự kiến xây dựng và các phương pháp lựa chọn cho phân tích để xem sẽ cần thiết phải có những loại thông tin nào; trong đó chỉ rõ những loại nào có thể khai thác trực tiếp từ các nguồn qua hệ thống thông tin thống kê đã được xử lý, tổng hợp (các báo cáo thống kê, kết quả của các cuộc điều tra thống kê, các cuốn Niên giám thống kê, các báo cáo phân tích đã có…) và các tài liệu khác đã có gọi chung là thông tin thứ cấp; những loại nào có thể khai thác từ các cơ sở dữ liệu ban đầu (số liệu đã có nhưng chưa qua xử lý, tổng hợp và những loại nào chưa có cần thiết phải tổ chức điều tra thống kê để thu thập bổ sung từ các đối tượng khác nhau). Loại thứ hai và thứ ba gọi chung là thông tin sơ cấp.

Cần lưu ý là trong phân tích thống kê phải hết sức coi trọng các thông tin bằng số. Vì vậy một nội dung đặt ra là người phân tích luôn phải tìm cách đo lường, lượng hóa các nội dung thông tin đó bằng các chỉ tiêu thống kê. Trong thực tế không phải thông tin nào cũng có thể thu thập được dưới góc độ định lượng một cách dễ dàng mà đòi hỏi người tổ chức phân tích, thu thập số liệu cho phân tích phải nghiên cứu, tìm các giải pháp để đưa được các thông tin ban đầu về dạng tổng hợp theo yêu cầu định lượng của chỉ tiêu thống kê.

Ví dụ: Yêu cầu của nhà quản lý là phải đánh giá được tác động của khoa học công nghệ đối với phát triển lương thực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để trả lời được câu hỏi này, yêu cầu đặt ra cho người phân tích là phải xác định được các chỉ tiêu phản ánh về năng lực công nghệ liên quan đến kết quả sản xuất lương thực, tức là nhóm chỉ tiêu này bao gồm cụ thể những chỉ tiêu nào, cách đo lường, thu thập số liệu tính toán các chỉ tiêu đó

200

Page 201: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

ra sao. Những chỉ tiêu nào cần nghiên cứu một cách độc lập, những chỉ tiêu nào phải tính toán kết hợp lại để không bị trùng lắp, đảm bảo yêu cầu nghiên cứu đặt ra.

Thông thường nhiều chỉ tiêu thống kê bản thân số liệu cũng đã phản ánh được những yêu cầu phân tích, tuy nhiên đó chỉ là những yêu cầu phân tích đơn giản, dễ nhận biết. Trong thực tế, còn nhiều trường hợp phức tạp, bản thân một chỉ tiêu hoặc nhiều chỉ tiêu nhưng để một cách riêng biệt thì chưa phản ánh được đầy đủ đặc điểm hiện tượng mà phải dùng các phương pháp khoa học nhằm tính toán những chỉ tiêu tổng hợp trên cơ sở liên kết nhiều chỉ tiêu lại với nhau cũng như tính toán các tham số cụ thể mới chỉ ra được những đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu cũng như những mối liên hệ bên trong, phản ánh được bản chất và tính qui luật của hiện tượng.

Một số chỉ tiêu phản ánh về năng lực công nghệ có thể khai thác và tính toán từ hệ thống số liệu thống kê của các doanh nghiệp, các tỉnh, thành phố và của Tổng cục Thống kê. Nhưng còn một số các chỉ tiêu về năng lực công nghệ khác phải tiến hành thu thập bổ sung thông tin theo các hình thức điều tra khảo sát kể cả dưới hình thức điều tra dư luận xã hội thì mới có thể tính toán, tổng hợp được.

Khi đã có số liệu phù hợp với nội dung của yêu cầu phân tích ta phải tiến hành kiểm tra, phát hiện sai sót, đánh giá số liệu đó trên nhiều góc độ và bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Thứ nhất: So sánh đối chiếu theo thời gian và không gian hoặc bằng kinh nghiệm thực tế và có khi phải tổng hợp sơ bộ để xem xét mối quan hệ, tính đại diện, tính hợp lý và logic của số liệu. Từ đó kịp thời sửa chữa, chỉnh lý và trong trường hợp cần thiết phải xác minh và điều chỉnh lại trước khi tính toán chính thức theo các chỉ tiêu thống kê để sử dụng cho phân tích.

- Thứ hai: Nhờ công nghệ thông tin áp dụng phương pháp loại trừ để xác định, chỉnh lý và khi cần thiết phải loại bỏ hoặc xác định lại những trường hợp có số liệu bất thường.

- Thứ ba: Bằng cách kiểm định đánh giá trên cơ sở áp dụng các phương pháp thống kê và các phương pháp khác có liên quan. Chẳng hạn khi nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa hai dãy số thời gian, trước hết ta phải kiểm định xem chúng có tự tương quan hay không để lựa chọn mô hình phân tích hồi quy và công thức tính hệ số tương quan cho phù hợp. Một ví dụ khác: Nếu là số liệu của các cuộc điều tra chọn mẫu, mỗi chỉ tiêu điều tra (cũng chỉ đặt ra đối với các chỉ tiêu chủ yếu) cần phải tính sai số chọn mẫu, rồi tính tỷ lệ sai số chọn mẫu để đánh giá mức độ tin cậy của chỉ tiêu thu được xem có đảm bảo độ tin cậy cần thiết hay không. Nếu chỉ tiêu nào đó có tỷ lệ sai số chọn mẫu vượt quá mức độ cho phép thì phải loại bỏ, tức là không sử dụng được.

201

Page 202: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Trên đây là việc kiểm tra đánh giá số liệu trước khi phân tích. Sau này trong quá trình áp dụng các mô hình, tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho phân tích vẫn tiếp tục phải kiểm định để loại bỏ hoặc thay thế về số liệu trong những trường hợp kết quả tính ra kém ý nghĩa.

2.6. Cách trình bày báo cáo và sử dụng thông tin trong phân tích thống kê

a) Tùy theo yêu cầu cụ thể của mỗi chủ thể phân tích khác nhau, phục vụ cho các yêu cầu sử dụng khác nhau mà báo cáo phân tích trình bày chi tiết cụ thể ở các mức độ khác nhau, có các phần các mục hay tiểu mục nhiều ít khác nhau. Nhưng dù ít hay nhiều thì các phần các mục phải được sắp xếp theo thứ tự logich từ việc nêu, đặt vấn đề, phân tích vấn đề đến việc giải quyết vấn đề. Chú ý là tiêu đề của các phần, các mục phải ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện bao quát được nội dung của từng phần, từng mục đó.

b) Trong một báo cáo phân tích thống kê, đầu tiên thường là trình bày khái quát những nội dung liên quan đến chủ đề phân tích, sau đó mới đi sâu vào từng vấn đề cụ thể và làm rõ mối quan hệ tác động qua lại của các chỉ tiêu nghiên cứu, chỉ ra những nguyên nhân (nhân tố) tác động đến biến động chung của hiện tượng Chẳng hạn: trong báo cáo phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, trước hết đánh giá mức tăng chung của GDP bình quân năm cả giai đoạn, sau đó đi sâu phân tích tăng trưởng của từng năm, phân tích tăng trưởng theo từng nhóm ngành kinh tế: Nông, Lâm, Thủy sản, Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ … hoặc phân tích theo thành phần kinh tế (Kinh tế Nhà nước, kinh tế Ngoài Nhà nước và kinh tế có Vốn đầu tư nước ngoài), Xác định vai trò đóng góp của mỗi nhóm ngành, mỗi thành phần kinh tế đến tăng trưởng chung của GDP...

c) Khi phân tích thống kê, người phân tích phải dựa vào các bảng số liệu đã được xử lý và tổng hợp. Nhiều mục tiêu phân tích có thể sử dụng số liệu đã có sẵn trong các bảng số liệu thống kê và người phân tích chỉ việc trích dẫn từ đó. Tuy trong nhiều trường hợp với nhiều mục đích đặt ra nhưng số liệu từ các bảng đã được tổng hợp chưa có đủ thông tin mà người phân tích phải dựa vào các phương pháp thống kê phù hợp để tính toán các chỉ tiêu, các tham số cần thiết để có thêm thông tin phục vụ cho bản báo cáo được sâu sắc và toàn diện hơn.

d) Trong phân tích cần kết hợp hài hòa giữa các nhân định đánh giá với việc minh chứng bằng số liệu qua các bảng hoặc đồ thị thống kê.

Bảng thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê rất khoa học. Với số lượng các ô trong bảng nhất định nhưng cung cấp được nhiều thông tin theo nhiều chỉ tiêu có quan hệ với nhau qua các thời gian khác nhau.

Đồ thị thống kê là sử dụng các đường nét, hình vẽ và màu sắc để trình bày có tính chất quy ước về số liệu thống kê.

202

Page 203: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Việc trình bày kết hợp giữa nhận định đánh giá với bảng và đồ thị thống kê sẽ làm cho nội dung thông tin được phản ánh một cách toàn diện, sâu sắc và sinh động, dễ hiểu, làm tăng tính hấp dẫn và thuyết phục đôí với người sử dụng.

Có 2 cách trình bày kết hợp giữa nhận định đánh giá với bảng hoặc đồ thị thống kê: cách thứ nhất - nhận định đánh giá trước và có dẫn ra một số số liệu có tính chất đặc trưng , sau dùng bảng hoặc đồ thị để minh họa đánh giá đó; cách thứ hai - đưa ra bảng số liệu hoặc đồ thị thống kê trước rồi tiến hành phân tích trên cơ sở số liệu của bảng hoạc đồ thị. Hạn chế các trường hợp nhận định, đánh giá trước sau đưa ra bảng số liệu hoặc đồ thị để minh họa, nhưng rồi lại tiếp tục phân tích trên cơ sở số liệu của bảng hoặc đồ thị. Như vậy sẽ bị trùng lặp, gây cảm giác khó chịu cho người đọc.

Khi dùng bảng hoặc đồ thị trong phân tích thống kê cần chú ý là:

- Bảng số liệu đưa trong báo cáo phân tích cần ngắn gọn, có quy mô hợp lý vừa đủ cung cấp những thông tin cần thiết minh chứng cho nội dung phân tích. Không nên đưa các bảng quá nhiều thông tin gây rắc rối, nặng nề. Trong trường hợp cần thiết có thể đưa bổ sung ở phần phụ lục.

- Tùy theo tính chất và quy mô của số liệu mà lựa chọn các loại đồ thị thống kê cho thích hợp. Ví dụ: để biểu hiện cơ cấu và biến động cơ cấu của hiện tượng thống kê thường dùng đồ thị diện tích. Tuy nhiên, nếu là hiện tượng với cơ cấu theo nhiều bộ phận nhưng chỉ có ít thời gian hoặc hiện tượng so sánh với nhau thì nên dùng đồ thị diện tích hình tròn; còn nếu là hiện tượng với cơ cấu theo ít bộ phận nhưng nghiên cứu so sánh có nhiều thời gian hiện tượng thì nên dùng đồ thị diện tích hình chữ nhật.

e) Cần sử dụng đồng kết hợp giữa đại lượng biểu hiện về chỉ tiêu thống kê. Chẳng hạn phải kết hợp giữa số tuyệt đối với số tương đối và số bình quân; kết hợp giữa tỷ lệ tăng lên với tỷ phần đóng góp của các chỉ tiêu.

Số tuyệt đối trong thống kê phản ánh khối lượng, quy mô của hiện tượng; Số tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ, kết cấu và trình độ phổ biến của hiện tượng và số bình quân phản ánh mức độ điển hình của hiện tượng.

Nếu chỉ sử dụng số tuyệt đối thì chỉ biết được thực tại kết quả đạt được bao nhiêu, không hiểu được cơ cấu bên trong cũng như sự thay đổi của hiện tượng ra sao. Mặt khác số tuyệt đối gắn liền với quy mô của hiện tượng nên nếu các hiện tượng có quy mô khác nhau nhiều thì không so sánh được với nhau. Vì vậy cần sử dụng số tương đối và số bình quân. Tuy nhiên, khi sử dụng số tương đối và số bình quân không có nghĩa là không cần đến số tuyệt đối mà phải kết hợp linh hoạt thì mới có đầy đủ ý nghĩa của nó.

Thực tế hiện nay khi nói đến phát triển kinh tế, người ta thường chỉ chú ý nhiều đến tốc độ tăng trưởng. Tất nhiên tốc độ tăng trưởng là cần thiết, song không chỉ có tốc độ tăng trưởng mà điều quan trọng nữa là phải xem xét tốc độ tăng lên đó có kết quả cụ thể

203

Page 204: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

mang lại do tăng trưởng là bao nhiêu. Ví dụ, thành phố “A” có tốc độ tăng trưởng 10%, trong khi đó tỉnh “B” có tốc độ tăng trưởng 12%. Số liệu này mới chỉ đơn thuần nói được là tỉnh “B” có tốc độ tăng trưởng cao hơn thành phố“A” là 2%. Nhưng phải thấy rằng 1% giá trị tuyệt đối tăng lên về GDP của thành phố “A” lớn gấp 20 lần 1% giá trị tuyệt đối tăng lên về GDP của tỉnh “B”.

Cũng trong thực tế có một số chỉ tiêu ta chú ý quá nhiều đến tỷ phần đóng góp mà quên rằng tỷ phần đóng góp đó phải gắn với tỷ lệ tăng lên như thế nào, nếu không thì kết luận sẽ phiến diện, không toàn diện.

Ví dụ: Có số liệu về tốc độ tăng TFP, tỷ phần đóng góp của tăng TFP và tốc độ tăng chung của GDP (tính bằng % ) ở 2 tỉnh như sau:

TỉnhTốc độ tăng

GDPTốc độ tăng

TFP

Tỷ phần đóng góp của tăng TFP và tốc độ tăng GDP

A 1 2 3 = (2:1) x 100

M

N

2

10

0,8

3

40

30

Số liệu trên cho thấy nếu ta chỉ căn cứ vào tỷ phần đóng góp của tốc độ tăng TFP vào kết quả tăng chung của GDP thì thấy tỉnh M có kết quả đạt cao hơn (đóng góp 40%) so với tỉnh N (đóng góp 30%). Nhưng khi xét đến mức độ đạt được của tốc độ tăng TFP thì thấy rằng tỉnh N tốt hơn nhiều (tăng 3%) so với tỉnh M (tăng 0,8%). Tỷ đóng góp của tăng TFP của tỉnh N nhỏ hơn vì phải so với tốc độ tăng GDP cao hơn nhiều.Thực tế trên đây cho thấy khi đánh giá tỷ phần đóng góp của một chỉ tiêu chất lượng nào đó phải kết hợp chặt chẽ với việc xem xét kết quả tăng lên mà chỉ tiêu đó đã đạt được.

III. SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ

Trong phần này chúng tôi giới thiệu và hướng dẫn một số thao tác cơ bản sử dụng phần mềm tin học thường dùng trong quá trình phân tích thống kê: Phần mềm Eview, JmultiVM, SPSS, STATA, Excell, …

1. Hướng dẫn cách cài đặt (học thực hành trên lớp)

Học viên sẽ được giảng viên hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng trực tiếp trên máy tính ở lớp học

2. Thực hành xử lý số liệu (học thực hành trên lớp)

Học viên sẽ được giảng viên cho làm quen, hướng dẫn các kỹ năng sử dụng phần mềm trực tiếp trên máy tính ở lớp học.

204

Page 205: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

(cần bổ sung thêm phần Phát triển và ứng dụng CNTT-truyền thông, điều 51 Luật Thống kê 2015)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi

Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết tại sao phải tiến hành công tác phân tích thống kê?

Câu 2. Nội dung, ý nghĩa của phân tích thống kê là gì?

Câu 3. Khi nghiên cứu xu thế biến động của hiện tượng theo thời gian, thống kê dùng phương pháp nào? Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Phương pháp dãy số thời gian

B. Phương pháp hồi quy tương quan

C. Phương pháp phân tổ thống kê

D. Cả ba phương pháp trên đều sai

Câu 4. Giá trị xuất khẩu hàng Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản năm 2011 so với năm 2010 bằng 122,61% là loại chỉ số gì? Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Chỉ số tổng hợp giá xuất khẩu hàng Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

B. Chỉ số tổng hợp lượng hàng xuất khẩu Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

C. Chỉ số tổng hợp chung về giá và lượng hàng xuất khẩu Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

D. Cả ba phương pháp trên đều đúng

Câu 5. Chỉ số phát triển tính bằng giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh là lạo chỉ số gì? Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Chỉ số tổng hợp khối lượng sản xuất sản phẩm nông nghiệp

205

Page 206: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

B. Chỉ số tổng hợp giá sản xuất sản phẩm Nông nghiệp

C. Chỉ số tổng hợp chung cả giá và lượng sản phẩm Nông nghiệp

D. Cả ba phương pháp trên đều đúng

Câu 6. Sản lượng lúa cả năm của Việt Nam năm 2011 so với 2010 tăng 0,2%. Đây là tốc độ tăng gì? Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Tốc độ tăng liên hoàn

B. Tốc độ tăng định gốc

C. Tốc độ tăng bình quân

D. Tốc độ tăng liên hoàn và tốc độ tăng bình quân

Câu 7. Diện tích cho sản phẩm một số cây lâu năm năm 2011 so với năm 2010 có: Nho bằng 80,0%; Xoài bằng 103,3%; Cam, quýt bằng 95,3%. Anh (chị) hãy cho biết đây là chỉ tiêu gì? khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Các tốc độ phát triển liên hoàn

B. Các tốc độ phát triển định gốc

C. Các tốc độ tăng liên hoàn

D. Cả ba phương pháp trên đều đúng

Câu 8. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan được áp dụng để phân tích mối liên hệ như thế nào của hiện tượng kinh tế xã hội? Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Mối quan hệ hoàn toàn chặt chẽ

B. Mối quan hệ không hoàn toàn chặt chẽ

C. Không có mối quan hệ

D. Cả hai mối quan hệ hoàn toàn chặt chẽ và quan hệ không hoàn toàn chặt chẽ

Câu 9. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan được áp dụng trong các trường hợp có những loại chỉ tiêu nào sau đây? Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Một chỉ tiêu kết quả và một, hai hay nhiều chỉ tiêu nguyên nhân

B. Hai hay nhiều chỉ tiêu kết quả và một, hai hay nhiều chỉ tiêu nguyên nhân

C. Hai hay nhiều chỉ tiêu kết quả và hai hay nhiều chỉ tiêu nguyên nhân

D. Cả ba phương pháp trên đều sai

206

Page 207: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Câu 10. Quan hệ giữa các đại lượng của chỉ tiêu nào sau đây là đúng? Anh (chị) hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các đáp cho dưới đây.

A. Tốc độ tăng định gốc bằng tích các tốc độ tăng liên hoàn

B. Lượng tăng tuyệt đối định gốc bằng tích các lượng tăng tuyệt đối liên hoàn

C. Tốc độ phát triển định gốc bằng tích các tốc độ phát triển liên hoàn

D. Cả ba đáp án trên đều sai

207

Page 208: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

2. Bài tập

Bài tập 1. Cho bảng số liệu thủy sản khai thác (TSKT) của Việt Nam như sau:

TT NămChỉ tiêu

2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Sản lượng TSKT (1000 tấn) 1987,9 2074,5 2420,8

2 Lượng tăng tuyệt đối sản lượng TSKT (1000 tấn) 38,7

3 Tốc độ phát triển sản lượng TSKT (%) 102,98

4 Tốc độ tăng sản lượng TSKT (%)

5 Giá trị tuyệt đối của 1% tăng lên TSKT (1000 tấn) 22,35

Anh (chị) hãy:

a) Tính toán và điền đầy đủ số liệu vào bảng trên từ năm 2006 đến 2010?

b) Tính tốc độ phát triển bình quân năm sản lượng TSKT từ 2006 đến 2010?

c) Đánh giá sản lượng TSKT qua số liệu tính toán?

Bài tập 2. Cho bảng số liệu tốc độ tăng liên hoàn về sản lượng trâu bò qua các năm của cả nước như sau:

Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007 2009/2008 2010/2009

Tốc độ tăng (%) 11,4 3,1 -5 -2,7 -1,8

Anh (chị) hãy:

a) Tính tốc độ phát triển định gốc sản lượng trâu bò năm 2010 so với năm 2005?

b) Tính tốc độ tăng bình quân năm sản lượng trâu bò thời kỳ từ 2006 đến 2010?

c) Đánh giá tình hình tăng giảm trâu, bò qua các năm từ số liệu đã tính?

Bài tập 3. Cho bảng số liệu về sản lượng lương thực có hạt của cả nước từ năm 2000 đến 2010 (triệu tấn) như sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Sản lượng 34,5 34,2 36,9 37,7 39,5 39,6 39,7 40,2 43,3 43,3 44,6

208

Page 209: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

Anh (chị) hãy:

a) Tính tốc độ phát triển định bình quân năm và lượng tăng tuyệt đối bình quân năm sản lượng lương thực có hạt thời kỳ 2001 đến 2010?

b) Biểu hiện xu thế biến động cơ bản của bảng số liệu trên bằng phương trình toán học (bậc nhất)?

c) Đánh giá xu thế tăng giảm sản lượng lương thực có hạt qua các năm theo lý thuyết ( ) đã tính được?

Bài tập 4. Cho bảng số liệu về tình hình tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm của một công ty thương mại như bảng sau:

Mặt hàng Đơn vị tính

Ky gốc Ky báo cáo

Giá bán (1000đ)

Lượng hàngGiá bán (1000đ)

Lượng hàng

A Kg 20 800 21 900

B Kg 7 500 7,5 600

C Lít 10 1000 11 1100

Anh (chị) hãy:

a) Tính chỉ số tổng hợp về giá của chung 3 mặt hàng theo 3 phương pháp Laspeyres, Passche và Fisher?

b) Tính chỉ số tổng hợp về lượng hàng bán ra của chung 3 mặt hàng theo 3 phương pháp Laspeyres, Passche và Fisher?

c) Phân tích biến động (số tuyệt đối và số tương đối) của tổng mức tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của hai nhân tố giá bán và lượng hàng tiêu thụ?

Bài tập 5. Cho số liệu về tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam như sau:

- Tổng giá trị xuất khẩu: năm 2009 là 57096,3 triệu USD; năm 2010 là 72191,9 triệu USD.

- Chỉ số tổng hợp về giá của chung tất cả các mặt hàng năm 2010 so với năm 2009 là 110,7%. Anh (chị) hãy:

a) Tính chỉ số tổng hợp về lượng hàng xuất khẩu năm 2010 so với năm 2009?

b) Phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố (giá và lượng hàng) đến sự biến động chung của giá trị xuất khẩu năm 2010 so với năm 2009?

209

Page 210: BỘ KẾ HOẠCH – ĐẦU TƯthongke.hcmcso.gov.vn/baocaothidua/Thongbao/Tai lieu BDNV... · Web view- Nâng cao chất lượng thông tin - Đạt hiệu quả công việc cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1.] Hà Văn Sơn, “Giáo trình lý thuyết Thống kê” Nxb Thống kê, 2004.

[2.] GS. Nguyễn Khắc Minh, TS. Nguyễn Việt Hùng, “Cơ sở lý thuyết chuôi thời gian phi tuyến và ứng dụng vào xây dựng mô hình phân tích lạm phát cho Việt Nam” , Bài giảng trong khuôn khổ hợp phần 5, Dự án ETV2, 2009.

[3.] PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thúy, “Nguyên lý Thống kê” Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006.

[4.] Nguyễn Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Thạch, “Giáo trình lý thuyết Thống kê” Nxb Hà Nội, 2005.

[5.] PGS. TS. Tăng Văn Khiên, “Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp” Nxb Thống kê, 2001.

[6.] TS. Chu Văn Tuấn, TS. Phạm Thị Kim Vân “Giáo trình lý thuyết thống và phân tích dự báo” Nxb Tài chính, 2008.

[7.] Viện Khoa học Thống kê, TCTK “Báo cáo Hội nghị khoa học thống kê lần IV về Phân tích thống kê” Hà Nội, 2000.

[8.] Viện Khoa học Thống kê, TCTK “Thực hành thống kê, sách dịch của tác giả David S. Moore, George P. McCabe, Bruce A. Craig” Nxb Thống kê, 2010.

[9.] ThS. Hà Mạnh Hùng, “Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội” Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 72, trang 19-23, 2011

210