29
Bộ luật Hammurabi Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Văn bản khắc trên bia đá của bộ luật Hammurabi. Phần trên của bia đá chứa bộ luật Hammurabi.

Bộ luật Hammurabi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 2: Bộ luật Hammurabi

Mặt sau của bia đá.

Bộ luật Hammurabi (Codex Hammurabi ) là văn bản luật cổ nhất còn được bảo tồn tốt, được tạo ra vào

khoảng thập niên 1760 TCN ở Babylon cổ đại. Nó được vị vua thứ sáu của Babylon là Hammurabi ban hành[1].

Chỉ còn một một phần của bộ luật này tồn tại cho tới nay, được khắc trên một bia đá bazan cao khoảng 2,44 m

(8 ft). Nguyên thủy, một lượng bia đá kiểu như vậy có thể đã được đặt trong các đền miếu tại một số nơi của

đế quốc này[2][3]

Bia đá chứa văn bản của bộ luật Hammurabi được nhà Ai Cập học là Gustave Jéquier, thành viên của đoàn

thám hiểm do Jacques de Morgan chỉ huy, phát hiện tháng 12 năm 1901. Bia đá này được phát hiện tại khu

vực ngày nay là tỉnh Khuzestan (tên gọi cổ đại là Elam) của Iran, nơi nó được vua Elam là Shutruk-

Nahhunte chiếm giữ trong thế kỷ 12 TCN như là của cướp được[4]. Hiện nay nó được đặt trong viện bảo tàng

Louvre ở Paris [1] . Phần trên của bia đá là hình chạm nổi thấp thượng đế của người Babylon (hoặc

là Marduk hoặc là Shamash), với vua Babylon đang bệ kiến thượng đế và tay phải của ông đưa lên miệng như

là dấu hiệu của lòng tôn kính[1]. Văn bản của bộ luật chiếm phần dưới, được viết bằng văn tự hình nêm

trongtiếng Babylon cổ. Văn bản được các nhà phiên dịch tách ra thành 282 luật, nhưng sự phân chia này là tùy

hứng, do văn bản gốc không có các dấu hiệu phân chia.

Vua Hammurabi (trị vì khoảng 1796 TCN – 1750 TCN) tin tưởng rằng ông được các vị thần lựa chọn để đưa

luật pháp tới thần dân Babylon thời đó. Trong lời nói đầu cho văn bản luật, ông tuyên bố rằng "Anu và Bel gọi

Trẫm bằng tên, Hammurabi, vị Quốc vương cao quý, Người kính sợ Thượng Đế , đem quy tắc về sự công bằng

tới mặt đất."[5].

Page 3: Bộ luật Hammurabi

Bộ luật này thường được chỉ ra như là ví dụ sơ đẳng về việc ngay cả vua cũng không thể thay đổi các luật lệ

nền tảng liên quan tới việc điều hành đất nước, dạng nguyên thủy của cái mà ngày nay được gọi là hiến pháp.

Bộ luật của vua Hammurabi nước Babylon là một trong vài bộ luật tại Cận Đông cổ đại [6] [7] . Các tập hợp sớm

hơn về luật pháp có bộ luật của Ur-Nammu, vua xứ Ur (khoảng 2050 TCN), bộ luật Eshnunna (khoảng 1930

TCN) và bộ luật của Lipit-Ishtar, vua xứ Isin (khoảng 1870 TCN)[8], trong khi các bộ luật ra đời muộn hơn có bộ

luật Hittite, bộ luật Assyria, luật Moses và trụ Cyrus của vua Cyrus Đại đế nước Ba Tư.[9] Các bộ luật này đến

từ các nền văn hóa tương đồng trong một khu vực địa lý tương đối nhỏ và chúng có các đoạn văn bản tương

tự như nhau.

Người Babylon và các láng giềng của họ đã phát triển hệ thống sớm nhất về kinh tế được ấn định trong văn

bản luật, sử dụng đơn vị chuẩn đo lường các chủng loại hàng hóa khác nhau. Các văn bản luật từ Sumer có

thể được coi là các công thức kinh tế dạng văn bản đầu tiên, và có nhiều thuộc tính vẫn còn được sử dụng

trong hệ thống giá ngày nay... chẳng hạn như các lượng pháp điển hóa của tiền cho các giao dịch kinh doanh

(lãi suất), các loại mức phạt bằng tiền vì 'điều phạm pháp', các quy tắc thừa kế, các luật liên quan tới việc tài

sản tư nhân được đánh thuế hay phân chia như thế nào v.v. Bộ luật không quy định cơ hội để diễn giải hay

biện hộ, mặc dù nó ngụ ý quyền của một người trong việc trưng ra chứng cứ. Để có tổng quan về bộ luật, xem

thêm bài luật Babylon.

Mục lục

  [ẩn]

1 Chi tiết

2 Về dân sự

3 Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình

4 Về hình sự

5 Về tố tụng

6 Kết luận

7 Xem thêm

8 Ghi chú

9 Tài liệu tham khảo

10 Liên kết ngoài

[sửa]Chi tiết

Về kĩ thuật lập pháp, tuy không phân chia thành các ngành luật nhưng bộ luật cũng được chia thành nhóm

các điều khoản có nội dung khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của bộ luật là những quan hệ xã hội rộng, bao

Page 4: Bộ luật Hammurabi

quát lên toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội như hôn nhân gia đình, ruộng đất, thừa kế tài sản, hợp

đồng dân sự, hình sự, tố tụng ...

Về mức độ điều chỉnh: Mức độ điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các loại quan hệ xã hội

cần được điều chỉnh bằng pháp luật, các yếu tố chủ quan của nhà làm luật. Thông thường người ta phân

biệt thành hai mức độ điều chỉnh pháp luật: cụ thể – chi tiết và khái quát hoá cao. Bộ luật về cơ bản áp

dụng mức độ điều chỉnh cụ thể, chi tiết.

Về mặt hình thức pháp lý, đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm

các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều

chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu đó là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng, tuy vậy không có sự tách

rời giữa các lĩnh vực. Các qui phạm của Bộ luật Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở Phương

Đông thời kỳ cổ đại là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài.

[sửa]Về dân sự

Những điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của Bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật đã đặc biệt chú ý

điều chỉnh quan hệ hợp đồng, vì đây là quan hệ phổ biến ở xã hội Lưỡng Hà cổ đại, có nhiều qui định không

những tiến bộ về nội dung, mà còn chặt chẽ về kĩ thuật lập pháp. Về chế định hợp đồng, Luật qui định ba

điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán:

Thứ nhất, người bán phải là chủ thực sự,

Thứ hai, tài sản phải có giá trị sử dụng,

Thứ ba, phải có người làm chứng.

Bộ luật cũng qui định các điều khoản lĩnh canh ruộng đất. Đối với ruộng, người lĩnh canh nhận mỗi mùa từ 1/3

- 1/2 số sản phẩm thu hoạch. Đối với vườn được nhận 2/3 số sản phẩm thu hoạch. Điểm tiến bộ hơn nữa là

luật đã qui định mức lãi suất đối với hợp đồng vay nợ. Cụ thể luật qui định mức lãi suất đối với tiền là 1/5, vay

thóc là 1/3.

Về chế định thừa kế tài sản, Luật Hammurabi phân làm hai loại thừa kế: thừa kế theo pháp luật và thừa kế

theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật : Nếu người cho thừa kế không để lại di chúc thì tài sản được chuyển đến cho những

người có quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được

chuyển về gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình. Đó là cách thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo di chúc : Bộ luật đã hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như qui định người cha không

được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng. Con

trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau.

[sửa]Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Page 5: Bộ luật Hammurabi

Theo xu hướng củng cố địa vị của người chồng, người cha nên trách nhiệm và nghĩa vụ thuộc về người vợ và

con cái. Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì

chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng

ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi. Điểm tiến bộ là đã có qui định kết hôn phải có giấy tờ, ở mức độ nào đó

có qui định bảo vệ người phụ nữ (người vợ có quyền ly hôn khi người chồng đi khỏi nhà không có lý do, chồng

có quan hệ ngoại tình hay vu cáo vợ ngoại tình). Có một qui định rất nhân đạo nếu đặt trong hoàn cảnh lúc bấy

giờ là: ”Người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi.”

[sửa]Về hình sự

Lĩnh vực Hình sự là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai cấp và sự bất bình đẳng. Một nguyên tắc xuyên suốt và

thể hiện rõ trong Bộ luật là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi, địa vị của người chồng, người cha trong gia đình. Thí

dụ, nếu không có con, người chồng có quyền ly dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì

chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng

ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi. Điều 129 qui định : "Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác

mà bị bắt, thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông". Tàn dư của xã hội nguyên thuỷ rất rõ là

nguyên tắc trả thù ngang bằng, thậm chí còn cho phép trừng trị cả những người không liên quan đến tội phạm.

Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp lí, chứ không xét trên

phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Thí dụ, Điều 38 qui định: " Nếu thợ xây nhà mà

xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết." hoặc Điều 39: "Nếu nhà đổ, con của

người chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo".

Bằng phương pháp thống kê cho thấy trong Luật Hammurabi có nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình. Thường là

các hình phạt rất khắc nghiệt như dìm, đóng đinh, chém v.v…Tính chất tương xứng trong trách nhiệm pháp lý

nhấn mạnh nhiều đến tính trừng trị đối nhân hoặc đối vật, mà chưa tính đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để

người vi phạm hoàn lương. Bên cạnh đó, Bộ luật còn nêu ra trách nhiệm tập thể của các thành viên công

xã đối với nhà nước; qui định về trừng phạt kẻ giúp nô lệ chạy trốn, trừng phạt những kẻ xâm phạm quyền sở

hữu của nhà vua, chủ nô; Trừng phạt người quản gia làm thất thoát tài sản của chủ bị ném cho dã thú xé xác;

Lấy cắp gia cầm hoặc các đồ dùng khác của chủ sẽ bị phạt từ 10 đến 30 lần giá trị thứ lấy cắp. Nếu không nộp

được phạt, kẻ lấy cắp sẽ bị giết. Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là luật đã manh nha phân biệt phạm tội vô

ý và phạm tội cố ý. Ví dụ luật ghi trong khi ẩu đả làm chết người, nếu kẻ làm chết người chứng minh được

rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình, chỉ bị phạt tiền.

[sửa]Về tố tụng

Tố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều qui định về thủ tục bắt giữ, giam cầm, qui định

những nguyên tắc khi xét xử như xét xử phải công khai, phải coi trọng chứng cứ, phán quyết phải được thi

hành nghiêm minh... Có hai qui định rất đặc thù về tố tụng của Bộ luật này:

Page 6: Bộ luật Hammurabi

Thứ nhất qui định về trách nhiệm của thẩm phán : ”Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết

bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12

lần giá trị tiền phạt mà ông ta đã yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời

khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn và không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”. Qui định về trách

nhiệm của thẩm phán trong việc xét xử như qui định trên trong một xã hội thể hiện tính giai cấp sâu sắc

quả thật là một sự tiến bộ. Qua đó cho thấy, thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, rất coi trọng trách

nhiệm xét xử công bằng của thẩm phán. Sử sách đã ca ngợi rằng ở Lưỡng Hà cổ đại, tinh thần thượng

tôn luật pháp và thói quen cầu viện công lý đã ăn sâu vào tác phong sinh hoạt của người dân nơi đây.

Thứ hai về hình thức xét xử : Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sông

và nhảy xuống, nếu anh ta chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng

ngược lại, nếu dòng sông chứng minh rằng bị đơn là không có tội, tức là anh ta còn sống sót, thì nguyên

đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”.

[sửa]Kết luận

Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật và tuyên bố sẽ trừng phạt bất cứ ai vi phạm Bộ luật này: “Để

cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu; để cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để cho

sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày lẽ phải…Nếu kẻ nào thi

hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại nếu người nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc

sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần linh trừng phạt”.

Bộ luật Hammurabi là Bộ luật thành văn cổ nhất trên thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất

của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của Bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập

trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Bộ luật đã xây dựng rất công phu, điều chỉnh và phản ánh một cách

sinh động các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của vương quốc Babilon. Bộ luật không chỉ có giá trị

về nghiên cứu pháp lý mà còn là nguồn cứ liệu lịch sử phong phú, quí giá để nghịên cứu nền văn hoá Babilon

- Lưỡng Hà cổ đại.

[sửa]Xem thêm

Khảo lược Bộ luật Hammurabi Của nhà nước Lưỡng Hà cổ đại(phần 2)Đăng lúc: Thứ ba - 20/09/2011 17:05 - Người đăng bài viết: tranvietnhatpsa

Page 7: Bộ luật Hammurabi

Hammurabi2. Các quy định điều chỉnh quan hệ hình sự trong bộ luật Hammurabi 1. Trong bất cứ chế độ xã hội nào, các quy định của nhà nước về tội phạm và hình phạt cũng đều có ý nghĩa quan trọng. Có người đã nói rất hình ảnh rằng luật hình sự không khác gì tấm lá chắn vững chắc bảo vệ cho xã hôi, không có tấm lá chắn đó, xã hội không thể tồn tại và phát triển bình thường được. Nghiên cứu về bộ luật Hammurabi, có ý kiến cho rằng đây là “một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình”.[1]Mặc dù theo học chuyên ngành hẹp là luật hình sự song tôi không nhất trí với ý kiến này, bởi hai lý do sau đây:

 

 

          Thứ nhất, trong tổng số 247 điều còn đọc được của bộ luật Hammurabi, có đến một nửa số điều luật này không liên quan đến hình luật. Quy phạm pháp luật chứa đựng trong các điều luật này là quy phạm điều chỉnh chứ không phải là quy phạm bảo vệ. Các điều luật trong nhóm này thường không có chế tài.          Thứ hai, ngay cả đối với những điều luật có quy định chế tài thì chế tài đó cũng không rõ rệt là chế tài của luật hình sự. Chẳng hạn như chế tài buộc người vi phạm gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp này dường như mang tính chất chế tài dân sự nhiều hơn là hình sự, mặc dù nó được đem ra để giải quyết nhưng vụ việc về bản chất là vụ việc hình sự.          Chính bởi lý do trên, không thể khẳng định tất cả các quy phạm pháp luật trong bộ luật Hammurabi đều là quy phạm pháp luật hình sự. Việc phân tách quy phạm pháp luật hình sự và quy phạm pháp luật dân sự, thực chất,  không có trong tư duy pháp lý của nhà làm luật Lưỡng Hà cổ đại. Điều này có nghĩa rằng, việc đặt vấn đề nghiên cứu các quy phạm pháp luật hình sự ở đây chỉ mang hàm nghĩa: trên bình diện khoa học, chúng ta vận dụng lý thuyết pháp luật hiện đại về việc chia hệ thống pháp luật quốc gia ra thành nhiều ngành luật khác nhau để tiếp cận các quy phạm điều chỉnh những vụ việc mang tính chất hình sự mà thôi.

 

          2. Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm pháp luật mang tính chất hình sự trong bộ luật Hammurabi có đặc điểm là mang tính chất tư tố. Đây là đặc điểm lớn nhất của loại quan hệ này được phản ánh trong bộ luật.          Theo quan niệm của chúng ta ngày nay, luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội khi tội phạm được thực hiện. Như thế, quan hệ pháp luật hình sự thường được xác định là quan hệ giữa hai bên chủ thể: một bên là người thực hiện hành vi phạm tội và bên kia là nhà nước.  Điều này dường như không đúng với những gì được quy định trong bộ luật Hammurabi. Theo quan điểm của nhà lập pháp Lưỡng Hà cổ đại, các quan hệ có tính chất “hình sự” vẫn là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa người có hành vi “phạm tội” với bên bị hại. Kể cả trường hợp người phạm tội có hành vi gây thiệt hại cho cả cộng đồng, như việc không trông nom đê điều cẩn thận dẫn đến vỡ đê, làm ngập lụt cho cả vùng (Điều 53) thì quan hệ trách nhiệm hình sự vẫn là quan hệ giữa người phạm tội với từng người bị hại. Người bị hại là người có quyền truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án. Và cũng chính người bị hại là người có nghĩa vụ và trách nhiệm chứng minh tội phạm. Trách nhiệm chứng minh tội phạm của người bị hại nặng nề đến nỗi nếu như họ không chứng minh được người mà mình đưa ra

Page 8: Bộ luật Hammurabi

trước Toà là tội phạm thì bản thân họ sẽ chuyển địa vị pháp lý từ nguyên cáo thành bị cáo. Theo Điều 1 bộ luật Hammurabi, nếu người nào đi buộc tội người khác mà không đưa ra được bằng chứng xác đáng, người đó sẽ bị xử phạt tử hình.

          Điểm thứ hai để khẳng định tính chất tư tố của các quan hệ pháp luật hình sự được xác lập bởi bộ luật Hammurabi là vấn đề hình phạt, cụ thể là hình phạt tiền. Phạt tiền là loại “hình phạt”, nếu có thể nói như vậy, phổ biến nhất được quy định trong bộ luật. Trong luật hình sự hiện đại, phạt tiền do nhà nước, cụ thể là do Hội đồng xét xử tuyên cho người phạm tội và khoản tiền phạt được xung vào quỹ nhà nước. Về vấn đề này, bộ luật Hammurabi quy định khác: khoản tiền phạt không chuyển vào ngân sách nhà vua mà trả trực tiếp cho người bị hại. Chẳng hạn, theo Điều 120 của bộ luật quy định trường hợp người nhận trông giữ thóc lúa cho người khác mà lại chiếm đoạt một phần số thóc lúa được gửi giữ sẽ bị phạt gấp đôi số  thóc lúa đã chiếm đoạt và khoản phạt này được trả cho người gửi giữ (là chủ của số thóc lúa bị chiếm đoạt).

 

          3. Tư tưởng cơ bản, có tính chất chi phối việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự là hình phạt ngang bằng. Nguyên tắc hình phạt ngang bằng (talion) được vận dụng một cách triệt để trong bộ luật Hammurabi. Bản thân việc áp dụng nguyên tắc này như là nền tảng của pháp luật cũng cho thấy tính chất tư tố của các quan hệ pháp luật hình sự thời kỳ cổ đại ở Lưỡng Hà. Nguyên tắc talion bắt nguồn từ tập quán trả thù nguyên thuỷ cho phép người trong thân tộc người bị hại đi truy tìm và giết chết kẻ làm hại người trong dòng tộc họ. Nội dung của nguyên tắc Talion thể hiện trong câu nói đã được ghi vào Thánh Kinh của người Do Thái: “mắt đền mắt, răng đền răng”. Điều 196 bộ luật Hammurabi quy định: “Kẻ nào làm hỏng mắt của người dân tự do, kẻ đó sẽ bị người ta chọc mù mắt”. Điều 197 bộ luật lại quy định: “Kẻ nào đánh gãy tay của một người tự do, người ta sẽ đánh gãy tay của hắn”. Điều 230 bộ luật quy định người thợ xây, xây nhà không cẩn thận, làm đổ nhà chết con chủ nhà thì phải giết con người thợ xây.         

          4. Phương pháp quy định tội phạm trong bộ luật Hammurabi là cụ thể hoá hành vi phạm tội. Nhà làm luật Lưỡng Hà cổ đại không có ý thức khái quát hoá và trừu tượng hoá các hành vi trái pháp luật. Điều này cho thấy bộ luật thuộc loại văn bản có tính chất tổng tập các tập quán được tập hợp hoá.  Trước thời Hammurabi, các tập quán của người Sumer, người ác-cát, người Amôrít chắc chắn là có nhiều nhưng tản mát và không thống nhất. Công lao to lớn của Hammurabi chính là hệ thống hoá và thống nhất hoá các tập quán đó. Cái lợi của việc làm này là làm cho quy định của bộ luật rất dễ hiểu và dễ áp dụng; và đã áp dụng là áp dụng chính xác bởi quy định của luật rất chặt chẽ, dự liệu hầu như toàn bộ các tình huống có thể xảy ra đối với cùng một vụ việc để có phương án xử lý phù hợp.

        

         5. Bộ luật Hammurabi thể hiện rất rõ nguyên tắc tính có lỗi của hành vi phạm tội. Tất nhiên, cho đến thời đại ngày nay của chúng ta, người ta vẫn còn phải bàn luận với nhau xem bản chất của lỗi là gì; Nhiều vấn đề liên quan đến lỗi vẫn chưa thống nhất. Tuy vậy, trong nhận thức chung, lý luận luật hình sự xác định lỗi là thái độ chống đối xã hội của người phạm tội thông qua việc lựa chọn xử sự trái pháp luật. Về cơ bản, lỗi được chia làm hai loại cố ý và vô ý tương ứng với hai loại tội: tội cố ý và tội vô ý. Trong bộ luật Hammurabi, nhà lập pháp cũng chia hành vi phạm tội thành tội phạm vô ý và tội phạm cố ý với chính sách xử lý khác nhau rõ rệt. Chẳng hạn, theo quy định của Điều 126 bộ luật, người thợ cạo nào mà cố ý xoá bỏ dấn ấn nô lệ cho nô lệ của một người khác mà không được sự đồng ý của đó thì sẽ bị chặt tay. Ngược lại, nếu người thợ cao chỉ vô ý làm việc này do bị người khác lừa dối thì anh ta sẽ được miễn tội. Tương tự như vậy, người nào cố ý đánh bị thương người khác ở cùng đẳng cấp sẽ bị xử theo nguyên tắc “mắt đền mắt, răng đền răng”. Ngược lại, nếu vô ý thì chỉ phải chi trả số tiền thuốc mà người bị hại đã bỏ ra để chữa trị vết thương mà thôi (Điều 206).

        

Page 9: Bộ luật Hammurabi

         6. Vấn đề đồng phạm không được xây dựng thành một chế định riêng trong bộ luật Hammurabi mà chỉ được nhắc tới qua một số điều luật. Điều 6 bộ luật quy định: “Nếu kẻ nào dám cả gan trộm cắp những đồ vật quí giá trong các đền thờ thần hay trong cung điện của nhà vua, kẻ đó sẽ phải chết. Kẻ nào tàng trữ, che dấu hoặc tiêu thụ đồ trộm cắp đó cũng sẽ bị phạt tử hình”. Trong điều luật nói trên, nhà làm luật đưa ra một mức hình phạt như nhau cho cả chính phạm, tòng phạm và người phạm tội liên quan đến đồng phạm nhưng hành vi cấu thành một tội độc lập. Chính sách xử lý này sở dĩ được đề ra là vì căn cứ vào tầm quan trọng của khách thể bảo vệ. Đối với những trường hợp khác, ở một mức độ nào đó, nhà làm luật có biện pháp đối xử mang tính chất phân biệt hơn. Chẳng hạn, Điều 227 bộ luật quy định: “Nếu kẻ nào lừa dối người thợ cắt tóc để cho người thợ cắt tóc này xoá bỏ dấu ấn của một tên nô lệ; Kẻ đó phải bị xử tử hình;     Xác kẻ đó chôn ngay trong nhà của nó. Còn về phần người thợ cắt tóc, nếu y thề: “Tôi không cố ý làm việc này; Người thợ cắt tóc đó sẽ được tha”. Trong điều luật nói trên, nhà làm luật đã rất có ý thức khi xác định vai trò của người thợ cắt tóc đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Người thợ cạo trong trường hợp này là người liên quan trực tiếp đến tội phạm, nhưng do không có sự liên kết ý thức với người đã lừa dối mình trong việc thực hiện hành vi trái pháp nên không đồng phạm với người đó và không có tội. Trách nhiệm của tội phạm do người thực hiện tội phạm thông qua người khác (người lừa dối người cắt tóc) gánh chịu.        

         7. Do tính chất của quan hệ pháp luật hình sự được phản ánh trong bộ luật Hammurabi là tư tố nên nhà làm luật thường chỉ coi có tội phạm khi các lợi ích xã hội cần được bảo vệ đã bị xâm hại, hay nói cách khác đã có hậu quả xảy ra. Điều này dẫn đến hệ quả là chế định giai đoạn phạm tội không tồn tại trong bộ luật. Qua nghiên cứu bộ luật Hammurabi, tôi không thấy có điều luật nào quy định về âm mưu phạm tội hay trừng phạt tội phạm khi hậu quả đang có nguy cơ xảy ra. Tuy nhiên, cần lưu ý, bộ luật hầu như không điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sự an toàn của nhà nước, mà vấn đề âm mưu phạm tội lại chủ yếu chỉ liên quan đến nhóm tội này. Do đó, sự không hiện diện của chế định giai đoạn phạm tội trong bộ luật Hammurabi không đồng nghĩa với với chế định này tồn tại trên thực tế.

        

         8. Về hình phạt trong bộ luật Hammurabi, có thể thấy rằng nhà làm luật đã đưa ra cả một hệ thống chế tài hình sự để đối phó với từng loại tội phạm. Hình phạt phổ biến nhất là phạt tiền. Tiền phạt được tính trên cơ sở số tiền chiếm đoạt hoặc thiệt hại thực tế đã gây ra. Mức phạt có thể là gấp hai lần, ba lần, sáu lần, mười lần, thậm trí là ba mươi lần số tài sản đã chiếm đoạt. Nếu gây thiệt hại do lỗi vô ý thì thường chỉ phải bồi thường toàn bộ số tài sản tính theo giá trị thiệt hại đã gây ra.

         Loại hình phạt phổ biến thứ hai là tử hình. Có thể thấy hình phạt tử hình được Hammurabi quy định rất rộng rãi trong bộ luật của ông. Phương pháp thi hành án tử hình rất khác nhau, có thể làm dìm xuống nước cho chết, có thể là hoả thiêu hay treo cổ. Thậm trí, có điều luật còn quy định cả quy trình và địa điểm thi hành án tử hình, chẳng hạn như Điều 21 bộ luật “Nếu kẻ nào đục tường khoét lỗ nhà người khác, người ta sẽ giết y và chôn y ngay đối diện cái lỗ tường mà  y đã đào”.         Ngoài hai loại hình phạt trên, bộ luật còn quy định nhiều hình phạt thân thể như:

         - Chặt tay người phạm tội. Chẳng hạn, Điều 195 bộ luật quy định: “Đứa con nào dám đánh cả cha đẻ; Nó sẽ bị chặt tay”.         - Xẻo vú người phạm tội. Chẳng hạn như Điều 194 bộ luật. Điều 194 quy định:

“Trường hợp một người giao con của hắn ta cho người vú nuôiVà đứa trẻ này đã chết trên tay người vú nuôiNgười vú nuôi lại nuôi một đứa trẻ khácMà không được sự đồng ý của cha mẹ đẻ nóNgười vú nuôi sẽ bị truy tố ra trước toàNgười ta sẽ xẻo vú người vú nuôiVì đã nuôi một đứa trẻ khác

Page 10: Bộ luật Hammurabi

Mà không được sự đồng ý của cha mẹ nó”.         - Chọc mù mắt người phạm tội (Điều 196)

         - Đánh gãy tay người phạm tội (Điều 197)

         - Đánh gãy răng người phạm tội (Điều 200)

         - Cắt tai người phạm tội (Điều 282)

         - Cắt lưỡi người phạm tội (Điều 192)

         - Đánh người phạm tội bằng roi gân bò trước công chúng (Điều 202).

         - Đóng dấu vào trán (Điều 127). Hình phạt này mang tính chất hạ nhục người khác, được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự phụ nữ.

         Nhìn chung, các hình phạt quy định trong bộ luật Hammurabi mang tính hà khắc cao. Dù vậy, theo quan niệm của tôi, chúng ta cũng nên có cái nhìn lịch sử đối với sự hà khắc trong các hình phạt quy định tại bộ luật này bởi như K.Marx đã nói: “Hình phạt không phải là cái gì khác ngoài phương tiện để tự bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó”.[2]

        

         9. Bên cạnh việc quy định trách nhiệm hình sự, bộ luật Hammurabi còn quy định cả vấn đề miễn trách nhiệm hình sự. Trong bộ luật, miễn trách nhiệm hình sự không được xây dựng thành một nguyên tắc chung như ở luật hình sự hiện đại chúng ta mà được quy định cho các trường hợp cụ thể (chẳng hạn như Điều 20, Điều 129, Điều 227 bô luật).

         Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật là phân biệt rõ chế định miễn trách nhiệm hình sự với trường hợp không có tội. Chẳng hạn, Điều 134 bộ luật Hammmurabi quy định:

         “Nếu như người chồng bị bắt làm tù binh,         Và nếu như ở nhà của anh ta, không còn phương tiện sinh hoạt để duy trì cuộc sống         Thì người vợ có quyền dời nhà anh ta để lấy một người đàn ông khác.         Cô ta vô tội”.         Về mặt thực tế, dù là không có tội hay được miễn trách nhiệm hình sự, kết quả đều như nhau: không phải gánh chịu hình phạt của nhà nước; Tuy nhiên, đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi mà nhà làm luật điều chỉnh không phải là người vô tội mà là người có tội. Người này sở dĩ được miễn trách nhiệm hình sự là do chính sách đặc biệt của nhà nước trong một số trường hợp cụ thể.        

         10. Về các tội phạm cụ thể, có thể chia các tội phạm được quy định trong bộ luật Hammurabi thành 8 nhóm sau đây:

         - Các tội xâm phạm sự an toàn của nhà nước và sự tôn nghiêm của tôn giáo.

         - Các tội xâm phạm quyền sở hữu nô lệ của chủ nô.

         - Các tội xâm phạm sở hữu của thể nhân.

         - Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người.

         - Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Page 11: Bộ luật Hammurabi

         - Các tội phạm xâm phạm chế độ quân dịch; tôi phạm do nhân viên chính quyền thực  hiện.

         - Các tội phạm khác.

        

         Thứ nhất, các tội xâm phạm sự an toàn của nhà nước và sự tôn nghiêm của tôn giáo.         Như đã nói ở trên, lĩnh vực an toàn nhà nước và sự tôn nghiêm của tôn giáo được đề cập tương đối ít trong bộ luật Hammurabi. Sở dĩ có tình trạng này là bởi vì “Nhà lập pháp không hề cố tìm cách đưa ra một bộ luật (corpus juris); ông ta chỉ công bố danh sách những điều sửa đổi đối với các điều khoản đã phát biểu trước đó, hay những bổ sung cần thiết do những sự biến đổi trong các điều kiện sống của thời đại ông ta; nhưng các điều khoản  không cần phải sửa đổi thì không có trong bảng danh sách này; chúng được xem như đã biết”.[3]

         Bộ luật chỉ có một điều duy nhất có nhắc đến từ “những kẻ nổi loạn”, đó là Điều 109:

“Nếu mụ bán rượu dám để cho những kẻ nổi loạn vào cửa hàng của mình (để uống rượu);         Mà không bắt và giải chúng ra trước nhà vua;         Mụ sẽ phải chịu hình phạt tử hình”.         Hành vi nói trong Điều 109 nói trên không phải là hành vi chống đối nhà nước mà chỉ là hành vi liên quan đến những kẻ chống đối nhà nước. Hơn nữa, quán rượu là nơi mở ra cho công chúng, việc những kẻ nổi loạn vào quán ăn uống không phải là lỗi của chủ quán. Không thể lấy việc kẻ phản loạn vào quán ăn uống để quy kết chủ quán che giấu, nuôi dưỡng những kẻ phản loạn. Thực chất, điều luật muốn nói đến nghĩa vụ của mọi công dân Lưỡng Hà phải bắt giữ những kẻ chống đối nhà vua. Người nào vi phạm nghĩa vụ này sẽ bị xử phạt tử hình. Nếu như vi phạm nghĩa vụ không bắt giữ những kẻ phản loạn đã bị tử hình thì hình phạt đối với kẻ phản loạn còn đến đâu? Qua đây, có thể khẳng định hình phạt đối với những người có hành vi xâm phạm đến sự an toàn nhà nước là rất nghiêm khắc.

         Một điều luật khác trong bộ luật Hammurabi được xây dựng để bảo vệ tài sản của nhà vua và đền thờ. Điều 8 bộ luật quy định:

         “Kẻ nào trộm cắp bò, cừu, lừa hay thuyền của người khác;         Nếu tài sản bị trộm cắp là của các đền thờ hay của nhà vua, kẻ trộm cắp đó sẽ bị phạt gấp 30 lần giá trị tài sản trộm cắp.         Nếu tài sản bị trộm cắp là của mouchkinou,         Y sẽ bị phạt gấp 10 lần giá trị số tài sản trên.         Nếu kẻ phạm tội không có tiền nộp phạt, y sẽ phải chết”.         Từ điều 8 nói trên, có thể thấy nhà làm luật có cách ứng xử rất khác nhau đối với từng trường hợp trộm cắp cụ thể. Trộm cắp tài sản của nhà vua hay đền thờ bị phạt rất nặng: đến 30 lần giá trị tài sản trộm cắp. Với mức phạt này, nhà làm luật muốn cấm ngặt mọi hành vi xâm phạm tài sản của nhà vua. Mặt khác, điều luật còn quy định khả năng chuyển đổi hình phạt: chuyển từ phạt tiền sang phạt tử hình. Như thế, tài sản nhà vua được hai lần hàng rào pháp luật bảo vệ.

         Bộ luật cũng dành một điều luật bảo vệ sự tôn nghiêm của đền thờ qua việc bảo vệ danh dự của các nữ tu. Người nào xúc phạm nữ tu sẽ bị đóng dấu vào mặt (Điều 127 bộ luật).

        

         Nhóm tội thứ hai được quy định trong bộ luật Hammurabi là các tội xâm phạm quyền sở hữu nô lệ của chủ nô.         Trong chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ, nô lệ luôn ở vị trí phụ thuộc trong mối quan hệ với chủ nô, là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô. Quan hệ chủ nô - nô lệ được coi là quan hệ có tính cách nền tảng của xã hội Lưỡng Hà cổ đại. Để bảo vệ quan hệ này, nhà lập pháp xây dựng nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu nô lệ của chủ nô.

Page 12: Bộ luật Hammurabi

         Trong bộ luật Hammurabi, nhóm tội phạm này được quy định rải rác ở nhiều điều luật khác nhau; về cơ bản, có thể được chia thành ba nhóm nhỏ sau đây:

         - Các tội liên quan đến việc nô lệ bỏ trốn.

         - Các tội liên quan đến việc xoá bỏ dấu ấn nô lệ.

         - Tội chối bỏ chủ của nô lệ.

         Nô lệ là tài sản của chủ nô nhưng tài sản đó không phải là đồ vật vô tri. Họ là những con người, mà con người thì luôn có sự phản kháng khi bị áp bức, bị bóc lột hay bị ngược đãi quá đáng. Bộ luật Hammurabi không có điều luật nào quy định hành vi nổi loạn của nô lệ, cũng không thấy có điều luật nào nói về việc nô lệ chửi đánh lại chủ nô. Tôi suy nghĩ rằng có thể lý giải việc này tương tự như sự lý giải việc thiếu vắng của các tội xâm phạm an toàn nhà nước trong bộ luật. Đối với những hành vi chống đối công khai này, luật cho phép chủ nô tuỳ ý dùng hình phạt đối với nô lệ. Nhà làm luật chỉ điều chỉnh những trường hợp hành vi phản kháng của nô lệ ở mức độ thấp hơn và có tính phổ biến hơn cũng như điều chỉnh hành vi của những người khác liên quan đến hành vi chống đối của nô lệ. Có thể nói đặt ra luật bảo vệ quyền sở hữu nô lệ của chủ nô chủ yếu không nhằm vào bản thân người nô lệ, mà nhằm vào những người khác. Việc trừng phạt nô lệ xưa nay vốn dĩ không cần đến luật.

         Như trên đã nói, các tội xâm phạm quyền sở hữu nô lệ của chủ nô có thể được chia thành ba nhóm nhỏ. Tiểu nhóm thứ nhất liên quan đến hành vi bỏ trốn của nô lệ. Tiểu nhóm này bao gồm các tội phạm cụ thể sau đây:

         + Tội đánh tháo nô lệ, quy định tại Điều 15 với nội dung:

            “Nếu kẻ nào đánh tháo nam hay nữ nô lệ của nhà vua, nam hay nữ nô lệ của mouchkinou, kẻ đó sẽ phải chết”.          + Tội che dấu nô lệ bỏ trốn, quy định tại Điều 16:

         “Nếu kẻ nào che giấu nam hay nữ nô lệ của nhà vua hay của một mouchkinou bỏ trốn;Và người chủ của nô lệ bỏ trốn đã yêu cầu nhận lại nô lệ của mình;         Mà vẫn không giao nộp;          Thì kẻ che giấu sẽ phải chịu tội chết”.Đối với tội phạm này, cần lưu ý tình tiết " người chủ của nô lệ bỏ trốn đã yêu cầu nhận lại nô lệ của mình mà vẫn không giao nộp" . ở đây, về mặt kỹ thuật lập pháp, rõ ràng nhà làm luật đã có ý thức thu hẹp phạm vi cấu thành thông qua việc mở rộng điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự.  Đây là một kỹ thuật xây dựng luật tiên tiên tiến mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng.+ Tội giữ nô lệ bỏ trốn trong nhà (Điều 19 bộ luật):

         “Nếu kẻ [bắt giữ nô lệ bỏ trốn] không giao nộp tên nô lệ đó cho chủ cũ mà lại giữ nó trong nhà mình;         Và việc này bị phát giác;         Thì y sẽ bị phạt tử hình”.         Nhóm nhỏ thứ hai là các tội liên quan đến việc xoá bỏ dấu ấn nô lệ. Dấu ấn nô lệ là dấu hiệu vừa để xác định thân phận của người nô lệ, phân biệt họ với người tự do, vừa cho phép xác định căn cứ để truy đuổi, nếu họ bỏ trốn. Xoá bỏ dấu ấn nô lệ được bộ luật Hammurabi quy định là tội phạm.

         Điều 226 quy định:

         “Người thợ cắt thóc nào tự tiện xoá bỏ dấu ấn nô lệ của một tên nô lệ mà không được phép của chủ nhân nó sẽ bị chặt tay”.         Trường hợp người thợ cắt tóc bị người khác lừa dối mà thực hiện hành vi trên, người thợ cắt tóc được miễn tội. Người lừa dối người thợ cắt tóc phải chịu hình phạt tử hình (Điều 227 bộ luật).

Page 13: Bộ luật Hammurabi

         Nhóm nhỏ thứ ba là tội phạm do nô lệ thực hiện. Điều 282 bộ luật quy định:

         “Đứa nô lệ nào dám nói với chủ của nó rằng: “Ông không phải là chủ của tôi”         Cần phải kiểm tra sự thật câu nói đó         Nếu người mà nó chối bỏ chính là chủ của nó         Thì nó phải bị cắt tai”. 

         Thứ ba, các tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản của thể nhân.         Như đã nói ở trên, nô lệ là  tài sản của chủ nô, các tội xâm phạm quyền sở hữu nô lệ của chủ nô thực chất cũng là các tội xâm phạm quyền sở hữu của thể nhân, và nằm trong phạm vi các tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản của thể nhân. Tuy nhiên, do nô lệ là “tài sản” đặc biệt nên tôi tách các tội xâm phạm quyền sở hữu nô lệ thành một nhóm riêng để nghiên cứu như trên.

         Nhìn chung, nhà làm luật đã luật hoá hầu hết các hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu thông thường thành tội phạm, từ trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, quy định của bộ luật Hammurabi về nhóm tội này có tính khái quát không cao, các hành vi phạm tội luôn được quy định gắn với những đối tượng tác động cụ thể mà không bao trùm hết được mọi loại tài sản thông thường trong cuộc sống.

         + Về tội trộm cắp tài sản, nhà làm luật phân biệt tài sản trộm cắp là tài sản thông thường hay tài sản có giá trị cao, tài sản đó thuộc sở hữu thường dân hay là của nhà vua, của đền thờ để đưa ra mức hình phạt phù hợp (Điều 6 và Điều 7 bộ luật). Ngoài ra, Điều 25 bộ luật còn quy định tội trộm cắp trong trường hợp giúp người khác chữa cháy:         “Nếu có hoả hoạn xảy ra trong một căn nhà và nếu kẻ đến chữa cháy để mắt đến tài sản của chủ nhà;         Và sau đó lấy chúng đi;         Thì kẻ đó sẽ bị quẳng ngay vào ngon lửa đang cháy”             + Về tội cướp tài sản, Điều 22 bộ luật quy định: “Kẻ nào đi cướp tài sản của người khác, khi bị bắt, sẽ phải chịu hình phạt tử hình”.         + Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 224 bộ luật quy định:         “Trường hợp kẻ gửi giữ vàng, bạc và các của cải khác cho kẻ khác trước mặt người làm chứng;         Mà kẻ này dám chối bỏ việc đó         Thì y sẽ bị đưa ra Toà và phải đền gấp đôi số tài sản nhận gửi giữ”.         Cũng về tội lừa đảo, Điều 126 bộ luật quy định:

         “Nếu kẻ nhận giữ tài sản, mặc dù không bị mất tài sản, nhưng lại khẳng định rằng tài sản của mình nhận giữ bị mất,         Cố ý  bịa đặt về thiệt hại (không có thật xảy ra)         Và cầu xin trước mặt thần linh để không phải bồi thường thiệt hại;         Thì kẻ đó (chính nó - kẻ khiếu nại vô cớ) phải bồi thường gấp đôi giá trị số tài sản mà y đã bịa đặt là bị mất (cho chủ tài sản).”           Như thế, có đến ít nhất là hai điều luật trong bộ luật Hammurabi cùng quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là nhược điểm của bộ luật này về mặt kỹ thuật lập pháp, đồng thời cũng là nhược điểm chung của phương pháp quy định tội phạm chi tiết. Việc chi tiết hoá các hành vi phạm tội mà không tính đến những điểm chung trong đối tượng tác động của tội phạm sẽ dẫn đến sự chồng chéo, kồng kềnh không cần thiết cho các văn bản luật.

+ Về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản,Điều 113 bộ luật quy định:         “Kẻ nào cho người khác vay thóc hoặc bạc;         Mà tự ý lấy thóc hoặc bạc của người đó ở nơi cất trữ mà không được sự đồng ý của y.         Kẻ đó sẽ phải trả lại (cho người chủ) toàn bộ số thóc hoặc bạc đã lấy;Và mất toàn bộ số nợ của y”.+ Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Điều 112 bộ luật quy định:

Page 14: Bộ luật Hammurabi

         “Nếu một người nào đó đang trong chuyến hành trình đã trao vàng, bạc, đá quí hay các thứ của cải khác của anh ta cho kẻ khác vận chuyển;         Kẻ này không chuyển những thứ cần chuyển đến nơi phải đến;         Mà lại chiếm đoạt những thứ đó (cho bản thân  y)         Thì người chủ sở hữu có quyền đưa kẻ vận chuyển ra trước toà.         Kẻ đó sẽ phải nộp cho người chủ số tài sản gấp 5 lần số y đã chiếm đoạt”.         + Về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Điều 113 bộ luật quy định:         “Kẻ nào cho người khác vay thóc hoặc bạc;         Mà tự ý lấy thóc hoặc bạc của người đó ở nơi cất trữ mà không được sự đồng ý của y.         Kẻ đó sẽ phải trả lại (cho người chủ) toàn bộ số thóc hoặc bạc đã lấy;         Và mất toàn bộ số nợ của y “.         - Về tội huỷ hoại tài sản của người khác, Điều 59 bộ luật quy định:         “Kẻ nào dám tự tiện chặt cây ăn quả trong vườn của người khác mà không được người này cho phép;         Kẻ đó sẽ phải trả cho chủ vườn một phần hai mine bạc (cho một cây bị chặt).”        

         Thứ tư, các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do thân thể của con người.         - Các tội xâm phạm tính mạng con người.         Nhà làm luật không có điều luật nào quy định tội giết người. Chắc chắn, đối với tội phạm này, người ta áp dụng nguyên tắc “sát nhân giả tử”, “mắt đền mắt, răng đền răng”. Luật chỉ chủ yếu điều chỉnh hành vi làm chết người do lỗi vô ý. Cách quy định hình phạt đối với tội vô ý làm chết người trong các trường hợp khác nhau cũng rất khác nhau. Nếu như vô ý làm chết người trong khi cãi vã với người khác (Điều 205) thì chỉ bị phạt tiền thì vô ý làm chết người do xây nhà không cẩn thận (Điều 229) lại bị xử tử hình.

         Ngoài ra, nếu hành hạ người khác trong nhà mình đến mức người đó chết cũng bị phạt tử hình (Điều 116).

 

         - Các tội xâm phạm sức khoẻ con người:         Nhà làm luật phân biệt rõ vô ý gây thương tích với cố ý gây thương tích; Trong tội cố ý gây thương tích, nếu đối tượng tác động khác nhau thì hình phạt được quy định cũng khác nhau.

         Về cơ bản, những người cùng đẳng cấp với nhau mà cố ý gây thương tích cho nhau sẽ áp dụng nguyên tắc hình phạt ngang bằng, “mắt đền mắt, răng đền răng”. Người ở đẳng cấp dưới gây thương tích cho người ở đẳng cấp trên phải phạt nặng, người ở đẳng cấp trên gây thương tích cho người ở đẳng cấp dưới thì hình phạt được quy định nhẹ hơn.

         Chẳng hạn, Điều 202 bộ luật quy định:

         “Kẻ nào đánh vào đầu người ở đẳng cấp trên mình         Kẻ đó sẽ bị đánh 60 roi gân bò ở giữa nơi công cộng”.         Điều 205 cũng quy định:

         “Tên nô lệ nào dám đánh vào đầu người tự do thì nó phải bị cắt tai”.Còn Điều 204 quy định :

“Kẻ nào đánh vào đầu mouchkinou sẽ phải trả (cho người bị hại) mười sieles bạc”. 

- Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người

Page 15: Bộ luật Hammurabi

         + Điều 130 bộ luật quy định tội hiếp dâm:         “Kẻ nào bị bắt quả tang giao cấu trái ý muốn với người con gái đã là vợ của người khác;         Nhưng chưa về nhà chồng và vẫn còn trinh tiết         Kẻ đó sẽ phải chết         Người con gái được miễn tội”.         Đối tượng được bảo vệ bởi quy phạm nói trên rất hạn chế, chỉ giới hạn trong phạm vi những người con gái đã đính hôn nhưng chưa về nhà chồng. Không thấy luật nói đến những đối tượng khác.

         + Về tội xúc phạm người khác, Điều 127 quy định:         “Kẻ nào dám xúc phạm nữ tu hoặc xúc phạm vợ của người khác,         Mà không có lý do chính đáng,         Kẻ đó sẽ bị lôi ra trước Toà và bị đóng dấu vào trán”.         + Tội vu khống. Tuỳ thuộc vào nội dung của sự vu khống mà bộ luật Hammurabi đưa ra cách xử lý khác nhau:         Điều 3 bộ luật quy định tội vu khống người khác giết người:

         “Nếu kẻ nào, trước các quan toà, tố giác người khác phạm tội giết người hoặc các tội chết khác mà không đưa ra được các bằng chứng xác đáng, kẻ đó sẽ phải chết”.         Điều 4 bộ luật quy định tội vu khống người khác phạm các tội liên quan đến tài sản:

         “Nếu vu khống người khác phạm các tội liên quan đến tài sản (hình phạt là thóc lúa hoặc bạc) thì kẻ vu khống sẽ bị phạt tài sản”. 

         - Tội phạm xâm phạm tự do thân thể của con người.  Điều 114 bộ luật quy định:         “Kẻ nào không phải là chủ nợ của người khác mà dám cầm giữ người đó (hoặc người thân thích của người đó) làm con tin;         Thì với mỗi con tin, y phải trả cho họ một phần ba mine bạc”. 

           Thứ năm, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình          Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình là một trong những nhóm tội quan trong nhất được quy định trong bộ luật Hammurabi. Nhà làm luật quy định rất chi tiết những hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình để bảo vệ chế độ gia đình gia trưởng Lưỡng Hà cổ đại.

          Bởi mỗi thành viên trong gia đình gia trưởng có một vị trí khác nhau, có những tội chỉ có thể do thành viên này mà không thể do thành viên khác thực hiện. Do đó, một trong những nguyên tắc xây dựng quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình trong bộ luật Hammurabi là dựa trên cơ sở dấu hiệu chủ thể.

          + Các tội do người gia trưởng (người cha) thực hiện:          * Tội loạn luân. Điều 154 bộ luật quy định:          “Nếu kẻ nào loạn luân với con gái của mình, kẻ đó sẽ bị lưu đầy biệt xứ”.          * Tội xâm hại tình dục đối với vợ của con trai. Điều 155 bộ luật quy định:         “Kẻ nào cưới vợ cho con trai và con trai y đã quan hệ với cô gái đó         Mà (y) còn ngủ với cô ta         Thì (y) sẽ bị trói gô lại và bị đem quẳng xuống dưới nước”.         

          + Các tôi do người con (trai) thực hiện:          * Tội loạn luân.           Điều 157 quy định:

          “Nếu người đàn ông nào dám ngủ với mẹ của hắn ta thì cả hai sẽ bị ném vào lửa”.     

Page 16: Bộ luật Hammurabi

          Điều 158 quy định:

         “Nếu người đàn ông nào bị bắt quả tang ngủ với người phụ nữ đã nuôi hắn ta và có với cha hắn ta những đứa con         Người đàn ông đó sẽ bị đuổi ra khỏi nhà bố đẻ của mình”. 

          * Tội hành hung cha đẻ. Điều 195 bộ luật quy định:         “Đứa con nào dám đánh cả cha đẻ của nó          Nó sẽ bị chặt tay”. 

         + Các tội do người vợ thực hiện:         * Tội giết chồng (sát phu). Điều 153 bộ luật quy định:         “Nếu người vợ vì một người đàn ông khác mà giết chồng thì người vợ đó phải bị treo cổ”.         * Tội ngoại tình. Điều 129 bộ luật quy định:         “Người đàn bà nào đã có chồng mà lại lên giường với một người đàn ông khác,         Thì sẽ bị trói gô vào người đàn ông ấy,         Và cả hai sẽ bị ném xuống nước,         Trừ trường hợp người chồng muốn tha mạng cho vợ của y hay nhà vua muốn tha mạng cho tên nô lệ của mình”.         * Tội không chung thuỷ thờ chồng. Điều 133 bộ luật quy định:         “Nếu như người chồng bị bắt làm tù binh,         Và nếu như ở nhà của anh ta, vẫn còn phương tiện sinh hoạt để duy trì cuộc sống         Mà vợ của anh ta đã bỏ anh ta đi lấy một người đàn ông khác,         Thì thị là người có tội vì đã không chung thuỷ với anh ta         Thị sẽ bị truy tố trước Toà và bị quẳng xuống sông, làm mồi cho cá”.         * Tội phá tán tài sản nhà chồng, gây sự với chồng  đòi ly hôn. Điều 143 quy định:         “Nếu người vợ (đòi ly hôn) là một ả lăng loàn; phá tán tài sản nhà chồng và không có trách nhiệm với chồng con         ả sẽ bị người ta quẳng xuống dưới nước”. 

         Thứ sáu, các tội phạm xâm phạm chế độ quân dịch; tôi phạm do nhân viên chính quyền thực  hiện.         + Các tội xâm phạm chế độ quân dịch. Các tội phạm này có thể do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện.         Điều 26 bộ luật quy định:

“Nếu người chỉ huy hoặc chiến sỹ nhận được mệnh lệnh của nhà vua phải ra chiến trường;Không tuân theo mệnh lệnh đó mà lại thuê người khác đi thay;Và kẻ được thuê kia đã đi ra chiến trường thật;Thì kẻ chốn tránh mệnh lệnh kia phải chết.         Kẻ đi thay y  ra chiến trường sẽ được thưởng ngôi nhà của y”.         Điều 33 bộ luật quy định:

“Nếu người Tổng trấn nhận được mệnh lệnh của nhà vua đưa quân đội của ông ta ra trận mà trốn tránh việc điều động quân sĩ;         Và thuê những đạo quân đánh thuê đi thay;         Thì người đứng đầu chính quyền địa phương này phải xử tử”.          + Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cấp dưới.          Điều 34 bộ luật quy định:

Page 17: Bộ luật Hammurabi

“Nếu người Tổng trấn nào tước đoạt tài sản của các chiến sĩ dưới quyền, ức hiếp họ, chiếm đoạt những chiến lợi phẩm mà nhà vua đã ban cho họ;          Người Tổng trấn đó sẽ  bị phạt tử hình”.          + Tội ra phán quyết sai.          Điều 5 bộ luật quy định:

         “Nếu một quan toà (thẩm phán) xét xử một vụ án, rồi đi đến phán quyết và ghi vào hồ sơ vụ án.         Và nếu phán quyết đó là sai lầm;          Sai lầm này thuộc về riêng ông ta;         Thì ông ta sẽ phải trả cho người bị thiệt hại do phán quyết sai lầm của ông ta một khoản tiền gấp 12 lần khoản tiền mà ông ta đã phạt họ;         Và ông ta sẽ bị cách chức, không bao giờ được phép đi xét xử người khác nữa”. 

          Thứ bảy, những tội phạm khác.          Có thể nêu tội không chịu nhận thóc thay cho bạc như là một ví dụ cho nhóm tội này:

“Nếu mụ bán rượu nào từ chối nhận thóc khi bán rượu mà nhất quyết đòi nhận tiền;         Và nếu như mụ hạ giá bán rượu dưới giá thóc;          Mụ sẽ bị quẳng xuống sông”. (Điều 108 bộ luật).

[1] Nguyễn Minh Tuấn, Bộ luật Hammurabi – bộ luật cổ xưa nhất của nhân loại, Khoa Luật trực thuộc ĐH QGHN, 30 năm truyền thống (1976-2006), NXB Công an nhân dân, tr 292. 

[2] Dẫn theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, năm 2006, tr 222. 

[3] Leonard Woolley, Bước đầu của nền văn minh, (Trong cuốn “Lịch sử văn minh nhân loại thời tiền sử”), NXB Văn hoá thông tin, năm 2001, tr 589. 

Nguồn tin: Nguyễn Đức

TỪ KHÓA:

hình sự, bộ luật

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

1

2

Page 18: Bộ luật Hammurabi

3

4

5

Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

hần I

Tổng luận về bộ luật Hammurabi

Phần này sẽ nghiên cứu:

* Những nét khái quát chung nhất về bộ luật Hammrabi

* Quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hình sự trong bộ luật Hammrabi.

* Quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự, thương mại, lao động trong bộ luật Hammrabi.

* Quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong bộ luật Hammrabi.

* Vấn đề tố tụng trong bộ luật Hammurabi

1. Khái quát chung về bộ luật Hammurabi

K.Marx viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội; chính

trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại tồn tại xã

hội của họ quyết định ý thức của họ”.[1] Trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng

tầng, cơ sở hạ tầng luôn giữ vai trò quyết định. Là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng, pháp luật luôn

là tấm gương phản chiếu các quan hệ kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội.

Ra đời trong bối cảnh xã hội chiếm hữu nô lệ ở Lưỡng Hà cổ đại, bộ luật Hammurabi không thể làm một

việc gì khác hơn là phản ánh các quan hệ thống trị đương thời, đồng thời là công cụ hữu hiệu để bảo vệ

các quan hệ đó.

Xã hội Lưỡng Hà cổ đại thời Hammurabi được chia thành ba giai cấp: giai cấp quý tộc (awilum), giai cấp

bình dân (mushkenu hay moushkenou) và nô lệ, trong đó quý tộc và bình dân đều gọi chung là những

người tự do. Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, moushkenou là “hậu duệ của những dân cư cổ

xưa bị các cuộc xâm lăng liên tiếp vào vùng Lưỡng Hà nhận chìm; người ta đã không nô dịch họ, nhưng

những người mới đến không bao giờ chấp nhận họ hoàn toàn vào cộng đồng”, họ là “một giai cấp đang

bị tiêu diệt, và thực sự sau này đã biến mất hoàn toàn; chắc là nhờ những vụ làm ăn may mắn, một số

người trong số đó đã nâng cao được vị trí xã hội của họ, ngược lại, một số khác thì mất mọi của cải và

chìm vào đám đông các nô lệ”[2]. Như thế, về cơ bản, có thể nói đến hai giai cấp đối kháng trong xã

hội Lưỡng Hà: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Nô lệ là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô, phải phục

tùng chủ nô về mọi mặt. Chủ nô là giai cấp thống trị và muốn duy trì trật tự thống trị này bằng nhiều

biện pháp khác nhau, trong đó pháp luật được coi là một trong những biện pháp chủ yếu. Điều này

được phản ánh một cách rõ nét trong bộ luật Hammurabi. Các quy phạm pháp luật của bộ luật, dù là

dân sự hay hình sự đều hướng sự điều chỉnh của mình vào việc bảo vệ quyền lợi cho chủ nô. Luật trừng

phạt nghiêm khắc hành vi chống đối chủ nô của nô lệ, quy định là tội phạm những ai giúp nô lệ bỏ

trốn, hợp pháp hoá các hợp đồng mua bán trong đó nô lệ là đối tượng giao dịch ...

Cơ sở kinh tế của Lưỡng Hà là nông nghiệp và thương mại. Để bảo vệ nền nông nghiệp quốc gia, bộ

luật Hammurabi đưa ra những quy định trừng phạt người thiếu trách nhiệm trong công tác thuỷ lợi,

người không cẩn thận trong việc tưới tiêu nước gây úng lụt cho ruộng người khác. Bộ luật cũng trừng

phạt hành vi trộm cắp nông cụ, thóc giống, giết hại trâu bò là sức kéo chủ yếu trong nông nghiệp. Để

Page 19: Bộ luật Hammurabi

khuyến khích sản xuất, bộ luật thiết lập nên chế độ sở hữu ruộng đất rõ ràng; ngăn cấm việc mua bán,

chuyển nhượng đất công nhưng cũng bảo vệ các giao dịch liên quan đến đất tư, quy định rõ quyền lợi

của người đi thuê đất và người có đất cho thuê cũng như vấn đề chia sẻ rủi ro khi thiên tai, lũ lụt xảy

ra.

Chính sách cơ bản của nhà nước Lưỡng Hà là khuyến khích ngoại thương, phát triển thương mại nội

địa. Điều này có nguyên nhân từ đặc điểm địa lý vùng Lưỡng Hà là khan hiếm kim loại cũng như những

loại nguyên liệu cơ bản khác cho sản xuất thủ công. Để bù đắp vào sự thiếu hụt đó, người Lưỡng Hà

phải phát huy sở trường thương mại. Pháp luật cũng phải góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động này.

Bộ luật Hammurabi có nhiều quy định về vấn đề đại diện thương mại, phát triển chế định hợp đồng,

định rõ chế độ sở hữu tài sản.

Nền tảng của xã hội là gia đình. Tư tưởng chủ đạo của nhà lập pháp Lưỡng Hà cổ đại làm củng cố, bảo

vệ và phát triển chế độ gia đình phụ hệ theo mô hình gia trưởng, bảo vệ các truyền thống, tập quán

hôn nhân và đạo đức xã hội. Pháp luật ngăn cấm, trừng phạt nghiêm khắc những hành vi có tính chất

loạn luân, đi ngược lại với luân thường đạo lý.

Nguyên tắc cơ bản được quán triệt trong toàn bộ bộ luật Hammurabi là nguyên tắc công bằng. Trong

tâm thức của người làm luật, công bằng là vấn đề cốt tử của pháp luật. Pháp luật chính là sự hiện thân

của công bằng và công lý. Không có công bằng, pháp luật không thể tồn tại.

Tuy nhiên, công bằng là khái niệm mang ý nghĩa lịch sử. Vào thời đại của Hammurabi, công bằng

không có nghĩa là bảo vệ quyền lợi như nhau cho tất cả mọi người, coi nô lệ cũng ngang hàng với địa vị

của người tự do. Khái niệm công bằng ở đây được hiểu là công bằng giữa những người cùng một đẳng

cấp hay giai cấp xã hội. Pháp luật định ra một hành lang pháp lý chung cho những người ở cùng một

giai cấp với nhau, đó là sự công bằng xã hội.

Trong bộ luật Hammurabi, công bằng còn có nghĩa là áp dụng hình phạt ngang bằng với thiệt hại mà

kẻ phạm tội gây ra. Có thể nói rằng, chưa có bộ luật nào áp dụng triệt để nguyên tắc Talion (mắt đền

mắt, răng đền răng) như bộ luật Hammurabi. Sự công bằng, theo cách này nhiều khi thái quá, dẫn đến

làm oan cả những người vô tội. Luật quy định người thợ xây làm chết con của chủ nhà thì phải giết con

người thợ xây. Con người thợ xây là người không liên quan đến hành vi phạm tội, tại sao lại giết con

người thợ xây? Đây là một trong những hạn chế và nhược điểm lớn nhất của bộ luật Hammurabi, nó

vừa phản ánh tồn tại xã hội còn rơi rớt lại những tập tục nguyên thuỷ, vừa thể hiện tính cứng nhắc

trong quan niệm về lẽ công bằng, cứng nhắc đến độ xuyên tạc cả ý nghĩa nhân đạo cLuật Hammurabi những điểm tiến bộ và hạn chế[ 08/10/2012 22:41 PM | Lượt xem: 277 ]

Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà thời cổ đại là bộ luật thành văn tương đối hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bộ luật đề cập đến các vấn đề về hình sự, về quyền thừa kế tài sản, về gia đình, về nô lệ, về lĩnh canh ruộng đất… Trong từng điều luật cụ thể, giá trị nhân văn của bộ luật được thể hiện qua những quan điểm về cách đối xử với con người, đặc biệt là về phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền lợi của người tự do và của giai cấp chủ nô… Những điểm tiến bộ đó đã làm nên giá trị to lớn của bộ luật này.

Từ khóa: luật Hammurabi, luật hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình

Lưỡng Hà (Mesopotamie) là tên mà người Hy Lạp đặt cho vùng đồng bằng nằm giữa hai con sông Tigris và Eyphrates. Từ xa xưa Lưỡng Hà đã nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu, thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp trồng

Page 20: Bộ luật Hammurabi

nho, ô liu, đại mạch, chà là và nhiều loại hoa quả khác. Cũng chính vì thế, cư dân đã sớm tập trung ở đây và sinh sống. Lãnh thổ Lưỡng Hà tương đối bằng phẳng và để ngỏ ở mọi phía nên tạo điều kiện cho các tộc người bên ngoài thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ Lưỡng Hà. Chính vì vậy, nền văn minh Lưỡng Hà không phải là nền văn minh thuần túy của một dân tộc duy nhất mà là sự tổng hợp nhiều nền văn minh của nhiều tộc người từng định cư ở khu vực này như Sumer, Akkad, Chaldea… Trong đó, thời kỳ phát triển hoàng kim nhất trong lịch sử Lưỡng Hà là thời kỳ của vương quốc Babylon của người Amorites (từ đầu thế kỷ XIX TCN đến đầu TK XVI TCN). Vương quốc Babylon cường thịnh nhất dưới thời trị vì của vua Hammurabi (1792-1750 TCN). Thời kỳ này, người Amorites đã quét sạch thế lực của người Elam ở miền Tây, chinh phục các quốc gia đồng tộc xung quanh Lưỡng Hà, thống nhất toàn bộ lãnh thổ Lưỡng Hà rộng lớn. Do đó, việc biên soạn bộ luật nhằm thống nhất lãnh thổ là điều tối cần thiết trong lịch sử Lưỡng Hà thời Babylonia. Luật pháp vì thế trở thành công cụ hữu hiệu của nhà nước Babylon.

Lưỡng Hà cũng như hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đông khác đều phát triển kinh tế trên cơ chế “dĩ nông vi bản”. Nhưng dưới thời kỳ Babilon, nền kinh tế hàng hóa khá phát triển bởi địa hình Lưỡng Hà khá bằng phẳng và để ngỏ ở mọi phía. Babilon nhanh chóng trở thành trung tâm buôn bán của Lưỡng Hà và Trung Cận Đông. Lưỡng Hà không chỉ phát triển nội thương mà giao lưu buôn bán với bên ngoài không ngừng được đẩy mạnh. Quan hệ hàng hóa càng phát triển và đa dạng, những tranh chấp dân sự càng nhiều và phức tạp là điều không tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi quan hệ pháp luật cũng phải đa dạng và phong phú. Luật pháp đến lượt nó là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Luật pháp trở thành nhân tố quan trọng của nền văn minh Lưỡng Hà thời kỳ Babilon.

Lưỡng Hà nói riêng và các quốc gia cổ đại phương Đông nói chung đều theo mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay vua (hoàng đế) từ quyền lập pháp, hành pháp đến tư pháp. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đông chưa có luật pháp thành văn. Luật lệ hoàn toàn do Hoàng đế đặt ra. Những quyết định của bản án lớn cũng là Hoàng đế, những án tử hình là do đích thân vua duyệt, cho nên ý vua là luật. Do đó, luật pháp phương Đông còn nhiều hạn chế, chưa thực sự dân chủ như luật pháp phương Tây. Trong bối cảnh đó, nền văn minh Lưỡng Hà nổi bật lên không chỉ bởi những thành tựu rực rỡ về chữ viết, văn học, kiến trúc, nghệ thuật... mà còn bởi đây là khu vực xuất hiện bộ luật thành văn sớm nhất trong lịch sử văn minh nhân loại, bộ luật mang tên của vị vua ban hành luật- Hammurabi.

Luật Hammurabi là một trong những thành tựu văn minh nổi bật của người Lưỡng Hà nên được rất nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Nhưng hầu hết các tác giả đều đi sâu nghiên cứu về các phạm vi điều chỉnh của luật, những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của người Lưỡng Hà được phản ánh trong bộ luật. Do đó, trong phạm vi bài viết này, tác giả từ góc nhìn của lịch sử đi sâu vào việc nghiên cứu, làm rõ những điểm tiến bộ và những mặt hạn chế của bộ luật so với luật pháp của các quốc gia cổ đại phương Đông khác. Bên cạnh đó, bài viết cũng nhấn mạnh bộ luật còn chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ và phát triển hơn so với luật pháp của các khu vực khác trên thế giới thời trung đại và cận đại.

I. KHÁI QUÁT LUẬT HAMMURABIBộ luật Hammurabi được ghi bằng văn tự hình đinh xưa nhất trên tấm đá badan cao 2,25m và đường kính đáy

gần 2m. Các nhà khảo cổ học Pháp đã tìm thấy cột đá này vào năm 1902 ở di chỉ của thành phố Susa, kinh đô xưa của người Elam (phía Đông Lưỡng Hà) và hiện được lưu giữ tại viện bảo tàng Louvre (Pháp). Ở mặt trước và phía trên của tấm bia khắc mô tả hình thần Mặt trời Samát ngồi trên ngai vàng trao cho vua Hammurabi đứng với tư thế nghiêm trang trước thần bộ luật. Hammurabi đã ý thức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền và pháp quyền khiến bộ luật trở nên được “thiêng hóa” nhằm đạt được mục đích cai trị dân chúng.

Bộ luật gồm 282 điều khoản nhưng chỉ còn lại trên tấm bia 247 điều khoản. Năm cột gồm 35 điều luật có lẽ bị quân xâm lược Elam cạo đi. Quân Elam đưa di tích này về Susa như là một chiến lợi phẩm. Nhờ những bản sao lại mà các thư ký và các thầy kiện cổ Babylon dùng cho mục đích giảng dạy cũng như trong thực hành xử kiện và nhờ nhiều tài liệu có liên quan tìm thấy ở Susa và ảnh hưởng rộng lớn của bộ luật ở khắp miền Tây Á mà người ta khôi phục lại được phần đã mất của bộ luật.

Về nguồn gốc, trong khu vực Lưỡng Hà, trước bộ luật Hammurabi đã có bộ luật Sumer, bộ luật của Eshnunna, do đó, bộ luật Hammurabi là sự phát triển tiếp tục và chép lại các điều luật thời cổ Sumer có ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp chế Babilon. Bộ luật tỏ ra có hệ thống hơn so với các quyết án của Sumer cổ, trong đó thấy được ý định của người viết luật là muốn thống nhất những nhóm điều luật có nội dung giống nhau. Ngoài ra, bộ luật này còn có nguồn gốc từ những quyết định của tòa án và các phán quyết của tòa án cao cấp lúc bấy giờ và những mệnh lệnh, chiếu chỉ của nhà vua. Như vậy, bộ luật Hammurabi không phải là một thể chế hay hệ thống luật đầy đủ; hơn nữa nó là sự sưu tập những luật và chiếu chỉ mà Hammurabi cho rằng cần được trình bày lại.

Về cơ cấu, bộ luật Hammurabi bao gồm gần 300 phần được cấu kết kỹ càng hơn bất kỳ bộ luật nào trước đó mà chúng ta được biết, bao gồm ba phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.

Phần mở đầu của bộ luật khẳng định rằng đất nước Babilon là một vương quốc do các thần linh tạo ra. Và chính các thần linh này đã trao đất nước cho vua Hammurabi để thống trị, làm cho đất nước giàu có, nhân dân no đủ. Hammurabi kể công lao của mình đối với đất nước: “vì hạnh phúc của loài người, thần Anu (thần Trời) và thần Enlin (thần Đất) đã ra lệnh cho trẫm, Hammurabi một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát (thần Mặt Trời, ánh sáng và xét xử), soi đến dân đen, tỏ ánh sáng khắp mặt đất”. Vượt ra khỏi hạn chế lịch sử, giá trị xã hội của bộ luật được thể hiện ngay ở mục đích ban hành luật “để cho người mạnh không hà hiếp kẻ yếu, để cho những người cô quả có chỗ nương tựa ở thành Babilon, nơi mà thủ lĩnh của nó được thần Anu và thần Enlin khen ngợi, ở đền Exajin mà nền móng của nó lâu bền cùng với trời đất, để cho tòa án trong nước tiện việc xét

Page 21: Bộ luật Hammurabi

xử, để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định, để cho những kẻ bị thiệt thòi được trình bày chính nghĩa, trẫm khắc những lời vàng ngọc của trẫm lên cột đá của trẫm trước bức tượng của trẫm cũng tức là bức tượng của một vị vua công bằng”. Đây là giá trị nhân văn cao cả của bộ luật mà không phải tất cả các bộ luật thời cổ đại ở phương Đông đều có được.

Phần nội dung chứa đựng 282 điều luật – đây là phần chủ yếu của bộ luật. Nội dung của bộ luật chưa phân chia thành từng ngành luật riêng biệt, nhưng tác giả của bộ luật đã có ý thức sắp xếp các điều khoản ra từng nhóm riêng theo nội dung của chúng. Điều này thuận tiện cho việc tìm hiểu và xét xử. Luật Hammurabi là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực, chủ yếu là những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị. Phần nội dung, bộ luật tập trung điều chỉnh bốn lĩnh vực chủ yếu là dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình và tố tụng nhưng không có sự tách rời giữa các lĩnh vực. Các qui phạm của luật Hammurabi cũng giống như các bộ luật khác ở phương Đông là mang tính hàm hỗn, các điều luật đều kèm theo chế tài. Ở mỗi nội dung của điều luật đều chứa đựng những điểm tiến bộ và hạn chế so với luật pháp của các quốc gia cổ đại khác.

Trong phần kết luận, Hammurabi đề cao công lao của mình trước nhân dân, kêu gọi những ông vua kế tục đền ơn và thực hiện những điều luật của Hammurabi: “Đây là pháp luật do đức vua Hammurabi bách thắng đặt ra để đem lại hạnh phúc cho chân chính và đặt nền thống trị nhân từ trong nước”. “Từ nay đến ngàn đời sau, các vua trong nước phải tuân theo những lời chính nghĩa của trẫm đã khắc trên cột đá của trẫm, không được thay đổi việc xét xử do trẫm đã quyết định”. Đồng thời, Hammurabi tuyên bố sẽ trừng trị tất cả những ai xem thường và có ý định hủy bỏ bộ luật. Điều đó phần nào chứng tỏ vai trò to lớn của bộ luật này đối với sự phát triển toàn thịnh của đất nước Lưỡng Hà thời Babylonia.

II. NHỮNG ĐIỂM TIẾN BỘ VÀ HẠN CHẾ CỦA BỘ LUẬT HAMMURABI1. Về dân sựNhững điểm tiến bộ, đặc sắc nhất của bộ luật này chính là các qui định về dân sự. Bộ luật đã đặc biệt chú ý điều

chỉnh quan hệ hợp đồng vì đây là quan hệ phổ biến ở xã hội Lưỡng Hà cổ đại, có nhiều quy định không những tiến bộ về nội dung mà còn chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp.

Về hợp đồng mua bán, luật quy định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán là:Thứ nhất, người bán phải là chủ thực sự của tài sản (điều 7: Nếu dân tự do mua của con hoặc nô lệ của dân tự

do hoặc trữ giúp học cho họ bạc hoặc vàng hoặc nô lệ, hoặc nữ nô lệ, hoặc bò, hoặc cừu, hoặc lừa, hoặc bất cứ vật gì, mà không có người làm chứng hoặc giấy chứng nhận thì tức là ăn trộm, sẽ bị xử tử.)

Thứ 2, tài sản phải có giá trị sử dụng (Điều 108: Nếu mụ hàng rượu không chịu lấy thóc khi bán rượu xikêramà lại dùng cân giả để lấy bạc và số lượng rượu xikêra quy định lại thấp hơn số lượng thóc quy định thì mụ hàng rượu đó bị tố giác và bị ném vào lửa).

Thứ 3, hợp đồng phải có người làm chứng (điều 7)Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì hợp đồng không có giá trị. Người vi phạm những quy định này sẽ bị xử

phạt rất nặng, có khi phải đánh đổi bằng cả mạng sống. Quy định này rất tiến bộ và chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi cho người mua và tránh gian lận trong buôn bán. Điều này thể hiện rõ giá trị thực tiễn cao trong các quy định của bộ luật.

Về hợp đồng vay mượn, luật quy định mức lãi suất khác nhau đối với từng loại: vay thóc và vay tiền (Điều 89: Nếu tamca cho vay thóc hoặc bạc lấy lãi, thì mỗi guru (1 guru= 121 lít) có thể lấy lại 100 ca thóc (1 ca= 0,4 lít đến 0,8 lít). Nếu cho vay bạc trắng thì mỗi xikhơ bạc (1 xikhơ = 8 cm3 = 180 sêun, 1 sêun = 1.05 cm3) có thể lấy lại 1/6 và 6 sêun). Nếu người cho vay lấy lãi xuất cao hơn mức quy định thì sẽ mất vật cho vay (Điều 91: Nếu tamca không tuân theo quy định là thóc thì mỗi guru lấy lại 100 ca, bạc trắng thì mỗi xikhơ lấy lại 1/6 xikhơ và 6 sêun mà tăng thêm lợi tức thì người này bị mất vật đã cho vay). Luật cũng quy định, khi cho vay, dùng thân thể con người làm vật bảo đảm hợp đồng. Quy định này được thể hiện ở điều 115, 116, 117 như: “Nếu dân tự do là chủ nợ của một người dân tự do khác, và giữ con tin của người này, mà người làm con tin vì số mệnh mà chết ở nhà người giữ mình làm con tin, thì việc đó không thể làm căn cứ để tố cáo. Mức quy định lãi xuất đối với hợp đồng vay nợ là 1/5 đối với tiền, vay thóc là 1/3”. Đây là những quy định tiến bộ, một phần bảo vệ quyền lợi của người đi vay, một phần đảm bảo cho việc vay mượn được công bằng, tránh hiện tượng cho vay nặng lãi, không phù hợp với giá trị của vật cho vay. Nhưng trên thực tế, những ông chủ (chủ yếu là tầng lớp thương nhân) cho vay thường đẩy cao mức lãi xuất cho vay, có khi lên đến 20%. Hiện tượng cho vay nặng lãi đã khá phổ biến ở Lưỡng Hà. Đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy thương nghiệp ở Lưỡng Hà phát triển hơn các quốc gia khác.

Về hợp đồng lĩnh canh ruộng đất, luật quy định mức thu tô đối với từng loại lĩnh canh: vườn và ruộng. Đối với những vườn trồng cây chà là, người trồng vườn phải nộp 2/3 số thu hoạch trong vườn mà mình quản lý cho chủ vườn, còn mình được 1/3 (điều 64). Đối với đất ruộng thì căn cứ theo thu hoạch để thu tô 1/2 hay 1/3 thì thu hoạch của ruộng đất sẽ do nông dân và chủ ruộng căn cứ theo tỉ lệ đã định để chia nhau (điều 48). Ngoài ra, điều 42, 43,44 của luật cũng quy định trách nhiệm của người lĩnh canh trong trường hợp không chuyên cần canh tác: Nếu không cày cấy mà để ruộng bỏ hoang, thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho ruộng. Quy định này đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được đều đặn, tránh hiện tượng bỏ hoang ruộng đất, bởi sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của không chỉ Lưỡng Hà mà còn của hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đông khác. Do đó, luật pháp cũng đã có nhiều quy định đối với những việc liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Dân tự do mà gây thiệt hại cho hoa màu thì đều phải bồi thường tất cả những thiệt hại do mình gây ra, nhất là những người không chịu chăm lo cho công tác thủy, bởi thủy lợi là vấn đề sống còn đối với cư dân nông nghiệp. Công tác thủy lợi không chỉ là công việc của nhà

Page 22: Bộ luật Hammurabi

nước mà còn là việc của toàn dân. Nhà nước có trách nhiệm sửa chữa, tu bổ và phát triển các công trình thủy lợi, nhân dân có trách nhiệm bảo vệ và trông coi. Ai cố tình vi phạm sẽ bị xử lí, bồi thường, nếu không có tài sản thì phải bán thân để bồi thường thiệt hại do họ gây ra. Quy định này được thể hiện ở điều 53, 54, 55, 56:  “Nếu dân tự do lười biếng không chịu củng cố đê đập bên ruộng của mình, do đó đê đập bị vỡ, nước ngập ruộng đất cày cấy (của công xã), thì người dân tự do có đê đập bị vỡ đó phải bồi thường số hoa màu đã bị thiệt hại”. Nhờ những quy định đầy đủ và chặt chẽ này, sản xuất nông nghiệp ở Lưỡng Hà không ngừng phát triển, sản phẩm sản xuất ra không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có dư thừa cho xuất khẩu.

Về hợp đồng gửi giữ, luật quy định khi gửi giữ phải có người làm chứng, nếu không người nhận giữ sẽ bị coi là ăn trộm và xử tử, đồng thời quy định mức thù lao gởi giữ (Điều 121: Dân tự do gửi thóc ở nhà dân tự do, thì mỗi năm cứ mỗi guru thóc phải nộp 5 ca thuế kho).

Như vậy, những quy định về quan hệ hợp đồng đã thể hiện sự chặt chẽ và tiến bộ của bộ luật, góp phần bảo vệ tài sản của cư dân trong xã hội và thúc đẩy sản xuất phát triển. Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đặt ra câu hỏi là vì sao kỹ thuật xây dựng luật pháp của Lưỡng Hà lại đạt đến sự hoàn thiện đến thế. Bởi trong các chế định về hợp đồng, so với luật pháp hiện đại, người ta chỉ thấy thiếu một loại hợp đồng duy nhất là hợp đồng bảo hiểm. Điều đó thể hiện trình độ kỹ thuật luật pháp khá cao của Lưỡng Hà.

Tuy nhiên, các chế tài của hợp đồng thường là các chế tài hình sự (hình phạt) khá khắc nghiệt. Bộ luật quy định nếu người bán bị người làm chứng tố cáo vật bán là của người khác thì sẽ bị tử hình. Ngược lại, nếu có người nhận vật bán là của mình bị mất nhưng không có người làm chứng thì người nhận đó cũng bị tử hình và luật cho rằng đấy là tội vu khống (điều 9 và điều 11). Qua đó có thể thấy luật bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Những kẻ giàu có cho vay mượn, thuê mướn luôn luôn được pháp luật bảo vệ, còn nhân dân lao động nghèo khổ là đối tượng trừng trị của pháp luật. Cho nên, đời sống của nhân dân ở tất cả các thời kỳ đều khổ cực như nhau. Pháp luật là do giai cấp thống trị đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, còn nhân dân lao động hầu như không được bảo vệ mà luôn là đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước. Đây là điểm hạn chế của luật Hammurabi cũng như của tất cả các bộ luật khác trên thế giới khi xã hội vẫn còn sự phân chia giai cấp.

2. Chế định hôn nhân và gia đìnhHammurabi không chỉ quan tâm đến sự đền tội khắt khe. Trong số những quy định tiến bộ nhất trong bộ luật của

ông là những luật về gia đình. Luật về hôn nhân và gia đình gồm 66 điều rất chi tiết về kết hôn, thoái hôn, ly hôn, vợ cả, vợ lẽ, vợ kế, nàng hầu, con nuôi kế thừa tài sản cha mẹ, dì chú... Điểm tiến bộ đầu tiên trong luật về hôn nhân và gia đình là quy định thủ tục kết hôn phải có giấy tờ. Mục đích của thủ tục này chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi của người vợ khi người vợ hay người chồng đòi ly dị. Quy định này là một bước phát triển sớm trong nền văn minh Lưỡng Hà mà không phải quốc gia cổ đại phương Đông nào cũng có. Ở Ấn Độ cổ đại, từ“cưới vợ” đồng nghĩa với từ “mua vợ”, cuộc hôn nhân đó không có gì đảm bảo cho người phụ nữ và người chồng Ấn Độ có toàn quyền đối với người vợ của mình. Ngay ở một số khu vực của nước ta hiện nay, vấn đề đăng ký kết hôn vẫn chưa được coi trọng.

Một quy định rất nhân đạo khác đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là: “Người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi”. Với những trường hợp vợ mắc các bệnh khác, người chồng có thể lấy vợ khác nhưng vẫn phải cấp dưỡng cho vợ trước và nếu muốn, người vợ có thể rời khỏi nhà chồng và giữ lại của hồi môn của mình nghĩa là phần đóng góp của gia đình nhà gái khi cho con đi lấy chồng. Một người đàn ông góa vợ không được giữ và tiêu xài của hồi môn của người vợ quá cố mà phải để lại cho các con trai của mình. Nhưng một quả phụ lại có thể giữ của hồi môn của mình.

Hammurabi đã quy định vấn đề hôn nhân thật tỉ mỉ, rõ ràng là ông muốn bảo đảm một cuộc sống ổn định cho những thế hệ tương lai. Ông đã xử lý sự bội ước bằng cách quy định rằng: nếu một người đàn ông đã đưa tiền thách cưới cho cha vợ tương lai và sau đó lại quyết định không cưới cô gái đó nữa, cha cô gái có thể giữ lại tiền thách cưới đó. Nếu một người đàn ông muốn ly dị người vợ không sinh được con, anh ta có thể làm được điều này nhưng phải hoàn trả của hồi môn và cho cô ta một khoản tiền bằng số tiền thách cưới (điều 138). Như vậy, luật đã quan tâm bảo đảm đời sống cho những người vợ không có con, dành cho họ những điều kiện sống tối thiểu để không bị bạc đãi, không bị tước bỏ quyền sống. Điều đó chứng tỏ, Hammurabi đã công khai thừa nhận vị thế dễ bị tổn hại của phụ nữ và trẻ em trong xã hội và đã quan tâm chăm sóc, bảo vệ họ. Quan điểm này của Hammurabi vì vậy mang giá trị nhân văn rất sâu sắc.

Tuy nhiên, bộ luật này không hẳn là một tài liệu tiến bộ. Một số quyết định trong bộ luật này phản ánh một tiêu chuẩn kép về giới tính. Gia đình gia trưởng giữ một ý nghĩa lớn trong xã hội Babylon cổ. Người phụ nữ có địa vị thấp kém. Theo điều khoản 129 của bộ luật, người chồng là ông chủ, nghĩa là kẻ chiếm hữu đầy quyền hành đối với vợ mình. Người chồng mua vợ về như mua một nô lệ. Nếu không có con, người chồng có quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Khi phạm tội ngoại tình, chồng và vợ chịu những hình phạt khác nhau. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì người chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại, nếu người chồng không chung thủy thì người vợ có thể lấy của hồi môn và trở về với cha mẹ mình. Không có chỗ nào trong bộ luật này lại phát biểu rằng một người chồng sẽ phải chịu hình phạt giống như vậy nếu anh ta không trung thành với vợ. Các bản giá thú hồi đó còn cho thấy nếu người vợ chê chồng thì người chồng có thể đóng dấu nô lệ vào người vợ rồi mang đi bán. Một bức minh văn còn cho thấy rằng, người cha, người chồng cò quyền không giới hạn đối với gia đình mình. Một văn kiện có nói một người tên là Samat Daian đã bán tất cả thành viên trong gia đình gồm vợ, con và các nô lệ nam, nữ để lấy tiền trả chủ nợ. Anh ta đã bảo vệ quyền tự do của mình bằng một giá cao như thế.

Page 23: Bộ luật Hammurabi

Như vậy, giống như các bộ luật khác của các nước phương Đông cổ đại, bộ luật Hammurabi đã bênh vực quyền lợi cho người đàn ông và bảo vệ chế độ gia trưởng uy quyền độc đoán. Điều ấy chứng tỏ, xã hội Lưỡng Hà có sự bất bình đẳng khá sâu sắc giữa quyền lợi và địa vị của người đàn ông và phụ nữ.

3. Về chế định thừa kế tài sảnTheo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế

là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản, đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết. Luật Hammurabi phân làm hai hình thức thừa kế: thừa kế theo luật pháp và thừa kế theo di chúc. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn.

Thừa kế theo di chúc: Di chúc là ý chí chủ quan của người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo luật gia Ulpian thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết”. Bộ luật đã hạn chế quyền tự do của người viết di chúc như qui định người cha không được tước quyền thừa kế của con trai nếu người con mới phạm lỗi lần đầu và lỗi không nghiêm trọng.

Thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của người chết để lại được chia theo luật, tài sản được chuyển đến cho những người có quyền đối với tài sản đó theo luật định. Thời gian đầu, tài sản tập trung ở dòng họ và dần dần được chuyển về gia đình có quyền thừa kế và thành tài sản chung của gia đình.

Nếu trong pháp luật của một số quốc gia cổ đại phương Đông khác, quyền thừa kế chỉ thuộc về con trai thì trong luật pháp Lưỡng Hà, con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau. Đây có thể coi là một sự bình đẳng ít ỏi về giới ở Lưỡng Hà. Luật pháp- công cụ thể hiện tinh thần cai trị của nhà nước đã quan tâm tới quyền lợi và đời sống của người con gái khi cha mẹ mất. Điều 170 quy định: “Nếu người vợ chính thức của dân tự do sinh con cái cho y, nữ nô lệ của y cũng sinh con cái cho y và khi người cha đang sống nói những đứa con do nữ nô lệ sinh ra là “con của tôi- coi những đứa con đó ngang hàng với những đứa con của người vợ chính thức thì sau khi người cha chết, những đứa con của người vợ chính thức và những đứa con của người nữ nô lệ phải cùng nhau chia đều gia tài của cha. Khi chia tài sản, con của người vợ chính thức được ưu tiên chọn phần của mình”.  Tất cả đều đã quy định rất chi tiết với mục đích bảo đảm quyền thừa kế của người con theo đúng vị trí của họ trong quan hệ với người cha.

4. Về hình sựLĩnh vực hình sự là lĩnh vực thể hiện rõ nhất tính giai cấp và sự bất bình đẳng. Một nguyên tắc xuyên suốt và

thể hiện rõ trong bộ luật là nguyên tắc bảo vệ quyền lợi, địa vị của người chồng, người cha trong gia đình.  Bộ luật đã thể hiện địa vị thấp kém và dễ bị xâm hại của người phụ nữ ở xã hội Lưỡng Hà cổ đại. Về vấn đề này, chế định về hôn nhân và gia đình đã thể hiện khá rõ nét.

Chế định hình sự cũng bảo vệ các quan hệ xã hội như: quyền sở hữu, bảo vệ chế độ nô lệ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người. Hammurabi đã công nhận ba giai cấp xã hội: giới thượng lưu (một trong những dòng họ có ruộng đất từ lâu đời), giới công dân tự do không có ruộng đất và giới nô lệ. Luật nghiêm khắc trừng phạt kẻ nào xúc phạm đến người tự do, đặc biệt là người có địa vị cao. Theo như điều 202:  “nếu một kẻ nào đó tát vào mặt một người có địa vị cao, thì kẻ ấy phải mang ra trước công chúng đánh 50 roi”.Những hình phạt khác nhau dành cho các hành vi khác nhau cũng không đồng bộ giữa các giai cấp và tầng lớp người trong xã hội, hơn nữa chúng khác nhau tùy theo địa vị của tội nhân. Đôi khi bộ luật cho phép bồi thường bằng tiền thay cho nhục hình. Thí dụ  “Nếu một người phá hỏng mắt của người khác, người ta phá hỏng mắt của hắn”, “ Nếu một người phá hỏng mắt của một nô lệ, hắn chỉ phải bồi thường nửa giá cho tên nô lệ”.Chế tài phạt tiền cũng được áp dụng, mức tiền phạt tùy vào địa vị xã hội của các đương sự.

Một điều đáng chú ý trong bộ luật Hammurabi là sự kết hợp các quy cách của tập quán cổ xưa, có nguồn gốc từ thời công xã thị tộc với các quy cách mới của pháp luật chiếm hữu nô lệ. Một bộ phận của án quyết tử hình đã được Hammurabi hợp pháp hóa. Theo điều 21, kẻ phạm tội đào tường ăn trộm cần giết chết và mang chôn ngay trước chỗ hốc bị đào. Theo điều 25, kẻ ăn trộm trong khi người ta đang chữa cháy cần phải ném vào đống lửa ngay ở nơi phạm tội.

Tàn dư của xã hội nguyên thủy còn tồn tại được thể hiện trong bộ luật là nguyên tắc trả thù ngang bằng (đồng thái phục thù) hay còn gọi là “luật pháp talion”, thậm chí cho phép trừng trị cả những người không liên quan đến tội phạm. Nguyên tắc này chỉ căn cứ vào hậu quả xảy ra trên thực tế để áp dụng trách nhiệm pháp lý, chứ không xét trên phương diện mức độ lỗi và chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Ví như điều 196:  “Nếu dân tự do làm hỏng mắt của con của bất cứ người dân tự do nào, thì phải làm hỏng mắt của y”. Điều 197: “Nếu y làm gãy xương của dân tự do, thì phải làm gãy xương của y”. Các hình phạt thật khắc nghiệt, có thể nói là tệ hại nhất và luật đền tội thật khắt khe giữa hai thành viên cùng giai cấp. Vì thế, mới có câu tục ngữ “mắt đền mắt, răng đền răng” làm khẩu hiệu cho những nguyên tắc của Hammurabi. Các hình thức của hình phạt thường rất dã man. Bằng phương pháp thống kê, tác giả thấy trong luật Hammurabi có nhắc tới 32 trường hợp xử tử hình. Bên cạnh đó,các hình phạt rất khắc nghiệt như chặt tay, chân, dìm xuống nước, đóng đinh, thiêu.... Tính chất tương xứng trong trách nhiệm pháp luật nhấn mạnh nhiều đến trừng trị đối nhân hoặc đối vật, mà chưa đề cập đến tính giáo dục, hay tạo điều kiện để người vi phạm sửa chữa sai lầm. Ngoài ra, bộ luật còn nêu ra trách nhiệm tập thể của các thành viên công xã đối với nhà nước; quy định về trừng phạt kẻ giúp nô lệ chạy trốn, trừng phạt những kẻ xâm phạm đến sở hữu của nhà vua, chủ nô; trừng phạt người quản gia làm thất thoát tài sản của chủ bị ném cho dã thú xé xác. Tội lấy cắp gia cầm hoặc các đồ dùng khác của chủ sẽ bị phạt từ 10 đến 30 lần giá trị thứ lấy cắp. Nếu không nộp được phạt, kẻ lấy cắp sẽ bị giết.

Page 24: Bộ luật Hammurabi

Điểm tiến bộ trong lĩnh vực hình sự là luật đã manh nha phân biệt phạm tội vô ý và phạm tội cố ý. Ví dụ luật ghi trong khi ẩu đả làm người chết, nếu kẻ làm chết người chứng minh được rằng không cố ý giết người thì sẽ không bị tử hình, chỉ bị phạt. Đây là một trong những quy định khá khách quan trong xét xử các vụ án hình sự. Điều này làm cho luật pháp mang tính chất công bằng hơn.

5. Về tố tụngTố tụng là thủ tục giải quyết các vụ án. Bộ luật đã có nhiều qui định về thủ tục bắt giữ, giam cầm, quy định

những nguyên tắc khi xét xử như xét xử phải công khai, phải coi trọng chứng cứ, phán quyết phải thi hành nghiêm minh... Có hai quy định rất đặc thù về tố tụng của bộ luật này:

Thứ nhất là quy định về trách nhiệm của thẩm phán: “Nếu thẩm phán xử một vụ kiện mà ra phán quyết bằng văn bản, nếu sau đó phát hiện lỗi trong văn bản là do lỗi của thẩm phán, thẩm phán sẽ phải trả 12 lần giá trị phạt tiền mà ông ta yêu cầu bồi thường trong vụ kiện, đồng thời ông ta sẽ bị buộc phải rời khỏi ghế thẩm phán vĩnh viễn mà không bao giờ có thể trở thành thẩm phán lần nữa”. Quy định về trách nhiệm của thẩm phán như vậy trong xã hội có thể hiện sự tiến bộ sâu sắc. Quy định này khiến các thẩm phán phải làm việc khách quan, thận trọng khi xét xử các vụ án. Qua đó có thể thấy, thời kỳ này rất coi trọng công tác xét xử, coi trọng trách nhiệm xét xử công bằng của thẩm phán. Sử sách đã ca ngợi rằng, ở Lưỡng Hà cổ đại, tinh thần thượng tôn luật pháp và thói quen cầu viện công lý đã ăn sâu vào tác phong sinh hoạt của người dân nơi đây. Luật pháp của các quốc gia khác cũng cần học tập và kế thừa quy định tiến bộ này của luật Hammurabi.

Thứ hai về hình thức xét xử: “Nếu một người kiện một người khác, bị đơn sẽ phải đi đến một dòng sông và nhảy xuống, nếu anh ta bị chìm, bị dòng nước cuốn đi, nguyên đơn sẽ sở hữu nhà của bị đơn. Nhưng ngược lại, dòng sông chứng minh rằng bị đơn không có tội, tức anh ta sống sót, thì nguyên đơn sẽ bị giết chết, và bị đơn sẽ sở hữu nhà của nguyên đơn”. Như vậy, hình thức xét xử nhiều khi mang tính thần thánh (phụ thuộc vào thần linh). Thực tế cho thấy rằng, người Lưỡng Hà cổ đại bất lực trước tự nhiên, bất lực trước việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội, hơn nữa không phải lúc nào cũng dễ dàng có được chứng cứ xác thực khi khoa học chưa phát triển. Vì vậy, cách thức xử lý có vẻ như bất bình thường kia lại trở nên rất dễ hiểu, dễ hiểu đến mức bình thường và tự nhiên trong quan niệm, trong cách hành xử của người dân Lưỡng Hà cổ đại. Họ tin rằng đấng tối cao đã sáng tạo muôn loài, sáng tạo nên nhà nước và luật pháp nên họ chấp nhận điều đó và tin rằng thần thánh mới là người công minh nhất và là người cho họ biết thế nào là đúng, thế nào là sai, thế nào là công bằng hay không công bằng. Đây không chỉ là niềm tin của người Lưỡng Hà mà còn là niềm tin của hầu hết cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông khác. Trong luật pháp của Ấn Độ cổ đại, ta thấy hình thức xét xử có những điểm giống với luật pháp Lưỡng Hà như lấy dầu sôi + phân bò hay rắn độc làm phép thử tội.

Bên cạnh những tiến bộ, đúng đắn, về hình thức bộ luật còn có một số hạn chế nhất định như: Luật chưa có tính khái quát cao, các quy định của luật chỉ là sự mô tả các hành vi cụ thể; Các điều khoản thường được quy định dài dòng, các câu chữ trùng lặp với nhau; Đa số các điều khoản của bộ luật đều liên quan đến hình luật, rất ít điều khoản quy định về các quan hệ dân sự hoặc nếu có thì cũng bị hình sự hóa. Trong bộ luật này, chúng ta thấy hầu hết các tội đều quy về tội tử hình, chưa tạo điều kiện cho những người phạm tội có cơ hội sửa chữa sai lầm và trở lại hoàn lương.

Bộ luật xưa nhất mà ngày nay chúng ta biết đến đó là bộ luật của quốc vương Babilon Hammurabi có ảnh hưởng tới pháp chế muộn nhất của những dân tộc cổ phương Đông khác, đặc biệt là pháp chế cổ Do Thái đã được duy trì trong kinh thánh. Mặc dù còn duy trì một vài tàn dư của tập quán pháp cổ của chế độ thị tộc và mặc dù sự sưu tập còn thiếu hệ thống đã làm cho bộ luật có một tính chất nguyên thủy rõ rệt, nhưng luật Hammurabi đã có nhiều yếu tố mới của luật pháp chiếm hữu nô lệ. Luật pháp mới này khác xa với tập quán pháp cổ xưa của thời đại thị tộc. Ý nghĩa to lớn của luật Hammurabi là ở chỗ các yếu tố mới của luật pháp chiếm hữu nô lệ trên một chừng mực nhất định đã thúc đẩy tiếp tục phá bỏ các vết tích của chế độ thị tộc và củng cố toàn bộ chế độ chiếm hữu nô lệ nói chung.

Bộ luật phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của vương quốc Babylon thời đó. Bộ luật không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn là nguồn tư liệu quý, phong phú cho người đời sau biết được những giá trị vật chất và tinh thần thời ấy.

Bộ luật Hammurabi là bộ luật thành văn cổ nhất thế giới, là một trong những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của bộ luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu, khai thác và kế thừa. Nghiên cứu luật pháp thế giới nói chung và luật pháp Việt Nam nói riêng, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị lịch sử pháp lý của bộ luật. Mặc dù những quy định của bộ luật đã ra đời cách đây gần 4000 năm nhưng vẫn chứa đựng những điểm tiến bộ và văn minh mà luật pháp đương đại có thể kế thừa và phát huy. Chính điều đó đã góp phần làm nên giá trị rực rỡ của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Almanach những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006.2. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập 1 (Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ), Nxb Quân

đội nhân dân, Hà Nội, 1993.3. Mortimer Chambers, Barbara Hanawalt, Lịch sử văn minh phương Tây, NXB Văn hóa thông tin, HH, 2003.4. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo Dục