28
I/Lời mở đầu: Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người và các phúc lợi xã hội như là một mối quan hệ giữa 1 bên là các nhu cầu không giới hạn của xã hội với bên kia là sự hạn chế của các nguồn cung vốn có các cách sử dụng khác nhau (Lionel Robbins, 1935). (Đây không phải là định nghĩa duy nhất về kinh tế học, nhưng là định nghĩa phổ biến nhất). Tương quan mà nói, kinh tế học được biết đến như là việc tận dụng tối đa các nguồn lực và phân phối chúng cho các cá nhân với mục tiêu đem lại các phúc lợi xã hội cho họ. Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng, đó là: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các thành viên kinh tế trong một nên kinh tế. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế hay của cả một quốc gia. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về môn kinh tế vi mô và ứng dụng của môn học này trong thực tế ở các doanh nghiệp qua phần bài tập. II/Lý thuyết: 1.Giới thiệu chung về môn học vi mô: 1

BT kinh te vi mo

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BT kinh te vi mo

I/Lời mở đầu:

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người và

các phúc lợi xã hội như là một mối quan hệ giữa 1 bên là các nhu cầu không giới

hạn của xã hội với bên kia là sự hạn chế của các nguồn cung vốn có các cách sử

dụng khác nhau (Lionel Robbins, 1935). (Đây không phải là định nghĩa duy nhất

về kinh tế học, nhưng là định nghĩa phổ biến nhất). Tương quan mà nói, kinh tế

học được biết đến như là việc tận dụng tối đa các nguồn lực và phân phối chúng

cho các cá nhân với mục tiêu đem lại các phúc lợi xã hội cho họ.

Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng, đó là: Kinh tế học vi mô và kinh tế

học vĩ mô.Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu,

phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các thành viên kinh tế trong

một nên kinh tế. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của

cả nền kinh tế hay của cả một quốc gia.

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về môn kinh tế vi mô và ứng dụng của môn

học này trong thực tế ở các doanh nghiệp qua phần bài tập.

II/Lý thuyết:

1.Giới thiệu chung về môn học vi mô:

Kinh tế học vi mô là một môn khoa học kinh tế,một môn khoa học cơ bản

cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp luận kinh tế.Nó là khoa học về sự lựa

chọn của các thành viên kinh tế.

Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vi mô là phân tích cơ

chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ và sự

phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau.

Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị trường, khi thị trường không vận hành

hiệu quả, cũng như miêu tả những điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc cạnh

tranh hoàn hảo. Những ngành quan trọng trong kinh tế vi mô bao gồm thị trường

1

Page 2: BT kinh te vi mo

dưới thông tin bất đối xứng, chọn lựa với sự không chắc chắn và các áp dụng

trong kinh tế của lý thuyết trò chơi.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật ,xu thế vận động tất yếu của

các hoạt động kinh tế vi mô,những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò

điều tiết của Chính phủ.Do đó, tuy khác với các môn khoa học về kinh tế học vĩ

mô, kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhưng nó có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau. Các môn khoa học quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp được xây dựng

cụ thể dựa trên những cơ sở lý luận và phương pháp luận có tính khách quan của

kinh tế học vi mô.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng

doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề cơ bản cho mình là:

Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Phân phối thu nhập ra sao? để có thể

đứng vững, phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Nói một cách cụ thể, kinh tế

học vi mô nghiên cứu xem họ đạt được mục đích của họ với nguồn tài nguyên

hạn chế bằng cách nào và sự tác động của họ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân ra

sao.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân, cung, cầu,

sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế.

2.Giới thiệu chung về lý thuyết sản xuất:

2.1,Công nghệ và hàm sản xuất:

Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp.Ở đây, sản xuất được hiểu

theo nghĩa rộng, bao gồm cả lĩnh vực lưu thông và dọc vụ…

Các doanh nghiệp chuyển hóa những đầu vào(còn được gọi là các yếu tố

sản xuất) thành các đầu ra (còn gọi là sản phẩm)

2

Page 3: BT kinh te vi mo

*Các yếu tố sản xuất gồm:lao động(L), vật liệu, máy móc, nhà xưởng, kho

tàng… (K).Các yếu tố này kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản

phẩm goi là Q.

*Hàm sản xuất: thể hiện mối quan hệ đầu ra đầu vào của quá trình sản

xuất,kinh doanh của doanh nghiệp. Hàm sản xuất chỉ rõ số lượng tối đa có thể

thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn…) với

một trình độ công nghệ nhất định

+Sử dụng nguồn đầu vào:

Q=f( x1, x2,…, xn)

Q: sản lượng đầu ra

x1, x2,…, xn:các yếu tố đầu vào

+Sử dụng 2 đầu :{ K: vốn ,L: nguồn lao động }

Q=f (K, L) = A.Kα .L β

A:hằng số tùy thuộc vào những đơn vị đo lường các đầu

vào và đầu ra

α,β:là những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L

2.2,Sản xuất với một đầu vào biến đổi:

a,Năng suất bình quân và năng suất cận biên:

-Năng suất bình quân lao động (APL) là số đầu ra tính theo một đơn

vị đầu vào là lao động và được xác định bằng công thức:

APL=

-Năng suất cận biên của lao động (MPL ) là số đầu ra được sản xuất

thêm khi số lao động đầu vào tăng thêm 1 đơn vị.

Số thay đổi đầu ra ΔQMPL= =

Số thay đổi của lao động ΔL

b,Quy luật năng suất cận biên giảm dần:

3

Page 4: BT kinh te vi mo

Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm

xuống tại một điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng

trong quá trình sản xuất đã có.

2.3,Sản xuất với hai đầu vào biến đổi:

a,Đường động lượng: là biểu thị cả những sự kết hợp đầu vào khác nhau

để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định.

b,Sự thay thế các đầu vào_ tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên(MRTS): Độ

dốc của mỗi đường động lượng cho thấy có thể dung một số lượng đầu vào này

thay thế cho một số lượng đầu vào khác, trong khi đầu ra vẫn không thay

đổi.Muốn giảm đi một đơn vị lao động (L) thì cần có bao nhiêu đơn vị vốn (K)

với điều kiện Q không đổi và ngược lại,muốn giảm đi một đơn vị vốn (K) thì cần

có bao nhiêu đơn vị lao động (L) với điều kiện Q không đổi.

Mối quan hệ MRTS và MPL, MPK :Vì đầu ra không đổi bằng cách di

chuyển dọc theo đường đồng lượng do đó sự thay đổi trong tổng sản phẩm bằng

0

MPL.ΔL + MPK.ΔQ = 0

-ΔK MPL

MRTS = = ΔL MPK

c,Hai trường hợp đặc biệt của hàm sản xuất:

TH1: Các đầu vào hoàn toàn thay thế cho nhau: là đường thẳng nghĩa

là cùng 1 đầu ra có thể sử dụng sản xuất bằng lao động, bằng vốn hoặc bằng sự

kết hợp giữa lao động và vốn

K

Q3

Q2

Q1

0 L

4

Page 5: BT kinh te vi mo

TH2: Các đầu vào không thể thay thế cho nhau khi các đường động

lượng là hình chữ L,khối đầu ra đòi hỏi sự kết hợp riêng của lao động và vốn,

những điểm A,B,C là những điểm kết hợp có hiệu quả cao của các đầu vào

K

C Q3

B Q2

A Q1

L

3.Giới thiệu chung về lý thuyết lợi nhuận và quyết định cung cấp:

3.1,Lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận:

Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển

của doanh nghiệp.

Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa

tổng doanh thu và tổng chi phí.Còn tối đa hóa lợi nhuận hoặc cực tiểu hóa chi

phí sản xuất là hành vi và hoạt động làm tăng lợi nhuận hoặc giảm chi phí sản

xuất, tức là phải làm gì để đạt được lợi nhuận cực đại cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu

quả của quá trình kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường,

chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và

dich vụ cho thị trường. Nó phản ánh cả về mặt lượng và mặt chất của quá trình

kinh doanh.

*Công thức:

Π= TR – TC = R.Q-ATC.Q

Π= ( P-ATC) .Q

Π: lợi nhuận

TR: tổng doanh thu

TC: tổng chi phí

P-ATC: lợi nhuận trong 1 đơn vị sản phẩm

5

Page 6: BT kinh te vi mo

*Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố:

+Trước hết, là quy mô sản xuất hàng hóa dịch vụ. Quan hệ cung cầu về

hàng hóa thay đổi sẽ làm cho giá thay đổi.

+Hai là, giá và chất lượng của đầu vào (lao động,nguyên vật liệu, thiết bị,

công nghệ ) và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh

doanh.

+Ba là, giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc

đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và

công tác tài chính của doanh nghiệp.

Do tính chất tổng hợp của lợi nhuận, nên doanh nghiệp luôn phải có chiến

lược và phương án kinh doanh tổng hợp, đồng bộ để không ngừng tăng lợi

nhuận.

*Các loại lợi nhuận:

-Lợi nhuận tính toán

-Lợi nhuận kinh tế: là lợi nhuận tính toán còn lại sau khi đã trừu các chi

phí cơ hội

-Lợi nhuận bình quân: là lợi nhuận được biểu hiện cụ thể bằng tỉ suất lãi

vốn

-Lợi nhuận siêu ngạch: là khoản thu nhập từ sức mạnh thị trường hoặc sứ

mạnh độc quyền.

-Lợi nhuận bình thường là lợi nhuận vừa đủ để giữ cho các nhà kinh

doanh tiếp tục công việc của mình và tồn tại với tư cách là một bộ phận của tổng

chi phí.

*Tối đa hóa lợi nhuận:

-Doanh thu biên (MR): là mức thay đổi của tổng doanh thu do tiêu thụ

thêm một đơn vị sản lượng

6

Page 7: BT kinh te vi mo

ΔTRMR= = (TR)’.Q

ΔQ-Quy tắc chung nhất của tối đa hóa lợi nhuận là: Tăng sản lượng chừng

nào doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên (MR >MC) cho đến khi có

MR=MC thì dừng lại. Đây chính là mức sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hóa lợi

nhuận.

*Tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất ngắn hạn:

P MC

P1 ATC

P2 D1=MR1

P3 AVC D2=MR2

P4 D3=MR3

D4=MR4

Q1 Q2 Q3 Q4

TH1: P1, D1, MR1 DN quyết định sản xuất tai Q1 và có P1 > ATC DN thu được

lợi nhuận dương là Shcn gạch chéo (hay lợi nhuận tối đa A )

TH2: P2,D2,MR2 tại B có MR2=MC tương ứng với Q3 số lương Q2 có P2=ATCmin

hòa vốn

TH3: P3,D3,MR3 tại C có MR3=MC tương ứng Q3 có P3<ATC lỗ

+ko sx: TR=0

+sản xuất Q3: P3>AVC bù 1 phần FC

TH4: P4,D4,MR4 tại D có MR4=MC tương ứng Q4 có P4<AVC không sản xuất

*Tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất dài hạn:

Trong dài hạn không còn không còn chi phí cố định,doanh nghiệp có thể

quyết định nên xây dựng một năng lực sản xuất đến mức nào là tối ưu, tức là xác

định lượng chi phí cố định tối ưu.

7

Page 8: BT kinh te vi mo

Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng khi chi phí cận biên vượt qua doanh thu

cận biên

Doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa bằng việc cân bằng doanh thu cận biên

và chi phí cận biên.

P* LMC

LAC

Q* Q

+LMC và LAC là chi phí bình quân và chi phí cận biên dài hạn

+Q*:sản lượng của doanh nghiệp

+hình chữ nhật gạch chéo: tổng lợi nhuận

*Tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiên cạnh tranh và độc quyền:

-Hành vi và quy định tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo:

Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo được đặc trưng bởi:

* có nhiều người bán và người mua

* các sản phẩm đồng nhất

* không có rào cản với việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường

* người bán và người mua có thông tin hoàn hảo.

Đường chi phí cận biên và đường tổng chi phí trung bình được thêm vào

biểu đồ dưới đây:

P

P* D=MR

0 Q* Q

Sản xuất Q* (P=MC) chính là mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi

nhuận của doanh nghiệp.

8

Page 9: BT kinh te vi mo

Điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận là MR=MC ở tại 1 điểm mà ở đó đường

MC đang đi lên chứ ko đi xuống (P=MC)

-Hành vi và quyết định tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện độc quyền:

Một thị trường cạnh tranh độc quyền có đặc điểm:

· nhiều người bán và người mua,

· các sản phẩm khác nhau, và

· dễ dàng gia nhập và rời bỏ

Nguyên lý cơ bản của việc tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện độc quyền

tương tự với cạnh tranh hoàn hảo tức là lựa chọn mức sản lượng tại đó MR=MC

chỉ có sự khác biệt chủ yếu là đối với 1 doanh nghiệp độc quyền thì MR không

bằng với giá cả đường cầu với các nhà độc quyền là đường có dạng dốc xuống

tức là MR< mức giá tại đó có thêm 1 đơn vị sản phẩm được bán ra.

P MC

PM

D

MR

QM Q

 Tại QM: MR=MC

QM: sản lượng tối đa hóa lợi nhuận

Shcn gạch chéo : thu lợi nhuận

- Hành vi và quyết định tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh độc

quyền:

Khái niệm: Cạnh tranh độc quyền là cấu trúc của thi trường gồm nhiều doanh

nghiệp bán ra những sản phẩm tương tự có phân biệt nhau chút ít do sự khác biệt

về sản phẩm mỗi doanh nghiệp có đồ thị đường cầu đi xuống.

Ngắn hạn: doanh nghiệp quyết định sản xuất tại mức sản lượng QSR

(MR=MC) đây là mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của doanh

nghiệp, doanh nghiệp thu được lợi nhuận là Shcn gạch chéo 

9

Page 10: BT kinh te vi mo

P

MC

PSR LAC

D

0 MR Q

Dài hạn: Doanh nghiệp quyết định sản xuất tại mức sản lượng QRL

(MR=MC) đây là mức sản lượng tối ưu có PRL=LAC (lợi nhuận =0)

P

PLR MC

LAC=0

D

MR

0 QLR Q

3,Giới thiệu chung về lý thuyết chi phí sản xuất:

Trong nền sản xuất hàng hóa có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

và sự vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh

nghiệp luôn phải đối mặt với cạnh tranh.Muốn thắng trong cạnh tranh, một vấn

đề quan trọng nà bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng đều

phải quan tâm là giảm chi phí sản xuất, vì giảm 1 đồng chi phí có nghĩa là tăng 1

đồng lợi nhuận (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)

Hơn nữa,các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ một

hàng hóa nào đó tùy theo chi phí và giá bán hàng hóa đó. Vấn đề chi phí không

chỉ là sự quan tâm của người tiêu dùng, của cả xã hội nói chung.

10

Page 11: BT kinh te vi mo

Trong môn kinh tế vi mô, chi phí sản xuất giữ một vị trí quan trọng và có

quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp.

3.1 Chi phí ngắn hạn: là những chi phí của thời kỳ trong đó số lượng và chất

lượng của 1 vài đầu vào không đổi như quy mô nhà máy,diện tích sản xuất

a, Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi:

-Tổng chi phí (TC): bao gồm giá trị thị trường của toàn bộ các tài nguyên được

sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó.

-Chi phí cố định (FC): là chi phí không đổi khi sản lượng thay đổi tức là những

chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất ra một sản phẩm nào

như: tiền thuê nhà, chi phí giữ gìn bảo dưỡng thiết bị với lương của bộ máy quản

lý…

-Chi phí biến đổi (VC): là chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm sản lượng

như tiền mua nguyên vật liệu, tiền lương công nhân…

=> tổng chi phí = chi phí cố định + chi phí biến đổi

TC = FC + VC

b,Chi phí bình quân và chi phí cận biên:

- Chi phí bình quân (ATC): chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm

ATC =

Chi phí cố định bình quân:

AFC =

Chi phí biến đổi bình quân:

AVC =

- Chi phí cận biên: (MC) là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản

phẩm

ΔTC ΔVCMC = = = TC(Q)

11

Page 12: BT kinh te vi mo

ΔQ ΔQ- Mối quan hệ ATC và MC: MC luôn đi qua điểm cực tiểu của ATC

P MC

ATC

Q

MC < ATC ATC giảm

MC > ATC ATC tăng

MC = ATC ATC min

c, Chi phí dài hạn:

- Khái niệm: trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản

xuất như xây dựng, thuê mướn, thuê mặt bằng, trang bị máy móc đường tổng chi

phí trung bình dài hạn kí hiệu: LAC biểu diễn các chi phí nhỏ nhất ở các mức sản

lượng cho phép các yếu tố sản xuất thay đổi tối ưu để đạt chi phí cực tiểu đó là

bao hình của các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn (ATC1, ATC2, ATC3,..)

LAC

ATC1

ATC2

ATC3

LAC

Q

- Hiệu suất của quy mô: mối quan hệ giữa đầu ra và số lượng của các đầu vào

được khái quát bằng quy tắc sau:

+ tăng yếu tố đầu vào 1 % Q % > 1% hiệu suất của quy mô tăng dần

LAC

12

Page 13: BT kinh te vi mo

Q

+ tăng yếu tố đầu vào 1% Q % <1 % hiệu suất giảm dần

LAC

Q

+tăng yếu tố đầu vào 1% mà đầu ra tăng =1 % hiệu suất không đổi

LAC

Q

+ Chú ý : đối với hàng sản xuất Q = A.Kα .L β

α + β >1 hiệu suất tăng theo quy mô

α + β <1 hiệu suất giảm theo quy mô

α + β =1 hiệu suất ko đổi theo quy mô

3.2 Đường đồng phí: bao gồm tất cả những tập hợp có thể có của lao động và

vốn mà người ta có thể mua với 1 tổng chi phí nhất định

TC = w.L + r.K

w: chi phí cho người lao động

r: chi phí thuê vốn

K= - . L

K

13

Page 14: BT kinh te vi mo

L

Độ nghiêng của đường đồng phí cho biết:

Nếu doanh nghiệp bớt đi 1 đơn vị lao động và thu hồi w đô la về chi phí

để mua đơn vị vốn ở mức chi phí r đô la cho 1 đơn vị vốn thì tổng chi phí của

doanh nghiệp vẫn được giữ như cũ.

III/Tính toán:

Câu 1: Phương trình đường tổng sản phẩm biến đổi theo L (với K =const)

a,Ta có phương trình tổng quát hàm sản xuất của 1doanh nghiệp là:

Q = 10. Kα .Lβ

Với: α, β là những hằng số cho trước thể hiện tính phụ thuộc vào quy mô của

từng doanh nghiệp.

Giả sử doanh nghiệp là doanh nghiệp có sản lựng không phụ thuộc vào quy mô.

Phương trình tổng sản phẩm biến dổi theo L:

Ta có K = const nên phương trình tổng sản phẩm là:

Q = (10. Kα ).Lβ

Ta có bảng thay đổi sản lượng theo sự biến đổi của L: (giả sử : α=β=1)

14

Page 15: BT kinh te vi mo

b, Phương trình tổng sản phẩm biến dổi theo L:

Ta có K = const nên phương trình tổng sản phẩm là:

Q = (10. Kα ).Lβ

Ta có bảng thay đổi sản lượng theo sự biến đổi của L: (với α=β=1)

Câu 2:

Xác định MPL và APL với K=const: Q = (10. Kα ).Lβ

Q1 = (10. Kα ).L1β

Q2 = (10. Kα ).L2β

Với α=β=1, có: Q1 = (10. K ).L1

Q2 = (10. K ).L2

MPL=∆Q/∆L =( Q2 -Q1)/( L2 - L1)=10K*( L2 - L1)/( L2 - L1)=10K

APL=Q/L= Q1 /L= (10. K ).L/L=10K

Bảng

Câu 3:

Ta có Q=10. K.L

15

Page 16: BT kinh te vi mo

Bảng sản lượng với 2 đầu vào biến đổi:

SỐ LAO ĐÔNG(L)SỐ GiỜ MÁY(K)

1 2 3 4 5 6 7 8

1 10 20 30 40 50 60 70 802 20 40 60 80 100 120 140 1603 30 60 90 120 150 180 210 2404 40 80 120 160 200 240 280 3205 50 100 150 200 250 300 350 4006 60 120 180 240 300 360 420 4807 70 140 210 280 350 420 490 560

K

Q=40Q=80

Q

Câu 4:

Ta có: doanh nghiệp hoạt động 5 ngày/tuần.

Giá đầu vào của lao động: W=100USD/tuần W=20USD/ngày.

Giá đầu vào thuê máy móc: r= 200USD/tuần r=40USD/ngày.

Tổng chi phí 1 ngày hoạt động của doanh nghiệp:

TC=w.L*+r.K*=20.L*+40.K*(USD/ngày)

Với:

L*: số lao động doanh nghiệp thuê.

K*: số máy móc doanh nghiệp thuê.

Độ nghiêng của đường động lượng:

MRTS=MPL/MPK

16

Page 17: BT kinh te vi mo

LAC

Q

Câu 5:

BẢNG TỔNG CHI PHÍ THEO SỐ LAO ĐỘNG VÀ MÁY MÓC (USD/NGÀY)

LAC

TC=140

TC=100

K

17

Page 18: BT kinh te vi mo

Câu 6:

Độ dốc của đường đồng lượng là:

MRTS= =

Độ dốc của đường đồng phí là:

Câu 7:

Ta có: Q = 10. Kα .Lβ

Với α=β=0,5 α + β= 1 trong trường hợp này thì doanh nghiệp có hiêu suất

không thay đổi theo quy mô.

Trong trường hợp này doanh nghiệp vẫn mở rộng quy mô sản xuất.

Câu 8:

Với α=0,7;β=0,6 α + β= 1,3 trong trường hợp này thì doanh nghiệp có hiêu

suất tăng theo quy mô.

Nên trong trường hợp này doanh nghiệp quyết định mở rộng quy mô sản xuất.

Câu 9:Ban đầu : w=20USD/ngày r=40USD/ngàyVới Q= 10.K0.4.L0.6

Doanh nghiệp quyết định sản xuất tối ưu

L

18

Page 19: BT kinh te vi mo

5 2

K1 2 3

Sau khi L tăng lên w=120USD/tuần=24USD/ngày

Doanh nghiệp quyết định sản xuất tối ưu

4.9

K

Câu 10:

Sau khi tăng r =250 USD/tuần = 50USD/ngày

Doanh nghiệp quết định sản xuất tối ưu

4.6

1 2 3 K

K L1 22 53 6.6

K L1 2.32 3.73 4.9

K L1 4.62 10.33 16.6

19

Page 20: BT kinh te vi mo

IV/ Kết luận :

-Thông qua thời gian làm bài tập lớn môn kinh tế học vi mô, tôi đã phần

nào hiểu về những vấn đề cơ bản của Doanh nghiệp, các quy luật, xu thế vận

động của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của kinh tế thị trường và

vai trò sự điều tiết của Chính phủ đối với thị trường.

- Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đó

là lợi những cũng đặt ra cho Doanh nghiệp thách thức không nhỏ. Do vậy, việc

vận dụng các lý thuyết vào thực tiễn cùng với những kinh nghiệm thu được trong

thực tiễn giúp cho Doanh nghiệp có thể lựa chọn được những bước đi đúng đắn,

phát huy hiệu quả của năng lực canh tranh

- Tuy vậy, đây mới chỉ là những lý thuyết mang tính cơ bản. Việc nghiên

cứu và vận dụng nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và được hoàn thiện dần qua

những trải nghiệm từ thực tiễn. Có như thế, việc nhận thức những lý luận mới

được hiểu đúng và vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể.

Qua bài tập lớn giúp tôi bổ sung thêm nhiều kiến thức cơ bản về môn

kinh tế vi mô và ứng dụng của môn học này trên thị trường cũng như các doanh

nghiệp như thế nào.Chắc chắn những bài tập lơn như thế này sẽ giúp sinh viên

nắm rõ hơn kiến thức để phục vụ cho tương lai sau này.

Tôi xin cảm ơn Cô Nguyễn Hồng Vân đã hướng dẫn trực tiếp và rất cụ

thể trong quá trình hoàn thành bài tập.Những kiến thức mà cô chỉ bảo sẽ rất có

ích cho tôi cũng như các bạn sinh viên khác sau này.

Hải Phòng, ngày 12/5/2008

Sinh viên : Phạm Thị Vân Anh

20

Page 21: BT kinh te vi mo

Tài liệu tham khảo:

1.Kinh tế học vi mô-Bộ giáo dục và đào tạo

2.Bài tập kinh tế Vi Mô- TS: Phạm Văn Minh

3.Trang web:kinhtehoc.com

21