6
KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ NHÔM Bài 1. Cho 8,8g một hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc phân nhóm chính nhóm II, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc. Dựa vào bảng HTTH xét xem 2 kim loại đó là gì. Bài 92-38-SBT10 Bài 2. Cho 3g hỗn hợp kim loại kiềm A và Na tác dụng với nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 0,2 mol axit HCl. Dựa vào bảng HTTH xác định KLNT của A. Bài 93-38-SBT10 Bài 3. Một hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng là 10,5g. Hoà tan X trong nước thì hỗn hợp X tan hết cho ra dung dịch A. a) Thêm từ từ một dung dịch HCl 1M vào dung dịch A. Khi đầu không có kết tủa. Khi thể tích dung dịch HCl 1M thêm vào tới 100ml thì dung dịch A bắt đầu có kết tủa. Tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Một hỗn hợp Y cũng gồm K và Al. Trộn 10,5g hỗn hợp X trên với 9,3g hỗn hợp Y được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho ra dung dịch B. Thêm HCl vào dung dịch B thì ngay giọt đầu tiên dung dịch HCl thêm vào đẫ có kết tủa. Tính khối lượng K và Al trong hỗn hợp Y. Bài 4. Một hỗn hợp X gồm K, Zn, Fe có khối lượng 49,3g, số mol K bằng 2,5 lần số mol Zn. Hoà tan hỗn hợp X

BTTL KLK-KT

  • Upload
    tho-le

  • View
    26

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BTTL KLK-KT

KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ NHÔM

Bài 1. Cho 8,8g một hỗn hợp 2 kim loại nằm ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc phân nhóm chính nhóm II, tác dụng với HCl dư thì thu được 6,72 lít khí hidro ở đktc. Dựa vào bảng HTTH xét xem 2 kim loại đó là gì.

Bài 92-38-SBT10

Bài 2. Cho 3g hỗn hợp kim loại kiềm A và Na tác dụng với nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 0,2 mol axit HCl. Dựa vào bảng HTTH xác định KLNT của A.

Bài 93-38-SBT10

Bài 3. Một hỗn hợp X gồm K và Al có khối lượng là 10,5g. Hoà tan X trong nước thì hỗn hợp X tan hết cho ra dung dịch A. a) Thêm từ từ một dung dịch HCl 1M vào dung dịch A. Khi đầu không có kết tủa. Khi thể tích dung dịch HCl 1M thêm vào tới 100ml thì dung dịch A bắt đầu có kết tủa. Tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Một hỗn hợp Y cũng gồm K và Al. Trộn 10,5g hỗn hợp X trên với 9,3g hỗn hợp Y được hỗn hợp Z. Hỗn hợp Z tan hết trong nước cho ra dung dịch B. Thêm HCl vào dung dịch B thì ngay giọt đầu tiên dung dịch HCl thêm vào đẫ có kết tủa. Tính khối lượng K và Al trong hỗn hợp Y.

Bài 4. Một hỗn hợp X gồm K, Zn, Fe có khối lượng 49,3g, số mol K bằng 2,5 lần số mol Zn. Hoà tan hỗn hợp X trong nước dư còn lại một chất rắn A. Cho A vào 150ml dung dịch CuSO4 4M thì thu được 19,2g kết tủa. Chứng tỏ rằng A chỉ còn có Fe. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

Bài 5. Một hỗn hợp gồm Na, Al, Fe. Tiến hành các thí nghiệm sau. TN1: Cho hỗn hợp vào nước, có V lít khí thoát ra. TN2: Cho hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 7/4V lít khí. TN3: Cho hỗn hợp vào dung dịch HCl dư đến phản ứng xong, thấy thoát ra 9/4V lít khí. a) Viết phương trình phản ứng và giải thích. b) Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp. c) Nếu vẫn giữ nguyên lượng Al, còn thay Na và Fe bằng một kim loại nhóm 2 có khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng Na và Fe, sau đó cũng cho hỗn

Page 2: BTTL KLK-KT

hợp vào dung dịch HCl dư cho đến phản ứng xong, cũng thấy thoát ra 9/4V lít khí. Xác định tên kim loại nhóm 2 (không được dùng kết quả % của câu b). Các thể tích đều đo ở cùng điều kiện.

Bài 6. A là một loại hợp kim của Ba, Mg, Al được dùng nhiều trong kỹ thuật chân không. TN1: Lấy mg A (dạng bột) cho vào nước tới khi hết phản ứng, thấy thoát ra 0,896 lít H2 TN2: Lấy mg A (dạng bột) cho vào dung dịch NaOH dư tới khi hết phản ứng, thấy thoát ra 6,944 lít H2.

TN3: Lấy mg A hoà tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, ta thu được dung dịch B và 9,184 lít H2 a) Tính m và % khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A. b) Thêm 10g dung dịch H2SO4 9,8% vào dung dịch B, sau đó thêm tiếp 210g dung dịch NaOH 20%. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng chất rắn thu được. Các thể tích khí được đo ở đktc.

Đề 6-BĐTS

Bài 7. Hoà tan 2,16g hỗn hợp 3 kim loại Na, Al và Fe vào nước dư, Thu được 0,448 lít khí (đktc) và còn lại một lượng chất rắn. Cho lượng chất rắn này tác dụng hết với 60ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3,2g Cu kim loại và dung dịch A.Cho dung dịch A tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NH3 thu được kết tủa. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B. a) Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Tính khối lượng chất rắn B.

Bài 8. Một kim loại M tác dụng với HNO3 loãng thu được M(NO3)3, H2O và hỗn hợp khí F chứa N2 và N2O. Khi hoà tan 2,16g M trong 0,5 lít dung dịch HNO3 0,6M thu được 604,8ml hỗn hợp khí F (đktc) có tỷ khối so với H2 là 18,445 và dung dịch D. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 8,638g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp vào 0,4 lít dung dịch HCl chưa biết nồng độ thu được 3427,2ml H2

(đktc) và dung dịch E. Trộn dung dịch D với dung dịch E thu được 2,34g kết tủa. * Xác định M và 2 kim loại kiềm. * Xác định nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng.

Bài 9. Cho 16,3g hỗn hợp gồm 2 kim loại Na và X tác dụng hết với HCl loãng thu được 34,05g hỗn hợp muối khan A. Thể tích hidro thu được từ X bằng 1,5 lần thể tích hidro thu được từ Na trong cùng điều kiện. Đun nóng hỗn hợp A với H2SO4

Page 3: BTTL KLK-KT

đặc sau phản ứng thu được hỗn hợp B gồm 2 muối. Nếu B ở dạng khan có mB = 2mA, nhưng nếu ở dạng tinh thể ngậm nước thì có khối lượng bằng 68,4g. * Tính thể tích hidro thu được (đktc). * Tính phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp đầu. * Khối lượng B bằng bao nhiêu? * Tìm công thức của muối kết tinh ngậm nước. Biết rằng chỉ có 1 muối ở dạng khan.

Bài 10. Hoà tan 17,88g một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B và một kim loại kiềm thổ M vào nước dư thu được dung dịch C và 5,376 lít hidro. Trộn lẫn dung dịch H2SO4 và dung dịch HCl được dung dịch D có số mol HCl bằng 4 lần số mol H2SO4. a. Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần V lít dung dịch D. Hỏi sau khi cô cạn thu được bao nhiêu gam muối khan? b. Đem hoà tan hoàn toàn m gam nhôm vào 1/2 dung dịch C thì thu được dung dịch E và một lượng H2 bằng 3/4 lượng H2 thu được khi hoà tan X vào nước lúc đầu. Tính m, biết M dễ tan còn MSO4 khó tan.

Bài 3/125 GTH10

Bài 11. Cho 14,8g hỗn hợp kim loại hoá trị II, oxit và muối sunfat kim loại hoá trị II đó tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được dung dịch A và 4,48 lít khí (ở đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch A được kết tủa B, nung B ở nhiệt độ cao thì còn lại 14g chất rắn. Mặt khác cho 14,8g hỗn hợp vào 0,2 lít dung dịch CuSO4 2M, sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn, rồi đem chưng khô thì được 62g. a.Tính %m các chất trong hỗn hợp đầu. b. Xác định kim loại hoá trị II.

Bài 12. Hỗn hợp E gồm 3 kim loại ở dạng bột là K, Al và Fe được chia làm 3 phần đều nhau: Phần 1: Cho vào nước dư giải phóng ra 4,48 lít khí. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư giải phóng ra 7,84 lít khí. Phần 3: Hoà tan hoàn toàn vào 0,5 lít dung dịch H2SO4 1,2M thu được 10,08 lít khí và tạo ra dung dịch A (các thể tích đều đo ở đktc). a.Tính khối lượng từng kim loại trong E. b. Cho dung dịch A tác dụng với 240g dung dịch NaOH 20% thu được kết tủa. Lọc, rửa kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi được mg chất rắn. Tìm m ?

Bài 13.

Page 4: BTTL KLK-KT

Hoà tan 46g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ liên tiếp vào nước thì được dung dịch D và 11,2 lít khí đo ở đktc. Nừu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nừu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm?

Đề thi Olympic THPT chuyên Lý Tự Trọng Tp HCM

Bài 14. Hoà tan 46g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thì thu được dung dịch D và 11,2 lít khí đo ở đktc. Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết bari. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng cồn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm.

Bài 95/39 SBT10