37
C C m m n n a a n n g g v v Q Q u u y y n n B B o o v v t t h h e e o o T T h h t t c c d d à à n n h h c c h h o o C C h h a a m m (Quyn ca Cha mtrong Chương trình Giáo dc Đặc bit) Cc HtrHc sinh và Gia đình Tháng 8, 2011 (Sdng đến 30 tháng 6, 2012) Tiểu bang Iowa Nha Giáo dc Grimes State Office Building Des Moines, Iowa 50319-0146

Cẩ an ề Quyền Bảo vệ theo Thủ tục dành cho Cha mẹ · Sơ Jude Fitzpatrick, West Des Moines . Eric Goranson, Des Moines . Michael L. Knedler, Council Bluffs . Valorie

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CCẩẩmm nnaanngg vvềề QQuuyyềềnn BBảảoo vvệệ tthheeoo TThhủủ ttụụcc ddàànnhh cchhoo CChhaa mmẹẹ

(Quyền của Cha mẹ trong Chương trình Giáo dục Đặc biệt)

Cục Hỗ trợ Học sinh và Gia đình Tháng 8, 2011

(Sử dụng đến 30 tháng 6, 2012)

Tiêu bang Iowa Nha Giáo dục

Grimes State Office Building Des Moines, Iowa 50319-0146

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 2008

Ủy ban Giáo dục Tiểu bang

Tiểu bang Iowa Nha Giáo dục Iowa

Grimes State Office Building 400 E 14th St

Des Moines IA 50319-0146

Ủy ban Giáo dục Tiểu bang

Rosie Hussey, Chủ tịch, Clear Lake Charles C. Edwards, Jr., Phó Chủ tịch, Des Moines Sơ Jude Fitzpatrick, West Des Moines Eric Goranson, Des Moines Michael L. Knedler, Council Bluffs Valorie J. Kruse, Thành phố Sioux Max Phillips, Woodward LaMetta Wynn, Clinton Brandon Bolte, Thành viên Học sinh, Ankeny

Quản trị

Judy A. Jeffrey, Giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành Ủy ban Giáo dục Tiểu bang Gail M. Sullivan, Trưởng Ban Nhân viên

Ban Học Tập và Kết Quả Kevin Fangman, Quản trị viên

Cục Hỗ trợ Học sinh và Gia đình Martin J. Ikeda, Cục Trưởng Deb Samson, Cố vấn, Giáo dục và Tham gia của Cha mẹ Thomas Mayes, Cố vấn, Luật Giáo dục Đặc biệt

Chính sách của Nha Giáo dục Iowa là không kỳ thị chủng tộc, tín ngưỡng, màu da, giới tính, khuynh hướng tình dục, xác định giới tính, nguồn gốc quốc gia, khuyết tật, tôn giáo, tuổi tác, liên kết đảng phái chính trị, hoặc cha mẹ thực hoặc có khả năng, gia đình hoặc tình trạng hôn nhân trong các chương trình, hoạt động, hoặc các chính sách tuyển dụng của nha theo quy định của Bộ luật Iowa mục 216.9 và 256.10(2), Điều VI và VII của Đạo luật Dân Quyền năm1964 (42 U.S.C. § 2000d và 2000e), Đạo luật về Thanh toán Công bằng năm 1973 (29 U.S.C. § 206, và những đạo luật sau đó), Điều IX (Tu Chính án Giáo dục, 20 U.S.C. §§ 1681 – 1688) Mục 504 (Đạo luật Phục hồi năm 1973, 29 U.S.C. § 794), và Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật (42 U.S.C. § 12101, và những đạo luật sau đó). Nếu quý vị có thắc mắc hoặc khiếu nại liên quan đến sự tuân thủ chính sách của Nha Giáo dục, vui lòng liên hệ cố vấn pháp lý của Nha Giáo dục, Grimes State Office Building, 400 E 14th St, Des Moines IA 50319-0146, số điện thoại 515/281-5295, hoặc Giám đốc Phòng Dân quyền, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, 111 N. Canal Street, Suite 1053, Chicago, IL 60606-7204.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 2008

Mục Lục

Giới thiệu ....................................................................................................................................... 1 Tôi có thể tìm thêm sự hỗ trợ ở đâu? ....................................................................................................................... 1 Khi nào tôi nhận được cẩm nang các biện pháp bảo vệ theo thủ tục?...................................................................... 2 Có các nguồn thông tin khác không…? ................................................................................................................... 2 Nha Giáo dục Iowa phải thông báo gì cho tôi về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục? ............................................. 2

Bảo mật Thông tin và Hồ sơ Học tập.................................................................................... 3

Tôi có thể tiếp cận hồ sơ học tập của con mình không? .......................................................................................... 3 Tôi có thể kiểm tra hồ sơ học tập nào? .................................................................................................................... 3 Bằng cách nào tôi có thể biết hồ sơ nào của con mình được giữ lại?....................................................................... 3 Hồ sơ có bị tính phí không? ..................................................................................................................................... 3 "Quyền kiểm tra" gồm có những gì?........................................................................................................................ 3 "Thông tin nhận dạng cá nhân" có nghĩa là gì?........................................................................................................ 3 Hồ sơ của con tôi được bảo vệ như thế nào đối với việc ai có quyền tiếp cận hồ sơ đó? ........................................ 3 Nếu tôi cho rằng thông tin trong hồ sơ đó không chính xác thì sao? ....................................................................... 3 Học khu hoặc AEA có cần xin phép tôi trước khi tiết lộ thông tin trong hồ sơ học tập của con tôi không? Có ngoại lệ không? .............................................................................................................................................. 4 Học khu và AEA có phải thực hiện những bước khác để bảo vệ thông tin mật và quyền riêng tư của con tôi không? .......... 4 Điều gì xảy ra đối với hồ sơ học tập của con tôi khi không còn cần đến nữa? ........................................................ 4

Sự Đồng ý của Cha mẹ .............................................................................................................. 5

Đồng ý có nghĩa là gì? ............................................................................................................................................. 5 Có cần sự đồng ý của tôi đối với bản đánh giá ban đầu về con tôi không?.............................................................. 5 Nếu tôi không đồng ý với bản đánh giá ban đầu về con tôi thì sao?........................................................................ 5 Có các quy định đặc biệt cho bản đánh giá ban đầu về trẻ em là những em được Tiểu bang bảo trợ hay không? .. 5 Tôi có cần đồng ý cho bắt đầu chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan không?............................ 5 Nếu tôi không đồng ý cho bắt đầu chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan thì sao? ..................... 6 Tôi có thể rút lại sự đồng ý cho tiếp tục chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan không? ............. 6 Có cần sự đồng ý của tôi để đánh giá lại hay không? .............................................................................................. 6 AEA hoặc học khu phải lập tài liệu chứng minh những nỗ lực hợp lý nào để nhận được sự đồng ý của cha mẹ?.. 6 Có những trường hợp cụ thể khác cần đến sự đồng ý của tôi không?...................................................................... 6 Tôi cần phải biết thông tin gì khác về việc đồng ý?................................................................................................. 6

Tham dự các Buổi họp .............................................................................................................. 7

Tôi phải tham dự những buổi họp nào về con tôi?................................................................................................... 7 Nhà trường giúp việc đó bằng cách nào? ................................................................................................................. 7 Có phải bất kỳ khi nào các nhân viên công sở bàn luận về con tôi thì đó là "họp" hay không? .............................. 7 Tôi tham gia việc ra quyết định về con tôi bằng cách nào? ..................................................................................... 7 Nếu tôi không thể tham dự buổi họp thì sao? .......................................................................................................... 7 Có thể đưa ra một quyết định mà không có tôi không? ........................................................................................... 7

Đánh giá Giáo dục Độc lập ...................................................................................................... 7

Bản đánh giá giáo dục độc lập (IEE) là gì?.............................................................................................................. 7 Tôi có thể yêu cầu IEE hay không? ......................................................................................................................... 8 Nhà trường có thể nói hoặc làm gì nếu tôi yêu cầu một bản IEE?........................................................................... 8 Nếu tôi muốn có một bản IEE, có thể làm gì với thông tin tôi nhận được? ............................................................. 8 Ai thanh toán cho bản IEE? ..................................................................................................................................... 8 Tôi cần phải biết những thứ gì khác về IEE?........................................................................................................... 8

Thông báo Trước......................................................................................................................... 8

Thông báo trước của học khu hoặc AEA là gì? ....................................................................................................... 8 Thông báo đó có thông tin gì? ................................................................................................................................. 8 "Thông báo" đó có hình thức như thế nào?.............................................................................................................. 9

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 2008

Các Biện pháp Giải quyết Bất đồng....................................................................................... 9 Sự Khác nhau Giữa Xét xử Khiếu nại theo Thủ tục Tố tụng Bình thường và Thủ tục Khiếu nại của Tiểu bang ........................................................................................................................ 9 Thủ tục Khiếu nại của Tiểu bang ............................................................................................... 9

Nha Giáo dục Iowa có cung cấp thủ tục nộp đơn khiếu nại hay không? ............... ...............................................9 Thủ tục đó gồm có nội dung gì? ............................................................................ ...............................................10 Có các giới hạn khác đối với thủ tục này không? Có cho phép gia hạn trên 60 ngày không? ...............................10 Cách nộp đơn khiếu nại và ai có thể nộp?..............................................................................................................10 Nếu LEA, AEA, hoặc một cơ quan công quyền khác không tuân thủ quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường? ..................................................................................................................................................................11

Khiếu nại theo Thủ tục Tố tụng Bình thường (cũng được gọi là Yêu cầu Xét xử theo Thủ tục Tố tụng Bình thường) ..........................................................................................................11

Khi nào tôi có thể nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường (cũng được gọi là yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường)?.......................................................................................................................................11 Có giới hạn thời gian nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không? .............................................11 Có ngoại lệ về các quy định giới hạn thời gian nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không?......11 Tôi có thể tìm nơi hỗ trợ pháp lý bằng cách nào? ..................................................................................................11 Yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường cần phải có những gì? ...............................................................11 Việc đưa vào tất cả các yêu cầu của thông báo quan trọng như thế nào? ..............................................................11 Ai là người quyết định xem thông báo đó có đáp ứng tất cả các yêu cầu hay không?...........................................11 Tôi có thể gửi yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?...........................................................................12 Nếu tôi không gửi thông báo đến tất cả các bên và đến Nha Giáo dục Iowa thì sao?............................................12 Nếu tôi muốn thay đổi yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường sau khi nộp thì sao?...............................12 Học khu sẽ hồi đáp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường như thế nào?...............................................12

Buổi họp Giải quyết ...................................................................................................................12 Mục đích của buổi họp giải quyết này là gì? .........................................................................................................12 Có cần phải tổ chức buổi họp giải quyết không? ...................................................................................................13 Ai tham dự buổi họp giải quyết?............................................................................................................................13 "Thời gian giải quyết" là gì? ..................................................................................................................................13 Buổi họp giải quyết quan trọng đến mức nào?.......................................................................................................13 Có thể có thỏa thuận giải quyết ràng buộc pháp lý từ buổi họp giải quyết này không?.........................................13 Có khoảng thời gian để tôi có thể đổi ý đối với thỏa thuận không?.......................................................................13

Hòa giải .......................................................................................................................................13 Hòa giải cần có những thủ tục và yêu cầu gì?........................................................................................................13 Làm sao tôi có thể biết ai là trọng tài hòa giải? Cách chọn người lắng nghe những quan ngại về con tôi? Ai thanh toán cho việc hòa giải? ............................................................................................................................14 Làm sao tôi có thể biết trọng tài hòa giải có công bằng hay không? .....................................................................14 Tôi cần biết những gì về quy trình hòa giải?..........................................................................................................14 Nếu tôi không muốn sử dụng quy trình hòa giải thì sao?.......................................................................................14 Ai là bên không bị ảnh hưởng? ..............................................................................................................................14 Bên không bị ảnh hưởng sẽ làm gì?.......................................................................................................................14

Xét xử theo Thủ tục Tố tụng Bình thường Công bằng ...........................................................14 Ai là người chịu trách nhiệm tiến hành xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?.................................................15 Ai là người lắng nghe thông tin và ra quyết định tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?.....................15 Một ALJ công bằng có những phẩm chất nào?......................................................................................................15 Trong lúc đó, con tôi đi học ở đâu? .......................................................................................................................15 Điều khoản bố trí hiện tại có ngoại lệ hay không?.................................................................................................15 Nếu con tôi chưa từng học trường công thì sao?....................................................................................................15 Điều gì có thể được bàn đến tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?.....................................................15 Có giới hạn thời gian cần phải tuân thủ trong việc yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không? .......15 Quy định giới hạn thời gian có ngoại lệ hay không? .............................................................................................15 Tôi cần biết những quyền lợi theo luật pháp nào trong buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?.................15 Việc tiết lộ thông tin bổ sung tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường thì sao?........................................16 Có những quyền dành cho tôi với tư cách là cha mẹ tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không?.....16 ALJ buộc phải đưa ra quyết định gì? .....................................................................................................................16 Tôi có bị giới hạn việc gửi những yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường khác không? ........................16

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 2008

Có phải quyết định của ALJ là quyết định cuối cùng không?................................................................................16 Nếu tôi không đồng ý với quyết định của ALJ, tôi có thể làm gì?.........................................................................16 Có ai khác sẽ biết được quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường? .......................................................16 Thời hạn đối với các quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường là gì?....................................................17

Tố tụng Dân sự ...........................................................................................................................17 Có giới hạn thời gian trong tố tụng dân sự hay không? .........................................................................................17 Có các yêu cầu bổ sung đối với tố tụng dân sự hay không? ..................................................................................17

Quy định về Xây dựng ...............................................................................................................17 Phí Luật sư ..................................................................................................................................17

Tôi cần phải biết gì về phí luật sư?.....................................................................................................................17 Tòa sẽ cân nhắc điều gì khi áp dụng phí?...........................................................................................................17 Phí luật sư và các chi phí liên quan có thể bị cấm trong các dịch vụ nhất định không? .....................................17 Việc cấm phí luật sư và các chi phí liên quan có ngoại lệ không? .....................................................................19 Tòa có thể giảm số tiền phí luật sư không? ........................................................................................................19 Việc giảm số tiền phí luật sư có ngoại lệ không? ...............................................................................................19

Hành vi và Các Thủ tục Kỷ luật ...............................................................................19

Viên chức nhà trường có thể xem xét điều gì khi kỷ luật con tôi?.........................................................................19 Tổng quát ....................................................................................................................................19

Viên chức nhà trường có thể làm gì để kỷ luật con tôi?.........................................................................................19 Thẩm quyền Bổ sung .................................................................................................................19

Viên chức nhà trường có thêm quyền gì? ..............................................................................................................19 Các dịch vụ .................................................................................................................................20

Những dịch vụ này có thể được cung cấp ở đâu?...............................................................................................20 Những trẻ em đã bị loại khỏi chương trình hiện tại dưới 10 ngày

trong một năm học có nhận được dịch vụ không? ...................................................................................20 Nếu con tôi bị loại trong thời gian trên 10 ngày học liên tiếp thì sao? ...............................................................20 Nếu con tôi đã bị loại trong thời gian trên 10 ngày học trong một năm học nhưng việc loại con tôi ra hiện nay

dưới 10 ngày học liên tiếp và không phải là sự thay đổi bố trí thì sao?...................................................20 Nếu việc loại con tôi là một sự thay đổi bố trí của con tôi thì sao?....................................................................20

Xác định Biểu hiện Hành vi ......................................................................................................20 Xác định biểu hiện hành vi là gì và phải tiến hành khi nào? ..............................................................................20 Nếu hành vi của con tôi được xác định là biểu hiện khuyết tật của con tôi thì sao? ..........................................21

Các Trường hợp Đặc biệt ..........................................................................................................21 Có trường hợp nào khi học khu có thể loại một đứa trẻ ngay cả khi hành vi của đứa trẻ đó

là biểu hiện khuyết tật của nó hay không?...............................................................................................21 Những định nghĩa nào áp dụng cho quy định này? ............................................................................................21

Thay đổi Bố trí Vì việc Loại do Kỷ luật ...................................................................................21 Thay đổi bố trí vì việc loại do kỷ luật là gì?.......................................................................................................21 Ai là người quyết định liệu có thay đổi bố trí hay không? .................................................................................22 Nhà trường có phải thông báo cho tôi biết khi nào việc loại tạo ra sự thay đổi bố trí? ......................................22

Xác định Môi trường .................................................................................................................22 Ai là người xác định môi trường trong đó con tôi được giáo dục trong thời gian bị loại? .................................22

Kháng nghị..................................................................................................................................22 Tôi có thể làm gì nếu tôi không đồng ý với quyết định về việc loại bỏ hoặc bố trí do kỷ luật của con tôi?.......22 Học khu có thể nộp đơn kháng nghị về biện pháp kỷ luật con tôi không? .........................................................22 ALJ có thẩm quyền gì?.......................................................................................................................................22 Khi tôi hoặc một cơ quan công quyền nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường về hành vi

hoặc biện pháp kỷ luật của con tôi thì sao? .............................................................................................22 Nếu tôi không đồng ý với quyết định của ALJ thì sao? .....................................................................................22

Bố trí Trong khi Kháng nghị ....................................................................................................23 Con tôi được bố trí học ở đâu trong thời gian có kháng nghị theo các điều khoản này?....................................23

Các Biện pháp Bảo vệ Trẻ em Chưa Đủ tiêu chuẩn Tham gia Chương trình Giáo dục Đặc biệt và nhận Các Dịch vụ Liên quan ........................................................................................23

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 2008

Tôi có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ theo những điều khoản kỷ luật này nếu con tôi hiện không xác định đủ tiêu chuẩn nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt hay không? ........................................................23

Học khu "thừa nhận" con tôi là một đứa trẻ khuyết tật có nghĩa là gì? ..............................................................23 Quy định này có ngoại lệ không? .......................................................................................................................23 Những điều kiện nào được áp dụng nếu học khu không có cơ sở nhìn nhận rằng con tôi là một đứa trẻ khuyết tật? ..23

Việc Chuyển đến và Biện pháp Của Các Cơ quan Thực thi Pháp luật và Tư pháp............23 Nhà trường hoặc AEA có thể chuyển con tôi đến cơ quan thực thi pháp luật hoặc báo cáo về tội mà con tôi bị nghi ngờ phạm phải hay không? ...........................................................................................................................................24 Nhà trường hoặc AED phải làm gì nếu họ báo cáo về con tôi cho các cơ quan thực thi pháp luật? ..................24

Các Điều khoản dành cho Cha mẹ Đại diện ....................................................................24

Tại sao phải chỉ định cha mẹ đại diện? ..................................................................................................................24 AEA cần phải làm gì? ............................................................................................................................................24 Các tiêu chí để được chọn làm người đại diện là gì? .............................................................................................24 Nếu đứa trẻ là trẻ vô gia cư không có người đi kèm thì sao?.................................................................................24 Trách nhiệm của cha mẹ đại diện là gì? .................................................................................................................24 Cha mẹ đại diện phải được chỉ định cho đứa trẻ trong thời gian nào?...................................................................24

Chuyển Quyền cho Đứa trẻ....................................................................................................25

Khi nào các quyền lợi thủ tục theo IDEA 2004 được chuyển cho con tôi? ...........................................................25 Ở tuổi trưởng thành thì sao?...................................................................................................................................25

Việc Bố trí Đơn phương của Cha mẹ cho Con học tại Trường tư Khi Vấn đề là Chương trình Giáo dục Công Thích hợp Miễn phí (FAPE)............25

Khi nào học khu sẽ không thanh toán chi phí học tập tại một trường tư cho con tôi là trẻ khuyết tật? .................25 Tôi có thể được hoàn tiền đối với việc bố trí con tôi học tại trường tư hay không? ..............................................25 Khoản hoàn tiền học tại trường tư có thể bị cắt giảm hoặc từ chối hay không? ....................................................25 Việc cắt giảm hoặc từ chối hoàn tiền học tại trường tư có ngoại lệ hay không?....................................................26

Phụ lục..........................................................................................................................................27 Định nghĩa...................................................................................................................................27

Ngày; ngày làm việc; ngày học ..........................................................................................................................27 Chương trình giáo dục công thích hợp miễn phí; FAPE ....................................................................................27 Trẻ vô gia cư ......................................................................................................................................................27 Chương trình giáo dục cá biệt hóa; IEP..............................................................................................................27 Nhóm phụ trách chương trình giáo dục cá biệt hóa; Nhóm IEP.........................................................................27 Ngôn ngữ Bản xứ ...............................................................................................................................................27 Cha mẹ ...............................................................................................................................................................28 Nhận dạng cá nhân .............................................................................................................................................28 Dược chất có kiểm soát ......................................................................................................................................28 Dược phẩm bất hợp pháp ...................................................................................................................................28 Thương tổn cơ thể nghiêm trọng ........................................................................................................................28 Vũ khí.................................................................................................................................................................28

Đơn Mẫu

Đơn Mẫu để Hỗ trợ Cha mẹ/Người Bảo trợ trong việc Yêu cầu Họp Trước khi Xét xử ...................................29 Đơn Mẫu để Hỗ trợ Cha mẹ/Người Bảo trợ trong việc Nộp Khiếu nại (Xét xử) theo Thủ tục Tố tụng Bình thường ................................................................................................................................................................30 Đơn Mẫu để Hỗ trợ Cha mẹ/Người Bảo trợ trong việc Nộp Đơn Khiếu nại......................................................31

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 1 2011-2012

GIỚI THIỆU Cha mẹ có các quyền, được gọi là quyền bảo vệ theo thủ tục, được áp dụng đối với mọi khía cạnh của quy trình giáo dục đặc biệt. Luật pháp và các quy định của tiểu bang và liên bang quy định những gì cần có để đảm bảo trẻ em được xác định có khuyết tật và trong một Chương trình Giáo dục Cá biệt hóa (IEP) nhận được một chương trình giáo dục công thích hợp (FAPE). Tài liệu này đóng vai trò làm bản thông báo về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục của quý vị và sẽ giúp quý vị hiểu được các quyền lợi dành cho mình và con mình thông qua luật pháp liên bang, Đạo luật Giáo dục dành cho Người Khuyết tật (Individuals with Disabilities Education Act - IDEA) và Các Quy định Hành chính về Giáo dục Đặc biệt của tiểu bang Iowa (Iowa Administrative Rules of Special Education). Một số lĩnh vực được xem xét trong tài liệu này là Thông báo, Sự Đồng ý có Cân nhắc, Sổ sách, Đánh giá, Hòa giải, Thủ tục Tố tụng Bình thường, Phí Luật sư, Tuổi Trưởng thành và Kỷ luật.

Tôi có thể tìm thêm sự hỗ trợ ở đâu? Nếu quý vị muốn được giải thích thêm bằng lời về các quyền lợi của mình, hãy liên hệ bất kỳ nơi nào sau đây để được hỗ trợ thêm:

Quản lý hoặc trưởng học khu tại địa phương quý vị Cơ quan Giáo dục Khu vực (AEA) của quý vị và yêu cầu được nói chuyện với: • Giám đốc Chương trình Giáo dục Đặc biệt • Chương trình Kết nối Cha mẹ-Nhà Giáo dục của AEA • Điều phối viên Hỗ trợ Giải quyết của AEA, hay còn gọi là Người hướng dẫn Giải quyết

AEA 1 Elkader 800-632-5918 AEA 11 Johnston 800-362-2720 AEA 267 Cedar Falls 800-542-8375 GHAEA Council Bluffs 800-432-5804 AEA 8 Pocahontas 800-669-2325 GPAEA Ottumwa 800-622-0027 AEA 9 Bettendorf 800-947-2329 NWAEA Thành phố Sioux 800-352-9040 AEA 10 Cedar Rapids 800-332-8488

Nha Giáo dục Iowa

Cục Hỗ trợ Học sinh và Gia đình Grimes State Office Building Des Moines, Iowa 50319-0146 515-281-3176 515-242-6019 FAX [email protected]

Trung tâm Huấn luyện và Thông tin dành cho Cha mẹ của Tiểu bang

Iowa 5665 Greendale Road, Suite D Johnston, IA 50131 1-800-450-8667 515-243-1713 FAX 515-243-1902 [email protected] http://www.askresource.org

Các quyền của Người Khuyết tật Iowa 400 East Court Avenue Suite 300 Des Moines, Iowa 50309 515-278-2502 515-278-0571 (TDD) 800-779-2502 515- 278-0539 FAX [email protected] http://www.disabilityrightsiowa.org

Trung tâm Sinh hoạt Độc lập: Central Iowa CIL 4132 E. 10th Street Des Moines, IA 50309 Điện thoại: 515-563-9337 FAX: 515-563-9337

Evert Conner Rights and Resources CIL 26 E Market Street Iowa City, IA 52240 Điện thoại: 319-933-3870

Illinois Iowa CIL 736 Federal Street Davenport, IA 52801 Điện thoại: 319-934-1460 TDD: 319-932-1460

Cả quý vị lẫn học khu đều phải chia sẻ trách nhiệm giáo dục con quý vị. Nếu quý vị hoặc viên chức nhà trường có quan ngại về việc giáo dục của con quý vị, hãy tận dụng mọi cơ hội để tổ chức các buổi trao đổi sớm và cởi mở về những quan ngại của quý vị. Nếu con của quý vị nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt, hãy tích cực tham gia vào sự phát triển IEP của con quý vị.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 2 2011-2012

Khi nào tôi nhận được cẩm nang các biện pháp bảo vệ theo thủ tục?

Quý vị sẽ nhận được một bản sao của cẩm nang các biện pháp bảo vệ theo thủ tục dành cho con của quý vị là trẻ bị khuyết tật mỗi năm một lần. Ngoài ra, quý vị cũng được cung cấp một bản sao:

1. Sau lần chuyển đến đầu tiên hoặc khi quý vị yêu cầu đánh giá cho con của quý vị; 2. Khi quý vị nộp đơn khiếu nại đầu tiên theo thủ tục tố tụng bình thường hoặc đơn khiếu nại đầu tiên theo thủ tục

tiểu bang trong năm học đó; 3. Bất kỳ khi nào có một quyết định được đưa ra để thực hiện biện pháp kỷ luật tạo nên sự thay đổi trong bố trí; và 4. Khi quý vị yêu cầu cẩm nang các biện pháp bảo vệ theo thủ tục.

Có những nguồn thông tin khác dành cho tôi để tìm hiểu thêm về IDEA 2004, Các Quy định Hành chính về Giáo dục Đặc biệt của Tiểu bang Iowa và các quy định và quy tắc khác tôi cần phải biết khác hay không?

Các danh sách sau đây là địa chỉ internet có thông tin về các biện pháp bảo vệ dành cho cha mẹ, quý vị có thể truy cập.

• Các Quy định Hành chính về Giáo dục Đặc biệt của Tiểu bang Iowa http://www.legis.state.ia.us/aspx/ACODocs/DOCS/7-27-2011.281.41.pdf

• Đạo luật Cải thiện Giáo dục dành cho Người Khuyết tật (IDEA) năm 2004 http://idea.ed.gov

Để tiện tham khảo, quý vị có thể tìm thấy các quy định về nội dung của Cẩm nang Các Biện pháp Bảo vệ theo Thủ tục dành cho Cha mẹ trong 20 USC § 1415(d) của Đạo luật Giáo dục Người Khuyết tật (IDEA) năm 2004.

• Đạo luật về Quyền lợi Giáo dục và Quyền Riêng tư dành cho Gia đình (Family Educational Rights and Privacy Act - FERPA): http://www.ed.gov/policy/gen/guid/fpco/ferpa/index.html

Các nguồn thông tin và tham khảo khác:

• Working Things Out When Things Go Wrong (Giải quyết Sự cố) – một tài liệu của Nha Giáo dục Iowa • Trung tâm Thông tin Quốc gia dành cho Trẻ em Khuyết tật (National Dissemination Center for Children with

Disabilities), NICHY, http://www.nichcy.org, là một trang web có nhiều ấn phẩm liên quan đến IDEA 2004, các biện pháp bảo vệ theo thủ tục và thông tin về người khuyết tật khác.

• Trung tâm PACER, http://www.pacer.org/legislation/idea/index.asp có bản tóm lược IDEA 2004 tại thời điểm in tài liệu này, cũng như những thông tin khác dành cho các gia đình có con khuyết tật.

• Trang web của Nha Giáo dục Iowa để Giải quyết Tranh chấp tại: http://www.iowa.gov/educate/content/category/22/537/587/

Hãy trao đổi với giáo viên đứng lớp của con quý vị, trưởng tòa nhà hoặc tư vấn viên AEA (người của AEA thường trao đổi với quý vị nhất về con của quý vị) để biết thêm thông tin.

Nha Giáo dục Iowa phải thông báo gì cho tôi về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục?

Nha Giáo dục Iowa phải thông báo đầy đủ cho quý vị về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục theo IDEA. Thông báo gồm có: 1. Các thông báo về Biện pháp Bảo vệ dành cho Cha mẹ được cung cấp bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng

Bosnia, tiếng Croatia, tiếng Việt, tiếng Ả Rập, và tiếng Lào. 2. Một bản mô tả về:

a. Những trẻ em nào có thông tin nhận dạng cá nhân được lưu giữ; b. Loại thông tin được tìm kiếm; c. Các biện pháp mà Tiểu bang định sử dụng trong việc thu thập thông tin (kể cả các nguồn tin từ ai cung cấp

thông tin); và d. Việc sử dụng thông tin.

3. Một bản tóm lược các chính sách và thủ tục mà các cơ quan tham gia phải tuân thủ liên quan đến việc lưu trữ, tiết lộ cho các bên thứ ba, việc lưu lại, và hủy thông tin nhận dạng cá nhân.

4. Một bản mô tả tất cả các quyền lợi của cha mẹ và trẻ em liên quan đến thông tin này, kể cả các quyền lợi theo FERPA (34 C.F.R. phần 99).

Trước khi có bất kỳ thông tin nhận dạng chính, địa điểm, hoặc hoạt động đánh giá nào, chẳng hạn như tìm trẻ, phải có thông báo phát hành hoặc thông cáo trên báo hoặc phương tiện truyền thông khác, hoặc cả hai, với thời lượng luân chuyển đủ để thông báo cho cha mẹ trong toàn Tiểu bang về hoạt động xác định vị trí, nhận dạng và đánh giá trẻ em có nhu cầu về giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 3 2011-2012

BẢO MẬT THÔNG TIN & HỒ SƠ HỌC TẬP Tôi có thể tiếp cận hồ sơ học tập của con mình không?

1. Các cơ quan công quyền phải cho phép quý vị kiểm tra và xem xét bất kỳ hồ sơ học tập nào được thu thập hoặc lưu trữ hoặc sử dụng bởi cơ quan giáo dục thông qua các điều khoản trong cả IDEA lẫn Đạo luật Quyền lợi Giáo dục và Quyền Riêng tư dành cho Gia đình (FERPA).

2. Cơ quan đó phải tuân thủ yêu cầu xem xét hoặc kiểm tra hồ sơ mà không có sự trì hoãn không cần thiết – không quá 45 ngày lịch và trước khi có bất kỳ buổi họp nào liên quan đến IEP hoặc bất kỳ buổi xét xử hoặc buổi họp giải quyết nào.

Tôi có thể kiểm tra hồ sơ học tập nào?

Với tư cách là cha mẹ của trẻ khuyết tật, quý vị phải được cho cơ hội kiểm tra và xem xét tất cả các hồ sơ học tập của con mình liên quan đến:

1. Nhận dạng; 2. Đánh giá; 3. Bố trí học tập của con quý vị; và 4. Việc cung cấp chương trình giáo dục công thích hợp miễn phí (FAPE) cho con quý vị.

Bằng cách nào tôi có thể biết hồ sơ nào của con mình được giữ lại?

Mỗi cơ quan phải cung cấp cho cha mẹ, khi có yêu cầu, một danh sách các loại và địa điểm hồ sơ học tập được một cơ quan thu thập, lưu trữ hoặc sử dụng.

Hồ sơ có bị tính phí không? Mỗi cơ quan có thể tính phí đối với các bản sao hồ sơ nếu lệ phí đó không khiến quý vị mất quyền xem xét và kiểm tra hồ sơ. Cơ quan đó có thể không tính phí tìm kiếm hoặc truy xuất thông tin.

"Quyền kiểm tra" gồm có những gì? 1. Quyền nhận được hồi đáp từ cơ quan tham gia đối với các yêu cầu hợp lý trong việc giải thích và cắt nghĩa hồ sơ; 2. Quyền được yêu cầu cơ quan đó cung cấp các bản sao hồ sơ có thông tin nếu việc không cung cấp các bản sao có

thể khiến quý vị mất quyền kiểm tra và xem xét hồ sơ; 3. Quyền có người đại diện kiểm tra và xem xét hồ sơ.

Cơ quan đó có thể thừa nhận cha mẹ có quyền kiểm tra và xem xét hồ sơ học tập trừ phi cơ quan đó được thông báo rằng cha mẹ không có quyền theo luật pháp hiện hành của tiểu bang quy định những vấn đề như tư cách người bảo trợ, tình trạng ly thân và ly dị.

"Thông tin nhận dạng cá nhân" có nghĩa là gì? Thông thường, thông tin nhận dạng cá nhân có nghĩa là thông tin cụ thể chẳng hạn như tên của con quý vị, tên của quý vị với tư cách là cha mẹ, địa chỉ nhà, số an sinh xã hội hoặc danh sách các đặc điểm cá nhân mô tả một đứa trẻ theo đó người khác có thể nhận ra con của quý vị với độ chắc chắn hợp lý.

Hồ sơ của con tôi được bảo vệ như thế nào đối với việc ai có quyền tiếp cận hồ sơ đó? Ngoại trừ việc tiếp cận của cha mẹ, các nhân viên có thẩm quyền, và cơ quan lưu giữ hồ sơ, học khu hoặc AEA phải giữ hồ sơ về các bên có quyền tiếp cận hồ sơ học tập gồm có:

1. Tên của bên đó; 2. Quyền tiếp cận dữ liệu được cấp; và 3. Mục đích cho phép bên nào được sử dụng hồ sơ.

Nếu hồ sơ gồm có thông tin về không chỉ của con quý vị, quý vị chỉ có quyền kiểm tra và xem xét thông tin liên quan đến con mình hoặc được thông báo về thông tin cụ thể đó.

Nếu tôi cho rằng thông tin trong hồ sơ đó không chính xác thì sao? Nếu quý vị cho rằng thông tin được thu thập, lưu giữ hoặc sử dụng là không chính xác hoặc gây hiểu lầm hoặc vi phạm quyền riêng tư hoặc các quyền lợi khác của con quý vị, thì quý vị có thể yêu cầu cơ quan lưu giữ thông tin đó phải điều

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 4 2011-2012

chỉnh hồ sơ. Học khu hoặc AEA sẽ quyết định xem có cần điều chỉnh thông tin hay không theo yêu cầu trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu học khu hoặc AEA quyết định từ chối điều chỉnh thông tin, họ sẽ thông báo cho quý vị về sự từ chối đó và thông báo cho quý vị biết quyền được xét xử. (Các quy định về xét xử là trong FERPA chứ không phải các quy định trong IDEA.) Theo kết quả của buổi xét xử:

1. Nếu xác định được thông tin đó là sai lạc, không chính xác hoặc vi phạm quyền riêng tư hoặc các quyền lợi khác của con quý vị, theo đó cơ quan phải điều chỉnh thông tin và thông báo cho quý vị bằng văn bản.

2. Nếu xác định được thông tin đó không phải là sai lạc, không chính xác hoặc vi phạm quyền riêng tư hoặc các quyền lợi khác của con quý vị, cơ quan đó sẽ thông báo cho quý vị về quyết định. Học khu hoặc AEA cũng sẽ thông báo cho quý vị về quyền của quý vị ghi vào hồ sơ họ lưu giữ về con quý vị lời nhận xét về thông tin đó hoặc đưa ra các lý do quý vị không đồng ý với quyết định của cơ quan đó.

3. Bất kỳ giải thích nào được đưa vào hồ sơ của con quý vị phải được cơ quan đó lưu giữ nằm trong hồ sơ miễn là hồ sơ đó hoặc phần bất đồng được cơ quan đó lưu giữ. Nếu hồ sơ hoặc phần bất đồng được cơ quan đó tiết lộ cho bất kỳ bên thứ ba nào, lời giải thích của quý vị cũng phải được tiết lộ.

Học khu hoặc AEA có cần xin phép tôi trước khi tiết lộ thông tin trong hồ sơ học tập của con tôi? Có ngoại lệ không?

Có, phải có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc sự đồng ý của một đứa trẻ đủ tiêu chuẩn là người đến tuổi trưởng thành trước khi thông tin nhận dạng cá nhân được tiết lộ cho bất kỳ ai không phải các viên chức của các cơ quan tham gia (chẳng hạn như học khu khác trong đó quý vị sắp đăng ký học cho con mình), trừ phi thông tin có trong hồ sơ học tập và FERPA cho phép tiết lộ mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.

Học khu và AEA có phải thực hiện những bước khác để bảo vệ thông tin mật và quyền riêng tư của con tôi không?

Mỗi cơ quan phải bảo mật thông tin nhận dạng cá nhân trong các bước thu thập, lưu trữ, tiết lộ và hủy hồ sơ. Những quy định khác của luật pháp gồm có:

1. Phải có một viên chức tại mỗi cơ quan nhận trách nhiệm đảm bảo bảo mật thông tin nhận dạng cá nhân. 2. Tất cả những ai thu thập hoặc sử dụng thông tin nhận dạng cá nhân phải được huấn luyện về bảo mật và quyền

riêng tư theo Phần B của IDEA và FERPA. 3. Mỗi cơ quan tham gia phải lưu giữ, để kiểm tra công khai, một danh sách hiện hành tên và vị trí của những nhân

viên trong cơ quan là người có quyền tiếp cận thông tin nhận dạng cá nhân.

Điều gì xảy ra đối với hồ sơ học tập của con tôi khi không còn cần đến nữa? Học khu và AEA phải thông báo cho quý vị khi không còn cần đến thông tin nhận dạng cá nhân được thu thập, lưu trữ hoặc sử dụng theo IDEA 2004 để cung cấp các dịch vụ giáo dục cho con quý vị. Nếu học khu hoặc AEA xác định rằng không còn cần đến thông tin đó nữa để cung cấp các dịch vụ giáo dục, thì thông tin đó phải được hủy theo yêu cầu của quý vị. Có một số thông tin trong hồ sơ của con quý vị được lưu trữ nằm trong hồ sơ dài hạn và có thể được lưu giữ vô thời hạn. Thông tin đó gồm có những nội dung như tên, địa chỉ, số điện thoại, cấp lớp, hồ sơ điểm danh, các lớp đã học, cấp lớp đã học xong và năm học đã hoàn tất.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 5 2011-2012

SỰ ĐỒNG Ý CỦA CHA MẸ

Đồng ý có nghĩa là gì? Đồng ý có nghĩa là:

1. Quý vị đã được thông báo đầy đủ bằng ngôn ngữ bản xứ của mình hoặc hình thức liên lạc khác (chẳng hạn như ngôn ngữ ký hiệu, chữ Braille, hoặc thông báo bằng miệng) về tất cả thông tin liên quan đến biện pháp theo đó quý vị đồng ý.

2. Quý vị hiểu và đồng ý bằng văn bản đối với biện pháp đó, và sự đồng ý mô tả biện pháp đó và liệt kê các hồ sơ (nếu có) sẽ được tiết lộ và tiết lộ cho ai; và

3. Quý vị hiểu rằng sự đồng ý là do quý vị tự nguyện và quý vị có thể rút lại sự đồng ý của mình bất kỳ lúc nào. Việc quý vị rút lại sự đồng ý không làm mất hiệu lực (hoàn tác) biện pháp đã được thực hiện sau khi quý vị đã đồng ý và trước khi quý vị rút lại.

Có cần sự đồng ý của tôi đối với bản đánh giá ban đầu về con tôi không? Có. Học khu của quý vị và AEA không thể tiến hành đánh giá ban đầu về con quý vị để xác định xem con quý vị có đủ tiêu chuẩn theo Phần B của IDEA nhằm nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan hay không nếu không thông báo trước bằng văn bản cho quý vị biết về biện pháp đề xuất mà không có sự đồng ý của quý vị. Học khu của quý vị và AEA phải có những nỗ lực hợp lý để nhận được sự đồng ý có cân nhắc của quý vị đối với một bản đánh giá ban đầu để xác định xem con của quý vị có phải là trẻ bị khuyết tật hay không. Sự đồng ý của quý vị cho phép đánh giá ban đầu không có nghĩa là quý vị cũng đã cho phép học khu và AEA bắt đầu cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan cho con quý vị.

Nếu tôi không đồng ý với bản đánh giá ban đầu về con tôi thì sao? Nếu con của quý vị được đăng ký tại trường công hoặc quý vị đang tìm cách đăng ký cho con mình học tại một trường công và quý vị đã không đồng ý hoặc không hồi đáp yêu cầu đồng ý đối với bản đánh giá ban đầu, thì học khu của quý vị hoặc AEA có thể, nhưng không buộc phải, tìm cách tiến hành đánh giá ban đầu về con quý vị bằng cách sử dụng biện pháp hòa giải hoặc khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường của IDEA, buổi họp giải quyết, và các thủ tục xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường. Học khu của quý vị hoặc AEA sẽ không vi phạm các quy định của mình trong việc xác định, nhận dạng và đánh giá con của quý vị nếu họ không tiến hành đánh giá con của quý trong những trường hợp này.

Có các quy định đặc biệt cho bản đánh giá ban đầu về trẻ em là những em được Tiểu bang bảo trợ hay không? Nếu một đứa trẻ là trẻ được Tiểu bang bảo trợ không sống cùng cha mẹ của mình, thì học khu và AEA không cần sự đồng ý của cha mẹ đối với bản đánh giá ban đầu để xác định xem đứa trẻ đó có phải là trẻ bị khuyết tật hay không nếu:

1. Mặc dù có những nỗ lực nhưng họ không thể tìm được cha mẹ của đứa trẻ; 2. Quyền lợi của cha mẹ đã vô hiệu lực theo luật pháp Tiểu bang; hoặc 3. Có một thẩm phán đã chỉ định quyền đưa ra các quyết định về giáo dục và đồng ý bản đánh giá ban đầu cho một

cá nhân không phải cha mẹ. “Trẻ được Tiểu bang bảo trợ,” được sử dụng trong IDEA, có nghĩa là một đứa trẻ, theo xác định của Tiểu bang nơi đứa trẻ sống là:

1. Con nuôi; 2. Được xem là trẻ được Tiểu bang bảo trợ theo luật pháp Tiểu bang; hoặc 3. Được sử bảo trợ của một cơ quan phúc lợi công cộng dành cho trẻ em.

“Trẻ được Tiểu bang bảo trợ” không bao gồm con nuôi có cha mẹ nuôi.

Tôi có cần đồng ý cho bắt đầu chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan không? Có. Học khu của quý vị và AEA phải nhận được sự đồng ý có cân nhắc của quý vị trước khi cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan cho con quý vị lần đầu tiên. Họ phải có những nỗ lực hợp lý để nhận được sự đồng ý có cân nhắc của quý vị trước khi cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan cho con quý vị lần đầu tiên. Nếu quý vị không hồi đáp yêu cầu quý vị đồng ý cho con của mình nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan lần đầu tiên, hoặc nếu quý vị không đồng ý, thì học khu của quý vị và AEA không được sử dụng các biện pháp bảo vệ theo thủ tục (có nghĩa là, hòa giải, khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường, buổi họp giải quyết, hoặc xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường) để có được thỏa thuận hoặc quy định cho phép dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan (theo khuyến nghị cả Nhóm IEP của con quý vị) có thể được cung cấp cho con quý vị mà không có sự đồng ý của quý vị.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 6 2011-2012

Nếu tôi không đồng ý cho bắt đầu chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan thì sao? Nếu quý vị không đồng ý cho con mình nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan lần đầu tiên, hoặc nếu quý vị không hồi đáp yêu cầu quý vị đồng ý và học khu cũng như AEA không cung cấp cho con quý vị dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan theo đó họ tìm kiếm sự đồng ý của quý vị, thì học khu của quý vị và AEA: 1. Không vi phạm quy định trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục công thích hợp miễn phí (FAPE) cho con quý vị vì

không cung cấp những dịch vụ đó cho con quý vị; và 2. Không buộc phải tổ chức buổi họp chương trình giáo dục cá thể hóa (IEP) hoặc lập một IEP cho con của quý vị

đối với dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan theo đó cần có sự đồng ý của quý vị.

Tôi có thể rút lại sự đồng ý cho tiếp tục chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan không? Có. Quý vị có thể rút lại sự đồng ý cho tiếp tục chương trình giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan không dành cho con quý vị. Quý vị có thể rút lại bằng văn bản. Trước khi kết thúc các dịch vụ, quý vị phải nhận được thông báo trước bằng văn bản từ cơ quan công quyền. Nếu quý vị rút lại sự đồng ý cho tiếp tục dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan dành cho con của quý vị, thì học khu và AEA không phải điều chỉnh hồ sơ giáo dục đặc biệt của con quý vị vì quý vị đã rút lại sự đồng ý đối với các dịch vụ bổ sung.

Có cần sự đồng ý của tôi để đánh giá lại hay không? Học khu của quý vị phải nhận được sự đồng ý có cân nhắc của quý vị trước khi họ đánh giá lại con của quý vị, trừ phi học khu của quý vị có thể chứng minh rằng:

1. Họ đã thực hiện những bước hợp lý để nhận được sự đồng ý của quý vị cho phép đánh giá lại con quý vị; và 2. Quý vị đã không hồi đáp.

Nếu quý vị không đồng ý cho phép đánh giá lại con quý vị, thì học khu hoặc AEA có thể, nhưng không buộc phải, tiến hành đánh giá lại con quý vị bằng cách sử dụng biện pháp hòa giải, khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường, buổi họp giải quyết, và các thủ tục xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường để tìm cách vô hiệu hóa việc quý vị không đồng ý cho đánh giá lại con quý vị. Như với các bản đánh giá ban đầu, học khu của quý vị hoặc AEA không vi phạm các quy định của họ theo Phần B của IDEA nếu họ không tiến hành đánh giá lại theo cách này.

AEA hoặc học khu phải lập tài liệu chứng minh những nỗ lực hợp lý nào để nhận được sự đồng ý của cha mẹ? Học khu của quý vị hoặc AEA phải lưu giữ tài liệu về những nỗ lực hợp lý nhằm có được sự đồng ý của cha mẹ cho phép đánh giá ban đầu, để cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan lần đầu tiên, để đánh giá lại và xác định vị trí của cha mẹ trẻ được Tiểu bang bảo trợ trong các bản đánh giá ban đầu. Tài liệu này phải gồm có hồ sơ về các nỗ lực trong những phạm vi này, chẳng hạn như:

1. Hồ sơ chi tiết về các cuộc gọi điện thoại đã gọi hoặc cố gọi và kết quả của những cuộc gọi đó; 2. Các bản sao thư từ gửi đến cho cha mẹ và bất kỳ phản hồi nào nhận được; và 3. Hồ sơ chi tiết về những lần đến nhà hoặc nơi làm việc cha mẹ và kết quả của những lần đến thăm đó.

Có những trường hợp cụ thể khác cần đến sự đồng ý của tôi không? IDEA và các quy định thực thi của nó đặt ra những khoảng thời gian bổ sung khi cần đến sự đồng ý của quý vị. Những quy định này liên quan đến việc chia sẻ thông tin về con quý vị. Những khoảng thời gian này là:

1. Phải có sự đồng ý của quý vị bất kỳ khi nào học khu hoặc AEA tìm cách tiếp cận bảo hiểm công của quý vị hoặc các khoản phúc lợi hoặc bảo hiểm tư để giúp thanh toán để cung cấp FAPE cho con quý vị.

2. Phải có sự đồng ý của quý vị trước khi học khu hoặc AEA tiết lộ thông tin nhận dạng cá nhân đến các bên tham gia là những bên cung cấp hoặc thanh toán các dịch vụ chuyển tiếp.

3. Nếu con quý vị được đăng ký hoặc sẽ được đăng ký học tại một trường tư được chứng nhận nằm trong một AEA hoặc học khu khác, phải có sự đồng ý của quý vị trước khi tiết lộ bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào về con quý vị giữa học khu và/hoặc AEA ở nơi quý vị cư trú và học khu và/hoặc AEA nơi có trường tư được chứng nhận.

Tôi cần phải biết thông tin gì khác về việc đồng ý? Không cần có sự đồng ý của quý vị trước khi học khu hoặc AEA có thể:

1. Xem xét dữ liệu hiện có nằm trong bản đánh giá hoặc đánh giá lại của con quý vị; hoặc 2. Cho con của quý vị làm bài kiểm tra hoặc bản đánh giá khác được cung cấp cho tất cả trẻ em trừ phi, trước khi

kiểm tra hoặc đánh giá, cần có sự đồng ý của tất cả các cha mẹ của tất cả các em. Học khu của quý vị không được dùng sự không đồng ý của quý vị đối với dịch vụ hoặc hoạt động này để từ chối cung cấp cho quý vị hoặc con của quý vị một dịch vụ, khoản phúc lợi, hoặc hoạt động kia.

Nếu quý vị đã đăng ký cho con mình học tại một trường tư do chi phí của quý vị hoặc nếu quý vị tự dạy con ở nhà, và quý vị không đồng ý đối với bản đánh giá ban đầu hoặc đánh giá lại của con quý vị, hoặc quý vị không hồi đáp yêu cầu quý vị đồng ý, thì học khu không được sử dụng thủ tục vô hiệu hóa sự đồng ý (có nghĩa là hòa giải, khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường, buổi họp giải quyết, hoặc xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường) và không buộc phải xem con của quý vị là đủ tiêu chuẩn nhận các dịch vụ bình đẳng (các dịch vụ được cung cấp cho trẻ em khuyết tật học tại trường tư theo sự bố trí của cha mẹ).

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 7 2011-2012

THAM DỰ CÁC BUỔI HỌP Tôi phải tham dự những buổi họp nào về con tôi?

Với tư cách là cha mẹ của trẻ khuyết tật, quý vị phải được cho cơ hội tham dự các buổi họp liên quan đến:

1. Nhận dạng, đánh giá, và bố trí học của con quý vị; và 2. Việc cung cấp chương trình giáo dục công thích hợp miễn phí (FAPE) cho con quý vị.

Nhà trường giúp việc đó bằng cách nào?

Mỗi học khu và AEA phải thông báo để đảm bảo cha mẹ của các em khuyết tật có cơ hội tham dự các buổi họp. Quý vị sẽ được thông báo sớm nhất để có cơ hội tham dự và thông báo sẽ cung cấp thông tin sau đây: mục đích, thời gian, và địa điểm buổi họp, và ai sẽ tham dự (tên và chức vụ). Buổi họp sẽ được lên lịch tại thời điểm và địa điểm có thể thỏa thuận cùng nhau. Có những yêu cầu về thông báo bổ sung đối với những buổi họp nhất định về các em được chuyển từ chương trình Early ACCESS và đối với những em đang cân nhắc các mục tiêu sau sơ trung và các dịch vụ chuyển tiếp.

Có phải bất kỳ khi nào các nhân viên công sở bàn luận về con tôi thì đó là "họp" hay không?

Không. Trong trường hợp này, theo luật pháp thì dễ hơn để nói rằng một buổi họp không bao gồm:

1. Những buổi trao đổi không chính thức hoặc không theo lịch liên quan đến viên chức của học khu và AEA. 2. Một buổi trao đổi về các vấn đề chẳng hạn như giáo pháp học, giáo án, hoặc sự điều phối việc cung cấp dịch vụ,

nếu những vấn đề đó không được giải quyết trong IEP của đứa trẻ. 3. Các hoạt động chuẩn bị mà viên chức học khu và AEA tham gia để phát triển một đề xuất hoặc phản hồi đối với

đề xuất của cha mẹ sẽ được trao đổi tại một buổi họp sau đó. Tôi tham gia việc ra quyết định về con tôi bằng cách nào?

Mỗi học khu và AEA phải đảm bảo rằng quý vị phải là thành viên của bất kỳ nhóm nào đưa ra quyết định về việc bố trí việc học của con quý vị.

Nếu tôi không thể tham dự buổi họp thì sao?

Nếu quý vị không thể tham dự một buổi họp trong đó có một quyết định được đưa ra liên quan đến sự bố trí việc học của con quý vị, thì học khu và AEA phải sử dụng các biện pháp khác để đảm bảo sự tham dự của quý vị. Những biện pháp này có thể gồm có:

1. Các cuộc gọi điện thoại cá nhân hoặc hội nghị. 2. Hội nghị qua Video.

Có thể đưa ra một quyết định mà không có tôi không?

Có một nhóm có thể đưa ra quyết định mà không có sự tham gia của quý vị nếu học khu không thể có được sự tham gia của quý vị trong quyết định đó. Nhà trường phải có hồ sơ về những nỗ lực của họ để đảm bảo có sự tham gia của quý vị.

CÁC BẢN ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC ĐỘC LẬP

Bản đánh giá giáo dục độc lập (IEE) là gì?

Bản đánh giá giáo dục độc lập (IEE) là một bản đánh giá về con của quý vị được tiến hành bởi một khảo thí viên đủ tiêu chuẩn là người được học khu hoặc AEA tuyển dụng. AEA đã đặt ra các tiêu chí cho IEE trong chính sách ủy ban của họ.

Tôi có thể yêu cầu IEE hay không?

Có. Quý vị có quyền nhận được một bản IEE về con của quý vị nếu quý vị không đồng ý với bản đánh giá về con của quý vị được học khu và AEA tiếp nhận, tuân theo vài điểm cần cân nhắc.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 8 2011-2012

Nhà trường có thể nói hoặc làm gì nếu tôi yêu cầu một bản IEE? Cơ quan công quyền có thể yêu cầu quý vị cho biết lý do quý vị phản đối bản đánh giá công khai, nhưng quý vị không bắt buộc phải giải thích. Sự giải thích không được trì hoãn một cách bất hợp lý hoặc việc cung cấp IEE bằng chi phí công hoặc một buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường được nhà trường hoặc AEA khởi xướng. Cơ quan công quyền đó có thể đồng ý với quý vị và cung cấp bản IEE bằng chi phí công. Cơ quan công quyền đó có thể yêu cầu buổi xét xử để chứng minh lý do về bản đánh giá đã hoàn tất là thỏa đáng. Trong trường hợp đó, một thẩm phán luật hành chính (ALJ) sẽ đưa ra quyết định về việc liệu học khu hoặc AEA có đúng hay không. Ngay cả khi bản đánh giá được xác định là thích hợp thông qua quy trình xét xử, thì quý vị vẫn có thể nhận được IEE; nhưng học khu hoặc AEA sẽ không buộc phải thanh toán cho bản đó.

Nếu tôi muốn có một bản IEE, có thể làm gì với thông tin tôi nhận được?

Nếu bản đánh giá đáp ứng các tiêu chí của AEA, thông tin đó phải được xem xét trong các quyết định đưa ra liên quan đến FAPE dành cho con quý vị. Trong buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, bất kỳ bên nào cũng có thể sử dụng thông tin đó làm cứ liệu.

Ai thanh toán cho bản IEE?

Trừ phi cơ quan công quyền yêu cầu một buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường về việc liệu họ có phải thanh toán cho bản IEE hay không, họ sẽ thanh toán toàn bộ chi phí cho bản IEE hoặc đảm bảo rằng quý vị không phải thanh toán cho bản IEE. Nếu một ALJ yêu cầu một bản IEE, phải sử dụng chi phí công.

Tôi cần phải biết những thứ gì khác về IEE?

1. Nếu quý vị đang tìm cách có bản IEE bằng chi phí công, AEA sẽ cung cấp thông tin về nơi có thể lấy IEE và các tiêu chí của cơ quan đó.

2. AEA không được đưa ra các điều kiện hoặc thời hạn, ngoài các tiêu chí của họ trong việc lấy bản IEE. 3. Các tiêu chí của AEA phải tuân thủ quyền nhận bản IEE của quý vị. 4. Quý vị chỉ có quyền nhận một bản IEE về con quý vị bằng chi phí công mỗi lần học khu của quý vị hoặc AEA

tiến hành đánh giá con quý vị theo đó quý vị không đồng ý.

THÔNG BÁO TRƯỚC Vì việc tham gia của quý vị trong các quyết định đối với chương trình giáo dục của con quý vị đóng vai trò quan trọng, nên các điều luật quy định các điều khoản đảm bảo rằng quý vị phải tham gia trong các hoạt động cụ thể của quy trình. Những hoạt động và quyết định cụ thể đó ảnh hưởng đến các dịch vụ giáo dục đặc biệt của con quý vị. "Thông báo trước" là thông báo bằng văn bản cho quý vị từ cơ quan công quyền khi cơ quan công quyền đề xuất hoặc từ chối bắt đầu hoặc đề xuất hoặc từ chối thay đổi thông tin nhận dạng, bản đánh giá hoặc bố trí việc học, hoặc các điều khoản của FAPE dành cho con quý vị. Quý vị phải nhận được thông báo như thế trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi học khu hoặc AEA thực hiện biện pháp đó, nhưng sau khi quyết định về đề xuất hoặc từ chối được lập. Thông báo trước của học khu hoặc AEA là gì?

Đó là thông báo bằng văn bản của một học khu hoặc AEA gồm có thông tin về những nội dung khác nhau, tùy vào vấn đề. Quý vị có thể nhận được thông báo trước về bất kỳ thứ gì được đề xuất hoặc từ chối đối với con của quý vị liên quan đến các dịch vụ giáo dục đặc biệt. Những thông báo này có thể gồm có:

1. Việc bắt đầu một dịch vụ. 2. Một sự thay đổi trong một dịch vụ giáo dục đặc biệt. 3. Các vấn đề liên quan đến thông tin nhận dạng các dịch vụ giáo dục đặc biệt. 4. Việc bố trí việc học của con quý vị, nếu có thay đổi. 5. Các bản đánh giá là cần thiết. 6. Bất kỳ thứ gì liên quan đến việc cung cấp FAPE nếu yêu cầu của Nhóm IEP dẫn đến kết luận rằng đã có một sự

thay đổi quan trọng hoặc thực tế.

Thông báo đó có thông tin gì? 1. Một bản mô tả biện pháp đề xuất hoặc bị từ chối. 2. Một bản giải thích lý do một biện pháp được đề xuất hoặc từ chối. 3. Một bản mô tả từng thủ tục đánh giá, thẩm định, lưu trữ hoặc báo cáo mà cơ quan đó sử dụng làm cơ sở cho biện pháp

đề xuất hoặc bị từ chối. 4. Một thông báo cho biết quý vị và/hoặc con của quý vị được bảo vệ theo các biện pháp bảo vệ theo thủ tục của luật pháp.

Nếu thông báo này không phải là việc chuyển đến lần đầu để đánh giá thì quý vị sẽ được thông báo về cách quý vị có thể nhận được một bản sao của các biện pháp bảo vệ theo thủ tục này.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 9 2011-2012

5. Các nguồn thông tin dành cho cha mẹ để liên hệ nhận hỗ trợ trong việc hiểu được các mục của điều luật được nói đến trong cẩm nang các biện pháp bảo vệ theo thủ tục.

6. Một bản mô tả những biện pháp khác mà Nhóm IEP đã cân nhắc và lý do những biện pháp này bị bác bỏ. 7. Một bản mô tả bất kỳ nhân tố nào khác liên quan đến quyết định đề xuất hoặc từ chối biện pháp đó của cơ quan.

"Thông báo" đó có hình thức như thế nào?

Thông báo sẽ là một mẫu đơn hoặc thư bằng văn bản. Thông báo đó phải được viết bằng ngôn ngữ được công chúng hiểu; và được cung cấp bằng ngôn ngữ bản xứ của quý vị hoặc hình thức liên lạc khác mà quý vị sử dụng, trừ phi rõ ràng không khả thi. Nếu ngôn ngữ bản xứ của quý vị hoặc hình thức liên lạc khác không phải là ngôn ngữ viết, thì cơ quan công quyền của quý vị phải đảm bảo rằng:

1. Thông báo đó được dịch miệng cho quý vị hoặc bằng những phương thức khác bằng ngôn ngữ bản xứ của quý vị hoặc hình thức liên lạc khác;

2. Quý vị hiểu được nội dung của thông báo; và 3. Có cứ liệu bằng văn bản chứng minh 1 và 2 được đáp ứng.

Nếu cơ quan công quyền cung cấp cho cha mẹ quyền chọn nhận tài liệu qua thư điện tử, quý vị có thể chọn cách nhận thông báo trước bằng văn bản qua thư điện tử.

CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG

Có vài biện pháp nếu quý vị có bất đồng với học khu, AEA, hoặc một cơ quan công quyền khác. Phần này của Cẩm nang Các Biện pháp Bảo vệ theo Thủ tục giải thích những biện pháp này.

Sự Khác nhau Giữa Xét xử Khiếu nại theo Thủ tục Tố tụng Bình thường và Thủ tục Khiếu nại của Tiểu bang

Các quy định đối với Phần B của IDEA đặt ra những thủ tục riêng cho các khiếu nại của Tiểu bang và đối với các khiếu nại và xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Như giải thích bên dưới, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể nộp đơn khiếu nại theo thủ tục của Tiểu bang nếu có nghi ngờ về sự vi phạm của học khu, Cơ quan Giáo dục Tiểu bang, hoặc bất kỳ cơ quan công quyền nào khác đối với bất kỳ yêu cầu Phần B nào. Chỉ có quý vị hoặc một học khu mới có thể nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến một đề xuất hay sự từ chối bắt đầu hoặc thay đổi thông tin nhận dạng, đánh giá hoặc bố trí việc học của một đứa trẻ khuyết tật, hoặc việc cung cấp chương trình giáo dục công thích hợp miễn phí (FAPE) cho đứa trẻ. Mặc dù nhân viên của Cơ quan Giáo dục Tiểu bang thường phải giải quyết đơn khiếu nại theo thủ tục của Tiểu bang trong vòng 60 ngày lịch, trừ phi thời hạn đó được gia hạn thỏa đáng, phải có một thẩm phán luật hành chính nghe khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường (nếu không được giải quyết qua buổi họp giải quyết hoặc qua hòa giải) và ra quyết định bằng văn bản trong vòng 45 ngày lịch sau khi kết thúc thời gian giải quyết, như mô tả trong tài liệu này ở đầu đề Quy trình Giải quyết, trừ phi vị thẩm phán luật hành chính đó cho phép gia hạn cụ thể thời gian theo yêu cầu của quý vị hoặc yêu cầu của học khu. Khiếu nại theo thủ tục Tiểu bang và khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường, các thủ tục giải quyết và xét xử được mô tả đầy đủ hơn ở bên dưới.

Thủ tục Khiếu nại của Tiểu bang

Nha Giáo dục Iowa có cung cấp thủ tục nộp đơn khiếu nại hay không?

Nha Giáo dục Iowa có các thủ tục bằng văn bản đối với:

1. Giải quyết bất kỳ đơn khiếu nại nào, kể cả đơn khiếu nại do một tổ chức hoặc cá nhân từ một bang khác nộp, bằng cách quy định việc nộp đơn khiếu nại với Nha Giáo dục Iowa;

2. Được phổ biến rộng rãi các thủ tục của Tiểu bang đến các vị cha mẹ và những cá nhân quan tâm khác, kể cả các trung tâm huấn luyện và thông tin dành cho cha mẹ, các cơ quan bảo vệ và biện hộ, các trung tâm sinh hoạt độc lập, và các cơ quan thích hợp khác.

Khi giải quyết bất kỳ đơn khiếu nại nào trong đó Nha Giáo dục Iowa phát hiện việc không cung cấp các dịch vụ thích hợp, Nha phải chỉ ra:

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 10 2011-2012

1. Việc không cung cấp các dịch vụ thích hợp, kể cả biện pháp sửa chữa thích hợp để giải quyết các nhu cầu của đứa trẻ; và

2. Việc cung cấp các dịch vụ thích hợp trong tương lai cho tất cả trẻ em khuyết tật.

Thủ tục đó gồm có nội dung gì?

Nha Giáo dục Iowa đưa vào các thủ tục khiếu nại của họ giới hạn thời gian là 60 ngày lịch sau khi đơn khiếu nại được nộp để:

1. Tiến hành một cuộc điều tra độc lập tại chỗ, nếu Nha Giáo dục Iowa xác định rằng cuộc điều tra là cần thiết; 2. Cho người khiếu nại có cơ hội nộp thông tin bổ sung, hoặc bằng lời hoặc bằng văn bản, về những nghi ngờ trong

đơn khiếu nại; 3. Cho học khu hoặc AEA có cơ hội hồi đáp đơn khiếu nại, kể cả, ở mức tối thiểu:

a. Tùy ý học khu hoặc AEA, một đề xuất giải quyết đơn khiếu nại; và b. Với sự bằng lòng của cha mẹ (hoặc cá nhân hay tổ chức đã nộp đơn khiếu nại), một cơ hội cho học khu hoặc

AEA vận động cha mẹ hoặc cá nhân hay tổ chức tham gia hòa giải, hoặc các biện pháp giải quyết bất đồng thay thế;

4. Xem xét tất cả thông tin liên quan và đưa ra quyết định độc lập về việc liệu học khu hoặc AEA có vi phạm quy định của IDEA hay không;

5. Đưa ra quyết định bằng văn bản cho người khiếu nại chỉ ra từng nghi ngờ trong đơn khiếu nại và có: a. Các kết quả dữ liệu và kết luận; và b. Lý do cho quyết định cuối cùng của Nha Giáo dục Iowa.

Có các giới hạn khác đối với thủ tục này không? Có cho phép gia hạn trên 60 ngày không?

Các thủ tục của Nha Giáo dục Iowa cũng: 1. Cho phép gia hạn thời gian chỉ khi:

a. Có các hoàn cảnh ngoại lệ liên quan đến một đơn khiếu nại cụ thể; hoặc b. Cha mẹ và học khu hoặc AEA thỏa thuận gia hạn thời gian tiến hành hòa giải hoặc các hoạt động giải quyết

bất đồng khác. 2. Gồm có các thủ tục thi hành hiệu quả quyết định cuối cùng của Nha Giáo dục Iowa, nếu cần, gồm có:

a. Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật; b. Thương lượng; và c. Các biện pháp sửa sai để có được sự tuân thủ.

Nếu nhận được một đơn khiếu nại bằng văn bản là đơn cũng tuân theo buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, thì Tiểu bang phải gác lại đơn khiếu nại cho đến khi có kết luận xét xử.

1. Nếu có một vấn đề được đưa ra trong một đơn khiếu nại trước đây được giải quyết trong một buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường liên quan đến cùng các bên đó: a. Một quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường ràng buộc vấn đề đó; và b. SEA phải thông báo cho người khiếu nại về kết quả đó.

Cách nộp đơn khiếu nại và ai có thể nộp?

Một tổ chức hoặc cá nhân có thể nộp một đơn khiếu nại bằng văn bản có ký tên. Đơn khiếu nại phải gồm có:

1. Khẳng định rằng học khu hoặc AEA đã vi phạm một quy định của Phần B của IDEA 2004; a. Những dữ kiện khẳng định đó dựa vào; b. Chữ ký và thông tin liên hệ đối với người khiếu nại; và c. Nếu nghi ngờ những vi phạm về một đứa trẻ cụ thể:

i. Tên và địa chỉ cư trú của đứa trẻ; ii. Tên của trường đứa trẻ đang theo học;

iii. Trong trường hợp đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên vô gia cư (với nghĩa § 725(2) của Đạo luật Hỗ trợ Người Vô gia cư McKinney-Vento (McKinney-Vento Homeless Assistance Act - 42 U.S.C. § 11434a(2)), thông tin liên lạc dành cho đứa trẻ, và tên của trường đứa trẻ đang theo học;

iv. Một bản mô tả bản chất vấn đề của đứa trẻ, kể cả các dữ kiện liên quan đến vấn đề; và v. Một giải pháp đề xuất về vấn đề ở mức độ được biết và dành cho bên đó ở thời điểm đơn khiếu nại được

nộp. d. Đơn khiếu nại phải có nghi ngờ một sự vi phạm xuất hiện không quá một năm trước ngày nhận được đơn

khiếu nại. e. Bên nộp đơn khiếu nại phải gửi chuyển một bản sao đơn khiếu nại cho học khu và AEA đang phục vụ đứa trẻ

cùng lúc với bên nộp đơn khiếu nại với Nha Giáo dục Iowa.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 11 2011-2012

Có thể tìm thấy đơn mẫu để nộp đơn khiếu nại theo thủ tục của tiểu bang ở trang 31. Nếu LEA, AEA, hoặc một cơ quan công quyền khác không tuân thủ quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?

Nếu quý vị cho rằng nhà trường, AEA, hoặc một cơ quan công quyền khác không tuân thủ quyết định theo thủ tục tố tụng bình thường, quý vị có thể nộp đơn khiếu nại theo thủ tục của tiểu bang. Nếu Nha xác nhận nghi ngờ của quý vị, họ sẽ có biện pháp giải quyết thỏa đáng.

Đơn Khiếu nại theo Thủ tục Tố tụng Bình thường (cũng được gọi là Yêu cầu Xét xử theo Thủ tục Tố tụng Bình thường) Khi nào tôi có thể nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường (cũng được gọi là yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường)?

Quý vị có thể nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường liên quan đến con quý vị và chuyển đến một đề xuất hoặc việc từ chối bắt đầu hoặc thay đổi:

1. Nhận dạng; 2. Đánh giá; 3. Sự bố trí học tập của đứa con bị khuyết tật của quý vị; hoặc 4. Việc cung cấp FAPE cho con quý vị.

Có giới hạn thời gian nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không? Yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường phải đưa ra nghi ngờ về một vi phạm xảy ra không quá hai năm trước khi quý vị hoặc học khu biết được hoặc lẽ ra đã biết về biện pháp nghi ngờ hình thành nên cơ sở cho yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường.

Có ngoại lệ về các quy định giới hạn thời gian nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không? Có. Giới hạn thời gian sẽ không được áp dụng nếu quý vị bị ngăn trở không được yêu cầu xét xử vì những lý do sau đây:

1. Những sai lạc cụ thể của học khu hoặc AEA mà họ đã giải quyết các vấn đề được xác định trong yêu cầu xét xử; hoặc

2. Học khu hoặc AEA rút lại thông tin từ quý vị mà họ buộc phải cung cấp cho quý vị theo Phần B của IDEA. Tôi có thể tìm nơi hỗ trợ pháp lý bằng cách nào?

Nha Giáo dục Iowa phải thông báo cho quý vị bất kỳ dịch vụ pháp lý hoặc các dịch vụ liên quan khác khả dụng miễn phí hoặc chi phí thấp trong khu vực nếu:

1. Quý vị yêu cầu thông tin; hoặc 2. Quý vị hoặc cơ quan đó yêu cầu xét xử theo mục này.

Yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường cần phải có những gì?

Yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường phải gồm có: 1. Tên của con quý vị. 2. Địa chỉ cư trú của con quý vị. 3. Tên của trường con quý vị học và AEA. 4. Một bản mô tả bản chất vấn đề của con quý vị liên quan đến biện pháp đề xuất hoặc bị từ chối, kể cả những dữ

kiện liên quan đến vấn đề. 5. Một giải pháp đề xuất cho vấn đề ở chừng mực được biết và dành cho quý vị hoặc học khu hay AEA cùng lúc. 6. Trong trường hợp đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên vô gia cư (với nghĩa § 725(2) của Đạo luật Hỗ trợ Người Vô gia

cư McKinney-Vento (McKinney-Vento Homeless Assistance Act - 42 U.S.C. § 11434a(2)), thông tin liên lạc của đứa trẻ, và tên của trường đứa trẻ đang theo học.

Việc đưa vào tất cả các yêu cầu của thông báo quan trọng như thế nào?

Quý vị sẽ không có buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường cho đến khi quý vị hoặc luật sư của quý vị nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường đáp ứng mọi quy định. Có thể tìm thấy một đơn mẫu để nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường ở trang 30.

Ai là người quyết định xem thông báo đó có đáp ứng tất cả các yêu cầu hay không?

Yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường phải được xem là đầy đủ trừ phi bên nhận được yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường thông báo cho ALJ và tất cả các bên bằng văn bản trong 15 ngày lịch kể từ ngày nhận được yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường rằng bên nhận cho rằng thông báo không đáp ứng các quy định.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 12 2011-2012

Trong vòng năm ngày lịch kể từ ngày nhận được thông báo, ALJ phải xác định rõ ràng yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng thông thường về việc liệu thông báo đó có đáp ứng các quy định hay không, và phải thông báo ngay cho các bên bằng văn bản về việc xác định đó.

Tôi có thể gửi yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?

Quý vị buộc phải gửi thông báo đến học khu nơi cư trú của con mình, AEA và bất kỳ bên nào khác có tên. Vẫn phải giữ mật yêu cầu này. Quý vị cũng cần phải cung cấp một bản sao bản thông báo cho Nha Giáo dục Iowa. Nha Giáo dục Iowa chịu trách nhiệm tiến hành buổi xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường.

Nếu tôi không gửi thông báo đến tất cả các bên và đến Nha Giáo dục Iowa thì sao?

IDEA quy định rằng quý vị phải thông báo cho học khu, AEA, bất kỳ bên nào khác có tên, và cho Nha Giáo dục. Tất cả các thời hạn liên quan đến đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường chỉ bắt đầu khi tất cả các bản sao cần thiết đã được mọi bên nhận được.

Nếu tôi muốn thay đổi yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường sau khi nộp thì sao?

Quý vị có thể thay đổi yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường chỉ khi:

1. Các bên khác đồng ý với những thay đổi bằng văn bản và có cơ hội giải quyết yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường thông qua buổi họp giải quyết; hoặc

2. ALJ cho phép, trừ khi ALJ chỉ có thể cho phép điều chỉnh vào bất kỳ lúc nào không quá năm ngày trước khi buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường bắt đầu.

Khi thay đổi yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, tất cả các thời hạn sẽ bắt đầu lại đối với buổi xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường hoặc đối với buổi họp giải quyết.

Học khu sẽ hồi đáp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường như thế nào?

Nếu học khu và/hoặc AEA chưa gửi thông báo trước bằng văn bản cho quý vị về chủ đề có trong yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường mà quý vị đã viết, thì học khu phải hồi đáp cho quý vị trong vòng 10 ngày lịch sau khi nhận được yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, gồm có:

1. Một bản giải thích lý do cơ quan đó đề xuất hoặc từ chối thực hiện biện pháp được đưa ra trong yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường;

2. Một bản mô tả những biện pháp khác mà Nhóm IEP của con quý vị đã cân nhắc và lý do những biện pháp này bị bác bỏ.

3. Một bản mô tả từng thủ tục đánh giá, thẩm định, lưu trữ, hoặc báo cáo mà cơ quan đó sử dụng làm cơ sở cho biện pháp đề xuất hoặc bị từ chối; và

4. Một bản mô tả bất kỳ nhân tố nào khác liên quan đến biện pháp đề xuất hoặc từ chối biện pháp của cơ quan. Học khu và AEA nhận yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường phải gửi cho quý vị hồi đáp trong vòng 10 ngày lịch kể từ ngày nhận được yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, hồi đáp đó giải quyết các vấn đề trong yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Bản sao của hồi đáp này cũng phải được gửi đến Nha Giáo dục Iowa.

Buổi họp Giải quyết

Trong vòng 15 ngày lịch kể từ ngày nhận được thông báo về yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, và trước buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, học khu và AEA phải tổ chức một buổi họp với quý vị và thành viên liên quan hoặc các thành viên của Nhóm IEP là người có kiến thức cụ thể về các dữ kiện được xác định trong yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường của quý vị phải gồm có:

1. Một đại diện của học khu và AEA là người có quyền ra quyết định nhân danh học khu và AEA. 2. Có thể không có luật sư của học khu hoặc AEA trừ phi có luật sư đi cùng quý vị.

Mục đích của buổi họp giải quyết này là gì?

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 13 2011-2012

Mục đích của buổi họp giải quyết là để quý vị trao đổi về yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường của quý vị, và những dữ kiện hình thành nên cơ sở của yêu cầu buổi xét xử để học khu và AEA có cơ hội giải quyết bất đồng.

Có cần phải tổ chức buổi họp giải quyết không? Có, trừ phi:

1. Quý vị, học khu, và AEA thỏa thuận bằng văn bản bỏ buổi họp; hoặc 2. Quý vị, học khu, và AEA thỏa thuận sử dụng quy trình hòa giải khả dụng thông qua Nha Giáo dục Iowa.

Các bên được xác định trong yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường sẽ cần phải gửi tài liệu đến Nha Giáo dục Iowa chứng minh rằng buổi họp giải quyết đã được tổ chức hoặc rằng tất cả các bên đã thỏa thuận bỏ buổi họp giải quyết.

Ai tham dự buổi họp giải quyết?

Quý vị và học khu và AEA xác định các thành viên liên quan của Nhóm IEP phải tham dự buổi họp giải quyết.

"Thời gian giải quyết" là gì?

Thời gian 30 ngày lịch bắt đầu khi học khu, AEA, bất kỳ bên nào khác, và Nha Giáo dục Iowa đều nhận được yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Trong thời gian đó có các cơ hội giải quyết các vấn đề trong đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường. Nếu học khu chưa giải quyết các vấn đề được trình bày trong yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường khiến quý vị hài lòng trong vòng 30 ngày lịch, thì phải có buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, giả định rằng đã đáp ứng quy định về nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Nếu học khu không tổ chức buổi họp giải quyết trong vòng 15 ngày lịch kể từ ngày nhận được thông báo về yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, HOẶC không tham dự buổi họp giải quyết, thì quý vị có thể yêu cầu một ALJ ra lệnh rằng thời hạn xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường 45 ngày lịch bắt đầu.

Buổi họp giải quyết quan trọng đến mức nào? Trừ khi quý vị, học khu, và AEA thỏa thuận bỏ buổi họp giải quyết hoặc sử dụng biện pháp hòa giải, khi quý vị đã nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, việc quý vị không tham dự buổi họp giải quyết sẽ để lại hậu quả. Nếu sau khi có những nỗ lực hợp lý và ghi lại các nỗ lực đó, học khu không thể có được sự tham dự của quý vị trong buổi họp giải quyết, thì học khu hoặc AEA có thể, vào cuối khoảng thời gian giải quyết 30 ngày lịch, yêu cầu một ALJ bác bỏ yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Tài liệu về các nỗ lực đó phải có hồ sơ về việc cố gắng bố trí một thời điểm và địa điểm thỏa thuận chung chẳng hạn như: 1. Hồ sơ chi tiết về các cuộc gọi điện thoại đã gọi hoặc cố gọi và kết quả của những cuộc gọi đó; 2. Các bản sao thư từ gửi đến cho cha mẹ và bất kỳ phản hồi nào nhận được; và 3. Hồ sơ chi tiết về những lần đến nhà hoặc nơi làm việc cha mẹ và kết quả của những lần đến thăm đó.

Có thể có thỏa thuận giải quyết ràng buộc pháp lý từ buổi họp giải quyết này không?

Nếu đạt được giải pháp cho bất đồng tại buổi họp giải quyết quý vị và các bên khác phải xử lý một bản thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý:

1. Được quý vị và đại diện của học khu là người có quyền ràng buộc học khu ký tên; và 2. Có thể được thi hành tại bất kỳ tòa án đủ thẩm quyền nào của Tiểu bang hoặc tại một toàn án quận của Hoa Kỳ.

Có khoảng thời gian để tôi có thể đổi ý đối với thỏa thuận không?

Có. Thời gian đó được gọi là thới gian xem xét thỏa thuận. Nếu quý vị và học khu đưa ra một thỏa thuận nhờ có buổi họp giải quyết thì bất kỳ bên nào (quý vị, học khu, hoặc AEA), có thể vô hiệu hóa thỏa thuận đó trong vòng 3 ngày lịch kể từ ngày cả quý vị lẫn học khu ký tên vào bản thỏa thuận.

Hòa giải

Biện pháp hòa giải phải được cung cấp cho quý vị để cho phép quý vị và các cơ quan công quyền giải quyết những bất đồng liên quan đến bất kỳ vấn đề nào theo Phần B của IDEA. Quý vị có thể yêu cầu hòa giải trước hoặc sau khi nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường. Yêu cầu hòa giải được nộp trước khi có đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường được gọi là “yêu cầu họp trước khi xét xử”. Nha Giáo dục Iowa phải đảm bảo rằng các thủ tục được đặt ra và thực hiện để cho phép các bên giải quyết bất đồn thông qua quy trình hòa giải. Hòa giải cần có những thủ tục và yêu cầu gì?

Các thủ tục phải đảm bảo rằng quy trình hòa giải:

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 14 2011-2012

1. Là tự nguyện về phía các bên (quý vị, học khu và AEA); 2. Không được sử dụng để từ chối hoặc trì hoãn quyền lợi của quý vị được xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường

hoặc để từ chối bất kỳ quyền lợi nào khác mà quý vị có theo Phần B của IDEA; và 3. Được tiến hành bởi một nhà hòa giải công bằng và đủ tiêu chuẩn là người được huấn luyện những kỹ thuật hòa

giải hiệu quả. Làm sao tôi có thể biết ai là trọng tài hòa giải? Cách chọn người lắng nghe những quan ngại về con của tôi? Ai thanh toán cho việc hòa giải?

Nha Giáo dục Iowa phải: 1. Lưu giữ một danh sách các cá nhân là những nhà hòa giải đủ tiêu chuẩn và có kiến thức về các điều luật và quy

định liên quan đến việc cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan. 2. Chọn các nhà hòa giải trên cơ sở ngẫu nhiên, luân phiên, hoặc cơ sở công bằng khác. 3. Chịu chi phí quy trình hòa giải, kể cả những chi phí cho các buổi họp có một bên không bị ảnh hưởng khi không

chọn biện pháp hòa giải. Làm sao tôi có thể biết trọng tài hòa giải có công bằng hay không?

Một người đóng vai trò làm nhà hòa giải: 1. Không được là nhân viên của Nha Giáo dục Iowa, AEA, hoặc học khu liên quan đến việc giáo dục hoặc chăm sóc

đứa trẻ; và 2. Không được có lợi ích cá nhân hoặc chuyên môn xung đột với mục tiêu của nhà hòa giải.

Một người khác đủ tiêu chuẩn làm nhà hòa giải không phải là nhân viên của học khu, AEA hoặc Nha Giáo dục Iowa chỉ vì người đó được cơ quan đó trả tiền để đóng vai trò làm nhà hòa giải.

Tôi cần biết những gì về quy trình hòa giải?

1. Mỗi buổi trong quy trình hòa giải phải được lên lịch đúng thời hạn và phải được tổ chức ở một địa điểm thuận tiện cho quý vị và các bên khác.

2. Nếu quý vị và học khu giải quyết một bất đồng thông qua quy trình hòa giải, kể cả một buổi họp trước khi xét xử, thì quý vị, học khu, và AEA phải đưa ra một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý

a. Cho biết tất cả các buổi bàn luận đã có trong quy trình hòa giải vẫn còn được bảo mật và không được sử dụng làm cứ liệu trong bất kỳ buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường tiếp theo nào hoặc thủ tục tố tụng dân sự phát sinh từ bất đồng đó; và b. Được quý vị và một đại diện của các cơ quan công quyền là người có quyền ràng buộc những cơ quan đó ký kết.

3. Một thỏa thuận hòa giải bằng văn bản, được kế kế có thể được thi hành tại bất kỳ tòa án đủ thẩm quyền nào của Tiểu bang hoặc tại một toàn án quận của Hoa Kỳ.

4. Các bên hòa giải cũng phải ký tên vào bản cam kết bảo mật thông tin trước khi bắt đầu biện pháp hòa giải để đảm bảo rằng tất cả các cuộc bàn luận có trong quá trình hòa giải vẫn được giữ mật.

Nếu tôi không muốn sử dụng quy trình hòa giải thì sao?

AEA có thể đặt ra các thủ tục để cho cha mẹ và học khu có quyền không chọn quy trình hòa giải, có cơ hội gặp gỡ tại một thời điểm và địa điểm thuận tiện cho quý vị, với một bên không bị ảnh hưởng.

Ai là bên không bị ảnh hưởng?

Bên không bị ảnh hưởng là một trong những bên sau: 1. Một cá nhân có hợp đồng với bên giải quyết bất đồng thay thế thích hợp; hoặc 2. Trung tâm Huấn luyện và Thông tin dành cho Cha mẹ của Tiểu bang Iowa; hoặc 3. Một trung tâm thông tin dành cho cha mẹ trong cộng đồng.

Bên không bị ảnh hưởng sẽ làm gì? Bên không bị ảnh hưởng sẽ giải thích những lợi ích của quy trình hòa giải và khuyên sử quý vị sử dụng quy trình hòa giải.

Xét xử theo Thủ tục Tố tụng Bình thường Công bằng

Bất kỳ khi nào một yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, quý vị, AEA, hoặc học khu liên quan đến bất đồng phải có cơ hội được xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 15 2011-2012

Ai là người chịu trách nhiệm tiến hành xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường? Nha Giáo dục Iowa tiến hành xét xử.

Ai là người lắng nghe thông tin và ra quyết định tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường? Một người có chức danh thẩm phán luật hành chính (ALJ) lãnh nhận vai trò đó tại một buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Nha Giáo dục Iowa phải lưu giữ một danh sách các cá nhân phục vụ với vai trò ALJ. Danh sách này phải gồm có một bản khai về những phẩm chất của từng cá nhân đó.

Một ALJ công bằng có những phẩm chất nào? Tối thiểu, một ALJ không được là:

1. Nhân viên của Nha Giáo dục Iowa, AEA, hoặc học khu liên quan đến việc giáo dục hoặc chăm sóc đứa trẻ; hoặc 2. Một người có lợi ích cá nhân hoặc chuyên môn xung đột với mục tiêu của cá nhân đó trong buổi xét xử.

Một ALJ:

1. Phải có kiến thức về, và khả năng hiểu được, các điều khoản của IDEA 2004, các quy định của Liên bang và Tiểu bang liên quan đến IDEA, và giải thích pháp lý của IDEA theo tòa án Liên bang và Tiểu bang;

2. Phải có kiến thức và năng lực tiến hành những buổi xét xử tuân theo phương thức pháp lý thích hợp, đủ tiêu chuẩn; và

3. Phải có kiến thức và năng lực đưa ra các quyết định tuân theo phương thức pháp lý thích hợp, đủ tiêu chuẩn. Một người khác đủ tiêu chuẩn tiến hành một buổi xét xử không phải là nhân viên của cơ quan đó chỉ vì người đó được cơ quan đó trả tiền để đóng vai trò một ALJ.

Trong lúc đó, con tôi đi học ở đâu? Con của quý vị vẫn phải theo học theo sự bố trí học tập hiện tại trong thời gian tiến hành các thủ tục hành chính hoặc tư pháp, trừ phi tất cả các bên thỏa thuận ngược lại.

Điều khoản bố trí hiện tại có ngoại lệ hay không? Có, nếu một đứa trẻ đang học theo sự bố trí học tập thay thế tạm thời vào lúc có các thủ tục xét xử, thì đứa trẻ vẫn phải ở trong môi trường đó chờ quyết định của ALJ hoặc đến khi hết hạn.

Nếu con tôi chưa từng học trường công thì sao? Nếu yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường liên quan đến đơn đăng ký nhập học ban đầu vào trường công, thì con của quý vị, với sự đồng ý của quý vị, phải được bố trí học trường công cho đến khi hoàn tất mọi thủ tục tố tụng.

Nếu quyết định của một ALJ trong buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường được Nha Giáo dục Iowa tiến hành nhất trí với quý vị rằng một sự thay đổi bố trí là thích hợp, thì sự bố trí đó phải được xem là một bản thỏa thuận giữa Tiểu bang và quý vị.

Điều gì có thể được bàn đến tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường? Bên yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường sẽ không được phép đưa ra bất kỳ vấn đề nào tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường mà không được đưa ra trong yêu cầu xét xử theo thủ tục bình thường trừ phi bên kia thỏa thuận ngược lại.

Có giới hạn thời gian cần phải tuân thủ trong việc yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không? Quý vị, học khu, hoặc AEA phải yêu cầu xét xử công bằng trong vòng hai năm kể từ ngày quý vị, học khu, hoặc AEA biết được hoặc lẽ ra đã biết được biện pháp nghi ngờ tạo nên cơ sở của yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường.

Quy định giới hạn thời gian có ngoại lệ hay không? Giới hạn thời gian không được áp dụng nếu quý vị bị cản trở không thể nộp yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường vì:

1. Những sai lạc cụ thể của học khu hoặc AEA mà họ đã giải quyết các vấn đề hình thành nên cơ sở của yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường; hoặc

2. Học khu hoặc AEA rút lại thông tin từ quý vị mà họ buộc phải cung cấp cho quý vị theo Phần B của IDEA.

Tôi cần biết những quyền lợi theo luật pháp nào trong buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường?

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 16 2011-2012

Bất kỳ bên nào liên quan đến buổi xét xử được tiến hành đều có quyền: 1. Được một luật sư và những người có kiến thức hoặc chuyên môn đặc biệt liên quan đến các vấn đề của trẻ em

khuyết tật đi cùng và tư vấn; 2. Trình bày bằng chứng và đối chứng, đối chất, và buộc phải có sự tham dự của nhân chứng; 3. Cấm việc giới thiệu bất kỳ bằng chứng nào tại buổi xét xử chưa được tiết lộ cho bên đó ít nhất năm ngày làm việc

trước buổi xét xử; 4. Nhận được hồ sơ về buổi xét xử bằng văn bản, hoặc nếu muốn, bằng điện tử, từng từ một; và 5. Nhận được các kết quả về những dữ kiện và quyết định bằng văn bản, hoặc nếu muốn, bằng điện tử.

Việc tiết lộ thông tin bổ sung tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường thì sao?

Ít nhất năm ngày làm việc trước buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, quý vị và tất cả các bên khác phải tiết lộ cho nhau tất cả các bản đánh giá được hoàn tất tính đến ngày đó và những khuyến nghị dựa trên các đánh giá đó mà quý vị hoặc các bên khác muốn sử dụng tại buổi xét xử. Một ALJ có thể ngăn bất kỳ bên nào không tuân thủ quy định này không được đưa ra bản đánh giá hoặc khuyến nghị liên quan tại buổi xét xử mà không có sự đồng ý của các bên khác.

Có những quyền dành cho tôi với tư cách là cha mẹ tại buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường không? Khi quý vị tham dự các buổi xét xử, quý vị phải có quyền:

1. Cho con quý vị, là đối tượng của buổi xét xử, có mặt; 2. Mở buổi xét xử cho công chúng; và 3. Ghi lại buổi xét xử và các kết quả dữ liệu và các quyết định được cung cấp miễn phí cho quý vị.

Buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường phải được lên lịch tại thời điểm và địa điểm thuận tiện hợp lý đối với quý vị và con quý vị.

ALJ buộc phải đưa ra quyết định gì? ALJ phải đưa ra quyết định về những nền tảng quan trọng dựa trên việc xác định xem đứa trẻ có nhận được FAPE hay không. Trong các vấn đề nghi ngờ vi phạm về thủ tục, ALJ có thể thấy rằng một đứa trẻ không nhận được FAPE chỉ khi có những thiếu sót về thủ tục:

1. Ngăn quyền lợi nhận FAPE của con quý vị; 2. Đủ khiến quý vị không có cơ hội tham gia quá trình ra quyết định liên quan đến việc cung cấp FAPE cho con quý

vị; hoặc 3. Gây ra việc mất phúc lợi giáo dục.

Không được cắt nghĩa hoặc giải thích điều khoản nào trong số này để khiến một ALJ không ra lệnh cho học khu hoặc AEA phải tuân thủ các quy định về thủ tục của IDEA.

Tôi có bị giới hạn việc gửi những yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường khác không? Không có gì khiến quý vị không nộp được một yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường riêng về một vấn đề khác với yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường đã nộp.

Có phải quyết định của ALJ là quyết định cuối cùng không? Quyết định đưa ra trong buổi xét xử là quyết định cuối cùng, kể cả một buổi xét xử liên quan đến các thủ tục kỷ luật, trừ việc bất kỳ bên nào tham gia buổi xét xử có thể kháng nghị quyết định đó lên tòa, như được bàn đến bên dưới.

Nếu tôi không đồng ý với quyết định của ALJ, tôi có thể làm gì? Bất kỳ bên nào cũng sẽ có quyền tiến hành thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Thủ tụng tố tụng như thế có thể được đưa ra tòa án tiểu bang hoặc liên bang, bất kể mức độ tranh cãi.

Có ai khác sẽ biết được quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường? Nha Giáo dục Iowa, sau khi hủy thông tin nhận dạng cá nhân, phải:

1. Chuyển kết quả và các quyết định đến Ban Cố vấn Giáo dục Đặc biệt của tiểu bang; và 2. Công khai những kết quả và quyết định đó.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 17 2011-2012

Thời hạn đối với các quyết định xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường là gì? Nha Giáo dục Iowa phải đảm bảo rằng không quá 45 ngày sau khi hết hạn thời gian 30 ngày lịch cho buổi họp giải quyết hoặc thời gian điều chỉnh cho buổi họp giải quyết

1. Đạt được quyết định cuối cùng trong buổi xét xử; và 2. Một bản sao quyết định được gửi đến mỗi bên.

Một ALJ có thể cho phép khoảng thời gian gia hạn cụ thể quá thời gian 45 ngày lịch theo yêu cầu của một trong hai bên.

Thủ tục Tố tụng Dân sự

Bất kỳ bên nào không đồng ý với kết quả và quyết định trong buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, kể cả buổi xét xử liên quan đến các thủ tục kỷ luật (được mô tả bên dưới), có quyền đưa ra thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến vấn đề là đối tượng của buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường. Thủ tụng tố tụng như thế có thể được đưa ra tòa án quận của tiểu bang hoặc liên bang, bất kể mức độ tranh cãi.

Có giới hạn thời gian trong tố tụng dân sự hay không? Bất kỳ bên nào không đồng ý với quyết định của ALJ sẽ có 90 ngày lịch kể từ ngày có quyết định của ALJ để tiến hành tố tụng dân sự.

Có các yêu cầu bổ sung đối với tố tụng dân sự hay không? Trong bất kỳ thủ tục tố tụng dân sự nào, tòa án:

1. Xem xét hồ sơ của quá trình tố tụng hành chính; 2. Lắng nghe bằng chứng bổ sung theo yêu cầu của một bên; và 3. Đặt quyết định của mình trên những chứng cứ xác đáng hơn, đưa ra biện pháp giải quyết mà tòa xác định là thích

hợp. Quy định về Xây dựng

Không có điều gì trong Phần B của IDEA hạn chế hoặc giới hạn các quyền lợi, thủ tục và biện pháp khả dụng theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật năm 1990, Điều V của Đạo luật Phục hồi năm 1973 (Mục 504), hoặc các điều luật khác của Liên bang bảo vệ quyền lợi trẻ em bị khuyết tật, ngoại trừ việc trước khi đưa ra thủ tục tố tụng dân sự theo các điều luật này cũng có việc tìm kiếm biện pháp giải quyết theo Phần B của IDEA, các thủ tục theo thủ tục tố tụng bình thường được mô tả bên trên phải hết hạn ở cùng mức độ như được yêu cầu nếu bên đưa ra thủ tục tố tụng đó theo Phần B của IDEA. Điều này có nghĩa là quý vị có thể có các biện pháp giải quyết khả dụng theo các điều luật khác lẫn các điều luật theo IDEA, nhưng nói chung, để có được biện pháp giải quyết theo những điều luật khác đó, quý vị phải đầu tiên sử dụng các biện pháp giải quyết hành chính khả dụng theo IDEA (có nghĩa là yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường, buổi họp giải quyết và các thủ tục xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường) trước khi đi thẳng ra tòa.

PHÍ LUẬT SƯ

Tôi cần phải biết gì về phí luật sư?

Trong bất kỳ thủ tục hoặc trình tự tố tụng nào được đưa ra theo Phần B của IDEA, nếu quý vị thắng kiện, thì tòa án, tự ý mình, có thể tính lệ phí luật sư hợp lý nằm trong chi phí cho quý vị.

Trong bất kỳ thủ tục hoặc trình tự tố tụng nào được đưa ra theo Phần B của IDEA, tòa án, tự ý, có thể tính phí luật sư hợp lý nằm trong chi phí cho một SEA, AEA, hoặc LEA thắng kiện, được luật sư của quý vị thanh toán, nếu luật sư (a) nộp đơn khiếu nại hoặc vụ kiện mà kết quả của tòa là không có giá trị, bất hợp lý, hoặc không có cơ sở; hoặc (b) tiếp tục kiện sau khi vụ kiện rõ ràng trở nên không có giá trị, bất hợp lý, hoặc không có cơ sở.

Trong bất kỳ thủ tục hoặc trình tự tố tụng nào được đưa ra theo Phần B của IDEA, tòa án, tự ý, có thể tính phí luật sư hợp lý nằm trong chi phí cho một SEA, AEA, hoặc LEA thắng kiện, được quý vị hoặc luật sư của quý vị thanh toán, nếu yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường hoặc vụ kiện sau đó được đưa ra vì bất kỳ mục đích không thỏa đáng nào, chẳng hạn như để quấy rối, để trì hoãn không cần thiết, hoặc để tăng chi phí thủ tục hoặc tiến trình tố tụng.

Tòa sẽ cân nhắc điều gì khi áp dụng phí?

Các khoản phí phải dựa trên giá hiện hành trong cộng đồng nơi phát sinh thủ tục tố tụng hoặc xét xử đối với loại và chất lượng các dịch vụ được cung cấp. Không được sử dụng tiền thưởng hoặc số nhân trong việc tính phí luật sư.

Phí luật sư và các chi phí liên quan có thể bị cấm trong các dịch vụ nhất định không?

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 18 2011-2012

Phí luật sư không được tính và các chi phí liên quan không được hoàn tiền trong bất kỳ thủ tục hoặc tiến trình tố tụng nào theo Phần B của IDEA đối với các dịch vụ được tiến hành sau thời điểm có đề xuất hòa giải bằng văn bản cho quý vị, nếu:

1. Đề xuất giải quyết tranh chấp được lập trong thời gian được đặt ra trước theo Quy định 68 của Luật Liên bang về Các Thủ tục Dân sự hoặc, trong trường hợp tiến trình tố tụng hành chính, vào bất kỳ thời điểm nào quá 10 ngày trước khi tiến trình bắt đầu;

2. Đề xuất không được chấp nhận trong vòng 10 ngày lịch; và 3. Tòa án hoặc ALJ nhận thấy rằng biện pháp giải quyết mà cha mẹ đạt được cuối cùng không có lợi hơn cho cha mẹ

so với đề xuất giải quyết.

Phí luật sư không được tính liên quan đến bất kỳ buổi họp nào của Nhóm IEP trừ phi buổi họp được nhóm họp do có một tiến trình tố tụng hành chính hoặc tố tụng tại tòa. Buổi họp giải quyết sẽ không được xem là một buổi họp được nhóm họp do có xét xử hành chính hoặc thủ tục tố tụng tại tòa hoặc một buổi xét xử hành chính hoặc thủ tục tố tụng tại tòa vì mục đích cung cấp những khoản phí luật sư này.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 19 2011-2012

Việc cấm phí luật sư và các chi phí liên quan có ngoại lệ không? Việc tính phí luật sư và các chi phí liên quan có thể được lập cho cha mẹ là bên thắng kiện và là người đủ tư cách pháp lý từ chối đề xuất giải quyết.

Tòa có thể giảm số tiền phí luật sư không? Tòa án có thể giảm số tiền phí luật sư nếu tòa nhận thấy:

1. Quý vị, hoặc luật sư của quý vị, đã kéo dài một cách không hợp lý giải pháp cuối cùng cho vụ kiện; 2. Số tiền vượt quá giá hàng giờ hiện hành trong cộng đồng một cách bất hợp lý; 3. Thời gian bỏ ra và các dịch vụ pháp lý được cung cấp quá nhiều khi xét bản chất của thủ tục hoặc tiến trình tố

tụng; hoặc 4. Vị luật sư đại diện cho cha mẹ không cung cấp cho học khu hoặc AEA thông tin thích hợp trong thông báo yêu

cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường.

Việc giảm số tiền phí luật sư có ngoại lệ không? Các điều khoản về giảm phí luật sư không được áp dụng nếu tòa nhận thấy học khu, AEA hoặc Nha Giáo dục Iowa đã kéo dài không cần thiết giải pháp cuối cùng cho vụ kiện hoặc có sự vi phạm Mục 615 của IDEA 2004.

HÀNH VI VÀ CÁC THỦ TỤC KỶ LUẬT Viên chức nhà trường có thể xem xét điều gì khi kỷ luật con tôi?

Viên chức nhà trường có thể xem xét bất kỳ trường hợp riêng biệt nào trên cơ sở từng trường hợp một, khi xác định liệu việc thay đổi trong bố trí, được thực hiện theo các quy định sau đây về kỷ luật, có thích hợp hay không đối với một đứa trẻ khuyết tật là người vi phạm nội quy nhà trường về hành vi của học sinh.

Tổng quát Viên chức nhà trường có thể làm gì để kỷ luật con tôi?

Ở mức độ như họ cũng thực hiện biện pháp như thế đối với trẻ không bị khuyết tật, viên chức nhà trường có thể, trong không quá 10 ngày học liên tiếp, gạch tên một đứa trẻ khuyết tật vi phạm nội quy về hành vi của học sinh ra khỏi bố trí hiện tại của đứa trẻ đến một môi trường giáo dục thay thế tạm thời (phải được Nhóm IEP của đứa trẻ quyết định), một môi trường khác, hoặc đình chỉ. Viên chức nhà trường cũng có thể tiến hành thêm việc gạch tên đứa trẻ trong không quá 10 ngày học liên tiếp trong cùng năm học đó đối với các vụ hành vi sai trái riêng biệt, miễn là việc gạch tên đó không tạo ra sự thay đổi bố trí (xem Thay đổi Bố trí Vì Bị loại Do Kỷ luật để biết định nghĩa ở bên dưới).

Thẩm quyền Bổ sung Viên chức nhà trường có thêm quyền gì?

Một khi có một đứa trẻ khuyết tật bị loại khỏi chương trình hiện tại trong tổng số 10 ngày học trong cùng năm học, học khu phải, trong bất kỳ ngày nào sau khi gạch tên trong năm học đó, cung cấp các dịch vụ ở phạm vi được yêu cầu bên dưới ở đầu đề con Các Dịch vụ. Nếu hành vi đó vi phạm nội quy về hành vi của học sinh không phải là biểu hiện khuyết tật của đứa trẻ (xem Xác định Biểu hiện, ở bên dưới) và sự thay đổi bố trí do kỷ luật vượt quá 10 ngày học liên tiếp, thì viên chức nhà trường có thể áp dụng các thủ tục kỷ luật đối với đứa trẻ khuyết tật đó theo cùng cách và trong cùng thời lượng như đối với trẻ không bị khuyết tật, trừ việc nhà trường phải cung cấp các dịch vụ cho đứa trẻ đó như mô tả bên dưới ở mục Các Dịch vụ. Nhóm IEP của đứa trẻ quyết định môi trường giáo dục thay thế tạm thời cho những dịch vụ như thế.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 20 2011-2012

Các dịch vụ Những dịch vụ này có thể được cung cấp ở đâu?

Những dịch vụ nào phải được cung cấp cho một đứa trẻ khuyết tật là trẻ bị loại khỏi chương trình bố trí hiện tại có thể được đưa vào một môi trường giáo dục thay thế tạm thời.

Những trẻ em đã bị loại khỏi chương trình hiện tại dưới 10 ngày trong một năm học có nhận được các dịch vụ hay không?

Một học khu chỉ phải cung cấp các dịch vụ cho một đứa trẻ khuyết tật là trẻ bị loại khỏi chương trình bố trí hiện tại trong 10 ngày học liên tiếp trở xuống trong năm học đó, nếu họ cung cấp các dịch vụ cho một đứa trẻ không bị khuyết tật là trẻ cũng bị loại tương tự như vậy.

Nếu con tôi bị loại trong thời gian trên 10 ngày học liên tiếp thì sao?

Một đứa trẻ khuyết tật bị loại khỏi chương trình bố trí hiện tại trong hơn 10 ngày học phải: 1. Tiếp tục nhận được các dịch vụ giáo dục, để cho phép đứa trẻ tiếp tục tham gia chương trình học tổng quát, dù

trong một môi trường khác, và để tiến bộ đạt được các mục tiêu được đặt ra trong IEP của đứa trẻ; và 2. Nhận được, nếu thích hợp, một bản đánh giá hành vi chức năng, và các dịch vụ cũng như những điều chỉnh can

thiệp hành vi, được thiết kế nhằm giải quyết sự vi phạm hành vi để không tái diễn. Nếu con tôi bị loại trong hơn 10 ngày học trong một năm học nhưng thời gian loại hiện tại của con tôi chưa đến 10 ngày học liên tiếp và không phải là một thay đổi bố trí thì sao?

Sau khi một đứa trẻ khuyết tật bị loải khỏi chương trình bố trí hiện tại (a) trong 10 ngày học trong năm học đó, và (b) nếu thời gian loại hiện tại là trong 10 ngày học liên tiếp trở xuống và nếu việc loại đó không phải là một thay đổi bố trí (xem định nghĩa bên dưới), thì viên chức nhà trường, có tham khảo ý kiến của ít nhất một giáo viên của đứa trẻ, xác định mức độ cần đến các dịch vụ để cho phép đứa trẻ tiếp tục tham gia chương trình giáo dục tổng quát, dù trong một môi trường khác, và để tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu được đặt ra trong IEP của đứa trẻ.

Nếu việc loại con tôi là một sự thay đổi trong chương trình của con tôi thì sao?

Nếu việc loại đó là một thay đổi trong bố trí (xem định nghĩa bên dưới), thì Nhóm IEP của đứa trẻ sẽ quyết định các dịch vụ thích hợp để cho phép đứa trẻ tiếp tục tham gia chương trình giáo dục tổng quát, dù trong một môi trường khác, và để tiến bộ trong việc đạt các mục tiêu được đặt ra trong IEP của đứa trẻ.

Xác định Biểu hiện Xác định biểu hiện hành vi là gì và phải tiến hành khi nào?

Trong vòng 10 ngày học sau khi có quyết định thay đổi bố trí của một đứa trẻ khuyết tật vì vi phạm nội quy về hành vi của học sinh (trừ trường hợp thời gian loại là trong 10 ngày học liên tiếp trở xuống và không phải là sự thay đổi bố trí), học khu, cha mẹ, và các thành viên liên quan của Nhóm IEP (được cha mẹ và học khu quyết định) phải xem xét tất cả thông tin liên quan trong hồ sơ của học sinh, kể cả IEP của đứa trẻ, quan sát của giáo viên, và bất kỳ thông tin liên quan nào được cha mẹ cung cấp để xác định:

1. Liệu hành vi đang bàn có phải do, hoặc có quan hệ trực tiếp và đáng kể đến, khuyết tật của đứa trẻ hay không; hoặc

2. Liệu hành vi đang bàn có phải là kết quả trực tiếp của việc học khu không thực hiện IEP của đứa trẻ hay không.

Nếu học khu, cha mẹ, và các thành viên liên quan của Nhóm IEP của đứa trẻ xác định rằng một trong hai điều kiện đó đã được đáp ứng, hành vi đó phải được xác định là một biểu hiện khuyết tật của đứa trẻ.

Nếu học khu, cha mẹ, và các thành viên liên quan của Nhóm IEP của đứa trẻ xác định rằng hành vi đang nói đến là kết quả trực tiếp của việc học khu không thực hiện IEP, thì học khu phải có biện pháp tức thời sửa chữa những thiếu sót đó.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 21 2011-2012

Nếu hành vi của con tôi được xác định là biểu hiện khuyết tật của con tôi thì sao? Nếu học khu, cha mẹ, và các thành viên liên quan của Nhóm IEP xác định rằng hành vi đó là một biểu hiện khuyết tật của đứa trẻ, thì Nhóm IEP phải hoặc:

1. Tiến hành một bản đánh giá hành vi chức năng, trừ phi học khu đã tiến hành một bản đánh giá hành vi chức năng trước khi có hành vi dẫn đến sự thay đổi bố trí, và tiến hành một kế hoạch can thiệp hành vi cho đứa trẻ đó; hoặc

2. Nếu đã lập một kế hoạch can thiệp hành vi, đánh giá kế hoạch can thiệp hành vi đó, và điều chỉnh, nếu cần thiết, để giải quyết hành vi đó.

Trừ trường hợp được mô tả trong phần Các Trường hợp Đặc biệt, học khu phải đưa đứa trẻ trở lại chương trình bố trí mà đứa trẻ đã bị loại khỏi, trừ phi cha mẹ và học khu thỏa thuận một sự thay đổi bố trí nằm trong việc điều chỉnh kế hoạch can thiệp hành vi.

Các Trường hợp Đặc biệt

Có bất kỳ trường hợp nào trong đó học khu có thể loại một đứa trẻ ngay cả khi hành vi của đứa trẻ là biểu hiện khuyết tật của nó không?

Có. Cho dù hành vi đó có phải là một biểu hiện khuyết tật của đứa trẻ hay không, viên chức nhà trường có thể chuyển một học sinh đến một môi trường giáo dục thay thế tạm thời (được Nhóm IEP của đứa trẻ quyết định) trong tối đa 45 ngày học, nếu đứa trẻ:

1. Mang vũ khí (xem định nghĩa bên dưới) đến trường và giữ vũ khí tại trường, trong khuôn viên trường, hoặc tại một bộ phận của nhà trường theo luật tư pháp của Cơ quan Giáo dục Tiểu bang hoặc một học khu;

2. Cố tình tàng trữ hoặc sử dụng các dược phẩm bất hợp pháp (xem định nghĩa bên dưới), hoặc bán hay mồi chài việc bán dược chất có kiểm soát, (xem định nghĩa bên dưới), trong khi ở trường, trong khuôn viên nhà trường, hoặc tại một bộ phận của nhà trường theo luật tư pháp của Cơ quan Giáo dục Tiểu bang hoặc một học khu; hoặc

3. Cố tình gây thương tổn thân thể nghiêm trọng (xem định nghĩa bên dưới) cho người khác trong khi ở trường, trong khuôn viên trường, hoặc tại một bộ phận của nhà trường theo luật tư pháp của Cơ quan Giáo dục Tiểu bang hoặc một học khu.

Những định nghĩa nào áp dụng cho quy định này? “Dược chất có kiểm soát” có nghĩa là một dược phẩm hoặc dược chất khác được xác định theo các bảng I, II, III, IV,

hoặc V trong mục 202(c) của Đạo luật về Các Dược chất Có Kiểm soát (Controlled Substances Act - 21 U.S.C. 812(c)). “Dược phẩm bất hợp pháp” có nghĩa là một dược chất có kiểm soát; nhưng không bao gồm một dược chất có kiểm

soát được tàng trữ hoặc sử dụng hợp pháp dưới sự giám sát của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có giấy phép hoặc được tàng trữ hoặc sử dụng hợp pháp theo bất kỳ cơ quan nào khác theo Đạo luật đó hoặc theo bất kỳ điều khoản nào của luật pháp Liên bang.

“Thương tổn thân thể nghiêm trọng” có nghĩa được gán cho thuật ngữ “thương tổn thân thể nghiêm trọng” ở đoạn (3) của mục con (h) trong mục 1365 của điều 18, Bộ luật Hoa Kỳ.

"Vũ khí" có nghĩa được gán cho thuật ngữ "vũ khí nguy hiểm" ở đoạn (2) của mục con đầu tiên (g) trong mục 930 của điều 18, Bộ luật Hoa Kỳ.

Để biết thêm thông tin và một vài ví dụ, xem Phụ lục của tài liệu này.

Thay đổi Bố trí Vì Bị Loại do Kỷ luật

Thay đổi bố trí vì bị loại do kỷ luật là gì? Việc loại một đứa trẻ khuyết tật ra khỏi bố trí học tập hiện tại của đứa trẻ là một thay đổi bố trí nếu:

1. Thời gian loại trong hơn 10 ngày học liên tiếp; hoặc 2. Đứa trẻ bị loại liên tục tạo nên một mô thức vì:

a. Một loạt các trường hợp bị loại trong tổng số trên 10 ngày học trong một năm học; b. Hành vi của đứa trẻ giống đáng kể với hành vi của nó trong những vụ trước đó dẫn đến việc liên tiếp bị gạch

tên; và c. Trong các nhân tố bổ sung như thời lượng của mỗi lần bị loại, tổng thời gian đứa trẻ bị loại, và thời gian cách

nhau giữa các lần bị loại.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 22 2011-2012

Ai là người quyết định liệu có thay đổi bố trí hay không? Cho dù một mô thức việc bị loại có tạo nên một sự thay đổi bố trí có được học khu xác định dựa trên cơ sở từng trường hợp một hay không, nếu không đủ, phải được đánh giá qua các tiến trình thủ tục tố tụng bình thường và các tiến trình tư pháp.

Nhà trường có phải thông báo cho tôi biết khi nào việc loại tạo ra sự thay đổi bố trí? Có. Vào ngày đưa ra quyết định việc gạch tên, việc gạch tên đó là một thay đổi bố trí cho đứa trẻ vì có vi phạm nội quy về hành vi của học sinh, học khu phải thông báo cho cha mẹ về quyết định đó, và cung cấp cho cha mẹ bản thông báo về các biện pháp bảo vệ theo thủ tục.

Xác định Môi trường

Ai là người xác định môi trường trong đó con tôi được giáo dục trong thời gian bị loại? Nhóm IEP phải xác định môi trường giáo dục thay thế tạm thời cho những lần gạch tên nào là sự thay đổi bố trí, và những lần gạch tên ở các đầu đề Thẩm quyền Bổ sung và Các Trường hợp Đặc biệt, ở bên trên.

Kháng nghị

Tôi có thể làm gì nếu tôi không đồng ý với quyết định về việc loại bỏ hoặc bố trí do kỷ luật của con tôi? Cha mẹ của đứa trẻ khuyết tật có thể nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường (xem bên trên) để yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường nếu họ không đồng ý với:

1. Bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc bố trí được lập ra theo các điều khoản kỷ luật; hoặc 2. Việc xác định biểu hiện như mô tả bên trên.

Học khu có thể nộp đơn kháng nghị về biện pháp kỷ luật con tôi không? Học khu có thể nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường để yêu cầu xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường nếu họ cho rằng việc duy trì sự bố trí hiện tại của đứa trẻ có đủ khả năng dẫn đến thương tổn cho đứa trẻ hoặc cho người khác.

ALJ có thẩm quyền gì? Một ALJ phải tiến hành xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường và đưa ra quyết định. ALJ có thể:

1. Trả đứa trẻ bị khuyết tật lại môi trường bố trí nơi đứa trẻ bị loại nếu ALJ xác định rằng việc loại đó là vi phạm các quy định được mô tả trong đầu đề Thẩm quyền của Viên chức Nhà trường, hoặc hành vi của đứa trẻ đó là một biểu hiện khuyết tật của nó; hoặc

2. Ra lệnh thay đổi bố trí của đứa trẻ khuyết tật đến một môi trường giáo dục thay thế tạm thời trong không quá 45 ngày học nếu ALJ xác định rằng việc duy trì sự bố trí hiện tại của đứa trẻ có đủ khả năng dẫn đến thương tổn cho đứa trẻ hoặc người khác.

Những thủ tục xét xử này có thể được lặp lại, nếu học khu cho rằng việc trả lại đứa trẻ về bố trí ban đầu có đủ khả năng dẫn đến thương tổn cho đứa trẻ hoặc cho người khác.

Khi tôi hoặc một cơ quan công quyền nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường về hành vi hoặc biện pháp kỷ luật con tôi?

Bất kỳ khi nào cha mẹ hoặc học khu nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường để yêu cầu xét xử như thế, một buổi xét xử phải được tổ chức đáp ứng các quy định như mô tả bên trên, trừ trường hợp sau đây:

1. Nha Giáo dục Iowa phải bố trí một buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường nhanh chóng, phải được tổ chức trong vòng 20 ngày học kể từ ngày yêu cầu xét xử và phải đi đến một quyết định trong vòng 10 ngày học sau buổi xét xử.

2. Trừ phi cha mẹ và học khu thỏa thuận bằng văn bản bỏ buổi họp, hoặc thỏa thuận sử dụng quy trình hòa giải, một buổi họp giải quyết phải được tổ chức trong vòng bảy ngày lịch kể từ khi nhận được thông báo về khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường. Buổi xét xử có thể được tiến hành trừ phi vấn đề đã được giải quyết làm hài lòng cả hai bên trong 15 ngày lịch kể từ khi nhận được khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường.

Nếu tôi không đồng ý với quyết định của ALJ thì sao? Một bên có thể kháng nghị quyết định trong buổi xét xử nhanh theo thủ tục tố tụng bình thường theo cùng cách kháng nghị quyết định trong buổi xét xử theo thủ tục tố tụng bình thường.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 23 2011-2012

Bố trí Trong khi Kháng nghị Con tôi được bố trí học ở đâu trong thời gian có kháng nghị theo các điều khoản này?

Khi, như mô tả bên trên, cha mẹ hoặc học khu đã nộp đơn khiếu nại theo thủ tục tố tụng bình thường liên quan đến các vấn đề kỷ luật, đứa trẻ phải (trừ phi cha mẹ và Nha Giáo dục Iowa hoặc học khu thỏa thuận ngược lại) vẫn ở trong môi trường giáo dục thay thế tạm thời chờ quyết định của ALJ, hoặc cho đến khi hết hạn thời gian gạch tên như quy định và mô tả ở đầu đề Thẩm quyền của Nhân viên Nhà trường, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước.

Các Biện pháp Bảo vệ Trẻ em Chưa Đủ tiêu chuẩn Tham gia Chương trình Giáo dục Đặc biệt và nhận Các Dịch vụ Liên quan Tôi có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ theo những điều khoản kỷ luật này nếu con tôi hiện không được xác định là đủ tiêu chuẩn nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt?

Nếu một đứa trẻ chưa được xác định đủ tiêu chuẩn nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan đồng thời vi phạm nội quy về hành vi của học sinh, nhưng học khu đã biết trước khi có hành vi dẫn đến biện pháp kỷ luật rằng đứa trẻ là một trẻ khuyết tật, thì đứa trẻ đó có thể có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào được mô tả trong thông báo này.

Học khu "thừa nhận" con tôi là một đứa trẻ khuyết tật có nghĩa là gì?

Một học khu phải được xem là có nhìn nhận rằng một đứa trẻ là trẻ khuyết tật nếu, trước khi có hành vi dẫn đến biện pháp kỷ luật:

1. Cha mẹ của đứa trẻ bày tỏ quan ngại bằng văn bản rằng đứa trẻ cần dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan với các viên chức giám sát hoặc hành chính của cơ quan giáo dục thích hợp, hoặc một giáo viên của đứa trẻ;

2. Cha mẹ yêu cầu một bản đánh giá liên quan đến yêu cầu đủ tiêu chuẩn nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan theo Phần B của IDEA; hoặc

3. Giáo viên của đứa trẻ hoặc các viên chức khác của học khu bày tỏ những quan ngại cụ thể về mô thức hành vi của đứa trẻ trực tiếp với giám đốc chương trình giáo dục đặc biệt của học khu hoặc với các viên chức giám sát khác của học khu.

Quy định này có ngoại lệ không?

Một học khu không được xem là có nhận biết nếu:

1. Cha mẹ của đứa trẻ không cho phép đánh giá đứa trẻ hoặc từ chối các dịch vụ giáo dục đặc biệt; hoặc 2. Đứa trẻ đã được đánh giá và xác định không phải là trẻ khuyết tật theo Phần B của IDEA.

Những điều kiện nào được áp dụng nếu học khu không có cơ sở nhìn nhận rằng con tôi là một đứa trẻ khuyết tật?

Nếu trước khi tiến hành các biện pháp kỷ luật đứa trẻ, học khu không biết rằng đứa trẻ là trẻ khuyết tật, như mô tả bên trên, thì đứa trẻ có thể phải chịu các biện pháp kỷ luật như được áp dụng đối với trẻ không bị khuyết tật có những hành vi tương tự. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu đánh giá đứa trẻ trong thời gian đứa trẻ chịu biện pháp kỷ luật, bản đánh giá phải được tiến hành nhanh chóng. Cho đến khi bản đánh giá được hoàn tất, đứa trẻ vẫn ở trong chương trình bố trí học tập được các cơ quan thẩm quyền nhà trường quyết định, có thể gồm có việc cho ngừng học hoặc đuổi học mà không có các dịch vụ giáo dục. Nếu đứa trẻ được xác định là trẻ khuyết tật, khi xem xét thông tin cân nhắc từ bản đánh giá được học khu tiến hành, và thông tin do cha mẹ cung cấp, thì học khu phải cung cấp dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan tuân theo Phần B của IDEA, kể cả các quy định kỷ luật như mô tả bên trên.

Việc Chuyển đến và Biện pháp Của Các Cơ quan Thực thi Pháp luật và Tư pháp

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 24 2011-2012

Nhà trường hoặc AEA có thể chuyển con tôi đến cơ quan thực thi pháp luật hoặc báo cáo về tội mà con tôi bị nghi ngờ phạm phải hay không?

Có. Phần B của IDEA không: 1. Cấm một cơ quan báo cáo tội của một đứa trẻ khuyết tật cho các cơ quan thẩm quyền thích hợp; hoặc 2. Ngăn các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp Tiểu bang việc thi hành nhiệm vụ của họ liên quan đến việc áp

dụng luật pháp Liên bang và tiểu bang đối với các tội của một đứa trẻ khuyết tật. Nhà trường hoặc AED phải làm gì nếu họ báo cáo về con tôi cho các cơ quan thực thi pháp luật?

Nếu một học khu báo cáo tội của một đứa trẻ khuyết tật, thì học khu: 1. Phải đảm bảo các bản sao hồ sơ chương trình giáo dục đặc biệt và hồ sơ kỷ luật của đứa trẻ được chuyển để các cơ

quan thẩm quyền xem xét đến cá nhân mà cơ quan đó báo cáo; và 2. Có thể chuyển các bản sao hồ sơ chương trình giáo dục đặc biệt và hồ sơ kỷ luật của đứa trẻ chỉ ở mức độ được

Đạo luật Quyền lợi Giáo dục và Quyền Riêng tư dành cho Gia đình (FERPA) cho phép.

CÁC ĐIỀU KHOẢN DÀNH CHO CHA MẸ ĐẠI DIỆN Tại sao phải chỉ định cha mẹ đại diện?

Mỗi học khu, AEA, và tiểu bang phải đảm bảo rằng các quyền lợi của một đứa trẻ được bảo vệ khi: 1. Không thể xác định cha mẹ; 2. Học khu hoặc AEA, sau những nỗ lực hợp lý, không thể tìm ra cha mẹ; 3. Đứa trẻ là trẻ được Tiểu bang bảo trợ theo luật pháp của tiểu bang Iowa; 4. Trong trường hợp đứa trẻ là trẻ được Tiểu bang bảo trợ, vị thẩm phán thụ lý trường hợp của đứa trẻ có thể chọn

cách chỉ định một cha mẹ đại diện (Các tiêu chí được liệt kê bên dưới.); hoặc 5. Đứa trẻ là trẻ vô gia cư không có người đi kèm.

AEA cần phải làm gì?

Trách nhiệm của một AEA gồm có việc chỉ định một người làm người đại diện cho cha mẹ. Việc này phải có một phương pháp để:

1. Xác định liệu đứa trẻ có cần cha mẹ đại diện hay không; và 2. Chỉ định cha mẹ đại diện cho đứa trẻ.

Các tiêu chí để được chọn làm người đại diện là gì?

AEA có thể chọn cha mẹ đại diện theo cách được luật pháp Tiểu bang cho phép. AEA phải đảm bảo rằng người được chọn làm cha mẹ đại diện:

1. Không phải là nhân viên của Nha Giáo dục Iowa, AEA, hoặc học khu hay bất kỳ cơ quan nào khác liên quan đến việc giáo dục hoặc chăm sóc đứa trẻ;

2. Không có lợi ích cá nhân hoặc chuyên môn xung đột với lợi ích của đứa trẻ mà họ đại diện; và 3. Có kiến thức và kỹ năng đảm bảo việc đại diện đầy đủ cho đứa trẻ.

Một người khác đủ tiêu chuẩn làm cha mẹ đại diện không phải là nhân viên của cơ quan đó chỉ vì người đó được cơ quan đó trả tiền để đóng vai trò cha mẹ đại diện.

Nếu đứa trẻ là trẻ vô gia cư không có người đi kèm thì sao?

Trong trường hợp đó, các nhân viên thích hợp của nơi tạm cư khẩn cấp, nơi tạm cư chuyển tiếp, các chương trình sinh hoạt độc lập, và các chương trình tiếp cận đường phố có thể được chỉ định là người đại diện tạm thời, cho đến khi có thể chỉ định một người đại diện đáp ứng tất cả các yêu cầu.

Trách nhiệm của cha mẹ đại diện là gì?

Cha mẹ đại diện có thể đại diện cho đứa trẻ trong mọi vấn đề liên quan đến: 1. Nhận dạng, đánh giá, và bố trí học của con quý vị; và 2. Việc cung cấp chương trình giáo dục công thích hợp miễn phí (FAPE) cho con quý vị.

Cha mẹ đại diện phải được chỉ định cho đứa trẻ trong thời gian nào?

Tiểu bang phải có những nỗ lực hợp lý để đảm bảo việc chỉ định cha mẹ đại diện trong không quá 30 ngày lịch sau khi một AEA xác định rằng đứa trẻ cần cha mẹ đại diện.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 25 2011-2012

CHUYỂN QUYỀN CHO ĐỨA TRẺ Tiểu bang Iowa cung cấp các chính sách và thủ tục ở mức độ theo đó đứa trẻ được bảo vệ quyền riêng tư, khi xem xét độ tuổi của con quý vị và loại hoặc mức độ nghiêm trọng của khuyết tật. Quyền lợi về hồ sơ học tập được chuyển cho con quý vị ở tuổi 18. Tuy nhiên, hồ sơ học tập sẽ được cung cấp cho cha mẹ nếu cá nhân đủ tiêu chuẩn đó được xác định là một học sinh phụ thuộc theo định nghĩa trong Bộ luật Lợi tức Nội bộ (Internal Revenue Code).

Khi nào các quyền lợi thủ tục theo IDEA 2004 được chuyển cho con tôi? Quyền lợi của cha mẹ theo IDEA sẽ được chuyển cho con của quý vị ở tuổi trưởng thành. Tuổi trưởng thành là 18 tuổi ở tiểu bang Iowa, trừ trường hợp đứa trẻ khuyết tật được xác định về mặt pháp lý là không đủ khả năng theo luật pháp tiểu bang Iowa. Ngoài ra, tất cả trẻ vị thành niên đến tuổi trưởng thành trước khi kết hôn. Một người dưới 18 tuổi nhưng đã bị truy tố, buộc tội, và phán quyết như một người trưởng thành cũng có tư cách trưởng thành.

Ở tuổi trưởng thành thì sao? 1. Học khu sẽ cung cấp bất kỳ thông báo nào theo yêu cầu của luật pháp cho cả quý vị lẫn con quý vị. 2. Tất cả các quyền lợi khác dành cho quý vị sẽ được chuyển cho con quý vị (kể cả thanh thiếu niên bị giam giữ

trong một trại giáo dưỡng dành cho trẻ vị thành niên hoặc người lớn của Liên bang, Iowa hoặc địa phương). 3. Bắt đầu khi ít nhất một năm trước khi con quý vị đến tuổi trưởng thành theo luật pháp tiểu bang Iowa, IEP của con

quý vị sẽ gồm có một bản thông báo cho con của quý vị biết các quyền lợi sẽ được chuyển cho con quý vị lúc đến tuổi trưởng thành. Các quyền lợi giáo dục đặc biệt được chuyển cho học sinh khi học sinh đến tuổi trưởng thành.

Với tư cách là cha mẹ, quý vị sẽ vẫn có quyền vốn có ngoại trừ quyền yêu cầu một IEE, và quyền đồng ý cho đánh giá ban đầu hoặc đánh giá lại. Quý vị sẽ có thể tham dự và tham gia các buổi họp IEP nếu học sinh đó, học khu hoặc AEA mời quý vị. Theo luật pháp tiểu bang Iowa, quý vị vẫn có quyền sử dụng các thủ tục giải quyết bất đồng như mô tả trong thông báo này.

VIỆC CHA MẸ ĐƠN PHƯƠNG BỐ TRÍ CHO TRẺ HỌC TẠI TRƯỜNG TƯ KHI VẤN ĐỀ LÀ

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG THÍCH HỢP MIỄN PHÍ (FAPE) Khi nào học khu sẽ không thanh toán chi phí học tập tại một trường tư cho con tôi là trẻ khuyết tật?

IDEA không quy định học khu hoặc AEA phải thanh toán chi phí giáo dục tại một trường hoặc cơ sở tư, kể cả dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan dành cho đứa con khuyết tật của quý vị, nếu:

1. Học khu cung cấp FAPE cho con quý vị; và 2. Quý vị chọn cách bố trí cho đứa trẻ học tại một trường hoặc cơ sở tư.

Vui lòng lưu ý rằng có thể có quyền nhất định được luật pháp tiểu bang và liên bang đặt ra để nhận dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan cho trẻ em khuyết tật được cha mẹ cho học tại các trường tư được chứng nhận. Dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan như thế dành cho những trẻ em này sẽ được các cơ quan công quyền cung cấp.

Nếu có bất đồng giữa quý vị và học khu liên quan đến tính khả dụng của một chương trình thích hợp dành cho con quý vị, thì vấn đề ai phải thanh toán phải được đưa ra xét xử công bằng theo thủ tục tố tụng bình thường.

Tôi có thể được hoàn tiền đối với việc bố trí con tôi học tại trường tư hay không? Nếu con quý vị đã được xác định là cá nhân đủ tiêu chuẩn theo IDEA và đã nhận được dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan tại trường và sau đó quý vị đăng ký cho con mình học tại một cơ sở trước tuổi đi học, trường tiểu học hoặc trương sơ trung tư thục mà không có sự đồng ý hoặc giấy chuyển của học khu, thì tòa án hoặc một ALJ có thể yêu cầu học khu hoàn tiền cho quý vị đối với chi phí học nếu:

1. Tòa án hoặc ALJ nhận thấy rằng cơ quan đó đã không cung cấp FAPE cho con quý vị đúng hạn trước khi học tại trường tư; và

2. Việc bố trí học tại trường tư và thích hợp.

Một ALJ hoặc tòa án có thể nhận thấy việc bố trí học tại trường tư là thích hợp ngay cả khi nó không đáp ứng các tiêu chuẩn của tiểu bang được áp dụng cho chương trình giáo dục được Nha Giáo dục Iowa, AEA, và học khu cung cấp.

Khoản hoàn tiền học tại trường tư có thể bị cắt giảm hoặc từ chối hay không? Có. Khoản hoàn tiền có thể bị cắt giảm hoặc từ chối nếu:

1. Tại buổi hợp IEP gần đây nhất mà quý vị tham dự trước khi chuyển trường, quý vị đã không thông báo cho Nhóm IEP rằng quý vị từ chối sự bố trí đề xuất để cung cấp một bản FAPE cho con quý vị, kể cả việc bày tỏ những quan ngại của quý vị về sự bố trí đề xuất và ý định của quý vị cho con học tại trường tư bằng chi phí công;

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 26 2011-2012

2. Quý vị đã không thông báo bằng văn bản 10 ngày làm việc (kể cả ngày lễ trong ngày làm việc) trước khi chuyển trường gồm có những quan ngại cũng như lý do của quý vị;

3. Trước khi chuyển trường học khu hoặc AEA yêu cầu một bản đánh giá và quý vị không đưa con tới; hoặc 4. Nếu tòa án nhận thấy rằng hành động của quý vị là bất hợp lý.

Việc cắt giảm hoặc từ chối hoàn tiền học tại trường tư có ngoại lệ hay không? Theo IDEA, không được cắt giảm hoặc từ chối chi phí hoàn tiền nếu:

1. Học khu ngăn trở quý vị cung cấp thông báo theo yêu cầu. 2. Quý vị đã không nhận được thông báo về những quy định này. 3. Việc tuân thủ có khả năng dẫn đến tổn hại thể chất cho đứa trẻ.

Không được cắt giảm hoặc từ chối chi phí hoàn tiền, theo quyết định của tòa án hoặc một ALJ, vì không cung cấp thông báo theo yêu cầu nếu:

1. Quý vị mù chữ và không thể viết được tiếng Anh; hoặc 2. Việc tuân thủ có khả năng dẫn đến tổn hại nghiêm trọng về mặt tình cảm cho con quý vị.

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 27 2011-2012

PHỤ LỤC

Định nghĩa

Vì ngôn ngữ được sử dụng trong luật rất cụ thể, bên dưới là một vài định nghĩa giúp quý vị hiểu luật. Với tư cách là cha mẹ, quý vị cần nâng cao nhận thức về những gì mình đọc - ví dụ ‘phải’ và ‘sẽ' trong luật khác với ‘có thể’. Phải và sẽ là những điều ‘phải xảy ra’ và ‘có thể’ cho biết có sự lựa chọn làm hoặc không làm. Không phải mọi thuật ngữ định nghĩa trong luật được liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các viên chức học khu của quý vị, tư vấn viên AEA, các vị cha mẹ khác, nhân viên chương trình Kết nối Cha mẹ-Nhà Giáo dục trong AEA của quý vị, và/hoặc PTI của Iowa để được giúp đỡ hiểu ý nghĩa của những từ khác.

Ngày; ngày làm việc; ngày học

Ngày có nghĩa là ngày lịch trừ phi được định nghĩa ngược lại là ngày làm việc hoặc ngày học. Ngày làm việc có nghĩa là từ thứ Hai đến thứ Sáu, trừ các ngày lễ Liên bang và Tiểu bang (trừ phi ngày lễ được đưa cụ thể vào chỉ định ngày làm việc). Ngày học có cùng ý nghĩa đối với tất cả các trẻ em đi học, kể cả những em bị hoặc không bị khuyết tật.

Chương trình giáo dục công thích hợp miễn phí hoặc FAPE

Dịch vụ giáo dục đặc biệt và các dịch vụ liên quan (1) được cung cấp bằng chi phí công, dưới sự giám sát và chỉ đạo công, và miễn phí; (2) đáp ứng các tiêu chuẩn của Tiểu bang, kể cả các quy định của IDEA 2004; (3) gồm có các dịch vụ trước tuổi đi học, trường tiểu học, hoặc giáo dục sơ trung thích hợp, và (4) được cung cấp tuân thủ chương trình giáo dục cá biệt hóa (IEP).

Trẻ vô gia cư Ý nghĩa gán cho thuật ngữ này trong mục 725 (42 U.S.C. 11434a) của Đạo luật Hỗ trợ Người Vô gia cư McKinney-Vento, được chỉnh sửa, 42 U.S.C. 11431 và các đạo luật sau đó.

Thuật ngữ “trẻ em và thanh thiếu niên vô gia cư” -- (A) có nghĩa là các cá nhân không có nơi cư trú qua đêm cố định, thường xuyên, và đầy đủ; và (B) gồm có--

(i) trẻ em và thanh thiếu niên sống chung nhà với người khác vì mất nhà ở, gặp khó khăn về kinh tế, hoặc một lý do tương tự; sống trong các nhà nghỉ, khách sạn, công viên dành cho xe moóc, hoặc nơi cắm trại vì thiếu chỗ ở đầy đủ thay thế; sống trong những nơi tạm cư khẩn cấp hoặc chuyển tiếp; bị bỏ rơi trong các bệnh viện; hoặc chờ bố trí nhận con nuôi; (ii) trẻ em và thanh thiếu niên có nơi trú ẩn qua đêm dài hạn là một nơi công cộng hoặc tư nhân không dành cho hoặc thường được sử dụng làm nơi ngủ thường xuyên cho con người (iii) trẻ em và thanh thiếu niên sống trong xe hơi, công viên, nơi công cộng, các tòa nhà bỏ hoang, nhà ở dưới chuẩn, tram xe buýt hoặc xe lửa, hoặc các môi trường tương tự; và (iv) trẻ em nhập cư đủ tiêu chuẩn là người vô gia cư vì những em này sống trong các điều kiện được mô tả trong các điều khoản (i) đến (iii).

Chương trình giáo dục cá biệt hóa hoặc IEP

Hồ sơ bằng văn bản về các dịch vụ giáo dục đặc biệt của một cá nhân đủ tiêu chuẩn được lập, đánh giá, và chỉnh sửa với một Nhóm IEP. Tài liệu của IEP ghi lại các quyết định đạt được tại buổi họp IEP và đặt ra bản cam kết bằng văn bản về những tài nguyên cần thiết dành cho cá nhân đủ tiêu chuẩn nhận các dịch vụ cần thiết thích hợp với những nhu cầu học tập đặc biệt của cá nhân đó.

Nhóm chương trình giáo dục cá biệt hóa hoặc Nhóm IEP

Một nhóm các cá nhân chịu trách nhiệm lập, đánh giá, hoặc chỉnh sửa IEP cho một đứa trẻ khuyết tật.

Ngôn ngữ Bản xứ Khi được sử dụng liên quan đến một cá nhân có mức lưu loát tiếng Anh hạn chế, có nghĩa như sau: 1. Ngôn ngữ thường được cá nhân đó sử dụng, hoặc, trong trường hợp của một đứa trẻ, ngôn

ngữ thường được cha mẹ của đứa trẻ sử dụng 2. Trong tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với đứa trẻ (kể cả bản đánh giá về đứa trẻ),

ngôn ngữ thường được đứa trẻ sử dụng tại nhà hoặc trong môi trường học tập. Đối với một cá nhân khiếm thính hoặc khiếm thị, hoặc đối với một cá nhân không có ngôn ngữ viết, hình thức liên lạc thường được cá nhân đó sử dụng (chẳng hạn như ngôn ngữ dấu hiệu, chữ Braille, hoặc giao tiếp bằng lời).

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 28 2011-2012

Cha mẹ Có nghĩa là: 1. Cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi của đứa trẻ; 2. Cha mẹ nuôi, trừ phi luật pháp Tiểu bang, các quy định hoặc những ràng buộc hợp đồng với

một cơ quan Tiểu bang hoặc địa phương nghiêm cấm cha mẹ nuôi đóng vai trò cha mẹ; 3. Người bảo trợ (nhưng không phải là Tiểu bang nếu đứa trẻ là trẻ được Tiểu bang bảo trợ); 4. Một cá nhân đóng vai trò cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi (kể cả ông bà, cha mẹ kế, hoặc người

thân khác) sống cùng đứa trẻ, hoặc một cá nhân có trách nhiệm pháp lý về phúc lợi của đứa trẻ; hoặc

5. Cha mẹ đại diện được chỉ định.

Nhận dạng cá nhân

Thông tin có: 1. Tên của đứa trẻ, của cha mẹ đứa trẻ, hoặc của thành viên khác trong gia đình; 2. Địa chỉ của đứa trẻ; 3. Thông tin nhận dạng cá nhân, chẳng hạn như số an sinh xã hội hoặc mã số học sinh của đứa

trẻ; hoặc 4. Danh sách các đặc điểm cá nhân hoặc những thông tin khác giúp có thể nhận dạng đứa trẻ

với mức chắc chắn hợp lý.

Định nghĩa – Các Trường hợp Kỷ luật Đặc biệt

Dược chất có kiểm soát

Một dược phẩm hoặc dược chất khác được xác định theo các bảng I, II, III, IV, hoặc V trong mục 202(c) của Đạo luật về Các Dược chất Có Kiểm soát (Controlled Substances Act - 21 U.S.C. 812(c)). Để biết danh sách, hãy tham khảo http://www.justice.gov/dea/pubs/scheduling.html

Dược phẩm bất hợp pháp

Một dược chất có kiểm soát; nhưng không bao gồm một dược chất có kiểm soát được tàng trữ hoặc sử dụng hợp pháp dưới sự giám sát của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có giấy phép hoặc được tàng trữ hoặc sử dụng hợp pháp theo bất kỳ cơ quan nào khác theo Đạo luật về Các Dược chất Có Kiểm soát hoặc theo bất kỳ điều khoản nào của luật pháp Liên bang.

Thương tổn cơ thể nghiêm trọng

“Thương tổn thân thể nghiêm trọng” có nghĩa được gán cho thuật ngữ "thương tổn thân thể nghiêm trọng" ở đoạn (3) của mục con (h) trong mục 1365 của điều 18, Bộ luật Hoa Kỳ. Thuật ngữ "thương tổn thân thể nghiêm trọng" có nghĩa là thương tổn thân thể, liên quan đến-

1. Nguy cơ tử vong đáng kể; 2. Rất đau đớn về thể xác; 3. Biến dạng rõ rệt và kéo dài; hoặc 4. Mất hoặc thiếu chức năng của một bộ phận, cơ quan, hoặc chức năng thần kinh kéo dài.

http://www.law.cornell.edu/uscode/18/usc_sec_18_00001365----000-.html Vũ khí

Vũ khí có nghĩa được gán cho thuật ngữ "vũ khí nguy hiểm" ở đoạn (2) của mục con đầu tiên (g) trong mục 930 của điều 18, Bộ luật Hoa Kỳ. Thuật ngữ "vũ khí nguy hiểm" có nghĩa là vũ khí, thiết bị, dụng cụ, vật liệu, hoặc hóa chất, vật sống hoặc chết, được sử dụng để, hoặc sẵn sàng có khả năng, gây ra tử vong hoặc thương tổn thân thể nghiêm trọng, trừ trường hợp thuật ngữ đó không bao gồm dao bỏ túi có lưỡi dài chưa đến 2 1/2 inch. http://www.law.cornell.edu/uscode/18/usc_sec_18_00000930----000-.html

Đơn Mẫu để Hỗ trợ Cha mẹ/Người Bảo trợ trong việc Yêu cầu Họp Trước khi Xét xử

VUI LÒNG VIẾT HOA

Ngày tháng: __________________ Tôi, ______________________________________________, yêu cầu có cuộc họp trước khi xét xử.Tên của quý vị

__________________________________________________________________________________________________________Tên của đứa trẻ Ngày sinh của đứa trẻ

__________________________________________________________________________________________________________

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 29 2011-2012

Địa chỉ nơi đứa trẻ sống (để có thông tin liên hệ) __________________________________________________________________________________________________________

Tên của Học khu, Trường học, và AEA nơi đứa trẻ sống

__________________________________________________________________________________________________________Tên của Học khu, Trường học, và AEA nơi đứa trẻ theo học, nếu khác với nơi đứa trẻ sống.

Tên của Cha mẹ/Người Bảo trợ: _____________________________________________________________________________

Địa chỉ gửi thư (để có thông tin liên hệ):

Thành phố: _______________________________________ Tiểu bang: ______________________________ Mã Zip: _______

Số Điện thoại/Liên hệ: ______________________________ Thư điện tử (nếu có): ____________________________________

Nếu có một cha mẹ/người bảo trợ khác tại một địa chỉ khác có các quyền lợi của cha mẹ, vui lòng điền vào mẫu sau:

Tên của Cha mẹ/Người Bảo trợ: _____________________________________________________________________________

Địa chỉ gửi thư (để có thông tin liên hệ): _______________________________________________________________________

Thành phố: _____________________________________ Tiểu bang: ______________________________ Mã Zip: _________

Số Điện thoại/Liên hệ: _______________________________ Thư điện tử (nếu có): ___________________________________

Mô tả nội dung sau (sử dụng các tấm giấy bổ sung, nếu cần thêm chỗ trống):1. Bản chất của vấn đề:

2. Các dữ kiện của trường hợp này liên quan đến vấn đề bên trên:

3. Giải pháp đề xuất của quý vị cho vấn đề này:

Tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc thông tin liên hệ của người nộp yêu cầu, nếu không phải cha mẹ/người bảo trợ:________________________ ________________________________________________________________________________________________________________

Chức vụ/vai trò của người nộp yêu cầu, nếu không phải cha mẹ/người bảo trợ:Gửi mẫu đơn đã điền đến TỪNG cơ quan sau đây: 1. Học khu đã đưa ra quyết định mà quý vị không đồng ý. Địa chỉ Có thể liên lạc tại Trường học của Quý vị 2. Giám đốc chương trình giáo dục đặc biệt của AEA. 3. Giám đốc, Nha Giáo dục Iowa

Grimes State Office Building Des Moines, Iowa 50319-0146

Thôn

g tin

về Đứ

a trẻ

Th

ông

tin về

Cha

mẹ/

Ngư

ời Bảo

trợ

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 30 2011-2012

Đơn Mẫu để Hỗ trợ Cha mẹ/Người Bảo trợ trong việc Nộp

Khiếu nại (Xét xử) theo Thủ tục Tố tụng Bình thường Ngày tháng: ______________Tôi, ____________________________________ yêu cầu có buổi xét xử trước một Thẩm phán Luật Hành chính của Tiểu bang.

Tên của quý vị

Thôn

g tin

về Đứa

trẻ

Thôn

g tin

về

Cha

mẹ/

Ngư

ời Bảo

trợ

_____________________________________________________________________________________________________________________Tên của đứa trẻ Ngày sinh của đứa trẻ

_____________________________________________________________________________________________________________________Địa chỉ nơi đứa trẻ sống (để có thông tin liên hệ)

_____________________________________________________________________________________________________________________Tên của Học khu, Trường học, và AEA nơi đứa trẻ sống

_____________________________________________________________________________________________________________________Tên của Học khu, Trường học, và AEA nơi đứa trẻ theo học nếu khác với nơi đứa trẻ sống

Tên của Cha mẹ/Người Bảo trợ: _____________ ____________________________________________________________ Địa chỉ gửi thư (để có thông tin liên hệ): ____________ _____________________________________________ Thành phố: ______________________________________________ Tiểu bang: __________________________________ Mã Zip: _______ Số Điện thoại/Liên hệ: __________________________________ Thư điện tử (nếu có) __________________________________________ Có một cha mẹ/người bảo trợ khác tại một địa chỉ khác có các quyền lợi của cha mẹ hay không? ____Có ___Không. Nếu có, vui lòng điền vào mẫu sau: Tên Cha mẹ Người bảo trợ:___________________________________________________________________________________________ Địa chỉ gửi thư (để có thông tin liên hệ):________________________________________________________________________________ Thành phố: ______________________________________________ Tiểu bang: ________________________________ Mã Zip: __ _____ Số Điện thoại/Liên hệ: ________________________________ Thư điện tử (nếu có) _________________________________

Mô tả nội dung sau (sử dụng các tấm giấy bổ sung, nếu cần thêm chỗ trống):

1. Bản chất của vấn đề:

2. Các dữ kiện của trường hợp này liên quan đến vấn đề bên trên:

Việc vi phạm có xảy ra trên hai năm trước khi quý vị hoặc học khu biết được hoặc lẽ ra đã biết về hành động nghi ngờ tạo nên cơ sở cho việc nộp tài liệu này không? _____ Có _____ Không

Trước khi buổi xét xử được thực sự tổ chức: Tôi/chúng tôi đồng ý tham gia quy trình hòa giải được học tiểu bang cung cấp: _____Có _____Không

Tên, địa chỉ và số điện thoại của người nộp yêu cầu, nếu không phải cha mẹ/người bảo trợ: ________________________________________________________ ________________________________________________________________________________________________________________________________

Chức vụ/vai trò của người nộp yêu cầu, nếu không phải cha mẹ/người bảo trợ: _________________________________________________________________(ví dụ: người giám sát, hiệu trưởng, luật sư)

Gửi mẫu đơn đã điền đến TỪNG cơ quan sau đây:  1. Học khu đã đưa ra quyết định mà quý vị không đồng ý. (Địa chỉ Có thể liên lạc tại Trường học của Quý vị)  2. Giám đốc chương trình giáo dục đặc biệt của AEA.  

3. Giám đốc, Nha Giáo dục Iowa  

Grimes State Office Building Des Moines, Iowa 50319‐0146

Có thể sử dụng quy trình khiếu nại khi quý vị cho rằng học khu hoặc một cơ quan giáo dục trong khu vực vi phạm một quy định của Phần B của Đạo Luật Giáo dục Người Khuyết tật (IDEA).

Cẩm nang về Quyền Bảo vệ theo Thủ tục 31 2011-2012

Gửi mẫu đơn đã điền đến TỪNG cơ quan sau đây:  1. Học khu đã đưa ra quyết định mà quý vị không đồng ý.(Địa chỉ Có thể liên lạc tại Trường học của Quý vị)  2. Giám đốc chương trình giáo dục đặc biệt của AEA.  

3. Giám đốc, Nha Giáo dục Iowa Grimes State Office Building Des Moines, Iowa 50319‐0146 

Đơn Mẫu để Hỗ trợ Cha mẹ/Người Bảo trợ trong việc Nộp Đơn ế

Số điện thoại hoặc hình thức liên hệ khác:___________________________________________________________________________________________

Nếu là tổ chức, tên của người liên hệ: _________________________________________________________________________________________________

Thành phố: _________________________________________________ Tiểu bang: ____________________________ Mã Zip: _______________________

Địa chỉ: ________________________________________________________________________________________________________________________

Tổ chức hoặc cá nhân nộp đơn khiếu nại: _____________________________________________________________________________________________

Việc vi phạm nghi ngờ có xuất hiện dưới một năm trước ngày Nha Giáo dục nhận được đơn khiếu nại hay không? _____ Có _____ Không

3. Giải pháp đề xuất của quý vị cho vấn đề này:

1. Bản chất của vấn đề (gồm cả một bản khai cho biết cơ quan công quyền đã vi phạm một quy định của Đạo luật Giáo dục Người Khuyết Tật hoặc Các Quy định Giáo dục Đặc biệt của Iowa):

2. Các dữ kiện của trường hợp này liên quan đến vấn đề bên trên:

Tên của đứa trẻ Ngày sinh của đứa trẻ

Địa chỉ nơi đứa trẻ sống (để có thông tin liên hệ)

Tên của Học khu, Trường học, và AEA nơi đứa trẻ sống

Tên của Học khu, Trường học, và AEA nơi đứa trẻ theo học nếu khác với nơi đứa trẻ sống

Tên Cha mẹ Người bảo trợ:___________________________________________________________________________________________Địa chỉ gửi thư (để có thông tin liên hệ): __________________________________________________________________________________Thành phố: _____________________________________________ Tiểu bang: ___________________________________ Mã Zip: _________Số Điện thoại/Liên hệ: ______________________________________ Thư điện tử (nếu có)_________________________________________ Có một cha mẹ/cha mẹ/người bảo trợ khác tại một địa chỉ khác có các quyền lợi của cha mẹ hay không? _____Có _____Không. Nếu có,vui lòng điền vào mẫu sau: Tên Cha mẹ Người Bảo trợ:_______________________________________________________________________Địa chỉ Gửi thư (để có thông tin liên hệ):___________________________________________________________________________________Thành phố: ___________________________________________ Tiểu bang: ____________________________________ Mã Zip: _________Số Điện thoại/Liên hệ: ___________________________________ Thư điện tử (nếu có) ___________________________________________

Mô tả nội dung sau (sử dụng các tấm giấy bổ sung, nếu cần thêm chỗ trống):

Thôn

g tin

về Đứa

trẻ

Thôn

g tin

về

Cha

mẹ/

Ngư

ời Bảo

trợ