48
1 CM NANG CƠ HỘI NGÀY TRV(Thông tin và địa chcho ngƣời trvVit Nam) Biên son: Đỗ Quý Dƣơng Nguyn Minh Hoàng Lƣu Thị Lch Chu Đỗ Quyên

CƠ HỘI NGÀY TRỞ VỀ - tracks.uk.net Home Vietnam - vietnamese.pdf · Bạn có thể liên hệ với các cán bộ của trại di dân/ trại giam/ cơ quan trình ký

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

CẨM NANG

CƠ HỘI NGÀY TRỞ VỀ (Thông tin và địa chỉ cho ngƣời trở về Việt Nam)

Biên soạn: Đỗ Quý Dƣơng

Nguyễn Minh Hoàng

Lƣu Thị Lịch

Chu Đỗ Quyên

2

MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG

Giới thiệu 3

TRƢỚC KHI VỀ VIỆT NAM 4

1. Thủ tục xin giấy tờ về nước 4

2. Các chương trình hỗ trợ của chính phủ Anh 5

ĐƢỜNG VỀ AN TOÀN 7

1. Những thông tin và giấy tờ cần thiết trước khi

lên máy bay

7

2. Thủ tục khi rời khỏi máy bay 7

3. Trên đường từ sân bay về nhà 8

4. Những trường hợp khẩn cấp 13

ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG Ở VIỆT NAM 14

1. Vấn đề pháp lý 14

2. Chăm sóc sức khỏe 18

3. Vấn đề hôn nhân, gia đình 19

4. Kết nối với các tổ chức, đoàn thể địa phương 20

ĐỊNH HƢỚNG VIỆC LÀM VÀ VAY VỐN 22

1. Lựa chọn nghề phù hợp 24

2. Tìm kiếm việc làm ổn định 30

3. Các chương trình cho vay vốn 35

DI CƢ AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG MUA

BÁN NGƢỜI

39

ĐỊA CHỈ HỖ TRỢ 42

3

GIỚI THIỆU

Cuốn Cẩm nang CƠ HỘI NGÀY TRỞ VỀ (Thông tin và địa

chỉ dịch vụ cho người trở về Việt Nam) là sáng kiến của Đại sứ

Quán Vƣơng quốc Anh tại Việt Nam với sự phối hợp của

Trung tâm Đào tạo Phát triển Cộng đồng (CTD) để hỗ trợ

công dân Việt Nam di cư sang Anh trở về quê hương và hoà

nhập cộng đồng thành công. Cuốn Cẩm nang do CTD xây dựng

và thiết kế với những ý kiến đóng góp quý báu của Đại sứ quán

Vƣơng quốc Anh tại Việt Nam và nguồn hỗ trợ tài chính từ

Chính phủ Vƣơng quốc Anh.

Cuốn Cẩm nang cung cấp các thông tin hữu ích trong suốt quá

trình bạn hồi hương và hòa nhập với cộng đồng, kể từ bước

chuẩn bị trước khi về nước, trên đường trở về, khi về đến quê

nhà và xây dựng cuộc sống ở Việt Nam.

Đồng thời, cuốn Cẩm nang cũng giới thiệu một số nguy cơ của

di cư không an toàn, những thông tin giúp bạn, người thân, bạn

bè,v.v di cư và tái di cư an toàn, thành công, kể cả di cư trong

nước hoặc ra nước ngoài.

Cuốn Cẩm nang cũng có thể là tài liệu tham khảo cho công dân

Việt Nam trở về từ quốc gia khác.

4

TRƢỚC KHI VỀ VIỆT NAM

1. Thủ tục xin giấy tờ về nƣớc

Nếu bạn có Hộ chiếu còn giá trị sử dụng, bạn có thể liên hệ với

cán bộ của Bộ Nội Vụ Anh tại các trại di dân/ trại giam/ cơ quan

trình ký để làm các thủ tục về nước.

Nếu bạn không còn Hộ chiếu, bạn có thể xin Giấy thông hành

qua hai cách sau:

1.1 Qua Đại sứ quán Việt Nam tại Anh

Bạn liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Anh ở địa chỉ 12-14

Victoria Road London W8 5RD, United Kingdom để lấy mẫu

hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thành bộ bồ sơ xin cấp Giấy

thông hành về nước.

Hồ sơ bao gồm: 01 tờ khai theo mẫu: ghi rõ mục yêu cầu là xin

cấp Giấy thông hành; Sơ yếu lý lịch; 03 ảnh mới chụp: cỡ 4 x

6cm, phông nền màu trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không

đeo kính màu; Giấy tờ chứng minh có Quốc tịch Việt Nam bản

gốc: Hộ chiếu cũ, Chứng minh nhân dân.

Thời gian chờ kết quả: từ 15 đến 45 ngày khi nộp đủ hồ sơ.

Để biết thêm thông tin chi tiết và lệ phí xin liên hệ:

Email: [email protected]

Điện thoại: +44 (0) 20 7937 1912

1.2 Qua Bộ Nội Vụ Anh

Bạn liên hệ với cán bộ tại trại di dân/ trại giam/ cơ quan trình ký

để cung cấp các thông tin sau và xin cấp Giấy thông hành về

nước:

5

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, điện thoại liên hệ tại

Việt Nam.

- Thông tin cha/mẹ/anh chị em/ vợ con tại Việt Nam.

- Giấy tờ tùy thân bản gốc hoặc bản sao (nếu có): chứng minh

nhân dân, sổ hộ khẩu, bằng lái xe, hộ chiếu.

Khi có đủ hồ sơ của bạn, Bộ Nội Vụ Anh sẽ chuyển thông tin

cho Đại Sứ quán Anh tại Việt Nam để xin cấp giấy thông hành.

Bạn không phải nộp lệ phí.

Thời gian chờ kết quả: tối đa 30 ngày nếu thông tin cung cấp

đúng và đủ.

2. Các chƣơng trình hỗ trợ hồi hƣơng của chính phủ Anh

2.1. Chương trình FRS

FRS là chương trình hỗ trợ của Bộ Nội Vụ Anh dành cho các

đối tượng đã, đang hoặc bắt đầu thực thi án tù tại Anh.

Mức hỗ trợ: Tối đa 1.500 bảng Anh nếu bạn nộp hồ sơ xin vào

chương trình khi đang trong thời gian thi hành án tù và tối đa

750 bảng Anh nếu bạn nộp hồ sơ sau khi đã hoàn thành án tù.

2.2 Chương trình AVR

AVR là chương trình hỗ trợ của tổ chức từ thiện Choices bao

gồm các chương trình sau:

- AVRRP (chương trình hồi hương và tái hòa nhập): Hỗ trợ

tối đa 1.500 bảng Anh dành cho các đối tượng trong quy chế

tị nạn của Anh.

- AVRIM (chương trình dành cho các đối tượng di cư bất hợp

pháp): Hỗ trợ tối đa 1.000 bảng Anh dành cho các đối tượng

di cư bất hợp pháp, không phạm pháp, không thuộc diện tị

nạn.

6

- AVRFC (chương trình dành cho các đối tượng gia đình và

trẻ em): Hỗ trợ tối đa 2.500 bảng Anh

Bạn có thể liên hệ với các cán bộ của trại di dân/ trại giam/ cơ

quan trình ký để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các chương

trình này.

Nếu bạn làm đơn và nhận được hỗ trợ từ chương trình FRS, các

khoản trợ cấp này sẽ được trả qua một thẻ tiền mặt. Bạn sẽ được

cấp tối đa 500 bảng Anh khi bạn khởi hành. Số còn lại sẽ được

cấp khi bạn về tới Việt Nam thông qua tổ chức Di cư Quốc tế

(IOM) tại Việt Nam. Bạn cần liên hệ với tổ chức IOM tại Việt

Nam trong vòng 30 ngày kể từ khi bạn về nước để được hướng

dẫn nhận khoản hỗ trợ còn lại.

Thông tin liên hệ của tổ chức IOM tại Việt Nam

Tại Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 12A, tòa nhà

CMC đường Duy Tân, P. Dịch

Vọng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà

Nội.

Điện thoại: 043 736 6258 /

043 795 5884 / 043 795 5885

Fax: 043 795 5883

Email: [email protected]

Tại TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 1B Phạm Ngọc

Thạch, Q. 1, TP Hồ Chí

Minh

Điện thoại: 083 822 2057

Fax: 083 822 1780

Email: [email protected]

Web: http://www.iom.int.vn

Ngoài những hỗ trợ trên, khi trở về Việt Nam, nếu bạn gặp khó

khăn về tài chính, việc làm, bạn có thể tìm hiểu thông tin về các

chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề và hỗ trợ vốn vay

trong nước ở phần Định hƣớng việc làm và vay vốn trang 24

của cuốn Cẩm nang này.

7

ĐƢỜNG VỀ AN TOÀN

Từ Vương quốc Anh trở về Việt Nam, bạn sẽ đi bằng máy bay

về tới sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) hoặc sân bay quốc tế

Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Từ hai sân bay này, bạn có

thể về quê nhà bằng máy bay, tàu hỏa, ô tô khách hay taxi.

Dưới đây là một số thông tin để bạn có được chuyến bay tốt đẹp

từ Anh về Việt Nam và từ sân bay ở Việt Nam về quê bạn một

cách an toàn.

1. Những thông tin và giấy tờ cần thiết trƣớc khi lên máy

bay

Mỗi hãng máy bay đều có những quy định riêng về việc mang

theo hành lý ký gửi và hành lý xách tay. Trước khi chuẩn bị

hành lý để trở về, bạn nên tìm hiểu một số thông tin sau:

- Số kilogram hành lý được ký gửi không tính thêm phí và

những đồ không được ký gửi (thường là máy tính xách tay,

vàng, tiền, trang sức)

- Số kilogram hành lý xách tay và những đồ không được mang

theo hành lý xách tay (thông thường bạn sẽ không được

mang đồ kim loại như dao, kéo, đồ sắc nhọn hay chất lỏng

như nước, rượu, dầu gội,v.v quá 100ml).

- Số vàng, tiền (kể cả tiền Việt Nam đồng và tiền ngoại tệ)

bạn được mang theo.

- Những điều kiện khác.

Những thông tin này sẽ giúp bạn tránh bị giữ lại đồ hay mất

thêm thời gian để giải quyết các vấn đề phát sinh tại sân bay.

8

2. Thủ tục khi rời khỏi máy bay

- Thủ tục nhập cảnh: Sau khi rời khỏi máy bay, bạn sẽ đi

theo chỉ dẫn đến khu vực xuất nhập cảnh tại sân bay để làm

thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.

- Nhận hành lý kí gửi tại băng chuyền của sân bay. Bạn cần

ghi nhớ số hiệu chuyến bay và kiểm tra thông tin số hiệu

chuyến bay trên bảng điện tử để tìm đúng băng chuyền hành

lý của bạn. Khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh như không tìm

thấy hành lý, hành lý bị mở khoá, mất đồ..., bạn cần thông

báo ngay lập tức với các cán bộ hải quan tại quầy thông báo

hành lý thất lạc. Quầy này thường đặt ngay gần cửa ra khu

vực làm thủ tục nhập cảnh.

- Khi lấy được hành lý ký gửi, để qua cửa sân bay, bạn cần

xuất trình phiếu ký gửi hành lý để nhân viên sân bay kiểm

tra mã số hành lý của bạn.

3. Trên đƣờng từ sân bay về nhà

3.1. Những thông tin về máy bay

- Các hãng bay Vietnam Airlines, Viet JetAir, Jetstar Pacific

có các chặng bay từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) hay sân bay

Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) về các tỉnh: Nghệ An (sân

bay Vinh), Quảng Bình (sân bay Đồng Hới), Huế (sân bay

Phú Bài).

- Bạn có thể đặt mua vé qua 3 cách:

+ Mua vé trực tuyến qua trang web của các hãng bay.

+ Liên hệ với các phòng vé của các hãng bay.

+ Mua trực tiếp ở sân bay tại các phòng vé của các hãng bay.

Giá vé tham khảo

Hà Nội – Vinh: từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Hà Nội - Đồng Hới: từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

9

TP Hồ Chí Minh - Đồng Hới: từ 1.800.000 đến 2.600.000 đồng

TP Hồ Chí minh - Vinh: từ 1.800.000 đồng đến 3.200.000 đồng

Nếu bạn đặt mua vé sớm, giá vé sẽ rẻ hơn và bạn có nhiều lựa

chọn hơn về hãng bay cũng như lịch trình bay.

Vé máy bay giá rẻ

Hiện nay, các hãng bay đưa ra nhiều chương trình khuyến mại

với giá vé chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba giá vé thông

thường. Tuy nhiên, giá vé khuyến mại này thường đi kèm với

các điều kiện như: không được đổi ngày, giờ bay; không được

hoàn lại vé; giá vé không bao gồm hành lý ký gửi, v.v. và bạn

cần đặt vé đúng thời điểm có chương trình khuyến mại.

Thông tin liên hệ

Giá vé và lịch trình bay, điều kiện áp dụng có thể thay đổi ở

từng thời điểm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn liên hệ:

Vietnam Airlines: http://www.vietnamairlines.com

Điện thoại: (84) 4. 38320320

Viet JetAir: http://www.vietjetair.com

Điện thoại: (84) 1900 1886

Jetstar Pacific: http://www.jetstar.com

Điện thoại: (84) 1900 1550

3.2. Những thông tin về Taxi

Tại sân bay có rất nhiều hãng taxi để bạn lựa chọn.

Sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội

- Các hãng taxi sân bay hoạt động uy tín: Nội Bài, Airport,

Việt Thanh. Các hãng taxi này đều có niêm yết giá từ Sân

10

Bay về tới nội thành Hà Nội. Nếu bạn tới một địa điểm khác,

bạn nên trao đổi trước với người điều hành taxi hoặc lái xe

về lịch trình đi và giá tiền.

- Ngoài ra, bạn có thể đi từ sân bay về nội thành Hà Nội bằng

xe buýt của các hãng bay với giá vé khoảng 50.000 đồng

(bạn vẫn có thể đi xe buýt này về nội thành Hà Nội khi

không mua vé của các hãng bay).

- Một số hãng taxi giá rẻ cho việc đi đường dài:

Ba Sao: 043 2323232

Vạn Xuân: 043 8222 888

Thanh Nga:043 8215 215

Mỹ Đình: 043 8 333 888

Thành Công: 04 62 575757

- Một số hãng taxi khác

Taxi CP: 04 38 262626

Taxi 3A: 04 38 575757

Hà Nội Tourist: 04 38 565656

Taxi Hà Nội: 04 38 535353

Taxi Mai Linh: 04 38 222666

Để bắt được các hãng taxi này tại sân bay, bạn cần ra cổng phía

ngoài hoặc gọi điện trực tiếp cho tổng đài để được hướng dẫn cụ

thể.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh

- Các hãng taxi uy tín

Mai Linh: 08 38383838 VinaSun: 08 38272727

Vina Taxi: 08 38111111

Bạn cần trao đổi về giá tiền với lái xe hoặc người điều hành của

hãng taxi trước khi sử dụng dịch vụ. Thông thường, các hãng

11

taxi này sẽ tính tiền theo đồng hồ tính km hoặc trọn gói theo

chặng đi.

3.3. Những thông tin về Tàu hỏa

Từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hàng ngày có rất nhiều chuyến

tàu đi về Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng.

Tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh

Giờ tàu khởi hành: 9h00, 13h15, 19h00 và 23h00

Giá vé: Từ Hà Nội đến:

- Vinh – Nghệ An từ 155.000 đồng đến 380.000 đồng

- Đồng Hới – Quảng Bình: từ 267.000 đồng đến 660.000 đồng

- Đà Nẵng: từ 405.000 đồng đến 1.040.000 đồng

Tuyến TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội

Giờ tàu khởi hành: 6h25, 9h00, 13h15, 19h00, 23h00

Giá vé: Từ TP. Hồ Chí Minh đến

Đà Nẵng: Từ 480.000 đồng đến 1.206.000 đồng

Đồng Hới - Quảng Bình: từ 590.000 đồng đến 1.453.000 đồng

Vinh - Nghệ An: từ 682.000 đồng đến 1.733.000 đồng

Hà Nội: từ 813.000 đồng đến 1.966.000 đồng

Để biết thêm thông tin vé tàu tại thời điểm bạn trở về, bạn

liên hệ theo các số điện thoại sau:

Phòng ban

Phòng vé

Bán vé qua điện thoại

Đội hành lý

Ga Hà Nội

04.3822 1724

04.3942 3949

04.3942 0060

Ga Sài Gòn

08.3843 6524

08.3843 6524

08.3843 6527

12

Bán vé đi ngay 08.3931 2794

3.4. Những thông tin về Ô tô khách

Ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều tuyến xe khách chất

lượng cao đi các địa phương khác nhau trên cả nước.

Tuyến Hà Nội – Quảng Ninh

Xe Kumho Việt Thanh: Mỹ Đình – Hạ Long – Cẩm Phả

Điện thoại: 04 3768 9874 / 0985 888 009

Thời gian xuất bến: 30 phút có một chuyến.

Giá vé: 120.000 đồng/1 vé

Xe Ka Long giường nằm: Mỹ Đình – Hạ Long – Cẩm Phả -

Móng Cái

Điện thoại: 0989 158388 / 0986 763222

Thời gian xuất bến: Bến xe Mỹ Đình: 20h30, 22h00

Bến xe Lương Yên: 19h30, 21h30

Giá vé: 230.000 đồng/ 1 vé Hà Nội – Móng Cái.

Tuyến Hà Nội – Nghệ An, Hà Tĩnh

Xe giường nằm chất lượng cao Văn Minh

o Địa chỉ: 242 Xã Đàn (Kim Liên mới), Q. Đống Đa, Hà Nội.

o Điện thoại: 04 3757 9579 – 04 8585 0606

- Lịch trình xe chạy:

o Bến xe Nước Ngầm về

Vinh: 08h30, 09h30, 10h40, 12h00, 13h30, 18h00,

21h00, 22h10, 23h00.

Cửa Lò: 08h30, 10h40, 13h30, 23h00

13

Hà Tĩnh: 09h30, 12h00, 18h00, 21h00, 22h10

o Bến xe Mỹ Đình về

Vinh: 10h10, 12h05, 13h00, 21h30, 22h00, 22h30

Cửa Lò: 10h10, 12h05, 13h00, 21h30, 22h30

Hà Tĩnh: 22h00

o Bến xe Yên Nghĩa - Vinh - Hà Tĩnh: 11h00, 22h00

- Giá vé: 220.000 đồng/01 vé/01 lượt.

Tuyến Hà Nội – Quảng Bình – TP. Hồ Chí Minh

Xe Open tour Giƣờng nằm Camel

- Địa chỉ: 459, Trần Khát Chân, Q. Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội

- Điện thoại: 04 3625 0659

- Thời gian khởi hành

o Tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh: 3 chuyến/1 ngày

(17h30, 18h00, 19h30)

o Tuyến Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh: 1 chuyến/1 ngày

(19h00)

- Giá vé: 650.000 đồng/ 1 vé toàn chặng Hà Nội – TP Hồ Chí

Minh. Với các chặng dừng ở miền Trung, giá vé khoảng

300.000 đồng/1 vé.

4. Những trƣờng hợp khẩn cấp

Nếu bạn hay người khác rơi vào những tình huống khẩn cấp,

hãy gọi điện đến các số đường dây nóng hoạt động miễn phí

24h/7 ngày để được trợ giúp.

Số 113: Khi xảy ra tai nạn giao thông, các vụ việc có yếu tố tội

phạm (lừa đảo, mua bán người, sử dụng, tàng trữ, mua bán ma

túy,…), vi phạm trật tự an toàn xã hội, cướp giật, đánh nhau,

bạo hành trẻ em, bạo lực gia đình…

Số 114: Khi xảy ra bất kỳ sự cố nào liên quan đến cháy nổ, đuối

nước, sập nhà, kẹt thang máy...

14

Số 115: Khi gặp những trường hợp có liên quan đến chấn

thương, bệnh tật.

Số 1800 1567: Khi phát hiện vụ bạo hành trẻ em, phụ nữ, bạo

hành gia đình hoặc có nhu cầu tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng gia

đình.

Số 08 3910 1213: Khi bạn rơi vào các tình huống nguy hiểm

khẩn cấp cần một nơi cư trú an toàn trong một vài ngày (cơ sở

này chỉ có ở TP. Hồ Chí Minh).

Khi xảy ra sự cố, điều cần nhất là bạn phải thật bình tĩnh để gọi

chính xác số mình cần để được giúp đỡ nhanh nhất. Bạn cần nói

ngắn gọn tình hình cho người trực điện thoại và báo chính xác

địa chỉ nơi cần giúp đỡ.

15

ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG TẠI VIỆT NAM

1. Vấn đề pháp lý

1.1. Giấy Chứng minh nhân dân

Để được cấp lại Giấy Chứng minh nhân dân (CMND), bạn cần

chuẩn bị những giấy tờ sau và nộp tại Trung tâm Giao dịch hành

chính một cửa của huyện, nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú:

- Đơn xin cấp lại CMND (trong trường hợp bị mất CMND,

bạn cần dán ảnh, có đóng dấu giáp lai, xác nhận của Công an

phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú);

- Sổ hộ khẩu bản gốc;

- Giấy thông hành/hộ chiếu nếu không có CMND hay hộ khẩu

- Nộp lại CMND bản gốc (trong trường hợp bạn vẫn còn

CMND nhưng bị hỏng, hết hạn và muốn đổi mới);

- Kê tờ khai cấp CMND theo mẫu;

- Chụp ảnh tại nơi làm CMND.

1.2.Giấy khai sinh

Khi bạn muốn làm Giấy khai sinh cho con (nếu con bạn sinh ở

nước ngoài), bạn chuẩn bị các giấy tờ sau và nộp tại Sở Tư pháp

tỉnh:

- Tờ khai đăng ký khai sinh;

- Giấy Chứng sinh (do cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp. Nếu trẻ

sinh ngoài cơ sở y tế, cần có văn bản xác nhận của người

làm chứng hoặc người đi làm giấy khai sinh làm giấy cam

đoan về việc sinh trẻ là có thực);

- Hộ chiếu của con bạn (nếu có);

- Giấy Cam đoan chưa làm khai sinh ở nước ngoài;

- Sổ Hộ khẩu của gia đình bạn hoặc Giấy đăng ký tạm trú;

- Giấy Chứng nhận kết hôn của vợ chồng bạn (nếu có);

16

- Giấy Chứng minh nhân dân của bạn.

1.3. Đăng ký tạm trú

Khi bạn chuyển đến nơi ở mới không phải là nơi bạn đăng ký hộ

khẩu thường trú, trong thời hạn 30 ngày, bạn cần làm thủ tục

đăng ký tạm trú với công an xã/phường/thị trấn nơi tạm trú.

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

- Bản khai nhân khẩu (theo mẫu);

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu với xác nhận đồng ý

cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn nhà hoặc

cho ở nhờ;

- Xuất trình CMND hoặc giấy tờ có xác nhận của công an

xã/phường/thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, bạn

sẽ được đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú.

1.4.Các vấn đề pháp lý khác và dịch vụ hỗ trợ pháp lý

Theo quy định của pháp luật, bạn sẽ được trợ giúp pháp lý miễn

phí nếu thuộc một trong các đối tượng ưu tiên sau:

- Người nghèo thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp

luật;

- Trẻ em dưới 16 tuổi không nơi nương tựa;

- Trẻ em dưới 18 tuổi trong trường hợp là người bị tạm giữ, bị

can, bị cáo và người bị hại hoặc bị xâm phạm các quyền lợi

hợp pháp như: bị vi phạm quyền trẻ em, bị xâm hại tình dục,

bị lạm dụng sức lao động, bị bạo hành, v.v.

- Người khuyết tật, người bị các bệnh hiểm nghèo, người

nhiễm HIV/AIDS, người nhiễm chất độc hóa học (chất da

cam);

17

- Nạn nhân của tội phạm mua bán người (đã được xác định là

nạn nhân hoặc đang trong quá trình xác định là nạn nhân);

- Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình;

- Phụ nữ là nạn nhân bị bóc lột sức lao động hoặc bị xâm hại

tình dục;

- Phụ nữ là người có tranh chấp, vướng mắc pháp luật, người

bị hại, bị can, bị cáo trong thời gian mang thai, đang nuôi

con nhỏ dưới 36 tháng;

- Người dân tộc thiểu số thường xuyên sinh sống tại vùng có

điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Phụ nữ di cư;

- Phụ nữ là người lao động bị sa thải trái pháp luật hoặc nạn

nhân bị lừa đảo trong quan hệ lao động, trong quan hệ hôn

nhân gia đình hoặc bị tước đoạt tài sản trái pháp luật.

Trình tự thực hiện yêu cầu xin trợ giúp pháp lý:

- Bạn liên hệ với Trung tâm trợ giúp Pháp lý nhà nước của

tỉnh hoặc các chi nhánh tại huyện để lẫy mẫu đơn và làm

đơn yêu cầu được trợ giúp pháp lý.

- Nộp đơn và xuất trình giấy tờ chứng minh thuộc diện người

được trợ giúp pháp lý miễn phí (Sổ hộ nghèo, Thẻ BHYT

cho người nghèo, Giấy chứng nhận là đối tượng chính sách,

Thẻ thương/bệnh binh, giấy tờ chứng minh là nạn nhân mua

bán người…) và cung cấp các giấy tờ, tài liệu liên quan đến

việc yêu cầu trợ giúp pháp lý tại Trung tâm Trợ giúp Pháp lý

nhà nước cấp tỉnh hoặc các chi nhánh tại huyện.

Ngoài ra bạn có thể liên lạc với Cộng tác viên trợ giúp pháp lý,

Ban Tư pháp xã hoặc Phòng Tư pháp huyện, các văn phòng luật

sư, công ty luật hoặc các trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ

18

chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp như Hội Liên hiệp Phụ nữ,

Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên để được trợ giúp.

2. Chăm sóc sức khỏe

2.1. Kiểm tra và ổn định sức khỏe

- Để khám sức khỏe tổng quát, bạn có thể đến các bệnh viện

đa khoa tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh nơi bạn sinh sống.

- Để khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục,

bạn có thể đến bệnh viện chuyên khoa Da liễu tuyến tỉnh

hoặc hoặc khoa Da liễu thuộc bệnh viện đa khoa tuyến

huyện và tỉnh.

- Để xét nghiệm HIV, bạn có thể đến các Trung tâm Tư vấn,

xét nghiệm HIV tự nguyện, miễn phí, giấu tên (gọi tắt là

VCT) hoặc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh.

2.2. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí

- Đối tượng hỗ trợ: Người thuộc hộ nghèo và cận nghèo theo

quy định của pháp luật, người có công với cách mạng,

thương binh liệt sĩ, người khuyết tật, người già cả neo đơn

và người già trên 85 tuổi.

- Trong trường hợp bạn hoặc người thân thuộc đối tượng được

hỗ trợ hỗ trợ 100% chi phí mua BHYT mà vẫn chưa được

cấp Thẻ BHYT, ban cần đến gặp cán bộ chính sách của

UBND xã để được giải quyết.

Bảo hiểm y tế tự nguyện

Mức phí đóng BHYT tự nguyện hiện nay được tính như sau:

Lƣơng cơ bản x 4,5%/tháng x 12 tháng

Ví dụ: hiện tại lương cơ bản nhà nước đang áp dụng là

1.150.000 đồng thì mức BHYT tự nguyện mà bạn phải đóng là:

19

1.150.000 x 4,5 % x 12 = 621.000/năm

(Theo quy định của Chính phủ, lương cơ bản là mức lương tối

thiểu mà các đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao

động. Lương cơ bản được điều chỉnh từng thời điểm).

Quyền lợi của ngƣời mua BHYT:

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám định kì,

sinh con.

- Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh.

- Được điều trị nội trú và ngoại trú khi có bệnh.

Mức hƣởng

Người có Thẻ BHYT được cơ quan bảo hiểm thanh toán như

sau:

- 80% chi phí khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú với các

danh mục thuốc và dịch vụ kĩ thuật chẩn đoán và điều trị do

Bộ Y tế quy định.

- 100% chi phí khám chữa bệnh nếu tổng chi phí một lần

khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám

chữa bệnh ở tuyến xã.

- 80% chi phí kĩ thuật cao, chi phí lớn cho một lần sử dụng

dịch vụ nhưng không quá 40 lần lương tối thiểu chung (nếu

tham gia liên tục sau 180 ngày).

- 80% của 50% thuốc chống ung thư và chống thải ghép ngoài

danh mục, đã được lưu hành nếu tham gia 36 tháng liên tục.

Thủ tục mua BHYT

Tại mỗi xã, phường đều có Đại lý hoặc nhân viên của đơn vị bảo

hiểm đến làm thủ tục và thu tiền mua BHYT. Khi đăng ký mua

BHYT tại UBND xã, bạn chỉ cần mang theo giấy Chứng minh

nhân dân. Nếu bạn là người đăng ký tạm trú, bạn cần có xác

20

nhận của công an xã/phường và kèm với giấy Chứng minh nhân

dân của bạn.

3. Cuộc sống hôn nhân, gia đình

Khi bạn gặp những vấn đề về hôn nhân, gia đình như mâu thuẫn,

bạo hành, li hôn và một số vấn đề pháp lí như quyền nuôi con,

phân chia tài sản, v.v bạn có thể nhờ đến những sự trợ giúp sau:

- Tổ hòa giải tại xã/phường.

- Các cơ quan đoàn thể tại địa phương như Hội Nông dân,

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đặc biệt là Hội

Liên hiệp Phụ nữ xã, huyện, tỉnh nơi bạn sinh sống.

- Các Trung tâm tư vấn và kết nối thông tin về hôn nhân

gia đình.

- Gọi điện đến các đường dây tư vấn miễn phí trên toàn quốc.

o Số 1800 1567: Đường dây tư vấn về các vấn đề trẻ em

của Bộ Lao động Thương Binh và xã hội.

o Số 1800 1769: Đường dây tư vấn về các vấn đề hôn

nhân gia đình và công tác xã hội của Trung tâm Công tác

xã hội Quảng Ninh.

o Số 1800 545453: Đường dây tư vấn tâm lý miễn phí

(sáng thứ 5 hàng tuần) của Trung tâm Công tác xã hội

Thanh niên thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

4. Kết nối với các tổ chức, đoàn thể địa phƣơng

Bạn nên đăng ký là thành thành viên của các tổ chức chính trị xã

hội ở địa phương nơi bạn sinh sống để được bảo vệ quyền lợi

của mình thông qua các hoạt động: tuyên truyền kiến thức pháp

luật, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, vay vốn, tư vấn và hỗ trợ

giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

21

Để tham gia trở thành hội viên của các tổ chức đoàn thể tại địa

phương, bạn có thể liên hệ với cán bộ xã của các tổ chức này để

được hướng dẫn chi tiết về tiêu chí, thủ tục kết nạp.

Các tổ chức chính trị xã hội bao gồm:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: đại diện cho quyền và lợi

ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam;

phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

- Hội Nông dân: Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính

đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch

vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và

đời sống.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: bảo vệ quyền

lợi hợp pháp, chính đáng cho thanh niên nam nữ từ 16 đến

30 tuổi.

Ngoài ra, việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức này và

các hoạt động cộng đồng khác cũng giúp bạn phát triển bản

thân, tăng cường các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội cũng

như nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn khi bạn gặp khó khăn.

22

ĐỊNH HƢỚNG VIỆC LÀM VÀ VAY VỐN

1. Lựa chọn nghề phù hợp

Khi bạn trở về, đôi khi áp lực về kinh tế và hòa nhập xã hội sẽ

khiến bạn muốn đi làm ngay để có thu nhập thay vì suy nghĩ

xem bạn nên làm gì và lập kế hoạch cho việc ổn định cuộc sống.

Nếu bạn chọn đi làm ngay với những công việc thời vụ và

không cần kỹ năng, thu nhập có thể không ổn định hoặc bạn sẽ

phải liên tục chuyển công việc mới. Lựa chọn và học một nghề

phù hợp với năng lực và điều kiện của bạn sẽ giúp bạn tăng cơ

hội tìm được công việc có thu nhập ổn định và lâu dài.

Bạn có thể học và làm gì?

Có rất nhiều nghề bạn có thể học và làm.

- Các nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn: làm tóc, may thêu,

chế tác kim hoàn, sửa chữa điện tử, thu ngân,v.v

- Các nghề đòi hỏi sức khỏe tốt như: tiện, hàn, lái xe, v.v

- Các nghề đòi hỏi cả sự khéo léo và sức khỏe: như nấu ăn,

làm bánh, may công nghiệp, v.v

- Các nghề đòi hỏi thêm ngoại ngữ và các kỹ năng giao tiếp

ứng xử: lễ tân, hướng dẫn viên du lịch, v.v

- Bên cạnh đó, có những nghề có thể giúp bạn tận dụng được

lợi thế về sản xuất và điều kiện tự nhiên của địa phương như

nuôi ong mật, nuôi thủy sản, chăn nuôi và trồng trọt, v.v

Làm thế nào để chọn một nghề phù hợp?

Khi lựa chọn nghề, bạn có thể cân nhắc một số yếu tố sau:

- Những nghề đang được ưu tiên tại địa phương và có cơ

hội tạo thu nhập tại chỗ. Ví dụ: nghề thủ công tại các làng

nghề, may công nghiệp tại những nơi có khu công nghiệp.

23

- Yêu cầu đầu vào khi học nghề. Ví dụ: một số nghề đòi hỏi

tối thiểu học hết trung học cơ sở (cấp 2), chiều cao tối thiểu

khi học nghề phục vụ nhà hàng, …

- Sở thích và những thế mạnh của bản thân. Ví dụ: nghề nấu

ăn khi bạn thích nấu ăn và nấu ăn ngon; nghề sửa chữa điện

thoại nếu bạn đam mê với đồ điện tử và công nghệ,v.v

- Nơi cung cấp đào tạo nghề và chi phí: Ví dụ các chương

trình dạy nghề miễn phí, các trường dạy nghề có thu phí, các

cơ sở sử dụng lao động trực tiếp đào tạo và hướng dẫn, v.v

- Thời gian học nghề: Thời gian học nghề sơ cấp từ 3 đến12

tháng; trung cấp từ 1 đến 2 năm cho những người đã tốt

nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) và 3 đến 4 năm với

những người tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp 2); cao đẳng

nghề từ 2 đến 3 năm với người có bằng tốt nghiệp cấp 3 và 1

đến 2 năm tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt

nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Các chƣơng trình hỗ trợ học nghề

Chương trình hỗ trợ học nghề và tạo việc làm dùng ngân sách

nhà nước

Tại các địa phương trên cả nước đều đang áp dụng các chính

sách của chính phủ về dạy nghề và giải quyết việc làm cho

người lao động nông thôn và các đối tượng có hoàn cảnh khó

khăn. UBND xã/thị trấn, Sở và các phòng Lao động Thương

binh và Xã hội, Hội Nông dân, Đoàn Thanh Niên và Hội Phụ nữ

ở các tỉnh/thành phố đều có các dịch vụ hướng nghiệp, đào tạo

và giới thiệu việc làm cho hội viên, đoàn viên và nhân dân trong

tỉnh hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra, tại các tỉnh đều có các trường Trung cấp (trung học)

nghề đi kèm với các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới

thiệu việc làm. Các chương trình này có thu học phí.

24

Chƣơng trình hỗ trợ học nghề và tạo việc làm sử dụng ngân

sách nhà nƣớc

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020

- Cơ quan phụ trách: Ủy ban nhân dân cấp xã/ thị trấn.

- Đối tượng hỗ trợ: những người trong độ tuổi lao động (15 –

60 tuổi với nam và 15 đến 55 tuổi với nữ) thuộc các đối

tượng sau: Người có công với các mạng, hộ nghèo, người

dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất canh

tác.

- Các hỗ trợ: chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề

và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức từ 2 đến 3 triệu đồng/

người/khóa học, tùy theo từng nghề và thời gian học nghề

thực tế.

Chƣơng trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho

ngƣời lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

- Cơ quan phụ trách: Chương trình sơ cấp do UBND cấp

xã/thị trấn phụ trách. Chương trình trung cấp, cao đẳng do

Phòng Lao động Thương Binh Xã hội xã/thị trấn phụ trách.

- Đối tượng áp dụng: Người lao động bị thu hồi đất nông

nghiệp, hoặc thuộc gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, trong

độ tuổi lao động và có hộ khẩu thường trú tại hộ gia đình có

đất nông nghiệp bị thu hồi.

- Các hỗ trợ: Tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm

miễn phí, hỗ trợ chi phí học nghề trình độ trung cấp, cao

đẳng. Nếu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ

trợ một số chi phí trước khi đi, và được vay vốn với lãi suất

ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chi trả các chi phí

cần thiết khi đi.

25

Dự án: “Tƣ vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp

và lập nghiệp” thuộc Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và

tạo việc làm.

- Cơ quan phụ trách: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh cấp cơ sở.

- Đối tượng hỗ trợ: đoàn viên cấp cơ sở.

- Các hỗ trợ: được vay vốn ưu đãi để: học nghề, đào tạo nghề

trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và để đi làm việc ở

nước ngoài theo hợp đồng.

Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc

- Cơ quan phụ trách: Doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao

động đi và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đối tượng hỗ trợ: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài

(bằng hơp đồng chính thức), có tham gia Quỹ hỗ trợ việc

làm ngoài nước bằng cách đóng phí với mức 100.000

đồng/người/hợp đồng.

- Các hỗ trợ: Bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức cần thiết. Hỗ

trợ 50% mức học phí bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến

thức cần thiết theo quy định cho người lao động là con

thương binh, liệt sĩ và người có công hưởng theo chế độ,

chính sách ưu đãi; người lao động thuộc diện hộ nghèo,

người lao động là người dân tộc thiểu số.

Chƣơng trình hỗ trợ học nghề và tạo việc làm dùng ngân

sách ngoài nhà nƣớc

Ngoài dịch vụ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm theo hệ thống

chính sách của nhà nước còn có các tổ chức tư nhân đang triển

khai các chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề cho thanh

niên có hoàn cảnh khó khăn cũng như người di cư ngoại tỉnh

đến Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh làm ăn, sinh sống.

26

Dưới đây là một số thông tin về các chương trình hỗ trợ đào tạo

nghề và giới thiệu việc làm sử dụng ngân sách ngoài nhà nước.

Chƣơng trình hƣớng nghiệp và dạy nghề cho thanh niên

có hoàn cảnh khó khăn

- Cơ quan thực hiện: Trung tâm REACH.

- Địa phương: Hà Nội, Hải Dương, Huế, Đà Nẵng, Hội An.

- Đối tượng hỗ trợ: thanh niên độ tuổi từ 18 – 30; trình độ học

vấn từ lớp 1 đến lớp 12; là con em gia đình nghèo, người

sống chung với HIV, khuyết tật, có nguy cơ tổn thương do

bố mẹ ly dị, trẻ em đường phố, thanh niên là nạn nhân của

nạn mua bán người, thanh niên di cư từ nông thôn vào các

thành phố và thiếu kĩ năng, thanh niên từng nghiện ma túy.

- Học phí: Miễn 100% học phí và học viên được hưởng trợ

cấp hàng tháng.

- Chương trình hỗ trợ: Đào tạo ngắn hạn (03 tháng) với các

nghành: Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, nghiệp vụ buồng

phòng, bán hàng/Marketing, thiết kế Web - Đồ họa, vẽ móng

nghệ thuật

Trung tâm Đào tạo nghề nhân đạo KOTO

- Địa phương: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

- Đối tượng hỗ trợ: thanh niên từ 16 đến 22 tuổi, là con gia

đình nghèo, hoàn cảnh gia đình phức tạp và khó khăn (cha

mẹ nghiện hút, rượu chè, cờ bạc cha mẹ mang bệnh thần

kinh), là trẻ mồ côi hay bị ruồng bỏ, bị lạm dụng, lao động

nặng nhọc trong môi trường độc hại, bị bỏ mặc, bản thân bị

vướng vào những rắc rối với luật pháp

- Học phí: Miễn 100% học phí, hỗ trợ tiền ăn ở và một khoản

sinh hoạt phí trong thời gian học.

27

- Chương trình hỗ trợ: 24 tháng trong lĩnh vực nhà hàng

khách sạn song song với đào tạo tiếng Anh chuyên ngành và

kỹ năng sống.

Trƣờng Trung cấp Kinh tế Du lịch Hoa Sữa Hà Nội

- Địa phương: Hà Nội

- Đối tượng hỗ trợ: người từ 16 tuổi; là người dân tộc thiểu số

ở vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo; mồ côi cha mẹ

không nơi nương tựa; là con liệt sĩ, con gia đình nghèo, con

gia đình có bố mẹ ly dị không nơi nương tựa hoặc ở với ông

bà nhưng khó khăn về kinh tế; học viên các tổ chức xã hội

như: Trung tâm bảo trợ xã hội, Làng trẻ, Mái ấm; Nạn nhân

chất độc hóa học…, học sinh Khiếm thính và Khuyết tật vận

động nhẹ.

- Học phí: Có chế độ miễn học phí 100%, 75%, 50%, 25% và

đóng phí cho từng đối tượng

- Thời gian học:

o Sơ cấp (dưới 1 năm): nấu ăn, nghiệp vụ phục vụ bàn,

bánh mỳ/bánh ngọt, nghề buồng/phòng và may/thêu (ưu

tiên học viên khuyết tật).

o Trung cấp (1,5-2 năm): Kế toán Thương mại - Dịch vụ,

Quản trị Nhà hàng, Nghiệp vụ Nhà hàng, Kỹ thuật Chế

biến món ăn, Nghiệp vụ Lễ tân.

2. Tìm kiếm việc làm ổn định

Công việc và sự ổn định

Khi có thể, bạn hãy tìm công việc có những đặc điểm như sau:

- Nguồn thu nhập tương xứng và ổn định: phù hợp với

chuyên môn và công sức bạn bỏ ra; nhận lương theo định kỳ

(nửa tháng/một tháng), được quy định rõ ràng trong hợp

28

đồng lao động do người sử dụng lao động và bạn cùng ký

kết và được pháp luật thừa nhận.

- Các quyền lợi và chế độ đãi ngộ: hợp đồng lao động có hiệu

lực; chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội do người sử

dụng lao động và người lao động cùng trả (tham khảo thêm

Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12); số ngày nghỉ chính

thức; các chế độ khi làm thêm giờ; lương phép và thưởng.

- Cường độ và thời gian lao động hợp lý: 8 đến 10

tiếng/ngày; từ 5 đến 6 ngày một tuần; có các ngày nghỉ lễ,

tết theo quy định; nghỉ ốm và nghỉ phép vẫn được trả lương;

nghỉ bù khi làm thêm giờ.

- Điều kiện làm việc an toàn và không độc hại: điều kiện làm

việc phải đảm bảo an toàn sức khỏe, hoặc có các phương

tiện bảo hộ khi làm việc trong các môi trường có tính độc

hại hoặc nguy hiểm (phòng cháy chữa cháy, quần áo và đồ

bảo hộ).

- Tính chất công việc phù hợp: sự liên quan của công việc

bạn làm với chuyên môn, kỹ năng và thế mạnh cá nhân của

bạn.

Các bƣớc tìm việc hợp pháp ở trong nƣớc

Thông thường, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để

tìm một việc làm chân chính, hợp pháp và ổn định. Tuy nhiên,

việc thực hiện các bước này sẽ giúp bạn có được việc làm an

toàn và bền vững. Bạn nên thận trọng với các lời đề nghị làm

việc dễ dàng, lương cao, không cần yêu cầu kỹ năng và chuyên

môn để tránh rơi vào nguy cơ bị lừa đảo và trở thành nạn nhân

của nạn bóc lột sức lao động, nạn mua bán người.

Bƣớc 1: Tìm hiểu thông tin việc làm

Các nguồn thông tin về việc làm trong nước và tại địa phương

- Người thân, gia đình và bạn bè của bạn;

29

- Các trang web tuyển dụng lao động như:

vieclamvietnam.gov.vn, vietnamworks.com,

careerbuider.vn hoặc phần tuyển dụng lao động/việc làm

trên các trang tin tức (ví dụ: vieclam.tuoitre.vn);

- Tổng đài thông tin việc làm của Viettel 1066;

- Mục tuyển lao động trên các tờ báo địa phương;

- Đăng tuyển lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,

tại các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;

- Bộ phận giới thiệu việc làm tại các cơ sở đào tạo nghề (sau

khi học viên đã học xong chương trình sơ cấp, trung cấp

hoặc cao đẳng nghề);

- Trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trực thuộc Sở

Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội

Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các

tỉnh, thành phố.

- Sàn giao dịch việc làm (trực thuộc Sở Lao động - Thương

binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương),

được mở định kỳ vào các ngày cố định trong tháng tại một

địa điểm cố định, hoặc được mở lưu động với thời gian

không cố định tùy theo từng địa phương.

- Sàn giao dịch việc làm trực tuyến trên các trang web của

Trung tâm giới thiệu việc làm của trung ương và các tỉnh:

Trung ương: vieclamvietnam.gov.vn

Hà Nội: vlhanoi.vieclamvietnam.gov.vn

Quảng Ninh: vlquangninh.vieclamvietnam.gov.vn

Nghệ An: vlnghean.vieclamvietnam.gov.vn

Hà Tĩnh: vlhatinh.vieclamvietnam.gov.vn

Quảng Bình: vlquangbinh.vieclamvietnam.gov.vn

30

Đà Nẵng vldanang.vieclamvietnam.gov.vn

Hồ Chí Minh vlhcm.vieclamvietnam.gov.vn

- Các đơn vị tư vấn và giới thiệu việc làm của các doanh

nghiệp tư nhân.

- Đối với những nạn nhân của mua bán người hoặc các đối

tượng chính sách: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội

phối hợp cùng Uỷ ban Nhân dân quận/huyện và các tổ chức

đoàn thể (Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ,

Đoàn Thanh niên), Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán người

và các câu lạc bộ về Phòng chống Mua bán người để hỗ trợ

giới thiệu và kết nối các thông tin về việc làm cho nạn nhân.

Những thông tin bạn cần tìm hiểu

- Tính chất công việc

- Mức thu nhập

- Điều kiện lao động

- Yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm

- Yêu cầu về phương tiện đi lại

- Yêu cầu về hồ sơ: giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch, chứng minh

nhân dân, v.v

Bƣớc 2: Chuẩn bị hồ sơ

Thông thường một bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm:

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân xã/phường

nơi bạn đăng ký thường trú;

- Giấy khám sức khỏe có dấu của phòng y tế hoặc bệnh viện

quận/huyện;

- Thư/đơn xin việc;

- Bản sao có công chứng của Uỷ ban Nhân dân xã/phường

hoặc quận/huyện của các bằng cấp/chứng chỉ.

31

Bƣớc 3: Nộp hồ sơ và phỏng vấn

Nếu hồ sơ của bạn được chọn, bạn sẽ được mời đến cơ quan

tuyển dụng để phỏng vấn và/hoặc làm các bài kiểm tra chuyên

môn, kỹ năng. Ví dụ sau khi phỏng vấn bạn, nhà tuyển dụng

thông thường sẽ kiểm tra chuyên môn và kỹ năng hàn của bạn

nếu bạn đăng tuyển làm thợ hàn.

Bƣớc 4: Bắt đầu công việc

Nếu bạn trúng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ thảo luận về hợp đồng

làm việc với bạn bao gồm: nội dung công việc, thời gian và điều

kiện làm việc, mức lương, các chế độ đãi ngộ, v.v

Sau khi các điều kiện hợp đồng được làm rõ và hai bên cùng ký,

bạn sẽ bắt đầu công việc của mình. Thông thường, nhà tuyển

dụng sẽ đưa ra thời hạn 1-2 tháng để bạn thử việc (mức lương

thử việc có thể bằng 70% - 100% mức lương chính thức).

Việc làm tại nƣớc ngoài

Nếu bạn nghĩ tới phương án sẽ đi làm việc tại một nước khác,

hãy cân nhắc về những khó khăn và rủi ro khi sang nước ngoài

làm việc. Bạn cần chuẩn bị để hòa nhập với sự khác biệt về văn

hóa, ngôn ngữ và môi trường sống mới.

Bạn cũng nên tính đến các rủi ro về sức khỏe, điều kiện lao

động, nguy cơ bị lạm dụng, nhập cư trái phép và mua bán người

khi đi sang nước ngoài làm việc, đặc biệt nếu bạn đi theo con

đường không chính ngạch.

Để hỗ trợ người lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động, Cục

Quản lý Lao động nước ngoài (thuộc Bộ Lao động, Thương binh

và Xã hội) có niêm yết danh sách các công ty hợp pháp có chức

năng đưa người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc

trên trang web http://www.dolab.gov.vn.

32

Các bước tìm công việc hợp pháp ở nước ngoài:

Bƣớc 1: Tìm hiểu về thị trường lao động tiềm năng

Các thông tin cần tìm hiểu:

- Nội dung và tính chất công việc, lương và điều kiện làm

việc;

- So sánh các yêu cầu về bằng cấp, độ tuổi, sức khỏe, ngoại

ngữ, chuyên môn;

- Đơn vị tuyển dụng lao động hợp pháp và có uy tín;

- Văn hóa và luật pháp nước sở tại.

Các nguồn thông tin việc làm tại nước ngoài

- Cục Quản lý Lao động nước ngoài (thuộc Bộ Lao động,

Thương binh và Xã hội.

- Trung tâm Giới thiệu việc làm của Sở Lao động Thương

Binh Xã hội hoặc của Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố.

- Sàn giao dịch việc làm.

Bƣớc 2: Nộp hồ sơ ứng tuyển và tham gia phỏng vấn xét tuyển.

Nếu được tuyển chọn, bạn sẽ được khám sức khỏe, hoàn thành

các hồ sơ theo yêu cầu, thỏa thuận các điều kiện lao động và ký

hợp đồng việc làm ngoài nước, đóng phí dịch vụ việc làm ngoài

nước.

Bƣớc 3: Dự các khóa học bồi dưỡng kiến thức và ngoại ngữ cần

thiết trước khi đi lao động ở nước ngoài cho đến khi đạt được

yêu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động.

Bƣớc 4: Làm việc tại nước ngoài.

Một số thị trường đòi hỏi bạn phải qua thực tập kỹ năng một

thời gian trước khi chính thức được nhận làm. Thời gian thực

tập kỹ năng sẽ có một hợp đồng riêng do người lao động ký với

33

doanh nghiệp để đảm bảo lương và quyền lợi của người lao

động.

Các giấy tờ cá nhân của ngƣời lao động (Hộ chiếu, Sổ tiết

kiệm và các loại giấy tờ tùy thân khác) sẽ do ngƣời lao động

tự quản lý. chủ sử dụng lao động không đƣợc phép giữ các

loại giấy tờ này trong bất cứ trƣờng hợp nào.

3. Các chƣơng trình cho vay vốn

Hiện nay, trong nước có nhiều chương trình cho vay vốn thông

qua các tổ chức chính trị xã hội địa phương hoặc qua các ngân

hàng nhà nước. Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng địa phương

cũng có chương trình cho vay ưu đãi sử dụng ngân sách ngoài

nhà nước.

Thông thường, để vay vốn ở các chương trình này, bạn cần:

- Tham gia vào các tổ Tín dụng tiết kiệm.

- Làm đơn xin vay vốn theo mẫu của từng Tổ Tín dụng Tiết

kiệm.

- Được các thành viên trong Tổ Tín dụng, tiết kiệm bình bầu

và dưới sự xét duyệt của các tổ chức quản lý từng nguồn

vốn.

Các nguồn vốn sử dụng ngân sách nhà nƣớc

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

- Đơn vị phụ trách

o Đối với hộ gia đình: Cho vay qua các tổ chức Chính trị xã

hội: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên,

Hội Cựu chiến binh.

o Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: Ngân hàng Chính sách

xã hội cho vay trực tiếp tại Hội sở Ngân hàng cấp tỉnh,

huyện.

34

- Đối tượng cho vay: Các cơ sở sản xuất kinh doanh (Hộ kinh

doanh cá thể; tổ hợp sản xuất; hợp tác xã hoạt động theo

Luật Hợp tác xã; Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn

tật; Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh

nghiệp; Chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã

hội) và hộ gia đình.

- Mức cho vay: Tối đa 500 triệu đồng/1 dự án và không quá

20 triệu đồng/ 1 lao động được thu hút mới. Tối đa 20 triệu

đồng/ hộ gia đình.

- Thời gian cho vay: Tối đa 60 tháng.

- Lãi suất cho vay: 0,5%/ tháng

Chƣơng trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

- Cơ quan phụ trách: Với khoản vay từ dưới 30 triệu đồng:

Cho vay thông qua các tổ chức Chính trị xã hội. Với khoản

vay trên 30 triệu đồng: vay trực tiếp qua Ngân hàng Chính

sách xã hội cấp huyện, tỉnh và có thế chấp tài sản đảm bảo.

- Đối tượng cho vay

o Hộ nghèo và hộ cận nghèo

o Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

o Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước

ngoài: Vợ (chồng), con của liệt sỹ; thương binh; vợ (chồng),

con của thương binh; con của anh hùng lao động, lực lượng

vũ trang; người có công với cách mạng; người lao động thuộc

hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật.

o Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng có hoàn cảnh khó

khăn.

o Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

o Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao

động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 – 2020

o Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

35

- Mức cho vay: Tối đa 30 triệu đồng/ 1 hồ sơ vay hoặc tùy

vào nhu cầu, điều kiện trả nợ, hợp đồng lao động với các

trường hợp cho vay đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

- Lãi suất: từ 0,65%/ tháng đến 0,9%/ tháng

Quỹ hỗ trợ nông dân

- Cơ quan phụ trách: Hội Nông dân huyện, tỉnh.

- Đối tượng cho vay: Hộ gia đình có thành viên là Hội viên

Hội Nông dân hoặc tổ hợp tác có 2/3 thành viên là Hội viên

Hội Nông dân.

- Mức cho vay: Tối đa 500 triệu đồng

- Thời gian cho vay: Tối đa 60 tháng

- Lãi suất cho vay: Không thu lãi, chỉ thu phí theo quy định.

Mô hình tài chính vi mô sử dụng ngân sách ngoài nhà nƣớc

- Cơ quan phụ trách:

o Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển Uông Bí – Quảng

Ninh

o Quỹ hỗ trợ phụ nữ Đông Triều – Quảng Ninh

o Trung tâm Phát triển vì người nghèo Hà Tĩnh

- Đối tượng cho vay: Phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ

có thu nhập thấp, phụ nữ nghèo.

- Mức cho vay: Tối đa 30 triệu đồng/ 1 hồ sơ vay.

- Lãi suất: bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại.

36

DI CƢ AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG

MUA BÁN NGƢỜI

Di cư với mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển hay giải quyết

các khó khăn của cuộc sống hiện tại là một lựa chọn chính đáng.

Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức di cư có ảnh hưởng lớn tới

sự thành công hay thất bại của chuyến đi. Không ít người di cư

theo con đường không chính thống đã gặp phải những rủi ro với

mức độ khác nhau, như bị lừa bán, bị bóc lột lao động hay tình

dục, bị đe doạ, bị cưỡng ép làm những việc trái với ý muốn...

Hãy trang bị cho mình những kiến thức về di cư an toàn và

phòng chống mua bán người để phòng tránh những rủi ro trên.

1. Di cƣ

Di cư là việc di chuyển chỗ ở từ nơi này đến nơi khác, từ nước

này đến nước khác, trong một thời gian ngắn hay lâu dài của

một hay nhiều người do nhu cầu về việc làm, học tập, kết hôn,

đoàn tụ gia đình hay những lý do khác. Di cư bao gồm hai hình

thức: di cư hợp pháp và di cư bất hợp pháp.

Di cư an toàn trước hết phải là di cư có tổ chức, di cư hợp

pháp. Người tham gia di cư phải được tư vấn và cung cấp đầy đủ

các thông tin về những điều kiện cần thiết trước khi di cư.

Di cư không an toàn là quá trình di cư không hợp pháp và

không có đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi di cư. Vì vậy

nguy cơ gặp rủi ro khá cao và chính hiện tượng này đã tạo điều

kiện cho nạn mua bán người ngày càng phát triển. Thực tế cho

thấy nhiều người di cư đã biết r lựa chọn của mình không an

toàn nhưng vẫn quyết định dấn thân và kết quả là thất bại, rơi

vào đường dây mua bán người.

37

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được những rủi ro và bảo vệ bản thân trong quá trình di cư

bằng cách lựa chọn di cư an toàn.

Trƣớc khi đi Trên đƣờng đi Tại điểm đến

- Chọn di cư theo con đường chính

ngạch;

- Tìm hiểu thông tin đầy đủ và

chính xác về địa điểm sẽ đến, công

việc sẽ làm và điều kiện làm việc,

sinh hoạt nơi bạn sẽ đến;

- Tìm hiểu kỹ các nội dung trong

hợp đồng như thời gian làm việc,

lương, thưởng, quyền lợi và nghĩa

vụ, yêu cầu công việc..., đặc biệt là

tính pháp lý của hợp đồng lao động.

- Tìm hiểu thông tin đầy đủ về

người môi giới hoặc tuyển dụng;

- Luôn giữ các giấy tờ tuỳ

thân như hộ chiếu, chứng

minh thư nhân dân và các

giấy tờ liên quan khác bên

mình;

- Cất giữ các tài sản có giá

trị cẩn thận, tránh bị móc

túi, cướp giật;

- Mang theo địa chỉ và số

điện thoại của người thân,

các địa chỉ trợ giúp của

chính quyền sở tại, đại sứ

quán Việt Nam (nếu ở

nước ngoài);

- Thông báo địa chỉ liên lạc về

cho gia đình;

- Tìm hiểu và tuân thủ pháp luật

ở nơi đến;

- Cất giữ cẩn thận giấy tờ tuỳ

thân, không đưa cho bất kỳ ai

khi không cần thiết;

- Luôn cảnh giác với các hành

vi bất thường của chủ lao động

hay những lời hứa hẹn, rủ rê, lôi

kéo phá hợp đồng...;

- Tìm kiếm sự trợ giúp của

chính quyền địa phương hoặc

38

Trƣớc khi đi Trên đƣờng đi Tại điểm đến

- Hỏi ý kiến người thân, bạn bè,

chính quyền địa phương nơi bạn

sinh sống;

- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cá nhân

theo quy định;

- Lường trước các nguy cơ có thể

xảy ra trong quá trình di cư và

chuẩn bị trước phương án giải

quyết.

- Tìm hiểu thông tin về các địa chỉ

trợ giúp, thông tin của Đại sứ quán

Việt Nam tại nước bạn đến nếu bạn

di cư sang một nước khác.

- Không rời bỏ lịch trình đã

định sẵn khi có lời dụ dỗ

hoặc rủ rê khác;

- Quan sát những dấu hiệu

bất thường trên đường đi

và có thông báo với cơ

quan chức năng, người

thân hoặc tìm kiếm sự trợ

giúp nếu bạn thấy có các

biểu hiện nghi ngờ của việc

mua bán người.

đại sứ quán Việt Nam (nếu ở

nước ngoài) khi bị mất giấy tờ

tuỳ thân hay có bất kỳ một hay

các dấu hiệu của mua bán

người, bạo hành, v.v

39

2. Mua bán ngƣời

Thế nào là mua bán người?

Mua bán người là việc tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa

chấp hoặc tiếp nhận người bằng cách đe doạ, sử dụng vũ lực

hoặc các hình thức ép buộc như bắt cóc, lừa gạt, man trá, lạm

dụng quyền lực hoặc hoàn cảnh dễ bị tổn thương, đưa hay nhận

tiền hoặc các lợi ích vật chất khác để đạt được sự đồng ý của

người khác nhằm mục đích bóc lột. Bóc lột có thể bao gồm bóc

lột mại dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động

hoặc phục vụ cưỡng bức nô lệ hoặc các hình thức tương tự nô lệ,

khổ sai hoặc lấy đi các bộ phận cơ thể, v.v

(Điều 3, Nghị định thư LHQ về phòng ngừa, trừng trị và trấn áp

tội buôn bán người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em.)

Ai cũng có thể là nạn nhân của mua bán người, bao gồm cả nam

giới và phụ nữ, người lớn tuổi hoặc trẻ em.

Thủ đoạn của kẻ mua người

- Hứa hẹn hẹn cơ hội việc làm nhàn hạ, lương cao, dễ dàng;

- Lợi dụng sự tin tưởng của nạn nhân thông qua các mối quan

hệ quen biết hoặc thông qua người quen của nạn nhân;

- Đánh thuốc mê, bắt cóc, cưỡng ép đi;

- Hứa hẹn giúp đỡ kết hôn với chồng nước ngoài giàu có;

- Rủ đi chơi, đi du lịch, mua sắm.

- Làm quen qua mạng rồi rủ đi chơi, gặp mặt ở những nơi xa

hoặc nơi vắng vẻ.

- Môi giới, lừa đảo lấy tiền của người đi xuất khẩu lao động,

hứa hẹn những công việc an toàn, thu nhập cao;

- …

Tội phạm mua bán người sẽ bị phạt tù từ 7 đến 20 năm theo các

quy định của pháp luật Việt Nam.

Dấu hiệu có thể là nạn nhân của mua bán người

40

Nếu một người gặp phải một trong những vấn đề dưới đây thì họ

có thể là nạn nhân của mua bán người:

- Bị tước đi các quyền cơ bản của con người: quyền được tôn

trọng nhân phẩm, quyền được an toàn, quyền tự do đi lại, v.v

- Bị bóc lột sức lao động, tình dục hoặc các hình thức khác;

- Bị lừa gạt, cưỡng ép hoặc đe doạ;

- Bị đánh đập, mắng chửi, xâm hại về thể chất và tinh thần;

- Bị giữ giấy tờ tuỳ thân, bị kiểm soát đi lại hoặc bị giam cầm;

- Sống và làm việc trong điều kiện tồi tệ, không đảm bảo sức

khoẻ;

- Làm việc không có hợp đồng, hoặc công việc không đúng

theo hợp đồng;

- Không được trả lương hoặc trả lương không theo hợp đồng;

Những hỗ trợ đối với nạn nhân của mua bán người

Theo Nghị định số 09/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật phòng, chống mua bán người vừa được

Chính phủ ban hành ngày 11/01/2013, nạn nhân bị mua bán sẽ

được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, hỗ trợ y tế, tâm

lý, trợ giúp pháp lý, trợ cấp khó khăn ban đầu.

Hỗ trợ tạm trú tại các cơ sở bảo trợ

Đối tượng hỗ trợ:

- Nạn nhân bị mua bán người là công dân Việt Nam

- Người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam

- Người trong thời gian chờ xác minh là nạn nhân theo quy

định tại Điều 24, Điều 25 của Luật phòng, chống mua bán

người;

- Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân.

Chế độ hỗ trợ gồm:

- Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ, cơ sở

hỗ trợ nạn nhân.

41

- Thời gian hỗ trợ tối đa từ nguồn ngân sách nhà nước không

quá 60 ngày.

- Hỗ trợ quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết. Nạn

nhân trong thời gian tạm trú tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở

hỗ trợ nạn nhân được cấp 2 bộ quần áo dài, 2 bộ quần áo lót,

khăn mặt, dép nhựa, bàn chải, thuốc đánh răng, xà phòng,

băng vệ sinh (đối với nạn nhân là nữ).

- Chăm sóc y tế và phục hồi sức khỏe. Trường hợp nạn nhân

bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thì chi phí

khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế do nạn nhân hoặc gia

đình nạn nhân tự thanh toán.

Hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường theo giá

phương tiện công cộng phổ thông đối với các nạn nhân có nhu

cầu trở về địa phương.

Nạn nhân là người chưa thành niên: Phòng Lao động - Thương

binh và Xã hội quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh hoặc cơ quan có

thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tự

mình hoặc phối hợp với cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở bảo trợ xã

hội đưa nạn nhân về nơi người thân thích cư trú.

Hỗ trợ học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu

Ngoài những hỗ trợ trên, nạn nhân còn được hỗ trợ học văn hóa,

học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu. Nạn nhân thuộc hộ nghèo

được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của

pháp luật hiện hành; Nạn nhân có nhu cầu học nghề được hỗ trợ

một lần chi phí học nghề. Mức hỗ trợ theo chi phí đào tạo nghề

tương ứng tại các cơ sở đào tạo nghề ở địa phương. Đối với nạn

nhân thuộc hộ nghèo khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần

tiền trợ cấp khó khăn ban đầu theo mức do Bộ Tài chính, Bộ

Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

42

PHỤ LỤC 1: ĐỊA CHỈ DỊCH VỤ

Cơ sở/Địa phƣơng Thông tin liên hệ

1. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc

Cục trợ giúp pháp lý

– Bộ Tư pháp

Địa chỉ: 58–60 Trần Phú, Q. Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 03733 9586, máy

lẻ: 186 Email: [email protected] Website: http://tgpl.gov.vn

Hà Nội Địa chỉ: Số 2, Quang Trung, P.Yết Kiêu, Q.Hà Đông. Điện thoại: 043382 8725 04

33 82 8725. Email: [email protected]

Quảng Ninh Địa chỉ: Phố Hải Phúc, P. Hồng Hải, TP. Hạ Long. Điện thoại: 033 3 834 318 /

Fax: 033 3 837 321. Email: [email protected]

Nghệ An Địa chỉ: Số 56 đường Minh Khai, TP. Vinh. Điện thoại: 038 383 5341 / 038 358

9531

Hà Tĩnh Địa chỉ: 103A Phan Đình Phùng, TP. Hà Tĩnh. Điện thoại: 039 389 0273 – 039

385 7216. Email: [email protected]

Quảng Bình Địa chỉ: Số 117 Lý Thường Kiệt, Tp. Đồng Hới.

43

Cơ sở/Địa phƣơng Thông tin liên hệ

Điện thoại: 052 3824 947 / 052 3845 365

Đà Nẵng Địa chỉ: Số 123 Trường Chinh, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

Điện thoại: 0511 389 1120 / Fax: 0511 388 9571

TP. Hồ Chí Minh Địa chỉ: 470 Nguyễn Tri Phương – P.9 – Q.10, TPHCM. Điện thoại: Phòng HC-

TH : 08 3836 4330 / Phòng Nghiệp vụ : 08.35079534.

Đường dây nóng về Trợ giúp pháp lý cho trẻ em: 08 3507 9534

2. Trung tâm hỗ trợ về Hôn nhân, gia đình

Nghệ An Trung tâm tƣ vấn Hạnh phúc và Gia đình. Địa chỉ: Tầng 2, Khu Nội A, Bệnh

viện đa khoa thị xã Cửa Lò. Điện thoại: 038 3 955 912

Hà Nội Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Địa chỉ: tầng 4, nhà B, 20 Thụy Khuê, Q. Ba

Đình. Điện thoại: 04 3728 0936 (từ 7h-18h, từ thứ 2 - thứ 7). Đường dây nóng:

0946 833 380 (24h/7 ngày)

Hà Nội Trung tâm Đào tạo Phát triển Cộng đồng (CTD).

44

Cơ sở/Địa phƣơng Thông tin liên hệ

Điện thoại: 04 8586 0196. Website: www.tuvantamly.org

TP Hồ Chí Minh Trung tâm Đào tạo kỹ năng tâm lý – xã hội. Địa chỉ: 64 Hồ Hảo Hớn, P. Cô

Giang, Quận 1, TP HCM. Điện thoại: 08 6291 2900. Web: www.welink.vn. Email:

[email protected]

3. Các cơ sở đào tạo nghề sử dụng ngân sách ngoài nhà nƣớc

Trung tâm tƣ vấn

và hỗ trợ nghề cho

thanh niên có hoàn

cảnh khó khăn

(REACH)

Địa chỉ: Xóm 1, Làng Bún Phú Đô, H. Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 04 3762 1124. Email: [email protected]

Trung tâm Đào tạo

nghề nhân đạo

KOTO

Địa chỉ: 710B Lạc Long Quân, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 0168 383 4529

Trƣờng Trung cấp

Kinh tế Du lịch Hoa

Địa chỉ: Số 1118 Đường đê Nguyễn Khoái, P. Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, TP. Hà

Nội. Điện thoại: 04 3643 4731/ 04 3644 3068. Email:

45

Cơ sở/Địa phƣơng Thông tin liên hệ

Sữa Hà Nội [email protected]

4. Các Quỹ tín dụng tài chính vi mô sử dụng ngân sách ngoài nhà nƣớc

Quỹ khuyến khích

phụ nữ phát triển

Uông Bí

Địa chỉ: Tầng 5, Siêu thị Sông Sinh, đường Quang Trung, TP. Uông Bí, tỉnh

Quảng Ninh

Điện thoại/fax: 033 3663 253 / Email: [email protected]

Quỹ hỗ trợ phụ nữ

Đông Triều

Địa chỉ: HTX Gốm xứ Đông Thành, Khu Cầu đất, X. Đức Chính, H. Đông Triều,

tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại: 033 3870 902 / Email: [email protected]

Trung tâm Phát triển

vì người nghèo Hà

Tĩnh

Địa chỉ: Thị trấn Nghèn, H. Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Điện thoại: 039 3941 318 / Email: [email protected]

46

PHỤ LỤC 2: ĐỊA CHỈ TƢ VẤN DI CƢ VÀ PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƢỜI

Tổ chức Dịch vụ hỗ trợ Thông tin liên hệ

1. Địa chỉ cung cấp thông tin về di cƣ

Văn phòng hỗ

trợ Lao động

ngoài nƣớc -

Cục Quản lý

lao động ngoài

nƣớc

Tư vấn và cung cấp thông tin cho lao động muốn đi

lao động ở nước ngoài, di cư an toàn và phòng

chống mua bán người.

Địa chỉ: số 41B Lý Thái Tổ,

Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 04 3936 6633.

Website:

http://www.dolab.gov.vn hoặc

hotrolaodongngoainuoc.org

Hợp tác xã Di

cƣ Ngày mới

Hỗ trợ người di cư từ các địa phương khác đến Hà

Nội.

- Tư vấn và giới thiệu việc làm.

- Tư vấn pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người di

- Hỗ trợ các thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế tự

nguyện.

- Tư vấn về các bệnh lây truyền qua đường tình dục

miễn phí vào các buổi tối (từ 19h30 đến 21h).

- Hướng dẫn miễn phí sử dụng máy tính và tìm

Địa chỉ: số 123 Nghĩa Dũng,

P. Phúc Xá, Q. Ba Đình, TP.

Hà Nội. Điện thoại: 04 6262

6222

47

kiếm thông tin qua mạng internet.

2. Các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán ngƣời

Ngôi nhà Bình

Yên – Trung

tâm Phụ nữ và

Phát triển – Hội

Liên Hiệp Phụ

nữ Việt Nam.

- Đối tượng Hỗ trợ: Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân

của mua bán người.

- Các d ịch vụ hỗ trợ: cung cấp nơi ăn ở an toàn, hỗ

trợ chăm sóc sức khỏe và tâm lý, đào tạo kỹ năng,

hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm, hỗ trợ pháp

lý.

Địa chỉ: tầng 3,4 nhà B, 20

Thụy Khuyê, Q. Tây Hồ, TP.

Hà Nội. Điện thoại: 016 6612

2396 / Hotline: 0946 833 380

Trung tâm Hỗ

trợ Phụ nữ và

trẻ em có hoàn

cảnh khó khăn - Hội Liên hiệp

Phụ nữ TP Hồ

Chí Minh

- Đối tượng Hỗ trợ: Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị

bạo hành, bị buôn bán và có hoàn cảnh khó khăn.

- Các dịch vụ hỗ trợ: cung cấp nơi ăn ở an toàn, hỗ

trợ chăm sóc sức khỏe và tâm lý, đào tạo kỹ năng,

hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm, hỗ trợ pháp

lý.

Địa chỉ: số 453/56KB Lê Văn

Sỹ, P.12, Q. 3, TP Hồ Chí

Minh. Điện thoại: 08 3931

3456

Tổ chức

HAGAR Quốc

tế

- Đối tượng Hỗ trợ: Phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị

bạo hành, bị buôn bán.

- Các dịch vụ hỗ trợ: cung cấp nơi ăn ở an toàn, hỗ

Địa chỉ: Số 152 đường Âu cơ,

Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội. Điện

thoại: 04 3728 2342.

48

trợ chăm sóc sức khỏe và tâm lý, đào tạo kỹ năng,

hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm, hỗ trợ pháp

lý.

Hotline: 0943111967

3. Một số địa chỉ hỗ trợ khác

Nhà tạm lánh

- Trung tâm

Công tác xã hội

thanh niên TP

Hồ Chí Minh

Hỗ trợ các đối tượng đang rơi vào tình trạng nguy

hiểm và không có nơi cư trú an toàn:

- Nơi ăn ở an toàn trong 1,2 ngày.

- Liên kết, chuyển gửi tới các đơn vị hỗ trợ lâu dài.

- Tư vấn và hỗ trợ tâm lý.

Địa chỉ: 5 Đinh Tiên Hoàng,

P. Đakao, Q.1, TP. Hồ Chí

Minh

Điện thoại: 08 3910 1213

http://www.congtacxahoi.vn

Trung tâm

Dạy nghề

Nhân đạo

Linh Quang –

Hà Nội

Hỗ trợ phụ nữ nghèo và những người có hoàn cảnh

khó khăn, trẻ em tàn tật, trẻ em bị bạo hành, trẻ em

là nạn nhân bị mua bán người

- Chỗ ở miễn phí 1-2 ngày cho phụ nữ đang bị cơ

nhỡ.

- Nơi ăn ở cho đối tượng khó khăn được hỗ trợ học

nghề và việc làm, trẻ em

Địa chỉ: 25 ngõ 48 Linh

Quang, Q. Đống Đa, TP. Hà

Nội.

Điện thoại: 04 3851 9774