20
| 421 ĐẶC ĐIM XÃ HI VÙNG VEN HTÂY TRONG THI KĐỔI MI Ths Phm ThThương Thương Vin Vit Nam hc và Khoa hc Phát trin, ĐHQGHN Ly HTây làm trung tâm, khái nim “vùng ven hđược hiu là nhng đơn vhành chính nm sát cnh HTây và gián cách vi HTây, chu nh hưởng ca mt nước HTây trong sn xut và đời sng. Gi theo tên làng thì hin nay ven hcó 13 làng: Chm đỉnh Bc là làng Nht Tân; theo bphía Đông là làng Qung Bá, Tây H, Nghi Tàm, Yên Ph; bNam là các làng Thy Khuê, Đông Xã, An Th, Yên Thái; bTây là làng VH, Trích Sài, Võng Th. Tt cnhng làng này hin nay thuc qun Tây H. Nm ksát ngay bên bHTây có 13 làng như đã nói trên. Song nói đến HTây thì cũng không thkhông nói đến mt vùng đất gián cách vi hnhưng vn được coi là thuc qun thvùng HTây, đó là vùng Bưởi. Vùng Bưởi được dùng để chchung mt khu vc có ti gn chc làng tri dc phía Tây Nam HTây: Đông Xã, An Th, Trung Nha, Tiên Thượng, Vn Long, An Phú, Bái Ân, Võng Th, Trích Sài. Nhng làng này do có quan hmt thiết vi mt nước HTây (trong nghthcông truyn thng) nên chúng tôi skho cu trong phm vi nghiên cu. Tương tnhư vy, khi nói đến vùng ven HTây không thkhông nói đến Ngũ Xã, Phú Gia, Phú Xá và Phú Thượng. Trước năm 1996, phn ln nhng làng trên thuc 6 xã trong shơn 20 xã ca huyn TLiêm và 4 phường ca qun Ba Đình. Ngày 28 tháng 10 năm 1995, theo Nghđịnh s69/CP ca Thtướng Chính phvvic thành lp qun Tây Hthì tđó đến nay vmt hành chính nhng làng trên phn ln thuc 8 phường ca qun Tây H. Còn li thuc qun Ba

ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 421

ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂYTRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Ths Phạm Thị Thương Thương

Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN

Lấy Hồ Tây làm trung tâm, khái niệm “vùng ven hồ” được hiểu là

những đơn vị hành chính nằm sát cạnh Hồ Tây và gián cách với Hồ Tây,

chịu ảnh hưởng của mặt nước Hồ Tây trong sản xuất và đời sống. Gọi

theo tên làng thì hiện nay ven hồ có 13 làng: Chỏm đỉnh Bắc là làng Nhật

Tân; theo bờ phía Đông là làng Quảng Bá, Tây Hồ, Nghi Tàm, Yên Phụ; bờ

Nam là các làng Thụy Khuê, Đông Xã, An Thọ, Yên Thái; bờ Tây là làng

Vệ Hồ, Trích Sài, Võng Thị. Tất cả những làng này hiện nay thuộc quận

Tây Hồ.

Nằm kề sát ngay bên bờ Hồ Tây có 13 làng như đã nói ở trên. Song

nói đến Hồ Tây thì cũng không thể không nói đến một vùng đất gián cách

với hồ nhưng vẫn được coi là thuộc quần thể vùng Hồ Tây, đó là vùng

Bưởi. Vùng Bưởi được dùng để chỉ chung một khu vực có tới gần chục

làng trải dọc phía Tây Nam Hồ Tây: Đông Xã, An Thọ, Trung Nha, Tiên

Thượng, Vạn Long, An Phú, Bái Ân, Võng Thị, Trích Sài. Những làng này

do có quan hệ mật thiết với mặt nước Hồ Tây (trong nghề thủ công truyền

thống) nên chúng tôi sẽ khảo cứu trong phạm vi nghiên cứu. Tương tự

như vậy, khi nói đến vùng ven Hồ Tây không thể không nói đến Ngũ Xã,

Phú Gia, Phú Xá và Phú Thượng.

Trước năm 1996, phần lớn những làng trên thuộc 6 xã trong số hơn

20 xã của huyện Từ Liêm và 4 phường của quận Ba Đình. Ngày 28 tháng

10 năm 1995, theo Nghị định số 69/CP của Thủ tướng Chính phủ về việc

thành lập quận Tây Hồ thì từ đó đến nay về mặt hành chính những làng

trên phần lớn thuộc 8 phường của quận Tây Hồ. Còn lại thuộc quận Ba

Page 2: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

422 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Đình và Cầu Giấy. Cụ thể, đó là các phường: Quảng An, Tứ Liên, Phú

Thượng, Nhật Tân, Xuân La, Yên Phụ, Bưởi, Thụy Khuê (quận Tây Hồ);

Trúc Bạch (quận Ba Đình); Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy).

Một số địa danh của các làng thuộc vùng ven Hồ Tây trong lịch sử

cũng đã có nhiều lần thay đổi. Chẳng hạn như: Nhật Tân trước đây gọi là

Nhật Chiêu1; Yên Phụ trước đây gọi là Yên Hoa2; Thụy Khuê trước đây gọi

là Thụy Chương.

1. Dân cư và lao động

Trước năm 1954, tỷ lệ gia tăng dân số ở Hà Nội lớn, trung bình hàng

năm tăng 4,7%. Thời kỳ 10 năm từ 1918 - 1928 dân số tăng trung bình

6,2% năm. Ngày 20/4/1961 tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá II đã ra quyết

định mở rộng thành phố Hà Nội bằng việc sáp nhập một số xã, thị trấn

của các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Đây là lý do

khiến cho dân số Hà Nội giai đoạn 1954 - 1979 gia tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, vào giai đoạn này, do chính sách nhập cư, đăng ký hộ khẩu,

quản lý nhân khẩu được kiểm soát thực hiện chặt chẽ nên số người nhập

cư vào Hà Nội rất hạn chế. Dân số Hà Nội năm 1989 là 3.004.900 người3,

giai đoạn 1979-1989 là thời điểm dân số Hà Nội lớn nhất. Đây cũng là giai

đoạn một số địa bàn có mức gia tăng dân số cao do phát triển các khu dân

cư mới như Trung Liệt, Trung Tự, Láng Hạ... Cũng trong giai đoạn này, ở

Hà Nội đã xuất hiện hiện tượng di dân và nhập cư tự phát dẫn đến việc

hình thành một số “xóm liều” - một loại hình điểm dân cư do các luồng di

dân từ nông thôn vào đô thị, nhất là các đô thị lớn. Các dòng di dân vào

Hà Nội thời kỳ này chủ yếu từ các vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh

miền núi, trung du phía Bắc. Một số ít là dân cư từ các tỉnh Bắc Trung Bộ

và một số tỉnh phía Nam. Đặc trưng của hiện tượng di dân thời kỳ này

là chịu sự chi phối mạnh mẽ của cơ chế bao cấp và chế độ điều động lao

động theo kế hoạch của nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một

1 Thời vua Lê Hiển Tông (1740-1786) Nhật Tân được gọi là phường Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, thành Thăng Long. Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) Nhật Chiêu thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, thành Hà Nội. Sang thời Bảo Đại (1926-1945), Nhật Chiêu được đổi thành Nhật Tân [7, tr. 8].

2 Yên Phụ - tên này xuất hiện giữa thế kỷ XIX do việc kỵ húy mẹ vua Nguyễn tên là Hoa.

3 Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê Hà Nội.

Page 3: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 423

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

bộ phận dân di cư vào Hà Nội là những người không có đời sống ổn định

ở nông thôn, hoặc muốn ra thành phố kiếm việc làm để có thu nhập cao

hơn. Những đối tượng này tuy sinh sống ở ngay giữa đô thị nhưng lối

sống, nếp sinh hoạt vẫn mang đậm chất nông thôn; khái niệm “văn minh

đô thị” còn rất xa lạ đối với họ.

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã quyết định điều chỉnh địa

giới của thủ đô Hà Nội - chuyển huyện Mê Linh trước của Hà Nội về tỉnh

Vĩnh Phúc, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện khác về tỉnh Hà Tây. Theo

quyết định này thì phạm vi ranh giới của Hà Nội được giới hạn nhỏ hơn.

Trong thời kỳ này, từ 1990 đến nay, sự phát triển của dân số Hà Nội chịu sự

tác động nhiều mặt của chính sách đổi mới kinh tế - xã hội. Dân số có xu

hướng tăng nhanh hơn so với thời kỳ trước đó. Khu vực vùng ven Hồ Tây

là một trong những khu vực dân số có xu hướng tăng nhanh vào thời kỳ

này, khác với khu vực Hoàn Kiếm - là khu phố cổ, các khu phố hình thành

từ thời thực dân, có mức gia tăng dân số thấp.

Với sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường,

Hà Nội được tập trung đầu tư cho phát triển theo hướng ngày càng hiện

đại hoá. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc kiểm soát

nhập cư, công tác quản lý nhân khẩu chưa được chặt chẽ đã dẫn đến hiện

tượng tăng dân số do nhập cư có chiều hướng tăng cao, các luồng chuyển

cư tự do vào Hà Nội bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Vùng ven Hồ Tây bao gồm 10 phường với tổng số dân 135.688 người

(2003), mật độ dân số trung bình 3.669 người/km2. Mật độ dân số khu vực

này có phần thấp là do diện tích mặt nước và diện tích đất nông nghiệp

chiếm tỷ lệ khá lớn. Dân cư trong khu vực phân bố không đều, các phường

thuộc nội thành cũ mật độ dân số khá cao: phường Bưởi có mật độ dân số

cao nhất với 14.886 người/km2; phường Yên Phụ có mật độ dân số là 13.407

người/km2; phường Thụy Khuê có mật độ dân số là 6.833 người/km2. Ở

khu vực này, nhà cửa, đường phố được xây dựng khang trang, hiện đại và

nếp sống dân cư đô thị đã hình thành từ lâu. Đó cũng là điều kiện thuận

lợi cho sự phát triển các hoạt động thương mại - dịch vụ, phục vụ đời sống

dân cư và thực tế hiện nay các ngành thương mại - dịch vụ cũng phát triển

tập trung ở các phường này. Một số phường trước đây thuộc ngoại thành

mật độ dân số thấp hơn, trong đó Xuân La có mật độ cao nhất với 5.409

người/km2, những phường còn lại mật độ dân số chỉ khoảng 2.200 đến

Page 4: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

424 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

2.600 người/km2. Ở khu vực này, kiến trúc nhà ở, đường giao thông có sự

pha trộn giữa đô thị và nông thôn.

Bảng 1. Dân số vùng ven Hồ Tây năm 2001

STT Phường Dân số của phường

Dân số nằm bên bờ hồ

Diện tích (km2) Mật độ(người/ km2)

1 Bưởi 18.670 3.713 1.38 13.432

2 Thụy Khuê 14.702 3.254 2.25 6.420

3 Yên Phụ 18.274 5.314 1.46 12.246

4 Tứ Liên 7.620 - 3.45 2.171

5 Quảng An 7.965 7.937 3.46 2.302

6 Nhật Tân 7.524 4.215 3.91 2.200

7 Phú Thượng 11.187 - 5.72 1.837

8 Xuân La 8.881 480 2.37 3.779

9 Nghĩa Đô 19.570 - 1297751 15.404

10 Trúc Bạch 11.310 -

Nguồn: UBND quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, 2001.

Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, từ năm 1996, số lượng dân

cư từ nơi khác chuyển đến cư trú trong khu vực này khá đông: trung

bình 1884 người/năm. Trong khi đó, số lượng cư dân xuất cư khỏi khu

vực chỉ chiếm 1/2 số dân nhập cư (khoảng 814 người/năm). Theo số liệu

thống kê, số lượng dân cư từ nơi khác chuyển đến khu vực này năm

1998 là 3.742 người và cũng trong năm này số lượng dân cư chuyển đi

là 1.947 người.

Dân cư ở khu vực này có lịch sử cư trú lâu đời và trước đây thường sinh

sống bằng các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tằm, làm giấy, dệt

vải, đúc đồng, trồng hoa... Do xu thế phát triển chung của xã hội, khu vực

này, như trên đã nói, hiện đang có những thay đổi đáng kể về dân số cũng

như các phương thức làm ăn sinh sống, cách sử dụng đất...

Thành phần dân cư trong khu vực chủ yếu tập trung dưới hai dạng:

Thứ nhất, đó là dân cư chính gốc, được hiểu là những hộ gia đình sống

lâu đời tạo thành các quần cư như làng Yên Thái, Võng Thị, Trích Sài,

Nghi Tàm, Xuân La. Thứ hai, đó là dân ở nơi khác đến thuê nhà ở hoặc

mua nhà ở. Do tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, lượng nhà hàng, khách sạn

Page 5: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 425

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

mọc lên ngày một nhiều dẫn đến tình trạng khách thuê vãng lai ở khắp

nơi, thuộc mọi thành phần đến cư trú. Vấn đề này đã gây khó khăn, cản

trở không nhỏ trong việc quản lý và bảo vệ môi trường.

Do tình trạng dân cư tập trung không đều, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng

được với tốc độ phát triển chung của xã hội nên chất lượng môi trường ở

đây hàng ngày hàng giờ đã và đang bị suy thoái.

Hình 1. Biểu đồ sự chuyển cư của các phường vùng ven Hồ Tây năm 1998

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy 1998

Hình 2. Biểu đồ sự chuyển cư của các phường vùng ven Hồ Tây năm 2004

Nguồn: Niên giám thống kê quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy 2004

Lao động trên địa bàn khu vực này chủ yếu vẫn là sản xuất nông

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ nhỏ. Vấn đề việc làm

và tăng thu nhập cho dân cư trên địa bàn này cũng đang là vấn đề bức

xúc. Do lực lượng lao động có trình độ chuyên môn và chất lượng đào

353 363388

126

73

190 188

140

265

374

262

212 224

34 22 29 42 31

167 185

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

Bưởi Thụy Khuê

Yên Phụ Tứ Liên Nhật Tân

Quảng An

Xuân La Phú Thượng

Trúc Bạch

Nghĩa Đô

Đ n

Đi

476 403536

245123 191

371 307 209

2772

244 289 19244 39 49 47 50

353527

03006009001200150018002100240027003000

Bưởi Thụy Khuê

Yên Phụ Tứ Liên Nhật Tân

Quảng An

Xuân La Phú Thượng

Trúc Bạch

Nghĩa Đô

Đ n

Đi

Page 6: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

426 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

tạo chưa cao nên tình trạng lao động chưa có việc làm tương đối nhiều.

Khu vực này cũng đang trong quá trình đô thị hoá cao, đất nông nghiệp

dần bị thu hẹp, người dân đang dần chuyển đổi nghề phù hợp với điều

kiện mới.

Đặc điểm của khu vực này là có số lượng lao động dồi dào. Số lượng

lao động trong khu vực ngoài quốc doanh thuộc khu vực này có xu

hướng tăng liên tục qua các năm, từ 1.128 người năm 1996 lên 1.837

người năm 2000 và đến năm 2005 là 3.254. So với năm 1996, số lượng lao

động năm 2005 tăng gần 2,9 lần. Trong đó, lao động trong các hợp tác

xã tiểu thủ công nghiệp giảm từ 173 người năm 1996 xuống 101 người

năm 2000 và đến năm 2005 còn 47 người. Trong khi đó, lao động trong

khu vực cá thể tăng từ 872 người năm 1996 lên 982 người năm 2000 và

tăng đến 1143 người năm 2005. Số lượng lao động làm việc trong các

loại hình doanh nghiệp tăng lên nhanh, từ 83 người năm 1996 lên 785

người năm 2000 và 2064 người năm 2005. Những ngành thu hút nhiều

lao động nhất là những ngành sau (tính đến thời điểm 2005): Thứ nhất

là ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại với 747 người, chiếm gần

23% tổng số lao động công nghiệp ngoài quốc doanh; Thứ hai là ngành

sản xuất trang phục, thuộc da, lông thú với 385 người, chiếm 11,8%;

Thứ ba là ngành sản xuất các sản phẩm cao su với 376 người, chiếm hơn

11,5%; Thứ tư là sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy với 351 người, chiếm

hơn 10,7%.

Vào thời điểm cuối năm 2006, tính riêng trong 8 phường thuộc quận

Tây Hồ có 3.560 lao động chưa có việc làm, cao nhất là phường Bưởi, thấp

nhất là phường Nhật Tân. Số người có nhu cầu lao động, tìm việc làm

khoảng 2.314 người. So với các khu vực khác ở Hà Nội, vùng ven Hồ Tây

là khu vực có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa cao. Theo thống kê sơ

bộ về trình độ chuyên môn, lao động có trình độ đại học, trên đại học có

khoảng 966 người (chiếm 30%); lao động có trình độ trung học chuyên

nghiệp khoảng 662 người (chiếm 20%); lao động là công nhân kỹ thuật

có 610 người (chiếm 18%) và lao động phổ thông có khoảng 1055 người

(chiếm 32%).

Page 7: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 427

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Hình 3. Biểu đồ cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

vùng ven Hồ Tây - tính đến thời điểm tháng 9-2006

2. Giáo dục

Vùng ven Hồ Tây có truyền thống giáo dục và khoa cử. Theo thống kê

từ sách Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919) [35] kết hợp với điều tra thực

địa, chúng tôi thống kê trong gần 850 năm giáo dục và khoa cử Nho học có

16 người đỗ đạt (Trạng Nguyên: 1 người, Bảng Nhãn: 1 người, Thám Hoa:

0, Hoàng Giáp: 2 người, Tam Giáp: 12 người, Phó Bảng: 0). Với truyền thống

hiếu học đó, trường học lâu đời nhất của Hà Nội là trường Bưởi (nay là

trường Chu Văn An) ra đời trên mảnh đất Bưởi.

Theo điều tra khảo sát của chúng tôi, giáo dục ở vùng ven Hồ Tây

trong thời kỳ đổi mới đã thay đổi hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đổi

mới. 65,3% là số người đã trả lời sự thay đổi về giáo dục ở khu vực này khá

hơn nhiều so với thời kỳ trước đổi mới.

Hình 4. Biểu đồ đánh giá về Giáo dục của người dân vùng ven Hồ Tây

Khu vực này hiện nay có 12 trường tiểu học, trong đó có 10 trường tiểu

học công lập phân bố ở tất cả các phường và 2 trường dân lập ở phường

30%

20%18%

32%Đạ i học, trên đạ i học

Trung học chuyên nghiệp

Công nhân kỹ thuậ t

Lao động phổ thông

65.3

18.4

6.16.1 4.1

Khá h n nhi u

Khá h n

Nh c

Kém h n

Khó nói

Page 8: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

428 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Bưởi và phường Thụy Khuê. Trong số các trường tiểu học này có hai trường

đạt chuẩn quốc gia. Tổng số giáo viên bậc tiểu học trong khu vực này năm

2006 là 234 người. Hầu như các trường đều đảm bảo đủ giáo viên, không có

giáo viên dạy chéo môn. Số giáo viên đạt chuẩn tăng từ 90,4% năm 1996 lên

96% năm 2000 và đến năm 2006 thì có 100% giáo viên đạt chuẩn và 94% đạt

trên chuẩn. Tỷ lệ học sinh giỏi tăng từ 14% năm 1996 lên 34,6% năm 2000

và đến năm 2006 tăng 55%; Tỷ lệ học khá giỏi đạt 89%. Khu vực này có chất

lượng giáo dục tiểu học tương đối tốt. Trong 10 năm từ 1996 đến 2006, tỷ lệ

học sinh tốt nghiệp tiểu học thường xuyên đạt 100%.

Về cơ sở vật chất, cho đến hết năm 2006, khu vực này không còn các

phòng học cấp 4 và được sự quan tâm của các cấp các ngành, tình trạng học

2 ca ở một số trường tiểu học như trường tiểu học Tứ Liên, Quảng An, Phú

Thượng đã dần được khắc phục. Diện tích mặt bằng sử dụng của các trường

công lập là hơn 25.096 m2, đạt mức bình quân 4,4 m2/học sinh. So với mức

chuẩn quy định về diện tích đất cho một học sinh là 6 m2 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo thì khối tiểu học cần phải bổ sung thêm diện tích. Một số trường tiểu

học hiện nay còn quá chật như trường tiểu học Chu Văn An chỉ có 0,9 m2/

học sinh, trường tiểu học Tứ Liên 3,3 m2/ học sinh. Hệ thống trường lớp tuy

đã được quan tâm đầu tư xây mới và cải tạo, song vẫn còn thiếu và một số cơ

sở đã xuống cấp, trang thiết bị cho dạy và học còn chưa đủ và nhiều trường

còn thiếu các phòng chức năng. Hầu hết các trường chưa có phòng giáo dục

thể chất, điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện.

Bảng 2. Số lượng trường, giáo viên, học sinh tiểu học

khu vực Hồ Tây năm 2006

STT Phường Số trường Giáo viên Học sinh

1 Thụy Khuê 2 52 1740

2 Bưởi 2 36 890

3 Xuân La 1 20 729

4 Nhật Tân 1 21 491

5 Phú Thượng 1 32 608

6 Tứ Liên 1 11 300

7 Quảng An 1 21 688

8 Yên Phụ 1 24 516

9 Trúc Bạch 1 - -

10 Nghĩa Đô 1 17 237

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình, 2007

Page 9: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 429

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Ở bậc Trung học cơ sở, khu vực này có 13 trường với hơn 8.000 học

sinh, trong đó có 10 trường công lập trên địa bàn 10 phường và 3 trường

dân lập. Năm 2006, tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi khoảng 75%, tỷ lệ học

sinh kém chiếm khoảng 2%. Trong những năm gần đây, hầu như không có

học sinh xếp hạnh kiểm kém. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở ngày

càng cao, cụ thể năm 1996 đạt 92,8%, năm 2000 là 96,1% và năm 2006 đạt

99,7%. Chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao. Tỷ lệ giáo viên

trung học cơ sở đạt chuẩn cũng tăng dần theo các năm. Đến năm 2006, khu

vực này có 100% đạt chuẩn và trên 55% giáo viên đạt trên chuẩn. Giống

như bậc tiểu học, tất cả các trường trung học cơ sở đều có đủ số lượng giáo

viên, không có giáo viên dạy chéo môn. Trong hơn 10 năm qua, cơ sở vật

chất của khối trung học cơ sở cũng được cải thiện nhiều. 7 trường được xây

mới và cải tạo là các trường Phú Thượng, Quảng An, Nhật Tân, Đông Thái,

Xuân La, Chu Văn An và Nhật Tân. Tuy nhiên, trang thiết bị dạy và học,

bao gồm tài liệu dạy và học cùng các tài liệu tham khảo cho thầy và trò, các

thiết bị khác phục vụ cho các phòng thí nghiệm, thư viện, công trình vệ

sinh, nước sạch của các trường còn chưa đầy đủ, nhiều trường chưa có khu

vệ sinh đạt tiêu chuẩn và nước sạch. Thiết bị dạy và học các môn văn-thể-

mỹ và các môn học hướng nghiệp hầu như chưa được chú trọng.

Bảng 3. Số lượng trường, giáo viên, học sinh Trung học cơ sở

vùng ven Hồ Tây năm 2006

STT Phường Số trường Giáo viên Học sinh

1 Thuỵ Khuê 2 101 2817

2 Bưởi 2 51 895

3 Xuân La 1 35 601

4 Nhật Tân 1 21 491

5 Phú Thượng 1 33 551

6 Tứ Liên 1 21 354

7 Quảng An 1 31 574

8 Yên Phụ 2 37 544

9 Trúc Bạch 1 34 -

10 Nghĩa Đô 1 72 1515

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình, 2007

Hiện nay, trên địa bàn khu vực này có 2 trường Trung học phổ thông

công lập là trường THPT Chu Văn An, trường THPT Tây Hồ và một số lớp

Page 10: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

430 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

thuộc trường dân lập Đông Đô. Trường THPT Tây Hồ mới được xây dựng

trong giai đoạn 2000-2005, trường có 29 lớp với 1300 học sinh và 63 giáo

viên, diện tích 21.500 m2 với 21 phòng học kiên cố. Trường THPT Chu Văn

An là trường chất lượng cao, có 51 lớp học với 2191 học sinh và 113 giáo

viên, diện tích rộng 48.000 m2 và có 42 phòng học kiên cố. 100% giáo viên

THPT đều đạt chuẩn và trên chuẩn.

3. Y tế

Trong hơn 20 năm (từ 1986 đến nay), hệ thống cơ sở vật chất y tế của

vùng ven Hồ Tây đã có những thay đổi. Khi được hỏi: “Khi bị ốm, ông (bà)

thường đến đâu khám bệnh”, câu trả lời cho thấy, đã có những thay đổi

trong những khoảng thời gian nhất định. 42,9% người dân ở đây đi đến

bệnh viện tỉnh/TƯ trong khoảng 10 năm đầu của thời kỳ Đổi mới. Tuy

nhiên, con số tăng lên đến 61,2% trong những năm tiếp theo. 40,8% đã đến

trạm y tế xã phường để khám bệnh trong 10 năm đầu thời kỳ Đổi mới đã

giảm xuống còn 26,5% trong những năm tiếp theo. Hình thức mua thuốc

tự chữa của người dân khu vực này không có gì thay đổi nhiều. Hình 5

dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Hình 5. Biểu đồ Y tế vùng ven Hồ Tây

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y, bác sĩ bước đầu đã đáp ứng

được nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Theo

thống kê năm 2006, khu vực này có 1 trung tâm y tế cấp quận, 1 phòng khám

2

40.842.9

69.4

6.1

26.5

61.2

73.5

0

10

20

30

40

50

60

70

80

C s y t t nhân Tr m y t xã ph ng B nh vi n t nh/TW M ua thu c t ch a

1986-1996

1996-2008

Page 11: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 431

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

đa khoa và 10 trạm y tế cấp phường. Ngoài ra, khu vực này còn có Trung tâm

y tế của Sở Công nghiệp, hàng chục nhà thuốc và các cơ sở khám chữa bệnh

tư nhân khác. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất y tế trên địa

bàn khu vực này vẫn còn lạc hậu so với các khu vực khác trong thành phố,

điển hình là các quận nội thành cũ. Trong số 10 trạm y tế cấp phường, một

số trạm đã được xây dựng mới đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu

của nhân dân như Phú Thượng, Quảng An, Yên Phụ... Các trạm y tế còn lại

đang xuống cấp về cơ sở vật chất, cần được cải tạo và sửa chữa. Các trạm y tế

mới được xây dựng lại chưa thực sự đồng bộ về mặt thiết kế: thiết kế không

phù hợp với yêu cầu của cơ sở khám chữa bệnh. Trang thiết bị cho tuyến cơ

sở còn thiếu và chắp vá. Thiếu thiết bị cho một khoa xét nghiệm tiêu chuẩn

(hóa sinh, huyết học, vi sinh...), thiếu thiết bị cho phòng khám chuyên khoa

như máy nội soi, khám tai mũi họng, nội soi tiêu hóa...

Vùng ven Hồ Tây hiện nay chưa có nhà hộ sinh, chưa có bệnh viện

Trung ương hay Thành phố đóng trên địa bàn. Vì vậy, mạng lưới khám

chữa bệnh tư nhân được khuyến khích phát triển để góp phần tích cực

trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, tạo điều kiện cho người

bệnh được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh tiện ích hơn.

Bảng 4. Hệ thống trạm y tế vùng ven Hồ Tây năm 2006

STT Đơn vị Diện tích(m2)

Số bác sĩ Số y tá,y sĩ

1 Trung tâm y tế và phòng khám đa khoa 3.262 14 16

2 Phòng khám đa khoa 957 6 20

3 Trạm y tế Phú Thượng và Phòng khám lao 1.759 1 5

4 Trạm y tế Xuân La 1.515 1 5

5 Trạm y tế Nhật Tân 449 1 4

6 Trạm y tế Tứ Liên 226 1 4

7 Trạm y tế Quảng An 1.267 1 5

8 Trạm y tế Yên Phụ 305 2 4

9 Trạm y tế Thụy Khuê 178 1 5

10 Trạm y tế Bưởi 85 1 6

11 Trạm y tế Nghĩa Đô - 1 4

12 Trạm y tế Trúc Bạch - 1 5

Nguồn: Trung tâm y tế quận Tây Hồ, phường Nghĩa Đô, phường Trúc Bạch, năm 2007.

Page 12: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

432 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Tuy gặp phải những khó khăn như đã trình bày ở trên nhưng đội ngũ

y, bác sĩ trong khu vực này vẫn cố gắng hoàn thành công việc và luôn trau

dồi nghiệp vụ của mình bằng cách tham gia các lớp đào tạo trình độ cao hơn.

Hiện nay, toàn khu vực có 29 bác sĩ, 74 y sĩ, y tá, kỹ thuật viên y học... Theo

tiêu chuẩn 4-5 bác sĩ/10.000 dân thì khu vực này mới đáp ứng được 60%.

Trong hơn 20 năm qua, ngành y tế khu vực này đã đạt được một số

kết quả nhất định. Công tác y tế dự phòng được thực hiện khá tốt. Hàng

năm, Trung tâm y tế phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức khám

sức khỏe và cấp thuốc cho những đối tượng đặc biệt như các đối tượng

chính sách xã hội, người nghèo... Chương trình y tế học đường với 100%

các trường học có ban chỉ đạo y tế học đường. Hàng năm, các em học sinh

được kiểm tra sức khỏe. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ

em đã được quan tâm và thực hiện tốt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm

từ 20,51% năm 1996 xuống còn 14,1% năm 2000 và 9,9% năm 2006. 100%

trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh và uống

vitamin A. Đây cũng là thời kỳ mà bệnh phong được thanh toán, không có

trường hợp bại liệt và uốn ván xảy ra đối với trẻ sơ sinh...

Bảng 5. Một số chỉ tiêu cơ bản đã đạt được của công tác y tế khu vực Hồ Tây

STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

1 Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ 7 loại vacxin (%) 100 100 100 100 100

2 Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai (%) 97 98 100 100 100

3 Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng được uống vitamin A đợt I (%) 100 100 100 100 100

4 Tỷ lệ trẻ em 6-36 tháng được uống vitamin A đợt II (%) 100 100 100 100 100

5 Số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%) 13 12,3 11,7 11 10,5

6 Số phường đạt chuẩn quốc gia về y tế 0 0 2 5 8

Nguồn: Trung tâm y tế quận Tây Hồ, phường Nghĩa Đô, phường Trúc Bạch, năm 2006.

4. Văn hoá

Khu vực Hồ Tây từ thời phong kiến cho đến ngày nay, xã (phường) là đơn

vị hành chính cấp cơ sở, một phường có thể gồm nhiều làng (như phường

Page 13: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 433

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Bưởi nhiều nhất là có 6 làng, Quảng An có 3 làng) hoặc có thể một phường

gồm một hoặc hai làng (như Nhật Tân, Yên Phụ...). Làng là đơn vị tụ cư của

người dân, với không gian sinh tồn gồm: khu cư trú, ruộng đất sản xuất hoặc

làm nghề và cả khu vực tự nhiên để cộng đồng sử dụng như sông, ao, hồ,

đường xá. Cư dân trong làng là thành viên của một cộng đồng gắn bó với

nhau bằng các quan hệ như gia đình, dòng họ (là những thực thể xã hội hình

thành trên cơ sở huyết thống); láng giềng (chung xóm, ngõ); nghề nghiệp

(hội, phường buôn bán); tín ngưỡng; phong tục tập quán...

Về mặt văn hóa, mỗi làng, với tư cách một chủ thể tương đối độc lập,

được đặc trưng bởi ngôi đình, có thờ thành hoàng, nằm trong cụm kiến trúc

đình - chùa - đền - miếu. Tùy từng làng có thể có hoặc không có chùa. Đình

giữ vai trò trung tâm sinh hoạt văn hoá chung, hàng năm lễ hội của làng

thường được diễn ra ở đây.

Các làng ở khu vực Hồ Tây đều có hương ước (hương ước cải lương).

“Hương ước là lệ làng được ghi thành văn bản, là “bộ luật” chính thức bằng

văn bản của một làng. Hương ước xuất hiện gắn liền với tổ chức làng xã,

nghĩa là gắn liền với sự xuất hiện hiện tượng kết hợp cộng đồng dân sự với

tổ chức hành chính [3, tr. 192-193]. Hương ước giống như bộ luật riêng, là

công cụ quản lý hữu hiệu được xã hội chấp nhận. Hương ước cũng là một

nét văn hoá quan trọng khi nghiên cứu về văn hoá khu vực Hồ Tây.

Cũng theo những bản hương ước được lập năm Khải Định thứ năm (1920)

bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ về khu vực này thì hôn lễ và tang lễ được quy

định rất cụ thể thể hiện nếp sống văn minh. “Nhà ai có việc cưới phải nộp cheo

cho làng một đồng bạc (bỏ vào quỹ), 100 khấu trầu cau và một chai rượu (để

cúng thần và mời các quan viên). Việc ăn uống tùy hai nhà, nhưng cấm không

được cho kỳ mục ăn uống, không được biếu dân làng trầu cau và nem bánh

như trước nữa...”. Cùng mục “hôn lễ” trong bản Hương ước của làng Hòa Mục

thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm ở ven sông Tô Lịch, ghi “Dân xã có trai

gái lấy vợ lấy chồng. Ngày thành hôn nhà giàu sửa lễ lợn một con, xôi một

mâm, rượu một chai, trầu cau 300 khẩu cùng nộp tiền 30 đồng. Nhà nghèo lấy

tiền từ 30 đến 40 đồng, cùng xôi gà một lễ (chưa kể tiền cheo cho làng)”.

Về tang lễ, Hương ước làng Tây Hồ quy định “Tang chủ chỉ được đãi

người hộ lễ, không được mời làng. Dân làng chỉ dùng hương hoa đến viếng.

Khi an táng, người trong làng và giáp đi đưa chỉ chào tang chủ ở ngoài mộ

rồi về, không được ở nhà chủ ăn uống. Tang chủ cũng nên tạ ân làng giúp

và người đi đưa ở ngoài mộ địa, cấm không được mời về nhà ăn uống...”

Page 14: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

434 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Cùng mục tang lễ bản hương ước làng Tây Mỗ thuộc tổng Đại Mỗ, huyện

Từ Liêm, ghi tang lễ có ba hạng: Hạng một, bò một con, xôi một mâm, trầu

cau 100 khẩu, rượu năm bình, tiền hai nhăm đồng. Hạng hai, lợn một con,

xôi một mâm, trầu cau 100 khẩu, rượu ba bình, tiền mười lăm đồng. Hạng

ba, thủ lợn một mặt, xôi một mâm, trầu cau 100 khẩu, rượu một nai, tiền một

đồng rưỡi...”. So sánh như vậy để thấy sự tiến bộ của một phường nội thành

với các xã ngoại thành trong cùng một thời điểm [31, tr.433].

Gần đây, bên cạnh việc coi giáo dục là quốc sách, các phường trong

khu vực này còn quan tâm đến việc xây dựng một đời sống văn hoá lành

mạnh. Cũng giống như dân cư các khu vực khác ở Hà Nội, dân cư ở đây

hưởng ứng nhiệt tình cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa ở khu dân cư”. Từ đó việc hiếu hỉ cũng đi vào nề nếp, tránh

các thủ tục tốn kém và lãng phí. Các gia đình đã dần bớt đi việc ăn uống

linh đình phô trương trong việc tổ chức đám ma, đám cưới. Song song với

cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, các phường

cũng rất chú trọng đầu tư vào những hoạt động văn hoá tinh thần khác

như hoạt động của các câu lạc bộ, nhà văn hoá, thư viện, sân chơi... Công

tác thông tin tuyên truyền còn được thực hiện rất tốt qua hệ thống loa

truyền thanh, một phương tiện truyền thông rất phổ biến và hiệu quả tại

cộng đồng. Hầu hết các phường đều trang bị cho mình phương tiện truyền

thông này và thường xuyên đầu tư làm mới các trang thiết bị để đưa thông

tin đến từng ngõ xóm kịp thời.

Thu nhập cao giúp cho người dân có điều kiện hưởng thụ một cuộc

sống vật chất dồi dào và đời sống tinh thần phong phú. Việc sử dụng thời

gian nhàn rỗi của người dân cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tuy

nhiên, do khu vực này mang dáng dấp của cả nông thôn và đô thị nên việc

sử dụng thời gian rỗi của người dân cũng khác nhau. Ở những phường còn

mang dáng dấp của nông thôn như Phú Thượng, Xuân La thì người dân

không chỉ sang hàng xóm trò chuyện, uống nước, đánh cờ, chơi với con

cháu... mà họ còn có thể tham gia nhiều hoạt động văn hoá tinh thần trong

và ngoài gia đình. Tuy nhiên, các hoạt động giải trí ngoài gia đình chiếm tỷ

lệ không cao. Ở những phường mang dáng dấp của đô thị như Trúc Bạch,

Thụy Khuê... thì việc sử dụng thời gian rỗi phong phú hơn và có khác hơn

so với những phường mang dáng dấp nông thôn. Họ ít khi sang hàng xóm

chơi, họ thường xem phim, xem ca nhạc. Sự giao tiếp gần gũi với phong

cách ứng xử xuề xòa, thân mật đã dần dần ít đi. Thay vào đó là lối giao tiếp

Page 15: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 435

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

theo kiểu khép kín, tôn trọng cuộc sống cá nhân. Trong quá trình điều tra

khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, những người làm nông nghiệp

vẫn còn lưu giữ nhiều hơn cách ứng xử của xã hội nông thôn, thích giao

lưu, trò chuyện, thích chia sẻ tâm tình với hàng xóm so với những người

làm nghề phi nông nghiệp.

Hình 6. Biểu đồ về việc sử dụng thời gian rỗi

của người dân vùng ven Hồ Tây

Trong 10 năm đầu của thời kỳ Đổi mới, hoạt động chơi thể thao và đi

chùa, đi chơi với bạn ít hơn so với những năm sau đó. Như trên đã nói,

hoạt động sang chơi hàng xóm cũng bị thu hẹp. Tuy nhiên, thời gian dành

cho mối quan hệ với gia đình, họ hàng thì hầu như không thay đổi. Điều

đó cho thấy, đối với người Việt nói chung và người dân khu vực này nói

riêng thì gia đình, họ hàng vẫn là rất quan trọng.

Trong gia đình, người vợ vẫn là người chăm sóc con cái, đi chợ, nấu

nướng, dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, người chồng là trụ cột trong gia

đình, là người quyết định các công việc lớn trong gia đình như kinh

doanh, sản xuất. Một điều nữa là chi tiêu hàng ngày thì phần lớn do

người vợ quyết định nhưng mua sắm đồ đạc đắt tiền trong nhà thì phần

lớn do cả hai vợ chồng quyết định. Đây cũng là đặc điểm chung của gia

đình hiện nay.

0

20

40

60

80

100Nghe ài

i chùa

Sang ch i hàng xóm

Ch i th thao

i ch i v i b n

Xem Tivi

Th m h hàng

c sách báo

1986-1996

1996-2008

Page 16: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

436 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

Hình 7. Biểu đồ về việc ai là người quyết định các công việc trong gia

đình của người dân vùng ven Hồ Tây

Tóm lại, trong thời kỳ Đổi mới, dân cư ở vùng ven Hồ Tây đã có nhiều

thay đổi. Gắn liền với lịch sử hình thành lâu đời của khu vực, vùng ven Hồ

Tây có đặc điểm là nguồn dân cư gốc chiếm khá đông. Tuy nhiên, do ảnh

hưởng của quá trình đô thị hoá, số lượng dân cư từ nơi khác chuyển đến

cư trú trong khu vực này cũng khá đông, đặc biệt là từ 1996 đến nay. Số

lượng dân cư từ nơi khác chuyển đến khu vực này năm 1998 là 3.742 người

và cũng trong năm này số lượng dân cư chuyển đi là 1.947 người (chiếm

khoảng ½ số dân nhập cư).

Vùng ven Hồ Tây là khu vực có truyền thống giáo dục trong lịch sử.

Truyền thống này vẫn được tiếp nối cho đến ngày hôm nay. Cũng theo

khảo sát của chúng tôi, giáo dục ở vùng ven Hồ Tây trong thời kỳ đổi mới

đã thay đổi, đổi mới hơn rất nhiều so với thời kỳ trước Đổi mới. Trình độ

chuyên môn của đội ngũ giáo viên từ bậc Tiểu học tới Trung học phổ thông

được nâng cao. Hiện nay, 100% giáo viên ở khu vực này đã đạt chuẩn và

trên chuẩn. Các bậc Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông về cơ

bản đã hoàn thành chỉ tiêu của từng năm học trong thời kỳ này.

Giống như giáo dục, y tế cũng có những bước tiến đáng kể cả về mặt

cơ sở vật chất lẫn chất lượng phục vụ người bệnh. Cơ sở vật chất, trang

Page 17: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 437

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa

bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân. Công tác y tế dự phòng được

thực hiện khá tốt. Chương trình y tế học đường với 100% các trường học có

ban chỉ đạo y tế học đường. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng

trẻ em đã được quan tâm và thực hiện tốt.

Đời sống vật chất của người dân được nâng cao, cải thiện kéo theo

đời sống tinh thần, văn hóa của người dân trong khu vực cũng được nâng

cao. Nhiều hình thức giải trí ra đời góp phần làm tăng thêm nhu cầu

thư giãn của người dân, thời gian rỗi được sử dụng đa dạng, phong phú

nhưng đã có nhiều chuyển biến. Đây vừa là đặc điểm chung vừa là đặc

điểm riêng của khu vực này trong thời kỳ Đổi mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Sinh Cúc (2006), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2005, Số 1 -

Tư tưởng Văn hoá.

2. Cục Lưu trữ Quốc gia (2000), Lịch sử Hà Nội qua tài liệu lưu trữ (Tập 1: Địa giới

hành chính Hà Nội 1873-1954), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

3. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam một số vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc (1988), Những bàn tay tài hoa của cha ông,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Từ Liêm (2006),

Lịch sử Đảng bộ huyện Từ Liêm (1930-2005), Nxb Hà Nội, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới: Đại hội

VI, VII, VIII, IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân phường Nhật Tân (2004),

Lịch sử Cách mạng phường Nhật Tân, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Trọng Điều, Vũ Xuân Thảo (1983 và 1984). Địa lý kinh tế Việt Nam (tập

1,2). Nxb Giáo dục.

9. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức (đồng chủ biên) (2004), Các làng khoa bảng

Thăng Long - Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Đình Gián (chủ biên) (1990), Địa lý Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.

11. Nguyễn Thừa Hỷ (1993), Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII và XIX, Hội

sử học Việt Nam.

Page 18: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

438 |

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

12. Nguyễn Đình Hương (cb) (2000), Đô thị hoá và quản lý kinh tế đô thị ở Hà Nội,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Doãn Minh Khôi (2006), Văn hoá đô thị như một yếu tố đối trọng nhằm cân bằng

sự phát triển của các thành phần trong quá trình đô thị hoá - Trường hợp của Hà Nội,

Số 4 - Kiến trúc Việt Nam.

14. Khuyết danh, Tây Hồ chí, bản đánh máy, Hoàng Tạo dịch.

15. Nguyễn Hải Kế (2005), Tây Hồ chí - Tập địa chí đầu tiên, duy nhất, công phu về

không gian văn hoá Hồ Tây, Tham luận Hội thảo Đánh giá giá trị văn bản Tây

Hồ chí, Hà Nội.

16. Phạm Phong Lan (1990), Bước đầu tìm hiểu những vấn đề tổ chức xã hội ở Nghi

Tàm, (Luận văn CN-ĐHTHHN), Hà Nội.

17. Vũ Văn Luân (1998), Hồ Khẩu - Một làng cổ của Thăng Long, Tạp chí Nghiên cứu

Lịch sử, số 5, Hà Nội.

18. Vũ Văn Luân (2000), Nghề giấy cổ truyền phường Bưởi, Tạp chí nghiên cứu Lịch

sử, số 4, Hà Nội.

19. Vũ Thị Mai (cb) (2007), Tạo việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá

trình đô thị hóa Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Bùi Văn Nguyên, Vũ Tuấn Sán, Chu Hà (1975), Truyền thuyết ven Hồ Tây, Hội

Văn nghệ Hà Nội, Hà Nội.

21. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (1991), Đổi mới kinh tế - xã hội. Thành tựu, vấn đề và

giải pháp, Nxb Khoa học xã hội.

22. Lê Du Phong (cb), Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (2002), Ảnh hưởng đô

thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Vinh Phúc (2004), Mặt gương Tây Hồ, Nxb Trẻ, Hà Nội.

24. Nguyễn Vinh Phúc (2004), Hà Nội qua những năm tháng, Nxb Trẻ.

25. Quận Tây Hồ (2000), Niên giám thống kê 1996-2000, Phòng Thống kê quận Tây

Hồ, Hà Nội.

26. Quận Tây Hồ (2005), Niên giám thống kê 2000-2005, Phòng Thống kê quận Tây

Hồ, Hà Nội.

27. Quận Ba Đình (2006), Niên giám thống kê 1997-2006, Phòng Thống kê quận Ba

Đình, Hà Nội

28. Quận Tây Hồ, Báo cáo kinh tế - xã hội từ 1996-2005, Phòng Lưu trữ quận Tây Hồ.

29. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội - TP Hà Nội (2003), Phát triển bền vững kinh tế

xã hội đô thị và nông thôn thành phố Hà Nội dựa trên đổi mới mạng lưới hệ thống

cấp thoát nước, Hà Nội.

Page 19: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

| 439

25 NĂM VIỆT NAM HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG LIÊN NGÀNH

30. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường - UBND TP Hà Nội (1999), Báo cáo

thuyết minh quy hoạch môi trường vùng Hồ Tây Hà Nội đến năm 2020, Hà Nội.

31. Đỗ Thỉnh (2000), Địa chí vùng ven Thăng Long, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

32. Mai Thanh Thế (2006), Bước đầu tìm hiểu về tác động của đô thị hóa đến tâm lý

người nông dân ven các đô thị, Số 4 - Tâm lý học.

33. Lê Thông (chủ biên) (2000), Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Nxb

Thống kê.

34. Lê Thông (chủ biên) (2004), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 1-7), Nxb Thống kê.

35. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Hữu Mùi (2006), Các nhà khoa bảng

Việt Nam (1075-1919), Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Thành ủy Hà Nội (1992), Chỉ thị số 06-CTr-TU (ngày 5-5-1992) về Chương trình

kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới thủ đô 1992-1995, Tài liệu lưu trữ

Văn phòng Thành ủy, Hà Nội.

37. Trần Quốc Vượng (2000), Đôi lời về Hồ Tây, Tạp chí Khảo cổ học, số 4, Hà Nội.

38. Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện, Quang Dũng (1984), Gương mặt Hồ Tây, Nxb

Hà Nội.

39. Viện Sử học (1977), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử - tập1, Nxb Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

40. Lý Tế Xuyên (2001), Việt điện u linh, (Đinh Gia Khánh. Trịnh Đình Rư dịch và

chú thích; Đinh Gia Khánh giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.

Page 20: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÙNG VEN HỒ TÂY TRONG THỜI KỲ ĐỔI …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/11521/1/421_PDFsam_25nam... · Trong th ời kỳ này, từ 1990

440 |