19
Cng sn Mnhận định v“Chủ nghĩa xã hội hin thc Vit NamCông nhân Việt Nam trong thời đại mới. Bình luận của người dịch: Là một người mới tập đọc chủ nghĩa Marx-Lênin, tôi cho rằng cần phải có những bài viết mô tả cách ứng dụng chủ nghĩa Marx-Lênin vào tình huống cụ thể, giúp cho người mới đọc có thêm kiến thức sinh động, tăng thêm ham muốn học tập. Bài luận Actually Existing Socialism in Vietnam (được đăng ngày 8/1/2013 trên blog Return to the Source) rất phù hợp với những bạn mới tập đọc giống tôi. Sau đây là bản dịch của bài luận. ☭☭☭ Tại blog này, chúng tôi thường xuyên sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội hiện thực” là để mô tả các nước khác nhau mà chúng tôi cho là theo chủ nghĩa xã hội [nguyên văn tiếng Anh là actually existing socialism, nghĩa là CNXH đang tồn tại trong thực tế]. Thuật ngữ nhằm nhấn mạnh sự “tồn tại trên thực tế” để nổi bật nhu cầu tiếp cận CNXH theo quan điểm chủ nghĩa duy vật, chứ không phải là chủ nghĩa duy tâm. Chúng tôi sẽ định nghĩa CNXH hiện thực là biểu hiện vật chất của lý tưởng XHCN. Một cách không hoàn hảo như nó vốn vậy, đó chính là thực tế của những gì được dùng để xây dựng CNXH trong một thế giới bị thống trị bởi chủ nghĩa đế quốc. Nhưng CNXH hiện thực có ý nghĩa gì cho các cuộc cách mạng của thế kỷ 21, một thời gian dài sau sự sụp đổ của phần lớn khổi XHCN? Năm nước – Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên – đã sống sót trước làn sóng phản cách mạng những năm đầu thập niên 1990, nhưng sự sống sót của họ buộc họ phải thực hiện một vài nhượng bộ và thoái lui nhất định trước hệ thống thị trường ở các cấp độ khác nhau.

Cộ ản Mỹ nhận định về “Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam filecầu và đòi hỏi của giai cấp cần lao trước hết. Ở nhiều điểm khác

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Cộng sản Mỹ nhận định về “Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam”

Công nhân Việt Nam trong thời đại mới.

Bình luận của người dịch: Là một người mới tập đọc chủ nghĩa Marx-Lênin, tôi cho rằng cần

phải có những bài viết mô tả cách ứng dụng chủ nghĩa Marx-Lênin vào tình huống cụ thể, giúp

cho người mới đọc có thêm kiến thức sinh động, tăng thêm ham muốn học tập. Bài luận Actually

Existing Socialism in Vietnam (được đăng ngày 8/1/2013 trên blog Return to the Source) rất phù

hợp với những bạn mới tập đọc giống tôi. Sau đây là bản dịch của bài luận.

☭☭☭

Tại blog này, chúng tôi thường xuyên sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội hiện thực” là để mô tả

các nước khác nhau mà chúng tôi cho là theo chủ nghĩa xã hội [nguyên văn tiếng Anh là actually

existing socialism, nghĩa là CNXH đang tồn tại trong thực tế]. Thuật ngữ nhằm nhấn mạnh sự

“tồn tại trên thực tế” để nổi bật nhu cầu tiếp cận CNXH theo quan điểm chủ nghĩa duy vật, chứ

không phải là chủ nghĩa duy tâm. Chúng tôi sẽ định nghĩa CNXH hiện thực là biểu hiện vật chất

của lý tưởng XHCN. Một cách không hoàn hảo như nó vốn vậy, đó chính là thực tế của những gì

được dùng để xây dựng CNXH trong một thế giới bị thống trị bởi chủ nghĩa đế quốc.

Nhưng CNXH hiện thực có ý nghĩa gì cho các cuộc cách mạng của thế kỷ 21, một thời gian dài

sau sự sụp đổ của phần lớn khổi XHCN? Năm nước – Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên – đã sống sót trước làn sóng phản cách mạng những

năm đầu thập niên 1990, nhưng sự sống sót của họ buộc họ phải thực hiện một vài nhượng bộ và

thoái lui nhất định trước hệ thống thị trường ở các cấp độ khác nhau.

Trung Quốc, Việt Nam và Lào đều theo đuổi con đường phát triển trong đó nhấn mạnh vai trò

của kinh tế thị trường có quản lý chặt chẽ trong việc tiếp tục xây dựng CNXH, điều khiến nhiều

người cánh tả thất vọng. Cuba và Triều Tiên thì vẫn duy trì nền kinh tế có kế hoạch giống với mô

hình Liên Xô, nhưng thậm chí gần đây, họ cũng đã chấp nhận các cải cách thị trường chiến lược.

Tuy nhiên các cải cách thị trường của Trung Quốc và Việt Nam đều dẫn tới tăng trưởng kinh tế

mạnh mẽ, việc thi hành các chính sách kinh tế mới trong thực tế rõ ràng là độc đáo. Đối với

những người Trotskist và những người cộng sản cánh tả, các cải cách thị trường này đơn giản là

biểu hiện của chính sách CNTB nhà nước. Tuy nhiên, nếu nhìn gần hơn thì sẽ thấy rằng các cải

cách này là những quyết định chính sách hết sức thận trọng được đòi hỏi bởi quần chúng nhân

dân để tiếp tục xây dựng CNXH trong thế giới hậu Xô Viết.

Cũng như Trung Quốc, những mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong tay nhà nước.

Đảng cộng sản Việt Nam, chính đảng của giai cấp công nhân và nông dân, vẫn lãnh đạo nhà

nước, và Đảng vẫn dựa trên mô hình kinh tế kế hoạch và kết hợp thêm một vài yếu tố thị trường.

Giai cấp công nhân vẫn giữ quyền lực chính trị và kinh tế ở Việt Nam, và các cải cách thị trường

đã được thi hành như là một công cụ củng cố thêm CNXH, chứ không phải là làm yếu đi.

Thật vậy, nếu những người chỉ trích CNXH hiện thực thực sự nhìn vào Việt Nam, họ sẽ tìm thấy

một phong trào phản đối sôi nổi của công nhân và nông dân, nhưng lại hợp tác với Đảng cộng

sản, chứ không phải là chống đối, để cải thiện CNXH. Nhà nước đặt lợi ích của tư bản trong và

ngoài nước dưới lợi ích giai cấp của nhân dân, và ĐCS hoạch định nền kinh tế để thỏa mãn nhu

cầu và đòi hỏi của giai cấp cần lao trước hết.

Ở nhiều điểm khác nhau trong lịch sử, các nước XHCN đã phải thực hiện một số nhượng bộ về

thị trường để nhằm củng cố và bảo toàn CNXH. Các nước lạc hậu về kinh tế mà có Cách mạng

XHCN đối mặt với nhiệm vụ cách mạng hóa lực lượng sản xuất nhằm đạt được nhu cầu vật chất

của quần chúng. Như Lênin đã nói một cách rất đúng rằng: “Chủ nghĩa xã hội chính là chính

quyền Xô-Viết và điện khí hóa”.

Việt Nam đang tiếp tục nhiệm vụ kiến thiết CNXH gian khổ. Được tôi luyện kinh nghiệm qua sự

tấn công man rợ của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, và được tạo cảm hứng từ sự chiến thắng, nhân

dân Việt Nam đã kiên gan bền chí qua các thời kỳ thoái trào và khủng hoảng kinh tế để tiếp tục

xây dựng CNXH trong thế kỷ 21. Mặc dù các cải cách thị trường đã mang tới nhiều thách thức

và hệ quả tiêu cực, sự định hướng nói chung của nhà nước Việt Nam và nền kinh tế là hướng tới

giai cấp lao động và chỉ riêng điều này làm cho CNXH Việt Nam đáng để nghiên cứu và bảo vệ.

Bài luận này được chia làm nhiều mục nhỏ hơn, dễ đọc hơn, gồm:

Đổi Mới, cải cách thị trường và CNXH ở Việt Nam

Kinh tế thị trường XHCN so với kinh tế thị trường TBCN

CNXH hiện thực ở VN

Công đoàn và CNXH hiện thực ở VN

Cải cách thị trường là đòi hỏi của quần chúng nhân dân

“Hãy để cho trăm hoa đua nở”: biểu tình và sự chuyên chính của giai cấp vô sản

ở Việt Nam

CNXH hiện thực có ý nghĩa gì với đối với những người cộng sản Hoa Kỳ?

Vì những điểm độc đáo của cải cách thị trường Việt Nam được bàn đến nhiều trong bài này,

chúng tôi không thấy có lý do gì để mất thời gian trình bày lại những gì đã có sẵn, và một lần

nữa chứng minh CNXH thị trường đã bén rễ vững chắc trong các ý tưởng và kinh nghiệm trực

tiếp của Marx và Lênin. Độc giả quan tâm tới thảo luận của chúng tôi về CNXH thị trường và

chủ nghĩa Marx-Lênin thì có thể quay lại bài viết Trung Quốc và CNXH thị trường: một vấn đề

về Nhà nước và Cách mạng.

Đổi Mới, cải cách thị trường và CNXH ở Việt Nam

Trong cuốn sách “Việt Nam: con rồng đang lên” năm 2010, nhà báo Bill Hayton lý luận rằng

mặc dù thực hiện các cải cách thị trường, Việt Nam vẫn hiển nhiên là một nước XHCN. Đồng

cảm nhưng không biện hộ đối với xã hội Việt Nam, Hayton là một người theo chủ nghĩa tự do

phương Tây, nhưng thậm chí ông cũng không thể thoát được kết luận rằng Việt Nam hoàn toàn

khác các nước TBCN khác ở châu Á. Cuốn sách của ông có thể là nghiên cứu có ích nhất và đích

đáng về Việt Nam hiện đại hiện có bằng tiếng Anh, và chúng tôi sẽ trích dẫn rất nhiều trong đó.

Trừ phi được ghi chú, mọi trích dẫn đều được lấy từ cuốn sách đó.

Sau sự tàn phá bởi cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ kế thừa di sản thuộc địa

từ chủ nghĩa thực dân Pháp, “nền kinh tế nông nghiệp ở tình trạng tiêu điều, miền Bắc bị ném

bom trở về thời kỳ trước công nghiệp và chiến tranh đã giết chóc, gây thương tích hoặc tan nát

nhà cửa của hàng triệu người”. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá của Việt Nam ép buộc đất nước phải

nhập khẩu khoảng “200 nghìn tấn gạo chỉ nhằm ngăn chặn chết đói”. Ngoài ra, bên cạnh sự khó

khăn về kinh tế, Việt Nam còn bị kéo vào một cuộc chiến tranh với người láng giềng, nước

Campuchia Dân chủ, sau khi lực lượng Khơ-me Đỏ tấn công công dân Việt Nam ở biên giới.

Điều đó dẫn tới việc Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, đồng minh của Campuchia Dân Chủ, cắt

đứt nguồn viện trợ kinh tế chủ yếu cho Việt Nam.

Trong bối cảnh này, các cải cách thị trường có giới hạn được thi hành để bảo toàn CNXH chứ

không phải là phá hủy nó. Các cải cách này giống một cách ấn tượng chính sách kinh tế mới

(NEP) của Lênin và những người Bolshevik đã thực hiện ở Liên Xô năm 1921. Theo thiết lập

ban đầu của các cải cách thị trường, “các doanh nghiệp nhà nước vẫn phải đáp ứng các cam kết

đối với kế hoạch trung ương, nhưng bây giờ họ được phép mua và bán bất kỳ số dư nào một

cách độc lập”. Trong khu vực nông nghiệp, “nông dân cũng có thể bán gạo mà họ còn lại sau khi

họ đã cung cấp đủ phần hạn ngạch cho phép.”

Không hề làm xói mòn CNXH, những cải cách này thực sự đã bảo vệ định hướng giai cấp lao

động của nền kinh tế Việt Nam. Cũng như trong Liên Xô, “một vài doanh nghiệp nhà nước được

buôn bán một cách không chính thức, và thậm chí làm kinh doanh với nước ngoài, và chỉ để trả

các hóa đơn. Bằng việc ngầm phê duyệt các giao dịch không chính thức, lãnh đạo Đảng hi vọng

có thể kiểm soát chúng và kiềm chế từ bên trong”. Những nỗ lực ban đầu đã thất bại, và kinh

doanh bất hợp pháp tăng gấp đôi từ năm 1980 tới 1982, tạo ra một “nền kinh tế thứ hai” tương

tự với những gì đã xảy ra ở Liên Xô.

Đảng cộng sản Việt Nam phản ứng lại và “cố gắng mạnh tay” với các biện pháp như Quyết định

25-CP, yêu cầu “tất cả các công ty nhà nước phải đăng ký lĩnh vực kinh doanh của họ”. Ở thời

điểm này, Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra chính sách Đổi Mới. Đổi Mới đã làm tăng sản

lượng nông nghiệp và giảm lạm phát lan tràn của đất nước mà năm 1987 đã “đạt tới gần 500%”.

Cũng như Lênin và Stalin đã quan niệm chính sách kinh tế mới chỉ là một bước lùi tạm thời để

đáp ứng các thách thức đặt ra cho công cuộc kiến thiết CNXH, ĐCSVN đã sử dụng và tiếp tục sử

dụng cải cách thị trường để củng cố CNXH và việc kiểm soát liên tục của nhà nước đối với nền

kinh tế đảm bảo rằng giai cấp chủ doanh nghiệp còn non nớt không bao giờ có thể phát triển

được đặc trưng giai cấp độc lập.

Tuy nhiên, các cải cách thị trường này đã phải thay đổi phạm vi vào năm 1991 với sự sụp đổ của

Liên Xô. Không một sự kiện nào có ảnh hưởng lớn hơn lên năm nước XHCN còn lại hơn việc

tan rã của Liên Xô, đối tác kinh doanh lớn nhất cho bốn trong năm nước. Không giống như

Cuba, Việt Nam phụ thuộc lớn vào sự viện trợ của Liên Xô, nhất là khi trở thành kẻ thù của

Trung Quốc sau cuộc chiến tranh giải phóng Campuchia. Một điều rất quan trọng cần phải hiểu

rằng sự biến mất của một Liên Xô – bạn hàng đã ép buộc ĐCSVN phải tính tới khả năng đứng

vững lâu dài của các cải cách để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế liên tục và tránh sự lật đổ

CNXH ở Việt Nam. Hayton viết:

“Trong năm 1981, viện trợ từ Liên Xô chiếm khoảng 40% ngân sách nhà nước Việt Nam. Năm

1991, viện trợ bị cắt đứt hoàn toàn. Đảng tuyên bố Việt Nam mở cửa cho các nhà đầu tư nước

ngoài và tổ hợp nhân công rẻ, các nhà máy ít sử dụng và một vị trí địa lý quá hấp dẫn để các

doanh nghiệp nước ngoài có thể bỏ qua.”

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn khác với các cuộc phản cách mạng và làn sóng khôi phục CNTB

đã quét qua Đông Âu và Liên Xô cũ. Hayton tiếp tục:

“Nhưng thậm chí tại thời điểm này, nhà nước vẫn giữ kiểm soát, và đầu tư nước ngoài được đưa

vào liên doanh với doanh nghiệp nhà nước. Ở các nước cộng sản khác mà bắt tay vào quá độ

kinh tế, tỷ lệ nền kinh tế được kiểm soát bởi nhà nước đã giảm xuống. Ở Việt Nam, nó thực ra lại

tăng lên: từ 39% năm 1992 lên 41% năm 2003, và những con số này không bao gồm các doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài, thường được liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước.”

Cải cách kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu được tuyên bố và củng cố CNXH ở Việt Nam. Với

việc nhà nước giữ vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

bắt đầu sản xuất ở mức độ thay thế được sự viện trợ của Liên Xô, mà sự mất đi của viện trợ này

đã tàn phá nền kinh tế một thập kỷ trước đó. Một lần nữa, chúng tôi lại trích dẫn Hayton:

“Nhưng không giống như nhiều nước khác, sự kiểm soát của nhà nước không có nghĩa nền kinh

tế ở trạng thái hôn mê, thực tế thì tăng trưởng đã vụt lên 8%/năm. Sự bùng nổ đặc biệt mạnh ở

miền Nam. Cuối thập kỷ, doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng

một nửa ngân sách quốc gia. Thực tế, Sài Gòn và các vùng lân cận đã tiếp tục vai trò đảm nhiệm

bởi Liên Xô hai thập kỷ trước.”

Sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thường bị chỉ trích là một

sự nhượng bộ quá sâu đối với tư bản quốc tế, nhưng quan điểm này cho thấy sai lầm và thiếu

thông tin về CNXH Việt Nam. Mặc dù Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ tiền tệ quốc tế

(IMF) được phép cho Việt Nam vay bắt đầu từ năm 1993, nhưng Việt Nam không mắc phải cái

cám dỗ vay nợ này từ cả hai tổ chức với lý do “đất nước có rất ít nợ, và vẫn đang có đủ tiền từ

xuất khẩu và đầu tư thương mại quốc tế nên không cần tiền mặt.”

Năm 1998, Việt Nam được chào hàng các khoản vay của Ngân hàng Thế giới dưới dạng hơn 2,7

tỷ đô-la tiền tài trợ có điều kiện và không điều kiện “nếu chính phủ đồng ý bán tống bán tháo

các doanh nghiệp nhà nước còn lại, tái cấu trúc khu vực ngân hàng nhà nước và đưa ra chương

trình cải cách thương mại.” Mặc dù ĐCS đã thỏa thuận, nhưng họ “không có hành động gì thực

hiện nó cả” bởi vì “đòi hỏi là quá quắt cho toàn Đảng có thể chấp nhận.” Hayton ghi chú: “trải

dài trong ba năm, Đảng hạ xuống tổng tiền là 1,5 tỷ đô-la bởi vì Đảng đặt sự ổn định chính trị

lên trên những lời hứa tự do hóa kinh tế,” ổn định chính trị chính là định hướng giai cấp lao

động của nền kinh tế. Ông nói tiếp “Việt Nam đã đi tới mặt đối mặt với các định chế hùng mạnh

từ Washington và giành chiến thắng.”

Hayton phản đối ý tưởng cho rằng sự hiện diện của kinh tế tư nhân làm cho Việt Nam trở thành

một nước TBCN. Thay vào đó ông lý luận rằng cái việc cứ bám víu lên “tí bọt tiểu thương đúng

là mất trí”. Ông viết:

“Việt Nam đã không phát triển với những thành tựu như cân bằng phát triển kinh tế tăng trưởng

nhanh với việc là một trong những nước có tỷ lệ giảm nghèo một cách ấn tượng nhất thế giới,

bằng cách hoàn toàn tự do hóa nền kinh tế. Vâng, các hạn chế lên doanh nghiệp tư nhân đã bị bỏ

đi, thị trường được cho phép phát đạt, đầu tư nước ngoài được khuyến khích, nhưng thành công

của Việt Nam hoàn toàn xa so với thành công mà Ngân hàng Thế giới mong muốn. Một vài tiếng

cười nhạo báng về mô tả chính thức của “kinh tế thị trường định hướng XHCN” nhưng nó không

phải là một khẩu hiệu rỗng tuếch. Thậm chí ngày nay, Đảng cộng sản vẫn giữ kiểm soát trên

phần lớn nền kinh tế: hoặc trực tiếp thông qua doanh nghiệp nhà nước độc quyền một số khu vực

chiến lược, thông qua liên doanh giữa khu vực nhà nước và đầu tư nước ngoài, hoặc thông qua

các mạng lưới cao cấp ràng buộc Đảng với khu vực kinh tế tư nhân mới.”

Chúng ta không thể hiểu đầy đủ tầm quan trọng của các cải cách thị trường nếu không so sánh

kinh nghiệm của Việt Nam với Liên Xô. Trong cuốn sách “Chủ nghĩa xã hội bị phản bội: Đằng

sau sự sụp đổ của Liên Xô”, hai tác giả Roger Keeran và Thomas Kenny mô tả tỉ mỉ làm thế nào

mà sự tăng trưởng của “nền kinh tế thứ hai”, hay thị trường đen, trong Liên Xô đã xói mòn

CNXH và dẫn tới sự lật đổ năm 1991. Họ chỉ ra với sự nắm quyền ngắn ngủi của Yuri Andropov

trong vai trò Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Liên Xô lẽ ra đã dẫn tới sự đàn áp không nương tay

đối với các quan hệ thị trường đen đã phát triển ở Liên Xô, nhưng cái chết sớm của ông đã dẫn

tới việc nắm quyền của các thế lực trong Đảng đã lớn mạnh để chấp nhận và hưởng lợi từ “nền

kinh tế thứ hai”. Các thế lực này là hiện thân của chính sách của Mikhail Gorbachov về tự do

ngôn luận và cải tổ (glasnost và perestroika), buông lỏng cho một làn sóng phản cách mạng ở

Liên Xô đã dẫn tới sự tan rã CNXH.

Ở Việt Nam, việc thực thi cải cách thị trường một cách từ từ cho phép ĐCSVN đảm bảo sự

thống trị của nhà nước XHCN lên khu vực tư nhân. Thêm nữa, điều đó ép buộc các doanh nghiệp

của “nền kinh tế thứ hai” phải ló ra khỏi thị trường đen và đặt chúng dưới sự kiểm soát của nhà

nước. Luật Doanh nghiệp năm 1999, là một ví dụ, dẫn tới 160 nghìn doanh nghiệp đăng ký với

chính phủ mà phần lớn trong đó là các “kinh doanh đã tồn tại và hoạt động không có giấy phép

và hưởng lợi từ luật mới để đăng ký.”

Kinh tế thị trường XHCN so với kinh tế thị trường TBCN

Khác biệt căn bản giữa kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường TBCN là ở vai trò của nhà

nước. Như Lênin đã mô tả trong tác phẩm Nhà nước và Cách mạng, nhà nước là một công cụ

của sự thống trị giai cấp. Nó không tồn tại trên giai cấp, nhưng được sử dụng bởi một giai cấp để

thống trị giai cấp khác. Ở Hoa Kỳ và các nước TBCN ở Tây Âu, sự can thiệp và điều chỉnh của

nhà nước đối với nền kinh tế được sử dụng bởi giai cấp tư sản nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp

này.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế XHCN, nhà nước được kiểm soát bởi giai cấp công nhân và thống

trị khu vực tư nhân. Nó chỉ cho phép khu vực này phát triển ở mức độ mà nó giúp ích cho sự

phát triển kinh tế của cả đất nước, và phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nông dân. Phần

lớn thương mại và công ty không độc lập khỏi chính phủ và thay vào đó bị thống trị bởi nhà

nước công nhân. Hayton mô tả điều này ở Việt Nam một cách đặc biệt:

“Có những công ty tư nhân lớn hơn, nhưng số lượng ít. Mặc dù 350 công ty bây giờ được liệt kê

trên giao dịch cổ phiếu của đất nước, 99% thương mại của đất nước vẫn là ở cỡ nhỏ và trung

bình. Năm 2005, chỉ có 22 công ty tư nhân trong nước trong số 200 công ty tốp đầu và … ‘tư

nhân’ là thuật ngữ có thể gây tranh cãi.”

Thậm chí trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, nhà nước Việt Nam vẫn chi phối vốn liên doanh

nước ngoài chứ không phải cách nào khác. Bên cạnh việc chê trách các chính sách tư nhân hóa

của Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Hayton chỉ ra:

“Khối đầu tư nước ngoài là phần nổi bật của nền kinh tế, với hàng triệu nhân công và cung cấp

rất nhiều khoản thu từ thuế, nhưng nó không thống trị nền kinh tế. Ít nhất theo lý thuyết, họ vẫn

bị kiểm soát bởi nhà nước. Năm 2005, 122 trong số 200 công ty lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước.

Con số đã thay đổi chút xíu kể từ đó, mặc dù một số ngân hàng tư nhân bây giờ cũng tham gia

vào cuộc chơi. Đối với Đảng, kinh tế nhà nước mạnh mẽ là cách để duy trì độc lập dân tộc trong

thời đại toàn cầu hóa. Nó có nghĩa là Đảng vẫn đặt ra những mục tiêu lớn, cũng như các quyết

định phát triển ‘kinh tế biển’ của đất nước tháng 12/2006, một khái niệm bao phủ nhiều thứ từ

nhiên liệu cho tới bữa ăn, và tàu thủy. Điều này cũng xác định rõ ràng việc duy trì mức độ cao

của kiểm soát nhà nước lên các khu vực quan trọng chiến lược như tài nguyên thiên nhiên, vận

tải, tài chính, cơ sở hạ tầng, quốc phòng và truyền thông.”

Các công nhân nhiệt liệt ủng hộ các chính sách này, thậm chí cả những công nhân làm việc ở các

doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Hayton trích lời Vũ Thị Thắm, một công nhân dây

chuyên sản xuất giầy, người đã chú ý rằng công việc mang lại thu nhập cao hơn và sống tốt hơn

“khi là nông dân”. Cô ấy nói: “Rất ổn. Tôi làm việc ở đây vì thu nhập ổn định. Trước tôi là nông

dân và thu nhập của tôi phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết tốt, tôi có thể làm được kha khá.

Nhưng nếu tệ hại, tôi không thể làm được gì. Thậm chí khi thời tiết tốt, tôi cũng chỉ có thể kiếm

được 30 đô-la/tháng, nhưng làm việc ở đây tôi có thể kiếm được 60 đô-la hoặc hơn nếu tôi làm

thêm giờ.”

CNXH hiện thực ở VN

Không một điều nào ở đây nói rằng việc đưa vào các cải cách thị trường không mang lại các hiệu

ứng tiêu cực gắn với thị trường TBCN ở Việt Nam, nhưng sự định hướng nói chung của nhà

nước và nền kinh tế vẫn là vì lợi ích của giai cấp công nhân và nông dân. Hayton viết: “Tăng

trưởng là quan trọng, nhưng không phải với cái giá của sự bất bình đẳng quá mức”. Ông tiếp

tục nói: “Những người hưởng lợi chính là nông dân và vô sản”. Ví dụ, đói nghèo ở Việt Nam

giảm từ 60% xuống dưới 20% trong khoảng từ năm 1993 tới 2004, theo số liệu của chính phủ.

Năm 2010, chính phủ báo cáo rằng đói nghèo đã giảm xuống chỉ còn 9,45%, điều đó càng chứng

minh hiệu ứng tích cực của CNXH Việt Nam lên nhân dân.

Cũng như phần lớn các nước XHCN, Việt Nam đã xóa bỏ nạn mù chữ và giảm thiểu đáng kể tỷ

lệ tử vong trẻ sơ sinh, tương ứng với Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

Nhà nước duy trì công ăn việc làm ổn định, điều có thể đạt được một cách hiệu quả thông qua cải

cách thị trường.

Trong một bài báo tháng 3/2011 cho tờ Direction Action, Hamish Chitts lưu ý về tác động toàn

diện của các chính sách này lên nền kinh tế trong việc đưa người dân thoát khỏi đói nghèo và sự

kém phát triển. Chitts viết:

“Theo các con số của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (tính bằng

giá trị đô-la hiện thời) đã tăng từ 239 đô-la năm 1985 lên 1155 đô-la năm 2010. Chính phủ đảm

bảo rằng tăng trưởng này có lợi cho nhân dân. Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng, giảm tỷ

lệ nghèo đói từ 70% năm 1990 xuống 22% năm 2005.”

Cũng như Trung Quốc, cải cách thị trường đã mang tới những mâu thuẫn trong chăm sóc sức

khỏe và giáo dục, những thứ không còn được quản lý thuần túy thông qua các biện pháp quản lý

công. Một bài báo ngày 04 tháng Năm 2005 của Michael Karadjis viết cho GreenLeft ghi nhận

rằng: “Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam chỉ có một khoản nhỏ ngân sách chi cho giáo dục

và sức khỏe.” Mặc dù Karadjis gọi đây là một “đòn đánh vào các nguyên tắc cơ bản của

CNXH”, nhưng ông ta thừa nhận rằng “điều đó là bắt buộc” bởi “GDP đầu người của Việt Nam

đã hạ xuống 78$ năm 1990.”

Tuy vậy, theo Chitts, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam được lên kế hoạch và quản lý bởi các Ủy

ban Nhân dân địa phương, và 100% thôn xã có nhân viên y tế, điều đó chứng tỏ sự ưu tiên đảm

bảo tiếp cận chăm sóc sức khỏe của ĐCSVN cho khu vực nông thôn.

Để làm nổi bật thêm đặc trưng XHCN ở Việt Nam, Karadjis ghi chú rằng trong năm 2001 chính

phủ đã khởi động, như một phần của Chương trình xóa đói giảm nghèo, “việc xây trường, trung

tâm y tế, hệ thống nước sạch, đường sá tới các vùng sâu vùng xa, cung cấp chăm sóc y tế và giáo

dục miễn phí, cung cấp một lượng lớn tín dụng không thế chấp lãi suất thấp cho người nghèo để

giúp họ gây dựng hoặc cải thiện công việc làm ăn nhỏ trong việc đồng áng, nghề thủ công và

các nghề tương tự.”

Về sự bất bình đẳng, một hệ quả của cải cách thị trường, Chitts mô tả các lực lượng sản xuất

đang chuyển biến cho phép CNXH ở Việt Nam tồn tại và thịnh vượng, điều đó đặt cơ sở vật chất

cho việc cung cấp các dịch vụ với quy mô ngày càng mở rộng. Ông nói:

“Trong khi Đổi Mới mang tới một vài điều không công bằng thông qua hệ thống “người dùng trả

phí” cho các dịch vụ cốt yếu của xã hội, điều này luôn được giảm nhẹ tới mức có thể ở mọi cấp

độ. Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sẽ có nhiều biện pháp hơn để nâng cao đời sống nhân

dân. Nếu không có Đổi Mới, hàng triệu người dân có lẽ đã bị trừng phạt trong nghèo đói và bệnh

tật. Nếu bỏ qua hiện thực khách quan ở Việt Nam, chính phủ có lẽ đã làm được cái mà Pháp,

Hoa Kỳ và các đồng minh như Úc đã không thể thực hiện được trong suốt 30 năm chiến tranh

tàn bạo, đó là đánh đổ CNXH ở Việt Nam. Thay vào đó, ĐCSVN và nhân dân tiếp tục xây dựng

nền tảng vững chắc hơn cho CNXH ở Việt Nam và cũng như nền tảng cho CNXH quốc tế trong

thế kỷ 21.”

Các cải cách thị trường ở Việt Nam là những biện pháp cốt yếu được thiết kế để đương đầu với

nhiệm vụ kiến thiết CNXH đầy gian khổ cho một đất nước nghèo trong thế giới hậu Xô-viết.

Chúng cho phép cách mạng tiến lên và tiếp tục cách mạng hóa lực lượng sản xuất để cho nhà

nước có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân.

Cho dù với tất cả các nhược điểm của mình, CNXH vẫn kiên cường ở Việt Nam và xứng đáng

nhận sự ghi nhận cho những thành quả đạt được. Bài báo trích dẫn trước đó của Karadjis so sánh

thành tích kinh tế của Việt Nam với những quốc gia bị bần cùng hóa tương tự. Ông viết:

“Việt Nam là một “đất nước thu nhập thấp” (430$ GDP đầu người), nhưng các chỉ số giáo dục

và y tế ngang hàng, hoặc tốt hơn các nước “thu nhập trung lưu” như Thái Lan (2000$ GDP đầu

người), Trung Quốc và Philippines, và bỏ xa các nước nghèo tương tự như Bangladesh, Pakistan,

Kenya và Tanzania.”

Karadjis tiếp tục lưu ý rằng “số lượng nhập học ở trường tiểu học đã tăng từ 88% lên 95% từ

năm 1990 tới 2001”, trong khi số lượng nhập học giảm trên toàn Đông Á và khu vực Thái Bình

Dương trong cùng thời kỳ. Số lượng nhập học THCS tăng, sĩ số lớp học giảm xuống và học phí,

phần lớn là trợ cấp, được miễn cho những gia đình nghèo hơn hẳn.

Trong lĩnh vực chăm sóc y tế, Việt Nam “cắt giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em xuống 23 trên 10,000

ca, tỷ lệ tử vong sơ sinh xuống 19, thấp hơn Thái Lan, Trung Quốc và Philippines, và thấp hơn

nhiều so với Ấn Độ và Indonesia,” theo Karadjis. Tuổi thọ Việt Nam bỏ xa các nước nghèo

tương tự trong khu vực và xếp hạng tương đương với các nước Đông Á giàu có như Thái Lan.

Cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế kỹ lưỡng của đất nước đảm bảo sự tiếp cận y tế cho hầu hết nông

dân, dân tộc thiểu số, người nghèo và trẻ em không phải trả gì cho chăm sóc y tế.

Thậm chí trong sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu của các nước TBCN phát triển như Hoa Kỳ,

Việt Nam vẫn duy trì tỷ lệ thất nghiệp 2,29%. Thất nghiệp cũng chỉ là sự thất nghiệp của những

công nhân thay đổi công việc, nghĩa là Việt Nam về cơ bản sử dụng được sức lao động của toàn

bộ người dân.

Mặc dù những điều thấy được về các chương trình xã hội ở Việt Nam là một khía cạnh quan

trọng để đánh giá sự định hướng của nhà nước và nền kinh tế, nó không có nghĩa là yếu tố quyết

định duy nhất. Chúng ta sẽ kiểm tra xem mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và tổ chức kinh tế

cơ bản nhất của giai cấp công nhân: công đoàn.

Công đoàn và hiện thực CNXH ở VN

Về chủ đề công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong việc

đại diện cho công nhân trong các nhu cầu và xung đột thường ngày, nhưng đồng thời cũng đại

diện cho họ trong các vấn đề pháp lý lớn hơn. Những người chỉ trích cay nghiệt khẳng định rằng

công đoàn trong các nước XHCN chỉ là công cụ trong tay của chính phủ, nhưng Simon Clarke và

Tim Pringle của Đại học Warwick, Anh Quốc, thường tìm thấy điều ngược lại. Trong khi viết

một bài nghiên cứu so sánh công đoàn Việt Nam và Trung Quốc, với tựa đề ‘Công đoàn do đảng

lãnh đạo có thể đại diện cho thành viên của nó không?’, Clarke và Pringle thấy rằng:

“Cho tới 2007, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp tham gia vào việc soạn thảo các

văn bản pháp luật về lao động, và nó tiếp tục có quyền thảo luận được ghi nhận trong luật. Hơn 5

năm trước, Tổng Liên đoàn Lao động giữ một vị trí ngày càng độc lập trong việc thúc đẩy các

quan điểm của Tổ chức lên chính phủ, đáng chú ý nhất là trong việc phê phán sự chưa tương

xứng trong thực thi luật lao động của chính phủ, trong việc thúc ép tăng lương tối thiểu và nhấn

mạnh về việc duy trì quyền đình công ở Luật lao động sửa đổi năm 2006.”

Trái ngược với các tuyên truyền đưa ra bởi truyền thông phương Tây (và được nhai ngấu nghiến

bởi những người cánh tả lạc lối), đình công là hợp pháp ở Việt Nam, mặc dù có một thủ tục pháp

lý cần thiết để phát động đình công. Tuy nhiên, phần lớn đình công ở Việt Nam, cũng như Trung

Quốc, không nhất thiết là hợp pháp nhưng cũng không bị gián đoạn hoặc giải tán bởi chính phủ.

Clarke và Pringle viết:

“Đối mặt với tình trạng bất ổn công nghiệp ngày càng tăng, công đoàn và nhà nước buộc phải trở

lại vai trò tuyến lửa. Ở Việt Nam, văn phòng địa phương của Bộ Lao động, Thương binh và Xã

hội thường giữ vai trò đứng đầu, thuyết phục giới chủ đáp ứng đòi hỏi của công nhân, ít nhất

trong phạm vi mà cuộc đình công diễn ra do vi phạm luật pháp, trong khi đại diện Liên đoàn lao

động địa phương động viên công nhân trở lại làm việc trước khi đình công lan ra các doanh

nghiệp bên cạnh. Cảnh sát có mặt để duy trì trật tự khi mà công nhân đổ ra đường phố. Hiếm khi

thấy có hành động của cảnh sát chống lại người đình công, mặc dù những người lãnh đạo đình

công, nếu bị xác định, có thể sẽ là nạn nhân của chủ lao động.”

Các cuộc đình công, kể cả những cuộc đình công không được phép, có chức năng như thước đo

cảm xúc đối với tình cảm quần chúng và các điều kiện kinh tế mà công nhân đối mặt, và chúng

thường gây được sự ủng hộ công nhân của Đảng trong những luật mới. Theo nghĩa này, bản chất

giai cấp thực sự của nhà nước Việt Nam được lộ ra là bản chất giai cấp vô sản. Sau cùng, nếu

nhà nước bước vào làm trung gian hòa giải, và ép buộc nhượng bộ từ phía giới chủ, thì thời gian

đình công tự động ngắn lại. Chúng ta tiếp tục nhìn vào những gì mà Clarke và Pringle tìm thấy:

“Đình công ở những lĩnh vực công nghiệp tư bản bùng nổ ở cả Trung Quốc và Việt Nam và tăng

dần về quy mô, tới nỗi ‘sự mặc cả tập thể bằng náo loạn’ (Hobsbawm 1964, trang 6 –7) đã trở

thành phương pháp bình thường để công nhân bảo vệ quyền lợi của họ. Công nhân đã phát triển

một ý tưởng tốt về cái họ có thể bỏ đi và họ có thể đi xa tới đâu, vì thế những cuộc đình công và

biểu tình ngắn sắc bén đã trở thành một cách thức tức thì và có hiệu quả để đền bù sự bất bình

của họ.”

Thật vậy, điều này làm sáng tỏ các chỉ trích đánh vào các nước XHCN của nhiều người cánh tả,

những người chỉ tập trung vào sự hạn chế pháp luật về đình công, hơn là kết quả của những cuộc

đình công trái phép và những dạng khác của phong trào công nhân. Chúng tôi trích lần cuối kết

luận của Clarke và Pringle:

“Sự hạn chế của quyền đình công đương nhiên không phải là một yếu tố quan trọng như sự thiếu

vắng quyền tự do họp hội trong việc ngăn ngừa các hoạt động của công nhân và việc cải cách

công đoàn ở Trung Quốc và Việt Nam. Vấn đề quan trọng là không phải cuộc đình công có hợp

pháp hay không mà là nó có hiệu quả hay không. Ở Trung Quốc và Việt Nam, đình công đã

chứng tỏ là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để công nhân có thể đạt được ngay lập tức đòi hỏi

của họ, và thúc ép người sử dụng lao động phải đáp ứng yêu cầu của công nhân, để tránh đình

công lan rộng.”

Bất cứ khi nào đình công xảy ra ở các nước XHCN, các nhà phê bình cánh tả mau chóng cho

rằng điều đó chứng tỏ lợi ích đối kháng giữa nhà nước và công nhân. Lần nào cũng như lần nào,

họ lại che mờ vấn đề thực đang diễn ra, rằng đòi hỏi của công nhân hầu như luôn luôn được đáp

ứng bởi nhà nước. Điều này thực tế làm nổi bật lên tầm quan trọng của khái niệm “CNXH hiện

thực.”

Đối với một số nhà phê bình cánh tả, sẽ không có đấu tranh giai cấp dưới CNXH. Trong quan

điểm của họ, mọi công nhân sẽ ở trong tình trạng hạnh phúc vĩnh viễn, bởi vì mọi bằng chứng về

tình trạng làm việc nghèo nàn hoặc bóc lột, thường từ các công ty nước ngoài, là bằng chứng cho

thấy đất nước đang xét đến không phải XHCN. CNXH là một cái kết hoàn chỉnh, một điều

không tưởng. Một cách nội tại, đây là sự quan niệm duy tâm về CNXH mà sẽ không bao giờ xảy

ra trong hiện thực.

CNXH chỉ có giá trị khi nó tồn tại thực sự trong thế giới vật chất mà thôi. Đấu tranh giai cấp vẫn

tiếp tục bởi vì các biện pháp được dùng để cải thiện cuộc sống của người dân bị áp bức thường

mang tới những mâu thuẫn không dễ chịu, và thực chất chính là các mâu thuẫn TBCN. Sự đấu

tranh này tuy nhiên không bác bỏ sự tồn tại của CNXH. Trong thực tế, nó xác nhận sự tồn tại của

CNXH.

Chúng ta tìm hiểu đặc tính giai cấp cốt lõi của nhà nước khi nhìn vào định hướng tổng thể của

nó. Nhà nước TBCN không làm trung gian hòa giải các tranh chấp giữa công đoàn và giới chủ để

đem lại lợi ích cho công nhân. Đình công ở các nước TBCN thường ngắn ngủi là vì chúng sẽ bị

đàn áp bởi vũ lực. Nhà nước TBCN không cho phép công đoàn có thể ngồi vào ghế chỉ đạo để

phác thảo luật lao động.

Nhưng tất cả những điều này lại xảy ra ở Việt Nam. Khi nhìn vào định hướng giai cấp của nhà

nước, nó thách thức mọi logic cũng như bằng chứng nhằm chứng tỏ Việt Nam là nước TBCN, và

nếu các nhà phê bình cánh tả phương Tây trung thực với bản thân họ, nó cũng thách thức luôn

những trải nghiệm của họ dưới nhà nước TBCN.

Cải cách thị trường là đòi hỏi của quần chúng nhân dân

Có một sự hiểu lầm về cải cách thị trường như một hiện tượng thuần túy từ trên xuống hơn là

nhu cầu thực sự của quần chúng nhân dân Việt Nam. Trong khi nhiều chính sách được thiết kế

bởi ĐCS, bản thân Đảng cũng gồm chủ yếu là công nhân và nông dân, thì nhiều chính sách hiện

ra là nhu cầu thực tế của quần chúng được đề xuất từ thôn làng và thành phố. Ở Sài Gòn chẳng

hạn, công nhân thành thị đã bắt đầu cải tạo lại ngôi nhà của họ và tạo ra các cơ sở chế biến thực

phẩm riêng cho họ để đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tế nhà nước khủng hoảng không thể làm

được. Mặc dù những sự thay đổi này về mặt kỹ thuật là phạm pháp, nhưng nhà nước Việt Nam

không có lợi ích gì nếu bẻ gãy những việc này, bởi vì thực tế thì điều đó củng cố CNXH chứ

không hề làm suy yếu CNXH. Hayton ghi chú:

“Những ngôi nhà và cách sinh nhai là không hợp pháp, nhưng nếu nhà nước thực thi luật pháp

thì kết quả sẽ là sự cùng cực và mất ổn định của quần chúng. Thay vào đó, các hộ gia đình và

nhà nước đã đạt được một thỏa thuận vừa thực dụng vừa dễ chịu. Năm 1989, khi các doanh

nghiệp nhà nước và quân đội trả về 1,5 triệu người, đường phố được ‘mở cửa’ và cách mạng

thức ăn đường phố ở Việt Nam bắt đầu. Phụ nữ là những người tiên phong. Họ kiểm soát

phương tiện sản xuất: một bếp than tổ ong, một cái nồi lớn, một vài cái ghế gỗ (sau này là nhựa),

và bắt đầu hỗ trợ chính họ và gia đình bằng cách bán trà, phở, bún chả, lẩu và tất cả những món

ăn ưa thích của gia đình, nhờ đó mà thức ăn Việt Nam ngày nay trở nên rất nổi tiếng. Trước đó,

các hoạt động buôn bán nhỏ sẽ mau chóng bị dẹp bỏ. Nhưng giờ, công an đã thay đổi thái độ một

cách rõ ràng, họ được yêu cầu để yên cho những người phụ nữ.”

Cải cách thị trường kinh tế có lợi cho công nhân thành thị, đặc biệt là phụ nữ, bằng cách cho

phép họ đáp ứng nhu cầu đang không được thỏa mãn do khủng hoảng kinh tế gây ra bởi viện trợ

sụt giảm.

Nhiều người gièm pha cánh tả quan niệm cải cách thị trường đơn giản từ góc nhìn của lãnh đạo

cao nhất trong ĐCSVN và cho rằng đó là chính sách được đặt ra bởi hệ thống quan liêu của

Đảng cốt để kiếm tiền. Như kinh nghiệm ở Sài Gòn những năm cuối thập kỷ 1980 đã chứng

minh, những quan điểm ở trên hoàn toàn sai lầm.

CNXH hiện thực nằm trong sự giam hãm của một thế giới thống trị bởi CNĐQ. Sau rạn nứt mối

quan hệ Việt-Trung, và sự sụp đổ của Liên Xô, sự cải thiện liên tục các điều kiện vật chất cho

quần chúng bị tổn thương, và mặc dù với những nỗ lực cao nhất, nhà nước cũng không thể tiếp

tục cung cấp dịch vụ ở mức độ trước đây.

Luôn luôn là động lực sáng tạo của xã hội, quần chúng thúc đẩy nhiều cải cách thị trường để đáp

ứng trực tiếp nhu cầu của họ. Đặc biệt là phụ nữ dẫn đầu nhiệm vụ này vào cuối thập niên 1980,

và nhà nước tôn trọng hành động không tuân thủ pháp luật của họ. Điều đó chứng tỏ sự thống

nhất lợi ích giai cấp giữa quần chúng nhân dân và nhà nước, cả hai đều được hướng tới lợi ích

của giai cấp lao động Việt Nam. Ở đó ta thấy bản chất của CNXH hiện thực.

“Hãy để cho trăm hoa đua nở”: biểu tình và sự chuyên chính của giai cấp vô sản ở Việt

Nam

Cánh hữu thường dựa trên hình ảnh các nước XHCN như độc tài toàn trị để kích động chiến

tranh tuyên truyền chống lại chủ nghĩa Marx-Lênin. Thậm chí những người chống cộng cánh tả,

phần lớn là những người Trotskist và vô chính phủ, cũng thường xuyên cho rằng CNXH hiện

thực bóp chết bất đồng chính kiến và suy ra điều này rõ ràng chứng tỏ đây không phải là nước

XHCN.

Bỏ sang một bên cách hiểu kỳ lạ về CNXH như một vấn đề dân quyền tư sản, những chỉ trích

này không hề có cơ sở trong thực tế. Biểu tình và phê phán giữ một vai trò quan trọng trong

CNXH hiện thực, tuy vậy, vai trò này rất khác so với trong CNTB. Không đâu mà sự rung lắc và

tính năng động của biểu tình và phê-bình-và-tự-phê-bình lại nổi trội hơn ở Việt Nam.

Trong một bài báo cho Asia Sentinel có tựa đề “Việt Nam không hiếm sự biểu tình” David

Brown (một nhà ngoại giao Hoa Kỳ nghỉ hưu – chú thích của ND) mô tả các cuộc biểu tình

thường xuyên xảy ra ở Việt Nam về mọi vấn đề. Ông bắt đầu bằng việc trích dẫn Điều 69 và 79

của Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện sự trân trọng quyền tự do

ngôn luận và hội họp của nhân dân, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh yêu cầu người dân phải

thực hiện và tuân thủ luật pháp. Biểu tình là thường xuyên ở Việt Nam, mặc cho những gì những

kẻ gièm pha cánh tả hay hữu vẫn khẳng định. Brown viết:

“Một cách không thay đổi, AFP, Reuters, Associated Press v.v. mô tả những cuộc biểu tình này

là ‘hiếm’. Thật sai lầm. Mặc dù một cuộc điều tra không chính thức gần đây của các chuyên gia

hàn lâm Việt Nam học đã thất bại trong việc tìm được ai đó đang thực hiện một thống kê cụ thể,

có một sự đồng thuận chung rằng biểu tình công khai là khá phổ biến ở Việt Nam.”

Nhà nước hiểu một cách biện chứng hai điều khoản Hiến pháp này theo truyền thống của Mao

Trạch Đông trong bài nói “Phương pháp xử lý đúng đắn các mâu thuẫn trong quần chúng

nhân dân” trong đó, biểu tình và phản đối lộ ra từ nhu cầu thực sự của quần chúng, chứ không

phải các hi vọng khôi phục CNTB và các nỗ lực của lực lượng phản cách mạng, thì cần phải

được khuyến khích, biểu dương và tôn trọng. Mao viết:

“Nhân dân có thể hỏi rằng: chủ nghĩa Marx đã được chấp nhận như kim chỉ nam tư tưởng của

phần lớn nhân dân trong đất nước chúng ta, vậy nó có thể bị phê phán không? Đương nhiên có

thể chứ. Chủ nghĩa Marx là chân lý khoa học và không sợ bất kỳ phê phán nào. Nếu sợ, thì chủ

nghĩa Marx đã bị lật đổ bởi phê phán, và tức là nó không có giá trị gì. Thực ra, không phải những

người duy tâm vẫn chỉ trích chủ nghĩa Marx hàng ngày và theo mọi cách chăng? Và cả những

người nuôi dưỡng các tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, và không muốn thay đổi, vẫn đang chỉ trích

chủ nghĩa Marx hàng ngày hay sao? Những người Marxist không nên sợ phê phán từ bất kỳ đâu.

Ngược lại, họ cần phải kiềm chế, và phát triển bản thân và giành những vị trí mới trong tâm điểm

của sự chỉ trích, cũng như cơn bão và sự căng thẳng của cuộc đấu tranh. Đấu tranh chống lại tư

tưởng sai trái cũng như tiêm chủng, một người sẽ có sức đề kháng tốt hơn khỏi bệnh tật là nhờ

vào việc tiêm vắc-xin. Cây trồng trong nhà kính khó có thể khỏe mạnh. Tiến hành chính sách

trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng không làm suy yếu mà thực ra là củng cố vai trò lãnh đạo

của chủ nghĩa Marx trong lĩnh vực tư tưởng.”

Chúng ta tìm thấy bằng chứng về thái độ của ĐCSVN đối với các phê phán có tính nguyên và

bất đồng chính kiến do quần chúng lao động trong thông cáo gần đây của Đảng về việc hợp pháp

hóa hôn nhân đồng giới. Bộ tư pháp Việt Nam đã thông báo kế hoạch bao hàm hôn nhân đồng

giới trong luật sửa đổi đề xuất tháng 7/2012,theo tờ Bưu điện Huffington. Trong khi bước đi này

gây ra cơn phẫn nộ của người Việt Nam hải ngoại ở Hoa Kỳ, nó đáp ứng phong trào quyền của

người đồng tình đang gia tăng và điều này khẳng định lại giá trị về vấn đề đồng tình đề ra bởi các

đảng Marx-Lênin trên toàn thế giới. Nếu sự đề xuất trở thành luật, Việt Nam sẽ trở thành nước

XHCN đầu tiên và nước châu Á đầu tiên, và nước thứ 12 trên thế giới hợp pháp hóa đầy đủ hôn

nhân đồng tính.

Thật vậy, một bài báo của AFP ngày 5/8/2012, mô tả cuộc diễu hành đầu tiên của người đồng

tính ở Hà Nội tiếp theo thông cáo của Bộ Tư pháp. Mặc dù nhỏ, những người hoạt động và tổ

chức không gặp bất kỳ sự đàn áp nào từ nhà nước và cảm thấy sự ủng hộ to lớn từ xã hội Việt

Nam trong việc biểu thị công khai quyền của người đồng tính. Chúng tôi trích dẫn một đoạn

ngắn trong bài báo:

“Cuộc diễu hành đồng tính đầu tiên ở nước Việt Nam cộng sản đã xảy ra ở thủ đô Hà Nội vào

chủ nhật với hàng tá những người đi xe đạp trưng bày bóng và cờ cầu vồng phấp phới dọc các

đường phố.

Được tổ chức bởi cộng đồng LGBT (LGBT = chuyển giới, song tính, và đồng tính) nhỏ của

thành phố, sự kiện diễn ra một cách hòa bình, không có sự can thiệp nào của cảnh sát ngăn cản

đoàn hộ tống gồm khoảng 100 người hoạt động, mặc dù họ thiếu sự cho phép của chính quyền.

‘Không có sự can thiệp nào là một điều tốt ở Việt Nam’, lời của một người trong ban tổ chức, tên

là Nguyễn Tâm.”

Việc hôn nhân đồng giới hợp pháp hay không thì vẫn còn ở trên bàn, nhưng vấn đề làm nổi trội

mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng. Biểu tình mà làm củng cố CNXH và vai trò của quần

chúng thì được cho phép và ủng hộ.

Tuy nhiên, một phía khác của chuyện này là cách xử lý các phê phán phi Marxist và bất đồng

chính kiến. Cũng trong cùng bài nói, Mao nói rằng “Chính sách của chúng ta về những tư tưởng

phi Marxist nên là gì? Chừng nào mà liên quan tới những kẻ phá ngầm và phản cách mạng chống

mục tiêu CNXH, vấn đề rất đơn giản, chúng ta chỉ cần tước bỏ quyền tự do ngôn luận của họ”.

Đây là chức năng bảo vệ của chuyên chính vô sản, quyền lực giai cấp của công nhân để tiêu diệt

các tác nhân của chủ nghĩa đế quốc, những kẻ phá hoại và phản cách mạng.

Bằng chứng của việc chuyên chính vô sản có đầy rẫy ở Việt Nam. Trong một chuỗi các bất đồng

chính trị ở quy mô nhỏ giữa các năm 2006 và 2007, nhà nước Việt Nam đã sử dụng các biện

pháp để phân biệt các phê phán nhằm cải thiện CNXH, hay nói cách khác, các phê phán này đến

từ mong muốn đoàn kết, và các chỉ trích được thiết kế để làm xói mòn quyền lực của công nhân.

Hayton viết:

“Các sự kiện năm 2006-2007 dường như đã sinh ra một phương thức sống mới giữa những người

bất đồng chính kiến và lực lượng an ninh. Những người bất đồng chính kiến bị bắt và bị bỏ tù

không đơn giản là những người giữ suy nghĩ bất đồng, hoặc thậm chí viết những điều đó trên

mạng. Thực tế là họ đã vượt quá giới hạn khoan nhượng của Đảng một cách nghiêm trọng, đặc

biệt là phá bỏ sự độc quyền tổ chức chính trị với các đảng phái và công đoàn độc lập. Họ cũng

dính líu sâu vào những hoạt động tổ chức bên ngoài Việt Nam, họ nhận tiền từ lực lượng hải

ngoại chống cộng, và họ cố gắng mang thông điệp của họ tới người dân trong thế giới ngoại

tuyến, trong trường đại học, công xưởng, và đường phố Việt Nam.”

Thực vậy, sự chống đối và bất đồng mà bị xử lý gay gắt ở Việt Nam và bị đàn áp là những vụ

việc bị xúi giục từ nước ngoài với mục đích lật đổ CNXH. Theo Hayton, “những người bất đồng

nhưng không làm những việc này, mà đa số ký tên vào tuyên bố gốc, có thể bị làm phiền hoặc bị

chất vấn bởi cảnh sát nhưng họ không bị bỏ tù.”

Điều này cũng là tiếp nối truyền thống chính trị của Mao, người đã viết những dòng sau cũng

trong bài nói đó:

“Có lượng thiểu số cá nhân trong xã hội chúng ta coi thường lợi ích chung, cố ý phá luật và gây

tội ác. Họ có khuynh hướng lợi dụng các chính sách của chúng ta và bóp méo chúng, đặt ra

những đòi hỏi vô lý nhằm mục đích kích động quần chúng, hoặc phát tán các tin đồn nhằm gây

rối loạn trật tự xã hội. Chúng ta không có mục đích để cho họ con đường để họ tác oai tác quái.

Ngược lại, cần phải sử dụng luật pháp để chống lại họ. Trừng phạt họ là yêu cầu của quần chúng,

và sẽ là chống lại nhân dân nếu những cá nhân này không bị trừng phạt.”

Những người bất đồng chính kiến mà nhận được nhiều sự chú ý của phương Tây là những người

tìm cách khôi phục lại CNTB ở Việt Nam, cũng như Khối 8406 đã nổi lềnh phềnh năm 2006.

Hayton dành một phần đáng kể trong cuốn sách của ông ta để mô tả sự nổi lên cũng như sụp đổ

của cái gọi là phong trào này, và tại sao nó thất bại trong việc có được một sự thu hút thực chất.

Thậm chí những ước đoán của phe tự do cho rằng thành viên của Khối “khoảng 2000 người ủng

hộ công khai trong đất nước, khoảng 1/40000 dân số Việt Nam”. Truyền thông châu Âu và Hoa

Kỳ ca ngợi phong trào lâm ly này, cái đã thiếu cơ sở quần chúng như một làn sóng cải cách như

Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan, vốn là mặt trận của CIA, đã lật đổ Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.

Hatyon so sánh qua sự khác biệt:

“Sự so sánh duy tâm của Khối 8406 với Ba Lan và Công đoàn Đoàn kết là đặt nhầm chỗ. Trong

những năm 1980, nền kinh tế của Ba Lan đình đốn. Việt Nam thì đang tăng trưởng; công đoàn

Đoàn kết có sự chống lưng của nhà thờ Công giáo, nhưng không có sự hỗ trợ lớn tương đương ở

Việt Nam và các nhà hoạt động cũng không giống vậy, không có nhiều công đoàn viên xưởng

đóng tàu như các luật sư thành phố. Họ không có cùng một gốc rễ cộng đồng. Sự so sánh là ít

hơn với Ba Lan so với Tiệp Khắc. Phong trào bất đồng của Séc, được biết tới là Nhóm hiến

chương 77, bao gồm những trí thức thẳng thắn vẫn còn bị cô lập và không được quần chúng biết

tới cho tới khi lãnh đạo Đảng rạn nứt năm 1989.”

Những người cánh tả duy tâm công kích Việt Nam và các nước XHCN khác thường nhìn những

phong trào bất đồng chính kiến là bằng chứng cho thấy bản chất áp bức của nhà nước, nhưng khi

làm như vậy, họ đã không biết tới sự đặc biệt cô lập của những người bất đồng chính kiến này

đối với quần chúng, mà sự ủng hộ họ đối với chính phủ Việt Nam là hết sức lấn át.

Thêm nữa, họ cũng không biết tới những hoạt động phạm pháp rành rành, chống CNXH, phục

vụ CNĐQ rõ ràng, và lòng tin của những “nhóm đối lập” này. Một trong những nhóm cổ vũ lớn

nhất của Khối 8406 là một bè phái nhỏ kỳ quặc được gọi nhầm là “đảng tiến bộ quốc gia Việt

Nam” (VNPP). Hayton mô tả sự kêu gọi của họ cho công đoàn độc lập là ‘vụ lợi’ bởi vì “cương

lĩnh tạm thời của họ nói rất ít về quyền lợi của công nhân. Thực tế thì điều duy nhất họ nói về

các vấn đề kinh tế là ‘Thiết lập lại và thi hành quyền hợp pháp và đầy đủ của nhân dân Việt Nam

về quyền sở hữu tư nhân,’ điều này gợi ý rằng nó có lợi cho những ông chủ tư bản hơn là giai

cấp vô sản.”

Trong khi không phải tất cả các cuộc phản đối và kêu gọi cải cách là chống cộng và thân CNĐQ

ở các nước XHCN, các nhóm này thường được tổ chức và hỗ trợ bởi Hoa Kỳ và Tây Âu để thúc

đẩy một chương trình nghị sự thân tư bản. Việc các nhóm này chỉ gặp phải đàn áp khi họ hoạt

động có tổ chức là một giới hạn cho mức độ bất đồng chính kiến và tranh luận được phép ở một

đất nước như Việt Nam. Hayton tóm tắt mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và cái gọi là

phong trào bất đồng chính kiến một cách thú vị:

“Sự hoang tưởng “quyền lực” không hẳn là cách gọi sai đối với họ. Nhiều kẻ cuồng tín có trụ sở

ở Hoa Kỳ vẫn đều đặn ấp ủ những kế hoạch liều lĩnh để kích động các cuộc nổi dậy ở Việt Nam.

Các kế hoạch của họ đánh giá thấp cả mức độ kiểm soát của lực lượng an ninh và lòng trung

thành đối với Tổ quốc của phần lớn người Việt Nam. Phần lớn mọi người tương đối hài lòng với

cuộc sống được cải thiện, và hoàn toàn hạnh phúc là những công dân trung kiên của Cộng hòa

XHCN. Nhưng từ một vị trí xa xôi của những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài, những

người lưu vong tự thuyết phục bản thân họ rằng điều này chỉ có thể là kết quả của việc tuyên

truyền, và rằng chỉ cần họ có thể cắt đứt thòng lọng truyền thông, thì Đảng Cộng sản sẽ bị lật

đổ.”

Điều nhiều nhà phê bình cánh tả dường như không thể hiểu được đó là quần chúng nhân dân mới

là lãnh đạo ở các đất nước XHCN như Việt Nam. Giống như những người bất đồng chính kiến

nước ngoài không thể cập nhật thông tin trong nước, họ tự thuyết phục bản thân rằng những

tuyên truyền họ nghe thấy là đúng, và họ tập trung thuần túy lên những thay đổi bề ngoài của xã

hội Việt Nam. Đúng là có khu vực tư nhân. Đúng là có sự đàn áp của nhà nước đối với một vài

người bất đồng chính kiến. Nhưng không đặt đúng bối cảnh của sự việc, họ đã làm đen tối bản

chất giai cấp thực sự của Việt Nam, vốn được thống trị bởi và hướng tới giai cấp lao động.

CNXH hiện thực có ý nghĩa gì với đối với những người cộng sản Hoa Kỳ?

CNXH thị trường là không hoàn hảo, và đương nhiên không chính thống. Một vài người gọi nó

là xét lại. Điểm quan trọng là phải đặt vào bối cảnh của những khuyết điểm và sai sót thì chúng

ta mới hiểu được chúng tới từ đâu. CNXH hiện thực luôn luôn không đạt được lý tưởng XHCN

nhưng nó chính là lý tưởng được thực thi trong ranh giới của hiện thực. Các điều kiện khách

quan hạn chế điều kiện chủ quan mà các cuộc cách mạng tạo ra, và điều kiện khách quan của

Việt Nam đã trở nên khó khăn hơn nhiều sau năm 1991.

Tuy vậy, CNXH vẫn tiếp tục tồn tại và thịnh vượng ở Việt Nam. Đối với những học trò của

Marx, những nhược điểm và bất bình đẳng vẫn hiện hữu ở xã hội Việt Nam nên đặc biệt chú ý

tới những câu của Marx trong Phê phán cương lĩnh Gotha, trong đó ông mô tả giai đoạn ‘thấp

hơn’ của CNXH:

“Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên

những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư

bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện – kinh tế, đạo đức, tinh thần – còn mang

những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra. Vậy một khi đã khấu trừ các khoản đi rồi, mỗi

một người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho xã hội.

….

Nhưng đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ

nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài. Quyền

lợi không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội

do chế độ kinh tế đó quyết định”

Việt Nam là một đất nước bị đô hộ, bị áp bức, bị chia cắt bởi các thế lực đế quốc phương Tây.

Sau sự chia cắt, đất nước chịu đựng cuộc xâm lược tàn bạo trên 15 năm của quân đội Hoa Kỳ, và

vượt qua tất cả những điều đó, nhân dân Việt Nam đã đánh bại CNĐQ. Bị hành hạ và vùi dập,

nhưng không bị khuất phục, ĐCSVN đã lãnh đạo dân tộc tiến lên thoát khỏi các khủng hoảng

kinh tế và thiết lập một xã hội dân chủ hơn, tốt hơn và được lãnh đạo bởi giai cấp lao động.

Sự sụp đổ của Liên Xô, sự ảnh hưởng không dừng của chiến tranh Việt Nam (chất độc màu da

cam là một ví dụ), và sự giam hãm bởi các thế lực đế quốc đã buộc Cách mạng Việt Nam phải

thực hiện một số bước lùi chiến thuật, chiến lược trong cải cách thị trường. Với những cải cách

này, Việt Nam đã duy trì sự toàn vẹn cấu trúc của CNXH dựa trên giai cấp, và đã cải thiện điều

kiện sống cho gần 88 triệu người dân.

Đối với những người cộng sản ở Hoa Kỳ, bảo vệ CNXH Việt Nam là rất quan trọng. Việt Nam là

một thách thức liên tục đối với CNĐQ, và nó tiếp tục là một biểu tượng hi vọng rằng một thế

giới tốt đẹp hơn là có thể. Mặc dù Việt Nam vẫn là một đất nước nghèo và hình mẫu của nó

không truyền cảm hứng sinh động như Liên Xô những năm 1920 hoặc Trung Quốc những năm

1960, những người cộng sản Hoa Kỳ nên sử dụng kinh nghiệm của Việt Nam khi giải thích các

khía cạnh tích cực của chính phủ do và vì công nhân, tức là CNXH.

Tại một thời điểm mà các công đoàn ở Hoa Kỳ đang đối mặt với sự hủy diệt của chính phủ cánh

hữu, sự bố thí của doanh nghiệp được ngụy trang là ‘cải cách chăm sóc y tế’, và tiền đầu tư giáo

dục công lập bị rạch tới tận xương, thì CNXH hiện thực ở Việt Nam cung cấp một đề xuất mạnh

mẽ để công nhân xem xét.

Cách mạng Việt Nam muôn năm!

——

Ghi chú của người dịch: Độc giả nào muốn tìm cuốn sách Socialism Betrayed: Behind the

Collapse of the Soviet Union (CNXH bị phản bội: đằng sau sự sụp đổ của Liên Xô) của Roger

Keeran và Thomas Kenny, thì có thể lên trang http://gen.lib.rus.ec để tìm.

Chi tiết: Cộng sản Mỹ nhận định về "Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt

Nam" http://dlv.vn/2016/05/cong-san-phan-tich-chu-nghia-xa-hoi-hien-thuc-o-viet-

nam.html#ixzz49AKtBlp6

DLV.VN cám ơn bạn đã quan tâm!

Under Creative Commons License: Attribution Non-Commercial

Follow us: cafeDLV on Facebook