5
Đức Phật Thầy Tây An Tiên tri Giặc Biển Đông Hành Trạng Đức Phật Thầy Tây An. Quy Nhơn miền Trung là địa danh anh hùng áo vải Nguyễn Huệ {tên thật trong gia phả là Hồ Thơm} phất ngọn cờ đào khởi nghĩa bình Nam dẹp Bắc thống nhứt sơn hà lên ngôi Hoàng Đế Quang Trung {1788-1792}. Và cũng chính đất miền Trung là nơi con Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ được sanh ra, đó là hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt} mà trong bộ kinh Kim Cổ Kỳ Quan được Ông Ba Nguyễn văn Thới nhắc nhở nhiều lần. Thiên cơ bất khả lộ, phải giấu tông tích hành trạng Phật Thầy để tránh cái luật khắc nghiệt Gia Long tru di cửu tộc dòng họ Quang Trung, nên ông Ba Thới phải nói mẹo, nói hư hư thực thực tưởng chừng như nói chuyện khùng điên vô nghĩa, chỉ có người trí đời nay mới may ra hiểu được những đoạn văn thơ điệp ngữ như sau: Trái Thơm gọt vỏ cúng Trời, Bỏ cùi còn Mắt ăn thời rát môi. Ghét Chúa bao nỡ thương ôi, Ghét tôi bao thuở thương ôi Chúa mình. Trái Thơm nhiều Mắt can tình, Đặng ăn chặng giữa bất bình ngoài trong. Mẫu Long sanh đắc Tử Long, Hổ Phụ Hổ Tử trái bông tại nhành. Cây đắng trái ngọt để dành, Cây ngọt trái đắng chẳng lành bỏ đi. Lời ghi người hỡi lời ghi, Quang Trung Người ở ăn hết người đi thời còn. (Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 177: 74, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915) Ghi chú: Mẫu Long ám chỉ Ngọc Hân Công Chúa thân mẫu của Đức Phật Thầy; Hổ Phụ ám chỉ Vua Quang Trung thân phụ của Đức Phật Thầy; Tử Long, Hổ Tử ám chỉ hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt Sáng} tức Đức Phật Thầy Tây An.

Đức Phật Thầy Tây An Tiên tri Giặc Biển Đông · Đức Phật Thầy Tây An Tiên tri Giặc Biển Đông Hành Trạng Đức Phật Thầy Tây An. Quy Nhơn miền

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đức Phật Thầy Tây An Tiên tri Giặc Biển Đông

Hành Trạng Đức Phật Thầy Tây An.

Quy Nhơn miền Trung là địa danh anh hùng áo vải Nguyễn Huệ {tên thật trong gia phả là Hồ Thơm} phất ngọn cờ đào khởi nghĩa bình Nam dẹp Bắc thống nhứt sơn hà lên ngôi Hoàng Đế Quang Trung {1788-1792}. Và cũng chính đất miền Trung là nơi con Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ được sanh ra, đó là hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt} mà trong bộ kinh Kim Cổ Kỳ Quan được Ông Ba Nguyễn văn Thới nhắc nhở nhiều lần. Thiên cơ bất khả lộ, phải giấu tông tích hành trạng Phật Thầy để tránh cái luật khắc nghiệt Gia Long tru di cửu tộc dòng họ Quang Trung, nên ông Ba Thới phải nói mẹo, nói hư hư thực thực tưởng chừng như nói chuyện khùng điên vô nghĩa, chỉ có người trí đời nay mới may ra hiểu được những đoạn văn thơ điệp ngữ như sau:

Trái Thơm gọt vỏ cúng Trời, Bỏ cùi còn Mắt ăn thời rát môi. Ghét Chúa bao nỡ thương ôi, Ghét tôi bao thuở thương ôi Chúa mình. Trái Thơm nhiều Mắt can tình, Đặng ăn chặng giữa bất bình ngoài trong. Mẫu Long sanh đắc Tử Long, Hổ Phụ Hổ Tử trái bông tại nhành. Cây đắng trái ngọt để dành, Cây ngọt trái đắng chẳng lành bỏ đi. Lời ghi người hỡi lời ghi, Quang Trung Người ở ăn hết người đi thời còn. (Kim Cổ Kỳ Quan, Thừa Nhàn 177: 74, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Ghi chú: Mẫu Long ám chỉ Ngọc Hân Công Chúa thân mẫu của Đức Phật Thầy; Hổ Phụ ám chỉ Vua Quang Trung thân phụ của Đức Phật Thầy; Tử Long, Hổ Tử ám chỉ hoàng tử Nguyễn Quang Mục {Mắt Sáng} tức Đức Phật Thầy Tây An.

Con Mắt sao ngó thấy Sáng ngời, Trong như Mắt cọp miệng người ngọt Thơm. Răng thì trắng thiệt người ăn cơm, Lưỡi sao răng vậy gạo Thơm ngọt ngào.

(Kim Cổ Kỳ Quan 28:55, Ông Ba Thới viết năm 1915)

Sấm Giảng Bửu Sơn Kỳ Hương tiên tri:

Chừng nào gốc MỤC lên chồi, TA vưng sắc lịnh tái hồi trần gian. Quang Mục = Mắt Sáng

Khi Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà năm 1792, thì Bắc Cung Hoàng hậu nguyên là Ngọc Hân Công Chúa con gái vua Lê Hiển Tông, tiếc thương khóc thảm thiết đầm đìa nước mắt qua bài Ai Tư Vãn:

Buồn thay nhẽ xuân về hoa ở,

Mối sầu riêng ai gở cho xong.* Quyết liều mong vẹn chữ tòng, Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e. Con trứng nước thương vì đôi chút, Chữ tình thâm chưa thoát được đi. Vậy nên nấn ná đòi khi, Hình tuy còn ở phách thì đã theo. Đền Mộ Bà ở Cái Nai

Qua đoạn văn trên, Bà Ngọc Hân Công Chúa dù buồn thê thảm muốn quyên sinh cho vẹn tình phu thê, nhưng cũng phải ráng sống lo cho con thơ ấu: Con trứng nước thương vì đôi chút. Với tấm lòng lo lắng thương con, và cũng là lo cho tiền đồ dân tộc, Bà Ngọc Hân phải cải trang giả dạng bần khổ mang con trốn vào miền Nam để tránh cái nạn khắc nghiệt tru di cửu tộc của Gia Long, và bà đổi tên họ con trai từ Nguyễn Quang Mục thành Đoàn Minh Huyên. Sau này Đoàn Minh Huyên chính là Đức Phật Thầy Tây An. Qua bao cay đắng, Bà Ngọc Hân Công Chúa nuôi con tu hành thành chánh quả, nhưng người đời

vẫn không ai hiểu được mối sầu riêng của Bà. Người đời dèm pha rằng sau khi vua Quang Trung băng hà, Bà cam tâm lấy vua Gia Long. Nhưng đâu có ai ngờ rằng Bà đã cải dạng giả trang trốn vào Nam. Mối sầu riêng của Bà mang tiếng là gái lấy hai chồng do miệng thế dèm pha:

Gái đâu có gái lạ lùng, Con vua mà lấy hai chồng làm vua.

Bà từng than thở trong Ai Tư Vãn: Mối sầu riêng ai gở cho xong? Mối sầu riêng của Bà không thể thổ lộ cùng ai, bà đành phải âm thầm chịu đựng cho tới khi Bà nhắm mắt lìa trần tại nơi vùng đất

Cái Nai. Trái sầu riêng ngoài da sần sùi xấu xí (bị tiếng ngoài đời dèm pha nói cay nói đắng), nhưng trong ruột thơm ngon lạ lùng (trong tâm lòng Bà ẩn tàng đức độ cao thượng), đó là nói lên hành trạng cao quý của Bà Ngọc Hân Công Chúa, Bà chính là Mẹ Đức Phật Thầy Tây An.

Tiên Tri Giặc Biển Đông.

Nay xem cảnh thế thình lình, Vô thường quỷ dẫn ai binh đặng nào.

Sớm còn tối mất lao đao, Tỉ như trời chớp sáng nào đặng lâu.

Dặm Canh thâu, dặm Canh thâu, Thở than than thở lo âu cho đời.

Nghĩ trong cuộc thế vơi vơi, Khổ tăng gia khổ trong đời gian nan.

Kìa kìa quỷ mị khởi loàn,

Xà thương Hổ giảo đa đoan hội này, Phần thời giặc giã phủ vây, Giặc Biển Đông

Phần thời đói khát thân rày chẳng yên. Lăng xăng nhiều cuộc đảo điên,

Sợ trong thế sự như thuyền chạy khơi. Đã hết lời, đã hết lời,

Khuyên răn dạy biểu cho người thiện duyên. Trách lòng nhiều sự chẳng kiêng,

Ốm đau cầu giảm, an thuyên chẳng màng. Biến sanh những sự tà gian,

Hủy tăng phá giới lòng toan hại người. Thế nay cạn, sự đã rồi!

Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn,

Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng hay,

Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! * Thầy xưa lời dặn hẳn hòi,

Thực nhơn nhơn thực đến hồi chẳng không. Oan oan tương báo chập chồng,

Tham tài tích đại mình không xét mình. Khiến xui phụ tử tương tranh,

Cha không lành thảo con lành đặng đâu. Trung quân, phụ tử làm đầu,

Phản quân, sát phụ, hỡi câu sách nào? Trời xui trăm vật trăm hao,

Để cho đồ khổ, xiết bao nhọc nhằn. Ngọn phù thủy, cuộc đất xây,

Rồng nằm đáy biển sông hằng hứng sương. Bao giờ hưởng thọ Kỳ Hương,

Tuế tăng vạn tuế lưu phương lâu dài. (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An, tr. 106-107, lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ dậu 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Thiên cơ bất khả lộ. Vì lòng từ bi, muốn báo trước cho chúng sanh biết hiện tượng điềm Tận Thế Hội Long Hoa, Bồ Tát phải diệu dụng phương tiện siêu phàm nói mẹo bóng gió hư hư thực thực tưởng chừng như Bồ Tát nói chuyện điên khùng vô nghĩa; nhưng đó chính là phương pháp tuyệt diệu dương

đông kích tây, nói cái này ám chỉ cái kia. Câu sấm: Ví như cầm chén rủi tay bể rồi. Đây là bài toán đố mẹo đã được Đức Huỳnh Giáo Chủ nhắc nhở trong Giác Mê Tâm Kệ: Lời truyền sấm như bài toán đố, Toán đố mẹo Ai biết tầm thì đặng hưởng nhờ. bể + chén = bể chén (Giác Mê Tâm Kệ, Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939)

Và cũng trong quyển Giác Mê Tâm Kệ, Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên bá tánh hãy đọc kỹ Sấm Truyền Đức Phật Thầy tiên tri về trận giặc Biển Đông như sau:

Những sấm truyền xưa của Phật Thầy, Dân ráng kiếm mà truy thì biết. Xưa để lại nhiều câu thảm thiết, Mà nào ai có biết để lòng. Chuyện Thiên Cơ nói rất não nồng, Câu hữu lý bá tòng khó sánh. bể chén > (Giác Mê Tâm Kệ, Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1939)

Trận giặc Biển Đông chết chóc khủng khiếp, núi xương sông máu vô cùng tang thương. Kẻ gây chiến bị quả báo phải chết trong Thế Chiến Ba, như bài toán đố mẹo thiên cơ mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã hé

lộ. Bài toán đố mẹo thật đơn giản chỉ có một phép cộng. Ghép chữ bể vào chữ chén, sẽ có cụm từ

thiên cơ bể chén ám chỉ tên lãnh tụ cường quốc gây ra trận giặc Biển Đông chết đúng theo luật nhân quả: Oan oan tương báo chập chồng,

Tham tài tích đại mình không xét mình.

Ít có ai hiểu đặng sự cố bể chén này. Câu sấm viết: Ít ai tỏ biết đặng hay. Vậy khi nào có người

biết đặng hiện tượng bể chén, hãy báo động cho bá tánh biết là ngày Tận Thế đến để có đủ thời gian tu hành vơi nghiệp chướng qua cuộc sàng lọc được lên sống đời Thượng Nguơn.

Cuộc đời càng gắt lại càng gay, Ngặt máy thiên cơ chẳng dám bày. Rắn núp dưới hang coi NGỰA chạy, Tị Ngọ 2013-2014 Khỉ ngồi trên ngọn ngó GÀ bay. Thân Dậu 2016-2017

Đông tây chộn rộn trời che xác, Nam bắc ê hề đất chở thây. Nhơn vật mười phần hao bảy tám, Thần Tiên thấy vậy cũng chau mày! (Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An) Gà bay

Sau cuộc biến chuyển long trời lở đất Tận Thế và Hội Long Hoa, sàng lọc hiền còn dữ mất, nhơn loại chết bảy còn ba, người hiền đức được lên sống đời Thượng Nguơn. Trời Phật dùng phép huyền linh biến đổi ngũ hành, đất thạnh phù sa, cây lành trái ngọt, đời người trường thọ hàng trăm tuổi, thái bình vĩnh cửu, nhà ngủ khỏi đóng cửa, của rơi ngoài đường không ai lượm, bồng lai tại trần, Thánh địa Phật Di Lạc ở Nam Việt Nam.

Dương là cảnh âm là quê, Phước mình gánh vác đặng về cảnh xưa.

Hữu duyên Thần Thánh tiếp đưa, Vì mình thiện niệm sớm trưa lần hồi.

Vắn dài lời nói cạn rồi, Lạy Thầy trở lại phản hồi bổn gia.

Lầm thầm miệng niệm Di Đà, Tay lần chuỗi hột lòng ta giữ lòng. Kỉnh dưng Minh Chúa hưng long,

Dân khương vật phụ thiên xuân thái bình. Phụ từ tử hiếu trung trinh,

Hà thanh hải yến an ninh trong ngoài.

(Trích cuối bài Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ Dậu 1849, do Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)

Chùa Tòng Sơn, Đồng Tháp thủ bút ông Đồ Trương sao chép bản gốc quyển sấm truyền Phật Thầy từ năm 1849

*** Sydney, 11-8-2016, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo.*** (Facebook Mõ Tre & Blog Kinh Sam That Son)