26
Đọc sách của bà Fauconnet-Buzelin Tại Pháp, ngày 15.08.2015 Lm Đào Quang Toản Sơ thân mến, Lại nói chuyện với nhau về sách của bà Fauconnet- Buzelin cho vui nhé ! Và có lẽ không phải là không cần thiết. Tôi vẫn nghĩ rằng về ĐC Lambert cũng như về bất kỳ đề tài nào mà chúng ta nghiên cứu, cái đáng sợ nhất là chẳng ai nói tới. Sự im lặng hay đúng hơn, sự dửng dưng này không giúp ích gì cho mình. Vì nếu người ta nói đúng thì mình sung sướng được học thêm. Và nếu người ta nói sai thì mình phải tìm hiểu sai chỗ nào, vậy là mình cũng học thêm được. Do đó, tôi vui mừng khi có 2 tập sách của bà FB nói về ĐC Lambert, dù chỉ là một câu chuyện, hai lần kể. Theo tôi nghĩ, viết lịch sử : 1, là kể lại những sự kiện đã xảy ra một cách trung thực nhất có thể.

Đọc sách - daoquangtoan.pagesperso-orange.fr · Sơ thân mến, Lại nói chuyện với nhau về sách của bà Fauconnet- ... cần tránh đi cái yêu ghét hay khen chê

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Đọc sách của bà Fauconnet-Buzelin

Tại Pháp, ngày 15.08.2015

Lm Đào Quang Toản

Sơ thân mến,

Lại nói chuyện với nhau về sách của bà Fauconnet-Buzelin cho vui nhé ! Và có lẽ không phải là không cần thiết.

Tôi vẫn nghĩ rằng về ĐC Lambert cũng như về bất kỳ đề tài nào mà chúng ta nghiên cứu, cái đáng sợ nhất là chẳng ai nói tới. Sự im lặng hay đúng hơn, sự dửng dưng này không giúp ích gì cho mình. Vì nếu người ta nói đúng thì mình sung sướng được học thêm. Và nếu người ta nói sai thì mình phải tìm hiểu sai chỗ nào, vậy là mình cũng học thêm được. Do đó, tôi vui mừng khi có 2 tập sách của bà FB nói về ĐC Lambert, dù chỉ là một câu chuyện, hai lần kể.

Theo tôi nghĩ, viết lịch sử :

1, là kể lại những sự kiện đã xảy ra một cách trung thực nhất có thể.

2

2, là giải thích những sự kiện đó một cách hợp lý và khách quan nhất có thể.

3, là khi kể và giải thích, cần tránh đi cái yêu ghét hay khen chê của riêng mình, tránh cả cái lòng đạo đức và những xác tín tôn giáo của cá nhân mình nữa.

Với quan niệm viết lịch sử như vậy, tôi đọc sách của bà FB.

&

Dưới đây, tôi chỉ muốn chia sẻ với Sơ ba điểm đánh động tôi nhất thôi. Đó là về phương pháp so sánh, về thái độ của bà sử gia đối với dòng Tên và về chuyện ĐC Lambert ở Việt Nam.

1, Phương pháp so sánh :

Ngay từ phần nhập đề, bà FB chọn phương pháp so sánh để giới thiệu Lambert. So sánh Lambert với thánh Ignatiô, thánh Gioan Thánh Giá, thánh Têrêsa thành Lisieux… Chỉ toàn là so sánh với các thánh, trong khi chính Lambert thì chưa được ai phong thánh. Phải chăng tác giả muốn phong thánh Lambert ? (Nếu tác giả đã có ý muốn đó, câu chuyện kể sẽ bớt phần khách quan). Chọn phương pháp so sánh, đương nhiên đây là một lập trường hợp pháp, nhưng chủ quan. Khi viết bài điểm sách về tác phẩm của bà FB, giáo sư Hurel tại Paris nói rằng : « Lo việc phục hồi một nhân vật chính yếu trong lịch sử truyền giáo hải ngoại là một chuyện, tự biến mình thành người kể chuyện các thánh lại là một chuyện khác, điều khiến

3

chúng ta đôi khi đi xa khỏi phương pháp của sử gia. Chính vì vậy, tác giả nhiều lần có sự so sánh giữa Lambert và Ignace de Loyola (điều mà chắc hẳn có thể hiểu được), nhưng lại còn so sánh Lambert với Têrêxa de Lisieux nữa […] Dưới mắt của tác giả, Lambert sẽ như một mắt xích giữa Phanxicô Xaviê và chị nữ tu dòng Kín Cát minh. »1

So sánh vốn là chuyện khó, so sánh giữa 2 người khác nhau lại muôn phần tế nhị. Vì mỗi người là một cá thể, có một ơn gọi riêng và đi một con đường riêng. Mặt khác, với dòng Tên, thánh Ignatiô là số một ; với dòng Phanxicô, thánh Phanxicô là số một ; với dòng Kín, thánh Têrêsa là số một... Tu sĩ các dòng này có lẽ khó chịu khi thấy « số một » của dòng mình bị so sánh với ai khác, bị đặt ngang hàng với ai khác. Việc so sánh như vậy lại có vẻ quá đơn giản và có thể trở thành vụng về, gượng ép. Và tiếc rằng sự thật đã bị bóp méo để dễ so sánh nữa khi tác giả viết : « Nhưng trước khi xem lại cuốn phim cuộc đời đau khổ của ngài, chúng ta muốn gác sang một bên các cuộc xâu xé và tranh giành của một thời quá khứ, để bắc một nhịp cầu cuối cùng giữa vị bề trên cả Ignatio già nua, kiệt sức, qua đời tại Rôma ngày 31 tháng 07 năm 1556, thọ 65 tuổi và Đức Giám mục Lambert thì đang kết thúc cơn hấp hối kéo dài của ngài, ngày 16 tháng 06 năm 1679 [sic] tại Ayutthaya, Xiêm La, ở tuổi 56 [sic]. Vào cuối cuộc đời chiến đấu của họ, cái gì còn có thể nối kết người khách

1 Daniel-Odon HUREL, « Le père inconnu de la mission moderne, Pierre Lambert de la Motte, premier vicaire apostolique de Cochinchine, 1624-1679 », Archives de sciences sociales des religions, 136 (2006), mis en ligne le 13 février 2007. (Bản dịch của Lm Phi Khanh Vương Đình Khởi).

4

hành hương ở Manrèse và người nghèo khổ trá hình thành Rennes ? »2

Việc so sánh đã khó khăn, tế nhị, lại còn có thể khiến ta rơi vào chỗ nhìn nhân vật này theo khuôn mẫu của người kia. Tìm hiểu Lambert theo mẫu hình của Ignatiô, của Phanxicô… Ví dụ, việc thay đổi hướng đời nơi Lambert năm 1654-1655 được so sánh và được hiểu theo mẫu hình cuộc trở lại nơi Ignatiô và Phanxicô. Và vì chìm trong lãnh vực các vị thánh, bài viết lịch sử có đoạn trở thành như bài giảng trong nhà thờ, ví dụ những trang 76-78. Quả tình, giáo sư Hurel không phải là không có lý khi nói « tự biến mình thành người kể chuyện các thánh », dù ông có nhìn nhận « quyển sách này cũng là một đóng góp cho khoa lịch sử phức tạp về các công cuộc truyền giáo ».

&

2, Bản án dòng Tên :

Tập sách nói rất nhiều về dòng Tên, không phải để ca ngợi, nhưng để kết tội. Độc giả công giáo Việt Nam vốn có lòng yêu mến và nhớ ơn các thừa sai dòng Tên, chắc sẽ ngỡ ngàng trước những lời rất thẳng thắn, mạnh mẽ và quyết liệt của tác giả khi nêu ra những sai trái của các tu sĩ dòng Tên. Đọc tập sách dầy 639 trang của bà, đôi lần tôi

2 Françoise FAUCONNET-BUZELIN, Le père inconnu de la mission moderne : Pierre Lambert de la Motte, premier vicaire apostolique de Cochinchine, 1624-1679, Paris, éd. Archives des Missions Étrangères, 2006, tr. 27-28. Bản dịch của Sh Hoàng Gia Quảng. Lưu ý : ĐC Lambert từ trần ngày 15/06/1679, lúc 55 tuổi ; nghĩa là 65 (Ignatiô) 55 (Lambert) chứ không phải là 65-56.

5

dừng lại mà tự hỏi : « Bà này viết tiểu sử Đức Cha Lambert hay viết bản kết án dòng Tên ? »

Tôi cứ thắc mắc tại sao bà FB có thái độ gay gắt như vậy đối với các thừa sai dòng Tên. Không biết trong lòng bà có sự hận thù riêng tư nào đối với các cha dòng Tên hay không ? Bà say mê và kịch liệt nêu ra những khuyến điểm nơi các cha dòng như thể bà bị ám ảnh về chuyện này vậy.

Trước những lời kết án không ngơi như thế của bà, câu chuyện về ĐC Lambert trở thành nặng nề, căng thẳng, chẳng còn thú vị khi đọc nữa. Và từ chỗ đó, ĐC Lambert trở nên như một nhân vật đáng ghét hơn đáng mến, bởi vì do ngài mà sinh ra đủ thứ chuyện tranh chấp, đố kỵ, chống đối, thưa trình và kiện tụng.

Khi viết về ĐC Lambert tại Ispahan liên quan tới cha Đắc Lộ, một nhân vật mà Giáo Hội Việt Nam hằng kính mến, bà đã không trình bày cho đủ minh bạch sự thật về cha Đắc Lộ và không hề nói gì về sự hiểu lầm « lịch sử » của ĐC Lambert đối với cha Đắc Lộ. Vì sự thực là cha Đắc Lộ không hề viết tác phẩm mang tựa đề « Ký sự cuộc truyền giáo của các cha dòng Tên do cha Đắc Lộ thiết lập tại vương quốc Ba Tư »3 như ĐC Lambert đã hiểu lầm. Quả thật, vì tin rằng tác phẩm trên do cha Đắc Lộ viết, ĐC Lambert đã từ Ispahan viết về Rôma rằng :

3 Relation de la Mission des Pères de la Compagnie de Iesus establie dans le Royaume de Perse par le R.P. Alexandre de Rhodes, dressée et mise au iour par un Père de la mesme Compagnie. À Paris, Chez Jean Henault, 1659, 115 trang.

6

« Những bản ký sự mà cha Đắc Lộ đã viết về xứ Ba Tư thì hoàn toàn sai lạc. »4

Ở đây, bà FB hồ hởi bàn thêm rằng :

« Sự dối trá rõ ràng như vậy của cha Đắc Lộ, sau khi đã đóng vai trò trong việc thiết lập các Đại diện Tông toà, đối với ngài [ĐC Lambert], quả là một việc không hiểu nổi, không tha thứ được, gây gương mù gương xấu, làm cho người ta phải đặt lại vấn đề sứ mạng của ngài. Bởi vì, nếu cha Đắc Lộ đã có thể xuyên tạc tới mức độ đó về tình hình ở Ba Tư, ngài cũng không còn đáng tin cậy nữa về tình hình các xứ mà các vị Đại diện Tông toà được phái tới : Đàng Ngoài, Đàng Trong và Trung Hoa. »5

Cách hành văn của bà FB lại chẳng mấy giúp làm sáng tỏ sự thật khách quan, vì trong chuyện này, cha Đắc Lộ không phải là tác giả các ký sự về Ba Tư. Người ta đã lợi dụng tên tuổi của ngài. Hơn ai hết, bà FB biết rõ chuyện nên cuối cùng bà nói :

« Để cho nhẹ bớt trách nhiệm của cha Đắc Lộ, phải nói rằng bản ký sự về Ba Tư, xuất bản dưới tên của cha, đã được « dựng ra và cập nhật hoá bởi một cha dòng Tên ». Đó là cha Jacques de Machault, một nhà quảng cáo chuyên nghiệp của dòng Tên, cha đã viết cả chục cuốn ký sự truyền giáo, dù chưa hề bao giờ đặt chân ra khỏi nước Pháp. »6

4 Françoise FAUCONNET-BUZELIN, sđd, tr. 221. 5 Như trên. 6 Françoise FAUCONNET-BUZELIN, sđd, tr. 222. Đoạn văn này không được tác giả đưa vào tập sách xuất bản sau đó, tựa « Aux sources des Missions étrangères ». Trái lại, bà nói : « Tập ký sự của

7

Nói chung, trước thái độ của bà FB đối với dòng Tên, độc giả hiểu biết về khoa lịch sử chắc sẽ nhận thấy rằng tính khách quan và vô tư của một sử gia đã bị tổn thương trong nhiều trang sách này.

&

3, Đức cha Lambert tại Việt Nam :

Bà FB được thừa hưởng công trình nghiên cứu lâu năm của cha Jean Guennou về ĐC Lambert. Và bà soạn viết tập sách trong vòng bảy năm trời. Vì thế, tôi đã chờ đợi tác phẩm của bà, vì rất mong khám phá thêm về dòng MTG và ba chuyến viếng thăm Việt Nam của vị đại diện tông toà này. Nhưng tôi thất vọng.

Các chuyến đi của ĐC Lambert sang Đàng Ngoài (1669-1670) và Đàng Trong lần đầu (1671-1672) được trình bày trong chương XIII, chuyến đi Đàng Trong lần thứ hai trong chương XV (từ trang 517 tới trang 526, tức 9 trang).

Đàng Ngoài (1669-1670).

Việc ĐC Lambert tới Đàng Ngoài phải tiếp xúc với triều đình vua Lê chúa Trịnh đang cấm đạo, phải đối diện với các cha dòng Tên thuộc chế độ Bồ Đào Nha, phong chức bảy linh mục và họp công đồng Phố Hiến được trình bày rất sơ xài, chỉ vọn vẹn trong 5 trang sách. Bốn sự kiện lịch

cha Đắc Lộ chỉ là một chuyện bịa đặt có tính xây dựng viết ra cho những người đạo đức tại Pháp » (tr. 79).

8

sử quan trọng của Giáo Hội Việt Nam đã không được tìm hiểu một cách nghiêm túc.

Bà FB lại tỏ ra không phân biệt được « Hội Dòng Tông Đồ » với « Hội Dòng Các Người MTG » (mà sau ĐC Lambert sẽ gọi là « Hiệp Hội Các Tín Hữu Nam Nữ MTG »)7. Trong phần ghi chú, bà nói : « Vào thời điểm đó [năm 1670], Đức Cha Lambert vẫn nghĩ tới việc lập một hội dòng gồm ba chi nhánh. Vì vậy, xét rằng giáo dân Đàng Ngoài có khuynh hướng đặc biệt với kiểu sống trên, khi trở về Ayutthaya, ngài xin sự phê chuẩn chung các nữ tu Mến Thánh Giá và một hội dòng Ba giáo dân. »8 Sau đó, bà trích dẫn lá thư ĐC Lambert gửi cha Lesley tại Rôma, mà không hề nói gì tới lá thư của ĐC Lambert viết ngày 12.10.1670 gửi lên ĐGH (thư « Superiore anno ») về chuyện này. Bà nói « ĐC Lambert vẫn nghĩ tới… », nhưng bà chưa hề cho biết ngài đã nghĩ tới lúc nào về « việc lập một hội dòng gồm ba chi nhánh ». Bà cũng không giải bầy cho biết « một hội dòng Ba giáo dân » là gì, trong khi chính ĐC Lambert thì đã lập hiệp hội « Các Tín Hữu Nam Nữ MTG ».

Việc thành lập dòng MTG được trình bày trong 7 trang kế tiếp. Bà FB khai triển khá rộng phần này, đặc biệt cho thấy việc lập dòng MTG là do từ chính kinh nghiệm cá nhân của ĐC Lambert mà ra và trực tiếp liên quan tới đời sống nữ tu bên Pháp lúc đó. Dòng MTG được cắt nghĩa hoàn toàn theo văn hoá Tây phương, chẳng một chút gì về văn hoá và xã hội Việt Nam, ví dụ vấn đề đa thê. (Nhưng nói thế, phải chăng chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều nơi một tác giả người Pháp ?)

7 Xem Françoise FAUCONNET-BUZELIN, sđd, tr. 428-429. 8 Françoise FAUCONNET-BUZELIN, sđd, tr. 456-457, ghi chú số 24.

9

Sử liệu được sử dụng về chuyến đi Đàng Ngoài của ĐC Lambert thì nghèo nàn, rút ra từ cuốn « Histoire de la Mission du Tonkin » (1927) của cha Launay. Không thêm gì mới mẻ, lại còn kém hơn cả những gì đã được cha Launay xuất bản.

Đàng Trong (1671-1672).

Bà FB cũng không nghiên cứu tìm tòi sử liệu cách chu đáo khi trình bày chuyến đi Đàng Trong lần đầu của ĐC Lambert. Bà chỉ sử dụng những gì cha Launay đã xuất bản trong cuốn « Histoire de la Mission de Cochinchine I » (năm 1923) mà thôi. Do đó, hoặc đã có thiếu xót, hoặc đã có lầm lẫn khi bà tường thuật chuyện lịch sử này.

Bà FB nói : « Hai cha Luca Bền và Giuse Trang, bị cái chết của hai cha Hainques và Brindeau làm mất tinh thần, phải bỏ nước chạy sang trú tại Ayutthaya » (tr. 444). Ở đây, bà chỉ biết lập lại lời cha Jean Guennou mà không bận tâm kiểm chứng. Quả thật, cha Jean Guennou đã nói : « Cha Giuse Trang và cha Luca Bền, vì hoảng hồn và sợ hãi cho chính mạng sống riêng mình, đã thoát thân bằng một chiếc xà lúp sang tận Ayutthaya, để Giáo Hội Đàng Trong lại cho các thầy giảng điều khiển »9. Chẳng lẽ hai cha Giuse Trang và Luca Bền lại thiếu tinh thần trách nhiệm đến độ bỏ mặc đoàn chiên mà chỉ lo cứu lấy mạng sống riêng mình như thế sao ? Sự thực lịch sử đã không như cha Jean Guennou và bà FB vừa trình bày. Sau cái chết đột ngột của hai thừa sai Hainques và Brindeau, Giáo Hội Đàng Trong viết thư gửi ĐC Lambert « nói lên nỗi đau

9 Jean GUENNOU, Missions Étrangères de Paris, Paris, Fayard, 1986, tr. 171.

10

khổ cực độ của họ. Họ xin ngài hãy sang Đàng Trong hay ít nữa, hãy gửi cho họ những vị thừa sai để an ủi họ vì họ vừa bị mất hai nhân vật cao cả lỗi lạc »10. Những vị hữu trách của cộng đồng tín hữu họp nhau và quyết định cử người đích thân sang Xiêm La gặp ĐC Lambert là đại diện tông tòa Đàng Trong. « Cả hai linh mục [cha Trang và cha Bền] đều vui lòng nhận trách nhiệm làm đại biểu và cùng với hai thầy giảng, lên một con thuyền nhỏ, ra đi tới Xiêm La cách bình an vào ngày 08.05.1671 »11. Tóm lại, bà FB đã nói sai vì thiếu tìm hiểu và so sánh các sử liệu khác nhau.

Bà FB nói rất nhiều về chuyện ĐC Lambert bị đầu độc. Vì như lệ thường, những điều có liên quan tới các sai lỗi của thừa sai dòng Tên, bà tìm hiểu kỹ và nói dài.

Riêng về việc thành lập dòng MTG tại Đàng Trong, điều mà các sử gia Việt Nam và các nữ tu MTG muốn biết tường tận, bà FB lại trình bày không những rất thiếu xót mà lại còn sai lầm nữa. Vì ngay sau khi nói « ĐC Pierre Lambert dâng lễ Giáng Sinh ở Bình Sơn, nơi có mộ cha Hainques » (tr. 451), bà viết : « Xét thấy thời điểm không thuận lợi cho một cuộc thăm viếng chính thức, Đức Cha quyết định rút ra ngoại thành, ở ẩn trong một nhà bà goá tên là Lucia » (tr. 452). Độc giả nếu vô tình sẽ hiểu rằng nhà bà Lucia nằm ở « ngoại thành » Bình Sơn (Bình Sơn không phải là thành phố, chỉ là một làng quê có đạo). Tóm lại, một độc giả vô tình mà đọc chuyện này do bà FB kể, sẽ hiểu dòng MTG Đàng Trong được thành lập tại nhà bà

10 Relation de ce qui s’est passé de plus considérable dans les missions de Siam, de la Cochinchine et du Tonkin, AMEP, tập 855, tr. 271-272. 11 Relation des Missions des Evesques françois aux royaumes de Siam, de la Cochinchine, de Camboye et du Tonkin, etc., divisé en quatre parties, Paris, Pierre Le Petit et Charles Angot, 1674, tr. 133.

11

Lucia, ở « ngoại thành » Bình Sơn, vào sau lễ Giáng Sinh năm 1671. (Sự thực, như chúng ta đã biết, là tại nhà bà Lucia Kí, ở giáo xứ An Chỉ, vào trước lễ Giáng Sinh năm 1671).

Sau chuyện dòng MTG Đàng Trong, chuyện công đồng Hội An I và phần cuối chuyến viếng thăm của ĐC Lambert cũng chỉ được bà FB trình bày một cách quá tóm tắt, nếu không dám nói là hời hợt.

Chúng ta tiếc rằng bà FB đã không hề sử dụng một sử liệu rất quan trọng về chuyến đi Đàng Trong này. Đó là tập ký sự bằng tiếng La-tinh của chính ĐC Lambert : Expeditio in Cochinchinam, vẫn được lưu giữ trong thư khố của Hội Thừa Sai Paris (AMEP, tập 876, tr. 687-714, hay tập 876, tr. 715-730).

Đàng Trong (1675-1676).

Chuyến đi Đàng Trong lần thứ hai của ĐC Lambert được bà FB trình bày trong 9 trang sách (từ trang 517 tới trang 526).

Như chúng ta đã nhận thấy, bà thích nói và nói dài mỗi khi đề cập tới chuyện các cha dòng Tên. Nhưng về các sự kiện lớn nhỏ khác trong chuyến sang Đàng Trong lần thứ hai này của ĐC Lambert, chẳng những có thiếu xót mà lại còn có lắm lẫn lộn về nơi chốn và về thời gian trong tường thuật của bà. Tại sao vậy ? Có lẽ vì bà không đối chiếu kỹ lưỡng các sử liệu và nhất là vì đã không hề sử dụng một sử liệu đặc biệt quý giá. Đó là tập nhật ký riêng của ĐC Lambert (1674-1678), vẫn được lưu giữ trong thư khố của Hội Thừa Sai Paris (AMEP, tập 877, tr. 531-615). Bà chỉ sử dụng những gì cha Launay đã xuất bản.

12

Tới Đàng Trong lần thứ hai, ĐC Lambert đến kinh thành Huế ngày 19.09.1675 và lưu lại cho tới ngày 15.10. Suốt gần một tháng tại Huế, ngài không sử dụng phẩm phục giám mục như bà FB diễn tả : « Trong các cuộc thăm viếng chính thức, Đức Cha công khai mang các dấu hiệu giám mục, áo ngắn có ren, áo ca-mai choàng vai, thánh giá trên ngực » (tr. 520). Ở đây, bà đã lầm với lần ngài đến kinh đô lần thứ hai vào tháng giêng năm tới (mà chúng ta sẽ nói).

Chuyện em bé Phêrô mới sinh được bốn tháng mà ngài đã cầu nguyện chữa bệnh cho bé là chuyện xảy ra ngày 06.02.1676 tại Huế. Nhưng bà FB đã đặt vào cuối năm 1675 và tại « vùng Huế » (tr. 522). Còn chuyện ngài trừ quỷ cho chị Mátta (ngày 02.02.1676 tại Huế) thì hoàn toàn không được bà nhắc tới.

Ngày 09.01.1676, ĐC Lambert đến kinh thành Huế lần thứ hai và lưu lại cho tới ngày 17.02. Vào dịp này, chiều ngày 16.01, ngài được quan phò mã tiếp kiến ; hai hôm sau, ngài được đàm đạo riêng với con trai cả của chúa Nguyễn, cha Vachet làm thông dịch viên. Chính khi ngài đến dinh của người con trai cả của chúa Nguyễn, ngài đã mặc phẩm phục giám mục khiến mọi người « ngây ngất nhìn ngài »12. Các biến cố này đã không được bà FB nói đến, vì bà không dùng tới tập nhật ký của ĐC Lambert, như chúng ta đã biết.

Sau cùng, bà FB kết thúc tường thuật chuyến viếng thăm Đàng Trong lần thứ hai của ĐC Lambert với chuyện thầy Louis Đoan chịu chức linh mục và các nữ tu MTG tuyên khấn, kể ngắn gọn trong 10 dòng chữ. Bà không biết

12 Nhật ký của ĐC Lambert : AMEP, tập 877, tr. 578 : « Comme il était en rochet, on ne se pouvait soûler de le regarder ».

13

xác định chính xác thời điểm cũng như nơi chốn hai sự kiện quan trọng của Giáo Hội Việt Nam này (tr. 526).

Trên đây, chúng ta vừa lướt qua vài thiếu xót và nhầm lẫn của bà FB. Chúng ta không bới lông tìm vết, chúng ta chỉ muốn chứng minh rằng bà đã không cẩn thận nghiên cứu để có thể trình bày đầy đủ về chuyến đi Đàng Trong lần thứ hai của ĐC Lambert.

Để kết thúc, các độc giả Việt Nam chúng ta phải nói là rất tiếc không được bà FB cho biết chính xác và rộng rãi về những chuyến viếng thăm Việt Nam của ĐC Lambert. Quả thật, như đã nói, bà FB là người được thừa hưởng công trình nghiên cứu rất công phu của cha Jean Guennou về ĐC Lambert, được Hội Thừa Sai Paris tài trợ công việc và bà đã được bảy năm trời để soạn viết tập sách. Một cơ hội tuyệt vời duy nhất với những điều kiện làm việc hiếm có. Tôi nghĩ sẽ không có ai được những cái may mắn như bà nữa. Và tôi chẳng hiểu tại sao bà FB đã không tìm hiểu về dòng MTG và ba chuyến sang Việt Nam của ĐC Lambert một cách cẩn thận như bà đã tìm hiểu về các thừa sai dòng Tên.

&

Sơ thân mến,

Nếu ai muốn tìm hiểu về dòng Tên tại Việt Nam vào buổi giao thời giữa chế độ bảo trợ truyền giáo và chế độ tông toà, họ sẽ tìm được nhiều điều rất phong phú trong tập sách của bà FB. Vì đó có lẽ là mối bận tâm hàng đầu của bà. Còn về tiểu sử ĐC Lambert, công trình nghiên cứu

14

của bà là một đóng góp đáng kể, nhưng cũng là một lời mời gọi hãy bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu thêm.

< >

15

Vài vấn đề

(trong cuốn sách « Le père inconnu… », bản dịch của Sh Hoàng Gia Quảng)

Sơ thân mến,

Đọc để học. Và muốn học thì phải hỏi.

Những vấn đề dưới đây, tôi đã có dịp nêu ra thảo luận vào nhiều cơ hội khác nhau và từ lâu lắm rồi. Nay tôi xin góp lại để gửi Sơ đọc qua.

1, Ngày sinh Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Pierre Lambert de la Motte sinh tháng 01 năm 1624 » (Le père..., tr. 37). « Sáng ngày 16 tháng 01 năm 1624, khi hài nhi mới sinh vài ngày được bồng tới giếng rửa tội nhà thờ Thánh Jacques thành Lisieux ... » (Le père..., tr. 38-39). Hỏi : Tại sao bà FB không thể nói ngày sinh chính xác của ĐC Lambert ? 2, Đứa trẻ Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Như trong mọi gia đình quý tộc, bé Pierre có một giáo sĩ tới dạy tận nhà. Bé tỏ ra nghiêm trang, ít nói, tuy còn nhỏ đã cho thấy một sự trưởng thành lạ lùng. […]

16

Một đứa trẻ sớm thông minh, tìm hiểu ơn gọi. Không quấy phá, bình tĩnh, cậu bé Pierre ít chơi với bạn đồng lứa tuổi, cậu thích ngồi một mình trầm ngâm. Khi rước lễ lần đầu, cậu đã tỏ ý muốn đi tu, có lẽ bị tác động bởi việc đọc sách Gương Chúa Giêsu. » (Aux sources..., tr. 22). Hỏi : Phải chăng đây là một đứa trẻ tự kỷ ? 3, Luật sư tại Nghị viện Paris Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Năm 1645, ở tuổi 21, sẵn trong tay các tấm bằng Đại học, anh thanh niên tân cử nhân luật đăng ký vào số các luật sư của Nghị viện Paris. » (Le père..., tr. 51). « … khó biết được Pierre Lambert, một người ở tỉnh lẻ tới, đã gặp những ai, khoảng 1645-1646 anh có tới ở thủ đô vài tháng, lúc đó anh đang là luật sư tại Nghị viện. » (Le père..., tr. 90). Hỏi : Jacques-Charles de Brisacier không hề nói tới chuyện này. Tiếc rằng bà FB lại không cho biết rõ chuyện : Lambert có thực sự hành nghề luật sư tại Nghị viện Paris năm 1645-1646 không ? 4, Biến loạn năm 1649 Tại nước Pháp vào năm 1649, giới quý tộc nổi lên chống lại triều đình, gọi là biến loạn « La Fronde ». Chính quyền địa phương Rouen muốn thu giữ lấy thuế má vùng đó lại cho mình, không trao nộp cho triều đình nữa. Ba người được sai đi làm việc này là ông Du Val de Bonneval (Nghị Viện), ông Caré (Phòng Tài Chánh) và Lambert de la

17

Motte (Tòa Thuế Vụ)13. Căn cứ vào đó, bà Françoise Fauconnet-Buzelin kết luận là ĐC Lambert lúc đó đã tham gia chính trị chống lại triều đình. Bà Fauconnet-Buzelin viết : « … như vậy là Lambert đã đứng hẳn về phe nổi loạn, lập trường nầy được cắt nghĩa phần nào bởi thân nhân anh, việc chọn lựa này cho thấy tuy mới hai lăm tuổi, anh đã có đủ uy tín để được trao một sứ mạng tin cậy như vậy. » (Le père..., tr. 65), (Aux sources..., tr. 32). Hỏi : Lambert de la Motte, 25 tuổi, có thực sự tham gia biến loạn chống triều đình không ? hay chỉ là vâng lệnh cấp trên ? 5, Gặp nhóm « Các Bạn Hiền » tại Paris năm 1655 ? Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Phần khác cha Luca Fermanel, cháu [sic] của người giám hộ của anh, là một người trong ban sáng lập ra Nhóm Bạn Hiền (với Laval, Boudon, Gontier và Pallu) và lúc đó ngụ ở ngôi nhà ở đường Coupeaux cùng với những giáo sĩ trẻ sau này sẽ gặp nhau lại ở Canada (Angot de Maizerets và Dudouyt) hay ở Á châu (Chevreuil và de Bourges) hay trong Ban Lãnh đạo Chủng viện Thừa Sai (Vincent de Meur và Gazil). Lúc đó, Pierre Lambert đã có ít nhiều cơ hội để gặp gỡ họ. Trái lại, anh không làm quen được với cha François Pallu vì như chúng ta đã biết, cha François Pallu đã trở về Tours. » (Le père..., tr. 90). Hỏi :

13 Xem : Amable FLOQUET, Histoire du Parlement de Normandie, Rouen, E. Frère, 1842, tập V, trang 288-289.

18

Vào lần đến Paris năm 1655 này, Lambert có thực sự gặp nhóm Các Bạn Hiền không ? 6, Khủng hoảng và hoán cải năm 1654-1655 Lambert vào trường đời lúc 22 tuổi. Ba năm sau, xảy ra cuộc biến loạn chống triều đình do một số nhà quý tộc khởi xướng, trong đó có vị quận công thị trưởng thành phố Rouen nơi thẩm phán Lambert hành nghề. Lambert đã có mặt trong cuộc biến động, theo phe của quận công. Năm năm sau vụ chính biến trên, Lambert từ bỏ chức vụ ngoài đời, xin gia nhập hàng giáo sĩ và chịu chức linh mục. Theo bà sử gia Fauconnet-Buzelin, Lambert đã lao mình vào chính trị chống lại triều đình thời biến loạn nói trên (năm 1649) : « Ngài đã đứng hẳn về phe nổi loạn ». Bà cho hiểu là lúc đó ngài « dấn thân một cách tích cực hơn nữa vào những chuyện trần gian ». Rồi khi cuộc biến loạn chấm dứt, triều đình và phe phản loạn cùng giải hoà với nhau, Lambert rơi vào một « cơn khủng hoảng… bề ngoài và bề trong ». Cuối cùng, cơn khủng hoảng này đã dẫn Lambert đến tĩnh tâm nơi Ẩn Viện của ông Bernières vào cuối năm 1654. Đối với bà sử gia, đây là lúc Lambert ăn năn trở lại như thánh Ignatiô hay thánh Phanxicô, sau một thời chạy theo danh vọng trần gian, đã được ơn Chúa mà hoán cải thay đổi cuộc đời. Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Nhưng anh đã thấy rõ tính cách phù phiếm của những dấn thân vào chính trường, dù có ý ngay lành đến đâu đi nữa, các dấn thân đó cũng chỉ phục vụ cho những người có quyền thế và gây thiệt hại cho đám người yếu kém. Từ ít lâu nay, anh đã cảm thấy chán ngán thế gian, anh quay

19

lưng lại với các thụ vật và hướng lòng trí về một mình Thiên Chúa. » (Le père..., tr. 67). « ... rõ ràng là cơn khủng hoảng của Pierre Lambert cũng có hai khía cạnh bên ngoài và bên trong. Bên ngoài, nó được coi như thuộc về cuộc vỡ mộng... » (Le père..., tr. 76). Hỏi : Tại sao Lambert bỏ Toà án Thuế vụ đi tu vào năm 1654-1655 ? Vì hoàn tất nhiệm vụ trưởng nam hay vì « vỡ mộng » trần gian ? 7, Đời sống con người xác thịt Bà FB rất chú ý tới khung cảnh xã hội, chính trị và tôn giáo khi viết tiểu sử Lambert. Bà cũng chú ý tới khía cạnh tâm lý các nhân vật nữa. Về tuổi trẻ của Lambert, bà Fauconnet-Buzelin đã viết : « Có người cho đó là một chuyện ngụ ngôn, kiểu chuyện các thánh […] Người khác dựa vào khoa tâm lý hiện đại thì lại cho đó chỉ là một con người căng thẳng hướng nội, không giải toả được các ẩn ức, mắc bệnh tâm thần… do một sự giáo dục quá nghiêm khắc. » (Le père..., tr. 40). Bà viết về vị giám đốc trung tâm từ thiện như sau : « Nhân vật đặc biệt này cũng là một con người, mang nơi mình tất cả mọi yếu đuối của bản tính nhân loại. [...] Ngài phải kiên trì chống trả những cơn cám dỗ thường xuyên quấy nhiễu ngài. “Những cuộc nổi loạn trong thân xác chống lại sự tinh khiết của tâm hồn” như cha Brisacier đã khéo nói. Nhờ cha mà chúng ta có được một cái nhìn sát với thực tế về một con người bị quá nhiều người coi là dồn nén, không còn biết gì tới những ham muốn trần tục thông thường. » (Le père..., tr. 131). Hỏi :

20

« Người khác dựa vào… » : ai vậy ? « Nhiều người coi là… » : ai vậy ? 8, Hai năm cuối tại Pháp Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Khi ở Rôma về năm 1658, ngài vẫn không vội vã tổ chức lễ tấn phong Giám mục, để có thể tiếp tục càng lâu càng hay công việc của ngài ở Trung tâm Xã hội theo yêu cầu của các bạn ngài ở Rouen. » (Le père..., tr. 190). « Trong tinh thần tùng phục Toà Thánh, ngài quyết định là người đầu tiên thử đi bằng đường bộ mà Thánh Bộ đã tha thiết khuyên và Đức Cha Pallu vì bị vướng vào các dự án buôn bán, đã khăng khăng từ chối. » (Le père…, tr. 191). Nhận xét : Bà FB viết vừa sai lại vừa bất kính. 9, ĐC Lambert và cha Đắc Lộ Các bài báo giới thiệu sách của bà FB bên Pháp đều lưu ý độc giải rằng tác giả viết với đam mê, nhiều cảm tính (passion), điều mà chúng ta nhận ra dễ dàng từ đầu tới cuối tập sách. Đoạn nói về ĐC Lambert tại Ispahan thì đặc biệt là mãnh liệt. Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Sự dối trá rõ ràng như vậy của cha Đắc Lộ, sau khi đã đóng vai trò trong việc thiết lập các Đại diện Tông toà, đối với ngài, quả là một việc không hiểu nổi, không tha thứ được, gây gương mù gương xấu, làm cho người ta phải đặt lại vấn đề sứ mạng của ngài. Bởi vì, nếu cha Đắc Lộ đã có thể xuyên tạc tới mức độ đó về tình hình ở Ba Tư, ngài cũng không còn đáng tin cậy nữa về tình hình các xứ mà

21

các vị Đại diện Tông toà được phái tới : Đàng Ngoài, Đàng Trong và Trung Hoa. » (Le père..., tr. 221) « Các thừa sai Pháp vừa đụng tới một chìa khoá của hệ thống Dòng Tên ở Á châu : một cuộc vận động tuyên truyền khổng lồ, thậm chí có thể nói được là một hệ thống thông tin sai lầm bằng Các Tập Ký Sự, nuôi dưỡng các ảo tưởng của các người đạo đức Âu châu, kích thích lòng nhiệt thành của họ, khơi dậy lòng quảng đại và bòn rút tiền của họ để phát triển các cơ sở mà động lực mang tính cách chính trị và thương mại hơn là truyền giáo. » (Le père..., tr. 222). « Việc các tu sĩ Dòng Tên Pháp, dính vào chiến lược dối trá của Dòng, gây nên cho tâm hồn ngay thẳng, say mê của Đức Cha Lambert một nỗi thất vọng lớn lao, phần nào giống như thất vọng trong tình ái. Ngài vẫn cứ bứt rứt mãi với cái mà ngài cảm thấy như là một sự phản bội không tha thứ được, sự phủ nhận lý tưởng thừa sai mà các bậc thầy của ngài đã thông truyền cho ngài. » (Le père..., tr. 224). Nhật xét : Cảm tính cá nhân là kẻ thù của người viết sử. 10, Công đồng Ayutthaya Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Công đồng này “khai mạc ngày cuối tháng hai” và kéo dài nhiều tuần sang tháng ba. » (Le père..., tr. 321). Hỏi : Tại sao bà FB đã không thể viết rõ ràng chính xác hơn ?

22

11, Mến Thánh Giá Bà FB có vẻ không phân biệt ra được « Hội Dòng Tông Đồ » (Congrégation Apostolique) và « Hội dòng Những Người Mến Thánh Giá » (Congrégation des Amateurs de la Croix) (mà ĐC Lambert sẽ chính thức gọi là « Hiệp Hội Các Tín Hữu Nam Nữ MTG »). Bà Fauconnet-Buzelin viết « Những Người MTG : lý thuyết » (trang 302-306), « Những Người MTG : thực hành » (trang 347-352), « Những cái nhìn mới về Những Người MTG (trang 394-400), « Các Nữ Tu MTG » (trang 428-435), « Tin tức từ Rôma : từ chối Những Người MTG » (trang 439-443). Hỏi : Bà FB có phân biệt ra được 2 tổ chức khác nhau không : « Hội Dòng Tông Đồ » và « Hiệp Hội Các Tín Hữu Nam Nữ MTG » ? Và khi viết chú thích số 40, trang 459, có vẻ bà FB không hiểu rõ lắm giáo luật thời đó về các dòng tu nữ trong Giáo Hội. (« Chính Đức Cha Pallu là người biết sự dè dặt của Rôma với việc thiết lập các tu hội mới, đã nghĩ ra cách thay thế, mang tính pháp lý này »). Bà FB cũng không biết gì tới tông thư « Cum sicut » của ĐGH Innocent XI (ngày 02.01.1679) công nhận dòng MTG. 12, Padroado (padroado = chế độ bảo trợ truyền giáo Bồ Đào Nha) Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Thánh Bộ Truyền bá Đức tin ủng hộ vô điều kiện các Đại diện Tông toà, nhưng Padroado chưa bao giờ bị lên án chính thức (nên người Bồ có thể nói tới quyền của họ). » (Le père..., tr. 131).

23

Hỏi : Padroado không hề bị lên án trên bình diện thế giới, nhưng bị huỷ bỏ tại các nơi nào mà Toà Thánh trao phó cho các đại diện tông toà (xem tông sắc Speculatores năm 1669 và Decet Romanum năm 1673). Tại sao bà FB đã không lưu ý tới điều này ? 13, ĐC Lambert và vua Louis XIV Bà Fauconnet-Buzelin viết : « ĐC Lambert nghĩ cần phải có một chỗ dựa chính trị. Ngài quên những lời nhắn nhủ khôn ngoan của Rome và có ý kiến đáng tiếc, là kêu gọi Vua Pháp, Louis XIV, một sai lầm lượng định thảm khốc của một người thường rất ít quan tâm tới các quyền lợi chính trị, nhưng vô tình và chỉ vì muốn phục vụ Giáo hội, đang đưa chó sói vào ràn chiên bằng cách mở cửa cho Vua Pháp vào các Vùng truyền giáo ở Xiêm. » (Le père..., tr. 385). « Nếu ĐC Pallu là người thi công chính của dự án này, nếu ngài đã để nó biến gần như thành một mưu tính thực dân thì trách nhiệm trước lịch sử của sáng kiến đáng tiếc này phải quy về ĐC Lambert, Ngài quá ngây thơ và muốn làm tốt công việc được trao phó nên không thấy hậu quả. » (Le père..., tr. 386). Hỏi : ĐC Lambert có làm chính trị như kết án của bà FB không ? 14, ĐC Lambert và vua Xiêm La Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Ngày 02 tháng 02 năm 1674, Đức cha viết một lá thư cám ơn Nhà Vua. Thật không ngờ rằng Đức cha Lambert vẫn

24

tỏ ra khôn ngoan, dè dặt trong mối quan hệ với nhà cầm quyền, nay lại để mình bị lôi kéo vào trò chơi chính trị cách dễ dàng và với sự khéo léo của một chính khách lão luyện. Đó là vì con người thần bí này cũng là một con người thực dụng, biết theo sát các biến cố bên ngoài. » (Le père..., tr. 495). Hỏi : ĐC Lambert có làm chính trị như kết án của bà FB không ? 15, ĐC Lambert mua súng đại bác Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Ngài dấn thân xa hơn trên một bờ dốc nguy hiểm khi Ngài yêu cầu tháng Mười Một năm 1676 giám đốc công ty Ấn độ, ông François Baron, gửi hai súng thần công cho Chúa Nguyễn, […]. Người ta có thể tiếc rằng Đức cha cẩn trọng đến thế lúc ban đầu, đã để mình bị lôi kéo vào trò chơi chính trị. […] Ngài không còn thận trọng như lúc ban đầu. » (Le père..., tr. 542). Hỏi : ĐC Lambert có làm chính trị như kết án của bà FB không ? 16, Huynh đệ đoàn MTG Bà Fauconnet-Buzelin viết : « Vài năm sau, ngày 28 tháng 08 năm 1678, một sắc lệnh của Toà Thánh ban các ân xá cho các hội đoàn Những Người Mến Thánh Giá, được lập trong các vùng dưới quyền cai trị của các Đại diện Tông toà Đàng Trong và Đàng Ngoài, không phân biệt giới tính. Chính bản văn này là cơ sở cho sự hiện diện theo giáo luật của các nữ tu Mến Thánh Giá từ ba thế kỷ nay. Các hội đoàn nam không còn,

25

nhưng các cộng đoàn nữ sẽ không ngừng phát triển như chúng ta biết. » (Le père..., tr. 441). Nhận xét : Bà FB có vẻ không biết tới « Hiệp Hội Các Tín Hữu Nam Nữ MTG ». Bà không hề nhắc tới lá thư của ĐC Lambert (ngày 12.10.1670) xin Toà Thánh công nhận hiệp hội này và dòng nữ MTG (thư « Superiore anno »). Bà cũng không biết gì tới tông thư « Cum sicut » của ĐGH Innocent XI (ngày 02.01.1679).

< >

Tài liệu tham khảo

Tác giả : FAUCONNET-BUZELIN (Françoise), Le père inconnu de la

mission moderne : Pierre Lambert de la Motte, premier vicaire apostolique de Cochinchine, 1624-1679, Paris, éd. Archives des Missions Étrangères, 2006, 639 pages.

FAUCONNET-BUZELIN (Françoise), Aux sources des Missions étrangères, Pierre Lambert de la Motte, 1624-1679, Paris, Perrin, 2006, 358 pages.

FAUCONNET-BUZELIN (Françoise), « Pourquoi les Jésuites ont échoué en Asie », propos recueillis par Sauveur Gelos, dans Magazine Histoire du Christianisme, n°36, février 2007, p. 68-74.

FAUCONNET-BUZELIN (Françoise), « Lambert de la Motte », intervention à l’ISTR de l’Institut Catholique, le 20 mars 2008, 31 pages, document inédit.

26

FAUCONNET-BUZELIN (Françoise), « L’Église de France à la rencontre de l’Asie », conférence à Bayonne, le 3 octobre 2008, 14 pages, document inédit.

Điểm sách : CHARBONNIER (Jean), « Aux sources des Missions

Étrangères… », le 09/03/2007, (en ligne), (mepasie.org).

HUREL (Daniel-Odon), « Le père inconnu de la mission moderne, Pierre Lambert de la Motte, premier vicaire apostolique de Cochinchine, 1624-1679 », Archives de sciences sociales des religions, 136 (2006), mis en ligne le 13 février 2007.

LEFEBVRE (Pierre) : « Aux sources des Missions Étrangères. Pierre Lambert de la Motte (1624-1679), Françoise Fauconnet-Buzelin, éd. Perrin, 2006, 358 pages », dans Revue Spiritus, n°186, Mars 2007.

POMMERY (de Édouard), « Pierre Lambert de la Motte, de Françoise Fauconnet-Buzelin », dans La Nef, n°178, janvier 2007, p. 44.

RAGOT-DELCOURT (Véronique), « Le père inconnu de la mission moderne… », dans Revue d’Histoire de l’Église de France, t. 92, 2006, p. 580-581.

RANCE (Diacre Didier), « Aux sources des Missions Étrangères… », dans Revue Esprit & Vie, n°174, Juin 2007, 2e quinzaine, p. 25-26.

SCHEUER (J. sj.), « Le père inconnu de la mission moderne… », dans Nouvelle Revue Théologie, n°131/2, 2009, p. 286-287.

< >