94
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU TẬP HUẤN XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRÊN TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI 1

c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA

PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIỆU TẬP HUẤNXÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRÊN

TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI

Nha Trang, ngày 30 tháng 10 năm 2015

1

Page 2: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀDạy học chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối”

ngày 30/10/2015 tại Trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Nha Trang

Thời gian Nội dung Người thực

hiện Ghi chú

Sáng

7h45: Ổn định tổ chức. Thầy Lộc Sở GD&ĐT

8h00: Giới thiệu dạy học theo chuyên đề và tổng kết 01 năm thực hiện sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối”.

T. HòaSở

GD&ĐT

8h30: Quản lý của PGD đối với việc sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống THKN T. Bình

9h00: Quản lý của BGH nhà trường, tổ chuyên môn trên hệ thống THKN.

T. Đức + C. Nhàn + C.

Yến

9h05: Quy trình tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trên “Trường học kết nối”.+ Cách đưa nội dung chuyên đề lên hệ thống THKN cho giáo viên trong tổ nhóm chuyên môn thảo luận.+ Cách đưa nội dung cần tìm hiểu trước lên hệ thống THKN cho học sinh thảo luận, chuẩn bị trước khi tổ chức dạy chuyên đề.

T. An

10h15: Thảo luận

10h30: Phương pháp dự giờ, cách đánh giá chuyên đề theo mẫu phiếu mới. T. Lộc Sở GD

10h45: Các loại hồ sơ cần có của chuyên đề (Hồ sơ chuyên đề nộp lên hệ thống, hồ sơ chuyên đề bằng văn bản lưu ở đơn vị).

T. ThịnhSở

GD&ĐT

14h00: Dạy minh học chuyên đề “Tính chất của kim loại – dãy hoạt động hóa học của kim loại.

T. Thịnh Sở GD&ĐT

2

Page 3: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Chiều

+ T. An + GV TQT

Nội dung Người thực hiện Ghi chú

15h00: Góp ý tiết dạy minh họa. T. Thịnh + T. An

15h40: Góp ý mẫu phiếu dự giờ của chuyên đề T. Lộc Sở GD

16h00: Tổng kết chuyên đề.- Phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Phòng giáo dục.

Lãnh đạo Phòng

GDTrH

BAN TỔ CHỨC

3

Page 4: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

UBND TỈNH KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1278/SGDĐT-GDTrH Khánh Hòa, ngày 20 tháng 10 năm 2015

V/v tập huấn xây dựng chuyên đề dạy học và sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối”

Kính gửi: - Các phòng giáo dục và đào tạo; - Các trường phổ thông dân tộc nội trú: Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa.- Các trường trung học phổ thông: Khánh Sơn, Hà Huy Tập, Hermann Gmeiner, iSchool Nha Trang.

Thực hiện Công văn số 1109/SGDĐT-GDTrH ngày 22/9/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015 – 2016, Sở GDĐT tổ chức tập huấn xây dựng chuyên đề dạy học và hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối” trong quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở (THCS), cụ thể:

I. Mục đích, yêu cầu1. Giúp cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) chủ động lựa chọn nội dung

để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và xây dựng quy trình tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trên “Trường học kết nối”;

2. Cung cấp cách đánh giá giờ dạy chuyên đề cho CBQL và GV; 3. Đổi mới nhận thức về: mục tiêu, nội dung, phương pháp và kỹ thuật dạy

học; chủ động điều chỉnh nội dung sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học tập cho phù hợp với đối tượng học sinh và vùng miền; đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng dạy học tích cực, hướng vào hoạt động học của học sinh và góp phần phát triển năng lực cho mọi học sinh.

II. Nội dung tập huấn1. Cơ sở xây dựng chuyên đề dạy học;2. Quy trình tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trên “Trường học kết nối”;3. Phương pháp dự giờ và đánh giá giờ dạy chuyên đề;4. Các loại hồ sơ cần có của chuyên đề dạy học.III. Thời gian, địa điểm và thành phần tham gia tập huấn1. Thời gian: 01 ngày, Thứ Sáu ngày 30/10/2015. Khai mạc lúc 08 giờ 00.2. Địa điểm: Trường THCS Trần Quốc Toản, số 46 Lê Đại Hành, phường Tân

Lập, thành phố Nha Trang.

4

Page 5: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

3. Thành phầnCác đơn vị lập danh sách đúng thành phần theo mẫu và gửi về email

[email protected] tr c ngày 27/10/2015 đ t ng h p.ướ ể ổ ợ

Stt Đơn vị Chuyên viênTHCS CBQL Tổ trưởng

CM Tổng Trưởng đoàn

1 Phòng GDĐT Khánh Sơn 01 02 03 062 Phòng GDĐT Khánh Vĩnh 01 02 03 063 Phòng GDĐT Cam Ranh 01 03 07 114 Phòng GDĐT Cam Lâm 01 03 07 115 Phòng GDĐT Diên Khánh 01 03 07 116 Phòng GDĐT Nha Trang 01 05 10 167 Phòng GDĐT Ninh Hòa 01 05 10 168 Phòng GDĐT Vạn Ninh 01 03 07 119 PT DTNT Cam Ranh 01 01 0210 PT DTNT Khánh Sơn 01 01 0211 PT DTNT Khánh Vĩnh 01 01 0212 PT DTNT Ninh Hòa 01 01 0213 THPT Khánh Sơn 01 01 0214 THPT Hà Huy Tập 01 01 0215 THPT Hermann Gmeiner 01 01 0216 THCS&THPT iSchool NT 01 01 02

IV. Công tác chuẩn bị cho lớp tập huấn1. Đối với Trường THCS Trần Quốc Toản: Chuẩn bị theo Công văn 1230/

SGDĐT-GDTrH ngày 14/10/2015 của Sở GDĐT. 2. Đối với CBQL và GV a) CBQL và GV tham gia tập huấn phải có tài khoản trên “Trường học kết nối”

và được khai báo đầy đủ thông tin. b) Mang theo Laptop và USB 3G tham dự tập huấn.c) Tài liệu tập huấn được gửi về hộp thư các phòng GDĐT và các đơn vị trực

thuộc Sở, các đơn vị khi tham gia tập huấn in và mang theo. Nhận được Công văn này, Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị cử đúng thành phần

tham gia tập huấn. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì chưa rõ liên hệ với Sở GDĐT (Phòng Giáo dục Trung học, số điện thoại 3823970 hoặc 0985802638) để trao đổi thống nhất./.Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC

- Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC - Lưu: VT, GDTrH. ( Đã ký và đóng dấu)

Hoàng Thị Lý

5

Page 6: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

PHẦN I. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

I. Cơ sở xây dựng chuyên đề dạy học1

1. Định hướng chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo

dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.

- Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng

1 Chuyên đề dạy học được hiểu như sau: Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.

6

Page 7: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.

- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.

- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...

Những quan điểm, định hướng nêu trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học.

7

Page 8: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

2. Giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên

Các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên được chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh. Nhà trường tổ chức cho giáo viên rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản2; xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn3; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luậti.

Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ bộ môn, được phòng, sở góp ý và phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch như vậy tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên.

3. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích

cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do được chủ động điều chỉnh nội dung, thời gian giáo dục nên các nhà trường có điều kiện áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục - dạy học tiên tiến, trong đó yêu cầu học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

a) Về hình thức tổ chức dạy học

Từ năm học 2011 - 2012, Bộ GDĐT triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (VSEF) và cử học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) và các cuộc thi, hội trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học, kỹ thuật. Các cuộc thi này coi trọng phát huy ý tưởng mới và rèn luyện năng lực sáng tạo, phong cách làm việc khoa học của học sinh. Giáo viên

2 Do cấu trúc chương trình kiểu "đồng tâm" hay "xoáy ốc", một số kiến thức học sinh đã được học ở lớp dưới có thể lại được tác giả đưa vào sách giáo khoa lớp trên theo logic của vấn đề khiến học sinh phải học lại một cách chưa hợp lý, gây quá tải. Cách điều chỉnh có thể theo hai hướng: tinh giản kiến thức ở lớp trên nếu ở lớp dưới đã được học đầy đủ hoặc bổ sung thêm để đầy đủ; tinh giản kiến thức ở lớp dưới để chuyển lên học hoàn toàn ở lớp trên.3 Những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi các môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng.

8

Page 9: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

phổ thông cùng các giảng viên đại học, các nhà khoa học phối hợp hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học được tổ chức từ năm học 2012-2013 đến nay, thu hút hàng trăm ngàn học sinh tham gia; các ”dự án” của học sinh được tham gia dự thi và chia sẻ qua internet đã thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Từ năm học 2012 - 2013, Bộ GDĐT triển khai thí điểm giáo dục thông qua di sản nhằm đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh và phát huy giá trị của các di sản vật thể, di sản phi vật thể của quốc gia và từng địa phương. Hình thức hoạt động giáo dục này được sự phối hợp tích cực và đánh giá cao của bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và UNESCO tại Việt Nam. Từ năm học 2013-2014, việc giáo dục thông qua di sản đã được triển khai rộng rãi trên cả nước, thường gắn với các bộ môn: Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật và một số hoạt động giáo dục.

Mô hình trường học gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương; đã thí điểm dạy học gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, mía đường được triển khai thí điểm đã đem lại những kết quả tích cực, có tác dụng gắn kết nhà trường, gia đình và doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục, đồng thời góp phần phân luồng học sinh sau THCS.

b) Về phương pháp dạy học

Có nhiều năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông... Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêu quan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác. Để có thể đạt được mục tiêu đó, phương pháp dạy học cần phải đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để học sinh có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học

9

Page 10: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

tập suốt đời. Trong một xã hội đang phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh thì việc phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng phải được đặt như một mục tiêu của giáo dục và đào tạo.

Từ năm học 2011 - 2012, Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở tiểu học và trung học cơ sở4. Bản chất của phương pháp dạy học này là tổ chức hoạt động học dựa trên tìm tòi, nghiên cứu; học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng dựa trên các hoạt động trải nghiệm và tư duy khoa học. Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua "Dạy học dựa trên dự án", tổ chức các "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo"; tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, mỹ thuật, thể thao… có tác dụng huy động các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh toàn diện. Các phương pháp dạy học tích cực như vậy đều là dạy học thông qua tổ chức hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học.

Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.

4 Theo Đề án phê duyệt kèm theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiến trình sư phạm của phương pháp gồm 5 bước: Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề; Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh; Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm; Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu; Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.i

10

Page 11: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau.

Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

Như vậy, phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Phương pháp dạy học tích cực nhấn mạnh việc lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều có những đặc trưng cơ bản sau:

- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương pháp dạy học tích cực, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động.

- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Các phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các phương

11

Page 12: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.

- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi hoạt động độc lập. Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hóa này càng lớn. Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giáo viên - học sinh và học sinh - học sinh, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Được sử dụng phổ biến trong dạy học hiện nay là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.

- Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong quá trình dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau.

Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và

12

Page 13: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

c) Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:

- Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.

- Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.

- Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.

Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực như sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học.

13

Page 14: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Để đề xuất vấn đề, giáo viên có thể sử dụng một kĩ thuật nào đó để giao cho học sinh giải quyết một nhiệm vụ nào đó. Kết quả hoạt động của các nhóm học sinh được đưa ra thảo luận, từ đó nảy sinh vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đó. Hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh có thể được thực hiện ngay trong giờ học trên lớp nhưng thường thì phải thực hiện ở nhà, giữa hai giờ lên lớp kế tiếp nhau mới đạt được hiệu quả cao. Giai đoạn này, các phương pháp quan sát, ôn tập, nghiên cứu độc lập cần được hướng dẫn cho học sinh sử dụng. Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được tiếp tục sử dụng trên lớp trong giờ học sau đó để tổ chức các hoạt động trao đổi, tranh luận của học sinh về vấn đề đang giải quyết nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học như trên, vấn đề đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về kết quả hoạt động (bao gồm tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) được quan tâm thực hiện.

Để tổ chức được quá trình dạy học như trên, thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, cần phải căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.

Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.

4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy họcĐổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vận dụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học sinh là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học

14

Page 15: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh nhằm mục đích giúp học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

a) Đánh giá quá trình học tập của học sinh

Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:

- Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh/nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm

15

Page 16: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.

- Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.

Khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

- Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn.

- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tiến hành trong quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mục đích và phương thức kiểm tra, đánh giá trong mỗi giai đoạn thực hiện một nhiệm vụ học tập như sau:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật học tích cực phù hợp để giao cho học sinh giải quyết tình huống. Trong quá trình chuyển giao nhiệm vụ, giáo viên cần quan sát, trao đổi với học sinh để kiểm tra, đánh giá về khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp.

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ). Hoạt động giải quyết vấn đề có thể (thường) được thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà. Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập, giáo viên quan sát, theo dõi hành động, lời nói của học sinh để đánh giá mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; khả năng phát hiện vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề; khả năng lựa chọn, điều chỉnh và thực

16

Page 17: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; phát hiện những khó khăn, sai lầm của học sinh để có giải pháp hỗ trợ phù hợp giúp học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập.

- Báo cáo, thảo luận: Sử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ, có thể là một báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập; dự án nghiên cứu khoa học, kĩ thuật; báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

b) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Định hướng chung trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc thi cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đối với môn ngoại ngữ; thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi học sinh giỏi.

Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:

- Nhận biết: học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học khi được yêu cầu.

- Thông hiểu: học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

- Vận dụng: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.

- Vận dụng cao: học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ

17

Page 18: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

Bảng dưới đây là một ví dụ mô tả về 4 mức độ yêu cầu cần đạt của một số loại câu hỏi, bài tập thông thường:

Loại câu hỏi/bài tập

Mức độ yêu cầu cần đạt

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Câu hỏi/bài tập định tính

Xác định được một đơn vị kiến thức và nhắc lại được chính xác nội dung của đơn vị kiến thức đó.

Sử dụng một đơn vị kiến thức để giải thích về một khái niệm, quan điểm, nhận định... liên quan trực tiếp đến kiến thức đó.

Xác định và vận dụng được nhiều nội dung kiến thức có liên quan để phát hiện, phân tích, luận giải vấn đề trong tình huống quen thuộc.

Xác định và vận dụng được nhiều nội dung kiến thức có liên quan để phát hiện, phân tích. luận giải vấn đề trong tình huống mới.

Câu hỏi/bài tập định lượng

Xác định được các mối liên hệ trực tiếp giữa các đại lượng và tính được các đại lượng cần tìm.

Xác định được các mối liên hệ liên quan đến các đại lượng cần tìm và tính được các đại lượng cần tìm thông qua một số bước suy luận trung gian.

Xác định và vận dụng được các mối liên hệ giữa các đại lượng liên quan để giải quyết một bài toán/vấn đề trong tình huống quen thuộc.

Xác định và vận dụng được các mối liên hệ giữa các đại lượng liên quan để giải quyết một bài toán/vấn đề trong tình huống mới.

Câu hỏi/bài tập thực hành/thí nghiệm

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm đã tiến hành, nêu được

Căn cứ vào kết quả thí nghiệm đã tiến hành, trình bày được mục đích, dụng

Căn cứ vào phương án thí nghiệm, nêu được mục đích, lựa chọn dụng cụ và bố trí

Căn cứ vào yêu cầu thí nghiệm, nêu được mục đích, phương án thí nghiệm, lựa

18

Page 19: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

mục đích và các dụng cụ thí nghiệm.

cụ, các bước tiến hành và phân tích kết quả rút ra kết luận.

thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm và phân tích kết quả để rút ra kết luận.

chọn dụng cụ và bố trí thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm và phân tích kết quả để rút ra kết luận.

II. Xây dựng chuyên đề dạy học1. Định hướng chung

Căn cứ vào những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, khi xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ vào một phương pháp dạy học tích cực cụ thể được lựa chọn để hình dung chuỗi hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh thực hiện. Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều dựa trên việc tổ chức cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các nhiệm vụ học tập. Chuỗi hoạt động học trong mỗi chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thức chung như sau:

- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: Mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết.

- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới hoặc/và thực hành, luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết tình huống/vấn đề học tập.

- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề thực tiễn.

Dựa trên con đường nhận thức chung đó và căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành, tổ/nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp.

2. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy họcMỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập. Vì vậy,

việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:

19

Page 20: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

a) Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng. Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới.

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức.

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới.

Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứng dụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơn môn. Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, lãnh đạo nhà trường giao cho các tổ chuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn.

Tùy nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lực của giáo viên và học sinh, có thể xác định một trong các mức độ sau:

Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

b) Xây dựng nội dung chuyên đề: Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề. Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo

20

Page 21: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

khoa của một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học.

c) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽ xây dựng.

Bảng dưới đây là biểu hiện của một số phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học.

Phẩm chất

Biểu hiện

Nhâ

n ái

khoa

n du

ng

Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ các thành viên gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; thực hiện trách nhiệm đối với gia đình,…

Có ý thức tìm hiểu và giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam,…

Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗi người; Phê phán và tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực,…

Sống hoà hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phê phán những hành vi phá hoại thiên nhiên,…

Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hoá trên thế giới,…

Làm

chủ

bản

Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; phê phán các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống, …

Tự trọng, có những hành vi đúng mực trong giao tiếp và trong đời sống, …

Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng,…

21

Page 22: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Phẩm chất

Biểu hiện

thân

Tự lực, chủ động, tích cực học hỏi để thực hiện những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt,…

Tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt, học tập, hoạt động cộng đồng, …

Ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua., …

Có thói quen tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, …

Có ý thức tự hoàn thiện bản thân,…

Biết xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập; có ý thức lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho bản thân ,…

Thự

c hi

ện n

ghĩa

vụ

học

sinh

Có ý thức đạo đức trong học tập và trong cuộc sống,…

Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập thể và cộng đồng; tránh những hành vi vi phạm kỷ luật, …

Tôn trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật; phê phán những hành vi trái quy định của pháp luật, …

Tôn trọng, giữ gìn và tuyên truyền, vận động, nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn di sản văn hoá của quê hương, đất nước …

Quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương, trong nước và quốc tế, …

Bảng dưới đây là biểu hiện của một số năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học.

Năng lực

Biểu hiện

22

Page 23: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Tự

học,

sáng

tạo,

phá

t hiệ

n và

giả

i quy

ết v

ấn đ

ềTự giác, chủ động xác định nhiệm vụ học tập; xác định mục tiêu phù hợp với bản thân và thể hiện sự nỗ lực cố gắng thực hiện mục tiêu học tập…

Tích cực, tự lực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao và lựa chọn các nguồn tài liệu đọc phù hợp; tìm kiếm, chọn lọc và ghi chép được thông tin cần thiết; ghi được nội dung thảo luận; nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập; tự đặt ra yêu cầu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích cực, chủ động tìm tòi thông tin bổ sung và mở rộng thêm kiến thức…

Đặt những câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; phát hiện yếu tố mới trong tình huống quen thuộc; tôn trọng các quan điểm trái chiều; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác nhau; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; hứng thú, độc lập trong suy nghĩ, chủ động nêu ý kiến, vấn đề và ý tưởng mới…

Đề xuất một hoặc nhiều giải pháp khả thi; so sánh và bình luận về các giải pháp đề xuất; lựa chọn được giải pháp phù hợp; hình thành ý tưởng về giải pháp mới dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp…

Giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn; nhận ra sự không phù hợp và điều chỉnh được giải pháp; chủ động tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn; giải quyết được vấn đề…

Suy nghĩ và khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân khi giải quyết vấn đề; áp dụng tiến trình đã biết vào giải quyết tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý...

Gia

o Xác định và chủ động đề xuất mục đích hợp tác và công việc có thể hoạt động hợp tác; biết tiếp nhận mong muốn hợp tác từ người khác…

23

Page 24: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

tiếp

và h

ợp tá

cXác định được trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm; tự đánh giá khả năng của mình và đánh giá khả năng của các thành viên trong nhóm để phân công công việc phù hợp; chủ động hoàn thành phần việc được giao; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm; khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, học hỏi các thành viên trong nhóm...

Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; có biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chuyên đề thuộc chương trình học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chuyên đề quen thuộc...

Sử d

ụng

công

ngh

ệ th

ông

tin v

à tr

uyền

th

ông

Sử dụng đúng cách các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; bước đầu biết khai thác, sử dụng máy vi tính và mạng internet trong học tập; nhận biết các thành phần của hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng…

Tìm kiếm thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống…

d) Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

e) Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.

f) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học

24

Page 25: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

được sử dụng. Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát.

Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương pháp dạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên. Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn. Mục tiêu chính của quá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học. Như vậy, việc xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

- Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.

- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.

Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức...

Bảng dưới đây mô tả việc sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong tiến trình dạy học giải quyết vấn đề.

25

Page 26: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

3. Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học

a) Vấn đề dạy học của chuyên đề.

b) Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện.

c) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề.

26

PHÁT HIỆN VẤN ĐỀTTBướcNội dung1Chuyển giao nhiệm vụGiáo viên tổ chức một tình huống có tiềm ẩn

vấn đề, lựa chọn một kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để giao cho học sinh một nhiệm vụ vừa sức. Học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.2Thực hiện nhiệm vụHọc

sinh hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ).3Báo cáo, thảo luậnSử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.4Phát biểu vấn đềTừ kết quả báo cáo, thảo luận phát hiện vấn đề cần giải

quyết. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu vấn đề.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁPTTBướcNội dung1Chuyển giao nhiệm vụGiáo viên lựa chọn một kỹ thuật dạy học

tích cực phù hợp để giao nhiệm vụ cho học sinh đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề vừa được phát biểu.2Thực hiện nhiệm vụHọc sinh hoạt động tự lực giải quyết

nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ).3Báo cáo, thảo luậnSử dụng kĩ thuật được lựa chọn, giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.4Lựa chọn giải phápTừ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các giải pháp phù

hợp.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀTTBướcNội dung1Chuyển giao nhiệm vụGiáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực

hiện giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề.2Thực hiện nhiệm vụHọc sinh hoạt động tự lực giải quyết vấn đề (Cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ). Hoạt động giải quyết

vấn đề có thể (thường) được thực hiện ở ngoài lớp học và ở nhà.3Báo cáo, thảo luậnGiáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận.4Kết luận, nhận định, hợp

thức hóa kiến thứcTừ kết quả báo cáo, thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận định các kết quả và rút ra kết luận. Giáo viên hợp thức hóa các kiến thức thu được, gợi

ý học sinh phát hiện các vấn đề cần giải quyết tiếp theo.

Page 27: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

d) Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề.

e) Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

f) Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn.

g) Phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy minh họa về chuyên đề (sử dụng phiếu đánh giá chuyên đề).

4. Ví dụ xây dựng chuyên đề: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (xem đính kèm ở phụ lục)

PHẦN II. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRÊN "TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI"I. Yêu cầu, quy định chung khi truy cập hệ thốngII. Truy cập vào hệ thống

1. Địa chỉ website: Có thể truy cập vào "Trường học kết nối" bằng một trong hai địa chỉ website sau: http://truongtructuyen.edu.vn hoặc http://truonghocketnoi.edu.vn

2. Các bước đăng nhập:(đã được tập huấn).

III. Chuyên trang Sinh hoạt chuyên môn1. Quy trình tổ chức nhóm sinh hoạt chuyên môn

Giáo viên sẽ nhìn thấy danh sách những khóa học/chuyên đề sinh hoạt chuyên môn do Bộ GD&ĐT hoặc sở GD&ĐT tạo ra. Kích chuột vào tiêu đề của khóa học/chuyên đề, giáo viên sẽ xem được mô tả tổng thể của khóa học/chuyên đề sau đó thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn đăng ký tham gia cho tổ/nhóm của mình.

- Bước 2: Các thành viên trong tổ/nhóm trao đổi, thảo luận trong chuyên đề sinh hoạt chuyên môn.

- Bước 3: Tổ trưởng tập hợp, biên tập lại sản phẩm và nộp lên hệ thống.

2. Thao tác kĩ thuật

a) Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn đăng ký tham gia và tổ chức nhóm.

Tìm hiểu mục đích - yêu cầu của khóa học/chuyên đề sinh hoạt chuyên môn trước khi đăng kí tham gia.

27

Page 28: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn có trách nhiệm đăng kí tham gia và làm nhóm trưởng, sau đó thêm các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn để thực hiện theo nhóm. Quy trình đăng kí như sau:

- Chọn “Sinh hoạt chuyên môn”.

- Chọn “Lĩnh vực”.

- Chọn “Lớp”.

- Chọn chuyên đề sinh hoạt chuyên môn

- Đăng ký tham gia.

Trong không gian của chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, chọn nút .

Lưu ý: người đầu tiên đăng ký sẽ nghiễm nhiên trở thành nhóm trưởng, các giáo viên khác trong trường muốn tham gia chủ đề này buộc phải được người này mời vào nhóm chứ không thể đăng ký được nhóm mới. Do đó, tốt nhất tổ trưởng chuyên môn nên là người đầu tiên đăng ký tham gia cho tổ/nhóm của mình.

- Mời thành viên.

+ Chọn nút .

+ Không gian tìm kiếm và thêm thành viên sẽ hiện ra.

Lưu ý: có thể tìm kiếm giáo viên bằng các cách sau

Tìm kiếm theo chuyên môn.

Tìm kiếm theo mã giáo viên (VD: GV.00012.001).

Tìm kiếm theo tên giáo viên.

28

Page 29: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Sau khi tìm kiếm, danh sách các giáo viên thỏa mãn điều kiện tìm kiếm sẽ hiện ra. Lựa chọn và ấn nút “Thêm thành viên” tương ứng với mỗi giáo viên để thêm vào nhóm.

Ghi chú: Để tham gia được các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, tài khoản giáo viên nhất định phải kê khai đầy đủ thông tin cá nhân, bao gồm cả ảnh thẻ.

Sau khi đăng kí, có thể xem được thông tin về các thành viên trong nhóm bằng cách kích vào nút "Thông tin nhóm".

Danh sách nhóm sẽ hiện ra như dưới đây. Tổ trưởng có quyền xóa giáo viên (nếu thêm nhầm) hoặc thêm các thành viên khác vào nhóm.

b) Bước 2: Tham gia trao đổi trong chủ đề sinh hoạt chuyên môn.

- “Hoạt động – Thông báo”: khu vực trao đổi của giáo viên toàn quốc (chỉ có thể tham gia trao đổi khi Bộ GD&ĐT phát động một nội dung trao đổi nào đó trong chủ đề sinh hoạt chuyên môn).

Sau khi đã đăng kí thành công, giáo viên bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ học tập/sinh hoạt chuyên môn. Trong quá trình học tập/sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cần thường xuyên xem thông báo chung của khóa học/chuyên đề. Giáo viên sẽ nhận được thông báo trong mục"Hoạt động - Thông báo". Giáo viên có quyền đặt câu hỏi để trao đổi lại với giảng viên/ban tổ chức. Lưu ý rằng, trong thông báo chung, mọi giáo viên tham gia khóa học/chuyên đề đều có thể đọc được thông tin.

- “Trao đổi nhóm”:

Thảo luận trong nhóm: Các thành viên trong nhóm có thể thảo luận trực tuyến. Những trao đổi này sẽ được giảng viên/ban tổ chức nhìn thấy, tham gia và hỗ trợ cũng như điều hành hoạt động của nhóm.

29

Page 30: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

- “Hỏi & đáp”:

Đặt câu hỏi cho giảng viên/ban tổ chức và thảo luận: Để gửi câu hỏi và trao đổi giảng viên/ban tổ chức, giáo viên vào mục "Hỏi & Đáp" và upload câu hỏi lên hệ thống. Giảng viên/ban tổ chứcsẽ nhận được câu hỏi và trao đổi riêng với từng giáo viên.

Thao tác kĩ thuật:

Trong mỗi mục trên, không gian trao đổi như hình dưới đây.

+ Gõ nội dung trao đổi.

+ Đính kèm file (nếu cần) bằng cách chọn nút “BROWSE”.

+ Ấn nút “Gửi”.

c) Bước 3: Tổ trưởng chuyên môn nộp sản phẩm

Sau quá trình làm việc, tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn hoàn thành sản phẩm của mình, đại diện cho nhóm gửi sản phẩm cho giảng viên/ban tổ chức trong mục "Sản phẩm - Kết quả".

Lưu ý: chỉ có nhóm trưởng mới có quyền nộp sản phẩm.

- Chọn mục “Sản phẩm – Kết quả”.

- Chọn “BROWSE” để tải file lên.

30

Page 31: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Sản phẩm này sau khi nộp lên hệ thống, các cấp quản lý từ nhà trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT sẽ nhìn thấy, theo dõi và đánh giá kết quả sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm chuyên môn trong phạm vi quản lý của mình.

Quá trình tổ chức sinh hoạt chuyên môn của giáo viên có thể được khái quát bởi sơ đồ sau:

31

Page 32: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

32

Bước 1: Đăng ký tham gia

Chọn chủ đề

- Chọn “Sinh hoạt chuyên môn”.- Chọn “Lĩnh vực”.- Chọn “Lớp”.- Chọn chủ đề.

Đăng ký tham gia

Chọn nút “Đăng ký”

Mời thành viên

- Chọn “Thêm thành viên”.- Tìm kiếm và mời thành viên vào nhóm.Lưu ý: có thể tìm kiếm theo chuyên môn, mã giáo viên hoặc tên giáo viên.

Bước 2: Tham gia trao đổi

“Hoạt động – Thông báo”(Không gian trao đổi của giáo viên toàn quốc, chỉ có thể tham gia khi Bộ GD&ĐT phát động một nội dung trao đổi nào đó)

“Trao đổi nhóm”(Không gian trao đổi của giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn)

“Hỏi & đáp”(Không gian trao đổi, hỏi đáp của giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn với Bộ GD&ĐT, các chuyên gia, nhà sư phạm đang quản lý chủ đề SHCM)

Bước 3: Nhóm trưởng nộp sản phẩm

Page 33: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

3. Chuyên trang Không gian trường họcGiáo viên tham gia hệ thống được tiếp nhận thông tin về tài khoản và mật khẩu

do trường cấp; được giao chủ nhiệm các lớp học cụ thể với số lượng học sinh do trường quy định.

Trong “Không gian trường học”, tài khoản giáo viên có những tính năng sau đây:

a) Quản lí danh sách (các) lớp chủ nhiệm:

Khi nhà trường gán cho giáo viên chủ nhiệm một lớp nào đó, thông tin về lớp đó sẽ xuất hiện trong danh sách trên.

Giáo viên có quyền “Tạo tài khoản học sinh”. Hệ thống sẽ tự động sinh ra tài khoản sau khi giáo viên ấn nút. Giáo viên có thể “Xem danh sách lớp” và download danh sách lớp (ở cuối bảng danh sách lớp), trong đó bao gồm thông tin về tài khoản và mật khẩu đã cấp cho học sinh. Đồng thời, giáo viên cũng có thể theo dõi quá trình khai báo thông tin của từng học sinh.

33

Page 34: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Trường hợp học sinh quên mật khẩu, giáo viên cũng có thể cấp lại mật khẩu cho các em bằng cách kích chuột vào mã học sinh trong cột “Mã HS” và lấy lại mật khẩu mới.

Lưu ý: trước khi ấn “Đổi mật khẩu”, cần ghi lại mật khẩu mới trong khung trắng để gửi lại cho học sinh.

Ghi chú: Thông tin của mỗi học sinh sẽ hiển thị lên bảng danh sách lớp sau khi học sinh đăng nhập vào hệ thống và khai báo thông tin cá nhân, do đó, giáo viên không cần phải khai báo thông tin cho từng học sinh trong lớp của mình.

b) Tạo bài học mới

Module “Quản lí bài học” cho phép giáo viên tạo một bài học hoặc chủ đề mới; chỉnh sửa lại bài học; xóa bài học; quản lí danh sách các bài học.

Chọn nút “Tạo bài học mới” để vào không gian khởi tạo một bài học, chủ đề dạy học mới.

Khi khởi tạo một bài học, chủ đề dạy học mới, giáo viên cần khai báo các thông tin sau:

- Tiêu đề: khái quát chủ đề dạy học.- Lĩnh vực: lựa chọn môn học.- Lớp: lựa chọn bài học dành cho học sinh khối lớp nào.

34

Page 35: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

- Phạm vi: lựa chọn phạm vi công bố của bài học (Lưu ý: hiện tại hệ thống mặc định phạm vi là “Trường” cho dù chọn bất cứ mục nào).- Kiểm soát đăng ký: trạng thái kiểm duyệt đăng ký bài học dành cho học sinh

+ Nếu chọn “Không”: bất cứ học sinh nào cũng có thể tham gia đăng ký và học chủ đề đó.

+ Nếu chọn “Có”: học sinh có thể tham gia đăng ký nhưng không được phép nhìn thấy tài liệu trong bài học hay trao đổi, nộp bài trong chủ đề cho tới khi giáo viên đồng ý cho tham gia vào bài học. VD: một chủ đề dạy học về giáo dục giới tính chỉ dành cho học sinh nữ, giáo viên nên chọn trạng thái kiểm soát là “Có” để tránh trường hợp học sinh nam có thể tham gia.- Mô tả về bài học: là những mô tả ngắn gọn về mục đích, yêu cầu của bài học để cho học sinh đọc trước và trong khi bài học diễn ra. (Giáo viên có thể soạn thảo ra một văn bản bằng phần mềm Microsoft Word rồi sau đó sử dụng thao tác sao chép lại vào mục này để có thể giữ nguyên định dạng văn bản).- Kiểm soát thời gian: kiểm soát về thời gian đăng ký và thời gian diễn ra khóa học.

+ Nếu chọn “Không”: bài học sẽ diễn ra từ khi khởi tạo đến mãi mãi.+ Nếu chọn “Có”: bài học sẽ diễn ra trong khoảng thời gian mà giáo viên lựa

chọn, kết thúc thời gian học, hệ thống sẽ tự động đóng lại. VD: giáo viên khởi tạo một chủ đề kiểm tra cho học sinh trong vòng 1 tuần thì nên lựa chọn mục này để kiểm soát học sinh nộp bài đúng thời gian quy định.- Hình ảnh minh họa: hình ảnh minh họa cho bài học sinh động và bắt mắt hơn trên hệ thống.

Sau khi khai báo các thông tin trên, ấn vào nút “Tạo bài học” để khởi tạo một chuyên đề dạy học mới.

Trong không gian một chuyên đề dạy học, giáo viên có thể thực hiện các thao tác sau:

Upload thêm tài liệu tham khảo, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc tiến hành các hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm.

+ Chọn nút “Thêm tài liệu”.

35

Page 36: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

+ Tiêu đề tài liệu: đặt tên cho tài liệu.

+ Tải file tài liệu: hỗ trợ các file định dạng doc, docx, ppt, pptx, pdf, rar.

+ Trạng thái tài liệu:

Chọn “Ẩn”: chỉ giáo viên nhìn thấy, học sinh không nhìn thấy.

Chọn “Công khai”: tất cả học sinh tham gia đều nhìn thấy.

+ Ấn nút “Thêm tài liệu”.

Sau khi upload, các tài liệu tham khảo sẽ hiện lên

Giáo viên có thể sửa trạng thái tài liệu từ Ẩn sang Công khai và ngược lại.

VD: Một chủ đề dạy học trong 5 tuần, với 5 bài giảng, giáo viên có thể Upload cả 5 bài giảng lên hệ thống với trạng thái Ẩn. Tuần học đầu tiên, sửa trạng thái tài liệu số 1 thành Công khai, tuần tiếp theo, đặt tiếp tài liệu số 2 thành Công khai ... cho tới khi kết thúc chủ đề.

Theo dõi quá trình đăng kí học và xác nhận đăng kí cho học sinh:

Sau khi giáo viên tạo ra bài học mới, những học sinh thuộc phạm vi cho phép sẽ có quyền đăng kí theo học. Tùy vào bài học/chuyên đề, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm.

Đối với từng bài học, giáo viên có thể theo dõi quá trình đăng kí học của học sinh, của từng nhóm học sinh trong mục “Nhóm HS – sản phẩm”.

Trong mục này, giáo viên có công cụ để cho phép, hoặc không cho phép học sinh/nhóm học sinh nào đó tham gia bài học/chuyên đề.

Khi giáo viên xác nhận đủ điều kiện tham gia, các học sinh/nhóm học sinh mới có quyền truy cập đến các dữ liệu khác của khóa học/chuyên đề.

36

Page 37: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

+ Điều khiển quá trình học tập: Ra thông báo chung: Giáo viên có thể thông báo cho cả lớp các hoạt động, gơi ý hoặc chỉ dẫn,… trong mục “Hoạt động – Thông báo”; Trả lời thắc mắc, để định hướng thảo luận, hỗ trợ, gợi ý học sinh: Khi học sinh đặt câu hỏi, giáo viên có thể trao đổi trực tiếp trên hệ thống trong mục “Trao đổi với HS”.+ Quản lí nhóm và sản phẩm nhóm: Trong hình trên, giáo viên có thể nhìn thấy sản phẩm mà học sinh/nhóm học sinh đã upload lên. Giáo viên có thể download xuống để đọc và cho điểm. + Chấm điểm cho sản phẩm: Sau khi đọc xong và cho điểm, giáo viên có công cụ để nhập điểm vào hệ thống để thông báo cho học sinh/nhóm học sinh.

37

Page 38: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Ngày soạn: 25/10/2015Tuần: 11 Tiết CT: 21, 22, 23     

Chuyên đề : TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI

I. Nội dung chuyên đề1. Nội dung 1: Tính chất của kim loại (2 tiết).2. Nội dung 2: Dãy hoạt động hóa học của kim loại (1 tiết).II. Tổ chức dạy học chuyên đềNỘI DUNG 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI1. Mục tiêua) Kiến thức: Học sinh biết được tính chất vật lí của kim loại.b) Kĩ năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất vật lý của kim loại.c) Thái độ: + Hiểu được tầm quan trọng của kim loại trong cuộc sống hàng ngày. + Biết sử dụng kim loại thích hợp, hiệu quả.d) Định hướng các năng lực được hình thành:+ Năng lực giao tiếp.+ Năng lực hợp tác.+ Năng lực thí nghiệm thực hành.+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.e) Tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH (nếu có).2. Phương pháp dạy học: Phương pháp bàn tay nặn bột và các kỹ thuật dạy học tích cực.3. Chuẩn bị của GV và HSa) Chuẩn bị của GV: - Búa, dây nhôm, bột nhôm, đinh sắt, giấy nhám, dây thép, đèn cồn, kẹp gỗ, giấy gói kẹo, Zn, Fe, Cu, Mg, dung dịch H2SO4, FeSO4, CuSO4

- Máy chiếu, bảng phụ. b) Chuẩn bị của HS: Bút, viết, tài liệu học tập4. Các hoạt động dạy họca) Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

GV cho HS xem 1 đoạn video về ứng dụng của tính chất kim loại trong đời sống,

sản xuất.

38

Page 39: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

GV có thể nêu tình huống : Chúng ta đã biết kim loại có nhiều ứng dụng

trong đời sống, sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất

của nó trong đó gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học.

Kim loại có những tính chất vật lí và tính chất hóa học quan trọng nào?

b) Nêu ý kiến ban đầu của HS

HS có thể nêu một số tính chất của kim loại đã biết ở môn Khoa học lớp 5,

lớp 8.

GV tổng hợp lại các ý kiến, yêu cầu HS thảo luận, hoàn thiện.

HS có thể nêu được một số tính chất vật lí của kim loại như sau:

- Kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt,có tính dẻo, có ánh kim...

HS có thể nêu được một số tính chất hóa học của kim loại như sau:

- Kim loại tác dụng với phi kim.

- Kim loại tác dụng với dung dịch axit.

- Kim loại tác dụng với dung dịch muối.

c) Đề xuất các câu hỏi

GV cho HS suy nghĩ, thảo luận theo nhóm bàn để đề xuất các câu hỏi nghiên

cứu.

Mỗi nhóm HS làm việc độc lập và có thể đề xuất nhiều câu hỏi khác nhau.

Đại diện nhóm HS báo cáo. GV ghi hết các câu hỏi lên bảng. HS nhận xét và

chọn ra một số câu hỏi dùng để nghiên cứu tính chất của kim loại.

GV có thể hỗ trợ HS để có các câu hỏi phù hợp, có thể trả lời bằng thí nghiệm.

Các câu hỏi có thể như sau:

Câu hỏi 1: Tính dẻo của kim loại được thể hiện như thế nào? Mọi kim loại đều

có độ dẻo như nhau không?

Câu hỏi 2: Ánh kim của kim loại thể hiện như thế nào? Mọi kim loại có ánh

kim như nhau không?39

Page 40: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Câu hỏi 3: Kim loại có phản ứng được với phi kim không? Tạo sản phẩm là

gì?

Câu hỏi 4: Có phải tất cả kim loại đều phản ứng được với dung dịch axit

không? Tạo sản phẩm là gì?

Câu hỏi 5: Có phải tất cả kim loại đều phản ứng được với dung dịch muối

không? Tạo sản phẩm là gì?

HS ghi câu hỏi vào vở thực hành .

d) Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu

d.1. Đề xuất các thí nghiệm

GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận trong nhóm bàn để đề xuất các thí

nghiệm sao cho mỗi thí nghiệm có thể trả lời cho một câu hỏi.

Mỗi nhóm có thể đề xuất các thí nghiệm riêng và trình bày trên bảng nhóm rồi

treo lên bảng trước lớp.

Đại diện nhóm HS trình bày các thí nghiệm, thảo luận, bổ sung kết hợp với ý

kiến hỗ trợ của GV để đưa ra các thí nghiệm đảm bảo: thực hiện trực tiếp, an toàn,

kết quả rõ ràng, có thể trả lời cho câu hỏi đặt ra.

Các thí nghiệm tương ứng với mỗi câu hỏi có thể là:

Câu hỏi Thí nghiệm

Câu hỏi 1: Tính dẻo của kim loại

được thể hiện như thế nào? Mọi kim

loại đều có độ dẻo như nhau không?

Thí nghiệm 1: Dùng búa đinh đập dập 1

đoạn dây nhôm.

Dùng tay cuộn giấy nhôm gói kẹo, dây

đồng mảnh, ..

Quan sát giấy gói kẹo được làm bằng nhôm mỏng như tờ giấy. Vỏ của các đồ hộp làm bằng lá sắt tây, mỏng và sáng. Đồ trang sức rất mảnh, tinh xảo được chế bằng vàng, bạc, đồng…

40

Page 41: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Quan sát những vật liệu sắt thép xung

quanh chúng ta như: sắt tròn, sắt vuông, lá

sắt, …ta nhận thấy chúng có hình dáng, độ

dày khác nhau.

Câu hỏi 2: Ánh kim của kim loại thể

hiện như thế nào? Mọi kim loại có

ánh kim như nhau không?

Thí nghiệm 2: Dùng giấy nháp đánh sạch

bề ngoài của đinh sắt, dây nhôm.

- Dùng chanh đánh bề mặt của nhẫn vàng, bạc rồi rửa sạch.

- Quan sát vẻ sáng của bề mặt của đồ vật

bằng vàng, bạc, nhôm, sắt, kẽm...

Câu hỏi 3: Kim loại có phản ứng

được với phi kim không? Tạo sản

phẩm là gì?

Thí nghiệm 3:

- Đốt cháy kim loại nhôm trong khí oxi.

- Cho kim loại natri tác dụng với khí clo.

Câu hỏi 4: Có phải tất cả kim loại

đều phản ứng được với dung dịch

axit không? Tạo sản phẩm là gì?

Thí nghiệm 4:

- Cho kim loại kẽm tác dụng dd H2SO4.

- Cho kim loại đồng tác dụng dd H2SO4.

Câu hỏi 5: Có phải tất cả kim loại

đều phản ứng được với dung dịch

muối không? Tạo sản phẩm là gì?

Thí nghiệm 5:

- Cho kim loại sắt tác dụng dd CuSO4.

- Cho kim loại đồng tác dụng dd FeSO4.

d.2. Tiến hành thí nghiệm

Trước khi tiến hành mỗi thí nghiệm, GV yêu cầu HS dự đoán.

HS có thể nêu ra các dự đoán khác nhau với mỗi thí nghiệm.

HS trình bày dự đoán theo cá nhân hoặc nhóm.

GV tổ chức cho HS thảo luận để rút ra một số dự đoán phù hợp.

41

Page 42: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Thí dụ như:

Dự đoán Thí nghiệm

- Dây nhôm bị cán thành tấm bẹt ra.

- Giấy nhôm bị vo lại, dây đồng bị cuộn lại theo hình dạng nhất định…

Thí nghiệm 1: Dùng búa đinh đập dập 1 đoạn dây nhôm.

Dùng tay vo giấy nhôm gói kẹo, cuộn một dây đồng mảnh...

Quan sát giấy gói kẹo được làm bằng nhôm mỏng như tờ giấy. Vỏ của các đồ hộp làm bằng lá sắt tây, mỏng và sáng. Đồ trang sức rất mảnh, tinh xảo được chế bằng vàng, bạc, đồng…

Quan sát những vật liệu sắt thép xung quanh chúng ta như: sắt tròn, sắt vuông, lá sắt, …ta nhận thấy chúng có hình dáng, độ dày khác nhau.

- Bề mặt của nhôm, sắt, vàng , bạc đều có vẻ sáng lấp lánh khác nhau.

Thí nghiệm 2: Dùng giấy nháp đánh sạch bề ngoài của đinh sắt, dây nhôm.

Dùng chanh đánh bề mặt của nhẫn vàng, bạc rồi rửa sạch.

Quan sát vẻ sáng của bề mặt của đồ vật bằng vàng, bạc, nhôm, sắt, đồng.

- Kim loại phản ứng với oxi tạo thành oxit bazơ và phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối

Thí nghiệm 3: Rắc 1 ít bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng nhôm cháy trong khí oxi.

- Đưa muỗng sắt đựng natri nóng chảy vào lọ đựng khí clo. Quan sát hiện tượng.

- Một số kim loại tác dụng với dd axit (H2SO4 loãng, HCl…) tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

Thí nghiệm 4: Cho viên kẽm và thanh đồng lần lượt vào dd H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng.

- Kim loại tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại

Thí nghiệm 5: Dùng giấy nháp đánh sạch bề ngoài của đinh sắt, cho đinh sắt vào

42

Page 43: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

mới. ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) sunfat.- Dùng giấy nháp đánh sạch bề ngoài của thanh đồng, cho thanh đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch sắt (II) sunfat.

HS ghi dự đoán vào vở thực hành .

Tiến hành thí nghiệm:

Mỗi nhóm thí nghiệm thảo luận về cách tiến hành, phân công nhiệm vụ mỗi

thành viên : Mục đích thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, mô tả

hiện tượng, giải thích hiện tượng. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, thảo luận toàn lớp.

Các thành viên trong nhóm thống nhất và ghi vào vở thực hành .

Thí dụ như:

Thí nghiệm Hiện tượng, giải thích

Thí nghiệm 1: Dùng búa đinh đập dập 1 đoạn dây nhôm.

Dùng tay vo giấy nhôm gói kẹo,

cuộn một dây đồng mảnh...

Quan sát giấy gói kẹo được làm bằng nhôm mỏng như tờ giấy. Vỏ của các đồ hộp làm bằng lá sắt tây, mỏng và sáng. Đồ trang sức rất mảnh, tinh xảo được chế bằng vàng, bạc, đồng…

Quan sát những vật liệu sắt thép xung quanh chúng ta như: sắt tròn, sắt vuông, lá sắt, …ta nhận thấy chúng có hình dáng, độ dày khác nhau.

- Dây nhôm bị cán thành tấm bẹt ra, giấy nhôm bị vo lại, dây đồng bị cuộn lại theo hình dạng nhất định…là do kim loại có tính dẻo.

- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau.

e). Kết luận, kiến thức mới

Trên cơ sở kết quả của mỗi thí nghiệm, HS suy nghĩ đưa ra kết luận về tính

chất của kim loại. Sau đó sẽ tổng hợp lại để đưa ra kết luận về tính chất của kim loại.

43

Page 44: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

HS tham khảo thêm thông tin trong SGK để có cơ sở đầy đủ hơn rút ra kết luận về

tính chất của kim loại .

HS so sánh kết luận với ý kiến ban đầu về tính chất của kim loại và rút ra điểm

mới đã tìm được.

Đại diện nhóm trình bày kết quả, chia sẻ thông tin. HS thảo luận về kết luận để

thống nhất về kiến thức mới.

Thí dụ như sau:

Câu hỏi Thí nghiệm Hiện tượng, giải

thích

Kết luận kiến

thức mới

Câu hỏi 1: Tính

dẻo của kim loại

được thể hiện

như thế nào?

Mọi kim loại

đều có độ dẻo

như nhau

không?

Thí nghiệm 1:

Dùng búa đinh đập dập 1 đoạn dây nhôm.

Dùng tay vo giấy

nhôm gói kẹo, cuộn

một dây đồng

mảnh...

- Dây nhôm bị cán

thành tấm bẹt ra.

- Giấy nhôm bị vo lại, dây đồng bị cuộn lại theo hình dạng nhất định…

Kim loại có tính dẻoCác kim loại khác

nhau có tính dẻo

khác nhau.

Câu hỏi 2: Ánh

kim của kim

loại thể hiện

như thế nào?

Mọi kim loại có

ánh kim như

nhau không?

Thí nghiệm 2: Dùng giấy nháp đánh sạch bề ngoài của đinh sắt, dây nhôm.

- Dùng chanh đánh bề mặt của nhẫn vàng, bạc rồi rửa sạch.

- Quan sát vẻ sáng

của bề mặt của đồ

vật bằng vàng, bạc,

Bề mặt của nhôm,

sắt, vàng , bạc đều

có vẻ sáng lấp

lánh khác nhau.

Kim loại có ánh kim

Nhờ tính chất này, một số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.

44

Page 45: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

nhôm, sắt, đồng.

Câu hỏi 3: Kim

loại có phản ứng

được với phi

kim không? Tạo

sản phẩm là gì?

Thí nghiệm 3:

- Rắc 1 ít bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng nhôm cháy trong khí oxi.

- Đưa muỗng sắt

đựng natri nóng

chảy vào lọ đựng

khí clo. Quan sát

hiện tượng.

- Khi đốt nhôm cháy trong oxi tạo thành nhôm oxit.

- Natri tác dụng với khí clo tạo thành tinh thể muối Natri clorua có màu trắng.

Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt…) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối

Câu hỏi 4:

Có phải tất cả

kim loại đều

phản ứng được

với dung dịch

axit không? Tạo

sản phẩm là gì?

Thí nghiệm 4: Cho

viên kẽm và thanh

đồng lần lượt vào

dd H2SO4 loãng.

- Kẽm tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng tạo thành muối và giải phóng khí hidro.- Đồng tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng

Một số kim loại tác

dụng với dung dịch

axit (H2SO4 loãng,

HCl…) tạo thành

muối và giải phóng

khí hidro

Câu hỏi 5:

Có phải tất cả

kim loại đều

phản ứng được

với dung dịch

muối không?

Tạo sản phẩm là

gì?

- Dùng giấy nháp đánh sạch bề ngoài của đinh sắt, cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) sunfat.- Dùng giấy nháp đánh sạch bề ngoài của thanh đồng, cho thanh đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch sắt (II) sunfat.

- Chất rắn màu đỏ bám vào dây sắt, màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, sắt tan dần.Nhận xét: sắt đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4

Fe+ CuSO4 FeSO4 + CuTa nói: Sắt hoạt

Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn trừ (Na, K, Ca…) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

45

Page 46: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

động hóa học mạnh hơn đồng.- Phản ứng của đồng với dung dịch sắt(II) sunfat Cu + Fe SO4

Không phản ứng

Kết luận về tính

chất của kim

loại

1/ Tính chất vật lý: Kim loại có tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính

dẫn điện, có ánh kim.

+Tính dẻo thể hiện ở khả năng kim loại dễ kéo sợi, dát mỏng.

+Ánh kim của kim loại thể hiện ở vẻ sáng lấp lánh trên bề mặt

của nó.

- Kim loại khác nhau thì tính dẻo, khả năng dẫn nhiệt, khả

năng dẫn điện, vẻ sáng cũng khác nhau.

2/ Tính chất hóa học

1. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM a. Tác dụng với oxi:Khi đốt nhôm cháy trong oxi tạo thành nhôm oxit.

4 Al + 3O2 2Al2O3

Nhiều kim loại khác như Fe, Zn, Cu…phản ứng với oxi tạo thành các oxit Fe3O4, ZnO, CuO…b. Tác dụng với phi kim khác: 2Na + Cl2 2NaCl Cu + S CuS

Hầu hết kim loại (trừ Ag, Au, Pt…) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao, tạo thành oxit (thường là oxit bazơ). Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối

46

to

to

to

Page 47: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

2. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH AXIT Một số kim loại tác dụng với dung dịch axit (H2SO4 loãng, HCl…) tạo thành muối và giải phóng khí hidro. Ví dụ:Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2

3. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI Phản ứng của sắt với dung dịch đồng(II) sunfatThí nghiệm: Cho dây sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) sunfat.Hiện tượng: Chất rắn màu đỏ bám vào dây sắt, màu xanh lam của dung dịch đồng (II) sunfat nhạt dần, sắt tan dần.Nhận xét: sắt đã đẩy đồng ra khỏi dung dịch CuSO4

Fe+ CuSO4 FeSO4 + CuTa nói: Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng. Phản ứng của kim loại Mg, Al, Zn…với dung dịch CuSO4 hay AgNO3 tạo muối magie, muối nhôm, muối kẽm,…và kim loại Cu hay Ag được giải phóng.Ta nói: Al, Zn, Mg hoạt động hóa học mạnh hơn Cu, Ag.Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn trừ (Na, K, Ca…) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.

NỘI DUNG 2: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (1 tiết) 1. Mục tiêua) Kiến thức+ Học sinh biết được tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối.+ Học sinh hiểu dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe , Pb, H, Cu, Ag, Au.+ Học sinh nêu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.b) Kĩ năng+ Quan sát thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại.+ Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả một phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước, dung dịch muối.

47

Page 48: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

+ Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần % khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.c) Thái độ+ Hiểu được tầm quan trọng của kim loại trong cuộc sống hàng ngày. + Biết sử dụng kim loại thích hợp, hiệu quả.d) Định hướng các năng lực được hình thành:

+ Năng lực giao tiếp.+ Năng lực hợp tác.+ Năng lực thí nghiệm thực hành.+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống+ Năng lực tính toán

e) Tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH (nếu có).2. Phương pháp dạy học: Phương pháp bàn tay nặn bột và các kỹ thuật dạy học tích cực.3. Chuẩn bị của GV và HSa) Chuẩn bị của GV: - giá đựng, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm- Na kim loại, kẽm, đinh sắt, phenolphtalein, Dây đồng/ mảnh đồng, dây bạc, Dung dịch FeSO4, dung dịch CuSO4, Dung dịch AgNO3, HCl- Máy chiếu, bảng phụ. b) Chuẩn bị của HS: 4. Các hoạt động dạy họcHoạt động 1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: GV sử dụng thí nghiệm nhúng thanh kẽm vào một cốc thủy tinh đựng dung dịch đồng sunfat bão hòa, sau 2 phút nhấc đinh sắt ra, thấy một lớp đồng màu đỏ bám vào thanh kẽm. Như vậy kẽm đẩy được đồng ra khỏi muối. Ngoài kẽm và sắt (đã được học ở tiết trước) còn những kim loại nào đẩy được đồng ra khỏi muối? Người ta so sánh mức độ hoạt động hóa học của các kim loại bằng cách nào?Các kim loại được sắp xếp cụ thể như thế nào theo chiều mức độ hoạt động hóa học giảm dần?Hoạt động 2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:

GV có thể cho HS thảo luận xem HS đã biết gì về hoạt động hóa học khác nhau của các kim loại ở những bài học trước.

HS có thể nêu :

48

Page 49: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

- Kim loại sắt hoạt động hơn kim loại đồng, kim loại kali, natri hoạt động hóa học mạnh hơn nhôm, magie, sắt, đồng…

HS ghi các câu hỏi vào vở thực hành .- Sự hoạt động khác nhau của kim loại thể hiện khi kim loại tác dụng với nước,

với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối : điều kiện xảy ra phản ứng, mức độ phản ứng nhanh hay chậm…

Ta đã biết kim loại khác nhau thì khả năng phản ứng với phi kim với dung dịch axit, với dung dịch muối khác nhau. Ta nói mức độ hoạt động của các kim loại là khác nhau. Hoạt động 3. Đề xuất các câu hỏi:

Từ ý kiến ban đầu về dãy hoạt động hóa học của kim loại, GV yêu cầu HS đề xuất các câu hỏi nghiên cứu xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại. HS có thể tự do đề xuất câu hỏi và trình bày trước lớp theo bảng nhóm hoặc đọc để GV ghi vào góc bảng.

GV yêu cầu HS nhận xét, thảo luận để có thể có những câu hỏi tốt.Có thể có các câu hỏi như sau :1. Có thể so sánh mức độ hoạt động của Na, Fe bằng cách cho 2 kim loại này

tác dụng với nước được không ? Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh hơn ? Dấu hiệu để nhận biết là gì?

2. Có thể so sánh mức độ hoạt động của Fe, Cu bằng cách cho 2 kim loại này tác dụng với dung dịch HCl được không ? Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh hơn ? Dấu hiệu để nhận biết là gì?

3. Có thể so sánh mức độ hoạt động của Fe, Cu, Ag bằng cách cho kim loại Fe, Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 và ngược lại cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl2, Ag tác dụng với dung dịch FeCl2, CuCl2 được không ? Kim loại nào hoạt động hóa học mạnh hơn ? Dấu hiệu để nhận biết là gì?

HS ghi các câu hỏi vào vở thực hành .Hoạt động 4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:4.1. Đề xuất thí nghiệm

Căn cứ vào các câu hỏi đã đề xuất, HS thảo luận nhóm đưa ra một số thí nghiệm.

Các nhóm HS làm việc độc lập để đề xuất các thí nghiệm.Đại diện nhóm HS trình bày kết quả.HS nhận xét, hoàn thiện.GV cho ý kiến để lựa chọn thí nghiệm có thể tiến hành, an toàn, có thể so sánh

mức độ hoạt động của các kim loại rõ ràng.Các thí nghiệm nghiên cứu để trả lời câu hỏi có thể như sau:

49

Page 50: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Câu hỏi Thí nghiệm

Câu hỏi 1 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại kẽm và Cu?

1.Thí nghiệm 1: Cho thanh kẽm Zn vào dung dịch CuSO4 và cho mảnh Cu vào dung dịch ZnSO4.

Câu hỏi 2 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Cu và Ag?

2.Thí nghiệm 2Cho mảnh / dây Cu vào dung dịch AgNO3 và cho dây/ nhẫn Ag vào dung dịch CuSO4.

Câu hỏi 3 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Fe và Cu với hiđro?

3.Thí nghiệm 3.Cho đinh sắt Fe và dây Cu vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl.

Câu hỏi 4 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Na và Fe?

4.Thí nghiệm 4. Cho mẫu nhỏ Na và 1 đinh sắt sạch vào 2 cốc nước cất riêng biệt.

4.2. Tiến hành thí nghiệmGV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.Trước khi tiến hành thí nghiệm, GV yêu cầu HS dự đoán kết quả.HS có thể đưa ra các dự đoán khác nhau và trình bày dự đoán của mình trong

vở thực hành .Các nhóm HS tiến hành : Nêu mục đích của thí nghiệm, làm thí nghiệm, quan

sát mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét so sánh mức độ hoạt động của các cặp kim loại trong thí nghiệm.

Có thể có kết quả như sau :

Câu hỏi Thí nghiệm Quan sát mô tả hiện tượng, giải thích, viết PTHH

Câu hỏi 1 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Zn và Cu?

1.Thí nghiệm 1: Cho Zn vào dung dịch CuSO4 và cho mảnh Cu vào dung dịch ZnSO4.

1.Thí nghiệm 1:Zn + CuSO4→ Cu + ZnSO4

Cu + ZnSO4 không có hiện tượng xảy ra. Zn đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối, Cu không đẩy được Zn.Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Cu.

50

Page 51: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Câu hỏi 2 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Cu và Ag?

2.Thí nghiệm 2Cho mảnh / dây Cu vào dung dịch AgNO3 và cho dây/ nhẫn Ag vào dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 2: Cu + 2AgNO3→ 2Ag + Cu(NO3)2

Ag + CuSO4 không có hiện tượng xảy ra. Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối, Ag không đẩy được Cu.Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.

Câu hỏi 3 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Fe và Cu với hiđro?

3.Thí nghiệm 3.Cho đinh sắt Fe và dây Cu vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl.

3.Thí nghiệm 3.Fe+ 2HCl → FeCl2 +H2.

Cu + HCl không phản ứng.Fe đẩy hiđro ra khỏi dung dịch axit còn Cu thì không.Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H và Cu.

Câu hỏi 4 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Na và Fe?

4.Thí nghiệm 4. Cho mẫu nhỏ Na và 1 đinh sắt sạch vào 2 cốc nước cất riêng biệt.

4.Thí nghiệm 4. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.

Fe + H2O: Không phản ứng.Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.

Hoạt động 5. Kết luận, kiến thức mới:GV yêu cầu HS rút ra kiến thức mới sau mỗi thí nghiệm.Sau đó HS có thể tham khảo thêm SGK để đưa ra dãy hoạt động hóa học của

kim loại.HS so sánh kiến thức mới với ý kiến ban đầu về dãy hoạt động hóa học của

kim loại.Có thể có hiến thức mới như sau:

Câu hỏi Thí nghiệm Quan sát mô tả hiện tượng, giải thích, viết PTHH

Kết luận kiến thức mới

Câu hỏi 1 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim

1.Thí nghiệm 1: Cho Zn vào dung dịch CuSO4 và cho

1.Thí nghiệm 1:Zn + CuSO4→ Cu + ZnSO4

Zn đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối, Cu không đẩy được Zn.Zn hoạt động hóa học

51

Page 52: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

loại Zn và Cu? mảnh Cu vào dung dịch ZnSO4.

Cu + ZnSO4 không có hiện tượng xảy ra.

mạnh hơn Cu. Ta xếp: Zn, Cu

Câu hỏi 2 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Cu và Ag?

2.Thí nghiệm 2Cho mảnh / dây Cu vào dung dịch AgNO3 và

cho dây/ nhẫn Ag vào dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 2: Cu + 2AgNO3→ 2Ag + Cu(NO3)2

Ag + CuSO4 không có hiện tượng xảy ra.

Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch muối, Ag không đẩy được Cu.Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.Ta xếp: Cu, Ag

Câu hỏi 3 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Fe và Cu với hiđro?

3.Thí nghiệm 3.Cho đinh sắt Fe và dây Cu vào 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl.

3.Thí nghiệm 3.Fe+ 2HCl → FeCl2

+H2. Cu + HCl không

phản ứng.

Fe đẩy hiđro ra khỏi dung dịch axit còn Cu thì không.Fe hoạt động hóa học mạnh hơn H và Cu.Ta xếp : Fe, H, Cu

Câu hỏi 4 : Bằng cách nào có thể so sánh mức độ hoạt động của kim loại Na và Fe?

4.Thí nghiệm 4. Cho mẫu nhỏ Na và 1 đinh sắt sạch vào 2 cốc nước cất riêng biệt.

4.Thí nghiệm 4. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.Fe + H2O: Không phản ứng.

Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe.Ta xếp: Na, Fe

Kiến thức mới - Các kim loại sắp xếp theo chiều mức độ hoạt động hóa học giảm dần: Dãy hoạt động hóa học kim loại:Na, Fe, (H), Cu, Ag.- Dãy hoạt động hóa học kim loại:K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.

III. BẢNG MÔ TẢ - CÂU HỎI BÀI TẬP THEO 4 MỨC ĐỘIV. CỦNG CỐ: Chọn các bài tập trong SGK trang 51,54 và các bài tập trong phần III để học sinh củng cố kiến thức vừa học trong chuyên đềV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

52

Page 53: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

53

Page 54: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

BẢNG MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠIIV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHUYÊN ĐỀ

Nội dung Loại câu hỏi/bài tập

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Tính chất của kim loại

Câu hỏi/bài tập định tính

-Nêu được tính chất vật lý của kim loại- Nêu được tính chất hóa học của kim loại.

-Viết được PTHH của kim loại với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối

-Xác định được những ứng dụng cơ bản từ tính chất vật lý của kim loại.- Viết được các PTHH dựa trên sơ đồ phản ứng cho sẵn.

Giải thích được phương pháp làm sạch dung dịch muối từ kim loại

Câu hỏi/bài tập định

lượng

Tính được khối lượng của kim loại trong phản ứngXác định CTHH của kim loại qua phản ứng của kim loại

- Phân tích các bài toán liên quan đến thành phần % của kim loại phản ứng với dd axit, dd muối.

Bài tập thực hành/thí

nghiệm gắn với hiện

tượng thực tiễn

Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm phản ứng của kim loại với các chất

Giải thích giải thích được các hiện tượng thí nghiệm : Kim loại với phi kim,kim loại với dung dịch axit, với dungdich muối

Dãy hoạt động hóa

học của kim loại.

Câu hỏi/bài tập định tính

- Nêu được dãy hoạt động hóa học của kim loại.- Nêu được ý nghĩa của dãy hoạt động

54

Page 55: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Nội dung Loại câu hỏi/bài tập

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

hóa học kim loại

Câu hỏi/bài tập định

lượngBài tập thực

hành/thí nghiệm gắn

với hiện tượng thực

tiễn

Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm giữa kim loại với a xit.

Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm giữa kim loại với axit,

55

Page 56: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

V. THIẾT KẾ CÂU HỎI/BÀI TẬP THEO BẢNG MÔ TẢNội dung 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠII. Tính chất vật lý của kim loại1.Mức độ nhận biếtCâu 1: Hãy chọn những từ (cụm từ): nhôm; bền; nhẹ; nhiệt độ nóng chảy; dây dẫn; đồ trang sức để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có………………..cao.

b) Bạc, vàng được dùng làm……...............vì có ánh kim rất đẹp.c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay là do………….và ………….d) Đồng và nhôm được dùng làm ………………………..là do dẫn điện tốt.e) …………….được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn

nhiệt tốt.Câu 2: Đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên, thí nghiệm trên chứng tỏ nhôm có tính chấtA. dẫn điện.              B. dẫn nhiệt. C. ánh kim.                        D. tính dẻo.Câu 3: Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loạiA. có tính dẻo                                               B. có tính dẫn nhiệt tốtC. có khả năng phản xạ tốt ánh sáng          D. kém hoạt động, có tính khử yếu

 Câu 4: Quan sát hình vẽ sắt tác dụng với oxi, mô tả hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học xảy ra?

Câu 5: Chọn kim loại ở cột (II) ghép với phần câu ở cột (I) cho phù hợp:

Cột I Cột II

a. Tan được trong dd axit và dd kiềm 1. Na

b. Tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường , tạo hiđroxit dạng MOH

2. Cu

c. Không tác dụng với dd HCl và H2SO4 loãng 3. Fe

56

Page 57: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

d. Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng 4. Al

e. Không đẩy được chì ra khỏi muối chì 5. Ca

f. Tác dụng dễ dàng với oxi tạo oxit dạng chung MO

2. Mức độ thông hiểuCâu 1: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất: A. Cu B. Al C. Pb D. Ba Câu 2: Trong các kim loại Cu, Na, Mg, Ni, Ag, Zn. Hai kim loại nào dẫn nhiệt tốt nhất A. Cu, Na B. Zn, Ag C. Mg, Ni D. Cu, AgCâu 3: Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat có lẫn dung dịch bạc nitrat người ta dùng kim loại:A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Au.Câu 4: Cho từ từ đến dư kẽm kim loại vào dung dịch CuCl2. Nêu hiện tượng viết phương trình hóa học xảy ra?Câu 5: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hóa học minh họa.a) Cu và dd HCl  b) Mg và dd CuSO4

c) Fe và dd H2SO4 (loãng)     d) Cu và  dd AgNO3  e) Fe và dd ZnSO4    f) Cu và dd FeSO4

3.Mức độ vận dụng Câu 1: Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:

a) làm vật dụng gia đình.b) sản xuất dụng cụ, máy móc.

Câu 2: Hãy tính thể tích 1mol của mỗi kim loại (nhiệt độ, áp suất trong phòng thí nghiệm), biết khối lượng riêng (g/cm3) tương ứng là: DAl = 2,7, DK = 0,86, DCu = 8,94.Câu 3: Cho các kim loại sau: Fe, Cu. Al, Ag và các dung dịch sau: HCl, CuCl2, FeCl2, Fe2(SO4)3, ZnCl2. Cặp chất nào phản ứng được với nhau. Viết PTHH.Câu 4. Viết phương trình hóa học: (các hóa chất và dụng cụ cần thiết coi như đủ).a) Điều chế CuSO4 từ Cu.b) Điều chế MgCl2  từ mỗi chất sau: Mg; MgO; MgSO4; MgCO3 Câu 5: Cho 16g hỗn hợp Mg và Cu vào 500 ml dung dịch H2SO4 1M. Lượng axit còn dư dùng để trung hòa hết 50ml dung dịch Ba(OH)2 2M.a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

57

Page 58: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

b) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại.c) Tính khối lượng muối sinh ra.4. Mức độ vận dụng caoCâu 1:  Một  hỗn hợp bột gồm: Cu, Fe, Al. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng mỗi kim lọai trên ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hóa học xảy ra.Câu 2: Ngâm một lá Fe có khối lượng 2,5g trong 28g dung dịch CuSO4 15%. Lấy lá sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, sấy khô thì cân nặng 2,58g.a) Viết phương trình hóa học.b) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 0,32g một kim loại hóa trị II vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, lượng khí SO2 sinh ra hấp thụ hết bởi 45ml dung dịch NaOH 0,2M cho dung dịch chứa 0,608g muối. Xác định kim loại RCâu 4: Khử một lượng oxit sắt bằng H2 nóng dư. Lượng hơi nước tạo ra hấp thụ bằng 50g dung dịch H2SO4 98% thì nồng độ axit giảm đi 5,021%. Chất rắn thu được sau phản ứng khử hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí đktc. Tìm CTHH của oxit sắt.Câu 5: Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?Nội dung II. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI:1. Mức độ nhận biếtCâu 1: Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:A. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại tăng dần từ trái qua phải.B. Kim loại phản ứng với nước ở điền kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.C. Kim loại đứng trước H (trừ Pb) phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng khí H2.D. Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.Câu 2: Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại tăng dần: A. Fe, Cu, K, Mg, Al, Ba B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K C. Mg, K, Fe, Cu, Na D. Zn, Cu, K, Mg, Fe, AlCâu 3: Cho mẩu natri và đính sắt vào hai cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt dd phenolphtalein. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra?Câu 4: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2: A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K C. Mg, K, Fe, Al, Na D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba Câu 5: Dãy kim loại tác dụng được với Pb(NO3)2 là:A. Mg; Al; Zn; Fe.                                           B. K; Mg; Al; Zn.C. K; Al; Zn; Cu.                                            D. Mg; Al; Cu; Ag.

58

Page 59: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

2. Mức độ thông hiểuCâu 1: Có các kim loại: Al, Na, Cu, Aga) Sắp xếp các kim loại theo thức tự mức độ hoạt động hóa học tăng dần.b) Chọn và viết các phương trình hóa học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại đó.Câu 2: Trong các kim loại sau, kim loại hoạt động mạnh nhất làA. Cu B. Al C. Pb D. Ba Câu 3: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thườngA. Cu, Ca, K, Ba B. Zn, Li, Na, Cu C. Ca, Mg, Li, Zn D. K, Na, Ca, BaCâu 4: Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt , sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđrô (đktc ). Khối lượng sắt đã phản ứng là

A. 28 gam B. 12,5 gam C. 8 gam D. 36 gamCâu 5: Có 4 kim loại: Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng với cả 4 dung dịch trênA. Al. B. Fe. C. Mg. D. không có kim loại nào.3.Mức độ vận dụng thấpCâu 1: Dung dịch ZnCl2 có lẫn CuCl2. Kim loại nào sau đây dùng làm sạch dung dịch ZnCl2: A. Ba B. Cu C. Mg D. Zn Câu 2: Dự đoán hiện tượng và viết PTHH khi

a) Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dd CuCl2.b) Cho một lá đồng vào dd H2SO4 loãng.

Câu 3: Cặp kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl ở điều kiện thường ?A. Fe, Pb B. Cu, Ag C. Al, Fe D. Al, PbCâu 4: Cho các kim loại sau: Fe, Cu. Al, Ag và các dung dịch sau: HCl, CuCl2, FeCl2, Fe2(SO4)3, ZnCl2. Cặp chất nào phản ứng được với nhau. Viết PTHH.Câu 5: Cho 5,6g  bột sắt tác dụng hoàn toàn 400g dung dịch CuSO4 8%. Tính C% chất tan trong dung dịch thu được sau phản ứng.4. Mức độ vận dụng caoCâu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:

a) Thả viên kim loại Na vào dung dịch FeCl2 để lâu trong không khí.b) Cho mẫu kim loại K vào dung dịch AlCl3.

59

Page 60: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Câu 2: Cho 2g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại Z hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Xác định kim loại Z biết rằng 500ml dung dịch HCl hòa tan dư 4,8g kim loại đó.Câu 3: Hòa tan 13,2g hỗn hợp X gồm hai kim loại có cùng hóa trị vào 200ml dung dịch HCl 3M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,06g hỗn hợp muối khan. a) Hỏi hai kim loại có tan hết không ? b) Tính thể tích hidro sinh ra. (đktc).Câu 4: Hòa tan hết 11,2g hỗn hợp gồm hai kim loại X (hóa trị x) và Y (hóa trị y) trong dung dịch HCl rồi sau đó cô cạn dung dịch thu được 39,6g muối khan. Tính thể tích khí hidro sinh ra. (đktc)Câu 5: Ngâm bột Fe dư trong 10ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng kết thúc lọc được chất rắn A và dung dịch B.a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.

60

Page 61: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

UBND TỈNH KHÁNH HÒASỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (DỰ THẢO)

PHIẾU DỰ GIỜĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ THCS - THPT

Họ và tên GV dạy : ....................................................................................................................Ngày : ............................. Buổi : ............................. Tiết PPCT : ............ Tiết dự : .............. Môn : .................................... Lớp : ............ Trường : ...........................................................Chuyên đề dạy : .........................................................................................................................Họ và tên người dự : ..................................................................................................................Chức vụ : .................................... Đơn vị công tác : .................................................................

TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Thời gian Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh Nhận xét

61

Page 62: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Thời gian Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh Nhận xét

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

Nội dung TIÊU CHÍ ĐIỂM

Kế

hoạc

h và

tài

liệu

dạy

học

1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng tổ chức các hoạt động học của học sinh.4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

Tổ

chức

hoạt

độn

g họ

c c

ho h

ọc si

nh

5. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

7. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.8. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên khi tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

Hoạ

t độ

ng

của

9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.10. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.11. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.12. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Tổng số điểm : ...……………

XẾP LOẠI : ………………......

Loại Giỏi: 21 – 24 điểm; các tiêu chí 1, 3, 4, 7, 8, 12 phải đạt 2.0 điểm; không tiêu chí 0.5 điểm (loại Xuất sắc: 23 – 24 điểm).Loại Khá: 16.5 – 20.5 điểm; các tiêu chí 1, 4, 7, 8, 12 phải đạt 2.0 điểm; các tiêu chí 3, 6, 10 phải đạt 1.5 điểm trở lên.Loại Đạt yêu cầu: 12 – 16 điểm; các tiêu chí 1, 4, 7, 12 phải đạt 2.0 điểm.Loại Chưa đạt yêu cầu: Dưới 12 điểm.

PHẦN NHẬN XÉT CHUNG* Ưu điểm:

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................................

* Tồn tại: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Giáo viên dạy Hiệu trưởng Người dự giờ (chữ ký, họ tên) (ký tên và đóng dấu) (chữ ký, họ tên)

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CÁC TIÊU CHÍ

62

Page 63: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

Nội dun

gTIÊU CHÍ YÊU CẦU

Kế

hoạc

h và

tài l

iệu

dạy

học

1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

- Mục tiêu đảm bảo trọng tâm- Nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học- Phương pháp phù hợp với nội dung

2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

- Nội dung đảm bảo làm rõ mục tiêu của mỗi nhiệm vụ học tập- Tổ chức thực hiện hợp lý, sản phẩm đạt được đúng mục tiêu

3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng tổ chức các hoạt động học của học sinh.

- Đảm bảo tính kinh tế- Hiệu quả, có giá trị sử dụng

4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

- Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập- Kết hợp tốt các phương án đánh giá

Tổ

chức

hoạ

t độn

g họ

c ch

o họ

c si

nh

5. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh- Hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh

6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

- Quan sát, bao quát lớp học- Tổ chức hỗ trợ kịp thời những khó khăn của học sinh

7. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

8. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

- Phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh- Xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí- Chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động

Hoạ

t độn

g củ

a 9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

Đa số học sinh sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

10. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Đa số học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập

63

Page 64: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

học

sinh

11. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng

12. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Đa số học sinh tiếp thu và vận dụng được kiến thức chính xác qua các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GÓP Ý PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CÁC TIÊU CHÍ

Nội dun

gTIÊU CHÍ GÓP Ý

Kế

hoạc

h và

tài l

iệu

dạy

học

1. Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.2. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.3. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng tổ chức các hoạt động học của học sinh.4. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

Tổ

chức

hoạ

t độn

g họ

c ch

o họ

c si

nh

5. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

7. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.8. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

Hoạ

t độn

g củ

a họ

c si

nh

9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.10. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.11. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

64

Page 65: c2tntong-dk.khanhhoa.edu.vnc2tntong-dk.khanhhoa.edu.vn/uploads/news/source/tai-li…  · Web viewsỞ giÁo dỤc vÀ ĐÀo tẠo khÁnh hÒa. phÒng giÁo dỤc trung hỌc. tÀi

12. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Ý kiến góp ý khác:………………………………………………………………………………………………………….……………….…………………………………………………………………………….……………….……………….…………………………………………………………………………….……………….……………….…………………………………………………………………………….……………….……………….…………………………………………………………………………….……………….……………….…………………………………………………………………………….……………….……………….…………………………………………………………………………….……………….……………….…………………………………………………………………………….

65