8
Xác định là đơn vị mới thành lập, do đó công tác củng cố tổ chức và xây dựng lực lượng để “đủ sức” thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao là sự quan tâm hàng đầu đối với Đảng bộ và lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng; trong đó, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt… Điện về thắp sáng vùng quê TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Bị 2 em ruột lấy “oán” báo “ân” TRANG 7 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu nhiệm vụ giữ rừng TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4900 - THỨ TƯ NGÀY 18/10/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI DI LINH: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 TRANG 4 TRANG 3 Thu hoạch cà phê tại Lâm Hà. Ảnh: P.Nhân BẢO LỘC: Rau an toàn “ra phố” TRANG 3 TRANG 5 TRANG 4 Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. (BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ SẢN XUẤT CỨU ĐÓI, 13/6/1955, T.7, TR. 572) Khởi nguồn mọi sự đều bắt nguồn từ tình yêu thương. Các cháu học sinh đến trường biết yêu thương bạn bè, thầy cô. Các cháu trở về nhà biết yêu thương cha mẹ, anh chị. Có tình yêu thương thì mọi việc làm, hành động sẽ đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong đợi. Với việc giáo dục trẻ mầm non, điều này lại càng đúng hơn bao giờ hết. Có tình yêu thương thì mọi việc sẽ đi đúng hướng TRANG 3 TRANG 2 Xây dựng Đảng ở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy XEM TIẾP TRANG 2 Cà phê Lâm Đồng vững tin hội nhập Bộ trưởng Bộ Công an làm việc tại Lâm Đồng Sáng 17/10, đoàn công tác do Thượng tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công an tỉnh và Cảnh sát PCCC Lâm Đồng. Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng tham dự buổi làm việc. Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng và Đại tá Đào Ngọc Cần - Giám đốc Cảnh sát PCCC Lâm Đồng đã thông tin đến Bộ trưởng những vấn đề trọng tâm về công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như công tác đảm bảo phòng cháy trên địa bàn từ đầu năm đến nay. Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng những nỗ lực cố gắng, những chiến công, thành tích của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC đã đạt được trong thời gian qua. Nhấn mạnh một số mặt công tác trọng tâm thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an tỉnh Lâm Đồng và Cảnh sát PCCC Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo tốt công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn trong thời gian tới. Đặc biệt, cần quan tâm làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng thực sự trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà lãnh đạo Công an tỉnh phải tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục để mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực; tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng;...

Cà phê Lâm Đồng vững tin hội nhập - baolamdong.vnbaolamdong.vn/upload/others/201710/26012_BLD_ngay_18.10.2017.pdf · CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

  • Upload
    vantram

  • View
    216

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Xác định là đơn vị mới thành lập, do đó công tác củng cố tổ chức và xây dựng lực lượng để “đủ sức” thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao là sự quan tâm hàng đầu đối với Đảng bộ và lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Lâm Đồng; trong đó, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt…

Điện về thắp sáng vùng quê

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCBị 2 em ruột

lấy “oán” báo “ân”TRANG 7

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTQuyết tâm thực hiện đạt

mục tiêu nhiệm vụ giữ rừngTRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4900 - THỨ TƯ NGÀY 18/10/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘIDI LINH:

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020

TRANG 4

TRANG 3Thu hoạch cà phê tại Lâm Hà. Ảnh: P.Nhân

BẢO LỘC: Rau an toàn “ra phố”

TRANG 3

TRANG 5 TRANG 4

Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.

(BÀI NÓI CHUYỆN TẠI HỘI NGHỊ SẢN XUẤT CỨU ĐÓI, 13/6/1955, T.7, TR. 572)

Khởi nguồn mọi sự đều bắt nguồn từ tình yêu thương. Các cháu học sinh

đến trường biết yêu thương bạn bè, thầy cô. Các cháu trở về nhà biết yêu thương cha mẹ, anh chị. Có tình yêu thương thì mọi việc làm, hành động sẽ đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong đợi. Với việc giáo dục trẻ mầm non, điều này lại càng đúng hơn bao giờ hết.

Có tình yêu thương thì mọi việc sẽ đi đúng hướng

TRANG 3

TRANG 2

Xây dựng Đảng ở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy

XEM TIẾP TRANG 2

Cà phê Lâm Đồng vững tin hội nhập

Bộ trưởng Bộ Công an làm việc tại Lâm ĐồngSáng 17/10, đoàn công tác do Thượng tướng

Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công an tỉnh và Cảnh sát PCCC Lâm Đồng. Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng tham dự buổi làm việc.

Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng và Đại tá Đào Ngọc Cần - Giám đốc Cảnh sát PCCC Lâm Đồng đã thông tin đến Bộ trưởng những vấn đề trọng tâm về công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như công tác đảm bảo

phòng cháy trên địa bàn từ đầu năm đến nay. Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Đảng ủy

Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và chúc mừng những nỗ lực cố gắng, những chiến công, thành tích của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC đã đạt được trong thời gian qua. Nhấn mạnh một số mặt công tác trọng tâm thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an tỉnh Lâm Đồng và Cảnh sát PCCC Lâm Đồng tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã

hội, đảm bảo tốt công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn trong thời gian tới. Đặc biệt, cần quan tâm làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng thực sự trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà lãnh đạo Công an tỉnh phải tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục để mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực; tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng;...

2 THỨ TƯ 18 - 10 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Củng cố, xây dựng lực lượngNgày 15/6/2015, Cảnh sát

PCCC tỉnh Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 1724/QĐ-BCA-X11 của Bộ trưởng Bộ Công an; và ngày 26/6/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 137 và 138-QĐ/TU về việc thành lập Đảng bộ Cảnh sát PCCC và chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ (15 đồng chí), Ban Thường vụ (5 đồng chí), Bí thư và Phó Bí thư Đảng bộ.

Được tách ra từ Công an tỉnh để thành lập đơn vị mới, nên Đảng ủy Cảnh sát PCCC xác định công tác củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng; trọng tâm là công tác xây dựng Đảng của đơn vị là nhiệm vụ rất quan trọng. Sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch, văn bản chỉ đạo hoạt động 9 tổ chức cơ sở (TCCS) đảng trực thuộc; tổ chức hội nghị thành lập, kiện toàn Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ trong đơn vị. Đến nay, đã chỉ đạo thành công Đại hội Hội Phụ nữ, nhiệm kỳ 2016 - 2021 và Đại hội Đoàn Thanh niên Cảnh sát PCCC, nhiệm kỳ 2017 - 2022…

Đảng ủy Cảnh sát PCCC tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo hoạt động

của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đưa công tác thanh niên, phụ nữ đi vào nề nếp, đây là nội dung trọng tâm trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Đảng ủy đã chỉ đạo các chi bộ và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường gặp gỡ, tổ chức đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ. Phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tham gia các phong trào tình nguyện, hoạt động xã hội, như tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách là thân nhân cán bộ, chiến sĩ (CBCS), trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tham gia “Kỳ nghỉ hồng” do Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức; vận động đóng góp và trao 20 suất học bổng cho học sinh nghèo, khám và phát thuốc miễn phí cho 200 đối tượng chính sách; tích cực tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, xã hội từ thiện…

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ Cảnh sát PCCC đặc biệt quan tâm phát triển đảng viên mới; ban hành các nghị quyết, kế hoạch,

chương trình về “Công tác tổ chức xây dựng Đảng”, “Nâng cao chất lượng TCCS đảng và đảng viên giai đoạn 2016 - 2020”… Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 165 đoàn viên ưu tú làm “nguồn” phát triển Đảng hàng năm, tăng cường lực lượng cán bộ trẻ có phẩm chất chính trị và năng lực phục vụ tốt công tác chuyên môn của đơn vị.

Chỉ đạo các chi bộ tổ chức cho toàn thể đảng viên, CBCS ký cam kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về “Tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phát động CBCS ký kết thi đua thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”; thực hiện các phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”; “Học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”…

Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên mônTừ sự quan tâm nỗ lực trong công

tác củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng, phát triển đảng viên, xây dựng Đảng; đến nay, chỉ sau hơn 2 năm thành lập, Đảng bộ Cảnh sát PCCC tỉnh Lâm Đồng khá vững mạnh về tổ chức, chất lượng chính trị được nâng cao, bản lĩnh nghiệp vụ công tác đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ. Từ lúc thành lập chỉ có 166 CBCS, trong đó có 146 đảng viên; đến nay, toàn đơn vị có 500 CBCS, trong đó có 221 đảng viên sinh hoạt tại 9 TCCS đảng trực thuộc (3 đảng bộ cơ sở và 6 chi bộ) tương ứng với 9 phòng chuyên môn trong toàn đơn vị, gồm: Phòng Tham mưu, Phòng Hướng dẫn

Xây dựng Đảng ở Cảnh sát phòng cháy chữa cháyXác định là đơn vị mới thành lập, do đó công tác củng cố tổ chức và xây dựng lực lượng để “đủ sức” thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao là sự quan tâm hàng đầu đối với Đảng bộ và lãnh đạo Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) tỉnh Lâm Đồng; trong đó, công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt…

Trao cờ thi đua của Bộ Công an cho các đơn vị có thành tích xuất sắc. Ảnh: T.D.Hồng

... Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”…

Nhân dịp này, Bộ trưởng Tô Lâm gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và sự giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để lực lượng Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC Lâm Đồng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

N. NGÀ - L.TIẾN

chỉ đạo về PC, Phòng Hướng dẫn chỉ đạo về CC, Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật, Trung tâm huấn luyện Cảnh sát PCCC và 4 phòng chuyên môn đặt tại các cụm huyện, thành phố trong tỉnh: Phòng Cảnh sát PCCC số 1 tại Đà Lạt (gồm: Đà Lạt và huyện Lạc Dương); Phòng Cảnh sát PCCC số 2 tại Bảo Lộc (gồm Bảo Lộc, Bảo Lâm và Di Linh); Phòng Cảnh sát PCCC số 3 tại Đức Trọng (Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và Đam Rông) và Phòng Cảnh sát PCCC số 4 tại Đạ Tẻh (gồm Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên).

Hàng năm, thông qua sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, Đảng bộ Cảnh sát PCCC tỉnh tập trung lãnh đạo chặt chẽ các lĩnh vực hoạt động; trong đó, giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên, CBCS được đặt lên hàng đầu.

Việc cam kết học tập, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được gắn với các quy định, điều lệnh của ngành CAND và Cảnh sát PCCC; tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, của ngành CAND; chú trọng kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, uốn nắn những nhận thức lệch lạc trong CBCS, nhất là chiến sĩ trẻ; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ…, góp phần xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.

Trong lĩnh vực chuyên môn, Đảng ủy, lãnh đạo Cảnh sát PCCC tích cực tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai tốt các hoạt động quản lý nhà nước về PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH). Thường xuyên kiểm tra đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn, nhất là vào các dịp lễ lớn, các sự kiện chính trị, văn hóa, lễ, tết và vào mùa khô mỗi năm.

Thượng tướng Tô Lâm chụp hình lưu niệm với Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến và cán bộ lãnh đạo 2 đơn vị.

Bộ trưởng Bộ Công an... TIẾP TRANG 1

Đến nay, Cảnh sát PCCC tỉnh đã phối hợp tốt với các địa phương phát động “Phong trào toàn dân tham gia PCCC”; phối hợp với Cảng Hàng không Liên Khương ban hành Quy chế về PCCC và CNCH tại Cảng Hàng không và vùng phụ cận; ban hành Quy chế phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng về PCCC, CNCH trên lĩnh vực NN và PTNT; ký kết, triển khai Chương trình phối hợp công tác với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy giai đoạn 2016 - 2020; phối hợp với Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng tuyên truyền, xây dựng “Ngôi nhà an toàn PCCC” trong phụ nữ trên địa bàn tỉnh ...

Năm 2016 vừa qua, đơn vị đã kiểm tra 7.393 lượt cơ sở về an toàn PCCC, đình chỉ hoạt động 1 cơ sở, nhắc nhở 6.596 trường hợp vi phạm, lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính 797 trường hợp với số tiền trên 2 tỷ đồng. Đồng thời, huy động 1.865 lượt CBCS trực tiếp tham gia chữa cháy 64 vụ và 23 vụ CNCH, cứu sống 23 người và tìm được 25 thi thể nạn nhân trong các vụ đuối nước, cháy nhà dân, tai nạn giao thông…

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Cảnh sát PCCC tỉnh đã phối hợp với Sở Công thương thanh tra Chợ Đà Lạt Center, Trung tâm thương mại BigC Đà Lạt, Công ty TNHH Xăng dầu Lâm Đồng…; kiểm tra an toàn PCCC chuyên đề rừng tại 7 Ban quản lý rừng, 47 cơ sở khai thác, chế biến lâm sản… Huy động 891 lượt CBCS tham gia chữa cháy 32 vụ; 14 vụ CNCH… góp phần giảm thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của các tổ chức, nhân dân.

Với sự nỗ lực trong công tác xây dựng lực lượng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, toàn đơn vị có 54 tập thể, 207 cá nhân được Bộ Công an, UBND tỉnh, Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh, UBND các huyện, thành phố khen thưởng xứng đáng. Cảnh sát PCCC tỉnh Lâm Đồng được Bộ Công an tặng Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện Tháng cao điểm an toàn PCCC (4/2017)…

THANH DƯƠNG HỒNG

3 THỨ TƯ 18 - 10 - 2017KINH TẾ

Cửa hàng bán các sản phẩm rau an toàn của chị Trần Thị Liễu trên đường

Nguyễn Công Trứ (Phường II, TP Bảo Lộc) là một trong 3 điểm bán rau an toàn của Tổ hợp tác rau an toàn phường Lộc Tiến. Dù mới chỉ là mô hình thí điểm nhưng điểm bán rau này đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận vì chất lượng sản phẩm. Điều dễ nhận thấy là từ khi bày bán các sản phẩm rau an toàn, cửa hàng của chị Liễu luôn đông khách. Bởi lẽ, rau tại đây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì điều này mà nhiều người tiêu dùng sau khi biết đến địa điểm bán rau an toàn một hai chỉ mua rau tại đây. Đây cũng là tâm lý đã thành thói quen của nhiều người tiêu dùng trước tình trạng nhiều loại rau củ khi xuất ra thị trường không đảm bảo chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo chị Liễu, cách đây khoảng 1 năm, chị đã chọn sản phẩm rau an toàn của Tổ hợp tác để bán, nhờ đó, cửa hàng luôn có một lượng khách

BẢO LỘC: Rau an toàn “ra phố”Trước nhu cầu sử dụng các sản phẩm rau an toàn của nhiều người tiêu dùng, Hội Nông dân TP Bảo Lộc đã thí điểm tổ chức mô hình Tổ hợp tác rau an toàn tại phường Lộc Tiến với quy trình sản xuất khép kín, từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc, thu hoạch đến khâu xuất ra thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm rau an toàn từ chân ruộng đã ra thẳng phố thị tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố.

ổn định; trong đó, có rất nhiều khách quen. Cách đây khoảng 2 tháng, các sản phẩm rau an toàn được đóng bao bì, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ thì lượng khách của cửa hàng tăng lên đáng kể.

Tất cả các sản phẩm đều được tiêu thụ hết trong ngày. “Ngay khi Hội Nông dân Bảo Lộc đặt vấn đề cung cấp nguồn rau an toàn từ Tổ hợp tác, tôi đồng ý ngay vì hiện nay người tiêu dùng vào mua rau thường hay thắc mắc về chất

Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm rau an toàn tại cửa hàng trên đường Nguyễn Công Trứ. Ảnh: Q.Ngọc

ông Nguyễn Viết Thống, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Bảo Lộc, cho biết: “Từ khi triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn với quy trình được giám sát nghiêm ngặt từ khâu xuống đất, chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và ghi nhận thông tin phản hồi, thì hiện nay rau của Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn phường Lộc Tiến cơ bản đáp ứng được nhu cầu thị trường, được người kinh doanh và người tiêu dùng đón nhận. Thời gian tới, chúng tôi sẽ khảo sát để mở thêm các điểm bán rau an toàn ra toàn thành phố Bảo Lộc vì hiện nay nguồn cung cấp cho thị trường đã khá ổn định”.

Quy trình chăm sóc rau tại Tổ hợp tác rau an toàn phường Lộc Tiến luôn đảm bảo về các tiêu chí dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh cho người. Rau tại đây không dùng thuốc BVTV độ độc cao, không dùng quá nhiều phân đạm đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc BVTV. Do đó, rau đã được sự đón nhận của người tiêu dùng. Đây là một tín hiệu đáng mừng để mở rộng vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn toàn thành phố.

QUANG NGỌC

lượng và độ an toàn của rau. Về lâu dài, tôi sẽ cải tạo và mở rộng cửa hàng, tăng lượng hàng cũng như chủng loại để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn” - chị Liễu cho biết.

Với nhiều chủng loại rau, củ được bày bán, cửa hàng của chị Liễu đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Chị Đỗ Thị Kim Thanh, một khách hàng, chia sẻ: “Từ khi biết có cửa hàng rau an toàn, tôi chỉ mua rau ở đây. Rau ở

đây không chỉ tươi ngon mà còn có nguồn gốc rõ ràng nên tôi tin tưởng lựa chọn. Tại đây, rau củ đảm bảo chất lượng và đủ chủng loại cần tìm, giá cả cũng rất bình dân nên những bà nội chợ có thể thuận tiện lựa chọn. Mong rằng những mô hình bán rau sạch như thế ngày càng được nhân rộng để người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp cận với các sản phẩm an toàn”. Ngoài cửa hàng rau an toàn tại đường Nguyễn Công Trứ, trên địa bàn TP Bảo Lộc còn có 2 điểm bán rau an toàn thí điểm trên Quốc lộ 20 qua phường Lộc Tiến và đường Chu Văn An (Phường II). Các mô hình thí điểm này được thực hiện để Hội Nông dân TP Bảo Lộc thu thập các số liệu từ thực tế, nhằm từng bước xây dựng thêm nhiều điểm kinh doanh rau an toàn trên toàn địa bàn, chuẩn hóa quy trình sản xuất ran an toàn từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc, thu hoạch cho đến khâu xuất ra thị trường. Chia sẻ về hiệu quả của việc xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất rau an toàn hiện nay trên địa bàn TP Bảo Lộc,

Đa dạng không gian văn hóa cà phêThống kê đến nay, trên địa

bàn Lâm Đồng có hơn 90 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến cà phê. Trong đó có nhiều doanh nghiệp đã khẳng định thương hiệu cà phê của mình trên thị trường trong và ngoài nước như Là Việt, Cầu Đất, Thúy Thuận, Mai Hoàng Sang, Trại Hầm… Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I khai mạc vào ngày 10/12/2017, nhưng một ngày trước đó - tức ngày 9/12/2017 đã bắt đầu diễn ra 2 sự kiện quan trọng: Không gian văn hóa thưởng thức cà phê chất lượng cao từ các vùng miền và Hội thảo quốc tế về chuyên ngành cà phê trong thời kỳ phát triển mới.

Cụ thể, không gian giới thiệu các sản phẩm cà phê chất lượng cao và thể hiện văn hóa thưởng thức cà phê được tổ chức trong 3 ngày - từ ngày 9 - 11/12/2017 tại Quảng trường Lâm Viên, Đà Lạt. Tại đây bố trí diện tích khoảng 2.000 m2, chia thành 4 - 5 khu vực trưng bày các sản phẩm cà phê uy tín trong nước, đồng thời dành riêng cho khoảng 15 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê quy mô lớn trong cả nước giới thiệu cách pha chế cà phê đặc trưng của mình. “Đây là không gian thưởng thức cà phê chất lượng cao theo phong cách của từng vùng miền trong nước. Đồng thời cung cấp

Cà phê Lâm Đồng vững tin hội nhậpKhông ngừng phát huy lợi thế so sánh của vùng đất Nam Tây Nguyên, ngành cà phê Lâm Đồng đang vững tin bước vào Ngày Cà phê Việt Nam lần thứ I với chủ đề “Thời kỳ phát triển mới của cà phê Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, đón nhận những cơ hội giao lưu, kết nối với các đối tác sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê trong và ngoài nước.

thông tin cho người tiêu dùng nhận biết tiêu chuẩn, chất lượng cà phê nguyên chất, cà phê an toàn đã được cơ quan thẩm quyền cấp chứng nhận…”, theo Ban Tổ chức Ngày Cà phê Việt Nam.

Với Hội thảo quốc tế chủ đề “Thời kỳ phát triển mới cà phê Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” được tổ chức tại Khách sạn Sài Gòn - Đà Lạt, Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Lâm Đồng cùng chủ trì. Bên cạnh tuyên dương các tổ chức, cá nhân điển hình sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê cả nước, Hội thảo sẽ có các tham luận về nghiên cứu

suất hơn 48.000 tấn/năm; gần 60 doanh nghiệp, cơ sở chế biến mỗi năm 1.650 tấn cà phê bột…

Đến ngày 30/9/2017, toàn tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện tái canh 45.075 ha cà phê (tổng kinh phí hơn 7.125 tỷ đồng), đạt gần 70% kế hoạch, trở thành một trong những địa phương đầu tiên thực hành công nghệ ghép cải tạo, tăng năng suất trung bình từ 26,1 tạ/ha năm 2012 lên 29,6 tạ/ha năm 2016. Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng, những giải pháp tạo nên thành công chương trình tái canh cà phê 4 năm qua trên địa bàn là: “Chọn lọc được các giống cà phê cao sản tại địa phương như Thiện Trường, Hữu Thiên, Xanh Lùn… Nguồn giống này được ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm 2-3 tỷ đồng, bên cạnh triển khai gói hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp hơn mức vay thông thường từ 0,5 đến 1,5%/năm. Ngoài ra, còn thực hiện một số giải pháp tái canh cà phê trồng mới ngay đầu mùa mưa, trong đó tập trung xen canh với nhiều loại cây hoa màu ngắn ngày, kết quả đã tiết kiệm thời gian 2 năm chờ luân canh…”.

Đến năm 2020, Lâm Đồng sẽ tái canh 30% diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp còn lại theo quy hoạch trên địa bàn. Hy vọng Lâm Đồng sớm đạt và vượt kế hoạch này nhờ nguồn giống cà phê luôn được chủ động với 70 cơ sở vườn ươm được công nhận tiêu chuẩn chất lượng đầu dòng, mỗi năm sản xuất gần 20 triệu cây giống và mầm chồi cao sản.

VĂN VIỆT

Lâm Đồng hiện có 30 cơ sở vườn ươm đầu dòng, mỗi năm sản xuất 20 triệu cây giống và mầm chồi phục vụ tái canh cà phê. Ảnh: V.Việt

Trên tổng diện tích hơn 155.000 ha, Lâm Đồng bước vào Ngày Cà phê đầu tiên của Việt Nam với gần 75.500 ha đã được cấp chứng nhận các tiêu chuẩn an toàn UTZ, 4C, Rainforest Aliance, C.A.F.E Practices…

phát triển cà phê của Tổ chức cà phê thế giới, các Hiệp hội và doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, trong đó tập trung nội dung về xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê trong nước và thế giới trong thời kỳ mới…

Doanh nghiệp Lâm Đồng chế biến 75% sản lượng cà phêĐồng hành với hơn 90 doanh

nghiệp nói trên, Lâm Đồng còn có thêm hơn 470 hộ cá thể cùng tham gia chế biến cà phê nhân đạt tổng công suất 280 - 300.000 tấn cà phê

nhân/năm, chiếm khoảng 75% sản lượng cà phê trên địa bàn. Đặc biệt, có 15 doanh nghiệp chế biến ướt cà phê chè xuất khẩu, đạt công

4 THỨ TƯ 18 - 10 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Để kịp thời tham mưu cho Huyện ủy - UBND huyện trong công tác chỉ đạo, UBND huyện

đã củng cố BCĐ xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở, trên cơ sở phân công, phân nhiệm các đồng chí trong BCĐ một cách cụ thể. Đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương.

Huyện tập trung nguồn lực vào việc củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, các tiêu chí chưa hoàn thành. Hàng tuần, hàng tháng BCĐ đều tổ chức giao ban, họp đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp, nhiệm vụ cho tháng tiếp theo. Huyện ủy - UBND huyện cũng chỉ đạo UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Ban Dân vận, Hội LHPN huyện, Huyện đoàn, Hội CCB, Hội Người cao tuổi… tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ trong xây dựng NTM, đặc biệt là việc xây dựng, nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” .

Đến nay, huyện đã có 32 mô hình tập thể, 3 mô hình cá nhân “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM đang phát huy vai trò và được các địa phương nhân rộng, học tập làm theo.

Cùng với đó, BCĐ xây dựng NTM huyện đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện tổ chức 7 lớp tập huấn NTM cho lãnh đạo UBND các xã, cán bộ phụ trách NTM, các tổ hợp tác (THT), chủ trang trại và hộ nông dân tiêu biểu của 10 xã trên địa bàn huyện với 440 lượt người tham gia. Ngoài ra, còn tổ chức 7 đợt tập huấn tái canh cà phê, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh nâng cao năng suất lúa cho 278 lượt người dân.

Sau khi được tuyên truyền, vận động, người dân đã ý thức được việc đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống là việc làm quan trọng trong xây dựng NTM, nên đã tích cực đóng góp công sức, tiền của trong xây dựng kết cấu hạ

tầng, các công trình phúc lợi điện - đường - trường - trạm và trong đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ vậy, 9 tháng qua, huyện Di Linh đã huy động được hàng chục tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, từ đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, hội trường thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời tổ chức đào tạo tay nghề cho lao động nông thôn; hỗ trợ giống cây trồng (bơ ghép, mắc ca, giống lúa mới), vật nuôi (9 mô hình bò giống cao sản Úc); thực hiện tái canh cà phê; thực hiện công tác an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững trong vùng đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh…

Đặc biệt, để việc tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, Huyện ủy - UBND huyện Di Linh đã tập trung xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vững mạnh và tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính theo phương châm “Lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo hiệu quả phục

vụ của chính quyền”. Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trong sạch vững mạnh, vững mạnh toàn diện; Huyện ủy, UBND huyện chủ trương gắn việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với việc thực hiện Nghị quyết TW4 (Khóa XII) về “Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay” bằng việc phát động phong trào thi đua yêu nước trong xây dựng NTM, trong phong trào “4 biết, 4 giữ gìn, 4 không, 4 chống”.

Kết quả, đến nay, trên địa bàn huyện Di Linh đã có 7 xã (Tân Châu, Gia Hiệp, Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Trung, Đinh Lạc, Gung Ré) đạt chuẩn NTM, 2 xã (Hòa Nam, Tân Nghĩa) đạt 17-18 tiêu chí NTM, 1 xã (Tân Thượng) đạt 15 tiêu chí NTM, 8 xã (Tân Lâm, Liên Đầm, Tam Bố, Đinh Trang Hòa, Bảo Thuận, Gia Bắc, Đinh Trang Thượng, Sơn Điền) đạt 11-14 tiêu chí NTM. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều cách làm hay, nhiều mô hình tốt trong xây dựng NTM như: Cách vận dụng sáng tạo trong

vận động nhân dân vùng đồng bào DTTS đóng góp sức người, tiền của xây dựng NTM ở các xã Tân Châu, Hòa Bắc, Gung Ré; cách phát huy vai trò của Hội đồng giám sát cộng đồng trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã Hòa Nam, Tam Bố, Đinh Trang Hòa; cách phát huy vai trò già làng, trưởng bản trong xây dựng NTM ở Gia Bắc, Sơn Điền, Bảo Thuận… Đó còn là mô hình trồng xen hồ tiêu trong cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao của hộ Nguyễn Văn Chu, ở xã Tân Nghĩa; mô hình sản xuất và bao tiêu sản phẩm hoa hồng môn tiêu thụ tại các TP lớn của hộ Đào Quyết Thắng, ở xã Hòa Ninh; mô hình nuôi bò sữa của hộ Lê Quốc Hải, ở xã Đinh Lạc; mô hình nuôi bò thịt chất lượng cao giống Úc của hộ Nguyễn Đức Thiện, ở xã Gia Hiệp...

Những cách làm hay, những mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM nói trên là hạt nhân của phong trào “Toàn dân đoàn kết, chung tay xây dựng NTM” và là nền tảng để huyện Di Linh quyết tâm thực hiện thành công quá trình xây dựng huyện Di Linh NTM theo lộ trình đã được đăng ký vào năm 2018 - ông Trần Đức Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh khẳng định.

HOÀNG KIẾN GIANG

DI LINH

Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020Cùng với việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng NTM, thời gian qua, UBND huyện Di Linh huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện chương trình “Toàn dân chung tay xây dựng NTM”, đến nay đã có những kết quả đáng ghi nhận.

2 năm nay, người dân thôn Hùng Hưng (Ninh Loan) mỗi lần có công việc phải đi ra khỏi nhà

vào ban đêm đã không còn phải ái ngại vì kể từ 6 giờ tối đến 5 giờ 30 sáng hôm sau điện đường được chiếu sáng khắp nơi.

“Vui lắm cô ơi, trước, mỗi lần đi đâu vào buổi tối cũng ngại lắm, nhưng giờ thì đi “vô tư” rồi. Có điện về, mọi người trong thôn ai cũng vui hẳn lên, giờ đường bê tông cũng đang làm, chỉ vài tháng nữa thôi, chắc chắn buổi tối con đường này sẽ nhộn nhịp lắm đây” - bà Ngô Thị May, một người dân của thôn phấn khởi cho biết.

Chia sẻ thêm về niềm vui này, ông Nguyễn Văn Trụ - Thôn trưởng Thôn Hùng Hưng cho biết, để có kinh phí kéo điện về con đường dẫn vào thôn, cuối năm 2015, lãnh đạo thôn đã đứng ra vận động mỗi hộ dân trong thôn đóng góp 350 ngàn đồng/hộ. Nhận thấy đây là chủ trương thiết thực, người dân trong thôn đều nhiệt tình hưởng ứng. Trong vòng một tháng rưỡi, bà con đã đóng góp đầy đủ và ngay sau đó, điện đã được kéo về thôn. “Từ ngày có điện, chúng tôi ai nấy đều rất vui. Ngoài số tiền đóng góp xây dựng hệ thống chiếu sáng ban đầu, mỗi tháng mỗi người dân đóng 11 ngàn đồng/hộ để trả tiền điện thắp sáng hàng đêm. Tuy tốn kém một chút nhưng nhờ có điện, tình hình an ninh trật tự trong thôn

Điện về thắp sáng vùng quêTừ sự đồng thuận đóng góp, ủng hộ của nhân dân, đến nay, điện đã được kéo về thắp sáng tại 11/11 thôn của Ninh Loan (Đức Trọng). Từ ngày có điện, đời sống của người dân tại các thôn, xóm cũng dường như “bừng sáng” hơn.

cũng ổn hơn rất nhiều, bà con trong thôn cũng yên tâm làm ăn, sinh sống hơn” - ông Trụ nói.

Từ năm 2014, điện đường cũng được kéo về thôn Châu Phú. Ông Trịnh Văn Minh, công an viên thôn Châu Phú cho biết, để kéo được điện về thôn, chủ trương của lãnh đạo thôn đưa ra, người dân đều rất đồng thuận. Chị Vũ Thị Hương, người dân trong thôn cũng thật lòng chia sẻ: “Lúc đó, mỗi hộ chúng tôi đóng 700 ngàn đồng tiền kéo dây, lắp bóng điện, thêm 100 ngàn đồng nữa để lắp đồng hồ và giờ mỗi tháng cũng đóng 12-14 ngàn đồng để trả tiền điện. Nói thật, nếu tính toán hơn thiệt thì chắc chẳng ai chịu bỏ

tiền ra để đóng, nhưng khi nghe phân tích về cái được nhiều từ khi có điện, chúng tôi đều rất đồng tình ủng hộ. Mà đúng là từ ngày có điện, tình trạng ăn cắp vặt trong thôn cũng không còn; rồi cũng từ khi có điện, hàng xóm láng giềng cũng hay qua lại thăm viếng nhà nhau hơn, chứ như trước đây khi chưa có điện, khi màn đêm buông xuống thì nhà ai biết nhà nấy thôi. Vì dù có muốn chạy qua chạy lại nhưng thấy trời tối lại thấy ngài ngại nên lại thôi”.

Không riêng thôn Hùng Hưng hay Châu Phú mà hiện 11/11 thôn của xã Ninh Loan điện đã được kéo về tận các thôn, xóm. Từ ngày đường sá được thắp sáng, không khí ban đêm

tại các thôn sôi động hẳn lên. Không những tạo được mỹ quan cho thôn, ánh sáng đèn đường còn góp phần đáng kể vào việc giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; người dân an tâm hơn mỗi khi đi ra đường vào buổi tối; trẻ em được thoải mái vui chơi dưới ánh đèn, nông dân thảnh thơi thu hoạch lúa mùa dù trời đã tối. Và, niềm vui như càng nhân đôi khi Ninh Loan đã được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2014. Bà Nguyễn Thị Liên - người dân thôn Nam Loan cũng cho hay: “Có được ánh sáng về thôn, làng xóm như sáng đẹp hẳn lên. Và quan trọng hơn đó là tình trạng rú ga, phóng nhanh vượt ẩu và trộm cắp trong thôn cũng giảm hẳn”.

Theo ông Phạm Đắc Kỉnh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Ninh Loan, chủ trương Thắp sáng đường quê được triển khai đầu tiên tại các thôn Trung Ninh, Trung Hậu vào cuối năm 2013, rồi lần lượt triển khai đến 11/11 thôn trong xã, với hơn 10 km đường được chiếu sáng vào ban đêm. “Từ ngày có điện, tình hình an ninh trật tự của địa phương được đảm bảo hơn, các tệ nạn xã hội cũng giảm hẳn. Ngoài ra, 4/8 nhánh rẽ nhỏ của thôn cũng đã kéo điện thắp sáng và hiện, Đảng ủy, chính quyền xã, thôn đang tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đóng góp để hoàn thành nốt 4 nhánh rẽ này vào cuối năm 2017” - ông Kỉnh cho biết thêm.

NHẬT MINH

Từ ngày có điện chiếu sáng ban đêm, đời sống người dân xã Ninh Loan như khởi sắc hơn.Ảnh: N.M

Công bố 55 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định công bố 55 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế Lâm Đồng. Danh mục thủ tục hành chính bao gồm: Lĩnh vực khám chữa bệnh có 20 thủ tục hành chính; lĩnh vực dược - mỹ phẩm có 30 thủ tục hành chính; lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm có 5 thủ tục hành chính.

Quyết định cũng công bố nội dung chi tiết từng thủ tục hành chính, về trình tự thực hiện các bước, cách thức thực hiện, thời gian giải quyết; mức phí, lệ phí… Phần lớn các thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế được giải quyết trong vòng 20 - 30 - 60 ngày, có một số thủ tục hành chính giải quyết trong 90 ngày như: Thủ tục cấp phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi địa điểm cơ sở hành nghề khám chữa bệnh và Thủ tục đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô giường bệnh, cơ cấu tổ chức hoặc phạm vi hoạt động chuyên môn…

AN NHIÊN

5 THỨ TƯ 18 - 10 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Mẫu giáo Trinh Vương được thành lập từ năm 1989. Là cơ sở giáo dục của công giáo do

các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt đảm nhiệm. Năm 1990, lần đầu tiên cơ sở được Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Lạt cấp giấy phép với quy mô 6 lớp học.Tổng diện tích của trường là 790 m2 bao gồm phòng học và phòng y tế, phòng chức năng, có sân chơi ngoài trời cho trẻ. Tuy trường không có cơ sở hạ tầng rộng lớn như một số trường công lập khác nhưng bù lại được đầu tư trang bị thiết bị hiện đại, cách bài trí khoa học, có bảng tương tác và hệ thống máy chiếu nhằm đa dạng các hoạt động giáo dục cho trẻ. Bếp ăn tập thể với toàn bộ trang thiết bị đồ dùng bằng inox. Thực đơn phong phú, đa dạng, đủ màu sắc, hợp vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ, kích thích trẻ hay ăn chóng lớn nên các phụ huynh hoàn toàn yên tâm về chế độ dinh dưỡng do các soeur, các cô cấp dưỡng chế biến.

Với tổng số 21 cán bộ, giáo viên, trường đã đảm nhận chăm sóc và giáo dục trên 200 cháu trong độ tuổi mầm non. Trình độ chuyên môn của Ban Giám hiệu và giáo viên đạt chuẩn 100%. Trường được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và đã bám sát, tập trung đổi mới phương pháp giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện về 5 mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

Trường thường xuyên phối hợp tốt với Hội Cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ. Qua đó, giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức, tăng cường kỹ năng sống. Trẻ thích thú tham gia các hoạt động bổ ích như: Ngày hội bé đến trường, Tết Trung Thu, Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, vui đêm Noel, giỗ Tổ Hùng Vương,

Có tình yêu thương thì mọi việcsẽ đi đúng hướngKhởi nguồn mọi sự đều bắt nguồn từ tình yêu thương. Các cháu học sinh đến trường biết yêu thương bạn bè, thầy cô. Các cháu trở về nhà biết yêu thương cha mẹ, anh chị. Có tình yêu thương thì mọi việc làm, hành động sẽ đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong đợi. Với việc giáo dục trẻ mầm non, điều này lại càng đúng hơn bao giờ hết.

Ngày của mẹ... Bên cạnh đó, trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa như tham quan tìm hiểu tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu, siêu thị, nhà sách, công viên, vườn rau hay vườn hoa...

Trường Trinh Vương được đánh giá là làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương, nhất là trong việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Hàng năm, nhà trường phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khám sức khỏe cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường để các cô, các soeur đủ sức khỏe, không có bệnh về đường hô hấp, đảm bảo tham gia chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Về khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, nhà trường phối hợp rất tốt với Trạm Y tế Phường 2 thực hiện khám sức khỏe cho các bé, tẩy giun theo định kỳ, uống vitamin, chích ngừa

tiêm chủng đúng thuốc, đúng liều lượng, đủ mũi theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, trường cũng thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phát tờ rơi nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường thực hiện phòng chống dịch bệnh, phòng ngừa, phát hiện một số bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng...Qua đó, góp phần hoàn thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giúp phụ huynh yên tâm hoàn toàn khi gửi con em mình tại trường.

Ban Giám hiệu trường Trinh Vương đã chú trọng đến công tác xã hội hóa, phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, từ đó đã tạo được uy tín trong cộng đồng về một cơ sở giáo dục mầm non của tổ chức Công giáo. Nữ tu Cao Thị

Hồng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với tinh thần nghiêm túc và sẵn sàng phối hợp, quyết tâm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường đã tạo được sự tín nhiệm trong lãnh đạo các cấp, ngành giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, sự quý trọng của đồng nghiệp và nhận được sự tin yêu của các em học sinh và phụ huynh. Đây chính là điểm tựa để nhà trường chúng tôi tiếp tục cố gắng hơn nữa trong giai đoạn tới. Trường cũng vinh dự được đón Đoàn Trung ương UBMTTQ Việt Nam, Đoàn Viện Nghiên cứu tôn giáo Chính phủ và nhiều đoàn cấp cao của tỉnh đến tham quan, động viên, khen ngợi; được MTTQ tỉnh khen thưởng, tuyên dương, qua đó giúp tập thể Ban Giám hiệu nhà trường có thêm niềm tin để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người. NGUYỆT THU

Hoạt động ngoài giờ của cô và trò trường Trinh Vương. Ảnh: N.Thu

LÂM HÀ: Trên 308 tỷ đồngcho công tác giảmnghèo trong 3 năm đến

UBND huyện Lâm Hà đã phê duyệt kế hoạch với tổng kinh phí trên 308 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu quốc gia

giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn huyện.Mục tiêu chính của kế hoạch này là thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ giảm nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo

tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tiếp cận thông

tin, phấn đấu hoàn thành việc giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa

bàn theo kế hoạch đã đề ra trước đó của huyện.

Cụ thể, huyện sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm

từ 1-2% theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020; đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn từ

5,11% với 1.934 hộ nghèo trong năm 2017 này đến năm 2020 giảm xuống còn khoảng 946

hộ, tỷ lệ 2,5%. Gói kinh phí trên sẽ được

sử dụng để hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa

bàn các xã; hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; xây dựng và mở rộng mô hình giảm nghèo;

công tác truyền thông; giám sát đánh giá hiệu quả của chương trình. Trong gói kinh phí này

có trên 304,6 tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước, trên 3,5 tỷ đồng

từ vốn huy động. Đồng thời, huyện cũng sẽ triển khai các

chính sách, dự án lồng ghép hỗ trợ giảm nghèo như chính sách tín dụng hộ nghèo, chính sách về y tế, dân số, giáo dục cũng

như hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.VIẾT TRỌNG

Tại Đà Lạt, Hội thảo Lồng ghép giới trong thực hiện chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và Chương trình quốc gia về REDD+ đến năm 2030 đã diễn ra với sự tham dự của các nữ đại biểu đến từ Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, các Chi cục Kiểm lâm vùng

và Sở NN&PTNT Lâm Đồng... Sau khi được giới thiệu về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và Chương trình quốc gia về REDD+, các đại biểu đã thảo luận về kế hoạch hành động nhằm giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực NN&PTNT nói

chung và lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, việc thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới cũng nhằm bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của lao động nữ, bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về cơ hội, sự tham gia và quyền được hưởng trong cơ quan, đơn vị.

Các đại biểu cũng đưa ra những

khuyến nghị, giải pháp về việc tăng cường thúc đẩy lồng ghép giới vào các chính sách và pháp luật lao động, đặc biệt là việc lồng ghép bình đẳng giới đã được thực hiện trong quá trình xây dựng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi), Nghị định, Thông tư và các chính sách liên quan.

M.Đ

Thực hiện Kỳ nghỉ hồng, Nhóm Những người bạn huyện Di Linh vừa phối hợp với Huyện Đoàn Di Linh và Đoàn xã Tân Thượng làm công tác dân vận tại xã Tân Thượng.

Tại đây, Nhóm Những người bạn cùng đoàn viên, thanh niên huyện

Di Linh, Đoàn xã Tân Thượng đã thu gom rác thải, dọn dẹp vệ sinh trên tuyến Quốc lộ 28, khơi thông mương thoát nước và trồng cỏ, hoa khoảng 1,5 km đường dân sinh tại Thôn 3; trồng cỏ lạc, hoa trong khuôn viên Trường TH Tân

Thượng, Trụ sở UBND xã; cắt tóc cho khoảng 200 người dân, các em học sinh và trao 20 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trong học tập; tặng quà cho gia đình chính sách... Ngoài ra, Đoàn còn tổ chức đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ, thể

dục thể thao với người dân địa phương.

Được biết, trước đó , Đoàn xã Tân Nghĩa cũng đã tổ chức Lễ ra quân thực hiện mô hình “Đoạn đường Thanh niên tự quản” năm 2017 trên địa bàn xã. LAM PHƯƠNG

Nhóm Những người bạn làm công tác dân vận

Lồng ghép giới trong thực hiện các mục tiêu lâm nghiệp

Ra mắt CLB Dân cavà nhạc cổ truyền

Nhằm phát huy năng khiếu và tài năng của các nghệ sĩ không

chuyên ở các cụm dân cư, ngày 17/10, Câu lạc bộ Dân ca và

nhạc cổ truyền thuộc Nhà Văn hóa lao động tỉnh đã chính ra

mắt và đi vào hoạt động.Câu lạc bộ sẽ tiến hành sinh

hoạt vào chiều các ngày thứ 3, 5, 7 hàng tuần tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh với các hoạt động

dạy và học nhạc cụ dân gian như sáo, đàn tranh, đàn bầu... với sự tham gia của 49 thành

viên đến từ các xã, phường trong TP Đà Lạt và 6 CLB dân

ca thuộc các huyện lân cận.Chủ nhiệm CLB, ông Vũ Văn

Đương cho biết, CLB sẽ là sân chơi, là “mái nhà chung” để gắn

kết tình cảm của những người yêu dân ca, dành tình cảm cho âm nhạc cổ truyền; điều quan

trọng nhất là hướng tới bảo tồn những giá trị truyền thống của

dân tộc Việt Nam. Đây cũng là dịp họp mặt, giao

lưu biểu diễn của 8 CLB dân ca tại các địa phương trong tỉnh.

HỒNG THẮM

6 THỨ TƯ 18 - 10 - 2017

Giảm về số vụ và mức độ thiệt hạiBáo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng cho

biết, 9 tháng đầu năm 2017, lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, lập biên bản 807 vụ vi phạm Luật BV&PTR; diện tích thiệt hại do phá rừng 69,6767 ha, lâm sản thiệt hại 3.030,516 m3. So sánh cùng kỳ năm 2016, số vụ vi phạm giảm 323 vụ (-29%); diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 31,5441 ha (-31%), lâm sản thiệt hại giảm 576,755 m3 (-16%). Ngành chức năng đã xử lý 731 vụ, trong đó 700 vụ hành chính (tịch thu 291 phương tiện, dụng cụ; 1.208,545 m3 gỗ tròn, xẻ; thu nộp ngân sách gần 7,248 tỷ đồng) và 31 vụ hình sự với 42 bị can.

Cũng trong 9 tháng qua, trên địa bàn Lâm Đồng đã nổi lên 2 vụ vi phạm điển hình ở hai huyện Bảo Lâm và Đạ Tẻh. Đó là vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra tại khu vực thuộc lâm phần quản lý và bảo vệ của Công ty TNHH Hà Tiến, Thôn 3, xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, gây thiệt hại 129,971 m3 gỗ. Vụ hủy hoại và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tiểu khu 543 xã Quảng Trị, huyện Đạ Tẻh thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Tẻh quản lý. Tổng diện tích bị tác động phá trắng là 6,972 ha; có 1.293 gốc cây và 1.390 lóng gỗ, thân gỗ bị cưa hạ với tổng khối lượng lâm sản bị thiệt hại là 430,153 m3 từ nhóm 2 đến nhóm 8. Đã khởi tố 6 bị can đối với vụ ở Lộc Bảo và 8 bị can đối với vụ ở Quảng Trị để điều tra, xử lý theo quy định.

Đạt được kết quả về các mức độ giảm như nêu trên là điều đáng mừng bởi qua đó thể hiện những chủ trương, đường lối chỉ đạo, lãnh đạo và chính sách về công tác QLBV&PTR của Chính phủ, các bộ, ngành và tỉnh Lâm Đồng ngày càng được hiện thực hóa trong thực tiễn.

Quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu nhiệm vụ giữ rừngBa tháng cuối năm 2017 đang trở nên gấp rút đối với việc thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng nhất của tỉnh, đó là thu ngân sách và quản lý, bảo vệ, phát triển rừng (QLBV&PTR). Ngày 14/10, mặc dù là thứ bảy, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về QLBVR cùng với lãnh đạo nhiều bộ, ngành trung ương; tham dự ở đầu cầu Lâm Đồng có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Văn Đa cùng lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện, thành phố và sở, ban, ngành tham dự.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế là: số vụ vi phạm vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài tại một số địa bàn như Đà Lạt, Bảo Lâm và Đạ Tẻh.

Mặt khác, tình hình phá rừng làm rẫy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có sự tham gia của số đông người, đòi yêu sách với chính quyền và các lực lượng chức năng, một số đối tượng lợi dụng chính sách dân tộc đã tham gia phá rừng, khai thác lâm sản trái phép, khi bị bắt giữ, ngăn chặn thì tụ tập gây rối, chống người thi hành công vụ. Ở một số địa bàn còn để dân lấn chiếm đất rừng nhưng chính quyền địa phương, chủ rừng chậm phát hiện, chưa kiên quyết xử lý kịp thời, dứt điểm. Tiến độ thẩm định các hạng mục công trình lâm sinh còn chậm theo kế hoạch. Diện tích trồng rừng sau giải tỏa đa phần không tập trung nên khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát. Đó còn là hồ sơ đất đai của các công ty lâm nghiệp do thời gian quản lý chưa chặt chẽ, không đầy đủ và ranh giới đất đai biến động khá nhiều...

Cần quyết liệt triển khai nhiều giải pháp Để từ nay đến cuối năm 2017, tỉnh Lâm

Đồng đạt được mục tiêu chung của năm là giảm 20% số vụ vi phạm Luật BV&PTR và giảm ít nhất 50% diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra so với năm 2016, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố, sở, ban, ngành liên quan và cả hệ thống chính trị nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể. Tại một văn bản chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND Phạm S kết luận: “Các địa phương, đơn vị chủ rừng và các cơ quan, đơn vị liên quan đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức trong công tác QLBVR và đất lâm nghiệp. Nơi nào để xảy ra phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp

trái phép,... mà không phát hiện, ngăn chặn kịp thời, không tìm ra đối tượng vi phạm thì người đứng đầu địa phương, đơn vị đó chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy và UBND tỉnh”.

Ngày 16/10, trao đổi với PV Báo Lâm Đồng, ông Nguyễn Khang Thiên - Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh thêm một số giải pháp trong 3 tháng còn lại năm 2017 là: Các tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị chuyên trách liên quan công tác QLBVPTR ở cấp cơ sở, từ xã đến huyện phải thực sự đẩy mạnh vai trò người đứng đầu; thực sự phát huy trách nhiệm và nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 13 của Ban Bí thư, Chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thông báo 191 của Văn phòng Thủ tướng. Đồng thời, Ban chỉ đạo các huyện, thành phố ngoài đi kiểm tra rừng mỗi tháng ít nhất 1 lần phải tổ chức kiểm tra quyết liệt việc chấp hành QLBV&PTR một cách hệ thống, đến nơi đến chốn. Theo đó, thường xuyên báo cáo kịp thời thông tin diễn biến về công tác tài nguyên rừng cho cấp trên để kịp thời có hướng chỉ đạo xử lý. Đó còn là tăng cường công tác xử lý vi phạm một cách quyết liệt; chỉ đạo các cấp thuộc thẩm quyền thuộc huyện, thành phố liên quan có thái độ cương quyết đấu tranh quyết liệt trong phòng chống xâm hại tài nguyên rừng và đấu tranh trong công tác xử lý. Các địa phương cần phải chú trọng các điểm nóng, các vùng giáp ranh giữa các xã, giữa các huyện có nguy cơ tiềm ẩn bùng phát xâm hại tài nguyên rừng và đất rừng nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm Luật BV&PTR, Luật Đất đai.

Ông Thiên cũng lưu ý đặc biệt hành vi phá rừng để lấn chiếm đất trồng cây công nghiệp hoặc mua, bán đất trái pháp luật. Cuối cùng là đẩy mạnh phong trào thi đua rộng khắp trong toàn địa bàn về công tác QLBV&PTR; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm và khen thưởng kịp thời động viên những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác QLBV&PTR. MINH ĐẠO

Ngày 10/10 vừa qua, UBND thành phố Đà Lạt ban hành 2 văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND các phường, xã có rừng cần tăng cường tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi lấn chiếm, san ủi trái phép đất lâm nghiệp trên địa bàn, không để tình trạng tái diễn.

Trước đó, từ ngày 16 - 22/8/2017 và ngày 6/9/2017, Ban Lâm nghiệp và Kiểm lâm địa bàn xã Xuân Thọ đã tuần tra, phát hiện gần 11.400 m2 tổng diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, san ủi trái phép tại các tiểu khu 152, 154, 163C.

Với 2 văn bản chỉ đạo của UBND thành phố Đà Lạt vừa nêu, riêng 2 vụ việc xâm phạm rừng ở Xuân Thọ đang được các cơ quan pháp luật mở rộng điều tra vai trò từng đối tượng vi phạm, làm rõ căn cứ xử lý theo quy định pháp luật, đồng thời áp dụng các biện pháp giải tỏa, phục hồi toàn bộ diện tích 11.400 m2 đất lâm nghiệp đã bị lấn chiếm.

MẠC KHẢI

Lấn chiếm gần 11.400 m2 đất lâm nghiệp Xuân Thọ, Đà Lạt

Cát Tiên giảm 364 hộ nghèo

Tại Hội nghị rà soát công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Cát Tiên trong 9 tháng đầu năm 2017 được tổ chức mới đây, Phòng LĐ, TB & XH huyện Cát Tiên cho biết, tính từ đầu năm 2017 đến nay, Cát Tiên đã có 364 hộ thoát nghèo, giảm được 3,19% số hộ nghèo so với đầu năm và 144 hộ thoát cận nghèo, giảm được 1,47% số hộ cận nghèo so với đầu năm.

Theo Phòng LĐ, TB & XH huyện Cát Tiên, Cát Tiên hiện còn 518 hộ nghèo và 491 hộ cận nghèo. Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, các địa phương bao gồm: xã Quảng Ngãi, Đức Phổ, Đồng Nai Thượng, Tiên Hoàng, Phước Cát I và xã Phước Cát II đã thực hiện công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao.

T.ĐỒNG

Ngày 17/10, tin từ UBND TP Đà Lạt, đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung điều tra, làm rõ vụ các đối tượng dùng độc chất đầu độc, hủy hoại rừng thông ba lá tại xã Tà Nung…

Theo đó, UBND TP Đà Lạt chỉ đạo cơ quan công an điều tra, làm rõ các đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo luật định. Đồng thời giao Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng Lâm Viên (đơn vị quản lý bảo vệ) và UBND xã Tà Nung tiếp tục phối hợp điều tra, xác minh làm rõ vụ hủy hoại rừng thông 3 lá tại tiểu khu 160B, nằm trên địa bàn xã Tà Nung.

Trước đó, trong quá trình tuần tra quản lý bảo vệ rừng, lực lượng chức năng TP Đà Lạt phát hiện tại khu vực khoảnh 11, tiểu khu 160B có 151 cây thông ba lá khoảng 30 năm tuổi, đường kính gốc từ 15 - 60 cm, cao 12-16 m, trên diện tích 8.500 m2 đã bị ai đó khoan gốc đổ hóa chất. Qua kiểm tra, lực lượng chức

năng phát hiện tại hiện trường có một bình thuốc diệt cỏ hiệu Damin 500SL với dung tích 450ml đã sử dụng hết thuốc. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện một điện thoại hiệu Nokia màu đen, sử dụng sim sóng Viettel rơi tại hiện trường.

Theo lãnh đạo xã Tà Nung, qua điều tra bước đầu, cơ quan chức năng đã xác định được chủ nhân của chiếc điện thoại trên cùng với hai đối tượng khác đã có mặt ở hiện trường vụ rừng thông bị hủy hoại, cả 3 đối tượng đều đang tạm trú tại địa phương. Tuy nhiên, khi mời lên làm việc, các đối tượng khai nhận đục đá thuê cho ông Hồ Thanh Tâm (SN 1964, ngụ tại xã Tà Nung), và chiếc điện thoại trên là của ông Lường Văn Dũng (SN 1988, hộ khẩu thường trú huyện Than Uyên, Lai Châu, hiện đang tạm trú tại xã Tà Nung) đánh rơi, còn việc số thông bị “đầu độc” bằng hóa chất các đối tượng không thừa nhận.

Theo ghi nhận hiện trường, toàn bộ số

ĐÀ LẠT: Điều tra vụ đầu độc, hủy hoại rừng thông 3 lá ở Tà Nung

thông bị khoan gốc, đổ hóa chất để sát hại trên nằm sát với Tỉnh lộ 725 nối Đà Lạt với thị trấn Nam Ban (Lâm Hà) đang có các biểu hiện chết mòn, lá héo úa, gốc cây chảy nhiều nhựa trắng không thể phục hồi. Cũng tại khu

vực này, lực lượng chức năng phát hiện có một số cây thông đã bị cưa hạ trước đó chỉ còn trơ lại phần gốc nhưng không bắt được đối tượng phá hoại rừng.

THỤY TRANG

 Thông bị khoan gốc, đổ chất độc vào thân cây.

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Làm tròn bổn phận người anhNăm 1993, gia đình ông Nguyễn Văn

Nhúc (53 tuổi), bà Hoàng Thị Can (54 tuổi) cùng ông Nguyễn Văn Thác (em ruột ông Nhúc) rời huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) vào xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm) lập nghiệp. Sau một thời gian định cư tại vùng đất mới, gia đình ông Nhúc đã khai hoang được gần 1,1 ha đất để sản xuất. Khoảng 5 tháng sau khi theo anh chị vào Bảo Lâm, do cuộc sống quá khó khăn nên ông Thác quyết định quay về quê nhà Cao Bằng. Đến năm 1995, ông Thác đưa mẹ là bà Trần Thị Hàm cùng em trai Nguyễn Văn Khuynh quay trở lại Bảo Lâm làm kinh tế.

Thấy mẹ và 2 người em mới vào thiếu thốn trăm bề, ông Nhúc và bà Can đã quyết định cắt 5 sào đất của gia đình cho mẹ và 2 em làm kế sinh nhai, không chỉ vậy còn lấy 2,5 sào chè cho em mượn để lo cuộc sống hàng ngày. Ông Nguyễn Văn Nhúc cho biết: “Thấy 2 em và mẹ không có đất sản xuất và nghĩ chú Thác có công cùng gia đình khai hoang đất, nên tôi đã bàn với vợ cắt 5 sào đất cho chú ấy. Còn 2,5 sào chè mà gia đình tôi cho chú ấy mượn là để lo cuộc sống trước mắt nhưng chỉ giao ước bằng miệng là khi nào 5 sào đất gia đình tôi cho 2 chú ấy có thu hoạch thì tôi sẽ lấy lại”.

Năm 1996, lô đất của gia đình ông Nhúc được chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) với tổng diện tích 10.090 m2 tại thửa 144, tờ bản đồ 44 (Thôn 12, xã Lộc Ngãi). Nhưng do, phần đất mà gia đình ông Nhúc cho ông Thác đang nằm trong sổ đỏ của gia đình, nên năm 2014, ông Nhúc đã điều chỉnh lại Giấy chứng nhận QSDĐ xuống còn 5.550 m2 (bao gồm 2,5 sào chè mà ông Nhúc cho ông Thác mượn vào năm 1995). Phần đất còn lại, ông Nhúc bàn giao cho ông Thác đứng tên với diện tích 5.440 m2. Đến năm 2015, ông Thác và ông Khuynh bỗng nhiên đòi ông Nhúc, bà Can phải trả lại 2,5 sào chè này và cũng từ đây mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa 3 anh em bắt đầu phát sinh.

Bị em lấy “oán” báo “ân”Trong thời gian xảy ra tranh chấp đất đai,

bản thân ông Thác hiểu được việc gia đình ông Nhúc, bà Can lấy lại đất là đúng nên không có ý kiến. Trong khi đó, mâu thuẫn giữa ông Khuynh và bà Phạm Thị Lưu (45 tuổi, vợ ông Khuynh) với ông Nhúc và bà

Bị 2 em ruột lấy “oán” báo “ân”Ngày 2 người em ruột vào vùng đất mới lập nghiệp, thấy các em quá khó khăn nên vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhúc và bà Hoàng Thị Can (ngụ tại Thôn 12, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) đã cắt 5 sào đất cho các em làm kế sinh nhai. Không những vậy, ông Nhúc, bà Can còn cho gia đình các em mượn thêm 2,5 sào chè đã có thu hoạch để lo cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng giờ đây, 2 người em không những đòi tranh luôn 2,5 sào chè đã mượn mà còn lấy “oán” báo “ân” nhiều lần hành hung khiến ông, bà phải nhập viện.

Can xảy ra hết sức gay gắt. Ông Khuynh cho rằng: Do bà Trần Thị Hàm (mẹ của 3 anh em) đang sống chung với gia đình mình, nên buộc ông Nhúc và bà Can phải bàn giao 2,5 sào chè cho ông Khuynh. Vì ông Khuynh có công nuôi mẹ và diện tích đất này xem như ông Nhúc, bà Can cho bà Hàm an dưỡng tuổi già. Trong khi đó, ông Nhúc và bà Can khẳng định: 2,5 sào chè này là của ông bà cho ông Thác và ông Khuynh mượn nên phải lấy lại. Còn việc bà Hàm ở theo ai là quyền của bà, các con đều có trách nhiệm cấp dưỡng như nhau. Bà Hoàng Thị Can (vợ ông Nhúc) phản ánh: “Từ năm 2015 đến nay, vì tranh chấp đất mà chú Khuynh và cô Lưu đã nhiều lần dùng điện thoại nhắn tin hăm dọa vợ chồng tôi. Cô chú ấy còn đe dọa nếu không trả lại đất thì gặp tôi ở đâu sẽ đánh ở đó”.

Đến ngày 28/2/2017, trong lúc đang đi làm vườn thì giữa bà Can và ông Thác xảy ra mâu thuẫn dẫn đến xô xát. Trong lúc 2 bên đánh nhau, ông Thác đã dùng dao phát mang theo lao vào chém bà Can trọng thương. Thấy vợ bị chém, ông Nhúc đã lao vào can ngăn cũng bị ông Thác chém bị thương khiến cả 2 phải nhập viện cấp cứu. Theo giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện II Lâm Đồng thì bà Hoàng Thị Can bị vết thương lưng cạnh cột sống dài khoảng 3 cm, bị tụ máu cánh chậu trái, dưới đùi phải và chấn thương đầu gây thương tích 6%; còn ông Nguyễn Văn Nhúc bị đa chấn thương phần mềm. Bên cạnh đó, ông Nhúc còn bị vết thương gò má dài 1 cm, 2 vết thương vai phải dài 2

cm gây thương tích 3%.Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với

UBND nhân xã Lộc Ngãi, được lãnh đạo xã cho biết: Mâu thuẫn tranh chấp đất đai giữa ông Khuynh, bà Lưu và ông Thác với ông Nhúc, bà Can đã được địa phương tổ chức hòa giải 2 lần nhưng đều không thành. Mặc dù địa phương đã có nhiều biện pháp để tuyên truyền, vận động nhưng cũng không có kết quả.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an xã Lộc Ngãi đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận, điều tra, xử lý vụ việc. Nhưng sau một thời gian điều tra, nhận thấy đây là vụ việc phức tạp có dấu hiệu hình sự nên đã chuyển hồ sơ lên Công an huyện Bảo Lâm để điều tra, xử lý theo thẩm quyền. Đại úy Trần Duy Hưng, Đội phó Đội Cảnh sát Điều tra tổng hợp Công an huyện Bảo Lâm, cho biết: “Công an huyện đã tiếp nhận hồ sơ vụ xô xát giữa ông Nguyễn Văn Thác với bà Hoàng Thị Can và ông Nguyễn Văn Nhúc. Ngày 21/9, Công an huyện đã ra Quyết định số 73 khởi tố vụ án hình sự để điều tra về hành vi “cố ý gây thương tích”. Hiện, Công an huyện đang tiến hành điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật”.

“Hiện tại, gia đình tôi vẫn thường xuyên bị ông Khuynh, bà Lưu và ông Thác đe dọa tính mạng. Vì vậy, trong thời gian chờ kết quả điều tra từ Công an huyện Bảo Lâm, chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có những biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn cho gia đình tôi” - ông Nhúc mong muốn.

HẢI ĐƯỜNG

Ông Nhúc, bà Can trình bày vụ việc với phóng viên.

Sáng 17/10, tại TP Bảo Lộc, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Bảo Lộc đã tổ chức lễ phát động tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2017, từ ngày 17/10 đến ngày 18/11. Đến dự Lễ phát động có đồng chí Lê Hoàng Phụng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc.

Tại lễ phát động, đồng chí Nguyễn Văn Khắc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Bảo Lộc, kêu gọi các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, nhà hảo tâm cùng các tầng lớp nhân dân TP Bảo Lộc phát huy truyền thống tương thân tương ái, tích cực tham gia ủng hộ quỹ, thiết thực giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

BẢO LỘC: Phát động tháng cao điểm Vì người nghèoNgay sau lễ phát động, lãnh đạo Thành ủy,

UBND, HĐND, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội trên

địa bàn TP Bảo Lộc đã tích cực ủng hộ vì người nghèo.

TRỊNH CHU

Cán bộ, nhân dân TP Bảo Lộc tích cực hưởng ứng Vì người nghèo.

Đà Lạt chuyển 11.330 m2 đất nông nghiệp sang đất khu dân cư

Cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng vừa cho phép Doanh nghiệp tư nhân

Khanh Cát chuyển mục đích sử dụng gần 11.330 m2 đất nông nghiệp tọa lạc ở

đường Vòng Lâm Viên, Phường 8, Đà Lạt sang đầu tư dự án khu dân cư mới.

Trong đó, các loại đất được chuyển đổi mục đích sử dụng mới bao gồm: Đất ở đô thị sử dụng lâu dài hơn 4.600 m2; đất cây

xanh, công viên gần 3.900 m2; đất giao thông và sân bãi hơn 2.830 m2.

Khu dân cư mới được cấp phép thiết kế nhà ở dạng biệt lập, mái ngói, diện tích xây dựng 8 m x 12 m, chiều cao không quá 3 tầng, khoảng lùi đến 4,5 m so với đường quy hoạch. Tuyệt đối không san

gạt địa hình theo diện rộng, nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường. Tổng chiều dài

đường giao thông đối nội khoảng 300 m, chiều rộng mặt đường 3,5 m, lề đường 1,5 m, nối từ đường Vòng Lâm Viên đến từng

lô đất quy hoạch khu nhà ở…MẠC KHẢI

BẢO LỘC: Hỗ trợ xây dựng 55 căn nhà đại đoàn kết

Ngày 17/10, ông Nguyễn Văn Khắc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Bảo Lộc, cho biết: Năm 2016,

thông qua các cuộc vận động, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Bảo Lộc đã

tiếp nhận được hơn 1,6 tỷ đồng chăm lo, giúp đỡ người nghèo. Từ sự hỗ trợ này,

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Bảo Lộc hỗ trợ xây dựng 55 căn nhà đại đoàn kết giúp

người nghèo, có trị giá trên 2,1 tỷ đồng. Ngoài ra, trong năm 2016, Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam TP Bảo Lộc còn hỗ trợ 174 suất học bổng giúp học sinh

nghèo, hỗ trợ sửa chữa nhà 4 trường hợp, hỗ trợ ốm đau dài ngày 34 trường hợp...,

tổng trị giá hơn 110 triệu đồng. Được biết, TP Bảo Lộc hiện có 488 hộ

nghèo, chiếm tỷ lệ 1,25% dân số.T.ĐỒNG

Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhiều loại hoa tại thành phố Đà Lạt tăng giá từ 1,5 - 2 lần so với

ngày thường. Tuy giá hoa tăng cao, nhưng sức tiêu thụ cũng chậm hơn so với các

năm trước.Ngày 17/10, một số chủ vựa hoa tại

làng hoa Vạn Thành cho biết, giá hoa hồng đỏ đang được thu mua tại vườn

ở mức cao nhất từ 3.500 - 3.700 đồng/cành, tăng gấp đôi so với ngày thường. Các loại hoa hồng màu khác như hồng

tím, vàng, cam… cũng tăng nhẹ, dao động từ 2.000 - 2.500 đồng/cành. Trong

khi đó, giá nhiều loại hoa khác cũng tăng nhiều so với mấy ngày trước, như

hoa đồng tiền từ 1.200 đồng/cành lên 1.900 - 3.200 đồng/cành, hoa salem

tăng từ 20.000 đồng lên 40.000 đồng/kg, hoa cát tường từ 40.000 đồng tăng

lên 65.000 - 70.000 đồng/kg…Ông Phan Văn Ký chủ vựa hoa tại

Vạn Thành cho biết, giá hoa hồng dịp 20/10 năm nay tuy tăng cao, nhưng vẫn không bằng những năm trước. Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ khá chậm,

không hút hàng trong khi sản lượng hoa thu hoạch nhiều.

VĂN BÁU

Cận Ngày Phụ nữ Việt Nam, hoa Đà Lạt tăng mạnh

7 THỨ TƯ 18 - 10 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ TƯ 18 - 10 - 2017

Thông báo cấp giấy chứng nhận QSDĐ

THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ ƯU TÚ”Căn cứ Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu

“Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; Căn cứ Quyết định 1958/QĐ-UBND ngày 7/9/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”;

Căn cứ kết quả họp Hội đồng cấp tỉnh về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” ngày 13/10/2017;Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” tỉnh Lâm Đồng thông báo kết quả xét tặng “Nghệ sĩ ưu tú”

để nhân dân biết và tham gia ý kiến.

STT Họ và tên Năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Kết quả

1 Nguyễn Đình Nghĩ 1958 Trưởng đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Lâm Đồng

Đạt

THÔNG BÁO KẾT QUẢ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP, ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu

“Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;Căn cứ Quyết định 2090/QĐ-UBND ngày 27/9/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc

thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai - năm 2018;

Căn cứ kết quả họp Hội đồng cấp tỉnh về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” ngày 13/10/2017;Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” tỉnh Lâm Đồng thông báo kết quả xét tặng danh hiệu

“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai, năm 2018 để nhân dân biết và tham gia ý kiến.

Danh sách kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”

STT Họ và tên Địa chỉ Loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ

Kết quả

01 Bon Niêng K’Glòng Thôn 1, xã Đưng Knớ, huyện Lạc Dương

Tri thức dân gian về nghề dệt truyền thống

Đạt

02 K’Bon Thôn Ka La To Krềng, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh

Nghệ thuật trình diễn, Lễ hội truyền thống

Đạt

03 K’BesTDP Bồ Liêng, thị trấn Đinh

Văn, huyện Lâm Hà Nghệ thuật trình diễn Đạt

04 Touneh MaBioThôn Diom A, xã Lạc Xuân,

huyện Đơn Dương Nghệ thuật trình diễn Đạt

05 Ya Ngôn Thôn Proh Ngó, xã Pró, huyện Đơn Dương

Nghệ thuật trình diễn Đạt

06 Ya Thung Thôn Ma Am, xã Đà Loan, huyện Đức Trọng

Lễ hội, Nghệ thuật trình diễn

Đạt

07 KaDêk Thôn Krọt Dờng, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh

Ngữ văn dân gian, tri thức dân gian

Đạt

08 Điểu K’Lộc Thôn Bù Gia Rá, xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên

Lễ hội truyền thống, Nghệ thuật trình diễn

Đạt

09 K’Chung Thôn Pang Bah, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông

Nghệ thuật trình diễn Đạt

10 K’Breoh Thôn 3, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm

Nghệ thuật trình diễn Đạt

* Vừa qua Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Bảo Lộc có tiếp nhận hồ sơ nhận QSDĐ của bà Nguyễn Thị Như Hằng đối với thửa đất số 153, tờ bản đồ số 13, diện tích 6.422 m2 đất CLN, xã Đam Bri. Thửa đất này được bà Nguyễn Thị Như Hằng nhận sang nhượng của hộ ông Dương Văn Lợi năm 2003 bằng giấy tay (có giao GCN), tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định.

Nay Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Bảo Lộc thông báo: hộ ông Dương Văn Lợi đang ở đâu đề nghị liên hệ Chi nhánh để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Bảo Lộc, UBND xã Đam Bri, nếu hộ ông Lợi, các tổ chức, cá nhân không đến liên hệ cũng như không có bất kỳ khiếu nại phản ánh nào liên quan đến thửa đất nói trên thì Chi nhánh sẽ tiến hành lập thủ tục đăng ký QSDĐ cho bà Nguyễn Thị Như Hằng theo quy định.

Mọi thắc mắc, kiến nghị về sau, chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc không giải quyết.

QTDND Phường II, Bảo Lộc xếp thứ hai cả nướcBà Đỗ Thị Yên - Giám đốc

QTDND Phường II, TP Bảo Lộc cho biết, từ nhiều năm qua, QTDND Phường II, Bảo Lộc luôn được đánh giá là đơn vị điển hình xuất sắc trong hệ thống QTDND trên địa bàn Lâm Đồng, đứng thứ hai trong cả nước và chỉ sau QTDND Mộc Châu về quy mô, hiệu quả, chất lượng hoạt động. Phát huy thành tích đó, 9 tháng đầu năm 2017, QTDND Phường II, Bảo Lộc tiếp tục khẳng định vị thế của mình, thực hiện đạt và vượt nhiều

chỉ tiêu kế hoạch. Cụ thể, cho 2.980 lượt thành viên vay hơn 764,2 tỷ đồng, tăng gần 131,1 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2016, nâng tổng dư nợ đến thời điểm 30/9 lên gần 664 tỷ đồng, tăng so với kế hoạch năm với 3.100 thành viên còn dư nợ.

Cùng với đó, đã thực hiện doanh số thu nợ được 713,672 tỷ đồng, tăng 68,6907 tỷ đồng so với kế hoạch và hạ tỷ lệ xấu xuống 0,56%, giảm 1,44% so với chỉ tiêu cho phép. HOÀNG KIẾN GIANG

ĐƯỜNG BAY VŨ HÁN- LIÊN KHƯƠNG: Vận chuyển trên 37 ngàn lượt khách

Đại diện Hãng Hàng không VietJet Air, đơn vị khai thác đường bay từ Cảng Hàng không quốc tế Liên Khương Đà Lạt - Sân bay quốc tế Thiên Hà, Vũ Hán (Trung Quốc) cho biết, từ tháng 12/2016 tới nay, hãng đã khai thác được 256 chuyến, vận chuyển 37.350 lượt hành khách. Dù đây là đường bay charter (thuê chuyến) nhưng tần suất hoạt động rất đều, 3 chuyến/

tuần và lượng khách ổn định. Từ hiệu quả hoạt động của đường bay này, Hãng Hàng không VietJet Air vẫn tiếp tục khai thác đường bay thẳng từ Đà Lạt tới Vũ Hán. Được biết, Vũ Hán là thành phố lớn nhất miền Trung Trung Quốc, có vị trí trung tâm trong mọi loại hình giao thông, điểm trung chuyển tiện lợi cho du khách.

D.Q

ĐÀ LẠT : Không để xảy ra các “điểm nóng” về khiếu kiện

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, trong 3 năm gần đây, tính từ 1/7/2014 đến 1/7/2017, Hội đồng tiếp công dân của thành phố đã tiếp nhận 548 khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân, trong đó có 1 tố cáo, 17 khiếu nại, 530 kiến nghị, phản ánh.

Trong tổng số 548 trường hợp trên, thành phố đã chuyển cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết 58 trường hợp; hướng dẫn cho công dân khiếu nại, kiến nghị, phản ánh với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền 341 trường hợp; thụ lý giải quyết theo thẩm quyền 149 trường hợp.

Cho đến nay, Đà Lạt luôn duy trì hiệu quả công tác tiếp dân định kỳ. Hàng tháng, lãnh đạo UBND thành phố, Thường trực Thành ủy cùng Hội đồng Nhân dân tổ chức tiếp dân chung vào các ngày 5, 15 và 25

trong tháng. Thành phố cũng yêu cầu các

phòng ban, đơn vị, UBND các phường, xã trên địa bàn kịp thời giải quyết các kiến nghị, phản ánh của người dân đúng quy định pháp luật ngay từ khi mới phát sinh ở cơ sở.

Thông qua công tác tiếp dân định kỳ, thành phố cũng phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn cho công dân những qui định pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực để người dân có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời nắm bắt được nguyện vọng chính đáng và bức xúc của người dân để xử lý chính xác, kịp thời, không để xảy ra các điểm nóng. Nhờ vậy, số lượng công dân đến thành phố và trụ sở tiếp công dân của tỉnh đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây, không còn xảy ra các vụ việc khiếu nại, khiếu kiện đông người, vượt cấp. VT

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT